Khóa luận Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty LDSX thép Việt-Úc - Trần Bích Thủy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty LDSX thép Việt-Úc - Trần Bích Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hach_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_p.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty LDSX thép Việt-Úc - Trần Bích Thủy
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất càng phát triển, kế toán ngày càng trở nên quan trọng và là một trong những công cụ quản lý kinh tế không thể thiếu được ở mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh tế. Các doanh nghiệp chủ động tổ chức hạch toán phù hợp với yêu cầu quản lý, kiểm tra của Nhà nước và yêu cầu của hoạt động kinh tế. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất, kinh doanh phải mang lại hiệu quả kinh tế có nghĩa là phải hạch toán kinh doanh sao cho thu nhập phải bù đắp được chi phí và có lãi, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Có thể nói, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp khi thực hiện tự chủ trong sản xuất. Để xác định được chính xác hiệu quả sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó để tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm và xác định giá bán hợp lý nhất. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất góp phần quản lý tài sản, vật tư, lao động tạo điều kiện cho doanh nghiệp có biện pháp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp. Từ khâu kế toán này, doanh nghiệp xác định được hao phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, từ đó xác định được thu nhập đem lại và kết quả kinh doanh sau mỗi thời kỳ, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra các biện pháp hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy tác dụng của chỉ tiêu giá thành trong công tác quản lý, kiểm tra quá trình sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp. Em lựa chọn đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty LDSX thép Việt - Úc” để nghiên cứu trên cơ sở phân tích những vấn Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 1
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đề lý luận đã được học ở nhà trường và thực tiễn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty từ đó xây dựng được mô hình kế toán một cách hợp lý góp phần hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty LDSX thép Việt - Úc. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, trình độ, khả năng nhận thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG KHÓA LUẬN GỒM BA CHƢƠNG CHÍNH: Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty LDSX thép Việt – Úc. Chương 3: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty LDSX thép Việt – Úc. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 2
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: 1.1. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất: 1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất: 1.1.1.1. Chi phí sản xuất: Quá trình sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải chi ra những khoản chi phí nhất định. Đối với doanh nghiệp sản xuất, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình tiêu hao của 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động: nhà xưởng, máy móc,thiết bị và những tài sản cố định, công cụ dụng cụ khác. Đối tượng lao động: nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu Yếu tố lao động: sức lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những khoản chi phí sản xuất tương ứng: Chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động, chi phí về yếu tố lao động. Ba yếu tố chi phí này cấu thành nên giá thành của sản phẩm mới tạo ra. Các chi phí (hao phí) đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí trên được biểu hiện dưới dạng giá trị (tiền tệ). Như vậy, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định và biểu hiện bằng tiền. Thực chất của chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá. Do đó chỉ được tính là chi phí của kỳ Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 3
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP hạch toán những chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp nhưng để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán, tập hợp theo từng thời kỳ (tháng,quý, ) phù hợp với kỳ báo cáo. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất theo từng tiêu thức thích hợp một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng. Xét về mặt lý luận cũng như thực tế, có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu: 1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế: Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương, tiền công và các khoản phải trả (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ) cho người lao động trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số phải trích khấu hao trong kỳ đối với tất cả các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp như tiền điện, nước, thuê sửa chữa tài sản cố định Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ số chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài 4 yếu tố chi phí trên. Phân loại sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí trong lĩnh vực sản xuất. Cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 4
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, hay sử dụng lao động 2. Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất ( phân xưởng, đội, ): Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí vật liệu Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích, thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. Ngoài 2 cách phân loại chủ yếu trên, để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, công tác hạch toán, chi phí sản xuất còn có thể được phân loại theo các tiêu thức khác như: Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành chia thành chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp. Căn cứ theo phương pháp hạch toán tập hợp chi phí chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 5
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ theo nội dung cấu thành của chi phí chia thành chi phí đơn nhất và chi phí tổng hợp. 1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm: 1.1.2.1. Giá thành sản phẩm: Sự vận động của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm 2 mặt đối lập nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, mặt khác là kết quả sản xuất thu được phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội cần được tính giá thành. Vậy giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ gia thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản để tăng doanh lợi, là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm phản ánh chất lượng công tác quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng là cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành. Giá thành sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Nó là mức tối thiểu để xác định khả năng bù đắp chi phí và thực hiện giá trị sản phẩm đồng thời là cơ sở để xác định giá bán của sản phẩm sao cho bù đắp được mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và phải có lãi. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 6
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm: Có 2 loại cách phân loại chủ yếu 1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích, so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí phát sinh và tập hợp thực tế trong kỳ vào sản lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ xác định được khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. 2. Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành: Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Chỉ tiêu này được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua kho) là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ ở các doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Chỉ tiêu Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 7
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP này chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu thụ, là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Hạch toán đúng giá thành phải dựa trên điều kiện tiền đề là hạch toán đúng chi phí sản xuất song không phải mọi chi phí xảy ra đều hạch toán vào giá thành. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá kết tinh nhưng chúng lại khác nhau về lượng: Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với một khối lượng hoặc một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau, nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả) và một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí về sản phẩm làm dở đầu kỳ). 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Để tổ chức tốt kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành, xác định chính xác chi phí sản phẩm làm dở cuối Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 8
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP kỳ, xác định giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. 1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau. Mục đích của việc bỏ ra chi phí là tạo ra những sản phẩm, lao vụ. Những sản phẩm, lao vụ của doanh nghiệp được sản xuất, chế tạo, thực hiện ở các phân xưởng, bộ phận khác nhau theo quy trình công nghệ của doanh nghiệp, do đó các chi phí phát sinh vẫn được tập hợp theo yếu tố, khoản mục chi phí theo những phạm vi, giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Vậy, đối tượng kế toán tập hợp chi phí thực chất và việc xác định những phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất cần phải cân nhắc hàng loạt các nhân tố sau: Đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm của sản phẩm Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm Đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp, v.v Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất có thể là: Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 9
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình Từng nhóm sản phẩm Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm 1.2.1.2. Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần được tính tổng giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc quan trọng đầu tiên trong quá trình tính giá thành sản phẩm. Kế toán giá thành cần phải căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất , đặc điểm, quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc điểm, tính chất của sản phẩm, yêu cầu, trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành thích hơp. Trong các doanh nghiệp sản xuất tuỳ vào đặc điểm,tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là: Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành Mức thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản phẩm Từng công trình, hạng mục công trình Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được, kế toán còn phải tiến hành xác định kỳ tính giá thành để cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. 1.2.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất: Tuỳ vào khả năng tập hợp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp. 1.2.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp: Phương pháp tập hợp trực tiếp đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép tập hợp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 10
