Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin - Nguyễn Tiến Thành

pdf 77 trang huongle 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin - Nguyễn Tiến Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bang_can_doi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin - Nguyễn Tiến Thành

  1. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin LỜI MỞ ĐẦU Kế toán tài chính là một khâu đóng vai trò then chốt trong các hoạt động nghiệp vụ của bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Kết quả đạt được của công việc này chính là các Báo cáo tài chính - đó là nguồn thông tin quan trọng nhất không chỉ giúp ích cho doanh nghiệp nhận biết và định lượng hiệu quả quá trình sản xuất, kinh doanh đồng thời còn giúp ích cho công tác quản lý nhà nước về tài chính kế toán của Bộ tài chính nói riêng và của Chính phủ nói chung. Nhận thấy được vị trí và tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp được chia thành 3 chương chính như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán trong các doanh nghiệp. Chương 2: Thực tế công tác tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin. Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin. Bài khóa luận của em được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo cùng các cô, chú trong Công ty, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Thạc sĩ Hòa Thị Thanh Hương. Tuy nhiên do còn hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi sai sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, cô giáo để bài khóa luận này của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 1
  2. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính trong các Doanh nghiệp (DN) 1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính (BCTC): - BCTC là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như tình hình chi phí, kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát khác về DN trong một thời kỳ nhất định. - BCTC hiện hành bao gồm: + Bảng cân đối kế toán là một BCTC tổng hợp phản ánh tình hình tài sản của DN thông qua thước đo tiền tệ, tại một thời điểm nhất định theo giá trị và nguồn hình thành tài sản. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo kế toán tài chính phản ánh tóm lược các khản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của DN trong thời kì nhất định. Ngoài ra báo cáo kết quả kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của DN đối với nhà nước về các khoản thuế, phí và lệ phí. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một BCTC tổng hợp phản ánh khái quát dòng chảy tiền tệ của Doanh nghiệp, cho biết tiền tệ sinh ra bằng cách nào và được sử dụng ra sao. + Thuyết minh BCTC là một BCTC tổng hợp nhằm giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu đã được phản ánh trên BCTC khác. Đồng thời bổ sung thêm một số chỉ tiêu chưa được phản ánh trên BCTC khác. 1.1.2 Đặc điểm của BCTC - BCTC là báo cáo bằng con số cụ thể theo các biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định bằng chỉ tiêu tiền tệ. - BCTC gồm hệ thống số liệu kế toán tài chính tổng hợp và những thuyết minh cần thiết. Các số liệu được tổng hợp từ các sổ kế toán sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khoá sổ. - BCTC được lập theo định kỳ (quý, năm). Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 2
  3. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin - Đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC là những người bên trong và bên ngoài DN như: cơ quan chủ quản, khách hàng, ngân hàng 1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của BCTC - Đối với Nhà nước, BCTC cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, đối với hoạt động của DN, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản phải nộp của DN đối với ngân sách Nhà nước. - Đối với nhà quản lý Doanh nghiệp: các nhà quản lý thường cạnh tranh với nhau để tìm kiếm nguồn vốn, cố gắng thuyết phục với các nhà đầu tư và các chủ nợ rằng họ sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất. Để thực hiện được điều này, các nhà quản lý phải công bố công khai các thông tin trên BCTC định kỳ về hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà quản lý còn sử dụng BCTC để tiến hành quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mình. - Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ: nhìn chung các nhà đầu tư và các chủ nợ đòi hỏi BCTC vì hai lý do: họ cần các thông tin tài chính để giám sát, và cần các thông tin tài chính để thực hiện các quyết định đầu tư cho vay của họ. - Đối với kiểm toán viên độc lập: các nhà đầu tư và cung cấp thông tin tín dụng có lý do để lo lắng rằng các nhà quản lý có thể bóp méo các BCTC do họ cung cấp nhằm mục đích kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì vậy các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền ra thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm toán BCTC, các nhà quản lý đương nhiên phải chấp thuận vì họ cần vốn. Như vậy BCTC đóng vai trò như là đối tượng kiểm toán của kiểm toán độc lập. 1.1.4 Mục đích của BCTC - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của DN trong một kỳ kế toán. - Dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ DN, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3
  4. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 1.1.5 Đối tƣợng áp dụng Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình DN thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các DN vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với DN vừa và nhỏ tại chế độ kế toán DN vừa và nhỏ. 1.1.6 Hệ thống BCTC Hệ thống BCTC gồm: a) BCTC năm và BCTC giữa niên độ - BCTC năm gồm: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN Bản thuyết minh BCTC Mẫu số B09 – DN - BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên độ dạng tóm lược: + BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ gồm: Bảng cân đối kế toán giữa niên độ ( dạng đầy đủ) Mẫu số B01a – DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( dạng đầy đủ) Mẫu số B02a – DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( dạng đầy đủ) Mẫu số B03a – DN Bản thuyết minh BCTC (dạng đầy đủ) Mẫu số B09a – DN + BCTC giữa niên độ dạng tóm lược gồm: Bảng cân đối kế toán giữa niên độ ( dạng tóm lược) Mẫu số B01b – DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( dạng tóm lược) Mẫu số B02b – DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( dạng tóm lược) Mẫu số B03b – DN Bản thuyết minh BCTC ( dạng tóm lược) Mẫu số B09b – DN b) BCTC hợp nhất và BCTC tổng hợp - BCTC hợp nhất gồm: Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B01 – DN /HN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B02 – DN /HN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B03 – DN /HN Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 4
  5. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Bản thuyết minh BCTC hợp nhất Mẫu số B09 – DN /HN - BCTC tổng hợp gồm: Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B01 – DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN Bản thuyết minh BCTC Mẫu số B09 – DN 1.1.7 Yêu cầu lập và trình bày BCTC Tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày BCTC” - Trung thực và hợp lý - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tê của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của DN. + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và các sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. + Trình bày khách quan không thiên vị. + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng. + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. - BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán, phải được lập đúng nội dung, phương pháp trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. - BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của DN ký tên, đóng dấu để đảm bảo tính pháp lý của BCTC. 1.1.8 Nguyên tắc chung lập và trình bày BCTC Tuân thủ sáu nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Nguyên tắc Hoạt động liên tục; - Nguyên tắc Cơ sở dồn tích; - Nguyên tắc Nhất quán; - Nguyên tắc Trọng yếu và tập hợp; - Nguyên tắc Bù trừ; - Nguyên tắc Có thể so sánh; 1.1.9 Kỳ lập BCTC - Kỳ lập BCTC năm là 12 tháng tròn tính theo dương lịch (trường hợp đặc biệt Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 5
  6. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không vượt quá 15 tháng). - Kỳ lập BCTC giữa niên độ là quý (Không bao gồm quý 4). - Ngoài ra các DN còn có thể lập BCTC theo kỳ kế toán tháng, 6 tháng, 9 tháng tuỳ theo yêu cầu của chủ sở hữu. 1.1.10 Thời hạn nộp BCTC - Đối với DN Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày đối với các đơn vị kế toán; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày đối với các đơn vị kế toán; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. - Đối với DN khác: Đối với đơn vị kế toán là DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán Ngoài ra các đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm (quý) cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. 1.1.11 Nơi nhận BCTC Nơi nhận BCTC Loại Cơ Cơ quan Kỳ lập Cơ Cơ doanh nghiệp quan DN cấp đăng ký báo cáo quan tài quan thống trên kinh chính thuế kê doanh Quý, 1. DN Nhà nước x x x x x năm 2. DN có vốn đầu Năm x x x x x tư nước ngoài 3. Các loại hình Năm x x x x DN khác Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 6
