Giáo trình Kế toán Tài chính 1 - Chương 1+2

pdf 140 trang huongle 7030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán Tài chính 1 - Chương 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_tai_chinh_1_chuong_12.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kế toán Tài chính 1 - Chương 1+2

  1. DOANH NGHIỆP THS. ĐƯỜNG THỊ QUỲNH LIÊN ===  === 1 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH I
  2. DOANH NGHIỆP THS. ĐƯỜNG THỊ QUỲNH LIÊN ===  === 2 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH I (Giáo trình đào tạo từ xa)
  3. Phân công biên soạn: - Chủ biên : Th.s Đường Thị Quỳnh Liên - Các tác giả: - Ths Đường Thị Quỳnh Liên (chủ biên) biên soạn chương 3 - Ths Hồ Mỹ Hạnh biên soạn chương 1 và chương 2 - Ths Nguyễn Thị Hạnh Duyên biên soạn chương 4
  4. Thông tin kế toán là thông tin hết sức cần thiết và quan trọng đối với các nhà quản lý. Bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải dựa vào thông tin của kế toán để điều hành, kiểm soát và ra các quyết định đúng đắn. Kế toán tài chính là phân hệ thông tin thuộc hệ thống thông tin kế toán, thực hiện chức năng cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc tổ chức thực hiện tốt kế toán tài chính không chỉ là mối quan tâm của các nhà doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các cơ quan soạn thảo, ban hành chế độ kế toán, của các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp. Nhằm cung cấp tài liệu cho các nhân viên kế toán doanh nghiệp cũng như các sinh viên ngành Kế toán hệ đào tạo từ xa của Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh trong quá trình học tập, nghiên cứu và ứng dụng kế toán tài chính, tập thể giáo viên Bộ môn Kế toán Khoa Kinh tế Trường Đại học Vinh đã biên soạn cuốn giáo trình "Kế toán tài chính I". Cuốn sách bao gồm năm chương trình bày khá toàn diện và đầy đủ, chi tiết các phần hành kế toán vốn bằng tiền, tiền vay, thanh toán; phần hành kế toán đầu tư tài chính và các khoản dự phòng; phần hành kế toán vật tư; phần hành kế toán tài sản cố định và phần hành kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương. Cuốn sách đã kết hợp chặt chẽ giữa lý luận về hạch toán kế toán các phần hành kế toán chủ yếu và thực tiễn áp dụng kế toán tài chính thông qua hệ thống ví dụ minh họa và bài tập vận dụng. Tham gia biên soạn Giáo trình "Kế toán tài chính I" bao gồm tập thể các giảng viên: - Ths Đường Thị Quỳnh Liên (chủ biên) biên soạn chương 3
  5. và cũng là lần biên soạn đầu tiên nên cuốn sách này không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong các lần xuất bản sau. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc!
  6. QĐ Quyết định TSCĐ Tài sản cố định BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn XDCB Xây dựng cơ bản NVL Nguyên vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ SX Sản xuất TK Tài khoản ĐĐH Đơn đặt hàng CK Chứng khoán TGHĐ Tỷ giá hối đoái CCVC Công chức viên chức NH Ngắn hạn DH Dài hạn
  7. Chương 1 gồm năm nội dung: 1.1. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và thanh toán 1.2. Kế toán vốn bằng tiền 1.3. Kế toán các khoản tiền vay 1.4. Kế toán các khoản thanh toán 1.5. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các nguyên tắc hạch toán và các kiến thức cơ bản về hạch toán vốn bằng tiền, tiền vay và các khoản thanh toán ở các nội dung chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các khoản thanh toán. - Nguyên tắc hạch toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. - Nguyên tắc hạch toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán các khoản tiền vay. - Nguyên tắc hạch toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán các khoản thanh toán. 1.1. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN - Phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời số hiện có, tình hình biến động của các loại tiền, ngoại tệ, vàng bạc tại quỹ. - Giám sát tình hình sử dụng , việc chấp hành chế độ quy định về quản lý tiền tệ và các chế độ thanh toán vốn bằng tiền
  8. 1.2.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ a. Nguyên tắc hạch toán - Khi tiến hành Nhập, Xuất quỹ phải có đầy đủ Phiếu thu, Phiếu Chi hoặc các chứng từ nhập xuất VBĐQ theo quy định. - Kế toán tiền mặt có trách nhiệm mở sổ quỹ tiền mặt, ghi chép Thu, Chi, Tồn quỹ. Riêng VBĐQ phải mở riêng sổ. - Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý & Nhập, Xuất quỹ tiền mặt. Đối chiếu số tồn thực tế với sổ quỹ. b. Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ sử dụng: - Phiếu thu (được lập 3 liên) - Phiếu chi (được lập 2 liên) - Biên lai thu tiền - Bảng kê vàng bạc đá quý - Tài khoản sử dụng TK 111 - Tiền mặt Bên Nợ: + Các khoản tiền mặt nhập quỹ + Số tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê + Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ Bên Có: + Các khoản tiền mặt xuất quỹ + Số tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê
  9. TK 111 có 3 TK cấp 2. c. Trình tự hạch toán - Phương pháp kế toán tiền VN * Các nghiệp vụ làm tăng tiền mặt - Thu tiền mặt từ việc bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ cho k/h Nợ TK 1111 : Tổng giá thanh toán Có TK 511 : DT (không có thuế) Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp - Thu tiền mặt từ các khoản thu hoạt động tài chính hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp Nợ TK 1111 : Tổng giá thanh toán Có TK 515 Có TK 711 Có TK 3331 - Thu nợ của khách hàng Nợ TK 1111 Có TK 131 - Rút TGNH về nhập quỹ Nợ TK 1111 Có TK 112 - Nhận tiền ký quỹ ký cược ngắn hạn, dài hạn
  10. Nợ TK 1111 Có TK 121,221,222,223,228 - Thu tạm ứng Nợ TK 1111 Có TK 141 - Kiểm kê phát hiện thừa Nợ TK 1111 Có TK 3381 * Các nghiệp vụ làm giảm tiền mặt - Chi TM để mua sắm vật tư, tài sản, hoặc chi cho đầu tư XDCB Nợ TK 152,153 : Mua VL, CCDC Nợ TK 211,213 : Mua sắm TSCĐ Nợ TK 241 : Chi chi đầu tư XDCB Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 1111 - Các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nợ TK 627,641,642,635,811 Nợ TK 133 Có TK 1111 - Chi TM để ttoán các khoản nợ Nợ TK 311,315,341,342,331,333,334 Có TK 1111
  11. - Chi TM để ký quỹ ký cược Nợ TK 144,244 Có TK 1111 - Chi nộp TM vào NH Nợ TK 112 Có TK 1111 - Kiểm kê phát hiện thiếu Nợ TK 1381 Có TK 1111 - Phương pháp kế toán ngoại tệ * Các quy định về hạch toán ngoại tệ + Quy định về đồng tiền ghi sổ: Hạch toán ngoại tệ phải được thực hiện bằng đồng việt nam. Việc quy đổi ngoại tệ thành đồng việt nam theo tỷ giá liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (tỷ giá thực tế) - Đồng thời với hạch toán tổng hợp, kế toán theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ trên TK 007 theo nguyên tệ. Kết cấu tài khoản 007: Bên Nợ: Số tiền nguyên tệ thu vào quỹ theo đơn vị nguyên tệ Bên Có: Số tiền nguyên tệ chi ra từ quỹ theo đơn vị nguyên tệ Dư Nợ: Số nguyên tệ hiện có tại quỹ TK 007 được mở chi tiết theo từng loại nguyên tệ + Quy định về tỷ giá quy đổi: Đối với bên Có các tài khoản phải
  12. (1111,1122 ) sử dụng tỷ giá ghi sổ (tỷ giá nhập trước xuất trước hoặc tỷ giá bình quân gia quyền) để ghi sổ. Chênh lệch được hạch toán vào TK 515 hoặc TK 635 (thu nhập hoặc chi phí h/đ tài chính). + Quy định về điều chỉnh số dư của các tài khoản có gốc ngoại tệ cuối kỳ: Cuối kỳ các TK tiền tệ có số dư ngoại tệ phải được điều chỉnh về TGTT ngày cuối kỳ. Chênh lệch được hạch toán vào TK 413. + Quy định về đánh giá ngoại tệ cuối năm tài chính: Cuối năm tài chính, sau khi bù trừ chênh lệch, chênh lệch do đánh giá lại các tài khoản có gốc ngoại tệ sẽ được chuyển vào tài khoản 635 hoặc tài khoản 515 - Riêng đối với các đơn vị chuyên kinh doanh ngoại tệ, mọi NV mua bán ngoại tệ được thực hiện theo tỷ giá thực tế. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí hoạt động tài chính. - Ngoài các tài khoản trên, kế toán còn sử dụng tài khoản 413 để hạch toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Kết cấu TK 413: Bên Nợ: - Chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ) cuối năm tài chính cuả h/đ kinh doanh và h/đ XDCB trong doanh nghiệp SXKD - Chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ) cuối năm tài chính cuả h/đ XDCB (giai đoạn trước hoạt động) - Chênh lệch TGHĐ khi chuyển đối BCTC của cơ sở ở nước ngoài
  13. - Kết chuyển chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi) của h/đ XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào TK 515 hoặc phân bổ dần Bên Có: - Chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi) cuối năm tài chính cuả h/đ kinh doanh và h/đ XDCB trong doanh nghiệp SXKD - Chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi) cuối năm tài chính cuả h/đ XDCB (giai đoạn trước hoạt động) - Chênh lệch TGHĐ khi chuyển đối BCTC của cơ sở ở nước ngoài (lãi) - Kết chuyển chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lỗ) của h/đ kinh doanh vào TK 635 - Kết chuyển chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lỗ) của h/đ XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào TK 635 hoặc phân bổ dần Số dư bên Nợ: - Số chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lỗ) của h/đ XDCB (ở giai đoạn đầu tư) - Số chênh lệch TGHĐ từ chuyển đối BCTC của cơ sở ở nước ngoài chưa xử lý tại thời điểm cuối năm tài chính Số dư bên Có: - Số chênh lệch TGHĐ phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi) của h/đ XDCB (ở giai đoạn đầu tư)
  14. * Phương pháp hạch toán a. Các NVKT phát sinh liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt trong giai đoạn sản xuất kinh doanh * Các nghiệp vụ làm tăng ngoại tệ: - Tăng do thu hồi nợ có gốc ngoại tệ Nợ TK 1112: số nợ đã thu theo TGTT Nợ TK 635: lỗ tỷ giá (TGTTngày thanh toán TG ghi sổ ngày phát sinh khoản nợ) Có TK 131: số nợ đã thu theo TG ghi sổ ngày phát sinh khoản nợ - Khi vay ngắn hạn, dài hạn bằng ngoại tệ: Nợ TK 1112: TGTT Có TK331,311,341, TGTT - Bán hàng thu bằng ngoại tệ: Nợ TK 1112: TGTT Có TK 511: TGTT - Thu tiền đặt trước của người mua: Nợ TK 1112: TGTT Có TK 131: TGTT - Mua ngoại tệ bằng tiền VN: Nợ TK 1112: TGTT
  15. * Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm ngoại tệ - Xuất ngoại tệ mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ Nợ TK 152,156,211: TGTT Nợ TK 635: phần chênh lệch (TGTT TGHT) Có TK 1112: số tiền chi mua thực tế (theo TGHT) - Khi thanh toán nợ phải trả Nợ TK 331,311,341: tỷ giá ghi sổ Nợ TK 635: phần chênh lệch (TGTT TGHT) Có TK 1112: số ngoại tệ xuất bán( TGghi sổ) - Xuất bán ngoại tệ: Nợ TK 1111: số tiền thu được thực tế (theo TGTT) Nợ TK 635: phần chênh lệch (TGTT TGHT) Có TK 1112: số ngoại tệ xuất bán (theo TGHT) - Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm ngoại tệ đồng thời được ghi đơn: Có TK 007: Số ngoại tệ xuất quỹ (chi tiết theo nguyên tệ) Cuối kỳ, điều chỉnh TK có số dư ngtệ về TGTT ngày cuối kỳ - Nếu TG tăng: Nợ TK 1112 Có TK 413
  16. Cuối năm tài chính, sau khi bù trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh cà đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của h/đ sản xuất kinh doanh, h/đ XDCB (giai đoạn kết thúc đầu tư), chênh lệch TGHĐ được kết chuyển vào TK 515 hoặc TK 635 hoặc phân bổ dần. - Nếu lãi tỷ giá Nợ TK 413 Có TK 515: lãi tỷ giá Có TK 3387: lãi tỷ giá được phân bổ dần - Nếu lỗ tỷ giá Nợ TK 635 Nợ TK 242: lỗ tỷ giá được phân bổ dần Có TK 413: lỗ tỷ giá b. Các NVKT phát sinh liên quan đến ngoại tệ là TM trong giai đoạn XDCB Mọi chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào TK413 và luỹ kế hàng năm trên Bảng CĐKT cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB. Khi đó chênh lệch tỷ giá được xử lý như sau: - Nếu số chênh lệch không lớn, kết chuyển vào TK515 hoặc 635 trong năm tài chính + Nếu lãi tỷ giá Nợ TK 413 Có TK 515: lãi tỷ giá + Nếu lỗ tỷ giá
