Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy - Dương Hồng Hạnh

pdf 99 trang huongle 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy - Dương Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy - Dương Hồng Hạnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH:QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP QUẢN TRỊ KINH DOANH TÀI NĂNG Sinh viên :Dƣơng Hồng Hạnh Giảng viên hƣớng dẫn :Ths.Nguyễn Văn Thụ HẢI PHÒNG - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NẠO VÉT VÀ XÂY DỰNG ĐƢỜNG THỦY KHÓA LUẬNTỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP QUẢN TRỊ KINH DOANH TÀI NĂNG Sinh viên : Dƣơng Hồng Hạnh Giảngviên hƣớngdẫn :Ths. Nguyễn Văn Thụ HẢI PHÒNG - 2015
  3. BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên:Dương Hồng Hạnh MãSV:1112401016 Lớp: QTTN101 Ngành: Quản trị kinh doanh Tên đềt ài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp về lýl uận, thực tiễn,các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). -Nghiên cứu lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty - Mô tả chi tiết thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy. - Nhận xét ưu nhược điểm trong công tác kế toán nguyên vật liệu tại đơn vị từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói trên. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Sử dụng số liệu về tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy năm 2013. - Sử dụng số liệu về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy . 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. - Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy - Địa chỉ: Số 8, đường Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀIT ỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất Họ và tên: Nguyễn Văn Thụ Học hàm, họcvị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy. Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họvà tên: Học hàm, học vị: Cơ quan côngt ác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 27 tháng 04 năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 18 tháng 7 năm2 015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Văn Thụ HảiPhòng, ngày tháng năm2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: - Chăm chỉ học hỏi, chịu khó sưu tầm số liệu, tài liệu phục vụ cho bài viết; - Nghiêm túc, có ý thức tốt trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp; - Chủ động nghiên cứu, luôn thực hiện tốt mọi yêu cầu được giáo viên hướng dẫn giao cho. 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): Bài viết của sinh viên Dương Hồng Hạnh đã đáp ứng được yêu cầu của một khoá luận tốt nghiệp. Kết cấu của khoá luận được tác giả sắp xếp khoa học, hợp lý được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Trong chương này tác giả đã hệ thống hóa một cách chi tiết và đầy đủ các vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Nạo vét và xây dựng đường thủy . Trong chương này tác giả đã giới thiệu được những nét cơ bản về Công ty như lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán Đồng thời tác giả cũng đã trình bày được khá chi tiết và cụ thể thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. Bài viết có số liệu minh họa cụ thể (Tháng 12 năm 2013). Số liệu minh họa trong bài viết chi tiết, phong phú và có tính logic cao. Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Nạo vét và xây dựng đường thủy . Trong chương này tác giả đã đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra được các giải pháp hoàn thiện có tính khả thi và tương đối phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Bằng số: Bằng chữ: Hải Phòng, ngày 01 tháng 08 năm 2015 Cán bộ hướng dẫn Ths. Nguyễn Văn Thụ
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP. 3 1.1. Những vấn đề chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 3 1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 3 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu. 3 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 4 1.1.4. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu. 5 1.1.4.1. Phân loại 5 1.1.4.2. Đánh giá nguyên vật liệu 6 1.2. Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 12 1.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 12 1.2.1.1. Phương pháp thẻ song song 12 1.2.1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 13 1.2.1.3. Phương pháp sổ số dư 15 1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 16 1.2.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. 17 1.2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 20 1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán vào công tác nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 23 1.3.1. Hình thức kế toán nhật ký chung 23 1.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái 24 1.3.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 25 1.3.4. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ 27 1.3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính 28 CHƢƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NẠO VÉT VÀ XÂY DỰNG ĐƢỜNG THỦY 30 2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 30 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 33
  8. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 33 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng và nạo vét đường thủy 36 2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán 36 2.1.4.2. Hình thức kế toán 37 2.2.Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy 41 2.2.1.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 41 2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu ở Công ty CP nạo vét và xây dựng đường thủy I: 41 2.2.1.2: Thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu 42 2.2.1.3. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty 55 Biểu số 2.11 : Thẻ kho 63 2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty CP nạo vét & xây dựng đường thủy 66 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng 66 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng 66 2.2.2.3. Quy trình hạch toán 67 2.2.3. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại Công ty CP nạo vét & xây dựng đường thủy 72 CHƢƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP NẠO VÉT & XÂY DỰNG ĐƢỜNG THỦY 75 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu 75 3.1.1 Ưu điểm: 75 3.1.1.1.Về bộ máy kế toán nói chung: 76 3.1.1.2. Về công tác quản lý thu mua nguyên vật liệu: 76 3.1.1.3. Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán. 76 3.1.1.4. Về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu: 76 3.1.2 Hạn chế. 77 3.1.2.1.Về việc luân chuyển chứng từ: 77 3.1.2.2. Về thủ tục nhập – xuất nguyên vật liệu : 77 3.1.2.3. Về việc theo dõi danh điểm NVL 78 3.1.2.4. Về công tác tổ chức hệ thống kho tàng, bến bãi 78 3.1.2.5. Trong công tác sử dụng nguyên vật liệu: 78
  9. 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. 79 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và hạch toán kế toán nguyên vật liệu 79 3.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện 79 3.2.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP nạo vét & xây dựng đường thủy 80 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu số 2.1 : Giấy đề nghị mua vật tư 44 Biểu số 2.2 : Hóa đơn GTGT 45 Biểu số 2.3 : Phiếu nhập kho 46 Biểu số 2.4 : Hóa đơn GTGT 48 Biểu số 2.5: Phiếu nhập kho 49 Biểu số 2.6 : Phiếu xuất kho 51 Biếu số 2.7 : Giấy đề nghị 53 Biểu số 2.8 : Phiếu xuất kho 54 Biểu số 2.9 : Thẻ kho 60 Biểu số 2.10: Trích sổ chi tiết nguyên vật liệu 61 Biểu số 2.11 : Thẻ kho 65 Biểu số 2.12: Trích sổ chi tiết nguyên vật liệu 64 Biểu số 2.13: Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu 65 Biểu số 2.14: Trích sổ nhật ký chung tháng 12/2013. 70 Biểu số 2.15: Trích sổ cái TK152 tháng 12/2013. 71 Biểu số 2.16: Biên bản kiểm kê vật tư 74 Biểu số 3.1 : Sổ giao nhận chứng từ 80 Biểu số 3.2: Sổ danh điểm vật tư 82
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song 13 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 14 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư 16 Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 19 Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 22 Sơ đồ 1.6 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 24 Sơ đồ 1.7 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái 25 Sơ đồ 1.8 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 26 Sơ đồ 1.9 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ 28 Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. 29 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy 33 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy I 36 Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 38 Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu phương pháp thẻ song song 55 Sơ đồ 2.5 : Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật ký chung của Công ty CP nạo vét & xây dựng đường thủy 67
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến cùng nền kinh tế trong nước phải đối mặt với vấn đề lạm phát đã đặt ra nhiều thách thức với các doanh nghiệp.Thách thức đó là: Lạm phát nhiều khiến chi giá cả hàng hóa leo thang, khiến cho người tiêu dùng cũng thắt chặt chi tiêu hơn, cẩn thận hơn trong việc lựa chọn sản phẩm vì vậy doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường thì doanh nghiệp phải đảm bảo giá thành của sản phẩm mà vẫn phải giữ chất lượng sản phẩm tốt. Và việc giảm giá thành sản phẩm cùng với đảm bảo chất lượng tốt liên quan chặt chẽ tới công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu. Như chúng ta đã biết, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó chiếm phần tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu còn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm, là cơ sở kế toán tính đúng chi phí sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm và tổng giá vốn hàng bán. Nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, việc sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả là một mục tiêu quan trọng để doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhiều nhất. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu một cách hợp lý, khoa học phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng muốn thực hiện được. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đường thủy I, em đã đi sâu vào tìm hiểu phần hành kế toán nguyên vật liệu và chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đƣờng thủy”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài của em gồm 3 chương: Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 1
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Nạo vét và xây dựng đƣờng thủy Chƣơng 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP nạo vét và xây dựng đƣờng thủy. Do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 2
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1.Những vấn đề chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là một trong những nhân tố cấu thành nên sản phẩm.Sau quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của nó chuyển hết vào giá trị sản phẩm.Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó, nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong quá trình xuất kinh doanh. Để đạt được mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận thì mục tiêu trước mắt là giảm giá thành sản phẩm. Quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Kế toán là công cụ phục vụ cho quản lý nguyên vật liệu. Nó góp phần kiểm soát, tránh thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu ở tất cả các khâu dự trữ, sử dụng, thu hồi, Ngoài ra còn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ để những doanh nghiệp nắm được tình hình vật tư để chỉ đạo tiến độ sản xuất. Hạch toán nguyên vật liệu phải đảm bảo chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình thu mua, nhập xuất dự trữ vật liệu. Vì vậy cần thiết phải tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp và có làm tốt điều này mới tạo được tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu. a) Khái niệm Bất kỳ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành quá trình sản xuất, mà quá trình sản xuất muốn tiến hành được phải cần có ba yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa như sắt, thép, trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản; bông, trong các doanh nghiệp dệt, kéo sợi; vải, trong các doanh nghiệp may; sản phẩm cây trồng trong các doanh nghiệp chế biến. Khác với tư liệu lao động, Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 3
