Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sở hữu Thiên Tân

pdf 105 trang huongle 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sở hữu Thiên Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sở hữu Thiên Tân

  1. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3 1.1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. 3 1.1.2 Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm. 4 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 4 1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 5 1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 6 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất. 6 1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí. 6 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo theo khoản mục chi phí. 7 1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí. 7 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm. 8 1.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính giá thành. 8 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí 8 1.3 ĐỐI TƢỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 9 1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 9 1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 9 1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 10 1.4 KỲ TÌNH GIÁ THÀNH. 11 1.5 PHƢƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT. 11 1.5.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 11 1.5.1.1 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. 11 1.5.1.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. 12 1.6 PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 13
  2. 1.6.1 Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) 13 1.6.2 Tính giá thành theo phương pháp hệ số. 14 1.6.3 Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ. 15 1.6.4 Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng. 15 1.6.5 Phương pháp tổng cộng chi phí. 16 1.7 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG. 16 1.7.1 Đánh gia sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 17 1.7.2 Đánh gia sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. 17 1.7.3 Đánh gia sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 17 1.7.4 Đánh gia sản phẩm dở dang theo phương pháp định mức. 18 1.8 NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 18 1.8.1 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tốn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 18 1.8.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 18 1.8.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 20 1.8.1.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung. 23 1.8.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất. 27 1.8.2 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tốn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 29 1.9 ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN. 31 1.9.1 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. 31 1.9.2 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. 32 1.9.3 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký – chứng từ. 33 1.9.4 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký – sổ cái. 34
  3. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN 35 2.1 ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN. 35 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. 35 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. 38 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. 39 2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 39 2.1.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. 40 2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN 42 2.2.1 Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất. 42 2.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 43 2.2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 43 2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 43 2.2.3 Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm 44 2.2.3.1 Kỳ tính giá thành. 44 2.2.3.2 Phương pháp tính giá thành. 44 2.2.4 Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phẩn sở hữu Thiên Tân. 45 2.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. 45 2.2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. 62 2.2.4.3 Hạch toán chi phi sản xuất chung tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. 69 2.2.4.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. 82
  4. CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN. 89 3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NÓI CHUNG VÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NÓI RIÊNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN. 89 3.1.1 Những ưu điểm trong tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty Cổ phần sở hữu Thiên Tân. 89 3.1.2 Một số tồn tại trong công tác kế toán tại công ty Cổ phần sở hữu Thiên Tân. 92 3.2 TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN. 93 3.3 YÊU CẦU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN. 93 3.4 NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN 94 3.5 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN. 98 3.5.1 Về phía nhà nước. 98 3.5.2 Về phía các doanh nghiệp. 98 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của một nền kinh tế mở nhƣ Việt Nam trong những năm gần đây đã đƣa các doanh nghiệp vào một thời đại mới - thời đại của cơ hội nhƣng cũng đầy cạnh tranh và thách thức. Cơ chế thị trƣờng đã và đang là một thay đổi lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự hoàn thiện và nâng cao năng lực của mình về mọi mặt để có thể phát triển trong môi trƣờng mới đầy tiềm năng mà tổ chức này mang lại. Gia nhập WTO nghĩa là chúng ta sẽ hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới, thị trƣờng thế giới sẽ mở cửa cho chúng ta tiến bƣớc vào. Tuy nhiên trong sân chơi này chúng ta cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Và một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt sau khi gia nhập WTO là việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, mậu dịch. Điều đó có nghĩa là hàng ngoại nhập sẽ tràn lan trên thị trƣờng Việt Nam với những công ty đa quốc gia, những tập đoàn với tiềm lực tài chính khổng lồ sẵn sàng hạ giá bán thấp hơn chi phí sản xuất trong vòng 3- 5 năm để đánh gục hàng hoá trong nƣớc. Do vậy, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vốn đã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp nay càng đòi hỏi đƣợc hoàn thiện để trở thành một công cụ để các doanh nghiệp sử dụng trong cuộc chiến không khoan nhƣợng đó. Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn tại công ty Cổ phẩn sở hữu Thiên Tân, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này và chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sở hữu Thiên Tân” để làm khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận đƣợc chia làm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sở hữu Thiên Tân. Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phẩn sở hữu Thiên Tân. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 1
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự phê bình, góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo – Thạc sỹ Trần Thị Thanh Thảo, chị kế toán trƣởng và toàn thể các anh chị trong phòng kế toán của công ty đã giúp em hoàn thành bài viết của mình. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 2
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: Tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tƣơng ứng, đó là các chi phí về tƣ liệu lao động, chi phí về đối tƣợng lao động và chi phí về lao động sống. Trên phƣơng diện này, chi phí đƣợc xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dƣới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu. Các nhà kinh tế học thƣờng quan niệm rằng chi phí là khoản phí tổn phải bỏ ra khi sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp thì chi phí là các khoản phải mua các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Còn các nhà kế toán thƣờng quan niệm chi phí nhƣ một khoản hy sinh hay bỏ ra để đạt đƣợc mục đích nhất định. Nó xem nhƣ một lƣợng tiền phải trả cho các hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm. Nhƣ vậy các quan niệm trên thực chất chỉ là sự nhìn nhận, bản chất chi phí từ các góc độ khác nhau. Từ đó ta có thể đi đến một biểu hiện chung nhất về chi phí sản xuất nhƣ sau: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp thực tế chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính chất thƣờng xuyên gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 3
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.2 Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm.  Bản chất của giá thành. Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự chi phí. Để đánh giá chất lƣợng kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sản xuất chi ra phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh là kết quản sản xuất thu đƣợc. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm đƣợc xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác đƣợc dùng để sản xuất hoàn thành một khối lƣợng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Giữa giá thành sản phẩm và chi phí có sự khác nhau nhƣ sau: Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm nhƣng không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều đƣợc tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm biểu hiện lƣợng chi phí sản xuất để hoàn thành việc sản xuất một đơn vị hay một khối lƣợng sản phẩm nhất định. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận.  Chức năng của giá thành. Chức năng chủ yếu của giá thành là bù đắp chi phí và lập giá. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lƣợng sản phẩm, công việc lao vụ, phải bù đắp bằng chính số tiền thu về tiêu thụ, bán sản phẩm tiêu thụ, bán sản phẩm lao vụ. Việc bù đắp chi phí đầu vào đó mới chỉ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giản đơn. Mục đích sản xuất là nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải, bù đắp đƣợc mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và phải có lãi. Giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào quy luật cung cầu, vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, thông qua việc tiêu thụ bán sản phẩm mà thực hiện đƣợc giá trị sử dụng của sản phẩm. Giá bán sản phẩm là biểu hiện giá trị của sản phẩm, phải dựa trên cơ sở giá thành để xác định. 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả kinh doanh. Chúng giống Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 4