  17. Nợ TK 413 Có TK 3387: lãi tỷ giá được phân bổ dần + Nếu lỗ tỷ giá Nợ TK 242: lỗ tỷ giá được phân bổ dần Có TK 413: lỗ tỷ giá Ví dụ: Trong tháng 5/N, có các Tài liệu về thu chi ngoại tệ tại 1 doanh nghiệp như sau: I. SD ĐK: TK 1112: 12.600.000; TK 007 USD: 500; TK 007 EUR: 100 Tỷ giá thực tế ngày đầu tháng: 1 USD = 20.200 VND; 1 EUR = 25.000 VND II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng: 1. Ngày 4: Mua NVL với giá ghi trên hoá đơn thương mại 100 USD. Toàn bộ thanh toán bằng tiền mặt. Tgtt ngày 4: 1 USD = 20.100 VND 2. Ngày 7: Công ty P đặt trước bằng tiền mặt 100 EUR để mua sản phẩm. Tgtt ngày 7: 1 EUR = 25.980 VND 3. Ngày 13: Công ty X trả nợ bằng tiền mặt 350 USD. Tgtt ngày 13: 1 USD = 20.250 VND; tỷ giá thực tế ngày phát sinh nợ 1USD=19.000 VND 4. Ngày 29: Thanh tóan nợ người bán 100 USD. Tỷ giá ngày phát sinh nợ 1 USD = 20.000 VND . Tgtt ngày 29: 1 USD = 20.150 VND Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  18. - Kế toán nhập xuất vàng, bạc, kim loại quý, đá quý Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các NV liên quan đến VBĐQ được phản ánh vào TK 1113. Tuy nhiên ở các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý thì phản ánh vào TK 156. Các doanh nghiệp sản xuất VBĐQ hạch toán vào TK152. Các loại vàng bạc đá quý nhập vào giá nào thì được xuất ra theo đúng giá đó (giá thực tế đích danh). Các nghiệp vụ làm tăng vàng bạc đá quý Nợ TK 1113: số vàng bạc đá quý tăng theo giá thực tế Có TK 1111,1112: số tiền chi mua thực tế Có TK 511,512: Doanh thu bán hàng thực tế Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra tương ứng với doanh thu Có TK 144,138: thu hồi các khoản ký cược cho vay bằng vàng bạc đá quý Có TK 711: nhận biếu tặng Có TK 411: nhận VGLD bằng vàng bạc đá quý Các nghiệp vụ làm giảm vàng bạc đá quý Nợ TK liên quan (1111,1112,112,311,331,128,228, ) giá thực tế thanh toán của vàng bạc đá quý Nợ (Có ) TK 412: phần chênh lệch giữa giá gốc và giá thanh toán Có TK 1113: giá gốc vàng bạc đá quý 1.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng
  19. - Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán TGNH phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có chênh lệch số liệu giữa chứng từ gốc, sổ kế toán TGNH với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì phải thông báo ngay với ngân hàng để cùng đối chiếu xác minh và s/c kịp thời. Cuối tháng nếu chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng. Số chênh lệch ghi vào TK1388,3388. Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, xác định được nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ. - Trường hợp gửi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ, sử dụng tỷ giá thực tế để ghi sổ. - Mua ngoại tệ, tỷ giá mua thực tế phải trả - Xuất ngoại tệ, tỷ giá xuất ( tỷ giá bình quân, NTXT, XSXT, ) Kế toán TGNH phải theo dõi chi tiết từng loại tiền (Tiền VN, ngoại tệ) và chi tiết từng ngân hàng để tiện kiểm tra, đối chiếu. b. Tài khoản sử dụng TK 112 – TGNH Bên Nợ: + Các khoản tiền gửi vào ngân hàng + Số chênh lệch thừa, chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư TK112 cuối kỳ Bên Có: + Các khoản tiền rút khỏi ngân hàng + Số chênh lệch thiếu, chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư TK112 cuối kỳ Dư Nợ: Số tiền gửi tại ngân hàng Tk 112 có 3 TK cấp 2
  20. Nợ TK 111,112 Có TK 515 - Số chênh lệch so với số liệu của ngân hàng đến cuối tháng chưa xác định được nguyên nhân + Nếu số liệu của ngân hàng lớn hơn số liệu kế toán Nợ TK 112 Có TK 3381: phần chênh lệch chờ xử lý + Sang tháng sau, khi xác định được nguyên nhân Nợ TK 3381 Có TK 112: nếu do ngân hàng ghi nhầm Có TK 511,131,515,711 : nếu do kế toán ghi thiếu + Nếu số liệu của ngân hàng nhỏ hơn số liệu của kế toán Nợ TK 1381: phần chêh lệch thiếu chờ xử lý Có TK 112 + Sang tháng sau, khi xác định được nguyên nhân Nợ TK 112: nếu do ngân hàng ghi thiếu Nợ TK 511,131,515,711 : nếu do kế toán ghi thừa Có TK 1381 Ví dụ: SD ĐK tài khoản 112: 20.000.000 Trong tháng có các NVKT phát sinh:
  21. (đã có thuế GTGT 10%). Yêu cầu: Định khoản 1.2.3. Kế toán tiền đang chuyển Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp cho ngân hàng, kho bạc hoặc đã gủi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng hay người được hưởng hoặc số tiền doanh nghiệp đã làm thủ tục chuyển tiền cho người hưởng từ TK ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có, báo nợ hay bản sao kê của ngân hàng. Tiền đang chuyển gồm tiền VN, ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau: - Thu TM hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng - Chuyển tiền qua bưu đIện trả cho các doanh nghiệp khác - Thu tiền bán hàng nộp tthuế vào KB a. Tài khoản sử dụng TK 113: Tiền đang chuyển Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, KB đã gửi bưu điện để chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, trả cho các đơn vị khác hoặc đã làm thủ tục chuyển khoản từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng Kết cấu: Bên Nợ: + Các nghiệp vụ làm tăng tiền đang chuyển
  22. TK1132: Ngoại tệ b. Trình tự hạch toán - Khi thu tiền bán hàng, không nhập quỹ mà nộp thẳng vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có Nợ TK 113 Có TK 511,515,711 Có TK 3331 - Thu tiền ứng trước của người mua hoặc thu nợ của khách hàng, nộp thẳng vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có Nợ TK 113 Có TK 131 - Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng hay chuyển qua bưu điện cho người hưởng nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng hoặc người hưởng Nợ TK 113 Có TK 111 - Xuất tiền gửi ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng hoặc người hưởng Nợ TK 113 Có TK 112 - Nhận được giấy báo của ngân hàng, bưu điện hoặc của người hưởng về số tiền đã chuyển trong kỳ Nợ TK 112: chuyển vào TK tiền gửi tại ngân hàng
  23. - Cuối kỳ, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên tài khoản 113 Cuối kỳ, điều chỉnh TK có số dư ngtệ về TGTT ngày cuối kỳ - Nếu TG tăng: Nợ TK 1132 Có TK 413 - Nếu TG giảm: Nợ TK 413 Có TK 1132 Ví dụ: 1. Bán hàng thu tiền mặt là ngoaị tệ. Doanh nghiệp đem tiền nộp ngân hàng nhưng cuối tháng vẫn chưa nhận được giấy báo có. Số tiền là 1000USD (tgtt 20800) - Giả sử sau đó nhận được giấy báo Có của ngân hàng (tgtt20700) 2. Cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng cho biết: + Số dư trên sổ phụ ngân hàng: 1010USD + Số dư trên sổ TGNH tại doanh nghiệp : 1000USD (tgtt 20800) - Giả sử ngược lại: + Số dư trên sổ phụ ngân hàng: 1000USD + Số dư trên sổ TGNH tại doanh nghiệp : 1020USD (tgtt 20750) 3. Dùng TGNH để nộp BHXH 2.000.000, nộp thuế 4.000.000, nộp phạt đóng thuế chậm 800.000 Yêu cầu: Định khoản các NVKT phát sinh
  24. Vay ngắn hạn là loại vay mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng một chu kỳ hoạt động bình thường hoặc trong vòng một năm.Vay ngắn hạn được sử dụng cho các mục đích về vốn lưu động trong cả ba giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ, sản xuất, lưu thông). Các khoản vay ngắn hạn thường được trả bằng tài sản lưu động hoặc bằng các khoản nợ ngắn hạn mới phát sinh, Đối với vay ngắn hạn ngân hàng, doanh nghiệp phải có kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích đã quy định đối với từng loại vốn vay, phải có tài sản thế chấp, đảm bảo. Doanh nghiệp phải thanh toán vốn vay đúng thời hạn cả gốc và lãi. Đối với vay ngắn hạn của các đơn vị cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải có tài sản thế chấp đảm bảo vốn vay nếu bên cho vay yêu cầu, phải thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Do nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp có mức độ nhiều, ít khác nhau giữa các thời kỳ nên khi thiếu vốn, các doanh nghiệp được phép đi vay ở ngân hàng và vay các đối tượng khác. Thời hạn cho vay tính từ ngày đơn vị nhận tiền vay cho đến ngày trả hết nợ (cả gốc cả lãi). Lãi suất tiền vay phải trả được tính tuỳ theo từng hình thức vay, mục đích vay, thời hạn vay và sự thoả thuận giữa hai bên (vay và cho vay). b. Tài khoản sử dụng TK 311 “Vay ngắn hạn” Công dụng: TK này sử dụng để theo dõi tình hình vay và thanh toán tiền vay ngắn hạn của doanh nghiệp, chi tiết theo từng người vay, từng khoản vay Kết cấu:
  25. c. Phương pháp hạch toán - Khi vay ngắn hạn để mua vật tư, hàng hoá, căn cứ vào các chứng từ liên quan (hoá đơn, phiếu nhập kho, giấy báo nợ, kế ước vay ), kế toán phản ánh số tiền vay ngắn hạn theo từng đối tượng cho vay Nợ TK 152, 153, 156, 151: Vay mua vật liệu; dụng cụ; hàng hoá; vật tư, hàng hoá đang đi đường Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 311: Số tiền vay ngắn hạn - Vay ngắn hạn thanh toán cho nhà cung cấp, cho khách hàng hay trả nợ tiền vay ngắn hạn trước đó nay đến hạn trả, Nợ TK 331: Trả nợ (hoặc ứng trước) cho nhà cung cấp Nợ TK 311: Vay trả nợ vay ngắn hạn đến hạn Nợ TK 315: Vay trả nợ dài hạn đến hạn Có TK 311: Số vay ngắn hạn - Các khoản vay ngắn hạn khác bằng tiền Việt Nam Nợ TK 1111: Vay tiền mặt nhập quỹ Nợ TK 1121: Vay chuyển vào tài khoản tiền gửi Nợ TK 121, 128: Vay đầu tư ngắn hạn Có TK 311: Số vay ngắn hạn - Trường hợp vay bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý + Vay ngoại tệ, vàng bạc, đá quý Nợ TK 111(1112, 1113): Vay tiền mặt nhập quỹ Nợ TK 112(1122, 1123): Vay gửi vào ngân hàng
  26. Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 311: Số tiền vay tính theo tỷ giá thực tế + Khi thanh toán các khoản tiền vay (gốc) bằng tiền Việt Nam Nợ TK 311 Có TK liên quan (1111, 1121) + Thanh toán nợ vay bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý Nợ TK 311: Số trả nợ theo tỷ giá hạch toán Có TK liên quan (1112, 1113, 1122, 1123) + Số tiền vay phải trả, đã trả Nợ TK 635: Số lãi vay ngắn hạn tính vào chi phí tài chính Có TK 311: Số lãi vay tính vào gốc Có TK liên quan (111, 112, 3388): Số lãi vay đã trả, phải trả 1.3.2. Kế toán vay dài hạn a. Tài khoản sử dụng TK 341 “Vay dài hạn” Công dụng: TK này sử dụng để theo dõi tình hình vay và thanh toán tiền vay dài hạn của doanh nghiệp, chi tiết theo từng người cho vay, từng khoản vay Kết cấu: Bên Nợ: - Kết chuyển số tiền vay dài hạn đến hạn trả. - Số tiền vay giảm do tỷ giá ngoại tệ giảm. - Số tiền vay dài hạn đã trả trước hạn
  27. b. Phương pháp hạch toán - Phản ánh số tiền đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ Nợ TK 211, 213: Vay mua sắm TSCĐ Nợ TK 241: Vay thanh toán khối lượng xây dựng, lắp đặt các công trình XDCB Nợ TK 133(1332): Thuế GTGT đầu vào Có TK 341: Tổng số tiền vay - Vay mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ cho XDCB Nợ TK 151, 152, 153: Vay mua sắm vật tư, thiết bị XDCB Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào Có TK 341: Số vay mua vật tư, thiết bị XDCB - Vay dài hạn khác bằng tiền Việt Nam Nợ TK 331: Vay thanh toán cho người cung cấp, người nhận thầu XDCB Nợ TK 221, 222, 228: Vay góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn Nợ TK 244: Vay ký quỹ, ký cược dài hạn Nợ TK111,112: Vay bằng tiền hay bằng việc phát hành trái phiếu công ty Có TK 341: Các khoản vay dài hạn tăng thêm - Cuối niên độ kế toán, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo Nợ TK 341: Kết chuyển khoản vay dài hạn đến hạn trả Có TK 315 - Khi thanh toán tiền vay dài hạn
