Giáo trình Trồng cây bời lời

doc 59 trang huongle 3900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Trồng cây bời lời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_trong_cay_boi_loi.doc

Nội dung text: Giáo trình Trồng cây bời lời

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG CÂY BỜI LỜI (Phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hà Nội, năm 2014
  2. 2 BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG CÂY BỜI LỜI (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 481 /QĐ-BNN-TCCB ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên nghề: Trồng cây bời lời Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề. Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng cây bời lời”. Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề. I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức: + Nêu được các công việc trong xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời. + Mô tả được các bước chính trong quy trình sản xuất cây giống bời lời. + Liệt kê được các công việc chủ yếu trong quy trình trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ vườn bời lời. + Trình bày được cách tiến hành các hoạt động khai thác, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm bời lời hiệu quả. - Kỹ năng: + Xây dựng được kế hoạch trồng cây bời lời phù hợp với điều kiện cụ thể của gia đình/cơ sở sản xuất. + Sản xuất được cây giống bời lời đạt yêu cầu về chất lượng, đúng thời vụ, đạt hiệu quả cao. + Trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ vườn bời lời đúng quy trình. + Khai thác, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm bời lời đúng kỹ thuật, hiệu qủa kinh tế cao.
  3. 3 - Thái độ: - Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm. - Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững. 2. Cơ hội việc làm Sau khóa học, người lao động có thể tự tổ chức xây dựng được vườn ươm sản xuất cây giống đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường và phục vụ cho nhu cầu của gia đình hoặc sản xuất ra các sản phẩm bời lời ở quy mô hộ gia đình hoặc trang trại đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, người học còn có thể tham gia vào các chương trình dự án có liên quan đến bời lời. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 03 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun, kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu - Thời gian học tập: 480 giờ - Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó: + Thời gian học lý thuyết: 108 giờ + Thời gian học thực hành: 332 giờ III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Thời gian đào tạo (giờ) Mã Tên mô đun Trong đó MĐ Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra* MĐ 01 Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời 60 16 36 8
  4. 4 MĐ 02 Sản xuất cây giống bời lời 100 24 68 8 MĐ 03 Trồng cây bời lời 92 20 64 8 MĐ 04 Chăm sóc và quản lý bảo vệ 100 24 68 8 MĐ 05 Khai thác, sơ chế và bảo quản sản 52 12 32 8 phẩm MĐ 06 Tiêu thụ sản phẩm 60 12 40 8 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 - - 16 Tổng cộng 480 108 308 64 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ). IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết tại các chương trình mô đun kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp nhằm dạy nghề sản xuất cây giống cho các đối tượng là người lao động kể cả người làm công tác quản lý, kỹ thuật có nhu cầu hành nghề. Khi học viên học đủ thời gian và nội dung theo quy định trong chương trình này và kết quả đạt trung bình trở lên sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo nhu cầu của người học có thể dạy độc lập hoặc dạy một số mô đun (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06) nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” có 06 mô đun, như sau: - Mô đun 01: “Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Giới thiệu về cây bời lời, tìm hiểu các phương thức trồng bời lời, lập dự toán, dự tính được hiệu quả kinh tế và xây dựng được kế
  5. 5 hoạch tiến độ sản xuất để có kế hoạch trồng cây bời lời phù hợp với điều kiện của gia đình nông hộ/cơ sở sản xuất và có tính khả thi cao. - Mô đun 02: “Sản xuất cây giống bời lời” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xây dựng vườn ươm cây giống, làm đất, đóng bầu, thu hái, xử lý quả giống và bảo quản hạt giống, gieo hạt, cấy cây vào bầu, chăm sóc cây giống và chọn cây xuất vườn để sản xuất được cây giống bời lời đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 03: “Trồng cây bời lời” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Chọn đất, làm đất, xác định mật độ, đào hố, chuẩn bị phân và bón lót, trồng cây nhằm trồng mới đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, tỉ lệ sống cao. - Mô đun 04: “Chăm sóc và quản lý bảo vệ” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Trồng dặm, làm cỏ, xới đất và vun gốc, tủ gốc giữ ẩm, bón phân, phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh hại, chăm sóc vườn cây tái sinh nhằm giúp vườn bời lời sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, sản lượng cao. - Mô đun 05: “Khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm” có thời gian học tập là 52 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. - Mô đun 06: “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Khảo sát thị trường và tiếp thị sản phẩm, ký hợp đồng mua bán sản phẩm, thanh lý hợp đồng và lấy ý kiến phản hồi nhằm tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
  6. 6 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học Số TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Kiến thức nghề Trắc nghiệm hoặc Không quá 60 phút vấn đáp 2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ Không quá 12 giờ năng nghề 3. Các chú ý khác Chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” nên tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề. Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ gieo ươm, chăm sóc để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia để chia sẻ kinh nghiệm với người học. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất cây giống và các mô hình trồng bời lời có uy tín đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công; Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
  7. 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: Trồng cây bời lời
  8. 8 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY BỜI LỜI Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 60 giờ. (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 40 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun “Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời” được giảng dạy đầu tiên, làm cơ sở để giảng dạy các mô đun khác trong chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp nghề; mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn sản xuất cây giống bời lời, hoặc ngay tại cơ sở sản xuất bời lời. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Mô tả được các đặc điểm về rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt; các giá trị và nhu cầu về các sản phẩm bời lời. - Nêu được các yêu cầu về điều kiện khí hậu và đất đai của cây bời lời. - Trình bày được các phương thức trồng cây bời lời. - Liệt kê được các khoản chí phí cần thiết, các giá trị sản phẩm thu được và hiệu quả kinh tế khi trồng cây bời lời. - Trình bày được các căn cứ để lập kế hoạch tiến độ sản xuất trồng bời lời. 2. Kỹ năng - Nhận biết được các đặc điểm thực vật học của cây bời lời. - Nhận xét, đánh giá được sự thích hợp của cây bời lời với điều kiện khí hậu, đất đai tại địa phương. - Xác định, lựa chọn được phương thức trồng bời lời phù hợp với điều kiện đất đai và nguồn lực hiện có của cơ sở hay của hộ gia đình.
  9. 9 - Dự tính được tổng chi phí đầu tư về vật tư, cây giống, dụng cụ, trang thiết bị, nhân công, giá trị sản phẩm thu được và hiệu quả kinh tế cho các phương thức trồng bời lời khác nhau; - Lập được kế hoạch tiến độ sản xuất trồng bời lời phù hợp với điều kiện cụ thể của từng gia đình nông hộ/cơ sở sản xuất. 3. Thái độ - Cẩn thận, trách nhiệm với công việc. - Sử dụng diện tích đất canh tác hiệu quả. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Số Thời gian T Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm T số thuyết hành tra* 1 Giới thiệu về cây bời lời 08 04 04 - 2 Một số phương thức trồng cây bời lời 16 04 11 01 3 Xây dựng tiến độ sản xuất 12 03 08 01 Lập dự toán và dự tính hiệu quả kinh tế 20 05 13 02 4 trồng bời lời Kiểm tra kết thúc mô đun 04 - - 04 Cộng 60 16 36 08 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (08 giờ),gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (04 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (04 giờ). 2. Nội dung của bài Bài 1: Giới thiệu về cây bời lời Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: - Mô tả được các đặc điểm về rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt bời lời. - Trình bày được được các yêu cầu về điều kiện khí hậu và đất đai của cây bời lời. - Nêu được các giá trị và nhu cầu về sản phẩm cây bời lời.