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2.2. Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất gián tiếp: Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức: Trong đó: Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i Ti: Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng thứ i : Tổng chi phí sản xuất : Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ 1.2.3. Nội dung tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: Tập hợp chi phí sản xuất là việc kế toán tập hợp,hệ thống hoá các chi phí sản xuất đã phát sinh trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp ở từng thời điểm, vị trí nhất định vào các tài khoản kế toán và phân chia chi phí theo từng đối tượng hạch toán chi phí. 1.2.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí sản xuất: Để hạch toán chi phí sản xuất, kế toán cần tổ chức thu thập các chứng từ hạch toán ban đầu cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Đối với chi phí nguyên vật liệu là các phiếu xuất kho, bảng kê xuất , đối với chi phí nhân công là bảng tổng hợp thanh toán lương của cán bộ công nhân viên, đối với chi phí khấu hao tài sản cố định là bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Đối với các chi phí sản xuất khác như các phiếu chi tiền mặt, báo nợ ngân hàng về các khoản thanh toán điện, nước, dịch vụ mua ngoài 1.2.3.2. Tài khoản sử dụng: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 11
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. TK 621 có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. TK 621 không có số dư cuối kỳ. TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí về tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất).TK 622 có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. TK 622 cuối kỳ không có số dư. TK 627: Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. TK 627 không có số dư và cũng được mở chi tiết theo từng đối tượng, từng hoạt động trong phân xưởng. TK 627 được mở thành 6 TK cấp 2: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí khác bằng tiền TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm, phục vụ việc tính giá thành sản phẩm (Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên). Ngoài ra, TK 154 còn phản ánh chi phí liên quan đến các hoạt động kinh doanh phụ, thuê ngoài gia công tự chế. Đối với các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì TK 154 chỉ dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 12
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TK 631: Chi phí sản xuất: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK 155: Thành phẩm: TK này được sử dụng để nhập kho thành phẩm hoàn thành theo giá thành đã tính được Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 632- Giá vốn hàng bán 1.2.3.3. Phương pháp tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất 1. Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ dùng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua nhiều thành phẩm để lắp ráp, gia công thêm thành phẩm thì nửa thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vào chi phí NVLTT. Chi phí NVLTT được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính ra giá thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng, và căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp. Việc tập hợp chi phí NVLTT vào các đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. Trường hợp cần yêu cầu phân bổ gián tiếp, tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí Giá trị Giá trị Giá trị NVL Giá trị phế NVLTT = NVL xuất + NVL dở - - dở dang liệu thu hồi trong sử dụng dang đầu cuối kỳ (nếu có) kỳ trong kỳ kỳ Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 13
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán tập hợp chi phí NVLTT được thể hiện qua sơ đồ: TK 621 TK 152 TK 152 (1)Vật liệu xuất kho sử (4)Vật liệu không sử dụng trực tiếp để sxsp dụng hết cho sxsp, cuối kỳ nhập lại kho TK 133 (2)Thuế GTGT đầu vào TK 112, 331, TK 154 (5)Cuối kỳ, tính, phân bổ và k/c chi phí NVLTTtheo đối tượng tập hợp chi phí (3)Mua vật liệu sử dụng (theo pp kê khai thường ngay cho sxsp không qua xuyên) nhập kho TK 611 TK 631 (6)Trị giá NVL xuất kho sd (7)Cuối kỳ, tính, phân bổ và trong kỳ cho sxsp (theo pp k/c CPNVLTT theo đối kiểm kê định kỳ) tượng tập hợp chi phí(theo pp kiểm kê định kỳ) TK632 (8)CPNVLTT vượt mức bình thường Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 14
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2. Phương pháp tập hợp chi phí NC trực tiếp Chi phí NCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí NCTT sản xuất bao gồm tất cả các khoản tiền lương & trích theo lương liên quan đến sản xuất trong kỳ, không phân biệt là đã thanh toán cho người lao động hay chưa. Các khoản trích theo lương (BHXH,BHYT,KPCĐ, BHTN) tính vào chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào tổng số tiền lương công nhân sản xuất và tỷ lệ trích quy định theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ. Chi phí NCTT thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp chi phí NCTT có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được (chủ yếu là đối với tiền lương phụ của công nhân sản xuất) thì được tập hợp chung, sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để tính toán, phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là: chi phí tiền công định mức hoặc kế hoạch, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 15
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán tập hợp chi phí NCTT được thể hiện qua sơ đồ: TK 622 TK 334 TK 154 (1)Tiền lương, tiền (4)Cuối kỳ, tính, phân bổ công, phụ cấp, tiền ăn và k/c CPNCTT theo đối ca của công nhân trực tượng tập hợp chi phí tiếp sxsp (theo pp kê khai thường xuyên.) TK 335 TK 631 (5)Cuối kỳ, tính, phân bổ và (2)Trích trước tiền lương k/c CPNCTT theo đối tượng nghỉ phép của công nhân tập hợp chi phí(theo pp kiểm trưc tiếp sxsp kê định kỳ) TK 338 TK 632 (3)Các khoản trích về (6)CPNCTT vượt mức BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ bình thường 3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 16
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nội dung chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên: Gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, công nhân phục vụ máy móc, thiết bị, nhân viên kỹ thuật trong phân xưởng và số trích về BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN được phép tính vào chi phí. Chi phí vật liệu: Phản ánh các khoản chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu văn phòng và các vật liệu dùng cho quản lý chung ở các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi tiết về các loại công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu chung ở phân xưởng, đội sản xuất như khuôn mẫu, dụng cụ gà lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, đà giáo trong xây dựng cơ bản Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh số tiền trích khấu hao của toàn bộ tài sản cố định sử dụng trong phạm vi các phân xưởng, tổ, đội, trại sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí lao vụ, dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động chung ở phân xưởng, đội, trại sản xuất như chi phí về điện, nước, ôxy, khí nén, hơi nước Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nói trên phục vụ cho tổ chức, quản lý sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng, đội, trại sản xuất. Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, cuối tháng tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành. Chi phí sản xuất chung của phân xưởng, tổ, đội sản xuất nào thì kết chuyển để tính giá thành, sản phẩm, lao vụ của phân xưởng, tổ, đội sản xuất đó. Trường hợp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm có liên quan. Tiêu thức phân bổ có thể là chi phí NCTT, chi phí NVLTT, định mức chi phí sản xuất chung Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 17
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 627 TK 334,338 TK 111,112,152, (1)Chi phí lương và các (7)Các khoản thu giảm khoản trích theo lương trừ. nhân viên TK 152,153 (2)Chi phí vật liệu, công cụ TK 154 (8)Cuối kỳ, tính, phân bổ và k/c chi phí SXC theo TK 214 đ ố i tư ợ ng tập hợp chi phí (theo pp kê khai thường (3)Chi phí khấu hao xuyên) TSCĐ dùng cho sxsp TK 142,335 TK 631 (4)Chi phí phân bổ dần, (9)Cuối kỳ, tính, phân bổ và chi phí trích trước k/c CPSXC theo đối tượng tập hợp chi phí(theo pp kiểm kê định kỳ) TK 111,112,141,331 . (5)Chi phí dịch vụ mua ngoài TK632 (6)Chi phí bằng tiền khác (10)Chi phí SXC cố TK133 định dưới mức công suất bình thường Thuế GTGT đầu không được tính vào vào ko được khấu giá thành sp trừ nếu được tính vào chi phí SXC Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 18
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí toàn DN Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, kế toán tuỳ thuộc vào việc áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ mà sử dụng các tài khoản khác nhau. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo hai hình thức kế toán hàng tồn kho được thể hiện qua 2 sơ đồ sau: Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 19
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Phương pháp kê khai thường xuyên) TK 154 TK 621 TK 138,152,811 (1)Kết chuyển CP NVLTT (5)Trị giá sp hỏng bắt bồi thường, thu hồi phế liệu TK 155 (4a)Giá thành thực tế sp hoàn thành nhập kho TK 622 (2)Kết chuyển CP NCTT TK 157 (4b)Giá thành thực tế sp gửi bán không qua kho TK 627 TK 632 (3)Kết chuyển CPSXC (4c)Giá thành thực tế sp hoàn thành bán ngay Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 20
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 631 TK 154 (6)Phản ánh CPSX dở (1)Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ dang đầu kỳ TK 611 TK 621 TK152,138,811 (5)Ph ế li ệ u sp hỏng thu hồi, trị (2)K ế t chuy ể n CPNVLTT giá sp hỏng bắt bồi thường, tính vào chi phí khác TK 622 (3)Kết chuyển CPNCTT TK 632 (7)Giá thành thực TK 627 tế sp hoàn thành sx trong kỳ (4)Kết chuyển CPSXC Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 21