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, giá trị của nó chuyển hết vào giá trị sản phẩm mới làm ra. Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu có chất lượng cao, đúng quy cách, chủng loại thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu, nguyên vật liệu mua về mới tận dụng được tối đa vì vậy chi phí nguyên vật liệu được hạ thấp, giá thành hạ làm cho doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận cao, tồn tại được trong cơ chế thị trường. Nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản xuất sản phẩm. b) Đặc điểm Nguyên vật liệu là đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mang những đặc điểm sau: - Tham gia vào một chu kỳ sản xuất để tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất, nguyên vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ, một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Xuất phát từ vị trí yêu cầu quản lý vật liệu cũng như vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng thì kế toán vật liệu trong doanh nghiệp cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây: - Ghi chép, phản ảnh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu về giá cả và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp. - Kiểm tra tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch toán nguyên vật liệu. Đồng thời hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu, phải hạch toán đúng chế độ, đúng phương pháp quy định để đảm bảo sự thống nhất trong kế toán nguyên vật liệu. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 4
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Từ đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu thực tế đưa vào sản xuất. Phân bổ chính xác nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính giá thành được chính xác. - Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin cho việc báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. 1.1.4. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu. 1.1.4.1. Phân loại Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sản xuất phải sử dụng nhiều loại vật liệu công cụ dụng cụ khác nhau. Mỗi loại có công dụng và tính năng lý hoá khác nhau, chính vì vậy muốn quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết từng loại, từng thứ nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành phân loại chúng. Việc phân loại vật liệu công cụ dụng cụ tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp sản xuất cụ thể thuộc từng nghành sản xuất, tuỳ thuộc vào chức năng kinh tế, chức năng của vật liệu, công cụ dụng cụ mà chúng được chia thành các loại sau: * Phân loại theo nội dung kinh tế và công dụng: - Vật liệu chính: đối với doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là đối tượng chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm như sắt thép trong doanh nghiệp cơ khí, vải vóc trong doanh nghiệp may mặc. - Vật liệu phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường. - Nhiên liệu: trong doanh nghiệp sản xuất thì nhiên liệu bao gồm các loại thể rắn, lỏng, khí dùng cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất. - Phụ tùng thay thế: bao gồm các phụ tùng chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 5
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Thiết bị xây dựng cơ bản: gồm các thiết bị phương tiện lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. - Vật liệu khác: là loại vật liệu thu đươc trong quá trính sản xuất, thanh lí tài sản, có thể sử dụng bán ra ngoài hoặc đưa vào sản xuất khác như phôi thép vụn, vải vụn, * Phân loại theo nguồn hình thành thì NVL được chia thành: - Vật liệu nhập do mua ngoài. - Vật liệu nhập do tự gia công, chế biến, nhận vốn kinh doanh Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sảnxuất nguyên vật liệu, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhậpkho. * Căn cứ vào mục đích sử dụng thì NVL được chia thành: - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh: + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bánhàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. 1.1.4.2. Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị vật liệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất. Về nguyên tắc nguyên vật liệu nằm trong giá thành sản phẩm đồng thời nó còn thuộc tài sản lưu động nằm trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy phải đánh giá NVL chính xác để đảm bảo tính chính xác của giá thành và thông tin trên bảng cân đối kế toán, NVL được phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo theo một nguyên tắc cơ bản đánh giá theo giá trị vốn thực tế. Nghĩa là khi nhập kho phải tính theo giá trị vật liệu thực tế nhập. Khi xuất kho cũng phải xác định trị giá thực tế xuất kho theo phương pháp quy định. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 6
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tuy nhiên do đặc điểm của loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp giảm bớt khối lượng ghi chép tính toán hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán. Nguyên tắc chung để hạch toán nguyên vật liệu nhập – xuất – tồn kho phải theo giá thực tế của các loại vật liệu. Giá thực tế sẽ bằng giá hạch toán trên hóa đơn công với chi phí vận chuyển bốc dỡ và thuế (nếu có). Đánh giá nguyên vật liệu phải tuân thủ những nguyên tắc: Nguyên tắc giá gốc: Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu, là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được nguyên vật liệu đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Nguyên tắc thận trọng: Nguyên vật liệu được đánh giá theo giá gốc, nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. a) Tính giá nguyên vật liệu theo giá thực tế  Đối với nguyên vật liệu nhập kho Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập . Đối với nguyên vật liệu nhập kho mua ngoài : Giá thực tế Các khoản Giá mua Các loại Chi phí NVL mua chiết khấu, = ghi trên + thuế không + liên quan - ngoài nhập giảm giá hóa đơn hoàn lại trực tiếp kho (nếu có) Trong đó: - Giá mua ghi trên hóa đơn : + Trường hợp giá thực tế NVL mua vào để sử dụng cho đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua là giá chưa thuế GTGT Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 7
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Trường hợp NVL mua vào sử dụng cho các đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, các dự án thì giá mua là giá bao gồm cả thuế (tổng giá thanh toán) - Các loại thuế không hoàn lại như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, - Chi phí liên quan trực tiếp gồm: chi phí vẫn chuyển, bốc dỡ đối với chi phí vận chuyển thì chi phí vận chuyển được cộng vào giá trị thực tế của NVL. - Các khoản chiết khấu, giảm giá gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán . Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công, chế biến: Giá thực tế Giá NVL xuất Chi phí gia công = + nhập kho gia công chế biến chế biến . Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến Giá thực Giá thực tế NVL CP vận CP thuê tế nhập xuất thuê ngoài gia chuyển bốc ngoài gia = + + kho công chế biến dỡ công chế biến . Đối với nguyên vật liệu được cấp: Chi phí vận chuyển Giá thực tế của Giá theo biên = + bốc xếp bảo quản NVL được cấp bản giao nhận (nếu có) . Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần : Giá thực tế Giá thỏa thuận do các Chi phí tiếp = + nhập kho bên xác định nhận (nếu có) . Đối với nguyên vật liệu do được tặng thưởng, biếu tặng, tài trợ Giá gốc NVL Giá trị hợp lý ban CP khác có liên nhận biếu tặng = đầu của những + quan đến việc tiếp nhập kho NVL tương đương nhận  Đối với nguyên vật liệu xuất kho Nguyên vật liệu được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Do đó khi xuất kho NVL tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động yêu cầu trình độ quản lý và điều kiện phương tiện trang Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 8
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thiết bị, phương tiện kỹ thuật tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn một trong 4 phương pháp sau: o Phương pháp bình quân gia quyền o Phương pháp nhập trước xuất trước o Phương pháp nhập sau xuất trước o Phương pháp thực tế đích danh Nội dung cụ thể của các phương pháp:  Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này, trị giá xuất của nguyên vật liệu bằng số lượng vật liệu xuất nhân với giá bình quân. Đơn giá bình quân có thể xác địnhtheo 1 trong 3 phương pháp sau: - Phương pháp bình quân cuối kỳ trước Trị giá nguyên vật liệu tồn đầu kỳ Đơn giá bình quân = cuối kỳ trước Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ + Ưu điểm : Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán vì giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời tình hình biến động của vật liệu trong kỳ. + Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá cả vật liệu. Trường hợp giá cả thị trường nguyên vật liệu có sự biến động lớn thì việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác. - Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính giá trị vốn của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng nguyên vật liệu đầu kỳ và nhập trong kỳ. Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ Đơn giá BQ cả = kỳ dự trữ S.lượng NVL tồn đầu kỳ + S.lượng NVL nhập trong kỳ + Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 9
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Nhược điểm: Dồn công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. + Phạm vi áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều. - Phương pháp bình quân liên hoàn ( bình quân sau mỗi lần nhập ) Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập NVL, kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng NVL để tính giá NVL xuất. Đơn giá bình Trị giá NVL nhập kho sau lần nhập thứ i quân sau lần = nhập i Số lượng NVL nhập kho sau lần nhập thứ i + Ưu điểm: Phương pháp này cho giá NVL xuất kho chính xác, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn. + Nhược điểm: Công việc tính toán phức tạp và nhiều, chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy + Phạm vi áp dụng: phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít doanh điểm nguyên vật liệu và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.  Phương pháp nhập trước- xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở giả định vật liệu nào nhập trước thì xuất trước. Vì vậy lượng nguyên vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính giá thực tế theo lần nhập đó. + Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, tương đối hợp lý và chính xác. + Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do chi phí NVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước. Như vậy,chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL. + Phạm vi áp dụng: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hay có xu hướng giảm xuống.  Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO) Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở giả định vật liệu nào nhập kho sau thì xuất trước. Chi phí sản xuất luôn gắn chặt với giá cả thị trường nên lợi nhuận mang tính chất an toàn hơn khi giá cả có xu hướng tăng lên. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 10
