Giáo trình nghiên cứu Marketing - Chương 3: Những vấn đề đo lường và Thiết kế bảng câu hỏi

pdf 57 trang huongle 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nghiên cứu Marketing - Chương 3: Những vấn đề đo lường và Thiết kế bảng câu hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghien_cuu_marketing_chuong_3_nhung_van_de_do_luo.pdf

Nội dung text: Giáo trình nghiên cứu Marketing - Chương 3: Những vấn đề đo lường và Thiết kế bảng câu hỏi

  1. Những vấn đề đo lường & Thiết kế bảng câu hỏi
  2. Hôm nay Những vấn đề đo lường trong 1 nghiên cứu Marketing 2 Thiết kế bảng câu hỏi
  3. Những vấn đề đo lường Các dạng hỏi đáp cơ bản Các cấp độ thang đo Thang đo đo lường thái độ Độ tin cậy và giá trị của thang đo
  4. Một số khái niệm . Chúng ta đo lường điều gì?  Thái độ/sự nhận thức của người tiêu dùng  Hành vi tiêu dùng  Đặc điểm người tiêu dùng . Khái niệm (Ý tưởng): là những khái niệm cần được đo lường (thái độ, ý định mua hàng, chất lượng ) . Định dạng trả lời: cách thức chúng ta thu thập các trả lời từ đáp viên như thế nào
  5. Các dạng hỏi đáp cơ bản Những câu hỏi dạng trả lời mở (open-ended response format questions) Những câu hỏi dạng trả lời đóng (closed-ended response format questions) Những câu hỏi trả lời theo thang đo (scaled response format questions)
  6. Những câu hỏi dạng trả lời mở Không thể hiện phương án trả lời Anh/chị nghĩ gì về bột giặt Tide? Ưu điểm: Cho phép đáp Nhược điểm: Khó mã hóa viên sử dụng từ ngữ riêng và diễn dịch
  7. Những câu hỏi dạng trả lời mở . Mã hóa câu hỏi đóng như thế nào?  Anh/chị nghĩ gì về bột giặt Tide?  “Tôi nghĩ là nó có hương thơm dịu nhẹ hơn các bột giặt khác, giá cả tương đối, tẩy sạch các vết bẩn, không ăn tay”.  Hương thơm dịu nhẹ (1)  Giá cả tương đối (2)  Tẩy sạch vết bẩn (3)  Không ăn tay (4)
  8. Những câu hỏi dạng trả lời đóng Dạng trả lời nhiều Dạng trả lời phân đôi lựa chọn (Dichotomous response (Multiple choice RF) format) Bạn thường đi mua sắm hàng tạp hóa ở đâu? Vui lòng cho biết giới . Coopmart (1) tính của bạn? . Metro (2) . √ Nam (1) . Big C (3) . Nữ (2) . Lottemart (4) . Maximart (5) . Chợ (5) . Khác (ghi rõ) (6)
  9. Những câu hỏi dạng trả lời đóng Nhược điểm Ưu điểm  Có thể đơn giản hóa  Dễ quản lý và mã quá mức những lựa hóa chọn trả lời (thường  Có thể báo cho đáp được bổ sung bằng viên những lựa lựa chọn bổ sung – chọn mà không khác (ghi rõ) nghĩ đến hoặc quên  Giả định nhà nghiên tại thời điểm phỏng cứu biết các lựa chọn vấn (đòi hỏi dữ liệu thứ cấp hoặc dữ liệu từ nghiên cứu khám phá
  10. Những câu hỏi dạng trả lời thang đo . Dạng trả lời thang đo tự nhiên (natural scaled response format)  Anh/chị bao nhiêu tuổi? ___  Anh/chị chi tiêu bao nhiêu trong cửa hàng? ___ . Dạng trả lời thang đo tổng hợp (synthetic scaled response format)  ___ ___ ___ ___ Rất tích cực Rất tiêu cực  Rất tích cực__ __ __ __ __ Rất tiêu cực  Rất tích cực 1 2 3 4 5 Rất tiêu cực  ___ ___ ___ ___ ___ Rất Tích trung tiêu rất tích cực cực lập cực tiêu cực
