Giáo trình đào tạo nghề-Nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi

pdf 30 trang huongle 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình đào tạo nghề-Nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dao_tao_nghe_nuoi_va_phong_benh_cho_lon_vung_mien.pdf

Nội dung text: Giáo trình đào tạo nghề-Nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi

  1. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi phân tích. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát chủ nuôi thực hiện việc chuẩn bị chuồng nuôi và điền vào bảng nhận xét đánh giá. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: phân tích đúng các ưu nhược điểm của quá trình thực hiện chuẩn bị chuồng nuôi của hộ chăn nuôi hoặc đoạn video clip. Bài tập 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt - Nguồn lực: 2-3 hộ nông dân nuôi lợn thịt, thước dây, bảng đánh giá. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thăm một số hộ nông dân nuôi lợn thịt, sau đó hoàn thành bảng đánh giá ưu nhược điểm của qui trình. Đo các chiều đo của lợn để ước tính khối lượng. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đánh giá ưu nhược điểm về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt. Tính đúng khối lượng lợn dựa trên các chiều đo được. C. Ghi nhớ: - Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi nhập lợn - Đặc điểm của lợn ở 3 giai đoạn nuôi thịt - Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt ở các giai đoạn -Ước tính khối lượng lợn dựa trên các chiều đo. Bài 4: KỶ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN THỊT Mục tiêu : - Chuẩn bị được chuồng nuôi trước khi nhập lợn - Mô tả được đặc điểm sinh lý của lợn ở các giai đoạn nuôi thịt - Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt ở các giai đoạn đúng kỹ thuật - Theo dõi, đánh giá được sức tăng trưởng của đàn A. Nội dung: 1. Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi nhập lợn -Quét dọn, cọ rửa chuồng nuôi sạch sẽ -Đốt rác, xử lý các chất thải 42
  2. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi -Rác vôi bột và dùng nước vôi pha loãng 10% (1kg vôi tôi/ 10 kg nước), quét xung quanh, bên trong, bên ngoài chuồng nuôi -Phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi và khu vực xung quanh 2 lần theo hướng dẫn của nhà sản xuất như: Formon 1-3%, crezil 3-5%, hoặc cloramin-T 2%. -Rào ngăn không cho vật nuôi khác vào khu vực chăn nuôi -Để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nhập lợn về nuôi. -Rửa sạch và phơi khô các dụng cụ dùng cho chăn nuôi: máng ăn, máng uống, dụng cụ quét dọn. Nuôi lợn thịt là nuôi từ sau cai sữa đến xuất bán, quá trình này trãi qua 3 giai đoạn theo qui luật sinh trưởng và phát triển của lợn thịt. 2. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa - Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc Có thể dùng 1 số loại thức ăn như bột ngô, bột đậu tương, gạo lứt, tấm xay Bảng 19: Cách cho lợn ăn khi cai sữa: Ngày cai sữa Lượng cho ăn Ngày thứ 1 Cho lợn ăn bằng 1/2 lượng thức ăn của ngày trước cai sữa Ngày thứ 2 Cho lợn ăn bằng 3/4 của ngày trước cai sữa Ngày thứ 3 Cho lợn ăn bằng lượng thức ăn của ngày trước cai sữa - Sau cai sữa, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy, nâng dần lượng thức ăn theo mức ăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do. 3. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn thưởng thành : - Do đặc điểm lợn Vân Pa có tầm vóc nhỏ, khả năng tăng trọng thấp nên có thể chia thành 2 giai đoạn. + Giai đoạn lợn 5- 15 kg + Giai đoạn > 15 kg 43
  3. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Bảng 20: Tiêu chuẩn thức ăn nuôi lợn thịt Vân Pa Chỉ tiêu Giai đoạn 5-15 kg Giai đoạn > 15 kg Năng lượng 11-12 11-12 trao đổi (Kcal/kg) Protein thô (%) 12 10 Canxi (%) 0,7 0,6 Photpho (%) 0,5 0,4 Lysin (%) 0,8 0,6 Methionin (%) 0,4 0,3 Bảng 21 : Khẩu phần thức ăn hỗn hợp tự trộn cho lợn thịt Vân pa Giai đoạn Thành phần Thành phần Giai đoạn Nguyên liệu trong 10kg trong 10kg 5-15 kg > 15 kg hỗn hợp hỗn hợp Cám gạo 55,5 58,5 5,55 5,85 Bột sắn 36,0 35,0 3,6 3,5 Bột cá 8,0 6,0 0,8 0,6 Premix khoáng 0,5 0,5 0,05 0,05 Tổng cộng 100% 100% 10kg thức ăn 10kg thức ăn Năng lượng 12 12 (ME MJ/kg) Prôtêin thô (%) 12 % 10 44
