Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Chương 10: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận

pdf 451 trang huongle 6340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Chương 10: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_doanh_nghiep_chuong_10_ke_toan_xac_dinh_k.pdf

Nội dung text: Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Chương 10: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận

  1. CHƯƠNG X. KÊ TOÁN XÁC ĐỊNH KẸT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỌI■ NHUẬN • I. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.1. Chi p h í bán hàng Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Chi phí bán hàng được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ, bảo hành, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, chi phí bán hàng có thể theo dõi chi tiêt thêm một sô nội dung chi phí. Chi phí bán hàng bao gồm: - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, - Chi p h í vật liệu, bao hi: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phâm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bô'c vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ, dùng cho bộ phận bán hàng. - Chi p h í dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc, - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng, - Chi p h í bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở TK 627 "Chi phí sản xuất chung" mà không phản ánh ở TK này. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phi thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bôc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, 277
  2. - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng 1.2. Chỉ p h i quản lý doanh nghiệp Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp đưỢc theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như chi phí nhân viên, vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế và phí, dự phòng, dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh nghiệp có thể có thể theo dõi chi tiết thêm một sô' nội dung chi phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: - Chi p h í nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp. - Chi p h í vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ, (Giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT). - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (Giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT). - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ảnh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng, - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất, và các khoản phí, lệ phí khác. - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, (Không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) đưỢc tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ. - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, 278
  3. 2. Tài khoản sử dụng Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng các Tài khoản - TÀI KHOẢN 641 - CHI PHÍ BÁN HÀNG Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tê phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phâm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, Kết cấu và nội dung phán ánh của Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng B ên NỢ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Bên Có: Kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 641 - Chỉ phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2: Tài khoản 641 ỉ - Chi phí nhân viên; Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bi; Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng; Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ; Tài khoản 6415 ■ Chi phí bảo hành; Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài; Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác. - TÀI KHOẢN 642 - CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Lương chính, lưđng phụ, phụ cấp lương ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cua nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khâu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; thuế nhà đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiêm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng ). Kêt câu và nôi dung phản ánh của Tài khoản 642 - Chi phí quan ly doanh nghiêp B ên NỢ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; 279
  4. - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trưốc chưa sử dụng hết); - Dự phòng trỢ cấp mất việc làm. Bên Có: - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa sô' dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trưóc chưa sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiêp, có 8 tài khoản cấp 2. - Tài khoản 6421 - Chỉ phí nhân viên quản lý; - Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý; - Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng; - Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ; - Tài khoản 6425 - Thuê', p h í và lệ phí; - Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng; - Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài; -Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác. 3. Phương pháp kế toán 3.1. Phương pháp kể toán chỉ phí bán hàng (1). Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán các sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK 334, 338, (2). Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK 152, 153, 142, 242. (3). Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. (4). Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax ), chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, ghi: 280
  5. Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Kếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331, (5). Trường hỢp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: - Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 335 - Chi phí phải trả. - Khi chi phí sửa chữa lốn TSCĐ thực tê phát sinh, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có các TK 331, 241, 111, 112, 152, (6). Trường hỢp chi phí sửa chữa lốn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lổn và liên quan đến việc bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong nhiều kỳ hạch toán, doanh nghiệp không sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà kê toán sử dụng TK 242 "Chi phí trả trước dài hạn". Định kỳ, tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 242 - Chi phí trậ trước dài hạn. (7). Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (Không bao gồm bảo hành công trình xây lắp): (7.1). Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hiing có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thòi gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp phải xác định cho từng mức chi phí sửa chữa cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành: - Khi xác định sô' dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hoá kế toán ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 352 - Dự phòng phải trả. (7.2). Cuối kỳ kế toán sau, doanh nghiệp phải tính, xác định sô dự phòng phải trả về sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá cần lập: - Trưồng hỢp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hđn sô dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch đưỢc trích thêm ghi nhận vào chi phí, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6415) Có TK 352 - Dự phòng phải trả. - Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ỏ kỳ kê toán này nhỏ hđn số dự phòng 281
  6. phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch đưỢc hoàn nhập ghi giảm chi phí: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 641 - Chi phí bán hàng (6415). (8). Đôi vổi sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ cho hoạt động bán hàng, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ: - Nếu sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đôi tưỢng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì không phải tính thuế GTGT, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6412, 6413, 6417, 6418) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Ghi theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá xuất tiêu dùng nội bộ). - Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ không thuộc đốĩ tưỢng chịu thuế GTGT thì sô' thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ tính vào chi phí bán hàng, ghi; Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6412, 6413, 6417, 6418) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nưốc (3331) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Ghi theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng xuất tiêu dùng nội bộ cộng (+) Thuế GTGT). (9). Sô' tiền phải trả cho đơn vỊ nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ liên quan đến hàng uỷ thác xuất khẩu và phí uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết cho từng đđn vỊ nhận uỷ thác xuất khẩu). (10). Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. (11). Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 641 - Chi phí bán hàng. 282
  7. (12). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 - Chi phí bán hàng. 3.2. Phương pháp kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (1). Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có các TK 334, 338. (2). Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp, , ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu được khấu trừ) Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có các TK 111, 112, 142, 242, 331, (3). Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phiận quản lý đưỢc tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423) Nợ TK 133 - Thuế GTGT đưỢc khấu trừ (Nếu có) Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ Có các TK 111, 112, 331, (4). Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn, , ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. (5). Thuế môn bài, tiền thuê đất, phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. (6). Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có các TKlll, 112, 283
