Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC - Vũ Hải Giang

pdf 88 trang huongle 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC - Vũ Hải Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC - Vũ Hải Giang

  1. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, trong những năm vừa qua kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến khởi sắc. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật. Để có thể khẳng định chỗ đứng của mình thì bất kể doanh nghiệp nào cũng cần phải có những chính sách đường lối cũng như các công cụ quản lý đắc lực. Về bản chất, kế toán là một hệ thống đo lường xử lý và truyền đạt những thông tin có ích cho quyết định kinh doanh. Sự hỗ trợ của công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết bởi hạch toán kế toán là công cụ có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là tư liệu lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm, đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và chất lượng sản phẩm. Thực hiện tốt công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ hạn chế được những thất thoát lãng phí và là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, trên cơ sở lý luận đã được học trong nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại VIC, em đã đi sâu tìm hiểu về phần hành kế toán kế toán nguyên vật liệu và chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khoá luận của em gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC. Do thời gian và trình độ có hạn nên khoá luận của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 1
  2. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, quản lý nguyên vật liệu là một mảng quan trọng, quyết định nên giá thành sản phẩm, vì nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Do vậy, việc quản lý nguyên vật liệu là mối quan tâm hang đầu và thực sự cần thiết được chú trọng. Trong quản lý nguyên vật liệu, công tác kế toán nguyên vật liệu phải luôn cập nhật một cách chính xác ,đầy đủ và trung thực những thông tin cầu thiết giúp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục. Vì vậy nguyên vật liệu phải được quan tâm đúng mức và sử dụng có hiệu quả. Nguyên vật liệu được mua từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi loại nguyên vật liệu lại có những vai trò, công dụng khác nhau đối với từng sản phẩm, nên việc hạch toán nguyên vật liệu là vấn đề cần được ưu tiên trong các doanh nghiệp. Việc hạch toán nguyên vật liệu không chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh chính xác tình hình biến động của vật liệu mà còn cung cấp thông tin cho hoạt động quản trị doanh nghiệp. Như vậy, việc hạch toán nguyên vật liệu là một điều tất yếu mà tất cả các Doanh nghiệp đều phải làm. Nếu thực hiện tốt việc hạch toán này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.1.2. Khái niệm về nguyên vật liệu. Theo chuẩn mực kế toán số 02, hàng tồn kho là những tài sản: được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường: - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang. - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 2
  3. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC - Nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm sản xuất. 1.1.3. Đặc điểm của nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mang những đặc điểm sau: - Tham gia vào một chu kỳ sản xuất. - Thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng. - Chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sản xuất ra. Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm, đúng mục đích và đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu. Vấn đề sử dụng nguyên vật liệu hợp lý luôn là một vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp; vì vậy công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm tối thiểu hóa chi phí, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp mà vẫn đạt được những yêu cầu về chất lượng luôn luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó để đảm bảo công tác hạch toán được chính xác đòi hỏi chúng ta phải quản lý tốt và chặt chẽ từ mọi khâu: từ khâu thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng. Trong suốt quá trình luân chuyển, việc giám sát chặt chẽ số lượng vật liệu mua vào, xuất dùng để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu về kỹ thuật, giá trị đã đề ra đòi hỏi cán bộ kế toán vật liệu phải thực hiện những nhiệm đó, đó là: - Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, nhập-xuất-tồn kho vật liệu, tình hình luân chuyển vật tư hàng hóa cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của vật liệu đã thu mua, nhập và xuất kho của doanh nghiệp, kiểm tra tình Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 3
  4. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC hình thu mua vật liệu về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời chủng loại vật liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Áp dụng đúng đắn các phương pháp và kỹ thuật hạch toán hàng tồn kho, mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép phản ánh, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức đánh giá, phân loại vật liệu, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, tính toán xác định chính xác số lượng giá trị vật liệu cho các đối tượng sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại hàng tồn kho theo đúng chế độ nhà nước quy định, lập các báo cáo về vật liệu phục vụ cho công tác quản lý và lãnh đạo, tiến hành phân tích đánh giá vật liệu từng khâu nhằm đưa ra đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý. 1.1.5. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu. 1.1.5.1. Phân loại nguyên vật liệu. Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh nên cần phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Phân loại vật liệu là việc sắp xếp vật liệu có cùng một tiêu thức nào đó vào một loại. Đối với vật liệu căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, vật liệu được chia thành các loại sau: * Nếu căn cứ vào vai trò, công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản than sản phẩm. - Nguyên vật liệu phụ: bao gômg các loaih nguyên liệu, vật liệu được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại nguyên vật liệu phục vụ cho công việc lao động của công nhân. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 4
  5. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC - Nhiên liệu: bao gồm các loại nguyên vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Phụ tùng thay thế : bao gồm các loại nguyên vật liệu được sử dụng để thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị phương tiện vận tải - Các nguyên vật liệu khác: bao gồm những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên như bao bì đóng gói sản phẩm, những phế liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc thu hồi từ thanh lý tài sản cố định. Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu; là cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. *Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu mua ngoài. - Nguyên vật liệu tự sản xuất. - Nguyên vật liệu có từ nguồn khác. ( Được cấp, nhận vốn góp, ) Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho. 1.1.5.2. Tính giá nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị của nguyên vật liệu ở những thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh. Theo chuẩn mực kế toán 02 -Hàng tồn kho thì vật liệu phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giá gốc. - Nguyên tắc thận trọng. - Nguyên tắc nhất quán. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 5
  6. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC - Sự hình thành trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu được phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. *Tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho. Theo chuẩn mực kế toán số 02, hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh có được hàng tồn kho ở thời điểm hiện tại. - Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại; chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được loại trừ khỏi chi phí thu mua. - Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm: Những chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm. - Chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Chi phí không được tính vào hàng tồn kho bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường. - Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng. Trên thực tế, nguyên vật liệu của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn khác nhau như: mua ngoài, nhập kho tự sản xuất, nhập do thuê ngoài gia công chế biến, nhập do nhận vốn góp liên doanh, nhập do được cấp do đó mà giá thực tế nhập kho cũng khác nhau: Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 6
  7. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Nguyên vật liệu nhập do mua ngoài: Chi phí thu Các khoản giảm giá Giá Các khoản Giá mua mua (chi phí được hưởng (chiết thực tế thuế nhập = ghi trên + + vận chuyển, - khấu thương mại, chiết nhập khẩu, thuế hóa đơn bốc dỡ, thuê khấu thanh toán, giảm kho khác (nếu có) kho) giá hàng bán) Trong đó giá mua ghi trên hóa đơn được xác định như sau: + Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu mua vào là giá mua thực tế không bao gồm thuế GTGT đầu vào. + Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trị nguyên vật liệu mua vào là tổng giá thanh toán phải trả cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). Nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công: Giá thực tế Giá thực tế vật liệu xuất = + Chi phí gia công chế biến nhập kho gia công, chế biến Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến: Giá thực tế vật Chi phí vận Chi phí phải trả Giá thực tế = + liệu xuất thuê chuyển bốc + cho bên nhận nhập kho = + ngoài gia công dỡ thuê kho gia công Nguyên vật liệu nhận góp từ đơn vị khác: Giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn là giá do hội đồng liên doanh đánh giá và công nhận. Nguyên vật liệu nhận viện trợ và tặng thưởng: Giá thực tế nguyên vật liệu là giá của hàng hóa cùng loại trên thị trường tương đương do hội đồng giao nhận xác định. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 7
  8. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Đối với phế liệu thu hồi: Giá thực tế của phế liệu thu hồi là giá được ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu. * Tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho. Do nguyên vật liệu của doanh nghiệp được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, vào những khoảng thời gian khác nhau nên giá thực tế nhập kho cũng khác nhau. Vì vậy khi xuất kho phải tính toán, xác định được giá thực tế xuất kho cho các yêu cầu và đối tượng sử dụng khác nhau. Theo chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho, việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo các phương pháp khác nhau, tuy nhiên khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong một niên độ kế toán. Một số phương pháp tính giá xuất kho chủ yếu: Phương pháp giá đích danh Theo phương pháp này, khi xuất kho nguyên vật liệu căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít và nhận diện được từng lô hàng. Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính dựa trên cơ sở số lượng thực xuất trong kỳ và đơn giá bình quân. Số lượng thực tế Giá bình quân một Giá thực tế xuất kho = X xuất kho đơn vị sản phẩm Đơn giá bình Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ = quân Lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Lượng vật liệu nhập trong kỳ - Đơn giá bình quân thường được tính cho từng loại nguyên vật liệu. - Đơn giá bình quân có thể xác định cho cả kỳ được gọi là đơn giá bình quân cả kỳ hay đơn giá bình quân cố định. Theo cách tính này, khối lượng tính toán Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 8