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.3.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm làm dở cuối kỳ (SPLDCK) là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo, đang nằm trên dây truyền quy trình công nghệ sản xuất, gia công và chế biến chưa đến kỳ thu hoạch, chưa hoàn thành, chưa bàn giao, chưa tính vào khối lượng bàn giao, thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm làm dở ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ chính xác của giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ này cũng như kỳ sau. Có 3 phương pháp đánh giá SPLD: Đánh giá SPLDCK theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đánh giá SPLDCK theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Đánh giá SPLDCK theo chi phí sản xuất định mức. 1.2.4.Các phƣơng pháp tính giá thành: Chi phí sản xuất đã tập hợp được là cơ sở để bộ phận kế toán tính giá thành thực tế của sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Việc tính giá thành sản phẩm chính xác giúp xác định và đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có những quyết định, giải pháp kịp thời, thích hợp để mở rộng hay thu hẹp sản xuất, để đầu tư vào mặt hàng, sản phẩm nào Do đó, trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được theo các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán phải vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, với đặc điểm,tính chất sản phẩm, với yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp và những quy định thống nhất chung của Nhà nước. Có 7 phương pháp tính giá thành chủ yếu: Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp tính giá thành theo công việc Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 22
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp tính giá thành giản đơn: Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - CPLD cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tổ chức, đánh giá SPLD thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là giá thành của sản phẩm hoàn thành. 1.2.5. Các sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành theo hình thức kế toán nhật ký chung: Sổ chi tiết TK621, TK622, TK627, TK154, Sổ tổng hợp: Số NKC, sổ cái các TK Bảng tính giá thành Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 23
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LDSX THÉP VIỆT ÚC: 2.1.Đặc điểm chung của công ty LDSX thép Việt – Úc: 2.1.1.Quá trình hình thành phát triển của công ty: Công ty LDSX thép Việt – Úc, tên giao dịch quốc tế là Vinausteel Limited, có địa điểm tại km số 9 khu Vật Cách, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng. Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 898/GP ngày 28/6/1994 do Ủy Ban Nhà nước về Hợp tác & Đầu tư cấp. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân , có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo các quy định của Pháp luật Việt Nam . Công ty được liên doanh bởi: Bên Việt Nam: Tổng Công ty thép Việt Nam – Viet Nam Stell Corporation (VSC). Bên Cộng hòa Australia: Công ty Viet Nam Industrial Investment Ltd.,(VII) Tổng vốn đầu tư của Công ty là : 40.020.000 USD . Vốn pháp định là 12.100.000 USD . Trong đó: Tổng công ty thép Việt Nam : 3.630.000 USD chiếm 30% Công ty Viet Nam Industrial Investment Ltd: 8.470.000 USD chiếm 70% Công ty bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 10/11/1994 Sản phẩm đầu tiên ra đời ngày 26/09/1995. 2.1.2.Đăc điểm quy trình công nghệ của công ty Quy trình công nghệ sản xuất là nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức bộ máy quản lý nói chung và công tác tổ chức hạch toán nói riêng . Nó là căn cứ để xây dựng đối tượng tập hợp CPSX và phương pháp tính giá thành Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 24
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thích hợp ở mỗi doanh nghiệp . Ở công ty thép Việt Úc , nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm là một quy trình công nghệ khép kín, sản xuất thép D10-D41mm có quy trình công nghệ như nhau, khi có kế hoạch sản xuất loại thép có kích cỡ nào, nhân viên kỹ thuật chỉ việc thay hoặc tiện các lỗ hình trong trục cán. Tùy theo kế hoạch sản xuất và căn cứ vào tình hình trên thị trường mà trong tháng công ty tổ chức sản xuất loại thép nào . Các bước tiến hành: Bộ phận kinh doanh dự kiến kế hoạch bán hàng gửi cho xưởng sản xuất, trên cơ sở đó dựa vào năng lực cụ thể , xưởng sản xuất lập kế hoạch sản xuất và gửi bộ phận kinh doanh, vật tư thực hiện. Dựa vào kế hoạch sản xuất: Phó giám đốc kỹ thuật vật tư chuẩn bị kỹ thuật, vât tư phục vụ sản xuất. Phó giám đốc phụ trách sản xuất chuẩn bị điều kiện về phôi, công tác gia công trục cán và thiệt bị điện. Phó giám đốc sản xuất triển khai công tác lắp trục, thay sản phẩm và cán sản phẩm. Tiến hành kiểm soát thực hiện kế hoạch: Kiểm tra đầy đủ các điều kiện đưa vào sản xuất như trục cán, phôi, thiệt bị điện Sau khi tiến hành kiểm tra xong, ca công nghệ thực hiện cán thử điều chỉnh sản phẩm, nếu đạt được yêu cầu thì tiến hành sản xuất, nếu không đạt thì báo cáo giám đốc và phó giám đốc sản xuất xin ý kiến chỉ đạo. Thực hiện báo cáo và đánh giá kết quả công việc theo ngày, tuần, tháng cho giám đốc duyệt rồi gửi lên các bộ phận khác rồi dựa vào đó là cơ sở tính toán chi phí sản xuất. Quy trình công nghệ cán thép: Phôi thép được chuyển về kho trong nhà máy bằng ô tô, xuống liệu bằng cầu trục 10 tấn. Tại kho chứa phôi trong gian lò máy, phôi được cắt thành từng đoạn có chiều dài 3 mét bằng máy cắt nguội 1000 tấn hoặc mỏ cắt. Phôi chờ nung được xếp thành từng kiện ở cạnh lò. Việc nạp lò được tiến hành nhờ cầu trục 5 tấn cẩu Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 25
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phôi lên sàn nhận liệu, mỗi lần cẩu 8 thanh. Con lăn sẽ đưa phôi đến lò nung. Máy đẩy thuỷ lực 70 tấn sẽ đẩy thép vào lò nung liên tục từ 1100 - 1150 0C khi đạt yêu cầu nung, thép ra lò rơi vào đường con lăn và được chuyển đến máy cán qua các giá cán. Tại máy cán thô 3 trục 500, phôi được cán 5 lần. Tiết diện phôi ra khoảng 55x55mm được đưa đến nhóm cán trung liên tục cán tiếp 4 lần. Sau đó, phôi được cắt đầu và đi vào một trong hai tuyến của nhóm cán tinh cán tối đa 10 lần. Sau khi ra khỏi giá cán cuối cùng, thép được cắt phân loại theo kích thước < 56m bằng hai máy cắt bay kiểu đĩa. Nhờ có hệ thống con lăn và máy đẩy, thép được chuyển đến sàn làm nguội và được cắt theo yêu cầu của khách hàng và đóng thành từng bó, sau đó thép được kiểm tra, phân loại, đóng nhãn hiệu và nhập kho thành phẩm Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ Cắt phôi Nạp lò Nung phôi Ra lò Cán tinh Cắt đầu Cán trung Cán thô Cắt phân Cắt đuôi Cán tinh Làm nguội đọan Nhập kho Bó buộc, Cắt định cân và treo kích thƣớc êtêkét Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 26
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty Quy trình cán thép được tổ chức ở một phân xưởng sản xuất và chia thành 2 bộ phận: Bộ phận sản xuất chính gồm 3 tổ: Tổ lò nung: Có nhiệm vụ lái máy đẩy phôi và cầu trục, móc cáp, nạp phôi vào lò, nung phôi. Tổ cán thép: Có nhiệm vụ lái máy đài điều khiển, điều chỉnh cán phôi qua giá cán thô, giá cán trung, giá cán tinh. Tổ sàn nguội: Có nhiệm vụ trực sàn nguội, lái cầu trục, phụ cắt máy chọn phế bavia và bó buộc sản phẩm. Bộ phận sản xuất chính chia làm 2 ca: Ca A, Ca B. Mỗi ca sản xuất 10 tiếng luân phiên nhau hàng ngày, bộ phận sản xuất phụ (Ca C) mỗi ngày làm 4 tiếng chia đều thời gian cho 2 ca sản xuất chính. Các tổ sản xuất được hợp lý hoá, phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo cho việc tổ chức và quản lý sản xuất được chặt chẽ, đảm bảo cho quy trình sản xuất nhịp nhàng, đúng tiến độ và chất lượng kỹ thuật. Bộ phận sản xuất phụ chia làm 6 tổ: Tổ mặt bằng: có nhiệm vụ vệ sinh phân xưởng sau mỗi ca sản xuất. Tổ cắt phôi: Có nhiệm vụ cắt phôi trước khi nạp vào lò nung và lái xe nâng, lái cầu trục. Tổ điện: Có nhiệm vụ trực, sửa điện trong phân xưởng, đặt và quản lý các thông số điều khiển điện trên đường công nghệ. Tổ cơ bị kiện: Có nhiệm vụ sửa chữa máy móc, thiết bị dây chuyền cán, gia công sửa chữa bị kiện, hàn, cắt, xử lý sự cố. Tổ gia công cơ khí: Có nhiệm vụ tiện, phay, bào thép theo các tiêu chuẩn kỹ thuật Tổ vận tải nội bộ: Thực hiện công tác vận chuyển phôi liệu đưa vào sản xuất, chuyển sản xuất Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 27
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.4.Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT ĐỐC THỨ I PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CÁC BỘ PHẬN Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Kinh Tài nhân sự Kỹ doanh chinh – - Hành thuật – Kế toán chính Vật tư CA A CA B CA C Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ lò cán SN lò cán SN lò cán SN Ca phục vụ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ mặt cắt điện cơ GC vận hàng phôi CK tải Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 28
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.4.1.Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của công ty là cơ quan quản lý cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty như phê chuẩn ngân sách kế hoạch tài chính, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, phê duyệt báo cáo tài chính, bổ sung và sửa đổi điều lệ của công ty, quyết định thành lập, giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. 2.1.4.2.Ban giám đốc Tống giám đốc: Là người đại diện về mặt pháp lý của công ty trước tòa án và cơ quan nhà nước. Tổng giám đốc được Hội đồng quản trị ủy quyền quản lý và chịu trách nhiệm về tất cả mọi hoạt động của công ty. Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc thứ nhất phụ trách về tài chính. Phó tổng giám đốc kỹ thuật phụ trách về kỹ thuật sản xuất. 2.1.4.3.Các bộ phận Hiện nay bộ máy quản lý của công ty gồm 4 bộ phận thực hiện những nhiệm vụ riêng đồng thời có quan hệ mật thiết với nhau trong quy trình quản lý. Đứng đầu mỗi phòng ban là một trưởng phòng. Các trưởng phòng nhận lệnh từ tổng giám đốc lên kế hoạch cụ thể, đệ trình tổng giám đốc xét duyệt, từ đó triển khai, giám sát chặt chẽ các hoạt động trong phòng ban của mình, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được giao. Bộ phận kinh doanh: Là bộ phận tham mưu chính cho Ban lãnh đạo về hoạt động SXKD của Công ty. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm hiểu chung về nhu cầu thị trường, thu thập kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích những dữ liệu thông tin cần thiết cho việc quản lý kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với bộ phận Marketing xúc tiến việc bán hàng, cân đối kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ kiện phục vụ cho sản xuất. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 29
