Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bang_can_doi.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Thịnh Văn Vinh HẢI PHÒNG - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ VẬT TƢ KỸ THUẬT SỐ 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Thịnh Văn Vinh HẢI PHÒNG - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu Mã SV : 110387 Lớp : QT1103K Ngành : Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài : Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Những vấn đề lý thuyết cơ bản về lập và phân tích bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu, tìm hiểu, phản ánh khách quan công tác lập và phân tích bản cân đối kế toán tại doanh nghiệp đến thực tập. - Các số liệu bảng biểu, mô hình, sơ đồ minh họa và làm rõ bài viết 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Các số liệu của năm. - Gồm các số liệu của sổ sách chi tiết của sổ sách kế toán tổng hợp để chứng minh cho bài viết. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1.
- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên : Thịnh Văn Vinh Học hàm, học vị : PGS.TS Cơ quan công tác : Học Viện Tài Chính Nội dung hƣớng dẫn : - Định huớng cách ngiên cứu và giả quyết một đề tài tốt nghiệp. - Định hƣớng cách hệ thống hoá những vẫn đề cơ bản về lập và phân tích bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp. - Định hƣớng cách mô tả và phân tích thực trạng lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1. - Định hƣớng cách đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 11 tháng 04 năm 2011 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 16 tháng 07 năm 2011 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: - Chăm chỉ thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Chịu khó nghiên cứu lý luận và thực tiến, mạnh dạn đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp để hoàn thiện để tài. - Có thái độ nghiêm túc, khiêm tốn, ham học hỏi trong quá trình viết khoá luận. - Tuân thủ đúng yêu cầu về tiến độ thời gian và nội dung nghiên cứu của đề tài do giảng viên hƣờng dẫn quy định. 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): - Về mặt lý luận: tác giả đã hệ thống hoá đƣợc những vẫn đề lý luận cơ bản về đối tƣợng nghiên cứu. - Về mặt thực tế: tác giả mô tả và phân tích đƣợc thực trạng của đối tƣợng nghiên cứu theo hiện trạng của chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam - Những giả pháp mà tác giả đề xuất đã gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh, có giá trị về mặt lý luận và có tính khả thi trong việc kiện toàn công tác kế toán đơn vị thực tập. - Những số liệu minh hoạ trong khoá luận có tính logic trong dòng chạy của số liệu kế toán và có độ tịn cậy cao. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Cán bộ hƣớng dẫn (họ tên và chữ ký)
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. 3 1.1. Những vấn đề chung về Báo cáo tài chính 3 1.1.1. Khái niệm, mục đích, vai trò, đối tƣợng áp dụng của Báo cáo tài chính 3 1.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính 5 1.1.3. Kỳ lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo tài chính 5 1.1.4. Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính 7 1.1.5. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính 8 1.2. Những vấn đề chung về Bảng cân đối kế toán 9 1.2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của Bảng cân đối kế toán 9 1.2.2. Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán 10 1.2.3. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán 10 1.2.4. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán 11 1.2.5. Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán năm : 11 1.3. Phân tích tài chính Doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán 24 1.3.1. Sự cần thiết của phân tích tài chính Doanh nghiệp 24 1.3.2. Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán 25 1.3.3. Nội dung phân tích BCĐKT. 27
- CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ VẬT TƢ KỸ THUẬT SỐ 1 31 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : 31 2.1.1. Lịch sử, sứ mệnh và tầm nhìn của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : 31 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : 33 2.1.3. Các ngành kinh doanh chính hiện nay của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : 34 2.2. Những thuận lợi khó khăn của công ty 35 2.2.1. Thuận lợi : 35 2.2.2. Khó khăn : 36 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 36 2.3.1. Bộ máy tổ chức : 36 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban : 37 2.4. Đặc điểm và tổ chức kế toán của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 37 2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán : 37 2.4.2. Tổ chức công tác kế toán và hình thức ghi sổ kế toán : 39 2.5. Thực trạng tổ chức công tác lập bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 40 2.5.1. Cơ sở số liệu lập bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 40 2.5.2. Trình tự lập 40
- 2.6. Thực trạng tổ chức công tác phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 66 CHƢƠNG 3 : HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ VẬT TƢ KỸ THUẬT SỐ 1 67 3.1. Đánh giá tình hình lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật số 1 : 67 3.1.1. Ƣu điểm 67 3.1.2. Nhƣợc điểm 68 3.1.3. Nguyên nhân của thực trạng 69 3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện 69 3.3. Những kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : 70 3.4. Công tác phân tích Bảng cân đối kế toán 73 3.4.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn 73 3.4.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 80 3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp 81 3.5.1. Về phía nhà nƣớc 81 3.5.2. Về phía doanh nghiệp 82 3.5.3. Về phía hiệp hội kế toán 82 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
- Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của để tài Trong những năm gần đây, nƣớc ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc. Để đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và đổi mới cả về hinh thức và nôi dung hoạt động. Đã là nhà quản lý, dƣới góc độ này hay góc độ khác, không ai là không quan tâm đến Báo cáo tài chính. Không những quan tâm đơn thuần mà các nhà quản lý muốn hiểu biết thấu đáo những thông tin mà Báo cáo tài chính phản ánh để từ đó phục vụ cho việc ra các quyết định của mình. Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo đƣợc nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Bởi vì thông qua đó nhà quản lý sẽ nắm bắt đƣợc tình hình tăng giảm tài sản cũng nhƣ nguồn vốn của công ty. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là thông qua việc phân tích bảng cân đối kế toán, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thày giáo, PGS.TS Thịnh Văn Vinh và các cán bộ kế toán phòng kế toán Công ty Cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về lập và phân tích bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp. - Làm rõ thực trạng lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện lập và phân tích bảng cân đối kế toán cho công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghien cứu của đề tài Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là : công tác lập, phân tích bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp nói chung và tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 1
- Khóa luận tốt nghiệp 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp chung của chủ nghĩa duy vật lịch sử và biện chứng. - Phƣơng pháp riêng : + Phƣơng pháp so sánh. + Phƣơng pháp số cân đối. + Phƣơng pháp chỉ số. 1.5. Nội dung và kết cấu của khỏa luận Khóa luận bao gồm : Chƣơng 1 : Những lý luận cơ bản về tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán. Chƣơng 2 : Thực trạng tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1. Chƣơng 3 : Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Thịnh Văn Vinh đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thày cô trong trƣờng đại học dân lập Hải Phòng và đặc biệt là thày cô trong khoa kế toán – kiểm toán đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, giúp em vận dụng kiến thức chuyên môn để hoàn thành khóa luận. Em mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thày cô và các bạn để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hải phòng, tháng 6 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Hiếu Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 2
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1 : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. 1.1. Những vấn đề chung về Báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm, mục đích, vai trò, đối tƣợng áp dụng của Báo cáo tài chính 1.1.1.1. Khái niệm về Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính (BCTC) là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, là nguồn cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về quản lý của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc và nhu cầu của những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế của mình. 1.1.1.2. Mục đích của Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: - Tài sản; - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; - Thuế và các khoản nộp Nhà nƣớc; - Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán; - Các luồng tiền. Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp ngƣời sử dụng dự đoán đƣợc các luồng tiền trong tƣơng lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. 1.1.1.3. Vai trò của Báo cáo tài chính Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 3
- Khóa luận tốt nghiệp Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp, nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các nhà đầu tƣ hiện tại và nhà đầu tƣ tiềm năng, kiểm toán viên độc lập và các đối tƣợng khác có liên quan - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng nhƣ tình hình và kết quả kinh doanh một kỳ hoạt động để có thể đánh giá đúng đắn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đề ra cách giải quyết, quyết định quản lý kịp thời phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai. - Đối với cơ quan quản lý của Nhà nƣớc: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính Nhà nƣớc thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nƣớc. - Đối với các nhà đầu tƣ và các chủ nợ: Các nhà đầu tƣ và các chủ nợ cần các thông tin tài chính để giám sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra còn phục vụ cho việc ra các quyết định đầu tƣ và cho vay của họ. 1.1.1.4. Đối tƣợng áp dụng Hệ thống BCTC năm đƣợc áp dụng cho tất cả các loại hình DN thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các DN vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những quy định hƣớng dẫn cụ thể phù hợp với DN vừa và nhỏ tại chế độ kế toán DN vừa và nhỏ. Việc lập và trình bày BCTC của các ngân hàng và tổ chức TC tƣơng tự đƣợc quy định bổ sung tại chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tƣơng tự” và các văn bản quy định cụ thể. Việc lập và trình bày BCTC của các DN, ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do BTC ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. Công ty mẹ và tập đoàn lập BCTC hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán “BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tƣ vào công ty con”. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 4