  7. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 1.2 Bảng cân đối kế toán và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) 1.2.1 Khái niệm Bảng cân đối kế toán (B01-DN) là một BCTC tổng hợp phản ánh tình hình tài sản của DN thông qua thước đo tiền tệ, tại một thời điểm nhất định theo giá trị và nguồn hình thành tài sản. Bảng cân đối kế toán liệt kê các tài sản mà công ty sở hữu và nguồn hình thành lên tài sản đó: các nghĩa vụ nợ và vốn (chủ sở hữu hay cổ đông) Bảng cân đối kế toán cũng giúp người đọc đo lường hiệu quả hoạt động của công ty về khía cạnh đầu tư và sử dụng các nguồn lực tài chính. 1.2.2 Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán 1.2.2.1 Nội dung của Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán gồm hai phần (hai bên) (xét về mặt hình thức) được phản ánh theo hai chỉ tiêu cơ bản. - Số đầu năm: là số cuối năm năm trước chuyển sang, số đầu năm không đổi trong suốt cả kỳ kế toán năm. - Số cuối năm: là số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng của kỳ báo cáo. - Mã số: Ký hiệu dòng cần phản ánh. 1.2.2.2 Kết cấu của Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán có thể kết cấu: - Theo chiều ngang (kết cấu dạng tài khoản): bên trái là Tài sản, bên phải là Nguồn vốn. - Theo chiều dọc (kết cấu dạng báo cáo): bên trên là Tài sản, bên dưới là Nguồn vốn. Nhưng dù kết cấu nào thì Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: - Phần Tài sản: phản ánh toán bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo. - Phần nguồn vốn: phản ánh toán bộ nguồn hình thành tài sản của DN tại thời điểm lập báo cáo. Ngoài hai phần chính trên, còn có thêm phần các chỉ tiêu ngoài Bảng để phản ánh một số tài khoản mà DN không có quyền sở hữu nhưng có quản lý, sử dụng. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 7
  8. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin (Biểu 1.1): Mẫu Bảng cân đối kế toán Đơn vị báo cáo: Mẫu số B01 – DN Địa chỉ: (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm Đơn vị tính: Mã Thuyết Số cuối Số đầu TÀI SẢN số minh năm năm 1 2 3 4 5 A- Tài sản ngắn hạn 100 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1. Tiền 111 V.01 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 ( ) ( ) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5.Các khoản phải thu khác 135 V.03 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 ( ) ( ) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 V.04 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 ( ) ( ) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 8
  9. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 1. Chi phí trả trước cho ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 B- Tài sản dài hạn 200 (200=210+ 220 + 240 + 250 + 260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 V.06 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 ( ) ( ) II. Tài sản cố định 220 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 - Nguyên giá 222 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 ( ) ( ) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 ( ) ( ) 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 ( ) ( ) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 ( ) ( ) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 9
  10. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 ( ) ( ) V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 NGUỒN VỐN A Nợ phải trả (300=310+330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 2. Phải trả cho người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 V.17 7.Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 10
  11. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 ( ) ( ) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 C¸c chØ tiªu ngoµi b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n ThuyÕt ChØ tiªu Sè cuèi n¨m Sè ®Çu n¨m minh 1. Tµi s¶n thuª ngoµi 24 2. VËt t•, hµng ho¸ gi÷ hé, nhËn gia c«ng 3. Hµng ho¸ nhËn b¸n hé, nhËn ký göi, ký c•îc 4. Nî khã ®ßi ®· xö lý 5. Ngo¹i tÖ c¸c lo¹i 6. Dù to¸n chi phÝ dù nghiÖp dù ¸n Lập, ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 11
  12. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 1.2.3 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày BCTC” khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC. Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: a) Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn. - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn. b) Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn. - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. c) Đối với các DN do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 1.2.4 Căn cứ lập và phƣơng pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01 – DN ) 1.2.4.1 Căn cứ lập bảng cân đối kế toán - B01-DN lập tại thời điểm 31/12 năm trước. - Số dư các tài khoản phản ánh vốn, nguồn vốn và TK loại 0 tại thời điểm lập Báo cáo (số liệu của các sổ kế toán tổng hợp). - Các tài liệu liên quan khác (Bảng cân đối số phát sinh, sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết). 1.2.4.2 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán năm - Số hiệu ghi ở cột 2 “Mã số” dùng để cộng khi lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 12
  13. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin hợp nhất. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo này là số hiệu của các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh BCTC năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán. - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo này năm trước. - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được lấy từ số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong trong BCĐKT để ghi. * Tuy nhiên có một số khoản đặc biệt cần lưu ý khi lập Bảng cân đối kế toán: - Các khoản dự phòng (TK 129, 139, 159, 229) và hao mòn tài sản cố định (TK 214) ghi âm (ghi số tiền trong ngoặc đơn). - Các chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản (TK 412), chênh lệch tỷ giá (TK413), lợi nhuận chưa phân phối (TK 421): nếu các tài khoản đã nêu có số dư Có thì ghi bình thường, còn có số dư Nợ thì phải ghi âm bên nguồn vốn. - Khoản “Phải thu khách hàng” và “Người mua ứng tiền trước”; “Phải trả người bán” và “Trả trước cho người bán”; “Phải thu khác” và “Phải trả, phải nộp khác” không được bù trừ khi lập Bảng cân đối kế toán mà phải dựa vào các sổ chi tiết để phản ánh vào từng chỉ tiêu phù hợp với quy định. Phương pháp lập các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán Phần: TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (Mã số 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã sô 130 + Mã số 140 + Mã số 150. I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 1. Tiền (Mã số 111) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 111, TK 112 và TK 113 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. 2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 13
  14. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin gồm kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Mã sô 129 = Mã số 121 + Mã số 129 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 121 và 128 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền” 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. III. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130) Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139. 1. Phải thu khách hàng (Mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 mở theo từng khách hàng trên số kế toán chi tiết TK 131, chi tiết các tài khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác”. 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 337 trên Sổ Cái. 5. Các khoản phải thu khác (Mã số 135) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK: TK 1385 “Phải thu về cổ phần hoá”, TK 1388 “Phải thu khác”, TK 334 “Phải trả người lao động”, TK 338 “Phải trả , phải nộp khác” trên sổ kế toán chi tiết các TK 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 14
  15. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin IV. Hàng tồn kho (Mã số 140) Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 1. Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 151 “Hàng mua đang đi đường”, TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, TK 153 “Công cụ, dụng cụ”, TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 155 “Thành phẩm”, TK 156 “Hàng hóa”, TK 157 “Hàng gửi bán” và TK 158 “Hàng hóa kho bảo thuế” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã sô 149) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã sô 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước” là số dư Nợ của TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của TK 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (Mã số 154) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 333 “Thuế và các khoản khác phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 4. Tài sản ngắn hạn khác Mã số 158) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ các TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, TK 141 “Tạm ứng”, TK 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ SỐ 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 I. Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219 Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 15
  16. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của TK 131 “Phải thu khách hàng”, mở theo chi tiết phải thu khách hàng dài hạn. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên sổ kế toán chi tiết TK 136. 3. Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn. 4. Phải thu dài hạn khác (Mã số 218) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các TK 138, 331, 338, (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ chi tiết các TK 1388, 331, 338. 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139. II. Tài sản cố định (Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221) Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 - Nguyên giá (Mã số 222) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của TK 2141 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2141. 2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224) Mã số 224 = Mã số 225 + Mã sô 226 - Nguyên giá (Mã số 225) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của TK 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 226) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 16
