Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 - Phạm Thị Thanh

pdf 79 trang huongle 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 - Phạm Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 - Phạm Thị Thanh

  1. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1 5 1.1. Một số vấn đề chung về tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 5 1.1.1. Tiền lƣơng 5 1.1.2. Các hình thức trả lƣơng 9 1.1.3. Quỹ tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp 11 1.1.4. Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất 15 1.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu và thủ tục hạch toán kế toán 16 1.2.1.1. Thủ tục hạch toán 16 1.2.1.2. Nguyên tắc và yêu cầu hạch toán kế toán 17 1.2.2. Tổ chức chứng từ, tài khoản 18 1.2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng 18 1.2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng 18 1.2.2.3. Phƣơng pháp hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 20 1.2.2.4. Sơ đồ hạch toán 22 1.2.3. Hệ thống sổ sách sử dụng trong kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng24 1.2.3.1. Hình thức nhật ký – sổ cái: 24 1.2.3.2. Hình thức chứng từ ghi sổ 24 1.2.3.3. Hình thức nhật ký - chứng từ 24 1.2.3.4. Hình thức kế toán máy 25 1.2.3.5. Hình thức nhật ký chung 25 CHƢƠNG 2 26 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 26 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 31 2.1.4 Bộ máy kế toán của công ty 35 2.2. Kế toán chi tiết tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 38 2.2.1. Phƣơng pháp quản lý lao động và tiền lƣơng tại công ty 38 2.2.2. Các hình thức và cách tính lƣơng tại công ty 40 2.2.2.1. Hình thức trả lƣơng theo thời gian lao động 40 2.2.2.2. Hình thức trả lƣơng theo sản phẩm 46 PHIẾU NHẬP THÀNH PHẨM VÀ BÁN THÀNH PHẨM 47 2.2.3. Tình hình trích nộp và chi trả các khoản trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tại công ty. 55 2.2.3.1. BHXH, BHYT, BHTN 55 2.2.3.2. KPCĐ 61 Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp 2.3. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 61 2.3.1. Tổ chức chứng từ hạch toán lao động tiền lƣơng 61 2.3.1.1. Các chứng từ đƣợc sử dụng trong hạch toán 61 2.3.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty 61 2.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng 62 2.3.3. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 63 CHƢƠNG 3: 70 3.1 . Một số nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty 70 3.2 . Nhận xét về công tác hạch toán kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 71 3.2.1 Ƣu điểm 71 3.2.2 Nhƣợc điểm: 73 3.3 . Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 74 3.4 . Điều kiện thực hiện các giải pháp 76 KẾT LUẬN 79 Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp Lời mở đầu Sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia phải đƣợc tiếp tục đổi mới một cách toàn diện nhằm tạo ra sự ổn định của môi trƣờng kinh tế. Tổng thể của doanh nghiệp và giải pháp tiền tệ, tài chính không chỉ có nhiệm vụ khai thác nguồn lực tài chính, tăng thu nhập, tăng trƣởng kinh tế, mà còn phải quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế với tƣ cách là công cụ quản lý kinh tế. Tiền lƣơng là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế. Chính sách tiền lƣơng đƣợc vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp, phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tính chất công việc. Tiền lƣơng có vai trò là đòn bẩy kinh tế, tác động trực tiếp đến ngƣời lao động. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng số chi phí của doanh nghiệp. Chi phí nhân công với tƣ cách là biểu hiện giá trị sức lao động: phản ánh các khoản chi ra của doanh nghiệp về lao động trong cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh, là yếu tố tổng hoà các mối quan hệ giữa lợi ích của ngƣời lao động với lợi ích của doanh nghiệp. Từ nhiều năm nay, Đảng và nhà nƣớc ta đã nghiên cứu xây dựng và không ngừng đổi mới chế độ tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động cũng nhƣ các chế độ về BHXH, BHYT, KPCĐ và năm 2009 luật BHTN có hiệu lực. Mục đích của sự đổi mới là giúp nâng cao đời sống cho ngƣời lao động Có thể nói rằng, kế toán tiền lƣơng có vai trò đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó cũng nhƣ sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị kế toán tại phòng kế toán của công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 trong thời gian thực tập tại đây và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Thạc sĩ Ngô Thị Thanh Huyền đã giúp em đi sâu nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2”. Về chuyên đề này, nội dung khoá luận của em gồm các chƣơng: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng và kế toán tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng trong các doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải phòng số 2 Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƢƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG VÀ KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 1.1.1. Tiền lƣơng  Khái niệm về tiền lƣơng Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có 3 yếu tố cơ bản: Tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và lao động. trong đó lao động có yếu tố có tính chất quyết định. Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con ngƣời nhằm biến đổi những vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết thoả mãn nhu của xã hội. Trong một chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất không thể tách rời khỏi lao động, lao động là điều kiện cần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tiền lƣơng là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Tiền lƣơng là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà ngƣời lao động đƣợc sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất, nhằm tái sản xuất sức lao động, là một bộ phận cấu thành lên giá trị sản xuất. Ngoài tiền lƣơng hƣởng theo số lƣợng và chất lƣợng lao động, ngƣời lao động còn đƣợc hƣởng các khoản nhƣ: tiền thƣởng, tiền trợ cấp .  Vai trò, ý nghĩa của tiền lƣơng Vai trò của tiền lƣơng: Tiền lƣơng là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt phân phối của quan hệ sản xuất xã hội.Do đó, chế độ tiền lƣơng hợp lý góp phần làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Ngƣợc lại chế độ tiền lƣơng không phù hợp sẽ triệt tiêu động lực của nền sản xuất xã hội. Vì vậy, tiền lƣơng có vai trò rất Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp quan trọng trong công tác quản lý đời sống và chính trị xã hội. Nó thể hiện ở các vai trò sau: + Tiền lƣơng phải đảm bảo vai trò khuyến khích vật chất đối với ngƣời lao động. Mục tiêu cơ bản của ngƣời lao động khi tham gia thị trƣờng lao động là tiền lƣơng. Họ muốn tăng tiền lƣơng để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của bản thân. Tiền lƣơng có vai trò nhƣ một đòn bẩy kinh tế, kích thích ngƣời lao động cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp về cả số lƣợng và chất lƣợng lao động. + Tiền lƣơng có vai trò quản lý ngƣời lao động: Doanh nghiệp trả lƣơng cho ngƣời lao động không chỉ bù đắp sức lao động đã hao phí mà còn thông qua tiền lƣơng để kiểm tra, giám sát ngƣời lao động làm việc theo ý đồ của mình, đảm bảo hiệu quả lao động. Trong nền kinh tế thị trƣờng bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến lợi nhuận và mong muốn lợi nhuận ngày càng cao. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh gắn chặt với việc trả lƣơng cho ngƣời lao động. Để đạt đƣợc mục tiêu đó doanh nghiệp phải quản lý lao động tốt để tiết kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm, giảm chí phí nhân công. + Tiền lƣơng đảm bảo vai trò điều phối lao động: Tiền lƣơng đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Vì vậy, với mức tiền lƣơng thoả đáng ngƣời lao động tự nhận công việc đƣợc giao dù bất cứ ở đâu, làm gì. Khi tiền lƣơng đƣợc trả một cách hợp lý sẽ thu hút ngƣời lao động, sắp xếp điều phối các ngành, các vùng, các khâu trong quá trình sản xuất một cách hợp lý, có hiệu quả. Ý nghĩa của tiền lƣơng: + Đối với ngƣời lao động: Tiền lƣơng là một phần cơ bản nhất trong thu nhập của ngƣời lao động giúp họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết. Trong nhiều trƣờng hợp tiền lƣơng kiếm đƣợc còn phản ánh đến địa vị của ngƣời lao động trong gia đình, trong tƣơng quan với đồng nghiệp cũng nhƣ giá trị tƣơng đối của họ đối với tổ chức và xã hội. Khả năng kiếm đƣợc tiền công cao hơn sẽ thúc đẩy họ ra sức học tập để năng cao giá trị của họ từ đó đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp mà họ làm việc. Không ngẫu nhiên mà tiền lƣơng trở thành chỉ tiêu đầu tiên, quan trọng của ngƣời lao động khi quyết định làm việc cho một tổ chức nào đó. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp + Đối với doanh nghiệp: Tiền lƣơng là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó, thông qua các chính sách tiền lƣơng có thể đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lao động. + Đối với xã hội: Đứng ở khía cạnh kinh tế vi mô, tiền lƣơng cao giúp ngƣời lao động có sức mua cao hơn và từ đó làm tăng sự thịnh vƣợng của một cộng đồng xã hội nhƣng khi sức mua tăng giá cả cũng tăng điều này làm giảm mức sống của ngƣời có mức thu nhập thấp không theo kịp mức tăng của giá cả. Bên cạnh đó, giá cả tăng có thể làm cầu về sản phẩm dịch vụ giảm và từ đó làm giảm công ăn việc làm. Đứng ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, tiền lƣơng là một phần quan trọng của thu nhập quốc dân, là công cụ kinh tế quan trọng để nhà nƣớc điều tiết thu nhập giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Thu nhập bình quân đầu ngƣời là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thịnh vƣợng và phát triển của một quốc gia.  Chức năng của tiền lƣơng: + Chức năng kích thích ngƣời lao động: Tiền lƣơng góp phần tạo cơ cấu lao động hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế. Khi ngƣời lao động đƣợc trả công xứng đáng sẽ tạo niềm say mê hứng thú và tích cực làm việc, phát huy tinh thần sáng tạo, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, gắn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm tập thể. + Chức năng thƣớc đo giá trị sức lao động: Tiền lƣơng biểu thị giá trị sức lao động, là thƣớc đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mƣớn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm. + Chức năng tái tạo sức lao động: Thu nhập của ngƣời lao động dƣới hình thức tiền lƣơng đƣợc sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà chính bản thân họ đã bỏ ra cho quá trình lao động, nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả trong các quá trình sau và phần còn lại đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu của các thành viên gia đình ngƣời lao động. Tiền lƣơng hoà nhập và biến động cùng với biến động của nền kinh tế. Sự thay đổi về các điều kiện kinh tế, sự biến động trên các lĩnh vực hàng hoá, giá cả có ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của họ. Vì vậy, việc trả lƣơng cho ngƣời lao động phải đủ bù đắp những hao phí lao động tính cả trƣớc, trong và sau quá trình lao động, cũng nhƣ những biến Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp động về giá cả trong sinh hoạt, những rủi ro hoặc chi phí khác phục vụ cho việc nâng cao tay nghề Ngoài các chức năng kể trên còn có một số chức năng khác nhƣ: chức năng điều hoà lao động, chức năng giám sát  Bản chất của tiền lƣơng Trong nền kinh tế bao cấp, tiền lƣơng không phải là giá cả sức lao động, vì nó không đƣợc thừa nhận là hàng hoá, không ngang giá trị theo quy luật cung cầu. Thị trƣờng sức lao động theo danh nghĩa không tồn tại trong nền kinh tế quốc dân và phụ thuộc vào quy định của nhà nƣớc. Chuyển sang cơ chế thị trƣờng thì sức lao động là một hàng hoá của thị trƣờng yếu tố sản xuất. Tính chất hàng hoá của sức lao động có thể bao gồm lực lƣợng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tƣ nhân và cả công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Tuy nhiên do đặc thù riêng trong việc sử dụng lao động của từng khu vực mà các quan hệ thuê mƣớn, mua bán hợp đồng lao động, thoả thuận về tiền lƣơng cũng khác nhau. Mặt khác, tiền lƣơng là tiền trả cho sức lao động tức giá cả hàng hoá sức lao động mà ngƣời lao động và ngƣời thuê lao động thoả thuận với nhau theo quy luật cung cầu, giá cả thị trƣờng. Tiền lƣơng là bộ phận cơ bản của ngƣời lao động. Tiền lƣơng là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh và đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lƣơng là một phần cấu thành chi phí nên nó đƣợc tính toán, quản lý chặt chẽ. Đối với ngƣới lao động thì tiền lƣơng là thu nhập từ lao động của họ, là phần thu nhập chủ yếu đối với đa số ngƣời lao động và chính mục đích này đã tạo động lực cho ngƣời lao động nâng cao trình độ và khả năng làm việc của mình.  