Giáo trình mô đun khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_khai_thac_thiet_bi_vo_tuyen_dien_hang_hai.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KHAI THÁC THIẾT BỊ VÔTUYẾN ĐI ỆN HÀNG HẢI TRÊN TÀU CÁ MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 LỜI GIỚI THIỆU Nghề “Điều khiển tàu cá” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng về hàng hải để điều khiển tàu cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn, khai thác hải sản đạt hiệu quả cao. Người làm nghề “Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề được bố trí làm việc trực tiếp trên các tàu cá hoạt động trên biển phải có kiến thức cơ bản về tàu thuyền, về hàng hải, có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện làm việc trên biển. Việt nam là một quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1 triệu km2 với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Hiện tại, đội tàu cá nước ta có khoảng hơn 130 000 chiếc, trong đó có khoảng 52 000 chiếc có công suất trên 90cv, nhưng số người làm nghề khai thác hải sản làm việc trên tàu cá đã qua đào tạo là rất ít. Trong thời gian tới, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giảm áp lực khai thác ven bờ, Nhà nước có chủ trương giảm dần, tiến tới giải bản các tàu cá công suất nh ỏ khai thác ven bờ, hiện đại hóa các tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá xa bờ hoạt động dài ngày trên biển với quy mô công nghiệp. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động nông thôn có tay nghề có thể quản lý, vận hành được các tàu cá hiện đại là rất lớn. Trước khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại nhiều cơ sở đánh cá ở các địa phương khác nhau. Đối tượ ng học là những lao động nông thôn có trình độ học vấn không đồng đều, nên giáo trình được viết ngắn gọn, dễ tiếp thu, cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, thực tế sản xuất luôn biến động, khoa học công nghệ luôn đổi mới. Vì vậy, khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định. Song, tập thể Ban biên soạn cũng đã cố gắng biên soạn giáo trình này bám sát chươ ng trình đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để người học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất.
- 2 Giáo trình “Khai thác thiết bị hàng hải trên tàu cá” giúp người học tiếp cận với kiến thức và thực hành kỹ năng cơ bản về khai thác máy định vị GPS, máy thông tin liên lạc trên tàu, rađa hàng hải, giáo trình gồm bài: Bài 1: Khai thác máy định vị GPS Bài 2: Khai thác thiết bị thông tin liên lạc Bài 3: Khai thác Ra đa hàng hải Bài 4: Khai thác thiết bị vô tuyến tầm phương Ban biên tập xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản V ịnh Bắc Bộ; Lãnh đạo Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải Phòng; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Khai thác Trường Trung học Thủy sản TP HCM; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Công nghệ Thuỷ sản Trường Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc và những người đã tham gia góp ý kiến cho giáo trình này. Ban biên tập đã cố gắng biên soạn các bài trong giáo trình, trình bày làm rõ những nội dung cơ bản của từng bài. Nhưng do trình độ có hạn, nên cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Hồ Đình Hải - Chủ biên 2. Phạm Văn Khoát 3. Đỗ Ngọc Thắng 4. Nguyễn Quý Thạc 5. Nguyễn Văn Bôn
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 2 Mục lục 4 Bài 1: Khai thác máy định vị GPS 8 Mục tiêu 8 A. Nội dung 8 1. Giới thiệu chung máy định vị GPS 8 2. Chuẩn bị máy định vị GPS 10 2.1. Cách lắp đặt anten 10 2.2. Cách lắp đặt máy định vị 10 2.3. Kiểm tra và kết nối máy định vị 10 3. Khai thác máy định vị GPS FURUNO GP-30 10 3.1. Mở máy 10 3.2. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị Furuno GP-30 11 3.3. Mở các màn hình của máy Định vị Furuno GP-30 11 3.4. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị GP-30 16 3.5. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị Furuno GP- 30 26 3.6. Xử lý sự cố xảy ra trong khi sử dụng máy Định vị Furuno GP-30 29 3.7. Hệ thống tự kiểm tra các hoạt động của máy Định vị Furuno GP-30 31 3.8. Tắt máy 31 4. Khai thác máy Định vị KODEN KGP – 912 31 4.1. Mở máy 31 4.2. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị KODEN KGP- 912 32 4.3. Mở các màn hình của máy Định vị KODEN KGP- 912 35 4.4. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị KGP-912 39 4.5. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị KODEN KGP-912 48 4.6. Chế độ đồ thị (PLOT) trên máy Định vị KODEN KGP-912 51 4.7. Hiệu chỉnh vị trí tàu trên máy Định vị KODEN KGP-912 53 4.8. Xử lý sự cố xảy ra trong khi sử dụng máy Định vị KODEN KGP-912 55 4.9. Xóa và đặt lại hoạt động của máy Định vị KODEN KGP-912 56 4.10. Tắt máy 56 5. Bảo quản máy định vị GPS 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 56 C. Ghi nhớ 57 Bài 2: Khai thác thiết bị thông tin liên lạc 58 Mục tiêu 58 A. Nội dung 58 1. Hệ thống thống tin liên lạc trên biển 58 2. Nguyên lý hoạt động của máy thông tin liên lạc 59
- 4 3. Khai thác máy thông tin liên lạc IC-3161 60 3.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC- 3161 60 3.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển 60 3.3. Chuẩn bị máy 62 3.4. Mở máy 62 3.5. Tự động dò tìm đài phát 62 3.6. Chọn kênh 63 3.7. Nhận và phát thông tin 63 3.8. Liên lạc trong điều kiện bình thường 63 3.9. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp 63 3.10. Xử lý sự cố trên máy Thông tin liên lạc IC- 3161 64 3.11. Tăt máy 65 3.12. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC- 3161 65 4. Khai thác máy thông tin liên lạc IC-M95 65 4.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC-M59 65 4.2. Tên và chức năng các phím trên mặt máy 66 4.3. Micro cầm tay 67 4.4. Chuẩn bị máy 67 4.5. Mở máy 68 4.6. Chọn kênh 68 4.7. Cách đọc các số liệu trên máy Thông tin liên lạc IC-M59 68 4.8. Sử dụng ở chế độ phát 70 4.9. Sử dụng chức năng tự dò tìm đài phát 70 4.10. Chức năng loại bỏ tiếng ồn (tiếng sôi) 70 4.11. Liên lạc trong điều kiện bình thường 70 4.12. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp 71 4.13. Xử lý sự cố máy Thông tin liên lạc IC-M59 72 4.14. Tắt máy 73 4.15. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC- M59 73 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 73 C. Ghi nhớ 74 Bài 3: Khai thác Ra đa hàng hải 75 Mục tiêu 75 A. Nội dung 75 1. Nguyên lý hoạt động và các bộ phận của Ra đa hàng hải 75 1.1. Nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải 75 1.2. Các bộ phận của Ra đa hàng hải 76 2. Khai thác Ra đa hàng hải KODEN MD 3404 76 2.1. Tên và chức năng các phím 76 2.2. Chuẩn bị Ra đa 76 2.3. Mở máy 79 2.4. Chọn thang đo 80
- 5 2.5. Điều chỉnh độ sáng 80 2.6. Điều chỉnh độ khuếch đại 80 2.7. Cách đọc tín hiệu trên Ra đa hàng hải Koden MD3404 81 2.8. Các chế độ của Ra đa hàng hải Koden MD3404 82 2.9. Xử lý sự cố Ra đa hàng hải Koden MD3404 92 2.10. Tắt máy 92 3. Khai thác Ra đa hàng hải JMA-2254 92 3.1. Tên và chức năng các phím 92 3.2. Chuẩn bị Ra đa 95 3.3. M ở máy 95 3.4. Chọn thang đo 96 3.5. Điều chỉnh độ sáng 97 3.6. Điều chỉnh độ khuếch đại 97 3.7. Cách đọc tín hiệu trên Ra đa hàng hải JMA – 2254 97 3.8. Các chế độ của Ra đa hàng hải JMA-2254 98 2.9. Xử lý sự cố Ra đa hàng hải Koden JMA-2254 113 2.10. Tắt máy 114 4. Bảo quản Ra đa hàng hải 114 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 114 C. Ghi nhớ 115 Bài 4: khai thác thiết bị Vô tuyến tầm phương 116 Mục tiêu 116 A. Nội dung 116 1. Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương 116 1.1. Các bộ phận của Vô tuyến tầm phương 116 1.2. Nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương 116 2. Khai thác máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 118 2.1. Các thông số kỹ thuật của máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 118 2.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím, núm trên bảng điều khiển 118 2.3. Chuẩn bị máy 120 2.4. Mở máy 120 2.5. Điều chỉnh độ nhạy thu 121 2.6. Điều chỉnh tín hiệu ra loa 121 2.7. Tinh chỉnh tần số 121 2.8. Chọn tần số thu 121 2.9. Chọn các chế độ thu nhận tín hiệu 121 2.10. Cách cài tần số vào kênh nhớ 121 2.11. Cách đọc dữ liệu trên máy Vô tuyến tầm phương DF-2701 123 2.12. Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương để xác định vị trí của đài phát (phao vô tuyến) 124 2.13. Xử lý sự cố trên máy Vô tuyến tầm phương DF-2701 124 2.14. Tắt máy 125
- 6 3. Khai thác phao vô tuyến KTR 17 (KTR-18) 125 3.1. Các thông số kỹ thuật của Phao vô tuyến KTR-17, KTR-18 125 3.2. Chuẩn bị phao vô tuyến 128 3.3. Xử lý sự cố trên Phao vô tuyến 128 3.4. Tắt máy 128 4. Bảo quản Máy vô tuyến tầm phương và phao vô tuyến 128 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 129 C. Ghi nhớ 129 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 130 I. Vị trí, tính chất của mô đun 130 II. Mục tiêu 130 III. Nội dung chính của mô đun 130 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 131 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 139 VI. Tài liệu tham khảo 141 Danh sách Ban chủ nhiệm 142 Danh sách Hội đồng nghiệm thu 142 MÔ ĐUN KHAI THÁC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN HÀNG HẢI TRÊN TÀU CÁ Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun ”Khai thác thiết bị hàng hải trên tàu” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng tay nghề cơ bản về: khai thác Máy định vị GPS, Ra đa hàng hải, Máy thông tin liên lạc trang bị trên tàu. Môn học được giảng dạy trong phòng học kết hợp với thực hành trên tàu. Việc đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc môn học phối h ợp với đánh giá ý thức của người học trong quá trình học tập. Bài 1: Khai thác máy định vị GPS Mục tiêu:
- 7 - Biết kết nối máy định vị GPS với anten, nguồn điện và thiết bị khác - Khai thác được các chức năng cơ bản của máy định vị GPS: báo động, xác định vị trí tàu, dẫn tàu hành trình - Bảo quản máy định vị GPS A. Nội dung: 1. Giới thiệu chung máy định vị GPS 1.1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS Hệ thống Định vị toàn cầu GPS là Hệ thống xác đị nh vị trí bằng thời gian và khoảng cách do Mỹ thiết lập và duy trì. Hệ thống Định vị toàn cầu bao gồm 3 thành phần chính: 1.1.1. Các vệ tinh trong hệ thống Định vị toàn cầu GPS 24 vệ tinh làm nên vùng không gian GPS trên quỹ đạo 20.200km cách mặt đất. Chúng chuyển động ổn định, hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời gian gần 24 giờ. Các vệ tinh này chuyển động với vận tốc 12600 km một giờ. Các vệ tinh được nuôi bằng năng lượng Mặt trời. Chúng có các nguồn pin dự phòng để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng Mặt Trời. Các tên lửa nhỏ gắn ở mỗi vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định. Hình 1-1: Hệ thống Định vị toàn cầu
- 8 1.1.2. Hệ thống điều khiển Gồm có các trạm giám sát và điều khiển thường xuyên theo dõi, giám sát, trao đổi dữ liệu với các vệ tinh. Hệ thống điều khiển có 1 trạm chính đặt ở Colorado Spring (Mỹ) và 5 trạm giám sát, 3 trạm dẫn động. Trạm chính sẽ nhận các số liệu từ các trạm giám sát sau đó tính toán và hiệu chỉnh rồi phát lên các vệ tinh qua các trạm dẫn động. 1.1.3. Máy thu GPS Máy thu GPS còn được gọi là máy Định vị vệ tinh gồm 1 anten và 1 máy thu có trang bị máy tính điện tử. Các máy Định vị vệ tinh hiện nay có rất nhiều loại do nhiều hãng khác nhau sản xuất như Furuno, Koden, Jmc sản xuất. 1.2. Nguyên lý chung của việc xác định vị trí tàu bằng máy thu GPS Mỗi vệ tinh phát tín hiệu xuống các tàu có trang bị máy Định vị vệ tinh, nhờ máy tính điện tử có ở trên vệ tinh sẽ tính toán được thời gian tín hiệu phát từ vệ tinh đến máy thu s ố liệu này được gửi xuống trạm giám sát và cho chuyển qua trạm tính toán gồm nhiều máy tính điện tử hiện đại sẽ tính được vị trí của tàu. Vị trí này lại được phát lên vệ tinh, vệ tinh truyền xuống máy Định vị vệ tinh. Máy thu GPS phải khoá được với tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Với bốn hay nhiều hơn số vệ tinh trong tầm nhìn thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa. 1.3. Các chức năng cơ bản của máy định vị GPS Tín hiệu thu nhận t ừ vệ tinh quyết định sự hiển thị vị trí chính xác của tàu. Để biết được vị trí của tàu trên máy định vị có chính xác không người ta đưa ra hệ số HDOP ( viết tắt của chữ Horizontal Dilution of Precision dịch nghĩa là mức suy giảm độ chính xác theo phương nằm ngang). HDOP cho ta biết sự thu nhận tín hiệu trong một vùng nào đó. HDOP nhỏ ( giá trị từ 1 đến 3) là tốt HDOP lớn ( giá trị trên 3) là xấu, nó phụ thuôc vào vị trí của các vệ tinh. 2. Chuẩn bị máy định vị GPS 2.1. Cách lắp đặt an ten - Anten cần đặt ở nơi cao của tàu sao cho tầm quan sát theo phương nằm ngang bị gián đoạn ít nhất. - Anten của máy thu GPS phải cách anten của máy thu VHF ít nhất là 4m theo phương nằm ngang. - Anten phải nằm ngoài góc phát của ra đa.
