Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tscd_voi_viec_nang_cao.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng LỜI NÓI ĐẦU Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cƣờng độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. TSCĐ nếu đƣợc sử dụng đúng mục đích, phát huy đƣợc năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tƣ liệu sản xuất, nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm sản xuất cũng nhƣ dịch vụ và nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện đƣợc mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Nhận thức đƣợc vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng em đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng.” Với những hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tế ngắn ngủi, cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ nhân viên phòng kế toán Công ty, em hy vọng sẽ nắm bắt đƣợc phần nào về sự hiểu biết đối với lĩnh vực kế toán tài sản cố định trong Công ty. Khóa luận của em gồm 3 phần: Phần 1 : Lý luận chung về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp. Phần 2: Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng. Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng. Trong quá trình thực tập, nghiên cứu, sƣu tầm tài liệu em đƣợc sự quan tâm hƣớng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Lê Thị Nam Phƣơng, đƣợc sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên phòng kế toán - Công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận đƣợc sự góp ý để nâng cao thêm chất lƣợng của đề tài. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 1
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 1.1.1. Khái niệm về tài sản cố định. Tài sản cố định( TSCĐ) trong doanh nghiệp là những tài sản do doanh nghiệp nắm giữ dùng vào các hoạt động của doanh nghiệp có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng TSCĐ đó. Chế độ kế toán của từng quốc gia thƣờng quy định cụ thể tiêu chuẩn về giá trị TSCĐ , tùy theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế trong từng thờ kỳ nhất định. Ở Việt Nam theo chuẩn mực kế toán số 03, 04 , 06 và chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 quy định tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ nhƣ sau: Các tài sản đƣợc ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau đây: Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng TSCĐ đó. Nguyên giá tài sản phải đƣợc xác định một cách đáng tin cậy. Thời gian sử dụng tài sản từ 1 năm trở lên. Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. 1.1.2. Đặc điểm tài sản cố định. Xét về mặt hình thái vật chất, TSCĐ trong doanh nghiệp gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, TSCĐ hữu hình không thay đổi hình thái biểu hiện ban đầu. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 2
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần( tính hữu ích là có hạn, trừ đất đai) phần giá trị hao mòn đƣợc chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dƣới hình thức khấu hao. 1.1.3. Phân loại tài sản cố định. Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tƣ, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo từng đặc trƣng nhất định. Sự sắp xếp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối đa công dụng của TSCĐ và phục vụ tốt cho công tác thống kê TSCĐ. Tài sản cố định có thể đƣợc phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhƣ theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng mỗi một cách phân loại sẽ đáp ứng đƣợc những nhu cầu quản lý nhất định cụ thể: 1.1.3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Tài sản cố định đƣợc phân thành TSCĐ vô hình, TSCĐ hữu hình * Tài sản cố định hữu hình: Là những tƣ liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhƣng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thuộc về loại này gồm có: -Nhà cửa vật kiến trúc: Bao gồm các công trình xây dựng cơ bản nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, cầu cống phục vụ cho SXKD. - Máy móc thiết bị: Bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh. - Thiết bị phƣơng tiện vận tải truyền dẫn: Là các phƣơng tiện dùng để vận chuyển nhƣ các loại đầu máy, đƣờng ống và các phƣơng tiện khác (ô tô, máy kéo, xe tải ) - Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý nhƣ dụng cụ đo lƣờng, máy tính, máy điều hoà. - Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm: Gồm các loại cây lâu năm (càphê, chè, cao su ) súc vật làm việc (voi, bò, ngựa cày kéo ) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản ). Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 3
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng - Tài sản cố định phúc lợi: Gồm tất cả TSCĐ sử dụng cho nhu cầu phúc lợi công cộng (Nhà ăn, nhà nghỉ, nhà văn hoá, sân bóng, thiết bị thể thao ) - Tài sản cố định hữu hình khác: Bao gồm những TSCĐ mà chƣa đƣợc quy định phản ánh vào các loại nói trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật ). * Tài sản cố định vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lƣợng giá trị đã đƣợc đầu tƣ có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có: - Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc thành lập, chuẩn bị sản xuất, chi phí khai hoang, nhƣ chi cho công tác nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tƣ, chi phí về huy động vốn ban đầu, chi phí đi lại, hội họp, quảng cáo, khai trƣơng - Bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, hoặc trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử, đƣợc nhà nƣớc cấp bằng phát minh sáng chế. - Chi phí nghiên cứu phát triển: Là các khoản chi phí cho việc nghiên cứu, phát triển doanh nghiệp do đơn vị đầu tƣ hoặc thuê ngoài. - Lợi thế thƣơng mại: Là các khoản chi phí về lợi thế thƣơng mại do doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các TSCĐ hữu hình, bởi sự thuận lợi của vị trí thƣơng mại, sự tín nhiệm của khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp. - Quyền đặc nhƣợng (hay quyền khai thác): Bao gồm các chi phí doanh nghiệp phải trả để mua đặc quyền khai thác các nghiệp vụ quan trọng hoặc độc quyền sản xuất, tiêu thụ một loại sản phẩm theo các hợp đồng đặc nhƣợng đã ký kết với Nhà nƣớc hay một đơn vị nhƣợng quyền cùng với các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận đặc quyền (Hoa hồng, giao tiếp, thủ tục pháp lý ) - Quyền thuê nhà: Là chi phí phải trả cho ngƣời thuê nhà trƣớc đó để đƣợc thừa kế các quyền lợi về thuê nhà theo hợp đồng hay theo luật định. - Nhãn hiệu: Bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp phải trả để mua lại nhãn hiệu hay tên một nhãn hiệu nào đó. Thời gian có ích của nhãn hiệu thƣơng mại kéo Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 4
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng dài suốt thời gian nó tồn tại, trừ khi có dấu hiệu mất giá (sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu đó tiêu thụ chậm, doanh số giảm ) - Quyền sử dụng đất: Bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định. - Bản quyền tác giả: Là tiền chi phí thù lao cho tác giả và đƣợc Nhà nƣớc công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời tổ chức hạch toán TSCĐ sử dụng tài khoản kế toán một cách phù hợp và khai thác triệt để tính năng kỹ thuật của TSCĐ. 1.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu. Theo tiêu thức này TSCĐ đƣợc phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. * TSCĐ tự có: Là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, do ngân sách Nhà nƣớc cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh * TSCĐ đi thuê lại đƣợc phân thành: - TSCĐ thuê hoạt động: Là những TSCĐ doanh nghiệp đi thuê của các đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng ký kết. - TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính, nếu hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất 1 trong 4 điều sau đây: + Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc đƣợc tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên. + Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê đƣợc quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. + Thời hạn thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. + Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất phải tƣơng đƣơng với giá trị tài sản đó trên thị trƣờng vào thời điểm ký hợp đồng. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 5
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này phản ánh chính xác tỷ trọng TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp và tỷ trọng TSCĐ thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp đến những đối tƣợng quan tâm. Bên cạnh đó cũng xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng loại TSCĐ. 1.1.3.3. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. Đứng trên phƣơng diện này TSCĐ đƣợc chia thành: - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn đƣợc ngân sách cấp hay cấp trên cấp. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp (quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi ). - TSCĐ nhận góp vốn liên doanh. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, cung cấp đƣợc các thông tin về cơ cấu nguồn vốn hình thành TSCĐ. Từ đó có phƣơng hƣớng sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ một cách hiệu quả và hợp lý. 1.1.3.4. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng. Đây là một hình thức phân loại rất hữu ích và tiện lợi cho việc phân bổ khấu hao vào tài khoản chi phí phù hợp. Theo tiêu thức này, TSCĐ đƣợc phân thành: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh : Là những TSCĐ đang thực tế sử dụng, trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản này bắt buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh . - TSCĐ dùng trong mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng: Là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng trong doanh nghiệp. - TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm các TSCĐ không cần dùng, chƣa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc không thích hợp với sự đổi mới quy trình công nghệ, bị hƣ hỏng chờ thanh lý, TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết, những TSCĐ này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tƣ đổi mới TSCĐ. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 6
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng - TSCĐ bảo quản, giữ hộ nhà nƣớc: Bao gồm những TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất hộ nhà nƣớc theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Mặc dù, TSCĐ đƣợc chia thành từng nhóm với đặc trƣng khác nhau, Nhƣng trong công tác quản lý, TSCĐ phải đƣợc theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ cụ thể và riêng biệt, gọi là đối tƣợng ghi TSCĐ. Đối tƣợng ghi TSCĐ là từng đơn vị TS có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau, thực hiện 1 hay 1 số chức năng nhất định. Trong sổ kế toán mỗi một đối tƣợng TSCĐ đƣợc đánh một số hiệu nhất định, gọi là số hiệu hay danh điểm TSCĐ. 1.2. ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ theo những quy tắc nhất định. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng, TSCĐ đƣợc đánh giá theo nguyên giá , giá trị hao mòn và giá trị còn lại. 1.2.1. Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đƣa TSCĐ vào hoạt động bình thƣờng. Nguyên giá TSCĐ là căn cứ cho việc tính khấu hao TSCĐ, do đó nó cần phải đƣợc xác định dựa trên sơ sở nguyên tắc giá phí và nguyên tắc khách quan. Tức là nguyên giá TSCĐ đƣợc hình thành trên chi phí hợp lý hợp lệ và dựa trên các căn cứ có tính khách quan, nhƣ hoá đơn, giá thị trƣờng của TSCĐ Việc xác định nguyên giá đƣợc xác định cụ thể cho từng loại nhƣ sau: * Đối với TSCĐ hữu hình: - Nguyên giá TSCĐ loại mua sắm (kể cả mua mới và cũ) bao gồm giá thực tế phải trả, lãi tiền vay đầu tƣ cho TSCĐ khi chƣa đƣa TSCĐ vào sử dụng, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, tân trang trƣớc khi đƣa TSCĐ vào sử dụng, chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trƣớc bạ (nếu có) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 7
