Giáo trình Đặc điểm trường sóng địa chấn trầm tích Pleistocen muộn - Holocen phần ngập nước vùng ven biển Hải Phòng - Nguyễn Đình Nguyên

pdf 8 trang huongle 1700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Đặc điểm trường sóng địa chấn trầm tích Pleistocen muộn - Holocen phần ngập nước vùng ven biển Hải Phòng - Nguyễn Đình Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dac_diem_truong_song_dia_chan_tram_tich_pleistoce.pdf

Nội dung text: Giáo trình Đặc điểm trường sóng địa chấn trầm tích Pleistocen muộn - Holocen phần ngập nước vùng ven biển Hải Phòng - Nguyễn Đình Nguyên

  1. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 217-224 Đặc điểm trường sóng địa chấn trầm tích Pleistocen muộn - Holocen phần ngập nước vùng ven biển Hải Phòng Nguyễn Đình Nguyên1,*, Vũ Thị Thanh Thủy2, Phạm Nguyễn Hà Vũ1 1Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 2Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công trình Xây dựng Hải Phòng Nhận ngày 05 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 9 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tóm tắt: Hiện nay công tác quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2015 đến 2025 đang được lập quy hoạch sử dụng vùng đất ven biển thành phố Hải Phòng, với mục tiêu xây dựng các cơ sở hạ tầng khác nhau phục vụ cho vùng tăng trưởng kinh tế. Việc minh giải các tài liệu địa chấn phản xạ nông phân giải cao có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiên cứu đặc điểm trầm tích vùng ngập nước. Kết quả minh giải địa chấn kết hợp tài liệu lỗ khoan đã xác định được 3 ranh giới phản xạ chính trong Đệ Tứ muộn, trong mối liên hệ với sự thay đổi mực nước biển. Ngoài ra đã làm sáng tỏ môi trường thành tạo trầm tích dựa trên các đặc trưng trường sóng của khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Địa chấn nông, Trầm tích, Đệ tứ. 1. Mở đầu công trình công bố trước đây, chất lượng tài liệu địa chấn nông phân giải cao đo đạc được lần này Vùng ven biển ngập nước Thành Phố Hải cắt qua toàn bộ địa tầng Pleistocen muộn - Phòng kéo dài khoảng 120 km là nơi đổ ra của Holocen tốt hơn hẳn về độ phân giải [5] (Hình 1). các cửa sông chính: Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Bài báo đã phân tích 05 mặt cắt địa chấn tiêu biểu Tray và Văn Úc. Đây chính là nguồn cung cấp vật để làm rõ đặc điểm địa chấn địa tầng và địa tầng liệu trầm tích chính cho khu vực ven biển. Dựa phân tập trầm tích Pleistocen muộn - Holocen trên cơ sở 300km tuyến địa chấn nông và hàng vùng ngập nước (Hình 2). Ngoài các số liệu địa chục lỗ khoan trên khu vực ven biển đã cho thấy chấn nông phân giải cao nêu trên, để liên kết các cấu trúc đứng và ranh giới tiến hóa trầm tích vùng ranh giới địa chấn với các ranh giới địa tầng trầm ngập nước trong suốt giai đoạn Đệ Tứ. tích, bài báo đã sử dụng các tài liệu lỗ khoan trong khu vực ven biển (Hình 3) 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu đặc điểm thành tạo Năm 2015, nhóm tác giả đã thực hiện và tiến Pleistocen muộn - Holocen trong lát cắt Đệ tứ, tác hành đo gần 300km tuyến địa chấn nông phân giả đã sử dụng tổ hợp máy địa chấn nông phân giải cao vùng ven biển Hải Phòng. So với các giải cao GeoResources do Hà Lan sản xuất hiện có ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ___ ĐHQGHN với phần mềm chuyên dụng xử lý số Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-912348579 liệu địa chấn GeoSuite Acquisition. Email: nguyenkdc98@yahoo.com 217