- Khóa luận tốt nghiệp Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nƣớc hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập BCTC tổng hợp theo quy định tại Thông tƣ hƣớng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tƣ vào công ty con”. Hệ thống kế toán tài chính giữa niên độ (BCTC quý) đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự lập báo cáo tài chính giữa niên độ. 1.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính Yêu cầu lập và trình bày BCTC phải tuân thủ 6 nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” gồm : - Trung thực và hợp lý - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng và cung cấp đƣợc các thông tin đáng tin cậy, khi : + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; + Trình bày khách quan, không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải đƣợc lập đúng nội dung, phƣơng pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải đƣợc ngƣời lập, kế toán trƣởng và ngƣời đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. 1.1.3. Kỳ lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo tài chính 1.1.3.1. Kỳ lập báo cáo tài chính - Kỳ lập BCTC năm: Các DN phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dƣơng lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 5
- Khóa luận tốt nghiệp thuế. Trƣờng hợp đặc biệt, DN đƣợc phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhƣng không đƣợc vƣợt quá 15 tháng. - Kỳ lập báo cáo giữa niên độ: Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính ( không bao gồm quý IV) - Kỳ lập BCTC khác: Các DN có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (nhƣ tuần, tháng, 6 tháng, ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hay của Chủ sở hữu (CSH). Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức SH, giải thể, chấm dứt HĐ, phá sản phải lập BCTC tại thời điểm có sự thay đổi đó. 1.1.3.2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính : - Thời hạn nộp BCTC quý: Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với Tổng công ty Nhà nƣớc chậm nhất là 45 ngày. Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nƣớc nộp BCTC quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. - Thời hạn nộp BCTC năm: Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với Tổng công ty Nhà nƣớc chậm nhất là 90 ngày. Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nƣớc nộp BCTC năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. 1.1.3.3. Nơi nhận báo cáo tài chính Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 6
- Khóa luận tốt nghiệp Nơi nhận báo cáo Cơ Kỳ Cơ Cơ Cơ DN quan Các loại lập quan quan quan cấp đăng doanh nghiệp báo tài thuế thống trên ký (4) cáo chính (2) kê (3) kinh doanh 1. Doanh nghiệp Nhà nƣớc Quý, x (1) x x x x năm 2. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Năm x x x x x nƣớc ngoài 3. Các loại doanh nghiệp khác Năm x x x x (1) Đối với các DNNN đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố thuộc Trung ƣơng phải lập và nộp BCTC cho Sở tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Đối với DNNN Trung ƣơng còn phải nộp BCTC cho BTC (Cục tài chính DN). - Đối với các loại DNNN nhƣ: Ngân hàng thƣơng mại, công ty sổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, DN bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp BCTC cho Bộ tài chính (Vụ tài chính ngân hàng). Riêng công ty kinh doanh chứng khoán còn phải nộp BCTC cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc. (2) Các DN phải gửi BCTC cho cơ quan thuế trực thuộc quản lý tại địa phƣơng. Đối với Tổng công ty Nhà nƣớc còn phải nộp BCTC cho Bộ tài chính. (3) DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp trên. Đối với DN khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên. (4) DN quy định phải kiểm toán BCTC thì phải kiểm toán trƣớc khi nộp BCTC theo quy định. BCTC của DN đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm BC kiểm toán và BCTC khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và DN cấp trên. 1.1.4. Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính 1.1.4.1 Báo cáo tài chính năm Báo cáo tài chính năm gồm: Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 7
- Khóa luận tốt nghiệp - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DN 1.1.4.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ Bao gồm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên độ dạng tóm lƣợc. * Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ ( dạng đầy đủ) Mẫu số B01a – DN - Báo cáo kết quả HĐKD giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B02a – DN - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B03a – DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B09a - DN * Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lƣợc gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lƣợc) Mẫu số B01b – DN - Báo cáo kết quả HĐKD giữa niên độ (dạng tóm lƣợc) Mẫu số B02b – DN - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lƣợc) Mẫu số B03b – DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B09a – DN 1.1.5. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính - Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, Tổng công ty. - Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì đƣợc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lƣợc. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 8
- Khóa luận tốt nghiệp Đối với Tổng công ty Nhà nƣớc và doanh nghiệp nhà nƣớc có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ. - Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”. 1.2. Những vấn đề chung về Bảng cân đối kế toán 1.2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của Bảng cân đối kế toán 1.2.1.1. Khái niệm về Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị TS hiện có và nguồn hình thành TS của DN tại thời điểm nhất định. Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị TS hiện có của DN theo cơ cấu của TS, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các TS đó. Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình TC, tình hình sử dụng vốn, mục đích sử dụng vốn, tình hình thanh toán công nợ của DN. 1.2.1.2. Phân loại bảng cân đối kế toán BCĐKT của doanh nghiệp bao gồm BCĐKT năm và BCĐKT giữa niên độ. Bảng cân đối kế toán năm Mẫu số B01 – DN Bảng cân đối kế toán giữa niên độ: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ dạng đầy đủ Mẫu số B01a – DN - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ dạng tóm tắt Mẫu số B01b – DN 1.2.1.3. Vai trò của Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán có một vai trò quan trọng, bởi nó là tài liệu để nghiên cứu, đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Đồng thời bảng cân đối kế toán còn thể hiện triển vọng kinh tế tài chính của đơn vị. Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 9
- Khóa luận tốt nghiệp vốn và nguồn vốn, cũng nhƣ các mối quan hệ khác. Và thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho ngƣời quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động , kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch Từ đó phát hiện đƣợc tình trạng mất cân đối, và có phƣơng hƣớng và biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp. 1.2.2. Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán 1.2.2.1. Kết cấu của Bảng cân đối kế toán Kết cấu bảng cân đối kế toán gồm 2 phần : phần tài sản và phần nguồn vốn Bảng cân đối kế toán Tài sản Nguồn vốn A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả B. Tài sản dài hạn B. Vốn chủ sở hữu Tổng cộng tài sản Tổng cộng nguồn vốn Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn 1.2.2.2. Nội dung của Bảng cân đối kế toán Nội dung của BCĐKT là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình Tài sản TS) và nguồn hình thành TS đƣợc phân loại, sắp xếp theo từng khảnt mục cụ thể. * Phần Tài sản: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị TS hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo và đƣợc chia thành hai loại chỉ tiêu. Loại A: Tài sản ngắn hạn (Mã số 100) Loại B: Tài sản dài hạn ( Mã số 200) * Phần Nguồn vốn: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành các loại TS tại thời điểm lập báo cáo và đƣợc chia thành hai loại chỉ tiêu. Loại A: Nợ phải trả (Mã số 300) Loại B: Vốn chủ sở hữu ( Mã số 400) 1.2.3. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán Để lập BCĐKT cần căn cứ vào các tài liệu chủ yếu sau: - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 10
- Khóa luận tốt nghiệp - Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết - Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trƣớc 1.2.4. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán Theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, khi lập và trình bày BCĐKT phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC. Ngoài ra, trên BCĐKT, các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải đƣợc trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thƣờng của DN, cụ thể nhƣ sau: - Đối với DN có chu kỳ KD bình thƣờng trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả đƣợc phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả đƣợc thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đƣợc xếp vào loại ngắn hạn; + Tài sản và Nợ phải trả đƣợc thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đƣợc xếp vào loại dài hạn. - Đối với DN có chu kỳ KD bình thƣờng dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả đƣợc phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả đƣợc thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ KD bình thƣờng, đƣợc xếp vào loại ngắn hạn; + Tài sản và Nợ phải trả đƣợc thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ KD bình thƣờng, đƣợc xếp vào loại dài hạn. - Đối với DN do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ KD để phân biệt ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả đƣợc trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 1.2.5. Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán năm : - “Mã số” ở cột 2 dùng để cộng khi lập BCTC tổng hợp, BCTC hợp nhất. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh BCTC năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu trong BCĐKT. - Số hiệu ở cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay đƣợc căn cứ vào số liệu ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tƣơng ứng của báo cáo này năm trƣớc. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 11
