Giáo trình Nguyên Lý Kế toán - Chương I: Tổng quan về kế toán
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nguyên Lý Kế toán - Chương I: Tổng quan về kế toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_nguyen_ly_ke_toan_chuong_i_tong_quan_ve_ke_toan.pdf
Nội dung text: Giáo trình Nguyên Lý Kế toán - Chương I: Tổng quan về kế toán
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN Khoa KTKT – Bộ môn Kế toán
- Mục tiêu Sau khi học xong chương 1 người học có khả năng: Hiểu được định nghĩa về kế toán, đối tượng của kế toán Nhận thức được quá trình hình thành và phát triển kế toán. Giải thích được cách thức phân loại kế toán Phân biệt được Tài sản và Nguồn vốn của một đơn vị kế toán Hiểu được các nguyên tắc, phương pháp kế toán Nhận thức được môi trường pháp lý của kế toán 2
- Nội dung 1.1 Định nghĩa kế toán 1.2 Vai trò và chức năng của kế toán 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 1.4 Đối tượng của kế toán 1.5 Phân loại kế toán 1.6 Các phương pháp kế toán 1.7 Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.8 Môi trường pháp lý 3
- Tài liệu tham khảo Luật kế toán Chuẩn mực kế toán Việt Nam Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp TS. Lê Thị Thanh Hà và TS. Trần Thị Kỳ (Đồng chủ biên, 2014), Giáo trình Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Tài chính. Võ Văn Nhị (Chủ biên, 2012), Giáo trình Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Phương Đông 4
- 1.1. Định nghĩa kế toán Kế toán là công việc tính toán, ghi chép bằng con số biểu hiện giá trị tiền tệ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các đơn vị. Kế toán là một nghệ thuật ghi chép, phân loại, tóm lượt một cách có ý nghĩa tiền bạc qua các khoản thương vụ và các sự kiện mà qua đó phần nào thể hịên được tính chất tài chính. Kế toán là một môn khoa học về ghi nhận có hệ thống những diễn tiến hoạt động liên quan đến tài chính của một tổ chức kinh doanh . . . 5
- 1.1. Định nghĩa kế toán Theo Luật kế tốn 2015, điều 4 6
- 1.2. Vai trò và chức năng của kế toán 1.2.1. Vai trò của kế toán Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. 7
- 1.2.2 Chức năng của Kế toán Quyết định kinh tế Người sử dụng Các hoạt động kinh doanh thông tin Nhu cầu thông tin Thông tin Dữ liệu HỆ THỐNG KẾ TOÁN Phản ánh Xử lý Thông tin Ghi chép Phân loại, Báo cáo, Dữ liệu sắp xếp truyền tin 8
- 1.2.2 Chức năng của Kế toán Người sử dụng thông tin 9
- 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 1.3.1. Trên thế giới Kế toán đã xuất hiện trong hoạt động thương mại cách đây hàng ngàn năm dưới những hình thức giản đơn. Qua thời gian, hoạt động kế toán phát triển thành các qui tắc mang tính ước lệ của mỗi quốc gia. Kế toán trên thế giới chia thành 2 trường phái chính gồm nhóm các nước Anglo-Saxon (Anh, Mỹ ) và nhóm châu Âu lục địa (Pháp, Đức ) và mỗi nhóm có những đặc trưng kế toán riêng do có sự khác biệt về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, văn hóa. 10
- 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 1.3.1. Trên thế giới Sang thế kỷ 20, để giảm khoảng cách khác biệt giữa các quốc gia, CMKT quốc tế (IAS) được hình thành với các qui định và những nguyên tắc để hòa hợp kế toán quốc tế. Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, nhu cầu thông tin đòi hỏi mang tính chuẩn tắc nhằm giúp so sánh được để đáp ứng yêu cầu thị trường vốn quốc tế. Với yêu cầu này, kế toán đã có sự chuyển hướng từ hòa hợp sang hội tụ bằng việc xây dựng IFRS chất lượng cao mang tính toàn cầu. 11
- 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 1.3.1. Trên thế giới ANGLO - SAXON (Anh – Mỹ) Xu hướng hội tụ HỆ THỐNG kế toán quốc tế IAS/ IFRS CHÂU ÂU LỤC ĐỊA (Pháp – Đức) 12
- 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 1.3.2. Ở Việt Nam Là một quốc gia thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp trên nhiều phương diện trong đó có kế toán. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia đôi và ở hai miền, kế toán có những sự phát triển khác nhau. - Miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống kế toán Trung Quốc với các chế độ kế toán quy định cách thức ghi chép các nghiệp vụ. Từ năm 1970, Bộ Tài chính bắt đầu đổi mới kế toán theo hướng hệ thống thống nhất của Liên Xô (cũ) với Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất năm 1970 và một loạt các quy định về chế độ báo cáo kế toán, chế độ ghi chép ban đầu - Tại miền Nam, trong giai đoạn 1954 - 1975, hệ thống kế toán Pháp theo Tổng hoạch đồ vẫn được các doanh nghiệp sử dụng13.