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng - Nguyên giá TSCĐ loại đầu tƣ xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài): Là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện hành, các chi phí liên quan và lệ phí trƣớc bạ ( nếu có). - Nguyên giá TSCĐ đƣợc cấp, đƣợc điều chuyển đến: + Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá bao gồm giá trị còn lại trên sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận) và các chi phí tân trang, chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử mà bên nhận tài sản phải chi trả trƣớc khi đƣa TSCĐ vào sử dụng. + Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Nguyên giá, giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế đƣợc ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới trƣớc khi dùng đƣợc phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ. - Nguyên giá TSCĐ loại đƣợc cho, đƣợc biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa Bao gồm giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cùng các phí tổn mới trƣớc khi dùng (nếu có). * Đối với TSCĐ vô hình. - Nguyên giá của TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế phải trả khi thực hiện nhƣ phí tổn thành lập, chi phí cho công tác nghiên cứu, phát triển Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐ có thể bị thay đổi, khi đó phải căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ thay đổi trong các trƣờng hợp sau: - Đánh giá lại giá trị TSCĐ - Nâng cấp TSCĐ - Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 8
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 1.2.2. Giá trị hao mòn TSCĐ Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ để tái sản xuất lại TSCĐ, ngƣời ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của tài sản đó vào giá trị sản phẩm tạo ra hoặc vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Hao mòn là một hiện tƣợng khách quan còn khấu hao lại là việc tính toán và phân bổ có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ. 1.2.3. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Giá trị còn lại của tài sản cố định đƣợc xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế của TSCĐ đó tính đến thời điểm xác định. Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng trạng thái kỹ thuật của TSCĐ, số tiền còn lại cần tiếp tục thu hồi dƣới hình thức khấu hao và là căn cứ để lập kế hoạch tăng cƣờng đổi mới TSCĐ. Qua phân tích và đánh giá ở trên ta thấy mỗi loại giá trị có tác dụng phản ánh nhất định, nhƣng vẫn còn có những hạn chế, vì vậy kế toán TSCĐ theo dõi cả 3 loại, nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại để phục vụ cho nhu cầu quản lý TSCĐ. 1.3. HẠCH TOÁN BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 1.3.1. Tài khoản sử dụng. Theo chế độ hiện hành, việc hạch toán TSCĐ đƣợc theo dõi trên các tài khoản chủ yếu sau: * TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo nguyên giá. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 9
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Nợ TK 211 Có DĐK: Phản ánh nguyên giá Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm trong kỳ TSCĐ hữu hình tăng trong kỳ DCK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có Tài khoản 211 đƣợc chi tiết đến các tài khoản cấp hai sau: TK 2112: Nhà cửa vật kiến trúc TK 2113: Máy móc thiết bị TK 2114: Phƣơng tiện vận tải truyền dẫn TK 2115: Thiết bị dụng cụ quản lý TK 2116: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. TK 2118: TSCĐ hữu hình khác. * TK 212 “Tài sản cố định thuê tài chính”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp Nợ TK 212 Có DĐK: Phản ánh nguyên giá TSCĐ Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng trong kỳ thuê tài chính giảm trong kỳ DCK: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có * Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp . Nợ TK 213 Có DĐK: Phản ánh nguyên giá Phản ánh nguyên giá TSCĐ TSCĐ vô hình tăng trong vô hình giảm trong kỳ kỳ DCK: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có tại DN Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 10
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Tài khoản 213 có các tài khoản cấp 2 nhƣ sau: TK 2131: Quyền sử dụng đất TK 2132: Chi phí thành lập doanh nghiệp TK 2133: Bằng phát minh sáng chế TK 2134: Chi phí nghiên cứu phát triển TK 2138: TSCĐ vô hình khác * Tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Nợ TK 214 Có Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ DDK: Phản ánh giá trị hao mòn giảm do các lý do giảm TSCĐ TSCĐ tăng do trích khấu hao, do đánh giá lại TSCĐ DCK: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp Tài khoản 214 có 3 tài khoản cấp 2 nhƣ sau: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142: Hao mòn TSCĐ đi thuê TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình * Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh”: Đây là tài khoản phản ánh số vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ TK 411 Có Vốn kinh doanh giảm trong kỳ DĐK: Vốn kinh doanh tăng trong kỳ DCK: Vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 11
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng TK 411 đƣợc chi tiết theo từng nguồn hình thành vốn. Trong đó cần theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn. Ngoài các TK nêu trên, trong quá trình thanh toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan nhƣ 111, 112, 142, 331, 335, 241 và một số tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán nhƣ TK 001 “TSCĐ thuê ngoài” 1.3.2. Hạch toán chi tiết tài sản cố định. TSCĐ trong doanh nghiệp biến động chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong doanh nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp biến động do nhiều nguyên nhân, nhƣng trong bất kỳ trƣờng hợp nào đều phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành hệ thống chứng từ này gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ: dùng để ghi chép, theo dõi sự thay đổi của TSCĐ. Khi có sự thay đổi, giao nhận TSCĐ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải thành lập Hội đồng giao nhận TSCĐ. Trƣờng hợp giao nhận cùng lúc nhiều TSCĐ cùng loại thì biên bản này có thể đƣợc lập chung nhƣng sau đó phải sao cho mỗi TSCĐ một bản để lƣu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ TSCĐ: Mỗi TSCĐ phải có một bộ hồ sơ riêng bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ,các bản sao tài liệu kỹ thuật, hƣớng dẫn sử dụng các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ. Sổ chi tiết TSCĐ: Lập chung cho toàn doanh nghiệp. Trên sổ ghi chép các diễn biến liên quan đến TSCĐ trong quá trình sử dụng nhƣ trích khấu hao, TSCĐ tăng, giảm Mỗi bộ phận sử dụng TSCĐ lập sổ theo dõi tài sản để ghi chép các thay đổi do tăng, giảm TSCĐ. Khi đƣa vào sử dụng, mỗi TSCĐ đƣợc theo dõi riêng bằng một thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ giúp cho đơn vị nắm đƣợc lý lịch của TSCĐ, nguyên giá TSCĐ và nguồn vốn hình thành TSCĐ, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ Khi giảm TSCĐ,doanh nghiệp phải lập đầy đủ hồ sơ thủ tục theo từng trƣờng hợp: Nếu thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp phải căn cứ vào quyết định thanh lý để thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 12
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Nếu nhƣợng bán TSCĐ,kế toán phải lập hóa đơn bán TSCĐ. Nếu chuyển giao TSCĐ cho doanh nghiệp khác thì phải lập biên bản giao nhận TSCĐ. Nếu phát hiện thiếu mất TSCĐ thì phải lập biên bản thiếu, mất TSCĐ. Các chứng từ đƣợc lập trong từng trƣờng hợp trên là căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ và các sổ hạch toán chi tiết TSCĐ. 1.3.3. Hạch toán tổng hợp tình hình biến động tài sản cố định. 1.3.3.1. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân nhƣ tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát kế toán cần căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phƣơng pháp khấu trừ, các nghiệp vụ tăng TSCĐ đƣợc hạch toán nhƣ sau: (với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phƣơng pháp trực tiếp, cách hạch toán tƣơng tự, chỉ khác số thuế VAT đầu vào không tách riêng mà hạch toán vào nguyên giá TSCĐ). a. Tăng do mua ngoài không qua lắp đặt: Kế toán phản ánh các bút toán: BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT được khấu trừ Có TK 331: Tổng số tiền chưa trả người bán. Có TK 341, 111, 112: Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới). BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tƣơng ứng (trƣờng hợp đầu tƣ bằng vốn chủ sở hữu). Nợ TK 4141: Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 4312: Nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư Nợ TK 441: Dùng nguồn vốn XDCB Có TK 411: Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh Có TK 4312: Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi. Còn nếu đầu tƣ bằng nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn khấu hao thì không phải kết chuyển nguồn vốn. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 13
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng b. Trường hợp mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tƣợng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn. - Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt (giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác trƣớc khi dùng). Nợ TK 241 (2411): Tập hợp chi phí thực tế Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT được khấu trừ Có TK liên quan (331, 341, 111, 112 ) - Khi hoàn thành nghiệm thu, đƣa vào sử dụng: +Ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211: (Chi tiết từng loại) Có TK 241 (2411) +Kết chuyển nguồn vốn (đầu tƣ bằng vốn chủ sở hữu) Nợ TK 4141, 441, 4312 Có TK 411 (hoặc 4313) c. Trường hợp tăng do xây dựng cơ bản bàn giao BT1:Chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc tập hợp riêng trên Tk 241 (2412), chi tiết theo từng công trình. Nợ TK 241(2) Nợ TK 133 ( nếu có) Có TK 152,153,214,111 BT2: Công trình hoàn thành bàn giao , ghi tăng nguyên giá. Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 241(2) d. Trường hợp tăng do nhận vốn góp liên doanh Căn cứ vào giá trị vốn góp do 2 bên thoả thuận, kế toán ghi tăng vốn góp vào nguyên giá TSCĐ. Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 411(chi tiết vốn liên doanh): Giá trị vốn góp Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 14
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng e. Trường hợp nhận lại vốn góp liên doanh Căn cứ vào giá trị còn lại đƣợc xác định tại thời điểm nhận, kế toán ghi các bút toán sau: BT1: Phản ánh nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK 211: nguyên giá (theo giá trị còn lại) Có TK 128: Nhận lại vốn góp liên doanh ngắn hạn Có TK 222: Nhận lại vốn góp liên doanh dài hạn. BT2: Chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại (nếu hết hạn liên doanh hoặc rút hết vốn không tham gia nữa vì liên doanh không hấp dẫn ) Nợ TK liên quan (111,112,152,1388 ) Có TK 222, 128 g. Trường hợp tăng do chuyển từ công cụ, dụng cụ thành TSCĐ - Nếu CCDC còn mới, chƣa sử dụng Nợ TK 211: Nguyên giá (giá thực tế) Có TK: 153 (1531) - Nếu CCDC đã sử dụng Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 241:: giá trị đã phân bổ Có TK 412: phần chênh lệch h. Tăng do đánh giá TSCĐ BT1: Phần chênh lệch tăng nguyên giá Nợ TK 211 Có TK 412: phần chênh lệch BT2: Phần chênh lệch tăng hao mòn (nếu có) Nợ TK 412 Có TK 214 Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 15
