Chuyên đề Lập kế hoạch kinh doanh - Hoàng Thị Thanh Hương

pdf 57 trang huongle 6880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Lập kế hoạch kinh doanh - Hoàng Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_lap_ke_hoach_kinh_doanh_hoang_thi_thanh_huong.pdf

Nội dung text: Chuyên đề Lập kế hoạch kinh doanh - Hoàng Thị Thanh Hương

  1. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Chuyên đề LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH (Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa) Biên soạn: Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Hƣơng HÀ NỘI - 2012
  2. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 2 1.1. Mục tiêu 2 1.2. Lý thuyết 2 1.2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh? 2 1.2.2. Các bƣớc lập bản kế hoạch kinh doanh 3 1.2.3. Ý nghĩa của bản kế hoạch kinh doanh 4 1.3. Thực hành 5 1.3.1. Tính cách của các chủ doanh nghiệp thành đạt 5 1.3.2. Bạn đã sẵn sàng kinh doanh chƣa? 6 1.3.2. Danh mục các vấn đề của ngƣời chủ sở hữu để khởi nghiệp 8 CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN CƠ HỘI VÀ HÌNH THÀNH Ý TƢỞNG KINH DOANH 10 2.1. Mục tiêu 10 2.2. Lý thuyết 10 2.2.1. Khái niệm cơ bản 10 2.2.2. Nhận diện cơ hội kinh doanh 10 2.2.3. Kỹ thuật hình thành ý tƣởng kinh doanh 12 2.2.4. Đánh giá ý tƣởng kinh doanh 14 2.3. Thực hành 16 2.3.1. Tình huống 1: Kiếm hàng triệu đô la từ ý tƣởng kinh doanh ngộ nghĩnh 16 2.3.2. Tình huống 2: Che’rie Shop - Do it yourself! 18 2.3.3. Đề xuất ý tƣởng kinh doanh 20 2.3.4. Tìm hiểu khách hàng 20 2.3.5. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh 21 CHƢƠNG 3: NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH 23 3.1. Mục tiêu 23 3.2. Lý thuyết 23 3.2.1. Nội dung bản kế hoạch kinh doanh 23 3.2.2. Mẫu bản kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Thế giới 33 3.2.3. Những điều cần tránh trong bản kế hoạch kinh doanh 36 3.2.4. Đánh giá bản kế hoạch kinh doanh 37 3.3. Thực hành 38 3.3.1. Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ 38 3.3.2. Đánh giá kế hoạch kinh doanh của mình 41
  3. PHẦN 2: HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY 43 1
  4. PHẦN 1: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 1.1. Mục tiêu Học xong chƣơng này, học viên sẽ nắm bắt đƣợc kiến thức sau đây: - Hiểu thế nào là kế hoạch kinh doanh - Hiểu các bƣớc lập kế hoạch kinh doanh - Hiểu vai trò của kế hoạch kinh doanh - Tìm hiểu và khám phá bản thân về tính cách của chủ kinh doanh thành đạt và mức độ sẵn sàng kinh doanh - Xác định những đặc điểm cần hoàn thiện để trở thành ngƣời kinh doanh thành công 1.2. Lý thuyết 1.2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh? Bản kế hoạch kinh doanh là văn bản chính thức bao gồm mục tiêu kinh doanh, các luận giải cho mục tiêu và các kế hoạch để đạt mục tiêu đó. Bản kế hoạch kinh doanh cũng có thể bao gồm thông tin về doanh nghiệp hoặc nhóm khởi sự kinh doanh.1 Hình 1.1: Kế hoạch kinh doanh Đối với khởi sự, kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lƣợc, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp và đƣợc sử dụng nhƣ một bản lý lịch về doanh nghiệp. Bản kế hoạch 1 Pinson, Linda. (2004). Anatomy of a Business Plan: A Step-by-Step Guide to Building a Business and Securing Your Company’s Future (6th Edition). Page 20. Dearborn Trade: Chicago, USA. 2
  5. kinh doanh thƣờng có độ dài 25-30 trang mô tả, phân tích và đánh giá ý tƣởng kinh doanh. Trong bản kế hoạch kinh doanh có số liệu thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, thị trƣờng (khách hàng, đối thủ cạnh tranh .), sản phẩm, chiến lƣợc, tài chính và rủi ro liên quan. Nhìn chung, bản kế hoạch kinh doanh phải bao gồm những nội dung chính sau đây: - Luận chứng về quy mô và phát triển của cơ hội kinh doanh trên thị trƣờng. - Luận chứng về mô hình kinh doanh nên đƣợc khởi sự để hiện thực hóa cơ hội kinh doanh nói trên thành tỷ suất lợi nhuận cao. Mô hình kinh doanh bao gồm các thông tin về tên gọi, hình thức pháp lý, địa điểm trụ sở doanh nghiệp; phƣơng thức sản xuất kinh doanh; các nguồn lực cần huy động (số lƣợng, cơ cấu) và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; mô hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận và phƣơng thức hoàn trả các khoản nợ vay cũng nhƣ giải quyết quan hệ sở hữu các đối tƣợng hữu quan đối với doanh nghiệp. - Thông tin về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của nhóm đồng sáng lập/điều hành doanh nghiệp. - Các tài liệu hỗ trợ, bổ sung sung thông tin đi kèm với bản kế hoạch. Kế hoạch kinh doanh không chỉ cần thiết khi khởi sự kinh doanh mà còn cần trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh có thể nhằm mục tiêu thay đổi nhận thức và nhận biết thƣơng hiệu trong con mắt của khách hàng, đối tác, cộng đồng. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động hƣớng đến những thay đổi lớn hoặc khi hoạch định một kế hoạch khởi sự thì kế hoạch kinh doanh thƣờng là 3-5 năm. 1.2.2. Các bước lập bản kế hoạch kinh doanh Để có bản kế hoạch kinh doanh tốt, cần rất nhiều công sức, nỗ lực và tiền bạc. Đó là quá trình công phu, mang tính sáng tạo. Tuy nhiên nếu đơn giản hóa thì quy trình này bao gồm sáu bƣớc sau đây: · Viết ra ý tƣởng kinh doanh cơ bản của mình. . · Thu thập tất cả các số liệu bạn có thể có về tính khả thi và chi tiết của ý tƣởng kinh doanh của bạn. · Tập trung và sàng lọc ý tƣởng của mình trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp. · Phác họa các chi tiết về mô hình kinh doanh. Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận với các câu hỏi “cái gì, ở đâu, tại sao và nhƣ thế nào” có thể giúp ích tốt cho bạn trong việc này. · Làm cho bản kế hoạch thật hấp dẫn để nó không những cung cấp một cái nhìn sâu sắc mà có thể trở thành một công cụ tốt trong khi làm việc với các mối 3
  6. quan hệ quan trọng. · Hãy đọc các bản kế hoạch tham khảo Nếu sơ đồ hóa thì chúng ta có trình tự lập kế hoạch kinh doanh nhƣ sau. Trong đó, xuất phát của kế hoạch kinh doanh là ý tƣởng. Hình 1: Trình tự lập kế hoạch kinh doanh Ý tƣởng Thị trƣờng có thực hay không? Nhu cầu Sản phẩm có thể hiện thực hóa? Sản phẩm Chúng ta sẽ thành công? Chiến lƣợc kinh doanh Rủi ro Đáng đầu tƣ? Kế hoạch tác nghiệp 1.2.3. Ý nghĩa của bản kế hoạch kinh doanh Lập kế hoạch kinh doanh là một bƣớc quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào. Một câu nói phổ biến là kinh doanh mà không lập kế hoạch kinh doanh đồng nghĩa với việc lập kế hoạch cho thất bại. Bởi lẽ làm kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thành công, nên đƣợc thực hiện trên cơ sở đã tính toán đến rủi ro trong kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh thực tế giúp cho chủ doanh nghiệp nhìn rõ hơn các cơ hội và yếu kém- rủi ro- của họ một cách rõ ràng. Trong phần tài chính, chủ doanh nghiệp phải tính rủi ro vào phần thu đƣợc lợi nhuận hoặc phần lỗ. Bản kế hoạch kinh doanh là một bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tƣơng lai kinh doanh của ngƣời khởi sự doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh đƣợc chuẩn bị bằng 4
  7. tài liệu viết tay do cá nhân chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ quản lý chủ chốt mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của kinh doanh, cùng các bƣớc và tài chính cần thiết để đạt đƣợc mục đích đó. Đồng thời kế hoạch này cũng đƣợc xem nhƣ là một "đề xuất", một "quảng cáo" hoặc một "kế hoạch của một trò chơi". Cần lƣu ý kế hoạch kinh doanh khác với kế hoạch chiến lƣợc. Các lợi ích cụ thể của bản kế hoạch kinh doanh nhƣ sau: 1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh hiện tại trong tƣơng lai 2. Kế hoạch kinh doanh là thứ không thể thiếu khi bạn làm đơn xin vay vốn 3. Tìm kiếm nguồn vốn đầu tƣ cho một hoạt động kinh doanh 4. Tạo ra một hoạt động kinh doanh mới. 5. Giúp định giá tài sản 6. Giúp cho việc bán hàng trở nên dễ dàng 7. Liên quan đến sự chuyên nghiệp 8. Phát triển những khối liên minh mới trong kinh doanh 9. Chia sẻ và giải thích những mục tiêu kinh doanh 10. Quyết định mua hay thuê những tài sản mới 11. Sự tăng trƣởng kinh doanh kéo theo việc thuê thêm địa điểm và tuyển dụng thêm nhân viên 12. Hợp lý hóa các quy trình 13. Sự thay thế và dịch chuyển trong kinh doanh 14. Thiết lập sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống 15. Thiết lập các mục tiêu cụ thể Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng bản kế hoạch kinh doanh không chỉ cần thiết trong quá trình khởi sự kinh doanh mà còn cần thiết đối với doanh nghiệp đang họat động. Kế hoạch kinh doanh cần thiết khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến chất lƣợng, năng suất, phát triển sản phẩm, thị trƣờng mới . Nhƣ vậy, kế hoạch kinh doanh có thể đƣợc thiết kế để hƣớng dẫn ban quản lý trong các giai đoạn khởi nghiệp hoặctăng trƣởng của doanh nghiệp, hoặc để kiểm soát quá trình vận hành của một doanh nghiệp đang hoạt động tốt. 1.3. Thực hành 1.3.1. Tính cách của các chủ doanh nghiệp thành đạt Có thể nói kinh doanh là công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực. Trƣớc khi 5
  8. thành lập doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi: Tại sao bạn muốn thành lập doanh nghiệp riêng? Bạn đã sẵn sàng trở thành một nhà doanh nghiệp thực sự chƣa? Nếu câu trả lời là có đầy quyết tâm, hãy tự đánh giá bản thân dựa trên việc xem xét những trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, những tính cách của một chủ doanh nghiệp thành đạt? Sau đó, mới cần đến ý tƣởng kinh doanh và bản kế hoạch kinh doanh Những chủ doanh nghiệp thành công có những tính cách nhất định. Mƣời tính cách cá nhân cơ bản của một chủ doanh nghiệp chỉ ra sự khác biệt giữa chủ doanh nghiệp không thành đạt.và chủ doanh nghiệp thành đạt nhƣ sau: Đạt đƣợc suy nghĩ: 1. Tìm kiếm cơ hội 2. Kiên trì 3. Cam kết thực hiện đúng hợp đồng 4. Đáp ứng chất lƣợng và hiệu quả 5. Chấp nhận rủi ro. Khả năng lập kế hoạch 1. Xây dựng mục tiêu 2. Giám sát và lập kế hoạch một cách có hệ thống 3. Tìm kiếm thông tin. Khả năng quyền lực 4. Có khả năng thuyết phục và có mạng lƣới công việc 5. Tự tin 1.3.2. Bạn đã sẵn sàng kinh doanh chưa? Hãy trả lời lần lƣợt các câu hỏi sau đây để xem bạn đã sẵn sàng bắt đầu công việc kinh doanh hay chƣa. Bài test này dựa trên nghiên cứu của Giáo sƣ John Braun - nhà tâm lý học tại Đại học Bridgeport (Mỹ). 1. Nếu bố mẹ bạn là ngƣời nhập cƣ, cộng một. Không thì trừ một 2. Nhà kinh doanh thành công thƣờng không phải là ngƣời xuất sắc tại trƣờng học. Nếu bạn là sinh viên xuất sắc trừ bốn điểm. Nếu không, cộng bốn điểm 3. Nhà kinh doanh thƣờng không hào hứng với các hoạt động đội nhóm ở trƣờng học. Nếu bạn thích hoạt động này trừ một; nếu không, cộng một. 4. Khi còn bé, nhà doanh nghiệp thƣờng thích ở một mình. Nếu bạn nhƣ vậy, cộng một. Không thì trừ một 5. Nếu bạn đã kinh doanh khi còn bé thì cộng hai điểm. Không thì trừ hai. 6