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bộ phận Tài chinh – Kế toán: Có chức năng phản ánh hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh. Bộ phận Nhân sự - Hành chính: Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý và thực thi các công việc hành chính về lao động, tiền lương của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Bộ phận Kỹ thuật – Vật tư: Biên lập nội dung, quản lý, giám sát việc tổ chức mọi hoạt động sản xuất trong công ty, phụ trchs về công nghệ kỹ thuật dây chuyền cán. 2.1.4.4.Xưởng sản suất Xưởng sản xuất tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, sửa chữa và bảo trì thiết bị, quản lý mọi hoạt động sản xuất trong xưởng. 2.1.5.Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty: Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Giám đốc Tài chính-Kế toán Kế toán trƣởng Phó trƣởng phòng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ vật tư & TH & giá thanh bán công nợ & KT TSCĐ thành toán hàng phải thu TLương Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 30
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bộ phận tài chính kế toán có nhiệm vụ hoạch định chiến lược tài chính; xây dựng và quản lý hệ thống tài chính kế toán; mua bảo hiểm rủi ro tài sản, hàng hóa. Bên cạnh đó thực hiện các nghiệp vụ kế toán như theo dõi về vật tư, TSCĐ, tiền lương, BHXH, doanh thu bán hàng, công nợ, tiền vốn, thanh toán, xác định chi phí, giá thành, xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán viên: Giám đốc tài chính: Tham gia cùng bộ phận xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, thông tin cho ban giám đốc về cơ hội và rủi ro về tài chính kế toán trong hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời lập kế hoạch hoạt động của bộ phận nhằm đảm bảo các chỉ tiêu công ty đề ra. Quản lý, điều hành hoạt động của bộ phận và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả hoạt động của bộ phận. Kế toán trưởng: Tổng hợp dữ liệu tài chính kế toán, cung cấp thông tin và tham gia cùng bộ phận xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh công ty. Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô đặc điểm hoạt động cảu công ty và quy định quản lý kế toán tài chính hiện hành. Phó trưởng phòng tài chính – kế toán: Cung cấp số liệu cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh công ty. Phụ trách các phần hành kế toán trong bộ phận. Lập kế hoạch ngân sách, tài chính hàng tháng, quý, năm. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu, các nghiệp vụ phát sinh để xác định chi phí, giá thành sản xuất và lập báo cáo kê toán tài chính. Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi chi tiết và tổng hợp các loại vật tư, tài sản, chi phí tính vào giá thành. Theo dõi các hợp đồng phôi thép, vật tư nhập khẩu và các hợp đồng mua đang thực hiện, theo dõi các khoản phải trả nhà cung cấp. Lập báo cáo nhanh theo yêu cầu. Kế toán bán hàng và thành phẩm: Tiếp nhận, lưu giữ và kiểm soát các chừng từ liên quan đến khách hàng. In hóa đơn bán hàng; lưu giữ và bảo quản hóa đơn. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 31
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán công nợ phải thu khách hàng: Tiếp nhận, lưu giữ, kiểm soát toàn bộ hồ sơ liên quan đến khách hàng. Mở số theo dõi chi tiết công nợ khách hàng hàng ngày. Đôn đốc công nợ đến hạn và quá hạn của từng khách hàng. Lập báo cáo chi tiết công nợ phải thu cho từng khách hàng, lập bảng tổng hợp công nợ phải thu, tính doanh thu bán hàng. Kê khai thuế GTGT đầu ra trong tháng gửi cho lãnh đạo bộ phận duyệt. Kế toán thanh toán: Kiểm soát các chừng từ thanh toán, chứng từ phải trả nhà cung cấp, hợp đồng mua hàng, theo dõi các khoản phải nộp thuế, làm lệnh chuyển tiền qua ngân hàng, viết phiêu chi tiền mặt, lập ssoor quỹ thu chi và đối chiếu số dư cuối tháng với các ngân hàng. Lưu giữ chừng từ gốc cùng sổ phụ ngân hàng. Tiến hàng các thủ tục mở và thanh toán LC nhập khẩu, mở sổ theo dõi các khoản tín dụng theo(L/C) đã mở. Giao dịch mua ngoại tệ, vay tín dụng, gửi tiền tại các ngân hàng. Thủ quỹ và kế toán tiền lương: Thực hiện thu chi tiền mặt đầy đủ, kịp thời và chính xác. Hàng ngày theo dõi số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có trên tài khoản, các khoản tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp và nộp ngân sách. Lập bảng kê thuế VAT mua vào của hàng hóa dịch vụ. Tính toán lương, BHXH, các khoản thu nộp ngân sách theo chế độ và luật định. Mở sổ sách theo dõi một cách có hệ thống tiền lương, các khoản trích theo lương, thuế thu nhập cá nhân chi tiết cho từng cá nhân và tập hợp cho từng bộ phận. Công ty LDSX thép Việt – Úc là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, với hệ thống sổ kế toán áp dụng hình thức Nhật ký chung; hệ thống tài khoản áp dụng hệ thống tài khoản kế toán của Việt Nam; Hệ thống báo cáo kế toán tuân theo mẫu báo cáo tài chính áp dụng tại Việt Nam; Năm tài chính là 01/01 đến 31/12. Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán “Nhật ký chung” là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được ghi chép theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản vào số NKC, sau đó từ sổ NKC vào số cái các tài khoản; từ sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết lập báo cáo kế toán. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 32
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ nhật ký chung Số kế toán chi tiết Sổ cái các TK Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Bảng cân đối tài kho ả n : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng Báo cáo tài chín h : Ghi cuối năm : Đối chiếu Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 33
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.Tình tình thực tế kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty LDSX thép Việt – Úc: 2.2.1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty LDSX thép Việt – Úc: 2.2.1.1.CPSX và phân loại CPSX ở công ty Để tiến hành sản xuất sản phẩm, công ty phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định. Căn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất sản phẩm của công ty; căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và căn cứ vào phương pháp tính giá thành, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được chia ra các khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục của công ty rất thuận lợi cho công tác tính giá thành theo khoản mục chi phí và việc quản lý chi phí. Nhà quản lý sẽ căn cứ vào từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ để xem tỷ trọng của từng loại chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí và định mức tiêu hao của từng khoản chi phí trong mỗi loại sản phẩm là tăng hay giảm so với thực tế, từ đó xác định được phương hướng hợp lý và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. * Phân loại CPSX theo yếu tố chi phi Toàn bộ CPSXKD được chia thành các yếu tố: - CP nguyên vật liệu - CP nhân công - CP khấu hao - CP dịch vụ mua ngoài Cách phân loại này phục vụ cho việc lập thuyết minh báo cáo tài chính phần CPSXKD theo yếu tố Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 34
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.1.2.Đối tượng tập hợp CPSX của công ty Yêu cầu của công tác tập hợp chi phí sản xuất là phải phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi chi phí phát sinh trong kỳ bao gồm: Các chi phí cơ bản, chi phí tổ chức, quản lý, phục vụ sản xuất có tính chất chung đảm bảo cung cấp các số liệu chính xác, kịp thời cho công tác tính giá thành sản phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu này, thì khâu đầu tiên trong công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành. Từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu đến tổ chức tài khoản và sổ kế toán phải theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Công ty liên doanh thép Việt - úc có quy trình công nghệ khép kín, liên tục bao gồm nhiều bước công nghệ kế tiếp nhau như: cắt, nung, cán, làm nguội, đóng bó, nhập kho. Toàn bộ quy trình sản xuất được tổ chức ở một phân xưởng, mỗi tổ thuộc phân xưởng thực hiện một hay một số bước công nghệ của quá trình sản xuất sản phẩm. Kết quả sản xuất của mỗi tổ là bán thành phẩm và được chuyển sang tổ tiếp theo để tiếp tục chế biến, chỉ sản phẩm hoàn thành ở khâu cuối cùng, được bộ phận KCS kiểm tra đủ tiêu chuẩn chất lượng mới được coi là thành phẩm. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất hàng loạt theo kế hoạch sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm sau quá trình sản xuất của công ty là thép thanh tròn, vằn từ 10 – 40 với ba tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn Nhật bản (JISG3112), tiêu chuẩn Mỹ (ASTM), tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN1651 - 85), tuy nhiên chất lượng sản phẩm hầu hết không có sự chênh lệch. Từ thực tế trên, công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phân xưởng sản xuất. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 35
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.1.3.Phương pháp tập hợp CPSX: Toàn bộ quy trình công nghệ cán thép của công ty được tổ chức ở một phân xưởng sản xuất và công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm thép thanh với nhiều kích cỡ khác nhau nhưng đồng đều về mác thép nên phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty là phương pháp hạch toán trực tiếp đối với 3 khoản mục chi phí: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung. Theo phương pháp này, toàn bộ các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ sẽ được tập hợp trực tiếp cho phân xưởng sản xuất. 2.2.1.4.Phương pháp kế toán tập hợp CPSX Công ty thép Việt - úc thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục chi phí: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sử dụng các tài khoản kế toán sau: TK 621: Chi phí nguyên vật nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí nguyên liệu chính, nhiên liệu, vật tư phụ tùng thay thế sử dụng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ. TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí tiền lương, tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. TK 627: Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 36
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVLTT là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chi phí NVLTT ở công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính: Là phôi thép (100x100x6000mm - 120x120x6000mm) chiếm 90% - 93% giá thành sản xuất sản phẩm. Phôi thép được nhập khẩu trực tiếp từ Nga, Trung quốc (chiếm 40%), số còn lại công ty mua dưới hình thức uỷ thác của các công ty kim khí thương mại, dịch vụ trong nước. Nhiên liệu: Dầu FO và các xăng dầu mỡ khác. Phụ tùng thay thế: Bảo hộ lao động, vật tư tiêu hao, kho đặt hàng trong nước, kho hàng nhập khẩu, Việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm, đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm. Tại công ty thép Việt - úc , kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí NVLTT được thực hiện một cách khá khoa học và hợp lý. Cụ thể, hạch toán chi phí NVLTT được tiến hành như sau: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng, tuần, ngày của bộ phận kỹ thuật - vật tư, xưởng sản xuất nhận kế hoạch sản xuất sẽ lập phiếu đề nghị lĩnh vật tư gồm danh mục vật tư cần lĩnh, lý do sử dụng kho xuất, bộ phận lĩnh, số lượng cần lĩnh. Phiếu lĩnh vật tư sẽ được phụ trách phân xưởng ký duyệt sau đó được đưa lên bộ phận kỹ thuật - vật tư để viết phiếu xuất kho. Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất vật tư cho xưởng sản xuất. Để tính trị giá nguyên vật liệu thực tế xuất kho, công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá thực tế của Trị giá thực tế của + Đơn giá bình quân NVL tồn đầu kỳ NVL nhập trong kỳ = gia quyền Số lượng NVL Số lượng NVL + tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 37