Nguyên tắc trả lƣơng - Trả lƣơng theo sức lao động và chất lƣợng lao động: Theo nguyên tắc này ai tham gia công việc nhiều, có hiệu quả, trình độ tay nghề cao thì đƣợc trả lƣơng cao và ngƣợc lại. Ngoài ra, nguyên tắc này còn đƣợc biểu hiện ở chỗ trả lƣơng ngang nhau cho ngƣời lao động nhƣ nhau, không phân biệt giới tính, dân tộc trong trả lƣơng. Để thực hiện tốt nguyên tắc này các doanh nghiệp phải có quy chế trả lƣơng, trong đó quy định dõ dàng các chỉ tiêu đánh giá công việc. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp - Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn tốc độ tăng tiền lƣơng bình quân. Nguyên tắc này có tính quy luật, tăng tiền lƣơng và tăng năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó đảm bảo cho mối quan hệ hài hoà giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài. Theo nguyên tắc này không cho tiêu dùng vƣợt quá khả năng sản xuất mà cần đảm bảo tích luỹ. - Trả lƣơng theo yếu tố thị trƣờng: Nguyên tắc này đƣợc xây dựng trên cơ sở phải có thị trƣờng lao động. Mức tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động phải căn cứ vào mức lƣơng trên thị trƣờng. - Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lƣơng giữa những ngƣời lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Nguyên tắc này dựa trên cơ sở các nguyên tắc phân phối lao động. Yêu cầu của nguyên tắc này là đảm bảo mối quan hệ hợp lý trong trả công lao động. - Tiền lƣơng phụ thuộc vào khả năng tài chính: Nguyên tắc này bắt nguồn từ cách nhìn nhận vấn đề tiền lƣơng là một chính sách xã hội - bộ phận cấu thành trong tổng thể các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nƣớc, có mối quan hệ với thực trạng tài chính quốc gia cũng nhƣ thực trạng tài chính tại cơ sở. Yêu cầu của nguyên tắc này doanh nghiệp không nên quy định cứng các mức lƣơng cho ngƣời lao động - Kết hợp hài hoà giữa danh lợi trong trả lƣơng: Nguyên tắc này xuất phát từ mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích ngƣời lao động 1.1.2. Các hình thức trả lƣơng Việc tính và trả chi phí lao động có thể có nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của việc quy định các hình thức trả lƣơng là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Theo Điều 7 nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 nhà nƣớc quy định cụ thể phƣơng pháp tính lƣơng trong các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nƣớc hay các loại hình doanh nghiệp khác cũng áp dụng theo ba hình thức trả lƣơng: trả lƣơng theo thời gian, trả lƣơng theo sản phẩm và tiền lƣơng khoán. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp Điều 58 Bộ luật lao động quy định: Ngƣời sử dụng lao động có quyền lựa chọn các hình thức trả lƣơng nhƣng phải duy trì hình thức trả lƣơng đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho ngƣời lao động biết. Trả lƣơng theo thời gian: là hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và trình độ tay nghề. Nghĩa là căn cứ vào thời gian làm việc và cấp bậc lƣơng quy định cho các ngành nghề để tính trả lƣơng cho ngƣời lao động. Cách tính này thƣờng áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng nhƣ hành chính, quản trị, tài vụ kế toán hoặc những loại công việc chƣa xây dựng đƣợc định mức lao động, chƣa có giá lƣơng sản phẩm. + Lƣơng tháng: là tiền lƣơng trả cố định cho một tháng trên cơ sở hợp đồng lao động Cách tính: Lƣơng tháng =Ltt*(Hcb + Hpc) Trong đó: Ltt: Mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định Hcb: Hệ số thang bậc lƣơng của từng ngƣời Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp Tiền lƣơng tháng Lƣơng ngày = Số ngày trong tháng theo chế độ Ƣu điểm: + Phù hợp với công việc không định mức hoặc không nên định mức + Tính toán đơn giản, dễ hiểu, áp dụng cho những lao động làm việc ở bộ phận gián tiếp, những nơi không có điều kiện xác định chính xác khối lƣợng công việc hoàn thành. Nhƣợc điểm: Do chƣa thực sự gắn với kết quả sản xuất nên hình thức này chƣa tính đến một cách đầy đủ chất lƣợng lao động, chƣa phát huy hết khả năng sẵn có của ngƣời lao động, chƣa khuyến khích ngƣời lao động quan tâm đến kết quả lao động. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp Để khắc phục những hạn chế của hình thức trả lƣơng theo thời gian, có thể kết hợp trả lƣơng theo thời gian với chế độ tiền thƣởng để khuyến khích ngƣời lao động hăng hái làm việc. Hình thức trả lƣơng khoán: là hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động theo khối lƣợng, chất lƣợng công việc hoàn thành trong thời gian cụ thể. Hình thức này thƣờng áp dụng đối với khối lƣợng công việc hoặc từng công việc cần đƣợc hoàn thành trong thời gian nhất định. Trong các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng có thể thực hiện theo cách khoán gọn quỹ lƣơng, theo các hạng mục công trình cho từng tổ, đội sản xuất. Trên cơ sở xây dựng các định mức kỹ thuật và số lƣợng lao động trong biên chế đã xác định thì doanh nghiệp sẽ tính toán và giao khoán quỹ lƣơng cho từng bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành kế hoạch công tác, nhiệm vụ đƣợc giao còn quỹ lƣơng thực tế phụ thuộc vào mức hoàn thành công việc. Hình thức tiền lƣơng khoán làm cho ngƣời lao động quan tâm đến số lƣợng và chất lƣợng lao động của mình, ngƣời lao động có tinh thần trách nhiệm cao với sản phẩm mình làm ra. Tiền lƣơng khoán = Đơn giá khoán * Khối lƣợng công việc Hình thức trả lƣơng theo sản phẩm: là hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động căn cứ vào số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lƣơng tính cho một đơn vị sản phẩm. 1.1.3. Quỹ tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp Quỹ tiền lƣơng trong doanh nghiệp: là toàn bộ tiền lƣơng mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lƣơng bao gồm nhiều khoản nhƣ lƣơng thời gian, lƣơng sản phẩm, phụ cấp, tiền thƣởng Trong sản xuất, quỹ lƣơng là một yếu tố chi phí của doanh nghiệp Theo quy định của Bộ luật lao động, Điều 182 quy định “Nơi sử dụng lao động từ 10 ngƣời trở lên thì ngƣời sử dụng lao động phải lập sổ lao động, sổ lƣơng, sổ BHXH. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp - Phụ cấp theo tiền lƣơng: Phụ cấp là tiền trả cho ngƣời lao động ngoài tiền lƣơng, để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định hoặc vƣợt quá điều kiện bình thƣờng nhằm khuyến khích ngƣời lao động yên tâm làm việc Theo Thông tƣ số 10_LĐTBXH ngày 19/04/1995 quy định các loại phụ cấp: Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lƣu động, phụ cấp độc hại và nguy hiểm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp ca đêm. - Tiền thƣởng: Chế độ tiền thƣởng bao gồm những quy định của nhà nƣớc và đơn vị sử dụng lao động nhằm động viên ngƣời lao động làm việc có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Tiền thƣởng cho ngƣời lao động phải đƣợc xác định phù hợp với phần tiền lƣơng cơ bản và làm sao để tiền lƣơng không mất đi tác dụng của nó đối với ngƣời lao động. Chế độ thƣởng ở các đơn vị sản xuất kinh doanh rất đa dạng và phong phú về hình thức. Quỹ tiền lƣơng đƣợc tạo thành từ nhiều nguồn khác nhau của doanh nghiệp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ chất lƣợng sản phẩm Cơ sở thƣởng đƣợc xác định từ hiệu quả của doanh nghiệp, việc làm lợi của ngƣời lao động cho doanh nghiệp do quy chế thƣởng đã quy định. Quỹ tiền lƣơng trong doanh nghiệp cần đƣợc quản lý và kiểm tra chặt chẽ đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Quỹ tiền lƣơng thực tế phải thƣờng xuyên đối chiếu với kế hoạch trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nhằm phát hiện các khoản tiền lƣơng không hợp lý, kịp thời đề ra các biện pháp nâng cao năng suất lao động góp phần hạ chi phí giá thành. Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là sự trợ giúp về mặt vật chất cần thiết đƣợc pháp luật quy định, nhằm phục hồi nhanh chóng sức khoẻ, duy trì sức lao động xã hội, góp nhần giảm bớt những khó khăn về kinh tế để ổn định đời sống cho ngƣời lao động và gia đình họ trong các trƣờng hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, mất việc làm, gặp rủ ro hoặc chết. Quỹ BHXH đƣợc hình thành từ các nguồn: Theo quy định cũ thì tỷ lệ trích như sau: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp + Ngƣời sử dụng lao động góp 15% so với tổng quỹ lƣơng cơ bản của ngƣời lao động trong doanh nghiệp, tính vào chí phí sản xuất kinh doanh. Trong đó, 10% để chi cho các chế độ hƣu trí, tử tuất và 5% để chi cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Ngƣời lao động góp 5% tiền lƣơng tháng để chi cho các chế độ hƣu trí và tử tuất. + Nhà nƣớc đóng góp và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện chế độ BHXH đối với ngƣời lao động Theo chế độ hiện hành (được áp dụng từ ngày 1/1/2010) Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH đƣợc hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 22% trên tổng tiền lƣơng phải trả cho công nhân viên trong từng kỳ kế toán, trong đó : + Ngƣời sử dụng lao động phải chịu 16% trên tổng quỹ lƣơng và đƣơc tính vào chi phí SXKD. + Ngƣời lao động phải chịu 6% trên tổng quỹ lƣơng bằng cách khấu trừ vào lƣơng của họ. Việc tổ chức thu BHXH do tổ chức BHXH Việt Nam thực hiện. Quỹ BHXH đƣợc quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của nhà nƣớc, hạch toán độc lập và đƣợc nhà nƣớc bảo hộ. Hàng tháng, các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch quỹ lƣơng để đăng ký mức nộp với cơ quan BHXH tỉnh, thành phố. Chậm nhất là ngày cuối tháng đồng thời với việc trả lƣơng, doanh nghiệp trích nộp BHXH. Cuối mỗi quý, doanh nghiệp cùng cơ quan BHXH đối chiếu danh sách trả lƣơng và quỹ tiền lƣơng để lập bảng xác nhận số BHXH đã nộp và sử lý số chênh lệch theo quy định. Nếu nộp chậm, doanh nghiệp sẽ phải chịu nộp phát theo mức lãi suất ngân hàng. Bảo hiểm y tế (BHYT): là khoản tiền do ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp đóng góp để chi dùng cho việc chăm sóc sức khoẻ của ngƣời lao động. Theo quy định cũ tỷ lệ trích như sau: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp Quỹ BHYT đƣợc tính bằng 3% trên tổng quỹ lƣơng cơ bản. Trong đó: + Ngƣời sử dụng lao động nộp 2% trên tổng quỹ lƣơng cơ bản và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh + Khấu trừ vào lƣơng của ngƣời lao động1% Quỹ BHYT đƣợc nộp lên cơ quan chuyên môn (thƣờng dƣới hình thức mua BHYT) để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên. Quỹ BHYT đƣợc sử dụng chi trả cho ngƣời lao động thông qua mạng lƣới y tế. Khi ngƣời lao động ốm đau thì mọi chi phí khám chữa bệnh đều đƣợc cơ quan BHYT chi trả thông qua dịch vụ khám chữa bệnh ở cơ sở y tế chứ không trả trực tiếp cho ngƣời lao động. Theo chế độ hiện hành: Quỹ BHYT đƣợc hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4.5% trên tổng tiền lƣơng phải trả cho công nhân viên, trong đó: - Ngƣời sử dụng lao động phải chịu 3% và đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Ngƣời lao động phải chịu 1.5% bằng cách khấu trừ vào lƣơng của họ. Toàn bộ 4.5% trích đƣợc doanh nghiệp nộp hết cho công ty BHYT tỉnh hoặc thành phố. Quỹ này đƣợc dùng để mua BHYT cho công nhân viên. Quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ): Quỹ kinh phí công đoàn là khoản tiền do chủ doanh nghiệp đóng góp để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn. Luật công đoàn 30/06/1990 đã xác định “ công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và của ngƣời lao động Việt Nam (gọi chung là ngƣời lao động) tự nguyện lập ra dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trƣờng học chủ nghĩa xã hội của ngƣời lao động”. Quỹ KPCĐ đƣợc trích bằng 2% trên lƣơng thực tế của ngƣời lao động, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Quỹ KPCĐ đƣợc phân cấp quản lý và chi tiêu theo quy định: 1% nộp nên cấp trên, 1% chi cho hoạt động công đoàn tại cơ sở. Việc chi tiêu KPCĐ phải chấp Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp hành theo đúng quy định, tổ chức công đoàn các cấp có trách nhiệm quản lý việc sử dụng quỹ theo đúng mục đích. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Là khoản tiền do ngƣời lao động, ngƣới sử dụng lao động đóng góp cộng thêm một phần hỗ trợ của nhà nƣớc. Quỹ dùng để hỗ trợ ngƣời lao động khi họ bị mất việc làm. Đây là một chính sách mới của nhà nƣớc góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho ngƣời lao động đƣợc học nghề và tìm việc làm, sớm đƣa họ trở lại làm việc. Quỹ BHTN đƣợc hình thành từ các nguồn: + Từ ngƣời lao động: Ngƣời lao động đóng góp 1% phần lƣơng cơ bản + Từ ngƣời sử dụng lao động: Doanh nghiệp đóng góp 1% trên lƣơng cơ bản của lao động trong doanh nghiệp, đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Nhà nƣớc hỗ trợ: Hàng tháng Nhà nƣớc hỗ trợ từ Ngân sách bằng 1% quỹ tiền lƣơng, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những ngƣời lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2010 căn cứ trích BHTN là tổng tiền lƣơng phải trả cho công nhân viên Quỹ BHTN do cơ quan chuyên môn quản lý. Hàng tháng căn cứ vào quỹ lƣơng doanh nghiệp trích nộp BHTN. Việc chi trả BHTN cho ngƣời lao động do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định. Để kính thích ngƣời lao động rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ, gắn bó lâu dài với công ty. Doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả lực lƣợng lao động, hoàn thiện công tác tổ chức tiền lƣơng và chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. 1.1.4. Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất  Khái niệm: Theo quy định hàng năm ngƣời lao động đƣợc nghỉ phép theo số ngày nhất định đƣợc hƣởng nguyên lƣơng cấp bậc. Để điều hòa khoản tiền lƣơng của công Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp nhân sản xuất, tính giá thành sản phẩm ổn định, kế toán phải tiến hành trích trƣớc tiền lƣơng công nhân nghỉ phép vào chi phí nhằm hình thành nguồn vốn, khi nào tiền lƣơng công nhân nghỉ phép thực sự phát sinh sẽ lấy từ nguồn trích trƣớc để chi.  Mức trích tiền lƣơng nghỉ phép của công nhân hàng tháng: Hàng năm ngƣời lao động đƣợc nghỉ từ 10 đến 15 ngày hƣởng nguyên lƣơng, thƣờng tập chung vào các ngày lễ, tết, hè Do đó, việc phân bổ lƣơng phép thực tế sẽ không đồng đều trong chi phí sản xuất kinh doanh giữa các tháng trong năm, nhất là đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, vì khi họ nghỉ việc sẽ không có sản phẩm nhƣng tiền lƣơng vẫn phải chi làm cho giá thành tăng cao có thể tạo ra lỗ giả, nên kế toán phải điều hòa tiền lƣơng nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Mức trích trƣớc tiền Tiền lƣơng thực tế Tỷ lệ lƣơng phép kế hoạch phải trả công nhân = * trích của công nhân trực tiếp trực tiếp sản xuất trƣớc sản xuất trong tháng Tỷ lệ trích Tổng số lƣơng nghỉ phép kế hoạch năm của CNTTSX = * 100% trƣớc Tổng số lƣơng chính kế hoạch năm của CNTTSX Cũng có thể trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trƣớc tiền lƣơng phép kế hoạch một cách hợp lý. 1.2. Tổ chức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 1.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu và thủ tục hạch toán kế toán 1.2.1.1. Thủ tục hạch toán Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp Để thanh toán tiền lƣơng, tiền công và các khoản phụ cấp cho ngƣời lao động, hàng tháng kế toán lập “Bảng thanh toán lƣơng” cho từng đối tƣợng, từng tổ sản xuất và từng phòng ban dựa trên kết quả tính lƣơng đã có cho từng ngƣời . Khoản thanh toán trợ cấp BHXH cũng đƣợc đƣợc lập tƣơng tự. Sau khi kế toán trƣởng kiểm tra xác nhận và ký, giám đốc duyệt, “Bảng thanh toán lƣơng” sẽ đƣợc căn cứ để trả lƣơng và BHXH cho ngƣời lao động. Các khoản thanh toán lƣơng, thanh toán BHXH, bảng kê danh sánh những ngƣời chƣa lĩnh lƣơng cùng với các chứng từ và báo cáo thu chi tiền mặt phải kịp thời chuyển cho phòng kế toán để kiểm tra ghi sổ. 1.2.1.2. Nguyên tắc và yêu cầu hạch toán kế toán Tại các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán chi phí lƣơng là một công việc phức tạp trong hạch toán chi phí. Việc hạch toán chính xác chi phí tiền lƣơng có vai trò quan trọng, nó là sơ sở để xác định giá thành và giá bán sản phẩm. Đồng thời nó còn là căn cứ để xác định các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nƣớc và các khoản phải nộp cho cơ quan phúc lợi xã hội. Do vậy, để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý thì việc hạch toán tiền lƣơng phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định, đó là phân loại tiền lƣơng một cách hợp lý. Trên thực tế tiền lƣơng có nhiều loại với tính chất khác nhau. Trong hạch toán tiền lƣơng cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Ghi chép, phản ánh tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng, phân bổ chí phí nhân công theo đúng đối tƣợng lao động - Sử dụng đúng, đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về hạch toán tiền lƣơng, mở sổ cần thiết và hạch toán tiền lƣơng theo đúng chế độ, đúng phƣơng pháp. - Thƣờng xuyên cũng nhƣ định kỳ tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quản lý và chi tiêu quỹ lƣơng, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan đến quản lý lao động và tiền lƣơng. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2. Tổ chức chứng từ, tài khoản 1.2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng - Bảng chấm công - Bảng thanh toán lƣơng - Bảng thanh toán tiền thƣởng - Giấy đi đƣờng - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài - Hợp đồng giao khoán - Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán - Bảng kê trích các khoản nộp theo lƣơng - Bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH - 1.2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng Tài khoản 334: Phải trả ngƣời lao động - Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho ngƣời lao động của doanh nghiệp về tiền lƣơng, tiền thƣởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của ngƣời lao động. - Tài khoản 334 có hai tài khoản cấp 2: + TK 3341 - Phải trả công nhân viên + TK 3348 - Phải trả ngƣời lao động khác - Kế cấu: Bên nợ: + Các khoản tiền lƣơng, tiền công , tiền thƣởng có tính chất lƣơng, BHXH và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trƣớc cho ngƣời lao động. + Các khoản khấu trừ vào tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng có tính chất lƣơng và các khoản phải trả, phải chi cho ngƣời lao động. Bên có: + Các khoản tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng có tính chất lƣơng và các khoản khác phải trả cho ngƣời lao động. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp + Số dƣ bên có: Các khoản tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng có tính chất lƣơng và các khoản khác còn phải trả cho ngƣời lao động. Tài khoản 334 có thể dƣ bên nợ: Nó phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả về tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng và các khoản khác cho ngƣời lao động. Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác - Tài khoản này phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đƣợc phản ánh ở TK334. Trong công tác kế toán tiền lƣơng đƣợc theo dõi trên 4 tài khoản sau: TK3382: Kinh phí công đoàn (KPCĐ) - Phản ánh tình hình trích và thanh toán KPCĐ tại đơn vị - Kết cấu: Bên nợ: + Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở + KPCĐ đã nộp Bên có: + Trích KPCĐ vào chi phí kinh doanh - Số dƣ bên có: KPCĐ chƣa nộp, chƣa chi - Số dƣ bên nợ: KPCĐ vƣợt chi TK3383: Bảo hiểm xã hội (BHXH) - Phản ánh tình hình trích và thanh toán BHXH ở đơn vị. - Kết cấu: Bên nợ: + BHXH phải trả cho ngƣời lao động + BHXH đã nộp cho cơ quan quản lý BHXH Bên có: + Trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh + Trích BHXH trừ vào tiền lƣơng của công nhân viên - Số dƣ bên có: BHXH chƣa nộp - Số dƣ bên nợ: BHXH vƣợt chi TK3384: Bảo hiểm y tế (BHYT) - Phản ánh tình hình trích và thanh toán BHYT theo quy định - Kết cấu: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Bên nợ: + Nộp BHYT Bên có: + Trích BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh + Trích BHYT trừ vào tiền lƣơng của công nhân viên - Số dƣ bên có: BHYT chƣa nộp TK3388: Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): - Phản ánh tình hình trích nộp BHTN tại đơn vị - Kết cấu: Bên có: + Trích BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh + Trích BHTN trừ vào tiền lƣơng của công nhân viên Bên nợ: + BHTN đã nộp cho cơ quan quản lý - Số dƣ bên có: BHTN chƣa nộp  Ngoài ra kế toán còn sử dụng các nhóm TK chi phí: - TK622: “Chi phí nhân công tực tiếp” - TK6271: “ Chi phí nhân viên phân xƣởng” - TK6411: “ Chi phí nhân viên bán hàng” - TK6421: “ Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp”  Các TK khác liên quan: TK 111, TK112, TK335, TK333 1.2.2.3. Phƣơng pháp hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng - Tính tiền lƣơng, phụ cấp và các khoản có tính chất tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động, kế toán ghi: Nợ TK622, 6271 Nợ TK6411, 6421 Có TK334 - Tiền thƣởng lấy từ quỹ khen thƣởng phải trả cho ngƣời lao động, trợ cấp phúc lợi, trợ cấp BHXH, kế toán ghi: Nợ TK4311, 4312 Nợ TK3383 Có TK334 - Các khoản khấu trừ vào tiền lƣơng theo quy định Nợ TK334 Có TK338 Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 20
  21. Khóa luận tốt nghiệp Có TK141 Có TK138 Có TK3335 - Đối với các doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ và doanh nghiệp có trích trƣớc lƣơng phép của công nhân trực tiếp sản xuất thì số lƣơng phép thực tế phải trả cho ngƣời lao động thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK335 Có TK334 - Xác định số tiền còn phải thanh toán cho ngƣời lao động và tiến hành thanh toán: Nợ TK334 Có TK111, 112 Nếu thanh toán bằng hiện vật BT1: Nợ TK632 Có TK152, 155, 156 BT2: Nợ TK334 Có TK512 Có TK3331 - Kế toán các khoản trích theo lƣơng theo tỷ lệ quy định: Nợ TK622,6271,6411,6421: 22% Nợ TK334: 8.5% Có TK338: 30.5% - Khi nhận trợ cấp BHXH do cơ quan BHXH cấp: Nợ TK111, 112 Có TK3383 - Khi nhận KPCĐ do cơ quan công đoàn cấp trên cấp: Nợ TK111,112 Có TK3382 - Nộp BHXH, KPCĐ, BHTN, BHYT cho cơ quan quản lý quỹ Nợ TK338 Có TK111, 112 - Phản ánh trợ cấp BHXH phải trả cho ngƣời lao động Nợ TK3383 Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 21
  22. Khóa luận tốt nghiệp Có TK334 - Chi tiêu KPCĐ để lại doanh nghiệp Nợ TK3382 Có TK111, 112 1.2.2.4. Sơ đồ hạch toán Sơ đồ hạch toán các khoản phải trả ngƣời lao động: TK111, 112 TK334 TK335 ứng và thanh toán lƣơng, các Phải trả tiền lƣơng nghỉ khoản khác cho ngƣời lao động phép của CNTTSX nếu có trích trƣớc TK141,138, 333, 338 TK3383 Các khoản khấu trƣ vào BHXH phải trả cho ngƣời lƣơng của ngƣời lao động lao động TK512 TK622, 6271, 6411, 6421 Trả lƣơng,lƣơng, thƣthƣởng cho ngƣờii laolao Lƣơng và các khoản trích động bằng hàng háo,hoá, sản phẩm theo phải trả ngƣời lao động TK33311 TK431 Thuế GTGT (nếu có) Tiền thƣởng phải trả công nhân viên Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 22
  23. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lƣơng: TK334 TK338 TK622, 627, 641, 642,241 Số BHXH phải trả trực tiếp Trích các khoản trích theo cho ngƣời lao động lƣơng theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí TK111, 112 TK334 Nộp BHXH, BHYT, Tính BHXH, BHYT, BHTN BHTN, KPCĐ cho cơ theo tỷ lệ quy định trừ vào thu quan quản lý quỹ nhập của công nhân viên Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở (1%) TK111, 112 Số BHXH, KPCĐ chi vƣợt đƣợc cấp Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 23
  24. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.3. Hệ thống sổ sách sử dụng trong kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Công tác kế toán trong một đơn vị thƣờng nhiều và phức tạp, không chỉ thể hiện ở số lƣợng các phần hành kế toán cần thiết. Do vậy, cần phải sử dụng nhiều loại sổ sách khác nhau cả về phƣơng pháp và kết cấu nội dung hạch toán, tạo thành một hệ thống sổ sách kế toán. Các loại sổ sách kế toán này đƣợc liên hệ với nhau một cách chặt chẽ theo trình tự hạch toán của mỗi phần hành. Mỗi hệ thống sổ sách kế toán đƣợc xây dựng nó đã là một hình thức tổ chức nhất định mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Các DN khác nhau về loại hình, quy mô, điều kiện kinh tế sẽ hình thành một hình thức sổ sách khác nhau. Trên thực tế, DN có thể lựa chọn 1 trong 5 hình thức tổ chức sổ sách kế toán sau: 1.2.3.1. Hình thức nhật ký – sổ cái: Theo hình thức này kế toán sử dụng các sổ: - Sổ “Nhật ký - sổ cái” dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tƣợng là trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế. - Các sổ hạch toán chi tiết: dùng phản ánh chi tiết, cụ thể từng đối tƣợng kế toán gồm sổ chi tiết nhƣ TK334, TK338, TK111,TK112 . 1.2.3.2. Hình thức chứng từ ghi sổ Các loại sổ sách kế toán thuộc hình thức này: - Chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. - Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Các sổ hoặc thẻ chi tiết TK334, 338, 111, 112, 622, 6271, 1.2.3.3. Hình thức nhật ký - chứng từ Các sổ sách kế toán thuộc hình thức này: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 24