  4. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Bảng 22 : Mức ăn cho lợn thịt Vân Pa Giai đoạn lợn (kg) Số lượng TĂ tinh (kg) Số lượng TĂ xanh (kg) 5-10 0,3 – 0,4 0,5 - 0,7 10-15 0,4 - 0,5 0,8 - 1,0 15 -25 0,5 – 0,8 1,0 -1,4 >25 0,8 - 1,2 1,4 -2,0 Bảng 23: Thành phần (% VCK) và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần nuôi lợn thịt Vân Pa khi sử dụng môn ủ thay thế 50 % hoặc 100 % môn ủ trong khẩu phần. Thành phần thức ăn Khẩu phần 1 2 3 Môn ủ - 15,0 30,0 Bột sắn 35,0 30,0 19,5 Cám gạo 58,5 51,5 50,0 Bột cá 6,0 3,0 - Premix 0,5 0,5 0,05 Giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần (g/kg VCK) ME (MJ/kgVCK) 12 12 12 OM 87,5 90,3 89,0 CP 10,2 10,1 10,0 CF 6,5 8,6 10,6 EE 5,0 5,4 5.6 Lys 0,6 0,58 0,62 Met 0,28 0,3 0,32 45
  5. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi 4. Điều kiện chuồng nuôi: - Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa. - Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữu nhiệt độ chuồng nuôi tương đương nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25-270C. Thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi đột ngột sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi. - Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi: + Lợn đủ ấm: con nọ nằm cạnh con kia + Lợn bị lạnh: nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run, + Lợn bị nóng: nằm tản mạn mỗi con 1 nơi, tăng nhịp thở. 4.1/Chuồng trại : * Nguyên vật liệu:  - Có thể làm chuồng bằng tre, nứa, gỗ hoặc quây thép lưới B40. * Vị trí: - Xây chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. - Chọn địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh. * Kiểu chuồng: Kiểu chuồng bán tự nhiên nên có càng nhiều cây xanh phủ mát càng tốt, kín đáo, tối nhưng không ẩm ướt. Chuồng phải được thiết kế đảm bảo vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, thoáng mát, trao đổi không khí thuận lợi, tránh sự tác động của môi trường xung quanh chuồng nuôi. Dùng lưới B40 vây thành các ô nuôi khoảng 300m2, có trụ đỡ cho bờ rào lưới là các cọc sắt và cọc bê tông, cọc bê tông được dựng vừa có tác dụng làm khung, vừa có khả năng chống đỡ, các cọc sắt cách nhau 1,5m. Chân bờ rào đào móng 46
  6. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi kiên cố và chôn sâu lưới B40 cũng như cọc sắt là 30cm để hạn hạn chế khả năng đào hàng của lợn Vân Pa, chiều cao của lưới đảm bảo 1,2 - 1,5 trở lên. Trong ô nuôi lợn Vân Pa đó xây 1 nhà dài có mái che, đủ ánh sáng và tránh nắng, mưa tạt, gió lùa khi lợn Vân Pa vào trú, có thể xây nhà nền xi măng, nếu là nền xi măng cần đổ ít cát vào. Nền nhà được tôn cao hơn xung quanh 20-30cm để tránh bị đọng nước. Cần lót rơm, cỏ khô vào nền chuồng để tránh trơn trượt. Diện tích cần đảm bảo 15-20m2, căn nhà này là nơi lợn Vân Pa trú mưa, trú nắng hoặc nghỉ ngơi ngoài lúc kiếm ăn và chạy đùa. Chuồng cần đào hoặc xây các hố nước, bùn nông, gần nguồn nước vì lợn Vân Pa thích đầm mình làm mát và hay uống nước. * Máng ăn, máng uống: Máng ăn, máng uống được thiết kế cố định tại phía đầu chuồng và là nơi thấp nhất, điều này giúp cho việc dọn dẹp và luôn đảm bảo vệ sinh được sạch sẽ. Máng ăn, máng uống cần có độ cao thích hợp (12-20cm), tuỳ theo khối lượng của lợn. Chiều dài của máng được thiết kế dài 1,8-2m, đáy máng rộng 20- 30cm. Loại máng xây cố định thì đáy máng phải cao hơn so với mặt nền 5-7cm để dễ thoát nước khi cọ rửa. Vệ sinh: Bên ngoài chuồng nuôi phải có hố chứa nước thải, có nắp đậy nếu cần thiết, đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường. * Diện tích chuồng nuôi: Lợn thịt Vân Pa: 50-70m2/con. Có thể nuôi chung 10 - 15 con trong 1 khu đất rộng. Những tốt nhất tách nhốt từng ô riêng 5- 7 con / ô để tiện cho việc quản lý và chăm sóc. 47