  10. 10 - Nhận xét, đánh giá được sự thích hợp của cây bời lời với điều kiện khí hậu, đất đai tại địa phương. 1. Đặc điểm thực vật học của cây bời lời 1.1. Thân và cành 1.2. Lá 1.3. Hoa 1.4. Quả và hạt 1.5 Rễ 2. Điều kiện gây trồng 2.1. Khí hậu 2.2. Đất đai 3. Giá trị của cây bời lời 3.1.Giá trị kinh tế 3.2. Giá trị dược liệu 3.3. Nhu cầu về sản phẩm cây bời lời Bài 2: Một số phương thức trồng cây bời lời Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các phương thức trồng cây bời lời. - Xác định, lựa chọn được phương thức trồng bời lời phù hợp với điều kiện đất đai và nguồn lực hiện có của cơ sở hay của hộ gia đình. - Sử dụng diện tích đất canh tác hiện có phù hợp, hiệu quả. 1. Phương thức trồng thuần 1.1. Khái niệm trồng thuần 1.2. Ưu, nhược điểm của trồng thuần 2. Phương thức trồng xen 2.1. Khái niệm trồng xen 2.2. Ưu, nhược điểm của trồng xen 2.3. Nguyên tắc trồng xen
  11. 11 2.4. Các mô hình trồng xen bời lời 2.4.1 Mô hình Nông lâm kết hợp (bời lời + sắn) 2.4.2 Mô hình cà phê + bời lời 2.4.3 Một số mô hình xen canh khác 3. Phương thức trồng cây phân tán 3.1 Khái niệm trồng cây phân tán 3.2 Ưu, nhược điểm của trồng cây phân tán 3.3 Mô hình trồng cây phán tán Bài 03: Xây dựng tiến độ sản xuất Thời gian: 12 giờ Mục tiêu - Nêu được các căn cứ để lập kế hoạch tiến độ. - Xác định được thời gian thực hiện các công việc trồng và chăm sóc bời lời. - Lập được bảng tiến độ sản xuất bời lời phù hợp với điều kiện sản xuất của từng gia đình nông hộ/cơ sở sản xuất, có tính khả thi cao. 1. Căn cứ để lập kế hoạch tiến độ 1.1 Khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất/trang trại/hộ gia đình 1.2 Khả năng tiêu thụ sản phẩm 2. Xác định thời gian cho các công việc 3. Lập bảng tiến độ sản xuất bời lời Bài 4: Lập dự toán và dự tính hiệu quả kinh tế trồng bời lời Thời gian: 20 giờ Mục tiêu - Nêu được các khoản chi phí đầu tư về giống, phân bón, nước tưới và thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, trang thiết bị và nhân công cho diện tích trồng bời lời của cơ sở sản xuất, hộ gia đình. - Lập được dự toán trồng bời lời chi tiết, cụ thể, sát với thực tế cho các phương thức trồng bời lời khác nhau phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất, hộ gia đình.
  12. 12 - Dự tính được tổng chi phí cho các phương thức trồng bời lời khác nhau. - Dự tính được giá trị các sản phẩm thu được và hiệu quả kinh tế của việc trồng bời lời. 1. Dự tính vật tư 1.1. Dự tính lượng giống và kinh phí đầu tư mua giống 1.2. Dự tính lượng phân và kinh phí đầu tư mua phân 1.3. Dự tính chi phí nước tưới 1.4. Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật 1.5. Dự tính chi phí dụng cụ lao động 2. Dự tính chi phí công lao động 3. Dự tính tổng chi phí 3.1.Tổng chi phí cho 1 ha bời lời trồng thuần 3.2.Tổng chi phí cho 1 ha bời lời trồng xen cà phê 3.3.Tổng chi phí cho 1 ha trồng theo mô hình nông lâm kết hợp (bời lời + sắn) 4. Dự tính các sản phẩm thu được 5. Dự tính hiệu quả kinh tế IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun “Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp ghề của nghề “Trồng cây bời lời”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về đặc điểm thực vật học, các mô hình trồng bời lời 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người - 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. - Các mô hình trồng bời lời theo các phương thức NLKH, trồng xen và trồng phân tán (có thể thuê, mượn của cơ sở, nông hộ trồng bời lời ở gần địa điểm của lớp học). - Các loại vật tư:
  13. 13 STT Tên dụng cụ, vật tư Số lượng 1 Vỏ cây bời lời ≥ 03 kg 2 Cây bời lời đã khai thác vỏ ≥ 10 cây 3 Cành, lá bời lời đã được xay ≥ 10 kg 4 Bột bời lời ≥ 04 kg 5 Giấy A0 30 tờ 6 Bút màu 30 cây 7 Băng keo 01 cuộn 4. Điều kiện khác - Bộ phận tổ chức lớp học - Các chuyên gia về cây bời lời V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Kiểm tra định kỳ - Lý thuyết: trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. b) Kiểm tra kết thúc mô đun - Kiểm tra kết thúc mô đun Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: Học viên mô tả được các đặc điểm về rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt; các giá trị và nhu cầu về các sản phẩm bời lời; nêu được các yêu cầu về điều
  14. 14 kiện khí hậu và đất đai; các phương thức trồng cây bời lời và liệt kê được các khoản chí phí cần thiết, các giá trị sản phẩm thu được và hiệu quả kinh tế khi trồng cây bời lời; - Kỹ năng: Học viên nhận biết được các đặc điểm thực vật học của cây bời lời; nhận xét, đánh giá được sự thích hợp của cây bời lời với điều kiện khí hậu, đất đai tại địa phương; xác định, lựa chọn được phương thức trồng bời lời phù hợp với điều kiện đất đai và nguồn lực hiện có của cơ sở hay của hộ gia đình; dự tính được tổng chi phí đầu tư về vật tư, cây giống, dụng cụ, trang thiết bị, nhân công, giá trị sản phẩm thu được và hiệu quả kinh tế cho các phương thức trồng bời lời khác nhau; - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng mô đun; cẩn thận, trách nhiệm với công việc; sử dụng diện tích đất canh tác hiệu quả. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Phần lý thuyết: Giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về cây bời lời, các mô hình trồng bời lời, các sản phẩm từ bời lời trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. Nên sử dụng phương pháp dạy học cho người lớn tuổi và giảng dạy có sự tham gia. - Phần thực hành: Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun. - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong các bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia
  15. 15 học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Tìm hiểu đặc điểm cây bời lời. - Các phương thức canh tác bời lời. - Lập dự toán trồng bời lời. - Dự tính hiệu quả trồng bời lời. 4. Tài liệu tham khảo [1] Cục Lâm nghiệp. Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008. [2] Cục Khuyến nông và khuyến lâm. Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2009. [3] Viện Nghiên cứu sinh thái Chính sách xã hội, 2012. Chương trình đào tạo thực hành nông dân nông nghiệp sinh thái- Xây dựng vườn ươm. [4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm. [5] Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai, 2003. Cẩm nang khuyến nông tập 2- cây trồng lâm nghiệp. [6] Dự án FLITCH, 2010. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bời lời đỏ. [7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình kỹ thuật trồng bời lời đỏ (Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006). [8] Bộ NN và PTNT - Ban quản lý dự án Flitch. Kỹ thuật và hiệu quả trồng mô hình Nông lâm kết hợp bời lời đỏ xen mì (bắp) và dứa Cayen trên đất dốc ở huyện Krông Bông – Đắc Lắc. [9] Th.sỹ Ngô Văn Toại. Hiệu quả tài chính và giá trị môi trường trong sản xuất bời lời của nông hộ tại huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. [10] Trần Ngọc Hải, Nguyễn Việt Khoa. Cây bời lời đỏ-Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản lao động, 2007.
