Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nguyễn Thị Phú Hải

doc 93 trang huongle 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nguyễn Thị Phú Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_ph.doc

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nguyễn Thị Phú Hải

  1. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng chúng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một thực trạng mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có Công ty CP CNTT Ngô Quyền nói riêng đang vấp phải đó là việc thực hiện kế hoạch giá thành. Vì giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu hiệu quả, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì biện pháp tối ưu là doanh nghiệp phải giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra. Đây là tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp góp phần cải thiện và nâng cao đời sống công nhân viên. Để đạt được điều đó trước hết doanh nghiệp phải kiểm tra, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, lựa chọn phương án có chi phí thấp nhất. Thông qua công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ cung cấp những thông tin chính xác và cần thiết giúp cho nhà quản lý lãnh đạo phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình sử dụng vật tư, lao động, máy móc thiết bị tiết kiệm hay lãng phí. Tù đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm quản lý tốt chi phí, hạ giá thành. 2.Mục đích nghiên cứu đề tài Một là: Nghiên cứu hệ thống hoá nhằm làm rõ nhận thức chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại doanh nghiệp Hai là: Làm rõ thực trạng về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP CNTT Ngô Quyền Ba là: lý luận và tình hình thực tế tại Công ty CP CNTT Ngô Quyền để đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuẩt và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K1
  2. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đối tượng nêu trên trong phạm vi một đơn vị kế toán cụ thể. Đó là Công ty CP CNTT Ngô Quyền. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Khoá luận đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng, chúng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Áp dụng kết quả nghiên cứu đề tài để nâng cao hiệu quả tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP CNTT Ngô Quyền. Kết quả này còn có thể được ứng dụng trong các doanh nghiệp có đặc điểm tương tự với đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu 5. Kết cấu khoá luận Phần nội dung chính của khoá luận được xây dựng gồm 3 chương: Chương 1:Tổng quan về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doang nghiệp Chương 2: Thực trạng về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP CNTT Ngô Quyền Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP CNTT Ngô Quyền Với trình độ, khả năng còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của thầy cô để bản khoá luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Hoàng Thị Ngà cùng các thầy cô giáo trong bộ môn và cán bộ , nhân viên phòng tài chính kế toán Công ty CP CNTT Ngô Quyền đã hướng dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khoá luận Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K2
  3. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chương1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Để hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về đối tượng lao động (nguyên vật liệu, nhiên liệu), tư liệu lao động ( nhà xưởng, máy móc thiết bị ), sức lao động, các khoản chi phí phục vụ mua ngoài và chi bằng tiền khác. Để có thể biết được những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kì hoạt động là bao nhiêu, đồng thời có thể tổng hợp tính toán chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phục vụ cho yêu cầu quản lý thì mọi chi phí đó cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo giá trị ( tiền tệ ) gọi là chi phí sản xuất kinh doanh Vậy chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các khoản chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định ( tháng, quý, năm). 1.1.1.2 Bản chất, nội dung chi phí sản xuất Các chi phí của doanh nghiệp luôn được đo lường, tính toán bằng tiền và gắn với thời gian nhất định ( tháng, quý, năm). Xét trên phương diện doanh nghiệp thì chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ các khoản chi mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định phụ thuộc vào hai nhân tố chính sau: - Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất sản phẩm trong thời gian nhất định Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K3
  4. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền lương của một đơn vị lao động đã hao phí. Thực chất của chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố đầu vào tập hợp cho từng đối tượng tính giá. 1.1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân loại theo các tiêu thức cơ bản sau: * Phân loại chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí ( theo nội dung, tính chất của chi phí) Chi phí sản xuất được phân chia thành 5 yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì ( loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho, phế liệu thu hồi) - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các lọai dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các yếu tố trên Cách phân loại này cho biết tỷ trọng từng yếu tố chi phí để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ lập thuyết minh báo cáo tài chính. * Phân loại chi phí sản xuất theo từng khoản mục ( theo mục đích, công dụng của chi phí) Phân loại theo tiêu thức này chi phí sản xuất được phân thành các khoản mục sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K4
  5. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài hai khoản mục trực tiếp đã nêu trên, bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau * Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Theo tiêu thức này thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: - Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc quá trình mua hàng hoá để bán. - Chi phí thời kì: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kì nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kì mà chúng phát sinh * Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí cụ thể nên đươc quy nạp trực tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí đó. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp Cách phân loại này giúp ích rất nhiều trong kĩ thuật hách toán. Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất nếu phát sinh chi phí gián tiếp phải lựa chọn tiêu thức Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K5
  6. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phân bổ đúng đắn, hợp lý để có được những thông tin trung thực, chính xác về chi phí và lợi nhuận cho từng sản phẩm, từng địa điểm phát sinh chi phí * Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoàn thành Theo cách phân loại này chi phí được phân thành: - Định phí (Chi phí cố định): Là những chi phí có tổng số không thay đổi trong giới hạn đầu tư không đổi. - Biến phí (Chi phí biến đổi): Là những chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc Cách phân loại này có tác dụng đối với các nhà quản trị trong việc xây dựng mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuân là căn cứ để xác định điểm hoà vốn, để từ đó có những quyết định đúng đắn trong ngắn hạn. Ngoài ra xác định đúng đắn chi phí bất biến và chi phí khả biến trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý sử dụng chi phí hiệu quả hơn 1.1.2 Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm 1.1.2.1Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả các mặt kinh tế, kĩ thuật, tổ chức và hiệu quả của công việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp. Đồng thời giá thành còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường như hiện nay, cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm, các doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tiến tới giảm giá thành để chiếm lĩnh thị trường. Đây chính là một nhân tố quyết định để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K6
  7. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.2.2 Bản chất và nội dung của giá thành Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh đầy đủ sự hao phí của tất cả các mặt xét về bình diện kinh tế hay hoạt động sản xuất kinh doanh, những chi phí phục vụ vào việc tiêu thụ sản phẩm. Giá thành biểu hiện trình độ, quy mô tổ chức, tính hiện đại hay lạc hậu về mặt kĩ thuật của nền sản xuất, là chỉ tiêu cơ bản để lập kế hoạch sản xuất sản phẩm, lựa chọn phương án hạ giá thành của doanh nghiệp. Sự vận động của quá trình sản xuất của doanh nghiệp sản xuất bao gồm hai mặt đối lập nhau, nhưng có liên quan mật thiết hữu cơ với nhau: một là các chi phí doanh nghiệp đã chi ra, một mặt là kết quả sản xuất thu được. Những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội cần được tính giá thành, hay nói cách khác cần phải tính những chi phí đã bỏ ra để sản xuất, hoàn thành chúng Giá thành sản phẩm còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như giải pháp kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán, xác định hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp 1.1.2.3 Phân loại giá thành * Phân loại giá thành theo thời điểm tính và cơ sở số liệu tính giá thành Giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K7
  8. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế hoạch ( thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành - Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kì hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc địng mức chi phí cho phù hợp * Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại: - Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chungtính cho những sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí thực tế = sản xuất + sản xuất - sản xuất sản xuất dở dang phát sinh dở dang của SP đầu kì trong kì cuối kì - Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ được tính toán khi sản phẩm được xác định là tiêu thụ, đồng thời nó là căn cứ để xác định lãi trước thuế của doanh nghiệp, lãi thực của hoạt động sản xuất kinh doanh Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí toàn bộ sản xuất quản lý = + bán hàng - sản phẩm sản phẩm doanh tiêu thụ tiêu thụ nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K8
