Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát

pdf 100 trang huongle 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bang_can_doi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát

  1. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kế toán đã trở thành công cụ đặ biệt quan trọng, bằng hệ thống các phương pháp khoa học kế toán đã thể hiện được tính ưu việt của mình trong việc bao quát toàn bộ tình hình tài chính và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác. Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, để hòa nhập với nền kinh tế thị trường, Công ty TNHH Hưng Phát luôn chú trọng công tác hạch toán kế toán sao cho ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả tốt hơn. Bảng cân đối kế toán có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, là một trong bốn Báo cáo phải lập trong hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp do Bộ tài chính quy định. Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán và phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, rỉu ro và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó công tác lập và phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của công việc trên đối với sự phát triển của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hưng Phát em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu Bảng cân đối kế toán của Công ty và em đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hƣng Phát”. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 1
  2. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng công tác tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hƣng Phát. Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hƣng Phát. Khóa luận được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám đốc, các cô chú phòng kế toán, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn ThS. Phạm Văn Tưởng. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ còn hạn chế, thu thập thông tin và tài liệu chưa có kinh nghiệm nên bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 2
  3. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP 1.1/ Một số vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. 1.1.1/ Khái niệm Báo cáo tài chính và sự cần thiết của Báo cáo tài chính trong quản lý kinh tế. 1.1.1.1/ Khái niệm Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như tình hình chi phí, kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát khác về doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Cung cấp các thông tin kinh tế – tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam bao gồm 4 loại sau: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính 1.1.1.2/ Sự cần thiết của báo cáo tài chính trong quản lý kinh tế. Các nhà quản trị muốn đưa ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn thì họ cần phải căn cứ vào điều kiện hiện tại và những dự đoán tương lai, dựa vào những thông tin có liên quan đến quá khứ và kết quả kinh doanh đạt được. Những thông tin đáng tin cậy đó do các doanh nghiệp lập các bảng tóm lược quá trình hoạt động cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được. Các bảng này được gọi là các Báo cáo tài chính. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 3
  4. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát BCTC được lập nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính cho các đối tượng quan tâm để: kiểm tra, giám sát tư vấn, hướng dẫn (với các cơ quan nhà nước); Đưa ra quyết định đầu tư (với nhà đầu tư); đưa ra các chính sách phát triển (với chủ doanh nghiệp); hiểu rõ khả năng thanh toán (với chủ nợ); ý thức rõ hơn tinh thần trách nhiệm trong lao động và sản xuất (với cán bộ công nhân viên); đưa ra các quyết định hợp tác kinh doanh (với khách hàng, với nhà cung cấp); Do đó, hệ thống BCTC là rất cần thiết đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. 1.1.2/ Mục đích, vai trò của Báo cáo tài chính. 1.1.2.1/ Mục đích của Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: - Tài sản; - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước; -Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán; - Các luồng tiền. Ngoài các thông tin này doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. 1.1.2.2/ Vai trò của Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp: cơ quan quản Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 4
  5. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát lý nhà nước, các nhà đầu tư hiện đại và đầu tư tiềm năng, kiểm toán viên và các đối tượng khác. BCTC cung cấp những chỉ tiêu kinh tế – tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế – tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho biết kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được trong hoàn cảnh đó. Bằng việc xem xét và phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng có thể đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng có nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy các đối tượng có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù, mục đích sử dụng của họ khác nhau nhưng thường liên quan tới nhau do vậy họ thường sử dụng các công cụ và các kỹ thuật cơ bản khác nhau để phân tích, xem xét báo cáo tài chính.  Đối với doanh nghiệp: BCTC cung cấp các thông tin quan trọng về tình hình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý phân tích đánh giá tìm ra ưu điểm và nhược điểm, nguyên nhân của quá trình hoạt động đã qua, từ đó đưa ra những chiến lược phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp.  Đối với nhà nước: Báo cáo tài chính là nguồn tài liệu quan trọng cho việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán và hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán, thuế và kỷ luật tài chính tín dụng Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của mình mà từng cơ quan kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 5
  6. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát + Cơ quan thuế: kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các loại thuế, xác định chính xác số thuế phải nộp, đã nộp số thuế đã được khấu trừ, miễn giảm của doanh nghiệp. + Cơ quan tài chính: kiểm tra đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, kiểm tra việc chấp hành các chính sách quản lý nói chung và quản lý vốn nói riêng.  Đối tượng khác: * Chủ đầu tư: Báo cáo tài chính thể hiện tình hình tài chính, khả năng sử dụng hiệu quả các loại nguồn vốn, khả năng sinh lời, từ đó làm cơ sở tin cậy cho quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. * Bạn hàng ( người mua, nhà cung cấp) : Báo cáo tài chính giúp họ phân tích đánh giá khả năng thanh toán, uy tín của doanh nghiệp để quyết định có quan hệ mua bán sản phẩm, hàng hoá với doanh nghiệp hay không? * Người lao động: Báo cáo tài chính được lập giúp cho người lao động hiểu rõ hơn tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó giúp họ ý thức hơn trong sản xuất, đó là điều kiện gia tăng doanh thu và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, các thông tin trên báo cáo tài chính còn có tác dụng củng cố niềm tin và sức mạnh cho người lao động của doanh nghiệp để họ nhiệt tình và hăng say trong lao động góp phần vào công cuộc phát triển của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung. 1.1.3/ Đối tượng áp dụng. Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những quy định hưỡng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 6
  7. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Ngoài ra: - Đối với doanh nghiệp nhà nước độc lập và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ riêng của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguỵên lập Báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược. - Đối với các đơn vị kế toán cấp trên ( Tổng công ty hoặc công ty không phải của nhà nước) có các đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc có lập Báo cáo tài chính còn phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp cuối năm. - Đối với các đơn vị kế toán cấp trên ( Tổng công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo mo hình không có công ty con hoặc các doanh ghiệp nhà nước) có các đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc có lập Báo cáo tài chính còn phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa niên độ và cuối năm. -Đối với tổng công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con còn phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và cuối năm. - Đối với tập đoàn ( công ty mẹ con) phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất cuối năm. 1.1.4/ Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính”, việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu sau: BCTC phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. BCTC phải được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, các doanh nghiệp phải: - Lựa chọn và áp dụng các chế độ chính sách kế toán phù hợp với các quy định cụ thể của nhà nước. - Trình bày các thông tin kể cả các chính sách kế toán nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy và so sánh được. - Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình kết quả SXKD của doanh nghiệp. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 7