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trị giá thực tế Đơn giá bình quân Số lượng NVL = x NVL xuất kho gia quyền xuất kho trong kỳ Cuối tháng tại Bộ phận TC – Kế toán, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu do thủ kho định kỳ gửi lên, kế toán vật tư sẽ lập các bảng kê nhập xuất tồn theo từng thứ nguyên vật liệu, sau đó lấy số liệu từ các bảng kê ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn của từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Số liệu này được đối chiếu với báo cáo hàng tồn kho của bộ phận vật tư . Sau đó kế toán vật tư lập báo cáo tổng hợp xuất nguyên vật liệu. Mọi chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất sẽ được tập hợp trực tiếp cho xưởng sản xuất. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, kế toán chi phí sản xuất & gía thành sản phẩm sẽ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, kế toán vật tư in ra các sổ tổng hợp, sổ chi tiết, sổ cái để tổng hợp chi phí NVLTT phát sinh trong tháng và tính giá thành sản phẩm. VD: Xuất dùng phôi để sản xuất thép. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 38
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TY LDSX THÉP VIỆT – ÚC Biểu 01 PHIẾU XUẤT KHO Tháng 9 năm 2009 Họ tên người nhận: Nguyễn Thế Duy Lý do xuất: dùng cho sản xuất Xuất tại kho: A Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lƣợng 5 SP/PS (120x120x11900) Kg 12.211.992 5 SP/PS (130x130x12000) Kg 2.985 20 MnSi (120x120x6000) Kg 9.433.078 5 SP/PS (125x125x11700) Kg 502.226 SD 295A (120x120x6000) Kg 2.341.840 Cộng 24.492.121 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 39
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Việc tính trị giá phôi xuất kho: Căn cứ vào báo cáo tồn kho đầu kỳ, các phiếu nhập trong kỳ, kế toán sẽ tính trị giá hàng xuất kho như sau: Ta có: Số lượng phôi 5SP/PS (120x120x11900) tồn đầu tháng là 10.156.279 kg Trị giá lượng phôi tồn đầu tháng là 78.584.704.204 Theo bảng kê nhập xuất tồn trong kỳ nhập: 6.299.340 kg Trị giá phôi nhập trong kì là: 52.918.254.981 Số lượng NVL xuất kho là 12.211.992 Kg Đơn giá bình 78.584.704.204 + 52.918.254.981 quân = gia quyền phôi 10.156.279 + 6.299.340 5SP/PS = 7.991 Trị giá thực tế NVL xuất kho = 7991 x 12.211.992 phôi 5SP/PS = 97.590.561.163 Tương tự kế toán sẽ tính được trị giá xuất phôi trong tháng là 207.974.376.013 Đối với nhiên liệu: Dầu FO và các dầu mỡ khác cũng chiếm giá trị lớn trong giá thành sản phẩm, được lưu trữ, bảo quản chặt chẽ cả về mặt số lượng và giá trị ở trong kho. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho nhiên liệu, kế toán lập bảng kê xuất nhiên liệu để lên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu trong tháng, hạch toán vào đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, trị giá dầu xuất kho cũng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (cách tính tương tự như đối với trị giá phôi xuất kho). VD: Trong tháng 9/2009 sản lượng phôi xuất dùng cho sx là 24.492.121kg cần 571.969 kg dầu FO, trị giá là 571.969 x 10626 = 6.077.937.491 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 40
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đối với phụ tùng thay thế: như trục cán, vòng bi, con lăn, bánh răng được theo dõi, bảo quản chặt chẽ về chỉ tiêu số lượng và giá trị chi tiết theo từng loại. Đây là những vật tư, phụ tùng thay thế cho các máy móc, thiết bị sản xuất có tính chất thường xuyên, tham gia vào chu kỳ sản xuất tạo nên thực thể sản phẩm và được tính theo định mức tiêu hao tính trên một tấn sản phẩm. Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán sẽ tiến hành tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao và sản lượng sản xuất trong tháng,tính ra thời gian phân bổ, sau đó phân bổ giá trị vật tư, phụ tùng thay thế phát sinh trong kỳ và lập bảng kê chi tiết phân bổ vật tư tính vào chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm. Những phụ tùng xuất dùng tháng trước chưa tính hết vào sản lượng sản xuất tháng này sẽ được tính tiếp vào sản lượng sản xuất tháng sau cho đến hết. Ví dụ: Trong tháng 9/2009 xuất con lăn EP40 – K17D10 cho phân xưởng sản xuất: Giá trị xuất kho: 4.773.000 Thời gian phân bổ: 3 tháng Trị giá con lăn phân bổ cho tháng 9 là: 4.773.000 / 3=1.591.000 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 41
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trình tự kế toán: Căn cứ vào các phiếu xuất kho NVL chính (phôi thép), kế toán lập bảng kê xuất NVL chính (biểu 02) , sau đó căn cứ trên bảng kê để ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản như sau: Nợ TK 621-Chi phí NVLTT: 97.590.561.163 Có TK 1521-Nguyên vật liệu chính: 97.590.561.163 BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Biểu 02 Tháng 9 năm 2009 Tên sản phẩm ĐV Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 5 SP/PS (120x120x11900) Kg 12.211.992 7.991 97.590.561.163 5 SP/PS (130x130x12000) Kg 2985 7.932 23.676.955 20 MnSi (120x120x6000) Kg 9.433.078 8.902 84.036.258.326 5 SP/PS (125x125x11700) Kg 502.226 9.474 4.758.187.410 SD 295A (120x120x6000) Kg 2.341.840 9.209 21.565.692.159 Cộng 24.492.121 8.491 207.974.376.013 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 42
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ phiếu xuất kho nhiên liệu (dầu FO, oxy, dầu diezen, ) kế toán lập bảng kê xuất nhiên liệu (biểu 03) sau đó ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 621-Chi phí NVLTT: 6.077.937.491 Có TK 1523-Nhiên liệu: 6.077.937.491 BẢNG KÊ XUẤT NHIÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT Biểu 03 Tháng 9 năm 2009 Tên sản phẩm ĐV SL Đơn giá Thành tiền Dầu FO Kg 571.969 10.626 6.077.936.491 Oxy Chai 880 29.523 25.980.240 LPG Kg 1.213 16.830 20.414.484 Dầu HLP-68 Lít 1.155 31.517 36.402.070 Mỡ LS3 Kg 900 53.020 47.717.821 Dầu Diezen Lít 2.930 11.556 33.860.094 Xăng A92 Lít 6.622 14.347 95.009.105 Xăng A95 Lít 55 14.818 815.000 Dầu Plus Hộp 6 192.824 1.156.946 Dầu GRXP-150 Lít 1.881 35.017 65.886.926 Dầu phanh Hộp 1 40.467 40.467 Dầu PLC KOMAX CF Lít 270 31.518 8.509.787 Cộng 6.413.709.432 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 43
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư khác (Biểu 04) xuất sử dụng cho xưởng sản xuất, kế toán sẽ ghi trị giá vật tư xuất kho đồng thời lập bảng kê chi tiết phân bổ vật tư, phụ tùng thay thế trong tháng(Biểu 05), số liệu trên được phản ánh trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên nhiên liệu và sổ nhật ký chung theo định khoản sau: 1. Trị giá phụ tùng xuất kho trong tháng Nợ TK 142-Chi phí trả trước: 827.538.000 Có TK 1524-Phụ tùng thay thế: 827.538.000 2. Phân bổ giá trị phụ tùng thay thế: Nợ TK 621-Chi phí sản xuất chung: 1.026.751.000 Có TK 142-Chi phí trả trước: 1.026.751.000 Sau khi ghi vào bảng kê xuất, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung (Biểu 06) và sổ cái TK 621(Biểu 07) Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 44
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 04 PHIẾU XUẤT KHO VẬT TƯ KHÁC Tháng 9 năm 2009 Tên vật tƣ Đơn vị tính Thành tiền Bảo hộ lao động Đồng 20.332.444 Vật tư tiêu hao Đồng 236.059.318 Kho đặt hàng trong nước Đồng 545.090.233 Kho hàng nhập khẩu Đồng 132.328.274 Vật tư đồ nghề Đồng 150.120.750 Vật tư kim khí Đồng 46.451.190 Cộng 1.130.382.208 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 45
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 06 NHẬT KÝ CHUNG Tháng 9 năm 2009 Ngày Chứng từ SHTKĐƢ tháng Số Ngày Diễn giải Số tiền Nợ Có ghi sổ hiệu tháng . . 30/9/09 21/9/09 Xuất phôi để sxsp 621 1521 207.974.376.000 30/9/09 21/9/09 Xuất nhiên liệu để sxsp 621 1523 6.413.710.000 30/9/09 21/9/09 Xuất phụ tùng thay thế 142 1524 827.538.000 30/9/09 30/9/09 Phân bổ phụ tùng thay thế 621 142 1.026.751.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí nhân công trực tiếp 622 334 1.362.205.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHXH vào CPNCTT 622 3383 47.970.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHYT vào CPNCTT 622 3384 6.396.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHTN vào CPNCTT 622 3388 3.198.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí nhân viên PX 6271 334 81.980.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHXH vào CPSXC 6271 3383 8.055.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHYT vào CPSXC 6271 3384 1.074.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHTN vào CPSXC 6271 3388 537.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí cộng cụ dụng cụ 6273 153 302.843.000 30/9/09 30/9/09 Trích KHTSCĐ PX 6274 2141 836.806.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí DV mua ngoài 4.148.644.000 6275 331 2.162.486.000 6275 112 65.790.000 6275 335 1.920.374.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí khác bằng tiền 572.729.000 6278 1111 109.334.000 6278 1421 463.395.000 30/9/09 30/9/09 K/c chi phí NVLTT 154 621 215.414.837.000 30/9/09 30/9/09 K/c chi phí NCTT 154 622 1.419.769.000 30/9/09 30/9/09 K/c chi phí SXC 154 627 5.952.668.000 30/9/09 30/9/09 Phế liệu thu hồi 1528 154 2.534.984.000 30/9/09 30/9/09 Giá thành SP nhập kho 155 154 220.252.290.000 Cộng lũy kế 952.562.326.000 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 46
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỔ CÁI Số hiệu TK: 621 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Biểu 07 Tháng 9 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Ngày Chứng từ SH Số tiền tháng Số Ngày Diễn giải TK Nợ Có ghi sổ hiệu tháng ĐƢ Dƣ đầu kỳ - - 30/9/09 21/9/09 Xuất phôi 1521 207.974.376.000 30/9/09 21/9/09 Xuất nhiên liệu 1523 6.413.710.000 30/9/09 21/9/09 Xuất phụ tùng 1524 1.026.751.000 Cộng số phát sinh 215.414.837.000 215.414.837.000 Số dƣ cuối kỳ - - Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 47
