Bài giảng Quy hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững - Phạm Thị Hồng Nhung

doc 143 trang huongle 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quy hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững - Phạm Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_quy_hoach_lanh_tho_va_phat_trien_ben_vung_pham_thi.doc

Nội dung text: Bài giảng Quy hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững - Phạm Thị Hồng Nhung

  1. Trường Đại học Khoa học Khoa Khoa học Môi trường & Trái Đất && ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: QUI HOẠCH LÃNH THỔ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Số tín chỉ: 02 Đối tượng: Cử nhân Địa lý và Cử nhân Khoa học Môi trường Biên soạn: Th.S Phạm Thị Hồng Nhung Thái Nguyên, năm 2014 1
  2. 1. Tên môn học: Qui hoạch lãnh thổ và PTBV 2. Tên môn học bằng tiếng Anh: Territorial planning and Sustainable Development 3. Số đơn vị học trình của môn hoc: 2 4. Phân bổ thời gian: 24 tiết lý thuyết 6 tiết thực hành, thảo luận 5. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học qua các môn cơ bản như Các khoa học trái đất, Khoa học Môi trường đại cương, Cơ sở Địa lý nhân văn, Cơ sở cảnh quan học . 6. Mục tiêu học phần: Gồm 2 mảng kiến thức: - Về qui hoạch lãnh thổ: Cung cấp các kiến thức lý luận cơ bản về tổ chức lãnh thổ và của qui hoạch vùng, chủ yếu ở cấp vùng KT-XH; những kiến thức về nội dung, phương pháp tiếp cận qui hoạch, qui hoạch tổng thể ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức về vấn đề quản lý, sử dụng lãnh thổ ở một tỉnh, một vùng trong tổng thể quốc gia. Sinh viên có khả năng vận dụng những kiến thức vào thực hiện qui hoạch và quản lý việc phát triển KT-XH của một ngành, một lĩnh vực cũng như một lãnh thổ. - Trang bị cho sinh viên những kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững (PTBV) trên thế giới cũng như Việt Nam. Qua đó làm thay đổi nhận thức, thay đổi nhân sinh quan của người học trong việc vận dụng vào công việc sau này để hướng tới sự PTBV. 7. Tài liệu học tập 7.1. Tài liệu bắt buộc 1. Nguyễn Văn Phú, Qui hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ, Nxb Chính trị Quốc gia, 2007. 2. Đinh Văn Thanh. Quy hoạch vùng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005 7.2. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo các chương trình tổ chức lãnh thổ Việt Nam, 1994. 2. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật, Hà Nội 1991. 3. Nguyễn Thế Chinh và nnk, Bài giảng về PTBV, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006. 2
  3. 4. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự PTBV, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 5. Phạm Kim Giao, Qui hoạch vùng, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 6. Nguyễn Hiền, Phân tích hệ thống trong địa lý qui hoạch và tổ chức lãnh thổ, Tập bài giảng Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 7. Nguyễn Văn Phú, Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006. 8. Đinh Văn Thanh, Qui hoạch vùng (Lý luận và phương pháp qui hoạch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2005. 9. Đặng Như Toàn, Lý thuyết tổ chức không gian Kinh tế - xã hội, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 1981. 3
  4. PHẦN MỘT: QUI HOẠCH VÙNG VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội người ta nhận thấy những hiện tượng sau: + Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng kinh tế, tạo nên sự tương phản về mức độ, trình độ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội giữa đô thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi, giữa các vùng – miền, giữa các địa phương với nhau. + Trong khi tiến hành kế hoạch hoá đất nước, có những vùng trọng điểm, có những vùng ưu tiên, nhưng lại có những vùng không hoặc ít được coi trọng, nên việc đầu tư cho phát triển không được đồng đều. Yêu cầu phát triển KT-XH bao giờ cũng lớn hơn khả năng thực hiện nên Nhà nước phải có những phương hướng và biện pháp chính xác nhằm làm cho nền kinh tế phát triển có lợi nhất trong mỗi giai đoạn kế hoạch nhất định + Trong khi tiến hành công nghiệp hoá, con người đã phí phạm không ít tài nguyên như mất đất canh tác, thu hẹp và huỷ hoại nguồn tài nguyên rừng, phí phạm nguồn tài nguyên nước, huỷ hoại cảnh quan thiên nhiên v.v. Những hiện tượng đó cùng nhiều hiện tượng khác là nguyên nhân của sự lãng phí tài nguyên kỹ thuật, tài chính, nhân lực v.v., đã đòi hỏi phải quy hoạch vùng lãnh thổ để làm cho sản xuất và đời sống xã hội phát triển nhịp nhàng, cân đối. Qui hoạch vùng phát triển từ thế kỷ thứ XVII trong các công trình phân vùng kinh tế nước Nga và phát triển rực rỡ trong thờ kỳ xây dựng CNXH của Liên Xô. Còn Tổ chức lãnh thổ (TCLT) là bộ môn khoa học ra đời từ cuối thế kỷ XIX và đã trở thành khoa học quản lý lãnh thổ. Tổ chức lãnh thổ được hiểu là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và hiệu quả (Jean Pean Paul De Gaudemar, 1992); là một hành động địa lý học có chủ trương hướng tới một sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết sự ổn định về công ăn việc làm, cân đối giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ môi trường sống. Lĩnh vực này đã phát triển mạnh về lý luận và đã đem lại những kết quả tốt đẹp cho quá trình phát triển ở các nước phương Tây, song còn mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập phát triển hiện nay của nước ta, vấn đề quản lý lãnh thổ như thế nào để có sự cân đối trong phát triển giữa các ngành, các vùng là vấn đề cấp thiết. Do vậy, TCLT góp phần giải quyết các đòi hỏi khách quan của thực tiễn. 4
  5. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUI HOẠCH VÙNG VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ 1.1. Các khái niệm chung về lãnh thổ, vùng 1.1.1. Khái niệm về lãnh thổ a, Lãnh thổ Theo nghĩa rộng lãnh thổ là một phần bề mặt của Trái Đất có giới hạn gồm cả đất liền, nước và không gian. Thông thường nó được xem là thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức, đoàn thể, quốc gia và có khi kể cả của loài vật. Về địa lí, chính trị và hành chính, lãnh thổ là một phần đất nằm dưới sự quản lí của cơ quan chính quyền của một quốc gia. Lãnh thổ cũng được dùng theo nghĩa "không gian hoạt động của một cộng đồng người". Đối với loài vật thì là vùng địa lý sinh sống và tự vệ của một con hay một đàn vật chống lại những con vật khác cùng loài hay khác loài. Là một bộ phận của bề mặt đất thuộc quyền sở hữu của một quốc gia nhất định bao gồm đất liền và lãnh hải. Giới hạn lãnh thổ là đường biên giới quốc gia (Từ điển bách khoa về các khái niệm địa lý, tiếng Nga, 1968). Hay theo định nghĩa của Pierre George trong “Dictionnaire de la Géographie”: “Lãnh thổ là một không gian địa lý, được gọi theo pháp luật như lãnh thổ Quốc gia, hoặc theo các đặc thù về thiên nhiên hoặc văn hóa như lãnh thổ (vùng, miền) núi, lãnh thổ ngôn ngữ. Nó gắn liền với việc xác định các ranh giới. Khái niệm lãnh thổ cũng gắn liền với những ranh giới đó. Người ta cũng có thể quan niệm lãnh thổ như một thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể (Entity) được cấu trúc và tổ chức bởi các cộng đồng xã hội (Chamusy và nnk, 1977). Đây là một thực thể không gian, nơi sinh sống của một cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm lĩnh để đảm bảo sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu của nó và sự tái sinh của chính nó. Để đảm bảo được việc này, cộng đồng xã hội phải quyết định một số hành động can thiệp nhằm tổ chức lại không gian cho phù hợp với đường lối chính trị, kế hoạch phát triển các điều kiện công nghệ và kỹ thuật, kể cả tâm lý dân tộc, khiếu thẩm mỹ vốn có nữa. * Về mặt hành chính- chính trị: - Lãnh thổ với ý nghĩa rộng hơn quốc gia: Là toàn bộ bao gồm hết các vùng đất và vùng nước (nước sông hồ trong vùng đất và vùng nước biển), vùng trời, 5
  6. khoảng không và lòng đất nằm trên, dưới vùng đất và vùng nước đó của một quốc gia, kể cả những vùng đã thực hiện chủ quyền hoặc trong vòng tranh chấp. - Lãnh thổ trong khái niệm hẹp: + Lãnh thổ phụ thuộc một quốc gia: là những vùng đất xa xôi với thường là các cựu thuộc địa trước đây. Mặc dầu có tổ chức chính quyền địa phương nhưng hiến pháp quốc gia chưa được áp dụng (hoặc nếu có chỉ có một phần nhỏ) tại những phần đất này. Ví dụ như Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (người dân có quốc tịch Mỹ nhưng không được trực tiếp bầu Tổng thống Mỹ). + Lãnh thổ bên trong quốc gia . Vùng đất rộng nhưng có quá ít người ở để thành lập nên một đơn vị hành chính cấp bang (như tỉnh bang của Canada hay tiểu bang của Hoa Kỳ) và vì vậy được chính quyền trung ương trực tiếp quản lý và điều hành như các lãnh thổ sau đây: Lãnh thổ Yukon, Lãnh thổ Nunavut và Lãnh thổ Tây Bắc của Canada; Lãnh thổ miền Bắc của Úc . Những đặc khu kinh tế, chính trị quan trọng, khu vực hành chính của chính phủ trung ương, vùng quanh thủ đô quốc gia như Lãnh thổ Thủ đô Úc, Lãnh thổ Jervis Bay của Úc. . Vùng đất có dân tộc thiểu số chiếm đa số hoặc có tỉ lệ đáng kể, thường được gọi là khu hay lãnh thổ tự trị như Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây và Ninh Hạ ở Trung quốc. b, Các lãnh thổ khu biệt Đây là những lãnh thổ có đặc điểm và ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển KT-XH của các vùng và của cả nước. Các đơn vị này được vận dụng sáng tạo ở nước ta trong một hai thập kỷ đã qua tiêu biểu như các vùng kinh tế trọng điểm, các tam giác tăng trưởng, các đặc khu kinh tế, Các thành phố, thị trấn, các lãnh thổ khu biệt có quan hệ với nhau trong một không gian; có sức hút và có sức lan toả ra xung quanh. * Vùng kinh tế trọng điểm 6
  7. Là lãnh thổ quy mô lớn trong các đơn vị tổ chức lãnh thổ khu biệt, thông thường có xu hướng phát triển nhất, có ý nghĩa trung tâm, có lợi thế so với các vùng khác. Khung 1.1. Vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam Tổng quan về quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế của đất nước là một yêu cầu khách quan cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ nghiên cứu các đặc điểm về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm và thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cả nước; các yếu tố tác động từ bên ngoài đến nền kinh tế của đất nước như: bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như xu hướng toàn cầu hoá nhằm rút ra kết luận về những lợi thế, thời cơ phát triển cũng như những hạn chế, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cả nước nhằm giúp cho việc hoạch định những chính sách phát triển mang tính đột phá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân. Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh/ thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng. Theo hướng đó, cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia đến năm 2010, bao gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm này, có 13 tỉnh/thành phố được xếp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm. Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là:thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Theo đó, xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, các mặt văn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc. Các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay gồm : Vùng kinh tế trọng điểm là vùng có ranh giới “cứng” và “mềm”. Ranh giới cứng bao gồm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh và ranh giới mềm là khu nhân, gồm các đô thị và phạm vi ảnh hưởng của nó. Lãnh thổ được gọi là vùng kinh tế trọng điểm phải thỏa mãn các yếu tố sau: 7