  16. 16 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sản xuất cây giống Bời lời Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: Trồng cây bời lời
  17. 17 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BỜI LỜI Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 100 giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 72 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun sản xuất cây giống bời lời được học sau mô đun xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời và trước các mô đun trồng bời lời, chăm sóc và quản lý bảo vệ, khai thác sơ chế và bảo quản sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn ươm cây giống bời lời. Thời gian giảng dạy nên bố trí vào khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau để phù hợp với thời vụ sản xuất cây giống. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Trình bày được các yêu cầu thiết kế, xây dựng vườn ươm cây giống. - Mô tả được các bước kỹ thuật làm đất, lên luống, chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu, đóng bầu và xếp bầu vào luống, áp chặt mép luống. - Trình bày được kỹ thuật thu hái, chọn lựa, bảo quản, xử lý quả giống, hạt giống bời lời, gieo hạt, cây cây vào bầu. - Liệt kê được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm như trồng dặm, tưới nước, làm cỏ, xới xáo, bón phân thúc, đảo bầu, phân loại cây, phòng trừ sâu bệnh hại. 2. Kỹ năng - Xây dựng được vườn ươm cây giống phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả - Thực hiện được các bước kỹ thuật làm đất, lên luống, chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu, đóng bầu và xếp bầu vào luống, áp chặt mép luống. - Thu hái, chọn lựa, bảo quản, xử lý quả giống, hạt giống, gieo hạt và cấy cây vào bầu.
  18. 18 - Thực hiện được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm đúng kỹ thuật. - Chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn để xuất vườn 3. Thái độ - Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc để sản xuất cây giống bời lời. - Có trách nhiệm đối với cây giống sản xuất ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Xây dựng vườn ươm cây giống 12 4 8 - 2 Làm đất và đóng bầu 20 4 15 1 3 Thu hái, xử lý quả giống và bảo quản 16 4 11 1 hạt giống 4 Xử lý hạt giống 08 2 6 - 5 Gieo hạt và cấy cây 16 4 11 1 6 Chăm sóc cây giống và chọn cây xuất 24 6 17 1 vườn Kiểm tra kết thúc mô đun 4 - - 4 Cộng 100 24 68 08 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (08 giờ),gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (04 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (04 giờ). 2. Nội dung chi tiết
  19. 19 Bài 1: Xây dựng vườn ươm cây giống Thời gian: 12 giờ Mục tiêu - Nêu được đặc điểm các loại vườn ươm. - Chọn địa điểm để làm vườn ươm hợp lý. - Thiết kế, xây dựng được vườn ươm phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả. - Có trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra. 1. Các loại vườn ươm 1.1 Vườn ươm tạm thời, quy mô nhỏ 1.2 Vườn ươm lâu dài 1.3 Vườn ươm tổng hợp 2. Chọn địa điểm làm vườn ươm 3. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 4. Làm rào và cổng ra vào 5. Làm luống và đường đi 6. Làm các công trình khác 6.1. Làm hệ thống tưới 6.2 Tạo rãnh thoát nước Bài 2: Làm đất và đóng bầu Thời gian: 20 giờ Mục tiêu - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật xử lý cỏ dại, tàn dư thực vật và làm đất. - Nêu được các bước công việc đóng bầu để ươm cây như chuẩn bị túi bầu, trộn hỗn hợp đất phân, đóng bầu và xếp bầu vào luống, áp chặt mép luống. - Xử lý cỏ dại, tàn dư thực vật và làm đất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn lựa được loại đất, phân phù hợp để đóng bầu - Trộn đều được hỗn hợp đất phân - Đóng bầu đất và xếp bầu vào luống đúng kỹ thuật, áp chặt được mép luống
  20. 20 1. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật 2. Làm đất 3. Đóng bầu 3.1. Chuẩn bị túi bầu 3.2. Chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu 3.3. Đóng bầu 4. Xếp bầu vào luống 5. Áp chặt mép luống Bài 3: Thu hái, xử lý quả giống và bảo quản hạt giống Thời gian: 16 giờ Mục tiêu - Nêu được các tiêu chuẩn của cây lấy quả giống và các biện pháp kỹ thuật thu hái quả giống - Nêu được các bước công việc để xử lý quả bời lời giống và cách bảo quản hạt giống. - Thu hái quả giống đúng thời điểm, đảm bảo an toàn. - Chọn lựa được quả giống đảm bảo chất lượng, xử lý quả giống và bảo quản hạt giống đúng kỹ thuật. - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng quả giống, hạt giống. 1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 2. Xác định cây để thu hái quả giống 3. Thu hái quả giống 4. Xử lý quả giống 4.1. Lựa chọn quả giống 4.2. Loại bỏ lớp vỏ thịt 4.3. Phơi hạt giống 5. Bảo quản hạt giống 5.1. Rải hạt giống lên luống cát 5.2. Tưới phun 6. Chú ý
  21. 21 Bài 4: Xử lý hạt giống Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc xử lý hạt giống bời lời. - Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm đúng kỹ thuật. - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng hạt giống. 1. Thời vụ gieo ươm 2. Tác dụng của việc xử lý hạt giống 3. Chọn hạt giống 4. Phương pháp xử lý 4.1. Ngâm hạt vào nước ấm 4.2. Vớt hạt và để ráo 4.3. Ủ hạt Bài 5: Gieo hạt và cấy cây Thời gian: 16 giờ Mục tiêu - Nêu được các bước công việc gieo hạt trên luống đất, luống cát và trong túi bầu. - Nêu được các bước công việc cấy cây vào bầu. - Chuẩn bị được luống đất và luống cát để gieo hạt. - Thao tác gieo hạt trên luống đất, luống cát và trong túi bầu đúng kỹ thuật. - Nhổ cây mầm và cấy cây vào bầu đúng kỹ thuật. - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra. 1. Chọn hạt mầm 2. Gieo hạt mầm trên luống 2.1 Gieo hạt mầm trên luống đất 2.1.1 Lên luống đất 2.1.2 Gieo hạt mầm 2.2. Gieo hạt mầm trên luống cát 2.2.1 Lên luống cát
  22. 22 2.2.2 Gieo hạt mầm 2.3 Ưu và nhược điểm khi gieo hạt mầm trên luống 3. Gieo hạt mầm trong túi bầu 3.1 Cách gieo 3.2 Ưu và nhược điểm 4. Lưu ý 5. Cấy cây vào bầu 5.1. Tưới bầu đất trước khi cấy 5.2. Nhổ cây mầm 5.3. Cấy cây 5.4. Tưới nước Bài 6: Chăm sóc cây giống và chọn cây xuất vườn Thời gian: 24 giờ Mục tiêu - Nêu được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm như trồng dặm, tưới nước, làm cỏ, xới đất, bón phân thúc, đảo bầu, phân loại cây. - Mô tả được tiêu chuẩn chất lượng cây giống khi đem trồng. - Thực hiện được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm đúng kỹ thuật. - Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn. - Thu dọn, vệ sinh vườn ươm sau khi xuất vườn. - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra. 1. Dặm cây 2. Tưới nước 2.1 Nguyên tắc 2.2 Kỹ thuật tưới 3. Làm cỏ, xới phá váng. 3.1 Tác dụng 3.2 Kỹ thuật làm cỏ, xới phá váng 4. Bón phân thúc
