Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Trường - Phạm Thị Thu Hiền

pdf 109 trang huongle 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Trường - Phạm Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tai_san_co_dinh_voi_vi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Trường - Phạm Thị Thu Hiền

  1. Khóa luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước kế toán là một công việc quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai trò tích cực đối với việc quản lý tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý TSCĐ của một doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy định hiện hành của chế độ tài chính kế toán. Để chế độ tài chính kế toán đến được với doanh nghiệp cần có một quá trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời. Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Việt Trường em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Trƣờng”. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận của em gồm 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp Phần 2: Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Trường Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Trường. Qua thời gian thực tập, được sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của Cô giáo Ths. Lê Thị Nam Phƣơng và sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Việt Trường đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Do thời gian cũng như trình độ còn hạn chế, bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô nhằm hoàn chỉnh bài viết của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1.1.Khái niệm, vị trí, vai trò và đặc điểm của tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là một trong những yếu tố cấu thành nên tư liệu lao động, là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như trong một nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, không phải tất cả các tư liệu lao động trong một doanh nghiệp đều là tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng. TSCĐ là những tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên một năm phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ theo chuẩn mực kế toán quy định.Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam Quyết định số: 203/2009/TT-BTC quy định TSCĐ phải thoả mãn đồng thời cả 3 tiêu chuẩn sau: a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên. c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. 1.1.1.2. Đặc điểm của tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và vẫn giữ được hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi bị hư hỏng phải loại bỏ,do đặc điểm này TSCĐ cần được theo dõi quản lý theo nguyên giá tức là giá trị ban đầu của TSCĐ. - Trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần ( tính hữu ích là có hạn, trừ đất đai phần giá trị hao mòn được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới hình thức khấu hao. 1.1.2. Phân loại tài sản cố định. Do tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình trạng sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán tài sản cố định cần phải phân loại tài sản cố định một cách hợp lý theo từng nhóm với những đặc trưng nhất định. 1.1.2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện * TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. TSCĐ hữu hình được phân thành những loại sau: - Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà. - Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây truyền công nghệ, Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp những máy móc đơn lẻ. - Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải. - Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt. - Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh ; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò - Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. Phương thức phân loại theo hình thái biểu hiện có tác dụng giúp doanh nghiệp nắm được những tư liệu lao động hiện có với gía trị và thời gian sử dụng bao nhiệu, để từ đó có phương hướng sử dụng TSCĐHH có hiệu quả. * TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có: - Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc thành lập, chuẩn bị sản xuất, chi phí khai hoang, như chi cho công tác nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí về huy động vốn ban đầu, chi phí đi lại, hội họp, quảng cáo, khai trương Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp - Bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, hoặc trả cho các công trình nghiêncứu,sản xuất thử, được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế. - Chi phí nghiên cứu phát triển: Là các khoản chi phí cho việc nghiên cứu, phát triển doanh nghiệp do đơn vị đầu tư hoặc thuê ngoài. - Lợi thế thương mại: Là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các TSCĐ hữu hình, bởi sự thuận lợi của vị trí thương mại, sự tín nhiệm của khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp. - Quyền đặc nhượng (hay quyền khai thác): Bao gồm các chi phí doanh nghiệp phải trả để mua đặc quyền khai thác các nghiệp vụ quan trọng hoặc độc quyền sản xuất, tiêu thụ một loại sản phẩm theo các hợp đồng đặc nhượng đã ký kết với Nhà nước hay một đơn vị nhượng quyền cùng với các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận đặc quyền (Hoa hồng, giao tiếp, thủ tục pháp lý ) - Quyền thuê nhà: Là chi phí phải trả cho người thuê nhà trước đó để được thừa kế các quyền lợi về thuê nhà theo hợp đồng hay theo luật định. - Nhãn hiệu: Bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp phải trả để mua lại nhãn hiệu hay tên một nhãn hiệu nào đó. Thời gian có ích của nhãn hiệu thương mại kéo dài suốt thời gian nó tồn tại, trừ khi có dấu hiệu mất giá (sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu đó tiêu thụ chậm, doanh số giảm ) - Quyền sử dụng đất: Bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước trong một khoảng thời gian nhất định. - Bản quyền tác giả: Là tiền chi phí thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình. Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này tạo điều kiện thuận lợi cho người Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp tổ chức hạch toán TSCĐ sử dụng tài khoản kế toán một cách phù hợp và khai thác triệt để tính năng kỹ thuật của TSCĐ. 1.1.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu * TSCĐ tự có: Là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, do ngân sách Nhà nước cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh * TSCĐ đi thuê lại được phân thành: - TSCĐ thuê hoạt động: + Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. + Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê. - TSCĐ thuê tài chính: + Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định. + Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định. - Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này phản ánh chính xác tỷ trọng TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp và tỷ trọng TSCĐ thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp đến những đối tượng quan tâm. Bên cạnh đó cũng xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng loại TSCĐ. 1.1.2.4. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng. Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những tài sản cố định thực tế đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những tài sản cố định mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - TSCĐ cho hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp - TSCĐ phúc lợi: Là những tài sản cố định sử dụng cho hoạt động phúc lợi công cộng như nhà trẻ, nhà văn hoá, câu lạc bộ. - TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những tài sản cố định mà doanh nghiệp không sử dụng do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công nghệ. 1.1.3. Đánh giá tài sản cố định. Mục đích của đánh giá TSCĐ là nhằm đánh giá đúng năng lực SXKD của doanh nghiệp, thực hiện tính khấu hao đúng để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ khi nó hư hỏng và nhằm phân tích đúng hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Đánh giá TSCĐ là 1 hoạt động thiết yếu trong mối doanh nghiệp thông qua hoạt động này, người ta xác định được giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể được đánh giá lại trong quá trình sử dụng (doanh Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp nghiệp chỉ đánh giá lại TS khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần, tiến hành thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu doanh nghiệp). Thông qua đánh giá TSCĐ, sẽ cung cấp thông tin tổng hợp về TSCĐ và đánh giá quy mô của doanh nghiệp.TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. 1.1.3.1.Nguyên giá TSCĐ ( giá trị ghi sổ ban đầu ) Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường. Nguyên giá TSCĐ là căn cứ cho việc tính khấu hao TSCĐ, do đó nó cần phải được xác định dựa trên sơ sở nguyên tắc giá phí và nguyên tắc khách quan. Tức là nguyên giá TSCĐ được hình thành trên chi phí hợp lý hợp lệ và dựa trên các căn cứ có tính khách quan, như hoá đơn, giá thị trường của TSCĐ . * Đối với TSCĐ hữu hình: a. TSCĐ hữu hình mua sắm: - Nguyên giá TSCĐ loại mua sắm (kể cả mua mới và cũ) bao gồm giá thực tế phải trả, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào sử dụng, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có) - TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). - Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp là TSCĐ vô hình, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng. - Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định. b. TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: - Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. c. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). d. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng: - Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. - Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng. đ. Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. e. Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến: Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp - Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử g. Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: - TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. * Đối với TSCĐ vô hình. a. Tài sản cố định vô hình mua sắm: - Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. - Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm). b. Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi: - Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng các khoản thuế (không Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. - Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. c. Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến: - Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu cộng các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng. - Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định. d. Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: - Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. - Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. e. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp - Trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. - Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. Cụ thể: + Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất. + Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm. f. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. g. Nguyên giá TSCĐ vô hình là các chương trình phần mềm: Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp * Tài sản cố định thuê tài chính: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. 1.1.3.2 Giá trị hao mòn của TSCĐ. Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao. Thực chất khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn. Mục đích của trích khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng. 1.1.3.3 . Xác định giá còn lại của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ là phần chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ TSCĐ của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ được lấy theo sổ kế toán sau khi đã tính đến các chi phí phát sinh ghi nhận ban đầu. Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá thì giá trị còn lại của TSCĐ được điều chỉnh theo công thức: Giá trị đánh giá lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x Nguyên giá của TSCĐ Đánh sau khi giá đánh TSCĐ giá theolại = giá trtrưị cònớc lkhiại giúpđánh doanh giá lạ ixnghi ệp xác định được số vốn chưa thu hồi của TSCĐ biết được hiện trạng của TSCĐ là cũ hay mới để có Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp phương hướng đầu tư và kế hoạch bổ sung thêm TSCĐ và có biện pháp để bảo toàn được vốn cố định. 1.1.4. Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định. 1.1.4.1. Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình a. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định . b. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định như sau: Thời gian sử Giá trị hợp lý của TSCĐ Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại dụng của TSCĐ = Giá bán của TSCĐ cùng loại x xác định theo Phụ lục 1 mới 100% (hoặc của TSCĐ (ban hành kèm theo tương đương trên thị trường) Thông tư này) Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác. 1.1.4.2. Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình. a. Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. b. Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, thời gian sử dụng là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. c. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian sử dụng là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm). 1.1.4.3.Khung thời gian sử dụng tài sản cố định. KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính) Thời gian sử Thời gian sử Danh mục các nhóm tài sản cố định dụng tối dụng tối đa thiểu (năm) (năm) A - Máy móc, thiết bị động lực 1. Máy phát động lực 8 10 2. Máy phát điện 7 10 3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 10 4. Máy móc, thiết bị động lực khác 6 10 B - Máy móc, thiết bị công tác 1. Máy công cụ 7 10 2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 5 10 3. Máy kéo 6 8 4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 6 8 5. Máy bơm nước và xăng dầu 6 8 6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và 7 10 ăn mòn kim loại 7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất 6 10 8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu 10 20 xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh 9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và 5 12 điện tử, quang học, cơ khí chính xác 10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản 7 10 xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp 11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt 10 15 12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 5 7 13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15 14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, 7 12 thực phẩm 15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 6 12 16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, 3 15 tin học và truyền hình 17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10 18. Máy móc, thiết bị công tác khác 5 12 19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu 10 20 20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác 7 10 dầu khí. 21. Máy móc thiết bị xây dựng 8 12 22. Cần cẩu 10 20 C - Dụng cụ làm việc đo lƣờng, thí nghiệm 1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ 5 10 học, âm học và nhiệt học 2. Thiết bị quang học và quang phổ 6 10 3. Thiết bị điện và điện tử 5 8 4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá 6 10 5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10 6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 5 8 7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10 8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5 D - Thiết bị và phƣơng tiện vận tải 1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10 2. Phương tiện vận tải đường sắt 7 15 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp 3. Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15 4. Phương tiện vận tải đường không 8 20 5. Thiết bị vận chuyển đường ống 10 30 6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10 7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10 E - Dụng cụ quản lý 1. Thiết bị tính toán, đo lường 5 8 2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm 3 8 tin học phục vụ quản lý 3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10 G - Nhà cửa, vật kiến trúc 1. Nhà cửa loại kiên cố (1) 25 50 2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, 6 25 nhà thay quần áo, nhà để xe 3. Nhà cửa khác (2) 6 25 4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân 5 20 bay; bãi đỗ, sân phơi 5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ 6 30 triền đà 6. Các vật kiến trúc khác 5 10 H - Súc vật, vƣờn cây lâu năm 1. Các loại súc vật 4 15 2.Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn 6 40 cây lâu năm. 3. Thảm cỏ, thảm cây xanh. 2 8 I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chƣa 4 25 quy định trong các nhóm trên Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.5. Yêu cầu tổ chức quản lý tài sản cố định. Việc quản lý tài sản cố định cần phải tuân theo một số yêu cầu sau: Phải quản lý TSCĐ như là một yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh góp phần tạo ra năng lực sản xuất của đơn vị. Quản lý tài sản cố định như là một bộ phận vốn cơ bản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp với tính chất chu chuyển chậm, độ rủi ro lớn. Phải quản lý phần giá trị TSCĐ đã sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.2. HẠCH TOÁN BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ của hạch toán TSCĐ Hạch toán nói chung và hạch toán TSCĐ nói riêng là một nhu cầu khách quan của bản thân quá trình sản xuất cũng như của xã hội. Ngày nay khi mà quy mô sản xuất ngày càng lớn, trình độ xã hội hoá và sức phát triển sản xuất ngày càng cao, thì hạch toán nói chung và hạch toán TSCĐ nói riêng không ngừng được tăng cường và hoàn thiện. Nó đã trở thành một công cụ để lãnh đạo nền kinh tế và phục vụ các nhu cầu của con người. Thông qua hạch toán TSCĐ sẽ thường xuyên trao đổi, nắm chắc tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ, từ đó đưa ra phương thức quản lý và sử dụng hợp lý công suất của TSCĐ, góp phần phát triển sản xuất, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất và tạo sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Với vai trò to lớn đó, đòi hỏi hạch toán TSCĐ phải đảm bảo các nghiệp vụ chủ yếu sau: - Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình trạng tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn doanh Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 20
  21. Khóa luận tốt nghiệp nghiệp, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ. Tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra giám sát thường xuyên việc giữ gìn bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị. -Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuấtkinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản về chế độ quy định. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. - Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng, giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế độ quy định. - Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn, tiến hành phân tích tình trạng bị huy động, bảo quản sử dụng TSCĐ tại đơn vị. 1.2.2. Tài khoản sử dụng. Theo chế độ hiện hành, việc hạch toán TSCĐ được theo dõi trên các tài khoản chủ yếu sau: * TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo nguyên giá. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 21
  22. Khóa luận tốt nghiệp Nợ TK 211 Có DĐK: Phản ánh nguyên giá Phản ánh nguyên giá TSCĐ TSCĐ hữu hình tăng trong kỳ hữu hình giảm trong kỳ DCK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có Tài khoản 211 được chi tiết đến các tài khoản cấp hai sau: TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc TK 2112: Máy móc thiết bị TK 2113: Phương tiện vận tải truyền dẫn TK 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. TK 2118: TSCĐ hữu hình khác. * TK 212 “Tài sản cố định thuê tài chính”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Nợ TK 212 Có DĐK: Phản ánh nguyên giá TSCĐ Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng trong kỳ thuê tài chính giảm trong kỳ DCK: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 22
