Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long

pdf 97 trang huongle 510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bang_can_doi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long

  1. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại và phát triển , doanh nghiệp cần có một hệ thống công cụ quản lý kinh tế phù hợp để giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và đầy đủ hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả Đã là nhà quản lý, dưới góc độ này hay góc độ khác, không ai là không quan tâm đến Báo cáo tài chính. Không những quan tâm đơn thuần mà các nhà quản lý còn muốn nắm bắt, hiểu biết thấu đáo những thông tin mà Báo cáo tài chính phản ánh để từ đó phục vụ cho việc ra quyết định của mình. Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Bởi vì thông qua Bảng cân đối kế toán các nhà quản lý sẽ nắm bắt được toàn bộ sự tăng giảm tài sản cũng như nguồn hình thành tài sản của công ty. Nhận thấy được vị trí và tầm quan trọng đó, trong thời gian tìm hiểu thực tế thực tập tại công ty TNHH CN Nhôm Thành Long, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài viết được chia thành 3 chương chính như sau: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán trong các doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng công tác lập bảng và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH CN Nhôm Thành Long. Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long. Bài khóa luận của em được hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo của ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Thạc sĩ Phạm Văn Tưởng. Tuy nhiên do em còn hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 1
  2. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính (BCTC) trong công tác quản lý kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính: BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nó là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam bao gồm 4 loại sau: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Thuyết minh báo cáo tài chính 1.1.1.2 Sự cần thiết của BCTC trong công tác quản lý kinh tế Các nhà quản trị muốn đưa ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn thì họ cần phải căn cứ vào điều kiện hiện tại và những dự đoán tương lai, dựa vào những thông tin có liên quan đến quá khứ và kết quả kinh doanh đạt được. Những thông tin đáng tin cậy đó do các doanh nghiệp lập các bảng tóm lược quá trình hoạt động cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được. Các bảng này được gọi là các Báo cáo tài chính. Xét trên tầm vi mô, nếu không thiết lập hệ thống BCTC thì khi phân tích tình hình tài chính kế toán hoặc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, các nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng, sẽ không có cơ sở để biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp khiến họ khó có thể đưa ra các quyết định hợp tác kinh doanh và nếu có thì các quyết định sẽ có mức rủi ro cao. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 2
  3. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Xét trên tầm vĩ mô, Nhà nước sẽ không thể quản lý được hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành khi không có hệ thống BCTC. Bởi vì mỗi chu kì kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều các nghiệp vụ kinh tế và còn rất nhiều các hóa đơn, chứng từ, Việc kiểm tra khối lượng các hóa đơn, chứng từ đó là rất khó khăn, tốn kém và độ chính xác không cao. Vì vậy, Nhà nước phải dựa vào hệ thống BCTC để quản lý và điều tiết nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Do đó, hệ thống BCTC là rất cần thiết đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. 1.1.2 Mục đích, vai trò của Báo cáo tài chính 1.1.2.1 Mục đích của Báo cáo tài chính BCTC của doanh nghiệp được lập ra với các mục đích sau: + Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. + BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. 1.1.2.2 Vai trò của Báo cáo tài chính - BCTC cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. - BCTC cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế - tài chính nhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từ đó ra quyết định đúng đắn và có hiệu quả. Giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 3
  4. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long - BCTC cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi - BCTC cung cấp thông tin cho các chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, về tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình công nợ, tình hình thu chi tài chính, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh, để có quyết định về những công việc cần phải tiến hành, phương pháp tiến hành và kết quả có thể đạt được. - BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, về thực trạng tài chính, thực trạng sản xuất, kinh doanh, triển vọng thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp để quyết định hướng đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định liên doanh, cho vay hay thu hồi vốn. - BCTC cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có đúng với các chính sách chế độ, đúng pháp luật không, để thu thuế và ra những quyết định cho những vấn đề xã hội. - BCTC cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - BCTC là các căn cứ quan trọng trong việc phân tích nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. - BCTC là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.3 Đối tượng áp dụng Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 4
  5. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Một số trường hợp khác đặc biệt như ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty mẹ, tập đoàn, các đơn vị kế toán hạch toán phụ thuộc, việc lập và trình bày loại BCTC nào phải tuân thủ theo quy định riêng cho từng đối tượng. 1.1.4 Yêu cầu của Báo cáo tài chính Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính”, việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu sau: - Trung thực và hợp lý: để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán: chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày BCTC. 1.1.5 Những nguyên tắc cơ bản lập Báo cáo tài chính Cũng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, khi lập và trình bày BCTC phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Hoạt động liên tục: đòi hỏi khi lập và trình bày BCTC, giám đốc (người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và các BCTC có liên quan. Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 5
  6. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long - Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; - Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Bù trừ: Đòi hỏi - Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. - Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: + Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác + Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày BCTC, ví dụ như: hoạt động kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh ngoại tệ. Đối với các khoản mục được phép bù trừ, trên BCTC chỉ trình bày số lãi hoặc lỗ thuần (sau khi bù trừ). Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong BCTC phải được trình bày tương ứng giữa các kỳ (kể cả các thông tin diễn giải bằng lời cần thiết). 1.1.6 Hệ thống Báo cáo tài chính (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) 1.1.6.1 Hệ thống Báo cáo tài chính: bao gồm a) BCTC năm và BCTC giữa niên độ * BCTC năm gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) Mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN * BCTC giữa niên độ gồm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên độ dạng tóm lược L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 6
  7. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long - BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B01a-DN - Báo cáo KQHĐKD giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B02a-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B03a-DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B09a-DN - BCTC giữa niên độ dạng tóm lược, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) Mẫu số B01b-DN - Báo cáo KQHĐKD giữa niên độ (dạng tóm lược) Mẫu số B02b-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược) Mẫu số B03b-DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B09a-DN b) BCTC hợp nhất và BCTC tổng hợp *BCTC hợp nhất gồm 4 mẫu biểu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B01-DN/HN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B02-DN/HN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B03-DN/HN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B09-DN/HN * BCTC tổng hợp gồm 4 mẫu biểu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B03-DN L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 7
  8. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long - Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp Mẫu số B09-DN 1.1.6.2 Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính - Lập BCTC năm là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập thêm BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm. - Lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ là trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện. Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ (*). - Công ty mẹ và tập đoàn ngoài việc lập BCTC hợp nhất giữa niên độ (*) và BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ còn phải lập BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 – “Hợp nhất kinh doanh”. ((*) Việc lập BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện từ năm 2008) 1.1.6.3 Kỳ lập Báo cáo tài chính - Kỳ lập BCTC năm: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. - Kỳ lập BCTC giữa niên độ: là mỗi quý của năm tài chính (trừ quý IV) - Kỳ lập BCTC khác + Doanh nghiệp có thể lập BCTC theo chu kỳ kế toán khác (tháng, 6 tháng, 9 tháng, ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. + Đơn vị bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập BCTC tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 8