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhƣng khác nhau về mặt lƣợng: – Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng trong một kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chƣa. – Khi nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lƣợng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lƣợng kết quả hoàn thành nhất định. Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lƣợng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lƣợng sản phẩm chƣa hoàn thành, chứa đựng một lƣợng chi phí cho nó – đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tƣơng tự nhƣ vậy, đầu kỳ có thể có một số khối lƣợng sản phẩm sản xuất chƣa hoàn thành ở kỳ trƣớc chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lƣợng chi phí cho nó – đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Nhƣ vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trƣớc chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tổng giá Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất = + - thành SP dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ. 1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy đƣợc chu doanh nghiệp rất quan tâm. Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tƣợng, góp phần tăng cƣờng quản lý tài sản, vật tƣ lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 5
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ƣu thế trong cạnh tranh. Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với nội dung chủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Song nó lại là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lƣợng của các phần hành kế toán khác cũng nhƣ chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. 1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất. Do đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh hàng ngày gắn liền với việc sản xuất từng sản phẩm và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tổng hợp tính toán chi phí sản xuất cần đƣợc tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán đƣợc kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng kiểm tra phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. 1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí. Phân loại theo cách này chi phí đƣợc phân thành 5 yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tƣợng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản. - Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công và các khoản khác phải trả cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số phải trích khấu hao trong kỳ đối với tất cả các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất ngoài bốn yếu tố trên. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 6
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Cách phân loại nhƣ trên có tác dụng cho biết doanh nghiệp đã chi ra những yếu tố chi phí nào, kết cấu và tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để từ đó phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Trên cơ sở các yếu tố chi phí đã tập hợp đƣợc để lập báo cáo chi phí sản xuất theo từng yếu tố chi phí. 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo theo khoản mục chi phí. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc chia ra thành các khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất. Những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích chung và vào những hoạt động ngoài sản xuất không đƣợc phản ánh vào khoản mục này. - Chi phí nhân công trực tiếp: Nhân công trực tiếp là những ngƣời trực tiếp sản xuất, lao động của họ gắn với hoạt động sản xuất, sức lao động của họ đƣợc hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ trực tiếp sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hƣởng đến số lƣợng và chi phí của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp đƣợc tính trực tiếp vào sản phẩm họ sản xuất ra bao gồm: chi phí về tiền lƣơng, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở phân xƣởng, tổ, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xƣởng, chi phí nhân viên phân xƣởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dƣỡng sửa chữa, chi phí quản lý tại phân xƣởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác. Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. 1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí. Cách ứng xử của chi phí nghĩa là: những chi phí này tăng giảm nhƣ thế nào đối với các mức độ thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, tổng chi phí đƣợc chia thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. - Biến phí (chi phí biến đổi): Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động của mức độ hoạt động.Biến phí thƣờng bao gồm những khoản chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, một bộ phận của chi phí sản xuất chung(nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, công cụ lao động, chi phí lao động gián tiếp của công nhân phân xƣởng). Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 7
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Định phí (chi phí cố định): Là những chi phí không đổi trong phạm vi phù hợp khi mức độ hoạt động thay đổi.Trong các yếu tố của chi phí sản phẩm, chỉ có một số yếu tố của chi phí sản xuất chung là đƣợc xếp vào loại định phí nhƣ: chi phí thuê nhà xƣởng, chi phí khấu hao nhà xƣởng, máy móc thiết bị, lƣơng nhân viên phân xƣởng, - Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí – khối lƣợng hoạt động và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn, giảm thấp các chi phí không cần thiết vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận theo đúng hƣớng phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là với việc ra các quyết định ngắn hạn 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm. 1.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính giá thành. - Giá thành kế hoạch: Là mức dự tính các chi phí đã quy định trong phạm vi giá thành cần cho sản xuất sản phẩm, đƣợc xây dựng trên cơ sở số lƣợng sản phẩm kế hoạch và chi phí sản xuất kế hoạch. - Giá thành định mức: là giá thành đƣợc tính toán trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là giá thành của sản phẩm đƣợc kế toán tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp hạch toán và quản lý tốt giá thành sản phẩm. Có nhƣ vậy mới tìm ra đƣợc biện pháp cụ thể để hạ thấp giá thành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí. Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành đƣợc chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. - Giá thành sản xuất (Giá thành phân xƣởng) : Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) và chi phí sản xuất chung (CPSXC) phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xƣởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 8
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Cách phân loạinày có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết đƣợc kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. 1.3 ĐỐI TƢỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.3.1 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Xác định đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xƣởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ ) hoặc đối tƣợng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng ). Khi xác định đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất trƣớc hết các nhà quản trị phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thực chất của việc xác định đối tƣợng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tƣợng chịu chi phí. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà mỗi đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xƣởng, giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. Xác định đối tƣợng chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ chức công tác kế toán chi phí, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết Các chi phí phát sinh, sau khi đã đƣợc tập hợp theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tƣợng tính giá thành đã xác định. 1.3.2 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm. Đối tƣợng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Cũng nhƣ khi xác định đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất, việc xác định đối tƣợng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 9
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng nhƣ tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể. Xét về mặt tổ chức sản xuất: – Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm đƣợc xác định là đối tƣợng tính giá thành. – Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tƣợng tính giá thành. – Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm,khối lƣợng sản xuất lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tƣợng tính giá thành. Xét về quy trình công nghệ: – Quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tƣợng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ. – Quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tƣợng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Qua phân tích hai khái niệm trên cho ta thấy: Đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành giống nhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy vậy giữa hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau nhất định. - Xác định đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, để tổ chức kế toán chi tiết chi phí sản xuất nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và cung cấp tài liệu cho việc tính giá thành sản xuất theo đối tƣợng tính giá thành. - Xác định đối tƣợng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. Đây là căn cứ đề kế toán mở phiếu tính giá thành ( Bảng tính giá thành ) sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đƣợc sản xuấtđã hoàn thành. - Trong thực tế có những trƣờng hợp một đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tƣợng tính giá thành và ngƣợc lại. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 10
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.4 KỲ TÌNH GIÁ THÀNH. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho đối tƣợng tính giá thành. Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do vậy kỳ tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất thƣờng nhƣ sau: - Đối với các loại sản phẩm sản xuất liên tục, khối lƣợng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành là hàng tháng. - Đối với các loại sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất kéo dài, kế toán áp dụng kỳ tính giá thành vào thời điểm kết thúc sản xuất đối với đơn đặt hàng. - Đối với loại sản phẩm đƣợc tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ của loại sản phẩm đó thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất. 1.5 PHƢƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT. 1.5.1 Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tƣợng tập hợp chi phí đã xácđịnh. Thông thƣờng tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phƣơng pháp tập hợp chi phí nhƣ sau: 1.5.1.1 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tƣợng nào có thể xác định đƣợc trực tiếp cho đối tƣợng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tƣợng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ đƣợc tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tƣợng đó. Phƣơng pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách hệ thống, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán theo đúng các đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác định chỉ có nhƣ vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo yêu cầu đối tƣợng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 11