- 9 - Anten phải cách anten của máy vô tuyến tầm phương ít nhất là 3m theo phương nằm ngang 2.2. Cách lắp đặt máy Định vị GPS Tránh đặt máy Định vị GPS ở vị trí hoặc trong điều kiện sau: - Nơi có tia nắng mặt trời rọi trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt - Nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của la bàn từ - Nơi chấn động mạnh hoặc rung quá mức. Cần chú ý tới màn hình tinh thể lỏng tránh các yếu tố sau: cao áp, tia nắng rọi vào máy, quá nóng trên 500C, qúa lạnh dưới 00C. 2.3. Kiểm tra và kết nối máy Định vị - Bước 1: Kiểm tra nguồn, dây nguồn, dây anten, anten, máy Định vị - Bước 2: Kết nối giữa máy Định vị vệ tinh với nguồn và anten 3. Khai thác máy Định vị FURUNO GP-30 3.1. Mở máy Hình 1-2: Sơ đồ mặt máy định vị GP-30 Ấn và giữ phím DIM/PWR 3.2. Nhập số liệu ban đầu vào máy Furuno GP-30 ( sử dụng lần đầu) Nhập múi giờ:
- 10 - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở MENU chính - Bước 2: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ SYS SETUP ấn phím [ENT] một bảng hiện ra. - Bước 3: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ TIME DITF hoặc T.ZONE ấn phím [ENT]. - Bước 4: nhập múi giờ Việt nam +07:00 vào máy. -Bước 5: ấn phím [MENU] 2 lần để thoát. 3.3. Mở các màn hình của máy Định vị Furuno GP-30 3.3.1. Mở màn hình hiển thị các chế độ hoạt động của vệ tinh Muốn hiển thị tình trạng thu nhận Vệ tinh ta làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần. - Bước 2: Dịch ô đen về chữ SATELLITE. - Bước 3: Ấn phím [ENT]. Lúc này máy sẽ cho ta biết mức độ thu nhận vệ tinh (Có bao nhiêu vệ tinh thu được, sai số vị trí là bao nhiêu ). - Bước 4: Khi không muốn hiển thị nữa ấn phím [MENU] 2 lần để thoát ra. Hình 1-2: Màn hình hiển thị chế độ hoạt động của vệ tinh 3.3.2. Mở các màn hình chính của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 Máy Định vị vệ tinh GP-30 có 4 màn hình chính:
- 11 - Màn hình Dữ kiện Hàng hải: cho ta biết vị trí của tàu - Màn hình Đồ thị: vẽ vết đường đi của tàu. - Màn hình Xa lộ: dùng để dẫn tàu đi đến 1 điểm. - Màn hình Lái tàu: dùng để lái tàu theo la bàn . Muốn thay đổi các kiểu màn hình ta ấn phím DISP: Màn hình Hàng hải Màn hình Đồ thị Màn hình lái tàu Màn hình xa lộ
- 12 a. Mở màn hình dữ kiện Hàng hải Ấn phím [DISP] ta có màn hình sau: Chú thích: - 2D : Xác định vị trí tàu bằng 2 khoảng cách. - 12-AUG-10 : Ngày, tháng, năm. - 07:20:15 : Giờ , phút , giây. - SPD : Tốc độ tàu (Hải lý / giờ). - CSE : Hướng đi của tàu. b. Mở màn hình Đồ thị Từ màn hình vị trí tàu, ấn phím [DISP] ta được : Chú thích:
- 13 - 40NM : Phạm vi hiển thị vết đi của tàu.Có thể điều chỉnh bằng cách: + Ấn phím MENU màn hình xuất hiện chữ ZOOM IN/ OUT ? + Ấn ENT màn hình sẽ hiện ra cửa sổ OUT/IN. + Dùng phímc để tăng khoảng cách đặt.Dùng phím d để giảm khoảng cách đặt.Kết thúc ấn ENT. - CSE :Hướng đi của tàu . - SPD : Tốc độ tàu. c. Mở màn hình Xa lộ (đường đi 3 chiều) Từ màn hình Đồ thị ấ, n phím [DISP] ta được: Màn hình xa lộ BRG: Phương vị điểm đến. - RNG: Khoảng cách từ tàu ta đến điểm đến. - XTE: Độ lệch hướng 0.05 Hải lý. d. Mở màn hình Lái tàu Từ màn hình Xa lộ, ấn phím [DISP] ta được:
- 14 Màn hình lái tàu - SPD: Tốc độ tàu - CSE : Hướng đi của tàu - RNG : Đoạn đường tàu đi - BRG : Phương vị của điểm đến - TTG : Thời gian đi đến điểm chuyển hướng (hoặc điểm đến). - ETA : Thời điểm đến điểm đến. 3.4. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị GP-30 3.4.1. Thao tác với một điểm a. Nhập điểm nhớ do tàu khác hoặc lấy từ hải đồ vào máy Làm theo đúng thứ tự sau: - Bước 1: Ấn phím MENU 2 lần để mở thực đơn chính.
- 15 Màn hình thực đơn chính - Bước 2: Ấn phím d hoặc c dịch chuyển ô đen đến dòng chữ WAYPOINT, Ấn ENT. - Bước 3: Ấn các phím c,d,e,fđể dịch chuyển ô đen đến chữ NEW Ấn [ENT], một bảng hiện ra:
- 16 - Bước 4: Ấn các phím c,d,e,f, để chọn chữ cái đặt tên cho điểm, ấn f để dịch chuyển con trỏ, ấn [ENT]. - Bước 5: Ấn c,dđể nhập kinh độ, ấn ENT. - Bước 6: Muốn thoát ra ta dịch chuyển con trỏ đến chữ EXIT ? Ấn [ENT]. - Bước 7: ấn MENU 2 lần để trở về màn hình chính. b. Nhập vị trí tàu vào bộ nhớ của máy bằng dấu + - Bước 1: Ấn phím DISP để được màn hình chế độ Đồ thị.
- 17 Màn hình đồ thị - Bước 2: Ấn phím GOTO dịch ô đen về chữ CURSOR và ấn ENT. Lúc này màn hình sẽ xuất hiện dấu +. - Bước 3: Dùng các phím c,d,e,f để dịch chuyển dấu + đến vị trí ta muốn, ấn ENT lúc này màn hình xuất hiện chữ : CURSOR POS WYPT. Lúc này mãy yêu cầu ta nhập tên của điểm, ta có thể chọn một trong hai cách sau: + Nếu không muốn nhập tên của điểm ta ấn ENT hai lần. +u Nếu m ốn nhập thêm ký hiệu của điểm ta dịch ô đen đến chữ MARK, ấn ENT. + Ấn c,dchọn ký hiệu cho điểm nhớ.Có 9 kí hiệu sau : ,H ,+, ,I , \ ,X ,, , ấn ENT. H X + I \ - Bước 4: Muốn thoát ra ta dịch ô đen đến chữ EXIT, ấn ENT. c. Nhập điểm bằng phím MARK/MOB Muốn nhập ngay vị trí tàu vào máy ta có thể làm như sau:
- 18 - Bước 1: Ấn phím MARK/MOB lúc này máy tự nhập vị trí tàu vào bộ nhớ. Muốn nhập kí hiệu của điểm cho dễ nhớ ta dịch ô đen về chữ MARK. - Bước 2: Dùng phím c,d để chọn ký hiệu sau đó ấn ENT. - Bước 3: Kết thúc đưa ô đen về chữ EXIT và ấn ENT. d. Nhập vị trí người rơi xuống biển vào máy - Bước 1: Ấn phím MARK/MOB - Bước 2: Ấn phím f đưa ô đen đến chữ MOB, ấn ENT. Máy sẽ hỏi: Ghi vị trí vào bộ nhớ ? Có chắc không? Nếu chắc chắn thì dịch ô đen đến chữ YES.
- 19 - Bước 3: Ấn ENT máy sẽ báo hướng và khoảng cách đến điểm có người rơi xuống biển. Chú ý: Nếu không ấn ENT mà dịch ô đen đến chữ NO rồi mới ấn ENT máy sẽ ghi điểm này vào bộ nhớ và coi như đây là một điểm đến. e. Dẫn tàu đi đến một điểm - Bước 1: Ấn phím GOTO.
- 20 - Bước 2: Dịch chuyển ô đen đến chữ WAYPOINT, ấn ENT. - Bước 3: Dịch ô đen đến điểm muốn đi đến, ấn ENT. Máy sẽ chỉ báo hướng và khoảng cách đi tới đích.
- 21 Nếu không muốn đi đến điểm đích nữa thì thực hiện như sau: - Ấn phím GOTO. - Dịch ô đen đến chữ OFF. - Ấn ENT. f. Xoá điểm nhớ đã nhập vào máy - Bước 1: Ấn phím MENU 2 lần - Bước 2: Dịch ô đen đến chữ ERASE, ấn ENT. - Bước 3: Dịch ô đen đến chữ WAYPOINT /MARK, ấn ENT. - Bước 4: Đưa ô đen đến điểm cần xoá, ấn ENT.
- 22 - Bước 5: Đưa ô đen đến chữ ERASE, ấn [ENT] - Bước 6: Ấn [MENU] 2 lần để thoát. g. Đo khoảng cách và hướng đi giữa 2 điểm - Bước 1: Ấn [MENU] 2 lần. - Bước 2: Dịch ô đen đến chữ CALCULATE, ấn ENT. - Bước 3: Dịch ô đen đến chữ WAYPOINT, ấn ENT.
- 23 - Bước 4: Nhập tên điểm thứ nhất vào máy, ấn [ENT]. - Bước 5: Nhập tên điểm thứ hai vào máy, ấn [ENT]. Máy sẽ cho ta biết khoảng cách và hướng giữa 2 điểm. 3 4.2. Thao tác với tuyến đường a. Thiết lập tuyến đường Máy GP-30 có thể thiết lập 30 tuyến đường, mỗi tuyến đường tối đa nhập được 30 điểm. Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím MENU 2 lần. - Bước 2: Chọn ROUTES. ấn ENT.Lúc này màn hình xuất hiện chữ NEW?
- 24 - Bước 3: Ấn [ENT]. Màn hình lại xuất hiện chữ EMPTY ROUTER, ấn [ENT]. - Bước 4: Dùng phím choặc dđể chọn tên các điểm thuộc tuyến đường ( Chú ý những điểm này đã được ghi vào bộ nhớ). - Bước 5: Ấn [ENT] 2 lần lúc này con trỏ tự động chuyển sang điểm chuyển hướng tiếp theo. Cứ làm tương tự cho đến khi nhập hết các điểm chuyển hướng và điểm đích. b. Dẫn tàu đi theo tuyến đường - Bước 1: Ấn phím GOTO. - Bước 2: Chọn chữ ROUTE, ấn ENT. - Bước 3: Dịch ô đen về tuyến đường mà ta muốn chọn, ấn ENT.
- 25 Lúc này màn hình xuất hiện hai chữ : FORWARD và REVERSE. - Bước 4: Chọn chữ FORWARD (đi không quay trở lại )hoặc chọn chữ REVERSE ( đi có quay trở lại ), ấn ENT. 3.5. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị Furuno GP- 30 Máy Định vị GP-30 có các chế độ báo động sau: - Báo động trôi neo (Achor Watch Alarm) ANC. - Báo động điểm đến (Arival Alarm) ARV. - Báo động lệch hướng (Cross Track Error) XTE. - Báo động tốc độ (Speed Alarm) SPEED. 3.5.1. Báo động trôi neo Là chức năng khi tàu bị trôi dạt ra khỏi khoảng cách đã đặt thì máy sẽ phát tín hiệu báo động .Cách cài đặt gần giống như với báo động điểm đến. R Vị trí neo - Bước1: ấn phím [MENU] 2 lần.
- 26 - Bước 2: Chọn chữ ALARMS. - Bước 3: ấn phím [ENT].Nếu đã có chữ ANC thì ấn ENT tiếp nếu chưa có thì chọn chữ ANC sau đó ấn phím [ENT]. - Bước 4: Nhập khoảng cách ta muốn báo động ( ví dụ 0,10 NM). - Bước 5: ấn phím [ ENT]. - Bước 6: Ấn phím [MENU] 2 lần để kết thúc. Chú ý muốn tắt các chế độ báo động điểm đến hay báo động trôi neo, sau khi làm xong bước thứ 2 ta chọn OFF và ấn ENT. 3.5.2. Báo động điểm đến Nếu ta đặt báo động điểm đến , khi nào gần tới điểm đến máy sẽ phát tín hiệu báo cho ta biết. - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần, lúc này bảng thực đơn sẽ xuất hiện: Bước 2: Dịch ô đen về chữ ARV và ấn phím [ENT].Lúc này màn hình xuất hiện một bảng OFF ARV ANC - Bước 3: Dịch ô đen đến chữ ARV và ấn phím [ENT].Sau đó nhập khoảng cách ta muốn báo động . (Ví dụ ta đặt là 0,30NM).
- 27 - Bước 4: ấn phím [ ENT] 2 lần để trở về màn hình thông thường. 3.5.3. Báo động Lệch hướng Là chức năng khi tàu đi lệch khỏi tuyến đường ở khoảng cách đã đặt trước máy sẽ phát tín hiệu báo động. Cách đặt như sau: - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần. - Bước 2: Chọn chữ ALARMS. - Bước 3: Ấn phím [ENT]. - Bước 4: Dịch ô đen về chữ XTE và ấn phím [ENT]. - Bước 5: Chọn chữ ON và ấn phím [ENT]. ( Khi tắt chọn chữ OFF). - Bước 6: Nhập khoảng cách báo động bằng các phím c,dvà fsau đó ấn phím [ENT] để kết thúc việc cài đặt. - Bước 7: Trở về màn hình ban đầu ấn phím [MENU] 2 lần. 3.5.4. Báo động tốc độ Dùng khi tốc độ tàu quá cao hoặc quá thấp làm ảnh hưởng đến máy chính hoặc sản xuất. Cách đặt như sau: - Bước 1: ấn phím [MENU] 2 lần. - Bước 2: Dịch ô đen về chữ ALARMS. - Bước 3: ấn phím [ENT]. - Bước 4: Dịch ô đen về chữ SPEED và ấn phím [ENT]. - Bước 5: Dịch chuyển ô đen về chữ BELOW ( Tốc độ quá thấp ) hoặc chữ OVER( Tốc độ quá cao ) hoặc chữ OFF( Nếu muốn tắht c ế độ này ). - Bước 6: ấn phím [ENT] (hai lần ).
- 28 - Bước 7: Nhập tốc độ báo động thích hợp rồi ấn phím [ENT] để kết thúc việc cài đặt. - Bước 8: ấn phím [MENU] 2 lần để trở về màn hình ban đầu. 3.6. Xử lý sự cố xảy ra trong khi sử dụng máy Định vị Furuno GP-30 3 6.1. Không mở được nguồn a- Nguyên nhân: - Nguồn chưa đủ điện áp. - Đấu chưa đúng cực nguồn điện. - Dây dẫn bị đứt. b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại nguồn hoặc thay thế nguồn khác. - Đấu lại dây nguồn cho đúng cực. - Thay dây dẫn của máy. 3.6.2 Không xác định vị trí tàu a- Nguyên nhân: - Do vị trí vệ tinh xấu; - Do tàu hành trình trong khu vực có nhiều chướng ngại vật che khuất. b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại tình trạng hoạt động của vệ tinh; - Kiểm tra lại anten và cáp nối giữa máy định vị với anten. 3.6.3. Vị trí tàu báo sai a- Nguyên nhân: - Do máy đị nh vị thu nhận được ít vệ tinh; - Do thời tiết xấu. b- Cách khắc phục: - Chuyển từ chế độ 3D xuống chế độ 2D 3.6.4. Đặt sai giờ địa phương Sau khi phát hiện thấy có sai số về giờ, ta tiến hành thao tác như sau: - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần để mở MENU chính
- 29 - Bước 2: Dịch ô đen đến dòng có chữ SYS SETUP, ấn phím [ ENT] - Bước 4: ấn phím d chọn dòng TIME DIFF, ấn phím [ ENT] - Bước 5: Dịch chuyển ô đen đến dấu + - Bước 6: Dùng phím f để chuyển ô đen đến số 00, dùng phím c,d chọn múi giờ phù hợp với khu vực tàu hoạt động, ấn phím [ ENT]. - Bước 7: ấn phím [MENU] 2 lần để kết thúc. 3.7. Hệ thống tự kiểm tra các hoạt động của máy Định vị Furuno GP-30 Muốn kiểm tra xem máy hoạt động còn tốt hay không ta làm như sau: - Bước 1: ấn phím [MENU] 2 lần . - Bước 2: Dịch ô đen về chữ SYS SETUP và ấn phím [ENT]. - Bước 3: Dịch ô đen về chữ SELF TEST ? và ấn phím [ENT]. Lúc này trên màn hình xuất hiện chữ : TEST START ? - Bước 4: Đưa ô đen về chữ YES và ấn phím [ENT].