  23. 23 4.1 Tác dụng 4.2 Loại phân bón thường được sử dụng để bón thúc 4.3 Kỹ thuật bón 4.3.1 Phân hóa học 4.3.2 Phân hữu cơ 4.3.3 Phân bón lá 4.3.4 Một số lưu ý khi tưới phân thúc 5. Đảo bầu phân loại cây 5.1 Tác dụng 5.2 Cách làm 6. Phòng trừ sâu bệnh hại cây 6.1. Bệnh thối cổ rễ 6.1.1.Triệu chứng 6.1.2 Biện pháp phòng trị 6.2 Bệnh thối ngọn 6.2.1 Triệu chứng 6.2.2 Biện pháp phòng trị 6.3 Bệnh cháy lá, khô ngọn 6.3.1 Triệu chứng 6.3.2 Biện pháp phòng trị 6.4 Bệnh mốc đen 6.4.1 Triệu chứng 6.4.2 Biện pháp phòng trị 6.5. Một số đối tượng gây hại khác 6.6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học để phòng, trừ sâu bệnh hại 6.6.1 Pha thuốc 6.6.2 Phun thuốc bảo vệ thực vật 6.6.3. Xử lý thuốc dư thừa 6.6.4.Vệ sinh dụng cụ sau khi xử lý thuốc 6.6.5. Vệ sinh sau khi tiếp xúc với thuốc BVTV
  24. 24 7. Điều chỉnh ánh sáng 8. Chọn cây xuất vườn 8.1.Chọn cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 8.2. Bốc xếp cây giống 8.3. Thu dọn vệ sinh vườn ươm IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun “Sản xuất cây giống bời lời” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề “Trồng cây bời lời”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về kỹ thuật xử lý hạt giống, ủ hạt thúc mầm, kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây giống bời lời trong vườn ươm. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người - 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. - >=300 m2 vườn ươm (có thể thuê, mượn của cơ sở ươm cây giống bời lời ở gần địa điểm của lớp học). - Các loại máy bơm và hệ thống tưới nước, bình bơm thuốc bảo vệ thực vật các dụng cụ trang thiết bị này cũng có thể liên kết với các cơ sở sản xuất cây giống bời lời ở nơi gần lớp học. - Các loại vật tư phân bón STT Tên dụng cụ, vật tư Số lượng 1 Quả giống bời lời ≥ 05 kg 2 Hạt giống bời lời ≥ 05 cây 3 Phân Ure ≥ 15 kg 4 Phân Kcl ≥ 15 kg 5 Phân super lân ≥ 30 kg 6 Phân vi sinh ≥ 30 kg 7 Phân bón lá ≥ 02 lít
  25. 25 STT Tên dụng cụ, vật tư Số lượng 8 Thuốc bảo vệ thực vật ≥ 02 lít 9 Xe rùa ≥ 4 cái 10 Cuốc, xẻng ≥ 8 cái 11 Thúng, sọt ≥ 8 cái 12 Túi bầu nilon ≥ 4 kg 13 Dụng cụ đóng bầu ≥ 8 cái 14 Bình phun thuốc ≥ 4 cái 15 Bình ô doa ≥ 4 cái 4. Điều kiện khác - Bộ phận tổ chức lớp học. - Giáo viên hỗ trợ dạy thực hành. - Mỗi học viên cần được trang bị đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá a) Kiểm tra định kỳ - Lý thuyết: Trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. b) Kiểm tra kết thúc mô đun Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá
  26. 26 - Kiến thức: Học viên trình bày được các yêu cầu thiết kế, xây dựng vườn ươm cây giống; mô tả được các bước kỹ thuật làm đất, lên luống, chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu, đóng bầu và xếp bầu vào luống, áp chặt mép luống; trình bày được kỹ thuật thu hái, chọn lựa, bảo quản, xử lý quả giống, hạt giống bời lời, gieo hạt, cây cây vào bầu; liệt kê được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm như trồng dặm, tưới nước, làm cỏ, xới xáo, bón phân thúc, đảo bầu, phân loại cây và nhận biết được cây giống đủ tiêu chuẩn khi xuất vườn. - Kỹ năng: Học viên xây dựng được vườn ươm cây giống phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện được các bước kỹ thuật làm đất, lên luống, chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu, đóng bầu và xếp bầu vào luống, áp chặt mép luống; thu hái, chọn lựa, bảo quản, xử lý quả giống, hạt giống, gieo hạt và cấy cây vào bầu; thực hiện được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm đúng kỹ thuật; chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn để xuất vườn. - Thái độ: Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc để sản xuất cây giống bời lời; có trách nhiệm đối với cây giống sản xuất ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “ Sản xuất cây giống bời lời” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Sản xuất cây giống bời lời” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ01, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. - Phần lý thuyết: giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về các vườn ươm cây giống bời lời trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. Nên sử dụng phương pháp dạy học là giảng dạy cho người lớn tuổi có sự tham gia.
  27. 27 - Phần thực hành: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun. + Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép. + Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ. + Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Xử lý quả giống và bảo quản hạt giống. - Gieo hạt và cấy cây. - Chăm sóc cây giống. - Chọn cây xuất vườn. 4. Tài liệu tham khảo [1] Cục Lâm nghiệp. Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008. [2] Cục Khuyến nông và khuyến lâm. Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2009. [3] Viện Nghiên cứu sinh thái Chính sách xã hội, 2012. Chương trình đào tạo thực hành nông dân nông nghiệp sinh thái- Xây dựng vườn ươm. [4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm. [5] Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai, 2003. Cẩm nang khuyến nông tập 2- cây trồng lâm nghiệp. [6] Dự án FLITCH, 2010. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bời lời đỏ. [7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình kỹ thuật trồng bời lời đỏ (Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006). [8] Bộ NN và PTNT - Ban quản lý dự án Flitch. Kỹ thuật và hiệu quả trồng mô hình Nông lâm kết hợp bời lời đỏ xen mì (bắp) và dứa Cayen trên đất dốc ở huyện Krông Bông – Đắc Lắc.
  28. 28 [9] Th.sỹ Ngô Văn Toại. Hiệu quả tài chính và giá trị môi trường trong sản xuất bời lời của nông hộ tại huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. [10] Trần Ngọc Hải, Nguyễn Việt Khoa. Cây bời lời đỏ-Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản lao động, 2007.