  8. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 1.1.5/ Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính. Cũng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, khi lập và trình bày BCTC phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc: Hoạt động liên tục. Nguyên tắc này đòi hỏi khi lập và trình bày BCTC, giám đốc (người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Nguyên tắc: Cơ sở dồn tích. Doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và các BCTC có liên quan. Nguyên tắc: Nhất quán. Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: - Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; - Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Nguyên tắc: Trọng yếu và tập hợp Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Nguyên tắc: Bù trừ. Nguyên tắc này đòi hỏi: - Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 8
  9. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: + Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác + Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày BCTC, ví dụ như: hoạt động kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh ngoại tệ. Đối với các khoản mục được phép bù trừ, trên BCTC chỉ trình bày số lãi hoặc lỗ thuần (sau khi bù trừ). Nguyên tắc: Có thể só sánh được. Các thông tin bằng số liệu trong BCTC phải được trình bày tương ứng giữa các kỳ (kể cả các thông tin diễn giải bằng lời cần thiết). Khi thay đổi cách trình bày hoặc phân loại các khoản mục thì phải phân loại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải nêu rõ lý do của việc phân loại. 1.1.6/ Hệ thống Báo cáo tài chính. (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) 1.1.6.1/ Hệ thống Báo cáo tài chính: Bao gồm:  Báo cáo tài chính năm: Gồm: - Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 – DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03 – DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09 – DN)  Báo cáo tài chính giữa các niên độ  Báo cáo tài chính giữa các niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa các niên độ (mẫu B01a – DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa các niên độ (mẫu B02a – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa các niên độ (mẫu B03a – DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu B09a – DN)  Báo cáo tài chính giữa các niên độ dạng tóm lược, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa các niên độ (mẫu B01b – DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa các niên độ (mẫu B02b – DN) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 9
  10. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa các niên độ (mẫu B03b – DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu B09a – DN)  Báo cáo tài chính hợp nhất: Gồm: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất (mẫu B01 – DN/ HN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (mẫu B02 – DN/ HN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (mẫu B03 – DN/ HN) - Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (mẫu B09 – DN/ HN)  Báo cáo tài chính tổng hợp: Gồm: - Bảng cân đối kế toán tổng hợp (mẫu B01 – DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp (mẫu B02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp (mẫu B03 – DN) - Thuyết minh báo cáo tài tổng hợp (mẫu B09 – DN) Mỗi BCTC phản ánh các nghiệp vụ, sự kiện ở các phạm vi và góc độ khác nhau, do vậy chúng có sự tương hỗ lẫn nhau trong việc thể hiện tình hình tài chính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có BCTC nào chỉ phục vụ cho một mục đích hoặc có thể cung cấp mọi thông tin cần thiết làm thỏa mãn mọi nhu cầu sử dụng. Điều này nói lên tính hệ thống của BCTC trong việc cung cấp thông tin cho người sử dụng. Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày trong từng BCTC quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, yêu cầu quản lý điều hành các ngành, các tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên doanh Có thể căn cứ vào đặc thù của mình để nghiên cứu, cụ thể hóa và xây dựng thêm các BCTC chi tiết khác cho phù hợp, nhưng phải được Bộ Tài Chính chấp thuận bằng văn bản. 1.1.6.2/ Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính. (1) Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày Báo cáo tài chính năm. Các công ty, Tổng công ty có cá đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập Báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập Báo cáo tài Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 10
  11. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát chính tổng hợp hoặc Báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên Báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, tổng công ty. (2) Đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập Báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược. Đối với Tổng công ty hoặc DNNN có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp hoặc Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (*) (3) Công ty mẹ và tập đoàn phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (*) và Báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của chuẩn mực kế toán số 11 “ Hợp nhất kinh doanh”. (*) Việc lập BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện từ năm 2008. 1.1.6.3/ Kỳ lập Báo cáo tài chính. - Kỳ lập BCTC năm: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. - Kỳ lập BCTC giữa niên độ: là mỗi quý của năm tài chính (trừ quý IV) - Kỳ lập BCTC khác + Doanh nghiệp có thể lập BCTC theo chu kỳ kế toán khác (tháng, 6 tháng, 9 tháng, ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. + Đơn vị bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập BCTC tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 11
  12. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 1.1.6.4/ Thời hạn nộp Báo cáo tài chính.  Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc: - Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 45 ngày đối với Tổng công ty Nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. - Thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 90 ngày đối với Tổng công ty Nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.  Đối với các loại hình doanh nghiệp khác: Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, đối với các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Ngoài ra các đơn vị kế toán khác trực thuộc đơn vị cấp trên nộp BCTC năm (quý) cho cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định. 1.1.6.5/ Nơi nộp Báo cáo tài chính. Theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, nơi nộp BCTC được quy định cụ thể như sau: Nơi gửi BCTC CQ CQ CQ CQ CQ Loại doanh nghiệp Thời hạn cấp Tài chính Thuế Thống Đăng (4) lập BCTC trên (1) (2) kê ký kd (3) 1. DNNN Quý, năm X X X X X 2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư Năm X X X X X nước ngoài. 3. Các loại doanh Năm X X X X nghiệp khác. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 12
  13. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát (1) Đối với doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW phải lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan chủ quản của mình tại tỉnh, thành phố đó. Đối với doanh nghiệp nhà nước trực thuộc TW còn phải nộp BCTC cho cơ quan chủ quản của mình là Bộ tài chính (Cục tài chính doanh nghiệp). Đối với các loại hình doanh nghiệp nhà nước như: Ngân hàng thương mại, Công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán, phải nộp BCTC cho bộ tài chính (Vụ tài chính ngân hàng). Riêng công ty kinh doanh chứng khoán còn phải nộp BCTC cho Uỷ ban chứng khoán nhà nước. (2) Các doanh nghiệp phải gửi BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty nhà nước còn phải nộp BCTC cho Bộ tài chính (Tổng cục thuế). (3) DNNN có đơn vị kế toán cáp trên thì phải nộp báo cáo cho đơn vị kế toán cấp trên. Đối với doanh nghiệp khác kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị cấp trên theo quyết định của kế toán đơn vị cấp trên. (4) Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC thì kiểm toán trước khi nộp BCTC theo quy định. BCTC của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải dính kèm báo cáo kiểm toán và BCTC khi nộp cho cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên. 1.1.6.6/ Công khai Báo cáo tài chính. - Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.  Hình thức công khai báo cáo tài chính: - Phát hành ấn phẩm - Thông báo bằng văn bản - Niêm yết - Các hình thức khác theo quy định Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 13
  14. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát  Nội dung công khai báo cáo tài chính: - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Kết quả hoạt động kinh doanh. - Trích lập và sử dụng các quỹ. - Thu nhập của người lao động. 1.2/ Bảng cân đối kế toán và phƣơng pháp lập Bảng cân đối kế toán. 1.2.1/ Bảng cân đối kế toán và kết cấu Bảng cân đối kế toán. 1.2.1.1/ Khái niệm Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là BCTC tổng hợp phản ánh khái quát toàn bộ tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có đặc điểm sau: - Phản ánh một cách khái quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất; - Phản ánh tình hình nguồn vốn theo 2 cách phân loại: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn; - Phản ánh dưới hình thái giá trị (dùng thước đo bằng tiền); - Phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm nhất định thường là cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm). 1.2.1.2/ Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán. Theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC ở Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, trên BCĐKT các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn; Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 14