  17. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của TK 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2142. 3. Tài sản cố định vô hình (Mã số 227) Mã số 227 = Mã số 228 + Mã sô 229. - Nguyên giá (Mã sô 228) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của TK 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 229) Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của TK 2143 “Hao mòn tài sản cố định vô hình trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143. 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” là số dư Nợ của TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240) Mã số 240 = Mã số 241 - Mã sô 242 - Nguyên giá (Mã số 241) Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 217 “Bất động sản đầu tư”, trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 242) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có TK 2147 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147. IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259 1. Đầu tư vào công ty con (Mã số 251) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty con” là số dư Nợ của TK 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ các TK 222 “Vốn góp liên doanh”, TK 223 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259) Số liệu chỉ tiêu này Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 17
  18. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của TK 229 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260) Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268 1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 243 “Tài khoản thuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ TK 244 và các tài khoản có liên quan trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270) : Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 Phần: NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (MÃ SỐ 300) Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330 I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320. 1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 311 “Vay ngắn hạn” và TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Phải trả cho người bán (Mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331. 3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 18
  19. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 5. Phải trả người lao động (Mã số 315) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 334 “Phải trả người lao động” trên Sổ kế toán chi tiết TK 334. 6. Chi phí phải trả (Mã số 316) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 7. Phải trả nội bộ (Mã số 317) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 336 “Phải trả nội bộ” trên Sổ chi tiết TK 336 (chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn). 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng (Mã số 318) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của các TK 338, TK 138 trên Sổ kế toán chi tiết của các TK: 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn). 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn). II. Nợ dài hạn (Mã số 330) Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337. 1. Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 331, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn. 2. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Có TK 336 “Phải thu nội bộ” trên Sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại nợ dài hạn). 3. Phải trả dài dài hạn khác (Mã sô 333) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 19
  20. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin số dư Có chi tiết của TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” và TK 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái TK 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn). 4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng số dư Có các TK: TK 341 “Vay dài hạn”, TK 342 “Nợ dài hạn”, và chi tiết của TK 343 “Trái phiếu phát hành”. 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã sô 335) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 7. Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400) Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430 I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) Mã số 410 = mã số 411 + Mã số 412 + Mã sô 413 + Mã số 414 + Mã sô 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã sô 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã sô 421. 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên sổ kế toán chi tiết TK 4111. 2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã sô 413) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có tài khoản 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Nợ của TK 419 “Cổ phiếu quỹ” trên Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 20
  21. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã sô 415) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp TK 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp TK 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 7. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 414 “Quỹ đầu phát triển” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 8. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng tài chính” là số dư Có của tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 9.Quỹ Khác thuộc vốn sở hữu (Mã số 419) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có tài khoản 418 “Các vốn khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký –Sổ Cái. 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp TK 421”có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. II .Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430) Mã số 430 =Mã số 431 +Mã số 432+Mã số 433 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi (Mã số 431) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng là số dư Có của TK 431 “Quỹ khen thưởng phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Nguồn kinh phí (Mã số 432) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 21
  22. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin giữa số dư Có của TK 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ TK 161 “Chi sự nghiệp” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK 161 lớn hơn số dư Có TK 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Mã số 433) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN( Mã số 440):Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 Phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán 1. Tài sản thuê ngoài: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 001 “tài sản thuê ngoài” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái ghi theo giá trị tài sản trên hợp đồng thuê, dùng để phản ánh giá trị tài sản thuê ngắn hạn (không phải hình thức thuê tài chính). 2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái ghi theo giá trên hợp đồng. 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược” ghi theo giá khách giao. 4. Nợ khó đòi đã xử lý: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” dùng để theo dõi các khoản phải thu, đã mất khả năng thu hồi, DN đã xử lý xoá sổ nhưng phải tiếp tục theo dõi để thu hồi. 5. Ngoại tệ các loại: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 007 “Ngoại tệ các loại” dùng để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm của từng loại nguyên tệ. 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” dùng để phản ánh số dự toán chi sự nghiệp, chi dự án được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán ra sử dụng trong kỳ. 1.3 Phân tích bảng cân đối kế toán Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 22
  23. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 1.3.1 Sự cần thiết phải phân tích bảng cân đối kế toán - Phân tích BCĐKT là dùng các kỹ thuật phân tích để biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCĐKT, dùng số liệu để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. - Phân tích BCĐKT cung cấp thông tin về các nguồn vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản hiện có giúp chủ DN tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong công tác tài chính để có những biện pháp thích hợp cho quá trình phát triển của DN trong tương lai. - Biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCĐKT. - Nắm rõ cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản. - Cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sủ dụng khác để họ có thể quyết định về đầu tư, tín dụng hay các quyết định có liên quan đến DN. 1.3.2 Phƣơng pháp phân tích bảng cân đối kế toán Khi phân tích Bảng cân đối kế toán thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp cân đối. a) Phương pháp so sánh: dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này có 3 kỹ thuật so sánh chủ yếu: - So sánh tuyệt đối: là mức độ biến động [vượt (+) hay hụt (-)] của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. - So sánh tương đối: là tỷ lệ % của mức độ biến động giữa 2 kỳ, kỳ phân tích so với kỳ gốc. - So sánh kết cấu: là tỷ trọng của một chỉ tiêu kinh tế trong tổng thể các chỉ tiêu cần so sánh. b) Phương pháp cân đối Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hình thành nhiều mối quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Qua việc so sánh này, các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ kinh doanh cụ thể để đánh giá tình hình hợp lý của sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 23
