Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thanh Sang Việt Nam - Lê Thị Hoài Hương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thanh Sang Việt Nam - Lê Thị Hoài Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_co.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thanh Sang Việt Nam - Lê Thị Hoài Hương
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Lê Thị Hoài Hƣơng Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Trần Thị Thanh Thảo HẢI PHÕNG – 2015 Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 1
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THANH SANG VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Lê Thị Hoài Hƣơng Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Trần Thị Thanh Thảo HẢI PHÕNG – 2015 Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 2
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Lê Thị Hoài Hương Mã SV: 1313401017 Lớp: QL701K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thanh Sang Việt Nam Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 3
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Nghiên cứu lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. - Mô tả và phân tích thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thanh Sang Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Thanh Sang Việt Nam - 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - trong 3 năm gần đây. - Số liệu về thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thanh Sang Việt Nam - 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp: Công ty TNHH Thanh Sang Việt Nam Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 4
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Trần Thị Thanh Thảo Học hàm, học vị: Thạc sỹ Cơ quan công tác: Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Thanh Thảo Hải Phòng, ngày tháng năm 2014 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 5
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế dù ở bất kỳ quốc gia nào, doanh nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các công trình phúc lợi xã hội và góp phần giải quyết việc làm. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, đạt được lợi nhuận kỳ vọng là điều không dễ dàng. Vậy nên một công cụ không thể thiếu trong các doanh nghiệp nó quyết định sự phát triển mạnh mẽ đó là công tác hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kế toán tài chính không những có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế mà còn vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, nó phát huy tác dụng như một công cụ sắc bén, có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay. Trong đó việc hạch toán nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nguyên vật liệu không chỉ là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà nó còn là yếu tố có thể kiểm soát, làm chủ được bằng việc tổ chức kế toán sử dụng vật liệu một cách khoa học, hợp lý, tối thiểu những lãng phí không cần thiết. Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong công tác quản lý và kiểm soát tài sản của công ty. Để việc hạch toán vật liệu được thực hiện hiệu quả thì nhiệm vụ đặt vào vai của kế toán vật liệu. Kế toán vật liệu cần phải ghi chép đầy đủ, tính toán, phản ánh trung thực, chính xác, hợp lý, kịp thời về số lượng, chất lượng, giá thành thực tế của từng loại vật liệu nhập, xuất, tồn kho, phân bổ chính xác giá trị vật liệu vào đối tượng sử dụng. Thông qua việc ghi chép để kiểm tra tình hình thu mua, dự trữ, tiêu hao vật liệu để qua đó phát hiện, xử lý kịp thời các vật liệu thừa, ứ đọng, kém phẩm chất. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp em quyết định chọn “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của em. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp của em gồm 3 Chương: - Chương I: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 6
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam - Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Trong thời gian thực hiện luận án, mặc dù em đã nỗ lực hết sức trong việc trình bày nhưng vì khả năng thực tế của em còn có hạn nên trong bản luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường và cô giáo – thạc sĩ Trần Thị Thanh Thảo đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này. Hải Phòng, ngày 22 tháng 6 năm 2014 Ngƣời thực hiện Lê Thị Hoài Hƣơng Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 7
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Khái quát chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa như: sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo; sợi trong doanh nghiệp dệt; da trong doanh nghiệp đóng giày; vải trong doanh nghiệp may mặc. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để chế tạo nên sản phẩm, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất để cấu tạo nên thực thể của sản phẩm làm ra. Đối tượng mua ngoài ở đây được hiểu là những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp nhu cầu của mình. Ví dụ: Lốp xe được chế biến từ mủ cao su, mủ cao su (dạng chất lỏng) qua quá trình chế biến nhờ lao động của con người tác động vào tạo ra sản phẩm. 1.1.2. - Bị hao mòn trong quá trình sản xuất và cấu thành nên thực thể của sản phẩm. - Giá trị vật liệu được chuyển dịch toàn bộ và chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. - Nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành. - Vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Ví du: Xăng, dầu, nhớt bị tiêu hao toàn bộ. Về mặt giá trị: khi tham gia vào quá trình sản xuất thì giá trị của vật liệu sẽ được chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất – kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất – kinh doanh. Vì vậy quản lý tốt khâu thu Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 8
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hoạch toán nguyên vật liệu trước hết các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho nguyên vật liệu. Hệ thống danh điểm và số danh điểm của nguyên vật liệu phải rõ ràng, chính xác tương đương với quy cách chủng loại của nguyên vật liệu. Để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì doanh nghiệp phải xây dựng mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyên vật liệu, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại nguyên vật liệu nào đó. Định mức tồn kho của nguyên vật liệu còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Để bảo quản tốt nguyên vật liệu dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho hàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư. 1.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu 1.2.1. Có rất nhiều tiêu thức phân loại NLVL nhưng thông thường kế toán sử dụng một số các tiêu thức sau để phân loại nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình theo dõi và phản ánh trên các sổ kế toán khác nhau. - Nếu căn cứ vào tính năng sử dụng, có thể chia NLVL ra thành các nhóm sau: + Nguyên liệu vật liệu chính: Là những nguyên liệu vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. "Nguyên liệu" là những thuật ngữ để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp, "Vật liệu" dùng để chỉ những nguyên liệu đã qua sơ chế. Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp dệt thì nguyên, vật liệu chính là các loại sợi khác nhau - sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến bông; đối với các doanh nghiệp may thì nguyên, vật liệu chính là các loại vải khác nhau - sản phẩm của các doanh nghiệp dệt; đối với các doanh nghiệp sản xuất gối thì nguyên, vật liệu chính lại có thể là các loại vải vụn - phế liệu của các doanh Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 9
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp nghiệp may Vì vậy khái niệm nguyên, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm nguyên, vật liệu chính, phụ. Nguyên, vật liệu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm, hàng hoá. Ví dụ: Các doanh nghiệp có thể mua các loại vải thô khác nhau về để nhuộm, in nhằm cho ra đời các loại vải khác nhau, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. + Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm. Vật liệu phụ cũng có thể được sử dụng để tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, phục vụ cho quá trình lao động. + Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như: xăng, dầu; ở thể rắn như: các loại than đá, than bùn; và ở thể khí như: gas + Phụ từng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tải ví dụ như các loại ốc, đinh vít, buloong để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, các loại vỏ, ruột xe khác nhau, để thay thế trong các phương tiện vận tải. + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản như: gạch, cát, đá, xi măng, sắt, thép, bột trét tường, sơn. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản như các loại thiết bị điện + Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Khi ta đưa vật liệu chính là vải vào để cắt, may thành các loại quần áo khác nhau thì doanh nghiệp có thể thu được phế liệu là các loại vải vụn. Phế liệu thu được cũng có thể là bản thân vật liệu chính đưa vào là vải nhưng do không đạt yêu cầu về chất lượng nên bị loại ra khỏi quá trình sản xuất. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 10
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Cách phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối, gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể.Có một số loại vật liệu phụ có khi là phế liệu của doanh nghiệp này nhưng lại là vật liệu chính hoặc thành phẩm của một quá trình sản xuất kinh doanh khác. - Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật thành các nhóm khác nhau như: + Nguyên liệu vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường mua của các nhà cung cấp. + Vật liệu tự chế biến là loại vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm. + Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất ra, cũng không phải mua ngoài mà thuê các sở gia công. + Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thoả thuận trên hợp đồng liên doanh. + Nguyên liệu vật liệu được cấp là nguyên liệu vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo qui định + Trường hợp căn cứ theo tính năng hoạt động, kế toán có thể phân loại chi tiết hơn nữa nguyên liệu vật liệu thành các loại khác nhau: mỗi loại nguyên liệu vật liệu có thể nhận biết bởi một ký hiệu khác nhau. 1.2.2. Tính giá nguyên liệu vật liệu Tính giá nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh. Tính giá nguyên liệu vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện giá trị của nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho trong kỳ. Vật liệu trong doanh nghiệp có thể được định giá theo hai cách sau: Giá thực tế: là giá được xác định trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh cho các khoản chi hợp lệ của doanh nghiệp trong quá trình mua vật liệu. Giá hạch toán: trong doanh nghiệp vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ khác nhau và hoạt động thường xuyên. Do vậy việc sử dụng giá thực tế để ghi chép hằng ngày kịp thời theo sự biến động đó là một công việc tốn nhiều lao động, nếu không sử dụng máy vi tính. Vì vậy doanh nghiệp có thể sử dụng một loại giá ổn định gọi là giá hạch toán để ghi chép, giá hạch toán là giá quy định thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và được sử dụng ổn định trong 1 thời gian dài. Giá hạch toán của vật liệu có thể là giá mua thực tế ở một thời điểm nào đó hoặc Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 11