  8. (7). Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. (8). Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có các TK 111, 112, 331, 335, (9). Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí khác, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuễ) Có các TK 111, 112, 331, 335, (10). Định kỳ, tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp sô' phải nộp cấp trên để cấp trên lập quỹ quản lý, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 336 - Phải trả nội bộ Có các TK 111, 112 (Nếu nộp tiền ngay cho cấp trên). (11). Thuế GTGT đồu vào không được khẩu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332). (12). Khi trích lập quỹ dự phòng trỢ cấp mất việc làm, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 351 - Quỹ dự phòng trỢ cấp mất việc làm. (13). Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đốì tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ sử dụng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp: - Nếu sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đôi tưỢng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì không phải tính thuế GTGT, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422, 6423, 6427, 6428) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá xuất tiêu dùng nội bộ). 284
  9. - Nếu sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tưỢng chịu th u ế GTGT hoặc thuộc đối tưỢng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì sò thuê GTGT phải nộp cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi; Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422, 6423, 6427, 6428) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vôn hàng hoá xuất tiêu dùng nội bộ). (14). Hoàn nhập sô'chênh lệch giữa sô' dự phòng phải thu khó đòi cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kê toán trước chưa sử dụng hết, ghi: Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426). (15). Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả cần lập cho hỢp đồng có rủi ro lởn và dự phòng phải trả khác (Trừ dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa), ghi; Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 352 - Dự phòng phải trả. - Cuối kỳ kê toán năm, hoặc cuối kỳ kê toán giữa niên độ, đơn vị phải tính, xác định sô" dự phòng phải trả cần lập về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả về hỢp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác: + Trường hỢp sô" dự phòng phải trả cần lập ở cuôi kỳ kê toán này lốn hơn sô dự phòng phải trả đã lập ỏ cuối kỳ kế toán trưốc chưa sử dụng hết thì số chênh lệch, ghi; Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 352 - Dự phòng phải trả. + Trường hỢp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kê toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trưốc chưa sử dụng hết thì sô' chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi; Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. (16). Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. (17). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. 285
  10. II. KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Nội dung chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là sô" thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Chi phí thuê' thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là sô" thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. 2. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 821 - "CHI PHÍ THUẾTHU NHẬP DOANH NGHIỆP" Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 821 - "Chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp" Bên NỢ; - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm; - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trưốc phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trưốc được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại; - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là sô' chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lốn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm); - Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Sổ^ chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm); - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" lớn hơn sô' phát sinh bên Nợ TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong kỳ vào bên Có Tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh". Bên Có: - SỐ" thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành đã ghi nhận trong năm; 286
  11. - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đưỢc ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trưởc được ghi giảm chi phí thuê thu nhập doanh nghiẹp hiện hành trong năm hiện tại; - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm); - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Sô chênh lệch giưa thuế thu nhập hoãn lại phải trả đưỢc hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm); - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào Tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh"; - Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh". Tài khoản 821 ■ "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp" không có sô'dư cuối kỳ. Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 Tài khoản cấp 2: - Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; - Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 3. Phương pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (1). Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TKlll, 112, (2). Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tò khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp: - Nếu sô' thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn sô th u ế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kê toán phan ánh bô sung sô thue thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: 287
  12. Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112, - Nếu sô" thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ jiơn sô" thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. (3). Trưòng hỢp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liêr. quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thviế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. - Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trưốc phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước đưỢc ghi tàng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi; Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nộp tiền, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có các TK 111, 112, - Trường hỢp sô' thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trưóc đưỢc ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi; Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. (4). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuê thu nhập hiện hành, ghi: - Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lốn hơn sô' phát sinh Có thì sô" chênh lệch, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì sô' chênh lệch, ghi: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 4. Phương pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoân lại (1). Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuê thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả đưỢc hoàn nhập trong năm), ghi: 288
  13. Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. (2). Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trưốc (Là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại đưỢc hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm), ghi: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. (3). Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Sô' chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm), ghi: Nợ TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. (4). Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong nám lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm), ghi: Nợ TK 347 - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. (5). Cuối kỳ kê toán, kết chuyển sô chênh lệch giữa sô phát sinh bên Nợ và sô phát sinh bên Có TK 8212 - Chi phi thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: - Nếu TK 8212 có sô" phát sinh Nợ lớn hơn sô" phát sinh ('ó, thì số chênh lệch ghi; Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. - Nếu TK 8212 có sô' phát sinh Nợ nhỏ hơn sô' phát sinh Có, thì sô' chênh lệch ghi: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. III. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU NHẬP VÀ CHI PHÍ KHÁC 1. Nội dung thu nhập và chi phí khác Các khoản thu nhập và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập, từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; 289
  14. - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại tài sản trong trường hỢp doanh nghiệp được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi ngoài trưòng hỢp cổ phần hóa DNNN theo quy địnỉi của pháp luật. - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hỢp đồng; - Thu các khoản nỢ khó đòi đã xử lý xoá sổ; - Các khoản thuế được NSNN hoàn lại; - Thu các khoản nỢ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưỏng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nêu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. Chỉ phi khác của doanh nghiệp, gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vôn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại tài sản trong trường hỢp doanh nghiệp đưỢc phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thòi điểm chuyển đổi ngoài trưòng hỢp cổ phần hóa DNNN theo quy định của pháp luật. - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; - Bị phạt thuế, truy nộp thuế; - Các khoản chi phí khác. 2. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 711 - "THU NHẬP KHÁC" Tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuê GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. - Cuốỉ kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". 290
  15. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711- "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ. - TÀI KHOẢN 811 - CHI PHÍ KHÁC Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thưòng của các doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên NỢ: Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có: Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh". Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. Trong chương này không trình bày các khoản nhu nhập và chi phí khác đã được trình bày tại các chướng trưốc như; - Thu nhập khác, chi phí khác phát sinh từ nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Thu nhập khác, chi phí khác phát sinh khi đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi đầu tư vào công ty liên kết; - Thu nhập khác, chi phí khác phát sinh từ hoạt động góp vốn vào cơ sỏ kinh doanh đồng kiếm soát; - Thu nhập khác, chi phí khác phát sinh từ giao dịch bên góp vổh liên doanh bán TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát; - Thu nhập khác, chi phí khác phát sinh khi doanh nghiệp góp vốh bằng tài sản vào một doanh nghiệp khác nhưng chi nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết. - Thu nhập khác, chi phí khác phát sinh từ giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính; - Thu nhập khác phát sinh từ giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động. 3. Kế toán các khoản thu nhập khác (1). Khi hết thòi hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc sô' dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tê phát sinh thì sô' dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp không sử dụng hết phải hoàn nhập, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 711 - Thu nhập khác. (2). Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng: 291
