Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng

pdf 112 trang huongle 830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bao_cao_ket_q.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng

  1. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Nguyễn Thị Thu Hà Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Nga HẢI PHÒNG - 2012 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Nguyễn Thị Thu Hà Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Nga HẢI PHÒNG - 2012 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Mã SV: 1013401126 Lớp: QTL402K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài : Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Trình bày đƣợc những vấn đề lý luận căn bản về công tác tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. - Phản ánh đƣợc thực tế tổ chức công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng. - Đƣa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Sử dụng số liệu trên báo cáo B01, B02 năm 2009, 2010, 2011 và Nhật ký – sổ cái năm 2011. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty TNHH Hải Đăng. Tổ 28B – Phƣờng Cẩm Thủy – Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Phạm Thị Nga Học hàm, học vị : Thạc sĩ Cơ quan công tác : Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn : Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng. Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 02 tháng 04 năm 2012. Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 07 tháng 07 năm 2012. Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hà Phạm Thị Nga Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: - Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ trong quá trình thực hiện đề tài. - Hoàn thành để tài theo đúng nội dung và tiến độ quy định. - Cầu thị và độc lập trong nghiên cứu. 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): - Đã giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp. - Đảm bảo yêu cầu của một khóa luận tốt nghiệp đại học cả về mặt lý luận và thực tiễn. - Số liệu minh họa tƣơng đối cụ thể, chi tiết và khoa học. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày 30 tháng 06 năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 13 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 13 1.1.1. Báo cáo tài chính và sự cần thiết của báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế 13 1.1.2 Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính 15 1.1.3 Nguyên tắc cơ bản lập và trình bày Báo cáo tài chính 16 1.1.4 Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 19 1.2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 23 1.2.1 Khái niệm về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23 1.2.2 Vai trò của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23 1.2.3 Công tác chuẩn bị trƣớc khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh. 24 1.2.4 Cơ sở lập Báo cáo kết quả kinh doanh 24 1.2.5 Kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 25 1.2.6 Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 27 1.2.7 Quy trình lập Báo cáo kết quả kinh doanh 30 1.3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 30 1.3.1 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 30 1.3.2 Phƣơng pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. 33 1.3.3 Nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 35 1.3.4 Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 37 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG 42 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng HỮU HẠN HẢI ĐĂNG 42 2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Hải Đăng 42 2.1.2 Chức năng và nghành nghề kinh doanh của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Đăng 43 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Đăng 43 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lí của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Đăng 46 2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Hải Đăng 48 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG 52 2.2.1 Kiểm soát tính cập nhật của chứng từ kế toán 52 2.2.2 Thực hiện việc khóa sổ tạm thời: 57 2.2.3 Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian 57 2.2.4 Khóa sổ kế toán chính thức lần một 57 2.2.5 Tiến hành kiểm kê tài sản 47 2.2.6 Khóa sổ chính thức lần hai 58 2.2.7 Lập bảng cân đối tài khoản 58 2.2.8 Căn cứ lập Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng 61 2.2.9 Phƣơng pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 tại công ty TNHH Hải Đăng 61 2.3 THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG 76 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG 77 2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc 77 2.4.2 Những hạn chế 78 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG 81 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG 81 3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG 81 3.2.1 Biện pháp hoàn thiện đối với công tác lập báo cáo kết quả kinh doanh 81 3.2.2 Biện pháp hoàn thiện đối với công tác phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 85 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Giải thích 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh 3 SDĐK Số dƣ đầu kỳ 4 SPS Số phát sinh 5 SDCK Số dƣ cuối kỳ 6 GTGT Giá trị gia tăng 7 HĐKD Hoạt động kinh doanh 8 CĐ Cố định 9 LĐ Lƣu động 10 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 11 HTK Hàng tồn kho 12 QLKD Quản lý kinh doanh 13 CCDV Cung cấp dịch vụ 14 TK Tài khoản 15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 16 BTC Bộ tài chính 17 XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh 18 SPTKTG Sổ phụ tài khoản tiền gửi 19 PXT Phiếu xuất kho Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, mục đích cuối cùng của các đơn vị làm ăn kinh tế đều là lợi nhuận. Các doanh nghiệp đều cố gắng tăng doanh thu, giảm chi phí nhƣng không ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm. Bên cạnh đó, tạo đƣợc sự tin cậy với các đối tƣợng nhƣ chủ nợ, khách hàng, nhà đầu tƣ, cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần quan tâm tới tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong bốn báo cáo phải lập bắt buộc trong hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp do Bộ tài chính quy định. Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và các kết quả khác. Báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng và báo cáo tài chính nói chung đƣợc nhiều đối tƣợng quan tâm. Trên cơ sở số liệu của nó, các nhà đầu tƣ, các nhà quản lý tiến hành phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thích hợp và đƣa ra quyết định có đầu tƣ hay không ? Xuất phát từ vị trí, vai trò của việc lập và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, trong đó có lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh nên trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Hải Đăng, em đã tập trung tìm hiểu hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đi sâu nghiên cứu Báo cáo kết quả kinh doanh và đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là “ Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng”. Bài khóa luận của em đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo cùng các cô chú, các bác trong công ty, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Thạc sĩ Phạm Thị Nga. Tuy nhiên do còn hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em rất mong đƣợc sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận của em đƣợc chia thành 3 chƣơng chính nhƣ sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh. Chương 2: Thực trạng công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng. Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Báo cáo tài chính và sự cần thiết của báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính (BCTC) BCTC là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ cũng nhƣ tình hình chi phí, kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát khác về doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, BCTC là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, nhà cho vay, các cơ quan chức năng ) BCTC là hệ thống báo cáo đƣợc lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Theo đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCTC là phƣơng tiện trình bày thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, nhà cho vay ) BCTC là bắt buộc đối với các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân, đƣợc nhà nƣớc quy định thống nhất về danh mục các báo cáo, biểu mẫu và hệ thống các chỉ tiêu, phƣơng pháp lập, nơi gửi báo cáo và thời gian gửi báo cáo. Theo quy định hiện hành thì hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam gồm 04 báo cáo: - Bảng cân đối kế toán; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ; - Thuyết minh báo cáo tài chính. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 1.1.1.2. Sự cần thiết của báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế Các nhà quản trị muốn đƣa ra đƣợc các quyết định kinh doanh thì họ đều căn cứ vào điều kiện hiện tại và những dự đoán về tƣơng lai, dựa trên những thông tin có liên quan đến quá khứ và kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc. Những thông tin đáng tin cậy đó đƣợc các doanh nghiệp lập trên các BCTC. Xét trên tầm vi mô, nếu không thiết lập hệ thống BCTC thì khi phân tích tình hình tài chính kế toán hoặc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các nhà đầu tƣ, chủ nợ, khách hàng sẽ không có cơ sở để biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho nên họ khó có thể đƣa ra các quyết định hợp tác kinh doanh và nếu có thì các quyết định sẽ có mức rủi ro cao. Xét trên tầm vĩ mô, nhà nƣớc sẽ không thể quản lý đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành khi không có hệ thống BCTC. Bởi vì mỗi chu kì kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều các nghiệp vụ kinh tế và có rất nhiều các hoá đơn, chứng từ Việc kiểm tra khối lƣợng các hoá đơn, chứng từ đó là rất khó khăn, tốn kém và độ chính xác không cao. Vì vậy nhà nƣớc phải dựa vào hệ thống BCTC để quản lý và điều tiết nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế nƣớc ta là nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Do đó, hệ thống BCTC là rất cần thiết đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trƣờng hiện nay của đất nƣớc ta. 1.1.1.3 Ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc và nhu cầu hữu ích của những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: - Tài sản ; - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; - Lãi ,lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; - Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc; - Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán; - Các luồng tiền Ngoài các thông tin này doanh nghiệp còn phải cung cấp những thông tin khác trong ”Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. 