  8. + Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia và trên cơ sở đó, nếu được đ ầu tư tích cực sẽ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước. + Hội tụ các điều kiện thuận lợi và ở mức độ nhất định, đã tập trung tiềm lực kinh tế (kết cấu hạ tầng, lao động kỹ thuật, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và vùng, có vị thế hấp đẫn các nhà đầu tư, có tỷ trọng lớn trong GDP của cả nước ). + Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng: đồng thời, có thể tạo nguồn vốn thu ngân sách lớn. Trên cơ sở đó, vùng này không những chỉ tự đảm bảo cho mình, mà còn có khả năng hỗ trợ một phần cho các vùng khác khó khăn h ơn. + Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nư ớc. Từ đây, tác động của nó là lan truyền sự phân bố công nghiệp ra các vùng xung quanh với chức năng là trung tâm của một lãnh thổ rộng lớn. Như vậy, vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận lãnh thổ quốc gia, hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, có tiềm lực kinh tế lớn, gữ vai trò động lực, đ ầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước. Lãnh thổ được gọi là vùng kinh tế trọng điểm phải có vị thế hấp dẫn các nhà đầu tư, tập trung tiềm lực kinh tế, có khả năng cao tạo tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng. * Hành lang kinh tế, vành đai kinh tế: Là một không gian kinh tế - xã hội, hình thành dựa trên một tuyến trục giao thông huyết mạch và sự tập trung các cơ sở công nghiệp và dịch vụ dọc hai bên tuyến trục đó. Nó là một không gian kinh tế có giới hạn về chiều dài và chiều rộng, liên vùng lãnh thổ hoặc liên quốc gia, dựa trên việc thành lập một hoặc nhiều tuyến giao thông kết hợp với những chính sách kinh tế nhất định để thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn không gian đó. Hành lang kinh tế thường được thành lập để đẩy mạnh sự hội nhập về kinh tế giữa những vùng kém phát triển hơn và thường là vùng sâu vùng xa với những vùng phát triển hơn và thường là vùng duyên hải. .Do có sự phát triển tập trung các cơ sở kinh tế, lợi dụng triệt để việc vận chuyển thuận lợi nên các hoạt động kinh tế đem lại hiệu qua cao hơn. Đây là hình thức tổ chức kinh tế theo lãnh thổ có triển vọng. 8
  9. Hành lang kinh tế bao gồm các yếu tố sau đây: Tuyến giao thông huyết mạch kết nối các cực phát triển; Các cơ sở kinh tế, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ khác phân bố lân cận hành lang. Các doanh nghiệp đó được lợi do có được điều kiện vận tải dễ dàng, các điểm dân cư và những khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp bổ trợ. Ví dụ: hành lang Đông Tây gồm khu vực đường 9 của Việt Nam, Lào, qua Thái Lan và Mianma đang góp phần tạo ra tuyến lực phát triển kinh tế nối khu vực ven biển Thái Bình Dương với duyên hải Ấn Độ Dương. * Khu kinh tế Là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập, tổ chức hoạt động theo các điều kiện, trình tự và thủ tục theo luật định. Khu kinh tế được phép tổ chức thành 2 khu chức năng: Khu thuế quan và khu phi thuế quan. Khu phi thuế quan gồm có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm từng khu kinh tế. Khu thuế quan gồm khu thương mại, khu mậu dịch tự do. - Khu kinh tế cửa khẩu: Khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương giữa các quốc gia, nghĩa là hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính; được Chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế. Ở đó có môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế ưu đãi hơn các vùng khác. Các quốc gia xây dựng các khu kinh tế như thế đều có chung mục đích là tạo nên sự giao thương thông thoáng, nơi thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và thông qua đó thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển nhanh. Ngày nay, các quốc gia có xu hướng hình thành các khu kinh tế phát triển hơn là các khu kinh tế tự do. - Khu kinh tế ven biển: Là một lãnh thổ có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, hình thành chủ yếu ở khu vực ven biển, được thành lập theo qui định của Thủ tướng Chính phủ. 9
  10. Những điểm phân biệt khu kinh tế ven biển khác với “khu công nghiệp”, “khu chế xuất”, “khu kinh tế cửa khẩu” ở chỗ được hinhfthanhf ở khu vực ven biển, có chức năng kinh tế tổng hợp, mà trong đó các dự án, công trình nòng cốt có ý nghĩa quan trọng của quốc gia thuộc một hay nhiều lĩnh vực như công nghiệp, du lịch, thương mại, khu phi thuế quan, đô thị giữ vai trò động lực thúc đẩy tăng trư ởng, xuất khẩu của các vùng, miền. Sự phát triển của khu kinh tế được đảm bảo bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Khung 1.2. Một số khu kinh tế của Việt Nam Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) sẽ phát triển theo mô hình "khu trong khu". Đây cũng là khu kinh tế mở duy nhất được xây dựng và phát triển để thử nghiệm thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp với các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ phát triển thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích ổn định lâu dài. Tại đây sẽ tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu-hoá dầu-hoá chất, từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sữa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container bên cạnh đó sẽ phát triển hệ thống giao thông liên khu với 10 bến cảng dầu khí, khu cảng tổng hợp, đê chắn Ở Trung Quốc, các đặc khu kinh tế đã được xây dựng theo mô hình khu kinh tế tự do tổng hợp như Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Hải Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam đang nghiên cứu hình thành khu kinh tế phát triển Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam và khu kinh tế mở Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi, khu kinh tế mở Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. * Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao: - Khu công nghiệp: Là khu chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập, tổ chức hoạt động theo các điều kiện, trình tự và thủ tục qui định của Nghị định, không có dân cư sinh sống. Xu hướng hiện đại là phát triển các công viên công nghiệp. - Khu chế xuất: Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập, tổ chức hoạt động theo các điều kiện, trình tự và thủ tục qui định của Nghị định, không có dân cư sinh sống 10
  11. - Khu công nghệ cao: Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ, nhằm ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và các dịch vụ liên quan; được thành lập, tổ chức hoạt động theo các điều kiện, trình tự và thủ tục qui định của Nghị định; có ranh giới xác định. Đối với Việt Nam khu công nghệ cao do Chính phủ thành lập. Mục tiêu của khu công nghệ cao là thu hút công nghệ cao của nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao, kinh doanh công nghệ cao và phát triển công nghệ cao trong nước để nhân rộng ra. Hiện nay, một số khu công nghệ cao đang được xây dựng ở Tp.Hồ Chí Minh và ở Hà Nội. 1.1.2. Khái niệm về vùng và vùng kinh tế a, Khái niệm vùng Vùng là một không gian lãnh thổ xác định, là một phần của bề mặt Trái Đất có sự phân biệt với vùng lân cận. Nó là một miền, một khu vực rộng, một khoảng đất rộng như vùng đồng bằng, vùng núi, vùng quê, vùng mỏ hay thậm chí là một khu ruộng lớn gồm nhiều thửa. Là một thực thể hay hệ thống tự nhiên, KT-XH. Ranh giới này có ý nghĩa pháp lý được xác định bởi một văn bản pháp qui và cũng có thể chỉ là ước lệ. Lãnh thổ đó là vùng hữu hạn về phạm vi, ở đó có các yếu tố tự nhiên, nơi sinh sống của cộng đồng xã hội có những tác động tích cực vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức KT- XH cho phù hợp với đường lối chính trị và phát triển KT-XH của đất nước. 11
  12. Các ngành khoa học khác nhau có cách hiểu về vùng không đồng nhất: Vùng Địa lý học Kinh tế học Chính trị, hành chính Xã hội học Là một đơ n vị Một không gian, Lãnh thổ hành chính Nơi tập trung dân cư địa lý của bề một lãnh thổ kinh để thực hiện sự quản có những đ ặc trư ng mặt Trái Đất tế tương đối hoàn lý hành chính xã hội tương đồng của chỉnh một loại người nào đó (ngôn ngữ, dân tộc ) Hình 1.1. Quan niệm vùng của các ngành khoa học Trên giác độ quản lý Nhà nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh, một cấp phân vị cao của lãnh thổ quốc gia có những đặc điểm về mặt tự nhiên và KT-XH làm cho nó có thể phân biệt với các vùng khác (theo GS Lê Bá Thảo trong “Việt Nam- Lãnh thổ và vùng địa lý”). Nó là khoảng không gian liên tục nằm trong ranh giới một lãnh thổ xác định. Nó là duy nhất, không lặp lại và được đặc trưng bằng những nét riêng biệt cho phép phân biệt nó với bất kỳ vùng nào khác. * Bản chất: Là một khái niệm không gian, có hình thức kết cấu của vùng đất chiếm một không gian nhất định trên bề mặt trái đất, dựa vào điều kiện vật chất khác nhau làm đối tượng. Nó phải có những thuộc tính cơ bản sau: (1) Một phần của bề mặt trái đất, chiếm không gian nhất định (không gian 3 chiều), có thể là không gian tự nhiên, không gian kinh tế, không gian xã hội (2) Có một phạm vi và giới hạn nhất định. Phạm vi lớn, hay nhỏ là căn cứ vào các yêu cầu khác nhau, hệ thống chỉ tiêu khác nhau để phân chia. Ranh giới thường mang tính quá độ, là một “dải đất” biến đổi cả về lượng và về chất, chúng có khi liên tục (liền khoảnh), có khi không liên tục (không liền khoảnh). (3) Có hình thức kết cấu hệ thống nhất định có tính phân cấp hoặc tính nhiều cấp, tính phân tầng nên có mối quan hệ trên và dưới, dọc và ngang. (4) Là một thực tại khách quan. Là cái mà mọi người căn cứ theo yêu cầu và đối tượng khác nhau để phân chia, là phản ánh chủ quan đối với khách quan. * Quan niệm về vùng ở Việt Nam 12
  13. - Các chuyên gia nghiên cứu về qui hoạch quản lý và phát triển vùng đều thống nhất quan điểm cho rằng vùng là một bộ phận lãnh thổ quốc gia. Sự tồn tại và phát triển của nó gắn bó chặt chẽ với các bộ phận lãnh thổ khác. Nó hoạt động như một hệ thống do những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng có mối quan hệ chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài. - Đặc điểm cơ bản: + Có ranh giới xác định (hoặc mang tính pháp lý hoặc mang tính ước lệ). + Tồn tại các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới giao tông, cơ sở vật chất kỹ thuật mà con người tạo dựng và các điểm dân cư. + Có qui mô rất khác nhau, có tính khách quan và tính lịch sử. + Là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển KT-XH trên mỗi vùng của đất nước. b, Vùng kinh tế- xã hội * Định nghĩa: Có nhiều định nghĩa khác nhau về vùng kinh tế, song hiện nay đa số các nhà khoa học Liên Xô (cũ) và các nước XHCN trong đó có Việt Nam chấp nhận định nghĩa của “UB về vấn đề phân vùng kinh tế nước Nga” do Kalinin chỉ đạo, được coi là những nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ công tác lý thuyết và thực tiễn trong phân vùng kinh tế. Theo đó vùng kinh tế “Là một khu vực đặc thù hoàn chỉnh về kinh tế. Khu vực đó nhờ sự kết hợp các tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa trước đ ây, dân cư, văn hóa, có kỹ năng sản xuất trở thành một mắt khâu trong sợi dây chuyền chung của nền kinh tế quốc dân”. Là một thực thể tồn tại khách quan, nội dung, trình độ và mức độ phát triển của vùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Vùng kinh tế được coi là một cơ thể kinh tế hoàn chỉnh. Hoàn chỉnh không có nghĩa là tự cấp tự túc, khép kín mà gạt bỏ dứt khoát mọi tư tưởng bế quan tỏa cảng. Tất cả mọi vùng đều là những bộ phận kinh tế của một cơ thể Nhà nước thống nhất, thực hiện những nhiệm vụ chung nhất thông qua những ngành chuyên môn hóa của chúng là sự phù hợp với sự phân công lao động tự nhiên giữa các vùng. * Về bản chất: Vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nền kinh tế quốc dân với những dấu hiệu sau: 13
  14. - Chuyên môn hóa những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản Sản xuất chuyên môn hóa là quá trình tập trung sản xuất một hay một vài sản phẩm có lợi nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất, phù hợp với điều kiện khách quan của vùng, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hóa cao nhất không những thỏa mãn nhu cầu nội vùng mà còn cả ngoại vùng (vùng khác, cả nước và xuất khẩu). - Tính tổng hợp: được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ qua lại giữa các thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ vùng Vì thế, coi vùng như một hệ thống toàn vẹn, một đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân. Như vậy, phát triển tổng hợp là phát triển tất cả các ngành sản xuất có liên quan, ràng buộc với nhau; khai thác, sử dụng đầy đủ mọi tiềm năng sản xuất trong vùng để phát triển toàn diện, cân đối, hợp lý nền kinh tế vùng trong sự phối hợp tốt nhất giữa các ngành chuyên môn hoá sản xuất, các ngành bổ trợ chuyên môn hóa sản xuất và các ngành sản xuất phụ của vùng, tạo cho vùng một cơ cấu sản xuất hợp lý nhất. * Cơ sở hình thành và phát triển vùng Là các yếu tố tạo vùng, trong đó yếu tố tiền đề là sự phân công lao động. Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ. Yếu tố phân công lao động theo lãnh thổ là yếu tố lý giải quá trình tạo vùng dưới góc độ triết học và kinh tế chính trị học, do việc luận chứng và kích thích cơ bản sự phân bố lực lượng sản xuất một cách hợp lý. * Nội dung của vùng kinh tế: Bao gồm cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ: - Cơ cấu ngành của vùng là mối quan hệ giữa các ngành chuyên môn hóa, ngành phát triển tổng hợp (gồm các ngành phục vụ, hỗ trợ cho chuyên môn hóa, cấu trúc hạ tầng). - Cơ cấu lãnh thổ: Là những mối quan hệ giữa hạt nhân với lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài. Đó là quan hệ giữa trung tâm với ngoại vi và ranh giới vùng. Sức hút của trung tâm tới đâu thì ngoại vi tới đó. * Qui mô: Gồm các cấp (1) Cấp cao:Vùng KT-XH (vùng lớn): - Bao gồm nhiều tỉnh hoặc nhiều huyện của nhiều tỉnh, hoặc gồm những dải lãnh thổ theo chiều dọc (dải miền núi, dải ven biển ). 14
