Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành - Phạm Kiều Chinh

pdf 96 trang huongle 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành - Phạm Kiều Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bao_cao_ket_q.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành - Phạm Kiều Chinh

  1. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong bốn báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm: kết quả kinh doanh và kết quả khác. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp nói chung được nhiều đối tượng quan tâm, không chỉ nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhà cung cấp, các cổ đông, các ngân hàng mà các cơ quan tài chính, các cơ quan nghiên cứu đều tìm hiểu, nghiên cứu. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng, phân tích báo cáo tài chính nói chung là xem xét, so sánh, đánh giá các chỉ tiêu trong báo cáo để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, kết quả đạt được, những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục. Từ đó nhà quản lý đưa ra các quyết định để sản xuất tốt hơn, làm tăng lợi nhuận. Đối với nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư thêm không, tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Nhà cung cấp sẽ có quyết định tiếp tục cung cấp hoặc giảm cung cấp. Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay tiếp hay giảm mức cho vay Từ nhận thức vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một sự cần thiết và quan trọng. Vì vậy qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Phú Thành em đã tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp là: "Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành". Khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận được bố trí thành 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành. Chương 3: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành. Do kiến thức có hạn và thời gian thực tập eo hẹp nên khoá luận của em không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của ban giám đốc công ty, phòng kế toán, các phòng ban có liên quan, các thầy cô giáo trong khoa và thầy giáo hướng dẫn để em bổ sung, sửa chữa cho bài khoá luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 1
  2. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp từ số liệu các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất. 1.1.2. Mục đích, vai trò và yêu cầu của báo cáo tài chính  Mục đích Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính. Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai cảu doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.  Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cơ quan Quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và đầu tư tiềm tàng, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng khác liên quan. Nhờ các thông tin này mà các đối tượng sử dụng có thể đánh giá chính xác hơn về năng lực của doanh nghiệp: - Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu kinh tế dưới dạng tổng hợp sau một kỳ hoạt động, giúp cho họ trong việc phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 2
  3. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp tiêu kế hoạch, xác định nguyên nhân tồn tại và những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp với sự phát triển của mình trong tương lai. - Đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình mà từng cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách, chế độ quản lý - tài chính của doanh nghiệp như: + Cơ quan thuế: Kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các loại thuế, xác định số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế được khấu trừ, miễn giảm của doanh nghiệp. + Cơ quan tài chính: Kiểm tra đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, kiểm tra việc chấp hành các chính sách quản lý nói chung và chính sách quản lý vốn nói riêng. - Đối với đối tượng sử dụng khác như: + Chủ đầu tư: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về những khả năng hoặc những rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp có liên quan tới việc đầu tư của họ, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục hay ngừng đầu tư vào thời điểm nào, đối với lĩnh vực nào. + Các chủ nợ: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó chủ nợ đưa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc cho vay đối với các doanh nghiệp. + Các khách hàng: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin mà từ đó họ có thể phân tích được khả năng cung cấp của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc mua bán với doanh nghiệp. + Các kiểm toán viên độc lập: Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do để lo lắng rằng các nhà quản lý có thể bóp méo các BCTC do họ cung cấp nhằm mục đích tìm kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm toán BCTC, các nhà quản lý đương nhiên phải chấp nhận vì họ cần vốn. Như vậy, BCTC đóng vai trò như là đối tượng của kiểm toán độc lập. Ngoài ra, các thông tin trên báo cáo còn có tác dụng củng cố niềm tin và sức mạnh cho các công nhân viên của doanh nghiệp để họ nhiệt tình, hăng say trong lao động. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 3
  4. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp  Yêu cầu của Báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - "Trình bày báo cáo tài chính", gồm: - Trung thực và hợp lý; - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; + Trình bày khách quan, không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. - Doanh nghiệp phải trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán nhằm cung cấp thông tin phù hợp, so sánh được và dễ hiểu. - Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện liên quan đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. 1.1.3. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính hệ thống báo cáo tài chính gồm: - Báo cáo bắt buộc - Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập  Báo cáo bắt buộc - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 4
  5. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau: - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN)  Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DNN) Ngoài ra để phục vụ nhu cầu quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. Báo cáo tài chính quy định cho các Hợp tác xã: - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số 01 – DNN/HTX) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN/HTX) - Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này. - Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, các chi tiêu cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp; trường hợp có sửa đổi thì phải được Bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản trước khi thực hiện. 1.1.4. Những nguyên tắc cơ bản lập và trình bày báo cáo tài chính Để đảm bảo những yêu cầu đối với báo cáo tài chính thì việc lập hệ thống báo cáo tài chính cần phải tuân thủ 06 nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 " Trình bày báo cáo tài chính" như sau: - Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. - Nguyên tắc hoạt động dồn tích: Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ thông tin liên quan đến luồng tiền. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 5
  6. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Theo nguyên tắc này, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. - Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toán khác, trừ khi: + Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện. + Một chuẩn mực kế toán khác thay đổi trong việc trình bày. - Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tích chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. - Nguyên tắc bù trừ + Bù trừ tài sản và nợ phải trả: Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày báo cáo tài chính không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản nục tài sản và công nợ trên báo cáo tài chính. + Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí: Được bù trừ khi quy định tại một chuẩn mực kế toán khác, hoặc một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính. - Nguyên tắc so sánh Theo nguyên tắc này, các báo cáo tài chính phải trình bày các số liệu để so sánh giữa các kỳ kế toán. Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu phải Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 6
  7. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.1.5. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính Theo quyết định số 48/2006 ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính được quy định như sau: - Tất cả các doanh nghiệp chỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của chế độ này. - Đối với Công ty TNHH, Công ty cổ phần và các Hợp tác xã thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. - Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. - Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.  Nơi nhận báo cáo tài chính năm được quy định như sau: Biểu 1.1. Nơi nhận báo cáo Nơi nhận báo cáo Các loại doanh nghiệp Cơ quan Cơ quan đăng ký Cơ quan thuế kinh doanh thống kê 1. Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, x x x Doanh nghiệp tư nhân 2. Hợp tác xã x x 1.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHƢƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.1.1. Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 7