  9. 6. Nhiều đứa trẻ bƣớng bỉnh có thể là do kiên định thực hiện theo cách riêng của mình. Nếu bạn bƣớng bỉnh vừa đủ, cộng một. Không thì trừ một. 7. Thận trọng có thể là không sẵn sàng chịu rủi ro. Nếu khi bé, bạn là đứa trẻ thận trọng, trừ bốn điểm. Không thì cộng bốn. 8. Nếu bạn dám làm hơn các bạn khác, cộng bốn. 9. Nếu ý kiến của ngƣời khác làm bạn phiền lòng nhiều, trừ một. Không thì cộng một. 10. Chán nản với công việc lặp đi lặp lại hàng ngày đôi khi là động lực để một ngƣời khởi sự doanh nghiệp. Nếu đó cũng là ý muốn của bạn, cộng hai. Không thì trừ hai. 11. Nếu bạn yêu công việc, sẵn lòng làm việc qua đêm thì cộng hai. Không thì trừ sáu điểm. 12. Nếu bạn sẵn lòng làm việc trong thời gian lâu trong khi ngủ hầu nhƣ rất ít để hoàn tất công việc thì cộng bốn điểm. Không có điểm trừ nếu bạn không làm đƣợc nhƣ vậy. 13. Nhà doanh nghiệp thƣờng yêu thích các hoạt động của họ rất nhiều, họ có thể chuyển liên tục từ dự án này đến dự án khác không ngừng nghỉ. Nếu sau khi thành công với một dự án, bạn có sẵn sàng tiếp tục dự án khác ngay lập tức không? Có thì cộng hai; không thì trừ hai. 14. Bạn có sẵn sàng dùng tiền tiết kiệm vào kinh doanh? Nếu có thì cộng hai; nếu không thì trừ hết số điểm của bạn. 15. Nếu bạn sẵn lòng vay mƣợn từ ngƣời khác để tăng cƣờng thêm ngân sách của bạn thì cộng hai điểm. Không thì trừ hai điểm. 16. Nếu bạn thất bại, bạn có sẵn lòng bắt đầu công việc ngay lập tức không? Có thì cộng bốn; không thì trừ bằng số điểm đang có. 17. Trừ một điểm nếu thất bại làm bạn đi tìm công việc đƣợc trả lƣơng cao. 18. Bạn tin rằng kinh doanh là rủi ro? Có trừ hai; không thì cộng hai. 19. Bạn có viết ra mục tiêu dài và ngắn hạn? Có cộng một điểm, không thì trừ một. 20. Bạn đƣợc cộng hai điểm nếu bạn nghĩ bạn có kiến thức và kinh nghiệm về dòng tiền hơn ngƣời khác. Không thì trừ hai. 21. Nếu bạn dễ chán nản, cộng hai. Trừ hai nếu trả lời không. 22. Bạn là ngƣời lạc quan, cộng hai. Ngƣời bi quan, trừ hai. Nhận xét: 7
  10. Nếu điểm số 35 và hơn, bạn đã có mọi thứ sẵn sàng cho công việc kinh doanh tốt đẹp. Từ 15 đến 35 điểm, bạn có nền tảng kỹ năng và tài năng để thành công. Từ 0 đến 15 điểm, bạn có thể thành công với điều kiện cần rèn luyện kỹ năng và vận dụng. Từ 0 đến -15 chỉ ra rằng bạn sẽ phải làm việc vất vả để vƣợt qua sự thiếu hụt về kỹ năng và các lợi thế bẩm sinh. Nếu bạn có điểm số nhỏ hơn-15 thì năng lực của bạn trong lĩnh vực khác. 1.3.2. Danh mục các vấn đề của người chủ sở hữu để khởi nghiệp Công việc nền tảng ban đầu đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bạn thiết lập mục tiêu kinh doanh và mục tiêu cá nhân đánh giá nguồn tài chính của bạn xác định các nguy cơ tài chính xác định chi phí ban đầu quyết định vị trí cho hoạt động kinh doanh tiến hành nghiên cứu thị trƣờng xác định đối tƣợng khách hàng xác định đối thủ cạnh tranh phát triển kế hoạch marketing Các giao dịch kinh doanh lựa chọn luật sƣ lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động (ví dụ nhƣ công ty một thành viên, công ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, tập đoàn) tiến hành thủ tục mở doanh nghiệp (đăng ký tên, phối hợp các hoạt động kinh doanh v v) lựa chọn một kế toán viên chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh lựa chọn một ngân hàng lập một tài khoản séc cho công việc kinh doanh vay vốn (nếu trong diện đƣợc vay) xây dựng một nguồn tín dụng cho hoạt động kinh doanh lựa chọn một đại lý bảo hiểm mua Hợp đồng bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh Các bƣớc đầu tiên 8
  11. in danh thiếp kiểm tra lại các quy tắc kinh doanh ở địa phƣơng ký hợp đồng thuê lên danh sách các nhà cung cấp (nếu cần) chuẩn bị đồ dùng và thiết bị xin giấy phép kinh doanh (nếu cần) xin số chứng minh chủ hoạt động kinh doanh địa phƣơng (nếu cần) xin số chứng minh chủ hoạt động kinh doanh của địa phƣơng (nếu cần) gửi biểu mẫu thuế của địa phƣơng và trong cả nƣớc Tham gia các tổ chức chuyên môn Đặt ra ngày bắt đầu công việc kinh doanh 9
  12. CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN CƠ HỘI VÀ HÌNH THÀNH Ý TƢỞNG KINH DOANH 2.1. Mục tiêu Học xong chƣơng này, học viên sẽ có đƣợc những kiến thức sau: - Sự khác biệt giữa ý tƣởng và cơ hội kinh doanh - Phƣơng pháp nhận diện cơ hội kinh doanh - Phƣơng pháp hình thành ý tƣởng kinh doanh - Thực hành vận dụng để xây dựng ý tƣởng kinh doanh của mình 2.2. Lý thuyết 2.2.1. Khái niệm cơ bản Một công việc kinh doanh thành công thƣờng đƣợc bắt đầu từ một xuất phát điểm hoặc một ý tƣởng tốt. Nếu ý tƣởng không tốt, kinh doanh sẽ thất bại bất kể là doanh nghiệp đã tiêu tốn bao nhiêu thời gian và tiền bạc vào đó. Một ý tƣởng kinh doanh tốt có hai phần sau: cơ hội kinh doanh và ngƣời chủ có kỹ năng và các nguồn lực tận dụng cơ hội đó. Hình 2.1: Cơ hội và Ý tƣởng Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tƣởng kinh doanh mới.2 Ý tƣởng và cơ hội là hai khái niệm khác nhau. Ý tƣởng là những thứ hiện ra hoặc đƣợc suy tƣởng trong tâm trí con ngƣời. Trong khi đó, cơ hội kinh doanh là các yếu tố thuận lợi ở môi trƣờng bên ngoài giúp cho con ngƣời đạt mục đích nhất định trong kinh doanh. 2.2.2. Nhận diện cơ hội kinh doanh Một cơ hội kinh doanh tốt sẽ bao gồm bốn đặc điểm. Thứ nhất, cơ hội đó phải hấp dẫn. Tính hấp dẫn đó bao hàm nhiều yếu tố về mặt thị trƣờng ví dụ nhƣ tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức trung bình của nền kinh tế, quy mô lợi nhuận cao, sức ép cạnh 2 Barringer, B và Ireland, D (2008), Entrepreneurship: Successfully Launching New Venture 2/e 10
  13. tranh thấp Thứ hai, đó là tính thời điểm. Kinh doanh sớm hay muộn hơn so với thực tiễn thị trƣờng đều có thể dẫn đến thất bại. Thứ ba, cơ hội kinh doanh phải có tính ổn định. Thứ tƣ, cơ hội kinh doanh phải hƣớng đến sản phẩm, dịch vụ mà qua đó tạo ra giá trị giá tăng cho khách hàng và ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Để nhận diện cơ hội kinh doanh, có thể có ba cách sau đây: quan sát xu hƣớng, giải quyết vấn đề và tìm khoảng trống thị trƣờng. Quan sát xu hƣớng: nhận diện cơ hội thông qua việc quan sát xu hƣớng và nghiên cứu cách tạo ra cơ hôi cho doanh nghiệp. Nói cụ thể hơn, doanh nghiệp có thể nghiên cứu kỹ lƣỡng và quan sát các yếu tố không ngừng thay đổi của môi trƣờng về thể chế, kinh tế, văn hóa-xã hội, công nghệ để tìm ra xu hƣớng và cơ hội kinh doanh. Hoặc doanh nghiệp có thể thay đổi các thông số dựa trên các nguồn thông tin có đƣợc từ các công ty điều tra thị trƣờng để đƣa ra các phân tích và dự báo thị trƣờng của mình. Hình 2.2: Quan sát xu hƣớng để nhận diện cơ hội Giải quyết vấn đề: đôi khi cơ hội đƣợc phát hiện do chúng ta có một vấn đề và phải tìm cách để giải quyết vấn đề đó. Vấn đề này cũng có thể xuất phát từ việc quan 11
  14. sát xu hƣớng hoặc qua các hình thức đơn giản khác nhƣ do trực giác, tình cờ, may mắn. Một ví dụ điển hình là Jery Yang và David Filo năm 1994 đã nhận thấy không có cách nào để tìm hoặc tổ chức các trang web yêu thích. Do đó, họ tạo ra thƣ mục online để tìm và lƣu giữ các trang web này, và nhƣ vậy Yahoo! ra đời. Tìm khoảng trống thị trƣờng: hãy xem có nhu cầu nào của thị trƣờng chƣa đƣợc thỏa mãn đầy đủ bởi các doanh nghiệp hiện thời. Đó cũng là lý do mà bên cạnh những chuỗi đại siêu thị phục vụ nhu cầu đại chúng vẫn còn tồn tại những cửa hàng nhỏ, chuyên biệt phục vụ những nhu cầu đặc thù. Hình 2.3: Quy trình nhận diện cơ hội kinh doanh Nhận diện cơ hội kinh doanh còn phụ thuộc vào yếu tố đặc điểm cá nhân của ngƣời kinh doanh. Một số ngƣời đƣợc cho là có khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh tốt hơn ngƣời khác. Thông thƣờng, kinh nghiệm làm việc, mạng lƣới xã hôi, nhận thức và tính sáng tạo của ngƣời kinh doanh sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến nhận diện cơ hội hoặc đó cũng chính là cơ hội của họ. 2.2.3. Kỹ thuật hình thành ý tưởng kinh doanh Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các kỹ thuật hình thành ý tƣởng kinh doanh mới. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời nhiều kỹ thuật để có ý tƣởng kinh doanh tốt. Não công (Brainstorming) Phƣơng pháp này dùng để tạo ra các ý tƣởng một cách nhanh chóng. Không sử dụng để ra quyết định. Khi thực hiện phƣơng pháp này, cần lƣu ý những nguyên tắc nhất định: tập trung vào chủ đề cụ thể, không chỉ trích, tập trung vào sáng tạo hơn là 12
  15. đánh giá. Nhóm trọng tâm (Focus group) Nhóm bao gồm 5 đến 10 ngƣời đƣợc lựa chọn bởi lẽ sự liên quan của họ với chủ đề đƣợc thảo luận. Thế mạnh của nhóm trọng tâm là giúp doanh nghiệp phát hiện điều gì nằm trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên đddieer yếu là các thành viên không mang tính đại diện, kết quả không thể khái quát hóa cho tổng thể. Điều tra Phƣơng pháp thu thập thông tin từ mẫu đƣợc chọn từ tổng thể theo cách nào đó. Mẫu điều tra hiệu quả nhất là tỷ lệ “ngẫu nhiên”của tổng thể. Chất lƣợng dữ liệu điều tra phụ thuộc vào mục đích và cách thức thực hiện. SCAMPER Cách thức khác để tìm kiếm ý tƣởng kinh doanh một cách sáng tạo là dựa vào mô hình SCAMPER. Đây là kĩ năng tƣ duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo nên, là công cụ tƣ duy khá hiệu quả trong việc tìm kiếm các ý tƣởng kinh doanh mới. SCAMPER là từ ghép cấu tạo từ chữ đầu của nhóm từ sau: Substitute, Combine, Adapt, Modify, Put, Eliminate, và Reverse Bảng 2.1: Mô hình SCAMPER Với 1 sản phẩm, hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy S(ubstitute) nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể đƣợc thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối tƣợng? C(ombine) Hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm đƣợc gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng. A(dapt) Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không? Tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính (ví dụ nhƣ M(odify) màu sắc, âm thanh, hƣơng vị, hình thức mẫu mã, ) Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực P(ut) khác? Loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra E(liminate) nếu loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội R(everse) Có thể lật ngựợc vấn đề? 13
  16. Trƣờng hợp sản phẩm Kinder Egg của hãng Ferrero (Ý) có thr coi là mtộ ví dụ minh họa hữu ích. Kinder Egs lần đầu tiên xuất hiện trên thị trƣờng Italia những năm 1972 là “đứa con cƣng” của hãng chế biến thực phẩm nổi tiếng Ferrero. Điều bất ngờ mà Kinder Egg đem tới chính là những món đồ chơi thú vị nằm bên trong quả trứng sô cô la sữa. Mỗi món đồ chơi tí hon đƣợc sắp gọn ghẽ trong một quả trứng bằng nhựa dẻo và chỉ có thể đƣợc khám phá khi tách đôi quả trứng đặc biệt này ra. Hình 2.4: Kinder Egg của Ferrero 2.2.4. Đánh giá ý tưởng kinh doanh Ý tƣởng kinh doanh cho dù sáng tạo và đổi mới đến thế nào cũng phải đƣợc phân tích tính khả thi. Trƣớc hết, hãy đánh giá ý tƣởng bằng cách trả lời ba câu hỏi sau. Thứ nhất, có khách hàng và thị trƣờng có đủ lớn để thực hiện ý tƣởng kinh doanh này? Thứ hai, yêu cầu về vốn xét trong mối quan hệ với ƣớc tính doanh thu và chi phí có phù hợp? Thứ ba, có đội ngũ để thực hiện ý tƣởng này? Sau đó, cần đánh giá trên các phƣơng diện ngành, thị trƣờng, sản phẩm/dịch vụ, đội ngũ, tài chính. Bảng sau đây sẽ cho thấy các câu hỏi chính liên quan đến các khía cạnh đó. 14
  17. Bảng 2.2: Phân tích khả thi: Các câu hỏi chủ yếu Phƣơng diện Các câu hỏi chủ yếu Đặc điểm, xu hƣớng và chu kỳ sống của ngành Rào cản gia nhập Chi phí R&D và công nghệ Ngành Lợi nhuận biên của ngành Nhà phân phối, sản xuất, cung ứng nói gì về ngành Những “tay chơi” lớn trong ngành Thị trƣờng tiềm năng nào cho doanh nghiệp? Đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý của thị trƣờng mục tiêu Thị trƣờng/Khách hàng Đặc điểm của khách hàng đầu tiên? Cầu sản phẩm/dịch vụ là gì?Làm thế nào đáp ứng tốt nhất cầu thị trƣờng? Đặc điểm và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ Phát triển sản phẩm cần phải làm gì? và thời gian cần thiết hoàn thành? Quyền sở hữu trí tuệ? Sản phẩm/dịch vụ khác biệt với các sản phẩm khác Sản phẩm/dịch vụ trên thị trƣờng nhƣ thế nào? Ai là đối thủ cạnh tranh và cách bạn khác biệt họ Năng lực lõi của đối thủ cạnh tranh? Họ có khả năng cạnh tranh với bạn? Các phƣơng án kênh phân phối Kinh nghiệm và chuyên môn Đội ngũ Có sự thiếu hụt về kinh nghiệm và chuyên môn không? Nếu có giải quyết thế nào? Yêu cầu vốn đầu tƣ và vốn lƣu động, cố định Tài chính Bao lâu thì có dòng tiên dƣơng Điểm hòa vốn? 15