1.1.2 Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21- Trình bày báo cáo tài chính, gồm : - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng và cung cấp đƣợc các thông tin tin cậy khi : + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; + Trình bày khách quan không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. - Trung thực và hợp lý Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. BCTC phải lập đúng nội dung, phƣơng pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC phải đƣợc ngƣời lập, kế toán trƣởng và ngƣời đại diện theo pháp luật đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 1.1.3 Nguyên tắc cơ bản lập và trình bày Báo cáo tài chính Các quy định về nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính đƣợc quy định tại chuẩn mực số 21- Trình bày Báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính) bao gồm: Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thƣờng trong tƣơng lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng nhƣ buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá nếu biết đƣợc có những điều không chắc chắn liên quan có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần phải đƣợc nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không đƣợc lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần đƣợc nêu ra, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không đƣợc coi là hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám Đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện đƣợc ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của các kỳ kế toán có liên quan. Các khoản chi phí đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh theo nguyên tắc cơ sở dồn tích giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong trình bày. Việc thay đổi cách trình bày chỉ đƣợc thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ đƣợc duy trì lâu dài trong tƣơng lai hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới đƣợc xác định rõ ràng. Khi có thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định của đoạn 30 và giải trình lý do, ảnh hƣởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải đƣợc trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà đƣợc tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Thông tin đƣợc coi là trọng yếu nếu không đƣợc trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác về thông tin đó dẫn đến có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của khoản mục đƣợc đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không đƣợc trình bày riêng biệt. Tuy nhiên có những khoản mục không đƣợc coi là trọng yếu để có thể trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhƣng lại đƣợc coi là trọng yếu để đƣợc trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. Nguyên tắc bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không đƣợc bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ đƣợc bù trừ khi: - Đƣợc quy định tại chuẩn mực kế toán khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng - Các khoản lỗ, lãi và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch, các sự kiện giống nhau hoặc tƣơng tự và không có tính trọng yếu. Từng khoản mục trọng yếu phải đƣợc trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà đƣợc tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. - Các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải đƣợc báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán, ngoại trừ truờng hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện.Việc bù trừ không cho phép ngƣời sử dụng hiểu đƣợc các giao dịch hoặc sự kiện đƣợc thực hiện và dự tính đƣợc các luồng tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải đƣợc đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu đƣợc, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh thông thƣờng, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhƣng lại có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết quả của các giao dịch này sẽ đƣợc trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tƣơng ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn nhƣ: Lãi, lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn, đƣợc trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản; Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tƣơng tự sẽ đƣợc hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ nhƣ các khoản lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá, lãi lỗ phát sinh từ hoạt động mua bán các công cụ tài chính với mục đích thƣơng mại. Tuy nhiên, các khoản lãi lỗ này cần đƣợc trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải đƣợc trình bày riêng biệt theo quy định của chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Nguyên tắc so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán với nhau nên phải đƣợc trình bày tƣơng ứng với các thông số bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trƣớc. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều đó là cần thiết giúp cho ngƣời sử dụng hiểu rõ báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện đƣợc) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện đƣợc việc phân loại lại các số liệu tƣơng ứng mang tính chất so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ nguyên nhân và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại số liệu đƣợc thực hiện. Trƣờng hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, nhƣ trƣờng hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trƣớc đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh khi các thay đổi về chính sách kế toán đƣợc áp dụng cho kỳ trƣớc. 1.1.4 Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC Ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. 1.1.4.1. Mục đích của Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc lập ra với các mục đích sau: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. - Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự toán cho tƣơng lai. Thông tin của BCTC là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ vào doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ hiện tại và tƣơng lai. 1.1.4.2. Vai trò của Báo cáo tài chính. - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: BCTC cung cấp những chỉ tiêu kinh tế dƣới dạng tổng hợp sau một kỳ hoạt động giúp cho họ trong việc phân tích, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, xác định nguyên nhân tồn tại và những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Từ đó để đề ra các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp mình trong tƣơng lai. - Đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nƣớc: BCTC là nguồn tài liệu quan trọng cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ : + Cơ quan thuế : Kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các loại thuế, xác định chính xác số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế đƣợc khấu trừ, miễn giảm của doanh nghiệp + Cơ quan tài chính : Kiểm tra, đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, kiểm tra việc chấp hành các chính sách quản lý nói chung và chính sách quản lý vốn nói riêng - Đối với các đối tƣợng sử dụng khác, nhƣ : + Các chủ đầu tƣ : BCTC thể hiện tình hình tài chính, khả năng sử dụng hiệu quả các loại nguồn vốn, khả năng sinh lời, từ đó làm cơ sở tin cậy cho quyết định đầu tƣ vào doanh nghiệp. + Các chủ nợ : BCTC cung cấp các thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó chủ nợ đƣa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc cho vay đối với doanh nghiệp. + Các khách hàng : BCTC cung cấp các thông tin mà từ đó họ có thể phân tích đƣợc khả năng cung cấp của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc mua bán với doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 20
  21. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng + Cán bộ công nhân viên : BCTC giúp cán bộ công nhân viên hiểu rõ hơn tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó giúp họ ý thức hơn trong sản xuất, đó là điều kiện gia tăng doanh thu và chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng. 1.1.4.3. Đối tượng áp dụng. Hệ thống BCTC năm đƣợc áp dụng cho tất cả cá loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nƣớc là công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tƣ nhân. Các hợp tác xã cũng áp dụng Hệ thống BCTC năm quy định tại chế độ kế toán này. Hệ thống BCTC năm này không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nƣớc, công ty TNHH Nhà nƣớc một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Việc lập và trình bày BCTC của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lình vực đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho nghành ban hành. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: Báo cáo bắt buộc - Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DNN - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 - DNN - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 - DNN Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau: - Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: - Báo cáo Lƣu chuyển tiền tệ : Mẫu số B03-DNN Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 21
  22. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 1.1.4.4. Trách nhiệm ,thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính (1) Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính: a. Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tƣợng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của chế độ này. b. Đối với các công ty TNHH ,công ty cổ phần và các hợp tác xã thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. c. Đối với doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. (2) Nơi nhận báo cáo tài chính năm được quy định như sau: Nơi nhận báo cáo tài chính Loại hình doanh nghiệp Cơ quan Cơ quan đăng Cơ quan Thuế ký kinh doanh Thống kê 1.Công ty TNHH, Công ty cổ phần, x x x Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tƣ nhân. 2.Hợp tác xã x x (3) Danh mục và biểu mẫu báo cáo tài chính a. Danh mục báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. Bảng Cân đối kế toán Mẫu số B01- DNN 2. Bảng Cân đối tài khoản Mẫu số F01- DNN 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DNN 4. Báo Cáo lƣu chuyển tiền tệ Mẫu số B03- DNN 5. Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09- DNN b. Danh mục báo cáo tài chính hợp tác xã 1. Bảng Cân đối tài khoản Mẫu số B01 - DNN/HTX Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 22
  23. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 2. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DNN/HTX 3. Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09- DNN/HTX 1.1.4.5 Kỳ lập Báo cáo tài chính a. Kỳ lập báo cáo tài chính năm Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kì kế toán năm là năm dƣơng lịch hoặc kì kế toán năm là 12 tháng sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trƣờng hợp đặc biệt, doanh nghiệp đƣợc phép thay đổi ngày kết thúc kì kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhƣng không vƣợt quá 15 tháng b. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính 1.2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.2.1 Khái niệm về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh khái quát tình hình kết quả kinh doanh trong mỗi kỳ kế toán doanh nghiệp, chi tiết cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác), tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc về thuế và các khoản phải nộp khác. Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm có 2 nội dung chính: Báo cáo kết quả kinh doanh thông thƣờng (Doanh thu, chi phí, lợi nhuận) Kết quả kinh doanh khác (Doanh thu, chi phí, lợi nhuận khác) 1.2.2 Vai trò của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng cho nhiều đối tƣợng khác nhau nhằm phục vụ: - Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Việc đánh giá xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ. - Kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, thu nhập của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác sau một kỳ kế toán. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 23
  24. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng - Kiểm tra đƣợc tình hình thực hiện, trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nƣớc về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. 1.2.3 Công tác chuẩn bị trƣớc khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh. Để đảm bảo tính kịp thời và chính xác của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán cần tiến hành các bƣớc công việc sau: - Kiểm soát các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã cập nhật vào sổ kế toán chƣa, nếu cần hoàn chỉnh tiếp tục việc ghi sổ kế toán (đây là khâu đầu trong việc kiểm soát thông tin kế toán là có thực, vì chứng từ kế toán là bằng chứng chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh). - Cộng sổ kế toán các tài khoản từ loại 5 đến 9 để kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. - Kiểm tra lại sổ sách trƣớc khi lập Báo cáo tài chính nói chung và Báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng. - Khoá sổ kế toán tổng hợp và khoá sổ kế toán chi tiết lần một. - Đối chiếu sự phù hợp về số liệu kế toán giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết. Nếu thấy chƣa phù hợp phải thực hiện điều chỉnh lại số liệu theo nguyên tắc sửa sổ. - Thực hiện việc kiểm kê tài sản theo chế độ quy định, nhằm điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán phù hợp với kết quả kiểm kê. - Khóa sổ kế toán lần hai: Nếu không có sự thừa thiếu tài sản trong kỳ thì kết quả khóa sổ lần một là hoàn toàn chính xác ,hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa kết quả kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán sau khi xác định rõ nguyên nhân và phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán thì tiếp tục khóa sổ lần hai để làm căn cứ lập Báo cáo tài chính nói chung và Báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng. 1.2.4 Cơ sở lập Báo cáo kết quả kinh doanh - Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh mẫu B02 - Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản - Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 24
  25. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng để ghi các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. - Các tài liệu liên quan khác 1.2.5 Kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo gồm có 6 cột: - Cột số 1: số thứ tự - Cột số 2 : các chỉ tiêu báo cáo - Cột số 3: mã số của các chỉ tiêu tƣơng ứng - Cột số 4: số hiệu tƣơng ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này đƣợc thể hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính - Cột số 5: tổng phát sinh trong kỳ báo cáo năm - Cột số 6: số liệu của năm trƣớc (để so sánh) Bảng mẫu biểu Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mẫu biểu 1.1 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 25
  26. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 1.1 Đơn vị: Mẫu số B02- DNN Địa chỉ: (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14 /9/2006 của Bộ trƣởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm Đơn vị tính: Số Số Mã Thuyết Stt CHỈ TIÊU năm năm số minh nay trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 dịch vụ(10=01-02) 4 Giá vốn hàng bán 11 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 20 dịch vụ (20 = 10-11) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 7 Chi phí tài chính 22 -Trong đó : Chi phí lãi vay 23 8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 (30= 20 + 21 – 22 - 24) 10 Thu nhập khác 31 11 Chi phí khác 32 12 Lợi nhuận khác(40 = 31- 32) 40 13 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 IV.09 (50= 30+ 40) 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 (60= 50 - 51) Lập, ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 26
  27. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 1.2.6 Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - “Mã số ” ghi ở cột 3 dùng để cộng khi lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất. - Số hiệu ghi vào cột 4 ”Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm. - Số liệu ghi ở cột 6 ”Số năm trƣớc” của báo cáo kì này năm nay đƣợc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 ”Số năm nay” của từng chỉ tiêu tƣơng ứng của báo cáo này năm trƣớc. 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sảnđầu tƣ và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của tài khoản 511 ”Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 ”Doanh thu bán hàng nội bộ” trong năm báo cáo trên sổ cái hoặc Nhật ký –Sổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản đƣợc ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm : các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp phải nộp tƣơng ứng với số doanh thu đƣợc xác định trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 511 ”Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 ”Doanh thu bán hàng nội bộ” đối ứng với bên Có các TK 521 ”Chiết khấu thƣơng mại”, TK 531 ”Hàng bán bị trả lại”, TK 532 ” Giảm giá hàng bán”, TK 333 ”Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc” (TK 3331,3332,3333) trong kỳ báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký –Sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, BĐS đầu tƣ và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản trừ ( Chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của các doanh nghiệp nộp thuế theo phƣơng pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo, Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 27
  28. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11) Chỉ tiêu này phản ánh tổng giávốn của hàng hoá, BĐS đầu tƣ, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lƣợng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp,chi phí khác đƣợc tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bántrong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên Có của TK 632 ”Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trên Sổ cái hoặc Nhật ký –Sổ cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá,thành phẩm, BĐS đầu tƣ và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11. 6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu trừ (-) Thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt độngkhác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên Nợ của TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký –Sổ cái. 7. Chi phí tài chính (Mã số 22) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạtđộng liên doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên Có của TK 635 ”Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký –Sổ cái. Chi phí lãi vay (Mã số 23) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả đƣợc tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 28
  29. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 8. Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hoá và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của TK 642 ”Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên Nợ của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký –Sổ cái. 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21- Mã số 22) – Mã số 24 - Mã số 25. 10. Thu nhập khác (Mã số 31) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (Sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phƣơng pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của TK 711 ”Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký –Sổ cái. 11. Chi phí khác (Mã số 32) Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 811 ”Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký –Sổ cái. 12. Lợi nhuận khác (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khí đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phƣơng pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32. 13. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 29
  30. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng của doanh nghiệp trƣớc khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30+ Mã số 40. 14 .Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu đƣợc ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 821 ”Chi phí thuế TNDN hiện hành” đối ứng với bên Nợ của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 821, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo , ({trƣờng hợp này số liệu đƣợc ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( )}trên Sổ kế toán chi tiết tài khoản 8211) 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm náo cáo Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 1.2.7 Quy trình lập Báo cáo kết quả kinh doanh Kế toán phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty và công ty con vào sổ sách kế toán hoặc phần mềm máy vi tính, phải đảm bảo nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hiện hành. Kế toán tiến hành kiểm tra và khóa sổ kế toán. Cuối kỳ thực hiện các bút toán kết chuyển và tiến hành in sổ sách phục vụ cho quá trình lập Báo cáo kết quả kinh doanh. 1.3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.3.1 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Khái niệm Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hƣởng Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 30
  31. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, tình hình tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích hoạt động tài chính là việc miêu tả các mối quan hệ cần thiết giữa các khoản và các nhóm khoản mục trên báo cáo tài chính để xác định các chỉ tiêu cần thiết nhằm phục vụ cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các đối tƣợng có liên quan trong việc đƣa ra các quyết định tài chính phù hợp với mục tiêu của đối tƣợng đó. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng thông qua hệ thống các phƣơng pháp, công cụ và kỹ thuật giúp ngƣời ta sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá đƣợc toàn diện, tổng quát và khái quát lại, vừa xem xét lại một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, dự báo và đƣa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tƣ phù hợp. Có rất nhiều ngƣời quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế của công ty và mỗi ngƣời lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính công ty rất đa dạng đòi hỏi phân tích tài chính phải đƣợc tiến hành bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của ngƣời quan tâm. Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tƣợng, trƣớc hết là ban giám đốc, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, những ngƣời cho vay, các đối tác đặc biệt là cơ quan chủ quản nhà nƣớc và ngƣời lao động. Mỗi nhóm ngƣời này có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau song họ đều có hƣớng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Đối với nhà quản lý : Phân tích tài chính nhằm đáp ứng các mục tiêu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhƣ: tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán công nợ, tăng sức canh tranh trên thị trƣờng Ngoài ra, Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 31
  32. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng nhờ hoạt động phân tích tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế, thấy đƣợc thực trạng tài chính cũng nhƣ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các nhà đầu tư : Họ cần có những thông tin trung thực, khách quan về thực trạng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tƣ đúng đắn. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tƣ là để đánh giá khả năng sinh lời, mức độ rủi ro, khả năng hoàn trả của công ty. Đối với người cho vay : Đây là những ngƣời cho công ty vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Khi cho vay họ phải biết chắc đƣợc khả năng hoàn trả nợ vay. Do đó, mối quan tâm hàng đầu của họ tới doanh nghiệp là khả năng thanh toán nợ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn quan tâm tới khả năng sinh lời, tiềm năng của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Điều này sẽ cho phép họ mạo hiểm hơn trong quyết định cho vay. Đối với cơ quan nhà nước : Giúp Nhà nƣớc nắm đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn (chính sách thuế, lãi suất đầu tƣ ) nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Đối với những người hưởng lương trong công ty : Đây là những ngƣời có nguồn thu nhập duy nhất là tiền lƣơng đƣợc trả. Tuy nhiên, cũng có những công ty ngƣời đƣợc hƣởng lƣơng có một phần cổ phiếu nhất định trong công ty thì họ có thu nhập từ lƣơng và tiền lời đƣợc chia. Cả hai khoản tiền này đều phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó, phân tích tài chính giúp họ định hƣớng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tuỳ thuộc vào công việc đƣợc phân công, đảm nhiệm. Đối với công ty kiểm toán: Công ty kiểm toán sẽ sử dụng báo cáo tài chính doanh nghiệp và các bằng chứng khác mà kiểm toán thu thập đƣợc để xác định tính hợp lý, trung thực của các số liệu và phát hiện những gian lận hoặc sai sót của doanh nghiệp. Từ đó ta thấy, phân tích tài chính là công cụ hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh yếu của một công ty, tìm ra nguyên nhân Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 32
  33. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tƣợng lựa chọn và đƣa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.3.2 Phƣơng pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. Phƣơng pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tƣơng lai. Từ đó giúp các đối tƣợng đƣa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tƣợng. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phƣơng pháp tiến hành nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tỷ lệ, phƣơng pháp phân tích nhân tố, phƣơng pháp dự đoán Nhƣng thông thƣờng ngƣời ta hay sử dụng hai phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp so sánh: - Điều kiện so sánh: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, phƣơng pháp phân tích , đơn vị đo lƣờng. Khi so sánh về không gian, ngƣời ta thƣờng so sánh trong một ngành nhất định. Nên ta cần phải quy đổi về cùng một quy mô với cùng một điều kiện kinh doanh tƣơng tự. - Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu dùng để làm mốc khi so sánh, tiêu chuẩn so sánh đƣợc lựa chọn tuỳ theo mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh sẽ quy định các kỹ thuật, phƣơng pháp để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. - Mục tiêu so sánh: để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu đƣợc thể hiện dƣới 3 hình thái: + Số tuyệt đối : là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích, đƣợc thực hiện bằng phép trừ (-) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô hoặc khối lƣợng của chỉ tiêu phân tích. + Số tƣơng đối : là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích, đƣợc thực hiện bằng phép chia (:) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. So sánh bằng số tƣơng đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể; hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 33
  34. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng giữa các thời gian khác nhau. + Số bình quân : là chỉ số biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. - Phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang + Quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tƣơng quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành đƣợc gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc. + Quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hƣớng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau, đƣợc gọi là quá trình phân tích theo chiều ngang. Tuy nhiên, phân tích theo chiều ngang cần chú ý trong điều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính đƣợc chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hƣởng của biến động giá. Phƣơng pháp phân tích tỷ số: Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang đƣợc cải tiến cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tỷ số tài chính trong doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán. Phƣơng pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu đƣợc hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số và đại cƣơng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp này đòi hỏi phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính đƣợc phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhƣng nhìn chung có bốn nhóm chỉ tiêu cơ bản sau: + Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán + Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ + Nhóm chỉ tiêu về hoạt động Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 34
  35. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng + Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời 1.3.3 Nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trƣớc (năm này với năm trƣớc) dựa vào việc so sánh cả về tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu. Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt sự biến động của Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào ảnh hƣởng đến. Công thức: LN = DT – GV + (DTc - Ctc) – CQ Trong đó: - LN: lợi nhuận kinh doanh - GV: giá vốn hàng bán - DTc: doanh thu hoạt động tài chính - Ctc: chi phí tài chính - CQ: chi phí quản lý kinh doanh + Phân tích các biến động của từng chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh, bên cạnh đó so sánh các chỉ tiêu đó với doanh thu thuần. + So sánh các khoản chi phí + So sánh các khoản lợi nhuận Tính toán một số chỉ tiêu để thấy đƣợc cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ : Tốc độ tăng trƣởng, vòng quay hàng tồn kho và kỳ quay vòng hàng tồn kho, hệ số quay vòng nợ phải thu, các tỷ suất sinh lời, Phân tích khái quát Báo cáo kết quả kinh doanh Phân tích cơ cấu, sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận nhằm đánh giá khái quát hiệu quả của từng hoạt động và khả năng sinh lời cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Quá trình này đƣợc tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 35
  36. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Thu nhập, chi phí , lợi nhuận của doanh nghiệp có thật hay không và hình thành từ những nguồn nào, sự hình thành nhƣ vậy có phù hợp với chức năng hoạt động của doanh nghiệp không. Thu nhập, chi phí , lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Việc xem xét này cần phải tiến hành so sánh theo chiều ngang và chiều dọc các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh Dƣới đây là bảng phân tích khái quát Báo cáo kết quả kinh doanh Biểu 1.2 :Bảng phân tích theo chiều ngang doanh thu, chi phí, lợi nhuận Năm (N+1) so với N Chỉ tiêu Năm N Năm (N+1) Mức tăng Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 15.Lợi nhuận sau thuế TNDN So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ (kỳ này và kỳ trƣớc) để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số lƣợng tƣơng đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 36
  37. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu1.3: Bảng phân tích theo chiều dọc các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh so với doanh thu thuần Tỷ lệ so với doanh Năm thu(%) Chênh Chỉ tiêu Năm N (N+1) Năm lệch Năm N (N+1) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 15.Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.3.4 Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 1.3.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí Mục tiêu phân tích: - Cung cấp cho chủ doanh nghiệp tình hình sử dụng chi phí, tình hình lợi nhuận, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Cung cấp cho nhà đầu tƣ khả năng tạo ra doanh thu, khả năng sinh lời Chỉ tiêu phân tích : Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Là tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần đƣợc tính bằng công thức sau : Tỷ suất giá vốn hàng Trị giá vốn hàng bán bán trên doanh thu = x 100% thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu đƣợc, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu đƣợc thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ suất trong giá vốn hàng bán càng nhỏ thì chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 37
  38. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng hàng bán càng tốt và ngƣợc lại. Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần: là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí quản lý kinh doanh trong tổng doanh thu thuần. Chi phí quản lý kinh doanh Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu = x 100% thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để thu đƣợc 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại. 1.3.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Ngoài các chỉ tiêu thể hiện ngay trên báo cáo kết quả kinh doanh nhƣ: Doanh thu thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lãi khác, lợi nhuận kế toán, tổng lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cần tính các chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần : Tỷ lệ % của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận từ Lợi nhuận thuần từ HĐKD hoạt động kinh doanh = x 100% trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Tỷ suất này cho biết chứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận kế toán trƣớc thuế trên doanh thu thuần: là tỷ lệ % của lợi nhuận trong doanh thu thuần. Tỷ suất lợi nhuận kế Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế toán trƣớc thuế trên = x 100% doanh thu thu ần Doanh thu thuần Tỷ suất này cho biết chứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 38
  39. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Tỷ suất lợi nhuận kế toán sau thuế trên doanh thu thuần: là tỷ lệ % của lợi nhuận kế toán sau thuế trong tổng doanh thu. Lợi nhuận kế toán sau thuế Tỷ suất lợi nhuận kế toán sau thuế trên = x 100% doanh thu thuần Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn Lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn = Vốn kinh doanh bình quân Chỉ số này cho biết một đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả càng lớn và ngƣợc lại. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp đó. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Công thức : Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân 1.3.4.3 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Khi phân tích kết quả kinh doanh cần thu thập thông tin để phân tích lợi nhuận gộp theo công thức : LG = Trong đó: LG: tổng lợi nhuận hàng bán Sli: số lƣợng cầu tiêu thụ sản phẩm lgi : lợi nhuận gộp đơn vị sản phẩm i ; lgi = gi - gvi gi: giá bán đơn vị sản phẩm i gvi: giá vốn đơn vị sản phẩm i Bằng việc so sánh thực tế với kỳ gốc đồng thời sử dụng phƣơng pháp thay Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 39
  40. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng thế liên hoàn kết hợp với phƣơng pháp cân đối xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tổng lợi nhuận theo công thức : LG1 – LG2 = LG là do ảnh hƣởng của các nhân tố. 1. Do sản lƣợng tiêu thụ thay đổi : 2. Do kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi : 3. Do giá bán đơn vị thay đổi : 4. Do giá vốn đơn vị thay đổi : Tổng hợp lại: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng để thấy đƣợc tác động cụ thể của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của từng nhân tố, những nguyên nhân chủ quan và khách quan từ đó đề ra những biện pháp để tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra doanh nghiệp phân tích các chỉ tiêu chi phí lãi vay. Để giúp cho ngƣời sử dụng báo cáo tài chính phân tích hệ số thanh toán lãi vay. Chỉ tiêu này là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp với những khoản nợ dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và mức độ an toàn đối với ngƣời cung cấp tín dụng. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 40
  41. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 1.3.4.4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay Hệ số này cho biết số vốn đi vay đã sử dụng tốt với mức độ nào ,có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không ? Lãi vay là một trong những nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. 1.3.4.5 Phân tích khả năng thanh toán của công ty Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng nợ Khả năng thanh toán tổng quát thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý với tổng số nợ phải trả. Nếu hệ số này < 1 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. Tài sản lƣu động – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh là thƣớc đo khả năng trả ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc bán các loại vật tƣ hàng hóa. Thông thƣờng hệ số này bằng 1 là hợp lý nhất. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 41
  42. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HẢI ĐĂNG 2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Hải Đăng Tên doanh nghiệp : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Đăng Tên bằng tiếng Anh: Hai Dang Limited Company Trụ sở giao dịch của công ty : Tổ 28B - Phƣờng Cẩm Thuỷ - Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Số điện thoại : 0333864999 Mã số thuế : 5700239554 Fax : 0333.718.588 Tài khoản giao dịch : 102010000224051 Vốn điều lệ : 10.609.000.000 (VNĐ) Giám đốc : Ông Trần Chí Cƣờng Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Đăng là đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực : Vận tải, Sàng tuyển tận thu than mỏ, Xây dựng dân dụng, bốc xúc đất đá, san lấp mặt bằng. Khai thác đá, khai thác khoáng sản Công ty đƣợc thành lập vào ngày 22/08/1998 với số lƣợng lao động hiện tại là 246 ngƣời.Trong đó có 23 ngƣời làm công tác quản lý. Quá trình thành lập và xây dựng công ty gặp không ít khó khăn, thử thách, có lúc tƣởng chừng nhƣ không thể vƣợt qua. Từ năm 2003 đến nay, đứng trƣớc những khó khăn to lớn về kinh tế - xã hội, nhƣng do hoạt động trong cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, dƣới sự lãnh đạo của Đảng công ty đã trụ vững, chủ động tìm tòi và thử nghiệm chiến lƣợc sản xuất,kinh doanh ngày càng phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Công ty đã mở rộng các mối quan hệ, tăng cƣờng tìm kiếm hợp đồng mới. Năm 2011 cùng với sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên, cùng với sự Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 42
  43. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng nhạy bén và năng động của Ban điều hành, công ty đã hoàn thành vƣợt chỉ tiêu doanh thu đề ra. Công ty đã chọn cho mình con đƣờng đi lên tiêu chí: “Hiệu quả – Linh Hoạt & Bền Vững”, hiệu quả của đƣờng hƣớng trên đã phần nào đúng đắn khi mà công ty đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc đáng kể Công ty luôn mong muốn cung cấp những giải pháp và những thiết bị tối ƣu theo một hệ thống tổng thể tại thị trƣờng Việt Nam, góp phần từng bƣớc chuyên nghiệp hoá quá trình kinh doanh 2.1.2 Chức năng và nghành nghề kinh doanh của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Đăng Các nghành nghề kinh doanh của doanh ngiệp bao gồm:  Vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ, dịch vụ vận tải;  Sản xuất,kinh doanh vật liệu xây dựng;  Sửa chữa cơ khí;  Kinh doanh,sàng tuyển, tận thu than mỏ(Than có nguồn gốc hợp pháp);  Kinh doanh khách sạn, phòng nghỉ, du lịch nữ hành nội địa, dịch vụ du lịch;  Bốc xúc đất đá, san lấp mặt bằng;  Khai thác đá,khai thác khoáng sản;  Xây dựng dân dụng  Dịch vụ khoan, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá;  Đại lý xăng dầu và các sản phẩm phụ gia của dầu;  Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng,khu đô thị,khu công nghiệp;  Kinh doanh bất động sản; 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Đăng a, Thuận lợi Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Đăng có trụ sở chính là: Tổ 28B- Phƣờng Cẩm Thuỷ - Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh,có những điều kiện thuận lợi về môi trƣờng nhƣ : Công ty nằm trên trục đƣờng chính thuận lợi cho Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 43
  44. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng việc kinh doanh, dịch vụ với các bạn hàng. Quảng Ninh là Thành Phố có nền công nghiệp hiện phát triển với vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lƣu buôn bán, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, có nhiều tiềm năng thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, Quảng Ninh cũng là thành phố có nhiều cảnh quan đẹp thu hút khách du lịch tham quan có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao,nằm trong tam giác động lực phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc Việt Nam là Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh Con ngƣời Quảng Ninh năng động, sáng tạo, biết tìm tòi, học hỏi và phát huy cái mới, giám đƣơng đầu với thử thách. + Công ty đã tạo đƣợc chữ tín trên thị trƣờng, công ty đã có nhiều bạn hàng. Cán bộ công nhân viên công ty đã có việc làm ổn định, thu nhập tƣơng đối cao so với công ty khác. + Sản xuất kinh doanh của công ty luôn luôn theo luật doanh nghiệp, đúng pháp luật của nhà nƣớc. + Công nhân trong công ty có sức khoẻ tốt, tâm huyết, chịu khó, lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng xây dựng trong công ty. + Công ty sản xuất kinh doanh mang tính dịch vụ nên đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng về thời gian cũng nhƣ số lƣợng sản phẩm yêu cầu. + Đã tạo đƣợc chữ tín với khách hàng trong và ngoài nƣớc. + Trình độ tay nghề của công nhân khá cao có thể thích ứng làm nhiều việc khác nhau. + Lực lƣợng cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá cao, có khả năng tìm kiếm việc làm cho công ty tốt. b, Khó khăn + Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công ty còn mỏng, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao có thể đảm đƣơng những vị trí quan trọng phù hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu của dịch vụ kinh doanh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. + Các công ty ngày càng tăng về số lƣợng nhất là các cơ sở tƣ nhân và các công ty cổ phần. Vì vậy việc cạnh tranh tìm kiếm việc ngày càng khó khăn. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 44
  45. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng + Một số thiết bị của công ty đã đến thời điểm sửa chữa đại tu vì vậy ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm. + Có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng trong nghành nghề mạnh hơn. c, Thành tích đạt được trong những năm qua Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của đơn vị Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ Số tiền (%) Doanh thu bán hàng 146.116.399.202 58.657.674.712 87.458.724.490 59,85% và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán hang và cung 19.129.684.698 2.311.604.102 16.828.080.596 87,97% cấp dv Tổng lợi nhuận kế 481.766.784 155.415.938 326.350.846 67,74% toán trƣớc thuế Tổng tài sản 186.885.042.803 164.121.460.976 22.763.581.827 12,18% (Nguồn tài liệu :Ttrích báo cáo tài chính năm 2011) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 45
  46. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lí của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Đăng Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó giám đốc kinh tế, Phó giám đốc sản xuất. Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Hải Đăng Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc kinh tế sản xuất Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Tài Thị K/h tiêu Kỹ chính Trƣờng thụ Vật tƣ Thuật Kế thoán Tổng lao động thực tế đang sử dụng: 246 ngƣời. + Lao động làm công tác quản lý nghiệp vụ: 23 Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty là hội đồng cổ đông. Hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị và ban kiểm soát đƣợc thể hiện trong điều lệ của công ty. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. +Hội đồng quản trị bao gồm các cổ đông tham gia góp vốn trong công ty, ngƣời có cổ phiếu cao nhất đƣợc bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Các cổ đông có quyền tham gia biểu quyết đóng góp ý kiến đối với sự phát triển của công ty, nhƣng quyết định quan trọng vẫn thuộc về Chủ tịch Hội đồng quản trị, Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 46
  47. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ngƣời có quyền hạn và vai trò tới vận mệnh của công ty. +Giám đốc công ty là ngƣời đại diện theo luật pháp của công ty, là ngƣời giữ quyền điều hành cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc và pháp luật về quản lí công tác cán bộ và công tác tài chính. Giám đốc là ngƣời duy nhất ký duyệt mọi chứng từ chi tiêu phục vụ cho mọi hoạt động của Công ty và các quyết định, chứng từ, khen thƣởng bằng vật chất cho ngƣời lao động, cho khách hàng. + Phó giám đốc: Đƣợc Hội đồng quản trị bổ nhiệm, Giám đốc phân nhiệm vụ và giao việc cho Phó giám đốc điều hành công việc thuộc trách nhiệm của mình trên cơ sở định hƣớng. Phó giám đốc đƣợc quyền quyết định khi Giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc. Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo,kiểm tra đôn đốc thực hiện nghiêm chỉnh lệnh sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh do Giám đốc uỷ quyền. Các phòng ban của công ty bao gồm: 1.Phòng tài chính kế toán Quản lý tiền tệ của công ty,quản lý các chứng từ sổ sách kế toán theo luật kế toán của nhà nƣớc và quy chế tài chính của công ty. 2.Phòng vật tư: Cung cấp nguyên nhiên liệu, vật tƣ,thiết bị đầu vào cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý kho tàng, vận chuyển hàng hoá của công ty tới các hộ tiêu thụ. 3.Phòng kế hoạch tiêu thụ Điều độ kế hoạch sản xuất theo yêu cầu của thị trƣờng và thực hiện nhiệm vụ bán hàng. 4.Phòng kỹ thuật: Quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị hiện có của công ty, xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa và tổ chức thực hiện duy tu, bảo dƣỡng thiết bị để đảm bảo sản xuất đƣợc liên tục. 5.Phòng thị trường: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 47
  48. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Cập nhật và thông báo cho lãnh đạo công ty các thông tin về giá cả vật tƣ, nhu cầu sản phẩm của khách hàng, tìm kiếm thị trƣờng mới. 2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Hải Đăng 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán. Phòng kế toán- Tài chính là một trong những phòng nghiệp vụ quan trọng trong công ty. Hiện nay phòng có 3 thành viên chính thức, mỗi thành viên trong phòng kế toán- tài chính làm việc kiêm nhiều phần hành kế toán, có thể sơ lƣợc sơ đồ tổ chức phòng kế toán nhƣ sau: Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán tại công ty TNHH Hải Đăng Kế toán trƣởng (Kế toán tổng hợp) Kế toán TM,TG Kế toán hàng và BH Thủ quỹ tồn kho Kế toán trƣởng: Phạm Thị Thu Ngân Kế toán viên : Vũ Thị Thanh Tân Phạm Thị Thanh Vân Thủ quỹ : Bùi Thị Hằng Nga - Kế toán trƣởng : Chính là kế toán tổng hợp của công ty do đó chịu trách nhiệm thực hiện việc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê của công ty, kiểm soát toàn bộ hoạt động tài chính của công ty, thông tin kịp thời cho Giám đốc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty. - Kế toán tiền mặt, tiền gửi, và bán hàng : Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản nợ Tiền mặt, Tiền gửi, và Bán hàng của công ty đồng thời báo cáo cho kế toán trƣởng. - Kế toán hàng tồn kho : Chịu trách nhiệm theo dõi hàng tồn kho của công ty và báo cáo cho kế toán trƣởng, chịu sự chỉ đạo của kế toán trƣởng. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 48
  49. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng - Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan. 2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán và hình thức ghi sổ kế toán Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán đƣợc thực hiện tập trung ở phòng Tài chính -Kế toán, ở các tổ, đội, không có đội ngũ cán bộ riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ xử lí các chứng từ ban đầu, hàng ngày, hàng tháng các đội tập hợp chứng từ gửi về phòng Tài chính- Kế toán của Công ty. Tại đây, kế toán tiến hành kiểm tra các chứng từ, phân loại, ghi sổ, hệ thống hoá số liệu, thực hiện chế độ báo cáo tài chính ( tháng, quý, năm ). Công ty mở đầy đủ sổ sách kế toán và ghi chép hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán của công ty áp dụng theo chuẩn mực kế toán mới ban hành theo quyết định số 48 ngày 14/09/2006 của BTC. Và để đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công tác hạch toán đƣợc thuận lợi công ty đã áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký-sổ cái”. Theo hình thức này Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra và đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) đƣợc ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán đƣợc lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập, ) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, đƣợc dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 49
  50. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trƣớc và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dƣ đầu tháng (đầu năm) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dƣ cuối tháng (cuối năm) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối năm) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của Tổng số phát Tổng số phát cột “Phát sinh” ở = sinh N ợ của tất = sinh Có của tất phần Nhật ký cả các Tài khoản cả các Tài khoản Tổng số dƣ Nợ các Tài khoản = Tổng số dƣ Có các tài khoản Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải đƣợc khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dƣ cuối tháng của từng đối tƣợng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tƣợng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” đƣợc đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dƣ cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ đƣợc kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ đƣợc sử dụng để lập Báo cáo tài chính. Sổ sách sử dụng : Sổ Nhật ký – sổ cái, sổ chi tiết,sổ thẻ chi tiết, bảng tổng hơp kế toán chi tiết . Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 50
  51. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng SƠ ĐỒ 2.3 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ-SỔ CÁI Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ,thẻ kế Bảng tổng toán chi hợp kế tiết toán chứng từ cùng loại Bảng tổng NHẬT KÝ SỔ CÁI hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 51
  52. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ĐĂNG 2.2.1 Kiểm soát tính cập nhật của chứng từ kế toán Cơ sở dữ liệu để lập BCKQKD kì này là BCKQKD đƣợc lập kỳ trƣớc và hệ thống sổ kế toán (sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản) của kỳ cần lập báo cáo. Một trong những yêu cầu đƣợc xem là quan trọng nhất phản ánh BCKQKD là tính chính xác, trung thực, khách quan. Vì thế trƣớc khi sử dụng thông tin trên hệ thống sổ kế toán để lập báo cáo KQKD công ty đã sử dụng các biện pháp cụ thể để kiểm soát thông tin trên hệ thống sổ kế toán. Việc này thƣờng đƣợc tiến hành vào cuối năm bằng các nghiệp vụ ghi sổ kế toán có bằng chứng từ hay không, nghĩa là các nghiệp vụ phản ánh trong hệ thống sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết có chứng từ hay không. Trình tự đƣợc tiến hành nhƣ sau: - Sắp xếp chứng từ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh - Đối chiếu nội dung kinh tế, số tiền phát sinh từng chứng từ với nội dung kinh tế, số tiền phát sinh của nghiệp vụ đƣợc phản ánh trong Nhật ký sổ cái. - Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong Nhật ký sổ cái - Đối chiếu số liệu từ sổ chi tiết với bảng tổng hợp. Ví dụ: Ngày 06/12/2011, Công ty xuất bán than cám đẹp cho công ty TNHH Trung Hiếu với số lƣợng 1500m3, đơn giá 500.000đ/m3. Tổng số tiền thu đƣợc là 825.000.000đ, thuế VAT 10%, công ty chƣa thu đƣợc tiền. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán lập hóa đơn GTGT. Từ đó vào sổ Nhật ký sổ cái. Cuối năm tổng hợp số liệu lập bảng cân đối Tài khoản và Báo cáo tài chính. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 52
  53. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.2: Công ty TNHH Hải Đăng Mẫu số 02- VT MST: 5700239554 Ban hành theo QĐ 48 TC/QĐ/CĐKT Của BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 06 tháng 12 năm 2011 Họ và tên ngƣời giao hàng : Trần Ngọc Thành Số CT : 1/12 Lý do xuất : Xuất bán cho Công ty TNHH Trung Hiếu Tk Nợ : 632 Xuất tại kho: Kho thành phẩm Tk Có : 155 Kèm theo hóa đơn hoặc bảng kê Tên vật tƣ STT Mã số ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (hàng hoá) 1 Than Cám đẹp M3 1500 396.189 594.283.500 Hết Hết Hết Hết Hết Hết Cộng xuất 594.283.500 Ngày 06 tháng 12 năm 2011 Ngƣời lập phiếu Kế toán Ngƣời giao Ngƣời nhận (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 53
  54. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.3: HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: QB/01P Liên 3: Nội bộ Số: 0080156 Ngày 06 tháng 12 năm 2011 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hải Đăng Điạ chỉ : Cẩm Phả-Quảng Ninh Số tài khoản: 102010000224051 Điện thoại: 0333.718588 Mã số thuế: 5700239554 Họ tên ngƣời mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Trung Hiếu Địa chỉ: Cẩm Thủy -Cẩm Phả -Quảng Ninh Số tài khoản: Hình thức thanh toán: MST: 57002395541 Tên hàng ĐVT Số STT Đơn giá Thành tiền hoá,dịch vụ lƣợng A B C 1 2 3=1*2 1 Than cám M3 1500 500.000 750.000.000 đẹp Cộng tiền hàng: 750.000.000 Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 75.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 825.000.000 Số viết bằng chữ: Tám trăm hai năm triệu đồng chẵn. Ngƣời mua hàng Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị ( Ký,họ tên) ( Ký,họ tên) ( Ký, đóng dấu,họ tên) (Cần kiểm tra,đối chiếu khi lập,giao,nhận hoá đơn) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 54
  55. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.4: Cty TNHH Hải Đăng NHẬT KÝ SỔ CÁI - NĂM 2011 MST: 5700239554 Tháng 12 Chứng từ TK TK TK 632 TK tt Diễn giải Số tiền nợ Số tiền có nợ có Số Ngày Nợ Có Nợ Có Phát sinh tháng này 7.951.666.714 7.951.666.714 Cộng lũy kế 56.346.070.610 56.346.070.610 Dƣ cuối tháng - - Chi tiết phát sinh tháng 12 . Giá vốn XK thành phẩm bán 80 Kho 155 31/12/2011 632 155 1.557.022.500 1.557.022.500 1.557.022.500 ra . 87 Đk 31/12/2011 KC chi phí sx => giá vốn 632 154 6.394.644.214 6.394.644.214 6.394.644.214 88 đk 31/12/2011 KC giá vốn => XĐKQKD 911 632 7.951.666.714 7.951.666.714 7.951.666.714 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 55
  56. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.5: Cty TNHH Hải Đăng NHẬT KÝ SỔ CÁI - NĂM 2011 MST: 5700239554 Tháng 12 Chứng từ TK TK TK 511 TK 3331 tt Diễn giải Số tiền nợ Số tiền có nợ có Số Ngày Nợ Có Nợ Có Phát sinh tháng này 8.305.174.288 8.305.174.288 830.517.429 830.517.429 Cộng lũy kế 58.657.674.712 58.657.674.712 5.865.767.471 5.865.767.471 Dƣ cuối tháng - - - - Chi tiết phát sinh tháng 12 . Xuất bán cho cty 6 80.156 06/12/2011 TNHH Trung Hiếu 131 511 750.000.000 750.000.000 750.000.000 7 80.156 06/12/2011 Thuế VAT phải nộp 131 3331 75.000.000 75.000.000 75.000.000 Xuất bán cho cty 9 80.157 07/12/2011 TNHH Trung Hiếu 131 511 400.000.000 400.000.000 400.000.000 10 80.157 07/12/2011 Thuế VAT phải nộp 131 3331 40.000.000 40.000.000 40.000.000 Xuất bán cho cty 20 80.158 19/12/2011 TNHH Trung Hiếu 131 511 500.000.000 500.000.000 500.000.000 20 80.158 19/12/2011 Thuế VAT phải nộp 131 3331 50.000.000 50.000.000 50.000.000 . KC Doanh thu bán 83 đk 31/12/2011 hàng=> XĐKQKD 511 911 8.305.174.288 8.305.174.288 8.305.174.288 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 56
  57. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Sau khi sắp xếp các chứng từ kế toán, đối chiếu nội dung kinh tế, số tiền phát sinh ở hóa đơn GTGT khớp với số liệu ở Nhật ký sổ cái, nội dung phản ánh, quan hệ đối ứng, số tiền ghi trong sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết chính xác và phù hợp với chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán sau khi đƣợc kiểm soát tính cập nhật, kế toán trƣởng sẽ ký nháy vào góc bên phải của bản chứng từ sau đó đem lƣu trữ, bảo quản theo đúng chế độ quy định. 2.2.2 Thực hiện việc khóa sổ tạm thời: Để xác định số phát sinh , số dƣ của mỗi tài khoản kế toán. 2.2.3 Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian Vì các tài khoản trung gian thuộc loại 5,6,7,8,9 không có số dƣ đầu kỳ và số dƣ cuối kỳ mà chỉ có số phát sinh trong kỳ nên kế toán tiến hành kết chuyển hết số phát sinh của các tài khoản này trƣớc khi khóa sổ lần 1. 2.2.4 Khóa sổ kế toán chính thức lần một Sau khi thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ ghi sổ kế toán là có thực, đƣợc phản ánh đầy đủ, chính xác và kết thúc bút toán kết chuyển trung gian. Kế toán thực hiện bút toán khóa sổ lần 1 để xác định số phát sinh, số dƣ nợ, có của mỗi tài khoản đƣợc phản ánh. 2.2.5 Tiến hành kiểm kê tài sản Để thông tin kế toán phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh thì một công tác không thể thiếu đƣợc trong tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức lập báo cáo tài chính nói riêng là kiểm kê tài sản và lập biên bản xử lý kiểm kê. Tại công ty TNHH Hải Đăng việc kiểm kê thƣờng đƣợc tiến hành vào cuối năm. Ngoài ra, tại công ty còn duy trì chế độ kiểm kê bất thƣờng nhằm mục đích tăng cƣờng công tác quản lý tình hình tài chính cũng nhƣ sản xuất kinh doanh của công ty. Việc kiểm kê tập trung vào kiểm kê tài sản của công ty là các loại xe, trang thiết bị vận tải, các loại máy móc thiết bị Thanh tra của công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê và phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê, Trƣờng hợp có sự chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, thanh tra phải báo cáo lên Giám đốc và cùng với Kế Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 57
  58. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng toán trƣởng tìm ra nguyên nhân. Sau đó giải trình lên Giám đốc và gửi biên bản về phòng kế toán để Kế toán trƣởng phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán. Cuối năm 2011 khi kiểm kê tình hình tài sản trong năm, thanh tra viên xác định là không có tài sản thừa, thiếu khi kiểm kê. 2.2.6 Khóa sổ chính thức lần hai Do không có sự chênh lệch giữa kết quả kiểm kê với số liệu kế toán trong năm 2011 nên kết quả việc khóa sổ kế toán lần thứ nhất là hoàn toàn chính xác. Căn cứ vào kết quả đó kế toán lập Bảng cân đối tài khoản dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính nói chung và Báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng. 2.2.7 Lập bảng cân đối tài khoản Căn cứ vào số dƣ đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dƣ cuối kỳ của từng tài khoản trên Nhật ký - sổ cái, kế toán lập bảng cân đối tài khoản lần 1 Việc lập bảng cân đối tài khoản lần 1 nhằm mục đích : Kiểm tra các bút toán ghi trong hệ thống sổ kế toán có đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các tài khoản kế toán hoặc không. Để hiểu biết đƣợc điều này kế toán đã kiểm tra: - Kiểm tra tính cân đối giữa tổng dƣ nợ và dƣ có đầu kỳ, tổng số phát sinh nợ, phát sinh có, tổng dƣ nợ và tổng dƣ có cuối kỳ của các tài khoản thể hiện trên bảng cân đối tài khoản. - Đối chiếu số dƣ đầu kỳ (SDĐK), số phát sinh (SPS), số dƣ cuối kỳ (SDCK) từng tài khoản phản ánh trên bảng cân đối tài khoản với SDĐK, SPS, SDCK trên Nhật ký -sổ cái. - Kiểm tra sự phù hợp số liệu giữa sổ cái tài khoản với sổ chi tiết tài khoản, đối chiếu SDĐK, SPS, SDCK trên bảng cân đối tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết tài khoản. Sau đây là Bảng cân đối tài khoản của công ty TNHH Hải Đăng năm 2011: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 58
  59. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.6 Bảng cân đối tài khoản – lũy kế năm 2011 của công ty TNHH Hải Đăng Công ty TNHH Hải Đăng BẢNG CÂN ĐỐI TK - LŨY KÉ NĂM 2011 MST : 5700239554 TK DƢ ĐẦU KỲ PHÁT SINH TRONG KỲ DƢ CUỐI KỲ TT TKSD TÊN GỌI TK cấp 1 Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 111 111 Tiền mặt 964.836.265 - 120.182.469.313 119.748.748.039 1.398.557.539 - 2 112 1.122 Tiền gửi NH SHB 1.092.288 - 16.413.274.039 16.413.161.847 1.204.480 - 3 112 1.121 Tiền gửi NH Vietinbank 3.628.302.479 - 82.878.465.871 86.002.614.222 504.154.128 - 4 112 1.123 Tiền gửi NH Habubank 3.832.395 - 50.855.716.950 50.857.993.000 1.556.345 - 5 112 1.124 NH SHB (Nhờ chuyển) - - 41.000.000.000 41.000.000.000 - - 6 131 131 Phải thu KH 60.979.298.335 - 65.067.932.141 96.204.262.935 29.842.967.541 7 133 1.331 Thuế VAT khấu trừ 3.616.014.983 - 2.431.100.221 5.865.768.046 181.347.068 - 8 138 138 Phải thu khác - - 8.400.000.000 8.400.000.000 - - 9 152 1.521 Kho nhiên liệu - - 19.595.403.987 19.595.403.987 - - 10 152 1.522 Kho vật tƣ PT - - 5.214.819.000 5.214.819.000 - - 11 154 154 CP SXKD dở dang - - 50.738.715.007 50.738.715.007 - - 12 155 155 Kho than TP 76.942.755.106 - 528.500.000 6.197.678.282 71.273.576.824 - 13 211 211 TSCĐ hữu hình 131.996.754.003 - - - 131.996.754.003 - 14 214 214 Khấu hao TSCĐ (92.021.486.347) - - 16.919.989.937 (108.941.476.284) - 15 241 241 CP đầu tƣ XDCB - - 56.943.509.000 19.600.000.000 37.343.509.000 - 16 242 242 CP phân bổ dài hạn 773.643.296 - - 254.333.054 519.310.242 - 17 311 311 Vay ngắn hạn - 16.000.000.000 16.000.000.000 - - 18 331 331 Phải trả ngƣời bán - 8.634.366.204 15.896.466.434 27.032.215.657 - 19.770.115.427 19 333 3.331 Thuế VAT phải nộp - 5.865.767.471 5.865.767.471 - - 20 333 3.334 Thuế TNDN - 119.739.685 83.720.200 74.986.494 - 111.005.979 21 333 3.337 Tiền thuê đất - - 150.987.000 143.509.000 - (7.478.000) 22 333 3.338 Thuế khác - - 3.000.000 3.000.000 - - Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 59
  60. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 23 334 334 Phải trả ngƣời lao động - - 10.194.120.000 10.194.120.000 - - 24 338 338 Phải trả khác - 28.733.287.876 - 5.217.000.000 - 33.950.287.876 25 338 3.383 BHXH - - 83.838.800 83.838.800 - - 26 341 3.411 Vay dài hạn - 125.580.000.000 23.000.000.000 - - 102.580.000.000 27 411 411 Nguồn vốn kinh doanh - 10.609.000.000 - - - 10.609.000.000 28 421 4.211 LN chƣa PP năm trƣớc - (3.188.808.559) 216.681.297 - - (3.405.489.856) 29 421 4.212 LN chƣa PP năm nay - 397.457.597 - 116.561.953 - 514.019.550 30 511 511 Doanh thu HĐKD - - 58.657.674.712 58.657.674.712 - - 31 515 515 Doanh thu tài chính - - 2.855.400 2.855.400 - - 32 632 632 Giá vốn hàng bán - - 56.346.070.610 56.346.070.610 - - 33 635 635 CP tài chính - - - - - 34 642 642 CP quản lý DN - - 2.159.043.564 2.159.043.564 - - 35 711 711 CP khác - - - - - - 36 811 811 Thu nhập khác - - - - - - 37 821 821 CP thuế TNDN - - 38.853.984 38.853.984 - - 38 911 911 Xác định KQKD - - 58.660.530.112 58.660.530.112 - - CỘNG TỔNG 186.885.042.803 186.885.042.803 767.609.515.113 767.609.515.113 164.121.460.976 164.121.460.976 Ngày 20 tháng 3 năm 2012 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên,đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 60
  61. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 2.2.8 Căn cứ lập Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hải Đăng - Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh mẫu B02 năm 2010. (Biểu 2.7). - Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản năm 2011 (Biểu 2.6). - Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để ghi các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Nhƣ Sổ cái TK 511, 515, 632, 635, 641, - Các tài liệu liên quan khác. 2.2.9 Phƣơng pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 tại công ty TNHH Hải Đăng Gồm có 6 cột - Cột 1 : Số thứ tự. - Cột 2: Ghi các chỉ tiêu. - Cột 3: Ghi mã số của các chỉ tiêu tƣơng ứng. - Cột 4 : Số hiệu tƣơng ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này đƣợc thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. - Cột 5 : Tổng số phát sinh của các chỉ tiêu tƣơng ứng năm 2011. - Cột 6 : Số liệu ghi ở cột 5 của báo cáo này năm 2010. Sau đây là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 của công ty TNHH Hải Đăng: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 61
  62. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 của công ty TNHH Hải Đăng. Công ty TNHH Hải Đăng Mẫu số B02- DNN MST: 5700239554 (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14 /9/2006 của Bộ trƣởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2010 Đơn vị tính: đồng M Thuy ã ết Stt CHỈ TIÊU số minh Số năm nay Số năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung 1 IV.08 146.116.399.202 100.039.185.095 cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 - - 3 Doanh thu thuần về bán hàng 10 146.116.399.202 100.039.185.095 và cung cấp dịch vụ(10=01-02) 4 Giá vốn hàng bán 11 126.986.714.504 96.836.069.874 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20 19.129.684.698 3.203.115.221 cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.583.900 - 7 Chi phí tài chính 22 13.800.039.471 889.500.000 -Trong đó : Chi phí lãi vay 23 13.800.039.471 889.500.000 8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 4.733.763.638 2.008.820.384 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 30 597.465.489 304.794.837 kinh doanh (30= 20 + 21 – 22 - 24) 10 Thu nhập khác 31 1.988.700.000 - 11 Chi phí khác 32 2.104.398.705 - 12 Lợi nhuận khác(40 = 31- 32) 40 (115.698.705) - 13 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc 50 IV.09 481.766.784 304.794.837 thuế (50= 30+ 40) 14 Chi phí thuế thu nhập doanh 51 120.441.696 85.342.554 nghiệp 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập 60 361.325.088 219.452.283 doanh nghiệp (60 = 50 - 51) Lập, ngày 25 tháng 03 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 62
  63. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Sau đây là thực tế các bƣớc lập các chỉ tiêu vào cột 5 “Số năm nay” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh B02 năm 2011 của công ty TNHH Hải Đăng : 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu từ việc bán các loại than trong năm 2011, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong năm 2011 trên Nhật ký-Sổ cái . Mã số 01 = 58.657.674.712 Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là 58.657.674.712 đ Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 63
  64. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.8: Cty TNHH Hải Đăng NHẬT KÝ SỔ CÁI - NĂM 2011 MST: 5700239554 Tháng 12 Chứng từ TK TK TK 511 TK 3331 tt Diễn giải Số tiền nợ Số tiền có Số Ngày nợ có Nợ Có Nợ Có Phát sinh tháng này 8.305.174.288 8.305.174.288 830.517.429 830.517.429 Cộng lũy kế 58.657.674.712 58.657.674.712 5.865.767.471 5.865.767.471 Dƣ cuối tháng - - - - Chi tiết phát sinh tháng 12 . Xuất bán cho cty 6 80.156 06/12/2011 TNHH Trung Hiếu 131 511 750.000.000 750.000.000 750.000.000 7 80.156 06/12/2011 Thuế VAT phải nộp 131 3331 75.000.000 75.000.000 75.000.000 Xuất bán cho cty 9 80.157 07/12/2011 TNHH Trung Hiếu 131 511 400.000.000 400.000.000 400.000.000 10 80.157 07/12/2011 Thuế VAT phải nộp 131 3331 40.000.000 40.000.000 40.000.000 Xuất bán cho cty 20 80.158 19/12/2011 TNHH Trung Hiếu 131 511 500.000.000 500.000.000 500.000.000 20 80.158 19/12/2011 Thuế VAT phải nộp 131 3331 50.000.000 50.000.000 50.000.000 . KC Doanh thu bán 83 đk 31/12/2011 hàng=> XĐKQKD 511 911 8.305.174.288 8.305.174.288 8.305.174.288 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 64
  65. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 2.Các khoản giảm trừ doanh thu Trong năm 2011 Công ty không phát sinh khoản này nên giá trị của chỉ tiêu này là : 0 đồng Mã số 02 = 0 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ, đƣợc tính bằng : Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 = 58.657.674.712 – 0 = 58.657.674.712 Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là 58.657.674.712 đ 4.Giá vốn hàng bán (Mã số 11) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của tài khoản 632 ”Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo tƣơng ứng với bên nợ của tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên Nhật ký -Sổ cái. Trong năm 2011 trị giá vốn hàng bán của công ty là 56.346.070.610 đ Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 65
  66. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.9: Cty TNHH Hải Đăng NHẬT KÝ SỔ CÁI - NĂM 2011 MST: 5700239554 Tháng 12 Chứng từ TK TK TK 632 TK tt Diễn giải Số tiền nợ Số tiền có nợ có Số Ngày Nợ Có Nợ Có Phát sinh tháng này 7.951.666.714 7.951.666.714 Cộng lũy kế 56.346.070.610 56.346.070.610 Dƣ cuối tháng - - Chi tiết phát sinh tháng 12 . 80 Kho 155 31/12/2011 Giá vốn XK thành phẩm bán ra 632 155 1.557.022.500 1.557.022.500 1.557.022.500 . 87 Đk 31/12/2011 KC chi phí sx => giá vốn 632 154 6.394.644.214 6.394.644.214 6.394.644.214 88 đk 31/12/2011 KC giá vốn => XĐKQKD 911 632 7.951.666.714 7.951.666.714 7.951.666.714 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 66
  67. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán. Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 = 58.657.674.712 - 56.346.070.610 = 2.311.604.102 Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là 2.311.604.102 đ 6.Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) Chỉ tiêu này phản ánh lãi tiền gửi của công ty tại các ngân hàng nhƣ ngân hàng đồng bằng Sông Cửu Long, ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam, ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nhà Hà Nội. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên nợ của TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”, đối ứng với bên có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Nhật ký -Sổ cái. Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là 2.855.400 đ Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 67
  68. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.10: Cty TNHH Hải Đăng NHẬT KÝ SỔ CÁI - NĂM 2011 MST: 5700239554 Tháng 12 Chứng từ TK TK TK 515 TK tt Diễn giải Số tiền nợ Số tiền có nợ có Số Ngày Nợ Có Nợ Có Phát sinh tháng này 1.066.963 1.066.963 Cộng lũy kế 2.855.400 2.855.400 Dƣ cuối tháng - - Chi tiết phát sinh tháng 12 . . 69 SPTKTG 31/12/2011 Lãi tiền gửi ngân hàng 1122 515 27.193 27.193 27.193 70 SPTKTG 31/12/2011 Lãi ngân hàng 1121 515 1.039.770 1.039.770 1.039.770 KC Doanh thu Tài chính => 84 đk 31/12/2011 XĐKQKD 515 911 1.066.963 1.066.963 1.066.963 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 68
  69. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 7.Chi phí tài chính (Mã số 22) Chỉ tiêu này phản ánh chủ yếu là phần lãi vay phải trả phát sinh trong năm tại công ty. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 635 “Chi phí tài chính”, đối ứng với bên nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Nhật ký -Sổ cái, và còn phần lãi lỗ tỷ giá thanh toán. Chi phí lãi vay (Mã số 23) Chỉ tiêu này phản ánh lãi vay phải trả đƣợc tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết TK 635 “Chi phí tài chính” Trong năm 2011 công ty không phát sinh khoản này nên giá trị của chỉ tiêu này là : 0 đồng 8.Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của TK 642 ”Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên Nợ của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Nhật ký -Sổ cái. Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là 2.159.043.564 đ Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 69
  70. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng Biểu 2.11: Cty TNHH Hải Đăng NHẬT KÝ SỔ CÁI - NĂM 2011 MST: 5700239554 Tháng 12 Chứng từ TK TK TK 642 TK tt Diễn giải Số tiền nợ Số tiền có nợ có Số Ngày Nợ Có Nợ Có Phát sinh tháng này 199.158.599 199.158.599 Cộng lũy kế 2.159.043.564 2.159.043.564 Dƣ cuối tháng - - Chi tiết phát sinh tháng 12 . 5 SPTKTG 1/12/2011 Phí chuyển tiền 642 1121 1.100.000 1.100.000 1.100.000 12 SPTKTG 7/12/2011 Phí chuyển tiền 642 1122 115.500 115.500 115.500 Thanh toán tiền hóa đơn dịch 15 3.627.026 14/12/2011 vụ vận tải 642 111 50.672 50.672 50.672 16 314.654 17/12/2011 Thanh toán hóa đơn dịch vụ 642 111 300.000 300.000 300.000 19 12 HĐ 18/12/2011 Thanh toán tiền ĐTDĐ 642 111 7.156.378 7.156.378 7.156.378 76 B.lƣơng 31/12/2011 Lƣơng phải trả cho quản lý 642 334 78.560.000 78.560.000 78.560.000 . 89 đk KC CP quản lý => XĐKQKD 911 642 199.158.599 199.158.599 199.158.599 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 70
  71. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐH DL Hải Phòng 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2011. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán trên cơ sở Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ (+) Doanh thu từ hoạt động tài chính (-) Chi phí tài chính (-) Chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong năm 2011. Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 - Mã số 24 = 2.311.604.102 + 2.855.400 - 0 - 2.159.043.564 = 155.415.938 Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là 155.415.938 đ 10.Thu nhập khác (Mã số 31) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của TK 711 ”Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Nhật ký - Sổ cái. Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là : 0 đồng 11. Chi phí khác (Mã số 32) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 811 ”Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của TK 911 ”Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Nhật ký - Sổ cái. Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là : 0 đồng 12. Lợi nhuận khác (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác phát sinh trong năm 2011. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32. Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là : 0 đồng 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm 2011 của công ty trƣớc khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động phát sinh khác trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30+ Mã số 40. = 155.415.938 + 0 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà - Lớp QTL 402K 71