  9. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về mặt chất, đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm Tuy nhiên chúng cũng có những điểm khác nhau: Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành luôn gắn với một khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành Trong giá thành sản phẩm bao gồm cả phần chi phí đã phát sinh thực tế của kỳ trước và một phần chi phí sẽ phát sinh của kỳ sau nhưng đã được ghi nhân là chi phí của kỳ này ( chi phí phải trả). Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang và loại trừ phần chi phí cho những sản phẩm chưa hoàn thành Z= Dđk + C + Dck Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm Dđk: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ C : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Dck: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ 1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để tổ chức và quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K9
  10. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất một cách đầy đủ và chính xác 1.2 Nội dung kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 1.2.1 Các phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1.1 Phương pháp trực tiếp Phương pháp này áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và công tác hạch toán ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan 1.2.1.2 Phương pháp gián tiếp Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất mà không thể trực tiếp tập hợp cho một đối tượng được Trong trường hợp này các doanh nghiệp phải lựa chọn tiêu chuẩn( tiêu thức) hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo công thức: C Ci = x Ti n Ti i 1 Trong đó Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh đã tập hợp được cần phân bổ Ti : Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i ∑Ti : Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ n: Tổng số đối tượng. Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 10
  11. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình xuất - nhập - tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Tình hình biến động tăng, giảm và hiện có của vật tư, hàng hoá đều được phản ánh trên tài khoản kế toán hàng tồn kho. Phương pháp này có ưu điểm là giám sát chặt chẽ tình hình tăng giảm tài sản, giá trị của chúng trên sổ kế toán tại bất kì thời điểm nào trong kỳ kế toán, song khối lượng công việc hạch toán nhiều và phức tạp chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có giá trị lớn Tài khoản kế toán: Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên sử dụng tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành. TK154 được hạch toán theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Kế toán còn sử dụng TK621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK622 – chi phí nhân công trực tiếp, TK627 – chi phí sản xuất chung để phản ánh. Các chi phí tập hợp được trong kỳ theo khoản mục trước khi kết chuyển sang TK154. Các tài khoản này không có số dư cuối và đầu kỳ, có thể mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng 1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho viẹc chế tạo sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để lắp ráp gia công tiếp thành phẩm thì cũng được hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp. Kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính giá trị thực tế vật liệu xuất dùng và căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp chi phí NVL trực tiếp Đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan đến đối tượng hạch toán chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng được thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 11
  12. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân Tổng tiêu thức phân Hệ số ( tỷ lệ) bổ cho từng đối = bổ của từng đối x phân bổ tượng( hoặc SP) tượng ( hoặc SP) Trong đó: Hệ số ( tỷ lệ) Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ phân bổ = x (100%) Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ( phân xưởng, bộ phận sản xuất ) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu như sau: Sơ đồ 1.2.2.1 quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK621 TK152 TK152 (1) (3a) (3b) TK154 (4) TK111,112,141,331 TK133 TK632 Thuế GTGT (5) (2) (1) Vật liệu xuất kho sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ (2) Mua vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ (3a) Vật liệu không sử dụng hết cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, cuối kỳ nhập kho lại Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 12
  13. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (3b) Vật liệu không sử dụng hết cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ cuối kỳ không nhập lại kho (ghi âm) (4) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (5) Chi phí nguyên vật liệu vượt trên mức bình thường 1.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả công cho người trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương( phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm thêm giờ ), tiền ăn ca Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính vào đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để tính toán số chi phí phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Tiêu thức phân bổ có thể là tiền công định mức, giờ công định mức, giờ công sản xuất thực tế Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 13
  14. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ 1.2.2.2 Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK334 TK622 TK154 (1) (4) 338(3382,3383,3384) TK632 (2) (5) TK335 (3) 9 (1) Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (2) Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn (3) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất (4) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (5) Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường 1.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phân sản xuất của doanh nghiệp.Chi phí sản xuất chung được chia thành 2 loại: - Chi phí sản xuất chung cố định: Là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất chung như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị - Chi phí sản xuất chung biến đổi: Là chi phí sản xuất gián tiếp thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất ra như: chi phí nguyên vật liệu gián tiếp Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627. Tìa khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng.Phương pháp hạch toán: Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 14
  15. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trường hợp 1 đơn vị sản xuất nhiều lợi sản phẩm nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm, công việc có liên quan. Tiêu chức phân bổ có thể là theo chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức sản xuất chung Tổng chi phí sản xuất Mức chi phí Tổng tiêu chung cần phân bổ sản xuất chung thức phân bổ phân bổ cho = x của từng đối từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ tượng của tất cả các đối tượng Sơ đồ 1.2.2.3 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung TK627 TK334,338 TK111,112,152 (1) (6) TK152,153 (2) TK154 TK214 (3) (7) TK142,242,335 (4) TK632 TK111,112,141,331 TK133 (8) Thuế GTGT (5) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 15
  16. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (1) Chi phí nhân viên phân xưởng (2) Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng (3) Chi phí khấu hao tài sản cố định (4) Chi phí phân bổ dần, chi phí trả trước (5) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác (6) Các khoản thu giảm chi (7) Kết chuyển chi phí sản xuất chung (8) Chi phí hoạt động dưới công suất 1.2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ( ngành sản xuất, nơi phát sinh chi phí, từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm ) Sơ đồ 1.2.2.4 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên TK154 TK621 TK111,112,152 (1) (4) TK622 TK155 (2) (5) Tổng TK157 giá thành TK627 (6) (3) TK632 (7) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 16
  17. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung (4) Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (5) Nhập kho sản phẩm hoàn thành (6) Bán hàng qua đại lý hoặc chuyển hàng chờ chấp nhận (7) Bán hàng trực tiếp 1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho thì các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Do đó cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí hoàn thành của hàng đã bán. Vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt nhất định với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên Sơ đồ 1.2.3: Quy trình tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ (3) TK631 TK621 TK154 (2a) (1) TK622 (2b) TK632 (4) TK627 (2c) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 17
  18. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (1) Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (2a) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2b) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (2c) Kết chuyển chi phí sản xuất chung (3) Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (4) Tổng giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành 1.2.4.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.2.4.1 Khái niệm Sản phẩm làm dở là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến mà doanh nghiệp phải tiếp tục sản xuất hoặc chế biến mới trở thành thành phẩm Đánh giá sản phẩm làm dở có ý nghĩa rất lớn trong việc hcạh toán và quản lý chi phí. Nhưng việc đánh giá sản phẩm làm dở mang nặng tính chủ quan, khó có thể tính toán một cách chính xác được. Mức độ hợp lý của đánh giá sản phẩm làm dở tuỳ thuộc vào các nhân tố: - Kiểm kê và đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở - Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở phù hợp 1.2.4.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở * Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLCTT - Nội dung: Theo phương pháp này trị giá của sản phẩm làm dở bao gồm chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLCTT và khoản mục này được tính cho một sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở là như nhau Các khoản chi phí khác như chi phí NCTT, chi phí SXC được tính hết cho sản phẩm hoàn thành chịu Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không phải quy đổi thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương - Công thức: Dđk+ Cvl Dck= x Sd Sht + Sd Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 18
