Bài giảng Phương pháp nghiên cứu Địa lý - Phan Thái Lê

pdf 37 trang huongle 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp nghiên cứu Địa lý - Phan Thái Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_nghien_cuu_dia_ly_phan_thai_le.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu Địa lý - Phan Thái Lê

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA ĐỊA LÍ – ĐỊA CHÍNH  PHAN THÁI LÊ TẬP BÀI GIẢNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ Quy Nhơn, tháng 9/2011
  2. MỤC LỤC GIỚI THIỆU HỌC PHẦN 1 Chƣơng 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC ĐỊA LÍ 2 1.1. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học 2 1.1.1. Quan niệm về Địa lí học 2 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của Địa lí học 2 1.1.3. Mục đích nghiên cứu của Địa lí học 3 1.1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học 4 1.2. Cấu trúc của Khoa học Địa lí 4 1.2.1. Nhóm các khoa học địa lí tự nhiên 4 1.2.2. Nhóm các ngành khoa học địa lí kinh tế – xã hội 4 1.2.3. Nhóm các ngành khoa học địa lí mang tính liên ngành 5 1.2.4. Nhóm hệ thống các ngành khoa học địa lí gồm bản đồ học và các bộ phận chia nhỏ của nó 5 1.3. Lịch sử phát triển của Địa lí học 6 1.3.1. Thời kì cổ đại (Thế kỉ thứ V TCN - V SCN) 6 1.3.2. Thời kì Trung Cổ (Thế kỉ V- XV) 7 1.3.3. Thời kì các công cuộc phát kiến địa lí vĩ đại (Thế kỉ XV – XVI) 8 1.3.4. Thời kì tiền Tư bản chủ nghĩa (thế kỉ XVII – XVIII) 8 1.3.5. Thời kì Tư bản chủ nghĩa (thế kỉ XIX) 9 1.3.6. Nửa đầu thế kỉ XX (1900 – 1950) 9 1.3.7. Nửa cuối thế kỉ XX 10 1.4. Xu hƣớng phát triển của Địa lí học 11 1.5. Vai trò của Địa lí học trong nhà trƣờng và đời sống 11 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ 13 2.1. Phƣơng pháp luận trong nghiên cứu Địa lí học 13 2.1.1. Quan niệm về phương pháp luận 13 2.1.2. Những phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu địa lí 13 2.2. Hệ phƣơng pháp nghiên cứu địa lí 15 2.2.1. Phương pháp trong phòng 15 2.2.2. Phương pháp mô tả, so sánh 15 2.2.3. Phương pháp bản đồ 15 2.2.4. Phương pháp địa vật lí 15 2.2.5. Phương pháp địa hoá học 16 2.2.6. Phương pháp cổ địa lí 16 2.2.7. Phương pháp ảnh máy bay, vệ tinh 16 2.2.8. Phương pháp phân tích hệ thống 16 2.2.9. Phương pháp toán học 16 2.2.10. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 16 2.3. Các bƣớc thực hiện một đề tài nghiên cứu địa lí 16
  3. 2.3.1. Xác định vấn đề nghiên cứu 16 2.3.2. Xác định mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vị nghiên cứu 18 2.3.3. Lựa chọn quan điểm và phương pháp nghiên cứu 19 2.3.4. Bố cục đề tài nghiên cứu 19 Chƣơng 3. PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ CẢNH QUAN HỌC 20 3.1. Phân vùng địa lí tự nhiên 20 3.1.1. Quan niệm về vùng 20 3.1.2. Quan niệm về phân vùng địa lí tự nhiên 20 3.1.3. Mục đích của phân vùng địa lí tự nhiên (phân vùng tổng hợp) 20 3.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của phân vùng địa lí tự nhiên 21 3.1.5. Phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên 22 3.1.6. Các chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị 23 3.1.7. Một số hệ thống đơn vị phân vị trong phân vùng địa lí tự nhiên 24 3.2. Cảnh quan học 31 3.2.1. Khái niệm Cảnh quan học và cảnh quan địa lí 31 3.2.2. Cấu trúc và các hợp phần của cảnh quan địa lí 32 3.2.3. Phân loại cảnh quan 32 3.2.4. Các phương pháp nghiên cứu cảnh địa lí 33 Tài liệu tham khảo 34
  4. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN 1. Tên học phần: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ (Research method of geography) 2. Số đơn vị tín chỉ: 2 3. Trình độ: Dạy cho sinh viên đại học ngành địa lí năm thứ 2. 4. Phân bố thời gian: - Lí thuyết: 20 tiết - Thảo luận: 10 tiết - Bài tập: 10 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: SV đã học xong các học phần Địa lí đại cương. 6. Mục tiêu của học phần: - Kiến thức: Hiểu được quá trình phát triển của khoa học Địa lí (những bước thăng trầm, những giai đoạn khủng hoảng bế tắc, những giai đoạn hưng thịnh); Các khái niệm về Khoa học Địa lí; đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học. Hiểu được các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của Địa lí học. Học phần cũng cung cấp cơ sở và phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên một trong những nhiệm vụ hàng đầu khi tiến hành nghiên cứu địa lí địa phương. Để thực hiện tốt nội dung nghiên cứu địa lí học phần cũng cung cấp những kiến thức cơ bản của Cảnh quan học. - Kỹ năng: Có kĩ năng phân tích những sự kiện trong quá trình phát triển khoa học Địa lí và sự tự hoàn thiện của khoa học Địa lí để đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn ngày càng biến đổi nhanh chóng và đa dạng. Có kĩ năng xác định một vấn đề địa lí để nghiên cứu và xây dựng được một đề cương nghiên cứu khoa học Địa lí hoàn chỉnh trong đó biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. - Thái độ, chuyên cần: Trân trọng thành tựu phát triển của khoa học Địa lí và có ý thức đóng góp vào sự phát triển chung của khoa học Địa lí. Tích cực tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề của tự nhiên - xã hội để đóng góp vào sự phát triển của xã hội và xây dựng khoa học Địa lí ngày cành phát triển vững mạnh. Để có thái độ tích cực đó, sinh viên phải chăm chỉ và chuyên cần trong học tập, phát huy tính độc lập trong đặt và giải quyết các vấn đề của Địa lí học. 1
  5. Chƣơng 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC ĐỊA LÍ 1.1. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học 1.1.1. Quan niệm về Địa lí học Địa lí học đã phát triển hàng nghìn năm, nhưng những kiến thức địa lí đầu tiên chỉ là sự mô tả, liệt kê những điều mắt thấy, tai nghe nên Địa lí học ngày đó đã mang cái tên với đúng nghĩa là “Geographia” (sự mô tả Trái Đất) với rất nhiều quan niệm khác nhau. Hiện nay Địa lí học được hiểu là: “Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng” (Bách khoa toàn thư Xô viết). 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của Địa lí học Thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ được được coi là những đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế. 1.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của Địa lí tự nhiên a. Thể tổng hợp địa lí tự nhiên: là một sự kết hợp có quy luật của các thành phần địa lí (như địa hình, khí hậu, nước trên mặt và nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và động vật) nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành một hệ thống không thể chia cắt được. Thể tổng hợp địa lí tự nhiên là khái niệm cơ bản thứ nhất mà Khoa học địa lí tự nhiên đã cấu tạo được (còn gọi là địa tổng thể, địa hệ thống, thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên). Qua nhìn nhận về các nghiên cứu của các nhà địa lí tự nhiên thì sự nhận thức về sự phân bố của các vật thể trong không gian hay thông qua tìm hiểu những mối liên hệ tồn tại giữa các thành phần cấu tạo nên một lãnh thổ nhất định, tư duy của con người cũng dần dần đi đến khái niệm ấy. Ngoài khái niệm TTHĐLTN là đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên, còn có các khái niệm khác bàn về đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên như “lớp vỏ địa lí Trái Đất” (Kalexnisk). b. Lớp vỏ địa lí: “lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất gồm có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quển, thuỷ quyển, thổ quyển và quyển sinh vật), xâm nhập và tác động lẫn nhau” (Kalexnisk) . - Cấu trúc của lớp vỏ địa lí: + Theo chiều thẳng đứng có 5 quyển: khí quyển - thuỷ quyển - sinh quyển - thổ quyển - thạch quyển (có một số ý kiến đề xuất quyển thứ 6 là quyển trí tuệ hay là quyển kĩ thuật). 2
