Giáo trình Kế toán Tài chính 1 - Chương 3+4

pdf 99 trang huongle 4430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán Tài chính 1 - Chương 3+4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_tai_chinh_1_chuong_34.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kế toán Tài chính 1 - Chương 3+4

  1. Nợ TK 154: Giá thực tế vật liệu xuất chế biến Có TK 152, 153: Giá thực tế - Các chi phí liên quan đến việc thuê ngoài gia công, chế biến (chi phí thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ ) Nợ TK 154: Chi phí liên quan đến thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu có Có TK 331, 334, 338, 111, 112 e. Trường hợp kiểm nhận phát hiện thiếu vật tư - Khi nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá mua không có thuế GTGT của số thực nhập kho Nợ TK 138(1381): Trị giá số thiếu (không có thuế GTGT) Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT theo hoá đơn Có TK 331: Trị giá thanh toán theo hoá đơn - Khi xử lý: + Nếu người bán giao tiếp số hàng còn thiếu Nợ TK 152, 153, 156: Người bán giao tiếp số thiếu chưa có thuế GTGT Có TK 138(1381): Xử lý số thiếu + Nếu người bán không còn hàng Nợ TK 331: Ghi giảm số tiền phải trả người bán Có TK 138(1381): Xử lý số thiếu Có TK 133(1331): Thuế GTGT của số hàng thiếu
  2. + Nếu thiếu không xác định được nguyên nhân Nợ TK 632: Số thiếu không rõ nguyên nhân Có TK 138(1381): Xử lý số thiếu Có TK 133(1331): Thuế GTGT f. Giảm trong một số trường hợp khác Vật liệu giảm trong một số trường hợp khác như: giảm do cho vay tạm thời, nhượng bán, trả lương, trả thưởng, biếu, tặng Nợ TK 138(1388): Cho cá nhân, tập thể vay tạm thời Nợ TK 138(1368): Cho vay trong nội bộ tạm thời Nợ TK 632: Nhượng bán, trả lương, trả thưởng, biếu tặng Nợ TK 412: Phần chênh lệch giảm do đánh giá lại Có TK 152: Giá thực tế vật liệu xuất dùng 3.4.3.2. Kế toán biến động giảm công cụ, dụng cụ Phương pháp kế toán biến động giảm công cụ, dụng cụ trên TK 153 về cơ bản là tương tự TK 152. Tuy nhiên, do công cụ, dụng cụ là tư liệu lao động nên việc hạch toán biến động giảm do xuất dùng công cụ dụng cụ có một số điểm khác biệt so với nguyên vật liệu. Cụ thể như sau: Trường hợp xuất dùng công cụ dụng cụ Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ cho sản xuất kinh doanh, cần căn cứ vào quy mô, mục đích xuất dùng và thời gian tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công cụ, dụng cụ để xác định số lần phân bổ công cụ, dụng cụ. * Phương pháp phân bổ một lần hay 100% giá trị
  3. Nợ TK 641(6413): Xuất dùng cho bán hàng Nợ TK 642(6423): Xuất phục vụ cho quản lý doanh nghiệp Có TK 153(1531): Toàn bộ giá trị xuất dùng Ví dụ: Xuất dùng một số công cụ nhỏ thuộc loại phân bổ 1 lần cho bộ phận bán hàng, trị giá 7.000.000đ và sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 1.000.000đ Nợ TK 641(6413): 7.000.000 Nợ TK 642(6423): 1.000.000 Có TK 153(1531): 8.000.000 * Phương pháp phân bổ hai lần (phân bổ 50% giá trị) Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị tương đối cao, quy mô tương đối lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động SXKD trên một năm tài chính. - Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn Có TK 153(1531) - Phân bổ 50% giá trị xuất dùng cho các đối tượng sử dụng công cụ, dụng cụ Nợ TK 6273, 6413, 6423 Có TK 242: 50% giá trị xuất dùng Khi báo hỏng, mất hoặc hết thời gian sử dụng Nợ TK 138, 334, 111, 152 : Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường
  4. phận sử dụng báo hỏng số công cụ trên. Phế liệu thu hồi nhập kho là 600.000đ * Tháng 7/N * Tháng 8/N đến tháng 3/(N+1) không a. Nợ TK 242: 16.000.000 ghi Có TK 153(1531): 16.000.000 * Tháng 4/(N+1) khi báo hỏng b. Nợ TK 642(6423): 8.000.000 Nợ TK 642(6423):7.400.000 Có TK 242: 8.000.000 Nợ TK 152: 600.000 Có TK 242:8.000.000 * Phương pháp phân bổ nhiều lần (phân bổ dần) Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng với quy mô lớn, giá trị cao với mục đích thay thế, trang bị mới hàng loạt, có tác dụng phục vụ cho nhiều năm tài chính thì toàn bộ giá trị xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí. Khi xuất dùng, kế toán phản ánh các bút toán sau: - Phản ánh 100% giá trị xuất dùng BT1) Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn Có TK 153(1531) - Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần Tổng giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng Giá trị phân bổ mỗi lần = Số lần phân bổ BT2) Nợ TK 6273, 6413, 6423 Có TK 242: Giá trị phân bổ mỗi lần Các kỳ tiếp theo, kế toán chỉ phản ánh bút toán phân bổ giá trị
  5. Khi báo hỏng, mất hay hết thời hạn sử dụng, sau khi trừ phế liệu thu hồi hay số bồi thường giá trị còn lại sẽ được phân bổ vào chi phí kinh doanh tương tự như phân bổ 2 lần. Ví dụ: Trong tháng 3/N, xuất dùng một số công cụ loại phân bổ 4 lần cho sản xuất, trị giá 60.000.000đ. Đến tháng 10/(N+3), bộ phận sử dụng báo hỏng số công cụ trên. Phế liệu bán thu hồi bằng tiền mặt 600.000đ * Tháng 3/N * Năm (N+2) a. Nợ TK 242: 60.000.000 Nợ TK 627(6273): 15.000.000 Có TK 153: 60.000.000 Có TK 242: 15.000.000 b. Nợ TK 627(6273): 15.000.000 *Năm (N+3) khi báo hỏng Có TK 242: 15.000.000 Nợ TK 627(6273):14.400.000 * Năm (N+1) Nợ TK 111: 600.000 Nợ TK 627(6273): 15.000.000 Có TK 242:15.000.000 Có TK 242: 15.000.000 Trường hợp xuất dùng bao bì luân chuyển Kế toán phản ánh toàn bộ giá trị bao bì luân chuyển vào chi phí trả trước Nợ TK 142, 242 Có TK 153(1532) - Phân bổ giá trị hao mòn của bao bì luân chuyển vào chi phí Nợ TK 152: Tính vào giá thực tế vật tư mua ngoài Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng Có TK 142, 242: Giá trị hao mòn mỗi lần xuất dùng
  6. Trường hợp xuất dùng đồ dùng cho thuê - Khi xuất kho công cụ dụng cụ cho thuê, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi Nợ TK 142, 242 Có TK 153(1533) - Tính giá trị công cụ dụng cụ cho thuê vào chi phí trong kỳ, ghi Nợ TK 627: Nếu cho thuê công cụ dụng cụ là hoạt động thường xuyên Nợ TK 811: Nếu cho thuê công cụ dụng cụ là hoạt động không thường xuyên Có TK 242 - Phản ánh số thu về cho thuê công cụ dụng cụ, căn cứ vào chứng từ ghi Nợ TK liên quan (111, 112, 131 ) Có TK 511: Doanh thu về cho thuê trong kỳ Có TK 333(3331): Thuế GTGT phải nộp nếu có Có TK 338(3387): Doanh thu chưa thực hiện - Khi thu hồi lại công cụ dụng cụ ghi Nợ TK 153(1533) Có TK 242 Đối với các trường hợp xuất công cụ dụng cụ cho các mục đích khác: xuất góp vốn liên doanh, nhượng bán, cho vay, quyên tặng kế toán ghi tương tự như đối với nguyên vật liệu. 3.5. KẾ TOÁN TỔNG HỢP VẬT TƯ THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
  7. tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá Trị giá Tổng trị giá Trị giá hàng xuất = hàng tồn kho + hàng nhập kho - hàng tồn kho kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”). Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (Tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của Tài khoản 611 “Mua hàng”. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ). Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ ). Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.
  8. Kết cấu TK 611 TK 611 Phản ánh giá thực tế vật tư, hàng Phản ánh giá thực tế vật tư, hàng hoá chưa sử dụng đầu kỳ và tăng hoá xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt thêm trong kỳ trong kỳ và chưa sử dụng cuối kỳ. TK 6111 cuối kỳ không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng loại vật tư, hàng hoá. - TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu": Dùng để phản ánh giá thực tế nguyên, vật liệu tồn kho, chi tiết theo từng loại. Kết cấu TK 152 TK 152 Giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ SDCK:Giá thực tế vật liệu tồn kho - TK 153 "Công cụ, dụng cụ": Dùng để theo dõi giá thực tế công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển tồn kho. Kết cấu TK 153: TK 153 Giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn Kết chuyển giá thực tế công cụ, kho cuối kỳ dụng cụ tồn kho đầu kỳ SDCK: Giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn kho
  9. Kết cấu TK 151 TK 151 Giá thực tế hàng đang đi đường Kết chuyển giá thực tế hàng đang cuối kỳ đi đường đầu kỳ SDCK: Giá thực tế hàng đang đi đường 3.5.2. Phương pháp hạch toán - Đầu kỳ, căn cứ giá vật tư, hàng hoá hiện có được phản ánh trên TK 151, 152, 153 để kết chuyển sang TK 6111 Nợ TK 6111 Có TK 151, 152, 153 - Trong kỳ, mọi nghiệp vụ nhập vật tư được phản ánh Nợ TK 6111: Trị giá vật tư hàng hoá nhập Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT Có TK 111, 112, 331 - Nếu được bên bán giảm giá cho số vật tư hàng hoá đã mua, kế toán sẽ ghi Nợ TK 331, 111, 112 Tổng giá thanh toán Có TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào tương ứng Có TK 611(6111): Giá mua chưa có thuế GTGT - Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng Nợ TK 111, 112, 331
  10. Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 - Phản ánh thuế nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu) Nợ TK 611 Có TK 333 - Trị giá vật tư hàng hoá nhập kho do nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác do được cấp phát Nợ TK 611 Có TK 411 - Trị giá vật tư hàng hoá nhập kho do tự chế, thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK 611 Có TK 631 - Cuối kỳ, căn cứ kết quả kiểm kê để chuyển trị giá vật tư hàng hoá hiện còn về TK 151, 152, 153 Nợ TK 151, 152, 153 Có TK 6111 - Sau đó khi xác định được trị giá vật tư hàng hoá xuất sử dụng trong kỳ sẽ ghi Nợ TK 621, 627, 632, 641, 642 Có TK 6111 - Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ, nếu giá trị lớn, sử dụng cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính, cần phân bổ dần vào chi phí nhiều năm, kế toán ghi
  11. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 242 Ví dụ: Cho tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (đơn vị tính 1.000đ) I. Tồn kho đầu kỳ - Vật liệu: 100.000 - Vật liệu đang đi đường: 65.000 - Công cụ dụng cụ: 43.000 II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1. Mua vật liệu của công ty K về nhập kho, giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% là 275.000 chưa thanh toán cho công ty K. 2. Thanh toán toán bộ tiền hàng cho công ty K bằng chuyển khoản. Chiết khấu thanh toán được hưởng là 1% đã nhận bằng tiền mặt. III. Kiểm kê cuối kỳ - Vật liệu: 60.000 - Vật liệu đang đi đường: 35.000 - Công cụ dụng cụ: 32.000 Yêu cầu: 1. Xác định giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cho biết vật liệu xuất dùng trong kỳ dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm. Công cụ dụng cụ xuất dùng
  12. - Công cụ dụng cụ: 43.000 - 32.000 = 11.000 Yêu cầu 2. Định khoản * Đầu kỳ * Cuối kỳ a. Nợ TK 611(6111-VL): 100.000 a. Nợ TK 152: 60.000 Có TK 152: 100.000 b. Nợ TK 611(6111-VL): 65.000 Có TK 611(6111-VL): 60.000 Có TK 151: 65.000 b. Nợ TK 151: 35.000 c. Nợ TK 611(6111-CCDC): 43.000 Có TK 611(6111-VL): 35.000 Có TK 153: 43.000 c. Nợ TK 153: 32.000 * Trong kỳ Có TK 611(6111-CCDC): 32.000 `1. Nợ TK 611(6111-VL): 250.000 d. Nợ TK 621: 320.000 Nợ TK 133(1331): 25.000 Có TK 611(6111-VL): 320.000 Có TK 331(K): 275.000 e. Nợ TK 642: 11.000 2. a. Nợ TK 331(K): 275.000 Có TK 611(6111-CCDC): 11.000 Có TK 112: 275.000 b. Nợ TK 111: 2.750 Có TK 515: 2.750 3.6. KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN DẾN KIỂM KÊ VẬT TƯ 3.6.1. Khái niệm 3.6.1.1. Kiểm kê Kiểm kê tài sản nói chung và kiểm kê vật tư hàng hoá nói riêng là
  13. Việc kiểm kê vật tư hàng hoá được thực hiện là nhằm ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực và xử lý kịp thời những vật tư hàng hoá thiếu hụt, kém, mất phẩm chất. Kiểm kê thường được thực hiện trong các trường hợp sau: - Kiểm kê định kỳ (cuối kỳ, cuối năm) trước khi lập báo cáo tài chính - Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc mua bán khoán, cho thuê doanh nghiệp - Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp - Xảy ra hoả hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường 3.6.1.2. Đánh giá lại Đánh giá lại nhằm xác định giá trị hợp lý của vật tư hàng hoá tại thời điểm đánh giá lại. Đánh giá lại vật tư hàng hoá thường được thực hiện trong trường hợp: - Đem vật tư hàng hoá đi góp vốn liên doanh. - Khi có quyết định của Nhà nước nhằm bảo toàn vốn kinh doanh khi có sự biến động lớn về giá cả. - Khi chia tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc mua bán khoán cho thuê doanh nghiệp. - Khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Khi đánh giá lại vật tư hàng hoá phải thành lập hội đồng hoặc ban đánh giá. Sau khi đánh giá phải lập biên bản đánh giá lại vật tư hàng hoá. Chênh lệch đánh giá lại giá trị ghi trên sổ kế toán được phản ánh qua TK 412 "Chênh lệch đánh giá lại tài sản".
