Bài giảng Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_van_hoa_ung_xu_voi_moi_truong_xa_hoi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
- CHƯƠNG V VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI A. Tiếp nhận văn hóa Ấn Độ B. Tiếp nhận văn hóa Trung Hoa C. Tiếp nhận văn hóa phương Tây D. Tính dung hợp của văn hóa Việt Nam
- ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH 15.Đặc điểm cơ bản của văn hóa Chăm 16.Đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam 17.Đặc điểm cơ bản của Nho giáo Việt Nam 18.Đặc điểm cơ bản của Đạo giáo Việt Nam 19.Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với văn hóa Việt Nam.
- A. TIẾP NHẬN VĂN HÓA ẤN ĐỘ : I. VĂN HÓA CHĂM : 1. Nguồn gốc của văn hóa Chăm : ❖ Ảnh hưởng của Ấn Độ : về tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật ❖ Nguồn gốc bản địa : chất dương tính trong tính cách Chăm. ❖ Ảnh hưởng của văn hóa khu vực Đông Nam Á : khuynh hướng hài hòa âm dương, có phần thiên về âm tính.
- 2. Đặc trưng của văn hóa Chăm : 2.1. Tín ngưỡng : ❖Tiếp biến Bàlamôn giáo và Hồi giáo : thờ thần Siva và tục thờ Linga. ❖Tín ngưỡng bản địa : thờ Quốc mẫu Po Nagar
- 2.2. Kiến trúc : ❖ Nghệ thuật xây gạch đạt trình độ cao. ❖ Cấu trúc quần thể tháp : có 2 loại ( quần thể kiến trúc bộ ba hoặc quần thể kiến trúc có tháp trung tâm thờ Siva) ❖ Hình dáng tháp : tượng trưng cho núi Mêru hoặc mô phỏng hình sinh thực khí nam ❖ Chức năng : lăng mộ thờ vua và thờ thần.
- 2.3. Điêu khắc : ❖Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, được thể hiện ở các phù điêu trang trí trên tháp, các tượng thần ❖Chủ đề : các tượng thần, các vật cưỡi của thần, các linh vật, vũ nữ
- 2.4. Một số nét văn hóa khác : ◼ Lịch tiết : sử dụng lịch Saka của Ấn Độ. ◼ Chữ viết Khâr Tapuk: có nguồn gốc từ chữ Phạn của Ấn Độ. ◼ Âm nhạc và vũ điệu : thể hiện tính chất tôn giáo Ấn
- Hệ thống chữ viết Chăm
- II. PHẬT GIÁO : 1.Nguồn gốc, tư tưởng và giáo lý của Phật giáo: ❖ Người sáng lập : Thái tử Sidharta (624-544TCN) ❖ Nội dung : là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Cốt lõi là Tứ diệu đế : ➢ Khổ đế : chân lý về bản chất của nỗi khổ. ➢ Tập đế : chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ. ➢ Diệt đế : chân lý về cảnh giới diệt khổ. ➢ Đạo đế : chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. ❖ Hai tông phái : Phái Đại thừa và Phái Tiểu thừa.
- 2.Quá trình thâm nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam : ◼ Đầu Công nguyên : PG được truyền trực tiếp từ Ân Độ vào VN bằng đường biển. ◼ Thế kỷ V-VI : có 3 tông phái được truyền từ Trung Quốc vào VN :Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông. ◼ Thời Lý-Trần : ➢ Phật giáo trở thành quốc giáo. ➢ Xuất hiện các thiền phái PG Việt Nam : Tì-ni-đa- lưu-chi, Vô ngôn thông, Thảo Đường, Trúc Lâm. ◼ Hiện nay : PG có lượng tín đồ đông nhất ở VN.
- 3. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam : ❑Tính tổng hợp : ➢Tổng hợp các tông phái Phật giáo với nhau. ➢Kết hợp với các tín ngưỡng truyền thống : thờ Tứ pháp, thờ thần ❑Tính nhập thế : kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. ❑Khuynh hướng thiên về nữ tính.
- ❑Tính linh hoạt : ➢ Tiếp thu và biến đổi những giá trị nhân bản của Phật giáo cho phù hợp với tâm lý và phong tục tập quán của người Việt : • Coi trọng việc sống phúc đức, trung thực • Chùa tạo cảm giác gần gũi, là nơi giúp người cơ nhỡ ➢ Cải biến linh hoạt, tạo nên Phật giáo Hòa Hảo.