- Khóa luận tốt nghiệp - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đƣợc hƣớng dẫn nhƣ sau: Phần: TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN ( MÃ SỐ 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112. 1. Tiền ( Mã số 111) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của DN tại thời điểm báo cáo, bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), vàng bạc, kim khí quý, đá quý và tiền đang chuyển.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ của các TK 111, 112, 113 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - sổ cái (NK-SC). 2. Các khoản tương đương tiền ( Mã số 112) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản ĐTNH có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lƣợng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tƣ đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ chi tiết của TK 121 trên sổ chi tiết TK 121 gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ( Mã số 120): Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129. 1. Đầu tư ngắn hạn ( Mã số 121) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Nợ của các TK 121 và 128 trên Sổ cái hoặc NK-SC sau khi đã trừ đi các khoản đầu tƣ ngắn hạn đã đƣợc tính vào chỉ tiêu “các khoản tƣơng đƣơng tiền”. 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn ( Mã số 129) Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các khoản đầu tƣ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 129 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Số cái. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 12
- Khóa luận tốt nghiệp III. Các khoản phải thu ngắn hạn ( Mã số 130): Mã số 130 = Mã số (131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139). 1. Phải thu khách hàng ( Mã số 131) Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán dƣới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dƣ Nợ chi tiết của TK 131 mở theo từng khách hàng trên sổ chi tiết 131, chi tiết theo từng khách hàng. 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) Phản ánh số tiền đã trả trƣớc cho ngƣời bán mà chƣa nhận sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, BĐS đầu tƣ tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Nợ chi tiết của TK 331 mở theo từng ngƣời bán trên sổ chi tiết. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn ( Mã số 133) Phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn, có thời hạn thanh toán đƣợc trong một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ chi tiết của TK 1368 trên sổ kế toán chi tiết TK 1368. 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 134) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tƣơng ứng với phần công việc đã hoàn thành lớn hơn tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 337 trên Sổ cái. 5. Các khoản phải thu khác ( Mã số 135) Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tƣợng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Nợ TK 1385, 1388, 334, 338 trên Sổ kế toán chi tiết các TK 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ( Mã số 139) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 13
- Khóa luận tốt nghiệp dƣ Có TK 139 trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. IV. Hàng tồn kho ( Mã số 140) Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149. 1. Hàng tồn kho ( Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Nợ các TK 151, TK 152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 156, TK 157, TK 158 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Mã số 149) Phản ánh các khoản dự phòng giảm giá của các loại hàng tồn kho. Số liệu của chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 159 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. V. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158. 1. Chi phí trả trước ngắn hạn ( Mã số 151) Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhƣng đến cuối kỳ kế toán chƣa đƣợc tính vào CP SXKD của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 142 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ( Mã số 152) Phản ánh số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ và số thuế GTGT còn đƣợc hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 133 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước ( Mã số 154) Phản ánh thuế và các khoản nộp thừa cho Nhà nƣớc tại thời điểm BC.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ của TK 333 trên Sổ kế toán chi tiết TK 333. 4. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 158) Phản ánh giá trị TSNH khác, bao gồm: Tạm ứng cho CNV chƣa thanh toán, các khoản cầm cố, ký cƣợc, ký quỹ NH, TS thiếu chờ xử lý tại thời điểm BC. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 1381, 141, 144 trên Sổ cái hoặc NK-SC. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ SỐ 200) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 14
- Khóa luận tốt nghiệp Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260. I. Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219. 1. Phải thu dài hạn của khách hàng ( Mã số 211) Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng đƣợc xếp vào loại TSDH tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dƣ Nợ TK 131, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng đƣợc xếp vào loại dài hạn. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc ( Mã số 212) Chỉ tiêu này ghi trên BCĐKT của đơn vị cấp trên phản ánh số vốn KD đã giao cho các đơn vị trực thuộc. Khi lập BCĐKT của toàn DN, chỉ tiêu này đƣợc bù trừ với chỉ tiêu “ Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu” (Mã số 411) trên BCĐKT của đơn vị trực thuộc, phần vốn nhận của đơn vị cấp trên. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 1361 trên Sổ kế toán chi tiết TK 136. 3. Phải thu dài hạn nội bộ ( Mã số 213) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các mối quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dƣ Nợ của TK 1368 trên Sổ kế toán chi tiết 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn. 4. Phải thu dài hạn khác ( Mã số 218) Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tƣợng có liên quan đƣợc xếp vào loại TSDH, các khoản ký quỹ, ký cƣợc dài hạn và khoản ứng trƣớc cho ngƣời bán dài hạn (nếu có). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ chi tiết các TK 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên Sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 331, 338. 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi ( Mã số 219) Phản ánh các khoản dự phòng phải thu dài hạn khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 15
- Khóa luận tốt nghiệp liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có chi tiết TK 139, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên Sổ kế toán chi tiết TK 139. II. Tài sản cố định ( Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230. 1. Tài sản cố định hữu hình ( Mã số 221) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo. Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223. 1.1.Nguyên giá (Mã số 222):Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại TSCĐHH tại thời điểm BC.Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là dƣ Nợ TK 211 trên SC hoặc NK- SC. 1.2. Giá trị hao mòn luỹ kế ( Mã số 223): Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại TSCĐHH luỹ kế tại thời điểm BC. Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 2141 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2141. 2. Tài sản cố định thuê tài chính ( Mã số 224) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo. Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226. 2.1. Nguyên giá (Mã số 225): Phản ánh toàn bộ giá trị các loại TSCĐ thuê TC tại thời điểm BC. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là dƣ Nợ TK 212 trên SC hoặc NK-SC. 2.2. Giá trị hao mòn luỹ kế ( Mã số 226): Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm BC. Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 2142 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2142. 3. Tài sản cố định vô hình ( Mã số 227) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo. Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 16
- Khóa luận tốt nghiệp 3.1. Nguyên giá ( Mã số 228): Phản ánh toàn bộ giá trị các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ của TK 213 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3.2. Giá trị hao mòn luỹ kế ( Mã số 229):Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo.Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 2143 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143. 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ( Mã số 230) Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang, hoặc đã hoàn thành chƣa bàn giao hoặc chƣa đƣa vào sử dụng.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ của TK 214 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - sổ cái. III. Bất động sản đầu tư ( Mã số 240) Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242 1.1. Nguyên giá ( Mã số 241): Phản ánh toàn bộ nguyên giá của các loại bất động sản đầu tƣ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ của TK 217 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 1.2. Giá trị hao mòn luỹ kế ( Mã số 242): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn luỹ kế của các loại bất động sản đầu tƣ tại thời điểm báo cáo.Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 2147 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147. IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ( Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259. 1. Đầu tư vào công ty con ( Mã số 251) Phản ánh giá trị các khoản đầu tƣ vào công ty con tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ của TK 221 trên Sổ cái hoặc NK-SC. 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh ( Mã số 252) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản đầu tƣ vào công ty liên kết và vốn góp liên doanh dƣới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 17
- Khóa luận tốt nghiệp tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Nợ TK 222, 223 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3. Đầu tư dài hạn khác ( Mã số 258) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản đầu tƣ dài hạn khác bao gồm: các khoản đầu tƣ vốn vào các đơn vị khác mà DN nắm giữ dƣới 20 % quyền biểu quyết; đầu tƣ trái phiếu, cho vay vốn, các khoản đầu tƣ khác, mà thời hạn nắm giữ, thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 228 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn ( Mã số 259) Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá của các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo.Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 229 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. V. Tài sản dài hạn khác ( Mã số 260) Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268. 1. Chi phí trả trước dài hạn ( Mã số 261): Phản ánh CP trả trƣớc DH nhƣng chƣa phân bổ vào CP SXKD đến cuối kỳ BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 242 trên Sổ cái hoặc NK- SC. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại ( Mã số 262) Phản ánh giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số Nợ TK 243 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3. Tài sản dài hạn khác ( Mã số 268) Phản ánh các khoản tiền DN đem ký quỹ, ký cƣợc dài hạn và giá trị TSDH khác ngoài các TSDH đã nói trên. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Nợ TK 244 và các TK khác có liên quan trên Sổ cái hoặc NK-SC. TỔNG CỘNG TÀI SẢN ( MÃ SỐ 270) Phản ánh tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm các loại thuộc tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200. Phần: NGUỒN VỐN Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 18