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.5.1.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tƣợng đó. Theo phƣơng pháp này, trƣớc tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tƣợng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tƣợng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tƣợng liên quan. Việc phân bổ chi phí cho từng đối tƣợng thƣờng đƣợc tiến hành theo hai bƣớc sau: Bƣớc 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau: Trong đó: H: Hệ số phân bổ C: Tổng chi phí cần phân bổ cho cácđối tƣợng T: Tổng đại lƣợng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tƣợng cần phân bổ chi phí. Bƣớc 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tƣợng tập hợp cụ thể: Ci = H x Ti Trong đó: Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tƣợng i Ti: Đại lƣợng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí cho các đối tƣợng i. Đại lƣợng tiêu chuẩn dùng để phân bổ (còn đƣợc gọi là đơn vị công) đƣợc lựa chọn tuỳ vào từng trƣờng hợp cụ thể. Tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ đƣợc lựa chọn. Phƣơng pháp này giúp cho kế toán đỡ vất vả hơn, không phải theo dõi chi tiết cụ thể cho từng đối tƣợng. Tuy nhiên, việc phân bổ gián tiếp có tính chính xác không cao do phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ. Do đó doanh nghiệp cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 12
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.5.2 Trình tự hoạch toán chi phí sản xuất. Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo trình tự hợp lý, khoa học là bƣớc cơ bản để tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất quản lý cũng nhƣ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm rất đa dạng. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất có những điểm chung, có tính chất căn bản bao gồm các bƣớc sau: – Bƣớc 1: Tập hợp các chi phí có liên quan trực tiếp cho từng đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất đã lựa chọn. – Bƣớc 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ trợ cho từng đối tƣợng sử dụng trên cơ sở khối lƣợng lao vụ phục vụ và giá thành lao vụ. – Bƣớc 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. – Bƣớc 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy theo phƣơng pháp kế toán hàng tổng kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. 1.6 PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm là phƣơng pháp sử dụng số liệu về CPSX đã tập hợp trong kỳ để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm theo từng khoản mục chi phí cho từng đối tƣợng tính giáthành. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phƣơng pháp tính giá thích hợp. Việc lựa chọn đúng phƣơng pháp tính giá sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho doanh nghiệp. 1.6.1 Tính giá thành theo phƣơng pháp trực tiếp (phƣơng pháp giản đơn) Phƣơng pháp này căn cứ trực tiếp vào số CPSX thực tế phát sinh đã tập hợp đƣợc cho từng đối tƣợng chịu chi phí, số CPSX tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng nhƣ kết quả sản phẩm để tính ra giá thành thực tế của toàn bộ sản phẩm và đơn vị sản phẩm theo công thức sau: Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 13
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Z=DĐK + PSTK - DCK Trong đó: - DĐK : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ. - DCK : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. - PSTK : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Z: là tổng giá thành của sản phẩm. Trong đó: - z : Giá thành đơn vị sản phẩm - Q : Số lƣợng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Phƣơng pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp) đƣợcváp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn sản xuất khép kín chủng loại mặt hàng ít, khối lƣợng nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn. 1.6.2 Tính giá thành theo phƣơng pháp hệ số. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp sử dụng cùng loại nguyên vật liệu trong cùng một quy trình công nghệ thu đƣợc nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm đƣợc mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. – Để tính đƣợc giá thành của từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế hoặc kỹ thuật để định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số giá thành, trong đó lấy loại có hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn. – Căn cứ vào sản lƣợng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính đổi sản lƣợng từng loại ra sản lƣợng tiêu chuẩn. Tổng sản phẩm quy đổi thành Tổng sản lƣợng thực tế Hệ số giá thành = * sản phẩm tiêu chuẩn của sản phẩm i sản phẩm i – Tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 14
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP – Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm. Tổng giá Sản phẩm Chi phí Sản phẩm Hệ số giá thành sản = dở dang + phát sinh - dở dang x thành của { } phẩm i đầu kỳ trong kỳ đầu kỳ sản phẩm i 1.6.3 Tính giá thành theo phƣơng pháp tỷ lệ. Phƣơng pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất ra nhóm sản phẩm với quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau do vậy đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất vẫn là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tƣợng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm của nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (Hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sảnphẩm từng loại. Giá thành kế hoạch hoặc định Giá thành thực tế đơn = mức đơn vị thực tế sản phẩm * Tỷ lệ chi phí vị sản phẩm từng loại từng loại Trong đó: 1.6.4 Tính giá thành theo phƣơng pháp đơn đặt hàng. Phƣơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng đƣợc áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp liên tục kiểu song song( lắp ráp) sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc vừa theo các đơn đặt hàng hoặc các hợp đồng kinh tế đã đƣợc ký kết trƣớc. Với các doanh nghiệp này thì đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xƣởng, bộ phận sản xuất, từng đơn đặt hàng của từng phân xƣởng, bộ phận sản xuất, còn đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành: từng đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế đã hoàn thành và tính giá thành khi chu kỳ sản xuất kết thúc.  Nội dung của phƣơng pháp: – Mở sổ, thẻ kế toán để tập hợp CPSX phát sinh từ khi đơn đặt hàng bắt đầu thực hiện. – Tổ chức tập hợp CPSX theo từng đơn đặt hàng với từng loại chi phí nhƣ sau: Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 15
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP o Với chi phí trực tiếp tập hợp thẳng cho từng đơn đặt hàng o Các chi phí chung sau khi tập hợp đƣợc sẽ tiến hành lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý cho từng đơn đặt hàng. – Hàng tháng tập hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến từng đơn đặt hàng. – Khi đơn đặt hàng hoàn thành tiến hành tổng cộng CPSX hàng tháng đã tập hợp đƣợc để tính tổng giá thành và giá thành thực tế của đơn đặt hàng. – Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chƣa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng. 1.6.5 Phƣơng pháp tổng cộng chi phí. Áp dụng với các doanh nghiệp mà sản phẩm hoàn thành trong quy trình công nghệ bao gồm nhiều chi tiết, bộ phận cấu thành. Quá trình sản xuất đƣợc thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ để lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất thƣờng là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay các giai đoạn, bộ phận sản xuất. Đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản xuất đƣợc xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn , bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm: ∑Z = Z1 + Z2 + + Zn 1.7 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG. Sản phẩm làm dở ( sản phẩm dở dang ) là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhƣng vẫn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm. Trong trƣờng hợp này, chi phí sản xuất đã tập trung trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang. Việc đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp khó có thể chính xác tuyệt đối. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất cấu thành chi phí sản xuất, trình độ quản lý doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Sau đây là các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà các doanh nghiệp thƣờng áp dụng: Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 16
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.7.1 Đánh gia sản phẩm dở dang theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng. Theo phƣơng pháp này trƣớc hết doanh nghiệp phải xác định đƣợc khối lƣợng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành ra số sản phẩm quy đổi (hoàn thành tƣơng đƣơng). Sau đó tính toán từng khoản mục chi phí hoặc từng yếu tố chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ.  Giả định: – Đối với chi phí bỏ hết 1 lần vào sản xuất ngay từ đầu quy trình công nghệ, đƣợc coi nhƣ phân bổ đồng đều cho cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang (thông thƣờng là 621) – Đối với chi phí bỏ dần vào quy trình sản xuất (thƣờng là 622, 627), gọi là chi phí chế biến đƣợc phân bổ cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành thực tế. Trong đó: - DĐK , DCK :là chi phí sản xuất nằm trong sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ. - PSTK : là chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. - QHT : Sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. - QTD : là số sản phẩm quy đổi tƣơng đƣơng theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ. - QDD: sản phẩm dở dang trong kỳ - Và QTD = QDD x H% ( Trong đó H% là mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ) Giá trị SP dở dang CK = Tổng các chi phí sản xuất nằm trong SP dở dang CK Phƣơng pháp này thích hợp khi các chi phí chế biến chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu giá thành. 1.7.2 Đánh gia sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Phƣơng pháp này tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lƣợng ƣớc tính tƣơng đƣơng, chỉ có 1 điểm khác là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đƣợc giả định hoàn thành 50%. 1.7.3 Đánh gia sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp doanh nghiệp có chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 17