  16. - Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hỢp đồng kinh tế, ghi: Nợ cácTK 111, 112, Có TK 711 - Thu nhập khác. - Trường hỢp đđn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hỢp đồng kinh tế đã ký kết với doanh nghiệp bị phạt theo thoả thuận trong hỢp đồng kinh tế: + Đốỉ với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược của ngưồi ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Đối vối khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn) Nợ TK 344 - N hận ký quỹ, ký cược dài hạn (Đối vối khoản ký quỹ, ký cược dài hạn) Có TK 711 - Thu nhập khác. + Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cưỢc cho ngưòi ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ các TK 338, 344 (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có) Có các TK 111, 112, (3). Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thưòng, ghi: NỢcácTK 111, 112, Có TK 711 - Thu nhập khác. - Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trưòng hỢp đã mua bảo hiểm, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có cácTK 111, 112, 152, (4). Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ, nay thu lại được tiền: - Nếu có khoản nỢ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nỢ được phải xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi: Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. Đồng thòi, ghi đơn bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng CĐKT) nhằm tiếp tục theo dõi trong thòi hạn quy định để có thể truy thu người mắc nỢ sô" tiền đó. - Khi truy thu được khoản nỢ khó đòi đã xử lý xoá sổ, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 711 - Thu nhập khác. Đồng thòi ghi đơn bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng CĐKT). ‘A92
  17. (5). Các khoản nỢ phải trả không xác định được chủ nỢ, quyêt định xoá và tính vào thu nhập khác, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 711 - Thu nhập khác. (6). Trưòng hợp được giảm thuế GTGT phải nộp: - Nếu số th u ế GTGT đưỢc giảm, trừ vào số thuế GTGT phải nộp, nếu được tính vào thu nhập khác trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 711 - Thu nhập khác. - Nếu số thuế GTGT đưỢc giảm được tính vào thu nhập khác, khi NSNN trả lại bằng tiền, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 711 - Thu nhập khác. (7). Các khoản hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đưỢc tính vào thu nhập khác (nếu có), ghi: Nợ cácTK 111, 112, Có TK 711 - Thu nhập khác. (8). Trường hợp doanh nghiệp đưỢc tài trỢ, biếu, tặng vật tự, hàng hoá, TSCĐ,.l ghi: Nợ các TK 152, 156, 211, Có TK 711 - Thu nhập khác. (9). Trưòng hỢp doanh nghiệp được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thòi điểm chuyển đổi ngoài trường hợp cổ phần hóa DNNN theo quy định của pháp luật, kế toán ghi nhận chênh lệch đánh giá lại đôi với các tài sản đưỢc đánh giá tăng, ghi: Nđ các tài khoản liên quan Có TK 711 - Thu nhập khác. (10). Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số thu nhập khác, ghi: Nợ TK 711- Thu nhập khác Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. (11). Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi: Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 4. Kế toán các khoản chi phí khác (1). Khi các khoản chi phí khác phát sinh, như chi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt, hoả hoạn, cháy, nổ, ), ghi; 293
  18. Nợ TK 811 - Chi phí khác Có TK 111, 112, 141, (2). Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi; Nợ TK 811 - Chi phí khác Có các TK 111, 112, Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. (3). Trường hỢp doanh nghiệp được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thdi điểm chuyển đổi ngoài trưòng hỢp cổ phần hóa DNNN theo quy định của pháp luật, kế toán ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các tài sản được đánh giá giảm, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có các tài khoản liên quan. (4). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 - Chi phí khác. IV. KẾ TOÁN XÁC ĐịNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Cách xác định kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt Kết quả hoạt động Kết quả hoạt Kết quả hoạt động kinh sằn xuất, kinh động tài chính động khác doanh doanh - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Giá vốn Chi phí Chi phí quản từ hoạt động = về bán hàng và - hàng bán lý doanh kinh doanh cung cấp dịch vụ bán hàng nghiệp - Kết quả hoạt động tài chính: Kết quả hoạt Doanh thu hoạt Chi phí hoạt động tài chính động tài chínhi động tài chính - Kết quả hoạt động khác: Kết quả hoạt Các khoản Các khoản Chi phí động khác thu nhập khác chi phí khác thuế TNDN 294
  19. Kết quả hoạt động kinh doanh phải đưỢc hạch toán chi txết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thưcing mại, dịch vụ, hoạt đọng tài chính ). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ, 2. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 911 - XÁC ĐỈNH KẾT QUẢ KINH DOANH Tài khoản này phản ánh việc xác định kêt quả hoạt động sản xuất, kinh doanh va các hoạt động khác cua doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp lập báo cáo t ỉ chính giữa niên độ thì xác định kết quả hoạt động kinh doanh theo quý. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 911 - Xác định kết quả k in h do a n h Bên NỢ: - Tri giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động san đâu tư và dỊch vụ đa ban; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi. Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoan ghi giam chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 3. Phương pháp kế toán (1). Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh (2). Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi: 295
  20. Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. (3). Cuôi kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi: Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. (4). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 811 - Chi phí khác. (5). Cuôl kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. (6). Cuôi kỳ kế toán, iíết chuyển sô' chênh lệch giữa số" phát sinh bên Nợ và sô' phát sinh bên Có TK 8212 "Chi phí thuế thu nhập hoãn lại": - Nếu TK 8212 có số' phát sinh bên Nợ lốn hơn sô' phát sinh bên Có, thì sô' chênh lệch, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập hoãn lại. “ Nếu sô' phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hớn sô' phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển sô' chênh lệch, ghi: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. (7). Cuổỉ kỳ kế .toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 - Chi phí bán hàng. (8). Cuổì kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. (9). Tính và kết chuyển sô' lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi: 296
  21. Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 - Lđi nhuận chưa phân phối. (10). Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, gh i: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Ví dụ về kế toán xác định kết quả kinh doanh Sô' liệu tổng hỢp liên quan đến kết quả kinh doanh tron.g quý I năm 2010 của Công ty thưđng mại A được tổng hđp như sau: 1. Doanh thu bán hàng thuần: 550.000.000đ 2. Giá vôn hàng bán: 405.000.000đ 3. Chi phí bán hàng là: 50.000.000d 4. Chi phí quản lý là: 45.000.000đ. 5. Doanh thu hoạt động tài chính là: 45.000.000đ 6. Chi phí hoạt động tài chính là: 8.000.ooođ 7. Thu nhập khác là: 22.000.000đ 8. Chi phí khác là: 21.000.000đ 9. Xác định thuế TNDN phải nộp biết thuê suất là 25%. Yêu cầu: Kết chuyển các nghiệp vụ kinh tê dẵ pKẩt sinli vào TK 911, trình bày sơ đồ kế toán, xác định kết quả kinh doanh của hoạt động sản :xuất kinh doanh. Giải: Định khoản kế toán: Đơn vị tính: l.OOOđồng 1. Nợ TK511: 550.000 Có TK911: 550.000 2. Nợ TK911: 405. oơo Có TK 632: 405.000 3. Nợ TK911: 50.000 Có TK 641; 50.000 4. NỢTK911: 45.000 Có TK 642; 45.000 5. NỢTK515; 45.000 Có TK911: 45.000 297
  22. 6. NỢTK911: 8.000 Có TK 635: 8.000 7. NỢTK711: 22.000 Có TK911: 22.000 8. NỢTK911; 21.000 Có TK811: 21.000 9. NỢTK911: 22.000 Có TK 821; 22.000 22.000 = (550.000 - 405.000 - 50.000 - 45.000 + 45.000 - 8.000 + 22.000 - 21.000) X 25% 632 911 405.000 (2> 405.000 511 &41 550.000 45.000 45.000 8.000 711 811 21.000 (8> 21.000 22.000 22.000 8:21 22.000 4:21 66.000 (10) 66.000 617.000 617.000 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 10. Nợ TK 421: 66.000 Có TK911: 66.000 298
  23. V. KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỌI NHUẬN 1. Phân phối lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác. Theo chế độ hiện hành lợi nhuận được phân phối theo thứ tự như sau: - Trả cổ tức, lợi nhuận đưỢc chia cho nhà đầu tư, các bên góp vốn, cho các cổ đông; - Trích quỹ dự phòng tài chính; - Trích quỹ đầu tư phát triển; - Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi và các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sỏ hữu. Ngoài ra doanh nghiệp có thể bổ sung nguồn vô"n kinh doanh từ phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp. 2. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 421 - LỌI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI Tài khoản 421 dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân phôi lãi hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp. Kết cấu và nôi dung phản ánh của Tài khoản 421 - Lơi nhuân chưa ph ân ph ối B ên NỢ: - Số lỗ về hoạt động kinh doanh của dõaiih nglriập, - Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh; - Trích lập các quỹ của doanh nghiệp; - Bổ sung nguồn vốn kinh doanh; - Nộp lợi nhuận lên cấp trên. B ên Có: - Sô" lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ; - Sô" lợi nhuận cấp dưới nộp lên, sô' lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù; - Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh. Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có. Số dư bên NỢ: Sô' lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý. S ố dư bên Có: Sô" lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng. 299