  14. nguyên nhân, kế toán ghi Nợ TK 152, 153 Có TK 338(3381) - Xử lý trị giá vật tư thừa ghi tăng thu nhập khác Nợ TK 338(3381) Có TK 711 - Trường hợp phát hiện thiếu vật tư chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi Nợ TK 138(1381) Có TK 152, 153 - Xử lý trị giá vật tư thiếu được Hội đồng quyết định người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi thường hoặc thiếu do hao hụt trong định mức tính vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi Nợ TK 138(1388), 334 Nợ TK 632 Có TK 138(1381) b. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến đánh giá lại và xử lý kết quả đánh giá lại vật tư - Đánh giá tăng: giá đánh giá lại lớn hơn giá ghi sổ kế toán Nợ TK 152, 153: Chênh lệch tăng Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Đánh giá giảm: giá đánh giá lại nhỏ hơn giá ghi sổ kế toán Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản
  15. Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh + Chênh lệch giảm do đánh giá lại được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 3.7. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP ỨNG DỤNG 3.7.1. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Nêu đặc điểm của nguyên vật liệu? Trình bày cách phân loại nguyên vật liệu trong doanh nghiệp? Câu 2: Tính giá thực tế vật liệu xuất kho sử dụng những phương pháp nào? Trình bày ưu, nhược điểm của từng phương pháp? Hãy cho ví dụ minh họa cho từng phương pháp? Câu 3: Trình bày trình tự và cách thức hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển và phương pháp sổ số dư? Cho biết ưu, nhược điểm của từng phương pháp? Câu 4: Trình bày nội dung, kết cấu các tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán vật tư, hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ? Câu 5: Hãy nêu nội dung và điều kiện vận dụng các phương pháp phân bổ công cụ, dụng cụ xuất dùng trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên? Trình bày phương pháp hạch toán và lấy ví dụ minh hoạ trong mỗi trường hợp trên? Câu 6: So sánh vật liệu với công cụ, dụng cụ? Sự giống nhau và khác
  16. sử dụng những chứng từ và tài khoản chủ yếu nào? Trình bày nội dung, kết cấu các tài khoản đó? Câu 9: Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến kiểm kê vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên (vật tư thừa, thiếu và cách xử lý)? Câu 10: Trình bày nội dung kế toán tổng hợp biến động tăng, giảm vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ? Lấy ví dụ minh họa? 3.7.2. Bài tập ứng dụng Bài số 1 Tài liệu về vật liệu X tại một doanh nghiệp trong tháng 2/N: I. Tồn kho đầu tháng: 6.000m, đơn giá 10.000đ/m. II. Trong tháng 2/N, vật liệu X biến động như sau: 1. Ngày 3: Xuất 2.000m để sản xuất sản phẩm. 2. Ngày 6: Xuất 1.000m cho nhu cầu chung ở phân xưởng. 3. Ngày 7: Thu mua nhập kho 5.000m, giá mua ghi trên hoá đơn phải trả công ty K là 56.100.000 (trong đó thuế GTGT 5.100.000). Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền mặt cả thuế GTGT 5% là 630.000. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp đã trả bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng. 4. Ngày 10: Xuất 3.000 m để góp vốn liên doanh đồng kiểm soát với công ty Y. Giá trị vốn góp được ghi nhận là 35.000.000, tương ứng 50% quyền kiểm soát.
  17. 6. Ngày 15: Xuất 6.000 m để tiếp tục chế biến sản phẩm. 7. Ngày 28: Mua của công ty V 1.000m, giá mua chưa có thuế GTGT là 10.200đ/m, thuế GTGT 10%. Hàng đã nhập kho đủ. 8. Kiểm kê cuối kỳ còn 5.000m tồn kho. Yêu cầu: 1. Hãy xác định giá thực tế xuất kho vật liệu X theo các phương pháp sau đây: - Nhập trước, xuất trước - Nhập sau, xuất trước - Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ 2. Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. Bài số 2 Tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có tình hình trong tháng 3/N như sau : I. Tình hình tồn kho vật liệu, dụng cụ đầu tháng: Loại vật tư Số lượng (kg, chiếc) Giá đơn vị thực tế 1. Vật liệu chính 40.000 kg 10.000 đ/kg
  18. II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1. Ngày 3: Thu mua nhập kho 100.000 kg vật liệu chính theo giá chưa có thuế GTGT 10% là 10.200 đ/kg, thuế GTGT 1.020 đ/kg, tiền hàng chưa thanh toán cho công ty K. Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt 5.250.000đ (cả thuế GTGT 5%). 2. Ngày 10: Xuất kho 80.000 kg vật liệu chính và 3.000 kg vật liệu phụ cho sản xuất. 3. Ngày 12: Vay ngắn hạn ngân hàng để mua một số vật tư theo giá mua có thuế GTGT 10% (hàng đã nhập kho) bao gồm: + 40.000 kg vật liệu chính, đơn giá 11.110đ/kg + 8.000 kg vật liệu phụ, đơn giá 5.500đ/kg + 200 chiếc dụng cụ sản xuất, đơn giá 112.200đ/c. 4. Ngày 15: Xuất kho vật tư cho sản xuất kinh doanh, cụ thể: - Xuất 50.000 kg vật liệu chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm và 20.000 kg vật liệu chính để góp vốn tham gia liên doanh đồng kiểm soát với công ty Y. Giá trị vốn góp được ghi nhận 220.000.000đ tương ứng 50% quyền kiểm soát. - Xuất vật liệu phụ trực tiếp sản xuất sản phẩm 5.000 kg, cho nhu cầu khác ở phân xưởng sản xuất 500 kg, cho quản lý doanh nghiệp 500 kg. - Xuất công cụ nhỏ cho sản xuất 200 chiếc, dự tính phân bổ 2 lần. 5. Ngày 20: Xuất dùng 30 công cụ dùng cho quản lý doanh nghiệp và 30 công cụ cho bán hàng (thuộc loại phân bổ 1 lần). 6. Ngày 25: Xuất kho vật tư cho sản xuất kinh doanh, cụ thể: - Xuất 10.000 kg vật liệu chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm.
  19. mua cả thuế GTGT 10% là 33.000.000đ. III. Yêu cầu 1. Tính giá vật liệu xuất dùng trong kỳ theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. 2. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản (giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp trên). Bài số 3 Công ty T và V (doanh nghiệp sản xuất) kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có tài liệu về tình hình nhập xuất tồn kho vật tư và thanh toán với các nhà cung cấp tháng 8/N như sau (đơn vị tính: 1.000đ) I. Số dư đầu tháng chi tiết một số TK: - TK 151: 15.000 theo hoá đơn GTGT số 000153 ngày 15/5/N mua vật liệu chính A của công ty L, trong đó: tổng giá mua chưa có thuế GTGT 15.000, thuế GTGt 5%, tổng giá thanh toán 15.750. - TK 152: 180.000, trong đó: + Vật liệu chính A: 100.000 (số lượng 10.000kg) + Vật liệu chính B: 55.000 (số lượng 5.000kg) + Vật liệu phụ C: 25.000 (số lượng 1.000 hộp) - TK 153: 15.000 (số lượng 1.000 chiếc dụng cụ X) - TK 331: 37.750 hoá đơn GTGT số 000153 ngày 15/5/N của công ty L: 15.750 và hoá đơn GTGT số 001321 ngày 20/5/N của công ty H: 22.000) II. Các chứng từ phản ánh nghiệp vụ thu mua và nhập vật tư trong
  20. 2. Ngày 10/6: Nhập kho vật liệu chính A, theo phiếu nhập kho số 135 ngày 10/6 số lượng vật liệu chính A nhập kho 13.500kg, hoá đơn GTGT số 000353 ngày 10/6/N của công ty TH. Tổng giá mua chưa có thuế GTGT 141.750, thuế GTGT được khấu trừ 5%, tổng giá thanh toán 148.837,5 chưa trả tiền cho công ty TH. 3. Phiếu chi số 116 ngày 11/6: Chi tiền mặt trả tiền bốc dỡ vật liệu chính A của lần nhập kho ngày 10/6, số tiền 450. 4. Ngày 15/6: Nhập kho vật liệu chính B, theo phiếu nhập kho số 136 ngày 15/6, số lượng vật liệu chính B nhập kho 15.000kg do đơn vị D góp vốn liên doanh, đơn giá vật liệu chính B do hội đồng liên doanh đánh giá là 11,5/kg, thành tiền 172.500. 5. Ngày 23/6: Nhận được hoá đơn GTGT số 000334 ngày 23/6/N của công ty Z về việc mua 2.000 chiếc dụng cụ X, tổng giá mua chưa có thuế GTGT 29.000, thuế GTGT được khấu trừ 5% chưa trả tiền cho người bán. 6. Công ty đã trả nợ cho các nhà cung cấp vật tư theo các chứng từ sau: - Phiếu chi tiền mặt số 123 ngày 25/6 trả xong nợ cho công ty H, số tiền 22.000. - Giấy báo Nợ số 801 ngày 25/6: thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty L, số tiền 15.750 (thanh toán cho hoá đơn GTGT số 000153 ngày 15//N) - Giấy báo Nợ số 802 ngày 26/6: thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty Z, số tiền 30.450 (thanh toán cho hoá đơn GTGT số 000334 ngày 23/6/N). Yêu cầu
  21. vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ trong tháng 3/N có các tài liệu sau (đơn vị 1.000đ) I. Số dư ngày 1/3/N một số TK: - TK 152: 688.800, trong đó vật liệu X: 551.800, số lượng 520 vật liệu Y: 137.000, số lượng 250 - TK 153: 17.800 (chi tiết công cụ dụng cụ D, số lượng 300) II. Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ phát sinh sau: 1. Ngày 2/3: Nhập kho vật liệu X số lượng 200 theo giá mua chưa có thuế GTGT 230.000, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán. 2. Ngày 5/3: Nhập kho công cụ dụng cụ D, số lượng 500, đơn giá mua chưa có thuế GTGT là 62, thuế GTGT 10% đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. 3. Ngày 7/3: Nhập kho vật liệu Y do nhận vốn góp liên doanh, số lượng 100. Hội đồng liên doanh xác định trị giá 52.000. 4. Ngày 15/3: Nhập kho vật liệu X số lượng 510, vật liệu Y số lượng 320, đơn giá mua chưa có thuế GTGT vật liệu X là 1.100, vật liệu Y là 520, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Chi tiền mặt trả tiền thuê vận chuyển vật liệu nhập kho số tiền theo giá thanh toán là 18.260 (trong đó thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển được phân bổ theo số lượng. 5. Ngày 25/3: Xuất kho vật liệu X góp vốn liên doanh đồng kiểm soát với đơn vị T, số lượng 150, hội đồng liên doanh xác định trị giá 185.000. 6. Ngày 31/3: Tổng hợp xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh: - Dùng cho sản xuất sản phẩm: vật liệu X số lượng 650, vật liệu Y số
  22. cụ dụng cụ số lượng 20 được phân bổ 1 lần. 7. Ngày 31/3: Kiểm kê phát hiện thiếu một số công cụ dụng cụ D số lượng 20, chưa rõ nguyên nhân. 8. Ngày 31/3: Phiếu báo hỏng công cụ dụng cụ ở bộ phận quản lý phân xưởng, loại phân bổ 50% giá vốn khi xuất dùng 12.500, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 500. Yêu cầu 1. Tính toán, lập định khoản kế toán. 2. Ghi sổ nhật ký chung, sổ cái TK 152, 153 tháng 3/N. Bài số 5 Doanh nghiệp TH kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 5/N có tài liệu sau (đơn vị tính 1.000đ) I. Số dư ngày 1/5/N một số TK: - TK 331(dư Có): 144.500, trong đó: + Công ty A: 152.000 (dư Có) + Công ty B: 27.500 (dư Có) + Công ty C: 35.000 (dư Nợ) - TK 152: 175.000 - TK 151: 25.000 (Hoá đơn GTGT số 002015 ngày 26/4 của công ty B, giá chưa có thuế GTGT là 25.000, thuế GTGT 10%) II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 5/N
  23. 2. Ngày 5/5: Nhập kho nguyên vật liệu mua của công ty B theo hoá đơn GTGT số 002015 ngày 26/4 đã nhận từ tháng trước (phiếu nhập kho số NK02/5) 3. Ngày 7/5: Nhập kho nguyên vật liệu mua của đơn vị T theo hoá đơn GTGT số 005124 ngày 29/4: giá chưa thuế là 50.000, thuế GTGT 10% (phiếu nhập kho số NK03/5) 4. Ngày 10/5: Nhập kho nguyên vật liệu mua của công ty A theo hoá đơn GTGT số 001387 ngày 8/5: giá chưa có thuế là 40.000, thuế GTGT 10% (phiếu nhập kho số NK04/5) 5. Ngày 12/5: Giấy báo Nợ số 289 của ngân hàng thanh toán cho đơn vị T tiền hàng của hoá đơn GTGT số 005124 ngày 29/4 sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1% trên số tiền thanh toán. 6. Ngày 15/5: Nhập kho nguyên vật liệu mua của công ty C theo hoá đơn GTGT số 005233 ngày 15/5: giá mua chưa có thuế GTGT là 120.000, thuế GTGT 10% (phiếu nhập kho số NK05/5) 7. Ngày 18/5: Nhận được công văn của công ty C chấp thuận đề nghị của doanh nghiệp giảm giá 10% trị giá số hàng mua ngày 15/5 do không đúng quy cách (tính theo giá thanh toán). 8. Ngày 20/5: Giấy báo nợ số 290 của ngân hàng, thanh toán trả công ty A 100.000, công ty B 27.500. 9. Ngày 28/5: Hoá đơn GTGT số 002038 ngày 28/5, mua nguyên vật liệu của công ty B. Tổng giá thanh toán 57.200. Trong đó thuế GTGT 10%. 10. Tổng hợp các phiếu xuất kho nguyên vật liệu trong tháng theo giá thực tế:
  24. - Dùng để góp vốn liên doanh đồng kiểm soát với đơn vị khác 48.000. Hội đồng liên doanh xác định trị giá vốn góp là 50.000 tương ứng 50% quyền kiểm soát. Yêu cầu Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế tháng 5/N.
