Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Vinatro - Nguyễn Phương Thu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Vinatro - Nguyễn Phương Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoa.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Vinatro - Nguyễn Phương Thu
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lời mở đầu Theo Mác, lao động của con người là một trong 3 yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh của mọi quốc gia. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bự xứng đáng. Đó là tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng, kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương còn là nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá. Mặt khác, tiền lương đối với doanh nghiệp lại là một yếu tố chi phí. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao công tác quản lý và sử dụng lao động hiệu quả, tăng tích luỹ và đồng thời sẽ cải thiện đời sống người lao động. Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi DN phụ thuộc vào đặc điểm và tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất của công việc. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị đối với người lao động nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý DN, em chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Công Ty Cổ Phần Vinatro”. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 1
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khóa luận gồm 3 chƣơng chính sau: Chƣơng I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương trong doanh nghiệp. Chƣơng II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Cổ Phần Viantro. Chƣơng III: Một số ý kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Cổ Phần Vinatro. Vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên em không tránh khỏi những sai sót và những biện pháp đưa ra chưa hoàn hảo. Kính mong được sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 2
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chƣơng I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. 1.1. Các vấn đề chung về lao động tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 1.1.1.Vai trò lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định trong quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất của các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương. Như vậy tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đó cống hiến cho doanh nghiệp. 1.1.1.1 Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương là công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân chức năng thanh toán, tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền lương trao đổi lấy các vật sinh hoạt cần thiết cho cuộc sống của người lao động, tiền lương là một bộ phận quan trọng về thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động do đó là một công cụ quan trọng trong quản lý. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 3
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động hăng hái lao động và sáng tạo, tạo động lực trong lao động Do vậy quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nó là nhân tố giúp cho kinh doanh hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình. Tổ chức tốt hoạch toán lao động và tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất và hiệu quả công tác. Tổ chức công tác hạch toán lao động và tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công và giá thành sản phẩm được chính xác. 1.1.1.2 Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Muốn có thông tin chính xác về số lượng và cơ cấu lao động cần phải phân loại lao động. Trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì việc phân loại lao động không giống nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý lao động trong điều kiện cụ thể của toàn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể phân chia lao động như sau : Phân loại lao động theo thời gian lao động gồm : hai loại + Lao động thường xuyên trong danh sách: là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: công nhân sản xuất kinh doanh cơ bản và nhân viên thuộc các hoạt động khác. + Lao động ngoài danh sách: là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập, Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất gồm: lao động trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp sản xuất: Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 4
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Lao động trực tiếp sản xuất: là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc nhiệm vụ nhất định: Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau : - Phân loại theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp được chia thành : lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác. - Phân loại theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động trực tiếp được chia thành các loại sau: + Lao động có tay nghề cao: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và cô nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. + Lao động có tay nghề trung bình: bao gồm những người đã qua đào tạo qua lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối dài được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. + Lao động phổ thông: lao động không phải qua đào tạo vẫn được làm việc. + Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Lao động gián tiếp được phân loại như sau : - Phân loại theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn loại lao động này được phân chia thành nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. - Phân loại theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động gián tiếp được chia thành như sau + Chuyên viên chính: là những người có trình độ từ đại học trở lên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 5
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Chuyên viên: là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác dài có trình độ chuyên môn cao. + Cán sự: là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác nhiều. +Nhân viên: là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp có thể đã qua đào tạo các trường chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa đào tạo. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động lập kế hoạch lao động. Mặt khác thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này. 1.1.2. Tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. 1.1.2.1. Khái niệm và các nội dung cơ bản về tiền lương. * Khái niệm về tiền lương. Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì việc sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực hiện quá trình kinh doanh đều không tách rời lao động của con người. Lao động là yếu tố cơ bản quyết định việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Và lao động được đo lường, đánh giá thông qua các hình thức trả lương cho người lao động của doanh nghiệp. Vậy tiền lương là giá cả của sức lao động, là một khoản thù lao do người sử dụng sức lao động trả cho người lao động để bự đắp lại phần sức lao động mà họ đó hao phí trong quá trình sản xuất. Mặt khác tiền lương còn để tái sản xuất lại sức lao động của người lao động, đảm bảo sức khoẻ và đời sống của người lao động. Tiền lương là một bộ phận xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động, dựa theo số lương và chất lượng lao động của mỗi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của họ và nó là một vấn đề thiết thực đối với đời sống cán bộ, công nhân viên chức. Tiền lương được quy định một cách đúng đắn là yếu tố kích Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 6
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và lao động, nâng cao trình độ tay nghề cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Nước ta trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân được nhà nước phân phối một các có tổ chức, có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Nhà nước ban hành các chính sách chế độ và mức lương cụ thể để áp dụng cho mỗi người lao động bất kỳ họ là lực lượng lao động trực tiếp hay gián tiếp. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn đơn vị chứ không phụ thuộc vào năng suất lao động của từng người. Chính vì lý do này mà tiền lương đã không kích thích và phát triển được khả năng của người lao động trong việc phát huy sáng kiến cũng như đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tất yếu thị trường sức lao động phải được hình thành và hoạt động theo quy luật cung cầu về sức lao động. Giá cả sức lao động là tiêu chuẩn trả công lao động. Quan niệm về tiền lương và số lượng tiền tệ người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để hoàn thành công việc. Quan niệm hiện nay của nhà nước ta như sau: “ Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung - cầu”. Khái niệm tiền lương có tính chất tổng quát hơn cùng với một loạt các khái niệm khác nhau như: Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương tối thiểu + Tiền lương danh nghĩa: Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động. Trên thực tế, mọi mức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩa. + Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua bằng lương của mình sau khi đã khấu trừ các khoản trích theo lương theo quy định của Nhà nước. Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 7
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định. Trên thực tế thì người lao động luôn quan tâm đến tiền lương thực tế nhiều hơn là tiền lương danh nghĩa. + Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho người lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu ở mức tối thiểu. Là cái ngưỡng cuối cùng để từ đó xây dựng các mức lương khác nhau tạo thành hệ thống tiền lương của một ngành nào đó hoặc hệ thống tiền lương chung thống nhất của một nước, là căn cứ để hoạch định chính sách tiền lương. Nó được coi là yếu tố hết sức quan trọng của chính sách tiền lương. * Chức năng của tiền lương. + Chức năng tái sản xuất sức lao động. + Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp. + Chức năng là đòn bẩy kinh tế. + Chức năng điều tiết lao động. + Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội. + Chức năng công cụ quản lý Nhà nước. * Vai trò của tiền lương. + Tiền lương duy trì thúc đẩy và tái sản xuất sức lao động, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay nếu doanh nghiệp nào có chế độ lương hợp lý thì sẽ thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt. + Chi phí về tiền lương là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu tháng nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí lao động sống (lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. + Tiền lương không phải là vấn đề chi phí trong nội bộ doanh nghiệp, thu nhập đối với người lao động mà còn là vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội mà Chính phủ của mỗi quốc gia cần quan tâm. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 8