  24. Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trưốc. Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh sô' điều chỉnh tăng hoặc giảm sô' dư đầu nám của TK 4211 khi áp dụng hồi tô" do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tô" các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện. Đầu năm sau, kế toán kết chuyển sô' dư đầu năm từ TK 4212 "Lợi nhuận chưa phân phối năm nay" sang TK 4211 "Lợi nhuận chưa phân phối năm trước". - Tài khoản 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay. 3. Phương pháp kế toán (1). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh: - Trưòng hỢp lãi, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phôi (4212). - Trường hỢp lỗ, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212) Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. (2). Trong năm tài chính doanh nghiệp quyết định tạm trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho nhà đầu tư, các bên góp vốn, cho các cổ đông, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phốĩ Có các TK 111, 112, (3). Cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận số" cổ tức của cổphiếu ưu đãi phải trả cho các cổ đông có cổ phiếu ưu đãi, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) Khi trả tiền cổ tức cổ phiếu ưu đãi cho các cổ đông, ghi; Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) Có các TKlll, 112, (4). Khi có quyết định hoặc thông báo xác định cổ tức và lợi nhuận còn phải trả cho các nhà đầu tư, các bên góp vốh, cho các cổ đông, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phôi Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388). 300
  25. (5). Khi chi tiền trả cổ tức và lợi nhuận cho các nhà đầu tư, các bên góp vốn, cho các cổ đông, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có các TK 111, 112, (Số tiền thực trả). (6). Trong năm, khi tạm trích quỹ dự phòng tài chính được trích lập từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phốĩ Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính. (7). Trong năm, khi tạm trích quỹ đầu tư phát triển từ kết quả hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phôi Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển. (8). Trong năm, khi tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi và các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, từ kết quả hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phôi Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. (9). Cuôi năm, kế toán tính và xác định số tiền các quỹ đưỢc trích thêm, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốh chủ sở hữu. (10). Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 411 - Nguồn vốh kinh doanh. (11). Trường hợp công ty cổ phần đưỢc phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu), ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Có TK 4111- Vốh đầu tư của chủ sở hữu; Có TK 4112 - Thặng dư vốh cổ phần (nếu có). 301
  26. (12). Số lợi nhuận phải nộp cho đơn vị cấp trên, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (13). Sô' lợi nhuận phải thu của đơn vỊ cấp dưới, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. (14). Sô"lỗ về hoạt động sản xuất, kinh doanh được đơn vị cấp trên cấp bù, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phôi. (15). Phải cấp cho đơn vị cấp dưới số lỗ sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (16). Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phôi năm trưốc, ghi: - Trường hỢp TK 4212 có số" dư Có (Lãi), ghi: Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phốỉ năm trước. - Trường hỢp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi: Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phốỉ năm trước Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phôi năm nay. Số lỗ của một nám được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành. 302
  27. cHưnNG XI. KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU, NỢ PHẢl TRẢ VÀ CẮC KHOẢN Dự PHÒNG I. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỌ PHẢI THU 1. Quy định vể hạch toán nỢ phải thu - Các khoản nỢ phải thu của doanh nghiệp phải đưỢc theo dõi chi tiết số nỢ phải trả, sô' nỢ đã trả theo từng chủ nỢ. - Nợ phải thu bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đưỢc kế toán chi tiết cho từng chủ nợ, theo chỉ tiêu sốlượng, giá trị theo qui định. - Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản nỢ phải trả bằng ngoại tệ phải được đánh giá theo tỷ giá quy định. - Những khách nỢ mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư về nợ phải thu lổn, bộ phận kế toán phải kiểm tra, đô'i chiếu về tình hình công nỢ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận nỢ bằng văn bản với các khách nỢ. - Các tài khoản nỢ phải thu chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ vối từng khách nỢ, có thể có sô dư bên Có. Cuôi kỳ kê toán, khi lập báo cáo tài chính cho phép lấy số dư chi tiết của các tài khoản này để lên hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vổh" của Bảng Cân đốỉ kế toán. Trong chương này không trình bày Kế toán phải thu của khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ vì nội dung này đã trình bày tại các chương trên. 2. Kế toán phải thu nội bộ Phải thu nội bộ là các khoản nỢ phải thu của doanh nghiệp với đđn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay mưỢn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới. Nội dung các khoản phải thu nội bộ gồm: a) ở doanh nghiệp cấp trên (doanh nghiệp độc lập, Tập đoàn, Tông công ty): - Vốh, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dưới; - Vốn kinh doanh cho cấp dưối vay không tính lãi; - Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định; - Các khoản nhờ cấp dưới thu hộ; 303
  28. - Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp dưới; - Các khoản đã giao cho đơn vị trực thuộc để thực hiện khối lượng giao khoán nội bộ và nhận lại giá trị giao khoán nội bộ; - Các khoản phải thu vãng lai khác. b) ơ doanh nghiệp cấp dưới (Doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc): - Các khoản được đơn vị cấp trên cấp nhưng chưa nhận được (Trừ vốh kinh doanh và kinh phí); - Khoản cho vay vốn kinh doanh; - Các khoản nhò đdn vị cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu hộ; - Các khoản đã chi, đã trả hộ đơn vị cấp trên và đơn vị nội bộ khác; - Các khoản phải thu vãng lai khác. 2.1. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 136 ' PHẢI THU NỘI BỘ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 136 • Phải thu nội bộ Bên Nơ: - Sô' vổh kinh doanh đã giao cho đđn vị cấp dưới (bao gồm vốh cấp trực tiếp và cấp bằng các phương thức khác); - Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưối; - Sô tiền đơn vỊ cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp; - Sô' tiền đđn vỊ cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuốhg; - Sô tiền phải thu về bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho đdn vị cấp trên, cấp dưối, giữa các đdn vị nội bộ. Bên Có: - Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên; - Quyết toán với đơn vỊ thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng; - Sô' tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ; - Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đốỉ tượng. Số dư bên NỢ: Sô' nỢ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ. Tài khoản 136 ■ Phải thu nội bô, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp trên (Tổng công ty, công ty) để phản ánh sô' vốh kinh doanh hiện có ỏ các đơn vỊ trực thuộc do đơn vị cấp trên giao trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương thức khác. 304
  29. - Tài khoản 1368 - Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tấx (cả các khoản phải thu khác giữa các đơn vỊ nội bộ. 2.2. Phương pháp kế toán Hach toán ở đơn vi cấp dưới: (1). Khi đơn vị cấp dưới nhận đưỢc vốn do Tập đoàn, Tổn;g công ty, công ty giao xuống, ghi: Nợ các TK 111, 112, 211, Có TK 411 - Nguồn vốh kinh doanh. (2). Khi chi hộ, trả hộ cho đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368) Có các TK 111, 112, (3). Căn cứ vào thông báo hoặc chứng từ xác nhận của đđn vị cấp t.rên về số được chia các quỹ doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368) Có các TK414, 415, 353, (4). Số lỗ về hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được cấp trêĩầ chấp nhận cấp bù, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368) Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phôi. (5). Phải thu đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác về doanh thu bán hàng nội bộ, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). (6). Khi nhận đưỢc tiền hoặc vật tư, tài sản của cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thanh toán về các khoản phải thu, ghi: Nợ cácTK 111, 112, 152, 153, Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368). (7). Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đốì tượng, gbi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368). Hạch toán ở đơn vị cấp trên: (1). Khi đơn vỊ cấp trên (Tập đoàn, Tổng công ty, công ty) giao vốh kinh doanh cho đơn vị trực thuộc, ghi; Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361 - Vôn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc) Có các TK 111, 112, 305
  30. (2). Trưồng hỢp đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc bằng tài sản cô^ định, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (Giá trị còn lại của TSCĐ) (1361) Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cô' định (Giá trị hao mòn của TSCĐ) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá). (3). Trường hỢp các đơn vị trực thuộc nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ Ngân sách Nhà nưóc theo sự uỷ quyền của đơn vỊ cấp trên. Khi đơn vỊ trực thuộc thực nhận vôn, đơn vỊ cấp trên ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361) Có TK 411 - Nguồn vôn kinh doanh. (4). Căn cứ vào báo cáo đơn vỊ trực thuộc nộp lên về sô' vốh kinh doanh tăng do mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốh đầu tư XDCB hoặc quỹ đầu tư phát triển, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361) Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. (5). Cuối kỳ, căn cứ phê duyệt của đơn vị cấp trên về báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc, kế toán đơn vị cấp trên ghi sô' vôn kinh doanh được bổ sung từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong kỳ của đơn vị trực thuộc, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361) Có TK 411 - Nguồn vô'n kinh doanh. (6). Khi đơn vị cấp trên cấp kinh phí sự nghiệp, dự án cho đơn vị cấp dưói, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368) Có cácTK 111, 112, 461, Trưòng hỢp rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để cấp kinh phí cho đơn vỊ cấp dưới, đồng thời ghi Có TK 008 - "Dự toán chi sự nghiệp, dự án" (Tài khoản ngoài Bảng cân đôl kế toán). (7). Trường hợp đơn vị trực thuộc phải hoàn lại vốn kinh doanh cho đơn vị cấp trên, khi nhận đựợc tiền do đơn vị trực thuộc nộp lên, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361). (8). Căn cứ vào báo cáo của đơn vị trực thuộc về số vôn kinh doanh đơn vị trực thuộc đã nộp Ngân sách Nhà nước theo sự uỷ quyền của cấp trên, ghi: Nợ TK 411 - Nguồn vốh kinh doanh Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361). (9). Khoản phải thu về lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động khác ở các đơn vị cấp dưới, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368) Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phôi 306
  31. (10). Khoản phải thu của đơn vị cấp dưới phải nộp cho đơn vị cấp trên về quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, các quỹ khác thuộc vôn chủ sở hữu, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368) Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi. (11). Khi nhận đưỢc tiền do đơn vị cấp dưới nộp lên về nộp tiền lãi kinh doanh, nộp về quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368). (12). Khi chi hộ, trả hộ các khoản nỢ của đơn vị cấp dưới, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368) Có các TK 111, 112, (13). Khi thực nhận đưỢc tiền của đơn vị cấp dưói chuyển trả về các khoản đã chi hộ, trả hộ, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368). (14). Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đôi tưỢng, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368). (15). Phải thu đơn vị cấp dưới về kinh phí quản lý phải nộp cấp trên, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ. Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Chi tiết loại doanh thu lớn nhất). 3. Kế toán phải thu khác Phải thu khác là các khoản nỢ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các Tài khoản phải thu (TK 131, 133, 136) Nội dung các khoản phải thu nội bộ gồm: - Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định đưỢc nguyên nhân, phải chờ xử lý; - Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) gây ra như m ất mát, hư hỏng vật tư, hàng hoá, tiền vốn, đã được xử lý bắt bồi thường; 307
  32. - Các khoản cho vay, cho mưỢn vật tư, tiền vô"n có tính chất tạm thòi không lấy lãi; - Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi; - Các khoản đđn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác, - Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hoá công ty nhà nước, như: Chi phí cổ phần hoá, trỢ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá, - Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính; - Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên. 3.1. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 138 - PHẢI THU KHÁC Tài khoản này phản ánh các khoản nỢ và tình hình thanh toán về các khoản phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản "Phải thu của khách hàng", "Thuế GTGT được khấu trừ" và Tài khoản 136 "Phải thu nội bộ". Kêí cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 138 - Phải thu khác B ên NỢ: - Giá trị tài sản thiếu chồ giải quyết; - Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay; - SỐ" tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hoá công ty nhà nưóc; - Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư tài chính; - Các khoản nỢ phải thu khác. B ên Có: - Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý; - Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hoá công ty nhà nước; - Sô" tiền đã thu đưỢc về các khoản nỢ phải thu khác. Số dư bên NỢ: Các khoản nỢ phải thu khác chưa thu được. Tài khoản này có thể có số dư bên Có: Số" dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (Trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể). 308
  33. Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giái trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chò quyêt định xử lý. - Tài khoản 1385 ■ Phải thu về cổ phần hoá: Phản ánh íSố phải thu về cổ phần hoá mà doanh nghiệp đã chi ra, như: Chi phí cổ phần hoá, tr(Ợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trỢ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cế) phần hoá, - Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 133, 136 ’và TK 1381, 1385, như; Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; Phải thu các khi.oản phải bồi thưòng do làm mất tiền, tài sản; Trong phần phương pháp kê toán của Tài khoản 138 "Plnải thu khác" không đê cập đến tài sản thiếu chò xử lý vì đã được nêu tại Chương kế toán tài sản cố định và Chương kế toán hàng tồn kho. 3.2. K ế toán các khoản phải thu vê cô phần hoá (1). Khi phát sinh chi phí cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, ghi: Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hoá (Chi tiết chi phí cổ phần hoá) Có các TK 111, 112, 152, 331, (2). Khi thanh toán trỢ cấp cho người lao động thôi việc, m ất việc do chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, ghi; Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hoá Có các TKlll, 112, (3). Khi chi trả các khoản về hỗ trỢ đào tạo lại người lao động trong doanh nghiệp nhà nưốc cổ phần hoá để bô' trí việc làm mới trong công ty cổ phần, ghi; Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hoá Có các TK 111, 112, 331, (4). Khi kết thúc quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán các khoản chi về cổ phần hoá với cơ quan quyết định cổ phần hoá. Tổng sô chi phí cổ phần hoá, chi trỢ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, chi hỗ trỢ đào tạo lại lao động, đưỢc trừ (-) vào số tiền thu bán cổ phần thuộc vôn Nhà nước thu đưỢc từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, ghi: Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hoá (Chi tiết phần tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước) Có TK 1385 - Phải thu về cổ phần hoá. 3.3. K ế toán các khoản phải thu khác (1). Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn tạm thòi và các khoản phải thu khác, ghi: 309
  34. Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ. (2). Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho bên uỷ thác xuất khẩu các khoản phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bô"c vác, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Tổng giá thanh toán) Có các TK 111, 112, (3). Định kỳ khi xác định tiền lãi phải thu và số cổ tức, lợi nhuận được chia, ghi: Nợ các TK 111, 112, (Sô' đã thu được tiền) Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. (4). Khi đưỢc đơn vị uỷ thác xuất khẩu thanh toán bù trừ với các khoản đã chi hộ, kế toán đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho ngưòi bán Có TK 138 - Phải thu khác (1388). (5). Khi thu được tiền của các khoản nỢ phải thu khác, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Có TK 138 - Phải thu khác (1388). (6). ĐỐl với DNNN, khi có quyết định xử lý nỢ phải thu khác không có khả năng thu hồi, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (Sô" bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan) Nợ TK 334 - Phải trả ngưòi lao động (Số bồi thường trừ vào lương) Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh) Có TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác). Đồng thời ghi đơn vào Bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý - Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán. (7). Khi các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản phải thu khác (đang được phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho công ty mua bán nợ, ghi: 310
  35. Nợ các TK 111 112, (Số tiền thu được từ việc bán khoản nỢ phải thu) Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi) Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nỢ phải tien thu được từ bán khoản nỢ và sô' đã đưỢc bù đăp băng khoan dự phòng nỢ phải thu khó đòi theo chính sách tài chính hiện hành) Có TK 138 - Phải thu khác (1388). (8). Các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí SXKD nhưng không đưỢc cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác C ó c á c T K ie i, 241,641, 642, 4. Kế toán tạm ứng 4.1. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 141 - TẠM ỨNG Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho cán bộ, công nhân, người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 141 - Tạm ứng B ên NỢ: , Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp. Bên Có; - Các khoản tạm ứng đã được thanh toán; - Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương; - Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho. Số dư bên NỢ: Sô" tạm ứng chưa thanh toán. 4.2. Phương pháp kế toán (1). Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho ngưòi lao động trong đdn vị, ghi: Nợ TK 141 - Tạm ứng Có các T K l l l , 112, 152, (2). Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, 642,.,. Có TK 141 - Tạm ứng. 311
  36. (3). Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của ngưòi nhận tạm ứng, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 141 - Tạm ứng. (4). Trường hỢp sô' thực chi đã đưỢc duyệt lốn hơn sô' đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho ngưòi nhận tạm ứng, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 621, 622, 627, Có TK 111 - Tiền mặt. Ví dụ kếtoán nỢ phải thu: Công ty thương mại X là doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phưđng pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 3 năm 2010 liên quan nỢ phải thu có 1 số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau; 1. Công ty A chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng tháng 02/2010, số tiền 64.500.000đ (báo Có của Ngân hàng sô' 20 ngày 3/3). 2. Xuất bán hàng cho công tỵ B theo hỢp đồng đã ký, trị giá hàng xuất là 44.000.000đ, giá bán là 58.300.000đ; trong đó thuế GTGT là 5.300.000đ (hoá đơn GTGT ngày 6/3), chưa thu tiền hàng. 3. Nhận được thông báo sô' 10 ngày 12/3 của đđn vị cấp dưới, về việc đơn vị đã nhân được vốn do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung, số tiền là: 300.000.000đ. 4. Nhận đưỢc giấy báo có ngày 18/3 của Ngân hàng về việc đơn vị cấp dưới đã chuyển tiền thanh toán cho công ty: 75.000.000đ. 5. Xuất quĩ tiền mặt ứng cho trưởng phòng kinh doanh đi công tác, sô' tiền: õ.OOO.OOOđ (phiếu chi sô' 25 ngày 26/3). 6. Ông A thanh toán tiền tạm ứng tháng trước bằng vật tư (hoá đơn mua vật tư sô' 20 ngày 28/3) giá mua trên hoá đơn là 41.800.000đ trong đó thuế GTGT là 3.800.000đ. Sô" tiền ông A tạm ứng tháng trước là 40.000.000đ, sô" tiền ông A đưỢc nhận thêm là l.SOO.OOOđ (theo phiếu thu ngày 29/03/2010). Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh G iải: Định khoản kế toán Đơn vị tính: l.OOOđ 1.NỢTK 112: 64.500 Có TK 131A: 64.500 312