  9. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 1.1.6.4 Thời hạn nộp Báo cáo tài chính * Đối với doanh nghiệp Nhà nước: - Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 45 ngày đối với Tổng công ty Nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; - Thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 90 ngày đối với Tổng công ty Nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; * Đối với các loại hình doanh nghiệp khác: Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, đối với các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Ngoài ra các đơn vị kế toán khác trực thuộc đơn vị cấp trên nộp BCTC năm (quý) cho cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định. 1.1.6.5 Nơi nộp Báo cáo tài chính Theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, nơi nộp BCTC được quy định cụ thể như sau: Nơi nhận Báo cáo tài chính Kỳ lập Cơ Cơ Cơ Doanh Cơ quan Các loại Báo cáo quan quan quan nghiệp đăng ký doanh nghiệp (4) tài chính tài thuế thống cấp trên kinh chính (2) kê (3) doanh 1. Doanh nghiệp Quý, năm X (1) X X X X Nhà nước 2. Doanh nghiệp có vốn Năm X X X X X đầu tư nước ngoài 3. Các loại Năm X X X X doanh nghiệp khác Tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nộp BCTC cho các cơ quan chủ quản của mình tại tỉnh, thành L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 9
  10. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long phố đó. Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương nộp BCTC cho cơ quan chủ quản của mình là Bộ Tài Chính. 1.2 Bảng cân đối kế toán và phƣơng pháp lập Bảng cân đối kế toán 1.2.1 Bảng cân đối kế toán và kết cấu của Bảng cân đối kế toán 1.2.1.1 Khái niệm Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp phản ánh khái quát toàn bộ tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có đặc điểm sau: - Phản ánh một cách khái quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất; - Phản ánh tình hình nguồn vốn theo 2 cách phân loại: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn; - Phản ánh dưới hình thái giá trị (dùng thước đo bằng tiền); - Phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm nhất định thường là cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm). 1.2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán Theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC ở Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, trên BCĐKT các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn; + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn; L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 10
  11. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn; + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 1.2.1.3 Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán Đơn vị báo cáo: Mẫu số B01-DN Địa chỉ: (Ban hành theo QĐ số 15/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm Đơn vị tính: Đơn vị tính: Mã Thuyết Số Số TÀI SẢN số minh cuối năm đầu năm A B C 1 2 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 (III.01) II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 (III.05) 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129 ( ) ( ) (*) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu của khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 ( ) ( ) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 (III.02) 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 ( ) ( ) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 11
  12. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 (200 = 210+220+230+240) I. Tài sản cố định 210 (III.03.04) 1. Nguyên giá 211 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 ( ) ( ) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tƣ 220 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 ( ) ( ) III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 230 (III.05) 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài 239 ( ) ( ) hạn (*) IV. Tài sản dài hạn khác 240 1. Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 ( ) ( ) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 (250 = 100 + 200) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 300 (300 = 310 + 320) I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay ngắn hạn 311 2. Phải trả cho người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 12
  13. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 ( ) ( ) 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 (440 = 300 + 400 ) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu Số Số cuối năm đầu năm 1- Tài sản thuê ngoài 2- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4- Nợ khó đòi đã xử lý 5- Ngoại tệ các loại Lập, ngày tháng năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (1) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). (2) Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải báo cáo nhưng không được đánh lại "Mã số". (3) Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì "Số cuối năm" có thể ghi là "31.12.X"; "Số đầu năm" có thể ghi là "01.01.X". Bảng cân đối kế toán có thể kết cấu theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. Nhưng dù kết cấu theo chiều nào thì BCĐKT được chia làm 2 phần: phần Tài sản L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 13
  14. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long và phần Nguồn vốn. Ở mỗi phần của BCĐKT đều có 5 cột theo trình tự: “Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”; “Mã số”; “Thuyết minh”; “Số cuối năm”; “Số đầu năm”. Ngoài phần kết cấu chính, BCĐKT còn có phần chỉ tiêu ngoài BCĐKT. Hệ thống các chỉ tiêu được phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục cụ thể và được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. 1.2.2 Cơ sở số liệu, trình tự, phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN) 1.2.2.1 Cơ sở số liệu lập Bảng cân đối kế toán - Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán năm trước; - Căn cứ vào số dư các tài khoản loại 1,2,3,4 và loại 0 trên các Sổ kế toán chi tiết và Sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo; - Bảng cân đối số phát sinh tài khoản (nếu có). 1.2.2.2 Trình tự lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN): Có 6 bước để lập BCĐKT Bước 1: Kiểm soát các chứng từ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ; Bước 2: Cộng sổ kế toán các tài khoản kế toán trung gian; Bước 3: Thực hiện khóa Sổ kế toán tạm thời (cả sổ kế toán tổng hợp và chi tiết); Bước 4: Kiểm soát sự phù hợp về số liệu kế toán giữa các Sổ kế toán; Bước 5: Kiểm kê và lập biên bản xử lý kiểm kê, thực hiện điều chỉnh số liệu trên hệ thống sổ kế toán trên cơ sở biên bản xử lý kiểm kê; Bước 6: Khóa sổ kế toán chính thức, lập Bảng cân đối (vào mẫu biểu B01-DN). Sau khi lập tiến hành kiểm tra công tác lập Bảng cân đối kế toán. Sơ đồ quá trình lập Bảng cân đối kế toán Kiểm tra đối chiếu Điều chỉnh số liệu Tập hợp số liệu từ sổ NVKTPS kế toán Kiểm tra ký duyệt Lập bảng CĐKT Khóa sổ kế toán, bút toán kết chuyển 1.2.2.3 Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 14
  15. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi Báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán. - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm”của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước. - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm nay (lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong BCĐKT để ghi). Một số tài khoản đặc biệt cần lưu ý: + Các tài khoản dự phòng (TK 129,130,149,159), hao mòn TSCĐ (TK 214) mặc dù có số dư bên có nhưng vẫn được ghi bên phần “Tài sản” bằng cách ghi âm (ghi đỏ) nhằm phản ánh chính xác quy mô tài sản hiện có ở doanh nghiệp. + Các TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”; TK 413 “Chênh lệch tỷ giá”; TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có nhưng được ghi bên phần “Nguồn vốn”. Nếu tài khoản có số dư bên Có thì ghi đen bình thường, còn nếu tài khoản có số dư bên Nợ thì phải ghi đỏ (hay ghi trong ngoặc đơn) để trừ đi. + Một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp như “Hàng tồn kho”, “Các khoản phải thu”, “Các khoản phải trả”, do có liên quan đến nhiều tài khoản nên phải tiến hành tổng hợp số liệu từ các tài khoản có liên quan để lấy số liệu ghi vào chỉ tiêu trên BCĐKT. Phƣơng pháp lập các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán Phần “Tài sản” A- Tài sản ngắn hạn (Mã số 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112) 1. Tiền (Mã số 111): L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 15
  16. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” được tính bằng tổng số dư Nợ cuối kì trên Sổ Cái hoặc Nhật kí Sổ Cái của các tài khoản 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng” và 113 “Tiền đang chuyển”. 2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ cuối kỳ của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129) 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ cuối kỳ trên Sổ Cái hoặc Nhật kí Sổ Cái của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và tài khoản 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” sau khi đã trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu có mã số 112 “Các khoản tương đương tiền”. 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (Mã số 129) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có cuối kỳ của tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái và số này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). III. Các khoản phải thu (Mã số 130) Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 138 + Mã số 139 1. Phải thu của khách hàng (Mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kì chi tiết bên Nợ của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư cuối kì chi tiết bên Nợ của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 16
  17. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kì chi tiết bên Nợ của tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn. 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kì bên Nợ của tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái. 5. Các khoản phải thu khác (Mã số 138) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư cuối kì bên Nợ của các tài khoản: TK 1385, TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (Mã số 139) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư chi tiết cuối kỳ bên Có của tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Số liệu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). IV. Hàng tồn kho (Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149) 1. Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ cuối kỳ trên Sổ Cái hoặc Nhật kí Sổ Cái của các tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”, 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ”, 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, 155 “Thành phẩm”, 156 “Hàng hóa”, 157 “Hàng gửi đi bán” và tài khoản 158 “Hàng hóa kho bảo thuế”. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có cuối kỳ của tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ Cái hoặc trên Nhật kí - Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 17
  18. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Nợ tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 154) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK 333. 4. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ các tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, tài khoản 141 “Tạm ứng”, 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. B. Tài sản dài hạn (Mã số 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260. I. Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219. 1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên Sổ kế toán chi tiết TK 136. 3. Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết theo các khoản phải thu nội bộ dài hạn. 4. Phải thu dài hạn khác (Mã số 218) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 18
  19. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ chi tiết của các tài khoản 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên Sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 331, 338. 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 139 “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 139 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). II. Tài sản cố định (Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223) 1.1. Nguyên giá (Mã số 222) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 1.2. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2141 “Hao mòn tài sản cố định hữu hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 214 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) 2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226) 2.1 Nguyên giá (Mã số 225) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 2.2 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 226) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2142 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Tài sản cố định vô hình (Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229) 3.1 Nguyên giá (Mã số 228) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 19
  20. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 3.2 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 229) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2143 “Hao mòn tài sản cố định vô hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242) 4.1 Nguyên giá (Mã số 241) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư”, trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 4.2 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 242) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư”, trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 253 + Mã số 258 + Mã số 259 1. Đầu tư vào công ty con (Mã số 251) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ của các tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” và tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”, trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 20
  21. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268) 1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270 = MÃ SỐ 100 + MÃ SỐ 200) Phần: “Nguồn vốn” A. Nợ phải trả (Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330) I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312+ Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317+ Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320 1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” và tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 2. Phải trả cho người bán (Mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331. 3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 21
  22. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 131 và số dư Có của tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 333. 5. Phải trả người lao động (Mã số 315) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 334 “Phải trả người lao động” trên sổ kế toán chi tiết TK 334 (Chi tiết các khoản còn phải trả người lao động). 6. Chi phí phải trả (Mã số 316) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 7. Phải trả nội bộ (Mã số 317) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn). 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có của các tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”, tài khoản 138 “Phải thu khác”, trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn). 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 22
  23. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (Chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn). II. Nợ dài hạn (Mã số 330) Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336+ Mã số 337 1. Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn. 2. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Có tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn). 3. Phải trả dài hạn khác (Mã số 333) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” và tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí Sổ Cái tài khoản 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (Chi tiết phải trả dài hạn). 4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có các tài khoản: tài khoản 341 “Vay dài hạn”, tài khoản 342 “Nợ dài hạn”, và kết quả tìm được của số dư Có TK 3431 trừ (-) dư Nợ TK 3432 cộng (+) dư Có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343. 5. Thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 335) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 23
  24. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 7. Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 352 (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). B. Vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430) I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417+ Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên sổ kế toán chi tiết TK 4111. 2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 419 “Cổ phiếu quỹ” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình htức ghi trong ngoặc đơn ( ). 5. Chên lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. Trường hợp tài khoản này có số dư bên Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. Trường hợp tài L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 24
  25. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long khoản này có số dư bên Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 7. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 8. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 418 “Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. Trường hợp tài khoản này có số dư bên Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432+ Mã số 433) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 431) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. 2. Nguồn kinh phí (Mã số 432) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số chênh lệch giữa số dư Có của tài khoản 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ tài khoản 161 “Chi sự nghiệp” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK 161 lớn hơn số dư Có TK 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 25
  26. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí - Sổ Cái. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440 = MÃ SỐ 300 + MÃ SỐ 400) 1.3 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua BCĐKT 1.3.1 Nhiệm vụ và phương pháp phân tích BCĐKT 1.3.1.1 Nhiệm vụ phân tích BCĐKT - Phân tích tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn; phân tích cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn; phân tích khả năng thanh toán, - Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích - Đưa ra các đề xuất, biện pháp phù hợp giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. 1.3.1.2 Phương pháp phân tích BCĐKT Khi phân tích BCĐKT thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp cân đối. a) Phương pháp so sánh: Dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này có 3 kỹ thuật so sánh chủ yếu: + So sánh tuyệt đối: là mức độ biến động [vượt (+) hay hụt (-)] của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. + So sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm của mức độ biến động giữa 2 kỳ, kỳ phân tích so với kỳ gốc. + So sánh kết cấu: là tỷ trọng của 1 chỉ tiêu kinh tế trong tổng thể các chỉ tiêu cần so sánh. b) Phương pháp cân đối Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng về lượng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Qua việc so sánh này, các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ kinh doanh cụ thể để đánh giá tính hợp lý của sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng như biến động về tổng giá trị tài sản và nguồn vốn. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 26
  27. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Ngoài ra còn sử dụng thêm các phương pháp như: thay thế liên hoàn, chênh lệch và nhiều khi do đòi hỏi của quá trình phân tích yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Qua đó, các nhà quản trị mới đưa ra được các quyết định đúng đắn, hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2 Nội dung của phân tích của BCĐKT 1.3.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên BCĐKT Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính cần tiến hành: + Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản: Thực hiện việc so sánh sự biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm. Đồng thời còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Để thuận tiện cho việc phân tích ta lập bảng như sau: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch số cuối Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ năm với số đầu năm tiền trọng(%) tiền trọng(%) Số tiền Tỷ lệ(%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I.Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV.Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B.TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III.Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN + Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn: Là viêc so sánh sự biến L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 27
  28. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm. Bên cạnh đó còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ an toàn trong việc huy động vốn. Để thuận tiện cho việc phân tích ta lập bảng như sau: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch số cuối Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ năm với số đầu năm tiền trọng(%) tiền trọng(%) Số tiền Tỷ lệ(%) A.NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN + Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, khi phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Nợ phải trả Hệ số nợ so với tài sản = Tài sản Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả Tài sản Hệ số TS so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu 1.3.2.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Để thấy được hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao, ít công nợ cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, tình trạng hoạt động tài chính kém sẽ làm giảm khả năng thanh toán hay doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Để phân tích xét các chỉ tiêu sau: L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 28
  29. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Hệ số khả năng thanh toán Tổng tài sản ngắn hạn nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn Tiền, các khoản tương đương Hệ số khả năng thanh toán tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn nhanh = Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán Tổng tài sản hiện có hiện hành = Tổng nợ phải trả 1.3.2.3 Phân tích khả năng sinh lời: Phản ánh tổng hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Phân tích thông qua 1 số chỉ tiêu sau: Lợi nhuận (EBIT) - Lợi nhuận/Tổng vốn = Tổng vốn Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thế / Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 29
  30. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCĐKT TẠI CÔNG TY TNHH CN NHÔM THÀNH LONG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Tiền thân của công ty là nhà máy Nhôm thuộc Tổng công ty Thành Long. Nhà máy Nhôm được xây dựng trên diện tích 5 ha và đầu tư đồng bộ một công nghệ dây truyền hiện đại nhất Đài Loan. Với các giàn máy ép đùn có công suất 690T,1460T, 2750T có thể sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn, siêu cứng phục vụ các ngành công nghiệp như: chế tạo máy bay, dầu khí, đóng tàu thủy, tàu hỏa, toa xe, ôtô và ngành xây dựng dân dụng hiện đại Toàn bộ hệ thống thiết bị được đầu tư đồng bộ, theo công nghệ tiên tiến, hiện đại có hệ thống điều khiển tự động PLC như: - Công nghệ đúc rút đứng - bán liên tục, máy phân tích quang phổ của Thụy Sỹ có thể nấu luyện và đúc các mác hợp kim 6061, 6063, 5083 hoặc các mác hợp kim siêu cứng thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. - Công nghệ xử lý bề mặt được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất, điều khiển tự động, sản phẩm đa dạng về màu sắc, có độ bóng cao, đồng đều và có độ bền cơ học hóa học cao. Năm 2000 theo quyết định số 1409/QĐ-UB ngày 27/7/2000 của UBND thành phố Hải Phòng nhà máy nhôm được chuyển đổi thành công ty TNHH Công nghiệp Nhôm Thành Long, hạch toán kinh doanh độc lập. Hiện tại, công ty có 4 phân xưởng chính: phân xưởng đúc luyện, phân xưởng ép đùn, phân xưởng sửa chữa khuôn. Các phân xưởng được đầu tư với dây truyền thiết bị đồng bộ nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty đã từng bước nắm vững và làm chủ công nghệ hiện đại, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Công ty TNHH Công nghiệp Nhôm Thành Long là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập. Bao gồm các ngành nghề kinh doanh sau: - Sản xuất nhôm hợp kim định hình bằng các công nghệ đúc, rập, cán và làm biến dạng kim loại, điện hóa và bảo vệ kim loại, sơn tĩnh điện, phủ phim. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 30
  31. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long - Sản xuất và lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thủy bằng sản phẩm nhôm, nhựa, gỗ - Kinh doanh XNK hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp, vật tư thiết bị phục vụ tiêu dùng và sản xuất. - Sản xuất, nhập khẩu các loại vật liệu, thiết bị cơ khí phục vụ công nghiệp tàu thủy, ôtô, tàu hỏa, công nghiệp sản xuất nhôm hợp kim định hình. 2.1.3 Thuận lợi, khó khăn của Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.3.1 Thuận lợi của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh - Vị trí địa lí: Công ty nằm ở cửa ngõ giao lưu quốc tế của miền Bắc, thuận lợi cho việc giao hàng, nhận hàng hóa. - Nhân lực: Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ quản lý giỏi. Mức lương bình quân so với các nước đang phát triển còn thấp. - Tốc độ xây dựng trong nước đang phát triển. - Sản phẩm: Ở nước ta việc sử dụng các sản phẩm, đồ dùng bằng nhôm và hợp kim nhôm đã trở nên phổ biến và ngày càng thay thế các vật liệu khác như sắt, thép, gỗ ưu điểm của sản phẩm đẹp, nhẹ, không sợ ăn mòn, độ bền cao, dễ tạo hình, dễ gia công lắp ráp Hơn nữa sản phẩm gỗ ngày càng khan hiếm nên vật liệu nhôm trở nên thích hợp với người sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm nhôm cao cấp sử dụng cho công nghiệp và xây dựng nhôm có yêu cầu kĩ thuật cao, kích thước lớn đều phải nhập từ nước ngoài. Hầu hết các nhà máy chưa đáp ứng được, công ty đã đầu tư máy ép đùn có công suất lớn nhất để phục vụ cho ngành mũi nhọn này. Ngoài ra, Công ty đã gia nhập là thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, một tập đoàn tài chính lớn mạnh, đóng nhiều con tàu với trọng tải lớn xuất khẩu cho nước ngoài. Công ty đang dần nắm bắt được công nghệ kỹ thuật để nhanh chóng tiếp cận với những xu thế tiến bộ của công nghiệp tàu biển tiên tiến trên thế giới vì vậy lượng nhôm cung cấp cho ngành đóng tàu ngày một cao là một thuận lợi rất lớn cho công ty. Với những thuận lợi trên công ty ngày một vững bước trên con đường mà mình đã vạch ra. 2.1.3.2 Khó khăn của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 31
  32. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp phải một số khó khăn sau: - Công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Giá cả nguyên vật liệu trên thị trường thường xuyên biến động thất thường. - Ngành luyện kim nhất là luyện kim nhôm ở trong nước chưa có, mà nhập khẩu nước ngoài nên công ty gặp nhiều khó khăn. - Chính phủ chưa có quy chế, quy phạm về sản phẩm nhôm xây dựng, dẫn đến những cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp gây hỗn loạn thị trường, cần có hiệp hội nhôm để đưa ra tiếng nói chung, các quy chuẩn chung của sản phẩm nhôm xây dựng. 2.1.3.3 Thành tựu cơ bản đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Với dây truyền công nghệ hiện đại nhất của Đài Loan và nghiêm túc thực hiện hệ thống ISO 9001 nên các sản phẩm nhôm hợp kim mang thương hiệu VN ADA của công ty đã nhanh chóng được khách hàng trong cả nước tín nhiệm. Luôn là một trong những công ty đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến vào việc đổi mới mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, sản phẩm Nhôm hợp kim định hình có điểm khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường là: màu của màng sơn phủ có thể tùy chọn với độ dày, độ bám, độ bóng, độ cứng cao, đẹp và bền. Dây truyền phủ phim có thể phủ lên bề mặt sản phẩm lớp nhựa polyme có dạng vân gỗ hoặc vân đá thiên nhiên. Một số chỉ tiêu cơ bản của công ty đã đạt được trong 3 năm vừa qua và dự năm 2006,2007,2008 được thể hiện qua bảng sau ( Biểu số 01) Biểu số 01 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 32
  33. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Giá trị sản lượng (tấn/năm) 1.520 2.092 4.000 2. Giá trị doanh thu (đồng) 79.624.926.228 85.114.052.595 220.000.000.000 3. Giá trị nhập khẩu (USD) 2.350.286 4.279.469 9.000.000 4. Vốn sản xuất (đồng) 260.000.000.000 260.000.000.000 260.000.000.000 5. Thu nhập bình quân đầu người - Lao động gián tiếp (đồng/người) 1.600.000 2.300.000 3.100.000 - Lao động trực tiếp (đồng/người) 1.400.000 2.000.000 2.500.000 (Nguồn của phòng tài chính kế toán năm 2009) 2.1.4 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty TNHH CN Nhôm Thành long 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến. Đặc điểm của cơ cấu này thể hiện mối liên hệ giữa các cá nhân trong tổ chức được bằng một đường thẳng. Người thi hành chỉ nhận mệnh lệnh và thi hành mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp. Người phụ trách một bộ phận sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả của bộ phận mình đảm nhiệm. Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH CN Nhôm Thành Long. (Theo nguồn số liệu phòng hành chính - tổng hợp năm 2009) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 33
  34. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. TCTH P.TCKT P.KT nhôm Ban KCS P.KD - XNK Cửa hàng Chi nhánh TP GTSP HCM,HN PX đúc BP thị trƣờng PX ép đùn BP vật tƣ PX oxy hóa Ban nghiên cứu PX khuôn sản phẩm mới PX sơn tĩnh điện và phủ phim Ban TK khuôn Ban cơ điện PT Đội vận chuyển Ban ISO Đội bốc vác BP thí nghiệm L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 34
  35. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: - Giám đốc công ty: là người điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc trong một số lĩnh vực, chỉ đạo đôn đốc công tác sản xuất, là người thay thế giám đốc khi giám đốc đi vắng. - Phòng kĩ thuật: là bộ phận quản lý kĩ thuật, chất lượng, triển khai các kế hoạch đã đề ra và đưa ra giải pháp xử lý về kĩ thuật cho sản phẩm của công ty. - Phòng sản xuất kinh doanh: đảm bảo công tác thị trường, tìm hiểu nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, xem xét ý kiến của khách hàng về các sản phẩm của công ty. Thông qua đó công ty định hướng lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. - Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ lập và cập nhật các chứng từ sổ sách kế toán, theo dõi và báo cáo các hoạt động về tài chính. Tham mưu cho giám đốc về quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. - Phòng tổ chức hành chính: đảm bảo về cơ cấu tổ chức, nhân sự của công ty. - Các ban, tổ, đội và đơn vị sản xuất có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong quản lý nội bộ. Chức năng, nhiệm vụ các ban chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sản xuất phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.5 Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 35
  36. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Phòng tài chính kế toán là phòng nghiệp vụ chuyên môn quản lý TC- KT trong doanh nghiệp, loại doanh nghiệp SXKD thuộc ngành và Nhà nước quản lý. Là đơn vị kế toán áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Nhà nước. Chức năng chủ yếu là quản lý, giám sát, kiểm tra trong quá trình SXKD - Tổ chức hạch toán, tổng hợp báo cáo quyết toán định kỳ với các cấp thẩm quyền, đồng thời theo dõi quản lý, sử dụng tài sản về nguồn và vốn, tổ chức và hướng dẫn thực hiện các chủ trương chế độ chính sách của Nhà nước áp dụng trong doanh nghiệp theo đúng pháp luật quy định. Bộ máy kế toán của công ty hoạt động theo hình thức kế toán tập trung và được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán Kế toán Kế toán Thống kê Thủ quỹ tổng hợp NVL Kho, PX *Chức năng, nhiệm vụ các cá nhân trong bộ máy kế toán: - Trưởng phòng kế toán: làm các chức năng như một kế toán trưởng tại doanh nghiệp. Phụ trách chung các mặt của phòng và là người chịu trách nhiệm lớn về mặt quản lý kinh tế - tài chính trong toàn công ty, là người L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 36
  37. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long giúp việc cho Giám đốc công ty. Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ, lập chương trình công tác tháng, quý, năm cho những người trong phòng; trực tiếp phụ trách phần tài chính, các khoản phải thu, phải trả hàng ngày, công nợ, xử lý kịp thời và thường xuyên báo cáo với Giám đốc để có biện pháp giải quyết. - Phó phòng kế toán: Quản lý toàn bộ tài sản cố định - lập thẻ - theo dõi tăng giảm mua sắm mới đầu tư xây dựng cơ bản, biến động, điều động tài sản cố định trong, ngoài công ty. Nắm vững các chế độ quản lý tài sản do nhà nước quy định để thực hiện và vận dụng thực tế của công ty. Thực hiện chủ trương đổi mới công nghệ hiện đại hóa TSCĐ. Theo dõi thuế VAT đầu ra và đầu vào tập hợp báo cáo định kì về thuế đối chiếu với bộ phận tổng hợp, các đơn vị để báo cáo với cục thuế. Điều hành công việc khi trưởng phòng đi vắng và thực hiện những công việc đột xuất khác. - Kế toán NVL: Theo dõi chi tiết, tổng hợp nhập xuất tồn từng loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất lập các thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ phục vụ sản xuất của công ty; từ đó xây dựng rà soát so sánh điều chỉnh việc thực hiện các loại định mức tiêu hao NLVL trong sản xuất cho từng loại vật tư đối với từng loại sản phẩm chi tiết. Kết hợp với bộ phận thống kê phân xưởng, kỹ thuật phòng SXKD theo dõi chi tiết khuôn có hồ sơ kỹ thuật kèm theo. Trực tiếp thực hiện xuất hàng hóa, thành phẩm, hóa đơn tài chính theo dõi từng kho thành phẩm hàng hóa của công ty. - Kế toán tổng hợp: Tổng hợp toàn bộ doanh thu, chi phí tháng, quý, hạch toán tính kết quả kinh doanh báo cáo Giám đốc, cấp trên. Trực tiếp theo dõi tổng hợp các TK chi phí, hướng dẫn chỉ đạo hạch toán chi tiết, đối chiếu với số tổng hợp, lập báo cáo tài chính, xử lý các vấn đề khác liên quan tới TCKT của công ty để báo cáo trưởng phòng. Đồng thời lập các phương án kinh doanh và các thủ tục cần thiết phục vụ cho việc vay vốn và giao dịch với ngân hàng. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 37
  38. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long - Thủ quỹ: Theo dõi bằng việc mở sổ, giao dịch, đối chiếu, thực hiện lệnh thu - chi, ngân hàng. Tiếp nhận và giao các công văn, lưu trữ của phòng TCHC gửi đến, phòng TCKT gửi đi - theo chỉ dẫn của lãnh đạo phòng - giúp việc cho bộ phận lưu trữ toàn bộ chứng từ, hồ sơ của phòng TCKT. Theo dõi và quản lý, hạch toán các loại quỹ của công ty, thường xuyên, định kì, báo cáo chi tiết sổ phải thu - thực thu - đã chi. Đối chiếu biến động lương, tăng giảm với phòng TCHC để thực hiện trích, nộp, quyết toán toàn bộ với cơ quan BHXH thành phố. - Bộ phận kho và thống kê phân xưởng: Là nhân viên thuộc phòng kế toán đặt tại phân xưởng có chức năng nhiệm vụ như kế toán tại phân xưởng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của phòng kế toán. Quản lý toàn bộ tài sản nguyên nhiên liệu, vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm tại phân xưởng mình quản lý; là người thực hiện trực tiếp các lệnh nhập xuất kho nguyên liệu công cụ dụng cụ thành phẩm và bán thành phẩm tại phân xưởng. Theo dõi về lao động tiền lương tại phân xưởng và các chế độ liên quan đến người lao động tại phân xưởng. So sánh thực hiện định mức nguyên nhiên vật liệu do công ty ban hành đề xuất với phòng kế toán và các bộ phận liên quan về các định mức và các biện pháp quản lý tại phân xưởng tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. 2.1.5.2 Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty Hệ thống sổ sách kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nhật kí chung áp dụng phần mềm kế toán máy. Đặc trưng cơ bản của hình thức này: là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán Nhật ký chung. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 38
  39. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Cuối tháng hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Biểu số 02 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ PHẦN MỀM - Sổ tổng hợp KẾ TOÁN KẾ TOÁN - Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ - Báo cáo tài chính KẾ TOÁN - Báo cáo kế toán CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH quản trị Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kì: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Để thuận tiện cho việc ghi sổ và giảm bớt gánh nặng công việc cho các kế toán viên của phòng tài chính kế toán, công ty đã ứng dụng phần mềm Admin trong công tác ghi sổ, lập báo cáo. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 39
  40. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 03 - Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01/2009 kết thúc vào ngày 31/12/2009. - Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: Nhật ký chung - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam - Hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Giá vật tư xuất dùng được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền cả tháng. - Phương pháp khấu hao: Công ty sử dụng phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản phù hợp với quy định 206/2003 QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 40
  41. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long - Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Kỳ kê khai thuế: theo tháng. 2.1.6 Thực trạng lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 2.1.6.1 Thực trạng lập BCĐKT tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 2.1.6.1.1 Căn cứ lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long - Căn cứ vào sổ cái; sổ kế toán tổng hợp; - Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết; Bảng cân đối kế toán - Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước. 2.1.6.1.2 Quy trình lập Bảng cân đối kế toán Chứng từ kế toán L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 41
  42. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Sổ chi tiết tài Sổ nhật ký chung khoản Sổ cái TK Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số PS Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Trước khi lập Bảng cân đối kế toán công ty có thực hiện một số công việc chuẩn bị như sau: L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 42
  43. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long + Tiến hành kết chuyển các khoản liên quan giữa các tài khoản phù hợp với quy định; + Kiểm kê tài sản và tiến hành điều chỉnh lại số liệu trong Sổ kế toán theo số kiểm kê, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan; + Khóa Sổ cái tổng hợp, chi tiết để xác định số dư cuối kỳ. Định kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nghĩa là kiểm tra xem các nghiệp vụ kinh tế được kế toán nhập dữ liệu vào máy có đầy đủ chứng từ hay không. Nếu có sai sót, kế toán phải có các biện pháp xử lý kịp thời. Các bước kiểm tra được tiến hành như sau: + Kế toán tiến hành in Sổ Nhật ký chung từ phần mềm; + Sắp xếp các chứng từ kế toán cần kiểm tra theo đúng số thứ tự của chứng từ; + Kiểm tra đối chiếu chứng từ với các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh vào Sổ Nhật ký chung; + Đối chiếu số lượng chứng từ với số lượng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh trong Sổ Nhật ký chung; + Đối chiếu nội dung kinh tế của từng chứng từ với nội dung kinh tế từng nghiệp vụ được phản ánh trong Sổ Nhật ký chung; + Kiểm tra mối quan hệ đối ứng tài khoản trong Sổ Nhật ký chung; + Kiểm tra ngày tháng ghi trên chứng từ kế toán, ngày chứng từ trong Sổ Nhật ký chung và ngày ghi Sổ Nhật ký chung. Ví dụ : Ngày 12/12/2009 công ty bán hàng cho công ty Đông hoa: 1. Nhôm nâu bóng số lượng 215 kg , giá vốn: 51361 đồng /kg 2. Nhôm trắng mờ số lượng 687,6 kg, giá vốn: 45506 đồng/kg 3. Nhôm trắng bóng số lượng 2486,4 kg, giá vốn: 46721đồng/kg 4. Nhôm vàng kim số lượng 477,4 kg, giá vốn: 50396 đồng/kg 5. Nhôm nâu bóng số lượng 2793,8 kg, giá vốn: 48661đồng/kg 6. Nhôm trắng mờ XK số lượng 2091 kg, giá vốn:45506 đồng/kg L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 43
  44. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 04 Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Phiếu xuất kho Ngày 12 tháng 12 năm 2009 Số: 42 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Địa chỉ: 215 đường 208 A.Đồng-An Dương-Hải Phòng Họ tên người mua: Công ty Đông hoa Xuất tại kho: Kho 1 - Công ty S Mã vật Tên hàng hóa, ĐV Số lƣợng Đơn giá Thành tiền T tƣ dịch vụ tính T 1 NB Nhôm nâu bóng Kg 215.000 51.361 11 042 615 2 TM Nhôm trắng mờ Kg 687,600 45.506 31 289.925,6 3 TB Nhôm trắng bóng Kg 2486,400 46.721 116.167.094,4 4 VK Nhôm vàng kim Kg 477,400 50.396 24.059.050,4 5 Kg 2793,800 48.661 135.949.101,8 NB Nhôm nâu bóng 6 TMXK Nhôm trắng mờ Kg 2.091000 45.506 95 153 046 XK Cộng 8751,2 413.660.733,2 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 44
  45. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 05 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 45
  46. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Mẫu số: 01 GTKT - 2LN HÓA ĐƠN (GTGT) Ngày 17 tháng 12 năm2009 Số: 16758 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Địa chỉ: 215 đường 208 An Đồng An Dương, Hải Phòng Tài khoản: 0031000462656 Điện thoại: MS: 0200729858 Họ tên người mua: Công ty Đông Hoa Đơn vị: Địa chỉ: 299/20C_LKT_P15 _Q11_TP.HCM Tài khoản: Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 031923097 ST Tên hàng hóa, ĐV Số lượng Đơn Giá Thành tiền T dịch vụ tính 1 Nhôm nâu bóng Kg 215,000 55.714 11. 978. 510 2 Nhôm trắng mờ Kg 687,600 51.905 35 .689 .878 3 Nhôm trắng bóng Kg 24.864,000 56.667 140. 896. 829 4 Nhôm vàng kim Kg 477,400 63.333 30 .235 .174 5 Nhôm nâu bóng Kg 2.793,800 57.619 160 .975. 962 6 Nhôm trắng mờ Kg 2.091,000 53.810 112 .516 .710 Trừ chiết khấu hàng bán: Cộng tiền hàng: 492 293 063 Thuế suất thuế GTGT: 5 % Cộng thuế GTGT: 24614653 Tổng cộng thanh toán: 516 907 716 Số tiền viết bằng chữ: N ăm trăm mười s áu tr ệu c ín trăm linh b ảy ngh ìn b ảy trăm m ười sáu đồng Ngƣời mua hàng Kế toán trƣởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 46
  47. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Để kiểm tra tính có thật của ngiệp vụ kinh tế trên, kế toán tiến hành đối chiếu với sổ Nhật ký chung về số chứng từ, ngày tháng, nội dung kinh tế. Kế toán thực hiện các thao tác trên phần mềm: Chọn “Báo biểu” xuất hiện bảng có dạng: Biểu số 06 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 47
  48. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 07 Đơn vị: Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Mẫu số S03a1 - DN Địa chỉ: 215 đường 208 An Đồng ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC An Dương- Hải Phòng ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 (Trích) Số hiệu TK Chứng từ Số tiền Ngày, đối ứng tháng Diễn giải Số Ngày, ghi sổ Nợ Có Nợ Có CT tháng . 12/12/09 16758 12/12/09 Xuất bán - Kho 1 - Cty Đông Hoa 632 155 413.660.733,2 413.660.733,2 12/12/09 16758 12/12/09 Xuất bán - Kho 1 - Cty Đông Hoa 131 5112 492 .293.063 492 .293.063 12/12/09 16758 12/12/09 Xuất bán - Kho 1 - Cty Đông Hoa 131 3331 24.614.653 24.614.653 . Tổng cộng 1.736.236.988.902 1.736.236.988.902 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc ( Nguồn: phòng Tài chính - kế toán năm 2009) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 48
  49. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Kế toán tiến hành kiểm tra số liệu giữa Sổ Nhật ký chung với Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT và các chứng từ khác liên quan xem có chính xác và hợp lý hay không. Theo quy trình phần mềm kế toán, các số liệu từ Nhật ký chung được tự động nhập vào Sổ Cái. Để xem được Sổ Cái, tiến hành thao tác trên phần mềm như sau: Từ màn hình chính chọn “Kế toán chi tiết”/ “Tiền mặt”/ Xuất hiện biểu số 08 Biểu số 08 Biểu số 09 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 49
  50. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Kế toán chọn tài khoản “511” kết thúc bằng lệnh “Xem” xuất hiện biểu số 10 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 50
  51. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 51
  52. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 10 Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long SỔ CÁI Năm 2009 (Trích) TK Tài Số tiền đối Diễn giải khoản ứng Nợ Có 5112 Doanh thu bán các thành phẩm Số dƣ dầu kì . . 12/12/2009 82976 Xuất bán-Kho 1-Cty Đông hoa 492 293 063 131 Phải thu của khách hàng 3 244 531 265 02/12/200916752 Xuất bán-Kho 1 510 376 666 911 Xác định kết quả kinh doanh Cộng phát sinh trong kì 5112 473907350179 Số dƣ cuối kì 5112 473907350179 473907350179 5115 Doanh thu gia công khác Số dƣ đầu kì 16/12/2009 16754 Gia công hóa già, Anod 45 859 224 131 Phải thu của khách hàng 87 990863 16/12/2009 Gia công Anod trắng mờ 87 990 863 911 Xác định kết quả kinh doanh 87 990 863 Cộng phát sinh trong kì 5115 87 990 863 87 990863 Số dƣ cuối kì 5115 Số dƣ đầu kì 511 Tổng cộng Cộng phát sinh trong kì 511 132.959.735.556 132.959.735.556 Số dƣ cuối kì 511 Biểu số 11 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 52
  53. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long SỔ CÁI Tài khoản phải thu của khách hàng Năm 2009 (Trích) Số tiền Tài TK đối Diễn giải Nợ Có khoản ứng 131 Phải thu nội bộ ngắn hạn Số dƣ đầu kỳ 4.782.232.259 12/12/200916758 Xuất bán-Kho 1-Cty Đông Hoa 516.907.716 5112 Doanh thu bán thành phẩm . 5115 Doanh thu gia công, khác 45.859.224 3/12/2009 Gia công Anod trắng mờ 45.859.224 331 Phải trả cho ngƣời bán Số dƣ đầu kỳ 4.782.232.259 Tổng cộng Cộng số phát sinh trong kỳ 66.763.901.710 62.219.069.746 Số dƣ cuối kỳ 9.327.064.223 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán năm 2009) Biểu số 12 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 53
  54. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long SỔ CÁI Tài khoản tiền mặt Năm 2009 (Trích) Tài TK đối Diễn giải Số tiền khoản ứng Nợ Có 1111 Tiền mặt -Tiền Việt Số dƣ đầu kỳ 859.688.915 01/12/2009 222 Rút tiền gửi nhập quỹ 500 000 000 03/12/2009 225 Rút tiền gửi nhập quỹ 1000 000 000 03/12/2009 678 Nộp tiền vào tài khoản 90 000 000 15/12/2009 234 Nộp tiền về quỹ 200 000 000 331 Phải trả cho ngƣời bán 81.868.788 3/12//2009 Thanh toán tiền nước Tháng11 81.868.788 131 Phải thu của khách hàng 1.720.000.191 . Số dƣ đầu kỳ 859.688.915 Tổng cộng Cộng số phát sinh trong kỳ 57.926.073.954 57.203.561.667 Số dƣ cuối kỳ 1.582.201.202 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 54
  55. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 13 Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long SỔ CÁI Tài khoản Phải trả ngƣời bán Năm 2009 (Trích) Tài TK đối Số tiền khoản ứng Diễn giải Nợ Có 331 Phải trả cho ngƣời bán Số dƣ đầu kỳ 56.915.937.500 1111 Tiền mặt - Tiền Việt 81.868.788 25/12/2009 52 Thanh toán tiền nước T11/2009 81.868.788 153 Công cụ, dụng cụ 134.633.697 1/12/2009 239 Xuất cho sản xuất sản phẩm 3.921.721 17/12/2009243 Xuất cho sản xuất sản phẩm 3.090.905 25/12/2009 245 Xuất cho sản xuất sản phẩm 1.630.141 25/12/2009 246 Xuất cho sản xuất sản phẩm 96.456 25/12//2009 247 Xuất cho sản xuất sản phẩm 216.001 Số dƣ đầu kỳ 26.604.664.538 Tổng cộng Cộng số phát sinh trong kỳ 121.271.754.092 106.662.921.790 Số dƣ cuối kỳ 11.995832236 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Nguồn: Phòng tài chính kế toán năm 2009) Biểu số 14 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 55
  56. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 56
  57. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long BẢNG TỔNG HỢP CÔNG NỢ ( Các khoản phải trả) Năm 2009 (Trích) Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Tài khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có 331001 CTCP Huynh Đệ 12.298.000 12.298.000 331002 Cty TNHH Gas Petrolimex HP 149 .272.613 20 000000 129 272 613 331003 Cty TNHH Phát Đại Thành 135.760.284 135.760.284 331009 Công ty GUANGXI CANDENLY 725.602.827 876.104.240 331019 DNTN Phúc Đạt 34.495.800 34.495.800 331020 TTDVKT Long Châu - Hoàng Tài 754.645.732 1.015.170.378 . Tổng cộng 2.000.504.321 28.605.168.859 121.271.754.092 106.662.921.790 1.026.709.700 13.022.541.981 26.604.664.538 11.995.832.281 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH CN Nhôm Thành Long năm 2009) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 57
  58. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 58
  59. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 15 Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long BẢNG TỔNG HỢP CÔNG NỢ ( Các khoản phải thu) Năm 2009 (Trích) Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Tài khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có 131001 Công ty CP Hà Duy 845.633.513 845.633.513 131002 Cty Đông Hoa .356.475.412 516.907.716 1.290.000.000 583.383.128 131003 Công ty Toa xe Hải Phòng 28.809.270 130.953.900 159.763.170 131004 XN TT Bình An 138.813.675 50.000.000 88.813.675 . 131013 Cty Nhôm Sông Hồng 368 368 131016 DNTN Giang Hà 47.412.775 47.412.775 131016 DNTN Giang Hà (Đặt khuôn) 134.092.400 134.092.400 131018 Công ty xây lắp Hạ Long 32.165.900 32165.900 131019 Cty TNHH XDTM Trang Anh . 6.339.157.498 1.556.925.239 66.763.901.710 62.219.069.746 12.617.505.382 3.290.441.159 Tổng cộng 4.782.232.259 9.327.064.223 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 59
  60. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long (Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH CN Nhôm Thành Long năm 2009) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 60
  61. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Mặt khác, kế toán phải thực hiện bút toán kết chuyển trung gian để lập bảng cân đối tài khoản. Các bút toán kết chuyển để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Kết chuyển giảm trừ doanh thu; Kết chuyển doanh thu thuần; Kết chuyển chi phí. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 61
  62. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Sơ đồ 2.3: Sơ đồ xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 632 911 511 531,532 118.690.858.932 132.959.735.556 K/c giá vốn hàng bán K/c doanh thu thuần 635 15.832.784.529 817.150.204 đ K/c chi phí tài chính Kết chuyển giảm trừ doanh thu 515 641 2.525.347.372 1.152.026.614 K/c chi phí bán hàng K/c doanh thu HĐTC 642 711 4.792.425.699 158.696.006 K/c chi phí QLDN 811 233.219.368 K/c chi phí khác 146. 348 .950. 421 146 .348. 950 .421 421 12.895.642.449(K/c lỗ) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 62
  63. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Thao tác trên máy như sau: Chọn “Kế toán chi tiết”/ “Chi phí” màn hình lúc đó có dạng như sau: Biểu số 16 Sau đó chọn “Bút toán kết chuyển cuối kỳ”/ Xuất hiện bảng, kế toán nhập dữ liệu cần thiết bằng việc kích “Khai báo bút toán” và kết thúc bằng lệnh “Kết chuyển”. Màn hình có dạng như sau: Biểu số 17 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 63
  64. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 18 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 64
  65. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 19 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 65
  66. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 66
  67. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Kế toán thực hiện các thao tác cần thiết như: chọn kỳ báo cáo, in chi tiết, Kết thúc bằng lệnh “Xem” xuất hiện bảng như sau: Biểu số 20 Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH Năm 2009 Tài khoản Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1111 Tiền mặt - Tiền Việt 859 688 915 57 926 073954 57 203 561 667 1.582 201 202 111 859 688 915 57 926 073954 57 203 561 667 1.582 201 202 1121 Tiền Việt gửi ngân hàng 2 318 403 781 242 658 444 736 243 979 096 315 997 752 202 112 2 318 403 781 242 658 444 736 243 979 096 315 997 752 202 131 Phải thu của khách hàng 4 782 232 259 66 763 901 710 62 219 069 746 9 327 064 223 131 4 782 232 259 66 763 901 710 62 219 069 746 9 327 064 223 1331 Thuế GTGT khấu trừ của HHDV 3 368 679 440 6 631 822 397 8 289 751 762 1 710 750 075 133 3 368 679 440 6 631 822 397 8 289 751 762 1 710 750 075 1362 Phải thu nội bộ khác 35 482 304 451 72 969 472 597 86 714 463 274 21 737 313 774 1368 Phải thu nội bộ dài hạn 230 000 000 000 230 000 000 000 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 68
  68. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 136 265 482 304 451 72 969 472 597 86 714 463 274 251 737 313 774 138 Phải thu khác 30 502 614 457 9 532 407 640 9 304 887 849 30 730 134 248 138 30 502 614 457 9 532 407 640 9 304 887 849 30 730 134 248 1411 Tạm ứng phục vụ sản xuất 1 298 011 348 2 175 824 323 1 549 116 562 1 924 719 109 1412 Tạm ứng cá nhân 4 000 000 10 000 000 7 500 000 6 500 000 141 1 302 011 348 2 185 824 323 1 556 616 562 1931 219 109 142 Chi phí phải trả 58 961 300 28 050 000 79 577 969 7 433 331 142 58 961 300 28 050 000 79 577 969 7 433 331 144 Thế chấp kí quỹ kí cược ngắn hạn 2 267 017 860 17 153 282 679 19 420 300 539 144 2 267 017 860 17 153 282 679 19 420 300 539 152 Nguyên liệu vật liệu 11 633 750 808 129 866 098 420 138 297 232 494 3 202 616 734 152 11 633 750 808 129 866 098 420 138 297 232 494 3 202 616 734 153 Công cụ, dụng cụ 2 134 464 279 6 925 117 353 5 621 173 448 3 438 408 184 153 2 134 464 279 6 925 117 353 5 621 173 448 3 438 408 184 154 Chi phí SXKD dở dang 48 912 614 611 148 942 360 875 140 010 258 007 3 919 606 516 1548Chi phí SXKD dở dang gia công nhôm thỏi 1 739 276 500 1 427 743 831 311 532 669 154 48 912 614 611 150 681 637 375 141 438 001 838 58 156 250 148 155 Thành phẩm 5 568 340 423 105 068 169 631 106 716 903 538 3 919 606 516 155 5 568 340 423 105 068 169 631 106 716 903 538 3 919 606 516 156 Hàng hoá 1 039 861 048 173 308 406 866 552 642 156 1 039 861 048 173 308 406 866 552 642 211 Tài sản cố định hữu hình 131 545 898 719 131 545 898 719 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 69
  69. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 2112 Nhà cửa, vật kiến trúc 476 093 584 476 093 584 2113 Máy móc, thiết bị 1 397 410 040 204 711 131 1 602 121 171 2115 Thiết bị, đồ dùng quản lý 15 368 000 15 368 000 2118 TSCĐ hữu hình khác 25 000 000 25 000 000 211 133 459 770 343 204 711 131 1 602 121 171 241 Mua sắm xây dựng cơ bản 14 110 353 518 1 055 442 248 15 165 795 766 241 14 110 353 518 1 055 442 248 15 165 795 766 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 23 747 897 766 6 704 905 972 30 452 803 738 214 23 747 897 766 6 704 905 972 30 452 803 738 242 Chi phí trả trước dài hạn 46 895 482 028 4 175 389 011 2 813 324 771 2 813 324 771 242 46 895 482 028 4 175 389 011 2 813 324 771 2 813 324 771 3111 Vay ngắn hạn 56 915 937 500 64 515 937 500 88 048 071 942 80 448 071 942 311 56 915 937 500 64 515 937 500 88 048 071 942 80 448 071 942 331 Phải trả cho người bán 26 604 664 538 121 271 754 092 106 662 921 790 11 995 832 236 331 26 604 664 538 121 271 754 092 106 662 921 790 11 995 832 236 3331 Thuế GTGT phải nộp 2 550 286 155 7 713 126 042 5 797 298 153 634 458 266 33312 Thuế GTGT của hàng nhập khẩu 50 512 664 2 456 776 091 2 827 769 753 521 506 326 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 1 7 192 521 7 192 522 3334 Thuế TNDN 47 302 241 47 302 241 3335 Thuế thu nhập cá nhân 8 726 998 933 999 8 464 528 16 257 527 3338 Các loại thuế khác 3000 000 3000 000 333 2 609 525 816 10 228 330 894 8 691 027 197 1 072 222 119 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 70
  70. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 334 Phải trả công nhân viên 933 844 683 8 757 485 951 9 325 982 962 1 502 341 694 334 933 844 683 8 757 485 951 9 325 982 962 1 502 341 694 335 Chi phí phải trả 34 546 670 845 413 422 877 234 817 66 368 065 335 34 546 670 845 413 422 877 234 817 66 368 065 336 Phải trả nội bộ 209 367 869 866 75 322 784 824 57 329 619 366 191 374 704 408 336 209 367 869 866 75 322 784 824 57 329 619 366 191 374 704 408 3382 Kinh phí công đoàn 231 677 067 191 260 500 239 010 503 279 427 070 3383 Bảo hiểm xã hội 144 190 294 638 364 410 1 764 570 414 1 270 396 298 3388 Phải trả, phải nộp khác 7 950 035 15527 047 23 477082 338 383 817 396 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 184 489 396 7 920 710 1 249 500 177 818 186 351 184 489 396 7 920 710 1 249 500 177 818 186 411 Nguồn vốn kinh doanh 260000000000 260000000000 411 260000000000 260000000000 413 Chênh lệch tỉ giá hối đoái 359 050 307 359 050 307 413 359 050 307 359 050 307 421 Lợi nhuận chư phân phối 12 895 642 449 12 895 642 449 421 12 895 642 449 12 895 642 449 4311 Quỹ khen thưởng 418 950 000 131 050 000 48 530 000 501 470 000 4312 Quỹ phúc lợi 213 525 000 413 100 000 54 235 000 572 390 000 431 632 475 000 544 150 000 102 765 000 1 073 860 000 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 71