  7. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi 5.Công tác thú y và biện pháp phòng bệnh cho lợn 5.1 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của lợn: - Thay đổi điều kiện sống đột ngột, ảnh hưởng stress - Vận chuyển đường dài, thay đổi chuồng trại và môi trường nuôi. - Thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh và chất lượng. - K ý sinh trùng sống k ý sinh.  - Vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. 5.2 Nguyên tắc chung về vệ sinh phòng bệnh: - Thường xuyên quét dọn định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi. - Sau mỗi đợt nuôi, cần vệ sinh khử trùng và để trống 3-5 ngày trước khi đưa lứa khác vào. - Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng 15-20 ngày trước khi nhập đàn. - Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi, tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi. 5.3 Một số điều lưu ý khi lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh: - Lợn mắc bệnh thường biểu hiện 1 trong các triệu chứng sau: + Bỏ ăn hoặc kém ăn. + ủ rũ, nằm 1 chỗ hoặc ít vận động, sốt cao, uống nước nhiều. + Mắt lờ đờ, lông xù, ho, khó thở, thở mạnh, ỉa chảy hoặc táo bón. - Biện pháp: + Cách ly lợn ốm để theo dõi. + Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. + Không vận chuyển gia súc ốm. 48
  8. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi 5.4 Vacxin và tiêm phòng : - Sau khi tiêm vacxin, lợn chưa có khả năng miễn dịch ngay mà từ 7- 21 ngày sau (tuỳ loại vacxin) mới có thể miễn dịch. - Vacxin chỉ có tác dụng trong 1 thời gian nhất định nên cần phải tiêm nhắc lại Bảng 24: Vacxin dùng cho lợn thịt Vân Pa Loại vaccine Phó thương LMLM Dịch tả lợn VX tụ dấu hàn Ngày tuổi 50-60 x x x x 5.5. Quản lý : - Tất cả mọi con vật đều được đánh số tai như lợn công nghiệp. - Dùng phần mềm VIETPIG4 để quản lý./. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi. Đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau: TT Nội dung Đúng Sai 1 Thức ăn tinh bột cung cấp nhiều năng lượng 2 Lợn ăn đúng giờ quy định trong ngày sẽ tăng tiết dịch vị tăng khả năng tiêu hoá hấp thu 3 Thay đổi thức ăn cho lợn cần thay đổi từ từ 4 Lợn thịt giai đoạn vỗ béo cần nhiều thức ăn xanh 5 Thức ăn xanh giàu Caroten, Vitamin và nước 6 Công thức tính giá thành 1kg thức ăn phối trộn 7 Thức ăn đã phối trộn nên sử dụng hết trong vòng 7 ngày, bảo quản nơi khô, mát, cách nền và xa tường 8 Khi phối trộn các nguyên liệu thức ăn, với nguyên liệu ít như khoáng và vitamin hoặc thuốc phải trộn trước với ít ngô hay tấm rồi mới trộn với các nguyên liệu khác Bài tập 1. Nhận dạng, phân loại và đánh giá nguyên liệu thức ăn nuôi lợn thịt - Nguồn lực: mẫu nguyên liệu thức ăn, bảng đánh giá. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm. 49
  9. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát và đánh giá các mẫu nguyên liệu thức ăn rồi điền vào bảng đánh giá theo nhóm giàu năng lượng, giàu đạm, giàu khoáng, giàu vitamin. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nhận dạng, phân loại và đánh giá các nguyên liệu thức ăn nuôi lợn đúng yêu cầu kỹ thuật. Bài tập 2: Phối trộn thức ăn cho lợn thịt và tính giá thành 1kg thức ăn phối trộn - Nguồn lực: 2-3 công thức hỗn hợp thức ăn dùng cho lợn thịt; cân 2kg, 60 kg; chổi, thau, giá của từng nguyên liệu thức ăn trong công thức. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 45 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thao tác phối trộn thức ăn (mỗi nhóm 1 công thức hỗn hợp thức ăn). Sau đó tính giá thành 1kg thức ăn phối trộn theo công thức đã giới thiệu cho nhóm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Phối trộn đúng nguyên tắc, hỗn hợp thức ăn sau trộn có màu sắc đồng nhất. Tính đúng giá thành 1kg thức ăn đã phối trộn. C. Ghi nhớ: - Cách chọn nguyên liệu thức ăn và phối trộn các nguyên liệu cho đều - Tiêu chuẩn thức ăn lợn thịt với từng giai đoạn nuôi. - Tính giá thành 1kg thức ăn đã phối trộn Bài 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THỊT Ở LỢN VÂN PA Mục tiêu: Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn. A. Nội dung: 1. Giống -Giống được xem là tiền đề trong chăn nuôi lợn, các giống khác nhau thì có năng suất và chất lượng thịt khác nhau. -Về năng suất, các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn các giống lợn nội. -Hầu hết các giống lợn nội có tỷ lệ mỡ cao, tỷ lệ nạc thấp (35-40%), trong khi các giống lợn ngoại nhập cho tỷ lệ nạc rất cao (50-60%). Tuy nhiên, các giống lợn nội thường có vị thơm ngon, thớ cơ nhỏ, mịn. -Đối với điều kiện chăn nuôi ở nước ta cần phải phối hợp nhiều giống để con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt, đồng thời có khả năng sử dụng nguồn 50