  24. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin như biến động về tổng giá trị tài sản và nguồn vốn Ngoài ra còn sử dụng thêm các phương pháp như: thay thế liên hoàn, chênh lệch và nhiều khi đòi hỏi của quá trình phân tích yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Qua đó, các nhà quản trị mới đưa ra được các quá trình đúng đắn, hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. 1.3.3 Nội dung của phân tích Bảng cân đối kế toán 1.3.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên Bảng cân đối kế toán. Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của DN. Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm bắt được tình hình tài chính của DN là khả quan hay không khả quan. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính cần tiến hành: - Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản: thực hiện việc so sánh sự biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm. Đồng thời còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. (Biểu 1.2) - Phân tích cơ cấu và tình hình biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm. Đồng thời cũng phải xem xét từng loại tỷ trọng từng loại nguồn vốn để thấy được cơ cấu và việc sử dụng vốn của DN. (Biểu 1.3) Ngoài ra cần phân tích thêm: - Phân tích tình hình thanh toán: phản ánh tình hình công nợ, quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, DN đi chiếm dụng. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì DN có thêm một phần vốn đưa vào sản xuất kinh doanh. Ngược lại DN sẽ giảm bớt vốn. - Phân tích khả năng sinh lời: phản ánh tổng hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu năng quản lý của DN. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 24
  25. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin (Biểu 1.2) BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN Cuối năm so với Đầu năm Cuối năm đầu năm Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Số Tỷ lệ Trọng Số tiền Trọng Số tiền tiền (%) (%) (%) A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản TĐ tiền II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV.Các khoản ĐTTC dài hạn V. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản (Biểu 1.3) BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN Cuối năm so với Đầu năm Cuối năm đầu năm Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Số Số Số Tỷ lệ Trọng Trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 25
  26. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 1.3.3.2 Phân tích tình hình tài chính của DN thông qua các tỷ số tài chính cơ bản: - Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán + Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát: là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của DN trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết tổng số tài sản hiện có của DN có đảm bảo trang trải khoản nợ phải trả hay không. Tổng tài sản Tỷ số thanh toán tổng quát = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, DN mất khả năng thanh toán khó khăn về tài chính. Tỷ số trên càng lớn và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ tất cả các khoản vốn huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. + Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời: Tổng tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn Tỷ số này càng lớn (có thể lớn hơn 1) và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của DN tăng và ngược lại. Nếu tỷ số này tăng thì rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại Chú ý: Nếu tỷ số này tăng do nợ khó đòi phải thu tăng, do hàng bán trả chậm kém phẩm chất tăng làm một phần hàng tồn kho tăng làm cho không thể kết luận DN có khả năng thanh toán và làm cho rủi ro tài chính DN tăng. Nếu tỷ số khả năng thanh toán giảm do tăng nợ phải trả thì kết luận khả năng thanh toán giảm, rủi ro tài chính tăng. Nếu khả năng thanh toán giảm do tử số giảm làm tốt công tác thu hồi công nợ, hàng bán nhanh dẫn tới hàng tồn kho giảm thì có thể kết luận DN có khả năng thanh toán và rủi ro tài chính không tăng. Tỷ số này bằng 1 thì kết luận tình hình tài chính DN bình thường. + Tỷ số thanh toán nhanh: là thước đo về huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn - tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 26
  27. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Nếu tỷ số trên càng lớn và có xu hướng ngày càng tăng thì khả năng thanh toán nhanh của DN tăng làm cho rủi ro tài chính của DN giảm và ngược lại. + Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: là tỷ lệ giữa nguồn dùng để trả lãi vay với số lãi vay phải trả; Cho phép đánh giá khả năng hoạt dộng kinh doanh của DN có sinh lời để bù đắp lãi vay phải trả không? Mức độ sẵn sàng trả lãi vay ra sao? Lợi nhuận trước lãi vay và thuế TNDN Tỷ số thanh toán lãi vay = Tổng nợ ngắn hạn - Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản + Hệ số nợ: cho biết cứ sử dụng một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng vay nợ, được các nhà quản lý DN sử dụng như một đòn bẩy để tăng lợi nhuận. Tổng nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng tài sản Hệ số này càng lớn và có xu hưởng ngày càng tăng, nó chứng tỏ tổng nguồn vốn của DN chủ yếu là vốn vay do đó rủi ro tài chính tăng và ngược lại. + Hệ số vốn chủ sở hữu: cho biết mức độ độc lập hay phụ thuộc của DN đối với các chủ nợ, khả năng tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh của DN là thước đo sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn DN dùng để kinh doanh. Vốn chủ sở hữu Hệ số Vốn chủ sở hữu = = 1- Hệ số nợ Tổng nguồn vốn + Hệ số cơ cấu tài sản Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn = Tổng tài sản Tổng tài sản dài hạn Hệ số đầu tư tài sản dài hạn = Tổng tài sản Tổng tài sản ngắn hạn Cơ cấu tài sản = Tổng tài sản dài hạn Các chỉ tiêu cơ cấu tài sản phản ánh sử dụng bình quân một đồng vốn thì dành ra bao nhiêu đồng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 27
  28. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin CHƢƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP ĐÚC VINASHIN 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: -Tên Doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP ĐÚC VINASHIN -Tên giao dịch quốc tế: VINASHIN CASTING INDUSTRIAL JOINT STOCK COMPANY -Tên viết tắt: INCASHIN JSC -Mã số thuế: 0200149007 -Điện thoại: (84-31) 3571331 -Fax: (84-31) 3571245 - Thời kỳ đầu phát triển (1962 - 1983 ): Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin - tiền thân là Xí nghiệp Cơ khí 19-5 được thành lập 17/10/1962 dưới sự quản lý trực tiếp của Ban liên hiệp xã - Thủ công nghiệp Hải Phòng. Lúc đó Xí nghiệp đúc và gia công một số mặt hàng kim loại phục vụ cho đời sống sinh hoạt. - Công ty Cổ Phần Đúc Đồng Hải Phòng ( 1993- 2005): Ngày 9/10/1995, Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hải Phòng đã ra quyết định số 1680 /QĐ-ĐMDN về việc đổi Xí nghiệp Đúc Đồng thành Công ty Đúc Đồng Hải Phòng. Ngày 29/7/2004 theo nghị quyết số 21/8/QĐ-UB của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hải Phòng, phê duyệt phương án cổ phần hoá và quyết định Công ty thành Công ty cổ phần, 1/11/2004 Công ty cổ phần Đúc Đồng Hải Phòng đi vào hoạt động . - Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin : Sau sự phát triển không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, cùng với xu thế hội nhập trong nước cũng như quốc tế, Công ty Cổ phần Đúc Đồng Hải Phòng gia nhập vào Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, và đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin theo quyết định 1037/CNT-QĐ-ĐMDN ngày 27/6/2006 của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam và quyết định 2863/QĐ-UB ngày 1/11/2006 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hải Phòng . Với quyết tâm cao của Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã đứng vững được trong suốt thời kỳ khó khăn và không ngừng Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 28
  29. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin phát triển cho đến ngày hôm nay. Đó là cả một quá trình đấu tranh, đổi mới để tự hoàn thiện qui trình sản xuất của Công ty để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường. Các chỉ tiêu tài chính thể hiện sự phát triển của công ty trong 2 năm gần đây: (Biểu 2.1) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 57.537.964.001 50.986.312.602 2.Các khoản giảm trừ - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 57.537.964.001 50.986.312.602 dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 54.176.647.678 47.530.347.728 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 3.361.316.323 3.455.964.874 vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 14.922.973 34.258.881 7. Chi phí tài chính 1.526.533.648 694.531.640 Trong đó : Lãi vay phải trả 1.526.533.648 694.531.640 8. Chi phí bán hàng 285.558.651 447.215.077 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 777.267.318 951.862.177 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 786.897.679 1.396.614.861 11.Thu nhập khác 62.166.000 84.308.750 12. Chi phí khác 643.764.225 75.220.168 13. Lợi nhuận khác (581.598.225) 9.088.582 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 205.281.454 1.405.703.443 Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 29
  30. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin. - Qui trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin : Việc tổ chức hoạt động sản xuất cuả Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin từ khi ký hợp đồng với khách hàng cho đến khi hoàn thành hợp đồng đều được thực hiện trên dây chuyền công nghệ của mình. Qui trình sản xuất tại Công ty diễn ra qua các dây chuyền sản xuất như sau Sơ đồ 1 : Quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Phân xưởng Đúc Luyện kim Dây chuyền Mộc Dây chuyền Dây chuyền nấu đổ mẫu Khuôn mẫu SP BTP Kho SP Dây chuyền Chi tiết Dây chuyền Thành phẩm Nguội lắp ráp SP Gia công cơ khí Dây chuyền Phục vụ Cơ điện Phân xưởng Cơ khí Qua tìm hiểu và phân tích quá trình sản xuất của Công ty ta nhận thấy việc sản xuất sản phẩm của Công ty theo kiểu sản xuất liên tục, qui trình công nghệ gồm nhiều bước, nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là nguyên liệu để sản xuất của các bước sau. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 30