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng i. Trường hợp phát hiện thừa trong kiểm kê Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp theo 1 trong các trƣờng hợp đã nêu (nếu do để ngoài sổ sách chƣa ghi sổ). Nếu TSCĐ đó đang sử dụng cần trích bổ sung khấu hao. Nợ các TK liên quan 627, 641, 642 Có TK 214 (2141) Nếu không xác định đƣợc chủ tài sản thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý, trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 3381: Giá trị còn lại Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 16
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Sơ đồ 1.1 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH, TSCĐ VÔ HÌNH TĂNG DO MUA SẮM , DO XDCB BÀN GIAO TK 411 TK 211,213 TSCĐ đƣợc cấp, biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh. TK 414, 413 Đầu tƣ bằng vốn chủ sở Nguyên TK 111,112,331 Mua sắm TSCĐ. giá tài TK 1332 Thuế GTGT sản TK 241 cố định TSCĐ do xây dựng hoàn thành. tăng trong TK 222,128,228 kỳ Nhận lại TSCĐ góp vốn liên doanh TK 111,112,341 Các trƣờng hợp tăng khác Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 17
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 1.3.3.2. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình. Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhƣợng bán, thanh lý Tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp. a. Nhượng bán TSCĐ hữu hình Doanh nghiệp đƣợc nhƣợng bán các TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả hay lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần làm đủ mọi thủ tục, chứng từ để nhƣợng bán. Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán sau: BT1: Xóa sổ TSCĐ nhƣợng bán Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn Nợ TK 811: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá BT2: Doanh thu nhƣợng bán TSCĐ Nợ TK liên quan 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán Có TK 711: Doanh thu nhượng bán Có TK 333 (3331): Thuế VAT phải nộp Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phƣơng pháp trực tiếp thì phần ghi có TK 711 là tổng giá thanh toán (gồm cả thuế VAT phải nộp) BT3: Các chi phí nhƣợng bán khác (sửa chữa, tân trang, môi giới ) Nợ TK 811: Tập hợp chi phí nhượng bán Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT đầu vào (nếu có) Có TK 331, 111, 112 b. Thanh lý TSCĐ hữu hình TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hƣ hỏng, không sử dụng đƣợc mà doanh nghiệp xét thấy không thể (hoặc có thể) sửa chữa để khôi phục hoạt động nhƣng không có lợi về mặt kinh tế hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 18
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhƣợng bán đƣợc. Kế toán ghi các bút toán: BT1: Xoá sổ TSCĐ Nợ TK 214:Giá trị hao mòn Nợ TK 811: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá BT2: Số thu hồi về thanh lý Nợ TK 111, 112: Thu hồi bằng tiền Nợ TK 152: Thu hồi bằng vật liệu nhập kho Nợ TK 131, 138: Phải thu ở người mua Có TK 333 (3331): Thuế VAT phải nộp Có TK 711: Thu nhập về thanh lý BT3: Tập hợp chi phí thanh lý (tự làm hay thuê ngoài) Nợ TK 811: Chi phí thanh lý Nợ TK 133 Có TK có liên quan: 111, 112, 331, 334 c. Giảm do chuyển thành CCDC nhỏ Trong trƣờng hợp này, kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế Nợ TK 627 (6273): Tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 (6413): Tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 642 (6423): Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ - Nếu TSCĐ còn mới, chƣa sử dụng, kế toán ghi Nợ TK 153 (1531): Nếu nhập kho Nợ TK 214 (2141): Nếu đem sử dụng Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 19
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng d. Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên đƣợc coi nhƣ khấu hao hết giá trị 1 lần, phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn sẽ vào bên Nợ hoặc Có tài khoản 412 Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh dài hạn Nợ TK 128: Góp vốn liên doanh ngắn hạn Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Nợ (hoặc có) TK 412: Phần chênh lệch Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ e. Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh Khi trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ ghi BT1: Xóa sổ TSCĐ Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh): Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ (hoặc có) Tk 412: Phần chênh lệch (nếu có). Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ BT2: Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh) Có TK liên quan 111, 112, 338: Phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp vớiGTCL g. Thiếu phát hiện qua kiểm kê Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của giám đốc doanh nghiệp (hoặc cấp có thẩm quyền) kế toán ghi: Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ TK 1388, 334: Giá trị cá nhân phải bồi thường Nợ TK 1381: Giá trị thiếu chờ xử lý Nợ TK 411: Ghi giảm vốn Nợ TK 811: Tính vào chi phí bất thường Có TK 211: Nguyên giá Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 20
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Sơ đồ 1.2 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH, TSCĐ VÔ HÌNH DO THANH LÝ , NHƢỢNG BÁN TK 211,213 TK 214 Giá trị hao mòn Nguyên giá TK 811 TSCĐ giảm do Giá trị còn lại nhƣợng bán, TK111,112,331 thânh lý Các chi phí liên quan đến nhƣợng bán thanh lý TK 711 TK 111,112, 152, 131 Các khoản thu TK 33311 liên quan đến nhƣợng bán, thanh lý TK 214 Giá trị hao mòn của TSCĐ Nguyên giảm do các nguyên nhân giá TK 1381 TSCĐ Gía trị thiệt hại do thiếu, mất giảm do các nguyên (theo giá trị còn lại) nhân TK 222,128 khác Giá trị vốn góp đƣợc liên doanh xác nhận TK 811 Khoản chênh lệch giữa giá trị lớn hơn giá trị vốn góp Trả lại vốn góp liên doanh, vốn cổ phần, vốn cấp phát TK 411 Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 21
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 1.3.3.3. Hạch toán TSCĐ đi thuê và cho thuê. Một thực tế hiện nay là có nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để tiến hành mua sắm TSCĐ phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Song bên cạnh đó, lại có một số doanh nghiệp tồn tại một số TSCĐ chƣa cần dùng. Hiện tƣợng này đã làm nảy sinh quan hệ thuê và cho thuê TSCĐ giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nhằm thiết lập phƣơng án sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả, giải quyết nhu cầu về vốn và tạo thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Thuê TSCĐ có thể đƣợc thực hiện dƣới hình thức thuê hoạt động hay thuê tài chính, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động * Tại đơn vị đi thuê: Đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê, doanh nghiệp không tính khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ đƣợc hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài (vận chuyển, bốc dỡ ) kế toán ghi: + Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ: Nợ TK 627, 641,642: tiền thuê và các chi phí khác có liên quan Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331: số tiền thuê phải trả Có TK 111, 112: các chi phí khác + Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp Nợ TK 627, 641, 642: tiền thuê gồm cả thuế GTGT và các chi phí khác Có TK 331: số tiền thuê phải trả Có TK 111: các chi phí khác - Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê, kế toán ghi Nợ TK 331 (hoặc 3388) Có TK: 111, 112 Ngoài ra, tại đơn vị đi thuê còn theo dõi tài sản cố định thuê hoạt động trên TK 001 “Tài sản thuê ngoài”. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 22
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng + Khi đi thuê ghi Nợ TK: 001 + Khi trả ghi Có TK: 001 * Tại đơn vị cho thuê: TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải tính khấu hao. - Các chi phí liên quan đến việc cho thuê nhƣ khấu hao TSCĐ, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển kế toán phản ánh nhƣ sau: Nợ TK 811: tập hợp chi phí cho thuê Có TK 214: Khấu hao TSCĐ cho thuê Có TK 111, 112, 331: Các chi phí khác - Các khoản thu về cho thuê, kế toán ghi + Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ Nợ TK 111, 112: tổng số thu Có TK 711: số thu về cho thuê (không bao gồm thuế GTGT) Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp + Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp Nợ TK: 111, 112 Có TK 711: tổng thu bao gồm cả thuế GTGT 1.4. KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 1.4.1. Khái niệm. Hao mòn tài sản cố định trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dƣới tác động của môi trƣờng tự nhiên, điều kiện làm việc và tiến bộ khoa học kỹ thuật, tài sản cố định bị hao mòn. Hao mòn TSCĐ gồm 2 loại : Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát, ăn mòn, bị hƣ hỏng từng bộ phận. Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những tài sản cố định với tính năng và năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 23
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Khấu hao tài sản cố định là hình thức thu hồi vốn cố định đầu tƣ vào TSCĐ tƣơng ứng với giá trị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nguồn vốn tái đầu tƣ tài sản cố định. Nói cách khác, khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Vậy khấu hao thực chất là việc doanh nghiệp thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định bằng cách chuyển giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra, đó là biện pháp chủ quan trong quản lý còn hao mòn là hiện tƣợng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định. Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ là tổng cộng số khấu hao đã trích vào các kỳ kinh doanh tính đến thời điểm xác định. 1.4.2. Các phƣơng pháp khấu hao. Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. Việc lựa chọn phƣơng pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nƣớc và chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Theo quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính “về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”. Có những phƣơng pháp trích khấu hao nhƣ sau: 1.4.2.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao đƣợc khấu hao nhanh nhƣng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh đƣợc trích khấu hao nhanh là máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc đo lƣờng, thí nghiệm, thiết bị và phƣơng tiện vân tải, dụng cụ quản lý, súc vật , vƣờn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Theo phƣơng pháp này, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và đƣợc tính theo công thức: Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 24
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng NG M k T Trong đó : Mk : mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ NG: Nguyên giá TSCĐ T : Thời gian sử dụng TSCĐ. Theo phƣơng pháp này thì tỷ lệ khấu hao TSCĐ đƣợc xác định nhƣ sau: 1 T k T Trong đó: TK: Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ. T : Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ. Mức khấu hao trung bình Mức khấu hao trung bình 1 năm của TSCĐ = một tháng của TSCĐ 12 tháng Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH, cần cân nhắc các yếu tố sau: - Thời gian dự tính mà daonh nghiệp sử dụng TSCĐHH. - Sản lƣợng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tƣơng tự mà daonh nghiẹp dự tính thu đƣợc từ việc sử dụng tài sản. - Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng TSCĐHH. - Kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản cùng loại. - Hao mòn vô hình phát sinh trong việc thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ. 1.4.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. TSCĐ tham gia vào hoạt dộng kinh doanh đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp này phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Là TSCĐ đầu tƣ mới ( chƣa qua sử dụng) - Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lƣờng, thí nghiệm. Phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dƣới đây : Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 25