  18. Phƣơng diện Các câu hỏi chủ yếu Giả định chi tiết hoặc lý giải cho các con số Những sự kiện chính trong 2 năm tới và cách các sự kiện chính này thúc đẩy sự thay đổi doanh nghiệp? Thời hạn hoàn thiện các nhiệm vụ để bắt đầu kinh doanh 2.3. Thực hành 2.3.1. Tình huống 1: Kiếm hàng triệu đô la từ ý tưởng kinh doanh ngộ nghĩnh Vào một đêm tháng Tƣ năm 1975, Gary Dahl, một chuyên gia quảng cáo đang làm việc tại California mở tiệc rƣợu chiêu đãi bạn bè thân nhân dịp sinh nhật của mình. Và trong lúc chén thù chén tạc, Gary đã nói với các bạn của mình rằng ông đang có một ý tƣởng tuyệt diệu. Đối với ông, chó, mèo, chim và cá đều là những thứ quấy rầy con ngƣời. Chúng làm đồ đạc trở nên lộn xộn, đôi khi gây ồn ào, khó chịu cho những ngƣời xung quanh, khiến chủ nhân của chúng phải đau đầu. Và ông kể rằng, ông đang sở hữu một hòn đá "lý tƣởng" nhất trên đời – dễ chăm sóc, rẻ tiền, không bắng nhắng nhƣ lũ chó mèo vô tích sự, lại có một "nhân cách" tuyệt diệu. Câu chuyện tƣởng chừng nhƣ khùng khùng điên điên của Gary lại thu hút đƣợc đám bạn bè. Họ bắt đầu bàn tán xôm tụ xung quanh ý tƣởng lạ đời về hòn đá. Dahl dành hai tuần tiếp sau đó để viết cuốn Hƣớng dẫn Đào tạo Hòn đá Cƣng - một bài hƣớng dẫn từng bƣớc để thiết lập một mối quan hệ mật thiết với vật cƣng địa chất này, bao gồm cả hƣớng dẫn cách để làm hòn đá lăn tròn và cách để huấn luyện hòn đá trong nhà. “Hãy đặt hòn đá lên một tờ báo nào đó. Hòn đá sẽ không bao giờ biết tờ giấy đó dùng để làm gì và vì vậy sẽ không yêu cầu đƣợc hƣớng dẫn thêm.” Kèm theo cuốn sách, Dahl quyết định tạo ra một Hòn đá Cƣng thực sự. Ông đến một cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng ở San Jose và tìm thấy hòn đá đắt nhất tại đó – Hòn Bãi biển Rosarita, một hòn cuội tròn màu xám, có kích thƣớc nhỏ xinh đƣợc bán với giá một xu. Ông gói hòn đá trong một cái hộp quà có hình giống nhƣ một cái cũi nhốt vật cƣng, bên trong nhồi vỏ bào, và để kèm với cuốn sách hƣớng dẫn. Hòn đá cƣng đƣợc giới thiệu tại buổi triển lãm quà tặng vào tháng Tám ở San Francisco (thị trƣờng quà tặng dễ bị đột nhập hơn thị trƣờng đồ chơi đắt giá), rồi sau đó ở New York . Ngay lập tức, sản phẩm của Gary đã đƣợc một đại gia đặt mua với số lƣợng ban đầu là năm trăm viên. Gary Dahl phát hành một bản tin có bức ảnh ông 16
  19. đứng giữa rất nhiều các hộp Đá Cƣng. Tờ Newsweek đã dành nửa trang để in câu chuyện hấp dẫn này, và tới cuối tháng Mƣời, Gary Dahl đã chở khoảng mƣời ngàn Hòn đá Cƣng mỗi ngày. Ông xuất hiện trên chƣơng trình “The Tonight Show” hai lần. Tới Giáng sinh, khi hai tấn rƣỡi đá đã đƣợc bán hết, ba phần tƣ số tờ nhật báo ở Mỹ đều đƣa tin về câu chuyện Đá Cƣng. Các câu chuyện trên mặt báo thƣờng đăng tải trích dẫn những câu bông đùa của Dahl về mức độ "nghe lời" của từng hòn đá với nhiều thử nghiệm trƣớc khi đƣợc chọn và đóng hộp. Một triệu hòn đá đƣợc bán với giá $3,95 cho mỗi hòn chỉ trong vòng vài ba tháng! Và Gary Dahl đã nhanh chóng trở thành triệu phú. Ngay lập tức, một loạt "phiên bản mới" của hòn đá cƣng hoặc các sản phẩm "ăn theo" đã tràn ngập thị trƣờng. Thậm chí, có ngƣời còn mạnh miệng quảng cáo cho sản phẩm của mình là “Hòn đá Cƣng nguyên bản”. Hàng loạt sản phẩm ăn theo nhƣ sách báo, băng đĩa nhƣ Những bài học của hòn đá Cƣng hay Dịch vụ chôn cất hòn đá tại biển , đã ra đời. Ngay sau lễ Giáng sinh năm 1975, Gary Dahl đã gọi số Hòn đá Cƣng còn lại là các món quà nhân ngày lễ tình yêu Valentine dành cho những ngƣời đang yêu và đang cần một vật nuôi có chi phí thấp, song Hòn đá Cƣng đã nhanh chóng trở thành thú chơi nhất thời của năm cũ. Ngay sau lễ Giáng sinh năm 1975, Gary Dahl đã gọi số Hòn đá Cƣng còn lại là các món quà nhân ngày lễ tình yêu Valentine dành cho những ngƣời đang yêu và đang cần một vật nuôi có chi phí thấp, song Hòn đá Cƣng đã nhanh chóng trở thành thú chơi nhất thời của năm cũ. Dahl từ bỏ công việc quảng cáo và thành lập công ty Rock Bottom Productions và hai năm sau đƣợc Don Kracke, ngƣời phát minh ra Rickie Trickie Sticky - đồ trang sức chuyên đính ở phòng tắm cao cấp, đƣa vào cuốn sách Làm thế nào để Biến Ý tƣởng của bạn thành Một Triệu Đô la. Dahl tâm sự với Kracke: “Tôi đã có thêm bốn ý tƣởng nữa. Cứ đợi và bạn sẽ đƣợc chứng kiến!” Song không ai biết đƣợc đã có ý tƣởng nào trong bốn ý tƣởng đó trở thành hiện thực hay chƣa. Dù vận may của Dahl sau sự kiện Hòn đá Cƣng có thế nào đi chăng nữa thì ông cũng trở thành một trong những biểu tƣợng làm nức lòng những ngƣời muốn kinh doanh trong thời hiện đại. Với Don Kracke và các nhà phát minh khác, chẳng hạn nhƣ Ken Hakuta (tác giả cuốn Làm thế nào để tạo ra mốt nhất thời và kiếm một triệu đô la) và Robert L. Shook (tác giả cuốn Tại sao Tôi lại không nghĩ ra điều đó nhỉ!), thì câu chuyện về Hòn đá Cƣng là một nguồn cảm hứng vô tận để tạo nên những cơn sốt mới và kiếm hàng triệu đô la cho những thiên tài phát minh ý tƣởng. Với hầu hết những ngƣời thiếu óc sáng tạo, thì Hòn đá Cƣng là một trong những ví dụ dị thƣờng nhất không thể giải thích đƣợc của tính điên rồ của thị trƣờng. Nhƣng Ken Hakuta đã có lời giải thích cho thành công nhất thời của cái mà ông 17
  20. gọi là “trò đùa ngớ ngẩn vô dụng” nhƣ Hòn đá Cƣng: Nó tạo cho mọi ngƣời một vài khoảnh khắc vui vẻ mà không cần ý nghĩa gì trong một thế giới phức tạp. Hakuta nói: “Nếu có thêm những món đồ nhất thời nhƣ thế thì thế giới sẽ cần ít các nhà tâm thần học hơn nhiều. Thay vì trả cho các khóa trị liệu với giá $100 mỗi giờ, bạn có thể vui vẻ ngồi chơi trong phòng mình vài giờ liền cùng một món đồ chơi vui vẻ để giảm stress. Khi mở cửa ra ngoài, bạn là ngƣời hoàn toàn khỏe mạnh.” 2.3.2. Tình huống 2: Che’rie Shop - Do it yourself! Che’rie - shop cung cấp dịch vụ Café + dạy trang trí những chiếc bánh, dạy may vá những bộ đồ pyjama đôi, những gói sản phẩm quà tặng cho những ngƣời thân yêu. Đối tƣợng chủ đạo của Che’rie là các bạn nữ từ 15- 30 tuổi. “Do-It-Yourself” (Tự bạn làm nó) là điểm khởi đầu cho ý tƣởng xây dựng Dự án Che’rie Shop của nhóm tác giả Vƣơng Thùy Hƣơng, Đoàn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Liên Trang, Nguyễn Thanh Thủy, Dƣơng Vân Hằng, Trần Hồng Lam, Phạm Thị Việt Hoa và Vƣơng Thùy Hƣơng (Trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng). Dự án đƣợc nhận định là ý tƣởng dịch vụ tiên phong trên thị trƣờng Hà Nội. Các dịch vụ chính Che’rie - shop cung cấp dịch vụ Café + dạy trang trí những chiếc bánh, dạy may vá những bộ đồ pyjama đôi, những gói sản phẩm quà tặng cho những ngƣời thân yêu. Đối tƣợng chủ đạo của Che’rie là các bạn nữ từ 15- 30 tuổi, bằng tình cảm với những ngƣời mình yêu thƣơng, qua dịch vụ của Che’rie, các bạn nữ sẽ đƣợc học cách để tự mình giữ gìn và nâng niu tình yêu, hạnh phúc gia đình mình. Ngoài ra, “Che’rie - shop” còn thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động xã hội nhằm giúp 18
  21. đỡ những bạn trẻ thiếu may mắn trong độ tuổi từ 15-18 tuổi. Hiện nay, Dự án Che’rie -Shop đã đƣợc triển khai vào hoạt động tại số108B, ngõ 133, Thái Hà, Hà Nội. Trƣớc mắt, dự án tập trung vào dịch vụ dạy làm bánh với tên gọi Che’rie - Cake. Giai đoạn tiếp theo, khi thƣơng hiệu Che’rie - Shop đƣợc đón nhận trên thị trƣờng, nhóm dự án sẽ mở rộng sang dịch vụ may vá, Che’rie - Mode. Bên cạnh đó, với phƣơng châm coi kinh doanh là phƣơng tiện nhằm phục vụ mục đích xã hội, Che’rie mong muốn trở thành mái nhà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho các em có công ăn việc làm, đƣợc đào tạo nghề và các kĩ năng sống thông qua chƣơng trình “Share it”: kết nối học sinh, sinh viên tình nguyện với các em thông qua các buổi dạy phụ đạo, hoạt động xã hội và các buổi đào tạo về kĩ năng sống.Cơ sở ra đời của dự án Che’rie - Shop * Xu hƣớng phát triển kinh tế dẫn đến những đòi hỏi cao hơn của ngƣời tiêu dùng về các dịch vụ vui chơi, giải trí và sự tự khẳng định bản thân. * Phong trào “Do it yourself” trở thành một trào lƣu mới trong giới trẻ trên toàn thế giới và đã có những ảnh hƣởng nhất định ở Việt Nam. Với việc tự tay làm các sản phẩm handmade nhƣ khăn len, hoa giả, đồ lƣu niệm, các bạn trẻ đƣợc thỏa sức sáng tạo và khám phá bản thân. Nắm bắt đƣợc nhu cầu, hay cũng là cơ hội đầy tiềm năng này, Che’rie mang đến mô hình dịch vụ “ Do it yourself với Bánh và May Vá” nhằm tạo ra một định vị khác biệt. “Nấu ăn và may vá dù thế nào vẫn đƣợc xem là hai công việc thiết yếu nhất trong việc giúp các bạn nữ nâng niu tình cảm gia đình mình” . * Sự thể hiện tình cảm, sự quan tâm của mình với những ngƣời yêu thƣơng. * Che’rie ra đời với mong muốn đƣa đến một cơ hội nhỏ giúp trẻ em mồ côi có điều kiện đƣợc chăm sóc, đào tạo các kĩ năng để giúp các em hoàn thiện hơn nhân cách và có định hƣớng về nghề nghiệp khi trƣởng thành, giúp các em trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Che’rie hƣớng tới việc kết hợp giữa mục tiêu kinh doanh và lợi ích xã hội, môi trƣờng. Nguồn: Chƣơng trình khởi nghiệp Báo Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam Câu hỏi: 1. Hãy đánh giá ý tƣởng kinh doanh Che’rie 2. Nhận xét về mô hình kinh doanh này và đƣa ra các gợi ý để nâng cao tính khả thi của dự án 19
  22. 2.3.3. Đề xuất ý tưởng kinh doanh 1. Ý tƣởng kinh doanh: 2. Ngành kinh doanh: Thƣơng mại Sản xuất Dịch vụ Nông lâm ngƣ nghiệp Loại khác, ghi cụ thể 3. Sản phẩm/dịch vụ dự kiến kinh doanh: 4. Dự kiến khách hàng sẽ là: 5. Lợi ích khách hàng đạt đƣợc khi mua sản phẩm/dịch vụ: 2.3.4. Tìm hiểu khách hàng Đặc điểm Mô tả sơ lƣợc Ai sẽ là khách hàng của bạn? (Mô tả chung) Tuổi Giới tính Địa điểm (nơi họ sinh sống) 20
  23. Thu nhập (ghi cụ thể) Các yếu tố khác Khi nào thì họ mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Họ sẽ trả mức giá bao nhiêu? Họ sẽ mua vì lý do gì? Quy mô thị trƣờng trong tƣơng lai (xu hƣớng tăng hay giảm, giữ nguyên) 2.3.5. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh Đặc tính của Sản Đối thủ Đối thủ Đối thủ đối thủ phẩm/dịchvụ cạnh tranh cạnh tranh cạnh tranh cạnh tranh của tôi A B C Tên: Địa chỉ: . . Điện thoại: . . . . Giá cả Chất lƣợng Độ sẵn có Khách hàng Kỹ năng của nhân viên Uy tín Quảng cáo Giao hàng Địa điểm Dịch vụ/sản phẩm của tôi đặc biệt vì: 21
  24. Dịch vụ / sản phẩm của tôi so với đối thủ cạnh tranh có những lợi thế sau: Đối thủ cạnh tranh A: Đối thủ cạnh tranh B: Đối thủ cạnh tranh C: 22