  8. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp nhiều đối tượng sử dụng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. 1.2.1.2. Sự cần thiết lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong công tác quản lý kinh tế Các nhà quản trị muốn đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn thì họ cần phải căn cứ vào điều kiện hiện tại và những dự đoán về tương lai, dựa trên những thông tin có liên quan đến quá khứ và kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được. Xét trên tầm vĩ mô, nếu không thiết lập hệ thống BCTC, đặc biệt là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì khi phân tích tình hình tài chính kế toán hoặc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng sẽ không có cơ sở để biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp khiến họ khó có thể đưa ra các quyết định hợp tác kinh doanh và nếu có thì các quyết định sẽ có mức rủi ro cao. Xét trên tầm vi mô, Nhà nước sẽ không thể quản lý được hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành khi không có hệ thống BCTC. Bởi vì mỗi chu kì kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều các nghiệp vụ kinh tế và có rất nhiều các hóa đơn, chứng từ Việc kiểm tra khối lượng các hóa đơn, chứng từ đó là rất khó, tốn kém và độ chính xác không cao. Vì vậy nhà nước phải dựa vào hệ thống BCTC để quản lý và điều tiết nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, Báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng là rất cần thiết đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. 1.2.2. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Theo quyết số 48/2006 ngày 19/04/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có kết cấu gồm 5 cột: - Cột A: Các chỉ tiêu báo cáo - Cột B: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng. - Cột C: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. - Cột 1: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo - Cột 2: Số liệu của năm trước (để so sánh) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 8
  9. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : Mẫu số B02 - DN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC Địa chỉ : Ngày 19/04/2006 của Bộ trưởngBTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm . Đơn vị tính : VNĐ Mã Thuyết Năm Năm CHỈ TIÊU số minh nay trƣớc A B C 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02 ) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD ((30=(20+21)-(22+24)) 30 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 IV.09 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51) 60 ngày tháng , năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 9
  10. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.2.3. Phƣơng pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trình tự lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 bước: * Trước khi lập: - Thực hiện các công tác chuẩn bị lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh * Trong khi lập: - Ghi rõ các chỉ tiêu trong cột chỉ tiêu năm trước - Tính toán các chỉ tiêu năm nay - Ghi vào các hàng, cột chỉ tiêu năm nay * Sau khi lập: - Kiểm tra lại toàn bộ các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sơ đồ 1.1. Trình tự lập báo cáo kết quả kinh doanh KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT BÚT TOÁN KẾT CHUYỂN TRUNG GIAN KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT THỰC HIỆN KHÓA SỐ KẾ TOÁN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ KIỂM KÊ KHÓA SỔ VÀ LẬP BCĐPS SAU KIỂM KÊ LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KD 1.2.3.1. Cơ sở lập báo cáo - Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước. - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong năm dùng cho các TK từ loại 5 đến loại 9. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 10
  11. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.2.3.2. Công tác chuẩn bị trước khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh Để đảm bảo tính kịp thời và chính xác của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, kế toán cần tiến hành các bước công việc sau: - Kiểm soát chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã cập nhật vào sổ kế toán, nếu cần hoàn chỉnh tiếp tục việc ghi sổ kế toán (đây là khâu đầu trong việc kiểm soát thông tin kế toán là có thực, vì chứng từ kế toán là bằng chứng xác minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh). - Cộng sổ kế toán các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. - Khóa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. - Đối chiếu sự phù hợp số liệu kế toán giữa các sổ kế toán với nhau, giữa các sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết. Nếu thấy chưa phù hợp phải thực hiện điều chỉnh lại số liệu theo nguyên tắc sửa sổ. - Kiểm kê và lập biên bản xử lý kiểm kê, thực hiện điều chỉnh số liệu trên hệ thống sổ kế toán trên cơ sở biên bản xử lý kiểm kê. - Lập bảng cân đối kế toán. - Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu để ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Số hiệu ghi vào cột C “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm . - Số hiệu ghi vào cột 2 “Năm trước” của báo cáo năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh trong trường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước phải điều chỉnh hồi tố. - Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 1 “Năm nay” như sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 01 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế phát sinh bên Có của TK 511 " Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 11
  12. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2. Các khoản giảm trừ doanh thu ( Mã số 02 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này và luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có của TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”, TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước” (TK3331, TK3332, TK3333) trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” của năm báo cáo. Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán ( Mã số 11 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký - Sổ Cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10- Mã số 11 Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 12
  13. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 6. Doanh thu về hoạt động tài chính (Mã số 21) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu Trừ (-) Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động tài chính) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 " Doanh thu hoạt động tài chính "đối ứng với bên Có của TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo các trên Sổ cái hoặc trên Nhật ký-Sổ Cái. 7. Chi phí tài chính (Mã số 22) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động kinh doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên nợ TK 911 " Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 8. Chi phí lãi vay (Mã số 23) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính váo chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635. 9. Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu được ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 642 "Chi phí quản lý kinh doanh" đối ứng với bên nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên sổ cái hoặc Nhật ký sổ cái. 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 30) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo. Mã số 30=Mã số 20 + Mã số 21- Mã số 22 - Mã số 24 11. Thu nhập khác (Mã số 31) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (Sau khi trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên có TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 13
  14. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 12. Chi phí khác (Mã số 32) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 13. Lợi nhuận khác (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (Sau khi trừ đi thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 821 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp" ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 821, hoặc làm căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, Trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) trên sổ kế toán chi tiết TK 821. 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 - Mã số 51 1.3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.3.1. Mục đích và ý nghĩa, chức năng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 14
  15. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.3.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá khả năng tiềm tàng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro tương lai. Hay nói cách khác Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. 1.3.1.2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn 1.3.1.3. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 15
  16. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Mặt khác, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình.  Đối với nhà quản trị doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu - Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần, - Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt, - Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý  Đối với đơn vị chủ sở hữu Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh.  Đối với nhà chủ nợ (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) Mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không trước khi quyết định cho vay hay bán chịu sản phẩm cho đơn vị.  Đối với nhà đầu tư trong tương lai Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 16