  6. Trong đó sinh quyển ra đời muộn nhất nhưng lại có tác dụng làm thay đổi các quyển khác và cũng dễ thay đổi nhất; thạch quyển là cổ nhất, bảo thủ nhất nhưng tạo nên bề mặt địa hình, nó chịu ảnh hưởng của các thành phần khác. + Theo cấu trúc ngang: tạo ra trên bề mặt Trái Đất các lãnh thổ các cấp khác nhau, đầu tiên cụ thể nhất là sự phân chia lục địa, đại dương, tiếp theo là sự phân hoá các đới - Người ta hiểu lớp vỏ địa lí là một bộ phận phức tạp nhất của hành tinh chúng ta về thành phần vật chất, về kiến trúc. Nó bao gồm tầng đối lưu (khí quyển bên dưới), thuỷ quyển (tối đa sâu 11km), tầng đá trầm tích trong lớp vỏ Trái Đất (độ dày 4 - 5 km), cùng các thể xâm nhập macma và toàn bộ các thể hữu cơ sống tại 3 quyển trên. Lớp vỏ địa lí trong phạm vi nêu trên là một hệ thống vật chất toàn vẹn, khác hẳn với những bộ phận còn lại của Trái Đất. Tính toàn vẹn đó được quy định bởi sự trao đổi vật chất và năng lượng liên tục xảy ra giữa các bộ phận cấu tạo riêng biệt của lớp vỏ địa lí. c. Cảnh quan địa lí: “Cảnh quan địa lí là một bộ phận của bề mặt đất, về mặt định tính khác hẳn với các bộ phận khác, được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và là sự tập hợp các đối tượng và hiện tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật và thống nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng lớn có quan hệ không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lí” S.V. Kaletxnic (1959). Ba khái niệm trên là ba khái niệm cơ bản trong địa lí tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ có thể coi là đối tượng của địa lí tự nhiên (nói chung) hoặc là thể tổng hợp địa lí tự nhiên hoặc là lớp vỏ địa lí. Khái niệm “cảnh quan” chỉ biểu diễn một lãnh thổ nhỏ hẹp, rất nhỏ hẹp của bề mặt Trái Đất, vì vậy ở quy mô hành tinh, người ta phải sử dụng đến khái niệm lớp vỏ cảnh quan. d. Môi trường địa lí: Trong thời gian từ 1950 trở lại đây môi trường địa lí được nhiều tác giả chấp nhận coi là đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên. Việc xác định môi trường địa lí là đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên có ưu thế là nhìn tự nhiên bề mặt đất không phải thuần tuý là một vật thể vật lí mà là môi trường hoạt động kinh tế của con người. Bằng cách đó người ta nhấn mạnh đến các mối quan hệ trong các công cuộc khảo sát địa lí tự nhiên với thực tiễn và với hoạt động sản xuất của xã hội 1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của địa lí kinh tế Là nghiên cứu sự hình thành, phát triển và điều khiển các hệ thống kinh tế - xã hội theo lãnh thổ được xây dựng trên bề mặt đất nước như là sự phản ánh phân công lao động xã hội. 1.1.3. Mục đích nghiên cứu của Địa lí học - Nghiên cứu hoàn cảnh thiên nhiên, sản xuất xã hội, đời sống cư dân ở những địa phương khác nhau và trên toàn thể mặt Địa cầu (Hoàng Thiếu Sơn). 3
  7. - Nhận thức các quy luật phát sinh và phát triển của tự nhiên, xác định mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội loài người, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ thiên nhiên. 1.1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học Trên cơ sở nhận thức được các quy luật phát sinh và phát triển của môi trường địa lí (quyển vô cơ và hữu cơ), xác định cho đúng đắn các mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội. Các mối quan hệ này ngày càng trở nên phức t ạp. 1.1.4.1. Nhiệm vụ của địa lí tự nhiên - Nhiệm vụ của địa lí tự nhiên Đại cương là nghiên cứu những đặc điểm chung nhất, kiến trúc và các quy luật phát triển của lớp vỏ địa lí. - Nhiệm vụ của địa lí tự nhiên khu vực là nghiên cứu đặc thù địa lí tự nhiê n ở các khu vực và nguyên nhân tạo nên sự khác nhau. - Nhiệm vụ của địa lí tự nhiên bộ phận: chỉ nghiên cứu một bộ phận của lớp vỏ địa lí để phát hiện ra những đặc điểm của các bộ phận đó. 1.1.4.2. Nhiệm vụ của địa lí kinh tế - Nhiệm vụ của Địa lí kinh tế Đại cương là nghiên cứu các hiện tượng cư dân và sản xuất xã hội trong toàn bộ môi trường địa lí thế giới. - Nhiệm vụ của Địa lí kinh tế bộ phận (khu vực hay địa phương) là nghiên cứu các hiện tượng cư dân và sản suất xã hội trong toàn bộ môi trường địa lí trong phạm vi từng nước, từng miền. 1.2. Cấu trúc của Khoa học Địa lí Hệ thống khoa học địa lí bao gồm 2 nhóm khoa học lớn: Nhóm các khoa học tự nhiên (địa lí tự nhiên) và nhóm các khoa học xã hội (địa lí kinh tế). 1.2.1. Nhóm các khoa học địa lí tự nhiên Nghiên cứu các quy luật khách quan của lớp vỏ địa lí. Đối tượng nghiên cứu là những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí và bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên. - Các khoa hoc địa lí tự nhiên bộ phận bao gồm các khoa học sau: Địa mạo học; Thuỷ văn học; Khí hậu học; Thổ nhưỡng học; Địa lí thực vật; Địa lí động vật; Cổ địa lí học Trong quá trình nghiên cứu xuất hiện các ngành địa lí chuyên sâu, như thuỷ văn sông ngòi, thuỷ văn nước ngầm, Hải dương học. Ngoài ra còn xuất hiện các ngành khoa học trung gian: thuỷ văn - hoá học, thuỷ văn - địa chất - Các ngành địa lí tự nhiên tổng hợp: Địa lí tự nhiên đại cương; Địa lí tự nhiên khu vực. 4
  8. 1.2.2. Nhóm các ngành khoa học địa lí kinh tế – xã hội Thường được định nghĩa là khoa hoc về sự phân bố sản xuất, nghiên cứu sự phân bố sản xuất, mối quan hệ giữa sản xuất với tài nguyên tự nhiên, kinh tế xã hội. hay bản thân “địa lí kinh tế là một khoa học xã hội thuộc hệ thống các khoa học địa lí và nghiên cứu sự phân bố địa lí của nền sản xuất, hiểu như là sự thống nhất giữa sức sản xuất và các quan hệ sản xuất, các điều kiện và đặc điểm của sự phát triển của sản xuất ở những nước và khu vực khác nhau” (định nghĩa của hội địa lí toàn Liên Xô, 1955). Các khoa hoc địa lí kinh tế bộ phận nghiên cứu sự phân bố của từng hoạt động sản xuất, các điều kiện và các đặc điểm về sự phát triển của hoạt động đó ở từng nước hoặc từng khu vực. Bao gồm: Địa lí dân cư; Cơ sở địa lí kinh tế; Địa lí nông nghiệp; Địa lí công nghiệp; Địa lí giao thông vận tải; Địa lí đô thị, Địa lí thương mại; Địa lí chính trị; Địa lí phục vụ Trong giai đoạn hiện nay địa lí kinh tế thế giới và địa lí đô thị đang ngày càng tiến tới hình thành những khoa học riêng biệt nằm trong địa lí kinh tế. Địa lí phục vụ, địa lí các tài nguyên lao động là hai khoa học địa lí mới đang được hình thành. 1.2.3. Nhóm các ngành khoa học địa lí mang tính liên ngành Là nhóm các ngành khoa học không những cung cấp các kiến thức địa lí mà còn đề cập đến những kiến thức ngoài phạm vi địa lí học, mang tính liên ngành điển hình như: Địa phương chí; Địa phương chí địa lí y học; Địa lí quân sự 1.2.4. Nhóm hệ thống các ngành khoa học địa lí gồm bản đồ học và các bộ phận chia nhỏ của nó Khoa học bản đồ là một khoa học riêng biệt, vì nó có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Nhưng nó giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các khoa học địa lí, vì nó nghiên cứu sự phân bố của các đối tượng tự nhiên và kinh tế và các mối quan hệ giữa chúng bằng bản đồ. Hay, ngoài các nhiệm vụ truyền thống thì nhiệm vụ ngày càng được đưa lên hàng đầu là việc nghiên cứu các quy luật không gian, các mối liên hệ qua lại giữa các hiện tượng, cũng như động lực của chúng. * Kết luận chung: Dù địa lí học có hai nhóm khác nhau, có đối tượng nghiên cứu khác nhau, nhưng Hệ thống các khoa học địa lí thống nhất từ trong bản chất của nó, tồn tại những mối quan hệ rất chặt chẽ kết hợp chúng lại với nhau vì chúng có cùng một nhiệm vụ chung giải quyết là: trên cơ sở nhận thức được các quy luật phát sinh và phát triển của môi trường địa lí, xác định cho đúng đắn các mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội. Các mối quan hệ này ngày càng trở nên phức tạp. * Cấu trúc Khoa học Địa lí có những vấn đề đặt ra: - Nếu Địa lí tự nhiên về mặt phân loại khoa học thuộc về hệ thống các khoa học tự nhiên và Địa lí Kinh tế thuộc về hệ thống các khoa học xã hội, vì sao không để 5
  9. chúng phát triển như là những ngành khoa học riêng biệt mà phải tập hợp chúng thành Địa lí học? - Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế có thể hợp nhất lại thành một Địa lí học thống nhất, hiểu là nhất nguyên hay không? HỆ THỐNG KHOA HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐỊA LÍ KT - XH KHOA HỌC BỘ PHẬN KHOA HỌC TỔNG HỢP KHOA HỌC TỔNG HỢP KHOA HỌC BỘ PHẬN - Địa mạo học -Địa lí tự nhiên đại -Địa lí kinh tế đại - Địa lí dân cư - Khí hậu học cương. cương. - Địa lí công nghiệp -Địa lí tự nhiên khu - Địa lí kinh tế khu vực - Địa lí nông nghiệp - Thủy văn học vực - Địa lí GTVT - Hải dương học - Băng học - Cổ địa lí - Địa lí du lịch dịch vụ - Địa lí đô thị - Thổ nhưỡng học - Địa lí thực vật - Địa lí chính trị - Địa lí động vật KHĐL LIÊN NGÀNH - Địa lí các nước - Địa lí các miền - Địa phương chí - Địa lí lịch sử Hình 1.1. Sơ đồ Hệ thống khoa học Địa lí 1.3. Lịch sử phát triển của Địa lí học 1.3.1. Thời kì cổ đại (Thế kỉ thứ V TCN - V SCN) Mặc dù những hiểu biết về địa lí đã có từ hàng nghìn năm trước công nguyên, từ khi xã hội loài người xuất hiện, khi mà con người biết đến các biểu hiện của tự nhiên như sấm chớp, mưa, gió, các quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên như sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian, không gian. Hay loài người đã biết đến sự thay đổi khí hậu theo mùa để tránh rét và kiếm ăn , có thể nói các kiến thức địa lí hình thành từ khi con người tìm cách khám phá Trái Đất nhằm mục đích sống, chinh phục, tìm kiếm lợi nhuận Vì vậy, khoa học địa lí là khoa học cổ nhất của nhân loại. 6
