Khóa luận Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên 5 – 8
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên 5 – 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_hach_toan_ke_toan_chi_phi_va_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên 5 – 8
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3 1.1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất 3 1.1.1.1.Khái niệm về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 3 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 4 1.1.2.Những vấn đề chung về giá thành 8 1.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm xây lắp 8 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 8 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 10 1.2.1 Khái quát về kế toán chi phí 10 1.2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 10 1.2.1.2. Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất 11 1.2.1.3.Nhiêm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 12 1.2.2.Khái quát về kế toán giá thành sản phẩm 12 1.2.2.1.Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 12 1.2.2.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 13 1.2.2.3.Nhiệm vụ của kế toán tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 16 1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 16 1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 16 1.3.1.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 1.3.1.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 18 1.3.1.3.Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 20 1.3.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 23 1.3.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp xây lắp 25 1.3.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp25 1.3.2.1. Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm làm dở 26 1.3.2.2.Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở 27 1.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ kế toán 28 Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 1
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 5 – 8 34 2.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 5 – 8 34 2.1.1. Khái quát về công ty TNHH một thành viên 5 – 8 34 2.1.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 34 2.1.1.2. Lĩnh vực cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh 35 2.1.1.3. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 35 2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 36 2.1.1.5 Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghê sản xuất xây lắp tại công ty 38 2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 40 2.1.3 Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty 41 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 5 – 8 43 2.2.1 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất 43 2.2.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu 44 2.2.1.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 56 2.2.1.3.Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 66 2.2.1.4.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 76 2.2.2.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH một thành viên 5 - 8 84 2.2.2.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 84 2.2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty 88 2.2.2.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 88 Chƣơng 3. MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 5-8 92 3.1. Nhận xét, đánh giá khái quát về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên 5 - 8 92 3.1.1.Những điểm đạt được trong việc tổ chức bộ máy kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng . 93 3.1.2.Những tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành xây, lắp tại công ty TNHH một thành viên 5 - 8 94 3.2.Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH một thành viên 5 – 8 95 KẾT LUẬN 99 Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 2
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đầy thì hầu hết các nước trên thế giới đều nhận thấy đường lối phát triển kinh tế là yếu tố quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Trong đường lối đó quản lý kinh tế tài chính luôn là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế, tổng hợp các nội dung và giải pháp tài chính tiền tệ nhằm tạo ra sự phát triển ổn định đi lên của nền kinh tế mỗi quốc gia. Hiện nay, sự cạnh tranh của nền kinh tế của thị trường diễn ra khá gay gắt. Sự cạnh tranh không đơn thuần là sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm mà còn về giá thành sản phẩm phù hợp với nền kinh tế, nhưng sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm luôn được coi là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp, hạ giá thành những vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm góp phần tạo nên vị trí cạnh tranh, tạo uy tín trên thương trường cũng như tạo được mục tiêu lợi nhuận trong doanh nghiệp. Để đạt được điều đó thì doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm . Việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là tiền đề giúp cho doanh nghiệp xác định một cách chính xác chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cũng như việc kiểm soát chi phí sản xuất phát sinh trong từng bộ phận của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu mà phòng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cung cấp, ban lãnh đạo có thể biết được chi phí phát sinh, giá thành của từng sản phẩm cũng như xác định được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể phân tích đánh giá tình hình thực hiện định mức dự toán về chi phí sử dụng lao động, sử dụng vật tư lao động để từ đó đề ra được biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm kịp thời với sự phát triển kinh doanh và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Với những ý nghĩa trên, trong doanh nghiệp sản xuất thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là công tác trọng tâm của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 3
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nhận thức rõ sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên 5 – 8 em đã chọn đề tại : “Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên 5 – 8” làm đề tài làm khoá luận tốt nghiệp. Kết cấu của bài khóa luận ngoài mở đầu, kết cấu danh mục tài liệu tham khảo gồm 3 chương Chương 1:Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Chương 2:Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên 5 – 8 Chương 3:Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên 5 – 8 Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, do trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, nên chắc chắn bài luận văn này còn nhiều thiếu sót. Do đó, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo khoa kế toán kiểm toán, các cô chú trong phòng kế toán công ty TNHH một thành viên 5 – 8 và các bạn để em có thể sửa chữa những nhận thức chưa đúng, những thiếu sót và tích lũy thêm kiến thức cho bản thân mình. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 4
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất 1.1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các hao phí cần thiết khác để thực hiện sản xuất thi công trong một thời kì nhất định. Chi phí sản xuất đó rất đa dạng gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng và mục đích khác nhau trong mỗi giai đoạn của quá trình thi công xây lắp. Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm bao gồm ba bộ phận G = C + V + M Trong đó: G: Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ C: Hao phí lao động vật hóa M: Giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm. Như vậy, về mặt lượng chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố: - Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã bỏ ra trong quá trình sản xuất ở một thời kì nhất định. - Giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền luơng của một đơn vị đã hao phí. Trong điều kiện kinh tế thị trường luôn luôn biến động, việc đánh giá chính xác chi phí sản xuất chẳng những là một yếu tố khách quan mà còn là một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho yêu cầu quản lý Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 5
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp của lãnh đạo doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh doanh phải có lãi và bảo toàn đuợc vốn. 1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Trong doanh nghiệp xây lắp, các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế công dụng khác nhau. Do đó yêu cầu quản lý của từng loại chi phí cũng khác nhau, việc quản lý chi phí không thể chỉ dựa vào số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ và phân tích toàn bộ các chi phí sản xuất theo từng yếu tố kinh tế ban đầu của chúng, theo từng công trình, từng nơi phát sinh và chụi chi phí. Do vậy phải có sự phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất, căn cứ vào nội dung của chi phí phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tưọng có liên quan. Bên cạnh đó, việc phân loại còn giúp cho doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm công tác xây lắp. Việc phân loại chi phí sản xuất đuợc tiến hành dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Mỗi cách phân loại đều có công dụng nhất định đối với công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí. Sau đây em xin đưa ra một số cách phân loại chi phí sản xuất được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế đựơc sắp chung vào một yêú tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì. Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất đựoc phần thành 5 yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí về các loại đối tuợng lao động là nguyên vật liêu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, thiết bị xây dựng cơ bản Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 6
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền luơng và các khoản phải trả cho nguời lao động. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền phải trích khấu hao tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các loại chi phí dịch vụ mua ngoài thuê ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố trên. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố giúp cho việc xây dựng và lập dự toán chi phí sản xuất cũng như lập kế toán cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền luơng, tính toán nhu cầu vốn lưu động định mức. Đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật và tài chính. Ngoài ra phân loại chi phí theo yếu tố còn cho phép cơ quan quản lý cấp trên kiểm tra chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hao phí vật chất và thu nhập quốc dân. Phân loại chi phí theo khoản mục trong giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liêu phụ, vật kết cấu và các thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, điều hòa nhiệt độ - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp kể cả công nhân của công ty và công nhân thuê ngoài. - Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công trực tiếp cho việc thực hiện sản phẩm xây lắp bao gồm chi phí khấu hao máy thi công, tiền thuê máy thi công, tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nhiên liệu, động lực, dầu mỡ dùng cho máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công - Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên phát sinh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 7
