Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 2: Phân tích kết quả sản xuất

ppt 28 trang huongle 5110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 2: Phân tích kết quả sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_kinh_doanh_chuong_2_phan_tich_ket_qua_san.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 2: Phân tích kết quả sản xuất

  1. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.1. Phân tích kết quả sản xuất về mặt quy mô 2.1.1. Chỉ tiêu phân tích 1. Tổng giá trị sản xuất (Qs) 2. Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa (Qh) 3. Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa thực hiện (Qth)
  2. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Tổng giá trị sản xuất -> Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa vật chất và dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra trong 1 thời gian nhất định thường là 1 năm. (Cả hoàn thành và dở dang) -> gồm 5 yếu tố: 1. Giá trị các sản phẩm doanh nghiệp tạo ra từ nguyên vật liệu của mình 2. Giá trị các sản phẩm doanh nghiệp tạo ra từ nguyên vật liệu của khách hàng 3. Giá trị dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp 4. Chênh lệch giữa giá trị dở dang cuối kỳ và đầu kỳ 5. Giá trị sản phẩm dịch vụ tự chế tiêu dùng nội bộ.
  3. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Tổng giá trị sản lượng hàng hóa -> Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị sản phẩm, hàng hóa, vật chất và dịch vụ mà doanh nghiệp làm ra và đã hoàn thành trong 1 kỳ kinh doanh. -> Bao gồm: (3 yếu tố) 1. Giá trị sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp tạo ra từ nguyên vật liệu của mình 2. Giá trị chế biến (nhân công và sản xuất chung) của sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp tạo ra từ nguyên vật liệu của khách hàng 3. Giá trị các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
  4. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa thực hiện -> Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị hàng hóa, vật chất, dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong 1 kỳ kinh doanh. (Doanh thu) -> Bao gồm: một phần trong tổng giá trị sản lượng hàng hóa (phần đã tiêu thụ)
  5. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Mối quan hệ giữa Tổng giá trị sản xuất, Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa thực hiện
  6. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.1.2. Phương pháp phân tích - Kỹ thuật so sánh trực tiếp - Kỹ thuật so sánh có điều chỉnh: liên hệ chỉ tiêu giá trị sản xuất với chi phí sản xuất để đánh giá việc thay đổi quy mô kết quả sản xuất có hợp lý hay không trên góc độ DN đã sử dụng tiết kiệm chi phí hay không.
  7. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng chủ yếu 2.2.1. Chỉ tiêu phân tích Khi phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng ( ký hiệu là Tm) Tm
  8. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT
  9. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.2.2. Phương pháp phân tích - Tính chỉ tiêu phân tích Tm và nhận xét tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng căn cứ vào kết quả tính toán chỉ tiêu Tm. Tm=100% điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng. Tm<100% chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng.
  10. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Nguyên nhân: • Nguyên nhân chủ quan + Những nguyên nhân thuộc về tình hình trạng thiết bị, tình trạng của máy móc thiết bị. + Những nguyên nhân thuộc về việc bố trí, sắp xếp lao động, tay nghề công nhân + Những nguyên nhân thuộc về thiết kế mẫu mã sản phẩm, chi phí cho thiết kế, hoặc đang ở dạng sản xuất thử. + Những nguyên nhân thuộc về khâu cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, động lực. + Những nguyên nhân thuộc về khâu tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức khoán sản phẩm, công tác định mức sản phẩm, hoặc chạy theo sản xuất mặt hàng có giá trị cao, để đạt chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá.
  11. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT • Nguyên nhân khách quan: Khách hàng huỷ bỏ hợp đồng hoặc thay đổi đơn đặt hàng do nhu cầu của thị trường có biến động, hoặc do giá cả thay đổi đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu, giá sản phẩm hoặc do những nguyên nhân khách quan khác phải phục vụ những nhu cầu đặc biệt khác của quốc gia
  12. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.3. Phân tích kết quả sản xuất về mặt chất lượng 2.3.1. Phân tích chất lượng sản phẩm không phân chia thứ hạng 2.3.1.1. Chỉ tiêu phân tích * Thước đo hiện vật Tỷ lệ sai hỏng=Số lượng sản phẩm hỏng/Số lượng sản phẩm sản xuất Trong đó: - Số lượng sản phẩm hỏng bao gồm: + SP hỏng có thể sửa chữa được: Xét về mặt kỹ thuật là sản phẩm có sai sót về mặt kỹ thuật và những sai sót này có thể sửa chữa được. Xét về mặt kinh tế chi phí bỏ ra để sửa chữa SP này nhỏ hơn CPSX. + SP hỏng không thể sửa chữa được: Là sản phẩm có sai sót về mặt kỹ thuật nhưng những sai sót này có thể không sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa nhưng xét về mặt kinh tế thì chi phí bỏ ra để sửa chữa SP này lớn hơn CP bỏ ra để sản xuất mới sản phẩm còn lại. - Số lượng sản phẩm sản xuất bao gồm: Số lượng SP hỏng và số lượng SP đạt tiêu chuẩn.