- 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 1.3.2. Ở Việt Nam Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, hệ thống kế toán thống nhất 1970 được tiếp tục sử dụng trong cả nước cho đến khi Việt Nam tiến hành đổi mới. Trong xu hướng chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong chính sách kế toán nhằm nâng cao tính pháp lý trong quản lý kinh tế như ban hành Pháp lệnh kế toán thống kê (1988). Trong thời gian này, đây là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán và thống kê của Việt Nam. 14
- 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 1.3.2. Ở Việt Nam Hệ thống kế toán đầu tiên thể hiện hướng cải cách này được áp dụng năm 1990 nhưng chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn ghi chép trên tài khoản. Quá trình thực hiện chính sách đa phương hóa về ngoại giao và kinh tế, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT năm 1995 về việc ban hành hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Đây được coi là Chế độ kế toán đầy đủ và hoàn chỉnh so với những lần trước. 15
- 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 1.3.2. Ở Việt Nam Cùng với xu hướng phát triển trong khu vực và quốc tế được sự trợ giúp của EU, Việt Nam bắt đầu triển khai nghiên cứu và soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam từ năm 1999. Trong gần 7 năm sau đó, cho đến năm 2006, Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam trên nền tảng các chuẩn mực kế toán quốc tế của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). 16
- 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 1.3.2. Ở Việt Nam Trên cơ sở nội dung các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp SXKD theo Quyết định 15/2006 và cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định 48/2006. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014 TT-BTC về Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp SXKD, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015. 17
- 1.4. Đối tượng của kế toán Đối tượng chung của kế tốn là quá trình hoạt động của một tổ chức. Quá trình hoạt động của một tổ chức thể hiện qua sự hình thành và vận động của tài sản Đối tượng của kế toán là 18
- 1.4. Đối tượng của kế toán Kết cấu tài sản Nguồn hình thành TS 1 1 2 2 19
- 1.4.3 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn • Tài sản = Nguồn vốn • Nguồn vốn=Nợ phải trả+Vốn CSH Tài sản= Vốn CSH= 20
- 1.5. Phân loại kế toán 1.5.1. Phân loại theo hoạt động - Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh - Kế toán công 1.5.2. Phân loại theo lĩnh vực - Kế toán tài chính - Kế toán quản trị - Kiểm toán - Hệ thống thông tin kế toán 21
- 1.6. Các phương pháp kế toán Phương pháp tập hợp chi phí Phương pháp ghi sổ kép Phương pháp tính giá thành Phương pháp Phương pháp Phương pháp chứng từ tài khoản báo cáo tài chính Phương pháp Phương pháp tính giá kiểm kê 22
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.1. Các nguyên tắc kế toán (VAS 01 – Chuẩn mực chung) 1. Nguyên tắc dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 23
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.1. Các nguyên tắc kế toán 2. Nguyên tắc hoạt động liên tục Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính 24
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.1. Các nguyên tắc kế toán 3. Nguyên tắc giá gốc Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. 25
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.1. Các nguyên tắc kế toán 4. Nguyên tắc phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó 26
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.1. Các nguyên tắc kế toán 5. Nguyên tắc nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính 27
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.1. Các nguyên tắc kế toán 6. Nguyên tắc thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: (a) Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn (b) Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập 28
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.1. Các nguyên tắc kế toán 6. Nguyên tắc thận trọng (c) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí (d) Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn và khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí 29
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.1. Các nguyên tắc kế toán 7. Nguyên tắc trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính 30
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.2. Các yêu cầu kế toán 1. Chính xác Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 31
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.2. Các yêu cầu kế toán 2. Kịp thời Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ. 32
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.2. Các yêu cầu kế toán 3. Thông tin đầy đủ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. 33
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.2. Các yêu cầu kế toán 4. Khách quan Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. 34
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.2. Các yêu cầu kế toán 5. Có thể so sánh được Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch. 35
- 1.7. Các nguyên tắc và yêu cầu của kế toán 1.7.2. Các yêu cầu kế toán 6. Có thể hiểu được Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh. 36
- 1.8. Môi trường pháp lý Luật kế toán Tính pháp lý của kế toán có thể sắp xếp theo trình tự từ Luật kế toán, Hệ thống Hệ thống chuẩn mực kế toán chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán và Đạo đức nghề Chế độ kế toán nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp 37
- Bài tập Câu hỏi và bài tập chương 1, Giáo trình Nguyên lý kế toán (Lý thuyết, bài tập và bài giải), TS. Lê Thị Thanh Hà và TS. Trần Thị Kỳ, Nhà xuất bản Thống kê, 2014. 38