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thất nghiệp và tiền ăn ca của công nhân viên toàn đội xây dựng: vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho đội xây dựng, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác dùng chung cho đội xây dựng. Theo cách phân loại này, mỗi chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của chi phí sản xuất, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tượng gánh chụi chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được phân thành: a. Chi phí khả biến ( biến phí) Biến phí là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng hoạt động có thể là sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động b. Định phí Định phí là các chi phí mà tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động thực hiện. Gồm các loại định phí sau: - Định phí tuyệt đối: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động còn chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì giảm đi. Ví dụ tiền lương trả theo thời gian - Định phí tương đối (định phí cấp bậc): Trường hợp trữ lượng ( khả năng) của các yếu tố sản xuất tiềm tàng đã khai thác hết, muốn tăng được khối lượng cần bổ sung, đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới, trường hợp này sẽ xuất hiện chi phí bất biến cấp bậc. - Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi được một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có hai đặc điểm: + Có bản chất sử dụng lâu dài. + Không thể giảm bớt đến số không trong một thời gian ngắn Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 8
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Định phí tùy ý (không bắt buộc): Là các định phí có thể được thay đổi nhanh đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch của các định phí tùy ý là ngắn hạn, thông thường một năm. Các chi phí này có thể được cắt giảm trong những trường hợp cần thiết. Ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên c. Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố định phí và biến phí. Ví dụ như chi phí điện thoại, fax Mục đích của cách phân loại này là để thiết kế và xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí, khối lượng. Đồng thời xác định xu hướng tác động lên chi phí nếu là chi phí. Nếu là biến phí tác động để tiết kiệm tổng biến phí và biến phí đơn vị. Còn đối với định phí nhằm nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất kinh doanh bằng cách tăng khối lượng hoạt động vì đặc điểm của định phí là không thay đổi. Mặt khác, phân loại theo cách này còn để xem xét xác định điểm hòa vốn và xem xét các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Phân loại chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán chi phí Theo tiêu thức này, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh được chia thành : chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. a. Chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một công trình, hạng mục công trình nên hoàn toàn có thể hạch toán quy nạp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó. b. Chi phí gián tiếp Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau nên phải tập hợp quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp. Cách phân loại này có ý nghĩa thuần túy đối với kỹ thuật hạch toán. Trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọn phương thức phân bổ phù hợp. Mức độ chính xác của chi phí Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 9
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí. Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và đối tượng cung cấp thông tin cụ thể. Nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp trong từng thời kì nhất định. 1.1.2.Những vấn đề chung về giá thành 1.1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm hoặc lao vụ dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm hoặc công việc lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như phản ánh tính đúng đắn về tổ chức kinh tế - kỹ thuật – công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá thành còn là căn cứ để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và nguồn số lượng để tính giá thành. Theo cách phân loại này thì giá thành chia làm ba loại: Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch thực hiện và được tính trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 10
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là cơ sở để doanh nghiệp quản lý theo định mức là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao động trong sản xuất, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và đã tập hợp được trong kì sản xuất kinh doanh, cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Phân loại căn cứ vào phạm vi chi phí cấu thành Theo cách phân loại này thì giá thành được chia thành hai loại. Giá thành sản xuất: Là các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm tính cho sản phẩm lao vụ hoặc công việc đã hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm nhập kho, công việc lao vụ đã hoàn thành hoặc chuyển thẳng cho khách hàng là căn cứ để tính giá trị vốn hàng bán và lãi gộp doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Giá thành toàn bộ sản phẩm chỉ được tính toán và xác định khi sản phẩm, công việc, lao vụ dịch vụ đã được xác nhận là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm là cơ sở để xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm, công việc lao vụ dịch vụ có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp trong việc xác định giá bán, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn có ý nghĩa với cả xã hội vì hạ giá thành sản phẩm sẽ mang lại không những lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà còn tạo ra nguồn thu Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 11
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế. Tích kiệm chi phí sản xuất sản phẩm, hạ giá thành sản xuất sẽ tạo ra sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. 1.2.KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.2.1 Khái quát về kế toán chi phí 1.2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, dùng vào các quá trình sản xuất với mục đích công dụng khác nhau, vì vậy khâu quan trọng đầu tiên trong việc kế toán chi phí sản xuất là xác định xem các chi phí sản xuất đó liên quan đến phân xưởng, bộ phận sản xuất nào, đến sản phẩm dịch vụ nào, đến quy trình công nghệ nào việc xác định đó chính là nội dung xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo phạm vi giới hạn đó nhằm phục vụ cho việc kiểm tra giám sát tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí: - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: + Trường hợp doanh nghiệp tổ chức thành phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp là từng phân xưởng. + Trường hợp doanh nghiệp tổ chức thành phân xưởng nhưng trong phân xương đó lại tổ chức nhiều loại sản phẩm khác nhau, có quy trình riêng biệt thì đối tượng thích hợp là từng phân xưởng, trong đó lại chi tiết cho từng sản phẩm khác nhau. + Trường hợp những doanh nghiệp không tổ chức thành phân xưởng mà có quy trình công nghệ khép kín thì đối tượng thích hợp là toàn bộ quy trình công nghệ. - Căn cứ vào quy trình công nghệ, chế tạo sản phẩm. + Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, sản phẩm không qua giai đoạn chế biến thì toàn bộ quy trình công nghệ là một đối tượng. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 12
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp + Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục hay kiểu song song thì đối tượng thích hợp là từng giai đoạn của quy trình công nghệ (từng phân xưởng) Ngoài ra còn căn cứ vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp như sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí đối với quá trình sản xuất, căn cứ vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà các doanh nghệp luôn phải linh hoạt trong việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sao cho hợp lý, phù hợp nhất đảm bảo tập hợp chi phí được đầy đủ giúp việc tính giá thành chính xác và đánh giá đúng được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.2.1.2. Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho các chi phí có liên quan đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và công tác hạch toán ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. Phương pháp tập hợp gián tiếp: Áp dụng khi một loại chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất mà không thể trực tiếp tập hợp cho một đối tượng được. Trong trường hợp này các doanh nghiệp phải lựa chọn tiêu chuẩn (tiêu thức) hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo công thức: Ci = C * ti Ti Trong đó: Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh đã tập hợp được cần phân bổ Ti: Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ ti: Đại lượng của tiêu chuẩn cần phân bổ Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp tiến hành lựa chọn đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ sao cho hợp lý. Tính hợp lý của tiêu chuẩn phân Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 13
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp bổ là cơ sở đảm bảo độ tin cậy của thông tin được cung cấp. 1.2.1.3.Nhiêm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Trong hoạt động sản xuất đặc biệt là lĩnh vực xây lắp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng giá thầu hợp lý là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Do đó để phát huy được vai trò của kế toán đòi hỏi kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: + Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành sản phẩm khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. + Ghi chép, tính toán, phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của hoạt động xây lắp, xác định hiệu quả từng phần và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Tổ chức tập hợp chi phí và phân bổ từng loại chi phí theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định bằng phương pháp đã chọn, cung cấp kịp thời các thông tin, số liệu tổng hợp về các khoản chi phí và yếu tố chi phí quyết định, xác định đúng đắn chi phí phân bổ cho các sản phẩm dở dang cuối kì. + Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành phân tích các định mức chi phí, dự toán tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 1.2.2. Khái quát về kế toán giá thành sản phẩm 1.2.2.1.Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm,lao vụ, do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị công việc tính toán giá thành đơn vị là nhằm xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 14