- 30 - Lúc này máy sẽ tự động kiểm tra các bộ phận của máy, Nếu tất cả đều có chữ OK là tốt, nếu có chữ NG ( No Good ) là không tốt, ERR là phần đó bị trục trặc hoặc bị lỗi. Muốn dừng kiểm tra phải tắt máy sau đó khởi động lại. 3.8. Tắt máy Ấn và giữ phím [POWER] cho đến khi máy tắt hoàn toàn. 4. Khai thác máy Định vị KODEN KGP – 912 4.1. Mở máy - Bước 1: Ấn phím [PWR/DIM] để mở máy . -Ấ Bước 2: n phím [PWR/DIM] để điều chỉnh độ sáng màn hình cho phù hợp. - Bước 3: Ấn phím CTRS để chọn đô tương phản thích hợp . Chú ý: - Trong lần sử dụng đầu tiên phải chờ đến 15 phút máy mới xác định được vị trí (vì lúc đó chưa có các số liệu cần thiết). Còn các lần sau máy sẽ cho ta vị trí tàu gần như ngay lập tức . - Khi các chữ N,E ( S,W) nhấp nháy tức là máy đang thu các tín hiệu từ vệ tinh, lúc này vị trí tàu trên màn hình là chưa chính xác. - Chỉ khi nào thu được tín hiệu của 3 vệ tinh trở lên thì mới có vị trí tàu chính xác. Hình 1-3: Máy định vị vệ tinh KODEN- 912
- 31 4.2. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị Koden KGP-912 (sử dụng lần đầu) 4.2.1. Nhập độ cao anten vào máy Định vị Koden KGP-912 - Bước 1: Ấn phím [MENU]. Màn hình thực đơn - Bước 2: Ấn phím 8/S chọn INTIAL, ấn phím [ENT] - Bước 3: Ấn d hoặc c dời con trỏ đến chữ ALT. DEP chọn đơn vị m.
- 32 - Bước 4: Nhập độ cao Anten so với mực nước biển bằng cách ấn phím [MENU]. - Bước 5: Ấn phím 3, ấn phím ENT. - Bước 6: Ấn phím d dịch ô đen xuống chữ ANT.H, sau đó nhập độ cao Anten, ấn phím ENT. 4.2.2. Nhập múi giờ vào máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 - Bước 1: Ấn phím [MENU] mở Menu chính có 9 mục .
- 33 - Bước 2: Ấn phím 4/W. - Bước 3: Ấn phím d hoặc c chọn chữ TIME. - Bước 4: Ấn phím [SEL] để chọn dấu (+) hay dấu (-). - Bước 5: Nhập múi giờ , (múi giờ của Việt nam là + 07). Ấn phím [ENT]. 4.3. Mở các màn hình của máy Định vị Koden KGP- 912 Máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 Có 4 kiểu màn hình sau 4.3.1. Mở màn hình chế độ hoạt động của vệ tinh - Bước 1: Ấn phím [MENU] mở Menu chính có 9 mục.
- 34 - Bước 2: Chọn dòng số 3 GPS, ấn phím [MENU] Chú thích: CH: số kênh; No: số hiệu vệ tinh; SN: ; EL: góc phương vị; AZ: góc độ cao. - Bước 3: ấn phím [MODE] để trở về màn hình ban đầu. 4.3.2. Mở các màn hình chính a. Mở màn hình Hàng hải 1 (NAV1)
- 35 Thể hiện vị trí tàu (ϕ,λ) , con số lớn dễ nhìn. Màn hình Hàng hải 1 b. Mở màn hình Hàng hải 2 (NAV2) Thể hiện vòng tròn hướng đi , dùng để lái tầu theo hướng. Màn hình Hàng hải 2
- 36 c. Mở màn hình Hàng hải 3 (NAV3) Thể hiện đường đi kiểu 3 chiều ,dùng để dẫn tàu đi tới một điểm. Màn hình Hàng hải 3 d. Mở màn hình Đồ thị (PLOT) Thể hiện vết tàu đi . Màn hình đồ thị Trong 4 kiểu màn hình trên mỗi kiểu đều có 4 chế độ nhỏ OFF, WPT, RTE, ANCW.
- 37 + OFF: Chế độ tắt : dùng khi dẫn tàu đi bình thường. + WPT: Chế độ điểm : dùng khi cần đi tới một điểm. + RTE : Chế độ tuyến đường : dùng khi dẫn tàu đi theo một tuyến đường. + ANCW : Chế độ neo :dùng khi neo tàu. Ý nghĩa các thông số: + N, E, S, W các hướng Bắc, Đông, Nam, Tây. + SPD : Tốc độ tàu (Hải lý / giờ = KT). + CRS : Hướng đi của tàu. + DATE : ngày . + TIME : Giờ. + RNG : Bán kính vòng tròn chỉ hướng . + HDOP : Mức độ suy giảm theo phương (Hệ số không chính xác) HDOP càng nhỏ độ chính xác càng lớn. +TTG : Thời gian tàu đi từ vị trí hiện tại đến điểm chuyển hướng hoặc điểm đến. + DIST : Khoảng cách tính từ vị trí hiện tại đến điểm đến. + T.DIST: Tổng khoảng cách tính từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúccủa tuyến đường. + STG : Phương vị tính từ vị trí hiện tại đến điểm đến. + E. TIME : Thời gian đã đi. + VMG : Tốc độ trung bình của tàu. + CMG: Hướng đi trung bình của tàu. + XTE : Khoảng cách lệch hướng của tàu. + CDI : Góc lệch hướng của tàu. 4.3.3. Thao tác thay đổi các kiểu màn hình - Bước 1: Ấn phím MODE để chọn các kiểu màn hình NAV1 , NAV2 , NAV3, PLOT mà ta cần. - Bước 2: Muốn đổi các chế độ nhỏ trong cùng một kiểu màn hình , ta dịch chuyển ô đen tớ i chỗ có chữ OFF hay các chữ WPT, RTE, hoặc ANCW. - Bước 3: Ấn phím SEL để chọn các chế độ OFF, WPT, RTE hoặc ANCW. 4.4. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị Koden KGP-912 4.4.1. Thao tác với một điểm
- 38 a. Nhập điểm nhớ vào máy bằng phím [EVT] - Bộ nhớ tạm được đánh số từ 001 ÷ 019 (gồm có 19 điểm ). Khi ta lưu giữ trên 19 điểm thì vị trí cũ nhất bị xoá bỏ. - Muốn lưu giữ vị trí ta ấn phím EVT máy sẽ lưu giữ vị trí hiện tại của tàu vào bộ nhớ kèm theo ngày , giờ, phút, kí hiệu (nếu ta nhập ). Ví dụ: Bãi cá, khu vực có đá ngầm, bãi cạn, tàu đắm Những vị trí này khi cần ta có thể xem lại. b. Nhập điểm nhớ bằng phím MOB ( Người rơi xuống biển) - Chức năng này sử dụng khi trên tàu có sự cố khẩn cấp hoặc có người rơi xuống biển .Máy sẽ cho ta vị trí (vĩ độ, kinh độ) và hướng, để ta có thể dễ dàng quay lại vị trí người rơi xuống biển. - Thao tác: Ấn phím MOB ngay khi có người rơi xuống biển, khi đó màn hình MOB sẽ hiện ra. - Muốn loại bỏ chức năng MOB ấn phím CLR để quay về màn hình trước đó Nếu máy phát tiếng báo động thì ấn phím CLR để trở về màn hình trước đó. Chú ý: Khi ấn phím MOB ta chỉ dùng được 5 phím sau : EVT, CLR, CTRS PWR/DIM, OFF. Xem lại vị trí MOB hay EVT Giải thích: - Vị trí MOB được lưu giữ tại điểm nhớ 000. - Vị trí hiện tại từ các điểm 001 đến 019. Thao tác: - Bước 1: Ấn phím MENU đến khi bảng MENU xuất hiện. - Bước 2: Ấn phím 1 để chọn chữ WAYPOINT. - Bước 3: Nhập tên của điểm muốn xem . - Bước 4: Ấn phím ENT máy sẽ cho ta biết vị trí (vĩ độ, kinh độ) của điểm đó c. Nhập điểm nhớ vào bộ nhớ cố định của máy Giải thích: - Bộ nhớ cố định của máy KGP- 912 có thể lưu giữ được 230 điểm nhớ, chia thành 23 nhóm, mỗi nhóm 10 điểm, được đánh số từ nhóm 02 đến nhóm 24. - Các điểm nhớ này chính là các điểm chuyển hướng hoặc các điểm đến. Khi cần ta có thể lái tàu đến hoặc xem các điểm đó. Thao tác: - Bước 1: Ấn phím MENU cho đến khi bảng MENU hiện ra.
- 39 - Bước 2: Ấn phím 1 để chọn chữ WAYPOINT. - Bước 3: Ấn 2 phím số để chọn nhóm của điểm nhớ (02÷24). - Bước 4: Ấn phím ENT sau đó ấn phím d để đưa con trỏ về điểm nhớ. - Bước 5: Ấn phím f hai lần màn hình sẽ hiện ra bảng chữ và các dấu hiệu. - Bước 6: Dùng các phím S,d,e,f để dời con trỏ đến các chữ ta cần chọn. Ấn phím SEL. Cứ tiếp thục n ư vậy đến khi nào viết xong tên của điểm nhớ. - Bước 7: Ấn phím ENT.
- 40 - Bước 8: Nhập vĩ độ của điểm nhớ (7 số) sau đó ấn phím 2/N hoặc 8/S để chọn các vĩ độ bắc (N) hoặc nam (S). Ấn phím ENT. - Bước 9: Nhập kinh độ của điểm nhớ (8 số), sau đó ấn phím 6/E hoặc 4/W để chọn kinh độ đông (E) hoặc kinh độ tây (W). Ấn phím ENT. Chú ý: - Ta có thể nhập điểm nhưng không cần đặt tên, lúc này ta chỉ cần nhập nhóm và số điểm, rồi ấn ENT. Sau đó nhập vĩ độ, kimh độ của điểm nhớ, sau cùng ấn phím ENT để ghi vào bộ nhớ. - Khi cần xoá điểm nhớ: ấn MENU ấn 1 để chọn WAYPOINT, sau đó nhập nhóm và số điểm ấn CLR và ấn ENT lúc này điểm sẽ được xoá. d. Dẫn tàu đi đến một điểm: - Chọn cách đi đến điểm đến: Giải thích: + Ta có thể chọn một điểm để lái tàu đến; những vị trí chọn này đã được ghi vào bộ nhớ. + Khi chọn cách đi ta có thể dùng màn hình WPT loại NAV1, NAV2, NAV3 hoặc PLOT. Thao tác: + Bước 1: Ấn phím MODE cho đến khi màn hình NAV1, NAV2, NAV3, PLOT hiện ra (tuỳ theo ta chọn). Ví dụ ta chọn chế độ hàng hải 3 (NAV3). + Bước 2: Ấn phím SEL cho đến khi chữ WPT hiện ra ở phía trên màn hình.
- 41 + Bước 3: Ấn phím f để dời con trỏ đến nơi chọn số của điểm đến. + Bước 4: Nhập số của điểm đến (từ 000 ÷ 249). Ấn phím ENT. Nếu sai ấn CLR để sửa. - Chọn các thông số của điểm đến: + Bước 1: Ấn phím MODE cho đến khi màn hình NAV1, NAV2, NAV3, PLOT hiện ra (tuỳ theo ta chọn). + Bước 2: Ấn phím d đến khối chọn trang. + Bước 3: Ấn phím SEL để hiện chữ WP bên cạnh , lúc này tên của điểm đến sẽ hiện ra ở hàng cuối góc trái và vị trí sẽ hiện ở góc phải dưới cùng của màn hình. - Tắt hiển thị đến điểm đến: + Bước 1: Ấn phím MODE chọn các loại màn hình như trên. + Bước 2: Ấn phím SEL để chuyển chữ WPT thành chữ OFF. - Xem các thông số của điểm đến: + Màn hình NAV1: Cho số vĩ độ, kinh độ dạng lớn dễ nhìn. + Màn hình NAV2: Màn hình vòng tròn chỉ hướng trên vòng tròn lớn có một vòng tròn nhỏ tương trưng cho điểm đến, nhờ đó ta sẽ biết được hướng tới điểm đến. + Màn hình NAV3: dạng 3 chiều chỉ đường đi. + Màn hình PLOT: vẽ vết tàu đi với hình Δ chỉ vị trí tàu. + Thông số lệch hướng - Thanh biểu đồ của NAV1: * Ta có thể chọn 1 trong 2 thông số là khoảng cách lệch hướng (XTE) và góc lệch hướng ( CDI) bằng cách: + Bước 1: Ấn phím MODE chọn NAV1 (để ở WPT). + Bước 2: Ấn phím d hoặc c đưa ô đen đến chữ XTE hoặc CDI. + Bước 3: Ấn phím SEL để chọn chữ XTE hoặc CDI. Phía có màu đen trên thanh cho ta biết hướng cần lái tàu để đi đúng hướng đã chọn. - Thanh biểu đồ của NAV2: Thanh biểu đồ hiện từ tâm của vòng tròn chỉ hướng và vuông góc với hướng tàu đi. Thanh biểu đồ nằm ở phía nào của tàu thì phải lái tàu đi theo hướng đó
- 42 * Thay bán kính của vòng tròn chỉ hướng bằng cách : - Bước 1: Ấn phím MODE vài lần để chọn NAV2. - Bước 2: Ấn phím c hoặc d đưa ô đen đến khối phân trang. - Bước 3: Ấn phím SEL để hiện chữ RNG. - Bước 4: Ấn phím c hoặc d để hiện bảng chọn bán kính. - Bước 5: Ấn phím SEL để chọn bán kính ta muốn. - Biểu đồ 3 chiều của NAV3: * Khi dùng biểu đồ 3 chiều màn hình sẽ hiện đường đi của tàu đến điểm đến. Ta có thể đặt độ rộng của đường đi như phần đặt báo động. * Màn hình sẽ hiện đường đi khi khoảng cách đến điểm đến lớn hơn 4 hải lý (hoăc Km tuỳ ta đặt). * Dấu hiệu của điểm đến thay đổi thay đổi : - fKhi khoảng cách lớn h ơn 4 (Hải lý hoặc Km). - f Khi khoảng cách nhỏ hơn 4 (Hải lý hoặc Km). 4.4.2. Thao tác với tuyến đường trên máy Định vị Koden KGP-912 Có 2 cách hành trình theo tuyến đường: + Kiểu vòng đến CIRCLE . + Kiểu đường đến BISECTOR. - Ta có thể lập 20 tuyến đường có tên từ 01÷20 trong bộ nhớ. Đối với máy KGP- 912 không bắt buộc số điểm tối đa trong một tuyến đường mà có thể dùng cả 230 điểm trong một tuyến đường duy nhất. - Khi lái tàu theo một hành trình máy sẽ báo các thông số để ta đi theo một đường thẳng nối từ điểm này đến một điểm chuyển hướng khác. Khi tàu đến một điểm chuyển hướng máy sẽ tự động chuyển sang điểm chuyển hướng tiếp theo. - Ở máy KGP-912 cho phép ta chọn một trong 2 cách đến điểm chuyển hướng (hoặc điểm đến ) là CIRCLE và BISECTOR. + Trong cách vòng đến (CIRCLE ) máy sẽ tự động đến điểm đến khi tàu vào khu vực vòng tròn có tâm là điểm đến và bán kính đã đặt trước trong phần báo động đến. R
- 43 + Trong cách đường đến ( BISECTOR) máy sẽ tự động đến điểm đến khi tàu đến đường chia đôi góc giữa 2 đường đi. a- Thiết lập tuyến đường - Bước 1: Ấn phím MENU để xuất hiện bảng MENU. - Bước 2: Ấn phím 5 hoặc đưa ô đen về chữ ROUTE và ấn phím ENT
- 44 - Bước 3: Ấn phím 1 chọn RTE EDIT để hiện màn hình lập tuyến đường. - Bước 4: Nhập tên của tuyến đường bằng số (từ 01÷20). Ấn phím ENT. - Bước 5: Ấn phím f dời con trỏ đến cột thuận (đi tới), cột nghịch (quay trở lại). - Bước 6: Ấn phím SEL chọn hành trình thuận (→) hay nghịch (←). - Bước 7: Ấn phím d dời con trỏ đến nơi ghi số. - Bước 8: Nhập các điểm chuyển hướng của tuyến đường (từ 020÷249). Ấn phím ENT.