  23. Khóa luận tốt nghiệp * Tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Nợ TK 214 Có Phản ánh giá trị hao mòn ĐDK: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ giảm do các lý do giảm TSCĐ tăng do trích khấu hao, do TSCĐ đánh giá lại TSCĐ DCK: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp Tài khoản 214 có 3 tài khoản cấp 2 như sau: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142: Hao mòn TSCĐ đi thuê TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình * Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh”: Đây là tài khoản phản ánh số vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ TK 411 Có Vốn kinh doanh giảm trong kỳ DĐK: Vốn kinh doanh tăng trong kỳ DCK: Vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp TK 411 được chi tiết theo từng nguồn hình thành vốn. Trong đó cần theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 23
  24. Khóa luận tốt nghiệp Ngoài các TK nêu trên, trong quá trình thanh toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 111, 112, 142, 331, 335, 241 và một số tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán như TK 001 “TSCĐ thuê ngoài” và TK 009 “Nguồn vốn khấu hao”. 1.2.3. Hạch toán chi tiết TSCĐ. Khi có tài sản cố định tăng thêm, doanh nghiệp phải thành lập ban nghiệm thu, kiểm nhận tài sản cố định. Ban này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện bên giao tài sản cố định lập Biên bản giao nhận tài sản cố định. Biên bản này lập cho từng đối tượng tài sản cố định. Với những tài sản cố định cùng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao lục cho mỗi đối tượng một bản, lưu vào bộ hồ sơ riêng. Hồ sơ đó bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, các tài liệu kỹ thuật, hoá đơn mua TSCĐ, hoá đơn vận chuyển, bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại một bản để làm cơ sở hạch toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ. Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết TSCĐ. Thẻ chi tiết TSCĐ được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Khi giảm TSCĐ, tuỳ theo từng trường hợp giảm TSCĐ mà doanh nghiệp có thể phải sử dụng các chứng từ như: Biên bản thanh lý tài sản cố định, Hợp đồng mua bán TSCĐ. Căn cứ vào các chứng từ này, Phòng Kế toán huỷ thẻ TSCĐ và ghi giảm sổ chi tiết TSCĐ. 1.2.4. Hạch toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ 1.2.4.1. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 24
  25. Khóa luận tốt nghiệp thể để ghi sổ cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, các nghiệp vụ tăng TSCĐ được hạch toán như sau: (với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp, cách hạch toán tương tự, chỉ khác số thuế VAT đầu vào không tách riêng mà hạch toán vào nguyên giá TSCĐ). a. Tăng do mua ngoài không qua lắp đặt: - Ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT được khấu trừ Có TK 331: Tổng số tiền chưa trả người bán. Có TK 341, 111, 112: Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới). - Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng (trường hợp đầu tư bằng vốn chủ sở hữu). Nợ TK 4141: Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 4312: Nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư Nợ TK 441: Đầu tư bằng vốn XDCB Có TK 411: Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh Có TK 4312: Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi. Nếu đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản thì ghi: Có TK 009 Nếu đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh khác thì không phải kết chuyển nguồn vốn. b. Trường hợp mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 25
  26. Khóa luận tốt nghiệp Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn. - Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt (giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác trước khi dùng). Nợ TK 241 (2411): Tập hợp chi phí thực tế Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT được khấu trừ Có TK liên quan (331, 341, 111, 112 ) - Khi hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng: +Ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 221: (Chi tiết từng loại) Có TK 241 (2411) +Kết chuyển nguồn vốn (đầu tư bằng vốn chủ sở hữu) Nợ TK 4141, 441, 4312 Có TK 411 (hoặc 4313) c. Trường hợp tăng do xây dựng cơ bản bàn giao Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được tập hợp riêng trên Tk 241 (2412), chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải ghi tăng nguyên giá và kết chuyển nguồn vốn giống như tăng TSCĐ do mua sắm phải qua lắp đặt. d. Trường hợp tăng do nhận vốn góp liên doanh Căn cứ vào giá trị vốn góp do 2 bên thoả thuận, kế toán ghi tăng vốn góp vào nguyên giá TSCĐ. Nợ TK 211: Nguyên giá Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 26
  27. Khóa luận tốt nghiệp Có TK 411(chi tiết vốn liên doanh): Giá trị vốn góp e. Trường hợp nhận lại vốn góp liên doanh Căn cứ vào giá trị còn lại được xác định tại thời điểm nhận, kế toán ghi các bút toán sau: - Phản ánh nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK 211: nguyên giá (theo giá trị còn lại) Có TK 128: Nhận lại vốn góp liên doanh ngắn hạn Có TK 222: Nhận lại vốn góp liên doanh dài hạn. - Chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại (nếu hết hạn liên doanh hoặc rút hết vốn không tham gia nữa vì liên doanh không hấp dẫn ) Nợ TK liên quan (111,112,152,1388 ) Có TK 222, 128 g. Trường hợp tăng do chuyển từ công cụ, dụng cụ thành TSCĐ - Nếu CCDC còn mới, chưa sử dụng Nợ TK 211: Nguyên giá (giá thực tế) Có TK: 153 (1531) - Nếu CCDC đã sử dụng Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 2141: giá trị đã phân bổ Có TK 1421: giá trị còn lại h. Tăng do đánh giá TSCĐ BT1: Phần chênh lệch tăng nguyên giá Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 27
  28. Khóa luận tốt nghiệp Nợ TK 211 Có TK 412 BT2: Phần chênh lệch tăng hao mòn (nếu có) Nợ TK 412 Có TK 214 i. Trường hợp phát hiện thừa trong kiểm kê Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp theo 1 trong các trường hợp đã nêu (nếu do để ngoài sổ sách chưa ghi sổ). Nếu TSCĐ đó đang sử dụng cần trích bổ sung khấu hao. Nợ các TK liên quan 627, 641, 642 Có TK 214 (2141) Nếu không xác định được chủ tài sản thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý, trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 3381: Giá trị còn lại 1.2.4.2. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình. Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp. a. Nhượng bán TSCĐ Doanh nghiệp được nhượng bán các TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả hay lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần làm đủ mọi thủ tục, Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 28
  29. Khóa luận tốt nghiệp chứng từ để nhượng bán. Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán sau: - Xóa sổ TSCĐ nhượng bán Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn Nợ TK 821: Giá trị còn lại Có TK 221: Nguyên giá - Doanh thu nhượng bán TSCĐ Nợ TK liên quan 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán Có TK 711: Doanh thu nhượng bán Có TK 333 (3331): Thuế VAT phải nộp Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì phần ghi có TK 711 là tổng giá thanh toán (gồm cả thuế VAT phải nộp) - Các chi phí nhượng bán khác (sửa chữa, tân trang, môi giới ) Nợ TK 821: Tập hợp chi phí nhượng bán Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT đầu vào (nếu có) Có TK 331, 111, 112 b. Thanh lý TSCĐ hữu hình TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể (hoặc có thể) sửa chữa để khôi phục hoạt động nhưng không có lợi về mặt kinh tế hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được. Kế toán ghi các bút toán: Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 29
  30. Khóa luận tốt nghiệp - Xoá sổ TSCĐ Nợ TK 214 Nợ TK 821 Có TK 211 - Số thu hồi về thanh lý Nợ TK 111, 112: Thu hồi bằng tiền Nợ TK 152: Thu hồi bằng vật liệu nhập kho Nợ TK 131, 138: Phải thu ở người mua Có TK 333 (3331): Thuế VAT phải nộp Có TK 721: Thu nhập về thanh lý - Tập hợp chi phí thanh lý (tự làm hay thuê ngoài) Nợ TK 821: Chi phí thanh lý Nợ TK 133 Có TK có liên quan: 111, 112, 331, 334 c. Giảm do chuyển thành CCDC nhỏ Trong trường hợp này, kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế Nợ TK 627 (6273): Tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 (6413): Tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 642 (6423): Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 30
  31. Khóa luận tốt nghiệp Nợ TK 142 (1421): Giá trị còn lại (nếu lớn) Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ - Nếu TSCĐ còn mới, chưa sử dụng, kế toán ghi Nợ TK 153 (1531): Nếu nhập kho Nợ TK 142 (1421): Nếu đem sử dụng Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ d. Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị 1 lần, phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn sẽ vào bên Nợ hoặc Có tài khoản 412. Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh dài hạn Nợ TK 128: Góp vốn liên doanh ngắn hạn Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Nợ (hoặc có) TK 412: Phần chênh lệch Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ e. Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh Khi trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ ghi BT1: Xóa sổ TSCĐ Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh): Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 31
  32. Khóa luận tốt nghiệp Nợ (hoặc có) Tk 412: Phần chênh lệch (nếu có). Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ BT2: Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh) Có TK liên quan 111, 112, 338: Phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với GTCL. g. Thiếu phát hiện qua kiểm kê Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của giám đốc doanh nghiệp (hoặc cấp có thẩm quyền) kế toán ghi: Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ TK 1388, 334: Giá trị cá nhân phải bồi thường Nợ TK 1381: Giá trị thiếu chờ xử lý Nợ TK 411: Ghi giảm vốn Nợ TK 821: Tính vào chi phí bất thường Có TK 211: Nguyên giá 1.2.4.3. Hạch toán TSCĐ đi thuê và cho thuê. Thuê TSCĐ có thể được thực hiện dưới hình thức thuê hoạt động hay thuê tài chính, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp. a. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động * Tại đơn vị đi thuê: Đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê, doanh nghiệp không tính khấu hao đối Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 32