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng MK = GH x TKH Trong đó : MK : Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ GH : Giá trị còn lại của TSCĐ TKH : Tỷ lệ khấu hao nhanh Tỷ lệ khấu hao nhanh đƣợc xác định bằng công thức: TKH = TK * HS Trong đó : TK : Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. HS : Hệ số điều chỉnh. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng đƣợc xác định nhƣ sau : Tỷ lệ khấu hao TSCĐ 1 theo phương pháp = x 100 đường thẳng(%) Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại bảng dƣới đây : Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t= 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao xác định theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 1.4.2. Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 26
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm. - Xác định đƣợc tổng số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm sản xuất theo công thức thiết kế của TSCĐ. - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. Nội dung của phƣơng pháp khấu hao theo khối lƣợng sản phẩm: + Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế cấu TSCĐ, gọi tắt là sản lƣợng theo công suất thiết kế. + Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. + Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dƣới đây: Mức trích khấu hao Số lƣợng sản Mức trích khấu hao trong tháng của = phẩm SX x bình quân tính cho 1 TSCĐ trong tháng đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ Bình quân tính cho = 1 đơn vị sản phẩm Sản lƣợng theo công suất thết kế Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao = Số lƣợng SP * Mức trích khấu hao bình quân năm của TSCĐ SX trong năm tính cho 1 đơn vị SP Trƣờng hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 27
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 1.5. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. TSCĐ đƣợc sử dụng lâu dài và đƣợc cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hƣ hỏng không đều nhau. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động bình thƣờng của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong hoạt động SXKD, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hao mòn, hƣ hỏng. Căn cứ vào mức độ hỏng hóc của TSCĐ mà doanh nghiệp chia công việc sửa chữa làm 2 loại: - Sửa chữa thƣờng xuyên TSCĐ: là việc sửa chữa những bộ phận chi tiết nhỏ của TSCĐ. TSCĐ không phải ngừng hoạt động để sửa chữa và chi phí sửa chữa không lớn. - Sửa chữa lớn TSCĐ: là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết nhỏ của TSCĐ, nếu không sửa chữa thì TSCĐ không hoạt động đƣợc. Thời gian sửa chữa dài, chi phí sửa chữa lớn. Công việc sửa chữa lớn TSCĐ có thể tiến hành theo phƣơng thức tự làm hoặc giao thầu. 1.5.1. Kế toán sửa chữa thƣờng xuyênTSCĐ. Khối lƣợng công việc sửa chữa không nhiều, qui mô sửa chữa nhỏ, chi phí ít nên khi phát sinh đƣợc tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐ đƣợc sửa chữa. 1.5.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ. Sửa chữa lớn TSCĐ là loại hình sửa chữa có mức độ hƣ hỏng nặng nên kỹ thuật sửa chữa phức tạp, thời gian sửa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngừng hoạt động, chi phí sửa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết một lần vào chi phí của đối tƣợng sử dụng phƣơng pháp phân bổ thích ứng. Do đó kế toán tiến hành trích trƣớc vào chi phí sản xuất đều đặn hàng tháng. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 28
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng PHẦN 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NG OẠI THƢƠNG HẢI PHÕNG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƢƠNG HẢI PHÕNG. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thƣơng Hải Phòng tiền thân là Công ty giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng, là thành viên tổng Công ty giao nhận kho vận ngoại thƣơng trực thuộc Bộ Thƣơng Mại (nay là Bộ công thƣơng) đƣợc thành lập ngày 13/8/1970. Năm 1998 đổi tên là Chi nhánh Công ty giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng, trực thuộc Công ty giao nhận kho vận Ngoại thƣơng theo quyết định số 0335/1998/QĐ - TM- TCCB ngày 17 tháng 3 năm 1998 của Bộ Thƣơng Mại. Tháng 8 năm 2007 đổi tên thành Công ty cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng theo quyết định số 2028/QĐ - BTM ngày 23 tháng 11 năm 2006 và quyết định số 1140/QĐ - BTM ngày 19 tháng 7 năm 2007 của Bộ thƣơng mại và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần của Sở kế hoạch đầu tƣ Hải Phòng cấp ngày 8 tháng 8 năm 2007. - Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng. - Tên Tiếng Anh: Hai phong foreign trade forwarding and wasehouring joint stock company. - Tên viết tắt: Vietrans Haiphong - Địa chỉ trụ sở chính: Số 5A Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. - Điện thoại: 0313842180 - 0313842007 - FAX: 0313842277 -Email: Vietranshaiphong@hn.vnn.vn Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 29
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 2.1.2. Đặc điểm nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đƣợc thành lập theo quyết định số 2028/QĐ - BTM ngày 23 tháng 11 năm 2006 và quyết định số 1140/QĐ - BTM ngày 19 tháng 7 năm 2007 của Bộ thƣơng mại. Công ty đã đƣợc sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203003359 với các ngành nghề kinh doanh sau: - Nhận uỷ thác của các đơn vị kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tổ chức giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh, hàng ngoại giao, hàng hội chợ triển lãm, thiết bị cho các cuộc biểu diễn văn hoá nghệ thuật, hàng công trình, hành lý cá nhân, hàng biếu tặng, hàng mẫu, hàng quý, tài liệu, chứng từ, bằng đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng hàng không từ Việt Nam đi các nƣớc và ngƣợc lại. - Kinh doanh các dịch vụ giao nhận kho vận,thuê kho bãi, ky ốt. Thuê và cho thuê các phƣơng tiện vận tải, bốc xếp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bằng đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng sắt và đƣờng hàng không. - Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế. - Liên doanh liên kết hợp tác đầu tƣ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc để phát triển các hoạt động kinh doanh về giao nhận vận tải thƣơng mại của Công ty. - Thuê và cho thuê văn phòng làm việc. - Kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận làm uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá, làm đại lý cho các hãng tàu nƣớc ngoài, làm các dịch vụ liên quan đến kho ngoại quan. - Thực hiện các dịch vụ thƣơng mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống giải khát. - Kinh doanh máy vi tính và linh kiện phụ tùng máy vi tính. - Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn. 2.1.3: Kết quả đạt đƣợc trong những năm qua. Năm 2009 tình hình suy thoái kinh tế thế giới và trong nƣớc biến động phức tạp, ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN nói chung trong đó có Vietrans Hải Phòng. Tình hình khủng hoảng tài chính,lạm phát cao ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế , tỷ giá ngoại tệ tăng bất thƣờng chƣa từng có, giá Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 30
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng xăng dầu tăng giảm đột biến đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, sản lƣợng hàng hóa giảm, vận chuyển sụt giảm đáng kể là những thách thức lớn đối với hoạt động SXKD của công ty năm 2009. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhƣ vậy nhƣng nhờ sự chỉ đạo , định hƣớng của ban điều hành Công ty và sự nỗ lực cố gắng của tập thể CBCNV trong việc tập trung khai thác khách hàng, duy trì tiết kiệm và giảm chi phí Do đó Công ty đã hoàn thành nhiệm vụ SXKD năm 2009. Biểu số 2.1 KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2009 Kế Thực Thực So sánh (%) Các chỉ tiêu hoạch hiện hiện Kế Năm 2009 2009 2008 Hoạch/năm 2008 Vốn điều lệ 42.000 42.000 42.000 Doanh thu 42.953 47.933 42.953 112 112 Lợi nhuận trƣớc thuế 6.526 8.188 6.525,8 125 125 Thuế TNDN 1.593 1.433 1.430 89 89 Lợi nhuận sau thuế 4.932 6.756 6.500 136 136 Nộp ngân sách 7.378 8.505 8.510 115 100 Lao động 151 147 147 97 100 Thu nhập bq(tr.đ/ng/tháng) 3.5 3.7 3.5 106 106 Cổ tức(%) 8 9.5 8 119 119 2.1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nƣớc sang Công ty Cổ phần, hiện nay Công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thƣơng Hải Phòng đang hoạt động với cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình các phòng ban chức năng nhƣ sau: Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 31
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Bộ máy tổ chức mới của Công ty đƣợc tổ chức đầy đủ và khoa học đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ số 2.1 Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó Giám đốc Khối giao nhận vận tải Khối quản lý văn phòng Khối kinh doanh kho hàng Phòng đại lý giao nhận Phòng nhân sự Phòng tổng kho 3 Lạc Viên Phòng ngoại quan Phòng kế toán tài vụ Phòng kho 4 B Trần Phú Phòng dịch vụ giao Phòng tổng hợp Phòng kho 72 Lạch Tray nhận Phòng xe ô tô vận tải P. quản lý xây dựng cB P. hành chính quản trị Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 32
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Cùng với nhiệm vụ vai trò của mình xuất phát từ đặc điểm của tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty bộ máy kế toán đƣợc tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, tức là toàn bộ công tác hạch toán kế toán đƣợc thực hiện tại phòng kế toán tài vụ của Công ty. Kế toán tại đơn vị với chức năng nhiệm vụ ghi sổ sách theo dõi, thống kê nghiệp vụ phát sinh, quản lý công nợ tại đơn vị mình, tập hợp chứng từ làm căn cứ lập chứng từ kế toán, thanh toán tại phòng kế toán tài vụ. Tại đây nhân viên kế toán sẽ tập hợp số liệu ghi sổ, hạch toán chi phí, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính. Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán. Sơ đồ số 2.2 KẾ TOÁN TRƢỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KT. Thanh KT. TSCĐ, KT. Khối KT. Khối Thủ quỹ toán ngân CCDC GV, vận tải kho hàng hàng Phòng kế toán tài vụ gồm 7 ngƣời đƣợc phân công theo chuyên môn: - Kế toán trƣởng: phụ trách chung, có nhiệm vụ chỉ đạo, nghiệp vụ, hƣớng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê phân tích thông tin kinh tế trong Công ty. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý kế toán tài chính và chế độ kế toán. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 33