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí NCTT là khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm,thực hiện lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty thép Việt - úc gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp và khoản trích BHXH, BHYT, BHTN theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí lương trả cho công nhân sản xuất chính. Do đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nên Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương cho người lao động trực tiếp sản xuất: 1) Hình thức tiền lương theo thời gian: Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc theo lương cấp bậc của người lao động và đơn giá tiền lương quy định. Lương thời gian = Số ngày làm việc thực tế x đơn giá 1 ngày công (phải trả cho CBCNV (tuỳ thuộc cấp bậc từng người). Công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho công nhân vào những ngày không sản xuất hoặc sửa chữa máy móc, thiết bị , hình thức tiền lương này chủ yếu áp dụng cho CBCNV khối hành chính (nhân viên các phòng, ban, nhân viên quản lý, quản đốc phân xưởng ) VD: Tháng 9 năm 2009 anh H là công nhân tổ cán tham gia sửa chữa máy cán trong phân xưởng, thời gian là 3 ngày, hệ số lương là 2.3, mức lương cơ bản là 650.000. Vậy lượng thời gian trong 3 ngày sửa chữa của anh H là: 650.000 x 2.3 x 3 = 172.500 26 2) Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành và đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 48
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tổng quỹ lương Số lượng sp hoàn thành đủ Đơn gí tiền lương = x theo sản phẩm tiêu chuẩn chất lượng theo sản phẩm Nhằm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các chi phí đầu vào, phát huy tinh thần sáng tạo và kỷ luật lao động, Công ty áp dụng 2 đơn giá tiền lương sản phẩm. Đơn giá 100% cho sản phẩm chính phẩm: từ 10 - 40 áp dụng cho những ca sản xuất có mức tiêu hao NVL thực tế ≤ định mức tiêu hao quy định. Đơn giá 20% cho sản phâm chính phẩm loại II từ 10 - 40 áp dụng cho những ca sản xuất có mức tiêu hao NVL thực tế > định mức tiêu hao quy định Hàng tháng, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm hoàn thành, bảng chấm công của 2 ca sản xuất (ca A, ca B) và ca phục vụ (ca C), do nhân viên kinh tế dưới phân xưởng gửi lên, kế toán tiền lương tiến hành tính toán lương cho CNV phân xưởng, lập bảng tổng hợp lương làm căn cứ trả lương cho CBCNV trong tháng. Đối với tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất, cách tính như sau Bước 1: Tính tổng quỹ lương từng ca Tổng quỹ Số lượng sản phẩm hoàn thành Đơn giá tiền lương = x lương từng ca đủ tiêu chuẩn chất lượng theo sản phẩm Bước 2: Tính tổng điểm của từng cá nhân trong ca Tổng điểm của từng Hệ số lương + Hệ số chức danh Số ngày = x cá nhân trong ca 2 sản xuất Bước 3: Tính tổng điểm của từng ca: Tổng điểm của từng ca = Tổng điểm của ca sản xuất + Tổng điểm ca phục vụ Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 49
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bước 4: Tính đơn giá 1 điểm của từng ca: Đơn giá 1 điểm Tổng quỹ lương sản phẩm của từng ca = của từng ca Tổng điểm của ca sản xuất Bước 5: Tính lương sản phẩm phải trả cho từng cá nhân trong từng ca: Lương sản phẩm phải Tổng điểm của Đơn giá 1 trả cho từng cá nhân = từng cá nhân x điểm của trong từng ca trong từng ca từng ca Ngoài khoản tiền lương chính là lương thời gian và lương sản phẩm, công ty còn có các khoản khác phải trả cho công nhân sản xuất như: các khoản phụ cấp độc hại, phụ cấp ca đêm, phụ cấp xa nhà, lương thêm giờ chủ nhật và ngày thường Khoản tiền này được cộng với lương chính và trả vào cuối tháng. Những ngày làm thêm của công nhân được tính: Nếu làm thêm giờ vào ngày chủ nhật, lễ tết thì được trả gấp đôi số tiền công ngày thường Nếu làm thêm giờ vào ngày thường thì được trả gấp 1,5 lần số tiền công ngày thường Trường hợp phải ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan: Thiết bị không đảm bảo, thiếu vật tư, nguyên liệu, sự cố kỹ thuật, mất điện do mưa bão thì phân xưởng cùng phòng kỹ thuật lập biên bản xác định thời gian ngừng đó được trừ vào sản lượng định mức và công nhân sản xuất được hưởng 100% lương cấp bậc. Trường hợp ngừng sản xuất do nguyên nhân chủ quan: Sự cố thiết bị do công nhân sản xuất gây ra, tai nạn lao động do tổ chức sản xuất không đảm bảo yêu cầu, thời gian ngừng đó vẫn tính lương sản phẩm theo đơn giá quy định. Việc hạch toán đúng, đủ chi phí NCTT với 2 hình thức trả lương trên, công ty đã quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý. Đây là cơ sở để tính toán chính Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 50
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP xác giá thành sản phẩm và nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thanh toán tiền lương, tiền công một cách thoả đáng, kịp thời cho người lao động, khuyến khích, động viên, kịp thời người lao động tăng năng suất lao động, từ đó có thể giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trình tự kế toán: Căn cứ bảng thanh toán lương (Biểu 08) và bảng phân bổ lương(Biểu 09), hàng tháng kế toán ghi sổ nhật ký chung(Biểu 06), sau đó ghi chuyển sổ cái TK 622 (Biểu 10), sổ cái TK334 theo định khoản: Nợ TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp: 1.362.205.000 Có TK 334-Phải trả người lao động: 1.362.205.000 Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Đối với các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất, công ty trích 15% BHXH và 2% BHYT, 1% BHTN trên số tiền lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hàng tháng, kế toán không tiến hành trích KPCĐ trên số tiền lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mà công ty có quỹ phí công đoàn riêng do CBCNV đóng góp. Phí công đoàn khấu trừ 1% vào tiền lương thực tế của công nhân viên. Số liệu trên được phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 338, TK 622 Căn cứ vào bảng thanh toán lương (Biểu 08), bảng thanh toán BHXH, bảng phân bổ lương(Biểu 09), kế toán ghi sổ nhật ký chung sau đó ghi chuyển sổ cái TK 334, TK 338, TK 622 theo định khoản sau: Nợ TK 622-Chi phí NCTT: 57.564.000 Nợ TK 334-Phải trả người lao động: 22.386.000 Có TK 338-Phải trả, phải nộp khác: 79.950.000 3383-Bảo hiểm xã hội: 63.960.000 3384-Bảo hiểm y tế: 9.594.000 3388-Bảo hiểm thất nghiệp: 6.396.000 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 51
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong đó tính vào chi phí là: Nợ TK 622-Chi phí NCTT: 57.564.000 Có TK 338-Phải trả, phải nộp khác: 57.564.000 3383-Bảo hiểm xã hội: 47.970.000 3384-Bảo hiểm y tế: 6.396.000 3388-Bảo hiểm thất nghiệp: 3.198.000 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 52
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 06 NHẬT KÝ CHUNG Tháng 9 năm 2009 Ngày Chứng từ SHTKĐƢ tháng Số Ngày Diễn giải Số tiền Nợ Có ghi sổ hiệu tháng . . 30/9/09 21/9/09 Xuất phôi để sxsp 621 1521 207.974.376.000 30/9/09 21/9/09 Xuất nhiên liệu để sxsp 621 1523 6.413.710.000 30/9/09 21/9/09 Xuất phụ tùng thay thế 142 1524 827.538.000 30/9/09 30/9/09 Phân bổ phụ tùng thay thế 621 142 1.026.751.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí nhân công trực tiếp 622 334 1.362.205.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHXH vào CPNCTT 622 3383 47.970.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHYT vào CPNCTT 622 3384 6.396.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHTN vào CPNCTT 622 3388 3.198.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí nhân viên PX 6271 334 81.980.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHXH vào CPSXC 6271 3383 8.055.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHYT vào CPSXC 6271 3384 1.074.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHTN vào CPSXC 6271 3388 537.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí cộng cụ dụng cụ 6273 153 302.843.000 30/9/09 30/9/09 Trích KHTSCĐ PX 6274 2141 836.806.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí DV mua ngoài 4.148.644.000 6275 331 2.162.486.000 6275 112 65.790.000 6275 335 1.920.374.000 30/9/09 30/9/09 Chi phí khác bằng tiền 572.729.000 6278 1111 109.334.000 6278 1421 463.395.000 30/9/09 30/9/09 K/c chi phí NVLTT 154 621 215.414.837.000 30/9/09 30/9/09 K/c chi phí NCTT 154 622 1.419.769.000 30/9/09 30/9/09 K/c chi phí SXC 154 627 5.952.668.000 30/9/09 30/9/09 Phế liệu thu hồi 1528 154 2.534.984.000 30/9/09 30/9/09 Giá thành SP nhập kho 155 154 220.252.290.000 Cộng lũy kế 952.562.326.000 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 53
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỔ CÁI Số hiệu TK: 622 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Biểu 10 Tháng 9 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Ngày Chứng từ SH Số tiền tháng Số Ngày Diễn giải TK Nợ Có ghi sổ hiệu tháng ĐƢ Dƣ đầu kỳ - - 30/9/09 30/9/09 Chi phí NCTT 334 1.362.205.000 30/9/09 30/9/09 Trích BHXH vào 3383 47.970.000 CPNCTT 30/9/09 30/9/09 Trích BHYT vào 3384 6.396.000 CPNCTT 30/9/09 30/9/09 Trích BHTN vào 3388 3.198.000 CPNCTT 30/9/09 30/9/09 K/c CPNCTT vào 154 1.419.769.000 chi phí sản xuất Cộng số phát sinh 1.419.769.000 1.419.769.000 Số dƣ cuối kỳ - - Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 54
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất. Ở công ty để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 để phản ánh các khoản chi phí sản xuất chung ở phân xưởng bao gồm: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6273 - Chi phí công cụ, dụng cụ TK 6274 - Chi phí KHTSCĐ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền a. Chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng ở công ty bao gồm: Chi phí tiền lương chính, các khoản phụ cấp, khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên phân xưởng: Quản đốc, Phó quản đốc, kỹ thuật viên, nhân viên kinh tế phân xưởng Bộ phận quản lý được trả lương chủ yếu theo hình thức lương thời gian ngoài ra còn được trả lương theo sản phẩm trong những ngày đi ca. Việc tính lương và trích BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên phân xưởng cũng tính toán tương tự như đối với khoản mục chi phí NCTT. Chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp theo từng tháng và được phản ánh vào sổ nhật ký chung , sổ cái TK 334, TK 338, TK 627 (Biểu11) theo định khoản sau: 1. Nợ TK 6271-Chi phí nhân viên PX: 81.980.000 Có TK 334-Phải trả người lao động: 81.980.000 2. Nợ TK 6271-Chi phí nhân viên PX: 9.666.000 Nợ TK 334-Phải trả người lao động: 3.759.000 Có TK 338-Phải trả, phải nộp khác: 13.425.000 3383-Bảo hiểm xã hội: 10.740.000 3384-Bảo hiểm y tế: 1.611.000 3388-Bảo hiểm thất nghiệp: 1.074.000 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 55