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu, làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp có lợi về thuế nếu giá cả vật tư có xu hướng giảm, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh được thuế. + Nhược điểm: Phương pháp này làm thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực của nó. + Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp lạm phát.  Phương pháp thực tế đích danh Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được xác định theo giá đơn chiếc hay từng lô, khi xuất nguyên vật liệu nào sẽ tính theo giá nhập thực tế của nguyên vật liệu đó. + Ưu điểm: Xác định được chính xác giá của nguyên vật liệu xuất, làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại. + Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi, công việc của kế toán chi tiết nguyên vật liệu sẽ rất phức tạp. + Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít và nhận diện được từng lô hàng. b)Tính giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại nguyên vật liệu, nghiệp vụ nhập – xuất vật liệu diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức. Do đó việc hạch toán hàng ngày doanh nghiệp nên sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng giá thực tế cuối kỳ trước hoặc giá kỳ này để làm giá hạch toán. Cuối kỳ kế toán phải tính chuyển giá hạch toán của nguyên vật liệu xuất và tồn kho theo giá thực tế như sau: Giá thực tế vật liệu Giá hạch toán vật Hệ số giá xuất dùng (hoặc tồn = liệu xuất dùng × vật liệu kho cuối kỳ ) Hệ số giá vật liệu có thể tính cho từng loại hay từng thứ vật liệu chủ yếu tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý: Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 11
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giá thực tế vật liệu + Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Hệ số giá vật liệu = Giá hạch toán vật liệu + Giá hạch toán vật liệu tồn kho đầu kỳnhập kho trong kỳ 1.2. Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 1.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.2.1.1.Phƣơng pháp thẻ song song Theo phương pháp này, để hạch toán chi tiết nghiệp vụ nhập – xuất – tồn kho vật liệu tại kho, thủ kho mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng và phòng kế toán phải mở thẻ kế toán chi tiết vật liệu để ghi chép về mặt số lượng lẫn giá trị. Cụ thể: a) Tại kho: Thủ kho sử dụng “Thẻ kho” để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho của từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép các số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho. b) Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng các sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho của từng thứ vật liệu. Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất, tồn kho do thủ kho gửi lên, kế toán tiến hành kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ và căn cứ vào các chứng từ đó để ghi vào sổ chi tiết vật liệu. Cuối tháng, căn cứ vào các sổ chi tiết vật liệu để làm Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu và tiến hành so sánh số liệu giữa: + Sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho của thủ kho + Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu với sổ kế toán tổng hợp. + Đối chiếu số liệu trên Sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế. - Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu, phát hiện sai sót trong việc ghi chép. Quản lý chặt chẽ tình hình biến động về số lượng hiện có của từng vật liệu và giá trị của chúng. - Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng công việc ghi chép quá lớn nếu chủng loại vật tư nhiều và tình hình nhập, xuất diễn ra thường xuyên, hằng ngày. - Điều kiện áp dụng: Thích hợp với doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, việc nhập xuất diễn ra không thường xuyên. Phương pháp này Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 12
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP có khuynh hướng ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi tính thuận tiện của nó cũng như việc áp dụng kế toán máy ngày càng được phổ biến trong các doanh nghiệp. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phƣơng pháp thẻ song song Thẻ kho Phi ếu nhập kho Phiếu xuất kho Sổ chi tiết vật liệu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 1.2.1.2. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển a) Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho mở cho từng danh điểm vật liệu. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập xuất, thủ kho ghi số lượng vật liệu thực nhập và thực xuất vào thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng. b) Tại phòng kế toán: Để theo dõi tình hình nhập xuất vật liệu cả về mặt lượng và mặt giá trị, kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển. Sổ đối chiếu luân chuyển được mở cho cả năm và được ghi chép 1 lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp những chứng từ nhập, xuất trong tháng, mỗi danh điểm vật liệu được ghi vào một dòng trên sổ. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 13
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập xuất kho, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra hoàn chỉnh chứng từ, tiến hành phân loại theo từng vật liệu riêng hoặc có thể lập “Bảng kê nhập” và “Bảng kế xuất”.  Cuối tháng, tập hợp số liệu từ các chứng từ hoặc bảng kê ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển và tính ra số tồn cuối tháng. Tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp. - Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi vào 1 lần cuối tháng. - Nhược điểm: Vẫn còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng giữa thủ kho và phòng kế toán, công việc dồn vào cuối tháng sẽ gây chậm số liệu, hạn chế chức năng kiểm tra thường xuyên của phòng kế toán. - Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, không có điều kiện ghi chép tình hình nhập xuất hàng ngày. Phương pháp này ít được sử dụng trong thực tế. Sơ đồ 1.2 :Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Thẻ kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Sổ kế toán tổng hợp Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 14
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 1.2.1.3. Phƣơng pháp sổ số dƣ a) Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho theo chỉ tiêu số lượng của từng loại vật liệu. Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm. Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lượng vật liệu, dụng cu, sản phẩm tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vào sổ số dư. b) Tại phòng kế toán: Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra định kỳ 3,5 hoặc 10 ngày một lần kèm theo “Phiếu giao nhận chứng từ” và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào “ Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” (Bảng này được mở theo từng kho).  Cuối tháng, tiến hành tính tiền trên “Sổ số dư” do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho trên “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn”. - Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng ghi chép hàng ngày, thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên của kế toán với việc nhập, xuất nguyên vật liệu hàng ngày. - Nhược điểm: Nếu có sai sót khó phát hiện, khó kiểm tra và đòi hỏi yêu cầu trình độ quản lý của thủ kho và kế toán phải khá nếu không sẽ dẫn đến sai sót. - Điều kiện áp dụng: Vật tư có nhiều chủng loại, các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống đơn giá hạch toán và danh điểm vật tư , kế toán viên có trình độ cao, thủ kho có chuyên môn tốt. Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư được khái quát bằng sơ đồ sau: Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 15
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phƣơng pháp sổ số dƣ Thẻ kho Phiếu nhập kho Sổ số dư Phiếu xuất kho Phiếu giao Phiếu giao nhận chứng từ Bảng lũy kế nhập, nhận chứng từ nhập xuất, tồn kho vật liệu xuất Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là tài sản lưu động của doanh nghiệp và được nhập xuất kho thường xuyên, tuy nhiên theo đặc điểm nguyên vật liệu của từng doanh nghiệp mà có phương thức kê khai khác nhau. Có doanh nghiệp thực hiện kê khai theo từng nghiệp vụ xuất nhập nhưng có những doanh nghiệp chỉ kê khai một lần vào thời điểm cuối kỳ. Tương ứng với hai phương thức kê khai trên, trong hạch toán nguyên vật liệu nói riêng và hạch toán hàng tồn kho nói chung có hai phương pháp là: kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 16
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên các tài khoản kế toán nguyên vật liệu được dùng để phản ánh số hiện có tình hình biến động làm tăng giảm nguyên vật liệu. Vì vậy giá trị nguyên vật liệu trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế, nguyên vật liệu so sánh và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, ) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng chất lượng cao. Chứng từ sử dung: - Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 03 – VT) - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04 – VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 05 – VT) - Bảng kê mua hàng (Mẫu 06 – VT) - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu (Mẫu 07 – VT) - Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu 01GTKT3/001) - Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02GTTT3/001) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03XKNB3/001) Tài khoản sử dụng: Để tiến hành kế toán tổng hợp nguyên vật liệu kế toán sử dụng: + Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”:Tài khoản này dùng để phản ánh trị giáhiện có và tình hình biến động tăng giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong khocủa doanh nghiệp. . Kết cấu tài khoản 152: Bên nợ: Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 17
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Trị giá thực tế của của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, nhận vốn góp liên doanh, được cấp dịch vụ từ các nguồn khác. Bên có: - Phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công, chế biến hoặc đưa đi góp vốn - Chiết khấu thương mại nguyên vật liệu khi mua được hưởng - Trị giá thực tế của nguyên vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát khi kiểm kê. Dƣ nợ: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ Phương pháp hạch toán: Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện trên sơ đồ sau: Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 18
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.4 :Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 152 TK 111,112,151,331 TK 621, 627, 641, 642 Nhập kho NVL mua ngoài Xuất kho NVL dùng cho SXKD TK 133XDCB hoặc sửa chữa lớn TSCĐ Thuế GTGT (nếu có) TK154 Chi phí thu mua, bốc xếp, NVL xuất ngoài thuê gia công vận chuyển NVL mua ngoài TK 154 TK 133 TK 111, 112, 331 NVL thuê ngoài gia công (nếu có) Chế biến xong nhập kho TK 333 ( 3333,3332)Giảm giá NVL mua vào, trả lại Thuế NK, TTĐB, GTGT ( nếu không được khấu trừ) phải nộp NSNN NVL cho người bán, CKTM TK 411 TK 632 Được cấp hoặc được nhận góp vốn NVL xuất bán liên doanh liên kết bằng NVL TK 142, 242 TK 621, 627, 641, NVL dùng cho SXKD phân bổ dần 642, 241 NVL xuất dùng cho SXKD hoặc XDCB, TK 222, 223 sửa chữa lớn TSCĐ không sử dụng hết NVL xuất kho để đầu tư vào công ty lại nhập kho liên kết hoặc cơ sở KD đồng kiểm soát TK 222, 223 TK 632 Thu hồi vốn góp vào công ty liên kết NVL thiếu khi kiểm kê thuộc hao hụt cơ sở KD đồng kiểm soát bằng NVL định mức TK 338 (3381)TK 138(1381) NVL phát hiện thừa khi kiểm NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê, chờ xử lý kê chờ xử lý Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 19