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Để xác định đúng đắn đối tượng giá thành sản phẩm kế toán phải căn cứ vào: Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm Đặc điểm sử dụng sản phẩm nửa thành phần Trình độ quản lý Các yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành của doanh nghiệp. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sản xuất sẽ là căn cứ để kế toán mở các sổ chi tiết, bảng tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng quản lý, là căn cứ để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây dựng, do tổ chức sản xuất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. 1.2.2.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng các số liệu mà kế toán đã tập hợp được để tính giá thành thực tế sản phẩm công việc đã hoàn thành theo khoản mục đã quy định và đối tượng tính giá thành. Việc tính giá thành sẽ được phản ánh trên các bảng biểu tính giá thành và qua đó ta thấy được phương pháp tính giá thành của công việc. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành phải được xuất phát từ quy trình sản xuất tại doanh nghiệp, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì nên tính giá thành đơn giản. Nếu doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm có nhiều quy cách phẩm chất khác nhau thì sử dụng phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ hoặc hệ số. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt theo từng đơn đặt hàng và theo từng loại hàng thì doanh nghiệp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành đơn giản Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 15
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Theo phương pháp này căn cứ vào chi phí sản xuất đã tổng hợp được và chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để xác định giá thành sản phẩm. Z = S0 + chi phí phát sinh trong kỳ - S1 Z = Z/Q Trong đó: S0: chi phí dở dang đầu kỳ S1: Chi phí dở dang cuối kỳ Z : Giá thành đơn vị Q: Sản lượng sản xuất ra trong kỳ Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Theo phương pháp này thì đối tượng chi phí là tất cả quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ đó sản xuất hoàn thành. Phương pháp này căn cứ vào đặc điểm kinh tế kĩ thuật của sản phẩm để đặt cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong đó chọn sản phẩm tiêu chuẩn là hệ số 1. Sau đó căn cứ vào từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để quy đổi hệ số của từng loại sản phẩm theo sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. n Tổng SL thực tế quy đổi ra SL sp tiêu chuẩn = SixHi 1 Trong đó: Si: Sản lượng thực tế của sản phẩm Hi: Hệ số quy đổi cho sản phẩm Tổng giá thành thực tế của sp Số lượng sp Z thực tế sp = x quy đổi Tổng sp thực tế quy đổi ra sp tiêu chuẩn Phương pháp tỷ lệ chi phí Phương pháp này thường áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau. Để giảm bớt khối lượng công tác Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 16
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp hạch toán, kế toán thường tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất kế hoạch hoặc định mức kế toán tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại. Z sản phẩm từng loại = ZKH(định mức từng loại) x hệ số chi phí Tổng chi phí sx thực tế của tất cả loại sản phẩm Hệ số chi phí = Tổng giá thành KH(định mức) của các loại sản phẩm Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Phương pháp này thường áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất trong ngành nông nghiệp, chế biến, CP sx dd đầu kỳ+ Tổng ps trong kỳ- CP sx dd cuối kỳ- giá trị sp phụ Z đơn vị = sp chính Tổng sản phẩm chính Phương pháp tính giá thành theo kiểu phân bước Được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp gồm các bước chế biến tiếp ở nhiều bộ phận khác nhau. Z sản phẩm = Z1 + Z2+Z3+ +Zn Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức Theo phương pháp này thì giá thành sản phẩm định mức thường được tính vào đầu tháng, áp dụng cho các doanh nghiệp tính giá thành theo từng tháng một. Vì vậy giá thành thực tế sản xuất thường không chênh lệch so với giá thành định mức Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thì toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp theo đơn đặt hàng không kể đơn đặt hàng theo số lượng ít hay nhiều hoặc công nghệ đơn giản hay phức tạp. Vì vậy những chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan đến đơn đặt hàng nào thì tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc hoặc Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 17
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp theo bảng phân bổ chi phí. Còn chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ sẽ phân bổ chi phí theo từng đơn đặt hàng cho phù hợp. 1.2.2.3.Nhiêm vụ của kế toán tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp Để tổ chức tốt công tác kế toán tính giá thành sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý về giá thành ở doanh nghiệp, kế toán cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: + Căn cứ vào đặc điểm của quy trình công nghệ, đặc điểm của chi phí, đặc điểm sản phẩm và yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu công tác quản lý của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp. + Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán tính giá thành sản phẩm phù hợp với kế toán hàng tồn kho( KKTX hoặc KKĐK) mà doanh nghiệp áp dụng. + Lập các báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên thuyết minh báo cáo tài chính) định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. + Tổ chức kiểm kê đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.3.KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.1.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí NVLTT trong doanh nghiệp xây lắp là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kết, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc hoàn thành khối lượng xây lắp. NVL trong đơn vị xây lắp thường bao gồm : sắt, thép, xi măng, gạch, gỗ, cát, đá, sỏi, tấm xi măng đúc sẵn, kèo sắt, cốt pha, đà giáo Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 18
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp chi phí này không bao gồm các khoản chi phí về vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và sử dụng cho quản lý đội công trình. Đối với các doanh nghiệp xây lắp khi hạch toán CPNVLTT, kế toán phải tôn trọng những nguyên tắc sau: Vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp của công trình, hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan( như: phiếu xuất kho hóa đơn mua hàng hóa, vật tư ) theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho) Cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vật tư chưa sử dụng hết và phải hạch toán đúng đắn trị giá phế liệu thu hồi để có căn cứ xác định đúng đắn số vật tư thực tế sử dụng cho công trình, hạng mục công trình đó. Đối với trường hợp vật tư sử dụng cho nhiều công trình, hạng mục công trình mà không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán phải phân bổ CPNVLTT cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức hợp lý như: theo định mức tiêu hao vật tư, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo dự toán - Để tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp, kế toán doanh nghiệp xây lắp sử dụng TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Nội dung TK 621: phản ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp ở doanh nghiệp xây lắp thể hiện qua sơ đồ 1.1 (Trang bên) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 19
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp TK152 TK621 TK152 (1) Xuất vật liệu xây dựng sử dụng cho các (4) Vật liệu xuất ra cho hoạt động xây Công trình, hạng mục công trình lắp sử dụng không hết cuối kỳ nhập lại kho TK111, TK112, 331 TK154 (2a) Vật liệu mua về sử dụng ngay cho, (5) Cuối kì, kết chuyển chi phí Các CT, HMCT thuộc đối tượng chụi nguyên vật liệu trực tiếp Thuế GTGT trực tiếp hoặc không chụi Thuế GTGT TK133 (2b) Trường hợp CT, HM CT thuộc đối tượng chụi TK632 thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế (6) Chi phí NVL vượt trên mức bình thường TK141 (3) Quyết toán tạm ứng giá trị khối lượng khoán xây lắp nội bộ về phần CPNVLTT trường hợp CT, HMCT thuộc đối tượng chụi thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không chụi thuế GTGT Sơ đồ 1.1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.3.1.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí NCTT là toàn bộ chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài. Chi phí Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 20
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp( BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) như ở các doanh nghiệp sản xuất thông thường khác. Khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán doanh nghiệp xây lắp cần phải tôn trọng những quy định sau: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó căn cứ trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiền lương. Trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp không thể hạch toán trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình được thì kế toán phải phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức phù hợp như : theo tiền lương định mức hay gia công định mức Đối với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp không tính vào chi phí nhân công trực tiếp mà được tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp. - Tài khoản: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán trong doanh nghiệp xây lắp sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. - Nội dung của TK 622 tài khoản này sử dụng để phản ánh số chi phí về lao động trực tiếp tham gia vào quá trình SXKD. - Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp ở doanh nghiệp xây lắp thể hiện qua sơ đồ 1.2 Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 21
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp TK 334, 331 TK622 (1) Tiền lương phải trả cho công nhân TK 154 trực tiếp xây lắp (4) Cuối kì phân bổ, kết chuyển TK335 chi phí nhân công trực tiếp Cho từng CT, HMCT (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT xây lắp TK 141 (3a) Thanh toán tạm ứng giá trị khoán xây lắp nội bộ hoàn thành bàn giao về phần TK632 CP NCTT đối với CT, HMCT thuộc đối tượng chụi thuế VAT theo phương pháp (5)Chi phí NVL vuợt trên mức trực tiếp hoặc không chụi thuế GTGT bình thường (2b) Trường hợp CT, HMCT TK133 thuộc đối tượng chụi thuế GTGT theo phương pháp hhấu trừ Sơ đồ 1.2: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 1.3.1.3.Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Máy thi công là các loại xe máy chạy bằng động lực được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: máy trộn bê tông, cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, máy đóng cọc, ô tô vận chuyển đất đá ở công trường Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công. Chi phí này được chia làm hai loại là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 22