  31. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin - Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin có chức năng và nhiệm vụ là đúc và gia công cơ khí các mặt hàng kim loại màu và kim loại đen để phục vụ các ngành đóng tàu, công nghiệp, nông nghiệp, tiêu dùng, điện lực như chân vịt tàu bằng đồng, bạc đồng các loại, khung cửa tàu, van đồng, chậu nhôm, nồi nhôm,van ống nước, van bình bơm hơi, các loại ống thuỷ lực bằng kim loại Cho tới năm 2000, từ những sản phẩm chân vịt đường kính dưới một mét, Công ty đã sản xuất được chân vịt đường kính ba mét, trọng lượng khoảng 3,5 tấn, sửa chữa nhiều tàu thuyền và có thể đóng mới những tàu có trọng tải lớn. Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho giao thông đường thuỷ, quân sự như các loại chóp đèn biển được đặt ở đảo Trường sa, Bạch Long Vĩ, Hòn Dáu + Sản phẩm của Công ty bao gồm: Các sản phẩm phục vụ ngành đóng mới và sửa chữa tàu thuyền như: các loại chân vịt, bạc hệ trục, cửa tàu và nhiều sản phẩm cho tiêu dùng cả cho công nghiệp từ đồng, nhôm, gang, thép; các công trình tượng đài, các sản phẩm mỹ nghệ bằng đồng. Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin. Tạo mẫu gỗ Khu ôn cát Nguyên liệu Nấu Rót dịch vào khuôn cát Phôi Tiện Nhập kho thành phẩm Đóng gói Lắp ráp Nguội ( Nguyên liệu chính : là các kim loại màu và kim loại đen ) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 31
  32. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin - Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc PPhó giám đốc Phó giám đốc kinh doanh điều hành SX Phòng Phòng Phòng Phòng Kinh doanh Kế toán TCHC kỹ thuật kỹ thuật Kü thuËt Phân xưởng Phân xưởng Đúc luyện kim Cơ khí : Trực tuyến : Chức năng Để phù hợp với quy mô của Công ty, Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức trực tuyến Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 32
  33. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin chức năng. Bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng và thực hiện theo chế độ một thủ trưởng. Các phòng ban chức năng và các phân xưởng sản xuất có trách nhiệm và quyền hạn trong phạm vi chức năng của mình. Về cơ cấu bộ máy quản lý, hiện nay Giám đốc là người có quyền lực và chịu trách nhiệm lớn trong quá trình điều hành DN. Giúp việc cho Giám đốc là hai phó giám đốc: một phụ trách kinh doanh, một điều hành sản xuất. Ngoài ra còn có các phòng ban nghiệp vụ chịu trách sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, mỗi phòng có một nhiệm vụ khác nhau. Các trưởng phòng chức năng không ra lệnh trực tiếp cho từng phân xưởng, từng tổ sản xuất nhưng có nhiệm vụ giúp giám đốc trước khi ra quyết định. + Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty có nhiệm vụ : Thảo luận và thông qua điều lệ của Công ty; Bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Thông qua phương án sản xuất kinh doanh; Quyết định bộ máy tổ chức quản lý Công ty . + Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông đó là: Quyết định chiến lược phát triển Công ty; Có quyền quyết định chào bán cổ phiếu mới, quyết định mua lại cổ phiếu trong phạm vi vốn góp; Quyết định phương án đầu tư; Quyết định đề xuất mức cổ tức, tổ chức chi trả cổ tức, định giá vốn góp liên doanh, định giá tài sản thanh lý, duyệt phương án lao động tiền lương trong Công ty, quyết định mức lương, các lợi ích khác của người được giao nhiệm vụ; Giám sát hoạt động của Phó giám đốc, Kế toán trưởng có quyền bổ nhiệm cũng như bãi nhiễm nhiệm theo quy định và Điều lệ của Công ty . + Ban kiểm soát: Là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo, quyết toán năm tài chính của Công ty và kiến nghị khắc phục các sai sót (nếu có). Ban kiểm soát được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ của Công ty cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu và các thuyết minh về hoạt động kinh doanh của Công ty. Trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo thẩm tra, bản tổng kết năm tài chính. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 33
  34. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin + Giám đốc Công ty: Do Chủ tịch HĐQT kiêm có nhiệm vụ: Lập kế hoạch, chương trình hoạt động của HĐQT, chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu của cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp của HĐQT và Đại hội cổ đông; Tổ chức và theo dõi việc thực hiện quyết định của HĐQT, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty, bảo toàn và phát triển vốn, kinh doanh có lãi và ngày càng hiệu quả; Bổ nhiệm, miễm nhiệm các chức năng quản lý trong Công ty, đề xuất với HĐQT các chức danh Phó giám đốc. + Phó Giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, điều hành công tác kỹ thuật của Công ty: quản lý máy móc, thiết bị kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm, vật tư, nguyên vật liệu, quản lý công tác tiến bộ kỹ thuật, kịp thời báo cáo những khó khăn trong quá trình thực hiện để có biện pháp khắc phục. + Phó Giám đốc kinh doanh: Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh trong Công ty, xây dựng chiến lược về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . + Phòng Kinh doanh: Tham mưu giúp Giám đốc công tác sản xuất kinh doanh, công tác kế hoạch tổng hợp, công tác xây dựng định hướng chiến lược về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tính toán hiệu quả các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời đề xuất những vấn đề chưa hợp lý gây lãng phí. + Phòng Kế toán: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong công tác quản lý tài chính; Thực hiện đúng theo chế độ chính sách của pháp lệnh kế toán thống kê. Kiểm tra phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch từ đó cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho Giám đốc và các cơ quan quản lý cấp trên, các ban ngành có liên quan. + Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu giúp Giám đốc công tác nhân sự, công tác quản lý hành chính, công tác đối nội, đối ngoại và bảo vệ an toàn Công ty. + Phòng Kỹ thuật: Tham mưu giúp Giám đốc công tác sản xuất, công tác nghiên cứu, đầu tư, đổi mới công nghệ ; Kiểm tra chất lượng sản phẩm. + Phân xưởng Đúc luyện kim: Chuyên sản xuất và đúc các bán thành phẩm. + Phân xưởng Cơ khí: Chủ yếu là gia công cơ khí, cắt gọt, lắp ráp những bán thành phẩm thành sản phẩm tiêu thụ. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 34
  35. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin: Giới thiệu chung về bộ máy kế toán: Để phù hợp với quy mô và cơ cấu tổ chức của Công ty, phòng kế toán của Công ty được bố trí theo hình thức tập trung. Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, Giá thành Kế toán vật Kế toán TP Kế toán thanh Thủ quỹ tư, CCDC BTP, T lương toán, TSCĐ Cơ cấu của Phòng Kế toán gồm 5 người với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: - Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán giá thành: Chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán và chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ công tác tài chính của Công ty. Đồng thời là kế toán tổng hợp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng sử dụng, tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Kế toán Trưởng còn có nhiệm vụ theo dõi sổ cái, báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tính toán các khoản nộp ngân sách Nhà nước. - Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu, công cụ dụng cụ. Lập bảng phân tích vật tư sử dụng cho từng sản phẩm, quyết toán vật tư sử dụng trong tháng với từng dây chuyến sản xuất . - Kế toán thành phẩm, bán thành phẩm: Theo dõi số lượng thành phẩm, bán thành phẩm nhập, xuất, tồn kho. Đồng thời còn theo dõi việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Lập kế hoạch vay vốn với bên ngân hàng, quan hệ thanh toán với ngân Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 35
  36. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin hàng (Vay và trả tiền). Viết hoá đơn bán hàng. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả với khách hàng, với ngân sách, với cán bộ công nhân viên, các khoản tạm ứng Theo dõi xây dựng cơ bản, theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định và việc trích khấu hao tài sản cố định. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ, chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Thường xuyên theo dõi việc nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt, phân tích việc thu chi tiền mặt hàng ngày theo từng tào khoản. Đồng thời theo dõi các quỹ Công ty. 2.1.4 Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Sơ đồ 5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ đang áp dụng tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin. Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký Bảng tổng hợp chi chứng từ ghi sổ Sổ cái tiết : Ghi hàng ngày Bảng cân đối tài : Ghi cuối tháng khoản : Ghi cuối quý, năm(BCTC) : QH đối chiếu Báo cáo kế toán - Hàng ngày, các chứng từ gốc được chuyển đến phòng kế toán. Kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu để ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc để lập chứng từ Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 36
  37. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin ghi sổ. Sau khi đã lập chứng từ ghi sổ kế toán sẽ ghi vào sổ cái. Cuối quý, sau khi đã đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ tổng hợp chi tiết, kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản. Sau đó, dựa vào số liệu trên sổ cái, bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết để cuối năm lập báo cáo kế toán. - Chính sách kế toán mà công ty áp dụng + Công ty áp dụng chế độ kế toán DN Việt Nam ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, và chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các thông tư sửa đổi, hướng dẫn thực hiện kèm theo. + Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng. + Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. + Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VNĐ). + Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 năm dương lịch. 2.2 Thực trạng công tác tổ chức lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin: 2.2.1 Căn cứ lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin: - Bảng cân đối kế toán năm trước; - Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản; - Sổ cái các tài khoản; - Bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản. 2.2.2 Trình tự lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin: Sơ đồ 6: Sơ đồ trình tự lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin: Kiểm kê tài sản Xác định kết quả kinh doanh và Khoá sổ kế toán chính thức Kiểm tra cân đối Lập Bảng cân Lập Bảng cân kế toán đối kế toán đối tài khoản Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 37