  10. Thủa ban đầu của địa lí chỉ là một sự mô tả, liệt kê những điều mắt thấy, tai nghe của con người về các hiện tượng tự nhiên. Cho nên khoa học địa lí ngày đó đã được gọi bằng cái tên Geographia (sự mô tả Trái Đất) mà Eratosthene đưa ra vào thế kỉ thứ III trước công nguyên và định nghĩa là sự nghiên cứu tổng hợp các vùng có người ở, phân biệt với việc đi du ngoạn. Trong thời kì Cổ đại với những chuyến đi biển giỏi giang của người Phenixi sống ở ven Địa Trung Hải đến buôn bán với khắp các bến bờ Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Đại Tây Dương và Ban Tích. Nên các tài liệu địa lí phương Tây ban đầu là các tư liệu về bến bờ ven biển, tư liệu thu thập trên đất liền đầu tiên lại do người Trung Quốc, cách đây 3000 năm họ đã có những thông tin địa lí về đất nước mình như giao thông thuỷ bộ, các thành phố. Ở Phương Tây, Bắc Phi và người Can Đê ở Lưỡng Hà - Cận Đông, người Hy Lạp và người La Mã đã tiếp tục tìm hiểu địa lí cũng như sắp đặt, chọn lọc các thông tin địa lí, nền khoa học địa lí chính thức hình thành. Thời gian này đã có rất nhiều thông tin địa lí có tổ chức về nhiều mặt, đáng chú ý là ý kiến của các nhà bác học cổ Ai Cập và cổ La Mã lúc đó là những đế quốc chiếm hữu nô lệ phát triển nhất. Đó là ý niệm về dạng cầu của Trái Đất (Arixtôtôlet thế kỉ IV Tcn), sự biến đổi của bầu trời sao khi đi từ Bắc đến Nam, càng lên cao chân trời càng mở rộng Mô t ả vùng biển gần Biển Đen, tiểu Á, Lưỡng Hà, Ai Cập, Địa Trung Hải của Hêrôđôt (thế kỉ thứ V Tcn). Đã có những khái niệm về một Trái Đất hình tròn (trường phái Pythagore-Pitago) và tính địa đới (trường phái Parmesnide-Pacmênit). Đến thế kỉ thứ III TCN Êaratôxten đã đo đạc Trái Đất, xác định phương hướng và vị trí địa lí, mô tả các quyển Trái Đất. Khi này địa lí học đã mang tính định hướng, sử dụng toán học, thiên văn học. Đến đầu công nguyên, Strabôn khoảng năm 58 TCN – 25 SCN chuyển sang nghiên cứu địa lí nhân văn, quan niệm về đối tượng và nhiệm vụ của địa lí học, về sự thống trị của biển so với lục địa. Các ý kiến của thời kì này có thể chia thành hai hướng đó là hướng địa lí đại cương (có Arixtôtôlet, Eratosphen, K.Ptolêmê), hướng địa lí khu vực (có Hêrôđôt, Strabôn). Thế kỉ thứ II SCN khoa học địa lí có bước nhìn nhận sai lạc của Pôtôlêmê ( 90-168) khi đưa ra thuyết “ Địa tâm hệ” đã làm cho địa lí có bước thụt lùi và phải chịu “một đêm dài Trung cổ” do sự ủng hộ của Giáo hội. Trong thời kì Trung Cổ bản đồ đã được xây dựng nhiều do các chuyến đi xa truyền đạo, còn địa lí chỉ phát triển ở những nơi không có sự ảnh hưởng của Giáo hội như vùng châu Á, vùng người Hồi giáo. Như vậy, ở thời kì này địa lí chưa trở thành một khoa học, cho dù những ý niệm địa lí đầu tiên đã có từ rất lâu. 1.3.2. Thời kì Trung Cổ (Thế kỉ V- XV) Là thời kì mà khoa học nói chung, khoa học địa lí nói riêng bị suy thoái dưới sự tác động của lí thuyết nhà thờ với sự ủng hộ thuyết “Địa tâm hệ” của Pôtôlêmê đối với khoa hoc địa lí, Giáo hội đã cho rằng mọi thứ trên Trái Đất cũng như trong vũ trụ đều do Thượng Đế sinh ra, vì vậy tất cả những lí thuyết đi ngược lại với lí thuyết đó đều bị 7
  11. Giáo hội phản bác và trị tội. Trong những trường hợp bị Giáo hội kết tội có các nhà địa lí nổi tiếng như Côpecnic, Nicolas, Brunô (Brunô bị thiêu vì bảo vệ thuyết của Côpecnic). Những nơi mà chưa chịu ảnh hưởng của nhà thờ thì khoa học địa lí vẫn tiếp tục phát triển. Như vùng những người đạo hồi tiếp tục đo chiều dài kinh tuyến, mô tả vùng đất đai mới, người Noocman tìm kiếm và chiếm giữ các vùng biển và đảo 1.3.3. Thời kì các công cuộc phát kiến địa lí vĩ đại (Thế kỉ XV – XVI) Là thời kì Phục hưng của địa lí học, bắt đầu từ thế kỉ XV. Với nhân thức Trái Đất hình cầu và nuôi hy vọng đến bờ đông của lục địa châu Á bằng cách vượt biển phía Tây, buôn bán với Trung Quốc và Ấn Độ của người châu Âu. - Christoph Colomb đã đi bằng đường biển từ Tây Ban Nha và phát hiện ra châu Mĩ (1492). - Vaxcô de Gama (Bồ Đào Nha) đã trở thành người đầu tiên vượt qua mũi Bão Táp tới được bờ Đông châu Phi và Ấn Độ năm (1497). - Magienlan đi vòng quanh thế giới (1519-1522) đã tạo ra tầm nhìn địa lí mới của nhân loại về hình cầu của Trái Đất cũng như sự nối liền nhau của các đại dương. Các đế quốc châu Âu vào cuộc và đã phát kiến ra nhiều miền đất mới, như châu Đại Dương. Thế kỉ XVII - XVIII là thời kì có các phép đo và hệ thống hóa trong địa lí. Ginbe (năm1600) phát hiện Trái Đất là một khối nam châm, phát minh ra kính viễn vọng, kính hiển vi; Torixeli chế ra khí áp kế đo độ cao tương đối của địa hình; Galile (1564-1642) đặt nền móng cho khoa học thực nghiệm Nổi bật là công trình “Địa lí đại cương” của Varenius (1622-1650) khái quát hoá toàn bộ tri thức về Trái Đất, định nghĩa đối tượng, nội dung của Địa lí học. Bắt đầu hình thành các Trường phái địa lí địa lí kinh tế và bản đồ kinh tế của Nga, mô tả thống kê của Đức, địa lí thương mại của Pháp 1.3.4. Thời kì tiền Tư bản chủ nghĩa (thế kỉ XVII – XVIII) - Tiếp tục nhiều chuyến khám phá, tìm kiếm, mở rộng diện tích quan trọng về đất đai và hiểu biết về địa lí. - Sự phát triển khoa học kỹ thuật lần thứ nhất đã cung cấp các dụng cụ nghiên cứu, đo lường giúp cho việc quan sát không gian và vẽ bản đồ chính xác hơn. - Kepler (1571 – 1630) đưa ra lí thuyết về các Quy luật chi phối sự vận động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời, Quy luật hấp dẫn trong vũ trụ của Newton. - Quan điểm của nhà triết học kiêm địa lí học Kant về địa lí “Địa lí là sự mô tả về không gian” là hòn đá tảng để Khoa học Địa lí trở thành một khoa học độc lập và độc đáo. 8
  12. - Thực hiện khảo sát các vùng đất chưa được biết đến, tập trung ở nội địa các châu lục, các xứ cực, giữa đại dương (James Cook người Anh 3 lần đi vòng quanh thế giới; thám hiểm Châu Đại Dương của người Hà Lan đã phát hiện ra đảo Taxmania, Newzland ). - Nhiều nước như Pháp, Anh, Hà Lan xuất bản nhiều bản đồ. 1.3.5. Thời kì Tư bản chủ nghĩa (thế kỉ XIX) - Hệ thống TBCN đạt được những thành tựu lớn trên quy mô toàn thế giới, sự tìm kiếm những nguồn nguyên liệu, thị trường mới, giành giật thuộc địa đã thúc đẩy nhiều cuộc thám hiểm. - Giáo lí nhà thờ bị phủ nhận; quan niệm tiến hoá được xác lập qua Học thuyết tiến hoá của Đacuyn; thuyết Nguồn gốc Trái Đất của Kantơ – Laplaxơ; các Định luật của Niutơn về vật lí - Kruzenstec và Lixianxki (Nga) đi vòng quanh thế giới; Bellingshausen và Lazarev phát hiện ra lục địa Nam Cực (16/1/1820). - Nghiên cứu nội địa các châu lục: Nam Mỹ, Trung Mỹ (A. Humbon 1769 – 1859); Nam và Trung Phi (D. Livingxton, 1811); miền xích đạo châu Phi (G. Stanlay, 1871). - Nghiên cứu xứ cực: Đoàn thám hiểm của Noocdonsen (1878 – 1879) của Nga đi vòng quanh phía Bắc của lục địa Á – Âu - Với những học thuyết, quan điểm và phương pháp nghiên cứu riêng cho phép Khoa học địa lí rút ra những quy luật địa lí độc đáo, hoàn thiện. - Hình thành một Khoa học địa lí có tính chuyên nghiệp, có đào tạo và tổ chức nghiên cứu rõ ràng và mang tính quốc tế. - Sự phân ngành trong Địa lí học làm cho nó trở thành một hệ thống nhiều bộ môn. Bộ môn địa lí được giảng dạy ngày càng nhiều trong các trường đại học. - Các nước Đức, Pháp, Nga sớm thành lập Hội địa lí. - Nhiều khoa học chuyên ngành mới ra đời như: Địa chất học, Khí hậu học, Thổ nhưỡng học, Thực vật học phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội. - Địa lí tự nhiên phát triển mạnh, đến cuối thế kỉ XIX hình thành địa lí kinh tế. - Xuất hiện xu thế nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp. Nổi bật là chủ trương nghiên cứu tổng hợp tự nhiên và phát triển thành Học thuyết cảnh quan của Đôcutraep vào thế kỉ XX. - Bản đồ học rất phát triển và bao trùm các “phần trắng” trên bản đồ cũ. - Xuất hiện các công trình địa lí lớn của các nhà nổi tiếng như: Hombôn (cuốn Vũ trụ - mô tả lịch sử tự nhiên thế giới), Rite (công trình Địa lí trong mối quan hệ với tự nhiên và lịch sử nhân loại), Reclus và Vidal (bộ „Địa lí thế giới‟ dài 19 tập), 9
  13. * Địa lí thời kì này tập trung vào 3 khuynh hướng chính: Nghiên cứu vùng; nghiên cứu quan hệ con người – môi trường địa lí và hướng nghiên cứu cảnh quan. 1.3.6. Nửa đầu thế kỉ XX (1900 – 1950) - Đầu thế kỉ XX Địa lí học có cuộc khủng hoảng khi không xác định được đối tượng nghiên cứu sau khi phân dị ra thành các khoa học bộ phận. - Khoa học địa lí không được nổi bật trong xã hội như ở thế kỉ XIX; thiếu thố ng nhất trong cơ sở lí luận, vẫn áp dụng các quan điểm và thành tựu cũ; không được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội; vẫn thiên về khoa học tự nhiên. - Xuất hiện các trường phái địa lí quốc gia: + Trường phái địa lí Pháp: Lấy sự phân hoá không gian, phân hoá theo vùng làm nền tảng và mục tiêu nghiên cứu; + Trường phái địa lí Đức – Trường phái cảnh quan: Nghiên cứu các cảnh quan văn hoá, các cảnh quan trong sự tác động của con người nhưng vẫn thiên về tự nhiên; + Trường phái địa lí Nga: Với khuynh hướng cảnh quan là chính, nhưng phân biệt rõ địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế và thiên về tổng hợp. + Trường phái địa lí Mỹ: Cơ bản là địa lí vùng và cảnh quan trên quan điểm địa lí thống nhất tự nhiên – con người, có chú ý đến bảo vệ môi trường sinh thái. 1.3.7. Nửa cuối thế kỉ XX - Khoa học địa lí được trang bị hoàn chỉnh bằng „Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử‟. - Vấn đề nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ được khoa học khẳng định và theo tính chất nhất thể hoá (đối tượng nghiên cứu của Địa lí học là tổng hợp thể lãnh thổ thống nhất tự nhiên – kinh tế - xã hội – nhân văn). - Địa lí chuyển từ thiên về tự nhiên sang thiên về xã hội; mục đích phục vụ kinh tế - xã hội không chỉ ở tầm vĩ mô mà có cả lợi ích cá nhân; địa lí thâm nhập vào mọi người, được mọi người cần đến. - Khoa học địa lí được hiện đại hoá biểu hiện qua quan điểm và phương pháp tiếp cận cơ bản, biểu hiện: + Nghiên cứu các hệ thống không gian TN - KT – XH – VH thống nhất hay hoàn chỉnh để đánh giá đúng hiện trạng và dự báo tương lai; + Địa lí học đứng trên quan điểm tổng hợp – động lực và phân tích hệ thống trong nghiên cứu; + Đối tượng nghiên cứu là chiều rộng không gian của các hiện tượng và sự vật, là tổng hợp thể không gian mà các hiện tượng và sự vật tồn tại trong đó; + Nhiệm vụ của Địa lí học là định vị, nghĩa là xác định vị trí và vị thế của các hiện tượng và sự vật, là đánh giá các tổng hợp thể không gian và đưa ra mô hình để tổ 10