  25. dụng cụ. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động và các đồ dùng cần thiết khác không đủ điều kiện tiêu chuẩn để xếp vào TSCĐ. - Quản lý vật tư theo ba khâu: Khâu thu mua, khâu bảo quản, khâu dự trữ - Tính giá thực tế vật tư nhập kho và xuất kho. Việc đánh giá giá thực tế nhập kho của vật tư tùy thuộc vào từng nguồn nhập (mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biên, nhận vốn góp, nhận viện trợ biếu tặng, được cấp ). Việc tính giá xuất kho của vật tư được tính theo một trong bốn phương pháp (bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước và giá thực tế đích danh) - Kế toán chi tiết vật tư theo ba phương pháp: thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển và sổ số dư (hạch toán tại bộ phận kho và phòng kế toán) - Kế toán tổng hợp vật tư theo hai phương pháp: kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ (chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán tăng giảm)
  26. Chương 4 gồm mười một nội dung: 4.1. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 4.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ 4.3 Kế toán chi tiết TSCĐ 4.4 Kế toán tổng hợp biến động tăng giảm TSCĐ hữu hình, vô hình 4.5 Kế toán tổng hợp biến động TSCĐ thuê tài chính 4.6 Kế toán tổng hợp biến động BĐS đầu tư 4.7 Kế toán khấu hao TSCĐ 4.8 Kế toán sửa chữa TSCĐ 4.9 Kế toán đầu tư XDCB trong doanh nghiệp 4.10. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên hiểu được các khái niệm TSCĐ, BĐS đầu tư, nhận biết các nguyên tắc, điều kiện và phương pháp ghi nhận tài sản cố định, có kỹ năng hạch toán được tình hình biến động của TSCĐ, BĐS đầu tư, TSCĐ thuê tài chính, các vấn đề liên quan đến khấu hao và sửa chữa TSCĐ. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Khái niệm, phân loại và đánh giá TSCĐ - Trình bày phương pháp hạch toán biến động TSCĐ, BĐS đầu tư, TSCĐ thuê tài chính - Trình bày các phương pháp tính khấu hao TSCĐ - Trình bày phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ, sửa chữa
  27. 4.1.1. Khái niệm Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng hữu ích dài, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Theo Thông tư 203/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ”, thì tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ được xác định như sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên, - Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Và khác với đối tượng lao động, hình thái vật chất ban đầu của TSCĐ được giữ nguyên từ lúc đưa vào sử dụng cho đến lúc hư hỏng. Về bất động sản đầu tư, theo chuẩn mực kế toán số 5 “Bất động sản đầu tư”, bất động sản đầu tư trong doanh nghiệp bao gồm quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại), nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ. Các tài sản này được ghi nhận là bất động sản đầu tư khi doanh nghiệp nắm giữ để cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường hay sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng theo chuẩn mực 05, một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài
  28. Theo chế độ hiện hành, việc quản lý TSCĐ phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. - Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán. - Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp vẫn phải quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy đinh. - Doanh nghiệp vẫn phải quản lý những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. 4.1.3. Nhiệm vụ kế toán Hạch toán TSCĐ có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác tình hình số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ về giá trị, số lượng TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ. - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao của TSCĐ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và theo đúng chế độ tài chính quy định. - Lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
  29. 4.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4.2.1. Phân loại TSCĐ Tài sản cố định tại các doanh nghiệp có rất nhiều loại và mỗi loại có nguồn hình thành khác nhau. để thuận tiện trong công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định thì cần phải phân loại TSCĐ. * Căn cứ vào mục đích sử dụng - TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định dùng cho quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. + Đối với TSCĐ hữu hình được phân loại như sau; Nhà cửa, vật kiến trúc: Máy móc thiết bị: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Thiết bị, dụng cụ quản lý: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: Các loại tài sản cố định khác: + Đối với TSCĐ vô hình, bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu, - TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng: là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. - TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  30. Ngoài ra, TSCĐ còn được phân loại theo nguồn hình thành (TSCĐ hình thành từ vốn chủ sở hứu, TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay). 4.2.2. Đánh giá TSCĐ Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. Trong mọi trường hợp, TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh được tất cả 3 chỉ tiêu về giá trị của TSCĐ là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn. Nguyên giá là giá trị ghi sổ ban đầu của TSCĐ, hay nói cách khác nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí bình thường, hợp lý mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ đó tính đến thời điểm trước khi đưa tài sản đó vào sử dụng.Việc xác định nguyên giá trong từng trường hợp cụ thể như sau: - TSCĐ hữu hình mua sắm: là giá mua cộng (+) các khoản thuế không hoàn lại (+) các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, ) trừ (-) các khoản giảm giá. - Đối với trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+)các khoản thuế, các chi phí phát sinh, lệ phí trước bạ (nếu có). - TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí trước khi sử dụng.
  31. - TSCĐ được cấp, được điều chuyển: Nguyên giá là giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị còn lại theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng (+) với các phí tổn mới chi ra trước khi dùng. - TSCĐ được tài trợ, được biếu, được tặng, : Nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận. *Nguyên giá tài sản cố định vô hình - TSCĐ vô hình mua sắm: Nguyên giá là giá mua cộng (+) các khoản thuế không hoàn lại và các chi phí khác có liên quan trước khi sử dụng. Đối với trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm). - TSCĐ vô hình được cấp, được điều chuyển: Nguyên giá là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm trước khi đưa tài sản vào sử dụng. - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: Trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: Nguyên giá là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất cộng (+) với các chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Cụ thể: Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì
  32. nghiệp, ; Nguyên giá là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, - Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 4.3. KẾ TOÁN CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Kế toán chi tiết TSCĐ sử dụng các loại chứng từ, sổ sách sau: - Biên bản giao nhận TSCĐ dùng để ghi chép, theo dõi sự thay đổi của TSCĐ. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào của TSCĐ cũng phải lập hội đồng giao nhận. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và lập Biên bản giao nhận TSCĐ - Hồ sơ TSCĐ: Mỗi TSCĐ phải có 1 bộ hồ sơ riêng bao gồm: biên bản giao nhận, các hoá đơn chứng từ liên quan, các bản sao tài liệu tại 1 doanh nghiệp kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng TSCĐ - Sổ chi tiết TSCĐ được lập chung cho toàn doanh nghiệp. Sổ ghi chép các diễn biến liên quan đến TSCĐ. Mỗi TSCĐ được ghi vào 1 trang riêng của sổ này - Mỗi TSCĐ được xác định 1 số hiệu riêng gọi là danh điểm TSCĐ. Số danh điểm này không được thay đổi trong quá trình sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp. Khi TSCĐ bị thanh lý hoặc nhượng bán thì số danh điểm này không sử dụng lại cho TSCĐ khác.