  15. - Đặc điểm: có tính đồng nhất cao về tự nhiên, có sự hình thành vùng sản xuất hàng hóa bao quát trên nhiều tỉnh, mạng lưới kết cấu hạ tầng cũng trải rộng. Trên cơ sở đó cần phải có hệ thống chính sách phát triển chung cho nhiều tỉnh, tạo ra sự thống nhất trên phạm vi lãnh thổ lớn. - Yêu cầu: Xác định về ranh giới, tên gọi và luận chứng trong qui hoạch phát triển KT-XH lãnh thổ. Nó là đối tượng để tổ chức lãnh thổ quốc gia và lập qui hoạch phát triển. (2) Cấp thứ 2: Vùng là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là tỉnh) là cấp hành chính có qui định trong Hiến pháp 1992. Đây là cấp có bộ máy quản lý Nhà nước về lãnh thổ tỉnh. - Là đơn vị nằm trong vùng lớn và phải có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, KT-XH để làm tròn nhiệm vụ chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp nền kinh tế - Là đối tượng của qui hoạch phát triển KT-XH lãnh thổ và là cấp qui hoạch quan trọng, tại vì: + Phục vụ công tác điều hành và chỉ đạo vĩ mô về phát triển kinh tế và cung cấp các căn cứ cần thiết cho hoạt động KT-XH và các nhà đầu tư. + Căn cứ khoa học cho các nhà lãnh đạo đưa ra các chủ trương, các kế hoạch cũng như các giải pháp hữu hiệu để chỉ đạo, điều hành, quản lý quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. + Nhân dân, các nhà đầu tư hiểu rõ tiềm năng, cơ hội đầu tư và yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. - Số lượng cấp vùng phụ thuộc vào sự thay đổi địa giới hành chính cấp tỉnh. Khung 1.3. Sự thay đổi số lượng các tỉnh, thành phố qua các thời kỳ - Những năm 1975- 1980: có 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đã xây dựng qui hoạch phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến của các tỉnh. - Thời kỳ 1982- 1984: có 44 tỉnh, thành phố; xây dựng Tổng sơ đồ phân bố lực lư ợng sản xuất trên phạm vi cả nước. - Từ năm 1989 đến nay: chia tách 49 tỉnh, 53 tỉnh, 61 tỉnh và nay là 64; đã xây dựng được các qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH và có sự rà soát, điều chỉnh các qui hoạch trên phạm vi các tỉnh. 15
  16. (3) Cấp thứ 3- cấp huyện (hay liên huyện) Là những đơn vị hành chính KT-XH cấp huyện. c, Vùng ngành Vùng kinh tế ngành là vùng kinh tế của một ngành mà phân bố sản xuất phần lớn của một ngành nhất định ví dụ như vùng công nghiệp, vùng nông nghiệp, vùng du lịch Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp và quá trình phát triển của nó cũng mang tính chất khách quan và bị chi phối bởi sự phân công lao động theo lãnh thổ. Có hai dạng: - Vùng kinh tế ngành tổng hợp bao gồm các dạng sản xuất của một loại ngành chung như vùng công nghiệp, vùng nông nghiệp 16
  17. - Vùng kinh tế ngành cụ thể là những loại vùng ngành nhỏ nằm trong vùng kinh tế ngành tổng hợp như vùng trồng cây công nghiệp, vùng trồng cây lương thực, vùng khai thác khoáng sản Khung 1.4. Các vùng công nghiệp Việt Nam Có sáu vùng công nghiệp tại Việt Nam được quy hoạch từ nay đến năm 2020: - Vùng 1 gồm 14 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái tập trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến. - Vùng 2 gồm 14 tỉnh, thành Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc) được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. - Vùng 3 gồm 10 tỉnh, thành Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngành điện tử và công nghệ thông tin. - Vùng 4 gồm 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tập trung phát triển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản. - Vùng 5 gồm 8 tỉnh, thành Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh) tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. - Vùng 6 gồm 13 tỉnh, thành An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu. 17
  18. Khung 1.5. Các vùng nông nghiệp của Việt Nam Lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam có thể chia thành tám vùng theo hệ sinh thái nông nghiệp: 1. Vùng Tây Bắc: gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình. 2. Vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ. 3. Vùng đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. 4. Vùng Bắc Trung bộ: gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. 5. Vùng Nam Trung bộ: gồm 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. 6. Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum. 7. Vùng Đông Nam bộ: gồm 6 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận. 8. Vùng Tây Nam bộ: gồm 13 tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh 1.2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ và qui hoạc vùng 1.2.1. Về tổ chức lãnh thổ và tổ chức lãnh thổ kinh tế- xã hội a, Những quan niệm cơ bản Tổ chức lãnh thổ là việc tìm ra mối liên kết không gian, là việc bố trí hợp lý các cơ sở kinh tế trên một lãnh thổ nhất định, sao cho việc sử dụng lãnh thổ ấy đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Ở các nước phương Tây khái niệm tổ chức lãnh thổ (Territorial organistation) được dùng từ cuối thế kỷ XIX cả trong lý thuyết cũng như ứng dụng trong thực tiễn. Song khái niệm này chỉ bắt đầu được nêu ra ở Liên Xô (cũ) từ năm 1972 và đ ược coi như là một bước đổi mới trong việc lập tổng sơ đồ phát triển sau 1921. Theo B.S.Kharop (1981) trong “Những vấn đề hiện tại quản lý vùng và qui hoạch ở Liên Xô” thì tổ chức lãnh thổ theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các vấn đề 18
  19. có liên quan đến sự phân chia lãnh thổ lao động, phân bố lực lượng sản xuất, liên quan đến sự khác biệt giữa các vùng trong quan hệ sản xuất, về phân bố dân cư, về quan hệ tương hỗ giữa xã hội và thiên nhiên cũng như các vấn đề chính sách KT- XH của khu vực (vùng). Với ý nghĩa hẹp hơn, khái niệm này bao gồm những lĩnh vực sau: Tổ chức hành chính lãnh thổ của quốc gia; quản lý sản xuất của khu vực; sự hình thành của các tổ hợp tổ chức kinh tế lãnh thổ; xác định các đối tượng lãnh thổ quản lý; phân vùng KT-XH được thực hiện không chỉ với mục đích mô tả và phân tích các hiện tượng và quá trình mà chủ yếu là mục đích quản lý chúng. Các khái niệm thường gặp liên quan đến “Tổ chức lãnh thổ” như “Tổ chức lãnh thổ sản xuất”,“Tổ chức lãnh thổ KT-XH”, “Tổ chức lãnh thổ lực lượng sản xuất”, “Tổ chức lãnh thổ nền kinh tế quốc dân”. “Tổ chức lãnh thổ KT-XH” theo các khoa học Liên Xô (cũ) cho rằng: Nó đư ợc thực hiện trên các lãnh thổ cụ thể ở các cấp độ khác nhau, phổ biến là trên các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh. Coi sự tổ chức lãnh thổ KT- XH là sự sắp xếp, bố trí (phân bố) và phối hợp các đối tượng gây ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động và vị trí kinh tế- xã hội để đạt hiệu quả kinh tế cao và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó. Tổ chức lãnh thổ KT-XH được xem như việc tổ chức sự phối hợp giữa các ngành sản xuất, các quá trình và các cơ sở sản xuất trong phạm vi lãnh thổ nhất định. Các nhà khoa học phương Tây phát triển theo hướng kinh tế thị trường sử dụng thuật ngữ không gian KT-XH. Tổ chức không gian ra đời từ cuối thế kỷ XIX và trở thành một khoa học kinh tế lãnh thổ. Họ cho rằng: Tổ chức không gian được xem như là lựa chọn nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả (Jean Pean Paul De Gaudemar, 1992). Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức lãnh thổ là tìm ra một tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển KT-XH giữa các ngành trong một vùng, giữa các lãnh thổ nhỏ hay các tiểu vùng trong một vùng hay giữa các vùng trong một quốc gia và trên mức độ nhất định có xét đến mối liên kết giữa các quốc gia với nhau; tạo ra một giá trị mới nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một vùng đó. Một cách khái quát, tổ chức lãnh thổ KT-XH là “sự tìm kiếm khung cảnh địa lý quốc gia, sự phân bố tốt nhất các hoạt động tùy thuộc vào các tài nguyên tự nhiên”. Như vậy nó là một nội 19
  20. dung cụ thể của một chính sách kinh tế phát triển theo h ướng dài hạn nhằm cải thiện môi trường diễn ra các hoạt động sống của con người. Tổ chức lãnh thổ KT-XH ở góc độ địa lý học xem như là một hành động có chủ ý hướng tới sự công bằng về không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đ ối giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ môi trường sống. Khái niệm “Tổ chức lãnh thổ xã hội” là khái niệm rộng, liên ngành trong lĩnh vực vùng (hoặc lãnh thổ), các nghiên cứu địa lý, xã hội, kinh tế và các lĩnh vực khác, bao gồm cả phân bố nền sản xuất, phân bố cơ sở hạ tầng xã hội và các mối quan hệ tương hỗ trong hệ thống lãnh thổ KT-XH, các quá trình tái sản xuất theo không gian và vấn đề quản lý chúng. Mặt khác, tổ chức lãnh thổ xã hội đồng thời là một trong hướng hoạt động toàn diện của con người và kết quả hoạt động trước đó của con người. Với nhiều quan điểm khác nhau, đối tượng khác nhau có thể thể thấy tổ chức lãnh thổ chủ yếu tập trung vào tổ chức lãnh thổ KT-XH. Tổ chức lãnh thổ KT-XH là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực và đa lãnh thổ trong một vùng cụ thể nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động và vị trí địa lý KT-XH và các CSVCKT đã, sẽ được tạo dựng để đ em lại hiệu quả KT-XH cao và nâng cao mức sống dân cư của vùng đó. Từ quan niệm cơ bản này cần hiểu rõ một số điểm sau: - Tổ chức: là việc sắp xếp các đối tượng (xí nghiệp, công trình; các ngành, các lĩnh vực; các điểm dân cư và kết cấu hạ tầng ). - Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu của phát triển KT-XH. - Chủ thể tổ chức cũng là chủ thể quản lý phát triển vùng. Đó là những cơ quan Nhà nước được qui định trong hiến pháp và luật pháp hiện hành của quốc gia. b, Đặc tính của tổ chức lãnh thổ kinh tế- xã hội Tổ chức lãnh thổ kinh tế- xã hội có 3 đặc tính: tính kết cấu- hệ thống, tính lãnh thổ, tính đa phương án. * Tính kết cấu- hệ thống: Tổ chức là sự sắp xếp các đối tượng đa dạng, luôn luôn vận động và phát triển, chúng độc lập tác động qua lại. Hệ thống lãnh thổ có giới hạn, sức chứa của nó qui định tính chất và trình độ phát triển. Tính kết cấu thể 20
  21. hiện ở sự muôn màu muôn vẻ trong việc sắp xếp và định h ướng các đối t ượng. Tính định hướng làm cho các phần tử phát triển hài hòa, nhịp nhành với nhau. * Tính lãnh thổ: Nó thể hiện ở sự đa dạng không gian. Trong một vùng có nhiều tiểu vùng với nhiều điều kiện không thật giống nhau làm cho việc phân bố các đối tượng trong vùng có sự đa dạng linh hoạt. Khi tiến hành tổ chức lãnh thổ KT-XH ở một vùng nào đó thì bao giờ cũng gặp tình trạng do điều tra cơ bản bị hạn chế, không đầy đủ nên tổ chức phải có những xem xét liên lãnh thổ và để một “biên độ” thay đổi sau đó. * Tính đa phương án: Các phương án được xây dựng dựa theo nhiều mục tiêu, nhiều phương hướng nhằm phát huy lợi thế, tính hợp lý về khai thác, sử dụng tài nguyên lãnh thổ. Quyết sách cuối cùng là lựa chọn trên cơ sở so sánh các phươ ng án để tìm ra phương án tối ưu. 1.2.2. Về qui hoạch vùng a, Về qui hoạch * Khái niệm: Qui hoạch là một khái niệm rộng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch đô thị, qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội, qui hoạch cán bộ hay qui hoạch nguồn nhân lực, qui hoạch CSHT, qui hoạch môi trường Qui hoạch có thể được hiểu theo những góc độ sau: - Là sự tích hợp các kiến thức khoa học và kỹ thuật, tạo nên những sự lựa chọn để có thể thực hiện các quyết định về các phương án lựa chọn cho tương lai. - Là công việc chuẩn bị có tổ chức cho các hoạt động có ý nghĩa bao gồm việc phân tích tình thế, đặt ra các yêu cầu, khai thác và đánh giá các lựa chọn và phân chia một quá trình hành động. - Là quá trình soạn thảo một tập hợp các chương trình có liên quan, được thiết kế để đạt được những mục tiêu nhất định. Nó bao gồm việc định ra một hay nhiều vấn đề cần được giải quyết, thiết lập các mục tiêu qui hoạch, xác định các giả thiết mà qui hoạch cần dựa vào, tìm kiếm và đánh giá các biện pháp hành động có thể thay thế và lựa chọn hành động cụ thể để thực hiện. Như vậy, qui hoạch là một công cụ có tính chiến lược trong phát triển, được coi là phương pháp thích hợp để tiến đến tương lai theo một phương hướng, mục tiêu do ta vạch ra. Đồng thời, nó có thể là tất cả những công việc hoặc khả năng 21