  2. 218 N.Đ. Nguyên và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 217-224 Các thành phần chính của thiết bị bao gồm: địa chất được hiệu chỉnh nhờ việc sử dụng một Bộ tạo xung cao áp có thể phát xung với năng vài modul để xử lý biên độ địa chấn. lượng phát từ 100 đến 1000j. Vùng ven biển Hải Modul TVG: được sử dụng để khuếch đại tín Phòng nhóm nghiên cứu điều chỉnh phát với công hiệu từ đáy biển xuống phía dưới. suất 400j. Modul A.G.C: tự động khuếch đại tín hiệu - Nguồn phát sóng âm Sparker: Loại nguồn theo các thông số đầu vào cho toàn bộ mặt cắt xử phát Sparker trong tổ hợp thiết bị này đã có sự cải lý, đồng thời có thể điều chỉnh bằng cách gần tiến so với các loại nguồn phát âm cùng loại trong bằng không các giá trị có thể ảnh hưởng đến quá các tổ hợp thiết bị địa chấn khác, vì vậy có ưu trình tính toán của các hệ số tỷ lệ. điểm nổi trội là tần số phát cao hơn và ít bị ăn Xử lý sóng phản xạ nhiều lần: Trên phần mòn cực trong quá trình phát xung. Các dàn cực mềm Geosuite Allworks, nhóm tác giả đã sử dụng phát được gắn trên hệ thống phao và bè kéo các công cụ hỗ trợ để xác định nhiễu phản xạ để có thể điều chỉnh độ chìm sâu và giảm dao nhiều lần từ bề mặt đáy biển. động do sóng biển. Phương pháp địa chấn địa tầng được sử dụng - Dải đầu thu Streamer gồm 16 máy thu được để minh giải tài liệu địa chấn phản xạ dựa trên cơ bố trí trong ống nhựa chứa dầu dài 8m, khoảng sở nghiên cứu các mối tương quan giữa các đặc cách giữa các máy thu được bố trí phù hợp với tần điểm của trường sóng địa chấn với các đặc điểm số phát xung của nguồn phát âm Sparker. địa chất như tính phân lớp, sự thay đổi thành phần - Thiết bị định vị được trang bị và tích hợp thạch học và điều kiện lắng đọng trầm tích. Các cùng với số liệu địa chấn. bước phân tích địa chấn địa tầng bao gồm: Phân - Hệ thống điều khiển thu phát cho phép hiển chia mặt cắt địa chấn thành các tập địa chấn; Xác thị số liệu địa chấn tức thời trong quá trình đo đạc định sự thay đổi tướng địa chấn trong các tập địa dưới dạng tương tự, lưu trữ vào ổ cứng số liệu địa chấn; Giải thích môi trường thành tạo và thành chấn và số liệu trắc địa. phần thạch học. Đặc điểm địa chấn - địa tầng - Phần mềm chuyên dụng xử lý số liệu địa Pleistocen muộn - Holocen được xác định dựa chấn GeoSuite Acquisition được nhóm tác giả xử trên cơ sở lý thuyết về địa chấn địa tầng của lý trong quá trình đo dữ liệu đầu vào được định Badley (1985), Vail (1987) và Veenken (2007) [1, dạng dữ liệu tiêu chuẩn như SEG-Y. Đối với vùng 2, 3, 4]. Ngoài ra trên cơ sở nghiên cứu địa tầng ven biển Hải Phòng dùng bộ lọc tần số với tham phân tập dựa trên mối quan hệ thay đổi mực nước số đầu cho quá trình lọc là cắt tần số thấp dưới biển và trầm tích đã xác định các ranh giới các tập 200Hz và cắt tần số cao trên 2000Hz. cũng như các miền hệ thống trầm tích vùng nghiên cứu [6, 7]. Hiệu chỉnh biên độ: Các tín hiệu địa chấn bị suy giảm trong quá trình truyền qua các đối tượng K Mặt cắt địa chấn RR2-22 vuông góc với bờ biển, từ Tiên Lãng hướng ra phía biển. (Theo kết quả hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ về nghiên cứu trầm tích Holocen vùng biển ven bờ châu thổ Sông Hồng) Kết quả đo và xử lý của nhóm nghiên cứu năm 2015 vùng ven biển Hải Phòng Hình 1. Các kết quả đo địa chấn nông phân giải cao năm 2015 cho kết quả tốt hơn.