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp giá kế hoạch do doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm hoặc dựa vào giá trị trường 1.2.2.1. Tính giá nguyên liệu vật liệu nhập kho - Nguyên liệu vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên liệu vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho - Hàng tồn kho được tính theo giá gốc trị giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. - Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. - Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu trên các loại sổ kế toán khác nhau ( cả sổ chi tiết và sổ tổng hợp). và tổng các chỉ tiêu kinh tế có liên quan tới nguyên, vật liệu doanh nghiệp, cần phải thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá nguyên, vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập-xuất và tồn kho trong kỳ. Nguyên, vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá thực tế hoặc giá hạch toán. - Giá thực tế của nguyên liệu vật liệu nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập, từng lần nhập, cụ thể như sau: + Nguyên liệu vật liệu mua ngoài: Cáckhoản Trị giá thực tế Giá mua ghi Chi phí thu giảm trừ NLVL mua trên hoá đơn mua (kể cả = + - phát sinh ngoài nhập (cả thuế nhập hao hụt trong khi mua kho khẩu (nếu có) định mức) NVL * Trường hợp doanh nghiệp mua NLVL dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị giá tăng(GTGT) theo phương pháp khấu trừ Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 12
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thuế, giá trị nguyên liệu vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản “133” thuế GTGT được khấu trừ (3331). * Trường hợp doanh nghiệp mua NLVL dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá trị của nguyên, vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng trị giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có). * Đối với NLVL mua bằng ngoại tệ phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị nguyên vật liệu nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị nguyên vật liệu tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước). Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan. Chi phí Các Thuế không Trị giá mua khoản = Giá mua + hoàn lại (nếu + - thực tế hàng giảm trừ có) (nếu có) (nếu có) + NLVL tự chế tạo Giá thực tế Giá thực tế của Các chi phí chế = NlVL xuất đi + NLVL chế tạo biến phát sinh chế tạo + NLVL thuê ngoài, gia công chế tạo Giá thực tế Giá thực tế Chi phí vận chuyển Tiền thuê của NLVL NlVL xuất thuê = + NLVL đến nơi chế + ngoài gia thuê ngoài gia ngoài gia công tạo (chở về) công chế tạo công chế tạo chế tạo + Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp cổ phần: Giá thoả thuận Giá thực tế của NLVL nhận góp Chi phí liên quan = các bên tham gia + vốn liên doanh, góp cổ phần (nếu có) góp vốn Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 13
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Giá trị phế liệu nhập kho = Giá tạm tính trên thị trường (hoặc Giá ước tính của DN) 1.2.2.2. Tính giá nguyên liệu vật liệu xuất kho Khi xuất kho NLVL cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán có nhiệm vụ xác định trị giá thực tế của NLVL. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NLVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập xuất nguyên vật liệu, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp. Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu: Phương pháp tính giá thực tế đích danh Phương pháp nhập trước - xuất trước Phương pháp nhập sau –xuất trước Phương pháp bình quân gia quyền Ngoài ra trên thực tế còn có phương pháp giá hạch toán, phương pháp xác định giá trị tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối. Tuy nhiên khi xuất kho kế toán tính toán, xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. Công thức chung: Giá thực tế của Số lượng NLVL xuất NLVL xuất dùng = X Đơn giá xuất kho kho trong kỳ * Phương pháp tính giá thực tế đích danh: - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại NLVL theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hơn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Ưu điểm: Tính giá NLVL kịp thời, theo dõi được thời gian bảo quản của NLVL Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải có điều kiện bảo quản từng lô NLVL tồn kho, có ít chủng loại vật tư hoặc chủng loại vật tư ổn định, có tính tách biệt, giá trị đơn vị lớn và dễ dàng nhận diện. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 14
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp * Phƣơng pháp nhập trƣớc-xuất trƣớc (FIFO): - Theo phương pháp này NLVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định vật liệu nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính theo đơn giá của những lần nhập trước. - Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao và giá trị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng. Ngược lại giá cả có xu hướng giảm thì chi phí vật liệu trong kỳ sẽ lớn sẽ dẫn đến trong kỳ giảm. - Phương pháp này thích hợp trong kỳ lạm phát và áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NLVL xuất kho kịp thời, phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ. Trong thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ có lợi nhuận cao do đó có lợi cho các công ty cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng lên. Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NLVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước. Như vậy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NLVL * Phƣơng pháp nhập sau-xuất trƣớc (LIFO): - Phương pháp nhập sau-xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá thực tế của lần nhập sau, sau đó mới tính thêm vào giá nhập của lần nhập trước. - Phương pháp này cũng được áp dụng với các doanh nghiệp ít danh điểm vật tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. Phương pháp này thích hợp trong kỳ giảm phát. Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NLVL. Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 15
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp nếu giá cả vật tư có xu hướng tăng khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh được thuế. Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trực của nó. * Phƣơng pháp bình quân gia quyền (liên hoàn, cuối kỳ). Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại NLVL được tính theo giá trị trung bình của từng loại NLVL đầu kỳ và giá trị từng loại NLVL được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng): Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của NLVL xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán NLVL tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng NLVL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân: Đơn giá xuất kho Trị giá thực tế NLVL Tổng giá trị NLVL + bình quân trong kỳ tồn đầu kỳ nhập kho trong kỳ của một loại Số lượng NLVL tồn Số lượng NLVL nhập + NLVL đầu kỳ kho trong kỳ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn): Sau mỗi lần nhập NLVL kế toán phải xác định lại giá trị thực của NLVL và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau: Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 16
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trị giá thực tế NLVL tồn Trị giá thực tế NLVL + Đơn giá xuất đầu kỳ nhập trước lần xuất thứ i kho lần thứ i Số lượng NLVL tồn Số lượng NLVL nhập + đầu kỳ trước lần xuất thứ i Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên, xác định giá vốn thực tế của NLVL nhập kho hàng ngày nên có thể cung cấp thông tin một cách kịp thời. Nhược điểm: Việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít. 1.3 - Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” Tài khoản này phản ánh giá trị thực tế của các loại hàng hoá, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho. Nợ TK 151 Có - Giá trị vật tư hàng hoá đang đi - Giá trị vật tư hàng hoá đã về nhập đường. kho hoặc giao thẳng cho khách - Kết chuyển giá trị hàng tồn kho hàng. cuối kỳ. - Kết chuyển giá thực tế của hàng - SDCK: Giá trị vật tư hàng hoá hoá vật tư đang đi đường đầu kỳ. doanh nghiệp đã mua nhưng chưa về nhập kho. - Tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu” Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm NLVL theo giá thực tế của doanh nghiệp. Nợ TK152 Có - SDĐK: Giá thực tế NVL tồn kho đầu - Giá trị thực tế của NVL xuất kho để kỳ. sản xuất, bán, thuê gia công góp liên - Giá thực tế của NVL nhập kho do doanh mua ngoài, tự chế, gia công, chế biến, - Giá trị thực tế NVL phát hiện thiếu nhận góp vốn liên doanh khi kiểm kê. - Giá trị thực tế của NVL phát hiện - Giá trị thực tế của NVL giảm do đánh Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 17