  25. CHƢƠNG 3: NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH 3.1. Mục tiêu Học xong chƣơng này, học viên sẽ nắm đƣợc các kiến thức sau: - Hiểu nội dung bản kế hoạch kinh doanh - Biết tránh những sai lầm trong lập kế hoạch kinh doanh - Thực hành lập kế hoạch kinh doanh của mình 3.2. Lý thuyết 3.2.1. Nội dung bản kế hoạch kinh doanh Một bản kế hoạch kinh doanh thƣờng không đòi hỏi ngƣời viết phải trau chuốt về ngôn từ nên các ý chính có thể đƣợc viết dƣới dạng gạch đầu dòng miễn sao bảo đảm yếu tố rõ ràng mạch lạc. Ngoài ra để làm phong phú và tăng tính hấp dẫn, dễ hiểu của bản kế hoạch, bạn có thể sử dụng hình ảnh, đồ thị và bảng biểu để minh họa cho ý tƣởng của mình. Kết cấu của một bản kế hoạch kinh doanh khá linh họat. Sau đây là một số chủ đề cơ bản của bản kế hoạch kinh doanh: (i) Phân tích thị trƣờng: phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh là phần trọng yếu mà từ đó ngƣời viết (cũng nhƣ ngƣời đọc) có thể xác định đƣợc phân khúc thị trƣờng, tiềm năng phát triển, nhu cầu khách hàng, cách thức tiếp cận khách hàng, tình hình các đối thủ cạnh tranh (ii) Sản phẩm, dịch vụ: mô tả sản phẩm, dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp, chú trọng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận đƣợc khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. (iii) Chiến lƣợc thực hiện và kế hoạch Marketing: ở mức tối thiểu thƣờng bao gồm các chiến lƣợc tiếp thị, quảng bá, và bán hàng; nên bao gồm những cột mốc về ngày tháng và chi phí. (iv) Kế hoạch sản xuất/ tác nghiệp: (v) Kế hoạch phát triển doanh nghiệp: (vi) Đội ngũ quản lý: phần này rất đƣợc nhà đầu tƣ chú trọng, bao gồm một sơ đồ tổ chức, sơ lƣợc về năng lực của những ngƣời tham gia dự án, xác định những kỹ năng còn thiếu sót và chiến lƣợc bổ trợ những thiếu sót ấy, cuối cùng là kế hoạch nhân sự ở cấp lãnh đạo. (vii) Các rủi ro chủ yếu và biện pháp đối phó: (viii) Phân tích tài chính (Kế hoạch tài chính): các báo cáo dự toán ở mức tối thiểu về kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, lƣu chuyển tiền tệ cho 3-5 năm; ngoài ra có thể phân tích thêm về thời điểm hòa vốn hoặc các chỉ tiêu tài chính cơ bản. 23
  26. Ngoài các chủ đề trên, còn có thể bổ sung phần phụ lục. Phần phụ lục có thể bao gồm bất cứ tài liệu nào cần để làm rõ hơn tính hợp lý của ý tƣởng kinh doanh mà không thể gộp vào các phần chính của bản kế hoạch. Những tài liệu có thể đƣợc đƣa vào phần phụ lục là các bản sơ yếu lý lịch (thƣờng cô đọng trong một trang giấy) của các thành viên chính trong nhóm sáng lập/điều hành doanh nghiệp, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, các đặc điểm kỹ thuật 3.2.1.1. Phân tích bối cảnh Mục đích của phần này là trình bày cơ hội kinh doanh và cách thức nhà kinh doanh sẽ nắm bắt cơ hội đó. Trƣớc khi mô tả sản phẩm và dịch vụ, cần đƣa ra bối cảnh cạnh tranh. Mô hình phù hợp giúp làm sáng tỏ cơ hội kinh doanh là mô hình nhận thức về cơ hội kinh doanh của Timmon. Sử dụng mô hình 3M – cầu thị trƣờng (market demand), quy mô thị trƣờng (market size) và phân tích biên lợi nhuận (margin analysis) – sẽ giúp lƣợng hóa ý tƣởng kinh doanh và đánh giá cơ hội kinh doanh hấp dẫn đến mức nào. Trƣớc tiên, xem xét cầu thị trƣờng: Nếu thị trƣờng tăng trƣởng 20% hoặc cao hơn thì cơ hội kinh doanh là hấp dẫn. Tuy nhiên không nên cứng nhắc vì tỷ lệ tăng trƣởng đƣợc coi là thấp hay cao còn tùy thuộc vào bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế và sự kỳ vọng của nhà kinh doanh (gắn với rủi ro). Thứ hai, xem xét quy mô và cấu trúc thị trƣờng: thị trƣờng đang phát triển với tốc độ tăng trƣởng nhanh và có triển vọng làm thay đổi phong cách sống thƣờng đƣợc coi là hấp dẫn. Thí dụ, các thị trƣờng máy tính cá nhân, ổ đĩa và phần cứng máy tính của những năm 1980 đã phát triển “nóng”. Rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập và đi đầu trong những công nghệ mới phát triển, trong số đó các công ty Apple, Microsoft và Intel. Vào thập niên 90, Internet nổi lên nhƣ một xu hƣớng mới thu hút sự chú ý của tất cả mọi ngƣời. Bƣớc sang thế kỷ XXI, công nghệ sinh học trở nên hấp dẫn hơn. Dạng cấu trúc thị trƣờng khác có triển vọng là các thị trƣờng phân tán bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, phân tán cạnh tranh với nhau trên cơ sở từng khu vực. Nhiều tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ đã cách mạng hóa những thị trƣờng manh mún, phân tán. Thí dụ, những tập đoàn bán lẻ nhƣ Wal-mart, Staples và Home Depot đã hợp nhất các thị trƣờng manh mún thông qua cung cấp các sản phẩm có chất lƣợng với giá cả thấp hơn. Do đó, dẫn đến sự sụp đổ của các cửa hàng tạp hóa nhỏ. Các tập đoàn đó đã thay thế các cửa hàng dụng cụ gia đình, thiết bị văn phòng bán giảm giá nằm rải rác ở các địa phƣơng. Chữ “M” cuối cùng là phân tích lợi nhuận biên (margin): các doanh nghiệp trong ngành đang xét có hƣởng mức lãi gộp (doanh thu – chi phí biến đổi) cao hay 24
  27. thấp (ví dụ so với mức 40%)? Lãi gộp cao hơn cho phép thu đƣợc doanh lợi cao hơn, điều này dẫn đến triển vọng phát triển doanh nghiệp lớn hơn. Mô tả tổng thể ngành kinh doanh qua các tiêu chí nhƣ doanh thu, tỷ lệ tăng trƣởng và xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai sẽ góp phần tạo dựng nên bối cảnh cạnh tranh của sản phẩm. Trong phần này, cần tránh bàn luận về mô hình kinh doanh – sản phẩm hoặc dịch vụ dự định kinh doanh. Thay vào đó, nên phân tích một cách khách quan với mục đích làm nổi bật một khoảng trống hay ngách thị trƣờng vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện tại ngành đƣợc phân đoạn nhƣ thế nào trong tƣơng lai, sẽ phân đoạn ra sao? Sau khi xác định các đoạn thị trƣờng thích hợp, hãy xác định đoạn thị trƣờng mà sản phẩm của bạn nhằm vào. Đặc biệt hãy lƣu ý để đừng quên biện luận về những xu hƣớng quan trọng sẽ định hình phân đoạn thị trƣờng đó trong tƣơng lai. Phân tích khách hàng Sau khi đã xác định khoảng trống thị trƣờng dự định đầu tƣ cần mô tả nhu cầu của đối tƣợng khách hàng. Trong phần này cần sử dụng các thông tin nhân khẩu học; càng xác định rõ các khách hàng cụ thể bao nhiêu thì càng có khả năng cung ứng sản phẩm mà khách hàng thực sự mong muốn bấy nhiêu. Cần xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai để có thể làm ra sản phẩm mà khách hàng mục tiêu mong muốn. Ví dụ, không nên cho rằng mọi ngƣời đều thích một thể loại phim ảnh nào đó và cách xem phim cũng giống nhau. Cũng đừng nên mở hiệu băng đĩa chỉ bởi vì bạn là ngƣời thích xem phim và do đó bạn nghĩ sẽ có nhiều ngƣời chung sở thích với mình. Hãy tìm ra những bằng chứng thực tế cho thấy nhu cầu thực sự của đối tƣợng khách hàng mục tiêu. Cũng có ý kiến cho rằng sẽ tốt hơn nếu nhà kinh doanh không chỉ mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của các khách hàng tiềm năng mà còn có thể xác định rõ họ bằng địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Bởi lẽ khi biết khách hàng cụ thể là ai, nhà kinh doanh có thể đánh giá đƣợc điều gì thuyết phục họ mua hàng, cách bán hàng cho họ (phƣơng thức bán hàng trực tiếp, bán hàng qua hệt hệ thống bán lẻ, qua Internet, qua thƣ trực tiếp ), chi phí bao nhiêu để thu hút và “giữ chân” khách hàng đó, Một bản liệt kê các khách hàng theo tiêu chí cơ bản ở trên đƣợc trình bày trong bản kế hoạch có thể sẽ rất ấn tƣợng đối với ngƣời đọc. Nó sẽ truyền đạt khối lƣợng lớn thông tin một cách nhanh chóng. Phân tích đối thủ cạnh tranh Phân tích cạnh tranh đƣợc tiến hành ngay sau khi phân tích khách hàng. Yếu tố cơ bản khởi đầu phân tích cạnh tranh là sản phẩm hay dịch vụ cụ thể mà khách hàng mong muốn. Các đặc tính của sản phẩm hình thành cơ sở cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp và gián tiếp của bạn. Ở đây, nhà kinh doanh có thể sử dụng ma trận hình ảnh 25
  28. cạnh tranh để có một cách nhìn trực quan về lợi thế cạnh tranh và cơ sở của chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin về đối thủ cạnh tranh là các công ty cổ phần đại chúng có thể tiếp cận tƣơng đối dễ dàng nhƣng sẽ khó hơn với các loại hình khác. Cách tốt nhất để thu thập thông tin về cạnh tranh là thông qua mạng lƣới các mối quan hệ kinh doanh và các hội chợ thƣơng mại. 3.2.1.3. Mô tả sản phẩm/dịch vụ Hoàn tất phân tích khách quan ở phần trên sẽ tạo cơ sở cho việc mô tả công ty và hoạt động kinh doanh. Nên trình bày tên công ty, nơi thành lập công ty, hình thức pháp lý và mô tả ngắn gọn hoạt động kinh doanh của công ty chỉ trong một vài đoạn văn. Phần này cũng nên làm nổi bật những kết quả công ty đã đạt đƣợc đến thời điểm viết bản kế hoạch này; những thành tựu quan trọng đã đạt đƣợc trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Hình: Mô hình Abell xác định pham vi kinh doanh Khách hàng là ai? Nhu cầu cần thỏa mãn là gì? DN thỏa mãn nhu cầu bằng cách nào? Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp Nên mô tả kỹ sản phẩm bằng đồ họa để hấp dẫn về mặt trực quan (mô hình Abell). Hãy nhấn mạnh làm thế nào sản phẩm của bạn phù hợp với yêu cầu về giá trị của khách hàng. Sản phẩm có những đặc tính gì và sẽ đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng nào? Nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng nào của khách hàng sẽ đƣợc thỏa mãn? Phần này cần xác định một cách rõ ràng và sinh động lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ. Dựa vào phân tích cạnh tranh cần lý giải tại sao các sản phẩm của doanh nghiệp tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn so với những thứ khách hàng hiện tại có thể mua đƣợc. Lợi thế của sản phẩm có thể là sự phối hợp của nhiều yếu tố. Trong thực tế, các lợi thế cạnh tranh tốt nhất đƣợc tạo thành từ một tập hợp các yếu tố vì điều này 26
  29. khiến cho lợi thế khó bị sao chép. 3.2.1.4. Chiến lược và kế hoạch Marketing Bản kế hoạch kinh doanh nên thể hiện tầm nhìn và chiến lƣợc doanh nghiệp vì điều đó cho thấy triển vọng thực sự của doanh nghiệp. Do vậy, nên dành một hoặc hai đoạn luận giải về kế hoạch tăng trƣởng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp gia nhập thị trƣờng thành công sẽ tự tạo ra luồng tiền để phục vụ cho kế hoạch tăng trƣởng hoặc là đủ hấp dẫn để huy động thêm vốn góp cổ phần ở mức giá cao hơn. Nên trình bày trong kế hoạch tăng trƣởng các đối tƣợng khách hàng mục tiêu hàng thứ hai, thứ ba mà doanh nghiệp sẽ nhắm tới. Các nội dung cơ bản của kế hoạch Marketing bao gồm việc trình bày kế hoạch thị trƣờng mục tiêu, kế hoạch sản phẩm/dịch vụ, kế hoạch giá cả, kế hoạch phân phối, kế hoạch quảng cáo, khuyếch trƣơng và bán hàng, các dự báo bán hàng và marketing. Thị trƣờng mục tiêu Dựa vào những hiểu biết thu thập đƣợc từ phân tích khách hàng cần lựa chọn thị trƣờng mục tiêu và định vị sản phẩm của mình một cách thích hợp. Trƣớc hế cần xác định các tiêu thức phân đoạn thị trƣờng. Ví dụ, lý do chọn mua sản phẩm thƣờng đƣợc xác định trong khoảng biến thiên giữa hai thái cực: sản phẩm đƣợc mua bởi lý do thuần túy lý trí và bởi lý do thuần túy cảm tính. Sản phẩm dịch vụ Phần này đƣợc hình thành từ kế hoạch thị trƣờng mục tiêu và nhằm mô tả sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt hóa so với các sản phẩm cạnh tranh nhƣ thế nào. Nhà kinh doanh cần luận giải lý do tại sao khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của doanh nghiệp và làm cách nào để giữ chân đƣợc khách hàng để trong tƣơng lai họ không chuyển sang mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Sử dụng các đặc tính đã đƣợc xác định trong ma trận hình ảnh khách hàng để xây dựng một sơ đồ trực quan hữu ích về đặc tính của sản phẩm để so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Cũng nên luận giải về cách thức doanh nghiệp phục vụ khách hàng ở phần này. Doanh nghiệp sẽ cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật nào? Chính sách bán hàng ra sao? Những nâng cấp và cải tiến sản phẩm nào sẽ đƣợc đƣa ra và bao giờ? Điều quan trọng là trình bày chi tiết tất cả các nỗ lực đó bởi vì chúng đều đƣợc tính vào giá cả của sản phẩm. Nhiều nhà kinh doanh không lƣợng hóa hết chi phí của những dịch vụ đó nên dẫn đến cạn tiền mặt và cuối cùng không trả đƣợc các khoản nợ. Giá cả Xác định giá cho sản phẩm luôn luôn là một việc khó. Hai cách tính giá cơ bản là phƣơng pháp cộng chi phí và phƣơng pháp cầu thị trƣờng. 27