  25. Khóa luận tốt nghiệp - Nhật ký – chứng từ:là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế có của tài khoản - Bảng kê: đƣợc sử dụng khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên nhật ký – chứng từ đƣợc. - Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp mở ra cho cả năm. Sổ này ghi một lần vào cuối tháng hoặc quý sau khi đã khóa sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu trên nhật ký – chừng từ. - Sổ, thẻ kế toán, chứng từ:là căn cứ để ghi vào bảng kê và nhật ký – chứng từ có liên quan. 1.2.3.4. Hình thức kế toán máy Theo hình thức này, công việc kế toán đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Tuy không thể hiện đƣợc đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhƣng in đƣợc đầy đủ sổ kế toán báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo hình thức kế toán nào thì sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhƣng không hoàn toàn giống mẫu sổ của hình thức ghi tay. 1.2.3.5. Hình thức nhật ký chung Các loại sổ kế toán thuộc hình thức này - Sổ nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó, thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để thực hành và ghi sổ cái. - Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong liên độ kế toán theo tài khoản đƣợc mở. - Sổ, thẻ kế toán chi tiết: dùng để ghi chép chi tiết các đối tƣợng kế toán nhằm phục vụ yêu cầu thanh toán một số chỉ tiêu tổng hợp, phân tích và kiểm tra của DN mà các sổ sách tổng hợp không đáp ứng đƣợc. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 25
  26. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 Tên giao dịch tiếng anh: Hai Phong paint joint stock company No.2 Tên viết tắt: HPP 2 Địa chỉ: Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dƣơng, thành phố Hải Phòng Điện thoại: (0313)929268 – (0313) 929258 Fax : (0313)929269 Mã số thuế: 0200762164 Giấy phép ĐKKD số 0203003498 do Sở Kế hoạch và đầu tƣ Hải Phòng cấp ngày 25/9/2007 Tổng vốn đầu tƣ ban đầu là 19 tỉ. Trong đó: Công ty cổ phần sơn Hải Phòng chiếm 51% vốn điều lệ Công ty TNHH Xuân An chiếm 12% Công ty TNHH Nam Ngân chiếm 12% Công ty đầu tƣ và phát triển thi trƣờng chiếm 12% Và 1 số đối tác khác chiếm 13% 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh Theo giấy phép ĐKKD số 0203003498 do Sở Kế hoạch và đầu tƣ Hải Phòng cấp ngày 25/9/2007, Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 đƣợc tiến hành các hoạt động sau:  Sản xuất sơn, vécni và các chất sơn, ma tít  Sản xuất mực in  Đại lý  Môi giới: môi giới hàng hoá Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 26
  27. Khóa luận tốt nghiệp  Vận tải hàng hoá bằng đƣờng bộ: vận tải hàng hoà bằng ô tô  Kho bãi và lƣu giữ hàng hoá  Dịch vụ đại lý tàu biển  Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thƣờng xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cƣới )  Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chƣa đƣa và đầu tƣ: tƣ vấn chuyển giao công nghệ hoá học. Trong đó, lĩnh vực hoạt động chính mà công ty đang kinh doanh đó là sản xuất sơn nƣớc và sơn tĩnh điện. Quy trình sản xuất sơn tĩnh điện: (1) (2) (3) (4) (5) Trộn Ép 2 đùn Làm Nghiền Đóng nguyên băng máy nguội bằng thùng liệu ép hai trục băng máy 25kg bằng tạo dạng tải sàng máy vẩy rung cao tốc chọn cỡ hạt Quy trình sản xuất sơn nước: Phân tán bột độn: cho từ từ vào thùng phân tán các nguyên liệu sau: . Nƣớc không ion . Oxit titan . Bột độn các loại nhƣ caolanh, bột đá . Chất phát tán (chọn loại anion, cation, hoặc không ion) Sau khi tiến hành xong quá trình này cần thiết kiểm tra hiệu quả phân tán( bằng thiết bị thí nghiệm hoặc quan sát bằng mắt) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 27
  28. Khóa luận tốt nghiệp Nghiền paste: nguyên liệu từ công đoạn phân tán chuyển vào thùng nghiền, sử dụng công nghệ nghiền rọ ( baskit mills) Sau đó cho vào thùng nghiền các nghuyên liệu sau: Chất làm đặc dạng bột: có thể sử dụng các polymer tự nhiên có khả năng trƣơng nở tốt nhƣ Esacol, Xenllulo, hoặc các chất làm đặc khác  Polymer tổng hợp hệ acrylic urethan ,lƣu ý phải pha loãng, chất làm đặc trƣớc với nƣớc ấm (40 độ) trƣớc khi cho vào  Nƣớc để điều giảm độ nhớt ( nếu cần xác định theo phân tích)  Chất phá bọt:có thể dùng hệ dầu khoáng hoặc nhũ tƣơng  Chất bảo quản, diệt khuẩn( chống thối): hệ chất diệt khuẩn có thể chứa hoặc không chứa formaldehyd- tuy nhiên hệ không chứa formaldehyde an toàn môi trƣờng hơn và không ảnh hƣởng tới màu sắc của sơn này. Giai đoạn này cần kiểm soát đƣợc nhiệt độ phát sinh trong quá trình nghiền, thiết bị cần có hệ thống tái nhiệt, làm mát, hoặc điều chỉnh tốc độ nghiền. Phối màu thành phẩm: Bán thành phẩm từ công đoạn nghiền chuyển vào thùng phối màu sơn sau đó cho vào thùng màu phối màu sơn các nguyên liệu sau đây:  Nƣớc không ion  Rƣợu đa chức (polyetylen glycol, etylen glucol ,)  Texanol: để giảm nhiệt độ tạo màn cho sơn  Chất diệt nấm mốc- tùy theo yêu cầu có thể sử dụng loại có khả năng tốt dƣới ánh nắng mặt trời hoặc trong nhà.  Chất làm đặc dạng nƣớc để tăng độ nhớt  Chất chỉnh pH( căn cứ theo kết quả đo độ pH)  Chất làm đặc liên kết: để chống văng sơn khi thi công sơn sau này. Sử dụng hệ HASE,polime tự nhiên đã đƣợc biến tính hoặc polime tổng hợp acrylic, PU. Sau khi hoàn thành mẻ sơn cần kiểm tra các tính chất của sơn: - Sơn thử kiểm tra độ nhạy, độ phủ, dàn mặt. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 28
  29. Khóa luận tốt nghiệp - Kiểm tra độ pH - Độ cứng màng sơn Sơn trắng sau khi đã đạt các kết quả thử nghiệm, đƣợc sản xuất hàng loạt và lƣu trữ coi nhƣ màu trắng nền. Tùy theo yêu cầu thị trƣờng và gam màu, sẽ lấy ra phối với màu theo từng mảng nhỏ theo đơn đặt hàng, màu dùng là màu nƣớc đã đƣợc sản xuất từ trƣớc hoặc nhập. Giai đoạn này dùng các thiết bị khuấy tốc độ thấp, sản phẩm sơn sau đó đƣợc rót ra và đóng thùng thành phẩm. Kết quả đạt đƣợc những năm gần đây: Chúng ta hãy nhìn vào một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty trong hai năm nhƣ sau: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động SXKD ĐVT: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu bàn hàng 21,339,380,129 32,711,032,604 11,371,652,475 53.3 Giá vốn hàng bán 16,471,380,038 25,322,390,220 8,851,010,182 53.7 Tổng lợi nhuận 781,852,099 677,597,038 -104,255,061 -13% trƣớc thuế Tổng tài sản 34,068,675,715 43,087,353,251 9,018,677,536 26.5 Một doanh nghiệp khi mới bƣớc chân vào thị trƣờng kinh doanh thì trong những năm đầu, hoạt động kinh doanh thƣờng đem lại hiệu quả không cao, thậm chí còn thua lỗ. Bởi vì ở những năm đầu, doanh nghiệp đặt mục tiêu cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng lên trên hết. Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 cũng vậy, trong những năm đầu chiến lƣợc kinh doanh của công ty ngoài mục tiêu về lợi Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 29
  30. Khóa luận tốt nghiệp nhuận thì chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng,tìm kiếm khách hàng, tạo dựng uy tín và thƣơng hiệu trên thị trƣờng cũng không kém phần quan trọng. Nhìn vào kết quả trên ta thấy trong hai năm qua, mặc dù năm 2009 LN giảm so với năm 2008 tuy nhiên đây không phải do công ty hoạt động kém hiệu quả đi, mà do tình hình chung của nền kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, công ty cũng có những mặt tích cực, cụ thể: Tổng tài sản của năm 2009 đã tăng 9,018,677,536 đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ tăng 26,5% so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009 công ty hoàn thiện cơ sở vật chất, mua sắm nhiều loại máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán tăng 8,851,010,182 đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ tăng 53,7% từ đó làm doanh thu tăng 11,371,652,475 đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ tăng là 53,3% so với năm 2008. Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 677,597,038 đồng Từ kết quả trên ta thấy, mặc dù lợi nhuận công ty đạt đƣợc là không cao, nhƣng công ty vẫn duy trì hoạt động ở mức lãi có thể, điều đó nói lên sự cố gắng của công ty trong tổ chức hoạt động kinh doanh. Dựa trên kết quả này, trong tƣơng lai hoạt động kinh doanh của công ty sẽ đem lại hiệu quả rất tốt, tạo điều kiện cho công ty có vị trí vững chắc trên thị trƣờng và ngày càng phát triển. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 30
  31. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Sơ đồ bộ máy quản lý: Tổng giám đốc Giám đốc kinh Giám đốc kỹ thuật Kế toán trƣởng doanh sản xuất Bộ Bộ Bộ Phân Bộ Bộ phận phận phận xƣởng phận phận bán dịch kỹ sản kế tổ hàng vụ kỹ thuật xuất toán chức thuật hành chính Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận: Tổng giám đốc: Là ngƣời quản lý công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm.Tổng giám đốc có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐ Cổ đông. Tổng giám đốc là ngƣời trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quyết định của ĐHĐ Cổ đông, các điều lệ của công ty và tuân thủ pháp luật. Tổng giám đốc còn là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch. Phòng kinh doanh: Chức năng: Tham mƣu giúp lãnh đạo công ty trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý, hƣớng dẫn Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 31
  32. Khóa luận tốt nghiệp nhiệm vụ kinh doanh của toàn công ty và tổ chức mạng lƣới kinh doanh, quản lý kỹ thuật ngành hàng, chất lƣợng hàng hoá mà công ty kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh:  Xây dƣng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã giao trong toàn công ty. Tham mƣu giúp lãnh đạo công ty lập kế hoạch kinh doanh cho công ty theo từng thàng, quý, năm phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Quản lý hàng hoá xuất nhập và tồn kho của công ty.  Giúp lãnh đạo công ty quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Tổ chức các hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty. Tổng hợp thông tin kinh tế, giá cả, thị trƣờng về các vật tƣ có liên quan, xây dựng chiến lƣợc thị trƣờng, chính sách đối với khách hàng.  Giúp lãnh đạo công ty xây dựng cơ chế kinh doanh hàng năm và phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị thành viên của công ty, cân đối khối lƣợng sản suất kinh doanh giữa các đơn vị thành viên nhằm đảm bảo thị trƣờng cân đối cung cầu.  Giúp lãnh đạo công ty tổ chức và chỉ đạo công tác thống kê nhằm cung cấp kịp thời chính xác các thông tin kinh tế, các số liệu thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị thành viên Phòng tổng hợp Bộ phận tổ chức hành chính Chức năng: Tham mƣu cho lãnh đạo công ty trong cách tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất kinh doanh, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, lựa chọn, bố trí các cán bộ trong công ty, chỉ đạo hƣớng dẫn kiểm tra việc thực hiện bộ luật lao động và thực hiện các chế độ chính sách với ngƣời lao động, quản lý tiền lƣơng, đào tạo thi đua khen thƣởng, kỉ luật , bảo vệ chinh trị nội bộ, bảo vệ công ty, quân sự tự vệ, công tác bảo hộ lao động, y tế và hành chính quản trị. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức hành chính:  Giúp lãnh đạo công ty quản lý công tác cán bộ: tuyển chọn, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật và điều động cán bộ. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 32