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Ý nghĩa của tiền lương. + Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, yếu tố để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và là một bộ phận đặc biệt của sản xuất xã hội + Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình và có vai trò đối với sự sống của con người lao động và từ đó trở thành đòn bảy kinh tế. Như vậy, có thể nói tiền lương đã góp phần quan trọng giúp nhà tổ chức điều phối công việc dễ dàng thuận lợi. + Trong doanh nghiệp thì tiền lương được sử dụng như thước đo hiệu quả công việc. Tiền lương là một bộ phận cấu thành trong chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nên tiền lương cũng ảnh hưởng đên lợi nhuận của DN. Với những vai trò của tiền lương trong sản xuất và trong đời sống thì việc chọn hình thức trả lương phù hợp với điều kiện đặc thù sản xuất từng ngành, từng doanh nghiệp sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây luôn là vấn đề được quan tâm trong tất cả các doanh nghiệp, một chế độ tiền lương lý tưởng sẽ đảm bảo lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội. * Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương: + Nhóm nhân tố thuộc thị trường lao động: cung cầu lao động, chi phí sinh hoạt, chênh lệch tiền lương giữa các khu vực, + Nhóm nhân tố thuộc môi trương doanh nghiệp: cơ cấu tổ chức, các chính sách của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp, + Nhóm nhân tố thuộc bản thân người lao động: trình độ lao động, thâm niên công tác và kinh nghiệm, mức độ hoàn thành công việc, + Nhóm nhân tố thuộc giá trị công việc: mức độ hấp dẫn của công việc, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện thực hiện công việc, + Các nhân tố khác như: giới tính, độ tuổi, thành thị và nông thôn, Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 9
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.2.2 Các hình thức trả lương. Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động, còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng. Hiện nay thang bậc lương cơ bản được Nhà nước quy định, nhà nước khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập của người lao động. Việc tính trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức trả lương như sau: * Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động: - Khái niệm: tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định. - Nội dung: tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp, tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách như sau: + Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Công thức : Tiền lương = Thời gian làm x Đơn giá tiền lương thời gian thời gian việc thực tế hay mức lương thời gian Tiền lương thời gian giản đơn gồm : + Tiền lương tháng: là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như : phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực ( nếu có ) Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên công tác quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Mi = Mn x Hi + (Mn x Hi + Hp ) Mi : Mức lương lao động bậc i Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 10
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Mn: Mức lương tối thiểu Hi : Hệ số cấp bậc lương bậc i Hp : Hệ số phụ cấp + Tiền lương tuần : là tiền lương trả cho một tuần làm việc Tiền lương tuần = Tiền lương tháng x 12 tháng phải trả 52 tuần + Tiền lương ngày : là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho công nhân viên những ngày họp, học tập và lương hợp đồng Tiền lương ngày = Tiền lương tháng Số ngày làm việc theo chế độ quy định Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa hình thức tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Tiền lương = Tiền lương thời x Tiền thưởng có thời gian có thưởng gian giản đơn tính chất lượng Tiền thưởng có tính chất lượng như: thưởng năng suất lao động cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao. Ưu nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian : - Ưu điểm: đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán giản đơn, có thể lập bảng tính sẵn. - Nhược điểm: chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, chưa gắn liền với chất lượng lao động. * Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm - Khái niệm: là hình thức tiền luơng trả cho người lao động tính theo số lượng sản phẩm, công việc chất lượng sản phẩm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá lượng sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 11
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Phương pháp xác định định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm: giao cùng lệnh sản xuất hoặc đồng thời sản xuất. Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở định mức kỹ thuật hoặc định mức kinh nghiệm. Nhà nước đề ra quy định nhằm khuyến khích người lao động làm theo năng lực hưởng lương, khả năng trình độ của người lao động, khuyến khích sản xuất đơn vị chóng hoàn thành kế hoạch được giao. Người lao động trực tiếp sản xuất thì Nhà nước có quy định trả theo đơn giá của sản phẩm. Để trả lương theo sản phẩm cần có định mức lao động, đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc. Tổ chức công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện để công nhân tiến hành làm việc hưởng lương theo hình thức tiền lương sản phẩm như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu - Các phương pháp trả lương theo sản phẩm + Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp: là hình thức trả lương cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm. Tiền lương = Khối lượng sản x Đơn giá tiền sản phẩm phẩm hoàn thành lương sản phẩm + Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó đơn giỏ lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động nên còn gọi là hình thức tiền lương này là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. + Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng đối với công nhân phục vụ cho công nhân chính như công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm Tiền lương sản phẩm = Đơn giá tiền x Số lượng sản phẩm gián tiếp lương gián tiếp hoàn thành của CNSX chính Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 12
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Hình thức tiền lương sản phẩm có thưởng thực chất là kết hợp giữa hình thức tiền lương sản phẩm với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm ). + Hình thức tiền lương thưởng luỹ kế : là hình thức tiền lương trả lương cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền thưởng tính theo tỷ lệ luỹ kế, căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động đó quy định. Lương sản phẩm luỹ kế kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động, nó áp dụng ở nơi cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất để đảm bảo sản xuất cân đối hoặc hoàn thành kịp thời đơn đặt hàng. + Hình thức tiền lương khoán khối lượng sản phẩm hoặc công việc: là hình thức trả lương cho người lao động theo sản phẩm. Hình thức tiền lương thường áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm + Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này được áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. + Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm tập thể: được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà kết quả là sản phẩm của cả tập thể công nhân. 1.1.2.3 Quỹ lương của doanh nghiệp. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương . * Nội dung : Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm : Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm ). Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương) như: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 13
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép * Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán : Về phương diện kế toán,quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành hai loại: tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính : là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên - Tiền lương phụ là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như: thời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ tết, họp, học tập và ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan được hưởng theo chế độ. Việc phân chia tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa rất quan trọng. Trong công tác kế toán tiền lương, tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm và tiền lương chính của công nhân sản xuất có quan hệ trực tiếp với khối lượng sản phẩm sản xuất ra, có quan hệ với năng suất lao động. Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn liền với việc chế tạo sản phẩm cũng như không có quan hệ với năng suất lao động cho nên tiền lương phụ được hạch toán và phân bổ vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ. Xét về mặt hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ. Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động là những khoản chi phí theo chế độ quy định. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 14
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.2.4 Các khoản trích theo lương. * Bảo hiểm xã hội : Ngoài tiền lương phân phối cho người lao động theo số lượng chất lượng lao động thì người lao động còn được hưởng một phần sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần khi đau ốm, khó khăn, thai sản, tai nạn lao động Phần sản phẩm xã hội này hình thành lên quỹ bảo hiểm xã hội. BHXH là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo cho mỗi người lao động BHXH là một hệ thống các chế độ mà mỗi người lao động có quyền được hưởng phù hợp với quy định về quyền lợi dựa trên các văn bản pháp lý của nhà nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quỹ BHXH được hình thành từ: Doanh nghiệp trích 22% quỹ lương cấp bậc vào giá thành sản phẩm và người lao động đúng góp 6% để nộp cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương, để chi cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất, DN đóng 16% trích từ CP SX Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp cán bộ công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ mất khả năng lao đông, cụ thể: + Trợ cấp người lao động khi ốm đau, thai sản. + Trợ cấp người lao động khi bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp người lao động khi về hưu, mất sức lao động. + Trợ cấp người lao động về khoản tiền tuất. + Chi công tác quản lý quỹ BHXH. Toàn bố số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ BHXH để chi trả cho các trường hợp trên cho người lao động tại doanh nghiệp. Hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả quỹ BHXH cho người lao động trên cơ sở có các chứng từ hợp lý hợp lệ. Cuối tháng doanh nghiệp phải thanh toán với cơ quan quản lý BHXH. * Bảo hiểm y tế : Song song với việc trích BHXH hàng tháng các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích BHYT, BHYT được trích nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn với mục đích chăm sóc, phục vụ cho sức khoẻ người lao động khi gặp đau ốm, thai sản Quỹ BHYT được hình thành từ việc doanh nghiệp trích 3% vào Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 15