  9. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC giảm nhưng chỉ tính được trị giá thực tế của nguyên vật liệu vào thời điểm cuối kỳ nên không thể cung cấp thông tin kịp thời. - Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập được gọi là đơn giá bình quân liên hoàn hay đơn giá bình quân di động. Theo cách tình này, hàng ngày cung cấp thông tin kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán sẽ nhiều hơn nên phương pháp này rất thích hợp đối với những doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán. Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này thì lô hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá mua thực tế lần nhập đó để tính trị giá hàng xuất kho, số còn lại tính theo đơn giá của lần nhập tiếp theo. Trị giá tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng hàng tồn kho và đơn giá của những lô hàng nhập sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này thì lô hàng nào nhập sau sẽ được xuất trước. Căn cứ vào số lượng vật liệu tính ra giá trị thực tế xuất kho theo nguyên tắc tính theo đơn giá của lần nhập sau cùng đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của lần nhập trước đó. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát. 1.2. Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 1.2.1. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là một trong những đối tượng kế toán cần phải tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả số lượng, không chỉ theo từng kho mà phải chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ nguyên liệu. Hiện nay, tuy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, tuy theo trình độ của nhân viên kế toán và thủ kho, để tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể lực chọn một trong ba phương pháp: - Thẻ song song. - Sổ đối chiếu luân chuyển. - Sổ số dư. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 9
  10. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC 1.2.1.1. Phương pháp thẻ song song. Phiếu nhập kho Thẻ hoặc sổ Bảng tổng Sổ kế Thẻ kho chi tiết hợp nhập, toán tổng xuất, tồn kho hợp nguyên vật Phiếu xuất kho liệu Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra *Quy trình hạch toán: - Tại kho: Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho, cuối tháng tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn trên thẻ kho và số thực tế có trong kho. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu của thủ kho chuyển đến, kế toán phải có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác của các chứng từ này rồi ghi chép vào sổ (thẻ) có liên quan. Cuối tháng, kế toán cộng sổ (thẻ) tính ra tổng số nhập, xuất, tồn kho chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, rồi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho, lập báo cáo tổng hợp tình hình nhập- xuất-tồn nguyên vật liệu. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 10
  11. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC *Điều kiện áp dụng: Cho những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, hàng hóa, khối lượng nhập, xuất không nhiều và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán không cao. *Nhận xét: -Ƣu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra, đảm bảo độ tin cập cao, có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho kế toán quản trị. -Nhƣợc điểm: Khối lượng công việc ghi chép lớn, ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán. 1.2.1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. PhiÕu nhËp kho B¶ng kª nhËp ThÎ kho Sæ ®èi chiÕu Sæ kÕ to¸n lu©n chuyÓn tæng hîp PhiÕu xuÊt kho B¶ng kª xuÊt Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra *Quy trình hạch toán: - Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn giống như phương pháp thẻ song song. - Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng loại nguyên vật liệu theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng loại nguyên vật liệu, mỗi loại chỉ ghi một dòng trong sổ. Sau đó tính ra số tồn kho cuối tháng và ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Cuối tháng tiến Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 11
  12. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp. *Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, không có điều kiện ghi chép nhập, xuất hàng ngày. Phương pháp này thường ít áp dụng trong thực tế. *Nhận xét: -Ƣu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. -Nhƣợc điểm: Việc ghi sổ bị trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán do việc kiểm tra đối chiếu số lượng chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên vẫn hạn chế trong kiểm tra. 1.2.1.3. Phương pháp sổ số dư. PhiÕu nhËp kho PhiÕu giao nhËn chøng tõ nhËp ThÎ kho Sæ sè d• B¶ng luü kÕ Sæ kÕ to¸n nhËp, xuÊt, tån tæng hîp PhiÕu xuÊt kho PhiÕu giao nhËn chøng tõ xuÊt Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra *Quy trình hạch toán: - Tại kho: Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho xong, thủ kho tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho phát sinh trong ngày, trong kỳ và phân loại theo Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 12
  13. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC từng nhóm chi tiết cho nguyên vật liệu theo quy định. Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ trong đó ghi số lượng, số hiệu chứng từ của từng nhóm nguyên vật liệu và giao cho phòng kế toán kèm theo phiếu nhập, xuất kho. Cuối tháng, thủ kho ghi số lượng vật liệu tồn kho theo từng danh mục vào sổ số dư. Sổ số dư được kế toán mở cho từng kho và ghi cả năm, cuối tháng kế toán giao cho thủ kho để ghi vào sổ, ghi xong thủ kho phải chuyển trả cho phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền cho vật liệu. - Tại phòng kế toán: Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho của thủ kho, kế toán kiểm tra chứng từ, ghi giá hạch toán và tính thành tiền cho vật liệu. Tổng cộng số tiền trên chứng từ nhập, xuất kho theo từng nhóm nguyên vật liệu để ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, căn cứ vào phiếu này ghi vào bảng nhập-xuất-tồn. Bảng này mở cho từng kho, mỗi kho một tờ, ghi trên cơ sở chứng từ nhập-xuất. Cuối tháng tính ra số tồn kho trên bảng kê nhập-xuất-tồn. Số liệu tồn kho của từng nhóm vật liệu sử dụng để đối chiếu với sổ số dư và đối chiếu với kế toán tổng hợp theo từng nhóm. *Điều kiện áp dụng: Phương pháp này sử dụng cho các doanh nghiệp dùng giá hạch toán để hạch toán vật liệu nhập-xuất-tồn kho. *Nhận xét: -Ƣu điểm: Hạn chế việc ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán, cho phép kiểm tra thường xuyên công việc ghi chép ở kho, đảm bảo số liệu kế toán kịp thời, chính xác. -Nhƣợc điểm: Khi thực hiện phương pháp này thì phức tạp hơn và phải nhiều bước, nhiều thủ tục. 1.2.2. Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. Theo chế độ hiện hành có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 13
  14. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC 1.2.2.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi việc nhập, xuất và tồn kho vật liệu một cách thường xuyên trên sổ kế toán. Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho vật liệu một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh loại hàng tồn kho. Vì thế giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc, số tồn kho thực tế phải hoàn toàn phù hợp với số hàng tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp ) và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị; hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. *Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 152: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do muc ngoài, tự chế, thuê gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đưa đi góp vốn. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá người mua. - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm tra. Số dƣ bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 14
  15. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC  TK 151 “Hàng mua đang đi đƣờng”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại vật tư, hàng hóa mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng còn đang chờ kiểm nhận nhập kho. Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK111, TK112, TK331 *Phƣơng pháp hạch toán: Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện trên sơ đồ 1.4 1.2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất dùng theo công thức: Trị giá hàng Tổng trị giá Trị giá hàng Trị giá hàng xuất kho = + hàng nhập - tồn kho tồn kho đầu kỳ trong kỳ kho trong kỳ cuối kỳ Theo phương pháp này, mọi biến động của vật tư hàng hóa (nhập, xuất, tồn kho) không theo dõi phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua vào nhập kho trong kỳ được theo dõi phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng: TK611 “Mua hàng”. Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế; trị giá vật tư hàng hóa xuất kho trong kỳ làm căn cứ để ghi sổ kế toán của TK611 “Mua hàng”. Áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ kế toán, phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ) *Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 611 “Mua hàng”:Tài khoản này sử dụng để phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu mua vào, nhập kho, hoặc sử dụng trong kỳ. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 15
  16. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 611: Bên Nợ: - Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê). - Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, mua vào trong kỳ, hàng hoá đã bán bị trả lại, Bên Có: - Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ ( theo kết quả kiểm kê). - Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (chưa xác định là đã bán trong kỳ). - Giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ hàng hoá mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá. TK 611 không có số dư cuối kỳ.  Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Dùng để phản ánh thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho, chi tiết theo từng loại. Bên Nợ: Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ. Số dƣ bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ  Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đƣờng”: Bên Nợ: Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư mua đang đi đường cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ. Số dƣ bên Nợ: Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường. Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK111, TK112, TK331 *Phƣơng pháp hạch toán: Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai định kỳ được mô tả theo sơ đồ 1.5 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 16
  17. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán NVL theo phương pháp kế khai thường xuyên. TK111,112,331 TK 152 TK621,623,627,641,642,241 Nhập kho NVL mua ngoài Xuấ t kho NVL dùng cho SXKD, XDCB hoặc sửa chữa lớn TSCĐ TK 133 TK 154 Thuế GTGT (nếu có) Xuất kho NVL thuê ngoài gia công Chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp TK111,112,331 TK 154 Giảm giá NVL mua vào, trả lại NVL thuê ngoài gia công chế NVL cho người bán, CKTM biến xong nhập kho TK 133 TK333 (3333,3332) nếu có Thuế nhập khẩu, TTĐB của NVL nhập khẩu phải nộp NSNN TK632 TK 333 (33312) NVL xuất bán Thuế GTGT NVL nhập khẩu nộp NSNN (nếu không được khấu trừ) TK 142,242 NVL dùng cho SXKD TK 411 phải phân bổ dần Được cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh liên kết bằng NVL TK222,223 NVL xuất kho để đầu tư vào công TK621,623,641,642,241 ty liên kết hoặc CSKD đồng kiểm soát NVL xuất dùng cho SXKD, XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ không sử dụng TK 632 hết nhập lại kho NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê thuộc hao hụt trong định mức TK 222,223 Tk 138 (1381) Thu hồi vốn góp vào công ty liên kết, Công ty đồng kiểm soát bằng NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê NVL chờ xử lý TK338 (3381) NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lỷ Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 17
  18. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai định kỳ. TK 151,152 TK 611 Kết chuyển giá trị NVL tồn đầu kỳ TK111,112,331 TK111,112,331 Mua NVL về nhập trong kỳ Giảm giá hàng mua hàng mua trả lại, CKTM TK 133 Thuế GTGT đầu vào (nếu có) TK 133 Thuế GTGT TK3333 (nếu có) Thuế nhập khẩu phải nộp NSNN TK 3332 TK 138, 334 Thuế TTĐB hàng nhập khẩu phải nộp NSNN Giá trị NVL thiếu hụt TK 33312 TK 632 Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp NSNN (Nếu không được Xuất bán khấu trừ) TK621,623,627,641,642,241 TK 3381 NVL thừa khi kiểm kê Cuối kỳ xác định và kết chuyển Trị giá NVL xuất kho cho SXKD, XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ TK 151, 152 TK 411 Kết chuyển NVL tồn kho cuối kỳ Nhận vốn góp liên doanh TK 128,222,311 NVL nhập từ các nguồn khác Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 18
  19. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC 1.2.3. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị ghi xuống thấp hơn so với giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán. Trong chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho, quy định việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá trị thuần chính là số dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Ngoài ra khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải xét đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Để hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Kết cấu và nội dung của tài khoản 159: Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dƣ bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 19
  20. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Theo chế độ kế toán hiện hành, vào cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối kỳ kế toán năm, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng đã được lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì kế toán phản ánh số chênh lệch (bổ sung thêm) như sau: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng đã được lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì kế toán phản ánh số chênh lệch (hoàn nhập) như sau: Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 20
  21. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VIC. 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Thƣơng mại VIC. - Tên giao dịch: Công ty TNHH Thương mại VIC - Đơn vị quản lý: UBND TP Hải Phòng - Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Hải Phòng - Tel: 031.742976 - Fax: 031.742978 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại VIC. Ngày 27 tháng 4 năm 1999 Công ty TNHH Thương mại VIC chính thức được thành lập với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thức ăn gia súc mang nhãn hiệu “Con Heo Vàng”. Những ngày đầu thành lập Công ty VIC gặp nhiều khó khăn: nhà xưởng phải đi thuê, nhân công chỉ đếm trên đầu ngón tay và số vốn kinh doanh chỉ vài chục triệu đồng. Một thương hiệu Việt Nam được hình thành sớm và chấp nhận sự cạnh tranh không cân sức trên thị trường – trong bối cảnh mà các Công ty nước ngoài chiếm tới 90% thị phần và tập quán người chăn nuôi chỉ quen với những thương hiệu như Con Cò, Hiđro . Song với chiến lược sản xuất kinh doanh nhạy bén và đúng đắn, sự nỗ lực của Ban lãnh đạo công ty cùng với cán bộ công nhân viên, công ty đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Đặc biệt năm 2002 – Đánh dấu một sự kiện đặc biệt khi công ty khánh thành nhà máy Con Heo Vàng tại Hải Phòng và chính thức đi vào hoạt động, cũng kể từ đây thương hiệu Con Heo Vàng tại Hải Phòng đã chính thức đi vào hoạt động, cũng kể từ đây thương hiệu Con Heo Vàng bắt đầu ghi dấu ấn vững mạnh trên thị trường thức ăn gia súc bằng việc quan tâm đầu tư phát triển thương hiệu. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 21
  22. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Với tốc độ tăng trưởng nhiều năm liên tục ở mức khá cao từ 150 – 200% đã tạo đà cho công ty có bước phát triển đột phá. Tiếp theo nhà máy Hải Phòng, công ty đang tiếp tục xây dựng các nhà máy tại Nghệ An, Quy Nhơn, Đồng Tháp, hai chi nhánh tại Hà Nội, Nam Định và tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: Sản phẩm cho gia súc, gia cầm, đại gia súc. Công ty còn sản xuất các sản phẩm cho cá và tiến tới mở rộng ngành nghề kinh doanh các sản phẩm thịt sạch phục vụ người tiêu dùng. Lúc đầu thành lập, công ty chỉ có một thương hiệu con Heo Vàng thì nay công ty đã có thương hiệu Ông Tiên, Thạch Sanh Thần, Cá Vàng, Heo Vàng, Vàng 10. Thương hiệu Con Heo Vàng đã đăng ký tại Lào, Campuchia, Trung Quốc và đã tiến hành xác lập nhà phân phối sản phẩm tại Lào. Mạng lưới phân phối của công ty cũng được mở rộng, từ chỗ chỉ có vài chục đại lý bán lẻ thì hiện nay đã có gần 4000 đại lý bán lẻ và 40 nhà phân phối trên toàn quốc. Thương hiệu Con Heo Vàng đã được người chăn nuôi tin dùng và đánh giá cao Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Thương mại VIC luôn luôn quan tâm đến lợi ích của người chăn nuôi và bằng các phương pháp để giúp người chăn nuôi có lãi. Mục tiêu của Công ty TNHH Thương mại VIC là mong muốn xây dựng được thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực thức ăn gia súc với phương châm “ Chúng tôi là người Việt Nam & mong muốn người chăn nuôi Việt Nam có lãi” 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Với sản phẩm thức ăn gia súc là dòng sản phẩm có sự biến đổi lớn khi giá cả nguyên liệu đầu vào thay đổi do phần nguyên liệu đầu vào của công ty đều phải nhập khẩu, bên cạnh đó sản phẩm đầu ra gặp nhiều khó khăn do giá xuất khẩu liên tục biến động, hơn thế nữa là các sản phẩm đầu ra chủ yếu tiêu thụ nội địa nên giá trị thặng dư không cao. Một đặc thù trong vấn đề kinh doanh thức ăn chăn nuôi đó là phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, tình hình dịch bệnh. Minh chứng rõ nhất là tình hình dịch bệnh hoành hành trong những năm qua khiến tình hình tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 22
  23. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC  Quy trình sản xuất Hiện nay công ty đang sản xuất 2 loại sản phẩm chính là thức ăn gia súc đậm đặc và thức ăn gia súc hỗn hợp dạng viên do vậy quy trình sản xuất của doanh nghiệp có 2 loại. Quy trình sản xuất của doanh nghiệp rất chặt chẽ, doanh nghiệp luôn chú trọng trong việc kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm ở đầu vào cũng như đầu ra. Doanh nghiệp đã tiến hành mua máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất nên quy trình sản xuất sản phẩm diễn ra một cách liên tục và tự động hóa. Việc tự động hóa quy trình sản xuất giúp chuyển chức năng điều khiển máy móc thiết bị của người công nhân cho thiết bị tự động hóa và người công nhân chỉ làm nhiệm vụ theo dõi giám sát hoạt động của máy móc nên doanh nghiệp giảm bớt được chi phí nhân công, đảm bảo được sự chính xác khi trộn, pha chế nguyên vật liệu đầu vào nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao. Quy trình sản xuất thức ăn gia súc hỗn hợp dạng viên( sơ đồ 2.1.1) - Thuốc, nguyên liệu đổ vào máy trộn - Thời gian trộn 6-8 phút - Thời gian xả viên : 2/3 máy làm nguội Quy trình sản xuất thức ăn gia súc đậm đặc ( sơ đồ 2.1.2) - Thuốc trộn khi nghiền xong nguyên liệu thô.Thuốc trộn theo nguyên tắc nhẹ trộn trước,nặng trộn sau, ít trộn trước,nhiều trộn sau - Thời gian trộn 10-12 phút/mẻ - Cân thuốc:quy trình cân có đánh dấu Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 23
  24. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Nguyên liệu Nguyên liệu chính thuốc Cân điện tử Công thức 5 Cân mẻ (10t) KCS KCS Nghiền Nghiền Xi lo chứa NL Trộn đều Công thức 1 Cân ĐT PĐH mẻ L2 tấn KCS Xi lô chứa 1 Thuốc,phun Xi lô chứa NL Trộn dầu,mật Xi lô chứa 2 Ép viên (5) Làm nguội (6) Lên sàng ( 7) KCS Cân thành phẩm,nhập kho Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất thức ăn gia súc hỗn hợp dạng viên Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 24
  25. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Nguyên liệu thô Cân NL Công thức KCS Nghiền Thuốc KCS Cân BTP,cân TP Xi lô đong Đóng gói KCS Kho thành phẩm Sơ đồ 2.2:Quy trình sản xuất thức ăn gia súc đậm đặc. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 25
  26. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC  Đặc điểm thị trƣờng:  Đặc điểm thị trường đầu vào: Gần 90% nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu. Mặt hàng nhập khẩu chính là khô đậu, đậu tương. Công ty thường mua từ các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Achentina, Hoa Kỳ. Thị trường nhập khẩu của công ty rất rộng: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc. Các nhà cung cấp của Công ty hầu hết là các hãng lớn, có uy tín trên thị trường. Trong đó có một số nhà cung cấp đã làm ăn lâu năm với Công ty và họ thường dành cho công ty một số ưu đãi về số lượng, giá cả, điều kiện thanh toán do đó họ coi VIC là khách hàng uy tín số một.  Đặc điểm thị trường đầu ra. Bảng số 2.1. Bảng sản lượng tiêu thụ Đơn vị tính: tấn Năm / Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Sảm phẩm đậm đặc 47.398 65.376 58.596 Sản phẩm hỗn hợp 23.699 32.688 29.099 Qua bảng trên ta thấy: mặc dù đầu tư trong năm 2009 khá cao nhưng sản lượng tiêu thụ năm 2009 không tăng so với năm 2008 thậm chí còn giảm sút hơn so với năm 2008 nguyên nhân là do: Năm 2009 là năm cực kỳ khó khăn của thị trường chăn nuôi Việt Nam nói chung và của VIC nói riêng do đàn lợn giảm sút vì dịch bệnh, điều kiện thời tiết khắc nghiệt dẫn đến tâm lý chán nản của người chăn nuôi. Đặc biệt là giá cả nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao và biến động mạnh. Năm 2009 là năm khó khăn thách thức sự tồn tại và phát triển của tổng công ty khi mà số đàn lợn được đánh giá chỉ bằng 50 – 60% của năm 2008 và giá cả nguyên liệu tăng 150 – 200%. Năm 2009, sản lượng đậm đặc của công ty đạt 55 ngàn tấn bằng 76% so với năm 2008 và bằng 62% kế hoạch năm. Đây là giai đoạn được đánh giá là khó khăn nhất, gây ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ công nhân viên. Tuy trong khó khăn như vậy, nhưng công ty vẫn tiếp tục và duy trì ổn định để phát triển. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 26
  27. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thương mại VIC Giám đốc Phòng hành Phòng kế toán Phòng kỹ Phòng cung chính nhân sự thuật vật tư tiêu Phòng thị Xưởng sản Các văn phòng trường xuất đại diện Sơ đồ 2.3: Mô hình bộ máy quản lý doanh nghiệp  Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, đại diện cho công ty trước pháp luật, trực tiếp điều hành, đề ra các chiến lược phát triển cho công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.Là người trực tiếp tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế, lực chọn và đề ra các quyết định phương án kinh doanh,làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.  Phòng hành chính nhân sự: Phòng có trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo lao động lương thưởng cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện các công tác hành chính văn phòng như: tiếp khách, photo, lưu trữ, đảm bảo văn hóa công ty (trang phục, nề nếp làm việc ) và các công tác hành chính khác.  Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý các số liệu thông tin về công tác tài chính kế toán, tham mưu cho giám đốc về hiệu quả của đồng vốn kinh doanh cũng như trong việc lựa chọn và quyết định các phương án kinh doanh  Phòng kỹ thuật vật tư: Đảm nhận công tác xuất nhập khẩu của công ty giao nhận vật tư, công tác giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm, giải quyết và Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 27
  28. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC thực hiện các qui trình phản hồi của công ty khi có khiếu nại của người chăn nuôi thực hiện các quy trình khảo nghiệm.  Phòng tiêu thụ: Phòng có chức năng tổ chức và giám sát việc tiêu thụ sản phẩm bao gồm hệ thống bán lẻ tới các hộ gia đình, giám sát và đôn đốc việc tiêu thụ của các đại lý cấp I.  Phòng thị trường: Tiến hành nghiên cứu đánh giá mở rộng thị trường. Xây dựng các kế hoạch thị phần, thị trường, mở rộng công tác tiêu thụ.  Phân xưởng sản xuất: Nơi trực tiếp tổ chức sản xuất ra các sản phẩm theo kế hoạch đề ra. Người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành tại phân xưởng là quản đốc phân xưởng, dưới là các phó quản đốc, tổ KCS, tổ trưởng các máy và công nhân 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại VIC. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Hình thức tổ chức kế toán của Công ty là hình thức tập trung. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.4. Kế toán trưởng( Kiêm kế toán tổng hợp và tiền lương) Thủ quỹ Kế toán vật tư và Kế toán tiêu thụ Kế toán TSCĐ thanh toán với và công nợ và tính giá người bán thành Sơ đồ 2.4: Mô hình bộ máy kế toán của doanh nghiệp Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán tiền lương: Có chức năng giám sát mọi hoạt động chung của phòng kế toán. Theo dõi tình hình thanh toán lương, phụ cấp, trợ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ với các cán bộ công nhân trong toàn công ty. Cuối kỳ tập hợp các khoản mục chi phí, xác định kết quả kinh doanh, tổng hợp số liệu báo cáo tài chính, tư vấn lên giám đốc cho hoạt động tương lai của công ty. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 28
  29. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Kế toán nguyên liệu kiêm kê toán thanh toán với người bán: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho đỗi với nguyên vật liệu, đồng thời cong theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung cấp. Kế toán tiêu thụ và phải thu khách hàng: Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm tại các đại lý cũng như tình hình thanh toán công nợ của người mua. Kế toán TSCĐ kiêm kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm các TSCĐ, đồng thời tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thủ quỹ: Đảm bảo các hoạt động quản lý và chi trả tiền trong các hoạt động giao dịch của công ty. 2.1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty. Công ty vận dụng hệ thống chứng từ ban hành theo QĐ số 15/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC. 2.1.4.3. Tổ chức hệ thống tài khoản tại Công ty. Công ty vận dụng hệ thống Tài khoản kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC. 2.1.4.4. Chế độ kế toán Công ty áp dụng. Đơn vị tiền tệ mà Công ty sử dụng là Việt Nam đồng (đ). Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đều. Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp: Bình quân gia quyền cả kỳ. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2.1.4.5. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty. Công ty đang sử dụng hệ thống phần mềm kế toán máy EFFECT theo sổ Nhật ký chung. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 29
  30. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Hệ thống sổ sách kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định chế độ kế toán thống nhất trong cả nước. Giới thiệu phần mềm kế toán EFFECT. Chøng Sæ kÕ to¸n tõ kÕ - Sæ c¸i to¸n PhÇn mÒm - Sæ tæng hîp kÕ to¸n - Sæ chi tiÕt B¶ng tæng hîp chøng tõ M¸y vi tÝnh -B¸o c¸o tµi chÝnh cïng lo¹i -B¸o c¸o kÕ to¸n qu¶n trÞ S¬ ®å 2.5: Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n trªn m¸y Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra EFFECT là một phần mềm có mức độ tự động hóa cao. EFFECT luôn có khả năng trợ giúp cho các nhân viên kế toán một cách tối đa, nhân viên kế toán chỉ phải thực hiện một số ít các thao tác còn lại. Màn hình EFFECT được thiết kế bao gồm những phần sau: Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 30
  31. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC NhËp d÷ liÖu Chøc n¨ng T×m kiÕm d÷ liÖu Sæ s¸ch b¸o c¸o Qu¶n trÞ ng•êi dïng LÖch tØ gi¸ cuèi th¸ng Lao ®éng tiÒn l•¬ng Thao t¸c cuèi cïng TÝnh l¹i gi¸ vèn Vlsphh KÕt chuyÓn ph©n bæ chi phÝ KÕt chuyÓn c¸c tµi kho¶n d• th«ng Danh môc Më b¶n sao d÷ liÖu HÖ thèng Kho¸ sæ, më kho¸ sæ d÷ liÖu Sao chÐp d÷ liÖu ra §ång bé d÷ liÖu Phần cập nhật dữ liệu đầu vào: Cập nhật dữ liệu phát sinh là phần việc quan trọng của kế toán vì đây là các thông tin đầu vào của hệ thống sổ sách báo cáo. Danh mục loại chứng từ được phân thành nhiều nhóm để có thể cập nhật tất cả các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Phần tìm kiếm, sửa hủy dữ liệu: Giúp người sử dụng có thể tìm kiếm dữ liệu dưới dạng các chứng từ gốc đã nhập để xem, sửa, hủy khi cần thiết việc tìm kiếm dữ liệu được thực hiện bằng cách nhập các điều kiện lọc. Phần các thao tác cuối tháng: Bao gồm các giao diện giúp người thực hiện các công việc kế toán tổng hợp như: kết chuyển chi phí, tính giá thành, kết chuyển các tài khoản không có số dư. Phần xem, in sổ sách báo cáo khai thác thông tin đầu ra: Giao diện giúp người dùng xem được các thông tin sổ sách báo cáo trên màn hình hoặc in ra. Phần đặt các cấu hình hệ thống: Bao gồm các tham số cấu hình về kế toán. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 31
  32. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Phần các thao tác hệ thống: Bao gồm các nội dung như an toàn về dữ liệu(lưu bản sao, mở bản sao dữ liệu ) khóa sổ dữ liệu. Căn cứ vào hệ thông tài khoản kế toán, chế độ thể lệ kế toán, quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trình độ của đội ngũ kế toán yêu cầu quản lỹ cũng như điều kiện trên máy vi tính. Công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Đây là hình thức đơn giản phù hợp với quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời trong điều kiện công ty đã áp dụng kế toán máy thì giúp hệ thồng hoá thông tin chính xác khoa học. Hệ thống sổ sách báo cáo của công ty cũng khá linh hoạt và đầy đủ phù hợp với chế độ quy định của nhà nước. Chøng tõ gèc Sæ kÕ to¸n NhËt ký chung chi tiÕt B¶ng tæng Sæ c¸i hîp chi tiÕt B¶ng cân ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o tµi chÝnh Ghi chó: Ghi hµng ngµy: Ghi cuèi quý: §èi chiÕu : S¬ ®å 2.6: Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n theo h×nh thøc NhËt ký chung. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 32
  33. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Hàng ngày kế toán căn cứ vào hoá đơn chứng từ, ghi lại dữ liệu trên cửa sổ nhập dữ liệu của phần mềm kế toán. Phần mềm sẽ tự động cập nhập dữ liệu tới các sổ liên quan: sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản kế toán, sổ cái tài khoản. Đến cuối tháng từ sổ cái tài khoản kế toán vào bảng cân đối số phát sinh và sau đó vào đến Báo cáo tài chính. Khi cần theo dõi tài khoản, các sổ chi tiết. Kế toán sử dụng chức năng tìm kiếm dữ liệu. Phần mềm sẽ đưa ra những thông tin cần tìm, theo dõi. 2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thƣơng mại VIC. 2.2.1. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu tại Công ty. 2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thương mại VIC. Tuỳ doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng do có đặc tính sử dụng và công dụng gần như nhau trong quá trình chế biến. Nên nguyên vật liệu của công ty được chia thành 2: - Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sản phẩm bao gồm: Khô cải, vỏ sò, vỏ huyết, tấm gạo, cám gạo, đậu tương, ngô nổ, ngô rang, bột cá, bột sắn, dầu cá, . Các loại thuốc như Choline, Methionine - Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng làm tăng chất lượng, hoàn chỉnh sản phẩm trong quá trình sản xuất như: vỏ bao bì dung để đóng gói . Để thuận tiện cho quá trình quản lý cũng như cung cấp thông tin về từng loại nguyên vật liệu cụ thể, đồng thời với phần mềm kế toán Công ty áp dụng. Công ty đã phân loại chi tiết tới từng nguyên vật liệu và lập danh điểm nguyên vật liệu quy định cho mỗi loại nguyên vật liệu một mã riêng bằng hệ thống các chữ cái để thay thế tên gọi quy cách kích cỡ của chúng. Với cách mã hoá này khi có các nghiệp vụ nhập khẩu nguyên vật liệu thì có thể dễ dàng khai báo thêm. Việc mã hoá tên các vật liệu của Công ty hiện nay được xây dựng trên cơ sở nguồn gốc nhập và công dụng của các loại vật liệu. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 33
  34. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC 2.2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC được đánh giá thực tế của từng loại vật liệu. Việc tính giá thực tế nhập, xuất kho cụ thể như sau: * Tính giá nguyên vật liệu nhập kho: Nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu là do mua ngoai trong đó nhập khẩu từ nước ngoài là 90%, nhập trong nước là 10%. Chính vì vậy, việc đánh giá trị giá thực tế của vật liệu nhập kho gồm: Tổng hợp giá nhập khẩu: Đối với vật liệu nhập khẩu, doanh nghiệp phải tính thuế theo “giá CIF”* và tính thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà nước của hàng nhập khẩu. *Giá CIF là giá của hàng hóa nhập khẩu tính tại biên giới hải quan của nước nhập khẩu trước khi đóng bất kỳ loại thuế nhập khẩu hay thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu. Giá CIF của hàng nhập khẩu không bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp để chuyên chở hàng nhập khẩu trong phạm vi của nước nhập khẩu. Hàng nhập khẩu tính theo giá CIF bằng hàng nhập khẩu tính theo giá FOB cộng với phí vận tải và phí bảo hiểm giữa biên giới hải quan của nước xuất khẩu và biên giới hải quan của nước nhập khẩu. TrÞ gi¸ vèn Gi¸ mua thùc Chi phÝ ThuÕ nhËp khÈu vµ C¸c thùc tÕ cña vËt = tÕ (kh«ng cã + mua + c¸c lo¹i thuÕ kh«ng - kho¶n liÖu nhËp kho thuÕ) thùc tÕ ®•îc hoµn l¹i gi¶m trõ Ví dụ2.1: Ngày 31 tháng 12 năm 2009, mua nguyên vật liệu ngô hạt của công ty TNHH sản xuất và thương mại Sao Mai. Theo hoá đơn GTGT số với số lượng 44.900kg và đơn giá là 4.850đ. Chi phí kiểm dịch, cân hàng, lưu bãi, phí nâng hàng là 3.681.800đ, phí vận chuyển là: 3.159.613đ, tiền bảo hiểm hàng hoá là: 372.580đ. Vậy giá thực tế nhập kho là: (44.900 x 4.850) + 3.681.800 + 3.159.613 + 372.580 = 224.978.993đ Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 34
  35. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC * Tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Với đặc điểm sản phẩm sản xuất ra hàng loạt, nhu cầu về nguyên vật liệu rất lớn cả về số lượng chủng loại, quá trình nhập xuất diễn ra thường xuyên. Công ty đã tính trị giá nguyên vật liệu xuất theo phương pháp bình quân, mà cụ thể là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Trị giá thực tế NVL tồn Trị giá thực tế NVL nhập + Giá bình quân đơn vị đầu kỳ trong kỳ = cả kỳ dự trữ Số lượng NVL tồn Số lượng NVL nhập + đầu kỳ trong kỳ Trị giá thực tế NVL Số lượng NVL xuất Đơn giá bình quân = x xuất kho kho gia quyền cả kỳ Ví dụ2.2: Tình hình nhập xuất tồn kho của nguyên vật liệu ngô hạt trong tháng 12 năm 2009 như sau: Tồn đầu tháng 12 là: 447.271 kg và đơn giá 3.970,132. Tính ra trị giá hàng tồn đầu tháng 12 là : 1.775.724.775 đ Số lượng nhập ngô hạt trong tháng 12 là: 745.465kg.Trị giá là: 3.186.508.921 đ Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu Ngô hạt trong tháng 12 là: 34.000.000đ Chi phí bảo hiểm nguyên vật liệu Ngô hạt trong tháng 12 là: 4.009.000đ Chi phí làm thủ tục nhập khẩu Ngô hạt trong tháng 12 là: 39.630.228đ => Trị giá nhập kho của ngô hạt trong tháng 12 là: 3.264.148.149đ Đơn giá bình quân ngô hạt tháng 12 năm 2009 là: Đơn giá 1.775.724.775 + 3.264.148.149 = = 4.225,47đ/kg xuất kho 447.271 + 745.465 Ngày 1/12/2009, xuất vật tư xuống tổ sản xuất 2.280kg . Trị giá hàng xuất kho là: 2.280 x 4.225,47 = 9.634.077đ Trị giá xuất kho Ngô hạt tháng 12 là: 819.979 kg x 4.225,47đ/kg = 3.464.798.550đ Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 35
  36. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC 2.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC. 2.2.2.1 Thủ tục nhập- xuất kho nguyên vật liệu. * Trình tự nhập kho: Việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu nhập kho là vấn đề quan trọng, giúp Công ty đảm bảo được tình hình cung cấp nguyên vật liệu, đánh giá được việc thường xuyên cung cấp nguyên vật liệu, đánh giá được chi phí đầu vào của Công ty. Do đó các chứng từ hóa đơn phải được lưu giữ đầy đủ theo quy định hiện hành. Chứng từ sử dụng cho thủ tục nhập nguyên vật liệu gồm: -Hóa đơn GTGT. -Phiếu nhập kho. Trình tự nhập kho: Khi nguyên vật liệu về đến Công ty, phòng kỹ thuật vật tư sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn và tiến hành kiểm tra về mặt số lượng, chất lượng nguyên vật liệu nhập kho khi tổ chức bốc xếp vào kho. Trong trường hợp nguyên vật liệu nhập kho kém phẩm chất, không đủ số lượng thì phải báo ngay với phòng kỹ thuật vật tư và cùng với bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra lại lô hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Phiếu nhập kho được lập khi có đủ chữ ký của các bên có liên quan. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:  Liên 1: Lưu tại kho.  Liên 2: Giao cho người giao hàng.  Liên 3: Giao cho thủ kho để vào thẻ kho, rồi chuyển cho kế toán để vào sổ. Đối với trường hợp nguyên vật liệu nhập ngoại, phiếu nhập kho, thủ kho vẫn viết bình thường. Tuy nhiên quy trình dữ liệu vào máy sẽ có thêm cột thuế nhập khẩu. *Trình tự xuất kho: Nguyên vật liệu tại Công ty được dùng chủ yếu cho sản xuất, ngoài ra khi có yêu cầu có thể xuất bán hoặc xuất khác. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ xuất cũng phải được phê chuẩn đầy đủ và hợp lệ. Từ các phiếu xuất kho, thủ kho vào thẻ kho để theo dõi mặt số lượng của nguyên vật liệu xuất kho. Mỗi thẻ kho được mở cho từng loại nguyên vật liệu. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 36
  37. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Kế toán kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của phiếu xuất kho (phải có đủ chữ ký của người có liên quan), sau đó tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho để điền vào phiếu. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên:  Liên 1: Lưu tại kho.  Liên 2: Giao cho thủ kho để vào thẻ kho, rồi chuyển cho kế toán để vào sổ. 2.2.2.2 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là công việc kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho và việc ghi chép kế toán tại phòng kế toán Công ty trong việc quản lý vật tư mà ở đó thủ kho có trách nhiệm quản lý về mặt số lượng còn kế toán kiểm soát cả mặt số lượng và giá trị. Công việc hạch toán chi tiết là công việc khá phức tạp đòi hỏi phải phản ánh kịp thời, đầy đủ cả về mặt hiện vật và giá trị trong quá trình kiểm soát các loại nguyên vật liệu. Quá trình nhập xuất tại Công ty diễn ra rất thường xuyên liên tục nên hiện tại doanh nghiệp hạch toá chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty được mô tả theo sơ đồ 2.7. Phiếu nhập kho Thẻ hoặc sổ Bảng tổng Sổ kế Thẻ kho chi tiết hợp nhập, toán tổng xuất, tồn kho hợp nguyên vật Phiếu xuất kho liệu Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 37
  38. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC * Tại kho: Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho, cuối tháng tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho. Hàng ngày sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán. Đối với loại nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu riêng của từng đơn hàng thì không ghi thẻ kho. *Tại phòng kế toán: Tại phòng kế toán, kế toán phải theo dõi tình hình nhập-xuất nguyên vật liệu theo cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Sau khi kiểm tra các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán, khi đã đủ điều kiện, kế toán viên ký tên và trình lãnh đạo ký. Lãnh đạo phòng kiểm tra lại lần nữa khi đã đủ điều kiện thì ký tên. Khi đã đầy đủ dữ liệu và số liệu, kế toán vào các sổ sách chứng từ liên quan: sổ chi tiết nguyên vật liệu. Định kỳ 3 ngày kế toán sẽ xuống dưới kho để kiểm tra việc ghi chép đồng thời nhận và hoàn chỉnh chứng từ. Sau đó phân loại vật liệu và tiến hành nhập vào máy theo từng nghiệp vụ. Tại màn hình giao diện chính chọn mục nhập dữ liệu, màn hình nhập nguyên vật liệu hiện ra. Tại ô loại chứng từ ta có thể chọn các phiếu nhập, phiếu xuất. Khi cập nhật dữ liệu trên máy, kế toán nhập số hiệu của chứng từ, ngày tháng phát sinh nghiệp vụ và nội dung của chứng từ theo các nội dung cài đặt sẵn trên màn hình. Đối với vật liệu nhập kho, kế toán nhập số lượng, đơn giá, đơn vị khách hàng, sau đó máy sẽ tự động tính thành tiền. Đối với nghiệp vụ xuất kho, kế toán nhập số liệu xuất, xác định đối tượng chi phí, đơn giá xuất máy sẽ tự động tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Sau khi cập nhật xong chứng từ vào máy, máy sẽ quản lý vật liệu theo tên hoặc mã quy định. Khi muốn xem sổ chi tiết nào đó chỉ cần đánh tên vật liệu hoặc mã của vật liệu đó. Ta có thể xem chi tiết số liệu của từng loại vật liệu theo ngày, tháng, năm . Các loại sổ có thể xem là: Sổ chi tiết vật tư, Bảng cân đối vật tư, bảng cân đối vật tư theo mã. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 38
  39. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Ví dụ2.3:Ngày 08 tháng 12 năm 2009, căn cứ vào tờ khai hải quan điển tử ( biếu số 2.3), đưa nguyên vật liệu Khô đậu Ấn Độ từ cảng Hải Phòng về nhập kho. Khi hàng chuyển giao về Công ty, phòng Kế hoạch vật tư sẽ tiến hành kiểm tra, nếu không có gì sai phạm, nhân viên kế toán nguyên vật liệu sẽ viết phiếu nhập kho (biểu số 2.4) Ngày 31 tháng 12 năm 2009, xuất kho nguyên vật liệu Khô đậu Ấn Độ theo phiếu xuất vật tư số 6816 (biểu số 2.5) Từ các phiếu nhập, phiếu xuất, thủ kho ghi vào thẻ kho của nguyên vật liệu Khô đậu Ấn Độ ( biểu số 2.6). Đồng thời, kế toán cũng tiến hành nhập dữ liệu vào máy vi tính (biểu số 2.7, 2.8, 2.9). Phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật số liệu vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu Khô đậu (biểu số 2.11). Cuối tháng, phần mềm sẽ tự động kết chuyển số liệu sang bảng cân đối vật tư (biểu số 2.17) và bảng cân đối vật tư theo mã ( biếu số 2.19) Ví dụ2.4: Ngày 01 tháng 12 năm 2009, xuất kho nguyên vật liệu ngô hạt đưa vào sản xuất theo phiếu xuất vật tư số 06213 (biểu số 2.12) Ngày 31 tháng 12 năm 2009, căn cứ vào hoá đơn GTGT số 02486 (biểu số 2.13), kế toán nguyên vật liệu sẽ lập phiếu nhập kho ( biểu số 2.14). Từ các phiếu nhập, phiếu xuất, thủ kho ghi vào thẻ kho của Ngô hạt (biểu số 2.15) Đồng thời, kế toán cũng tiến hành nhập dữ liệu vào máy vi tính (biểu số 2.10), phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật số liệu vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu ngô hạt (biểu số 2.16). Cuối tháng, phần mềm sẽ tự động kết chuyển số liệu sang bảng cân đối vật tư (biểu số 2.17) và bảng cân đối vật tư theo mã ( biếu số 2.18) Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 39
  40. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.3 TỜ KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Nhập khẩu HQ/2009- TKĐTNK 1. Chi cục Hải quan: Chi cục HQ điện tử Hải Phòng Số tham chiếu Số tờ khai: 25684 2. Chi cục Hải quan cửa khẩu: Chi cục HQ CK cảng HP AAEF9E98EF4A27900A43BDE203689E KV III Ngày, giờ gửi: Ngày, giờ đăng ký: 08/12/2009 14:28:44 3. Người xuất khẩu: 5. Loại hình: NKD01 Nhập kinh doanh 6. Hoá đơn thương mại: 7. Giấy phép 8. Hợp đồng: MBD 911240/TCS GURAJAT AMBUJA EXPORTS LTD. (INDIA) 2933-3 Ngày Ngày: 11/9/2009 4. Người nhập khẩu: Ngày: 04/11/2009 Ngày hết hạn Ngày hết hạn Công ty TNHH Thương mại VIC 9. Vận tải đơn: 10. Cảng xếp hàng 11. Cảng dỡ hàng: C007 KCN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng GLR135970-01 NHAVA SHEVA Cảng Hải Phòng Người uỷ thác: Ngày: 04/11/2009 12. Phương tiện vận tải: Đường biển 13. Nước xuất khẩu: INDIA Đại lý làm thủ tục Hải quan: INS RANJIT Republic of India Nội dung uỷ quyền: 14. Điều kiện giao hàng: CFR 15. Phương thức thanh toán: LC Nộp thuế : 16. Đồng tiền thanh toán: USD 17.Tỷ giá tính thuế 18,416 18. Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục Hải Tờ khai phải xuất trình chứng từ, hàng hoá 19. Chứng từ Hải quan trước đó. quan: Đề nghị doanh nghiệp nộp/ xuất trình bộ hồ sơ theo quy định (bao gồm cả đăng ký kiểm dịch) và hàng hoá để kiểm tra. 24.Đơn vị 25.Đơn giá nguyên 20. Tên hàng, quy cách phẩm chất. 21.Mã số hàng hoá 22. Xuất xứ 23. Số lượng 26.Trị giá nguyên tệ tính tệ Republic of Khô đậu Ấn Độ- Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn 2304000000 216.707 TAN 443,635969 96.139,01987 India nuôi. (Hàng phù hợp với QĐ 90/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/06 của Bộ NNPTNT). Độ ẩm:11.50%; Urease Activity: 0.06 Mgn/Minute at 30 Degrees C; Aflatoxin: thấp hơn 20ppb. Hàng để rời trong containers. Cộng 96.139,01987 27. Thuế nhập khẩu: 28.Thuế GTGT ( hoặc TTĐB) 29. Thu khác Trị giá tính thuế Thuế suất (%) Tiền thuế Trị giá tính thuế Thuế suất (%) Tiền thuế Tỷ lệ Số tiền 1.770.496.190 1.770.496.190 5 88.524.810 Cộng 88.524.810 30. Tổng số tiền thuê và thu khác (ô 27+ 28+ 29): Bằng số: 88.524.810 Bằng chữ: Tám mươi tám triệu năm trăm hai mươi tư nghìn tăm trăm mười đồng. 31. Tổng trọng lượng: 216.707 Kg Tổng số container: Cont40: 10 Tổng số kiện: Số hiệu kiện, cont : Container: chi tiết phụ lục đính kèm 32. Ghi chép khác: 33. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm trước Pháp luật 35. Xác nhận giải phóng 34. Xác nhận hàng đã qua khu vực về những nội dung khai báo trên tờ khai này hàng/đưa hàng về bảo 36. Xác nhận thông quan giám sát quản/ chuyển cửa khẩu Ngày 08 tháng 12 năm 2009 Giám đốc tài chính Nguyễn Huy Toàn Phạm Quốc Cường Phạm Quốc Cường Đỗ Tất Trung Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 40
  41. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.4 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng PHIẾU NHẬP KHO Số: KLA0012 Ngày 08 tháng 12 năm 2009 Nợ: 152 Có: 331 Họ tên người giao hàng: Gurajat Nhập tại kho: Nguyên liệu số 2 (Nhàn). Số lƣợng Tên nhãn hiệu, Stt Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền quy cách vật tƣ Theo Thực chứng từ nhập A B C 1 2 3 4 1 Khô đậu Ấn Độ Kg 216,707 216,707 8,170 1.770.496.190 Tổng cộng 1.770.496.190 Số tiền viết bằng chữ: Một tỷ bảy trăm bảy mươi triệu bốn trăm chín mươi sáu nghìn một trăm chín mươi đồng. Ngày 08 tháng 12 năm 2009 Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 41
  42. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.5 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng PHIẾU XUẤT VẬT TƢ Số: 6816 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Nợ: 621 Có: 1521 Họ tên người nhận hàng: tổ Hiếu Lý do xuất: sản xuất bán thành phẩm TP99X Xuất tại kho: Nguyên liệu số 2 (Nhàn). Nhập tại kho TP: BTP - TP99X Tên nhãn hiệu, quy Đơn vị Số lƣợng Stt Đơn giá Thành tiền cách vật tƣ tính Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 1 Khô đậu Ấn Độ Kg 2.700 2.700 Tổng cộng Số tiền viết bằng chữ: Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người giao Thủ kho Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 42
  43. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.6 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng THẺ KHO Ngày lâp thẻ: 31/12/2009 Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm hàng hoá: Khô đậu Ấn Độ. Đơn vị tính: Kg Mã số: NLNNTHO0006 Ngày Chứng từ Số lƣợng Ký xác tháng ghi Diễn giải nhận kế Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn sổ toán Tồn đầu tháng 12 1.441 1/12/09 KLA0009 NhËp 4 cont = 87.814 kg kh« ®Ëu - Gujarat 87.814 - 89.255 1/12/09 KLA0010 NhËp 3 cont = 55.566 kg kh« ®Ëu - Ruchi 55.566 - 144.821 8/12/09 KLA0012 NhËp 10 cont = 216.707 kg kh« ®Ëu - Gujarat 216.707 - 223.423 8/12/09 KLA0013 NhËp 8 cont = 149.182 kg kh« ®Ëu - Ruchi 149.182 - 372.605 9/12/09 PXVT6364 PhiÕu xkho 2.248 kg,b¸n TP S3 Tæ Hïng - 2.248 370.357 9/12/09 PXVT6365 PhiÕu xkho 25.460 kg,b¸n TP 99H Tæ Hïng - 25.460 344.897 31/12/09 PXVT6815 PhiÕu xkho 2037 kg,b¸n TP 99Tr Tæ HiÕu - 1.048 125.581 31/12/09 PXVT6816 PhiÕu xkho 5200 kg,b¸n TP 99 X Tæ HiÕu - 2.700 122.881 31/12/09 PXVT6817 PhiÕu xkho 37192 kg,b¸n TP X2000R Tæ QuyÕt - 8.100 114.781 31/12/09 PXVT6819 PhiÕu xkho 3976 kg,b¸n TP Sv7A Tæ QuyÕt - 160 114.621 Cộng tháng 12 1.811.942 1.698.762 114.621 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 43
  44. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.7 Biểu số: 2.8 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 44
  45. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.9 Biểu số: 2.10 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 45
  46. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.11 Sæ chi tiÕt vËt t• (1521) (Tõ ngµy 01/12/2009 ®Õn 31/12/2009) Vlsphh : Kh« ®Ëu Ên §é Tµi kho¶n : 1521 - Nguyªn liÖu, vËt liÖu chính §v Vlsphh : Kg SL tån ®Çu : 1 441 TiÒn tån ®Çu : 10 579 162 Ngµy Chøng tõ DiÔn gi¶i SL nhËp T.TiÒn nhËp SL xuÊt ĐG xuất G.vèn H.xuÊt SL tån TiÒn tån 1/12/09 KLA0009 NhËp 4 cont = 87.814 kg kh« ®Ëu - Gujarat 87.814 717.440.380 - 89.255 728.019.542 1/12/09 KLA0010 NhËp 3 cont = 55.566 kg kh« ®Ëu - Ruchi 55.566 436.026.402 - 144.821 1.164.045.944 8/12/09 KLA0012 NhËp 10 cont = 216.707 kg kh« ®Ëu - Gujarat 216.707 1.770.496.190 - 223.423 1.764.508.128 8/12/09 KLA0013 NhËp 8 cont = 149.182 kg kh« ®Ëu - Ruchi 149.182 1.170.631.154 - 372.605 2.935.139.282 9/12/09 PXVT6364 PhiÕu xk 2.248 kg,b¸n TP S3 Tæ Hïng - 2.248 8.112,83 18.237.642 370.357 2.916.901.640 9/12/09 PXVT6365 PhiÕu xkho 25.460 kg,b¸n TP 99H Tæ Hïng - 25.460 8.112,83 206.552.652 344.897 2.710.348.903 31/12/09 PXVT6815 PhiÕu xkho1.048 kg,b¸n TP 99Tr Tæ HiÕu - 1.048 8.112,83 8.502.246 125.581 1.018.817.304 31/12/09 PXVT6816 PhiÕu xkho 2.700 kg,b¸n TP 99 X Tæ HiÕu - 2.700 8.112,83 21.904.641 122.881 996.912.663 31/12/09 PXVT6817 PhiÕu xkho 8.100 kg,b¸n TP X2000R Tæ QuyÕt - 8.100 8.112,83 65.713.923 114.781 931.198.740 31/12/09 PXVT6818 PhiÕu xkho 160 kg,b¸n TP Sv7A Tæ QuyÕt - 160 8.112,83 1.298.053 114.621 929.900.687 Céng 1.811.942 14.701.094.436 1.698.762 13.929.677.137 114.621 929.900.687 (Tính giá xuất NVL theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ) Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 46
  47. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.12 HOÁ ĐƠN Mẫu số:01GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG AA/09T Liên 2: Giao khách hàng 002486 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH SX và TM Sao Mai Địa chỉ: 149 Giảng Võ- Ba Đình- Hà Nội. MST: 0101438047 Họ tên ngƣời mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Thương mại VIC. Địa chỉ: Khu Công nghiệp Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. MST: 0200358184 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Ngô hạt Kg 44.900 4.850 217.765.000 Cộng tiền hàng: 217.765.000 Thuế suất GTGT : 5% Tiền thuế GTGT: 10.888.250 Tổng cộng tiền thanh toán: 228.653.250 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm hai mươi tắm triệu sáu trăm năm mươi ba nghìn hai trăm năm mươi đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 47
  48. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.13 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng PHIẾU NHẬP KHO Số: KCANGU Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Nợ: 152 Có: 331 Họ tên người giao hàng: Công ty TNHH Sx và TM Sao Mai Nhập tại kho: Nguyên liệu số 4 (Là). Số lƣợng Tên nhãn hiệu, quy Đơn vị Stt Đơn giá Thành tiền cách vật tƣ tính Theo Thực nhập chứng từ A B C 1 2 3 4 1 Ngô hạt Kg 44.900 44.900 4.850 217.765.000 Tổng cộng 217.765.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm mười bảy triệu bay trăm sáu mươi lăm nghìn đồng chẵn. Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 48
  49. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.14 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng PHIẾU XUẤT VẬT TƢ Số: 6213 Ngày 01 tháng 12 năm 2009 Nợ: 621 Có: 1521 Họ tên người nhận hàng: tổ Quyết Lý do xuất: sản xuất bán thành phẩm Stra01 Xuất tại kho: Nguyên liệu số 4 (Là). Nhập tại kho TP: BTP - Stra01 Tên nhãn hiệu, Đơn vị Số lƣợng Stt Đơn giá Thành tiền quy cách vật tƣ tính Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 1 Ngô hạt Kg 2.280 2.280 Tổng cộng Số tiền viết bằng chữ: Ngày 01 tháng 12 năm 2009 Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người giao Thủ kho Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 49
  50. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.15 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng THẺ KHO Ngày lâp thẻ: 31/12/2009 Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm hàng hoá: Ngô hạt. Đơn vị tính: Kg Mã số: NLTNTHO 0012 Ngày Chứng từ Số lƣợng Ký xác tháng ghi Diễn giải nhận kế sổ Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn toán Tồn đầu tháng 12 447.271 1/12/09 PXVT6213 PhiÕu xkho 2280 kg,b¸n TP Stra01 Tæ QuyÕt - 2.280 444.991 1/12/09 PXVT6214 PhiÕu xkho 14068 kg,b¸n TP NCèc Tæ QuyÕt - 14.068 430.923 1/12/09 PXVT6215 PhiÕu xkho 2572 kg, Ng« næ Tæ Rang Ng« - 2.572 428.351 3/12/09 PXVT6262 PhiÕu xkho 7000 kg,b¸n TP NCèc Tæ HiÕu - 7.000 349.225 3/12/09 PXVT6264 PhiÕu Xkho 21000 kg,b¸n TP NCèc Tæ QuyÕt - 21.000 328.225 29/12/09 PXVT6777 PhiÕu xk 25200kg,b¸n TP NCèc Tæ QuyÕt - 25.200 393.537 30/12/09 PXVT6797 PhiÕu xkho 4640 kg,b¸n TP SV7A Tæ QuyÕt - 4.640 388.897 31/12/09 KCANGU NhËp 44.900 kg ng« h¹t - Sao Mai ( hµng ®i N.An) 44.900 - 372.457 31/12/09 KPL NhËp d• 300 kg ng« h¹t 300 - 372.757 Cộng tháng 12 745.465 819.979 372.757 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 50
  51. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.16 Sæ chi tiÕt vËt t• (1521) (Tõ ngµy 01/12/2009 ®Õn 31/12/2009) Vlsphh : Ng« h¹t Tµi kho¶n : 152 - Nguyªn liÖu, vËt liÖu chính §v Vlsphh : Kg SL tån ®Çu : 447 271 TiÒn tån ®Çu : 1 775 724 775 ĐG Ngµy Chøng tõ DiÔn gi¶i SL nhËp T.TiÒn nhËp SL xuÊt G.vèn H.xuÊt SL tån TiÒn tån xuất 1/12/09 PXVT6213 PhiÕu xkho 2280 kg,BTP Stra01 Tæ QuyÕt - 2.280 4225,5 9.634.077 444.991 1.766.090.698 1/12/09 PXVT6214 PhiÕu xkho 14068 kg,BTP NCèc Tæ QuyÕt - 14.068 4225,5 59.443.944 430.923 1.706.646.754 1/12/09 PXVT6215 PhiÕu xkho 2572 kg, Ng« næ Tæ Rang Ng« - 2.572 4225,5 10.867.915 428.351 1.695.778.839 3/12/09 PXVT6262 PhiÕu xkho 7000 kg,BTP NCèc Tæ HiÕu - 7.000 4225,5 29.578.306 349.225 1.361.434.118 3/12/09 PXVT6264 PhiÕu xkho 21000 kg,BTP NCèc Tæ QuyÕt - 21.000 4225,5 88.734.918 328.225 1.272.699.200 3/12/09 PXVT6265 PhiÕu xkho 5600 kg,BTP SV7B Tæ QuyÕt - 5.600 4225,5 23.662.645 322.625 1.249.036.555 3/12/09 PXVT6266 PhiÕu xkho 1340 kg,BTP 117A Tæ QuyÕt - 1.340 4225,5 5.662.133 321.285 1.243.374.422 3/12/09 PXVT6263 PhiÕu xkho 10500 kg,BTP NCèc Tæ QuyÕt - 10.500 4225,5 44.367.459 310.785 1.199.006.963 29/12/09 PXVT6777 PhiÕu xkho 25200kg,BTP NCèc Tæ QuyÕt - 25.200 4225,5 106.481.902 393.537 1.600.606.036 31/12/09 KCANGU NhËp 44.900 kg ng« h¹t - Sao Mai (®i NA) 44.900 217.765.000 - 372.457 1.573.574.374 31/12/09 KPL NhËp d• 300 kg ng« h¹t 300 1.500.000 - 4225,5 372.757 1.575.074.374 Cộng 745.465 3.264.148.149 819.979 3.464.798.550 372.757 1.575.074.374 (Tính giá xuất NVL theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ) Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 51
  52. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.17 B¶ng c©n ®èi vËt t• (XNT cã XuÊt kh¸c 152) (Tõ ngµy 01/12/2009 ®Õn 31/12/2009) Tµi kho¶n : 152 - Nguyªn liÖu, vËt liÖu §v SL xuÊt SL xuÊt\ SL tån cuèi STT M· Tªn SL tån ®Çu SL nhËp SL xuÊt SX Vlsph \b¸n kh¸c kú NL Nhãm nguyªn liÖu h 6.739.823 6.268.502 5.159.221 2.022.914 82.465 5.743.724 NLNNTHO Ng.liÖu th« nhËp ngo¹i 3.035.482 3.689.118 2.976.407 1.385.734 60.294 2.302.165 1 NLNNTHO0003 Bét c¸ PeRu Kg 517.324 - 12.980 271.243 - 233.101 2 NLNNTHO0004 Kh« ®Ëu Achentina Kg 58.449 101.045 100.550 - 58.944 - 3 NLNNTHO0005 Kh« ®Ëu Trung Quèc Kg - 455.631 101.855 42.425 - 311.351 4 NLNNTHO0006 Kh« ®Ëu Ên §é Kg 1.441 1.811.942 1.401.619 295.793 1.350 114.621 NLTNTHO Ng. liÖu trong n•íc th« 1.308.748 1.593.408 1.400.157 421.133 13.316 1.067.550 115 NLTNTHO0006 Bét ®¸ Kg 62.237 164.529 105.722 11.455 - 109.589 116 NLTNTHO0007 DÇu c¸ Kg 0 76.586 33.133 6.994 - 36.460 117 NLTNTHO0008 Phèt ph¸t can xi (DCP) Kg 118.834 28.677 63.204 23.027 - 61.280 118 NLTNTHO0009 Muèi sÊy Kg 48.788 42.000 36.130 - 50 54.608 119 NLTNTHO0012 Ng« h¹t Kg 447.271 745.465 650.275 169.704 - 372.757 NLTNTHU Nguyªn liÖu thuèc TN 270.494 159.808 156.928 25.656 - 247.718 136 NLTNTHU0001 MIX 4505 Kg - 5 - 5 - - 273 NLTNTM§§0061 M¸c SV500 C¸i 10 - - - - 10 274 NLTNTM§§0062 M¸c SV1000 C¸i 10 - - - - 10 275 NLTNTM§§0063 M¸c SH9(46.5%) C¸i 4.219 - 1.885 - 32 2.302 Cộng 6.739.823 6.268.502 5.159.221 2.022.914 82.465 5.743.724 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 52
  53. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số: 2.18 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng B¶ng c©n ®èi vËt t• (152 ) (Tõ ngµy 01/12/2009 ®Õn 31/12/2009) Vlsphh : Ng« h¹t Tµi kho¶n : 152 - Nguyªn liÖu, vËt liÖu §v SL tån §¬n M· Tªn vËt t• TiÒn tån ®Çu SL nhËp T.TiÒn nhËp SL xuÊt G.vèn H.xuÊt SL tån TiÒn tån Vlsphh ®Çu gi¸ NL Nhãm nguyªn liÖu 447.271 1.775.724.775 745.465 3.264.148.149 819.979 3.464.798.550 372.757 1.575.074.374 4225,5 NLTN Nguyªn liÖu trong n•íc 447.271 1.775.724.775 745.465 3.264.148.149 819.979 3.464.798.550 372.757 1.575.074.374 4225,5 NLTNTHO Ng. liÖu trong n•íc th« 447.271 1.775.724.775 745.465 3.264.148.149 819.979 3.464.798.550 372.757 1.575.074.374 4225,5 NLTNTHO0012 Ng« h¹t Kg 447.271 1.775.724.775 745.465 3.264.148.149 819.979 3.464.798.550 372.757 1.575.074.374 4225,5 Cộng 447.271 1.775.724.775 745.465 3.264.148.149 819.979 3.464.798.550 372.757 1.575.074.374 Biểu số: 2.19 B¶ng c©n ®èi vËt t• (152 ) (Tõ ngµy 01/12/2009 ®Õn 31/12/2009) Vlsphh : Kh« ®Ëu Ên §é Tµi kho¶n : 152 - Nguyªn liÖu, vËt liÖu §v SL tån §¬n M· Tªn vËt t• TiÒn tån ®Çu SL nhËp T.TiÒn nhËp SL xuÊt G.vèn H.xuÊt SL tån TiÒn tån Vlsphh ®Çu gi¸ NL Nhãm nguyªn liÖu 1.441 10.579.162 1.811.942 14.701.094.436 1.698.762 13.929.677.137 114.621 929.900.687 8112,8 NLNN Nguyªn liÖu nhËp ngo¹i 1.441 10.579.162 1.811.942 14.701.094.436 1.698.762 13.929.677.137 114.621 929.900.687 8112,8 NLNNTHO Ng.liÖu th« nhËp ngo¹i 1.441 10.579.162 1.811.942 14.701.094.436 1.698.762 13.929.677.137 114.621 929.900.687 8112,8 NLNNTHO0006 Kh« ®Ëu Ên §é Kg 1.441 10.579.162 1.811.942 14.701.094.436 1.698.762 13.929.677.137 114.621 929.900.687 8112,8 Cộng 1.441 10.579.162 1.811.942 14.701.094.436 1.698.762 13.929.677.137 114.621 929.900.687 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 53
  54. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC 2.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là việc phản ánh một cách tổng quát tình hình nhập xuất nguyên vật liệu thông qua các tài khoản kế toán. Để phục vụ cho công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, hiện nay Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để ghi chép các nghiệp vụ nhập xuất tồn trên các tìa khoản kế toán hàng tồn kho. 2.2.3.1. Chứng từ sử dụng: Công ty áp dụng hệ thống chứng từ do Bộ tài chính ban hành sử dụng trong hạch toán nguyên vật liệu bao gồm các loại: Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, và các chứng từ khác có liên quan. 2.2.3.2. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, Công ty TNHH Thương mại VIC, sử dụng tài khoản 152- “Nguyên liệu, vật liệu”. Và các tài khoản liên quan: TK 111, TK 112, TK 133, TK 331, TK 621, TK 627, TK 632, TK 641, Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế nguyên liệu, vật liệu nhập- xuất- tồn. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK152. Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mục ngoài, tự chế, thuê gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đưa đi góp vốn. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá người mua. - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm tra. Số dƣ bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. 2.2.3.3. Quy trình hạch toán: Công ty đang sử dụng hệ thống phần mềm kế toán máy EFFECT theo sổ Nhật ký chung. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 54
  55. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Phiếu nhập, phiếu xuất kho, Sæ kÕ to¸n NhËt ký chung chi tiÕt B¶ng tæng Sæ c¸i TK 151, 152, 331,. hîp chi tiÕt B¶ng cân ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o tµi chÝnh Ghi chó: Ghi hµng ngµy: Ghi cuèi quý: §èi chiÕu : S¬ ®å 2.8: Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n theo h×nh thøc NhËt ký chung. Từ các hoá đơn, chứng từ kế toán, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính qua cửa sổ nhập dữ liệu của phần mềm kế toán. Sau đó, phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật dữ liệu tới sổ nhật ký chung và các sổ cái có liên quan. Khi cần theo dõi theo các loại tài khoản, chứng từ, kế toán sẽ sử dụng chức năng tìm kiếm dữ liệu trên phần mềm đã cài đặt sẵn (biểu số 2.20, 2.21) Ví dụ 2.3: Ngày 08 tháng 12 năm 2009, căn cứ vào tờ khai hải quan điển tử (biếu số 2.3), đưa nguyên vật liệu Khô đậu Ấn Độ từ cảng Hải Phòng về nhập kho. Khi hàng chuyển giao về Công ty, phòng Kế hoạch vật tư sẽ tiến hành kiểm tra, nếu không có gì sai phạm, nhân viên kế toán nguyên vật liệu sẽ viết phiếu nhập kho (biểu số 2.4) Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 55
  56. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Ngày 31 tháng 12 năm 2009, xuất kho nguyên vật liệu Khô đậu Ấn Độ theo phiếu xuất vật tư số 6816 (biểu số 2.5) Sau khi kế toán nhập đủ dữ liệu từ các chứng từ trên vào máy tính, với phần kế toán tổng hợp dữ liệu sẽ tự động cập nhật vào các sổ liên quan như: - Nhật ký chung (biểu số 2.22) - Sổ cái TK 152 (biểu số 2.23) - Sổ cái TK 331 (biểu số 2.24) - Sổ chi tiết TK 331- Gurajat Ambuja export Ltd (biểu số 2.25) - Bảng tổng hợp phải trả người bán (biểu số 2.27) - Sổ cái TK 621 (biểu số 2.28) Ví dụ2.4: Ngày 01 tháng 12 năm 2009, xuất kho nguyên vật liệu ngô hạt đưa vào sản xuất theo phiếu xuất vật tư số 06213 (biểu số 2.12) Ngày 31 tháng 12 năm 2009, căn cứ vào hoá đơn GTGT số 02486 (biểu số 2.13), thủ kho sẽ lập phiếu nhập kho ( biểu số 2.14). Sau khi kế toán nhập đủ dữ liệu từ các chứng từ trên vào máy tính, với phần kế toán tổng hợp dữ liệu sẽ tự động cập nhật vào các sổ liên quan như: - Nhật ký chung ( biểu số 2.22) - Sổ cái TK 152 ( biểu số 2.23) - Sổ cái TK 331 ( biểu số 2.24) - Sổ chi tiết TK 331- Sao Mai (biểu số 2.26) - Bảng tổng hợp phải trả người bán (biểu số 2.27) - Sổ cái TK 621 (biểu số 2.28) Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 56
  57. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.20 Biểu số 2.21: Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 57
  58. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.22: Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 Đơn vị tính: VND Ngày Chứng từ Diễn giải TK Ps Nợ Ps Có 1/12/09 PXVT6213 PhiÕu xkho 2280 kg NH,b¸n TP Stra01 Tæ QuyÕt 621 9.634.077 152 9.634.077 8/12/09 KLA0012 NhËp 10 cont = 216.707 kg kh« ®Ëu - Gujarat 152 1.770.496.190 331 1.770.496.190 133 88.524.810 3331 88.524.810 31/12/09 KCANGU NhËp 44.900 kg ng« h¹t - Sao Mai ( hµng ®i N.AN) 152 217.765.000 133 10.888.250 331 228.653.250 31/12/09 KPL NhËp d• 300 kg ng« h¹t 152 1.500.000 331 1.500.000 31/12/09 PXVT6815 PhiÕu xkho 2037 kg kh« ®Ëu Ên,b¸n TP 99Tr Tæ HiÕu 621 8.502.246 152 8.502.246 31/12/09 PXVT6816 PhiÕu xkho 2,700 kg KD,b¸n TP 99 X Tæ HiÕu 621 21.904.649 152 21.904.649 31/12/09 PXVT6817 PhiÕu xkho 8.100 kg kh« ®Ëu,b¸n TP X2000R Tæ QuyÕt 621 65.713.923 152 65.713.923 31/12/09 PXVT6818 PhiÕu xkho 160 kg kh« ®Ëu Ên,b¸n TP Sv7A Tæ QuyÕt 621 1.298.053 152 1.298.053 Céng ph¸t sinh 7.323.364.688.589 7.323.364.688.589 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 58
  59. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.23 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng SỔ CÁI Tµi kho¶n : 152- Nguyên liệu, vật liệu Th¸ng 12 n¨m 2009 D• ®Çu kú: 56.324.844.606 D• cuèi kú: 56.918.904.583 §¬n vÞ tÝnh: VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tk đƣ Ps Nợ Ps Có 1/12/09 PXVT6213 Phiếu xkho 2.280kg ngô hạt- bán TP stra01 tổ Quyết 621 9.634.077 1/12/09 PXVT6214 PhiÕu xkho 14068 kg ng« h¹t,b¸n TP NCèc Tæ QuyÕt 621 59.443.944 1/12/09 PXVT6215 PhiÕu xkho 2572 kg ng« h¹t, Ng« næ Tæ Rang Ng« 621 10.867.915 8/12/09 KLA0012 Nhập 10 cont= 216.707kg khô đậu Ấn Độ- Gurajat 331 1.770.496.190 8/12/09 KLA0013 NhËp 8 cont = 149.182 kg kh« ®Ëu - Ruchi 331 1.170.631.154 9/12/09 PXVT6364 PhiÕu xk 2.248 kg kh« ®Ëu Ên,b¸n TP S3 Tæ Hïng 621 18.237.642 9/12/09 PXVT6365 PhiÕu xkho 25.460 kg kh« ®Ëu Ên,b¸n TP 99H Tæ Hïng 621 206.552.652 31/12/09 KCANGU Nhập 44.900kg ngô hạt - Sao mai 331 217.765.000 31/12/09 KPL NhËp d• 300 kg ng« h¹t 331 1.500.000 31/12/09 PXVT6815 PhiÕu xkho 2037 kg kh« ®Ëu Ên,b¸n TP 99Tr Tæ HiÕu 621 8.502.246 31/12/09 PXVT6816 Phiếu xkho 2.700kg khô đậu AD- bán TP99X tổ Hiếu 621 21.904.649 31/12/09 PXVT6817 PhiÕu xkho 8.100 kg kh« ®Ëu,b¸n TP X2000R Tæ QuyÕt 621 65.713.923 31/12/09 PXVT6818 PhiÕu xkho 160 kg kh« ®Ëu Ên,b¸n TP Sv7A Tæ QuyÕt 621 1.298.053 Céng ph¸t sinh 56.586.217.328 55.992.157.351 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 59
  60. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.24 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng SỔ CÁI Tµi kho¶n : 331- Ph¶i tr¶ ng•êi b¸n Th¸ng 12 n¨m 2009 D• cã ®Çu kú: (6,489,059,459) D• cã cuèi kú: (4,538,974,929) DVT: VND Ngày Chứng từ Diễn giải TK Ps Nợ Ps Có 1/12/09 KLA0009 NhËp 4 cont = 87.814 kg kh« ®Ëu - Gujarat 152 717.440.380 1/12/09 KLA0010 NhËp 3 cont = 55,566 kg kh« ®Ëu - ruchi 152 436.026.402 2/12/09 UNC0005 Tr¶ tiÒn mua hµng KLA0001 112 856.192.000 8/12/09 KLA0012 NhËp 10 cont = 216.707 kg kh« ®Ëu - Gujarat 152 1.770.496.190 8/12/09 KLA0013 NhËp 8 cont = 149.182 kg kh« ®Ëu - Ruchi 152 1.170.631.154 9/12/09 UNC0023 Tr¶ tiÒn mua hµng KLA0012 112 527.300.000 31/12/09 KCANGU NhËp 44.900 kg ng« h¹t - Sao Mai (®i N.AN) 152 217.765.000 133 10.888.250 31/12/09 KPL NhËp d• 300 kg ng« h¹t 152 1.500.000 133 75.000 31/12/09 UNC0095 Tr¶ tiÒn mua hµng KCANGU 112 150.000.000 Céng ph¸t sinh 53.449.408.092 55.399.492.622 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 60
  61. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.25 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng SỔ CHI TIẾT Tài khoản: 331 - Phải Trả người bán Đối tượng: Công ty Gujarat - CCNNVT0020 Th¸ng 12 n¨m 2009 Dƣ có đầu kỳ: (1.150.293.000) Dƣ có cuối kỳ: 0 §¬n vÞ tÝnh: VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tk đƣ Ps Nợ Ps Có Dƣ nợ Dƣ có 1/12/09 KLA0009 NhËp 4 cont = 87.814 kg kh« ®Ëu 152 717.440.380 (1.150.293.000) 2/12/09 UNC0005 Tr¶ tiÒn mua hµng - KLA0001 1121 856.192.000 (2.006.485.000) 6/12/09 UNC0018 Tr¶ tiÒn mua hµng - KLA0009 1121 750.000.000 (2.756.485.000) 8/12/09 KLA0012 NhËp 10 cont = 216.707 kg kh« ®Ëu 152 1.770.496.190 (985.988.810) 9/12/09 UNC0023 Tr¶ tiÒn mua hµng KLA 0012 1121 527.300.000 (1.513.288.810) 9/12/09 KLA0016 NhËp 8 cont = 175.555 kg kh« ®Ëu 152 1.434.284.350 (79.004.460) 10/12/09 KLA0020 NhËp 11 cont = 239.262 kg kh« ®Ëu - Gujarat 152 1.806.292.563 1.727.288.103 11/12/09 KLA0021 NhËp 2 cont = 43.363 kg kh« ®Ëu - Gujarat 152 354.275.710 2.081.563.813 Céng ph¸t sinh 9.442.125.539 10.592.418.539 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 61
  62. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.26 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng SỔ CHI TIẾT Tài khoản: 331 - Phải Trả người bán Đối tượng: Công ty TNHH Sx và TM Sao Mai - CCTNVT111 Th¸ng 12 n¨m 2009 D• cã ®Çu kú: 0 D• cã cuèi kú: 1.666.135.407 Đơn vị tính: VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tk đƣ Ps Nợ Ps Có Dƣ nợ Dƣ có . 26/12/09 KSON0033 NhËp 5.660 kg ng« h¹t - Sao Mai 152 27.451.000 1.560.644.857 133 1.372.550 1.562.017.407 27/12/09 UNC0085 Tr¶ tiÒn mua hàng - KSON0033 112 27.451.000 1.534.566.407 28/12/09 KSON0037 NhËp 19.900 kg ng« h¹t - Sao Mai 152 96.515.000 1.631.081.407 133 4.825.750 1.635.907.157 28/12/09 UNC0089 Tr¶ tiÒn mua hµng KSON0037 112 50.000.000 1.585.907.157 31/12/09 KCANGU NhËp 44.900 kg ng« h¹t - Sao Mai (®i N.An) 152 217.765.000 1.803.672.157 133 10.888.250 1.814.560.407 31/12/09 KLP NhËp d• 300 kg ng« h¹t 152 1.500.000 1.816.060.407 133 75.000 1.816.135.407 31/12/09 UNC0095 Tr¶ tiÒn mua hµng KCANGU 112 150.000.000 1.666.135.407 Céng ph¸t sinh 2.686.468.300 4.352.603.707 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 62
  63. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.27 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng B¶ng tæng hîp ph¶i tr¶ ng•êi b¸n (331) (Tõ ngµy 01/12/2009 ®Õn 31/12/2009) Tµi kho¶n : 331 - Ph¶i tr¶ cho ng•êi b¸n M· DvKH §vKh D• nî ®Çu VN§ D• cã ®Çu VN§ Ps nî Ps cã D• nî VN§ D• cã VN§ CCTNVT193 CN CTy TNHH Hång TriÓn 109.800.000 109.800.000 90.000.000 90.000.000 CCTNVT015 CTy CP In & Bao b× 36.174.600 36.174.600 19.845.882 19.845.882 CCTNVT197 CTy TNHH BIOMIN ViÖt Nam 309.750.000 154.875.000 253.732.500 408.607.500 CCTNDV0164 C«ng ty TNHH Ph¸t triÓn Nam Sµi Gßn 60.000.000 60.000.000 CCTNVT244 C«ng ty TNHH Phæ B×nh 114.300.000 114.300.000 82.000.000 82.000.000 CCTNVT111 C«ng ty TNHH SX & TM Sao Mai 2.686.468.300 4.352.603.707 1.666.135.407 CCTNVT271 C«ng ty TNHH TuÊn H•ng 214.682.000 214.682.000 242.293.962 242.293.962 CCTNVT261 C«ng ty TNHH T©n Trang 115.286.854 80.926.054 115.902.326 150.263.126 CCTNVT283 C«ng ty TNHH XNK vµ TM Thanh S¬n 1.509.718.500 1.509.718.500 714.410.009 714.410.009 CCTNVT176 C«ng ty TNHH n«ng s¶n §¹i §Õ 34.200.000 34.200.000 CCTNDV0157 C«ng ty TNHH Së h÷u TrÝ tuÖ HAVIP 3.135.000 6.270.000 3.135.000 CCTNVT063 C«ng ty TNHH TM - DV §¹t Mü 3.753.092 3.753.092 . CCNNVT0071 GOLDEN INDUSTRIES 382.482.200 1.522.743.516 1.686.387.095 218.838.621 CCNNVT0020 GUJARAT 1.150.293.000 9.442.125.539 10.592.418.539 CCNNVT0025 GULF IMPORT & EXPORT CO.L.L.C. 514.296.000 273.489.200 240.806.800 CCTNDV0079 §µi ph¸t thanh & truyÒn h×nh H¶i Phßng 30.000.000 30.000.000 Cộng 18.994.261.257 12.505.201.798 53.449.408.092 55.399.492.622 23.394.436.719 18.855.461.790 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 63
  64. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.28 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng SỔ CÁI Tµi kho¶n : 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Th¸ng 12 n¨m 2009 D• ®Çu kú: d• cuèi kú §¬n vÞ tÝnh: VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tk đƣ Ps Nợ Ps Có 1/12/09 PXVT6213 Phiếu xuất kho 2.280kg ngô hạt- bán TP stra01 tổ Quyết 152 9.634.077 1/12/09 PXVT6214 PhiÕu xkho 14068 kg ng« h¹t,b¸n TP NCèc Tæ QuyÕt 152 59.443.944 12/1/09 PXVT6327 XuÊt NLBB s¶n xuÊt thay thÕ KTP + x•ëng SX 152 1.171.608 21/01/09 PXVT6478 XuÊt NLBB s¶n xuÊt thay thÕ KTP 152 1.221.946 31/12/09 PXVT6816 Phiếu xuất kho 2.700kg khô đậu AD- bán TP99X tổ Hiếu 152 21.904.649 31/12/09 PXVT6817 PhiÕu xkho 8.100 kg kh« ®Ëu Ên,b¸n TP X2000R Tæ QuyÕt 152 65.713.923 31/12/09 12/09- 0021 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu tháng 12 154 56.825.935.132 Céng ph¸t sinh 56.825.935.132 56.825.935.132 Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 64
  65. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC 2.2.4. Công tác tổ chức kiểm kê vật tư. Mục đích của kiểm kê nguyên vật liệu là để xác định lại số lượng, giá trị và chất lượng nguyên vật liệu còn tồn kho, phát hiện chênh lệch giữa sổ sách với thực tế nhằm bảo vệ tài sản và chấn chỉnh công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty. Hiện nay, Công ty đã tổ chức kiểm kê toàn bộ nguyên vật liệu 06 tháng một lần tại các kho trong doanh nghiệp. Số liệu kiểm kê trên sổ sách kế toán phải được chuẩn bị từ trước theo từng loại, từng kho hoặc đơn vị quản lý sử dụng tài sản để phân nhóm tổ chức kiểm kê. Biên bản kiểm kê không chỉ có nhiệm vụ kiểm đếm chính xác số hiện có của nguyên vật liệu, mà còn phải xác định chính xác phẩm chất, tình trạng hiện có của chúng. Kết quả kiểm kê được phản ánh trên Biên bản kiểm kê. Kết quả kiểm kê được tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Công ty xem xét và cho phương án xử lý theo quy định chung. Biên bản kiểm kê là cơ sở để kế toán ghi sổ kế toán cho niên độ mới tiếp theo. Ví dụ 2.5: Ngày 31 tháng 12 năm 2009, tại Công ty TNHH Thương mại VIC, có thực hiên kiểm kê nguyên vật liệu. Sau khi thực hiện công tác kiểm kê vật tư, hội đồng kiểm kê lập Biên bản kiểm kê nguyên liệu trong đó có 2 kho nguyên vật liệu là kho 2 và kho 4. - Biên bản kiểm kê nguyên liệu- Kho 2 (biểu số 2.29) - Biên bản kiểm kê nguyên liệu- Kho 2 (biểu số 2.30) Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 65
  66. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.29 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng BIÊN BẢN KIỂM KÊ NGUYÊN LIỆU Hôm nay, ngày 31 tháng 12 năm 2009 vào lúc 17h, tại kho 2 Chúng tôi gồm: 1. Bà Vũ Thị Len : Kiểm soát viên 2. Bà Phạm Thị Hường : Kế toán kho 3. Bà Trần Thị Nhàn : Thủ kho Đã kiểm kê kho 2 những chủng loại vật tư sau: Sổ sách Thực tế Chênh lệch Tên vật tƣ Đvt Đơn giá Thừa Thiếu SL Thành tiền SL Thành tiền SL TT SL TT Kh« ®Ëu Achentina Kg - - - - 0 - - - - Kh« ®Ëu Trung Quèc Kg 10.179 311.351 3.169.241.829 311.351 3.169.241.829 - - - - Kh« ®Ëu Ên §é Kg 8.113 114.621 929.900.687 114.621 929.900.687 - - - - C¸m mú viªn Kg 7.509 7.726 58.014.534 7.726 58.014.534 - - - - C¸m Ên ®é Kg 3.238 100.719 326.126.503 100.719 326.126.503 - - - - Kh« ®Ëu Mü Kg 8.550 264 2.257.200 264 2.257.200 - - - - Cộng 17.882.917.883 17.882.917.883 Chúng tôi cùng thống nhất với số lượng hàng đã kiểm kê trên. Thủ kho Kế toán Kiểm soát Kế toán trưởng Kiểm soát Lãnh đạo Công ty Lãnh đạo phân xưởng Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 66
  67. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC Biểu số 2.30 Công ty TNHH Thương Mại VIC Khu CN Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng BIÊN BẢN KIỂM KÊ NGUYÊN LIỆU Hôm nay, ngày 31 tháng 12 năm 2009 vào lúc 17h, tại kho 4 Chúng tôi gồm: 1. Bà Vũ Thị Len : Kiểm soát viên 2. Bà Phạm Thị Hường : Kế toán kho 3. Bà Nguyễn Thị Là : Thủ kho Đã kiểm kê kho 4 những chủng loại vật tư sau: Sổ sách Thực tế Chênh lệch Tên vật tƣ Đvt Đơn giá Thừa Thiếu SL Thành tiền SL Thành tiền SL TT SL TT . Ng« h¹t Kg 4.225 372.757 1.575.074.374 372.757 1.575.074.374 - - - - TÊm g¹o Kg 7.100 236 1.675.600 236 1.675.600 - - - - DÇu nµnh Kg 11.818 27.353 323.257.754 27.353 323.257.754 - - - - Thãc h¹t Kg - - - - - - - - - RØ mËt Kg 2.161 22.298 48.185.978 22.298 48.185.978 - - - - §ç t•¬ng h¹t Kg - - - - - - - - - Cộng 22.875.400.892 22.875.400.892 Chúng tôi cùng thống nhất với số lượng hàng đã kiểm kê trên. Thủ kho Kế toán Kiểm soát Kế toán trưởng Kiểm soát Lãnh đạo Công ty Lãnh đạo phân xưởng Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 67
  68. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠICÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VIC. 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu: Qua 11 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn, song với chiến lược sản xuất kinh doanh nhạy bén và đúng đắn, sự nỗ lực của Ban lãnh đạo công ty cùng với cán bộ công nhân viên, công ty đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Và ghi dấu ấn vững mạnh trên thị trường thức ăn gia súc bằng việc quan tâm đầu tư phát triển thương hiệu. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, Công ty đã từng bước khẳng định tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh; biết khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nội lực tiềm năng sẵn có của mình. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại VIC, được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán tài vụ đã tạo điều kiện cho em từng bước tiếp cận với thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp. Với kiến thức được học trong nhà trường kết hợp với việc liên hệ và tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại Công ty TNHH Thương mại VIC có những ưu điểm và những hạn chế sau: 3.1.1. Ưu điểm. Cùng với sự phát triển của Công ty, tập thể ban lãnh đạo cũng không ngừng nâng cao chất lượng của công tác quản lý như: áp dụng khoa học kỹ thuật vào nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, đem lại lợi ích tối đa cho Công ty, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty và đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước. *Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Trong phòng tài chính kế toán, các Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 68
  69. Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại VIC nhân viên kế toán có trình độ, có kinh nghiệm lâu năm, nhiệt tình trong công tác cũng như nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin kế toán. Mỗi kế toán viên được phân công nhiệm vụ cụ thể với từng phần hành cụ thể một cách hợp lý. Các kế toán viên phải chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về phần hành của mình, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho đối tượng sử dụng. Điều này giúp cho công tác quản lý của Công ty nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng củng cố và lớn mạnh. Công ty TNHH Thương mại VIC đã áp dụng tin học vào công tác kế toán với việc áp dụng phần mềm EFECT, một phần mềm trong kế toán giúp giảm thiểu công việc ghi chép thủ công hàng ngày đồng thời làm tăng năng suất của công tác kế toán, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong quản lý. Thông tin cung cấp nhanh nhạy tạo sự thông suốt về công tác tài chính kế toán giúp cho người quản lý đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra làm kế toán bằng phần mềm tạo khả năng cho nhiều người sử dụng đồng thời trên mạng trong cùng một hệ thống kế toán mà vẫn đảm bảo tính bảo mật cao trong công việc của mỗi người. *Về công tác quản lý thu mua nguyên vật liệu: Vấn đề quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, bởi nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, đến sự tồn tại của Công ty trong việc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do vậy việc quản trị doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán trong doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu luôn được các nhà quản lý quan tâm. Nguyên vật liệu được quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, vận chuyển và xuất nguyên vật liệu cho các tổ sản xuất. Công tác thu mua nguyên vật liệu luôn được đảm bảo về mặt chất lượng, số lượng, đáp ứng ngay khi có yêu cầu, góp phần đảm bảo tiến độ theo hợp đồng. Sinh viên: Vũ Hải Giang - Lớp QTL201K 69