  33. Khóa luận tốt nghiệp  Xây dựng quy chế tiền lƣơng, quy chế tuyển dụng lao động, tổ chức quản lý lao động, thực hiện chế độ tiền lƣơng, thƣởng, chế độ hƣu trí, thôi việc, bảo hiểm xã hội và các chính sách khác liên quan đến cán bộ và ngƣời lao động.  Xây dựng tổ chức các chƣờng trình đào tạo lại nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các công tác liên quan đến giáo dục quốc phòng trong công ty.  Chủ động xây dựng đề án đổi mới, cải cách hệ thống tổ chức, phát triển doanh nghiệp trong công ty về các vấn đề thành lập, tách, nhập, bổ sung các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng và bổ sung các điều lệ tổ chức và hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty. Bộ phận tổ chức kế toán Chức năng: Là phòng nghiệp vụ, tham mƣu giúp lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý nói chung, tài chính kế toán nói riêng đảm bảo đúng quy định của nhà nƣớc và thúc đẩy tổ chức kinh doanh phát triển.Tổ chức và khai thác mọi tiềm năng tài chính trong và ngoài doanh nghiệp, nhằm thỏa mã nhu cầu thƣờng xuyên, nhu cầu tài chính cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao nhất.Tổ chức các công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp định kỳ, phân tích các hoạt động kinh tế để giúp tổng giám đốc công ty điều chỉnh kịp thời chiến lƣợc kinh doanh nói chung và tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ quản lý tài chính của nhà nƣớc, quy định của công ty về công tác quản lý trong doanh nghiệp. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định của cơ quan chức năng nhà nƣớc, cấp trên và lãnh đạo doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của tài chính kết toán  Tổng hợp, xác minh, cung cấp số liệu thực hiện trong công ty theo quy định của chế độ kế toán tài chính, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đƣa ra các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của công ty  Tham gia lập và thẩm định tài chính dự án đầu tƣ, các hợp đồng thƣơng mại của công ty. Tổ chức huy động vốn để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các dƣ án đầu tƣ của công ty Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 33
  34. Khóa luận tốt nghiệp  Chủ trì kiểm tra viếc thực hiện chế độ kế toán, tài chính các đợn vị thành viên. Quản lý việc hình thành các quỹ tập chung, tƣ vấn sử lý các vấn đề liên quan đến công nợ của công ty và các đơn vị thành viên.  Nghiên cứu xây dựng quy chế tài chính của công ty, tổ chức thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, phân tích tài chính, xác định kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn và tài sản của công ty Phòng kỹ thuật sản suất - Chức năng: Là phòng chuyên môn có chức năng sản xuất giúp lãnh đạo lắm rõ đƣợc quy trình sản xuất cũng nhƣ hoạt động của các phân xƣởng. - Nhiệm vụ chủ yếu:  Chủ trì nghiên cứu, xây dựng chiến lƣợc định hƣớng phát triển dài hạn và chính sách trong lĩnh vực phát triển của công ty , báo cáo cho tổng giám đốc xem xét thông qua và phê duyệt rồi trình lên hội đồng quản trị.  Căn cứ chiến lƣợc, quy định phát triển tổng thể, đề xuất các dự án đầu tƣ phát triển của công ty, lựa chọn các nhà sản xuất kinh doanh có tiềm năng về sản xuất cao để liên doanh thực hiện việc đầu tƣ  Giám sát hoạt động của các phân xƣởng nói chung, cũng nhƣ của công nhân nói riêng để biết xem hoạt động đó có tốt hay không, từ đó tìm ra cách quản lý tốt hơn, cách sản xuất tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cũng nhƣ năng suất cao đảm bảo chất lƣợng sản phẩm Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 34
  35. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4 Bộ máy kế toán của công ty Sơ đồ bộ máy kế toán: Kế toán trƣởng K ế toán NH, Kế toán Thủ quỹ kiêm kế toán thuế, thanh toán tạp vụ văn kế toán thu, chi, phòng, tổ TSCĐ, BH công nợ chức hành chính Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán của công ty. - Đứng đầu là kế toán trƣởng có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra công tác kế toán chỉ đạo hạch toán các khâu các bộ phận, tập trung các phần hành kế toán chi tiết lên sổ tổng hợp sau đó đối chiếu và lập báo cáo tổng hợp, lên báo cáo quyết toán, mở sổ theo dõi các quỹ của công ty. - Kế toán NH, kế toán thuế, kế toán TSCĐ, kế toán BH có nhiệm vụ theo dõi khách hàng trả tiền qua NH, rút tiền mặt về nhập quỹ, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, KHTSCĐ. - Kế toán thu, chi, thanh toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền thu vào, chi ra, theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả cho từng đối tƣợng khách hàng, thƣờng xuyên đôn đốc khách hàng thanh toán kịp thời. - Thủ quỹ có nhiệm vụ căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ thu tiền nhập vào và chi ra. Bảo quản tiền và lập báo cáo hàng ngày cho kế toán theo dõi. Ngoài ra còn phải làm nhiệm vụ nhân viên tạp vụ, hành chính và theo dõi các khoản trích nộp BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 35
  36. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gọn nhẹ, công việc giao chặt chẽ, dõ dàng tới từng ngƣời, do đó trách nhiệm của từng ngƣời rất cụ thể không ai ỷ lại cho ai, mọi ngƣời đều có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Hình thức kế toán của công ty: - Hình thức kế toán áp dụng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 là hình thức Nhật ký chung - Bộ máy kế toán tại công ty đƣợc tổ chức theo mô hình tập trung, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đƣợc gửi về phòng Tổng Hợp để kiểm tra, sử lý và ghi sổ kế toán. Công ty hoạch toàn hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, tính giá trị hàng tồn kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kì dự trữ và tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán của công ty áp dụng theo chuẩn mực kế toán mới ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ Taì Chính - Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến hết ngày 31/12 năm báo cáo - Đơn vị tiền tệ áp dụng chung là đồng Việt Nam (VNĐ) - Khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 36
  37. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ luân chuyển chứng từ của hình thức Nhật ký chung: Chứng từ kế toán Sổ nhật ký Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế đặc biệt toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Kiểm tra, đối chiếu: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã đƣợc kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ. Trƣớc hết ghi vào Nhật ký chung, sau đó, căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 37
  38. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng hợp đơn vị mở sổ nhật ký chung đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt (đảm bảo nguyên tắc không đƣợc ghi trùng). Định kỳ hay cuối tháng, tùy khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, kế toán tổng hợp số liệu và ghi vào sổ cái tài khoản phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm kế toán cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( đƣợc lập từ sổ, thẻ chi tiết) đƣợc dùng để lập báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung. 2.2. Kế toán chi tiết tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 2.2.1. Phƣơng pháp quản lý lao động và tiền lƣơng tại công ty Để cho quá trình tái sản xuất xã hội và sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Ngƣời lao động phải có vật phẩm tiêu dùng. Vì vậy, khi họ tham gia lao động ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao cho họ. Chi phí về lao động là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành lên giá thành sản phẩm. Việc sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm về chi phí lao động sống, giúp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên và gia đình họ. Quản lý lao động tiền lƣơng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 38
  39. Khóa luận tốt nghiệp Cơ cấu lao động trong công ty: STT Phân loại lao động Năm 2008 Năm 2009 Số lƣợng Tỷ trọng(%) Số lƣợng Tỷ trọng(%) 1 Theo giới tính 120 135 Nam 85 70,8 97 71,9 Nữ 35 29,2 38 28,1 2 Theo độ tuổi 29 28 3 Theo trình độ học vấn 120 135 Đại học 40 33,3 56 41,5 Cao đẳng 39 32,5 45 33,3 Trung cấp 16 13,3 9 6,7 Phổ thông trung học 25 20,9 25 18,5 4 Tổng số lao động 120 135 Theo bảng phân loại lao động năm 2009 của công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 ta thấy tình hình sử dụng lao động của công ty có những thay đổi rõ rệt, điều đó là do sự mở rộng về quy mô sản xuất, sự đầu tƣ mới về máy móc thiết bị, công nghệ. Số lƣợng lao động của năm 2009 tăng so với năm 2008 là 15 ngƣời tƣơng đƣơng với tỷ lệ tăng 12,5%, điều này rất phù với đặc điểm của công ty và tình hình kinh tế toàn cầu. Số lao động năm 2009 tuy tăng không nhiều nhƣng chất lƣợng lao động lại có sự thay đổi khá rõ so với năm 2008. Số lƣợng lao động với trình độ đại học, cao đẳng đều tăng so với năm trƣớc. Trình độ đại học năm 2009 là 56 ngƣời, tăng 16 ngƣời, chiếm tỷ trọng 41,5% tổng lao động toàn công ty. Trình độ cao đẳng năm 2009 là 45 ngƣời, tăng 6 ngƣời, chiếm tỷ trọng 33,3% tổng lao động toàn công ty. Lao động phổ thông trong công ty về con số không thay đổi, nhƣng xét về tỷ trọng thì đã giảm so với năm 2008. Nhờ chính sách khuyến khích học tập nhằm nâng cao trình độ của công ty mà số lƣợng lao động với trình độ trung cấp đã giảm đáng kể, từ 16 ngƣời năm 2008, tới năm 2009 thì số lƣợng chỉ còn 9 ngƣời tƣơng đƣơng với 6,7%. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 39
  40. Khóa luận tốt nghiệp Cùng với xu hƣớng nâng cao số lƣợng và chất lƣợng cán bộ công nhân viên, công ty còn tiến hành trẻ hóa đội ngũ lao động. Độ tuổi lao động trung bình năm 2009 là 28 tuổi giảm 1 tuổi so với năm 2008. 2.2.2. Các hình thức và cách tính lƣơng tại công ty Lao động của công ty về cơ bản chia thành lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Để đảm bảo cho cán bộ công nhân viên trong DN công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngày càng gắn bó hơn thì đòi hỏi công ty phải đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần cho họ, mà yếu tố cần và đủ làm đƣợc điều đó là chính sách sử dụng lao động tốt, kết hợp với chế độ thù lao thỏa đáng. Hạch toán kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý lao động tiền lƣơng, góp phần hoạch định chính sách lao động tiền lƣơng có hiệu quả. Hình thức trả lƣơng là một trong những nội dung thiết yếu của chính sách lao động tiền lƣơng nên rất cần đƣợc doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, tại công ty để thúc đẩy phát triển sản xuất và khích lệ tinh thần làm việc của ngƣời lao động công ty đã áp dụng hình thức trả lƣơng theo thời gian cho ngƣời lao động gián tiếp và trả lƣơng theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp. 2.2.2.1. Hình thức trả lƣơng theo thời gian lao động Hình thức trả lƣơng theo thời gian lao động đƣợc áp dụng cho những lao động gián tiếp sản xuất, đó là những lao động không tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất ra sản phẩm nhƣng lại là bộ phận lao động khá quan trọng trong công ty. Theo hình thức trả lƣơng này thì tiền lƣơng đƣợc trả căn cứ vào cấp bậc chức vụ của từng cán bộ công nhân viên, đây là hình thức trả lƣơng đơn giản, thuần tuý, chỉ căn cứ vào tiền lƣơng chính của ngƣời lao động và thời gian công tác thực tế. Vì vậy, không bảo đảm đƣợc nguyên tắc phân phối lao động cũng nhƣ đảm nhận đƣợc vị trí quan trọng của mình. Khi áp dụng hình thức trả lƣơng này công ty sử dụng bảng chấm công, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của từng ngƣời. Bảng này do trƣởng các phòng ban trực tiếp ghi. Định kỳ cuối tháng dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lƣơng. Theo quy định của Chính phủ, công ty áp dụng chế độ ngày công nhƣ sau: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 40
  41. Khóa luận tốt nghiệp - Số ngày trong năm: 360 ngày - Số ngày làm việc: 312 ngày - Ngày nghỉ chế độ theo quy định của nhà nƣớc: 9 ngày - Nghỉ phép: 7 ngày - Ngày nghỉ: 48 ngày - Ngoài ra còn có chế độ ốm đau, tai nạn . Sau đây là bảng chấm công Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 41
  42. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 Bộ phận: Tổng hợp Bảng chấm công Tháng 10 năm 2009 Chức STT Họ tên vụ Các ngày trong tháng Quy ra số công Hƣởng lƣơng Hƣởng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 24 25 26 27 28 29 30 31 Phép thời gian CN Tổng BHXH 1 Nguyễn Thị Lan x x x / x x x x x x / x / x x x x x 1 26 26 2 Nguyễn Thu Thủy x x x / x x x x x / / x / / x x x / x 22 22 5 3 Phạm Thanh Vân x x x / x x x x x x / x / x x x x x x 27 27 4 Đào Thị Thùy x x x / x x x x x x / x / x x x x / x 26 26 5 Phạm Văn Hiểu x x x / x x x x x x / x / x x x x x x 27 0.5 27.5 6 Lê Thanh Hải x x x / x x x x x x / x x x x x x x x 27 27 7 Hoàng Đức Trọng x x x / x x x x / / / x / x x x x / x 21 21 8 Phạm Văn Hùng x x x / x x x x x x / x / x x x x x x 26 26 Ngƣời duyệt Bộ phận phụ trách Ngƣời chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 42
