Giáo trình mô đun sử dụng máy định vị vệ tinh

pdf 107 trang huongle 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun sử dụng máy định vị vệ tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_su_dung_may_dinh_vi_ve_tinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun sử dụng máy định vị vệ tinh

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ VỆ TINH Mã số: MĐ 01 NGHỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TRÊN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề/ dạy nghề dưới 3 tháng Hà Nội, năm 2011
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 01
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Năm 1957 cả loài người sôi động khi Liên Xô ( SNG) phóng thành công Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất. Nó báo hiệu ký nguyên vũ trụ bắt đầu. Trên cơ sở này hàng loạt các ngành khoa học tiến hành khảo sát, thực nghiệm để khai thác các hoạt động của Vệ tinh. Hệ thống NAVSTAR GPS ( Navigation System with Time And Ranging Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu viết tắt là GPS. Hệ thống này do Mỹ thi ết lập. Với hệ thống này tất cả các tàu cá, tàu vận tải, máy bay v.v có thể liên tục nhận các thông tin vị trí của mình trên từng giây. Ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, vấn đề xác định vị trí tàu, vị trí đàn cá và các chướng ngại vật trên biển là rất quan trọng. Vì vậy tất cả các tàu hoạt động trên biển đều trang bị máy Định vị vệ tinh (máy thu GPS). Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Định vị vệ tinh 2) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng 3) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Dò cá ngang 4) Giáo trình mô đun Sử dụng Ra đa hàng hải 5) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Thông tin liên lạc 6) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương Giáo trình Sử dụng máy Định vị vệ tinh giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng các máy Đị nh vị vệ tinh phổ biến trên tàu cá hiện nay. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 100 tiết và bao gồm 4 bài: Bài 1: Nguyên tắc cơ bản của việc xác định vị trí tàu bằng vệ tinh Bài 2: Sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 Bài 3: Sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 Bài 4: Sử dụng máy Định vị vệ tinh, hải đồ HAIYANG HGP-660
  4. 3 Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biế n trên tàu cá”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệ p để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1- Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên) 2- Đỗ Văn Nhuận 3- Hồ Đình Hải 4- Phạm Văn Khoát 5- Nguyễn Quý Thạc 6- Lê Trung Kiên
  5. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ VỆ TINH 6 Bài 1: Nguyên tắc cơ bản của việc xác định vị trí tàu bằng Vệ tinh 7 1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS: 7 1.1. Các vệ tinh trong hệ thống Định vị toàn cầu GPS: 8 1.2. Hệ thống điều khiển: 8 1.3. Máy thu GPS: 9 2. Nguyên lý chung của việc xác định vị trí tàu bằng máy thu GPS: 10 3. Sự thu nhận tín hiệu GPS: 10 4. Một số khái niệm cơ bản về hàng hải: 12 4.1. Toạ độ của điểm: 12 4.2. Tốc độ: 12 4.3. Khoảng cách: 12 5. Cách lắp đặt máy thu GPS trên tàu: 12 5.1. Cách lắp đặt an ten: 12 5.2. Cách lắp đặt máy Định vị vệ tinh: 12 6. Quy trình sử dụng máy Định vị vệ tinh: 13 6.1. Chuẩn bị máy Định vị vệ tinh: 13 6.2. Mở máy: 13 6.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị vệ tinh: 13 6.4. Mở các màn hình chính: 13 6.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh: 15 6.6. Cài đặt các chế độ báo động: 18 .6.3. Cài đặt báo động lệch hướng 20 6.7. Tắt máy: 22 B. Bài tập thực hành: 22 Bài 2. Sử dụng máy Định vị vệ tinh FURUNO GP-30 23 1.Giới thiệu chung: 23 1.1.Các tính năng, thông số cơ bản: 23 1.2.Tên và chức năng của các phím trên mặt máy 24 2. Sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30: 25 2.1 Chuẩn bị máy: 25 2.2 Mở máy: 27 2.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Furuno GP-30 ( sử dụng lần đầu): 27 2.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh GP-30 32 2.6. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị vệ tinh Furuno GP- 30: 42 2.7. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP- 30 45 2.8.Hệ thống tự kiểm tra các hoạt động của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30: 46 2.9.Tắt máy 47
  6. 5 Bài 3: Sử dụng máy Định vị vệ tinh KODEN KGP – 912 49 1. Giới thiệu chung 49 1.1. Các tính năng, thông số kỹ thuật cơ bản của máy Định vị vệ tinh Koden: KGP-912 50 1.2. Tên và chức năng các phím trên mặt máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: 50 2. Sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: 51 2.1 Chuẩn bị máy: 51 2.2 Mở máy, chỉnh màn hình: 53 2.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 ( sử dụng 53 2.4. Mở các màn hình của máy Định vị vệ tinh Koden KGP- 912: 56 2.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 . 60 2.6. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: 68 2.7. Chế độ đồ thị (PLOT) trên máy Định vị Koden KGP-912: 71 2.8. Hiệu chỉnh vị trí tàu trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 73 2.9. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: 75 2.10. Xóa và đặt lại hoạt động của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: 76 2.11. Tăt máy: 76 Bài 4: Sử dụng máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP - 6 6 0 78 1. Giới thiệu chung 78 1.1.Các tính năng, thông số cơ bản của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 78 1.2. Tên và Chức năng các phím trên mặt máy 80 2. Sử dụng máy Định vị HAIYANG HGP – 660: 81 2.1 Chuẩn bị máy: 81 2.2. Mở máy : 82 2.4. Mở Các màn hình chính: 83 2.5. Sử dụng các chức cơ bản của máy Định vị vệ tịnh HAIYANG HGP-660: . 94 2.6. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 99 2.7. Sử dụng hải đồ( sử dụng ở màn hình hải đồ) 99 2.8. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 100 2.9. Tắt máy: 100
  7. 6 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ VỆ TINH Mã số mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun : Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Định vị vệ tinh ; - Trình bày được các chức năng và phương pháp sử dụng máy Định vị vệ tinh. - Sử dụng được máy Định vị vệ tinh trong việc xác định được vị trí tàu, dẫn tàu đi đến mục tiêu, dẫn tàu đi theo một tuyến đường trong quá trình khai thác, đánh bắt hải sản. - Xử lý được những sự cố thông thường của máy Định vị vệ tinh. - Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ theo quy định.
  8. 7 Bài 1: Nguyên tắc cơ bản của việc xác định vị trí tàu bằng Vệ tinh Mã bài: MĐ 01- 1 Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Định vị vệ tinh ; - Trình bày được phương pháp sử dụng máy Định vị vệ tinh ; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng máy Định vị vệ tinh; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. A. Nội dung: 1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS: Hệ thống Định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System). Hệ thống xác định vị trí bằng thời gian và khoảng cách do Mỹ thiết lập và duy trì. GPS được thiết kế và quản lý bởi Bộ Quốc phòng Mỹ, nhưng chính phủ Mỹ cho phép mọi người sử dụng nó miễn phí, bất kể quốc tịch từ năm 1980, GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Hệ thống Định vị toàn cầu
  9. 8 Hệ thống Định vị toàn cầu bao gồm 3 thành phần chính: 1.1. Các vệ tinh trong hệ thống Định vị toàn cầu GPS: 24 vệ tinh làm nên vùng không gian GPS trên quỹ đạo 20.200km cách mặt đất. Chúng chuyển động ổn định, hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời gian gần 24 giờ. Các vệ tinh này chuyển động với vận tốc 12600 km một giờ Các vệ tinh được nuôi bằng năng lượng Mặt trời. Chúng có các nguồn pin dự phòng để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng Mặt Trời. Các tên lửa nhỏ gắn ở mỗi vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định. • Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng năm 1978. • Hoàn chỉnh đầy đủ 24 vệ tinh vào năm 1994. • Mỗi vệ tinh được làm để hoạt động tối đa là 10 năm. • Vệ tinh GPS có trọng lượng khoảng 1500kg và dài khoảng 5m với các tấm năng lượng Mặt Trời mở (có độ rộng 7m²). • Công suất phát bằng hoặc dưới 50 watts Hệ thống Định vị toàn cầu sử dụng phương pháp đo thời gian để tính khoảng cách tới vệ tinh, nên thời gian phải thật chính xác. Do đó trên các vệ tinh đều trang bị đồng hồ nguyên tử có độ chính xác rất cao ( khoảng 1 nghìn năm mới sai số khoảng 1 giây). Hệ thống vệ tinh Vệ tinh nhân tạo 1.2. Hệ thống điều khiển: Gồm có các trạm giám sát và điều khiển thường xuyên theo dõi, giám sát, trao đổi dữ liệu với các vệ tinh. Hệ thống điều khiển có 1 trạm chính đặt ở Colorado Spring (Mỹ) và 5 trạm giám sát, 3 trạm dẫn động. Trạm chính sẽ nhận các số liệu từ các trạm giám sát sau đó tính toán và hiệu chỉnh rồi phát lên các vệ tinh qua các trạm dẫn động.
  10. 9 Hệ thống điều khiển mặt đất 1.3. Máy thu GPS: Máy thu GPS còn được gọi là máy Định vị vệ tinh gồm 1 anten và 1 máy thu có trang bị máy tính điện tử. Các máy Định vị vệ tinh hiện nay có rất nhiều loại do nhiều hãng khác nhau sản xuất như Furuno, Koden, Jmc sản xuất.
  11. 10 2. Nguyên lý chung của việc xác định vị trí tàu bằng máy thu GPS: Mỗi vệ tinh phát tín hiệu xuống các tàu có trang bị máy Định vị vệ tinh, nhờ máy tính điện tử có ở trên vệ tinh sẽ tính toán được thời gian tín hiệu phát từ vệ tinh đến máy thu số liệu này được gửi xuống trạm giám sát và cho chuyển qua trạm tính toán gồm nhiều máy tính điện tử hiện đại sẽ tính được vị trí của tàu. Vị trí này lại được phát lên vệ tinh, vệ tinh truyền xuống máy Định vị vệ tinh. Máy thu GPS phải khoá được với tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Với bốn hay nhiều hơn số vệ tinh trong tầm nhìn thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa. 3. Sự thu nhận tín hiệu GPS: Tín hiệu thu nhận từ vệ tinh quyết định sự hiển thị vị trí chính xác của tàu. Để biết được vị trí của tàu trên máy định vị có chính xác không người ta đưa ra hệ số HDOP ( viết tắt của chữ Horizontal Dilution of Precision dịch nghĩa là mức suy giảm độ chính xác theo phương nằm ngang).