  28. - Trường hợp vay bằng ngoại tệ, hạch toán tương tự như vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. - Đối với số lãi vay dài hạn phải trả, đã trả Nợ TK 241(2412): Số lãi vay trong thời gian XDCB Nợ TK 635: Số lãi vay trong thời gian kinh doanh (khai thác) Có TK liên quan (111, 112): Số đã trả Có TK 341: Số lãi vay tính vào gốc Có TK 338(3388): Số phải trả Ví dụ: Có tài liệu về tiền vay tại một doanh nghiệp trong tháng 8/N (đơn vị: 1000đ) I. Số dư các tài khoản phản ánh tiền vay đầu tháng: - TK 311: 500.000 - TK 341: 300.000 II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Vay ngắn hạn ngân hàng 126.000 để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu (cả thuế GTGT 5%). Số nguyên vật liệu trên đã nhập kho. 2. Vay dài hạn ngân hàng 230.000 để ứng trước cho Công ty N về XDCB 3. Dùng TGNH để thanh toán nợ vay ngắn hạn 180.000 4. Tính ra số lãi tiền vay phải trả trong tháng 17.800 trong đó: - Lãi vay dùng cho XDCB: 5.600 - Lãi vay trong dùng cho kinh doanh: 12.200 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
  29. này thường xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành. - Phát hành trái phiếu có chiết khấu (giá phát hành lãi suất danh nghĩa. - Phát hành trái phiếu có phụ trội (giá phát hành > mệnh giá): là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu gội là phụ trội trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường < lãi suất danh nghĩa. Các khoản chiết khấu và phụ trội do phát hành trái phiếu thường lớn, có liên quan đến suốt thời gian trái phiếu tồn tại nên kế toán phải phân bổ dần cho các kỳ đi vay trong suốt thời gian của trái phiếu. Việc xác định mức chiết khấu hay phụ trội phát hành trái phiếu phải phân bổ vào các kỳ có liên quan có thể theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi thực. Theo phương pháp đường thẳng, tổng số chiết khấu phát hành trái phiếu sẽ được chia đều cho số năm tồn tại của trái phiếu, còn theo phương pháp lãi thực, tổng số chi phí lãi cho mỗi thời kỳ trả lãi bao gồm giá trị ghi sổ đầu kỳ (trị giá mang sang đầu kỳ) của trái phiếu nhân với lãi suất thực trừ đi lãi danh nghĩa từng kỳ. * Tài khoản sử dụng TK 343 "Trái phiếu phát hành" Kết cấu:
  30. Bên Có: - Trị giá trái phiếu phát hành theo mệnh giá trong kỳ. - Phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ. - Phụ trội trái phiếu phát sinh trong kỳ. - Chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá hối đoái ngoại tệ Dư Có: Trị giá khoản nợ vay do phát hành trái phiếu hiện còn. TK 343 có 3 TK cấp 2 - 3431 "Mệnh giá trái phiếu" - 3432 "Chiết khấu trái phiếu" - 3433 "Phụ trội trái phiếu" * Phương pháp hạch toán - Khi phát hành trái phiếu, tuỳ theo giá phát hành, ghi Nợ TK 111, 112, 138 : Tổng giá phát hành trái phiếu Nợ TK 343(3432): Chiết khấu phát hành trái phiếu (nếu có) Có TK 343(3433): Khoản phụ trội về phát hành Có TK 343(3431): Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành - Phát hành trái phiếu trả lãi trước, ghi Nợ TK 111, 112, 138 : Tổng giá phát hành trái phiếu Nợ TK 242: Số tiền lãi trái phiếu trả trước Có TK 343(3431): Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành Phân bổ lãi trái phiếu trả trước tính vào chi phí Nợ TK 635, 241 Có TK 242
  31. - Phát hành trái phiếu trả lãi sau, kế toán tiến hành trích trước Nợ TK 635, 241 Có TK 335 Đến kỳ trả lãi, ghi Nợ TK 335 Có TK 111,112 - Các chi phí liên quan đến phát hành (lệ phí và giấy phép phát hành trái phiếu, chi phí chạm, khắc, in ấn, chi phí xúc tiến, hoa hồng phát hành ) nếu nhỏ được tập hợp trực tiếp vào chi phí tài chính trong kỳ, ngược lại nếu lớn, sẽ được tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào các kỳ có liên quan. Nợ TK 635: Tăng chi phí tài chính Nợ TK 242: Tăng chi phí trả trước dài hạn Có TK 111, 112 - Khi thanh toán lãi vay theo định kỳ Nợ TK 635: Tăng chi phí tài chính Nợ TK 241: Tăng chi phí đầu tư XDCB Có TK 111, 112, 3388 : Số lãi đã trả hay phải trả cho các chủ trái phiếu - Trái phiếu do công ty phát hành được thanh toán một lần cả gốc (mệnh giá) và lãi vay khi đến hạn, để tránh chi phí tăng đột biến tại kỳ thanh toán do số lãi vay lớn, định kỳ, kế toán có thể trích trước một số lãi vay phải trả vào chi phí tài chính. Nợ TK 635: Tăng chi phí tài chính
  32. Nợ TK 343(3431): Số nợ gốc trái phiếu đã trả Nợ TK 241, 635, 335: Số lãi vay trái phiếu đã trả Có TK 111, 112 : Tổng số gốc và lãi vay trái phiếu đã trả khi đến hạn Ví dụ: 1. Phát hành 1000 trái phiếu mệnh giá 1.000.000đ/TP thu bằng TGNH, lãi suất 10%/năm, thời hạn 5 năm. Lãi suất thanh toán khi đáo hạn. 2. Phát hành 1000 trái phiếu phụ trội, mệnh giá 1.000.000đ/TP thu bằng TGNH, giá phát hành 1.050.000 đ/TP, lãi suất 10%/năm thanh toán theo từng năm. Thời hạn trái phiếu 3 năm. Phân bổ phụ trội trái phiếu hàng năm. 3. Phát hành 1000 trái phiếu chiết khấu, mệnh giá 1.000.000đ/TP thu bằng TGNH, giá phát hành 950.000 đ/TP, lãi suất 10%/năm thanh toán theo từng năm. Thời hạn trái phiếu 5 năm. 4. Hàng năm, doanh nghiệp trích trước lãi vay phải trả cho trái phiếu ở nghiệp vụ 1. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1.4. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN 1.4.1. Kế toán thanh toán với khách hàng a. Nguyên tắc hạch toán: - Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ - Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu theo
  33. phải thu không đòi được. b. Tài khoản sử dụng - TK 131 “Phải thu của khách hàng” được sử dụng để theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này được chi tiết cho từng khách hàng. Bên Nợ: - Số tiền bán vật tư, sản phẩm phải thu ở khách hàng - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng Bên Có: - Số tiền đã thu khách hàng - Số tiền nhận ứng trước trả trước của khách hàng - Số chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán trả lại trừ vào số nợ phải thu - Các nghiệp vụ khác làm giảm khoản phải thu của khách hàng TK 131 vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có Dư Nợ: Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu của khách hàng Dư Có: phản ánh số nhận trước của khách hàng cuối kỳ chi tiết theo từng đối tượng cụ thể b. Phương pháp hạch toán - Trường hợp doanh nghiệp cho phép người mua nợ tiền hàng: + Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 333: Thuế GTGT của số hàng bán ra
  34. Có TK 511: Giá bán có cả thuế - Các khoản thu nhập hoạt động tài chính hay các hoạt động khác bán chịu + Nếu doanh nghiệp tính thuế theo pp khấu trừ: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 333: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính chưa có thuế Có TK 711: Doanh thu hoạt động khác chưa có thuế + Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 515,711: Giá bán có cả thuế - Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại trừ vào số nợ phải thu: + Nếu DN tính thuế theo pp khấu trừ: Nợ TK 521: Số chiết khấu thương mại của hàng tiêu thụ ( chưa có thuế GTGT) Nợ TK 532: Số giảm giá hàng bán( chưa có thuế GTGT) Nợ TK 531: doanh thu số hàng bán trả lại( chưa có thuế GTGT) Nợ TK 515,711: Số ghi giảm doanh thu hoạt động tài chính, h/đ khác Nợ TK 333: Thuế GTGT tương ứng( chưa có thuế GTGT) Có TK 131: Tổng giá được chấp nhận trừ vào nợ + Nếu DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 521,532,531,515,711: Tổng giảm giá có cả thuế
  35. Có TK 131: chi tiết theo đối tượng - Trường hợp khách hàng thanh toán bằng vật tư, hàng hoá: + Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 152,156: Giá thanh toán chưa có thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT của số hàng trên Có TK 131: Tổng giá thanh toán của số hàng hoá đã nhận + Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 152,153,156: Tổng giá thanh toán Có TK 131: Tổng giá thanh toán - Trường hợp Người mua đặt trước tiền hàng: Nợ TK 111,112 Có TK 131: chi tiết đối tượng - Trường hợp phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể đòi được phải xử lý xoá sổ Nợ TK 139: số đã lập dự phòng Nợ TK 642: số chưa lập dự phòng Có TK 131: chi tiết đối tượng Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 004 - Cuối niên độ kế toán, điều chỉnh số dư ngoại tệ của TK131 + Nếu tỷ giá thực tế tại thời điểm lập báo cáo lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 131 Nợ TK 131:
  36. Có TK 131: chi tiết đối tượng Ví dụ: 1. Xuất kho bán 1 số thành phẩm cho Cty F, gồm: SP A: giá vốn 340.000, giá bán cả thuế GTGT 10% là 440.000 SP B: giá vốn 245.000, giá bán cả thuế GTGT 10% là 330.000 2. Xuất bán trả góp một lô hàng theo giá vốn 50.000; giá bán trả góp ( cả thuế GTGT 7.000) là 82.000. Người mua ttoán lần đầu khi giao hàng bằng TM 30.000. Được biết giá bán thu tiền một lần chưa có thuế của lô hàng trên là 70.000, thuế GTGT 10%. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1.4.2. Kế toán thanh toán với người bán a. Tài khoản hạch toán TK 331 “Phải trả cho người bán”. Công dụng: Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho người cung cấp, người bán vật tư, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ, người nhận thầu XDCB, nhận thầu sửa chữa TSCĐ , Kết cấu: Bên Nợ: - Số tiền đã trả cho người bán (kể cả tiền đặt trước). - Các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại khi mua hàng, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại được người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả. - Các nghiệp vụ khác phát sinh làm giảm nợ phải trả người bán (thanh toán bù trừ, nợ vô chủ )
  37. - Số tiền ứng thừa được người bán trả lại. - Các nghiệp vụ khác phát sinh làm tăng nợ phải trả người bán (chênh lệch tăng tỷ giá, điều chỉnh tăng giá tạm tính ). Dư Nợ: Số tiền ứng trước hoặc trả thừa cho người bán Dư Có: Số tiền còn phải trả người bán, người cung cấp. TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng thanh toán. b. Phương pháp hạch toán + Phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản, dịch vụ mua chịu phải trả người bán Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156): Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 211, 213: Giá mua TSCĐ chưa có thuế GTGT Nợ TK 241(chi tiết công trình): Giá giao thầu chưa có thuế GTGT Nợ TK liên quan ( 611, 627, 641, 642, 811 ): Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133(1331, 1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331(chi tiết đối tượng): Tổng giá thanh toán của vật tư, hàng hoá, tài sản, dịch vụ mua chịu phải trả. + Phản ánh số chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng, số giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại được người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả (nếu có) Nợ TK 331 Có TK liên quan (152, 153, 156, 211, 213 Có TK 133
  38. + Khi thanh toán tiền hàng cho người bán Nợ TK 331(chi tiết đối tượng): Số tiền đã thanh toán Có TK liên quan (111, 112) Có TK liên quan (311, 341) Có TK 131(chi tiết đối tượng): Số đã thanh toán bù trừ + Phản ánh số tiền đặt trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu (chi tiết đối tượng) Nợ TK 331(chi tiết đối tượng): Số đã đặt trước Có TK liên quan (111, 112, 311, 341 ) + Phản ánh tổng số tiền hàng phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu (chi tiết đối tượng) Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211, 213, 611, 627, 641, 642, 241, 635, 811 ): Giá mua chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331(chi tiết đối tượng): Tổng giá thanh toán + Thanh toán bổ sung số tiền hàng còn thiếu Nợ TK 331(chi tiết đối tượng): Số thanh toán bổ sung Có TK liên quan (111, 112, 311, 341 ) + Số tiền ứng trước thừa được người bán trả lại Nợ TK liên quan (111, 112 ): Số tiền đã nhận Có TK 331(chi tiết đối tượng): Số ứng trước hoặc trả thừa được người bán trả lại. Ví dụ:
  39. thuế suất 10%. Toàn bộ số tiền hàng đã trả bằng TGNH sau khi trừ giảm giá 1% được hưởng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1.4.3. Kế toán thanh toán với Nhà nước Các khoản nợ phải nộp Nhà nước là những khoản thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên, thuế nhà đất và các loại thuế, phí, lệ phí khác mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước nhưng chưa nộp. Các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí cho nhà nước theo luật định. Doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm kê khai đầy đủ chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp. a. Tài khoản hạch toán TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” Công dụng: Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản với Ngân sách Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí Kết cấu: Bên Nợ: - Các khoản đã nộp Ngân sách Nhà nước. - Các khoản trợ cấp, trợ giá được Ngân sách duyệt. - Các nghiệp vụ khác làm giảm số phải nộp Ngân sách. Bên Có: - Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. - Các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận. Dư Nợ: Số nộp thừa cho Ngân sách hoặc các khoản trợ cấp, trợ
  40. TK 333 được chi tiết thành các TK cấp 2 sau: TK 3331: Thuế GTGT TK 3335:Thu trên vốn TK 33311: Thuế GTGT đầu ra TK 3336: Thuế tài nguyên TK 33312: Thuế GTGT hàng TK 3337: Thuế nhà, đất, tiền thuê nhập khẩu đất TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt TK 3338: Các loại thuế khác TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản TK 3334: Thuế thu nhập doanh phải nộp khác nghiệp - TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”: TK này chỉ sử dụng đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Kết cấu Bên Nợ: Tập hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thực tế phát sinh. Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ. - Các nghiệp vụ khác làm giảm thuế GTGT đầu vào (số không được khấu trừ, số đã được hoàn lại, số thuế của hàng mua trả lại ) Dư Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ hay hoàn lại nhưng chưa nhận. TK 133 được chi tiết thành 02 tiểu khoản: - TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ - TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
  41. Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu, được thu trên phần giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ. Mục đích của thuế GTGT là nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng cho Ngân sách Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội, kiểm soát kinh doanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. b. Đối tượng nộp thuế GTGT Đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. c. Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT được tính trên căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT. Theo phương pháp khấu trừ thuế: số thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức sau: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Trong đó: Số thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hoá, Thuế suất thuế GTGT = x đầu ra dịch vụ chịu thuế bán ra của hàng hoá, dịch vụ đó Thuế GTGT đầu Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch = vào vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu Theo phương pháp trực tiếp: số thuế GTGT phải nộp được tính
  42. Giá thanh toán của hàng GTGT của hàng Giá thanh toán của hàng = - hoá, dịch vụ mua vào hoá, dịch vụ hoá, dịch vụ bán ra tương ứng d. Phương pháp hạch toán thuế GTGT Theo phương pháp khấu trừ - Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ trong nước Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 611, 627, 641, 642 ): Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331, 111, 112, 311 : Tổng giá thanh toán - Mua TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh Nợ TK 211: Giá mua chưa thuế (nếu không qua lắp đặt) Nợ TK 241: Giá mua chưa thuế (nếu phải qua lắp đặt) Nợ TK 133(1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK liên quan (111, 112, 331, 341 ): Tổng giá thanh toán - Trường hợp mua hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT hay dùng vào hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án (tài trợ bằng nguồn kinh phí riêng) thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp được tính vào trị giá hàng mua. Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211 ): Trị giá mua hàng nhập khẩu Có TK 333(3333): Thuế nhập khẩu Có TK 333(33312): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
  43. được tính vào giá vật tư, dịch vụ mua ngoài hoặc đối tượng có liên quan. Trường hợp không tách được thì toàn bộ số GTGT đầu vào được tập hợp hết vào TK 133. Cuối kỳ, phải phân bổ cho các đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ được tính vào giá vốn của hàng bán ra. Trong trường hợp số thuế này quá lớn (lớn hơn doanh số trong kỳ), thì số vượt doanh số sẽ được tính vào các kỳ tiếp theo. Khi phân bổ, kế toán ghi: Nợ TK 632: Kết chuyển thuế GTGT không được khấu trừ cho đối tượng không chịu thuế GTGT (nếu Doanh thu) Có TK 133: Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào - Khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ kế toán phản ánh tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT phải nộp) Nợ TK liên quan (111, 112, 131 ): Tổng giá thanh toán Có TK 333(33311): Thuế GTGT phải nộp Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng - Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ thu tiền trước, kế toán ghi nhận doanh thu là toàn bộ số tiền thu được chưa có thuế GTGT và thuế GTGT phải nộp Nợ TK liên quan (111, 112): Tổng số tiền đã thu Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp Có TK 338(3387): Doanh thu chưa thực hiện ghi nhận trước - Trường hợp khi mua hàng phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua hay hàng mua trả lại, kế toán ghi giảm số thuế GTGT tương
  44. Có TK 133(1331, 1332): Thuế GTGT tương ứng - Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động khác (thu cho thuê TSCĐ, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu về bán bất động sản ) Nợ TK liên quan (111, 112, 131 ): Tổng giá thanh toán Có TK 333(33311): Thuế GTGT phải nộp Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711: Thu nhập hoạt động khác Theo Luật thuế GTGT hiện hành, thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn trong kho, thời gian kê khai tối đa là 3 tháng, kể từ thời điểm kê khai thuế của tháng phát sinh. Đối với TSCĐ, nếu có thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của Chính phủ. + Nếu số thuế đầu vào được khấu trừ số thuế GTGT đầu ra phải nộp của tháng đó thì chỉ khấu trừ đúng bằng số phải nộp, số còn lại
  45. Nợ TK 3331(33311) Có TK 133(1331, 1332) BT2) Trường hợp được hoàn lại thuế GTGT, số tiền được hoàn lại ghi Nợ TK liên quan (111, 112 ): Số đã nhận Có TK 133: Số đầu vào được hoàn lại Có TK 333(3331): Số nộp thừa được hoàn lại BT3) Trường hợp được giảm thuế, số thuế GTGT được giảm ghi Nợ TK 3331(33311): Trừ vào số phải nộp Nợ TK 111, 112: Số được giảm đã nhận Có TK 711: Số thuế GTGT được giảm trừ Ví dụ: SD ĐK TK 133: 50.000 1.Mua sắm một tài sản cố định hữu hình dùng cho sản xuất. Tổng giá thanh toán 253.000 (thuế GTGT 10%) đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. TSCĐ này được bù đắp bằng quỹ đầu tư phát triển 50.000, còn lại bằng nguồn vốn kinh doanh. 2.Xuất kho bán trực tiếp sản phẩm cho công ty N với giá (gồm cả thuế GTGT 10%) là 924.000. Chi phí vận chuyển bên bán chịu trả bằng tiền mặt 5.000. Biết giá vốn hàng bán là 615.000. 3. K/c Thuế GTGT Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (2) Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
  46. nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Theo quy định tại điều 7 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập chịu Doanh thu để tính Chi phí Thu nhập chịu thuế trong kỳ = thu nhập chịu thuế - hợp lý trong + thuế khác trong tính thuế trong kỳ tính thuế kỳ tính thuế kỳ tính thuế Trong đó, doanh thu để tính thuế thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Thuế TNDN phải nộp được tính như sau: Tổng số thuế TNDN phải Tổng số thu nhập chịu thuế = x Thuế suất nộp trong kỳ trong kỳ tính thuế b. Phương pháp hạch toán Để đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách, hàng quý, doanh nghiệp phải tạm nộp thuế TNDN theo thông báo của cơ quan thuế (hoặc tạm nộp theo kế hoạch). Số thuế phải nộp ghi Nợ TK 821(8211) Có TK 333(3334) Khi tạm nộp thuế TNDN cho Ngân sách Nợ TK 333(3334) Có TK liên quan (111, 112, 311 ) - Cuối năm (hoặc đầu năm sau), khi quyết toán thuế được duyệt, so sánh số đã tạm nộp cho Ngân sách với số phải nộp
  47. + Nếu số đã nộp > số phải nộp Nợ TK 333(3334): Kết chuyển số thuế TNDN nộp thừa Có TK 821(8211): Số nộp thừa - Trường hợp được miễn giảm thuế TNDN, số được miễn giảm ghi Nợ TK 333(3334): Số được miễn giảm về thuế TNDN Có TK 821(8211) (3) Hạch toán các loại thuế, phí, lệ phí khác a. Khái niệm Các loại thuế, phí, lệ phí khác bao gồm: - Thuế tiêu thụ đặc biệt: là một loại thuế gián thu được thu trên giá bán (chưa có thuế TTĐB) đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu (rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà, xăng các loại ). Mọi cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế sản xuất hay nhập khẩu các mặt hàng trong diện chịu thuế TTĐB đều phải nộp thuế. Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ phải chịu khoản thuế này một lần (chịu ở khâu sản xuất thì không phải chịu ở khâu lưu thông). Cơ sở sản xuất hàng này chịu thuế TTĐB mà không chịu thuế GTGT, còn cơ sở thương nghiệp kinh doanh mặt hàng đó chỉ chịu thuế GTGT. Đối với hàng nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu không phải nộp thuế GTGT nhưng khi bán ra phải nộp thuế GTGT đầu ra. - Thuế xuất, nhập khẩu: - Thu trên vốn: là khoản tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách và vốn có
  48. - Thuế tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên đều phải nộp thuế tài nguyên. Đối tượng nộp thuế tài nguyên là: các loại khoáng sản kim loại (đen, màu, kim loại quý hiếm), các loại than mỏ, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên - Thuế nhà đất: Mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Thuế nhà, đất Diện tích nhà, Giá tính thuế từng Thuế = x x phải nộp đất tính thuế hạng đất, hạng nhà suất - Thuế thu nhập cá nhân: áp dụng đối với những người có thu nhập cao nhằm điều tiết một phần thu nhập, tạo sự cân bằng trong xã hội. Thuế suất thuế thu nhập được tính theo biểu thức luỹ tiến từng phần (trừ một số đối tượng có quy định riêng). - Thuế môn bài: là loại thuế nhằm mục đích nắm và tổng hợp các hộ tập thể, DN, công ty tư doanh, hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế do cơ quan hành chính và đoàn thể thành lập, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thuế môn bài được tính căn cứ vào thu nhập bình quân tháng của đối tượng chịu thuế, quy định riêng theo từng mức cụ thể. - Thuế trước bạ: Theo quy định, mọi trường hợp chuyển dịch quyền sử dụng sở hữu hoặc quyền sử dụng về nhà đất, ô tô, xe gắn máy (gọi chung là tài sản) bao gồm mua bán, chuyển đổi, thừa kế đều phải khai báo và nộp thuế trước bạ. Giá trị tài sản chuyển dịch (thời giá Thuế trước bạ = x Thuế suất lúc chuyển dịch hay giá thanh toán)