  11. Những câu hỏi dạng trả lời thang đo . Mã hóa câu hỏi thang đo như thế nào?  Anh/chị bao nhiêu tuổi? ___  b tuổi (3)  Thái độ của anh/chị như thế nào về dầu gội Clear?  __1__ __2__ __3__ __4 __ __5__ Rất tích cực Rất tiêu cực
  12. Những câu hỏi dạng trả lời thang đo . Cải thiện tính chính xác trong hồi Ưu đáp điểm . Cho phép diễn tả cấp độ của mật độ thái độ/cảm xúc . Giả định các đáp viên hiểu thang Nhược đo điểm . Những đáp viên khác nhau có thể diễn dịch thang đo khác nhau
  13. Cách chọn định dạng trả lời Có thể sử dụng nhiều định dạng trong bảng câu hỏi . Bản chất của khái niệm được đo lường  Giới tính (phân đôi)  Thái độ (thang đo tổng hợp)  Tuổi (nhiều lựa chọn hoặc tổng hợp tự nhiên) . Nghiên cứu trước đây  Thích nghi với định dạng trả lời trước đây, đã được kiểm chứng độ tin cậy và giá trị  Sử dụng định dạng của nghiên cứu trước để chấp nhận so sánh giữa các nghiên cứu.
  14. Cách chọn định dạng trả lời . Khả năng của đối tượng nghiên cứu (đáp viên)  Trẻ em không thể hiểu dạng trả lời thang đo . Phương pháp khảo sát  Một số dạng trả lời rất khó sử dụng khảo sát bằng điện thoại. . Phương pháp thống kê mong muốn  Dạng trả lời nhiều lựa chọn rất hạn chế lựa chọn  Dạng trả lời thang đo đòi hỏi cấp độ cao, phân tích phức tạp hơn các dạng trả lời khác.
  15. Đo lường trong nghiên cứu Marketing . Số đo: là việc đánh dấu bằng số hoặc dùng các ký hiệu khác để mô tả đặc điểm của đối tượng  Cho phép phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê  Dễ truyền đạt các kết quả và nguyên tắc đo lường . Thang đo: là một thang điểm liên tục để đánh giá đặc điểm của đối tượng thông qua thái độ, ý kiến của khách hàng
  16. Các loại thang đo (Measurement Scale Level) Loại thang đo Đặc điểm Để xếp loại, không có ý Danh xưng Không nghĩa về mặt lượng Để xếp loại, không có ý Metric Thứ tự nghĩa về mặt lượng Đo khoảng cách, có ý Khoảng nghĩa về mặt lượng nhưng gốc 0 không có nghĩa Metric Đo độ lớn, có ý nghĩa về Tỉ lệ lượng và gốc 0 không có nghĩa
  17. Thang đo danh xưng/định danh (Nominal Scale) . Thang đo chỉ dán nhãn đối tượng, . Chỉ có những đặc điểm mô tả: giới tính, tôn giáo, thời gian, nghề nghiệp, nhãn hiệu đã mua, người mua hàng/không mua hàng . Không cung cấp thông tin khác như tốt hơn, lớn gấp 2 lần
  18. Thang đo danh xưng . Câu hỏi một lựa chọn (SR) . Bạn có thích uống sữa chua Yomilk không? □Thích □ Không thích □ Không ý kiến . Trong các loại chất đốt dưới đây, loại chất đốt nào bạn sử dụng thường xuyên nhất? □ Gas □ Điện □ Than □ Củi . Câu hỏi nhiều lựa chọn (MR) . Trong các loại nước ngọt sau đây, bạn đã dùng qua loại nào? □ Pepsi □ Tribeco □ Coke □ Sprite