  33. Khóa luận tốt nghiệp với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài (vận chuyển, bốc dỡ ) kế toán ghi: + Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 627, 641,642: tiền thuê và các chi phí khác có liên quan Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331: số tiền thuê phải trả Có TK 111, 112: các chi phí khác + Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 627, 641, 642: tiền thuê gồm cả thuế GTGT và các chi phí khác Có TK 331: số tiền thuê phải trả Có TK 111: các chi phí khác - Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê, kế toán ghi Nợ TK 331 (hoặc 3388) Có TK: 111, 112 Ngoài ra, tại đơn vị đi thuê còn theo dõi tài sản cố định thuê hoạt động trên TK 001 “Tài sản thuê ngoài”. + Khi đi thuê ghi Nợ TK: 001 + Khi trả ghi Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 33
  34. Khóa luận tốt nghiệp Có TK: 001 * Tại đơn vị cho thuê: TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải tính khấu hao. - Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển kế toán phản ánh như sau: Nợ TK 811: tập hợp chi phí cho thuê Có TK 214: Khấu hao TSCĐ cho thuê Có TK 111, 112, 331: Các chi phí khác - Các khoản thu về cho thuê, kế toán ghi + Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 111, 112: tổng số thu Có TK 711: số thu về cho thuê (không bao gồm thuế GTGT) Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp + Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK: 111, 112 Có TK 711: tổng thu bao gồm cả thuế GTGT b. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính * Điều kiện về giao dịch thuê (cho thuê) tài chính Theo quy định tạm thời của Việt nam một giao dịch về cho thuê TSCĐ phải thoả mãn một trong 4 điều kiện sau được coi là thuê dài hạn. - Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thoả thuận. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 34
  35. Khóa luận tốt nghiệp - Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời gian mua lại. -Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản. - Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. * Tại đơn vị đi thuê: Đối với đơn vị đi thuê tài chính TSCĐ về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi nhận TSCĐ thuê tài chính kế toán căn cứ vào hoạt động thuê tài chính và chứng từ có liên quan để phản ánh các tài khoản kế toán sau: - Khi nhận TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào chứng từ liên quan (hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài chính ) ghi: Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê Nợ TK 142 (1421): Số lãi cho thuê phải trả Có TK 342: Tổng số tiền thuê phải trả (giá chưa có thuế) - Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng Nợ TK 342 (hoặc TK 315): Số tiền thuê phải trả Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT đầu vào Có TK liên quan (111, 112 ): Tổng số đã thanh toán - Hàng kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển (trừ dần) lãi phải trả vào chi phí kinh doanh: Nợ TK liên quan (627, 641, 642) Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 35
  36. Khóa luận tốt nghiệp Có TK 214 (2142): Số khấu hao phải trích Có TK 1421: Trừ dần lãi phải trả vào chi phí - Khi kết thúc hợp đồng thuê: + Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê: Nợ TK 1421: Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết Nợ TK 214 (2142): Giá trị hao mòn Có TK 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê + Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn: BT 1: Kết chuyển nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211, 213 Có TK 212: Nguyên giá BT 2: Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế: Nợ TK 214 (2142) Có TK 214 (2141, 2143): Giá trị hao mòn + Nếu bên đi thuê được mua lại Ngoài hai bút toán phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn giống như khi được giao quyền sở hữu hoàn toàn, kế toán còn phản ánh số tiền phải trả về mua lại hay chuyển quyền sở hữu (tính vào nguyên giá TSCĐ). Nợ TK 211, 213: Giá trị trả thêm Nơ. TK 133 (1332): Có TK: 111, 112, 342 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 36
  37. Khóa luận tốt nghiệp * Tại đơn vị cho thuê Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê. Theo chế độ quy định, bên cho thuê tài chính là đối tượng không chịu thuế VAT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Số thuế VAT đầu vào khi mua TSCĐ đã nộp sẽ được bên đi thuê trả dần trong thời gian cho thuê theo nguyên tắc phân bổ đều cho thời gian thuê. - Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê Nợ TK 214 (2141, 2143): GTHM (nếu có) Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê. - Định kỳ (tháng, quý, năm) theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ (cả vốn lẫn lãi). Nợ TK 111, 112, 1388 : Tổng số thu Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ Có TK 3331 (33311): Thuế VAT phải nộp. Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ. Nợ TK 811 Có TK 228 - Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn hoặc khi hết hạn cho thuê. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 37
  38. Khóa luận tốt nghiệp BT1: Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 711 BT2: Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi Nợ TK 811 Có TK 228 - Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại (nếu có) Nợ TK 211, 213: Giá trị đánh giá lại hoặc GTCL Nợ TK 811 (hoặc có TK 711): Phần chênh lệch giữa GTCL chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại. Có TK 228: GTCL chưa thu hồi 1.3. HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.3.1. Khái niệm về khấu hao tài sản cố định - Hao mòn TSCĐ là sự giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ theo thời gian có thể là do sử dụng hoặc không do sử dụng tài sản.Có 2 loại hao mòn: + Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát,bị ăn mòn hư hỏng từng bộ phận + Hao mòn vô hình TSCĐ là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ của khoa học kỹ thuật ,nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà TSCĐ sản xuất ra ngày càng có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và giá thành rẻ hơn. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 38
  39. Khóa luận tốt nghiệp + Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn được tính vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ .Khi TSCĐ bị hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được nữa. 1.3.2. Các phƣơng pháp tính khấu hao Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp cho doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Trước hết nó góp phần bảo toàn vốn cố định, tránh hao mòn vô hình một cách hữu hiệu và góp phần xác định giá thành chính xác, tránh được hiện tượng lãi giả lỗ thật đang còn tồn tại ở các doanh nghiệp. Trên thế giới tồn tại bốn phương pháp khấu hao cơ bản, đó là phương pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao theo sản lượng, khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số năm. Các phương pháp khấu hao này phân bổ các số tiền khác nhau vào chi phí khấu hao cho các thời kỳ khác nhau. Tuy vậy tổng số tiền khấu hao là bằng nhau và bằng giá trị phải khấu hao qua suốt đời tồn tại cuả TSCĐ. 1.3.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng, hay phương pháp tuyến tính. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm là bằng nhau và được xác định như sau: NG MKH = Tsd Trong đó: MKH: mức khấu hao hàng năm Tsd: Thời gian sử dụng ước tính NG: Nguyên giá TSCĐ Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 39
  40. Khóa luận tốt nghiệp Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành này một cách đều đặn làm cho giá thành ổn định. Tuy nhiên phương pháp này không phản ánh đúng giá trị hao mòn tài sản trong khối lượng công tác hoàn thành và sẽ không thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có khối lượng TSCĐ lớn, chủng loại phức tạp vì nếu áp dụng phương pháp này dễ dẫn tới khối lượng tính toán nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý. 1.3.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng); - Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. Đây là phương pháp khấu hao gia tốc nhưng mức khấu hao hàng năm sẽ khác nhau theo chiều hướng giảm dần và được xác định như sau: Mk(t) = T kh x G CL (t) Trong đó: Mk(t) : Mức khấu hao năm thứ t T kh : Tỷ lệ khấu hao nhanh G CL (t) : Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ t Tỷ lệ khấu hao này luôn lớn hơn tỷ lệ khấu hao tính trong phương pháp khấu hao đường thẳng và thường được xác định như sau: Tkh = Tỷ lệ khấu hao theo * Hs Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 40
  41. Khóa luận tốt nghiệp phương pháp đường thẳng Hs: Hệ số điều chỉnh. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố 1 định theo phương pháp đường thẳng (%) = Thời gian sử dụng X 100% của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ quy định như sau: Thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) 4 năm (t ≤4 năm) 1,5 Trên 4 năm đến 6 năm (4 năm 6 năm) 2,5 Phương pháp này có ưu điểm thu hồi vốn nhanh, do đó tạo khả năng đổi mới trang bị công nghệ cho doanh nghiệp. Nhưng với phương pháp này, số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ sẽ không đủ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ. 1.3.2.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng. Phương pháp này mức khấu hao mỗi năm là thay đổi tuỳ thuộc vào sản lượng sản phẩm sản xuất ra bởi tài sản đó. Nhưng số tiền khấu hao được cố định cho 1 đơn vị sản phẩm đầu ra được tạo bởi sản phẩm đó: Mức khấu hao tính cho một Nguyên giá TSCĐ đơn vị sản phẩm = Tổng SP dự kiến Mức khấu hao Số lượng sản phẩm Mức khấu hao tính = * cho 1 đơn vị SP Trích hàng năm Thực hiện (năm) Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 41
  42. Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp này có ưu điểm: Mức khấu hao trên từng TSCĐ được xác định đúng theo công suất huy động thực tế của TSCĐ đó. 1.4. HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.4.1. Nội dung sửa chữa TSCĐ TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng. Do vậy, để khôi phục năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ và để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phương thức sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐ. 1.4.2. Hạch toán sửa chữa TSCĐ * Trường hợp sửa chữa thường xuyên. Đây là hình thức sửa chữa có tính chất bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ, kỹ thuật sửa chữa đơn giản, thời gian sửa chữa diễn ra ngắn và chi phí sửa chữa phát sinh thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Do đó chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó. - Nếu việc sữa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sữa chữa được tập hợp như sau: Nợ các TK liên quan (627, 641, 642 ) Có các TK chi phí (111,112, 152, 214, 334, 338 ) * Trường hợp thuê ngoài: Nợ các TK liên quan (627, 641,642 ) Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 42