  49. Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211 ): Thuế phải nộp về hàng nhập khẩu Có TK 333(3332) Thuế xuất khẩu phải nộp Nợ TK 511: Số thuế xuất khẩu phải nộp Có TK 333(3333): Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu phải nộp Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211, 611 ): Tính vào giá trị hàng nhập khẩu Có TK 333(3333): Số thuế nhập khẩu phải nộp Thu trên vốn phải nộp Nợ TK 421 Có TK 333(3335) Thuế tài nguyên phải nộp Nợ TK 627: Số thuế tính vào chi phí sản xuất Có TK 333(3336) Thuế đất phải nộp Nợ TK 642(6425) Có TK 333(3337) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp Nợ TK 334: Số thuế thu nhập phải nộp Có TK 333(3338)
  50. Nợ TK 211: Tính vào nguyên giá TSCĐ Có TK 333(3338)- Thuế trước bạ Số phí, lệ phí phải nộp Nợ TK 642(6425): Số phí, lệ phí Có TK 333(3339) - Khi nộp thuế, lệ phí, phí cho Nhà nước Nợ TK 333(chi tiết từng loại) Có TK liên quan (111, 112, 311 ) Đối với các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp (khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ hoặc đặt hàng theo chính sách của Nhà nước khi thu không đủ chi), trợ giá (khoản hỗ trợ tài chính của Ngân sách theo mức cố định tính trên từng đơn vị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao, theo đơn đặt hàng, theo chính sách của Nhà nước), số trợ cấp trợ giá được Ngân sách duyệt, ghi Nợ TK 333(3339-Trợ cấp, trợ giá) Có TK 511(5114): Doanh thu trợ cấp, trợ giá Khi nhận khoản trợ cấp, trợ giá Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 333(3339): Trợ cấp trợ giá Ví dụ: 1. Ngày 15: Mua 1 lô hàng chuyển đến cảng Hải phòng để xuất khẩu. Trị giá mua chưa thuế 350.000.000 (thuế GTGT 10%), giá bán 25.000USD (theo giá FOB Hải phòng). Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp
  51. 6.300.000 (đã có thuế GTGT 5%). Tiền hàng chưa thu, tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ là 20.180đ/USD 3. Ngày 26: Nhập một dây chuyền công nghệ trị giá trên hoá đơn thương mại 300.000 USD. Thuế suất thuế NK: 10%, thuế suất TTĐB 0%, thuế suất GTGT: 10%. Giá tính thuế của hàng nhập khẩu là giá ghi trên hoá đơn thương mại. Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ là 20.980đ/USD. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1.4.4. Kế toán thanh toán nội bộ a. Phải thu nội bộ - Khái niệm: Phải thu nội bộ là quan hệ ttoán nội bộ về các khoản phải thu giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. Trong đó, cấp trên là tổng công ty, công ty phải là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập. Các đơn vị cấp dưới là các doanh nghiệp thành viên trực thuộc nhưng phải là đơn vị có tổ chức công tác kế toán riêng. - Nội dung các khoản phải thu nội bộ: + Ở đơn vị cấp trên: ` Vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, cấp cho cấp dưới ` Vốn kinh doanh cấp cho cấp dưới vay không tính lãI ` Các khoản cấp dưới phảI nộp lên cấp trên theo quy định ` Các khoản nhờ cấp dưới thu hộ ` Các khoản đã chi trả hộ cấp dưới ` Các khoản phải thu khác
  52. ` Các khoản nhờ cấp trên hoặc đơn vị khác thu hộ ` Các khoản đã chi trả hộ cấp trên hoặc đơn vị khác ` Các khoản phảI thu khác - Tài khoản hạch toán TK 136” Phải thu nội bộ” được dùng để phản ánh các khoản phải thu giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. TK 136 được mở chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ và theo dõi riêng từng khoản. Kết cấu: Bên Nợ: - Các khoản vốn đã cấp cho các đơn vị phụ thuộc - Các khoản khác phảI thu từ các đơn vị thành viên - Các khoản chi trả hộ lẫn nhau Bên Có: - Các khoản đã thu, đã nhận - Các khoản thanh toán bù trừ Dư Nợ: Số còn phải thu ở các đơn vị nội bộ - Phương pháp hạch toán + Kế toán ở đơn vị cấp dưới Khi nhận vốn hoặc kinh phí sự nghiệp do cấp trên cấp hoặc giao hoặc nhận trực tiếp từ ngân sách theo uỷ quyền của đơn vị cấp trên: Nợ TK 111,112,152,153: nếu nhận bằng tàI sản lưu động Nợ TK 211: nếu nhận bằng TSCĐ (theo NG) Có TK 411: số vốn đã nhận
  53. Có TK 111,112,152, Nếu hoàn lại bằng TSCĐ Nợ TK 411: GTCL Nợ TK 214: giá trị HMLK Có TK 211: NG Căn cứ vào thông báo hoặc chứng từ xác nhận của đơn vị cấp trên về số được chia các quỹ doanh nghiệp Nợ TK 136 Có TK 414,415,416, Khi cấp trên cấp Nợ TK 111,112, Có TK 136 Các khoản chi trả hộ cấp trên hoặc các doanh nghiệp khác Nợ TK 136 Có TK 111,112, Số lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh được cấp trên chấp nhận cấp bù Nợ TK 136 Có 421 Số tiền bán hàng nội bộ phảI thu Nợ TK 136 Có TK 512 Có TK3331
  54. + Kế toán ở đơn vị cấp trên Khi cấp vốn cho đơn vị cấp dưới Nợ TK 136 (chi tiết đơn vị cấp dưới) Có TK 111,112 Nếu cấp bằng TSCĐ Nợ TK 136: GTCL Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211 Khi các đơn vị cấp dưới nhận vốn trực tiếp từ ngân sách theo uỷ quyền của đơn vị cấp trên Nợ TK 136 Có TK 411 Khi cấp dưới hoàn lại vốn cho cấp trên Nợ TK 111,112 Có TK 136 Nếu hoàn lại bằng TSCĐ Nợ TK 211: NG Nợ TK 214: GTHM Có TK 136: GTCL Các khoản cấp dưới phải nộp cho cấp trên theo quy định Nợ TK 136
  55. Có TK 421 Khi nhận tiền từ các đơn vị cấp dưới về các khoản phải thu nội bộ Nợ TK 111,112 Có TK 136 b. Phải trả nội bộ - Khái niệm: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã phát sinh các quan hệ thanh toán giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ doanh nghiệp về các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc đã chi, đã thu hộ cấp trên, cấp dưới hay các đơn vị thành viên khác. Tất cả những khoản phát sinh trong quan hệ thanh toán đó gọi là phải trả nội bộ. Khoản phải trả nội bộ phải được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó theo dõi riêng từng khoản phải trả, phải cấp, phải nộp. - Tài khoản sử dụng Kế toán các khoản phải trả nội bộ sử dụng TK 336 "Phải trả nội bộ" phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp độc lập với các đơn vị phụ thuộc và giữa các đơn vị phụ thuộc trong doanh nghiệp. Kết cấu Bên Nợ: - Số tiền cấp trên đã cấp cho đơn vị cấp dưới. - Số tiền cấp dưới đã nộp cho cấp trên. - Thanh toán các khoản chi hộ, trả hộ, thu hộ. Bên Có: - Số tiền phải nộp cấp trên.
  56. Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải cấp, phải nộp. - Phương pháp hạch toán + Kế toán ở đơn vị cấp trên - Các quỹ đơn vị cấp trên phải cấp cho các đơn vị phụ thuộc Nợ TK 414, 415, 353, 451: Quỹ ĐTPT, DPTC, KTPL, QLCT Có TK 336: Phải trả nội bộ - Cấp trên cấp tiền về các quỹ cho đơn vị phụ thuộc Nợ TK 336: Phải trả nội bộ Có TK 111, 112 - Cấp trên phải bù lỗ về sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 336: Phải trả nội bộ - Phải trả cho các đơn vị trực thuộc về các khoản mà đơn vị phụ thuộc đã chi hộ, trả hộ hoặc cấp trên đã thu hộ các đơn vị trực thuộc Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 331, 627 Có TK 336 - Khi trả tiền cho các đơn vị trực thuộc về khoản chi hộ, hay trả hộ, thu hộ Nợ TK 336 Có TK 111, 112 - Bù trừ giữa các khoản phải thu với các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc Nợ TK 336: Phải trả nội bộ
  57. Có TK 336 - Tính số phải nộp lên cấp trên về các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, khen thưởng phúc lợi Nợ TK 414, 415, 353 Có TK 336 - Tính số lãi phải nộp lên cấp trên Nợ TK 421 Có TK 336 - Số tiền phải trả cho cấp trên và các đơn vị nội bộ khác về các khoản đã được cấp trên và các đơn vị nội bộ khác chi hộ, trả hộ Nợ TK 152, 153, 211, 331 Có TK 336 - Khi thu hộ cấp trên, thu hộ đơn vị nội bộ khác Nợ TK 111, 112 Có TK 336 - Khi trả tiền cho cấp trên và các đơn vị nội bộ khác về các khoản phải trả, phải nộp hoặc thu hộ Nợ TK 336 Có TK 111, 112 - Bù trừ các khoản phải thu của cấp trên, phải thu ở đơn vị nội bộ với các khoản phải nộp phải trả cấp trên, phải trả các đơn vị nội bộ (chỉ bù trừ trong quan hệ phải thu, phải trả với một đơn vị nội bộ)
  58. Trong kỳ có các NVKT phát sinh như sau: 1. Cấp vốn kinh doanh cho cấp dưới bằng nguyên vật liệu, giá trị 20.000.000 2. Cấp vốn kinh doanh cho cấp dưới bằng chuyển khoản 100.000.000 3. Nhận lại vốn kinh doanh của cấp dưới chuyển trả là 1 TSCĐHH có giá trị còn lại 550.000.000 4. Chi hộ cấp dưới một số khoản với tổng số tiền 18.000.000 bằng tiền mặt 5. Doanh nghiệp cấp dưới thanh toán các khoản phải trả nội bộ cho cấp trên 23.000.000 bằng chuyển khoản Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cấp trên và cấp dưới 1.4.5. Kế toán thanh toán tạm ứng a. Khái niệm Tạm ứng là khoản tiền hay vật tư mà doanh nghiệp giao cho cá nhân hay bộ phận thuộc nội bộ doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt. Kế toán tạm ứng phải tôn trọng một số quy tắc sau đây: + Khi kết thúc công việc được giao, người tạm ứng phải quyết toán dứt điểm từng khoản theo chứng từ gốc kèm theo + Người nhận tạm ứng phải là công nhân viên chức, người lao động tại doanh nghiệp + Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp về số tiền đã tạm ứng và chỉ được sử dụng số tiền tiền theo đúng nội dung
  59. tạm ứng, theo nội dung tạm ứng, ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng b. Tài khoản sử dụng TK 141” Tạm ứng” Kết cấu: Bên Nợ: - Số tiền , vật tư đã tạm ứng cho CNV - Các khoản tạm ứng để thực hiện khối lượng xây lắp nội bộ Bên Có: - Thanh toán tạm ứng theo số thực chi - Xử lý số tạm ứng chi không hết Dư Nợ: Số tiền tạm ứng chưa ttoán c. Phương pháp hạch toán - Khi tạm ứng cho CNV đi công tác Nợ TK 141 Có TK 111,112: tạm ứng bằng tiền Có TK 152,153: tạm ứng bằng vật tư - Khi hoàn thành công việc, căn cứ vào giấy ttoán tạm ứng và các chứng từ gốc Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào Nợ TK 151,152,153, : chi mua vật tư hàng hoá Nợ TK 311: chi trả vay ngắn hạn Nợ TK 621,627,641, .chi hoạt động kinh doanh
  60. Nợ TK 111,112: thu hồi tạm ứng thừa bằng tiền Nợ TK 334: trừ vào thu nhập Có TK 141 - Trường hợp số chi tiêu thực tế lớn hơn số tạm ứng, người nhận tạm ứng sẽ được thanh toán bổ sung Nợ TK liên quan (151,152,311,641, ) Nợ TK 133 Có TK 111,112: số chi tiêu vượt quá số tạm ứng Ví dụ: 1. Xuất quỹ tiền mặt 25.000.000 để tạm ứng cho anh Nguyễn Văn A đi mua vật liệu 2 Anh A thanh toán khoản tạm ứng kèm theo các chứng từ liên quan (đã được duyệt) gồm: + Chi phí đi lại, ăn ở: 2.200.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) + Tiền mua vật liệu: 16.500.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) + Chi phí tàu xe: 1.100.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) Số tiền còn lại anh A nộp lại bằng tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1.4.6. Kế toán thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả a. Khái niệm Nợ dài hạn đến hạn trả là số nợ dài hạn đến hạn thanh toán trong niên độ kế toán hiện hành. Kế toán đòi hỏi phải theo dõi chi tiết cho từng khoản
  61. Kết cấu Bên Nợ: Số nợ dài hạn đến hạn, quá hạn đã trả. Bên Có: Số nợ dài hạn đã đến hạn trả trong niên độ tới. Dư Có: Số nợ dài hạn đến hạn, quá hạn chưa trả c. Phương pháp hạch toán - Cuối niên độ kế toán, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong năm tới dựa vào các cam kết, khế ước vay Nợ TK 341: Vay dài hạn Nợ TK 342: Nợ dài hạn Có TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả - Trả nợ bằng tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi ngân hàng, bằng tiền thu hồi nợ Nợ TK 315: Nợ dài hạn đến hạn, quá hạn đã trả Có TK 111, 112, 128, 131, 138 1.4.7. Kế toán thanh toán nợ dài hạn a. Khái niệm: Nợ dài hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp nợ các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các cá nhân có thời hạn nợ trên một năm như nợ thuê TSCĐ thuê tài chính b. Tài khoản sử dụng TK 342 "Nợ dài hạn" Công dụng: TK này dùng để theo dõi các khoản nợ dài hạn về TSCĐ đi thuê tài chính và các khoản nợ dài hạn khác có thời hạn trên một năm.