  12. 11 HDOP cho ta biết sự thu nhận tín hiệu trong một vùng nào đó. HDOP nhỏ ( giá trị từ 1 đến 3) là tốt HDOP lớn ( giá trị trên 3) là xấu, nó phụ thuôc vào vị trí của các vệ tinh. Vị trí của vệ tinh xấu Vị trí của vệ tinh tốt Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa HDOP và khoảng cách sai số: :
  13. 12 4. Một số khái niệm cơ bản về hàng hải: 4.1. Toạ độ của điểm: Để xác định vị trí của một điểm trên bề mặt trái đất, người ta dụng hệ toạ độ địa dư, hệ toạ độ này gồm 2 yếu tố: vĩ độ và kinh độ. Giả sử có một điểm A trên bề mặt của trái đất, vị trí của điểm A được xác định bằng hệ toạ độ địa dư bao gồm: - Vĩ độ là vĩ tuyến của điểm A có giá trị từ 0-900 tính từ xích đạo đến 2 cực của trái đất, đơn vị của vĩ độ là độ, phút, giây. Nếu điểm A ở Bắc bán cầu thì sau con số chỉ vĩ độ thêm chữ N, điểm A ở phía Nam bán cầu thì thêm chữ S. Vĩ độ ký 0 hiệu bằng chữ ϕ, ví dụ ϕA = 20 45’15’’ N - Kinh độ là kinh tuyến của điểm A có gía trị từ 0-1800 tính từ kinh tuyến gốc( nước Anh) về phía Đông hoăc Tây của trái đất, đơn vị kinh độ là độ, phút, giây. Nếu điểm A ở Đông bán cầu thì sau con số chỉ kinh độ thêm chữ E, điểm A ở 0 phía Tây bán cầu thì thêm chữ W. Kinh độ ký hiệu bằng chữ λ, ví dụ λA = 108 25’15’’ E. 4.2. Tốc độ: - Tốc độ tàu là Hải lý /giờ ( Knot) - Tốc độ gió và nước là mét / giây (m/s) 4.3. Khoảng cách: Khoảng cách trên biển được tính bằng hải lý ( NM), 1 hải lý = 1852 m 5. Cách lắp đặt máy thu GPS trên tàu: 5.1. Cách lắp đặt an ten: - Anten cần đặt ở nơi cao của tàu sao cho tầm quan sát theo phương nằm ngang bị gián đoạn ít nhất. - Anten của máy thu GPS phải cách anten của máy thu VHF ít nhất là 4m theo phương nằm ngang. - Anten phải nằm ngoài góc phát của ra đa. - Anten phải cách anten củ a máy vô tuyến tầm phương ít nhất là 3m theo phương nằm ngang. 5.2. Cách lắp đặt máy Định vị vệ tinh: Tránh đặt ở vị trí hoặc trong điều kiện sau: - Nơi có tia nắng mặt trời rọi trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt - Nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của la bàn từ - Nơi chấn động mạnh hoặc rung quá mức. Cầ n chú ý đặc biệt tới màn hình tinh thể lỏng tránh các yếu tố sau: cao áp, tia nắng rọi vào máy, quá nóng trên 500C, qúa lạnh dưới 00C.
  14. 13 6. Quy trình sử dụng máy Định vị vệ tinh: 6.1. Chuẩn bị máy Định vị vệ tinh: - Bước 1: Kiểm tra nguồn, dây nguồn, dây anten, anten, máy Định vị vệ tinh. - Bước 2: Kết nối giữa máy Định vị vệ tinh với nguồn và anten 6.2. Mở máy: - Bước 1: Bật công tắc nguồn ở máy đổi điện - Bước 2: Bật công tắc [POWER] hoặc ấn và giữ phím [POWER] 6.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị vệ tinh: a. Nhập múi giờ - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở MENU chính - Bước 2: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ SYS SETUP ấn phím [ENT] một bảng hiện ra ; - Bước 3: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ TIME DITF hoặc T.ZONE ấn phím [ENT] - Bước 4: nhập múi giờ Việt nam +07:00 vào máy - Bước 5: ấn phím [MENU] 2 lần để thoát . b. Nhập độ cao anten - Bước 1: ấn phím [MODE] chọn màn hình SET (màn hình đặt dữ liệu) - Bước 2: dùng phím c ,▼ di chuyển con trỏ đến dòng ANT.H - Bước 3: Nhập độ cao anten (m), ấn phím [ENT] - Ấn phím [DISP] để thoát 6.4. Mở các màn hình chính: - Bước 1: Ấn phím [DISP] hoặc phím [MODE] để chọn các loại màn hình sau: a. Mở màn hình vị trí tàu Dùng để xem vị trí tàu hiện tại gồm có: Vĩ độ, kinh độ, tốc độ, hướng đi của tàu. b. Mở màn hình hàng hải Dùng để dẫn tàu đi trên biển gồm có: Tốc độ, hướng đi của tàu, phương vị
  15. 14 và khoảng cách đến mục tiêu c. Mở màn hình đồ thị Thể hiện vết đi của tàu gồm có: Phạm vi thể hiện vết đi, phương vị và khoảng cách đến mục tiêu, vị trí tàu. d. Mở màn hình xa lộ Dùng để dẫn tàu đi đến điểm đích gồm có: Hướng đi, tốc độ tàu, phương vị và khoảng cách đến đích, thời gian hành trình đến đích, độ lệch hướng. e. Mở màn hình hải đồ Thể hiện hải đồ khu vực mà tàu đang hành trình gồm có: tốc độ, hướng đi của tàu, vị trí tàu.
  16. 15 - Bước 2: Đọc các số liệu trên màn hình gồm: vị trí tàu, hướng đi của tàu, tốc độ tàu, phương vị của mục tiêu, độ lệch hướng 6.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh: 6.5.1. Thao tác với một điểm: a. Nhập điểm nhớ vào máy - Bước 1: Ấn phím [MENU] để mở thực đơn chính - Bước 2: Dịch chuyển ô đen đến dòng có chữ WPT hoặc Waypoint, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 3: Dịch chuyển ô đen đến chữ NEW hoặc nhập số của điểm, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 4: Nhập tên của điểm, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT].
  17. 16 - Bước 5: + Nhập vĩ độ của điểm, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. + Nhập kinh độ của điểm, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 6: Dịch chuyển ô đen đến dòng có chữ Exit, Ấn phím [ENT] để trở về màn hình ban đầu b. Dẫn tàu đi đến một điểm - Bước 1: Ấn phím [GOTO] - Bước 2: Chọn WPT- LIST?, ấn phím [ENT] - Bước 3: Dịch chuyển ô đen đến điểm cần đến, ấn phím [ENT] Máy cho ta biết hướng đi và khoảng cách đến điểm cần đến 6.5.2. Thao tác với tuyến đường a. Thiết lập tuyến đường
  18. 17 - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần để mở Menu chính - Bước 2: Dịch chuyển ô đen đến dòng có chữ ROUTE, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 3: Dịch chuyển ô đen đến chữ NEW hoặc RTE EDIT, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 4: Nhập các điểm của tuyến đường, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. Cứ làm tương tự như vậy cho đến khi nhập hết các điểm chuyển hướng và điểm đích của tuyến đường. - Bước 5: Ấn phím [MENU] để trở về màn hình ban đầu b. Dẫn tàu đi theo tuyến đường - Bước 1: Ấn phím [GOTO]
  19. 18 - Bước 2: Chọn dòng có chữ ROUTE - Bước 3: Dịch ô đen đến tuyến đường cần chọn, ấn phím [ENT] - Bước4: Chọn chữ FORWARD( đi không quay trở lại) hoặc chữ REVERSE( đi có quay trở lại), ấn phím [ENT] 6.6. Cài đặt các chế độ báo động: 6.6.1. Cài đặt báo động trôi neo - Dùng trong trường hợp neo tàu, khi tàu ra khỏi vòng tròn có bán kính R đã đặt trước thì máy sẽ phát ra tín hiệu báo động. Thao tác: - Bước 1: Ấn phím [MENU] ta có bảng Menu chính - Bước 2: Dịch ô đen đến dòng có chữ ALARM, ấn phím [ENT]
  20. 19 - Bước 3: Dịch ô đen đến dòng có chữ ANCW, ấn phím [ENT] - Bước 4: Dịch ô đen đến dòng có chữ ANCW = 0.00 nm, nhập khoảng cách báo động trôi neo ( từ 0 - 9.99 hải lý), ấn phím [ENT] 6.6.2. Cài đặt báo động điểm đến
  21. 20 - Bước 1: Ấn phím [MENU] ta có bảng Menu chính - Bước 2: Dịch ô đen đến dòng có chữ ALARM, ấn phím [ENT] - Bước 3: Dịch ô đen đến dòng có chữ PROX/ XTE, ấn phím [ENT] - Bước 4: Dịch ô đen đến dòng có chữ PROX = 0.00 nm, nhập khoảng cách báo động điểm đến ( từ 0 - 9.99 hải lý), ấn phím [ENT] .6.3. Cài đặt báo động lệch hướng Là chức năng khi tàu đi lệch khỏi tuyến đường ở khoảng cách đã đặt trước máy sẽ phát tín hiệu báo động.
  22. 21 - Bước 1: Ấn phím [MENU] ta có bảng Menu chính - Bước 2: Dịch ô đen đến dòng có chữ ALARM, ấn phím [ENT] - Bước 3: Dịch ô đen đến dòng có chữ PROX/ XTE, ấn phím [ENT] - Bước 4: Dịch ô đen đến dòng có chữ XTE = 0.00 nm, nhập khoảng cách báo động lệch hướng ( từ 0 - 9.99 hải lý), ấn phím [ENT]
  23. 22 6.7. Tắt máy: - Bước 1: Tắt nguồn ở máy Định vị vệ tinh bằng cách ấn và giữ phím [POWER] - Bước 2: Tắt nguồn của máy đổi điện B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thế nào là hệ thống Định vị toàn cầu GPS? Cho biết mục đích sử dụng của máy Định vị vệ tinh? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được hệ thống định vị toàn cầu, nêu đúng mục đích sử dụng của máy Định vị vệ tinh Bài tập 2: Thực hành sử dụng máy Định vị vệ tinh - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Sử dụng được máy Định vị vệ tinh; + Thực hiện thứ tự các bước thao tác đúng theo quy trình; + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh và các phụ kiện
  24. 23 Bài 2. Sử dụng máy Định vị vệ tinh FURUNO GP-30 Mã bài: MĐ 01- 2 Mục tiêu: - Mô tả được các tính năng cơ bản, tên gọi, chức năng các phím trên mặt máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30; - Trình bày được phương pháp sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30, xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. A. Nội dung: 1.Giới thiệu chung: Máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 do Nhật bản sản xuất 1.1.Các tính năng, thông số cơ bản: • Độ bền cao • Bộ nhớ 350 điểm • Màn hình xa lộ giúp lái tàu dễ dàng • Có thể vẽ lại vết đi của tàuNguồn từ 10,8-31,2 VDC • Công suất tiêu thụ 3W
  25. 24 • Có tiếng Việt giúp người sử dụng được dễ dàng (GP-31,32). Các bộ phận của máy Định vị vệ tinh GP – 32 1.2.Tên và chức năng của các phím trên mặt máy MENU . ENT DISP GOTO MARK MOB DIM PWR
  26. 25 Giải thích: c e f : - Dịch chuyển con trỏ trên màn hình d - Chọn các chức năng trong MENU. MENU: Tắt / mở thực đơn màn hình. ENT : Chấp nhận số liệu đã nhập. DISP : Chọn các loại màn hình. GOTO : Đi đến một điểm đã xác định . MARK/ MOB : - Đánh dấu điểm (MARK) ; - Đánh dấu vị trí người rơi xuống biển (MOB) . DIM/PWR : phím này có 2 chức năng : - Ấn và giữ để tắt / mở máy. - Ấn để mở MENU để chỉnh độ sáng (DIM) bằng cách ấn phím c, Chỉnh độ tương phản (CONTRAST) bằng cách ấn phím f. Thoát ra bằng cách ấn phím ENT. 2. Sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30: 2.1 Chuẩn bị máy: Máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30
  27. 26 Anten và cáp anten Dây nguồn Bộ đổi điện/ ác quy Chú ý: - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn
  28. 27 - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Định vị vệ tinh. 2.2 Mở máy: Ấn và giữ phím DIM/PWR 2.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Furuno GP-30 ( sử dụng lần đầu): Nhập múi giờ: - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở MENU chính - Bước 2: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ SYS SETUP ấn phím [ENT] một bảng hiện ra ; - Bước 3: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ TIME DITF hoặc T.ZONE ấn phím [ENT] - Bước 4: nhập múi giờ Việt nam +07:00 vào máy -Bước 5: ấn phím [MENU] 2 lần để thoát . 2.4. Mở các màn hình của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30: 2.4.1. Mở màn hình hiển thị các chế độ hoạt động của vệ tinh Muốn hiển thị tình trạng thu nhận Vệ tinh ta làm như sau : - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần; - Bước 2: Dịch ô đen về chữ SATELLITE; - Bước 3: Ấn phím [ENT]. Lúc này máy sẽ cho ta biết mức độ thu nhận vệ tinh ( Có bao nhiêu vệ tinh thu được, sai số vị trí là bao nhiêu ). - Bước 4: Khi không muốn hiển thị nữa ấn phím [MENU] 2 lần để thoát ra.