  29. 29 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây bời lời Mã số mô đun: MĐ 03 Nghề: Trồng cây bời lời
  30. 30 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY BỜI LỜI Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian thực hiện mô đun: 92 giờ (Lý thuyết 20 giờ; Thực hành 68 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun trồng cây bời lời được học sau mô đun sản xuất cây giống và trước các mô chăm sóc, quản lý bảo vệ, khai thác sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có đất để trồng bời lời. Thời gian giảng dạy nên bố trí vào khoảng tháng 01 đến tháng 4 hàng năm để phù hợp với thời vụ trồng. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Mô tả được cách quan sát đất theo từng chỉ tiêu cụ thể. - Trình bày được các loại phân bón phù hợp với cây bời lời. - Nêu được khoảng cách trồng bời lời với các hình thức trồng khác nhau. - Trình bày được kỹ thuật trồng bời lời. 2. Kỹ năng - Chọn được loại đất trồng bời lời phù hợp. - Xử lý sạch tàn dư thực vật trên đất. - Chọn được loại phân bón lót phù hợp cho bời lời. - Vận hành được một số loại máy như: Máy cày, máy khoan hố. - Xác định được khoảng cách, mật độ trồng bời lời trên diện tích cụ thể. - Trồng bời lời đúng kỹ thuật. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn giao thông. - Có trách nhiệm với công việc. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
  31. 31 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian STT Tên các bài học trong Thời gian Mô đun Tổng Lý Thực Kiểm Số thuyết hành tra* 1 Chuẩn bị đất và phân bón lót 28 8 19 1 2 Đào hố và bón lót 44 8 34 2 3 Trồng cây 16 4 11 1 Kiểm tra hết mô đun 4 - - 4 Cộng 92 20 64 8 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (08 giờ),gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (04 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (04 giờ). 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Chuẩn bị đất và phân bón Thời gian: 28 giờ Mục tiêu - Trình bày được các bước trồng cây bời lời đúng kỹ thuật. - Xác định được số cây cần trồng và lượng phân bón lót cần thiết cho 1 ha trồng bời lời. - Chọn được đất trồng bời lời phù hợp với yêu cầu. 1. Chọn đất trồng bời lời 1.1. Quan sát thực bì 1.2. Quan sát địa hình 1.3. Quan sát phẫu diện đất 1.4. Lựa chọn được đất trồng bời lời 2. Làm đất trồng bời lời 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Phát dọn và xử lý thực bì 2.3. Cày đất
  32. 32 3. Chuẩn bị phân bón lót 3.1. Xác định loại phân và lượng phân cần bón 3.2. Quy trình kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh từ các sản phẩm nông nghiệp 3.3. Chuẩn bị dụng cụ bón phân Bài 2: Đào hố và bón lót Thời gian: 44 giờ Mục tiêu - Trình bày được tiêu chuẩn kích thước của hố trồng bời lời. - Biết được cách đào hố và bón phân lót. - Xác định được lượng phân cần bón lót cho mỗi hố. 1. Chuẩn bị dụng cụ đào hố và bón phân 2. Xác định mật độ và khoảng cách trồng bời lời 3. Cắm tiêu xác định vị trí đào hố 4. Kỹ thuật đào hố 5. Kiểm tra hố đào 6. Đổ phân vào hố trồng 7. Trộn phân và lấp hố 8. Kiểm tra hố Bài 3: Trồng cây Thời gian: 16 giờ Mục tiêu - Xác định được thời điểm trồng bời lời phù hợp với mùa vụ của địa phương. - Đưa cây giống ra ruộng trồng an toàn, kịp thời, không vỡ bầu đất, dập, gẫy, cây. - Thao tác thành thạo bước công việc tạo hố, rạch túi bầu, đặt cây lấp đất. - Đảm bảo vệ sinh môi trường. 1. Xác định thời điểm trồng 2. Chuẩn bị vật tư dụng cụ
  33. 33 3.Vận chuyển và rải cây ra hố 4. Tạo hốc trồng 5. Rạch bỏ túi bầu 6. Đặt cây vào hốc và lấp đất 7. Tủ gốc giữ ẩm cho cây IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình mô đun “Trồng bời lời” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, của nghề “Trồng bời lời”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về chọn đất, làm đất, chuẩn bị phân và trồng cây. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho 01 lớp học 30 học viên - 01 phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. Có trang bị bảng, phấn. - Tối thiểu có ≥ 500 m 2 đất vườn chuẩn bị trồng bời lời (có thể thuê, mượn của cơ sở, nhà dân gần địa điểm của lớp học). - Các loại vật tư STT Tên dụng cụ, vật tư Số lượng 1 Cuốc 12 cái 2 Xẻng 12 cái 3 Máy cày, máy khoan hố 1-2 máy 4 Sọt 12 cái 5 Dao nhỏ 12 cái 6 Cây bời lời giống 50 cây 7 Phân đạm 5-10 kg 8 Phân kali 5-10 kg 9 Phân lân 5- 50 kg
  34. 34 STT Tên dụng cụ, vật tư Số lượng 10 Phân hữu cơ 50- 100 kg - Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. 4. Điều kiện khác: Bộ phận tổ chức lớp học, các chuyên gia về cây bời lời. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra kết thúc bài học: + Phần lý thuyết: kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan. + Phần thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: Học viên nêu kỹ thuật chọn đất, làm đất, xác định mật độ khoảng cách, đào hố và trồng cây bời lời. - Kỹ năng: Học viên thực hiện chọn đất, làm đất, xác định mật độ, khoảng cách đào hố, bón lót và trồng bời lời - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ số giờ học của mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; an toàn lao động. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Trồng bời lời” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Trồng bời lời” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ01, MĐ02, MĐ04, MĐ05) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
  35. 35 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Phần lý thuyết: Giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về cây bời lời trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. - Phần thực hành: Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun. Giáo viên hướng dẫn mở đầu, học viên quan sát từng bước và sau đó thực hành nhiều lần để làm được thành thạo các thao tác. Trong quá trình học viên thực hành, giáo viên cần quan sát, theo dõi để hướng dẫn kịp thời. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Bài 1, bài 2, bài 3 4. Tài liệu tham khảo [1] Cục Lâm nghiệp. Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008. [2] Cục Khuyến nông và khuyến lâm. Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2009. [3] Viện Nghiên cứu sinh thái Chính sách xã hội, 2012. Chương trình đào tạo thực hành nông dân nông nghiệp sinh thái- Xây dựng vườn ươm. [4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm. [5] Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai, 2003. Cẩm nang khuyến nông tập 2- cây trồng lâm nghiệp. [6] Dự án FLITCH, 2010. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bời lời đỏ. [7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình kỹ thuật trồng bời lời đỏ (Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006). [8] Bộ NN và PTNT - Ban quản lý dự án Flitch. Kỹ thuật và hiệu quả trồng mô hình Nông lâm kết hợp bời lời đỏ xen mì (bắp) và dứa Cayen trên đất dốc ở huyện Krông Bông – Đắc Lắc. [9] Th.sỹ Ngô Văn Toại. Hiệu quả tài chính và giá trị môi trường trong sản xuất bời lời của nông hộ tại huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. [10] Trần Ngọc Hải, Nguyễn Việt Khoa. Cây bời lời đỏ-Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản lao động, 2007.
  36. 36 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chăm sóc và quản lý bảo vệ cây bời lời Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Trồng cây bời bời