  38. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 2.2.2.1 Kiểm kê tài sản: - Để tiến hành kiểm kê Công ty lập Ban kiểm kê gồm đầy đủ các thành phần đại diện lãnh đạo, người bảo quản tài sản, kế toán và một số thành viên khác. - Theo yêu cầu quản lý, Công ty tiến hành kiểm kê tiền mặt, công nợ, thành phẩm. Khi kiểm kê thực hiện việc đếm từng loại. Khi kết thúc kiểm kê đã lập biên bản kiểm kê, thực hiện đối chiếu trên sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. (Biểu 2.2) MÉu sè 08a – TT §¬n vÞ: Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin ( Ban hµnh theo Q§sè 15/2006/Q§-BTC Bé phËn: Kª to¸n ngµy 20/03/2006 cña Bé tr•ëng BTC) BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ (Dùng cho VNĐ) Hôm nay vào 16 giờ 30’ ngày .31 tháng 12 năm 2009 Chúng tôi gồm: - ¤ng/ bµ: Vũ Minh Hoàng Đại diện: Bộ phận kế toán - ¤ng/ bµ: Nguyễn Văn Đông Đại diện: Ban kiểm kê - Ông /bà: Nguyễn Thị Vân Chức vụ: Thủ Quỹ Cïng tiÕn hµnh kiÓm kª quü tiÒn mÆt kÕt qu¶ nh• sau: STT DiÔn gi¶i Sè l•îng( tê) Sè tiÒn A B 1 2 I Sè d• theo sæ quü: 573,550,338 II Sè kiÓm kª thùc tÕ: 573,550,500 Trong ®ã: 1 - Lo¹i 500.000 VN§ 150 75,000,000 2 - Lo¹i 200.000 VN§ 720 144,000,000 3 - Lo¹i 100.000 VN§ 2130 213,000,000 4 - Lo¹i 50.000 VN§ 2780 139,000,000 5 - Lo¹i 20.000 VN§ 112 2,240,000 6 - Lo¹i 10.000 VN§ 30 300,000 7 - Lo¹i 5.000 VN§ 1 5,000 8 - Lo¹i 2.000 VN§ 1 2,000 9 - Lo¹i 1.000 VN§ 2 2,000 10 - Lo¹i 500 VN§ 3 1,500 11 - Lo¹i 200 VN§ - - 12 - Lo¹i 100 VN§ - - III Chªnh lÖch ( III = I - II) (162) - Lý do: + Thõa: chªnh lÖch do tiÒn lÎ trong thanh to¸n. - Sè tiÒn tån quü phï hîp víi sæ chi tiÕt t¹i 31/12/2009. KÕ to¸n tr•ëng Thñ quü Chøng kiÕn kiÓm kª ( Ký, hä tªn) ( Ký, hä tªn) ( Ký, hä tªn) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 38
  39. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 2.2.2.2 Xác định kết quả kinh doanh và Khoá sổ kế toán chính thức Sau khi kiểm tra sự phù hợp về mặt số liệu kế toán giữa các sổ tài khoản liên quan, đảm bảo tính khớp đúng, Công ty tiến hành thực hiện kết chuyển số phát sinh trong kỳ của các tài khoản loại 5, 6, 7, 8, 9 để xác định kết quả kinh doanh. Sơ đồ 7: Sơ đồ tổng hợp bút toán kết chuyển tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin TK 632 TK 911 TK 511 47.530.347.728 50.986.312.602 TK 635 TK515 694.531.640 34.258.881 TK 641 TK 711 447.215.077 84.308.750 TK 642 TK 421 951.862.177 TK811 75.220.168 1.405.703.443 Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 39
  40. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Sau khi đã hoàn tất xong các bút toán kết chuyển trung gian Công ty tiến hành khoá sổ cái các tài khoản. Khoá sổ kế toán là việc tính ra tổng số phát sinh nợ, có trong kỳ của các tài khoản kế toán, đồng thời tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản có số dư cuối kỳ. Ví dụ: (Biểu 2.3) Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin MÉu sè S02c1-DN Huyện An Dương – Tp Hải Phòng Ban hµnh theo Q§ sè15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña bé tr•ëng BTC Sæ c¸i Năm: 2009 Tªn Tài Khoản: TiÒn mÆt Số hiệu: 111 §¬n vÞ tÝnh: §ång VN Chøng tõ TK Sè tiÒn Ngµy DiÔn gi¶i ®èi Sè Th¸ng øng Nî Cã Sè d• ®Çu n¨m 2009 26.310. 395 QuÝ 4/2009 CTTMT10 31/10/09 TiÒn mÆt thu th¸ng 10/2009 112 141 1.645.812.635 CTTMC10 TiÒn mÆt chi th¸ng 10/2009 133 642 1.655.562.767 CTTMT11 30/11/09 TiÒn mÆt thu th¸ng 11/2009 112 141 3.127.015.800 CTTMC11 TiÒn mÆt chi th¸ng 11/2009 133 642 2.945.958.103 CTTMT12 31/12/09 TiÒn mÆt thu th¸ng 12/2009 112 141 3.367.500.891 CTTMC12 TiÒn mÆt chi th¸ng 12/2009 133 642 2.998.496.409 Sè ph¸t sinh QuÝ 4/2009 8.140.329.326 7.600.017.279 Céng sè PS c¶ n¨m 2009 45 547 129 313 44 999 889 370 Sè d• cuèi n¨m 2009 573.550.338 Ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2009 Ng•êi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m §èc (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Trích sổ kế toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 40
  41. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin (Biểu 2.4) Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin MÉu sè S02c1-DN Huyện An Dương – Tp Hải Phòng Ban hµnh theo Q§ sè15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña bé tr•ëng BTC Sæ c¸i Năm: 2009 Tªn Tài Khoản: TiÒn göi ng©n hµng Số hiệu: 112 §¬n vÞ tÝnh: §ång VN Chøng tõ TK Sè tiÒn Ngµy DiÔn gi¶i ®èi Sè Th¸ng øng Nî Cã Sè d• ®Çu n¨m 2009 402.206.710 QuÝ 4/2009 CTTGT10 31/10/09 TGNH thu th¸ng 10 /2009 111 515 3.571.850.013 CTTGC10 TGNH chi th¸ng 10/2009 133 642 4.046.828.204 Sè ph¸t sinh QuÝ 4/2009 3.571.850.013 4.046.828.204 Céng sè PS c¶ n¨m 2009 60.574.518.397 60.870.258.528 Sè d• cuèi n¨m 2009 106.466.579 Ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2009 Ng•êi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m §èc (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Trích sổ kế toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 41
  42. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin (Biểu 2.5) Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Huyện An Dương – Tp Hải Phòng B¶ng tæng hîp chi tiÕt ph¶I thu kh¸ch hµng §¬n vÞ tÝnh: ®ång ViÖt Nam Sè d• ®Çu n¨m Sè ph¸t sinh trong n¨m Sè d• cuèi n¨m TT Tªn kh¸ch hµng Nî Cã Nî Cã Nî Cã 22 Cty TNHH TMVT T©n Đ¹i Ph¸t 500.000.000 475.865.250 14.930.000.000 14.954.134.750 23 Cty TNHH MTV-VTB Nam TriÖu 2.379.510.000 3.113.808.900 734.298.900 24 Cty CP TB N©ng Nam TriÖu 869.736.000 217.728.000 500.000.000 587.464.000 25 Cty TNHH 1TV- CNTT Nam TriÖu 2.328.348.000 738.867.150 12.910.539 1.602.391.389 26 N/m §ãng tµu BÕn Thuû 269.978.100 332.183.250 385.273.350 216.888.000 27 Cty TNHH HH QT Song Kim 24.600.000.000 24.698.000.000 44.671.877.044 4.626.122.956 28 Cty CP CNTT S«ng Chanh 346.158.542 1.196.952.750 429.411.042 1.113.700.250 29 Cty CP VTB ThuËn Ph¸t 9.609.140.095 10.508.412.595 777.877.500 121.395.000 30 Cty CP VTB Anh Tó 18.343.147.284 19.935.116.284 1.591.969.000 0 Tæng céng 27.916.909.007 31.684.652.710 78.100.178.254 84.017.482.446 8.112.955.986 17.798.003.881 Ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2009 Ng•êi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Nguồn: Trích sổ kế toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 42
  43. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin (Biểu 2.6) Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin MÉu sè S02c1-DN Huyện An Dương – Tp Hải Phòng Ban hµnh theo Q§ sè15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña bé tr•ëng BTC Sæ c¸i Năm: 2009 Tªn Tài Khoản: Phải thu khách hàng Số hiệu: 131 §¬n vÞ tÝnh: §ång VN Chøng tõ TK Sè tiÒn Ngµy DiÔn gi¶i ®èi Sè Th¸ng øng Nî Cã Sè d• ®Çu n¨m 2009 3.767.743.703 QuÝ 4/2009 CTTMT10 31/10/09 Thu tiÒn b¸n hµng th¸ng 10/09 111 928.812.635 CTTMC11 30/11/09 Tr¶ l¹i tiÒn mua hµng th¸ng11/09 111 160.000.000 CTTMT11 30/11/09 Thu tiÒn b¸n hµng th¸ng 11/09 111 1.447.015.800 CTTMT12 31/12/09 Thu tiÒn b¸n hµng th¸ng 12/09 111 2.362.192.141 CTTGT12 31/12/09 Thu tiÒn b¸n hµng quÝ 4/09 112 2.156.954.650 03/12 31/12/09 Hto¸n PTKH quÝ 4/09 511 13.525.099.941 06/12 31/12/09 Hto¸n BB bï trõ c«ng nî 331 4.517.439.316 06/12 31/12/09 Hto¸n bï trõ c«ng nî 331 12.910.539 Sè ph¸t sinh QuÝ 4/2009 20.775.252.169 18.515.477.309 Céng sè PS c¶ n¨m 2009 78.100.178.254 84.017.482.446 Sè d• cuèi n¨m 2009 9.685.047.895 Ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2009 Ng•êi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m §èc (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Trích sổ kế toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 43
  44. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin (Biểu 2.7) Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Huyện An Dương – Tp Hải Phòng B¶ng tæng hîp chi tiÕt ph¶I tr¶ ng•êi b¸N §¬n vÞ tÝnh: ®ång ViÖt Nam TT Sè d• cuèi n¨m Tªn kh¸ch hµng Sè d• ®Çu n¨m Sè ph¸t sinh trong n¨m Nî Cã Nî Cã Nî Cã 35 Cty CP VTB ThuËn Ph¸t 8.939.350.246 8.939.350.246 0 0 36 Ct CP VTB Ngäc Anh 5.646.900.000 4.517.439.316 10.164.939.316 600.000 37 Ct CK vµ VLXD Thanh Phóc 30.000.000 0 0 30.000.000 0 38 Ct TNHH TM S¬n Phó 1.018.885.000 1.018.885.000 0 0 39 Ct TNHH TM §¨ng Khoa 8.484.491.161 9.635.996.861 1.151.505.700 40 Chi côc §K sè 10 0 96.636.000 96.636.000 41 Ct CP TMDV Minh C«ng 0 2.219.047.619 2.219.047.619 42 Ct TNHH Hïng Long 100.000.000 0 100.000.000 0 Tæng céng 5.676.900.000 15.935.736.023 30.457.536.500 25.673.146.796 130.000.000 5.604.446.319 Ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2009 Ng•êi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Nguồn: Trích sổ kế toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 44
  45. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin (Biểu 2.8) Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin MÉu sè S02c1-DN Huyện An Dương – Tp Hải Phòng Ban hµnh theo Q§ sè15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña bé tr•ëng BTC Sæ c¸i Năm: 2009 Tªn Tài Khoản: Phải trả người bán Số hiệu: 331 §¬n vÞ tÝnh: §ång VN TK Chøng tõ Sè tiÒn DiÔn gi¶i ®èi Ngµy Sè øng Nî Cã Th¸ng Sè d• ®Çu n¨m 2009 10.258.836.023 QuÝ 4/2009 CTTMC10 31/10/09 Tr¶ tiÒn mua hµng th¸ng 10/09 111 53.569.558 . CTTGC10 31/10/09 Tr¶ tiÒn mua hµng 112 100.000.000 CTTMC11 30/11/09 Tr¶ tiÒn mua hµng th¸ng 11/09 111 14.114.059 CTTMC12 31/12/09 Tr¶ tiÒn mua hµng th¸ng 12/09 111 18.318.000 06/12 31/12/09 Hto¸n theo BBTT ®èi trõ CN 131 4.674.921.897 06/12 31/12/09 Hto¸n ®èi trõ c«ng nî 131 12.910.539 09/12 31/12/09 Hto¸n ph¶i tr¶ mua hµng QuÝ 4 133;627 3.287.125.092 Sè ph¸t sinh QuÝ 4/2009 4.873.834.053 3.287.125.092 Céng sè PS c¶ n¨m 2009 30.615.019.081 25.673.146.796 Sè d• cuèi n¨m 2009 5.474.446.319 Ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2009 Ng•êi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m §èc (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Trích sổ kế toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 45