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP giá thành sản phẩm, người lao động đóng 1,5%, để chi tiền thuốc chữa bệnh thông thường, khi điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh tập trung và được cấp lại cho doanh nghiệp chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nguời lao động, mức được trích theo mức hiện hành . * Kinh phí công đoàn: Để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định so với tổng số tiền lương thực tế phát sinh. Đây chính là nguồn kinh phí công đoàn của doanh nghiệp và cũng được tính vào chi phí sản xuất. Tỷ lệ trích: DN trích vào giá thành 2% tiền lương thực trả và được phân phối như sau: 1% được giữ lại tại DN, do Công đoàn quản lý, chi cho các hoạt động của Công đoàn như hoạt động văn hoá, thể thao, thăm hỏi hiếu, hỷ 0,8% nộp cho Công đoàn Công ty, 0,2% nộp cho Liên đoàn lao động thành phố. Toàn bộ KPCĐ trích một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. * Bảo hiểm thất nghiệp: người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN, công ty đóng bằng 1% quỹ tiền lương tiền công tháng đúng BHTN của những người lao động tham gia BHTN. Người lao động được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau: + Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp. + Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH. + Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức tiền lương bình quân, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Quỹ BHTN được sử dụng: + Chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho người lao động được hưởng chế độ BHTN. + Chi hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng với thời gian không quá 6 tháng. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 16
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Chi hỗ trợ tìm việc làm. + Chi đóng BHYT cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng. + Chi phí quản lý BHTN. + Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định. Quản lý tốt việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mặt khác còn làm cho việc tính phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm được chính xác. 1.2. Nội dung công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp. 1.2.1. Công tác kế toán tiền lương. Để thực hiện điều hành và quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau : Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản trích khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ tài chính hiện hành. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử dụng lao động về chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương vào các chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, của các đơn vị sử dụng lao động. Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động, tiền lương. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 17
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.1.1. Thủ tục và chứng từ hạch toán. Để quản lý lao động về mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập (lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) để nắm tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là bảng chấm công. "Bảng chấm công" được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất trong đó ghi từ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban, trực tiếp ghi và để nơi công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của họ. Cuối tháng, bảng chấm công được dựng để tổng hợp thời gian lao động, tính lương cho từng bộ phận, tổ đội sản xuất khi các bộ phận đó hưởng lương theo thời gian. Hạch toán kết quả lao động, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau. Các chứng từ đó là các báo cáo về kết quả sản xuất "Bảng theo dõi công tác ở tổ”, "Giấy báo ca", "Phiếu giao nhận sản phẩm", "Phiếu khoán", "Hợp đồng giao khoán", "Phiếu báo làm thêm giờ". Chứng từ hạch toán lao động được lập do tổ trưởng ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận. Chứng từ này được chuyển cho phòng lao động tiền lương xác nhận và được chuyển về phòng kế toán để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Hạch toán kết quả lao động là cơ sở để tính lương cho người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm. Căn cứ vào: Giấy nghỉ ốm, biên bản điều tra tai nạn lao động, giấy chứng sinh để kế toán tính trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập "bảng thanh toán tiền lương" cho từng tổ đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 18
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.1.2. Tài khoản hạch toán: TK 334 – Phải trả người lao động: dùng để phản ánh các loại thanh toán cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân . - Nội dung kết cấu của TK 334 như sau: + Bên nợ: Các khoản tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động. Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. + Bên có: Các khoản tiền công, tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động. + Số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. + TK 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ TK 334 rất cá biệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động. TK 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác. 1.2.1.3. Phương pháp hạch toán. - Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động ghi: Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623 ( 6231) – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 (6271) – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 ( 6411) – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 ( 6421 ) – Chi phí QLDN Nợ TK 335 – (Tiền lương CNSX nghỉ phép phải trả, nếu doanh nghiệp đó trích trước vào chi phí SXKD ) Có TK 334 – Phải trả người lao động - Tiền thưởng phải trả người lao động. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 19
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Tiền thưởng có tính chất thường xuyên ( thưởng NSLĐ; tiết kiệm NVL ) tính vào chi phí SXKD . Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 334 – Phải trả người lao động. + Thưởng người lao động trong các kỳ sơ kết, tổng kết tính vào quỹ khen thưởng Nợ TK 353 (3531) – Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 – Phải trả người lao động. - Tính tiền ăn ca phải trả cho người lao động. Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 334 – Phải trả người lao động. - BHXH phải trả người lao động (ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông ) Nợ TK 338 (3383 – BHXH ) Có TK 334 – Phải trả người lao động. - Các khoản trích khấu trừ vào tiền lương phải trả người lao động (như: tạm ứng, BHYT, BHXH, tiền thu hồi theo quy định xử lý ) Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 141, 138, 338 (3383 –BHXH, 3384 – BHYT ) - Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp nhà nước (nếu có ) Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 333 (3335 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ) - Trả tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động. Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 111, 112 - Trường hợp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hoá + Đối với sản phẩm, hàng hoá chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa cú thuế GTGT Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 3331 (33311) – Thuế GTGT phải nộp Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 20
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán chưa thuế GTGT ) + Đối với sản phẩm, hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh DTBH theo giá thanh toán : Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (giá thanh toán ) 1.2.1.4. Sơ đồ hạch toán. Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN LƢƠNG 111,112 334 335 Ứng và thanh toán lương Phải trả tiền lương nghỉ phép Khoản khác cho người lao động của công nhân sản xuất nếu trích trước 138,141,333,338 338(3383) Các khoản khấu trừ vào lương và BHXH phải trả người lao động thu nhËp cña ng•êi lao ®éng 512 353 tr¶ l•¬ng th•ëng cho ng•êi lao ®éng Tiền thưởng phải trả người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa 333(3331) 622,627,641,642 Thuế GTGT (nếu có) Lương và các khoản mang tính chất lương phải trả cho người lao động Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 21
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2. Công tác kế toán các khoản trích theo lương. 1.2.2.1. Thủ tục vào chứng từ hạch toán. Các khoản thanh toán về trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra xác nhận ký, giám đốc ký duyệt. "Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội" sẽ được căn cứ để thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động. 1.2.2.2. Tài khoản hạch toán. Kế toán các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng loại tài khoản chủ yếu : TK 335 – Chi phí phải trả TK 338 – Phải trả phải nộp khác Tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung, đã được phản ánh các tài khoản khác (từ TK 331 đến TK 336) - Nội dung kết cấu: TK 338 – Phải trả phải nộp khác. + Bên nợ: - BHXH phải trả cho người lao động. - KPCĐ chi tại đơn vị. - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ. - Các khoản đã trả, đã nộp khác. + Bên có: - Trích BHXH, BHYT, BNTN và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương của người lao động. - KPCĐ vượt chi được cấp bù. - Số BHXH đã chi trả cho người lao động khi được cơ quan BHXH thanh toán. - Các khoản phải trả, phải nộp khác. + Số dư bên có: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý quỹ hoặc KPCĐ được để lại cho đơn vị chưa chi hết. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 22
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Số dư bên có: phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH đã chi trả cho người lao động chưa được thanh toán bà KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù. TK 338 - Phải trả phải nộp khác có các TK cấp 2 sau : TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết TK 3382 – Kinh phí công đoàn TK3383 – Bảo hiểm xã hội TK3384 – Bảo hiểm y tế TK3387 – Doanh thu chưa thực hiện TK 3388 – Phải trả phải nộp khác TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp 1.2.2.3. Phương pháp hạch toán. - Hàng tháng trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 627 – Chi phí nhân công quản lý phân xưởng. Nợ TK 641 – Chi phí nhân viên bán hàng. Nợ TK 642 – Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp. Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389). - Tính số tiền BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của người lao động ghi: Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác. - Nộp BHXH, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ ghi: Nợ TK 338 Có TK 111, 112 - Tính BHXH phải trả cho người lao động khi ốm đau, thai sản , ghi: Nợ TK 338 (3383) Có TK 334 Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 23