  43. Khóa luận tốt nghiệp Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ Có TK chi phí ( 111, 112, 331): Tổng số tiền phải trả * Trường hợp sửa chữa lớn, mang tính phục hồi hoặc nâng cấp. - Tập hợp chi phí sửa chữa + Nếu thuê ngoài: Khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao, phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn: Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ Nợ TK 214 (2143): Chi phí sửa chữa thực tế Có TK 331: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng Trường hợp ứng trước tiền công hoặc thanh toán cho người nhận thầu sửa chữa lớn TSCĐ : Nợ TK 331: Có TK liên quan ( 111, 112, 311 ) + Nếu do doanh nghiệp tự làm: Tập hợp chi phí sửa chữa thực tế chi ra theo từng công trình; Nợ TK 241 (2413) Có các TK chi phí (111, 112, 152, 214, 334, 338 ) - Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành. Tuỳ theo quy mô, tính chất, thời gian và mục đích sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, TSCĐ được phục hồi năng lực hoạt động hay tăng năng lực và kéo dài tuổi thọ, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp. + Trường hợp sửa chữa nâng cấp, kéo dài tuổi thọ: Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 43
  44. Khóa luận tốt nghiệp Nợ TK 211: Nguyên giá (Giá thành sửa chữa thực tế) Có TK 2413: Giá thành thực tế công tác sửa chữa + Trường hợp sửa chữa mang tính phục hồi, tiến hành theo kế hoạch: Kết chuyển vào chi phí phải trả: Nợ TK 335: Giá thành thực tế công tác sửa chữa Có TK 2413: Giá thành thực tế công tác sửa chữa + Trường hợp sửa chữa mang tính phục hồi, tiến hành ngoài kế hoạch: Giá thành sửa chữa được kết chuyển vào chi phí trả trước. Nợ TK 142 (1421): Giá thành thực tế công tác sửa chữa Có TK 2413: Giá thành thực tế công tác sửa chữa 1.5. CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN. Hiện nay các doanh nghiệp có thể lựa chọn vận dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán: - Nhật ký chung - Nhật ký sổ cái - Nhật ký chứng từ - Chứng từ ghi sổ Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu quản lý hạch toán kế toán mà các doanh nghịêp vận dụng hình thức sổ sao cho phù hợp. 1.5.1. Hình thức Nhật ký chung Là hình thức kế toán đơn giản, sử dụng sổ nhật ký để ghi chép cho tất cả các hoạt động kinh tế tài chính. Theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản sau đó sử dụng số liệu ở sổ nhật ký chung để ghi sổ cái các TK liên quan. Ưu điểm: Thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra chi tiết theo chứng từ gốc, tiện cho việc kết chuyển trên máy vi tính và phân công công tác. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 44
  45. Khóa luận tốt nghiệp Nhược điểm: Ghi một số nghiệp vụ trùng lặp vì vậy đến cuối tháng phải loại bỏ một số nghiệp vụ để ghi vào sổ cái. Điều kiện áp dụng: Thuận tiện cho việc sử dụng máy tính, đối chiếu kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc. Tuy nhiên hình thức này một số nghiệp vụ bị ghi chép trùng lặp do đó cuối tháng sau khi loại bỏ số liệu trùng lặp mới được ghi vào sổ cái. Quy trình: Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ thanh toán Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi , trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu ở sổ Nhật ký chung để vào Sổ chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết, Sổ cái TK 211, 214. Sơ đồ quy trình hạch tài sản cố định theo hình thức nhật ký chung: Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi Sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ TK 211, 214 Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 211, 214 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 45
  46. Khóa luận tốt nghiệp 1.5.2. Hình thức Nhật ký chứng từ. Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ này là mỗi nghiệp vụ kinh tế đều căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại ghi vào các nhật ký- chứng từ theo thứ tự thời gian. Nhật ký chứng từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế và kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán. Ưu điểm: Có nhiều thuận lợi trong điều kiện kế toán thủ công Nhược điểm: Không thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán, không phù hợp với đơn vị có quy mô nhỏ, ít nhân viên kế toán, không đều đặn. Điều kiện áp dụng: Không phù hợp với doanh nghiệp có ít nghiệp vụ phát sinh, kế toán trên máy tính, trình độ kế toán không đồng đều, hình thức ghi sổ này giảm bớt đáng kể công việc ghi chép hàng ngày, dễ chuyên môn hóa cán bộ kế toán, thuận tiện cho việc lập Báo cáo tài chính cung cấp số liệu kịp thời cho quản lý. Quy trình: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra như Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi và các chứng từ thanh toán khác, kế toán ghi trực tiếp vào Nhật ký chứng từ số hoặc các bảng kê số và sổ chi tiết TK 211, 214. Đối với các NKCT được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào NKCT. Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT với sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái TK 214, 211. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 46
  47. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ quy trình hạch toán tài sản cố định theo hình thức nhật ký chứng từ: Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phi ế u chi Sổ kế toán chi tiết TK 211, 214 Bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ số 4, 5, 6 số 1, 7, 10 Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 211, 214 chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ hoặc cuối tháng : Đối chiếu Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 47
  48. Khóa luận tốt nghiệp 1.5.3. Hình thức Nhật ký sổ cái Đặc điểm của hình thức kế toán này là sử dụng sổ nhật ký- sổ cái làm sổ kế toán tổng hợp duy nhất để ghi sổ theo thứ tự thời gian kết hợp với ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế. Các loại kế toán sử dụng trong hình thức này bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp - sổ nhật ký sổ cái, sổ kế toán chi tiết. Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, áp dụng thích hợp với đơn vị kế toán nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng ít người làm kế toán. Nhược điểm: Không áp dụng được đối với những DN vừa và lớn, có nhiều nghiệp vụ phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản, người làm công tác kế toán ít, sổ chi tiết tách rời số tổng hợp làm ảnh hưởng đến tốc độ lập Báo cáo tài chính. Quy trình: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi , kế toán ghi vào Nhật ký sổ cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 211, 214. Cuối tháng, phải khóa sổ và tiến hành đối chiếu số liệu giữa Nhật ký sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết TK 211, 214. Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi Sổ, thẻ chi tiết Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng hoại TK 211, 214 S ổ quỹ Bảng tổng hợp Nhật ký sổ cái TK 211, 214 chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 48
  49. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ quy trình hạch toán tài sản cố định theo hình thức nhật ký sổ cái Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ hoặc cuối tháng : Đối chiếu 1.5.4.Hình thức Chứng từ ghi sổ Là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được hình thành sau các hình thức Nhật ký chung và nhật ký sổ cái. Nó tách việc ghi nhật ký với việc ghi sổ cái thành 2 bước công việc độc lập, kế thừa để tiện cho việc phân công lao động kế toán, khắc phục những hạn chế của hình thức nhật ký sổ cái. Đặc trưng cơ bản là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Chứng từ này do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung. Ưu điểm: Thích hợp với mọi loại hình đơn vị, ghi chép đơn giản, dễ ghi, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác. Nhược điểm: Việc ghi chép thường bị trùng lặp, việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo thường bị chậm. Điều kiện áp dụng: Công việc kế toán được phân đều trong tháng ,dễ phân công, chia nhỏ, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp nhưng ghi chép trùng lặp, dễ nhầm lẫn số liệu. Quy trình: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi và các chứng từ thanh toán khác hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái TK 211, 214. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ sẽ được dùng để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết TK 211, 214. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 49
  50. Khóa luận tốt nghiệp Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số tiền phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái TK 211, 214. Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Sơ đồ quy trình hạch toán tài sản cố định theo hình thức chứng từ ghi sổ Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại TK 211, 214 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp Sổ cái TK 211, 214 chi tiết theo dõi đối tượng 211, 214 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ hoặc cuối tháng : Đối chiếu Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 50
  51. Khóa luận tốt nghiệp 1.5.5. Hình thức kế toán máy. - Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. - Trình tự ghi sổ kế toán Sơ đồ quy trình hạch toán tài sản cố định theo hình thức kế toán máy SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ PHẦN MỀM Sổ tổng hợp TK 211, 212, 213 KẾ TOÁN Sổ chi tiết TK 211, 212, 213 KẾ TOÁN TSCĐ BẢNG TỔNG HỢP Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TSCĐ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ hoặc cuối tháng : Đối chiếu Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 51
  52. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG 2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG 2.1.1 Lịch sử hình thành công ty a. Thông tin chung Tên gọi chính : Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Trường Tên gọi tắt : Công ty TNHH Việt Trường Địa chỉ : Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng Số điện thoại : 0313.742863 - 742563 - 870337 Fax : 0313.742960 Email : viettruongcoltd2006@gmail.com Website : Số tài khoản tại ngân hàng ACB : 0031.000.071876 Số tài khoản tại ngân hàng công thương: 1020.100.003.00154 Số tài khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn: 2100.310.00471 Mã số thuế : 0200421340 b. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Việt Trường là Doanh nghiệp tư nhân, chuyên chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ hải sản, được thành lập tại giấy phép số: 0202000090 do sở Kế hoạch và Đầu tư -TP Hải Phòng cấp ngày 10 tháng 5 năm Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 52