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, lập báo cáo tài chính, quản lý và quyết toán thuế, quản lý và đầu tƣ TSCĐ, tham gia công tác chỉ đạo chung. - Kế toán thanh toán ngân hàng: Theo dõi các chứng từ thu chi tiền gửi ngân hàng, mở sổ chi tiết tình hình thanh toán qua ngân hàng. Ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi phản ánh vào chứng từ, sổ sách tiền gửi, tiền vay ngân hàng. - Kế toán TSCĐ & CCDC: Ghi chép tổng hợp chính xác số lƣợng, giá trị TSCĐ, CCDC hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ, CCDC vào chi phí sản xuất, theo dõi lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ, CCDC. - Kế toán khối giao nhận vận tải: Có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp doanh thu, chi phí, thanh toán và kết quả kinh doanh của khối giao nhận vận tải. - Kế toán khối kho hàng: Có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp doanh thu, chi phí, thanh toán và kết quả kinh doanh của khối giao nhận vận tải. - Thủ quỹ: thực hiện các nhiệm vụ thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ hợp lệ hợp pháp. 2.1.6. Hình thức sổ kế toán. 2.1.6.1. Kế toán trình bày quy trình tổng hợp và lập báo cáo tài chính sau: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu quản lý của Công ty còn ban hành thêm các báo cáo quản trị giúp cho lãnh đạo Công ty nắm đƣợc tình hình tài chính kinh doanh của Công ty, từ đó xác định phƣơng hƣớng và ra quyết định trong kinh doanh. *) Hình thức sổ kế toán áp dụng: Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán, Công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thƣơng tổ chức ghi sổ kế hoạch theo hình thức nhật ký chung, sổ chi tiết, thẻ công nợ và các sổ cái tài khoản. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 34
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng *) Hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản mới thống nhất do nhà nƣớc ban hành và hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Công ty không dùng giá hạch toán để đánh giá vật tƣ, hàng hoá, thành phẩm mà đánh giá theo thực tế theo phƣơng pháp bình quân gia quyền.TSCĐ hữu hình đƣợc ghi nhận theo giá gốc(nguyên giá) ,hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.TSCĐ đƣợc khấu hao theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng. Tuy nhiên, do nhu cầu quản lý và đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh Công ty sử dụng một vài tài khoản và một số tài khoản đƣợc mở chi tiết cho các đối tƣợng để tiện cho việc theo dõi, quản lý và hạch toán. *) Chứng từ kế toán: - Chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty đều đƣợc lập chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, các chứng từ gốc là cơ sở để lập các chứng từ kế toán, các kế toán phần hành tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết - Hết năm, sau khi quyết toán đƣợc phê duyệt, các chứng từ và sổ sách tổng hợp đƣợc chuyển vào kho lƣu trữ theo chế độ hiện hành, tuỳ theo tính chất quan trọng của chứng từ để quy định thời hạn lƣu trữ, thời gian lƣu trữ tối thiểu của Công ty là 10 năm. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 35
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Sơ đồ số 2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ Chứng từ kế toán Sổ nhật ký Sổ chi tiết chung Sổ cái 211 Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: - Ghi hàng ngày - Ghi cuối tháng Bảng cân đối số hoặc định kỳ phát sinh - Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Báo cáo tài chính 2.1.6.2. Năm tài chính Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày đầu tiền của tháng một hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. 2.1.6.3. Hệ thống kế toán - Hệ thống kế toán mà Công ty sử dụng là hệ thống kế toán Việt Nam (VAS). - Công ty phải lập sổ sách kế toán bằng Tiếng Việt và lƣu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán theo loại hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Hồ sơ, sổ sách kế toán phải chính xác, cập nhật, có hệ thống và đầy đủ để có thể chứng minh và giải trình các giao dịch của Công ty. - Công ty sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ trong hạch toán kế toán. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 36
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 2.1.6.4. Chuẩn mực và chế độ kế toán Doanh nghiệp áp dụng. Hiện tại công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/3006 của Bộ tài chính. Công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001, Quyết định 165/2002/QĐ - BTC ngày 31/12/2002, Quyết định 234/2003/QĐ - BTC ngày 31 tháng 12 năm 2003. Công ty đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn chuẩn mực do nhà nƣớc đã ban hành. Các báo cáo tài chính đƣợc lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. 2.2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƢƠNG HẢI PHÕNG. 2.2.1. Đặc điểm, phân loại, đánh giá TSCĐ trong công ty. 2.2.1.1. Đặc điểm TSCĐ trong công ty. Công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thƣơng Hải Phòng là Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ mà hoạt động chính của Công ty là cho thuê kho tàng, bến bãi, dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa Do đó TSCĐ của Công ty chủ yếu là các kho tàng, bến bãi, xe tải là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng cung cấp dịch vụ của Công ty. 2.2.1.2. Phân loại TSCĐ. Theo thống kê của phòng kế toán tài chính, tính đến ngày 31/12/2009, số lƣợng TSCĐ của Công ty hiện có nhƣ sau: - Nhà cửa, kiến trúc: + Trụ sở chính: số 5A - Hoàng Văn Thụ - Hồng Bàng - Hải Phòng + Nhà kho: kho 3 Lạc Viên, kho 4B Trần Phú, kho 72 Lạch Tray + Vật kiến trúc khác: nhà bảo vệ, tƣờng rào,cửa xếp điện . - Máy móc thiết bị: 1 cân điện tử 100 tấn Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 37
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng - Phƣơng tiện vận tải: + 7 ô tô đầu kéo Dongfeng + 3 ô tô vận tải +6 Sơ mi rơmoóc Jupiter + 3 xe nâng hàng + 3 ô tô con Toyota - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Máy vi tính sony VAIO,máy photocopy Aficio. - Tài sản cố định khác: điều hòa nhiệt độ, . Hiện tại ở công ty có các cách phân loại TSCĐ sau: * Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện ( 31/12 2009) Biểu số 2.2 KHCB năm Giá trị hao mòn Loại TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại 2009 lũy kế I. TSCĐ hữu hình 88.566.536.194 4.583.053.568 51.802.716.454 36.763.819.749 1. Nhà cửa, vật kiến 79.611.328.805 3.672.511.945 47.768.815.782 31.842.513.023 trúc 2. Máy móc thiết bị 562.200.000 112.440.000 163.975.000 398.225.000 3. Phƣơng tiện vận tải 8.278.116.807 771.861.575 3.843.350.879 4.434.765.928 4. Thiết bị,dụng cụ quản lý 104.262.582 24.114.440 20.153.696 84.108.886 5. Tài sản cố định khác 10.628.000 2.125.608 6.421.097 4.206.903 II. TSCĐ vô hình 0 0 0 0 Tổng cộng 88.566.536.194 4.583.053.568 51.802.716.454 36.736.819.749 * Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành ( tại ngày 31/12/2009). Công ty là công ty cổ phần với 60% vốn nhà nƣớc , còn lại là vốn cổ đông công ty đóng góp. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 38
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.3 KHCB năm Nguồn hình thành Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại 2009 1.Nguồn tự có 35.426.614.478 1.833.221.427 20.721.086.852 14.705.527.900 2.Ngân sách nhà nƣớc 53.139.921.716 2.749.832.141 31.081.629.872 22.058.291.849 3.Nguồn vốn vay 0 0 0 0 Tổng cộng 88.566.536.194 4.583.053.568 51.802.716.454 36.763.819.749 * Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu ( tại ngày 31/12/2009). Biểu số 2.4 Loại TSCĐ Nguyên giá KHCB cả năm Giá trị hao mòn Giá trị còn lại 1.Tài sản tự có 88.566.536.194 4.583.053.568 51.802.716.454 36.763.819.749 2.Tài sản thuê 0 0 0 0 ngoài Tổng cộng 88.566.536.194 4.583.053.568 51.802.716.454 36.763.819.749 2.2.2. Kế toán chi tiết tài sản cố định tại Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng. Việc tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ một mặt phải dựa vào việc phân nhóm TSCĐ, mặt khác phải căn cứ vào việc tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể của các bộ phận sử dụng TSCĐ. Cụ thể, công tác kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng Tài chính kế toán của Công ty bao gồm hệ thống sổ sách theo dõi TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, biên bản gia nhận TSCĐ(trƣờng hợp tăng TSCĐ), biên bản thanh lý TSCĐ, thẻ TSCĐ 2.2.2.1. Chứng từ và thủ tục kế toán tăng TSCĐ hữu hình. Tháng 4/2009, Công ty đã quyết định mua 1 máy photocopy mới để phục vụ cho công tác tại phòng Hành chính quản trị. Công ty đã mở sổ theo dõi cho TSCĐ mua mới. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 39
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.5 Công ty Vietrans Hải Phòng SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Mẫu số S21-DN Số 5A- Hoàng Văn Thụ-HB-HP Năm 2009 ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Loaị TS: Thiết bị quản lý(máy văn phòng) Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC ) Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Chứng từ Khấu hao Khấu hao Tháng Tỷ lệ Nƣớc Số đã tính đến Lý do TT Tên, đặc điểm, ký năm Nguyên giá (%) sản hiệu Mức khi ghi giảm Số Ngày hiệu TSCĐ đƣa vào TSCĐ KH Số Ngày xuất TSCĐ K. giảm TSCĐ hiệu tháng sử dụng hoặc số hiệu tháng hao TSCĐ năm sử dụng A B C D E G H 1 2 3 4 I K L 16 7815 12/4 -Máy photocopy Nhật 04/2009 18 78.227.273 5 AFICIO MP3391 Bản -Chân kê máy 1.570.909 Cộng x x x x x x - Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ Ngày 15 tháng 4năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi sổ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 40
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Ngoài ra việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng cũng đƣợc đăng ký theo dõi và quản lý chi tiết trên sổ sách. Biểu số 2.6 Công ty Vietrans Hải Phòng SỔ THEO DÕI NƠI SỬ DỤNG Số 5A Hoàng Văn Thụ-HB-HP Năm 2009 Tại đơn vị : Phòng Hành chính quản trị Đơn vị tính: đồng Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Đơn Chứng từ Ghi Tên, nhãn hiệu, Số Lý Số Số Số Ngày vị Đơn giá Số tiền Số Ngày chú quy cách TSCĐ lƣợng do lƣợng tiền hiệu tháng tính hiệu tháng A B C D 1 2 E G H 4 5 I 3=1x2 7815 12/4 -Máy photocopy chiếc 01 78.227.273 78.223.273 Aficio MP3391 -Chân kê máy chiếc 01 1.570.909 1.570.909 - Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ Ngày 15 tháng 4 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 41
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Sự biến động TSCĐ đƣợc phản ánh trên các tài khoản sau: + TK 211: TSCĐ hữu hình + TK 214: Hao mòn TSCĐ Đối với trƣờng hợp tăng TSCĐ, công ty đều tiến hành lập biên bản nghiệm thu, kiêm nhận TSCĐ, đồng thời cùng với bên giao TSCĐ lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”(Biểu 2.6) cho từng loại TSCĐ. Để hạch toán TSCĐ theo từng địa điểm sử dụng, công dụng , sau khi tiếp nhận đầy đủ TSCĐ kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TSCĐ. Biểu số 2.7 Công ty Vietrans Hải Phòng BIÊN BẢN GIAO NHẬN Phòng HCQT TSCĐ Ngày 15/04/2009 Số : 02 Nợ : TK211: 79.798.182 Có : TK112: 79.798.182 Căn cứ quyết định số 30/QĐ ngày 14 tháng 4 năm 2009 của Tổng Giám đốc Công ty về việc bàn giao TSCĐ. Ban giao nhận TSCĐ gồm: - Ông: Bùi Xuân Quyền Chức vụ: Giám đốc công ty - Đại diện bên giao - Ông: Phạm Thanh Minh Chức vụ: Giám đốc công ty -Đại diện bên nhận - Bà: Nguyễn Thanh Mai Chức vụ: Nhân viên phòng HCQT - Ngƣời trực tiếp quản lý, sử dụng - Địa điểm giao nhận TSCĐ: Phòng hành chính quản trị Xác nhận việc giao nhận TSCĐ nhƣ sau: Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 42