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chi phí thường xuyên là những chi phí phát sinh thường xuyên trong quá trình sử dụng xe máy thi công và được tính thẳng vào giá thành của ca máy như: chi phí về nhân công điều khiển máy, chi phí nguyên nhiên vật liệu phục vụ ca máy, tiền thuê ca máy Chi phí tạm thời là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công như: chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử máy thi công thì di chuyển từ công trình này đến công trình khác Đối với các khoản chi phí máy thường xuyên được tính trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng còn đối với chi phí tạm thời có thể phân bổ dần hoặc trích trước vào chi phí theo kế hoạch cho nhiều kỳ. Khi hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán trong doanh nghiệp xây lắp cần tôn trọng những quy định sau: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với hình thức quản lý sử dụng máy thi công của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt mà giao máy thi công cho các đội, các xí nghiệp xây lắp sử dụng thì chi phí sử dụng máy phát sinh được hạch toán vào TK623 – chi phí sử dụng máy thi công. Nếu doanh nghiệp xây lắp tổ chức đội máy thi công riêng thì tùy thuộc vào đội máy có tổ chức kế toán riêng hay không mà chi phí phí sử dụng máy thi công được hạch toán phù hợp. Khi tính toán, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng sử dụng phải dựa trên cơ sở giá thành một giờ/ máy hoặc giá thành một ca/máy hoặc một đơn vị khối lượng thi công bằng máy hoàn thành. - Để hạch toán chi phí máy thi công, kế toán doanh nghiệp xây lắp sử dụng tài khoản TK623 – chi phí sử dụng máy thi công. - Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công trong doanh nghiệp xây lắp thể hiện qua các sơ đồ Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 23
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp + Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt TK 334, 331 TK623 (1) Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máy TK152, 153, 142, 111, 112, 331 TK154 (2a) Xuất kho vật tư hoặc mua ngoài, các (5) Cuối kỳ phân bổ, kết chuyển Khoản chi phí khác mua ngoài, chi phí khác chi phí máy thi công vào từng Bằng tiền phục vụ MTC cho đối tượng công trình, hạng mục công trình Không chụi thuế GTGT hoặc chụi thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (2b)Trường hợp đối tượng TK133 sử dụng thuộc đối tượng chụi thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ TK632 TK141 (3) K/C CP SD MTC dưới công suất và các chi phí vật liêu Thanh toán tạm ứng về giá trị khối khác vượt định mức lượng xây lắp khoán nội bộ hoàn thành bàn giao phần chi phí sử dụng MTC trường hợp đối tượng sử dụng thuộc đối tượng không chụi thuế GTGT hoặc chụi thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp TK214 (4) Khấu hao xe máy thi công Sơ đồ 1.3: Tập hợp phí máy thi công xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 24
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp + Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức hạch toán kế toán riêng TK111, 152, 331, 334 TK621, 622,617 TK154 TK623 (1)Tập hợp về MTC (2)Cuối kỳ KC CP (3)KC CPSX Phát sinh trong kỳ SX phát sinh của bộ phận SX phụ TK133 Thuế GTGT (nếu có) Sơ đồ 1.4: Tập hợp chi phí máy thi công có tổ chức hạch toán kế toán riêng + Trường hợp chi phí thuê ngoài máy thi công TK111, 331 TK623 TK154 (1)Tổng hợp chi phí thuê (2) Cuối kỳ kết chuyển CP MTC sử dụng MTC TK133 Thuế GTGT (nếu có) Sơ đồ 1.5: Tập hợp chi phí thuê ngoài máy thi công 1.3.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức phục vụ quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng, bao gồm các chi phí như: Tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây, lắp, công nhân sử dụng MTC và nhân viên quản lý đội, KH TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của đội xây, lắp. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 25
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Khi hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán doanh nghiệp xây lắp cần tôn trọng những quy định sau: Phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung theo từng công trình, hạng mục công trình đồng thời phải chi tiết theo các điều khoản quy định. Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất chung. Khi thực hiện khoán chi phí sản xuất chung cho các đội xây dựng phải quản lý tốt chi phí đã giao khoán, từ chối không thanh toán cho các đội nhận khoán số chi phí sản xuất chung ngoài dự toán, bất hợp lý. Trường hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp khác nhau, kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức hợp lý như: Chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí sản xuất theo dự toán. - Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán doanh nghiệp xây lắp sử dụng TK 627- chi phí sản xuất chung. Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp thể hiện qua sơ đồ 1.6 (trang bên) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 26
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp TK334, 338 TK627 (1) Tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương TK152, 153, 142, 111, 112, 331 TK111, 112, 138 (2a) Xuất kho hoặc mua ngoài vật tư, các khoản (6a) Các khoản giảm trừ chi chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí phí chung ( nếu có) khác bằng tiền phục vụ cho quản lý đội xây dựng , trường hợp các CT, HMCT thuộc đối tượng chụi thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chụi thuế GTGT (2b,3b) Trường hợp CT, HMCT TK133 thuộc đối tượng chụi thuế VAT theo phương pháp khấu trừ TK141 TK154 (3a) Thanh toán tạm ứng phần giá trị khối lượng (7) Cuối kỳ phân bổ, kết chuyển xây lắp khoán nội bộ hoàn thành bàn giao phần CPSXC cho từng CT, HMCT CPSXC trường hợp các CT, HMCT thuộc đối tượng chụi thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chui thuế GTGT TK 214 TK632 (4) Trích KHTSCĐ dùng cho hoạt động của (8) C/K K/C CPSXC duới mức đội xây lắp công suất bình thường TK335 (5) Trích trước chi phí sửa chữa, bảo hành công trình Sơ đồ 1.6: Tập hợp chi phí sản xuất chung 1.3.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp xây lắp Chi phí sản xuất của doanh nghiệp khi phát sinh thực tế đã đựơc tập hợp trên các TK 621, TK622, TK 623, TK 627. Vào cuối kỳ kế toán kết chuyển vào Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 27
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. - Tài khoản sử dụng: TK154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Quy trình hạch toán Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp trong doanh nghiệp xây lắp thể hiện qua sơ đồ sau TK621, 622 ,623, 627 TK154 TK 152, 138 (2) Giá trị phế liệu thu hồi, các khoản ghi giảm giá thành (1) Cuối kỳ phân bổ, kết chuyển các khoản mục chi phí phát sinh trong kì cho các đối tượng tập hợp chi phí TK632 (3) Sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán hoặc tiêu thụ nội bộ Sơ đồ 1.7: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp 1.3.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.2.1. Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm làm dở Sản phẩm dở dang trong xây dựng có thể là công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành, khối lượng xây lắp thi công dở dang bất kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất cho khối lượng làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định Để đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác trước hết cần phải kiểm kê khối lượng xây dựng hoàn toàn trong kỳ đồng thời xác định đúng đắn Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 28
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp mức độ hoàn thành theo quy ước ở từng gia đoạn thi công để xác định khối lượng sản phẩm dở dang, phát hiện những tổn thất trong quá trình thi công Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là kết cấu phức tạp, việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn. Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm làm dở kế toán cần kết hợp chặt chẽ các bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm dở một cách chính xác, trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp được, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở. 1.3.2.2.Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở * Phương pháp đánh giá sản phẩm theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công việc xây lắp, lắp đặt, máy móc thiết bị Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kì được xác định: Chi phí thực tế của khối lượng xây Chi phí thực tế của Chi phí dự lắp dở dang + khối lượng xây lắp Chi phí toán khối đầu kỳ thực hiện trong thực tế lượng xây lắp kỳ khối dở dang cuối lượng = x kỳ đã tính Chi phí của Chi phí theo dự xây lắp theo sản khối lượng toán của khối dở dang lượng hoàn xây lắp lương xây lắp dở cuối kỳ thành tương hoàn thành + dang cuối kỳ đã đương bàn giao tính đổi theo khối trong kỳ dự lượng hoàn thành toán tương đương * Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 29
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của Chi phí khối lượng xây lắp + khối lượng xây lắp thực tế dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Chi phí theo khối dự toán của lượng = x khối lượng xây lắp xây lắp dở Chi phí dự toán dở dạng Chi phí theo dự toán dang cuối kỳ của khối lượng xây cuối kỳ + khối lượng xây lắp lắp hoàn thành bàn dở dang cuối kỳ giao trong kỳ *Phương pháp đánh giá giá trị làm dở theo giá trị dự toán Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của Chi phí khối lượng xây lắp + khối lượng xây lắp thực tế dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Giá trị theo của khối dự toán của lượng = x khối lượng xây lắp xây lắp dở Giá trị dự toán của dở dang Giá trị dự toán khối dang cuối kỳ khối lượng xây lắp cuối kỳ + lượng xây lắp dở hoàn thành bàn dang cuối kỳ giao trong kỳ Ngoài ra, đối với một số công việc như nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ,thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được bên chủ đầu tư thanh toán toàn bộ sau khi hoàn thành thì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ là toàn bộ chi phí thực tế từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê, đánh giá. 1.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ kế toán Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “chứng từ ghi sổ” thì các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành được phản ánh ở chứng từ gốc cùng loại, kế toán lập “chứng từ ghi sổ” được ghi vào sổ cái tài Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 30
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp khoản (TK 621,TK 622, TK 623, TK627, TK154 ) khi đã đăng ký vào “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”. Để theo dõi chi tiết chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí, từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các sổ chi tiết chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK621, TK622, TK623, TK627, TK154 (Cuối kỳ tổng hợp để đối chiếu với sổ cái ) Ch ứng từ gốc Sổ thẻ kế toán CP TK 621,622,627,154 Chứng từ ghi Sổ cái TK Bảng tính giá sổ 621,622,627,154 thành Sổ đăng ký Bảng cân đối phát chứng từ ghi sổ sinh Báo cáo tài chính Ghi hằng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 1.8: Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các hình thức chứng từ ghi sổ Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 31