  30. Theo phƣơng pháp thứ nhất, : Giá cả = giá thành + lợi nhuận kỳ vọng. Tuy nhiên nên tránh sử dụng phƣơng pháp đặt giá cộng chi phí vì một số lý do. Trƣớc hết, khó xác định đƣợc chính xác chi phí thực tế, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập chƣa có nhiều kinh nghiệm hoạt động. Các doanh nghiệp mới thành lập thƣờng đánh giá quá thấp chi phí thực tế để phát triển sản phẩm của mình. Thí dụ, thực tế phải tốn chi phí bao nhiêu để viết một phần mềm nào đó? Chi phí ở đây bao gồm tiền lƣơng, chi phí cho máy tính và các thiết bị khác, chi phí quản lý Vì đa số các doanh nhân đều đánh giá thấp các chi phí này nên họ có xu hƣớng định giá sản phẩm thấp hơn so với mức đáng ra phải áp dụng. Các doanh nhân thƣờng “ngụy biện” rằng họ đƣa ra mức giá thấp để thâm nhập thị trƣờng và gia tăng thị phần nhanh chóng. Các vấn đề đối với mức giá thấp là có thể sẽ khó nâng giá lên sau này, cầu về sản phẩm tại mức giá thấp đó có thể vƣợt quá năng lực sản xuất sản phẩm và giá thấp có thể hạn chế luồng tiền một cách không cần thiết. Do đó, phƣơng pháp định giá tốt hơn là tìm hiểu thị trƣờng và xác định một mức giá hợp lý dựa trên các sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh cung ứng và sản phẩm đƣợc định vị nhƣ thế nào (quyết định giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ ). Nếu doanh nghiệp cung ứng một sản phẩm có giá trị và chi phí thấp, mức giá sẽ thấp hơn mức giá thị trƣờng. Sản phẩm chất lƣợng tốt hơn và có nhiều chức năng hơn (đây là trƣờng hợp thƣờng xảy ra hơn) thƣờng có giá cao hơn trên thị trƣờng. Phân phối sản phẩm Phần này xác định cách thức sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng. Kế hoạch phân phối có nội dung rộng lớn hơn là những khía cạnh mang tính tác nghiệp. Nó có thể quyết định tƣơng lai của doanh nghiệp ngang với hoặc thậm chí hơn cả bản chất của sản phẩm. Internet có thể là cách thức phân phối hữu hiệu trong bối cảnh hiện nay. Quảng cáo và khuyếch trƣơng Với nguồn lực hạn chế, cần lựa chọn cẩn thận kế hoạch thích hợp. Những con đƣờng nào là hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp đến với các khách hàng mục tiêu của mình? Nếu doanh nghiệp có thể xác định các khách hàng mục tiêu bằng tên của họ thì gửi thƣ trực tiếp có thể hiệu quả hơn là sử dụng những quảng cáo chớp nhoáng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Hãy thử tận dụng những kỹ thuật cơ bản nhƣ nỗ lực quan hệ công chúng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Sheri Poe, ngƣời sáng lập hãng giày Ryka cho phụ nữ, xuất hiện trên chƣơng trình của Oprah Winfrey để chào hàng các mẫu giày đƣợc thiết kế dành cho phụ nữ. Sự thành công từ chƣơng trình đó thật quá sức mong đợi. 28
  31. Các kế hoạch xúc tiến và khuyếch trƣơng chi tiết sẽ phục vụ cho nhiều mục đích bao gồm các ƣớc tính chính xác về chi phí và từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá lƣợng vốn cần huy động. Các kế hoạch này cũng làm tăng uy tín của doanh nghiệp trong con mắt của các nhà đầu tƣ tiềm năng vì điều này cho thấy nhà kinh doanh hiểu rõ về ngành và thị trƣờng. Bán hàng Phần này đóng vai trò là xƣơng sống hỗ trợ cho tất cả các nội dung nêu trên. Cụ thể, phần này mô tả chất lƣợng và số lƣợng các nguồn nhân lực cần dành cho nỗ lực bán hàng. Bao nhiêu nhân viên bán hàng, nhân viên hỗ trợ khách hàng cần đến? Những ngƣời đó là nhân viên trong nội bộ công ty hay thuê ngoài? Để xây dựng bản kế hoạch có sức thuyết phục cao, cần dự báo về doanh thu. Có hai phƣơng pháp xây dựng dự báo doanh thu: phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp tự xây dựng. Sau khi điều tra chi tiết ngành kinh doanh và thị trƣờng, nhà kinh doanh biết đƣợc các đối thủ cạnh tranh và hiểu về công việc kinh doanh của mình. Phƣơng pháp so sánh xây dựng mô hình dự báo về doanh thu dựa theo những kết quả đạt đƣợc của các đối thủ cạnh tranh, có điều chỉnh theo thời gian tồn tại của doanh nghiệp, những khác biệt về các đặc tính của sản phẩm, các dịch vụ hỗ trợ quảng cáo và xúc tiến bán hàng, Doanh nghiệp nên tham khảo một số doanh nghiệp tƣơng đƣơng và giải thích sự khác biệt (nếu có) về mô hình doanh thu. Với phƣơng pháp tự xây dựng, doanh nghiệp tự xác định tất cả các nguồn phát sinh doanh thu rồi sau đó ƣớc tính giá trị tạo ra từ mỗi nguồn đó trong từng thời kỳ. 3.2.1.5. Kế hoạch tác nghiệp Nội dung cơ bản trong phần này là chỉ ra hoạt động sản xuất sẽ đóng góp giá trị cho khách hàng nhƣ thế nào? Phần này mô tả chi tiết chu trình sản xuất từ đó cho phép đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất đến vốn hoạt động. Thí dụ, doanh nghiệp thanh toán tiền mua nguyên vật liệu đầu vào khi nào? Thời gian sản xuất ra sản phẩm là bao lâu? Khi nào thì khách hàng mua sản phẩm và quan trọng hơn là khi nào thì họ thanh toán tiền mua? Trong thời gian từ lúc bắt đầu quá trình đó đến khi khách hàng thanh toán tiền mua hàng, luồng tiền mặt của doanh nghiệp sẽ cạn dần và điều này có một ý nghĩa nào đó đối với việc huy động vốn. Trái với suy nghĩ trực giác thông thƣờng, nhiều doanh nghiệp mới thành lập và đang tăng trƣởng nhanh bị cạn kiệt tiền mặt trong khi lƣợng bán tăng lên và có lãi lớn từ hoạt động kinh doanh. Bởi vì họ không có kế hoạch tài trợ hợp lý cho lƣợng vốn bị ứ đọng trong khâu mua sắm, sản xuất, bán hàng và trong các khoản phải thu của khách hàng. Sản xuất Phần này mô tả tổng quan kế hoạch sản xuất. Doanh nghiệp so sánh với đối thủ 29
  32. cạnh tranh nhƣ thế nào ở các phƣơng diện chi phí, chất lƣợng sản phẩm, thời gian cung ứng và sự linh hoạt trong hoạt động? Nên nhấn mạnh những khía cạnh tạo ra lợi thế so sánh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Trong phần này, cũng có thể luận giải về địa điểm các cơ sở sản xuất và cho biết mức độ chúng cải thiện lợi thế cạnh tranh. Hãy thảo luận về các điều kiện sẵn có nhƣ lao động, các quy định của địa phƣơng, công tác vận chuyển, kết cấu hạ tầng, gần các nhà cung ứng đầu vào, Nội dung phần này cũng nên mô tả các trang thiết bị phục vụ sản xuất, mua hay thuê các thiết bị đó và sự tăng trƣởng sản lƣợng trong tƣơng lai sẽ đƣợc đáp ứng nhƣ thế nào. Cần đƣa ra những thông tin thực tế để làm tăng tính thuyết phục của bản kế hoạch kinh doanh. Hình: Lƣu đồ quá trình sản xuất Nguyên vật liệu 1 Lắp ráp Bộ phận theo cụm vận chuyển Nguyên vật liệu 2 Sản phẩm hoàn thành Hệ thống Nguyên vật liệu 3 kho hàng Phạm vi của hoạt động sản xuất Quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhƣ thế nào? Mô tả quá trình sản xuất trên một sơ đồ hỗ trợ cho việc ra quyết định: những khâu nào của quá trình đó doanh nghiệp sẽ tự thực hiện và những chi tiết nào thì mua ngoài. Phần này cũng nên trình bày các quan hệ đối tác với những ngƣời bán, các nhà cung cấp đầu vào và các đối tác khác. Quá trình sản xuất Phần này cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Thí dụ, có bao nhiêu đơn vị sản phẩm sẽ đƣợc sản xuất mỗi ngày và những loại đầu vào nào đƣợc cần đến? Sơ đồ tổng quan về chu trình hoạt động mô tả tác động của hoạt động sản xuất đến dòng tiền . Khi nhà kinh doanh hoàn tất nội dung này trong bản kế hoạch, họ có thể bắt đầu thiết lập các chỉ tiêu đánh giá hoạt động giúp theo dõi và điều chỉnh quá trình sản xuất trong tƣơng lai. Nếu đây là một bản kế hoạch tác nghiệp, nội dung này có thể bao gồm cả các bản mô tả công việc cụ thể, tuy nhiên thực tế thì có thể không bao gồm. 3.2.1.6. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp 30
  33. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp gắn liền với lịch trình thời gian chi tiết. Nhiều doanh nghiệp mới bỏ ra nhiều thời gian và công sức để phát triển sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ, các sản phẩm phần cứng và phần mềm mới thƣờng cần thời gian hàng tháng để phát triển. Hãy thảo luận những đặc tính gì của sản phẩm/dịch vụ sẽ phát triển và gắn với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần này cũng nên bàn về bằng sáng chế, thƣơng hiệu, hoặc đăng ký bản quyền (nếu cần). 3.2.1.7. Nhóm đồng sáng lập và điều hành doanh nghiệp Phần này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp đọc sau phần tóm tắt của bản kế hoạch. Phần này cũng đặc biệt quan trọng đối với ngƣời đứng đầu doanh nghiệp vì mô tả các thành viên đảm trách những hoạt động chủ chốt và khả năng nổi bật của họ để thực hiện những trách nhiệm đó. Phần nội dung này cũng giúp chủ doanh nghiệp xem xét nhóm cộng sự sẽ làm việc cùng với nhau hiệu quả đến mức nào. Các doanh nghiệp khởi đầu với một nhóm sáng lập viên/nhà quản trị giỏi có xu hƣớng thành công với tỷ lệ cao hơn. Mô tả cá nhân của mỗi thành viên nhóm điều hành. Điểm khởi đầu tốt nhất là xác định các thành viên trong nhóm điều hành và chức danh của họ. Thông thƣờng ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp sẽ giữ vị trí giám đốc điều hành (CEO). Để dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công, cần có một nhóm điều hành có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp bổ sung và kết hợp tốt với nhau. Ba lĩnh vực chuyên môn quan trọng nhất trong giai đoạn khởi sự là marketing, công nghệ và tài chính. Trong đó, ngƣời có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về marketing và bán hàng thƣờng nắm giữ vị trí giám đốc điều hành, những ngƣời khác sẽ là giám đốc công nghệ phụ trách phát triển sản phẩm và giám đốc tài chính một cách tƣơng ứng. Cũng có ý kiến cho rằng kỹ năng quản trị tài chính có thể không phải là thiết yếu trong giai đoạn chuẩn bị khởi sự một doanh nghiệp mới mà nó quan trọng hơn trong suốt quá trình tồn tại và phát triển sau này của doanh nghiệp. Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản và tƣơng đối ít cấp trị sẽ phù hợp hơn trong giai đoạn đầu. Sơ đồ tổ chức cũng cung cấp chỉ dẫn để ngƣời đọc tham khảo phần mô tả bản thân của từng thành viên nhóm điều hành đƣợc trình bày sau đó. Phần mô tả cần chỉ rõ những thành công họ đã đạt đƣợc và các kinh nghiệm liên quan. 3.2.1.8. Các rủi ro chủ yếu và biện pháp đối phó Mọi doanh nghiệp mới thành lập đều đối mặt với một số rủi ro có thể đe dọa sự tồn tại. Bản kế hoạch kinh doanh cần chỉ ra một số nguy cơ các doanh nghiệp phải đối mặt. Hãy nhận diện các rủi ro đó và trình bày kế hoạch dự phòng của bạn để đối với chúng. Các rủi ro chính là những giả định cơ bản – đó là những yếu tố cần phải có để doanh nghiệp thành công theo kế hoạch hiện tại. Những giả định cơ bản đó thay đổi 31
  34. tùy theo từng công ty, nhƣng một số loại phổ biến là: sự quan tâm của thị trƣờng đối với sản phẩm và triển vọng tăng trƣởng, hành động và trả đũa của đối thủ cạnh tranh, thời gian và chi phí cho phát triển doanh nghiệp, chi phí hoạt động, sự sẵn có và thời gian huy động vốn. Về cách trình bày, có lẽ hình thức trình bày phần này hiệu quả nhất là dƣới dạng bảng cho thấy các rủi ro có thực mà doanh nghiệp của bạn có thể phải đối mặt và những biện pháp giải quyết tƣơng ứng có sức thuyết phục cao Bảng. Mô hình khung trình bày các rủi ro chủ yếu và biện pháp phòng vệ Thứ tự Rủi ro chủ yếu Biện pháp phòng vệ 1 2 3.2.1.9. Kế hoạch tài chính Nếu các phần trƣớc của bản kế hoạch là sự mô tả bằng lời về cơ hội kinh doanh và cách thức khai thác cơ hội đó thì kế hoạch tài chính là sự mô tả bằng các con số. Sự tăng trƣởng doanh thu thể hiện mặt thuận lợi của cơ hội kinh doanh. Các chi phí cho thấy cần làm gì để khai thác cơ hội kinh doanh đó. Báo cáo dòng tiền đóng vai trò nhƣ một hệ thống cảnh báo sớm về các vấn đề có thể phát sinh (hay chính là các rủi ro cơ bản) và bảng cân đối kế toán cho phép theo dõi và điều chỉnh những tiến triển của doanh nghiệp mới. Ngƣời ta nói rằng soạn thảo các báo cáo tài chính xác thực là một trong những khó khăn lớn nhất mà nhiều doanh nhân phải vƣợt qua. Trƣớc tiên, dựa trên tầm nhìn và ƣớc tính về lƣợng vốn cần thiết để đạt đƣợc tầm nhìn đó, nhà kinh doanh có thể phát triển một bản liệt kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Phần nguồn vốn trình bày chi tiết lƣợng vốn cần là bao nhiêu và các nguồn vốn đƣợc huy động nhƣ vốn tự có, vốn góp cổ phần và vốn vay nợ bên ngoài. Bên phần sử dụng vốn sẽ chỉ ra những đồng vốn huy động đƣợc sẽ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. Thông thƣờng, nên huy động đủ vốn cho sự tồn tại của doanh nghiệp trong khoảng từ 12 đến 18 tháng. Nếu huy động nhiều hơn số vốn cần thiết thì phải dành nhiều hơn vốn cổ phần cho nhà đầu tƣ. Nếu huy động ít hơn số vốn cần thiết thì có thể doanh nghiệp sẽ không đủ tiền để đạt đƣợc những mốc phát triển quan trọng trong tƣơng lai và làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tiếp theo, bcần mô tả các yếu tố cơ bản tác động đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp để giúp ngƣời đọc có thể hiểu các con số dự tính. Hãy tách phần mô tả này thành bốn phần nhỏ. Đoạn đầu tiên sẽ dành để giới thiệu tổng quan về mô hình kinh doanh. Sau đó, thể nhắc lại các nguồn phát sinh doanh thu chính và bất cứ thông tin nào khác giải thích cho các con số trong các báo cáo tài chính dự tính. 32