  10. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi thức ăn sẳn có của địa phương và khả năng chống đỡ bệnh tật cao. 2. Sức khỏe và khối lượng ban đầu Sức khỏe và trọng lượng cai sữa ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất. Sức khỏe trong giai đoạn bú sữa kém như thiếu máu, còi cọc thì đến giai đoạn nuôi thịt tăng trọng kém. 3. Giới tính -Lợn đực không thiến sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ thân thịt cao hơn và chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn lợn cái. -Mùi trong thịt xuất hiện khi lợn đực trưởng thành. Ngày nay lợn sinh trưởng nhanh hơn và được giết thịt sớm hơn, bởi vậy vấn đề mùi hôi được giảm đáng kể. -Cả lợn đực và lợn cái khi đến tuổi trưởng thành đều giảm khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn cao. 4. Ngoại cảnh -Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hóa cao, tích lũy cao, sinh trưởng phát triển nhanh, năng suất cao. -Nóng quá lợn ăn ít, khả năng tiêu hóa kém, giảm tăng trọng. Trời rét lợn tiêu hao nhiều năng lượng, chi phí cao. - Nhiệt độ 22-270C, ẩm độ 65-70% thích hợp cho sự phát triển của lợn thịt. 5. Thời gian và chế độ nuôi -Thời gian nuôi dài, lợn có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn nhiều thức ăn, tốn nhiều công chăm sóc, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, quay vòng vốn dài và chất lượng thịt kém thịt lợn có nhiều mỡ. -Nếu lợn được ăn thức ăn dinh dưỡng tốt và phù hợp với các giai đoạn phát triển của chúng thì năng suất và chất lượng thịt sẽ cao, thời gian nuôi ngắn, đạt trọng lượng xuất chuồng lý tưởng 90-100 kg. 6. Quản lý -Chuồng vệ sinh kém dễ gây bệnh tật do đó ảnh hưởng đến năng suất của lợn. -Khi nhốt lợn ở mật độ cao hay số con/ô chuồng quá lớn làm tăng tính không ổ định trong đàn như đánh nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ của lợn ảnh hưởng xấu đến tăng trọng và chuyển hóa thức ăn của lợn. 51
  11. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Bài 6: HẠCH TOÁN KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT VÂN PA Mục tiêu: - Ghi chép được số liệu thu, chi trong quá trình nuôi - Tính được hiệu quả kinh tế, giá thành sản phẩm và tỷ lệ chi phí trong giá thành sản phẩm. A. Nội dung: 1. Ghi chép số liệu Số liệu phải được ghi chép cập nhật hằng ngày, ghi ngay sau khi mua về. Ghi chép đầy đủ, chính xác, đúng với thực tế không nên ước lượng. Có sổ ghi chép riêng, không nên ghi lên tường, mảnh giấy. Các khoản chi phí đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt: -Lợn con giống (bao gồm cả chi phí vận chuyển) -Thức ăn: ngô, sắn, cám gạo, đậu tương, cá, thức ăn công nghiệp, khoáng, vitamin, rau xanh, -Thú y: tiêm phòng, thuốc sát trùng tiêu độc, điều trị bệnh. -Khấu hao chuồng trại, dụng cụ, sửa chữa (nếu có) -Chi phí khác: công lao động, điện, nước, lãy suất tiền vay, Các khoản thu: tiền bán lợn thịt, tiền bán phân, tiền bán lợn còi (nếu có). Mẫu ghi chép các khoản chi trong chăn nuôi lợn thịt Ngày Chi phí (đồng) Giống Thức ăn Vaccin Thuốc thú y Chuồng Lãi suất trại/ dụng cụ Tổng 52
  12. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi 2. Hạch toán kinh tế -Tổng chi phí = Tổng các khoản chi ở bảng ghi chép -Tổng các khoản thu = Khối lượng xuất bán (kg) x giá bán (đồng/kg) + tiền bán phân (nếu có) + tiền bán lợn còi -Tiền lãi = tồng thu – tổng chi 3. Tính giá thành 1kg sản phẩm Tổng chi phí (đồng) Giá thành 1kg thịt lợn xuất bán (đồng/kg) = Tổng trọng lượng lợn xuất bán (kg) B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập: Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt - Nguồn lực: 1-2 bảng ghi thu, chi trong chăn nuôi lợn thịt, bảng phân tích. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tính tổng các khoản thu, chi và hạch toán lỗ, lãi. Tính giá thành 1kg sản phẩm thịt lợn xuất bán. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Hạch toán lỗ, lãi và giá thành 1kg thịt lợn xuất bán. C. Ghi nhớ: -Hạch toán kinh tế -Tính giá thành 1kg sản phẩm 53
  13. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi CHƯƠNG II:BỆNH Ở LỢN Bài 1: BỆNH DỊCH TẢ LỢN 1. Thông tin chung Bệnh do virus gây ra va xảy ra với các lứa tuổi của lợn, lây lan nhanh qua thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. 2. Triệu chứng Lợn có thể bị sốt cao tới 400C- 410C, khi sốt cao lợn bỏ ăn, khi sốt nhẹ lợn ăn ít. Lúc đầu lợn đi táo có màng nhầy sau đi phân loãng màu vàng mùi tanh khắm. Trên da, nhất là những chỗ da mỏng, xuất hiện những nốt đỏ bằng đầu đinh ghim, sau tụ lại thành từng đám trên da. Ở lợn Vân Pa chúng ta cần kiểm tra triệu chứng này ở phần da bụng và phía trong đùi vì ở những vị trí này da trắng mới thấy được các nốt xuất huyết. Cơ thể lợn yếu dần, có thể liệt chân sau, nằm một chỗ, đi lại không vững, bốn chân co giật. Bệnh này kéo dài 7-20 ngày tỷ lệ chết cao tới 95%. Triệu chứng thần kinh (liệt 2 chân Tím tái ở những vùng da mỏng sau), sốt cao, co giật 54