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “nhật ký chung” thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi sổ cái tài khoản( TK621, TK 622, TK623, TK627, TK154 ) theo từng nghiệp vụ phát sinh. Chứng từ gốc (HĐGTGT ) Sổ thẻ kế toán Nhật ký chung CP TK Bảng tính giá Sổ cái TK thành sản phẩm 621,622,627,154 Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Sơ đồ 1.9: Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các hình thức nhật ký chung Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Nhật ký – Sổ cái” thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ, kế Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 32
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan ( sổ chi tiết TK621, TK 622, TK 623, TK 627, TK154 ) Ch ứng từ gốc Nhật ký-Sổ cái Sổ thẻ kế toán CP (Ghi nhận vào TK TK 621,622, 621,622,627,154) 627,154 Báo cáo tài chính Bảng tính giá thành sản phẩm Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các hình thức nhật ký – sổ cái Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “ nhật ký chứng từ” thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp vào số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 33
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp vào số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký chứng từ. - Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái. NKCT số 1, 2, 5 Chứng từ gốc (HĐGTGT ) Bảng phân bổ NVL, CCDC, Sổ chi phí sản lương. khấu hao xuất Bảng kê số 4, 5, 6 Bảng tính giá Nhật ký chứng từ thành số 7 Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các hình thức nhật ký – chứng từ Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 34
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính thì công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ để ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Cuối tháng( hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết). kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã được in ra giấy. Chứng từ Sổ kế toán: kế toán - Sổ tổng hợp PHẦN - Sổ chi tiết MỀM MÁY TÍNH Bảng tổng - BCTC hợp chứng từ - BC quản trị kế toán cùng loại Ghi chú: In sổ, báo cáo cuối tháng cuối năm Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 1.12: Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán trên máy vi tính Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 35
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 5 – 8 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 5-8 2.1.1. Khái quát về công ty TNHH một thành viên 5 – 8 Công ty TNHH một thành viên 5 – 8 là một công ty được thành lập vào năm 1996. Trụ sở chính của công ty tại số 520 Đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải , Thành phố Hạ long, Tỉnh Quảng Ninh. Trải qua gần 20 năm thành lập công ty TNHH 5 - 8 không ngừng lớn mạnh, từng bước trưởng thành về mọi mặt, thường xuyên xây dựng và kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực chỉ huy điều hành, quản lý đổi mới trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động. Tính đến thời điểm này công ty đã tiếp nhận và thi công hàng chục công trình với quy mô lớn, nhỏ, ở nhiều địa phương khác nhau với yêu cầu phức tạp nhưng vẫn đảm bảo tốt yêu cầu kỹ thuật, thẩm mĩ, chất lượng và tiến độ thực hiện. 2.1.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và công tác tổ chức quản lý của công ty ngoài một số đặc điểm chung của ngành xây dựng còn mang một số đặc điểm riêng như sau: Việc tổ chức sản xuất tại công ty được khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc do các đơn vị trực thuộc( các đội). Trong giá khoán gọn bao gồm tiền lương, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận khoán gọn. Các đội trực thuộc được công ty cho phép thành lập bộ phận quản lý, được dùng lực lượng sản xuất của đơn vị hoặc có thể thuê ngoài nhưng phải đảm bảo tiến độ thi công, an toàn lao động, chất lượng. Các đơn vị phải thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản chi phí cấp trên, thuế các loại làm tròn nhiệm vụ từ khâu Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 36
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất thi công. Công ty quy định mức trích nộp đối với các đội thi công tùy thuộc vào điêu kiện cụ thể của từng đội và đặc điểm của công trình, hạng mục công trình mà đơn vị thi công. Các đội trực thuộc công ty TNHH một thành viên 5 – 8 đều chưa có tư cách pháp nhân. Vì vậy công ty phải đảm nhận mọi mối quan hệ đối ngoại với các ban ngành và cơ quan cấp trên. Giữa các đội có quan hệ mật thiết với nhau, phụ trợ, bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. 2.1.1.2. Lĩnh vực cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh - Khai thác chế biến, tiêu thụ vật liệu xây dựng. - Bốc xúc đất đá, san lấp mặt bằng. - Xây dựng các công trình cơ bản thuộc vốn Quốc phòng và vốn Ngân sách Nhà nước. - Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông. 2.1.1.3. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Là công ty lâu năm trong nghề khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng công ty TNHH 5 - 8 đã có những thuận lợi: - Địa bàn hoạt động của công ty không những chỉ ở trong thành phố mà còn được mở rộng ra vùng trọng điểm kinh tế phía bắc và các tỉnh lân cận. Thuận lợi này tạo ra những lợi thế tương đối vững chắc trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Trụ sở của công ty nằm ở vị trí khá thuận lợi, nằm ngay trên Đường Nguyễn Văn Cừ, khu đô thị phát triển , vì vậy có rất nhiều thuận lợi trong việc giao dịch kinh doanh, trao đổi về thông tin kinh tế thị trường, chủ động trong việc lựa chọn. - Công ty có được một người giám đốc có năng lực điều hành, quản lý tốt, năng động, sáng tạo. Đây cũng chính là cơ sở làm cho bộ máy công ty vận hành và phát triển vững chắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. - Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm đã tham gia nhiều công trình trên nhiều tỉnh. - Công ty cũng thực hiên chính sách cho người lao động Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 37
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn: - Do đặc thù của công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên địa bàn sản xuất kinh doanh của công ty rất lớn, hầu hết khắp các quận huyện trong thành phố và các tỉnh khác. Vì vậy cán bộ công nhân viên luôn phân tán rải rác do nhu cầu công việc làm cho việc quản lý, giám sát gặp rất nhiều khó khăn. - Công ty TNHH 5 - 8 là một doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, nhận thầu các công trình nên khối lượng vốn bỏ ra để thực hiện công trình là rất lớn mà chỉ được ứng trước một số vốn nhất định, chỉ khi nào công trình hoàn thành và được nghiêm thu thì mới thu hồi được vốn, do đó vốn đọng lại tại các công trình là rất lớn làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề vốn để thi công. - Công ty kinh doanh trong ngành xây dựng, mà các công trình thường xây dựng trong thời gian dài, còn giá cả nguyên vật liệu đầu vào thì liên tục thay đổi hầu như đều theo chiều hướng tăng. Vì vậy khi nhận thầu thì nguyên vật liệu ở một giá mà khi thi công giá đã thay đi rất nhiều gây khó khăn cho công ty. 2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Công tác quản lý của công ty là một khâu rất quan trọng nhằm duy trì và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó thực sự là cần thiết và không thế thiếu được trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó đảm bảo cho việc theo dõi, giám sát hoạt động SXKD và nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm trong công nghiệp. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. Theo sơ đồ này thì toàn bộ hoạt động SXKD của công ty do giám đốc quản lý và điều hành, giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc và kế toán trưởng. Các đơn vị chức năng gồm có 4 phòng và 1 đội thi công cơ giới, 5 đội XDCB. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 38
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Giám đốc Phó giám đốc Phó Giám đốc Chính trị Phòng tổ chức Phòng Kỹ thuật Phòng hành chính Đội thi công Đội XDCB cơ giới 1, 2, 3, 4, 5 Phòng Kế toán – Thống kê Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty - Giám đốc: phụ trách chung toàn bộ Công ty, ngoài ra còn chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán thống kê. - Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, và trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật. - Phó giám đốc chính trị: Giúp giám đốc về công tác chính trị tư tưởng công tác tổ chức trong Công ty, ngoài ra còn chỉ đạo trực tiếp phòng tổ chức, phòng hành chính của Công ty. - Kế toán trưởng: Giúp giám đốc về lĩnh vực hoạt động tài chính trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán thống kê quản lý sử dụng vốn và phản ánh theo dõi một cách chính xác tình hình hoạt động SXKD của Công ty, giúp cho giám đốc có phương án kinh doanh có hiệu quả nhất -Phòng kỹ thuật: Giúp phó giám đốc kỹ thuật nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ và trực tiếp chỉ đạo các đội kỹ thuật thi công, lập kế hoạch sản xuất và xây dựng định mức tiêu hao NVL cho SXSP. - Phòng tổ chức: Giúp phó giám đốc chính trị về công tác tổ chức và làm công Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 39
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp tác Đảng, công tác chính trị trong toàn xí nghiệp, công tác tiền lương. -Phòng hành chính: Làm công tác văn phòng, bảo vệ, y tế và các dịch vụ hành chính khác. 2.1.1.5.Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghê sản xuất xây lắp tại công ty Đặc điểm sản phẩm - Sản phẩm chính của công ty là nhưng công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài, Do đó việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. - Sản phẩm của công ty được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. - Sản phẩm của công ty luôn cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất ( như máy móc, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Sản phẩm của công ty từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường là thời gian kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời và chịu nhiều tác động của các nhân tố thời tiết như nắng, mưa, bão, lụt Vì vậy nên dễ mất mát, hư hỏng Đặc điểm quy trình công nghệ Công ty luôn ứng dụng những công nghệ mới nhất vào thi công nhằm thay thế cho sức người và năng độ an toàn cho người lao động trong quá trình thi công như công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại như: - Máy ủi - Máy xúc - Máy bơm bê tông Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 40