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thừa khi kiểm kê. giá lại. - Giá trị thực tế của NVL tăng do đánh - Chiết khấu, giảm giá được hưởng. giá lại. Giá trị phế liệu thu hồi. -SDCK: Giá trị thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ. - Tài khoản 331 “Phải trả người bán” Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải trả cho người bán người nhận thầu về cung cấp NLVL, CCDC, hàng hoá, dịch vụ người nhận thầu về XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 331 Có - Số tiền đã trả cho người bán NLVL - Số tiền phải trả cho người bán NLVL - Số tiền ứng trước cho người bán - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá NLVL nhưng chưa nhận được NLVL tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số - Số tiền người bán chấp thuận giảm NLVL đã nhận, khi có hoá đơn hoặc giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo thông báo giá chính thức; hợp đồng - Đánh giá lại các khoản phải trả cho - Chiết khấu thanh toán và chiết khấu người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ thương mại được người bán chấp thuận giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản Nam). nợ phải trả cho người bán; - SDCK: Số tiền còn phải trả cho - Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, người bán, người cung cấp. kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán. - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 18
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ. Nợ TK 133 Có -Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. -SDCK: Số thuế GTGT đầu vào còn - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa trả. mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá. - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. 1.4 - Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguyên liệu vật liệu trong quá trình thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên liệu vật liệu chặt chẽ và khoa học, là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua, nhập xuất, bảo quản, sử dụng nguyên liệu vật liệu. 1.5. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1.5.1. - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ NLVL nhập-xuất-tồn kho, sử dụng tiêu hao cho sản xuất. - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về NLVL. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu. Phát hiện và xử lý kịp thời NLVL thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng NLVL lãng phí, phi pháp. - Tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu theo chế độ qui định của Nhà Nước, lập báo cáo kế toán về NLVL phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành, phân tích kinh tế. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 19
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.5.2. trong doanh nghiệp sản xuất 1.5.2.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng + Chứng từ kế toán: Mọi hoạt động kinh tế xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh danh của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập, xuất nguyên liệu vật liệu đều phải lập chứng từ một cách kịp thời đầy đủ, chính xác theo chế độ quy định ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu đã đực nhà nước ban hành. - Mẫu 01 – VT: Phiếu xuất kho - Mẫu 02 – VT: Phiếu nhập kho - Mẫu 03 – VT: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho - Hoá đơn kiêm vận chuyển Ngoài các chứng từ mang tính chất bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, trong các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: (Mẫu 04 – VT) phiếu xuất vật tư kiêm hạn mức,(Mẫu 05- VT) biên bản kiểm nghiệm vật tư, ( Mẫu 07 – VT) phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ và các chứng từ khác tuỳ thuộc đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau. Người lập chứng từ phải kịp thời đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung phương pháp lập và chịu trách nhiệm về việc ghi chép chính xác về số liệu của các nghiệp vụ kinh tế. Mọi chứng từ kế toán về nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian do kế toán trưởng quy định, phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép, tổng hợp kịp thời của các bộ phận cá nhân có liên quan. + Sổ kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. - Bảng kê nhập – xuất – tồn nguyên liệu, vật liệu. - Bảng tổng hợp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. - Thẻ kho. - Sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư, sổ cái tài khoản 151, 152. - Bảng kê nhập, xuất (nếu có). Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 20
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.5.2.2. Các phƣơng pháp kế toán chi tiết nguyên, vật liệu. * Phƣơng pháp thẻ song song: - Sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. - Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán tiến hành việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các sổ chi tiết cả về số lượng và giá trị. - Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải được xử lý kịp thời. Sau khi đã đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết nhập-xuất tồn kho nguyên, vật liệu. - Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết nhập-xuất tồn kho nguyên, vật liệu được dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “nguyên, vật liệu” trong sổ cái. - Phương pháp này đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu, song cũng tồn tại nhược điểm là sự trùng lắp trong công việc. Tuy nhiên, phương pháp này rất tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi tiết theo phƣơng pháp thẻ song song: Chứng từ nhập Thẻ Sổ chi Bảng Sổ tiết tổng kho vật liệu hợp chi cái tiết Chứng từ xuất Trong đó: : Ghi hàng ngày hoặc định kỳ. : Đối chiếu, kiểm tra. : Ghi cuối kỳ. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 21
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp * Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển. - Sử dụng để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗi danh điểm vật tư chỉ được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. - Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập xuất cả về mặt số lượng và giá trị theo từng loại vật liệu. - Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu đã nhập-xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển. - Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại nguyên liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với số liệu trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu chênh lệch phải được xử lý kịp thời. - Sau khi đã đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính tổng trị giá nguyên, vật liệu nhập-xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ. Số liệu này dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “nguyên, vật liệu” trong sổ cái. - Phương pháp này đơn giản, dễ dàng nhưng còn có nhược điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh hưởng đến tính kịp thời và đầy đủ của việc cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng khác nhau. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển Chứng từ nhập Bảng kê nhập Thẻ Sổ đối Sổ chiếu kho luân cái chuyển Chứng từ xuất Bảng kê xuất Trong đó: : Ghi hàng ngày hoặc định kỳ. : Đối chiếu, kiểm tra. : Ghi cuối kỳ. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 22
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp *Phƣơng pháp sổ số dƣ. - Sử dụng để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt giá trị theo giá hạch toán mà theo đó phương pháp này thường được dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ. - Định kỳ sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất, thu nhận phiếu này cùng chứng từ có liên quan về phòng kế toán, sau đó căn cứ vào giá hạch toán được đánh giá vào chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. - Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ, kế toán phản ánh số liệu, vào bảng luỹ kế nhập-xuất và tồn kho cho từng loại vật liệu. Bảng luỹ kế nhập-xuất- tồn được mở riêng cho từng kho và mỗi danh điểm vật liệu chỉ được ghi trên một dòng. - Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập-xuất trong tháng và xác định số dư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng luỹ kế, số lượng từng loại vật liệu tồn kho trên sổ số dư do thủ kho chuyển về phải khớp với số lượng tồn kho ở thẻ kho và số lượng tồn kho thực tế, trị giá từng loại vật liệu tồn kho trên sổ cái phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng luỹ kế, số liệu tổng cộng trên bảng luỹ kế dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “ nguyên, vật liệu” trong sổ cái. - Phương pháp này thực hiện công việc kế toán thủ công, hạn chế sự trùng lắp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế toán. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ số dƣ Chứng từ nhập Phiếu giao nhận chứng từ nhập Sổ số dư Thẻ kho Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho Kế toán tổng hợp Chứng từ xuất Phiếu giao nhận chứng từ xuất Trong đó: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 23
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.5.3. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1.5.3.1. Phƣơng pháp kế toán nhập kho nguyên liệu vật liệu - Mua NVL nhập kho (có hoá đơn cùng về): + Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ : Nợ TK 152 : Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 141, 311 : Đã thanh toán tiền. Có TK 331 : Chưa thanh toán tiền. Có TK 333 : Nếu có thuế nhập khẩu. + Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT : Nợ TK 152 : Tổng tiền thanh toán. Có TK 111, 112, 141, 311, 331 : Tổng tiền thanh toán - Mua NVL được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lại: Nợ TK 111 : Tổng số tiền giảm giá hoặc trả lại bằng TM Nợ TK 112 : Tổng số tiền giảm giá hoặc trả lại bằng TGNH Nợ TK 331 : Tổng số tiền được giảm giá hoặc trả lại trừ vào nợ. Có TK 152 : Trị giá NVL được giảm giá hoặc trả lại. Có TK 133 : Thuế GTGT (nếu có). - Nếu được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán trước kỳ hạn cho người bán, phản ánh vào thu nhập hoạt động tài chính, kế toán ghi : Nợ TK 111 : Số tiền chiết khấu được hưởng bằng tiền mặt Nợ TK 112 : Số tiền chiết khấu được hưởng bằng TGNH Nợ TK 331 : Số tiền chiết khấu được hưởng trừ vào nợ Có TK 515 : Số tiền chiết khấu được hưởng. * Doanh nghiệp đã nhận hoá đơn nhưng nguyên, vật liệu chưa về nhập kho : - Lưu hoá đơn vào tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường” và định khoản : Nợ TK 151 : Trị giá nguyên, vật liệu theo chứng từ Nợ TK 133 : Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111 : Tổng giá thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112 : Tổng giá thanh toán bằng TGNH Có TK 331 : Tổng giá thanh toán chưa trả cho người bán Có TK 141 : Tổng giá thanh toán bằng tạm ứng Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 24