  33. THẺ TSCĐ Số: Ngày tháng năm Kế toán trưởng (ký, họ tên) Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ số ngày tháng năm Tên, mã hiệu, quy cách TSCĐ: Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm sản xuất Bộ phận quản lý, sử dụng Năm đưa vào s/d Công suất Đình chỉ s/d TSCĐ ngày tháng năm Lý do đình chỉ Số hiệu Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ chứng từ Ngày tháng Diến giải N.giá Năm GT hao Cộng dồn năm mòn Dụng cụ phụ tùng kèm theo: Ghi giảm TSCĐ, chứng từ số: ngày tháng năm Lý do giảm: 4.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG TSCĐ HỮU HÌNH, TSCĐ VÔ HÌNH 4.4.1. Tài khoản sử dụng TK 211 “TSCĐ hữu hình” : Phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản cố định hữu hình.Kết cấu của tài khoản như sau: Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình (do mua sắm, do đầu tư xây dựng cơ bản, ) Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguyên giá tài sản cố
  34. Phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản cố định v ô hình.Kết cấu của tài khoản như sau: Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguyên giá tài sản cố định v ô hình (do mua sắm, do đầu tư xây dựng cơ bản, ) Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguyên giá tài sản cố định v ô hình. Dư nợ: Phản ánh nguyên giá của tài sản cố vô hình hiện có tại thời điểm cuối kỳ. 4.4.2. Kế toán tình hình tăng TSCĐ hữu hình, vô hình - Tăng do mua ngoài không qua lắp đặt BT1) Ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 331,111,112, : Tổng số tiền ttoán Nếu mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu thì ghi BT2 là bút toán kết chuyển nguồn: BT2) Nợ TK 441: Nếu đầu tư bằng nguồn vốn XDCB Nợ TK 414: Nếu đầu tư bằng quỹ ĐTPT Nợ TK 3532: Nếu đầu tư bằng quỹ phúc lợi Có TK 411: Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh. Có TK 3533: Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi Nếu đầu tư bằng nguồn vốn khác như Nguồn vốn vay thì không phải ghi BT2 Ví dụ: Mua một thiết bị sản xuất, giá mua chưa thuế 400.000.000 đồng,
  35. BT1) Nợ TK 211: 400 Nợ TK 133 (1332): 20 Có TK 112: 420 BT2) Nợ TK 211: 3 Nợ TK 133: 0,15 Có TK 111: 3,15 BT3) Nợ TK 414: 403 Có TK 411: 403 - Trường hợp mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài: Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng (từng loại TSCĐ). Khi hoàn thành bàn giao mới ghi tăng nguyên giá và kết chuyển nguồn: BT1) Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt: Nợ TK 2411: Tập hợp chi phí thực tế Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 331 BT2) Khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán ghi tăng nguyên giá Nợ TK 211: Có TK 2411 BT3) Kết chuyển nguồn (nếu đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu) Nợ TK 414,441,3532
  36. GTGT 5%) là 3.150.000 đồng. Toàn bộ tiền mua TSCĐ đã thanh toán bằng chuyển khoản. Được biết nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng để bù đắp lấy từ quỹ đầu tư phát triển 200.000.000 đồng, còn lại sử dụng vốn đầu tư XDCB. Nghiệp vụ trên được kế toán ghi sổ như sau (triệu đồng): BT1) Nợ TK 241 (2411): 400 Nợ TK 133 (1332): 20 Có TK 112: 420 BT2) Nợ TK 241 (2411): 3 Nợ TK 133(1332): 0,15 Có TK 111: 3,15 BT3) Nợ TK 211 (2113): 403 Có TK 241 (2411): 403 BT4) Nợ TK 414: 200 Nợ TK 441: 203 Có TK 411: 403 - Trường hợp tăng do XDCB bàn giao: Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí xây dựng theo từng công trình (ghi BT1). Khi hoàn thành bàn giao mới ghi tăng nguyên giá và kết chuyển nguồn (ghi BT2 và BT3 giống trường hợp trên): BT1) Tập hợp chi phí xây lắp: Nợ TK 2412: Tập hợp chi phí thực tế Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
  37. Nghiệp vụ kinh tế trên được kế toán định khoản như sau (triệu đồng): BT1) Nợ TK 241 (2412): 400 Nợ TK 133 (1332): 20 Có TK 331, 112, BT2) Nợ TK 211: 400 Có TK 241 (2412): 400 BT3) Nợ TK 441: 400 Có TK 411: 400 - Trường hợp TSCĐ tự chế: BT1: phản ánh giá thành của sản phẩm chế tạo: Nợ TK 632:Giá vốn Có TK 154: sản phẩm sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay ( giá thành sản xuất ) Có TK 155: xuất kho ra sử dụng (giá xuất kho) BT2: ghi tăng TSCĐ Nợ TK 211: Có TK 512: chi phí sản xuất thực tế sản phẩm BT3: các chi phí liên quan khác Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 111,112,152, - Trường hợp TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi + Trường hợp trao đổi với TSCĐ tương tự
  38. Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi + Trường hợp trao đổi với TSCĐ không tương tự BT1: Khi giao TSCĐ cho bên trao đổi: Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ đi trao đổi Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao) Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi BT2: Ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ Nợ TK 131: tổng giá thanh toán Có TK 711: giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi Có TK 3331 (nếu có) BT3: Khi nhận TSCĐ do trao đổi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ nhận về (giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi) Nợ TK 133: (nếu có) Có TK 131:tổng giá thanh toán BT4: Nếu phải thu thêm tiền (giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 131: tổng giá thanh toán Có TK 111,112
  39. phát triển. Yêu cầu: Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau (triệu đồng): BT1) Nợ TK 811:200 Nợ TK 214: 50 Có TK 211: 250 BT2) Nợ TK 131: 168 Có TK 711: 160 Có TK 333: 8 BT3) Nợ TK 211: 300 Nợ TK 133: 15 Có TK 131: 315 BT4) Nợ TK 131: 47 Có TK 112:47 -Trường hợp TSCĐ tăng do điều động nội bộ Tổng công ty (không phải thanh toán) Nợ TK 211: Nguyên giá trên sổ của dơn vị cấp Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế Có TK 411: Giá trị còn lại của TSCĐ điều động - Trường hợp tăng do nhận vốn góp liên doanh, liên kết: Nợ TK 211: Nguyên giá (giá đánh giá) Có TK 411
  40. đồng bằng vốn đầu tư XDCB. Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau (triệu đồng): BT1) Nợ TK 211: 160 Có TK 411: 160 BT2) Nợ TK 211: 0,4 Nợ TK 133 (1332): 0,02 Có TK 111: 0,42 BT3) Nợ TK 441: 0,4 Có TK 411: 0,4 - Trường hợp tăng do đánh giá lại: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 412 - Trường hợp tăng do chuyển từ CCDC: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 153 - Trường hợp tăng do nhận lại vốn góp liên doanh, liên kết: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 222,223,228, Ví dụ: Hết hạn tham gia liên doanh đồng kiểm soát với công ty A, doanh nghiệp được công ty A trả lại vốn góp bằng một thiết bị sản xuất, giá trị còn lại do 2 bên xác định là 300.000.000 đồng, tổng số vốn góp tham gia liên doanh với công ty A tình đến thời điểm kết thúc hợp đồng là
  41. Có TK 222: 350 - Trường hợp tăng do kiểm kê phát hiện thừa: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 3381 - Tăng TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai + Tập hợp các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai Nợ TK 2412 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 + Kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán xác định tổng chi phí thực tế phát sinh tạo nên nguyên giá TSCĐ vô hình cùng những chi phí không hợp lý khác phải loại trừ. Nợ TK 213: Nguyên giá TSCĐ vô hình Nợ TK 111,112: chi phí không hợp lý đã thu lại bằng tiền Nợ TK 138: chi phí không hợp lý khác phải thu lại Có TK 2412 + Đồng thời kết chuyển nguồn vốn chủ sở hữu Nợ TK 414,441, Có TK 411 - Tăng do mua ngoài: hạch toán tương tự TSCĐ hữu hình - Tăng do nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần Nợ TK 213
  42. Có TK 411: Nhận cấp phát Có TK 711: nhận biếu tặn 4.4.3. Kế toán tình hình giảm TSCĐ hữu hình, vô hình - Nhượng bán TSCĐ Theo quy định, những TSCĐ không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả thì doanh nghiệp có quyền nhượng bán. Doanh nghiệp phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết (lập Hội đồng đánh giá giá trị tài sản, thông báo công khai và tổ chức đầu giá, có hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ, ). Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán ghi các bút toán sau: Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh BT1) Xoá sổ TSCĐ nhượng bán Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 811: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ nhượng bán BT2) Ghi nhận giá nhượng bán TSCĐ Nợ TK 111,112,131: Tổng giá ttoán Có TK 711: Giá bán không thuế GTGT Có TK 333: Thuế GTGT đầu ra. BT3) Phản ánh các chi phí nhượng bán khác (chi phí môi giới, tân trang, ) Nợ TK 811: Tập hợp chi phí nhượng bán Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
  43. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 3533: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ nhượng bán BT2) Ghi nhận giá nhượng bán TSCĐ Nợ TK 111,112,131: Tổng giá toán Có TK 3532: Giá bán không thuế GTGT Có TK 333: Thuế GTGT đầu ra. BT3) Phản ánh các chi phí nhượng bán khác (chi phí môi giới, tân trang, ) Nợ TK 3532: Tập hợp chi phí nhượng bán Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112,331 Ví dụ:Doanh nghiệp nhượng bán một ô tô, nguyên giá 560.000.000 đồng, giá trị hao mòn lũy kế 140.000.000 đồng. Giá bán được người mua chấp nhận (bao gồm cả thuế GTGT 10%) là 473.000.000 đồng. Chi phí sửa chữa, tân trang tài sản trước khi nhượng bán thuê ngoài trả bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 5.250.000 đồng. Nghiệp vụ kinh tế trên được kế toán định khoản như sau (triệu đồng): BT1) Nợ TK 811: 420 Nợ TK 214: 140 Có TK 211: 560 BT2) Nợ TK 131: 473 Có TK 711: 430
  44. Có TK 111: 5,25 - Thanh lý TSCĐ. Theo quy định, những TSCĐ không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật, hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được mà cũng không thể nhượng bán được thì doanh nghiệp tổ chức thanh lý. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập hội đồng thanh lý tài sản và làm các thủ tục cần thiết (tổ chức thực hiện việc thanh lý, lập Biên bản thanh lý tài sản). Căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán giống như trường hợp nhượng bán Ví dụ: Thanh lý một nhà kho, nguyên giá 300.000.000 đồng, hao mòn lũy kế 280.000.000 đồng. Chi phí thanh lý 500.000 đồng đã chi bằng tiền mặt.Phế liệu thu hồi, nhập kho 2.000.000 đồng, số bán thu bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 1.050.000 đồng. Kế toán định khoản nghiệp vụ kinh tế trên như sau (triệu đồng): BT1) Nợ TK 811: 20 Nợ TK 214: 280 Có TK 211: 300 BT2) Nợ TK 111: 1,05 Có TK 711: 1 Có TK 333: 0,5 BT3) Nợ TK 152: 2 Có TK 711: 2 BT4) Nợ TK 811: 0,5
  45. được ghi vào TK 811 hoặc TK711. Nợ TK 222: Giá trị vốn góp liên doanh (giá đánh giá) Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 811: Phần chênh lệch giảm Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ góp vốn Có TK 711: Phần chênh lệch tăng Ví dụ: Dùng 1 thiết bị sản xuất để góp vốn tham gia liên doanh dài hạn với Công ty Y, Nguyên giá 450 triệu đồng, đã hao mòn 50 triệu. Giá trị vốn góp được 2 bên tham gia liên doanh thống nhất ghi nhận 430 triệu đồng. Nợ TK 222 : 430.000.000 Nợ TK 214: 50.000.000 Có TK 711: 30.000.000 Có TK 211: 450.000.000 - Giảm do chuyển thành CCDC nhỏ (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) Trong trường hợp này kế toán căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để phản ánh. Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế Nợ TK 6273,6413,6423: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ Nếu giá trị còn lại lớn, kế toán sẽ đưa vào chi phí trả trước dài hạn để
  46. Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ - Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh BT1: xóa sổ TSCĐ Nợ TK 411: (chi tiết vốn liên doanh) giá trị do hội đồng giao nhận đánh giá Nợ TK 214:Giá trị hao mòn Nợ (Có) TK 412: phần chênh lệch (nếu có) Có TK 211: Nguyên giá BT2: Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại: Nợ TK 411 Có TK liên quan (111,112,338, ) - Thiếu TSCĐ qua kiểm kê ( chưa rõ nguyên nhân) + TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh BT1: phản ánh giá trị TSCĐ giảm Nợ TK 214: Nợ TK 1381 Có TK 211 BT2: Khi có quyết định xử lý Nợ TK 111:tiền bồi thường Nợ TK 1388: nếu người có lỗi phải bồi thường chưa thu được Nợ TK 334: trừ lương của người lao động
  47. + TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi BT1: phản ánh giá trị TSCĐ giảm Nợ TK 214: Nợ TK353:Giá trị còn lại Có TK 211 BT2: phản ánh giá trị TSCĐ thiếu vào TK1381 Nợ TK 1381:Giá trị còn lại Có TK 3532 BT2: Khi có quyết định xử lý Nợ TK 111:tiền bồi thường Nợ TK 1388: nếu người có lỗi phải bồi thường chưa thu được Nợ TK 334:trừ lương của người lao động Nợ TK 411: nếu được phép ghi giảm vốn kinh doanh Nợ TK 811: nếu doanh nghiệp chịu tổn thất Có TK 1381 - Kế toán tình hình giảm TSCĐ vô hình Hạch toán giống TSCĐ hữu hình - Đối với giá trị TSCĐ vô hình trước đây nay không được ghi nhận là TSCĐ vô hình nữa vì không đủ tiêu chuẩn, kế toán sẽ chuyển một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh (nếu nhỏ) hoặc đưa vào chi phí trả trước dài hạn và phân bổ dần (nếu lớn) Nợ TK 214: giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 627,641,642: giá trị còn lại (nếu nhỏ)
  48. 4.5. KẾ TOÁN TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH 4.5.1. Tài khoản sử dụng TK 212 “TSCĐ thuê tài chính” Bên nợ:Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng trong kỳ Bên có: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm trong kỳ Dư nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có cuối kỳ. 4.5.2. Kế toán tình hình tăng TSCĐ thuê tài chính - Khi nhận TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê Có TK 342: Số tiền đi thuê phải trả các kỳ sau (giá trị hiện tại của khoản thuê tối thiểu hay giá trị hợp lý tài sản thuê trừ đi số nợ gốc phải trả kỳ này) Có TK 315: Số nợ gốc phải trả kỳ này Có TK 111,112,142: Các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến tài sản thuê. - Trường hợp hợp đồng thuê tài chính quy định bên đi thuê phải nhận nợ cả số thuế GTGT đầu vào do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 342: Số tiền đi thuê phải trả các kỳ sau (giá trị hiện tại của khoản thuê tối thiểu hay giá trị hợp lý tài sản thuê trừ đi số nợ gốc phải trả kỳ này)