  37. 2a. Nợ TK 131 B: 58.300 CÓTK511: 53.000 Có TK 3331: 5.300 2b. Nợ TK 632: 44,000 Có TK 156: 44.000 3. Nợ TK 1361: 300.000 CÓTK411: 300.000 4. Nợ TK 112: 75.000 Có TK 1368: 75.000 5. Nợ TK 141: 5.000 CóTKlll: 5.000 6. Nợ TK 152: 38.000 Nợ TK 133: 3.800 CÓTK 141: 40.000 C ó T K lll: 1.800 li. KẾ TOÁN C Á C KHOẢN NỌ PHẢI TRẢ Nợ phải trả là các khoản nỢ phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán ch o các chủ nỢ, bao gồm các khoản nỢ tiền vay, các khoản nỢ phải trả cho ngưòi bán, chto Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác. Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường, nỢ ngắn hạn gồm các khoản; - Vay ngắn hạn; - Khoản nỢ dài hạn đến hạn trả; - Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu; - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; - Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động; - Các khoản chi phí phải trả; - Các khoản nhận ký quỹ, ký cưỢc ngắn hạn; - Các khoản phải trả ngắn hạn khác. 313
  38. Nợ dài hạn: Là các khoản nỢ mà thòi gian trả nỢ trên một năm, nỢ dài hạn gồm các khoản: - Vay dài hạn cho đầu tư phát triển; - Nợ dài hạn phải trả; - Trái phiếu phát hành; - Các khoản nhận ký quỹ, ký cưỢc dài hạn; - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả; - Quỹ dự phòng trỢ cấp mất việc làm; - Dự phòng phải trả. 1. Quy định về hạch toán nỢ phải trả - Các khoản nỢ phải trả của doanh nghiệp phải được theo dõi chi tiết số nỢ phải trả, sô' nỢ đã trả theo từng chủ nỢ. - Các khoản nỢ phải trả của doanh nghiệp phải đưỢc phân loại thành nỢ ngắn hạn và nỢ dài hạn căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nỢ phải trả. - Nợ phải trả bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đưỢc kế toán chi tiết cho từng chủ nỢ, theo chỉ tiêu sô' lượng, giá trị theo qui định. - Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản nỢ phải trả bằng ngoại tệ phải được đánh giá theo tỷ giá quy định. - Những chủ nỢ mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, mua hàng thường xuyên hoặc có sô dư về nỢ phải trả lớn, bộ phận kê toán phải kiểm tra, đôi chiếu về tình hình công nỢ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận nỢ bằng văn bản với các chủ nỢ. - Các tài khoản nỢ phải trả chủ yếu có số dư bên Có, nhưng trong quan hệ với từng chủ nỢ, các Tài khoản 331, 333, 334, 338 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số đã trả lón hơn sô’ phải trả. Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính cho phép lấy sô dư chi tiết của các tài khoản này để lên hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vôn" của Bảng Cân đốl kế toán. Trong chương này không trình bày Kế toán phải trả cho người bán - TK 331, Tài khoản Phải trả ngưòi lao động - TK 334 và Kế toán nỢ dài hạn - TK 342 vì nội dung liên quan đến TK 331, TK 334 và TK 342 đã trình bày tại các chương trên. 2. Kế toán thanh toán với ngân sách 2.1. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 333 - THUẾ' VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ Nưóc Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm. 314
  39. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333 - Thuê và các khoản phải nộp nhà nước B ên NỢ: - Sô' thuế GTGT đã đưỢc khấu trừ trong kỳ; - Sô' thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước; - Sô' thuế đưỢc giảm trừ vào số’ thuế phải nộp; - Sô' thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. B ên Có: - Sô" thuế GTGT đầu ra và sô' thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp; - Sô' thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Sô dư bên Có: Sô' thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Trong trường hỢp cá biệt, Tài khoản 333 có thể có sô' dư bên Nợ. Sô' dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn sô' thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33311 - Thuê'giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh sô' thuế GTGT đầu ra, sô' thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ,số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, sô' thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. + Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh sô' thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nưốc. - Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc hiệt: Phản ánh số thuê tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nưốc. - Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh sô' thuế xuất khẩu, thuê nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. - Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh sổ" thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. - Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. 315
  40. - Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên: Phản ánh sô' thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. - Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh sô' thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. - Tài khoản 3338 - Các loại thuế khác: Phản ánh sô' phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các loại thuế khác không ghi vào các tài khoản trên, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Tài khoản này đưỢc mở chi tiết cho từng loại thuế khác. - Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh sô' phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trỢ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trỢ cấp, trỢ giá. 2.2. Phương pháp kế toán K ế toán thuế GTGT phải nộp: Một sô" nghiệp vụ liên quan đến phát sinh Có TK 3331 - Số thuế GTGT phải nộp không đưỢc trình bày ở phần này vì đã được trình bày tại các Chương trưóc. Trong phần này chỉ trình bày kế toán thuế GTGT được khấu trừ và kế toán thuế GTGT đưỢc giảm, trừ. (1). Cuối kỳ, kế toán tính, xác định sô' thuế GTGT được khấu trừ với sô" thuế GTGT đầu ra và sô' thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra, ghi: Nợ TK 331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK Ĩ33 - Thuế GTGT được khấu trừ. (2). SỐ thuế GTGT thực nộp vào NSNN, khi nộp ghi: Nợ TK 3331 - ThuếGTGT phải nộp (33311) Có các TK 111, 112, (3). Sô' thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vàosố thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 711 - Thu nhập khác. (4). Nếu sô' thuế GTGT đưỢc giảm, được NSNN trả lại bằng tiền, ghi: Nợ cácTK 111, 112 Có TK 711 - Thu nhập khác. 316
  41. Ví dụ về thuê' giá trị gia tăng: Công ty Thương mại tổng hỢp X là doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Sô' dư tại thời điểm 01/04/2010 của TK 133 là: Ođ; TK 3331 là: 25.000.000đ; Trong tháng 4/2010, liên quan đến thuế GTGT đầu vào và đầu ra có một sô' nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Nộp thuếGTGT số tiền là 20.000.000đ (Giấy báo nỢ ngày 02/4) 2. Xuất bán 1 lô hàng, trị giá vốn là lOO.OOO.OOOđ, giá bán: 176.000.000đ; Trong đó: Thuế GTGT: 16.000.000d, người mua chưa trả tiền (Phiếu xuất kho kèm hoá đơn số 8 ngày 07/4). 3. Mua 1 thiết bị bán hàng tự động bằng nguồn vốn đầu tư XDCB, thiết bị đưỢc dùng ngay cho bộ phận bán hàng; Giá thanh toán: 440.000.000đ; trong đó thuế GTGT; 40.000.000đ; Đã chuyển khoản thanh toán tiền mua (Biên bản giao nhận TSCĐ kèm chứng từ liên quan ngày 12/4). 4. Mua lô hàng đã nhập kho, chưa thanh toán cho người bán; giá thanh toán 660.000.000đ; trong đó: Thuế GTGT: 60.000.000d (phiếu nhập kho sô' 20 ngày 22/4). 5. Xuất bán 1 lô hàng, trị giá vốn là 1.200.000.000đ, giá bán là: 1.980.000.000đ; Trong đó: Thuế GTGT là 180.000.000d, người mua đã trả tiền bằng chuyển khoản (phiếu xuất kho kèm báo Có của Ngân hàng ngày 23/4). 6. Nộp thuế GTGT bằng chuyển khoản số tiền là 72.000.000đ (giấy báo Nợ ngày 29/4) 7. Cuôl tháng kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh Giải: Định khoản kế toán Đơn vị tính: l.OOOđ 1. NỢTK 333: 20.000 CóTKlll: 20.000 2a. NỢTK 131: 176.000 CÓTK511; 160.000 Có TK 331; 16.000 2b. NỢTK632: 100.000 Có TK 156: 100.000 3a. NỢTK211: 400.000 , Nợ TK 1332: 40.000 CÓTK 112: 440.000 317
  42. 3b. Nợ TK 441: 400.000 CÓTK411: 400.000 4. Nợ TK 156; 600.000 Nợ TK 1331: 60.000 Có TK 331: 660.000 5a. NỢTK 112: 1.980.000 CÓTK511: 1.800.000 Có TK 333: 180.000 5b. NợTK 632: 1.200.000 Có TK 156: 1.200.000 6. Nợ TK 333; 72.000 CÓTK 112: 72.000 7. Nợ TK 3331: 100.000 Có TK 133: 100.000 K ế toán thuế tiêu thu đặc biệt: (1). Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tưỢng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt tính trong giá bán nhưng không có thuế GTGT, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt và không có thuế GTGT) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt và không có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). (2). Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thòi chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT (Tổng giá thanh toán), ghi; Nợ cácTK 111, 112, 131, Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. (3). Khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi: 318
  43. Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ Có các TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt. (4). Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tưỢng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuê về sô thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi: Nợ các TK 152, 156, 211, 611, Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt. (5). Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Khà nước, ghi: Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt Có các TK 111, 112, Kê'toán thuếxuất, nhập khẩu: (1). Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu tính trong giá bán (tổng giá thanh toán), ghi: N ợcácTK 111, 112, 131, Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. (2). Khi xác định số” thuế xuất khẩu phải nộp, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu). (3). Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng sô' tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi: Nợ các TK 152, 156, 211, 611, (Giá có thuế nhập khẩu) Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu) Có các TK 111, 112, 331, (4). Khi nộp th u ế xuất, nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu Có các TK 111, 112, Kế toán thuế thu nhập doanh nghiêp: (1). Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định, ghi: Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211) Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. (2). Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi: 319