  19. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong đó: Dck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Dđk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Cvl : Chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLCTT phát sinh trong kỳ Sht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành Sd : Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ -Ưu điểm: Đơn giản, khối lượng tính toán ít, không phỉa xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm làm dở - Nhược điểm: Số liệu tính toán được có độ chính xác không cao vì trong sản phẩm làm dở chỉ tính toán một khoản mục - Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp: Chi phí NVLTT hoặc CPNVLCTT bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ Chi phí NVLTT hoặc CPNVLCTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí( thường là lớn hơn 70%) Sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ ít, không biến động nhiều giữa cuối kỳ và đầu kỳ * Đánh giá sản phẩm làm dở theo sản lượng ước tính tương đương - Nội dung: căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ chế biến hoàn thành để quy đổi khối lượng sản phẩm dơ dang thành khối lượng hoàn thành tương đương. Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang theo nguyên tắc: Với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ tính cho một loại sản phẩm hoàn thành và một sản phẩm làm dở là như nhau Với những chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến tính cho sản phẩm làm dở theo khối lượng hoàn thành tương đương - Công thức tính: Với những chi phí bỏ vào ngay từ đầu quy trình công nghệ Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 19
  20. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Dđk+ C Dck= x Sd Sht + Sd Với chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến Dđk+ C Dck= x Sd’ Sht + Sd Trong đó : Sd’ = Sd x mức độ chế biến hoàn thành -Ưu điểm: Số liệu tính toán có chính xác hơn so với phương pháp trước vì trong trị giá sản phẩm làm dở có đầy đủ các khoản mục - Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều hơn và đặc biệt việc xác định mức độ chế biến hoàn thành rất phức tạp - Điều kiện áp dụng: Đối vời chi phí vật liệu trực tiếp, vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng chi phí, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn hơn so với đầu kỳ, xác định được mức độ chế biến hoàn thành * Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức - Nội dung: căn cứ vào khối lượng dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn và định mức từng khoản mục chi phí đã tính được ở công đoạn đó cho một đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sau đó tổng hợp lại cho từng loại sản phẩm - Công thức: Chi phí sản xuất Khối lượng sản Định mức chi dở dang cuối kỳ = phẩm dở dang x phí sản xuất -Ưu điểm: Tính toán đơn giản thuận tiện hơn nếu doanh nghiệp đã lập được bảng tính sẵn - Nhược điểm: Kết quả tính toán không chính xác như hai phương án trên, tính chính xác phụ thuộc vào mức độ hợp lý của việc xác định chi phí định mức Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 20
  21. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.5 Các phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính toán và xác định giá thành thực tế của từng đơn vị sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí đã quy định. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản xuất các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương pháp tính gía thành sản phẩm cho thích hợp, việc lựa chọn đúng đắn phương pháp tính giá thành sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: 1.2.5.1Phương pháp tính giá thành giản đơn( phương pháp trực tiếp, phương pháp cơ bản) Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức: Z Z= Dđk + C - Dck z = Sht -Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lý - Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tới khi hoàn thành sản xuất, mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo 1.2.5.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng - Đặc điểm: Mặt hàng thường xuyên thay đổi, sản phẩm được đặt mua trước khi sản xuất và chi tiết theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất riêng rẽ Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 21
  22. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận sản xuất và chi tiết theo từng đơn đặt hàng - Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành của từng đơn đặt hàng - Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà phù hợp với kỳ báo cáo - Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành: Khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Việc tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng được thực hiện trên các tờ kê chi phí mở cho từng đơn đặt hàng kể từ khi đơn đặt hàng bắt đầu đi vào sản xuất Tập hợp chi phí: Thông thường chi phí NVLTT và chi phí NCTT được tập hợp trực tiếp theo từng đơn đặt hàng còn chi phí SXC nếu bộ phận sản xuất chỉ thực hiện một đơn đặt hàng thì chi phí SXC được tính trực tiếp cho đơn đặt hàng đó, nếu một bộ phận cùng một lúc thực hiện nhiều đơn đặt hàng thì chi phí SXC được phân bổ cho các đơn đặt hàng theo chi phí SXC ước tính hoặc chi phí SXC thực tế. Đến khi có chứng từ chứng minh đơn đặt hàng đã hoàn thành. Tổng cộng chi phí trên tờ kê chi phí là tổng giá thành của đơn đặt hàng. Với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành tại thời điểm cuối kỳ kế toán chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1.2.5.3 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Nếu cùng một quy trình công nghệ sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ thì khi tính giá thành sản phẩm sản xuất chúng ta hải tiến hành loại trừ các chi phí phát sinh tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch hoặc cũng có thể tính bằng cách lấy giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ tổng giá thnàh của sản phẩm chính được tính như sau: Z Z = Dđk + C - Dck + Cp ; z = Sht Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 22
  23. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.5.4 Phương pháp tổng cộng chi phí Áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo một quy trình công nghệ gồm các bước kế tiếp ở nhiều bộ phận sản xuất khác nhau như các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, chế tạo cơ khi, may mặc Z = Dđk + C1+ C2 + + Cn - Dck 1.2.5.5 Phương pháp hệ số Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải được tập hợpchung cho cả quá trình sản xuất Theo phương pháp này trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm: Tổng giá Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản thành sản xuất = phẩm dở + sản xuất phát - phẩm dở dang của các loại dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ sản phẩm Giá thành đơn Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm vị sản phẩm gốc = Tổng số sản phẩm gốc( kể cả quy đổi) Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị sản Hệ số quy đổi sản sản phẩm từng = phẩm gốc x phẩm từng loại loại n Q0 = Q iHi Trong đó: Q0: Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi i 1 Qi: Số lượng sản phẩm i(i=1,n) Hi: hệ số quy đổi sản phẩm i(i=1,n) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 23
  24. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.5.6 Phương pháp tỷ lệ Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy để giảm bớt khối lượng hạch toán kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch( hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm cùng loại Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch( hoặc định Tỷ lệ giá đơ n vị sản phẩm = mức) đơ n vị sản phẩm cùng loại x thành từng loại Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm Tỷ lệ giá = x 100% thành Tổng giá thành kế hoạch ( hoặc định mức) của các loại sản phẩm tính theo sản lượng thực tế 1.2.5.7 Phương pháp phân bước Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí là từng bước( giai đoạn) của quá trình công nghệ. Còn đối tượng tính giá thành có thể là kết quả của từng giai đoạn công nghệ trung gian ( nửa thành phẩm) và giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất ( thành phẩm) hoặc chỉ tính giá thành cho thành phẩm - Trường hợp phương pháp phân bước có tính đến giá thành bán thành phẩm Zi = Dđki +Zi-1 +Ci - Dcki Zi zi = Shti - Trường hợp phương pháp phân bước không tính đến giá thành bán thành phẩm hành phẩm n ZTP = Czi i 1 ZTP ztp = STP Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 24
  25. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong đó : Dđki + Ci Czi = x QTP x Hi Shti + Sdcki x mci Stp + S dckn Hi = Shti mci : Mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở cuối kỳ ở bước i Hi : Hệ số quy đổi sản phẩm từ thành phẩm ra bán thành phẩm bước i 1.3 Hình thức tổ chức sổ kế toán 1.3.1. Kế toán theo hình thức Nhật ký chung * Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau - Sổ Nhật ký chung - Sổ Nhật ký đặc biệt - Sổ Cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết *Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 25