  13. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT * Thước đo giá trị: Chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng = Tỷ lệ sai hỏng Tổng chi phí sản xuất sản phẩm Trong đó: chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng gồm chi phí để sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.
  14. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT • Tỷ lệ sai hỏng cá biệt hi Tỷ lệ sai hỏng cá biệt (ti) = TCi\ Trong đó: i là mặt hàng hi là chi phí sai hỏng mặt hàng i TCi là tổng chi phí sản xuất mặt hàng I
  15. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT • Tỷ lệ sai hỏng bình quân Trong đó: hi là chi phí thiệt hại sản phẩm i TCi là chi phí sản xuất của sản phẩm i ti là tỷ lệ sai hỏng cá biệt của sp i dTCi là tỷ trọng về chi phí sản xuất của sản phẩm i
  16. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.3.1.2. Phương pháp phân tích Phân tích chất lượng công tác sản xuất của từng mặt hàng Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng cá biệt ở kỳ thực tế so với kỳ gốc để tìm ra sự biến động của nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt t1i – t0i = ∆ ti Nếu ∆ ti > 0 thì chất lượng công tác sản xuất của mặt hàng i giảm Nếu ∆ ti = 0 thì chất lượng công tác sản xuất của mặt hàng i không đổi Nếu ∆ ti < 0 thì chất lượng công tác sản xuất của mặt hàng i tăng
  17. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Phân tích chất lượng công tác sản xuất của toàn DN Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích Bước 2: Xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích
  18. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Bước 3: xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tỷ trọng chi phí sản xuất + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt Bước 4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng:
  19. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Bước 5: Phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. + Nhân tố cơ cấu chi phí sản xuất: - Chiều hướng: Nếu kết cấu chi phí thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng chi phí sản xuất mặt hàng có tỷ lệ sai hỏng cá biệt cao và giảm tỷ trọng chi phí sản xuất mặt hàng có tỷ lệ sai hỏng cá biệt thấp sẽ làm tăng T và ngược lại. - Nguyên nhân: chủ yếu do nguyên nhân khách quan phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm của doanh nghiệp. - Đánh giá: Kết cấu chi phí sản xuất thay đổi nếu do doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách quan của thị trường thì không đánh giá về công tác quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải thay đổi kết cấu chi phí sản xuất theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng đã ký từ trước. -Biện pháp: doanh nghiệp cần thường xuyên bám sát tình hình thị trường để kịp thời thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu thụ cho phù hợp.
  20. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT + Nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt (ti): - Chiều hướng: Với giả định kết cấu chi phí sản xuất không thay đổi thì tỷ lệ sai hỏng cá biệt tác động cùng chiều với tỷ lệ sai hỏng bình quân. - Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan như tình hình cung ứng nguyên vật liệu của nhà cung cấp, trình độ phát triển khoa học công nghệ, trình độ của lao động trên thị trường. Nguyên nhân chủ quan thuộc về trình độ quản lý sản xuất của doanh nghiệp. - Đánh giá: tỷ lệ sai hỏng cá biệt tăng làm tăng tức là chất lượng sản phẩm giảm có thể do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan. Nếu là do nguyên nhân chủ quan thì đánh giá đó là khuyết điểm của doanh nghiệp trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm và ngược lại. - Biện pháp: doanh nghiệp cần thường xuyên tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp như: chọn nguyên vật liệu, tuyển dụng và đào tạo công nhân, ứng dụng khoa học công nghệ và quản lý tốt khâu sản xuất.
  21. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.3.2. Phân tích chất lượng sản phẩm có phân chia thứ hạng 2.3.2.1. Phương pháp tỷ trọng -> Xác định tỷ trọng của mặt hàng có thứ hạng cao nhất=> Tỷ trọng này càng lớn chứng tỏ chất lượng sản phẩm càng cao -> Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp DN sản xuất sản phẩm được phân chia thành 2 thứ hạng phẩm cấp
  22. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.3.2.2. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân • Chỉ tiêu phân tích qj là số lượng sản phẩm sản xuất của thứ hạng phẩm cấp j p0j là đơn giá kỳ gốc của thứ hạng phẩm cấp j p0I là đơn giá kỳ gốc của thứ hạng phẩm cấp loại I
  23. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT • Phương pháp phân tích Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích Bước 2: Xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của hệ số phẩm cấp bình quân đến kết quả sản xuất của từng mặt hàng
  24. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Bước 4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của Hệ số phẩm cấp bq đến kết quả sản xuất của tất cả các mặt hàng từ đó đánh giá chất lượng công tác sản xuất của toàn doanh nghiệp. Bước 5: Nhận xét và kết luận
  25. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.3.2.3. Phương pháp đơn giá bình quân • Chỉ tiêu phân tích Trong đó: qj là số lượng sản phẩm sx của thứ hạng j p0j là giá bán đơn vị thứ hạng j kỳ gốc
  26. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT • Phương pháp phân tích Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích Bước 2: Xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích
  27. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của đơn giá bình quân đến kết quả sản xuất của từng mặt hàng
  28. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Bước 4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của đơn giá bình quân đến kết quả sản xuất của toàn doanh nghiệp Bước 5: Nhận xét và kết luận