  43. Khóa luận tốt nghiệp Cánh tính lƣơng: Ta có: Lcb = HSL * Ltt Trong đó: Lcb: Lƣơng cơ bản của mỗi công nhân viên HSL: Hệ số lƣơng do nhà nƣớc quy định Ltt: Lƣơng tối thiểu (lƣơng tối thiểu năm 2009 khu vực 2 là 740,000 đ) Lcb Lƣơng thời gian = * số ngày làm việc trong tháng 26 ngày Tổng thu nhập = Lƣơng thời gian + Lƣơng ngày lễ, phép + Phụ cấp + Lƣơng làm thêm + thƣởng Thực lĩnh = ∑Thu nhập – Các khoản khấu trừ - Tạm ứng Ví dụ1: Trích bảng tính lƣơng tháng 10 của bộ phận tổng hợp Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính đƣợc số ngày làm việc sau đó chuyển vào bảng thanh toán lƣơng, với sự hỗ trợ của máy tính, kế toán tính đƣợc các chỉ tiêu trên bảng thanh toán lƣơng Tính lƣơng cho chị Phạm Thanh Vân phòng tổng hợp - Hệ số lƣơng : 2.56 - Hệ số phụ cấp: 0.4 - Lƣơng tối thiểu: 740,000 đ - Số ngày công: 27 ngày - Mức lƣơng đóng BHXH là : 540,000*2.18 = 1,177,200 - Phụ cấp khác : 100,000 đ - Thƣởng : 295,089 - Tạm ứng trong tháng 1,000,000 Ta có: - Tiền lƣơng cơ bản = 2.56 * 740,000 =1,894,400 đ - Tiền lƣơng thời gian = 1,894,400/26*27 = 1,967,262 đ - Phụ cấp hệ số = 1,967,262 * 0.4 = 757,760 đ - Tổng thu nhập = 1,967,262 + 757,760 +100,000 + 295,089 = 3,120,111 đ Các khoản giảm trừ: 113,605 đ. Trong đó: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 43
  44. Khóa luận tốt nghiệp - BHXH = 1,177,200*5% = 58,860 đ - BHYT = 1,177,200* 1% = 11,772 đ - BHTN = 1,177,200* 1% = 11,772 đ - KPCĐ = 3,120,111 * 1% = 31,201 đ Còn lĩnh = 3,120,111 - 113,605 – 1,000,000 = 2,006,506 đ Bảng biểu minh họa: Bảng chấm công tháng 10/2009 (Xem bên trên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 44
  45. Khóa luận tốt nghiệp Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Bộ phận: Tổng hợp BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tháng 10/2009 Tiền lƣơng Các khoản khấu trừ Tiền S lƣơng 1 Vƣợt HỌ VÀ Bậc Hệ Làm thêm(1,5), Thuế Ký T tháng Lƣơng thời gian Tổng cộng Thực lĩnh TÊN lƣơng số Phụ cấp hệ lƣơng lễ, phép Phụ cấp Tạm ứng BHXH6 KPCĐ BHTN TNCN nhận T số khác kỳ I % 1%, 1% 740.000 Công Tiền Công Tiền 15% Nguyễn Thị 1 6.3 4,662,000 1.7 26 4,662,000 7,925,400 699,300 13,286,700 6,000,000 142,236 132,867 23,706 296,038 6,691,853 Lan Nguyễn 2 5.3 3,922,000 0.8 22 3,318,615 2,654,892 497,792 6,471,300 3,000,000 102,060 64,713 17,010 37,612 3,249,905 Thu Thủy Phạm 3 2.56 1,894,400 0.4 27 1,967,262 757,760 100,000 295,089 3,120,111 1,000,000 70,632 31,201 11,772 2,006,506 Thanh Vân Phạm Văn 4 2.96 2,190,400 0.8 26 2,190,400 1,752,320 328,560 4,271,280 75,816 42,713 12,636 4,140,115 Hiểu Hoàng Đức 5 1.99 1,472,600 0.4 27.5 1,557,558 589,040 0.5 42,479 233,634 2,422,710 1,000,000 58,320 24,227 9,720 1,330,443 Trọng Phạm Văn 6 2.18 1,613,200 0.3 27 1,675,246 483,960 251,287 2,410,493 1,000,000 77,760 24,105 12,960 1,295,668 Hùng Hoàng Văn 7 2.57 1,901,800 0.4 21 1,536,069 614,428 230,410 2,380,907 1,000,000 70,632 23,809 11,772 1,274,694 Thận Phú Thị 8 2 1,480,000 0.1 26 4,662,000 148,000 222,000 1,850,000 500,000 90,720 18,500 15,120 1,225,660 Cúc 42,479 Tổng cộng 18,387,150 14,925,800 100,000 2,758,073 36,213,501 13,500,000 688,176 362,135 114,696 333,649 21,214,844 Hải Phòng, ngày 31 tháng 10 năm 2009 Tổng giám đốc Kế toán trƣởng Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 45
  46. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.2. Hình thức trả lƣơng theo sản phẩm Trả lƣơng theo sản phẩm đƣợc áp dụng cho ngƣời lao động trực tiếp. Hình thức trả lƣơng này dựa vào số lƣợng sản phẩm hoàn thành và đƣợc định giá tiền lƣơng theo sản phẩm đó. Để đảm bảo tốt việc trả lƣơng theo sản phẩm thì việc xác định mức lao động phải đƣợc quan tâm, chú ý. Với hình thức trả lƣơng này công ty đã thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn thu nhập của ngƣời lao động với kết quả mà họ làm ra. Do đó, có tác dụng khuyến khích ngƣời lao động tăng năng suất. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức trả lƣơng này, công ty đã không chú ý nhiều đến chất lƣợng sản phẩm. Tiền lương sản phẩm trực tiếp (một loại sản phẩm): Tính cho công nhân trực tiếp sản xuất Tổng số lƣơng Đơn giá Tổng số lƣợng phải trả công = lƣơng * sản phẩm hoàn nhân trong sản thành trong tháng phẩm tháng Tổng số lƣơng Tiền lƣơng phải trả công phải trả cho nhân trong tháng Số ngày làm một công việc trong = * nhân trong tháng của một Tổng số ngày tháng công nhân công của công nhân Ví dụ 2: Trích bảng thanh toán lƣơng tháng 10 của bộ phận phân xƣởng sản xuất sơn tĩnh điện Căn cứ vào số liệu trên Phiếu nhập thành phẩm và bán thành phẩm kế toán tính đƣợc tổng số sản phẩm nhập trong tháng Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 46
  47. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 BM.17.04 Lần ban hành: 01 PHIẾU NHẬP THÀNH PHẨM VÀ BÁN THÀNH PHẨM Ngày: 21/10/2009 Số : C10009 Đơn vị sản xuất: công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 Đơn vị kiểm tra: KCS Các sản phẩm trong phiếu nhập đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện hành STT Mã Mã SP Tên vật tƣ (hàng hóa) Quy cách Số Số Ghi lô kg/th thùng lƣợng chú 1 K100H5U Sơn tĩnh điện loại 10kg 10 20 200 2 H420G01 Sơn tĩnh điện loại 5kg 5 20 100 Ngƣời lập biểu Thủ kho nhập Kỹ thuật Phân xƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sau đó lấy tổng sản phẩm nhân với đơn giá tiền công cho một đơn vị sản phẩm là 420 đ/kg, ta tính đƣợc số tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động trong tháng. Đồng thời dựa vào bảng chấm công của từng phân xƣởng để tính tổng số công lao động trong tháng. Lấy tổng số tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động chia cho tổng số công lao động để tính ra đơn giá cho một ngày công. Căn cứ vào bảng chấm công, tính số công làm việc của mỗi công nhân đƣa và bảng thanh toán tiền lƣơng, sau đó với sự hỗ trợ của máy tính, kế toán tính đƣợc Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 47
  48. Khóa luận tốt nghiệp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho ngƣời lao động dựa vào đơn giá một ngày công đƣợc tính ở trên. Công nhân làm thêm ca ba sẽ đƣợc tính theo lƣơng sản phẩm, đồng thời đƣợc nhận phụ cấp 30% trên đơn giá một ngày công Tính tiền lƣơng tháng 10 cho anh Vũ Văn Thái ở phân xƣởng sơn tĩnh điện - Đơn giá tiền lƣơng của 1kg sản phẩm: 420đ - Số lƣợng sản phẩm hoàn thành của cả phân xƣởng trong tháng: 33,792.68 kg - Số ngày công: 26 ngày trong đó: 25 công tính theo lƣơng sản phẩm, 1 công tính theo lƣơng thời gian - Tổng số ngày công tính lƣơng sản phẩm của cả phân xƣởng: 187 công - Bậc lƣơng : 2.4 - Mức lƣơng đóng BHXH: 540,000*2.4 = 1,296,000 Tổng số lƣơng phải trả CN trong tháng = 33,792.68 *420 =14,192,926 đ Tiền lƣơng sản phẩm trung bình một ngày công = 14,192,926/ 187 =75,898 đ/ngày Số tiền lƣơng sản phẩm của anh Thái = 75,898*25 = 1,897,450 đ Tiền lƣơng thời gian của anh Thái = (2.4*740,000/26)* 1 = 68,308 đ Tiền công làm thêm (1.5 lƣơng thời gian) = (2.4*740,000/26)* 1.5*2 = 204,923 đ Phụ cấp ca 3(30% trung bình tiền lƣơng sản phẩm một ngày công) : = (75,898*30%)*5 =113,847 đ Tổng thu nhập của anh Thái = 1,897,450 + 68,308 + 204,923 + 113,847 = 2,284,528 đ Các khoản trích theo lƣơng : 113,565 đ trong đó: - BHXH = 1,296,000*5% = 64,800 đ - BHYT = 1,296,000*1% = 12,960 đ - BHTN = 1,296,000*1% = 12,960 đ - KPCĐ = 2,284,528 * 1% = 22,845đ - Tạm ứng trong tháng : 500,000 đ Còn lĩnh = 2,284,528 – 113,565 – 500,000 = 1,670,963 đ Bảng biểu minh họa Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 48
  49. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 Bộ phận: PX. Sơn tĩnh điện Bảng chấm công Tháng 10 năm 2009 Chức STT Họ tên vụ Các ngày trong tháng Quy ra số công Hƣởng Hƣởng lƣơng sản lƣơng Hƣởng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 24 25 26 27 28 29 30 31 phẩm thời gian CN K3 BHXH 1 Huỳnh Chí Dũng x x x / x x x x x x / x / x x x x x x 18 2 Đặng Trung Át x x x / x x x x x / / x / / x x x / x 26 1 3 3 Nguyên Trọng Thi x x x / x x x x x x / x / x x x x x x 22 1 2 4 Vũ Văn Thái x x x / x x x x x x / x / x x x x / x 25 1 2 5 5 Đặng Hồng Việt x x x / x x x x x x / x / x x x x x x 25 1 Vũ Văn Cảnh 1 6 x x x / x x x x x x / x x x x x x x x 27 7 Phú Văn Diễm x x x / x x x x / / / x / x x x x / x 20 1 3 8 Vũ Văn Du x x x / x x x x x x / x / x x x x x x 24 2 3 Bộ phận phụ trách Ngƣời duyệt Ngƣời chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 49
  50. Khóa luận tốt nghiệp Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Bộ phận: PX Sơn Tĩnh Điện BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tháng 10/2009 Tiền lƣơng Các khoản khấu trừ Tiền lƣơng S 1 tháng Lƣơng thời Làm thêm(1,5), Bậc Hệ Lƣơng sản phẩm Phụ cấp K3 Ký T HỌ VÀ TÊN gian lƣơng lễ, phép Tổng cộng Thực lĩnh lƣơng số Tạm ứng BHXH KPCĐ BHTN nhận T kỳ I 6% 1%, 1% 740.000 Công Tiền Công 75,898 Công Tiền công 22,769 Huỳnh Chí - 18 1,366,164 0 - - 1,366,164 500,000 91,044 13,662 15,174 746,284 1 2.81 4,662,000 Dũng 68,308 26 1,973,348 0 - 3 68,308 2,109,964 500,000 77,760 21,100 12,960 1,498,144 2 Đặng Trung Át 2.4 3,922,000 1 Nguyên Trọng 68,308 22 1,669,756 0 - 2 45,539 1,783,602 500,000 77,760 17,836 12,960 1,175,046 3 2.4 1,894,400 1 Thi 68,308 25 1,897,450 2 204,923 5 113,847 2,284,528 500,000 77,760 22,845 12,960 1,670,962 4 Vũ Văn Thái 2.4 2,190,400 1 Đặng Hồng 68,308 25 1,897,450 0 - - 1,965,758 500,000 77,760 19,658 12,960 1,355,380 5 2.4 1,472,600 1 Việt - 27 2,049,246 1 102,462 - 2,151,708 500,000 77,760 21,517 12,960 1,539,470 Vũ Văn Cảnh 2.4 6 1,613,200 68,308 20 1,517,960 0 - 3 68,308 1,654,576 500,000 77,760 16,546 12,960 1,047,310 7 Phú Văn Diễm 2.4 1,901,800 1 136,615 24 1,821,552 0 - 3 68,308 2,026,476 500,000 77,760 20,265 12,960 1,415,491 8 Vũ Văn Du 2.4 1,480,000 2 7 478,154 187 14,192,926 3 307,385 16 364,310 15,342,775 4,000,000 635,364 153,428 105,894 10,448,089 Tổng cộng Hải Phòng, ngày 31 tháng 10 năm2009 Tổng giám đốc Kế toán trƣởng Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 50
  51. Khóa luận tốt nghiệp Tính tiền lương sản phẩm gián tiếp: Hình thức này đƣợc áp dụng để tính lƣơng cho các nhân viên quản lý phân xƣởng, đƣợc dựa trên bình quân tiền lƣơng sản phẩm một ngày của công nhân sản xuất tại phân xƣởng đó và hệ số phụ trách (theo quy định 2.5) Tiền lƣơng Tiền lƣơng sản sản phẩm = phẩm bình quân * 2.5 cho nhân 1 ngày của CNSX viên quản lý tại PX đó phân xƣởng Ví du 3: Trích bảng thanh toán lƣơng tháng 10 của bộ phận quản lý sản xuất Để tính tiền lƣơng cho bộ phận quản lý phân xƣởng kế toán căn cứ vào: - Bảng chấm công: Để tính số công lao động của mỗi ngƣời quản lý, dùng số liệu đó để đƣa vào bảng thanh toán lƣơng - Đơn giá bình quân một ngày công của công nhân sản xuất của phân xƣởng đó. Đối với bộ phận quản lý phân xƣởng do trách nhiệm trong công việc. Vì vậy, họ đƣợc hƣởng lƣơng cao hơn công nhân 2.5 lần Với sự hỗ trợ của máy tính kế toán sẽ tính đƣợc các chỉ tiêu trên bảng thanh toán lƣơng Tính lƣơng cho anh Trần Đình Công bộ phận quản lý phân xƣởng sơn tĩnh điện - Tiền lƣơng sản phẩm bình quân 1 ngày của CN: 75,898 đ - Số công theo lƣơng sản phẩm : 26 công - Số công theo lƣơng thời gian: 3 công - Bậc lƣơng : 3.85 Tiền lƣơng 1 tháng = 3.85*740,000 = 2,849,000 đ - Hệ số: 0.8 - Mức lƣơng đóng BHXH = 3.69*540,000 = 1,992,600 đ - Phụ cấp khác 200,000 đ - Phụ cấp ca 3(30% lƣơng sản phẩm) = 75,898*2.5*0.3 = 170,772 đ - Tạm ứng trong tháng : 2,000,000 - Tiền lƣơng thời gian = ( 2,849,000 + 2,849,000*0.8)/26*3 = 591,715 đ - Tiền lƣơng sản phẩm = 75,898*2.5*26 = 4,933,370 đ Tổng thu nhập = 591,715+ 4,933,370 + 170,772+ 200,000 = 5,895,857 đ Các khoản trích theo lƣơng: 198,441đ Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 51
  52. Khóa luận tốt nghiệp - BHXH & BHYT = 1,992,600*6% = 119,556 đ - KPCĐ = 5,895,857*1% = 58,959 đ - BHTN = 1,992,600*1% =19,926 đ Thực lĩnh = 5,895,857 - 2,000,000 - 198,441 = 3,697,417 đ Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 52
  53. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 Bộ phận: Quản lý phân xƣởng Bảng chấm công Tháng 10 năm 2009 Chức STT Họ tên vụ Các ngày trong tháng Quy ra số công Hƣởng lƣơng Hƣởng lƣơng Hƣởng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 24 25 26 27 28 29 30 31 sản phẩm thời gian CN K3 BHXH Trần Đình công 1 x x x / x x x x x x / x / x x / x x x 26 3 3 Vũ Văn Lý 2 x x x / x x x x x / / x / / x x x / x 24 2 3 Ngƣời duyệt Bộ phận phụ trách Ngƣời chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 53