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Đơn vị tính: đồng Năm Công Tính nguyên giá TSCĐ Số Nƣớc Năm đƣa suất Chi Tên ký hiệu, quy Giá Chi phí TT hiệu sản sản vào (diện phí Nguyên giá Tài liệu KT kèm cách TSCĐ mua vận TSCĐ xuất xuất sử tích thiết chạy TSCĐ theo (ZSX) chuyển . dụng kế) thử A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E 01 Máy Photocopy 18 Nhật 2008 2009 78.227.273 Hồ sơ hƣớng dẫn Aficio MP3391 Bản sử dụng. Cộng x x x x x x DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO. Đơn vị STT Tên, quy cách, dụng cụ , phụ tùng Số lƣợng Giá trị tính A B C 1 2 02 Chân kê máy Chiếc 01 1.570.909 Giám đốc Kế toán Ngƣời nhận Ngƣời giao (Ký,họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 43
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.8 Công ty Vietrans Hải Phòng Mẫu số S23-DN Số 5A Hoàng Văn Thụ-HB-HP ( Ban hành theo QĐ 15/2006 /QĐBTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC ) THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 36 Ngày 15 tháng4 năm 2009 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 02 ngày 15 tháng 4 năm 2009 Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ: Máy photocopy AFICIO MP 3391 Nƣớc sản xuất: Nhật Bản Năm sản xuất 2008 Bộ phận quản lý, sử dụng : Phòng HCQT - Năm đƣa vào sử dụng 2009 Cụng suất (diện tích thiết kế) : Số Nguyên giá TSCĐ Giátrị hao mòn TSCĐ hiệu Ngày Nguyên Giá trị hao chứng tháng, Diễn giải Năm Cộng dồn giá mòn từ năm A B C 1 2 3 4 19 15/4/2009 Mua mới máy 78.227.273 photocopy DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO Tên, quy cách dụng cụ, phụ STT Đơn vị tính Số lƣợng Giá trị tùng 02 Chân kê máy Chiếc 01 1.570.909 Ngày 15 tháng 4 năm 2009 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký,họ tên ) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 44
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 2.2.2.2. Chứng từ và thủ tục kế toán giảm TSCĐ hữu hình. Đối với trƣờng hợp giảm TSCĐ công ty lập biên bản thanh lý TSCĐ hoặc biên bản bàn giao TSCĐ. Việc thanh lý dựa trên quyết định của Hội đồng thanh lý TSCĐ. Kế toán căn cứ vào chứng từ, ghi giảm TSCĐ phản ánh chi tiết vào sổ theo dõi TSCĐ. Tháng 6năm 2009, Công ty đã thanh lý một xe ô tô: Biểu số 2.9 Công ty Vietrans Hải Phòng Số 5A Hoàng Văn Thụ - HB -HP BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày 28tháng 6 năm 2009 Số: 06 Căn cứ quyết định số 06/QĐ ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Giám đốc Công ty về việc nhượng bán TSCĐ: I.Ban thanh lý TSCĐ gồm: - Ông Trần Mạnh Tiến - Chức vụ: Phó giám đốc Đại diện Công ty- Trƣởng ban - Ông Trần Hoàng Hải - Chức vụ: Trƣởng phòng HCQT - Ủy viên II. Tiến hành thanh lý TSCĐ: - Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ: Xe ô tô Toyota - Số hiệu TSCĐ: 15 - Nƣớc sản xuất : Nhật Bản - Năm đƣa vào sử dụng : 2003 Số thẻ TSCĐ: 48 - Nguyên giá TSCĐ : 420.000.000 đ - Giá trị hao mòn đã tính đến thời điểm thanh lý : 403.200.000 - Giá trị còn lại của TSCĐ : 16.800.000 III. Kết luận của ban thanh lý TSCĐ Thống nhất ý kiến bán thanh lý xe ô tô. Đề nghị các bộ phận liên quan tiến hành các thủ tục cần thiết để bán xe. Ngày 28tháng 6 năm 2009 Trƣởng ban thanh lý IV. Kết quả thanh lý TSCĐ - Chi phí thanh lý : 2.000.000đ ( viết bằng chữ) Hai triệu đồng chẵn. - Giá trị thu hồi : 30.000.000đ( viết bằng chữ ) Ba mƣơi triệu đồng chẵn. - Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày 28 tháng 6 năm 2009 Ngày 28 tháng 6 năm 2009 Giám đốc Kế toán trƣởng ( Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 45
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.10 Công ty Vietrans Hải Phòng Mẫu số S23-DN Số 5A Hoàng Văn Thụ- HB- HP ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC ) THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 48 (Ngày 02 tháng 01 năm 2003 lập thẻ) Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ số 06 ngày 28 tháng 6 năm 2009 Tên, ký hiệu, quy cách TSCĐ xe Toyota Số hiệu TSCĐ 15 Nƣớc sản xuất : Nhật Bản Năm sản xuất 2002 Bộ phận quản lý, sử dụng phòng HCQT Năm đƣa vào sử dụng 2003 Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày 20 tháng 5 năm 2009 Lý do đình chỉ: Nhƣợng bán Số hiệu Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ chứng Ngày, Giá trị hao Diễn giải Nguyên giá Năm Cộng dồn từ tháng năm mòn A B C 1 2 3 4 05 02/01/2003 Mua xe 420.000.000 2009 403.200.000 16.800.000 ô tô mới DỤNG CỤ KÈM THEO Tên, quy cách dụng cụ, STT Đơn vị tính Số lƣợng Giá trị phụ tùng 1 Bộ kích Bộ 01 1.200.000 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số 03 NB ngày 28 tháng 6 năm 2009 Lý do giảm : Nhƣợng bán Ngày 28 tháng 6 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 46
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Đối với những TSCĐ mới tăng trong năm nay thì kế toán căn cứ vào hóa đơn chứng từ liên quan để ghi thêm 1 dòng vào trong sổ. Tất cả các trƣờng hợp tăng TSCĐ thì kế toán TSCĐ đều lập thẻ TSCĐ. Đối với những TSCĐ mới giảm trong năm nay thì kế toán thôi không ghi vào sổ chi tiết TSCĐ của năm nay. Đối với hao mòn TSCĐ kế toán căn cứ vào trích khấu hao của từng quý để tổng hợp và tính ra số khấu hao của cả năm. Sau đó ghi vào sổ ở cột tổng số và phân ra từng nguồn hình thành. Đối với cột giá trị đầu năm của TSCĐ, kế toán căn cứ vào số liệu cột giá trị còn lại cuối năm trên sổ năm trƣớc để ghi vào cột giá trị còn lại vào số liệu số năm nay theo từng phần tƣơng ứng. Đối với cột giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ, kế toán căn cứ vào số liệu tƣơng úng trong cột giá trị còn lại đầu năm trừ đi giá trị hao mòn của cả năm để lấy kết quả ghi vào cột giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm, kết quả này đƣợc tách riêng theo từng nguồn hình thành TSCĐ. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 47
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.11 Công ty Vietrans Hải Phòng Số 5A- Hoàng Văn Thụ-HB-HP BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 Số năm Số Tên, loại tài Đơn vị Số Nguyên giá Mức khấu hao Ngày đƣa Số khấu hao sử Giá trị còn lại TT sản tính lƣợng TSCĐ BQ/năm vào sử dụng lũy kế đã trích dụng 32 Điều hòa Chiếc 01 10.628.000 5 2.125.608 12/2/2006 6.421.097 4.206.903 nhiệt độ 40 Máy vi tính Chiếc 01 24.464.400 3 8.154.804 18/10/2008 9.513.938 14.950.462 sony VAIO 41 Máy Chiếc 01 79.798.182 5 15.959.636 16/4/2009 10.639.758 69.158.424 photocopy Cộng 88.566.536.194 4.583.053.568 51.802.716.454 36.763.819.749 Ngƣời lập Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 48
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 2.2.3. Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình 2.2.3.1. Kế toán biến động tăng tài sản cố định hữu hình Thực tế trong thời gian qua, việc tăng TSCĐ hữu hình tại Công ty phần lớn do tự mua sắm theo nhu cầu thực tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh vì phần lớn hệ thống văn phòng, kho bãi, TSCĐ có giá trị lớn đều đƣợc đƣa vào sử dụng từ trƣớc và vẫn đang trong thời gian khai thác. Việc mua sắm thƣờng xuyên ở các bộ phận nhằm thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu để đáp ứng tốt hơn cho công việc kinh doanh của Công ty nhƣ hệ thống máy tính, máy photocopy, phƣơng tiện vận tải Các biến động tăng TSCĐ hữu hình đều đƣợc bộ phận kế toán TSCĐ theo dõi hạch toán kịp thời. Việc mua 1 TSCĐ mới là máy Photocopy dùng cho phòng hành chính quản trị nhắm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về in ấn văn bản cho công ty. Căn cứ để kế toán ghi sổ việc mua sắm máy Photocopy đó là: + Quyết định của GĐ Công ty về việc sắm mới TSCĐ + Bản báo giá của nhà cung cấp trên thị trƣờng + Ký hợp đồng cung cấp + Biên bản nghiệm thu TSCĐ + Biên bản thanh lý hợp đồng + Hóa đơn bán hàng Từ việc đối chiếu, xem xét cụ thể các giấy tờ, chứng từ liên quan, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và Sổ cái của TSCĐ mới mua sắm. Dƣới đây là bản trích Hợp đồng mua mới máy Photocopy Aficio Mp3391 của phòng Hành chính quản trị. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 49
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc & HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số: HĐKT- MBG - Căn cứ Luật doanh nghiệp 2005 - Căn cứ Bộ luật dân sự và Luật thƣơng mại Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2006. - Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của 2 bên. Hôm nay, ngày 14 tháng 4 năm 2009 chúng tôi gồm có: Bên A:Công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thƣơng Hải Phòng. Địa chỉ : 5A Hoàng Văn Thụ Điện thoại: 0313.842421 Fax : Tài khoản: 0031000000829 Mở tại ngân hàng: ngân hàng Ngoại Thƣơng Hải Phòng Mã số thuế : 0200128737 Do ông: Phạm Thanh Minh Chức vụ: Giám đốc làm đại diện Bên B: Công ty cổ phần thƣơng mại và dịch vụ Đa Phúc Địa chỉ: Số 81 Cát Cụt- Lê Chân- HảI Phòng Điện thoại: 0313 630536 Fax : 0313511519 Tài khoản: 102010000752211 Mở tại ngân hàng: Thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Lê Chân Mã số thuế: 0200720044 Do ông:Bùi Xuân Quyền - Chức vụ giám đốc làm đại diện Sau khi thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền lợi của mình, 2 bên thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản sau: Điều I: Nội dung hợp đồng. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 50
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Bên B nhận cung cấp cho bên A máy photocopy theo chủng loại, số lƣợng và đơn giá cụ thể nhƣ sau: Tên hàng - Quy cách chất Số Thành STT ĐVT Đơn giá lƣợng lƣợng tiền 1 Máy Aficio MP3391 (Kỹ Chiếc 01 86,050,000 86,050,000 thuật số: Copy, In mạng): Điều khiển bằng màn hình cảm ứng 2 Chân kê máy Chiếc 01 1,728,000 1,728,000 Tổng cộng 87,778,000 Bằng chữ : Tám mƣơi bảy triệu bảy trăm bảy mƣơi tám nghìn đồng. Các yêu cầu về sản phẩm : Máy móc khi giao đảm bảo mới 100%, đúng chủng loại, nhãn mác rõ ràng đầy đủ theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Điều II: Giá cả và phƣơng thức thanh toán - Giá cả : Tổng giá trị hợp đồng : 87,778,000 vnđ ( Bằng chữ : Tám mƣơi bảy triệu bảy trăm bảy mƣơi tám nghìn đồng.) - Giá trên đã bao gồm thuế GTGT 10%. 1. Phƣơng thức thanh toán : Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 2. Thời hạn thanh toán : Đại diện bên A Đại diện Bên B Giám đốc Giám đốc Phạm Thanh Minh Bùi Xuân Quyền Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 51
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.12 HÓA ĐƠN Mẫu số : 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG GN/2008B Liên 2 : Giao cho khách hàng 52109 Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Đơn vị bán hàng : Công ty Cổ phần thƣơng mại và dịch vụ Đa Phúc Địa chỉ: số 81 Cát Cụt- Lê Chân- Hải Phòng Số tài khoản : . Điện thoại : MS 0 2 0 0 2 5 3 3 6 8 Họ tên ngƣời mua hàng: Phạm Hải Hà Đơn vị: Công ty cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng Địa chỉ : 5A Hoàng Văn Thụ – Hải Phòng Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM. MS 0 2 0 0 1 2 8 7 3 7 Đơn vị STT Tên vật tƣ hàng hóa Số lƣợng Đơn giá Thành tiền tính A B C 1 2 3= 1 x 2 1 Máy photocopy Chiếc 01 78.227.273 78.227.273 2 Chân kê máy Chiếc 01 1.570.909 1.570.909 Cộng tiền hàng 79.798.182 Thuế suất thuế GTGT : 10%. Tiền thuế GTGT: 7.979.818 Tổng cộng tiền thanh toán 87.778.000 Số tiền viết bằng chữ : Tám mƣơi bảy triệu bảy trăm bảy mƣơi tám nghìn đồng. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 52
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Từ giấy tờ, chứng từ, hóa đơn về việc mua máy photocopy , kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung và sổ cái: Biểu số 2.13 Công ty Vietrans Hải Phòng Mẫu sổ 03a-DN Số 5A Hoàng Văn Thụ- HB - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC ) SỔ NHẬT KÍ CHUNG Năm: 2009 Chứng từ Số Số phát sinh Ngày Đã STT hiệu tháng Số Ngày Diễn giải ghi sổ dòng TK Nợ Có ghi sổ hiệu tháng cái ĐƢ A B C D E G H 1 2 Số liệu trang trƣớc chuyển sang 2/4 01PT 1/4 Thu tiền hàng nợ 111 25.000.000 131 25.000.000 6/4 03PC 5/4 Thanh toán tiền 331 75.000.000 mua hàng 112 75.000.000 . 17/4 7815 16/4 Trả tiền mua 211 79.798.182 máy Photocopy 133 7.979.818 112 87.778.000 Cộng chuyển sang trang sau - Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ . Ngày . Tháng . năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 53