  29. 28 Màn hình hiển thị chế độ hoạt động của vệ tinh 2.4.2. Mở các màn hình chính của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 Máy Định vị vệ tinh GP-30 có 4 màn hình chính : - Màn hình Dữ kiện Hàng hải: cho ta biết vị trí của tàu - Màn hình Đồ thị: vẽ vết đường đi của tàu.
  30. 29 - Màn hình Xa lộ: dùng để dẫn tàu đi đến 1 điểm. - Màn hình Lái tàu: dùng để lái tàu theo la bàn . Muốn thay đổi các kiểu màn hình ta ấn phím DISP : Œ Màn hình Hàng hải ŒMàn hình Đồ thị Œ Màn hình lái tàu Màn hình xa lộ a. Mở màn hình dữ kiện Hàng hải Ấn phím [DISP] ta có màn hình sau:
  31. 30 Chú thích : - 2D : Xác định vị trí tàu bằng 2 khoảng cách. - 12-AUG-10 : Ngày, tháng, năm. - 07:20:15 : Giờ , phút , giây. - SPD : Tốc độ tàu ( Hải lý / giờ ). - CSE : Hướng đi của tàu. b. Mở màn hình Đồ thị Từ màn hình vị trí tàu, ấn phím [DISP] ta được : Chú thích: - 40NM : Phạm vi hiển thị vết đi của tàu.Có thể điều chỉnh bằng cách: + Ấn phím MENU màn hình xuất hiện chữ ZOOM IN/ OUT ? + Ấn ENT màn hình sẽ hiện ra cửa sổ OUT/IN. + Dùng phímc để tăng khoảng cách đặt.Dùng phím d để giảm khoảng cách đặt.Kết thúc ấn ENT. - CSE :Hướng đi của tàu . - SPD : Tốc độ tàu. c. Mở màn hình Xa lộ ( đường đi 3 chiều ) Từ màn hình Đồ thị, ấn phím [DISP] ta được :
  32. 31 Màn hình xa lộ BRG : Phương vị điểm đến. - RNG : Khoảng cách từ tàu ta đến điểm đến. - XTE : Độ lệch hướng 0.05 Hải lý. d. Mở màn hình Lái tàu Từ màn hình Xa lộ, ấn phím [DISP] ta được : Màn hình lái tàu - SPD : Tốc độ tàu
  33. 32 - CSE : Hướng đi của tàu - RNG : Đoạn đường tàu đi - BRG : Phương vị của điểm đến - TTG : Thời gian đi đến điểm chuyển hướng (hoặc điểm đến). - ETA : Thời điểm đến điểm đến. 2.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh GP-30: 2.5. 1. Thao tác với một điểm a. Nhập điểm nhớ do tàu khác hoặc lấy từ hải đồ vào máy (Làm theo đúng thứ tự sau ): - Bước 1: Ấn phím MENU 2 lần để mở thực đơn chính Màn hình thực đơn chính - Bước 2: Ấn phím d hoặc c dịch chuyển ô đen đến dòng chữ WAYPOINT, Ấn ENT. - Bước 3: Ấn các phím c,d,e,fđể dịch chuyển ô đen đến chữ NEW
  34. 33 Ấn [ENT]. Một bảng hiện ra: - Bước 4: Ấn các phím c,d,e,f , để chọn chữ cái đặt tên cho điểm, ấn f để dịch chuyển con trỏ, ấn [ENT] - Bước 5: Ấn c,dđể nhập kinh độ, ấn ENT. - Bước 6: Muốn thoát ra ta dịch chuyển con trỏ đến chữ EXIT ? Ấn [ENT]
  35. 34 - Bước 7: ấn MENU 2 lần để trở về màn hình chính . b. Nhập vị trí tàu vào bộ nhớ của máy bằng dấu + - Bước 1: Ấn phím DISP để được màn hình chế độ Đồ thị . Màn hình đồ thị - Bước 2: Ấn phím GOTO dịch ô đen về chữ CURSOR và ấn ENT. Lúc này màn hình sẽ xuất hiện dấu +. - Bước 3: Dùng các phím c,d,e,f để dịch chuyển dấu + đến vị trí ta muốn, ấn ENT lúc này màn hình xuất hiện chữ : CURSOR POS WYPT.
  36. 35 Lúc này mãy yêu cầu ta nhập tên của điểm, ta có thể chọn một trong hai cách sau: + Nếu không muốn nhập tên của điểm ta ấn ENT hai lần. + Nếu muốn nhập thêm ký hiệu của điểm ta dịch ô đen đến chữ MARK, ấn ENT. + Ấn c,dchọn ký hiệu cho điểm nhớ.Có 9 kí hiệu sau : „ ,H ,+,„ ,I , \ ,X ,†, ‘, ấn ENT. „ ‘ H X + „ I \ - Bước 4: Muốn thoát ra ta dịch ô đen đến chữ EXIT, ấn ENT. c. Nhập điểm bằng phím MARK/MOB Muốn nhập ngay vị trí tàu vào máy ta có thể làm như sau : - Bước 1: Ấn phím MARK/MOB lúc này máy tự nhập vị trí tàu vào bộ nhớ. Muốn nhập kí hiệu của điểm cho dễ nhớ ta dịch ô đen về chữ MARK.
  37. 36 - Bước 2: Dùng phím c,d để chọn ký hiệu sau đó ấn ENT. - Bước 3: Kết thúc đưa ô đen về chữ EXIT và ấn ENT. d. Nhập vị trí người rơi xuống biển vào máy - Bước 1: Ấn phím MARK/ MOB - Bước 2: Ấn phím f đưa ô đen đến chữ MOB, ấn ENT. Máy sẽ hỏi : Ghi vị trí vào bộ nhớ ? Có chắc không? Nếu chắc chắn thì dịch ô đen đến chữ YES. - Bước 3: Ấn ENT máy sẽ báo hướng và khoảng cách đến điểm có người rơi xuống biển.
  38. 37 Chú ý: Nếu không ấn ENT mà dịch ô đen đến chữ NO rồi mới ấn ENT máy sẽ ghi điểm này vào bộ nhớ và coi như đây là một điểm đến. e. Dẫn tàu đi đến một điểm - Bước 1: Ấn phím GOTO. - Bước 2: Dịch chuyển ô đen đến chữ WAYPOINT, ấn ENT.
  39. 38 - Bước 3: Dịch ô đen đến điểm muốn đi đến, ấn ENT. Máy sẽ chỉ báo hướng và khoảng cách đi tới đích. Nếu không muốn đi đến điểm đích nữa thì thực hiện như sau : - Ấn phím GOTO. - Dịch ô đen đến chữ OFF. - Ấn ENT. f. Xoá điểm nhớ đã nhập vào máy
  40. 39 - Bước 1: Ấn phím MENU 2 lần - Bước 2: Dịch ô đen đến chữ ERASE, ấn ENT. - Bước 3: Dịch ô đen đến chữ WAYPOINT /MARK, ấn ENT. - Bước 4: Đưa ô đen đến điểm cần xoá, ấn ENT. - Bước 5: Đưa ô đen đến chữ ERASE, ấn [ENT]
  41. 40 - Bước 6: Ấn [MENU] 2 lần để thoát g. Đo khoảng cách và hướng đi giữa 2 điểm - Bước 1: Ấn [MENU] 2 lần . - Bước 2: Dịch ô đen đến chữ CALCULATE, ấn ENT. - Bước 3: Dịch ô đen đến chữ WAYPOINT, ấn ENT - Bước 4: Nhập tên điểm thứ nhất vào máy, ấn [ENT] - Bước 5: Nhập tên điểm thứ hai vào máy, ấn [ENT]. Máy sẽ cho ta biết khoảng cách và hướng giữa 2 điểm. 2.5.2. Thao tác với tuyến đường:
  42. 41 a. Thiết lập tuyến đường Máy GP-30 có thể thiết lập 30 tuyến đường, mỗi tuyến đường tối đa nhập được 30 điểm. Cách làm như sau : - Bước 1: Ấn phím MENU 2 lần. - Bước 2: Chọn ROUTES. ấn ENT.Lúc này màn hình xuất hiện chữ NEW ? - Bước 3: Ấn [ENT]. Màn hình lại xuất hiện chữ EMPTY ROUTER, ấn [ENT]. - Bước 4: Dùng phím choặc dđể chọn tên các điểm thuộc tuyến đường ( Chú ý những điểm này đã được ghi vào bộ nhớ).
  43. 42 - Bước 5: Ấn [ENT] 2 lần lúc này con trỏ tự động chuyển sang điểm chuyển hướng tiếp theo. Cứ làm tương tự cho đến khi nhập hết các điểm chuyển hướng và điểm đích. b. Dẫn tàu đi theo tuyến đường - Bước 1: Ấn phím GOTO. - Bước 2: Chọn chữ ROUTE, ấn ENT. - Bước 3: Dịch ô đen về tuyến đường mà ta muốn chọn, ấn ENT. Lúc này màn hình xuất hiện hai chữ : FORWARD và REVERSE. - Bước 4: Chọn chữ FORWARD (đi không quay trở lại )hoặc chọn chữ REVERSE ( đi có quay trở lại ), ấn ENT. 2.6. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị vệ tinh Furuno GP- 30: Máy Định vị GP-30 có các chế độ báo động sau : - Báo động trôi neo ( Achor Watch Alarm ) ANC. - Báo động điểm đến (Arival Alarm) ARV. - Báo động lệch hướng ( Cross Track Error) XTE. - Báo động tốc độ ( Speed Alarm) SPEED. 2.6. 1. Báo động trôi neo : Là chức năng khi tàu bị trôi dạt ra khỏi khoảng cách đã đặt thì máy sẽ phát tín hiệu báo động .Cách cài đặt gần giống như với báo động điểm đến. R Vị trí neo
  44. 43 - Bước1: ấn phím [MENU] 2 lần. - Bước 2: Chọn chữ ALARMS. - Bước 3: ấn phím [ENT].Nếu đã có chữ ANC thì ấn ENT tiếp nếu chưa có thì chọn chữ ANC sau đó ấn phím [ENT]. - Bước 4: Nhập khoảng cách ta muốn báo động ( ví dụ 0,10 NM). - Bước 5: ấn phím [ ENT]. - Bước 6: Ấn phím [MENU] 2 lần để kết thúc. Chú ý muốn tắt các chế độ báo động điểm đến hay báo động trôi neo, sau khi làm xong bước thứ 2 ta chọn OFF và ấn ENT. 2.6.2.Báo động điểm đến : Nếu ta đặt báo động điểm đến , khi nào gần tới điểm đến máy sẽ phát tín hiệu báo cho ta biết. - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần, lúc này bảng thực đơn sẽ xuất hiện: Bước 2: Dịch ô đen về chữ ARV và ấn phím [ENT].Lúc này màn hình xuất hiện một bảng OFF ARV ANC
  45. 44 - Bước 3: Dịch ô đen đến chữ ARV và ấn phím [ENT].Sau đó nhập khoảng cách ta muốn báo động . (Ví dụ ta đặt là 0,30NM). - Bước 4: ấn phím [ ENT] 2 lần để trở về màn hình thông thường. 2.6.3. Báo động Lệch hướng Là chức năng khi tàu đi lệch khỏi tuyến đường ở khoảng cách đã đặt trước máy sẽ phát tín hiệu báo động. Cách đặt như sau : - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần. - Bước 2: Chọn chữ ALARMS. - Bước 3: Ấn phím [ENT]. - Bước 4: Dịch ô đen về chữ XTE và ấn phím [ENT]. - Bước 5: Chọn chữ ON và ấn phím [ENT]. ( Khi tắt chọn chữ OFF). - Bước 6: Nhập khoảng cách báo động bằng các phím c,dvà fsau đó ấn phím [ENT] để kết thúc việc cài đặt. - Bước 7: Trở về màn hình ban đầu ấn phím [MENU] 2 lần. 2.6.4. Báo động tốc độ Dùng khi tốc độ tàu quá cao hoặc quá thấp làm ảnh hưởng đến máy chính hoặc sản xuất. Cách đặt như sau : - Bước 1: ấn phím [MENU] 2 lần. - Bước 2: Dịch ô đen về chữ ALARMS. - Bước 3: ấn phím [ENT]. - Bước 4: Dịch ô đen về chữ SPEED và ấn phím [ENT]. - Bước 5: Dịch chuyển ô đen về chữ BELOW ( Tốc độ quá thấp ) hoặc chữ OVER( Tốc độ quá cao ) hoặc chữ OFF( Nếu muốn tắt chế độ này ). - Bước 6: ấn phím [ENT] (hai lần ). - Bước 7: Nhập tốc độ báo động thích hợp rồi ấn phím [ENT] để kết thúc việc cài đặt. - Bước 8: ấn phím [MENU] 2 lần để trở về màn hình ban đầu.