- Khóa luận tốt nghiệp A. NỢ PHẢI TRẢ (MÃ SỐ 300) Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330. I. Nợ ngắn hạn ( Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320. 1. Vay và nợ ngắn hạn ( Mã số 311): Phản ánh tổng giá trị các khoản DN đi vay ngắn hạn các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tƣợng khác và các khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào TK này là số dƣ Có của TK 311 và 315 trên Sổ cái hoặc NK-SC. 2. Phải trả cho người bán ( Mã số 312) Phản ánh số tiền phải trả cho ngƣời bán có thời hạn thanh toán dƣới 1 năm hoặc dƣới 1 chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Có chi tiết TK 331 đƣợc phân loại là ngắn hạn mở theo từng ngƣời bán trên Sổ kế toán chi tiết TK 331. 3. Người mua trả tiền trước ( Mã số 313) Phản ánh tổng số tiền ngƣời mua trả trƣớc tiền mua sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tƣ, dịch vụ hoặc trả trƣớc tiền thuê TS tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có chi tiết TK 131 mở cho từng khách hàng trên Sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dƣ Có của TK 3387 trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ( Mã số 314) Phản ánh tổng số các khoản DN phải nộp cho Nhà nƣớc tại thời điểm BC, bao gồm: các khoản thuế, phí, lệ phí, và các khoản khác. Số liệu để ghi vào TK này là số dƣ Có chi tiết của TK 333 trên Sổ kế toán chi tiết TK 333. 5. Phải trả người lao động ( Mã số 315): Phản ánh các khoản DN phải trả cho ngƣời lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có chi tiết của TK 334 trên Sổ kế toán chi tiết TK 334 ( Chi tiết các khoản còn phải trả ngƣời lao động). 6. Chi phí phải trả ( Mã số 316) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 19
- Khóa luận tốt nghiệp Phản ánh giá trị các khoản đã tính trƣớc vào chi phí sản xuất kinh doanh nhƣng chƣa đƣợc thực chi tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 335 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 7. Phải trả nội bộ ( Mã số 317) Phản ánh các khoản phải trả nội bộ ngắn hạn giữa đơn vị cấp trên và đơn vị trực thuộc trong DN. Khi lập bảng cân đối kế toán toàn DN, chỉ tiêu này đƣợc bù trừ với chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” trên BCĐKT của đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có chi tiết của TK 336 trên Sổ chi tiết TK 336 (Chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn). 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 318) Phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tƣơng ứng với phần công việc đã hoàn thành đến cuối kỳ BC của hợp đồng XD dở dang. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 337 trên Sổ cái hoặc NK-SC. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ( Mã số 319) Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp NH khác ngoài các khoản nợ phải trả đã đƣợc phản ánh trong các chỉ tiêu ở trên, nhƣ: giá trị TS phát hiện thừa chƣa rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH, .Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Có của các TK 338, 138, trên Sổ kế toán chi tiết TK 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác đƣợc xếp vào loại nợ phải trả dài hạn). 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn ( Mã số 320) Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng phải trả ngắn hạn tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có chi tiết TK 352 trên Sổ kế toán chi tiết TK 352 (Chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn). II. Nợ dài hạn ( Mã số 330) Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337. 1. Phải trả dài hạn người bán ( Mã số 331) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 20
- Khóa luận tốt nghiệp Phản ánh số tiền phải trả cho ngƣời bán đƣợc xếp vào DH tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có chi tiết TK 331, mở theo từng ngƣời bán đối với các khoản phải trả cho ngƣời bán đƣợc xếp vào loại nợ dài hạn. 2. Phải trả dài hạn nội bộ ( Mã số 332) Phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn nội bộ, gồm: các khoản đã vay của đơn vị cấp trên và các khoản vay nợ lẫn nhau của các đơn vị trực thuộc trong DN. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dƣ Có TK 336 trên Sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ đƣợc xếp vào loại nợ dài hạn). 3. Phải trả dài hạn khác ( Mã số 333) Phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn khác nhƣ: DT bán hàng trả chậm, số tiền DN nhận ký quỹ, ký cƣợc dài hạn của đơn vị khác tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Có chi tiết TK 338, TK 344 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - sổ cái TK 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (Chi tiết phải trả dài hạn). 4. Vay và nợ dài hạn ( Mã số 334) Phản ánh các khoản DN vay DH của các ngân hàng, công ty TC và các đối tƣợng khác, các khoản nợ DH của DN nhƣ số tiền phải trả về TSCĐ thuê tài chính, trái phiếu phát hành, tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Có các TK 341, 342, và kết quả tìm đƣợc của số dƣ Có TK 3431 trừ (-) dƣ Nợ TK 3432 cộng (+) dƣ Có TK 3433 trên Sổ kế toán chi tiết TK 343. 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả ( Mã số 335) Phản ánh số thuế thu nhập DN hoãn lại phải trả tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 347 trên Sổ cái hoặc NK-SC. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm ( Mã số 336) Phản ánh quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm chƣa SD tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 351 trên Sổ cái hoặc NK-SC 7. Dự phòng phải trả dài hạn ( Mã số 337) Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng phải trả dài hạn tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có chi tiết TK 352 trên Sổ kế toán chi tiết TK 352 (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). B.VỐN CHỦ SỞ HỮU ( MÃ SỐ 400) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 21
- Khóa luận tốt nghiệp Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430. I. Vốn đầu tư của chủ sở hữu ( Mã số 410) Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421. 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu ( Mã số 411) Phản ánh toàn bộ vốn đầu tƣ (vốn góp) của CSH vào DN nhƣ vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc (đối với công ty Nhà nƣớc), vốn góp của các cổ đông (đối với công ty cổ phần), vốn góp của các bên liên doanh, vốn góp của các thành viên hợp danh, vốn góp của thành viên công ty TNHH, vốn đầu tƣ của chủ DN tƣ nhân, Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 4111 trên Sổ kế toán chi tiết TK 4111. 2. Thặng dư vốn cổ phần ( Mã số 412) Phản ánh thặng dƣ vốn cổ phần ở thời điểm BC của công ty CP. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 4112 trên Sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu TK này có số dƣ Nợ thì đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Vốn khác của chủ sở hữu ( Mã số 413) Phản ánh giá trị các khoản vốn khác của CSH tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 4118 trên Sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ ( Mã số 414) Là chỉ tiêu phản ánh giá trị cổ phiếu quỹ hiện có ở thời điểm BC của CTCP. Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 419 trên Sổ cái hoặc NK- SC. 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản ( Mã số 415) Phản ánh chênh lệch do đánh giá lại TS chƣa đƣợc xử lý tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 412 trên Sổ cái hoặc NK – SC. Trƣờng hợp TK 412 có số dƣ Nợ thì số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái ( Mã số 416) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chƣa đƣợc xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 413 trên Sổ cái hoặc NK – SC. Trƣờng Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 22
- Khóa luận tốt nghiệp hợp TK 413 có số dƣ Nợ thì số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 7. Quỹ đầu tư phát triển ( Mã số 417): Phản ánh số quỹ đầu tƣ phát triển chƣa sử dụng tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 414 trên Sổ cái hoặc NK – SC. 8. Quỹ dự phòng tài chính ( Mã số 418) Phản ánh số quỹ dự phòng tài chính chƣa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 415 trên Sổ cái hoặc NK – SC. 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu ( Mã số 419) Chỉ tiêu này phản ánh các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu chƣa đƣợc phản ánh trong các chỉ tiêu trên, tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 419 trên Sổ cái hoặc NK – SC. 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ( Mã số 420) Phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chƣa đƣợc quyết toán hoặc chƣa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 421 trên Sổ cái hoặc NK – SC. Trƣờng hợp TK 421 có số dƣ Nợ thì số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ( Mã số 421) Phản ánh tổng số nguồn vốn đầu tƣ XDCB hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 441 trên Sổ cái hoặc NK- SC. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác ( Mã số 430) Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433. 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi ( Mã số 431): Phản ánh quỹ khen thƣởng phúc lợi của DN chƣa sử dụng tại thời điểm BC. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 431 trên Sổ cái hoặc NK- SC. 2. Nguồn kinh phí ( Mã số 432): Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án, đƣợc cấp nhƣng chƣa sử dụng hết, hoặc số chi sự nghiệp, dự án lớn hơn nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số dƣ Có TK 461 với số dƣ Nợ TK 161 Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 23
- Khóa luận tốt nghiệp trên Sổ cái hoặc NK-SC. Trƣờng hợp số dƣ Nợ TK 161 lớn hơn số dƣ Có TK 461 thì chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ ( Mã số 433): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 466 trên Sổ cái hoặc NK-SC. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ( MÃ SỐ 440) Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành TS của DN tại thời điểm BC. Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400. Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản = Chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn Mã số 270” Mã số 440” 1.3. Phân tích tài chính Doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán 1.3.1. Sự cần thiết của phân tích tài chính Doanh nghiệp Xuất phát từ nhu cầu thông tin về tài chính của chủ Doanh nghiệp và các đối tƣợng quan tam khác, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán nhằm : Cung cấp thông tin để đánh giá rủi ro từ hoạt động đầu tƣ, cho vay của nhà đầu tƣ, ngân hàng Cung cấp thông tin về khả năng tạo ra tiền và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Làm rõ sự biến đối của tài sản, nguồn vốn và các tác nhân gây ra sự biến động đó Kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tƣ hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán Trên cơ sở đó có thể đề xuất biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 24
- Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2. Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm hệ thống công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp 1.3.2.1. Phương pháp so sánh So sánh là phƣơng pháp nhằm nghiên cứu xu hƣớng phát triển và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, để từ đó đánh giá sự biến động và mức độ biến động của chỉ đó là tốt hay xấu. Để áp dụng phƣơng pháp so sánh cần đảm bảo 2 yêu cầu sau : + Điều kiện so sánh : Khi so sánh, các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về không gian và thời gian, về nội dung kinh tế, về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu, về đơn vị tính (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian) + Tiêu chuẩn so sánh : Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu đƣợc chọn làm căn cứ so sánh (kỳ gốc để so sánh). Tùy theo yêu cầu phân tích mà chọn căn cứ thích hợp nhƣ nghiên cứu tốc độ tăng trƣởng thì kỳ gốc là số liệu của kỳ trƣớc, khi nghiên cứu biến động thực tế so với mục tiêu đặt ra thì kỳ gốc là số liệu của kỳ kế hoạch Khi phân tích, nhà phân tích thƣờng : + So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trƣởng hay giảm sút trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp + So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp + So sánh số liệu của doanh nghiệp cới số liệu trung bình của ngành, của các doanh nghiêp khác đánh giá tình hình tài chính cuat doanh nghiệp mình tốt hay xấu + So sánh theo chiều dọc đẻ xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số lƣợng tƣơng đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán lien tiếp. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 25
- Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2.2. Phương pháp tỷ số Phƣơng pháp tỷ số là phƣơng pháp phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và sự biến động của lƣợng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo chuổi thời gian liên tục và theo từng giai đoạn. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính đƣợc phân thành các nhóm tỷ số đặc trƣng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ số về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ số về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, ngƣời phân tích lựa chọn các nhóm tỷ số khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích tài chính của minh. Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng để đánh giá đƣợc tình hình tài chính. Phân tích tỷ số có thể làm bộc lộ ra các xu thế biến động mà các xu thế này thƣờng khó xác định bằng sự kiểm tra tiêng rẽ các bộ phận cấu thành tỷ số. Tuy nhiên, một tỷ số riêng lẻ không mang lại nhiều ý nghĩa, do vậy khi phân tích tỷ số chúng ta cần phải có sự so sánh : + So sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành và với các tiêu chuẩn của ngành để có đƣợc những nhận định về vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh + So sánh các tỷ số của doanh nghiệp theo thời gian để thấy đƣợc xu thế biến động của tỷ số là tốt lên hay cấu đi. 1.3.2.3. Phương pháp số cân đối Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng về lƣợng giữa hai mặt của các yếu tốt và quá trình kinh doanh. Phƣơng pháp này thƣờng kết hợp với phƣơng pháp so sánh nhằm có đƣợc sự đánh giá toàn diện hơn về tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 26
- Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3. Nội dung phân tích BCĐKT. 1.3.3.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của Tài sản, nguồn vốn * Phân tích cơ cấu và sự biến động của Tài sản. - Mục tiêu phân tích: nhằm đánh giá tổng quát cơ sở vật chất, kỹ thuật tiềm lực kinh tế của DN ở quá khứ, hiện tại và có thể đánh giá khả năng ở tƣơng lai. -Chỉ tiêu phân tích: sử dụng các chỉ tiêu trong phần Tài sản của BCĐKT, từ đó tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng số TSi Tỷ trọng TSi = x 100 % Tổng TS - Phƣơng pháp phân tích: dùng phƣơng pháp so sánh từng loại TS giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối và tƣơng đối; xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại TS trong tổng số để xác định chênh lệch về số tiền, tỷ lệ, tỷ trọng. - Căn cứ vào số liệu trên BCĐKT, ta có bảng phân tích sau: Bảng 1.1. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của Tài sản Cuối kỳ Đầu năm So sánh Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng lệ trọng A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền II. Các khoản đầu tƣ TC ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tƣ IV. Các khoản đầu tƣ TC dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 27
- Khóa luận tốt nghiệp Nếu TSNH chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng tăng lên, chứng tỏ trong năm DN chú trọng đầu tƣ cho TSNH và ngƣợc lại. Nhƣ vậy cũng đồng nghĩa với việc đầu tƣ đến TSDH chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng. * Phân tích cơ cấu và sự biến động của Nguồn vốn - Mục tiêu phân tích: đánh giá đƣợc chính sách tài chính của DN, mức độ mạo hiểm của tài chính thông qua chính sách đó. Ngoài ra còn cho phép thấy đƣợc khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của DN. - Chỉ tiêu phân tích: sử dụng các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn trong BCĐKT; từ đó xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn. NVi Tỷ trọng của NVi = x 100 % Tổng NV - Phƣơng pháp phân tích: sử dụng phƣơng pháp so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tƣơng đối; Xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng. - Từ số liệu trên BCĐKT, ta có bảng sau phân tích sau: Bảng 1.2. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của Nguồn vốn Cuối kỳ Đầu năm So sánh Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng lệ trọng A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Nếu nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngƣợc lại. 1.3.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 28
- Khóa luận tốt nghiệp - Mục tiêu phân tích: để thấy đƣợc tính chất hợp lý của các khoản công nợ để có giải pháp quản lý phù hợp, tránh hiện tƣợng nợ dây dƣa, lòng vòng, khó đòi. - Để phân tích khả năng thanh toán của DN, trƣớc hết cần lập bảng phân tích tình hình công nợ, sau đó tính toán xác định và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. Bảng 1.3. Bảng phân tích tình hình công nợ Số cuối Số đầu Chênh lệch Chỉ tiêu kỳ năm Số tiền Tỷ lệ I. Các khoản phải thu 1. Phải thu của khách hàng 2. Phải trả cho ngƣời bán - Phải thu tạm ứng 3. Phải thu khác 4. Dự phòng phải thu khó đòi II. Các khoản phải trả 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả ngƣời bán 3. Thuế và các khoản phải nộp 4. Phải trả ngƣời lao động 5. Các khoản phải trả khác . Để đánh giá khả năng thanh toán, cần tiến hành so sánh giữa kỳ này với kỳ trƣớc về từng chỉ tiêu, kết hợp với việc xem xét mức độ biến động của các khoản phải trả, tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn mà chƣa trả đƣợc, những khoản tranh chấp, mất khả năng thanh toán. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán : Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 29
- Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1.4. Bảng một số chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán Chênh lệch Số đầu Số cuối Chỉ tiêu Cách xác định Tuyệt Tƣơng năm kỳ đối đối Hệ số khả năng thanh toán Tổng tài sản hiện hành ( Tổng quát) Tổng Nợ Hệ số khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tổng Nợ ngắn hạn Tiền và các khoản Hệ số khả năng thanh toán tƣơng đƣơng tiền nhanh Tổng Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đo lƣờng khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nần của DN. Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị Tài sản của DN thừa để thanh toán các khoản nợ hiện tại. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đảm bảo bằng giá trị TSNH của DN. Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong DN. Với một DN kết quả khả năng thanh toán trở thành vấn đề sống còn của DN chứ không phải chỉ là lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Tóm lại, đối với doanh nghiệp, việc lập và phân tích BCĐKT là rất cần thiết vì nó không những phản ánh đƣợc toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó mà kết hợp với những kết quả phân tích cũng cho ta thấy rõ hơn tình hình tài chính hiện thời của doanh nghiệp. Qua đó, có cơ sở để các nhà quản trị đƣa ra các quyết định tài chính cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 30
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ VẬT TƢ KỸ THUẬT SỐ 1 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : - Tên công ty : Công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 - Tên giao dịch : Technical Material Service And Trading Joint Stock Company – N01 - Tên viết tắt : Tectrajsco-N01 - Địa chỉ trụ sở chính : Số 108 Lê Lợi, phƣờng Gia Viên, Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - Vốn điều lệ ban đầu : 5.400.000.000 đồng - Danh sách cổ đông sáng lập : Nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú đối với cá nhân hoặc địa Số cổ STT Tên cổ đông chỉ trụ sở chính đối với tổ chức phần 1 Lê Đức Hậu Số 108 Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Hải Phòng 39.000 2 Võ Tiến Dũng Số 142 Trần Huy Liệu, P15, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh 10.000 3 Lê Công Tiến Trung Số 108 Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Hải Phòng 2.000 4 Lê Mạnh Toàn Số 1/56 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng 2.000 5 Lê Thị Ánh Hồng Số 6B ngõ 29 phố Cấm, Ngô Quyền, Hải Phòng 2.000 2.1.1. Lịch sử, sứ mệnh và tầm nhìn của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : Đa số quan niệm cho rằng với mỗi doanh nghiệp, mất 10 năm để đƣa “tên tuổi” của mình vào hàng thƣơng hiệu mạnh của thị trƣờng có thể coi là một thành công lớn. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập (tháng 4/2004) cho tới nay, Công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 đã không ngừng mở rộng và phát triển, tạo dựng đƣợc uy tín và hình ảnh vững chắc trên thị trƣờng Hải Phòng nói riêng và thị trƣờng Việt Nam nói chung. Với phƣơng châm hoạt động “Lấy khách hàng làm tâm điểm”, công ty luôn nỗ lực Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 31
- Khóa luận tốt nghiệp hết mình trong việc phục vụ khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu và mong muốn của Khách hàng. Để làm đƣợc điều đó, Công ty luôn coi trọng việc gia tăng giá trị sản phẩm bằng việc gia công chế biến sản phẩm hay tƣ vấn, cung cấp và hoàn thiện một số khâu dịch vụ nhƣ: vận chuyển đến nơi, thanh toán linh hoạt, hỗ trợ nhu cầu phụ cho khách hàng. Với triết lý kinh doanh “ Phát triển không ngừng trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích khách hàng với lợi ích của Doanh nghiệp, luôn coi lợi ích khách hàng là sự sống của mình” cùng với sự nỗ lực và phát triển không ngừng trong hơn 5 năm qua. Hải Phòng, vùng đất lành đã đƣợc các nhà sáng lập Công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật lựa chọn làm nơi tạo dựng sự nghiệp. Với tiêu chí xác định chất lƣợng sản phẩm là yếu tố sống còn phải quan tâm hàng đầu, là cốt lõi quyết định sự vững chắc của công trình, là yếu tố chính tạo nên sự khác biệt, sức cạnh tranh và sự phát triển lâu dài của công ty. Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ giao nộp ngân sách đầy đủ, công ty còn là một điển hình tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, xã hội: tài trợ cho hàng trăm gia đình nghèo khổ có một mái ấm, một ngôi nhà mà họ hằng mơ ƣớc, tài trợ các cuộc đua xe đạp thành phố. Hiện công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ số 1 đang phối hợp với các cơ quan ban nganh đang chuẩn bị tài trợ xây dựng những căn nhà mơ ƣớc cho ngƣời nghèo ở Hải Phòng 7 năm, một thời gian không dài, song công ty đã làm nên một kỳ tích trong ngành thƣơng mại, làm rạng danh doanh nghiệp thành phố, nhờ đã lựa chọn đúng công nghệ đầu tƣ làm nên chất lƣợng sản phẩm ƣu việt, cũng nhƣ chiến lƣợc maketting chinh phục lòng ngƣời, bằng chính tấm lòng nhân ái, hòa quyện, gắn kết với lợi ích cộng đồng. 2.1.1.1. Tầm nhìn : Công ty sẽ trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm ngành thép và hóa chất, đặc biệt là các sản phẩm thép ống, thép băng tại Việt Nam. Trong vòng 5 năm tới, Hệ thống phân phối của công ty sẽ phủ dày trên Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 32