  3. N.Đ. Nguyên và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 217-224 219 Hình 2. Sơ đồ tuyến địa chấn nông phân giải cao và tuyến mặt cắt vùng nghiên cứu. Hình 3. Mặt cắt trầm tích theo tuyến A-B (Theo Vũ Văn Lợi). 3. Kết quả và thảo luận - Ranh giới Sb1: Là đáy của tập trầm tích 3b Q1 . Ranh giới này trên băng ghi địa chấn có thể 3.1. Kết quả quan sát được rõ ràng. Ranh giới này là một bề mặt phản xạ có biên độ mạnh, đôi nơi bị gián Theo kết qua đo, địa hình vùng nghiên cứu có đoạn, bề mặt lồi lõm, mấp mô, đây là một mặt bất độ sâu từ 3- 8m nước, trên cơ sở mặt cắt trầm tích chỉnh hợp do bào mòn đào khoét được hình thành tuyến A-B (Hình 3) ranh giới địa tầng vùng khi mực nước biển hạ thấp. Phía dưới ranh giới nghiên cứu được xác định qua các tài liệu lỗ này là tập có các phản xạ chủ yếu dạng hỗn độn, khoan có thể thấy đáy trầm tích Holocen có độ đứt đoạn được xác định là bề mặt tầng sét loang lổ sâu thay đổi trong khoảng 10m đến 25m. Mặt cắt hệ tầng Vĩnh Phúc. Trên băng ghi địa chấn độ sâu này gần trùng với các tuyến đo trong khu vực do của ranh giới này thay đổi từ khoảng 20m đến đó có thể nhận thấy rằng: 30m. (Hình 4, 5, 6, 7 và 8).
  4. 220 N.Đ. Nguyên và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 217-224 Tại khu vực nghiên cứu tập trầm tích này chủ tượng đào khoét nhỏ trên toàn vùng nghiên cứu yếu là bùn cát bắt gặp hầu hết trên các băng địa thể hiện rõ trên các mặt cắt. (Hình 4, 5 và 6). chấn của vùng nghiên cứu với các phản xạ trắng, Dựa vào các đặc điểm phản xạ bên trong tập đồng pha có xu thế gần như nằm ngang định cho thấy môi trường lắng đọng trầm tích được hướng, đặc trưng cho cấu tạo phân lớp song song hình thành khi nước biển dâng dần nên tạo ra đồng hướng. Bề dày thay đổi từ khoảng 20m đến không gian trầm tích ngập dưới mực nước biển. hơn 35m. Trong tập trầm tích này đôi chỗ bắt gặp Vật liệu trầm tích được các dòng sông vận chuyển các tập bùn sét, sét, xen kẹp trong các tập cát hạt từ đất liền ra với năng lượng không cao được lắng mịn với bề dày khoảng 1-3m. Đặc trưng trường đọng trong môi trường biển tương đối yên tĩnh, sóng của tập sét này chủ yếu là phản xạ trung nên thành phần trầm tích chủ yếu là hạt mịn. Trên bình, song song. các tài liệu lỗ khoan đây là tập trầm tích sét màu - Ranh giới Sb2: Được xác định là đáy tập xám xanh thuộc tướng bùn-estuary vũng vịnh. 1-2 3 trầm tích Q2 là một mặt phản xạ có biên độ Ranh giới Sb3: Là đáy của tập trầm tích Q2 . trung bình nằm ở độ sâu khoảng 15-25m, khác Ranh giới này có thể quan sát được trên toàn bộ với ranh giới Sb1, ranh giới này có bề mặt đôi chỗ băng địa chấn của vùng nghiên cứu. Ranh giới lồi lõm gồ ghề cho thấy đây không phải là mặt bất này là một bề mặt phản xạ có biên độ trung bình, chỉnh hợp do gián đoạn trầm tích được hình thành liên tục nằm phủ trên tập trầm tích hạt mịn. Trên khi biển dâng. Ta có thể nhận thấy đây là bề mặt băng ghi địa chấn độ sâu của ranh giới này thay bào mòn khi biển bắt đầu tiến vào gây ra hiện đổi từ khoảng 10m đến 25m. (Hình 4, 5, 6 và 7). Hình 4. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến T1. Hình 5. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến T2.