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệutheo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. Kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi tổ chức liên tục tình hình nhập xuất vật liệu trên các tài khoản hàng tồn kho tương ứng giá trị hàng hoá nguyên vật liệu mua vào chỉ được phản ánh trên TK611 “mua hàng”.Còn các tài khoản NVL tồn kho chỉ dùng để phản ánh NVL tồn kho lúc đầu kỳ và cuối kỳ. Hơn nữa giá NVL tồn kho lại không căn cứ vào số liệu trên các tài khoản, sổ kế toán mà lại căn cứ vào kết quả kiểm kê. Song song với việc mua vào là quá trình xuất kho nguyên vật liệu cũng không căn cứ trực tiếp vào chứng từ xuất kho để tổng hợp phân loại theo các đối tượng sử dụng rồi ghi sổ mà căn cứ vào kết quả kiểm kê lúc cuối kỳ và được tính theo công thức: Trị giá hàng Trị giá Trị giá hàng Trị giá xuất kho = hàng tồn + nhập kho - hàng tồn trong kỳ kho đầu kỳ trong kỳ kho cuối kỳ Với cơ sở và trị giá xuất kho như trên thì giá xuất kho là một con số tổng hợp không thể hiện được giá trị nguyên vật liệu xuất kho cho từng đối tượng từng nhu cầu là bao nhiêu. Còn phản ánh tình hình thanh toán với người bán vật tư hạch toán giống như phương pháp kê khai thường xuyên.Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ chỉ tiến hành một loại hoạt động hoặc các doanh nghiệp thương mại các mặt hàng có giá trị thấp. Tài khoản sử dụng: + Tài khoản 611: “Mua hàng” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào, nhập kho hoặc đưa vào sử dụng trong kỳ.TK 611 không có số dư và được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: + TK 6111: “Mua nguyên vật liệu” + TK 6112: “Mua hàng hóa” . Kết cấu tài khoản 6111 – Mua nguyên vật liệu : Bên nợ: - Kết chuyển giá nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê) - Giá nguyên vật liệu mua vào trong kỳ Bên có: - Kết chuyển giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê) - Giá nguyên vật liệu xuất sử dụng trong kỳ Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 20
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Giá nguyên vật liệu mua vào trả lại cho người bán hoặc được giảm giá Phương pháp hạch toán: Theo phương pháp này, sự biến động của nguyên vật liệu được tổng hợp qua sơ đồ sau: Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 21
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.5 :Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. TK 152 TK 6111 TK 152 Kết chuyển giá trị NVL Kết chuyển giá trị NVL tồn đầu kỳ tồn cuối kỳ TK 111,112,331 TK 111,112,331, Trị giá NVL mua vào Giảm giá hàng mua trong kỳ TK 133hoặc trả lại người bán Thuế GTGT (nếu có) TK 333TK 138, 334 Thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT Giá trị NVL thiếu hụt (nếu không được khấu trừ) hàng NK phải nộp vào NSNN, nộp thuế trực tiếp) TK 621, 627, 641, 642 TK 3381 Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ NVL nhập từ nguồn khác TK 411 TK 632 Nhận góp vốn liên doanh hoặc Xuất bán nhận cấp phát, tặng TK 3381 TK 412 NVL thừa khi kiểm kê Chênh lệch giảm do đánh giá lại TK 412 Chênh lệch tăng do đánh giá lại Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 22
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán vào công tác nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Để tiến hành ghi chép sổ sách và xác định giá trị vật liệu nhập – xuất – tồn vật liệu- công cụ dụng cụ, kế toán tại doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán. Mỗi hình thức có hệ thống sổ sách riêng, các hình thức hạch toán riêng. Theo chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính ban hành ở nước ta hiện tồn tại 5 hình thức sổ kế toán. Năm hình thức sổ kế toán tổng hợp là: - Hình thức nhật ký chung - Hình thức nhật ký - sổ cái - Hình thức nhật ký - chứng từ - Hình thức chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán trên máy vi tính 1.3.1. Hình thức kế toán nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký chung mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy các số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức sổ nhật ký chung bao gồm các sổ chủ yếu sau: + Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt + Sổ cái + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Đây là hình thức được công ty áp dụng trong việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Sau đây là sơ đồ phản ánh trình tự luân chuyển chứng từ của hình thức kế toán Nhật ký chung Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 23
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.6 :Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Chứng từ kế toán ( phiếu nhập, xuất ) Sổ nhật ký Sổ, thẻ kế toán Sổ nhật ký chung đặ c biệt chi tiết NVL Bảng tổng hợp Sổ cái 152, nhập xuất tồn Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 1.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký – Sổ cái. Căn cứ để ghi Nhật ký - Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại. Hệ thống sổ Nhật ký - Sổ cái bao gồm các loại sổ sau: + Sổ nhật ký – Sổ cái, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 24
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.7 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái Chứng từ kế toán (phiếu nhập, xuất) Bảng tổng hợp kế toán Sổ, thẻ kế toán S ổ quỹ chứng từ cùng loại chi tiết NVL Bảng tổng hợp Nhật ký sổ cái nhập xuất tồn Báo cáo tài chính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 1.3.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm : + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Ghi theo trình tự nội dung kinh tế trên sổ cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm theo phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hệ thống chứng từ ghi sổ sử dụng các sổ tổng hợp chủ yếu sau : Sổ chứng từ ghi sổ, Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái tài khoản, Sổ thẻ kế toán chi tiết. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 25
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.8 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán ( phiếu nhập, xuất ) S ổ quỹ Bảng tổng hợp kế Sổ, thẻ kế toán toán chứng từ cùng chi tiết NVL loại Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứ ng từ ghi sổ Bảng tổng hợp Sổ cái 152, nhập xuất tồn Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 26
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.3.4. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ Các nguyên tắc cơ bản: + Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. + Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian về hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. + Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết. + Sử dụng các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. Hệ thống sổ Nhật ký chứng từ bao gồm các loại sổ sau : + Sổ nhật ký – Chứng từ + Bảng kê + Sổ cái + Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 27
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.9 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế toán Bảng kê Nhật ký chứng từ chi tiết NVL Bảng tổng hợp Sổ cái 152 nhập xuất tồn Báo cáo tài chính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 1.3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy là công việc kế toán được thực hiện theo một chu trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy: phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán bằng tay. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 28
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. SỔ KẾ TOÁN Chứng từ kế - Sổ tổng hợp toán PHẦN MỀM KẾ TOÁN - Sổ chi tiết -Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán chứng từ kế quản trị toán cùng loại Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 29
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NẠO VÉT VÀ XÂY DỰNG ĐƢỜNG THỦY 2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đƣờng thủy 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty CP Nạo vét và xây dựng đường thuỷ được thành lập ngày 16/02/1957.Ngày đầu với tên là Công ty tầu cuốc. Khi mới thành lập đơn vị trực thuộc Cục vận tải đường thuỷ, Bộ giao thông vận tải và Bưu Điện. Công ty được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là nạo vét, trục vớt các chướng ngại vật, thông luồng đường thuỷ ở Hải Phòng và các tuyến sông trên miền Bắc, góp phần giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển kinh tế. Ban đầu khi mới thành lập, từ sự tiếp nhận trụ sở của Sở thuỷ lục lộ đóng tại Bến Bính phố Juy - lơ (đội khảo sát 6, đường Cù Chính Lan hiện nay) toàn bộ hệ thống quản lý của Sở là 20 người Pháp và 40 người Việt nam. Công ty tầu cuốc có các phòng kỹ thuật, kế hoạch, công trình, nhân sự, tiền lương, xưởng sửa chữa, âu đà, kho cấp vật liệu. Nhiệm vụ là phục vụ công trình xây dựng, mở rộng cảng, nạo vét thông luồng trên toàn xứ Bắc kỳ và Trung Kỳ. Ngày 16/02/1957 Bộ giao thông vận tải và Bưu Điện ra nghị định số 34 - NĐ tách ty tầu cuốc ra khỏi Cảng Hải Phòng và thành lập Công ty tầu cuốc trực thuộc Cục vận tải đường thuỷ, ông Trương văn Kỳ được chỉ định làm Giám đốc. Tổng số cán bộ công nhân thủ thuỷ có 453 người với trang thiết bị máy móc: có tầu cuốc Đình Vũ, Cát bà, Cửa Cấm, tầu cuốc 1954, tầu lai gồm TC1,TC2, TC3,TC4, TC5 và tầu Hòa bình, sà lan gồm 8 chiếc SL1, SL2, SL3, SL4, SL5, SL6, SL7, SL8 và 01 sà lan chở nước 50 tấn, 02 sà lan chở than. Ca nô gồm X01, X02, X03. Tổ đo dò và thợ lặn thuộc ban kế hoạch và công trình. Tổ sửa chữa thuộc ban kỹ thuật cơ khí. Tổ kho vật liệu thuộc ban cung ứng. Công tác tổ chức, sắp xếp lực lượng lao động, phương tiện, tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng phù hợp với cơ sở Quốc doanh có tầm cỡ quốc gia. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ từ năm 1964 đến năm 1973 Công ty đã tham gia nạo vét Kênh đào nhà Lê Thanh Hoá- Nghệ An để tiếp hàng cho chiến trường phía Miền nam, rà phá bom mìn, thuỷ lôi do Mỹ ném xuống để phong toả Cảng Hải Phòng. Những năm đó Công ty Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 30
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP vừa sản xuất và làm nhiệm vụ phục vụ cho giao thông vận tải cho tiền tuyến đã lập được nhiều thành tích mà Đảng và Nhà nước trao tặng. Từ năm 1975 đến năm 1983, Công ty có những nhiệm vụ chủ yếu: 1. Nạo vét đảm bảo giao thông các tuyến sông trên toàn Miền Bắc. Công ty có 4 tầu hút loại 3D6, 10 tầu hút xén thổi loại 3D12, 4 tầu cuốc nhiều gầu tầu cuốc TC57, TC58, TC66, TC85 và các 12 tầu lai, 6 ca nô, 4 xưởng nổi, 2 sà lan chở nước phục vụ công tác nạo vét đảm bảo giao thông. 2. Trục vớt thanh thải các chướng ngại vật bị đắm trên luồng tầu chạy. Công ty có các Cần cẩu trục vớt sà lan lặn. 3. Sửa chữa các phương tiện thuỷ của Công ty và các đơn vị khác. Công ty có hai xưởng sửa chữa là xưởng sửa chữa X400 đóng tại km9 đường 5 , xưởng sửa chữa X500 tại xã An Tràng Kiến An. Công ty có nhiều máy tiện, máy phay, máy hàn, máy búa và các công cụ khác. 4. Sản xuất vật liệu xây dựng Công ty có nhà máy xi măng Minh Đức đóng tại xã Minh Đức huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Theo quyết định của Bộ giao thông vận tải và Bưu Điện, Công ty tầu cuốc được đổi thành Xí nghiệp nạo vét trục vớt đường sông I thuộc Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét sông Biển, có nhiệm vụ nạo vét và trục vớt, khơi thông luồng lạch từ khu Bốn trở ra. Đầu tháng 12 năm 1984 do yêu cầu tình hình của Liên hiệp, đội trục tầu chuyển sang đơn vị mới. Vì vậy cuối tháng 12 năm 1984 Xí nghiệp lại đổi tên thành Xí nghiệp nạo vét đường sông I, thuộc Liên hiệp các xí nghiệp giao thông đường thuỷ. Đến đầu năm 1991, xí nghiệp lại được đổi tên thành Công ty nạo vét đường sông I, thuộc Liên hiệp các xí nghiệp giao thông đường thuỷ. Căn cứ vào quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị Định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Đến năm 1993 Công ty nạo vét đường sông I được thành lập lại theo quyết định số 599/QĐ/TCCB - LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc thành lập lại Công ty nạo vét đường sông I trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thuỷ. Theo quyết định số 3737/ QĐ/TCCB - LĐ ngày 04/11/1997 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc đổi tên doanh nghiệp Nhà nước: Công ty nạo vét đường sông I được đổi thành Công ty nạo vét đường thuỷ I trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thuỷ. Theo quyết định số 3539/QĐ - BGTVT ngày 25/10/2001 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc đổi tên cho doanh nghiệp Nhà nước: Công ty nạo vét Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 31