  26. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ 1.3.1 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ Sổ nhật ký đặc CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi biệt tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.3.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái * Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Sổ Cái Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Hình thức này gồm các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký, Sổ Cái, các Sổ, thẻ kế toán chi tiết *Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái - Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 26
  27. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan Sơ đồ 1.3.2 trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế Bảng tổng hợpchứng toán chi từ gốc cùng loại tiết Bảng tổng NHẬT KÝ - SỔ hợp chi CÁI tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.3.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ * Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức này là : Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái Hình thức kế toán này có các loại sổ sách sau: - Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết *Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 27
  28. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sơ đồ 1.3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán Sổ, thẻ Sổ quỹ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.3.4 Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ * Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 28
  29. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau - Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ Cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi trực tiếp vào Nhật ký- chứng từ hoặc Bảng kê, Sổ chi tiết có liên quan - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái Sơ đồ 1.3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký-chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế toán chi NHẬT KÝ tiết Bảng kê CHỨNG TỪ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 29
  30. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3.5 Hình thức sổ kế toán máy Sơ đồ 1.3.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN Sổ tổng hợp TOÁN PHẦN MỀM Sổ chi tiết KẾ TOÁN MÁY BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái, ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. 1.4 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán là tập hợp những cán bộ, nhân viên kế toán cùng những trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật tính toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Bộ máy thực hiện nhiều khâu công việc kế toán ( phần hành kế Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 30
  31. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm toán). Các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Công ty mình để lựa chọn một mô hình hợp lý nhất 1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung Theo mô hình này toàn doanh nghiệp tổ chức một phòng kế toán (ở đơn vị chính) làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn doanh nghiệp. Ở các đơn vị phụ thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, gửi các chứng từ về phòng kế toán của doanh nghiệp theo đúng định kỳ Mô hình này phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động tập trung và vận dụng cơ giới hóa trong công tác kế toán 1.4.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán Theo mô hình này bộ máy kế toán của toàn doanh nghiệp bao gồm phòng kế toán ở đơn vị chính và các tổ (ban) kế toán ở các đơn vị phụ thuộc. Tùy theo yêu cầu và mức độ phân cấp hạch toán để xác định cơ cấu các bộ phận kế toán thích hợp Mô hình này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán, có nhiều đơn vị phụ thuộc ở xa và hoạt động tương đối độc lập 1.4.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán Mô hình này là sự kết hợp của hai mô hình kế toán tập trung và phân tán . Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 31
  32. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN 2.1 Giới thiệu chung về Công ty CP CNTT Ngô Quyền 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển * Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân Công ty là một xí nghiệp thành phần trực thuộc công ty XNK đường biển - cục hàng hải Việt Nam. Tháng 4 năm 1993 chuyển về trực thuộc nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Triệu( nay là tổng công ty Công Nghiệp Tàu Thuỷ Nam Triệu). Năm 1996 Công ty gia nhập là thành viên Tổng công ty CNTT Việt Nam( nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) và đổi tên là Công ty khí công nghiệp và phá dỡ tàu cũ tại quyết định số 81/TCCB-LĐ ngày 03/10/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty CNTT Việt Nam. Ngày 29/11/2001 quyết định số 545/TCCB- LĐ của Hội đồng quản trị Tổng công ty CNTT Việt Nam tên của công ty được đổi thành Công ty CNTT Ngô Quyền. Ngày 30/07/2008 Công ty tiên hành cổ phần hoá và đổi tên thành công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền. - Tên tiếng việt: công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ ngô quyền - Tên tiếng anh: Ngô Quyền shipbuilding industry joint stock company - Tên viết tắt: Ngô Quyền shinco.jsc - Địa chỉ trụ sở chính: Số 243 đường Ngô Quyền- Tp.Hải Phòng nay đổi thành số 585 đường Lê Thánh Tông, phường Vạn Mỹ,quận Ngô Quyền, Tp Hải Phòng. - Điện thoại: (031)3751621 - Email: Gashipbreco@vinashin.com.vn - Vốn điều lệ: 27.464.410.000 đồng. - Người đại diện theo pháp luật của công ty: Chức danh: Giám đốc. Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 32
  33. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Họ và tên: Nguyễn Văn Mão. * Ngành, nghề kinh doanh( theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0203004256 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 30/07/2008) - Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khí công nghiệp(oxi, nitơ, cacbonic, argon, LPG, hêli, hydro, các loại khí công nghiệp khác). - Công nghiệp phá dỡ tàu cũ. - Dịch vụ cung ứng tàu biển. - Kinh doanh phế liệu công nghiệp. - Kinh doanh vật tư, sắt thép mới phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thuỷ và dân dụng. - Đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ. - Sửa chữa Container. - Kinh doanh vận tải thuỷ. - Kinh doanh dịch vụ khai thác cầu cảng, bốc xếp và dịch vụ vận tải, cho thuê kho bãi. - Thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị cho lắp đặt hệ thống bồn tồn trữ và cấp khí hoá lỏng(oxi, nitơ, cacbonic, LPG, argon, hêli, hydro). - Kinh doanh và vận tải xăng dầu. - Thiết kế, lắp đặt sản xuất và cung ứng thiết bị, vật tư phòng hoả, cứu hoả công nghiệp. - Dạy nghề: Đào tạo nghề vận tải sản xuất, kinh doanh khí công nghiệp. - Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ 2.1.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật và quy trình công nghệ Công ty CP CNTT Ngô Quyền là một thành viên thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam (VINASHIN) .Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là các loại khí công nghiệp như oxy lỏng, C02 lỏng Do nhu cầu sử dụng oxy chai giảm nên Công ty tạm dừng sản xuất oxy chai Công ty không sản xuất được CO2 lỏng nên phải mua CO2 của đơn vị khác về nạp chai để bán Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 33
  34. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty có 2 khu vực sản xuất: 2.1.2.1 Phân xưởng 1000m3/h Đây là phân xưởng dùng để sản xuất oxy lỏng với dây truyền công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc. Máy Máy làm Tháp Tháp Máy nén khí lạnh sơ lọc phân lạnh nén sản bộ tử phẩm - Không khí ngoài trời được hút vào máy nén khí sau đó qua máy làm lạnh sơ bộ. Để thu được oxy tinh khiết cao phải làm sạch thành phần CO2 và hơi ẩm bằng tháp lọc phân tử. Tại tháp lạnh không khí được phân tích thành chất lỏng giàu oxy khoảng 38% và khí nitơ bốc lên, cuối cùng nitơ và oxy được tách riêng vào các bồn tồn trữ nhờ máy nén sản phẩm 2.1.2.2 Phân xưởng 500m3/h Phân xưởng được trang bị dây truyền công nghệ nhập khẩu từ Hàn Quốc tiến hành việc nạp oxy và CO2 lỏng vào chai để xuất bán - Đối với oxy lỏng nạp chai O2 lỏng Bơm Giàn Giàn Chai bốc hơi nạp Oxy lỏng sau khi được chưng luyện và tinh chế đạt nồng độ quy định thiết kế được tích tụ ở téc hoặc bồn tồn trữ trong bồn khí công nghiệp được bơm vào giàn trao đổi nhiệt ( giàn bốc hơi). Tại đây lỏng sẽ được chuyển sang trạng thái khí và được nén đến các giàn nạp để đóng vào các chai có dung tích đến 40lít, 47 lít, áp suất nạp tối đa 150kG/cm2 - Đối CO2 lỏng nạp chai CO2 lỏng sau khi mua của đơn vị khác về sẽ tiến hành chưng luyện và tinh chế đạt nồng độ lỏng quy định thiết kế được tích tụ ở téc hay bồn tồn trữ trong bồn khí công nghiệp sẽ được chuyển ra bơm và được bơm vào các giàn nạp để đóng chai Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 34
  35. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có dung tích đến 40 lít, 47 lít. Ứng với mỗi trạm nạp CO2 khác nhau thì công suất hệ thống thiết bị tương thích phù hợp với mỗi trạm CO2 Bồn Bơm Giàn Chai nạp 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý - Hội đồng quản trị: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất , thực thi tất cả các quyền hạn của công ty - Giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, giám sát, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước HĐQT về thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. - Phó giám đốc: Thay thế điều hành công y khi Giám đốc vắng mặt, thực hiện nhiệm vụ khi được Giám đốc uỷ quyền. - Phòng tài chính- kế toán: Phân tích đánh giá hoạt động tài chính, thực hiện chế độ báo cáo định kì theo quy định. - Phòng xuất nhập khẩu tổng hợp: Thực hiện công tác kinh doanh, tổng hợp kế hoạch toàn diện của công ty như: kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, thống kê tổng hợp số liệu thực hiện so với kế hoạch đã đề ra. - Phòng tổ chức lao động tiền lương : Thực hiện công tác quản lý cán bộ công nhân viên lao động, xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, định mức lao động tiền lương, tiền thưởng để bố trí điều phối lao động hợp lý. Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 35
