Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu công ty TNHH Hợp Thành

doc 114 trang huongle 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu công ty TNHH Hợp Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_to_chuc_hach_toan_ke_toan_nguy.doc

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu công ty TNHH Hợp Thành

  1. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Mục lục Lời nói đầu Trang 1 Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu Trang 3 trong doanh nghiệp 1.1. Những vấn đề chung về nguyên vật liệu Trang 3 1.1.1. Vị trí, ý nghĩa của NVL và sự cần thiết phải quản lý NVL trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh . Trang 3 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu Trang 3 1.1.1.2. Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu Trang 3 1.1.1.3. Phân loại nguyên vật liệu Trang 4 1.1.1.4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp Trang 6 1.1.1.4.1. Sự cần thiết của công tác quản lý nguyên vật liệu Trang 6 1.1.1.4.2. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu Trang 6 1.1.1.4.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu Trang 7 1.1.2. Tính giá nguyên vật liệu Trang 8 1.1.2.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu . Trang 8 1.1.2.2. Tính giá của nguyên vật liệu nhập kho Trang 8 1.1.2.3. Tính giá của nguyên vật liệu xuất kho Trang 11 1.2. Tổ chức kế toán quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Trang 13 1.2.1. Yêu cầu kế toán quản trị nguyên vật liệu Trang 13 1.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán nguyên vật liệu . Trang 15 1.2.3. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu . Trang 16 1.2.3.1. Phương pháp thẻ song song Trang 16 1.2.3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Trang 17 1.2.3.3. Phương pháp sổ số dư . Trang 19 1.2.4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng NVL trong doanh nghiệp Trang 21 Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 1
  2. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 1.3. Tổ chức kế toán tài chính NVL trong doanh nghiệp Trang 22 1.3.1. Kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên Trang 22 1.3.1.1. Nguyên tắc hạch toán Trang 22 1.3.1.2. Tài khoản sử dụng Trang 23 1.3.1.3. Phương pháp hạch toán và ghi sổ kế toán Trang 24 1.3.2. Kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kì Trang 24 1.3.2.1. Nguyên tắc hạch toán Trang 24 1.3.2.2. Tài khoản sử dụng Trang 25 1.3.2.3. Phương pháp hạch toán và trình tự ghi sổ kế toán Trang 26 1.4. Tổ chức hệ thống sổ sách nguyên vật liệu Trang 29 1.4.1. Hình thức sổ Chứng từ ghi sổ Trang 29 1.4.2. Hình thức sổ Nhật ký chung Trang 30 1.4.3. Hình thức sổ Nhật ký- Sổ cái . Trang 30 1.4.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký- chứng từ Trang 31 1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính Trang 32 1.5. Hệ thống báo cáo kế toán nguyên vật liệu Trang 36 1.5.1. Báo cáo tài chính Trang 36 1.5.2. Báo cáo quản trị . Trang 37 1.6. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Trang 38 1.7. Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Trang 39 Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 42 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Hợp Thành Trang 42 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hợp Thành Trang 42 2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn và thành tích công ty đạt được Trang 44 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Hợp Thành . Trang 45 Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 2
  3. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu của công ty TNHH Hợp Thành Trang 46 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 50 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Hợp Thành . Trang 50 2.1.5.2. Tổ chức hệ thống chứng từ tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 53 2.1.5.3. Tổ chức hệ thống tài khoản tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 53 2.1.5.4. Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 53 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 57 2.2.1. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 57 2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu Trang 57 2.2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu Trang 58 2.2.2. Tổ chức kế toán quản trị nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 60 2.2.2.1. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu và chứng từ sử dụng Trang 60 2.2.2.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 61 2.2.2.3. Công tác kiểm kê kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 74 2.2.3. Tổ chức kế toán tài chính nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 74 2.2.3.1. Phương pháp kế toán hàng tồn kho của công ty Trang 74 2.2.3.2. Vận dụng tài khoản để kế toán nguyên vật liệu tại công ty Trang 75 2.2.3.3. Trình tự kế toán- Sổ kế toán nguyên vật liệu Trang 75 Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 93 3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 3
  4. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 93 3.1.1. Ưu điểm . Trang 93 3.1.2. Tồn tại Trang 96 3.1.3. Nguyên nhân Trang 96 3.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 97 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 97 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 98 3.3.Nội dung hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 100 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 100 3.3.1.1. Hoàn thiện về việc luân chuyển chứng từ Trang 100 3.3.1.2. Hoàn thiện về tính giá nguyên vật liệu xuất kho Trang 101 3.3.2. Hoàn thiện tổ chức kế toán tài chính nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Trang 102 3.3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu để hạ giá thành sản phẩm Trang 103 Danh mục tài liệu tham khảo Trang 106 Kết luận Trang 107 Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 4
  5. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Danh mục bảng biểu Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư. Sơ đồ 1.4. Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 1.5. Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kì. Sơ đồ 1.6. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 1.7. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Sơ đồ 1.8. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái. Sơ đồ 1.9. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toấn Nhật ký- Chứng từ. Sơ đồ 1.10. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ choc quản lý của công ty TNHH Hợp Thành. Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Hợp Thành. Sơ đồ 2.3. Mối liên kết giữa các phân hệ trong Visoft Accounting 2003. Sơ đồ 2.4. Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song tại công ty TNHH Hợp Thành. Sơ đồ 2.5. Hình ảnh giao diện của phân hệ hàng tồn kho. Biểu 2.1. Trích hoá đơn GTGT mua hàng ngày 10/12. Biểu 2.2. Biên bản kiểm nghiệm nguyên vật liệu nhập kho ngày 10/12. Biểu 2.3. Trích phiếu nhập kho nguyên vật liệu ngày 10/12. Biểu 2.4. Trích yêu cầu xuất vật tư tại công ty. Biểu 2.5. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất xơ ngày 20/12. Biểu 2.6. Trích thẻ kho nhựa trong nước tháng 12/2008. Biểu 2.7. Trích sổ chi tiết nguyên vật liệu nhựa trong nước tháng 12/2008. Sơ đồ 2.6. Trình tự hạch toán kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành. Biểu số 2.9. Trích hoá đơn GTGT của nguyên vật liệu nhập kho ngày 29/12/2008. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 5
  6. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Biểu 2.10. Trích phiếu nhập kho vật tư ngày 29/12/2008. Biểu 2.11. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất xơ ngày 18/12/2008. Biểu 2.12. Trích thẻ kho nguyên liệu nhựa nhập khẩu tháng 12/2008. Biểu 2.13. Trích sổ nhật ký chung tháng 12/2008. Biểu 2.14. Trích sổ cái tài khoản 152 tháng 12/2008. Biểu 2.15. Trích sổ cái tài khoản 331- Phải trả người bán tháng 12/2008. Biểu 2.16. Trích sổ chi tiết tài khoản 3312- Công ty SX và DV thương mại Nam Anh tháng 12/2008. Biểu 2.17. Trích sổ cái tài khoản 111 tháng 12/2008. Biểu 2.18. Trích Bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn vạt tư tháng 12/2008. Biểu 2.19. Trích bảng tổng hợp thanh toán với người bán tháng 12/2008. Biểu 3.1. Mẫu phiếu giao nhận chứng từ. Biểu 3.2. Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 6
  7. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Lời nói đầu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới năm 2007. Trong tiến trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam được xác định là ngành công nghiệp nhẹ mũi nhọn cho sự phát triển. Những năm gần đây các sản phẩm may mặc của Việt Nam ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường cả trong nước và trên thế giới, có thể cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc và xuất khẩu ra các nước EU & Mỹ. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Chủ động phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu với chật lượng tương đương, giá cả thấp hơn cung cấp kịp thời và nhanh chóng hơn là việc làm cấp thiết để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam với các mặt hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở phân tích trên, nắm bắt được nhu cầu thị trường công ty TNHH Hợp thành được thành lập. Sản phẩm của công ty là Xơ Polyester - là nguồn nguyên vật liệu chủ yếu của ngành may mặc. Để có thể đưa nhà máy đi vào sản xuất ổn định công ty đã từng bước tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ công nhân, không ngừng mở rộng nâng cao năng xuất sản xuất, đến nay công ty đã dần đi vào ổn định. Là một đơn vị sản xuất công ty TNHH Hợp Thành đặc biệt coi trọng công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu - là yếu tố đảm bảo sự sống còn của công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty, em thấy được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu trong công ty, nhất là với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đặc thù như công ty TNHH Hợp Thành. Em xin trình bày luận văn tốt nghiệp với đề tài là “Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu công ty TNHH Hợp Thành”. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 7
  8. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Vì thời gian có hạn nên luận văn của em còn có nhiều sai sót. Kính mong nhận được sự hướng dẫn của cô giáo Nghiêm Thị Thà và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh để bài khoá luận của em hoàn chỉnh hơn. Bài luận văn gồm 3 phần. Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán Nguyên vật liệu tại công ty. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 8
  9. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1 Những vấn đề chung về NVL 1.1.1 Vị trí, ý nghĩa của NVL và sự cần thiết phải quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của NVL NVL là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Đặc điểm của Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu có những đặc điểm sau: Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và sau mỗi chu kỳ chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm . Vì vậy, giá trị của nguyên vật liệu được dịch chuyển một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Xét trên hai phương diện giá trị và hiện vật, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Dưới hình thái hiện vật nó biểu hiện là một bộ phận quan trọng của sản phẩm lao động. Còn dưới hình thái giá trị, nguyên vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động, đặc biệt là vốn dự trữ. Do vậy, việc quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản lưu động của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Vị trí, vai trò của NVL Xuất phát từ đặc điểm của NVL & công cụ dụng cụ ta thấy chúng giữ một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng đều có một tác động nhất định. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 9