  44. Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112, (3). Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính: - Nếu sô’ thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn sô" thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì sô" chênh lệch, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211). - Nếu sò' thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lốn hơn sô" thuê thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số" chênh lệch phải nộp thiếu, ghi: Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211) Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách N hà nước, ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Có các TK 111, 112, K ế toán thuế thu nhập cá nhân: Doanh nghiệp chi trả thu nhập hoặc doanh nghiệp đưỢc uỷ quyền chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Doanh nghiệp chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trưóc khi chi trả thu nhập cho đối tưỢng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. (1). Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và ngưòi lao động khác, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335). (2). Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định sô' thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi: Trường hỢp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642,635 (Tổng sô'phải thanh toán); hoặc Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (Tổng số” tiền phải thanh toán); hoặc Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng tiền phải thanh toán) (3531) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (Sô' thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ) Có các TK 111, 112 (Sô tiền thực trả). - Khi chi trả các khoản nỢ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập cao, ghi; 320
  45. Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng sô' tiền phải trả) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Sổ' thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ) Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả). (3). Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân được hưởng khoản tiền thù lao tính theo tỷ lệ (%) trên số tiền thuế đối với thu nhập thường xuyên và trên sô tiền thuế đôi với thu nhập không thường xuyên trước khi nộp vào Ngân sách Nhà nước. Khi xác định số tiền thù lao đưỢc hưởng từ việc kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định, ghi: Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) Có TK 711 - Thu nhập khác. (4). Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập cao, ghi: Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) Có các TK 111, 112, Kếtoán thuếtài nguyên: (1). Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6278) Có TK 3336 - Thuế tài nguyên. (2). Khi thực nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nưốc, ghi: Nợ TK 3336 - Thuế tài nguyên Có TK 111, 112. K ế toán thuế nhà đất, tiên thuê đất: (1). Xác định sô" thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất. (2). Khi nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất vào Ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất Có TK 111, 112. K ế toán các loại thuế khác, phí và lệ phí, các khoản phải nộp khác: (1). Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về (khi đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), ghi: Nợ TK 211 - Tài sản cô' định hữu hình Có TK - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nưốc (3339). 321
  46. (2). Khi thực nộp các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác, ghi: Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338, 3339) Có các TK 111, 112, K ế toán các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiêp: (1). Khi nhận được quyết định về khoản trỢ cấp, trỢ giá của Nhà nước trong trường hỢp doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nưóc, kế toán phản ánh doanh thu trỢ cấp, trỢ giá được Nhà nước cấp, ghi: Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nưốc (3339) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5114 - TrỢ cấp, trỢ giá). (2). Khi nhận được tiền trỢ cấp, trỢ giá của NSNN, ghi; Nợ TK 111, 112 Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339). 3. Kế toán phải trả nội bộ Phải trả nội bộ là các khoản phải trả giữa doanh nghiệp độc lập với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty về các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc các khoản mà các đơn vị trong doanh nghiệp độc lập đã chi, đã thu hộ cấp trên, cấp dưổi hoặc đơn vị thành viên khác. 3.1. Tài khoản sử dụng: - TÀI KHOẢN 336 - PHẢI TRẢ NỘI BỘ Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ Bên NỢ: - Sô' tiền đã trả cho đơn vị trực thuộc, phụ thuộc; - Sô' tiền đã nộp cho Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty; - Sô' tiền đã trả về các khoản mà các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vỊ nội bộ; - Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một đơn vỊ có quan hệ thanh toán. B ên Có: - Sô' tiền phải nộp cho Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty; - Sô' tiền phải trả cho đơn vị trực thuộc, phụ thuộc; - Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vỊ khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác. SỐ dư bên Có: Sô' tiền còn phải trả, phải nộp cho các đơn vỊ trong nội bộ doanh nghiệp. 322
  47. 3.2. Phương pháp kế toán Hach toán ở đơn vi trưc thuôc, phu thuôc có tố chức kẻ toán (1). Định kỳ tính vào chí phí quản lý doanh nghiệp sô' phải nộp cho Tổng công ty, Công ty về phí quản lý, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (2). Tính số phải nộp về các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi theo qui định cho Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, ghi: Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (3). Tính sô' lợi nhuận phải nộp về Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (4). Số tiền phải trả cho Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty và các đơn vị nội bộ khác về các khoản đã đưỢc Tổng công ty, Công ty và các đơnvị nội bộ khác chi hộ, trả hộ, ghi; Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (5). Khi thu tiền hộ Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty và các đdn vị nội bộ khác, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (6). Khi trả tiền cho Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty và các đơn vị nội bộ về các khoản phải trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Có các TK 111, 112, (7). Khi có quyết định điều chuyển tài sản cố định hữu hình cho các đơn vỊ khác trong Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, ghi: 323
  48. Nợ TK 411 - Nguồn vốh kinh doanh (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá). (8). Khi vay tiền đơn vị cấp trên (Công ty, Tập đoàn, Tổng công ty) và các đơn vị nội bộ, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (9). Bù trừ giữa các khoản phải thu của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các đơn vị khác trong Tổng công ty, Công ty với các khoản phải nộp, phải trả Tổng công ty, Công ty và các đơn vị khác trong Tổng công ty, Công ty (Chỉ bù trừ trong quan hệ phải thu, phải trả với một đơn vị nội bộ trong Tổng công ty, Công ty), ghi: Nợ TK 336 - Phải thu nội bộ Có TK 136 - Phải trả nội bộ. Hạch toán ở Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty (1). Số quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi mà Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty phải cấp cho các đơn vị trực thuộc, ghi: Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (2). Khi Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty cấp tiền cho đơn vị trực thuộc về các quỹ, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Có các TK 111, 112, (3). Trưòng hỢp Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty phải cấp bù lỗ về hoạt động kinh doanh cho các đơn vỊ trực thuộc, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (4). Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty xác định số” phải trả cho các đơn vị trực thuộc về các khoản mà các đơn vị trực thuộc đã chi hộ, trả hộ, hoặc Tổng công ty, Công ty thu hộ các đơn vỊ trực thuộc, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Nợ TK 331 - Phải trả cho ngưòi bán 324
  49. Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 336 - Phải trả nội bộ. (5). Khi Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty trả tiền cho các đơn vị trực thuộc về các khoản chi hộ, trả hộ, thu hộ, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ Có các TK 111, 112, III. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN VAY 1. Quy định về hạch toán các khoản vay - Kế toán tiền vay phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tưỢng cho vay, theo từng khế ước vay. - Vay bằng ngoại tệ, hoặc trả nỢ vay bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ rieng va quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kê toán theo tỷ giá hôi đoái ngày giao dịch là tỷ giá hôi đoái giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nưốc Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ vay và trả nỢ vay để ghi sổ kế toán. Bên Nợ Tai khoản 311, 341 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam Lặc ra đđn vỊ tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá trên sổ kê toán. - Cuôl niên độ kế toán, doanh nghiệp cần xác định các khoản vay dài hạn phải trả trong niên độ kế toán sau để kết chuyển sô' nỢ vay dài hạn sang TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” - Cuối niên độ kế toán, số dư nỢ vay ngắn hạn bằng ngoại tệ (nếu có) được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bô' tại thồi điểm cuôl niên độ kế toán. Việc xử lý chênh lệch tỷ giá hô'i đoái đưỢc trình bày tại Chương Kế toán nguồn vôn chủ sở hữu. 2. Kế toán vay ngắn hạn 2.1. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 311 - VAY NGẮN hạn Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nỢ tiền vay của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền vay Ngân hàng, vay của các tô chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Vay ngắn hạn ỉà các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thưòng hoặc trong vòng một năm kể từ ngày nhận tiền vay. 325
  50. Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 311 - Vay ngắn han B ên NỢ: - Số" tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn; - Số chênh lệch tỷ giá hổĩ đoái giảm (Do đánh giá lại nỢ vay bằng ngoại tệ). Bên Có: - Sô' tiền vay ngắn hạn; - Sô'chênh lệch tỷ giá hối đoái táng (Do đánh giá lại số nỢ vay bằng ngoại tệ). Số dư bên Có: Sô' tiền còn nỢ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả. 2.2. Phương pháp kế toán (1). Vay tiền để mua vật tư, hàng hoá, ghi: - Nếu vật tư, hàng hoá mua về để đùng cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi; Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Tổng giá thanh toán). - Nếu vật tư, hàng hoá mua về để dùng cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đốì tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đốì tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thì giá trị vật tư, hàng hoá mua vào gồm cả thuế GTGT (Tổng giá thanh toán), ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán) Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Tổng giá thanh toán) Nợ TK 156 - Hàng hoá (Tổng giá thanh toán) Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Tổng giá thanh toán). (2). Khi có hỢp đồng mua, bán thanh toán bằng hình thức thư tín dụng, doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở thư tín dụng, ghi: Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 311 - Vay ngắn hạn. (3). Vay tiền để trả nỢ ngưòi bán, trả nỢ dài hạn, trả nợ vay dài hạn, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ TK 341 - Vay dài hạn 326