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đường thuỷ I được đổi tên thành Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ I trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thuỷ. Đăng ký kinh doanh số 111069 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải phòng cấp ngày 10/12/1997 Năm 1997 theo quyết định số 325 QĐ/TC -LĐ ngày 29/04/1997của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng đường thuỷ về việc điều nguyên canh đoàn tầu cuốc nhiều gầu TC91 của công ty sang Công ty Công trình 4 nay là Công ty cổ phần thi công cơ giới trực thuộc Tổng công ty. Năm 2002 theo quyết định số 786/QĐ - TC - LĐ ngày 17/06/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng đường thuỷ về việc tách nguyên trạng xí nghiệp tầu cuốc Sông Biển của Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ I sang Công ty đầu tư và xây dựng thương mại trực thuộc Tổng công ty Trải qua 58 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu thi đua. - Về tập thể có: 01 Huân chương độc lập hạng ba (năm 2002), Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời chống Mỹ, 02 Huân chương lao động hạng nhất, 11 Huân chương lao động hạng ba, 02 Huân chương chiến công hạng nhất, 2 huân chương chiến công hạng ba, 2 bằng khen của Chủ tịch nước, 7 bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ. - Về cá nhân có: 2 Huân chương lao động hạng nhất, 2 Huân chương lao động hạng nhì, 3 Huân chương lao động hạng ba, 1 Huân chương chiến công hạng ba, 6 Huy hiệu Hồ Chủ Tịch và hàng nghìn Huân chương Huy chương chống Mỹ cứu nước, bằng khen của Bộ và của uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Năm 1997 được tặng huy chương cho sản phẩm công trình có chất lượng cao của Bộ giao thông vận tải đó là công trình nạo vét cảng cá đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận Trong quá trình hình thành và phát triển,Công ty CP nạo vét và xây dựng đường thuỷ đã trải qua bao thăng trầm, thay đổi và đã có lúc gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Nhưng tập thể công nhân trong công ty đã đoàn kết chủ động khắc phục những khó khăn, phát huy nhiều sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhiều tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đưa công ty đi lên bằng nội lực của chính mình để thành một công ty nạo vét hàng đầu của Việt nam và được xếp hạng doanh nghiệp hạng 1 vững mạnh như ngày nay. Công ty phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tự tìm kiếm khách hàng, để có được các hợp đồng Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 32
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP kinh tế, công ty phải đấu thầu với đơn vị bạn, trong quá trình đấu thầu cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp - Nạo vét sông, kênh rạch, biển, hồ, cầu cảng, vùng quay trở tàu, của âu, ụ, triền. - Nạo vét và bảo vệ môi trường, chỉnh trị luồng rạch - Phun san lấp tôn tạo mặt bằng. - Sửa chữa thiết bị, phụ tùng, phương tiện thủy - Đóng mới phương tiện thủy. - Thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn - Xây dựng các công trình thuỷ - Sửa chữa phương tiện thuỷ - Mặt hàng nạo vét và san lấp là thế mạnh của Công ty hiện nay. Hàng năm công ty phải căn cứ vào kết quả thực hiện của năm trước đó cùng năng lực thiết bị, thị trường đã nắm được để lập kế hoạch về các chỉ tiêu sản xuất cho năm sa 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đƣờng thủy BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Các đơn Các đơn Kế tài thị Hành tổ chức quản vị hạch vị sản hoạch chính trƣờng chính lao lý thiết toán phụ xuất trực kế toán động bị thuộc thuộc * Cơ cấu bộ máy quản lí: Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, một cơ cấu tổ chức hợp lý khoa học và gọn nhẹ, phân công cụ thể quyền hành và trách nhiệm rõ ràng sẽ tạo nên một môi trường làm việc Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 33
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thuận lợi cho mỗi cá nhân nói riêng và mỗi cá nhân nói riêng và các bộ phận nói chung. Để điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả, đối phó được những biến động của thị trường, Công ty đã tổ chức bộ máy hợp lí phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Trong công ty đứng đầu là ban giám đốc, gồm có một Giám đốc và 4 phó giám đốc, bên dưới là các phòng ban và các xí nghiệp và các đoàn tầu trực thuộc. a - Ban giám đốc * Giám đốc: Quản lý toàn bộ mọi hoạt động của công ty, soạn thảo công bố chính sách, chiến lược, chịu trách nhiệm cao nhất đối với chất lượng sản phẩm, phân công trách nhiệm quyền hạn cho các cán bộ lãnh đạo từ cấp truởng phòng trở lên, sắp xếp, bố trí cán bộ, tổ chức sản xuất theo yêu cầu của hệ thống chất lượng,tổ chức chỉ đạo, phê duyệt các báo cáo, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. * Phó giám đốc thị trƣờng:(Báo cáo giám đốc) Thay mặt giám đốc trong công tác tìm kiếm khách hàng nạo vét Phụ trách trực tiếp phòng Thị trường * Phó giám đốc kỹ thuật: (Báo cáo giám đốc) - Thay mặt Giám đốc giải quyết nhiều công việc được uỷ quyền khi giám đốc đi vắng. - Chịu trách nhiệm về hoạt động toàn bộ của phòng quản lý thiết bị và xí nghiệp sửa chữa cơ khí 88. - Đối với đoàn tầu trực thuộc: Duyệt dự toán, quyết toán sửa chữa các phương tiện nạo vét, - Điều độ sản xuất công nghiệp tại xí nghiệp cơ khí 88, quản lí toàn bộ hoạt động liên quan công tác gia công vật tư phụ tùng thay thế * Phó giám đốc sản xuất: (Báo cáo giám đốc) - Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác sản xuất nạo vét xây dựng của toàn Công ty trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch sản xuất - Kiểm soát hất lượng công trình nạo vét và xây dựng * Phó giám đốc nội chính: (Báo cáo giám đốc) - Chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng: Phòng hành chính,Trung tâm dịch vụ tổng hợp, công tác xây dựng cơ bản nếu có. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 34
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Phê duyệt kế hoạch xây dựng cơ bản nội bộ, kiểm soát hoạt động của các bộ phận được giao phụ trách. b - Các phòng, ban có nhiệm vụ sau: * Phòng thị trƣờng(Báo cáo Giám đốc và phó giám đốc thị trường) có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm khách hàng, xây dựng các hồ sơ dự thầu, đấu thầu,lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và các kế hoạch khác. * Phòng kế hoạch sản xuất: (Báo cáo giám đốc, phó giám đốc sản xuất) Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, trung hạn, ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức theo dõi quá trình thi công trên các công trình. * Phòng Tổ chức lao động: (Báo cáo giám đốc) Quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương, BHXH và các chế độ chính sách đối với cán bộ, công nhân viên, quản lý công tác an toàn lao động, công tác huấn luyện khảo thi nâng bậc, nâng lương * Phòng tài chính kế toán: (Báo cáo giám đốc) Quản lý công tác tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thức tiền tệ, mua sắm vật tư, thiết bị, tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo quyết toán tài chính quí, năm trình giám đốc phê duyệt và báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan. Thực hiện chi trả các khoản lương và các chính sách khác đến tay người lao động. * Phòng quản lý thiết bị: (Báo cáo giám đốc, phó giám đốc kĩ thuật). Thiết kế, triển khai, lập quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, quản lý kỹ thuật, chuẩn bị công nghệ, máy móc cho sản xuất, ban hành hệ thống chỉ tiêu, xác định thông số kỹ thuật với các loại TSCĐ lập định mức tiêu hao vật tư, năng lượng cho công ty. Soạn thảo các hợp đồng mua nguyên vật liệu, tổ chức thu mua vận chuyển, cấp phát vật tư cho sản xuất đồng thời có nhiệm vụ vận chuyển, giao hàng cho các đoàn tầu sản xuất. Quản lý hệ thống kho tàng vật tư hàng hoá và sản phẩm của công ty, quản lý thiết bị sản xuất, tổ chức bốc xếp hàng hoá. * Phòng hành chính: (Báo cáo giám đốc, phó giám đốc nội chính) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 35
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quản lý công tác hành chính văn thư, bảo mật, thông tin liên lạc, đánh máy,in văn bản quản lý xe chỉ huy,chăm sóc sức khoẻ cán bộ, công nhân viên,như khám sức khoẻ định kỳ, cấp phát thuốc y tế cho các phương tiện nạo vét. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng và nạo vét đƣờng thủy 2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán công ty bao gồm 6 người đảm nhiệm các phần hành khác nhau, thực hiện kế toán hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở bộ phận các phân xưởng, khối văn phòng cùng với việc tổng hợp số liệu chung toàn nhà máy, lập các báo cáo kế toán định kỳ, quản lý toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đƣờng thủy Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán) Kế toán tổng hợp Kế toán tiền Kế toán XN, Kế toán nguyên Kế toán thanh lương đơn vị trực vật liệu, CCDC toán thuộc Chức năng kế toán Kế toán trƣởng: Là người có quyền hạn cao nhất trong bộ máy kế toán. Chỉ đạo các bộ phận kế toán về nghiệp vụ và ghi chép các chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, kiểm tra kiểm soát các chứng từ, sổ sách, báo cáo số liệu, dữ liệu theo quy định của công ty, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 36
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh và hoạt động tài chính của công ty.Tham mưu với Ban giám đốc các chính sách kinh doanh, công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của công ty. Chịu trách nhiệm về việc lập, ký, tính chính xác của báo cáo kế toán đúng thời gian quy định của công ty và pháp lệnh kế toán thống kê. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp xác định chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty và lập báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của nhà nước. Theo dõi biến động của tài sản cố định. Theo dõi, đối chiếu khoản thanh toán với công nhân viên và theo dõi tổng hợp thanh toán lương và các khoản trích theo lương của từng đối tượng. Phân bổ khấu hao cho đối tượng sử dụng. Kế toán NVL,CCDC: Theo dõi,phản ánh tình hình nhập xuất tồn kho NVL,CCDC. Tham gia kiểm kê định kỳ và đột xuất, cung cấp số liệu cho phòng sản xuất. Kế toán thanh toán:Phản ánh, ghi chép chính xác, đầy đủ số liệu tình hình tăng, giảm quỹ tiền mặt. Theo dõi đối chiếu công nợ phải thu khác hàng, phải trả người cung cấp. Kế toán XN, đơn vị trực thuộc: Tập hợp các chứng từ phát sinh tại đơn vị, chuyển chứng từ về công ty theo thời gian quy định. 2.1.4.2. Hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Sử dụng phần mềm FAST ACCOUNTING. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức Nhật ký chung. Các chính sách kế toán của công ty CP Nạo vét và Xây dựng đường thủy Công ty áp dụng đầy đủ chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC  Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc 31/12 năm dương lịch.  Kỳ hạch toán : Công ty hạch toán theo năm  Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán: Công ty vận dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20/03/2006 Bộ tài chính.  Công ty sử dụng tiền Việt Nam Đồng là loại tiền chính trong hệ thống kế toán. Việc hoán đổi từ ngoại tệ sang Việt Nam Đồng hoặc ngược lại sẽ dựa theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào thời điểm phát sinh giao dịch.  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 37