  14. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Các vết loét hình cúc áo trên niêm mạc Nhồi huyết ở rìa lách ruột già 3. Phòng bệnh Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất Tiêm vaccine cho lợn trên 2 tuần tuổi và tiêm vaccine cho lợn mới mua về. Hiệu lực vaccine bảo hộ được 1 năm, do đó đối với lợn nái hàng năm phải tiêm nhắc lại. Khi tiêm phòng vaccine, nếu lợn có phản ứng thì cần cho lợn uống điện giải. Khi có dịch xảy ra có thể tiêm vaccine thẳng vào ổ dịch. Triển khai kế hoạch vệ sinh sát trùng tiêu độc triệt để. 4. Điều trị Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị nào đặc hiệu cho bệnh này. 55
  15. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Bài 2: BỆNH SUYỄN LỢN 1. Thông tin chung Bệnh do một loại loài vi sinh vật là trung gian giữa vi khuẩn và virus gọi là Mycoplasma gây ra. Thông thường bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn ốm và lợn khoẻ, có thể được lây truyền qua không khí, lây qua đường hô hấp. 2. Triệu chứng Ở dạng mãn tính, bệnh có rất ít các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng. Các dấu hiệu ban đầu bao gồm ỉa chảy trong một thời gian ngắn, và ho khan, lợn thở gấp và thở khò khè. Lợn đang lớn có thể hay bị hắt hơi, sốt nhẹ (khoảng 39,00C-39,50C). Lợn thịt có thể ho thành tiếng và điều này có thể thấy rõ ràng khi lợn bị thức giấc vì ho. Lợn kém ăn, sinh trưởng chậm, không đều và tăng thời gian tiêu hóa thức ăn. Bệnh tích ở phổi 3. Phòng bệnh Không mua lợn mắc bệnh về. Giảm bớt mật độ lợn trong chuồng. 56
  16. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Cải thiện điều kiện chăn nuôi như nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hạn chế nồng độ bụi trong chuồng. Thường xuyên sát trùng tẩy uế chuồng trại. Tiêm phòng vaccine: khi lợn được 7 và 21 ngày tuổi. 4. Điều trị Bệnh sẽ không thể được loại trừ hoàn toàn khỏi trại nuôi nếu không dọn dẹp sạch sẽ và tiến hành khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng trại và loại thải toàn bộ số lợn trong chuồng. Tuy nhiên, bệnh đó thể được kiểm soát bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn Sử dụng các loại thuốc sau như Tetracycline, Aureomycin, Tyamulin: tiêm bắp 20-40 mg/thể trọng trong thời gian từ 5 đến 7 ngày. Tylosin, Erythromycin, Norfloxacin, Lincomycin, Erofloxacin, Spiramycin 1ml/10 kg thể trọng trong thời gian từ 5 đến 7 ngày. Bài 3: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG 1. Thông tin chung Bệnh do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra, xảy ra quanh năm đặc biệt vào vụ đông xuân có độ ẩm cao, chuồng trại ẩm thấp. Bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống và không khí. Vi khuẩn gây bệnh thường có sẵn trong cơ thể, chuồng nuôi, khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn nhân lên và gây bệnh. Lợn thường hay mắc bệnh trong thời gian từ 3-8 tháng tuổi (thời kỳ vỗ béo). 2. Triệu chứng Lợn sốt cao 41-420C, bỏ ăn đột ngột, mắt đỏ kèm theo ho chảy nước mũi, miệng sùi bọt mép màu hồng, lợn mắc chứng ho. 57
  17. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Con vật phù thũng da nổi mụn đỏ, tai tím tái, vùng da mỏng đặc biệt là ở phía trong đùi, bụng bị xuất huyế hoặc tụ huyết. Phổi cứng lại kèm theo xuất huyết đỏ Phổi bị gan hóa thẫm 3. Phòng bệnh Giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thực hiện chế độ tiêu độc khử trùng triệt để. Cung cấp nước uống và thức ăn sạch sẽ cho lợn. Tuyệt đối không mua lợn mắc bệnh về. Cải thiện điều kiện chăn nuôi, hạn chế bụi, độ ẩm trong chuồng v.v. Tiêm phòng vaccine Tụ Dấu (Tụ huyết trùng + Đóng dấu lợn) hoặc vaccine 3 bệnh (Phó thương hàn + Tụ huyết trùng + Dịch tả lợn). Tiêm phòng vaccine cho lợn vào thời điểm 20 ngày tuổi, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. 4. Điều trị Dùng một trong các loại kháng sinh sau: Streptomycin 1 lọ (1000g)/50 kg thể trọng, Kanamycin 1 lọ (1000 mg)/70 kg thể trọng Ampicillin 1 lọ (1000 mg)/60 kg thể trọng Oxytetracyclin 1 lọ (500 mg)/20 kg thể trọng Ngoài ra, có thể tiêm thuốc giảm sốt Anagin, Anagin- C, vitamin C theo chỉ dẫn trên nhãn mác 58