  37. 37 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ CÂY BỜI LỜI Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 100 giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 72 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun "Chăm sóc và quản lý bảo vệ cây bời lời" là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp. Mô đun này nên học sau các mô đun: Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời; sản xuất cây giống bời lời; trồng cây bời lời và nên học trước mô đun khai thác sơ chế và bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Mô đun chăm sóc và quản lý bảo vệ cây bời lời là mô đun bắt buộc của nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp. Trong mô đun sẽ tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy tại hội trường, nhà văn hóa hoặc ngay tại vườn của hộ gia đình II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nêu được tác dụng của thời vụ trồng dặm. - Kể tên được loại phân cần bón thúc cho cây bời lời. - Trình bày được kỹ thuật trồng dặm, làm cỏ bón phân, vun gốc, tủ gốc, phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy chữa cháy. 2. Kỹ năng - Thực hiện được kỹ thuật trồng dặm. - Thực hiện được kỹ thuật làm cỏ, xới đất và vun gốc. - Thực hiện được kỹ thuật tủ gốc. - Thao tác bón phân đúng kỹ thuật. - Nhận biết được đối tượng sâu bệnh hại và phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại trên cây Bời lời. 3. Thái độ
  38. 38 - Có thái độ và tinh thần trách nhiệm trong an toàn lao động và bảo vệ môi trường. - Có ý thức trách nhiệm với sản phẩm làm ra. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian STT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Trồng dặm 12 2 10 - 2 Làm cỏ, xới đất, vun gốc và tủ 24 6 17 1 gốc giữ ẩm cho cây 4 Bón phân 12 4 7 1 5 Phòng chống cháy 16 4 11 1 6 Phòng trừ sâu bệnh hại 20 4 16 - 8 Chăm sóc vườn cây tái sinh 12 4 7 1 Kiểm tra hết mô đun 4 - - 4 Cộng 100 24 68 8 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (08 giờ), gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (04 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (04 giờ). 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Trồng dặm Thời gian: 12 giờ Mục tiêu - Trình bày được thời gian, tác dụng, và yêu cầu kỹ thuật trồng dặm. - Thực hiện được kỹ thuật trồng dặm. 1. Mục đích của trồng dặm
  39. 39 2. Kiểm tra vườn rừng và tìm hiểu nguyên nhân cây chết sau trồng. 2.1. Mục đích kiểm tra vườn rừng sau khi trồng 2.2. Nội dung kiểm tra 2.3. Phương pháp kiểm tra 2.4.Thời gian kiểm tra 3. Chuẩn bị cây giống 4. Xác định thời điểm trồng dặm 5. Dặm cây 5.1.Chuẩn bị vật tư dụng cụ 5.2.Tạo hốc trồng 5.3. Rạch bỏ túi bầu 5.4. Đặt cây vào hốc và lấp đất Bài 2: Làm cỏ, xới đất, vun gốc và tủ gốc giữ ẩm cho cây Thời gian: 24 giờ Mục tiêu - Nêu được tác dụng và kỹ thuật làm cỏ, xới đất và vun gốc. - Thực hiện được kỹ thuật làm cỏ, xới đất và vun gốc vườn, rừng bời lời. - Cẩn thận và trách nhiệm khi thực hiện công việc làm cỏ, xới đất và vun gốc cho vườn, rừng bời lời. 1. Chuẩn bị dụng cụ và xác định thời điểm làm cỏ, xới đất vun gốc 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 1.2. Xác định thời điểm thực hiện 2. Làm cỏ 2.1.Tác dụng của việc làm cỏ 2.2. Phát quang thực bì 2.3. Làm cỏ quanh gốc 3. Xới đất vun gốc 3.1. Xới đất xung quanh gốc cây 3.2. Vun đất vào gốc cây
  40. 40 4. Tủ gốc giữ ẩm cho cây Bài 3: Bón phân thúc Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Kể được loại phân, lượng phân và kỹ thuật bón phân thúc cho bời lời. - Bón phân đúng kỹ thuật. - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng sản phẩm làm ra. 1. Đặc điểm các loại phân thường được sử dụng để bón cho bời lời. 1.1. Phân Urê 1.2. Phân lân 1.3. Phân kali 1.4. Phân hữu cơ 2. Lượng phân bón thúc 2.1. Cơ sở để xác định lượng phân bón thúc 2.2. Lượng phân bón thúc 3. Xác định thời điểm bón phân 4. Kỹ thuật bón phân. 4.1. Rạch rãnh 4.2. Rải phân 4.3. Lấp đất Bài 4: Phòng chống cháy Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được tác dụng của việc phòng chống cháy - Xác định các biện pháp và thời điểm phòng chống cháy. - Thực hiện phòng chống cháy. 1. Tác dụng của phòng chống cháy 1.1.Tác dụng đối với đất
  41. 41 1.2.Tác dụng đối với khí quyển 1.3.Tác dụng đến đời sống kinh tế - xã hội 2. Chuẩn bị dụng cụ tiến hành phòng chống cháy 3. Xác định thời điểm phòng chống cháy 3.1. Điều kiện xảy ra cháy 3.2. Nguyên nhân cháy 3.3. Các phương pháp xác định thời điểm phòng chống cháy 4. Lựa chọn các biện pháp phòng chống cháy 4.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh 4.2. Đốt trước vật liệu cháy 4.3. Vệ sinh vườn rừng 5. Thực thi các biện pháp phòng cháy Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời Thời gian: 20 giờ Mục tiêu - Nêu được đặc điểm gây hại, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại cây bời lời phổ biến. - Phòng trừ hiệu quả sâu hại cây bời lời. - Có ý thức trách nhiệm với sản phẩm và bảo vệ môi trường. 1. Chuẩn bị dụng cụ 1.1. Sổ ghi chép 1.2. Kính lúp cầm tay 1.3. Bình bơm thuốc 1.4. Thuốc phòng trừ 1.5. Đồ bảo hộ lao động 2. Kiểm tra vườn định kỳ 3. Các phương pháp điều tra tình hình sâu bệnh hại 3.1. Chọn cây tiêu chuẩn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống 3.2. Phương pháp 5 điểm
  42. 42 4. Dự tính mức độ của sâu bệnh hại 4.1. Xác định tỷ lệ cây bệnh 4.2. Xác định cấp bị hại trên các bộ phận 5. Các biện pháp phòng trừ sâu hại 5.1. Nhóm sâu đục thân cành 5.2. Nhóm sâu hại lá 6. Các biện pháp phòng trừ bệnh hại 6.1. Bệnh rỉ sắt 6.2. Bệnh thối cổ rễ 7. Quản lý dịch hại tổng hợp 8. Một số biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Bài 6: Chăm sóc vườn chồi tái sinh Thời gian: 12 giờ - Nêu được các nguyên tắc khi tiến hành tỉa chồi. - Lập được kế hoạch tiến độ chăm sóc cây bời lời. 1. Kiểm tra vườn, rừng cây chồi bời lời 1.1.Nội dung kiểm tra 1.2.Thời gian kiểm tra 1.3.Phương pháp kiểm tra 2. Tỉa chồi 2.1.Mục đích 2.2. Tiêu chuẩn chồi để lại 2.3. Các bước tiến hành 2.4. Sau khi tỉa chồi 3. Bón phân chăm sóc cây chồi 3.1. Thời điểm chăm sóc 3.2. Quy trình bón phân 4. Phòng, trừ sâu bệnh 5. Quản lý bảo vệ vườn chồi
  43. 43 IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình mô đun “Chăm sóc và quản lý vườn bời lời ” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp ghề, của nghề “Trồng bời lời” và một số tài liệu phát tay cho học viên. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip trồng dặm, làm cỏ, xới đất và vun gốc, bón phân thúc, tủ gốc và phòng, trừ sâu bệnh hại, phòng chống cháy cho cây bời lời. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho một lớp học 30 học viên - 01 phòng học ≥ 30m 2, có đủ bảng,phấn và bàn ghế cho giáo viên và học viên. - ≥ 500 m2 vườn trồng bời lời (có thể thuê, mượn của cơ sở, nhà dân gần địa điểm của lớp học). - Các loại vật tư STT Tên dụng cụ Số lượng 1 Dao phát 6 cái 2 Cuốc 6 cái 3 Cào cỏ 6 cái 4 Kéo căt cành 6 cái 5 Xe đẩy 6 chiếc 6 Quang gánh 6 đối 7 Bời lời giống để trồng dặm 30 cây 8 Ure, Kcl; Super lân 10 kg mỗi loại 9 Phân vi sinh 1 bao 10 Rơm tủ gốc 6 bao 11 Kính lúp cầm tay 6 cái 12 Vỉ đập lửa 6 cái 4. Điều kiện khác Mỗi học viên cần được trang bị đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá
  44. 44 - Kiểm tra kết thúc bài học + Phần lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan. + Phần thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: Yêu cầu và kỹ thuật trồng dặm; tác dụng của việc làm cỏ, xới đất và vun gốc; bón phân thúc; tủ gốc; phòng, trừ sâu bệnh hại và phòng chống cháy. - Kỹ năng: Mức độ thành thạo của học viên qua các nội dung trồng dặm; làm cỏ, xới đất và vun gốc; bón phân thúc; tủ gốc; phòng trừ sâu bệnh hại. - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; có ý thức trách nhiệm cao khi thực hành tại các vườn bơ của nông hộ địa phương. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Chăm sóc và quản lý vườn bời lời” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Chăm sóc và quản lý cây bời lời” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ05; MĐ 06) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Phần lý thuyết: Giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về trồng dặm; làm cỏ, xới đất và vun gốc; bón phân thúc; tủ gốc và phòng trừ sâu bệnh hại trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.