  14. chức không gian lãnh thổ đạt hiệu quả cao nhất đối với con người. Khi nghiên cứu coi không gian trên Trái Đất là không gian của con người, do con người tạo ra, sản xuất ra vì lợi ích của con người, từ đó đặt vai trò và trách nhiệm của con người đối với môi trường xung quanh. + Phương pháp tiếp cận là phương pháp hệ thống và được trợ giúp bởi các phương pháp toán học, vật lí, hoá học, sinh học và xã hội học; + Hệ thống thông tin địa lí (GIS) được coi như một công cụ đắc lực cho việc phân tích hệ thống không gian, vẽ bản đồ tự động, phân tích cấu trúc ngang và quan hệ không gian, tính toán được mối quan hệ cấu trúc thẳng đứng - Các Nhà khoa học địa lí tiên phong đã làm cho Khoa học địa lí đổi mới. - Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Địa lí học được giao nhiệm vụ giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất của thời đại là vấn đề về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống. 1.4. Xu hƣớng phát triển của Địa lí học - Mọi nghiên cứu trong Địa lí học phải nhằm đến việc làm biến đổi thế giới theo hướng nhằm đạt được một sự công bằng xã hội thực chất hơn, phục vụ cho các tầng lớp thiểu số, người nghèo - Có nội dung đa dạng, nhưng chú ý nhiều đến các hành vi và cách ứng xử của các nhóm người đối với môi trường bao quanh. - Địa lí nhân văn nhấn mạnh đến các giá trị nhân văn, tín ngưỡng và cách ứng xử của con người trước một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. - Địa lí học tìm ra các nguyên nhân làm xảy ra các biến cố về môi trường (trước đây là chỉ ra các vấn đề về môi trường) và tìm cách triệt tiêu nguyên nhân chứ không chỉ bị động xử lí các hậu quả của các mối quan hệ giữa con người và môi trường. - Quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề phân bố con người, phân vùng, sử dụng không gian và đặc biệt là tổ chức và quản lí không gian. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa xã hội loài người với các hệ thống sinh thái, tài nguyên và sử dụng tài nguyên để đạt được một sự phát triển bền vững trước những thách thức mới của tự nhiên. Hay, xây dựng các mô hình tối ưu cho các hoạt động sản xuất kinh tế-xã hội. 1.5. Vai trò của Địa lí học trong nhà trƣờng và đời sống - Cung cấp một số hiểu biết về khoa học địa lí, Trái Đất : + Cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường và hành tinh Trái Đất. + Hiểu biết được đời sống của các dân tộc trên thế giới, những quan hệ người và người, giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất và sự tiến bộ xã hội. + Rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng cần thiết, đặc biệt là kĩ năng bản đồ. 11
  15. - Khoa học địa lí là khoa hoc duy nhất lấy lớp vỏ địa lí và toàn bộ sản xuất xã hội làm đối tượng nghiên cứu, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa con người và nền sản xuất xã hội với môi trường tự nhiên. - Kết quả nghiên cứu của ĐLH là các tài liệu, tư liệu quan trọng cho các khoa hoc khác tìm hiểu. Tài liêu tham khảo chƣơng 1: 1, Lê Bá Thảo (Chủ biên). Cơ sở Địa lí tự nhiên (Chương 1. Địa lí học là một hệ thống các Khoa hoc; Chương 2. Các giai đoạn chính trong nhận thức về bề mặt Trái Đất và các giai đoạn phát triển chính của Địa lí học). NXBGD, 1987. 2, Vũ Tự Lập, Sự phát triển của khoa học Địa lí trong thế kỉ XX (Chương 1, 2, 3). NXB GD, 2004. 3, Hoàng Thiếu Sơn, Địa lí tự nhiên Đại cương – Tập 1 (Bài 1: Đối tượng, mục đích, phương pháp của Khoa học địa lí), NXBGD, 1963. 4, A.G. I-xat-sen-ko, Những vấn đề địa lí hiện nay, NXB Giáo dục, 1982. 5, Yu.G. Xauskin. Những vấn đề địa lí hiện nay trên thế giới. NXBGD, 1981. 12
  16. Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ 2.1. Phƣơng pháp luận trong nghiên cứu Địa lí học 2.1.1. Quan niệm về phương pháp luận Có nhiều cách hiểu về phương pháp luận nghiên cứu khoa học: - Phương pháp luận là các nguyên lí chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật, hiện tượng, các nguyên tắc chung về việc vận dụng các phương pháp, về việc sử dụng tài liệu, sự kiện trong một khoa học nhất định, các nguyên lí và nguyên tắc chung này gắn liền với đặc điểm của khách thể nghiên cứu, chúng không trực tiếp nằm trong nội dung của phương pháp (Bách khoa TT VN). - Lí thuyết và phương pháp luận nhận thức là cơ sở triết học trực tiếp của bất kì phương pháp luận nghiên cứu khoa học cụ thể nào (Đzebi Z.E – 1980). - Nói một cách hình tượng, phương pháp luận là quan niệm về sự phát triển lí thuyết của một khoa học nhất định (Alaep – 1983). - Phương pháp luận là học thuyết hay lí luận về phương pháp. Đó là những quan điểm chỉ đạo, xây dựng các nguyên tắc hợp thành phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng có hiệu quả. Trong đó, quan trọng nhất là các nguyên lí có quan hệ trực tiếp với thế giới quan, có tác dụng định hướng việc xác định phương hướng nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp. Phương pháp luận có nhiều mức, phương pháp luận ở mức cao nhất là Duy vật biện chứng của Triết học Mác – Lênin, là phương pháp nghiên cứu khoa học chung cho tất cả các khoa học bộ phận. Trong Khoa học địa lí, khi thực hiện nghiên cứu các đối tượng địa lí trong mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên khác (vì bản chất của Khoa học địa lí là một hệ thống và đối tượng nghiên cứu là thể tổng hợp) người ta thường sử dụng cụm từ “quan điểm” hay “quan niệm”. Quan điểm là tổng hợp các yếu tố cơ bản nhất của lí thuyết (hay của những học thuyết), được phát biểu dưới dạng có thể được ứng dụng trong thực tiễn và được chuyển hóa thành algôrit của sự giải quyết một vấn đề cụ thể (Alaep – 1983). 2.1.2. Những phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu địa lí 2.1.2.1. Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống là đặc trưng cơ bản quyết định phương pháp tư duy, tiếp cận nghiên cứu địa lí. Cơ sở của quan điểm hệ thống là quan niệm về sự hoàn chỉnh và thống nhất về mặt động lực bên trong của các đối tượng nghiên cứu. Quan điểm hệ thống cho phép chúng ta hiểu một cách chính xác và phân tích khách quan các đối tượng trong nghiên cứu phục vụ quy hoạch, khai thác toàn diện lâu bền lãnh thổ. 13
  17. 2.1.2.2. Quan điểm tổng hợp (tương ứng với phép biện chứng duy vật) Là quan điểm truyền thống của Địa lí học, nó phản ánh mối tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội trong phạm vi toàn miền hoặc trong từng khu vực và trong từng giai đoạn. Khi xem xét các đối tượng phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần cấu trúc của một lãnh thổ cụ thể. 2.1.2.3. Quan điểm lãnh thổ (quan điểm đặc thù của Địa lí học) Bất cứ một đối tượng địa lí nào cũng gắn liền với một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó có sự phân hóa và thống nhất nội tại, đồng thời cũng có mối quan hệ về mặt lãnh thổ với các vùng xung quanh. Trong nghiên cứu phải chú ý đến sự khác biệt lãnh thổ của các sự vật và hiện tượng, nhằm tìm ra những nét độc đáo của lãnh thổ nghiên cứu. 2.1.2.4. Quan điểm sinh thái và phát triển (phát triển bền vững) Là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu bảo vệ môi trường. Đối với Địa lí học, đó là sự vận dụng quan điểm sinh thái vào việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nhân tố điều kiện tự nhiên – môi trường. Quan điểm này cho phép xác định các yếu tố cơ bản để đánh giá, phát hiện và đề xuất các vấn đề bảo vệ môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, phát triển bền vững. 2.1.2.5. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo chân lí. Các nghiên cứu muốn có được đóng góp thì phải xuất phát từ thực tiễn, giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. 2.1.2.6. Quan điểm viễn cảnh Mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội đều luôn luôn vận động, hay nói cách khác là không có gì tồn tại vĩnh viễn và bất biến. Vì vậy, khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phải xem xét quy luật vận động của nó, để từ đó đặt nó vào từng thời gian của quá trình vận động mới nhận thấy sự thay đổi của nó. 2.1.2.7. Một số quan điểm thường dùng trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội Trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội, vì đặc thù của đối tượng nên thường được xác định thêm bởi một số quan niệm: - Quan điểm duy vật biện chứng: Vật chất và ý thức tạo nên sự thống nhất biện chứng là những phạm trù cơ bản của duy vật biện chứng. Khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế hay xã hội, những thành phần cơ sở được phân tích không phải một cách riêng rẽ mà là trong các mối quan hệ qua lại về lãnh thổ với tư cách là những bộ phận của các hệ thống tương ứng. - Quan điểm duy vật lịch sử: Địa lí kinh tế là khoa học xã hội, nên duy vật lịch sử nghiên cứu những quy luật phát triển duy nhất của xã hội loài người. 14