  46. 45 2.7. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP- 30 2.7.1. Không mở được nguồn a- Nguyên nhân: - Nguồn chưa đủ điện áp; - Đấu chưa đúng cực nguồn điện; - Dây dẫn bị đứt. b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại nguồn hoặc thay thế nguồn khác; - Đấu lại dây nguồn cho đúng cực; - Thay dây dẫn của máy. 2.7.2. Không xác định vị trí tàu a- Nguyên nhân: - Do vị trí vệ tinh xấu; - Do tàu hành trình trong khu vực có nhiều chướng ngại vật che khuất. b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại tình trạng hoạt động của vệ tinh; - Kiểm tra lại anten và cáp nối giữa máy định vị với anten. 2.7.3. Vị trí tàu báo sai a- Nguyên nhân: - Do máy định vị thu nhận được ít vệ tinh; - Do thời tiết xấu. b- Cách khắc phục: - Chuyển từ chế độ 3D xuống chế độ 2D 2.7.4. Đặt sai giờ địa phương Sau khi phát hiện thấy có sai số về giờ, ta tiến hành thao tác như sau: - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần để mở MENU chính
  47. 46 - Bước 2: Dịch ô đen đến dòng có chữ SYS SETUP, ấn phím [ ENT] - Bước 4: ấn phím d chọn dòng TIME DIFF, ấn phím [ ENT] - Bước 5: Dịch chuyển ô đen đến dấu + - Bước 6: Dùng phím f để chuyển ô đen đến số 00, dùng phím c,d chọn múi giờ phù hợp với khu vực tàu hoạt động, ấn phím [ ENT] - Bước 7: ấn phím [MENU] 2 lần để kết thúc. 2.8.Hệ thống tự kiểm tra các hoạt động của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30: Muốn kiểm tra xem máy hoạt động còn tốt hay không ta làm như sau : - Bước 1: ấn phím [MENU] 2 lần .
  48. 47 - Bước 2: Dịch ô đen về chữ SYS SETUP và ấn phím [ENT]. - Bước 3: Dịch ô đen về chữ SELF TEST ? và ấn phím [ENT]. Lúc này trên màn hình xuất hiện chữ : TEST START ? - Bước 4: Đưa ô đen về chữ YES và ấn phím [ENT]. - Lúc này máy sẽ tự động kiểm tra các bộ phận của máy, Nếu tất cả đều có chữ OK là tốt, nếu có chữ NG ( No Good ) là không tốt, ERR là phần đó bị trục trặc hoặc bị lỗi. Muốn dừng kiểm tra phải tắt máy sau đó khởi động lại. 2.9.Tắt máy Ấn và giữ phím [POWER] cho đến khi máy tắt hoàn toàn. B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 4giờ /1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đọc được các loại màn hình của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh và các phụ kiện Bài tập 2: Thực hành thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 4giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được với điểm và tuyến đường của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh và các phụ kiện
  49. 48 Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh và các phụ kiện C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Các chế độ màn hình của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 - Cách thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 - Cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30
  50. 49 Bài 3: Sử dụng máy Định vị vệ tinh KODEN KGP – 912 Mã bài: MĐ 01- 3 Mục tiêu: - Mô tả được các tính năng cơ bản, tên gọi, chức năng các phím trên mặt máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912; - Trình bày được phương pháp sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912, xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. A. Nội dung: 1. Giới thiệu chung Máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 do Nhật Bản sản xuất. Máy định vị vệ tinh KODEN- 912
  51. 50 1.1. Các tính năng, thông số kỹ thuật cơ bản của máy Định vị vệ tinh Koden: KGP-912 - Màn hình tinh thể lỏng LCD kích thước 112 x 85 mm - Tần số hoạt động: 1575,42 MHz ± 1 MHz - Bộ nhớ điểm 240 điểm chia làm 24 nhóm mỗi nhóm 10 điểm - Bộ nhớ tuyến đường có 20 tuyến - Các chế độ hiển thị : Hàng hải 1, Hàng hải 2, Hàng hải 3, Đồ thị, Tuyến đường, cài đặt 1.2. Tên và chức năng các phím trên mặt máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: MENU c MODE e SEL f CTRS d EVT 1 2/N 3 4/W 5 6/E 7 9 8/S CLR 0 ENT PWR MOB OFF DIM Bàn phím của máy Định vị vệ tinh KGP-912 Giải thích:
  52. 51 • MODE : Dùng để chọn màn hình NAV1, NAV2, NAV3,PLOT. • MENU : Dùng để mở thực đơn của màn hình và chọn các thông số . • CLR : Dùng để xoá những số ghi sai , tắt tạm tiếng báo động. • ENT : Dùng để nhập các thông số . • EVT : Dùng để lưu giữ vị trí hiện tại. • CTRS : Dùng để thay đổi độ tương phản của màn hình ( có 8 mức ). • SEL : Dùng để chọn các thông số . • MOB: Sử dụng khi có người rơi xuống biển (hoặc khi máy có sự cố ). • PWR/DIM : Dùng để mở điện cho máy , thay đổi độ sáng màn hình . • OFF : Tắt máy . • Các phím số 1, 2/N, 3, 4/W,5, 6/E , 7 ,8/S 9, 0 : Dùng để gọi các vị trí nhớ, nhập các số vị trí và chọn các chữ N (Bắc), S (Nam) ,E(Đông), W (Tây ) . • Các phím S,d,e,f: Dùng để dịch chuyển con trỏ (ô đen ) tới vị trí ta cần . 2. Sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: 2.1 Chuẩn bị máy: Chuẩn bị máy Định vị vệ tinh và các phụ kiện: Máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912
  53. 52 Anten và cáp anten Dây nguồn Bộ đổi điện/ ác quy Chú ý: - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn
  54. 53 - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Định vị vệ tinh. 2.2 Mở máy, chỉnh màn hình: - Bước 1: Ấn phím [PWR/DIM] để mở máy . - Bước 2: Ấn phím [PWR/DIM] để điều chỉnh độ sáng màn hình cho phù hợp. - Bước 3: Ấn phím CTRS để chọn đô tương phản thích hợp . Chú ý : - Trong lần sử dụng đầu tiên phải chờ đến 15 phút máy mới xác định được vị trí ( Vì lúc đó chưa có các số liệu cần thiết ). Còn các lần sau máy sẽ cho ta vị trí tàu gần như ngay lập tức . - Khi các chữ N,E ( S,W) nhấp nháy tức là máy đang thu các tín hiệu từ vệ tinh, lúc này vị trí tàu trên màn hình là chưa chính xác. - Chỉ khi nào thu được tín hiệu của 3 vệ tinh trở lên thì mới có vị trí tàu chính xác. 2.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 ( sử dụng lần đầu): 2.3.1. Nhập độ cao anten vào máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 - Bước 1: Ấn phím [MENU]. Màn hình thực đơn - Bước 2: Ấn phím 8/S chọn INTIAL, ấn phím [ENT]
  55. 54 - Bước 3: Ấn d hoặc c dời con trỏ đến chữ ALT. DEP chọn đơn vị m . - Bước 4: Nhập độ cao Anten so với mực nước biển bằng cách ấn phím [MENU] - Bước 5: Ấn phím 3 , ấn phím ENT.
  56. 55 - Bước 6: Ấn phím d dịch ô đen xuống chữ ANT.H, sau đó nhập độ cao Anten, ấn phím ENT. 2.3.2. Nhập múi giờ vào máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: - Bước 1: Ấn phím [MENU] mở Menu chính có 9 mục . - Bước 2: Ấn phím 4/W. - Bước 3: Ấn phím d hoặc c chọn chữ TIME.
  57. 56 - Bước 4: Ấn phím [SEL] để chọn dấu (+) hay dấu (-). - Bước 5: Nhập múi giờ , (múi giờ của Việt nam là + 07 ). Ấn phím [ENT]. 2.4. Mở các màn hình của máy Định vị vệ tinh Koden KGP- 912: Máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 Có 4 kiểu màn hình sau : 2.4.1. Mở màn hình chế độ hoạt động của vệ tinh - Bước 1: Ấn phím [MENU] mở Menu chính có 9 mục .
  58. 57 - Bước 2: Chọn dòng số 3 GPS, ấn phím [MENU] Chú thích: CH: số kênh; No: số hiệu vệ tinh; SN: ; EL: góc phương vị; AZ: góc độ cao. - Bước 3: ấn phím [MODE] để trở về màn hình ban đầu. 2.4.2. Mở các màn hình chính a. Mở màn hình Hàng hải 1 (NAV1) Thể hiện vị trí tàu (ϕ,λ) , con số lớn dễ nhìn. Màn hình Hàng hải 1 b. Mở màn hình Hàng hải 2 (NAV2)
  59. 58 Thể hiện vòng tròn hướng đi , dùng để lái tầu theo hướng. Màn hình Hàng hải 2 c. Mở màn hình Hàng hải 3 (NAV3) Thể hiện đường đi kiểu 3 chiều ,dùng để dẫn tàu đi tới một điểm . Màn hình Hàng hải 3
  60. 59 d. Mở màn hình Đồ thị (PLOT) Thể hiện vết tàu đi . Màn hình đồ thị Trong 4 kiểu màn hình trên mỗi kiểu đều có 4 chế độ nhỏ OFF, WPT, RTE, ANCW. + OFF: Chế độ tắt : dùng khi dẫn tàu đi bình thường. + WPT: Chế độ điểm : dùng khi cần đi tới một điểm . + RTE : Chế độ tuyến đường : dùng khi dẫn tàu đi theo một tuyến đường. + ANCW : Chế độ neo :dùng khi neo tàu . Ý nghĩa các thông số: + N, E, S, W các hướng Bắc, Đông, Nam, Tây. + SPD : Tốc độ tàu ( Hải lý / giờ = KT). + CRS : Hướng đi của tàu . + DATE : ngày . + TIME : Giờ . + RNG : Bán kính vòng tròn chỉ hướng . + HDOP : Mức độ suy giảm theo phương (Hệ số không chính xác ) HDOP càng nhỏ độ chính xác càng lớn. +TTG : Thời gian tàu đi từ vị trí hiện tại đến điểm chuyển hướng hoặc điểm đến.