  22. kiểm soát tương lai bằng các hoạt động hiện tại nhờ vào việc sử dụng các kiến thức về mặt nhân quả. Viện Chiến lược Phát triển: Qui hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian KT- XH cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ nhất định. Kỹ thuật cơ bản của qui hoạch là viết báo cáo, kèm theo dự báo thống kê, trình bày toán học, đánh giá định lượng và sơ đồ (bản đồ) qui hoạch. * Các loại qui hoạch: Hiện nay ở Việt Nam có các loại hình qui hoạch sau: - Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH: bao gồm qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng và các lãnh thổ đặc biệt, tỉnh, huyện. Là luận chứng phát triển KT-XH và tổ chức không gian các hoạt động KT-XH hợp lý trên lãnh thổ trong thời gian xác định. - Qui hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và trên các vùng, lãnh thổ. Bao gồm: qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, qui hoạch phát triển ngành. - Qui hoạch cụ thể, chi tiết như qui hoạch xây dựng, qui hoạch khu dân cư. b, Qui hoạch vùng * Khái niệm: Qui hoạch vùng là một hành động tổng hợp với sự tham gia của nhiều lĩnh vực và bộ môn khoa học chuyên ngành như chính trị, kinh tế, xã hội, địa lý, y học, lịch sử, môi trường Tùy theo mức độ của lĩnh vực khoa học chuyên môn mà nhìn nhận nội dung của định nghĩa: - Là sự sắp xếp trên mặt đất những cơ sở hoạt động của con người bao gồm các công trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, mạng lưới giao thông, rừng cây và khoảng trống, nhà ở và công trình phục vụ sinh hoạt, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và sự mong muốn của con người (Le Corbusier). - Là lý luận và thực tiễn phân bố hợp lý nhất trên các lãnh thổ vùng những xí nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải và các địa điểm dân cư có sự tính toán tổng hợp những vấn đề địa lý kinh tế, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật. Qui hoạch vùng được cụ thể hóa trên lãnh thổ những dự đoán, những chương trình, kế hoạch hành động phát triển tổng thể vùng, đồng thời qui hoạch vùng bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm những điều kiện đó (Pertxik). 22
  23. - Là bộ phận trung gian giữa qui hoạch quốc gia (qui hoạch lãnh thổ) và qui hoạch các điểm dân cư (Seifert). Trên cơ sở thống nhất khái niệm qui hoạch vùng của khối EEC (khối thị trường chung châu Âu), các nhà khoa học của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đưa ra định nghĩa: - Qui hoạch vùng là qui hoạch tổng hợp, trên cấp và vượt ra ngoài khuôn khổ điểm dân cư thuộc phạm vi vùng qui hoạch với sự tham gia của nhiều cơ quan qui hoạch và quản lý địa phương. Qui hoạch vùng cụ thể hóa các qui hoạch lãnh thổ quốc gia, bổ sung và làm phong phú thêm các chương trình, kế hoạch đó; đồng thời cũng đề xuất các định hướng và kiến nghị quan trọng cho qui hoạch điểm dân cư. - Qui hoạch vùng nhằm thay đổi các điều kiện không gian theo mô hình trật tự tương lai của vùng. Vì thế, nó là những hoạt động, việc làm hướng đích, không chỉ là sự miêu tả hiện trạng hiện tại và tương lai, - Vùng qui hoạch có thể trùng hoặc không trùng với ranh giới các đơn vị hành chính. Đơn vị nhỏ nhất của vùng qui hoạch là đô thị, xã (đơn vị hành chính dân cư nhỏ nhất). * Qui hoạch vùng cho phép: - Phân bố có hiệu quả các xí nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải và các xí nghiệp dịch vụ trên cơ sở sử dụng tổng hợp điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên và KT-XH. - Tổ chức hợp lý sản xuất nông nghiệp trên cơ sở hình thành chuyên môn hóa hợp lý. - Phân bố dân cư hợp lý phù hợp với nhu cầu, tập quan canh tác, nguyện vọng sinh hoạt của cư dân. - Giải quyết đồng bộ các hệ thống trang bị kỹ thuật vùng. - Tổ chức hợp lý các khu nghỉ dưỡng. - Sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên. - Phân chia các khu vực lãnh thổ theo chức năng cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho sử dụng hợp lý, bảo vệ, tái tạo tài nguyên thiên nhiên. * Đặc điểm chung: Trước hết qui hoạch vùng mang đặc điểm chung của một qui hoạch là tính mục tiêu, tính nhìn trước và tính động thái. Tính mục tiêu bởi qui hoạch nhằm làm rõ phương hướng, xác định mục tiêu hoặc trạng thái nào đó mới tiến hành qui 23
  24. hoạch. Tính nhìn trước do qui hoạch dựa vào ý tưởng và bố trí tương lai để xác đ ịnh nhiệm vụ. Tính động thái, mỗi qui hoạch không bao giờ ở trạng thái tĩnh mà là quá trình động, không ngừng thay đổi và phát triển. Ngoài những điểm chung này, qui hoạch vùng còn mang một số đặc điểm riêng sau: - Tính tổng hợp: còn gọi là tính chỉnh thể hoặc tính toàn cục. Nó thể hiện ở một số mặt dưới đây: + Nội dung của qui hoạch rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong vùng. Vùng là một hệ thống mở to lớn và phức tạp, do hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội hợp thành. Mỗi hệ thống lại là tập hợp của các hệ thống con và nhiều yếu tố hợp thành. Vì thế, qui hoạch vùng liên quan đ ến các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân ; liên quan đến nhiều ngành như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch Vì thế, qui hoạch vùng cần nghiên cứu một cách toàn diện, tiến hành một cách toàn diện tất cả các yếu tố hợp thành, các nội dung liên quan. Như vậy, qui hoạch vùng cần giải quyết một cách hài hòa mâu thuẫn giữa ngành với ngành, giữa vùng với vùng. Nói một cách khác, qui hoạch vùng cần điều hòa tốt mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các địa phươ ng với nhau trong vùng + Phương pháp tư duy qui hoạch cần chú trọng đánh giá tổng hợp, phân tích luận chứng tổng hợp, nhấn mạnh sự hài hòa lẫn nhau giữa các ngành và vùng, khắc phục những thiếu sót do luận chứng một ngành hoặc chuyên đề riêng biệt. + Các phương án qui hoạch cần được so sánh nhiều phương hướng, mục tiêu, nhiều phương án (đa phương án) để lựa chọn phương án tối ưu. + Đội ngũ công tác làm qui hoạch vùng gồm nhiều thành viên của nhiều ngành, nhiều chuyên ngành. Trước đây, cán bộ làm qui hoạch vùng chủ yếu của các ngành như địa lý, xây dựng, kỹ thuật. Hiện nay, các cán bộ làm qui hoạch vùng thường phối hợp chặt chẽ với cán bộ phụ trách hành chính vùng, chuyên gia của nhiều ngành khoa học (kinh tế, môi trường, xã hội ) và các Bộ, các ngành kinh tế chủ quản. - Tính tổng thể, dài hạn, lấy chiến lược làm căn cứ (còn gọi là tính chiến lư ợc). Qui hoạch vùng là cụ thể hóa của chiến lược nên phải có tính chiến lược thể hiện như sau: 24
  25. + Độ dài qui hoạch: thông thường khoảng 10- 15 năm, thậm chí lên tới 20- 30 năm, hoặc lâu hơn. Do thời gian qui hoạch dài nên đòi hỏi các phương án qui hoạch cần có tính “thấy trước” (tầm nhìn xa) một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, qui hoạch cũng cần tập trung vào các hạng mục trọng điểm trong thời kỳ gần. Vì thế, phương án qui hoạch vừa có thể chỉ đạo phát triển KT-XH trong thời kỳ gần, vừa bảo đảm kết hợp giữa gần và xa, thực hiện phát triển bền vững. + Mối quan hệ ở tầm vĩ mô, hài hòa và toàn diện: Qui hoạch đòi hỏi phải có sự điều hòa và toàn diện trong quan hệ giữa các khu vực, giữa các ngành và vùng. Do đó, qui hoạch vùng cần nhìn xa, lâu dài và suy nghĩ từ vĩ mô, suy tính cặn kẽ hiệu quả tổng thể của vùng. Trọng điểm của qui hoạch là những hạng mục lớn quan trọng mang tính vĩ mô, toàn cục, then chốt của vùng. + Chỉ tiêu của qui hoạch có tính cơ động tương đối lớn: Do qui hoạch vùng có tính nhìn xa, lâu dài mà trong quá trình phát triển thường có nhiều yếu tố không xác định được, việc dự tính tương đối khó có thể chính xác nên các phương hướng phat triển, mục tiêu, cơ cấu, bố trí và sắp xếp sử dụng đối với KT-XH của vùng có tính khái quát, chỉ tiêu có biên độ nhất định, có tính cơ động tương đối lớn. + Việc thực hiện qui hoạch sẽ phát sinh ảnh hưởng sâu xa, lâu dài đối với các vùng: Qui hoạch vùng là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển KT-XH của đất nư ớc. Hạng mục qui hoạch nhất là hạng mục công trình xây dựng lớn quan trọng khi xây dựng khó có thể thay đổi và có ảnh hưởng lâu dài. Do đó cần thận trọng trong việc xác định, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các ngành, các địa phương, lợi ích xa và lợi ích gần. - Tính đặc thù vùng: Đặc điểm này bao hàm hai nội dung: + Đặc sắc của địa phương: Điều kiện tự nhiên, TNTN, điều kiện KT-XH mỗi vùng có những nét riêng nên mục tiêu, phương hướng phát triển, cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng sẽ không giống nhau. Tính đặc thù riêng ở các vùng làm cho qui hoạch phải thích hợp với từng vùng, phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu. Các phương án qui hoạch mỗi vùng phải khác nhau, bản đồ, văn bản và báo cáo qui hoạch cũng không được sao chép. + Bảo đảm phạm vi qui hoạch hoàn chỉnh: Qui hoạch vùng là bố trí tổng thể xây dựng nền kinh tế quốc dân và sử dụng đất đai trong phạm vi một vùng nhất đ ịnh. Trong quá trình qui hoạch cần coi qui hoạch vùng là một chỉnh thể để tiến 25
  26. hành nghiên cứu, trên vùng qui hoạch hoàn chỉnh phải bố trí sử dụng một cách tổng thể. 1.3. Sơ lược lịch sử phát triển của tổ chức lãnh thổ và qui hoạch vùng Ý tưởng qui hoạch vùng nảy sinh từ nhiều thế kỷ trước đây trên thế giới và Việt Nam, song mục tiêu và nội dung đơn giản thường chỉ là tập trung quai đê, lấn biển, mở rộng canh tác, định cư cho người dân. Qui hoạch thực sự mang ý nghĩa khoa học xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ hai Từ giữa thế kỷ XIX, các nhà khoa học Địa lý trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm kiếm những qui luật không gian của sự phát triển lực lượng sản xuất và lĩnh vực phi sản xuất. Tất cả các nghiên cứu này đều tập trung tìm các qui luật tổ chức lãnh thổ của một địa phương cụ thể, đều quan tâm đến tính chất đúng đắn nhất định của việc bố trí tương quan các điểm dân cư và khả năng thiết kế một mạng lưới tối ưu các điểm đó; tìm khả năng chuyển từ địa lý kinh tế miêu tả sang đ ịa lý kinh tế cấu tạo (địa lý kinh tế hiện đại). Tiêu biểu nhất là các nhà khoa học I.G.Thunel (1826), Karl Zauer (1923), Francoi Peroux (1950), Koloxovxki Jcan Fourastier Mặc dù, những nghiên cứu này còn hạn chế về phương pháp luận, về quan điểm kinh tế chủ nghĩa hoặc lạm dụng các phương pháp như Mô hình toán học, Vật lý xã hội làm mất đi những đặc trưng cơ bản của khoa học Địa lý kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã đưa ra những hướng nghiên cứu cơ bản về tính kết cấu, về sự tính toán chặt chẽ các mối liên hệ để xác định qui luật khách quan của sự phân bố. Thời điểm và mức độ phát triển của lý luận, thực tiễn qui hoạch vùng phụ thuộc vào thời điểm và mức độ phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Vận dụng lý thuyết tổ chức lãnh thổ tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia mà có những cách tiếp cận khi giải quyết các vấn đề cụ thể ở mỗi quốc gia đó. Ví dụ như: 1.3.1. Các nước phát triển 1.3.1.1. Các nước SNG (Liên Xô trước đây) Sự phát triển qui hoạch vùng ở Liên Xô (cũ) có thể chia thành một số giai đoạn sau: - Giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939- 1941): Xuất hiện những công việc đầu tiên và quan trọng đối với hàng loạt vùng của Liên Xô, chủ 26