  45. 45 - Phần thực hành: Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài học trong mô đun. + Giáo viên chọn 1 học viên làm mẫu, giáo viên cùng cả lớp cùng quan sát, nhận xét, chỉnh sữa kịp thời, sau đó mỗi học viên tự thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật trong khoảng thời gian đã quy định. + Giáo viên hướng dẫn mở đầu, làm mẫu, học viên quan sát từng bước, sau đó thực hành nhiều lần để làm được thành thạo các thao tác. Trong quá trình học viên thực hiện các thao tác, giáo viên cần quan sát để chỉ rõ những thao tác chưa đúng, đồng thời thảo luận với học viên về những thiệt hại mang lại do thao tác sai. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Các bài trong mô đun. 4. Tài liệu tham khảo [1] Cục Lâm nghiệp. Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008. [2] Cục Khuyến nông và khuyến lâm. Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2009. [3] Viện Nghiên cứu sinh thái Chính sách xã hội, 2012. Chương trình đào tạo thực hành nông dân nông nghiệp sinh thái- Xây dựng vườn ươm. [4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm. [5] Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai, 2003. Cẩm nang khuyến nông tập 2- cây trồng lâm nghiệp. [6] Dự án FLITCH, 2010. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bời lời đỏ. [7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình kỹ thuật trồng bời lời đỏ (Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006). [8] Bộ NN và PTNT - Ban quản lý dự án Flitch. Kỹ thuật và hiệu quả trồng mô hình Nông lâm kết hợp bời lời đỏ xen mì (bắp) và dứa Cayen trên đất dốc ở huyện Krông Bông – Đắc Lắc. [9] Th.sỹ Ngô Văn Toại. Hiệu quả tài chính và giá trị môi trường trong sản xuất bời lời của nông hộ tại huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. [10] Trần Ngọc Hải, Nguyễn Việt Khoa. Cây bời lời đỏ-Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản lao động, 2007.
  46. 46 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Khai thác sơ chế và bảo quản sản phẩm Mã số mô đun: MĐ 05 Nghề: Trồng cây bời lời CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
  47. 47 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: KHAI THÁC SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 52 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành 36 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp nghề. Mô đun này phải được học sau các mô đun: xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời, sản xuất cây giống bời lời; trồng bời lời; chăm sóc và quản lý bảo vệ cây bời lời. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Mô đun khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm là mô đun bắt buộc của nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp. Trong mô đun sẽ tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy tại hội trường, nhà văn hóa hoặc ngay tại vườn cây. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nêu được tiêu chuẩn phân loại và bảo quản các loại sản phẩm bời lời. - Trình bày kỹ thuật khai thác bời lời an toàn. 2. Kỹ năng - Sử dụng được một số loại công cụ như cưa xăng; máy xay sản phẩm. - Phân loại và bảo quản được các sản phẩm. 3. Thái độ Bảo vệ môi trường và an toàn trong lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian STT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng Lý Thực Kiểm
  48. 48 Số thuyết hành tra * 1 Khai thác sản phẩm 16 4 11 1 2 Sơ chế sản phẩm 16 4 10 2 3 Bảo quản sản phẩm 16 4 11 1 Kiểm tra mô đun 4 - - 4 Cộng 52 12 32 8 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (08 giờ), gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (04 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (04 giờ). 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Khai thác sản phẩm Thời gian: 16 giờ Mục tiêu - Xác định được tiêu chuẩn cây khai thác. - Chặt hạ , vận xuất, vận chuyển đúng kỹ thuật và an toàn. 1. Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ khai thác. 1.1. Rìu 1.2. Dao 1.3. Cưa xăng 2. Xác định tiêu chuẩn cây bời lời khai thác 3. Xác định tiêu chuẩn lâm phần khai thác 4. Chặt hạ 4.1. Chuẩn bị rừng 4.2. Chọn cây chặt 4.3. Xác định hướng đổ cho cây 4.4. Phát dọn xung quanh gốc cây 4.5. Hạ cây 5. Cắt khúc
  49. 49 6. Vận xuất sản phẩm 6.1. Khái niệm 6.2. Các loại hình vận xuất 7. Vận chuyển sản phẩm về nơi sơ chế 7.1. Khái niệm 7.2. Các loại hình vận chuyển 8. Vệ sinh vườn, rừng sau khai thác Bài 2: Sơ chế sản phẩm Thời gian: 16 giờ Mục tiêu - Xác định được các tiêu chí phân loại các sản phẩm. - Sơ chế được các sản phẩm. 1. Chuẩn bị dụng cụ 2. Phân chia và tách rời các bộ phận trên cây bời lời 2.1. Cành và lá 2.2. Thân cây nguyên vỏ 2.3. Cắt khúc thân cây nguyên vỏ 3. Tách vỏ bời lời 4. Xay lá và cành nhỏ 5. Bốc xếp cây gỗ bời lời đã tách vỏ 6. Phơi các sản phẩm 6.1. Phơi vỏ bời lời 6.2. Phơi lá và cành nhỏ đã được xay 6.3. Phơi thân cây bời lời đã tách vỏ Bài 3: Bảo quản sản phẩm Thời gian: 16 giờ Mục tiêu - Trình bày được các nội dụng của việc bảo quản sản phẩm.
  50. 50 - Thực hiện được việc bảo quản bời lời đúng. 1. Chuẩn bị vật tư dụng cụ để bảo quản sản phẩm 1.1. Nhà kho 1.2. Bạt tủ 1.3. Bao đựng sản phẩm 1.4. Kệ kê 1.5. Thuốc mối và thuốc chuột 2. Tiêu chuẩn sản phẩm đưa vào bảo quản 3. Đóng gói sản phẩm 3.1.Yêu cầu 3.2. Quy trình đóng gói 4. Vận chuyển, bốc xếp vào kho 5. Các biện pháp bảo quản 5.1. Kiểm tra kho 5.2. Đặt thuốc diệt chuột và mối 5.3. Phòng cháy và chữa cháy IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình mô đun “Khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, của nghề “Trồng cây bời lời”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về khai thác, sơ chế, phơi sản phẩm. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 phòng học ≥ 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. - Các vật tư: STT Tên dụng cụ, vật tư Số lượng 1 01 nhà kho 50 m2 2 Vỏ bời lời khô 50 kg 3 Bao tải 6 cái 4 Lá bời lời khô 50 kg 5 Thúng 6 cái
  51. 51 6 Cào 6 cái 7 Dây buộc báo 6 m 8 Cây bời lời đã tách vỏ 30 cây 4. Điều kiện khác Bộ phận tổ chức lớp học, chuyên gia về cây bảo quản sản phẩm bời lời. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra kết thúc bài học: + Phần lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan. + Phần thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: Học viên trình bày về kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm Bời lời - Kỹ năng: Học viên thực hiện việc khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm Bời lời. - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ số giờ học của mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; có ý thức bảo vệ khi thực hành tại các cơ sở sản xuất, thực hiện các thao tác đảm bảo an toàn lao động. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước.
  52. 52 - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Phần lý thuyết: Giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về cây bời lời trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. - Phần thực hành: Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun. Giáo viên hướng dẫn mở đầu, học viên quan sát từng bước và sau đó thực hành nhiều lần để làm được thành thạo các thao tác. Trong quá trình học viên thực hành, giáo viên cần quan sát, theo dõi để hướng dẫn kịp thời. 3. Những trọng tâm chương trình: Tất cả các bài 4. Tài liệu tham khảo [1] Cục Lâm nghiệp. Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008. [2] Cục Khuyến nông và khuyến lâm. Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2009. [3] Viện Nghiên cứu sinh thái Chính sách xã hội, 2012. Chương trình đào tạo thực hành nông dân nông nghiệp sinh thái- Xây dựng vườn ươm. [4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm. [5] Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai, 2003. Cẩm nang khuyến nông tập 2- cây trồng lâm nghiệp. [6] Dự án FLITCH, 2010. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bời lời đỏ. [7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình kỹ thuật trồng bời lời đỏ (Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006). [8] Bộ NN và PTNT - Ban quản lý dự án Flitch. Kỹ thuật và hiệu quả trồng mô hình Nông lâm kết hợp bời lời đỏ xen mì (bắp) và dứa Cayen trên đất dốc ở huyện Krông Bông – Đắc Lắc. [9] Th.sỹ Ngô Văn Toại. Hiệu quả tài chính và giá trị môi trường trong sản xuất bời lời của nông hộ tại huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. [10] Trần Ngọc Hải, Nguyễn Việt Khoa. Cây bời lời đỏ-Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản lao động, 2007.