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.14 Công ty Vietrans Hải Phòng Mẫu sổ 03b-DN Số 5A Hoàng Văn Thụ- HB- HP ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Năm: 2009 Tên tài khoản: Tài sản cố định hữu hình Số hiệu: 211 Nhật ký Số Ngày Chứng từ Số phát sinh chung hiệu tháng Diễn giải Số Ngày Trang STT TK ghi sổ Nợ Có hiệu tháng số dòng ĐƢ A B C D E G H 1 2 -Số dƣ đầu 89.386.767.050 năm - Số phát sinh trong tháng 17/4 7815 16/4 Mua máy 112 79.798.182 Photocopy Mua máy vi 20/4 3925 19/4 112 22.240.000 tính Sony 24/4 3972 22/4 Mua xe tải 112 180.000.000 3,5T 28/4 06/TL 27/4 Bán thanh lý 214 10.500.000 xe nâng . -Cộng số phát 350.050.000 105.100.000 sinh tháng - Số dƣ cuối 89.631.717.050 tháng - Cộng luỹ kế từ đầu quý - Sổ này có . trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ 01 tháng 01 năm 2009 Ngày . Tháng . năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 54
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.15 Công ty Vietrans Hải Phòng Mẫu sổ 03b-DN Số 5A Hoàng Văn Thụ- HB- HP ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Năm: 2009 Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng Số hiệu: 112 Nhật ký Ngày Chứng từ Số hiệu Số phát sinh chung tháng Diễn giải TK Số Ngày Trang STT ghi sổ ĐƢ Nợ Có hiệu tháng số dòng A B C D E G H 1 2 -Số dƣ đầu năm 10.400.887.508 - Số phát sinh trong tháng 11/4 150 10/4 K/hàng trả tiền 131 517.500.000 17/4 7815 16/4 Mua máy 211 79.798.182 photocopy Mua máy vi 20/4 3925 19/4 211 22.240.000 tính Sony 24/4 3972 22/4 Mua xe tải 3,5T 211 180.000.000 30/4 171 29/4 Rút TGNH 111 11.500.000 nhập quỹ . -Cộng số phát 2.156.230.000 303.538.182 sinh tháng - Số dƣ cuối 12.253.579.320 tháng - Cộng luỹ kế từ đầu quý - Sổ này có . trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ 01 tháng 01 năm 2009 Ngày . Tháng . năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 55
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 2.2.3.2. Kế toán giảm tài sản cố đinh hữu hình. TSCĐ tại Công ty giảm chủ yếu do thanh lý, nhƣợng bán những tài sản cũ, lạc hậu hoặc do không còn phù hợp trong quá trình sử dụng cho hoạt động của Công ty. Khi muốn thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ Công ty căn cứ vào tình hình thực tế, Giám đốc Công ty sẽ ra quyết định về việc thanh lý, nhƣợng bán tài sản và lập biên bản đánh giá lại tài sản, kế toán căn cứ quyết định của giám đốc và biên bản của Hội đồng đánh giá lại tài sản phối hợp cùng các bộ phận liên quan tiến hành bàn giao sản phẩm thanh lý nhƣợng bán, lập hóa đơn bán hàng, thực hiện các nghiệp vụ kế toán giảm TSCĐ trên sổ sách. Thời gian do nhu cầu sử dụng của Công ty, Công ty đã quyết định nhƣợng bán 1 xe ô tô 4 chỗ ngồi Toyota. Sau khi có quyết định nhƣợng bán của Giám đốc, Công ty thành lập Hội đồng đánh giá lại tài sản( biểu 2.15). Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 56
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.16 Công ty Vietrans Hải Phòng CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 5A Hoàng Văn Thụ- HB- HP Độc lập - tự do - hạnh phúc BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN Ngày 25 tháng 6 năm 2009 Số 08: - Căn cứ vào Quyết định số 06/QĐ ngày 20/6/2009 của Giám đốc Công ty về việc bán TS - Hôm nay, ngày 25 /6/2009 , Hội đồng đánh giá lại tài sản gồm: + Ông Phạm Đình Ngoan - Phó giám đốc Công ty - Chủ tịch Hội đồng + Ông Trần Hoàng Hải - Trƣởng phòng HCQT - ủy viên + Bà Đỗ Thị Hồng Điệp - Trƣởng phòng KTTC - ủy viên Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau : Đơn vị tính : triệu đồng Giá trị đang ghi sổ Giá trị Chênh lệch Số Tên, ký mã Số thẻ còn lại hiệu Nguyên Hao Giá trị STT hiệu TSCĐ TSCĐ theo đáng Tăng Giảm TSCĐ giá mòn còn lại giá lại 1 Xe ô tô 02 48 420 403,2 16,8 16,8 TOYOTA Cộng 420 403,2 16,8 16,8 Kết luận: Hội đồng đánh giá lại tài sản thống nhất ý kiến đánh giá về giá trị còn lại của tài sản xe ô tô Toyota là 16.800.000 đồng. Sau khi đã có sự xem xét về tài liệu, số liệu thực tế và tƣ vấn của chuyên gia. Ngƣời lập biên bản Kế toán trƣởng Chủ tịch hội đồng Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 57
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.17 HÓA ĐƠN Mẫu số : 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG GN/2008B Liên 2 : Giao cho khách hàng 52109 Ngày 28 tháng 6 năm 2009 Đơn vị bán hàng : Công ty Cổ phần giao nhạn kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng Địa chỉ: 5A Hoàng Văn Thụ- HB- HP Số tài khoản : . Điện thoại : MS 0 2 0 0 1 2 8 7 3 7 Họ tên ngƣời mua hàng: Lê Nam Khánh Đơn vị: Địa chỉ : số 30 Hoàng Diệu – Hải Phòng Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM. MS Đơn vị STT Tên vật tƣ hàng hóa Số lƣợng Đơn giá Thành tiền tính A B C 1 2 3= 1 x 2 1 Xe ô tô Toyota 4 chỗ Chiếc 01 30.000.000 30.000.000 BKS 16H-1331 Cộng tiền hàng 30.000.000 Thuế suất thuế GTGT : 10%. Tiền thuế GTGT: 3.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán 33.000.000 Số tiền viết bằng chữ : Ba mƣơi ba triệu đồng. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 58
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Căn cứ vào việc thanh lý nhƣợng bán, từ các hóa đơn chứng từ kế toán ghi giảm TSCĐ của Công ty: + Bút toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ : Nợ TK 214 : 403.200.000 Nợ TK 811 : 16.800.000 Có TK 211 : 420.000.000 + Chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý: Nợ TK 811 : 2.000.000 Nợ TK 133: 200.000 Có TK 111: 2.200.000 + Đồng thời phản ánh thu nhập do nhƣợng bán: Nợ TK 111: 33.000.000 Có TK 711: 30.000.000 Có TK 333: 3.000.000 Kế toán tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung và Sổ cái nhƣ sau: Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 59
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.18 Công ty Vietrans Hải Phòng Mẫu số 03 a-DN Số 5A Hoàng Văn Thụ- HB- HP (Ban hành theo QĐ số 15/20060QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC ) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm: 2009 Ngày Chứng từ Đã Số phát sinh STT Số hiệu tháng Số Ngày Diễn giải ghi sổ dòng TKĐƢ Nợ Có ghi sổ hiệu tháng cái A B C D E G H 1 2 Số trang trƣớc chuyển sang 10/6 02C 9/6 Chuyển khoản 331 15.000.000 trả nợ ngƣời bán 112 15.000.000 Bán xe ô tô . 29/6 15B 28/6 Toyota 214 403.200.000 811 16.800.000 211 420.000.000 Chi phí thanh lý 811 2.000.000 133 200.000 111 2.200.000 Thu nhập do 111 33.000.000 nhƣợng bán 711 30.000.000 333 3.000.000 Cộng chuyển sang trang sau - Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ . Ngày .tháng .năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( ký, họ tên ) ( ký,họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 60
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.19 Công ty Vietrans Hải Phòng Mẫu số S03b- DN Số 5A Hoàng Văn Thụ- HB – HP ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CÁI Năm: 2009 Tên tài khoản: tài sản cố định hữu hình Số hiệu : 211 Nhật ký Số Ngày Chứng từ Số phát sinh chung hiệu tháng Diễn giải TK ghi sổ Số Ngày Trang STT đối Nợ Có hiệu tháng sổ dòng ứng A B C D E G H 1 2 - Số dƣ đầu 89.386.767.050 năm - Số phát sinh trong tháng . . 18/6 3981 16/6 Mua máy 112 10.000.000 điều hòa 29/6 03NB 28/6 Bán xe ô tô 214 403.200.000 Toyota 16H- 811 16.800.000 1331 . . -Cộng số PS 750.000.000 420.000.000 tháng -Số dƣ cuối 89.961.717.050 tháng -Cộng lũy kế từ đầu quý - Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ . Ngày . Tháng . năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 61
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.20 Công ty Vietrans Hải Phòng Mẫu số S03b- DN Số 5A Hoàng Văn Thụ- HB – HP ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CÁI Năm: 2009 Tên tài khoản: Hao mòn tài sản cố định Số hiệu : 214 Nhật ký Số Ngày Chứng từ Số phát sinh chung hiệu tháng Diễn giải TK ghi sổ Trang STT SH NT đối Nợ Có sổ dòng ứng A B C D E G H 1 2 - Số dƣ đầu 51.932.895.201 năm - Số phát sinh trong tháng . . 2/5 7815 16/4 Khấu hao máy 642 10.639.758 photocopy 29/6 03NB 28/6 Bán xe ô tô 403.200.000 Toyota 16H- 1331 . . -Cộng số PS 852.203.000 58.231.255 tháng -Số dƣ cuối 51.138.923.466 tháng -Cộng lũy kế từ đầu quý - Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang - Ngày mở sổ . Ngày . Tháng . Năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 62
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 2.4. HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƢƠNG HẢI PHÕNG. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn vô hình và hữu hình về giá trị. Do đó, để đảm bảo việc thu hồi vốn phải trích khấu hao cơ bản TSCĐ. Phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ là một nghiệp vụ quan trọng trong hạch toán TSCĐ , việc trích khấu hao chính xác sẽ đảm bảo đƣợc khả năng thu hồi vốn đầu tƣ, thay thế TSCĐ cũ, lạc hậu. Để đảm bảo việc trích khấu hao đƣợc đúng phải xác định đúng các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ: Nguyên giá TSCĐ, chi phí thanh lý ƣớc tính, thời gian sử dụng, giá trị còn lại của TSCĐ , tỷ lệ khấu hao đã sử dụng Hiện nay, tại Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng, kế toán tính và trích khấu hao theo từng tháng và tổng hợp vào cuối năm. Công thức tính khấu hao nhƣ sau: Mức khấu hao đƣợc tính nhƣ sau: Mức khấu hao Nguyên giá = Hàng năm số năm sử dụng Mức khấu hao hàng tháng tính nhƣ sau: Mức khấu hao Mức khấu hao hàng năm = hàng tháng 12 tháng Hàng tháng, căn cứ vào mức trích khấu hao cơ bản đã xác định, kế toán tiến hành định khoản phân bổ cho các đối tƣợng sử dụng cụ thể: + Về nhà cửa, văn phòng Công ty, phƣơng tiện, TSCĐ phục vụ tại khối quản lý văn phòng: phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) + Về phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xƣởng, kho bãi, nhà cửa văn phòng phục vụ khối giao nhận vận tải, kinh doanh kho tàng: phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 63
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Biểu số 2.21 CHI TIẾT TSCĐ TRÍCH KHẤU HAO NĂM 2009 Loại TS Bộ phận sử dụng Nguyên giá KHCB cả năm KHCB cộng dồn TK ghi nợ TSCĐ 2009 TK 642 TK 154 Nhà cửa, vật Khối quản lý 5.837.521.666 131.200.392 3.042.902.116 3.042.902.116 kiến trúc Khối GNVT, KDKH 3.541.311.553 44.725.913.666 44.725.913.666 73.773.807.139 Phƣơng tiện Khối quản lý 1.725.993.000 194.249.124 960.911.413 960.911.413 vận tải Khối GNVT,KDKH 6.552.123.807 577.612.451 2.882.439.466 2.882.439.466 Máy móc, Khối GNVT,KDKH 562.200.000 112.440.000 163.975.000 163.975.000 thiết bị Thiết bị dụng Khối quản lý 104.262.582 24.114.440 20.153.696 20.153.696 cụ quản lý Tài sản cố Khối quản lý 10.628.000 2.125.608 6.421.097 6.421.097 định khác Cộng 88.566.536.194 4.583.053.568 51.802.716.454 4.030.388.322 47.772.328.132 Kế toán hạch toán: Nợ TK 642 : 4.030.388.322 Nợ TK 154 : 47.772.328.132 Có TK 214 : 51.802.716.454 Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 64