  35. Phần tiếp theo là trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo thu nhập). Hãy đề cập về các nhân tố quyết định doanh thu nhƣ số lƣợng ngƣời đến cửa hàng, phần trăm trong số họ sẽ mua hàng, mức giá trung bình Một điều cũng rất quan trọng là tính mùa vụ và các yếu tố khác có thể dẫn đến sự tăng trƣởng doanh thu không đều. Sau đó hãy thảo luận về các khoản mục chi phí, chú ý đến giá vốn hàng bán và các khoản mục chi phí hoạt động chính nhƣ tiền thuê, chi trả lãi suất, Dựa vào sự thuyết minh, ngƣời đọc có thể nhìn vào các số liệu tài chính thực tế và nắm đƣợc tình hình kinh doanh đang diễn ra. Nhiệm vụ trọng tâm ở đây là giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc các con số trong các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, không cần phải cung cấp số liệu chi tiết đến mức nhƣ các kế toán viên phải cung cấp khi ngƣời ta kiểm toán doanh nghiệp. Phần tiếp theo sẽ trình bày về báo cáo dòng tiền. Trong phần này, tập trung vào những luồng di chuyển tiền mặt chính nhƣ các khoản góp vốn đầu tƣ và các khoản chi trả nợ. Doanh nghiệp nên trình bày tính chất của các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải trả. Ví dụ, mất bao nhiêu lâu để thu đƣợc tiền từ các khoản phải thu của khách hàng? Phần cuối sẽ trình bày bảng cân đối tài chính. Trong phần này, cần trình bày một số loại tài sản chính nhƣ giá trị hàng tồn kho đang nắm giữ và các khỏan vay nợ chƣa đƣợc trình bày rõ trong các phần trên. 3.2.2. Mẫu bản kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Thế giới Công ty tài chính quốc tế (IFC) – Ngân hàng Thế giới đã đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể trong việc lập kế hoạch kinh doanh dành cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Theo hƣớng dẫn lập kế hoạch kinh doanh của IFC, Ngân hàng Thế giới, bản kế hoạch kinh doanh thƣờng có 7 phần. Các nội dung cơ bản nhƣ sau: Phần giới thiệu Phần giới thiệu cho kế hoạch kinh doanh - gồm trang bìa, tóm tắt ý chính, và mục lục - quyết định ấn tƣợng đầu tiên bạn tạo ra cho ngƣời đọc. Trong nhiều trƣờng hợp, các phần giới thiệu, đặc biệt là phần tóm tắt, sẽ quyết định liệu ngƣời đọc có đọc nốt phần còn lại kế hoạch hay không. Nếu không gây đƣợc sự quan tâm của ngƣời đọc trong phần tóm tắt này chắc chắn họ sẽ không tiếp tục đọc các phần khác của bản kế hoạch. Do đó, nên trình bày những nội dung có sức thuyết phục cao nhất về cơ hội kinh doanh trong phần đầu tiên này. Có thể gây ấn tƣợng ngay với ngƣời đọc bằng cách nhấn mạnh triển vọng của cơ hội kinh doanh nhƣ sau: “Thị trƣờng hiện tại của sản phẩm ABC là 10 triệu đô la, tăng trƣởng hàng năm 20%. Thêm nữa, các yếu tố vĩ mô có thể thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng. Công ty nhằm vào cơ hội này với các lợi thế vƣợt trội về công nghệ và nhân sự”. 33
  36. Ngoài ra, phần mục lục thể hiện cách ngƣời lập kế hoạch kinh doanh tổ chức toàn bộ kế hoạch của mình. Mục lục cần bao gồm các đề mục chính, các đề mục nhỏ, các minh họa (biểu bảng, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị), và các phụ lục. Nói cách khác, mục lục cung cấp cho ngƣời đọc tấm bản đồ của bản kế hoạch kinh doanh Một kế hoạch phác thảo tốt nếu đƣợc bố cục một cách thiếu chuyên nghiệp sẽ đƣa đến cho ngƣời đọc một ấn tƣợng mạnh mẽ về trình độ nghiệp vụ và khả năng của bạn. Trang bìa phải có đầy đủ thông tin thích hợp, phần tóm tắt của bạn phải thuyết phục đƣợc ngƣời đọc là toàn bộ kế hoạch rất đáng xem, và phần mục lục phải giúp ngƣời đọc dễ dàng định hƣớng đƣợc kế hoạch. Mô tả hoạt động kinh doanh Dù ngƣời lập kế hoạch kinh doanh đang tìm muốn vốn hay chỉ đơn thuần phát triển một tài liệu dù nội bộ, vẫn cần có khả năng diễn đạt rỏ ràng hình ảnh công ty. Phần mô tả hoạt động kinh doanh chính là cái nhìn chiến lƣợc về công ty, và bao gồm: đơn vị kinh doanh là ai, cung cấp sảm phẩm gì, thị trƣờng nào hƣớng tới, và tại sao việc kinh doanh có thể có lợi nhuận. Có quá nhiều chủ doanh nghiệp mắc lỗi hoạt động mà không có một cái nhìn chiến lƣợc, lý do cản trở khả năng tăng trƣởng và phát đạt của doanh nghiệp. Một chủ doanh nghiệp không có cái nhìn chiến lƣợc sẽ khó có thể miêu tả rõ ràng hoạt động kinh doanh của mình và sẽ rơi vào tình trạng miêu tả dài dòng, lan man, có những cụm từ hay các biệt ngữ không thể hiểu đƣợc. Một mô tả dễ hiểu và súc tích về công ty sẽ không chỉ giúp kế hoạch kinh doanh, mà còn hỗ trợ cho bạn trong bất cứ tình huống lệ thƣờng khác - từ việc bắt đầu một quan hệ đến việc thực hiện những cuộc gọi tiếp cận một tờ báo cho một cuộc phỏng vấn. Một phần mô tả hoạt động kinh doanh tiêu biểu bao gồm: - Tổng quan về ngành kinh doanh - Luận bàn về công ty - Miêu tả sản phẩm/ dịch vụ - Định vị - Chiến lƣợc giá cả Thị trƣờng Phần này sẽ cung cấp những số liệu thực tế để thuyết phục nhà đầu tƣ, đối tác tiềm năng hoặc ngƣời đọc là công việc kinh doanh này sẽ thu hút nhiều khách hàng trong một ngành kinh doanh đang phát triển và có thể đảm bảo doanh số bán ra bất chấp cạnh tranh. Đây là một trong những phần quan trọng nhất của kế hoạch kinh doanh, trong đó có xem xét đến quy mô của thị trƣờng hiện tại và xu hƣớng phát triển của thị trƣờng. Phần này đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng. Nhiều phần tiếp 34
  37. theo trong kế hoạch kinh doanh nhƣ phần sản xuất, tiếp thị và tổng số vốn cần có, đều sẽ phải dựa trên dự báo về doanh số bán ra đƣợc đề cập đến trong phần này. - Khách hàng - Quy mô và xu hƣớng thị trƣờng - Cạnh tranh - Doanh số ƣớc tính Phát triển và sản xuất Trong phần này, cần mô tả hiện trạng sản phẩm và dịch vụ cùng với kế hoạch để phát triển hoàn thiện chúng. Đây cũng là phần giúp ngƣời đọc bản kế hoạch kinh doanh làm quen với cách thức tạo ra sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng. Phần này phải có đủ chi tiết về chi phí phát triển sản phẩm, địa điểm và yêu cầu nhân công. Phần này cũng cần lập một số mẫu báo cáo tài chính, bao gồm chi phí hoạt động, giá vốn hàng hoá, và lƣu chuyển tiền tệ. - Hiện trạng phát triển sản phẩm - Chu trình sản xuất - Chi phí phát triển - Yêu cầu về nhân công - Các yêu cầu về chi phí và vốn Bán hàng và Marketing Trong bản kế hoạch kinh doanh, phần này sẽ nêu rõ chiến lƣợc và các thủ thuật sẽ sử dụng để khiến khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Bán hàng và Marketing thƣờng là một khâu có sự liên kết lỏng lẻo trong nhiều bản kế hoạch kinh doanh, vì vậy nên dành thời gian thích đáng cho phần này. Một kế hoạch bán hàng và Marketing vững mạnh sẽ giúp ngƣời lập kế hoạch kinh doanh định hƣớng rõ ràng và nó là một đảm bảo cho các nhà đầu tƣ tiềm năng tin rằng đây là một kế hoạch khả thi và có đủ các nguồn lực để xúc tiến bán các sản phẩm và dịch vụ của mình. Phần kế hoạch Bán hàng và Marketing sẽ gồm 3 mục chính: - Chiến lƣợc - Phƣơng thức bán hàng - Quảng cáo và khuyến mại Ban quản lý Một ban quản lý tốt có thể bắt đầu thậm chí một ý tƣởng tồi tệ nhất để đạt đƣợc thành công lớn. Thực tế cho thấy, ngƣời ta đã từng biết tới những đội ngũ lãnh đạo giỏi biến hoá từ ý tƣởng kinh doanh này sang ý tƣởng kinh doanh khác, liên tục xây dựng nên và điều hành những công ty rất hƣng thịnh. Ngƣợc lại, đội ngũ lãnh đạo kém thƣờng không đủ khả năng xây dựng một doanh nghiệp thịnh vƣợng thậm chí từ một ý 35
  38. tƣởng tuyệt vời nhất. Vì thế, phần trình bày về ban quản lý đã hoặc sẽ thành lập phải chứng tỏ đƣợc khả năng thành công của họ. Mỗi thành viên trong ban quản lý này hiển nhiên phải có tài năng và kinh nghiệm thích hợp với công việc kinh doanh này, nhƣng một yếu tố cũng rất quan trọng nữa là họ phải có những kỹ năng hỗ trợ lẫn nhau. - Giới thiệu - Quyền sở hữu - Ban quản lý/ Ban Cố vấn - Các dịch vụ hỗ trợ Các vấn đề về tài chính Phần các thông số về tài chính đƣợc sử dụng để giới thiệu, chứng minh và thuyết phục. Trong phần này, cần đƣa ra những lập luận của mình và chứng minh tính khả thi của kế hoạch kinh doanh và ý tƣởng đầu tƣ tốt của mình bằng các bảng và biểu mẫu tài chính. Trong phần này, cần đánh giá rủi ro liên quan đến dự án kinh doanh. Nếu viết một kế hoạch cho các nhà đầu tƣ, cần các phần sau: - Các rủi ro - Báo cáo thu chi tiền mặt - Bảng cân đối tài sản - Báo cáo thu nhập - Yêu cầu đầu tƣ và lợi nhuận Thậm chí nếu kế hoạch chỉ sử dụng nhƣ chỉ dẫn đối với việc phát triển kinh doanh, vẫn cần xây dựng bảng thu chi tiền mặt và báo cáo thu nhập để đo hiệu quả kinh doanh của công ty. 3.2.3. Những điều cần tránh trong bản kế hoạch kinh doanh Việc lập bản kế hoạch kinh doanh cần thời gian và công sức. Trong quá trình đó, cần tránh các lỗi sau đây: Xem nhẹ phần tóm tắt dự án. Phần tóm tắt dự án là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh. Đây sẽ là phần đƣợc đọc và phân tích đầu tiên bởi những ngƣời thẩm định, đồng thời cũng là nhà đầu tƣ tƣơng lai. Đƣa ra một số giới hạn về dự đoán cho tƣơng lai dài hạn (trên 1 năm). Tốt nhất là gắn nó với những mục tiêu ngắn hạn và điều chỉnh bản kế hoạch khi công việc kinh doanh diễn ra . Nhiều khi việc lập kế hoạch lâu dài trở nên vô nghĩa vì tình hình kinh doanh trên thực tế có thể thay đổi rất nhiều so với ý tƣởng ban đầu. Lạc quan quá mức. Trong thực tế, để bù lại việc quá lạc quan, hãy trở nên cực kỳ bảo thủ khi khi dự đoán về nhu cầu vốn, thời gian, doanh thu và lợi nhuận. Chỉ có vài bản kế hoạch là dự đoán chính xác lƣợng tiền và thời gian cần thiết. 36