  17. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp  Đối với cơ quan chức năng Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê, Vì vậy, thông qua phân tích hoạt động tài chình có thể xem xét các số liệu tài chính hiện hành với quá khứ từ đó người sử dụng thông tin đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai hoặc triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý. 1.3.1.4. Chức năng của phân tích báo cáo tài chính  Chức năng đánh giá Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Chức năng đánh giá của tài chính doanh nghiệp đó là làm rõ những vấn đề sau: + Các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh đã diễn ra như thế nào? Nó tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Có gần với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Có phù hợp với cơ chế chính sách và pháp luật hay không? + Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn hoạt động, các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra như thế nào, tác động ra sao đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp  Chức năng dự đoán Các doanh nghiệp cho dù đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thì các hoạt động cũng đều hướng tới mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này được hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng như diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nước, ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tương lai. Chức năng dự đoán tài chính doanh nghiệp là dự đoán sự biến động của các yếu tố đó để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 17
  18. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp ứng được mục tiêu mong muốn của những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.  Chức năng điều chỉnh Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau rất đa dạng, phong phú, và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính đó sẽ là bình thường nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống đều diễn ra bình thường và đó là sự kết hợp hài hoà các mối quan hệ. Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh, bản thân doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm không thể kiểm soát và chi phối toàn bộ. Vì vậy, để kết hợp hài hoà các mối quan hệ, doanh nghiệp, các đối tượng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh. Muốn vậy, cần nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan. Chức năng điều chỉnh của phân tích tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm nhận thức được điều này. 1.3.2. Nội dung và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính 1.3.2.1. Nội dung phân tích báo cáo tài chính Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp đều được bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài chủ doanh nghiệp còn có đối tượng khác quan tâm như các nhà đầu tư, nhà cung cấp, các nhà cho vay Chính vì vậy mà việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng, công tác quản lý kinh doanh. Từ lý luận trên, nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá đầy đủ nhất và là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính doanh nghiệp. Việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp - Phân tích việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân tích Bảng cân đối kế toán. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 18
  19. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Phân tích Bản thuyết minh báo cáo tài chính. - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán. - Phân tích hiệu quả kinh doanh. - Phân tích khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh. - Phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh. 1.3.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Để nắm bắt được đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng hiệu quả và khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau.  Phân tích theo chiều ngang Là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tượng đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính. Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào đó có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối: Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Số tương đối: T = Y1/Y0 * 100%  Phân tích xu hướng Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 19
  20. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp  Phân tích theo chiều dọc (phân tích theo qui mô chung) Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tuơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính để rút ra kết luận. Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo đƣợc thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.  Phân tích các chỉ số chủ yếu. Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu được sử dụng phân tích tài chính: - Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính. - Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời.  Phương pháp liên hệ - cân đối Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý đến những mối quan hệ, tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ, thuyết minh sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích. 1.3.3. Phƣơng pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 1.3.3.1. Phương pháp chung 1.3.3.1.1. Phương pháp đánh giá kết quả kinh tế a. Phương pháp phân chia các đối tượng và kết quả kinh tế. * Mục đích - Nhằm để nhận thức được bản chất, mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành - Xác định trọng điểm của công tác quản lý Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 20
  21. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp * Nội dung phương pháp - Tùy vào mục đích và yêu cầu của người phân tích và sử dụng, các tiêu thức được phân chia khác nhau. - Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo yếu tố cấu thành chỉ tiêu - Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo địa điểm phát sinh : biết được nơi hình thành chỉ tiêu, thuận tiện cho việc hạch toán nội bộ của doanh nghiệp, đồng thời thuận tiện cho xác định trọng điểm cho công tác quản lý, đánh giá đơn vị lạc hậu hay tiên tiến về một chỉ tiêu nào đó. - Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo thời gian: đánh giá được tiến độ thực hiện kế hoạch và thấy rõ được tính thời vụ ( nếu có ). b. Phương pháp so sánh * Mục đích - Qua so sánh người ta biết được kết quả thực hiện của các mục tiêu do đơn vị đặt ra, muốn vậy cần phải so sánh số thực tế và số kế hoạch. - Qua so sánh người ta biết được nhịp điệu phát triển của các hiện tượng và các kết quả kinh tế thông qua việc so sánh kỳ này với kỳ trước. - Qua so sánh người ta biết được mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị. Muốn vậy cần phải so sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác có cùng một loại quy mô và so sánh kết quả của từng đơn vị với kết quả trung bình. * Điều kiện để tiến hành so sánh - Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu. - Các chỉ tiêu, đại lượng khi tiến hành so sánh với nhau phải có cùng nội dung kinh tế, có cùng tiêu chuẩn biểu hiện. * Nội dung phương pháp - Xác định gốc so sánh: Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Cụ thể: + Nếu nghiên cứu mức tăng trưởng của các chỉ tiêu theo thời gian : gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước + Nếu nghiên cứu mức độ thực hiện nhiệm vụ trong kỳ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong một năm : gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu cùng kỳ năm trước. + Nếu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch : gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kế hoạch. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 21
  22. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp + Nếu nghiên cứu vị trí của doanh nghiệp : gốc so sánh là trị số của trung bình ngành ( khu vực ). Trong đó : + Thời kỳ chọn làm gốc gọi chung là kỳ gốc. + Các chỉ số của chỉ tiêu kỳ trước, cùng kỳ năm trước, kế hoạch gọi chung là trị số kỳ gốc. + Thời kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích. * Các kỹ thuật so sánh ( các hình thức so sánh ) - So sánh thực tế với kế hoạch ( so sánh hoàn thành kế hoạch ) Mục đích là để đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Tiến hành so sánh số tuyệt đối, số tương đối. So sánh tuyệt đối hoàn thành kế hoạch : trị số kỳ thực tế - trị số kỳ kế hoạch: kết quả của so sánh biểu hiện quy mô hoàn thành kế hoạch là lớn hay nhỏ. + Kết quả so sánh biểu hiện quy mô hoàn thành kế hoạch là lớn hay nhỏ. + Thước đo : hiện vật : chiếc, cái . giá trị : đồng - So sánh số tương đối hoàn thành kế hoạch : dùng so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. + Nó có thể được tính bằng số % hoặc số lần + Số so sánh tương đối có thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Trị số thực tế của chỉ tiêu Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch = * 100 % Trị số kế hoạch của chỉ tiêu Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số tính chuyển : phản ánh mức hoàn thành của chỉ tiêu. ( Hệ số tính chuyển xác định theo tỷ lệ hoàn thành giá trị sản xuất hoặc hoàn thành sản lượng. Đôi khi trong quá trình phân tích nếu chỉ sử dụng số so sánh tuyệt đối và số so sánh tương đối hoàn thành kế hoạch thì đánh giá không đúng xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Để khắc phục, cần phải sử dụng số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tuyến tính. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 22