  51. Nợ TK 342 - Nợ dài hạn Có TK 311 - Vay ngắn hạn. (4). Vay tiền về nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoả n tiền gửi ngân hàng, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 311 - Vay ngắn hạn. (5). Khi doanh nghiệp trả nỢ tiền vay ngắn hạn bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi; Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn Có các TK 111, 112. 3, Kế toán vay dài hạn 3.1. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 341 - VAY DÀI HẠN Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của doanh nghiệp. Vay dài hạn là khoản vay có thòi hạn trả trên một năm. Kết cấu và nổi dung phản ánh của Tài khoản 341 - Vay dài hạn Bên NỢ: - Sô' tiền đã trả nỢ của các khoản vay dài hạn; - Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Bên Có: - Số tiền vay dài hạn phát sinh trong kỳ; - Số chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Số dư bên Có: Số dư vay dài hạn còn nỢ chưa đến hạn trả. 3.2. Phương pháp kế toán: (1). Vay dài hạn để mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đốỉ tưỢng chịu thuê GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - ThuếGTGT được khấu trừ (1332) Có TK 341 - Vay dài hạn. (2). Vay dài hạn để thanh toán về đầu tư XDCB: - Trường hợp TSCĐ mua sắm, xây dựng dùng vào hoạt động sản xuất, kinh 327
  52. doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Giá mua sắm, xây dựng chưa có thuế GTGT). Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) Có TK 341 - Vay dài hạn. - Trường hỢp TSCĐ mua sắm, xây dựng dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đốì tưỢng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đôl tưỢng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Tổng giá thanh toán). Có TK 341 - Vay dài hạn. (3). Vay dài hạn để thanh toán tiền mua nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, công cụ, dụng cụ; - Trường hỢp mua nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, công cụ, dụng cụ sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đôl tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 341 - Vay dài hạn. - Trường hợp vay dài hạn mua nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, công cụ, dụng cụ sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đốĩ tưỢng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán) Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Tổng giá thanh toán) Có TK 341 - Vay dài hạn. (4). Vay dài hạn thanh toán cho người bán, người nhận thầu về XDCB, ghi; Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 341 - Vay dài hạn. (5). Vay dài hạn để ứng vốn cho ngưòi nhận thầu XDCB, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho ngưòi bán (Xác định như khoản trả trước cho người nhận thầu) Có TK 341 - Vay dài hạn. (6). Vay dài hạn bằng Đồng Việt Nam (Nhập về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng), ghi: Nợ TK 111-Tiền mặt (1111) Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121) Có TK 341 - Vay dài hạn. 328
  53. (7). Khi trả nỢ vay dài hạn bằng tiền mặt, tiền gửi, hoậc bằng tiền thu nỢ của khách hàng (bằng Đồng Việt Nam), ghi: Nợ TK 341 - Vay dài hạn Có TK 111 - Tiền m ặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. Ví dụ kế toán các khoản đi vay: Công ty Cđ khí X là doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tại thời điểm 01/12/2010 sổ^ dư của một sô' tài khoản như sau: -T K 311: l.OOO.OOO.OOOđ - TK 341: 2.200.000.000đ (Trong đó sô"phải trả troDg năm 2011 là 700.000.000đ) - TK 315: 300.000.000d Trong tháng 12/2010, liên quan đến các hoạt động vay và trả nỢ vay có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Vay dài hạn Ngân hàng theo khế ước vay ngày 02/12 số” tiền 528.000.OOOđ để mua 1 thiết bị dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; tiền gôc phải trả trong các năm như sau: - Năm 2011; 128.000.000đ - Năm 2012: 200.0u0.000đ - Năm 2013: 200.000.000đ Thiết bị đã nhập ngày 03/12 với giá thanh toán 528.000.000đ; trong đó thuê GTGT: 48.000.000đ. 2. Vay ngắn hạn Ngân hàng để thanh toán cho nhà cung cấp vật tư số tiền: 235.000.000đ; (khế ước vay ngày 12/12). 3. Vay dài hạn ngân hàng, sô' tiền 750.000.000đ để ứng cho nhà thầu xây dựng cơ bản (Khế ước vay ngày 18/12). Tiền gốc phải trả trong các năm như sau: - Năm 2011: 250.000.000đ - Năm 2012: 250.000.000đ - Năm 2013: 250.000.000đ 4. Chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán sô" nđ dài hạn đến hạn trả; Sô tiền 300.000.000đ (giấy báo nỢ ngày 23/12). 5. Chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán khoản vay ngắn hạn theo khế ước ngày 01/03/2010; Sô" tiền 220.000.000đ, trong đó tiền gốc; 200.000.000đ, tiền lãi: 20.000.000đ (giấy báo nỢ ngày 27/12). 6. Chuyển nỢ vay dài hạn đến hạn trả. 329
  54. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. Giải; Định khoản kế toán Đơn vị tính: lOOOđ 1. Nợ T K 2 1 1 : 480.000 Nợ TK 1332: 48.000 Có T K 341: 528.000 2. Nợ TK 331: 235.000 Có T K 3 1 1 : 235.000 3. Nợ TK 331: 750.000 Có T K 341: 750.000 4. Nợ TK315; 300.000 Có T K 112; 300.000 5. Nợ TK311: 200.000 Nợ T K 635: 20.000 Có T K 112: 220.000 6. Nợ TK 341: 1.078.000 CÓTK315: 1.078.000 (1.078.000 = 700.000 + 128.000 + 250.000) IV. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CẦM c ố . KỶ cư ợ c, KÝ QUỸ 1. Khái niệm Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản của mình giao cho người nhận cầm cô" cầm giữ để vay vổn hoặc để nhận các loại bảo lãnh. Tài sản cầm cố có thể là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ôtô, xe máy và cũng có thể là những giấy tò chứng nhận quyền sở hữu về nhà, đất hoặc tài sản. Những tài sản đã mang cầm cố, doanh nghiệp có thể không còn quyền sử dụng trong thời gian đang cầmcố. Sau khi thanh toán tiền vay, doanh nghiệp nhận lại những tài sản đã cầm cố. Nếu doanh nghiệp không trả nỢ được tiền vay hoặc bị phá sản thì người cho vay có thể phát mại các tài sản cầm cố để lấy tiền bù đắp lại sô" tiền cho vay bị mất. Ký quỹ là việc doanh nghiệp gửi một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý hay các giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp. Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràng 330
  55. buộc và nâng cao trách nhiệm của ngưòi đi thuê tài sản phải quan lý, sư dụng tôt tài sản đi thuê và hoàn trả tài sản đúng thời gian quy định. Tiền đặt cưỢc do bên có tài sản cho thuê quy định có thể bằng hoặc cao hơn giá trị của tài sản cho thuê. 2. K ế to á n ở doanh nghiệp có tài sản bị cầm cố, ký cưỢc, ký quỹ 2.1. Tài khoản sử dụng - TÀI KHOẢN 144 - CẦM cố , KỶ cược, KÝ QUỸ NGẮN HẠN Tài khoản này phản ánh các khoản tài sản, tiền vôn của doanh nghiệp mang đi cầm cô' ký cược, ký quỹ ngắn hạn (Thời gian dưới một năm) tại Ngân hàng, Công ty Tài chính, Kho bạc Nhà nưốc, các tổ chức tín dụng trong các quan hệ kinh tế. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 144 - cầm cổ, hý cược, ký quỹ ngắn han B ên NỢ: Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Bên Có: Giá trị tài sản cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền ký quỹ, ký cưỢc ngắn hạn đã nhận lại hoặc đã thanh toán. Số dư bên NỢ: Giá trị tài sản còn đang cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền còn đang ký quỹ, ký cưỢc ngắn hạn. - TÀI KHOẢN 244 - KÝ QUỸ, KÝ cư ợ c DÀI HẠN Tài khoản này dùng để phản ánh sô' tiền hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp đem đi ký quỹ, ký cưỢc dài hạn tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có thời hạn trên 1 năm. Ký quỹ, ký cược nhằm đảm bảo các cam kết hoặc các dịch vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh đưỢc thực hiện đúng hỢp đồng đã ký kết. Các khoản tiền, tài sản đem ký quỹ, ký cược dài hạn phải đưỢc theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết thời hạn ký quỹ, ký cược Kết cấu và nôi dung phản ánh của Tài khoản 244 - Ký quỹ, ký cược d à i h a n B ên NỢ; Số tiền hoặc giá trị tài sản mang đi ký quỹ, ký cưỢc dài hạn. B ên Có: - Khoản khấu trừ (phạt) vào tiền ký quỹ, ký cược tính vào chi phí khác. - Sô' tiền hoặc giá trị tài sản ký quỹ, ký cưỢc dài hạn giảm đi do rút về. 331
  56. s ố dư bên NỢ: Số tiền hoặc giá trị tài sản đang ký quỹ, ký cược dài hạn. 2.2. Phương pháp kế toán (1). Dùng tiền mặt, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hoặc tiền gửi Ngân hàng để ký cược, ký quỹ, ghi: Nợ TK 144 - Cầm cô", ký cược, ký quỹ ngắn hạn Nợ TK 224 - Ký quỹ, ký cưỢc dài hạn (Chi tiết theo từng khoản) Có TK 111 - Tiền m ặt (1111, 1112, 1113) Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122, 1123). (2). Trường hợp dùng tài sản cố định để cầm cô" ngắn hạn, ghi: Nợ TK 144 - Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cổ" định (Giá trị hao mòn) Có TK 211 - Tài sản cô' định hữu hình (Nguyên giá). Trưòng hợp thế chấp bằng giấy tò (giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tài sản) không phản ánh trên các tài khoản mà chỉ theo dõi trên sô chi tiết. (3). Khi nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền ký quỹ, ký cược; - Nhận lại tài sản cố định hữu hình cầm cố" ngắn hạn, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá khi đưa đi cầm cố) Có TK 144 - Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (Giá trị còn lại khi đưa đi cầm cố) Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn). - Nhận lại số" tiền ký cược, ký quỹ, ghi: Nợ TK 111 - Tiền m ặt (1111, 1112, 1113) Có TK 144 - Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn. (4). Trường hỢp doanh nghiệp không thực hiện đúng những cam kết, bị phạt vi phạm hỢp đồng bị trừ vào (-) tiền ký quỹ, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có TK 144 - Cầm cô', ký cược, ký quỹ ngắn hạn Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn. (5). Nếu đơn vị không thanh toán tiền bán hàng cho người có hàng gửi bán, người gửi bán sẽ trừ tiền đã ký quỹ. Khi nhận được thông báo của người có hàng*gửi bán, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 144 - Cầm cô', ký cưỢc, ký quỹ ngắn hạn. 332