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Máy bơm nước - Cần cẩu tháo chạy trên ray - Phương tiện vận tải gồm : - Ôtô vận tải 10 chiếc - Máy lu bánh thép của nhật 5 chiếc - Ôtô tải Huyendai của hàn quốc 7 chiếc. Căn cứ vào nhiệm vụ và tình hình thực tế thị trường, công ty hoạt động SXKD chủ yếu là XDCB và vận tải, bốc xúc đất đá. Dưới đây là quy trình công nghệ xây dựng cơ bản của công ty Hồ sơ thiết kế - dự toán Chuẩn bị thi công Thi công Kiểm tra giám sát Nghiệm thu kỹ thuật Nghiệm thu KL hoàn thành Bàn giao đưa vào sử dụng Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ XDCB Hồ sơ thiết kế dự toán đã được phê duyệt có thể là hồ sơ chỉ định thầu hoặc hồ sơ tham gia đấu thầu đã trúng thầu và được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. - Chuẩn bị thi công: Tiến hành các công việc cần thiết như: làm lán trại cho công nhân, tập kết vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho thi công - Thi công: tiến hành thi công theo thiết kế, đảm bảo đúng kỹ thuật, tiến độ, chất lượng và các quy trình quy phạm trong XDCB. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 41
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Kiểm tra giám sát: Đây là khâu quan trọng để giúp cho công trình thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật. - Nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành: Kỹ thuật A & B tiến hành nghiệm thu đánh giá công trình theo khối lượng hoàn thành từng giai đoạn theo yêu cầu kỹ thuật đề ra và lập biên bản làm nghiệm thu cơ sở cho việc tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình đã hoàn thành quyết toán công trình đưa vào sử dụng. - Bàn giao công trình đưa vào sử dụng: Giữa A & B tiến hành kiểm tra rà soát lại lần cuối xem công trình hoàn thành đạt yêu cầu chưa, cần bổ sung cho hoàn thiện hay không, nếu cả hai bên đã nhất trí thì tổ chức bàn giao đưa vào sử dụng. 2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty 5/8 Bộ máy kế toán của công ty TNHH 5 - 8 được tổ chức theo mô hình tập trung, các nghiệp vụ kế toán phát sinh được tập trung ở phòng kế toán công ty. Tại đây thực hiện việc tổ chức hướng dẫn và kiểm tra, thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ, chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty, từ đó tham mưu cho ban giám đốc để đề ra biện pháp, các quyết định phù hợp với đường lối phát triển của công ty. Kế toán trưởng KT Tổng hợp KT công nợ KT.NVL KT Tập hợp CPSX Thủ quỹ Kế toán các đội Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của công ty TNHH 5 - 8 Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 42
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Theo hình thức tổ chức này toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập chung tại phòng kế toán của công ty, ở các đội sản xuất có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ định kỳ để gửi chứng từ về phòng kế toán Công ty hạch toán. Nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán: - Kế toán trưởng phụ trách chung: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy, đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng tổ ban chức và kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo định kỳ, tổ chứ bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ, đúc rút kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo, cải tiến hình thức và phương pháp kế toán sao cho ngày càng hợp lý, chặt chẽ phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. - Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ thống kê tổng hợp các tài liệu của các thành viên kế toán khác đồng thời theo dõi TSCĐ. - Kế toán NVL: Theo dõi nhập xuất NVL vào đối tượng sử dụng và kế toán tiền lương của Công ty - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất của toàn Công ty. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý và thu chi tiền mặt - Kế toán các đội: Tập hợp hóa đơn chứng từ, tổng hợp chi phí tính gía thành và báo cáo về Công ty. 2.1.3 Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty Chế độ chứng từ: Công ty vận dụng hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 của BTC Chế độ tài khoản: Hệ thống tài khoản công ty đang áp dụng được ban hành theo quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 của BTC. Chế độ sổ sách: Để phù hợp với sản xuất kinh doanh thực tế của công ty, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chung. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 43
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán ) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung của công ty TNHH một thành viên 5 - 8 Chứng từ gốc Sổ quỹ SỔ NHẬT KÝ Sổ chi tiết CHUNG SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty TNHH 5 - 8 Ghi chú : - Ghi hàng ngày - Ghi cuối tháng hoặc định kỳ - Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Công ty áp dụng kỳ kế toán là 12 tháng: tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch. Công ty sử dụng Đồng Việt Nam để ghi chép kế toán. Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 44
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối số phát sinh Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo kết quả kinh doanh 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 5 – 8 2.2.1.Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là khoán gọn các công trình, hạng mục công trình cho các đội nên tất cả các chi phí phát sinh đến một công trình, hạng mục công trình đều thông qua tài khoản 141. Khi đội trưởng gửi các hóa đơn chứng từ gốc kèm bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT hoặc bảng tổng hợp thanh toán thực chất là bảng tổng hợp tất cả các hóa đơn GTGT, các chứng từ phát sinh liên quan đến quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành của một công trình hay hạng mục công trình. Sau khi được kế toán trưởng, giám đốc phê duyệt thì kế toán thanh toán nhâp chứng từ đầu vào. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cũng như hầu hết các Công ty xây lắp khác trong ngành, Công ty TNHH một thành viên 5 – 8 luôn coi trọng đúng mực việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm ngành xây dựng, từ đặc thù của sản phẩm xây dựng và để đáp ứng tốt yêu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình nhận thầu, từng đơn vị đặt hàng riêng biệt Sau nhiều năm thành lập và phát triển, công ty đã tham gia thi công rất nhiều các công trình như: Xây dựng thao trường Tỉnh đội Kè Bỉ lao – Cốc Lỷ Nhà KTM Quảng Đức Khuôn viên + công viên trường Trần Phú Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 45
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trụ đỡ vỏ trạm di động VT xã Hải Sơn Trụ sở UBND Quảng Lâm Trường tiểu học Hải Hòa Trường Ninh Dương Trường Hải Xuân I Nhà khách Tỉnh đội Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để theo dõi tập hợp các khoản mục chi phí. - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung Cuối mỗi tháng căn cứ vào các chứng từ gốc chi phí sản xuất của tất cả các công trình hạng mục công trình trong tháng kế toán nhập dữ liệu để theo dõi chi phí sản xuất riêng cho từng công trình. Do phạm vi hoạt động của công ty rộng, thi công nhiều công trình, hạng mục công trình nên trong khuôn khổ đề tài này em xin lấy số liệu của công trình Đường ra núi Tổ chim – Hòn Dơi (GĐ2) để minh họa. Công trình được thực hiện theo phương thức khoán gọn, do đội chụi trách nhiệm thi công, chủ công trình là ông Nguyễn Hữu Lưu . Thời gian thi công giai đoạn 2 từ 01/08/2010 đến ngày 31/12/2010. Sau khi nhận khoán công ty có trách nhiệm về toàn bộ chi phí phát sinh. 2.2.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác nguyên vật liêu trực tiếp trong sản xuất của Công ty gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm dây cáp, xà sứ, bêtông, cốt thép Các chi phí nguyên vật liệu chính thường được xây dựng định mức chi phí và cũng tiến hành quản lý theo định mức. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 46
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chi phí vật liêu phụ bao gồm chi phí về bu lông, ốc vít Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thuờng chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp( khoảng 70%) nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu được rõ tầm quan trọng đó, Công ty luôn trú trọng tới việc hạch toán, quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở công trường. Công ty phải mua hầu hết các loại vật liệu đó theo giá thị trường. Đây là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó đã gây khó khăn cho công tác hạch toán vật liệu vì công trình xây dựng thường có thời gian thi công dài nên chụi ảnh hưởng lớn từ sự biến động cung cầu trên thị trường. Hiện nay công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp. Để đáp ứng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty sử dụng TK621- CPNVLTT . Giá trị vật tư nhập, xuất, tồn kho được đánh gía theo giá thực tế. Chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho đối tượng nào thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó theo giá thực tế đích danh. NVL trong kho của Công ty rất ít chủng loại và chiếm tỷ trọng thấp. Công ty không tiến hành nhập kho NVL rồi xuất kho NVL khi cần thiết mà chỉ dự trữ một lượng nhỏ. Tùy thuộc vào từng công trình cụ thể mà doanh nghiệp mua nguyên vật liệu sử dụng cho công trình đó ngay tại nơi diễn ra công trình. Do đó nguyên vật liệu mua ngoài sử dụng ngay không qua kho chiếm tỷ trọng lớn. Khi các đơn vị thi công công trình có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì phải gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của quý hoặc tháng về ban lãnh đạo công ty, giám đốc công ty sẽ xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các tài liệu đó rồi thông qua quyết định mua vật tư. Nếu được sự phê duyệt của thủ quỹ xuất quỹ tạm ứng cho các đội đi mua vật tư. Tuy nhiên giá mua vật tư đều phải qua công ty phê duyệt. Vật tư mua ngoài chủ yếu được chuyển thẳng tới công trường thi công và thuộc trách nhiệm quản lý của đội trưởng và chủ nhiệm công trường thi công. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 47
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Kế toán tập hợp chí phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chụi chi phí, cụ thể là từng công trình, hạng mục công trình. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán xí nghiệp căn cứ vào các chứng từ sau: - Phiếu xuất kho - Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn thông thường Mẫu số 2.1: Phiếu xuất kho Đơn vị: CÔNG TY TNHH 5 - 8 Mẫu số 01-VT Địa chỉ: Số 520 Hồng Hải- Hạ Long_Quảng Ninh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 tháng 08 năm 2010 Số: 000086 Nợ :621 . Có:152 Họ và tên nhận hàng : Trịnh Hải Bình Bộ phận: Lý do xuất kho: xuất kho thi công CT Đường ra Núi Tổ Chim – Hòn Dơi Nhập tại kho: Địa điểm: Phường Bãi Cháy- Hạ Long STT Tên nhãn hiệu, quy cách, Đơn Số lượng Đơn Thành tiền phẩm chất VT, DC, SP, HH vị Theo CT Thực giá tính nhập A B C 1 2 3 4 1 Đinh kg 20 20 2 Thép buộc kg 3910 3910 3 Que hàn kg 1254 1254 4 Thép bản mã kg 321.5 321.5 5 Thép hình các loại kg 6044,56 6044,56 6 Gỗ ván M3 45 45 Cộng x x x x x Tổng số tiền( Viết bằng chữ): Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 48