  54. Khóa luận tốt nghiệp Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Bộ phận: Quản lý phân xƣởng BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tháng 10/2009 Thực lĩnh Các khoản khấu trừ Ký Tiền lƣơng Tiền nhận S lƣơng 1 Tổng cộng HỌ VÀ Bậc T tháng Hệ số Lƣơng thời Làm TÊN lƣơng Lƣơng sản phẩm Phụ cấp K3 T gian Phụ cấp thêm(1,5), Tạm ứng BHXH KPCĐ BHTN khác kỳ I 6% 1%, 1% 56,924 740.000 Công Tiền Công 75,898 Công Tiền công Trần Đình 1 3.85 2,849,000 0.8 3 591,715 26 4,933,370 200,000 3 170,772 5,895,857 2,000,000 119,556 58,959 19,926 3,697,417 Công 2 Vũ Văn Lý 3.27 2,419,800 1.1 2 390,891 24 4,553,880 200,000 3 170,772 5,315,543 2,000,000 91,044 53,155 15,174 3,156,169 Tổng cộng 5 982,606 50 9487250 400000 6 341,544 11,211,400 4,000,000 210,600 112,114 35,100 6,853,586 Hải Phòng, ngày 31 tháng 10năm2009 Tổng giám đốc Kế toán trƣởng Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 54
  55. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3. Tình hình trích nộp và chi trả các khoản trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tại công ty. 2.2.3.1. BHXH, BHYT, BHTN Công ty thực hiện trích theo tỷ lệ 25%. Trong đó, 18% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh (BHXH trích 15%, BHYT trích 2%, BHTN trích 1%) còn lại 7% do cán bộ công nhân viên đóng góp bằng cách khấu trừ vào lƣơng (trong đó 5% là BHXH, 1% BHTN, 1% BHYT) Việc trích BHXH, BHYT, BHTN của công ty đƣợc tính trên mức lƣơng 540,000đ và hệ số đăng ký của từng ngƣời. Các khoản trích đưa vào chi phí: - BHXH = ∑Hđki*540,000*15% - BHYT = ∑Hđki*540,000*2% - BHTN = ∑Hđki*540,000*1% Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên: - BHXH = ∑Hđki*540,000*5% - BHYT = ∑Hđki*540,000*1% - BHTN = ∑Hđki*540,000*1% Trong đó : Hđki : hệ số đăng ký của mỗi công nhân Ví dụ3: Trích bảng thanh toán lƣơng tháng 10 của bộ phận quản lý phân xƣởng Căn cứ vào hệ số đăng ký của từng cán bộ công nhân viên, mức lƣơng 540,000đ và sự hỗ trợ của máy tính, kế toán tính đƣợc các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của mỗi ngƣời lao động, sau đó sẽ đƣợc đƣa vào bảng thanh toán lƣơng để khấu trừ vào lƣơng. Bảng tính các khoản trích theo lƣơng Hệ số Căn cứ trích BHXH&BHYT BHTN STT Họ và tên đăng ký (540,000) (6%) (1%) 1 Trần Đình Công 3.69 1,992,600 119,556 19,926 2 Vũ Văn Lý 2.81 1,517,400 91,044 15,174 Tổng 210,600 35,100 Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 55
  56. Khóa luận tốt nghiệp Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG Bộ phận: Quản lý phân xƣởng BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tháng 10/2009 Thực lĩnh Các khoản khấu trừ Ký Tiền lƣơng Tiền nhận S lƣơng 1 Tổng cộng HỌ VÀ Bậc T tháng Hệ số Lƣơng thời Làm TÊN lƣơng Lƣơng sản phẩm Phụ cấp K3 T gian Phụ cấp thêm(1,5), Tạm ứng BHXH KPCĐ BHTN khác kỳ I 6% 1%, 1% 56,924 740.000 Công Tiền Công 75,898 Công Tiền công Trần Đình 1 3.85 2,849,000 0.8 3 591,715 26 4,933,370 200,000 3 170,772 5,895,857 2,000,000 119,556 58,959 19,926 3,697,417 Công 2 Vũ Văn Lý 3.27 2,419,800 1.1 2 390,891 24 4,553,880 200,000 3 170,772 5,315,543 2,000,000 91,044 53,155 15,174 3,156,169 Tổng cộng 5 982,606 50 9487250 400000 6 341,544 11,211,400 4,000,000 210,600 112,114 35,100 6,853,586 Hải Phòng, ngày 31 tháng 10năm2009 Tổng giám đốc Kế toán trƣởng Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 56
  57. Khóa luận tốt nghiệp Trong tháng khi cán bộ công nhân viên bị ốm đau, tai nạn công ty sẽ tiến hành tính và chi trả trợi cấp BHXH cho họ. Trong thời gian nghỉ việc không hƣởng lƣơng, thông thƣờng ngƣời lao động phải nộp cho kế toán tiền lƣơng các chứng từ theo quy định nhƣ: giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế hoặc bệnh viện, giấy chứng nhận nghỉ ốm hƣởng BHXH Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán lập phiếu thanh toán trợ cấp BHXH cho ngƣời lao động. Ví dụ 4: Trích một nghiệp vụ phát sinh trong tháng 10/2009 tại công ty Chị Nguyễn Thị Thu Thủy phòng tổng hợp nghỉ 5 ngày vì ốm: Trƣớc hết, chị Thủy phải viết đơn xin nghỉ việc vì ốm. Để nhận đƣợc sự trợ cấp của BHXH chị phải có một số giấy tờ sau: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 57
  58. Khóa luận tốt nghiệp TÊN CƠ SỞ Y TẾ . GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐN HƢỞNG BHXH Quyển số :03 số:021 Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Thủy Tuổi 28 . Đơn vị công tác: .Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số2 Lý do nghỉ việc: Sốt vi rút Số ngày nghỉ : 5 ngày (từ ngày 12/10/2009 đến ngày 16/10/2009) Ngày 12 tháng 10 năm 2009 Xác nhận của phụ trách đơn vị Xác nhận của cấn bộ y tế (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Phần BHXH Số ngày thực nghỉ đƣợc hƣởng BHXH: 05 ngày Lỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ: 05 .ngày Lƣơng tháng đóngBHXH: 1,701,000 đồng Lƣơng bình quân ngày : .65,423 Tỷ lệ hƣởng BHXH: .75 % Số tiền hƣởng BHXH: 245,337 đ Ngày 17 tháng 10 năm 2009 CÁN BỘ CƠ QUAN BHXH PHỤ TRÁCH BHXH CỦA ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) - Mức lƣơng đóng BHXH là : 3.15*540,000 = 1,701,000 đ Theo quy định của BHXH nếu nghỉ ốm dƣới 1 tháng thì đƣợc hƣởng 75% lƣơng cơ bản đóng BHXH. Vậy mức trợ cấp chị Thủy đƣợc hƣởng là: ( 1,701,000*75% )/26*5= 245,337 Cuối tháng, kế toán công ty lập bảng thanh toán BHXH chuyển cho giám đốc, kế toán trƣởng, cán bộ phụ trách BHXH của công ty ký duyệt. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 58
  59. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải phòng số 2 BẢNG THANH TOÁN TIỀN TRỢ CẤP BHXH Tháng 10 năm 2009 STT Họ và tên Đơn vị công Năm Số ngày Số triền Ký tác sinh nghỉ trợ cấp nhận 1 Nguyễn Thị Thu Thủy P. Tổng hợp 1982 05 245,337 Tổng 245,337 Ngày 31/10/2009 Giám đốc Kế toán trƣởng Cán bộ phụ trách BHXH đơn vị Ngƣời lập biểu Sau khi lập bảng thanh toán trợ cấp BHXH, sang tháng sau kế toán viết phiếu chi thanh toán tiền trợ cấp cho cán bộ công nhân viên. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 59
  60. Khóa luận tốt nghiệp Đ ơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI PHÒNG Mẫu số 01 – TT Địa chỉ: khu Công Nghiệp Tràng Duệ - Lê Lợi – An Dƣơng – HP Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Mã số thuế: 0200762164 ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính Telefax: 0313.835618 Số CT T11/PC 18 PHIẾU CHI Ngày:05/11/2009 Tài khoản ghi nợ: 334 Tài khoản ghi có: 111 Ngƣời nhận tiền: Nguyễn Thị Thu Thủy Địa chỉ: Phòng tổng hợp Lý do: Thanh toán tiền trợ cấp BHXH Số tiền: 245,337 đ Bằng chữ: hai trăm bốn năm nghìn ba trăm ba bẩy đồng Kèm theo: Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Ngày:05/11/2009 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng Thủ quỹ Ngƣời nhận tiền (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 60 Tài khoản ghi nợ: Tài khoản ghi có:
  61. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3.2. KPCĐ Công ty thực hiện trích KPCĐ đƣa vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định 2% trên lƣơng thực tế phải trả công nhân viên. Ngoài ra công ty còn thu thêm 1% trên lƣơng thực tế của ngƣời lao động ( đây là quy định của công ty). Trích KPCĐ 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh KPCĐ = ∑TLtt * 2% Trích KPCĐ 1% khấu trừ vào lƣơng của cán bộ công nhân viên KPCĐ = ∑TLtt * 1% Ngoài ra công ty còn thực hiện một số chế độ khác: - Phụ cấp ngày lễ, tết,làm ca, - Lƣơng ăn ca. Theo quy định của công ty, mỗi công nhân đều đƣợc bao cấp một bữa ăn trƣa với giá 15,000 đồng/bữa. 2.3. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 2.3.1. Tổ chức chứng từ hạch toán lao động tiền lƣơng 2.3.1.1. Các chứng từ đƣợc sử dụng trong hạch toán - Bảng chấm công, bảng tính lƣơng - Bảng thanh toán lƣơng và BHXH - Phiếu nghỉ hƣởng BHXH - Phiếu báo làm thêm giờ - 2.3.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty Khi tính lƣơng thời gian kế toán sử dụng bảng chấm công Khi tính lƣơng theo sản phẩm kế toán sử dụng: bảng kê khai khối lƣợng sản phẩm hoàn thành kèm theo phiếu kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, bảng chấm công, phiếu nhập kho sản phẩm . Các chứng từ trên có thể là căn cứ ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ sách kế toán. Hàng tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lƣơng phải trả trong kỳ theo từng phòng ban và trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lƣơng phải trả. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 61
  62. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ luân chuyển chứng từ: Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lƣơng Bảng tổng hợp chi tiết tiền lƣơng Bảng phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Nhật ký chung Sổ cái Tk 334,338 2.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng - Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên - Tài khoản 338: Phải trả phải nộp khác, TK này đƣợc mởi chi tiết: + TK 3381: Tài sản thừa chờ sử lý + TK 3382: Kinh phí công đoàn + TK3383: Bảo hiểm xã hội + TK3384: Bảo hiểm y tế + TK 3385: Độc hại, ăn ca + TK 3388: Phải trả phải nộp khác - Các tài khoản liên qua khác: TK 662, 627, 641, 642, 111, 112 Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 62
  63. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Kế toán tổng hợp tiền lương: Sau khi tính toán tiền lƣơng thời gian, tiền lƣơng sản phẩm và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho từng ngƣời, từng phòng ban kế toán tiền lƣơng lập bảng thanh toán tiền lƣơng và BHXH cho các phòng ban tƣơng ứng, sau đó chuyển lại cho họ đối chiếu. Từ các bảng thanh toán tiền lƣơng của các phòng ban, kế toán lập bảng tổng hợp tiền lƣơng của toàn công ty. Kế toán dựa vào bảng tổng hợp tiền lƣơng để phân bổ tiền lƣơng và xác định kết quả kinh doanh Ví dụ 5: Trích bảng tổng hợp tiền lƣơng tháng 10/2009 và bảng phân bổ tiền lƣơng tháng 10/2009 của công ty: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 63
  64. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số2 BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tháng 10/2009 Số : T10/010 S Truy thu Truy thu Số Truy thu Truy thu Ký T Bộ phận , Phân xƣởng Tổng lƣơng Tạm ứng BHXH& thuế Thực lĩnh ngƣời KPCĐ BHTN nhận T BHYT TNCN 1 Phòng tổng hợp 8 36,213,501 13,500,000 688,176 362,135 114,696 377,578 21,170,916 2 Phòng kinh doanh 8 29,872,413 10,000,000 485,028 296,265 71,361 0 18,805,676 3 Quản lý phân xƣởng 2 11,211,400 4,000,000 210,600 112,114 35,100 0 6,853,586 4 Phân xƣởng sơn tĩnh điện 8 15,342,775 4,000,000 635,364 153,428 105,894 0 10,448,089 Tổng 139,755,763 51,000,000 2,101,396 1,785,462 422,024 686,911 83,759,971 Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 64
  65. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 10/2009 Số: T10/345 STT TK 338 TK 334 Bộ phận sử dụng BHXH & Tổng KPCĐ(2%) BHTN(1%) Cộng TK338 BHYT(17%) 1 TK622 51,150,000 8,695,500 1,023,000 511,500 10,230,000 61,380,000 PX. Sơn nƣớc 35,807,225 716,145 358,072 7,161,445 42,968,670 PX. Sơn tĩnh điện 6,087,228 15,342,775 306,856 153,428 18,411,330 3,068,555 2,608,272 2 TK627 11,211,400 1,905,938 224,228 112,114 2,242,280 13,453,680 PX. Sơn nƣớc 5,315,543 903,642 106,311 53,155 1,063,109 6,378,652 PX. Sơn tĩnh điện 5,895,857 1,002,296 117,917 58,959 1,179,171 7,075,028 3 TK641 20,240,123 3,440,821 404,802 202,401 4,048,025 24,288,148 4 TK642 57,154,240 9,716,221 1,143,085 571,542 11,430,848 68,585,088 Cộng 139,755,763 23,758,480 2,795,115 1,397,558 27,951,153 167,706,916 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời lập bảng Kế toán trƣởng (ký, họ tên) ( ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 65
  66. Khóa luận tốt nghiệp Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương Dựa trên số liệu của bảng tổng hợp thanh toán lƣơng và bảng phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng, kế toán tiến hành tổng hợp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Đƣa vào chi phí sản xuất kinh doanh BHXH trích theo lƣơng = ∑Hđki*540,000* 15% BHYT trích theo lƣơng = ∑Hđki*540,000* 2% BHTN trích theo lƣơng = ∑Hđki*540,000* 1% KPC Đ trích theo lƣơng = ∑TLtt* 2% Trừ và lƣơng của ngƣời lao động BHXH trích theo lƣơng = ∑Hđki*540,000* 5% BHYT trích theo lƣơng = ∑Hđki*540,000* 1% BHTN trích theo lƣơng = ∑Hđki*540,000* 1% KPC Đ trích theo lƣơng = ∑TLtt* 1% Trong đó: Hđki : Hệ số đăng ký của công nhân viên TLtt : Lƣơng thực tế của công nhân viên Các khoản trích theo lƣơng của khối hƣởng lƣơng theo thời gian đƣợc tổng hợp và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản trích theo lƣơng của khối hƣởng lƣơng theo sản phẩm đƣợc tổng hợp và hạch toán vào chi phí sản xuất. Từ bảng tổng hợp phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng kế toán lấy số liệu để ghi vào sổ nhật ký chung,sổ cái. Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 66