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Tháng sau, khi hàng về nhập kho hoặc chuyển cho bộ phận sản xuất (sử dụng luôn): Nợ TK 152 : Trị giá nguyên, vật liệu nhập kho Nợ TK 627, 641, 642, 621 : Nếu sử dụng luôn Nợ TK 632 : Giao cho khách hàng Có TK 151 : Trị giá NVL nhập kho * Giá trị nguyên, vật liệu gia công xong nhập lại kho : Nợ TK 152 : Trị giá thực tế vật liệu nhập lại kho Có TK 154 : Chi tiết gia công nguyên vật liệu * Nhận góp vốn liên doanh của đơn vị khác bằng NVL nhận lại vốn góp: Nợ TK 152 : Giá trị nguyên, vật liệu nhận góp vốn Có TK 411 : Nhận góp vốn Có TK 222, 128 : Nhận lại vốn góp * Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu, khoản thuế nhập khẩu phải nộp cho nhà nước được phản ánh vào giá nhập và kế toán ghi : Nợ TK 152 : Nguyên, vật liệu Có TK 3333 : Thuế nhập khẩu phải nộp - Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) phải nộp cho nhà nước cũng được tính theo giá nhập, kế toán ghi : Nợ TK 152 : Nguyên, vật liệu Có TK 3332 : Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp - Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp nếu được khấu trừ : Nợ TK 133 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ Có TK 33312 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu - Nếu thuế GTGT phải nộp đối với hàng nhập khẩu không được khấu trừ : Nợ TK 152 : Nguyên, vật liệu Có TK 33312 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu - Các chi phí thu mua, vận chuyển nguyên, vật liệu về kho của DN : Nợ TK 152 : Các chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 133 : Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111 : Thanh toán chi phí bằng tiền mặt Có TK 112 : Tổng trị giá thanh toán bằng TGNH Có TK 141 : Tổng chi phí thanh toán bằng tạm ứng Có TK 331 : Tổng chi phí chưa thanh toán người bán Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 25
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp * Nhập kho có chứng từ đầy đủ, số lượng hàng nhập kho với số lượng hàng nhập kho thừa so với số phản ánh trên hoá đơn, chứng từ, nếu chỉ giữ hộ người bán phần nguyên, vật liệu thừa : Nợ TK 002 : Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công - Khi trả lại người bán số hàng thừa, kế toán ghi : Có TK 002 : Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công - Nếu nhập luôn số nguyên,vật liệu thừa, khi nhập kho kế toán ghi : Nợ TK 152 : Trị giá thực tế nguyên, vật liệu nhập kho Nợ TK 133 : Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111 : Tổng giá thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112 : Tổng giá thanh toán bằng TGNH Có TK 1411 : Tổng giá thanh toán bằng tiền tạm ứng Có TK 331 : Tổng giá thanh toán chưa trả người bán Có TK 3388 : Trị giá vật liệu thừa - Khi có quyết định giải quyết số nguyên, vật liệu thừa, mua luôn số thừa : Nợ TK 3388 : Trị giá nguyên, vật liệu thừa Nợ TK 133 : Thuế GTGT liên quan đến nguyên liệu thừa Có TK 111 : Thanh toán bổ sung bằng tiền mặt Có TK 112 : Thanh toán bổ sung bằng TGNH Có TK 331 : Thanh toán bổ sung phải trả người bán - Trả lại người bán : Nợ TK 3388 : Trị giá nguyên, vật liệu thừa Có TK 152 : Trị giá nguyên, vật liệu thừa 1.5.3.2. Kế toán xuất nguyên liệu vật liệu + Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng (căn cứ chứng từ xuất kho) : Nợ TK 621 : Dùng cho sản xuất Nợ TK 627 : Dùng cho quản lý phân xưởng Nợ TK 641 : Dùng cho bán hàng Nợ TK 642 : Dùng cho quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241 : Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 154 : Xuất gia công, chế biến Có TK 152 : Giá trị nguyên, vật liệu xuất kho Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 26
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp + Xuất kho nguyên, vật liệu nhượng bán, cho vay (nếu có) : Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Nợ TK 1388 : Xuất kho NLVL cho vay Có TK 152 : Giá trị nguyên liệu vật liệu xuất kho + Xuất kho nguyên, vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác (giá do hội đồng liên doanh đánh giá) : - Nếu giá trị được đánh giá > giá trị thực tế của nguyên, vật liệu đem góp : Nợ TK 128, 222 : Giá do hội đồng liên doanh đánh giá Có TK 152 : Giá thực tế của nguyên, vật liệu Có TK 711 : Phần chênh lệch tăng - Nếu giá trị được đánh giá < giá trị thực tế của nguyên, vật liệu đem góp : Nợ TK 128, 222 : Giá do hội đồng liên doanh định giá Nợ TK 811 : Phần chênh lệch giảm Có TK 152 : Giá thực tế của nguyên, vật liệu + Đối với nguyên, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê : - Nếu hao hụt trong định mức, ghi : Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 152 : Giá trị nguyên, vật liệu - Nếu thiếu hụt chưa xác định được nguyên nhân thì ghi : Nợ TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 152 : Giá trị nguyên, vật liệu * Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu thiếu hụt, mất mát về biên bản xử lý : Nợ TK 1388 : Phải thu khác Nợ TK 111 : Tiền mặt Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (phần còn lại) Có TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý 1.6. Tổ chức sổ kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp 1.6.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 27
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết; Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Biểu số 01) (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 28
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.6.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết; Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Biểu số 02) (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 29
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập, ) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. (3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền "Phát sinh" ở phần Nhật Ký = Tổng số tiền phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản = Tổng số tiền phát sinh Có của các tài khoản Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản (4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 30
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.6.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết; Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 31
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Biểu số 03) (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh. (3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 32
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.6.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ (NKCT): - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 33
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Nhật ký chứng từ; - Bảng kê; - Sổ Cái; - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết; Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ (Biểu số 04) (1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ. (2). Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 34
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.6.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Biểu số 05) (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 35
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 36
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ THANH SANG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan chung về công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam 2.1.1. và phát triển Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam là một công ty thuộc tập đoàn Chân Lạc Phát của Hồng Kông, là xưởng thứ 4 của tập đoàn tại Việt Nam. - Tên doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quốc Tế Thanh Sang Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: Innovative Sonic VN International limited. - Tên viết tắt: ISV Việt Nam. - Loại hình Doanh Nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Giấp phép chứng nhận đầu tư số: 021043000172 do UBND Thành Phố Hải Phòng cấp lần đầu tiên ngày 17/12/2009 - Địa điểm trụ sở chính: Thôn Văn Trang, Xã Trường Sơn. An Lão, Hải Phòng. - Diện tích đất sử dụng dự kiến: 15.000m2. - Vốn điều lệ của doanh nghiệp: 20 tỷ VNĐ. - Người đại diện theo pháp luật: Leung Wai Ho, chức vụ: Chủ tịch Công ty, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1955, quốc tịch: Trung Quốc ( Hong Kong), hộ chiếu số: KJ0124123 do Phòng Nhập cư Đặc khu Hành Chính Hồng Kông cấp ngày 01 tháng 6 năm 2009, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Room 08, 27/F, Kwong Kin Trade Center, No.5 Kin Fat Street, Tuen Mun, N.T.,Hong Kong. Công ty đi vào hoạt động từ đầu năm 2010 với đơn hàng đầu tiên trị giá 5000 USD. Bản hợp đồng đầu tiên này là động lực có tác động không nhỏ tới sự lỗ lực của toàn thể nhà máy. Để mở rộng kinh doanh sản xuất và hơn nữa là phục vụ cho chính nhu cầu sản xuất của công ty, tháng 6 năm 2011 công ty mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất bao bì đóng gói. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 37
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động và chức năng nhiệm vụ của công ty Ngành nghề sản xuất kinh doanh STT Mã ngành Tên ngành - Sản xuất đồ chơi, trò chơi: sản xuất và lắp ráp 1 32400 các loại đồ chơi bằng nhựa. - Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa: sản xuất bao bì 2 17021 đóng gói Sơ đồ 2.1: Nguyên liệu đầu In xoa vào (giấy cu ộn) Kho quản lí cất giữ chờ xuất hàng đồ chơi Nguyên liệu đầu Ép nhựa định Phun in trang trí Lắp ráp sản vào hình họa tiết phẩm sinh) Kho quản lí cất Trang trí đóng giữ chờ xuất gói Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 38
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1. Sơ đồ Tổng giám đốc Nhân sự Tiêu thụ Sản xuất PMC Kế toán Công trình Kho vật Dây chuyền QC Đóng gói Kho liệu Sản xuât thành phẩm 2.1.3.2. ốc: Là người đứng đầu, có quyền quản lý cao nhất, có quyền quyết định chỉ đạo trực tiếp các phương án kinh doanh của công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công Ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị Công Ty, điều hành các hoạt động hàng ngày của Công Ty cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, có quyền miễn nhiệm, bổ nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty đồng thời giám đốc có trách nhiệm đối với đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. nhân sự: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ ốc, là người trực tiếp quản lý nhân sự trong công ty. Có chức năng sắp xếp lực lượng lao động, tuyển mới, thanh toán nghỉ chế độ cho những người lao động đến tuổi hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động; soạn thảo, ban hành các nội quy, quy chế về tuyển dụng lao động; ra các quyết định về tuyển dụng, nghỉ chế độ, sắp xếp nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên. Lập các kế hoạch về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ các phòng ban. : Lập kế hoạch lao động, kế hoạch về đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm, qui đổi, tính toán và xây dựng định mức tiền lương theo giai đoạn công nghệ, tính toán tiền lương sản phẩm và thời gian cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, có kế hoạch bồi dưỡng công nhân, theo Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 39