  53. Khóa luận tốt nghiệp 2002. Công ty có trụ sở và cơ sở sản xuất trong khuôn viên khoảng gần 5.000m2 tại Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng và chính thức bắt đầu đi vào hoạt động vào đầu năm 2003. Là Công ty còn non trẻ hoạt động được hơn 7 năm, nhưng công ty đã khẳng định được chỗ đứng của mình cả thị trường trong nước và quốc tế. Có được điều đó là nhờ ý chí dám nghĩ, dám làm, sự đồng lòng chung sức của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty. c. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG (2008 - 2010) Đơn vị : VNĐ Năm 2008 2009 2010 Tổng vốn 11.200.150.000 9.950.700.000 11.520.300.000 Nguồn: Báo cáo của Công ty 2010 Qua bảng trên ta thấy tình hình nguồn vốn của công ty thay đổi không đáng kể qua các năm. Nhưng năm 2009 thì nguồn vốn của công ty giảm xuống do nền kinh tế thế giới khủng hoảng dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giảm sút đáng kể làm cho nguồn vốn của công ty giảm. Nhưng do sự giúp đỡ của tổng công ty lên công ty vẫn trả lương đầy đủ cho công nhân viên. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 53
  54. Khóa luận tốt nghiệp KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng doanh thu 30.538.620.000 27.560.350.000 31.090.500.000 1. Doanh thu thuần 30.538.620.000 27.560.350.000 31.090.500.000 2.Tổng chi phí (không thuế) 21.960.350.000 20.532.600.900 22.050.600.000 3. Lợi nhuận gộp 8.578.270.000 7.027.749.100 9.039.900.000 4. Chi phí quản lý DN 2.000.500.000 2.950.000.600 2.200.500.000 5. LN từ HĐKD 6.577.770.000 4.077.748.500 6.839.400.000 6. Thuế TNDN 1.644.442.500 1.019.437.125 1.709.850.000 7. Lợi nhuận sau thuế 4.933.327.500 3.058.311.375 5.129.550.000 Nhận xét: Từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Việt Trường qua 3 năm, ta rút ra một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu doanh thu: - Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 giảm 2.978.270.000đ tương ứng giảm 9,75 % . - Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 3.530.150.000 đ tương ứng tăng 12,8 % . Chỉ tiêu lợi nhuận: - Lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 giảm 1.875.016.1255 đ tương ứng giảm 61,3 % . - Lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009 tăng 2.071.238.625 đ tương ứng tăng 67,7 % . Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 54
  55. Khóa luận tốt nghiệp  Nhìn chung ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2009 so với năm 2008 giảm xuống tương ứng là 9,75 % do nền kinh tế thế giới khủng hoảng và năm 2010 so với năm 2009 tăng lên đáng kể tương ứng 97,7 % . 2.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ phù hợp với quy mô kinh doanh trung bình của công ty, bằng mô hình này ta có thể thấy các mệnh lệnh nhiệm vụ và thông báo tổng hợp cũng như được truyền từ lãnh đạo của công ty đến cấp cuối một cách dễ dàng. Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của công ty TNHH Việt Trường Ban giám đốc Phòng kế toán P. tổ chức nhân sự P. Kinh doanh P. Sản xuất Kế Kế Kế Kế Kế Nội Xuất Phân KCS toán toán toán toán toán địa khẩu xưởng thanh tiền NVL tổng trưởng toán lương hợp Tổ Tổ Nguyên liệu CB cấp đông Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 55
  56. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận a. Ban giám đốc Giám đốc là người chỉ đạo chung có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện doanh nghiệp. Giám đốc là người đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty trước Pháp luật. Phó giám đốc của công ty là người được điều hành và giám sát công việc sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời là người thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động của công ty khi Giám đốc vắng mặt. b. Các phòng ban Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính của các phòng kinh doanh. Thực hiện các nhiệm vụ về kế toán tài chính. Phòng kinh doanh: Giới thiệu sản phẩm, tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như các hoạt động kinh doanh trong nước. Phòng tổ chức nhân sự: có chức năng giúp giám đốc quản lý về tổ chức nhân sự, hành chính, quản lý chế độ với người lao động, kế hoạch đào tạo công nhân. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ tổ chức sinh hoạt và các hoạt động tinh thần cho công nhân viên chức của công ty. Phòng sản xuất: chịu trách nhiệm chỉ đạo sản xuất từ nguyên vật liệu chế biến ra các thành phẩm, sản phẩm. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 56
  57. Khóa luận tốt nghiệp Phòng KCS: Lấy mẫu phân tích hóa quản lý chất lượng vật tư đầu vào, giám sát chất lượng thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm do công ty sản xuất đạt được tiêu chuẩn đề ra. 2.1.2.3 Đặc điểm bộ máy kế toán a. Tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tạo văn phòng kế toán. Chứng từ sau khi được thu thập từ các phòng, kiểm tra, xử lý và gửi về, phòng kế toán sẽ tổng hợp thực hiện việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán của đơn vị. Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Việt Trường Phòng kế toán Kế Kế Kế Kế Kế toán toán toán toán toán thanh tổng tiền NVL trưởng toán lương hợp - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi , kiểm tra mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại công ty, lập Báo cáo tài chính và phân tích Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 57
  58. Khóa luận tốt nghiệp tài chính chi tiết cho Giám đốc, lập hồ sơ quyết toán thuế cuối năm, làm việc với các bên liên lạc. - Kế toán tổng hợp: Là người có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các số liệu trong phần mềm kế toán, hỗ trợ kế toán trưởng trong việc lập và phân tích Báo cáo tài chính. - Kế toán tiền lương: Là người có nhiệm vụ tính toán tiền lương trả cho người lao động, tính và trích Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định. - Kế toán thanh toán: Là người có nhiệm vụ theo dõi việc thu, chi tiền mặt, kiểm soát các chứng từ vào quỹ hợp lệ, ghi sổ quỹ tiền mặt. - Kế toán nguyên vật liệu: Là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư thành phẩm. b. Hình thức tổ chức và hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán . - Hiện nay Công ty áp dụng tổ chức kế toán theo hình thức Nhật ký chung, sỏ chi tiết, thẻ công nợ và các sổ cái tài khoản. - Hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản mới thống nhất do nhà nước ban hành và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty đánh giá vật tư, hàng hóa, thành phẩm theo phương pháp nhập trước xuất trước. TSCĐ hữu hình được ghi nhận theo giá gốc (nguyên giá), hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. TSCĐ được khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty đều được lập chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, các chứng từ gốc là cơ sở để lập các chứng từ kế toán, các kế toán phần hành tiến hành ghi vào sổ nhật kí chung, sổ cái, sổ chi tiết. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 58
  59. Khóa luận tốt nghiệp - Hết năm, sau khi quyết toán được phê duyệt, các chứng từ và sổ sách tổng hợp được chuyển vào kho lưu trữ theo chế độ hiện hành, tùy theo tính chất quan trọng của chứng từ để quy định thời hạn lưu trữ, thời gian lưu trữ tối thiểu của Công ty là 10 năm. Chứng từ kế toán Sổ, thẻ chi tiết Nhật ký chung kế toán Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 59
  60. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ Trình tự ghi sổ kế toán của công ty TNHH Việt Trường c. Hệ thống kế toán, chuẩn mực và chế độ kế toán Doanh nghiệp áp dụng. - Hiện tại công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. - Công ty đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. 2.1.3.Giới thiệu chung về hoạt động kinh doanh của công ty a. Đặc điểm về sản xuất Công ty TNHH Việt Trường là một doanh nghiệp chuyên chế biến và xuất khẩu thủy sản. Sản phẩm chính: * Mực - Mực ống đông lạnh Sushi (Frozen Squid) - Mực tuýt (Squid Tube) - Mực cắt khoanh (Squid Ring) - Mực khoanh nhúng (Blanched rings Squid ) - Mực nang Fillet IQF (Cuttle Fish IQFF Fille) * Tôm: - Tôm sú, tôm thẻ. Được sản xuất với các sản phẩm: Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 60
  61. Khóa luận tốt nghiệp - Tôm nguyên con (HOSO) - Tôm A1 (HLSO) - Tôm PD, tôm PUD, tôm FPD. * Cá: - Cá đổng quéo Fillet (Amadai fillet) - Cá hố nguyên con (Whole hair tail Fish) - Cá thu fillet (Spanish mackerel Fillet) - Cá khô (Dried Fish) * Chả cá (Grilled chopped Fish): - Chả me - Chả xu - Chả xương Các mặt hàng chiến lược trong hoạt động xuất khẩu gồm có tôm, mực cá file và surimi. Nguồn nhiên liệu chủ yếu cho hoạt động chế biến của doanh nghiệp được thu mua tại ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Để tiện cho việc thu gom, vận chuyển nguyên liệu về xưởng chế biến, công ty còn trang bị đội xe chuyên dụng đạt tiêu chuẩn trong việc bảo quản nguyên liệu. Việc sản xuất từ khâu nguyên liệu => xử lý => bao gói => bảo quản đều được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 61
  62. Khóa luận tốt nghiệp Ngoài vệ sinh an toàn thực phẩm thì công tác xử lý chất thải công nghiệpp cũng được công ty quan tâm. Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải bao gồm bể lọc, hố ga đảm bảo tiêu chuẩn. Chất thải rắn hay phế liệu từ chế biến cá được công ty đưa vào chế biến thức ăn gia súc (bột cá). b. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH Việt Trường là xuất khẩu thủy sản tươi sống và thủy sản đã qua chế biến. Sản phẩm chiến lược của công ty là surimi (chả cá). Trong các năm qua, đây là mặt hàng được chế biến và đem xuất khẩu với số lượng lớn. Hai thị trường nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó công ty còn xuất khẩu các mặt hàng khác như mực, tôm và các loại thủy sản khác Hoạt động kinh doanh trong nước phần lớn là các nghiệp vụ thu mua nguyên liệu. Trong khoảng thời gian gần đây, công ty đã đẩy mạnh hơn hoạt động kinh doanh trong nước. Tập trung cả 2 mặt xuất khẩu và nội địa nhằm hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. c. Vị thế của doanh nghiệp trong khu vực Công ty TNHH Việt Trường là doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ nhưng đứng đầu trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng cũng như trong thành phố về thu mua và chế biến thủy sản. Bằng nội lực của bản thân và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của thành phố, công ty TNHH Việt Trường đã không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế địa phương. Mỗi năm công ty tăng nguồn ngoại tệ của thành phố từ 3 đến 4 triệu USD, đồng thời góp một lượng lớn thuế làm tăng ngân sách thành phố. Hiện nay công ty đang tạo công ăn việc làm cho hơn 200 công nhân viên và ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm ngày càng tăng của Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 62