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong đó tính vào chi phí là Nợ TK 6271-Chi phí nhân viên PX: 9.666.000 Có TK 338-Phải trả, phải nộp khác: 9.666.000 3383-Bảo hiểm xã hội: 8.055.000 3384-Bảo hiểm y tế: 1.074.000 3388-Bảo hiểm thất nghiệp: 537.000 b. Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng ở công ty bao gồm: Bảo hộ lao động, vật tư kim khí,vật tư tiêu hao. ở công ty hầu hết các công cụ dụng cụ xuất dùng đều tiến hành phân bổ giá trị một lần cho chi phí sản xuất chung. Khi xuất dùng công cụ dụng cụ căn cứ vào phiếu xuất kho (Biểu 04), kế toán ghi vào bảng kê xuất, bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu , sổ nhật ký chung, sổ cái TK 153, TK 627. Ví dụ: Trong tháng 9/2009 Xuất dùng vật tư kim khí cho sản xuất ở phân xưởng , că cứ vào phiếu xuất kho, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6273-Chi phí công cụ, dụng cụ: 46.451.000 Có TK 153-Công cụ, dụng cụ: 46.451.000 Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng sản xuất là: 302.843.000 Theo định mức kinh tế kỹ thuật được xác định của nghành, bộ phận kỹ thuật vật tư Công ty, tiêu hao 1 số vật tư lẻ như vòng bi, bích nối thông thường được sử dụng 2 tháng kể từ ngày xuất dùng. Trong tháng 1 số vật tư xuất dùng lần đầu nhưng đã hỏng ngay, không tiếp tục sử dụng được, căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư, bản thống kê vật tư hỏng trên dây chuyền, kế toán xác định giá trị vật tư xuất dùng thấp hơn điều kiện kỹ thuật trung bình như sau: Giá trị vật tư xuất dùng Tổng giá trị vật tư xuất ở ĐK thấp hơn ĐK kỹ = dùng của các loại vật tư lẻ x 1 tháng thuật trung bình 2 tháng Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 56
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ví dụ: Trong tháng 2 giá trị vòng bi, bích nối xuất kho là: 152.850.000 Vậy: giá trị vật tư xuất dùng ở ĐK thấp hơn Đk trung bình là: 152.850.000 x 1 tháng = 76.425.000 2 Kế toán ghi: Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán: 76.425.000 Có TK 627-Chi phí sản xuất chung: 76.425.000 c. Chi phí khấu hao TSCĐ Trích khấu hao tài sản cố định là tính vào chi phí một phần giá trị hao mòn của TSCĐ để tạo nguồn tái sản xuất cho TSCĐ đó khi TSCĐ bị loại trừ khỏi quá trình sản xuất. Về phương diện tài chính, khấu hao là phương tiện giúp cho doanh nghiệp thu hồi được toàn bộ phần giá trị của TSCĐ đã bị tiêu hao trong quá trình sản xuất. TSCĐ phục vụ cho sản xuất chiếm 90% tổng số tài sản cố định của công ty, bao gồm: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải Vì vậy công tác hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ ở công ty hết sức quan trọng, và cần thiết. Hiện nay, công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính (phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian). Hàng tháng, kế toán căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ trích khấu hao của từng TSCĐ để tính ra số khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng và phân bổ số khấu hao đó cho từng đối tượng sử dụng. Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Thời gian sử dụng Tỷ lệ khấu hao = Nguyên giá Mức khấu hao năm Mức khấu hao tháng = 12 tháng Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 57
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tài sản cố định ở công ty được theo dõi chi tiết cho từng loại TSCĐ trên bảng tổng hợp phân loại và KHTSCĐ (Biểu 12) được mở theo tháng về chỉ tiêu số lượng, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Ví dụ: Máy biến áp ABB có nguyên giá là: 1.286.000.000, thời gian sử dụng là 10 năm: Mức khấu hao năm là: 1.296.000.000/10=129.600.000 Mức khấu hao bình quân tháng là: 129.600.000/12=10.800.000 Căn cứ vào số tiền trích khấu hao của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải phát sinh trong tháng trên bảng phân loại và trích khấu hao TSCĐ, kế toán tiến hành ghi sổ NKC đồng thời ghi vào sổ cái TK214, TK627 theo định khoán sau: Nợ TK 6274-Chi phí khấu hao TSCĐ: 836.806.000 Có TK 2141-Hao mòn TSCĐ hữu hình: 836.806.000 d. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm: Chi phí điện nước, điện thoại, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng máy móc thiết bị, chi phí tiền thuê đất, chi phí vận tải nội bộ phục vụ sản xuất. Ví dụ: Trong tháng 9/2009 chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh như sau: Tiền điện: 2.162.486.000 Tiền nước: 65.790.000 Trích trước chi phí sữa chữa và bảo dưỡng nhà xưởng, máy móc thiết bị: 488.021.000 Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài là: 4.148.644.000 Kế toán định khoản như sau: 1. Nợ TK 6275-Chi phí dịch vụ mua ngoài:2.162.486.000 Có TK 331-Phải trả người bán: 2.162.486.000 2. Nợ TK 6275- Chi phí dịch vụ mua ngoài: 65.790.000 Có TK 112-Tiền gửi ngân hàng: 65.790.000 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 58
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3. Nợ TK 6275- Chi phí dịch vụ mua ngoài: 488.021.000 Có TK 335-Chi phí phải trả: 488.021.000 Các số liệu trên được ghi vào sổ nhật ký chung (Biểu 6), đồng thời ghi vào sổ cái TK 627 (Biểu 11) e. Chi phí khác bằng tiền: Khoản mục này tại công ty bao gồm các chi phí khác ngoài chi phí nêu trên phát sinh phục vụ phân xưởng được hạch toán vào chi phí sản xuất chung chi tiết theo khoản mục chi phí gồm: Chi phí ăn ca công nhân sản xuất, chi phí giao dịch, phô tô in ấn tài liệu, tiền tàu, xe, phí, lệ phí, hợp đồng phòng cháy, chữa cháy, đô rác phế thải, kiểm tra chất lượng Căn cứ vào phiếu chi ăn ca công nhân sản xuất trong kỳ, kế toán định khoản: Nợ TK 6278-Chi phí khác bằng tiền: 48.566.000 Có TK 111-Tiền Việt Nam: 48.566.000 Phân bổ chi phí mua bảo hiểm nhà máy, kế toán định khoản: Nợ TK 6278-Chi phí khác bằng tiền: 463.395.000 Có TK 1421-Chi phí trả trước: 463.395.000 Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí bằng tiền khác là: 572.729.000 Các số liệu trên được ghi vào sổ nhật ký chung (Biểu 6), đồng thời ghi vào sổ cái TK 111, TK 627 (Biểu 11) Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 59
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỔ CÁI Biểu 11 Số hiệu TK: 627 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Tháng 9 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Ngày Chứng từ SH Số tiền tháng Số Ngày Diễn giải TK Nợ Có ghi sổ hiệu tháng ĐƢ Dƣ đầu kỳ - - Chi phí nhân viên PX 81.980.000 30/9/09 30/9/09 334 Trích BHXH vào CPSXC 8.055.000 30/9/09 30/9/09 3383 Trích BHYT vào CPSXC 1.074.000 30/9/09 30/9/09 3384 Trích BHTN vào CPSXC 537.000 30/9/09 30/9/09 3388 Chi phí cộng cụ dụng cụ 302.843.000 30/9/09 30/9/09 153 Trích KHTSCĐ PX 836.806.000 30/9/09 30/9/09 2141 Chi phí DV mua ngoài 4.148.644.000 30/9/09 30/9/09 2.162.486.000 331 65.790.000 112 1.920.374.000 335 Chi phí khác bằng tiền 572.729.000 30/9/09 30/9/09 109.334.000 111 463.395.000 1421 30/9/09 30/9/09 Kết chuyển CPSXC 154 5.952.668.000 Cộng số phát sinh 5.952.668.000 5.952.668.000 Số dƣ cuối kỳ - - Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 60
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.1.5.Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất. Cuối tháng, căn cứ sổ cái TK 621, TK 622, TK 627, kế toán tổng hợp thực hiện bút toán kết chuyển 3 khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm đồng thời kế toán ghi bút toán này vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 154 (Biểu 13) thep định khoản sau: Nợ TK 154-Chi phí SXKDDD: 222.787.274.000 Có TK 621-Chi phí NVLTT: 215.414.837.000 Có TK 622-Chi phí NCTT: 1.419.769.000 Có TK 627-Chi phí SXC: 5.952.668.000 Trên thực tế tháng 9/2009, cuối kỳ có phế liệu thu hồi cho sản phẩm hỏng (thép bị cong, vênh không đủ tiêu chuẩn thành phẩm, đầu mẩu cắt nhập lại kho) có giá trị là: 2.534.984.000. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1528-Phế liệu thu hồi: 2.534.984.000 Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 2.534.984.000 Do đặc điểm sản xuất sản phẩm, nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm là một quy trình khép kín, công ty không có sản phẩm dở cuối kỳ, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 61
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỔ CÁI Biểu 13 Số hiệu TK: 154 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 9 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Ngày Chứng từ SH Số tiền tháng Số Ngày Diễn giải TK Nợ Có ghi sổ hiệu tháng ĐƢ Dƣ đầu kỳ - - 30/9/09 30/9/09 K/c chi phí NVLTT 621 215.414.837.000 30/9/09 30/9/09 K/c chi phí NCTT 622 1.419.769.000 30/9/09 30/9/09 K/c chi phí SXC 627 5.952.668.000 30/9/09 30/9/09 Phế liệu thu hồi 1528 2.534.984.000 30/9/09 30/9/09 Giá thành SP nhập 155 220.252.290.000 kho. Cộng số phát sinh 222.787.274.000 222.787.274.000 Số dƣ cuối kỳ - - Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 62
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2.Kế toán tính giá thành ở công ty LDSX thép Việt – Úc: 2.2.2.1.Đối tượng và kỳ tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất liên tục, khép kín, đặc điểm, tính chất của sản phẩm thép (thép thành phẩm mới sử dụng được), do đó công ty xác định đối tượng tính giá thành là thép thành phẩm từ 10 - 40. Việc sản xuất các chủng loại thép hàng tháng ở công ty thường với khối lượng khá lớn, chu kỳ sản xuất không dài, đồng thời để đáp ứng được yêu cầu quản lý, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tính giá thành nên công ty xác định kỳ tính giá thành là một tháng và thời điểm tính giá thành là cuối tháng, đơn vị tính giá thành là tấn sản phẩm. 2.2.2.2.Phương pháp tính giá thành Công ty có quy trình công nghệ liên tục, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, đồng thời công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng sản xuất,đối tượng tính giá thành là thép thành phẩm từ 10 - 40 (đối tượng tập hợp chi phí tương đối phù hợp với đối tượng tính giá thành) nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành thép được tính như sau: Ztt = Dđk + C - Dck Ztt ztt = Sht Trong đó: Ztt: Tổng giá thành thực tế của khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Dđk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C: Tồng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ztt: Giá thành đơn vị sản phẩm thực tế Sht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Do công ty không có sản phẩm dở cuối kỳ nên công thức chỉ còn: Ztt = C Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 63
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào các khoản mục chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ trên các sổ kế toán liên quan, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm (Biểu 13). Biểu 14 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÉP Tháng 9 năm 2009 STT Diễn giải Tổng số tiền I Tổng chi phí sản xuất 222.787.274.000 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 215.414.837.000 Nguyên vật liệu chính 207.974.376.000 Nhiên liệu 6.413.710.000 Phụ tùng thay thế 1.026.751.000 2 Chi phí nhân công trực tiếp 1.419.769.000 Chi phí tiền lương 1.362.205.000 Chi phí BHXH, BHYT, BHTN 57.564.000 3 Chi phí sản xuất chung 5.952.668.000 Chi phí lương NV phân xưởng 81.980.000 Chi phí BHXH, BHYT, BHTN NVPX 9.666.000 Chi phí công cụ, dụng cụ 302.843.000 Chi phí khấu hao TSCĐ 836.806.000 Chi phí dịch cụ mua ngoài 4.148.644.000 Chi phí bằng tiền khác 572.729.000 II Phế liệu thu hồi 2.534.984.000 III Tổng giá thành SP nhập kho 220.252.290.000 IV Số lượng thành phẩm nhập kho (tấn) 23.293,49 V Giá thành đơn vị / 1 tấn sản phẩm 9.455.530 Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 64
