Bài giảng Ưu, nhược điểm các hình thức trả lương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ưu, nhược điểm các hình thức trả lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_uu_nhuoc_diem_cac_hinh_thuc_tra_luong.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ưu, nhược điểm các hình thức trả lương
- ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG www.themegallery.com LOGO
- Thành viên nhóm GVHD: Thầy Vũ Thanh Hiếu Lớp: VB2QT2K13 1 Nguyễn Duy Hoàng 7 Nguyễn Văn Diệu 2 Lê Ngọc Anh 8 Hồ Ngọc Nam 3 Nguyễn Thanh Sơn 9 Nguyễn Minh Hiếu 4 Đỗ Thị Minh Thu 5 Ngô Thị Phương Dung 6 Huỳnh Minh Châu
- NỘI DUNG Phần I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG Phần II CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Phần III HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐÔNG HẢI
- Phần I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 1. KHÁI NIỆM Tiền lương là phần thu nhập được người sử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng, trên cơ sơ quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật lao động.
- 2. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG - Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. - Chống chủ nghĩa trả lương bình quân. - Trả lương theo công việc người lao động đảm nhận. - Kết hợp hài hòa các dạng lợi ích. - Phụ thuộc vào thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Phần II CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 1. TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN - Là hình thức trả lương mà tiền lương của người lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế và mức lương theo cấp bậc công việc. - Người lao động được trả lương theo thời gian làm việc: giờ, ngày, tuần, tháng hoặc năm. Tùy theo tính chất công việc mà có thời gian tính lương phù hợp.
- 1. TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN * Ưu điểm: - Đơn giản, dễ tính toán. - Khuyến khích người lao động quan tâm hơn đến thời gian lao động, chú trọng đến chất lượng công việc. - Dùng cho công việc khó tiến hành định mức, công việc giản đơn, công việc có tính tự động hóa. * Nhược điểm: - Hình thức trả lương này mang nặng tính bình quân. Tiền lương không gắn trực tiếp thu nhập của người lao động với kết quả làm việc do đó không khuyến khích người lao động nâng cao năng suất và hợp lý hóa phương thức lao động.
- 2. TRẢ LƯƠNG THEO NHÂN VIÊN - Là hình thức trả lương theo những kỹ năng mà họ đã được đào tạo, giáo dục và sử dụng. * Ưu điểm: - Khuyến khích người lao động cố găng học tập, nâng cao trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động. - Đáp ứng nhu cầu đào tạo phát triển của công ty trong thời kỳ mới. * Nhược điểm: - Mức chi trả tiền lương cao hơn mức lương trung bình.
- 3. TRẢ LƯƠNG THEO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Trả lương dựa vào số lượng sản phẩm đúng quy cách làm ra và đơn giá trả lương cho sản phẩm. -* Ưu điểm: - Cách trả lương rõ ràng, cụ thể và công khai. - Gắn thu nhập với kết quả thực hiện, nâng cao năng suất, áp dụng rộng rãi đối với công việc có định mức. - Nâng cao ý thức lao động tự giác. * Nhược điểm: - Hình thức nay làm cho người lao động chạy theo năng suất, sản lượng mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Làm cho người lao động mất đi tính tự giác bảo quản máy móc, thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu. - Phải có hệ thống quản lý, kiểm tra sản phẩm chặt chẽ.