  19. Thang đo thứ tự (Ordinal Scales) . Cho phép nhà nghiên cứu sắp hạng thứ tự những người trả lời hoặc câu trả lời của họ. . Thể hiện sự khác biệt tương đối về số lượng giữa những đối tượng, có tính mô tả và thứ tự . Không biết biến mô tả cách xa như thế nào vì những thang đo thứ tự không có khoảng cách và điểm gốc . Hầu như các câu hỏi định dạng trả lời nhiều lựa chọn
  20. Thang đo thứ tự . Câu hỏi buộc sắp xếp thứ tự • Bạn vui lòng xếp thứ tự theo sở thích của bạn các nhãn hiệu nước ngọt sau đây theo cách thức sau đây: (1) thích nhất, (2) thích thứ nhì _ Pepsi _Tribeco _Coke _Sprite • Vui lòng cho biết mức độ thường xuyên mua sắm của bạn tại cửa hàng này? • Mua sắm mỗi tuần hoặc nhiều hơn • Mua sắm hai lần mỗi tuần • Mua sắm một tháng 1 lần hoặc ít hơn
  21. Thang đo thứ tự . Câu hỏi so sánh cặp . Trong từng cặp nhãn hiệu nước ngọt dưới đây, xin bạn vui lòng đánh số 1 vào nhãn hiệu bạn thích hơn trong một cặp? □ Coke □ Pepsi □ Coke □ Tribeco □ Tribeco □ Pepsi □ Tribeco □ Sprite
  22. Thang đo khoảng (Interval Scales) . Khoảng cách giữa mỗi yếu tố mô tả được biết . Mỗi giá trị trong thang đo được giả định có 1 khoảng cách bằng nhau . Địa điểm của điểm 0 được cố định . Đặt những yếu tố mô tả trong bảng câu hỏi khoảng cách bằng nhau để chỉ khoảng. . Hầu hết các định dạng trả lời thang đo tổng hợp
  23. Thang đo khoảng . Thang Likert: thường được đo lường một tập hợp các phát biểu của một cấu trúc . Xin bạn cho biết thái độ của bạn đối với nhãn hiệu sữa chua Yomost: Rất ghét Ghét Tạm Thích Rất thích 1 2 3 4 5 . Xin bạn cho biết mức đồng ý của bạn đối với phát biểu sau đây về nhà hàng X: Hoàn toàn Không Trung Đồng Hoàn toàn không đồng ý đồng ý hòa ý đồng ý Món ăn ngon 1 2 3 4 5 Giá cả phải chăng 1 2 3 4 5 Hợp vệ sinh 1 2 3 4 5 Phục vụ chu đáo 1 2 3 4 5 Không khí ấm cúng 1 2 3 4 5 Nhạc hay 1 2 3 4 5
  24. Thang đo khoảng Hãy xếp hạng mỗi thương hiệu theo uy tín chung của nó Thương Xếp hạng (khoanh tròn) hiệu Rất kém Rất tốt 1 2 3 4 5 Sony Sanyo Samsung
  25. Thang đo khoảng Vui lòng cho biết mức độ đồng ý với những phát biểu sau bằng cách khoanh tròn các số bạn chọn Phát biểu Rất không đồng ý Rất đồng ý Tôi luôn mặc cả khi mua 1 2 3 4 5 Tôi thích các hoạt động ngoài trời 1 2 3 4 5 Tôi thích nấu ăn 1 2 3 4 5
  26. Thang đo khoảng . Thang đo đối nghĩa . Xin bạn vui lòng cho biết nhãn hiệu sữa đặc có đường Cô Gái Hà Lan Rất thích Rất ghét 1 2 3 4 5 6 7 . Thang Stapel . Hãy cho biết đánh giá của bạn đối với thái độ nhân viên bán hàng ở cửa hàng XYZ: Thân thiện -5 -4 -3 -2 -1 +1 +2 +3 +4 +5
  27. Thang đo tỉ lệ (Ratio Scales) . Hiện diện điểm gốc 0 thực sự. . Hầu hết các định dạng trả lời thang đo tự nhiên