  46. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin (Biểu 2.9) Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin MÉu sè S02c1-DN Huyện An Dương – Tp Hải Phòng Ban hµnh theo Q§ sè15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña bé tr•ëng BTC Sæ c¸i Năm: 2009 Tªn Tài Khoản: Lîi nhuËn ch•a ph©n phèi Số hiệu: 421 §¬n vÞ tÝnh: §ång VN Chøng tõ Sè tiÒn TK Ngµy DiÔn gi¶i ®èi Sè Th¸ng øng Nî Cã Sè d• ®Çu n¨m 2009 (5.177.152.267) QuÝ 3/2009 CTTGC9 30/9/09 Nép ph¹t thuÕ 112 1.270.343 11/09 30/9/09 Hto¸n l·i SXKD quÝ 3/09 911 . 53.754.804 Sè ph¸t sinh QuÝ 3/2009 1.270.343 53.754.804 Sè ph¸t sinh 9 th¸ng ®Çu n¨m 83.770.640 250.667.714 Sè d• 30/09/09 5.010.255.193 QuÝ 4/2009 11/12 31/12/09 Hto¸n l·i SXKD quÝ 4/09 911 2.063.395.335 Sè ph¸t sinh QuÝ 4/2009 2.063.395.335 Céng sè PS c¶ n¨m 2009 83.770.640 1.405.703.443 Sè d• cuèi n¨m 2009 (3.855.219.464) Ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2009 Ng•êi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m §èc (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Trích sổ kế toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 46
  47. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 2.2.2.3 Lập Bảng cân đối tài khoản (Bảng cân đối số phát sinh): - Sau khi đã khoá sổ chính thức phản ánh toàn bộ hệ thống tài khoản được sử dụng tại Công ty, trong đó có số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. + Tài khoản có số dư nợ được phản ánh vào cột “Nợ”; tài khoản có số dư có được phản ánh vào cột “Có”. + Tổng số phát sinh nợ được phản ánh vào cột “Nợ”; tổng số phát sinh có được phản ánh vào cột “Có” của từng tài khoản. (Biểu 2.10) C«ng ty Cæ phÇn C«ng nghiÖp Đóc Vinashin Mẫu S06-DN Huyện An Dương – Tp Hải Phòng B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh n¨m 2009 §¬n vÞ tÝnh: ®ång ViÖt Nam Sè d• 31/12/2008 Sè ph¸t sinh trong n¨m Sè d• 31/12/2009 SHTK Nî Cã Nî Cã Nî Cã 111 26.310.395 45.547.129.313 44.999.889.370 573.550.338 112 402.206.710 60.574.518.397 60.870.258.528 106.466.579 131 3.767.743.703 78.100.178.254 84.017.482.446 9.685.047.895 133 533.726.703 2.479.603.483 3.013.330.186 - 138 366.565.880 - - 366.565.880 139 293.335.787 - - 293.335.787 141 79.482.600 108.435.900 110.335.900 77.582.600 142 187.948.045 22.572.000 165.376.045 1521 5.945.596.336 35.611.591.343 35.187.229.358 6.369.958.321 1522 170.054.258 3.385.040.483 3.356.754.750 198.339.991 1523 18.791.442 1.886.977.880 1.850.696.383 55.072.939 1524 16.963.650 9.892.547.675 7.680.958.506 2.228.552.819 1525 - 10.669.000 9.019.000 1.650.000 1531 6.444.429 269.884.416 269.023.650 7.305.195 1532 38.500 1.876.000 1.774.500 140.000 154 9.547.928.151 48.095.928.753 46.409.919.107 11.233.937.797 155 179.023.906 47.511.130.775 47.432.608.326 257.546.355 211 10.291.853.084 30.476.191 33.333.300 10.288.995.975 Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 47
  48. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 214 (4.308.716.398) 23.833.632 552.364.441 (4.837.247.207) 241 2.423.952.360 11.780.000 23.000.000 2.412.732.360 3111 5.443.963.738 300.000.000 300.000.000 5.443.963.738 331 10.258.836.023 30.457.536.500 25.673.146.796 5.474.446.319 3331 - 4.574.224.531 5.186.392.261 612.167.730 3334 11.161.902 19.087.000 - 30.248.902 3338 - 4.000.000 4.000.000 - 3339 - 62.122.450 62.122.450 - 334 21.884.000 5.526.692.500 5.648.408.500 143.600.000 335 3.151.960.701 0 681.031.640 3.832.992.341 3382 81.546.257 131.055.500 112.695.134 63.185.891 3383,4 (11.577.039) 556.210.478 530.199.164 (37.588.353) 3388 6.694.500 - - 6.694.500 341 4.484.665.590 - - 4.484.665.590 351 12.002.915 - - 12.002.915 411 3.300.000.000 - - 3.300.000.000 421 (5.177.152.267) 83.770.640 1.405.703.443 (3.855.219.464) 461 77.480.000 - - 77.480.000 511 50.986.312.602 50.986.312.602 515 34.258.881 34.258.881 621 40.015.780.683 40.015.780.683 622 3.759.344.340 3.759.344.340 627 11.454.924.828 11.454.924.828 632 47.530.347.728 47.530.347.728 635 694.531.640 694.531.640 641 447.215.077 447.215.077 642 951.862.177 951.862.177 711 84.308.750 84.308.750 811 75.220.168 75.220.168 911 51.104.880.233 51.104.880.233 Céng 25.711.383.908 25.711.383.908 582.583.236.246 582.583.236.246 29.536.774.889 29.536.774.889 Ngµy 15 th¸ng 01 n¨m 2010 phßng kÕ to¸n (Nguồn: Trích sổ kế toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 48
  49. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 2.2.2.4 Lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần công nghiệp Đúc Vinashin: + Số hiệu ghi ở cột 2 “Mã số” dùng để cộng các các mã số chi tiết với nhau được kết quả ở mã số tổng (in đậm). + Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo này là số hiệu của các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh BCTC năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong bảng cân đối kế toán. + Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo này năm trước. + Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được lấy từ số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong trong Bảng cân đối kế toán để ghi: Phần: TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100): I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) 1. Tiền (Mã số 111) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ trên Sổ cái của TK 111 “Tiền mặt” là: 573.550.338 đồng và TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” là: 106.466.579 đồng, tổng số tiền ghi vào chỉ tiêu này là: 680.016.917 đồng. 2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 = 680.016.917 + 0 = 680.016.917 đồng. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã sô 129 = Mã số 121 + Mã số 129 = 0 đồng. III. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130) 1. Phải thu khách hàng (Mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 “Phải thu khách hàng” ngắn hạn là các khoản công nợ dưới 1 năm mà công ty có thể thu hồi được, (mở theo từng khách hàng Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 49
  50. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin trên số kế toán chi tiết TK 131, chi tiết các tài khoản phải thu khách hàng ngắn hạn) lấy từ Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng số tiền là: 8.112.955.986 đồng. 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 “Phải trả người bán” lấy từ Bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán số tiền là: 130.000.000 đồng. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 5. Các khoản phải thu khác (Mã số 135) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của TK 138 “Phải thu khác” trên sổ kế toán chi tiết (chi tiết các khoản Phải thu ngắn hạn khác) của TK 138-cổ phần số tiền là: 366.565.880 đồng. 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139) Số liệu chỉ tiêu này (được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, số tiền là: (293.335.787) đồng. Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139 = 8.112.955.986 + 130.000.000 + 0 + 0 + 366.565.880 + (293.335.787) = 8.316.186.079 đồng. IV. Hàng tồn kho (Mã số 140) 1. Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ trên Sổ Cái của các TK: TK 1521 “Nguyên vật liệu chính” là: 6.369.958.321 đồng, TK 1522 “Nguyên vật liệu phụ” là: 198.339.991 đồng, TK 1523 “Nhiên liệu” là: 55.072.939 đồng, TK 1524 “Phụ tùng thay thế” là: 2.228.552.819 đồng, TK 1525 “Vật liệu xây dựng” là: 1.650.000 đồng, TK 1531 “Công cụ, dụng cụ” là: 7.305.195 đồng, TK1532 “Bao bì đóng gói” là: 140.000 đồng, TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” là: 11.233.937.797 đồng và TK 155 “ Thành phẩm” là: 257.546.355 đồng, tổng số tiền ghi vào chỉ tiêu này là: 20.352.503.417 đồng. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã sô 149) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 50
  51. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 = 20.352.503.417 + 0 = 20.352.503.417 đồng V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã sô 150) 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái số tiền là: 165.376.045 đồng. 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của TK 133 “ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái số tiền là: 0 đồng. 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (Mã số 154) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước” căn cứ vào tổng số dư Nợ trên Sổ cái của các TK: TK 3331 “ Thuế giá trị gia tăng đầu ra” là: 0 đồng, TK 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” là: 30.248.902 đồng, TK 3338 “Thuế môn bài” là: 0 đồng, TK 3339 “Thuế đất” là: 0 đồng, tổng số tiền ghi vào chỉ tiêu này là: 30.248.902 đồng. 4. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 141 “ Tạm ứng” trên Sổ Cái số tiền là: 77.582.600 đồng. Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 = 165.376.045 + 0 + 30.248.902 + 77.582.600 = 273.207.547 đồng MÃ SỐ 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã sô 130 + Mã số 140 + Mã số 150 = 680.016.917 + 0 + 8.316.186.079 + 20.352.503.417 + 273.207.547 = 29.621.913.960 đồng. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ SỐ 200) I. Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210) 1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 3. Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 4. Phải thu dài hạn khác (Mã số 218) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 51