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Tính giá thực tế vật tư xuất dùng kế toán áp dụng phương pháp bình quân liên hoàn.  Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung SỔ KẾ TOÁN Chứng từ - Sổ tổng hợp kế toán PHẦN MỀM KẾ TOÁN - Sổ chi tiết S Ổ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp -Báo cáo tài chính - Sổ chi tiết MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú : Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Công ty CP nạo vét và xây dựng đường thuỷlà Doanh nghiệp có quy mô lớn, hàng ngày chứng từ kế toán phát sinh nhiều, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm kế toán của công ty mình là Hình thức nhật kí chung và sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting để tiện cho công tác ghi sổ kế toán và tiết kiệm thời gian. Đồng thời giảm thiểu những sai sót thường gặp phải ở phương pháp thủ công. Do vậy, quá trình ghi sổ kế toán lúc này chỉ cần thực hiện một lần bằng cách nhập dữ liệu, máy sẽ tự động lập ra những sổ sách mà kế toán yêu cầu. Căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành, kế toán tiến hành nhập liệu vào cơ sở dữ liệu theo Form nhập liệu đã được lập trình sẵn của phần mềm kế toán Fast. Máy tính sẽ tự động tổng hợp xử lý thông tin. Cơ sở dữ liệu được lập trình chi tiết đến đối tượng theo yêu cầu của công tác quản trị tại Doanh nghiệp. Các đối tượng như : khách hàng, công nhân viên, đối tượng tập hợp chi phí tính giá thành Qua đó, máy sẽ tự động truy xuất thông tin theo yêu cầu lãnh đạo và công tác kế toán. Lập ra sổ sách kế toán các loạinhư : Nhật ký chung , Sổ chi tiết các tài khoản, Sổ cái tài Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 38
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP khoản theo đối tượng và Báo cáo tài chính theo từng niên độ kế toán phục vụ cho công tác quản lý ( Thông tin đầu vào Thông tin đầu ra ). Giới thiệu phần mềm kế toán Fast Accounting Hình ảnh phần mềm kế toán sử dụng Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 39
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Các phân hệ của Fast Accounting: Fast Accounting phân hệ nghiệp vụ sau: - Phân hệ kế toán tổng hợp - Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng - Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu - Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả - Phân hệ kế toán hàng tồn kho - Phân hệ kế toán chi phí và tính giá thành - Phân hệ kế toán TSCĐ - Phân hệ kế toán báo cáo thuế - Phân hệ kế toán báo cáo tài chính Thực hiện trên phần mềm kế toán máy : Bước 1- Khởi động Fast Accounting : Nháy đúp vào biểu tượng Fast trên màn hình máy tính. Xuất hiện giao diện chính của phần mềm kế toán Fast. Bước 2 - Quy trình nhập dữ liệu: Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 40
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Từ các chứng từ NVL, CCDC như hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho : nháy đúp vào Kế toán mua hàng và công nợ phải trả để nhập dữ liệu của nghiệp vụ. Xuất hiện màn hình nhập liệu, chọn Phiếu nhập mua hàng hay Hóa đơn mua hàng. Mục số chứng từ : Máy tính sẽ tự động đánh và tăng số chứng từ. Mục ngày chứng từ : theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mục mã đơn vị : Công ty nạo vét và xây dựng đường thủy . Mục diễn giải : Mua vật tư, xuất vật tư Mục diễn giải : Mua vật tư, xuất vật tư Các phần hành khác làm tương tự. Bước 3 – Xem, in : Chứng từ, sổ kế toán : Khi muốn xem hoặc in bất cứ một chứng từ nào: mở mục cần in và bấm lệnh in. 2.2.Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nạo vét và xây dựng đƣờng thủy 2.2.1.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu ở Công ty CP nạo vét và xây dựng đường thủy : Căn cứ vào vai trò, tác dụng của nguyên vật liệu đồng thời để thuận tiện cho côngtác theo dõi, quản lý vật tư, Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau: - Nguyên vật liệu chính: là những loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quátrình sản xuất, cấu thành thực thể chính của sản phẩm như: tôn, sắt, thép - Nguyên vật liệu phụ: là những loại nguyên vật liệu sử dụng kết hợp cùng vớinguyên vật liệu chính nhằm nâng cao chất lượng, hình thức, mẫu mã của sản phẩm vànhững nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản tư liệu lao động,phục vụ công việc lao động của công nhân như: que hàn, ôxy, gang - Nhiên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quátrìnhsản xuất kinh doanh như: dầu nhớt, dầu nhờn, - Phụ tùng thay thế sửa chữa: là các loại nguyên vật liệu dùng cho việc sửa chữa,bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn. - Vật liệu khác: là những vật liệu không nằm trong các loại trên. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 41
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Toàn bộ số vật liệu trên được phân chia & quản lý theo các kho như kho vật liệuchính, phụ, kho phụ tùng. 2.2.1.2: Thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu a) Thủ tục nhập nguyên vật liệu Khi vật liệu mua về đến công ty người đi mua mang hoá đơn trong đó ghi tên hàng hoá số lượng xuất bán, đơn giá vật liệu, hình thức thanh toán lên phòng quản lý thiết bị nếu được xác định là đúng như hợp đồng đã thoả thuận thì tiến hành lập phiếu nhập kho. Thủ kho kiểm tra số lượng quy cách vật liệu thực tế với hoá đơn nếu đúng thì viết số thực nhập vào phiếu nhập kho. Sau đó thủ kho chuyển phiếu nhập kho cho phòng kế toán để theo dõi hạch toán. Phiếu nhập kho được làm căn cứ để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Phiếu nhập kho được lập 3 liên: + Liên 1: lưu tại cuống + Liên 2: do thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho + Liên 3 : chuyển về phòng kế toán ghi sổ. Giá nguyên vật liệu nhập kho được tính như sau : Giá gốc Các khoản Giá mua Các loại Chi phí NVL mua chiết khấu, ghi trên thuế không liên quan ngoài nhập = + + - giảm giá hóa đơn hoàn lại trực tiếp kho (nếu có) Trong đó : - Giá mua ghi trên hóa đơn : là giá thực tế NVL mua vào để sử dụng cho đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua là giá chưa thuế GTGT - Các loại thuế không hoàn lại như : thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, - Chi phí liên quan trực tiếp gồm : chi phí vận chuyển, bốc dỡ đối với chi phí vận chuyển thì chi phí vận chuyển được tính vào giá trị thực tế của nguyên vật liệu. - Các khoản chiết khấu, giảm giá gồm : chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán. Ví dụ 1 : Ngày 31 tháng 12 năm 2013, mua 25.000 lít dầu Diezel 0.25% và 418 lít dầu nhờn 15w40 của công ty TNHH Giang Linh. Đơn giá chưa thuế GTGT của dầu diezel là 20.636,3 đồng, đơn giá của dầu 15w40 là 64.240 Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 42
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đồng.Chi phí vận chuyển đã tính vào giá mua, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp chưa thanh toán. Khi hàng về, căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000735 (biểu số 2.2), kế toán lập phiếu nhập kho số 33 (biểu số 2.3). Giá thực tế của số nguyên liệu trên được xác định như sau: Giá thực tế của dầu Diezel nhập kho là : 25.000 × 20.636,3 = 515.907.500 (đồng) Giá thực tế của dầu 15w40 nhập kho là : 418 × 64.240 = 26.852.320 (đồng) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 43
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.1 : Giấy đề nghị mua vật tƣ Công ty CP nạo vét & xây dựng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đường thủy Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỔ SẢN XUẤT Hải Phòng , ngày 30 tháng 12 năm 2013 GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƢ Kính gửi : Ban kỹ thuật Để phục vụ cho tàu Thái Bình Dương sản xuất CT Nghi Sơn, Thanh Hóa Kính đề nghị Giám đốc duyệt cho xuất một số nhiên liệu sau : Tên vật tư, nhiên liệu, quy STT Đơn vị Số lượng Ghi chú cách 01 Dầu Diezel Lít 25.000 02 Nhớt 15w40 Lít 418 Giám đốc Ban kỹ thuật Tổ sản xuất (Ký, họ tên, đóng dấu) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 44
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.2 : Hóa đơn GTGT Hóa đơn giá trị gia tăng Mẫu số : 01GTKT3/001 Liên 2: Giao cho khách hàng Ký hiệu : AA/11P Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Số : 0000735 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Giang Linh Địa chỉ : Số 1H/30 , đường Trần Nguyên Hãn, phường Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng Số fax : 0313.719.343 Điện thoại : 0313.951.243 MST : 0200859913 Họ tên người mua hàng : Tàu Thái Bình Dương Tên đơn vị : Công ty CP Nạo vét & xây dựng đường thủy Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phương, Hải Phòng Số TK : Hình thức thanh toán : CK MST : 0200167006 Đơn vị Số STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn giá Thành tiền tính lượng 01 Dầu Diezel 0,25% Lít 25.000 20.636,3 515.907.500 02 Nhớt BP 15w40 Lít 418 64.240 26.852.320 Cộng tiền hàng: 542.759.820 Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT: 54.275.982 Tổng cộng tiền thanh toán: 597.035.802 Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm chín mươi bảy triệu không trăm ba mươi lăm nghìn tám trăm linh hai đồng Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên ) ( ký, ghi rõ họ tên ) ( Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 45
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.3 : Phiếu nhập kho Đơn vị : Công ty CP nạo Mẫu số 01 – VT và xây dựng đường thủy ( Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phương Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Hồng Bàng, Hải Phòng PHIẾU NHẬP KHOSố : 33NợTK 1523 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Nợ TK 133 Có TK 331 Họ và tên người giao hàng : Công ty TNHH Giang Linh Theo hóa đơn GTGT số 0000735 ngày 31 tháng 12 năm 2013 Biên bản kiểm nghiệm số ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người nhập Nhập tại kho Xuất thẳng cho tàu TBD phục vụ sản xuất CT Nghi Sơn,Thanh Hóa Tên, nhãn hiệu quy STT cách, phẩm chất vật Đ Số Giá mua Thành Giá Thành tƣ, dụng cụ sản V lƣợng tiền bán tiền phẩm, hàng hóa T A B C D 1 2 3 4 01 Dầu Diezel Lít 25.000 20.636,3 515.907.500 02 Nhớt BP 15w40 Lít 418 64.240 26.852.320 Thuế GTGT 10% 54.275.982 Cộng 597.035.802 -Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Năm trăm chín mươi bảy triệu không trăm ba mươi lăm nghìn tám trăm linh hai đồng Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kếtoán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 46
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Màn hình giao diện phiếu nhập mua hàng Ví dụ 2 : Ngày 31 tháng 12 năm 2013, mua 2 vòng bi 23440 và 1 phớt HA97-146-120-13 của công ty TNHH BEARINGS Hải Phòng. Đơn giá chưa thuế GTGT của vòng bi 23440 là 8.500.000 đồng và của phớt HA97-146-120- 13 là 250.000 đồng. Chi phí vận chuyển đã tính vào giá mua , thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp chưa thanh toán Khi hàng về, căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000019 (biểu số 2.4) , kế toán lập phiếu nhập kho số 32 (biểu số 2.5) Giá thực tế của Vòng bi 23440 nhập kho là : 8.500.000 × 2 = 17.000.000 (đồng) Giá thực tế của phớt HA97-146-120-13 nhập kho là : 250.000× 1 = 250.000 (đồng) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 47