  10. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thì NVL là một bộ phận quan trọng của hàng tồn kho thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn . NVL còn là cơ sở để hoàn thành lên sản phẩm , là yếu tố không thể thiếu được khi sản xuất sản phẩm . Nếu không có NVL thì không thể tiến hành được bất kì 1 quá trình sản xuất kinh doanh nào . Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất tạo ra sản phẩm . Do vậy cả chất lượng và số lượng đều bị quyết định bởi 1 số nguyên vật liệu tạo ra nó . Vật liệu có chất lượng cao , đúng quy cách chủng loại , chi phí vật liệu được hạ thấp, giảm mức tiêu hao vật liệu thì sản xuất mới đạt yêu cầu về giá thành hạ làm cho doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận cao, tồn tại được trong cơ chế thị trường . Từ đặc điểm của vai trò nguyên vật liệu ta thấy phải tổ chức tốt công tác hạch toán nguyên vật liệu là điều kiện không thể thiếu để quản lý thúc đẩy việc cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất và kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định, định mức dự trữ ngăn ngừa các hiện tượng hư hao, mất mát, lãng phí vật liệu qua các khâu của quá trình sản xuất qua đó góp phần giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động hạ giá thành sản phẩm. 1.1.1.3. Phân loại NVL. Phân loại nguyên vật liệu là việc nghiên cứu, sắp xếp các vật liệu theo công dụng, nội dung, chủng loại, tính chất, thương phẩm của chúng nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ và chi tiết. Tuỳ thuộc vào các loại hình doanh nghiệp sản xuất cụ thể thuộc từng ngành sản xuất, tuỳ thuộc vào nội dung kinh tế, chức năng của vật liệu mà có nhiều cách phân loại khác nhau: - Phân loại vật liệu theo nội dung kinh tế. Căn cứ vào nội dung kinh tế, nguyên vật liệu được chia thành: + Nguyên liệu, vật liệu chính : là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 10
  11. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu , vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể . Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại , dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính , vật liệu phụ . Nhiên liệu , vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm. + Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc , mùi vị , hình dáng bề ngoài , tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường , hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ , kỹ thuật , bảo quản đóng gói phục vụ cho quá trình lao động. + Nhiên liệu : là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất , kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường . Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng , thể rắn , thể khí . +Phụ tùng thay thế: là những vật tụ dùng để thay thế , sửa chữa máy móc thiết bị , phương tiện vận tải , công cụ , dụng cụ sản xuất . + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản : Là những loại vật liệu thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản .Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp , không cần lắp , công cụ , khí cụ vậy kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. - Phân loại theo nguồn nhập. Căn cứ vào nguồn nhập, nguyên vật liệu được chia thành: + Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh. + Nguyên vật liệu mua ngoài: Từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu. + Nguyên vật liệu tự gia công sản xuất. - Phân loại theo mục đích công dụng. Căn cứ vào mục đích công dụng, nguyên vật liệu được chia thành: + Nguyên vật liệu dùng để trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: Phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, cho quản lý doanh nghiệp, bán hàng. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 11
  12. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 1.1.1.4 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. 1.1.1.4.1. Sự cần thiết của công tác quản lý nguyên vật liệu. Để sản xuất có lợi nhất thiết phải giảm chi phí nguyên vật liệu, nghĩa là phải sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý, có kế hoạch. Vì vậy, công tác quản lý vật liệu là nhiệm vụ của mọi doanh nghiệp, là yêu cầu của phương thức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhằm mục đích hao phí vật tư là ít nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.1.1.4.2. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu là phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng. Do vậy, việc quản lý vật liệu phụ thuộc vào khả năng và sự nhiệt thành của cán bộ quản lý. Quản lý vật liệu có thể xem xét trên các khía cạnh sau: - Khâu thu mua: Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động do các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành cung ứng vật tư nhằm đáp ứng kịp thời cho sản xuất cho nên khâu thu mua phải quản lý về khối lượng, quản lý có hiệu quả, chống thất thoát vật liệu, việc thu mua theo đúng yêu cầu sử dụng, giá mua hợp lý, thích hợp với chi phí thu mua để hạ thấp giá thành sản phẩm. - Khâu bảo quản: Việc dự trữ vật liệu tại kho, bãi cần được thực hiện theo đúng chế độ quy định cho từng loại vật liệu, phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại, mỗi quy mô tổ chức của doanh nghiệp, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vật liệu, đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu. - Khâu dự trữ: Xuất phát từ đặc điểm của vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu luôn biến động thường xuyên nên việc dự trữ nguyên vật liệu như thế nào để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện tại Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 12
  13. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng là điều kiện hết sức quan trọng. Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho các yêu cầu sản xuất kinh doanh không quá nhiều gây ứ đọng vốn nhưng không quá ít làm gián đoạn quá trình sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức dự trữ cho sản xuất, xây dựng các định mức tiêu hao vật liệu. - Khâu sử dụng: Sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở xác định định mức và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy, trong khâu sử dụng cần phải quán triệt nguyên tắc sử dụng đúng quy trình sản xuất, đảm bảo tiết kiệm chi phí trong giá thành. Xuất phát từ vai trò và dặc điểm của nguyên vật liệu là quan trọng như vậy nên doanh nghiệp cần tổ chức hạch toán vật liệu là điều kiện quan trọng không thể thiếu được để quản lý vật liệu, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ những vật liệu cho sản xuất, dự trữ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu hao, mất mát và lãng phí vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là những biện pháp mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt được mục tiêu của mình nhằm giảm bớt những chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao doanh thu. 1.1.1.4.3. Nhiệm vụ của kế toán Nguyên vật liệu. - Kế toán Nguyên vật liệu có nhiệm vụ phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp, số lượng nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá thành, thời gian cung cấp. - Tính toán phân bổ chính xác, kịp thời giá trị của nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau. - Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi sai phạm như sử dụng sai mục đích, lãng phí Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 13
  14. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng - Kiểm tra định mức dự trữ nguyên vật liệu, phát hiện các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất. - Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, xây dựng các báo cáo về vật liệu, tham gia việc phân tích thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sư dụng nguyên vật liệu 1.1.2 Tính giá NVL. Đánh giá Nguyên vật liệu là thước đo biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất. 1.1.2.1. Nguyên tắc đánh giá Nguyên vật liệu. - Nguyên tắc giá phí ( giá vốn): Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các Nguyên vật liệu phải được ghi chép, phản ánh theo giá vốn, tức là số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để có được số Nguyên vật liệu đó. - Nguyên tắc thận trọng: Đây là nguyên tắc đề cập đến việc lựa chọn các phương pháp sao cho ít ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Với những Nguyên vật liệu có xu hướng giảm giá, mất giá hoặc không bán được cần phải dự tính phần thiệt hại để thực hiện việc thiết lập dự phòng vào chi phí, hoặc cố gắng tính hết các khoản chi phí có thể tính được cho số Nguyên vật liệu chưa đem sử dụng có thể chịu phần chi phí ít nhất. - Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này đòi hỏi kế toán phải quản lý giúp cho doanh nghiệp biết chính xác số lượng và giá trị tồn kho của doanh nghiệp tại các thời điểm nhằm xây dựng các kế hoạch sản xuất phù hợp tránh sự biến động của giá vốn và lượng Nguyên vật liệu tồn kho đột xuất. 1.1.2.2. Tính giá của NVL nhập kho. Theo chuẩn mực kế toán số 02 NVL là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho được tính theo giá gốc . Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 14
  15. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được . Cụ thể giá nguyên vật liệu được tính như sau: Giá NVL nhập kho bao gồm chi phí mua , chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại . Những chi phí được tính vào giá gốc hàng tồn kho . Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm + Giá mua +Các loại thuế không được hoàn lại +Chi phí vận chuyển bốc xếp bảo quản trong quá trình thu mua hàng tồn kho +Các khoản chiếp khấu thương mại và giảm giá do hàng mua không đúng quy cách , phẩm chất được trừ khỏi chi phí thu mua. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất nhu chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá NVL thành thành phẩm. Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí thu mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Chi phí không được tính vào giá gốc Hàng tồn kho bao gồm: - Chi phí NVL , chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường. - Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bao quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng . - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN Để đánh giá NVL có thể đánh giá theo giá vốn thực tế. Đánh giá theo giá vốn thực tế thì cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đều sử dụng giá thực tế để ghi chép trên sổ kế toán. Trong trường hợp vật liệu có những chủng loại, giá cả thường xuyên biến động thì để giảm bớt việc ghi chép tính toán hàng ngày Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 15
  16. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng DN có thể sử dụng giá hạch toán để theo dõi chi tiết tình hình biến động NVL , tuy nhiên đến cuối tháng phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để ghi sổ tổng hợp. NVL được nhập từ những nguồn khác nhau nên giá thực tế được xác định như sau : Đối với NVL doanh nghiệp mua ngoài Các loại Trị giá vật Giá Chi phí Các khoản thuế không liệu nhập mua mua thực giảm trừ = + + được hoàn - kho thực tế tế lại + Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: giá mua thực tế của vật liệu là giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng. + Đối với DN nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì giá mua thực tế đã bao gồm cả thuế GTGT . Nếu NVL mua từ nước ngoài thì thuế nhập khẩu được tính vào giá nhập kho. Khoản thuế GTGT phải nộp khi mua NVL cũng được tính vào giá nhập nếu DN không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. +Đối với vật liệu do DN tự gia công chế biến Giá vật liệu = Giá thực tế của vật liệu xuất kho + Chi phí gia công chế biến nhập kho để gia công chế biến Đối với vật liệu do doanh nghiệp thuê ngoài gia công chế biến Giá vật liệu = Giá do đơn vị cấp + Chi phí phát sinh nhập kho thông báo trong giao nhận + Đối với NVL nhận góp vốn : giá nhập kho là giá do hội đồng định giá xác định được sự chấp nhận của các bên có liên quan + Đối với NVL được biếu tặng: giá nhập kho là giá thực tế được xác định theo thời giá trên thị trường. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 16