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338 Có TK111, 112 - KPCĐ chi vượt cấp được bù, khi nhận được tiền, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338. 1.2.2.4. Sơ đồ hạch toán. Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TK 334 TK 338 (2, 3, 4, 9) TK 622, 627, 641, 642 Số BHXH phải trả trực tiếp Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTNtheo tỷ lệ quy định tính vào CFKD (22%) cho CBCNV TK 334 TK 111,112 Trích BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ Nộp KPCĐ, BHXH, Quy định trừ vào thu nhập của CNV 8,5% BHYT, BHTN TK 111,112 Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở Số BHXH, KPCĐ chi vƣợt đƣợc cấp 1.3. Các hình thức kế toán trong doanh nghiệp - Hình thức kế toán Nhật Ký Chung - Hình thức kế toán Nhật Ký – Sổ Cái - Hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ - Hình thức kế toán Nhật Ký – Chứng Từ - Hình thức kế toán trên máy vi tính Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 24
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP I/ Hình thức kế toán Nhật ký chung Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung được thể hiện như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, kế toán tiến hành cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết, số liệu được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung. Sơ đồ 1.3: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG. Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán Sổ Nhật ký SỔ NHẬT KÝ CHUNG chi tiết đặc biệt Bảng tổng hợp SỔ CÁI chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 25
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP II/ Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Sơ đồ 1.4: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ – SỔ CÁI Chứng từ kế toán Sæ, thÎ Sổ,kÕ thẻ to¸n kế Sổ quỹ Bảng tổng toánchi tiÕt chi hợp chứng từ tiết kế toán cùng loại Bảng NHẬT KÝ – SỔ CÁI tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái, Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 26
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập, ) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh của cột “Phát Nợ Có sinh” ở phần = = của tất cả các Tài Nhật ký của tất cả các Tài khoản khoản Tổng số dư Nợ Tổng số dư Có các các Tài khoản = Tài khoản Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. III/ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 27
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Chứng từ ghi sổ, Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, Sổ Cái, Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 28
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.5: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sæ, thÎ Sổ, thẻ kế chứng từ kế toán kÕ to¸n toán chi cùng loại chi tiÕt tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra IV/ Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ Cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 29
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Sơ đồ 1.6: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ, thẻ NHẬT KÝ Bảng kê kế toán chi tiết CHỨNG TỪ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra V/ Hình thức kế toán trên máy vi tính Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây nhưng không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, và phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 30
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.7: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH. PHẦN MỀM CHỨNG TỪ KẾ KẾ TOÁN TOÁN SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ - Báo cáo tài chính TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo kế toán quản trị MÁY VI TÍNH Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 31
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chƣơng II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATRO. 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Vinatro. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói riêng và con người Việt Nam nói chung, với phương châm hợp tác hội nhập, dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống và thành tựu khoa học kỹ thuật, ngày 25 tháng 09 năm 2009 Công ty Cổ phần Vinatro được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103040796 do phòng đăng ký kinh doanh số 1 - Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 23/ 10/ 2010. Tên công ty viết bằng tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN VINATRO Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : VINATRO JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : VINATRO.,JSC Địa chỉ trụ sở chính: Lô 31, Tổ Vĩnh Thành, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Email : vinatro@vinatro.com.vn Điện thoại: 043. 6700229 Fax: 043. 6320434 Công ty Cổ phần Vinatro là một Công ty hoạt động mạnh mẽ về sản xuất và cung cấp các trang thiết bị, phụ tùng thay thế cho các nhà máy Xi măng, Khoáng sản, Luyện thép, Cơ khí đóng tàu, Ceramic, Sợi dệt .vv. phục vụ cho các nhà máy lớn nhỏ trên toàn quốc. Công ty có các mối quan hệ với các đối tác là các nhà máy, các Công ty và Tổng Công ty trên toàn quốc, mang đến cho khách hàng những giải pháp và cam kết lâu dài dựa trên lợi ích và cùng phát triển. Tại VINATRO.,JSC đã thành công khi đến với khách hàng về việc cung cấp các trang Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 32
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thiết bị đạt chất lượng tốt, nhanh gọn, đúng hẹn, thủ tục thanh toán rõ ràng tạo cho khách hàng hài lòng và tin tưởng trong công việc. Để phù hợp với chuẩn mực xây dựng trong ngành, Công ty đã thiết lập một quá trình sản xuất khép kín lấy niềm tin của khách hàng là cơ sở thước đo cho sự thành công. Năm 2010 Công ty vẫn không ngừng phát triển cả về hình thức và qui mô sản xuất với mục tiêu mở rộng và phát triển kinh doanh,nâng cao chất lượng sản phẩm, kết hợp nội lực với ưu thế từ bên ngoài Công ty Cổ phần Vinatro đã thành lập xưởng sản xuất quạt công nghiệp, xưởng may và gia công túi lọc bụi phục vụ cho ngành xi măng và khai thác khoáng sản phục vụ thị trường trong nước và quốc tế. Chính nhờ sự cố gắng không ngừng vươn lên đó công ty đã củng cố được tên tuổi của mình trên khắp thị trường trong nước, thu hút được nhiều đơn đặt hàng của các nhà máy Xi măng cũng như đã giải quyết được vấn đề việc làm cho rất nhiều lao động. Vốn điều lệ thành lập là 3.000.000.000 Người đại diện theo pháp luật: Họ và tên: TRẦN VĂN PHONG Giới tính: Nam Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Sinh ngày: 29/07/1985 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh thư nhân dân số: 168114387 Ngày cấp: 12/03/2009 Cơ quan cấp: Công an Hà Nam Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn Đò, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Chỗ ở hiện tại: Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 33
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.1: Bảng các cổ đông tham gia góp vốn. Số giấy chứng minh nhân dân (hoặc Nơi đăng ký chứng minh hộ khẩu thư hợp pháp) thường trú Loại đối với cá Tên cổ đối với cá Số cổ Giá trị cổ Tỷ lệ STT cổ nhân; Mã số đông nhân; địa phần phần (đồng) (%) phần doanh nghiệp chỉ trụ sở đối với doanh chính đối nghiệp; Số với tổ chức Quyết định thành lập đối với tổ chức Thôn Đò, xã Thanh Cổ TRẦN Thủy, huyện phần 1 VĂN 153.000 1.530.000.000 51,00 168114387 Thanh phổ PHONG Liêm, tỉnh thông Hà Nam Thôn Lau, xã Liêm Cổ Thuận, VŨ THỊ phần 2 huyện 75.000 750.000.000 25,00 B2649728 HẠNH phổ Thanh thông Liêm, tỉnh Hà Nam Tập thể xây lắp Nội thương, Cổ PHAN phường phần 3 THỊ HẢI Vĩnh Tuy, 72.000 720.000.000 24,00 012212091 phổ YẾN quận Hai Bà thông Trưng, thành phố Hà Nội Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 34
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. * Mục tiêu: - Công ty được thành lập để kinh doanh và phát triển không ngừng đem lại lợi nhuận tối ưu cho các cổ đông, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực của công ty, sử dụng hiệu quả lao động, tri thức, vốn tài sản của các cổ đông. - Góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đem lại việc làm, thu nhập cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. - Tập trung trí tuệ, tổ chức và quản lý chuyên nghiệp, nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật để cung ứng các dịch vụ có chất lượng cao thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. * Nhiệm vụ: - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành phù hợp. - Thực hiện các chính sách về thuế và nộp ngân sách nhà nước. - Kinh doanh đúng mặt hàng, đúng ngành nghề đã đăng ký. - Bảo toàn và sử dụng tài sản đạt hiệu quả kinh tế xã hội. - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. - Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, phát huy năng lực kinh doanh, năng suất lao động, thực hiện cả về chiều rộng lần chiều sâu với hiệu quả cao. - Tổ chức và nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm vững nhu cầu thị trường tiêu dùng để hoạch định chiền lược marketing đúng đắn, đảm bảo cho kinh doanh của đơn vị được chủ động. ít rủi ro và mang lại hiệu quả tốt nhất. * Lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Xây dựng nhà các loại ; - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác ; - Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng ; - Sửa chữa máy móc, thiết bị ; - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng ; Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 35
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng ; - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tựng máy khai khoáng, xây dựng ; - Bán buôn cao su ; - Bán buôn kim loại và quặng kim loại ; - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy ; - Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp ; - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (trừ các loại Nhà nước cấm) ; - Bán buôn vải, hàng may sẵn, giầy dép ; - Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) ; - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ ; - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (không bao gồm kinh doanh bất động sản) ; - Bốc xếp hàng hóa ; - Giáo dục nghề nghiệp (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép) ; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh ; - Hoàn thiện sản phẩm dệt ; - Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác ; - Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) ; - Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu ; - May trang phục (trừ trang phục may từ da lông thú) ; - Sản xuất sản phẩm từ da lông thú ; - Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc ; - Thoát nước và xử lý nước thải ; - Thu gom rác thải độc hại ; * Đối với các nghành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của Pháp Luật. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 36