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Số chứng từ gốc kèm theo: 01 Kế toán căn cứ vào các chứng từ ghi Sổ nhật ký chung (Biểu số 2.1), sổ cái TK621 (Biểu số 2.2), sổ chi tiết tài khoản 621 (Biểu số 2.3) Công ty mua bê tông đúc sẵn đưa vào sản xuất. Mẫu số 2.2: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0058654 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT -3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG QE/2010B Liên 2: Giao cho khách hàng 0058654 Ngày 05 tháng 08 năm 2010 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH Thịnh Hưng Địa chỉ: 220- Lê Thánh Tông-Hạ Long- Quảng Ninh Số tài khoản: MST:5700254291 Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Hoàng Văn Cường Tên đơn vị: Công ty TNHH 5 – 8 Địa chỉ: Số 520 Hồng Hải – Hạ Long – Quảng Ninh Số tài khoản: 8000.211.010.074 Hình thức thanh toán: CK MS: 5700491320-005 Tên hàng hóa, Đơn vị Số STT Đơn giá Thành tiền dịch vụ tính lượng A B C 1 2 3=1x2 1, Bê tông M3 1080 720 000 377 600 000 M300# Cộng tiền hàng: 377 600 000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 37 760 000 Tổng cộng thanh toán: 415 360 000 Số tiền viết bằng chữ : Bốn trăm mười năm triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( Đã ký) (Đã ký) (Đã ký tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 49
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Dựa vào hóa đơn GTGT để lập phiếu chi Mẫu số 2.3: Phiếu chi số 621 PHIẾU CHI Quyển số: 6 Ngày 06 tháng 08 năm 2010 Số: 621 Nợ TK 621 : 377 600 000 Nợ TK133 : 37 760 000 Có 1121 : 415 360 000 Họ tên người nhận tiền: NGUYỄN THANH HÀ Địa chỉ: Công ty TNHH 1 Thành viên 5 - 8 Lý do chi: Chi mua bê tông M300 # CT Đường ra núi Tổ Chim – Hòn Dơi Số tiền: 415 360 000 VND (Viết bằng chữ) Bốn trăm mười năm triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn Kèm theo: Chứng từ gốc: 01 Ngày 06 tháng 08 năm 2010 Giám đốc Kế toán trƣởng Thủ quỹ Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận tiền (Đã ký tên, đóng dấu) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Đã nhận đủ tiền (viết bằng chữ): + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): + Số tiền quy đổi: Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Kế toán các chi nhánh nộp hóa đơn, chứng từ và sổ sách kế toán về Công ty, kế toán công ty sẽ tập hợp chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình của từng xí nghiệp. Từ HĐGTGT(Mẫu số 2.2), phiếu chi (Mẫu số 2.3), kế toán vào sổ nhật kí chung (Biểu số 2.1) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 50
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.1: Sổ nhật ký chung Đơn vị: CÔNG TY TNHH 5 - 8 Mẫu số S03a-DNN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ: Số 520 Hồng Hải- Hạ Long - Quảng Ninh Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 ( trích) Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày, TK Diễn giải tháng GS Số hiệu Ngày ĐƯ Nợ Có tháng . 355 360 000 06/08/2010 PC621 06/08/2010 Mua bê tông phục vụ sản xuất 621 PC621 133 37 760 000 06/08/2010 06/08/2010 Thuế GTGT đầu vào bê tông PC621 1121 415 360 000 06/08/2010 06/08/2010 Mua bê tông phục vụ sản xuất 07/08/2010 GBN32 07/08/2010 Thép bản mã 621 28 247 684 07/08/2010 GBN32 07/08/2010 Thép bản mã 1121 28 247 684 . 20/10/2010 PC 1095 20/10/2010 Chi phí bảo dưỡng máy CT: Đường ra Núi 623 900.000 Tổ Chim – Hòn Dơi 20/10/2010 PC 1095 20/10/2010 Thuế GTGT đầu vào bê tông 133 90.000 Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 51
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 20/10/2010 PC 1095 20/10/2010 Chi phí bảo dưỡng máy CT: Đường ra Núi 1111 990.000 Tổ Chim – Hòn Dơi 25/10/2010 PKT 1184 25/10/2010 Chi phí nhân công CT: Đường ra Núi Tổ 622 14.155.980 Chim – Hòn Dơi 25/10/2010 PKT 1184 25/10/2010 Thuế GTGT đầu vào của nhân công 133 1.415.598 25/10/2010 PKT 1184 25/10/2010 Phải trả tiền nhân công 331 15.571.578 31/12/2010 PKT 2011 31/12/2010 KC CP NVLTT sang CPSX KD DD 154 2.150.845.638 31/12/2010 PKT 2011 31/12/2010 KC CP NVLTT sang CPSX KD DD 621 2.150.845.638 31/12/2010 PKT 2012 31/12/2010 KC CP nhân công sang CPSX KDDD 154 352.807.139 31/12/2010 PKT 2012 31/12/2010 KC CP nhân công sang CPSX KDDD 622 352.807.139 31/12/2010 PKT 2013 31/12/2010 KC CP máy sang CPSX KD DD 154 105.842.141 31/12/2010 PKT 2013 31/12/2010 KC CP máy sang CPSX KD DD 623 105.842.141 31/12/2010 PKT 2014 31/12/2010 KC CP chung sang CPSX KD DD 154 7.000.000 31/12/2010 PKT 2014 31/12/2010 KC CP chung sang CPSX KD DD 627 7.000.000 31/12/2010 PKT 2015 31/12/2010 KC CP chung sang CPSX KD DD 154 301.752.360 31/12/2010 PKT 2015 31/12/2010 KC CP chung sang CPSX KD DD 627 301.752.360 31/12/2010 PKT 2016 31/12/2010 KC CP tính giá thành CT Đường ra 632 2.918.247.278 Núi Tổ Chim - Hòn Dơi 31/12/2010 PKT 2016 31/12/2010 KC CP chung sang CPSX KD DD 154 2.918.247.278 Cộng phát sinh 1786 825 566 640 1786 825 566 640 Từ sổ nhật ký chung ( Biểu số 2.1) kế toán vào sổ cái tài khoản 621 (Biểu số 2.2) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 52
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.2: Sổ cái TK621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị: CÔNG TY TNHH 5 - 8 Mẫu số S03b-DNN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ: Số 520 Hồng Hải- Hạ Long - Quảng Ninh Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm 2010 (Trích) Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày, Diễn giải TKĐƯ tháng GS Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số lũy kế đầu kỳ 432.090.756.987 432.090.756.987 01/08/2010 HĐGTG 01/08/2010 Chi phí bê tông 1121 355 360 000 T0058654 . 01/10/2010 PKT1091 01/10/2010 Chi phí bê tông 331 24.314.286 02/10/2010 XK549 02/10/2010 Gỗ ván 152 67 500 000 02/10/2010 XK550 02/10/2010 Que hàn 152 19 190.402 03/10/2010 XK551 03/10/2010 Thép bản mã 152 4.654.142 04/10/2010 XK552 04/10/2010 Đinh 152 265.800 04/10/2010 XK553 04/10/2010 Thép buộc 152 51.021.313 04/10/2010 XK554 04/10/2010 Thép hình các loại 152 69.625.280 Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 53
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 05/10/2010 XK555 05/10/2010 Thép phi 10 152 836 028.060 06/10/2010 XK556 06/10/2010 Thép phi 12 152 14.113.612 07/10/2010 XK557 07/10/2010 Thép phi 14 152 84.472.500 07/10/2010 XK558 07/10/2010 Thép phi 16 152 25.625.190 08/10/2010 XK559 08/10/2010 Thép phi 18 152 55.462.208 09/10/2010 XK560 09/10/2010 Thép phi 20 152 104.718.340 09/10/2010 XK561 09/10/2010 Thép phi 22 152 275 128 137 10/10/2010 XK562 10/10/2010 Thép phi 25 152 653 988 919 11/10/2010 XK563 11/10/2010 Thép phi 28 152 386 154 878 31/10/2010 XK571 31/10/2010 Xi măng 152 21 128 000 31/12/2010 XK645 31/12/2010 Kết chuyển CPNVLTT sang CP SXKD DD sang xí 154 2.150.845.638 nghiệp 5/8 31/12/2010 XK645 31/12/2010 Kết chuyển CPNVLTT sang CP SXKD DD sang xí 154 7.687.298.134 nghiệp 17/5 31/12/2010 XK645 31/12/2010 Kết chuyển CPNVLTT sang CP SXKD DD sang xí 154 5.762.090.873 nghiệp 18/4 31/12/2010 XK645 31/12/2010 Kết chuyển CPNVLTT sang CP SXKD DD sang xí 154 9.456.268.443 nghiệp 30/4 Cộng SPS 45.342.672.865 45.342.672.865 Số lũy kế cuối kỳ 477.433.429.852 477.433.429.852 Từ chứng từ gốc ( HĐGTG, phiếu xuất kho) kế toán vào sổ chi tiết tài khoản 621 (Biểu số 2.3) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 54
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.3: Sổ chi tiết tài khoản 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị: CÔNG TY TNHH 5 - 8 Mẫu số S03b-DNN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ: Số 520 Hồng Hải- Hạ Long - Quảng Ninh Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Năm 2010 (Trích) Đối tượng: Đường ra Núi Tổ chim – Hòn Dơi (GĐ2) Chứng từ Số phát sinh Số dư Ngày, tháng Ngày, Diễn giải TKĐƯ GS Số hiệu Nợ Có Nợ Có tháng Số dư đầu kỳ 01/08/2010 PKT1091 01/08/2010 Chi phí bê tông 331 24.314.286 02/08/2010 XK549 02/08/2010 Gỗ ván 152 67 500 000 02/08/2010 XK550 02/08/2010 Que hàn 152 19 190.402 03/08/2010 XK551 03/08/2010 Thép bản mã 152 4.654.142 04/08/2010 XK552 04/08/2010 Đinh 152 265.800 04/08/2010 XK553 04/08/2010 Thép buộc 152 51.021.313 04/08/2010 XK554 04/08/2010 Thép hình các loại 152 69.625.280 05/09/2010 XK555 05/09/2010 Thép phi 10 152 36 028.060 06/09/2010 XK556 06/09/2010 Thép phi 12 152 14.113.612 Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 55
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 07/09/2010 XK557 07/09/2010 Thép phi 14 152 84.472.500 07/09/2010 XK558 07/09/2010 Thép phi 16 152 25.625.190 08/10/2010 XK559 08/10/2010 Thép phi 18 152 55.462.208 09/10/2010 XK560 09/10/2010 Thép phi 20 152 14.718.340 09/10/2010 XK561 09/10/2010 Thép phi 22 152 75 128 137 10/10/2010 XK562 10/10/2010 Thép phi 25 152 63 988 919 11/10/2010 XK563 11/10/2010 Thép phi 28 152 86 154 878 11/10/2010 XK564 11/10/2010 Thép phi 32 152 93.933.617 31/11/2010 XK565 31/11/2010 Thép phi 6 152 3.414.711 31/11/2010 XK567 31/11/2010 Thép phi 8 152 73 152 188 31/12/2010 PKT1128 31/12/2010 K/C CPNVLTT sang CP SXKD 154 2.150.845.638 DD Số phát sinh 2.150.845.638 2.150.845.638 Số dƣ cuối kì Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 56
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục chi phí NCTT ở công ty TNHH 5 – 8 chiếm khá lớn trong giá thành các công trình ( khoảng 20%) và hơn nữa có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như nghĩa vụ của đơn vị đối với người lao động do đơn vị quản lý sử dụng lao động. Do vậy hạch toán đúng đủ chi phí nhân công trực tiếp không chỉ góp phần vào việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành công trình mà còn giúp thanh toán chi trả tiền lương, tiền công kịp thời, khuyến khích , động viên người lao động. Để phản ánh khoản mục chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK622 – CPNCTT. Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Lực lượng công nhân trực tiếp thi công công trình có thể là công nhân của xí nghiệp, đội nằm trong biên chế của công ty và được đóng BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN. Ngoài ra, các đơn vị thi công có thể thuê lao động thời vụ bên ngoài theo giá nhân công trên thị trường và không trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN cho lực lượng lao động này. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại các xí nghiệp Có hai hình thức sử dụng nhân công tại các xí nghiệp, một là sử dụng đội ngũ nhân công của Công ty, hai là sử dụng nhân công thuê ngoài. - Đối với nhân công thuộc sự quản lý của Công ty: đội ngũ này được tổ chức thành các đội, tổ thợ và có người đứng đầu (tổ trưởng) chụi trách nhiệm quản lý, tổ chức và kí hợp đồng kinh tế với các xí nghiệp. Khi các xí nghiệp có nhu cầu sử dụng, các xí nghiệp sẽ ký hợp đồng kinh tế với tổ thợ, hợp đồng sẽ ghi rõ đơn giá, khối lượng và thời gian thi công. Khi đó quy trình tập hợp chi phí được thực hiện theo sơ đồ sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 57