  53. 53 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun : Tiêu thụ sản phẩm Mã số mô đun : MĐ 06 Nghề : Trông cây bời lời CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
  54. 54 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TIÊU THỤ SẢN PHẨM Mã số mô đun: MĐ 06 Thời gian thực hiện: 60 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 44 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun tiêu thụ sản phẩm là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp nghề. Mô đun này phải được học sau các mô đun: Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời, sản xuất cây giống bời lời; trồng bời lời; chăm sóc và quản lý bảo vệ cây bời lời; khai thác sơ chế và bảo quản sản phẩm. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Mô đun tiêu thụ sản phẩm là mô đun bắt buộc của nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp. Trong mô đun sẽ tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có thể tổ chức giảng dạy tại hội trường, nhà văn hóa hoặc ngay tại vườn bời lời. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nêu được các bước để tiêu thụ một sản phẩm. - Trình bày được các nội dung cần có trong một hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán sản phẩm. 2. Kỹ năng Soạn thảo được hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán 3. Thái độ - Tôn trọng đối tác. - Nghiêm túc. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian STT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng Lý Thực Kiểm
  55. 55 Số thuyết hành tra * 1 Khảo sát thị trường và tiếp thị 16 2 13 1 sản phẩm 2 Tiêu thụ cây giống 12 4 8 - 3 Ký hợp đồng mua bán sản phẩm 16 4 10 2 4 Thanh lý hợp đồng và lấy ý kiến 12 2 9 1 chuyên gia Kiểm tra mô đun 4 - - 4 Cộng 60 12 40 8 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (08 giờ), gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (04 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (04 giờ). 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Khảo sát thị trường và tiếp thị sản phẩm Thời gian: 16 giờ Mục tiêu - Tìm được thị trường tiêu thụ. - Giới thiệu được sản phẩm. 1. Thu thập thông tin 1.1. Từ người đi mua 1.2. Từ người bán 1.3. Từ các cơ quan khuyến nông 1.4. Từ các phương tiện thông tin đại chúng 2. Xác định giá bình quân trên thị trường 3. Quá trình tiếp thị sản phẩm bời lời 3.1. Xác định đối tượng tiếp thị 3.2. Xác định nội dung tiếp thị 3.3 Xây dựng kế hoạch tiếp thị 3.4. Tiếp thị và tổng hợp kết quả
  56. 56 Bài 2: Tiêu thụ cây giống bời lời Thời gian: 12 giờ Mục tiêu - Lập được hợp đồng và thanh lý hợp đồng tiêu thụ cây giống. - Tiêu thụ được cây giống bời lời, đảm bảo hiệu quả kinh tế. - Lấy được ý kiến của khách hàng về chất lượng phục vụ của cơ sở sản xuất cây giống. 1. Bán lẻ cây giống 2. Bán cây giống theo hợp đồng 2.1. Xác định khung hợp đồng mua bán cây giống. 2.2. Chuẩn bị nội dung hợp đồng chi tiết về mua bán cây giống 2.2.1. Các căn cứ để soạn thảo hợp đồng 2.2.2. Chuẩn bị nội dung hợp đồng 2.3. Thống nhất với khách hàng thời gian ký kết hợp đồng. 2.4. Ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng. 2.5. Thanh lý hợp đồng 2.5.1. Nội dung cơ bản của việc thanh lý hợp đồng 2.5.2. Cách soạn bản thanh lý hợp đồng 2.5.3. Các bước thực hiện thanh lí hợp đồng mua bán cây giống 2.6. Lấy ý kiến khách hàng 2.6.1. Chuẩn bị nội dung thông tin 2.6.2. Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn khách hàng 2.6.3. Lấy ý kiến phản hồi của khách hàng. Bài 3: Ký hợp đồng mua bán sản phẩm Thời gian: 16 giờ Mục tiêu Ký được hợp đồng mua bán sản phẩm theo đúng qui định của pháp luật. 1. Xác định hình thức hợp đồng 2. Soạn thảo các nội dung hợp đồng
  57. 57 2.1.Xác định khung hợp đồng mua bán sản phẩm bời lời 2.2. Chuẩn bị nội dung hợp đồng chi tiết về mua bán sản phẩm bời lời 3. Xác định thời gian ký hợp đồng 4. Ký hợp đồng mua bán sản phẩm Bài 4: Thanh lý hợp đồng và lấy ý kiến phản hồi Thời gian:12 giờ Mục tiêu - Thanh lý được hợp đồng mua bán sản phẩm theo đúng qui định. - Lấy được ý kiến khách hàng. 1. Chuẩn bị tài liệu 1.1. Hợp đồng mua bán sản phẩm đã ký 1.2. Nội dung thanh lý hợp đồng theo qui định 1.3. Cách soạn bản thanh lý hợp đồng 2. Xác định thời gian và địa điểm thanh lý hợp đồng 3. Tiến hành ký thanh lý hợp đồng và lấy ý kiến phản hồi 3.1. Qui trình ký thanh lý hợp đồng 3.2. Qui trình lấy ý kiến phản hồi IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình mô đun “Tiêu thụ sản phẩm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, của nghề “Trồng cây bời lời”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về lấy ý kiến phản hồi, mẫu về các thanh lý hợp đồng. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 học viên - 01 phòng học ≥ 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. - Các vật tư: STT Tên dụng cụ, vật tư Số lượng
  58. 58 1 Giấy A4 1 gram 2 Bút viết 30 chiếc 3 Hợp đồng mua bán 10 mẫu 4. Điều kiện khác: Bộ phận tổ chức lớp học, chuyên gia lĩnh vực kinh tế. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra kết thúc bài học: + Phần lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan. + Phần thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: Học viên trình bày về qui trình để tiêu thụ được một sản phẩm và các nội dung cần đề cập đến trong một bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng - Kỹ năng: Học viên thực hiện soạn thảo các điều khoản hợp đồng, ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng. - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ số giờ học của mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; có ý thức bảo vệ VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Tiêu thụ sản phẩm” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Tiêu thụ sản phẩm” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
  59. 59 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Phần lý thuyết: Giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về khảo sát thị trường, thương thao khi ký kết hợp đồng trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. - Phần thực hành: Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun. Giáo viên hướng dẫn mở đầu, học viên quan sát từng bước và sau đó thực hành nhiều lần để làm được thành thạo các thao tác. Trong quá trình học viên thực hành, giáo viên cần quan sát, theo dõi để hướng dẫn kịp thời. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Bài 1, bài 2, bài 3 4. Tài liệu tham khảo [1] Cục Lâm nghiệp. Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008. [2] Cục Khuyến nông và khuyến lâm. Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2009. [3] Viện Nghiên cứu sinh thái Chính sách xã hội, 2012. Chương trình đào tạo thực hành nông dân nông nghiệp sinh thái- Xây dựng vườn ươm. [4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm. [5] Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai, 2003. Cẩm nang khuyến nông tập 2- cây trồng lâm nghiệp. [6] Dự án FLITCH, 2010. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bời lời đỏ. [7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình kỹ thuật trồng bời lời đỏ (Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006). [8] Bộ NN và PTNT - Ban quản lý dự án Flitch. Kỹ thuật và hiệu quả trồng mô hình Nông lâm kết hợp bời lời đỏ xen mì (bắp) và dứa Cayen trên đất dốc ở huyện Krông Bông – Đắc Lắc. [9] Th.sỹ Ngô Văn Toại. Hiệu quả tài chính và giá trị môi trường trong sản xuất bời lời của nông hộ tại huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. [10] Trần Ngọc Hải, Nguyễn Việt Khoa. Cây bời lời đỏ-Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản lao động, 2007.