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phí sản xuất ( 70 % - 90 %), khối lƣợng sản phẩm dở dang ít và tƣơng đối ổn định giữa các kỳ. Theo phƣơng pháp này chúng ta chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếpcòn các khoản chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Với nội dung cơ bản của phƣơng pháp nêu trên cách tính sản phẩm dở dang cuối kỳ đƣợc tính nhƣ sau: Trong đó: - DĐK ,DCK : là chi phí NVL trực tiếp tính cho SPDD cuối kỳ, đầu kỳ. - PSTK : là chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ - QHT ,QDD: là số lƣợng sản phẩm hoàn thành và SPDD cuối kỳ. 1.7.4 Đánh gia sản phẩm dở dang theo phƣơng pháp định mức. Phƣơng pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng đƣợc chi phí sản xuất hoặc giá thành định mức đồng thời khối lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ khá ổn định (cả về mức độ hoàn thành và khối lƣợng). Do vậy chỉ cần căn cứ vào khối lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ và định mức chi phí sản xuất hoặc giá thành định mức đơn vị sản phẩm để tính ra số chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ (để đơn giản thƣờng tính số sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành nhƣ nhau). Ngoài các phƣơng pháp nêu trên ngƣời ta có thể áp dụng các phƣơng pháp nhƣ đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lƣợng, diện tích chƣa thu hoạch (trong sản xuất nông nghiệp) hoặc theo khối lƣợng, công việc xây dựng cơ bản chƣa hoàn thành bàn giao (trong XDCB) 1.8 NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.8.1 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tốn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. 1.8.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 18
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thƣờng đƣợc quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp, nên thƣờng đƣợc tập hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng trên cơ sở các “ Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” đƣợc mở cho từng đối tƣợng căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tƣ và báo cáo sử dụng vật tƣ ở từng bộ phận sản xuất. Trong trƣờng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp đƣợc thì có thể sử dụng phƣơng pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Tiêu thức phân bổ thƣờng đƣợc sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo số lƣợng sản phẩm. Để theo dõi, hạch toán và tổng hợp các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621mở chi tiết cho từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất, cuối kỳ không có số dƣ. Nợ TK 621 Có - Chi phí nguyên - Chi phí nguyên - Các- Các kho khoản ảginả gimả chim chi phí phí vật liệu phát sinh (N(Nếu ếcó)u có) vật liệu phát sinh trong kỳ - Nếu chuyển CPNVLTT trong kỳ - Nếu chuyển CPNVLTT SPS Nợ SPS Có Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 19
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Phƣơng pháp hạch toán Các nghiệp vụ chủ yếu của quy trình kế toán chi phí NVL trực tiếp đƣợc minh họa qua sơ đồ sau: TK 152 TK 621 TK 154 Kết chuyển chi phí Vật liệu xuất kho sử nguyên vật liệu TT dụng trực tiếp TK 111; 112; 331 TK 632 Phần vƣợt trên mức Mua vật liệu không Bình thƣờng TK 152 qua kho sử dụng ngay TK 133 Nguyên vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển sang kì sau 1.8.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ nhƣ: Tiền lƣơng chính, tiền lƣơng phụ, phụ cấp có tính chất tiền lƣơng Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định so với tiền lƣơng công nhân sản xuất. Giống nhƣ chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thƣờng là các khoản chi phí trực tiếp nên nó đƣợc tập hợp trực tiếp vào các đối tƣợng tập hợp chi phí liên quan. Trong trƣờng hợp không tập hợp trực tiếp đƣợc thì chi phí nhân công trực tiếp cũng đƣợc tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tƣợng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các tiêu chuẩn phân bổ thƣờng Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 20
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đƣợc sử dụng để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp là: Chi phí tiền lƣơng định mức (hoặc kế hoạch ), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra Để theo dõi, hạch toán và tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 622 Có Chi phí nhân công Kết chuyển (Phân bổ) trực tiếp phát sinh CPNCTT cho từng đối tƣợng có trong kỳ liên quan để tính gíá thành SPS Nợ SPS Có Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 21
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tài khoản 622 mở chi tiết cho từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và cuối kỳ không có số dƣ. Phƣơng pháp hạch toán: Các nghiệp vụ chủ yếu của quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp đƣợc minh họa qua sơ đồ sau: TK 334 TK 622 TK 154 Kết chuyển Tiền lƣơng và nhu cầu lƣơng phải trả cho CNTTSX CPNCTT TK 338 TK 632 Các khoản trích theo lƣơng Chi phí nhân công TT vƣợt mức bình thƣờng TK 335 Trích trƣớc tiền lƣơng Nghỉ phép của CNTTSX Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 22
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.8.1.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xƣởng, bộ phận sản xuât. Chi phí sản xuất chung, bao gồm: – Chi phí nhân viên: Phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xƣởng, bao gồm: Chi phí tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấplƣơng, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính cho nhân viên phân xƣởng nhƣ Quảnđốc phân xƣởng, nhân viên kinh tế, thống kê, thủ kho phân xƣởng, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xƣởng, nhƣ vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dƣỡng TSCĐ thuộc phân xƣởng quản lý, sử dụng, vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng phân xƣởng – Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xƣởng sản xuất nhƣ khuôn mẫu thí nghiệm, máy bơm, cánh trộn, – Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định sử dụng ở phân xƣởng sản xuất, nhƣ khấu hao máy móc thiết bị, khấu hao của nhà xƣởng, phƣơng tiện vận tải – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho các hoạt động của phân xƣởng nhƣ chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí điện, nƣớc, điện thoại – Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể trên, phục vụ cho hoạtđộng của phân xƣởng nhƣ chi phí tiếp khách, hội nghị ở phân xƣởng. Chi phí sản xuất chung đƣợc tổ chức tập hợp theo từng phân xƣởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải đƣợc tổng hợp theo theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ sau khi đã tập hợp đƣợc chi phí sản xuất chung theo từng phân xƣởng, kế toán tính Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 23
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất trong phân xƣởng sản xuất theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý nhƣ: phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo định mức chi phí sản xuất chung, theo chi phí nhân công trực tiếp Tổng chi phí cần phân bổ cho các Đại lƣợng tiêu Mức chi phí đối tƣợng chuẩn phân bổ sản xuất chung = x dùng để phân phân bổ cho Tổng đại lƣợng tiêu chuẩn phân bổ chi phí của từng đối tƣợng bổ của các đối tƣợng cần phân bổ đối tƣợng chi phí Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xƣởng. Chi phí sản xuất chung cố định đƣợc phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm đƣợc dựa trên công suất bình thƣờng của máy móc sản xuất. Trƣờng hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thƣờng thì chi phí sản xuất chung cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Trƣờng hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công suất bình thƣờng, phần chi phí sản xuất chỉđƣợc phân bổ theo mức công suất bình thƣờng, phần chi phí sản xuất chung không đƣợc phân bổ, đƣợc ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp thƣờng thay đổi trực tiếp hoặc gần nhƣ trực tiếp theo số lƣợng sản phẩm sản xuất, nhƣ chi phí nguyên liệu, vậtl iệu giántiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi đƣợc phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế. Để theo dõi, hạch toán và tổng hợp các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xƣởng, bộ phận sản xuất dịch vụ. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 24
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nợ TK 627 Có - Các khoản ghi giảm chi phí. Chi phí sản xuất - Kết chuyển (phân bổ) CPSXC chung thực tế phát cho từng đối tƣợng liên quan sinh trong kỳ để tính giá thành. SPS nợ Nợ TK627 cuối kỳ không có số dƣ do đã kết chuyển hoặc phân bổ hết cho các sản phẩm và đƣợcchi tiết thành 6 tiểu khoản: TK6271: Chi phí nhân viên phân xƣởng. TK6272: Chi phí vật liệu TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK6278: Chi phí bằng tiền khác. Phƣơng pháp hạch toán: Các nghiệp vụ chủ yếu của quy trình kế toán chi phí sản xuất chung đƣợc minh họa qua sơ đồ sau: Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 25
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TK 334, 338 TK 627 TK 154 (chi tiết) Tập hợp chi phí nhân viên PX Kết chuyển(phân bổ) CPSX TK 152, 153 vào đối tƣợng tính giá thành Tập hợp CPNVL, CCDC TK 632 TK 142, 242, 335 Phần CPSXC cố định không Chi phí phân bổ dần đƣợc phân bổ vào giá thành Chi phí trích trƣớc TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 141, 331 TK 111, 112, 153 CP dịch vụ mua ngoài CP bằng tiền khác Các khoản thu hồi ghi mua ngoài, chi khác bằng tiền giảm chi phí sản xuất TK 133 Thuế GTGT đầu vào Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 26
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.8.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất. Sau khi đã tập hợp chi phí nhƣ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán phải kết chuyển vào bên Nợ của Tài Khoản 154_“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để phục vụ cho việc tính giá thành thành phẩm. TK 154 đƣợc mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ, của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ và kể cả cho vật tƣ, sản phẩm, hànghóa thuê ngoài gia công chế biến. Nội dung kết cấu TK 154: o Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) o Bên Có: Các khoản chi phí đƣợc giảm nhƣ là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức. Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. o Số dƣ (Bên Nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm dở dang. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 27
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TK 154 (chi tiết) SDĐK TK 621 TK 152,111 K/C chi phí NVLTT Các khoản ghi giảm CPSX TK 155 TK 621 Nhập kho K/C chi phí NCTT TK 157 Gửi bán TK 627 Tổng giá thành SX TK 632 K/C chi phí SXC thực tế của SP Bán thẳng hoàn thành SPS Nợ SPS Có SDCK Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 28