  63. Khóa luận tốt nghiệp thành phố. Chính vì vậy trong 3 năm gần đây, công ty TNHH Việt Trường đã đạt được những thành tựu do thành phố công nhận như: Cúp vàng chất lượng sản phẩm thủy sản Bằng khen của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Bằng khen của UBND thành phố Hải Phòng Bằng khen của công đoàn thành phố Hải Phòng Bằng khen của hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Công ty TNHH Việt Trường đã và đang khẳng định được uy tín sản phẩm của mình trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên trường quốc tế. 2.2. THỰC TẾ KẾ TOÁN CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG 2.2.1. Đặc điểm tình hình quản lý sử dụng tài sản cố định tại công ty. 2.2.1.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định. a/ Đặc điểm: Tài sản cố định của Công ty TNHH Việt Trường là TSCĐ hữu hình, đây là một bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của Công ty, bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Cổng, tường rào, nhà thường trực sản xuất, nhà điều hành sản xuất - Máy móc thiết bị: Máy hồi khí, máy bơm bùn, máy xay đá, máy sản xuất đá, tủ đông bán tiếp xúc, dây chuyền surimi Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 63
  64. Khóa luận tốt nghiệp - Phương tiện vận tải: xe ô tô tải, xe ca, tàu chở cá. - Thiết bị dụng cụ quản lí: máy vi tính, bàn họp, két sắt, máy photo, máy in, tủ đứng - Tài sản cố định khác: khuôn cấp đông, khay cấp đông, đường ray inox, băng tải, quạt công nghiệp b/ Phân loại: Tài sản cố định của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau cùng tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể quản lý tốt tài sản cố định đòi hỏi Công ty phải thực hiện phân loại một cách hợp lý. * Phân loại tài sản cố định theo kết cấu Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là tài sản cố định hữu hình được phân loại theo các nhóm sau đây: - Máy móc thiết bị xây dựng - Nhà cửa vật kiến trúc - Thiết bị dụng cụ quản lý - Tài sản cố định khác Việc phân loại tài sản cố định theo tiêu thức này rất thuận lợi cho công tác quản lý tài sản cố định và trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Ngoài ra đây cũng là cơ sở để kế toán lập các sổ chi tiết TSCĐ và xác định tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các nhóm TSCĐ. * Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 64
  65. Khóa luận tốt nghiệp Tài sản cố định tại công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành cho phép công ty nắm bắt được tình hình đầu tư TSCĐ cũng như các nguồn vốn tài trợ. Trên cơ sở đó cho phép công ty điều chỉnh việc đầu tư một cách hợp lý các nguồn tài trợ cho TSCĐ. 2.2.1.2. Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Mỗi TSCĐ trước khi đưa vào sử dụng đều được quản lý theo các bộ hồ sơ ( do phòng vật tư xe máy quản lý) và hồ sơ kế toán do phòng ( kế toán tài chính quản lý), Hàng năm công ty thực hiện kiểm kê TSCĐ. Việc kiểm kê được thể hiện qua bảng kiểm kê TSCĐ. Công ty áp dụng chế độ kế toán về quản lý, sử dụng và trích TSCĐ ban hành theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003. 2.2.2. Hạch toán kế toán chi tiết tình hình biến động tăng giảm TSCĐ tại Công ty 2.2.2.1. Tài khoản sử dụng. Công ty TNHH Việt Trường sử dụng chủ yếu các tài khoản về kế toán sau: TK 211: TSCĐ hữu hình TK 214: Hao mòn TSCĐ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang TK 411: Nguồn vốn kinh doanh Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 111, 112, 414, 441, 431 2.2.2.1. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình tại công ty. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 65
  66. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Ngày 19/04/2010, Công ty TNHH Việt Trường đã mua 1 xe ôtô con Kiaforte (BKS 16N-2810). Công ty đã mở sổ theo dõi cho TSCĐ mua mới giá mua 500.000.000 đồng. Thuế GTGT 10% Thuế trước bạ 12% giá trị trên hóa đơn. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 66
  67. Khóa luận tốt nghiệp PHIẾU CHI Số: 689 Ngày 19 tháng 04 năm 2010 Nợ TK 211 : 60.000.000 Có TK 111: 60.000.000 Họ và tên người nộp tiền : Phạm Thị Loan Địa chỉ : Phòng kế toán Lý do chi : Lệ phí trước bạ mua ôtô Kiaforte Số tiền : 60.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Sáu mươi triệu đồng chẵn.) Chứng từ gốc kèm theo Ngày 19 tháng 04 năm 2010 Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời lập phiếu Thủ quỹ Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 67
  68. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2010 Loại TSCĐ: Phương tiện vận tải Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao giảm TSCĐ Chứng từ Khấu hao năm Lũy kế Chứng từ Tháng KH Tên, đặc Lý do năm Nguyên giá đến khi STT điểm giảm Số Ngày đƣa vào TSCĐ ghi Số Ngày TSCĐ Tỷ lệ Mức KH TSCĐ hiệu tháng sử dụng giảm hiệu tháng TSCĐ 1 HD0040561 19/04/2010 Ô tô Kiaforte 04/2010 560.000.000 10% 56.000.000 . . Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 68
  69. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 68 Ngày 19 tháng 04 năm 2010 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 19/04/2010. Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ: Ô tô Kiaforte. Bộ phận quản lý sử dụng: Phòng HC Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Số hiệu Diễn chứng từ Ngày, Nguyên giá Năm Giá trị Cộng tháng, năm giải hao mòn dồn Mua HD0040561 19/04/2010 560.000.000 mới ôtô Ngày 19 tháng 04 năm 2010 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 69
  70. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.2. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình tại công ty. Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ dẫn đến một số TSCĐ bị cũ, hao mòn, lạc hậu không phù hợp với sản xuất của công ty sẽ bị loại bỏ. Nên công ty đã thanh lý máy in laze Canon LBP 1120. CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 25/06/2010 TỜ TRÌNH XIN THANH LÝ MÁY IN Kính gửi: Giám đốc công ty TNHH Việt Trường Tên tôi là: Nguyễn Trọng Dũng Chức vụ: Kế toán Hiện nay phòng tôi có một máy in đã cũ và hoạt động không có hiệu quả Tôi viết tờ trình này xin thanh lý máy in như sau: STT Loại máy Năm sử dụng Phòng sử dụng Máy in laze Canon 1 2006 HC LBP 1120 Kính đề nghị giám đốc công ty giải quyết cho phép thanh lý máy in trên. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 70
  71. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 28/06/2010 BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày 28/6/2010 Căn cứ quyết định số 32 ngày 24/3/2010 của Giám đốc công ty về việc nhượng bán TSCĐ. I. Ban thanh lý gồm có: 1. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc công ty - Trưởng ban thanh lý 2. Ông Nguyễn Trọng Dũng - Kế toán trưởng 3. Ông Nguyễn Đức Việt - Kế toán TSCĐ II. Tiến hành thanh lý TSCĐ: Năm đưa TT Loại máy vào sử Nguyên giá Hao mòn GTCL dụng Máy in laze Canon 1 2006 25.000.000 20.000.000 5.000.000 LBP 1120 III. Kết luận của Ban thanh lý Ban thanh lý quyết định thanh lý TSCĐ trên. IV. Kết quả thanh lý TSCĐ. - Chi phí thanh lý TSCĐ: 500.000đ. - Giá trị thu hồi : 10.000.000đ. - Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày 28/6/2010. Giám đốc công ty Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 71
  72. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 78 Ngày 28 tháng 06 năm 2010 Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ngày 28/06/2010. Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ: Máy in laze Canon LBP 1120 Bộ phận quản lý sử dụng: Phòng HC Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Số hiệu Ngày, Giá trị chứng từ Diễn giải Nguyên giá Năm Cộng dồn tháng, năm hao mòn Thanh lý HD0012300 28/06/2006 25.000.000 2010 20.000.000 5.000.000 Máy in Ngày 28 tháng 06 năm 2010 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 72
  73. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2010 Số năm sử Mức khấu Ngày đƣa vào Số khấu hao lũy Giá trị còn STT Tên,sản phẩm Đơn vị tính Số lƣợng Nguyên giá TSCĐ dụng hao BQ/năm sử dụng kế đã trích lại 30 Xe tải 16L-6554 Chiếc 01 149.715.000 8 18.714.375 12/04/2010 109.167.187 40.547.813 40 Xecon Kiaforte Chiếc 01 560.000.000 10 56.000.000 19/04/2010 39.200.000 16.800.000 Máy vi tính A Si 41 Chiếc 01 20.384.000 3 6.794.667 20/4/2010 4.529.778 2.264.889 Com phòng KH 32.079.805.732 Cộng 82.648.452.996 3.253.888.246 50.568.647.264 Người lập Giám đốc Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 73
  74. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3. Hạch toán kế toán tổng hợp tình hình biến động tăng giảm TSCĐ tại Công ty 2.2.3.1. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình tại công ty. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 74
  75. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Chứng từ Số phát sinh Ngàytháng Đã ghi TK Ngày Diễn giải STT dòng ghi sổ Số hiệu sổ cái ĐƢ Nợ Có tháng Số liệu trang trước chuyển sang PC689 19/04/2010 19/04/2010 Trả tiền lệ phí trước bạ mua xe ô tô (16N-2810) x 227 211 60.000.000 19/04/2010 PC689 19/04/2010 Trả tiền lệ phí trước bạ mua xe ô tô (16N-2810) x 228 1111 60.000.000 19/04/2010 19/04/2010 HD0040561 Mua xe ô tô con Kiaforte x 229 211 560.000.000 19/04/2010 HD0040561 19/04/2010 Mua xe ô tô con Kiaforte x 230 133 50.000.000 19/04/2010 HD0040561 19/04/2010 Mua xe ô tô con Kiaforte x 231 331 610.000.000 19/04/2010 19/04/2010 PT91 Thu tiền hàng (cty Phương Dung) x 232 1111 115.589.250 19/04/2010 19/04/2010 PT91 Thu tiền hàng (cty Phương Dung) x 232 131 115.589.250 Cộng chuyển trang sau Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 75