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất túi lọc bụi công nghiệp của Công ty. Nhập kho vải Phân xưởng đo và Pha cắt lọc bụi thiết kế Nhập kho Hoàn thiện sản May túi thành phẩm phẩm 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Qua kết quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty CP Vinatro trong những năm qua đã khẳng định vị trí, uy tín của Công ty ngày càng lớn mạnh trong nền kinh tế thị trường. Công ty là một trong những doanh nghiệp tư nhân đang sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ có hiệu quả và đầy triển vọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Công ty cần phải có bộ máy quản lý phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty. Để đáp ứng với đặc điểm hiện tại, Công ty đã xây dựng bộ máy như sau: Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Giám đốc Phó giám đốc Phßng xuÊt Phòng tài chính Phòng qu¶n lý Văn phòng nhËp khÈu s¶n xuÊt kế toán Công ty Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 37
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Giám đốc: là người đứng đầu công ty trước nhà nước và Tổng công ty về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ của Đảng và Nhà nước. Giám đốc phải nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. * Phó Giám đốc: gồm có 03 Phó Giám đốc: - Phó Giám đốc kinh doanh. - Phó Giám đốc sản xuất. - Phó Giám đốc kỹ thuật. + Phó Giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc công ty về tình hình kinh doanh của, đánh giá phân tích các dự án kinh doanh, xây dựng các dự án kinh doanh và xác lập các hợp đồng mua bán, tìm ra các quyết định đầu tư của doanh nghiệp, nhìn thấy được chiến lược kinh doanh trước mắt và nắm bắt được xu thế của thời đại. + Phó Giám đốc sản xuất: là người trực tiếp chỉ đạo sản xuất của công ty sao cho đáp ứng được yêu cầu sản xuất có hiệu quả nhất. Phó Giám đốc sản xuất quản lý hoạt động của các phân xưởng. + Phó Giám đốc kỹ thuật: là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc thiết kế và quản lý kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đào tạo công nhân kỹ thuật cho công ty. * Các phòng ban phân xưởng: Công ty có 02 phòng ban và 02 phân xưởng. Đứng đầu các phòng ban là Trưởng phòng, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo công việc toàn bộ của phòng, sau đó các Phó phòng chịu trách nhiệm phụ trách từng phần việc thay Trưởng phòng khi Trưởng phòng vắng mặt. Mỗi phân xưởng đều có Quản đốc phân xưởng, tiếp đó là Phó Quản đốc, Tổ trưởng Tổ sản xuất điều hành sản xuất của phân xưởng. Do tính chất của công việc sản xuất từ việc thiết kế, tính toán, định mức lao động, định mức kỹ thuật, chuẩn bị vật tư kỹ thuật đến tiến hành việc sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm, bàn giao, quyết toán thanh toán nên giữa các phòng ban, phân Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 38
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP xưởng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên một khối thống nhất, với cách bố trí này tạo nên một dây truyền sản xuất tuần hoàn liên tục. * Văn phòng Công ty : làm công tác hành chính nội bộ và đảm bảo khâu an ninh, an toàn trong phạm vi Công ty quản lý, làm công tác tổ chức lao động phù hợp với quá trình sản xuất. * Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ quản lý và theo dõi tình hình tài chính của Công ty theo chính sách hiện hành. Thực hiện kế toán quá trình sản xuất kinh doanh và tham mưu cho Giám đốc của Công ty về tình hình tài chính của Công ty. * Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra và xử lý các loại hàng hoá, vật tư xuất nhập khẩu. * Phòng quản lý sản xuất: quản lý, theo dõi và kiểm tra bộ máy sản xuất ở dưới nhà máy. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Với đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất của Công ty, công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học.Công ty thực hiện chế độ kế toán theo Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tại phòng kế toán của Công ty, các nhân viên kế toán thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán của toàn Công ty. Phòng kế toán của Công ty gồm có: kế toán trưởng; kế toán tổng hợp; kế toán vật tư, công cụ, TSCĐ; kế toán tiÒn l•¬ng vµ thanh toán lương; thủ quỹ. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 39
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.3: Mô hình bộ máy kế toán của Công ty CP Vinatro Kế toán trưởng Kế toán tổng Kế toán vật tư, KÕ to¸n tiÒn l•¬ng công cụ, vµ thanh to¸n l•¬ng hợp Thủ quỹ TSCĐ - Kế toán trưởng: phụ trách công tác tài chính kế toán, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do cá nhân kế toán thực hiện, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cấp trên và cơ quan Nhà nước. - Kế toán tổng hợp: làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tập hợp số liệu trên sổ sách kế toán, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo quyết toán chung của Công ty. - Kế toán tiÒn l•¬ng vµ thanh to¸n l•¬ng: chịu trách nhiệm tính và thanh toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trong Công ty, lập bảng tổng hợp tiền lương. Viết phiếu thu, chi căn cứ vào chứng từ gốc mà kế toán trưởng và Ban giám đốc đã duyệt. - Kế toán vật tư, công cụ, TSCĐ: ghi chép sự biến động của vật tư, công cụ, TSCĐ, kiểm tra tình hình sử dụng và bảo quản vật tư, công cụ, TCSĐ, trích khấu hao. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa lớn TS - Thủ quỹ: quản lý và đảm bảo tiền mặt tại quỹ của Công ty. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ. Cuối tháng, khoá sổ báo cáo quỹ đối chiếu với kế toán thanh toán vốn bằng tiền để loại trừ trường hợp có sai sót. 2.1.4.2. Hình thức và phương pháp kế toán. Công ty áp dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 40
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, xí nghiệp áp dụng hệ thống kế toán theo hình thức:"Nhật Ký Chung". Hình thức sổ nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ Nhật Ký Chung. + Sổ Cái. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. * Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). * Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 2.4: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ: Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán Sổ Nhật ký SỔ NHẬT KÝ CHUNG chi tiết đặc biệt Bảng tổng hợp SỔ CÁI chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 41
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật Ký Chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật Ký Chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật Ký Chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. * Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái lập bảng cân đối Số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng các số liệu trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo Cáo Tài Chính. * Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổ Nhật Ký Chung. * Doanh nghiệp sử dụng các loại báo cáo sau: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vinatro. 2.1.5.1. Thuận lợi: - Công ty có một tập thể đoàn kết vững chắc, các nghị quyết, quy định đều được thực hiên một cách nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, nhiệt tình, lăn lộn với sản xuất, luôn tìm hiểu thị trường, làm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước cũng như người tiêu dùng trên toàn thế giới. Vì vậy sản phẩm sản xuất ra đến đâu khách hàng đặt mua hết đến đó, không có sản phẩm tồn kho hoặc giá trị còn lại không đáng kể. - Công ty luôn có sự giúp đỡ của Thành Ủy, UBND Thành phố, Sở Công thương và các Ban ngành hữu quan, mọi khó khăn về cơ chế đều được giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 42
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.5.2. Khó khăn: - Thị trường trong nước luôn luôn biến động do sự khủng hoảng tài chính trong khu vực cũng như trên thế giới, sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực rất cao. - Nạn hàng giả, hàng nhái của công ty với chất lượng kém tung ra thị trường làm ảnh hưởng đến sản phẩm của công ty. - Nguồn nguyên liệu làm ra sản phẩm đều phụ thuộc vào nhập khẩu của nước ngoài. Thời gian nhập khẩu nguyên liệu về đến công ty lâu làm doanh nghiệp nhiều khi không tự chủ được số lượng sản xuất trong kỳ và kế hoạch hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng. 2.1.5.3. Thành tích đạt được: - Với năng suất 730.000 chiếc túi lọc bụi/năm công ty không ngừng phát triển đi lên. Tên tuổi của công ty đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm và muốn được đầu tư. - Công ty đã là một thương hiệu đã nổi tiếng trong nhiều năm liền được Sở Công thương công nhận là một đơn vị quản lý giỏi. Nhiều lần được tặng bằng khen của bộ, ngành, trung ương cũng như nhận cờ thi đua xuất sắc của thành phố. Bảng biểu 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản của công ty trong những năm vừa qua: Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Doanh thu 13.125.777.315 15.750.509.115 2.624.731.800 Lợi Nhuận 2.625.155.463 3.150.101.823 524.946.360 2.2. Thực tế công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty Cổ Phần Vinatro. 2.2.1. Đặc điểm lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. * Đặc điểm lao động: Để cho quá trình tái sản xuất xã hội và tái sản xuất kinh doanh của các DN được diễn ra thường xuyên liên tục thì một vấn để thiết yếu là phải tái sản xuất sức Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 43