  71. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 5111 Doanh thu bán hàng hóa 118 431 645 846 118 431 645 846 5112 Doanh thu bán các thành phẩm 14 528 089 710 118 431 645 846 5115 Doanh thu gia công, khác 14 528 089 710 118 431 645 846 511 132 959 735 556 132 959 735 556 515 Doanh thu hoạt động tài chính 1 152 026 614 1 152 026 614 515 1 152 026 614 1 152 026 614 531 Hàng bán bị trả lại 84 067 222 84 067 222 531 84 067 222 84 067 222 532 Giảm giá hàng bán 733 082 982 733 082 982 532 733 082 982 733 082 982 621 Chi phí NVL trực tiếp 125 019 552 342 125 019 552 342 621 125 019 552 342 125 019 552 342 622 Chi phí nhân công trực tiếp 4 494 203 983 4 494 203 983 622 4 494 203 983 4 494 203 983 627 Chi phí sản xuất chung 19 224 528 932 19 224 528 932 627 19 224 528 932 19 224 528 932 632 Giá vốn hàng bán 118 690 858 932 118 690 858 932 632 118 690 858 932 118 690 858 932 635 Chi phí tài chính 15 823 784 529 15 823 784 529 635 15 823 784 529 15 823 784 529 641 Chi phí bán hàng 2 525 347 372 2 525 347 372 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 72
  72. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 641 2 525 347 372 2 525 347 372 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4 792 425 699 4 792 425 699 642 4 792 425 699 4 792 425 699 Thu nhập khác 158 696 006 158 696 006 711 158 696 006 158 696 006 811 Chi phí khác 233 219 386 233 219 386 811 233 219 386 233 219 386 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hh 47 302 241 47 302 241 821 47 302 241 47 302 241 911 Xác định kết quả kinh doanh 146 348 950 421 146 348 950 421 911 146 348 950 421 146 348 950 421 Tổng cộng 580 783 759 193 580 783 759193 1736236988902 1736236988902 578664628345 578664628345 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH CN Nhôm Thành Long năm 2009) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 73
  73. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Biểu số 21 Biểu số 22 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 74
  74. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC An Đồng-Hải Phòng ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2009 Đơn vị tính:VND Thuyết TÀI SẢN Mã số Số cuối năm Số đầu năm minh A - TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100=110+120+130+140+150) 100 145. 182.265. 786 151. 501 .324. 659 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 2. 579 .953. 404 3 .178. 092. 696 1. Tiền 111 V.01 2. 579. 953 .404 2. 579 .953 .404 2. Các khoản tương đương tiền 112 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 69.369. 475. 643 72. 037. 530. 846 1. Phải thu của khách hàng 131 12 617 505 .382 5 270 654. 524 2. Trả trước cho người bán 132 1.026.790.700 756 .514 414 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 24 957 626 .774 35. 484. 617. 451 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 30 767.633 787 30 525 744 457 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 69. 583 434. 224 69. 289 .031 .169 1. Hàng tồn kho 141 V.04 69. 583. 434. 224 69. 289. 031. 169 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 3 .649 .402. 515 6. 996. 669. 948 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 7. 433. 331 58. 961. 300 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1. 710.750 .075 3 368 679 440 3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 154 V.05 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 1 931 219 109 3 569 029 208 B- TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 396 .633. 854. 263 400 .716 .542. 616 I.Các khoản phải thu dài hạn 230. 000 .000 .000 230. 000. 000. 000 3.Phải thu dài han nội bộ 230 .000 .000 .000 230 .000 .000. 000 II. Tài sản cố định 220 118 .376 .307. 995 123 .821. 060. 588 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 103 .210 .512. 229 109 .710. 707. 070 Nguyên giá 222 133. .664. 481. 474 133. 459. 770 .343 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 75
  75. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Giá trị hao mòn lũy kế(*) 223 30 453 969 245 23 749 063 273 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 15 165 795 766 14 110 353 518 V. Tài sản dài hạn khác 260 48 257 546 268 46 895 482 028 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 48 257 546 268 46 895 482 028 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 541 816 120 049 552 217 867 275 Thuyết NGUỒN VỐN Mã số Số cuối năm Số đầu năm minh A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 295 .785 .622 .498 298 .305 .075. 544 I. Nợ ngắn hạn 310 176. 250. 350. 892 178. 763. 132. 728 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 80. 448. 071. 942 569. 915. 937. 500 2. Phải trả người bán 312 13 .022 .541. 936 27 361 178 952 3. Người mua trả tiền trước 313 3 .290 .441 .159 488 .422. 265 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 1. 072. 222 .119 2. 609. 525. 816 5. Phải trả người lao động 315 1 .502 .341 .694 933 .844. 683 6. Chi phí phải trả 316 66 .368 .065 34 .546. 670 7. Phải trả nội bộ 317 75 .237. 563. 988 90 .012. 729. 446 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xd 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 1. 610. 799. 989 406. 947. 396 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 119 .535 .271.606 119 .541 .942. 816 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn khác 334 V.20 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 177. 818. 186 184. 489. 396 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 2 46 030 .497 .551 253 .912 .791. 731 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 2 46 .030 .497 .551 253 912 791 731 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 260. 000. 000. 000 260. 000. 000. 000 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 76
  76. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 (12 .895 .642 .449) (5 .454 .733. 269) 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 (1 .073. 860. 000 ) (632. 475. 000) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 (1 .073 .860 .000 ) (632 .475. 000) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 541 .816 .120 .049 552. 217. 867. 275 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH CN Nhôm Thành Long năm 2009) L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 77
  77. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CN NHÔM THÀNH LONG 3.1 Đánh giá những ƣu nhƣợc điểm trong công tác tổ chức lập và phân tích BCĐKT của Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long Việt Nam ta đang trên đà hội nhập được đánh dấu bằng sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 07/11/2006 đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt được xu thế phát triển và thích nghi với môi trường kinh doanh mới trong cơ chế thị trường hiện nay. Để đáp ứng được điều này đòi hỏi các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp luôn phải được cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình nhằm đưa ra được các phương án kinh doanh và các chính sách quản lý cho phù hợp. Công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp phải là công cụ quản lý hữu hiệu trong việc theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo đưa ra được những quyết chính xác. Doanh nghiệp có tổ chức tốt được công tác hạch toán kế toán thì doanh nghiệp đó mới luôn đảm bảo được chỗ đứng của mình trên thị trường nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay. Vì vậy, cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, công tác lập và phân tích kế toán cũng ngày một được hoàn thiện và coi trọng hơn nhằm đáp ứng tốt hơn cho công tác quản lý. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH CN Nhôm Thành Long, em nhận thấy trong công tác lập và phân tích BCĐKT của công ty có một số ưu nhược điểm như sau: 3.1.1 Những ưu điểm đã đạt được trong công tác kế toán của Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 78
  78. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long +> Công tác tổ chức, quản lý kế toán tại công ty: Phân công công việc rõ ràng, mỗi kế toán viên đảm nhiệm từng phần hành kế toán khác nhau phù hợp với trình độ năng lực của mỗi người và yêu cầu quản lý của công ty đảm bảo nguyên tắc chuyên môn hóa. Đồng thời các nhân viên kế toán đều chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng kế toán đã tạo được sự thống nhất trong việc điều hành và hoạt động của phòng tài chính kế toán. Công ty áp dụng các chính sách, chế độ, hình thức kế toán phù hợp giúp cho việc quản lý thông tin cũng như tính toán các chỉ tiêu thuận tiện và hiệu quả hơn. Để giảm bớt công sức và thời gian cho nhân viên kế toán công ty đã tiếp cận và áp dụng phần mềm kế toán vào công tác ghi nhận và xử lý thông tin kế toán đáp ứng cho yêu cầu quản lý một cách kịp thời, chính xác. Công ty luôn cập nhật và trang bị thêm những kiến thức về hệ thống kế toán quốc tế cũng như các chuẩn mực kiểm toán trong nước và quốc tế cho đội ngũ nhân viên kế toán. +>Công tác lập báo cáo tài chính Công ty đã thực sự quan tâm đúng mức tới công tác lập Báo cáo tài chính Doanh nghiệp, điều đó được thể hiện qua: - Kế toán công ty đã tuân thủ hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính quy định. - Tuân thủ trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ kế toán. - Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để thực hiện tốt việc phản ánh ghi chép số liệu vào các tài khoản, sổ kế toán, kiểm tra và đảm bảo tính chính xác, đầy đủ đúng với thực tế tại Công ty. - Khoá sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa các sổ chi tiết và tổng hợp tương ứng. L ê Th ị Minh Hoà _QTL201K_ĐHDL Hải Phòng 79