  49. doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay không chịu thuế GTGT, nguyên giá TSCĐ đi thuê ghi theo tổng số tiền thuê phải trả (gồm cả thuê GTGT) - Khoản tiền ký quỹ bảo đảm cho việc thuê tài sản hay tiền ứng trước theo yêu cầu của bên cho thuê tài sản Nợ TK 342: ứng trước số tiền đi thuê tài sản Nợ TK 244: Số tiền ký quỹ về thuê tài sản Có TK 111,112, - Khoản chi phí cam kết về sử dụng vốn trả cho bên cho thuê Nợ TK 635: Ghi tăng chi phí hoạt động tài chính Có TK 111,112, - Định kỳ căn cứ vào hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính, xác định số tiền thuê trả kỳ này cho bên cho thuê. Trên cơ sở đó, tính ra số lãi thuê tương ứng Nợ TK 342: Số nợ gốc phải trả kỳ này Hoặc Nợ TK 315: Ghi giảm số nợ gốc phải trả kỳ này Nợ TK 635: Số lãi thuê phải trả kỳ này Có TK 315,111,112: Tổng số tiền thuê phải trả hoặc đã trả kỳ này (cả gốc và lãi thuê) - Cuối kỳ, trích khấu hao TSCĐ đi thuê theo chế độ quy định tính vào chi phí kinh doanh Nợ TK 627,641,642 Có TK 214: Số khấu hao phải trích
  50. Có TK 133 (1332): Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ - Số phí cam kết sử dụng vốn phải trả hoặc đã trả cho bên cho thuê tài chính Nợ TK 635: Ghi tăng chi phí hoạt động tài chính Có TK 342, 111, 112, - Cuối niên độ kế toán kết chuyển số nợ dài hạn về thuê tài chính sẽ đến hạn trả trong niên độ tới. Nợ TK 342: Ghi giảm nợ dài hạn về thuê tài chính Có TK 315: ghi tăng nợ dài hạn đến hạn trả - Khi kết thúc hợp đồng cho thuê + Nếu trả lại TSCĐ cho bên cho thuê Nợ TK 214 (2142): Giá trị hao mòn lũy kế Nợ TK 627,641,642, : Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết vào chi phí (nếu giá trị còn lại nhỏ) Nợ TK 242: Chuyển giá trị còn lại vào chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị còn lại lớn, phải phân bổ vào nhiều năm tài chính) Có TK 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê - Nếu bên đi thuê được sở hữu tài sản đó Nợ TK 211,213: nguyên giá Có TK 212 Đồng thời kết chuyển giá trị hao mòn lũy kế
  51. Ngoài hai bút toán như được sở hữu tài sản ở trên, kế toán còn phải phản ánh chi phí bỏ ra để có được tài sản đó Nợ TK 211,213 Có TK 111,112,331 Đồng thời kết chuyển giá trị hao mòn lũy kế Nợ TK 2142 Có TK 2141,2143 Số tiền phải trả về mua lại hay chuyển quyền sở hữu Nợ TK 211,213 Có TK 111,112,342 4.5.3. Kế toán tình hình giảm TSCĐ thuê tài chính Khi kết thúc hợp đồng thuê TSCĐ tùy thuộc vào các điều khoản của hợp đồng, kế toán hạch toán giảm TSCĐ trong các trường hợp sau: - Nếu doanh nghiệp được chuyển giao quyền sở hữu hoặc mua lại TSCĐ thuê + Trường hợp được chuyển giao quyền sở hữu: ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 211,213: TSCĐ hữu hình, vô hình Có TK 212: TSCĐ thuê tài chính Đồng thời chuyển hao mòn TSCĐ đi thuê thành hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp ghi: Nợ TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính Có TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình, hoặc
  52. Nợ TK 133 Có TK 111,112 - Nếu doanh nghiệp trả lại TSCĐ cho bên cho thuê, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ thuê tài chính Nợ TK 214 (2142): Hao mòn TSCĐ Có TK 212: TSCĐ thuê tài chính Nếu khấu hao chưa hết thì phải trích khấu hao cho đủ để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 4.6. KẾ TOÁN TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ 4.6.1. Tài khoản sử dụng TK 217 “Bất động sản đầu tư” Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguyên giá BĐS đầu tư trong kỳ. Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguyên giá BĐS đầu tư trong kỳ. Dư nợ: Phản ánh nguyên giá BĐS đầu tư hiện có cuối kỳ. 4.6.2. Kế toán tình hình tăng bất động sản đầu tư - Mua BĐS đầu tư theo phương thức trả ngay: Nợ TK 217 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331, - Mua BĐS đầu tư theo phương thức trả chậm: Nợ TK 217,133:theo giá mua trả ngay Nợ TK 242: lãi trả chậm
  53. Có TK 242 - BĐS đầu tư được hoàn thành do XDCB chuyển giao: Nợ TK 217 Có TK 241 - Khi chuyển từ BĐS chủ sở hữu sử dụng sang BĐS đầu tư Nợ TK 217 Có TK 211,213 Đồng thời kết chuyển hao mòn lũy kế Nợ TK 2141,2143 Có TK 2147 - Khi chuyển từ hàng tồn kho thành BĐS đầu tư Nợ TK 217 Có TK 1567 4.6.3. Kế toán tình hình giảm bất động sản đầu tư - Khi bán BĐS đầu tư: BT1) Ghi giảm nguyên giá và giá trị còn lại của BĐS đầu tư: Nợ TK 2147: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 632: Giá trị còn lại Có TK 217: BT2) Ghi nhận giá nhượng bán BĐS đầu tư: Nợ TK 111,112,131: Tổng giá ttoán Có TK 5117: Giá bán không thuế GTGT
  54. Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112,331 - Trường hợp chuyển BĐS đầu tư thành BĐS chủ sở hữu sử dụng Nợ TK 211,213 Có TK 217 Đồng thời kết chuyển hao mòn lũy kế Nợ TK 2147 Có TK 2141,2413 * Kế toán hao mòn BĐS đầu tư Định kỳ, trích khấu hao BĐS đầu tư vào chi phí kinh doanh BĐS đầu tư (TK632) Nợ TK 632 Có TK 2147 4.7. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ 4.7.1. Khái niệm và các phương pháp tính khấu hao TSCĐ Trong quá trình TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan tác động dẫn đến TSCĐ bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Như vậy, khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị hao mòn vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
  55. TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính). TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất đã được nhà nước cấp quyền sử dụng lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao. TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ a. Phương pháp khấu hao đường thẳng - Hiện nay, phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng ( hay khấu hao đều theo thời gian) đang được sử dụng phổ biến. Theo cách này: Mức khấu hao = Nguyên x Tỷ lệ khấu hao Nguyên giá phải trích giá bình quân năm = TSCĐ bình quân TSCĐ (%) năm Số năm sử dụng - Mức khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia 12 tháng. - Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ đã sử
  56. Nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã được thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ b. Phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Theo TT số 203/TT-BTC ngày 20/10/2009 mức khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau: Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm. Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ để xác định số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. Căn cứ tình hình thực tế sản xuất để xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao phải = Sản lượng hoàn x trích bình quân thành trong tháng Sản lượng tính theo tháng công suất thiết kế VD: Doanh nghiệp mua 1 máy ủi đất với nguyên giá 450 triệu đồng. Sản lượng theo công suất thiết kế là 2.400.000m3. Khối lượng sản phẩm đạt trong năm thứ nhất của máy ủi là: Tháng 1: 14.000 Tháng 5: 15.000 Tháng 9: 16.000 Tháng 2: 15.000 Tháng 6: 14.000 Tháng 10: 16.000
  57. đồng/2.400.000 m3 = 187,5 đồng/m3 c. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Theo Thông tư 203/TT –BTC ngày 20/10/2009, mức khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau: Theo phương pháp này, mức khấu hao bình quân năm được tính theo công thức Mức khấu hao phải Giá trị còn lại của Tỷ lệ khấu hao trích bình quân năm = TSCĐ x nhanh Trong đó Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao theo pp Hệ số điều chỉnh nhanh (%) = đường thẳng x Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây: Hệ số điều 2.1.1.1 1 Thời gian sử dụng của TSCĐ chỉnh Đến 4 năm (t 6 năm) 2,5 VD: Công ty A mua 1 thiết bị sản xuất có nguyên giá 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng 5 năm.
  58. Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng: 1/5=20% Thời gian sử dụng là 5 năm => tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần = 20%x2 (hệ số điều chỉnh) = 40% Ta có Bảng tính khấu hao Năm Giá trị còn Cách tính khấu Mức khấu Hao mòn lũy lại hao hao năm kế cuối năm 1 10.000.000 10.000.000 x 40% 4.000.000 4.000.000 2 6.000.000 6.000.000 x40% 2.400.000 6.400.000 3 3.600.000 3.600.000 x 40% 1.440.000 7.840.000 4 2.160.000 2.160.000 : 2 1.080.000 8.920.000 5 1.080.000 2.160.000 : 2 1.080.000 10.000.000 4.7.2. Tài khoản sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ” Phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến động tăng, giảm khấu hao TSCĐ Bên nợ: Số khấu hao giảm trong kỳ Bên có: Số khấu hao tăng trong kỳ Dư nợ: Số khấu hao hiện còn cuối kỳ. 4.7.3. Phương pháp kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ - Hàng tháng, trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ Tk 627: Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất
  59. Có TK 214: số khấu hao phải trích - Số khấu hao phải nộp NSNN hoặc cấp trên (nếu có) ghi: Nợ TK 411: Hoặc Nợ TK 136 (1368): Có TK 111,112, 336: -Trường hợp giảm giá trị hao mòn do nhượng bán, thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị còn lại được tính vào chi phí khác. Nợ TK 811: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ - Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, giá trị còn lại được hạch toán vào quỹ khen thưởng phúc lợi Nợ TK 353 (3533): Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ - Trường hợp TSCĐ đi thuê tài chính, khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí trả trước dài hạn nếu giá trị còn lại lớn hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ nếu giá trị còn lại nhỏ. - Cuối năm tài chính, doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau: +Nếu mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng ghi:
  60. Có TK 627,641,642: số chênh lệch khấu hao giảm. Ví dụ: Tình hình TSCĐ tại một doanh nghiệp trong tháng 4/N như sau (ĐVT 1.000 đồng) 1.Ngày 5/4: Nhà thầu bàn giao dãy nhà văn phòng dùng cho quản lý doanh nghiệp dự kiến sử dụng trong 20 năm. Giá trị quyết toán được duyệt chưa kể thuế GTGT 5% là 500.000, tài sản này được đầu tư bằng vốn XDCB. 2. Ngày 10/4:Mua sắm một thiết bị dùng cho sản xuất giá mua phải trả theo hóa đơn 315.000 (cả thuế GTGT 5%). Số TSCĐ này được thanh toán bằng tiền vay dài hạn 100.000, bằng tiền gửi ngân hàng 215.000, trong đó 35.000 thuộc quỹ đầu tư phát triển, 180000 thuộc vốn đầu tư XDCB., tỷ lệ khấu hao bình quân năm của số thiết bị này là 10%. 3.Ngày 15/4: Nhượng bán một phương tiện vận tải thuộc bộ phận bán hàng nguyên giá 240.000, hao mòn lũy kế 80.000, giá bán được người mua chấp nhận bao gồm cả thuế GTGT 10% là 165.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. 4. Ngày 20/4:Thanh lý một nhà kho của bộ phận sản xuất, đã khấu hao hết từ tháng 1/N, nguyên giá 180.000. Chi phí thanh lý chi bằng tiền mặt 5.000, phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt 10.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm của nhà kho này 8%. Biết rằng , trong tháng 2/N không có biến động tăng, giảm TSCĐ và mức khấu hao đã trích tại các bộ phận trong tháng 3/N như sau: - Bộ phận sản xuất: 30.000 - Bộ phận bán hàng 4.000 - Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 4.000 Yêu cầu: 1. Lập bảng tính và phân bổ khấu hao trong tháng 4/N
  61. - Bộ phận sản xuất = 30.000 + (300.000 x 10% x 21)/(12 x 30) = 31.750 - Bộ phận bán hàng = 4.000 – (240.000 x 10% x 16)/(12 x 30) = 2.933 - Bộ phận quản lý DN = 4.000 + (500.000 x 26)/ (20 x 12 x 30) = 5.806 Yêu cầu 1: Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 4/N Chỉ tiêu Tỷ lệ TK 627 TK641 TK642 khấu Nguyên Mức hao giá khấu hay hao TGSD I. Mức trích khấu hao 38.000 30.000 4.000 4.000 tháng 3/N II. TSCĐ tăng trong tháng 4/N - Nhà văn 20 500.000 1.806 1.806 phòng năm 300.000 1.750 1.750 - Máy móc 10% thiết bị III. TSCĐ giảm trong tháng 4/N - Phương tiện 10% 240.000 1.067 1.067 vận tải - Nhà kho 8% 180.000 III. Mức trích khấu 40.489 31.750 2.933 5.806 hao tháng 4/N
  62. Có TK 214: 38.000 2a. Nợ TK 211: 500.000 4a. Nợ TK 811: 160.000 Nợ TK 133: 25.000 Nợ TK 214: 80.000 Có TK 331: 525.000 Có TK 211: 240.000 2b. Nợ TK 441: 500.000 4b. Nợ TK 131: 165.000 Có TK 411: 500.000 Có TK 711: 150.000 Có TK 333: 15.000 3a. Nợ TK 211: 300.000 5a. Nợ TK 214: 180.000 Nợ TK 133: 15.000 Có TK 211: 180.000 Có TK 341: 100.000 5b. Nợ TK 811: 5.000 Có Tk 112: 215.000 Có TK 111: 5.000 3b. Nợ TK 414: 35.000 5c. Nợ TK 111: 10.000 Có TK 411: 35.000 Có TK 711: 10.000 4.8. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ 4.8.1. Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ Sửa chữa nhỏ là việc sửa chữa lặt vặt mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu tập hợp vào chi phí sản xuất đến đó - Trường hợp sửa chữa nhỏ do doanh nghiệp tự làm: Nợ TK 627,641,642 Có TK liên quan (111,112,331, ) - Trường hợp thuê ngoài
  63. 4.8.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ Sửa chữa lớn TSCĐ là việc sửa chữa, thay thế các bộ phận chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không sửa chữa thì TSCĐ đó không thể hoạt động được. Chi phí sửa chữa lớn khá cao, có thể nằm ngoài kế hoạch hoặc trong kế hoạch (đã trích trước vào chi phí ở TK 335) - Tập hợp chi phí sửa chữa lớn cho từng công trình Nợ TK 2413: chi phí sửa chữa lớn thực tế Nợ TK 133 Có TK 331,111,112: tổng số tiền phải trả - Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành Nợ TK 335: giá thành sửa chữa trong kế hoạch Nợ TK 242: giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nếu lớn) Nợ TK 627,641,642: chi phí sửa chữa nhỏ ngoài kế hoạch (nếu nhỏ) Có TK 2413 - Chi phí sửa chữa tập hợp ở TK 242 sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh các kỳ tiếp theo Nợ TK 627,641,642 Có TK 242 Ví dụ: Tháng 3 nhận được biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, công ty A bàn giao TSCĐ dùng ở phân xưởng sản xuất đã sửa chữa lớn xong theo hợp đồng sửa chữa phải thanh toán là 8.800.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT 800.000 đồng). Doanh nghiệp đã ứng trước cho công ty A bằng tiền gửi ngân hàng 50% trong tháng trước.