- B. TIẾP NHẬN VĂN HÓA TRUNG HOA : I. NHO GIÁO : 1. NGUỒN GỐC, HỌC THUYẾT VÀ TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO : 1.1. Người sáng lập : Khổng Tử (551-479TCN) 1.2. Kinh sách : ◼ Bộ Ngũ kinh : ➢ Kinh Thi : sưu tập thơ ca dân gian. ➢ Kinh Thư : chép truyền thuyết về các đời vua cổ. ➢ Kinh Lễ : chép những lễ nghi thời trước. ➢ Kinh Dịch : lý giải dịch lý ( âm dương, bát quái ) ➢ Kinh Xuân Thu : ghi chép và bàn luận lịch sử nước Lỗ.
- ◼ Bộ Tứ thư : ➢ Đại học : dạy phép làm người quân tử. ➢ Trung dung : bàn về quan niệm sống dung hòa ➢ Luận ngữ : tập hợp những lời dạy của Khổng Tử ➢ Mạnh Tử : bảo vệ và phát triển tư tưởng của Khổng Tử, do Mạnh Tử soạn.
- 1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO : tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ a. TU THÂN : 3 tiêu chuẩn chính : ➢ Đạt đạo (ngũ luân) : vua-tôi, cha-con, vợ- chồng, anh-em, bè bạn. ➢ Đạt đức (ngũ thường): nhân – nghĩa - lễ - trí - tín ➢ Thi – thư - lễ - nhạc. b. HÀNH ĐẠO : 2 phương châm : ➢ Nhân trị ➢ Chính danh
- 2.Quá trình thâm nhập và phát triển của Nho giáo Việt Nam : ◼ Thời Bắc thuộc : NG không được tiếp nhận. ◼ Thời Lý-Trần : NG đóng vai trò nền tảng trong việc tổ chức triều đình, giáo dục, pháp luật ◼ Thời Hậu Lê : Nho giáo cực thịnh, trở thành quốc giáo. ◼ Thời Nguyễn : ảnh hưởng NG ngày một sâu rộng. ◼ 1918 : kết thúc nền Hán học.
- 3. Đặc điểm của Nho giáo Việt Nam : ◼ Tiếp thu học thuyết, tư tưởng của Nho giáo để tổ chức và quản lý đất nước, tạo nên một nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ : ➢ Cách thức tổ chức triều đình. ➢ Hệ thống pháp luật, giáo dục.
- ❑ Biến đổi Nho giáo cho phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc : ➢ Đạo làm người : bổ sung thêm truyền thống dân chủ, bớt hà khắc. ➢ Tư tưởng trung quân : gắn liền với ái quốc. ➢ Xu hướng trọng văn : tạo nên truyền thống hiếu học. ➢ Thái độ đối với nghề buôn : trọng nông ức thương.
- II.ĐẠO GIÁO : 1. NGUỒN GỐC, HỌC THUYẾT VÀ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠO GIÁO : 1.1. Người sáng lập : ➢ Lão Tử (thế kỷ VI-V TCN). ➢ Trang Tử (khoảng 369-286 TCN) 1.2. Kinh sách : ➢ Đạo đức kinh : 81 chương, 2 thiên. ➢ Nam Hoa kinh
- 1.3. Nội dung cơ bản của Đạo giáo : a. Lão Tử : ◼ Đạo (hư vô): là tự nhiên, là nguồn gốc của vạn vật. Đức (hữu hình): là biểu hiện cụ thể của đạo => Vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách hợp lý, công bằng, chu đáo, và do vậy mà mầu nhiệm. ◼ Triết lý sống vô vi : thuận theo tự nhiên, không làm gì thái quá. ➢ Với con người : không cầu danh lợi, ung dung tự tại. ➢ Với xã hội : không tán thành lối cai trị cưỡng bức, áp đặt.
- b.Trang Tử : ➢ Xóa bỏ ranh giới giữa các sự vật hiện tượng, giữa con người và thiên nhiên, giữa tồn tại và hư vô. ➢ Căm ghét kẻ thống trị. ➢ Chủ trương xuất thế, thoát tục, trở về xã hội nguyên thủy.