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.4 : Hóa đơn GTGT Mẫu số : Hóa đơn giá trị gia tăng 01GTKT3/001 Liên 2: Giao cho khách hàng Ký hiệu : AA/11P Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Số : 0000019 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH BEARINGS Hải Phòng Địa chỉ : Số 3 , đường Trần Nguyên Hãn, phường Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng Số tài khoản : Điện thoại : MST : 0201297939 Họ tên người mua hàng : Tên đơn vị : Công ty CP Nạo vét & xây dựng đường thủy Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phương, Hải Phòng Số TK : Hình thức thanh toán : TM MST : 0200167006 Đơn vị Số STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn giá Thành tiền tính lượng 01 Vòng bi 23440 Cái 02 8.500.000 17.000.000 02 Phớt HA97-146-120-13 Cái 01 250.000 250.000 Cộng tiền hàng: 17.250.000 Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT: 1.725.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 18.975.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười tám triệu chín trăm bảy mươi lăm nghìn đồng Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên ) ( ký, ghi rõ họ tên ) ( Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 48
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.5: Phiếu nhập kho Đơn vị : Công ty CP nạo vét Mẫu số 01 – VT và xây dựng đường thủy ( Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phương,Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Hồng Bàng, Hải Phòng PHIẾU NHẬP KHO Số: 32Nợ TK 1524 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Nợ TK 133 Có TK 331 Họ và tên người giao hàng : Công ty TNHH BEARINGS Hải Phòng Theo hóa đơn GTGT số 0000019 ngày 31 tháng 12 năm 2013 Biên bản kiểm nghiệm số ngày tháng năm Người nhập Nhập tại kho Xuất thẳng phục vụ sx tàu HA97 Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật Đ Số Giá Thành STT tƣ, dụng cụ sản V Giá mua Thành tiền lƣợng bán tiền phẩm, hàng hóa T A B C D 1 2 3 4 01 Vòng bi 23440 Cái 02 8.500.000 17.000.000 02 Phớt HA97-146-120- Cái 01 250.000 250.000 13 Thuế GTGT 1.725.000 Cộng 18.975.000 -Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Mười tám triệu chín trăm bảy mươi lăm nghìn đồng Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 49
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP b)Thủ tục xuất nguyên vật liệu  Đối với nguyên vật liệu tại kho : Thực tế tại Công ty CP nạo vét và xây dựng đường thuỷ, nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu phát sinh khi có yêu cầu của bộ phận sản xuất về từng loại vật liệu, từng quy cách số lượng để phục vụ cho tiến độ thực hiện của từng công việc. Kế toán vật liệu căn cứ vào yêu cầu đó sẽ viết phiếu xuất kho. Mỗi phiếu xuất kho vật tư được lập thành 3 bản: một bản lưu tại cuống phiếu, hai bản giao cho thủ kho, thủ kho kiểm tra lại chứng từ sau khi xuất hàng thủ kho ghi lại số liệu thực xuất vào cột thực xuất làm căn cứ ghi vào thẻ kho và trả lại cho người nhận vật tư một bản, một bản định kì giao cho kế toán vật tư để hạch toán. Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân liên hoàn. Khi xuất kho nguyên vật liệu, phần mềm máy tính sẽ tính ra đơn giá nguyên vật liệu xuất kho. Kế toán căn cứ vào giá NVL do phần mềm tính ra được để ghi vào phiếu xuất kho. Ví dụ 3 :Ngày 31/12/2013, công ty xuất 25.000 lít dầu Diezel và 418 lít dầu nhờn 15w40 để phục vụ cho sản xuất. Theo phương pháp bình quân liên hoàn thì trị giá NVL xuất kho được tính như sau : Dầu Diezel: 25.000 × 20.636,3 = 515.907.500 ( đồng ) Dầu nhờn 15w40: 418 × 64.240 = 26.852.320 ( đồng ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 50
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.6 : Phiếu xuất kho Đơn vị : Công ty CP nạo vét Mẫu số 02 – VT và xây dựng đường thủy ( Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phương Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC ) Hồng Bàng, Hải Phòng PHIẾU XUẤT KHO Số: 48 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Nợ: 621 Có: 1523 Họ và tên người nhận hàng : Phạm Hiếu Đề Địa chỉ : Đoàn tàu Thái Bình Dương Lý do xuất : Phục vụ sản xuất CT Nghi Sơn, Thanh Hóa Xuất tại kho : VT Số lƣợng Thành Tên nhãn hiệu quy cách Mã Yêu Thực STT ĐVT Đơn giá Tiền Vật tƣ hàng hóa số cầu xuất Dầu01 Diezel Lít 25.000 20.636,3 515.907.500 Nhớt02 15w40 Cái 418 64.240 26.852.320 Cộng 542.759.820 Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Năm trăm bốn mươi hai triệu bảy trăm năm mươi chín nghìn tám trăm hai mươi đồng. Xuất, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng Ngƣời nhận Thủ kho (ký, họ tên ) (ký, họ tên ) ( ký, họ tên ) (ký, họ tên ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 51
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Màn hình giao diện phiếu xuất kho Ví dụ 4 : Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Công ty xuất 2 vòng bi 23440 và 1 phớt HA97-146-120-13 để phục vụ cho sản xuất công trình Nghi Sơn – Thanh Hóa Tổ sản xuất viết giấy đề nghị xuất vật tư trình lên ban kỹ thuật của công ty. Ban kỹ thuật xem xét tình hình quyết định xuất vật tư. Khi có quyết định xuất vật tư, thủ kho tiến hành viết phiếu xuất kho. Theo phương pháp bình quân liên hoàn thì trị giá xuất NVL được tính như sau : Vòng bi 23440 : 8.500.000 × 2 = 17.000.000 (đồng) Phớt HA97-146-120-13 : 250.000 × 1 = 250.000 (đồng) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 52
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biếu số 2.7 : Giấy đề nghị Công ty CP nạo vét & xây dựng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đường thủy Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỔ SẢN XUẤT Hải Phòng , ngày 31 tháng 12 năm 2013 GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƢ Kính gửi : Ban kỹ thuật Để phục vụ cho tàu HA97 sản xuất CT Nghi Sơn, Thanh Hóa Kính đề nghị Giám đốc duyệt cho xuất một số nhiên liệu sau : Tên vật tư, nhiên liệu, quy STT Đơn vị Số lượng Ghi chú cách 01 Vòng bi 23440 Cái 02 02 Phớt HA97-146-120-13 Cái 01 Giám đốc Ban kỹ thuật Tổ sản xuất (Ký, họ tên, đóng dấu) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 53
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.8 : Phiếu xuất kho Đơn vị : Công ty CP nạo vét Mẫu số 02 – VT và xây dựng đường thủy ( Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phương Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC ) Hồng Bàng, Hải Phòng PHIẾU XUẤT KHO Số: 47 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Nợ: 627 Có: 1524 Họ và tên người nhận hàng : Phan Văn Tú Địa chỉ : Đoàn tàu HA97 Lý do xuất : Phục vụ sản xuất CT Nghi Sơn, Thanh Hóa Xuất tại kho : VT Số lƣợng Thành STT Tên nhãn hiệu quy cách Mã ĐVT Yêu Thực Đơn giá Tiền Vật tƣ hàng hóa số cầu xuất 01 Vòng bi 23440 Cái Cái02 02 8.500.000 17.000.000 02 Phớt HA97-146-120-13 Cái 01 01 250.000 250.000 Cộng 17.250.000 Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Mười bảy triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng Xuất, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng Ngƣời nhận Thủ kho (ký, họ tên ) (ký, họ tên ) ( ký, họ tên ) (ký, họ tên ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 54
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.1.3. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu phƣơng pháp thẻ song song Thẻ kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Sổ chi tiết vật liệu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Một trong những yêu cầu của kế toán nguyên vật liệu đòi hỏi phải theo dõi, phản ánh tình hình nhập, xuất kho nguyên vật liệu cả về chất lượng, số lượng, giá trị thông qua công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Nhằm tiến hành công tác kế toán nguyê nvật liệu một cách đơn giản, chính xác, đơn vị tiến hành hạch toán vật tư cuối kỳ theo phương pháp kê khai thường xuyên, sử dụng phương pháp thẻ song song. Việc áp dụng phương pháp này ở công ty được tiến hành như sau : -Tại kho: Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất ghi vào thẻ kho, thủ kho chỉ theo dõi về mặt lượng. Cuối tháng thủ kho phải tính ra số vật liệu tồn kho trên thẻ kho. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng loại vật liệu có tính chất khác nhau mà kiểm tra số liệu tồn kho khác nhau. Hàng tháng vào ngày Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 55
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cuối tháng thủ kho cùng kế toán đối chiếu thẻ kho và thẻ kế toán để phát hiện ra tình trạng thừa thiếu cũng như tồn kho Nguyên vật liệu. Cùng với việc phản ánh tình hình Nhập-Xuất–Tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng, thủ kho tiến hành phân loại chứng từ: Phiếu nhập, phiếu xuất theo trình tự thời gian, số chứng từ cho bộ phận kế toán theo dõi vật liệu. -Tại phòng kế toán: Kế toán phải theo dõi tình hình nhập-xuất nguyên vật liệu theo cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Sau khi kiểm tra các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán, khi đã đủ điều kiện, kế toán viên ký tên và trình lãnh đạo ký. Lãnh đạo phòng kiểm tra lại lần nữa khi đã đủ điều kiện thì ký tên. Khi đã đầy đủ dữ liệu và số liệu, kế toán nhập dữ liệu từ các chứng từ vào phần mềm kế toán Fast Accounting. Theo chương trình cài đặt sẵn, máy tính sẽ tự động xử lý số liệu để ghi vào sổ chi tiết TK152 và các sổ sách khác có liên quan. Cuối kỳ, kế toán sẽ thực hiện các thao tác để tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết TK 152 để lập Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn. Ví dụ ( Tiếp ví dụ 1 ): Ngày 31 tháng 12 năm 2013, mua 25.000 lít dầu Diezel 0.25% và 418 lít dầu nhờn 15w40 của công ty TNHH Giang Linh. Đơn giá chưa thuế GTGT của dầu diezel là 20.636,3 đồng, đơn giá của dầu 15w40 là 64.240 đồng.Chi phí vận chuyển đã tính vào giá mua, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp chưa thanh toán. Khi đã nhập kho, từ phiếu nhập kho, kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán theo phân hệ kế toán hàng tồn kho, máy tính sẽ tự động ghi vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu (biểu số 2.10), thủ kho vào Thẻ kho (biểu số 2.9). Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết nguyên vật liệuvào bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu (Biểu số 2.13) Ví dụ ( Tiếp ví dụ 3) Ngày 31/12/2013, công ty xuất 25.000 lít dầu Diezel và 418 lít dầu nhờn 15w40 để phục vụ cho sản xuất Từ phiếu xuất kho số 48 (biểu số 2.6), thủ kho tiến hành vào Thẻ kho ( biểu số 2.11), đồng thời từ Phiếu xuất kho, kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán theo phân hệ kế toán hàng tồn kho. Máy tính sẽ tự động ghi vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu (Biểu số 2.12). Sau đó, kế toán thực hiện các thao tác tổng hợp số liệu từ Sổ chi tiết nguyên vật liệu vào Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu (Biểu số 2.13) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 56
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 57
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Màn hình giao diện phiếu nhập mua hàng Màn hình giao diện phiếu xuất kho Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 58
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Màn hình giao diện phiếu nhập mua hàng Màn hình giao diện phiếu xuất kho Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 59
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.9 : Thẻ kho Đơn vị : Công ty CP nạo vét & xây dựng đường thủy Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phương, Hồng Bàng, HP THẺ KHO Ngày lập thẻ : 01/12/2013 Tờ số : 1 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm hàng hóa: Dầu Diezel Đơn vị tính : Lít Chứng từ Số lượng Ký xác Ngày nhập Số phiếu Ngày Diễn giải nhận của xuất Nhập Xuất tháng Nhập Xuất Tồn kế toán Dƣ đầu tháng 12 0 05/12 PN 14 05/12 Nhập mua 10.000 10.000 05/12 PX 23 05/12 Xuất cho sản xuất 10.000 0 13/12 PN 21 13/12 Nhập mua 17.000 37.000 15/12 PX 29 15/12 Xuất cho sản xuất 17.000 0 31/12 PN 33 31/12 Nhập mua 25.000 25.000 31/12 PX 48 31/12 Xuất cho sản xuất 25.000 Cộng phát sinh 362.000 362.000 0 Tồn cuối kỳ - Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 60