  18. Nghiên cứu về mặt lãnh thổ, các quá trình này không chỉ trên quy mô lớn mà cả trong phạm vi hạn chế với những thời gian tương đối ngắn (các dòng di cư, sức hút của các thành phố, xí nghiệp ) - Quan điểm kinh tế chính trị học Marx – Lenin: Trong địa lí kinh tế - xã hội, đặc điểm thể hiện của chúng về mặt không gian được vạch ra khi phân bố các hiện tượng kinh tế - xã hội cũng như khi hình thành các vùng kinh tế - xã hội tổng hợp. Kinh tế Chính trị học nghiên cứu quan hệ sản xuất – xã hội, nghĩa là quan hệ kinh tế, trong đó tất cả các bộ phận tác động qua lại và quyện chặt với nhau khi tạo nên quá trình tái sản xuất thống nhất. 2.2. Hệ phƣơng pháp nghiên cứu địa lí Địa lí học là một Hệ thống các ngành khoa học khác nhau, do đó quá trình nghiên cứu hệ thống các khoa học địa lí đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Có các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 2.2.1. Phương pháp trong phòng Đây là phương pháp chung nhất, được tiến hành đan xen trong quá trình nghiên cứu. Trước khi tiến hành nghiên cứu cần tổ chức lập kế hoạch, xây dựng các công thức, lập hệ thống sơ đồ, bản đồ Trong quá trình nghiên cứu tiến hành xử lí số liệu để cho ra kết quả nghiên cứu và kết thúc nghiên cứu là khâu viết báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu. Trong nghiên cứu địa lí gọi đây là phương pháp thu thập, hệ thống, xử lí và phân tích số liệu. 2.2.2. Phương pháp mô tả, so sánh Phương pháp này chủ yếu dựa vào quan sát, quan trắc thực tế các sự vật, hiện tượng địa lí và được ghi chép mô tả lại. Dựa vào kết quả ghi chép, mô tả đồng thời dùng phép so sánh để rút ra đặc trưng các hiện tượng, sự vật, quá trình địa lí cũng như địa tổng thể và các khu vực địa lí tự nhiên khác nhau trên địa cầu. Phương pháp này thường được kết hợp với phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. 2.2.3. Phương pháp bản đồ Là phương pháp sử dụng phổ biến trong nghiên cứu địa lí học, vì “bản đồ là ngôn ngữ đặc biệt trong địa lí học”, không thể thiếu bản đồ trong nghiên cứu địa lí. Bản đồ được sử dụng như những tư liệu tham khảo, công cụ nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được mã hoá bằng hệ thống kí hiệu bản đồ. Vì vậy, bản đồ chính là khâu đầu tiên cũng là khâu kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lí. Các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích bằng mắt, phân tích đồ thị, trắc lượng bản đồ, phân tích toán học và thống kê toán học, trắc đạc, nghiên cứu bản đồ để xây dựng thêm bản đồ chuyên ngành, chuyên đề, nghiên cứu mối quan hệ không gian 15
  19. 2.2.4. Phương pháp địa vật lí Nghiên cứu các đặc tính chung nhất của vật chất trong lớp vỏ địa lí, đó là nghiên cứu vật lí của Trái Đất (vật lí thuỷ quyển, khí quyển ). Gồm các phương pháp đo địa chấn, phương pháp quang phổ ánh sáng Nhờ phương pháp này mà suy đoán được cấu trúc bên trong của Trái Đất, cấu tạo của các hành tinh, vệ tinh có khoảng cách quá xa và không thể tới được. 2.2.5. Phương pháp địa hoá học Được sử dụng để nghiên cứu các quy luật phân bố và di chuyển của các nguyên tố hoá học trong lớp vỏ địa lí dựa vào việc xác định một cách chính xác các nguyên tố hoá học có được trong đá mẹ, khoáng vật, nước, sinh vật và sự di chuyển của các nguyên tố đó trong các môi trường khác. Nhờ kết quả nghiên cứu các nhà địa lí có thể cắt nghĩa được sự khác nhau giữa các sự vật của tự nhiên nơi này khác hẳn so với nơi khác. 2.2.6. Phương pháp cổ địa lí Dựa vào các hóa thạch, các cổ sinh vật, bào tử phấn hoa, các nguyên tố phóng xạ giúp cho việc xác định lịch sử phát triển của lớp vỏ địa lí và của từng cảnh quan địa lí trong toàn bộ thời gian trước thời kì hiện đại. 2.2.7. Phương pháp ảnh máy bay, vệ tinh Thông qua các loại ảnh này người ta có thể xác định được vị trí, đọc được đặc điểm các đối tượng, phát hiện ra các đối tượng mới. 2.2.8. Phương pháp phân tích hệ thống Bản chất của phương pháp coi lớp vỏ địa lí là một hệ thống, xác định được các mối quan hệ và các dòng vật chất và năng lượng giữa các thành phần, các hệ thống lớn nhỏ trong lớp vỏ địa lí. 2.2.9. Phương pháp toán học Không thể thiếu được trong quá trình nghiên cứu địa lí. Với các số liệu thu thập được qua xử lí bằng phương pháp toán học các Nhà địa lí có kết quả để rút ra được các kết luận xác đáng về các sự vật hiện tượng địa lí. 2.2.10. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa Thu thập, bổ sung tài liệu, kiểm chứng các kết quả nghiên cứu. Là phương pháp có ý nghĩa nhất trong nghiên cứu địa lí, bởi số liệu thực tế và kiểm chứng thực tế sẽ làm cho kết quả có tính thuyết phục và khoa học. 2.3. Các bƣớc thực hiện một đề tài nghiên cứu địa lí 2.3.1. Xác định vấn đề nghiên cứu Ngày nay, các nhà khoa học không ngừng quan sát, theo dõi sự vật, hiện tượng, qui luật của sự vận động, mối quan hệ, trong thế giới xung quanh và dựa vào kiến 16
  20. thức, kinh nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích các qui luật vận động, mối quan hệ giữa các sự vật một cách khoa học. Tóm lại, quan sát hiện tượng, sự vật là quá trình mà ý nghĩ hay suy nghĩ phát sinh trước cho bước đầu làm NCKH. Việc quan sát kết hợp với kiến thức có trước của nhà nghiên cứu là cơ sở cho việc hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để giải quyết một vấn đề nào đó. Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề”, cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi nào, khi nào, tại sao, cái gì, vì sao lại xảy ra và kết thúc như vậy ? Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở giúp nhà khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp. Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình huống sau: * Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển “vấn đề” rộng hơn để nghiên cứu). * Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật, đôi khi có những bất đồng, tranh cãi và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà khoa học nhận thấy được những mặt yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cãi và từ đó người nghiên cứu nhận định, phân tích lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên cứu. * Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt động thực tế lao động sản xuất, mối quan hệ trong xã hội, làm cho con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người trong xã hội. Những hoạt động thực tế này đã đặt ra cho người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần nghiên cứu. * “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được “vấn đề” nào đó. * Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày. * Tính tò mò của nhà khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu. Đối với Khoa học Địa lí, đối tượng nghiên cứu là thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ, nên những “vấn đề” nghiên cứu thường nảy sinh từ những biến động, thay đổi, sự mâu thuẫn trong chính nội tại của mỗi thể hoặc giữa hai thể với nhau, hoặc là những đặc trưng của các thành phần trong mỗi thể, Như vậy, “vấn đề” nghiên cứu thường đặt ra cho nhà nghiên cứu những câu hỏi 17
  21. như: Nghiên cứu “vấn đề” này nhằm mục đích gì; tại sao lại nghiên cứu vấn đề này mà không phải là vấn đề kia; nghiên cứu vấn đề này có cần thiết không trong đề tài để trả lời những câu hỏi này, tác giả thường thuyết phục người khác thông qua nội dung „Tính cấp thiết của đề tài‟. 2.3.2. Xác định mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vị nghiên cứu 2.3.2.1. Xác định mục đích, mục tiêu nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao xác định được đúng mục đích và mục tiêu nghiên cứu của vấn đề. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu. * Mục đích: Mục đích là dự kiến trong ý thức con người về kết quả nhằm đạt được bằng hoạt động của mình. Với tính cách là động cơ trực tiếp, mục đích hướng dẫn và điều chỉnh mọi hành động. Trong nghiên cứu mục đích hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?”, “hướng tới cái gì?” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu. * Mục tiêu: Là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu của đề tài trả lời câu hỏi: Cái gì sẽ đạt được khi kết thúc nghiên cứu đề tài?. Thí dụ đề tài: “Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến sản xuất nông nghiệp nước ta”. Mục đích của đề tài: Xác định mùa vụ và thời điểm sản xuất phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Mục tiêu của đề tài:1) Tìm ra được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới; 2) Xác định những yếu tố cụ thể về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa gây ra thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp; 3) Đề xuất những biện pháp sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất. 2.3.2.2. Xác định nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu là cách thức tiến hành, tiếp cận, phương pháp nhằm giải quyết những nội dung của đề tài để đạt được mục đích và mục tiêu của đề tài. Thực hiện nhiệm vụ thường trả lời câu hỏi phải làm gì, làm như thế nào để đạt được mục tiêu nghiên cứu? 18