  15. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn; b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn; + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 1.2.1.3/ Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán. Kết cấu BCĐKT gồm hai phần: Phần Tài sản; phần Nguồn vốn và có thể kết cấu theo kiểu 1 bên (kiểu dọc) hoặc kiểu 2 bên (kiểu ngang). Ở mỗi phần trên BCĐKT đều có 5 cột theo trình tự: “Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”; “Mã số”; “Thuyết minh”; “Số đầu năm”; “Số cuối năm”. Phần Tài sản: Gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập Báo cáo. Căn cứ vào tính chu chuyển của Tài sản, phần Tài sản được chia làm 2 loại: - Loại A: Tài sản ngắn hạn. - Loại B: Tài sản dài hạn. Trong đó: - Về mặt kinh tế: các chỉ tiêu ở phần Tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản dưới hình thức vật chất. - Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu ở phần Tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng tại thời điểm lập Báo cáo. Phần Nguồn vốn: Gồm các chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập Báo cáo. Phần Nguồn vốn cũng được chia làm 2 loại: Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 15
  16. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - Loại A: Nợ phải trả. - Loại B: Vốn chủ sở hữu. Trong đó: - Về mặt kinh tế: số liệu phần Nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh. - Về mặt pháp lý: số liệu của các chỉ tiêu phần Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp. Ngoài 2 phần chính trên BCĐKT còn có thêm phần các chỉ tiêu ngoài BCĐKT để phản ánh một số tài sản mà doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng có quyền quản lý, sử dụng. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 16
  17. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Đơn vị: Mẫu số B01 - DN Địa chỉ: Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm Đơn vị tính: Thuyết Số cuối Số đầu TÀI SẢN Mã số minh năm năm 1 2 3 4 5 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100= 100+ 120+ 130+ 140+ 150) 100 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 1. Tiền 111 V.01 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 V.04 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 4. Tài sản ngắn hạn khác 148 Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 17
  18. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200= 210+ 220+ 240+ 250+ 260) 200 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 4. Tài sản ngắn hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 - Nguyên giá 222 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 III. Bất động sản đầu tƣ 240 V.12 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh 242 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 2. Phải trả người bán 312 Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 18
  19. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 V.17 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải nộp, phải trả ngắn hạn khác 319 V.18 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.19 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 19
  20. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Số đầu Số cuối Chỉ tiêu Thuyết minh năm năm 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại 6. Dự toán chi sự nghiệp Lập, ngày tháng năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, giám đốc) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 20
  21. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 1.2.2/ Cơ sở số liệu và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN). 1.2.2.1/ Cơ sở số liệu lập Bảng cân đối kế toán. - Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán năm trước; - Căn cứ vào số dư các tài khoản loại 1,2,3,4 và loại 0 trên các Sổ kế toán chi tiết và Sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo; - Bảng cân đối số phát sinh tài khoản (nếu có). 1.2.2.2/ Trình tự lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN): Có 6 bước để lập BCĐKT: Bƣớc 1: Kiểm soát các chứng từ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ; Bƣớc 2: Cộng sổ kế toán các tài khoản kế toán trung gian; Bƣớc 3: Thực hiện khóa Sổ kế toán tạm thời (cả sổ kế toán tổng hợp và chi tiết); Bƣớc 4: Kiểm soát sự phù hợp về số liệu kế toán giữa các Sổ kế toán; Bƣớc 5: Kiểm kê và lập biên bản xử lý kiểm kê, thực hiện điều chỉnh số liệu trên hệ thống sổ kế toán trên cơ sở biên bản xử lý kiểm kê; Bƣớc 6: Khóa sổ kế toán chính thức, lập BCĐKT (vào mẫu biểu B01-DN). Sau khi lập tiến hành kiểm tra công tác lập Bảng cân đối kế toán. Sơ đồ quá trình lập Bảng cân đối kế toán: Kiểm tra đối chiếu Điều chỉnh số liệu Tập hợp số liệu từ sổ NVKTPS kế toán Kiểm tra ký duyệt Lập bảng CĐKT Khóa sổ kế toán, bút toán kết chuyển 1.2.2.3/ Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN). -“Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi Báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chi tiết của các chỉ tiêu này trong BCĐKT. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 21
  22. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm”của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước. - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm nay (lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong BCĐKT để ghi). Một số tài khoản đặc biệt cần lưu ý: + Các tài khoản dự phòng (TK 129,130,149,159), hao mòn TSCĐ (TK 214) mặc dù có số dư bên Có nhưng vẫn được ghi bên phần “Tài sản” bằng cách ghi âm (ghi đỏ) nhằm phản ánh chính xác quy mô tài sản hiện có ở doanh nghiệp. + Các TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”; TK 413 “Chênh lệch tỷ giá”; TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có nhưng được ghi bên phần “Nguồn vốn”. Nếu tài khoản có số dư bên Có thì ghi đen bình thường, còn nếu tài khoản có số dư bên Nợ thì phải ghi đỏ (hay ghi trong ngoặc đơn) để trừ đi. + Một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp như “Hàng tồn kho”, “Các khoản phải thu”, “Các khoản phải trả”, do có liên quan đến nhiều tài khoản nên phải tiến hành tổng hợp số liệu từ các tài khoản có liên quan để lấy số liệu ghi vào chỉ tiêu trên BCĐKT. Xét TK 131: - Trường hợp dư Nợ ghi vào phần tài sản, chỉ tiêu phải thu khách hàng - Trường hợp dư Có ghi vào phần nguồn vốn, chỉ tiêu người mua trả trước. Xét TK 331: - Trường hợp dư Nợ ghi vào phần tài sản, chỉ tiêu doanh nghiệp trả trước cho người bán - Trường hợp dư Có ghi vào phần nguồn vốn, chỉ tiêu phải trả người bán. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 22
  23. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Phƣơng pháp lập các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán Phần “Tài sản” A – Tài sản ngắn hạn (Mã số 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112) 1. Tiền (Mã số 111): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” được tính bằng tổng số dư Nợ cuối kì trên Sổ Cái hoặc Nhật kí Sổ Cái của các TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” và TK 113 “Tiền đang chuyển”. 2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ cuối kỳ của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129) 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ cuối kỳ trên Sổ Cái hoặc Nhật kí Sổ Cái của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và tài khoản 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” sau khi đã trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu có mã số 112 “Các khoản tương đương tiền”. 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (Mã số 129) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có cuối kỳ của tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái và số này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). III. Các khoản phải thu (Mã số 130) Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 138 + Mã số 139 1. Phải thu của khách hàng (Mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kì chi tiết bên Nợ của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 23
  24. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư cuối kì chi tiết bên Nợ của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kì chi tiết bên Nợ của tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn. 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kì bên Nợ của tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái. 5. Các khoản phải thu khác (Mã số 138) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư cuối kì bên Nợ của các tài khoản: TK 1385, TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (Mã số 139) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư chi tiết cuối kỳ bên Có của tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Số liệu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). IV. Hàng tồn kho (Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149) 1. Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ cuối kỳ trên Sổ Cái hoặc Nhật kí Sổ Cái của các TK 151 “Hàng mua đang đi đường”, TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, TK 153 “Công cụ, dụng cụ”, TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, TK 155 “Thành phẩm”, TK 156 “Hàng hóa”, TK 157 “Hàng gửi đi bán” và tài khoản 158 “Hàng hóa kho bảo thuế”. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 24
  25. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có cuối kỳ của tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ Cái hoặc trên Nhật kí – Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Nợ tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 154) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK 333. 4. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ các tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, tài khoản 141 “Tạm ứng”, TK 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. B – Tài sản dài hạn (Mã số 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260. I. Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219. 1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 25