  64. 1. Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên 2. Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên trong trường hợp sửa chữa lớn ngoài kế hoạch Kế toán định khoản nghiệp vụ kinh tế trên như sau (triệu đồng): BT1) Nợ TK 241 (2413): 8 Nợ TK 133: 0,8 Có TK 331: 8,8 BT2) Nợ TK 331: 4,4 Có TK 311: 4,4 BT3) Nợ TK 335: 8 Có TK 241(2413): 8 - Đối với trường hợp sửa chữa lớn ngoài kế hoạch, ngoài BT1, BT2, ghi thêm Nợ TK 142: 8 Có TK 241 (2413): 8 Nợ TK 627: 8/10= 0,8 Có TK 142: 0,8 4.8.3. Kế toán sửa chữa nâng cấp TSCĐ Sửa chữa lớn nâng cấp là việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ TSCĐ hay nâng cao tính năng, công suất của TSCĐ. Việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn được thực hiện theo từng công trình. Khi hoàn thành bàn
  65. Nợ TK 133 Có TK 331,111,112: tổng số tiền phải trả - Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành Nợ TK 211 Có TK 2413 Đồng thời kết chuyển nguồn vốn Nợ TK 414, 441, 3532 Có TK 411 (hoặc 3533) 4.9. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC VỀ TSCĐ 4.9.1. Kế toán đánh giá lại TSCĐ TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được đánh giá lại trong các trường hợp sau đây: + Kiểm kê, đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước + Điều chỉnh lại giá để đảm bảo giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp + Thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp + Sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp Khi đánh giá lại TSCĐ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê để xác định số TSCĐ hiện có, lập hội đồng đánh giá lại TSCĐ. Đồng thời doanh nghiệp phải xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ theo nguyên giá mới Để theo dõi khoản chệnh lệch do đánh giá lại tài sản, kế toán sử dụng TK 412
  66. Bên Có: - Số chênh lệch tăng giá tài sản - Kết chuyển số chênh lệch giảm giá tài sản Dư Nợ: Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý Dư Có: Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý Phương pháp hạch toán - Phần nguyên giá điều chỉnh tăng Nợ TK 211 Có TK 412 - Phần nguyên giá điều chỉnh giảm Nợ TK 412 Có TK 211 - Nếu có điều chỉnh lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ Trường hợp điều chỉnh giảm Nợ TK 214 Có TK 412 Trường hợp điều chỉnh tăng Nợ TK 412 Có TK 214 - Cuối kỳ, xử lý số chênh lệch do đánh giá lại tài sản Kết chuyển số chênh lệch tăng Nợ TK 412: phần chênh lệch được xử lý
  67. Có TK 412: phần chênh lệc được xử lý 4.9.2. Kế toán TSCĐ thuê hoạt động Theo quy định của chế độ tài chính, các doanh nghiệp có quyền côh thuê hoạt động đối với những TSCĐ tạm thời chưa dùng đến nhưng phải đảm bảo theo dõi và quản lý được TSCĐ. TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ thuê không thoả mãn bất kỳ điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ có quyền quản lý, sử dụng tàI sản trong thời gian hợp đồng và phải hoàn trả khi hết hạn hợp đồng. Doanh nghiệp không phản ánh giá trị của TSCĐ thuê hoạt động lên BCTC mà chỉ sử dụng tài khoản ngoài bảng để phản ánh- TK001 Doanh nghiệp phải phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời gian thuê tài sản không phân biệt phương thức ttoán tiền thuê ( trả trước, trả sau, trả từng kỳ) a. Kế toán tại đơn vị đi thuê - Khi nhận TSCĐ đi thuê: Nợ TK 001 - Khi trả lại TSCĐ đi thuê: Có TK 001 - Chi phí đI thuê TSCĐ Nợ TK 623,627,641,642 Nợ TK 133
  68. Nợ TK 142,242 Nợ TK 133 Có TK 111,112 - Khi phân bổ tiền thuê vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 623,627,641,642 Có TK 142,242 - Nếu thuê TSCĐ trả tiền sau (hết thời hạn thuê mới trả tiền thuê), định kỳ kế toán căn cứ số tiền thuê phải trả từng kỳ ghi: Nợ TK 623,627,641,642 Có TK 331 - Cuối thời hạn thuê, khi trả tiền thuê TSCĐ Nợ TK 331 Có TK 111,112 b. Kế toán tại đơn vị cho thuê - Chi phí về hoạt động cho thuê Nợ TK 627: nếu chi phí nhỏ Nợ TK 142,242: nếu chi phí lớn Nợ TK 133 Có TK liên quan(111,112, ) - Tiền thu về cho thuê Nợ TK 111,112,131
  69. Nợ TK 111,112 Có TK 3387: doanh thu chưa thực hiện Có TK 3331 Đồng thời tính doanh thu của kỳ kế toán Nợ TK 3387 Có TK 5113 - Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện tiếp Nợ TK 3387 Nợ TK 3331 Có TK 111,112: số tiền phải trả - Định kỳ, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Nợ TK 627 Có TK 214 - Định kỳ, phân bổ số chi phí liên quan trực tiếp đến tài sản cho thuê hoạt động phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động: Nợ TK 627 Có TK 142,242 4.10. KẾ TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG DOANH NGHIỆP 4.10.1. Nội dung chi phí đầu tư XDCB
  70. Trong 1 công trình đầu tư XDCB gồm có 3 loại chi phí như sau - Chi phí xây lắp: chi phí phá, tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng, lắp đặt thiết bị, - Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và các trang thiết bị khác của công trình: giá trị thiết bị và các trang thiết bị khác, chi phí vận chuyển, thuế và các khoản lệ phí khác (nếu có), - Chi phí khác: chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chi phí giai đoạn thực hiện đầu tư, chi phí giai đoạn kết thúc đầu tư, Công tác đầu tư XDCB của doanh nghiệp có thể tiến hành theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. 4.10.2. Kế toán chi phí đầu tư XDCB a. Tài khoản sử dụng: TK 241” chi phí XDCB dở dang” dùng để phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB tại các doanh nghiệp. Kết cấu: Bên Nợ: Tập hợp chi phí đầu tư XDCB Bên Có: - Giá trị TSCĐ hình thành quan đầu tư mua sắm hoàn thành bàn giao - Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành kết chuyển Dư Nợ: - Chi phí XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ còn dở dang - Giá trị XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa được duyệt quyết toán
  71. - Khi ứng tiền cho các tổ chức tư vấn và đơn vị thi công Nợ TK 331 Có TK 111,112,341, - Khi nhập kho vật tư, thiết bị của công trình Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 331,341, - Khi xuất thiết bị cho bên thi công Nợ TK 241 Có TK 152 - Căn cứ phiếu giá, biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành Nợ TK 241 Nợ TK 133 Có TK 331 - Khi trả tiền cho các tổ chức tư vấn hoặc nhà thầu thi công Nợ TK 331 Có TK 111,112,341, - Nếu có sản xuất thử, căn cứ vào các chứng từ gốc về vật liệu, nhân công Nợ TK 241 Có TK 152,334, - Nếu có sản phẩm thu hồi khi sản xuất thử: Nợ TK 155: nhập kho thành phẩm
  72. * Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo hình thức tự làm Theo hình thức này, doanh nghiệp phải trực tiếp chi ra các khoản chi phí - Khi mua vật tư, thiết bị về nhập kho Nợ TK 152,153 Nợ TK 133 Có TK 111,112,341,331, - Các khoản chi phí cho XDCB, căn cứ các chứng từ gốc về vật liệu, nhân công và các nghiệp vụ khác Nợ TK 241 Có TK 152,153,214,111,331, - Phân bổ chi phí QLDN cho công trình đầu tư XDCB Nợ TK 241 Có TK 642 - Các chi phí khác có liên quan đến công trình Nợ TK 241 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331, 4.10.3. Kế toán quyết toán công trình đầu tư XDCB hoàn thành Theo quy định hiện hành, chậm nhất là sau 6 tháng, chủ đầu tư phải quyết toán công trình hoàn thành. Căn cứ hướng dẫn của phê duyệt quyết toán, kế toán ghi:
  73. Có TK 241 Nếu TSCĐ được đầu tư bằng các nguồn vốn khác thì đồng thời ghi: Nợ TK 414, 441 Có TK 411: giá trị công trình được duyệt quyết toán HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 4.11. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 4.11.1 Câu hỏi ôn tập 1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ? 2. Trình bày các tiêu thức phân loại TSCĐ? 3. Trình bày phương pháp hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình, vô hình? 4. Các phương pháp sử dụng để tính khấu hao TSCĐ? Cho ví dụ minh họa? 5.Trình bày phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ? 6. Phân biệt khấu hao TSCĐ và hao mòn TSCĐ? 7. Trình bày phương pháp hạc toán TSCĐ thuê tài chính? 8. Trình bày phương pháp hạch toán BĐS đầu tư? 9. Trình bày phương pháp hạch toán sửa chữa TSCĐ? 10. Trình bày phương pháp hạch toán nghiệp vụ đánh giá lại TSCĐ? 11. Hạch toán chi phí đầu tư XDCB sử dụng tài khoản chủ yếu nào? Nêu công dụng và kết cấu của tài khoản chủ yếu đó? Phương pháp hạch toán chi phí đầu tư XDCB? 4.11.2 BÀI TẬP VẬN DỤNG
  74. I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản: - TK 211: 3.500.000 - TK 214: 1.250.000 (TK 2141: 1.200.000 TK 2143: 50.000) - TK 213: 250.000 II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ 1. Mua một thiết bị sản xuất theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 5%) là 420.000. Chi phí mới chi ra để chạy thử, giao dịch là 4.000. Toàn bộ tiền mua và chi phí liên quan đã chi bằng tiền gửi ngân hàng. Thiết bị này đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. 2. Thu hồi vốn góp liên doanh từ công ty D do hết hạn liên doanh bằng một thiết bị sản xuất theo giá trị thoả thuận 105.000. Được biết tổng số vốn góp liên doanh với công ty D là 120.000. 3. Nhượng bán một ô tô vận tải cho công ty Q theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 5%) 210.000. Đợc biết nguyên giá ô tô 285.000, giá trị hao mòn luỹ kế 85.000. 4. Thanh lý một thiết bị sản xuất, nguyên giá 250.000, giá trị hao mòn luỹ kế 200.000. Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 16.800. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 1.000. 5. Nhượng bán một thiết bị dùng cho bộ phận quản lý, nguyên giá 50.000, hao mòn 20.000. Giá bán được ngời mua (công ty L) chấp nhận 44.000 (trong đó thuế GTGT 4.000). Chi phí bỏ ra sửa chữa trớc khi nhượng bán gồm giá trị phụ tùng xuất kho 5.000, tiền công sửa chữa thuê ngoài (cả thuế GTGT 5%) là 5.250 đã trả bằng tiền mặt.