  27. yếu tập trung xây dựng vùng công nghiệp mới, các khu an dưỡng như qui hoạch vùng Kudơbat (1934- 1936), qui hoạch vùng Đônbat (1940- 1946). Đặc điểm là tìm ra những phương pháp qui hoạch kiến trúc và kỹ thuật. - Giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1945- 1960): Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của qui hoạch vùng. Nhiều đồ án qui hoạch vùng lớn được nghiên cứu như vùng Đôn Bát, vùng Irkutck nên đã thu được những kinh nghiệm to lớn về thực tiễn và phương pháp luận qui hoạch vùng. - Giai đoạn những năm sau năm: Đây là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ và rộng rãi của qui hoạch vùng. Đối tượng nghiên cứu là qui hoạch các vùng cấp tỉnh dựa trên cơ sở các quyết định của Chính phủ. Số lượng các qui hoạch này đã tăng gấp 10 lần. Đầu năm 1963đã phân thành 18 vùng kinh tế lớn, trong đó có 62 vùng đất tự trị và ảnh hưởng, 48 vùng công nghiệp và 27 khu liên hiệp công nghiệp, 9 vùng nghỉ ngơi điều dưỡng và nhiều vùng nông nghiệp. Các vùng được nghiên cứu, phác thảo rộng rãi ở Liên Xô là các vùng phát triển công nghiệp, chủ yếu là vùng khai thác, vùng chế biến, các vùng ảnh hưởng của công trình thủy lợi và năng lượng, các vùng nghỉ ngơi an dưỡng, các vùng hành chính. Những công trình qui hoạch vùng trong giai đoạn này đã có những đóng góp quan trong trong giải quyết những vấn đề về tổ chức các lực lưỡng sản xuất theo lãnh thổ trên cả nước. Vì nó tạo ra khả năng lựa chọn những địa khu thuận lợi nhất cho việc phân bố các đô thị mới, đặc biệt là mạng lưới các đô thị vừa và nhỏ tức là dạng các đô thị vệ tinh để phát triển công nghiệp hạn chế các đô thị lớn, các cực lớn. Nhìn chung, các qui hoạch phát triển lãnh thổ của cả nước và các vùng được các kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân xác định trước căn cứ vào các nguyên tắc sau: (1) Tùy theo khả năng, bố trí sắp xếp các ngành công nghiệp và các nguồn nguyên, nhiên liệu ở gần các vùng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhằm sử dụng chúng một cách hợp lý và có hiệu quả, giảm bớt đầu tư xây dựng về giao thông vận tải. (2) Đảm bảo phân bố lao động một cách hợp lý giữa các vùng kinh tế của đất nước bằng cách chuyên môn hóa triệt để nền sản xuất cho từng vùng, nhưng đảm bảo phát triển kinh tế tổng hợp cho mỗi vùng. 27
  28. (3) Gắn liền sản xuất nông nghiệp với công nghiệp bằng cách bố trí cân đối công nghiệp lớn trong phạm vi toàn quốc, tạo nên các đô thị mới và các trung tâm công nghiệp mới cho các vùng. (4) Phát triển các vùng kinh tế mới, hỗ trợ các vùng chậm phát triển. 1.3.1.2. Các nước tư bản phát triển - Trong thời gian chiến tranh Thế giới thứ 2: Nghiên cứu qui hoạch vùng thực hiện chưa nhiều và chủ yếu mang đặc điểm của các sơ đồ kiến trúc hay những ý đồ cố gắng làm tốt hơn các mạng lưới giao thông, bảo vệ phong cảnh, điều chỉnh việc xây dựng các vùng ở gần hay bao quanh các đô thị như qui hoạch vùng than Đônkatxtơ (Anh, 1922- 1923), vùng NewYork lớn (Mỹ, 1935- 1936) - Giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ 2: Do sự xuống cấp, bế tắc của các đô thị, thành phố lớn nên công tác nghiên cứu và đề xuất, thực hiện đồ án qui hoạch được xúc tiến mạnh mẽ với 2 vấn đề cần giải quyết: + Hạn chế sự phình quá to, quá nhanh và quá lớn của các đô thị bằng các giải pháp qui hoạch vùng hợp lý để hạn chế sự tập trung quá lớn những xí nghiệp công nghiệp, dân cư vào các đô thị lớn. + Phân bố hợp lý hơn công nghiệp và dân cư bằng cách giảm bớt các vùng chật chội, đưa từng bộ phận công nghiệp và dân cư sang các vùng khác của cả nước. Các đồ án qui hoạch các vùng đô thị lớn là vùng Lônđôn lớn (1943-1946), các cụm công nghiệp của thành phố Pari, Oasinhtơn, Tokyo; các vùng công nghiệp thủy năng Đồng thời, nhiều hội nghị Quốc tế về qui hoạch vùng Liên hiệp quốc đã được tổ chức và khẳng định là một biện pháp trọng yếu giúp cho đất nước phát triển toàn diện, là việc phân bố các nguồn dự trữ quốc gia để đạt hiệu quả kinh tế và xã hội ở mức tối đa (Hội nghị Tôkyo, 1958). Các nhà khoa học cũng nhận định rằng, qui hoạch vùng cho phép: - Phân chia các đô thị lớn thành các đơn vị nhỏ hơn với các chức năng khác nhau. - Xác định mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị, các bộ phận trong vùng và giữa các vùng. - Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, dự trữ thiên nhiên. - Hướng vào sự phát triển tổng hợp của và các vùng và kích thích khai thác các vùng. - Từ những năm 1960 đến nay: Do sự phát triển chính sách khu vực và việc kế hoạch hóa kinh tế địa phương mà qui hoạch vùng có một sự kích thích mới và 28
  29. mở rộng phạm vi. Ở nhiều nước, qui hoạch vùng đã bao trùm lên toàn bộ hay một bộ phận quan trọng của quốc gia (Pháp, Đức, Thụy Sĩ ). Đã thành lập hệ thống tổ chức Nhà nước có trách nhiệm phác thảo qui hoạch vùng, xét quyệt qui hoạch và ban hành các luật lệ qui hoạch. Điểm chuyển biến rõ rệt là các nhà qui hoạch thống nhất quan điểm tiến bộ và phương pháp đổi mới trong qui hoạch vùng. Hình 1.2. Qui hoạch các đô thị vệ tinh ở Pari * Qui hoạch vùng ở Anh Trong các nước tư bản, Anh là nước đi đầu, nghiên cứu và vận dụng rộng rãi các thành tựu, tiến bộ khoa học về công tác qui hoạch vùng. Năm 1919 đã có một Luật về Qui hoạch đô thị. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nghiên cứu qui hoạch vùng đặc biệt phát triển như qui hoạch mỏ than Đonkatxtơ, qui hoạch một số đô thị lớn như London, vùng Liverpool. Họ đã thực hiện một chương trình thí nghiệm lớn nhất trong thế giới tư bản về xây dựng các thành phố mới, thành phố vệ tinh. Các đạo luật lần lượt ra đời như: 1943- 1948, đạo luật về phân bố công nghiệp, về qui hoạch thành phố và nông thôn; 1946 về thành phố mới; 1955 về sự phát triển các thành phố và việc tạo ra các vành đai xanh. Theo luật này các cơ quan hành chính đô thị và các lãnh thổ (tỉnh, huyện) có quyền đề ra việc nghiên cứu qui hoạch xây dựng đô thị trên vùng đất thuộc quyền quản lý. 29
  30. Hình 1.3. Lodon và các vùng bao quanh Nhiệm vụ của qui hoạch vùng nước Anh là: - Đưa ra tỷ lệ hợp lý và thích hợp giữa việc bố trí công nghiệp và dân cư để tránh sự đi lại không cần thiết của người dân từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. - Hợp lý hóa các đường giao thông để có thể sử dụng tối đa phương tiện phục vụ hiện có và đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất những nguồn tài nguyên dự trữ. - Cải thiện và mở rộng các hệ thống phục vụ bao gồm tất cả các thể loại nhằm yêu cầu nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của các điểm dân cư. - Phân bố đất đai nông nghiệp để có thể sử dụng một cách tốt nhất nguồn dự trữ thiên nhiên như dự kiến khu vực hồ chứa nước, trồng rừng Tuy vậy, do đặc thù của chế độ tư bản là sở hữu tư nhân về đất đai nên công tác qui hoạch vùng còn có những thiếu xót: - Tổ chức, chỉ đạo và quản lý trong một vùng còn do nhiều cơ quan khác nhau phụ trách, thiếu sự thống nhất chung về quan điểm, cách giải quyết. Thực tế giải quyết còn riêng rẽ, ít tổng hợp. - Thiếu sự hợp tác giữa các cấp chính quyền, giữa cơ quan kế hoạch với cơ quan qui hoạch của địa phương nên khó khăn trong việc thực hiện điều chỉnh qui hoạch. 1.3.2. Các nước đang phát triển Trong vài thập niên gần đây, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Cuba đã tiến hành công việc nghiên cứu và qui 30
  31. hoạch vùng, qui hoạch dựa trên những trên những thành tựu, kinh nghiệm qui hoạch của các nước đang phát triển. Hình 1.4. Cơ cấu cư dân Hàn Quốc vùng Seoul Hình 1.5. Các vùng đô thị Thái Lan * Ở Trung Quốc: Qui hoạch vùng, qui hoạch lãnh thổ được tiến hành dần từng bước sau ngày giải phóng. Họ đã nghiên cứu và giải quyết tốt vấn đề phân bố công nghiệp, phân công lao động, sử dụng đất đai và tổ chức xây dựng xuất phát từ mối liên hệ và tác động qua lại của chúng, điều hòa lợi ích giữa các vùng. Trung Quốc chú trọng phát triển kinh tế tổng hợp, bố trí cân bằng trong toàn quốc, kết hợp giữa trung ương với địa phương, giữa kinh tế với quốc phòng, phát triển các khu tự trị * Các nước đang phát triển khác: Do hậu quả của một thời gian dài là thuộc địa, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu; sự khác biệt rất lớn giữa thành thị và nông thôn buộc Chính phủ các nước tiến hành qui hoạch lãnh thổ, qui hoạch vùng nhằm đẩy mạnh CNH- HĐH. Tiến hành nghiên cứu, lập đồ án qui hoạch các vùng khai thác nguyên liệu, công nghiệp lớn như vùng Xinđat Guyan (Venezuela); các vùng nghỉ ngơi du lịch mới như vùng bờ biển Kaspien ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ ; qui hoạch các vùng đô thị lớn 1.3.3. Qui hoạch vùng ở Việt Nam - Giai đoạn 1954- 1975: Hòa bình lập lại do nhu cầu phục hồi, cải tạo và phát triển kinh tế, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho CNXH là động lực thôi thúc sự phát triển của qui hoạch vùng, lãnh thổ. 31
  32. Nhiệm vụ tập trung qui hoạch cải tạo đô thị, qui hoạch xây dựng khu công nghiệp mới, tiến hành các qui hoạch chuyên ngành như phân vùng nông nghiệp, vùng kinh tế mới, qui hoạch các hệ thống thủy lợi, trồng cây công nghiệp, trồng rừng như qui hoạch trị thủy sông Hồng, qui hoạch hồ chứa nước và đập nước Thác Bà. Tuy nhiên do điều kiện chiến tranh, việc nghiên cứu, thực hiện các qui hoạch vùng và đồ án qui hoạch đô thị gặp nhiều khó khăn. Song cuối những năm 1960, đầu năm 1970, chúng ta cũng đã tiến hành nghiên cứu qui hoạch và ứng dụng vào một số vùng, mặc dù kết quả chưa cao do nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân của khâu qui hoạch và lập đồ án. Những qui hoạch vùng được thực hiện nghiên cứu và ứng dụng là qui hoạch khu công- nông nghiệp Quảng Ninh, qui hoạch vùng nông nghiệp huyện Đông Hưng (Thái Bình) Hình 1.6. Qui hoạch mạng lưới xã- hợp tác và điểm dân cư huyện Đông Hưng- tỉnh Thái Bình - Giai đoạn từ 1975 đến nay: Qui hoạch vùng được tiến hành rộng rãi và đồng bộ hơn, nhất là trong khoảng 10- 15 năm trở lại khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường. Các qui hoạch được tiến hành phổ biến và có chất lượng nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH của Đảng và Nhà nước trên cơ sở các kế hoạch phát triển KT-XH của quốc gia và của từng địa phương. Đó là qui hoạch vùng 32
  33. đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng sông Hồng đặc biệt là các qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng, tỉnh, huyện. Hình 1.6. Qui hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng 1.3.4. Kết luận Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu lý luận, thiết kế đồ án qui hoạch vùng và ứng dụng vào trong thực tiễn đã có không ít những thành công và thất bại. Nguyên nhân của tình trạng này: (1) Lý luận qui hoạch vùng mà các nhà qui hoạch trên thế giới nghiên cứu và đề xuất chưa thật tổng hợp và đúng đắn, chưa đề cập hết các đối tượng tác động vào qui hoạch vùng và ứng tính phức tạp của chúng cũng không thích ứng được sự biến động. Các phương pháp áp dụng và giải quyết vấn đề còn quá đơn giản, lý luận còn thiếu tin cậy. (2) Chất lượng của các đồ án, dự án qui hoạch vùng chưa cao, chưa tổng hợp và toàn diện, có khi còn sơ sài. Đó là do nhiều nguyên nhân như thông tin, dữ liệu cung cấp không đảm bảo tính chính xác, tính thời sự, nghèo nàn và tản mạn không đáp ứng được yêu cầu. Phương pháp tư duy, xử lý, dự báo khá đơn giản không phù hợp với những vấn đề phức tạp. (3) Công tác nghiên cứu thiết kế đồ án, dự án và nhất là việc thực hiện các đồ án, dự án qui hoạch vùng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện xã hội của mỗi quốc gia. Các nước TBCN, chính sách sở hữu đất đai đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác qui hoạch. 33
  34. CHƯƠNG 2: QUI HOẠCH VÙNG KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. Phương pháp luận và nguyên tắc qui hoạch vùng KT-XH 2.1.1. Phương pháp luận a, Quan điểm tổng hợp - Quan sát tổng hợp là đặc trưng của quan điểm địa lý học, tư duy địa lý như nêu ra hàng loạt những biến đổi có liên quan giữa địa lý và qui hoạch. Những biến đổi ấy được phát hiện, đánh giá và nghiên cứu kịp thời trong tổng thể tài nguyên và kỹ thuật ví dụ như hình thành một khu dân cư, một mỏ, một xí nghiệp sản xuất sẽ ảnh hưởng đến các điều kiện địa lý như thế nào? Hay những biến đổi về mặt môi trường và biện pháp giải quyết? - Xác định ranh giới vùng là yếu tố cơ bản cho phép qui hoạch vùng một cách chính xác. Vì vậy, qui hoạch vùng phải đi từ phân vùng kinh tế. Phân vùng kinh tế cần chú trọng đến một số nguyên tắc sau: nguyên tắc tồn tại khách quan, nguyên tắc kinh tế, nguyên tắc thống nhất giữa đơn vị kinh tế với đơn vị hành chính, nguyên tắc dân tộc, nguyên tắc quốc phòng. Ranh giới của vùng không phải là ranh giới của một yếu tố tự nhiên (con sông, hay dãy núi) mà là một dải đất có diện tích xác định. Ở đó sức hút giữa trung tâm vùng và biên vùng trung hòa với nhau (vùng gồm hạt nhân và lớp vỏ với lớp vỏ trong, lớp vỏ ngoài). b, Quan điểm hệ thống * Qui hoạch vùng là qui hoạch một hệ thống điều khiển phức tạp: Qui hoạch vùng là qui hoạch một hệ thống điều khiển phức tạp, năng động với một hệ thống bị điều khiển (qui hoạch một vùng, một tỉnh, một huyện) còn goi là hệ thống qui hoạch và hệ thống điều khiển (đề án, sơ đồ, quá trình thiết kế đề án, các lĩnh vực kiến thức). Với hệ thống bị điều khiển có đặc điểm và tính chất: + Quán tính lớn: Luôn luôn biến động để tiến tới sự cân bằng về tự nhiên- sinh thái. + Thời hạn lớn: Thường diễn ra trong một khoảng thời gian lớn và có ý nghĩa thực tế lâu dài. Khi phương án qui hoạch đã triển khai thì rất hạn chế thay đổi. 34
  35. + Tính ổn định tương đối: là đặc điểm chủ yếu của hệ thống qui hoạch vì chúng luôn vận động phát triển nhịp nhàng với các khâu trong hệ thống sản xuất và chỉ nhảy vọt khi hàng loạt cái mới xuất hiện. * Hệ thống vùng qui hoạch là một hệ thống lãnh thổ gồm nhiều phân hệ: - Xí nghiệp công nghiệp. - Xí nghiệp nông nghiệp. - Các cơ quan và tổ chức khoa học. - Hệ thống cư dân. - Các công trình kỹ thuật, giao thông. - Công trình phục vụ cư dân (nhà cửa, y tế ) - Các công trình phúc lợi (công viên, nhà hát ) - Các công trình bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Các phân hệ tự nhiên khác. - Hệ thống các mối quan hệ vùng là một trong những kết quả vật chất của những hoạt động sản xuất và phi vật chất của con người trong quá trình tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên. c, Quan điểm viễn cảnh Các giả thiết phát triển vùng phải được xây dựng trên cơ sở mô hình hóa địa lý KT-XH các tổng thể lãnh thổ sản xuất. Việc dự đoán phát triển dân số hoặc một thành phố, khu đô thị phải chính xác nếu sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho qui hoạch vùng. d, Quan điểm cải tạo Cần phải phân tích, đánh giá đúng đắn quá trình phát triển sản xuất để đề xuất hướng hoàn thiện vùng, trong đó: - Phân tích làm rõ tác động tương tác giữa xã hội và môi trường tự nhiên, sự cân bằng phải đạt đến sự tối ưu. - Phải nghiên cứu toàn bộ chuỗi quan hệ sinh thái (không khí- nước- đất- thực vật). - Qui hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả nên cần phân tích, đánh giá toàn bộ tiềm năng, lợi thế, cơ hội để phát triển các ngành kinh tế e, Quan điểm điều khiển học Quan điểm này cho rằng việc điều khiển tối ưu theo một hướng nhất định do những hệ thống động phức tạp. Hệ thống vùng qui hoạch luôn bị chi phối bởi sự 35
  36. điều khiển thống nhất từ các ngành chuyên môn hóa để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. f, Quan điểm thông tin Trong qui hoạch vùng việc xử lý các thông tin và độ tin cậy của thông tin có ý nghĩa to lớn trong việc xác định hệ thống qui hoạch. Những vấn đề thông tin của qui hoạch vùng: - Đánh giá chung qui mô của các dòng thông tin. - Xu hướng phát triển của dòng thông tin trong dự án qui hoạch. - Chuyển động thông tin trong quá trình qui hoạch vùng. Đặc điểm của nguồn thông tin là phức tạp, không đồng bộ. Vì vậy, việc xử lý thông tin là cần thiết. Do đó, người qui hoạch phải có đủ trình độ để phân tích và hiểu sâu sắc về các giá trị của nguồn thông tin phục vụ qui hoạch. 2.1.2. Tính chất và nguyên tắc của vùng qui hoạch a, Tính chất - Tính chất phức tạp, hữu cơ và phi cộng tính: Hệ thống gồm nhiều phân hệ phức tạp, quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau mà không chỉ đơn giản là sự tập hợp các phân hệ với nhau. - Tính chất động: Hệ thống vùng qui hoạch luôn phát triển, biến động với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. - Tính ngẫu nhiên: Tất cả các đặc điểm phát triển và các thay đổi có thể xảy ra do sự tác động qua lại giữa các phân hệ tự nhiên và xã hội. - Tính ổn định tương đối (quán tính): Hệ thống vùng qui hoạch gồm tập hợp các đối tượng, các khâu nên sự biến đổi của hệ thống diễn ra từ từ. - Tính đa cấp hệ: Hệ thống gồm nhiều phân hệ sản xuất và các quá trình sản xuất khác nhau, nhưng luôn có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc nhau. - Tính phát triển không đồng đều của các phân hệ trong hệ thống qui hoạch: Các phân hệ sản xuất không bao giờ phát triển đồng đều mà tất yếu phải có những bộ phận phát triển mạnh hơn và yếu hơn phù hợp với sự đầu tư, nhu cầu khác nhau. - Tính xung đột của các phân hệ do sự phát triển không đồng đều của các phân hệ có tính trội gây đã gây ra sự thủ tiêu lẫn nhau như sự phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất đã thu hẹp diện tích canh tác nông nghiệp, khai thác 36
  37. khoáng sản ở các khu vực đồi núi đã làm mất nhiều diện tích rừng, làm thay đổi cảnh quan môi trường - Tính không thể thử nghiệm trên thực tế vì qui mô phức tạp của nó. Thử nghiệm chỉ có thể tiến hành trong giai đoạn dự báo và lập chương trình qui hoạch. Nếu qui hoạch chỉ để thử nghiệm thì rất tốn kém về kinh tế, thiệt hại lớn về xã hội và môi trường. - Tính cụ thể về mặt địa lý: Các đặc điểm phát triển của hệ thống phản ánh tính độc đáo cụ thể của vùng. b, Các nguyên tắc qui hoạch vùng * Nguyên tắc hiệu quả: - Hiệu quả kinh tế (tiết kiệm vốn đầu tư). - Hiệu quả xã hội: Cải thiện điều kiện bố trí dân cư và đời sống của dân cư tốt hơn, các công trình phúc lợi hoàn thiện, hiện đại hơn - Hiệu quả về vệ sinh: cải thiện điều kiện sống, phân bố hợp lý dân cư, sản xuất, đảm bảo môi trường trong sạch - Hiệu quả về kiến trúc: Kết quả của phương án qui hoạch phải đảm bảo về kiến trúc hiện đại, tối ưu về sử dụng và thể hiện tính thẩm mỹ cao. - Hiệu quả về thông tin: Hệ thống vùng qui hoạch phải thuận lợi trong trao đổi các thông tin với nhau, dễ dàng trong giao lưu KT-XH. - Hiệu quả về tâm lý: Vùng qui hoạch tạo nên phải phù hợp với tâm lý chung của cộng đồng dân tộc, phù hợp với truyền thống và tâm linh của con người. - Hiệu quả về quốc phòng: Việc qui hoạch vùng phải tính đến các phương án bảo vệ an toàn cho vùng nếu có chiến tranh xảy ra. * Nhóm các nguyên tắc tối ưu tương đối: - Nguyên tắc tìm kiếm tối ưu trong cơ cấu của hệ thống. - Nguyên tắc phát triển mở rộng các khâu sản xuất của hệ thống. - Nguyên tắc tổ chức cơ cấu qui hoạch theo khu vực. - Nguyên tắc tối ưu về mặt vệ sinh (sinh thái học môi trường). - Nguyên tắc tương quan tối ưu giữa các chương trình nằm trong khâu chủ yếu của hệ thống sản xuất lãnh thổ (giữa sản xuất chuyên môn hóa và bổ trợ). - Nguyên tắc tương quan tối ưu giữa những khâu sản xuất lãnh thổ chủ đạo và cơ cấu hạ tầng của vùng. 37
  38. - Nguyên tắc tối ưu trong việc sử dụng các nguồn đất đai và điều kiện lãnh thổ. Nguyên tắc đòi hỏi phân tích kỹ những đặc điểm xây dựng kỹ thuật và đặc điểm phát triển công nghiệp, phát triển các thành phố. - Nguyên tắc tối ưu về phát triển qui hoạch kiến trúc sao cho phù hợp với đặc điểm của các cảnh quan thiên nhiên và thẩm mỹ khác. * Nhóm các nguyên tắc hiện thực: - Nguyên tắc kết hợp từng giai đoạn của khâu phát triển theo thời gian và không gian. - Nguyên tắc phản ứng dự trữ của hệ thống đối với những biến cố không thấy được (tính linh hoạt, co dãn cùng những dự báo và những đề án qui hoạch vùng). Qui hoạch vùng cần vạch ra hàng loạt phương án và không nên đưa đến những phương án ngặt nghèo, độc nhất. - Nguyên tắc xác định phương hướng xây dựng kết cấu hạ tầng đối với nhân tố ổn định và bền vững nhất. Những nhân tố ít động nhất là những nhân tố quan trọng nhất. Sự phân tích các nhân tố này cho phép xây dựng một khung sườn cơ bản của hệ thống qui hoạch, cho phép tăng cường tính bền vững, mức độ tin cậy của mô hình dự báo và làm giảm bớt sự phân tán của phương án dự báo. - Nguyên tắc hiện thực trong việc lựa chọn các chỉ tiêu và đánh giá quá trình xây dựng hệ thống: Di chuyển những vùng dân cư khỏi khu vực ô nhiễm và rời các xí nghiệp công nghiệp đến các thành phố vệ tinh, nhưng việc thực hiện còn phụ thuộc vào tiến trình cụ thể. - Nguyên tắc bắt buộc tính đến đặc thù địa lý của vùng (đây là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất của qui hoạch vùng) 2.2. Các phương pháp qui hoạch vùng KT-XH 2.2.1. Phương pháp SWOT với vấn đề xác định lợi thế so sánh, hạn chế và thách thức của vùng a, Nguồn gốc: Phương pháp này còn được gọi là phương pháp TWOS, lần đầu tiên xây dựng, ứng dụng cho hoạt động của lực lượng cảnh sát; sau đó được mở rộng ứng dụng cho hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế. Tiếp theo được mở rộng ứng dụng rộng rãi và trở nên rất hữu ích trong lĩnh vực y tế cộng đồng; các nghiên cứu phát triển lĩnh vực giáo dục và thậm chí cả lĩnh vực phát triển con người. 38
  39. Khung 2.1. Nguồn gốc của phương pháp SWOT trong kinh doanh Vào những năm 1960 đến năm 1970, Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California đã tiến hành một cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã đưa ra "Mô hình phân tích SWOT" nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý. Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. Kết thúc, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. b, Đặc điểm SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phép phân tích những điểm tích cực và tiêu cực của các hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một qui hoạch nào đó; giúp hiểu hiện trạng một cách đầy đủ để công tác hoạch định chiến lược và ra quyết định được tốt hơn. Điểm mạnh và điểm yếu, gọi nôm na là sở trường và sở đoản là những yếu tố nội bộ tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị. Các yếu tố này có thể là tài nguyên hay nguồn lực, kỹ năng của một lãnh thổ so với các lãnh thổ khác. Cơ hội và rủi ro là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của công ty mà nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Cơ hội và rủi ro nảy sinh từ môi trường phát triển KT-XH, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp hay văn hóa. Một số mô hình của phương pháp SWOT: 39
  40. Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức (rủi ro) Hoặc có thể phân loại theo bảng sau: Các yếu tố tích cực Các yếu tố tiêu cực - Điểm mạnh - Điểm yếu - Tài sản, tiềm năng - Hạn chế - Nguồn lực - Rủi ro - Cơ hội - Thách thức - Triển vọng Một bản phân tích SWOT thường được xây dựng làm sơ sở cho việc hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước, của vùng, của một lãnh thổ nhất định, cho một ngành nhất định; hay lập để đánh giá môi trường kinh doanh cho một doanh nghiệp hoặc một tổ chức. Phép phân tích SWOT được thực hiện bởi 1 người, 1 nhà qui hoạch cá biệt hoặc 1 nhóm làm công tác qui hoạch. Người này hoặc nhóm người này có thể tự phân tích SWOT bởi chính họ hoặc thể hiện phép Phân tích SWOT bằng cách hỏi các nhiều thành viên điền vào (theo sự chỉ dẫn của họ) các điểm Mạnh, điểm Yếu, Cơ hội và Đe dọa. Các thành viên mời tham dự buổi trao đổi có thể là các chuyên gia ở các ban ngành khác nhau của Chính phủ, có thể là các nhóm mục tiêu, đại diện các hộ dân, xí nghiệp tư doanh, bệnh viện, liên quan. c, Các bước thực hiện Các bước sau thể hiện một phép phân tích SWOT: 1. Quyết định ai là người dẫn dắt phương pháp SWOT, trong thời đoạn gì, hệ quả sẽ phải trình bày và với hình thức gì. 2. Xác định mục tiêu của việc thực hành SWOT, trong đó cần chỉ rõ phạm vi lãnh thổ và thời điểm của cơ hội và thách thức. 40