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP lao động. Người lao động pải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy khi họ tham gia lao động ở các DN thì họ phải được trả thù lao lao động tương ứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra. Chi phí về lao động là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành lên giá thành sản xuất của sản phẩm của DN. Việc sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm về chi phí lao động sống giúp làm giảm giá thành sản xuất sản phẩm, tăng lợi nhuận cho DN, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV và gia đình của họ. Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trông công tác quản lý sản xuất kinh doanh của DN. - Lao động của Công ty, được đào tạo và tuyển dụng từ nhiều nguồn như: do các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, - Lao động được tuyển dụng từ nhiều vùng, nông thôn, thành thị, có cả miền núi, hải đảo, tập quán tác phong khác nhau, lao động tại địa phương, các quận huyện. - Tính chất lao động: đội ngũ lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, lao động được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: - Theo thời hạn hợp đồng có: lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn, lao động hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm, lao động ký hợp đồng mùa vụ. - Theo tính chất nghề nghiệp lao động chia ra: công nhân pha cắt, công nhân may, công nhân xưởng đế, hoàn chỉnh, xuất nhập khẩu - Theo mức độ tác động trực tiếp hay gián tiếp để sản xuất chia ra: + Khối quản lý, bao gồm toàn bộ các Phòng ban, và văn phòng các phân xưởng như quản đốc, đốc công, thư ký phân xưởng; + Khối phục vụ: bao gồm toàn bộ công nhân của Phân xưởng Cơ điện, công nhân vận chuyển, bốc vác, bảo vệ. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 44
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lao động trực tiếp được phân loại theo nội dung công việc gồm có: Lao động SXKD chính, lao động SXKD phụ trợ, lao động ở các hoạt động khác. + Khối trực tiếp: bao gồm công nhân của các phân xưởng còn lại trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phần lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động, về sự bố trí trong doanh nghiệp từ đó lập kế hoạch lao động. Mặt khác thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí SXKD, lập kế hoạch quỹ lương. Ngoài ra còn phân loại theo các tiêu thức hỗn hợp, như biểu cơ cấu lao động thời điểm 31/12/2009, dưới đây: Bảng biểu 2.3: Cơ cấu lao động: SỐ TỶ TRỌNG TT CÁC TIÊU THỨC PHÂN LOẠI GHI CHÚ NGƯỜI % Tổng số 101 100 I Phân loại theo trình độ Đ ại học, cao đẳng 9 8,91 Trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ 8 7,92 Kinh tế Lao động phổ thông 31 30,69 Lao động THCS 53 52,48 II Phân loại theo Hợp đồng LĐ Hợp đồng không có thời hạn 18 17,82 Hợp đồng thời hạn từ 1 đến 3 năm 58 57,43 Hợp đồng thời vụ 25 24,75 III Phân loại theo trực tiếp, quản lý Lao động quản lý 29 28.72 Lao động trực tiếp Sản xuất 72 71.28 (Trích từ Văn phòng công ty) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 45
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Quy chế trả lương tại Công ty cổ phần Vinatro: Trong điều hành hoạt động công ty tiến hành phân cấp quản lý tương đối cụ thể để nâng cao hiệu, trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành ngay trong quy chế trả lương đã được phân cấp chi tiết Tổ trưởng, tổ phó là cấp xét duyệt lương của các thành viên trong tổ( hệ số công việc, hệ số thành tích, hệ số tác động sản phẩm) trên cơ sở bình bầu đúng tiêu chuẩn trong quy chế trả lương. Xưởng trưởng, phụ trách các bộ phận, phòng ban là cấp xét duyệt lương của tổ trưởng, tổ phó và nhân viên bộ phận hay phòng mình quản lý theo đúng tiêu chuẩn trong quy chế trả lương và có quyền yêu cầu tổ trưởng, tổ phó giải thích về việc xét duyệt lương của các tổ viên. Quy chế cũng quy định rõ các hình thức khen thưởng định kỳ và đột xuất. đồng thời cũng nêu rõ tác động của tiền lương hàng tháng đối với thưởng lương tháng thứ 13, thưởng tết và xem xét duyệt nâng bậc lương định kỳ. * Công việc tính lương thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tập trung tại phòng kế toán. Đối với những công ty lớn thì việc tính lương,tính thưởng và các khoản phải trả cho người lao động có thể giao cho nhân viên hạch toán phân xưởng hoặc bộ phận kế toán các đơn vị phụ thuộc đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng của công ty. Thời gian để tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động theo tháng. Căn cứ để tính các chứng từ hạch toán thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan (như giấy nghỉ ốm, biên bản ngừng việc, ) tất cả các chứng từ trên phải được kế toán kiểm tra trước khi tính lương, tính thưởng và phải đảm bảo được các yêu cầu của chứng từ kế toán. Sau khi đã kiểm tra các chứng từ tính lương, tính thưởng, tính phụ cấp trợ cấp, kế toán tiến hành tính lương tính thưởng tính trợ cấp phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương trả thưởng đang áp dụng tại công ty. Các hình thức khen thưởng như: biểu dương trước toàn công ty, thưởng vật chất cho người lao động theo tháng. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 46
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2. Thực tế công tác kế toán tiền lương tại công ty CP Vinatro. Lao động của Công ty Cố phần Vinatro về cơ bản chia thành lao động trực tiếp và gián tiếp. Để đảm bảo cho CBCNV trong công ty công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngày càng gắn bó hơn với công ty, công ty phải đảm bảo cuộc sống vật chất cũng như cuộc sống tinh thần cho CBCNV phải được đầy đủ, mà yếu tố cần và đủ để làm được điều đó là một chính sách sử dụng lao động tốt kết hợp với chế độ thù lao thỏa đáng đối với người lao động. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ góp phần quan trọng vào việc quản lý lao động tiền lương, góp phần hoạch định chính sách lao động tiền lương có hiệu quả. Hình thức trả lương là một trong các nội dung thiết yếu của chính sách lao động tiền lương nên rất cần được DN quan tâm. Hình thức trả lương cụ thể và việc tổ chức trả lương cho CBCNV phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN, vào tính chất, trình độ quản lý của mỗi DN. 2.2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian lao động. Hình thức trả lương theo thời gian lao động được áp dụng cho những lao động gián tiếp sản xuất, đó là những lao động không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm nhưng lại là bộ phận lao động khá quan trọng trong công ty. Theo hình thức trả lương này thì tiền lương được trả căn cứ vào cấp bậc, chức vụ của từng CBCNV, đây là hình thức trả lương đơn giản, thuần túy, chỉ căn cứ vào tiền lương chính của người lao động và thời gian công tác thực tế, khả năng công tác cũng như mức độ hoàn thành công việc của họ. Vì vậy không đảm bảo được nguyên tắc phân phối lao động cũng như đảm nhận được vị trí quan trọng của mình là đòn bảy kinh tế thúc đảy người lao động đưa hết khả năng, trình độ của mình ra để làm việc với năng suất và chất lượng cao nhất. Khi áp dụng hình thức trả lương này công ty sử dụng Bảng chấm công trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi lao động. Bảng này do trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và để nơi công khai để CBCNV giám sát thời gian lao động của từng người. Định kỳ cuối tháng dùng để tổng hợp thời gian lao động và lĩnh lương. Sau đây là: Bảng chấm công bộ phận Văn phòng. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 47
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.4: Bảng chấm công bộ phận văn phòng. CÔNG TY CỔ PHẦN VINATRO Lô 31 Tổ Vĩnh Thành, Phƣờng Vĩnh Tuy, HBT, HN BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Văn Phòng Ngày trong tháng Tổng số Stt Họ tên Cấp bậc Ký 1 2 3 4 5 6 7 25 26 27 28 29 30 31 ngày công tên 1 Trần Văn Phong Giám Đốc x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 2 Mai Văn Lập Phó Giám Đốc x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 3 Phạm Khánh Huy TP tài chính x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 4 Trương Gia Hưng TP XNK x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 5 Phan Nhật Duy NV NXK x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 6 Nguyễn Cẩm Tú NV thống kê x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 7 Lê Thu Trang Thủ quỹ x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 8 Ng.T.Thu Hường Kế toán trưởng x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 9 Ng.Thanh Xuân Kế toán viên x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 10 Đinh Thu Hương Kế toán viên x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 11 Hg.Thu Hương Kế toán viên x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 Ngày công: x, nửa ngày công x/2 Ngày nghỉ: 0 Nghỉ ốm: Ô Nghỉ bù: NB Nghỉ phép: P (Trích từ phòng kế toán) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 48
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ta có: Lcb = Hsl x Ltt Lcb _ : Lương cấp bậc của mỗi cán bộ công nhân viên Hsl : Hệ số lương do nhà nước quy định. Ltt : Lương tối thiểu (lương tối thiểu năm 2010 là 730.000). Tổng thu nhập = Lương cấp bậc + phụ cấp (nếu có). Thực lĩnh = Tổng thu nhập – các khoản giảm trừ. VD: Tính lương cấp bậc cho chị Hường kế toán trưởng: - Hệ số lương: 3.25 - Lương tối thiểu: 730.000 Ta có tổng thu nhập của chị nhận được = Lcb + Phụ cấp Trong đó: Lương cơ bản = 3.25 * 730.000 = 2.372.500đồng. Phụ cấp 1.200.000đồng Vậy tổng thu nhập của chị = 2.372.500 + 1.200.000 = 3.572.500đồng. Các khoản giảm trừ BHXH, BHYT, BHTN: BHXH = Lcb * 6% = 2.372.500 * 6% = 142.350đồng. BHYT = Lcb * 1,5% = 2.372.500 * 1,5% = 35.588đồng BHTN = Lcb * 1% = 2.372.500 * 1% = 23.725đồng Các khoản giảm trừ bằng = 142.350 + 35.587 + 23.725 = 201.662đồng. Thực lĩnh = Tổng thu nhập – các khoản giảm trừ = 3.572.500 – 201.663 = 3.370.838đ. Bảng biểu 2.5: Bảng thanh toán lƣơng tháng 12 bộ phận văn phòng. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 49
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN VINATRO Lô 31 Tổ Vĩnh Thành, Phƣờng Vĩnh Tuy, HBT,HN BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Văn Phòng Đơn vị: đồng Chức Lƣơng cấp Tổng thu Các khoản giảm trừ Các khoản trích theo lƣơng Stt Họ tên Hệ số Phụ cấp Thực lĩnh vụ bậc nhập BHXH BHYT BHTN Cộng BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng 5=4* 9=5* 10=5* 11=8+ 14=5* 15=5* 16=7* 17=13+ 1 2 3 4 6 7=5+6 8=5*6% 12=7-11 13=5* 16% 730.000 1,5% 1% 9+10 3% 1% 2% 14+15+16 1 Trần Văn Phong GĐ 5,25 3.832.500 1.500.000 5.332.500 229.950 57.488 38.325 325.763 5.006.738 613.200 114.975 38.325 106.650 873.150 2 Mai Văn Lập PGĐ 5,25 3.832.500 1.300.000 5.132.500 229.950 57.488 38.325 325.763 4.806.738 613.200 114.975 38.325 102.650 869.150 Phạm Khánh 3 Huy TPTC 5,2 3.796.000 1.100.000 4.896.000 227.760 56.940 37.960 322.660 4.573.340 607.360 113.880 37.960 97.920 857.120 Trương Gia 4 Hưng TPXNK 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 5 Phan Nhật Duy NVXNK 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 6 Nguyễn Cẩm Tú NVTK 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 7 Lê Thu Trang TQ 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 Ng.T.Thu 8 Hƣờng KTT 3,25 2.372.500 1.200.000 3.572.500 142.350 35.588 23.725 201.663 3.370.838 379.600 71.175 23.725 71.450 545.950 9 Ng.Thanh Xuân KTV 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 10 Đinh Thu Hương KTV 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 11 Hg.Thu Hương KTV 3,12 2.277.600 1.000.000 3.277.600 136.656 34.164 22.776 193.596 3.084.004 364.416 68.328 22.776 65.552 521.072 Tổng 40,79 29.776.700 12.100.000 41.876.700 1.786.602 446.651 297.767 2.531.020 39.345.681 4.764.272 893.301 297.767 837.534 6.792.874 Bằng chữ: Ba mƣơi chín triệu, ba trăm bốn mƣơi lăm nghìn, sáu trăm tám mƣơi mốt đồng. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Trích từ phòng kế toán) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 50