  61. 60 + DIST : Khoảng cách tính từ vị trí hiện tại đến điểm đến . + T.DIST: Tổng khoảng cách tính từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúccủa tuyến đường . + STG : Phương vị tính từ vị trí hiện tại đến điểm đến . + E. TIME : Thời gian đã đi. + VMG : Tốc độ trung bình của tàu. + CMG: Hướng đi trung bình của tàu. + XTE : Khoảng cách lệch hướng của tàu. + CDI : Góc lệch hướng của tàu. 2.4.3.Thao tác thay đổi các kiểu màn hình - Bước 1: Ấn phím MODE để chọn các kiểu màn hình NAV1 , NAV2 , NAV3, PLOT mà ta cần . - Bước 2: Muốn đổi các chế độ nhỏ trong cùng một kiểu màn hình , ta dịch chuyển ô đen tới chỗ có chữ OFF hay các chữ WPT, RTE, hoặc ANCW. - Bước 3: Ấn phím SEL để chọn các chế độ OFF,WPT, RTE hoặc ANCW. 2.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 2.5.1. Thao tác với một điểm a. Nhập điểm nhớ vào máy bằng phím [EVT] - Bộ nhớ tạm được đánh số từ 001 ÷ 019 (gồm có 19 điểm ). Khi ta lưu giữ trên 19 điểm thì vị trí cũ nhất bị xoá bỏ. - Muốn lưu giữ vị trí ta ấn phím EVT máy sẽ lưu giữ vị trí hiện tại của tàu vào bộ nhớ kèm theo ngày , giờ, phút, kí hiệu (nếu ta nhập ) .Ví dụ : Bãi cá , khu vực có đá ngầm , bãi cạn ,tàu đắm Những vị trí này khi cần ta có thể xem lại . b. Nhập điểm nhớ bằng phím MOB ( Người rơi xuống biển) - Chức năng này sử dụng khi trên tàu có sự cố khẩn cấp hoặc có người rơi xuống biển .Máy sẽ cho ta vị trí (vĩ độ, kinh độ) và hướng, để ta có thể dễ dàng quay lại vị trí người rơi xuống biển . - Thao tác : ấn phím MOB ngay khi có người rơi xuống biển , khi đó màn hình MOB sẽ hiện ra. - Muốn loại bỏ chức năng MOB ấn phím CLR để quay về màn hình trước đó Nếu máy phát tiếng báo động thì ấn phím CLR để trở về màn hình trước đó.
  62. 61 Chú ý : Khi ấn phím MOB ta chỉ dùng được 5 phím sau : EVT, CLR, CTRS PWR/DIM, OFF. Xem lại vị trí MOB hay EVT Giải thích : - Vị trí MOB được lưu giữ tại điểm nhớ 000. - Vị trí hiện tại từ các điểm 001 đến 019. Thao tác : - Bước 1: Ấn phím MENU đến khi bảng MENU xuất hiện. - Bước 2: Ấn phím 1 để chọn chữ WAYPOINT . - Bước 3: Nhập tên của điểm muốn xem . - Bước 4: Ấn phím ENT máy sẽ cho ta biết vị trí (vĩ độ, kinh độ) của điểm đó c. Nhập điểm nhớ vào bộ nhớ cố định của máy Giải thích: - Bộ nhớ cố định của máy KGP- 912 có thể lưu giữ được 230 điểm nhớ , chia thành 23 nhóm , mỗi nhóm 10 điểm , được đánh số từ nhóm 02 đến nhóm 24. - Các điểm nhớ này chính là các điểm chuyển hướng hoặc các điểm đến . Khi cần ta có thể lái tàu đến hoặc xem các điểm dố. Thao tác : - Bước 1: Ấn phím MENU cho đến khi bảng MENU hiện ra. - Bước 2: Ấn phím 1 để chọn chữ WAYPOINT.
  63. 62 - Bước 3: Ấn 2 phím số để chọn nhóm của điểm nhớ (02÷24). - Bước 4: Ấn phím ENT sau đó ấn phím d để đưa con trỏ về điểm nhớ - Bước 5: Ấn phím f hai lần màn hình sẽ hiện ra bảng chữ và các dấu hiệu. - Bước 6: Dùng các phím S,d,e,f để dời con trỏ đến các chữ ta cần chọn. Ấn phím SEL . Cứ tiếp tục như vậy đến khi nào viết xong tên của điểm nhớ . - Bước 7: Ấn phím ENT. - Bước 8: Nhập vĩ độ của điểm nhớ (7 số)sau đó ấn phím 2/N hoặc 8/S để chọn các vĩ độ bắc (N) hoặc nam (S). Ấn phím ENT . - Bước 9: Nhập kinh độ của điểm nhớ (8 số), sau đó ấn phím 6/E hoặc 4/W để chọn kinh độ đông (E) hoặc kinh độ tây (W). Ấn phím ENT. Chú ý : - Ta có thể nhập điểm nhưng không cần đặt tên, lúc này ta chỉ cần nhập nhóm và số điểm, rồi ấn ENT. Sau đó nhập vĩ độ , kimh độ của điểm nhớ ,sau cùng ấn phím ENT để ghi vào bộ nhớ. - Khi cần xoá điểm nhớ : ấn MENU Š ấn 1 để chọn WAYPOINT, sau đó nhập nhóm và số điểm Š ấn CLR và ấn ENT lúc này điểm sẽ ợđư c xoá . d. Dẫn tàu đi đến một điểm : - Chọn cách đi đến điểm đến : Giải thích : + Ta có thể chọn một điểm để lái tàu đến; những vị trí chọn này đã được ghi vào bộ nhớ .
  64. 63 + Khi chọn cách đi ta có thể dùng màn hình WPT loại NAV1, NAV2, NAV3 hoặc PLOT. Thao tác : + Bước 1: Ấn phím MODE cho đến khi màn hình NAV1, NAV2, NAV3, PLOT hiện ra ( tuỳ theo ta chọn ). Ví dụ ta chọn chế độ hàng hải 3 (NAV3) + Bước 2: Ấn phím SEL cho đến khi chữ WPT hiện ra ở phía trên màn hình . + Bước 3: Ấn phím f để dời con trỏ đến nơi chọn số của điểm đến . + Bước 4: Nhập số của điểm đến ( từ 000 ÷ 249). Ấn phím ENT . Nếu sai ấn CLR để sửa. - Chọn các thông số của điểm đến: + Bước 1: Ấn phím MODE cho đến khi màn hình NAV1, NAV2, NAV3, PLOT hiện ra ( tuỳ theo ta chọn ). + Bước 2: Ấn phím d đến khối chọn trang . + Bước 3: Ấn phím SEL để hiện chữ WP bên cạnh , lúc này tên của điểm đến sẽ hiện ra ở hàng cuối góc trái và vị trí sẽ hiện ở góc phải dưới cùng của màn hình . - Tắt hiển thị đến điểm đến: + Bước 1: Ấn phím MODE chọn các loại màn hình như trên . + Bước 2: Ấn phím SEL để chuyển chữ WPT thành chữ OFF.
  65. 64 - Xem các thông số của điểm đến : + Màn hình NAV1 : Cho số vĩ độ , kinh độ dạng lớn dễ nhìn . + Màn hình NAV2 : Màn hình vòng tròn chỉ hướng trên vòng tròn lớn có một vòng tròn nhỏ tương trưng cho điểm đến , nhờ đó ta sẽ biết được hướng tới điểm đến . + Màn hình NAV3 : dạng 3 chiều chỉ đường đi . + Màn hình PLOT : vẽ vết tàu đi với hình ∆ chỉ vị trí tàu . + Thông số lệch hướng : - Thanh biểu đồ của NAV1 : * Ta có thể chọn 1 trong 2 thông số là khoảng cách lệch hướng (XTE) và góc lệch hướng ( CDI) bằng cách : + Bước 1: Ấn phím MODE chọn NAV1 ( để ở WPT ). + Bước 2: Ấn phím d hoặc c đưa ô đen đến chữ XTE hoặc CDI + Bước 3: Ấn phím SEL để chọn chữ XTE hoặc CDI. Phía có màu đen trên thanh cho ta biết hướng cần lái tàu để đi đúng hướng đã chọn . - Thanh biểu đồ của NAV2 : Thanh biểu đồ hiện từ tâm của vòng tròn chỉ hướng và vuông góc với hướng tàu đi . Thanh biểu đồ nằm ở phía nào của tàu thì phải lái tàu đi theo hướng đó * Thay bán kính của vòng tròn chỉ hướng bằng cách : - Bước 1: Ấn phím MODE vài lần để chọn NAV2 . - Bước 2: Ấn phím c hoặc d đưa ô đen đến khối phân trang. - Bước 3: Ấn phím SEL để hiện chữ RNG . - Bước 4: Ấn phím c hoặc d để hiện bảng chọn bán kính . - Bước 5: Ấn phím SEL để chọn bán kính ta muốn . - Biểu đồ 3 chiều của NAV3 : * Khi dùng biểu đồ 3 chiều màn hình sẽ hiện đường đi của tàu đến điểm đến . Ta có thể đặt độ rộng của đường đi như phần đặt báo động . * Màn hình sẽ hiện đường đi khi khoảng cách đến điểm đến lớn hơn 4 hải lý (hoăc Km tuỳ ta đặt ). * Dấu hiệu của điểm đến thay đổi thay đổi : - fKhi khoảng cách lớn hơn 4 (Hải lý hoặc Km ). - f Khi khoảng cách nhỏ hơn 4 (Hải lý hoặc Km ).
  66. 65 2.5.2. Thao tác với tuyến đường trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 Có 2 cách hành trình theo tuyến đường: + Kiểu vòng đến CIRCLE . + Kiểu đường đến BISECTOR. - Ta có thể lập 20 tuyến đường có tên từ 01÷20 trong bộ nhớ .Đối với máy KGP-912 không bắt buộc số điểm tối đa trong một tuyến đường mà có thể dùng cả 230 điểm trong một tuyến đường duy nhất . - Khi lái tàu theo một hành trình máy sẽ báo các thông số để ta đi theo một đường thẳng nối từ điểm này đến một điểm chuyển hướng khác .Khi tàu đến một điểm chuyển hướng máy sẽ tự động chuyển sang điểm chuyển hướng tiếp theo. - Ở máy KGP-912 cho phép ta chọn một trong 2 cách đến điểm chuyển hướng (hoặc điểm đến ) là CIRCLE và BISECTOR. + Trong cách vòng đến (CIRCLE ) máy sẽ tự động đến điểm đến khi tàu vào khu vực vòng tròn có tâm là điểm đến và bán kính đã đặt trước trong phần báo động đến . R + Trong cách đường đến ( BISECTOR) máy sẽ tự động đến điểm đến khi tàu đến đường chia đôi góc giữa 2 đường đi.
  67. 66 a- Thiết lập tuyến đường - Bước 1: Ấn phím MENU để xuất hiện bảng MENU. - Bước 2: Ấn phím 5 hoặc đưa ô đen về chữ ROUTE và ấn phím ENT
  68. 67 - Bước 3: Ấn phím 1 chọn RTE EDIT để hiện màn hình lập tuyến đường. - Bước 4: Nhập tên của tuyến đường bằng số (từ 01÷20). Ấn phím ENT. - Bước 5: Ấn phím f dời con trỏ đến cột thuận (đi tới ), cột nghịch ( quay trở lại ). - Bước 6: Ấn phím SEL chọn hành trình thuận (→) hay nghịch (←) . - Bước 7: Ấn phím d dời con trỏ đến nơi ghi số . - Bước 8: Nhập các điểm chuyển hướng của tuyến đường (từ 020÷249). Ấn phím ENT. Lặp lại các bước 7 và 8 để nhập các đ iểm chuyển hướng khác (với điều kiện những điểm này phải đã có trong bộ nhớ. b. Thao tác chọn tự động đến điểm đến trong tuyến đường: - Bước 1: Ấn phím [MENU] để được bảng MENU . - Bước 2: Ấn phím 5 chọn ROUTE . - Bước 3: Ấn phím c hoặc d chuyển con trỏ đến chữ “CHANGE “. - Bước 4: Ấn phím e hay f để chọn chữ CIRCLE hay chữ BISECTOR. c. Xoá điểm chuyển hướng trong Tuyến đường - Bước 1: Ấn phím MENU để được bảng MENU . - Bước 2: Ấn phím 5 chọn ROUTE . - Bước 3: Ấn phím 1 chọn RTE EDIT. - Bước 4: Nhập tên của tuyến đường trong đó có điểm muốn xoá (01÷20). Ấn phím ENT. - Bước 5: Dùng các phím c ,d ,e, f dời con trỏ đến điểm muốn xoá .