  36. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP CNTT Ngô Quyền Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng Ban Phòng Văn Phòng Phòng Phòng kinh XNK tài quản tổ phòng kỹ thanh kinh doanh tổng chính lý dự chức tổng thuật tra bảo doanh bồn hợp kế án lao hợp vệ phế khí toán động quân liệu công tiền sự nghiệp lương GiảiSinh thích: viên: Nguyễn Thị Phú Quan Hải hệ - Lớp trực QT903Ktuyến 36 Quan hệ chức năng
  37. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Phòng kinh doanh bồn khí công nghiệp: Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, điều tiết sản phẩm khí công nghiệp (CO2, O2, N2, Argon ) ở thị trường trong và ngoài ngành đóng tàu. Thiết kế, lắp đặt hệ thống bồn cung cấp khí công nghiệp cho các đơn vị. - Văn phòng tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ khai thác kinh doanh các lô hàng kiện, hàng sắt thép phế liệu về cắt phá, liên doanh liên kết với các ban hàng tìm nguồn hàng tàu cũ để phá dỡ. - Phòng kĩ thuật an toàn điều độ sản xuất: Là phòng nghiệp vụ nghiên cứu về hoạt động của máy móc thiết bị, động cơ của công ty, đảm bảo an toàn lao động - Ban quản lý dự án: Phụ trách và quản lý các dự án của công ty. - Phòng thanh tra bảo vệ quân sự: Có trách nhiệm bảo vệ, trông coi toàn bộ tài sản của công ty cũng như khách đến làm việc. Giữ gìn trật tự an ninh trong khu vực công ty. - Phòng kinh doanh phế liệu: Phụ trách vấn đề về sắt thép phế liệu từ tàu cũ phá dỡ như mua bán trao đổi 2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán - Phó phòng: phụ trách mảng thanh toán, công nợ. Phụ trách các vấn đề liên quan đến thu hồi nợ, gia hạn nợ, theo dõi các khoản thu- chi thanh toán với khách hàng. - Phó phòng: kiêm kế toán tổng hợp, tổng hợp và kiểm tra số liệu của các kế toán viên để vào sổ chi tiết, sổ cái và sau đó vào BCTC. - Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng về các khoản tiền vay, gửi ngân hàng của doanh nghiệp. - Kế toán thuế và tài sản: phụ trách vấn đề kê khai thuế, nộp thuế định kì.Theo dõi và giám sát các vấn đề liên quan đến tài sản của công ty. - Kế toán hàng hoá và giá vốn: Theo dõi và giám sát các vấn đề liên quan đến hàng hoá, tính giá vốn. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trong việc thu chi và tồn quỹ của công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 37
  38. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ 2.1.4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại C.ty CP CNTT Ngô Quyền Kế toán trưởng Phó phòng Phó phòng Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán toán toán quỹ ngân thuế công hàng hàng tài sản nợ hoá thanh giá vốn toán 2.1.4.2 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại công ty * Công ty áp dụng: - Ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ - Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: - Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 38
  39. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ 2.1.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán Bảng kê chi tiết Sổ quỹ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.2 Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP CNTT Ngô Quyền 2.2.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty CP CNTT Ngô quyền Công ty CP CNTT Ngô Quyền là một thành viên thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam (VINASHIN). Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là các loại khí công nghiệp như oxy lỏng, CO2 lỏng Do nhu cầu sử dụng oxy chai giảm nên Công ty tạm dừng sản xuất oxy chai Công ty không sản xuất được CO2 lỏng nên phải mua CO2 của đơn vị khác về bán hoặc nạp chai để bán ( dưới dạng chai khí lỏng) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 39
  40. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty có 2 khu vực sản xuất: - Phân xưởng 1000m3/h Đây là phân xưởng dùng để sản xuất oxy lỏng với dây truyền công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc. - Phân xưởng 500m3/h Phân xưởng được trang bị dây truyền công nghệ nhập khẩu từ Hàn Quốc tiến hành việc nạp oxy, CO2 lỏng vào chai để xuất bán Chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – 621 - Chi phí nhân công trực tiếp – 622 - Chi phí sản xuất chung - 627 2.2.2 Đối tượng tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty CP CNTT Ngô Quyền Công ty CP CNTT Ngô Quyền hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tàu thuỷ, sản phẩm của Công ty là khí công nghiệp như oxy lỏng; CO2 lỏng. Nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty CP CNTT Ngô Quyền là tất cả các loại chi phí phát sinh được tập hợp trong từng nhà máy sản xuất khí công nghiệp phục vụ cho công tác kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ là chi phí NVL, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung theo dõi và tập hợp cho từng nhà máy sản xuất 2.2.3 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Để phù hợp với đặc điểm của quá trình sản xuất , Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm. Công ty quy định kỳ tính giá thành theo quý cho phù hợp với kỳ báo cáo tài chính của xí nghiệp. Việc xác định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty 2.2.4 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất gồm có: Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 40
  41. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ về nguyên vật liệu chính, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình chế tạo sản phẩm của Công ty - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm có lương và các khoản trích theo lương - Chi phí sản xuất chung: Là tất cả các chi phí phát sinh trong hai khu vực sản xuất sản phẩm như: Điện, nước, chi phí ăn ca, chi phí bằng tiền khác Trong kỳ Công ty sản xuất nhiều sản phẩm để thuận tiện cho việc theo dõi về quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành trong phạm vi bài khoá luận em xin trình bày ví dụ minh hoạ về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm O2 3 lỏng. Sản phẩm O2 lỏng được sản xuất tại nhà máy 1000m /h Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đối với sản phẩm O 2 được theo dõi trên các khoản mục chi phí: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung 2.2.5 Sản phẩm oxy lỏng Sản phẩm oxy lỏng được sản xuất tại phân xưởng 1000 3/h. Sau đây em xin trình bày kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm oxy lỏng 2.2.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nội dung khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu và nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm. * Vì sản xuất oxy được tách từ khí trời có hệ thống tách khí, lọc khí, làm lạnh rồi bơm ra chai hoặc hoá lỏng bơm ra bồn, nguyên liệu chính chủ yếu là oxy sẵn trong tự nhiên nên đối với sản phẩm oxy lỏng không có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đầu vào 2.2.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất. Do vậy việc hạch toán đúng và đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Đầu tháng phòng tổ chức phát bảng chấm công cho các phòng ban, phân xưởng để chấm công cho từng cán bộ CNV theo ngày.Cuối tháng các phòng ban tập hợp đầy đủ bảng chấm công gửi về phòng tổ chức lao động tiền lương. Phòng tổ chức lao động tiền lương sẽ tính và chia lương cho các phòng ban và gửi bộ Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 41
  42. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thanh toán lương chi tiết của từng phòng ban phân xưởng cho phòng kế toán. Phòng tổ chức gửi bảng thanh toán lương lên phòng kế toán để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội . Công ty trả lương chia làm 2 kì trong tháng. Kì 1 tạm ứng lương của tháng này. Kì 2 thanh toán lương còn lại của tháng trước. Công ty không chi lương cho CBCNV bằng tiền mặt mà trả lương vào TK cho CBCNV.Mỗi CBCNV có 1 tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Nội dung khoản mục chi phí NCTT Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm các khoản: - Tiền lương, phụ cấp lương - Tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành như sau: - Kinh phí công đoàn trích 2% lương thực tế của cán bộ công nhân viên - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trích 23% theo tiền lương cơ bản Trong đó: 17% tính vào giá thành 6% cán bộ công nhân viên đóng Quy chế : - Tiền lương của người lao động khối quản lý được thực hiện trên nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận - Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc, gắn với kết quả lao động của người lao động từng bộ phận trong doanh nghiệp không sử dụng vào mục đích khác Phân phối - Phân phối tiền lương khoán Là hình thức trả lương cho người lao động theo doanh thu đạt được hoặc theo số lượng sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ được. Hình thức này áp dụng với: Bộ phận sản xuất khí công nghiệp, đơn vị vận chuyển, bán hàng chai KCN Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 42
  43. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Trả lương khối quản lý chuyên môn nghiệp vụ Lương tháng trả cho người lao động có 2 phần: - Lương cơ bản: Phụ thuộc vào HSTL của người theo NĐ 205CP = HSTL*Lg tối thiểu NN quy định - Lương năng suất: Quỹ lương sau khi đã tính trả lương cơ bản, lễ, phép, hội, họp Quỹ lương còn lại gọi là quỹ lương năng suất được chia theo điểm mức độ phức tạp tính trách nhiệm công việc của mỗi công việc đảm nhận(có cách tính điểm theo hướng dẫn của công ty) hi = (d1i+d2i)*K hi: Là hệ số tương ứng với công việc được giao mức độ phức tạp,tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi mức độ hoàn thành công việc của người thứ i d1i:Mức độ phức tạp côngviệc đảm nhận người thứ i d2i: Tính trách nhiệm công việc đảm nhận người thứ i K: Hệ số thi đua Tổng điểm quy đổi theo ngày = ∑hi công và NSLĐ của bộ phận phận(ĐQĐ) Tiền Tổng điểm quy đổi Quỹ lương còn lại lương/điểm theo ngày công và = để phân phối : : quy đổi NSLĐ của bộ V (TT-ĐQĐ) cl-pp phận(ĐQĐ) Điểm quy đổi TLSP mỗi Tiền lương/điểm theo ngày công và ng ười(TLSPi) = quy đổi : NSLĐ của bộ (TT-ĐQĐ) phận(ĐQĐi) Cách áp dụng trả lương - Lưong cơ bản tính theo ngày công: = (HSTL*540.000)/26*Ngày đi làm đủ 8 tiếng - Lương thêm giờ: = (HSTL*962.000)/26*Số công thêm giờ Chú thích: Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 43