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LDSX THÉP VIỆT – ÚC: Công ty liên doanh thép Việt - Úc là một doanh nghiệp còn non trẻ, song sản phẩm của công ty đã chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong đó có sự đóng góp không nhỏ của của bộ phận kế toán - tài chính. Qua một thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, tuy còn hạn chế về khả năng nhận thức và kinh nghiệm thực tế, nhưng qua bài viết này, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhận xét và một số kiến nghị về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc củng cố và hoàn thiện hơn nữa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. 3.1.Nhận xét về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty LDSX thép Việt – Úc: 3.1.1.Ƣu điểm trong kế toán tập hợp chi phí sx và tính giá thành sản phẩm ở công ty: Là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh nên số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày rất lớn, bộ máy kế toán đã giữ một vai trò quan trọng trong việc phản ánh và giám đốc có hiệu quả tình hình sản xuất kinh doanh ở đơn vị mình. Để phát huy hết trọng trách đó, công ty đã tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho bộ phận kế toán. Phòng làm việc được bố trí khoa học, hợp lý, được trang bị máy vi tính, máy điện thoại, máy điều hòa, giấy, bút đầy đủ. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, khoa học, trình độ nghiệp vụ vững vàng, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, trung thực. Công ty thường xuyên tổ chức các lớp học kế toán máy, tiếng Anh, kiểm toán, thuế để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên kế toán. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 65
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Việc áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh ở công ty, tránh được sự trùng lặp trong hạch toán, chứng từ được luân chuyển hợp lý, dễ đối chiếu, kiểm tra sổ sách và phân công công việc. Việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung với kết cấu sổ đơn giản, thuận tiện cho việc xử lý số liệu bằng kế toán máy mà vẫn đảm bảo sự tin cậy về thông tin kinh tế cung cấp cho các nhà quản lý. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán luôn được trú trọng ở công ty. Nhìn chung , qua tìm hiểu thực tế em nhận thấy, mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tập hợp theo các khoản mục chi phí một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác cho đối tượng tập hợp chi phí, cung cấp số liệu cần thiết cho công tác tính giá thành sản phẩm , phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí và quản lý giá thành. Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung được tập hợp trực tiếp cho phân xưởng sản xuất giảm nhẹ được khối lượng tính toán vì không phải tiến hành phân bổ nhiều trừ một số chi phí phải phân bổ như: Chi phí KHTSCĐ, chi phí phụ tùng thay thế Việc phân loại chi phí theo khoản mục chi phí và việc tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí giúp cho nhà quản lý phân tích được từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tăng hay giảm? Nguyên nhân do đâu ? Làm giá thành tăng, giảm bao nhiêu ? để ra các quyết định đúng đắn nhất về quản lý chi phí và giá thành, sử dụng tiết kiệm chi phí để có thể hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành đặt ra. Những ưu điểm về quản lý và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nêu trên có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, kế toán này cũng không tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định cần được hoàn thiện Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 66
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3.1.2.Một số tồn tại trong kế toán tập hợp chi phí sx và tính giá thành sản phẩm ở công ty: Trước hết, về đối tượng tính giá thành, công ty xác định đối tượng tính giá thành là thép thành phẩm của tất cả các chủng loại 10, 14, 17 sản xuất trong tháng. Theo Luận chứng kinh tế kỹ thuật của công ty, em nhận thấy định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho mỗi nhóm chủng loại thép là khác nhau. VD: Thép 10, 12, 13 định mức tiêu hao phôi thép là 1,06 tấn/tấn sản phẩm, dầu FO là 40kg/tấn sản phẩm; Thép 14, 15, 16, 17 định mức tiêu hao phôi thép là 1,058 tấn/ tấn sản phẩm, dầu FO là 70,36 kg/tấn sản phẩm. Việc tính giá thành mang tính chất hàng loạt này dẫn đến san bằng chi phí cho tất cả các chủng loại thép, không đảm bảo tính chính xác của chỉ tiêu giá thành cho từng chủng loại sản phẩm. Hiện nay, công ty tập hợp chi phí sản xuất chung theo phương pháp trực tiếp cho phân xưởng sản xuất mà không chi tiết cho từng nhóm chủng loại sản phẩm. Mà chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến sản xuất các loại thép trong kỳ. Đối với kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ, toàn bộ các chứng từ nhập xuất kho chỉ được tập hợp vào phòng kế toán vào thời điểm cuối tháng. Lúc đó, kế toán mới tiến hành định khoản, nhập số liệu từ chứng từ vào máy. Đối với một doanh nghiệp có quy mô vừa như công ty, mặc dù các nghiệp vụ nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không thường xuyên nhưng mỗi lần nhập xuất khối lượng lại rất lớn, với nhiều loại khác nhau. Vì vậy, nếu công ty vẫn thực hiện như hiện nay dẫn đến tình trạng công việc kế toán dồn dập vào cuối tháng, dễ gây ra nhầm lẫn, sai sót, không đáp ứng kịp thời số liệu cho kế toán tính giá thành. Qua tìm hiểu em thấy, hàng tháng công ty không trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép. Là một doanh nghiệp sản xuất với số lượng lao động trực tiếp chiếm 65% tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty, có những đợt công nhân nghỉ phép nhiều dẫn đến sự biến động của giá thành sản phẩm trong kỳ. Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 67
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3.2.Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sx và tính giá thành sản phẩm ở công ty LDSX thép Việt – Úc: Qua một thời gian ngắn thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty liên doanh thép Việt - úc, em nhận thấy nhìn chung công tác này đã được tiến hành một cách nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành , phù hợp với điều kiện ở công ty đồng thời phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Song đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, còn có những điểm chưa hợp lý. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do thời gian thực tập có hạn và điều kiện số liệu không cho phép, bởi vậy đối với một số kiến nghị, em xin phép không tính toán cụ thể mà chỉ đưa ra các cách thức và nguyên tắc chung. Kiến nghị 1: Xác định lại đối tượng tính giá thành Hiện nay, đối tượng tính giá thành của công ty là thép thành phẩm của các chủng loại sản xuất trong tháng.Trên thực tế, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất 1 tấn thép thành phẩm của từng nhóm chủng loại là chênh lệch nhau khá lớn. Để đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm, công ty nên xác định lại đối tượng tính giá thành là thép thành phẩm từng nhóm chủng loại sản phẩm có định mức tiêu hao nguyên vật liệu bằng nhau. Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu của các chủng loại thép từ 10 - 40 trong Luận chứng kinh tế kỹ thuật của công ty, theo em công ty nên xếp 4 nhóm chủng loại thép sau đây để tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng nhóm một cách chính xác. Nhóm thép 1: 10, 12, 13 Nhóm thép 2: 14, 15, 16, 17 Nhóm thép 3: 18, 19, 20, 22, 25 Nhóm thép 4: 28, 32, 35, 40 (cần xem lai khi thay đổi ĐT tính giá thành thì phương pháp tính giá thành có phải thay đổi ko? Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 68
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kiến nghị 2: Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của của công ty là xưởng sản xuất mà không chi tiết cho từng nhóm chủng loại sản phẩm đã nêu ở trên . Mặt khác, xưởng sản xuất hàng tháng sản xuất nhiều nhóm chủng loại sản phẩm, khối lượng, kích cỡ và định mức tiêu hao nguyên vật liệu khác nhau. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí ở công ty theo em là chưa phù hợp vì nơi gây ra chi phí là xưởng sản xuất, nơi chịu chi phí là thép thành phẩm. Mặt khác NVL sản xuất cho từng nhóm chủng loại thép không phải phân bổ. Chính vì vậy, em cho rằng đối tượng tập hợp chi phí ở công ty hợp lý nhất là vẫn theo xưởng sản xuất nhưng chi tiết cho từng nhóm chủng loại sản phẩm để đảm bảo tính chính xác của giá thành từng nhóm chủng loại sản phẩm, phục vụ cho công tác tính giá thành như kiến nghị ở trên., mặt khác phản ánh chính xác các chi phí cho từng nhóm chủng loại sản phẩm trong kỳ là bao nhiêu, loại nào tăng, loại nào giảm, từ đó công ty xác định được chính xác giá thành sản phẩm và xây dựng giá bán hợp lý cho từng nhóm chủng loại sản phẩm. Các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung trước hết được tập hợp cho xưởng sản xuất, sau đó chi tiết cho 4 nhóm chủng loại sản phẩm đã nêu ở trên. Ví dụ: Khi tập hợp chi phí NVLTT trên TK 621, TK 621 được chi tiết thành các TK cấp 2: TK 6211 - Chi phí NVLTT nhóm thép 1 TK 6212 - Chi phí NVLTT nhóm thép 2 Kiến nghị 3: Vấn đề phân bổ chi phí sản xuất chung Hiện nay, toàn bộ chi phí sản xuất chung của công ty phát sinh trong kỳ được tập hợp trực tiếp cho xưởng sản xuất mà trong tháng xưởng sản xuất nhiều nhóm chủng loại sản phẩm khác nhau, chi phí sản xuất chung lại là các chi phí phục vụ sản xuất liên quan đến nhiều nhóm chủng loại sản phẩm có định mức tiêu hao nguyê vật liệu khác nhau. Với việc thay đổi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành như đã trình bày ở trên, công ty nên tập hợp chi phí sản Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 69
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP xuất chung theo phương pháp gián tiếp. Trước tiên các chi phí sản xuất chung được tập hợp cho xưởng sản xuất sau đó phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo tiêu thức phân bổ hợp lý. Em nhận thấy, chi phí NVLTT là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm nên công ty lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là chi phí NVLTT là hợp lý nhất. Đồng thời, để thuận tiện cho việc theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng nhóm chủng loại sản phẩm, kế toán nên mở sổ chi tiết chi phí sản xuất chung Kiến nghị 4: Vấn đề trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép Để đảm bảo sự ổn định của giá thành sản phẩm giữa các kỳ, việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý,đều đặn là việc cần làm ở công ty Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả công nhân viên Sinh viên Trần Bích Thủy – Lớp QT1001K Page 70