  28. Thang đo tỉ lệ . Hỏi trực tiếp . Xin bạn vui lòng cho biết bạn có bao nhiêu chiếc áo dài? ___chiếc . Trung bình trong 1 tuần bạn chi tiêu bao nhiêu tiền cho nước giải khát? ___đồng . Thang đo tổng hằng số . Hãy chia 100 điểm cho các nhãn hiệu sau đây theo đánh giá của bạn: Sau phỏng vấn: Nhãn hiệu A B C D 30 25 35 10
  29. Tóm tắt các cấp độ thang đo Cấp độ Mô Thứ Khoảng Có Ví dụ thang tả tự cách điểm đo gốc Định √ Những nhãn hiệu danh KĐR nào bạn sử dụng? Thứ tự √ √ Sắp xếp những nhãn hiệu Khoảng √ √ √ Xếp từ 1 – 7 Tỉ lệ √ √ √ √ Bạn sử dụng thương hiệu mấy lần?
  30. Tóm tắt thang đo . Dạng trả lời  Mở  Nhiều lựa chọn  Thang đo (tự nhiên hoặc tổng hợp) . Cấp độ thang đo  Định danh  Thứ tự  Khoảng  Tỉ lệ
  31. Tóm tắt . Dạng trả lời  Mở  Nhiều lựa chọn  Thang đo (tự nhiên hoặc tổng hợp) . Cấp độ thang đo  Định danh  Thứ tự  Khoảng  Tỉ lệ
  32. Tóm tắt thang đo . Dạng trả lời  Mở  Nhiều lựa chọn  Thang đo (tự nhiên hoặc tổng hợp) . Cấp độ thang đo  Định danh  Thứ tự  Khoảng  Tỉ lệ
  33. Thang đo đơn và thang đo đa mục . Thang đo đơn mục  Ý định mua hàng Bạn có sẵn sàng mua sản phẩm này không? Rất không sẵn lòng 1 2 3 4 5 Không sẵn lòng  Thái độ đối với thương hiệu Thái độ của bạn đối với thương hiệu này như thế nào? Tiêu cực 1 2 3 4 5 Tích cực
  34. Thang đo đa mục . Thái độ đối với thương hiệu Thái độ của bạn đối với thương hiệu này là gì? Tích cực Tiêu cực □ □ □ □ □ Có ích Không có □ □ □ □ □ ích Tốt Xấu □ □ □ □ □ Thích nó Không □ □ □ □ □ thích nó
  35. Thang đo đo lường thái độ Thang đo so sánh Thang đo không so sánh So sánh cặp Xếp loại liên tục Thứ tự Likert Tổng cố định Khác biệt ngữ nghĩa
  36. 2. Thiết kế bảng câu hỏi . B1. Xác định thông tin cần thiết . B2. Xác định hình thức phỏng vấn . B3. Xác định nội dung bảng câu hỏi . B4. Thiết kế câu hỏi và mong đợi trả lời . B5. Xác định cấu trúc câu hỏi . B6. Xác định cách dùng thuật ngữ . B7. Sắp xếp câu hỏi theo thứ tự hợp lý . B8. Xác định hình thức và kiểu mẫu bảng câu hỏi . B9. Hoàn chỉnh bảng câu hỏi . B10. Điều tra thử
  37. Bước 1 Xác định thông tin cần thiết . Phải liệt kê đầy đủ và chi tiết các thông tin cần thu thập . Phải dựa vào vấn đề nghiên cứu và nhu cầu thông tin để thiết kế câu hỏi
  38. Bước 2 Xác định hình thức phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp PV qua điện thoại PV bằng thư tín • Hình thức trao đổi • Hình thức phỏng • Là hình thức gởi trực tiếp giữa phỏng vấn này đơn giản, bảng câu hỏi cho vấn viên và đáp viên ngắn gọn, tốn ít đáp viên (bưu điện, • PVV có thể giải thích thời gian để ghi email) để đáp viên câu hỏi bằng lời hoặc nhận câu trả lời, tỉ tự trả lời showcard lệ trả lời khá cao • Câu hỏi phải đơn • Kích thích đáp viên • Không thể giao giản, hướng dẫn trả trả lời tiếp bằng giác lời thật chi tiết • Dữ liệu thu thập có quan, không thể • Ưu: đơn giản, tiện tính chính xác cao, tỉ sử dụng trợ huấn lợi và chi phí thấp lệ trả lời cao cụ • Nhược: mất nhiều • Tốn chi phí, thời gian, thời gian để thu phụ thuộc vào kỹ năng, nhận bảng câu hỏi kinh nghiệm của PVV và tỉ lệ trả lời thấp