  72. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.10: Trích sổ chi tiết nguyên vật liệu Mẫu số S10-DN Đơn Vị: Công ty CP Nạo vét & Xây dựng đƣờng thủy ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phƣơng, Hải Phòng 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU DỤNG CỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA Kho: K04 Vật tư DA00111- Dầu Diezel Năm 2013 Tài khoản:1523 Đơn vị tính : Lít Chứng từ TK Nhập Xuất Tồn Diễn giải Đơn giá SH NT ĐƢ SL TT SL TT SL TT Tồn đầu kỳ - - PN33 31/12 Nhập dầu diezel 331 20.636,3 25.000 515.907.500 - - PX48 31/12 Xuất dầu diezel 621 20.636,3 25.000 515.907.500 - - cho đoàn tàu Thái Bình Dương Cộng phát sinh 362.000 7.623.445.678 362.000 7.623.445.678 - - Tồn cuối kỳ - - Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 61
  73. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ví dụ (Tiếp ví dụ 2) Ngày 31 tháng 12 năm 2013, mua 2 vòng bi 23440 và 1 phớt HA97-146- 120-13 của công ty TNHH BEARINGS Hải Phòng. Đơn giá chưa thuế GTGT của vòng bi 23440 là 8.500.000 đồng và cuả phớt HA97-146-120-13 là 250.000 đồng. Chi phí vận chuyển đã tính vào giá mua , thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp chưa thanh toán. Khi đã nhập kho, từ phiếu nhập kho, kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán theo phân hệ kế toán hàng tồn kho, máy tính sẽ tự động ghi vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu (biểu số 2.12), thủ kho vào Thẻ kho ( biểu số 2.11). Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết nguyên vật liệu, vào bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu (biểu số 2.13) Ví dụ (Tiếp ví dụ 4) Ngày 31/12/2013, công ty xuất 25.000 lít dầu Diezel và 418 lít dầu nhờn 15w40 để phục vụ cho sản xuất Từ phiếu xuất kho số 48 ( biểu số 2.6), thủ kho tiến hành vào Thẻ kho ( biểu số 2.9), đồng thời từ Phiếu xuất kho, kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán theo phân hệ kế toán hàng tồn kho. Máy tính sẽ tự động ghi vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu (biểu số 2.10). Sau đó, kế toán thực hiện các thao tác tổng hợp số liệu từ Sổ chi tiết nguyên vật liệu vào Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu (biểu số 2.13). Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 62
  74. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.11 : Thẻ kho Đơn vị : Công ty CP nạo vét & xây dựng đường thủy Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phương, Hồng Bàng, HP THẺ KHO Ngày lập thẻ : 01/12/2013 Tờ số : 1 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm hàng hóa: Vòng bi 23440 Đơn vị tính : Vòng Chứng từ Số lượng Ký xác nhận Ngày Số phiếu Ngày Diễn giải của kế toán nhập xuất Nhập Xuất tháng Nhập Xuất Tồn Dƣ đầu tháng 12 1 05/12 PN 16 05/12 Nhập mua 1 2 07/12 PX 31 07/12 Xuất cho sản xuất 1 1 31/12 PN 32 31/12 Nhập mua 2 4 31/12 PX 47 31/12 Xuất cho sản xuất 2 2 Cộng phát sinh 8 7 2 Tồn cuối kỳ 2 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 63
  75. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.12: Trích sổ chi tiết nguyên vật liệu Mẫu số S10-DN Đơn Vị: Công ty CP Nạo vét & Xây dựng đƣờng thủy ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phƣơng, Hải Phòng 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU DỤNG CỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA Kho: K01 Vật tư DA00114- Vòng bi 23440 Năm 2013 Tài khoản:1524 Đơn vị tính: Vòng Chứng từ TK Nhập Xuất Tồn Ghi Diễn giải Đơn giá SH NT ĐƢ SL TT SL TT SL TT chú Tồn đầu kỳ 8.500.000 1 8.500.000 PN32 31/12 Nhập vòng bi 331 8.500.000 2 17.000.000 - - 23440 PX47 31/12 Xuất vòng bi 627 8.500.000 2 17.000.000 - - cho CT Nghi Sơn-Thanh Hóa Cộng phát 8 68.000.000 7 59.500.000 sinh Tồn cuối kỳ 8.500.000 2 17.000.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 64
  76. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.13: Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu Đơn vị : Công ty CP nạo vét & xây dựng đường thủy Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phương, Hồng Bàng, Hải Phòng BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 12 năm 2013 Tài khoản 152 STT Tên nguyên Mã vật tư Số tiền vật liệu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ I Nguyên liệu chính 1521 298.260.003 888.368.650 873.795.845 312.832.808 II Vật liệu phụ 1522 379.298.723 396.233.713 392.375.432 383.157.004 III Nhiên liệu 1523 14.610.445.660 14.596.043.824 14.401.836 1 Dầu Diezel DA00111 - 7.623.445.678 7.623.445.678 - IV Phụ tùng 1524 64.082.213 602.133.743 294.102.266 372.113.690 1 Vòng bi 23440 DA000114 8.500.000 68.000.000 59.500.000 17.000.000 V NVL khác 1528 8.806.000 7.790.000 1.016.000 Tổng cộng 741.640.939 16.505.987.766 16.164.107.367 1.083.521.338 Ngày 31 tháng 12năm 2013 Ngƣời lập Kế toán trƣởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 65
  77. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty CP nạo vét & xây dựng đƣờng thủy Song song với việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu hàng ngày thì kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là công việc không thể thiếu được trong công tác kế toán nguyên vật liệu. Hiện nay, Công ty CP nạo vét & xây dựng đường thủyđang áp dụng kế toán tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tức là việc ghi chép tính toán tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu vào các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trên cơ sở các chứng từ hợp lý được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình hạch toán, kế toán công ty cũng sử dụng các tài khoản có liên quan đến tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo phương pháp này. 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng Trong công tác kế toán nguyên vật liệu, kế toán công ty căn cứ vào các chứng từ sau: - Phiếu nhập kho, phiếu chi tiền, séc chuyển khoản - Phiếu xuất kho, phiếu thu tiền của người bán - Các chứng từ liên quan đến chi phí thu mua nguyên vật liệu 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng Để thực hiện công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công ty sử dụng một số tài khoản sau : - Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. Và công ty chia TK 152 ra làm các tài khoản cấp 2 gồm: + 1521: nguyên vật liệu chính + 1522: vật liệu phụ + 1523: nhiên liệu + 1524: phụ tùng thay thế + 1528: vật liệu khác Và để đối ứng công nợ cho TK152, công ty sử dụng TK331, tương ứng với các tàikhoản cấp 2 gồm: + 3311: phải trả người bán nguyên vật liệu chính + 3312: phải trả người bán vật liệu phụ + 3313: phải trả người bán nhiên liệu + 3314: phải trả người bán phụ tùng thay thế Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 66
  78. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + 3315: phải trả người bán vật liệu xây dựng cơ bản + 3316: phải trả người bán vật liệu khác Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng các tài khoản có liên quan để hạch toán: TK111,TK112, TK141, TK331, TK621 2.2.2.3. Quy trình hạch toán Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật ký chung của Công ty CP nạo vét & xây dựng đƣờng thủy SỔ KẾ TOÁN Chứng từ kế - Sổ tổng hợp toán PHẦN MỀM KẾ TOÁN - Sổ chi tiết S Ổ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp -Báo cáo tài - Sổ chi tiết MÁY VI TÍNH chính - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú : Nhập số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc (Hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho- xuất kho ) kế toán nhập số liệu vào phần mềm máy vi tính. Theo chương trình cài đặt sẵn, máy tính sẽ tự động xử lý số liệu ghi vào Sổ nhật ký chung. Sau đó từ Sổ nhật ký chung máy tính ghi vào sổ cái TK152, TK111, TK133, Đến cuối kỳ, kế toán sẽ thực hiện các thao tác tổng hợp số liệu từ sổ cái TK152 và các TK có liên quan để tiến hành lập bảng cân đối tài khoản. Tiếp ví dụ 1: Ngày 31 tháng 12 năm 2013, mua 25.000 lít dầu Diezel 0.25% và 418 lít dầu nhờn 15w40 của công ty TNHH Giang Linh. Đơn giá chưa thuế GTGT của dầu diezel là 20.636,3 đồng, đơn giá của dầu 15w40 là 64.240 đồng.Chi phí vận chuyển đã tính vào giá mua, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp chưa thanh toán. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 67
  79. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000735 (biểu số 2.2) và các chứng từ có liên quan, kế toán nhập số liệu vào máy vi tính định khoản sau : Nợ 152 : 542.759.820 Nợ 133: 54.275.982 Có 331: 597.035.802 Từ định khoản trên, máy vi tính sẽ tự động xử lý số liệu vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.14), từ Sổ nhật ký chung, máy tính xử lý số liệu vào Sổ cái 152(Biểu số 2.15) và các Sổ cái khác có liên quan. Tiếp ví dụ 2: Ngày 31 tháng 12 năm 2013, mua 2 vòng bi 23440 và 1 phớt HA97-146-120-13 của công ty TNHH BEARINGS Hải Phòng. Đơn giá chưa thuế GTGT của vòng bi 23440 là 8.500.000 đồng và cuả phớt HA97-146- 120-13 là 250.000 đồng. Chi phí vận chuyển đã tính vào giá mua , thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp chưa thanh toán. Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000019 (Biểu số 2.4) và các chứng từ có liên quan, kế toán nhập số liệu vào phần mềm máy vi tính theo định khoản sau : Nợ 152 : 17.250.000 Nợ 133: 1.725.000 Có 331: 18.975.000 Từ định khoản trên, máy vi tính sẽ tự động xử lý số liệu vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.14), từ Sổ nhật ký chung, máy tính xử lý số liệu vào Sổ cái 152 (Biểu số 2.15) và các Sổ cái khác có liên quan. Tiếp ví dụ 3: Ngày 31 tháng 12 năm 2013, xuất 25.000 lít dầu Diezel 0.25% và 418 lít dầu nhờn 15w40 để phục vụ sản xuất. Từ nghiệp vụ phát sinh trên, kế toán nhập số liệu vào phần mềm máy vi tính theo định khoản sau : Nợ 621: 542.759.820 Có 152: 542.759.820 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 48 (Biểu số 2.6), máy vi tính sẽ tự động xử lý số liệu vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.14), từ Sổ nhật ký chung, máy tính xử lý số liệu vào Sổ cái 152 (Biểu số 2.15) và các Sổ cái khác có liên quan. Tiếp ví dụ 4: Ngày 31 tháng 12 năm 2013, 2 vòng bi 23440 và 1 phớt HA97-146-120-13 để phục vụ sản xuất Từ nghiệp vụ phát sinh trên, kế toán nhập số liệu vào phần mềm máy vi tính theo định khoản sau : Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 68
  80. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nợ 627: 17.250.000 Có 152: 17.250.000 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 47 (Biểu số 2.8),máy vi tính sẽ tự động xử lý số liệu vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.14), từ Sổ nhật ký chung, máy tính xử lý số liệu vào Sổ cái 152 (Biểu số 2.15) và các Sổ cái khác có liên quan. Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 69
  81. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.14: Trích sổ nhật ký chung tháng 12/2013. Đơn Vị : Công ty CP Nạo vét & Xây dựng đƣờng thủy Địa chỉ : Số 8, Nguyễn Tri Phƣơng, Hồng Bàng, Hải Phòng. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2013 Đơn Vị tính: Đồng Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK Số phát Số phát SH NT sinh nợ sinh có UNC 10/12 Ngân hàng Rút tiền nhập quỹ 112 220.000.000 411 Vietcom bank 111 220.000.000 PN 32 31/12 Công ty TNHH Mua vật tƣ phục 331 18.975.000 BEARINGS HP vụ sx tàu HA97 1331 1.725.000 1524 17.250.000 PN 33 31/12 Công ty TNHH Mua dầu cho tàu 331 597.035.802 Giang Linh TBD 1331 54.275.982 1523 542.759.820 BC 64 31/12 Ngân hàng Trả lãi tiền gửi 1211 5.707 Seabank 5151 5.707 PX 47 31/12 Công trình Nghi Xuất vật tƣ phục 6272 17.250.000 Sơn, Thanh Hóa vụ sx tàu HA97 1524 17.250.000 PX 48 31/12 Đoàn tàu Thái Xuất dầu cho 6213 542.752.820 Bình Dƣơng tàu TBD 1523 542.752.820 Cộng phát sinh 67.400.382.114 67.400.382.114 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên : Dương Hồng Hạnh – QTTN101 Page 70