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp dõi tình hình biến động tăng giảm công nhân, nâng bậc lương cho công nhân đến kỳ kế hoạch. Là nơi triển khai kế hoạch kinh doanh của toàn Công Ty. Bố trí những cán bộ công nhân viên có đầy đủ kinh nghiệm trong công việc và không thể tách rời với phòng kế toán. Phòng PMC: Có trách nhiệm nghiên cứu bản vẽ, tổ chức giám sát theo đúng kế hoạch đề ra, trực tiếp sản xuất thao tác kỹ thuật theo đúng nguyên lý máy móc thiết bị sử dụng nguyên liệu theo định mức, đề xuất sáng kiến phục vụ sản xuất cho cấp trên. Điều hành thiết kế, đọc bản vẽ, quản lý tình hình thực hiện kế hoạch, quản lý chỉ đạo phòng kỹ thuật và bộ phận sản xuất. Phòng kế toán: Là nơi tổ chức hạch toán quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động của tài sản và nguồn vốn. ản xuất: Đề ra các biện pháp, kế hoạch sản xuất hợp lý, chịu trực tiếp về qui cách, mẫu mã và chất lượng sản phẩ . 2.1.4. Đặc điểm bộ máy kế toán và công tác kế toán 2.1.4.1. và chức năng nhiệm vụ của từng kế toán viên Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng Thủ quỹ hợp Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 40
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Kế toán trƣởng: Là người phụ trách chung của phòng kế toán, chịu trách nhiệm với lãnh đạo của công ty và là người tổ chức công tác kế toán. Kế toán trưởng có trách nhiệm đôn đốc, giám sát, việc điều hành chế độ chính sách về quản lý tài chính và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện lập và nộp báo cáo thống kê kế toán kịp thời, đầy đủ, phản ánh tình hình huy động vốn kinh doanh cho lãnh đạo công ty. Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm theo dõi số liệu kế toán tổng hợp của toàn công ty và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán. Kế toán vật tƣ hàng hoá: Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hoá. Mở các sổ chi tiết, các bảng kê định kỳ, lập bảng cân đối nhập, xuất, tồn vật tư hàng hoá và thường xuyên đối chiếu với thủ kho để phát hiện sai sót. . Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và kế toán trưởng về tiền mặt, tồn quỹ hàng ngày, có trách nhiệm thu chi, bảo quản tiền mặt và lập báo cáo quỹ mỗi tháng. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, toàn bộ chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, cập nhật vào sổ sách hàng ngày. 2.1.4.2. áp dụng t công ty TNHH Quốc Tế Thanh Sang Việt Nam Công ty TNHH Quốc Tế Thanh Sang Việ n theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC (Sơ đồ 2.4) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 41
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung tại Công ty Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán Sổ nhật ký chung chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp Chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ : Đối chiếu : (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung kế toán ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 42
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Những vấn đề chung về nguyên vật liệu tại công ty TNHH Quốc tế Thanh Sang Việt Nam 2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Quốc tế Thanh Sang Việt Nam Với khối lượng và chủng loại NVL tương đối đa dạng và phức tạp - NVL của Công Ty có rất nhiều loại, đơn vị tính, nhiều công dụng khác nhau. Nhưng hiện tại NVL của Công Ty được phân chia theo từng nhóm, từng loại, từng nội dung kinh tế, chức năng khác nhau và được dùng chủ yếu cho sản xuất. Các loại NLVL chủ yếu của Công Ty gồm có: - : Là những loại nguyên liệu và vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩ là: G G n. - : Là những loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm: Tinh bột sắn, xút, phèn, keo, mực - Nhiên liệu: Là vật liệu phục vụ cho máy móc, phương tiện vận tải của công ty: Xăng, dầu, mỡ - Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị, ô tô mà công ty sử dụng thay thế của ô tô, máy móc thiết bị hư hỏng như: lốp ô tô, vòng bi, phớt, xi lanh 2.2.2. Công tác quản lý mua sắm, dự trữ, bảo quản và quản lý NVL tại công ty 2.2.2.1. Khâu mua sắm nguyên vật liệu Nguồn cung cấp NLVL của công ty nhập kho chủ yếu do mua ngoài từ các đơn vị có quan hệ mua bán lâu dài, có uy tín với công ty ở trong nước và nhập khẩu. Còn một số phụ tùng thay thế thì công ty cử cán bộ vật tư đi mua ngoài thị trường. Các loại vật tư sau khi đã kiểm nhận, công ty thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc nợ lại. 2.2.2.2. Khâu quản lý nguyên vật liệu Để thuận tiện cho quá trình quản lý cũng như cung cấp thông tin về từng loại nguyên vật liệu cụ thể. Công ty đã phân loại chi tiết tới từng nguyên vật liệu và lập danh điểm nguyên vật liệu quy định cho mỗi loại nguyên vật liệu một mã riêng bằng hệ thống các chữ cái để thay thế tên gọi Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 43
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp quy cách, kích cỡ của chúng. Với cách mã hoá này, khi có các nghiệp vụ nhập khẩu nguyên vật liệu thì có thể dễ dàng khai báo thêm. Việc mã hoá tên các vật liệu của công ty hiện nay được xây dựng trên cơ sở nguồn gốc nhập và công dụng của các loại vật liệu. Hệ thống kho tàng của công ty được quản lý chặt chẽ, mỗi kho có một thủ kho quản lý và sử dụng thẻ kho theo dõi từng loại vật liệu. 2.2.2.3. Khâu dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu Khâu dự trữ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa của nguyên vật liệu, hạn chế nguyên vật liệu bị ứ đọng, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh nên công ty cũng rất chú trọng ở khâu này. Công ty đã xây dựng định mức tối đa và định mức dự trữ tối thiểu cho từng loại nguyên vật liệu, đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị đình trệ, gián đoạn. Các kho hàng được trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo kiểm tra, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu. 2.2.2.4. Định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm kê vật tư ở kho công ty và các phân xưởng theo hình thức kiểm kê chi tiết cân, đo, đong , đếm. Thủ kho nguy 26. 2.3. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Quốc tế Thanh Sang Việt Nam 2.3.1. Chứng từ vật liệu tại công ty - Phiếu Nhập kho - Hóa đơn GTGT của người bán - Phiếu xin lĩnh vật tư - Phiếu xuất kho 2.3.2 2.3.2.1. Xác định giá thực tế của vật liệu nhập kho Nguồn nhập nguyên liệu của công ty nhập kho là hoàn toàn do mua ngoài( mua trong nước hoặc nhập khẩu) không có nguyên vật liệu tự chế hay liên doanh. Vì là đơn vị sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá chưa có thuế GTGT. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 44
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Phần lớn, nguyên vật liệu mua ngoài theo hợp đồng kinh tế và được giao nhận tại kho, nên chi phí vận chuyển, bốc xếp do bên bán chịu. Trong trường hợp này, trị giá vốn thực tế nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT. Trị giá vốn thực Số lượng mua Đơn giá tế nguyên vật liệu nhập kho = nguyên vật liệu x ghi trên hoá đơn nhập kho (chưa có thuế GTGT) - Với nguyên vật liệu mua trong nước: Khi mua NVL sẽ có hoá đơn GTGT, giá thực tế nhập kho của NVL chính là giá mua ghi trên hoá đơn GTGT (không có thuế giá trị gia tăng). Ví dụ 2.1: “ Phiếu nhập kho” ngày 30/12/2014 có ghi: Nhập tem giấy trắng của công ty TNHH Hoàng Phong. Theo hoá đơn GTGT số 0000133: - Số lượng tem : 16.507 pcs - Đơn giá : 20đ/ pcs - Trị giá mua : 330.140 VND - Thuế GTGT (10%) : 33.014 VND - Tổng giá thanh toán : 363.154 VND Vậy giá thực tế nhập kho của tem giấy trắng đó là : 330.140 VND. - Còn với NVL nhập khẩu thì giá trị thực tế nhập kho là giá thanh toán bao gồm cả thuế nhập khẩu và thuế GTGT của NVL nhập khẩu. Riêng với chi phí vận chuyển và chi phí bốc dỡ thì chi phí đó chính là tiền xăng dầu, trả lương cho công nhân, lái xe của công ty, nếu là thuê vận chuyển bốc dỡ thì công ty trả ngay tiền đi thuê. Tất cả các chi phí này đều không được tính vào giá thực tế nhập kho của NVL mà tính thẳng vào chi phí sản xuất chung. Chính vì vậy chúng không có mặt trong giá trị thực tế nhập kho của NVL. Do đó điều này không phản ánh được chính xác chi phí liên quan đến NVL dùng cho sản xuất của công ty. 2.3.2.2. Xác định giá thực tế của vật liệu xuất kho Sau khi nhập kho, tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất kinh doanh mà NVL sẽ được xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất. Do NVL ở công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, với giá mua khác nhau nên khi xuất dùng NVL, kế toán thực hiện tính giá vốn thực tế cho các nhu cầu, đối Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 45
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp tượng sử dụng khác nhau theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá xuất kho của NVL được tính vào cuối tháng. Theo phương pháp này, giá thực tế xuất kho được tính như sau: Trị giá vốn thực Số lượng NVL Đơn giá bình = x tế NVL xuất kho xuất kho quân Trong đó: Trị giá thực tế NVL tồn Trị giá thực tế NVL + Đơn giá đầu tháng nhập trong tháng = bình quân Số lượng NVL tồn đầu Số lượng NVL nhập + tháng trong tháng Sử dụng phương pháp giúp cho việc tính giá NVL xuất kho một cách đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, do giá trị NVL xuất kho được xác định trên cơ sở bình quân giá trị của NVL tồn đầu tháng và toàn bộ NVL nhập trong tháng nên chỉ đến cuối tháng kế toán mới tính được giá trị NVL xuất kho. Vì vậy, trong tháng khi xuất NVL để sản xuất và sử dụng cho các nhu cầu khác, kế toán chỉ có thể theo dõi được về mặt số lượng, đến cuối tháng khi khoá sổ kê toán sẽ tính lại giá xuất theo chứng từ đã lập sẵn. 2.3.3. Các tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán kế toán về nguyên vật liệu công ty Để hạch toán nguyên vật liệu, kế toán công ty sử dụng TK: - TK 152 – Nguyên vật liệu - Ngoài ra công ty còn sử dụng một số TK có liên quan như TK 133, 331, 111, 112, 141, 642, 622, 627 2.3.4. ế toán sử dụ ật liệu công ty - - (Dùng cho tài khoản 152) - Sổ cái (Dùng cho tài khoản 152, 331, 111, 112 ) 2.4. Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu tại Công ty 2.4.1. Thủ tục và chứng từ nhập kho nguyên vật liệu tại công ty Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 46