  44. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 962.000đ: lương công ty lựa chọn Do đặc thù Công ty: Lương thêm giờ chỉ áp dụng 100% còn lại cho cán bộ CNV có thêm giờ được nghỉ bù hưởng lương như đi làm. Quy chế này được thoả ước lao động Công ty thông qua người lao động. - Áp dụng hệ số thi đua tính lương: A=1,2 ; B=1 Ngoài tiền lương sản phẩm CBCNV Công ty còn được hưởng lương thời gian, phép, hưởng chế độ BHXH khi ốm đau, tai nạn lao động và cá khoản phụ cấp ATV, PC lưu động theo quy định của Nhà nước. - Trả lương khác: Đối tượng đi học, phép năm, thực tập chờ công tác, chuẩn bị về hưu hưởng lương theo NĐ205CP Trường hợp CBCNV đi học: Những người được Công ty cử đi học quản lý kinh tế, chính trị, nghiệp vụ ngắn hạn được hưởng lương như đi làm nhưng có thông qua đánh giá kết quả học tập. Trường hợp thực tập CBCNV mới đi làm tháng 1 và tháng 2 hưởng 70% lương cơ bản. Người về hưu: Trong 03 tháng chờ thủ tục được hưởng lương theo NĐ 205/CP Quy trình hạch toán Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty sử dụng TK622. Công ty tiến hành phân bổ lương và trích BHXH theo quý. Căn cứ để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là bảng tổng hợp phân bổ tiền lương. Để lập được bảng tổng hợp phân bổ tiền lương kế toán phải căn cứ vào các tài liệu mà phòng tổ chức gửi lên : bảng chấm công từng bộ phận, bảng thanh toán lương từng tháng, bảng thanh toán lương theo quý Em xin trích dẫn bảng tổng hợp lương và bảo hiểm xã hội quý IV xưởng sản xuất khí công nghiệp, bảng phân bổ lương quý IV tại phân xưởng 1000m3/h - Đầu tháng phòng tổ chức phát bảng chấm công cho các phòng ban, phân xưởng để chấm công cho từng cán bộ CNV theo ngày. - Cuối tháng các phòng ban tập hợp đầy đủ bảng chấm công gửi về phòng tổ chức lao động tiền lương. Phòng tổ chức lao động tiền lương sẽ tính và chia lương Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 44
  45. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho các phòng ban và gửi bộ thanh toán lương chi tiết của từng phòng ban phân xưởng cho phòng kế toán. - Phòng tổ chức gửi bảng thanh toán lương lên phòng kế toán để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, lập báo cáo tài chính có liên quan Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 45
  46. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trích bảng phân bổ lương quý IV BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG Quý IV năm 2008 TK334- Phải trả công nhân viên TK338- Phải trả, phải nộp khác Lương Thưởng Cộng KPCĐ BHXH,BH 6%BHXH Cộng có Chi tiết Có TK334 (2% TN) YT BHYT TK338 (17%LCB) T10/08 - Phân xưởng 90.569.055 90.569.055 1.811.381 9.077.184 2.975.940 13.864.505 1000m3/h T11/08 - Phân xưởng 91.605.803 91.605.803 1.832.116 9.104.724 3.068.928 14.005.768 1000m3/h T12/08 - Phân xưởng 96.237.711 125.533.600 221.771.311 4.435.426 6.744.060 3.148.956 14.328.442 1000m3/h Cộng 278.411.569 125.533.600 403.945.169 8.078.923 24.925.968 9.193.824 42.198.715 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 46
  47. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trích chứng từ ghi sổ số 107, 108, 109 CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:107 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Phân bổ tiền lương quý IV 622 334 403.946.169 PX1000m3/h Cộng 403.946.169 Ngày 31 tháng 12 năm2008 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 47
  48. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:108 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Trích 2% thu nhập vào KPCĐ 622 3382 8.078.924 quý IV.2008-PX1000m3/h Cộng 8.078.924 CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:109 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Trích 17% LCB đóng BHXH, BHYT quý IV-PX1000m3/h 622 3383 24.925.968 Cộng 24.925.968 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 48
  49. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trích sổ cái tài khoản 622 cho phân xưởng 1000 CÔNG TY CPCNTT NGÔ QUYỀN Mẫu số S02c1-DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BỘ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu:622 Đơn vị : đồng Ngày chứng từ ghi tháng sổ số phát sinh ghi tk sổ ngày số diễn giải đ/ư Nợ Có Tháng 12/2008 Phân bổ tiền lương quý 31/12 31/12 107 IV-PX1000m3/h 334 403.946.169 Trích 2% thu nhập vào 31/12 31/12 108 KPC Đ- PX1000m3/h 338 8.078.924 Trích 17% LCB đóng BHXH, BHYT quý IV- 31/12 31/12 109 PX1000m3/h 338 24.925.968 Kết chuyển CPNC- 31/12 31/12 136 PX1000m3/h 154 436.951.061 Cộng 436.951.061 436.951.061 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 49
  50. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản phát sinh trong phạm vi phân xưởng nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất mà mang tính chất phục vụ, trợ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra tốt đẹp. Chi phí sản xuất chung là một phần của chi phí sản xuất và là một trong ba khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó hạch toán chi phí sản xuất chung là việc cần thiết để phục vụ cho công tác tính giá thành Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng 1000m3/h bao gồm những nội dung sau: - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí vật tư, dầu chạy máy - Chi phí nước chạy máy oxy - Chi phí điện - Chi phí ăn ca cho công nhân viên tại xưởng sản xuất khí công nghiệp - Chi phí khác *Chi phí khấu hao tài sản cố định Công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Công ty tính khấu hao theo quý và phân bổ theo từng đối tượng phục vụ, để phân bổ vào các TK642, TK627, TK641 Mức trích Nguyên giá KH = (năm) Thời gian KH Mức trích Mức trích KH năm KH = (quý) 4 quý Từ bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định quý IV năm 2008 của Công ty em xin trích phần phân bổ khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng 1000m3/h Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 50
  51. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Quý IV năm 2008 Đối tượng: Phân xưởng 1000m3/h Phân bổ cho TT Tên tài sản Nguyên giá Khấu hao TK627 I MÁY MÓC THIẾT BỊ 1.115.942 28.170.482 28.170.482 1 Máy phát điện 15KW 17.986.596 449.665 449.665 2 Tụ bù máy biến áp 6KVMBA 98.344.545 2.458.655 2.458.655 3 Máy biến áp 2000KVA 805.312.744 20.132.874 20.132.874 4 Máy cắt cao thế 7.2KV/630A 104.761.905 3.741.496 3.741.496 5 Attomat trạm biến áp 560KVA 27.038.181 643.766 643.766 6 Máy biến áp MBA 560KVA 62.498.182 744.026 744.026 II NHÀ CỬA VẬT KIẾN TRÚC 3.415.503.887 59.185.327 39.432.081 III TÁI SẢN TĂNG TRONG NẢM 2008 52.948.620.241 961.424.637 873.716.397 Tổng cộng 56.365.240.070 1.048.780.446 941.318.960 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 51
  52. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:132 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố 627 214 941.318.960 địng phân xuởng 1000m3/h Cộng 941.318.960 Ngày 31 tháng 12 năm2008 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) * Chi phí vật tư phục vụ sản xuất khu công nghiệp Vật tư phục vụ cho sản xuất tại khu công nghiệp ( phục vụ cho quá trình sản xuất khí công nghiệp lỏng) như: Áp kế cao áp, đồng hồ áp suất Nhật, gioăng nhựa các loại, lăn sơn, nắp chèn., dầu chạy máy oxy. Hàng ngày khi xuất vật tư phục vụ sản xuất thủ kho viết phiếu xuất kho, cuối tháng tập hợp tất cả phiếu xuất kho trong tháng gửi lên phòng kế toán để lập các chứng từ cần thiết Trong tháng 12 có nhiều phiếu xuất kho vật tư phục vụ sản xuất tại phân xưởng 1000m3/h, xin trích dẫn một phiếu xuất kho trong tháng 12 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 52
  53. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm PHIẾU XUẤT KHO Ngày14.tháng12 năm2008 Nợ TK627 Số:.199 Có TK153 Họ,tên người nhận hàng: Bùi Quý Cường Địa chỉ (bộ phận): Tổ vận hành phân xưởng 1000m3/h Lý do xuất: Xuất vật tư phục vụ sản xuất Xuất tại kho (ngăn lô): Xưởng sản xuất khí công nghiệp Địa điểm: Tên,nhãn hiệu,quy Số Số lượng cách,phẩm chất vật mã T Đvt Đơn giá Thành tiền tư,dụng cụ,sản số Yêu thực T phẩm,hàng hoá cầu xuất 1 Côn Tuý 01 25.000 25.000 t 2 Zắc Co đồng Bộ 02 225.000 450.000 3 Dây đai Sợi 08 95.000 760.000 4 Đồng hồ ampe Cái 01 650.000 650.000 5 Màng cao su Cái 01 280.000 280.000 6 Công tắc khởi động Cái 02 25.000 50.000 7 Van điện khí Cái 01 195.000 195.000 Cộng 16 2.410.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai triệu bốn trăm mười nghìn đồng Số chứng từ kèm theo: Ngày14 tháng12.năm2008. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 53
  54. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT TƯ XUẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT KCN T12/2008 Ngày Tên vật tư đvt số Đơn giá thành tiền xuất lượng 14/12 Côn Tuýt 01 25.000 25.000 Zắc Co đồng Bộ 02 225.000 450.000 Dây đai Sợi 08 95.000 760.000 Đồng hồ ampe Cái 01 650.000 650.000 Màng cao su Cái 01 280.000 280.000 Công tắc khởi động Cái 02 25.000 50.000 Van điện khí Cái 01 195.000 195.000 Tổng vật tư nhập ngày 14/12 16 2.410.000 16/12 Giấy ráp mịn tờ 01 800 800 Lăn sơn Cái 01 9000 9000 Tổng vật tư nhập ngày 16/12 02 9800 . Tổng vật tư nhập trong tháng 12 11.773,5 16.663.050 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 54
  55. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:128 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài khoản Ghi Trích yếu số tiền Nợ Có chú Xuất vật tư phục vụ sản xuất tại phân 627 153 16.663.050 xuởng 1000m3/h Cộng 16.663.050 Ngày 31 tháng 12 năm2008 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) *Chi phí tiền nước Hàng tháng Công ty phải thanh toán chi phí nước cung cấp cho các thiết bị làm lạnh, tháp lọc phân tử thuộc nhà máy khí công nghiệp Công ty thanh toán cho nhà máy nước bằng hình thức chuyển khoản. Công ty lắp đặt mỗi đơn vị một đồng hồ đo nước, hàng tháng căn cứ vào hoá đơn tiền nước, tiến hành ghi sổ sách cần thiết Ví dụ: Hóa đơn tiền nước tháng 12 tại phân xưởng 1000m3/h Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 55