- Phần III CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐÔNG HẢI 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐÔNG HẢI Công ty Đông Hải được thành lập từ năm 1990 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu: đánh bắt chế biến hải sản, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, xây dựng, cơ khí sửa chữa ô tô và kinh doanh dịch vụ kho bãi. Các đơn vị, xí nghiệp thành viên: 1. Xí nghiệp khai thác chế biến Hải sản 2. Xí nghiệp chế biến Nông sản Thực phẩm 3. Xí nghiệp Dược phẩm 30 4. Xí nghiệp Cơ khí ô tô Miền Đông ▪ - Xí nghiệp Xây dựng Miền Đông ▪ - Công ty LD Daedong Miền Đông
- 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐÔNG HẢI * Cơ cấu lao động CHỈ TIÊU Số người Tỷ lệ % Tổng số lao động 748 100 - Trực tiếp 554 74,1 - Gián tiếp 194 25,9 • Chất lượng lao động CHỈ TIÊU Số người Tỷ lệ % Tổng số lao động 748 100 - Trên đại học 2 0,3 - Đại học, cao đẳng 171 22,8 - Trung cấp 258 34,5 - Lao động khác 317 42,4
- 2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐÔNG HẢI 2.1.Quỹ tiền lương tại công ty Căn cứ vào kế hoạch SXKD của công ty để xác định quỹ tiền lương để trả cho người lao động. Cuối năm, căn cứ vào kết quả hoàn thành kế hoạch SXKD mà quỹ tiền lương có thể tăng hoặc giảm tương ứng với mức độ hoàn thành kế hoạch. 2.2. Các hình thức trả lương Do đặc điểm công ty có nhiều đơn vị với nhiệm vụ SXKD khác nhau, vì vậy công ty sẽ áp dụng chế độ trả lương như sau: - Trả lương theo thời gian - Trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán
- 2.2. Các hình thức trả lương 2.2.1. Trả lương theo thời gian Tiền lương trả cho người lao động: - Theo Nghị định 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. - Theo kết quả SXKD của đơn vị. ▪ Đối tượng áp dụng: Ban Giám đốc Công ty, khối cơ quan công ty. Riêng các xí nghiệp chỉ áp dụng với: Ban giám đốc xí nghiêp, bộ phận kế toán, hành chính văn phòng và các chức danh khác của xí nghiệp tùy theo tình hình thực tế để trả lương hợp lý.
- 2.2.1. Trả lương theo thời gian Nguyên tắc xếp lương: - Xếp theo hạng doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ đối với Ban giám đốc công ty, kế toán trưởng công ty, ban giám đốc xí nghiệp, trưởng ban kế toán xí nghiệp. - Xếp trình độ chuyên môn nghiệp vụ,năng lực hoàn thành nhiệm vụ đối với trợ lý, nhân viên cơ quan quản lý công ty và cơ quan quản lý xí nghiệp.
- 2.2.1. Trả lương theo thời gian ▪ Xác định hệ số lương: căn cứ vào danh sách hệ số lương theo Nghị định 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ: + Giám đốc công ty: 6,97 + Phó Giám đốc công ty: 6,31 + Kế toán trưởng công ty: 5,98 + Trưởng phòng: 4,99 + Giám đốc xí nghiệp: 5,32 + Phó Giám đốc xí nghiệp: 4,66 + Trưởng ban kế toán xí nghiệp: 4,33 + Trưởng ban khác: 3,89 + Phó trưởng ban khác: 3,51
- 2.2.1. Trả lương theo thời gian * Nhân viên cơ quan quản lý công ty: xếp hệ số lương (theo bảng lương Nghị định 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) do các phòng công ty đề nghị Hội đồng tiền lương xem xét, quyết định. + Đối với chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư: thực hiện hệ số tính lương từ 2,34 đến 4,51 bao gồm 8 mức lương. + Đối với cán sự, kỹ thuật viên: thực hiện hệ số lương từ 1,80 đến 3,51 bao gồm 10 mức lương. + Đối với nhân viên văn thư và nhân viên phục vụ: Thực hiện hệ số tính lương từ 1,18 đến 3,33. * Nhân viên quản lý tại xí nghiệp: từ 1,18 đến 3,33. Trường hợp người lao động chuyển từ công việc này sang công việc khác thì không bảo lưu mức lương cũ và chuyển sang mức lương mới tương đương.
- 2.2.1. Trả lương theo thời gian ▪ Phụ cấp chức vụ: + Trưởng phòng: 0,5 + Phó trưởng phòng: 0,4 + Thủ quỹ công ty: 0,1 ▪ Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với người làm công tác Công đoàn, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên. Ghi chú: - Nếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm chức vụ thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm. - Nếu kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì được hưởng một phụ cấp trách nhiệm cao nhất. - Các khoản phụ cấp được tính theo lương tối thiểu chung của Chính phủ quy định.