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 2.5. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƢƠNG HẢI PHÕNG. Đối với Công ty, do số lƣợng và giá trị TSCĐ tƣơng đối lớn nên việc sửa chữa, nâng cấp TSCĐ đều đƣợc lên kế hoạch cụ thể, chi tiết. Hàng tháng,hàng quý Phòng quản lý xây dựng cơ bản phối hợp với các đơn vị trực tiếp sử dụng TSCĐ kiểm tra, xác định tình trạng của TSCĐ, từ đó lập kế hoạch trình ban Giám đốc về việc sửa chữa TSCĐ. Kế toán hạch toán TSCĐ căn cứ vào quyết định của Giám đốc về việc sửa chữa TSCĐ, hóa đơn chứng từ về sửa chữa TSCĐ thánh toán chi phí sửa chữa TSCĐ và hạch toán vào sổ sách. + Đối với các TSCĐ sửa chữa thƣờng xuyên nhỏ và vừa đƣợc phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Kế toán hạch toán: Nợ TK 642,154 Có TK 152,111,112,331 + Đối với các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ của công ty đƣợc phản ánh theo thực tế số phát sinh. Trong tháng 2/2009, công ty đã tiến hành sửa chữa lớn một nhà kho,tổng hợp các chi phí phát sinh cho việc sửa chữa là 35.000.000đ Kế toán hạch toán: Nợ TK 241(2): 35.000.000 Có TK 111: 35.000.000 + Đối với các chi phí sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ, kế toán căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh và giá trị TSCĐ sau khi nâng cấp để hạch toán. Trong tháng 3/2009, công ty đã sửa chữa lớn, nâng cấp, thay thế tống thành xe nâng Container Kalmar với chi phí là 170.000.000VNĐ, chƣa bao gồm thuế GTGT Kế toán hạch toán: Nợ TK 241(3): 170.000.000 Nợ TK 133 : 17.000.000 Có TK 112: 187.000.000 Ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211: 187.000.000 Có TK 241(3):187.000.000 Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 65
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng 2.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 2.6.1. Phân tích cơ cấu tài sản cố định tại Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thƣơng Hải Phòng. Biểu số 2.22 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐVT: Đồng Tỷ trọng % Chênh lệch Chỉ tiêu 2008 2009 2008 2009 Giá trị % Nguyên giá 89.386.767.050 88.566.536.194 100 100 -900.029.040 0 Trong đó TS Nhà cửa vật kiến 78.940.576.760 79.611.328.805 88,31 89,89 +670.752.045 +1,58 trúc Phƣơng tiện vận 9.267.470.290 8.278.116.807 10,36 9,34 -989.353.483 -1,02 tải Máy móc, thiết bị 1.123.200.000 562.200.000 1,25 0,63 -561.000.000 -0,62 Thiết bị dụng cụ 24.464.400 104.262.582 0,03 0,12 +79.798.182 +0.09 q.lý TSCĐ khác 55.520.000 10.628.000 0,05 0,02 -44.892.000 -0,03 Số liệu bảng trên cho ta kết cấu TSCĐ của Công ty qua 2 năm 2008 - 2009. Nhìn chung, kết cấu TSCĐ của Công ty là khá hợp lý và phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty. Mặc dù không phải là ngành sản xuất nhƣng ngành dịch vụ Công ty đang hoạt động lại liên quan chặt chẽ và mật thiết đến TSCĐ vì là dịch vụ cho thuê bến bãi và vận tải. Do đó nhà cửa và kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất ở cả 2 năm là điều hợp lý Năm 2009 tỷ trọng của nhà cửa và kiến trúc tăng so với năm 2008 là 1,58 % . Nguyên nhân của sự thay đổi này là năm 2009 Công ty đầu tƣ xây mới hơn 2000 m2 kho và nhà trông xe ô tô tại kho 3 Lạc Viên mang lại hiệu quả kinh Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 66
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng tế cao Thiết bị, dụng cụ quản lý cũng đƣợc Công ty chú ý, đầu tƣ mới khiến tỷ trọng tăng 0, 09%. Tuy tăng không đáng kể nhƣng kết quả cho thấy Công ty đã và đang tiếp tục trang bị mới TS nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2009, ngoài việc xây mới nhà kho, Công ty chủ yếu tiến hành từng bƣớc đổi mới tài sản cố định. Đƣợc thành lập từ những năm 1970, trải qua nhiều năm hoạt động, tài sản hỏng hóc nhiều, Ban lãnh đạo Công ty quyết định thanh lý, nhƣợng bán nhiều tài sản nhƣ ô tô, điều hòa .Đó là lý do khiến giá trị TSCĐ của Công ty sụt giảm nhiều trong năm 2009. Công ty đã đề ra phƣơng hƣớng từng bƣớc trang bị thêm TSCĐ trong các năm tới. Xem xét về hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008 thì vẫn đạt tỷ lệ tăng về doanh thu và lãi ròng, tuy nhiên Công ty cần quan tâm hơn đến việc đầu tƣ mới TSCĐ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa. Tóm lại, tình hình biến động về kết cấu TSCĐ của Công ty qua 2 năm về cơ bản là hợp lý. Tuy nhiên để kết cấu này đạt hiệu quả và mang lại kết quả kinh doanh cao cho Công ty thì cần phải thay đổi 1 số tỷ trọng của 1 số loại TSCĐ cho phù hợp với điều kiện của Công ty nói riêng và của ngành nghề kinh doanh mà Công ty đang hoạt động nói chung. 2.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định * Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh Thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = NG TSCĐ bình quân Trong đó: - TSCĐ bình quân =1/2 (Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ ở cuối kỳ). * Lơi nhuận ròng trên TSCĐ Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng trên TSCĐ = NG TSCĐ bình quân Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 67
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Trong đó: -Lợi nhuận ròng là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. * Hiệu suất tiêu hao TSCĐ NG TSCĐ bình quân Hiệu suất tiêu hao TSCĐ = Doanh thu thuần * Hiệu suất sử dụng TSCĐ tính theo khấu hao Doanh thu thuần Năng suất sử dụng mức khấu hao TSCĐ = Tổng mức KH TSCĐ trong kỳ Biểu số 2.23 BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐVT: Đồng Chênh lệch TT Chỉ tiêu 2008 2009 + - % 1 Nguyên giá b.quân 87.616.261.826 88.976.651.622 +1.360.389.797 1,55 TSCĐ 2 Doanh thu thuần 41.747.119.884 47.026.789.565 +5.279.669.681 12,65 3 Lợi nhuận trƣớc thuế 6.525.788.179 8.188.704.739 +1.662.916.560 25,48 4 Lợi nhuận ròng 4.932.215.384 6.755.681.410 +1.823.466.026 36,97 5 Tổng mức khấu hao 50.784.945.520 51.802.716.454 +1.017.770.934 2 6 Hiệu suất sử dụng 0,47 0,53 +0,06 12,76 TCSĐ 7 Lợi nhuận ròng trên 0,06 0,08 +0,02 33,33 TSCĐ 8 Suất tiêu hao TSCĐ 2,1 1,9 -0.2 9,52 9 Tỷ suất LN tính theo 0,82 0,91 +0,09 10,97 mức KHTSCĐ Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 68
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng Qua bảng trên ta thấy năm 2008 so với năm 2009 Hiệu suất sử dụng của tài sản cố định là thƣớc đo khả năng sản xuất tài sản cố định đƣợc đầu tƣ hàng năm của công ty. Năm 2008 công ty đầu tƣ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân thì sẽ tạo ra đƣợc 0,47 đ doanh thu thì với 1 đ nguyên giá tài sản cố định bình quân năm 2009 công ty thu đƣợc 0,53 đ doanh thu. Nhƣ vậy so với năm 2008 năm 2009 một đồng tài sản cố định có khả năng sản xuất thêm 0,06 đồng doanh thu. Lợi nhuận ròng trên TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.Mức tăng không đáng kể 0,02đ cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của TSCĐ tƣơng đối thấp. Điều này chứng tỏ mặc dù Công ty chƣa sử dụng TSCĐ có hiệu quả lắm nhƣng hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn có hiệu quả tốt. Vì thế trong những năm tới nếu Công ty tìm đƣợc hƣớng giải quyết tốt cho hiệu quả sử dụng TSCĐ thì kết quả kinh doanh của Công ty sẽ còn tăng hơn nữa. Suất hao phí của tài sản cố định cho biết để tạo ra một đồng yếu tố đầu ra (tổng doanh thu) có bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân mà công ty đã đầu tƣ, điều này cũng có ý nghĩa là muốn tạo ra một đồng yếu tố đầu ra thì phải có bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân năm 2009 công ty bỏ ra 1,9đ tiết kiệm đƣợc 0.2 đ so với năm 2008. Để tạo ra một đồng doanh thu điều này cho thấy công ty đã giảm đƣợc hao phí tài sản cố định trong quá trình tạo ra doanh thu. Nói tóm lại, khi nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về quản lý cũng nhƣ sử dụng TSCĐ trong Công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thƣơng Hải Phòng ta có thể thấy mặc dù đã có sự đầu tƣ cho TSCĐ nhƣng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ lại giảm trong những năm gần đây. Điều này đặt ra cho Công ty cần tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục để quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty có hiệu quả hơn trong những năm tới. Tỷ suất lợi nhuận tính theo mức khấu hao TSCĐ cũng tăng nhẹ, tuy không đáng kể chỉ tăng 0,09% cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao hơn năm trƣớc do mức khấu hao TSCĐ tăng không lớn Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 69
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng PHẦN 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƢƠNG HẢI PHÕNG. 3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƢƠNG HẢI PHÕNG. 3.1.1. Kết quả mà công ty đạt đƣợc. Tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng phục vụ khách hàng, do đó tác động đến lợi nhuận, đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong thời gian qua việc quản lý, sử dụng TSCĐ ở Công ty đạt đƣợc một số kết quả sau: - Nhờ việc áp dụng phƣơng pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, theo hình thái biểu hiện mà Công ty có thể nắm rõ đƣợc thực trạng đầu tƣ và sử dụng các hạng mục theo kế hoạch, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích. - Trong quá trình sử dụng TSCĐ, Công ty tích cực tìm nguồn tài trợ dài hạn, làm cho cơ cấu vốn dài hạn đƣợc ổn định dần. - Hiện nay, Công ty đang đi đúng hƣớng trong việc thƣờng xuyên theo dõi và nâng cấp, sửa chữa lại các TSCĐ bị hỏng hóc xuống cấp, đồng thời cũng đã quan tâm đầu tƣ mua sắm một số TSCĐ mới phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh. - Hàng năm Công ty vẫn thƣờng xuyên đánh giá lại TSCĐ nhằm xác định chính xác nguyên giá của TSCĐ, trên cơ sở đó tính chính xác hơn mức khấu hao và hao mòn luỹ kế của TSCĐ để có kế hoạch sử dụng hợp lý cũng nhƣ tiến hành thanh lý những TSCĐ đã hết giá trị khấu hao. 3.1.2. Hạn chế còn tồn tại. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc ở trên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty còn gặp một số hạn chế sau: Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 70
- Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP giao nhận kho vận Ngoại thương Hải Phòng - Trong kết cấu TSCĐ của Công ty mặc dù tỷ trọng nhóm tài sản nhà cửa và kiến trúc khá cân đối và phù hợp nhƣng tỷ trọng về phƣơng tiện vận tải và máy móc thiết bị vẫn chƣa cao. Điều này ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng của Công ty. Nguyên nhân chủ yếu ở bộ phận quản lý TSCĐ của Công ty chƣa nắm rõ đƣợc nhu cầu về TSCĐ trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ. - Hệ thống nhà kho do đã đƣợc xây dựng từ lâu nên những năm gần đây đã bị hƣ hỏng và xuống cấp khá nhiều. Mặc dù Công ty đã bỏ ra một khoản tiền lớn để nâng cấp sửa chữa nhƣng đó mới chỉ là phƣơng án khắc phục tạm thời. Nếu cứ tiếp tục sửa chữa một cách chắp vá nhƣ thế thì những năm tiếp theo Công ty vẫn sẽ phải bỏ ra những chi phí không nhỏ cho việc sửa chữa, nâng cấp và cải tạo nhóm TSCĐ này. - Trong hoạt động tài trợ cho TSCĐ, Công ty phải dựa trên cơ sở nguồn vốn dài hạn huy động đƣợc. Tuy nhiên hiện tại Công ty vẫn chƣa tìm đƣợc nguồn tài trợ hợp lý cho việc sửa chữa cũng nhƣ xây mới, mua mới TSCĐ. Hầu hết số tiền bỏ ra cho TSCĐ hàng năm đều là do Công ty trích từ nhiều nguồn và việc sử dụng các nguồn này cũng đạt hiệu quả chƣa cao. Vì là mới cổ phần hoá nên Công ty cũng ít chú ý đến các nguồn huy động nhƣ phát hành trái phiếu mà chỉ chú ý đến hoạt động vay tín dụng từ các ngân hàng. - Công ty chƣa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất là về mặt tài chính. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ những năm vừa qua không đạt hiệu quả. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác nhu cầu sử dụng cũng nhƣ quản lý TSCĐ, từ đó không thể đƣa ra những giải pháp đúng đắn. Nguyên nhân là do thiếu một bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ thu thập số liệu, tính toán, đáng giá tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty nhằm đƣa ra những quyết định hợp lý. - Do hệ thống các kho và bãi để xe nằm riêng biệt cách xa nhau, không tập trung ở một địa điểm làm cho việc quản lý sử dụng TSCĐ không phát huy đƣợc hiệu quả cao. Sinh viên: Đinh Thị Hồng Liên - Lớp QTL201K 71