  56. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CT TNHH 1 thành viên cấp nước HP Danh bạ khách hàng: 6598183 Danh bạ điểm dùng 6597541 Kýhiệu:AA/2008T 54 Đinh Tiên Hoàng Tên : Cty CP CN tàu thuỷ Ngô Quyền Số: 2232756 Tel: 0313745443 Địa chỉ: 585 Lê Thánh Tông TK:102010000200826 Mã số thuế: 0200158403 Seri ĐH: 2331 NH Công Thương HP Định mức: 0 Mã ĐH :44 Tuyến: 405 MST: 0200171274 HOÁ ĐƠN TIỀN NƯỚC Số hoá đơn :16613227 Tính từ ngày: 1/12/2008 Chỉ số cũ : 30185 Hệ số:1 Liên 2: Giao cho khách hàng Hoá đơn tháng: Đến ngày : 31/12/2008 Chỉ số mới: 31046 Tiêu thụ:861 (Đề nghị giữ hoá đơn naỳ trong 12 tháng) Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền VAT5% Phí TN5% Tổng giám đốc Phân xưởng 1000m3/h 861 4.381 3.773.575 188.679 566.036 Vũ Phong Cộng 3.773.575 188.679 566.036 Ph.TN.Ph thoát nước Tổng số tiền bằng chữ: Bốn triệu năm trăm hai mười tám nghìn 4.528.290 Đơn được sử dụng theo công văn số 255/CT-AC ngày 12/02/2007 của Cục thuế HP hai trăm chín mươi đồng Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 56
  57. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán căn cứ vào các hoá đơn tiền điện tại các đơn vị lập chứng từ ghi sổ tiền điện cho toàn Công ty Trích chứng từ ghi sổ số 104 CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:104 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Tiền nước phân xưởng 1000m3/h 627 112 3.773.575 Cộng 3.773.575 Ngày 31 tháng 12 năm2008 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) *Chi phí điện phục vụ cho sản xuất Chi phí về điện là chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp.Công ty lắp đặt một công tơ tổng cho toàn công ty và hàng tháng thanh toán tiền điện điện theo công tơ tổng này. Bên cạnh đó tại các đơn vị, phòng ban, phân xưởng lắp đặt công tơ phụ. Cuối tháng từng bộ phận sẽ gửi giấy thông báo chỉ số điện lên phòng tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 57
  58. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Ví dụ: Hoá đơn tiền điện tháng 12 (Theo chỉ số điện tiêu thụ trên công tơ tổng) Mẫu số 01GTKT-2LN-02 HOÁ ĐƠN TIỀN ĐIỆN GTGT (Liên 2: Giao khách hàng) Ký hiệu : AA/2008T Số : 233584 Cty TNHH MTV Điện lực HP Tháng 12 năm 2008 Điện lực : N.Quyền MST 0200340211-002 Địa chỉ: 75 Chu Văn An Sổ GCS NQQ49-019 Điện thoại : 0313213385 Tài khoản : 10201.0000216128 NHCT N.Quyền Tên và Địa chỉ khách hàng: Cty CP CNTT Ngô Quyền – 585 Lê Thánh Tông MSTKH: 0200158403-1 Mã KH: 000000220 Số C.tơ: 02097931 Chỉ số mới Chỉ số cũ Hệ số nhân Điện TT Đơn giá Thành tiền 6613,80 6419 3.500 681.800 1284 1223,20 3.500 212.800 2881,80 2791,20 3.500 317.100 Tháng 12 năm 2008 Tr. đó 317.100 445 141.109.500 Giám đốc 681.800 815 555.667.000 Nguyen Thanh Hung 212.800 1645 350.056.000 Cộng 1.211.700 1.046.832.500 Thuế GTGT :10% 104.638.250 Tổng tiền thanh toán 1.151.515.750 Số viết bằng chữ: Một tỷ một trăm năm mươi mốt triệu năm trăm mười năm nghìn bảy trăm năm mươi đồng Được phát hành theo công văn số 357/CT- Hc ngày 12/03/2008 của Cục Thuế hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 58
  59. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào các công tơ phụ lắp đặt tại đơn vị, đơn vị sẽ gửi giấy báo chỉ số điện lên phòng kế toán, kế toán lập bảng kê tiền điện tiêu thụ sau đó vào chứng từ ghi sổ CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN XƯỞNG KHU CÔNG NGHIỆP .* . GIẤY BÁO CHỈ SỐ ĐIỆN XƯỞNG KHU CÔNG NGHIỆP Kính gửi : Phòng tài chính kế toán Công ty Xưởng khu công nghiệp xin thông báo chỉ số tiêu thụ điện của phân xưởng 1000m3/h tháng 12/2008: Tháng Phân Chỉ số Chỉ số Chỉ số Đơn giá Thành tiền xưởng đầu cuối tiêu thụ (vnđ/kw) (vnđ) tháng tháng 12 1000m3/h 1.794.144 2.987.561 1.193.417 863 1.029.918.871 Cộng 1.193.417 1.029.918.871 BẢNG KÊ TIỀN ĐIỆN Tháng 12 năm 2008 Stt TÊN ĐƠN VỊ CHỈ SỐ TT ĐƠN GIÁ TIỀN ĐIỆN 1 Tiền điện khối văn 2.580 890 2.296.200 phòng 2 Tiền điện Cầu tàu 6.500T 482 1.810 872.420 3 Ụ tàu 20.000T 185 1.810 334.850 4 XN Bê tông và TBXD 372 1.810 673.320 5 Phân xưởng 500m3/h 14.664 863 12.736.839 6 Phân xưởng 1000m3/h 1.193.417 863 1.029.918.871 Cộng 1.211.700 1.046.832.500 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 59
  60. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:106 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Tiền điện khối văn phòng 642 331 2.296.200 Tiền điện Cầu tàu 6.500T 811 331 872.420 Tiền điện Ụ tàu 20.000T 811 331 334.850 Tiền điện XN Bê tông và TBXD 811 331 673.320 Tiền điện phân xưởng 500m3/h 627 331 12.736.839 Tiền điện phân xưởng 1000m3/h 627 331 1.029.918.871 Thuế GTGT 133 331 104.683.250 Cộng 1.151.515.750 Ngày 31 tháng 12 năm2008 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) *Chi phí ăn ca cho công nhân viên tại xưởng sản xuất khí công nghiệp Hàng tháng kế toán viết phiếu chi chi phí ăn ca của công nhân viên tại phân xưởng sau đó tiến hành ghi chứng từ ghi sổ Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 60
  61. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCNTT NGÔ QUYỀN Số 585 Lê thánh Tông-Hải Phòng Số phiếu: 971 Nợ: 627 : 6.440.000 Có: 1111 PHIẾU CHI Ngày lập:31/12/2008 Người nhận tiền: Nguyễn Phương Anh Địa chỉ: Xưởng sản xuất khu công nghiệp 1000m3/h Về khoản: thanh toán tiền ăn ca Số tiền: 6.440.000đồng Bằng chữ: sáu triệu bốn trăm bốn mươi bốn nghìn đồng Kèm theo: 0 chứng từ Ngày31 tháng12 năm2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nhận tiền (kí,họ tên,đóng dấu) (kí,họ tên) (kí,họ tên) (kí,họ tên) Thủ quỹ (kí,họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 61
  62. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:103 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Chi phí ăn ca cho công nhân tại phân 627 111 6.440.000 xưởng 1000m3/h Cộng 6.440.000 Ngày 31 tháng 12 năm2008 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) * Chi phí khác bao gồm chi phí thuê phiên dịch và chi phí trích trước dài hạn Chi phí trích trước dài hạn : là những chi phí đã thanh toán nhưng chưa sử dụng hết như: Quần áo bảo hộ lao động, tiền xăng dầu chạy máy Khi phân xưởng sử dụng thì kế toán mới trích vào tài khoản này Chi phí thuê phiên dịch tiếng Trung phục vụ cho quá trình sửa chữa bảo trì máy móc (dây truyền máy móc tại nhà máy 1000m3/h nhập khẩu từ Trung Quốc Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán chi phí thuê phiên dịch tiếng Trung kế toán viết phiếu chi sau đó lập chứng từ ghi sổ Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 62
  63. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN Kính gửi: ÔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY Tên tôi là: Bùi Kiên Cường Bộ phận công tác: Phòng hành chính Xin được thanh toán số tiền: 2.600.000 đồng TT Nội dung Số tiền Thuê phiên dich tiếng Trung 2.600.000 Cộng thanh toán 2.600.000 Bằng chữ: hai triệu sáu trăm nghìn đồng Kính đề nghị Ông Giám đốc Công ty thanh toán cho tôi số tiền trên. Xin chân trọng cảm ơn! Hải Phòng,ngày 15 tháng 12 năm 2008 GIÁM ĐỐC NGƯỜI LẬP CÔNG TY PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN PHÒNG TRƯỞNG Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 63
  64. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCNTT NGÔ QUYỀN Số 585 Lê thánh Tông-Hải Phòng Số phiếu: 900 Nợ: 627 : 2.600.000 Có: 1111 PHIẾU CHI Ngày lập:15/12/2008 Người nhận tiền: Bùi Kiên Cường Địa chỉ: Phòng hành chính Về khoản: thanh toán thuê phiên dịch tiếng Trung Số tiền: 2.600.000đồng Bằng chữ: hai triệu sáu trăm nghìn đồng Kèm theo: 0 chứng từ Ngày15 tháng12 năm2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nhận tiền Thủ quỹ (kí,họ tên,đóng dấu) (kí,họ tên) (kí,họ tên) (kí,họ tên) (kí,họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 64
  65. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:70 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Thuê phiên dịch tiếng Trung phục vụ 627 111 2.600.000 phân xưởng 1000m3/h Cộng 2.600.000 Ngày 31 tháng 12 năm2008 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng từ các chứng từ chi thực tế trong tháng dùng cho từng phân xưởng : Hoá đơn tiền điện. tiền nước Cuối quý kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 65
  66. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trích sổ cái TK627 phân xưởng 1000 CÔNG TY CPCNTT NGÔ QUYỀN Mẫu số S02c1-DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BỘ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu:627 Quý IV năm 2008 Đơn vị : đồng chứng từ ghi Ngày sổ số phát sinh tháng tk ghi sổ ngày số diễn giải đ/ư Nợ Có Tháng 12/2008 Chi phí thuê phiên dịch tiếng Trung tại 15/12 15/12 70 NM1000m3/h 111 2.600.000 Chi phí ăn ca cho công nhân tại phân 31/12 31/12 103 xưởng 1000m3/h 111 6.440.000 Thanh toán tiền 31/12 31/12 104 nước 112 3.773.575 Thanh toán tiền điện 31/12 31/12 106 NM1000m3/h 331 1.029.918.871 Xuất vật tư phục vụ sản xuất tại phân 31/12 31/12 128 xuởng 1000m3/h 153 16.663.050 Phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định- 31/12 31/12 132 phân xưởng 1000m3/h 214 941.318.960 Phân bổ chi phí trả trước quýIV phân 31/12 31/12 135 xưởng 1000m3/h 242 26.656.250 Kết chuyển chi phí sản xuất chung- 31/12 31/12 136 NM1000m3/h 154 4.082.441.350 Cộng 4.082.441.350 4.082.441.350 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 66
  67. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.4.4 Tập hợp chi phí sản xuất phân xưởng 1000m/h Bảng chi phí sản xuất Quý IV năm 2008 Đối tượng: Phân xưởng 1000m3/h Chi phí sản xuất Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Tổng chung 0 436.951.061 4.082.441.35 4.519.392.411 Trích chứng từ ghi sổ số 136 CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT Số:136 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Kết chuyển chi phí NCTT –PX1000m3/h 154 622 436.951.061 Kết chuyển chi phí SXC–PX1000m3/h 154 627 4.082.441.350 Cộng 4.519.392.411 Ngày 31 tháng 12 năm2008 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 67
  68. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.5.5 Chi phí sản xuất dở dang Sản phẩm O2 lỏng không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ 2.2.5.6 Tính giá thành sản phẩm oxy lỏng Doanh nghiệp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp ( giản đơn) Z = Dđk + C - Dck Z Zđv = Sht Chi phí sản xuất kinh doanh dd đầu kỳ = 0 Chi phí sản xuất kinh doanh dd cuối kỳ = 0 Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ = 4.519.392.411 đồng Trong quý IV xưởng sản xuất được 2.347.985 kg khí O2 lỏng Tổng giá thành 2.347.985 kg khí O2 lỏng = 0 + 4.519.392.411 – 0 = 4.519.392.411 đ Giá thành đơn vị: = 4.519.392.411 : 2.347.985 = 1.924,796042đ Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 68
  69. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Quý IV năm 2008 Sản phẩm khí công nghiệp sản xuất : 2.347.985 kg oxy lỏng Chi phí sx kinh Chi phí sx kinh Giá thành Khoản mục Chi phí sản xuất kinh Tổng giá thành Stt doanh DD doanh DD cuối đơn vị chi phí doanh PS trong kỳ (đ) (đ) đầu kỳ (đ) kỳ(đ) (đ/kg) I Chi phí sx chung 0 4.08.441.350 0 4.08.441.350 1.739 1 Khấu hao TSCĐ 941.318.960 941.318.960 401 2 Nước 12.459.346 12.459.346 5 3 Điện 3.032.597.894 3.032.597.894 1.292 4 Vật tư 30.853.800 30.853.800 13 5 Ăn ca 18.336.000 18.336.000 8 6 Dầu chạy máy oxy 17.619.100 17.619.100 8 7 Chi phí khác 29.256.250 29.256.250 12 II Chi phí nhân công 0 436.951.061 0 436.951.061 186 1 Tiền lương 403.946.169 403.946.169 172 2 BHXH,BHYT,KPCĐ 33.004.892 33.004.892 14 III Nguyên vật liệu trực tiếp 0 0 0 0 Tổng cộng 4.519.392.411 4.519.392.411 1.925 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 69
  70. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sau khi việc sản xuất sản phẩm nói chung và sản xuất oxy lỏng nói riêng được hoàn thành: * Nhập kho thành phẩm Kế toán định khoản: Nợ TK155 Có TK154 * Xuất thành phẩm bán cho các đơn vị khác: Nợ TK632 Có TK155 Đối với sản phẩm oxy lỏng còn là nguyên vật liệu xuất cho xưởng khí công nghiệp nạp chai: Nợ TK 621 Có TK 155 Nhập kho, xuất bán hay xuất nạp chai kế toán sử dụng đơn giá tạm tính. Cuối quý sau khi tính được giá thành cho từng sản phẩm và có bút toán điều chỉnh Nếu giá thực tế cao hơn giá hạch toán kế toán sẽ điều chỉnh tăng Nợ TK632 Nợ TK155 Có TK155 hoặc Có TK154 : Chênh lệch tăng Nếu giá thực tế thấp hơn giá hạch toán kế toán sẽ điều chỉnh giảm Nợ TK632 Nợ TK155 Có TK155 hoặc Có TK154 : Chênh lệch giảm Ví dụ: Trong quý IV phát sinh các nghiệp vụ nhập kho thành phẩm oxy lỏng, kế toán sử dụng giá hạch toán (giá tạm tính) là 2.500 đ/kg - Tháng 10 nhập kho 804.105kg - Tháng 11 nhập kho 688.885kg - Tháng 12 nhập kho 852.985kg Nhập oxy quý IV (theo giá hạch toán) = (804.105+688.885+852.985)*2500 = 5.864.937.500 Nợ TK155 : 5.864.937.500 Có TK154 : 5.864.937.500 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 70
  71. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cuối kì sau khi tính được giá thành thực tế của oxy là 1.925 đ/kg Nhập nitơ quý IV( theo giá thực tế) = (804.105+688.885+852.985)*1925 = 4.515.523.571 Kế toán tiến hành điều chỉnh giảm (điều chỉnh theo số lượng nhập quý) Nợ TK155 : (1.349.413.929) Có TK154 : (1.349.413.929) Trích bảng kê giá thành thực tế sản phẩm oxy lỏng BẢNG KÊ GIÁ THÀNH THỰC TẾ SẢN PHẨM OXY LỎNG Quý IV năm 2008 Nội dung Đvt Số Nhập trong kỳ lượng Giá HT Giá TT NHẬP TRONG KỲ Tháng 10 Nhập kho sản phẩm oxy lỏng Kg 804.105 2.010.262.500 1.547.738.182 Tháng 11 Nhập kho sản phẩm oxy lỏng Kg 688.885 1.722.212.500 1.325.963.173 Tháng 12 Nhập kho thành phẩm oxy Kg 852.985 2.132.462.500 1.641.822.216 lỏng Cộng 5.864.937.500 4.515.523.571 CHÊNH LỆCH (1.349.413.929) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 71
  72. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.6 Sản phẩm oxy lỏng nạp chai Phân xưởng 500m3/h tiến hành nạp chai các sản phẩm như oxy lỏng sản xuất từ phân xưởng 1000m3/h và CO2 lỏng nhập của các đơn vị khác Sau đây em xin trình bày kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm oxy lỏng nạp chai 2.2.6.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm oxy lỏng nạp chai là oxy lỏng Trong tháng Công ty xuất kho lượng oxy lỏng cho xưởng sản xuất tiến hành nạp chai kế toán hạch toán giá xuất kho nguyên vật liệu theo giá tạm tính. Đến cuối quý sau khi đã tính được giá thành thực tế của oxy lỏng kế toán tiến hành điều chỉnh giá xuất nguyên vật liệu cho cả quý( không điều chỉnh cho từng quý) Nếu giá thực tế cao hơn giá hạch toán kế toán sẽ điều chỉnh tăng Nợ TK621 Nợ TK155 Có TK155 hoặc Có TK154 : Chênh lệch tăng Nếu giá thực tế thấp hơn giá hạch toán kế toán sẽ điều chỉnh giảm Nợ TK621 Nợ TK155 Có TK155 hoặc Có TK154 Ví dụ: Tháng 12 Công ty xuất kho 172.576 kg oxy lỏng cho xưởng sản xuất khí công nghiệp đóng chai. Kế toán ghi đơn giá tạm tính là 2.500đ/kg Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 72
  73. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mấu số:02-VT PHIẾU XUẤT KHO Theo QĐ:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 Ngày30 tháng12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nợ TK621 Số:17 Có TK155 Họ,tên người nhận hàng: Hoàng Mạnh Xuân Địa chỉ (bộ phận) : Xưởng sản xuất khí công nghiệp Lý do xuất: Đóng chai để bán Xuất tại kho(ngăn lô): 31 Địa điểm: Số Tên,nhãn hiệu,quy cách, mã ĐV Số lượng Đơn Thành tiền tt phẩm chất vật tư, dụng số T Yêu Thực giá cụ, sản phẩm, hàng hoá cầu xuất Oxy lỏng kg 172.576 2.500 431.440.000 (phân xưởng1000m3/h) Cộng 172.576 431.440.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn trăm ba mươi mốt triệu bốn trăm bốn mươi bốn mươi nghìn đồng Số chứng từ kèm theo: Ngày30 tháng12năm2008. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 73
  74. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCN TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN PHÒNG TCKT Số:94 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 12 năm 2008 Đơn vị: đồng Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản số tiền chú Nợ Có Xuất oxy lỏng cho xưởng sản xuất đóng 621 155 431.440.000 chai để bán Cộng 431.440.000 Ngày 30 tháng 12 năm2008 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 74
  75. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CPCNTT NGÔ QUYỀN Mẫu số S02c1-DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BỘ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu:621 Quý IV năm 2008 Đơn vị : đồng Ngày Chứng từ Số phát sinh tháng Tk ghi sổ Ngày Số Diễn giải đ/ư Nợ Có Tháng 10/2008 Xuất Oxy lỏng cho 30/10 30/10 Ct79 xưởng KCN đóng chai 155 383.425.000 Tháng 11/2008 Xuất O2 lỏng cho xưởng 27/11 27/11 Ct87 đóng chai 155 434.800.000 Tháng 12/2008 Xuất Oxy lỏng cho 30/12 30/12 Ct94 xưởng KCN đóng chai 155 431.440.000 31/12 31/12 Ct136 Kết chuyển CPNVLTT 154 1.221.483.828 Cộng phát sinh 1.221.483.828 1.221.483.828 Dư cuối kì 2.2.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của phân xưởng 500m 3/h cũng được tính tương tự như phân xưởng 1000m 3/h. Phân xưởng 500m3/h có 2 loại sản phẩm là oxy và CO2 tại Sổ cái tài khoản 622 tập hợp cho cả phân xưởng 500, tại thẻ tính giá thành sản phẩm kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo công thức sau: Chi phí sản phẩm i = Tổng chi phí x tỷ lệ phân bổ Số lượng sản phẩn i sản xuất ra Tỷ lệ phân bổ của trong kỳ = sản phẩm i Tổng số sản phẩm sản xuất được trong kỳ Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 75
  76. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trích sổ cái tài khoản 622 chi phí nhân công tại phân xưởng 500m3h CÔNG TY CPCNTT NGÔ QUYỀN Mẫu số S02c1-DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BỘ trưởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) Quý IV năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu:622 Đơn vị : đồng Ngày chứng từ số phát sinh tháng ghi sổ ngày số diễn giải tkđ/ư Nợ Có Tháng 12/2008 Phân bổ tiền lương quý 31/12 Ct107 IV-PX500m3/h 334 127.989.902 Trích 2% thu nhập vào 31/12 Ct108 KPC Đ- PX500m3/h 338 2.559.798 Trích 17% LCB đóng BHXH, BHYT quý IV- 31/12 Ct109 PX500m3/h 338 9.749.160 Kết chuyển CPNC- 31/12 Ct136 PX500m3/h 154 140.298.860 Cộng 140.298.860 140.298.860 Tổng chi phí tại phân xưởng 500m3/h là 140.298.860 đồng Trong quý IV xưởng sản xuất được 65.997 chai trong đó 62.333 chai oxy lỏng Chi phí nhân công của oxy lỏng nạp chai: = 140.298.860 x ( 62.333: 65.997) =132.509.793 2.2.6.3 Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng 500m3/h bao gồm: Khấu hao TSCĐ Tiền nước, tiền điện Chi phí vật tư Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 76
  77. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tiền ăn ca của công nhân phân xưởng Chi phí dài hạn Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng 500 cũng được hạch toán tương tự như phân xưởng 1000. Chi phí sản xuất chung cũng được phân bổ cho từng sản phẩm theo công thức như phân bổ chi phí nhân công Trích sổ cái Tài khoản 627 nhà máy 500m3/h CÔNG TY CPCNTT NGÔ QUYỀN Mẫu số S02c1-DN (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BỘ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu:627 Quý IV năm 2008 Đơn vị : đồng Ngày chứng từ ghi sổ số phát sinh tháng tk ghi sổ ngày số diễn giải đ/ư Nợ Có Tháng 12/2008 3/12 3/12 37 Tạm ứng chi phí mua vật tư 141 2.750.000 Chi phí ăn ca cho công nhân tại phân xưởng 31/12 31/12 103 500m3/h 111 2.790.000 31/12 31/12 104 Thanh toán tiền nước 112 3.773.574 Thanh toán tiền điện 31/12 31/12 106 PX500m3/h 331 12.736.839 Phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định-phân xưởng 31/12 31/12 132 500m3/h 214 562.176.256 Phân bổ chi phí trả trước 31/12 31/12 135 quýIV phân xưởng 500m3/h 242 180.828.393 Kết chuyển chi phí sản xuất 31/12 31/12 136 chung-PX500m3/h 154 810.216.079 Cộng 810.216.079 810.216.079 Chi phí sản xuất chung của oxy lỏng nạp chai : = 810.216.079 x (62.333 : 65.997) = 765.234.766 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 77
  78. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.6.4 Tập hợp chi phí sản xuất phân xưởng 500m/h Công ty sử dụng TK 154 (chi phí sản xuất dở dang) để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ Bảng chi phí sản xuất Quý IV năm 2008 Đối tượng: Phân xưởng 500m3/h Chi phí sản xuất Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Tổng chung 1.221.483.828 140.298.860 810.216.079 2.171.998.767 Bảng tổng hợp chi phí các phân xưởng Quý IV năm 2008 TT Phân CPNVLTT CPNCTT CPSXC Cộng xưởng 1 500m3/h 1.221.483.828 140.298.860 810.216.079 2.171.998.767 2 1000m3/h 0 436.951.061 4.082.441.350 4.519.392.411 Cộng 1.221.483.828 577.249.921 4.892.657.429 6.691.391.178 Sinh viên: Nguyễn Thị Phú Hải - Lớp QT903K 78