  23. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - So sánh về mặt thời gian ( so sánh động thái ) Tức là tiến hành so sánh số liệu kỳ này so với số liệu kỳ trước được biểu hiện bằng số %, số lần. Sự biến động của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian sẽ cho thấy tốc độ và nhịp điệu phát triển của các hiện tượng và kết quả kinh tế. - So sánh định gốc : xác định một khoảng thời gian làm gốc sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu ở các kỳ với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Số này phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài - So sánh liên hoàn : kỳ gốc tuần tự thay đổi và được chọn kề ngay trước kỳ nghiên cứu, cho thấy tính quy luật rõ hơn. - So sánh về mặt không gian : xác định được vị trí công ty + Tiến hành so sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác + Kết quả của đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể - So sánh bộ phận với tổng thể ( so sánh tương đối kết cấu ) Biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được của từng bộ phận trong mức độ đạt được của tổng thể của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Giúp cho nhà quản lý xác định được trọng điểm của công tác quản lý. 1.3.3.1.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố a. Phương pháp thay thế liên hoàn * Mục đích và điều kiện áp dụng Mục đích : cho phép xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Vì vậy, đề xuất các biện pháp để phát huy điểm mạnh hoặc hạn chế khắc phục điểm yếu là rất cụ thể. Điều kiện áp dụng: khi các nhân tố có mối quan hệ tích số, thương số hoặc cả tích và thương với chỉ tiêu phân tích. * Nội dung phương pháp Trình tự áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn gồm 5 bước Bước 1 : - Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng - Mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích - Xác định công thức tính cuả chỉ tiêu Bước 2: Sắp xếp các nhân tố trong công thức theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng xếp trước, chất lượng xếp sau. Nếu có nhiều nhân tố số lượng thì nhân tố số lượng chủ yếu xếp trước thứ yếu xếp sau. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 23
  24. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bước 3: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích - Xác định trị số của chỉ tiêu ở các kỳ phân tích và kỳ gốc - Xác định đối tượng cụ thể của phân tích Đối tượng cụ thể của Trị số của chỉ tiêu ở Trị số của chỉ tiêu = - phân tích kỳ phân tích ở kỳ gốc Bước 4 : Tiến hành thay thế và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố - Tiến hành thay thế : nhân tố nào được thay thế nó sẽ lấy giá trị kỳ ở kỳ phân tích, nhân tố nào chưa được thay thế thì giữ nguyên ở kỳ gốc. Mỗi lần thay chỉ thay một nhân tố và có bao nhiêu nhân tố thì phải thay bấy nhiêu lần. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố : mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chính bằng hiệu số của lần thay thế nhân tố đó với kết quả của lần thay thế trước đó ( với giá trị của kỳ gốc nếu là lần thay thế thứ nhất ). Bước 5 : Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng với đối tượng cụ thể của phân tích. b. Phương pháp số chênh lệch Là một dạng đơn giản của phương pháp thay thế liên hoàn, nó được sử dụng trong trường hợp các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích. Việc thay thế để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố được thực hiện tương tự như thay thế liên hoàn. Nhân tố đứng trước được thay thế trước, nhân tố đứng sau được thay thế sau. c. Phương pháp cân đối * Mục đích và điều kiện áp dụng Mục đích: xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố Điều kiện áp dụng : khi các nhân tố ảnh hưởng có mối quan hệ dạng đại số đối với chỉ tiêu phân tích. * Nội dung phương pháp Bước 1 : - Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng - Xác định mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu phân tích - Xác định công thức tính các chỉ tiêu - Xác định đối tượng cụ thể của phân tích Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố : mức độ của từng nhân tố đúng bằng chênh lệch của bản thân nhân tố đó ở kỳ phân tích so với kỳ gốc ( không liên quan tới nhân tố khác ). Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 24
  25. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bước 3 : Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng cụ thể của phân tích. d. Phương pháp hồi quy và tương quan * Khái niệm - Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân nhưng ở dạng liên hệ thực. - Phương pháp hồi quy là phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. Hai phương pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thể gọi tắt là phương pháp tương quan. * Điều kiện áp dụng Phải thiết lập được mối liên hệ giữa các hiện tượng, các kết quả kinh tế thông qua một hàm mục tiêu nào đó với các điều kiện ràng buộc của nó. * Nội dung phương pháp Bước 1: Xác định hàm mục tiêu dựa vào mối quan hệ vốn có của các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh tế với mục tiêu phân tích đã đề ra. Bước 2: quan sát, nghiên cứu sự biến động của hàm tiêu thức cùng với các điều kiện ràng buộc của nó. Bước 3: Rút ra các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, dự đoán, dự báo, lập kế hoạch. 1.3.3.1.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán một số tỷ lệ như: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu. - Tỷ suất lợi nhuận trên nguyên giá tài sản cố định Như vậy, phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. Chúng ta sử dụng kết hợp hoặc sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như: Phương Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 25
  26. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp pháp liên hệ, phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng ta để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất. 1.3.3.2. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dùng để so sánh lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận của các năm trước. Qua đó, thấy được lợi nhuận từ các hoạt động tăng giảm như thế nào so với kế hoạch và so với các năm trước. Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp có đạt được mức kế hoạch đặt ra hay không và xu hướng phát triển so với các năm trước như thế nào. Đồng thời, ta cũng phải xem xét tỷ trọng về lợi nhuận của từng hoạt động trong tổng lợi nhuận chung của doanh nghiệp để có cái nhìn toàn diện hơn. 1.3.3.3. Phân tích một số tỷ suất tài chính  Phân tích chỉ số hoạt động (1) Vòng quay hàng tồn kho Là số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doaanh số cao. Các nhà quản trị doanh nghiệp phân tích chỉ tiêu hệ số vòng quay hàng tồn kho để có biện pháp dự trữ và luân chuyển hàng hợp lý sao cho không bị ứ đọng vốn đồng thời có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Trong đó: Hàng tồn kho (Đầu kỳ + cuối kỳ) Hàng tồn kho bình quân = 2 → Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. (2) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong kỳ (360) = Vòng quay hàng tồn kho Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 26
  27. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp → Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho trong kỳ. (3) Hệ số thu hồi nợ Hệ số thu hồi nợ Doanh thu thuần = Nợ phải thu bình quân Trong đó: Nợ phải thu (Đầu kỳ + cuối kỳ) Nợ phải thu bình quân = 2 → Hệ số thu hồi nợ càng lớn chứng tỏ bán hàng chưa thu được tiền giảm động thời kỳ thu nợ bình quân ngắn thì rủi ro tài chính giảm, được đánh giá là tốt và ngược lại. Nhưng cần lưu ý hệ số thu hồi nợ quá cao dẫn tới thời gian thu hồi nợ quá ngắn cũng không tốt vì nó phản ánh phương thức tín dụng của doanh nghiệp quá cứng nhắc, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả doanh thu tiêu thụ. (4) Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân Số ngày trong kỳ (360 ) = Vòng quay các khoản phải thu → Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. (5) Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần = Vốn lưu động bình quân Trong đó: Vốn lưu động (Đầu kỳ + cuối kỳ) Vốn lưu động bình quân = 2 → Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng lớn và có xu hướng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. (6) Số ngày một vòng quay vốn lưu động Số ngày một vòng quay vốn lưu động Số ngày trong kỳ (360 ) = Vòng quay vốn lưu động Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 27
  28. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp → Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay vốn lưu động trong kỳ. (7) Hiệu suất sử dụng vốn cố định Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Trong đó: Vốn cố định (Đầu kỳ + cuối kỳ) Vốn cố định bình quân = 2 → Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng lớn và có xu hướng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. (8) Vòng quay toàn tổng vốn Vòng quay toàn tổng vốn Doanh thu thuần = Tổng vốn sản xuất bình quân Trong đó: Vốn sản xuất (Đầu kỳ + cuối kỳ) Vốn sản xuất bình quân = 2 → Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tổng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng lớn và có xu hướng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cao và ngược lại.  Phân tích khả năng sinh lời Các chỉ tiêu sinh lời luôn được các nhà quản lý tài chính quan tâm, chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, phản ánh hiêu quả kinh doanh, là một căn cứ quan trọng để các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư đưa ra quyết định tài chính trong tương lai. (1) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp = x 100% tính trên DTT Doanh thu thuần Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 28