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. * Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho những người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Hình thức trả lương này dựa trên số lượng các sản phẩm sản xuất, công việc hoặc lao vụ hoàn thành và định giá tiền lương theo công việc đó. Để đảm bảo tốt việc trả lương theo sản phẩm thì việc xác định mức lao động phải được quan tâm. Với hình thức trả lương này công ty đã thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn thu nhập của người lao động với kết quả mà họ đã làm ra. Do đó có tác dụng khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức trả lương này công ty đã không chú ý nhiều đến chất lượng công việc. Việc tính lương khá phức tạp đòi hỏi nghiệp vụ cao * Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Tính cho công nhân trực tiếp sản xuất Tổng số lương phải Đơn giá Số lượng sản phẩm đã trả cho công nhân = lương theo X hoàn thành hàng hàng tháng sản phẩm tháng Kế toán tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương của từng tổ sản xuất để tính tiền lương cho từng công nhân trong tổ đó. VD: Tính tiền lương tháng 12 cho chị Nguyễn Mai Giang ở phân xưởng may túi có: Đơn giá tiền lương may túi: 1.070đống/chiếc Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.025 chiếc Vậy tiền lương tháng 12 của chị Giang = 1.070 * 2.025 = 2.166.750đồng. Trích BHXH tính trên 6% lương cấp bâc là: BHXH = 1,78 * 730.000 * 6% = 77.964đồng. Trích BHYT tính trên 1,5% lương cấp bậc là: BHYT = 1,78 * 730.000 * 1,5% = 19.491đồng. Trích BHTN tính trên 1% lương cấp bậc là: BHTN = 1,78 * 730.000 * 1% = 12.994đồng. Thực lĩnh = 2.166.750 – 77.964 – 19.491 – 12.994 = 2.056.301đồng. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 51
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.6: Bảng thanh toán lƣơng tháng 12 của Phân xƣởng may túi. Công ty CP Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phƣờng Vĩnh Tuy, Hai Bà Trƣng, Hà Nội BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Bộ Phận: Phân xưởng may túi Đơn vị: đồng Lƣơng sản phẩm Ngày Các khoản phải trả S Lƣơng Tổng nghỉ Khoản Ký Họ tên CV HSL Còn lĩnh tt cấp bậc lƣơng hƣởng khác nhận Số SP Số tiền BHXH BHYT BHTN Cộng % 10=5* 11=5* 12=5*1 13=10+11 1 2 3 4 5=4*730 6 7=6*1,07 8=7 9 14 15=8-13 16 6% 1,5% % +12 1 Nguyễn Thị Sơn CN 1,78 1.299.400 1.997 2.136.790 2.136.790 77.964 19.491 12.994 110.449 2.026.341 2 Phạm Thị Liên CN 2,1 1.533.000 2.018 2.159.260 2.159.260 91.980 22.995 15.330 130.305 2.028.955 3 Lưu Thanh Dung CN 1,78 1.299.400 2.003 2.143.210 2.143.210 77.964 19.491 12.994 110.449 2.032.761 4 Ng. Mai Giang CN 1,78 1.299.400 2.025 2.166.750 2.166.750 77.964 19.491 12.994 110.449 2.056.301 5 Võ Ngọc Châu CN 2,1 1.533.000 1.865 1.995.550 1.995.550 91.980 22.995 15.330 130.305 1.865.245 6 Nguyễn Thị Nga CN 2,1 1.533.000 2.018 2.159.260 2.159.260 91.980 22.995 15.330 130.305 2.028.955 7 Giang Thị Ngân CN 2,34 1.708.200 1.901 2.034.070 2.034.070 102.492 25.623 17.082 145.197 1.888.873 8 Phạm Tuyết Mai CN 1,78 1.299.400 2.032 2.174.240 2.174.240 77.964 19.491 12.994 110.449 2.063.791 9 Đỗ Thu Hiền CN 1,78 1.299.400 2.048 2.191.360 2.191.360 77.964 19.491 12.994 110.449 2.080.911 Tổng 41.727.500 49.512 52.977.840 52.977.840 2.503.650 625.913 417.275 3.546.838 49.431.003 Bằng chữ: Bốn mƣơi chín triệu, bốn trăm ba mƣơi mốt nghìn, lẻ ba đồng. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 52
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.7: Giấy đề nghị tạm ứng. Công ty Cổ Phần Vinatro Ban hành theo quyết định số 15/2006QĐ-BTC GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Kính gửi: Ban giám đốc công ty cổ phần Vinatro Tên tôi là : Trần Đình Minh Bộ phận: Phân xưởng pha cắt. Nội dung tạm ứng : Tạm ứng lương tháng 12 cho công nhân tại phân sưởng pha cắt. Số tiền : 15.000.000 đồng. Bằng chữ : Mười lăm triệu đồng chẵn. Thời hạn thanh toán : ngày 31 tháng 12 năm 2010. Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người đề nghị (Trích từ Phòng kế toán) Bảng biểu 2.8: Phiếu chi. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phường Vĩnh Tuy, HBT,HN PHIẾU CHI Quyển số: 12 Ngày 20 tháng 12 năm 2010 Số : 36 Nợ: 334/ Có 111 Họ và tên người nhận tiền: Trần Đình Minh Địa chỉ: Phân xưởng pha cắt Lý do chi: Tạm ứng lương Số tiền: 15.000.000 Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn. Kèm theo 01 chứng từ gốc Hà Nội, ngày 20, tháng 12 năm 2010 Kế toán Người lập Thủ trưởng đơn vị trưởng phiếu Thủ quỹ Người nộp (Ký, họ (Ký, họ (Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) tên) tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 53
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Tiền lương sản phẩm gián tiếp: Hình thức này được áp dụng cho các nhân viên không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó là các nhân viên quản lý phân xưởng như: quản đốc, kỹ thuật máy, kỹ thuật điện, quản lý kho. Tiền lương của các nhân viên này dựa trên tiền lương sản phẩm bình quân của công nhân sản xuất của phân xưởng đó và hệ số phụ trách quyết định cho từng công việc, bộ phận làm việc. Tiền lương sản Tiền lương sản Hệ số phẩm cho nhân phẩm bình quân = x trách viên quản lý phân của CNSX tại nhiệm xưởng phân xưởng đó VD: Tính lương tháng 12 cho ông Nguyễn Mạnh Việt, quản đốc phân xưởng may: - Tiền lương sản phẩm bình quân của công nhân sản xuất phân xưởng may là 1.765.928 đồng/người. - Hệ số trách nhiệm của ông là 1,7. - Hệ số lương là 2.34. Tiền lương sản phẩm gián tiếp của ông là: 1.765.928 * 1,7=3.002.078đồng. Lương cấp bậc = 730.000 * 2,34 = 1.708.200đồng Các khoản giảm trừ: - BHXH được tính bằng 6% Lương cấp bậc: BHXH = 1.708.200 * 6% = 102.492đồng. - BHYT được tính bằng 1,5% Lương cấp bậc: BHYT = 1.708.200 * 1,5% = 25.623đồng. - BHTN được tính bằng 1% Lương cấp bậc: BHTN = 1.708.200 * 1% = 17.082đồng. Vậy tiền lương tháng 12 của ông Việt là: 3.002.078 – 102.492 – 25.623 – 17082 = 2.856.881đồng. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 54
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.9: Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng bộ phận sản xuất: Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phường Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Nhân công trực tiếp. Số Lương cấp Ký Stt Bộ phận, tổ Tổng lương BHXH BHYT BHTN Tạm ứng Thực lĩnh người bậc nhận 1 Phân xưởng thiết kế 12 35.417.222 41.404.367 2.125.033 531.258 354.172 38.393.903 2 Phân xưởng pha cắt 15 29.421.643 35.873.432 1.765.299 441.325 294.216 15.000.000 18.372.592 3 Phân xưởng may túi 28 41.727.500 52.977.840 2.503.650 625.913 417.275 49.431.003 Phân xưởng hoàn 4 thiện 17 39.071.168 46.882.504 2.344.270 586.068 390.712 43.561.455 Tổng 72 145.637.533 177.138.143 8.738.252 2.184.563 1.456.375 149.758.953 Bằng chữ: Một trăm bốn mƣơi chín triệu, bảy trăm năm mƣơi tám nghìn, chín trăm năm mƣơi ba đồng. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 55
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.10: Bảng chấm công bộ phận quản lý: CÔNG TY CỔ PHẦN VINATRO Lô 31 Tổ Vĩnh Thành, Phƣờng Vĩnh Tuy, HBT, HN BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Quản lý PX Ngày trong tháng Tổng Stt Họ tên Cấp bậc số ngày Ký 1 2 3 4 5 6 7 25 26 27 28 29 30 31 công tên 1 Nguyễn Mạnh Việt Quản đốc x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 2 Trần Đình Minh Quản đốc x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 3 Nguyễn Đình Hiếu KT máy x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 4 Tạ Quang Long KT điện x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 5 Đỗ Thu Trang Quản lý kho x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 6 Trịnh Hồng Dũng Thủ kho x x x x 0 x x x 0 x x x x x 27 Ký hiệu chấm công: Ngày công: x, nửa ngày công x/2 Ngày nghỉ: 0 Nghỉ ốm: Ô Nghỉ bù: NB Nghỉ phép: P (Trích từ Phòng kế toán) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 56
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.11: Bảng thanh toán lƣơng bộ phận quản lý phân xƣởng. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phƣờng Vĩnh Tuy, Hai Bà Trƣng, HN. BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Bộ phận: Quản lý PX Đơn vị: đồng Lƣơng sản phẩm Ngày Các khoản phải trả Lƣơng Tổng nghỉ Ký Stt Họ tên CV HSL HSTN Còn lĩnh cấp bậc lƣơng hƣởng nhận Ngày Số tiền % BHXH BHYT BHTN Cộng 14=11+12+ 1 2 3 4 5 6=4*730 7 8=5*1765,93 9=8 10 11=6*6% 12=6*1,5% 13=6*1% 16=9-14 17 13 Ng. Mạnh 1 Việt QĐ 2,34 1,7 1.708.200 26 3.002.078 3.002.078 102.492 25.623 17.082 145.197 2.856.881 Trần Đình 2 Minh QĐ 1,78 1,5 1.299.400 26 2.648.892 2.648.892 77.964 19.491 12.994 110.449 2.538.443 3 Ng. Đình Hiếu KTM 2,34 1,2 1.708.200 26 2.119.114 2.119.114 102.492 25.623 17.082 145.197 1.973.917 Tạ Quang 4 Long KTĐ 1,78 1,2 1.299.400 26 2.119.114 2.119.114 77.964 19.491 12.994 110.449 2.008.665 5 Đỗ Thu Trang QLK 2,34 1 1.708.200 26 1.765.928 1.765.928 102.492 25.623 17.082 145.197 1.620.731 6 Trịnh Hồng Dũng TK 1,78 1 1.299.400 26 1.765.928 1.765.928 77.964 19.491 12.994 110.449 1.655.479 Tổng 9.022.800 13.421.053 13.421.053 541.368 135.342 90.228 766.938 12.654.115 Bằng chữ: Mƣời hai triệu, sáu trăm năm mƣơi bốn nghìn, một trăm mƣời lăm đồng. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 57
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.12: Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng tháng 12. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phường Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Số Lƣơng cấp Ký Stt Bộ phận, tổ Tổng lƣơng BHXH BHYT BHTN Tạm ứng Thực lĩnh ngƣời bậc nhận Hành chính 1 - văn phòng 11 29.776.700 41.876.700 1.786.602 446.651 297.767 39.345.681 2 Kinh doanh 4 14.000.000 14.000.000 840.000 210.000 140.000 12.810.000 Quản lý 3 phân xưởng 6 9.022.800 13.421.053 541.368 135.342 90.228 12.654.115 4 Bảo vệ 3 7.500.000 7.500.000 450.000 112.500 75.000 6.862.500 5 Vận chuyển 5 11.300.000 11.300.000 678.000 169.500 113.000 10.339.500 6 Sản xuất 72 145.637.533 177.138.143 8.738.252 2.184.563 1.456.375 15.000.000 149.758.953 Tổng 101 217.237.033 265.235.896 13.034.222 3.258.555 2.172.370 231.770.749 Bằng chữ: Hai trăm ba mƣơi mốt triệu, bảy trăm bảy mƣơi nghìn, bảy trăm bốn mƣơi chín đồng. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 58