  62. Bên Nợ: - Trả nợ dài hạn do thanh toán - Kết chuyển các khoản nợ dài hạn đến hạn trả sang TK 315 - Số giảm nợ được bên chủ nợ chấp nhận Bên Có: Các khoản nợ dài hạn phát sinh trong kỳ. Dư Có: Nợ dài hạn chưa đến hạn trả. c. Phương pháp hạch toán - Khi thuê TSCĐ thuê tài chính ở đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính (chưa có thuế GTGT) Có TK 342: Nợ dài hạn - Xác định số nợ gốc phải trả kỳ này thì nợ dài hạn sẽ được trừ số nợ trả trong kỳ này Nợ TK 212: Giá chưa có thuế GTGT Có TK 343: Giá trị hợp lý đã trừ số nợ trả kỳ này Có TK 315: Số nợ phải trả kỳ này - Trả trước nợ trước hạn về nợ thuê TSCĐ Nợ TK 342 Có TK 111, 112 - Cuối niên độ, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc đến hạn trả trong niên độ tiếp theo Nợ TK 342
  63. Có TK 111, 112 1.4.8. Kế toán nhận cầm cố, ký quỹ, ký cược a. Tài khoản sử dụng TK 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn”. Kết cấu Bên Nợ: Hoàn trả tiền ký cược, ký quỹ dài hạn hay khấu trừ tiền phạt. Bên Có: Nhận tiền ký cược, ký quỹ dài hạn Dư Có: Số tiền nhận ký cược, ký quỹ chưa trả. Trường hợp nhận ký cược, ký quỹ bằng hiện vật, kế toán theo dõi ở TK 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”. b. Phương pháp hạch toán - Khi doanh nghiệp nhận tiền ký cược, ký quỹ của phía đối tác Nợ TK liên quan (111, 112 ) Có TK 344(chi tiết đối tượng) - Khi nhận bằng tài sản Nợ TK 002: Giá trị tài sản đã nhận - Khi kết thúc hợp đồng, hoàn trả tiền ký cược, ký quỹ cho phía đối tác Nợ TK 344(chi tiết đối tượng) Có TK liên quan (111, 112 ) - Hoàn trả tài sản cho đối tác
  64. - Trường hợp phía đối tác vi phạm cam kết bị phạt trừ vào số tiền nhận ký cược, ký quỹ dài hạn của phía đối tác Nợ TK 344(chi tiết đối tượng): Trừ vào tiền ký cược, ký quỹ Có TK 711: Số tiền được phạt 1.4.9. Kế toán quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển khoa học công nghệ a. Nguồn hình thành và mục đích sử dụng Các quỹ này được hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp theo quy định của chế độ tài chính và từ một số nguồn khác (cấp dưới nộp, cấp trên cấp bổ sung, do các thành viên góp ) và được sử dụng cho từng mục đích chi tiêu riêng. Cụ thể: - Quỹ khen thưởng: Dùng khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp đóng góp nhiều thành tích đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (khen thưởng thi đua cuối quý, cuối năm ), trích nộp lên cấp trên - Quỹ phát triển khoa học công nghệ: được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam. b. Tài khoản sử dụng Để theo dõi nguồn hình thành và sử dụng các quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triển khoa học công nghệ, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - TK 353 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” + TK 3531 “ Quỹ khen thưởng” + TK 3532 “Quỹ phúc lợi”
  65. - TK 356 “ Quỹ phát triển khoa học công nghệ” + TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ + TK 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ Kết cấu: Bên Nợ: - Các khoản chi tiêu từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. - Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định (TSCĐ) khi tính hao mòn TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý, chi phí thanh lý TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. - Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ khi TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh. Bên Có: - Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí quản lý doanh nghiệp. - Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ. Dư Có: Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. c. Phương pháp hạch toán (1) Hạch toán Quỹ khen thưởng phúc lợi:
  66. - Nhận cấp phát, nhận viện trợ, các khoản bồi thường bổ sung quỹ xí nghiệp Nợ TK liên quan ( 111, 112, 1368 ) Có TK 353 - Kết chuyển giảm qũy xí nghiệp khi mua sắm, xây dựng TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng Nợ TK 3532 Có TK 411: Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (TSCĐ dùng cho HĐKD) Có TK 353(3533): Ghi tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (TSCĐ dùng cho phúc lợi công cộng) - Ghi giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi xác định hao mòn vào cuối năm Nợ TK 353(3533): Giá trị hao mòn của TSCĐ Có TK 214: Trích hao mòn vào cuối niên độ - Khi thanh lý, nhượng bán số TSCĐ hình thành bằng quỹ phúc lợi dùng cho phúc lợi công cộng Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 353(3533): Ghi giảm quỹ phúc lợi theo giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ giảm (2) Hạch toán Quỹ phát triển khoa học công nghệ: - Trong năm khi trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
  67. ghi: Nợ TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331 - Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi: Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331 Đồng thời, ghi: Nợ TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Có TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ. - Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi: Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. - Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: + Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán: Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
  68. Có TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). + Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 3561 - Quỹ PTKH&CN Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331. - Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (Phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết) Có TK 711 – Thu nhập khác. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1.5. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài số 1: Doanh nghiệp Huy Trang (đơn vị cấp trên) có ba doanh nghiệp trực thuộc là Công ty X, công ty Y, công ty Z. Các doanh nghiệp đều hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tài liệu tháng 2/N tại doanh nghiệp Huy Trang như sau: Số dư đầu kỳ của các tài khoản: - TK136: 300.000.000 + TK1361: 180.000.000
  69. Trong kỳ có các NVKT phát sinh như sau: 1. Cấp vốn kinh doanh cho công ty X bằng 1 TSCĐHH có nguyên giá 1.200.000.000, đã khấu hao 500.000.000 2. Cấp kinh phí sự nghiệp cho công ty Y bằng chuyển khoản 450.000.000 3. Nhận lại vốn kinh doanh của công ty Z là 1 TSCĐHH có giá trị còn lại 900.000.000 4. Chi hộ công ty Y một số khoản với tổng số tiền 35.000.000 bằng tiền mặt 5. Số lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm qua mà công ty X phải nộp về là 98.000.000 6. Công ty Z phải nộp 78.000.000 vào quỹ dự phòng tài chính của cấp trên 7. Bù trừ giữa khoản phải thu với phải trả của công ty X là 120.000.000 8. Công ty Y thanh toán các khoản phải trả nội bộ 60.000.000 bằng chuyển khoản Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên tại đơn vị cấp trên và cấp dưới. Bài số 2: Có các NVKT phát sinh như sau: 1.Chi tiền mặt để tạm ứng cho chi Hoàng Thị Bình đi mua vật liệu số tiền 25.000.000. Căn cứ vào báo cáo thanh toán tạm ứng của chị Bình gồm: - Vật liệu (theo hoá đơn GTGT số 112): giá chưa có thuế GTGT 15.000.000, thuế GTGT 10% - CCDC (theo hoá đơn GTGT số 054): giá chưa có thuế GTGT 3.500.000,
  70. 2.Chi tiền mặt để ký quỹ dự thầu công trình A, số tiền 23.000.000 - Do doanh nghiệp không cử người đến dự thầu, số tiền ký quỹ bị trừ 70%. Số còn lại đã thu bằng tiền mặt. - Giả sử doanh nghiệp cử người đến dự thầu và nhận lại đầy đủ số tiền ký quỹ. 3.Doanh nghiệp chi tiền mặt để ký cược thuê 1 TSCĐ trong thời gian 6 tháng dùng cho bán hàng. Số tiền ký cược 50.000.000. Doanh nghiệp đã nhận TSCĐ đi thuê về ( giá trị của TSCĐ đi thuê 100.000.000) Yêu cầu: Định khoản các các nghiệp vụ kinh tế trên Bài số 3: Trích tài liệu tháng 3/N của doanh nghiệp X nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau (đơn vị 1.000đ) I. Số dư đầu tháng 3/N một số TK - TK 111: 57.000 - TK 311: 210.000 - TK 331(công ty A): 120.000 (dư Có) II. Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ phát sinh 1. Ngày 3/3: Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán (công ty A) số nợ kỳ trước 120.000 và ứng trước tiền hàng kỳ này 30.000. Tổng số tiền vay là 150.000 thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 0,8% tháng. Thanh toán một lần cả gốc và lãi khi đến hạn. 2. Ngày 8/3: Doanh nghiệp vay dài hạn ngân hàng mua ô tô con 4 chỗ, giá
  71. có thuế GTGT 10% là 270.000. Ngân hàng đã cho vay thanh toán thẳng cho người bán số tiền 297.000 thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 0,8% tháng, thanh toán một lần cả gốc và lãi khi đến hạn. 4. Ngày 15/3: Doanh nghiệp nhận ký quỹ ngắn hạn của đơn vị Y bằng ngoại tệ đã nhập quỹ số tiền 2.000USD. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm ký quỹ là 15,8/1USD. 5. Ngày 18/3: Doanh nghiệp mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền người bán số lượng 100 bộ, giá mua chưa thuế GTGT 100.000, thuế GTGT 10.000, hàng về tiến hành kiểm nghiệm số lượng thực tế 110 bộ đã nhập kho. Số công cụ dụng cụ thừa chưa xác định nguyên nhân, trị giá công cụ dụng cụ thừa doanh nghiệp tính theo giá mua chưa có thuế ghi trên hoá đơn để nhập kho. 6. Ngày 31/3: Doanh nghiệp chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn số nợ gốc 210.000 trả lãi vay trong 6 tháng, lãi suất 0,8% tháng. Doanh nghiệp có trích trước tiền lãi vay phải trả hàng tháng. Yêu cầu Tính toán và lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế. Bài số 4: Trích tài liệu quý I/N của doanh nghiệp M như sau (đơn vị tính 1.000đ) 1. Phòng kế toán nhận được biên bản kiểm kê vật liệu chính thừa chưa rõ nguyên nhân trị giá 12.000. 2. Doanh nghiệp vay 500.000 của đơn vị X trả cho công ty N về số tiền hàng còn nợ tháng trước. Thời hạn vay 3 tháng, lãi suất 0,8%tháng trả lãi
  72. phải nộp 2.200. 5. Doanh nghiệp chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ dài hạn đến hạn trả cho công ty T số tiền7.000. 6. Xử lý số vật liệu thừa ở nghiệp vụ 1ghi tăng nguồn vốn kinh doanh. 7. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp thuế nhà đất số tiền 2.200. 8. Xuất quỹ tiền mặt trả lãi tiền vay cho đơn vị X 4.000. 9. Nhận một TSCĐ hữu hình đã đưa vào sử dụng ở bộ phận sản xuất. TSCĐ này được mua bằng tiền vay dài hạn đã thanh toán thẳng cho người bán 441.000. Giá mua chưa có thuế 420.000, thuế GTGT 5%. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế. Bài số 5: Trích tài liệu quý IV/N của công ty điện tử viễn thông (đơn vị 1.000đ) 1. Dùng quỹ phúc lợi mua một ô tô, giá mua chưa có thuế GTGT 680.000, thuế GTGT 10% trả bằng tiền gửi ngân hàng. Lệ phí trước bạ đã chi bằng tiền mặt 22.000. 2. Nhận bàn giao đưa vào kinh doanh một kiốt đã xây dựng bằng nguồn quỹ phúc lợi trị giá 120.000. 3. Thanh lý một nhà trẻ để bàn giao mặt bằng cho ban quản lý dự án đô thị. Nguyên giá 360.000, giá trị hao mòn luỹ kế 318.000. Chi phí thanh lý thuê ngoài trả bằng tiền mặt 9.000, phế liệu thu hồi bán nhận bằng tiền mặt đã nhập quỹ 11.000. Các khoản thu chi liên quan đến thanh lý hạch toán vào quỹ phúc lợi. 4. Thanh lý trạm biến áp nguyên giá 540.000, đã khấu hao 285.000. Chi
  73. TÓM TẮT CHƯƠNG I Vốn bằng tiền, tiền vay và thanh toán là phần hành kế toán phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tiền vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản thanh toán với khách hàng, với người bán, với người lao động, với Ngân sách Nhà nước - Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các khoản thanh toán là phải phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời số hiện có, tình hình biến động của các loại tiền, ngoại tệ, vàng bạc tại quỹ. giám sát tình hình sử dụng , việc chấp hành chế độ quy định về quản lý tiền tệ và các chế độ thanh toán vốn bằng tiền.Theo dõi chi tiết các khoản công nợ, tiền vay theo từng looại công nợ và theo từng đối tượng. - Hạch toán vốn bằng tiền kế toán sử dụng các chứng từ chủ yếu như phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, giấy báo nợ, giấy báo cáo , đồng thời sử dụng các tài khoản 111, 112, 113. Các nghiệp vụ biến động tăng vốn bằng tiền thì ghi bên Nợ các TK 111, 112, 113 còn các nghiệp vụ biến động giảm vốn bằng tiền thì ghi bên Có các TK 111, 112, 113 - Hạch toán tiền vay kế toán sử dụng các tài khoản 311, 341, 343. Các nghiệp vụ biến động tăng tiền vay thì ghi bên Có các TK 311, 341, 343 còn các nghiệp vụ biến động tăng tiền vay thì ghi bên Có các TK 311, 341, 343 - Hạch toán các khoản thanh toán kế toán sử dụng các tài khoản 131, 136, 331, 333, 341, 315 Các nghiệp vụ biến động tăng các khoản phải thu thì ghi Nợ TK 131, 136, nghiệp vụ biến động giảm thì ghi ngược lại. Đối với các khoản nợ phải trả, hạch toán bên Nợ TK 331, 333, 341
  74. Chương 2 gồm năm nội dung: 2.1. Nhiệm vụ kế toán đầu tư tài chính và các khoản dự phòng 2.2. Kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.3. Kế toán các khoản đâu tư tài chính dài hạn 2.4. Kế toán các khoản dự phòng 2.5. Bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các nguyên tắc hạch toán và các kiến thức cơ bản về hạch toán các khoản đầu tư tài chính và các khoản dự phòng ở các nội dung chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Nhiệm vụ kế toán đầu tư tài chính và các khoản dự phòng. - Nguyên tắc hạch toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. - Nguyên tắc hạch toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán các khoản đâu tư tài chính dài hạn. - Nguyên tắc hạch toán, chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán các khoản dự phòng. 2.1. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN 2.1.1. Khái niệm và nội dung hoạt động đầu tư tài chính và các khoản dự phòng
  75. Đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Nội dung các khoản đầu tư tài chính bao gồm: Đầu tư tài chính ngắn hạn: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, góp vốn liên doanh ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn khác Đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, đầu tư dài hạn khác. b. Dự phòng: - Khái niệm: Dự phòng giảm giá tài sản là việc đưa trước vào chi phí các khoản thiệt hại có thể xảy ra khi có cơ sở tin cậy về sự giảm giá của các loại tài sản. Thời điểm lập dự phòng là ngày 31/12 hàng năm trước khi lập Báo cáo tài chính. - Nội dung các khoản dự phòng: + Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán + Dự phòng phải thu khó đòi + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2.1.2. Nhiệm vụ kế toán - Theo dõi các khoản đầu tư theo mục đích đầu tư, đối tác đầu tư, thời hạn đầu tư, phương thức phát hành các khoản đầu tư. - Theo dõi tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của các khoản đầu tư theo giá gốc - Xác định mức dự phòng cần lập cho các khoản đầu tư vào cuối niên độ kế toán.