- 45 Lặp lại các bước 7 và 8 để nhập các điểm chuyển hướng khác (với điều kiện những điểm này phải đã có trong bộ nhớ). b. Thao tác chọn tự động đến điểm đến trong tuyến đường: - Bước 1: Ấn phím [MENU] để được bảng MENU. - Bước 2: Ấn phím 5 chọn ROUTE. - Bước 3: Ấn phím c hoặc d chuyển con trỏ đến chữ “CHANGE “. - Ấ Bước 4: n phím e hay f để chọn chữ CIRCLE hay chữ BISECTOR. c. Xoá điểm chuyển hướng trong Tuyến đường - Bước 1: Ấn phím MENU để được bảng MENU. - Bước 2: Ấn phím 5 chọn ROUTE. - Bước 3: Ấn phím 1 chọn RTE EDIT. - Bước 4: Nhập tên của tuyến đường trong đó có điểm muốn xoá (01÷20). Ấn phím ENT. - Bước 5: Dùng các phím c,d,e, f dời con trỏ đến điểm muốn xoá. - Bước 6: Ấn phím CLR trên máy (ở dòng cuối) sẽ có chữ DELETE? - Bước 7: Ấn phím ENT để xoá, ấn CLR để thôi không xoá. d. Xoá một tuyến đường đã lập - Bước 1: Ấn phím MENU để chọn bảng MENU. - Bước 2: Ấn phím 5 chọn ROUTE. - Bước 3: Ấn phím 1 chọn RTE EDIT. - Bước 4: Nhập tên của tuyến đường muốn xoá (01-20). Ấn phím ENT. - Bước 5: Ấn phím CLR máy sẽ hỏi DELETE ? - Bước 6: Ấn phím ENT để xoá, ấn CLR để thôi không xoá. e. Đi theo một tuyến đường đã lập - Ngoài cách lái tàu đi từ một điểm này đến một điểm khác ta có thể lái tàu đi theo một tuyến đường (gồm nhiều điểm chuyển hướng thuộc tuyến đường đó). - Khi đi theo tuyến đường ta có thể đi theo chiều thuận hay nghịch và chọn điểm khởi hành trên các màn hình NAV1, NAV2, NAV3, PLOT. - Đi theo một tuyến đường + Bước 1: Ấn phím MODE để có các màn hình NAV1, NAV2, NAV3, PLOT. + Bước 2: Ấn phím SEL cho đến khi chữ RTE hiện ra phía trên của màn hình. + Bước 3: Ấn phím f để dịch chuyển con trỏ đến số của tuyến đường.
- 46 + Bước 4: Nhập tên của tuyến đường (01-20). + Bước 5: Nhập điểm xuất phát của tuyến đường (020-250). Ấn phím ENT. + Bước 6: Ấn phím fđể xuất hiện con trỏ. + Bước 7: Ấn phím SEL để chọn chiều đi thuận (→), hay nghịch (←). - Kiểm tra toạ độ của điểm trong hành trình. + Bước 1: Ấn phím [MENU] để bảng MENU xuất hiện. + Bước 2: Ấn phím 5 chọn ROUTE. + Bướ c 3: Ấn phím 1 chọn RTE EDIT. + Bước 4: Dùng các phím S,d,e,fdời con trỏ đến điểm cần kiểm tra. + Bước 5: Ấn phím ENT, tên và toạ độ của điểm đó sẽ xuất hiện. f. Tắt một hành trình đang đi - Bước 1: Ấn phím MODE để chọn các màn hình NAV1, NAV2, NAV3, PLOT. - Bước 2: Ấn phím SEL chuyển chữ RTE ở phía trên màn hình thành chữ OFF. 4.5. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị Koden KGP-912 4.5.1. Báo động trôi neo: ANCW ALARM a. Đặt khoảng cách báo động trôi neo: - Bước 1: Ấn phím MENU để được bảng MENU. - Bước 2: Ấn phím 6/E chọn ALARM .Ấn phím ENT
- 47 - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ ANCW. - Bước 4: Nhập khoảng cách báo động trôi neo (0,00-9,99 HL). Ấn phím [ENT]. b. Đặt chế độ báo động trôi neo: - Bước 1: Ấn MENU để được bảng MENU. - Bước 2: Ấn phím 6/E chọn ALARM. - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ ANCW. Chú ý: Khi có âm thanh báo động muốn tắt ấn phím CLR. Muốn tắt hẳn phải đặt khoảng cách báo động = 0,00 m. c. Tắt chế độ báo động trôi neo: - Bước 1: Ấn phím MENU. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ OFF. 4.5. 2. Chế độ báo động điểm đến (PROX ALARM) a. Đặt khoảng cách báo động đến: - Bước 1: Ấn phím MENU. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím d hoặc c dịch con trỏ đến hàng có chữ PROX.
- 48 - Bước 4: Nhập khoảng cách báo động (0,00- 9,99 HL). Ấn phím ENT. b. Đặt chế độ báo động đến - Bước 1: Ấn phím [MENU]. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ PROX/XTE hay PROX/CDI. c. Tắt chế độ báo động đến
- 49 - Bước 1: Ấn phím [MENU]. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ OFF. 4.5.3. Chế độ báo động lệch hướng (XTE) a. Đặt khoảng cách báo động lệch hướng - Bước 1: Ấn phím [MENU]. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím dhoặc c dịch con trỏ đến hàng có chữ XTE. - Bước 4: Nhập khoảng cách báo động. Ấn phím [ENT]. b. Đặt chế độ báo động lệch hướng - Bước 1: Ấn phím [MENU]. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím f dịch con trỏ đến chữ PROX/XTE. c.Tắt chế độ báo động lệch hướng - Bước 1: Ấn phím [MENU]. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ OFF. 4.6. Chế độ đồ thị (PLOT) trên máy Định vị Koden KGP-912 4.6.1. Dùng dấu định vị
- 50 - Máy Koden KGP-912 cho phép ta dùng dấu định vị (dấu +) ở kiểu màn hình PLOT. - Nhờ đó ta có thể dễ dàng biết khoảng cách , hướng đi đến điểm bất kì. Khi xuất hiện dấu (+) trên màn hình , máy sẽ cho ta biết các thông số: - Khoảng cách và hướng đi (góc trái phía dưới của màn hình). - Toạ độ của dấu (+) (góc phải phía dưới của màn hình). Thao tác: - Bước 1: Nhấn phím [MODE] để chọn màn hình PLOT. - Bước 2: Dời con trỏ đến khối phân trang (bằng phím c hoặcd). - Bước 3: Ấn phím SEL để hiện chữ CUR ở góc dưới bên trái màn hình. - Bước 4: Dùng các phím S,d,e,f để dời dấu định vị (dấu +) theo hướng mong muốn. Chú ý : Khi dấu định vị đang hiện trên màn hình, nếu ta ấn phím EVT máy sẽ lưu giữ vị trí của dấu định vị chứ không phải vị trí hiện tại của tàu. 4.6.2. Dịch chuyển màn hình Ta có thể dịch chuyển màn hình theo hướng bất kì để có thể xem những phần không thể hiện trên màn hình . Khi vị trí tàu ra khỏi màn hình máy sẽ tự động đặt vào giữa màn hình. Thao tác: - Bước 1: Ấn phím [MODE] để chọn màn hình PLOT. - Bước 2: Ấn các phím dời màn hình:
- 51 • 2/N để lên hướng Bắc (phía trên). • 8/S để xuống hướng Nam (phía dưới). • 4/W để sang hướng Tây (bên trái). • 6/E để sang hướng Đông (bên phải). 4.6.3. Thay đổi tỉ lệ của màn hình PLOT Tuỳ theo yêu cầu quan sát vết đi của tàu ta có thể chọn tỉ lệ của màn hình cho thích hợp. Khi cần xem chi tiết một khu vực hẹp ta nên chọn tỉ lệ nhỏ ( thang 0,025HL là nhỏ nhất ). Ngược lại khi c ần xem bao quát một khu vực rộng ta cần chọn tỉ lệ lớn (thang 20HL) là lớn nhất. - Dấu chỉ tỉ lệ của màn hình thể hiện ở bên trái phía dưới của màn hình. Thao tác: - Bước 1: Ấn phím [MODE] để chọn màn hình PLOT. - Bước 2: Ấn phím d hoặcc dịch con trỏ đến vị trí bên trái phía dưới màn hình. - Bước 3: Ấn phím [SEL] để chọn tỉ lệ. 4.6.4. Hiện và bỏ các thông số trên màn hình PLOT Ta có thể chọn hiệ n (ON) hay không hiện (OFF) trên màn hình PLOT các thông số sau: - EVT: Các vị trí hiện tại đã lưu. - WAYPOINT: Các điểm chuyển hướng (hoặc đến). - SCALE: Thước tỉ lệ . - CO. LIN: Hướng của đường (đến một điểm). - PLOT: Các khoảng cách và thời gian hiện vết của tàu. - TRACK: Vệt đường đi của tàu. Thao tác: - Bước 1: Ấn phím [MODE] để chọn màn hình PLOT. - Bước 2: Ấn phím d hoặc c dời con trỏ đến chữ SETUP. - Bước 3: Ấn phím [ENT] màn hình sẽ hiện ra bảng chữ (ở phần trên đã giải thích). - Bước 4: Ấn phím d hoặc c dời con trỏ đến nội dung cần thay đổi. - Bước 5: Ấn phím f hoặc e để chọn ON hoặc OFF. Chú ý: Để xoá hết các vết tàu ta chọn phần TRACK như đã nêu trên và ấn CLR rồi ấn ENT. 4.7. Hiệu chỉnh vị trí tàu trên máy Định vị Koden KGP-912
- 52 Có những trường hợp vị trí của máy xác định khác với vị trí mà ta xác định bằng Hải đồ . Lúc này ta có thể ghi vị trí đúng vào máy , máy sẽ tự động chỉnh sai số. 4.7.1. Thao tác - Bước 1: Ấn phím MENU để được bảng MENU. - Bước 2: Ấn phím 4/W, ấn phím ENT
- 53 - Bước 3: Ấn phím 1, ấn phím ENT - Bước 4: Nhập vĩ độ đúng + N (S). Ấn phím ENT. - Bước 5: Nhập kinh độ đúng +E (W). Ấn phím ENT sai số sẽ hiện trên màn hình. 4.7.2. Xoá bỏ hiệu chỉnh vị trí - Bước 1: Nhấn MENU chọn màn hình 9 mục. - Bước 2: Ấn phím 4/W. - Bước 3: Ấn phím 1, độ lệch của máy sẽ hiện ở hàng cuối cùng. - Bước 4: Ấn phím CLR độ lệch sẽ xoá hết về 0. 4.8. Xử lý sự cố xảy ra trong khi sử dụng máy Định vị Koden KGP-912 4.8.1. Không mở được nguồn a- Nguyên nhân: - Nguồn chưa đủ điện áp. - Đấu chưa đúng cực nguồn điện. - Dây dẫn bị đứt.
- 54 b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại nguồn hoặc thay thế nguồn khác. - Đấu lại dây nguồn cho đúng cực. - Thay dây dẫn của máy. 4.8.2. Không xác định vị trí tàu a- Nguyên nhân: - Do vị trí vệ tinh xấu - Do tàu hành trình trong khu vực có nhiều chướng ngại vật che khuất. b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại tình trạng hoạt động của vệ tinh. - Kiểm tra lại anten và cáp nối giữa máy định vị với anten. 4.8.3. Vị trí tàu báo sai a- Nguyên nhân: - Do máy định vị thu nhận được ít vệ tinh. - Do thời tiết xấu. b- Cách khắc phục: - Chuyển từ chế độ 3D xuống chế độ 2D 4.9. Xóa và đặt lại hoạt động của máy Định vị Koden KGP-912 Khi máy xảy ra trục trặc (không phải là hỏng) như không chuyển sang các màn hình khác, một số núm, nút không có tác dụng, Lúc này ta phải đặt lại hoạt động của máy. Thao tác - Bước 1: Ấn phím OFF tắt máy và đợi vài giây. - Bước 2: Ấn phím PWR mở điện cho máy. - Bước 3: Ấn phím ENT trong khi màn hình đang còn hiện chữ CHECKING hay CHECK OK. 4.10. Tăt máy Ấn và giữ phím [POWER] cho đến khi máy tắt hoàn toàn. 5. Bảo quản máy định vị GPS - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra ắc quy cung cấp điện cho máy, nếu ắc quy yếu phải sạc; kiểm tra ănten, dây kết nối - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi máy sạch sẽ và bảo quản máy trong hộp, để nơi khô ráo.
- 55 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Câu hỏi 1: Thế nào là hệ thống Định vị toàn cầu GPS? Cho biết mục đích sử dụng của máy Định vị vệ tinh? Bài tập thực hành 1: Thực hành đọc màn hình máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30? Bài tập thực hành 2: Thực hành thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30? Bài tập thực hành 3: Thực hành đặt và sử dụ ng các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30? Bài tập thực hành 4: Thực hành đọc màn hình máy Định vị vệ tinh Koden KGP- 912? Bài tập thực hành 5: Thực hành thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912? Bài tập thực hành 6: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912? C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Các chế độ màn hình của máy Định vị Furuno GP-30 - Cách thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị Furuno GP-30 - Cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Định vị Furuno GP-30 - Các chế độ màn hình của máy Định vị Koden KGP-912 - Cách thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị Koden KGP-912 - Cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Định vị Koden KGP- 912
- 56 Bài 2: Khai thác thiết bị thông tin liên lạc Mục tiêu: - Nhận biết được hệ thống thông tin liên lạc trên tàu cá; - Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy thông tin liên lac; - Biết liên lạc giữa tàu mình với tàu bạn và trạm trên bờ trong trường hợp bình thường và trong các trường hợp khẩn cấp. - Biết xử lý các sự cố thông thường khi đang liên lạc - Bảo quản thiết bị thông tin liên lạc - Thái độ : Nghiêm túc, tự giác trong học tập. A. Nội dung: 1. Hệ thống Thông tin liên lạc trên biển 1.1. Tầm quan trọng của công tác thông tin liên lạc trên biển Các tàu rhuyền đánh cá ngoài khơi rất cần các thông tin an toàn như: dự báo thời tiết, bản tin dự báo bão để tàu thuyền biết trước và đưa ra kế hoạch chủ động phòng tránh kịp thời. Tàu thuyền đánh cá ngoài khơi khi gặp tai nạn phải có các thiết bị liên lạc để thông báo cho các cơ quan chức năng trên bờ và các tàu thuyền khác biết. Các đài thông tin Duyên Hải có trách nhiệm thu nhận các thông tin từ các tàu thuyền gặp tai nạn sau đó chuyển các thông tin này tới các cơ quan như: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, lực lượng Biên Phòng, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn v.v. Để các cơ quan này có biện pháp cứu giúp tàu thuyền bị nạn một cách nhanh nhất. Như vậy thông tin an toàn, tìm kếm cứu nạn giữa các tàu thuyền và các đài thông tin Duyên Hải là rất quan trọng. Nếu thông tin kịp thời việc triển khai công tác cứu giúp tàu thuyền bị nạn được nhanh hơn, làm giảm tối đa những thiệt hại về sinh mạng con người và phương tiện. 1.2. Các đài thu phát trên bờ Mạng Thông tin Duyên hải (TTDH) Việt nam bao gồm 01 Trung tâm xử lý thông tin Hàng Hải và 29 Đài TTDH nằm trải dọc theo bờ biển Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên, sử dụng những công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực viễn thông hàng hải hiện nay, với tầm phủ sóng rộng, bao phủ các vùng biển trong nước và quốc tế, cụ thể bao gồm: 01 Trung tâm xử lý thông tin Hàng hải tại Hà Nội. 02 Đài TTDH loại I tại: Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh. 03 Đài TTDH loại II tại: Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang. 08 Đài TTDH loại III tại : Móng Cái, Cửa Ông, Hạ Long, Cửa Lò, Huế, Quy Nhơn, Cần Thơ, Kiên Giang.
- 57 16 Đài TTDH loại IV tại: Bạch Long Vĩ, Vũng Áng, Thanh Hoá, Cửa Việt, Dung Quất, Quảng Ngãi, Phú Yên, Cam Ranh, Phan Rang, PhanThiết, Bạc Liêu, Năm Căn, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc, Hà Tiên. Mục tiêu chính của mạng TTDH Việt Nam là cung cấp dịch vụ phục vụ cho mục đích cấp cứu, an toàn và tìm kiếm cứu nạn hàng hải (theo các tiêu chuẩn của Hệ thống Thông tin Cấp cứu và An toàn Hàng hải Toàn cầu GMDSS – Global Maritime Distress and Safety System), phục vụ thông tin liên lạc cho hoạt động hàng hải và các hoạt động khác trên biển (khai thác hải sản, nghiên cứu biển ), thông tin phục vụ khai thác, điều hành, kiểm soát và quản lý các phương tiện hoạt động trên biển, phối hợp với các đơn vị chức năng khác thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải, hàng không trên biển và góp phần trong việc cảnh báo và giữ gìn an ninh quốc gia trên biển. 1.3. Các máy thu phát ở trên tàu Mỗi một tàu khi hoạt động trên biển phải có ít nhấ t một máy thông tin. Tuỳ theo cỡ tàu, vùng hoạt động của tàu mà ta có thể chọn loại máy thông tin cho phù hợp. Đối với những tàu hoạt động ven bờ chỉ cần trang bị máy thông tin liên lạc cầm tay, những tàu hoạt động gần bờ chỉ cần trang bị những máy thông tin có công suất vừa và nhỏ, những tàu hoạt động xa bờ cần trang bị máy thông tin có công suất lớn hoặc sử dụng các máy thông tin liên lạc qua vệ tinh. 2. Nguyên lý hoạt động của máy Thông tin liên lạc Hàng ngày theo một giờ nhất định đài thông tin Duyên Hải phát các thông tin như: dự báo thời tiết, dự báo bão và các thông tin khác v.v trên các tần số đã quy định để cho các tàu thuyền hoạt động trên biển có thể nhận được các thông tin đó. Đài thông tin Duyên hải Mọi tàu thuyền hoạt động trên biển căn cứ vào gìờ đã quy định mở máy thông tin liên lạc để cập nhật tin tức về dự báo thời tiết, dự báo bão v.v trên cơ sở đó có kế hoạch chủ động trong hành trình cũng như sản xuất trên biển. Để biết các tin cảnh báo khí tượng, dự báo thời tiết và các thông tin khác tàu thuyền có thể dùng các tần số 7906 và 8294 KHz. Khi tàu thuyền gặp tai nạn hoặc sự cố trên biển có thể dùng máy thông tin liên lạc gọi khẩn cấp cho đài thông tin Duyên Hải gần nhất để các Đài này có trách nhiệm gửi yêu cầu cứu trợ đến các đơn vị cứu hộ nhanh nhất.
- 58 Hệ thống Đài TTDH trực canh và trả lời trên tần số 7903 kHz liên tục 24/24 giờ bằng phương thức Thoại để tiếp nhận và xử lý các tin liên quan đến tình hình cấp cứu, khẩn cấp từ tàu thuyền đánh bắt hải sản. Việc trực canh trên tần số 7903 KHz được thực hiện đồng thời tại các Đài TTDH nằm trải dọc theo bờ biển đất nước từ Móng Cái tới Hà Tiên. Các thông tin cấp cứu nhận được đều được gửi trực tiếp đến các cơ quan tìm kiếm cứu nạn như Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, Trung tâm an ninh hàng hải, Cảng vụ hàng hải, Ban chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh thành ven biển, Bộ đội biên phòng, Hải quân để phối hợp tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, Hệ thống đài TTDH cũng gửi ngay các thông tin cấp cứu này cho các tàu đang hoạt động ở lân cận khu vực bị nạn qua phương thức thoại hoặc vệ tinh để các tàu thuyền này tham gia vào việc cứu nạn. 3. Khai thác máy Thông tin liên lạc IC-3161 3.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC- 3161 - Chiều cao máy: 127 mm; chiều rộng máy: 40 mm - Màn hình có kích thước: 2 inches - Tần số phát: 156 – 157.5 MHz - Tần số thu: 156 – 163 MHz - Chế độ sóng: FM - Công suất phát: cao: 6 w; trung bình: 3 w; thấp: 0,5 w - Tầm hoạt động: 5 – 10 hải lý - Dùng Ac quy 12 VDC 3.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức n ăng các phím trên bảng điều khiển 3.2.1. Sơ đồ mặt máy
- 59 Hình 2-1: Máy Thông tin liên lạc IC- 3161 Loa Micro Hình 2-2: Sơ đồ các phím trên máy Thông tin liên lạc IC-3161
- 60 3.2.2. Tên và chức năng các phím Tên phím Chức năng 1 Chọn kênh 2 Kết nối với anten 3 Giắc cắm tai nghe 4 Phím gọi nhanh ( các kênh đã đặt sẵn trong bộ nhớ) 5 Phím thu, phát (PTT) 6 Phím tăng, giảm kênh 7 Bànphím 8 Các phím 9 Màn hình 10 Cổng kết nối đa năng 11 Đèn chỉ thị( xanh: nhận tín hiệu; đỏ: phát tín hiệu) 12 Điều chỉnh to, nhỏ và tắt, mở nguồn 3.3. Chuẩn bị máy - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Thông tin liên lạc IC- 3161. Trước khi mở máy cần kiểm tra theo các bước sau: - Núm [VOLUME] ở vị trí tắt - Phím [SQL] ở vị trí tắt 3.4. Mở máy - Bước 1: Xoay núm [VOL] để mở nguồn. - Bước 2: Nếu máy thu đặt mã số ta phải nhập mã số vào máy thông thường chỉ cần đặt mã số đơn giản như “ 01234” và “56789”. - Bước 3: Sau khi đã nhập mã số tiến hành tắt nguồn và khởi động lại, lúc này máy đã sẵn sàng hoạt động. 3.5. Tự động dò tìm đài phát
- 61 Sau khi mở máy, máy thu tự động dò tìm đài phát. Chế độ này dừng khi đã nhận được tín hiệu của một đài phát. 3.6. Chọn kênh - Bước1: Xoay núm chọn kênh đến kênh mà ta cần liên lạc. - Bước2: Có thể nhập kênh, tần số của đài phát trực tiếp trên màn hình bằng các phím chữ và số. 3.7. Nhận và phát thông tin - Bước 1: Ấn và giữ phím thu phát [PTT] để phát thông tin, trên màn hình xuất hiện chữ TX - Bước 2: Tiến hành đàm thoại bằng Micro - Bước 3: Nhả phím thu phát [PTT] để nhận thông tin ( ấn: gọi; nhả: nghe) Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc phiên liên lạc. Chú ý: trong quá trình liên lạc, phải để núm âm lượng ở mức trung bình nhằm tránh ảnh hưởng đến tai người sử dụng. 3.8. Liên lạc trong điều kiện bình thường Trong các điều kiện thời tiết bình thường, hàng ngày có 3 đài thông tin Duyên hải là: Hải Phòng radio, Hồ Chí Minh radio và Đà Nẵng rado phát trên tần số 8294 KHz các bản tin dự báo thời tiết biển theo đúng các giờ như sau: - Đài Hải Phòng radio vào lúc 8 giờ và 20 giờ hàng ngày. - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào luc 9 giờ và19 giờ hàng ngày. - Đài Đà Nẵng radio vào lúc 7 giờ 30 phút và 19 giờ 30 phút hàng ngày 3.9. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp 3.9.1. Trong các điều kiện trời có giông bão, áp thấp nhiệt đới Trong ncác điều kiện thời tiết này có 2 đài phát bản tin khí tượng liên tục trên tần s ố 8294 KHz cho đến khi tan cơn bão mới thôi, giờ phát cụ thể như sau: - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào đầu các giờ lẻ như: 3,5,7,9,11, 13 giờ v.v. - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào đầu cấc giờ chẵn như: 2,4,6,8,10,12 giờ v.v. 3.9.2. Thông tin cấp cứu khẩn cấp Trong những trường hợp các phương tiện gặp sự cố có thể dẫn đến nguy hiểm cho an toàn của tàu và sinh mạng của thuyền viên. Hãy gọi cấp cứu t ới các đài Duyên hải để được giúp đỡ. Ví dụ: tàu bị thủng, nước tràn vào tàu mà không tụ xử lý được hoặc tàu bị mất điều khiển cần hỗ trợ hoặc trên tàu có người ốm cần chỉ dẫn về y tế v.v.
- 62 - Tần số sử dụng: các tàu có thể sử dụng một trong các tần số sau: 2182 KHz, 6215 KHz, 8291 KHz, 12290 KHz, 7903 KHz, 7906 KHz. Trong đó tần số 7903 KHz hay sử dụng nhất. - Gọi cấp cứu: + Cách 1: gọi cấp cứu đến tất cả các đài Duyên hải mà không cần phải nói rõ tên đài nào. Ví dụ tàu TSHP 01 gặp nạn thì gọi cấp cứu như sau: Gọi cấp cứu, gọi cấp cứu, gọi cấp cứu Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Tàu TSHP 01 lúc 15 giờ 30 phút bị thủng hầm hàng tại vị trí 20015’ Bắc, 110032’ Đông, nước đang tràn vào tàu. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp. Thuyền trưởng + Cách 2: gọi cấp cứu trực tiếp đến một đài Duyên hải (khi vị trí tàu ở gần đài đó). Ví dụ Đài Hải Phòng radio Gọi khần cấp, gọi khẩn cấp, gọi khẩn cấp Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Tàu TSHP 01 lúc 15 giờ 30 phút bị thủng hầm hàng tại vị trí 20015’ Bắc, 110032’ Đông, nước đang tràn vào tàu. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp. Thuyền trưởng Chú ý: vị trí gặp nạn của tàu trong điện cấp cứu, khẩn cấp được xác định như sau: đọc ở trên máy Định vị vệ tinh để biết toạ độ. Nếu tàu không có máy Định vị vệ tinh có thể quan sát các địa danh xung quanh như lân cận các hòn đảo trên biển v.v. 3.10. Xử lý sự cố trên máy Thông tin liên lạc IC- 3161 3.10.1. Máy không mở được nguồn - Nguyên nhân: Pin không đủ điện áp - Khắc phục: kiểm tra trên màn hình nếu thấy dấu hỉệu chỉ thị của pin chỉ còn một vạch hoặc không có vạch nào thì ta phải tiến hành sạc điện cho máy. 3.10.2. Máy không thu được tín hiệucủa đài phát - Nguyên nhân: Do việc đặt kênh hoặc tần số chưa phù hợp - Khắc phục: đặt lại kênh và tần số cho phù hợp 3.10.3. Máy không hoạt động - Nguyên nhân: Hỏng bo mạch bên trong máy - Khắc phục: đưa máy đến trung tâm dịch vụ sửa chữa chuyên ngành gần nhất.
- 63 3.11. Tăt máy Vặn núm số [12] ngược chiều kim đồng hồ để tắt nguồn 3.12. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC- 3161 - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra pin và tình trạng của máy, nếu pin yếu phải sạc, máy hỏng phải sửa chữa ngay. - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và bảo quản trong hộp. 4. Khai thác máy Thông tin liên lạc IC- M59 4.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC-M59 Hình 2-3: Máy thông tin liên lạc IC-M59 - Kích thước máy: + Dài: 140 mm; rộng: 155 mm; cao: 55 mm + Trọng lượng: 1 kg - Tần số phát 156 – 157.5 MHz
- 64 - Tần số nhận: 156 – 163 MHz - Dòng điện phát( ở mức độ cao: 6A; ở mức độ thấp: 1,5 A) - Dòng điện nhận ( ở chế độ chờ: 350 mA; ở chế độ thu lớn nhất: 1,2 A) - Tầm hoạt động của máy Thông tin liên lạc IC-M59 xa nhất là 20 hải lý - Nguồn cung cấp 13,6 VDC, để cho nguồn ổn định cần dùng bộ đổi nguồn kèm ổn áp ( vào: 220 – 250 VAC; ra: 19 - 32 VDC) Hình 2-4: Sơ đồ mặt máy IC-M59 4.2. Tên và chức năng các phím trên mặt máy Tên phím các phím Chức năng các phím Núm chọn kênh Phím tự động dò đài phát Phím chuyển đổi công suất nguồn ( cao, thấp) và điều chỉnh độ sáng màn hình Phím chọn kênh thông thường và kênh thời tiết Phím chọn đồng thời 2 kênh Phím chọn trực tiếp kênh 9 Phím chọn trực tiếp kênh 16
- 65 Núm điều chỉnh tiếng ồn khi không liên lạc Núm mở, tắt nguồn và điều chỉnh âm lượng 4.3. Micro cầm tay 3 Giải thích: - Phím tăng, giảm kênh - Phím chuyển đổi công suất phát (cao và thấp) - Phím thu phát [PTT] 4.4. Chuẩn bị máy - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chiều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn. - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc.
- 66 - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Thông tin liên lạc IC- M59. Trước khi mở máy cần kiểm tra theo các bước sau: - Micro phải được nối với máy - Núm [VOLUME] ở vị trí tắt - Phím [SQL] ở vị trí tắt 4.5. Mở máy Xoay núm [PWR/ VOL] thuận chiều kim đồng hồ để mở nguồn 4.6. Chọn kênh - Xoay núm chọn kênh ở trên máy để chọn kênh cần thiết - Ấn phím [9] hoặc [16] chọn trực tiếp 4.7. Cách đọc các số liệu trên máy Thông tin liên lạc IC-M59 Giải thích: Các phím Ý nghĩa các phím Chỉ thị chế độ phát, chữ TX xuất hiện trên màn hình [TX] trong quá trình phát xuất hiện khi nhận được tín hiệu hoặc khi xoay [BUSY] phím[SQUELCH] ngược chiều kim đồng hồ quá nhiều Số chỉ thị kênh liên lạc
- 67 Chỉ thị khi nối kênh đặc biệt [ TAG] Chỉ thị khi dò kênh tự động [SCAN] Chỉ thị khi liên lạc 2 kênh luân phiên [DUAL] Chỉ thị khi chuyển đổi 3 kênh [TRI] Hiển thị khi có giọng nói [SCRM] Hai kênh liên lạc đồng thời [DUP] Thông báo khi đã nhận được cuộc gọi [RCV] Chỉ thị khi nhận được mẫu đặc biệt, tin nhắn [dTR] Xuất hiện khi nhận được tín hiệu GPS( khi máy được [ACK] nối với máy định vị vệ tinh) Chỉ thị khi sử dụng kênh thời tiết [ALT] Chỉ thị các chế độ hoạt động của máy: + USA: kênh của Mỹ + CAN: kênh của Ca Na Đa + INT: kênh Quốc tế + WX: kênh thời tiết xuất hiện khi nguồn yếu [LOW] xuất hiện có cuộc gọi từ kênh đã chọn [CALL] 4.8. Sử dụng ở chế độ phát - Bước 1: Ấn phím [HI/LO] để chọn công suất phát cao hay thấp tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa 2 tàu khi liên lạc. - Bước 2: Ấn và giữ phím [PTT] để phát, lúc này trên màn hình xuất hiện chữ TX. - Bước 3: Nói vào Micro ở mức độ bình thường.
- 68 - Bước 4: Nhả phím [PTT] để nhận cuộc gọi. - Bước 5: Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi kết thúc phiên liên lạc. Chú ý: khi ấn phím [PTT] nên đặt Micro cách miệng từ 15 – 20 cm sau đó mới nói váo Micro. 4.9. Sử dụng chức năng tự dò tìm đài phát - Bước 1: Ấn phím [SCAN] để khởi động chức năng dò tìm đài phát, khi đó trên màn hình xuất hiện chữ “ SCAN”. - Bước 2: Khi muốn dừng chế độ dò tìm ấn phím [SCAN] một lần nữa, khi đó chữ “ SCAN” trên màn hình biến mất 4.10. Chức năng loại bỏ tiếng ồn (tiếng sôi) - Bình thường núm [SQL] được vặn hết ngược chiều kim đồng hồ. Khi tiếng sôi quá lớn thì vặn núm [SQL] theo chiều thuận kim đồng hồ cho đến khi vừa dứt tiếng sôi. - Chú ý: Nếu vặn núm [SQL] quá nhiều theo chiều thuận kim đồng hồ thì có thể sẽ không thu được tín hiệu yếu 4.11. Liên lạc trong điều kiện bình thường Trong các điều kiện thời tiết bình thường, hàng ngày có 3 đài thông tin Duyên hải là: Hải Phòng radio, Hồ Chí Minh radio và Đà Nẵng rado phát trên tần số 8294 KHz các bản tin dự báo thời tiết biển theo đúng các giờ như sau: - Đài Hải Phòng radio vào lúc 8 giờ và 20 giờ hàng ngày. - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào luc 9 giờ và19 giờ hàng ngày. - Đài Đà Nẵng radio vào lúc 7 giờ 30 phút và 19 giờ 30 phút hàng ngày 4.12. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp 4.12.1 Trong các điều kiện trời có giông bão, áp thấp nhiệt đới Trong các điều kiện thời tiết này có 2 đài phát bản tin khí tượng liên tục trên tần số 8294 KHz cho đến khi tan cơn bão mới thôi, giờ phát cụ thể như sau: - MĐài Hồ Chí ỉnh rado vào đầu các giờ lẻ như: 3,5,7,9,11, 13 giờ v.v. - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào đầu cấc giờ chẵn như: 2,4,6,8,10,12 giờ v.v. 4.12.2. Thông tin cấp cứu khẩn cấp Trong những trường hợp các phương tiện gặp sự cố có thể dẫn đến nguy hiểm cho an toàn của tàu và sinh mạng của thuyền viên. Hãy gọi cấp cứu tới các đài Duyên hải để được giúp đỡ. Ví dụ: tàu bị thủng, nước tràn vào tàu mà không tự xử lý được hoặc tàu bị mất điều khiển cần hỗ trợ hoặc trên tàu có người ốm cần chỉ dẫn về y tế v.v.
- 69 - Tần số sử dụng: các tàu có thể sử dụng một trong các tần số sau: 2182 KHz, 6215 KHz, 8291 KHz, 12290 KHz, 7903 KHz, 7906 KHz. Trong đó tần số 7903 KHz hay sử dụng nhất. - Gọi cấp cứu: + Cách 1: gọi cấp cứu đến tất cả các đài Duyên hải mà không cần phải nói rõ tên đài nào. Ví dụ tàu TSHP 01 gặp nạn thì gọi cấp cứu như sau: Gọi cấp cứu, gọi cấp cứu, gọi cấp cứu Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Tàu TSHP 01 lúc 15 giờ 30 phút bị thủng hầm hàng tại vị trí 20015’ Bắc, 110032’ Đông, nước đang tràn vào tàu. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp. Thuyền trưởng + Cách 2: gọi cấp cứu trực tiếp đến một đài Duyên hải (khi vị trí tàu ở gần đài đó). Ví dụ Đài Hải Phòng radio Gọi khần cấp, gọi khẩn cấp, gọi khẩn cấp Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Tàu TSHP 01 lúc 15 giờ 30 phút bị thủng hầm hàng tại vị trí 20015’ Bắc, 110032’ Đông, nước đang tràn vào tàu. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp. Thuyền trưởng Chú ý: vị trí gặp nạn của tàu trong điện cấp cứu, khẩn cấp được xác định như sau: đọc ở trên máy Định vị vệ tinh để biết toạ độ. Nếu tàu không có máy Định vị vệ tinh có thể quan sát các địa danh xung quanh như lân cận các hòn đảo trên biển v.v. 4.13. Xử lý sự cố máy Thông tin liên lạc IC-M59 4.13.1. Máy không bật được nguồn - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Đứt cầu chì - Xử lý: + Kiểm tra dây cáp nguồn, nếu dây đứt thì phải nối hoặc thay dây mới + Kiểm tra cầu chì, nếu đứt phải thay cầu chì khác đúng trị số như cầu chì cũ.
- 70 4.13.2. Không có âm thanh từ loa - Nguyên nhân: Do núm [SQELCH] vặn ngược chiều kim đồng hồ quá nhiều. - Xử lý: Vặn núm [SQELCH] thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi nghe được âm thanh từ loa. 4.13.3. Không có tiếng bip khi ấn các phím - Nguyên nhân: Do chức năng bip bị tắt - Xử lý: Đặt lại tiếng bip ( ON) trong chế độ SET. 4.13.4. Độ nhạy kém và chỉ có khi nhận được những tín hiệu mạnh - Nguyên nhân: + Chỉnh núm [SQELCH] chưa đúng + Cáp anten bị lỗi - Xử lý: + Vặn núm [SQELCH] thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi nghe được âm thanh từ loa. + Kiểm tra cáp anten nếu đứt phải nối lại, hoặc thay cáp anten mới. 4.13.5. Máy không phát được khi ấn phím [PTT] - Nguyên nhân: + Đứt cáp Micro + Mỉco bị hỏng + Cáp anten bị lỗi -Xử lý: + Kiểm tra cáp Micro nếu đứt phải nối hặc thay cáp mới + Kiểm tra Micro nếu hỏng phải thay Micro mới + Kiểm tra cáp anten nếu đứt phải nối lại, hoặc thay cáp anten mới. 4.14. Tắt máy Xoay núm [PWR/ VOL] ngược chiều kim đồng hồ để tắt nguồn
- 71 4.15. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC-M59 - Hàng ngày hoăc đầu các chuyến đi biển phải tiến hành: + Kiểm tra bộ đổi nguồn để đảm bảo nguồn hoạt động ổn định và đủ dòng điện, điện áp cung cấp cho máy. + Nếu dùng Ac quy phải kiểm tra bình ac quy xem có đủ dòng điện, điện áp, kiểm tra các chỗ tiếp xúc, dây nối phải đảm bảo kẹp bình phải chắc chắn, tiếp xúc tốt tuyệ đối không vừa sạc ac quy vừa sử dụng máy. + Thường xuyên lau chùi máy sạch sẽ, để máy ở nơi thoáng. - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và che đậy cẩn thận. B. Câu hỏi và Bài tập thực hành: Câu hỏi 1: Thế nào là hệ thống Thông tin liên lạc? Cho biết mục đích sử dụng của máy Thông tin liên lạc? Câu hỏi 2: Trình bày nguyên lý hoạt độ ng của máy thông tin liên lạc? Bài tập thực hành 1: Thực hành đọc màn hình máy Thông tin liên lạc IC- 3161 Bài tập thực hành 2: Thực hành thao tác liên lạc trên máy Thông tin liên lạc IC- 3161. Bài tập thực hành 3: Thực hành đọc màn hình máy Thông tin liên lạc IC-M59 Bài tập thực hành 4: Thực hành thao tác liên lạc trên máy Thông tin liên lạc IC- M59 C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Hệ thống Thông tin liên lạc - Nguyên lý hoạt động của máy Thông tin liên lạc - Các chế độ màn hình của máy Thông tin liên lạc IC- 3161; - Cách thao tác liên lạc trên máy Thông tin liên lạc IC- 3161. - Các chế độ màn hình của máy Thông tin liên lạc IC-M59; - Cách thao tác liên lạc trên máy Thông tin liên lạc IC-M59.
- 72 Bài 3: Khai thác Ra đa hàng hải Mục tiêu: - Trình bày nguyên lý hoạt động, các chức năng cơ bản của Ra đa hàng hải; - Kết nối Ra đa hàng hải với nguồn và phụ kiện; - Sử dụng Ra đa hàng hải trong quá trình hành trình và khai thác hải sản; - Xử lý những sự cố thông thường của Ra đa hàng hải. - Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. A. Nội dung: 1. Nguyên lý hoạt động và các bộ phận của Ra đa hàng hải 1.1. Nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải RADAR là chữ viết tắt của RADIO DETECTION AND RANGING nghĩa là phát hiện và đo khoảng cách bằng sóng vô tuyến Ra đa Hàng hải là một thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện cho phép phát hiện và xác định vị trí của các vật ở xung quanh tàu nhờ sóng vô tuyến điện cực ngắn. Nguyên lý hoạt động của ra đa hàng hải là dựa vào hiện tượng phản xạ của sóng vô tuyến điện, ra đa sẽ thu được các sóng đó và đưa đến máy hiện sóng (màn hình).
- 73 Anten của ra đa theo chu kỳ phát ra các xung vô tuyến điện mạnh với vận tốc C = 3. 108 m/s, khi Gặp chướng ngại vật các xung này được phản xạ trở lại anten. Nếu biết khoảng thời gian từ thời điểm phát đến thời điểm thu tín hiệu xung thì ta sẽ biết được khoảng cách từ tàu đến mục tiêu theo công thức sau: D = C.t/2 Trong đó: - D: là khoảng cách từ anten đến vật phản xạ (hải lý) - C: là tốc độ truyền sóng (m/s) - t: là thời gian từ lúc phát dến lúc nhận sóng (s) Anten ra đa có phương hướng tính và góc phát sóng rất hẹp từ 10 đến 20, cho nên anten phát sóng về phía nào thì nhận được sóng phản xạ về phía đó. Nhờ đó ta có thể xác định được góc mạn từ tàu đến mục tiêu. 1.2. Các bộ phận của Ra đa 1.2.1. Hệ thống anten Hệ thống anten của ra đa còn được gọi là bộ quét. Hệ thống anten của ra đa có chức năng nhận sóng vô tuyến với tần số rất cao gọi là siêu cao tần, được tạo ra từ máy phát và phát sóng đó vào không gian theo một phương hướng nhất định, sau đó anten lại thu sóng phản xạ từ mục tiêu trở về và chuyển vào máy thu. Anten ra đa hàng hải được quay tròn một góc 3600 trên mặt phẳng chân trời. 1.2.2. Máy phát của Ra đa Máy phát của ra đa có chức năng tạo ra những xung siêu cao tần với công suất rất lớn, những xung này được chuyển tới anten và được phát vào không gian .Công suất của ra đa càng lớn thì tầm hoạt động của ra đa càng lớn. 1.2.3. Máy thu của Ra đa Sóng phản xạ trở về từ mục tiêu đến anten rất yếu nên được đưa đến máy thu khuyếch đại, biến đổi thành hình ảnh sau đó chuyển đến máy hiện sóng. Máy thu của ra đa có độ nhạy rất cao và độ khuyếch đại rất lớn. 1.2.4. Máy hiện sóng của Ra đa Có chức năng nhận các tín hiệu đã gia công biến đổi từ máy thu chuyển sang và hiện chúng trên màn hình. 1.2.5. Máy biến dòng Các bộ phận của ra đa khi hoạt động tiêu thụ một lượng điện năng rất lớn. Do vậy phải có m ột nguồn riêng biệt. Máy biến dòng có chức năng tạo ra một nguồn điện riêng cho ra đa.
- 74 2. Khai thác Ra đa hàng hải Koden MD3404 2.1. Tên và chức năng các phím - Núm dùng để khử nhiễu biển, dò các mục tiêu ẩn - Núm dùng để điều chỉnh độ khuếch đại thu - Phím dùng để chọn thang cự ly - Phím dùng dể tắt dấu mũi tàu
- 75 Hình 3-1: Ra đa hàng hải Koden MD3404 - Phím dùng để mở hoặc tắt vòng cự ly cố định - Phím dùng để khử nhiễu mưa, tuyết, sương - Phím có 2 chức năng + IR: dùng để xoá nhiễu do một ra đa khác gây ra + EXP: dùng để phóng to mục tiêu gấp đôi - Phím dùng dể điều chỉnh độ sáng của màn hình - Phím dùng để kích hoạt chức năng đường đi của mục tiêu. Thời gian 15s, 30s, 1m hay liên tục -Phím dịch vị trí tàu xuống dưới để mở rộng cự ly lên 1,5 lần so với cự ly sử dụng - Phím dùng để lựa chọn vùng báo động trong phạm vi 900, 1800 hoặc 3600. - Phím dùng để di chuyển đường phương vị điện tử hoặc chọn phương vị vùng báo động - Phím dùng để di chuyển vòng cự ly di động hoặc chọn cự ly vùng báo động. - Phím dùng để mở và tắt nguồn
- 76 - Phím có 2 chức năng: + TX: dùng để khởi động máy phát của ra đa + SAVE: để máy ở chế độ dự chữ, lúc này màn hình không bật sáng để chống tiêu hao điện (đèn báo màu đỏ: mở; màu xanh:ở chế độ dự chữ) 2.2. Chuẩn bị Ra đa - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng. - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn. - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và Ra đa hàng hải. 2.3. Mở máy - Bước 1: Ấn phím [POWER] để mở nguồn, đồng thời máy phát ra những âm thanh, trên màn hình xuát hiện chữ: WAIT 180 second, chờ 3 phút để nung nóng sợi đốt của đèn MANHETRON. Hình 3-2: Màn hình khởi động của Ra đa hàng hải Koden MD 3404
- 77 Khi sợi đốt của đèn MANHETRON đã được nung nóng trên màn hình xuất hiện chữ STANDBY Hình 3-3: Màn hình chờ của Ra đa hàng hải Koden MD 3404 - Bước 2: Ấn phím [TX/SAVE] để khởi động máy phát của Ra đa 2.4. Chọn thang đo Ấn phím RANGE về phía ▲ hoặc▼ để chọn khoảng cách phát hiện mà ta muốn tuỳ thuộc vào các mục tiêu xung quanh tàu. 12 NM 3 Thang HU khoảng cách LP đã chọn 2.5. Điều chỉnh độ sáng Ấn phím BRILL để điều chỉnh dộ sáng của màn hình cho phù hợp 2.6. Điều chỉnh độ khuếch đại Xoay núm GAIN thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ để điều chỉnh độ khuếch đại sao cho những đốm nhỏ xuát hiện trên màn hình.
- 78 Hình 3-4: Màn hình điều chỉnh độ khuếch đại 2.7. Cách đọc tín hiệu trên ra đa hàng hải Koden MD3404 Dấu Vùng báo EBL VR Hình 3-5 Màn hình chính của Ra đa hàng hải Koden MD 3404 Giải thích:
- 79 - 12.5 NM: thang cự ly ( hải lý) - SP: chiều dài xung - HU: chế dộ hướng thật - HDG: dấu mũi tàu - 345.50: phương vị của mục tiêu - 0.100 NM: khoảng cách đến mục tiêu 2.8. Các chế độ của ra đa hàng hải Koden MD3404 2.8.1. Sử dụng hệ thống MENU Hệ thống MENU có 3 tham số sau: - Dữ kiện hàng hải ( DATA) - Các chế độ( MODE) - Dò tìm mục tiêu(TUNE) - Tắt( OFF) Mỗi một lần ấn phím MENU thì luân phiên thay đổi hệ thống MENU. 2.8.2. Đo phương vị đến mục tiêu Dùng đường phương vị điện tử ( EBL) để đo phương vị đến mục tiêu. Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [SET] để chữ EBL xuất hiện trên màn hình - Bước 2: Ấn phím [EBL] về hoặc để di chuyển đường phương vị điện tử đến mục tiêu, giá trị phương vị của mục tiêu được hiển thị phía dưới góc trái của màn hình. Chú ý: - Đối với những mục tiêu nhỏ thì đường phương vị điện tử được điều chỉnh vào trung tâm của mục tiêu. - Đối với những mục tiêu lớn như đảo hoặc mũi đất thì điều chỉnh đường phương vị điện tử vào mép ngoài của mục tiêu( gần phia mũi tàu ta). 2.8.3. Đo khoảng cách đến mục tiêu a. Đo bằng vòng khoảng cách di động VRM. Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [SET] và chữ VRM sẽ xuất hiện trên màn hình - Bước 2: Ấn phím [VRM] về phía ▲ hoặc ▼ để dịch chuyển vòng cự ly di động đến mục tiêu.