  22. 2.3.2.3. Xác định đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. 2.3.2.4. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu. 2.3.3. Lựa chọn quan điểm và phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học Địa lí nói riêng, việc lựa chọn quan điểm và phương pháp nghiên cứu quyết định đến kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài. Phương pháp luận hay quan điểm nghiên cứu là “kim chỉ nam” cho quá trình tiếp cận nghiên cứu vấn đề, phương pháp luận đúng đắn dẫn dắt nhà nghiên cứu đi đúng phương hướng và sẽ đưa đến kết quả thích hợp phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của đối tượng; Hệ phương pháp nghiên cứu phù hợp sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu được tiến hành nhanh hay chậm, chính xác hay không chính xác, kết quả đạt được như thế nào, đáp ứng hay không đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra 2.3.4. Bố cục đề tài nghiên cứu Bố cục của một đề tài nghiên cứu khoa học thường được chia thành ba phần chính: Mở đầu – Nội dung – Kết luận - Phần mở đầu trình bày về các nội dung như: tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu; mục tiêu; nhiệm vụ; giới hạn; phương pháp nghiên cứu; có thể là cả phần tổng quan vấn đề nghiên cứu. - Phần nội dung trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu thông qua các chương, mục - Phần kết luận trình bày những mặt đã giải quyết được và những hạn chế của quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu; những kiến nghị về những hướng nghiên cứu tiếp theo Tài liệu tham khảo chương 2: 1, Lê Bá Thảo (Chủ biên). Cơ sở Địa lí tự nhiên (Chương 1. Địa lí học là một hệ thống các Khoa hoc (mục IV, VII));. NXB Giáo dục, 1987. 2, Hoàng Thiếu Sơn, Địa lí tự nhiên Đại cương – Tập 1 (Bài 1: Đối tượng, mục đích, phương pháp của Khoa học địa lí (mục 10)), NXBGD, 1963. 3, Z.E. Dzenis, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lí kinh tế xã hội, NXB Giáo Dục, 1984. 19
  23. Chƣơng 3. PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ CẢNH QUAN HỌC 3.1. Phân vùng địa lí tự nhiên 3.1.1. Quan niệm về vùng Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài (Lê Bá Thảo). 3.1.2. Quan niệm về phân vùng địa lí tự nhiên Có nhiều quan niệm khác nhau về phân vùng địa lí tự nhiên: - Phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp (gọi tắt là phân vùng tổng hợp), là sự phân chia và phân loại các địa tổng hợp trên một lãnh thổ nào đó (V.l. Prokaep). Hay phân vùng địa lí tự nhiên là sự phát hiện ra các vùng tự nhiên lớn nhỏ hình thành một cách khách quan, coi đó là nhiệm vụ cơ bản của khoa học phân vùng. Công tác phân vùng bao gồm cả việc phát hiện và đặt tên các địa tổng thể, thể hiện chúng trên bản đồ và thuyết minh những đặc điểm đặc thù của chúng. - Phân vùng địa lí tự nhiên bộ phận (gọi tắt là phân vùng bộ phận), là sự phân chia và phân loại những khu vực theo các thành phần. - Phân vùng địa lí tự nhiên là sự phát hiện những khác biệt địa lí tự nhiên các cá thể được hình thành trong lịch sử do kết quả tác động các nhân tố địa đới và phi địa đới của sự phân hóa địa lí trên bề mặt Trái Đất (A.G. Ixatsenko). Phân vùng tổng hợp và phân vùng bộ phận là những loại phân vùng tự nhiên, nghĩa là sự phân chia và phân loại những đơn vị lãnh thổ có những sự giống nhau theo những dấu hiệu tự nhiên nào đó. 3.1.3. Mục đích của phân vùng địa lí tự nhiên (phân vùng tổng hợp) - Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học riêng của địa lí tự nhiên, nhằm phát hiện hình ảnh khách quan của những sự giống nhau và khác nhau về tự nhiên của các lãnh thổ và những địa tổng hợp, các kiểu và các cấp bậc liên quan với những sự giống và khác nhau đó, nó cho phép xác định những quy luật địa lí tự nhiên. - Để phân kiểu một cách đúng đắn các địa tổng hợp cảnh quan, phân kiểu phải dựa trên cơ sở khu vực. - Phân vùng địa lí tự nhiên cho phép sử dụng hợp lí trên mỗi đơn vị lãnh thổ. - Là cơ sở khoa học để thảo ra các sơ đồ phân vùng ứng dụng. - Cho phép các nhà chuyên môn phát hiện ra những mặt thuận lợi và bất lợi quan trọng của những điều kiện tự nhiên nhằm giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn đã được đề ra. 20
  24. - Là cơ sở tốt nhất để ghi thêm những tài liệu mới về những điểm giống nhau và khác nhau về mặt tự nhiên của các lãnh thổ thu thập được trong các cuộc nghiên cứu chuyên khảo. * Trong công tác phân vùng có thể phân thành 2 loại mục đích là: + Phân vùng nhằm mục đích chung (phân vùng khoa học chung), được tiến hành không phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể về mặt sử dụng kinh tế lãnh thổ; + Phân vùng nhằm mục đích riêng (phân vùng thực tiễn), hoàn toàn ngược với phân vùng trên vì nó nhằm giải quyết hoặc đặt cơ sở khoa học cho những biện pháp kinh tế cụ thể nhằm sử dụng các tài nguyên tự nhiên. 3.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của phân vùng địa lí tự nhiên 3.1.4.1. Những nguyên tắc cơ bản  Nguyên tắc khách quan: Trong khi phân vùng địa lí tự nhiên phải phát hiện các đơn vị tự nhiên khách quan tồn tại thật sự không phụ thuộc vào ý chủ quan của người phân vùng.  Nguyên tắc phát sinh: Khi phân chia các khu vực địa lí tự nhiên phải có đặc tính giống nhau không những về sự biểu hiện bên ngoài của các điều kiện tự nhiên, mà chính là phải có sự giống nhau về nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển.  Nguyên tắc về tính đồng nhất tương đối của tổng thể các thành phần tự nhiên (tính đồng nhất về mặt địa lí): Cho phép phân biệt các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên với các đơn vị phân vùng bộ phận. Nguyên tắc này cho thấy các vùng địa lí tự nhiên vừa thống nhất lại vừa có sự phân hoá phức tạp. Thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định đặc trưng cho các mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần cấu tạo nên địa tổng thể, nhưng đồng thời vẫn có sự phân hoá nội bộ khiến cho mỗi đơn vị địa tổng thể lại có thể phân chia ra những địa tổng thể cấp thấp hơn hoặc có thể góp một số đơn vị nhỏ thành một đơn vị lớn.  Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ (toàn vẹn, không chia cắt): Nói lên tính toàn vẹn của các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp. Phân vùng là chia ra các thể tự nhiên thống nhất, cá biệt. Các thể tổng hợp địa lí tự nhiên không có sự lặp lại trong không gian, vì thế mỗi đơn vị phân chia ra ở một cấp không thể bao gồm những đất đai riêng biệt ở cách xa nhau. Đây cũng là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên sự khác nhau giữa các đơn vị phân vùng và các đơn vị phân kiểu của một khu vực.  Nguyên tắc tổng hợp: Trong phân vùng không chỉ chú ý tới một vài thành phần mà phải cân nhắc tới tất cả các thành phần tự nhiên. Theo A.E. Fedina nguyên tác này phải chú ý tới: Sự phát sinh và tuổi của sự phân hoá lãnh thổ, kiến trúc hiện đại của môi trường địa lí, các quá trình hiện đại phụ 21
  25. thuộc vào tính địa đới theo vĩ độ, tính miền, tính phi địa đới, tính vành đai theo độ cao và đặc điểm sử dụng, khai thác lãnh thổ. Nguyên tắc này làm cho kết quả phân vùng địa lí tự nhiên theo nhân tố chủ đạo, nhưng kết quả vẫn không bị biến thành phân vùng riêng cho bộ phận đó. 3.1.4.2. Vấn đề ranh giới Trong phân vùng vấn đề xác định ranh giới rất khó, vì vậy phải có phương pháp lựa chọn phù hợp với đặc điểm vùng. Ranh giới thường được xác định ở chỗ mà sự ưu thế của những đặc điểm của địa tổng thể nào đó bị mất đi và đã xuất hiện những đặc điểm của một địa tổng thể khác. Trong xác định ranh giới rất khó để có sự trùng hợp giữa các thành phần, nên cần sử dụng phương pháp nhân tố trội như dấu hiệu địa đới – khí hậu, sơn văn, địa hình, nham thạch, sông, biển 3.1.5. Phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên 3.1.5.1. Phương pháp chồng xếp các bản đồ phân vùng bộ phận (A. Grano) Khi phân vùng địa lí tự nhiên tiến hành chồng xếp các bản đồ phân vùng bộ phận cùng tỉ lệ như bản đồ địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng và vạch ranh giới của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên theo sự trùng hợp của các ranh giới vùng. 3.1.5.2. Phương pháp nhân tố chủ đạo (A.A. Grigoriev – 1946) Trên cơ sở phân tích liên hợp sâu sắc các tài liệu bản đồ và tư liệu về từng thành phần tự nhiên riêng biệt, các số liệu nghiên cứu địa lí tự nhiên ngoài thực địa và các bản đồ cảnh quan, dự kiến phân chia lãnh thổ ra các địa – tổng hợp các kiểu và các cấp bậc cần thiết, trong khi đó phát hiện ra nhân tố chủ đạo là nguyên nhân hình thành nên các đặc điểm độc đáo và phân hóa ra các địa – tổng hợp một về mặt lãnh thổ. Tiếp đó phải tìm ra các dấu hiệu chỉ thị (chủ đạo) có liên quan về mặt phát sinh với nhân tố chủ đạo và được phản ánh một cách khá rõ ràng trên một hoặc một số bản đồ các thành phần tự nhiên đã có hoặc trên bản đồ cảnh quan. Theo dấu hiệu đó để vạch ranh giới các địa tổng hợp. 3.1.5.3. Phương pháp phân tích liên hợp các thành phần tự nhiên Phương pháp này còn được gọi là “phương pháp phân vùng theo tổng hợp các dấu hiệu”. Trên cơ sở các bản đồ thành phần, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra nguyên nhân phân hóa thành khu vực địa lí tự nhiên. Trong các bản đồ thì những bản đồ phân kiểu quan trọng như bản đồ địa mạo, địa thực vật, thổ nhưỡng. 3.1.5.4. Phương pháp phân tích bản đồ kiểu cảnh quan Các đơn vị phân vùng được phân ra theo một tập hợp các đơn vị kiểu nhất định hoặc theo sự kết hợp đặc trưng của chúng, ranh giới các khu vực được vạch ra theo chỉ tiêu trên số lượng và chất lượng, theo mức độ lặp lại hoặc là mức độ thường gặp của 22