  39. Quên giải thích rõ ràng về các chiến lƣợc trong tình huống kinh doanh không thuận lợi. Phụ thuộc hoàn toàn vào tính độc đáo của loại hình kinh doanh hoặc thậm chí đó là một sáng chế đã đƣợc cấp bằng. Sự thành công thƣờng đến với những ngƣời bắt đầu kinh doanh với những lợi ích kinh tế to lớn và không nhất thiết phải là những sáng kiến vĩ đại . Dù ý tƣởng kinh doanh rất hay, nhƣng khi viết bản kế hoạch kinh doanh, không đƣợc bỏ qua một nhân tố rất quan trọng: con ngƣời triển khai dự án - khả năng của đội ngũ quản lý điều hành. Quá sa đà vào lĩnh vực chuyên môn của mình. Chẳng hạn, nếu ngƣời viết có kinh nghiệm về tiếp thị kinh doanh thì mảng phân tích thị trƣờng và nhu cầu sản phẩm của họ rất chi tiết, trong khi đó ở các phần dự đoán tài chính, nguồn vốn thực hiện dự án lại không đƣợc viết rõ ràng và mạch lạc, các quy trình kỹ thuật sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào lại bị xem nhẹ. Ngƣợc lại, nếu ngƣời viết có kiến thức kỹ thuật chuyên môn về sản phẩm mình dự định cung cấp thì họ lại quá chuyên tâm về chi tiết kỹ thuật của sản phẩm mà không đánh giá đƣợc nhu cầu thị trƣờng, các đối thủ cạnh tranh và thị trƣờng. 3.2.4. Đánh giá bản kế hoạch kinh doanh Cần thiết đánh giá bản kế hoạch kinh doanh. Kiểm tra rà sóat lại bản kế hoạch kinh doanh theo những tiêu chuẩn sau: · Có một ý tƣởng kinh doanh tốt: Một sai lầm phổ biến nhất mà các nhà doanh nghiệp thƣờng mắc phải là không chọn đúng ngành kinh doanh để bắt đầu. Cách tốt nhất để biết về tƣơng lai của loại hình kinh doanh mà bạn chọn là làm việc cho ai đó trong lĩnh vực này trƣớc khi bạn bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình. Có thể sẽ có một khoảng cách lớn giữa ý tƣởng kinh doanh doanh và thực tế. · Am hiểu về thị trƣờng của mình: Một cách tốt để kiểm tra sự hiểu biết của bạn là thử kiểm tra sản phẩm và dịch vụ với thị trƣờng trƣớc khi bạn bắt đầu. · Ở trong một ngành kinh doanh ổn định, phát triển và lành mạnh. Nên nhớ rằng một số sáng kiến vĩ đại của mọi thời đại nhƣ máy bay và xe ô tô đã không mang lại lợi ích kinh tế cho những ai cố gắng khai thác những tiến bộ tuyệt vời này. Ví dụ, những lợi ích cộng dồn của các hãng hàng không kể từ khi Wilber Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên là dƣới không (âm, tổng thiệt hại của các hãng hàng không lớn hơn lợi nhuận của họ!)). Thành công chỉ đến với những ngƣời tìm thấy những ngành kinh doanh có lợi ích kinh tế cao và không nhất thiết phải là những phát minh hoặc lợi thế vĩ đại cho loài ngƣời. · Có năng lực quản lý. Lên kế hoạch để tuyển những ngƣời có những kỹ năng mà bạn còn thiếu. Xác định khả năng độc đáo của mình và tìm những ngƣời có khả năng 37
  40. biến những điểm yếu thành các điểm mạnh. · Khả năng kiểm soát về tài chính. Việc nắm vững chuyên môn về kế toán, phần mềm máy tính và kiểm soát lƣu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng. Hầu hết các chủ doanh nghiệp không có kiến thức chuyên môn về kế tóan và phải đi học để trang bị những kỹ năng này. · Một sự tập trung kiên định vào việc kinh doanh. Nếu bạn lấy những sản phẩm hay dịch vụ đặc thù, bạn sẽ thấy rằng những ngƣời có chuyên môn sẽ làm tốt hơn những ngƣời không có chuyên môn. tập trung vào một việc mà bạn làm rất tốt, nó giúp bạn bạn không phải cạnh tranh với ngƣời khác bằng chiến lƣợc giá thấp. 3.3. Thực hành 3.3.1. Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ Anh Nam dự định thành lập một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất đồ mây tre đan. Các sản phẩm gồm có: SP Làm từ Kích thƣớc Màu sắc Mục đích sử dụng Bao bì - Nhỏ - Tự nhiên, quang dầu - Đựng hoa Không Giỏ Tre, mây - Vừa - Tự nhiên - đựng hoa/quả Không - Lớn - Tự nhiên - đựng hoa Không - nhỏ - quang dầu - trang trí Có Đĩa Mây, tre - vừa - quang dầu -đựng hoa/quả Không -đựng đồ trang sức Có - đựng đồ trang - nhỏ - quang dầu Có sức và các thứ Hộp Mây - vừa - quang dầu khác - lớn - quang dầu - đựng xì gà và Có các thứ khác Những sản phẩm thuộc nhóm đựng đồ hoa/quả sẽ đƣợc cung cấp cho các cửa hàng bán hoa, hoa quả, đồ khô. Các sản phẩm còn lại sẽ đƣợc cung cấp cho các cửa hàng bán đồ lƣu niệm. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, anh Nam quyết định xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào sự cam kết chất lƣợng (anh có đội ngũ thợ lành nghề và có mối quan hệ đặc biệt với nguồn cung ứng nguyên liệu) và chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt mang tính cạnh tranh cao. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhƣng để áp dụng trên thực tế để trở thành nét đặc trƣng hàng ngày của doanh nghiệp không phải là chuyện đơn giản. Nó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải định hƣớng đƣợc sự cam kết của toàn bộ 38
  41. các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp tới mục tiêu dài hạn. Anh Nam cũng tiến hành điều tra thị trƣờng khu vực thành phố X. Điều tra sơ bộ, anh đã phát hiện có khỏang 110 cửa hàng bán hoa tƣơi, 220 cửa hàng lớn và trung bình chuyên bán đồ ăn chế biến sẵn và đồ khô, 180 địa điểm có bán hàng lƣu niệm. Tất cả những cửa hàng này đều có nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm mà anh dự kiến bán. Tiếp tục tìm hiểu, anh nhận thấy mức tiêu thụ trung bình trong tháng của 1 cửa hàng nhƣ sau: Giỏ Đĩa Hộp Nhỏ: 50 Cửa hàng hoa tƣơi Vừa: 20 5 - Lớn: 10 Cửa hàng đồ khô Vừa: 15 30 - Nhỏ: 100 Cửa hàng lƣu niệm Vừa: 80 Lớn: 15 Tuy nhiêm những đánh giá này chỉ là ƣớc tính và có thể thấp hơn hơn thực tế vì số lƣợng các cửa hàng nhiều hơn là anh Nam điều tra và xu hƣớng ngày càng có nhiều cửa hàng hơn, đặc biệt là ở khu phố mới. Hiện nay trên thị trƣờng, có nhiều cơ sở khác đang kinh doanh trong lĩnh vực này, nhƣng qua tìm hiểu thấy thị trƣờng vẫn đang tăng trƣởng và khả năng tiêu thụ mặt hàng này là tốt. Anh Nam nhận thấy cơ sở sản xuất Minh Cƣờng hiện nay là 1 cơ sở sản xuất uy tín nhất trên khu vực này. Qua tìm hiểu, anh dự tính việc tiêu thụ của cơ sở này nhƣ sau: Sản phẩm Bình quân một tháng Giỏ 2500 Đĩa 1400 Hộp 580 Cơ sở Mai Linh gần nhà anh có điều kiện sản xuất tƣơng đối tƣơng đồng với doanh nghiệp dự kiến của anh có mức tiêu thụ nhƣ sau: 39
  42. Sản phẩm Bình quân một tháng Giỏ 700 Đĩa 500 Hộp 120 Anh Nam so sánh công việc kinh doanh của anh với những ngƣời khác. Anh nói chuyện với bạn bè để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Anh dự tính rằng, ít nhất trong năm đầu, công việc kinh doanh của anh sẽ tốt hơn cơ sở Mai Linh, nhƣng kém cơ sở Minh Cƣờng. Anh biết rằng, phải ít nhất 5 tháng, anh mới đạt bằng mức bán của Mai Linh. Chi phí để sản xuất từng mặt hàng nhƣ sau (thứ tự nhƣ bảng 1) Thứ tự CP NVL (ngđ) Thời gian làm 1 đvị sản phẩm(h/sp) 1 0.6 1 2 0.8 1.3 3 1 1.7 4 1.5 5 5 2 7 6 2 15 7 2.4 18 8 3 22 Các chi phí khác có liên quan đến sản xuất: 4.000.000đ/tháng Chi phí gián tiếp (chƣa bao gồm chi phí marketing): 8.000.000đ/tháng Dự kiến giá bán cao hơn giá thành 20-25%. Hãy giúp anh Nam lập kế hoạch kinh doanh trong năm đầu hoạt động. Nguồn: Dựa trên Tình huống của Trần Văn Trản, Bùi Anh Tuấn, Đặng Hồng Thủy, Phan Thủy Chi (2002) Cẩm nang khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 40
  43. 3.3.2. Đánh giá kế hoạch kinh doanh của mình Tự đánh giá Câu hỏi Có Không 1. Bạn đã quyết định sẽ kinh doanh loại hàng hoá hay dịch vụ này hay chƣa? 2. Bạn có biết đối tƣợng khách hàng của mình là ai hay không? 3. Bạn đã tham khảo ý kiến của khách hàng tiềm năng của mình về hàng hoá hay dịch vụ mà bạn cung cấp chƣa? 4. Bạn có biết đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình là ai không? 5. Bạn có biết giá ra bán của đối thủ cạnh tranh không? 6. Bạn có biêt những điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh là gì không? 7. Bạn đã ƣớc tính khối lƣợng hàng bán ra của doanh nghiệp mình chƣa? 8. Bạn đã quyết định giá bán hàng là bao nhiểu chƣa? 9. Bạn đã chọn địa điểm kinh doanh chƣa? 10. Bạn đã chọn phƣơng thức phân phối chƣa? 11. Bạn đã quyết định sử dụng hình thức xúc tiến bán hàng nào chƣa? 12. Bạn có nắm đƣợc chi phí xúc tiến bán hàng là bao nhiêu không? 13. Bạn đã quyết định chọn hình thức pháp lý nào cho việc kinh doanh của mình hay chƣa? 14. Bạn đã xác định đƣợc nhu cầu nhân sự của mình chƣa? 15. Bạn có biết mình có những nghĩa vụ pháp lý nào khi sử dụng lao động không? 41
  44. 16. Bạn có nắm đƣợc tất cả những yêu cầu về mặt pháp lý đối với loại hình kinh doanh của mình hay chƣa? 17. Bạn có biết doanh nghiệp của mình cần những loại giấy phép kinh doanh nào không? 18. Bạn có biết chi phí xin cấp phép kinh doanh là bao nhiêu? 19. Bạn đã quyết định cần mua loại bảo hiểm kinh doanh nào chƣa? 20. Bạn có biết chi phí mua bảo hiểm là bao nhiêu không? 21. Bạn đã ƣớc tính khối lƣợng hàng bán ra trong năm đầu là bao nhiêu chƣa? 22. Bạn đã ƣớc tính doanh thu bán hàng trong năm đầu là bao nhiêu chƣa? 23. Bạn đã lập Kế hoạch doanh thu và chi phí cho năm đầu chƣa? 24. Theo bản Kế hoạch doanh thu và chi phí thì trong năm đầu bạn kinh doanh có lãi không? 25. Bạn đã lập Kế hoạch lƣu chuyển tiền mặt hay chƣa? 26. Theo bản Kế hoạch lƣu chuyển tiền mặt thì trong năm đầu bạn có thiếu tiền mặt để kinh doanh không? 27. Bạn đã tính số vốn ban đầu bạn cần có để kinh doanh chƣa? 28. Bạn đã huy động đủ số vốn kinh doanh ban đầu chƣa? 29. Bạn đã ƣớc tính giá trị tài sản bạn có thể dùng để thế chấp vay vốn chƣa? 30. Bạn có cảm thấy tự tin để khởi sự kinh doanh không? 42
  45. PHẦN 2: HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 1. Cấu trúc: - Thời lƣợng cho giảng dạy lý thuyết: 50% Thời lƣợng cho thực hành: 50% 2. Phƣơng pháp: - Giảng dạy thuyết trình, lấy ngƣời học là trung tâm - Bài thực hành 1: Giảng viên lý giải từng đặc điểm cần có của doanh nhân thành đạt và sau đó hƣớng dẫn học viên tự đánh giá bản thân theo các đặc điểm đó. Có thể cho học viên đánh giá theo thang điểm 5. Đối với những đặc điểm có mức đánh giá thấp, giảng viên yêu cầu học viên tìm ra phƣơng pháp khắc phục. - Bài thực hành 2: Giảng viên hƣớng dẫn học viên làm trắc nghiệm cá nhân. 3. Câu hỏi ôn tập - Nêu ý nghĩa của bản kế hoạch kinh doanh? - Các bƣớc tiến hành lập bản kế hoạch kinh doanh? - Lập kế hoạch kinh doanh chỉ cần thiết khi khởi sự kinh doanh. Đúng hay sai? - Chỉ nên lập bản kế hoạch kinh doanh sơ bộ vì mọi thứ chỉ là dự tính không thể xác định cụ thể trƣớc đƣợc. Đúng hay sai? 43
  46. CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN CƠ HỘI VÀ HÌNH THÀNH Ý TƢỞNG KINH DOANH 1. Cấu trúc: - Thời lƣợng cho giảng dạy lý thuyết: 40% Thời lƣợng cho thực hành: 60% 2. Phƣơng pháp: - Giảng dạy thuyết trình, lấy ngƣời học là trung tâm - Bài thực hành 1: Tình huống 1: Giảng viên hƣớng dẫn học viên làm bài tập nhóm. Mỗi nhóm 3- 5 ngƣời. Các nhóm có 20 phút để chuẩn bị và sau đó sẽ trình bày với cả lớp. Giảng viên nhận xét, tổng kết. - Bài thực hành 2: Tình huống 2: Giảng viên hƣớng dẫn học viên làm bài tập nhóm. Mỗi nhóm 3- 5 ngƣời. Các nhóm có 20 phút để chuẩn bị và sau đó sẽ trình bày với cả lớp. Giảng viên nhận xét, tổng kết. - Bài thực hành 3-4-5: Giảng viên hƣớng dẫn học viên làm bài tập theo nhóm. Sau mỗi phần, giảng viên yêu cầu các nhóm trhìn bày và nhận xét để các nhóm bổ sung và hoàn thiện trƣớc khi sang phần kế tiếp. 3. Câu hỏi ôn tập - Ý tƣởng kinh doanh chỉ là cơ hội kinh doanh? - Chỉ có ý tƣởng kinh doanh mới, độc đáo mới có thể thành công? - Nhận diện cơ hội kinh doanh phụ thuộc vào tầm nhìn chiến lƣợc của ngƣời kinh doanh? - Mạng lƣới xã hội của ngƣời kinh doanh cũng có thể đem lại cơ hội kinh doanh tốt? 44
  47. CHƢƠNG 3: NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH 1. Cấu trúc: - Thời lƣợng cho giảng dạy lý thuyết: 50% - Thời lƣợng cho thực hành: 50% 2. Phƣơng pháp: - Giảng dạy thuyết trình, lấy ngƣời học là trung tâm - Bài thực hành 1: Giảng viên hƣớng dẫn học viên làm bài tập nhóm. Mỗi nhóm 3- 5 ngƣời. Các nhóm có 60 phút để chuẩn bị và sau đó sẽ trình bày với cả lớp. Lý tƣởng nhất là học viên sẽ soạn thảo các kế hoạch trên máy tính. - Bài thực hành 2: Giảng viên hƣớng dẫn học viên để họ hiểu và thực hành khi lập kế hoạch kinh doanh sau này. 3. Câu hỏi ôn tập - Các nội dung của bản kế hoạch kinh doanh là gì? - Các lỗi thƣờng mắc khi lập bản kế hoạch kinh doanh là gì? - Điều gì cần lƣu ý khi đánh giá bản kế hoạch kinh doanh? 45