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Toàn bộ quy trình nhập kho nguyên vật liệu tại công ty được bắt đầu từ việc lựa chọn nhà cung ứng, kí kết hợp đồng mua bán, vận chuyển hàng, giao hàng và nhập kho, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán. Các chứng từ như hợp đồng mua bán, hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho được luân chuyển và xử lý một cách khoa học. Tại công ty, nguyên vật liệu nhập kho là hoàn toàn do mua ngoài. Căn cứ vào các đơn đặt hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, bộ phận sản xuất có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất, tính toán nguyên vật liệu đầu vào cần thiết , quy cách chủng loại, để trình giám đốc. Căn cứ vào kế hoạch đó, giám đốc xem xét, chỉ đạo phòng kinh doanh có nhiệm vụ tìm nhà cung ứng thích hợp thông qua việc kí kết hợp đồng mua bán. Trong quá trình mua nguyên vật liệu, chứng từ quan trọng là hoá đơn GTGT (Biểu 2.1). Hoá đơn GTGT cùng với hợp đồng sẽ được gửi lên phòng kế toán. Khi nhận được các chứng từ này, kế toán kiểm tra đối chiếu giữa chúng , sau đó dùng làm căn cứ để ghi vào phiếu nhập kho, sổ nhật ký chung Khi nguyên vật liệu về tới công ty, phòng kỹ thuật vật tư sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và đối chiếu với hợp đồng đã ký với các nhà cung cấp, sau đó tiến hành các thủ tục nhập kho. Thủ kho có trách nhiệm kiểm tra trực tiếp số lượng, chất lượng của các lô hàng khi tổ chức vận chuyển, bốc xếp vật liệu vào kho. Trong trường hợp nếu phát hiện vật tư kém phẩm chất, không đủ số lượng thì phải báo ngay với phòng kỹ thuật vật tư cùng với bộ phận KCS tiến hành kiểm tra lại lô hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau đó, sẽ được ghi vào phiếu yêu cầu nhập vật tư (Biểu 2.2). Phòng vật tư tiến hành lập phiếu nhập kho (Biểu 2.3) giao cho thủ kho. Sau khi nhập kho, thủ kho cùng với người giao hàng ký vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho gồm 2 liên: Liên 1: Thủ kho gửi lại cho phòng vật tư (nơi lập phiếu). Liên 2: Thủ kho dùng để ghi số thực nhập vào thẻ kho sau đó sẽ giao lại cho phòng kế toán. Phiếu nhập kho sau khi được đưa về phòng kế toán, kế toán kiểm tra lại và căn cứ vào hoá đơn GTGT, các chứng từ liên quan khác để hoàn chỉnh nốt chỉ tiêu “Đơn giá” và “Thành tiền” trên phiếu nhập kho. Căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT kế toán ghi sổ nhật ký chung. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 47
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Mặt khác, phiếu nhập kho sau khi hoàn chỉnh được dùng làm căn cứ để ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu (Biểu 2.7). Đối với trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhận hàng thủ kho phải căn cứ vào "Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho" đối chiếu với "phiếu cân cảng" về số bao và về trọng lượng (cân cảng và cân công ty) để xem xét có hợp lệ và đúng theo hợp đồng đã ký. Nếu thấy hợp lý, thủ kho sẽ tiến hành ký xác nhận vào "Phiếu cân cảng". Phiếu nhập kho sẽ được lập sau khi có đủ chữ ký của các bộ phận có liên quan. Ví dụ 2.2: Ngày 18/12/2014 công ty có nhập kho 1 lô hàng giấy sóng từ công ty Đức Anh theo HĐ GTGT 0034976. Tổng giá thanh toán là 171.754.000 đ. Trong đó đơn giá chưa có VAT 10% là 156.140.000 đ, công ty thanh toán bằng chuyển khoản. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 48
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số:01GTKT3/001 LIÊN 2: Giao ngƣời mua Ký hiệu:01AA/13P Ngày 18/12/2014 Số:0034976 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Đức Anh Mã số thuế : 0201559207 Địa chỉ : Thôn Cầu Hạ, Xã Quang Trung, Huyện An Lão, Hải Phòng, Việt Nam Số điện thoại : 0313.572.819 Fax : 0313.572.819 Họ và tên người mua hàng : . Tên đơn vị: Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mã số thuế : 0 2 0 1 1 3 6 9 5 6 Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trường Sơn, Huyện An Lão, Hải Phòng Hình thức thanh toán : Chuyển khoản Số tài khoản : STT Tên hàng hóa,dịch Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền vụ tính lƣợng A B C 1 2 3=1*2 1 Tiền hàng tháng 156.140.000 12/2014 Cộng tiền hàng 156.140.000 Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 15.614.000 Tổng cộng tiền thanh toán 171.754.000 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bảy mươi mốt triệu bảy trăm năm mươi tư nghìn đồng chẵn. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 49
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Khi nguyên liệu về, phòng vật tư tiến hành làm thủ tục kiểm tra chất lượng và ghi kết quả kiểm tra vào phiếu yêu cầu nhập vật tư. Biểu 2.2: Phiếu yêu cầu Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Thôn Văn Tràng, T.T Trường Sơn, Huyện An Lão, Hải Phòng PHIẾU YÊU CẦU NHẬP VẬT TƢ Tên chủ hàng: Công ty Đức Anh Theo hợp đồng số: 28 Ngày 18 tháng 12 năm 2014 STT Tên vật tƣ ĐVT Số lƣợng Kết quả kiểm tra 1 Giấy sóng Kg 21.100 Đ Ghi chú: Kết quả kiểm tra nếu đạt thì ghi chữ “Đ”, không đạt thì ghi chữ “K” Kết luận: Đạt yêu cầu. TP vật tƣ Nhân viên kiểm tra Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 50
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn, phòng vật tư lập phiếu nhập kho nguyên vật liệu Biểu 2.3: Phiếu nhập kho CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ THANH SANG VIỆT NAM XƯỞNG CARTON PHIẾU NHẬP KHO 入库单位 : 18-12-2014 收货单位 Đơn vị nhận hàng . NO: PNK00542 USD Khách Đơn Số Ghi STT Tên sản phẩm (1usd=21 hàng vị lƣợng chú 000vn) 芯纸 1 Đức Anh 130g/m2(GS130- kg 21.100 7.400 156.140.000 7.435,24 1500) 21.100 156.140.000 7.435,24 Kế toán trƣởng Phụ trách vật tƣ Ngƣời giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 51
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.4.2. ấ tại công ty Ở công ty, xuất kho nguyên vật liệu chủ yếu là cho sản xuất sản phẩm, ngoài ra khi có yêu cầu có thể xuất bán hoặc xuất khác. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi các chứng từ liên quan tới nghiệp vụ xuất cũng phải được phê chuẩn đầy đủ và hợp lệ. Các chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu xuất nguyên vật liệu, lệnh sản xuất, phiếu xin lĩnh vật tư Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong ngày, phân xưởng sản xuất lập "phiếu xin lĩnh vật tư" (Biểu 2.4) hoặc "phiếu xin lĩnh vật tư theo hạn mức". Phiếu này sẽ ghi rõ họ tên người lĩnh, chi tiết loại vật tư, số lượng. Ngoài ra, có thể kèm theo "phiếu lệnh sản xuất" xác định tên sản phẩm sản xuất, tổng số, và loại đóng gói bao gồm hai cột: kế hoạch và thực hiện, trên đó có chữ ký của người viết lệnh, người nhận, người giám sát sản xuất. Sau khi đã thông qua phòng cung ứng vật tư, xét thấy nhu cầu hợp lý, kế toán sẽ viết phiếu xuất kho (Biểu 2.5) theo số lượng yêu cầu của phân xưởng. Phiếu xuất kho có thể lập riêng cho từng thứ nguyên vật liệu hoặc lập cho nhiều loại cùng kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: - Liên 1: Thủ kho giữ (liên gốc), làm căn cứ ghi vào sổ theo dõi dưới kho. - Liên 2: Kế toán giữ làm căn cứ ghi vào sổ. Sau đó, thủ kho sẽ tổ chức giám sát công nhân lấy nguyên vật liệu trong kho theo yêu cầu. Ví dụ 2.3: Ngày 11/12/2014 phân xưởng sản xuất có nhu cầu vật tư. Đơn lĩnh vật liệu được viết như sau: Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 52
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.4: Phiếu xin lĩnh vật tƣ Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Thôn Văn Tràng, T.T Trường Sơn, Huyện An Lão, Hải Phòng PHIẾU XIN LĨNH VẬT TƢ Ngày 11 tháng 12 năm 2014 Tên tôi là: Lê Văn Chương. Thuộc bộ phận: Phân xưởng sản xuất. Lý do: Xuất nguyên liệu sản xuất bìa carton. Đề nghị cấp một số vật tư như sau: Số lượng STT Tên vật tư ĐVT Đề nghị Thực hiện 1 Giấy sóng Kg 2.831 Thủ trƣởng đơn vị Phòng kỹ thuật Phụ trách bộ phận Ngƣời yêu cầu (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 53
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.5: Phiếu xuất kho CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ THANH SANG VIỆT NAM 纸箱厂 XƯỞNG CARTON : 11-12- 14 PXK06484 Quy Đơn STT Ghi chú cách vị 3 坑 E 纸 1 770*800(GM770*800) kg 2.831 2.831 Tổng Cộng 2.831 2.831 Ngƣời nhận hàng Chủ quản kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 54
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.4.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là công việc kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho và việc ghi chép kế toán tại phòng kế toán công ty trong việc quản lý vật tư. Mà ở đó, thủ kho có trách nhiệm quản lý về mặt số lượng, còn kế toán kiểm soát cả về mặt số lượng và giá trị. Công việc hạch toán chi tiết là công việc khá phức tạp, đòi hỏi phải phản ánh kịp thời, đầy đủ cả về mặt hiện vật và giá trị trong quá trình kiểm soát các loại nguyên vật liệu. Quá trình nhập xuất của công ty lại diễn ra thường xuyên, liên tục nên hiện tại doanh nghiệp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. - Ở kho: Thủ kho bảo quản toàn bộ số lượng và chất lượng nguyên vật liệu, nắm vững ở bất kỳ thời điểm nào trong kho về mặt số lượng, chất lượng vật tư, chủng loại của từng loại nguyên vật liệu để sẵn sàng cung cấp, phát kịp thời cho các phân xưởng. Khi nhận được các chứng từ kế toán về nhập xuất kho vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất phát sinh thủ kho ghi vào thẻ kho (Biểu 2.6) để phản ánh, ghi chép hàng ngày để theo dõi số lượng vật tư – thẻ kho mở rộng cho từng thứ nguyên vật liệu. Các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho sau đó được sử dụng để ghi vào thẻ kho sẽ được thủ kho bảo quản để giao cho kế toán làm căn cứ ghi sổ kế toán. - Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết (Biểu 2.7) để ghi chép tình hình nhập xuất cho từng thứ vật tư theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Hàng ngày, nhân viên kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, đồng thời ký xác nhận vào thẻ kho và nhận các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho về phòng kế toán. Kế toán vật tư kiểm tra chứng từ và hoàn chỉnh nốt chỉ tiêu giá trị trên các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Đối với phiếu nhập kho, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT( của người bán), các chứng từ khác liên qua để tính ra “Đơn giá” và “Thành tiền”. Còn đối với phiếu xuất kho, để giúp cho việc tính “Đơn giá”cho từng phiếu xuất chính xác vào cuối tháng, kế toán sử dụng chỉ tiêu số lượng trên phiếu xuất kho để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu và từ sổ chi tiết nguyên vật liệu tính ra đơn giá xuất, tổng giá trị xuất của mỗi loại nguyên vật liệu xuất kho. Căn cứ vào đơn giá xuất trên sổ chi tiết nguyên vật liệu, kế toán hoàn thành nốt chỉ tiêu “Đơn giá” và “Thành tiền” trên phiếu xuất kho. Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 55