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.8.2 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tốn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. Theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ việc tổ chức kế toán các khoản mục chi phí vẫn giống nhƣ phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, đƣợc thực hiện trên các tài khoản 621, 622, 627, 631 – Giá thành sản xuất.  Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Do đặc điểm của phƣơng pháp kiểm kê định kỳ mà nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ cho mục đích sản xuất, hay bán hàng hay quản lý doanh nghiệp là rất khó phân định. Các chi phí nguyên vật liệu phản ánh trên TK 621 không đƣợc ghi theo chứng từ xuất dùng mà đƣợc ghi một lần vào cuối kỳ dựa vào kết quả kiểm kê. – Trị giá vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, ghi: Nợ TK621: (chi tiết đối tƣợng) CóTK611 (6111): Giá trị vật liệu xuất dùng – Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên,vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tƣợng) Nợ TK631: Có TK621:  Hạchtoán chi phínhân công trực tiếp: Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống nhƣ phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK631 theo từng đối tƣợng: Nợ TK631: Có TK622: Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 29
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Hạch toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất chung đƣợc tập hợp vào TK627 và đƣợc chi tiết theo các tiểu khoản tƣơng ứng và tƣơng tự nhƣ với doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Sau đó sẽ đƣợc phân bổ vào TK631, chi tiết theo từng đối tƣợng để tính giá thành: Nợ TK631: Có TK627: Để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK631. Kết cấu của Tài Khoản 631: o Bên Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ (Kết chuyển từ TK 154 sang) Phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ(Kết chuyển từ TK 621, 622, 627 sang) o Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ sang TK 154. Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Các khoản thu ghi giảm chi phí sản xuất. o Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dƣ. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 30
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.9 ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN. 1.9.1 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ gốc (phiếu xuất Sổ (thẻ) kế toán chi phí kho, hóa đơn GTGT) TK 621, 622, 627, 154, Bảng tính Nhật ký chung giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631) Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: ghi hàng ngày ghi định kỳ Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 31
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.9.2 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc (phiếu xuất Sổ (thẻ) chi tiết kho, hóa đơn GTGT, ) TK 621, 622, 627, 154 Chứng từ ghi sổ Bảng tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối Tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: ghi hàng ngày ghi định kỳ quan hệ đối chiếu Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 32
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.9.3 Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký – chứng từ. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ NK – CT số Chứng từ gốc Sổ 1,2,5 (phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, chi ) tiết Bảng phân bổ NVL, CCDC chi Bảng phân bổ tiền lƣơng, BHXH. phí Bảng phân bổ khấu hao sản xuất Bảng kê số 4,5,6 NK – CT số 7 Bảng tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627 (631) Ghi chú: ghi hàng ngày ghi định kỳ Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 33
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.9.4. Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký – sổ cái. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái Chứng từ gốc (phiếu xuất Sổ (thẻ) kế toán chi phí kho, hóa đơn GTGT, ) TK 621, 622, 627, 154 Nhật ký – Sổ cái Bảng tính (phần sổ cái ghi cho các giá thành sản phẩm TK 621, 622, 154 (631)) Báo cáo tài chính Ghi chú: ghi hàng ngày ghi định kỳ Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 34
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN 2.1 ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân.  Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại. Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Sở hữu Thiên Tân Tên tiếng anh: EVER NEW HOLDING Joint Stock Company Tên viết tắt: EVER NEW.,JSC Trụ sở: A24 – Biệt thự 4 – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội Văn phòng giao dịch: Số 68 – Đƣờng số 7 – Trung tâm Hội nghị Quốc Gia – Từ Liêm – Hà Nội Giấy phép kinh doanh số: 0103023779 Vốn điều lệ: 7.500.000.000 đồng - Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng - Số cố phần đã đăng ký mua: 750.000 cổ phần  Các mốc lịch sử hình thành và phát triển. 2000 - 2005 Nền tảng cho việc hình thành nên doanh nghiệp đƣợc xây dựng từ kinh nghiệm của các thành viên sáng lập qua các công trình lớn nhƣ: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Dự án thoát nƣớc Hà nội giai đoạn I, Nhà máy xi măng Tam Điệp, Nhà máy Xi măng Hải Phòng Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 35
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 09/2005 Xây dựng đề án thành lập, tiếp nhận và điều hành doanh nghiệp có sự tham gia góp vốn của Nhà nƣớc. 2005 – 2007 Tăng cƣờng năng lực và kinh nghiệm cán bộ qua các dự án: Xây dựng dây chuyền chính Nhà máy Xi măng Thăng Long, đầu tƣ và xây dựng khách sạn Hidden Charm - Quảng Ninh 12/2007 Tổng sản lƣợng sản xuất kinh doanh đạt 52 tỷ VND 04/2008 Thành lập doanh nghiệp trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nƣớc. 05/2008 Hoàn thành và đƣa vào sử dụng dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng tại Khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh. 07/2008 Góp vốn và thành lập Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Thiên Tân. 3 10/2008 Cung cấp m bê tông thứ 30.000 cho dây chuyền sản suất điện thoại di động lớn nhất Việt Nam. Chỉ sau 06 tháng hoạt động, doanh thu riêng 12/2008 mặt hàng vật liệu xây dựng đạt 22 tỷ VND. Khẳng định tính đúng đắn của chủ trƣơng đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sở hữu. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 36
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 03/2009 Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Tƣ vấn Thiên Tân với mục đích nâng cao hàm lƣợng kỹ thuật, dịch vụ của sản phẩm. Mua lại 70% cổ phần, chính thức tiếp 04/2009 nhận điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ hóa chất sơn Việt Nam, với thƣơng hiệu Colour Bow đã có mặt trên thị trƣờng từ năm 2002. 06/2009 Chính thức xác nhận độc quyền thƣơng hiệu EVERNEW tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. 11/2009 Công nhận hợp chuẩn ISO 9001:2008 cho Hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 37
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý  Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất. Công ty hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đồng có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát.  Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở công ty, có trách nhiệm trƣớc Đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhanh danh công tƣ trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 38
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hành động sản xuất kinh doanh quản trị điều hành công ty, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trƣớc cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban giám đốc công ty.  Ban tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bầu ra. Chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo mục tiêu, định hƣớng mà Đại hội đồng, hội đồng quản trị đã thông qua.  Các công ty thành viên: đứng đầu là Giám đốc các công ty. Chịu trách nhiệm tổ chức và đôn đốc các hoạt động theo kế hoạch từ Hội đồng quản trị.  Các phòng ban: có chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. 2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trƣởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tiêu thụ vật liệu thanh toán tổng hợp thành phẩm Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Dƣới sự chỉ đạo của kế toán trƣởng chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận đƣợc quy định nhƣ sau: *Kế toán trưởng: là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc công ty về tài chính, lao động, thực hiện chức năng nhiệm vụ đã đƣợc quy định, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động; Đƣợc quyền khen thƣởng và kỷ luật trong phạm vi quyền hạn của mình. Tham gia hội đồng thi đua, hội đồng kinh tế, Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 39
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP hội đồng lƣơng và thƣờng trực ban chỉ đạo kiểm kê tài sản. Đƣợc thừa lệnh Giám đốc ký các chứng từ thu, chi, hóa đơn xuất, nhập, phiếu hoặc séc chuyển tiền theo đúng điều lệ và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc ban hành và phải chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và pháp luật về các văn bản đã ký đó. *Kế toán vật liệu:có nhiệm vụ theo dõi tình nhập, nhập xuất, tồn kho nguyên nhiên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất của công ty. *Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với ngƣời mua, ngƣời bán, tính và thanh toán quyết toán lƣơng cho CBCNV trong công ty. *Kế toán tiêu thụ thành phẩm: có nhiệm vụ theo dõi lƣợng thành phẩm nhập kho và xuất kho. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm. *Kế toán tổng hợp:có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm, tính trích khấu hao TSCĐ, tập hợp cho chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính. 2.1.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. * Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12. * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và cá chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung biến đổi trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm. - Phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho đƣợc xác định theo phƣơng pháp bình quân cả kỳ. - Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thƣờng xuyên. *Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 40
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Phương pháp hạch toán thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế. *Hình thức kế toán : Công ty ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung. * Hệ thống chứng từ kế toán: Căn cứ vào Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp mới, Công ty đã xây dựng hệ thống chứng từ mới phù hợp với Quyết định 15/2006/QĐ- BTC và Luật kế toán. Bên cạnh những hệ thống chứng từ đƣợc lập theo quy định, để thuận tiện và phù hợp với công tác kế toán tại Công ty, Công ty còn lập một số loại chứng từ nội bộ theo mẫu quy định và các văn bản đã ban hành. * Hệ thống tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán trong Công ty đƣợc xây dựng đúng với chế độ kế toán, áp dụng theo Quyết định 15/2006/BTC- QĐ ban hành ngày 20/3/2006. * Hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. Theo hình thức này Công ty sử dụng các loại sổ sau đây: – Sổ Nhật ký chung. – Sổ Cái. – Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. *Hệ thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định của bộ tài chính: – Bảng cân đối kế toán. – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. – Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. – Thuyết minh báo cáo tài chính. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 41