  26. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên Sổ kế toán chi tiết TK 136. 3. Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết theo các khoản phải thu nội bộ dài hạn. 4. Phải thu dài hạn khác (Mã số 218) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ chi tiết của các tài khoản 138, TK 331, TK 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên Sổ kế toán chi tiết các TK 1388, TK 331, TK 338. 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 139 “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 139 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). II. Tài sản cố định (Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223) 1.1. Nguyên giá (Mã số 222) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 1.2. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2141 “Hao mòn tài sản cố định hữu hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 214 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) 2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226) 2.1. Nguyên giá (Mã số 225) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 26
  27. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 2.2. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 226) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2142 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Tài sản cố định vô hình (Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229) 3.1. Nguyên giá (Mã số 228) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 3.2. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 229) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2143 “Hao mòn tài sản cố định vô hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242) 1. Nguyên giá (Mã số 241) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư”, trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 2. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 242) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư”, trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 253 + Mã số 258 + Mã số 259 1. Đầu tư vào công ty con (Mã số 251) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 27
  28. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ của các tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” và tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”, trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268) 1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270 = MÃ SỐ 100 + MÃ SỐ 200) Phần: “Nguồn vốn” A – Nợ phải trả (Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330) I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312+ Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317+ Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320 Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 28
  29. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” và tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 2. Phải trả cho người bán (Mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331. 3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 131 và số dư Có của tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 333. 5. Phải trả người lao động (Mã số 315) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 334 “Phải trả người lao động” trên sổ kế toán chi tiết TK 334 (Chi tiết các khoản còn phải trả người lao động). 6. Chi phí phải trả (Mã số 316) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 7. Phải trả nội bộ (Mã số 317) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn). 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 29
  30. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có của các tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”, tài khoản 138 “Phải thu khác”, trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn). 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (Chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn). II. Nợ dài hạn (Mã số 330) Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336+ Mã số 337 1. Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn. 2. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Có tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn). 3. Phải trả dài hạn khác (Mã số 333) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” và tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái tài khoản 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (Chi tiết phải trả dài hạn). 4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có các tài khoản: tài khoản 341 “Vay dài hạn”, tài khoản 342 “Nợ dài hạn”, và kết quả tìm được của số dư Có TK 3431 trừ (-) dư Nợ TK 3432 cộng (+) dư Có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 30
  31. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 5. Thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 335) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 7. Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 352 (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). B – Vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430) I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417+ Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên sổ kế toán chi tiết TK 4111. 2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 419 “Cổ phiếu quỹ” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 31
  32. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. Trường hợp tài khoản này có số dư bên Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. Trường hợp tài khoản này có số dư bên Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 7. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 8. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 418 “Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. Trường hợp tài khoản này có số dư bên Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 32
  33. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432+ Mã số 433) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 431) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. 2. Nguồn kinh phí (Mã số 432) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số chênh lệch giữa số dư Có của tài khoản 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ tài khoản 161 “Chi sự nghiệp” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK 161 lớn hơn số dư Có TK 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái hoặc Nhật kí – Sổ Cái. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440 = MÃ SỐ 300 + MÃ SỐ 400) * Chú ý: Đối với các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán: căn cứ vào số dư nợ cuối kỳ của các tài khoản loại 0.  Sau khi lập Bảng cân đối kế toán: - Kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong nội bộ Bảng cân đối kế toán (tổng tài sản = tổng nguồn vốn ) - Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán với Báo cáo tài chính khác. - Kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh các chỉ tiêu trên BCĐKT - Sau đó kế toán phải trình lên kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt và cuối cùng trình lên giám đốc ký duyệt. 1.3/ Phân tích Bảng cân đối kế toán. Thực chất phân tích BCĐKT là phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 33
  34. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 1.3.1/ Sự cần thiết và phương pháp phân tích Bảng cân đối kế toán. 1.3.1.1/ Sự cần thiết phải phân tích Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán được phân tích nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính cho các đối tượng quan tâm như: giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh, đối với nhà đầu tư giúp họ đưa ra quyết định có đầu tư hay không. 1.3.1.2/ Phương pháp phân tích Bảng cân đối kế toán. Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong phân tích BCĐKT: Phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp tỷ lệ, phương pháp thay thế liên hoàn, hồi quy, trong đó phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp cân đối là những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích BCĐKT. a) Phương pháp so sánh: Được sử dụng phổ biến trong phân tích tình hình tài chính phản ánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải tiến hành giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định gốc so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. Để đáp ứng mục tiêu so sánh ngưòi ta thường sử dụng những kỹ thuật sau: - So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số cột đầu năm với cột cuối năm của các chỉ tiêu trên bảng CĐKT. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh tương đối: là trị số của phép chia giữa số cột cuối năm với cột đầu năm của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. - So sánh bình quân: biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của đơn vị, một bộ phận hay tổng thể chung có cùng tính chất. Quá trình phân tích kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức: Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 34
  35. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của bảng CĐKT, quá trình này còn được gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo). - So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên bảng CĐKT (cùng hàng trên báo cáo), quá trình này còn được gọi là phân tích theo chiều ngang. - So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác, phản ánh quy mô chung và chúng có thể xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. b) Phương pháp cân đối: - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng về lượng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. - Qua việc so sánh này, các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ kinh doanh cụ thể để đánh giá tính hợp lý của sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng như biến động về tổng giá trị tài sản và nguồn vốn. c) Phương pháp tỷ lệ: Cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt. Gồm có: - Tỷ lệ khả năng thanh toán: đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn, nguồn vốn: phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính. - Tỷ lệ khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hơph nhất của doanh nghiệp Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 35
  36. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 1.3.2/ Nội dung của phân tích Bảng cân đối kế toán. 1.3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên BCĐKT. Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính cần tiến hành: + Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản: Thực hiện việc so sánh sự biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm. Đồng thời còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Để thuận tiện cho việc phân tích ta lập bảng như sau: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN Chênh lệch số Số đầu năm Số cuối năm đầu năm với số Chỉ tiêu cuối năm Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 36
  37. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát + Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn: Là viêc so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm. Bên cạnh đó còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ an toàn trong việc huy động vốn. Để thuận tiện cho việc phân tích ta lập bảng như sau: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN Chênh lệch số đầu Số đầu năm Số cuối năm năm với số cuối Chỉ tiêu năm Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SƠ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN + Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, khi phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Nợ phải trả Hệ số nợ so với tài sản = Tài sản Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả Tài sản Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 37
  38. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 1.3.2.2/ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 1.3.2.2.1/ Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính. a) Phân tích khả năng thanh toán. Để thấy được hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao, ít công nợ cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, tình trạng hoạt động tài chính kém sẽ làm giảm khả năng thanh toán hay doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Để phân tích xét các chỉ tiêu sau:  Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Tổng tài sản hiện có Hệ số khả năng thanh toán = hiện hành (H1) Tổng nợ phải trả Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý với tổng số nợ phải trả.  Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán = nợ ngắn hạn (H2) Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này dùng để đo lường khả năng đảm bảo của tổng TSNH với nợ ngắn hạn khi chuyển đổi thành tiền mặt.  Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Tiền, các khoản tương đương tiền, Hệ số khả năng thanh toán đầu tư tài chính ngắn hạn = nhanh (H3) Tổng nợ ngắn hạn H3 là thước đo khả năng trả ngay các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 38
  39. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát b) Phân tích khả năng sử dụng vốn vay.  Hệ số nợ (H4): Tổng nợ H4 = Tổng tài sản Hệ số nợ cho biết mức độ sử dụng vốn vay trong kinh doanh. H4 cao chứng tỏ doanh nghiệp đã mạnh dạn sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh. Hệ số nợ cao còn thể hiện uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên khi H4 cao làm cho khả năng thanh toán giảm, làm tăng độ rủi ro của doanh nghiệp và làm giảm niềm tin của chủ nợ.  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (H5): Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) H5 = Lãi vay Hệ số này cho biết số vốn đi vay được sử dụng tốt, đem lại bao nhiêu lợi nhuận và có đủ bù đắp lãi vay hay không? 1.3.2.2.2/ Nhóm các chỉ tiêu về hoạt động.  Số vòng quay hàng tồn kho (H6): Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định, giúp nhà quản lý xác định mức dự trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán H6 = Hàng tồn kho  Vòng quay vốn lưu động (H7): Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Chỉ tiêu nầy càng lớn chứng tỏ sử dụng vốn lưu động là có hiệu quả. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 39
  40. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Doanh thu thuần H7 = Vốn lưu dộng  Vòng quay tài sản cố định (H8): Doanh thu thuần H8 = Tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.  Vòng quay toàn bộ vốn (H9): Doanh thu thuần H9 = Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng, quản lý vốn của doanh nghiệp. 1.3.2.2.3/ Nhóm các chỉ tiêu sinh lời. Khả năng sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm nhất. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, là đáp số sau cùng của hiệu quả tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh và là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các chính sách phát triển trong tương lai.  Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (H10): Lợi nhuận sau thuế H10 = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 40
  41. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (H11): Lợi nhuận sau thuế H11 = Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Tỷ suất lợi nhuận tài sản (H12): Lợi nhuận sau thuế H12 = Giá trị tài sản Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 41
  42. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCĐKT TẠI CÔNG TY TNHH HƢNG PHÁT. 2.1/ Tổng quan về Công ty TNHH Hƣng Phát. 2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty TNHH Hưng Phát được thành lập từ 08/04/1993 và đăng ký thay đổi lần 4 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố cấp số 049301 ngày 03/05/2007. Tên công ty: TNHH Hưng Phát. Tên giao dịch: Hung Phat company limited. Tên viết tắt: Hufaco, LTD Địa chỉ trụ sở chính: Xã An Lư – Huyện Thủy Nguyên – Thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 0313874259 Fax: 0313774397 Email: Hufaco 27@vnn.vn Mã số thuế: 4100298732 Tài khoản: 0200101001858.2 – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Hải Phòng. Công ty TNHH Hưng Phát là một công ty đã hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển từ nhiều năm nay. Từ một công ty nhỏ, lúc đầu chỉ có những chiếc tàu sông với trọng tải nhỏ vài trăm tấn, theo thời gian bằng những cố gắng nỗ lực của toàn thể các thành viên trong công ty, đã cố gắng đưa công ty ngày càng phát triển. Năm 2003 công ty đã thực hiện nhiệm vụ đóng mới tàu Hufaco 27 với trọng tải 2925 tấn nhằm khai thác tuyến biển Đông Nam Á. Năm 2005 công ty triển khai đóng mới tàu 12000 DWT và các tàu có trọng tải tới 30000 DWT xuất khẩu. Cuối năm 2006 công ty đã đầu tư mua tàu Hưng Phát 36 trọng tải 2225 tấn và nâng cấp, sửa chữa năm 2007. Đến tháng 5 năm 2007 tàu Hưng Phát 36 đã đưa vào hoạt động khai thác. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 42
  43. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Đến nay công ty đã có 5 tàu biển: Hufaco 27, Hưng Phát 09, Hưng Phát 05, Hưng Phát 36 và VISDEMCO 01 với tổng trọng tải 9396 tấn, khai thác vận tải biển trong nước và quốc tế. 2.1.2/ Chức năng, ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Phát. Công ty TNHH Hưng Phát tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: - Kinh doanh vận tải biển trong nước và tuyến hàng hải quốc tế ven biển. - Kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch. - Kinh doanh du lịch lữ hành. - Dịch vụ thương mại, dịch vụ xuất khẩu. - Mua bán, ký gửi vật tư, thiết bị máy móc, xe ký gửi phương tiện vận tải thủy, bộ. Công ty luôn chú trọng quan tâm đến các hoạt động khai thác tuyến biển quốc tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước cũng như nước ngoài. Nhất là trong gia đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang vươn rộng ra thị trường quốc tế, một sự cạnh tranh, sự chạy đua trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế. 2.1.3/ Thuận lợi, khó khăn và thành tích đã đạt được của Công ty. 2.1.3.1/ Thuận lợi. Thuận lợi đầu tiên phải nói đến đó là vị trí địa lý. Nước ta có bờ biển dài, suốt từ Bắc vào Nam đều tiếp xúc với biển, trong đó Hải Phòng cũng một mặt giáp biển và nhiều sông. Đây là một tài sản quý giá mà thiên nhiên ban tặng, một nguồn tài nguyên khai thác không bao giờ cạn kiệt. Do vậy hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu với các nước trên thế giới. Một yếu tố không thể thiếu giúp Công ty đứng vững và có uy tín đó là lòng nhiệt tình, có trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Ngoài ra họ còn có trình độ, giàu kinh nghiệp, lành nghề, kinh nghiệm quản lý tốt. Dây chuyền công nghệ của Công ty đồng bộ và hiện đại, phù hợp với chất lượng của sản phẩm trên thị trường. Hệ thống nhà điều hành và các phòng ban giúp việc với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt và nhanh nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khách hàng chấp nhận, Công ty có nhiều khách hàng truyền thống. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 43
  44. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 2.1.3.2/ Khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải nói đến đó là điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Điều kiện tự nhiên luôn được Công ty đặt lên hàng đầu, bởi vì tự nhiên luôn có những sự biến đổi khó lường làm cho doanh thu của công ty giảm đi đáng kể như: bão lũ, thiên tai, Đồng thời các điều kiện xã hội như: dịch bệnh, H5N1, Không những làm giảm lượng khách của Công ty mà của toàn ngành vận tải Việt Nam. Khách hàng của Công ty có cả khách hàng nước ngoài do đó có sự bất đồng ngôn ngữ lớn nên đôi khi quy trình phục vụ chưa được tốt. Đòi hỏi nhà quản lý phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đồng thời là nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên để thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng. Nền kinh tế thế giới đang có sự biến đổi sâu sắc, kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập đòi hỏi tất cả các lĩnh vực đặc biệt là ngành du lịch – ngành công nghiệp không khói – đem lại thu nhập ngoại tệ cao cho xã hội, phải thay đổi nhanh chóng để bắt kịp với xu thế của thời đại. Nhưng trình độ của đội ngũ nhân viên phải có trình độ cao mới thay đổi được. Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Như vậy, để khắc phục những khó khăn trên, Công ty phải tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng. 2.1.3.3/ Những thành tích cơ bản mà Công ty đã đạt được. Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty, cùng với sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình, ham học hỏi của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như người lao động trong Công ty mà tình hình của Công ty đã liên tục được cải thiện. Bên cạnh những kết quả đạt được còn không ít những khó khăn, tuy nhiên Công ty luôn được đánh giá là hoạt động tốt và thành tích đạt được của công ty qua các năm đã được nâng lên một cách rõ rệt, thông qua các chỉ tiêu cơ bản được thể hiện qua bảng kết cấu sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm qua: Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 44
  45. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 01 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu bán hàng Đ 42.381.796.142 60.804.688.513 Chi phí khi doanh Đ 34.435.788.887 52.764.185.977 - Giá vốn hàng bán 34,435,788,887 52.764.185.977 - Chi phí bán hàng Lợi nhuận trước thuế Đ 5.908.055.044 6.318.211.685 Thuế TNDN Đ 1.721.481.750 1.796.099.272 Lao động và tiền lương - Số lao động bình quân Người 1836 2158 - Lương bình quân Đ/người/tháng 2.824.645 3.344.789 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán năm 2009) 2.1.4/ Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hưng Phát. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng theo biểu số 02: Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 45
  46. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 02 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Hƣng phát T ổng gi ám đốc (TGĐ) Phó TGĐ Phó TGĐ Phó TGĐ sản xuất kinh doanh dự án Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng sản an toàn KD điều TCKT vật tư công trình xuất LĐ hành Phòng tổ chức Phòng kế toán Các phân xưởng cán bộ lao động (Theo nguồn số liệu phòng hành chính – tổng hợp năm 2009) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được quy định cụ thể như sau: - Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trước khách hàng về công tác quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty. Trực tiếp chỉ đạo xây dựng hệ thống chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty và xem xét định kỳ hệ thống chất lượng để đảm bảo luôn phù hợp và có hiệu quả. Là người trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, lao động và phụ trách các chi nhánh CƯDV Hàng hải, chi nhánh Hải phòng, chi nhánh Vũng Tàu. - Phó Tổng giám đốc sản xuất: Được Tổng giám đốc phân công phụ trách các lĩnh vực tổ chức, chỉ đạo sản xuất đối với hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về các mặt hoạt động liên quan đến các quá trình sản xuất đó, và được Tổng giám đốc phân công là đại diện chất lượng của công ty. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 46
  47. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - Phó tổng giám đốc kinh doanh: là người được Tổng giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh của Công ty, tổ chức chỉ đạo mối quan hệ, tham mưu, ký kết hợp đồng kinh tế, chỉ đạo công tác quản lý, - Phó tổng giám đốc dự án: Là người được Tổng giám đốc phân công phụ trách lĩnh vực lập kế hoạch, chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất dự án. - Phòng tổ chức cán bộ – lao động: Là một phòng nghiệp vụ nằm trong bộ máy quản lý của Công ty. Phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc công ty. Tham mưu cho TGĐ trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ và quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên. - Phòng sản xuất: Là phòng nghiệp vụ trong bộ máy, chỉ huy, điều hành sản xuất của Công ty, có chức năng lập, điều phối và kiểm tra kế hoạch đóng mới và sửa chữa tàu của Công ty. - Phòng kinh doanh: Là một trong các phòng quản lý nghiệp vụ, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty và sau đó nhận sự chỉ đạo để trực tiếp thực hiện các lĩnh vực: kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh, thị trường và tiếp thị, giá và các chính sách về giá. - Phòng vật tư: Là phòng nghiệp vụ của nhà máy, có chức năng chính là mua sắm, quản lý và cấp phát vật tư, phụ tùng, thiết bị dụng cụ, xăng dầu, Phục vụ sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị nội bộ, đi lại, quản lý hệ thống kho tàng phương tiện vận tải của Công ty. - Phòng điều hành: Nhận đơn đặt hàng, xử lý và quản lý chất lượng dịch vụ, phục vụ các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. - Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ của Công ty, có nhiệm vụ tham mưu cho TGĐ về các vấn đề kế toán, vốn và quản lý vốn, hạch toán sổ sách kế toán và chuyên môn hóa các nghiệp vụ kế toán. - Các phân xưởng: Là đơn vị trực tiếp sản xuất trong dây chuyền sản xuất của Công ty. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 47
  48. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát 2.1.5/ Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát. 2.1.5.1/ Tổ chức bộ máy kế toán. Bộ phận tài chính kế toán là bộ phận quan trọng trong Công ty. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, có hệ thống kế toán độc lập, mỗi người thực hiện một chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Biểu số 03: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hƣng Phát. Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tiền Kế toán NVL, thanh toán công nợ tổng hợp lương thủ quỹ (Theo nguồn số liệu phòng hành chính – tổng hợp năm 2009) Chức năng, nhiệm vụ các cá nhân trong bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước TGĐ Công ty về chế độ hạch toán kế toán, quản lý vốn, ký các chứng từ kế toán định khoản trên sổ sách và hồ sơ lưu trữ, tổng hợp quyết toán toàn Công ty, lập Báo cáo tài chính. - Kế toán thanh toán: Theo dõi vviệc thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kiểm soát các chứng từ vào quỹ hợp lệ, ghi sổ quỹ tiền mặt, theo dõi công nợ với ngân hàng, theo dõi vốn bằng tiền. - Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình bán hàng, doanh thu và theo dõi công nợ với khách hàng. - Kế toán tổng hợp: Theo dõi tình hình biến động về TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ, quyết toán tài chính khối văn phòng đại diện, kê khai, quyết toán thuế. - Kế toán tiền lương: Tình toán tiền lương trả cho người lao động, tính và theo dõi trích thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định lên bảng phân bổ lương. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 48
  49. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - Kế toán NVL – thủ quỹ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, hàng hoấ của Công ty. Có nhiệm vụ bảo quản tiền mặt tại Công ty, thực hiện nhiệm vụ thu, chi theo đúng nguyên tắc hợp lý, lập báo cáo quỹ tiền mặt theo định kỳ. 2.1.5.2/ Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Hưng Phát. - Công ty áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng bộ tài chính. - Niên độ kế toán của Công ty: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty: Nhật ký chung. - Phương pháp theo dõi hàng tồn kho: Kiểm kê thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. - Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Phương pháp thực tế đích danh. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao đường thẳng. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”: Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 49
  50. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 04: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối quý: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Quy trình luân chuyển diễn ra như sau: - Hàng ngày, khi phát sih bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế nào thì kế toán chịu trách nhiệm về phần đó sẽ căn cứ vào chứng từ gốc tổng hợp vào Nhật ký chung và Sổ chi tiết. - Từ sổ chi tiết các tài khoản, tổng hợp vào bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản tương ứng. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 50
  51. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - Cuối tháng, kế toán tập hợp các số liệu vào sổ cái tài khoản tương ứng. - Từ sổ cái các tài khoản tổng hợp vào Bảng cân đối số phát sinh. - Đồng thời cuối tháng kế toán sẽ đối chiếu giữa Bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái tài khoản. - Cuối cùng là tổng hợp từ sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối số phát sinh vào Báo cáo tài chính. 2.2/ Thực trạng lập và phân tích BCĐKT tại Công ty TNHH Hƣng Phát. 2.2.1/ Thực trạng lập BCĐKT tại Công ty TNHH Hưng Phát. 2.2.1.1/ Căn cứ lập Bảng cân đối kế toán. - Căn cứ vào sổ cái các tài khoản; - Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết; - Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm nay; - Căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh năm nay; - Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước. 2.2.1.2/ Quy trình lập BCĐKT tại Công ty TNHH Hưng Phát. Trước khi lập BCĐKT Công ty có thực hiện một số công việc chuẩn bị như sau: - Hoàn tất việc ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế trong kỳ kế toán; bổ sung và điều chỉnh các nghiệp vụ còn thiếu hoặc chưa chính xác. - Kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách, chứng từ có liên quan, đảm bảo tính khớp đúng của số liệu. - Kiểm kê nguyên liệu, vật liệu và thành phẩm trong kho và kiểm kê tài sản. Nếu thực tế và sổ sách có sự chênh lệch thì kế toán có sự điều chỉnh và xử lý theo quy định.  Quy trình lập Bảng cân đối kế toán của Công ty. Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Hưng Phát được lập theo trình tự sau: Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 51
  52. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Trình tự lập Bảng cân đối kế toán: Khóa sổ kế toán Bút toán kết chuyển trung gian Lập bảng cân đối số phát sinh Lập bảng cân đối kế toán Bước 1: Khóa sổ kế toán: Sau khi hoàn tất việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, kế toán thực hiện khóa sổ kế toán để xác định số phát sinh, số dư của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ sách kế toán. Bước 2: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian: Các tài khoản loại 5, 6, 7, 8, 9 không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ mà chỉ có số phát sinh trong kỳ nên phải tiến hành kết chuyển số phát sinh của những tài khoản này vào những tài khoản liên quan để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Căn cứ vào số liệu phản ánh trên các tài khoản tổng hợp, giữa số liệu phản ánh trên Sổ cái tài khoản và Sổ chi tiết tài khoản, kế toán thự hiện các bút toán kết chuyển các tài khoản trung gian. Bước 3: Lập Bảng cân đối số phát sinh: Trên cơ sở những bút toán kết chuyển trung gian và số liệu các sổ cái, kế toán công ty tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh. Bảng được lập nhằm mục đích: - Đối chiếu số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ trên Sổ cái tài khoản với số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối số phát sinh. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 52
  53. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - Đối chiếu và kiểm tra sự cân bằng của số dư đầu kỳ, tổng phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối số phát sinh. - Đối chiếu và kiểm tra sự cân bằngcủa số dư đầu kỳ, tổng phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ giữa các tài khoản có liên quan. Sau khi lập Bảng cân đối số phát sinh, kế toán Công ty tiến hành kiểm tra tính cân đối của Bảng cân đối số phát sinh được thể hiện như sau: Tổng dư nợ đầu kỳ = Tổng dư có cuối kỳ. Tổng phát sinh nợ trong kỳ = Tổng phát sinh có trong kỳ. Tổng dư nợ cuối kỳ = Tổng dư có cuối kỳ. Nếu khi kiểm tra Bảng cân đối số phát sinh mà phát hiện thấy sự mất cân đối giữa các chỉ tiêu trên phải tiến hành kiểm tra tính chính xác về mặt số liệu và nội dung các nghiệp vụ và tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp để cân đối số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh. Bước 4: Lập Bảng cân đối kế toán: Mẫu biểu của bảng cân đối kế toán được lập theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính. Các chỉ tiêu trên bảng cân đối được xác định như sau : - Cột “Số đầu năm” căn cứ vào số liệu của cột cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán năm 2008. - Cột “Số cuối năm” được lập như sau: Phần “Tài sản” A – Tài sản ngắn hạn (Mã số 100): Chỉ tiêu này được lập bằng cách tổng hợp số liệu của Mã số 110 +Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150, số tiền là: 3.536.029.817 đồng. I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 111 + Mã số 112 để lập, số tiền là: 2.168.035.887 đồng. 1. Tiền (Mã số 111): Số liệu được lấy từ tổng số dư Nợ của TK 111, 112 trên sổ cái với số tiền: 2.168.035.887 đồng. 2. Các khoản tương đương tiền: Không có số liệu. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 53
  54. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát II. Đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120): Công ty không tiến hành hoạt động này nên không có số liệu. III. Các khoản phải thu (Mã số 130): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 138 +Mã số 139, số tiền: 400.000.000 đồng. 1. Phải thu của khách hàng (Mã số 131): Căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 “Phải thu khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 để ghi vào số tiền: 400.000.000 đồng. Các Mã số 132, Mã số 133, mã số 143, Mã số 138, Mã số 139: Không có số liệu. IV. Hàng tồn kho (Mã số 140): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 141 + Mã số 149 để lập, số tiền: 412.426.740 đồng. 1. Hàng tồn kho (Mã số 141): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng hợp số dư Nợ của TK 152, TK 153, TK 154 trên sổ cái, số tiền : 412.426.740 đồng. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149): Không có số liệu. V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 để lập, số tiền: 555.567.190 đồng. 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151): Số liệu được lấy từ số dư Nợ của TK 1421 trên Sổ cái với số tiền: 555.567.190 đồng. Các mã số 152, Mã số 154, Mã số 158: Không có số liệu. B – Tài sản dài hạn (Mã số200): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 để lập, số tiền: 112.800.326.721 đồng. Trong đó Mã số 210, Mã số 240, Mã số 250: không có số liệu. II. Tài sản cố định (Mã số 220): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 để lập, số tiền: 110.547.912.386 đồng. 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221): Số liệu lập là số chênh lệch giữa Mã số 222 và Mã số 223 với số tiền: 90.718.105.666 đồng. - Nguyên giá (Mã số 222): Số liệu được lấy từ số dư Nợ của TK 211 trên Sổ cái, số tiền là: 122.383.862.601 đồng. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 54
  55. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223): Số liệu được lấy từ số dư Có của TK 2141 trên Sổ cái, số tiền là: 31.665.756.935 đồng. 2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224): Số liệu lập là số chênh lệch giữa Mã số 225 và Mã số 226 với số tiền: 19.829.806.720 đồng. - Nguyên giá (Mã số 225): Số liệu được lấy từ số dư Nợ của TK 212 trên Sổ cái, số tiền là: 21.382.960.888 đồng. - Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 226): Số liệu được lấy từ số dư Có của TK 2121 trên Sổ cái, số tiền là: 1.553.154.168 đồng. V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260): căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268 lập: 2.252.414.335 đồng. 1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261): căn cứ vào số dư Nợ TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn”, số tiền là: 1.617.414.335 đồng. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262): Không có số liệu. 3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268): Căn cứ vào số dư Nợ của TK 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ cái, số tiền: 635.000.000 đồng. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 100 + Mã số 200, số tiền: 116.336.356.538 đồng. Phần “Nguồn vốn” A – Nợ phải trả (Mã số 300): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 310 + Mã số 330 để lập, số tiền: 56.198.507.719 đồng. I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 139 + Mã số 320 để lập, số tiền: 254.578.477 đồng. Trong đó các Mã số 311, Mã số 312, Mã số 313, Mã số 315, Mã số 316, Mã số 317, Mã số 318, Mã số 319, Mã số 320: Không có số liệu. 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Mã số 314): căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 333 “thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trên sổ chi tiết TK 333 số tiền: 254.578.477 đồng. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 55
  56. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát II. Nợ dài hạn (Mã số 330): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337 để ghi, số tiền: 55.943.929.242 đồng. Trong đó: 4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 341 trên Sổ cái, số tiền: 55.943.929.242 đồng. Các Mã số 331, Mã số 332, Mã số 333, Mã số 335, Mã số 336, Mã số 337: Không có số liệu. B – Vốn chủ sở hữu (Mã số 400): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 410 + Mã số 430 để lập, số tiền: 60.137.848.819 đồng. I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421 để lập, số tiền: 60.137.848.819 đồng. Trong đó: 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên Sổ kế toán chi tiết TK 411, với số tiền: 45.943.514.924 đồng. 10. Lợi nhuận chưa phân phối (Mã số 420): Số liệu được lấy từ số dư Nợ của TK 421 trên Sổ cái, số tiền: 14.194.333.895 đồng. Các Mã số 412, Mã số 413, Mã số 414, Mã số 415, Mã số 416, Mã số 417, Mã số 419, Mã số 421: Không có số liệu. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430): Không có số liệu. TỔNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440): Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Mã số 300 + Mã số 400, số tiền: 116.336.356.538 đồng. Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán: không có số liệu. Dưới đây là một số số liệu kế toán của Công ty TNHH Hưng Phát phục vụ cho việc lập Bảng cân đối kế toán của công ty. Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 56