  17. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 1.1.2.3. Tính giá của NVL xuất kho. Do NVL được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và ở những thời điểm khác nhau nên có những giá khác nhau khi NVL tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động , yêu cầu trình độ quản lý và điều kiện phương tiện trang bị , phương tiện kỹ thuật tính toán ở từng DN mà lựa chọn 1 trong 4 phương pháp để xác định trị giá thực tế của NVL xuất kho . Theo chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho , việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo 1 trong các phương pháp sau : Phương pháp tính theo giá đích danh , phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước , phương pháp nhập sau xuất trước. DN lựa chọn phương pháp tính nào thì đảm bảo tính nhất quán trong cả liên độ kế toán . * Phương pháp đích danh Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ NVL mua vào . Nên chỉ áp dụng cho các DN có ít chủng loại NVL hoặc các chủng loại NVL là ổn định , có tính tách biệt cao . * Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị của từng loại được tính theo giá trị trung bình của từng loại NVL đầu kì và từng loại NVL được mua trong kì. Có 2 cách tính như sau: - Giá đơn vị bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Giá đơn vị Trị giá vật liệu i tồn Trị giá vật liệu i nhập kho bình quân đầu kỳ + trong kỳ gia quyền cả kỳ của = Lượng vật liệu i tồn Lượng vật liệu i nhập kho + hàng i đầu kỳ trong kỳ + Ưu điểm: Giá đơn vị bình quân gia quyền cả kỳ tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 17
  18. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng + Nhược điểm: Chỉ tính được vào cuối kỳ kế toán. Vì vậy ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán. Ngoài ra giá bình quân cả kì không phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả hàng tồn kho - Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Giá đơn vị bình quân gia quyền Trị giá hàng tồn kho sau lần nhập i sau mỗi lần nhập = (bình quân gia quyền liên hoàn) Lượng hàng tồn kho sau lần nhập i + Ưu điểm: Phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả hàng tồn kho + Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều. * Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước,và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp có sự giảm phát ( Giá cả trong nền kinh tế quốc dân có sự giảm xuống) * Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất sau thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau vùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ còn tồn kho. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 18
  19. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp có sự lạm phát ( Giá cả trong nền kinh tế quốc dân liên tục tăng lên). Tóm lại: Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu nhược điểm nhất định. Mức đọ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp này tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lí, trình đọ , năng lực nghiệp vụ, và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện sử lí thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp vào yêu cầu chủng loại quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hoá ở doanh nghiệp. 1.2 Tổ chức kế toán quản trị NVL trong doanh nghiệp. 1.2.1 Yêu cầu kế toán quản trị NVL. Theo luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Về bản chất, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán, vì đều làm nhiệm vụ tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị trực tiếp cung cấp thông tin cho các nhà quản lý bên trong tổ chức kinh tế – người có trách nhiệm điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó đồng thời việc ra quyết định của họ có tác động đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.  Nội dung của kế toán quản trị Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: - Doanh nghiệp cần lập danh điểm vật tư và tổ chức kế toán quản trị về số hiện có, số đã sử dụng, đã bán cả về số lượng và giá trị phù hợp danh điểm vật tư đã lập theo yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. - Để kế toán được số vật tư đã sử dụng và số tồn kho hợp lý, doanh nghiệp cần xác định được phương pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như lập kế hoạch cho tương lai. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 19
  20. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng - Doanh nghiệp lập định mức chi phí nguyên liệu, vật liệu cho từng công việc, sản phẩm và lập định mức dự trữ cho từng danh điểm hàng tồn kho. - So sánh giữa định mức đã lập và thực tế thực hiện, đưa ra nhận xét và kiến nghị.  Yêu cầu của kế toán quản trị Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: - Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho các doanh nghiệp để chi tiết hoá theo các cấp phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Cụ thể: doanh nghiệp được mở tài khoản kế toán chi tiết theo các cấp cho từng thứ, loại Nguyên vật liệu sử dụng. - Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. - Tiến hành mở sổ kế toán chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu để quản lý tình hình biến động của từng thứ, từng loại vật liệu trong doanh nghiệp. Để tạo nên một sản phẩm doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu. Bản thân mỗi loại nguyên vật liệu cũng biến đổi thường xuyên cả về mặt số lượng và giá trị. Công việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là sự kết hợp giữa thủ kho và kế toán nguyên vật liệu trên cùng cơ sở là các chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu. Để đảm cung cấp thông tin nhanh nhạy về tình hình nhập xuất NVL, nơi bảo quản, nguồn cung cấp thì kế toán chi tiết đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu. Hạch toán chi tiết từng kho, loại nguyên vật liệu ở bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Hàng ngày phải theo dõi NVL trên cả hai chỉ tiêu số lượng và thành tiền. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 20
  21. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Phải đảm bảo khớp nội dung số lượng tương ứng giữa thẻ kế toán chi tiết ở dưới kho với các số liệu chi tiết trên phòng kế toán, với số liệu các bảng tổng hợp, các báo cáo tổng hợp. Trách nhiệm sử dụng NVL có liên quan đến nhiều bộ phận, song trách nhiệm trực tiếp là thủ kho & kế toán NVL. 1.2.2 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán nguyên vật liệu. Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng BTC các chứng từ kế toán NVL bao gồm 1. Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT ) 1. Phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT ) 3. Biên bản kiểm nghiệm vật tư , sản phẩm hàng hoá (Mẫu 03 - VT ) 4. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04 - VT ) 5. Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu 05 - VT ) 6. Bảng kê mua hàng (Mẫu 06 - VT ) 7. Bảng phân bổ NVL , công cụ, dụng cụ (Mẫu 07 - VT ) 8. Hoá đơn GTGT (Mẫu 01 GTK - 3LL ) 9. Hoá đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02 GTTT -3LL) 10. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 PXK - 3LL) Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng DN mà các DN lựa chọn hình thức chứng từ sao cho thuận tiện khoa học. Mọi chứng từ phải được lập đầy đủ, kịp thời theo quyết định về mẫu biểu nội dung, phải tổ chức luân chuyển thao mẫu biểu trình tự, người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lí hợp pháp của chứng từ về các NVKTPX. 1.2.3 Các phương pháp kế toán chi tiết NVL. Tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp và trình độ nhân viên kế toán, thủ kho DN lựa chọn một trong 3 phương pháp : Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư để hạch toán chi tiết NVL. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 21
  22. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 1.2.3.1 Phương pháp thẻ song song. * Nội dung phương pháp: - Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số lượng thẻ kho do phòng kế toán lập và lập cho từng loại NVL. Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất , tính ra số tiền cả về mặt lượng theo từng danh điểm vật liệu. - ở phòng kế toán, kế toán NVL sử dụng sổ chi tiết NVL để ghi chép hàng ngày tình hình nhập , xuất tồn NVL theo chỉ tiêu số lượng và số tiền. Sổ chi tiết được mở cho từng loại NVL. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập xuất NVL do thủ kho gửi đến, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ ( Tính giá trị trên chứng từ). Sau đó kế toán phân loại chứng từ và ghi vào sổ chi tiết NVL tính ra số tồn kho cuối ngày. Cuối tháng , căn cứ vào các sổ chi tiết vật liệu để lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu và tiến hành so sánh số liệu giữa : +Sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho của thủ kho. +Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng tổng hợp Nhập -Xuất -Tồn với sổ kế toán tổng hợp +Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế *Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ đối chiếu *Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng; số lượng ghi chép còn nhiều. Mặt khác, việc kiểm tra đối chiếu thường tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế chức năng của kế toán . * Phạm vi áp dụng: áp dụng với những doanh nghiệp có ít chủng loại nhiên liệu; khối lượng các nghiệp vụ xuất ít, không thường xuyên, trình độ kế toán còn hạn chế . Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 22
  23. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Chứng từ nhập Thẻ kho Sổ chi tiết vật Bảng tổng hợp liệu N - X - T Chứng từ xuất Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra. Sơ đồ1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song 1.2.3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. *Nội dung của phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. - ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật tư hàng hoá giống như phương pháp ghi thẻ song song. - ở phòng kế toán: Kế toán NVL sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép phản ánh tổng hợp số NVL luân chuyển trong tháng và số tồn kho cuối tháng của chi tiêu số lượng và số tiền. Sổ đối chiếu luân chuyển được mở và được sử dụng cho cả năm, mỗi thứ NVL được ghi một dòng trong sổ và ghi một lần trong tháng. Khi nhận được các chứng từ nhập xuất NVL, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp li, hợp pháp của chứng từ rồi sắp xếp phân loại chúng theo từng loại. Cuối tháng tổng hợp số liệu đã ghi trong chứng từ theo chỉ tiêu số lượng và số tiền để ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển( Phần nhập , xuất )và tính ra số tồn kho cuối tháng . Cuối tháng ,số liệu về tình hình nhập xuất tồn kho trong sổ đối chiếu luân chuyển sẽ được đối chiếu với thẻ kho và sổ kế toán tổng hợp . Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 23