- c. Trương Đạo Lăng ( thế kỷ 2) : thần bí hóa đạo Lão thành Đạo giáo : ➢ Đạo giáo phù thủy : dùng pháp thuật trừ tà, trị bệnh cho dân. ➢ Đạo giáo thần tiên : dạy tu luyện, luyện đan, cầu trường sinh bất tử.
- 2. Sự thâm nhập và phát triển Đạo giáo ở Việt Nam : ◼ Thời điểm truyền bá : cuối thế kỷ 2. ◼ Tầng lớp thượng lưu, trí thức : tiếp thu chủ trương xuất thế, sống ẩn dật. ◼ Tầng lớp bình dân : Đạo giáo phù thủy nhanh chóng hòa nhập với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền ( đồng cốt, cầu tiên, cầu cơ )
- C. TIẾP NHẬN VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY : 1. KI TÔ GIÁO VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM : 1.1. Nguồn gốc : từ Do Thái giáo, thờ Chúa Jesus Christ. 1.2. Giáo hội : * Công giáo : ➢1520 : tách thêm dòng đạo Tin lành ➢Thế kỷ XVI : tách thêm dòng Anh giáo * Chính thống giáo 1.3. Kinh sách: ❖Cựu ước :46 quyển (lịch sử, văn thơ, tiên tri) ❖Tân ước : 17 quyển (kể về Chúa Jesus và hoạt động của các thánh, có 4 loại : tin mừng, công cụ sứ đồ, Thánh thư, Khải huyền)
- 1.4. Nội dung cơ bản của Kitô giáo : ◼ Chúa trời sáng tạo ra vũ trụ, con người và muôn loài. ◼ Về đạo đức : công bằng, bác ái, tình thương và hôn nhân một vợ một chồng. ◼ Tín lý về bí tích : ➢Thánh tẩy ➢Thánh thể ➢Xưng tội
- 1.5. Quá trình thâm nhập của Kitô giáo vào Việt Nam : ◼ Đầu Công nguyên : giao lưu buôn bán. ◼ 1533 : xuất hiện nhà truyền giáo đầu tiên. ◼ 1658 : Pháp giành quyền truyền đạo ở Viễn Đông. ◼ Thế kỷ 18 : Giám mục Bá-đa-lộc đỡ đầu tích cực cho Nguyễn Ánh, giúp Pháp có chỗ đứng vững chắc ở VN về tôn giáo và chính trị.
- 1.6.Kitô giáo với văn hóa VIệt Nam : ◼ Kitô giáo khó hòa đồng với văn hóa VN, do : ➢ Dính líu tới hoạt động của thực dân xâm lược ➢ Bất đồng về văn hóa ( thờ cúng tổ tiên) ◼ Cống hiến của Kitô giáo : ➢ Tạo nên chữ Quốc ngữ ➢ Đưa văn hóa phương Tây vào Việt Nam ➢ Chú trọng đạo đức làm người, chống chế độ đa thê.
- 2. Văn hóa phương tây với văn hóa Việt Nam : 2.1. Văn hóa vật chất : phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông. 2.2. Văn hóa tinh thần : chuyển biến mạnh mẽ theo hướng Âu hóa trên nhiều lĩnh vực (hệ tư tưởng, giáo dục, báo chí, văn học, kiến trúc, nghệ thuật ) * Xem thêm bài Tiến trình văn hóa Việt Nam, thời kỳ 1858->1945
- D. TÍNH DUNG HỢP CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM : 1. Văn hóa ứng phó với môi trường xã hội (quân sự, ngoại giao) : ❖ Tính hiếu hòa, tránh đối đầu. ❖ Tính tổng hợp : phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao ❖ Tính linh hoạt : trong chiến thuật ( chiến tranh du kích)
- 2. Tiếp biến văn hóa : ◼ Dung hợp giữa tôn giáo ngoại sinh với tín ngưỡng bản địa. ◼ Dung hợp Nho – Phật – Lão : Tam giáo đồng nguyên. ◼ Đạo Cao Đài : tổng hợp của nhiều tôn giáo
- ◼ Đạo Cao Đài : tổng hợp của nhiều tôn giáo : ➢ Phật đạo : đại diện là Phật Thích Ca ➢ Nhân đạo : đại diện là Quan Thánh ➢ Tiên đạo : đại diện là Lý Thái Bạch ➢ Thánh đạo : đại diện là Chúa Jesus ➢ Thần đạo : đại diện là Khương Thái Công