- 2.2.1. Trả lương theo thời gian ▪ Tiền lương theo kết quả SXKD: Quỹ tiền lương KQ SXKD tháng Mức lương hệ số 1 = (trong tháng) Tổng hệ số lương * Trong đó: Quỹ tiền lương theo Tổng quỹ lương Tỷ lệ % lợi nhuận = x x 80% KQ SXKD tháng được duyệt so với KH năm * Tiền lương của Giám đốc công ty, giám đốc xí nghiệp được xác định theo năm. Hàng tháng, được tạm ứng tối đa bằng 80% quỹ lương kế hoạch, phần còn lại được thanh toán vào cuối năm theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Quỹ lương KH Tiền lương tháng = x 80% 12 ▪
- 2.2.2. Trả lương theo sản phẩm, khoán. * Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất hoặc khoán việc. - Đối với cá nhân lao động được trả lương sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán, tiền lương được tính theo công thức: TLsp = ĐGsp x Qsp Trong đó: TLsp : Tiền lương công nhân ĐGsp : Đơn giá tiền lương sản phẩm, khoán Qsp: Số lượng sản phẩm hoặc việc làm khoán
- 2.2.2. Trả lương theo sản phẩm, khoán ▪ - Đối với lương sản phẩm hoặc lương khoán cho tập thể căn cứ vào các yếu tố sau đây để trả lương: + Tổng quỹ lương sản phẩm hoặc lương khoán cho từng bộ phận (Vsp) + Ngày công thực tế (Ni) + Mức độ đóng góp để hoàn thành công việc (Hi): được xác định bằng cách bình xét A,B,C (Loại A: 1,5; Loại B: 1,3; Loại C: 1,0). Tiền lương của 01 công nhân bất kỳ được xác định như sau: TL1 M ∑ Ni x Hi i=1
- 2.2.2. Trả lương theo sản phẩm, khoán - Đối với quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, tổ phó được hưởng phụ cấp trách nhiệm do Giám đốc xí nghiệp căn cứ vào hiệu quả của phân xưởng để quyết định mức phụ cấp. Ví dụ: Trong tháng tiền lương khoán sản phẩm tại phân xưởng A (sau khi trừ phụ cấp trách nhiệm) được duyệt chi là 50.000.000 đ. Phân xưởng có hệ số bình bầu A, B, C và số ngày công của công nhân. Bảng thanh toán lương của phân xưởng A được tính như sau:
- 2.2.2. Trả lương theo sản phẩm, khoán Bình bầu Tổng Ngày công Tiền lương TT Tên, chức danh A, B, C (Ni x Hi) (Hi) (Ni) tháng 1 Quản đốc 1,5 26 39 6.206.238 2 Phó quản đốc 1,5 26 39 6.206.238 3 Tổ trưởng 1,5 25 37,5 5.967.537 4 Tổ phó 1,3 20 26 4.137.492 5 Công nhân 1 1,5 25 37,5 5.967.537 6 Công nhân 2 1,3 22 28,6 4.551.241 7 Công nhân 3 1,5 26 39 6.206.238 8 Công nhân 4 1,5 26 39 6.206.238 9 Công nhân 5 1,3 22 28,6 4.551.241 Cộng 12,9 218 314,2 50.000.000
- * Khen thưởng - Công ty áp dụng khen thưởng đột xuất đối với người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích xuất sắc trong lao động. - 6 tháng đầu năm, Công ty sơ kết kết quả SXKD và bình bầu khen thưởng cho người lao động có thành tích tốt trong SXKD. - Cuối năm, căn cứ vào kết quả SXKD, Công ty sẽ thưởng cho người lao động theo mức độ hoàn thành công việc bằng hình thức bình bầu A, B, C. Mức thưởng này được thống nhất với Công đoàn và được Giám đốc công ty phê duyệt.
- XIN CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !