Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bang_can_doi.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục đích cuối cùng của các đơn vị làm ăn kinh tế đều là lợi nhuận. Các doanh nghiệp đều cố gắng tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, tạo được sự tin cậy với các đối tượng như chủ nợ, khách hàng, nhà đầu tư, cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần quan tâm tới tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Một trong những báo cáo tài chính quan trọng là bảng cân đối kế toán. Bởi nó phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản, nguồn vốn trong một thời điểm nhất định. Trên cơ sở số liệu của bảng cân đối kế toán, các nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng, có thể nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp và biết được các thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn cho việc làm ăn với doanh nghiệp. Nhận biết được vị trí, vai trò quan trọng của Bảng cân đối kế toán nên trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh Doanh Kim khí, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu đề tài “ Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí” Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận của em được chia thành 3 chương chính như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán trong các doanh nghiệp Chương 2: Thực tế công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí. Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí. Bài khóa luận của em được hoàn thành với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo cùng các cô chú, các bác trong công ty, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Thạc sĩ Hòa Thị Thanh Hương. Tuy nhiên do còn hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 1
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (BCĐKT) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính (BCTC) Báo cáo tài chính là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như tình hình chi phí, kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát khác về doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Thực chất của BCTC là sản phẩm của công tác kế toán, phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát về doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.1.2. Mục đích, vai trò của báo cáo tài chính 1.1.2.1. Mục đích của báo cáo tài chính BCTC của doanh nghiệp được lập ra với các mục đích sau: Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. 1.1.2.2. Vai trò của báo cáo tài chính BCTC là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, như các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và đầu tư tiềm năng, các chủ nợ, nhà quản lý, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng khác có liên quan. Sau đây chúng ta sẽ xem xét vai trò của BCTC thông qua một số đối tượng chủ yếu sau đây: - Đối với Nhà nước, BCTC cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 2
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản phải nộp của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: các nhà quản lý thường cạnh tranh với nhau để tìm kiếm nguồn vốn, và cố gắng thuyết phục với các nhà đầu tư và các chủ nợ rằng họ sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất qua BCTC. Ngoài ra, nhà quản lý còn sử dụng BCTC để tiến hành quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. - Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ: nhìn chung các nhà đầu tư và các chủ nợ đòi hỏi BCTC vì hai lý do: họ cần các thông tin tài chính để giám sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết, và cần các thông tin tài chính để thực hiện các quyết định đầu tư cho vay của mình. - Đối với kiểm toán viên độc lập: các nhà đầu tư và cung cấp thông tin tín dụng thường yêu cầu chủ doanh nghiệp thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán BCTC vì họ sợ rằng các nhà quản lý có thể bóp méo các BCTC của họ nhằm mục đích kiếm nguồn vốn hoạt động. 1.1.3. Đối tượng áp dụng Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc lập và trình bày BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự được quy định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự” và các văn bản quy định cụ thể. Việc lập và trình bày BCTC của các doanh nghiệp, ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 3
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Công ty mẹ và tập đoàn lập BCTC hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”. Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập BCTC tổng hợp theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”. Hệ thống BCTC giữa niên độ (BCTC quý) được áp dụng cho các DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác tự nguyện lập BCTC giữa niên độ. 1.1.4. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày BCTC”, gồm: - Trung thực và hợp lý - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và các sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. + Trình bày khách quan không thiên vị. + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng. + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. BCTC phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 4
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 1.1.5. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ sáu nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày BCTC”: 1.1.5.1. Hoạt động liên tục Khi trình bày BCTC, giám đốc doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. BCTC cần phải lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Giám đốc doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc đến mọi thông tin có liên quan để dự đoán tương lai hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.5.2. Cơ sở dồn tích Các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến doanh nghiệp phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ, không cần quan tâm đến việc đã thu tiền hay chi tiền hay chưa. BCTC phải được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 1.1.5.3. Nhất quán Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: - Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hay khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và sự kiện. - Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. 1.1.5.4. Trọng yếu và tập hợp Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hay chức năng trong BCTC hoặc trong Bản thuyết minh BCTC. 1.1.5.5. Bù trừ - Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hay cho phép bù trừ. - Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí khác được bù trừ khi: + Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 5
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí + Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày BCTC, ví dụ như: hoạt động kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh ngoại tệ. Đối với các khoản mục cho phép bù trừ, trên BCTC chỉ trình bày số lãi hay lỗ thuần (sau khi bù trừ). 1.1.5.6. Có thể so sánh Các thông tin bằng số liệu trong BCTC phải được trình bày tương ứng giữa các kỳ (kể cả các thông tin diễn giải bằng lời cần thiết). 1.1.6. Hệ thống báo cáo tài chính (Theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính). 1.1.6.1. Hệ thống báo cáo tài chính: gồm: a) BCTC năm và BCTC giữa niên độ BCTC năm gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN - Báo cáo kết quả HĐKD Mẫu số B02 – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN - Bản thuyết minh BCTC Mẫu số B09 – DN BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên độ dạng tóm lược: + BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B01a – DN - Báo cáo kết quả HĐKD (dạng đầy đủ) Mẫu số B02a – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng đầy đủ) Mẫu số B03a – DN - Bản thuyết minh BCTC (dạng đầy đủ) Mẫu số B09a – DN + BCTC giữa niên độ dạng tóm lược gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) Mẫu số B01b – DN - Báo cáo kết quả HĐKD (dạng tóm lược) Mẫu số B02b – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng tóm lược) Mẫu số B03b – DN - Bản thuyết minh BCTC (dạng tóm lược) Mẫu số B09b – DN b) BCTC hợp nhất và BCTC tổng hợp BCTC hợp nhất gồm: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B01 – DN/HN Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 6
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí - Báo cáo kết quả HĐKD hợp nhất Mẫu số B02 – DN/HN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B03 – DN/HN - Bản thuyết minh BCTC hợp nhất Mẫu số B09 DN/HN BCTC tổng hợp gồm: - Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B01 – DN - Báo cáo kết quả HĐKD Mẫu số B02 – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN - Bản thuyết minh BCTC Mẫu số B09 – DN 1.1.6.2. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính - Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. - Ngoài ra: +) Đối với DNNN độc lập và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ riêng của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập BCTC giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược. +) Đối với các đơn vị kế toán cấp trên (Tổng công ty hoặc công ty không phải của Nhà nước) có các đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc có lập BCTC còn phải lập BCTC tổng hợp cuối năm. +) Đối với các đơn vị kế toán cấp trên (Tổng công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con hoặc các DNNN) có các đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc có lập BCTC còn phải lập BCTC tổng hợp giữa niên độ và cuối năm. +) Đối với Tổng công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con còn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và cuối năm. +) Đối với tập đoàn (công ty mẹ) còn phải lập BCTC hợp nhất cuối năm. 1.1.6.3. Kỳ lập báo cáo tài chính a) Kỳ lập BCTC năm Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 7
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm thứ cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được quá 15 tháng. b) Kỳ lập BCTC giữa niên độ Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV). c) Kỳ lập BCTC khác Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (như: tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng, ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc chủ sở hữu, 1.1.6.4. Thời hạn nộp báo cáo tài chính a) Đối với doanh nghiệp Nhà nước Thời hạn nộp BCTC quý: - Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày. - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước nộp BCTC quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. Thời hạn nộp BCTC năm: - Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày. - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. b) Đối với doanh nghiệp khác - Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày. - Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. 1.1.6.5. Nơi nộp báo cáo tài chính Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 8
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Nơi nhận báo cáo Các loại Kỳ lập Cơ quan doanh nghiệp báo Cơ quan Cơ quan Cơ quan DN cấp đăng ký ( 4 ) cáo tài chính thuế (2) thống kê trên (3) kinh doanh Quý, 1.Doanh nghiệp Nhà nước x (1) x x x x năm 2.Doanh nghiệp có vốn Năm x x x x x đầu tư nước ngoài 3.Các loại hình doanh Năm x x x x nghiệp khác (1) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp BCTC cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp). - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ tài chính ngân hàng). Riêng công ty kinh doanh chứng khoán còn phải nộp BCTC cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước. (2) Các doanh nghiệp phải gửi BCTC cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục thuế). (3) DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp trên. Đối với doanh nghiệp khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên. (4) Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC thì phải kiểm toán trước khi nộp BCTC theo quy định. BCTC của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào BCTC khi Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 9
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên. 1.2. Bảng cân đối kế toán và phƣơng pháp lập bảng cân đối kế toán (BCĐKT) 1.2.1. Bảng cân đối kế toán và kết cấu của Bảng cân đối kế toán 1.2.1.1. Khái niệm bảng cân đối kế toán BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có, nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 1.2.1.2. Tác dụng của bảng cân đối kế toán - Cung cấp số liệu cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. - Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát chung tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính Nhà nước của doanh nghiệp. - Thông qua số liệu trên BCĐKT có thể kiểm tra việc chấp hành các chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. 1.2.1.3. Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày BCTC” khi lập và trình bày BCĐKT phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC. Ngoài ra, trên BCĐKT, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn. - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn. b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 10
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn. - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 1.2.1.4. Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán BCĐKT có thể kết cấu theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Nhưng dù kết cấu nào thì BCĐKT được chia làm hai phần: phần Tài sản, và phần Nguồn vốn. Ở mỗi phần của BCĐKT đều có năm cột theo trình tự: “Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”; “ Mã số”; “ Thuyết minh”; “ Số cuối năm”; “ Số đầu năm”. Ngoài phần kết cấu chính, BCĐKT còn có phần chỉ tiêu ngoài BCĐKT. Bảng cân đối kế toán có mẫu như sau (biểu 1.1): Biểu số 1.1 Đơn vị báo cáo: Mẫu số B 01 – DN Địa chỉ: (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm Đơn vị tính: Số Số Mã Thuyết TÀI SẢN cuối đầu số minh năm năm 1 2 3 4 5 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 (100 = 110+120+130+140+150) I.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 1. Tiền 111 2. Các khoản tương đương tiền 112 V.01 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02 1. Đầu tư ngắn hạn 121 Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 11
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*) 129 ( ) ( ) III. Phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Phải thu nội bộ 133 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 ( ) ( ) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 V.04 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 ( ) ( ) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 V.05 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 (200 = 210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 V.06 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 ( ) ( ) II. Tài sản cố định 220 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 - Nguyên giá 222 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 ( ) ( ) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 ( ) ( ) 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 ( ) ( ) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 12
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 III. Bất động sản đầu tƣ 240 V.12 - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) ( ) ( ) IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 ( ) ( ) V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 Tổng cộng Tài sản (270 = 100+200) 270 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310+330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 V.15 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 2. Phải trả người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 V.16 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 V.17 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 1. Phải trả dài hạn cho người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 13
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 ( ) ( ) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 Tổng cộng Nguồn vốn (440 = 300+400) 440 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CHỈ TIÊU Thuyết Số cuối Số đầu minh năm năm 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công minh 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án Lập, ngày tháng năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 14
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 1.2.2. Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán (B01 – DN) 1.2.2.1. Cơ sở số liệu lập bảng cân đối kế toán - Căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái các tài khoản - Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết - Căn cứ vào BCĐKT năm trước 1.2.2.2. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán năm - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu của các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong bảng cân đối kế toán. - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước. - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được lấy từ số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong trong BCĐKT để ghi. Tuy nhiên có một số khoản đặc biệt cần lưu ý khi lập BCĐKT: - Các khoản dự phòng (TK 129, TK 139, TK 159, TK 229) và hao mòn tài sản cố định (TK 214) ghi âm (ghi số tiền trong ngoặc đơn). - Các chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản (TK 412), chênh lệch tỷ giá (TK 413), lợi nhuận chưa phân phối (TK 421): nếu các tài khoản đã nêu có số dư Có thì ghi bình thường, còn có số dư Nợ thì phải ghi âm bên nguồn vốn. - Khoản “Phải thu khách hàng” và “Người mua ứng tiền trước”; “Phải trả người bán” và “Trả trước cho người bán”; “Phải thu khác” và “Phải trả, phải nộp khác” không được bù trừ khi lập BCĐKT mà phải dựa vào các sổ chi tiết để phản ánh vào từng chỉ tiêu phù hợp với quy định. Phƣơng pháp lập các chỉ tiêu của BCĐKT Phần: TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (Mã số 100) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 15
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150. I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 1. Tiền (Mã số 111) Là tổng hợp dư Nợ của các TK 111, TK 112, TK 113 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. 2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Mã số 129 = Mã số 121 + Mã số 129 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121) Là tổng số dư Nợ của các TK 121 và 128 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”. 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. III. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130) Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139. 1. Phải thu khách hàng (Mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng hợp dư Nợ TK 131 trên các sổ chi tiết phải thu khách hàng ngắn hạn. 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng hợp dư Nợ của TK 331, chi tiết phải trả người bán ngắn hạn. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng hợp dư Nợ của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác”- chi tiết phải thu nội bộ khác ngắn hạn. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 16
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 337- ngắn hạn trên Sổ Cái. 5. Các khoản phải thu khác (Mã số 135) Là tổng số dư Nợ của các TK: TK 1385, TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu khác ngắn hạn. 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. IV. Hàng tồn kho (Mã số 140) Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 1. Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 151, TK 152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 156, TK 157 và TK 158 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước” là số dư Nợ của TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152) Là số dư Nợ của TK 133 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (Mã số 154) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 333 “Thuế và các khoản khác phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 4. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ các TK 1381, TK 141, TK 144 Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 17
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ SỐ 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 I. Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219 1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 131, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu khách hàng, chi tiết phải thu dài hạn. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Là số dư Nợ của TK 1361 trên sổ kế toán chi tiết TK 136. 3. Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 1368 trên Sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn. 4. Phải thu dài hạn khác (Mã số 218) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các TK 138, TK 331, TK 338, (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ chi tiết các TK 1388, TK 331, TK 338. 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 129) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 139, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139. II. Tài sản cố định (Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221) Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 1.1 Nguyên giá (Mã số 222): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 1.1 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2141 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2141. 2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 18
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226 2.1 Nguyên giá (Mã số 225) Là số dư Nợ của TK 212 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2.2 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 226) Là số dư Có của TK 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính” trên Sổ chi tiết TK 2142. 3. Tài sản cố định vô hình (Mã số 227) Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229. 3.1 Nguyên giá (Mã số 228) Là số dư Nợ của TK 213 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3.2 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 229): Là số dư Có của TK 2143 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143. 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230). Là số dư Nợ của TK 241 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240) Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242 1.1 Nguyên giá (Mã số 241) Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 217 “Bất động sản đầu tư”, trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 1.2 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 242): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có TK 2147 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147. IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259 1. Đầu tư vào công ty con (Mã số 251) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty con” là số dư Nợ của TK 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ các TK 222 “Vốn góp liên doanh”, TK 223 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 19
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của TK 229 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260) Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268 1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 243 “Tài khoản thuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ TK 244 và các tài khoản có liên quan trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270) : Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 Phần: NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (MÃ SỐ 300) Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330 I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320. 1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 311 “Vay ngắn hạn” và TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Phải trả cho người bán (Mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng hợp dư Có của TK 331 trên các sổ chi tiết phải trả cho người bán ngắn hạn. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 20
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 3. Người mua trả tiền trước ( Mã số 313) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này số dư Có chi tiết của TK 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 5. Phải trả người lao động (Mã số 315) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 334 “Phải trả người lao động” trên Sổ kế toán chi tiết TK 334. 6. Chi phí phải trả (Mã số 316) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 7. Phải trả nội bộ (Mã số 317) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 336 “Phải trả nội bộ” trên Sổ chi tiết TK 336 (chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn). 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng (Mã số 318) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của các TK 338, TK 138 trên Sổ kế toán chi tiết của các TK: 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác dài hạn). 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn). II. Nợ dài hạn (Mã số 330) Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 21
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 1. Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 331, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán (chi tiết các khoản phải trả người bán dài hạn). 2. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào Bảng tổng hợp chi tiết số dư Có TK 336 “Phải thu nội bộ” trên Sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ dài hạn). 3. Phải trả dài hạn khác (Mã số 333) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (chi tiết phải thu khác dài hạn) và TK 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái TK 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338. 4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng số dư Có các TK: TK 341 “Vay dài hạn”, TK 342 “Nợ dài hạn”, và kết quả tìm được của số dư Có TK 3431 trừ (-) dư Nợ TK 3432 cộng (+) dư Có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343. 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 7. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 337) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400) Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430 I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã sô 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 22
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên sổ kế toán chi tiết TK 4111. 2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) 3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có tài khoản 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Nợ của Tk 419 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp TK 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp TK 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 7. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 416) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 414 “Quỹ đầu phát triển” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 8. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Qũy đầu tư và phát triển” là số dư của tài khoản 414 “Qũy đầu tư và phát triển” trên sổ Cái hoặc Nhật Ký - Sổ Cái. 9. Quỹ khác thuộc vốn sở hữu (Mã số 419) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có tài khoản 418 “Các vốn khác Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 23
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký –Sổ Cái. 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. II .Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430) Mã số 430 =Mã số 431 +Mã số 432 + Mã số 433 1. Qũy khen thưởng phúc lợi (Mã số 431) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng phúc lợi” là số dư Có của TK 431 “Quỹ khen thưởng phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Nguồn kinh phí (Mã số 432) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa số dư Có của TK 461 với số dư Nợ TK 161 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK 161 lớn hơn số dư Có TK 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Mã số 433) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (Mã số 440) Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 1. Tài sản thuê ngoài: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 001 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, gia công: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 002. 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 003. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 24
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 4. Nợ khó đòi đã xử lý: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 004. 5. Ngoại tệ các loại: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 007. 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu căn cứ vào số dư Nợ TK 008. 1.3. Phân tích bảng cân đối kế toán 1.3.1. Sự cần thiết và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán 1.3.1.1. Sự cần thiết phải phân tích bảng cân đối kế toán - Phân tích BCĐKT là dùng các kỹ thuật phân tích để biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCĐKT, dùng số liệu để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. - Phân tích BCĐKT cung cấp thông tin về các nguồn vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản hiện có giúp chủ doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong công tác tài chính để có những biện pháp thích hợp cho quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. - Biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCĐKT. - Cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể quyết định về đầu tư, tín dụng hay các quyết định có liên quan đến doanh nghiệp. 1.3.1.2. Phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán Khi phân tích BCĐKT thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp cân đối. a) Phương pháp so sánh: dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này có 3 kỹ thuật so sánh chủ yếu: - So sánh tuyệt đối: là mức độ biến động [ vượt (+) hay hụt (-)] của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. - So sánh tương đối: là tỷ lệ % của mức độ biến động giữa 2 kỳ, kỳ phân tích so với kỳ gốc. - So sánh kết cấu: là tỷ trọng của một chỉ tiêu kinh tế trong tổng thể các chỉ Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 25
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí tiêu cần so sánh. b) Phương pháp cân đối Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Qua việc so sánh này, các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ kinh doanh cụ thể để đánh giá tình hình hợp lý của sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng như biến động về tổng giá trị tài sản và nguồn vốn. Ngoài ra còn sử dụng thêm các phương pháp như: thay thế liên hoàn, chênh lệch và nhiều khi đòi hỏi của quá trình phân tích yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Qua đó, các nhà quản trị mới đưa ra được các quá trình đúng đắn, hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2. Nội dung của phân tích bảng cân đối kế toán 1.3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên bảng cân đối kế toán. Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính cần tiến hành: - Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản: thực hiện việc so sánh sự biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm. Đồng thời còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. ( Biểu 1.2) - Phân tích cơ cấu và tình hình biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm. ( Biểu 1.3) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 26
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Biểu 1.2 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN ĐVT: VND Chênh lệch Tỷ trọng (%) Số đầu Số cuối Chỉ tiêu năm năm Số tiền Tỷ lệ Số đầu Số cuối (đ) (%) năm năm A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản TĐ tiền II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV.Các khoản ĐTTC dài hạn V. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản Biểu 1.3 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐVT: VND Chênh lệch Tỷ trọng Số đầu Số cuối Chỉ tiêu năm năm Số tiền Tỷ lệ Số đầu Số cuối (đ) (%) năm năm A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 27
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 1.3.2.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dư thừa doanh nghiệp bị chiếm dụng. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp sẽ giảm bớt vốn. Bảng phân tích tình hình thanh toán (Biểu 1.4) Biểu 1.4 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN ĐVT: VND Chênh lệch CÁC KHOẢN PHẢI THU Năm trƣớc Năm nay Số tiền % 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước người bán 3. Phải thu nội bộ 4. Phải thu khác 5. Tạm ứng 6. Chi phí trả trước 7. Chi phí chờ kết chuyển 8. Tài sản thiếu chờ xử lý 9. Thế chấp, ký cược 10. Dự phòng phải thu khó đòi CỘNG CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 1. Nợ dài hạn đến hạn trả 2.Phải trả người bán 3. Người mua trả trước 4. Thuế và các khoản phải nộp 5. Phải trả CNV 6. Phải trả nội bộ 7. Các khoản phải trả khác 8. Chí phí phải trả 9. Tài sản thừa chờ xử lý 10.Vay ngắn hạn CỘNG Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 28
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí CHƢƠNG II THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH KIM KHÍ 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh ( SX & KD) Kim khí 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Tên tiếng Anh: Produe and Trading Metal Joint Stock Company Tên viết tắt: Ptramesco Trụ sở chính: số 6 Nguyễn Trãi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Điện thoại: 0313.826832 Fax: 0313.826425 Tài khoản giao dịch: 102001 0000 216623 – Ngân hàng Công thương Ngô Quyền - Hải Phòng. Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí được thành lập vào ngày 27/12/2000 trên cơ sở cổ phần hoá toàn bộ giá trị hiện có thuộc phần vốn Nhà nước tại Xí nghiệp Kinh doanh Dịch vụ và Xếp dỡ Vật tư thuộc Công ty Kim khí Hải Phòng, kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút vốn để chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Quyết định số 72/2000/QĐ- BCN ngày 18/12/2000 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp. Công ty hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 020300033 ngày 02/01/2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp. Trong quá trình hoạt động, công ty Cổ phần SX & KD Kim khí đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 25/06/2001, ngày 13/05/2002, ngày 14/04/2003, ngày 04/03/2004, ngày 06/10/2004, ngày 12/04/2005, ngày 11/10/2006 ,ngày 18/09/2007 cho các thay đổi về bổ sung ngành nghề và tăng vốn điều lệ. Công ty có trụ sở chính tại số 6 Nguyễn Trãi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng trên tổng diện tích cả văn phòng và kho bãi là 5324,7 m2. Ngoài ra Công ty còn có chi nhánh Bến Kiền với diện tích mặt bằng 8742 m2, nằm trên quốc lộ 10 sát chân cầu Kiền mới thuộc xã An Hồng, huyện An Dương, Hải Phòng. Công ty Cổ phần SX & KD Kim khí còn liên kết với Công ty Cổ phần thép Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 29
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Đình Vũ. Vốn góp của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí là 45.640.296.344 đồng ( chiếm 39,51% vốn điều lệ thực góp), và là cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần thép Đình Vũ. Quy mô hiện tại của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí: Công ty được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu sau khi được cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước là 5,5 tỷ đồng. Đến nay sau 9 năm hoạt động, vốn điều lệ của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí đã tăng gần 10 lần, đạt 52 tỷ đồng. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí Các lĩnh vực kinh doanh Sản xuất, kinh doanh thép và các sản phẩm kim khí Ngành nghề kinh doanh . Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu hàng hóa, thiết bị phụ tùng và các sản phẩm kim khí. . Dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, cho thuê văn phòng, kho bãi. . Kinh doanh vật liệu xây dựng, sắt thép phế liệu , thiết bị điện - điện tử, kinh doanh và chế tạo thiết bị nâng hạ, sản xuất và kinh doanh thép các loại, vận tải và đại lý vận tải hàng hóa thủy bộ. . Dịch vụ sản xuất và kinh doanh khí công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và phá dỡ tàu cũ. 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với công ty Cổ phần SX & KD Kim khí 2.1.3.1. Thuận lợi - Trụ sở chính nằm tại số 6 Nguyễn Trãi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Chi nhánh Bến Kiền nằm trên quốc lộ 10, sát chân cầu Kiền mới thuộc xã An Hồng, huyện An Dương, Hải Phòng. Cả 2 vị trí này đều hết sức thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. - Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ nhân viên công ty có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm khách hàng trong cả nước - Thị trường nhập khẩu rộng lớn và ổn định, chủ yếu là các nước có nghành công nghiệp thép phát triển Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 30
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí - Có quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng lớn như: ACB, BIDV, 2.1.3.2. Khó khăn - Hoạt động chủ đạo của công ty là sản xuất, nhập khẩu thép và các sản phẩm thép nên phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng của nghành công nghiệp và xây dựng nói riêng. Đồng thời sức ép cạnh tranh cũng gây nhiều khó khăn cho công ty. - Giá nguyên liệu đầu vào của công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ sự biến động của phôi thép và các sản phẩm thép trên thị trường thế giới và một phần tại thị trường trong nước nên ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.4. Đặc điểm công nghệ sản xuất của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí 2.1.4.1. Hệ thống dây chuyền hiện có của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí Đối với công nghệ sản xuất lưới thép dập dãn: Công ty áp dụng công nghệ cán, dập dãn thép của Nhật Bản và có sự cải tiến phù hợp với điều kiện sản xuất và tính năng đặc điểm sản phẩm của công ty Đối với thiết bị kết cấu cơ khí chế tạo, xây dựng: Sử dụng máy hàn một chiều, máy hàn tích làm nguội bằng khí Argon hoặc khí CO2, máy nắn tôn dầy 25mm có cơ cấu ép trục bằng thủy lực. Đối với công nghệ sản xuất khí công nghiệp: Hệ thống sản xuất khí công nghiệp được đầu tư bởi công nghệ sản xuất khí đóng chai theo công nghệ tiên tiến của Trung Quốc 2.1.4.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí Công ty nhập khẩu thép nguyên liệu từ nước ngoài về và gia công thành các sản phẩm như: lưới thép, thép cuộn, thép tấm, Quy trình công nghệ gia công thép tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí được thể hiện chi tiết như sau ( Sơ đồ 2.2): Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 31
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Thép nguyên liệu Máy cán Máy đan Dập hình Máy cắt Thép lưới tấm Máy cuộn Thép lưới Phun sơn Thép cuộn Kiểm tra Nhập kho (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Thép nguyên liệu được cán qua máy cán thô sau đó được chuyển các tổ gia công lưới thép, thép cuộn, thép tấm. Thép lưới: Thép được tiếp tục đưa qua máy cán thành các sợi nhỏ, sau đó được đưa qua máy đan thành các loại lưới thép ô vuông, hình thoi, Thép lưới tấm: Thép sau khi đã cán được tiếp tục đưa qua máy dập dãn thành các tấm thép, sau đó thép tấm được dập hình thành các lưới thép tấm hình thoi, hình tròn, Thép cuộn: Thép cuộn lớn sau khi đã được cán thô đưa qua máy cắt thành những đoạn dây thép có những chiều dài nhất định, đồng thời cho qua máy cuộn thành các cuộn nhỏ Tất cả thành phẩm đều được phun sơn chống gỉ, sau đó được kiểm tra và chuyển vào nhập kho chờ tiêu thụ. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 32
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí Công ty Cổ phần SX & KD Kim khí được thành lập với hình thức công ty cổ phần nên cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được áp dụng theo đúng Luật Doanh nghiệp, bao gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Các phòng ban quản lý và xưởng sản xuất. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Sơ đồ 2.3: Mô hình cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc PTGĐ kinh doanh PTGĐ nội chính PTGĐ kỹ thuật kiêm GĐCN Bộ Phòng Phòng Tổ Bộ Văn Xưởng phận kế kinh giao phận phòng sản xuất hành toán doanh nhận kho chi chính hàng nhánh Đại hội đồng cổ đông: Thông qua định hướng phát triển công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm. Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 33
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược phát triển công ty. Quyết định phương án đầu tư. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. Kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi cơ cấu quản lý công ty. Tổng giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổ chức kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty. Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc nội chính: Có chức năng quản lý hành chính, nhân sự toàn công ty. Giúp tổng giám đốc trong công tác văn thư, tổ chức nhân sự, tính toán nhu cầu tuyển dụng và bố trí nhân lực, chế độ chính sách, Phó tổng giám đốc kinh doanh: Giúp tổng giám đốc trong công tác kinh doanh, khai thác, buôn bán hàng hóa và các dịch vụ khác. Kết hợp theo dõi hàng mua vào bán ra, hàng tồn kho, biến động giá cả, Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Giúp tổng giám đốc trong công tác kỹ thuật, quản lý hồ sơ, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, vệ sinh an toàn lao động, quản lý kỹ thuật các thiết bị nâng, phương tiện vận tải. Phòng kinh doanh: Tổ chức bộ máy hoạt động khoa học, tổ chức kế hoạch sản xuất gia công; nghiên cứu, sưu tầm các thông tin liên quan đến giá cả thị trường, nguồn hàng và Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 34
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí khai thác khách hàng. Đánh giá tiềm năng hay hạn chế của từng mặt hàng để báo cáo Tổng giám đốc. Phòng kỹ thuật sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm và tổ chức kiểm định thiết bị nâng, thiết bị áp lực. Thiết kế, thiết lập bản vẽ hạ liệu, chỉ đạo công tác kỹ thuật. Xử lý phát sinh kỹ thuật, lập phương án thi công, sửa chữa. Lập định mức khoán sản phẩm cho sản xuất. Xưởng sản xuất: Trực tiếp chế tạo thiết bị, kiểm soát chất lượng sản phẩm, công tác bốc xếp và theo dõi vật tư nội bộ. Tổ chức thực hiện các công việc khác do sự phân công của cấp trên. Chịu trách nhiệm an toàn bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bão lụt, vệ sinh công nghiệp. Nhân viên văn thư hành chính: Soạn thảo, quản lý và bảo quản các công văn đi và đến công ty. Quản lý các con dấu và chức danh của công ty. Quản lý và sử dụng máy fax, máy photo của công ty Thủ kho: Xuất hàng khi có hóa đơn hoặc lệnh xuất của lãnh đạo Thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng tồn kho. Cập nhật số liệu thường xuyên, kịp thời về số liệu, chất lượng hàng hóa. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty với bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt có hiệu quả. Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ về tài sản của công ty. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, tờ khai thuế GTGT, báo cáo quyết toán. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 35
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Phân tích hoạt động kinh tế và các báo cáo tài chính của công ty nhằm cung cấp cho lãnh đạo công ty tình hình tài chính cũng như phương hướng hoạt động trong kỳ tới. 2.1.6. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần SX & KD Kim khí 2.1.6.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí áp dụng theo mô hình kế toán tập trung, thống nhất. Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí Kế toán trưởng KT KT hóa KT KT vật tư, đơn, Thủ tổng ngân hàng tiền quỹ hợp hàng hóa lương . Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người điều hành công việc chung của cả phòng kế toán, phụ trách tổ chức hạch toán kế toán, trực tiếp kiểm tra các nghiệp vụ kế toán phát sinh, ký duyệt chứng từ, báo cáo trước khi trình tổng giám đốc. Đồng thời phải ký duyệt quyết toán quý, năm theo đúng quá trình kinh doanh. . Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời lập các báo cáo tài chính. . Kế toán ngân hàng: Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ xử lý các số liệu về tiền gửi ngân hàng, cập nhật thông tin về tỷ giá các ngân hàng. Đồng thời xử lý các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu. . Kế toán vật tư, hàng hóa Kế toán vật tư, hàng hóa có nhiệm vụ kiểm tra số liệu về hàng tồn kho, hàng Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 36
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí bán ra mua vào; theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản cố định; theo dõi các khoản công nợ, phải thu, phải trả. . Kế toán hóa đơn, tiền lương: Kế toán hóa đơn, tiền lương có nhiệm vụ viết hóa đơn bán hàng, đồng thời làm lương, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.1.6.2. Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty Cổ phần SX & KD Kim khí Công ty Cổ phần SX & KD Kim khí đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức Nhật ký chung. Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung tại công ty Cổ phần SX & KD Kim khí Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu : 2.1.6.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần SX & KD Kim khí . Chế độ kế toán: Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 37
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tin hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ tài chính . Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên . Phương pháp tính giá vật tư, thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng ước tính của tài sản, phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. . Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. . Kỳ kế toán: công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. . Đơn vị tiền tệ sử dụng: công ty thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam. Quy trình sơ đồ luân chuyển diễn ra như sau: Hàng ngày khi phát sinh bất kỳ nghiệp vụ nào thì kế toán chịu trách nhiệm về phần hành đó sẽ căn cứ vào chứng từ gốc tổng hợp vào Nhật ký chung tuỳ theo từng phần hành mà công ty mở, từ chứng từ gốc đó tập hợp vào sổ chi tiết. Cuối tháng từ Nhật ký chung tập hợp vào Sổ cái tài khoản tương ứng, từ Sổ chi tiết tổng hợp vào Bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng từ Sổ cái, Bảng tổng hợp số phát sinh,, Bảng tổng hợp chi tiết tổng hợp vào Báo cáo tài chính. 2.2. Thực tế công tác lập và phân tích BCĐKT tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí. 2.2.1. Thực tế công tác lập BCĐKT tại công ty Cổ phần SX & KD Kim khí 2.2.1.1. Căn cứ lập BCĐKT tại công ty cổ phần SX & KD Kim khí - Sổ Cái tài khoản loại 1,2,3,4 và sổ chi tiết năm 2009 - Bảng cân đối số phát sinh năm 2009 - BCĐKT năm 2008 - Một số tài liệu có liên quan 2.2.1.2. Quy trình lập BCĐKT tại công ty cổ phần SX & KD Kim khí Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 38
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí a) Các bước tiến hành lập BCĐKT tại công ty cổ phần SX & KD Kim khí gồm 6 bước sau: Bước 1: Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bước 2: Khóa sổ kế toán tạm thời Bước 3: Đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan Bước 4: Các bút toán kết chuyển Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh Bước 6: Lập BCĐKT Trình tự các bước lập cụ thể như sau: Bước 1: Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nghĩa là các nghiệp vụ kế toán được kế toán phản ánh vào sổ sách có chứng từ hay không. Nếu có sai sót thì kế toán công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời. Các bước kiểm tra như sau: - Sắp xếp bộ chứng từ kế toán theo ngày tháng phát sinh nghiệp vụ - Kiểm tra, đối chiếu các chứng từ với các nghiệp vụ được phản ánh vào sổ Nhật ký chung. + Đối chiếu số lượng chứng từ với số lượng các nghiệp vụ phản ánh vào sổ Nhật ký chung. + Đối chiếu ngày tháng chứng từ với ngày tháng trong sổ Nhật ký chung. + Đối chiếu nội dung kinh tế từng chứng từ với nội dung kinh tế từng nghiệp vụ được phản ánh trong sổ Nhật ký chung. + Kiểm tra số tiền theo từng chứng từ và số tiền từng nghiệp vụ được phản ánh trong sổ Nhật ký chung. + Kiểm soát quan hệ đối ứng trong sổ Nhật ký chung. Ví dụ: Để kiểm tra tính có thực của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày 24/12/2009, kế toán tiến hành đối chiếu phiếu chi (Biểu 2.6) của công ty với sổ Nhật ký chung (Biểu 2.7) về ngày tháng, số hiệu chứng từ, nội dung kinh tế, số tiền phát sinh, Kế toán tiến hành kiểm tra như sau: - Kiểm tra, tìm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trang sổ Nhật ký chung Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 39
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí tháng 12/2009. - Tiến hành đối chiếu số liệu trên phiếu chi với số liệu trên sổ Nhật ký chung. Kiểm tra quan hệ đối ứng tài khoản, số tiền hàng, tiền thuế GTGT. Nếu có sai sót thì phải sửa ngay. Biểu 2.6 Công ty Cổ phần Sản Xuất và Kinh Doanh Kim khí Mẫu số: 02 TT Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số: Ngày 24 tháng 12 năm 2009 Số: 112/12 Nợ: 6427 1.076.840 1331 98.160 Có: 1111 1.175.000 Họ tên người nhận tiền: MẠC THỊ NHUNG Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi: TT tiền mua USB, chuột máy tính Số tiền: 1.175.000 (viết bằng chữ) Một triệu một trăm bảy mươi lăm ngàn đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ gốc Ngày tháng năm Giám đốc Kế toán Thủ quỹ Ngƣời lập Ngƣời nhận (Ký, họ tên, trƣởng (Ký, họ tên) phiếu tiền đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền ( Viết bằng chữ ) : . . + Tỷ giá ngoại tệ ( vàng, bạc, đá quý): + Số tiền quy đổi: ( Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2009 của công ty cổ phần SX & KD Kim khí) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 40
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Biểu 2.7 Công ty Cổ phần Sản Xuất và Kinh Doanh kim khí Mẫu số S03a-DN Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm: 2009 Đơn vị tính: VND STT TK NT Chứng từ Diễn giải Số phát sinh dòng Đ/ƣ ghi sổ SH NT Nợ Có . . 24/12 PC110/12 24/12 TT tiền mua ống nhựa, măng 1331 764 534 sông làm công trình HLê 1521 7 785 342 1111 8 549 876 24/12 PC111/12 24/12 TT tiền mua bóng điện cho VP, 6271 1 060 000 quai nhê làm công trình HLê 1521 640 000 1111 1 700 000 24/12 PC111/12 24/12 TT tiền mua bóng điện cho VP, 6271 1 060 000 quai nhê làm CT Hoàng Lê 1521 640 000 1111 1 700 000 24/12 PC112/12 24/12 TT tiền mua USB, 6427 1 076 840 chuột máy tính 1331 98 160 1111 1 175 000 24/12 BBT 24/12 Xuất vật tư làm CT Cẩm Phả 6211 7 330 059 1521 7 330 059 24/12 BBT2412 24/12 Xuất thép hình vào xưởng 1521 6 634 870 làm công trình Cẩm Phả 1561 6 634 870 . . . Tổng cộng 322 771 943 235 322 771 943 235 - Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang - Ngày mở sổ: 01/01/2009 Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Mạc Thị Nhung Đặng Thị Mấm Đào Trọng Khôi ( Trích: sổ Nhật ký chung năm 2009 của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 41
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Bước 2: Khóa sổ kế toán tạm thời Sau bước kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành khóa sổ kế toán. Tức là cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có trong kỳ của các tài khoản kế toán, đồng thời tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản có số dư cuối kỳ. Căn cứ vào sổ Nhật ký chung, kế toán vào sổ Cái các tài khoản. Ví dụ: Sau khi kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ phải thu, kế toán tiến hành cộng số phát sinh Nợ, phát sinh Có và tính ra số dư cuối kỳ trên sổ Cái của các tài khoản 111, 112, 131. Biểu 2.8 Công ty Cổ phần Sản Xuất và Kinh Doanh Kim khí Mẫu số S03b-DN Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm: 2009 Tài khoản 111: Tiền mặt Đơn vị tính: VND NT Chứng từ TK Số tiền Diễn giải ghi Đ/ƣ Số hiệu sổ NT Nợ Có CT 224 724 277 Số dƣ đầu năm . . 24/12 PC110/12 24/12 TT tiền mua ống nhựa, mang 1331 764 534 sông làm công trình HLê 1521 7 785 342 24/12 PC111/12 24/12 TT tiền mua bóng điện VP, 1521 640 000 quai nhê làm công trình HLê 6271 1 060 000 24/12 PC112/12 24/12 TT tiền mua USB, chuột MT 1331 98 160 24/12 PC112/12 24/12 TT tiền mua USB, chuột MT 6427 1 076 840 25/12 PC113/12 25/12 Trả tiền đặt cọc mua hàng 131 113 641 000 26/12 PC073/12 26/12 Thu tiền bán hàng HĐ0074291 131 4 430 416 . Tổng phát sinh 128 369 561 066 128 586 914 565 Số dƣ cuối năm 7 370 778 - Sổ này có .trang, đánh số trang từ trang 01 đến trang . - Ngày mở sổ: 01/01/2009 Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) ( Trích: sổ kế toán năm 2009 của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 42
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Biểu 2.9 Công ty Cổ phần Sản Xuất và Kinh Doanh Kim khí Mẫu số S03b-DN Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm: 2009 Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng Đơn vị tính: VND TK NT Chứng từ Diễn giải Số tiền Đ/ƣ ghi sổ Số hiệu CT NT Nợ Có Số dƣ đầu năm 8 266 185 530 . . . 03/12 GBC 001/12 03/12 Thu tiền bán hàng 131 8 284 030 03/12 GBC 002/12 03/12 Thu tiền bán hàng 131 200 000 000 03/12 GBC 003/12 03/12 Thu tiền bán hàng 131 162 000 970 03/12 GBC 004/12 03/12 Thu tiền bán hàng 131 44 640 142 03/12 GBC 005/12 03/12 Thu tiền bán hàng 131 15 940 800 03/12 BN006/12 03/12 Trả hết GNN 11 3111 280 741 356 03/12 BN007/12 03/12 Trả hết GNN 12 3111 1 105 796 000 03/12 PHT0301 03/12 Mua USD trả hết GNN 24 3112 387 367 112 03/12 PHT0301 03/12 Mua USD trả hết GNN 24 6356 15 469 873 . Tổng phát sinh 908 644 829 754 907 426 889 228 Số dƣ cuối năm 9 484 126 056 - Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang . - Ngày mở sổ: 01/01/2009 Ngày .tháng .năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đánh dấu) Nguyễn Thanh Tùng Đặng Thị Mấm Đào Trọng Khôi ( Trích: sổ kế toán năm 2009 của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 43
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Biểu 2.10 Công ty Cổ phần Sản Xuất và Kinh Doanh Kim khí Mẫu số S03b-DN Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm: 2009 Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng Đơn vị tính: VND NT Chứng từ TK Số tiền Diễn giải ghi Số hiệu Đ/ƣ NT Nợ Có sổ CT Số dƣ đầu năm 119 712 397 408 . . 23/12 GBC006 23/12 Thu tiền bán hàng 11211 99 224 983 23/12 PT057/12 23/12 Thu tiền bán hàng 1111 7 651 828 23/12 PT062/12 23/12 Thu tiền đặt cọc Cty Liên Hương 1111 213 641 000 23/12 PT063/12 23/12 Thu tiền đặt cọc mua hàng 1111 300 000 000 23/12 PC095/12 23/12 Trả tiền đặt cọc mua hàng 11211 250 000 000 23/12 PT064/12 23/12 Doanh thu bán hàng 511 6 531 838 3331 326 591 . Tổng phát sinh 527 644 937 129 623 285 628 305 Số dƣ cuối năm 24 017 707 232 - Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang - Ngày mở sổ: 01/01/2009 Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Vũ Hồng Liên Đặng Thị Mấm Đào Trọng Khôi (Trích: sổ kế toán năm 2009 của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 44
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Biểu 2.11 Công ty Cổ phần Sản Xuất và Kinh Doanh Kim khí Mẫu số S31-DN Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI MUA (NGƢỜI BÁN) Tài khoản: Phải thu của khách hàng Số hiệu: 131 Năm: 2009 Đơn vị tính: VND S Số dƣ đầu năm Số phát sinh trong năm Số dƣ cuối năm Tên khách hàng TT Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Công ty cơ khí XDCTGT 121 160 876 177 160 876 177 2 Công ty 128 Hải Quân 76 968 261 76 968 261 3 Xí nghiệp cơ khí Hàng Hải 131 201 546 410 201 546 410 4 Công ty TNHH cơ khí Việt Á 262 067 126 262 067 126 5 Công ty TNHH Hưng Thịnh 728 126 808 1 066 565 481 2 094 692 289 300 000 000 6 Công ty TNHH ống thép 190 5 556 223 828 5 556 223 828 7 Công ty TNHH Ánh Dương 169 999 946 171 443 444 1 443 498 8 Công ty CP CK xây lắp hoá chất 745 105 453 4 542 291 613 3 600 000 000 1 687 397 066 9 DNTN TM & SX Hà An 670 917 773 11 947 671 672 10 474 510 389 802 243 510 Tổng cộng 120 629 526 259 917 128 851 527 644 937 129 623 285 628 305 24 519 235 015 447 528 783 ( Trích: sổ kế toán năm 2009 của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 45
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Bước 3: Đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan Sau khi khóa sổ kế toán, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan với nhau xem có khớp đúng số không. Nếu số liệu không khớp thì kế toán phải xem xét lại để xử lý kịp thời. Ví dụ: đối chiếu số liệu dòng Số dư cuối kỳ trên Sổ Cái tài khoản 331 (Biểu 2.12) phải khớp với Số dư cuối kỳ trên Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán (Biểu 2.13). Biểu 2.12 Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Mẫu số S03b-DN Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm: 2009 Tài khoản 331: Phải trả người bán Đơn vị tính: VND Chứng từ TK Số tiền NT Diễn giải Đ/ƣ ghi sổ SH NT Nợ Có Số dƣ đầu năm 56 431 569 294 . . . 27/12 HĐ00064 27/12 Phí DO + VS ( phế) 6321 722 727 27/12 HĐ00064 27/12 Phí DO + VS ( phế) 1331 72 273 27/12 HĐ00068 27/12 Cước vận chuyển thép phế 6321 11 900 000 27/12 HĐ00068 27/12 Cước vận chuyển thép phế 1331 595 000 27/12 HĐ15609 27/12 Mua kìm hàn, bép hàn PVSX 6271 1 625 000 27/12 HĐ15609 27/12 Mua kìm hàn, bép hàn PVSX 1331 162 500 Bù trừ phải thu, phải trả 27/12 PKT011/12 27/12 HĐ00054,55,59,60,61,62 131 95 789 590 . Tổng phát sinh 566 125 932 765 515 400 458 995 Số dƣ cuối năm 5 706 095 524 - Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang - Ngày mở sổ: 01/01/2009 Ngày .tháng .năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Trích: sổ kế toán năm 2009 của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 46
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Biểu số 2.13 Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Mẫu số S32-DN Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2009/QĐ-BTC ngày 20/032006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI MUA (NGƢỜI BÁN) Tài khoản: Phải trả cho người bán Số hiệu: 331 Năm: 2009 Đơn vị tính: VND S Số dƣ đầu năm Phát sinh trong năm Số dƣ cuối năm Diễn giải TT Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Công ty Bảo Việt Hải Phòng 29 378 800 29 378 800 2 Công ty TNHH cơ khí Tuấn Mạnh 4 026 999 900 4 026 999 900 3 Công ty TNHH Chương Dương 82 611 874 82 611 874 4 Công ty cổ phần TBCT Hoàng Anh 55 371 750 175 371 750 120 000 000 5 Công ty TNHH MTV Cảng HP 3 476 200 276 753 305 328 841 980 55 564 875 6 Công ty cổ phần thép Châu Phong 3 617 345 3 617 345 7 Hội DN trẻ Hải Phòng 10 400 000 10 400 000 8 Công ty TNHH Kiến Quốc Hoa Điệp 784 500 000 118 500 000 650 000 000 1 316 000 000 . . . . . Tổng cộng 603 776 000 57 035 345 294 566 125 932 765 515 400 458 995 91 998 745 5 798 094 269 (Trích: sổ kế toán năm 2009 của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí) Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 47
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Bước 4: Các bút toán kết chuyển Sau khi khớp đúng số liệu giữa các sổ liên quan, kế toán phải thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian để lập Bảng cân đối số phát sinh và xác định kết quả kinh doanh. Các tài khoản phản ánh chi phí được kết chuyển vào bên Nợ của tài khoản 911, các tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào bên Có của tài khoản 911. Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh Trước khi lập BCĐKT, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản sử dụng trong hệ thống sổ kế toán của công ty. Bảng cân đối số phát sinh được lập ra nhằm mục đích kiểm tra tính cân đối giữa tổng số dư Nợ và dư Có cuối kỳ của các tài khoản, đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ. Sau khi khóa sổ cái các tài khoản, đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết thấy khớp đúng và thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh. Bảng cân đối số phát sinh được lập dựa trên Sổ cái các tài khoản liên quan. - Cột 1,2 là “Mã tài khoản” và “Tên tài khoản” của tất cả các tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng. - Cột 3, 4 là cột Số dư đầu năm: Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu năm trên Sổ cái hoặc căn cứ vào cột Số dư cuối năm của Bảng cân đối số phát sinh kỳ trước. - Cột 5, 6 là cột Số phát sinh trong năm: Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào dòng Cộng phát sinh trên Sổ cái tài khoản tương ứng. - Cột 7, 8, là cột Số dư cuối năm : Số liệu để ghi vào 2 cột này được căn cứ vào dòng Số dư cuối năm trên Sổ cái hoặc được tính căn cứ vào các cột Số dư đầu năm, Số phát sinh trong năm trên Bảng cân đối số phát sinh kỳ này. Sau khi ghi đầy đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện cộng Bảng cân đối số phát sinh. Số liệu trong Bảng cân đối số phát sinh phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc: Tổng số dư Nợ đầu kỳ = Tổng số dư Có đầu kỳ Tổng số phát sinh bên Nợ = Tổng số phát sinh bên Có Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 48
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Tổng số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ. Ví dụ: Căn cứ vào Sổ cái TK 111 (Tiền mặt) ta lập chỉ tiêu “Tiền mặt” trên Bảng cân đối số phát sinh như sau: dòng Số dư đầu năm trên sổ Cái là 224 724 277 đồng được ghi vào dòng Số dư đầu năm bên Nợ trên Bảng cân đối số phát sinh; dòng Tổng phát sinh bên Nợ trên sổ Cái là 128 369 561 066 đồng được ghi vào dòng Phát sinh trong năm bên Nợ trên Bảng cân đối số phát sinh; dòng Tổng phát sinh bên Có trên sổ Cái là 128 586 914 565 đồng được ghi vào dòng Phát sinh trong năm bên Có trên Bảng cân đối số phát sinh; dòng Số dư cuối năm trên sổ Cái là 7 370 778 đồng được ghi vào dòng Số dư cuối năm trên Bảng cân đối số phát sinh. Các chỉ tiêu khác được lập tương tự. Bảng cân đối số phát sinh ở công ty như sau (Biểu 2.14) Bước 6: Lập Bảng cân đối kế toán Cơ sở lập BCĐKT được dựa trên BCĐKT năm 2008, Bảng cân đối số phát sinh năm 2009 và Bảng tổng hợp chi tiết. Các chỉ tiêu trên BCĐKT được xác định như sau: - Cột “Số đầu năm” của BCĐKT năm 2009 được căn cứ vào số liệu của cột “Số cuối năm” trên BCĐKT năm 2008 - Cột “Số cuối năm” của BCĐKT năm 2009 được lập bằng cách lấy số dư cuối năm bên Nợ hoặc bên Có của các tài khoản liên quan trên Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết của các tài khoản có liên quan. Các chỉ tiêu được lập cụ thể như sau: Phần: TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112) Mã số 111 = Số dư tiền mặt + Số dư tiền gửi ngân hàng = 7 370 778 + 9 484 126 056 = 9 491 496 834 đồng Mã 112: không có số liệu Mã số 110 = 9 491 496 834 đồng. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 49
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Biểu 2.14 Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH Năm 2009 Đơn vị tính: VND Mã Số dƣ đầu năm Số phát sinh trong năm Số dƣ cuối năm Tên tài khoản TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 Tiền mặt 224 724 277 128 369 561 066 128 586 914 565 7 370 778 112 Tiền gửi ngân hàng 8 266 185 530 908 644 829 754 907 426 889 228 9 484 126 056 128 Đầu tư ngắn hạn khác 1 400 000 000 103 000 000 000 103 000 000 000 1 400 000 000 131 Phải thu của khách hàng 119 712 397 408 527 644 937 129 623 285 628 305 24 017 707 232 133 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 1 683 586 256 34 554 436 656 36 108 670 918 129 351 994 138 Phải thu khác 10 151 453 1 124 600 000 534 751 453 600 000 000 139 Dự phòng phải thu khó đòi 296 234 869 35 000 000 322 597 575 583 832 444 141 Tạm ứng 29 822 603 1 159 855 000 966 282 603 223 395 000 144 Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 3 050 171 910 78 863 402 261 80 424 750 928 1 488 823 243 151 Hàng mua đang đi trên đường 4 873 398 667 4 873 398 667 152 Nguyên liệu, vật liệu 4 061 701 167 15 234 170 124 17 461 035 835 1 834 835 456 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1 683 618 253 26 096 781 237 27 197 065 475 583 334 015 155 Thành phẩm 7 123 385 168 27 197 065 475 24 742 363 870 9 578 086 773 156 Hàng hóa 134 775 223 913 458 356 775 342 470 857 150 952 122 274 848 303 Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 50
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 12 678 313 962 10 654 847 006 2 023 466 956 211 Tài sản cố định hữu hình 20 445 772 266 6 652 801 960 3 085 914 064 24 012 660 162 212 Tài sản cố định thuê tài chính 1 970 200 000 1 441 000 000 529 200 000 213 TSCĐ vô hình 701 697 312 701 697 312 214 Hao mòn tài sản cố định 11 885 659 640 2 022 429 997 3 800 584 453 13 663 814 096 222 Góp vốn liên doanh 46 300 296 344 600 000 000 46 900 296 344 228 Đầu tư dài hạn khác 19 007 879 205 19 007 879 205 229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 38 014 988 585 38 014 988 585 241 Xây dựng cơ bản dở dang 1 343 842 559 2 472 851 345 1 517 336 795 2 299 357 109 242 Chi phí trả trước dài hạn 2 309 483 924 37 134 060 1 040 565 511 1 306 052 473 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn 76 367 020 76 367 020 311 Vay ngắn hạn 177 056 782 414 844 637 083 036 755 901 538 035 88 321 237 413 315 Nợ dài hạn đến hạn phải trả 67 249 898 664 976 439 597 726 541 331 Phải trả cho người bán 56 431 569 294 566 125 932 765 515 400 458 995 5 706 095 524 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1 088 556 560 466 693 165 37 319 317 098 43 934 210 331 5 993 029 838 334 Phải trả người lao động 336 652 854 4 388 264 445 4 863 587 778 811 976 187 335 Chi phí phải trả 2 052 448 679 268 802 079 103 812 399 1 887 458 999 338 Phải trả và phải nộp khác 118 186 355 756 206 469 760 409 847 122 389 733 341 Vay dài hạn 1 913 184 715 597 726 540 1 315 458 175 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 40 792 191 22 217 612 63 009 803 411 Nguồn vốn kinh doanh 52 000 000 000 52 000 000 000 413 Chênh lệch tỉ giá hối đoái 18 077 956 18 077 956 414 Quỹ đầu tư phát triển 500 000 000 500 000 000 Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 51
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí 415 Quỹ dự phòng tài chính 801 511 824 801 511 824 421 Lợi nhuận chưa phân phối 1 005 650 640 28 229 267 209 58 328 439 312 31 104 822 743 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 591 264 838 91 125 000 500 139 838 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 480 358 777 804 480 358 777 804 515 Doanh thu hoạt động tài chính 9 751 212 549 9 751 212 549 621 Chi phí NVL trực tiếp 22 493 906 146 22 493 906 146 622 Chi phí nhân công trực tiếp 2 206 365 198 2 206 365 198 627 Chi phí sản xuất chung 1 396 851 893 1 396 851 893 632 Giá vốn hàng bán 471 739 042 537 471 739 042 537 635 Chi phí hoạt động tài chính 61 385 037 559 61 385 037 559 641 Chi phí bán hàng 3 188 749 285 3 188 749 285 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5 432 619 382 5 432 619 382 711 Thu nhập khác 5 055 609 167 5 055 609 167 811 Chi phí khác 3 980 691 230 3 980 691 230 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 6 349 119 565 6 349 119 565 911 Xác định kết quả kinh doanh 560 404 204 674 560 404 204 674 Tổng cộng 357 778 088 774 357 778 088 774 5511 456 710 894 5511 456 710 894 205 937 771 101 205 937 771 101 Ngày 28 tháng 01 năm 2010 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) MạcThị Nhung Đặng Thị Mấm Đào Trọng Khôi (Trích: sổ kế toán năm 2009 của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 52
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129) Mã số 121 = Số dư các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn = 1 400 000 000 đồng Mã số 129: không có số liệu Mã số 120 = 1 400 000 000 đồng. III. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139) Mã số 131 = Số dư Nợ Phải thu ngắn hạn khách hàng trên sổ chi tiết = 24 519 235 015 đồng Mã số 132 = Số dư Nợ Phải trả ngắn hạn cho người bán trên sổ chi tiết = 91 998 745 đồng Mã số 133: không có số liệu Mã số 134: không có số liệu Mã số 135 = Số dư Nợ Phải thu khác trê n sổ chi tiết + Số dư Nợ Phải trả công nhân viên trên sổ chi tiết + Số dư Nợ Phải trả phải nộp ngắn hạn khác trên sổ chi tiết = 600 000 000 + 0 + 0 = 600 000 000 đồng. Mã số 139 = Số dư Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi = 583 832 444 đồng Mã số 130 = 24 627 401 316 đồng. IV. Hàng tồn kho (Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149) Mã số 141 = Số dư Nợ Hàng mua đang đi đường + Số dư Nợ Nguyên vật liệu + Số dư Nợ Công cụ dụng cụ + Số dư Nợ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang + Số dư Nợ Thành phẩm + Số dư Nợ Hàng hóa + Số dư Nợ Hàng gửi bán + Số dư Nợ Hàng hóa kho bảo thuế = 4 873 398 667 + 1 834 835 456 + 0 + 583 334 015 + 9 578 086 773 + 122 274 848 303 + 0 + 0 = 139 144 503 214 đồng. Mã số 149 = Số dư Có Dự phòng giảm giá hàng tồn kho = 2 023 466 956 đồng Mã số 140 = 137 121 036 258 đồng. V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158) Mã số 151 = không có số liệu. Mã số 152 = Số dư Nợ Thuế GTGT được khấu trừ = 129 351 994 đồng. Mã số 154: không có số liệu. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 53
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Mã số 158 = Số dư Nợ Tạm ứng + Số dư Nợ Cầm cố, ký cược , ký quỹ ngắn hạn = 223 395 000 + 1 488 823 243 = 1 712 218 243 đồng. Mã số 150 = 1 841 570 237 đồng Mã số 100 = 9 491 496 834 + 1 400 000 000 + 24 627 401 316 + 137 144 503 214 + 1 841 570 237 = 174 481 504 645 đồng. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (Mã số 200) I.Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219) Trong năm công ty không phát sinh các khoản mục này nên không có số liệu II. Tài sản cố định (Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230) +) Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 - Mã số 222 = Số dư Nợ Tài sản cố định hữu hình = 24 012 660 162 đồng - Mã số 223 = Số dư Có Hao mòn tài sản cố định hữu hình = 12 699 329 018 đồng Mã số 221 = 11 313 331 144 đồng. +) Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226 - Mã số 225 = Số dư Nợ Tài sản cố định thuê tài chính = 529 200 000 đồng - Mã số 226 = Số dư Có Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính = 529 200 000 đồng Mã số 224 = 0 đồng +) Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229 - Mã số 228 = Số dư Nợ Tài sản cố định vô hình = 701 697 312 đồng - Mã số 229 = Số dư Có Hao mòn lũy kế tài sản cố định vô hình = 435 285 078 đồng Mã số 227 = 266 412 234 đồng. +) Mã số 230 = Số dư Nợ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang = 2 299 357 109 đồng. Mã số 220 = 13 879 100 487 đồng. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 54
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240) Mã số 240: không có số liệu IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250 = 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259) Trong năm công ty không phát sinh các khoản mục này nên không có số liệu V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268) Mã số 261 = Số dư Nợ Chi phí trả trước dài hạn = 1 306 052 473 đồng Mã số 262: không có số liệu Mã số 268 = Số dư Nợ Ký quỹ, ký cược dài hạn = 0 đồng Mã số 260 = 1 306 052 473 đồng. Mã số 200 = 0 + 13 879 100 487 + 0 + 0 + 1 306 052 473 = 15 185 152 960 đồng. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270) Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 = 174 481 504 645 + 15 185 152 960 = 189 666 657 605 đồng. Phần: NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330) I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320) Mã số 311 = Số dư Có Vay ngắn hạn + Số dư Nợ dài hạn đến hạn phải trả = 88 321 237 413 + 0 = 88 321 237 413 đồng. Mã số 312 = Số dư Có Phải trả cho người bán ngắn hạn trên Bảng tổng hợp chi tiết = 5 798 094 269 đồng. Mã số 313 = Số dư Có Phải thu của khách hàng ngắn hạn trên Bảng tổng hợp chi tiết = 447 528 783 đồng Mã số 314 = Số dư Có Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước = 5 993 029 838 đồng. Mã số 315 = Số dư Có Phải trả người lao động = 811 976 187 đồng. Mã số 316 = Số dư Có Chi phí phải trả trên sổ cái = 1 887 458 999 đồng. Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 55
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Mã số 317: không có số liệu Mã số 318: không có số liệu Mã số 319 = Số dư Có Các khoản phải trả ngắn hạn khác + Số dư Có Các khoản phải nộp ngắn hạn khác = 122 389 733 + 0 = 122 389 733 đồng. Mã số 310 = 88 321 237 413 + 5 798 094 269 + 447 528 783 + 5 993 029 838 + 811 976 187 + 1 887 458 999 +0 + 0 +122 389 733 = 103 381 715 222 đồng. II. Nợ dài hạn (Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337) Mã số 331: không có số liệu Mã số 332: không có số liệu Mã số 333: không có số liệu Mã số 334 = Số dư Có Vay dài hạn + Số dư Có Nợ dài hạn = 1 315 458 175 + 0 = 1 315 458 175 đồng. Mã số 335: không có số liệu Mã số 336 = Số dư Có Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm = 63 009 803 đồng. Mã số 337: không có số liệu Mã số 330 = 0 + 0 + 0 + 1 315 458 175 + 0 + 63 009 803 + 0 = 1 378 467 978 đồng. Mã số 300 = 103 381 715 222 + 1 378 467 978 = 104 760 183 200 đồng. B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430) I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421) Mã số 411 = Số dư Có Nguồn vốn kinh doanh = 52 000 000 000 đồng. Mã số 412: không có số liệu Mã số 413: không có số liệu Mã số 414: không có số liệu Mã số 415: không có số liệu Mã số 416: không có số liệu Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 56
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Mã số 417 = Số dư Có Quỹ đầu tư phát triển = 500 000 000 đồng Mã số 418 = Số dư Có Quỹ dự phòng tài chính = 801 511 824 đồng. Mã số 419: không có số liệu Mã số 420 = Số dư Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối = 31 104 822 743 đồng. Mã số 410 = 52 000 000 000 + 0 + 0 + 0 +0 + 0 + 500 000 000 + 801 511 824 + 0 + 31 104 822 743 = 84 406 334 567 đồng. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433) Mã số 431 = Số dư Có Quỹ khen thưởng và phúc lợi = 500 139 838 đồng Mã số 432: không có số liệu Mã số 433: không có số liệu Mã số 430 = 500 139 838 + 0 + 0 = 500 139 838 đồng. Mã số 400 = 84 406 334 567 + 500 139 838 = 84 906 474 405 đồng. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440) Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 = 104 760 183 200 + 84 906 474 405 = 189 666 657 605 đồng TÀI SẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu “Ngoại tệ các loại (USD)” là 151 209,93 được lấy từ số dư Nợ Tài khoản 005. Sau khi lập xong BCĐKT, kế toán trưởng sẽ kiểm tra, soát xét lại lần cuối rồi đem trình lên giám đốc công ty, giám đốc xem xét ký duyệt rồi mới nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Công ty Cổ phần SX & KD Kim khí thuê công ty kiểm toán Tư vấn và tài chính quốc tế mỗi năm kiểm toán BCTC hai lần. Với cách lập trình tự như trên Bảng cân đối kế toán năm 2009 của công ty Cổ phần SX & KD Kim khí có dạng như sau (Biểu 2.15): Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 57
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Biểu 2.15 Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí Mẫu số B01 – DN Số 6 Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2009 Đơn vị tính: VND Mã Thuyết Số cuối TÀI SẢN Số đầu năm số minh năm 1 2 3 4 5 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 174.481.504.645 270.039.887.448 (100 = 110+120+130+140+150) I.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 9.491.496.834 8.490.909.807 1. Tiền 111 9.491.496.834 8.490.909.807 2. Các khoản tương đương tiền 112 V.01 - - II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02 1.400.000.000 1.400.000.000 1. Đầu tư ngắn hạn 121 1.400.000.000 1.400.000.000 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn 129 - - hạn (*) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 24.627.401.316 120.941.870.957 1. Phải thu khách hàng 131 24.519.235.015 120.629.526.259 2. Trả trước cho người bán 132 91.998.745 603.776.000 3. Phải thu nội bộ 133 - - 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây 134 - - dựng 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 600.000.000 4.803.567 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (583.832.444) (296.234.869) IV. Hàng tồn kho 140 137.121.036.258 133.349.621.469 1. Hàng tồn kho 141 V.04 139.144.503.214 146.027.935.431 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (2.023.466.956) (12.678.313.962) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.841.570.237 5.857.485.215 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 129.351.994 1.683.586.256 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 V.05 - 1.088.556.560 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.712.218.243 3.085.342.399 Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 58
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 15.185.152.960 24.863.004.270 (200 = 210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2.Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 - - 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 - - 4. Phải thu dài hạn khác 218 - - 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 - - II. Tài sản cố định 220 13.879.100.487 14.191.845.567 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 11.313.331.144 10.329.439.074 - Nguyên giá 222 24.012.660.162 20.445.772.266 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (12.699.329.018) (10.116.333.192) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - 560.388.890 - Nguyên giá 225 529.200.000 1.970.200.000 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 (529.200.000) (1.409.811.110) 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 266.412.234 342.181.974 - Nguyên giá 228 701.697.312 701.697.312 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 (435.285.078) (359.515.338) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 2.299.357.109 2.959.835.629 III. Bất động sản đầu tƣ 240 V.12 - - - Nguyên giá - - - Giá trị hao mòn luỹ kế - - IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 - 8.285.307.759 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - 46.300.296.344 3. đầu tư dài hạn khác 258 V.13 - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 - (38.014.988.585) V. Tài sản dài hạn khác 260 1.306.052.473 2.385.850.944 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 1.306.052.473 2.309.483.924 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 - 76.367.020 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100+200) 270 189.666.657.605 294.902.891.718 NGUỒN VỐN Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 59
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310+330) 300 104.760.183.200 240.004.464.416 I. Nợ ngắn hạn 310 V.15 103.381.715.222 238.050.487.510 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 88.321.237.413 177.124.032.312 2. Phải trả người bán 312 5.798.094.269 57.035.345.294 3. Người mua trả tiền trước 313 V.16 447.528.783 917.128.851 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 5.993.029.838 466.693.165 5. Phải trả người lao động 315 811.976.187 336.652.854 6. Chi phí phải trả 316 V.17 1.887.458.999 2.052.448.679 7. Phải trả nội bộ 317 - - 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 318 - - 9. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 122.389.733 118.186.355 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - II. Nợ dài hạn 330 1.378.467.978 1.953.976.906 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V. 19 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 - - 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 1.315.458.175 1.913.184.715 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V. 21 - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 63.009.803 40.792.191 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ( 400 = 410 400 84.906.474.405 54.898.427.302 + 430) I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 84.406.334.567 54.307.162.464 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 52.000.000.000 52.000.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 - - 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 - - 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 500.000.000 500.000.000 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 801.511.824 801.511.824 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - Sinh viên: Trần Thị Hoài Thu – Lớp QT1004K 60