  76. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Năm: 2010 Tên TK: Tài sản cố định hữu hình-Số hiệu: 211 Chứng từ Nhật kí chung Số phát sinh Ngàytháng TK Diễn giải ghi sổ ĐƢ Ngày Trang STT Số hiệu Nợ Có tháng sổ dòng Số dư đầu năm 85.659.684.126 SPS trong tháng Mua xe ô tô 19/04/2010 HD0040561 19/04/2010 331 560.000.000 con Kiaforte Nộp phí 19/04/2010 PC689 19/04/2010 1111 60.000.000 trước bạ XDCB hoàn 19/04/2010 PT382 19/04/2010 241 523.347.420 thành TSCĐ Cộng số 2.987.958.597 5.999.189.727 phát sinh Số dư cuối 82.648.452.996 tháng Cộng lũy kế từ đầu quý Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 76
  77. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Năm: 2010 Tên TK: Tiền mặt -Số hiệu: 111 Chứng từ Nhật kí Số phát sinh chung Ngàytháng Diễn giải TK ghi sổ ĐƢ Số Ngày Trang STT Nợ Có hiệu tháng sổ dòng Số dư đầu 11.259.248.026 năm SPS trong tháng Trả tiền lệ PC68 phí trước bạ 19/04/2010 19/04/2010 211 60.000.000 9 mua xe ô tô (16N-2810) Thu tiền hàng (cty 19/04/2010 PT91 19/04/2010 131 115.589.250 Phương Dung) Rút TGNH 19/04/2010 1256 19/04/2010 112 20.000.000 nhập quỹ TM Cộng SPS 3.268.269.456 4.569.873.2 65 Số dư cuối 9.957.644.217 tháng Cộng lũy kế từ đầu quý Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 77
  78. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Năm: 2010 Tên TK: Phải trả người bán -Số hiệu: 331 Chứng từ Nhật kí chung Số phát sinh Ngàytháng Diễn giải TK ghi sổ Ngày Trang STT ĐƢ Số hiệu Nợ Có tháng sổ dòng Số dư đầu 2.056.247.158 năm SPS trong tháng HD0040 19/04/2010 Mua xe ô tô 19/04/2010 211 560.000.000 561 Kiaforte HD0040 19/04/2010 19/04/2010 Mua xe ô tô 133 50.000.000 561 Kiaforte 19/04/2010 19/04/2010 Mua điều 211 15.000.000 hòa cho PHC 19/04/2010 19/04/2010 Mua điều 133 1.500.000 hòa cho PHC Cộng SPS 1.909.254.248 987.214.265 Số dư cuối 1.134.207.175 tháng Cộng lũy kế từ đầu quý Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 78
  79. Khóa luận tốt nghiệp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 2.2.3.2. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình tại công ty. BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN Ngày 28/06/2010 Căn cứ quyết định số 32 ngày 24/3/2010 của Giám đốc công ty về việc nhượng bán TSCĐ. I. Ban thanh lý gồm có: 1. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc công ty - Trưởng ban thanh lý 2. Ông Nguyễn Trọng Dũng - Kế toán trưởng 3. Ông Nguyễn Đức Việt - Kế toán TSCĐ II. Tiến hành thanh lý TSCĐ: Năm đƣa vào TT Loại máy Nguyên giá Hao mòn GTCL sử dụng Máy in laze 1 2006 25.000.000 20.000.000 5.000.000 Canon LBP 1120 III. Kết luận của Ban thanh lý Ban thanh lý quyết định thanh lý TSCĐ trên. Giám đốc công ty Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 79
  80. Khóa luận tốt nghiệp Căn cứ vào việc thanh lý nhượng bán, từ các hóa đơn chứng từ kế toán ghi giảm TSCĐ của Công ty: + Bút toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 214: 20.000.000 Nợ TK 811: 5.000.000 Có TK 211: 25.000.000 + Chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý: Nợ TK 811: 500.000 Nợ TK 133: 50.000 Có TK 111: 550.000 + Đồng thời phản ánh thu nhập do nhượng bán: Nợ TK 111: 11.000.000 Có TK 711: 10.000.000 Có TK 333: 1.000.000 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 80
  81. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Chứng từ Số phát sinh Ngày tháng Đã ghi STT Diễn giải TK ĐƢ ghi sổ sổ cái dòng SH Ngày tháng Nợ Có Số liệu trang trước chuyển sang 28/06/2010 PC46 28/06/2010 Bán ngoại tệ chuyển vào TKNHCT x 11211 46.172.500 28/06/2010 PC47 28/06/2010 Bán ngoại tệ chuyển vào TKNHCT x 11221 46.172.500 28/06/2010 HD0012300 28/06/2010 Bán máy in laze Canon LBP 1120 x 214 20.000.000 28/06/2010 HD0012300 28/06/2010 Bán máy in laze Canon LBP 1120 x 811 5.000.000 28/06/2010 HD0012300 28/06/2010 Bán máy in laze Canon LBP 1120 x 211 25.000.000 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 81
  82. Khóa luận tốt nghiệp 28/06/2010 HD0012300 28/06/2010 Chi phí thanh lý x 811 500.000 28/06/2010 HD0012300 28/06/2010 Chi phí thanh lý x 133 50.000 28/06/2010 HD0012300 28/06/2010 Chi phí thanh lý x 111 550.000 28/06/2010 HD0012300 28/06/2010 Thu nhập do nhượng bán x 111 11.000.000 28/06/2010 HD0012300 28/06/2010 Thu nhập do nhượng bán x 711 10.000.000 HD0012300 Thu nhập do nhượng bán 1.000.000 28/06/2010 28/06/2010 x 333 0 Cộng chuyển trang sau Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 82
  83. Khóa luận tốt nghiệp 2.3. HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG 2.3.1. Hạch toán chi tiết. Công ty tính và trích khấu hao theo từng tháng, tổng hợp vào cuối năm Mức tính khấu hao tháng được xác định dựa trên cơ sở tính tròn tháng: Tài sản cố định tăng trong tháng này thì tính khấu hao những ngày của tháng này và tính tiếp những tháng kế tiếp. Tài sản cố định giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi không trích khấu hao. Nguyên giá Mức khấu hao hàng năm = Số năm sử dụng Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng = 12tháng Hàng tháng, căn cứ vào mức trích khấu hao cơ bản đã xác định, kế toán tiến hành định khoản phân bổ cho các đối tượng sử dụng cụ thể: - Về nhà cửa, văn phòng Công ty, phương tiện, TSCĐ phục vụ tại khối quản lý văn phòng: phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642). - Về phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho bãi, nhà cửa văn phòng phục vụ khối giao nhận vận tải, kinh doanh kho tàng: phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154). * Năm 2010 Máy móc thiết bị của bộ phận sản xuất Công ty TNHH Việt Trường được thể hiện trong bảng chi tiết trích khấu hao TSCĐ năm 2010 sau: - Nguyên giá: 2.034.567.156 đồng - Khấu hao cả năm 2010: 400.956.659 đồng. *Năm 2010 phân bổ khấu hao TSCĐ cho bộ phận sản xuất chung, và bộ phận quản lý doanh nghiệp được thể hiện trong bảng phân bổ khấu hao TSCĐ năm 2010 sau: Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 83
  84. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ NĂM 2010 TK ghi nợ Loại tài sản Bộ phận sử dụng Nguyên giá KH cả năm 2010 KH cộng dồn TK 642 TK 627 Khối QL 4.597.647.256 156.647.365 2.948.146.646 2.948.146.646 Nhà cửa, vật kiến trúc Khối SX 62.021.045.354 2.025.365.485 38.967.654.684 38.967.654.684 Máy móc thiết bị Khối SX 2.034.567.156 400.956.659 989.659.569 989.659.569 Khối QL 3.856.248.359 190.548.978 1.889.365.245 1.889.365.245 Phương tiện vận tải Khối SX 8.858.954.023 295.674.268 5.535.648.679 5.535.648.679 Thiết bị dụng cụ quản lí Khối QL 369.568.687 26.659.265 20.264.974 20.264.974 TSCĐ khác 910.422.161 158.036.226 217.907.467 217.907.467 Cộng 82.648.452.996 3.253.888.246 50.568.647.264 5.075.684.332 45.492.962.932 Kế toán hạch toán: Nợ TK 642: 5.075.684.332 Nợ TK 627: 45.492.962.932 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 84
  85. Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Cụm CN Vĩnh Niệm – LC – HP Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ - BTC ĐT: 0313.742.563 Fax: 0313.742.960 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Có TK 214: 50.568.647.264 BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 12 năm 2010 STT Đơn vị sử dụng Nguyên giá Số khấu hao Giá trị còn lại 1 TK 627: Chi phí sản xuất chung 72.914.566.533 45.492.962.932 27.421.603.601 - Phân xưởng 1 26.326.265.489 15.689.124.658 10.637.140.831 - Phân xưởng 2 28.189.267.163 19.268.125.364 8.921.141.799 - Phân xưởng 3 18.399.033.881 10.535.712.910 7.863.320.971 2 TK 642: Chi phí quản lí doanh nghiệp 9.733.886.463 5.075.684.332 4.658.202.131 - Phòng tổ chức nhân sự 4.689.568.458 2.862.354.789 1827213669 - Phòng kế toán 5.044.318.005 2.213.329.543 2830988462 32.079.805.732 Tổng 82.648.452.996 50.568.647.264 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 85
  86. Khóa luận tốt nghiệp 2.4. HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định. Khi phát sinh nghiệp vụ sửa chữa tài sản cố định, kế toán tài sản cố định hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc là hạch toán vào chi phí phải trả trước chờ phân bổ vào các kỳ kinh doanh tiếp theo tài sản cố định hư hỏng tại công ty có thể tự sửa chữa hoặc thuê ngoài. Nghiệp vụ sửa chữa tài sản cố định được thực hiện qua các chứng từ sau: - Đơn đề nghị sửa chữa tài sản cố định - Dự toán sửa chữa tài sản cố định - Hợp đồng sửa chữa tài sản cố định - Biên bản nghiệm thu tài sản cố định sửa chữa bàn giao - Biên bản thanh lý hợp đồng sửa chữa tài sản cố định * Đối với các TSCĐ sửa chữa thường xuyên nhỏ và vừa được phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 642,154 Có TK 152, 111, 112, 331 * Đối với các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ của công ty được phản ánh theo thực tế số phát sinh. Nợ TK 241(2) Có TK 111, 112, 331 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 86
  87. Khóa luận tốt nghiệp * Đối với chi phí sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ, kế toán căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh và giá trị TSCĐ sau khi nâng cấp để hạch toán. VD: Trong tháng 5 năm 2010, công ty đã sửa chữa lớn, nâng cấp thay thế ôtô tải chở hàng với chi phí là 200.000.000 (chưa bao gồm VAT) Nợ TK 241(3): 200.000.000 Nợ TK 133 : 20.000.000 Có TK 111 : 220.000.000 Ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211 : 220.000.000 Có TK 241(3): 220.000.000 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 87
  88. Khóa luận tốt nghiệp 2.5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT TRƢỜNG 2.5.1. Phân tích cơ cấu TSCĐ tại công ty BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tỷ trọng % Chênh lệch Chỉ tiêu 2009 2010 2009 2010 Giá trị % Tổng giá trị TSCĐ 85.659.684.126 82.648.452.996 100 100 -3.011.231.130 0 Trong đó Nhà cửa vật kiến trúc 65.543.154.020 66.618.692.610 76,52 80,6 1.075.538.590 4.08 Máy móc thiết bị 4.351.156.245 2.034.567.156 5,08 2,46 -2.316.589.089 -2.62 Phương tiện vận tải 14.148.643.271 12.715.202.382 16,52 15,38 -1.433.440.889 -1.14 Thiết bị dụng cụ q.lý 965.359.359 369.568.687 1,13 0,45 -595.790.672 -0.68 TSCĐ khác 651.371.231 910.422.161 0,76 1,1 259.050.930 0.5 Số liệu bảng trên cho ta kết cấu TSCĐ của Công ty trong 2 năm vừa qua năm 2009-2010: - Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – chuyên chê biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy hải sản, nên nhà cửa kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 2 năm là hợp lí. Năm 2010 tỷ trọng nhà cửa kiến trúc tăng so với năm 2009 là 4,08%. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do năm 2010 Công ty đã đầu tư xây dựng mở rộng thêm phân xưởng sản xuất. - Do trong quá trình sản xuất và qua nhiều năm hoạt động nên máy móc thiết bị, phương tiện vận tải cũng bị hỏng và hao mòn. Ban lãnh đạo Công ty quyết Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền Trang 88