- Khóa luận tốt nghiệp tất cả các khu vực trong lãnh thổ Việt Nam. Trong vòng 10 năm tới, Sản phẩm của công ty sẽ có mặt tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. 2.1.1.2. Sứ mệnh : Công ty không ngừng nỗ lực phấn đấu để góp phần đƣa ngành công nghiệp thép của nƣớc nhà sánh vai cùng cƣờng quốc năm châu. Công ty sẽ trở thành một trong những đối tác quan trọng của các tập đoàn hóa chất và thép quốc tế. 2.1.1.3. Phương châm hoạt động : Mọi hoạt động của công ty đều tuân thủ hiến pháp và pháp luật, hiểu rõ giá trị của đạo đức kinh doanh là sự sống còn và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đào tạo, huấn luyện nhân viên để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhƣ cầu của khách hàng. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : 2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ : - Kinh doanh và dịch vụ hàng kim khí, thứ liệu, phế liệu, vật tƣ máy móc, phƣơng tiện vận tải, hàng dân dụng, vật liệu xậy dựng, ô tô, xe máy. - Kinh doanh, dịch vụ, sản xuất, gia công các sản phẩm và bán thành phẩm hàng kim khí, hóa chất (trừ các hóa chất độc hại), thiết bị, phụ tùng, điện tử, điện lạnh, điện máy. - Dịch vụ xuất nhập khẩu. Dịch vụ giao nhận hàng hóa. - Vận tải và dịch vụ vận tải hàng hóa thủy bộ. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty : Trong giai đoạn hiện nay, công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : - Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đƣợc quy định trong luật doanh nghiệp: Đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc thông qua các nghĩa vụ thuế trong quá trình kinh doanh, thực hiện đúng ngành nghề kinh doanh mình đã đăng ký. - Tiếp cận thị trƣờng nắm bắt nhu cầu, xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, khai thác gia công theo quy định hiện hành của nhà nƣớc. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 33
- Khóa luận tốt nghiệp - Huy động các nguồn vốn của toàn xã hội, các cá nhân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào công ty để mở rộng sản xuất kinh doanh. - Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh doanh với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. - Phát huy vao trò làm chủ thực sự của ngƣời lao động, của cổ đông và tăng cƣờng giám sát các nhà đầu tƣ với doanh nghiệp. - Ngoài ra còn phải đảm bảo an ninh, trật tự cảnh quan, môi trƣờng nơi làm việc. 2.1.3. Các ngành kinh doanh chính hiện nay của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 : 2.1.3.1. Kinh doanh thép : Mặt hàng kinh doanh: Các loại thép công nghiệp: thép lá/cuộn cán nóng, cán nguội các loại; thép hợp kim, thép mạ kẽm, mạ điện - Lƣới thép hàn dùng cho cốt thép trong kết cấu bê tông: phục vụ các công trình xây dựng cầu đƣờng giao thông, nhà máy và nhà cao tầng, vách ngăn chắn đất, vách ngăn chắn đất cho các công trình thủy lợi, thủy điện (TCXDVN 267/2000) - Thép sàn không gian : Vật liệu công nghệ mới giúp tiết kiệm 30% thép xây dựng cho công trình, rút ngắn thời gian xây dựng (trung bình rút ngắn từ 4-5 tháng / toà nhà cao khoảng 20 tầng )và đặc biệt phù hợp với các công trình nhà cao tầng nhƣ chung cƣ, trung tâm thƣơng mại, cao ốc văn phòng hoặc hệ thống sàn cầu vƣợt, đƣờng cao tốc trên không - Thép dự ứng lực: PC bar là thép khử ứng xuất trƣớc có cƣờng độ cao, lớn hơn 1420Mpa, sản xuất theo tiêu chuẩn GB 30MnSi, JIS G 3109 - 1988, đƣợc dùng trong các kết cấu chịu tải lớn nhƣ cọc vuông không ly tâm, sàn không dầm, kết cấu bê tông trong nhà cao tầng, cầu, cảng - Sàn thép Grating, cầu thang, nắp ga: phục vụ cho sàn thao tác trên tàu thuỷ, các công trình giao thông, đƣờng cao tốc, nhà máy, trang trại, đô thị Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 34
- Khóa luận tốt nghiệp - Máng treo cáp điện - Cabletray : Ứng dụng trong công nghệ đóng tầu thuỷ, chế tạo máy, thông tin viến thông, cao ốc thƣơng mại, văn phòng - Hàng rào mạ kẽm hoặc bọc nhựa, Lƣới cuộn mạ kẽm: Đƣờng kính từ 0.5-6 mm, với kích thƣớc từ 10x10mm đến 100x100mm. - Box Pallet – Thùng đựng hàng: đa năng, hiện đại sử dụng thuận tiện cho việc bảo quản nguyên liệu hàng hóa trong nhà máy, siêu thị, cửa hàng 2.1.3.2. Kinh doanh hóa chất : - Dung môi - Hoá chất hữu cơ, hoá chất vô cơ - dùng trong các ngành: Dầu khí; Sản xuất sơn, dệt nhuộm, gỗ, giấy, gốm sứ, thủy tinh, phân bón - Hoá chất xử lý nƣớc (nƣớc thải, nƣớc cấp). - Chất khử trùng - dùng trong bệnh viện, nhà máy chế biến thực phẩm, thủy hải sản - Chất tẩy rửa: tẩy dầu nhớt, chất tẩy sàn, chất chống gỉ sét, chất vệ sinh đƣờng ống - Phân phối các lọai cồn công nghiệp, cồn thực phẩm, cồn khô, cồn dẻo 2.2. Những thuận lợi khó khăn của công ty 2.2.1. Thuận lợi : Ngành thép Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn một số nƣớc trong khối ASEAN khi có nguồn quặng sắt, tuy trữ lƣợng không lớn nhƣng nếu đƣợc khai thác và xử lý thích hợp chắc chắn sẽ thuận lợi hơn các nƣớc phải nhập quặng sắt. Chúng ta có trữ lƣợng than antraxit, nếu áp dụng các công nghệ luyện kim thích hợp cũng tạo thế thuận lợi hơn nhiều nƣớc. Ngoài ra, các nguyên liệu phụ trợ trong luyện kim hoàn toàn có thể tự đáp ứng trong nƣớc. Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào, giá nhân công thấp so với nhiều nƣớc, lực lƣợng kỹ thuật và công nhân luyện kim đủ sức đáp ứng cho sự phát triển của ngành. Chính vì vậy, việc kinh doanh của công ty ít nhiều cũng có nhiều thuận lợi. Hơn nữa, Hải Phòng đang phát triển thành thành phố công nghiệp nên sẽ có nhu cầu lớn về các vật liệu nhƣ thép để xây dựng và phát triển Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 35
- Khóa luận tốt nghiệp Giá thép thành phẩm trong nƣớc đƣợc dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới do kinh tế thế giới đang dần hồi phục vẫn là tín hiệu tích cực nhất đối với ngành thép Một yếu tố không thể thiếu giúp công ty đứng vững và có uy tín hơn năm năm hoạt đông đó là lòng nhiệt tình, có trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ công nhân viên cả công ty. Doanh thu của công ty trong những năm gần đây liên tục tăng và đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng đƣợc cải thiện. Vì vậy cán bộ nhân viên công ty luôn đoàn kết làm việc hết mình vì sự phát triển của công ty. Ngoài ra, với sự góp phần của lãnh đạo công ty trong việc giám sát sản xuất và quản lý kinh doanh phòng kế toán hoạt động rất có hiệu quả. Phòng tài chính kết oán với việc bố trí hợp lý, phân công công việc rõ ràng. Đó là những thuận lợi góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn của công ty 2.2.2. Khó khăn : Nguồn cung trong nƣớc lớn do nhiều nhà sản xuất mới cộng thêm tình trạng nhập lậu tạo sản phẩm dƣ thừa, tín dụng thắt chặt khiến thanh toán khó khăn, DN thiếu vốn. Hiện nay, nguyên liệu sản xuất thép trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 30% nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu. Với mức biến động tỷ giá hiện nay thì sẽ rất khó khăn đối với các DN phải nhập khẩu nguyên vật liệu. 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 2.3.1. Bộ máy tổ chức : Ban giám đốc Phòng kinh Phòng tổ hành Phòng kế toán doanh chính Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 36
- Khóa luận tốt nghiệp 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban : Ban giám đốc: gồm giám đốc và phó giám đốc Giám đốc: có nhiệm vụ hình thành bộ máy tổ chức miễn nhiệm nhân sự chủ chốt của công ty. Lập kế hoạch kinh doanh chỉ đạo quản lý tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Đại diện cho công ty trƣớc cơ quan nhà nƣớc và pháp luật.Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế có liên quan đến kinh doanh điều hành và xử lý mọi vấn đề tài chính của công ty. Phó giám đốc: Dƣới sự phân công của giám đốc, giúp giám đốc giám sát thi hành các kế hoạch về phần việc đƣợc phân công. Giải quyết những công việc trong phạm vi trách nhiệm, nếu vƣợt quá quyền và khả năng phải xin ý kiến của cấp trên. Phòng Kinh doanh: Thu xếp vận chuyển hàng hoá từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc bằng tàu biển. Quản lý và khai thác containers của cơ quan một cách có hiệu quả và an toàn nhất. Cấp phát phiếu giao hàng, lệnh giao hàng cho khách hàng. Phòng Tổ chức – hành chính: Đảm bảo công tác bảo vệ cũng nhƣ các công việc có liên quan đến tổ chức – hành chính nhƣ quản lý hồ sơ cán bộ, thu xếp các thủ tục về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho toàn thể CBCNV. Phòng tài chính - kế toán Là phòng không mang tính chất nghiệp vụ kinh doanh nhƣ các phòng khác nhƣng lại có tầm quan trọng rất lớn đối với công tác sản xuất kinh doanh của cơ quan. Phòng Kế toán – tài chính có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện kế hoạch hạch toán, tham mƣu cho giám đốc để thực hiện nghiêm túc các quyết định về chế độ kế toán tài chính hiện hành, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cung cấp thông tin tài chính cho cấp trên ra các quyết định quản trị, các đối tƣợng liên quan, lập kế hoạch về chi phí và sử dụng chi phí kinh doanh hợp lý. 2.4. Đặc điểm và tổ chức kế toán của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán : Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 37
- Khóa luận tốt nghiệp Bộ máy kế toán của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 đƣợc tổ chức tập trung. Công ty có 1 phòng tài chính kế toán, toàn bộ công việc liên quan đến công tác kế toán đều đƣợc thực hiện ở đây. Sơ đồ : bộ máy kế toán của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tư kỹ thuật số 1 Kế toán trƣởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ ngân hàng tiêu thụ tiền lƣơng tiền mặt, vật tƣ, TSCĐ - Kế toán trƣởng : phụ trách chung các hoạt động của phòng kế toán, giúp giám đốc công ty trong công tác tham mƣu về mặt quản lý tổ chức và chỉ đạo nghiệp vụ, theo dõi tổng hợp số liệu phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh tại văn phòng công ty. - Kế toán ngân hàng : Thực hiện giao dịch qua ngân hàng có liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền, thanh toán nhờ thu, thanh toán bằng chuyển khoản, vay vốn ngân hàng - Kế toán tiêu thụ : Chịu trách nhiệm tính toán xác định kết quả kinh doanh chính xác, theo dõi chặt chẽ tình hình nợ phải thu khách hàng để kịp thời đôn đốc thu hồi nợ. - Kế toán tiền lƣơng : Làm nhiệm vụ tính toán tiền lƣơng bao gồm lƣơng chính, lƣơng phụ và các khoản phụ cấp mang tính chất lƣơng cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo quy định chung và hàng tháng tính các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN). Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 38