  67. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 Chứng từ Diễn giải TK Số tiền Ngày Số Nợ Có 31/10 Số trang trƣớc chuyển sang 297,578,795,781 31/10 T10/345 Tính tiền lƣơng cho bộ phận trƣợc 622 334 51,150,000 tiếp sản xuất 31/10 T10/345 Trích các khoản trích theo lƣơng cho bộ phận trƣợc tiếp sản xuất 622 338 10,230,000 31/10 T10/345 Tính tiền lƣơng cho bộ phận QLPX 627 334 11,211,400 31/10 T10/345 Trích các khoản trích theo lƣơng cho bộ phận QLSX 627 338 2,242,280 31/10 T10/345 Tính tiền lƣơng cho bộ phận bán hàng 641 334 20,240,123 31/10 T10/345 Trích các khoản trích theo lƣơng cho 641 338 4,048,025 bộ phận bán hàng 31/10 T10/345 Tính tiền lƣơng cho bộ phận QLDN 642 334 57,154,240 31/10 T10/345 Trích các khoản trích theo lƣơng cho 642 338 11,430,848 bộ phận . . . . Cộng PS 392,304,676,423 Đơn vị tính: VNĐ Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Trích sổ nhật ký chung tháng 10/2009) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 67
  68. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 SỔ CÁI TK 334 – Phải trả ngƣời lao động Năm 2009 Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Đ.Ƣ Ngày Số Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 75,835,065 Tính tiền lƣơng cho 31/10 T10/345 622 51,150,000 CNTTSX Tính tiền lƣơng cho 31/10 T10/345 627 11,211,400 bộ phận QLPX Tính tiền lƣơng cho 31/10 T10/345 641 20,240,123 bộ phận bán hàng Tính tiền lƣơng cho 31/10 T10/345 642 57,154,240 bộ phận QLDN Cộng PS 2,186,813,144 2,380,389,264 Tồn cuối kỳ 269,411,185 ĐVT: VNĐ Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 68
  69. Khóa luận tốt nghiệp Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 SỔ CÁI TK 338 – Các khoản phải trả khác Năm 2009 Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Đ.Ƣ Ngày Số Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 364,711,888 Trích các khoản trích theo 31/10 T10/345 622 10,230,000 lƣơng cho CNTTSX Trích các khoản trích theo 31/10 T10/345 627 2,242,280 lƣơng cho bộ phận QLPX Trích các khoản trích theo 31/10 T10/345 lƣơng cho bộ phận bán 641 4,048,025 hàng Trích các khoản trích theo 31/10 T10/345 642 11,430,848 lƣơng cho bộ phận QLDN Cộng PS 585,220,584 950,394,428 Tồn cuối kỳ 729,885,732 ĐVT: VNĐ Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 69
  70. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2 3.1 . Một số nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, khi các doanh nghiệp đang chạy đua với nhau một cách khốc liệt, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tìm mọi cách để chi phí hoạt động là thấp nhất và lợi nhuận là cao nhất. Muốn làm đƣợc điều đó thì các doanh nghiệp phải cố gắng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao thì họ phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một trong những công cụ của hệ thống quả lý kinh tế có chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đó là kế toán. Kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý tài chính, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn, là công cụ sắc bén đƣợc sử dụng có hiệu lực trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kế toán, hạch toán một cách khoa học rất quan trọng trong quản lý. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp . Trong những thông tin mà kế toán cung cấp thì thông tin về tiền lƣơng và các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên có vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế tài chính. Vì nó là bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất hoặc chi phí kinh doanh. Hạch toán về tiền lƣơng và các khoản thanh toán lƣơng với cán bộ công nhân viên nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, việc tính và phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng phải đƣợc thực hiện đúng nguyên tắc. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp, mỗi xã hội đều có một hình thức, quan niệm, cách thức trả lƣơng khác nhau, xong mỗi doanh nghiệp đều tìm thấy cho mình một cách tính, cách chi trả, hạch toán một cách phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 đã khẳng định đƣợc chỗ đứng của mình trong nền kinh tế. Công ty đã không ngừng trƣởng thành và lớn mạnh về cơ sở vật chất, trình độ quản lý. Công ty đã biết khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nội lực, tiềm năng sẵn có của mình. Đó là nhờ vào sự cố gắng không biết mệt mỏi của ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Nhìn chung công ty có bộ máy quản lý chặt chẽ, các phòng ban đƣợc phân công nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng. Tuy trong quá trình phát triển công ty không khỏi không gặp những trở ngại, khó khăn nhƣng công ty vẫn phấn đấu vƣơn Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 70
  71. Khóa luận tốt nghiệp lên, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, khắc phục những mặt yếu, phát huy những điểm mạnh để qua đó tìm đƣợc những hƣớng đi phù hợp với quy luật phát triển của thị trƣờng. Bên cạnh đó, bộ máy kế toán của công ty đƣợc tổ chức tƣơng đối hợp lý. Với đội ngũ kế toán trẻ, năng động, nhiệt tình ham học hỏi trong công việc. Mỗi nhân viên đều đƣợc phân công nhiệm vụ phù hợp với khà năng, trình độ của từng ngƣời. Trong nội bộ phòng kế toán, mỗi ngƣời đều có nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt nhƣng lại có mỗi quan hệ mật thiết với nhau đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc hạch toán kịp thời, chính xác và thông suốt. Mỗi kế toán viên đều cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ đƣợc giao, không ngừng học hỏi, trau dồi nâng cao nghiệp vụ. 3.2 . Nhận xét về công tác hạch toán kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 3.2.1 Ƣu điểm Thứ nhất: Công ty có đội ngũ lãnh đạo và công tác quản lý hoạt động hợp lý, được thể hiện: - Công ty có đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, có bề dầy kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, đƣợc trang bị hệ thống máy tính hiện đại. - Tại mỗi phòng ban trong công ty đều có bảng chấm công thể hiện sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả của công ty. Bảng chấm công do trƣởng các phòng ban theo dõi và khi có công nhân trong phòng ban, phân xƣởng nghỉ với các lý do khác nhau thì ngƣời chấm công sẽ có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, công tác đó rất quan trọng, nhằm ổn định công việc đồng thời cũng phản ánh đúng công sức lao động của mỗi thành viên tại đơn vị. Ngoài việc theo dõi ngƣời lao động có đi làm hay không, ngƣời chấm công còn phải theo dõi hôm này họ đƣợc điều đi làm công việc gì? hƣởng lƣơng theo lƣơng thời gian hay lƣơng sản phẩm? Điều này có ảnh hƣởng đến việc tính tiền công, tiền lƣơng sau này, vì vậy công việc này phải đƣợc theo dõi đầy đủ, chính xác, tránh nhầm lẫn trong việc tính lƣơng cho ngƣời lao động Thứ hai: Về hệ thống kế toán của công ty - Bộ máy kế toán của công ty làm việc tích cực và có sự phân công dõ dàng, ai làm việc của ngƣời đó đồng thời cũng chịu trách nhiệm trƣớc phần việc của mình khi xảy ra sai sót - Hệ thống chứng từ kế toán trong kế toán tiền lƣơng và các nghiệp vụ khác trong công ty đƣợc tổ chức một cách hợp lý, tuân thủ theo đúng nguyên tắc ghi chép, luân chuyển chứng từ của chế độ kế toán hiện hành. Các chứng từ kế toán tiền lƣơng và các nghiệp vụ khác đƣợc lập đầy đủ, đƣợc ghi chép, Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 71
  72. Khóa luận tốt nghiệp theo dõi và kiểm tra thƣờng xuyên. Công ty sử dụng đầy đủ các chứng từ kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng nhƣ: bảng chấm công, bảng thanh toán lƣơng và BHXH - Bộ máy kế toán đƣợc tổ chức phù hợp với yêu cầu của công ty và phù hợp với hình thức kế toán nhật ký chung của công ty. Công ty đã trang bị thiết bị máy tính có tốc độ xử lý thông tin nhanh và đảm bảo chính xác cao, thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu sổ sách trong công ty. Thứ ba: Về bộ máy kế toán của công ty - Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo công ty kết hợp với bộ máy kế toán của công ty đƣợc tổ chức theo mô hình tập chung rất khoa học. Công tác kế toán ở công ty đƣợc tiến hành tập trung tại phòng tổng hợp. Các bộ phận kế toán đảm nhiệm các công việc khác nhau. - Phòng tổng hợp phối hợp chặt chẽ với các phòng ban về những công việc có liên quan trực tiếp đến công tác kế toán. Đặc biệt là sự phối hợp tốt công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời đã giúp công ty phân tích đƣợc tình hình lao động và thu nhập của từng bộ phận trong công ty. Thứ tư: Cách tính và trả lương cho người lao động trong công ty - Cách tính và trả lƣơng theo hình thức trả lƣơng theo thời gian và theo sản phẩm là phù hợp với một công ty cổ phần trong thời đại kinh tế thị trƣờng hiện nay - Nếu trong tháng doanh thu bán hàng vƣợt mức kế hoạch, thì cán bộ công nhân viên sẽ đƣợc tiền thƣởng điều này góp phần làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và có ý nghĩa quan trọng trong việc kích thích tinh thần làm việc, giúp họ hăng say trong công việc đƣa đến hiệu quả làm việc cao - Việc theo dõi tính toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã giúp ngƣời lao động đƣợc hƣởng các chế độ trợ cấp tốt hơn, khiến họ gắn bó với công ty hơn Thứ năm: Về công tác hạch toán kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương - Việc hạch toán tiền lƣơng, tiền thƣởng, trợ cấp tại công ty rất thuận lợi cho ngƣời lao động, đảm bảo việc tái sản xuất sức lao động và đời sống gia đình họ - Công tác hạch toán kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng do đội ngũ cán bộ chuyên sâu có kinh nghiệm đảm nhiệm, nên việc hạch toán đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời theo pháp lệnh quy định Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 72
  73. Khóa luận tốt nghiệp - Việc thực hiện trích nộp đầy đủ các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, thuế thu nhập cá nhân là thực hiện tốt nghĩa vụ của công ty đối với nhà nƣớc - Việc phản ánh tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng kịp thời, đầy đủ đã giúp cho công ty phân tích tình hình lao động và thu nhập của từng bộ phận trong công ty, từ đó, công ty có kế hoạch điều phối và bố trí lao động hợp lý, khoa học tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, khuyến khích sự sáng tạo tăng thu nhập cao cho công ty và thu nhập cho cá nhân 3.2.2 Nhƣợc điểm: Mặc dù công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 đã có nhiều cố gắng trong công tác cải thiện chế độ tiền lƣơng cũng nhƣ trong việc tổ chức hạch toán tiền lƣơng và đã đạt đƣợc những thành tich đáng kể nhƣ đã nêu, song công ty cũng còn những tồn tại cần khắc phục Thứ nhất: - Các hình thức trả lƣơng của công ty chƣa thực sự đa dạng, linh hoạt cho các đối tƣợng lao động - Tại một số bộ phận của doanh nghiệp công nhân vừa hƣởng lƣơng theo thời gian vừa hƣởng lƣơng theo sản phẩm (do công ty điều động và giao công việc). Vì vậy việc tính lƣơng trở nên phức tạp hơn Thứ hai: - Chế độ khen thƣởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty còn chƣa kích thích họ lao động cần cù, chăm chỉ, tăng năng suất, làm việc hết mình, phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật Tiền thƣởng có ý nghĩa khuyến khích vật chất rất lớn đối với cán bộ công nhân viên, là động lực giúp công nhân tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tƣ và còn đƣa ra nhiều sáng kiến giúp thúc đẩy nhanh tiến độ công việc. Nếu sử dụng tiền thƣởng một cách hợp lý sẽ phát huy tác dụng của nó. Tiền thƣởng chính là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp khuyến khích ngƣời lao động phát huy hết hiệu quả khả năng của mình. Công ty vẫn chƣa khai thác hết vấn đề này. Thứ ba: - Mặc dù hiện nay công ty đã trang bị hệ thống máy tính giúp cho công việc kế toán đƣợc tinh giảm một cách đáng kể, tuy nhiên công ty vẫn chƣa thiết lập phần mềm kế toán máy Thứ tư: Sinh viên: Phạm Thị Thanh – Lớp QT1001K Page 73