  69. 68 - Bước 6: Ấn phím CLR trên máy (ở dòng cuối ) sẽ có chữ DELETE? - Bước 7: Ấn phím ENT để xoá , ấn CLR để thôi không xoá . d. Xoá một tuyến đường đã lập - Bước 1: Ấn phím MENU để chọn bảng MENU . - Bước 2: Ấn phím 5 chọn ROUTE . - Bước 3: Ấn phím 1 chọn RTE EDIT . - Bước 4: Nhập tên của tuyến đường muốn xoá (01-20). Ấn phím ENT. - Bước 5: Ấn phím CLR máy sẽ hỏi DELETE ? - Bước 6: Ấn phím ENT để xoá , ấn CLR để thôi không xoá . e. Đi theo một tuyến đường đã lập - Ngoài cách lái tàu đi từ một điểm này đến một điểm khác ta có thể lái tàu đi theo một tuyến đường (gồm nhiều điểm chuyển hướng thuộc tuyến đường đó ). - Khi đi theo tuyến đường ta có thể đi theo chiều thuận hay nghịch và chọn điểm khởi hành trên các màn hình NAV1, NAV2, NAV3, PLOT. - Đi theo một tuyến đường + Bướ c 1: Ấn phím MODE để có các màn hình NAV1,NAV2 ,NAV3, PLOT. + Bước 2: Ấn phím SEL cho đến khi chữ RTE hiện ra phía trên của màn hình + Bước 3: Ấn phím f để dịch chuyển con trỏ đến số của tuyến đường . + Bước 4: Nhập tên của tuyến đường (01-20). + Bước 5: Nhập điểm xuất phát của tuyến đường (020-250). Ấn phím ENT. + Bước 6: Ấn phím fđể xuất hiện con trỏ. + Bước 7: Ấn phím SEL để chọn chiều đi thuậ n (→), hay nghịch (←) . - Kiểm tra toạ độ của điểm trong hành trình + Bước 1: Ấn phím [MENU] để bảng MENU xuất hiện . + Bước 2: Ấn phím 5 chọn ROUTE . + Bước 3: Ấn phím 1 chọn RTE EDIT . + Bước 4: Dùng các phím S,d,e,fdời con trỏ đến điểm cần kiểm tra. + Bước 5: Ấn phím ENT, tên và toạ độ của điểm đó sẽ xuất hiện . f. Tắt một hành trình đang đi - Bước 1: Ấn phím MODE để chọn các màn hình NAV1, NAV2, NAV3, PLOT. - Bước 2: Ấn phím SEL chuyển chữ RTE ở phía trên màn hình thành chữ OFF. 2.6. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: 2.6.1. Báo động trôi neo : ANCW ALARM . a. Đặt khoảng cách báo động trôi neo : - Bước 1: Ấn phím MENU để được bảng MENU.
  70. 69 - Bước 2: Ấn phím 6/E chọn ALARM .Ấn phím ENT - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ ANCW. - Bước 4: Nhập khoảng cách báo động trôi neo (0,00-9,99 HL). Ấn phím [ENT]. b. Đặt chế độ báo động trôi neo : - Bước 1: Ấn MENU để được bảng MENU. - Bước 2: Ấn phím 6/E chọn ALARM . - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ ANCW. Chú ý : khi có âm thanh báo động muốn tắt ấn phím CLR .Muốn tắt hẳn phải đặt khoảng cách báo động = 0,00 m . c. Tắt chế độ báo động trôi neo : - Bước 1: Ấn phím MENU.
  71. 70 - Bước 2: Ấn phím 6/E . - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ OFF. 2.6. 2. Chế độ báo động điểm đến (PROX ALARM) a. Đặt khoảng cách báo động đến: - Bước 1: Ấn phím MENU. - Bước 2: Ấn phím 6/E . - Bước 3: Ấn phím d hoặc c dịch con trỏ đến hàng có chữ PROX. - Bước 4: Nhập khoảng cách báo động (0,00- 9,99 HL). Ấn phím ENT. b. Đặt chế độ báo động đến - Bước 1: Ấn phím [MENU] .
  72. 71 - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ PROX/XTE hay PROX/CDI. c. Tắt chế độ báo động đến - Bước 1: Ấn phím [MENU]. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ OFF. 2.6.3. Chế độ báo động lệch hướng (XTE) a. Đặt khoảng cách báo động lệch hướng - Bước 1: Ấn phím [MENU]. - Bước 2: Ấn phím 6/E . - Bước 3: Ấn phím dhoặc c dịch con trỏ đến hàng có chữ XTE. - Bước 4: Nhập khoảng cách báo động. Ấn phím [ENT]. b. Đặt chế độ báo động lệch hướng - Bước 1: Ấn phím [MENU]. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím f dịch con trỏ đến chữ PROX/XTE. c.Tắt chế độ báo động lệch hướng - Bước 1: Ấn phím [MENU]. - Bước 2: Ấn phím 6/E. - Bước 3: Ấn phím f dời con trỏ đến chữ OFF. 2.7. Chế độ đồ thị (PLOT) trên máy Định vị Koden KGP-912: 2.7.1. Dùng dấu định vị
  73. 72 - Máy Koden KGP-912 cho phép ta dùng dấu định vị ( dấu + ) ở kiểu màn hình PLOT. - Nhờ đó ta có thể dễ dàng biết khoảng cách , hướng đi đến điểm bất kì . Khi xuất hiện dấu (+) trên màn hình , máy sẽ cho ta biết các thông số: - Khoảng cách và hướng đi (góc trái phía dưới của màn hình ). - Toạ độ của dấu (+) ( góc phải phía dưới của màn hình ). Thao tác : - Bước 1: Nhấn phím [MODE] để chọn màn hình PLOT . - Bước 2: Dời con trỏ đến khối phân trang ( bằng phím c hoặcd). - Bước 3: Ấn phím SEL để hiện chữ CUR ở góc dưới bên trái màn hình . - Bước 4: Dùng các phím S,d,e,f để dời dấu định vị ( dấu + ) theo hướng mong muốn . Chú ý : Khi dấu định vị đang hiện trên màn hình , nếu ta ấn phím EVT máy sẽ lưu giữ vị trí của dấu định vị chứ không phải vị trí hiện tại của tàu. 2.7.2.Dịch chuyển màn hình Ta có thể dịch chuyển màn hình theo hướng bất kì để có thể xem những phần không thể hiện trên màn hình . Khi vị trí tàu ra khỏi màn hình máy sẽ tự động đặt vào giữa màn hình . Thao tác : - Bước 1: Ấn phím [MODE] để chọn màn hình PLOT. - Bước 2: Ấn các phím dời màn hình : • 2/N để lên hướng Bắc ( phía trên ). • 8/S để xuống hướng Nam ( phía dưới ).
  74. 73 • 4/W để sang hướng Tây ( bên trái ). • 6/E để sang hướng Đông ( bên phải ). 2.7.3. Thay đổi tỉ lệ của màn hình PLOT Tuỳ theo yêu cầu quan sát vết đi của tàu ta có thể chọn tỉ lệ của màn hình cho thích hợp . - Khi cần xem chi tiết một khu vực hẹp ta nên chọn tỉ lệ nhỏ ( thang 0,025HL là nhỏ nhất ). Ngược lại khi cần xem bao quát một khu vực rộng ta cần chọn tỉ lệ lớn ( thang 20HL ) là lớn nhất . - Dấu chỉ tỉ lệ của màn hình thể hiện ở bên trái phía dưới của màn hình . Thao tác : - Bước 1: Ấn phím [MODE] để chọn màn hình PLOT . - Bước 2: Ấn phím d hoặc cdịch con trỏ đến vị trí bên trái phía dưới màn hình . - Bước 3: Ấn phím [SEL] để chọn tỉ lệ . 2.7.4. Hiện và bỏ các thông số trên màn hình PLOT: Ta có thể chọn hiện ( ON ) hay không hiện ( OFF ) trên màn hình PLOT các thông số sau : - EVT : Các vị trí hiện tại đã lưu . - WAYPOINT : Các điểm chuyển hướng ( hoặc đến ). - SCALE : Thước tỉ lệ . - CO. LIN : Hướng của đường ( đến một điểm ). - PLOT : Các khoảng cách và thời gian hiện vết của tàu. - TRACK : Vệt đường đi của tàu . Thao tác : - Bước 1: Ấn phím [MODE] để chọn màn hình PLOT . - Bước 2: Ấn phím d hoặc c dời con trỏ đến chữ SETUP. - Bước 3: Ấn phím [ENT] màn hình sẽ hiện ra bảng chữ (ở phần trên đã giải thích ). - Bước 4: Ấn phím d hoặc c dời con trỏ đến nội dung cần thay đổi . - Bước 5: Ấn phím f hoặc e để chọn ON hoặc OFF. Chú ý : Để xoá hết các vết tàu ta chọn phần TRACK như đã nêu trên và ấn CLR r ồi ấn ENT. 2.8. Hiệu chỉnh vị trí tàu trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: Có những trường hợp vị trí của máy xác định khác với vị trí mà ta xác định bằng Hải đồ . Lúc này ta có thể ghi vị trí đúng vào máy , máy sẽ tự động chỉnh sai số . a- Thao tác
  75. 74 - Bước 1: Ấn phím MENU để được bảng MENU . - Bước 2: Ấn phím 4/W, ấn phím ENT - Bước 3: Ấn phím 1, ấn phím ENT
  76. 75 - Bước 4: Nhập vĩ độ đúng + N (S). Ấn phím ENT. - Bước 5: Nhập kinh độ đúng +E (W). Ấn phím ENT sai số sẽ hiện trên màn hình . b- Xoá bỏ hiệu chỉnh vị trí - Bước 1: Nhấn MENU chọn màn hình 9 mục . - Bước 2: Ấn phím 4/W. - Bước 3: Ấn phím 1, độ lệch của máy sẽ hiện ở hàng cuối cùng . - Bước 4: Ấn phím CLR độ lệch sẽ xoá hết về 0. 2.9. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: 2.9.1. Không mở được nguồn a- Nguyên nhân: - Nguồn chưa đủ điện áp; - Đấu chưa đúng cực nguồn điện; - Dây dẫn bị đứt. b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại nguồn hoặc thay thế nguồn khác; - Đấu lại dây nguồn cho đúng cực; - Thay dây dẫn của máy. 2.9.2. Không xác định vị trí tàu
  77. 76 a- Nguyên nhân: - Do vị trí vệ tinh xấu; - Do tàu hành trình trong khu vực có nhiều chướng ngại vật che khuất. b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại tình trạng hoạt động của vệ tinh; - Kiểm tra lại anten và cáp nối giữa máy định vị với anten. 2.9.3. Vị trí tàu báo sai a- Nguyên nhân: - Do máy định vị thu nhận được ít vệ tinh; - Do thời tiết xấu. b- Cách khắc phục: - Chuyển từ chế độ 3D xuống chế độ 2D 2.10. Xóa và đặt lại hoạt động của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: Khi máy xảy ra trục trặc ( không phải là hỏng ) như không chuyển sang các màn hình khác , một số núm , nút không có tác dụng Lúc này ta phải đặt lại hoạt động của máy . Thao tác - Bước 1: Ấn phím OFF tắt máy và đợi vài giây . - Bước 2: Ấn phím PWR mở điện cho máy . - Bước 3: Ấn phím ENT trong khi màn hình đang còn hiện chữ CHECKING hay CHECK OK . 2.11. Tăt máy: Ấn và giữ phím [POWER] cho đến khi máy tắt hoàn toàn. B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 4giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đọc được các loại màn hình của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912và các phụ kiện
  78. 77 Bài tập 2: Thực hành thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 4giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được với điểm và tuyến đường của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 và các phụ kiện Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912và các phụ kiện C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Các chế độ màn hình của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 - Cách thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 - Cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912
  79. 78 Bài 4: Sử dụng máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP - 6 6 0 Mã bài: MĐ 01- 4 Mục tiêu: - Mô tả được các tính năng cơ bản, tên gọi, chức năng các phím trên mặt máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660; - Trình bày được phương pháp sử dụng máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660, xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. A. Nội dung: 1. Giới thiệu chung 1.1.Các tính năng, thông số cơ bản của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 - Màn hình 6.5 inch màu TFT LCD ( 750 x 480 điểm ảnh) - Bộ nhớ điểm: 5.000 điểm, chia thành 200 trang mỗi trang 10 điểm nhớ; - Bộ nhớ dấu: 10.000 điểm, 10 ký hiệu và 10 màu để đánh dấu; - Bộ nhớ vết: 50.000 điểm, chia thành 5 trang lưu vết; - Kết nối được với máy thu tín hiệu nhận dạng AIS; - Hải đồ chi tiết các vùng biển Việt Nam và Thế giới; - Ngôn ngữ tiếng Việt
  80. 80 1.2. Tên và Chức năng các phím trên mặt máy Bàn phím của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 Chú thích: - ZOOM IN: Phóng to hải đồ - ZOOM OUT: Thu nhỏ hải đồ - MENU: Mở MENU chính - GOTO: Đi đến điểm - DISP: Chọn các màn hình của máy - ENTER: Chấp nhận số liệu - MOB/WPT: Phím người rơi xuống biển và chọn điểm - Phím tắt, mở máy và kết hợp chỉnh độ sáng màn hình
  81. 81 2. Sử dụng máy Định vị HAIYANG HGP – 660: 2.1 Chuẩn bị máy: Chuẩn bị máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 và các phụ kiện: Máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 Anten và cáp anten Dây nguồn
  82. 82 Bộ đổi điện/ ác quy Chú ý: - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếhu c ưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660. 2.2. Mở máy : - Ấn phím và giữ trong vài giây để mở máy, khi máy hiện bảng thông báo thì ấn phím [ENTER]. - Chỉnh độ sáng màn hình và chế độ hoạt động Ngày – Đêm + Bước 1: Ấn phím + Bước 2: Dùng phím S,d để chỉnh độ sáng màn hình sao cho vừa đủ độ sáng + Bước 3: Dùng phím e, f để chọn chế độ hoạt động ban ngày hay ban đêm 2.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy( sử dụng lần đầu) 2.3.1. Cài đặt đơn vị đo khoảng cách và tốc độ
  83. 83 - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; - Bước 2: dùng phím c,d để chọn dòng 4. Cài đặt, ấn phím [ENTER]; - Bước 3: dùng phím e, f để chọn đơn vị đo là Nm/Kt hoặc Km/Kmh - Bước 4 : ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. 2.3.2. Cài đặt múi giờ - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; - Bước 2: dùng phím c,d để chọn dòng 4. Cài đặt, ấn phím [ENTER]; - Bước 3: ấn phím [MENU] để chọn Cài đặt 2/2; - Bước 4: dùng phím e, f để chọn + 07: 00; - Bước 5: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. 2.4. Mở Các màn hình chính: Máy định vị hải đồ màu HAIYANG HGP – 660 CÓ 8 màn hình chính: - Màn hình chỉ có hải đồ - Màn hình hải đồ có kinh vĩ độ
  84. 84 - Màn hình đầy đủ các thông số - Màn hình hải đồ có kinh vĩ độ số lớn - Màn hình hải đồ có la bàn
  85. 85 - Màn hình có xa lộ lái tàu - Màn hình xa lộ có các thông số - Màn hình vệ tinh có vị trí tàu Thay đổi các kiểu màn hình như sau: Ấn phím [DISP], dùng phím e, fđể chọn màn hình rồi ấn phím [ENTER]
  86. 87 Giải thích các thông số trên màn hình: - BRG: phương vị của điểm đến - SOG: tốc độ tàu - RNG: tốc độ tàu - Khoảng cách tới điểm đến - TTG: Thời gian tàu đi tới điểm đến - ETA: thời gian dự kiến đến điểm đến - COG: hướng đi của tàu 2.4.1. Mở màn hình vệ tinh Dùng để biết tình trạng và mức độ thu vệ tinh. Thao tác như sau: Ấn phím [DISP], dùng phím e, fđể chọn màn hình vệ tinh rồi ấn phím [ENTER] 2.4.2. Mở màn hình hải đồ có kinh vĩ độ:
  87. 88 Dùng để xác định vị trí tàu Thao tác như sau: Ấn phím [DISP], dùng phím e, fđể chọn màn hình hải đồ có kinh vĩ độ rồi ấn phím [ENTER]
  88. 2.4.3. Mở màn hình hải đồ có đầy đủ các thông số Dùng để biết phạm vi tàu đang hoạt động Thao tác như sau: Ấn phím [DISP], dùng phím e, fđể chọn màn hình hải đồ có đầy đủ các thông số rồi ấn phím [ENTER]
  89. 2.4.4. Mở màn hình hải đồ và vị trí hiện tại Dùng để biết phạm vi tàu đang hoạt động và vị trí hiện tại của tàu. Thao tác như sau: Ấn phím [DISP], dùng phím e, fđể chọn màn hình hải đồ và vị trí hiện tại rồi ấn phím [ENTER] 90
  90. 2.4.5. Mở màn hình hải đồ có la bàn Dùng để biết phạm vi tàu đang hoạt động và có la bàn để biết hướng đi của tàu. Thao tác như sau: Ấn phím [DISP], dùng phím e, fđể chọn màn hình hải đồ có la bàn rồi ấn phím [ENTER] 91
  91. 2.4.6. Mở màn hình hải đồ có xa lộ lái tàu Dùng để biết phạm vi tàu đang hoạt động và dẫn tàu đi đến 1 điểm. Thao tác như sau: Ấn phím [DISP], dùng phím e, fđể chọn màn hình xa lộ có lái tàu rồi ấn phím [ENTER] 92
  92. 2.4.7. Mở màn hình xa lộ Dùng để dẫn tàu đi đến 1 điểm. Thao tác như sau: Ấn phím [DISP], dùng phím e, fđể chọn màn hình xa lộ rồi ấn phím [ENTER] 93
  93. 2.5. Sử dụng các chức cơ bản của máy Định vị vệ tịnh HAIYANG HGP-660: 2.5.1. Thao tác với một điểm a. Nhập điểm nhớ vào máy Máy Định vị vệ tịnh HAIYANG HGP-660 cho phép nhập 5000 điểm vào bộ nhớ, được chia thành 1000 trang mỗi trang 5 điểm. Từ đó có thể dẫn tàu theo các điểm nhớ này khi cần thiết. Có 3 cách nhập điểm nhớ vào bộ nhớ của máy như sau: - Nhập điểm nhớ do tàu khác cho hay đã biết toạ độ Thao tác theo các bước sau: + Bước 1: Ấn phím [MENU] để mở MENU chính + Bước 2: ấn phím [ENTER] 2 lần + Bước 3: dùng phím e, f để chọn trang cần nhập, dùng phím c,d để chọn điểm nhập ấn phím [ENTER]. 0 0 WPT 000 ABC1 20 31.1203 N 106 45.9543 E 0.02 nm 02-03-2011 PM 08:30 001 001 ABC2 20048.2504 N 107054.7432 E 10.0 nm 04-03-2011 AM 09:45 WPT 002 N E nm AM WPT 003 N E .nm .PM + Bước 4: ấn phím [ENTER] để chọn bảng biểu tượng, dùng phím c,d để chọn biểu tượng ; + Bước 5: ấn phím [ENTER] để chấp nhận biểu tượng; + Bước 6: ấn phím [ENTER] để chọn màu, dùng phím c,d để chọn màu , ấn phím [ENTER] để chấp nhận màu; + Bước 7: ấn phím [ENTER] để đặt tên điểm , dùng phím c,dđể chọn chữ cái ấn phím f để chọn chữ cái tiếp theo, lặp lại 2 bước trên cho các chữ cái khác của tên cần đặt, ấn phím [ENTER] để chấp nhận tên. + Bước 8: ấn phím [ENTER] và dùng phím c,d để nhập số của vĩ độ dùng phím f để chuyển con trỏ . Ấn phím [ENTER] để chấp nhận vĩ độ; + Bước 9: ấn phím [ENTER] để chọn N/S, dùng phím c,d để chọn N( S), ấn phím [ENTER] để chấp nhận N( S); 94
  94. + Bước 10: ấn phím [ENTER] và dùng phím c,d để nhập số của kinh độ dùng phím f để chuyển con trỏ . Ấn phím [ENTER] để chấp nhận kinh độ; + Bước 11: ấn phím [ENTER] để chọn E/W, dùng phím c,d để chọn E( W), ấn phím [ENTER] để chấp nhận E(W); + Bước 12: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. - Nhập ngay vị trí tàu + Bước 1: ấn phím [MOB/WPT] để ghi điểm hiện tại, máy sẽ cho biết khoảng cách; và phương vị đến điểm hiện tại + Bước 2: ấn phím [ENTER]; + Bước 3: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. - Nhập điểm nhớ bằng dấu + + Bước 1: ấn phím [DISP]để chọn màn hình hải đồ + Bước 2: dùng phím c,d và e, fđể dịch chuyển dấu + đến vị trí muốn nhập điểm Chú ý: khi ta dịch chuyển dấu + thì vị trí, khoảng cách, phương vị của dấu + được hiển thị trên màn hình + Bước 3: ấn phím [MOB/WPT]( xem trên màn hình hải đồ để biết số điểm vừa nhập vào bộ nhớ) b. Chọn điểm để đi đến Trước khi đi đến điểm đến mới, phải dừng chức năng đi tới điểm đến hiện tại - Dừng đi tới điểm đến + Bước 1: ấn phím [GOTO] + Bước 2: ấn phím [ENTER] để dừng đi đến điểm hiện tại, nếu tàu đang đi đến điểm. - Chọn điểm để đi đến + Bước 1: ấn phím [GOTO]; + Bước 2: ấn phím [ENTER] ; + Bước 3: dùng phím c,d để chọn điểm muốn đi đến; + Bước 4: ấn phím [GOTO]; + Bước 5: ấn phím [DISP] để thoát khỏi màn hình hải đồ. c. Xoá điểm đến - Xoá từng điểm + Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; + Bước 2: ấn phím [ENTER] 2 lần; + Bước 3: dùng phím c,d để chọn điểm cần xoá; 95
  95. + Bước 4: ấn phím [MENU]; + Bước 5: ấn phím [ENTER]; + Bước 6: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. - Xoá tất cả các điểm + Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; + Bước 2: c,d 2 lần; + Bước 3: dùng phím c,d để chọn điểm bất kỳ chưa xoá; + Bước 4: ấn phím [MENU] 2 lần, máy sẽ hỏi chắc chắn có cần xoá không?; + Bước 5: ấ n phím [ENTER] để chấp nhận xoá tất cả; + Bước 6: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. Chú ý: khi chọn chức năng xoá tất cả các điểm thì máy sẽ xoá tất cả các điểm đã ghi vào bộ nhớ của máy. Khi đã xoá xong thì không khôi phục được các điểm mà phải nhập lại tất cả từ đầu. d. Chức năng lưu vết Máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 có chức năng lưu vết rất đặc biệt, vết được lưu vào bộ nhớ đệm sau đó ta có thể lưu vào 5 trang vết với tổng số điểm lưu vết lên tới 50.000 điểm. - Tắt, mở chức năng vết Để tiện dụng máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 không tự động lưu vết khi mở máy hoạt động. Do đó khi mở máy để đi biển thì phải mở chức năng lưu vết để máy lưu lại hành trình và quá trình khai thác trên biển. Cách thực hiện như sau: Ở bất kỳ màn hình nào, ngoại trừ màn hình vệ tinh + Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu hải đồ; + Bước 2: dùng phím e, f để chọn Mở hoặc Tắt; + Bước 3: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. -h Cách n ận biết vết đang mở hay đang tắt Máy sẽ lưu vào bộ nhớ đệm 50.000 điểm nhớ, ở góc trái phía dưới màn hình hải đồ có ô số liệu 96
  96. - Cách lưu vết ở bộ nhớ tạm vào bộ nhớ chính + Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; + Bước 2: dùng phím c,d để chọn dòng 4. Cài đặt; + Bước 3: ấn phím [ENTER]; + Bước 4: ấn phím [MENU] chọn dòng Cài đặt 2/2; + Bước 5: dùng phím c,d để chọn dòng 8. Lưu vết, ấn phím [ENTER]; + Bước 6: dùng phím e, f để chọn một trong các vết: 1.Vết – 1; 2. Vết – 2; 3.Vết – 3; 4. Vết – 4; 5. Vết – 5; + Bước 7: ấn phím [ENTER]; + Bước 8: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. - Cài đặt khoảng cách lưu vết + Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; + Bước 2: dùng phím c,d để chọn dòng 4. Cài đặt; + Bước 3: ấn phím [ENTER]; + Bước 4: dùng phím c,d để chọn dòng 3 Kiểu vết, dùng phím e, f để chọn kiểu vết Mỏng hay Dày; 97