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN. 2.2.1 Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất. Tại công ty chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Do đặc điểm sản phẩm của công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm vì vậy chi phí phát sinh tại công ty phải tập hợp theo từng khoản mục chi phí và phải đƣợc thƣờng xuyên theo dõi chi tiết ở từng phân xƣởng. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán tại công ty phải đƣợc tổ chức một cách khoa học, có hệ thống để có thể đảm bảo tính chính xác và phản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh. Theo cách này công ty đã phân loại toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh ra thành 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, nhiên liệu, sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: Nhân công trực tiếp là những ngƣời trực tiếp sản xuất, lao động của họ gắn với hoạt động sản xuất, sức lao động của họ đƣợc hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ trực tiếp sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hƣởng đến số lƣợng và chi phí của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp đƣợc tính trực tiếp vào sản phẩm họ sản xuất ra bao gồm: chi phí về tiền lƣơng và khoản trích theo lƣơng tính vào chi phí. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở phân xƣởng. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xƣởng, chi phí nhân viên phân xƣởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dƣỡng sửa chữa, chi phí quản lý tại phân xƣởng. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 42
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm. 2.2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất. Xác định đúng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất. Việc xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí. Tại công ty đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ quy trình sản xuất. Nƣớc Xi măng Cát Đá Phụ gia Định lƣợng theo bảng cấp phối Hệ thống điều khiển trộn bê tông Xả bê tông ra xe đi đến công trình Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất bê tông thƣơng phẩm 2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tƣợng tính giá thành có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. Để xác định đúng đối tƣợng tính giá thành, kế toán căn cứ vào đặc điểm sản xuất của công ty cũng nhƣ các loại sản phẩm và tính chất của các loại sản phẩm mà công ty tổ chức. Công ty đã xác định đối tƣợng tính giá thành theo từng loại bê tông (nhƣ bê tông mác A, mác B, mác G, ) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 43
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.3 Kỳ tính giá thành và phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm. 2.2.3.1 Kỳ tính giá thành. Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất vào chu kỳ sản xuất sản phẩm. Đối với sản phẩm là bê tông thƣơng phẩm (bê tông tƣơi) , do có đặc điểm là bê tông sản xuất ra phải sử dụng ngay, để lâu sẽ trở thành bê tông chết. Do đó tuổi thọ của sản phẩm là rất ngắn. Căn cứ vào đặc điểm này nên tại công ty kỳ tính giá thành là theo tháng. Việc xác định nhƣ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty, đảm bảo tính giá thành một cách kịp thời, nhanh chóng, cung cấp thông tin cho lãnh đạo trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiệu quả. 2.2.3.2 Phương pháp tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành công ty đã lựa chọn tính giá thành theo phƣơng pháp trực tiếp (phƣơng pháp giản đơn). Việc công ty lựa chọn một phƣơng pháp tính giá phù hợp sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho công ty. Phƣơng pháp này căn cứ trực tiếp vào số chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã tập hợp đƣợc cho từng đối tƣợng chịu chi phí, số chi phí sảnxuất tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng nhƣ kết quả sản phẩm để tính ra giá thành thực tế của toàn bộ sản phẩm và đơn vị sản phẩm theo công thức sau: Z=DĐK+ PSTK - DCK Trong đó: - DĐK : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ - DCK : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ - PSTK : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Z : là tổng giá thành của sản phẩm Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 44
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.4 Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phẩn sở hữu Thiên Tân. Em chọn lấy số liệu của tháng 12/2011 để tính giá thành sản xuất sản phẩm bê tông thương phẩm mác B tại công ty xuyên suốt khoá luận tốt nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. Hệ thống chứng từ: Phiếu xuất kho,hóa đơn GTGT (Đối với trƣờng hợp mua xuất thẳng cho phân xƣởng sản xuất), bảng kê mua hàng hoá (Đối với trƣờng hợp mua lẻ không có hoá đơn), bảng phân bổ nguyên vật liệu,sổ chi tiết chi phí sản xuất(mở cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) Tài khoản sử dụng: 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của công ty (ví dụ nhƣ: cát vàng, xi măng, đá, ) Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho và phƣơng pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó, căn cứ vào đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong kỳ, kế toán sử dụng TK621 "Chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp". Kết cấu cơ bản của TK621:  Bên Nợ : Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.  Bên Có : Các khoản giảm trừ (nếu có) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dƣ. Sổ sách sử dụng: để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Sổ cái TK 621, sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 45
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đối với công ty, nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên sản phẩm, nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khoảng 80 - 90% trong giá thành và thƣờng ổn định trong cơ cấu mỗi loại sản phẩm. Nguyên vật liệu ở công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào vai trò và tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất thì nguyên liệu ở công ty đƣợc theo dõi trên TK152 – “Nguyên liệu,vật liệu” chia thành các loại sau: - 152.1: Nguyên vật liệu chính bao gồm : cát, xi măng - 152.2: Nhiên liệu bao gồm : dầu, xăng Để tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho, công ty áp dụng phƣơng pháp Bình quân gia quyền cả kỳ. Căn cứ vào lệnh xuất kho, kế toán lập phiếu xuất rồi chuyển qua bộ phận kho. Tại kho khi nhận đƣợc phiếu xuất kho, thủ kho sẽ xuất vật tƣ, ghi số lƣợng xuất vào phần thực xuất và ký vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho đƣợc lập thành 3 liên: - Liên 1: Lƣu tại quyển. - Liên 2: Giao cho ngƣời nhận hàng - Liên 3: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán. Do đặc điểm công ty sản xuất nhiều mặt hàng nên chi phí nguyên vật liệucũng đƣợc tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 46
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VD: Ngày 15 tháng 12, xuất kho 199,41m3 cát vàng sông Lô để sản xuất bê tông thƣơng phẩm. Ngày 15 tháng 12, xuất kho 214,03m3 đá dăm 1x2 để sản xuất bê tông thƣơng phẩm. Nguyên liệu xuất kho đƣợc tính giá thành theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế toán viết phiếu xuất kho để xuất cát vàng sông Lô, đá dăm 1x2, xi măng sông Thao để sản xuất bê tông thƣơng phẩm. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 47
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.1: Công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân Mẫu sổ: 02 - VT A24 BT4 KĐT Mỹ Đình II, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Tel: 0437855974 Fax: 437855975 ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 12 năm 2011 Số phiếu: PX215 TK nợ: 621 TK có: 152 Họ và tên ngƣời nhận hàng: Vũ Tất Trai Bộ phận: trạm trộn Phù Ninh Lý do xuất kho: xuất để sản xuất bê tông thƣơng phẩm Xuất tại: kho vật tƣ S Tên, nhãn hiệu, Số lƣợng Đơn vị Đơn Thành T Mã HH quy cách Yêu Thực tính giá tiền T phẩm chất cầu xuất A B C D 1 2 3 4=1x3 1 CATVANG Cát vàng sông Lô m3 199,41 199,41 Cộng Bằng chữ: Ngày 15 tháng 12 năm 2011 Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 48
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2: Công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân Mẫu sổ: 02 - VT A24 BT4 KĐT Mỹ Đình II, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Tel: 0437855974 Fax: 437855975 ngày 20.03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 12 năm 2011 Số phiếu: PX217 TK nợ: 621 TK có: 152 Họ và tên ngƣời nhận hàng: Vũ Tất Trai Bộ phận: trạm trộn Phù Ninh Lý do xuất kho: xuất để sản xuất bê tông thƣơng phẩm Xuất tại: kho vật tƣ S Tên, nhãn hiệu, Số lƣợng Đơn vị Thành T Mã HH quy cách Yêu Thực Đơn giá tính tiền T phẩm chất cầu xuất A B C D 1 2 3 4=1x3 1 DA1x2 Đá dăm 1x2 m3 214,03 214,03 Cộng Bằng chữ: Ngày 15 tháng 12 năm 2011 Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 49
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán vào sổ chi tiết vật liệu mở cho cát vàng sông Lô. Biểu 2.3: Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Tài khoản: 152.1 Tên, quycáchvật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hànghoá): cát vàng sông Lô Tên kho: Mã số vật liệu, dụngcụ(sản phẩm, hàng hoá): CATVANG Đơn vị tính: m3 Tháng 12 năm 2011 Chứng từ Nhập Xuất Tồn TK Ghi Số Ngày Diễn giải Đơn giá Số Số ĐƢ Thành tiền Thành tiền Số lƣợng Thành tiền chú hiệu tháng lƣợng lƣợng Số dƣ đầu kỳ 173.920,19 9.558,42 1.662.402.180 PN 14/12 Mua cát vàng sông Lô 331 181.818,18 328 59.636.364 9.886,42 1.722.038.544 114 PX Xuất kho vật liệu sản 15/12 621 199,41 215 xuất bê tông . . PX Xuất kho vật liệu sản 25/12 621 88,8 227 xuất cống tròn . Cộng số phát sinh 328 59.636.364 380,095 66.129.962 Số dƣ cuối kỳ 9.506,325 1.655.908.582 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 50
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ để tính đơn giá cát vàng sông Lô xuất kho nhƣ sau: Số lƣợng Giá trị Tồn đầu kỳ 9.558,42 1.662.402.180 Nhập trong kỳ 328 59.636.364 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 51
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán vào sổ chi tiết vật liệu mở cho đá dăm 1x2 Biểu 2.4: Mẫu số S03a-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Tài khoản: 152.1 Tên, quy cáchvật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hànghoá): đá dăm 1x2 Tên kho: Mã số vật liệu, dụngcụ(sản phẩm, hàng hoá): DA1x2 Đơn vị tính: m3 Tháng 12 năm 2011 Chứng từ Nhập Xuất Tồn TK Ghi Số Ngày Diễn giải Đơn giá Số Số Số ĐƢ Thành tiền Thành tiền Thành tiền chú hiệu tháng lƣợng lƣợng lƣợng Số dƣ đầu kỳ 208.579,12 9.128,32 1.903.976.991 . . PN 6/12 Nhập kho đá các loại 331 209.090,91 199,5 41.713.636 106 PX Xuất kho vật liệu sản 15/12 621 214,03 217 xuất bê tông . PX Xuất kho vật liệu sản 25/12 621 95,68 229 xuất cống tròn . Cộng số phát sinh 199,5 41.713.636 404,121 84.321.969 Số dƣ cuối kỳ 8.923,7 1.861.368.658 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 52