  41. 3. Liệt kê tiêu chuẩn các loại chỉ thị thể hiện, bằng cách hoặc là gom tụ hoặc là không. Ví dụ cho mục đích qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng chẳng hạn, một danh sách “phù hợp” các chỉ thị thể hiện như sau: + Chức năng không gian + Kỹ thuật/ vật chất + Văn hóa - xã hội + Tài chính/ kinh tế + Luật lệ liên quan đến qui hoạch không gian + Tổ chức/ Phòng ban chức năng 4. Người tham gia cần ghi rõ trên giấy tất cả các vấn đề lưu ý. Chú ý rằng có mỗi người thể có khác nhau trong việc định các nhóm từ và cần phải làm rõ các chi tiết trong bức tranh phát họa điểm Mạnh và điểm Yếu. 5. Xem xét kết quả của phép phân tích SWOT để cân nhắc xem có cần phải thu thập thêm dữ liệu. 6. Kết quả cuối cùng của phép phân tích SWOT phải được viết ra thành một tài liệu ngắn. Trong báo cáo, không chỉ là các liệt kê về điểm Mạnh, điểm Yếu, Cơ hội và Đe dọa, mà còn những cắt nghĩa mỗi hạng mục, các lý do bên trong nó, các quan hệ giữa các hạng mục và gút lại các sự kiện, vấn đề nổi bậc. Nên nhớ rằng, phép phân tích SWOT là kết hợp nhiều hơn một tổng quan và một bản liệt kê. Nó có ý nghĩa phân loại các sự kiện, nguyên nhân và ảnh hưởng. Nó là một bản phân tích được sử dụng để xác định vấn đề hoạch định chiến lược qua việc sắp xếp các ưu tiên cần giải quyết từ một "rừng" các vấn đề phức tạp. Thứ tự ưu tiên của một vấn đề được xác định bằng tần số và tầm quan trọng của sự kiện nổi lên từ việc thực hành SWOT. Sự mô tả, phân tích và kết luận cần ngắn. Phân tích SWOT không phải là một nghiên cứu thâm thúy, mà chỉ hơn một tổng quan "nhanh và thô". 7. Cuối cùng là các khuyên cáo để khởi đầu cho cho việc thực hiện những hoạt động cơ bản. Dựa vào các kinh phí hiện có cần phải nhấn mạnh rằng "điều này và điều này cần phải làm, bởi vì chúng là các điều kiện cơ bản đề thực hiện những hoạt động lâu dài, và nó không làm phản tác dụng cho những vấn đề đã được đề cập cho các hoạt động lâu dài". 41
  42. Bảng 2.1. Phân tích SWOT về nền kinh tế Việt Nam của David, Đại học Harvard, 2003 Điểm mạnh Điểm yếu - Tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá cao, - Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có xuất khẩu tăng nhanh, tăng trưởng các xu hướng thấp dần. ngành đạt khá trong giai đoạn 1991- 2002. - Công tác xóa đói giảm nghèo hiệu quả. - FDI có xu hướng giảm giai đoạn 1998- 2002. - Ổn định kinh tế vĩ mô. - ICOR (hệ số sử dụng vốn hay hệ số đầu tư tăng trưởng) có xu hướng tăng nhanh. - Các chỉ tiêu xã hội có nhiều chuyển biến. - Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị gia tăng. Cơ hội Thách thức - Các chính sách phát triển ở cấp tỉnh có - Quá tập trung vào đầu tư trực tiếp. khả năng cải thiện. - Tăng trưởng của các doanh nghiệp tư - Chất lượng giáo dục kém. nhân một cách bền vững. - Nhiều khả năng thu hút được nguồn vốn - Cần nhiều tiến bộ hơn trong ngành công FDI. nghệ thông tin. - Rủi ro của hội nhập và việc gia nhập WTO có thể bị trì hoãn. Bảng 2.2. Phân tích SWOT về thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Vùng miền Trung nhìn từ góc độ quy hoạch tổng thể phát triển Điểm mạnh - Tiềm năng Điểm yếu - Hạn chế o Có vị trí thuận lợi, nhiều địa o Lãnh thổ chạy dài từ Bắc điểm tiềm năng phát triển (cảng biển, du vào Nam, địa hình chia cắt sẽ cản trở lịch), vị trí địa kinh tế mở cho cả khu tổ chức không gian phát triển kinh tế - vực Miền Tây. xã hội tạo ra cực tăng trưởng lớn của o Có nhiều địa điểm thuận lợi vùng. để xây dựng các cảng biển, sân bay o Hạ tầng kinh tế, xã hội còn quốc tế gần các thành phố lớn. thiếu, yếu, manh mún và chưa đồng o Có tiềm năng biển và ven bộ. biển lớn, đặc biệt là tiềm năng phát triển o Xuất phát điểm của nền du lịch với các trung tâm du lịch lớn kinh tế thấp, chưa có tích lũy đầu tư, 42
  43. như Huế, Hội An, Nha Trang v.v. hiệu quả đầu tư chưa cao. o Có điều kiện và tài nguyên o Chưa có cảng biển quốc tế, (dầu khí, thuỷ sản, đất đai) để phát triển sân bay hiện đại quốc tế, đường cao công nghiệp quy mô lớn, nhiều KCN, tốc đáp ứng yêu cầu phát triển. KKT đang được hình thành và đi vào o Môi trường kinh doanh khó hoạt động. khăn, sức mua thị trường nội vùng o Nguồn nhân lực dồi dào, xã không lớn; chưa có các sản phẩm chủ hội ổn định và môi trường khá tốt. lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Sản phẩm cạnh tranh đặc thù trên thương trường ít. o Nhân lực chất lượng thấp, doanh nghiệp nhỏ, yếu. Năng suất lao động thấp và KKT, KCN đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Cơ hội – Thời cơ Thách thức - Cản trở o Hội nhập quốc tế ngày càng o Phát triển hệ thống kết cấu sâu và mở rộng, môi trường quốc tế hạ tầng giao thông như đường cao tốc, thuận lợi là cơ hội để phát huy vị trí và cảng biển, sân bay quốc tế nhu cầu vai trò của Miền Trung trong quá trình vốn đầu tư rất lớn nhưng Miền Trung CNH, HĐH đất nước. vẫn là vùng nghèo, chưa phát triển. o Việt Nam nói chung, Miền o Để thu hút vốn đầu tư trực Trung nói riêng đang được các nhà đầu tiếp nước ngoài đòi hỏi phải có nguồn tư nước ngoài quan tâm, khả năng thu nhân lực chất lượng cao, nhưng để đào hút vốn đầu tư nước ngoài vào Miền tạo được nguồn nhân lực chất lượng Trung ngày càng lớn. cao phải cần thời gian, nguồn lực o Một số công trình đầu tư lớn, không nhỏ. công trình trọng điểm được đầu tư vào o Để phát triển các sản phẩm Miền Trung. chủ lưc, xây dựng được thương hiệu o Nền kinh tế tri thức đang sản phẩm Miền Trung là vấn đề quan phát triển, Miền Trung có thể phát huy trọng, nhưng cũng rất khó khăn. lực lượng lao động dồi dào trên cở sở o Giảm nghèo, thiên tai, dịch đẩy nhanh đào tạo nguồn nhân lực và bệnh xảy ra thường xuyên và vấn đề ô phát triển mạnh khoa học công nghệ. nhiễm môi trường cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 43
  44. 2.2.2. Các phương pháp dự báo 2.2.2.1. Phạm vi, thời hạn và phân loại dự báo * Phạm vi dự báo: - Dự báo tiến bộ KHKT gồm: + Phân tích viễn cảnh phát triển của KHKT và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế. + Dự báo phát triển của công cụ lao động, chi tiết máy móc, các ngành sản xuất, qui trình công nghệ. + Dự báo ngành, liên ngành. - Dự báo kinh tế: + Dự báo phát triển dân số và dự trữ nguồn lao động. + Dự báo nhu cầu xã hội về trang thiết bị, vật liệu, nguyên liệu, năng lượng, tài nguyên tự nhiên, vật liệu tiêu dùng, những phương tiện lợi ích công cộng. + Dự báo sự phát triển ngành và liên ngành. - Dự báo địa lý: Dự báo sự phát triển của hệ thống lãnh thổ của lực lượng sản xuất, của môi trường tự nhiên. - Dự báo xã hội: Là mức độ cao của dự báo gồm phân tích và nghiên cứu khoa học những tiến bộ KTXH phức tạp trong thời kỳ CNH-HĐH. Nó cũng chính là dự báo xu thế phát triển của xã hội, sự phát triển KHKT, văn hóa, y tế, giáo dục và môi trường. * Thời hạn dự báo: - Dự báo ngắn hạn: trong thời gian 5- 7 năm, với nhiệm vụ vạch kế hoạch thiết kế, cấu tạo máy, nghiên cứu các qui trình công nghệ, nhu cầu về nguồn lao động và vật tư hiện có, các nguồn tài nguyên tự nhiên được phát hiện. - Dự báo trung hạn: thời gian 10- 15 năm. Dự báo phải dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học để dự báo khả năng ứng dụng các công trình đó vào thực tế. - Dự báo dài hạn: trong thời hạn từ 15 năm, đến trên 25 năm với nhiệm vụ vạch ra các phương án cơ bản phát triển sản xuất xã hội sau khi phân tích sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phân tích các mục tiêu lâu dài. Dự báo dài hạn mang tính chất gần đúng nhằm vạch rõ hướng phát triển chung, cân nhắc những dự báo tổng quát về nhu cầu, dự trữ và phát triển. * Các loại dự báo: 44
  45. - Dự báo tìm kiếm: nhằm phát hiện các điều kiện và tiềm năng tự nhiên, kinh tế; đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả chúng. - Dự báo xu hướng: nhằm phát hiện các xu hướng phát triển khách quan của các quá trình sản xuất xã hội được phân tích trong khi nghiên cứu dự báo. Phân tích những thay đổi về nhân khẩu, hướng khai thác các nguồn dự trữ, khả năng phát triển các cơ sở xây dựng, hướng phát triển của các quá trình tự nhiên. Do đó, cần thấy khả năng tiến hóa của các tổng thể tự nhiên (tự phát và có tác động của con người). - Dự báo định mức (dự báo các nhu cầu): Bao gồm đánh giá các nhân tố ngoại sinh, nội sinh của các quá trình phát triển xã hội. + Nhân tố ngoại sinh: Xác định nhu cầu của các cấp lãnh thổ cao hơn như với lãnh thổ tỉnh là vùng KT-XH, cả nước và khu vực trên thế giới + Nhân tố nội sinh: Xuất phát từ nhu cầu trong vùng qui hoạch về thực phẩm, quĩ nhà ở, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác. - Dự báo các khả năng tương tác (các phản ứng dây chuyền): Dự báo này là sự tiếp tục loogic các dự báo tìm tòi, nghiên cứu trước đó và được coi như hệ thống báo sớm về những hướng cũng như các tai họa có thể xảy ra. - Dự báo chương trình: Sẽ đưa ra hàng loạt các phương án được dự báo và cách phát triển vùng cho phép đánh giá tổng hợp lãnh thổ một cách khách quan và đúng nhất. - Dự báo tổ chức: Chính là dự báo nhằm phát hiện các nguồn dự trữ và các biện pháp tổ chức cần thiết để thực các phương án dự báo. 2.2.2.2. Những phương pháp dự báo trong qui hoạch vùng a, Phương pháp nhiều phương án - Đánh giá tổng hợp nhiều yếu tố tạo vùng và duy trì những hướng phát triển đã vạch ra của các nhân tố ấy và phải xác định được yếu tố tạo vùng cơ bản nhất. - Kết cấu vùng là một hệ thống, cần phát hiện những mối liên hệ vùng, làm sáng tỏ các phản ứng dây chuyền có thể xảy ra những hậu quả thay đổi những thành phần riêng đối với tất cả các bộ phận của tổng thể. 45
  46. Khung 2.2. Đề xuất các phương án phát triển KT-XH miền Trung đến năm 2020 Phương án 1: Nguồn ngoại lực phát triển như xu thế đã hình thành, nguồn nội lực được tăng cường hơn so với những năm qua, nhờ đó tiến độ xây dựng hạ tầng nhìn chung đảm bảo với độ trễ không quá 5 năm. Với phương án này, vùng miền Trung sẽ cao hơn mức trung bình cả nước vào năm 2020 một ít. Theo phương án này, tăng trưởng GDP bình quân năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng 9% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 9,5%; Nông nghiệp tăng tương ứng các giai đoạn sẽ là 4% và 3,5%; Công nghiệp, xây dựng tăng tương ứng các giai đoạn sẽ là 11% và 10%; Dịch vụ tăng tương ứng các giai đoạn sẽ là 9,4 và 11,3%. Phương án 2: Nguồn ngoại lực phát triển theo xu thế tốt lên nhờ quá trình hội nhập thành công, công nghiệp phát triển kéo theo khu vực dịch vụ; nguồn nội lực được tăng cường hơn so với những năm qua, nhờ đó tiến độ xây dựng hạ tầng nói chung và hạ tầng KKT nói riêng nhìn chung đảm bảo. Với phương án này, Miền Trung sẽ đạt trên trung bình cả nước vào năm 2020. Theo phương án này, tăng trưởng GDP bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 tương ứng sẽ là 9,5% và 10%; Nông nghiệp tăng tương ứng các giai đoạn sẽ là 4% và 3,5%; Công nghiệp, xây dựng tăng tương ứng các giai đoạn sẽ là 11,5% và 10,5%; Dịch vụ tăng tương ứng các giai đoạn sẽ là 10,2% và 11,9%. Phương án 3: Tính đến khả năng khai thác mạnh hơn lợi thế so sánh của vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và khai thác có hiệu quả. Hạ tầng các KKT, KCN được xây dựng và phát huy để thu hút đầu tư. Với phương án này, Miền Trung sẽ đạt trên trung bình cả nước vào năm 2020 (so với cả hai phương tăng trưởng của cả nước). Theo phương án này, tăng trưởng GDP bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 tương ứng sẽ là 10% và 11%; Nông nghiệp tăng tương ứng các giai đoạn sẽ là 4% và 3,5%; Công nghiệp, xây dựng tăng tương ứng các giai đoạn sẽ là 12% và 11%; Dịch vụ tăng tương ứng các giai đoạn sẽ là 10,9% và 13,6%. Cả ba phương án nêu trên đều tiếp cận từ mục tiêu phát triển vùng sao cho sớm theo kịp mức bình quân cả nước. Phương án 1 mang tính khả thi nhiều hơn, nhưng khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người của vùng so với cả nước chậm được thu hẹp. Phương án 2 phù hợp hơn b,với Phương mục tiêu pháp không chu chỉ trìnhmiền Trungsản xuất đuổi năng kịp mức lượng bình quân cả nước trước 2020 mà các tiểu vùng cũng đạt tối thiểu bình quân cả nước vào năm 2020 (so với phương án phát triển thấp của cả nước). Phương án 3 chỉ có thể xẩy ra trong điều kiện cả bối cảnh quốc tế và trong nước rất thuận lợi. Qua các phương án trên cho thấy, trong điều kiện kết cấu hạ tầng vùng miền Trung được chú ý đầu tư và có những cơ chế tốt để thu hút vốn đầu tư và phương án là phương án chọn để xem xét. 46