  18. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Trợ sức trợ lực bằng; Vitamin B1, Cafein, Glucose, Gluco - C theo chỉ dẫn trên nhãn mác Kết hợp vệ sinh tốt chuồng trại theo định kỳ. Bài 4: BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN 1. Thông tin chung Bệnh do vi khuẩn gây ra, lợn mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là lợn từ 3 tháng tuổi trở lên. Bệnh thường xẩy ra nhiều vào cuối đông đầu xuân hoặc vào mùa hè thời tiết quá nóng, ẩm, ngột ngạt làm giảm sức đề kháng của lợn. 2. Triệu chứng Các triệu chứng thường gặp ở lợn mắc bệnh bao gồm lợn sốt cao 41oC-420C, kém ăn, các khớp chân bị đau, nóng và sưng lên khiến cho lợn lười đi lại. Trên da lợn xuất hiện các vết dấu hình vuông, hình chữ nhật, hình lục giác màu đỏ, ấn tay vào thì mất, bỏ tay ra lại xuất hiện. Cuối kỳ bệnh, da bị hoại tử và bong ra, đầu tai của lợn cũng có thể bị hoại tử. Xuất huyết đỏ hình tròn, vuông trên da lợn 59
  19. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Lợn ngồi kiểu chó ở những lợn bị viêm Xuất huyết niêm mạc dạ dày ở những khớp con mắc bệnh ở thể cấp tính 3. Phòng bệnh Đưa toàn bộ đàn lợn có con bị nhiễm bệnh sang một nơi khác, sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại cẩn thận trước khi đưa một đàn lợn mới vào. Tiêm vaccine phòng bệnh đóng dấu lợn (1ml/con) hoặc vaccine Tụ Dấu phòng bệnh tụ huyết trùng và bệnh đóng dấu lợn (2-3 ml/con). Nên tiêm phòng khi lợn được 3 tháng tuổi và sau 6 tháng nên tiêm nhắc lại. 4. Điều trị Tiêm bắp mỗi ngày một lần, trong 3 ngày liên tiếp, một trong các loại thuốc như Penicilin, Pen-Kana, Gentamycin theo chỉ dẫn ghi trên nhãn thuốc. Hoặc tiêm bắp ngày 2 lần Penicillin theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và kết hợp tiêm vào dưới da từ 30 – 50 ml lòng trắng trứng gà ( riêng lòng trắng trứng gà thì cách 2- 3 ngày mới tiêm 1 lần) Ngoài ra, cần tiêm thuốc hạ sốt, trợ lực cho vật như; VitaminB1, Cafein, Analgin, Anagin – C, vitaminC, Gluco – C theo hướng dẫn trên nhãn mác. Kết hợp với điều trị, phải chăm sóc, hộ lý tốt cho lợn bệnh, đặc biệt cần chú ý cung cấp đầy đủ nước uống trong trường hợp lợn không thể đứng hoặc đi được. 60
  20. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Bài 5: BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN 1. Thông tin chung Do vi khuẩn Salmonella gây ra, lây lan qua các vật bị nhiễm mầm bệnh, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, lợn mới mua từ nơi khác về. Lợn thường hay mắc bệnh trong khoảng thời gian từ trước và sau cai sữa đến 4 tháng tuổi. 2. Triệu chứng Lợn mắc bệnh sốt 400C-410C, sau 2 ngày nhiệt độ giảm xuống 390C-400C, sau đó lại tiếp tục tăng lên. Lợn ăn ít hoặc có thể bỏ ăn, trông ủ rũ mệt mỏi, trên da nối mẩn, lợn có thể bị run hoặc bị liệt. Lúc đầu đi phân táo, sau đi ỉa chảy, phân lỏng mùi hôi, thối kèm theo chất nhầy lẫn máu. Lợn bệnh gầy gò ốm yếu Mỏm tai xuất huyết 61
  21. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Phổi của lợn chết thể cấp tính luôn Niêm mạc ruột già bị loét tràn lan sưng, không bị xẹp Trên vùng da mỏng xuất hiện các nốt đỏ, về sau các nốt đỏ này chuyển sang tím bầm. Những con bị nặng có thể chết sau từ 5 đến 7 ngày do bị mất nước và kiệt sức. 3. Phòng bệnh Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và khô ráo, có kế hoạch tiến hành khử trùng tiêu độc cho lợn và chuồng trại. Tiêm phòng bằng vaccine phó thương hàn lợn vào 20 ngày tuổi, hoặc sử dụng vaccine phòng cho 3 bệnh (PTH + THT + DTL) của Phân viện Thú y miền Trung, 1ml/con. Lợn nái tiêm 2 ml/con vào thời điểm trước khi phối giống từ 10 đến 20 ngày và 1 tháng trước khi đẻ để đàn lợn con có miễn dịch. 4. Điều trị Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: Tetracyclin, Streptomycin, Apramycin, Neomycin, Ampicillin, Amoxicillin, Spec-tinomycin, trimethoprim: sulphonamide, Enrofloxacin, Danofloxa-cin and Ceftiofur. Tiêm hàng ngày liều 1 ml/10 kg thể trọng. 62