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ để tính đơn giá đá dăm 1x2 xuất kho nhƣ sau: Số lƣợng Giá trị Tồn đầu kỳ 9.128,32 1.903.976.991 Nhập trong kỳ 199,5 41.713.636 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 53
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.5: CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN Evernew Holding., JSC BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO Số: BKPX0112 Tháng 12 năm 2011 Tên, quy cách nguyên liệu, công cụ, dụng cụ: cát vàng sông Lô Phiếu xuất Ghi có TK 152, Ghi nợ các TK Diễn giải SH NT 621 627 641 642 PX215 15/12 Xuất cát sản xuất bê tông 199,41 PX216 16/12 Xuất cát sản xuất bê tông 267,4 . Cộng lƣợng xuất kho 380,095 Đơn giá 173.982,72 Cộng 66.129.962 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 54
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.6: CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN Evernew Holding., JSC BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO Số: BKPX0113 Tháng 12 năm 2011 Tên, quy cách nguyên liệu, công cụ, dụng cụ: đá dăm 1x2 Phiếu xuất Ghi có TK 152, Ghi nợ các TK Diễn giải SH NT 621 627 641 642 PX217 15/12 Xuất đá sản xuất bê tông 214,03 PX218 16/12 Xuất đá sản xuất bê tông 171,61 . Cộng lƣợng xuất kho 404,121 Đơn giá 208.655,51 Cộng 84.321.969 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 55
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dựa vào bảng định mức công ty xây dựng cho từng loại sản phẩm kế toán xác định đƣợc số lƣợng nguyên vật liệu trực tiếp cần để sản xuất sản phẩm bê tông thƣơng phẩm mác B nhƣ sau: Biểu 2.7: CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN Evernew Holding., JSC BẢNG ĐỊNH MỨC SẢN XUẤT BÊ TÔNG THƢƠNG PHẨM MÁC B Bê tông mác B STT Khoản chi phí Đơn vị tính Sản lƣợng bê Số lƣợng Định mức tông NVL 1 Cát vàng m3 0,51 60,435 2 Đá 1x2 m3 0,5474 64,867 3 Đá 0.5 m3 0,2346 27,8 118,5 4 Xi măng tấn 0,460 54,510 5 Nhiên liệu đ/ m3 2 237 6 Phụ gia sika lít 5,17 612,645 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 56
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẢNG TÍNH ĐƠN GIÁ XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Đơn vị tính: đồng Số lƣợng Giá trị Tồn đầu kỳ 9.558,42 1.662.402.180 Nhập trong kỳ 328 59.636.364 Đơn giá CÁT VÀNG 173.982,72 Tồn đầu kỳ 9.128,32 1.903.976.991 Nhập trong kỳ 199,5 41.713.636 Đơn giá ĐÁ 1x2 208.655,51 Tồn đầu kỳ 2.696,07 513.308.783 Nhập trong kỳ 285 54.409.091 Đơn giá ĐÁ 0.5 189.804,53 Tồn đầu kỳ 6.511,13 6.092.019.650 Nhập trong kỳ 4.385,38 4.624.008.741 Đơn giá XI MĂNG 960.678,87 Tồn đầu kỳ 33.282 540.517.467 Nhập trong kỳ 2136 39.418.927 Đơn giá NHIÊN LIỆU 16.374,06 Tồn đầu kỳ 31.323,7 1.130.001.882 Nhập trong kỳ - - Đơn giá PHỤ GIA 36.075 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 57
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.8: CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN Evernew Holding., JSC BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT DÙNG SẢN XUẤT BÊ TÔNG MÁC B Bê tông mác B Đơn vị STT Khoản chi phí Số lƣợng tính Đơn giá xuất Thành tiền NVL 3 1 Cát vàng m 60,435 173.982,72 10.514.646 3 2 Đá 1x2 m 64,867 208.655,51 13.534.836 3 3 Đá 0.5 m 27,8 189.804,53 5.276.585 4 Xi măng tấn 54,510 960.678,87 52.366.605 3 5 Nhiên liệu đ/ m 237 16.374,06 3.880.652 6 Phụ gia sika lít 612,645 36.075 22.101.168 Tổng 107.674.492 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 58
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Từ Bảng kê xuất cát vàng sông Lô, đá dăm 1x2, kế toán vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho sản phầm bê tông thƣơng phẩm mác B và Sổ Nhật Ký Chung. Biểu 2.9: Mẫu số S36-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(621) Tên phân xƣởng : trạm trộn Phù Ninh Tênsản phẩm: Bê tông thƣơng phẩm Tháng 12 năm 2011 Ngày Chứng từ Tổng số tiền Bê tông thƣơng phẩm SH tháng Diễn giải TKĐƢ ghi sổ SH NT Nợ Có Mác B Mác D Số dƣ đầu kỳ 31/12 BKPX0112 31/12 Xuất cát vàng sông Lô sản xuất bê tông 152 66.129.962 10.514.646 31/12 BKPX0113 31/12 Xuất đá dăm 1x2 sản xuất bê tông 152 84.321.969 13.534.836 31/12 PKT69 31/12 Kết chuyển CPNVLTT sản xuất 154 553.890.147 107.674.492 Cộng số phát sinh 553.890.147 553.890.147 Số dƣ cuối kỳ Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 59
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.10: Mẫu số S03a-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC Sổ nhật ký chung Năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ Số phát sinh Số hiệu tháng Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản Nợ Có ghi sổ tháng . . . . 152 59.636.364 HĐGTGT 6/12 6/12 Mua cát vàng sông Lô 133 5.963.636 0000007 331 65.600.000 . . . . 621 10.514.646 31/12 BKPX0112 31/12 Trị giá cát xuất ngày 15/12 152 10.514.646 . . . . Kết chuyển chi phí NVLTT sản xuất 154 31/12 PKT0412 31/12 107.674.492 bê tông mác B 621 107.674.492 . . . . Cộng số phát sinh tháng 12 3.802.861.473 3.802.861.473 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 60
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào sổ nhật ký chung, kế toán vào sổ cái TK621. Biểu 2.11: Mẫu số S03b-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CÁI Tên tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số tiền TK Ngày Diễn giải Số hiệu ĐƢ Nợ Có tháng Số dƣ đầu kỳ . . Xuất cát sản xuất bê BKPX0112 31/12 152 10.514.646 tông mác B Xuất đá 1x2 sản xuất bê BKPX0113 31/12 152 13.534.836 tông mác B . . Kết chuyển CPNVLTT PKT68 31/12 154 107.674.492 sản xuất bê tông mác B . . Số dƣ cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 61
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. Hệ thống chứng từ: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lƣơng - Bảng trích theo lƣơng - Bảng phân bổ lƣơng. Tài khoản sử dụng: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ nhƣ: Tiền lƣơng chính, tiền lƣơng phụ, phụ cấp có tính chất tiền lƣơng Ngoài ra, Chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Để hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp". Kết cấu của TK 622:  Bên Nợ : Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ.  Bên Có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tƣợng có liên quan để tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dƣ. Sổ sách sử dụng: để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Sổ cái TK 622, sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Nội dung hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân tiền lƣơng đƣợc phân phối theo tính chất công việc, hiệu quả công việc và hiệu quả sản xuất kinh doanh Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 62
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.12: CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN Evernew Holding., JSC BỘ PHẬN SẢN XUẤT – TRẠM TRỘN PHÙ NINH BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2011 S Ngày trong tháng Chức Tổng T Họ tên vụ công T 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Vũ Tất Trai TT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 2 Ng.T.Bình TP X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 3 Ng Đức Biên KT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 4 Tăng Huy Hòa TK X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 5 Phan Thế Anh VH X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 . Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 63
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.13: CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN Evernew Holding., JSC BỘ PHẬN SẢN XUẤT – TRẠM TRỘN PHÙ NINH BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Lƣơng sản phẩm Các khoản giảm trừ S Lƣơng Tiền lƣơng T Họ và tên CV Phụ cấp trách Tộng cộng Thực lĩnh cơ bản KL Đơn BHYT BHTN T Thành tiền nhiệm BHXH 6% Cộng Beton giá 1,5% 1% 1 Vũ Tất Trai TT 800.000 3.580.000 1448,6 1.600 2.317.760 1.970.000 8.667.760 214.800 53.700 35.800 304.300 8.363.460 2 Đỗ Thị Tƣ TV 0 1.500.000 1448,6 1.000 1.448.600 1.550.000 4.498.600 90.000 25.500 15.000 127.500 4.371.100 3 Hà Mạnh Tài TN 250.000 2.255.000 1448,6 1.300 1.883.180 1.095.000 5.483.180 135.300 33.825 22.550 191.675 5.291.505 . . Cộng 4.500.000 34.465.000 25.061.000 17.735.000 81.761.000 2.067.900 516.975 344.650 2.929.525 78.831.475 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 64
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.14: CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN Evernew Holding., JSC BỘ PHẬN SẢN XUẤT – TRẠM TRỘN PHÙ NINH BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG Tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Ngƣời sử dụng lao động chịu Ngƣời lao động chịu Đối Lƣơng cơ Lƣợng Cộng có tƣợng bản thực tế BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng BHXH BHYT BHTN Cộng TK 338 16% 3% 1% 2% 22% 6% 1.5% 1% 8,5% TK 34.465.000 81.761.000 5.514.400 1.033.950 344.650 1.635.220 8.528.220 2.067.900 516.975 344.650 2.929.525 11.457.745 622 TK627 19.394.406 59.173.000 3.103.105 581.832 193.944 1.183.460 5.062.341 1.163.664 290.916 193.944 1.648.525 6.710.866 TK 15.550.000 17.980.000 2.488.000 466.500 155.500 359.600 3.469.600 933.000 233.250 155.500 1.321.750 4.791.350 641 TK 45.270.000 47.520.000 7.243.200 1.358.100 452.700 950.400 10.004.400 2.716.200 679.050 452.700 3.847.950 13.852.350 642 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 65
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lƣơng, kế toán vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 và Sổ Nhật Ký Chung. Biểu 2.15: Mẫu số S36-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: Chi phínhân công trực tiếp(622) Tên phân xƣởng : trạm trộn Phù Ninh Tháng 12 năm 2011 Ngày Chứng từ Tổng số tiền Bê tông thƣơng phẩm Cống tròn SH tháng Diễn giải SH NT TKĐƢ Nợ Có Mác B Mác A . ghi sổ Số dƣ đầu kỳ 31/12 BPBLT12 31/12 Lƣơng công nhân trạm Phù Ninh 334 81.761.000 Trích BHXH, BHYT, BHTN, 31/12 BPBLT12 31/12 338 8.528.220 KPCĐ 31/12 BPBLT12 31/12 Kết chuyển CPNCTT 154 90.289.220 Cộng số phát sinh 90.289.220 90.289.220 Số dƣ cuối kỳ Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 66
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.16: Mẫu số S03a-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC Sổ nhật ký chung Năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ Số phát sinh Số hiệu tháng Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản Nợ Có ghi sổ tháng . . . . 622 81.761.000 31/12 BPBLT12 31/12 Lƣơng phải trả cho công nhân sản xuất 334 81.761.000 622 8.528.220 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo 31/12 BPBLT12 31/12 334 2.929.525 quy định 338 11.457.745 154 90.289.220 31/12 PKT12 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622 90.289.220 . . . . Cộng số phát sinh tháng 12 3.802.861.473 3.802.861.473 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 67