- Khóa luận tốt nghiệp - Kế toán tiền mặt, vật tƣ, TSCĐ : Quản lý theo dõi việc thu chi tiền mặt, thống kê số lƣợng vật tƣ nhập, xuất, tồn. Kiểm tra đối chiếu từng loại vật tƣ, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện mức tiêu hao nguyên liệu. Quản lý việc mua sắm mới thanh lý và phân bổ khấu hao TSCĐ. - Thủ quỹ : Bảo quản và theo dõi quỹ, thực hiện các công việc thu chi tiền mặt theo phiếu chi và các nguồn tiền nộp về từ nhân viên bán hàng. 2.4.2. Tổ chức công tác kế toán và hình thức ghi sổ kế toán : - Niên độ kế toán : Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm. - Báo cáo tài chính của công ty đƣợc thành lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành về kế toán tại Việt Nam. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : đồng. - Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các thông tin sửa đổi, hƣớng dẫn thực hiện kèm theo. - Công ty hạch toán thuế GTGT theo phƣơng pháp khẩu trừ, áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên đối với hàng tồn kho. - Công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 sử dụng hình thức Nhật ký chung để ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 39
- Khóa luận tốt nghiệp TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 2.5. Thực trạng tổ chức công tác lập bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 2.5.1. Cơ sở số liệu lập bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 + Số dƣ các TK loại I, II, III, IV trên sổ cái và sổ chi tiết năm 2010 + Bảng cân đối tài khoản năm 2010 có liên quan đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. + Bảng cân đối kế toán năm 2009 + Một số tài liệu có liên quan 2.5.2. Trình tự lập Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 40
- Khóa luận tốt nghiệp Bước 1 : Kiểm soát các nghiệp vụ ghi sổ kế toán là có thực. Định kỳ, kế toán kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kih tế phát sinh, nghĩa là các nghiệp vụ kinh tế đƣợc kế toán ghi vào sổ sách có chứng từ hay không. Nếu có sai sót, kế toán công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời. Bước 2 : Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian. Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian là việc ghi sổ kết chuyển số liệu từ các sổ tài khoản trung gian loại 5, 6, 7, 8, 9 không có số dƣ vào các tài khoản có liên quan. Tại công ty, kế toán trƣởng sau khi đã kiểm tra sự phù hợp về mặt số liệu kế toán giữa các sổ tài khoản có liên quan, đảm bảo tính khớp đúng thì tiến hành thực hiện kết chuyển số phát sinh trong kỳ của các tài khoản này. Bước 3 : Kiểm kê tài sản và xử lý kiểm kê. Đối với công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1 việc kiểm kê định kỳ đƣợc thực hiện vào cuối năm. Ngoài ra công ty cong duy trì chế độ kiểm kê bất thƣờng nhằm mục đích tăng cƣờng công tác quản lý tài sản của công ty. Trƣờng hợp kiểm kê có thừa thiếu tài sản thì kế toán lập biên bản xử lý kiểm kê, căn cứ vào biên bản đó và các chứng từ có liên quan kế toán thực hiện ghi sổ nghiệp vụ xử lý kiểm kê nói trên. Bước 4 : Khóa sổ kế toán chính thức. Kế toán căn cứ vào việc kiểm soát các chứng từ, nghiêp vụ kinh tế phát sinh, lập các sổ sách kế toán có liên quan, cuối kỳ lập các bút toán kết chuyển trung gian, khóa các sổ cái, sổ kế toán chi tiết, các bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên trên sổ nhật ký chung, các sổ thẻ chi tiết để lập bảng cân đối tài khoản. Để khóa các sổ kế toán, kế toán phải hoàn tất việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian là công việc cuối cùng cần thực hiện trƣớc khi khóa sổ kế toán. Để có đƣợc số liệu ghi vào sổ cái các tài khoản, hàng ngày các nghiệp kế toán công ty ghi vào sổ nhật ký chung dựa trên các chứng từ gốc. Cuối tháng, số phát sinh của mỗi tài khoản đƣợc phản ánh trên sổ cái theo tổng số lấy từ sổ chi tiết theo từng tài khoản đối ứng có liên quan. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 41
- Khóa luận tốt nghiệp Bước 5 : Lập bảng cân đối tài khoản. Trƣớc khi lập bảng cân đối kế toán, công ty đã tiến hành lập bảng cân đối tài khoản là bảng cân đối tất cả các tài khoản sử dụng trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Bảng đƣợc lập nhằm mục đích kiểm tra tính cân đối giữa tổng số dƣ nợ và dƣ có cuối kỳ của các tài khoản thể hiện trên bảng cân đối tài khoản. Đối chiếu số dƣ đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dƣ cuối kỳ của các tài khoản thể hiện trên bảng cân đối tài khoản với số dƣ cuối kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dƣ cuối kỳ trên sổ cái, sổ chi tiết. Bước 6 : Lập bảng cân đối kế toán. Việc lập bảng cân đối kế toán đƣợc dựa trên cơ sở bảng cân đối kế toán năm 2009 và bảng cân đối tài khoản năm 2010. Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán đƣợc xác định nhƣ sau : + Cột số “đầu năm” căn cứ vào số liệu của cột số “cuối năm” trên bảng cân đối kế toán năm 2009. + Cột số “cuối năm” đƣợc lập bằng cách lấy số dƣ cuối kỳ trên sổ cái và sổ chỉ tiết của các tài khoản liên quan Lập các chỉ tiêu Phần: TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 Số tiền = 22.606431.793 I. Tiền và các khoản tương đương tiền Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 Số tiền = 865.134.778 1. Tiền ( Mã số 111) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Nợ trên Sổ cái của TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”. Số tiền = 865.134.778 2. Các khoản tương đương tiền ( Mã số 112) Chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 42
- Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu này trong năm không phát sinh 1. Đầu tư ngắn hạn ( Mã số 121) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh. 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn ( Mã số 129) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh. III. Các khoản phải thu ngắn hạn ( Mã số 130) Mã số 130 = mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139. Số tiền = 12.212.954.355 1. Phải thu khách hàng ( Mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào vào tổng số dƣ nợ của sổ cái TK 131 Số tiền = 12.753.745.674 2. Trả trước cho người bán ( Mã số 132) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 1368 trên Sổ cái TK 1368. Số tiền = 8.000.000 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 5. Các khoản phải thu khác (Mã số 135) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 138 trên Sổ cái TK 138. Số tiền = (548.791.319) 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. IV. Hàng tồn kho ( Mã số 140) Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 1. Hàng tồn kho ( Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dƣ Nợ của các TK 151 “Hàng mua đang đi đƣờng”, TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, TK 153 “Công cụ, dụng cụ”, TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 155 “Thành phẩm”, TK 156 Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 43
- Khóa luận tốt nghiệp “Hàng hoá”, TK 157 “Hàng gửi đi bán” và TK 158 “Hàng hoá kho bảo thuế” trên Sổ cái Số tiền = 8.934.434.843 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Mã số 149) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh V. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 Số tiền = 593.907.817 1. Chi phí trả trước ngắn hạn ( Mã số 151) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh. 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ( Mã số 152) Số tiền = 0 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước ( Mã số 154) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dƣ Nợ chi tiết của TK 333 Số tiền = 593.907.817 4. Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 158) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh. B. TÀI SẢN DÀI HẠN ( MÃ SỐ 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 Số tiền = 895.713.089 I. Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219 Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 1. Phải thu dài hạn của khách hàng ( Mã số 211) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 3. Phải thu dài hạn nội bộ ( Mã số 213) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 4. Phải thu dài hạn khác ( Mã số 218) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 44
- Khóa luận tốt nghiệp Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. II. Tài sản cố định ( Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 Số tiền = 895.713.089 1. Tài sản cố định hữu hình ( Mã số 221) Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 1.1. Nguyên giá ( Mã số 222) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Nợ TK 211 trên Sổ cái TK 211. Số tiền = 1.734.937.217 1.2. Giá trị hao mòn luỹ kế ( Mã số 223) Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 214 trên Sổ cái TK 214. Số tiền = (839.224.128) 2. Tài sản cố định thuê tài chính ( Mã số 224) Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226 Số tiền = 0. 2.1. Nguyên giá ( Mã số 225) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 2.2. Giá trị hao mòn luỹ kế ( Mã số 226) Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 3. Tài sản cố định vô hình ( Mã số 227) Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229 Số tiền = 0. 3.1. Nguyên giá ( Mã số 228) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 3.2. Giá trị hao mòn luỹ kế ( Mã số 229) Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng dấu âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ( Mã số 230) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. Số tiền = 0. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 45
- Khóa luận tốt nghiệp III. Bất động sản đầu tư ( Mã số 240) Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242 Số tiền = 0 1.1. Nguyên giá ( Mã số 241) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. Số tiền = 0. 1.2. Giá trị hao mòn luỹ kế ( Mã số 242) Số liệu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu dùng để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tƣ” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147. Số tiền = 0. IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ( Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259. Số tiền = 0. 1. Đầu tư vào công ty con ( Mã số 251) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh ( Mã số 252) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 3. Đầu tư dài hạn khác ( Mã số 258) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn ( Mã số 259) Số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. V. Tài sản dài hạn khác ( Mã số 260) Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268 Số tiền = 0. 1. Chi phí trả trước dài hạn ( Mã số 261) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trtong năm. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại ( Mã số 262) Số liệu này trong năm không phát sinh. 3. Tài sản dài hạn khác ( Mã số 268) Số liệu này không phát sinh trong năm. Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 46