- 80 - Khoảng cách từ tàu đến mục tiêu sẽ được chỉ thị ở góc phải phía dưới của màn hình. - Muốn tắt vòng khoảng cách di động ấn phím SET một lần nữa. b. Đo bằng vòng khoảng cách cố định. Cách làm như sau: - Ấn phím RINGS các vòng khoảng cách cố định sẽ xuất hiện trên màn hình. Hình 3-6: Màn hình đo khoảng cách đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách cố định Thang đo của vòng khoảng cách cố định: Thang đo 1/8 1/4 1/2 3/4 1.5 3 6 12 24 K/c giữa 1/4 1/2 1 1.5 3 6 các vòng 1/16 1/16 1/8 2.8.4. Thao tác tránh va trên Ra đa hàng hải Khi phát hiện thấy tàu lạ trên màn hình ra đa của tàu ta người sử dụng ra đa cần quan sát có hệ thốngđể phán đoán trạng thái hoạt động của tàu lạ. Cần tiến hành quan sát Ra đa hàng hải thường xuyên và liên tục, tốt nhất từ 1 đến 2 phút quan sát một lần. Khi quan sát cần thay đổi tầm xa hoạt động của Ra đa từ 5 đến 15 hải lý. Nếu phát hiện có
- 81 nguy cơ va chạm giữa tàu lạ và tàu ta thì phải áp dụng các biện pháp tránh va sớm và dứt khoát, rõ ràng, không nên để gần dưới 2 hải lý. Sau đây là 5 trường hợp thường gặp trong quá trình tránh va: a. Tàu ta và tàu lạ đối hướng: Trong trường hợp này nên tránh va bằng cách ch tàu ta đổi hướng sang phải, khi chuyển hướng phải thật rõ ràng từ 40 đến 500. Nếu điều kiện khách quan không cho phép đổi hướng phải lập tức dừng máy, giữ nguyên hướng và phát tín hiệu cho tàu lạ biết. b. Tàu lạ cắt hướng từ mạn phải Có 2 cách thao tác tránh va cách thứ nhất là bẻ lái phải cho đến khi mũi của tàu ta chỉ về phía sau lái của tàu lạ. Cách thứ 2 là giảm tốc độ nếu cần thiết có thể bẻ lái cho mũi tàu chỉ về phía sóng dội của tàu lạ, giữ hướng ổn định, quan sát tình huống phát triển. c. Tàu lạ cắt hướng từ mạn trái: cách thao tác tránh va là - Giảm tốc độ hoặc ngừng máy. - Khi cần thiết có thể bẻ lái phải sao cho tàu lạ nằm ở vị trí chính ngang mạn trái của tàu ta. d. Tàu ta vượt tàu lạ Nếu hoàn cảnh cho phép tàu ta nên vượt tàu lạ ở khoảng cách 3 hải lý nếu không được thì giảm tốc độ và chờ cơ hội thuận tiện. e. Tàu ta bị tàu lạ vượt Tàu ta giữu nguyên hướng và tốc độ. Nếu thấy khoảng cách giữa tàu ta và tạu vượt quá gần thì phải áp dụng các biện pháp tránh va phối hợp. 2.8.5. Đặt báo động điểm đến trên ra đa hàng hải MD - 3404 Báo động điểm đến dùng để theo dõi hoạt động của các tàu khác đang tiến đến gần tàu ta, hoặc tàu ta đang đi vào khu vực nguy hiểm, để tránh va chạm có hiệu quả, hoặc sử dụng khi tàu thả neo. Cách đặt báo động như sau: - Bước 1: Ấn phím [ALARM ]trên màn hình xuất hiện chữ ALARM và các dấu chỉ kiểu báo động.
- 82 Mỗi lần ấn phím ALARM sẽ chọn được luân phiên kiểu báo động 1/4 vòng tròn, 1/2 vòng trong và cả vòng tròn. - Bước 2: Ấn phím [EBL] để xoay vùng báo động đến khu vực mà ta muốn. - Bước 3: Ấn phím [VRM] về phía ▲ hoặc ▼ để dịch chuyển vùng báo động ra ngoài hoặc vào trong ở khoảng cách báo động mà ta yêu cầu. - Bước 4: Ấn phím [SET] để cho chế dộ báo động điểm đến hoạt động. Khi các mục tiêu nằm ở trong vùng báo động thì ra đa sẽ phát ra các âm thanh báo động và chữ ALARM ở góc phải phía trên màn hình sáng. Muốn tắt âm thanh báo độnghoặch tắt chế dộ báo động điểm đến, ấn phím ALARM cho đến khi chữ ALARM không sáng nữa.
- 83 Hình 3- 7 : Màn hình báo động 2.8.6. Khử nhiễu và phóng to mục tiêu Khi có nhiễu do một ra đa khác hoặc khi muốn phóng to một mục tiêu nhỏ, ấn phím IR/EXP, mỗi lần ấn phím sẽ được luân chuyển cấc chế độ sau: IR OFF IR/EXP EXP IR EXP
- 84 Chú thích: - IR: khử nhiễu - EXP/IR: vừa khử nhiễu vừa phóng to mục tiêu - EXP: phóng to mục tiêu - OFF: tắt chế độ khử nhiễu và phóng to mục tiêu a. Ở chế độ khử nhiễu: Ấn phím IR/EXP cho đến khi chữ IR hiển thị ở góc phải phiá trên màn hình khi đó nhiễu do tàu khác gây ra sẽ được khử Mục tiêu Mục tiêu Trước khi khử Sau khi khử Ở chế độ phóng to mục tiêu EXP Ấn phím IR/EXP cho đến khi chữ EXP xuất hiện ở góc phải phía trên màn hình khi đó mục tiêu được phóng to gấp đôi.
- 85 Mục tiêu khi chưa phóng to 2.8.7. Hiển thị vết của tàu khác Sự di chuyển của tàu khác được thể hiện bằng những vết trên màn hình. Cách tiến hành như sau:
- 86 - Ấn phím TRAIL cho đến khi chữ TRAIL xuất hiện ở góc phải phía trên màn hình - Mỗi lần ấn phím TRAIL sẽ được luân phiên các chế độ như sau: CNT OFF 15 S TRAIL 3 M 30 S 1 M
- 87 Chú thích: - CNT: liên tục hiển thị vết - 15 S: hiển thị sau 15 giây - 30 S: hiển thị sau 30 giây - 1M: hiển thị sau 1 phút - 3 M: hiển thị sau 3 phút - OFF: tắt 2.8.8. Dịch chuyển trung tâm màn hình Được sử dụng trong trường hợp muốn tăng cự ly hoạt động của ra đa. Tiến hành như sau: Ấn phím OFF CTR, lúc này vị trí tàu trên màn hình được dịch chuyển xuống phía dưới để mở rộng cự ly lên 1,5 lần so với cự ly sử dụng. Mỗi một lần ấn phím OFF CTR sẽ được luân chuyên 2 chế độ nhỏ sau: OFF OFF CTR OFF- Giải thích: - OFF-CTR: dịch chuyển vị trí tàu xuống phía dưới của màn hình - OFF: Vị trí tàu trở về tâm của màn hìnhTrước khi ấn phím OFF- CTR
- 88 2.8.9. Tắt dấu mũi tàu Ấn phím HM, lúc này dấu mũi tàu trên màn hình sẽ tắt. Muốn hiện trở lại ta ấn phím HM Hình 3-8: Dấu mũi tàu đang còn Hình 3-9: Dấu mũi tàu đã tắt 2.8.10. Chế độ chờ của ra đa
- 89 Ấn phím TX/SAVE để đặt ra đa ở điều kiện dự trữ hoặc chuẩn bị để chống tiêu hao điện. Lúc này màn hình tắt và đèn báo ở dưới phím TX/SAVE sáng khi ấn phím này một lần nữa máy phát của ra đa hoạt động ngay lập tức, không cần phải chờ 180 giây để nung nóng sợi đốt. 2.9. Xử lý sự cố ra đa hàng hải Koden MD3404 2.9.1. Máy không mở được nguồn - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Nguồn không đủ điện áp + Đứt cầu chì - Khắc phục: kiểm tra, nếu cầu chì đứt thì thay cầu chì mới ( Chú ý phải thay cầu chì đúng trị số ampe như cầu chì cũ), nếu dây cáp nguồn bị đứt thì thay dây nguồn, nếu nguồn không đủ điện áp thì thay nguồn cho phù hợp. 2.9.2. Tín hiệu không hiển thị trên màn hình - Nguyên nhân: Do chưa đặt thang đo xa phù hợp - Khắc phục: ấn phím RANGE về phía ▲ hoặc▼ đến khi các đốm sáng hiển thị trên màn hình. 2.9.3. Tín hiệu phản hồi hiển thị chưa rõ trên màn hình - Nguyên nhân: Tín hiệu phản hồi yếu - Khắc phục: điều chỉnh độ khuếch đại bằng cách xoay núm GAIN thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi tín hiệu rõ nét trên màn hình. 2.10. Tắt máy Ấn phím [POWER] và giữ trong khoảng 5 giây 3. Khai thác Ra đa hàng hải JMA – 2254 3.1. Tên và chức năng các phím - Phím dùng để khử nhiễu - Phím dùng để phóng to mục tiêu - Phím dùng để chọn vùng báo động
- 90 Hình 3-10: Hình Ra đa hàng hải JMA - 2254 - Phím dùng dể tắt dấu mũi tàu - Phím dùng để dịch chuyển vị trí tàu xuống dưới màn hình - Phím dùng để điều chỉnh độ sáng của màn hình - Phím dùng để mở, tắt máy phát của ra đa
- 91 - Phím dùng để mở ra đa, tắt chế độ chờ của ra đa - Phím dùng để giảm thang tầm xa - Phím dùng để tăng thang tầm xa. - Núm TUNE dùng để dò tín hiệu - Núm RAIN CL dùng để khử nhiễu mưa - Núm GAIN dùng để điều chỉnh độ khuếch đại - Núm SEA CL dùng để khử nhiễu biển -Phím dùng để di chuyển vòng cự ly di động hoặc chọn cự ly vùng báo động. - Phím dùng để di chuyển đường phương vị điện tử hoặc chọn phương vị vùng báo động - Phím dùng để chọn đường phương vị điện tử tự do - Phím dùng để mở và tắt dấu +
- 92 - Phím dùng để mở tắt thực đơn - Phím chấp nhận số liệu - Phím dùng để dịch chuyển dấu cộng, con trỏ và điều chỉnh đường phương vị diện tử ( EBL), vòng khoảng cách di động( VRM). 3.2. Chuẩn bị Ra đa - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng. - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn. - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và Ra đa hàng hải. 3.3. Mở máy - Ấn phím để mở nguồn, đồng thời máy phát ra những âm thanh, trên màn hình xuát hiện chữ: WAIT 60 second, chờ 1 phút để nung nóng sợi đốt của đèn MANHETRON. - Khi sợi đốt của đèn MANHETRON đã được nung nóng trên màn hình xuất hiện chữ ST- BY thì ấn phím để khởi động máy phát của ra đa.
- 93 Hình 3-11: Màn hình xuất hiện chữ ST-BY 3.4. Chọn thang đo - Ấn phím hoặc để chọn khoảng cách phát hiện mà ta muốn tuỳ thuộc vào các mục tiêu xung quanh tàu. 12 NM 2 Thang HU khoảng cách LP đã chọn 3.5. Điều chỉnh độ sáng Ấn phím để điều chỉnh độ sáng của màn hình cho phù hợp
- 94 3.6. Điều chỉnh độ khuếch đại Xoay núm GAIN thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ để điều chỉnh độ khuếch đại sao cho những đốm nhỏ xuát hiện trên màn hình. 3.7. Cách đọc tín hiệu trên ra đa hàng hải JMA – 2254
- 95 Giải thích: - 12.5 NM: thang cự ly ( hải lý) - SP: chiều dài xung - HU: chế dộ hướng thật - HDG: dấu mũi tàu - 345.60: phương vị của mục tiêu 1 - 23.00: phương vị mục tiêu 2 - 0.048 NM: khoảng cách đến mục tiêu 1 - 0.100 NM: khoảng cách đến mục tiêu 2 - 1350: phương vị của dấu + - 0.142 NM: khoảng cách dến dấu + 3.8. Các chế độ của ra đa Hàng hải JMA-2254 3.8.1. Sử dụng hệ thống MENU Hệ thống MENU có 3 tham số sau:
- 96 - FUNCTION: các chức năng của ra đa - DISPLAY: chế độ màn hình của ra đa - RADAR SET- UP: chế độ cài đặt của ra đa Muốn chọn chế độ nào ta đưa ô sáng về chế độ đó và ấn phím - TUNE: dò tìm mục tiêu, có 2 cách: + MANUAL: dò tìm bằng tay + AUTO: dò tìm tự động Muốn chọn chế độ nào ta đưa ô sáng về chế độ đó và ấn phím - WAKES: điều chỉnh sóng phản hồi, có 3 chế độ nhỏ + OFF: tắt + SHORT: ngắn + LONG: dài Muốn trở lại màn hình ban đầu, ấn phím MENU Nếu chọn dòng DISPLAY và ấn phím ENTER trên màn hình xuất hiện: Giải thích:
- 97 - POSITION: hiển thị vị trí tàu, dùng phím điều hướng đưa ô sáng vè chữ L/L (kinh vĩ độ) và ấn phím ENTER, nếu không muốn hiển thị vị trí tàu đưa ô sáng về chữ OFF và ấn phím ENTER. - WAYPOINT: hiển thị vị trí, muốn hiển thị dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ ON và ấn phím ENTER, nếu không muốn hiển thị đưa ô sáng về chữ OFF và ấn phím ENTER. - RANGE: chọn đơn vị khoảng cách, có 3 loại sau: + NM: hải lý + KY: ki lô thước Anh + KM: ki lô mét Muốn hiển thị loại nào thì dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ của loại đó và ấn phím ENTER. - BEARING: hiển thị phương vị, có 2 chế độ nhỏ: + MAGNETIC: phương vị địa từ + TRUE: phương vị thật Muốn hiển thị loại nào thì dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ của loại đó và ấn phím ENTER. - EBL READOUT: hiểờn thị đư ng phương vị điện tử , có 3 chế độ sau: + REL: phương vị la bàn + TRUE: phương thật + MAG: phương vị địa từ - STBY PERIOD: khoảng thời gian khởi động, có từ 3, 5, 10, 15 phút Muốn hiển thị loại nào thì dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ của loại đó và ấn phím ENTER. Muốn trở vè màn hình ban đầu ta ấn phím MENU Chọn dòng RADAR SET – UP ấn phím ENTER màn hình xuất hiện:
- 98 Giải thích ALMLEVEL: mức độ xung phát, có 7 mức từ 1 đến 7, muốn chọn mức nào ta dùng phím điều hướng đưa ô sáng về mức đó và ấn phím ENTER. - TX PULSE: chọn chiều dài xung Ở cự ly 1.5 hải lý có các mức: 0.08; 0.35 μs Ở cự ly 3 hải lý có các mức: 0.35; 0.7 μs Ở cự ly 6 hải lý có các mức: 0.35; 0.7 μs - RINGS: vòng khoảng cách cố định, muốn mở vòng khoảng cách cố định dùng phím điều hướng dịch ô sáng về chữ ON và ấn phím ENTER. Muốn tắt thì dịch ô sáng về chữ OFF rồi ấn phím ENTER. - KEYBOARD DIMMER: điều chỉnh độ sáng của bàn phím, có 8 mức từ 0 đến 7, muốn chọn mức nào ta dùng phím điều hướng đưa ô sáng về mức đó và ấn phím ENTER. - LANGUAGE: chọn ngôn ngữ, có ENGLISH (tiếng Anh); ESPANOL (tiếng Tây Ban Nha), muốn chọn ngôn ngữ nào ta dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ đó và ấn phím ENTER. 3.8.2. Đo phương vị đến mục tiêu
- 99 Dùng đường phương vị điện tử (EBL) để đo phương vị đến mục tiêu. Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [EBL] cho đến khi chữ EBL1 xuất hiện ở góc trái màn hình. - Bước 2: Dùng phím điều hướng điều chỉnh đường phương vị điện tử đến vị trí ta chọn. Nếu muốn dùng đưòng phương vị điện tử thứ 2 ta làm như sau: + Bước 3: Ấn phím [MENU] để xuất hiện MENU chính. + Bước 4: Dùng phím điều hướng để dịch ô sáng về dòng có chữ FUNCTION và ấn phím [ENTER] để xuất hiện màn hình FUNCTION. + Bước 5: Dùng phím điều hướng dịch ô sáng về chữ SET của dòng có chữ #2EBL và ấn phím [ENTER]. Muốn dịch chuyển đường phương vị điện tử EBL2, ta ấn phím EBL cho đến khi chữ EBL2 xuất hiện trên màn hình sau đó dùng phím điều hướng dịch chuyển đường phương vị điện tử EBL2 đến vị trí ta chọn. Chú ý: - Đối với những mục tiêu nhỏ thì đường phương vị điện tử được điều chỉnh vào trung tâm của mục tiêu - Đối với những mục tiêu lớn như đảo hoặc mũi đất thì điều chỉnh đường phương vị điện tử vào mép ngoài của mục tiêu (gần phia mũi tàu ta). 3.8.3. Đo khoảng cách đến mục tiêu a. Đo bằng vòng khoảng cách di động VRM Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [VRM ] đến khi chữ VRM xuất hiện trên màn hình - Bước 2: Dùng phím điều hướng điều chỉnh vòng khoảng cách di động đến vị trí ta chọn. Nếu muốn dùng vòng khoảng cách di động thứ 2 ta làm như sau: + Bước 3: Ấn phím [MENU] để xuất hiện MENU chính + Bước 4: Dùng phím điều hướng để dịch ô sáng về dòng có chữ FUNCTION và ấn phím [ENTER] để xuất hiện màn hình FUNCTION + Bước 5: Dùng phím điều hướng dịch ô sáng về chữ SET của dòng có chữ #2VRM và ấn phím [ENTER] + Bước 6: Muốn dịch chuyển đường phương vị điện tử EBL2, ta ấn phím VRM cho đến khi chữ VRM 2 xuất hiện sau đó dùng phím điều hướng dịch chuyển n vị trí ta chọn. - Khoảng cách từ tàu đến mục tiêu sẽ được chỉ thị ở góc phảci ủa màn hình.