  22. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Có thể điều trị lợn mắc bệnh bằng thuốc uống như Trimethoprim, Sulphonomide theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trên thì nên cho lợn ăn lá chuối sứ thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn Bài 6: BỆNH PHÙ ĐẦU LỢN CON (E.coli dung huyết) 1. Thông tin chung Trong ruột non của lợn có nhiều vi khuẩn E.coli. Bệnh thường xảy ra với những con lợn lớn nhanh trong đàn 2. Triệu chứng Bệnh ảnh hưởng chủ yếu ở lợn cai sữa, lợn mắc bệnh chết đột ngột, những con lợn to thường chết trước. Khi mắc bệnh lợn thường có những tiếng kêu lạ, lợn đi loạng choạng, giống như bị mù và thường có xu hướng húc đầu vào mọi thứ. Lợn sốt cao tới 400C, lâu dần lợn có thể bị liệt và bị rung cơ. Lợn trở nên kém ăn, trông nhợt nhạt và thường ngủ lịm. Mí mắt và các phần khác của đầu bị sưng lên. Tỉ lệ tử vong của bệnh này rất cao, lên tới 90% trong vòng từ 6 đến 36 tiếng. Lợn mắc bệnh chỉ nằm, khó vận động, Phù quanh hốc mắt ngồi kiểu chó 63
  23. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Túi mật sưng Xuất huyết ruột non, phù màng treo ruột, hạch màng treo ruột bị sưng 3. Phòng bệnh Cho lợn vừa cai sữa ăn hạn chế. Đặc biệt để ý đến điều kiện vệ sinh cho lợn. 4. Điều trị Những con lợn đã mắc bệnh thường rất khó chữa khỏi được Bài 7: BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG 1. Thông tin chung Bệnh lợn con ỉa phân trắng là một hội chứng tiêu chảy phân trắng của lợn con đang theo mẹ, đặc biệt từ 5 -25 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi như nóng lạnh thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao. 2. Nguyên nhân Lợn con ỉa phân trắng gây ra do các nguyên nhân tổng hợp sau: 2.1.Từ cơ thể mẹ Do không được nuôi dưỡng đầy đủ trong khi mang thai. Trong thời gian nuôi con khẩu phần ăn của lợn mẹ thay đổi đột ngột làm 64
  24. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi rối loạn vi sinh vật đường ruột và gây ra ỉa chảy. Trong giai đoạn lợn mẹ mang thai bị bệnh thương hàn, tuy điều trị khỏi nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và truyền qua nhau thai làm cho con con khi sinh ra bị bệnh. Do lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung 2.2. Do bản thân gia súc non Gia súc non sinh ra bị còi cọc Do hệ thần kinh của gia súc non chưa ổn định nên kém thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh nên dễ bị mắc bệnh. Do trung khu điều tiết thân nhiệt của gia súc non chưa hoàn chỉnh nếu rét kéo dài làm đường huyết giảm làm cho khả năng tiết dịch của dạ dày và ruột giảm làm cho lợn dễ mắc bệnh. Do bộ máy tiêu hóa gia súc non thiếu HCl và men tiêu hóa đạm (khó tiêu hóa đạm từ thức ăn (rối loạn vi sinh vật đường ruột và gây ra tiêu chảy). Do cơ thể gia súc non thiếu một số chất, đặc biệt là sắt. 2.3. Do ngoại cảnh: Do nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột, độ ẩm cao. Chuồng trại kém vệ sinh (gia súc dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là E – colli). Do ký sinh trùng chủ yếu là giun đũa bê nghé. Do các tác nhân stress. 3. Triệu chứng Gặp nhiều ở lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân, phân dính nhiều vào đít, vào khoeo, lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Mầu phân lúc 65
  25. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi đầu mầu xanh đen sau đó chuyển sang xám (mầu tro bếp, mầu xi măng) rồi chuyển thành màu trắng như cứt cò có mùi tanh, khắm đặc trưng. Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, nên tìm nước bẩn trong chuồng uống làm bệnh nặng thêm nếu không đảm bảo đủ nước sạch. Bệnh kéo dài 2-4 ngày, đôi khi có lợn nôn ra sữa chưa tiêu hoá nên có mùi chua, lợn suy nhược nhanh, co giật, rum rẩy và chết, tỷ lệ chết 50-80%. Thể kéo dài gặp nhiều ở lợn từ 22 ngày tuổi, bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày, lợn con vẫn bú nhưng giảm dần đi. Nhiều con mắt có dử và quầng thâm xung quanh, suy dinh dưỡng, niêm mạc nhợt nhạt, phân mầu trắng đục, trắng vàng. nếu chữa trị không kịp thời lợn thường chết sau 1 tuần bị bệnh. Lợn con từ 45-50 ngày vẫn còn bú mẹ cũng bị bệnh ỉa phân trắng với các triệu chứng nhẹ hơn, bệnh kéo dài, lợn sẽ bị còi cọc. Gầy yếu, còi cọc Phân màu trắng đục, bết đít 66