  39. Bước 3 Nội dung bảng câu hỏi . Câu hỏi đặt ra có cần thiết không? . Phải bao hàm tất cả các câu hỏi liên quan đến mục tiêu của dự án . Loại bỏ những câu hỏi không cần thiết . Cần thiết có câu hỏi chung chung để thiết lập mối quan hệ với đáp viên nhất là những bảng câu hỏi mang tính nhạy cảm cao . Cần có câu hỏi được lặp lại để kiểm tra độ tin cậy của câu trả lời
  40. Bước 3 Nội dung bảng câu hỏi . Có nên đặt ra nhiều câu hỏi nhỏ để thay cho một câu hỏi lớn nào đó không? Có thể sử dụng câu hỏi đơn hoặc câu hỏi kép . Tại sao chị thích sử dụng bột giặt Viso? . Chị có nghĩ rằng bột giặt Viso chất lượng cao không? Có phải chị sử dụng bột giặt Viso do giá rẻ không? Sử dụng bột giặt Viso có an toàn cho da tay của chị không? . Chị có nghĩ bột giặt Viso tốt hơn bột giặt Tide hoặc các loại bột giặt khác không?
  41. Bước 4 Thiết kế câu hỏi và mong đợi trả lời . Khắc phục tình trạng đáp viên không thể trả lời Câu hỏi sàng lọc . Đáp viên có biết thông tin được đưa ra không? Anh/chị đã từng sử dụng bột giặt Omo chưa? □ Có (tiếp tục) □ Chưa (Ngưng) . Đáp viên có thể không nhớ thông tin Bạn có thể kể tất cả quảng cáo trên ti vi tối qua không? . Đáp viên có thể diễn đạt rõ ràng không? Đáp viên nên được hỗ trợ tranh ảnh, bản đồ, bảng mô tả
  42. Bước 4 Thiết kế câu hỏi và mong đợi trả lời . Khắc phục những câu hỏi mà đáp viên không sẵn lòng trả lời . Những nỗ lực của đáp viên Liệt kê những khả năng có thể xảy ra để đáp viên lựa chọn . Ngữ cảnh Thay đổi ngữ cảnh để câu hỏi phù hợp hơn . Mục đích chính đáng Giải rõ mục đích câu hỏi để tăng sự hợp tác trả lời . Những thông tin mang tính nhạy cảm Tiền bạc, cuộc sống gia đình, tôn giáo, chính trị
  43. Bước 4 (tt) . Làm gia tăng sự sẵn lòng của đáp viên  Mở đầu bảng câu hỏi bằng một văn giới thiệu mục đích nghiên cứu • Xin chào anh/chị, tôi là đang làm việc cho Công ty Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về Xin anh/chị vui lòng dành chút thời gian khoảng 30 phút để giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi liên quan dưới đây. Chúng tôi rất hoan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của anh/chị. Các ý kiến của anh/chị sẽ được bảo đảm giữ bí mật tuyệt đối.  Đặt câu hỏi nhạy cảm ở cuối câu • Nếu được phép, xin anh/chị vui lòng cho biết tổng thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình anh/chị khoảng bao nhiêu?  Kết thúc bảng câu hỏi bằng một câu cảm ơn • Bảng câu hỏi kết thúc, xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình trả lời của anh/chị.