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Hợp đồng giao khoán Tạm ứng thực hiện khối lượng giao khoán Phiếu chi Trong quá trình thực hiện hợp đồng Thanh toán tạm ứng Khi kết thúc hợp đồng Thanh lý hợp đồng Vào sổ sách CPNCTT Trích số liệu tháng 8 năm 2010, công ty ký hợp đồng công nhân như sau: Mẫu số 2.4: Hợp đồng giao khoán CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quảng Ninh, ngày 10 tháng 08 năm 2010 HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN PHẦN NHÂN CÔNG: GIA CÔNG LẮP DỰNG CỐT THÉP Số :245/2010/HĐNC Công trình: Đường ra núi Tổ Chim – Hòn Dơi Hạng mục: Tuyến đường Quốc lộ 5 Địa điểm xây dựng: Phường Bãi Cháy – TP Hạ Long - Quảng Ninh I.CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG - Căn cứ Luật xây dựng số 16 / 2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4. - Căn cứ Nghị định số 16 / 2003/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 58
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Căn cứ Thông tư số 02/2005/TT- BXD ngày 25/02/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng và văn bản số 2508/BXD – VP của Bộ Xây Dựng ngày 26/11/2007 về việc công bố mẫu hợp đồng xây dựng Hôm nay, ngày 10 tháng 08 năm 2010 Tại: Công ty TNHH một thành viên 5 – 8 Địa chỉ: Số 520 Nguyễn Văn Cừ - Hạ Long – Quảng Ninh Chúng tôi gồm có: Bên A (Bên giao công tác thi công): Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Một thành viên 5 – 8 Đại diện : Ông Nguyễn Hữu Lưu Chức vụ : Giám đốc xí nghiệp 5 –8 Thực hiện hợp đồng: ông Nguyễn Xuân Anh Chức vụ: Chỉ huy trưởng Địa chỉ: Số 520 Nguyễn Văn Cừ - Hạ Long – Quảng Ninh Điện thoại : 0333 835774 Tài khoản: 8000.211.010.074 Mở tại: Ngân hàng Nông nghiệp & PT nông thôn Tỉnh Quảng Ninh Mã số thuế: 5700491320-005 Bên B( Bên nhận thi công): Tên tổ xây dựng: Tổ thi công thép Đại diện: Ông Hoàng Văn Mai Chức vụ: Đội trưởng đội thợ Nguyên Quán: Vân Đồn – Quảng Ninh Số CMND: 100 966 313 Hai bên thống nhất thỏa thuận lập hợp đồng nội dung như sau: Điều 1: Đối tƣợng hợp đồng: Thi công gia công lắp dựng cốt thép cầu đường. 1.Tên công trình xây dựng: Đường ra núi Tổ Chim – Hòn Dơi (GĐ2) Hạng mục: Tuyến đường Quốc lộ 5 - Địa điểm xây dựng: P. Bãi Cháy – TP. Hạ Long - Quảng Ninh 2.Tiêu chuẩn kỹ thuật: Đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật theo bản vẽ thiết kế được phê duyệt. - Đặc điểm kiến trúc: Theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 59
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Đặc điểm kết cấu: Theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt - Các công tác thi công chính; Gia công lắp dựng thép - Thời gian thi công: - Bắt đầu: Ngày 15 tháng 08 năm 2010 - Kết thúc: Ngày 15 tháng 09 năm 2010 Điều 2: Khối lƣợng, giá trị hợp đồng ( tạm tính) STT Nội dung công việc ĐV Khối lượng Đơn giá Thành tiền tính (VNĐ) 1 Khối lượng các việc Tấn 1150 750 000 862 500 000 tính theo tấn 2 Gia công lắp dựng m 8641,8 2500 21 604 500 ống D48,1 3 Gia công lắp dựng m 335,1 3000 1 065 300 ống D113,5 Tổng cộng 885 169 800 (Bằng chữ: Tám trăm tám mươi năm triệu, một trăm sáu chín nghìn, tám trăm đồng chẵn) Đại diện bên A Đại diện bên B Hữu Lưu Văn Mai Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 60
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sau khi hợp đồng giao khoán đuợc lập, đội truởng đội xây dựng lập giấy đề nghị tạm ứng Mẫu số 2.5: Giấy đề nghi tạm ứng số 307 Đơn vị: CÔNG TY TNHH 5 – 8 Mẫu số 03-TT Địa chỉ: Số 520- Hồng Hải- Hạ Long- Quảng Ninh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 30 tháng 08 năm 2010 Số: 307 Kính gửi: Ông Nguyễn Hữu Lưu Tên tôi là: Hoàng Văn Mai Địa chỉ: Tổ thi công thép Đề nghị tạm ứng số tiền: 20 000 000 Viết bằng chữ: Hai mươi triệu đồng chẵn. Lý do tạm ứng: Thanh toán tiền công công nhân Thời hạn thanh toán : 1 tháng Giám đốc Kế toán trƣởng Phụ trách bộ phận Ngƣời đề nghị tạm ứng (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Khi chỉ huy trưởng các công trình thành toán tạm ứng kế toán căn cứ giấy thanh toán tiền tạm ứng để ghi sổ kế toán. Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 61
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Mẫu số 2.6: Giấy thanh toán tiền tạm ứng Đơn vị: CÔNG TY TNHH 5 - 8 Mẫu số 04-TT Địa chỉ: Số 520- Hồng Hải- Hạ Long- Quảng Ninh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG Ngày 31 tháng 10 năm 2010 - Họ tên người thanh toán: Nguyễn Xuân Anh - Bộ phận: chỉ huy trưởng công trình nhà khách Tỉnh ủy - Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây: Diễn giải Số tiền A B I. Số tạm ứng 50.000.000 1.Số tạm ứng kì trước chưa chi hết 2.000.000 2. Số tạm ứng kì này: 48.000.000 - Phiếu chi số 415 ngày 05 tháng 08 năm 1010 20.000.000 - . II. Số tiền đã chi - Bảng thanh toán lương công nhân thép tháng 9 năm 2010 20.000.000 - . III. Chênh lệch 5.000.000 1. Tạm ứng chi không hết (I-II) 5.000.000 2 Chi quá số tạm ứng (II-I) Giám đốc Kế toán trƣởng Phụ trách bộ phận Ngƣời đề nghị tạm ứng (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) - Đối với chi phí nhân công trực tiếp phát sinh do xí nghiệp thuê ngoài nhân công. Đối với chi phí này, kế toán căn cứ HĐGTGT do bên cung cấp lao vụ phát hành để vào sổ nhật ký chung (Biểu số 2.1), sổ cái TK622 (Biểu số 2.5), sổ chi tiết tài khoản 622 (Biểu số 2.6) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 62
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Mẫu số 2.7: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0058659 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT -3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG QE/2010B Liên 2: Giao cho khách hàng 0058659 Ngày 25 tháng 08 năm 2010 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CÔ PHẦN THÁI PHONG Địa chỉ: 28 Hà Lầm -Hạ Long- Quảng Ninh Số tài khoản: MST:5700277643 Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Hoàng Thế Cường Tên đơn vị: Công ty TNHH 5 – 8 Địa chỉ: Số 520 Hồng Hải – Hạ Long – Quảng Ninh Số tài khoản: 8000.211.010.074 Hình thức thanh toán: CK MS: 5700491320-005 Đơn vị Đơn STT Tên hàng hóa, dịch vụ Số lượng Thành tiền tính giá A B C 1 2 3=1x2 1 Khối lượng xây lắp M3 274 51664 14.155.936 hoàn thành đường đào, đắp, làm móng thủ công Cộng tiền hàng: 14.155.936 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.415.594 Tổng cộng thanh toán: 15.571.530 Số tiền viết bằng chữ : Mười năm triệu, năm trăm bảy mốt nghìn, năm trăm ba mươi đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( Đã ký) (Đã ký) (Đã ký tên, đóng dấu) Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Kế toán Công ty căn cứ hóa đơn, chứng từ do các xí nghiệp gửi về tập hợp các chứng từ về chi phí nhân công trực tiếp để vào sổ nhật ký chung (Biểu số 2.1), sổ cái TK 622 (Biểu số 2.5) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 63
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.5: Sổ cái TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị: CÔNG TY TNHH 5 – 8 Mẫu số S03b-DNN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ: Số 520 Hồng Hải- Hạ Long - Quảng Ninh Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm 2010(Trích) Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày, tháng Diễn giải TKĐƯ GS Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số lũy kế đầu kỳ 34.067.453.342 34.067.453.342 31/08/2010 PKT1081 31/08/2010 Chi phí nhân công xí nghiệp 5/8 331 76.956.126 31/08/2010 PKT1082 31/08/2010 Chi phí nhân công xí nghiệp 5/8 331 83.908.645 31/08/2010 PKT1083 31/08/2010 Chi phí nhân công xí nghiệp 5/8 331 14.155.980 30/09/2010 PKT1084 30/09/2010 Chi phí nhân công xí nghiệp 5/8 331 10.984.237 30/09/2010 PKT1085 30/09/2010 Chi phí nhân công xí nghiệp 5/8 331 35.874.265 30/09/2010 PKT1086 30/09/2010 Chi phí nhân công xí nghiệp 5/8 331 19.665.499 31/12/2010 PKT1128 31/12/2010 K/C CPNC sang CPSXKDDD xí 154 352.807.139 nghiệp 5/8 Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 64
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 31/12/2010 PKT1129 31/12/2010 K/C CPNC sang CPSXKDDD xí 154 875.084.896 nghiệp 17/5 31/12/2010 PKT1130 31/12/2010 K/C CPNC sang CPSXKDDD xí 154 509.453.950 nghiệp 18/4 31/12/2010 PKT1131 31/12/2010 K/C CPNC sang CPSXKDDD xí 154 1.142.809.806 nghiệp 30/4 Cộng SPS 5.211.544.752 5.211.544.752 Số lũy kế cuối kỳ 39.055.080.585 39.055.080.585 Kế toán công ty căn cứ vào hóa đơn, chứng từ do xí nghiệp gửi về tập hợp các hóa đơn chứng từ về chi phí nhân công trực tiếp để lập sổ chi tiết tài khoản 622 (Biểu số 2.6) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 65
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.6: Sổ chi tiết tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị: CÔNG TY TNHH 5 - 8 Mẫu số S03b-DNN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ: Số 520 Hồng Hải - Hạ Long- Quảng Ninh Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp Năm 2010 (Trích) Đối tượng: Đường ra Núi Tổ chim – Hòn Dơi (GĐ2) Chứng từ Số phát sinh Số dư Ngày, Diễn giải TKĐƯ tháng GS Số hiệu Ngày, Nợ Có Nợ Có tháng 31/08/2010 PKT1083 31/08/2010 Chi phí nhân công 331 84.155.980 31/09/2010 PKT1083 31/09/2010 Chi phí nhân công 331 55.155.980 31/10/2010 PKT1083 31/10/2010 Chi phí nhân công 331 62.155.980 31/12/2010 PKT1128 31/12/2010 K/C CPNC sang 154 352.807.139 CPSXKDDD Cộng số phát sinh 352.807.139 352.807.139 Ngày 31 Tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 66
- Trường đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.3.Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Công ty TNHH 1 thành viên 5-8 là một công ty có các thiết bị xây dựng và máy thi công hiện đại, đáp ứng phần nào yêu cầu kĩ thuật của các công trình mà công ty thi công xây lắp như các loại kích thủy lực Masadu Nhật 100 tấn, xe vẩn tải chuyên dùng, máy phát hàn , hiện nay. ở các đội đều có máy thi công riêng, công ty chỉ quản lí 1 số máy có giá trị lớp và điều động đến các công trình khi cần. Tuy nhiên do phần lớn các công trình mà công ty thi công lại phân bố rải rác nhiều nơi nên việc vận chuyển nhiều nơi nên việc vận chuyển máy thi công nhiều khi không thực hiện được, khi đó đội phải đi thuê ngoài máy thi công cho các công trình khi đội trưởng đề xuất để phục vụ kịp thời sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công. Kế toán tập hợp máy thi công tại các xí nghiệp Đối với chi phí thuê ngoài máy thi công Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công do thuê ngoài ca máy, xí nghiệp sẽ trực tiếp ký hợp đồng kinh tế với bên cung cấp. Sau khi hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu, bên cung cấp sẽ xuất HĐGTGT. Kế toán xí nghiệp căn cứ vào hóa đơn này để tổng hợp từng đối tượng chịu chi phí. Trong tháng 8 có hợp đồng kinh tế sau: Mẫu số 2.8: Hợp đồng kinh tế CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quảng Ninh, ngày 10 tháng 08 năm 2010 HỢP ĐỒNG KINH TẾ PHẦN VIỆC: THI CÔNG ĐÀO ĐẤT MÓNG Số :249/2010/HĐNC Công trình: Đường ra núi Tổ Chim – Hòn Dơi (GĐ 2) Hạng mục: Tuyến đường Quốc lộ 5 Địa điểm xây dựng: Phường Bãi Cháy – Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh I.CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Sinh viên: Nguyễn Thị Đàn – Lớp QT 1104K 67