  48. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 1. Doanh nghiệp Tƣ nhânDoanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ sở hữu, đồng thời là ngƣời đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tƣ nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp tƣ nhân không có tƣ cách pháp nhân.2. Công ty TNHH 1 thành viênDoanh nghiệp đƣợc thành lập dƣới dạng 1 công ty TNHH do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu. Công ty TNHH 1 thành viên có tƣ cách pháp nhân, Chủ sở hữu Cty TNHH 1 thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty,3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lênDoanh nghiệp mà thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Các thành viên của Công ty không đƣợc tự ý chuyển nhƣợng phần vốn góp của mình cho các nhân, tổ chức khác mà phải đƣợc sự cho phép của Hội đồng thành viên.4. Công ty Cổ phầnDoanh nghiệp mà có vốn điều lệ đƣợc làm nhiều phần gọi là cổ phiếu.Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác trừ trƣờng hợp là cổ đông sáng lập và trừ cổ phần ƣu đãi biểu quyết.Công ty cổ phần có quyền đƣợc phát hành cổ phiếu.5. Công ty Hợp danhCông ty hợp danh là Doanh nghiệp mà phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh là cá nhân, Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của Công ty. 46
  49. PHỤ LỤC 2: CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH 1. Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005\ quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tƣ nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty. 2. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nƣớc về đăng ký doanh nghiệp 3. Thông tƣ 14/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp 47
  50. PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ LƢU Ý CHUNG KHI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP (Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp) 1- Cơ quan Đăng ký kinh doanh chỉ hƣớng dẫn thủ tục Đăng ký doanh nghiệp, các vấn đề khác đề nghị liên hệ với cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan pháp chế. 2- Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trƣớc và sau đăng ký doanh nghiệp ( khoản 2 Điều 4). 3- Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động ( khoản 3 Điều 4). 4- Doanh nghiệp cần nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp và các Luật khác có liên quan để thực hiện trong suốt quá trình hoạt động. 5- Ngƣời thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (khoản 1 Điều 4). 6- Ngƣời thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không đƣợc hoàn trả cho doanh nghiệp trong cả trƣờng hợp doanh nghiệp không đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hồ sơ phải bổ sung (Điều 32). 7- Ngƣời đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho ngƣời khác đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. 8- Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp ban hành Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi các nội dung này ( khoản 5 Điều 5). 9- Doanh nghiệp tự dò tên trên website www.dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc www.businessregistration.gov.vn. Tên doanh nghiệp phải viết đƣợc bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm đƣợc và bao gồm hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nƣớc ngoài là tên đƣợc dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nƣớc ngoài tƣơng ứng. Khi dịch sang tiếng nƣớc ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tƣơng ứng sang tiếng nƣớc ngoài. Tên viết tắt của doanh nghiệp đƣợc viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nƣớc ngoài. Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đƣợc 48
  51. trùng với doanh nghiệp đã đăng ký. Doanh nghiệp có thể có (hoặc không có) tên viết tắt và tên tiếng nƣớc ngoài. Lƣu ý: Cơ quan Đăng ký kinh doanh có quyền quyết định cuối cùng về đặt tên doanh nghiệp. 10- Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tƣ và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ đƣợc kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Riêng đối với ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề hoặc vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ( khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp). 11- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ khi đƣợc chấp thuận trên Hệ thống thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, kể cả trƣờng hợp doanh nghiệp chƣa đến nhận tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có giá trị công nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở của doanh nghiệp, không phải là giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc giấy phép hoạt động đối với ngành kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 12- Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân đề nghị sao y không quá 03 tháng. Trƣờng hợp nếu sao y quá 3 tháng, đề nghị xuất trình bản chính để đối chiếu. 13- Địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp cần có đầy đủ số nhà, đƣờng phố/xóm/ấp/thôn, xã/phƣờng, quận/huyện, tỉnh/thành phố (phần quy định); điện thoại, fax, email, website (nếu có). Nếu không đủ các phần quy định trên thì không thể sử dụng làm trụ sở doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc. ( thực hiện theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; cơ quan Đăng ký kinh doanh không có thẩm quyền xem xét các trƣờng hợp không đúng quy định). 14- Hiện nay các Quận – Huyện đều có quy hoạch đối với một số ngành nghề (Ví dụ: đại lý internet, trò chơi điện tử, dịch vụ ăn uống, cắt tóc, làm đầu, gội đầu, in ấn, khách sạn), địa điểm kinh doanh (ví dụ: không cấp đăng ký doanh nghiệp trong khu vực ngoại giao đoàn thuộc địa bàn quận 3 và hạn chế cấp đăng ký doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn trong khu vực ngoại giao đoàn thuộc địa bàn quận 1; không cấp đăng ký doanh nghiệp tại một số khu vực thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2). Doanh nghiệp nên tham khảo quy hoạch tại các quận – huyện có liên quan trƣớc khi đăng ký doanh nghiệp, tránh tình trạng đã đầu tƣ nhƣng không đƣợc hoạt động. 49
  52. PHỤ LỤC 3: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT SAU ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP * Nghĩa vụ của doanh nghiệp: 1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. 2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. 3. Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 4. Bảo đảm quyền, lợi ích của ngƣời lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. 5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. 6. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chƣa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. 7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. 8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. * Một số công việc cụ thể doanh nghiệp phải thực hiện: 1. Đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có khắc dấu: Doanh nghiệp liên hệ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (PC13) – Công an Tỉnh/ Thành phố để đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. 2. Doanh nghiệp liên hệ Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo Thông báo của Cục thuế. Sau 10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp chƣa nhận đƣợc thông báo hƣớng dẫn của Cục thuế Thành phố thì liên hệ trực tiếp tại Tổ Đăng ký thuế, Phòng Kê khai Kế toán Thuế - Cục thuế Tỉnh/ thành phố để đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. 3. Trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới doanh nghiệp hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh 50
  53. doanh hoặc một trong các tờ báo viết hoặc số điện tử trong ba số liên tiếp. 4. Treo biển hiệu đúng quy định. 5. Gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn cho Phòng Đăng ký kinh doanh (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn – Theo mẫu tham khảo trang sau). Nếu vốn góp là tài sản có đăng ký hoặc quyền sử dụng đất thì ngƣời góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho Công ty tại cơ quan nhà nƣớc có thầm quyền. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì ngƣời góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trƣớc bạ; b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải đƣợc thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ đƣợc coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. - Tài sản đƣợc sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tƣ nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. 6. Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mƣời lăm ngày, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (theo Mẫu tham khảo trang sau). 7. Lập Sổ đăng ký thành viên – nếu là Công ty TNHH (nội dung chủ yếu: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần vốn góp của từng thành viên; thời điểm góp vốn; loại tài sản góp vốn, số lƣợng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn; Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của ngƣời đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức; Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên) hoặc Sổ đăng ký cổ đông – nếu là Công ty Cổ phần (nội dung chủ yếu: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán, loại cổ phần đƣợc quyền chào bán và số cổ phần đƣợc quyền chào bán của từng loại; tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp; Họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực 51
  54. cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; Số lƣợng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần). 8. Hàng năm nộp báo cáo tài chính tại Phòng Thống kê quận – huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; Công ty Cổ phần và Công ty TNHH có vốn góp của nhà nƣớc nộp báo cáo tại Cục Thống kê Thành phố. Thời gian nộp: 30 ngày đối với DNTN và Công ty Hợp danh; 90 ngày đối với Công ty Cổ phần và Công ty TNHH kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, mẫu báo cáo tài chính năm theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. 9. Trƣờng hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chƣa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp. Không đƣợc tự ý cạo, sửa, vết thêm, làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 10. Doanh nghiệp phải lƣu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp. 11. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhƣng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mƣời lăm ngày trƣớc ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. 12. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp Quyết định thay đổi các nội dung này, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. 13. Ngƣời thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trƣớc và sau đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động. * Các trƣờng hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp): a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo; b) Doanh nghiệp do những ngƣời bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 52
  55. Điều 13 của Luật này thành lập; c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; d) Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính; đ) Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mƣời hai tháng liên tục; e) Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh; g) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản; h) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý Thuế. 53
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David H. Bangs, Hƣớng Dẫn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh. NXB Lao động xã hội 2007 2. Brian Finch , Nghệ Thuật Lên Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả - Creating Success. Nxb Tổng hợp TP.HCM 2008 3. Trần Văn Trản, Bùi Anh Tuấn, Đặng Hồng Thủy, Phan Thủy Chi (2002) Cẩm nang khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 54