  5. N.Đ. Nguyên và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 217-224 221 Đặc trưng phản xạ trong tập có dạng phản xạ Các tập địa chấn song song, với trục đồng pha nằm ngang, có nơi hơi xiên chéo kề áp, phủ trên đáy. Biên độ phản - Tập U1 quan sát được trên hầu hết một số xạ từ trung bình đến yếu. Hình dạng bên ngoài băng địa chấn nông phân giải cao (Hình 4, 7 và của tập có bề dày tương đối đồng nhất. Với đặc 8), còn trên các tuyến T2, T3 (Hình 5 và 6) thì điểm như vậy nhận thấy tập này có thể được hình không quan thấy do địa hình được nâng cao. Tập thành trong môi trường biển khi có sự hạ thấp U1 đặc trưng bởi hai dạng phản xạ: Phản xạ hỗn biên độ nhỏ của mực nước biển, vật liệu trầm tích độn, không liên tục, biên độ phản xạ trung bình, khá dồi dào được vận chuyển từ trong đất liền ra tần số cao, (Hình 8); Dạng phản xạ thứ hai có phần và được lắng đọng với năng lượng thấp. Thành dưới đặc trưng bởi phản xạ dạng lấp đầy các dòng phần trầm tích chủ yếu bùn cát được xác định chảy, có biên độ phản xạ yếu, phần trên đặc trưng thuộc tướng bùn chân châu thổ bề dày thay đổi từ bởi các phản xạ dạng gần song song, biên độ phản 5-10m. xạ yếu đến trung bình, tần số cao (Hình 6). Hình 6. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến T3. - Tập U2 có đặc trưng trường sóng thay đổi mạnh không đồng nhất trên các mặt cắt với các 3.2. Thảo luận đặc trưng sau: Trường sóng đặc trưng với ranh Trên cơ sở minh giải tài liệu địa chấn nông giới phản xạ có biên độ yếu, đôi khi trắng, tần số phân giải cao vùng nghiên cứu đã xác định được 3 thấp, dạng lấp đầy các rãnh đào khoét hoặc trũng bề mặt phản xạ chính là Sb1, Sb2, Sb3. Các ranh địa hình (Hình 5và 8). Trường sóng đặc trưng giới này trùng với bề mặt địa tầng phân tập bao dạng hỗn độn, ranh giới phản xạ đứt đoạn, biên độ gồm bề mặt biển thoái, bề mặt biển tiến và bề mặt phản xạ từ trung bình đến mạnh (Hình 7); Phần ngập lụt cực đại. trên cùng của tập trường sóng phản xạ liên tục, - Bề mặt biển thoái được xác định trùng với đồng pha, biên độ phản xạ trung bình đến mạnh, ranh giới Sb1, đây là bề mặt bất chỉnh hợp với tần số cao trên toàn khu vực nghiên cứu đào khoét của dòng chảy được thành tạo khi mực - Tập U3 quan sát được thấy trên toàn bộ các nước biển hạ thấp. Ranh giới này là đáy của tập mặt cắt, có đặc trưng trường sóng là các phản xạ trầm tích Pleistocen muộn phần muộn - Holocen 3b nằm ngang song song, biên độ phản xạ yếu, tần số (Q1 -Q2). Bề mặt này được thành tạo trên địa cao, kề áp lên ranh giới dưới tập U2. Tập U3 tồn hình trầm tích cổ vì vậy hình dạng một số đào tại ở khoảng độ sâu từ 0-7 mét nước trở vào bờ. khoét nằm trên địa hình này được thành tạo trước đó (Hình 7).