  52. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219 = 0 đồng. II. Tài sản cố định (Mã số 220) 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221) - Nguyên giá (Mã số 222) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái số tiền là 10.288.995.975 đồng. - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223) Số liệu chỉ tiêu này (được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn) căn cứ vào số dư Có của TK 2141 trên Sổ Cái số tiền là: (4.837.247.207) đồng. Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 = 10.288.995.975 + (4.837.247.207) = 5.451.748.768 đồng. 2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224) - Nguyên giá (Mã số 225) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 226) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 224 = Mã số 225 + Mã sô 226 = 0 đồng. 3. Tài sản cố định vô hình (Mã số 227) - Nguyên giá (Mã sô 228) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 229) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 227 = Mã số 228 + Mã sô 229 = 0 đồng. 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái số tiền là: 2.412.732.360 đồng. Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 = 5.451.748.768 + 0 + 0 + 2.412.732.360 = 7.864.481.128 đồng. III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240) - Nguyên giá (Mã số 241) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 242) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 240 = Mã số 241 - Mã sô 242 = 0 đồng. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 52
  53. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) 1. Đầu tư vào công ty con (Mã số 251) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259 = 0 đồng. V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260) 1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 2. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 262) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268 = 0 đồng. MÃ SỐ 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 = 0+ 7.864.481.128 + 0 + 0 + 0 = 7.864.481.128 đồng. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270) : MÃ SỐ 270 = Mã số 100 + Mã số 200 = 29.621.913.960 + 7.864.481.128 = 37.486.395.088 đồng. Phần: NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (MÃ SỐ 300) I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) 1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 3111 “Vay ngắn hạn” trên Sổ Cái số tiền là 5.443.963.738 đồng. 2. Phải trả cho người bán (Mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 “ Phải trả người bán” (được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331), lấy từ Bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán số tiền là: 5.604.446.319 đồng. 3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của TK 131 “Phải thu của khách hàng”(mở cho từng khách hàng) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 53
  54. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin lấy từ Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng số tiền là: 17.798.003.881 đồng. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước” căn cứ vào tổng số dư Có trên Sổ cái của các TK: TK 3331 “ Thuế giá trị gia tăng đầu ra” là: 612.167.730 đồng, TK 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” là: 0 đồng, TK 3338 “Thuế môn bài” là: 0 đồng, TK 3339 “Thuế đất” là: 0 đồng, tổng số tiền ghi vào chỉ tiêu này là: 612.167.730 đồng. 5. Phải trả người lao động (Mã số 315) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 334 “Phải trả người lao động” trên Sổ Cái số tiền là 143.600.000 đồng. 6. Chi phí phải trả (Mã số 316) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái số tiền là 3.832.992.341 đồng. 7. Phải trả nội bộ (Mã số 317) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng (Mã số 318) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này trên Sổ Cái là tổng số dư Có của các TK: TK 3382 “Kinh phí công đoàn” là: 63.185.891 đồng, TK 3383+3384 “Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” là: (37.588.353) đồng, TK 3388 “Phải trả phải nộp khác” là: 6.694.500 đồng, tổng số tiền ghi vào chỉ tiêu này là: 32.292.038 đồng (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn). 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320 = 5.443.963.738 + 5.604.446.319 + 17.798.003.881 + 612.167.730 + 143.600.000 + 3.832.992.341 + 32.292.038 = 33.467.466.047 đồng. II. Nợ dài hạn (Mã số 330) 1. Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 2. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 54
  55. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 3. Phải trả dài dài hạn khác (Mã sô 333) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có của TK 341 “ Vay dài hạn” trên Sổ Cái số tiền là 4.484.665.590 đồng. 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã sô 335) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 351 “ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái số tiền là 12.002.915 đồng. 7. Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337 = 0 + 0 + 0 + 4.484.665.590 + 0 +12.002.915 = 4.496.668.505 đồng. MÃ SỐ 300 = Mã số 310 + Mã số 330 = 33.467.466.047 + 4.496.668.505 = 37.964.134.552 đồng. B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400) I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) 1. Vốn đầu tư của chử sở hữu (Mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh” trên Sổ Cái số tiền là 3.300.000.000 đồng. 2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã sô 413) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã sô 415) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 7. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 8. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 9.Quỹ Khác thuộc vốn sở hữu (Mã số 419) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 55
  56. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin này là số dư Có của TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái số tiền là (3.855.219.464) đồng. 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã sô 413 + Mã số 414 + Mã sô 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã sô 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã sô 421 = 3.300.000.000 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + (3.855.219.464) = (555.219.464) đồng. II .Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430) 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi (Mã số 431) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. 2. Nguồn kinh phí (Mã số 432) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK461 trên Sổ Cái số tiền là 77.480.000 đồng. 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Mã số 433) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. Mã số 430 =Mã số 431 +Mã số 432+Mã số 433 = 0 + 77.480.000 + 0 = 77.480.000 đồng. MÃ SỐ 400 = Mã số 410 + Mã số 430 = (555.219.464) + 77.480.000 = (477.739.464) đồng. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440): MÃ SỐ 440 = Mã số 300 + Mã số 400 = 37.964.134.552 + (477.739.464) = 37.486.395.088 đồng. Lập các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán: Công ty không phát sinh các chỉ tiêu này. Dựa vào cách lập và số liệu đã nêu ở trên, sau đây là Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin tại ngày 31/12/2009: Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 56
  57. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin (Biểu 2.11) Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin Mẫu số B01 – DN Huyện An Dương – Tp Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam. Mã Thuyết TÀI SẢN Số cuối năm Số đầu năm số minh 1 2 3 4 5 A- Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 29.621.913.960 50.454.768.082 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 680.016.917 428.517.105 1. Tiền 111 V.01 680.016.917 428.517.105 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 8.316.186.079 33.517.039.100 1. Phải thu khách hàng 131 8.112.955.986 27.766.909.007 2. Trả trước cho người bán 132 130.000.000 5.676.900.000 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5.Các khoản phải thu khác 135 V.03 366.565.880 366.565.880 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 (293.335.787) (293.335.787) IV. Hàng tồn kho 140 20.352.503.417 15.884.840.672 1. Hàng tồn kho 141 V.04 20.352.503.417 15.884.840.672 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 273.207.547 624.371.205 1. Chi phí trả trước cho ngắn hạn 151 165.376.045 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 533.726.703 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 30.248.902 11.161.902 Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 57
  58. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 77.582.600 79.482.600 B- Tài sản dài hạn (200=210+ 220 + 240 + 250 + 260) 200 7.864.481.128 8.407.089.046 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 V.06 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 7.864.481.128 8.407.089.046 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 5.451.748.768 5.983.136.686 - Nguyên giá 222 10.288.995.975 10.291.853.084 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (4.837.247.207) (4.308.716.398) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 2.412.732.360 2.423.952.360 III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 37.486.395.088 58.861.857.128 Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 58
  59. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Đúc Vinashin NGUỒN VỐN A Nợ phải trả (300=310+330) 300 37.964.134.552 60.661.529.395 I. Nợ ngắn hạn 310 33.467.466.047 56.164.860.890 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 5.443.963.738 5.443.963.738 2. Phải trả cho người bán 312 5.604.446.319 15.935.736.023 3. Người mua trả tiền trước 313 17.798.003.881 31.534.652.710 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 612.167.730 5. Phải trả người lao động 315 143.600.000 21.884.000 6. Chi phí phải trả 316 V.17 3.832.992.341 3.151.960.701 7.Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 32.292.038 76.663.718 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 4.496.668.505 4.496.668.505 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 4.484.665.590 4.484.665.590 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 12.002.915 12.002.915 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 (477.739.464) (1.799.672.267) I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 (555.219.464) (1.877.152.267) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 3.300.000.000 3.300.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 (3.855.219.464) (5.177.152.267) Sinh viên: Nguyễn Tiến Thành- Lớp QT1004K- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng 59