Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp địa chất Đông Triều - Trịnh Thị Trang

pdf 103 trang huongle 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp địa chất Đông Triều - Trịnh Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_xi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp địa chất Đông Triều - Trịnh Thị Trang

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 1
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên : Trịnh Thị Trang Giảng viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thành Tô HẢI PHÒNG - 2011 Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 2
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP ĐỊA CHẤT ĐÔNG TRIỀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 3
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên : Trịnh Thị Trang Giảng viên hƣớng dẫn: Ts. Nguyễn Thành Tô HẢI PHÒNG - 2011 Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 4
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 5
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trịnh Thị Trang Mã SV:110124 Lớp: QT1104K Ngành: Kế toán kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp địa chất Đông Triều NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên vật liệu và tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - Phản ánh thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp địa chất Đông Triều - Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu của Xí nghiệp địa chất Đông Triều từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện . Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 6
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Số liệu năm 2010 của Xí nghiệp địa chất Đông Triều 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. - Xí nghiệp địa chất Đông Triều LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 7
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý, cần sử dụng đồng bộ các công cụ kinh tế. Trong sản xuất hàng hóa, nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất nên nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, đến lợi nhuận. Do đó phấn đấu giảm chi phí nguyên vật liệu là việc làm của người sản xuất, người quản lý sản xuất song kế toán có một vai trò quan trọng đáng kể trong việc hạch toán kế toán chi phí này. Nhận thức được điều đó , lại được thực tập tại Xí nghiệp địa chất Đông Triều nên em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về nguyên vật liệu, kế toán nguyên vật liệu và đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp là: “ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp địa chất Đông Triều.” 2.Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm các mục đích sau: - Tổng hợp, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. - Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp địa chất Đông Triều - Từ những kiến thức đã học cùng với việc tìm hiểu thực tế đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung và phương pháp hạch toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài: nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Phạm vi nghiên cứu : Xí nghiệp địa chất Đông triều 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp biện chứng, logic, mô hình hóa - Tiến hành khảo sát thực tế, tổng hợp các thông tin thu thập được và tiến hành phân tích các thông tin đó - Phương pháp phân tích kinh doanh như so sánh, qui nạp, suy diễn Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 8
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 5. Nội dung khóa luận Ngoài mở đầu và kết luận thì khóa luận được chia thành 3 chương chính: Chương 1: Lý luận cơ bản về nguyên vật liệu và tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Chương 2: Công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Địa chất Đông Triều Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Địa chất Đông Triều. Mặc dù đã rất cố gắng nghiện cứu, tìm hiểu để hoàn thiện bài viết nhưng do trình độ lý luận, nắm bắt thức tế còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm . Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo, phòng kế toán và các phòng ban có liên quan của Xí nghiệp địa chất Đông Triều ; các thầy cô giáo của khoa , của trường để em có thể hoàn thiện bài viết được tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 9
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm,vị trí,vai trò, tầm quan trọng của nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 1.1.1.1 Nguyên vật liệu và đặc điểm của nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Về mặt hiện vật: nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh, không giữ nguyên được hình thái ban đầu mà biến đổi cấu thành nên thực thể sản phẩm mới. Về mặt giá trị : giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Vì vậy nguyên vật liệu được xếp vào loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và được thể hiện dưới dạng vật hóa như: quặng trong doanh nghiệp luyện kim, vải trong doanh nghiệp may mặc .Bất kì nguyên vật liệu nào cũng là đối tượng lao động nhưng không phải bất kì đối tượng nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong những điều kiện nhất định, khi lao động của con người có thể tác động vào, biến đổi chúng để phục vụ cho sản xuất hay tái sản xuất sản phẩm mới thì được gọi là nguyên vật liệu. Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, nguyên vật liệu được dùng toàn bộ và thường phân bổ một lần vào giá trị sản phẩm mới. Nguyên vật liệu khi Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 10
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP được sử dụng sẽ không giữ nguyên hình thái ban đầu mà sẽ bị biến đổi hoàn toàn để cấu tạo nên hình thái vật chất mới của sản phẩm làm ra. Như vậy, nguyên vật liệu tạo nên giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm mới. Nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. 1.1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 1.1.1.2.1 Sự cần thiết của quản lý nguyên vật liệu Để hoạt động sản xuất kinh doanh có thể diễn ra thì phải có nguyên vật liệu, vậy nên quản lý nguyên vật liệu là nhân tố quan trọng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở mỗi doanh nghiệp khác nhau thì lại có phạm vi, mức độ, phương pháp quản lý khác nhau. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì các phương pháp quản lý cũng trở lên hoàn thiện hơn vì vậy các doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp quản lý phù hợp với công tác sản xuất của mình nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất. 1.1.1.2.2 Mục tiêu của việc quản lý nguyên vật liệu Chi phí về các loại nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Mà mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận vì vậy giảm chi phí là cách tốt nhất để các doanh nghiệp đạt được mục đích của mình. Việc sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý chính là biện pháp tốt để giảm chi phí mà vẫn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Như vậy thực hiện tốt việc quản lý nguyên vật liệu ở tất cả các khâu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Việc quản lý nguyên vật liệu cần phải thực hiện tốt và chặt chẽ ở tất cả các khâu: Khâu thu mua: Trong khâu này đòi hỏi phải tính toán xác định số lượng, chủng loại nguyên vật liệu phù hợp cho quá trình sản xuất để tiến hành thu mua đáp ứng kịp cho quá trình sản xuất. Việc thu mua phải đúng yêu cầu sử dụng, chi phí thu mua hợp lý nhằm hạ giá thành sản phẩm. Khâu bảo quản dự trữ: Việc tổ chức kho tàng, bến bãi phải trang bị đầy đủ thiết bị, cách thức bảo quản khoa học hợp lý phù hợp cho từng loại nguyên vật Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 11
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP liệu để tránh thất thoát, đảm bảo an toàn cho vật liệu. Đồng thời cần tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho việc sản xuất luôn được tiến hành thuận lợi. Khâu sử dụng: Khâu này cần thiết phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Do vậy cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng trong quá trình sản xuất. Tóm lại, quản lý nguyên vật liệu là một trong những nội dung hết sức quan trọng của công tác quản lý nói chung và quản lý sản xuất, quản lý giá thành sản phẩm nói riêng mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn phải đặc biệt quan tâm. 1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu Kế toán nguyên vật liệu là việc sử dụng các biện pháp công cụ trong kế toán để theo dõi tình hình nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Do đó, kế toán nguyên vật liệu phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp nguyên vật liệu về tất cả các mặt số lượng, giá trị, chủng loại, thời gian cung cấp. Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị nguyên vật liệu nhập kho trong các trường hợp khác nhau, xây dựng định mức, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng nguyên vật liệu lãng phí, sai mục đích. Áp dụng đúng các phương pháp và kĩ thuật hạch toán hàng tồn kho. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ nguyên vật liệu, phát hiện kịp thời các vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, tránh thiệt hại. Thực hiện việc kiểm kê nguyên vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo nguyên vật liệu Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 12
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu Vật liệu trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, có giá trị, công dụng, nguồn hình thành, khác nhau. Do vậy cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu nhằm tạo điều kiện cho việc hạch toán và quản lý vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia làm các loại như sau: - Nguyên vật liệu chính: là những thứ nguyên, vật liệu mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. (nguyên vật liệu chính bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích để tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, hàng hoá). - Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, xà phòng, giẻ lau ). - Nhiên liệu: là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng. Ví dụ: than, củi, xăng dầu, hơi đốt Nhiên liệu thực chất là một loại vật liệu phụ được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỉ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. - Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản. - Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất, hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài. - Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao bì, vật liệu đóng gói, các loại vật tư đặc chủng Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 13
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP trữ cho từng loại nguyên vật liệu; là cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Căn cứ vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu được chia thành: - Vật liệu mua ngoài. - Vật liệu tự sản xuất. - Vật liệu từ các nguồn khác: nhận vốn góp liên doanh, liên kết, biếu tặng Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn cung cấp là căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất, là cơ sở để xác định giá nguyên vật liệu nhập kho. Căn cứ vào mục đích sử dụng nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh: + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: nhượng bán, đem góp vốn liên doanh Cách phân loại này là căn cứ để kế toán tính toán và phân bổ chính xác giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho đối tượng khác nhau. Tóm lại, căn cứ để phân loại nguyên vật liệu chỉ là tương đối, có trường hợp nguyên vật liệu phụ ở hoạt động này nhưng lại là nguyên vật liệu chính ở hoạt động hay doanh nghiệp khác. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau nên sẽ có cách phân loại khác nhau để phù hợp với doanh nghiệp mình nhằm đảm bảo tốt nhất cho việc hạch toán và quản lý nguyên vật liệu. 1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu Sử dụng một trong các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giá gốc: Theo chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho: nguyên vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến, các chi phí Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 14
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được nguyên vật liệu ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp áp dụng trong đánh giá nguyên vật liệu phải nhất quán, nghĩa là kế toán chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý, và phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong thuyết minh Báo cáo tài chính. - Nguyên tắc thận trọng: Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệu thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng . Thực hiện nguyên tắc này bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.2.3.1 Kế toán nhập kho nguyên vật liệu 1.2.3.1.1 Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh. Đánh giá vật liệu thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của nguyên vật liệu. Theo quy định vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc), tức là vật liệu khi nhập kho hay xuất kho đều được phản ánh trên sổ sách theo giá thực tế. Giá nguyên vật liệu nhập kho được xác định dựa trên nguồn nhập.  Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Có thể là mua trong nước hoặc nhập khẩu *Trường hợp mua hàng trong nước: Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 15
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giá mua ghi Giá thực Các chi phí Chiết khấu thương mại, trên hoá đơn tế nhập = + thu mua - giảm giá hàng mua, của người kho thực tế hàng mua bị trả lại bán Trong đó: Giá ghi trên hoá đơn và các loại chi phí được xác định: + Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua và chi phí khác là giá chưa có thuế GTGT. + Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc sản xuất các mặt hàng không ở diện chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, thì giá mua và chi phí khác là giá bao gồm cả thuế GTGT. + Đối với nguyên vật liệu mua vào sử dụng đồng thời cho cả hai hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì phải hạch toán riêng và chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với phần nguyên vật liệu chịu thuế GTGT đầu ra Chi phí thu mua thực tế bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bao bì, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt lưu kho, lưu bãi . *Trường hợp nhập khẩu: Giá mua Thuế Thuế Các chi phí Giá thực tế = ghi trên + nhập + TTĐB + thu mua nhập kho hoá đơn khẩu (nếu có) thực tế Trong đó: Giá mua hàng nhập khẩu bằng ngoại tệ thì phải được quy ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi tăng giá trị nguyên vật liệu nhập kho. Các chi phí khác bao gồm: lệ phí hải quan, lệ phí bến bãi, phụ thu của Nhà nước(nếu có). Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 16
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Đối với vật liệu doanh nghiệp tự sản xuất, chế tạo Giá thực tế của nguyên vật liệu là giá của vật liệu xuất sản xuất, chế tạo cộng với các chi phí sản xuất, chế tạo. Chi phí sản xuất, chế tạo gồm: Chi phí nhân công, chi phí máy móc, chi phí khác  Đối với vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến Giá vốn thực tế Giá trị nguyên vật liệu Chi phí gia công chế = + nhập kho xuất ngoài gia công biến Chi phí thuê ngoài gia công bao gồm: tiền thuê gia công phải trả, chi phí vận chuyển đến cơ sở gia công  Đối với vật liệu nhận từ các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn Giá do hội đồng tiếp nhận Giá vốn thực tế = bàn giao xác định trên cơ sở + Chi phí tiếp nhận nhập kho giá thị trường  Đối với vật liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thực tế được đánh giá theo giá ước tính hoặc theo giá bán trên thị trường  Đối với vật liệu tặng thƣởng: giá thực tế được tính là giá trị của vật liệu đó ghi trên biên bản bàn giao hoặc ghi theo giá trị vật liệu tặng thưởng tương đương với giá thị trường 1.2.3.1.2 Sổ sách sử dụng Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán nguyên vật liệu bao gồm: - Phiếu nhập kho: Mẫu 01-VT - Hóa đơn GTGT: Mẫu 01 GTGT (dùng cho doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) - Hoá đơn bán hàng: Mẫu 02GTGT-3LL (dùng cho doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 17
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP -Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu 03-VT -Bảng kê mua hàng: Mẫu 06-VT -Thẻ kho: Mẫu S12-DN Đối với các chứng từ này phải lập kịp thời đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập. Người lập phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Mỗi doanh nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu không giống nhau cho nên các loại sổ kế toán cũng khác nhau như: sổ (thẻ) kho, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư. 1.2.3.2 Kế toán xuất kho nguyên vật liệu 1.2.3.2.1 Xác định giá xuất kho Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02- “ Hàng tồn kho” được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ tài chính, trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được xác định dựa vào một trong bốn phương pháp sau: a. Phƣơng pháp đích danh Theo phương pháp này, giá trị hàng tồn kho xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy đích danh giá nhập kho của lần nhập đó làm giá xuất kho. Phương pháp này có ưu điểm là kết quả tính toán chính xác cao vì nó xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho trên cơ sở giả định rằng nguyên vật liệu nhập theo giá nào thì khi xuất được tính theo giá đó. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải có điều kiện tốt về kho hàng, bến bãi để tách riêng nguyên vật liệu giữa lần nhập khác nhau. Do đó, phương pháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, ổn định và nhận diện được. b.Phƣơng pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ được tính theo công thức: Giá thực tế từng Số lượng từng Giá đơn vị = x loại xuất kho loại xuất kho bình quân Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 18
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong đó, giá đơn vị bình quân cũng có thể tính theo một trong 3 cách sau: Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ: Trị giá thực tế vật liệu tồn Trị giá thực tế vật liệu + Giá đơn vị đầu kì nhập trong kì = bình quân Số lượng vật liệu nhập Số lượng vật liệu tồn đầu kì + trong kì Phương pháp bình quân liên hoàn Giá đơn vị bình quân Giá thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập sau mỗi lần nhập = Lượng thức tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kì trước Giá đơn vị bình Giá thực tế từng loại tồn kho đầu kỳ(hoặc cuối kỳ trước) quân cuối kỳ = Lượng thực tế từng loại tồn kho đầu kỳ(hoặc cuối kỳ trước trước) - Khi tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kì dự trữ thì có ưu điểm dễ làm, đơn giản nhưng độ chính xác không cao, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán - Khi tính theo phương pháp bình quân liên hoàn thì có ưu điểm chính xác, cập nhật nhưng tốn công sức và phải tính nhiều lần - Khi tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kì trước thì có ưu điểm dễ tính, phản ánh kịp thời tình hình biến động của vật liệu trong kì nhưng không chính xác và không tính đến sự biến động của giá cả c. Phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc( FIFO) Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế vật liệu và giá mua thực tế vật liệu nhập kho trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của vật liệu xuất trước, và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá trị thực Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 19
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tế của số vật liệu nhập kho sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Phù hợp với các doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, tần suất nhập kho không nhiều, giá cả ổn định. d. Phƣơng pháp nhập sau, xuất trƣớc (LIFO) Phương pháp này giả định rằng những vật liệu nhập kho sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước, xuất trước. Giá trị nguyên vật liệu cuối kỳ sẽ là giá của lần nhập đầu tiên. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả có xu hướng tăng. Phù hợp cho các doanh nghiệp sử dụng ít các loại nguyên vật liệu 1.2.3.2.2 Sổ sách sử dụng Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán nguyên vật liệu bao gồm: - Phiếu xuất kho: Mẫu 02-VT - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Mẫu 03PXK-3LL - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì: Mẫu 04-VT -Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ: Mẫu 07-VT -Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu S10-DN -Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu S11- DN -Thẻ kho: Mẫu S12-DN Ngoài các sổ kế toán trên còn có thể mở thêm các bảng kê nhập xuất, bảng kê luỹ kế tình hình nhập - xuất tồn nguyên vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu được đơn giản và nhanh chóng. 1.2.3.3 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của mình mà doanh nghiệp lựa chọn một trong 3 phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu sau: Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 20
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP a. Phƣơng pháp thẻ song song Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song: Phiếu nhập kho Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu Sổ chi Thẻ kho tiết vật liệu Sổ kế toán tổng hợp Phiếu xuất kho Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng Nội dung: - Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu về mặt số lượng. Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép các số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho. Định kì thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo từng thứ vật liệu cho kế toán - Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng thẻ (sổ) kế toán chi tiết vật liệu để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm theo từng danh điểm vật liệu tương ứng thẻ kho mở ở kho về cả chỉ tiêu số lượng và giá trị đồng thời phải kiểm tra chính xác các chứng từ nhập, xuất trước khi ghi chép. Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vào cuối tháng về mặt giá trị của từng loại vật liệu. Phương pháp thẻ song song có ưu điểm: đơn giản, dễ làm,độ tin cậy cao, tuy nhiên việc ghi chép còn nhiều trùng lặp về chỉ tiêu số lượng và khối lượng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 21
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP công việc ghi chép lớn. Do đó, phương pháp này chỉ thích hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng nghiệp vụ ít, trình độ nhân viên kế toán chưa cao. b. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: THẺ KHO PHIẾU NHẬP KHO PHIẾU XUẤT KHO BẢNG KÊ NHẬP SỔ ĐỐI CHIẾU BẢNG KÊ XUẤT LUÂN CHUYỂN SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng Nội dung: - Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu về mặt số lượng. - Tại phòng kế toán: Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, kế toán vật tư lập bảng kê nhập và bảng kê xuất. Kế toán vật tư không mở thẻ chi tiết vật tư mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị từng danh điểm vật tư theo từng kho. Sổ này được mở ở thời Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 22
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP điểm cuối tháng trên cơ sở là các bảng kê nhập, xuất. Mỗi bảng kê được ghi một dòng trên sổ theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cuối tháng, cộng sổ cột số lượng được đối chiếu với thẻ kho, cột giá trị được đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp. Phương pháp này có ưu điểm là dễ kiểm tra, dễ đối chiếu, khối lượng ghi chép giảm do chỉ ghi một lần vào cuối tháng.Tuy nhiên nó vẫn còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán . Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mật độ nhập xuất ít. c. Phƣơng pháp sổ số dƣ THẺ KHO PHIẾU XUẤT KHO PHIẾU NHẬP KHO Sổ số dư Phiếu giao nhận Phiếu giao nhận chứng từ xuất chứng từ nhập Bảng lũy kế xuất Bảng kê nhập Bảng lũy kế nhập xuất tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 23
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nội dung: - Tại kho: giống như hai phương pháp trên. Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng vật liệu. Sau đó, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu. Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lượng vật liệu tồn kho theo từng danh điểm vật tư vào cuối tháng.Sổ số dư được kế toán mở cho từng kho và ghi cả năm, ghi xong thủ kho phải chuyển trả về phòng kế toán để kiểm tra và tính tiền cho vật liệu. - Tại phòng kế toán: Định kỳ, nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn, kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ (giá hạch toán), tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Đồng thời ghi số tiền vừa tính được của từng nhóm vật liệu vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho. Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật liệu. Số dư này được dùng để đối chiếu với cột “số tiền” trên sổ số dư (số liệu trên sổ số dư do kế toán vật tư tính bằng cách lấy số lượng tồn kho x giá hạch toán). Phương pháp này có ưu điểm là tránh được sự trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, nâng cao hiệu suất kế toán. Tuy vậy, do thủ kho chỉ theo dõi số lượng, kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu giá trị nên khi muốn biết tình hình nhập, xuất của vật tư nào đó thì không thể xem trên sổ kế toán mà phải xem trực tiếp trên thẻ kho Phương pháp này chỉ nên áp dụng với những doanh nghiệp quy mô lớn, nhiều loại nguyên vật liệu, các nghiệp vụ nhập, xuất nhiều, có hệ thống danh điểm vật tư hợp lý. 1.2.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu Theo chế độ kế toán hiện hành có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho, doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư để lựa chọn phương pháp phù hợp. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 24
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.4.1 Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho 1.2.4.1.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. (Giáo trình kế toán tài chính-PGS.TS Nguyễn Văn Công – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Phương pháp này có ưu điểm là là cung cấp thông tin về tình hình biến động hàng tồn kho một cách kịp thời, chính xác. Nhược điểm là nếu giữa số liệu kiểm kê và số liệu theo tính toán có sự chênh lệch thì làm cho giá trị sản xuất theo chứng từ kế toán xa rời với giá vốn thực tế nên công việc kế toán sẽ phức tạp, mất nhiều công sức do phải điểu chỉnh lại sự chênh lệch vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn.  Tài khoản sử dụng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 25
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” : tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu trong kho Nợ 152 Có SDĐK : Trị giá thực tế tồn đầu kì Phát sinh tăng: Phát sinh giảm: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, xuất kho dùng cho sản xuất kinh doanh thuê ngoài gia công chế biến, nhận để bán, thuê ngoài gia công chế biến góp vốn hoặc từ các nguồn khác hoặc mang góp vốn - Trị giá của nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua -Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật phát hiện khi kiểm kê liệu khi mua được hưởng - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê Cộng số phát sinh Cộng số phát sinh SDCK: Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kì Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 26
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đƣờng” : Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hóa mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ nhập kho Nợ 151 Có SDĐK : Trị giá thực tế tồn đầu kì Phát sinh tăng : Phát sinh giảm: -Trị giá hàng hóa,vật tư đã mua - Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đang đi đường đường, đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng Cộng số phát sinh Cộng số phát sinh SDCK : Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 27
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ 111,112,331,311 152 621 Nhập kho NVL mua ngoài Xuất NVL dùng trực tiếp cho SX 133 chế tạo sản phẩm Thuế VAT được khấu trừ 151 627,641,642,214 Nhập kho NVL đang đi Xuất NVL phục vụ QLSX đường kì trước bán hàng, QLDN 154 154 Nhập kho NVL tự chế, thuê ngoài Xuất NVL thuê ngoài, gia công gia công, chế biến chế biến 411 632 Nhận vốn góp liên doanh = NVL Xuất bán NVL 128,222 128,222 Nhận lại vốn góp liên doanh = VL Xuất NVL góp vốn liên doanh 338 138 NVL thừa phát hiện khi kiểm kê NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê 711 421 NVL được tặng thưởng, viện trợ Chênh lệch giảm do đánh giá lại NVL 412 Chênh lệch tăng do đánh giá lại NVL Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 28
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp 111,112,331,311 152 621 Nhập kho NVL mua ngoài Xuất NVL dùng trực tiếp cho SX (tổng giá thanh toán) chế tạo sản phẩm 3333 627,641,642,214 Thuế nhập khẩu tính vào Xuất NVL phục vụ QLSX trị giá nhập kho bán hàng, QLDN 154 154 Nhập kho NVL tự chế, thuê ngoài Xuất NVL thuê ngoài, gia công gia công, chế biến chế biến 411 632 Nhận vốn góp liên doanh = NVL Xuất bán NVL 128,222 128,222 Nhận lại vốn góp liên doanh = VL Xuất NVL góp vốn liên doanh 711 138 NVL được tặng thưởng, viện trợ NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê 412, 3381 412 Chênh lệch tăng do đánh giá lại Chênh lệch giảm do đánh giá lại NVL NVL thừa sau khi kiểm kê Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 29
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.4.1.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kì Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình biến động của các loại vật tư sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. (Giáo trình kế toán tài chính-PGS.TS Nguyễn Văn Công – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) Đối với biến động tăng hàng tồn kho, kế toán phản ánh một cách thường xuyên, liên tục như phương pháp kê khai thường xuyên nhưng sử dụng tài khoản riêng để theo dõi hàng tồn kho là TK 611 “Mua hàng”. Đối với hàng tồn kho giảm trong kỳ, kế toán chỉ ghi vào sổ một lần vào ngày cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê sẽ xác định hàng tồn kho xuất dùng trong kỳ theo công thức: Giá trị vật Giá trị vật liệu, Tổng giá trị vật Giá trị vật liệu, liệu, dụng cụ, dụng cụ, sản phẩm liệu, dụng cụ, dụng cụ, sản phẩm = + sản phẩm xuất còn lại chưa sử sản phẩm tăng còn lại, chưa sử dùng trong kỳ dụng đầu kỳ thêm trong kỳ dụng cuối kỳ Phương pháp này có ưu điểm là ghi chép đơn giản, gọn nhẹ vì không phải đối chiếu giữa số liệu kế toán và số lượng kiểm kê mà số liệu kế toán luôn khớp với thực tế. Tuy nhiện nhược điểm của phương pháp này là trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuất dùng hoặc xuất bán cho từng đối tượng, từng nhu cầu khác nhau và không theo dõi được số mất mát, hư hỏng. Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ hoặc ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhiều mặt hàng giá trị thấp.  Tài khoản sử dụng Tài khoản 611 “Mua hàng” : theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu trong kì theo giá thực tế (giá mua và chi phí thu mua) và được mở chi tiết cho từng loại vật liệu. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 30
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 611: Nợ 611 Có - Kết chuyển giá gốc nguyên vật - Kết chuyển giá gốc nguyên vật liệu tồn liệu tồn kho đầu kì ( theo kết quả kho cuối kì (theo kết quả kiểm kê) kiểm kê) - Gía gốc hàng hóa, nguyên vật - Gía gốc nguyên vật liệu xuất dùng trong liệu mua vào kỳ hoặc giá gốc hàng hóa xuất bán (chưa được xác định là đã bán trong kì) - Gía gốc nguyên vật liệu mua vào trả lại cho người bán hoặc được giảm giá Tài khoản 611 không có số dư cuối kì Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” : tài khoản này theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết cho từng loại, từng nhóm theo yêu cầu quản lý. Nợ 152 Có Trị giá thực tế nguyên vật liệu - Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho xuất kho - Trị giá nguyên vật liệu thừa phát - Trị giá nguyên vật liệu trả lại hiện khi kiểm kê người bán, được giảm giá hoặc được hưởng chiết khấu - Trị giá nguyên vật liệu thiếu phát hiện do kiểm kê Cộng số phát sinh Cộng số phát sinh SDCK : Trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kì Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 31
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đƣờng” : tài khoản này theo dỏi các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho Kết cấu và nội dung phản ánh của TK151: Nợ 151 Có Giá trị hàng đi đường phát sinh Giá trị hàng đi đường kì trước đã về trong kì nhập kho hay chuyển giao cho bộ phận sử dụng hay cho khách hàng Cộng số phát sinh Cộng số phát sinh SDCK: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường, chưa về nhập kho đơn vị Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 32
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp KKĐK, tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ 151,152 611 151,152 Đầu kì kết chuyển giá trị NVL Cuối kì kết chuyển giá trị NVL tồn kho theo kiểm kê 111,112,331 111,112,331 NVL tăng do mua ngoài Giảm giá hàng mua hoặc trả 133 lại người bán 3331,3332 621 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Trị giá NVL dùng trực tiếp cho sản xuất 3333 621, 627,641 Thuế nhập khẩu tính vào NVL dùng cho QLPX, bán hàng, giá trị NVL QLDN, XDCB 411 632 Nhận vốn góp liên doanh bằng Xuất bán NVL NVL 421 1381 Chênh lệch tăng do đánh giá Kiểm kê thiếu hụt, mất mát lại NVL 412 Chênh lệch giảm do đánh giá lại NVL Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 33
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp KKĐK, tính thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp 151,152 611 151,152 Đầu kì kết chuyển giá trị NVL Cuối kì kết chuyển giá trị NVL tồn kho theo kiểm kê 111,112,331 111,112,331 NVL tăng do mua ngoài Giảm giá hàng mua hoặc trả (tổng giá thanh toán) lại người bán 3331,3332 621 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Trị giá NVL dùng trực tiếp cho sản xuất 3333 621, 627,641 Thuế nhập khẩu tính vào NVL dùng cho QLPX, bán hàng, giá trị NVL QLDN, XDCB 411 632 Nhận vốn góp liên doanh bằng Xuất bán NVL NVL 421 1381 Chênh lệch tăng do đánh giá Kiểm kê thiếu hụt, mất mát lại NVL 412 Chênh lệch giảm do đánh giá lại NVL Trong các phương pháp trên thì phương pháp kê khai thường xuyên , tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được sử dụng nhiều và Xí nghiệp địa chất Đông Triều cũng đang áp dụng phương pháp này. Do thời gian có hạn nên em chỉ nghiên cứu các phương pháp này như đã trình bày ở trên. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 34
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.5 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.2.5.1 Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho Theo chuẩn mực VAS 02 và thông tư hướng dẫn VAS được ban hành ngày 9/10/2002, thông tư 89/2002/TT-BTC hướng dẫn hạch toán hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho đã ban hành ngày 31/12/2001 thì: Dự phòng là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản hay lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng chưa thực sự chắc chắn. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng tồn kho bị giảm. 1.2.5.2 Tài khoản sử dụng Nợ 159 Có Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn được hoàn nhập khi ghi giảm giá vốn kho đã được lập tính vào giá vốn hàng bán trong kì hàng bán trong kì Cộng phát sinh Cộng phát sinh SDCK : giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kì 1.2.5.3 Phương pháp tính mức dự phòng phải lập và phương pháp hạch toán 1.2.5.3.1 Phương pháp tính mức dự phòng Việc trích lập và hoàn nhập dự phòng được tiến hành vào thời điểm cuối niên độ kế toán, trước khi lập các báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ, nếu có biến động lớn về dự phòng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh số dự phòng từng loại (trích lập bổ sung hay hoàn nhập) vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ (kỳ kế toán quý). Cuối niên độ kế toán, Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 35
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP kế toán tiến hành so sánh giá gốc của hàng tồn kho trên sổ sách và giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư. Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư nhỏ hơn giá trị ghi sổ thì mới tính khoản dự phòng cần trích lập, còn lại thì không. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ các chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Mức trích lập dự phòng tính theo công thức: Mức dự phòng cần lập cho Số lượng hàng tồn Mức giảm giá năm tới của hàng tồn = x kho i cuối niên đô hàng tồn kho i kho i Trong đó : Giá trị thuần có thể Mức giảm giá của Giá trị ghi sổ = - thực hiện được của hàng tồn kho i của NVL i NVL i Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải dựa trên cơ sở bằng chứng đáng tin cậy. 1.2.5.3.2 Phương pháp hạch toán Quy trình lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau : 632 159 632 Hoàn nhập chênh lệch giá trị Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho dự phòng phải lập năm nay nhỏ cho năm nay( số lập mới hoặc số chênh hơn số dự phòng đã lập năm lệch giữa giá trị dự phòng phải lập năm trước nay cao hơn số dự phòng đã lập năm trước Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 36
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP ĐỊA CHẤT ĐÔNG TRIỀU 2.1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP ĐỊA CHẤT ĐÔNG TRIỀU 2.1.1 Những nét chung  Tên giao dịch : Xí nghiệp địa chất Đông Triều- Công ty địa chất mỏ Vinacomin  Địa chỉ: Yên Thọ , Đông Triều , Quảng Ninh.  Tel: 0333.871.285  Fax:0333.871.475 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.1 Quá trình hình thành Đơn vị địa chất đầu tiên được thành lập ở vùng Đông bắc Việt Nam vào năm 1958, đó là Đoàn địa chất 9. Đoàn có gần 20 đội địa chất trực thuộc có nhiệm vụ chuyên tìm kiếm thăm dò khoáng sản than thuộc vùng than tỉnh Quảng Ninh. Khi yêu cầu của nhiệm vụ địa chất thăm dò tìm kiếm ngày càng phát triển thì đến ngày 07 tháng 11 năm 1964 Thủ tướng chính phủ có công văn số 3122 CN cho phép Tổng cục địa chất nâng cấp Đoàn thăm dò số 9 lên thành Liên đoàn địa chất 9 và các đội địa chất phát triển lên thành các đoàn địa chất trực thuộc Liên đoàn địa chất. Đoàn 9H được hình thành trong điều kiện đó, đoàn được thành lập năm 1965 tại đảo Kế Bào. Năm 1972, Đoàn 9H được đổi tên thành Đoàn địa chất 906. Năm 1980, do yêu cầu của nhiệm vụ địa chất, Đoàn địa chất 906 được Liên đoàn 9 và Tổng cục địa chất Việt Nam điều động từ đảo Kế Bào về Mạo Khê- Đông Triều với nhiệm vụ đánh giá lại trữ lượng và chất lượng than phục vụ cho nhà máy điện Phả Lại. Ngày 30 tháng 4 năm 1990, Tổng cục địa chất sát nhập vào Bộ công nghiệp nặng. Ngày 26 tháng 4 năm 1991, Bộ công nghiệp nặng bàn giao Liên đoàn 9 sang Bộ năng lượng theo quyết định số 03 CNNg/TC ngày 13 tháng 11 năm 1991. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 37
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Do yêu cầu quản lý, ngày 30 tháng 6 năm 1993 Bộ năng lượng ra quyết định số 442 NL/TCCB-LĐ về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước lấy tên là Xí nghiệp địa chất 906 trực thuộc Công ty địa chất và khai thác khoáng sản. Ngày 10 tháng 10 năm 1994, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 563 TTg thành lập Tổng công ty than Việt Nam. Xí nghiệp địa chất 906 hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty than Việt Nam. Từ khi Công ty địa chất trở thành thành viên của Tổng công ty than Việt Nam thì công tác thăm dò được bổ sung thêm nhiệm vụ và nguồn vốn. Xí nghiệp địa chất là đơn vị đầu tiên được đầu tư thiết bị khoan thăm dò địa chất theo công nghệ /mới của Nhật Bản, đây là loại máy có năng suất cao, chất lượng mẫu đảm bảo. Do yêu cầu của nhiệm vụ, ngày 10 tháng 12 năm 2002 Xí nghiệp địa chất 906 được sát nhập với Xí nghiệp địa chất 909 theo quyết định số 1748 QĐ- TCCB của Tổng công ty than Việt Nam và đổi tên thành Xí nghiệp địa chất- trắc địa Đông Triều thuộc Công ty địa chất và khai thác khoáng sản. Tháng 4 năm 2003, do yêu cầu chuyên môn hóa sản xuất , sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Công ty địa chất và khai thác khoáng sản. Tổng công ty than ra quyết định tách Công ty địa chất và khai thác khoáng sản ra thành hai. Công ty địa chất mỏ TKV được thành lập theo quyết định số 616/QĐ-HĐQT vào ngày 24 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng quản trị than Việt Nam. Với nhiệm vụ chủ yếu chuyên làm công tác khoan thăm dò và đo đạc địa hình. Năm 2004 Công ty địa chất mỏ kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Ngành địa chất Việt Nam. Địa bàn hoạt động của Xí nghiệp diễn ra trên một diện tích rộng từ Mạo Khê-Đông Triều đến Mông Dương-Cẩm Phả, Đồng Rì- Bắc Giang. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 38
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.2.2 Qúa trình phát triển Thông qua bảng sau ta có thể thấy được tình hình phát triển của Xí nghiệp trong thời gian qua: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1.Tổng sản lượng sản xuất (mét khoan) 42.930 50.005 56.245 2.Tổng doanh thu (triệu đồng) 142.402 171.635 198.740 3.Thu nhập bình quân(đồng/ người) 7.165.000 7.895.000 8.315.000 4.Nộp thuế TNDN(đồng) 714.665.000 914.250.000 1.032.000.000 5.Lợi nhuận sau thuế(nghìn đồng) 2.143.995 2.742.750 3.096.000 Ta có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2010 như sau: Xí nghiệp đã thực hiện tốt việc nâng cao sản lượng sản xuất cũng như sản lượng tiêu thụ trong năm 2010, điều đó đã thể hiện được những bước phát triển vượt bậc của Xí nghiệp trong giai đoạn mà nền kinh tế đang có rất nhiều khó khăn. Quy mô và năng lực sản xuất của Xí nghiệp đã nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu: -Thông qua khối lượng sản xuất ta thấy số mét khoan năm 2010 là 56.245 mét, tăng 12,48% so với năm 2009 do Xí nghiệp đã có nhiều cải tiến trong sản xuất, đầu tư hơn vào công nghệ và máy móc thiết bị. Đồng thời Xí nghiệp cũng chú trọng nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho công nhân phát huy năng lực của bản thân, nhiệt tình tham gia phong trào nâng cao sản xuất. - Sản lượng tiêu thụ năm 2010 đạt 54.120 mét khoan. Để có được kết quả này Xí nghiệp đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhờ vậy không những sản lượng mà cả giả trị cũng tăng, giá thành sản phẩm tăng từ 3.519.996 đồng- 3.672.203 đông/met khoan giúp doanh thu đạt 198.740.000.000 đồng tăng 27.105.000.000 đồng so với năm 2009 tương đương với 15,79%. Bên cạnh đó Xí nghiệp không có các khoản giảm trừ doanh thu nên không làm giảm tổng doanh thu của Xí nghiệp. - Thu nhập bình quân tại Xí nghiệp năm 2010 đạt 8.315.000 đồng , tăng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 39
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 420.000 đồng so với năm 2009 tương ứng 5,32% . Đây chính là kết quả của sự nỗ lực mà cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc và cũng là chủ trương của Ban lãnh đạo Xí nghiệp nhằm nâng cao đời sống của công nhân trong thời kì kinh tế khó khăn. - Tiền thuế TNDN của Xí nghiệp năm 2010 tăng 117.750.000 đồng so với năm 2009 tương ứng với 12,88% do tổng doanh thu tăng cao nên số nộp ngân sách cũng tăng. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 3.096.000.000 đồng, tăng 353.250.000 đồng tương ứng với 12,88 %, do đơn giá của mét khoan tăng mà chi phí tương đối ổn định nên lợi nhuận sau thuế tăng cao. Đây chính là thành tích tốt của Xí nghiệp trong việc phát triển nâng cao sản xuất trong thời kì kinh tế có nhiều biến động. Nhìn chung, nhời sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp đã giúp Xí nghiệp có được kết quả rất tốt trong năm qua. Nhờ việc áp dụng các chính sách phù hợp nên Xí nghiệp không những đã giúp vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế mà còn có sự tăng trưởng vượt bậc. Trên 40 năm xây dựng và trưởng thành Xí nghiệp địa chất Đông Triều luôn là lá cờ đầu về mọi mặt của Công ty Địa chất Mỏ. Xí nghiệp đã tìm kiếm đánh giá gần 50 báo cáo địa chất, đánh giá hàng trăm triệu tấn than và nhiều loại khoáng sản khác phục vụ cho khai thác, xây dựng và đời sống. Xí nghiệp đã được Đảng, Nhà nước các bộ ngành đánh giá cao trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh và đươc tặng nhiều phần thưởng cao quý: -Hai huân chương lao động hạng nhất - Năm huân chương lao động hạng ba -Một huân chương quân công hạng ba -Danh hiệu anh hùng lao động thời đổi mới. 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh Chức năng Xí nghiệp Địa chất Đông Triều là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Địa chất Mỏ, thành viên của TKV, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Trụ sở giao dịch tại xã Yên Thọ - huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 40
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ninh Giám đốc: Kỹ sư địa chất Vũ Văn Mạnh Nhiệm vụ Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là điều tra cơ bản, thăm dò địa chất phục vụ cho khai thác khoáng sản (than và các loại khoáng sản khác) của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, khoan khai thác nước phục vụ cho sinh hoạt, khoan khảo sát địa chất. Nhiệm vụ của các phương án là: Nghiên cứu xác đinh cấu trúc các khu mỏ. Xác định chất lượng từng vỉa than phục vụ cho công tác khai thác hiện tại của các mỏ. Xác định trữ lượng than mức -300 bể than Quảng Ninh để phục vụ khai thác cho những năm tiếp theo. Ngành nghề kinh doanh Tìm kiếm thăm dò khoáng sản, dịch vụ địa chất, trắc địa, xây dựng công trình. 2.1.4 Đặc điểm sản phẩm và công nghệ sản xuất Đặc điểm sản phẩm: Do tính chất đặc thù riêng của ngành địa chất nên sản phẩm của ngành địa chất là những thông tin được thể hiện trên tờ bản đồ, những thuyết minh, những báo cáo đánh giá trữ lượng , chất lượng khoáng sản Công nghệ sản xuất: Ngành địa chất là một ngành khoa học vì vậy sản phẩm địa chất mang tính đặc thù riêng, để có được sản phẩm địa chất thì quá trình nghiên cứu của công tác địa chất được thể hiện theo sơ đồ sau: Xác Thu Lập Th ực Báo Sản định thập phương hiện cáo phẩm mục s ố án phương t ổ ng đ ị a tiêu liệu án hợp chất duyệt P/A Sơ đồ công nghệ công tác địa chất Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 41
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cho khai thác khoáng sản có cơ sở khoa học và phát triển một cách bền vững lâu dài. Công tác tìm kiếm thăm dò luôn đi trước một bước và đi cùng quá trình khai thác. Nội dung các khâu công nghệ như sau: Xác định mục tiêu: thăm dò bổ sung khu mỏ, xác định chính xác vị trí cần thăm dò từng khu mỏ. Thu thập tài liệu các công trình mà trước đây các phương án đã thi công. Lập phương án thi công: dựa trên các tài liệu đã thu thập, lập phương án thi công (khoan, hào, lò giếng) cần thiết. Thực hiện thi công các phương án: tiến hành thi công các bước ngoài thực địa. Tiến hành lập báo cáo tổng kết: tổng hợp tài liệu địa chất, tính toán trữ lượng khoáng sản và các tài liệu của phương án lập bổ sung. Địa chất là một ngành đặc thù, các khoáng sản thăm dò được nằm sâu trong lòng đất, muốn đánh giá trữ lượng của khoáng sản, ngành địa chất phải dùng tới công nghệ khoan, hào, lò giếng để phát hiện vỉa than. Qua chiều dày vỉa, cấp đất đá, khí trong vỉa, từ đó đánh giá được trữ lượng khoáng sản, cấu tạo địa chất cung cấp những thông tin chính xác theo yêu cầu. Quá trình khoan thăm dò được thể hiện qua sơ đồ công nghệ công tác khoan như sau: Kháo Thi Đưa Bàn sát công thiết bị Đo vật giao Lắp lỗ công đường vào lý công khoan trình và nền khoan Karota trình khoan Sơ đồ công nghệ khoan thăm dò 2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp áp dụng hình thức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này có các cấp quản lý, mỗi cấp quản lý có một thủ trưởng toàn năng, chịu trách nhiệm toàn diện điều hành các cấp mình phụ trách, cấp quản lý càng cao thì phải tập trung giải quyết nhiều hơn các vấn đề chiến lược như hoạch định chiến lược tổ chức cán bộ. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 42
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giám đốc Phó giám Phó giám đốc sản xuất đốc kỹ thuật Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng KT- KH cung tài TC- HC- kỹ SX và thống ứng chính LĐ Quản thuật an kê vật tư kế tiền trị ĐC - toàn toán lương TĐ Tổ Tổ Tổ ôtô Tổ phụ Tổ bảo khoan xưởng kéo gạt trợ vệ cơ khí Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Qua sơ đồ tổ chức ta có thể thấy được chức năng của từng các bộ phận trong Xí nghiệp : - Giám đốc Xí nghiệp là người có tư cách pháp nhân của Xí nghiệp, là người điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định. Giám đốc quản lý và điều hành Xí nghiệp thông qua các cố vấn là Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật và Phó giám đốc phụ trách sản xuất. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 43
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Các Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc đều phải có trách nhiệm quản lý và điều hành riêng về khâu mình phụ trách, có quyền tham mưu cho Giám đốc và ra quyết định điều hành Xí nghiệp khi được Giám đốc ủy quyền. - Phó giám đốc kĩ thuật: giúp việc tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực thành lập các phương án thăm dò địa chất, nghiên cứu địa tầng cấu trúc địa chất. - Phó giám đốc sản xuất: giúp việc cho Giám đốc trong việc điều hành sản xuất chung trong Xí nghiệp. Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo sản xuất thông qua phòng Kĩ thuật sản xuất- An toàn để điều hành hàng ngày nhằm điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp một cách thường xuyên , liên tục và nhịp nhàng.Giải quyết các mối liên hệ giữa các đơn vị trong Xí nghiệp triển khai thực hiện mệnh lệnh của Giám đốc. Chức năng của các phòng ban: + Phòng hành chính – quản trị: giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp về công tác quản trị hành chính trong việc chuyển giao các quyết định, công văn, các thủ tục hành chính văn thư, báo chí. Quản lý và sử dụng con dấu của Xí nghiệp, phục vụ mọi yêu cầu thông tin, đảm bảo bí mật mọi công văn giấy tờ, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp , chăm sóc sức khỏe của công nhân viên chức, phục vụ công tác đời sống, vườn hoa, cây cảnh. + Phòng tổ chức lao động – tiền lương: làm nhiệm vụ tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức lao động tiền lương, tiền thưởng, điều phối nhân lực hợp lý với cơ cấu sản xuất của Xí nghiệp. Làm các báo cáo định kì về nhân lực theo yêu cầu, theo dõi BHXH cho cán bộ công nhân viên. + Phòng kế hoạch thống kê: tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp về công tác lập kế hoạch sản xuất trong dài hạn, ngắn hạn. Giao kế hoạch cho các tổ đội sản xuất theo khoán công đoạn, giám sát sản xuất và nghiệm thu chi phí khi kết thúc công việc. Cập nhật thường xuyên tình hình sản xuất của Xí nghiệp để báo cáo Công ty theo định kỳ tháng, quý, năm. + Phòng vật tư thiết bị: tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác lập Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 44
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP kế hoạch quản lý cung ứng, cấp phát vật tư , thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, kịp thời đáp ứng vật tư cho sản xuất theo quy chế quản lý vật tư của Công ty địa chất mỏ. + Phòng tài chính kế toán : tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tài chính kế toán của Xí nghiệp. Thực hiện đầy đủ pháp lệnh tài chính, pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và các quy định, quy chế tài chính của Công ty địa chất mỏ. + Phòng kỹ thuật địa chất: tham mưu giúp Giám đốc trong việc lập các phương án tìm kiếm, thăm dò địa chất, theo dõi giám sát chỉ đạo thực hiện theo mục tiêu nhiệm vụ phương án đề ra. Cập nhật đầy đủ chi tiết các công trình địa chất để phục vụ cho công tác tổng hợp lập báo cáo. Lập báo cáo địa chất kết quả tìm kiếm thăm dò khoáng sản, đánh giá trữ lượng tài nguyên, xác định nghiên cứu mức độ hoàn thành địa chất, khoanh vùng triển vọng và kiến nghị Nhà nước về giai đoạn nghiên cứu tiếp theo. Báo cáo được thông qua hội đồng đánh giá trữ lượng Nhà nước. + Phòng kĩ thuật sản xuất- an toàn: giúp việc Giám đốc toàn bộ khâu lập các phương án kĩ thuật thi công, giám sát thi công các công trình, chỉ đạo việc thực hiện và trực tiếp kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động của Xí nghiệp. + Tổ bảo vệ , quân sự : giúp Giám đốc trong việc bảo vệ an toàn chung cho Xí nghiệp. 2.1.6 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán 2.1.6.1 Công tác kế toán Trong những năm qua, từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường mỗi bước phát triển của Xí nghiệp đề có sự đóng góp đáng kể của Phòng tài chính kế toán với tư cách là một hệ thống thông tin và kiểm tra, Phòng tài chính kế toán là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng trong hệ thống quản lý của Xí nghiệp. Toàn bộ công tác kế toán tài chính, kế toán và thông tin kinh tế ở đơn vị hoạt động theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê và Điều lệ kế toán nhà nước. Phòng Kế toán là một trong bẩy phòng ban của Xí nghiệp, được tổ chức Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 45
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP theo loại hình tập trung , có chức năng cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong Xí nghiệp nhằm giúp Giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế đạt hiệu quả cao. Mô hình bộ máy kế toán của Xí nghiệp được thể hiện như sau: Kế toán trưởng Kế Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán toán toán toán quỹ tổng ngân giá vật tư công hợp hàng thành nợ Sơ đồ bộ máy kế toán tại Xí nghiệp Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Kế toán trưởng: Có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp Phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến tài chính, lập báo cáo kế toán và phân tích kinh tế. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các thông tin về tiền lương và tài sản, về nguyên vật liệu, về thu chi, lên bảng tổng hợp và chịu trách nhiệm trước Phòng với các thông tin đó. Kế toán ngân hàng: Theo dõi giấy báo Nợ, báo Có tại ngân hàng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về công việc và số liệu. Kế toán giá thành: Theo dõi tổng hợp, tập hợp chi phí phát sinh để tính giá thành của từng sản phẩm. Kế toán vật tư: Theo dõi nghiệp vụ xuất, nhập nguyên vật liệu, hàng tồn kho, lập các bảng kê thanh toán nhập, xuất, tồn kho hàng tháng, hàng quý để đối chiếu với thủ kho, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về công việc và số liệu. Kế toán công nợ: Nhiệm vụ thanh toán với người bán hàng và người mua, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp đồng kinh tế để thanh toán rõ ràng. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 46
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm bảo quản kho tiền mặt của Xí nghiệp, tránh mất mát, thiếu hụt và theo dõi thu, chi tiền mặt, căn cứ vào chứng từ hợp lệ, hợp lý ở Xí nghiệp. 2.1.6.2 Chính sách kế toán áp dụng Chế độ kế toán Xí nghiệp đang áp dụng theo nguyên tắc giá gốc và tuân thủ các chuẩn mức kế toán Việt Nam và thực hiện theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính và QĐ số 2971/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2006, Quyết định ban hành Chế độ kế toán áp dụng trong Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam và được Bộ Tài Chính chấp thuận công văn số 6148/BTC-CĐKT ngày 20/12/2006. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc và ngày 31/12. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chứng từ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác, hạch toán nguyên tệ theo đúng tỷ giá giao dịch thực hiện. Đối với số dư cuối kỳ, đánh giá theo tỷ giá ngoại tệ giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm 31/12. Phương pháp tính thuế được Xí nghiệp áp dụng kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên Phương pháp đánh giá hàng tồn kho : xác định theo giá gốc Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và hao mòn lũy kế Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao tháng 2.1.6.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng Xí nghiệp áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chứng từ. Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán được thiết lập theo quy định, phù hợp với đặc điểm của Xí nghiệp gồm có : Nhật kí chứng từ, Bảng kê, Sổ cái Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 47
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Thẻ và sổ kế toán Bảng kê Nhật kí chứng từ chi tiêt Bảng tổng hợp Sổ cái chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng 2.2 HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP ĐỊA CHẤT ĐÔNG TRIỀU 2.2.1 Các loại nguyên vật liệu thường dùng và cách phân loại tại Xí nghiệp 2.2.1.1 Các loại nguyên vật liệu Khác với những ngành công nghiệp khác, vật liệu dùng cho ngành địa chất là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy công tác hạch toán và quản lý đầu vào, đầu ra của nguyên vật liệu tại Xí nghiệp địa chất Đông Triều được lãnh đạo và các phòng ban liên quan rất quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 48
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đặc thù của Xí nghiệp địa chất là thăm dò, vì vậy vật liệu chủ yếu là mũi khoan, vật liệu nổ, hóa chất, xi măng những vật liệu này được phân loại theo từng đơn vị sử dụng từ vật liệu chính đến các phụ tùng thay thế. 2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Do Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc do đó việc phân loại nguyên vật liệu là do Công ty Địa chất mỏ căn cứ vào tình hình sản xuất để phân loại cho phù hợp còn tại các Xí nghiệp áp dụng theo quy chế của Công ty. Nguyên vật liệu tại Xí nghiệp được phân loại như sau: 152.1:Vật liệu bao gồm mũi khoan, văn phòng phẩm, vật liệu nổ 152.2: Nhiên liệu chủ yếu là xăng dầu 152.3: Bảo hộ lao động 152.5: Phế liệu thu hồi Việc phân loại nguyên vật liệu tại Xí nghiệp có đôi phần khác biệt so với lý thuyết. 2.2.2 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 2.2.2.1 Trình tự nhập kho và xác định giá nhập kho nguyên vật liệu 2.2.2.1.1 Trình tự nhập kho nguyên vật liệu Xí nghiệp địa chất là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vì vậy việc kế toán chi tiết nguyên vật liệu rất đơn giản, ít sổ sách. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu nhập kho - Hóa đơn GTGT - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa Thủ tục nhập kho: Nguyên vật liệu tại Xí nghiệp được hình thành từ 2 nguồn đó là: mua ngoài và nhận từ Công ty mỏ. Trong đó phần lớn nguyên vật liệu tại Xí nghiệp được nhận từ Công ty mỏ Trường hợp: nhập kho nguyên vật liệu mua ngoài Căn cứ vào phiếu đề nghị mua vật tư, phòng cung ứng vật tư sẽ căn cứ Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 49
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP vào kế hoạch và nhu cầu vật tư của từng đơn vị sản xuất sau khi được Giám đốc phê duyệt. Phòng vật tư sẽ lấy phiếu báo giá của các nhà cung cấp (ít nhất có 2 nhà cung cấp) trên cơ sở đó Xí nghiệp sẽ lập ra Hội đồng duyệt giá mua từ đó sẽ chọn ra được nhà cung cấp tốt nhất mà giá cả hợp lý và lập ra Biên bản duyệt giá mua vật tư. Sau đó phòng vật tư sẽ tổ chức cho cán bộ đi thu mua hoặc ký hợp đồng khi hàng mua về đến kho của Xí nghiệp sẽ được kiểm tra căn cứ vào hóa đơn GTGT đối chiếu với hợp đồng ký kết về số lượng, chủng loại, chất lượng từng loại vật tư để lập ban kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa. Sau khi được sự đồng ý của ban kiểm nghiệm vật tư thì cán bộ phòng cung ứng sẽ căn cứ vào hóa đơn và số lượng nguyên vật liệu thực nhập để viết Phiếu nhập kho và thủ kho sẽ nhập nguyên vật liệu vào kho. Phiếu nhập kho được lập làm 3 liên với đầy đủ chữ ký của thủ kho, người giao hàng, bộ phận cung ứng. Một liên giao cho thủ kho ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ kế toán. Một liên lưu ở phòng vật tư. Một liên gửi kèm hóa đơn cho kế toán thanh toán với người bán. Trình tự nguyên vật liệu nhập kho như sau: Nguyên vật Phòng vật tư Ban kiểm Nhập kho liệu nghiệm Ví dụ: Căn cứ vào Đề nghị mua vật tư, ngày 10/12/2010 Xí nghiệp tiến hành mua và nhập kho vật tư - Phòng KTSX-AT lập phiếu Đề nghị mua vật tư gửi cho phòng cung ứng vật tư sau khi đã đượ Giám đốc kí duyệt (Biểu 1.1) - Phòng vật tư căn cứ vào Đề nghị mua vật tư để lấy phiếu báo giá của 2 công ty trở lên (Biểu 1.2) - Tiến hành mua và lập Hóa đơn GTGT( Biểu 1.3) - Ban kiểm nghiểm nghiệm vật tư tiến hành kiểm tra và lập Biên bản kiểm nghiệm vật tư(Biểu 1.4) - Cán bộ phòng cung ứng viết phiếu nhập kho căn cứ vào hóa đơn và số lượng thực nhập(Biểu 1.5) Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 50
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 1.1 XN địa chất ĐÔNG TRIỀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc Tổ, đội, phòng ban: KTSX-AT ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƢ Căn cứ vào nhu cầu công việc: An toàn (tháng 12 quý IV năm 2010) Khối lượng công việc: Biểu bảng an toàn TK 13 (định mức) Chủng loại và số lượng vật tư cần mua: Số lượng Danh điểm, TT Vật tư, hàng hóa ĐVT thông số, kỹ Ghi Đề nghị Hiện có Cần thuật, số chế chú mua ở kho mua tạo 1 Nội quy + biểu bảng Cái 1m x 0.80 3 0 3 an toàn 2 Khẩu hiệu an toàn Cái 8m x 0.70 1 0 1 3 4 5 Ngày 02 tháng 12 năm 2010 Giám đốc duyệt TP phụ trách TP vật tư Thủ kho Bộ phận đề nghị Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 51
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 1.2 CT ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Toàn Thắng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc E-mail: dongtoanbs@vnn.vn Uông Bí, ngày 06 tháng 12 năm 2010 BẢN BÁO GIÁ Kính gửi : Xí nghiệp Địa chất Đông Triều Tên tôi là : Đồng Xuân Toàn - Cơ sở quảng cáo thiết kế mỹ thuật. Địa chỉ : Số nhà 209 Quang Trung - Uông Bí - Quảng Ninh. Tài khoản số : 101010000315244 tại Ngân hàng Công Thương Uông Bí. . Chúng tôi trân trọng kính gửi tới Quý khách bảng báo giá. Số TT Nội dung, quy cách phẩm chất ĐVT Đơn giá Thành tiền lượng 1 Khẩu hiệu an toàn . Cái 01 720.000 720.000 Dài 8m x 0.7m 2 Bảng nội quy khoan máy và Cái 03 400.000 1.200.000 phòng chống cháy nổ Cộng 1.920.000 Bằng chữ : Một triệu chín trăm hai mươi nghìn đồng Giá trên chưa bao gồm cả thuế VAT Người lập báo giá Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 52
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁO GIÁ HÀNG HÓA Đơn vị bán: ĐOÀN THỊ LỢI Địa chỉ: Vĩnh Tuy I - Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh Mã số thuế: 5700471959 Kính gửi: Xí nghiệp địa chất Đông Triều Địa chỉ: Yên Thọ - Đông Triều - Quảng Ninh TT Nước Số lượng Thành tiền Mặt hàng ĐVT Đơn giá SX 1 Khẩu hiệu an toàn dài VN Cái 1 735.000 735.000 8m x 0,7 m 2 Bảng nội quy khoan VN Cái 3 410.000 1.230.000 máy và phòng chống cháy nổ Cộng tiền 1.965.000 Số tiền (bằng chữ) : Một triệu, chín trăm sáu mươi lăm ngàn đồng chẵn./. Đơn giá trên chưa có thuế VAT Ngày 06 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 53
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 1.3 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG BD/ 2010B Liên 2: Giao khách hàng 0084501 Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Toàn Thắng Địa chỉ: tổ 13 khu 8 - phường Bắc Sơn - Uông Bí - Quảng Ninh Điện thoại: 033.664.434 MS 5700705269 Họ tên người mua hàng: Dương Công Cảnh Tên đơn vị: Xí nghiệp Địa chất Đông Triều Địa chỉ: Yên Thọ - Đông Triều - Quảng Ninh Số tài khoản Hình thức thanh toán: chưa thanh toán MS: 5700100256018 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền tính 1 Khẩu hiệu an toàn. Cái 01 720.000 720.000 Dài 8m x 0.7m 2 Bảng nội quy khoan máy Cái 03 400.000 1.200.000 và phòng chống cháy nổ Cộng tiền hàng: 1.920.000 đ Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 192.000 đ Tổng cộng tiền thanh toán: 2.112.000 đ Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu một trăm mười hai nghìn đồng Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 54
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 1.4 Xí nghiệp địa chất Đông Triều Mẫu sô 03-VT (Ban hành theo QD số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Số 05 -Theo quyết định số 16/QĐ ngày 10 tháng 12 năm 2010 - Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0084501 ngày 10 tháng 12 năm 2010 Ban kiểm nghiệm gồm: + Ông Nguyễn Đức Mạnh Trưởng ban + Ông Trịnh Đoạt Châm Uỷ viên + Bà Lê Thị Hoa Uỷ viên Đã kiểm nghiệm các loại: Vật tƣ, Công cụ hàng hóa đƣợc kiểm Phƣơng Số lƣợng đúng nghiệm thức Ghi TT ĐVT quy cách phẩm Nhà Chất kiểm chú Tên vật tƣ, hàng hóa chất SX lƣợng nghiệm Khẩu hiệu an toàn. 1 TQ Mới Đếm cái 01 Dài 8m x 0.7m Bảng nội quy khoan 2 máy và phòng chống TQ Mới Đếm cái 03 cháy nổ Ý kiến của tổ kiểm nghiệm : Hàng đủ tiêu chuẩn nhập kho Đại diên kĩ thuật Thủ kho Trưởng ban Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 55
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 1.5 Xí nghiệp địa chất Đông Triều Mẫu số 01-VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU NHẬP KHO Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Số: 26 Nợ: 152 Có: 111 Họ tên người giao hàng : DƢƠNG CÔNG CẢNH Theo HĐGTGT số : 84501 ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Công ty TNHH đầu tư & PT Công nghệ Toàn Thắng -Tổ 13 Khu 8 - P.Bắc Sơn - Uông bí - QN. Nhập tại kho: Ông Hội Tên, nhãn hiệu, quy Số lượng Đơn cách, phẩm chất, vật tư, Mã vị Yêu Thực Đơn giá Thành tiền dụng cụ,sản phẩm hàng số tính cầu nhập hóa 1 Khẩu hiệu an toàn dài Cái 1 01 720.000 720.000 8m x 0,7 m 2 Bảng nội quy khoan Cái 3 03 400.000 400.000 máy và phòng chống cháy nổ Tổng cộng 1.920.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một triệu, chín trăm hai mươi ngàn đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị Người lập phiếu Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 56
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường hợp: nhận từ Công ty Địa chất mỏ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất công ty giao Xí nghiệp lập kế hoạch dự trù vật tư cả năm theo khối lượng dự kiến ban đầu theo đó trên Công ty địa chất mỏ sẽ mua nguyên vật liệu rồi điều về dần cho Xí nghiệp. Hàng tháng, hàng quý Xí nghiệp sẽ cử cán bộ đi nhận nguyên vật liệu trên Công ty, khi nguyên vật liệu về đến kho của Xí nghiệp thì căn cứ vào phiếu xuất kho mà cán bộ cầm về thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra và lập phiếu nhập kho cho nguyên vật liệu. Ví dụ: Ngày 08/12/2010 Xí nghiệp cử cán bộ đi nhận vật tư tại Công ty địa chất mỏ theo định kì -Căn cứ vào Phiếu xuất kho của Công ty , thủ kho của Xí nghiệp tiến hành kiểm tra và lập phiếu nhập kho( Biểu 1.5) Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 57
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Mẫu số: 02 -VT Công ty địa chất mỏ Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 08 tháng 12 năm 2010 Số CT: 12 TK ghi nợ:336 TK ghi có: 152 Họ tên người nhận hàng: Hoàng Minh Hồng Diễn giải: Xuất hàng theo kế hoạch Xuất tại kho: Kho công ty TT Tên vật tƣ( hàng hoá) Mã số ĐVT Số Đơn giá Thành tiền Ghi chú lƣợng 1 Xi măng Đai Yên Tấn 16 810.000 12.960.000 Cộng 12.960.000 Xuất ngày 08 tháng 12 năm 20010 Số tiền bằng chữ: Mười hai triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn Phụ trách phòng Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Người lập Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 58
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 1.5 Xí nghiệp địa chất Đông Triều Mẫu số 01-VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Phiếu nhập kho Ngày 08 tháng 12 năm 2010 Số: 19 Nợ: TK 152 Có: TK 336 Họ tên người giao hàng: Công ty Địa chất Mỏ Theo PXK số 56 ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Hàng Công ty điều Nhập tại kho: Ông Hội Tên, nhãn hiệu, quy Số lượng cách, phẩm chất, vật tư, Nước Đơnvị tt Yêu Thực dụng cu, sản phẩm hàng SX tính Đơn giá Thành tiền cầu nhập hoá 1 Xi măng Đại Yên + CP VN Tấn 16 16 810.000 12.960000 vận chuyển Tổng cộng 12.960.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười hai triệu, chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn./. Ngày 08 tháng 12 năm 2010 Thủ trưởng đơn vị Người lập phiếu Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 59
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2.1.2.Xác định giá nhập kho Đối với nguyên vật liệu do Công ty cấp: Giá thực tế NVL Giá trên Phiếu xuất Các chi phí thu mua = + nhập kho kho của Công ty thực tế Trong đó: Giá trên Phiếu xuất kho của Công ty: là giá xuất trên Công ty, giá này tùy thuộc vào cách tính giá xuất của Công ty. Chi phí thu mua thực tế gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ Ví dụ: Ngày 12/12/2010, Công ty cấp cho Xí nghiệp xi măng, giá ghi trên phiếu xuất kho là 12.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển là 960.000 đồng Gía nhập kho tại Xí nghiệp là giá trên phiếu xuất kho của Công ty cộng với chi phí vận chuyển. Giá nhập kho là: 12.000.000+ 960.000= 12.960.000( đồng) Đối với nguyên vật liệu Xí nghiệp mua ngoài : Giá thực tế Giá mua ghi Các khoản giảm Chi phí thu NVL nhập = trên hóa đơn + _ giá, CKTM, hàng mua thực tế kho của người bán mua bị trả lại Trong đó: Giá ghi trên hóa đơn của người bán: là giá chưa có thuế . Chi phí thu mua thực tế gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ Đối với chi phí vận chuyển thì nếu chi phí vận chuyển là do Xí nghiệp chịu và Xí nghiệp phải thuê xe thì chi phí này sẽ được cộng vào giá trị thực tế của nguyên vật liệu, còn nếu vận chuyển là do xe của Xí nghiệp thì do phục vụ cho toàn Xí nghiệp nên chi phí này sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Ví dụ: Căn cứ vào hóa đơn 79492 ngày 02/12/2010, Xí nghiệp mua thiết bi lọc gió, lọc dầu của Công ty TNHH An Thanh với giá trên hóa đơn GTGT là 885.000 đồng ( chưa có VAT ), thuế GTGT 10% là 88.500 đồng. Giá nhập kho là giá trên hóa đơn GTGT không có thuế GTGT là : 885.000 đồng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 60
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2.2. Trình tự xuất kho và xác định giá xuất kho nguyên vật liệu 2.2.2.2.1 Xác định giá xuất kho Xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này, giá thực tế hàng xuất kho sẽ là giá của hàng nhập kho trước . Phương pháp này được áp dụng trong suốt niên độ kế toán. Ví dụ : Ngày 05/12/2010 xuất kho 2 lưỡi khoan kim cương (/) 112 phục vụ lỗ khoan 39. - Tồn đầu kì : 10.150.000 đồng (7 cái x 1.450.000 đồng) - Nhập trong kì: 0 - Gía xuất kho : 2.900.000 đồng (2 cái x 1.450.000 đồng) 2.2.2.2.2 Trình tự xuất kho nguyên vật liệu Chứng từ sử dụng: - Phiếu đề nghị lĩnh vật tư -Phiếu xuất kho Thủ tục xuất kho Xí nghiệp Địa chất Đông Triều là doanh nghiệp chuyên về khoan thăm dò. Vì vậy vật liệu được xuất dùng cho công trường sản xuất là chính, vật liệu phần lớn để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm theo kế hoạch đã được duyệt. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất của các bộ phận sử dụng vật tư viết phiếu lĩnh vật tư, các phòng chức năng chuyên quản lý duyệt rồi được chuyển qua Phó giám đốc phụ trách sản xuất duyệt. Sau đó chuyển sang phòng kế toán, kế toán vật tư kiểm tra lại xem phiếu xuất có sai sót gì không, nếu không kế toán tiến hành tính định mức cho phiếu xuất đó và lập phiếu xuất kho cho riêng từng loại vật liệu để tiện cho việc theo dõi hạch toán dễ dàng. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên, liên 1: lưu, liên 2: giao cho thủ kho ghi vào thẻ kho, định kỳ từ 3- 5 ngày thủ kho chuyển cho kế toán vật tư để tính giá hoàn chỉnh phiếu xuất lấy số liệu ghi sổ kế toán, liên 3: giao cho người nhận vật tư chuyển về bộ phận sử dụng. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 61
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ biểu diễn trình tự xuất kho vật liệu: Đơn vị sử dụng Yêu cầu sản xuất Phiếu xuất kho Tổ khoan1,2 Ví dụ: Ngày 07/12/2010 căn cứ vào Phiếu đề nghị lĩnh vật tư , kế toan tiến hành lập Phiếu xuất kho - Bộ phận sử dụng tiến hành viết Phiếu lĩnh vật tư rồi gửi phòng cung ứng vật tư , PGĐ sản xuất duyệt rồi chuyển sang phòng kế toán để kế toán vật tư kiểm tra (Biểu 2.1) - Kế toán vật tư tiến hành lập Phiếu xuất kho(Biểu 2.2) Biểu 2.1 Xí nghiệp địa chất Đông Triều Phiếu đề nghị lĩnh vật tƣ Tên tôi là : Nguyễn Hữu Thăng Bộ phận: Tổ khoan 7 Căn cứ vào kế hoạch cấp vật tư tháng 12 Năm 2010 Kính trình Ban lãnh đạo duyệt cấp nguyên vật liệu để phục vụ LK 39 ngã II Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm STT chất vật tư,dụng cụ ,sản phẩm hàng Đơn vị tính Số lượng Ghi chú hóa 1 LK kim cương (/) 112 Cái 03 2 Cup pen 350/50 cái 10 Ngày 7 tháng 12 năm 2010 Người đề nghị Trưởng phòng vật tư PGĐsản xuất Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 62
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.2 Mẫu số: 02 -VT Xí nghiệp địa chất Đông Triều ( Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Phiếu xuất kho Ngày 7 tháng 12 năm 2010 Số: 60 Nợ: 621 Có: 1521 . . Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Hữu Thăng Địa chỉ (Bộ phận) Tổ khoan 7 Lý do xuất kho : Phục vụ LK 39 ngã II Xuất tại kho : Ông Hội Tên, nhãn hiệu, quy cách, Số lượng TT phẩm chất, vật tư, Mã Đơn Yêu Thực Đơn giá Thành tiền dụng cụ, sản phẩm hàng hoá số vị tính cầu xuất 1 LK kim cương (/) 112 cái 3 3 1.450.000 4.350.000 2 Cup pen 350/50 cái 10 10 15.000 150.000 Tổng cộng 4.500.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn triệu năm trăm nghìn đồng chẵn ./. Số chứng từ kèm theo: 0 Thủ trưởng đơn vị Người lập phiếu Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 63
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2.3 Kế toán chi tiết nhập và xuất kho nguyên vật liệu Xí nghiệp áp dụng phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song . Ở kho: thủ kho dựa vào phiếu nhập, phiếu xuất và các chứng từ khác để mở thẻ kho và ghi theo số lượng. Mỗi loại nguyên vật liệu được theo dõi ở một thẻ kho riêng để tiện trong việc ghi chép, kiểm tra.Khi nhận các chứng từ nhập xuất vật liệu thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho. Định kỳ từ 3-5 ngày thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo từng thứ vật liệu cho phòng kế toán kiểm tra, kế toán ký xác nhận vào thẻ kho. Biểu 2.3 Xí nghiệp địa chất Đông Triều THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/12/2010 Tờ số: 25 Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Lưỡi khoan kim cương (/) 112 Đơn vị tính: Cái Chứng từ Ngày Số lượng Ký xác ST Số Ngày Diễn giải nhập Nhập Xuất Tồn nhận T hiệu tháng xuất của kế toán A B C D E 1 2 3 4 1 Tồn đầu tháng 7 2 56 6/12 Xuất phục vụ phương án 2 5 3 60 7/12 Xuất phục vụ các phương án 3 2 4 86 20/12 Xuất phục vụ các phương án 2 0 Tồn cuối tháng 12/2010 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 64
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ở phòng kế toán: định kỳ thủ kho chuyển chứng từ lên phòng kế toán. Sau khi nhận được chứng từ, kế toán ghi đơn giá để xác định số tiền. Kế toán vật tư sẽ kiểm tra chứng từ rồi căn cứ vào đó để ghi số (thẻ) chi tiết vật tư theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Sau các nghiệp vụ xuất, nhập kế toán phải xác định chỉ tiêu tồn. Sổ chi tiết vật tư dùng làm căn cứ để lập bảng tổng hợp nhập, xuất tồn vật tư. Bảng này lập cho từng tháng, mở chi tiết cho từng loại vật tư trong kho của Xí nghiệp. Đây cũng là căn cứ để đối chiếu giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. Chỉ tiêu “nhập”: Số lượng được lấy từ các chứng từ nhập Đơn giá nhập là đơn giá trên hóa đơn người bán Chỉ tiêu “xuất”: số lượng và đơn giá lấy từ phiếu xuất Số lượng vật Số lượng vật liệu Số lượng tồn đầu Số lượng vật liệu liệu xuất trong tồn cuối tháng = tháng + nhập trong tháng - tháng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 65
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.4 XÝ nghiÖp ®Þa chÊt §«ng triÒu Sæ chi tiÕt nguyªn vËt liªu Tên vật liệu: Lưỡi khoan kim cương (/)112 Tháng 12 năm 2010 Ngày tháng Chứng từ Nhập Xuất Tồn Ghi Diễn giải Đơn giá Nhập Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền chú Số dư đầu tháng 1.450.000 7 10.150.000 6/12/2010 56 Thăng - phục vụ lỗ khoan 39 1.450.000 2 2.900.000 7/12/2010 60 Thăng - phục vụ lỗ khoan 39 1.450.000 3 4.350.000 20/12/2010 86 Thăng - phục vụ lỗ khoan 39 1.450.000 2 2.900.000 Tổng cộng 7 10.150.000 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 66
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.5 Xí nghiệp địa chất Đông Triều BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NHẬP TỒN KHO NGUYÊN VẬT LiỆU Tháng 12/2010 Tài khoản: 152- Nguyên liệu, nhiên liệu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ TT Tên vật tư ĐVT SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền 1 Vật liệu nổ đ 1.732.982 1.578.224.500 1.346.820.800 343.136.682 Thuốc nổ Kg 3.520 58.185.600 6.215 100.993.750 8.720 144.054.400 925 15.124.950 2 Lưỡi khoan kim cương Cái 35 48.500.000 80 104.000.000 95 123.000.000 20 29.000.000 Lưỡi khoan kim cương (/)112 Cái 7 10.150.000 7 10.150.000 0 0 3 Cáp thép M 750 4.500.000 4.482 95.470.000 3.728 79.409.238 1.504 20.560.772 4 Bình ắc quy Cái 1 1.500.000 10 22.461.000 11 23.961.000 0 0 . Tổng cộng 2.237.202.200 1.930.158.869 1.537.716.560 2.629.644.509 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 67
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2.4 Kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là việc phản ánh một cách tổng quát tình hình nhập xuất nguyên vật liệu thông qua các tài khoản kế toán. Để phục vụ cho công tác kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu, Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để ghi chép các nghiệp vụ trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Tài khoản sử dụng: - TK 152( nguyên vật liệu): dung để phản ánh giá trị nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn Ngoài ra kế toán còn sử dụng các loại tài khoản khác có liên quan đến việc nhập, xuất nguyên vật liệu như: TK 111, TK 112, TK331,TK133,TK621, TK 627 . Sổ sách sử dụng: - Nhật kí chứng từ số 1 - Nhật kí chứng từ số 2 - Nhật kí chứng từ số 5 - Nhật kí chứng từ số 10 - Nhật kí chứng từ số 7 - Bảng phân bổ nguyên vật liệu - Bảng kế số 3 2.2.2.4.1 Kế toán tổng hợp mua nguyên vật liệu Nguyên vật liệu của Xí nghiệp nhập kho từ hai nguồn chính là Công ty cấp và mua ngoài, trong đó phần lớn là do Công ty cấp. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài Xí nghiệp thường thanh toán ngay nhưng trong một số trường hợp cần gấp nguyên vật liệu thì Xí nghiệp sẽ mua chịu. Quy trình hạch toán nguyên vật liệu sẽ diễn ra như sau: Đối với nguyên vật liệu mua ngoài : vật liệu của Xí nghiệp được mua hầu hết trong nước .Khi có nhu cầu mua nguyên vật liệu phòng cung ứng vật tư tiến hành thu mua để đảm bảo sản xuất. Căn cứ vào các chứng từ như phiếu nhâp Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 68
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP kho, hóa đơn GTGT và các chứng từ khác liên quan thì kế toán sẽ ghi vào các Bảng kê, Nhật kí chứng từ và các sổ chi tiết tùy hình thức thanh toán sau đó vào Sổ cái TK152.Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu thường liên quan với hạch toán thanh toán. Tùy theo hình thức thanh toán mà hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu được thực hiện theo các cách khác nhau.  Trường hợp mua chưa thanh toán Căn cứ vào phiếu đề nghị lĩnh vật tư, phòng vật tư căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu vật tư của từng đơn vị sản xuất sau khi được giám đốc phê duyệt, sẽ tiến hành mua vật tư theo yêu cầu. Mô hình hạch toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu nhưng chưa thanh toán: 331 152 Nhập kho NVL mua ngoài 133 Thuế VAT được khấu trừ Khi mua nguyên vật liệu chưa thanh toán cho người bán thì kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho để ghi vào các sổ có liên quan theo định khoản: Nợ TK152: giá thực tế vật liệu nhập kho Nợ TK133: Thuế GTGT Có TK331: tổng giá thanh toán Ví dụ: Trong tháng 12/2010, XN mua khẩu hiệu an toàn của Công ty TNHH&PTCN Toàn Thắng theo số hóa đơn GTGT 0084501 ngày 10/12/2010,phiếu nhập kho số 49 Giá mua (chưa thuế GTGT): 1.920.000 đồng Thuế GTGT (đầu vào) 10%: 192.000 đồng Tổng cộng thanh toán: 2.112.000 đồng Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi vào Sổ chi tiết thanh toán với người bán, Nhật kí chứng từ số 5 Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 69
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xí nghiệp địa chất Đông Triều SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI BÁN (TK 331) Đối tượng: Công ty TNHH & PT Toàn Thắng Tháng 12 - 2010 ĐVT:đồng Chứng từ TK Số phát sinh Số dư Ngày Diễn giải đối tháng SH NT Nợ Có Nợ Có ứng SDĐK - 80069 05/12/2010 Công ty TNHH ĐT& PTCN 1521 1.970.000 Toàn Thắng 133 197.000 84501 10/12/2010 Công ty TNHH ĐT& PTCN 1521 1.920.000 Toàn Thắng 133 192.000 PC24 10/12/2010 Thanh toán cho người bán 1111 2.112.000 Cộng SPS 2.112.000 4.279.000 SDCK 2.167.000 Ngày 05 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 70
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xí nghiệp địa chất Đông Triều Nhật kí chứng từ sô 5 Tài khoản 331 Tháng 12 năm 2010 Cộng PS có, Cộng PS Số dƣ đầu Ghi có TK331, ghi nợ TK Ghi nợ TK331 Số dƣ cuối Tên đơn vị bán ghi nợ các nợ, ghi có kỳ kỳ 1521 . 627 133 TK 1111 . 141 các TK Công ty TNHH ĐT&PT Toàn Thắng 3.890.000 389.000 4.279.000 2.112.000 2.112.000 2.167.000 Công ty vận tải Hồng Gai 189.109.334 217.386.450 21.738.645 239.125.095 428.234.429 Điện lực Quảng Ninh 9.029.655 902.966 9.932.621 9.932.621 Cộng 1.893.053.384 319.243.000 . 226.416.105 87.721.075 1.246.731.466 54.847.921 22 .343.000 77.190.921 3.062.630.429 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 71
  72. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xí nghiệp địa chất Đông Triều Số dư đầu năm Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 331 2.386.512.171 TK đối Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 ứng 1111 33.464.000 25.397.708 21.853.074 21.342.890 9.528.204 34.565.000 31.945.780 15.643.942 35.000.000 8.364.800 54.847.921 1121 57.932.000 21.211.691 19.000.672 13.450.000 18.435.843 9.069.679 35.900.000 40.000.000 23.343.000 7.456.000 900.000 34.963.960 8.170.157 5.000.000 12.000.000 7.621.070 338 311 50.000.000 Cộng PS 691.396.000 432.853.708 1.043.964.765 953.964.632 532.964.047 593.634.679 1.867.845.780 827.643.942 1.242.621.070 848.364.800 477.190.921 nợ 642.963.507 Tổng PS có 856.716.271 577.857.796 763.745.142 821.463.088 725.854.909 915.342.809 623.753.173 935.175.000 951.767.000 727.754.590 1.246.731.466 1.685.364.865 Dư nợ cuối Dư có cuối 2.551.832.442 2.696.836.530 2.416.616.907 2.284.115.363 3.326.516.721 3.519.407.583 3.841.115.713 2.597.023.106 2.704.554.164 2.413.700.094 2.293.089.884 3.062.630.429 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 72
  73. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Trường hợp thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Căn cứ vào hóa đơn GTGT. phiếu nhập kho. giấy báo nợ kế toán hạch toán theo mô hình sau: 112 152 Nhập kho NVL mua ngoài 133 Thuế VAT được khấu trừ Ví dụ: Ngày 14/12/2010 theo hóa đơn GTGT số 9630 và phiếu nhập kho số 72 ngày 18/12/2010 Xí nghiệp đã nhập một số vật tư phục vụ sản xuất theo hình thức chuyển khoản. Kế toán tiến hành ghi vào tất cả các sổ sách có liên quan Xí nghiệp địa chất Đông Triều NHẬT KÍ CHỨNG TỪ SỐ 2 Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng Tháng 12 năm 2010 STT Ngày Nơ 152 Nợ 133 Cộng có . 8 18/12 13.935.000 696.750 14.631.750 9 22/12 9.352.000 935.200 84.953.246 Cộng 23.287.000 5.646.784 1.825.756.432 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 73
  74. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xí nghiệp địa chất Đông Triều Số dư đầu năm Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 112 1.869.754.743 Năm 2010 TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1111 500.000.000 1.000.000.000 376.780.000 320.000.000 230.000.000 1.200.000.000 690.900.000 131 85.853.374 430.474.876 444.000.000 194.275.686 956.787.890 490.008.864 455.455.000 12.654.123 423.700.560 305.354.754 565.830.900 25.454.235 523.000.000 890.000.000 500.000.000 121.421.546 400.000.000 336 1388 317.465.263 98.676.890 1.053.794 170.000.000 230.000.000 3388 200.000.000 301.635.454 Cộng PS nợ 85.853.374 953.474.876 1.834.000.000 1.194.275.686 1.774.253.153 965.465.754 576.876.546 932.654.123 654.754.354 1.675.354.754 867.466.354 946.354.235 Tổng PS có 1.252.755.708 1.635.367.854 1.775.852.458 1.175.537.953 863.354.765 978.464.357 875.453.753 764.365.876 465.754.454 549.974100 647.432.675 1.825.756.432 Dư nợ cuối 702.852.409 20.959.431 79.106.973 97.844.706 1.008.743.094 995.744.491 697.167.284 865.455.531 1.054.455.431 754.456.618 1.879.837.272 1.000.435.075 Dư có cuối Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 74
  75. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt Hình thức này áp dụng cho mua các vật dụng sử dụng thường xuyên như văn phòng phẩm những vật dụng có giá trị thấp. Trường hợp mua nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt. căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho kế toán hạch toán theo mô hình sau: 111 152 Nhập kho NVL mua ngoài 133 Thuế VA T được khấu trừ Ví dụ: Theo hóa đơn GTGT số 42432 ngày 11/12/2010 và phiếu nhập kho số 52. Xí nghiệp đã nhập kho một số vật tư phục vụ sản xuất. Xí nghiệp đã thanh toán ngay bằng tiền mặt. Kế toán đã định khoản và ghi vào các sổ sách có liên quan: Nợ TK1521: 9.517.000 Nợ TK133: 951.700 Có TK 1111:10.468.700 Xí nghiệp địa chất Đông Triều NHẬT KÍ CHỨNG TỪ SỐ 1 Tài khoản 111- Tiền mặt Tháng 12 năm 2010 STT Ngày Nơ 152 Nợ 133 Cộng có . 18 11/12 9.517.000 915.700 173.321.335 19 12/12 2.154.000 215.400 159.475.342 20 23/12 755.000 75.500 34.079.000 . Cộng 68.465.758 17.535.365 3.196.445.461 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 75
  76. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xí nghiệp địa chất Đông Triều Số dư đầu năm Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 111 9.433.031 Năm 2010 TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1121 200.000.000 300.000.000 1.330.000.000 1.230.000.000 1.180.000.000 1.354.786.000 1.750.000.000 1.200.000.000 900.000.000 131 225.235.638 196.950.000 100.000.000 244.415.000 1.770.000.000 975.465.890 986.743.000 432.900.000 3.880.000.000 1.055.000.000 1.445.000.000 43.755.000 780.000.000 336 141 2.787.000 10.000.000 86.853.000 10.000.000 138 4.550.598 500.000 5.545.000 5.980.000 Cộng PS nợ 4.488.460.569 709.894.236 1.582.989.992 1.225.762.000 1.585.415.945 1.853.753.582 2.529.741.500 3.166.274.375 2.529.741.000 3.166.274.375 2.033.556.000 1.555.207.180 Tổng PS có 3.276.826.025 684.321.917 2.811.283.438 691.457.024 1.496.418.663 2.475.822.033 1.901.591.654 3.319.832.328 3.016.779.119 2.464.740.466 2.072.370.835 3.196.445.461 Dư nợ cuối 1.221.067.557 1.246.639.876 18.346.430 552.651.406 641.648.688 19.580.237 647.730.083 494.172.130 7.134.011 708.667.920 669.853.085 7.851322 Dư có cuối Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 76
  77. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đối với nguyên vật liệu do Công ty cấp: vật liệu của Xí nghiệp do Công ty cấp theo khối lượng công việc mà Công ty bàn giao cho Xí nghiệp . Hàng tháng Xí nghiệp sẽ cử nhân viên đi nhận vật tư theo hạn mức mà Công ty giao. Kế toán sẽ căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ khác để ghi vào các sổ sách có liên quan. Mô hình hạch toán như sau: 336 152 Nhập kho NVL Ví dụ: Ngày 02/12/2010 căn cứ vào phiếu nhập kho số 12 . kế toán tiến hành định khoản và vào các sổ kế toán có liên quan: Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 77
  78. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÍ NGHIỆP ĐỊA CHẤT ĐÔNG TRIỀU NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 GHI CÓ TK 336 - PHẢI TRẢ NỘI BỘ THÁNG 12 NĂM 2010 Ghi Có TK 336. Nợ các TK khác TT Diễn giải Dư đầu kỳ 138 112 152.1 152.2 153 Cộng 1 Cấp vật tư khoan 657.360.000 657.360.000 2 Cấp xi măng 12.960.000 12.960.000 3 Cấp bột ben tonit 13.600.000 13.600.000 4 Cấp vật tư khoan 86.301.027 86.301.027 5 Cấp vật tư khoan 657.360. 000 657.360.000 6 Cấp vật tư khoan 410.004. 000 410.004.000 . Tổng cộng 21.694.455.326 3.989.239 1.703.101.212 938.918.793 58.645.790 1.731.220.000 4.435.875.034 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 78
  79. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xí nghiệp địa chất Đông Triều Số dư đầu năm Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 336 391.708.522 Năm 2010 TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1111 980.000.000 1.400.000.000 120.000.000 1.100.000.000 1.300.000.000 1121 500.000.000 2.100.000.000 1.200.000.000 Cộng PS nợ 980.000.000 500.000.000 1.400.000.000 2.100.000.000 120.000.000 1.200.000.000 1.100.000.000 1.300.000.000 Tổng PS có 3.880.000.000 523.000.000 890.000.000 1.055.000.000 500.000.000 86.653.000 1.566.421.546 400.000.000 43.755.000 780.000.000 Dư nợ cuối Dư có cuối 3.291.708.522 3.814.708.522 4.204.708.522 3.859.708.522 2.259.708.522 2.226.361.522 3.792.783.068 2.632.783.068 2.676.538.068 1.576.538.068 2.356.538.068 1.056.538.068 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 79
  80. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2.4.2 Kế toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên không sử dụng TK641. 642. Tất cả các nghiệp vụ nhập. xuất nguyên vật liệu không dụng cho sản xuất trực tiếp mà phục vụ cho hoạt động chung của Xí nghiệp đều đưa vào chi phí sản xuất chung. Nguyên vật liệu của Xí nghiệp chủ yếu được xuất dùng cho sản xuất và khai thác quản lý phục vụ quá trình sản xuất. Do đó một trong những yêu cầu quan trọng của kế toán vật tư là phải tính toán kịp thời và phân bổ chính xác đối tượng sử dụng theo giá thực tế vật liệu xuất dùng. Để làm được công tác này kế toán sử dụng Bảng kê số 3 “Bảng tính giá thực tế vật liệu. công cụ dụng cụ” và Bảng phân bổ số 2 “ Bảng phân bổ vật liệu. công cụ. dụng cụ”. Khi xuất nguyên vật liệu kế toán mở chi tiết cho từng tổ. đội. phòng hành chính Căn cứ vào mục đích sử dụng nguyên vật liệu kế toán sẽ hạch toán vào các tài khoản cho phù hợp. Kết hợp Bảng phân bổ nguyên vật liệu với Nhật kí chứng từ số 1.2.5.10 kế toán lập bảng kê số 3. Từ Bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán ghi vào Bảng kê số 4. Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu và Bảng kê số 4. kế toán mở Nhật kí chứng từ số 7. Cuối tháng căn cứ vào Nhật kí chứng từ số 1.2. 5. 7. 10 và Bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán ghi Sổ cái TK 152. Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 80
  81. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 152 621 Xuất NVL dùng trực tiếp cho SX chế tạo sản phẩm 627.214 Xuất NVL phục vụ QLSX 138 NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê  Xuất vật tƣ trực tiếp cho sản xuất Khi xuất vật liệu trực tiếp cho sản xuất. căn cứ vào lượng vật liệu xuất dùng cho từng phương án. kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng phương án căn cứ vào phiếu xuất kho. bảng phân bổ nguyên vật liệu. kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 621: giá xuất kho nguyên vật liệu Có TK152:giá xuất kho nguyên vật liệu Ví dụ: Ngày 15/12/2010 theo phiếu xuất kho số 40. Xí nghiệp xuất vật tư phục vụ cho phương án Đông Tràng Bạch. Kế toán tiến hành định khoản và ghi vào các sổ sách có liên quan: Nợ TK 621: 22.461.000 Có TK 152 : 22.461.000  Xuất vật tƣ phục vụ cho sản xuất Tất cả những vật liệu xuất kho dùng cho để phục vụ cho sản xuất đều được đưa vào chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tiến hành định khoản và ghi vào các sổ sách liên quan: Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 81
  82. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nợ TK627 : giá nguyên vật liệu xuất kho Có TK 152 : giá nguyên vật liệu xuất kho Ví dụ: Ngày 06/12/2010 theo phiếu xuất kho số 14 Xí nghiệp xuất vật tư cho phòng kế toán. Kế toán tiến hành định khoản và ghi vào các sổ sách có liên quan: Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 82
  83. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng phân bổ nguyên vật liệu Tháng 12 năm 2010 TT Hạng mục công trình 152.1 152.2 152.3 Cộng 152 153 Tổng cộng Ghi chú I Sản xuất địa chất TK 621 (A+B) 685.785.884 642.462.778 10.881.875 1.339.130.537 756.316.000 2.095.446.537 A Vốn tập trung 685.785.884 642.462.778 10.881.875 1.339.130.537 756.316.000 2.095.446.537 1 Phương án Bảo Đài 22.026.877 75.184.904 2.470.000 99.681.781 7.500.000 107.181.781 2 Phương án Nam Mẫu 19.748.685 47.533.649 208.355 67.490.689 10.000.000 77.490.689 3 Phương án Ngã Hai 365.449.144 331.542.918 5.334.905 702.326.967 705.735.000 1.408.061.967 Lỗ khoan 39 - Thăng 35.045.260 18.555.6 91 2.083.550 55.684.501 13.725.000 69.409.501 - Lưỡi khoan kim cương 112 10.150.000 4 Phương án Hà Ráng 96.528.648 71.226.452 2.868.615 170.623.715 9.231.000 179.854.715 5 Phương án Đông Tràng bạch 182.032.530 116.974.855 - 299.007.385 23.850.000 322.857.385 II TĐT máy bơm bùn A41 68.007.815 688.358 68.696.173 68.696.173 III CPSXC (TK 627) 99.026.910 28.845.940 367.000 128.239.850 128.239.850 1 Hành chính 54.175.500 317.000 54.492.500 54.492.500 2 Vận tải 39.633.350 28.845.940 50.000 68.529.290 68.529.290 3 Xưởng cơ khí 5.218.060 5.218.060 5.218.060 Tổng cộng (I+II+III) 852.820.609 671.997.076 11.248.875 1.536.066.560 756.316.000 2.292.382.560 Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 83
  84. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xí nghiệp địa chất Đông Triều BẢNG KÊ SỐ 3 TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ NGUYÊN LiỆU. VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ (TK 152. 153) Tháng 12 năm 2010 TK152 -Nguyên vật liệu TK153 -Công cụ . dụng cụ Chỉ tiêu Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế I. Số dư đầu tháng 2.237.202.200 2.237.202.200 1.404.536.071 1.404.536.071 II. Số phát sinh trong tháng 1.930.158.869 1.930.158.869 1.731.220.000 1.731.220.000 Nhật kí số 1(Ghi có TK 111) 68.465758 68.465.758 Nhật kí số 2 (Ghi có TK 112) 23.287.000 23.287.000 Nhật ký số 5 (Ghi có TK 331) 932.594.286 932.594.286 Nhật ký số 10(Ghi có TK 336) 997.564.583 997.564.583 1.731.220.000 1.731.220.000 Tờ kê chuyển sổ (Ghi có TK 154) III. Tổng số dư đầu tháng và phát sinh trong kỳ 4.259.113.827 4.259.113.827 3.135.756.071 3.135.756.071 IV. Xuất dùng trong kỳ 1.536.066.560 1.536.066.560 756.316.000 756.316.000 V. Xuất XN ĐT - TĐ Cẩm Phả (TK 138) 1.650.000 1.650.000 Tồn kho cuối kỳ (III-IV-V) 2.721.397.267 2.721.397.267 2.379.440.071 2.379.440.071 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Kế toán vật tư Kê toán trưởng Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 84
  85. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xí nghiệp địa chất Đông Triều Bảng kê số 4 Tháng 12 năm 2010 TT Tài khoản 152.1 152.2 621 622 627 NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 NKCT # Tổng I TK154 2.095.446.537 672.859.079 1.237.130.656 4.005.436.272 A Vốn tập trung 2.095.446.537 672.859.079 1.237.130.656 4.005.436.272 1 PA Bảo Đài 107.181.781 38.366.061 59.534.033 205.081.875 2 PA Nam Mẫu 77.490.689 28.325.430 42.532.371 148.348.490 3 PA Hà Ráng 179.854.715 54.663.464 82.247.458 316.765.637 4 PA Ngã Hai 1.408.061.967 408.605.997 795.129.325 2.611.797.289 5 PA Đông T.Bạch 322.857.385 142.898.127 257.687.469 723.442.981 II TK 621 696.667.759 642.462.778 2.095.446.537 A Vốn tập trung 696.667.759 642.462.778 2.095.446.537 1 PA Bảo Đài 24.496.877 75.184.904 107.181.781 2 PA Nam Mẫu 19.957.040 47.533.649 77.490.689 3 PA Hà Ráng 99.397.263 71.226.452 179.854.715 4 PA Ngã Hai 370.784.049 331.542.918 1.408.061.967 5 PA Đông T.Bạch 182.032.530 116.974.855 322.857.385 III TK 622 672.859.079 . . IV TK 627 99.393.910 28.845.940 260.090.623 9.900 226.416.105 51.385.000 1.237.130.656 A Vốn tập trung 99.393.910 28.845.940 260.090.623 9.900 226.416.105 51.385.000 1.237.130.656 1 PA Bảo Đài 7.195.502 2.088.267 23.193.000 9.900 59.533.625 . Tổng cộng 796.061.669 671.308.718 2.095.446.537 672.859.079 1.237.130.656 260.090.623 9.900 226.416.105 51.385.000 8.010.872.544 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Sinh viên: Trịnh Thị Trang - Lớp: QT1104K 85