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Để có thể quản lý chi tiết nguyên vật liệu cả về hiện vật và giá trị, phòng kế toán của công ty đã sử dụng sổ chi tiết nguyên vật liệu ( Biểu 2.7). Các sổ chi tiết này được mở chi tiết cho từng thứ nguyên vật liệu. Cơ sở để ghi sổ là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và sổ chi tiết kỳ trước. Ví dụ 2.4: Căn cứ vào phiếu nhập số 00542, phiếu xuất 06484 và các phiếu nhập, phiếu xuất giấy sóng trong tháng 12/2014, thủ kho ghi thẻ kho mặt hàng giấy sóng. Biểu 2.6: Trích thẻ kho Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 56
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mẫu số S12-DN Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trƣờng Sơn, Huyện An Lão, Hải Phòng (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) ThÎ kho Kho: NLN001- Kho Nguyªn liÖu VËt t•: GiÊy sãng - §VT: Kg Tõ ngµy 01/12/2014 ®Õn 31/12/2014 Tồn đầu kỳ : 20.000 Chøng tõ Ch÷ ký XN STT Kh¸ch hµng DiÔn gi¶i Sl nhËp SL xuÊt SL tån kho Ngµy Sè cña kÕ to¸n 1 11/12 PXK06484 Lê Văn Chƣơng Xuất kho giấy sóng 2.831 30.900 C«ng ty sx vµ dv th•¬ng m¹i Đức NhËp mua giÊy sãng 2 18/12 PNK00542 21.100 52.000 Anh theo H§ 0034976 20 20/12 PXK06503 NguyÔn Träng C•êng XuÊt kho giÊy sãng 8.518 115.902 NhËp mua giÊy sãng 21 20/12 PNK00553 C«ng ty sx vµ dv th•¬ng m¹i Đức Anh 60.000 175.902 theo H§ 00350710 Tæng céng 610.407 551.507 78.900 Tồn cuối kỳ : 78.900 Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 57
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.7: Trích Sổ chi tiết vật tƣ Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mẫu số S10-DN Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trƣờng Sơn, Huyện An Lão, Hải Phòng (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 12 năm 2014 Tài khoản: 152 Tên kho: kho Nguyên liệu Tên vật liệu: Giấy sóng Đơn vị tính: Kg Ngày Chứng từ TK Đơn Nhập Xuất Tồn tháng Diễn giải ĐƢ giá ghi sổ SH NT SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền Tồn đầu kỳ 7.400 20.000 148.000.000 Xuất kho giấy PXK 11/12 11/12 sóng sản xuất 621 7.400 2.831 20.949.400 30.900 228.660.000 06484 thùng Carton PNK Mua giấy sóng 18/12 18/12 112 7.400 21.100 156.140.000 52.000 384.800.000 00542 về nhập kho Cộng phát sinh 610.407 4.517.011.800 551.507 4.081.151.800 Tồn cuối kỳ 78.900 583.860.000 Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 58
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Cuối tháng, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết nguyên vật liệu với sổ trên thẻ kho, nếu khớp nhau (về số lượng) thì các số liệu trên sổ chi tiết nguyên vật liệu được dùng để lập "Bảng kê nhập, xuất, tồn" (Biểu 2.8). Biểu 2.8: Trích bảng kê nhập, xuất, tồn - - Tài khoản: 152 Tháng 12/ 2014 Đơn Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ STT Diễn giải vị Mã số tính Lƣợng Tiền Lƣợng Tiền Lƣợng Tiền Lƣợng Tiền 1 Giấy sóng kg 152001 20.000 148.000.000 610.407 4.517.011.800 551.507 4.081.151.800 78.900 583.860.000 2 Tem chiếc 152002 11.286 1.227.761 154.157 5.746.808 151.137 3.196.345 14.306 3.778.224 3 Bìa kg 152003 3.450 16.750.000 75.000 367.500.000 73.143 358.402.320 5.307 25.847.680 4 Keo thùng 152004 37 1.787.500 222 10.500.000 162 7.787.925 97 4.499.575 Tổng cộng 97.628 1.119.471.670 998.559 9.140.312.158 890.381 8.927.986.757 205.806 1.331.797.071 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 59
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Từ bảng kê nhập, xuất, tồn cuối năm kế toán tổng hợp số liệu vào bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu (Biểu 2.9) Biểu số 2.9: Trích bảng tổng hợp chi tiết Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mẫu số S11-DN Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trƣờng Sơn, Huyện (Ban hành theo quyết định An Lão, Hải Phòng số 15/2006/QĐ-BTC) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, HÀNG HOÁ Tài khoản: 152 Năm 2014 Số tiền STT Tên vật liệu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ 1 Giấy sóng 4.381.806.627 35.392.255.373 39.190.202.000 583.860.000 2 Tem 137.009.224 11.763.000.000 11.896.231.000 3.778.224 3 Bìa 1.389.815.853 6.956.172.019 8.320.143.192 25.847.680 4 Keo 79.624.175 448.846.400 523.971.000 4.499.575 5 Tinh bột sắn 187.500.000 522.750.500 686.125.015 24.125.485 6 Xút 5.325.789 157.352.636 131.948.425 30.730.000 7 Phèn 57.183.500 342.448.620 343.999.565 55.632.555 8 Mực 476.831.890 2.144.182.913 2.513.074.333 107.940.470 9 Duplex PG 289.000.000 2.163.123.900 2.320.230.000 131.893.900 10 Giấy ĐA 136.000.000 1.752.290.750 1.691.258.400 197.032.350 11 Giấy mặt PD 120.225.216 4.839.450.200 4.888.003.291 71.672.125 Tổng cộng 8.022.620.410 578.338.626.300 585.029.449.639 1.331.797.071 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 60
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.4.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty Song song với công việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu hàng ngày thì kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là công việc không thể thiếu được trong công tác kế toán nguyên vật liệu. Hiện nay, công ty đang áp dụng kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tức là việc ghi chép tính toán tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu vào các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trên cơ sở các chứng từ hợp lý được diễn ra thường xuyên liên tục.Và trong quá trình hạch toán kế toán công ty cũng sử dụng các tài khoản có liên quan đến tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo phương pháp này. 2.4.4.1. Tài khoản sử dụng - Tại công ty, kế toán nguyên vật liệu sử dụng một số TK sau: + TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. + TK 1521: Nguyên vật liệu chính - Các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu, công ty sử dụng tài khoản sau: + TK 111: Tiền mặt. + TK 112: Tiền gửi ngân hàng. + TK 331: Phải trả cho người bán. - Các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu, công ty sử dụng tài khoản sau: + TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + TK 627: Chi phí sản xuất chung. + TK 641: Chi phí bán hàng. + TK 642: Chi phí quản lý Doanh nghiệp. 2.4.4.2. Sổ sách sử dụng Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Chính vì vậy các loại sổ sách kế toán của công ty sử dụng đều phải tuân theo những quy định chung của hình thức này, bao gồm: - Sổ cái TK 152- Nguyên liệu, vật liệu - Các sổ liên quan khác như sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp vật tư, sổ chi tiết TK 621, các bảng tổng hợp chứng từ gốc 2.4.4.3. Hạch toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liệu tại công ty Do nguyên vật liệu của công ty được nhập hoàn toàn từ mua ngoài nên đã nảy sinh quan hệ thanh toán giữa công ty và các nhà cung cấp vật tư. Đối với những vật tư mua lẻ có giá trị nhỏ có thể thanh toán ngay bằng tiền Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 61
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp mặt. Còn đối với những vật tư có giá trị lớn, công ty thường sử dụng hình thức thanh toán bằng chuyển khoản. Hình thức này giúp cho việc thanh toán được dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, công ty cũng dùng hình thức thanh toán trả chậm đối với những nhà cung cấp có quan hệ thường xuyên với công ty. Cụ thể công việc hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu được thực hiện như sau: 2.4.4.3.1. Nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài chƣa thanh toán Hình thức mua nguyên vật liệu chưa thanh toán của công ty thường được áp dụng khi mua nguyên vật liệu của các nhà cung cấp có quan hệ thường xuyên với công ty. Việc theo dõi các khoản thanh toán với người bán được kế toán thực hiện trên cả phần mềm kế toán và trên sổ sách. Mô hình nghiệp vụ: TK 331 TK 152 Mua NVL TK 133 Ví dụ 2.5: Ngày 10/12/2014 công ty có nhập kho 1 lô hàng sơn và mực in từ công ty TNHH sơn và mực in Giai Thăng Việt Nam theo hoá đơn GTGT 0043514. Tổng giá thanh toán 34.032.900 đ. Trong đó đơn giá chưa có VAT 10% là 30.939.000 đ, công ty chưa thanh toán. - HĐGTGT 0043514 (Biểu 2.10) - Nhật ký chung (Biểu 2.16) - Sổ Cái TK 152 (Biểu 2.17) - Sổ Cái TK 331 (Biểu 2.17) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 62
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.10: Hóa đơn GTGT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số:01GTKT3/001 LIÊN 2: Giao ngƣời mua Ký hiệu:01AA/13P Ngày 10/12/2014 Số:0043514 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH sơn và mực in Gai Thăng Việt Nam Mã số thuế : 0262359354 Địa chỉ : Số 151 Trường Chinh, Kiến An, Hải Phòng, Việt Nam Số điện thoại : Fax : Họ và tên người mua hàng : . Tên đơn vị: Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mã số thuế : 0 2 0 1 1 3 6 9 5 6 Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trường Sơn, Huyện An Lão, Hải Phòng Hình thức thanh toán : Số tài khoản : STT Tên hàng hóa,dịch vụ Đơn vị Số lƣợng Đơn giá Thành tiền tính A B C 1 2 3=1*2 1 Tiền hàng tháng 30.939.000 12/2014 Cộng tiền hàng 30.939.000 Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 3.093.900 Tổng cộng tiền thanh toán 34.032.900 Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi tư triệu không trăm ba mươi hai nghìn chin trăm đồng chẵn. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 63
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.4.4.3.2. Nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài đƣợc thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng Thông thường việc thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng áp dụng với những lô hàng có giá trị lớn. Mô hình nghiệp vụ: TK 112 TK 152 Mua NVL TK 133 Ví dụ 2.6: Ngày 10/12/2014 công ty có nhập kho 1 lô hàng giấy sóng từ công ty Đức Anh theo hoá đơn GTGT 0034954. Tổng giá thanh toán 174.852.700 đ. Trong đó đơn giá chưa có VAT 10% là 158.957.000 đ, công ty thanh toán ngay bằng TGNH. - HĐGTGT 0034954 (Biểu 2.11) - Lệnh chi TGNH (Biểu 2.12) - Nhật ký chung (Biểu 2.16) - Sổ Cái TK 152 (Biểu 2.17) - Sổ Cái TK 112 (Biểu 2.17) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 64