- Khóa luận tốt nghiệp TỔNG CỘNG TÀI SẢN ( MÃ SỐ 270 ) Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 Số tiền = 23.502.144.882 PHẦN: NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ ( MÃ SỐ 300) Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330 Số tiền = 13.892.001.272 I. Nợ ngắn hạn ( Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320. Số tiền = 13.892.001.272 1. Vay và nợ ngắn hạn ( Mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 311 Số tiền = 5.136.825.687 2. Phải trả cho người bán ( Mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có TK 331 trên Sổ cái TK 331. Số tiền = 8.755.175.585 3. Người mua trả tiền trước ( Mã số 313) Số liệu này trong năm không phát sinh. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ( Mã số 314) Số liệu này cuối năm bằng 0 5. Phải trả người lao động ( Mã số 315) Số liệu này cuối năm bằng 0 6. Chi phí phải trả ( Mã số 316) Số liệu này trong năm không phát sinh. 7. Phải trả nội bộ ( Mã số 317) Số liệu này trong năm không phát sinh. 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 318) Số liệu chỉ tiêu nàykhông phát sinh trong năm. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ( Mã số 319) Số liệu này trong năm không phát sinh. 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn ( Mã số 320) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 47
- Khóa luận tốt nghiệp Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. II. Nợ dài hạn ( Mã số 330) Số liệu này trong năm không phát sinh. 1. Phải trả dài hạn người bán ( Mã số 331) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 2. Phải trả dài hạn nội bộ ( Mã số 332) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 3. Phải trả dài hạn khác ( Mã số 333) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 4. Vay và nợ dài hạn ( Mã số 334) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả ( Mã số 335) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm ( Mã số 336) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 7. Dự phòng phải trả dài hạn ( Mã số 337) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. B. VỐN CHỦ SỞ HỮU ( MÃ SỐ 400) Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430 Số tiền = 9.610.143.610 I. Vốn chủ sở hữu ( Mã số 410) Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421. Số tiền = 9.610.143.610 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu ( Mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 4111 trên Sổ cái TK 411. Số tiền = 9.890.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần ( Mã số 412) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 3. Vốn khác của chủ sở hữu ( Mã số 413) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 4. Cổ phiếu quỹ ( Mã số 414) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 48
- Khóa luận tốt nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Cổ phiếu quỹ” là số dƣ Nợ của TK 419 “Cổ phiếu quỹ” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. Số tiền = 0. 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản ( Mã số 415) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái ( Mã số 416) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 7. Quỹ đầu tư phát triển ( Mã số 417) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 8. Quỹ dự phòng tài chính ( Mã số 418) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu ( Mã số 419) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ( Mã số 420) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dƣ Có của TK 421 trên Sổ cái TK 421. Trƣờng hợp TK 421 có số dƣ Nợ thì số liệu chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số tiền = (279.856.390) 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ( Mã số 421) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác ( Mã số 430) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi ( Mã số 431) Số liệu chỉ tiêu này trong năm không phát sinh. 2. Nguồn kinh phí ( Mã số 432) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ ( Mã số 433) Số liệu chỉ tiêu này không phát sinh trong năm. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ( MÃ SỐ 440) Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 Số tiền = 23.502.144.882 Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 49
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Mẫu số S03b - DN Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Tháng 12/ 2010 (Trích) Tên tài khoản : Tiền mặt Số hiệu : 111 Ngày Chứng từ Số tiền tháng SH NT Diễn giải SHTK Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 167.842.031 01/12 PC1/12 01/12 Mua đồ dùng văn 642 264.000 phòng phẩm 01/12 PC2/12 01/12 Trả tiền thay mực 642 660.000 in 02/12 PC3/12 03/12 Thanh toán tiền 156 286.000 vận chuyển 02/12 PT01/12 02/12 Rút tiền gửi ngân 1121A 225.000.000 hàng về nhập quỹ . . Cộng số phát sinh 422.140.995 246.789.453 Số dƣ cuối kỳ 343.193.573 Cộng lũy kế từ đầu năm 26.712.171.577 26.581.545.490 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 50
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Mẫu số S03b - DN Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) 12/ 2010 (Trích) Tên tài khoản : Tiền gửi ngân hàng Số hiệu : 112 Ngày Chứng từ Số tiền tháng SH NT Diễn giải SHTK Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 9.134.632.101 02/12 UNC126 02/12 Thanh toán tiền hàng 331 461.156.131 công ty An Hòa 02/12 PT01/12 17/12 Rút tiền gửi ngân 111 225.000.000 hàng về nhập quỹ 02/12 GBC 02/12 Công ty Huy Hoàng 131 78.145.698 thanh toán tiền hàng . Cộng số phát sinh 6.825.345.134 15.446.240.683 Số dƣ cuối kỳ 513.736.552 Cộng lũy kế từ đầu năm 79.948.240.932 80.884.106.967 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 51
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Mẫu số S03b - DN Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Năm : 2010 (Trích) Tên tài khoản : Hàng hóa Số hiệu : 156 Ngày Chứng từ Số tiền tháng SH NT Diễn giải SHTK Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 4.834.106.301 02/12 PX101 02/12 Xuất bán thép ứng 632 110.782.635 lực 02/12 PN124 02/12 Mua hạt nhựa 331 600.000.000 nguyên sinh 03/12 PX102 06/12 Bán thép xây dựng 632 34.261.260 liên doanh . . . . Cộng số phát sinh 11.368.148.611 7.267.820.069 Số dƣ cuối kỳ 8.934.434.843 Cộng lũy kế từ đầu năm 44.672.970.380 38.352.365.560 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 52
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Mẫu số S03b - DN Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Năm : 2010 Tên tài khoản : Tài sản cố định Số hiệu : 211 Ngày Chứng từ Số tiền tháng SH NT Diễn giải SHTK Nợ Có Số dƣ đầu năm 1.327.520.363 18/11 18/11 Mua xe Jolie 7 chỗ 112 407.416.854 Cộng số phát sinh 407.416.854 Số dƣ cuối kỳ 1.734.937.217 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 53
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Mẫu số S03b - DN Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Tháng 12 Năm 2010 (Trích) Tên tài khoản : Hao mòn TSCĐ Số hiệu : 214 Chứng từ Số tiền Ngày SH NT Diễn giải SHTK Nợ Có tháng Số dƣ đầu kỳ 813.785.945 . . . 31/12 31/12 Khấu hao TSCĐ 642 18.820.000 641 1.450.000 Cộng số phát sinh 20.270.000 Số dƣ cuối kỳ 839.224.128 Cộng lũy kế từ đầu năm 839.224.128 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 54
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Mẫu số S03b - DN Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) 12/ 2010 (Trích) Tên tài khoản : Phải thu khách hàng Số hiệu : 131 Ngày Chứng từ Số tiền tháng SH NT Diễn giải SHTK Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 14.304.654.112 1/12 HĐ00156 1/12 Xuất bán thép phi 511 600.000.000 10 cho Công ty xây 3331 60.000.000 dựng Ngô Quyền 2/12 GBC 2/12 Công ty Huy Hoàng 112 78.145.698 thanh toán tiền hàng 2/12 HĐ00157 2/12 Xuất bán hạt nhựa 511 115.000.000 nguyên sinh cho công ty Tấn Phát 331 11.500.000 . . . Cộng số phát sinh 1.053.475.134 2.604.383.572 Số dƣ cuối kỳ 12.753.745.674 Cộng lũy kế từ đầu năm 64.997.063.083 63.940.740.789 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 55
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGƢỜI MUA Tháng 12 Năm 2010 (Trích) Tài khoản : 131 STT TÊN ĐỐI TƢỢNG Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Công ty xây dựng Ngô Quyền 364.145.314 884.146.354 578.560.225 669.731.443 2 Công ty TNHH Ống Thép 190 183.315.354 183.315.354 3 Công ty Huy Hoàng 112.101.365 84.000.000 37.101.365 4 Công ty Quang Thịnh 485.654.352 88.564.300 450.000.000 124.218.652 5 Công ty TNHH Hòa An 186.352.147 153.145.334 339.497.481 . . . Cộng lũy kế từ đầu năm 11.757.123.380 64.997.063.083 63.940.740.789 12.753.745.674 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 56
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Mẫu số S03b - DN Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Tháng 12/2010 (Trích) Tên tài khoản : Phải trả ngƣời bán Số hiệu : 331 Ngày Chứng từ Số tiền tháng SH NT Diễn giải SHTK Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 4.216.034.025 1/12 000566 1/12 Mua hàng chƣa 156 184.000.000 thanh toán của công 133 18.400.000 ty Thanh Thu 1/12 010311 1/12 Mua hàng chƣa 156 61.788.859 thanh toán của công 133 6.178.886 ty Hợp Toàn 2/12 UNC 2/12 Thanh toán tiền hàng 461.156.131 công ty An Hòa . . . Cộng số phát sinh 1.224.862.456 2.145.654.118 Số dƣ cuối năm 5.136.825.687 Lũy kế từ đầu năm 64.844.287.449 71.273.428.005 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 57
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGƢỜI BÁN Tháng 12/ 2010 Tài khoản : 331 STT TÊN ĐỐI TƢỢNG Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Công ty TNHH Nam Phúc 345.142.647 2 Công ty TNHH Ống Thép 190 687.145.365 600.000.000 82.115.648 169.261.013 3 Công ty cổ phần Sao Đỏ 300.000.000 384.000.000 84.000.000 4 Công ty Hà Hoa 483.147.654 483.147.654 5 Công ty xây dựng Hòa Hảo 345.369.047 380.000.000 115.350.000 80.719.047 . . Cộng lũy kế từ đầu năm 2.326.035.029 64.844.287.449 71.273.428.005 5.136.825.687 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 58
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Mẫu số S03b - DN Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Năm 2010 (Trích) Tên tài khoản : Lợi nhuận chƣa phân phối Số hiệu : 421 Ngày Chứng từ Số tiền tháng SH NT Diễn giải SHTK Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 326.810.587 . . . 31/12 31/12 Kết chuyển lỗ 911 3.047.324 Cộng số phát sinh 8.024.991 54.979.186 Số dƣ cuối kỳ 279.856.390 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 59
- Khóa luận tốt nghiệp Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Và Dịch Vụ Vật Tƣ Kỹ Thuật Số 1 BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH Lũy kế đến tháng 12 năm 2010 STT TÊN TÀI KHOẢN Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 Tiền mặt 212.567.486 26.712.171.577 343.193.573 112 Tiền gửi ngân hàng 1.457.799.630 79.948.247.022 80.884.106.967 521.939.685 131 Phải thu khách hàng 11.757.423.380 64.997.063.083 63940.740.789 12.753.745.674 133 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 6.501.292.433 6.501.292.433 136 Phải thu nội bộ 8.000.000 8.000.000 1388 Phải thu khác 548.791.319 548.791.319 156 Hàng hóa 2.613.830.023 44.672.970.380 8.934.434.843 2111 Nguyên giá TSCĐ 1.327.520.363 407.416.854 1.734.937.217 2141 Hao mòn TSCĐ 591.212.517 248.011.611 839.224.128 241 Xây dựng cơ bản dở dang 349.244.127 349.244.127 311 Vay ngắn hạn 8.610.000.000 14.991.231.600 11.518.057.287 5.136.825.687 Sinh viên : Nguyễn Minh Hiếu – QT1103K 60