  26. các kiểu đặc trưng, biểu thị tính độc đáo của sự kết hợp các kiểu và sự tập hợp của chúng 3.1.6. Các chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị Chỉ tiêu chẩn đoán là những dấu hiệu dựa vào đấy có thể xác định được một khu vực nào đó là địa - tổng thể thuộc cấp nào trong phân vùng. 3.1.6.1. Chỉ tiêu của các cấp phân vị trên cấp cảnh 1, Địa lí quyển: Là cấp lớn nhất và không phân chia, lấy đỉnh tầng đối lưu và đáy tầng đá trầm tích làm ranh giới, trong phạm vi này các thành phần địa lí quyển có quan hệ qua lại mật thiết. 2, Đất liền: Có ranh giới rõ rệt, có cấu tạo khác hẳn với đại dương. 3, Ô địa lí: Quyết định bởi bình lưu khí quyển, ở vùng duyên hải có thêm sự tham gia của các dòng biển nóng hay lạnh. Các ô địa lí khác nhau ở mức độ lục địa của khí hậu, tính chất khô, ẩm hoặc nóng, lạnh của các khối không khí tác động chủ yếu trong năm. 4, Vòng địa lí: Dựa vào nhiệt lượng hoặc cân bằng bức xạ tính theo Kcal/cm2/năm, hoặc tổng nhiệt độ trên 10oC. Có thể chia thành 5 vòng: Xích đạo (tổng nhiệt độ > 9500oC); Nhiệt đới (tổng nhiệt độ > 7500oC); Á nhiệt đới (tổng nhiệt độ > 4500oC); Ôn đới (tổng nhiệt độ > 1700oC); Hàn đới (tổng nhiệt độ < 1700oC). 5, Xứ địa lí: Là đơn vị kiến tạo – địa mạo lớn, đồng nhất về địa chất – cấu trúc, tân kiến tạo và đại địa hình; ngoài ra còn đồng nhất về các khối không khí được hình thành, có một đai khí hậu riêng. 6, Đới địa lí: Có một chỉ số tương quan nhiệt - ẩm nhất định, một kiểu địa thực vật và một kiểu thổ nhưỡng địa đới nhất định liên quan với tương quan nhiệt ẩm. 7, Miền địa lí: Là kết quả của sự đan cắt giữa một xứ và một đới, có mối quan hệ giữa các thành phần mật thiết hơn so với đới theo nghĩa rộng. Tại xứ núi, miền được phân theo tính địa đới của cấu trúc đai cao; tại xứ đồng bằng, miền là một khúc đới chạy qua xứ. 8, Khu địa lí: Khu được phân hoá ra trong miền chủ yếu do các nguyên nhân địa chất – địa mạo, hay là sự phân hoá phi địa đới thứ cấp. 9, Khối địa lí: Chỉ được dùng khi núi bị cắt xẻ rời rạc. Khối là một đơn vị địa chất – địa mạo tách biệt rõ trong phạm vi một khu núi và phải bao gồm ít nhất là 2 đai cao, kích thước có thể hàng ngàn hoặc hàng trăm km2. 10, Đai cao địa lí: Tương ứng với cấp đới ngang theo tổng nhiệt độ và tương quan nhiệt - ẩm. 23
  27. 11, Á khu địa lí: Là cấp bổ trợ dùng cho các khu đồng bằng, vì vậy nó là một khúc á đới. 12, Cảnh địa lí: Là cấp quan trọng trong hệ thống phân loại. Cảnh có sự đồng nhất cao về cả 2 mặt địa đới và phi địa đới, có nghĩa trong cảnh không còn sự phân hoá chi phối bởi các quy luật đó. Cảnh tương ứng với một kiểu địa hình đồng nhất về nền địa chất, về tập hợp các dạng trung địa hình chủ yếu do ngoại lực chi phối, do đó quy luật phi địa đới do nội lực cũng chấm dứt ở đây. Khí hậu của cảnh có mối quan hệ mật thiết với mặt đệm hơn là với hoàn lưu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng – thực vật phản ánh trung thành các điều kiện nhiệt - ẩm cụ thể do địa hình và nham thạch phân phối lại. 3.1.6.2. Chỉ tiêu của các cấp phân vị dưới cấp cảnh 13, Điểm địa lí: Trên nền tảng của những điều kiện địa đới và phi địa đới thống nhất, do hoạt động của những nhân tố địa phương, do hậu quả của sự phát triển cảnh địa lí nên có thể phân hoá đến một gốc cây, một mô đất, tổ mối, đám cỏ vì thế có diện tích rất nhỏ ít khi vượt quá vài chục mét vuông với nguyên nhân hình thành chủ yếu là nhân tố sinh vật hoặc nhân tác. 14, Diện địa lí: Là đơn vị địa lí tự nhiên nhỏ nhất, đặc trưng bởi sự đồng nhất về địa thế, vi khí hậu, chế độ ẩm, đá trên mặt, biến chủng thổ nhưỡng và về sinh – địa – quần thể. Diện địa lí là đơn vị tổng thể nhỏ nhất, đơn giản nhất, đồng nhất nhất và không thể chia được nữa về phương diện địa lí. 15, Nhóm diện địa lí: Các diện địa lí có quan hệ mật thiết, nhất là những diện phát sinh trên cùng một yếu tố của dạng trung địa hình thì t ạo nên một nhóm diện. 16, Á dạng và dạng địa lí: Là tập hợp các nhóm diện địa lí phát triển trên mỗi một dạng trung địa hình âm hoặc dương. Dạng trung địa hình (thường là địa hình âm) không đồng nhất về nham thạch thì mỗi bộ phận ứng với một nham thạch là một á dạng. 17, Nhóm dạng và á cảnh địa lí: Là tập hợp của nhiều dạng không thể tách rời nhau, nó chỉ là một dạng trung địa hình âm hoặc dương cỡ lớn có thêm một số dạng trung địa hình dương hoặc âm cỡ nhỏ phát triển ở trên. Ví dụ: nhóm dạng đồi – khe rãnh; nhóm dạng cồn – bầu Á cảnh bao gồm những dạng trung địa hình âm và dương cùng cỡ tách rời nhau. Ví dụ: á cảnh đồi xen thung lũng xâm thực – bồi tụ. 18, Á đai địa lí: Là cấp bổ trợ dùng cho miền núi khi cảnh miền núi còn có sự thay đổi thứ cấp trong các điều kiện nhiệt - ẩm của đai cao thể hiện trong sự biến dạng của lớp phủ thổ nhưỡng thực vật. Ví dụ: đai rừng á nhiệt đới ẩm, căn cứ vào thành phần loài cây có á đai rừng dẻ, á đai rừng sồi, á đai rừng vân sam, á đai rừng lá rộng, lá kim 24
  28. 3.1.7. Một số hệ thống đơn vị phân vị trong phân vùng địa lí tự nhiên Hiện nay đang tồn tại nhiều hệ thống phân vị trong phân vùng địa lí tự nhiên là do các cơ sở phân vùng ở mỗi thời điểm có sự tiếp cận khác nhau, các trường phái khác nhau, mục đích và lãnh thổ đưa ra phân vùng cũng khác nhau. 3.1.7.1. Hệ thống các đơn vị theo một dãy - Hệ thống của N.A. Xôntxev (1958 – 1960) dựa trên nguyên tắc không đồng giá trị của các nhân tố phân hoá địa lí tự nhiên và dựa trên sự thừa nhận chỉ có những sự khác biệt địa mạo – địa chất mới là nhân tố chủ đạo của sự phân hoá phân ra: Xứ - miền – (quận) – cảnh quan. - Hệ thống của N.I. Mikhailov (1962) dựa tên nguyên tắc đồng giá trị của những nhân tố phân hoá địa lí tự nhiên và sự cần thiết xét những nhân tố ấy trong tất cả các bậc phân vùng phân ra: Lớp vỏ địa lí – đất liền – châu lục – xứ - đới – khu – vùng – cảnh quan – cảnh khu – cảnh diện. - Hệ thống của Grigoriev (1957) dựa trên nguyên tắc không cùng giá trị của các nhân tố phân hoá địa lí tự nhiên và có luân phiên những nhân tố địa đới và phi địa đới chủ đạo, phân ra: Vòng đai – địa ô (khu) – đới – miền – á đới – châu – vùng – cảnh quan. Hình 3.1. Hệ thống phân vị một dãy 25
  29. 3.1.7.2. Hệ thống đơn vị hai dãy Hệ thống của Armand (1964), Ixatsenko (1965) bao gồm 2 dãy đơn vị địa đới và phi địa đới song song với những đơn vị liên kết có được bằng cách chồng xếp ranh giới của những đơn vị địa đới và phi địa đới, dựa trên nguyên tắc không phụ thuộc lẫn nhau của sự phân chia địa đới và phi địa đới của đất liền. Hình 3.2. Hệ thống phân vị hai dãy 3.1.7.3. Hệ thống đơn vị ba dãy Hệ thống của V.L. Prokaep quan niệm rằng, không thể có sự phụ thuộc trực tiếp giữa hai nhân tố địa đới và phi địa đới vì chúng xuất phát từ những nguồn gốc phát sinh khác nhau. Nếu như sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời theo góc nhập xạ là nguyên nhân chính của sự phân hoá địa đới, thì sự phân hoá thành các đơn vị phi địa đới lại bắt nguồn từ các quá trình nội lực, vì thế không thể sắp xếp các đơn vị địa đới và phi địa đới theo một dãy mà phải sắp xếp thành hai dãy chính. Như vậy, hệ thống phân vị có ba dãy. Đến một lúc nào đó, thường ở đơn vị cấp thấp, hai nhân tố địa đới và phi địa đới mới tác động đồng thời và hai dãy nhập thành một. 26
  30. Hình 3.3. Hệ thống phân vị ba dãy của V.L. Prokaep 3.1.7.4. Hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập Trong quá trình nghiên cứu các cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam, tác giả đã đưa ra các nguyên tác chính là: Hệ thống phân vị phải phản ảnh đúng đắn mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ mâu thuẫn thống nhất giữa các quy luật phân hoá không gian phổ biến của địa lí; Hệ thống phân vị phải đầy đủ để có thể phân vùng ở mọi tỉ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cho cả miền núi lẫn đồng bằng ; Hệ thống phân vị phải được thể hiện rõ ràng bằng một mô hình ghi mối quan hệ phụ thuộc và bằng ngôn ngữ bản đồ. Trên nền tảng Cảng quan học, năm 2001 – 2002 ông đưa ra một hệ thống phân vị địa lí tự nhiên Việt Nam. 27