  57. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 05 Công ty TNHH Hưng Phát GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Hải Phòng, ngày 11 tháng 12 năm 2009 Kính gửi: Đồng chí giám đốc Công ty. Tên tôi là: Dƣơng Thanh Lâm Đơn vị: Phòng kinh doanh. Đề nghị tạm ứng số tiền: 16.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Mười sáu triệu đồng chắn). Lý do tạm ứng: Tiền đi công tác. Thời hạn thanh toán: Duyệt giám đốc Kế toán trƣởng Phụ trách đơn vị Ngƣời đề nghị tạm ứng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán năm 2009) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 57
  58. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 06 Công ty TNHH Hưng Phát An Lư – Thủy Nguyên – Hải Phòng PHIẾU CHI Số: 4203 Ngày 11 tháng 12 năm 2009 Nợ: TK 141 Có: TK 111 Họ tên người nhận tiền: Dƣơng Thanh Lâm Địa chỉ: Phòng kinh doanh Lý do chi: Tạm ứng tiền đi công tác Số tiền: 16.000.000 Viết bằng chữ: Mười sáu triệu đồng chẵn. Kèm theo: 01 chứng từ kế toán. Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): (Mười sáu triệu đồng chẵn). Ngày 11 tháng 12 năm 2009 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng Ngƣời lập Ngƣời nhận Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán năm 2009) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 58
  59. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 07 Công ty TNHH Hưng Phát Mẫu số S07 – DN An Lư – Thủy Nguyên – HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng BTC) SỐ QUỸ TIỀN MẶT Năm: 12/2009 ĐVT: VNĐ NT ghi NT Số hiệu chứng từ Số tiền Ghi sổ chứng từ Thu Chi Diễn giải Thu Chi Tồn chú - SDĐK 1.589.647.021 - Số phát sinh 9/12 9/12 PT6169 Thu tiền cước vận chuyển 212.321.000 417.418.750 10/12 10/12 PT6170 Thu tiền cước vận chuyển Công ty xi măng chinfon 676.599.000 1.094.017.750 11/12 11/12 PC4203 Chi tiền tạm ứng đi công tác 16.000.000 1.078.017.750 - Cộng phát sinh 970.056.724 896.534.733 - SDCK 1.663.169.012 (Trích tháng 12 năm 2009) Thủ quỹ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán năm 2009) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 59
  60. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 08 Công ty TNHH Hưng Phát Mẫu số S07 – DN An Lư – Thủy Nguyên – HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT QUỸ TIỀN MẶT Trích tháng 12 năm 2009 ĐVT: VNĐ Ngày Ngày Chứng từ TK đối Số phát sinh ghi sổ chứng từ Thu Chi Diễn giải ứng Nợ Có Số dƣ đầu tháng 1.589.647.021 Số phát sinh 9/12 9/12 PT6169 Thu tiền cước vận chuyển 511, 3331 212.321.000 10/12 10/12 PT6170 Thu tiền cước vận chuyển Công ty xi măng chinfon 511, 3331 676.599.000 11/12 11/12 PC4203 Chi tiền tạm ứng đi công tác 141 16.000.000 Cộng phát sinh 970.056.724 896.534.733 Số dƣ cuối tháng 1.663.169.012 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán năm 2009) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 60
  61. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 09 Công ty TNHH Hưng Phát Mẫu số S03a – DN An Lư – Thủy Nguyên – HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 (Trích 1 trang sổ của tháng 12 năm 2009) ĐVT: VNĐ NT ghi Chứng từ Đã ghi STT Số hiệu TK Số phát sinh sổ SH NT Diễn giải sổ cái dòng Nợ Có Nợ Có A B C D E G H I 1 2 Số trang trƣớc chuyển sang 486.214.699.720 486.214.699.720 10/12 PT6170 10/12 Thu tiền cước vận chuyển của Công ty + 111 676.599.000 Xi măng Chinfon + 511 644.380.000 + 3331 32.219.000 11/12 PC4203 11/12 Chi tiền tạm ứng đi công tác + 141 16.000.000 + 111 16.000.000 Cộng chuyển sang trang sau 2.014.973.450 2.014.973.450 Cộng lũy kế 488.229.672.720 488.229.672.720 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán năm 2009) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 61
  62. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 10 Công ty TNHH Hưng Phát Mẫu số S03b – DN An Lư – Thủy Nguyên – HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TK: 111 Năm 2009 (Trích tháng 12 năm 2009) ĐVT: VNĐ NT ghi Chứng từ TK đối Số tiền sổ SH NT Diễn giải ứng Nợ Có Số dƣ đầu tháng 1.589.647.021 Số phát sinh tháng 12 30/12 PC 4196 10/12 Chi mua công cụ nhập kho theo HĐ GTTG số 0078591 156 35.629.720 133 3.562.972 30/12 PT 6170 10/12 511 644.380.000 Thu tiền cước vận chuyển Công ty Xi măng Chinfon 3331 32.219.000 30/12 PC 4203 11/12 Chi tiền tạm ứng đi công tác 141 16.000.000 Cộng phát sinh tháng 12 970.056.724 896.534.733 Số dƣ cuối năm 1.663.169.012 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán năm 2009) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 62
  63. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 11 Công ty TNHH Hưng Phát Mẫu số S03b - DN An Lư – Thủy Nguyên – HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TK: 112 Năm 2009 (Trích tháng 12 năm 2009) ĐVT: VNĐ NT ghi Chứng từ TK đối Số tiền sổ SH NT Diễn giải ứng Nợ Có Số dƣ đầu tháng 331.344.884 Số phát sinh tháng 12 30/12 PKT 509 12/12 Cty TNHH TM Hải Châu thanh toán tiền hàng 511 103.043.640 3331 10.304.364 30/12 PKT 510 12/12 Thu tiền của Cty TM Thành Long 511 539.160.000 3331 26.958.000 . 30/12 UNC 890 15/12 Thanh toán tiền hàng theo HĐ 02996 331 571.500.000 Cộng phát sinh tháng 12 1.270.056.724 1.096.534.733 Số dƣ cuối năm 504.866.875 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán năm 2009) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 63
  64. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 12 Công ty TNHH Hưng Phát Mẫu số S03b - DN An Lư – Thủy Nguyên – HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TK: 511 Năm 2009 (Trích tháng 12 năm 2009) ĐVT: VNĐ NT ghi Chứng từ TK đối Số tiền sổ SH NT Diễn giải ứng Nợ Có Số dƣ đầu tháng Số phát sinh tháng 12 . 30/12 PT 6170 10/12 Thu tiền cước vận chuyển Cty Xi măng Chinfon 111 676.599.000 30/12 PKT 509 12/12 Cty TNHH TM Hải Châu thanh toán tiền hàng 112 113.348.004 30/12 PKT 510 12/12 Thu tiền của Cty TM Thành Long 112 566.118.000 . 30/12 PKT 542 30/12 Cuối quý kết chuyển xác định kết quả kinh doanh 911 5.067.057.376 Cộng phát sinh tháng 12 5.067.057.376 5.067.057.376 Số dƣ cuối năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán năm 2009) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 64
  65. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 13 Công ty TNHH Hưng Phát Mẫu số S03b - DN An Lư – Thủy Nguyên – HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TK: 632 Năm 2009 (Trích tháng 12 năm 2009) ĐVT:VNĐ NT ghi Chứng từ TK đối Số tiền sổ SH NT Diễn giải ứng Nợ Có Số dƣ đầu tháng Số phát sinh tháng 12 . 30/12 PKT 543 30/12 Kết chuyển chi phí tàu tháng 12 154 814.587.630 30/12 PKT 543 30/12 Kết chuyển chi phí kinh doanh ăn tháng 12 154 405.347.558 30/12 PKT 543 30/12 Kết chuyển chi phí phòng tháng 12 154 588.975.500 30/12 PKT 543 30/12 Kết chuyển chi phí vận chuyển tháng 12 154 2.374.021.000 30/12 PKT 544 30/12 Cuối quý kết chuyển giá vốn xác định kết quả kinh doanh 911 4.412.015.498 Cộng phát sinh tháng 12 4.412.015.498 4.412.015.498 Số dƣ cuối năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán năm 2009) Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 65
  66. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 14 SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN CÁC TÀI KHOẢN TRUNG GIAN QUÝ IV/2009 632 911 511 52.944.185.977 52.944.185.977 60.804.688.518 60.804.688.518 635 2.820.747.776 2.820.747.776 642 515 971.217.065 971.217.065 7.568.943 7.568.943 811 21.572.468.957 21.572.468.957 821 711 1.769.099.272 1.769.099.272 421 23.814.573.999 23.814.573.999 4.549.112.413 84.626.831.460 84.626.831.460 Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 66
  67. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Hưng Phát Biểu số 15 Công ty TNHH Hưng Phát An Lư – Thủy Nguyên – HP BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH Đến 31 tháng 12 năm 2009 Đơn vị tiền: VNĐ Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ MTK Tên tài khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 Tiền mặt tại quỹ 603.232.618 49.006.829.321 47.946.892.927 1.663.169.012 112 Tiền gửi ngân hàng 502.684.909 64.022.063.042 64.019.881.076 504.866.875 131 Phải thu của khách hàng 505.517.178 15.928.859.714 16.034.376.892 400.000.000 133 Thuế GTGT được khấu trừ 208.304.874 4.014.700.261 4.223.005.135 0 138 Phải thu khác 92.489.621 880.738.940 973.228.561 0 142 Chi phí trả trước 24.724.814 2.567.252.758 2.036.410.382 555.567.190 153 Công cụ dụng cụ 812.426.740 293.300.000 693.300.000 412.426.740 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 52.764.185.977 52.764.185.977 0 211 Tài sản cố định hữu hình 81.281.278.821 83.445.887.654 42.343.303.874 122.383.862.601 2112 Tài sản cố định thuê tài chính 15.075.442.964 6.307.517.924 21.382.960.888 2141 Giá trị hao mòn lũy kế (*) -36.273.400.935 12.864.591.000 8.256.947.000 -31.665.756.935 Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ thuê 2142 tài chính (*) 1.553.154.168 -1.553.154.168 242 chi phí trả trước dài hạn 782.509.748 2.704.527.385 1.869.622.798 1.617.414.335 244 Ký quỹ, ký cược dại hạn 635.000.000 635.000.000 315 Chi phí phải trả 893.894.832 893.894.832 0 331 Phải trả cho người bán 1.450.000.000 25.274.409.756 26.724.409.756 0 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 417.350.552 5.343.735.200 5.180.963.125 254.578.477 Sinh viên: Phạm Thị Thắm – QTL 201K 67