  6. 222 N.Đ. Nguyên và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 217-224 Hình 7. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến T4. Hình 8. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến T5. Bề mặt biển tiến là ranh giới Sb2 phía trên Ở khu vực nghiên cứu có thể nhận thấy rằng của bề mặt mặt này được đặc trưng bởi phản xạ khi tốc độ dâng cao mực nước biển lên đến cực trắng, đôi chỗ hỗn độn (Hình 5). Khu vực của cửa đại và bắt đầu giảm xuống, hệ thống trầm tích Lạch Tray và cửa Nam Triệu (Hình 5 và 6) các biển tiến đạt tới điểm mà ở đó không gian tích tụ phản xạ với biên độ trung bình, nằm ngang, song cân bằng với nguồn cung cấp trầm tích. Bề mặt song chiểm ưu thế và thấy xuất hiện những đào cực đại ở đây được xác định có đặc trưng trường khoét nhỏ được hình thành do quá trình biển tiến. sóng phản xạ với biên độ mạnh, song song bắt Điều này cho thấy môi trường có sự chuyển tiếp gặp trên toàn vùng nghiên cứu. Ranh giới Sb3 từ châu thổ sang môi trường biển nông được xác định là bề mặt ngập lụt cực đại, phản Bề mặt ngập lụt cực đại (Maximum flooding ánh quá trình trầm tích diễn ra khi mực nước biển surface - MFS) dâng cao.
  7. N.Đ. Nguyên và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 217-224 223 Miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST) Miền hệ thống biển thấp tập hợp các thành tạo Miền hệ thống trầm tích biển cao hình thành trầm tích hình thành trong giai đoạn mực nước trong suốt giai đoạn mực nước biển cao trong một biển hạ đến cực tiểu. Trong khu vực nghiên cứu, chu kỳ khi tốc độ dâng cao mực nước biển giảm miền hệ thống trầm tích này nằm giữa hai bề mặt dần đến không và bắt đầu chuyển sang giai đoạn phản xạ Sb1 và Sb2 trong các mặt cắt địa chấn hạ thấp. Miền hệ thống trầm tích biển cao gồm nông phân giải cao trong vùng nghiên cứu (hình các trầm tích được thể hiện bởi tập nằm sát mặt 3, 4, 5 và 6). Miền hệ thống trầm biển thấp được đáy biển và luôn bắt gặp trên các băng địa chấn giới hạn bởi hai bề mặt: bề mặt biển thoái và một nông phân giải cao với cấu tạo đặc trưng là bề mặt biển tiến. Bề mặt bào mòn biển thấp (LES nghiêng song song, kề áp trên bề mặt ngập lụt cực - lowstand erosion surface) hình thành do quá đại (Hình 4,5,6,7 và 8). trình bào mòn các thành tạo trầm tích lắng đọng trong chu kỳ trước. Quá trình bào mòn này tạo nên một bất chỉnh hợp, đánh dấu sự kết thúc một 4. Kết luận tập trầm tích và bắt đầu một tập trầm tích mới và hình thành nên một bề mặt biển tiến. - Theo tài liệu địa chấn nông phân giải cao Trong vùng nghiên cứu, trường sóng địa chấn vùng ngập nước ven biển Hải Phòng, đã xác định được 3 bề mặt ranh giới liên quan đến sự thay đổi của miền hệ thống trầm tích biển thấp có hai mực nước biển. Các bề mặt ranh giới các tập địa dạng: dạng lấp đầy các rãnh đào khoét (Hình 3,4 chấn bao gồm: bề mặt bào mòn biển thấp, bề mặt và 5) và dạng kết thúc phản xạ kiểu phủ đáy biển tiến và bề mặt ngập lụt cực đại. (downlap) xuống bề mặt bào mòn biển thấp. Miền - Các bề mặt này là ranh giới của các tập địa hệ thống trầm tích biển thấp gặp trong một số mặt chấn đồng thời cũng là ranh giới các miền hệ cắt địa chấn với chiều dày thay đổi từ 0 - 15m. thống trầm tích: biển thấp, biển tiến và biển cao. Một số tuyến địa chấn vắng mặt một phần miền Ba miền hệ thống này làm thành một chu kỳ trầm hệ thống này (Hình 4; 5) có thể do trong giai đoạn tích cuối cùng trong kỷ Đệ Tứ muộn là Pleistocen hạ thấp mực nước biển khu vực này không tích tụ muộn - Holocen. trầm tích hoặc xảy ra quá trình bào mòn mạnh mẽ. - Chu kỳ trầm tích này đã trải qua ba giai đoạn Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) phát triển: Giai đoạn biển thoái xảy ra vào đầu Miền hệ thống trầm tích biển tiến bao gồm Pleistocen muộn, phần muộn (36.000-20.000 BP), các trầm tích hình thành trong suốt giai đoạn mực tiếp theo là giai đoạn biển tiến xảy ra trong cuối nước biển dâng, được giới hạn dưới bởi bề mặt Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen giữa biển tiến (TS -transgressive surface) hoặc bề mặt (20.000-8.000BP) và giai đoạn biển cao xảy ra bào mòn biển tiến (RS) và giới hạn trên bởi bề trong Holocen giữa - muộn (8.000 BP - nay). mặt ngập lụt cực đại (MFS - maximum flooding surface). Trên các băng địa chấn nông phân giải cao miền hệ thống trầm tích biển tiến này luôn có Tài liệu tham khảo mặt ở toàn vùng, đặc trưng trường sóng phản xạ [1] Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình nằm ngang song song, độ liên tục tốt, biên độ Nguyên, Đào Mạnh Tiến. Địa chất Pliocen - Đệ phản xạ trung bình - yếu, đôi chỗ hỗn độn. Phía Tứ thềm lục địa Việt Nam và kế cận, sách chuyên trên cùng của tập này thấy rõ các phản xạ nằm khảo, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2015. ngang song song, biên độ phản xạ mạnh, đây có [2] Doãn Đình Lâm, W.E. Boyd, 2001. Một số dẫn liệu về mực nước biển trong Pleistocen muộn – thể coi là một tập sét được hình thành trong giai Holocen vùng Hạ Long và Ninh B́ nh, Tạp chí các đoạn biển dâng lên cực đại tạo lê một bề mặt ngập Khoa học về Trái đất (số 2), tr. 86-91. lụt cho toàn vùng (Hình 4, 5, 6, 7 và 8). Bề dày [3] Nguyễn Đình Nguyên, 2014. Nghiên cứu Địa tầng của TST thường từ 5m đến 15m. phân tập trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể sông Hồng. Luận án tiến sĩ. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  8. 224 N.Đ. Nguyên và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 217-224 [4] Mai Thanh Tân, 2009. Thăm dò địa chấn, Nhà [6] Richard C. Selley, 1998. Elements of Petroleum xuất bản Giao thông - Vận tải, Hà Nội. Geology. Academic Press. [5] Trần Đức Thạnh, 1999. Địa tầng Holocen và cấu [7] Catuneanu O. 2006, Principles of Sequence trúc bãi triều ven biển Hải Phòng. Tạp chí các Stratigraphy, Elsevier’s Science & Technology Khoa học về Trái đất 9-1999 Rights. Seismic Reflection Characteristics of the Late Pleistocene- Holocene Deposits in the Hai Phong Littoral Area Nguyen Dinh Nguyen1, Vu Thi Thanh Thuy2, Pham Nguyen Ha Vu1 1Faculty of Geology, VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 2Hai Phong Construction Design and Consultant J.S.C Abstract: Using littoral areas is planned for socio-economic growth of Hai Phong city. Interpreting high resolution reflection seismic data is very important in determining sedimentary characteristics and engineering geological conditions in these subaqueous areas. Three seismic boundaries related to sea level change are identified in Quaternary. In addition, depositional environments are determined by seismic characteristics in the study area. Keywords: Shallow seismics, reflection, Quaternary, deposits.