  97. + Bước 5: dùng phím c,d để chọn dòng 4. khoảng giữa vết, dùng phím e, f để chọn T- gian hay K - cách; + Bước 6: dùng phím c,d để chọn dòng 5 Thời gian, dùng phím e, f để chọn thời gian lưu 1 vết; + Bước 7: dùng phím c,d để chọn dòng 6 Khoảng cách, dùng phím e, f để chọn khoảng cách lưu 1 vết; + Bước 8: ấn phím [DISP] nhi ều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. - Cài đặt màu lưu vết + Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; + Bước 2: dùng phím c,d để chọn dòng 8. Cài đặt vết, ấn phím [ENTER]; + Bước 3: dùng phím c,d để chọn dòng 2. Màu vết, dùng phím e, f để chọn màu vết, có 16 màu để chọn; + Bước 4: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. - Xoá lưu vết + Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; + Bước 2: dùng phím c,d để chọn dòng 8. Cài đặt vết, ấn phím [ENTER]; + Bước 3: dùng phím c,d để chọn dòng 3. Xoá vết, ấn phím [ENTER]; + Bước 4: dùng phím c,d và e, f để chọn màu cần xoá, ấn phím [ENTER] để xác nhận xoá; + Bước 5: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. 2.5.2. Thao tác với tuyến đường trên hải đồ a. Thiết lập tuyến đường Máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 có 100 tuyến đường, mỗi tuyến đường có 20 điểm, cách thực hiện như sau: - Bước 1: dùng phím c,d và e, f để đưa con trỏ đến điểm thứ nhất, ấn phím [GOTO]; - Bước 2: dùng phím c,d và e, f để đưa con trỏ đến điểm thứ hai, ấn phím [GOTO]; Lặp lại các bước trên cho các điểm khác thuộc tuyến đường - Bước 3: ấn phím [ENTER] để chấp nhận tuyến đường. b. Dẫn tàu đi theo tuyến đường đã lập - Bước 1: ấn phím [GOTO]; - Bước 2: dùng phím c,d chọn dòng 2. D- sách T – đường/ Sửa, ấn phím [ENTER] - Bước 3: dùng phím c,d chọn tuyến đường cần đi, ấn phím [GOTO]; - Bước 4: ấn phím [DISP] để thoát khỏi màn hình hải đồ. 98
  98. 2.6. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 2.6.1. Đặt báo động trôi neo - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; - Bước 2: dùng phím c,d để chọn dòng 7. Báo động, ấn phím [ENTER]; - Bước 3: dùng phím c,d chọn dòng 5. Báo động neo; - Bước 4: dùng phím e, f để chọn Mở hoặc Tắt báo động; - Bước 5: dùng phím c,d chọn dòng 6. Bán kính báo động neo; - Bước 6: dùng phím e, f để chọn độ lớn của bán kính báo động neo; - Bước 7: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. Khi tàu bị trôi giạt ra khỏi vùng bán kính cài đặt báo động thì máy sẽ phát tín hiệu báo động. 2.6.2. Đặt báo động đến - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; - Bước 2: dùng phím c,d để chọn dòng 7. Báo động, ấn phím [ENTER]; - Bước 3: dùng phím c,d chọn dòng 2. Bán kính đến; - Bước 4: dùng phím e, f để chọn độ lớn của bán kính báo động đến; - Bước 5: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. 2.6.3. Cài đặt báo động lệch hướng - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở Menu chính; - Bước 2: dùng phím c,d để chọn dòng 7. Báo động, ấn phím [ENTER]; - Bước 3: dùng phím c,d chọn dòng 3. Báo động XTE; - Bước 4: dùng phím e, f để chọn Mở hoặc Tắt báo động; - Bước 5: dùng phím c,d chọn dòng 0. khoảng cách lệch hướng; - Bước 6: dùng phím e, f để chọn độ lớn khoảng cách lệch hướng; - Bước 7: ấn phím [DISP] nhiều lần để thoát khỏi màn hình hải đồ. Khi tàu chạy ra khỏi vùng cài đặt khoảng cách đặt báo động thì máy sẽ phát tín hiệu báo động. 2.7. Sử dụng hải đồ( sử dụng ở màn hình hải đồ) 2.7.1. Phóng to, thu nhỏ hải đồ - Bước 1: ấn phím [ZOOM/OUT] để thu nhỏ hải đồ; - Bước 2: ấn phím [ZOOM/IN] để phóng to hải đồ. 2.7.2. Phóng to, thu nhỏ hải đồ tại vị trí con trỏ - Bước 1: dùng phím c,d và e, f để đưa con trỏ đến vị trí cần phóng to hay thu nhỏ - Bước 2: ấn phím [ZOOM/OUT] để thu nhỏ hải đồ; - Bước 3: ấn phím [ZOOM/IN] để phóng to hải đồ. 99
  99. 2.7.3. Đo khoảng cách giữa hai điểm trên hải đồ Ở màn hình hải đồ hoàn toàn không có các thông số - Bước 1: dùng phím c,d và e, f để đưa con trỏ đến điểm thứ nhất, ấn phím [ENTER]; - Bước 2: : dùng phím c,d chọn dòng 3. Đo KC/HL 2 điểm, ấn phím [ENTER]; - Bước 3: dùng phím c,d và e, f để đưa con trỏ đến điểm thứ hai, ấn phím [ENTER], máy sẽ cho ta biết khoảng cách và hướng của 2 điểm cần đo trên màn hình; 2.8. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 2.8.1. Không mở được nguồn a- Nguyên nhân: - Nguồn chưa đủ điện áp; - Đấu chưa đúng cực nguồn điện; - Dây dẫn bị đứt. b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại nguồn hoặc thay thế nguồn khác; - Đấu lại dây nguồn cho đúng cực; - Thay dây dẫn của máy. 2.8.2. Không xác định vị trí tàu a- Nguyên nhân: - Do vị trí vệ tinh xấu; - Do tàu hành trình trong khu vực có nhiều chướng ngại vật che khuất. b- Cách khắc phục: - Kiểm tra lại tình trạng hoạt động của vệ tinh; - Kiểm tra lại anten và cáp nối giữa máy định vị với anten. 2.8.3. Vị trí tàu báo sai a- Nguyên nhân: - Do máy định vị thu nhận được ít vệ tinh; - Do thời tiết xấu. b- Cách khắc phục: - Chuyển từ chế độ 3D xuống chế độ 2D 2.9. Tắt máy: - Ấn phím và giữ trong vài giây đến khi màn hình hiện chữ: Thả phím PWR thì thả tay ra. 100
  100. B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 4giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cầ n đạt được: + Đọc được các loại màn hình của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 và các phụ kiện Bài tập 2: Thực hành thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 4giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được với điểm và tuyến đường của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 và các phụ kiện Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Định vị vệ tinh - Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. 101
  101. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 + An toàn đối với con người, máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660và các phụ kiện C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Các chế độ màn hình của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660; - Cách thao tác với điểm và tuyến đường trên máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660; - Cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất mô đun: - Vị trí: Mô đun Sử dụng máy Định vị vệ tinh là mô đun độc lập, mô đun này được thực hiện đầu tiên trong chương trình dạy nghề : « Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá ». - Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Mô đun này mang tinh tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. II. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Định vị vệ tinh; + Trình bày được các chức năng của máy Định vị vệ tinh. - Kỹ năng : + Kết nối được máy Định vị vệ tinh với nguồn và phụ kiện ; + Sử dụng được máy máy Định vị vệ tinh trong quá trình hàng hải và khai thác, đánh bắt hải sản ; + Xử lý được những sự cố thông thường của máy Định vị vệ tinh. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. 102
  102. III. Nội dung chính của mô đun: Loại bài Địa Thời gian Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra MĐ01-1 Bài 1: Nguyên tắc cơ bản của Xưởng 8 4 3 1 việc xác định vị Tích hợp thực trí tàu bằng vệ hành tinh MĐ01-2 Bài 2: Sử dụng Xưởng máy Định vị vệ Tích hợp thực 27 3 21 3 tinh Furuno GP- hành 30 MĐ01-3 Bài 3: Sử dụng Xưởng máy Định vị vệ Tích hợp thực 30 5 22 3 tinh Koden hành KGP-912 MĐ01-4 Bài 4: Sử dụng Xưởng máy Định vị, hải Tích hợp thực 35 5 27 3 đồ HAIYANG hành HGP-660 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Phải có xưởng thực hành và có đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ cho bài tập. - Cách tổ chức thực hiện: chia học viên thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một máy Định vị vệ tinh - Thời gian thực hành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Tiêu chuẩn thực hiện: làm được các yêu cầu của bài tập V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Nêu được các bộ phận và Lắng nghe và đối chiếu với nội dung nguyên lý hoạt động của máy đã giảng Định vị vệ tinh 103
  103. 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc được các loại màn hình của Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 thao tác của học viên trên Định vị vệ - Thao tác đo sâu, dò cá được trên tinh Furuno GP-30 để đánh giá mức độ máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 đạt được của học viên. - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc được các loại màn hình của Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước máy Định vị vệ tinh Koden KGP- thao tác của học viên trên máy Định vị 912 vệ tinh Koden KGP-912 để đánh giá - Thao tác đo sâu, dò cá được trên mức độ đạt được của học viên. máy Định vị vệ tinh Koden KGP- 912 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 5.4. Bài 4: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc được các loại màn hình của Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước máy Định vị vệ tinh HAIYANG thao tác của học viên trên máy Định vị HGP-660 vệ tinh HAIYANG HGP-660 để đánh - Thao tác được trên máy Định vị giá mức độ đạt được của học viên. vệ tinh HAIYANG HGP-660 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP-660 104
  104. VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình điện và vô tuyến điện hàng hải. Trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc, 2001. - Các tài liệu hướng dẫn sử dụng các máy Đo sâu, dò cá đứng có liên quan. 105
  105. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 2774 /BNN-TCCB- , ngày15 tháng10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Phạm Văn Khoát Chủ nhiệm 2. Ông: Hoàng Ngọc Thịnh Phó chủ nhiệm 3. Ông: Trần Thế Phiệt Thư ký 4. Ông: Hồ Đình Hải Uỷ viên 5. Ông: Đỗ Ngọc Thắng Uỷ viên 6. Ông: Nguyễn Quý Thạc Uỷ viên 7. Ông: Lê Trung Kiên Uỷ viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB- , ngày 29 tháng12 năm2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Huỳnh Hữu Lịnh Chủ tịch 2. Ông: Nguyễn Ngọc Thuỵ Thư ký 3. Ông: Trần Ngọc Sơn Uỷ viên 4. Ông: Hàn Nam Bộ Uỷ viên 5. Ông: Nguyễn Văn Lung Uỷ viên 106