  29. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp → Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thu được trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng lãi gộp. Tỷ lệ này giúp ta đánh giá chiến lược thương lại của doanh nghiệp, doanh nghiệp chọn giải pháp hoặc có thể lãi nhiều trên một đơn vị sản phẩm nhưng bán được ít hàng hoặc có thể lãi ít trên một đơn vị sản phẩm nhưng bán được nhiều hàng. Tỷ suất lợi nhuận thuần Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD = x 100% tính trên DTT Doanh thu thuần → Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thu được trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuẩn từ HĐSXKD. Tỷ lệ này chỉ ra tỷ trọng kết quả HĐKD chiếm trong tổng các hoạt động của doanh nghiệp. Là thước đo chỉ rõ năng lực của doanh nghiệp, trong việc sáng tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh. Với những doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh tại nhiều nước thì tính tỷ lệ lãi thuần trên doanh thu theo vùng địa lý để từ đó có thể xác định được phương hướng đầu tư kinh doanh. (2) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất Tỷ lệ lợi nhuận thuần tính trên Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD = VSX Vốn sản xuất → Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn sản xuất được sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận, từ đó cho ta biết hiệu quả của quản lý trong việc sử dụng vốn. Tỷ lệ này cho ta thấy hiệu quả sử dụng tổng vốn sản xuất, cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất, còn trong nội bộ doanh nghiệp dựa vào tỷ số này để đề ra các quyết định. Các nhà phân tích bên ngoài có thể nghiên cứu tỷ lệ này để biết trước số lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ suất LN LN thuần Doanh thu thuần thuần tính trên = x Doanh thu thuần Vốn sản xuất vốn sản xuất Tỷ suất LNT tính trên VSX = Tỷ suất LN trên DT x Vòng quay tổng vốn Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 29
  30. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp (3) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế ( sau thuế ) Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế ) = trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân → Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuân. (4) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế ) = ( sau thuế ) trên vốn cố định Vốn cố định bình quân → Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. (5) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận trước thuế ( sau Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế ) = thuế ) trên vốn lưu động Vốn lưu động bình quân → Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. (6) Tỷ suất sinh lời của tài sản Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Tỷ suất sinh lời của tài sản = Giá trị tài sản bình quân → Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng giá trị tài sản huy động vào sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận và lãi vay. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 30
  31. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Phú Thành được thành lập tiền nhân là công trường thủy lợi và công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Kiến Thụy. Với bộ máy chuyên môn sẵn có được sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp chứng nhận kinh doanh số 0203000971 ngày 13 tháng 8 năm 2004 cấp lại lần một số 0200599373 ngày 22 tháng 9 năm 2010.  Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH  Tên viết tắt: Phú Thành JSC  Địa chỉ: Kỳ Sơn – Tân Trào – Kiến Thụy – Hải Phòng  Trụ sở giao dịch: 21B – Cẩm La – Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy – Hải Phòng  Mã số thuế: 0200599373  Điện thoại: 0313.812969 Fax: 0313.812969 Năm 2004 thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Thành phố Hải Phòng, đổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quyết định số 2049/QĐ – VB 21/7/2004 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc giải thể Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Kiến Thụy. Công ty cổ phần Phú Thành được thành lập để nối tiếp việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, thủy lợi đê điều trên địa bàn huyện. 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Công ty là đơn vị chuyên ngành xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, thủy lợi, giao thông trên địa bàn huyện Kiến Thụy và các công trình đê điều thủy lợi, giao thông thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hải Phòng theo chuyên ngành: - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hệ thống cấp thoát nước của các công trình thủy lợi, giao thông. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 31
  32. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - San lấp mặt bằng. - Sản xuất, khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng. - Vận tải và các dịch vụ vận tải hàng hóa thủy bộ. 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động của công ty * Thuận lợi - Công ty cổ phần Phú Thành được thành lập tiền thân là công trường thủy lợi và công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Kiến Thụy với bộ máy chuyên môn sẵn có, đội ngũ cán bộ quản lý, diều hành kỹ sư, chuyên ngành giỏi, lâu năm dày kinh nghiệm, sáng tạo trong công tác tổ chức thực hiện các dự án và các công trình xây dựng. - Trang thiết bị thi công đồng bộ, cơ giới cao, trình độ thi công cơ giới chuyên sâu trong lĩnh vực thi công xây dựng thủy lợi, giao thông và xây dựng dân dụng, công nghiệp không ngừng được bổ sung phù hợp với đặc điểm thi công công trình. - Hoạt động của doanh nghiệp đã đi vào lề nếp, bộ máy tổ chức nhân sự từng bước được kiện toàn giúp phát huy hiệu quả và nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động. * Khó khăn - Tình hình kinh tế nước ta có nhiều khó khăn, lạm phát và lãi vay ngân hàng là thách thức rất lớn trong điều kiện kinh doanh hiện nay. - Nguồn vốn hiện có của Công ty được huy động chủ yếu từ các cổ đông là thành viên cũ, nên bị hạn chế về quy mô, sẽ là một trở ngại lớn trong cạnh tranh phát triển, nhất là những ngành hàng đòi hỏi vốn lớn như Công ty đang làm. * Đánh giá chung tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Phú Thành trong những năm gần đây có sự suy giảm rõ rệt. Năm 2012 bị giảm nhiều do Công ty không có việc, công nhân phải nghỉ chờ việc nên kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 có sự chênh lệch khá lớn. Kết quả đó được thể hiện cụ thể thông bảng “ Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Phú Thành thông qua các chỉ tiêu chủ yếu năm 2011-2012” Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 32
  33. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.1. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Phú Thành thông qua các chỉ tiêu chủ yếu năm 2011-2012 So Chênh lệch STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 sánh (%) Tuyệt đối Tƣơng (đồng) đối (%) Tổng 1 Đồng 21.127.126.358 18.275.092.591 86,50 (2.852.033.767) (13,5) doanh thu Tổng chi 2 Đồng 21.066.530.491 18.220.277.590 86,49 (2.846.252.901) (13,51) phí Tổng lợi 3 Đồng 60.595.867 54.815.000 90,46 (5.780.867) (9,54) nhuận Tổng số 4 Người 299 275 91.97 (24) (9) lao động Lƣơng Đồng/ng 5 2.478.625 3.318.479 133,88 839.854 33,88 bình quân tháng Qua bảng số liệu về đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các chỉ tiêu ta thấy, tình hình sản xuất của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Việc sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Năm 2012 là năm thật sự khó khăn với các doanh nghiệp do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và Công ty cổ phần Phú Thành cũng không là ngoại lệ. Điều này được thể hiện rõ nhất qua các số liệu về Doanh thu năm 2012 giảm 2.852.033.767 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm là 13.5 %) so với năm 2011 và Lợi nhuận giảm 5.780.867 đồng ( tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,54%) so với năm 2011. Tổng chi phí năm 2012 của Công ty so với năm 2011 giảm 2.846.252.901 đồng, (tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,51% ) Tổng số lao động năm 2012 giảm 275 người, tương ứng với tỷ lệ giảm là 9 % so với năm 2011. Công ty đang trong giai đoạn khó khăn nên ban lãnh đạo công ty quyết định cắt giảm lao động, cho nghỉ việc một số lao động tay nghề thấp, ý thức kỷ luật kém, trình độ chuyên môn kém, thuyên chuyển một số cán bộ quản lý xuống quản lý công trường thi công. Đồng thời nhận thức con người là yếu tố quyết định sự thành bại của công ty nên công ty rất chú trọng tới việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên bằng hình Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 33
  34. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thức đào tạo lại, đào tạo nâng cao dài hạn và ngắn hạn. Cán bộ công nhân viên trong công ty có thể kiêm nhiệm thêm việc. Tuy vậy thu nhập bình quân của các cán bộ công nhân viên đã tăng lên 839.854 đ/ng/ tháng (tương đương với tỷ lệ tăng 33,88%) góp phần ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Phú Thành Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại đứng vững và phát triển đòi hỏi phải có bộ máy quản lý nhạy bén, sắc sảo, làm việc năng động và khoa học. Đó là nền tảng và là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý tốt nguồn vốn, thu, chi, luồng tiền vào ra, quyết định việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Hiểu được tầm quan trọng của bộ phận quản lý, do vậy ban lãnh đạo đã phân chia bộ phận quản lý thành các phòng ban để phát huy hiệu quả của từng bộ phận, do đó sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như sau: Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 34
  35. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch Ban chỉ huy Phòng kế toán kỹ thuật công trƣờng tài vụ Tổ bảo vệ, y tế, Tổ cung ứng vật an toàn lao động Tổ điện tƣ và vận tải Đội XL 01 Đội XL 01 Đội XL 01 Đội TC cơ Đội mộc Đội GT số Đội GT số giới sắt 01 02 Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 35
  36. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu như sau: Chức năng nhiệm vụ các bộ phận: * Ban giám đốc: - Giám đốc Công ty: là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể những người lao động về kết quả hoạt động SXKD của toàn Công ty. Điều hành hoạt động của công ty theo kế hoạch đề ra. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và CNVC về quản lý toàn bộ tài sản, lao động vật tư tiền vốn, bảo đảm an ninh trật tự an toàn lao động cho toàn công ty, làm tốt công tác đối nội, đối ngoại, không ngừng chăm lo đến đời sống của người lao động. *Các phòng chức năng: + Phòng kế hoạch kỹ thuật: có nhiệm vụ nhận hồ sơ thiết kế, nghiên cứu bản vẽ, phát hiện những sai sót trong thiết kế để có những ý kiến sửa đổi bổ sung, giám sát các đơn vị thi công về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công , lập biện pháp an toàn lao động. + Ban chỉ huy công trường: là bộ phấn trực tiếp đưa kế hoạch thi công công trình, trực tiếp thi công, đồng thời chịu trách nhiệm về mặt chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình cho tới khi công trình được hoàn thành nhiệm thu. Ban chỉ huy công trường phải đảm bảo cung ứng đủ vật liệu thi công để hoàn thành tiến độ thi công của công trình và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân làm việc. + Phòng kế toán tài vụ: có chức năng tổ chức thực hiện ghi chép, xử lý cung cấp số liệu về tình hình kinh tế, tài chính, phân phối và giám sát các nguồn vốn bằng tiền. Tổng hợp toàn bộ số liệu, xác minh chính xác kết quả kinh doanh thông qua tập hợp, tính toán đúng chi phí sản xuât, giá thành sản phẩm, thực hiện thu chi thanh toán đúng tiến độ, đúng đối tượng giúp cho Giám đốc quản lý, sử dụng một cách khoa học tiền vốn, theo dõi công nợ với các bên, các đội xây dựng để kịp thời thu hồi vốn, thanh toán đúng thời gian quy định, hướng dẫn các đội xây dựng mở sổ sách chứng từ ban đầu 2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Phú Thành 2.1.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Do đặc điểm của mỗi công ty khác nhau lên cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của mỗi công ty là khác nhau. Và để phù hợp với hoàn cảnh của mình Công Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 36
  37. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp ty đã xây dựng cho mình một bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu cũng như đặc thù riêng của công ty mình. Bộ máy kế toán được phản ánh qua sơ đồ sau Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán Kế toán trƣởng Kế toán viên Kê toán Thủ quỹ tổng hợp * Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán chung cho Công ty, tổ chức hạch toán, xác định hình thức kế toán áp dụng cho đơn vị, cung cấp thông tin kinh tế giúp lãnh đạo về công tác chuyên môn, kiểm tra tài chính. Bên cạnh đó kế toán trưởng còn theo dõi các phần hành sau: các khoản công nợ phải thu phải trả, theo dõi TSCĐ, tập hợp chi phí sản xuất của đơn vị, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính, lập tờ khai thuế, tổ chức sử dụng và huy động vốn có hiệu quả nhất. * Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm kiểm tra số liệu do kế toán viên ghi chép. Thu nhập xử lí ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế tài chính của công ty. * Kế toán viên: Có trách nhiệm phụ trách bao quát tất cả số liệu tiền lương, nguyên vật liệu, hàng hóa, tiền mặt để có thể cung cấp một cách chính xác bất cứ lúc nào cho kế toán trưởng hay giám đốc hoặc phó giám đốc. Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, hàng hóa về mặt số lượng và tiền. Xuất, nhập, bảo quản kho vật tư, hàng hóa theo quy định của công ty. * Thủ quỹ: Xuất, nhập quỹ tiền mặt theo phiếu thu phiếu chi đã được phê duyệt. Quản lý, bảo quản tiền mặt. Lập sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày, ghi chép liên Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 37
  38. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp tục các khoản thu chi quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. Chịu trách nhiệm về số tồn quỹ trên sổ và số tồn quỹ thực tế. 2.1.5.2. Hình thức kế toán Để phù hợp với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh và thuận tiện cho công tác quản lý, công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Hệ thống kế toán này sử dụng để ghi chép và tổng hợp số liệu, các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất định. Hình thức kế toán nhật ký chung bao gồm các loại sổ sau: - Nhật ký chung - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết - Sổ quỹ Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. đồng thời kế toán ghi sổ , thẻ chi tiết cùng với việc ghi sổ nhật ký chung. Cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng , số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng hợp số phát sinh Nợ và tổng sổ phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên số Nhật ký chung cùng kỳ. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 38
  39. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trình tự ghi sổ kế toán của công ty được mô tả bằng sơ đồ 2.3 Chứng từ kế toán Sổ quỹ SỔ NHẬT KÝ Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHUNG SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty cổ phần Phú Thành Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 2.1.5.3. Tổ chức hệ thống tài khoản và hệ thống báo cáo kế toán Công ty cổ phần Phú Thành có kỳ kế toán là năm bắt đầu tính từ 01/01 đến 31/12 của năm. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định số 48/2006/ QĐ-BTC ngày14/09/2006 của Bộ trưởng BTC. Công ty hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn của hàng hóa, kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Đơn vị tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính giá trị khấu hao TSCĐ. Hệ thống báo cáo kế toán bao gồm: Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 39
  40. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN) - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN) 2.2. THỰC TẾ TỔ CHỨC LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH Trình tự lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty: Sơ đồ 2.4. trình tự lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT KIBÚTỂM SOÁT TOÁN CÁC KẾT CH CHUYỨNGỂ TNỪ TRUNG CẬP NH GIANẬT THỰC HIỆN KHÓA SỐ KẾ TOÁN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ KIỂM KÊ KHÓA SỔ VÀ LẬP BCĐPS SAU KIỂM KÊ LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KD 2.2.1. Một số công việc chuẩn bị trƣớc khi lập BCKQHĐKD tại Công ty Tổ chức lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng tại Công ty cổ phần Phú Thành được tiến hành thông qua các bước công việc sau: 2.2.1.1. Kiểm soát chứng từ cập nhật Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này là báo cáo kết quả kinh doanh được lập tại kỳ trước và hệ thống sổ kế toán (Sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản) của kỳ kế toán cần lập báo cáo. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 40
  41. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Một trong những yêu cầu được xem là quan trọng nhất của thông tin phản ánh trên báo cáo hoạt động kinh doanh là tính chính xác, trung thực và khách quan. Để đáp ứng nhu cầu đó thì cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng phải chính xác trung thực và khách quan. Vì thế trước khi sử dụng thông tin trên hệ thống sổ sách kế toán để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, công ty đã thực hiện các nghiệp vụ biện pháp cụ thể để kiểm soát thông tin trên sổ kế toán, việc này thường được tiến hành vào cuối năm và bằng cách kiểm soát các nghiệp vụ ghi sổ kế toán có bằng chứng hay không, nghĩa là các nghiệp vụ được phản ánh trong hệ thống sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết có chứng từ hay không. Trình tự kiểm soát được tiền hành như sau: - Sắp xếp chứng từ kế toán theo trật tự thời gian phát sinh. - Đối chiếu nội dung kinh tế, số tiền phát sinh từng chứng từ với nội dung kinh tế, số tiền của từng nghiệp vụ được phản ánh trong nhật ký chung - Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong nhật ký chung - Đối chiếu số liệu giữa nhật ký chung và sổ cái các tài khoản. - Đối chiếu giữa sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết. 2.2.1.2. Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian Vì các tài khoản trung gian thuộc nhóm 5, 6, 7, 8, 9 không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ mà chỉ có số phát sinh trong kỳ nên kế toán tiến hành kết chuyển hết số phát sinh của các tài khoản này trước khi khoá sổ kế toán. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 41
  42. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.5. Kế toán tổng hợp các bút toán kết chuyển trung gian 632 911 511 K/c giá vốn K/c doanh thu thuần 635 K/c chi phí tài chính 515 K/c doanh thu HĐTC 642 K/c chi phí QLKD 711 811 K/c thu nhập khác K/c chi phí khác 421 821 K/c lỗ K/c chi phí thuế TNDN 421 K/c lãi Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 42