  47. Phương pháp này thực hiện khi đã định hướng các nghiên cứu đầu tiên của các liên hiệp sản xuất và xu hướng phát triển của tổng thể đó thì có thể dự báo những hướng phát triển có thể xảy ra. Là cơ sở hình thành vùng vì chúng tạo thành trong các tổ hợp kinh tế vùng ở các cấp khác nhau nên nó là phương pháp phân tích các tổ hợp kinh tế vùng. Nó cho phép xem xét cả hệ thống của tổ hợp kinh tế vùng, cho thấy vai trò, ý nghĩa của mỗi thành phần, mỗi ngành kinh tế cùng chức năng của chúng trong quá trình sản xuất, trao đổi sản phẩm, thiết lập các mối quan hệ trong tổ hợp sản xuất lãnh thổ. Từ đó, xác định đúng đắn hướng chuyên môn hóa của vùng. Cho phép sử dụng tổng hợp tài nguyên trên cơ sở sử dụng liên hiệp các quá trình sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tạo tiền đề dự báo phát triển các tổ hợp kinh tế vùng. c, Phương pháp phân chia các khu vực lãnh thổ theo các chức năng Dựa vào dự báo phân tích vùng có thể phân ra nhiều những khu vực với chức năng khác nhau: khu dự trữ, khu không thể sử dụng trong phát triển kinh tế, khu cần phải bảo vệ, khu cần được ưu tiên phát triển. d, Phương pháp cân đối Bản chất của phương pháp này là thiết lập hàng loạt cân đối trên cơ sở những dữ liệu thu thập được: - Cân đối lãnh thổ. - Cân đối ngành. - Cân đối nguồn lao động. - Cân đối nguồn nhiên liệu, năng lượng, - Các cân đối khác. Thiết lập các cân đối này nhằm xác định rõ khả năng cung và cầu của mỗi lãnh thổ. e, Phương pháp phân tích kinh tế- kỹ thuật Trên cơ sở phân tích kinh tế- kỹ thuật của quá trình sản xuất người ta xác định những hướng phát triển cơ bản của sản xuất, từ đó chọn các phương án phân bố công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, các điểm dân cư, các công trình kỹ thuật phù hợp. Ngoài ra, trong qui hoạch vùng còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: Phương pháp toán học (gồm phương pháp chi phí kín trong sử dụng tài nguyên, phương pháp hình học trong phân bố sản xuất, phân tích mạng lưới địa lý, mô hình cân đối ); Phương pháp ngoại suy; Phương pháp bản đồ; Phương pháp đánh giá theo các chuyên 47
  48. gia địa lý; Phương pháp phân tích qui hoạch kiến trúc, lấy góc độ thẩm mỹ kiến trúc chi phối cho qui hoạch 2.3. Các giai đoạn của qui hoạch vùng Qui hoạch vùng gồm các giai đoạn sau: (1)Chuẩn bị (xác định phương hướng trước khi lập dự án): - Xác định đối tượng (ranh giới vùng). - Tìm hiểu giới hạn thông tin đã có. - Tìm hiểu thông tin về nhiệm vụ của vùng trong hệ thống vùng ở cấp phân vị cao hơn. - Điều tra thăm dò vùng. - Phát hiện phạm vi cơ bản của vấn đề qui hoạch. - Thành lập bộ phận nghiên cứu thực hiện. (2) Phân tích và xử lý các dữ liệu ban đầu - Phân tích tiềm năng, hoàn cảnh qui hoạch, những hướng phát triển của vùng. - Hình thành các phương án. - Giới thiệu phác thảo các phương án qui hoạch. - Phân chia hệ thống và phân tích mối quan hệ qua lại. - Chuẩn bị các bài toán qui hoạch (bài toán kinh tế). - Chuẩn bị rõ các chương trình nghiên cứu chuyên môn hóa theo ngành. (3) Mô hình hóa toán kinh tế (tổng hợp, phân tích chi tiết) - Xác định rõ chương trình nghiên cứu chung. - Mở rộng thông tin mới, làm sáng tỏ phương án. - Thu hoạch các thông tin ban đầu trên máy tính. - Giải các bài toán bằng máy tính và sơ bộ đánh giá kết quả. - Nghiên cứu các phương án bằng phương pháp phân tích kinh tế- kỹ thuật và qui hoạch kiến trúc. (4) Tổng hợp - Lựa chọn phương án. - Xây dựng hệ thống tương quan dự báo chương trình và quyết định đề án. (5) Thuyết minh - Làm sáng tỏ các thành phần các tài liệu của đề án. - Các tài liệu cơ bản. - Các tài liệu văn bản. 48
  49. - Các bản tóm tắt số liệu. - Các báo cáo của phương án. - Đặt vấn đề hướng dẫn riêng từng phần. (6) Xét duyệt - Kiểm tra lần cuối. - Dựa vào những qui định rõ ràng để xét duyệt dự án. - Xét duyệt có tính chất pháp lý. (7) Thực hiện - Theo dõi. - Phân tích kiểm tra từng thời kỳ thực hiện. - Thông báo từng thời kỳ đến cơ quan cấp cao hơn trong quá trình thực hiện. 2.4. Nội dung qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng 2.4.1. Phân tích các yếu tố, điều kiện phát triển vùng Phát triển vùng là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa các nhân tố bên trong và bên ngoài. Các điều kiện bên trong gồm vị trí địa lý, TNTN, nguồn nhân lực, công nghệ, CSHT, năng lực thích ứng với bên ngoài, truyền thống văn hóa, thậm chí tập quán sinh hoạt Các điều kiện bên ngoài vùng bao gồm bối cảnh quốc tế, khu vực và quốc gia và sự phát triển của các vùng xung quanh; khả năng đầu tư; thị trường; cơ hội và rủi ro hội nhập kinh tế quốc tế; sự biến đổi của môi trường toàn cầu 2.4.1.1. Các điều kiện bên trong của phát triển vùng a, Vị trí của vùng * Nội dung: - Phân tích, đánh giá vị trí, vai trò của vùng đối với vùng lớn và cả nước về KT-XH, an ninh quốc phòng trong thời gian qua và dự báo vai trò của vùng trong qui hoạch phát triển KT-XH của vùng lớn hoặc cả nước trong thời gian qua. - Đánh giá vị trí của vùng trong mối quan hệ với vùng kế cận, với cả nước và với các nước về giao thông, giao lưu kinh tế và văn hóa. Phân tích xem trong giai đoạn trước, lợi thế về vị trí địa lý đã mang lại lợi ích gì cho phát triển KT-XH của vùng. Những lợi thế đó đã được phát huy hay chưa được phát huy. Dự báo khả năng phát huy lợi thế về vị trí địa lý vào mục tiêu phát triển KT-XH trong thời gian tới. * Mục đích: Làm rõ tác dụng và vai trò của vị trí địa lý của vùng trong phát triển KT-XH của đất nước trong bối cảnh hiện tại và tương lai. 49
  50. Khung 2.3. Vị trí địa lý của miền Trung Vùng miền Trung nằm ở trung độ trên các trục giao thông chính Bắc - Nam và mặt tiền của lãnh thổ Việt Nam, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myamar, là cửa ngõ ra biển của các tuyến hành lang Đông - Tây) nối với đường hàng hải quốc tế. Từ các cảng biển miền Trung đến các đường hàng hải quốc tế chỉ khoảng 190 km, dễ dàng giao lưu với Hồng Kông, Đài Loan, Viễn Đông (CHLB Nga), Nhật Bản Qua vùng này là con đường ra biển gần nhất của Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan. Vùng miền Trung nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á: chỉ mất khoảng 2 giờ bay từ Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan, Philippines, Singapore, Malaysia sẽ tới các điểm du lịch nổi tiếng như Nha Trang, Vân Phong, Huế để tận hưởng cảnh quan và môi trường lý tưởng của miền Trung. Vùng miền Trung nằm trên trục giao thông Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; có các trục Đông - Tây gắn kết các cảng của vùng với Tây Nguyên, Lào, Đông bắc Campuchia thông qua các quốc lộ 7, 8, 9, 12, 49, 14B, 19, 24, 25, 26, 27 Vị trí này là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng giao lưu kinh tế với Lào, với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Vùng miền Trung như một hành lang thương mại quan trọng với một hệ thống cửa mở cho các quốc gia phía Tây. Các nước trong khu vực Bắc Á, đặc biệt là Nhật Bản đang dành sự quan tâm nhiều đến đầu tư phát triển khu vực Nam Lào - Đông Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam. Nhiều cảng biển của miền Trung đã được đưa vào danh sách lựa chọn làm cửa ngõ cho các hành lang Đông - Tây. b, Phân tích, đánh giá tài nguyên thiên nhiên trong qui hoạch phát triển KT-XH của vùng TNTN là tiền đề vật chất và cơ sở vật chất của phát triển KT-XH vùng. Nó là điều kiện tất yếu của phát triển sản xuất vùng. Các tài nguyên chủ yếu được phân tích là: TN đất, TN nước và thủy năng, TN rừng, TN biển (đối với vùng có biển), TN khoáng sản, TN du lịch. Ngoài ra, trong các qui hoạch còn phải làm rõ các vấn đề môi trường và dự báo tác động của các dự án trong qui hoạch đối với môi trư ờng trong thời kỳ qui hoạch. * Nguyên tắc đánh giá TNTN của vùng: - Xuất phát từ yêu cầu của phương hướng phát triển kinh tế và bố trí sản xuất. Sự phát triển và bố trí ngành sản xuất khác nhau thì nhu cầu đ ối với tài nguyên là không giống nhau, tức là trong nội bộ của cùng một ngành thì nhu cầu đ ối với TNTN cũng không tương đồng. Do đó, chỉ có thể xuất phát từ yêu cầu phươ 50
  51. ng hướng sản xuất kinh tế và bố trí sản xuất để đánh giá tài nguyên tự nhiên của vùng. - Kết hợp phân tích tổng hợp và phân tích trọng điểm: TNTN của cùng một ngành sản xuất nhất định hoặc cả cơ cấu kinh tế của vùng bao gồm nhiều loại và nhiều yếu tố. Do đó, đánh giá TNTN nhất thiết phải tiến hành phân tích tổng hợp đ ối với nhiều loại TNTN và ĐKTN liên quan, tức là cần đánh giá toàn diện mối quan hệ giữa các điều kiện với ngành sản xuất cùng chung tài nguyên và với phươ ng hướng phát triển kinh tế và bố trí sản xuất vùng. Đồng thời, chú ý đến sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa một số tài nguyên và điều kiện với nhau. - Phải luận chứng tính hợp lý về kinh tế trên cơ sở khả năng tính về công nghệ hiện đại. Nghiên cứu tính hợp lý về kinh tế nhất thiết phải lấy tính khả năng về công nghệ làm tiền đề, nếu như công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên chưa có thì không thể bàn tính hợp lý về kinh tế. Đảm bảo nguyên tắc này cần phải chú ý đến tính liên tục phát triển kinh tế và công nghệ, vừa phải chú ý tính ổn định tươ ng đối của giai đoạn phát triển kinh tế và công nghệ. - Xuất phát từ góc độ bảo vệ TNTN, bảo vệ cân bằng sinh thái và PTBV để đ ánh giá tài nguyên. * Nội dung phân tích, đánh giá TNTN vùng - Đánh giá số lượng, cần làm rõ hai khía cạnh: 1/ mức độ về số lượng để đáp ứng đòi hỏi trước mắt để phát triển kinh tế vùng, tức là số năm phục vụ với cường độ khai thác, sử dụng thích hợp; 2/ mức độ đảm bảo nhu cầu về số lượng đối với phát triển KT-XH và bố trí sức sản xuất vùng trong tương lai, tức là dự báo lượng nhu cầu tương lai của tài nguyên. Khi đánh giá phải làm rõ số lượng tuyệt đối của các loại TNTN, nghiên cứu qui mô khả năng khai thác, giá trị kinh tế sau khai thác. Với những tài nguyên đã khai thác cần làm rõ mức độ đảm bảo về số lượng của tài nguyên với hiện trạng sản xuất của vùng. Ngoài ra, căn cứ vào vị trí trong kinh tế vùng về mức độ đảm bảo và sản xuất hiện trạng để nghiên cứu ưu thế và tiềm lực tài nguyên của vùng. - Đánh giá chất lượng: Chủ yếu khảo sát giá trị có khả năng sử dụng của tài nguyên và mức độ thích hợp đối với ngành sản xuất nhất định - Đánh giá về đặc trưng phân bố địa lý và đặc trưng tổ hợp của TNTN: cần xem xét về phân bố của chúng so với các tuyến đường giao thông, khoảng cách đ ến các trung tâm tiêu thụ, các cơ sở kinh tế để ưu tiên khai thác. 51
  52. - Về phương thức hoặc phương hướng khai thác sử dụng khả năng của TNTN và tiền đề kinh tế công nghệ khai thác sử dụng: Cần nghiên cứu để lựa chọn phương thức, hoặc phương hướng sử dụng để lựa chọn phương thức khai thác phù hợp. - Đánh giá hiệu ứng khai thác sử dụng TNTN, tức là xem xét các tác động đến môi trường, đến KT-XH khi khai thác. Việc đánh giá phải có thái độ khách quan, khoa học, xem xét cả hiệu ứng dương, hiệu ứng âm, tức là tính đến tình hình tốt nhất, thông thường và xấu nhất mới có thể đảm bảo độ tin cậy khi đánh giá. Khung 2.4. Tài nguyên khoáng sản ở Bắc Trung Bộ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có khoáng sản phong phú đa dạng, nổi bật về một số tài nguyên khoáng sản tập trung so với vùng khác. So với cả nước, Bắc Trung Bộ chiếm 100% trữ lượng crômit, 80% trữ lượng thiếc, 60% trữ lượng sắt, 40% trữ lượng đá vôi xi măng, ở trong vùng các khoáng sản có giá trị kinh tế được xếp theo thứ tự là: - Đá xây dựng: trữ lượng khoảng 378,8 tỷ tấn có ở hầu hết các tỉnh, là nguồn lợi đáng kể được khai thác phục vụ cho xây dựng cầu, đường, công trình kiến trúc - Sắt: trữ lượng khoảng 556,62 triệu tấn, trong đó mỏ Thạch Khê là 553,72 triệu tấn, là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất nước đang được lập dự án để khai thác. - Cát thủy tinh: trữ lượng khoảng 572,6 triệu m3, có ở 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, chất lượng tốt, khai thác vận chuyển dễ dàng, một số tỉnh đã tìm được đối tác xuất khẩu. - Đá vôi: trữ lượng khoảng 172,83 triệu tấn có nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, trữ lượng lớn có thể so sánh với vùng Đông Bắc, thuận lợi phát triển công nghiệp xi măng với công suất hàng chục triệu tấn. - Titan: 6,32 triệu tấn, có nhiều ở Quảng Trị. - Đá cát kết: 200 triệu tấn, có nhiều ở Nghệ An. - Nhôm: trên 1.000 tấn ở Nghệ An. - Gromit: 2.066 nghìn tấn ở Thanh Hóa đang được khai thác. - Sét xi măng: 70,98 triệu tấn, nhiều ở Nghệ An phục vụ tốt cho việc phát triển công nghiệp xi măng trong vùng. Sét gốm: 19,75 triệu m3 có nhiều ở Nghệ An. Ngoài ra còn có các khoáng sản có giá trị như: Đá ốp lát: 362 triệu tấn, có ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Cao lanh: 50 triệu tấn, có ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, chất lượng tốt, dễ khai thác vận chuyển Một số loại khoáng sản khác thuốc loại hiếm như vàng, mangan, thiếc, pirit, quăcfit, letarit có thể khai thác. Nhìn chung, khoáng sản tiểu vùng Bắc Trung Bộ nếu khai thác hợp lý và theo hướng bền vững sẽ phục vụ tốt cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp luyện kim đen, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. 52