  72. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào sổ nhật ký chung, kế toán vào sổ cái TK621. Biểu 2.17: Mẫu số S03b-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CÁI Tên tài khoản: chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số tiền TK Ngày Diễn giải Số hiệu ĐƢ Nợ Có tháng Số dƣ đầu kỳ Lƣơng phải trả cho BPBLT12 31/12 334 81.761.000 công nhân sản xuất Trích BHXH, BHYT, BPBLT12 31/12 BHTN, KPCĐ vào chi 338 8.528.220 phí Kết chuyển chi phí PKT12 31/12 154 90.289.220 nhân công trực tiếp Cộng số phát sinh 90.289.220 90.289.220 Số dƣ cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 68
  73. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.4.3 Hạch toán chi phi sản xuất chung tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. Hệ thống chứng từ: Bảng thanh toán lƣơng nhân viên phân xƣởng, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ công cụ dụng cụ Tài khoản sử dụng: 627 – Chi phí sản xuất chung. Để theo dõi các khoản Chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 " chi phí sản xuất chung" Kết cấu TK 627:  Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.  Bên Có: - Các Khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (Nếu có). - Kết chuyển (Phân bổ) chi phí sản xuất chung cho từng đối tƣợng liên quan để tính giá thành. TK 627 cuối kỳ không có số dƣ do đã kết chuyển hoặc phân bổ hết cho các sản phẩm. Sổ sách sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung: Sổ cái TK 627, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xƣởng, chi phí nhân viên quản lý phân xƣởng Chi phí sản xuất chung đƣợc chia thành các tiểu khoản: - TK 62711: Chi phí nhân viên phân xƣởng – Trạm Phù Ninh - TK 62731: Chi phí công cụ dụng cụ – Trạm Phù Ninh - TK 62741: Chi phí khấu hao tài sản cố định – Trạm Phù Ninh - TK 62771 : Chi phí dịch vụ mua ngoài – Trạm Phù Ninh - TK 62781: Chi phí bằng tiền khác – Trạm Phù Ninh Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 69
  74. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Chi phí nhân viên phân xƣởng (TK 62711) Theo chế độ hiện hành, chi phí nhân viên phân xƣởng bao gồm tiền lƣơng, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của nhân viên quản lý phân xƣởng. Đối với các nhân viên quản lý phân xƣớng công ty trả lƣơng theo hợp đồng, các khoản trích theo lƣơng tính trên lƣơng cơ bản gồm 8,5% trừ vào lƣơng và 22% tính vào chi phí của doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng phân bổ lƣơng toàn doanh nghiệp (biểu 2.13 trang 70) Kế toán vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 62711 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 70
  75. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.18: Mẫu số S03a-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC Sổ nhật ký chung Năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ Số phát sinh Số hiệu tháng Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản Nợ Có ghi sổ tháng . . . . Lƣơng phải trả cho nhân viên quản lý phân 62711 59.173.000 31/12 BPBLT12 31/12 xƣởng 334 59.173.000 62711 5.062.341 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo 31/12 BPBLT12 31/12 334 1.648.525 quy định 338 6.710.866 154 60.821.525 31/12 PKT02 31/12 Kết chuyển chi phí quản lý phân xƣởng 62711 60.821.525 . . . . Cộng số phát sinh tháng 12 3.802.861.473 3.802.861.473 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 71
  76. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.19: Mẫu số S03b-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CÁI Tên tài khoản: chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số tiền TK Ngày Diễn giải Số hiệu ĐƢ Nợ Có tháng Số dƣ đầu kỳ Lƣơng phải trả cho BPBLT12 31/12 334 59.173.000 nhân viên quản lý PX Trích BHXH, BHYT, BPBLT12 31/12 BHTN, KPCĐ vào chi 338 5.062.341 phí Cộng số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 72
  77. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Chi phí công cụ dụng cụ (TK 62731) Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chung tại công ty bao gồm: bàn, ghế, tủ đựng đồ, các dụng cụ sửa chữa đƣợc phân bổ dần vào chi phí. Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí tài khoản 242, kế toán vào Sổ Nhật Ký Chung và sổ cái TK 627 của tháng 12/2012. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 73
  78. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.20: CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN Evernew Holding., JSC BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ TK 242 Tháng 12 năm 2011 S Thời Số tiền Đối tƣợng phân bổ Giá trịcòn Giá trị T Tên vật tƣ SL Đơn giá Thành tiền gian phân bổ kỳ lại kỳ trƣớc T P.bổ này 627 641 642 còn lại 1 Máy bơm nƣớc 01 2.850.000 2.850.000 12 237.500 237.500  0 2 Cánh trộn 01 4.545.455 4.545.455 12 3.598.485 378.788  3.219.697 Khuôn mẫu 3 108 600.000 64.800.000 24 35.100.000 2.700.000  32.400.000 thí nghiệm Máy điện 4 01 270.000 270.000 12 22.500 22.500  0 thoại cố định 5 Máy Fax 01 4.000.000 4.000.000 24 1.416.667 166.667  1.250.000 Tổng cộng 150.274.555 10.865.209 10.865.209 49.486.234 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 74
  79. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Chi phí khấu hao tài sản cố định (TK 62741) Tài sản cố định của công ty gồm nhiều loại nhƣ xe tải, trạm trộn, máy phát điện, Hiện nay công ty áp dụng khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao, cuối tháng kế toán vào sổ nhật ký chung và sổ chi tiết TK627 tháng 12 năm 2011. Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 75
  80. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.21: CÔNG TY CỔ PHẦN SỞ HỮU THIÊN TÂN Evernew Holding., JSC BỘ PHẬN SẢN XUẤT – TRẠM TRỘN PHÙ NINH BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: đồng Số kỳ Giá trị KH / kỳ STT Tên TS Nguyên giá KH lũy kế GTCL KH 627 641 642 Cộng 1 Xe xúc lật 468.181.818 60 7.803.030 7.803.030 117.045.455 351.136.364 2 Ôtô 31F-2284 1.260.297.273 60 21.004.955 21.004.955 294.069.364 966.227.909 3 Máy phát điện 327.272.727 60 5.454.545 5.454.545 38.181.818 289.090.909 4 Trạm trộn bê tông 1.736.000.000 72 24.111.111 301.388.889 1.434.611.111 . Cộng 5.044.090.326 111.149.809 111.149.809 644.538.386 4.399.551.940 Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 76
  81. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 62771) Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm nhiều chi phí nhƣ: cƣớc điện thoại, internet; văn phòng phẩm, chi phí điện sản xuất bê tông, chi phí di chuyển trạm trộn bê tông, VD: ngày 10/12 thanh toán bằng tiền mặt tiền điện thoại, internet tại phân xƣởng, số tiền 743.484đ (chƣa có VAT 10%) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 77
  82. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÓA ĐƠN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Mẫu số: 01GTKT-2LN-03 Ký hiệu (Serial No): AA/2011T Số (No): 73642 TELECOMMUNICATION SERVICE INVOICE (VAT) Liên 2: giao cho khác hàng (Customer) Mã số: 02002870123456 TT Dịch vụ khách hàng – số 15 Thăng Long Tên khách hàng: công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân Địa chỉ: A24 BT4 KĐT Mỹ Đình II, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Số điện thoại (Tel): 0437855974 Hình thức thanh toán (Kind of payment): TM/CK DỊCH VỤ SỬ DỤNG (KIND OF SERVICE) THÀNH TIỀN (AMOUNT) VND KỲ HÓA ĐƠN THÁNG 11 NĂM 2011 a. cƣớc dịch vụ viễn thông 743.484 b. cƣớc dịch vụ viễn thông không thuế - c. chiết khấu + đa dịch vụ - d. khuyến mãi - e. trừ đặt cọc + trích thƣởng + nợ cũ - (a+b+c+d) Cộng tiền dịch vụ (total) (1) 743.484 Thuế suất GTGT (VAT rate): 10%  (1) 74.348 = Tiền thuế GTGT (VAT amount) (2) (1+2+e) Tổng cộng tiền thanh toán 817.832 (Grand total) (1+2) Số tiền viết bằng chữ (in words): tám trăm mười bảy ngàn tám trăm ba mươi hai đồng. Ngày 10 tháng 12 năm 2011 Ngƣời nộp tiền ký Nhân viên giao dịch ký (signature of payer) (Signature of dealing staff) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 78
  83. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Chi phí bằng tiền khác (TK 62781) Chi phí bằng tiền khác của công ty bao gồm một số khoản nhƣ: chi phí nhiên liệu máy phát điện, chi phí tiền ăn, lệ phí xăng dầu, Trong tháng 12, các khoản chi phí bằng tiền khác tập hợp đƣợc tại trạm trộn Phù Ninh là 32.989.395đ Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 79
  84. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.22: Mẫu số S03a-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC Sổ nhật ký chung Năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ Số phát sinh Số hiệu tháng Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản Nợ Có ghi sổ tháng . . . . 112 160.000.000 12/12 PC1212 12/12 Gửi tiền vào ngân hàng GP Bank 111 160.000.000 Thanh toán toán tiền mua hàng cho công ty 331 109.849.522 12/12 UNC 12/12 Giang Nam 112 109.849.522 . . . . BPB Chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho tháng 62731 10.865.209 31/12 31/12 CCDC 12 242 10.865.209 62741 111.149.809 31/12 BPBKH 31/12 Chi phi khấu hao tại trạm tháng 12 214 111.149.809 . . . . Cộng số phát sinh tháng 12 3.802.861.473 3.802.861.473 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 80
  85. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.23: Mẫu số S03b-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CÁI Tên tài khoản: chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số tiền TK Ngày Diễn giải Số hiệu ĐƢ Nợ Có tháng Số dƣ đầu kỳ BPB Chi phí công cụ dụng 10.865.209 31/12 cụ phân bổ cho tháng 242 CCDC 12 Chi phi khấu hao tại 111.149.809 BPBKH 31/12 214 trạm tháng 12 Kết chuyển chi phí sản PKT12 31/12 154 249.489.223 xuất chung tháng 12 Cộng số phát sinh 249.489.223 249.489.223 Số dƣ cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 81
  86. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.4.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. Hệ thống chứng từ: phiếu kế toán kết chuyển chi phí, bảng tính giá thành sản phẩm, bảng tổng hợp giá thành sản phẩm, bảng giá thành đơn vị sản phẩm Tài khoản sử dụng: 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán phải kết chuyển vào bên nợ của tài khoản 154" Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để phục vụ cho việc tính giá thành thành phẩm. Nội dung kết cấu TK 154:  Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung  Bên Có: - Các khoản chi phí đƣợc giảm nhƣ là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức. - Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.  Số dƣ (Bên Nợ): Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm dở dang. Sổ sách sử dụng: Sổ cái TK 154, sổ chi tiết 154, bảng tính giá thành sản phẩm. Nội dung tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sở hữu Thiên Tân. Cuối tháng kế toán kết chuyển các chi phí phát sinh trong kỳ: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào TK 154. Ngày 31/12, xác định giá thành của sản phẩm bê tông thƣơng phẩm mác B . Tổng sản lƣợng sản xuất: 733,5 tấn bao gồm các sản phầm: o Bê tông mác B: 118,5 tấn o Bê tông mác C: 401 tấn o Bê tông mác G: 14 tấn o Bê tông mác Y: 200 tấn . Căn cứ vào sổ cái TK 154 ta có số dƣ đầu kỳ TK 154 là 0đ Sinh viên: Bùi Thị Tuyết Nhung – QT1205K 82