  43. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.3. Thực hiện khoá sổ kế toán Sau khi thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ ghi sổ kế toán là có thực, được phản ánh đầy đủ, chính xác và kết thúc bút toán kết chuyển trung gian. Bút toán thực hiện khoá sổ kế toán để xác định số phát sinh, số dư nợ, có của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ kế toán. 2.2.1.4. Lập bảng cân đối phát sinh - Căn cứ vào số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ kế toán (sổ cái các tài khoản), kế toán lập bảng cân đối số phát sinh - Việc lập bảng cân đối phát sinh nhằm mục đích: Kiểm tra các bút toán ghi trong hệ thống sổ kế toán có đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các tài khoản kế toán hay không. Để biết được điều này kế toán đã kiểm tra: + Kiểm tra tính cân đối giữa tổng số dư nợ và có đầu kỳ, tổng số phát sinh nợ và có trong kỳ, tổng số dư nợ và có cuối kỳ của các tài khoản thực hiện trên bảng cân đối phát sinh. + Đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của từng tài khoản phản ánh trên bảng cân đối phát sinh với số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ trên bảng cân đối phát sinh với bảng tổng hợp chi tiết tài khoản. 2.2.1.5. Kiểm kê tài sản và sử lý kiểm kê Để thông tin kế toán phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, một công tác không thể thiếu được trong tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức lập báo cáo tài chính nói riêng là kiểm kê tài sản và lập biên bản xử lý kiểm kê. Tại công ty Cổ phần Phú Thành việc kiểm kê được thực hiện vào cuối năm. Ngoài ra, tại Công ty còn duy trì chế đội kiểm kê bất thường nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kết thúc quá trình kiểm kê, ban kểm tra lập biên bản kiểm kê gửi về phòng kế toán. Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán xử lý kiểm kê như sau: - Trường hợp có thừa thiếu tài sản nhưng biên bản xử lý kiểm kê ghi rõ hạch toán vào kỳ báo cáo sau thì chấp nhận kết quả khoá sổ tạm thời và bảng cân đối phát sinh tạm thời . Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 43
  44. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Trường hợp có thừa thiếu tài sản nhưng biên bản xử lý kiểm kê ghi rõ hạch toán thừa, thiếu tài sản vào kỳ báo cáo, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh lại bút toán. 2.2.1.6. Khóa sổ kế toán và lập bảng cân đối phát sinh sau kiểm kê Sau khi kiểm kê tài sản và xử ký kiểm kê, kế toán tiến hành khóa sổ kế toán và lập bảng cân đối số phát sinh sau kiểm kê. Căn cứ để lập bảng cân đối số phát sinh là số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ kế toán (sổ cái các tài khoản). Sau đây là số liệu kế toán năm 2012 của Công ty cổ phần Phú Thành minh họa cho các bước trong khâu chuẩn bị lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty. Kết quả kết chuyển số phát sinh của TK đầu 5 đầu 9 trong năm 2012 như sau: Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 44
  45. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.2. Sổ cái tài khoản 511 Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Thành Mẫu số S03b – DNN Địa chỉ: Thị Trấn Đối – Kiến Thụy – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số hiệu: 511 Đơn vị: VNĐ Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Số ngày ĐƢ Nợ Có - Số dƣ đầu kỳ x x - Số phát sinh trong kỳ . 4782 04/01 Công trình chợ Minh Tân 112 2.160.000.000 4783 10/01 Cải tạo đê tả Lạch Tray 131 457.150.000 4784 25/01 Cải tạo nâng cấp chợ Nãi Sơn 112 569.358.000 4785 01/03 Đắp bồi trúc, đê bối Đồng Bắp 131 430.072.000 4786 31/03 DT cải tạo mặt đê tả Thái Bình 112 1.094.000.000 Cung cấp vật tư phòng chống lụt 4860 03/07 131 205.320.000 bão huyện Cát Hải 4861 21/07 Cống thoát nước khu A – CT1 131 278.305.000 Duy tu bảo dưỡng đê điều 2012 - 4862 25/08 131 332.444.000 HP Nạo vét kênh cống Thán, khắc 4863 12/11 112 777.055.000 phục hậu quả hạn hán 4864 15/11 Nạo vét kênh kênh Lý Học 131 809.986.000 Sửa chữa văn phòng tiếp nhận 4865 28/11 131 490.052.000 bảo hiểm PKT K/c doanh thu bán hàng và cung 31/12 911 18.273.489.550 289 cấp dịch vụ - Cộng số phát sinh 18.273.489.550 18.273.489.550 - Số dƣ cuối kỳ x x Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 45
  46. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.3. Sổ cái tài khoản 515 Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Thành Mẫu số S03b – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC Địa chỉ: Thị Trấn Đối – Kiến Thụy – HP ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính Số hiệu: 515 Đơn vị:VNĐ Chứng từ Số tiền TK Diễn giải ĐƢ Số ngày Nợ Có x x - Số dƣ đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ . GBC 1098 30/09 Lãi tiền gửi NH Hồng Bàng T9 112 157.400 GBC 1908 31/10 Lãi tiền gửi NH Hàng Hải T10 112 109.900 GBC 2098 31/11 Lãi tiền gửi NH Hàng Hải T11 112 209.300 PKT 289 31/12 K/c doanh thu hoạt động tài chính 911 1.603.041 - Cộng số phát sinh 1.603.041 1.603.041 x x - Số dƣ cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 46
  47. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.4. Sổ cái tài khoản 632 Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Thành Mẫu số S03b – DNN Địa chỉ: Thị Trấn Đối – Kiến Thụy – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán Số hiệu: 632 Đơn vị:VNĐ Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Số ngày ĐƢ Nợ Có - Số dƣ đầu kỳ x x - Số phát sinh trong kỳ PKT 187 04/01 Công trình chợ Minh Tân 154 1.409.100.000 PKT 188 10/01 Cải tạo đê tả Lạch Tray 154 267.909.000 PKT 189 25/01 Cải tạo nâng cấp chợ Nãi Sơn 154 409.792.000 PKT 190 01/03 Đắp bồi trúc, đê bối Đồng Bắp 154 298.904.000 PKT 191 31/03 DT cải tạo mặt đê tả Thái Bình 154 609.247.000 Cung cấp vật tư phòng chống lụt PKT 215 03/07 154 175.390.023 bão huyện Cát Hải PKT 216 21/07 Cống thoát nước khu A – CT1 154 201.785.098 Duy tu bảo dưỡng đê điều 2012 - PKT 217 25/08 154 252.356.220 HP Nạo vét kênh cống Thán, khắc PKT 218 12/11 154 522.035.287 phục hậu quả hạn hán PKT 219 15/11 Nạo vét kênh kênh Lý Học 154 639.909.000 Sửa chữa văn phòng tiếp nhận bảo PKT 220 28/11 154 353.097.500 hiểm PKT 290 31/12 K/c giá vốn hàng bán 911 17.741.436.185 - Cộng số phát sinh 17.741.436.185 17.741.436.185 - Số dƣ cuối kỳ x x Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 47
  48. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.5. Sổ cái tài khoản 642 Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Thành Mẫu số S03b – DNN Địa chỉ: Thị Trấn Đối – Kiến Thụy – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Tên tài khoản: Chi phí quản lý kinh doanh Số hiệu: 642 Đơn vị: VNĐ Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Số ngày ĐƢ Nợ Có - Số dƣ đầu kỳ x x - Số phát sinh trong kỳ . 7006223 01/02 Tiền điện thoại T01/2012 111 1.904.490 0123831 14/02 Tiền điện chiếu sáng T01/2012 111 640,038 02692 22/02 Tiền mực máy in và máy photo 111 1,798,455 02372 23/02 Trả tiền đặt báo quý 1/2012 111 377,455 PKT 120/02 30/02 Tính lương T02/2012 334 85.236.965 . PC 200/12 09/12 Thanh toán tiền tiếp khách 111 1.090.000 PC 201/12 11/12 Thanh toán lệ phí chứng thực 111 150.000 0047945 12/12 Trả tiền vệ sinh 111 352.000 0035408 12/12 Phí ngân hàng 112 150.000 PKT 238/12 31/12 Tính lương T12 334 90.098.090 PKT 290 31/12 K/c chi phí quản lý kinh doanh 911 477.456.188 - Cộng số phát sinh 477.456.188 477.456.188 - Số dƣ cuối kỳ x x Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 48
  49. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.6. Sổ cái tài khoản 635 Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Thành Mẫu số S03b – DNN Địa chỉ: Thị Trấn Đối – Kiến Thụy – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Tên tài khoản: Chi phí tài chính Số hiệu: 635 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Số tiền TK Diễn giải ĐƢ Số ngày Nợ Có x x - Số dƣ đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ Trả lãi tiền vay ngân hàng BN 209/Agri 23/10 112 160.079 Agribank Trả lãi tiền vay ngân hàng BN 178/ Tech 29/10 112 290.490 Techcombank PKT 290 31/12 K/c chi phí tài chính 911 1.385.218 - Cộng số phát sinh 1.385.218 1.385.218 x x - Số dƣ cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 49
  50. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.7. Sổ cái tài khoản 821 Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Thành Mẫu số S03b – DNN Địa chỉ: Thị Trấn Đối – Kiến Thụy – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Tên tài khoản: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Số hiệu: 821 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Số tiền TK Diễn giải ĐƢ Số ngày Nợ Có x x - Số dƣ đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ Chi phí thuế TNDN năm PKT 288 31/12 3334 9.592.625 2012 PKT 290 31/12 K/c chi phí thuế TNDN 911 9.592.625 9.592.625 9.592.625 - Cộng số phát sinh x x - Số dƣ cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 50
  51. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.8. Sổ cái tài khoản 911 Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Thành Mẫu số S03b – DNN Địa chỉ: Thị Trấn Đối – Kiến Thụy – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Tên tài khoản: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh Số hiệu: 911 Đơn vị: VNĐ Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Số ngày ĐƢ Nợ Có - Số dƣ đầu kỳ x x - Số phát sinh trong kỳ PKT 31/12 K/c doanh thu BH & CCDV 511 18.273.489.550 289 PKT 31/12 K/c doanh thu HĐTC 515 1.603.041 289 PKT 31/12 K/c giá vốn hàng bán 632 17.741.436.185 290 PKT 31/12 K/c chi phí quản lý kinh doanh 642 477.456.188 290 PKT 31/12 K/c chi phí tài chính 635 1.385.218 290 PKT 31/12 K/c chi phí thuế TNDN 821 9.592.625 290 PKT 31/12 K/c lợi nhuận sau thuế 421 45.222.375 290 - Cộng số phát sinh 18.275.092.591 18.275.092.591 - Số dƣ cuối kỳ x x Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 51
  52. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.9. Sổ cái tài khoản 421 Đơn vị: Công ty cổ phần Phú Thành Mẫu số S03b – DNN Địa chỉ: Thị Trấn Đối – Kiến Thụy – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 Tên tài khoản: Lợi nhuận chưa phân phối Số hiệu: 421 ĐVT: VNĐ Chứng từ Số tiền TK Diễn giải ĐƢ Số ngày Nợ Có x - Số dƣ đầu kỳ `122.012.186 - Số phát sinh trong kỳ PKT 290 31/12 Lợi nhuận sau thuế TNDN 2012 911 45.222.375 - Cộng số phát sinh - 45.222.375 162.984.561 - Số dƣ cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 52
  53. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : Mẫu số B02 - DN Địa chỉ : Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC Ngày 19/04/2006 của Bộ trưởngBTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2011 Đơn vị: VNĐ Mã Thuyết CHỈ TIÊU Năm nay Năm trƣớc số minh A B C 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 21.125.268.287 23.577.767.612 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 10 21.125.268.287 23.577.767.612 02 ) 4. Giá vốn hàng bán 11 19.967.801.229 22.502.861.124 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 1.157.467.058 1.074.906.488 (20=10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.858.071 2.965.524 7. Chi phí tài chính 22 21.415.831 264.817.867 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 21.415.831 264.817.867 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 1.077.313.431 763.697.148 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD ((30=(20+21)- 30 60.595.867 49.356.997 (22+24)) 10. Thu nhập khác 31 1.051.818.182 11. Chi phí khác 32 1.045.066.000 12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 6.752.182 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 IV.09 60.595.867 56.109.179 (50=30+40) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15.148.967 14.027.295 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51) 60 45.446.900 42.081.884 Lập ngày 20 tháng 3 năm 2012 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 53
  54. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2. Phƣơng pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 tại Công ty cổ phần Phú Thành 632 911 511 17.741.436.185 18.273.489.550 635 515 1.385.218 642 1.603.041 477.456.188 821 9.592.625 421 45.222.375 18.275.092.591 18.275.092.591 Sơ đồ2.6. Tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Căn cứ lập báo cáo kết quả hoạy động kinh doanh năm 2012 là: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 - Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012: Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 54
  55. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.11. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : Mẫu số B02 - DN Địa chỉ : Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC Ngày 19/04/2006 của Bộ trưởngBTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2012 Đơn vị: VNĐ Mã Thuyết CHỈ TIÊU Năm nay Năm trƣớc số minh A B C 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 18.273.489.550 21.125.268.287 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 10 18.273.489.550 21.125.268.287 02 ) 4. Giá vốn hàng bán 11 17.741.436.185 19.967.801.229 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 532.053.365 1.157.467.058 (20=10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.603.041 1.858.071 7. Chi phí tài chính 22 1.385.218 21.415.831 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1.385.218 21.415.831 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 477.456.188 1.077.313.431 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD ((30=(20+21)- 30 54.815.000 60.595.867 (22+24)) 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 IV.09 54.815.000 60.595.867 (50=30+40) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 9.592.625 15.148.967 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51) 60 45.222.375 45.446.900 Lập ngày 20 tháng 3 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 55
  56. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Số hiệu ghi vào cột C “Thuyết minh”của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm . - Số hiệu ghi vào cột 2 “Năm trước” của báo cáo năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh trong trường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước phải điều chỉnh hồi tố. - Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 1 “Năm nay” như sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 01 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và xây lắp trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế phát sinh bên Có của TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. Năm 2012 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK511) của công ty là: 18.273.489.550 đồng 2. Các khoản giảm trừ doanh thu ( Mã số 02 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này và luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có của TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”, TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước” (TK3331, TK3332, TK3333) trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trong năm 2012, không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 56
  57. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp trong kỳ báo cáo làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” của năm báo cáo. Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 là: 18.273.489.550 – 0 = 18.273.489.550 đồng 4. Giá vốn hàng bán ( Mã số 11 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký - Sổ Cái. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 là: 17.741.436.185 đồng 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10- Mã số 11 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 là: 18.273.489.550 - 17.741.436.185 = 542.053.365 6. Doanh thu về hoạt động tài chính (Mã số 21) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu Trừ (-) Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động tài chính) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 " Doanh thu hoạt động tài chính "đối ứng với bên Có của TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo các trên Sổ cái hoặc trên Nhật ký-Sổ Cái. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 của công ty là: 1.603.041đồng 7. Chi phí tài chính (Mã số 22) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động kinh doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 57
  58. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên nợ TK 911 " Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 của Công ty là:1.385.218 đồng 8. Chi phí lãi vay (Mã số 23) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính váo chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 của Công ty là:1.385.218 đồng 9. Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu được ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 642 "Chi phí quản lý kinh doanh" đối ứng với bên nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên sổ cái hoặc Nhật ký sổ cái. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 của Công ty là:477.456.188 đồng 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 30) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo. Mã số 30=Mã số 20 + Mã số 21- Mã số 22 - Mã số 24 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 của Công ty là: 532.053.365 – 1.603.041 – 1.385218 – 477.456.188 = 54.815.000 đồng 11. Thu nhập khác (Mã số 31) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (Sau khi trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên có TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trong năm 2012 không phát sinh thu nhập khác 12. Chi phí khác (Mã số 32) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trong năm 2012 không phát sinh chi phí khác. Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 58
  59. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 13. Lợi nhuận khác (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (Sau khi trừ đi thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 Trong năm 2012 không phát sinh chỉ tiêu này 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 là: 54.815.000 + 0 = 54.815.000 đồng 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 821 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp" ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 821 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 là: 9.592.625 đồng 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 - Mã số 51 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 là: 45.222.375 đồng 2.3. THỰC HIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH 2.3.1. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả kinh doanh của Công ty - Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của Công ty trên thương trường kinh doanh. Hoàn thành vượt mức kế hoạch hay không hoàn thành kế hoạch công ty đều phải xem Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 59
  60. Trường Đại học dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp xét đánh giá, phân tích nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty. - Một số kế hoạch kinh doanh cho dù là khoa học và chặt chẽ nhưng so với thực tế đã, đang và sẽ diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tế kiểm nghiệm sẽ có nhiều điều cần bổ sung và hoàn thiện để lập kế hoạch cho năm tiếp theo. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh còn giúp lãnh đạo Công ty có được những thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được những mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy công ty rất chú trọng công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.3.2. Các bƣớc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tài chính trong năm 2012 của Công ty - Thu thập các thông tin, số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp. - So sánh doanh thu, lợi nhuận thực hiện được với kế hoạch hoặc với năm trước, qua đó đánh giá tổng quát tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận có đạt mức kế hoạch, hay năm trước hay không? - So sánh các tỷ suất sinh lợi giữa thực hiện với kế hoạch hoặc với năm trước - Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình tài chính của năm trước hoặc kế hoạch đã đề ra. - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới của Công ty cho ban lãnh đạo và bộ phận quản lý. Sau đây là bảng phân tích tình hình tài chính năm 2012 của Công ty cổ phần Phú Thành: Sinh viên: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K 60