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.13: Bảng phân bổ tiển lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phƣờng Vĩnh Tuy, HBT, HN BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Đơn vị: đồng TK 334 TK 338 Stt Tổng Lcb Tổng lƣơng Cộng 334 BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng 338 1 TK 622 145.637.533 177.138.143 177.138.143 23.302.005 4.369.126 1.456.375 3.542.763 32.670.269 209.808.412 PX Thiết kế 35.417.222 41.404.367 41.404.367 5.666.756 1.062.517 354.172 828.087 7.911.532 49.315.899 PX Pha cắt 29.421.643 35.873.432 35.873.432 4.707.463 882.649 294.216 717.469 6.601.797 42.475.229 PX May túi 41.727.500 51.977.840 51.977.840 6.676.400 1.251.825 417.275 1.039.557 9.385.057 61.362.897 PX Hoàn thiện 39.071.168 47.882.504 47.882.504 6.251.387 1.172.135 390.712 957.650 8.771.884 56.654.388 2 TK 627 27.822.800 32.221.053 32.221.053 4.451.648 834.684 278.228 644.421 6.208.981 38.430.034 QLPX 9.022.800 13.421.053 13.421.053 1.443.648 270.684 90.228 268.421 2.072.981 15.494.034 Bảo vệ 7.500.000 7.500.000 7.500.000 1.200.000 225.000 75.000 150.000 1.650.000 9.150.000 Vận chuyển 11.300.000 11.300.000 11.300.000 1.808.000 339.000 113.000 226.000 2.486.000 13.786.000 3 TK 641 14.000.000 14.000.000 14.000.000 2.240.000 420.000 140.000 280.000 3.080.000 17.080.000 Phòng KD 14.000.000 14.000.000 14.000.000 2.240.000 420.000 140.000 280.000 3.080.000 17.080.000 4 TK 642 29.776.700 41.876.700 41.876.700 4.764.272 893.301 297.767 837.534 6.792.874 48.669.574 Bộ phận VP 29.776.700 41.876.700 41.876.700 4.764.272 893.301 297.767 837.534 6.792.874 48.669.574 5 TK 334 13.034.222 3.258.555 2.172.370 18.465.148 18.465.148 Cộng 217.237.033 265.235.896 265.235.896 47.792.147 9.775.666 4.344.741 5.304.718 67.217.272 332.453.168 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 59
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.14: Phiếu chi. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phường Vĩnh Tuy, HBT,HN PHIẾU CHI Quyển số: 12 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Số : 57 Nợ: 334/ Có 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thu Hường Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi: Trả lương cho người lao động Số tiền: 231.770.749 Bằng chữ: Hai trăm ba mươi mốt triệu, bảy trăm bảy mươi nghìn, bảy trăm bốn mươi chín đồng. Kèm theo 01 chứng từ gốc Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 Kế toán Người lập Thủ Thủ trưởng đơn vị trưởng phiếu quỹ Người nộp (Ký, họ (Ký, họ (Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) tên) tên) (Ký, họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Bảng biểu 2.15: Phiếu chi. Công ty Cổ phần Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phường Vĩnh Tuy, HBT,HN PHIẾU CHI Quyển số: 12 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Số : 58 Nợ: 338/ Có 111 Họ và tên người nhận tiền: Đinh Thu Hương. Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi: Nộp BHXH, BHYT, BHTN. Số tiền: 61.912.554 Bằng chữ: Sáu mươi mốt triệu, chín trăm mười hai nghìn, năm trăm lăm mươi bốn đồng. Kèm theo 01 chứng từ gốc Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 Kế toán Người lập Thủ Thủ trưởng đơn vị trưởng phiếu quỹ Người nộp (Ký, họ (Ký, họ (Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) tên) tên) (Ký, họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 60
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.3. Thực tế công tác kế toán các khoản trích theo lương của công ty. Bên cạnh việc tính toán trả lương công ty còn tiến hành trích các khoản theo lương đúng với chế độ quy định đó là BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. 2.2.3.1. Đối với thủ tục trích BHXH, BHYT, BHTN trợ cấp cho người lao động. Trong tháng khi người lao động bị ốm đau, thai sản công ty tiến hàng tính và chi trả trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN cho CBCNV trong thời gian nghỉ việc không hưởng lương thông thường, với điều kiện người lao động phải nộp cho kế toán tiền lương những chứng từ hợp lý hợp lệ như: giấy khám sức khỏe của các cơ sở ý tế hoặc bệnh viện, giấy khai sinh, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm. Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán lập phiếu thanh toán trợ cấp bảo hiểm cho CBCNV, phản ánh số ngày nghỉ chế độ và tiền trợ cấp cho những ngày nghỉ đó ở mức hưởng theo quy định. VD: Chị Tú nhân viên thống kê nghỉ việc vì bị ốm có khám tại phòng y tế của công ty và được giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH: Mức lương đăng ký đóng BHXH là: 2.277.600 đồng/tháng. Thời gian nghỉ ốm là: 3 ngày. Mức trợ cấp chị được hưởng là: [(2.277.600 * 3)/26] * 75% = 197.100 đồng. Bảng biểu 2.16: Giấy chứng nhận nghỉ việc hƣởng BHXH. Công ty CP VINATRO Quyển số: 12 Ban hành chính y tế Số: 24 GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƢỞNG BHXH Họ và tên: Nguyễn Cẩm Tú Tuổi: 28 Đơn vị công tác: Phòng QLSX Lý do nghỉ việc: Tiêu chảy 3 ngày (từ ngày 10/12/2010 đến ngày Số ngày nghỉ: 12/12/2010) Ngày 10/12/2010 Xác nhận của phụ trách đơn vị Xác nhận của cán bộ y tế (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Trích từ Phòng kế toán) Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 61
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khi có giấy chứng nhận nghỉ vì bất cứ lý do chính đáng nào thi CBCNV cũng sẽ được thanh toán khoản tiền đã phải chi trả trong thời gian ốm đau không làm việc được. Phòng tổ chức sẽ căn cứ vào giấy chứng nhận đó để thanh toán trợ cấp BHXH. Vì bao giờ CBCNV cũng phải trích một phần lương của mình được lĩnh trong tháng để đóng góp vào quỹ BHXH theo một tỷ lệ quy định phòng khi ốm đau, thai sản, bệnh tật sẽ có hỗ trợ hay nói đúng hơn la trợ cấp BHXH và mức trợ cấp cũng theo tỷ lệ % quy định sẵn. Căn cứ vào giấy chứng nhận của chị Tú, kế toán tiền lương tính mức lương trợ cấp BHXH cho chị theo tỷ lệ 75% ( có lương cấp bậc = 730.000 * 3,12 = 2.277.600) Chú ý: Trường hợp nữ nhân viên nghỉ thai sản (04 tháng) thì mức lương BHXH mỗi tháng là 100% lương cơ bản và trợ cấp 1 lần sau khi sinh là 1 tháng lương. Bảng biểu 2.17: Phần BHXH đƣợc hƣởng. PHẦN BẢO HIỂM XÃ HỘI Số sổ BHXH: Số ngày thực nghỉ được hưởng : 3 ngày. Lũy kế ngày nghỉ cùng chế độ : 12 ngày. Lương tháng bình quân đóng BHXH : 2.277.600. Tỷ lệ % hưởng BHXH : 75%. Số tiền hưởng BHXH : 197.100 đồng. Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Cán bộ cơ quan BHXH Phụ trách BHXH của đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Cuối tháng kế toán công ty lập bảng thanh toán BHXH chuyển cho kế toán trưởng, Giám đốc, cán bộ phụ trách BHXH của công ty ký duyệt. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 62
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng biểu 2.18: Bảng tổng hợp thanh toán tiền trợ cấp BHXH. Công ty CP Vinatro Lô 31, tổ Vĩnh Thành, phƣờng Vĩnh Tuy, Hai Bà Trƣng, Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN TRỢ CẤP BHXH Tháng 12 năm 2010 Đơn vị công Năm SN Stt Họ và tên ST trợ cấp Ký nhận tác sinh nghỉ Phòng kinh 1 Nguyễn Cẩm Tú doanh 1981 3 197.100 2 Nguyễn Đình Hiếu Phân xưởng 1985 5 246.375 Tổng 8 443.475 Ngày 31/12/2010 Giám đốc Kế toán trưởng Phụ trách đv y tế Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích từ Phòng kế toán) Sau khi lập bảng thanh toán tiền trợ cấp BHXH, sang tháng sau kế toán viết phiếu chi thanh toán tiền trợ cấp BHXH cho CBCNV trong công ty 2.2.3.2. Đối với kinh phí công đoàn. Cùng với việc tính BHXH, BHYT, BHTN, công ty cũng thực hiện quy định của Nhà nước về trích KPCĐ vào chi chí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ 2% tính trên tổng lương phải trả thực tế phát sinh, việc trích KPCĐ được thực hiện theo từng phòng ban, từng bộ phận, sau đó được tổng hợp lại cho toàn công ty. KPCĐ = ∑ TLtt x 2% (trong đó TLtt: Tiền thực thực tế toàn DN). Ngoài ra công ty còn thực hiện một số chế độ khác như: - Nửa ngày công lao động thứ 7 = 1 ngày công lao động bình thường. - Phụ cấp trách nhiệm được áp dụng cho các cán bộ quản lý phòng ban trong công ty, phân xưởng, hoặc một số cá nhân làm việc đòi hỏi có thu nhập cao. Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số phụ cấp * Hệ số lương * Lương tối thiểu. - Tiền lương phép: số ngày nghỉ phép của nhân viên tăng dần cùng với số năm công tác tại công ty. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 63
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Cách tính lương nghỉ phép: BL * Ltt * SNNP Lp = 26 Trong đó: - BL: bậc lương. - Lp: lương nghỉ phép. - Ltt: lương tối thiểu. - SNNP: số ngày nghỉ phép. 2.3. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của công ty cổ phần Vinatro. 2.3.1. Tổ chức chứng từ hạch toán lao động tiền lương. * Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán: - Bảng chấm công, - Bảng tính lương, - Bảng thanh toán lương và BHXH, - Phiếu nghỉ hưởng BHXH, - Bảng tổng hợp thanh toán tiền trợ cấp BHXH, - Phiếu công tác và thanh toán lương sản phẩm, - Bảng phân phối lương sản phẩm, - Các chứng từ về BHXH trợ cấp cho người lao động, - Các phiếu chi, các chứng từ về khấu trừ lương * Trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. Khi tính lương theo thời gian kế toán sử dụng: Bảng chấm công. Khi tính lương theo sản phẩm kế toán sử dụng: Bảng kê khai khối lượng công việc hoàn thành kèm theo phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm, phiếu nhập kho sản phẩm và phiếu giao việc, các phiếu chi, các chứng từ, các khoản tiền lương khác, trích nộp lương. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 64
- Trƣờng ĐHDL Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Các chứng từ trên đều có thể làm căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ cho từng đối tượng sử dụng, tính và trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.3.2. Tài khoản sử dụng: - TK 334: “Phải trả người lao động” - TK 338: “Phải trả, phải nộp khác” được mở các chi tiết: + TK 3381: “Tài sản thừa chờ xử lý”. + TK 3382: “Kinh phí công đoàn”. + TK 3383: “Bảo hiểm xã hội”. + TK 3384: “Bảo hiểm y tế”. + TK 3385: “Phải trả về cổ phần hóa”. + TK 3386: “Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn”. + TK 3389: “Bảo hiểm thất nghiệp”. - Các tài khoản liên quan khác: 622, 627, 641, 642, 111, 112, 141, * Kế toán tổng hợp tiền lương: Sau khi tính toán tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho từng người, từng khối, phòng, ban, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương và BHXH cho từng khối, ban, và gửi về từng khối, cho CBCNV để họ đối chiếu. Kết cấu bảng thanh toán lương có nhiều cột để phản ánh, liệt kê chi tiết các khoản thu nhập mà từng CBCNV được hưởng, các khoản phải trả, phải nộp cho từng CBCNV, khoản lĩnh tạm ứng lương kỳ I, lương còn lại được lĩnh kỳ II. Dựa trên các bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận, kế toán thực hiện tổng hợp lương cho bộ phận hưởng lương thời gian để làm cơ sở tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Nguyễn Phƣơng Thu_QTL302K 65