- 100 b. Đo bằng vòng khoảng cách cố định. Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [MENU] để vào MENU chính - Bước 2: Chọn dòng có chữ RADAR SET- UP và ấn ENTER - Bước 3: Dùng phím điều hướng dịch ô sáng xuống dòng RINGS chọn ON và ấn [ENTER], lúc này trên màn hình xuất hiện các vòng cự ly cố định Thang đo của vòng khoảng cách cố định (đơn vị NM): Thang đo 0.125 0.25 0.5 0.75 1.5 3 6 12 24 48
- 101 K/c giữa các 0.25 0.25 0.5 1 2 4 8 vòng 0.0625 0.125 0.25 3.8.4. Thao tác tránh va trên Ra đa hàng hải Khi phát hiện thấy tàu lạ trên màn hình ra đa của tàu ta người sử dụng ra đa cần quan sát có hệ thốngđể phán đoán trạng thái hoạt động của tàu lạ.Cần tiến hành quan sát Ra đa hàng hải thường xuyên và liên tục, tốt nhất từ 1 đến 2 phút quan sát một lần. Khi quan sát cần thay đổi tầm xa hoạt động của Ra đa từ 5 đến 15 hải lý. Nếu phát hiện có nguy cơ va chạm giữa tàu lạ và tàu ta thì phải áp dụng các biện pháp tránh va sớm và dứt khoát, rõ ràng, không nên để gần dưới 2 hải lý. Sau đây là 5 trường hợp thường gặp trong quá trình tránh va: a. Tàu ta và tàu lạ đối hướng: Trong trường hợp này nên tránh va bằng cách ch tàu ta đổi hướng sang phải, khi chuyển hướng phải thật rõ ràng từ 40 đến 500. Nếu điều kiện khách quan không cho phép đổi hướng phải lập tức dừng máy, giữ nguyên hướng và phát tín hiệu cho tàu lạ biết. b. Tàu lạ cắt hướng từ mạn phải: Có 2 cách thao tác tránh va cách thứ nhất là bẻ lái phải cho đến khi mũi của tàu ta chỉ về phía sau lái của tàu lạ.Cách thứ 2 là giảm tốc độ nếu cần thiết có thể bẻ lái cho mũi tàu chỉ về phía sóng dội của tàu lạ, giữ hướng ổn định, quan sát tình huống phát triển. c. Tàu lạ cắt hướng từ mạn trái: Cách thao tác tránh va là: - Giảm tốc độ hoặc ngừng máy - Khi cần thiết có thể bẻ lái phải sao cho tàu lạ nằm ở vị trí chính ngang mạn trái của tàu ta. d. Tàu ta vượt tàu lạ: Nếu hoàn cảnh cho phép tàu ta nên vượt tàu lạ ở khoảng cách 3 hải lý nếu không được thì giảm tốc độ và chờ cơ hội thuận tiện. e. Tàu ta bị tàu lạ vượt: Tàu ta giữ nguyên hướng và tốc độ. Nếu thấy khoảng cách giữa tàu ta và tàu vượt quá gần thì phải áp dụng các biện pháp tránh va phối hợp. 3.8.5. Sử dụng dấu cộng (+) - Bước 1: Ấn phím [CURSOR] trên màn hình xuất hiện dấu +
- 102 - Bước 2: Dùng phím điều hướng để dịch chuyển dấu + đến vị trí ta muốn, lúc đó phương vị, khoảng cách của dấu + so với tàu ta được thể hiện trên màn hình. 3.8.6. Sử dụng phím F. EBL - Bước 1: Ấn phím [F.EBL] trên màn hình xuất hiện đường phương vị điện tử tự do - Bước 2: Ấn phím [EBL] và dùng phím điều hướng để dịch chuyển đường phương vị theo hướng ta chọn. - Bước 3: Ấn phím [VRM] và dùng phím điều hướng để thay đổi khoảng cách giữa tàu ta và đường phương vị tự do. 3.8.7. Đặt báo động điểm đến trên ra đa hàng hải JMA- 2254 Báo động điểm đến dùng để theo dõi hoạt động của các tàu khác đang tiến đến gần tàu ta, hoặc tàu ta đang đi vào khu vực nguy hiểm, để tránh va chạm có hiệu quả, hoặc sử dụng khi tàu thả neo. Cách đặt báo động như sau:
- 103 - Bước 1: Ấn phím [GUARD] trên màn hình xuất hiện dấu + - Bước 2: Ấn phím [ENTER] ttrên màn hình xuất hiện vòng tròn ngay trên dấu +
- 104 - Bước 3: Dùng phím điều hướng để tạo ra một vùng báo động tuỳ theo yêu cầu. Vùng báo động
- 105 Có thể chọn vùng báo động là 1/4 vòng tròn, 1/2 hoặc cả vòng tròn như 2 hình dưới đây: - Bước 4: Ấn và giữ phím [GUARD] trong khoảng 1 giây đến khi trên màn hình xuất hiện chữ ALM. - Bước 5: Muốn xoá báo động ta lại ấn và giữ phím GUARD trong vòng 1 giây thì vòng báo động sẽ tắt. Ở ra đa hàng hải JMA – 2254 có thể chọn 1 trong 7 mức báo động như sau: + Bước 1: Ấn phím [MENU] để vào MENU chính + Bước 2: Dịch ô sáng xuống dòng có chữ RADAR SET – UP, ấn [ENTER] + Bước 3: Dịch ô sáng xuống dòng có chữ ALM LEVEL, sau đó dịch ô sáng đến các số ta muốn chọn rồi ấn phím [ENTER] (ở m ức “1” độ nhạy cao nhất; “2”- “4” độ nhạy trung bình; còn “7” độ nhạy thấp nhất) 3.8.8. Khử nhiễu a. Khử nhiễu do ra đa khác gây ra Ấn phím để khử nhiễu do một ra đa khác gây ra
- 106 Mục tiêu Mục tiêu Trước khi khử Sau khi khử b. Khử nhiễu biển Xoay núm SEA CL để khử nhiễu biển nếu thấy cần thiết Trước khi khử Sau khi khử c. Khử nhiễu mưa Xoay núm RAIN CL để khử nhiễu mưa, tuyết, sương mù nếu thấy cần thiết
- 107 Trước khi khử Sau khi khử 3.8.9. Phóng to mục tiêu Ấn phím cho đến khi chữ EXP xuất hiện trên màn hình, khi đó mục tiêu được phóng to gấp đôi.
- 108 3.8.10. Dịch chuyển trung tâm màn hình Được sử dụng trong trường hợp muốn tăng cự ly hoạt động của ra đa. Tiến hành như sau: Ấn phím OFF CENT, lúc này vị trí tàu trên màn hình được dịch chuyển sang trái để mở rộng cự ly lên 1,5 lần so với cự ly sử dụng. Màn hình bình thường
- 109 Màn hình được dịch chuyển sang trái 3.8.11. Tắt dấu mũi tàu Ấn phím SHM, lúc này dấu mũi tàu trên màn hình sẽ tắt. Muốn hiện trở lại ta ấn phím SHM
- 110 3.8.12. Chế độ chờ của ra đa: Ấn phím để đặt ra đa ở điều kiện dự trữ hoặc chuẩn bị để chống tiêu hao điện. Lúc này màn hình trở về chế độ chờ khi ấn phím này một lần nữa máy phát của ra đa hoạt động ngay lập tức, không cần phải chờ 60 giây để nung nóng sợi đốt. 3.9. Xử lý sự cố ra đa hàng hải JMA - 2254 3.9.1. Máy không mở được nguồn - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Nguồn không đủ điện áp + Đứt cầu chì - Khắc phục: kiểm tra, nếu cầu chì đứt thì thay cầu chì mới (Chú ý phải thay cầu chì đúng trị số ampe như cầu chì cũ), nếu dây cáp nguồn bị đứt thì thay dây nguồn, nếu nguồn không đủ điện áp thì thay nguồn cho phù hợp. 3.9.2. Tín hiệu không hiển thị trên màn hình: - Nguyên nhân: Do chưa đặt thang đo xa phù hợp
- 111 - Khắc phục: ấn phím hoặc đến khi các đốm sáng hiển thị trên màn hình. 3.9.3. Tín hiệu phản hồi hiển thị chưa rõ trên màn hình: - Nguyên nhân: Tín hiệu phản hồi yếu - Khắc phục: điều chỉnh độ khuếch đại bằng cách xoay núm GAIN thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi tín hiệu rõ nét trên màn hình. 3.10. Tăt máy Ấn đồng thời 2 phím và nguồn sẽ tắt 4. Bảo quản ra đa hàng hải - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp và hệ thống dây nối. - Khi tàu lên đà phải kiểm tra và bảo dưỡng anten. - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và che đậy cẩn thận. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Câu hỏi 1: Trình bày về nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải? Câu hỏi 2: Hãy nêu các bộ phận của Ra đa hàng hải? Bài tập thực hành 1: Thực hành đọc màn hình của Ra đa hàng hải Koden MD3404 Bài tập thực hành 2: Thực hành thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải Koden MD3404 Bài tập thực hành 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải Koden MD3404 Bài tập thực hành 4: Thực hành đọc màn hình của Ra đa hàng hải JMA - 2254 hBài tập t ực hành 5: Thực hành thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải JMA - 2254 Bài tập thực hành 6: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải JMA - 2254
- 112 C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải. - Các bộ phận của Ra đa hàng hải. - Đọc màn hình của Ra đa hàng hải Koden MD3404 - Thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải Koden MD3404 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải Koden MD3404 - Đọc màn hình của Ra đa hàng hải JMA – 2254 - Thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải JMA – 2254 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải JMA – 2254
- 113 Bài 4: Khai thác thiết bị vô tuyến tầm phương Mục tiêu - Trình bày được các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương. - Trình bày được nguyên lý hoạt động của Phao vô tuyến. - Trình bày được Quy trình sử dụng của Phao vô tuyến DF-2701. - Trình bày được các tính năng kỹ thuật của Phao vô tuyến KTR-17, KRT-18 - Sử dụng được Phao vô tuyến KTR-17, KRT-18 - Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, chăm chỉ học tập. A. Nội dung 1. Các bộ ph ận và nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương 1.1. Các bộ phận của vô tuyến tầm phương 1.1.1. Hệ thống anten Gồm có anten khung và anten thẳng đứng 1.1.2. Máy thu Giống như máy thu thông thường, dùng để thu các tín hiệu 1.1.3. Bộ phận chỉ thị Có thể loa hoặc tai nghe 1.2. Nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương 1.2.1. Sơ đồ: Hình 4-1: Sơ đồ nguyên lý
- 114 1.2.2. Nguyên lý hoạt động Sóng vô tuyến được phát ra từ một Đài phát vô tuyến là những sóng điện từ, những sóng này tác động lên anten khung của máy Vô tuyến tầm phương sinh ra một sức điện động cảm ứng trên anten khung. Khi mặt phẳng của anten khung song song với hướng truyền lan của sóng vô tuyến thì sức điện động cảm ứng trên khung có giá trị cực đại, tín hiệu thu mạnh nhất. Ngược lại nế u hướng truyền lan của sóng vô tuyến vuông góc với mặt phẳng của anten khung thì sức điện động cảm ứng trên anten khung là nhỏ nhất. Ta có thể biểu diễn quan hệ trên theo sơ đồ sau: Hình 4-2: Biểu đồ phương hướng tính của anten khung Để xác định hướng đến đài phát vô tuyến người ta dùng thêm một anten thẳng đứng. Vì anten thẳng đứng không có tính phương hướng nên biểu đồ phương hướng tính của nó là một đường tròn. Hình 4-3: Biểu đồ phương hướng tính của anten thẳng đứng
- 115 Khi kết hợp giữa hai anten khung và anten thẳng đứng ta được một sức điện động tổng. Biểu đồ phương hướng tính của nó là một hình trái tim. Người ta quy ước lấy phía có tín hiệu âm thanh nhỏ nhất để xác định phía của đài phát. Từ đó có thể xác định được phương hướng tới đài phát 2. Khai thác máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 2.1. Các thông số kỹ thuật của máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 - Màn hình 5,5 inches tinh thể lỏng, độ phân giải 320 x 240 - Màu nền gồm 3 màu: màu đen, xanh da trời và xanh nước biển - Màu chỉ thị: nhiều hoặc một màu - Tần số thu, phát từ 6 KHz – 24 KHz - Công suất nguồn: 3 w - Tầm hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701: 10 hải lý - Nguồn cung cấp từ 20 – 28 VDC 2.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím, núm trên bảng điều khiển 2.2.1. Sơ đồ mặt máy Hình 4-4: Máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 2.2.2. Tên và chức năng các phím, núm
- 116 Tên phím Chức năng - Phím [PWR] Mở, tắt nguồn - Phím [ADF] Lự động dò tìm đài phát - Phím [FREQ] Lựa chọn tần số - Phím [MODE] Chọn chế độ của máy - Phím [CH] Hiển thị bộ nhớ của máy - Phím [MEM] - Phím [MENU] Thực đơn chính - Phím [DIM] Điều chỉnh độ sáng màn hình - Phím [SCAN] Dò tìm tín hiệu Chấp nhận số liệu - Phím [ENT] + / − - Phím Mở chức năng suy giảm tín hiệu thu Dịch chuyển con trỏ ▼ ▲ ◄ ► - Núm [ FINE] Chỉnh rõ tín hiệu của đài phát
- 117 - Núm [RF] Điều chỉnh độ nhạy thu - Núm [AF] Điều chỉnh tín hiệu ra loa - Các phím số từ [0] – [9] Nhập kênh hoặc tần số 2.3. Chuẩn bị máy - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng. - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiế p xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Vô tuyến tầm phương DF-2701. - Trước khi mở máy phải chắc chắn: + Nguồn 24 VDC phải được nối vào thiết bị; + Anten phải được kết nối với máy; + Loa kết nối với máy; + Vỏ máy đã được nối đất; 2.4. Mở máy Ấ n phím [PWR] để mở máy.