  44. Bước 5 Xác định cấu trúc câu hỏi . Câu hỏi đóng (nghiên cứu định lượng) . Câu hỏi phân đôi  Anh/chị có dự định mua một xe Honda mới trong vòng 3 tháng tới không? □ Có □ Không (□ Không biết) Câu hỏi xếp thứ tự  Hãy xếp thứ tự mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của anh/chị của các yếu tố sau đây (yếu tố nào quan trọng nhất đánh số 1, kém hơn đánh số 2 ) __Chất lượng tốt __Quảng cáo __Tiện mua __ Bao bì đẹp __ Giá __Bạn bè giới thiệu . Câu hỏi nhiều lựa chọn  Trong các nhãn hiệu dầu gội sau đây anh/chị đã dùng loại nào? (1)Rejoice (2)Pantene (3)Sunsilk (4) Dove (5)Clony (6)Fresh (7)Khác___
  45. Bước 5 Xác định cấu trúc câu hỏi . Câu hỏi mở (nghiên cứu định tính) Nghề nghiệp của bạn là gì? ___ Bạn nghĩ gì về giá của bột giặt Viso?___ Lý do bạn thích sử dụng dầu gội đầu 2 trong 1? ___
  46. Bước 6 Quyết định cách dùng thuật ngữ . Nên sử dụng 6Ws để hỏi: Who (ai), What (Cái gì), When (Khi nào), Where (Ở đâu), Why (Tại sao), Way (Bằng cách nào) . Nhãn hiệu dầu gội nào mà anh/chị đã sử dụng? . Nhãn hiệu dầu gội nào mà anh/chị đã và đang sử dụng cho cá nhân trong vòng 1 tháng qua? Trong trường hợp có nhiều nhãn hiệu được sử dụng, xin vui lòng liệt kê tất cả các nhãn hiệu đó.
  47. Những điều cần lưu ý khi thiết kế bảng câu hỏi . Sử dụng những từ thông dụng Phù hợp với trình độ học vấn của đáp viên (tổng thể nghiên cứu) . Anh có nghĩ rằng việc phân phối các loại rượu nhẹ là phù hợp không? . Anh có nghĩ rằng những loại rượu nhẹ nên luôn sẵn có mỗi khi anh muốn mua?
  48. Những điều cần lưu ý khi thiết kế bảng câu hỏi . Tránh từ ngữ trừu tượng . Trong một tháng, anh/chị có thường đến cửa hàng để mua hàng không? □ Không bao giờ □ Thỉnh thoảng □ Đôi khi □ Thường thường □ Luôn luôn . Trung bình một tháng, có bao nhiêu lần anh/chị đến cửa hàng để mua hàng? □ Ít hơn 1 lần □ 1 - 2 lần □ 3 – 4 lần □ Nhiều hơn 4 lần
  49. Những điều cần lưu ý khi thiết kế bảng câu hỏi . Tránh những câu hỏi mang tính hướng dẫn hay sai lệch Anh/chị có nghĩ rằng Công ty Honda nên nhập khẩu xe Dream khi mà nó phải sa thải nhiều công nhân không? □ Có □ Không □ Không biết . Tránh những câu hỏi có sự lựa chọn mang tính ngấm ngầm Anh/chị có thích đi du lịch bằng máy bay không? Anh/chị thích đi du lịch bằng máy bay, hay bằng xe ô tô?
  50. Những điều cần lưu ý khi thiết kế bảng câu hỏi . Tránh những giả thuyết mang tính ngấm ngầm Anh/chị có thích một ngân quỹ ổn định? Anh/chị có thích một ngân quỹ ổn định không, nếu nó làm tăng thuế thu nhập cá nhân? . Tránh sự khái quát hóa và ước đoán Chi tiêu về thực phẩm trên đầu người của gia đình anh/chị hàng năm là bao nhiêu? Chi tiêu hàng tháng (tuần) của gia đình anh/chị về thực phẩm là bao nhiêu? Có bao nhiêu thành viên trong gia đình anh/chị?
  51. Những điều cần lưu ý khi thiết kế bảng câu hỏi . Tập trung vấn đề đơn hoặc chủ đề đơn cho mỗi câu hỏi  Trường có nên xây thư viên cho sinh viên kinh tế và mở cửa 7 ngày một tuần? . Chắc chắn câu hỏi dễ hiểu (tránh sử dụng từ viết tắt, biệt ngữ)  Anh/chị có thường đọc tin tức trên ABC.com? . Chắc chắn câu hỏi áp dụng cho tất cả  Anh/chị sống ở đâu trước khi anh/chị chuyển đến đây?
  52. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế bảng câu hỏi . Chắc chắn câu hỏi dễ hiểu (tránh sử dụng từ viết tắt, biệt ngữ)  Anh/chị có thường đọc tin tức trên ABC.com? . Chắc chắn rằng từ ngữ không có nghĩa mơ hồ, nhập nhằng  Bao lâu thì bạn vào cửa hàng thức ăn nhanh? □ Đôi khi □ Thỉnh thoảng □Thường . Phải chắc chắn câu hỏi có khả năng trả lời  Trong vòng 6 tháng qua, anh/chị đi xem phim tại rạp bao nhiêu lần?
  53. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế bảng câu hỏi . Chắc chắn thang đo không loại trừ lẫn nhau □ Ít hơn 1 □ 1-2 lần □ 2-3 lần . Phải chắc chắn thang đo được cân bằng  Những nhân tố nào anh/chị cho rằng có trách nhiệm nhất về tai nạn xe cộ trong thời gian gần đây? □ Tài xế không trách nhiệm □ Điều kiện thời tiết □ Điều kiện đường sá
  54. Bước 7 Sắp xếp câu hỏi theo thứ tự hợp lý . Câu hỏi mở Phần sàng lọc . Loại thông tin Phần chính . Những câu hỏi khó . Ảnh hưởng đến câu  Phần thông tin cá nhân hỏi theo sau . Thứ tự hợp lý . Câu hỏi phân nhánh
  55. Bước 8 Hình thức và trình bày một bảng câu hỏi . Khoảng cách hàng, chữ, vị trí . Nên chia bảng câu hỏi thành nhiều phần . Câu hỏi trong mỗi phần nên được đánh số để mã hóa được dễ dàng.
  56. Bước 9 Hoàn chỉnh bảng câu hỏi . In bằng giấy có chất lượng . Nếu bảng câu hỏi có nhiều trang thì nên đóng theo hình thức quyển sách . Không nên đặt một câu hỏi trên hai trang khác nhau . Trên mỗi câu hỏi khó cần có hướng dẫn cụ thể. Để phân biệt câu hỏi và chỉ dẫn nên dùng những kiểu chữ khác nhau
  57. Bước 10 Điều tra thử . Là việc kiểm tra bảng câu hỏi trên một mẫu nhỏ để điều chỉnh và hoàn chỉnh bảng câu hỏi. . Đáp viên được chọn trong điều tra thử phải nằm trong tổng thể nghiên cứu của cuộc điều tra chính thức . Chỉnh sửa câu hỏi, loại bỏ hoặc bổ sung thêm câu hỏi được thực hiện trong quá trình điều tra thử . Dữ liệu sẽ được mã hóa, phân tích để kiểm tra tính chính xác của vấn đề nghiên cứu.