  76. 2.2.1. Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn a. Khái niệm Chứng khoán là tất cả các phương tiện tín dụng được trao đổi, buôn bán trên thị trường tài chính. Nói cách khác, chứng khoán là những chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc được ghi trên hệ thống điện tử xác nhận quyền hợp pháp của người sở hữu các chứng từ đó đối với người phát hành. Chứng khoán ngắn hạn là các loại chứng khoán có thời gian thu hồi vốn dưới 1 năm Chứng khoán bao gồm: - Cổ phiếu - Trái phiếu: TP công ty, TP chính phủ - Chứng chỉ quỹ đầu tư, các loại chứng khoán khác. ( tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, các giấy vay nợ, nhận nợ được pháp luật thừa nhận) b. Nguyên tắc và tài khoản sử dụng Nguyên tắc hạch toán: - Phải theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán theo thời hạn, giá mua, mệnh giá, lãI suất, phương thức phát hành, đối tác đầu tư - Giá trị từng loại chứng khoán phải được ghi sổ theo giá gốc bao gồm giá mua, chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, phí và lệ phí (không ghi theo mệnh giá) - Đối với chứng khoán ngắn hạn bao gồm cả chứng khoán dài hạn mua
  77. khoán được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí về bán chứng khoán hạch toán vào TK635 Tài khoản sử dụng TK 121” Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” Giá trị chứng khoán được ghi ở tài khoản này là giá gốc chứng khoán ( CP, TP) bao gồm giá mua chứng khoán cộng với các chi phí liên quan đến việc mua chứng khoán. Kết cấu như sau: Bên Nợ: Giá thực tế các loại chứng khoán tăng thêm Bên Có: Giá thực tế các loại chứng khoán đầu tư đã thanh toán hay nhượng bán Dư Nợ: Giá thực tế chứng khoán hiện có TK121 có 2 tài khoản cấp 2: TK1211: Cổ phiếu TK1212: Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu c. Phương pháp hạch toán Đối với cổ phiếu: TK 1211 - Khi xuất tiền mua Nợ TK 1211: Giá trị thực tế chứng khoán đã mua (giá mua+ chi phí môI giới, ) Có TK 111,112,331
  78. Đối với trái phiếu, tín phiếu, : TK 1212 - Đầu tư vào trái phiếu trả lãi sau: Nợ TK 1212: bao gồm cả lãi Có TK 111,112,331: số tiền chi mua thực tế - Phản ánh số lãi định kỳ khi đến hạn nhận Nợ TK 121: nếu dùng để tiếp tục đầu tư vào chứng khoán Nợ TK 111,112: nếu nhận bằng tiền Nợ TK 138: nếu chưa nhận Có TK 515 - Khi đến hạn ttoán nếu thanh toán cả gốc lẫn lãi Nợ TK 111,112,138: số tiền cả gốc và lãI Có TK 121: số gốc Có TK 515: số lãI - Trường hợp đầu tư vào trái phiếu được trả lãi trước Nợ TK 1212: Mệnh giá trái phiếu đã đầu tư (đbao gồm cả gốc + lãi) Có TK 111,112,331: số tiền chi mua thực tế Có TK 3387: số lãi ghi nhận trước - Khi đến hạn ttoán Nợ TK 111,112 Có TK 121
  79. Nợ TK 635: số lỗ từ việc bán chứng khoán Có TK 121: giá gốc của chứng khoán -Trường hợp nhượng bán chứng khoán mà giá chuyển nhượng lớn hơn giá gốc chứng khoán Nợ TK 111,112,131: giá ttoán của chứng khoán Có TK 121: giá gốc của chứng khoán Có TK 515: số lãi (giá gốc< giá ttoán) - Nếu doanh nghiệp phát hành chứng khoán bị phá sản. Số thiệt hại tính vào chi phí hoạt động tàI chính Nợ TK 635 Có TK 121 2.2.2. Kế toán đầu tư ngắn hạn khác a. Khái niệm: là những khoản đầu tư nhằm mục đích thu lời có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm. Bao gồm: - Góp vốn liên doanh ngắn hạn: là một hoạt động đầu tư tài chính trong đó doanh nghiệp đầu tư vốn vào 1 doanh nghiệp khác để nhận kết quả kinh doanh hoặc chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. - Cho vay ngắn hạn, kinh doanh bất động sản ngắn hạn, b. Nguyên tắc hạch toán: + Trường hợp GVLD bằng vật tư, hàng hoá, TSCĐ, nếu được đánh giá
  80. + Khi thu hồi vốn liên doanh, nếu bị thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp thì khoản thiệt hại này được hạch toán vào tài khoản 635 + Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi số vốn liên doanh đã góp theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản đã thu hồi. Khi cho vay vốn phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền cho vay theo từng đối tượng vay, phương thức vay và thời hạn cho vay b. Tài khoản sử dụng TK 128 “ Đầu tư ngắn hạn khác” Kết cấu Bên Nợ: giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác tăng thêm Bên Có: giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác giảm đi Dư Nợ: giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn hiện có c. Phương pháp hạch toán - Nếu đầu tư ngắn hạn khác bằng tiền: Nợ TK 128 Có TK 111,112 - Nếu đầu tư ngắn hạn khác bằng tài sản Nợ TK 128: giá trị vốn góp được ghi nhận Nợ TK 811: chênh lệch đánh giá giảm TS Có TK 711: chênh lệch đánh giá tăng TS Có TK152,153,156, - Nếu đầu tư ngắn hạn khác bằng tài sản cố định
  81. Có TK 711: chênh lệch đánh giá tăng TS Có TK 211,213: NG TSCĐ - Khi thu hồi lại bằng tiền Nợ TK 111,112 Có TK 128 - Nếu nhận lại bằng TSCĐ, kế toán ghi tăng nguyên giá theo giá đánh giá lúc nhận lại Nợ TK 211,213: giá đánh giá Có TK 128 - Số lãI thu được từ hoạt động đầu tư Nợ TK 111,112,138, Có TK 515 - Trường hợp phát sinh lỗ Nợ TK 635: nếu tính vào chi phí hoạt động tài chính Có TK 128: nếu trừ vào số vốn góp Có TK 111,112: dùng tiền để bù lỗ Có TK 338: xác định khoản phải bù lỗ Ví dụ: Chi tiền mặt mua cổ phiếu với mục đích bán lại, mệnh giá 150.000.000, giá mua 151.000.000. Chi phí hoa hồng môi giới trả bằng tiền mặt 1.500.000đ - Giả sử được chia lãi của số cổ phiếu mới mua, tạm chia lãi 6 tháng, lãi suất 1,5%/tháng. Doanh nghiệp đã nhận bằng tiền mặt
  82. TGNH. Chi phí cho việc bán cổ phiếu thanh toán bằng tiền mặt 1.750.000đ Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2.3. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 2.3.1. Kế toán đầu tư vào công ty con a. Khái niệm: - Quan hệ công ty Mẹ - công ty con: Trường hợp một công ty nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu ( >50% quyền biểu quyết) tại 1 Doanh nghiệp và có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp gọi là công ty mẹ. - Đầu tư vào công ty Con: là khoản đầu tư vốn trực tiếp vào Công ty con dưới hình thức đầu tư cổ phiếu hoặc góp vốn bằng tiền, tài sản. b. Tài khoản sử dụng TK 221- Đầu tư vào Công ty con Công dụng: phản ánh vốn đầu tư vào công ty Con của công ty mẹ c. Nguyên tắc hạch tóan - Trường hợp góp vốn đầu tư bằng vật tư, hàng hoá, tài sản thì giá gốc các khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị được các bên góp vốn thống nhất. Chênh lệch được xử lý: + Chênh lệch lớn hơn: hạch toán vào TK 711
  83. liên quan. d. PP hạch tóan - Khi Công ty mẹ mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào Công ty con bằng tiền Nợ TK 221 Có TK 111,112 - Khi đầu tư bằng TSCĐ Nợ TK 221 Nợ TK 214 Nợ TK 811 (chênh lệch đánh giá giảm) Có TK 711 (chênh lệch đánh giá tăng) Có TK 211 - Các chi phí khác phát sinh trong quá trình mua cổ phiếu: Nợ TK 221 Có TK 111,112 - Trường hợp đầu tư bổ sung để chuyển các khoản đầu tư khác thành đầu tư vào công ty con: Nợ TK 221 Có TK 223,228 Có TK 111 - Lợi nhuận được chia: Nợ TK 111,112,138
  84. Nợ TK 111,112: giá thanh toán Có TK 221: giá gốc Có TK 711: chênh lệch lãi + Nếu lỗ Nợ TK 111,112 Nợ TK 811 Có TK 221 - Nếu khoản đầu tư hiện tại không đủ là Công ty Mẹ Nợ TK 223,228 Có TK 221 2.3.2. Kế toán đầu tư liên doanh a. Khái niệm: Góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là một hoạt động đầu tư tài chính mà doanh nghiệp thoả thuận bằng hợp đồng với 1 hoặc nhiều doanh nghiệp khác để thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bởi các bên tham gia góp vốn liên doanh. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở đồng kiểm soát theo thoả thuận của hợp đồng liên doanh (góp vốn bằng HĐ liên doanh) b. Tài khoản sử dụng TK 222 “Vốn góp liên doanh” Kết cấu
  85. c. Phương pháp hạch toán - Nếu góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng tiền: Nợ TK 222 Có TK 111,112,341 - Nếu góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng tài sản cố định Nợ TK 222: giá trị vốn góp được ghi nhận Nợ TK 214: giá trị HMLK Nợ TK 811: chênh lệch đánh giá giảm tài sản Nợ TK 711: chênh lệch đánh giá tăng tài sản Có TK 211,213: NG TSCĐ - Chi phí phát sinh khi tham gia hoạt động liên doanh Nợ TK 635 Nợ TK 133 Có TK 111,112,152, - Khi thu hồi lại bằng tiền Nợ TK 111,112 Có TK 222 - Nếu nhận lại bằng TSCĐ, kế toán ghi tăng nguyên giá theo giá đánh giá lúc nhận lại Nợ TK 211,213: giá đánh giá Có TK 222
  86. - Trường hợp phát sinh lỗ Nợ TK 635: nếu tính vào chi phí hoạt động tàI chính Có TK 128: nếu trừ vào số vốn góp Có TK 111,112: dùng tiền để bù lỗ Có TK 338: xác định khoản phảI bù lỗ 2.3.3. Kế toán đầu tư liên kết a. Khái niệm: Đầu tư vào công ty liên kết: khoản đầu tư được xác định là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư. b. TK sử dụng TK 223- Đầu tư vào Công ty liên kết Công dụng: phản ánh vốn đầu tư vào công ty liên kết của công ty đầu tư d. Phương pháp hạch toán - Khi Công ty mẹ mua CP hoặc đầu tư vào Công ty con bằng tiền Nợ TK 221 Có TK 111,112 - Khi đầu tư bằng TSCĐ Nợ TK 221 Nợ TK 214 Nợ TK 811 (chênh lệch đánh giá giảm)
  87. Có TK 111,112 - Trường hợp đầu tư bổ sung để chuyển các khoản đầu tư khác thành đầu tư vào công ty liên kết: Nợ TK 223 Có TK 228 Có TK 111 - Lợi nhuận được chia: Nợ TK 111,112,138 Có TK 515 - Nhượng bán CP + Nếu lãi: Nợ TK 111,112: giá thanh toán Có TK 221: giá gốc Có TK 711: chênh lệch lãi + Nếu lỗ Nợ TK 111,112 Nợ TK 811 Có TK 221 - Nếu khoản đầu tư hiện tại không đủ là Công ty liên kết Nợ TK 228 Có TK 223
  88. ( 50%: TK221(cty mẹ)) b. Tài khoản sử dụng TK 228 “ Đầu tư dài hạn khác” Kết cấu Bên Nợ: giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác tăng thêm Bên Có: giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác giảm đi Dư Nợ: giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác hiện có TK228 có 3 tài khoản cấp 2 c. Phương pháp hạch toán * Kế toán đầu tư cổ phiếu, trái phiếu dài hạn - Khi doanh nghiệp mua cổ phiếu, trái phiếu Nợ TK 2281,2282 Có TK 111,112,331, - Các chi phí về thông tin, môi giới không tính vào giá gốc chứng khoán Nợ TK 635 Có TK 111,112., - Cổ tức và lãi định kỳ của trái phiếu thu được Nợ TK 111,112: số lãi thu được Nợ TK 2281,2282: tiếp tục đầu tư vào chứng khoán Nợ TK 138: chưa nhận được Có TK 515
  89. Có TK 515 (số lãI) - Nếu nhận lãi trước, kế toán ghi số lãi Nợ TK 111,112 Có TK 3387 Định kỳ, kết chuyển lãi Nợ TK 3387 Có TK 515 - Khi nhượng bán chứng khoán Nếu giá bán lớn hơn giá gốc Nợ TK 111,112: giá bán Có TK 2281,2282: giá gốc Có TK 515: chênh lệch Nếu giá bán nhỏ hơn giá gốc Nợ TK 111,112: giá bán Nợ TK 635: số lỗ Có TK 2281,2282: giá gốc * Kế toán cho vay lấy lãi - Khi cho các doanh nghiệp khác vay vốn Nợ TK 2288 Có TK 111,112 - Nếu thu lãi sau, hết thời hạn cho vay Nợ TK 111,112
  90. Nợ TK 111,112 Có TK 515 - Nếu nhận trước lãi vay Nợ TK 111,112 Có TK 3387 - Định kỳ tính số lãi vay theo từng kỳ Nợ TK 3387 Có TK 515 - Khi thu hồi gốc Nợ TK 111,112 Có TK 2288 Ví dụ: 1. Chi thêm 500.000.000 bằng TGNH đầu tư thêm vào công ty Y ( Công ty A đang nắm giữ 18% quyền biểu quyết tại công ty này với số vốn đầu tư dài hạn hiện tại là 800tr) 2. Chi thêm 500.000.000 qua ngân hàng để đầu tư thêm vào công ty Z ( Công ty A đang nắm giữ 42% quyền biểu quyết tại công ty này với số vốn đầu tư dài hạn hiện tại là 2.000.000.000đ) Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2.4. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG 2.4.1. Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
  91. - Kế toán xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới với điều kiện: chứng khoán của doanh nghiệp được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời đIểm kỉêm kê, lập báo cáo có giá thị trường giảm xuống so với giá gốc trên sổ kế toán( CK không được mua bán tự do thì không được lập dự phòng) - Doanh nghiệp cần lập dự phòng riêng cho từng loại CK đầu tư ngắn hạn bị giảm giá và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá CK làm căn cứ để hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính. - Mức dự phòng cần lập cho năm tới được xác định: Mức dự phòng cần Số lượng chứng khoán i Mức giảm giá lập cho niên độ tới = hiện có cuối niên độ x Của của chứng khoán i cần lập dự phòng chứng khoán I Trong đó: Mức giảm giá Giá gốc ghi sổ Giá CK i thực tế của = của - trên thị trường chứng khoán i chứng khoá i cuối niên độ kế toán Tài khoản hạch toán: TK 129 “ Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” Kết cấu: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng kỳ này phải lập nhỏ hơn số đã lập cuối kỳ trước Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư vào cuối niên độ
  92. Kết cấu: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng không dùng đến Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư vào cuối niên độ Dư Có: Dự phòng giảm giá đầu tư hiện còn b. Phương pháp hạch toán - Cuối niên độ kế toán, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại so với số dự phòng cần lập cho niên độ tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số cần lập, kế toán tiến hành hoàn nhập chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm chi phí tài chính: Nợ TK 129,229 Có TK 635 - Ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số cần lập, kế toán trích lập tiếp Nợ TK 625 Có TK 129, 229 - Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi các chứng khoán đầu tư đến hạn thu hồi hay chuyển nhượng, ngoài các bút toán phản ánh giá thu hồi hay chuyển nhượng, kế toán phản ánh bút toán hoàn nhập dự phòng đã lập của những chứng khoán này Nợ TK 129,229 Có TK 635 - Với những chứng khoán chuyển nhượng bị lỗ, giá trị thiệt hại trước hết phải trừ vào dự phòng đã lập, phần còn lại mới ghi vào chi phí hoạt động tài chính
  93. Có TK 222,228 2.4.2. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2.4.2.1. Nguyên tắc hạch toán Dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán nhằm ghi nhận bộ phận giá trị dự tính giảm sút so với giá gốc của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn. Qua đó phản ánh được giá trị thực hiện thuần tuý của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính Mục đích lập dự phòng: giúp doanh nghiệp có nguồn vốn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Việc lập dự phòng giảm giá HTK phảI được lập cho từng loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm tồn kho khi có bằng chứng tin cậy về sự giảm giá có thể xảy ra Điều kiện lập dự phòng: chỉ có những vật tư, hàng hoá tồn kho tại thời đIểm lập BCTC có giá trị thu hồi hoặc giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán . Để lập dự phòng, doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức giá vật tư, hàng hoá tồn kho. Hội đồng do GĐ thành lập gồm: GĐ, kế toán, trường phòng kinh doanh, trưởng phòng vật tư. Mức dự phòng cần lập cho năm tới được xác định: Số dự phòng Số lượng hàng Đơn giá Đơn giá cần lập năm tới = tồn kho cuối x gốc hàng - ước tính cho hàng tồn kho i niên độ tồn kho có thể bán
  94. Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng không dùng đến Bên Có: Trích lập dự phòng giảm gía hàng tồn kho vào cuối niên độ Dư Có: Dự phòng giảm gía hàng tồn kho hiện còn 2.4.2.3. Phương pháp hạch toán - Cuối niên độ kế toán, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại so với số dự phòng cần lập cho niên độ tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số cần lập, kế toán tiến hành hoàn nhập chênh lệch lớn hơn vào giá vốn hàng bán Nợ TK 159 Có TK 632 - Ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số cần lập, kế toán trích lập tiếp Nợ TK 632 Có TK 159 - Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho không bị giảm giá, được xuất dùng cho các mục đích, ngoài các bút toán phản ánh hàng tồn kho đã dùng hay xuất bán, kế toán phải phản ánh bút toán hoàn nhập dự phòng của các loại hàng tồn kho này Nợ TK 159 Có TK 632 - Cuối niên độ kế toán tiếp theo, so sánh số dự phòng còn lại so với số dự phòng cần lập cho niên độ tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số cần lập, kế toán tiến hành hoàn nhập chênh lệch lớn hơn vào giá vốn hàng bán
  95. Nợ TK 632 Có TK 159 2.4.3. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi a. Khái niệm Dự phòng phải thu khó đòi là khoản dự phòng cho những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, bảo đảm phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc doanh nghiệp tính trước vào chi phí quản lý của doanh nghiệp một khoản chi để khi có các khoản nợ khó đòi không đòi được thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng gì Căn cứ để ghi nhận một khoản nợ phải thu khó đòi là: + Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng, các khế ước vay nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng chưa đòi được + Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể, mất tích, bỏ trốn, Các khoản phải thu khó đòi được lập dự phòng phải có đủ bằng chứng sau: + Số tiền phải thu theo dõi được cho từng đối tượng, từng nội dung, từng lần ghi nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi + Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, đối
  96. thu khó đòi cần lập = doanh thu x khó đòi cho niên độ tới bán chịu ước tính b. Tài khoản hạch toán: TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi” Kết cấu: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng không dùng đến Bên Có: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào cuối niên độ Dư Có: Dự phòng phải thu khó đòi hiện còn b. Phương pháp hạch toán - Cuối niên độ kế toán, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại so với số dự phòng cần lập cho niên độ tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số cần lập, kế toán tiến hành hoàn nhập chênh lệch lớn hơn vào chi phí QLDN Nợ TK 139 Có TK 642 - Ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số cần lập, kế toán trích lập tiếp Nợ TK 642 Có TK 139 - Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi thu hồi hay xoá sổ các khoản phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ đi số tiền đã thu được, số thiệt hại được trừ vào dự phòng, nếu còn lại mới tính vào chi phí QLDN Nợ TK 111,112: số tiền thu hồi
  97. - Đối với các đối tượng trước đây đã lập dự phòng nay thu hồi được, phải hoàn nhập số dự phòng còn lại Nợ TK 139 Có TK 642 Ví dụ: 1. Xoá khoản nợ cho công ty Hoa Anh 40.000 (đã lập dự phòng) 2. Số dư Nợ phải thu Công ty Quyết Thắng là 180.000. Quyết Thắng tuyên bố phá sản. Số nợ còn phải thu ở khách hàng Quyết Thắ ng được tổ thanh toán tài sản thanh toán tiền mặt 80.000. Số còn lại 100.000 doanh nghiệp xử lý xoá sổ. Khoản phải thu ở công ty Quyết Thắng đã được lập dự phòng 50.000 3. Cuối năm, số dự phòng còn lại và số dự phòng cần trích cho niên độ tới như sau: + Số dự phòng đã trích năm trước còn lại: - Dự phòng phải thu khó đòi: Công ty A: 167.000; Công ty B: 158.000 - Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn: cổ phiếu X: 95.000; cổ phiếu Y: 70.000; cổ phiếu Z: 50.000 + Số dự phòng cần trích lập cho năm sau: - Dự phòng phải thu khó đòi: Công ty A: 160.000; Công ty B: 150.000; Công ty C: 141.000 - Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn: cổ phiếu X: 85.000; cổ phiếu Y: 89.000; cổ phiếu Z: 143.000 Yêu cầu: Định khoản các NVKT phát sinh.
  98. cấp mất việc làm tại doanh nghiệp như sau: “Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm”. Cụ thể: a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm. b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau. c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.” b. Tài khoản sử dụng: TK 351 Công dụng: Kết cấu: c. Phương pháp hạch toán: Căn cứ thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính a. Khi trích lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
  99. Có các TK 111, 112 c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính, thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, khi chi ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có các TK 111, 112 2.4.5. Kế toán dự phòng phải trả a. Nguyên tắc hạch toán - Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm: + Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp; + Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm; + Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó; + Dự phòng phải trả khác; - Khi lập dự phòng phải trả, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanhnghiệp, riêng đối với khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá được ghi nhận và chi phí bán hàng, khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất chung. - Khoản dự phòng phải trả được lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán.Trường hợp đơn vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lập dự phòng phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp số dự
  100. ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó. - Đốivới dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK711 “Thu nhập khác”. b. Tài khoản sử dụng: TK 352 - Dự phòng phải trả Bên Nợ: -Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu; -Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không cònphải chịu sự giám sát về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ; -Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lậpnăm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết. Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập vào chi phí. Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ. c. Phương pháp hạch toán 1. Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, ghi: NợTK 642 - Chi phí quảnlý doanh nghiệp (6426) Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
  101. Nợ TK 642 - Chi phí quảnlý doanh nghiệp (6426) Có TK 352 - Dự phòng phải trả. 3. Khi xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm đã bán, ghi: NợTK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 352 - Dự phòng phải trả. Khixác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp, ghi: NợTK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 352 - Dự phòng phải trả. 4. Khi xác định số dự phòng phải trả khác cần lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: NợTK 642 - Chi phí quảnlý doanh nghiệp (6426) Có TK 352 - Dự phòng phải trả. 5. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lậpban đầu, ghi: 5.1. Khi phát sinh các khoản chi phí bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có các TK 111, 112, 331,. . . 5.2. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, công trình xây lắp đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài. ,:
  102. hàng hoá,công trình xây lắp, ghi: Nợ TK 621, 622, 627,. . . Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 214, 331, 334,338,. . . -Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang Có TK 621, 622, 627,. . . -Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu) Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. b.Trường hợp có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp, số tiền phải trả cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Chênh lệch nhỏ hơn giữa dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá so với chi phí thực tế về bảo hành) Có TK 336 - Phải trả nội bộ. 6. Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm, xác định số dự
  103. Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426). Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 352 - Dự phòng phải trả. - Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426). Có TK 641 - Chi phí bán hàng - Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm, khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 711- Thu nhập khác. 7. Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 711- Thu nhập khác. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 2.5. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài số 1: Tại doanh nghiệp A có các tài liệu sau:
  104. 2. Chi thêm 200.000.000 bằng TGNH đầu tư thêm vào công ty Y ( Công ty A đang nắm giữ 18% quyền biểu quyết tại công ty này với số vốn đầu tư dài hạn hiện tại là 800.000.000) 3. Chi thêm 500.000.000 qua ngân hàng để đầu tư thêm vào công ty Z ( Công ty A đang nắm giữ 42% quyền biểu quyết tại công ty này với số vốn đầu tư dài hạn hiện tại là 2.000.000.000) 4. Công ty Y thông báo về số cổ tức được chia là 150.000.000. 5. Mua 20 cổ phiếu của công ty H với mục đích tham gia vào hoạt động quản trị doanh nghiệp, giá mua 750.000đ/CP, chưa thanh toán. Chi phí môi giới 1.000.000 thanh toán bằng tiền mặt 6. Mua tín phiếu kho bạc bằng tiền mặt, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 0.5%/tháng. Mệnh giá 20.000.000. Lãi thanh toán 1 lần ngay khi mua. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên Bài số 2: Tài liệu tại doanh nghiệp A SDĐK TK 222 (góp với Công ty M): 280.000.000 1. Tập hợp các Phiếu xuất kho vật tư để góp vốn liên doanh với Công ty B: giá xuất kho: 130.000.000; giá đánh giá: 133.000.000. 2. Doanh nghiệp góp vốn liên doanh bằng 1 TSCĐ theo giá đánh giá 270.000.000, tài sản có nguyên giá 300.000.000, HMLK 20.000.000 3. Nhận được thông báo về số lợi nhuận được chia 40.000.000 4. Nhận lại vốn góp liên doanh (góp vốn với công ty M) bằng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá được thỏa thuận 170.000.000, tiền mặt 10.000.000 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên