Khóa luận Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng - Đỗ Thị Lan

pdf 107 trang huongle 1410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng - Đỗ Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tai_san_co_dinh_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng - Đỗ Thị Lan

  1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Tài sản nói chung và tài sản cố định (TSCĐ) nói riêng là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nên yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp. Mặt khác TSCĐ còn phản ánh một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là điều kiện cần để doanh nghiệp tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật thì TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hiện đại hóa và phát triển nhanh chóng về mặt số lượng cũng như chất lượng góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người lao động. Chính vì vậy, quản lý TSCĐ là mục tiêu quan trọng của tất cả các doanh nghiệp, cũng như tất cả các bộ phận khác trong doanh nghiệp, kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng đẫ góp phần quan trọng làm nên hiệu quả trong việc quản lý TSCĐ. Đã 50 năm xây dựng và phát triển công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng vẫn đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Để đạt được kết quả đó, công ty luôn đặt ra câu hỏi là làm thế nào để quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản cũng như nguồn vốn hiện có. Xuất phát từ thực tế đó em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu khóa luận ngoài “ Lời mở đầu” và “Kêt luận” gồm 3 chương chính như sau: Chƣơng 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp sản xuất Chƣơng 2: Thực tế tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 1
  2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do vốn hiểu biết còn hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực tập chưa dài, vì vậy đề tài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cùng các bạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sỹ Nghiêm Thị Thà cùng các anh chị trong phòng kế toán của công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng trong quá trình em hoàn thiện bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hải phòng,tháng 6 năm 2010 Sinh viên Đỗ Thị Lan Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 2
  3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG CHƢƠNG I Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp 1.1.TSCĐ, vị trí, ý nghĩa của TSCĐ trong doanh nghiệp. 1.1.1.Khái niệm TSCĐ Một trong những yếu tố để các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đó là cần phải có những tư liệu sản xuất (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ). Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất được sủ dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh là các TSCĐ. TSCĐ là một bộ phận tư liệu sản xuất, giữ vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất, được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. TSCĐ có thể có hình thái vật chất cụ thể (TSCĐ hữu hình) hay tồn tại dưới hình thức giá trị (TSCĐ vô hình) phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và sử dụng trong một thời gian dài. = > Từ những nội dung trên, có thể đưa ra một khái niệm khái quát về TSCĐ như sau: TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn (theo qui định hiện tại tài sản có giá trị lớn hơn 10.000.000 đồng), thời gian sử dụng dài, ít nhất trên 1 năm. TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhiều chu kỳ nhưng không thay đổi hình thái vật chất ban đầu và giá trị hao mòn TSCĐ được chuyển dần vào sản phẩm dưới hình thức khấu hao. TSCĐ được tính theo lượng giá trị của TSCĐ ở thời điểm bắt đầu đưa vào sử dụng. Loại giá này được gọi là giá ban đầu hay nguyên giá. 1.1.2.Đặc điểm của TSCĐ. Nhận biết đặc điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý TSCĐ. TSCĐ cố định có một số đặc điểm sau:  TSCĐ hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 3
  4. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG  Giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ bị giảm dần khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh do sự hao mòn.  Giá trị hao mòn của TSCĐ được chuyển dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh hằng kỳ dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Giá trị phải khấu hao là nguyên giá TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.  TSCĐ trải qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn đủ một vòng quay của số vốn bỏ ra ban đầu để mua sắm. Do đó, doanh nghiệp phải quản lý TSCĐ về cả giá trị và hiện vật.  Đối với TSCĐ có kết cấu phức tạp và nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không đồng đều nên trong quá trình sử dụng có thể bị hư hỏng từng bộ phận, do vậy TSCĐ thường có quá trình sữa chữa, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ. 1.2.Vai trò và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. 1.2.1.Vai trò của TSCĐ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu để đạt được mục tiêu tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó các mục tiêu như cải thiện và nâng cao đời song vật chất tinh thần cho mọi người lao động, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng là vấn đề bức xúc cho doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Muốn làm được điều này thì biện pháp then chốt đối với các doanh nghiệp là chú trọng đến việc đổi mới kỹ thuật công nghệ, nói cách khác là phải đổi mới TSCĐ mà cụ thể là máy móc thiết bị Vì vậy hiện nay xu hướng tỷ trọng TSCĐ là máy móc thiết bị được đầu tư mới càng nhiều, ngược lại các tài sản khác không trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh có xu hương giảm. Đặc biệt trong điều kiện khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của TSCĐ ngày càng được khẳng định. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 4
  5. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG TSCĐ là một trong những yếu tố giữ vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó không chỉ biểu hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn biểu hiện qui mô vốn của các doanh nghiệp. = > Nói tóm lại, TSCĐ là cơ sở vật chất có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết đầu tư, trang bị và sử dụng hợp lý TSCĐ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khẳng định mình trên thị trường. Sự cải tiến, hoàn thiện, đổi mới sử dụng có hiệu quả TSCĐ là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. 1.2.2.Yêu cầu quản lý TSCĐ. Về mặt hiện vật: Cần phải theo dõi, kiểm tra chặt chẽ tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ, và quan trọng hơn là phải duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Trong quá trình sử dụng không làm mất mát TSCĐ, không để TSCĐ hư hỏng trước thời hạn quy định, thực hiện đúng quy chế bảo dưỡng, sửa chữa. sử dụng. Công ty kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức tài sản chưa dùng, Định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ. Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn. Việc trích và phân bổ khấu hao một cách khoa học, hợp lý để thu hồi vốn đầu tư phục vụ cho việc tái đầu tư TSCĐ. Hạn chế tối đa ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ một cách chính xác giúp doanh nghiệp kịp thời đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. = > Quản lý tốt TSCĐ không những đảm bảo cho năng lực sản xuất của TSCĐ mà còn đảm bảo cho lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện tốt công tác quản lý TSCĐ. 1.2.3.Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt TSCĐ không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất mà còn là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, vì thế kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 5
  6. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị TSCĐ hiện có. Phản ánh hiện trạng tăng, giảm TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ. Kiểm tra và phản ánh chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa, lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa, chi phí sửa chữa thực tế phát sinh. Kiểm tra giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản bảo dưỡng và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ. Tính toán chính xác, kịp thời mức khấu hao và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ qui định. Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, tham gia đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước, Lập báo cáo về TSCĐ, tiến hành phân tích tình hình trang bị, sử dụng và bảo quản TSCĐ. 1.3. Phân loại và đánh giá lại TSCĐ. 1.3.1. Phân loại TSCĐ. Tài sản cố định có nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm kỹ thuật khác nhau, công dụng và thời gian sử dụng khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau, Do đó phải tiến hành phân loại TSCĐ ( sắp xếp thành từng loại, từng nhóm khác nhau theo một tiêu thức nào đó) để dễ dàng quản lý. 1.3.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Theo cách phân loại này thì TSCĐ gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định). Tham gia vào nhiều chu kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ. Để phân biệt TSCĐ với các tư liệu lao động khác như công cụ - dụng cụ, công cụ lao động nhỏ thì trong chế độ quản lý tài chính hiện hành có quy định Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 6
  7. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ. Hiện nay theo số 149/QD/BTC ngày 31/12/2001 về việc “ Ban hành 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam” của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn 4 điều kiện sau: 1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. 2. Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy. 3. Có thời gian sử dụng ước tính trên một năm. 4. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành ( nghĩa là phải có giá trị từ 10.00.000 đồng trở lên). Ví dụ: Nhà cửa – vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Ví dụ: Quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, chi phí thành lập doanh nghiệp 1.3.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu. Theo cách phân loại này thì TSCĐ gồm: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. TSCĐ tự có: Là TSCĐ được xây dựng mua sắm, và hình thành từ vốn tự có của doanh nghiệp, vốn ngân sách, vốn vay, vốn liên doanh. Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. TSCĐ thuê ngoài: Là những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định. Thuê tài sản gồm có thuê hoạt động và thuê tài chính.  TSCĐ thuê hoạt động: Là thuê tài sản mà bên cho thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 7
  8. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG TSCĐ thuê hoạt động không thuộc quyền sở hữu tài sản. TSCĐ thuê hoạt động không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng và mọi trách nhiệm đều được thể hiện trong hợp đồng đi thuê.  TSCĐ thuê tài chính: Là các TSCĐ đi thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Theo thông tư 105/2003/TT–BTC ban hành quyết định số 105/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính thì các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính: - Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê. - Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê. - Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. - Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê. - Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. 1.3.1.3 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. Theo cách này TSCĐ bao gồm: TSCĐ hình thành từ nguồn được cấp (ngân sách hoặc cấp trên). TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay. TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ xung (quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển) TSCĐ nhận góp vốn liên doanh bằng hiện vật. 1.3.1.4 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng. Theo cách này TSCĐ bao gồm: TSCĐ đang dùng: Là những TSCĐ doanh nghiệp đang sử dụng cho Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 8
  9. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi hay an ninh quốc phòng của doanh nghiệp. TSCĐ chưa dùng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp song hiện tại chưa cần dùng đang được dự trữ để sau này sử dụng. TSCĐ không dùng, chờ sử lý: Là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần được thanh lý nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. 1.3.1.5 Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng. Theo cách phân loại này thì TSCĐ bao gồm: TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ đang sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản này cũng được trích và tính khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ dùng để phục vụ đời sống vật chất hay tinh thần của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp (nhà trẻ, câu lạc bộ, sân bóng ). Những TSCĐ này thường được mua sắm bằng quỹ phúc lợi của doanh nghiệp. Do vậy giá trị khấu hao thường ghi giảm nguồn vốn hình thành mà không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. = > Tóm lại: Phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐ trong doanh nghiệp, phục vụ phân tích tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ cũng như để xác định các chỉ tiêu tổng hợp có liên quan đến TSCĐ. Phân loại TSCĐ là một trong những căn cứ để tổ chức kế toán TSCĐ. 1.3.2 Đánh giá TSCĐ Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguên tắc nhất định. Theo nguyên tắc tính giá, TSCĐ được phản ánh theo 3 chỉ tiêu sau: Nguyên giá (giá trị ban đầu) Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 9
  10. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 1.3.2.1 Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá. Về nguyên tắc, nguyên giá TSCĐ được xác định trên cơ sở chi phí thực tế mà đơn vị bỏ ra để hình thành và đưa TSCĐ vào sử dụng. Hay nói cách khác, nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng TSCĐ kể cả chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử cho đến khi TSCĐ đã được đưa vào sử dụng. Để đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán và quản lý TSCĐ, Nhà nước quy định nội dung chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể như sau: a.Đối với TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình do mua sắm: Nguyên giá bao gồm: giá mua (trừ các khoản triết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt hàng, chi phí lắp đặt chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm phế liệu cho chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí khác. TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: thì nguyên giá được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo qui định tại qui chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). TSCĐ mua theo phương thức trả chậm: nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kì hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình theo qui định chuẩn mực “chi phí đi vay”. TSCĐ từ xây dựng hoặc từ chế: Nguyên giá là giá thành thực tế của tài sản tự xây dựng hoặc từ chế cộng chi phí lắp đặt, chạy thử. Nếu doanh nghiệp sử dụng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá chỉ là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Mọi khoản lãi nội bộ, chi phí không hợp lý hoặc các khoản vượt chi quá mức bình thường không được tính vào nguyên Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 10
  11. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG giá. TSCĐ dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không tương tự: Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. TSCĐ dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ tương tự (tài sản có công dụng tương tự, cùng trong lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) thì nguyên giá là giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi không có bất kỳ khoản lỗ hoặc lãi nào trong quá trình trao đổi. TSCĐ được cấp, điều chuyển đến: thì nguyên giá bao gồm: giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của TSCĐ ở đơn vị cấp, ở đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nấng cấp, lắp đặt chạy thử mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh ngiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao lũy kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hô sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. TSCĐ nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, được tài trợ, biếu tặng : thì nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận. Các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. b.Đối với TSCĐ vô hình Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình đến thời diểm đưa tài sản đó vào sử dụng Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 11
  12. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG theo dự kiến. Nguyên giá được xác định như sau: TSCĐ vô hình mua riêng biệt: Nguyên giá bao gồm giá mua (trừ đi các khoản triết khấu thương mại hoạc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. TSCĐ vô hình mua sắm theo phương thức trả chậm, trả góp: Nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ (Vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. TSCĐ hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị: Nguyên giá của nó là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi daonh nghiệp đi thuê đất trả tiền thuê một lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất không có thời hạn: Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng theo dự định. c. Đối với TSCĐ thuê tài chính Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê giống đơn vị chủ sở hữu tài sản là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại điểm khởi đầu tại thời điểm thuê tài sản (bao gồm giá mua thực tế, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, tân trang, chi phí lắp đặt, chạy thử ) Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 12
  13. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG thanh toán tiền thuê tối thiểu. Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn của hợp đồng thuê tài chính. 1.3.2.2 Đánh giá TSCĐ theo giá trị hao mòn: Trong quá trình sử dụng do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn với hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình của TSCĐ: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. -Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật chất ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hóa chất, -Về giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng là không còn sử dụng được nữa. -Về giá trị đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. Hao mòn vô hình: Là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ, biểu hiện sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. = > Giá trị hao mòn của TSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng bằng phương pháp khấu hao. Số khấu từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.3.2.3 Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại. Ngoài cách đánh giá trên, để phản ánh đúng đắn năng lực thực tế về TSCĐ thì TSCĐ còn được đánh giá theo giá trị còn lại. Giá trị còn lại của TSCĐ là số vốn đầu tư hiện có trong tài sản ở một thời điểm nhất định, đó chính là giá vốn cố định còn phải thu hồi và tính theo công thức: Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 13
  14. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn Trong đó: - Nguyên giá TSCĐ: Giá mua (giá hóa đơn, giá ghi trên hợp đồng, ) hoặc giá được xác định bởi các bên liên doanh cộng tác chi phí trước khi sử dụng (chi phí lắp đặt, chạy thử, ) - Giá trị hao mòn: Số tiền trích khấu hao đưa vào chi phí liên quan. Nếu TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị còn lại của TSCĐ cũng được xác định lại: Giá trị đánh giá lại của Giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của = TSCĐ sau khi đánh giá lại tài sản đánh giá lại Nguyên giá TSCĐ 1.4. Kế toán khấu hao TSCĐ 1.4.1 Khái niệm Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần và đến một thời điểm nào đó thì TSCĐ này không còn dùng được nữa. Để đảm bảo tái sản xuất TSCĐ, doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Trích khấu hao là việc chuyển đến giá trị của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để hình thành nên nguồn vốn khấu hao dùng mua sắm lại TSCĐ mới. Khấu hao TSCĐ là chuyển dần giá trị hao mòn TSCĐ vào các chi phí có liên quan. Và vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh phải bao gồm phần khấu hao TSCĐ từng kỳ. 1.4.2 Phương pháp khấu hao TSCĐ. Có nhiều phương pháp trích khấu hao TSCĐ. Quyết định lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh, đặc điểm TSCĐ của mỗi doanh nghiệp. Giá trị phải khấu hao của TSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống vào chi phí kinh doanh trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 14
  15. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG kinh doanh trong kỳ trừ khi chúng được tính vào giá trị của tài sản khác như khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai, hay là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình hoặc chi phí khấu hao dùng cho quá trình xây dựng hoặc tự chề các tài sản khác. Theo chuẩn mực số 03 – TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình có 3 phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao đường thẳng Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm 1.4.2.1 Phương pháp khấu hao bình quân (phương pháp đường thẳng). Đây là phương pháp trích khấu hao đơn giản nhất và thường được áp dụng nhiều nhất. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao được chia đều và cố định trong mỗi kỳ kinh doanh. Mức khấu hao tính dựa trên giá trị của TSCĐ và thời gian sử dụng. Theo phương pháp này người ta dựa vào thời gian sử dụng hứu ích của tài sản để trích khấu hao theo công thức: Mức khấu hao = Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao (năm) TSCĐ (năm) Trong đó tỷ lệ khấu hao (năm): 1 Tỷ lệ khấu hao = Số năm sử dụng hữu ích của tài sản Mức khấu hao năm = Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao (năm) Mức khấu hao năm Mức khấu hao tháng = 12 Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 15
  16. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sửdụng đã đăng ký trừ đi thời gian đã dụng) của TSCĐ Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. - Đối với TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2009 cách xác định mức trích khấu hao như sau: + Căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của TSCĐ để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ. + Xác định thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ theo công thức: N = T’ * ( 1- t/ T) Trong đó: N: Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ T: Thời gian sử dụng của TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ- BTC T’: Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC. t: thời gian thực tế đã tính khấu hao của TSCĐ Xác định mức khấu hao hằng năm cho những năm còn lại: Mức trích khấu hao hàng Giá trị còn lại của TSCĐ = năm của TSCĐ Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ Mức khấu hao năm Mức trích khấu hao tháng = 12 tháng 1 Tỷ lệ khấu hao = Số năm sử dụng hữu ích của tài sản Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 16
  17. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 1.4.2.2 Phương pháp khấu hao theo sản lượng Khấu hao được tính cho mỗi sản phẩm mà TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh. TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo sản lượng, khối lượng sản phẩm như sau: Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm sử dụng của TSCĐ. Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức khấu hao Số lượng sản Mức trích khấu hao bình trong tháng của phẩm sản xuất quân tính cho một đơn = TSCĐ trong tháng vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân Nguyên giá TSCĐ = tính cho một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao Số lượng sản phẩm Mức trích khấu hao = năm của TSCĐ sản xuất trong năm bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá TSCĐ thay đổi doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 17
  18. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 1.4.2.3 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau: Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính. Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm dần theo công thức sau: Mức trích khấu hao Giá trị còn lại của Tỷ lệ khấu hao = hàng năm của TSCĐ TSCĐ nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo Hệ số điều = nhanh phương pháp đường thẳng chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo 1 = 100 phương pháp đường thẳng Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh thời gian sử dụng của TSCĐ: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm 1,5 Trên 4 đến 6 năm 2,0 Trên 6 năm 2,5 Những năm cuối, mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 18
  19. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 1.4.2 Khấu hao TSCĐ . Nguyên tắc hạch toán: - Đánh giá TSCĐ phải theo giá thực tế hình thành TSCĐ hoặc giá trị còn lại của TSCĐ. - Kế toán TSCĐ phải phản ánh được 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ: Nguyên giá, giá trị khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ. Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị khấu hao lũy kế của TSCĐ - TSCĐ phải được phân loại theo phương pháp được qui định trong Hệ thống báo cáo tài chính và hướng dẫn của cơ quan thống kê, phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà nước. . Sổ sách sử dụng: - Thẻ TSCĐ ( Mẫu số S23 – DN) - Sổ TSCĐ ( Mẫu số S21 – DN) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Mẫu số 06 – TSCĐ) - Sổ cái TK 214. ( Mẫu số S02c1 – DN) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 19
  20. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG §¬n vÞ: MÉu sè S23-DN §Þa chØ: (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/3/2006 cña Bé tr•ëng BTC) thÎ tµi s¶n cè ®Þnh Sè: Ngµy th¸ng n¨m lËp thÎ C¨n cø vµo Biªn b¶n giao nhËn TSC§ sè ngµy th¸ng n¨m Tªn, ký m· hiÖu, quy c¸ch (cÊp h¹ng) TSC§: Sè hiÖu TSC§ N•íc s¶n xuÊt (x©y dùng) N¨m x¶n xuÊt Bé phËn qu¶n lý, sö dông N¨m ®•a vµo sö dông C«ng suÊt (diÖn tÝch thiÕt kÕ): §×nh chØ sö dông TSC§ ngµy th¸ng n¨m Lý do ®×nh chØ Nguyªn gi¸ tµi s¶n cè ®Þnh Gi¸ trÞ hao mßn tµi s¶n cè ®Þnh Sè hiÖu Ngµy, Gi¸ trÞ chøng tõ DiÔn gi¶i Nguyªn gi¸ N¨m Céng dån th¸ng, n¨m hao mßn A B C 1 2 3 4 dông cô phô tïng kÌm theo Sè TT Tªn, quy c¸ch dông cô, phô tïng §¬n vÞ tÝnh Sè l•îng Gi¸ trÞ A B C 1 2 Ghi gi¶m TSC§ chøng tõ sè: ngµy th¸ng n¨m Lý do gi¶m: Ngµy th¸ng n¨m Ng•êi lËp KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m ®èc (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 20
  21. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Đơn vị: Mẫu sổ S21-DN Địa chỉ: (Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) sæ tµi s¶n cè ®Þnh N¨m: Lo¹i tµi s¶n: Ghi t¨ng TSC§ KhÊu hao TSC§ Ghi gi¶m TSC§ Chøng tõ KhÊu hao KhÊu hao Chøng tõ Sè Th¸ng Tªn, ®Æc ®· tÝnh Lý do N•íc s¶n n¨m ®•a Sè hiÖu Nguyªn TT ®iÓm, ký hiÖu ®Õn khi Ngµy, gi¶m Sè Ngµy xuÊt vµo sö TSC§ gi¸ TSC§ Tû lÖ (%) Møc khÊu Sè TSC§ ghi gi¶m th¸ng, TSC§ hiÖu th¸ng dông khÊu hao hao hiÖu TSC§ n¨m A B C D E G H 1 2 3 4 I K L Céng x x x x x x - Sæ nµy cã trang, ®¸nh sè tõ trang 01 ®Õn trang - Ngµy më sæ: Ngµy th¸ng n¨m Ng•êi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m ®èc (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 21
  22. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG MÉu sè: 06-TSC§ §¬n vÞ: (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña Bé tr•ëng BTC) Bé phËn: Sè b¶ng tÝnh vµ ph©n bæ khÊu hao TSC§ Th¸ng n¨m N¬i sö dông TK 627 - Chi phÝ Tû lÖ TK 642 TK 142 s¶n xuÊt chung TK 623 Chi khÊu hao Toµn DN TK 641 Chi Chi phÝ TK 241 Chi phÝ TK 242 Chi TK 335 Sè phÝ sö Chi tiªu (%) hoÆc Ph©n Ph©n Ph©n phÝ b¸n qu¶n lý XDCB dë tr¶ tr•íc phÝ tr¶ tr•íc Chi phÝ TT Nguyªn dông m¸y thêi gian Sè khÊu x•ëng x•ëng x•ëng Ph©n x•ëng hµng Doanh dang ng¾n dµi h¹n ph¶i tr¶ gi¸ thi c«ng sö dông hao (s¶n (s¶n (s¶n (s¶n phÈm) nghiÖp h¹n TSC§ phÈm) phÈm) phÈm) A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 I- Sè khÊu hao trÝch th¸ng tr•íc 2 II- Sè KH TSC§ t¨ng trong th¸ng - 3 III- Sè KH TSC§ gi¶m trong th¸ng - 4 III- Sè KH trÝch th¸ng nµy (I+II-III) - Céng X Ngµy th¸ng n¨m Ng•êi lËp b¶ng KÕ to¸n tr•ëng (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 22
  23. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG . Sơ đồ tổng quát khấu hao TSCĐ 211,213 214 – Hao mòn TSCĐ 623,627,641,642 Số đã Thanh lý, nhượng bán Định kỳ trích HM KH TSCĐ 811 GTCL Điều chỉnh tăng số KH 217 Thanh lý nhượng Số đã NG bán BĐS đầu tư HM 632 632 GTCL 212 Định kỳ trích KH BĐS đầu tư Trả lại TS thuê tài chính cho bên thuê 632,627,641,642 Điều chỉnh giảm số khấu hao 1.5 Nội dung kế toán TSCĐ 1.5.1 Kế toán chi tiết TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, mỗi TSCĐ có thể là một hệ thống các bộ phận cấu thành. Do đó một trong những yêu cầu cần thiết trong quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết TSCĐ. Thông qua kế toán chi tiết, kế toán sẽ cung cấp những chỉ tiêu về cơ cấu, tình trạng kĩ thuật của TSCĐ, tình hình huy động và sử dụng TSCĐ cũng như trách nhiệm và tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ. 1.5.1.1 Đánh số TSCĐ. Đánh số TSCĐ là việc qui định cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo những Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 23
  24. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG nguyên tắc nhất định, đảm bảo sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp. Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng TSCĐ hay đối tượng ghi TSCĐ. Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh với tất cả các vật lắp ghép và phụ tùng kèm theo; hoặc là những vật thể riêng biệt về mặt kết cấu dùng để thực hiện các chức năng độc lập nhất định; hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định. Mỗi đối tượng TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đều phải có số hiệu riêng. Số hiệu của từng đối tượng ghi TSCĐ không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản, sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Kế toán không được dùng số hiệu của những TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, biếu tặng, đưa đi liên doanh, mất (TSCĐ đã giảm) cho những TSCĐ mới tăng thêm. Mỗi doanh nghiệp có cách đánh số TSCĐ riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, song cần đảm bảo yêu cầu: Số hiệu TSCĐ phải thể hiện được loại, nhóm, và đối tượng ghi từng TSCĐ riêng biệt. Trong thực tế có thể quy định số hiệu của TSCĐ theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp, quy định chi tiết cho từng đối tượng TSCĐ. Thông qua việc đánh số TSCĐ mà thống nhất được giữa các bộ phận trong việc theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ tiện lợi cho việc sắp xếp TSCĐ, tra cứu, đối chiếu khi cần thiết cũng như tăng cường và rằng buộc trách nhiệm vật chất của các bộ phận, các nhân trong khi bảo quản và sử dụng TSCĐ. 1.5.1.2 Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ Việc theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng nhằm gắn trách nhiệm bảo quản, sử dụng tài sản với từng bộ phận, từ đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong bảo quản và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Tại các phòng, ban hay đội, công trường, phân xưởng hoặc các xí nghiệp thành viên trực thuộc doanh nghiệp sử dụng “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ do từng đơn vị quản lý, sử dụng. Căn cứ ghi Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 24
  25. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG sổ là các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ. 1.5.1.3 Kế toán chi tiết ở bộ phận kế toán doanh nghiệp: Tại bộ phận kế toán doanh nghiệp, kế toán chi tiết TSCĐ sử dụng thẻ TSCĐ, Sổ đăng ký sổ TSCĐ, Sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ. Thẻ TSCĐ: do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp, thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kế toán trong suốt thời gian sử dụng và được bảo quản trong các hòm thẻ, hòm thẻ phải được sắp xếp khoa học theo từng nhóm, loại, và nơi sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và sử dụng. Sổ đăng ký thẻ TSCĐ: Khi lập thẻ TSCĐ cần đăng ký vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ nhằm để phát hiện nếu thẻ bị thất lạc. Sổ TSCĐ: Mỗi loại TSCĐ được theo dõi trên cùng một trang sổ riêng hoặc một số trang để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao của các TSCĐ trong từng loại. Nếu một loại TSCĐ có nhiều thì nên chia sổ thành các phần để phản ánh đối tượng ghi TSCĐ thuộc từng nhóm giúp cho việc sử dụng số liệu lập báo cáo định kỳ về TSCĐ được thuận tiện. Căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng là các chứng từ về tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan đó là: - Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01 – TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03 – TSCĐ) - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành(Mẫu số 04 – TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( Mẫu số 05 – TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Các tài liệu kĩ thuật liên quan. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 25
  26. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG MÉu sè: 01-TSC§ §¬n vÞ: (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC Bé phËn: ngµy 20/03/2006 cña Bé tr•ëng BTC) Biªn b¶n giao nhËn TSC§ Ngµy th¸ng n¨m Sè: Nî: Cã: - C¨n cø QuyÕt ®Þnh sè: ngµy th¸ng n¨m cña: vÒ viÖc bµn giao TSC§: Ban giao nhËn TSC§ gåm: - ¤ng /Bµ chøc vô: §¹i diÖn bªn giao - ¤ng /Bµ chøc vô: §¹i diÖn bªn nhËn - ¤ng /Bµ chøc vô: §¹i diÖn §Þa ®iÓm giao nhËn TSC§: X¸c nhËn viÖc giao nhËn TSC§ nh• sau: TÝnh nguyªn gi¸ TSC§ Tªn, ký hiÖu N•íc C«ng Sè N¨m N¨m Chi phÝ Tµi liÖu Sè quy c¸ch s¶n suÊt (diÖn Gi¸ Chi phÝ Nguyª hiÖu s¶n ®•a vµo vËn kü thuËt TT (cÊp h¹ng xuÊt tÝch mua ch¹y n gi¸ TSC§ xuÊt sö dông chuyÓ kÌm TSC§) (XD) thiÕt kÕ) (ZSX) thö TSC§ n theo A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E Céng Dông cô, phô tïng kÌm theo STT Tªn, quy c¸ch dông cô, phô tïng §¬n vÞ tÝnh Sè l•îng Gi¸ trÞ A B C 1 2 Gi¸m ®èc bªn nhËn KÕ to¸n tr•ëng bªn Ng•êi nhËn Ng•êi giao nhËn (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 26
  27. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG §¬n vÞ: MÉu sè: 02-TSC§ Bé phËn: (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña Bé tr•ëng BTC) Biªn b¶n thanh lý TSC§ Ngµy th¸ng n¨m Sè: Nî: Cã: - C¨n cø QuyÕt ®Þnh sè: ngµy th¸ng n¨m cña vÒ viÖc thanh lý tµi s¶n cè ®Þnh I. Ban thanh lý TSC§ gåm: - ¤ng /Bµ: Chøc vô §¹i diÖn Tr•ëng ban - ¤ng /Bµ: Chøc vô §¹i diÖn Uû viªn - ¤ng /Bµ: Chøc vô §¹i diÖn Uû viªn II. TiÕn hµnh thanh lý TSC§: - Tªn, ký m· hiÖu, quy c¸ch (cÊp h¹ng) TSC§: - Sè hiÖu TSC§: - N•íc s¶n xuÊt (x©y dùng): - N¨m s¶n xuÊt: - N¨m ®•a vµo sö dông: Sè thÎ TSC§: - Nguyªn gi¸ TSC§: - Gi¸ trÞ hao mßn ®· trÝch ®Õn thêi ®iÓm thanh lý: - Gi¸ trÞ cßn l¹i cña TSC§: III. KÕt luËn cña Ban thanh lý TSC§: Ngµy th¸ng n¨m Tr•ëng ban thanh lý (Ký, hä tªn) IV. KÕt qu¶ thanh lý TSC§: - Chi phÝ thanh lý TSC§: (viÕt b»ng ch÷) - Gi¸ trÞ thu håi: (viÕt b»ng ch÷) - §· ghi gi¶m sæ TSC§ ngµy th¸ng n¨m Ngµy th¸ng n¨m Gi¸m ®èc KÕ to¸n tr•ëng (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (Ký, hä tªn) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 27
  28. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG §¬n vÞ: MÉu sè: 03-TSC§ Bé phËn: (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña Bé tr•ëng BTC) Biªn b¶n bµn giao TSC§ Söa ch÷a lín hoµn thµnh Ngµy th¸ng n¨m Sè: Nî: Cã: C¨n cø QuyÕt ®Þnh sè: ngµy th¸ng n¨m cña Chóng t«i gåm: - ¤ng /Bµ: Chøc vô §¹i diÖn ®¬n vÞ söa ch÷a - ¤ng /Bµ: Chøc vô §¹i diÖn ®¬n vÞ cã TSC§ §· kiÓm nhËn viÖc söa ch÷a TSC§ nh• sau: - Tªn, ký m· hiÖu, quy c¸ch (cÊp h¹ng) TSC§: - Sè hiÖu TSC§: Sè thÎ TSC§: - Bé phËn qu¶n lý, sö dông: - Thêi gian söa ch÷a tõ ngµy th¸ng n¨m ®Õn ngµy th¸ng n¨m C¸c bé phËn söa ch÷a gåm cã: Tªn bé phËn Néi dung (møc ®é) Gi¸ Chi phÝ KÕt qu¶ söa ch÷a c«ng viÖc söa ch÷a dù to¸n thùc tÕ kiÓm tra A B 1 2 3 Céng KÕt luËn: KÕ to¸n tr•ëng §¹i diÖn ®¬n vÞ nhËn §¹i diÖn ®¬n vÞ giao (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 28
  29. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG §¬n vÞ: MÉu sè: 04-TSC§ Bé phËn: (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña Bé tr•ëng BTC) Biªn b¶n ®¸nh gi¸ l¹i TSC§ Ngµy th¸ng n¨m Sè: Nî: Cã: - C¨n cø QuyÕt ®Þnh sè: ngµy th¸ng n¨m Cña VÒ viÖc ®¸nh gi¸ l¹i TSC§ - ¤ng /Bµ Chøc vô §¹i diÖn Chñ tÞch Héi ®ång - ¤ng /Bµ Chøc vô §¹i diÖn uû viªn - ¤ng/ Bµ Chøc vô §¹i diÖn uû viªn §· thùc hiÖn ®¸nh gi¸ l¹i gi¸ trÞ c¸c TSC§ sau ®©y: Gi¸ trÞ Tªn, ký m· Gi¸ trÞ ®ang ghi sæ cßn l¹i Chªnh lÖch Sè hiÖu quy c¸ch Sè hiÖu Sè thÎ theo TT (cÊp h¹ng) TSC§ TSC§ Nguyªn Gi¸ trÞ ®¸nh TSC§ Hao mßn T¨ng Gi¶m gi¸ cßn l¹i gi¸ l¹i A B C D 1 2 3 4 5 6 Céng x x Ghi chó: Cét 4 "Gi¸ trÞ cßn l¹i theo ®¸nh gi¸ l¹i". NÕu ®¸nh gi¸ l¹i c¶ gi¸ trÞ hao mßn th× Cét 4 ph¶i t¸ch ra 3 cét t•¬ng øng cét 1, 2, 3. KÕt luËn: Ngµy th¸ng n¨m Uû viªn/ng•êi lËp KÕ to¸n tr•ëng Chñ tÞch Héi ®ång (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 29
  30. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 1.5.2 Kế toán tổng hợp TSCĐ Kế toán tổng hợp TSCĐ đóng vai trò chính trong công tác kế toán TSCĐ. Để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình: o TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc. o TK 2112: Máy móc, thiết bị. o TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn. o TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý. o TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm. o TK 2118: TSCĐ khác. TK 212 – TSCĐ thuê tài chính: TK 213 – TSCĐ vô hình: o TK 2131: Quyền sử dụng đất. o TK 2132: Quyền phát hành. o TK 2133: Bản quyền, bằng sang chế. o TK 2134: Nhãn hiệu hàng hóa. o TK 2135: Phầm mềm máy tính. o TK 2136: Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng. o TK 2138: TSCĐ vô hình khác. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 111, TK 112, TK 133, TK 214, TK 411, Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế làm tăng TSCĐ: - Căn vào các chứng từ có liên quan đến việc tăng tài sản như hóa đơn, phiếu chi, tiến hành lập biên bản bao nhận TSCĐ, sau khi được giảm đốc và kế toán trưởng ký duyệt, chuyển cho phòng kế toán cùng với hồ sơ gốc khác của TSCĐ. - Kế toán lập thẻ TSCĐ căn cứ vào bộ hồ sơ gốc và lưu giữ tại phòng kế toán tong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 30
  31. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG - Căn cứ vào thẻ TSCĐ, đăng ký vào sổ TSCĐ. khi phát sinh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ: - Thành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật và thẩm định giá trước khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ. - Căn cứ trên các chứng từ liên quan, lập biên bản giao nhận TSCĐ, đồng thời với việc lập hóa đơn bán TSCĐ hoặc biên bản thanh lý TSCĐ. - Hoàn tất việc ghi chép trên thẻ TSCĐ (ngày đình chỉ sử dụng và lý do đình chỉ) và tiến hành xóa sổ TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ. 1.5.2.1 Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình. Nguyên tắc hạch toán: - Giá trị TSCĐ hữu hình phản ánh trên tài khoản 211 theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng loại TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng nguồn hình thành. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình không được thay đổi trong suốt vòng đời sử dụng của tài sản trừ trong một số tình huống đặc biệt. - Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận TSCĐ và phải thực hiện đúng thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán. - TSCĐ hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng sử dụng theo từng loại và địa điểm bảo quản, quản lý tài sản. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 31
  32. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Sơ đồ kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình: Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 32
  33. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 1.5.2.2 Kế toán tổng hợp TSCĐ vô hình. Nguyên tắc hạch toán: - Nguyên giá TSCĐ vô hình phản ánh trên tài khoản 213 là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình đến thời diểm đưa tài sản đó vào sử dụng. - Các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai nếu không thỏa mãn định nghĩa và các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì được tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc phân bỏ dần. - Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:  Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lại nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu.  Chi phí đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể. - Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh kì trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình. - Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. - TSCĐ vô hình phải được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi trong sổ TSCĐ. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 33
  34. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Sơ đồ kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ vô hình: 213-TSCĐ vô hình 811 111,112 331,141 Nguyên Giá trị còn lại của TSCĐ TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào sử dụng giá thanh lý, nhượng bán 214 133 Giá trị hao mòn của TSCĐ Thuế GTGT đầu vào thanh lý, nhượng bán (nếu có) 331 Nguyên Giá trị hao mòn của giá TSCĐ góp vốn liên 133 doanh 711 Thuế GTGT đầu vào(nếu có) 242 222 Lãi trả chậm phải trả TSCĐ đưa đi góp vốn 241 liên doanh TSCĐ tăng do đầu tư XDCB hoàn thành 811 3387 số chênh lệch Số chênh lệch đánh giá GTCL tương TSCĐ VH tăng do nhận ứng với phần lợi ích củamình vốn góp, được cấp vốn Nguyên giá trong liên doanh 138 221,222,223 TSCĐ VH phát hiện Giá trị Nhận lại vốn góp liên thiếu khi kiểm còn lại 214 doanh bằng TSCĐ VH kê Giá trị 711 hao mòn 217 TSCĐ VH tăng do được biếu tặng TSCĐ VH là quyền sử dụng đất 217 chuyển thành BĐS đầu tư 2147 2143 BĐS đầu tư là quyền sử dụng Đồng thời kết chuyển đất chuyển thành TSCĐ VH GTHM 412 2143 2147 Đồng thời k/chuyển Đánh giá giảm giá trị hao mòn Đánh giá tăng Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 34
  35. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 1.5.2.3 Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê tài chính. Thuê tài chính là hình thức được tài trợ vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ thuê tài chính chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý, quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp. Ghi nhận nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm khởi đầu thuê theo giá trị hợp lý hoặc theo hiện giá của tiền thuê tối thiểu. Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính, nếu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì ghi vào bên Nợ “Thuế GTGT được khấu trừ”; Ngược lại nếu không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. a)Trường hợp số nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGTmà bên cho thuê đã trả khi mua tài sản để cho thuê. (Khi nhận TSCĐ thuê tài chính): 315 342 212 – TSCĐ thuê tài chính Cuối niên độ kế toán kết chuyển số nợ gốc đến hạn Số nợ gốc Giá trị TSCĐ trả trong kỳ sau phải trả thuê tài chính các kỳ tiếp (giá chưa có theo thuế GTGT) 142 Kết chuyển chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê phát sinh trước khi nhận 111,112 tài sản thuê Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 35
  36. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG b) Trường hợp số nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua tài sản để cho thuê: (Khi nhận TSCĐ thuê tài chính): 342 212 – TSCĐ thuê tài chính S ố nợ gốc phải trả Giá chưa các kì sau (gồm cả thuế GTGT thuế GTGT) 138 Số thuế GTGT 315 Số nợ gốc phải trả kỳ này (gồm cả thuế GTGT) 142 K/C chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê phát sinh trước khi nhận TS thuê 111,112 Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến thuê tài chính phát sinh khi nhận tài sản thuê Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 36
  37. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 1.5.3 Kế toán sửa chữa TSCĐ  Trong quá trình sử dụng TSCĐ cần đuợc tu bổ, sửa chữa để duy trì hoạt động của TSCĐ liên tục, tăng hiệu quả có 2 loại sửa chữa: - Sửa chữa nhỏ (Sửa chữa thường xuyên): Chi phí sửa chữa không lớn, chi phí đựơc hạch toán trực tiếp vào các bộ phận sử dụng TSCĐ. - Sửa chữa lớn (Sửa chữa định kỳ): Chi phí sửa chữa cao, thời gian dài, làm tăng năng lực, công suất của TSCĐ. Ví dụ như đại tu máy móc, phương tiện vận tải,  Nguyên tắc hạch toán: - Theo dõi chặt chẽ chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa lớn, kể cả tự làm hoặc thuê ngoài. - Quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao, khi công trình sửa chữa xong. - Chi phí sửa chữa lớn được hạch toán vào các bộ phận sử dụng TSCĐ. Nếu chi phí quá lớn, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, kế toán chia ra và phân bổ dần vào nhiều kì (dùng TK 142 “ chi phí trả trước” ). - Khi đến định kỳ sửa chữa lớn TSCĐ hoặc đã xác định được kế hoạch chữa lớn TSCĐ, kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn dự kiến để phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì (dùng TK 335 “ chi phí phải trả” hoặc sử dụng TK 242 “ chi phí trả trước dài hạn” ) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 37
  38. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 1.5.3.1 Kế toán chi phí sửa chữa nhỏ TSCĐ 111,112,152,153,334,331, 627,641,642 Kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.5.3.2 Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 111,112,152, 214- XDCB dở dang 623,627,641,642 Chi phí lớn sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm Ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh 1332 Thuế GTGT(nếu có) 142,242,335 Trường hợp chi phí SCL có giá trị lớn phải phân bổ cho nhiều kì hoặc đơn vị trích trước chi phí SCL 331 Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành theo phương thức giao thầu 211 Trường hợp chi phí 1332 SCL đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ Thuế GTGT (nếu có) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 38
  39. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 1.5.4 Tổ chức kế toán TSCĐ trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán. 1.5.4.1- Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Các hình thức kế toán trên máy vi tính như: Hình thức kế toán Nhật ký chung, Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái và hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Hiện nay có 2 hình thức kế toán sử dụng phổ biến là: 1. Hình thức kế toán Nhật ký chung  Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 39
  40. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ  Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 40
  41. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. (1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh. (3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 41
  42. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 1.5.4.2- Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Biểu số 05) (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 42
  43. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Biểu số 05 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH CH ỨNG TỪ KẾ PHẦN MỀM TOÁN KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CH Ứ NG T Ừ K Ế TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo tài chính MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 43
  44. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG CHƢƠNG 2 Thực tế tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. 2.1/ Giới thiệu chung về công ty cổ phần Sơn Hải Phòng 2.1.1/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. 2.1.1.1/ Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng ban đầu là Xí nghiệp hóa chất sơn dầu, được ủy ban nhân dân TP Hải Phòng quyết định thành lập ngày 25/01/1960 theo hình thức Công ty hợp doanh, bao gồm 7 nhà tư sản và tiểu tư sản, là một trong bảy thành viên của Sở Công nghiệp lúc bấy giờ, sản phẩm sơn gốc dầu là chủ yếu. Từ năm 1965 đến 1975 trong điều kiện chiến tranh, hầu hết các doanh nghiệp phải sơ tán. Xí nghiệp Sơn chọn địa điểm xã Mỹ Cụ thuộc huyện Thủy Nguyên để đưa máy móc thiết bị sơ tán, đồng thời phải huy động mọi nguồn nhân lực để duy trì sản xuất và sẵn sàng chiến đấu. Trong suốt 10 năm chiến tranh, lớp công nhân lao động của xí nghiệp đã lên đường làm nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhiều người đã cống hiến cả cuộc đời, một phần thân thể của mình ở nơi chiến trường. Số người ở lại đã phát huy được tinh thần tự lực, tự cường trong điều kiện vô cùng khó khăn, đoàn kết bám đất, bám xưởng. Các sản phẩm làm ra cũng góp phần phục vụ chiến đấu: Sơn các cầu phà, tàu thuyền, xà lan Từ năm 1976 đến 1989 sau khi thống nhất đất nước, cả nước đẩy mạnh sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng đất nước. Ngoài số lao động hiện có, xí nghiệp còn tổ chức tiếp nhận hàng chục lao động đã hoàn thành nhiệm vụ trở về từ các chiến trường. Thực hiện chủ trương và chỉ đạo của thành phố về phát triển công nghiệp, ưu tiên sản phẩm phục vụ cho tiềm năng thế mạnh của thành phố. Chính vì vậy năm 1984 Công ty đã nghiên cứu và sản Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 44
  45. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG xuất thành công sản phẩm Sơn chống hà Bitum có thời hạn 12 tháng. Năm 1989 đổi tên Xí nghiệp thành Nhà máy Sơn Hải Phòng. Từ năm 1990 với định hướng phát triển đúng đắn trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Công ty độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khai thác nguồn vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sơn Hải Phòng đã có bước tiến nhảy vọt về công nghệ sản xuất và dịch vụ kỹ thuật. Công ty ký kết với viện giao thông và các nhà khoa học đầu nghành của Việt Nam nghiên cứu và sản xuất cho ra đời Sơn tàu biển gốc cao su clo hóa. Công ty là đơn vị đầu tiên của cả nước tổ chức sản xuất thành công Sơn tàu biển có độ bền từ 18 – 24 tháng. Không dừng lại ở đó, Công ty Sơn còn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm. Từ một loại sản phẩm đơn điệu nay đã có hàng chục sản phẩm Sơn gốc nhựa khác nhau đạt chất lượng cao phục vụ ngành kinh tế quan trọng như Giao thông Vận tải, Công nghiệp Xây dựng và Tàu biển. Đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm, Công ty đã chọn đối tác đầu tư và chuyển giao công nghệ của hãng Chugoku Marine Paint Nhật Bản, một trong những hãng sơn hàng đầu thế giới. Công ty đã hợp tác chặt chẽ với hãng Chugoku được tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu của hãng và từ năm 2000 Công ty bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Công ty được Bộ Thương mại thưởng về thành tích xuất sắc. Chặng đường 45 năm qua tuy có một nửa là thời gian chiến tranh và phục hồi sau chiến tranh, cùng với nó là sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, nhưng với những kết quả đạt được Công ty đã được nhiều cơ quan đoàn thể, tổ chức biết tới và công nhận thành quả. Đó là nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ công nhân viên toàn Công Ty. 2.1.1.2/ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty: a. Văn phòng giao dịch và bán hàng. Trụ sở chính : Số 12 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng Tel : (0313)847003 – 843236 - 840512 Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 45
  46. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Fax : (0313)845180 Website :www.sonhaiphong.com.vn Vốn điều lệ: 59.000.000.000 đồng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Số 149/1H Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạch Đại diện Hà Nội: Số 166C - Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội b. Nhà máy sản xuất. Địa chỉ: Số 208 An Đồng – An Dương – Hải Phòng Tel : (0313)835710 – 857001 – 571018 Fax : (0313)571053 c. Ngành nghề kinh doanh. Sản xuất và kinh doanh sơn các loại (150 loại sản phẩm) Kinh doanh thiết bị, vật tư, hóa chất thông thường. Dịch vụ thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu và dịch vụ khác. d. Phương thức tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp trực tiếp Hệ thống chi nhánh, đại diện và các đại lý trong cả nước. e. Đặc điểm sản xuất và dây chuyền công nghệ. Dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, khép kín. Công nghệ sản xuất tiên tiến được chuyển giao từ Chugoku Marine Paint Nhật Bản. Công nghệ Sơn tĩnh điện được chuyển giao từ hãng ARSOSISI Italy Hệ thống quản lý tiên tiến đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 1702 . Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 46
  47. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 2.1.1.3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty a) Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Ghi chú: Mối quan hệ chỉ đạo tác nghiệp Mối quan hệ thao chức năng giữa các đơn vị Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 47
  48. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG b)Trách nhiệm và quyền hạn của Ban lãnh đạo và Cán bộ chủ chốt trong Công ty. - Tổng Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các công tác khác theo đúng pháp luật của Nhà nước, có nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, giữ và bảo toàn vốn. Phụ trách trực tiếp phòng Marketting & Dịch vụ kỹ thuật, Phòng Kinh doanh và tiêu thụ, Phòng Kế toán tài vụ, Phòng Kế hoạch vật tư - Phó TGĐ Sản xuất – Nội chính: Là người được Tổng Giám đốc ủy quyền giải quyết việc khi TGĐ đi vắng. Trực tiếp và điều hành sản xuất chính của Công ty, cân đối điều chỉnh lực lượng lao động, trực tiếp chỉ đạo các phân xưởng sản xuất Sơn, phân xưởng sản xuất Nhựa, và phân xưởng Cơ điện Bao bì. - Phó TGĐ Kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo phòng Đảm bảo chất lượng QA, Phòng Kỹ thuật - thử nghiệm. - Phó TGĐ chi nhánh TP HCM: Tham gia liên doanh VINASHIN, điều hành với VINASHIN c). Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng chức năng. - Phòng Kế hoạch vật tư: Cung cấp thông tin về chất lượng, chủng loại, số lượng nguyên vật liệu được cung cấp, thời hạn giao hàng, các yếu kém của nhà cung cấp. - Khi Ban lãnh đạo yêu cầu các bộ phận chức năng như: Kế hoạch vật tư, Kỹ thuật, Chất lượng, Thiết bị cơ điện, Marketing, Tiêu thụ lên kế hoạch năm cho đơn vị mình bám sát các yêu cầu chức năng thì Phòng Kế hoạch vật tư có nhiệm vụ cùng tập hợp các kết quả phân tích, kết quả đánh giá nội bộ để lập kế hoạch năm cho sản xuất kinh doanh của Công ty (Kế hoạch sửa chữa, bảo trì thiết bị, đào tạo nhân lực, đầu tư). Phòng kế hoạch vật tư cũng có nhiêm vụ lập kế hoạch tháng dựa trên các yêu cầu và mong đợi của khách hàng, yêu cầu về quản lý quá trình, yêu cầu về đầu tư nguồn nhân lực, tài chính. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 48
  49. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Phòng Kế hoạch vật tư có vai trò chỉ đạo trong triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh. - Phòng Kỹ thuật - thử nghiệm & Phòng Đảm bảo chất lượng QA: có nhiệm vụ truy cập, theo dõi xử lý thông tin dữ liệu để chuẩn bị sản xuất, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, kiểm soát các quá trình sản xuất sản phẩm, các quá trình hỗ trợ, đổi mới công nghệ, sản phẩm cải tiến, theo dõi các hoạt động, khắc phục và phòng ngừa, đánh giá nội bộ, nghiên cứu phát triển, tiêu hao nguyên liệu, bảo quản lưu kho sản phẩm, kiểm soát trang thiết bị sản xuất, kiểm soát khâu kiểm tra thử nghiệm, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm, các chế định của Nhà nước về hàng hóa sản phẩm và môi trường. Bộ phận chế thử thuộc phòng Kỹ thuật và thử nghiệm gồm 10 kỹ sư chuyên ngành, chuyên nghiên cứu chế thử. Phòng thử nghiệm của Công ty đã và đang thực hiện ISO/IEC 17025 đảm bảo các giá trị chuẩn xác cho các nguyên liệu và sản phẩm sơn hiện đại nhất. - Phòng Marketing & Dịch vụ kỹ thuật: Theo dõi, truy cập thông tin từ bên ngoài bao gồm: yêu cầu cụ thể từ khách hàng, các yêu cầu cung cấp dịch vụ, giá thành sản phẩm, các thông tin về đối thủ cạnh tranh (thu nhập các mẫu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về Công ty để phân tích), các ý kiến phản ánh, các yêu cầu về cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, thời hạn giao hàng, lấy thông tin nội bộ sản phẩm từ tiêu thụ – kinh doanh. Thực hiện các biện pháp, hình thức quảng cáo, tiếp thị sản phẩm Sơn của Công ty. Quân số Phòng Marketing gồm có 10 thành viên, trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng. - Phòng Tổ chức hành chính: Là đơn vị tham mưu cho Ban Giám đốc về nhân sự, kế hoạch bố trí sắp xếp cán bộ, trả lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động. Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng bậc công nhân, duy trì kỉ luật, nội quy cơ quan, quản lý đội xe và làm các công việc hành chính khác của Công ty. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 49
  50. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Phòng này bao gồm 5 cán bộ nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng và 2 phó phòng. - Phòng Tài chính kế toán: Nhiệm vụ theo dõi và thực hiện kế hoạch, cân đối hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về tài chính của Công ty trong việc đầu tư, bảo toàn vốn và các nghĩa vụ với Nhà nước. Ghi chép, phản ánh một cách chính xác kịp thời, liên tục và có hệ thống số liệu tình hình biến động về lao động, vật tư tiền vốn, tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả lỗ lãi theo đúng chế độ kế toán thống kê của Nhà nước. Thu thập tập hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch phục vụ công tác hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế. Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Theo dõi tình hình biến động tăng giảm tài sản, nguồn vốn, lên kế hoạch khai thác và sử dụng tài sản cũng như nguồn vốn một cách có hiệu quả. Theo dõi toàn bộ các hoạt động liên quan tới doanh thu, chi phí, phân phối thu nhập trong Công ty và thực hiện nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước. Quyết toán hàng năm và tổng hợp SXKD của Công ty. Báo cáo tham mưu cho Tổng Giám đốc về mặt thống kê tài chính Tham gia định giá, đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, đầu tư mua bán hàng hóa. Triển khai thực hiện tốt nội dung công tác kế toán trong Công ty bao gồm: . Kế toán Tài sản cố định . Kế toán Nguyên vật liệu và Công cụ lao động . Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương . Kế toán Tổng hợp chi phí và tính giá thành . Kế toán Thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm . Kế toán Vốn bằng tiền và các nhiệm vụ thanh toán Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 50
  51. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG . Kế toán Lỗ, lãi, phân phối lợi nhuận . Kế toán các loại vốn, các loại quỹ của doanh nghiệp. - Phòng kinh doanh và tiêu thụ: Cung cấp thông tin về số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng tháng, hàng năm, số lượng sản phẩm không phù hợp, tồn kho. Tổ chức điều động các phương tiện vận chuyển sản phẩm đến các đại lý, các công trình, khu công nghiệp, xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng. Ngoài 7 phòng nghiệp vụ trên, Công ty còn có: - Các phân xưởng sản xuất: Phân xưởng Sơn, Phân xưởng sản xuất Nhựa, Phân xưởng Cơ điện & Bao bì - Trạm y tế trực thuộc phòng Tổ chức hành chính: gồm 2 y sĩ làm nhiệm vụ chăm lo, theo dõi sức khỏe của CBCNV, sơ cứu các tai nạn lao động. - Nhà ăn phục vụ nấu ăn ca cho CBCNV trong Công ty, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với chế độ dinh dưỡng đầy đủ. - Tổ bảo vệ: trực thuộc phòng Tổ chức hành chính, là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ an ninh của Công ty 24/24, đảm bảo an toàn về tài sản và trật tự công cộng. Bao gồm 8 nhân viên, trong đó có 4 người đã gắn bó với Công ty suốt 40 năm qua 2.1.2/ Những vấn đề chung về công tác hạch toán kế toán tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. 2.1.2.1/ Mô hình kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Dựa vào tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty cổ phần Sơn Hải Phòng đã tiến hành theo hình thức kế toán tập trung. Phân xưởng sản xuất là đơn vị trực thuộc nên không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thông kê thu nhận chứng từ, ghi chép đơn giản, cập nhập hàng ngày để chuyển về phòng kế toán của công ty. Bộ phận kho theo dõi nhập xuất vật tư, cuối mỗi tháng lập báo cáo tổng hợp chuyển về phòng kế toán. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12. => Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vậy Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 51
  52. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG nên đòi hỏi kế toán phải có hệ thống và phương pháp sử dụng hình thức kế toán phù hợp. Mô hình kế toán tập trung là một hình thức phù hợp với quá trình hoạt động của công ty. Vì mô hình này đơn giản thuận tiện trong dự toán chi phí, dự toán thu nhập và kết quả của từng loại hàng hóa, dịch vụ. Từ đó theo dõi, kiểm tra suốt quá trình chi phí sản xuất, mua bán hàng hóa – dịch vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp một cách hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiện lợi. 2.1.2.2/ Hệ thống sổ sách kế toán. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để xử lý thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc xác lập các báo cáo tài chính và quản trị cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát từng loại TS – từng loại nguồn vốn cũng như từng quá trình hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của kế toán. Dựa vào đặc điểm và quy mô hoạt động của mình, doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức Chứng từ ghi sổ. a) Trình tự ghi sổ kế toán Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán vào bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng phải khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 52
  53. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG => Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số ghi Nợ và tổng số ghi Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. b) Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế Sổ quỹ Bảng tổng hợp toán chi tiết kế toán chứng từ cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu số liệu Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 53
  54. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 2.1.2.3/ Tổ chức bộ máy kế toán công ty. a) Sơ đồ bộ máy kế toán. Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp-TSCĐ Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán thanh giá tiêu thụ nhập TGNH toán – thành – - Công xuất – Tiền vay và Tiền Tiền nợ NVL – công lương, Thủ mặt khách nợ nội BHXH quỹ hàng bộ b) Tổ chức hạch toán. - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của Công ty, cũng như hoạt động của phòng Tài chính kế toán. Kế toán trưởng đồng thời kiêm nhiệm công việc kế toán Tài sản cố định quản lý toàn bộ tài sản cố định của Công ty. - Kế toán thanh toán – tiền mặt: Hạch toán, theo dõi các khoản thanh toán; tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt tại Công ty. - Kế toán giá thành – tiền lương, BHXH: Chịu trách nhiệm phản ánh giá thành sản xuất sản phẩm, hàng hoá của Công ty. Đồng thời kiêm nhiệm việc kế toán tiền lương và BHXH cho Cán bộ, Công nhân toàn Công ty. - Kế toán tiêu thụ – Công nợ khách hàng: Phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá của Công ty. Đồng thời phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Công ty với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá. - Kế toán NVL – Thủ quỹ: Phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của các loại NVL trong kho của Công ty. Đồng thời kiêm vai trò của Thủ quỹ, quản lý tiền mặt tại Công ty. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 54
  55. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG - Kế toán TGNH – Tiền vay và Công nợ nội bộ: Phản ánh biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng, các khoản tiền vay và công nợ nội bộ. 2.2/ Thực tế tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. 2.2.1/ Đặc điểm, tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty. 2.2.1.1/ Đặc điểm TSCĐ của công ty. Được thành lập cách đây 45 năm với số lao động 31 người, trang thiết bị thủ công, sản phẩm chủ yếu là sơn gốc dầu. Đến nay công ty có trên 50 chủng loại sơn khác nhau phục vụ cho các ngành nghề quan trọng như: Giao thông vận tải,xây dựng, công trình biển Thành tựu đó xuất phát từ định hướng phát triển đúng đắn trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam và sự tập trung trí tuệ, phất huy mọi nguồn lực do ban lãnh đạo công ty khởi xướng. Công ty CP Sơn HP đã có những bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất và dịch vụ kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu khách hàng và nhịp độ phất triển kinh tế đất nước. Nhờ có sự quan tâm đổi mới, đầu tư trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại nên công ty đã từng bước phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và được Đảng, nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý. Một số TSCĐ quan trọng mà công ty đã đầu tư trong giai đoạn vừa qua. Năm 1994: Công ty đã vay vốn SIDA đầu tư dây chuyền sản xuất nhựa Alkyd của nước CHLB Đức. Dây chuyền đưa vào sản xuất đã đáp ứng được trên 60% cho việc thay đổi quy trình công nghệ, chuyển hẳn sang sản phẩm sơn gốc nhựa Alkyd. Lúc này sản phẩm đã có những loại sơn phục vụ cho vận tải biển có chu kì lên tới 2 năm. Để đáp ứng như cầu thị trường về chất lượng sản phẩm công ty đã lựa chọn phương án đi tắt đón đầu, chọn đối tác đầu tư và chuyển giao công nghệ của hãng Chugocu Marine paint – Một trong những hãng sơn hành đầu thế giới. Từ đây với tiềm năng. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 55
  56. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG = > Quản lý TSCĐ chặt chẽ, hợp lý, có hiệu quả nhằm thu hồi vốn nhanh, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. Để làm được điều này công ty phải có biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý mà truớc hết là công tác hạch toán TSCĐ. 2.2.1.2 Phân loại TSCĐ của công ty. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ, công ty Sơn Hải Phòng thực hiện phân loại TSCĐ của công ty theo các tiêu thức sau: a) Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, khi tham gia vào quá trình sản xuất thì vẫn giữ nguyên hinh thái vật chất ban đầu, còn về mặt giá trị bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn đó được tính vào giá trị sản phẩm mới tạo ra. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 56
  57. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Một số TSCĐ hữu hình của công ty đến 31/12/2009: Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại STT Tên TSCĐ 01/01/2009 2009 31/12/2009 A Nhà cửa – vật kiến 27.504.793.866 1.635.876.367 22.694.191.704 trúc 1 Đường nội bộ LT 78.518.645 10.625.386 10.625.386 2 Nhà làm việc 2 tầng 474.483.527 30.194.406 150.972.031 LT . . . B Máy móc thiết bị 37.591.411.156 1.445.167.574 25.386.984.288 1 Máy đột dập 40 tấn 12.800.000 823.200 823.200 2 Hệ thống xử lý 283.258.132 11.694.474 266.159.239 . . C Phương tiện vận tải 5.423.899.738 822.342.902 2.208.770.574 1 Xe nâng hàng 60.000.000 3.150.000 6.300.000 2 Xe nâng 2,5 tấn 222.334.000 39.005.965 174.064.188 . . D Dụng cụ quản lý 4.295.214.309 308.377.107 774.110.661 1 Hệ thống cảnh báo 68.231.469 12.963.985 12.963.985 2 Hệ thống báo cháy 117.376.365 23.475.273 23.475.273 . . Tổng 75.544.787.525 4.245.227.724 51.060.739.277 Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 57
  58. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một luợng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty. Một số TSCĐ vô hình của công ty đến 31/12/2009: Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại STT Tên TSCĐ 31/12/2009 2009 31/12/2009 1 Chi phí ISO 258.368.500 23.156.200 23.156.200 2 Phần mềm kế toán 126.812.000 10.250.213 10.250.213 b) Phân loại TSCĐ theo hình thức sử dụng: + TSCĐ đang sử dụng: Là những TSCĐ doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi hay an ninh quốc phòng của doanh nghiệp. Một số TSCĐ đang sử dụng tại công ty đến ngày 31/12/2009: Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại STT Tên TSCĐ 31/12/2009 2009 31/12/2009 I Đang sử dụng 7.447.068.678 495.315.361 2.781.855.725 1 Nhà kho B6 mới 37.444.044 6.240.674 12.481.348 2 Nhà kho B10 mới 49.328.733 8.221.462 16.442.925 3 Kho nguyên liệu 167.726.832 33.079.459 66.158.917 4 Nhà kho 299.763.259 42.823.323 171.293.291 5 Tổng 74.803.814.191 4.245.227.724 51.060.739.277 Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 58
  59. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG TSCĐ chưa dung: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp song hiện tại chưa cần dùng đang được dự trữ để sau này sử dụng. TSCĐ chưa dùng, để dự trữ gần như không có. Nếu có chỉ là dự trữ trong vài ngày để chờ lắp đặt đưa vào sử dụng. TSCĐ không dùng, xin thanh lý: Là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần được thanh lý nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Một số TSCĐ không dùng, xin thanh lý của công ty đến ngày 31/12/2009: Nguyên giá STT Tên TSCĐ 31/12/2009 1 Nhà WC khu sản xuất 32.901.000 2 Nhà thí nghiệm Lạch Tray 31.500.000 3 Nhà thường trực 24.500.000 4 Trang bị thí nghiệm 123.023.400 5 Máy tính phòng kĩ thuật 17.686.000 6 Máy điều hòa 21.154.000 7 Tổng 744.291.334 c) Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng: TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ đang sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản này cũng được trích và tính khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 59
  60. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG STT Tên TSCĐ Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại 31/12/2009 2009 31/12/2009 1 Nhà cửa – vât kiến 27.504.793.866 1.635.876.367 22.694.191.704 trúc 2 Máy móc thiết bị 37.591.411.156 1.445.167.574 25.386.984.288 3 Phương tiện vận tải 5.423.899.738 822.342.902 2.208.770.574 4 Dụng cụ quản lý 4.295.214.309 308.377.107 774.110.661 5 . Tổng 75.544.787.525 4.245.227.724 51.060.739.277 TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ dung để phục vụ đời sống vật chất hay tinh thần của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ( nhà trẻ, câu lạc bộ, sân bóng, ). Những TSCĐ này thường được mua sắm bằng quỹ phúc lợi của doanh nghiệp. Do vậy giá trị khấu hao thường ghi giảm nguồn vốn hình thành mà không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiêp. STT Tên TSCĐ Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại 31/12/2009 2009 31/12/2009 1 TSCĐ hình thành 344.287.956 68.857.592 từ quỹ phúc lợi của DN (Sân tennis) 2.2.1.3/ Đánh giá TSCĐ của công ty. Để biết được năng lực sản xuất của TSCĐ, tính khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đánh giá TSCĐ. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 60
  61. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá. Đối với TSCĐ tăng do mua sắm: (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải cộng (+) các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào tình trạng sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước ba, chi phí khác có liên quan trừ (-) các khoản chiết khấu mua hang ( nếu có). Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: TSCĐ hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình theo qui định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, căn cứ thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ phù hợp với quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính, cụ thể như sau: Loại TSCĐ Năm khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 25 – 50 Máy móc thiết bị 8 – 12 Phương tiện vận tải 6 – 10 Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 - 5 2.2.2/ Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty. 2.2.2.1/ Kế toán chi tiết TSCĐ. a) Kế toán chi tiết tăng TSCĐ. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 61
  62. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Trong năm 2009 thì TSCĐ của công ty cổ phần sơn Hải Phòng tăng chủ yếu là do mua sắm mới. Đối với TSCĐ tăng do mua sắm thì thủ tục bao gồm: Hợp đồng kinh tế giữa bên bán và bên mua TSCĐ, hoá đơn GTGT (liên đỏ), Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận TSCĐ, Dưới đây là một số chứng từ về trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm: Trích số liệu tháng 7 năm 2009: Công ty tiến hành mua sắm “Hệ thống sử lý nước thải” của công ty TNHH Mai Duyên Hoá đơn GTGT: Khi mua sắm TSCĐ là hệ thống sử lý nước thải thì công ty TNHH Mai Duyên sẽ giao cho công ty Sơn Hải Phòng tờ hoá đơn GTGT số 0054138. Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 62
  63. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Mẫu số: 01 GTKT - 3LL LT/ 2009B 0054138 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ngày 15 tháng 7 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Cty TNHH Mai Duyên Địa chỉ: 54 Lê Thánh Tông - HP Số tài khoản: Điện thoại: MS: 0200532145 Họ tên người mua hàng: Phạm văn Đức Tên đơn vị: Cty Sơn HP Địa chỉ: 12 Lạch Tray -HP Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng MS: 0200575580 tiền mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số Đơn giá Thành tiền lượng A B C 1 2 3=1*2 Hệ thống sử lý nước 1 216.230.648 thải Cộng tiền hàng 216.230.648 Tiền thuế GTGT 21.623.064 Tổng thanh toán 237.853.713 Số tiền bằng chữ: Hai trăm ba mươi bẩy triệu tám trăm lăm mươi ba nghìn bẩy trăm mười ba đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 63
  64. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Biên bản giao nhận TSCĐ: Tất cả hoá đơn GTGT số 0054138 tạo thành tập hồ sơ kế toán ban đầu liên quan đến việc mua sắm TSCĐ đưa vào sử dụng. Khi bàn giao TSCĐ cho bộ phận quản lý phân xưởng, công ty thành lập một ban giao nhận TSCĐ. Ban này có trách nhiệm xác định nguyên giá TSCĐ và lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc TSCĐ như biên bản giao nhận, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán lập thẻ TSCĐ được mở cho từng TSCĐ, trên cơ sở đó kế toán tiến hành vào sổ chi tiết TSCĐ. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ kế toán tiến hành lập sổ tổng hợp tăng giảm TSCĐ và đưa ra các báo cáo kế toán. Cụ thể “ Biên bản giao nhận TSCĐ” về việc đưa hệ thống sử lý nước thải phục vụ bộ phận quản lý phân xưởng được lập như sau: Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 64
  65. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Đơn vị : Cty Cổ phần Sơn Hải Mẫu số: 02 – TT Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – Địa chỉ : 12 Lạch Tray, Hải Phòng BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 15 tháng 07năm 2009 Số:BB02 Căn cứ vào QĐ số 50/CVTB ngày 15 tháng 07 năm 2009 của công ty TNHH VTTM Tuấn Thành về việc bàn giao TSCĐ: Mua hệ thống xử lý nước thải - Ông (bà):Nguyễn văn Viện Chức vụ: Giám đốc (làm đại diện cho bên giao TSCĐ) - Ông (bà): Bùi Kim Ngọc Chức vụ: Kế toán trưởng (làm đại diện cho bên nhận TSCĐ) - Ông (bà): Trịnh Thu Hà Chức vụ: Đội trưởng (làm đại diện cho bên nhận TSCĐ) Địa điểm giao nhận TSCĐ: công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Xác nhận về việc giao nhận như sau: Đơn vị tính: 1.000 đồng Tính nguyên giá TSCĐ S Tên, ký SH Năm Côn Nước Năm Chi T hiệu TS đưa vào g . Nguyên SX SX Giá mua phí T TSCĐ CĐ SD suất . giá VC hệ thống 1 xử lý nước Nhật 2008 2009 216.230 216.230 thải Cộng 216.230 216.230 Giám đốc bên Kế toán trƣởng Ngƣời nhận Ngƣời giao nhận bên nhận Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 65
  66. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Đơn vị : Cty Cổ phần Sơn Mẫu số: 02 – TT Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – Địa chỉ : 12 Lạch Tray, Hải Phòng BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : 0021 Ngày 18 tháng 7 năm 2009 Căn cứ biên bản giao nhận tài sản số định số BB20 ngày 18 tháng 7 năm 2009 Tên, quy cách TSCĐ : Hệ thống xử lý nước thải Nước sản xuất: Nhật, năm sản xuất 2008 Bộ phận quản lý sử dụng: Bộ phận quản lý phân xưởng. Công suất (diện tích ) thiết kế Đình chỉ sử dụng ngày tháng năm Lý do đình chỉ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Số hiệu chứng Ngày, từ tháng , Giá trị Diễn giải Nguyên giá Năm Cộng dồn năm hao mòn A B C 1 2 3 4 Mua 31/07 216.230.648 TSCĐ Phụ tùng kèm theo: Số Tên, quy cách phụ Đơn vị tính Số lượng Giá trị TT tùng, dụng cụ Ghi giảm TSCĐ, chứng từ số ngày tháng năm Lý do ghi giảm: Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 66
  67. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Đơn vị: Cty Cổ phần Sơn Hải Phòng Mẫu số S02c1 - DN Địa chỉ: Số 12 Lạch Tray, Lê Chân, Hải Phòng. (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm :2009 Loại tài sản: Hệ thống sử lý nước thải Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Giảm TSCĐ Tên, Tháng Nƣớc Số đặc đƣa Nguyên giá Chứng sản hiệu Khấu hao STT điểm, vào sử TSCĐ Số đã tính từ Lý do xuất TSCĐ SH NT kí hệu dụng KH đến khi giảm Mức ghi giảm TSCĐ Tỷ KH SH NT lệ năm Hệ 1 31/07 thống Nhật 7/2009 216.230.648 0.1 8 11.694.474 xử lý Cộng 216.230.648 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 67
  68. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG b. Kế toán chi tiết giảm TSCĐ.  TSCĐ giảm do thanh lý. Ngày 28/9/2009 công ty tiến hành thanh lý xe Toyota CAMRY nguyên giá 1.250.000.000. Biên bản thanh lý xe được lập như sau: Đơn vị : Cty Cổ phần Sơn Hải Phòng Mẫu số: 02 – TT Địa chỉ : 12 Lạch Tray, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày 28/12/2009 Số:221 Nợ:214,811 Có:211 Căn cứ Quyết định số 221 ngày 28/12/2009 của công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng về việc thanh lý tài sản cố định. 1.Ban thanh lý gồm có: -Ông: Nguyễn văn Viện Chức vụ: Giám đốc Đại diện bên giao TSCĐ -Bà: Bùi Kim Ngọc Chức vụ: KT trưởng Đại diện bên nhận TSCĐ -Bà: Tạ Thúy Ngọc Chức vụ: Trưởng phòng Đại biện bên nhận TSCĐ 2. Tiến hành thanh lý TSCĐ: Tên tài sản cố định: xe TOYOTA CAMRY Số hiệu TSCĐ: Nước sản xuất: Nhật bản Năm đưa vào sử dụng: 2003 Nguyên giá TSCĐ: 1.250.000.000 Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 800.000.000 Giá trị còn lại: 450.000.000 3.Kết luận của ban thanh lý: Tài sản cố định đã cũ, đủ điều kiện để thanh lý. Ngày 28 tháng 12 năm 2009 Trưởng ban thanh lý (ký, họ tên) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 68
  69. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Đơn vị : Cty Cổ phần Sơn Hải Phòng Mẫu số: 02 – TT Địa chỉ : 12 Lạch Tray, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : 0021 Ngày 28 tháng 12 năm 2009 Căn cứ biên bản giao nhận tài sản số định số 221 ngày 28 tháng 12 năm 2009 Tên, quy cách TSCĐ : xe TOYOTA CAMRY Nước sản xuất: Nhật, năm sản xuất 2002 Bộ phận quản lý sử dụng: Bộ phận Văn phòng, năm đưa vào sử dụng:2003 Công suất (diện tích ) thiết kế Đình chỉ sử dụng ngày tháng năm Lý do đình chỉ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Số hiệu Ngày, chứng từ tháng , Giá trị hao Diễn giải Nguyên giá Năm Cộng dồn năm mòn A B C 1 2 3 4 Thanh lý 2009 800.000.000 28/12 1.250.000.000 TSCĐ Phụ tùng kèm theo: Số Tên, quy cách phụ Đơn vị tính Số lượng Giá trị TT tùng, dụng cụ Ghi giảm TSCĐ, chứng từ số ngày tháng năm Lý do ghi giảm: Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 69
  70. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Đơn vị: Cty Cổ phần Sơn Hải Phòng Mẫu số S02c1 - DN Địa chỉ: Số 12 Lạch Tray, Lê Chân, Hải Phòng. (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm :2009 Loại tài sản: Phương tiện vận tải Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Giảm TSCĐ Tháng Tên, đặc Nƣớc Số đƣa Nguyên giá Chứng điểm, kí sản hiệu Khấu hao STT vào sử TSCĐ Số đã tính từ Lý do hệu xuất TSCĐ SH NT dụng KH đến khi giảm Mức ghi giảm TSCĐ Tỷ KH SH NT lệ năm thanh Xe Toyota 1 217 28/12 Nhật 2003 1.250.000.000 0.1 10 800.000.000 CAMRY lý Cộng 1.250.000.000 800.000.000 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 70
  71. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG  TSCĐ giảm do nhượng bán: Ngày 30/8/2009 công ty cổ phần Sơn Hải Phòng tiến hành nhượng bán xe nâng hàng 2,5 tấn. Công ty thành lập hội đồng định giá TSCĐ, trên cơ sở kiểm tra, thẩm định dựa vào hồ sơ kĩ thuật và tình trạng thực tế của TSCĐ, hội đồng định giá xác định: - TSCĐ: Xe nâng hàng 2,5 tấn - Nguyên giá: 222.334.000 đ - Giá trị hao mòn:88.933.600 đ - Giá trị còn lại: 133.400.400 đ - Giá bán thực tế ( Có thuế 10%): 165.000.000 đ Căn cứ vào hóa đơn nhượng bán TSCĐ kế toán tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi về nhượng bán như sau: Đơn vị : Cty Cổ phần Sơn Hải Phòng Mẫu số: 01 – TT Địa chỉ : 12 Lạch Tray, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Số: 92 Ngày 30 tháng 8 năm 2009 Nợ: Có: Họ và tên người nộp tiền: (HP 140)- Đỗ Hoài Nam Địa chỉ: Kỳ nộp Cty TNHH Chi Mai Lý do nộp: Mua xe nâng hàng 2,5 tấn Số tiền: 165.000.000vnđ (Viết bằng chữ): Một trăm sáu mươi lăm triệu đồng Kèm theo:02 Chứng từ gốc Ngày 30 tháng 8 năm 2009 Giám đốc Kế toán Ngƣời lập Thủ quỹ Ngƣời nộp trƣởng phiếu tiền Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 71
  72. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Kế toán căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, và các biên bản của hội đồng thẩm định để ghi giảm TSCĐ trong sổ TSCĐ tương tự như trường hợp thanh lý TSCĐ. Đơn vị : Cty Cổ phần Sơn Hải Mẫu số: 02 – TT Phòng Địa chỉ : 12 Lạch Tray, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI CT:12/218 Ngày 30 tháng 8 năm 2009 Nợ: Có: Họ và tên người nhận tiền: Phan Thị Thanh Địa chỉ: Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng Lý do chi: Chi bán xe nâng hàng 2,5 tấn Số tiền: 2.000.000 (Viết bằng chữ): Hai triệu đồng chẵn Kèm theo: 01 Chứng từ gốc Ngày 30 tháng 8 năm 2009 Giám đốc Kế toán Ngƣời lập Thủ quỹ Ngƣời nhận trƣởng phiếu tiền (Ký tên, họ tên, (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) đóng dấu) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Hai triệu đồng chẵn. +Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá, quý): . + Số tiền quy đổi: (Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 72
  73. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Đơn vị: Cty Cổ phần Sơn Hải Phòng Mẫu số S02c1 - DN Địa chỉ: Số 12 Lạch Tray, Lê Chân, Hải Phòng. (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm :2009 Loại tài sản: Phương tiện vận tải Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Giảm TSCĐ Tên, Tháng Nƣớc đặc đƣa Số hiệu Nguyên giá sản Khấu hao Số đã tính Chứng từ Lý do STT điểm, vào sử TSCĐ TSCĐ SH NT xuất KH đến khi giảm kí hệu dụng ghi giảm TSCĐ Tỷ Mức KH SH NT lệ năm Xe Nhượng nâng 1 41 30/8 Nhật 2007 222.334.000 5 44.466.800 88.933.600 bán hàng 2.5 tấn Cộng Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 73
  74. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 2.2.2.2/ Kế toán tổng hợp TSCĐ a) Kế toán tổng hơp tăng TSCĐ. Hàng tháng trong quý căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ( Biên bản tăng TSCĐ) và các chứng từ liên quan đến tăng TSCĐ kế toán tiến hành ghi sổ. Công ty không lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mà khi phát sinh nghiệp vụ thì từ những Chứng từ kế toán ban đầu ghi vào Chứng từ ghi sổ. Và từ chứng từ ghi sổ ghi trực tiếp vào Sổ cái các tài khoản tương ứng. Cụ thể như sau: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0054138 ngày 15/7/2009 : Phiếu nhập kho số 96; Phiếu xuất kho số 191; Biên bản giao nhận TSCĐ số 02 và Thẻ kho TSCĐ số 21 cùng giấy báo Nợ ngân hàng về việc mua hệ thống xử lý nước thải số tiền: 237.853.713 đ, Nguyên giá được xác định là: 216.230.648 đ; thuế GTGT:21.623.064 đ; Kế toán tiến hành ghi vào Chứng từ ghi sổ để làm căn cứ ghi vào sổ cái: Đơn vị: Công ty Cổ phần Sơn HP Mẫu số S02a - DN Địa chỉ: Số 12 Lạch Tray, Lê Chân, Hải Phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:53 Ngày 20 tháng 7 năm 2009 Số hiệu tài khoản Ghi Trích yếu Số tiền Nợ Có chú A B C 1 D 211 216.230.648 Mua hệ thống sử lý nước thải 133 21.623.064 112 237.853.713 Cộng Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ban hành theo QĐ số 15/ Đơn vị: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng 2006/ QĐ - BTC Sinh viên: Đỗ Thị Lan - Lớp: QT 1001K 74