  24. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng *Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của sổ kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối kì *Nhược điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán dồn vào cuối kì quá nhiều nên ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau. Mặt khác ,việc kiểm tra đối chiếu thường tiến hành vào cuối kì do vậy hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán . *Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các DN có khối lượng nghiệp vụ nhập xuất tồn không nhiều và chủng loại vật tư không lớn ,không bố trí riêng kế toán chi tiết vật liệu. Sau đây là trình tự hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân Bảng kê xuất chuyển Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra. Sơ đồ1.2:Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 24
  25. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 1.2.3.3.Phương pháp sổ số dư. *Nội dung của phương pháp . Đặc điểm chủ yếu của phương pháp sổ số dư là ở kho hạch toán chi tiết theo chỉ tiêu số lượng còn ở phòng kế toán hạch toán chi tiết theo chỉ tiêu giá trị . -ở kho:thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép ,phản ánh hàng ngày tình hình nhập xuất tồn của từng thứ NVL giống như phương pháp ghi song song ,đồng thời sử dụng sổ số dư để cuối tháng ghi chuyển số tồn kho của từng thứ NVL theo chỉ tiêu số lượng và số tiền ,trong đó thủ kho ghi cột số lượng ,kế toán ghi cột số tiền - ở phòng kế toán : Kế toán NVL dựa vào số lượng nhập ,xuất của từng danh điểm NVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kì 3,5 hoặc 10 ngày một lần và giá trị hạch toán để tính giá trị thành tiền NVL nhập , xuất theo từng danh điểm , từ đó ghi vào “Bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn” (Bảng này được mở theo từng kho). Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên sổ số dự do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho của từng danh điểm NVL trên sổ số dự với tồn kho của từng danh điểm NVL trên sổ số dư với tồn kho của từng danh điểm NVL trên sổ số dư với từng kho trên bảng luỹ kế Nhập - Xuất - Tồn. Từ bảng luỹ kế Nhập - Xuất- Tồn kế toán lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu vào cuối kỳ “Cuối tháng” * ưu điểm: Giảm bớt được khối lượng công việc cho kế toán ghi chỉ tiêu giá trị , còn thủ kho ghi chỉ tiêu số lượng, công việc của kế toán dàn đều trong tháng , thực hiện được sự kiểm tra giám sát. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 25
  26. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng * Nhược điểm : Do kế toán chỉ ghi chỉ tiêu giá trị nên không biết được số hiện có và tình hình tăng giảm từng thứ NVL , muốn biết thì phải xem thẻ kho. Việc kiểm tra phát hiện sai sót nhầm lẫn sẽ gặp nhiều khó khăn do phải kiểm tra chứng từ thì mới phát hiện được.  Phạm vi áp dụng : áp dụng với những DN có khối lượng các nghiệp vụ nhập - xuất - tồn thường xuyên , chủng loại NVL lớn , phải xây dựng hệ thống giá hạch toán và có đội ngũ kế toán vững vàng. Sau đây là trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư Thẻ kho Chứng từ xuất Chứng từ nhập Sổ số dư Phiếu giao nhận Bảng luỹ kế Phiếu giao nhận chứng từ nhập Nhập - xuất - Tồn chứng từ xuất Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Kiểm tra , đối chiếu. Sơ đồ 1. 3: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 26
  27. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 1.2.4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng NVL trong DN. Nguyên vật liệu chiếm một vị trí hết sức quan trọng bởi nó là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất; là cơ sở vật chất cấu thành nên thực tế sản phẩm. Nguyên vật liệu là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất, nó chiếm phần lớn chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến lợi nhuận, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nguyên vật liệu phải được quan tâm đúng mức và sử dụng có hiệu quả. Nguyên vật liệu được mua từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi loại nguyên vật liệu lại có những vai trò, công dụng khác nhau đối với từng sản phẩm việc hạch toán nguyên vật liệu (là vấn đề từ chi tiết đến tổng hợp : từ khâu thu mua, bảo quản đến khâu tiêu thụ) là vấn đề cần được ưu tiên trong các DN. Hạch toán nguyên vật liệu từ chi tiết đến tổng hợp từ khâu thu mua, bảo quản đến khâu tiêu thụ là rất cần thiết. Nếu thực hiện tốt việc hạch toán này sẽ giúp DN nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, đảm bảo cho DN đứng vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.3 Tổ chức kế toán tài chính NVL trong DN. Theo Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Thông tin mà kế toán tài chính cung cấp là các tài liệu phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã qua, cho nên số liệu có tính lịch sử, không đủ đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà quản trị ở trong doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Để đưa ra các báo cáo tài chính, kế toán tài chính phải tiến hành tập hợp các số liệu có trên các sổ sách kế toán tổng hợp. Trong hệ thống hiện hành, nguyên vật liệu thuộc nhóm hàng tồn kho nên kế toán tổng hợp nguyên vật liệu có thể tiến hành theo một trong hai phương pháp sau: -Phương pháp kê khai thường xuyên. -Phương pháp kiểm kê định kì. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 27
  28. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào DN và yêu cầu của công việc quản lý , trình độ của cán bộ kế toán cũng như các quy định của chế độ kế toán hiện hành. 1.3.1 Kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.3.1.1 Nguyên tắc hạch toán. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh , ghi chép thường xuyên, liên tục có hệ thống dụng cụ , hàng hoá trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp dựa trên các chứng từ nhập , xuất. Theo phương pháp này các tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có , tình hình biến động tăng giảm của các loại hàng tồn kho , vì vậy giá trị hang tồn kho có thể xác định ở bất kì thời điểm nào. * Ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng. - Ưu điểm: Theo dõi thường xuyên , liên tục tình hình nhập , xuất ,tồn kho theo các chứng từ nên việc xác định giá vốn của NVL được chính xác. -Nhược điểm: Đối với NVL cồng kềnh , điều kiện cân đo đong đếm không được chính xác thì giá trị sản xuất theo chứng từ kế toán nhiều khi xa với giá vốn thực tế làm cho công việc kế toán tốn nhiều công sức , phức tạp do phải điều chỉnh giữa số liệu kiểm kê và số liệu theo tính toán. * Phạm vi áp dụng: áp dụng cho mọi loại hình DN có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đặc biệt thích hợp với những loại DN có mặt hàng giá trị lớn. 1.3.1.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 152 “Nguyên liệu -vật liệu” Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vật liệu nhập , xuất và tồn kho .Kết cấu tài khoản này như sau: Bên nợ: Trị giá vật liệu nhập kho và tăng lên do các nguyên nhân khác. Bên có: Trị giá vật liệu xuất kho và giảm xuống do các nguyên nhân khác. Dư nợ: Trị giá vật liệu tồn kho. Tài khoản 152 sẽ được mở các tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý trong từng DN. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 28
  29. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các loại nguyên liệu vật liệu mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của DN còn đang trên đường vận chuyển ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Kết cấu tài khoản này như sau : Bên nợ: Trị giá vật liệu đã mua đang đi đường Bên có: Trị giá vật liệu đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng. Dư nợ : Trị giá vật liệu đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa về nhập kho đơn vị) Tài khoản 331:”Phải trả cho người bán” Tài khoản này được mở chi tiết theo từng người bán. Ngoài ra , trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 133 , TK 111, TK112, TK141, TK128, TK241, TK621, TK627, TK 641, TK642 1.3.1.3 Phương pháp hạch toán và ghi sổ kế toán Trình tự hạch toán được mô tả bằng sơ đồ 1.4: Kế toán nguyên liệu, vật liệu (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 1.3.2. Kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kì 1.3.2.1 Nguyên tắc hạch toán Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kì vật tư , hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tình giá trị của hàng hoá , vật tư đã xuất dùng theo công thức như sau: Trị giá hàng Tổng giá trị Trị giá hàng Trị giá hàng tồn hoá xuất kho hàng nhập kho tồn kho cuối = kho đầu kỳ + - trong kỳ trong kỳ kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hoá, nhập, xuất,tồn kho ) không theo dõi phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho . Giá trị của vật tư hàng hoá mua vào nhập kho trong kỳ được theo dõi phản Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 29
  30. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng ánh trên tài khoản kế toán riêng ( TK 611 mua hàng). Công tác vật tư, hàng hoá được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hoá tồn kho thực tế, trị giá hàng hoá vật tư xuất kho trong kỳ làm căn cứ để ghi sổ kế toán của tài khoán 611 “Mua hàng” áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán ( Để kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ kế toán, phản ánh trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ) 1.3.2.2 Tài khoản sử dụng * Tk 611 “ Mua hàng” Tài khoản này sử dụng để phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu mua vào, nhập kho hoặc đưa vào sử dụng trong kỳ. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 611: Bên nợ: - Kết chuyển giá gốc nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ ( Theo kết quả kiểm kê) - Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu mua vào trong kỳ Bên có: - Kết chuyển giá gốc nguyên liệu , vật liệu tồn kho cuối kì (theo kết quả kiểm kê) -Giá gốc nguyên liệu , vật liệu xuất dùng trong kì hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (chưa được xác định là đã bán trong kì). - Giá gốc nguyên liệu , vật liệu mua vào được trả lại cho người bán hoặc giảm giá . Tài khoản 611: Không có số dư cuối kì . * Tài khoản 152 “nguyên liệu vật liệu” tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thực tế nguyên liệu vật liệu tồn kho chi tiết theo từng loại Bên nợ: Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu ,vật liệu tồn kho cuối kì Bên có: Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu ,vật liệu tồn kho đầu kỳ Số dư bên nợ: trị giá thực tế của nguyên liệu ,vật liệu tồn kho cuối kì Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 30
  31. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng * Tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi đường” Bên nợ: Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá vật tư mua đang đi đường cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá vật tư mua đang đi đường đầu kỳ. Số dư bên nợ: trị giá hàng hoá vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường ( Chưa nhập về kho đơn vị ). Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như : Tk 111, TK 112, Tk 133, Tk 331 1.3.2.3. Phương pháp hạch toán và trình tự ghi sổ kế toán. Trình tự hạch toán được mô tả bằng sơ đồ 1.5: Kế toán nguyên liệu, vật liệu ( Theo phương pháp kiểm kê định kỳ ) Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 31
  32. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Sơ đồ 1.4.Trình tự hạch toán Nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX Kế toán nguyên liệu, vật liệu ( Theo phương pháp kê khai thường xuyên ) 111, 112, 152 621, 623, 627, 151, 331, 641, 642, 241, nhập kho NVL xuất kho NVL dùng cho SXKD mua ngoài 133 XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ thuế GTGT(nếu có) chi phí vận chuyển 154 154 NVL mua ngoài NVL xuất thuê ngoài gia công NVL thuê ngoài gia công Chế biến xong nhập kho 133 333 (3333, 3332) (nếu có) 111,112,331, thuế NK, TTĐB phải nộp Giảm giá NVL mua vào, trả lại cho người bán, CKTM 333 (33312) thuế GTGT phải nộp (nếu không được khấu trừ) 632 411 Nguyên vật liệu xuất bán Được cấp hoặc góp vốn liên kết bằng NVL 142, 242 621, 623, 627 NVL xuất dùng cho SXKD 641, 642, 241, phải phân bổ dần NVL xuất dùng cho SXKD NVL xuất kho để đầu tư vào 222,223 XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ công ty liên kết 222, 223 thu hồi vốn góp liên kết 632 bằng NVL NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê thuộc hao hụt trong định mức 338 (3381) 138 (1381) NVL phát hiện thừa khi NVL phát hiện thiếu khi kiểm Kiểm kê chờ xử lý kê chờ xử lý Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 32
  33. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Sơ đồ 1.5. Trình tự hạch toán Nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK. Kế toán nguyên liệu, vật liệu (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Trị giá HTK, đang đi đ-ờng cuối kỳ 151, 152 611 111, 112, 331, Trị giá HTK đầu kỳ và hàng đang đi đường đầu kỳ - Giảm giá hàng mua 111, 112, 331, - Hàng mua trả lại Mua vật tư về nhập kho - Chiết khấu thương mại 133 133 thuế GTGT ( nếu có) 333 (3333) Thuế nhập khẩu vật liệu 241, 142, phải nộp NSNN 242, 621, 623, 627, 641, 642, Cuối kỳ, xác định và kết chuyển 333 (3332) trị giá NVL xuất dùng Thuế TTĐB hàng nhập khẩu phải nộp NSNN 632 333 (33312) Cuối kỳ, xác định và kết chuyển Thuế GTGT trị giá NVL xuất kho để bán của hàng NK trao đổi biếu tặng, tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN (nếu ko được khấu trừ) 133 nếu được khấu trừ 1.4. Tổ chức hệ thống sổ sách Nguyên vật liệu. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 33
  34. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Bao gồm 5 hình thức: - Hình thức sổ Nhật ký chung. - Hình thức sổ Nhật ký – sổ cái. - Hình thức sổ Chứng từ ghi sổ. - Hình thức sổ Nhật ký – chứng từ. - Hình thức sổ trên máy vi tính. 1.4.1. Hình thức sổ Chứng từ ghi sổ. - Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là sổ Chứng từ ghi sổ.Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. - Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số liệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ kế toán đính kèm phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. - Trong hình thức chứng từ ghi sổ sử dụng các sổ tổng hợp chủ yếu sau: + Sổ chứng từ ghi sổ – sổ nhật ký tài khoản. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ – Nhật ký tổng quát. + Sổ cái tài khoản. + Sổ, thẻ chi tiết. - ưu, nhược điểm: Ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, thống nhất cách thiết kế sổ nhật ký và sổ cái, số liệu kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra. Tuy vậy, hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ vẫn chưa khắc phục được nhược điểm ghi chép trùng lắp của các hình thức sổ kế toán ra đời được sử dụng trước nó. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 34
  35. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng - Điều kiện vận dụng: áp dụng với mọi loại quy mô đơn vị sản xuất kinh doanh và đơn vị quản lý cũng như đơn vị hành chính sự nghiệp. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được trình bày cụ thể ở sơ đồ 1.6. 1.4.2. Hình thức sổ Nhật ký chung. - Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi lại vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Hình thức số Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ Nhật ký chung. + Sổ Nhật ký đặc biệt. + Sổ cái. + Sổ, thẻ chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được trình bày ở sơ đồ 1.7. 1.4.3. Hình thức sổ Nhật ký – sổ cái. - Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký- Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. - Hình thức sổ Nhật ký- Sổ cái bao gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ Nhật ký- Sổ cái. + Các sổ, thẻ chi tiết. - ưu, nhược điểm: Hạch toán theo hệ thống sổ Nhật ký- Sổ cái rất đơn giản, số lượng sổ ít nên ghi sổ ít, số liệu kế toán tập trung. Tuy vậy, hình thức sổ có hạn chế lớn là ghi trùng lặp trên một dòng ghi, khuôn sổ cồng kềnh, khó bảo quản trong niên độ, số lượng sổ tổng hợp chỉ Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 35
  36. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng có một quyển nên khó phân công lao động kế toán cho mục đích kiểm soát nội bộ. - Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp có ts tài khoản sử dụng, ít lao động kế toán, khối lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- sổ cái được trình bày ở sơ đồ 1.8. 1.4.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ. - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn có quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. - Hình thức sổ Nhật ký- Chứng từ bao gồm các loại sổ sau: + Sổ Nhật ký- Chứng từ. + Bảng kê. + Sổ cái. + Sổ hoặc thẻ chi tiết. - ưu, nhược điểm: Đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, thực hiện chuyên môn hoá và phân công chuyên môn lao động kế toán. Sổ kết cấu theo bàn cờ nên tính chất đối chiếu kiểm tra cao, mẫu sổ in sẵn quan hệ đối ứng và ban hành thống nhất tạo kỷ cương cho việc ghi chép. Tuy vây, hạn chế lớn nhất của hình thức này là phức tạp về kết cấu, quy mô sổ lớn về số lượng và loại, đa dạng kết cấu Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 36
  37. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng giữa các đối tượng trên loại sổ Nhật ký chính và phụ nên khó vận dụng máy tính để xử lý số liệu. - Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn, đội ngũ nhân viên kế toán đủ nhiều, đủ trình độ để thao tác nghiệp vụ đúng trên sổ, đơn vị chủ yếu thực hiện kế toán bằng lao động thủ công. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ được trình bày cụ thể ở sơ đồ 1.9. 1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính. - Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong 4 hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. - Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 37
  38. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Sơ đồ1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế Sổ quỹ Bảng tổng hợp kế toán toán chi tiết chứng từ cùng loại Chứng từ ghi sổ Sổ đăng Bảng ký chứng tổng hợp từ ghi sổ Sổ cái chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 38
  39. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế biệt toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ. : Đối chiếu, kiểm tra. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 39
  40. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ, thẻ kế toán chi tiết chi tiết Nhật ký- sổ cái Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ. Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Sổ, thẻ kế Nhật ký- Chứng từ toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 40
  41. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Sơ đồ 1.10. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. Phần mềm Sổ kế toán Chứng từ kế toán kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Máy vi tính - Báo cáo tài chính Bảng tổng - Báo cáo quản trị. hợp chứng từ kế toán cùng loại Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày. : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. : Đối chiếu, kiểm tra. 1.5. Hệ thống báo cáo kế toán Nguyên vật liệu. Trong quá tình điều hành hoặc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, để có được những quyết định kinh tế chính xác, kịp thời đòi hỏi phải có những thông tin mang tính tổng quát, có hệ thống và tương đối toàn diện về tình hình và hoạt động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ nhất định. Những thông tin này phải là những thông tin kinh tế tài chính do kế toán thu thập, tổng hợp và cung cấp. Vì vậy, sau mỗi kỳ kế toán các doanh nghiệp nhất thiết phải lập và lưu hành các báo cáo kế toán. Hệ thống báo cáo kế toán được chia thành hai loại: + Báo cáo tài chính. + Báo cáo quản trị. 1.5.1. Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là những báo cáo phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của Báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong báo cáo kết quả hoạt Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 41
  42. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng động kinh doanh là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo tài chính cũng phản ánh tình hình tạo tiền và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng quan tâm. Đối với Nguyên vật liệu, báo cáo tài chính phải trình bày các chỉ tiêu liên quan đến Nguyên vật liệu bao gồm: Các quy định kế toán áp dụng trong việc đánh giá nguyên vật liệu bao gồm cả phương pháp tính giá trị, giá gốc của tổng số nguyên vật liệu và giá gốc của từng loại nguyên vật liệu; giá trị thuần có thể thực hiện được của tổng số nguyên vật liệu và giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại nguyên vật liệu; dự phòng giảm giá hàng tồn kho của tổng số nguyên vật liệu và dự phòng giảm giá hàng tồn kho của từng loại nguyên vật liệu. 1.5.2. Báo cáo quản trị. Báo cáo quản trị là những báo cáo chi tiết phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của quản lý trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các báo cáo quản trị khác nhau tuy nhiên chúng đều tập trung vào việc phản ánh và cung cấp các thông tin cho mục tiêu quản lý doanh nghiệp. Đối với nguyên vật liệu, báo cáo kế toán quản trị phản ánh chi tiết tình hình biến động nguyên vật liệu của doanh nghiệp theo từng loại, từng thứ để phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh. Báo cáo nguyên vật liệu thường được lập cho từng kho, từng đơn vị, từng bộ phận của doanh nghiệp và toàn doanh nghiệp. Báo cáo kế toán cung cấp thông tin toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh cũng như tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các báo cáo kế toán là cơ sở để cung cấp số liệu để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh, khai thác các tiềm năng của doanh nghiệp. Từ đó có được phương án kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy báo cáo kế toán phải trung thực, chính xác, bảo đảm tính khách quan và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 42
  43. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 1.6. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị ghi xuống thấp hơn so với giá trị thấp hơn đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính của cuối kỳ hạch toán. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá trị thuần chính là số dự phòng giảm giá hàng tồn kho Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại vật tư, sản phẩm hàng hoá tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính xem xét đến việc sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các diễn ra sau ngày liên quan đến sự biến động của tài chính, các sự kiện này được xác nhận với cá sự kiện có tại thời điểm ước tính. Ngoài ra khi ước tính đến giá trị thuần có thể thực hiện được phải được xét đến mục đích đến của việc dự trữ hàng tồn kho. Để hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho kế toán sử dụng tài khoản 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” được lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Kết cấu và nội dung của tài khoản 159 như sau: Bên nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập khi ghi giảm giá vố hàng bán trong kỳ Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 43
  44. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Bên có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã được lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Theo chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kế toán, vào cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cụ thể: Số dư bên có: Giá trị dự phòng giảm giá HTK hiện có cuối kỳ. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: - Cuối kỳ kế toán năm ( hoặc quý) khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được lập ở cuối kỳ kế toán năm, nay lớn hơn khoản dự phòng đã được lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì kế toán phản ánh số chênh lệch ( Bổ xung thêm) như sau. Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán ( Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì kế toán phản ánh số chênh lệch (Hoàn nhập )như sau: Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 132: Giá vốn hàng bán ( Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) 1.7. Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong DN. Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong DN là một công việc cần thiết với các DN sản xuất. Việc nắm bắt được hiệu quả của việc sử dụng nguyên vật liệu sẽ giúp cho DN điều chỉnh được định mức sản xuất của từng sản phẩm xác định được số lượng nguyên vật liệu cần thiết nhằm đạt được mục tiêu doanh thu của DN. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 44
  45. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Để thấy rõ được hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu nhất thiết doanh nghiệp phải tiến hành tính toán, nghiên cứu và lập nên các định mức cụ thể cho từng sản phẩm trong doanh nghiệp. Đây là một công việc đòi hỏi sự cẩn trọng bởi nếu đưa ra một định mức không chính xác sẽ ảnh hưởng quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp dựa trên chỉ tiêu phân tích sau: (1) M =  Si x mi Với mi =  đmj x gj (2) Trong đó: + Si: số lượng sản phẩm sản xuất loại i + mi : mức tiêu dùng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm i + i= 1,n : số loại sản phẩm sản xuất. + đmi : định mức tiêu hao của vật liệu i. + gj : đơn giá xuất dùng vật liệu j. + j = 1,m : số loại nguyên vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm i. Phương pháp phân tích: Mức tiếu dùng nguyên vật liệu kỳ thực tế: M1=  Si1 x mi1 Mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ kế hoạch: M0 =  Si0 x mi0 - So sánh tổng mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch M = M1 – M 0 + Nếu M >0 : Mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ thực tế lớn hơn so với kỳ kế hoạch. Doanh nghệp cần tiến hành xem xét tính toán lại để điều chỉnh trong kỳ tới. + Nếu M <0 : Mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ thực tế nhỏ hơn so với kỳ kế hoạch. + Nếu M = 0 : Mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ thực tế bằng với kỳ kế hoạch. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 45
  46. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. + Mức độ ảnh hưởng của số lượng sản phẩm: M1(Si) =  Si1 x mi0 M0(Si) =  Si0 x mi0 Vậy M(Si) = M1(Si) – M0(Si) =  mi0 x(Si1 –Si0) + Mức độ ảnh hưởng của mức tiêu dùng nguyên vật liệu: M1(mi)= Si1 x mi1 M0(mi) = Si1 x mi0 Vậy M(mi)= Si1 x(mi1 – mi0) Trong đó: - Mức độ ảnh hưởng của định mức tiêu hao của nguyên vật liệu đến mức tiêu dùng nguyên vật liệu: Mmi (đmj) = Si1 x(đmj1- đmj0) x gj 1 - Mức độ ảnh hưởng của đơn giá xuất dùng vật liệu j đến mức tiêu dùng nguyên vật liệu: Mmi (gj ) = Si1 x đmj1 x(gj1-gj0) Vậy M = M(Si) + M(mi) (3) Đánh giá: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tiêu dùng nguyên vật liệu được thể hiện trong công thức (3). Mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch bằng mức độ ảnh hưởng của số lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch với định mức tiêu hao của nguyên vạt liệu kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch và đơn giá xuất dùng vật liệu kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 46
  47. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh hợp thành. 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Hợp Thành. Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Hợp Thành. Địa chỉ: Lô A2 - Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh Thành phố Thái Bình- tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 036.3841688 Fax: 036.3841668 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0802000250 cấp ngày 05 tháng 06 năm 2002. Hình thức doanh nghiệp: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Vốn điều lệ: 26.000.000.000 đồng ( Hai mươi sáu tỉ Việt nam đồng ). 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hợp Thành. Thực hiện tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu Việt Nam đã gia nhập các khối kinh tế trong khu vực và đặc biệt là tổ chức thương mại Thế giới. Ngành dệt may đã được Nhà nước xác định là một ngành công nghiệp nhẹ mũi nhọn cho sự phát triển. Nhà nước ta đã có các chính sách phù hợp, các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội để đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, các khu công nghiệp dệt may đã được xây dựng mới để hình thành các cụm công nghiệp dệt may liên hợp với mục tiêu làm tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm may mặc để cho các sản phẩm may mặc của của Việt nam có thể cạnh tranh được với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc. Có thể nói ngành công nghiệp dệt may của Việt nam đang trên đà phát triển với các sản phẩm không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn đang từng bước có chỗ đứng trong thị trường thế giới, đặc biệt là EU và đã thâm nhập được thị trường khó tính như thị trường Mỹ. Tuy nhiên, hàng dệt may của Việt nam có những hạn chế như còn phải phụ thuộc Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 47
  48. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như phụ liệu may mặc và nguyên liệu bông, kể cả bông có nguồn gốc tự nhiên và sợi bông xơ Polyester. Chủ động phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tương đương, giá cả thấp hơn, cung cấp kịp thời và nhanh chóng hơn là việc làm cấp thiết để giảm giá thành tăng sức cạnh tranh của hàng Việt nam với các mặt hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Dựa trên cơ sở phân tích trên, thông qua quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài để tìm hiểu lĩnh vực sản xuất các Nguyên liệu phục vụ ngành dệt may. Năm 2002 công ty TNHH Hợp Thành đã mạnh dạn đầu tư đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất xơ Polyester công suất 5000 tấn/ năm từ phế liệu chai PET và dây chuyền sản xuất MESH làm phụ liệu may mặc công suất 500 tấn sản phẩm/ năm từ vải không dệt. Công ty TNHH Hợp Thành được Sở Kế hoạch và đầu tư Thái bình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 0802000250 ngày 05 tháng 06 năm 2002. Nhà máy sản xuất của công ty được xây dựng trên lô đất A2 thuộc khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh – Thành phố Thái Bình- tỉnh Thái Bình. Vào thời điểm thành lập, công ty TNHH Hợp Thành là công ty duy nhất tại Việt nam sản xuất sợi bông xơ PE. Sản phẩm của nhà máy ngay sau khi sản xuất ra đã được thị trường sản xuất trong nước chấp nhận. Sau khi ổn định sản xuất từ tháng 3 năm 2005 công ty đã cải tiến thiết bị nâng cao công suất lên 20% so với thiết kế nhằm đáp ứng kịp thời hơn các đơn đặt hàng của khách hàng. Vào năm 2005, trên cơ sở tìm hiểu thực tế thì ở nước ta mỗi năm sản xuất và tiêu dùng khoảng 2 tỷ chai nhựa PET tương đương 120.00 tấn/ năm. Lượng nhựa PET phế thải thu hồi được thu gom để xuất khẩu sang Trung Quốc với khối lượng hàng nghìn tấn/ năm. Công ty đã tiến hành mở rộng, nâng công suất của nhà máy sản xuất Xơ Polyester bằng việc mua sắm thêm máy móc thiết bị mới với công nghệ cao, hiện đại trên phần còn lại của khu đất A2 và trên lô đất A4 đói diện với lô A2 khu công nghiệp. Công ty đã lập kế hoạch và lên chương trình cho việc thu gom Nguyên vật liệu để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nâng công suất nhà máy. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 48
  49. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng  Chức năng, ngành nghề kinh doanh. Theo giấy phép dăng ký kinh doanh số 0802000250 cấp ngày 05 tháng 06 năm 2002 công ty TNHH Hợp Thành được tiến hành các hoạt động sau:  Sản xuất, gia công các sản phẩm kính xây dựng cao cấp.  Sản xuất MESH làm phụ kiện may mặc.  Sản xuất, mua bán xơ bông tổng hợp và các sản phẩm từ xơ bông tổng hợp.  Đại lý ký gửi hàng hoá , vận tải hàng hoá.  Chế biến khoáng sản, phế liệu phế thải. 2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn và thành tích công ty đạt được. Công ty TNHH Hợp Thành là công ty duy nhất tại Việt nam sản xuất xơ bông PE. Do đó, thị trường sản phẩm của công ty là rất rộng. Sản phẩm của công ty không chỉ góp phần tăng giá trị xuất khẩu ngành công nghiệp nói chung và ngành dệt may, ngành công nghiệp nhựa nói riêng. Công ty đã nắm bắt được nhu cầu rộng lớn cũng như quy cách sản phẩm xơ Polyester của thị trường EU, Mỹ. Việc sản xuất sản phẩm của nhà máy sử dụng nguồn phế liệu trong nước ngoài việc tăng việc làm cho lao động trong nước thì còn tăng giá trị xuất khẩu của hàng hoá so với nhập khẩu nhựa tái chế, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán ngoại thương của nền kinh tế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngoài ra còn góp phần bảo vệ môi trường môi sinh. Nhà máy sản xuất được xây dựng trên khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh nên cơ sở hạ tầng đã được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, gần đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá, nguyên vật liệu. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Thế giới như hiện nay, là một doanh nghiệp trẻ trong kinh doanh, công ty TNHH Hợp Thành cũng gặp không ít khó khăn. Ngành dệt may của Việt nam đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá, sản xuất bị đình trệ. Nền kinh tế bị lâm vào tình trạng lạm phát. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến công ty TNHH Hợp Thành. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 49
  50. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Hợp Thành. Công ty TNHH Hợp Thành thuộc loại hình công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Công ty TNHH Hợp Thành tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Lãnh đạo cao nhất là hội đồng thành viên. Hội đồng có quyền quyết định mọi vấn đề trong công ty. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hợp Thành được minh hoạ ở sơ đồ 2.1. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: - Hội đồng thành viên. - Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về hiệu quả hoạt động của công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của công ty như tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm ; tìm kiếm, thu gom nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. - Phó giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm quản lý tình hình tài chính của công ty. - Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành sản xuất tại từng khâu: chuẩn bị nguyên vật liệu, dây chuyền I, dây chuyền II, dây chuyền III. - Phòng kế hoạch: hỗ trợ phó giám đốc trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng tổ chức kế hoạch, chiến lược kinh doanh. - Phòng kế toán: chịu trách nhiệm về việc hạch toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ của công ty, lập các báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm. - Phòng hành chính – nhân sự: thực hiện các công việc về hành chính, quản trị, văn thư, nhân sự. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 50
  51. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Hợp Thành. Hội đồng thành viên Giám đốc Phó giám Phó giám Phó giám đốc kinh đốc sản đốc tài doanh xuất chính Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng hành chính- nhân sự Nhà máy Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng xơ chế sản xuất sản xuất nồi hơi 2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu của công ty TNHH Hợp Thành. Quy trình công nghệ sản xuất sợi bông tổng hợp của công ty được tiến hành thông qua 2 công đoạn. Cụ thể như sau: + Công đoạn I: Sơ chế nguyên liệu. Xay chai Nhựa Xử lý bụi Phân loại trên lỗ sàng chai PET bẩn và ni chai 3.5 x3.5 lông bằng nước nóng Khuấy rửa Rửa qua nước nóng, Nhập kho Nhặt sạch máng rửa, chất tẩy và vắt khô chà xát Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 51
  52. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Bước 1: Xử lý bụi bẩn và ni lông bám ngoài vỏ bình, chai. Cho nguyên liệu thô ban đầu vào trong máy đánh tơi để nguyên liệu trở thành những chai riêng lẻ. Sau đó nguyên liệu sẽ được đưa vào các thùng quấy. Cho nguyên liệu chai PET vào thùng quấy có đường kính 2,3 m sau đó cho vào một bể nước có nhiệt độ từ 80 đến 100 độ cho động cơ quay trong vòng 10 phút để loại bỏ toàn bộ các bụi bẩn, ni lon và các tạp chất khác bám vào chai nguyên liệu. ở nhiệt độ trên tất cả các tạp chất đều được xử lý hoàn hảo còn các tạp chất loại ra được xử lý trong lò xử lý rác công nghiệp. Nguyên liệu sau khi đã được xử lý sạch sẽ được đưa lên băng tải để chuyển sang quá trình phân loại nguyên liệu. Bước 2: Phân loại chai. Nguyên liệu chai PET sau khi đã được làm sạch được đưa vào băng chuyền để phân loại theo từng màu sắc khác nhau và cùng chất đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bước 3: Nghiền giai đoạn 1 với các lỗ sàng là 3.5 cm x 3.5 cm. ở đây nhựa từ các chai được nghiền thành từng mảnh nhỏ với kích thước là 3.5 cm x3.5 cm. Sau đó rơi một máng rửa để loại bỏ tạp chất còn dính theo chai bị bỏ rơi ra qua quá trinh nghiền. ở công đoạn này các loại nút và nilon còn xót lại sẽ được phân loại triệt để. Bước 4: Qua bước xử lý trên mảnh nhựa được đưa vào thùng khuấy nước nóng 90 độ có pha xút và khuấy trong thời gian 15 phút rồi qua một trục vít chà xát rửa sạch các chất keo còn bám trên mảnh nhựa. Bước 5: Nhựa sau khi được chà xát sạch keo và tạp chất bám dính sẽ qua hệ thống máng rửa có thiết kế theo nguyên lý con vít vô tận với nước chảy ngược. Tại đây cát và bụi bẩn, các chất tẩy sẽ được loại bỏ. Mảnh nhựa tại máng cuối cùng sẽ được đưa vào máy vắt và đưa lên máy thổi để làm khô và chuyển sang bộ phận nhặt tinh để loại bỏ các mảnh ngả màu, nhựa tạp chất. Bước 6: Loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn lại và hoàn thành công đoạn sơ chế. + Công đoạn II: Sản xuất xơ Polyester. Quá trình 1: Kéo tơ Polyester. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 52
  53. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Nguyên liệu từ công đoạn trên đưa sang sẽ được chuyển vào buồng sấy chân không. NL mảnh Sấy chân Nén và Lọc sạn và nhựa PET không nóng tạp chất sạch chảy Định Đựng trong các Xe tơ Kéo sợi thô lượng thùng chứa tơ thô Nguyên liệu từ công đoạn trên đưa sang sẽ được chuyển vào buồng sấy chân không làm hàm lượng nước trong nguyên liệu thấp hơn 0,001%, sau đó được nén và đun nóng chảy ở nhiệt độ 250-280 độ đồng thời được cho thêm các chất màu để điều chỉnh màu sắc. - Hỗn hợp nóng chảy trên từ máy nén áp suất được đẩy qua bộ phận lọc sạch các tạp chất, sạn vào bộ phận bơm đo hút định lượng đều đặn để chuyển sang buồng kéo tơ. Tại đây chất nóng chảy được tăng nhiệt ổn định ở nhiệt độ khoảng 300 độ để hoá lỏng ở nhiệt độ cao, sau đó được chuyển sang bộ phận kéo tơ, tuỳ theo yêu cầu quy các sợi, chất lỏng sẽ được phân phối và phun thành các dòng chảy rất nhỏ qua các ống có kích thước tương ứng từ 360 đến 2592 lỗ/ đĩa phun tơ thông qua các mấu kéo tơ. Một bộ phận tạo gió thổi vòng quanh sẽ đảm bảo cho các dòng chảy được đều và làm lạnh dần các dòng tơ nóng chảy này. - Sau khi làm lạnh sợi tơ được xe thành các bó sợi với đường kính khoảng 5 mm đến 10 mm bằng máy kéo dãn và tắm dầu nhẹ chống vón và giảm ma sát trong các quá trình gia công tiếp theo. Kết thúc gia công tại dây chuyền một ta được sản phẩm sợi tơ thô xếp vào thùng đựng tơ mỗi thùng khoảng 400kg. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 53
  54. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Quá trình 2: Xử lý xơ Polyester. Gom tơ Kéo- Tắm nước- Hấp –Xếp sợi Tơ thô thành bó thô thành tấm sợi Đóng Sấy định hình Uốn khúc tạo lực kiện bao xốp và làm Kéo căng và bao hợp sợi bông gói mát cắt sợi bông - Sợi bán thành phẩm của công đoạn 1 được chuyển qua công đoạn 2 qua một giá bó tập trung đưa các bó tơ đơn cụm thành băng sợi đồng thời đảm bảo lực dãn đồng đều của sợi. Trước khi được đưa vào xử lý, sẽ có công nhân phụ trách cắt đầu sợi, nối sợi đảm bảo sợi vào đồng nhất và liên tục. Tiếp đó sợi được đưa liên tiếp qua 4 máy dẫn dắt kéo dãn, trải đều tấm sợi bông xen kẽ các máng tắm dầu, nước nóng và hấp bông, tăng nhiệt tạo độ trương lực nhất định về độ dãn của tắm tơ. - Qua 4 máy dẫn dắt tấm tơ đã được chia đều độ dày mỏng, độ rộng và lực căng rồi chạy vào máy cuốn khúc khuỷu để tạo cho các tấm tơ có lực bao hợp nhất định hướng theo chiều dọc ở trạng thái cuốn gấp 2 chiều hoặc 3 chiều. - Từ máy cuốn uốn khúc khuỷu tấm tơ qua bộ phận dẫn dắt, giá căng lực để cắt tấm tơ, bông thành độ dài đã định, và theo băng chuyền qua máy định hình nhiệt xốp để sấy khô qua 4 khu vực nhiệt độ khác nhau từ 140 – 180 độ dài 12m với thời gian tổng cộng 20-40 phút, định hình ở trạng thái xốp và được làm mát ở cuối băng chuyền sấy. - Cuối cùng, sản phẩm được tạo thành chuyển vào máy ép bằng máy thổi để đóng kiện. Tại đầu ra, sản phẩm được ép thành kiện tuỳ theo trọng lượng từ 100-250 kg và cung cấp cho các nhà sản xuất khác hoặc xuất khẩu. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 54
  55. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Qua các công đoạn sản xuất trên, các sản phẩm của nhà máy bao gồm nhiều loại xong có thể quy lại thành các loại chính sau: + Loại xơ đặc cuộn gấp phổ thông 1,5 D- 20D. + Loại xơ rỗng phổ thông 6D-15D. + Xơ rỗng 3 chiều 6D- 18D. + Xơ màu phổ thông. Tất cả các loại sản phẩm chính trên đều có độ dài từ 32- 128 mm với nhiều mức độ chuốt dầu Silicon hoặc không chuốt Silicon. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Hợp Thành. 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Hợp Thành. Bộ máy kế toán tại công ty TNHH Hợp Thành được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này, chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng được quy định rõ ràng, từ đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả làm việc. Hình thức này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo công ty đối với hoạt động kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng.  Mô hình tổ chức bộ máy kế toán và chức năng của từng kế toán viên trong phòng kế toán.  Chức năng nhiệm vụ của các thành viên phòng kế toán: - Kế toán trưởng: chị Hà Thị Lý. Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán. Như xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, quản lý các nguồn vốn, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, quyết toán tài chính, quan hệ với các ngân hàng, các cơ quan tài chính có liên quan đến công tác tài chính kế toán, sử dụng các nguồn vốn hợp lý nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn; tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý; lập báo cáo tài chính quý, năm. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 55
  56. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Hợp Thành. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ thuế- tiền TSCĐ sản xuất bán vật tư quỹ tiền gửi mặt- và và giá hàng và hàng NH- Thanh XDCB thành công nợ hoá và tiền vay toán các phải thu công nợ các công phân phải trả khoản nợ nội xưởng Kế toán CK bộ tiền kho lương BHXH (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (6) - Kế toán tổng hợp: Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc tổ chức bộ máy kế toán, trong việc kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; lập báo cáo tổng hợp; lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo, biểu mẫu liên quan. - Kế toán thuế, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, các khoản chiết khấu ngân hàng: + Kê khai chính xác thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. + Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc hạch toán ngân hàng. + Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc lập các khế ước vay, theo dõi các khoản vay ngắn và dài hạn, kiểm tra các khoản lãi phải trả. Hàng tháng trích trước lãi vay phải trả tính vào chi phí để hạch toán chính xác, đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 56
  57. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng + Theo dõi các L/C nhập khẩu, xuất khẩu. Theo dõi các khoản chiết khấu hàng nhập, hàng xuất. Theo dõi công nợ phải thu của khách hàng nước ngoài. - Kế toán TSCĐ và XDCB: chị Bùi Thị Nguyệt. + Theo dõi, phân loại TSCĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức quản lý cụ thể của doanh nghiệp, đảm bảo tính thống nhất giữa các đơn vị các bộ phận trong đơn vị về phân loại, sắp xếp, thực hiện chế độ kiểm kê, đánh giá TSCĐ để quản lý và hạch toán TSCĐ đúng đắn, khoa học. Lập báo cáo theo yêu cầu quản lý về TSCĐ, khấu hao TSCĐ, kiểm tra phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ từ khâu lập chứng từ ghi sổ kế toán và lập báo cáo chi tiết tăng giảm TSCĐ, mở sổ chi tiết TSCĐ. - Kế toán tiền mặt, công nợ nội bộ, tiền lương: cô Nguyễn Thị Thoa. Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc hạch toán tiền mặt, công nợ nội bộ, lương, theo dõi công nợ tạm ứng. - Kế toán vật tư hàng hoá và các khoản công nợ phải trả, kế toán kho: + Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng về chủng loại, số lượng, chất lượng và thời gian đảm bảo cho quá trình mua hàng đáp ứng đầy đủ vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, xác định giá trị vốn thực tế của hàng nhập kho, chi phí vận chuyển và các chi phí khác. + Theo dõi kiểm tra các khoản nợ phải trả người bán mà mình quản lý. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng. - Kế toán chi phí, giá thành: Tổ chức phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, phân tích đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Theo dõi doanh thu và các khoản phải thu của khách hàng. - Thủ quỹ: Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc quản lý quỹ, thu chi tiền mặt tại quỹ. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 57
  58. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng  Công tác kế toán tại công ty TNHH Hợp Thành được tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước. Cụ thể: - Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp giá trị hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền. - Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng. 2.1.5.2. Tổ chức hệ thống chứng từ tại công ty TNHH Hợp Thành. Công ty đã tổ chức, vận dụng hệ thống chứng từ ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2.1.5.3. Tổ chức hệ thống tài khoản tại công ty TNHH Hợp Thành. Công ty đã tổ chức, vận dụng hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2.1.5.4. Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán tại công ty TNHH Hợp Thành. Nhằm đáp ứng cho sự phát triển của công ty ngày một lớn mạnh, quy mô sản xuất được mở rộng hơn, khối lượng công việc lớn, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, công ty đã đưa phần mềm kế toán Visoft Accounting 2003 vào sử dụng và kế toán áp dụng theo hình thức Nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung đã được mô tả theo sơ đồ số 1.7. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, phân loại theo đối tượng, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán kích vào phần hành liên quan đến nghiệp vụ đó. Các chứng từ liên quan xuất hiện. Kế toán nhập chứng từ vào máy để lập sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Chương trình phần mềm kế toán sẽ tự động ghi vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng, Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 58
  59. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng máy tính sẽ thực hiện các bút toán kết chuyển, lập bảng cân đối số phát sinh và cuối năm lên các báo cáo tài chính. Giới thiệu về phần mềm kế toán Visoft Accounting 2003 áp dụng tại công ty. Chương trình Visoft Accounting 2003 được thiết kế dưới dạng mở giúp cho người sử dụng có thể tự sửa các bảng biểu theo các thông tư, chuẩn mực kế toán mới. Các phân hệ của Visoft Accounting 2003 bao gồm: 1. Vốn bằng tiền. 2. Bán hàng và phải thu. 3. Mua hàng và phải trả. 4. Hàng tồn kho. 5. Chi phí và giá thành. 6. Tài sản cố định. 7. Tổng hợp. 8. Quản trị. Mối liên kết giữa các phân hệ trong Visoft Accounting 2003 được thể hiện ở sơ đồ 2.3. Trong đó,phân hệ hàng tồn kho: - Quản lý danh mục hàng hoá, vật tư. - Theo dõi giá cả, số lượng các mặt hàng được lưu giữ trong các kho. - Theo dõi nhập, xuất vật tư; Phân bổ vật tư cho sản xuất. - In phiếu nhập, xuất hàng hoá, vật tư trên máy vi tính. - Tự động tính giá tồn kho theo nhiều phương pháp như: Bình quân gia quyền, Nhập trước- Xuất trước, Giá đích danh - Cung cấp báo cáo về thẻ kho; sổ chi tiết vật tư hàng hoá; Bẩng kê phiếu nhập, phiếu xuất. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính đã được mô tả theo sơ đồ số 1.10. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 59
  60. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng  Tổ chức hệ thống báo cáo tại công ty. Báo cáo tài chính của công ty theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. - Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm: +Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Thuyết minh báo cáo tài chính. + Tờ khai thuế nộp theo tháng. + Các biểu, báo cáo thống kê khác. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 60
  61. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Sơ đồ 2.3. Mối liên kết giữa các phân hệ trong Visoft Accounting 2003. Vốn bằng tiền Sổ chi tiết tài Phiếu thu, chi Sổ quỹ tiền khoản. Báo nợ, báo có. mặt, tiền gửi Sổ cái tài ngân hàng khoản. Nhật ký chung. T Bán hàng và phải thu ổ Sổ chi tiết công nợ N G Các báo cáo tài chính Mua hàng và phải trả Sổ chi tiết công nợ Báo cáo chi Hàng tồn kho. H phí và giá PX, PN, Chuyển thành kho. Thẻ kho, ợ NXT. P Tài sản cố Báo cáo định Thẻ TSCĐ, quản trị. Bảng tính KH, Nghiệp vụ khác. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 61
  62. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành. 2.2.1. Phân loại và tính giá Nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành. 2.2.1.1. Phân loại Nguyên vật liệu. Tại công ty TNHH Hợp Thành nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là rất đa dạng, nhiều chủng loại. Công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu theo mục đích sử dụng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể: Công ty phân loại Nguyên vật liệu thành Nguyên vật liệu chính, Nguyên vật liệu phụ, Phụ tùng thay thế và các loại vật liệu khác. + Nguyên vật liệu chính để sản xuất bông xơ là nhựa PET trong suốt. Nguồn nguyên liệu này có thể được nhập khẩu từ nước ngoài về dưới dạng hạt PET hoặc có thể sử dụng nhựa PET phế thải trong nước. Đó là vỏ chai PET hoặc chai nhựa PET phế thải. Nguyên liệu phế thải này được công ty thu mua từ các làng nghề truyền thống tại Hưng Yên, Hà Tây, hoặc các công ty trong nước đang kinh doanh sản xuất mặt hàng nhựa PET phế thải. Ngoài mặt hàng sản xuất chính là bông xơ Polyester, công ty TNHH Hợp Thành còn tiến hành sản xuất kinh doanh kính xây dựng và sản xuất MESH- phụ liệu may mặc. + Vật liệu phụ: dùng để sản xuất gồm nhiều loại. Đó là: Dầu nhẹ công nghiệp; Các chất phụ gia; Các chất tạo màu công nghiệp. - Dầu nhẹ công nghiệp được sử dụng trong kéo sợi tơ. Với việc sử dụng dầu Silicon trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra 4 loại xơ sản phẩm chính khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ chuốt hoặc không chuốt dầu. - Các chất phụ gia làm tăng cường đặc tính lý hoá của sản phẩm. - Các chất tạo màu công nghiệp: là những phẩm màu hoá học với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, xanh, đen, đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Các chất tẩy rửa và hoạt động bề mặt sử dụng trong quá trình xử lý sơ bộ nguyên liệu đầu vào chủ yếu là NAOH, NACO3. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 62
  63. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng 2.2.1.2. Tính giá Nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành được đánh giá, ghi nhận theo giá thực tế của từng loại vật liệu. Việc tính giá thực tế nhập, xuất kho cụ thể như sau:  Tính giá nguyên vật liệu nhập kho. Nguồn nhập nguyên vật liệu chính của công ty chủ yếu là mua ngoài bao gồm nhập khẩu từ nước ngoài và nhập trong nước nên giá thực tế của nguyên vật liệu được xác định như sau: - Trường hợp nhập khẩu: Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh vào giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu. Giá thực Giá mua ghi Thuế NK và Các tế NVL trên hoá đơn Chi phí mua các loại thuế khoản nhập (chưa có thực tế không được = + + - giảm trừ kho thuế GTGT) hoàn lại - Trường hợp mua trong nước. Giá mua ghi Giá thực tế trên hoá đơn Chi phí thu Các khoản NVL nhập = Ví dụ 1: Ngày 10/12/2008, công ty tiến hành nhập kho nguyên vật liệu nhựa chai PET theo HĐ 021/NA- HT/2008, số lượng 250.000 kg, đơn giá mua là 10.000 đ/kg . Công ty chưa thanh toán tiền hàng. Giá thực tế NVL nhập kho = 250.000 x 10.000 = 2.500.000.000 đồng.  Tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Công ty TNHH Hợp Thành xuất kho nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm. Để tính giá nguyên vật liệu xuất kho, kế Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 63
  64. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng toán tại công ty đã áp dụng phương pháp “ Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ”. Theo phương pháp này, giá trị của từng loại nguyên vật liệu được tính theo giá trị trung bình của từng loại nguyên vật liệu tương tự đầu kỳ và giá trị của nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Đến cuối kỳ, kế toán mới xác định giá bình quân, từ đó xác định trị giá xuất từng ngày trong kỳ. Đơn giá bình quân Trị giá ttế NVL tồn đầu kỳ+ Trị giá t.tế NVL nhập trong kỳ = gia quyền cả kỳ Số lượng NVL tồn đkỳ+ Số lượng NVL nhập trong kỳ Giá NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất dùng x Đơn giá BQGQ cả kỳ dự trữ. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết NVL, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng loại vật tư, giá nguyên vật liệu xuất kho, tồn kho phản ánh phù hợp. Ví dụ 2: Số liệu tháng 12/2008 của nguyên liệu nhựa PET trong nước: Số lượng tồn đầu kỳ: 337.540,7 kg Trị giá 3.863.147.959 đồng. Số lượng nhập trong tháng:1.150.000 kg Trị giá 12.045.000.000 đồng. Số lượng xuất trong tháng: 551.507,2 kg Trị giá 6.260.314.303 đồng. Số lượng tồn cuối kỳ: 936.033,5 kg Trị giá 9.647.833.656 đồng. Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ 3.863.147.959 +12.045.000.000 = của nhựa PET trong nước 337.540,7 + 1.150.000 = 10.694,26 đồng/kg. Ví dụ 3: Ngày 20/12 xuất nhựa nội địa sản xuất xơ. +Với dây chuyền sản xuất 3.500 tấn/năm : số lượng xuất kho là 28.518,2kg. Giá NVL xuất kho = 28.518,2 x 10.694,26 =304.981.045 đồng. + Với dây chuyền sản xuất 5.000 tấn/năm : số lượng xuất kho là 46.306,8 kg. Giá NVL xuất kho = 46.306,8 x 10.694,26 =495.216.959 đồng. 2.2.2. Tổ chức kế toán quản trị nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành. 2.2.2.1. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu và chứng từ sử dụng. Căn cứ vào tình hình sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu, phòng kế hoạch sản xuất nghiên cứu nhu cầu thu mua vật tư lập bảng kê chi tiết tên các loại vật Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 64
  65. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng tư cần mua, phòng kinh doanh tiến hành tìm kiếm, liên hệ với nhà cung cấp. Sau đó trình lên giám đốc để cùng ký hợp đồng mua hàng. Khi nguyên vật liệu về đến công ty, phòng kế hoạch sản xuất, KCS sẽ có trách nhiệm kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại, ký mã hiệu của vật tư. Nguyên vật liệu nhập kho phải được kiểm đếm 100%. Nếu số vật tư mua về đúng với hoá đơn, hợp đồng mua bán thì cho tiến hành nhập kho và lập phiếu hoá nghiệm. Hoá đơn mua hàng, phiếu hoá nghiệm được chuyển tới phòng kế toán để lập phiếu nhập kho, gồm 2 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kế toán. Liên 2: Giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập tiến hành nhận nhập vật tư và ghi vào thẻ kho chi tiết cho từng loại. Kế toán tiến hành ghi sổ có liên quan. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập kho, nguyên vật liệu được đưa vào bảo quản, lưu trữ hoặc xuất dùng ngay. Tại công ty TNHH Hợp Thành, nguyên vật liệu xuất kho chủ yếu để sản xuất sợi bông xơ Polyester còn mục đích xuất bán diễn ra không thường xuyên. Căn cứ vào tình hình sản xuất và nhu cầu của khách hàng, phòng kế hoạch sản xuất lập bảng kê chi tiết nguyên vật liệu cần xuất kho rồi trình lên giám đốc. Sau khi giám đốc ký duyệt, kế toán căn cứ vào đó để lập Phiếu xuất kho, gồm 2 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kế toán. Liên 2: Giao cho thủ kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho sẽ xuất nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chủng loại trong yêu cầu xuất kho và ghi vào thẻ kho chi tiết cho từng loại vật tư. Kế toán tiến hành ghi sổ có liên quan. 2.2.2.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hợp Thành. Công ty TNHH Hợp Thành hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty theo phương pháp thẻ song song, thực hiện kết hợp giữa thủ kho và phòng kế Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 65
  66. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng toán trong việc quản lý nguyên vật liệu. Theo phương pháp này, trình tự kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại công ty được thể hiện trong sơ đồ số 2.4.  Tại kho : Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất thủ kho thực hiện nhập, xuất vật tư và ghi sổ lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho của vật tư tương ứng. Cuối ngày, thủ kho tính ra số tồn kho của từng loại vật liệu và ghi vào cột tồn của thủ kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.  Tại phòng kế toán: Khác với thủ kho, kế toán phải theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu trên cả hai chỉ tiêu: số lượng và giá trị. Định kỳ khoảng 3 đến 5 ngày kế toán tập hợp các chứng từ nhập, xuất và tiến hành nhập từng nghiệp vụ vào máy vi tính. Sơ đồ 2.4. Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song tại công ty TNHH Hợp Thành. Thẻ kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Sổ chi tiết nguyên vật liệu Bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn vật liệu Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra. Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 66
  67. Khoá luận tốt nghiệp TRường đại học dân lập hải phòng Tại màn hình giao diện chính, chọn mục hàng tồn kho sẽ xuất hiện các chứng từ liên quan đến phần hành nguyên vật liệu. Kế toán chọn phiếu nhập kho, giao diện nhập dữ liệu hiện ra, ấn nút F4 hoặc kích chuột trái vào nút “mới” để tạo một chứng từ mới, kế toán tiến hành điền đầy đủ các thông tin có trên màn hình giao diện. Sau đây là giao diện của phần nhập chứng từ và xem phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Sơ đồ 2.5.Hình ảnh giao diện của phân hệ hàng tồn kho Sinh viên: Khổng Minh Thuỳ – Lớp QT902K 67