  31. Xứ Đới Miền Khu Đai cao Cảnh quan Dạng Diện Hình 3.4 . Hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập 1974 Hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập 2002 28
  32. Hình 3.5. Các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Bắc Việt Nam (theo phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, tập 1, Bắc Việt Nam, 1970) 29
  33. Hình 3.6. Sự phân hoá không gian trên lãnh thổ Việt Nam (Vũ Tự Lập, Địa lí TNVN) Tài liệu tham khảo chƣơng 3: 1, V.I. Prokaev, Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên, NXBKH&KT, 1971. 2, Nguyễn Văn Nhưng – Nguyễn Văn Vinh, Phân vùng địa lí tự nhiên đất liền, đảo – biển Việt Nam và lân cận, 1998. 30
  34. 3, Vũ Tự Lập, Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam (chương 2. Các hệ thống phân vị và phân loại áp dụng để nghiên cứu các cảnh địa lí), NXBKH&KT, 1976. 4, Vũ Tự Lập, Sự phát triển của Khoa học địa lí trong thế kỉ XX (chương 4. Địa lí tự nhiên. Phân vùng địa lí tự nhiên và cảnh quan học), NXBGD, 2004. 5, Đặng Duy Lợi (chủ biên), Giáo trình địa lí tự nhiên Việt Nam 2 (chương 1. Cơ sở lí luận về phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam), NXBĐHSP, 2009. 6, Phedina. A.I. (1973), Phân vùng địa lý tự nhiên, người dịch: tập thể giáo viên tổ địa lí tự nhiên ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 7, A.G. Ixatsenko, Cơ sở cảnh quan và phân vùng địa lí tự nhiên (phần thứ tư: phân vùng địa lí tự nhiên), người dịch: Vũ Tự Lập và nnk, NXBKH, 1969. 3.2. Cảnh quan học 3.2.1. Khái niệm Cảnh quan học và cảnh quan địa lí 3.2.1.1. Cảnh quan học - A.G. Ixatsenko: Cảnh quan học là một bộ phận của địa lí tự nhiên nghiên cứu về sự phân hoá lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. - Vũ Tự Lập: Cảnh quan học là bộ môn khoa học địa lí tự nhiên tổng hợp, chuyên nghiên cứu sâu và hoạ đồ cấp cảnh quan cùng với các đơn vị cấu trúc không gian của nó trên thực địa một cách độc lập. 3.2.1.2. Cảnh quan địa lí - L.C. Becgơ (Berger 1931): Cảnh quan địa lí là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và động vật, cũng như hoạt động của con người hoà trộn với nhau vào một thể thống nhất hoà hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất. - N.A. Xôntxep (Xolsev 1948): Cảnh quan địa lí là một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một khí hậu giống nhau, và bao ngoài những tập hợp cảnh khu chính và phụ đặc trưng cho cảnh quan đó, liên kết với nhau về mặt động lực và lặp đi lặp lại trong không gian một cách có quy luật - A.G. Ixatsenko: Cảnh quan là một địa hệ thống thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp.  Từ các quan niệm trên cho thấy có 3 quan niệm về cảnh quan địa lí:  Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kì, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên (quan niệm chung). 31
  35.  Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của con người (quan điểm phân loại).  Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lí, trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể). 3.2.2. Cấu trúc và các hợp phần của cảnh quan địa lí 3.2.2.1. Cấu trúc của cảnh quan địa lí Cấu trúc của cảnh quan bao gồm cấu trúc hợp phần (hay cấu trúc thẳng đứng) và cấu trúc không gian (cấu trúc ngang). - Cấu trúc hợp phần: Toàn bộ các hợp phần địa chất – địa hình – khí hậu – thuỷ văn – thổ nhưỡng – sinh vật. - Cấu trúc không gian: Các tổng hợp thể địa lí miền – khu – đai cao – cảnh – dạng – diện. 3.2.2.2. Các hợp phần của cảnh quan - Nền địa chất: là thành hệ địa chất bao gồm nham có quan hệ về mặt phát sinh và lãnh thổ, có thể có cấu tạo từ một đến nhiều nham. - Kiểu địa hình: là tập hợp có quy luật của dạng trung địa hình âm và dương, có sự đồng nhất về bốn phương diện: nhóm dạng trung địa hình; nhân tố nội lực; nhân tố ngoại lực và tuổi. - Kiểu khí hậu: phải giống nhau về cân bằng bức xạ hay tổng nhiệt độ, về chỉ số khô hạn hay ẩm ướt, độ dài của các mùa, biên độ nhiệt năm, các hiện tượng thời tiết. - Kiểu thuỷ văn: phản ánh mạng lưới dòng chảy và bồn chứa nước hình thành từ cấu tạo địa chất – địa hình, cũng như chế độ và tính chất của nước do khí hậu và nham thạch chi phối. - Đại tổ hợp thổ nhưỡng: là đơn vị phân hoá lãnh thổ của lớp phủ thổ nhưỡng gắn với nham thạch, địa hình, chế độ ẩm và điều kiện sinh – khí hậu. - Đại tổ hợp thực vật: là tổ hợp có quy luật của rất nhiều quần xã thực vật, liên quan đến sự thay đổi của sinh cảnh trên các dạng và diện địa lí khác nhau, mỗi quần xã là một đơn vị không gian địa – thực vật. Quần xã được đặc trưng bởi hình dạng bên ngoài, thành phần loài và quan hệ giữa các loài với nhau. 3.2.3. Phân loại cảnh quan Để thực hiện phân loại cảnh quan phải dựa vào một số nguyên tắc phân loại sau: - Phân loại riêng biệt từng cấp phân vị, đó là có số lượng cá thể riêng, có tiêu chí phân loại riêng, có số lượng bậc phân loại riêng. 32
  36. - Hệ thống phân loại phải bao quát được đầy đủ các cá thể, không có tình trạng không biết xếp một cá thể nào vào đâu, đồng thời cũng không được xếp một cá thể vào vài bậc. - Mỗi bậc phân loại chỉ được dùng một tiêu chí. Nếu muốn dùng vài tiêu chí thì phải kết hợp chúng lại thành một tiêu chí tổng hợp, hoặc phân nhánh hệ thống phân loại. - Số bậc phân loại phải hợp lí, tùy thuộc vào tính chất của đối tượng được phân loại. - Chú ý đến danh pháp cho từng bậc phân loại khác nhau, đồng thời đơn vị bậc dưới nên có “dấu vết” của bậc trên trong tên gọi và kí hiệu. - Ranh giới cảnh quan: Các cảnh quan được tách biệt với nhau bằng ranh giới tự nhiên, những ranh giới này có thể có tính chất rất khác nhau. Ranh giới rõ nét nhất là nhân tố địa chất – địa mạo phi địa đới, đây cũng là ranh giới bền vững nhất; mạng lưới thủy văn có thể tạo nên những ranh giới khá rõ nét. 3.2.4. Các phương pháp nghiên cứu cảnh địa lí - Phương pháp thực địa: Khảo sát trên thực địa để phát hiện và họa đồ tất cả các dạng địa lí, từ đó hoàn thiện ranh giới các cảnh địa lí dựa vào cấu trúc ngang của các cảnh. - Phương pháp trong phòng: Phân tích mẫu vật; phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp bản đồ và lát cắt tổng hợp; phương pháp trình bày kết quả phân tích tổng hợp Tài liệu tham khảo mục 3.2 1, A.G. Ixatsenko, Cơ sở cảnh quan và phân vùng địa lí tự nhiên (phần thứ ba: Học thuyết về cảnh quan), NXBKH, 1969. 2, Vũ Tự Lập, Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam (chương 1. Phương pháp luận và phương pháp), NXBKH&KT, 1976. 3, Vũ Tự Lập, Sự phát triển của Khoa học địa lí trong thế kỉ XX (chương 4. Địa lí tự nhiên. Phân vùng địa lí tự nhiên và cảnh quan học), NXBGD, 2004. 4, V.I. Prokaev, Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên (Chương 4. Những nguyên tắc phân vùng cảnh quan), NXBKH&KT, 1971. 5, Phạm Hoàng Hải – Nguyễn Thượng Hùng – Nguyễn Ngọc Khánh, Cơ sở Cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam (Phần hai, chương 1. Những vấn đề lí luận nghiên cứu cảnh quan chung và cảnh quan Việt Nam), NXBGD, 1997. 6, Lê Bá Thảo (Chủ biên). Cơ sở Địa lí tự nhiên (Chương XI. Cảnh quan địa lí). NXB Giáo dục, 1984. 33
  37. C. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH Bài 1: Nghiên cứu những vai trò mới của Khoa học địa lí trong thời đại ngày nay. Bài 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu một đề tài khoa học địa lí. Bài 3: Thực hiện phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp một lãnh thổ nhất định. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Kim Chương (1998), “Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội. Hà Nội. 2. Z.E. Dzenis (1984), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lí kinh tế xã hội, NXB Giáo Dục 3. A.G. I-xat-sen-ko, Những vấn đề Địa lí hiện nay, NXB Giáo dục, 1982. 4. X.V. Kalexnik. Những quy luật địa lí chung của Trái Đất, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 1978. 5. Vũ Tự Lập, Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam. NXBKH&KT, 1976. 6. Vũ Tự Lập, Sự phát triển của khoa học Địa lí trong thế kỉ XX. NXB Giáo dục, 2004. 7. Vũ Tự Lập. Địa lí tự nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục, 2005. 8. A.I. Phedina (1973), Phân vùng địa lý tự nhiên, người dịch: tập thể giáo viên tổ địa lí tự nhiên ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 9. V.I. Prokaep, Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên. NXBKHKT, 1971. 10. Lê Bá Thảo. Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục, 1978 11. Lê Bá Thảo (Chủ biên). Cơ sở Địa lí tự nhiên. NXB Giáo dục, 1987. 12. Lê Bá Thảo. Việt nam - Các vùng lãnh thổ. NXB Giáo dục, 2001 13. Nguyễn Viết Thịnh - Đỗ Thị Minh Đức. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB Giáo dục, 2001 14. Lê Thông (Chủ biên). Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB ĐHSP, 2005. 15. Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông - Nguyễn Viết Thịnh. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. NXB Giáo dục, 2006. 16. Yu.G. Xauskin. Những vấn đề địa lí hiện nay trên thế giới. NXB Giáo dục, 1981. 34