  26. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Ruột đầy hơi, căng phồng Dạ dày đầy hơi, gan sưng tụ máu 4. Phòng bệnh Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt, chú ý khâu thức ăn cho mẹ phải tốt cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện tốt 3 khâu (chống lạnh, chống ẩm và chống bẩn), chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông đồng thời tập cho lợn con ăn sớm từ 5- 7 ngày tuổi với thức ăn có chất lượng cao, tiêm sắt cho lợn con vào lúc 3 và 10 ngày tuôi liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Phòng bằng vaccine cho cả mẹ và con, vaccine được chế từ các chủng E.coli gây bệnh lợn con phù đầu (vaccine chuồng) bằng cách tiêm cho mẹ 1-2 tuần trước khi đẻ, hay cho lợn mẹ uống 3-4 lần sau khi đẻ. Vaccine có tác dụng bảo hộ 70% cho lợn khi đang cho con bú. 5. Trị bệnh Dùng các thuốc kháng sinh có độ mẫn cảm cao với vi khuẩn E.coli và Salmonella gây bệnh như: Ampi – Septon: 1ml/5kg P ngày tiêm 2 lần Nor – Colli: 1ml/5 – 7kg P ngày tiêm 2 lần Nor – Flox: 1ml/5 – 7kg P ngày tiêm 2 lần Nofloxecin: 1ml/ 7- 10kgP ngày tiêm 1 lần Colistin: 1ml/10kgP ngày tiêm 1 lần 67
  27. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Genta – Tylo: 1ml/5kg P ngày tiêm 1 lần Tiamulin: 1ml/6 – 8kg P ngày tiêm 1 lần Đặc trị tiêu chảy, hay một số loại kháng sinh có nguồn gốc thảo dược như viên tô mộc, becberin, palmatin, ngũ bội tử, các nước sắc của các lá, quả chát chứa nhiều tanin như hồng xiêm, nước sắc lá sim, lá ổi Dùng các chế phẩm sinh học complex - subsilit, bột subtilit cho lợn con uống. Bài 8: BỆNH BẠI LIỆT Ở LỢN NÁI SINH SẢN Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh bại liệt ở - Can thiệp được bệnh bại liệt ở lợn và đưa ra phương pháp phòng. - Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng. 1. Thông tin chung Bại liệt ở lợn là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản. Biểu hiện của bệnh là: con vật đi lại khó khăn thường ở hai chân sau, trường hợp nặng biểu hiện ở cả bốn chân. Lợn thích nằm, mệt mỏi, ăn uống kém ảnh hưởng tới sức sản xuất. 2. Xác định nguyên nhân gây bệnh Do thiếu khoáng trong khẩu phần ăn cho lợn nái chửa thời gian dài mà chủ yếu là canxi, phospho hoặc tỷ lệ canxi và phospho không thích hợp. Thiếu vitamin D Chuồng trại thiếu ánh sáng Do rối loạn nội tiết của tuyến giáp trạng. Do tổn thương dây thần kinh vùng hông khum, hoặc bệnh của khớp xương. 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn mẹ đi lại khó khăn một cách đột ngột, đầu tiên xuất hiện ở hai chân sau, 68
  28. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi thời gian sau xuất hiện ở cả chân trước. Con vật ngại đi lại, thích nằm, nếu điều trị không kịp thời lợn nằm liệt, ăn uống kém, cơ thể gầy sút nhanh. Bại liệt ở lợn nái 3. Phòng bệnh Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật, chú ý bổ sung canxi và phospho trong khẩu phần ăn. Chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. Tránh tác động cơ học làm tổn thương vùng xương sống lợn. 4. Điều trị bệnh Bổ sung canxi, phospho ở dạng hữu cơ trong khẩu phần ăn cho lợn nái. Tiêm các thuốc có chứa canxi cho con vật như: Gluconat Canxi, Canxi um, Canxifort, Canxi – Mg – B6 Tiêm vitamin ADE. Các loại thuốc trên tiêm theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Nếu do tổn thương (cơ, khớp, xương, móng, thần kinh) thì điều trị theo hướng tổn thương 69
  29. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi Bài 9: CÁC LOẠI BỆNH DO GIUN 1. Thông tin chung Các loại giun tròn và giun phổi thâm nhập vào cơ thể lợn qua con đường thức ăn và nước uống. Chúng có thể ảnh hưởng đến tất cả các loại lợn, bất kể là đực hay cái, lợn to hay lợn con. Do phương thức nuôi lợn Vân Pa vừa nhốt vừa thả ra vườn hoặc khuôn viên nuôi nên tỷ lệ nhiễm giun tròn và giun phổi khá cao. Các loại giun này có thể được lây truyền sang cơ thể người khi con người ăn phải các loại rau trước đây đã được tưới phân lợn nhiễm giun. 2. Triệu chứng: Lợn ăn kém, ỉa chảy, sút cân, thiếu máu, ho, phát triển chậm, lông dày, xù, có giun trong phân. Phát hiện giun trong ống tiêu hóa 70
  30. Giáo trình đào tạo nghề: nuôi và phòng bệnh cho lợn vùng miền núi 3. Phòng bệnh Vệ sinh lợn và chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên tẩy giun cho lợn 3 tháng một lần bằng thuốc Levamisol. 4. Điều trị Sử dụng các loại thuốc uống, trộn thức ăn hoặc tiêm bắp để diệt kí sinh trùng như: Levamisol, Tayzu, tetramysol, khi dùng các loại thuốc trên chí ý dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. 71