  75. 200.000. Sau khi giữ 5% giá trị công trình để bảo hành, số còn lại doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản. Được biết TSCĐ này doanh nghiệp đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 7. Gửi một thiết bị sản xuất đi tham gia liên doanh đồng kiểm soát với công ty B, nguyên giá 300.000, giá trị hao mòn luỹ kế 55.000. Giá trị vốn góp đợc công ty B ghi nhận là 310.000, tơng ứng 50% quyền kiểm soát. Yêu cầu 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. 2. Xác định các chỉ tiêu sau và cho biết căn cứ, cách thức xác định: - Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và dư cuối kỳ. - Giá trị hao mòn của TSCĐ đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và còn lại cuối kỳ. - Giá trị còn lại của TSCĐ đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và còn lại cuối kỳ. Bài số 2 Có tài liệu sau đây về TSCĐ tại một công ty trong tháng 8/N (Đơn vị tính: 1000đ) 1. Nhận vốn góp liên doanh của công ty V bằng một số TSCĐ dùng cho sản xuất theo giá thoả thuận như sau: - Nhà xưởng sản xuất: 300.000 - Thiết bị sản xuất: 360.000 - Bằng sáng chế: 600.000 2. Mua một dây chuyền sản xuất của công ty K dùng cho phân xưởng sản
  76. Chi phí lắp đặt, chạy thử thiết bị đã chi bằng tiền tạm ứng (kể cả thuế GTGT 5%) là 12.600. Tiền mua công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản. TSCĐ lấy từ quỹ đầu tư phát triển. 3. Thanh lý một nhà kho của phân xưởng sản xuất, đã khấu hao hết từ tháng 5/N, nguyên giá 48.000. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 5.000. Phế liệu thu hồi nhập kho 10.000. 4. Gửi một thiết bị sản xuất đi tham gia liên doanh đồng kiểm soát với công ty B, nguyên giá 300.000, giá trị hao mòn luỹ kế 55.000. Giá trị vốn góp đợc công ty B ghi nhận là 320.000 tương ứng 50% quyền kiểm soát. 5. Mua ngoài một thiết bị quản lý sử dụng cho văn phòng công ty. Giá mua (cả thuế GTGT 5%) là 315.000, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn vốn kinh doanh. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt đã chi bằng tiền mặt 2.100 (cả thuế GTGT 5%). 6. Nghiệm thu nhà văn phòng quản lý do bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao. Giá quyết toán của ngôi nhà 1.000.000, vốn xây dựng công trình là nguồn vốn đầu tư XDCB. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. Bài số 3 Tài liệu tại một công ty tháng 6/N (1000đ) I. Số d đầu tháng của một số tài khoản: TK 211: 2.400.000 TK 2141: 600.000
  77. 2. Thanh lý một thiết bị của bộ phận sản xuất. Nguyên giá 160.000, khấu hao luỹ kế 145.000. Thu nhập về thanh lý thu bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 10%) là 15.400. Chi phí thanh lý 500 bằng tiền mặt. 3. Dùng tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn vốn XDCB mua một dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty H theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 5%) là 525.000 và hiện đang thuê công ty X tiến hành lắp đặt. 4. Công ty X tiến hành bàn giao dây chuyền công nghệ đã lắp đặt xong, đ- a vào sử dụng. Chi phí lắp đặt phải trả theo giá cha có thuế 14.800, thuế GTGT 740. Doanh nghiệp đã dùng tiền mặt thuộc quỹ đầu tư phát triển để thanh toán cho công ty X. 5. Góp vốn liên doanh đồng kiểm soát với công ty E một cửa hàng, nguyên giá 540.000 (trong đó giá trị hữu hình 420.000, vô hình 120.000), hao mòn luỹ kế 180.000 (trong đó hao mòn hữu hình 126.000, vô hình 54.000). Trị giá vốn góp liên doanh đợc chấp nhận 450.000 (trong đó giá trị hữu hình 250.000, giá trị vô hình 200.000). 6. Tổng mức khấu hao TSCĐ trong tháng là 65.000 trong đó: - Phân theo bộ phận sử dụng: + TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất: 45.000 + TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng: 10.000 + TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000 - Phân theo loại TSCĐ: + TSCĐHH: 60.000 + TSCĐVH: 5.000
  78. Tài liệu tại một doanh nghiệp tháng 5/N(1.000đ) - TK 211: 5.000.000 - TK 212: 280.800 - TK 411: 3.000.000 - TK 214(2142): 245.788 - TK 214(2141): 1.104.212 Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau: 1. Ngày 10/5 Mua sắm và đem vào sử dụng một TSCĐ hữu hình dùng cho bán hàng. Giá mua (cả thuế GTGT 10%) là 137.500. Tiền hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Các chi phí mới trước khi dùng chi bằng tiền mặt 5.000. Đợc biết tỷ lệ khấu hao TSCĐ này là 15% năm và tài sản này đầu tư bằng quỹ phúc lợi. 2. Ngày 12/5 Người nhận thầu bàn giao một dãy nhà văn phòng dành cho bộ phận quản lý, dự kiến sử dụng trong 25 năm. Tổng số tiền phải trả cho ngời nhận thầu (cả thuế GTGT 5%) là 302.400. TSCĐ này đầu tư bằng vốn XDCB. Đơn vị đã trả cho ngời nhận thầu 80% bằng chuyển khoản. 3. Ngày 18/5 Mua một dây chuyền sản xuất. Giá mua phải trả theo hoá đơn (cả thuế GTGT 5%) là 315.000. Trong đó: giá trị hữu hình của thiết bị sản xuất 264.600 (khấu hao trong 10 năm), giá trị vô hình của công nghệ chuyển giao 50.400 (khấu hao trong 5 năm). Nguồn vốn bù đắp lấy từ quỹ đầu t phát triển (đã thanh toán bằng chuyển khoản). 4. Ngày 22/5 Góp vốn liên doanh vào cơ sở đồng kiểm soát bằng một thiết bị sản xuất, nguyên giá 216.000, giá trị hao mòn lũy kế 50.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Giá trị vốn góp đợc ghi nhận 140.000.
  79. 6. Ngày 28/5 Nhận vốn góp liên doanh bằng một TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất. Nguyên giá 180.000, thời gian sử dụng 10 năm. 7. Ngày 30/5 Thanh lý một nhà kho của bộ phận bán hàng. Nguyên giá 120.000, đã thu đủ khấu hao từ tháng 8/(N-1), tỷ lệ khấu hao bình quân năm 8%. Phế liệu thu hồi nhập kho 5.000. Chi phí thanh lý gồm lương công nhân thanh lý 1.000, các khoản trích theo lương 22%, chi phí khác bằng tiền mặt 810. 8. Tổng số khấu hao cơ bản trích trong tháng 4/N của đơn vị là 45.000 (trong đó, khấu hao TSCĐ hữu hình 40.78/8, thuê tài chính 4.212) được phân bổ như sau: - Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất 35.000. - Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng 5.000. - Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp 5.000. Yêu cầu 1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản. 2. Tính và phân bổ khấu hao tháng 5/N. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 - Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng hữu ích dài, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
  80. còn lại - Kế toán tổng hợp biến động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính, hạch toán trên các TK 211, TK 213 và TK 212. - Nguyên tắc và phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo ba phương pháp (khấu hao đường thẳng, khấu hao theo sản lượng và khấu hao theo số dư giảm dần) - Kế toán sửa chữa TSCĐ trong ba trường hợp: sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn và sửa chữa nâng cấp
  81. LƯƠNG Chương 5 gồm ba nội dung: 5.1 Kế toán tiền lương 5.2 Kế toán các khoản trích theo lương 5.3 Câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được những vấn đề về khái niệm, quỹ tiền lương, chế độ trích lập các khoản trích theo lương, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương Mục tiêu cụ thể: Cung cấp kiến thức cho học viên về - Khái niệm tiền lương, các hình thức trả slương và quỹ tiền lương trong doanh nghiệp - Nhiệm vụ kế toán tiền lương - Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ về tiền lương, tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất - Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương 5.1 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 5.1.1 Tiền lương, các hình thức trả lương và quỹ tiền lương trong doanh nghiệp Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp làm tiêu hao các yếu tố cơ bản như lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng
  82. hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng, chất lượng và thời gian lao động của từng người. Tiền lương có tác dụng nâng cao tính kỷ luật và tăng cường thi đua lao động sản xuất, kích thích người lao động nâng cao tay nghề và hiệu suất công tác. Các hình thức trả lương - Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và trình độ thành thạo nghề nghiệp của người lao động (thể hiện ở thang lương) Trả lương theo thời gian giản đơn Tiền lương phải trả = Thời gian làm việc thực tế của người lao động x Đơn giá tiền lương của 1 đơn vị thời gian Trả lương theo thời gian có thưởng Là hình thức kết hợp giữa trả lương theo thời gian giản đơn với tiền thưởng trong sản xuất (thưởng có tính chất lương) Thưởng trong sản xuất gồm: Thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ hàng hỏng, hàng kém phẩm chất. - Trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm hay công việc mà người lao động đã hoàn thành Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: Tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tiền lương phải trả = Số lượng sản phẩm hoặc công việc
  83. Trả lương theo sản phẩm có thưởng có phạt: là hình thức trả lương mà kết hợp giữa trả lương theo sản phẩm giản đơn với tiền thưởng, tiền phạt trong sản xuất. Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: là việc kết hợp giữa hình thức trả lương theo sản phẩm không hạn chế với chế độ thưởng luỹ tiến. Hình thức này chỉ nên áp dụng ở từng nơi, từng lúc như cần hoàn thành gấp đơn đặt hàng, cần đẩy nhanh tốc độ sản xuất của khâu yếu nhất Tiền lương SP phải trả cho người lao động = Đơn giá lương sản phẩm x số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng sản phẩm vượt định mức x Đơn giá lương theo SP x Tỷ lệ thưởng luỹ tiến - Trả lương theo sản phẩm với hình thức khoán: khoán công việc, khối lượng công việc, khoán quỹ lương. Quỹ tiền lương Là toàn bộ tiền lương phải trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng - Thành phần của quỹ tiền lương: Lương thực tế phải trả cho người lao động trong thời gian làm việc Tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, hội họp, nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ tết. Tiền thưởng trong sản xuất Phụ cấp thường xuyên (phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thêm giờ) - Về phương diện kế toán thì quỹ tiền lương được chia làm 2 bộ phận:
  84. xuyên và các khoản tiền thưởng trong sản xuất Phụ cấp thường xuyên: phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thêm giờ. Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính hoặc trong thời gian nghỉ việc nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định 5.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được tổ chức tốt là một trong những điều kiện để quản lý tốt quỹ lương và quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm cho việc trả lương và bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động đồng thời tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm được chính xác. Chính vì thế, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ sau: - Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản khác cho người lao động - Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho các đối tượng sử dụng liên quan - Định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương 5.1.3 Hạch toán tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Theo quy định hiện hành thì hàng năm những người lao động của doanh nghiệp được nghỉ một số ngày phép và hưởng nguyên lương. Tiền
  85. sản xuất của kỳ đó. Nếu doanh nghiệp không thể bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính thời vụ thì cần phải trích trước tiền lương phép của công nhân sản xuất vì công nhân nghỉ phép số lượng sản phẩm làm ra ít nhưng chi phí vẫn phát sinh, để giảm sự tăng đột biến của chi phí sản xuất nhằm điều hoà chi phí Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch trong tháng = tiền lương chính thực tế phải trả công nhân sản xuất x tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước = Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm/ Tổng tiền lương chính theo kế hoạch năm Phương pháp hạch toán (1) Hàng tháng (quý) tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch Nợ TK 622 Có TK 335: Mức trích trước (2) Khi công nhân sản xuất nghỉ phép thì phải tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ TK 335 Có TK 334: Tiền lương phép thực tế phải trả (3) Cuối năm so sánh giữa tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân sản xuất với mức trích trước tiền lương phép để điều chỉnh: Nếu thực tế phải trả > mức trích trước thì trích bố sung số chênh