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.11: Hóa đơn GTGT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số:01GTKT3/001 LIÊN 2: Giao ngƣời mua Ký hiệu:01AA/13P Ngày 10/12/2014 Số:0034954 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Đức Anh Mã số thuế : 0201559207 Địa chỉ : Thôn Cầu Hạ, Xã Quang Trung, Huyện An Lão, Hải Phòng, Việt Nam Số điện thoại : 0313.572.819 Fax : 0313.572.819 Họ và tên người mua hàng : . Tên đơn vị: Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mã số thuế : 0 2 0 1 1 3 6 9 5 6 Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trường Sơn, Huyện An Lão, Hải Phòng Hình thức thanh toán : Chuyển khoản Số tài khoản : STT Tên hàng hóa,dịch Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền vụ tính lƣợng A B C 1 2 3=1*2 1 Tiền hàng tháng 158.957.000 12/2014 Cộng tiền hàng 158.957.000 Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 15.895.700 Tổng cộng tiền thanh toán 174.852.700 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bảy tư triệu tám trăm năm mươi hai nghìn bảy trăm đồng chẵn. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 65
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.12 : Lệnh Chi TGNH NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG HẢI PHÒNG Liên 1/copy 1 Số /No: 08R18 LỆNH CHI PAYMENT ORDER Ngày /Date: 10/12/2010 Đơn vị trả tiền /Payer: Công ty TNHH Đức Anh Số tiền bằng số Tk nợ / Debit AC : 102010000207186 174.852.700 Ngân hàng / With bank : Công thương Hải Phòng . Số tiền bằng chữ : Một trăm bảy mươi tư nghìn tám trăm năm mươi hai nghìn bảy trăm đồng chẵn. Tên đơn vị trả / Payee : Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Tk có / order /AC : 3408659 Tại ngân hàng /With bank : Công thương Hải Phòng Nội dung : Trả tiền mua hàng. Ngày hạch toán / Date counting date: 10/12/2010 Đơn vị trả tiền / Payer Giao dịch viên Kiểm soát viên Kế toán Chủ tài khoản Teller Supervisor Accountant A/C holder (Mẫu số 07/NHCT 10) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 66
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.13 : Sao kê Tài Khoản NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VN VIETTINBANK SAO KÊ TÀI KHOẢN CHI TIẾT Statement of Account Trang/Page 2 Từ ngày/ from date: 10/12/2014 đến ngày/ To date: 10/12/2014 Số tài khoản/ Account No: 711A87654321 Tiền tệ/ Currency: VNĐ Tên tài khoản/ Account name: Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Ngày PS trước/ Period: SDDK/ Beginning Balance: 153.684.700 đồng SDCK/ Ending Balance: Ngày phát sinh Số chứng từ Nội dung giao dịch Transaction Document No Description 10/12/2014 13100105 Trả tiền cước biển Doanh số phát sinh (Transted Amount) Nợ (Debit) Có (Credit) 174.852.700 Giao dịch viên Kiểm soát viên Teller Supervisor Phí NH: 11.000 VNĐ T-toán phí:11.000 VNĐ Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 67
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.4.4.3.3. Nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài nhƣng thanh toán bằng tiền mặt Khi phát sinh ngiệp vụ mua nguyên vật liệu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, thủ quỹ thực hiện các nghiệp vụ chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, ghi sổ quỹ hàng ngày, lập báo cáo quỹ cho phòng kế toán kèm theo tất cả các chứng từ chi làm cơ sở ghi sổ kế toán. Mô hình nghiệp vụ: TK 111 TK 152 Mua NVL TK 133 Ví dụ 2.7: Ngày 30/12/2014 công ty có nhập kho tem giấy trắng từ công ty Hoàng Phong theo hoá đơn GTGT 0057412. Tổng giá thanh toán 399.465 đ. Trong đó đơn giá chưa có VAT 10% là 363.150 đ, công ty thanh toán ngay bằng tiền mặt. - HĐGTGT 0057412 (Biểu 2.14) - Phiếu chi tiền mặt (Biểu 2.15) - Nhật ký chung (Biểu 2.16) - Sổ Cái TK 152 (Biểu 2.17) - Sổ Cái TK 111 (Biểu 2.17) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 68
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.14: Hóa đơn GTGT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số:01GTKT3/001 LIÊN 2: Giao ngƣời mua Ký hiệu:01AA/13P Ngày 30/12/2014 Số:0057412 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hoàng Phong Mã số thuế : 0232156513 Địa chỉ : Số 232 Nguyễn Văn Linh, Hải Phòng, Việt Nam Số điện thoại : Fax : Họ và tên người mua hàng : . Tên đơn vị: Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mã số thuế : 0 2 0 1 1 3 6 9 5 6 Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trường Sơn, Huyện An Lão, Hải Phòng Hình thức thanh toán : Tiền mặt Số tài khoản : STT Tên hàng hóa,dịch Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền vụ tính lƣợng A B C 1 2 3=1*2 1 Tiền hàng tháng 363.150 12/2014 Cộng tiền hàng 36.315 Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 399.465 Tổng cộng tiền thanh toán 399.465 Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm chín mươi chín nghìn bốn trăm sáu mươi năm đồng chẵn. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 69
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.15: Phiếu chi tiền mặt Đơn vị: Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mẫu số:02-TT Địa chỉ: Thôn Văn Trang, Xã Trƣờng Sơn. An Lão, Hải Phòng (Ban hành theo QĐsố 15/2006/QĐBTC) Quyển số:07 Số PC 321 Nợ TK:152,133 Có TK:111 PHIẾU CHI Ngày 30 tháng 12 năm2014 Họ và tên người nhận tiền: Phạm Địa chỉ: Công ty TNHH Hoàng Phong Lý do chi: Thanh toán tiền hàng Số tiền: 399.465 VNĐ Viết bằng chữ: Ba trăm chín mươi chín nghìn bốn trăm sáu mươi năm đồng Kèm theo 2 Chứng từ gốc. Ngày 30 tháng 12 năm 2014 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng Ngƣời lập Thủ quỹ Ngƣời nhận tiền Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Ba trăm chín mươi chín nghìn bốn trăm sáu mươi năm đồng chẵn. Ví dụ 2.8: Căn cứ vào HĐ GTGT 0043514, HĐ GTGT 0034954, HĐ GTGT0057412, phiếu chi 321, lệnh chi 08R18 và các phiếu nhập, phiếu xuất, chứng từ trong tháng 12/2014 hàng ngày kế toán cập nhập vào sổ nhật ký chung Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 70
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.16: Sổ nhật ký chung Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mẫu số S03a-DN Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trƣờng Sơn, (Ban hành theo quyết định Huyện An Lão, Hải Phòng số 15/2006/QĐ-BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG (Trích trang 8) Năm 2014 Đơn vị tính : VNĐ Chứng từ Đã Sô phát sinh Ngày Số Số ghi tháng Diễn giải TT hiệu Ngày sổ ghi sổ Số hiệu dòng TK Tháng cái Nợ Có . X 23 152 30.939.000 Mua sơn, HĐ GTGT 10/12 10/12 mực in về 0043514 X 24 133 3.093.900 nhập kho X 25 331 34.032.900 26 152 X 158.957.000 Mua giấy HĐ GTGT 10/12 10/12 sóng 0034954 X 27 133 15.895.700 về nhập kho X 28 112 174.852.700 . X 47 152 363.150 Mua tem giấy HĐ GTGT 30/12 30/12 trắng về nhập 0057412 X 48 133 36.315 kho X 49 111 399.465 . 33 SDCK 540.611.126.915 540.611.126.915 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 71
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.17: Sổ Cái các tài khoản Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mẫu số S03b-DN Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trƣờng Sơn, (Ban hành theo quyết định Huyện An Lão, Hải Phòng số 15/2006/QĐ-BTC) Tháng 12 năm 2014 Tên tài khoản: NVL Số hiệu: 152 Đơn vị tính : VNĐ Nhật ký Chứng từ Ngày Chung Số tiền TK tháng Diễngiải Ngày Trang STT ĐƢ ghi sổ Số hiệu Nợ Có tháng sổ Dòng A B C D E G H 1 2 SDĐK(T12/2014) 1.119.471.670 . . . PNK Mua sơn, mực in 10/12 10/12 5 13 331 30.939.000 00529 về nhập kho PNK Mua giấy sóng 10/12 10/12 5 14 112 158.957.000 00530 về nhập kho . . . . . . Mua tem giấy PNK 30/12 30/12 trắng về nhập 12 20 111 363.150 00615 kho . . . . . . Cộng phát sinh 9.140.312.158 8.927.986.757 SDCK(T12/2014) 1.331.797.071 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 72
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mẫu số S03b-DN Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trƣờng Sơn, (Ban hành theo quyết định Huyện An Lão, Hải Phòng số 15/2006/QĐ-BTC) Tháng 12 năm 2014 Tên tài khoản: Tiền mặt Số hiệu: 111 Đơn vị tính : VNĐ Ngày Chứng từ Nhật ký chung Số tiền TK tháng Diễn giải Ngày Trang STT ĐƢ ghi sổ Số hiệu Nợ Có tháng sổ Dòng A B C D E G H 1 2 SDĐK (T12/2014) 5.031.235 Rút TGNH nhập 09/12 PT 122 09/12 5 5 112 700.000.000 quỹ Mua 5 6 152 363.150 10/12 PC 321 10/12 tem giấy trắng về nhập kho 5 7 133 36.315 . . . . . Thanh toán nợ 20/12 PC 408 20/12 phải trả công ty 7 16 331 15.000.000 Huy Hoàng 22/12 PC 409 22/12 Tạm ứng 7 17 141 2.000.000 . . . . . Thanh toán tiền mua 28/12 PC 424 28/12 9 30 338 432.000 BHTN 24h Thanh toán chi phí 30/12 PC 425 30/12 đi đường cho lái xe 9 31 641 1.000.000 hàng . . . . . Cộng phát sinh 750.000.000 309.125.000 SDĐK (T12/2014) 445.906.235 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 73
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mẫu số S03b-DN Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trƣờng Sơn, (Ban hành theo quyết định Huyện An Lão, Hải Phòng số 15/2006/QĐ-BTC) Tháng 12 năm 2014 Tên tài khoản: Phải trả ngƣời bán Số hiệu: 331 Đơn vị tính : VNĐ Nhật ký Chứng từ Ngày Chung Số tiền TK tháng Diễngiải Ngày Trang STT ĐƢ ghi sổ Số hiệu Nợ Có tháng sổ Dòng A B C D E G H 1 2 SDĐK(T12/2014) 311.471.285 . . . 5 13 152 30.939.000 HĐ Mua sơn, mực in 10/12 10/12 0043514 về nhập kho 5 14 133 3.093.900 . . . . . . Thanh toán tiền HĐ 30/12 30/12 hàng cho công ty 13 28 112 79.380.000 0065003 Thanh Phong HĐ Mua giấy mặt PĐ 31/12 31/12 13 29 152 52.650.000 0021695 chưa thanh toán 13 30 133 5.265.000 . . . . . . Cộng phát sinh 1.140.021.163 927.794.337 SDCK(T12/2014) 99.244.459 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 74
- Đại học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Công ty TNHH quốc tế Thanh Sang Việt Nam Mẫu số S03b-DN Địa chỉ: Thôn Văn Tràng, T.T Trƣờng Sơn, (Ban hành theo quyết định Huyện An Lão, Hải Phòng số 15/2006/QĐ-BTC) Tháng 12 năm 2014 Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng Số hiệu: 112 Đơn vị tính : VNĐ Nhật ký Chứng từ Ngày Chung Số tiền TK tháng Diễngiải ĐƢ ghi sổ Ngày Trang STT Số hiệu Nợ Có tháng sổ Dòng A B C D E G H 1 2 SDĐK(T12/2014) 2.640.219.050 . . . 5 13 152 158.957.000 LC Mua giấy sóng về 10/12 10/12 08R18 nhập kho 6 14 133 15.895.700 11/12 GBC 104 11/12 Thu tiền bán hàng 7 15 131 118.220.167 . . . . . . LC Thanh toán tiền hàng 26/12 26/12 Cho công ty Đức 8 20 331 34.032.900 25R18 Anh . . . . . . Cộng phát sinh 2.726.686.650 5.086.083.793 SDĐK(T12/2014) 280.821.907 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sv : Lê Thị Hoài Hương - QTL701K Page 75