  86. Nếu thực tế phải trả < mức trích trước thì hoàn nhập số chênh lệch ghi giảm chi phí Nợ TK 335 Có TK 622 ( hoặc Có TK 711) 5.1.4 Hạch toán tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên a. Chứng từ sử dụng Bảng chấm công: theo dõi thời gian làm việc Phiếu làm thêm giờ nếu làm thêm giờ Phiếu nhập kho sản phẩm: đối với tính lương theo sản phẩm thì phải căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành. Các chứng từ trên được được chuyển cho bộ phận tính lương để tính tiền lương phải trả cho người lao động sau đó lập bảng thanh toán tiền lương. Trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương, cuối kỳ người kế toán lập bảng phân bổ tiền lương. b.Tài khoản sử dụng: TK 334 ‘Phải trả công nhân viên’ Bên nợ: - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên - Tiền lương, tiền thưởng, BHXH đã trả hoặc đã ứng cho CNV Bên có: - Tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn ca, BHXH phải trả cho CNV Số dư Dư có: các khoản còn phải trả CNV
  87. (1) Đối với các khoản tiền lương, tiền ăn ca, phụ cấp phải trả CNV ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 334: phải trả người lao động (2) Đối với tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả CNV: Nợ TK 353: Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531) Có TK 334: Phải trả người lao động (3) Bảo hiểm xã hội phải trả CNV (ốm đau, thai sản, tai nạn ): Nợ TK 3383 Có TK 334 (4) Đối với các khoản khấu trừ vào lương của CNV Nợ TK 334 Có TK 3383, 3384, 3389: Trích các khoản theo lương Có TK 1388, 141: Các khoản khác khấu trừ vào lương (5)Khi chi trả lương và các khoản khác cho CNV ghi: Nợ TK 334 Có TK 111, 112
  88. (7)Khi công nhân viên đi vắng về lĩnh lương ghi: Nợ TK 3388 Có TK 111, 112 5.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 5.2.1 Chế độ trích lập và sử dụng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động. Trích lập Quỹ BHXH 22 % trên lương cơ bản (lương cấp bậc và phụ cấp thường xuyên) trong đó thì doanh nghiệp trích 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn người lao động nộp 6% trừ vào tiền lương Cả 22% doanh nghiệp phải nạp cho cơ quan bảo hiểm cấp trên nhằm đài thọ cho các đối tượng có tham gia đóng BHXH khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế dùng để đài thọ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp khám chữa bệnh Trích lập BHYT: 4,5% trên tiền lương cơ bản trong đó doanh nghiệp trích 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động nộp 1,5% trừ vào lương. Cả 4,5% doanh nghiệp phải nạp cho bảo hiểm y tế cấp trên (vì
  89. Là quỹ dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp Trích lập KPCĐ: tổng trích là 2 % tính trên tiền lương thực tế phải trả cho người lao động, do doanh nghiệp trích và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Sử dụng quỹ: 1% doanh nghiệp phải nạp cho cơ quan công đoàn cấp trên (để duy trì bộ máy tổ chức quản lý của công đoàn cấp trên), 1% để lại cho công đoàn của doanh nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ khi họ bị thất nghiệp Trích lập quỹ BHTN 2% trên tiền lương cơ bản trong đó doanh nghiệp đóng 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động nộp 1% trừ vào lương 5.2.2 Hạch toán các khoản trích theo tiền lương Tài khoản sử dụng: TK 338 3382: Kinh phí công đoàn 3383: Bảo hiểm xã hội 3384: Bảo hiểm y tế 3389: Bảo hiểm thất nghiệp - Kết cấu TK 3382, 3383,3384, 3389 Bên nợ: - BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã nạp cho cơ quan quản lý quỹ - Chi tiêu BHXH tại đơn vị (BHXH phải trả cho CNV)
  90. 2%, BHTN 1%) - Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương người lao động theo quy định (8,5%: BHXH 6%, BHYT 1,5%, BHTN 1%) Số dư Dư nợ (cá biệt): BHXH, KPCĐ chỉ vượt chưa được cấp bù Dư có: BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích nhưng chưa nạp đủ hoặc để lại nhưng chưa chi hết Phương pháp hạch toán (1) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tiền lương của công nhân sản xuất, nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp tính vào chi phí ( 22%) Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) (2) Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của CNV (8,5%): Nợ TK 334 Có TK 338(3383, 3384, 3389) (3) Nộp các khoản trích theo lương cho cơ quan quản lý quỹ: Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) Có TK 111, 112 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.3. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài số 1: Trong tháng 3/N, tình hình thanh toán lương và các khoản khác
  91. Bộ phận bản chính xã hội đua 1. Công nhân trực 300.000 250.000 2.000 5.000 tiếp SX - Phân xưởng 150.000 100.000 1.000 3.000 chính số 1 - Phân xưởng 150.000 150.000 1.000 2.000 chính số 2 2. Nhân viên 200.000 150.000 5.000 4.000 quản lý - Phân xưởng 50.000 50.000 1.000 1.000 chính số 1 - Phân xưởng 100.000 50.000 2.000 1.000 chính số 2 - Quản lý doanh 50.000 50.000 2.000 2.000 nghiệp 3. Nhân viên bán 120.000 100.000 3.000 2.000 hàng 2. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định 3. Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên chức gồm: - Tạm ứng thừa của nhân viên quản lý doanh nghiệp là 5.000, công nhân trực tiếp sản xuất là 3.000 - Bồi thường vật chất: công nhân trực tiếp sản xuất là 5.000 4. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán cho công nhân viên ( thanh toán
  92. 1.a) Tiền lương chính phải trả cho công nhân viên: Nợ TK 622: 250.000 Nợ TK 627: 100.000 Nợ TK 642: 50.000 Nợ TK 641: 100.000 Có TK 334: 500.000 b) Tiền Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên Nợ TK 3383: 10.000 Có TK 334: 10.000 c) Thưởng thi đua phải trả công nhân viên Nợ TK 353: 11.000 Có TK 334: 11.000 2. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định Nî TK 622: 65.000 Nî TK 627: 32.000 Nî TK 642:11.000 Nî TK 641: 26.000 Nî TK 334:52.700 Cã TK 3382: 10.000 Cã TK 3383: 136.400 Cã TK 3384: 27.900 Cã TK 3389: 12.400 3.a) Nợ TK 334: 8.000
  93. 4. Nợ TK 334:457.300 Có TK 112: 457.300 Bài số 2: Tài liệu về tiền lương và các khoản phải trích theo tiền lương tại 1 doanh nghiệp trong tháng 1/N (đơn vị: 1.000đ): I. Tiền lương còn nợ CNV đầu tháng:20.000 II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N: 1. Rút tiền ở ngân hàng về chuẩn bị trả lương:20.000 2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho CNV:13.000, số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh. 3. Tính ra số tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng: Lương Thưởng thi Bộ phận BHXH chính đua 1. Phân xưởng 1 88.000 5.000 3.000 -CNTTSX 82.500 3.000 3.000 -NVQL 5.500 2.000 - 2. Phân xưởng 2 110.000 8.000 3.000 - CNTTSX 100.000 6.000 2.000 - NVQL 10.000 2.000 1.000 3. Bộ phận bán hàng 11.000 1.000 2.000 4. Bộ phận QLDN 10.000 1.000 1.000 Tổng 219.000 15.000 9.000
  94. - Phải thu khác:8.000 6. Rút tiền gửi ngân hàng về chờ chuẩn bị trả lương: 180.000. 7. Thanh toán lương và các khoản khác cho CNV: - Lương: 50.000 - BHXH:9.000 - Tiền thưởng:15.000 Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản 2. Lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Bài số 3: Tình hình thanh toán với công nhân viên tại 1 doanh nghiệp trong tháng 10/N như sau (1.000đ): 1. Tính ra tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ 190.000, trong đó: - Công nhân trực tiếp sản xuất chính số 1: 80.000; phân xưởng sản xuất chính số 2:65.000; phân xưởng sản xuất phụ:20.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1:5.000; số 2:10.000 và nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất phụ: 1.000. - Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 9.000 2. Tính ra tổng số tiền bảo hiểm xã hội phải trả trong tháng cho: - Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1:3.000; phân xưởng sản xuất chính số 2:1.000. - Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1:1.000 - Nhân viên quản lý doanh nghiệp:2.400
  95. - Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1:3.000; số 2:5.500 và nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất phụ:2.000 - Nhân viên quản lý doanh nghiệp:3.000 4. Tính ra tổng số tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả công nhân viên trong kỳ 36.000, trong đó: - Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1:13.000; phân xưởng sản xuất chính số 2:8.500; phân xưởng sản xuất phụ:3.000. - Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1:3.000; số 2:2.000 và nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất phụ:500 - Nhân viên quản lý doanh nghiệp:6.000 5. Trích kinh phí công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định. 6. Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên trong kỳ: - Thu hồi tạm ứng thừa của nhân viên quản lý doanh nghiệp:500; công nhân sản xuất phân xưởng chính số 1:1.500 - Phải thu khác: công nhân sản xuất phân xưởng sản xuất chính số 2:5.000 7. Dùng tiền mặt thanh toán cho công nhân viên: - Lương: Thanh toán 80% số còn phải trả - BHXH: thanh toán 100% - Tiền ăn ca và tiền thưởng: thanh toán 100%. Yêu cầu:
  96. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 - Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được hưởng để bù đắp lại hao phí sức lao động nhằm tài sản xuất sức lao động. - Có ba hình thức trả lương cho người lao động: trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm và trả lương khoán. - Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động. Bảo hiểm y tế dùng để đài thọ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp khám chữa bệnh Kinh phí công đoàn là quỹ dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp Bảo hiểm thất nghiệp là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ khi họ bị thất nghiệp - Chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
  97. 1. Luật Kế toán 2. Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính chế độ kế toán doanh nghiệp 3. Quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa 4. Giáo trình "Nguyên lý kế toán" - Đại học Kinh tế quốc dân HN, TS Trần Quỳ Liên, 2009 5. Giáo trình "Kế toán tài chính" - Học viện tài chính, PGS.TS Ngô Thế Chi, TS Trương Thị Thủy, 2009 6. Giáo trình "Kế toán sản xuát" - Đại học Thương Mại, TS Đặng Thị Hòa, 2009 7. Giáo trình "Kế toán tài chính" - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, TS Võ Văn Nhị 8. Giáo trình "Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp" - Đại học Kinh tế quốc dân HN, PGS.TS Nguyễn Văn Công 9. Giáo trình " Kế toán tài chính doanh nghiệp" - Đại học Kinh tế quốc dân HN, PGS.TS Đặng Thị Loan 10. Hệ thống các chuẩn mực kế toán và các văn bản về thuế, kế toán hiện hành
  98. CHƯƠNG I: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, TIỀN VAY VÀ THANH TOÁN 1.1. Nhiệm vụ kế toán 1.2. Kế toán vốn bằng tiền 1.3. Kế toán tiền vay 1.4. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán 1.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng CHƯƠNG II: KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG 2.1. Nhiệm vụ kế toán 2.2. Kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.3. Kế toán các khoản đâu tư tài chính dài hạn 2.4. Kế toán các khoản dự phòng 2.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng CHƯƠNG III: KẾ TOÁN VẬT TƯ 3.1. Nhiệm vụ kế toán vật tư 3.2. Phân loại và đánh giá vật tư 3.3. Kế toán chi tiết vật tư 3.4. Kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên 3.5. Kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ 3.6. Kiểm kê, đánh giá và kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê vật tư 3.7. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng CHƯƠNG IV: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
  99. 4.5. Kế toán tổng hợp biến động TSCĐ thuê tài chính 4.6. Kế toán tổng hợp biến động bất động sản đầu tư 4.7. Kế toán khấu hao TSCĐ 4.8. Kế toán sửa chữa tài sản cố định 4.9. Kế toán các nghiệp vụ khác về tài sản cố định 4.10. Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản trong doanh nghiệp 4.11. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng CHƯƠNG V: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 5.1. Kế toán tiền lương 5.2. Kế toán các khoản trích theo luơng 5.3. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng