Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố - Ngô Thị Thắm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố - Ngô Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_ph.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố - Ngô Thị Thắm
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Ngô Thị Thắm Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu HẢI PHÕNG - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LAN PHỐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Ngô Thị Thắm Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu HẢI PHÕNG - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Ngô Thị Thắm Mã SV: 120269 Lớp: QT1206K Ngành: Kế toán kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố.
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Nghiên cứu lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp. - Mô tả, phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Lan Phố. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Lan Phố. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Số liệu về sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Lan Phố trong 2 năm gần đây. - Số liệu về thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phấm tại công ty TNHH Lan Phố. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty TNHH Lan Phố
- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: ThS.Nguyễn Thị Thu Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 02 tháng 04 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 07 tháng 07 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Ngô Thị Thắm Nguyễn Thị Thu Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: - Chăm chỉ, chịu khó - Khiêm tốn, cầu thị -Hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng tiến độ làm khóa luận tốt nghiệp 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): Khóa luận tốt nghiệp trình bày trong 87 trang bao gồm cả bảng biểu, kết cấu hợp lý, logic, phù hợp với quy mô khóa luận tốt nghiệp cấp cử nhân. Chương 1: Tác giả trình bày những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nội dung lý luận cơ bản, chọn lọc, đầy đủ. Chương 2: Tác giả khảo sát công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố. Tác giả khảo sát một cách có hệ thống từ khâu tổ chức chứng từ, vận dụng tài khoản kế toán theo trình tự thao tác trên phần mềm kế toán ITSOFT-ERP với hệ thống sổ sách được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung. Số liệu khảo sát rõ ràng, chi tiết, cụ thể và sâu sắc đã làm rõ quy trình kế toán tại Công ty. Chương 3: Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế, tác giả đã đưa ra một số biện pháp hoàn thiện trong việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Các biện pháp đề xuất có cơ sở và căn cứ khoa học. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): 10,0 đ (Mười điểm) Hải Phòng, ngày 02 tháng 07 năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : NGÔ THỊ THẮM Ngày sinh : 05/10/1989 Lớp : QT1206K Ngành : Kế toán – Kiểm toán Khóa : 12 Thực tập tại : Công ty TNHH Lan Phố Từ ngày : 30/01/2012 đến ngày 10/03/2012 1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật : Sinh viên Ngô Thị Thắm trong quá trình thực tập tại công ty chịu khó học hỏi chuyên môn nghiệp vụ, ngoan ngoãn, lễ phép, chấp hành tốt nội quy, quy chế của Công ty 2. Về những công việc đƣợc giao : Luôn hoàn thành tốt các công việc được giao, sáng tạo trong công việc. 3. Kết quả đạt đƣợc : Sinh viên Ngô Thị Thắm trong suốt thời gian thực tập, đã cần cù chăm chỉ, vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường để áp dụng vào công việc thực tế tại doanh nghiệp, và đã đạt được kết quả tốt. ,ngày tháng năm 2012 Xác nhận của lãnh đạo cơ sở thực tập Cán bộ hƣớng dẫn thực tập của cơ sở (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên) HD02-B09
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 2. NVL: Nguyên vật liệu 3. CCDC: Công cụ dụng cụ 4. TSCĐ: Tài sản cố định 5. CPSX: Chi phí sản xuất 6. TK: Tài khoản 7. BHXH: Bảo hiểm xã hội 8. BHYT: Bảo hiểm y tế 9. BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp 10. KPCĐ: Kinh phí công đoàn 11. CP SCL: Chi phí sửa chữa lớn 12. CP DV: Chi phí dịch vụ 13. CP NVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14. CP NCTT: Chi phí nhân công trực tiếp 15. CP SXC: Chi phí sản xuất chung 16. HĐGTGT: Hóa đơn giá trị gia tăng 17. PXK: Phiếu xuất kho 18. SPDD: Sản phẩm dở dang 19. SXDD: Sản xuất dở dang 20. KC: Kết chuyển
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3 1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 3 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 3 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 3 1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 6 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 6 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 6 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 7 1.1.4. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 8 1.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 9 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 9 1.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 10 1.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 10 1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành. 11 1.2.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. 11 1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 12 1.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 12 1.2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 13 1.2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 15 1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp. 18 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc theo chi phí NVL trực tiếp. 19
- 1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 19 1.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. 20 1.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 20 1.4.1. Kỳ tính giá thành. 20 1.4.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. 20 1.5. Tổ chức sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 22 1.5.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. 23 1.5.1.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung 23 1.5.1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 23 1.5.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Sổ cái. 25 1.5.2.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký -Sổ cái 25 1.5.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký -Sổ cái 26 1.5.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ. 27 1.5.3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 27 1.5.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 27 1.5.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - chứng từ. 28 1.5.4.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ 28 1.5.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ 28 1.5.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính 29 1.5.5.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính 29 1.5.5.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LAN PHỐ 30 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty . 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty . 30 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . 31
- 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 34 2.1.4. Đặc điểm Công tác tổ chứckế toán của Công ty . 36 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố 39 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm 39 2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 39 2.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 40 2.2.1.3. Đối tượng và kỳ tính giá thành 40 2.2.1.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 40 2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41 2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 49 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 58 2.2.6. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty TNHH Lan Phố 72 2.2.7. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố. 73 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LAN PHỐ 75 3.1. Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Lan Phố. 75 3.1.1. Ưu điểm. 76 3.1.2. Một số hạn chế. 78 3.1.2.1. Về việc thống nhất mẫu sổ kế toán theo chế độ kế toán Công ty đang áp dụng 78 3.1.2.2. Về công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 78 3.1.2.4. Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 79 3.1.2.5. Về việc trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 79 3.2. Biện pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố. 79 3.2.1. Thống nhất mẫu sổ kể toán theo chế độ kế toán Công ty áp dụng. 79
- 3.2.2. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 80 3.2.3. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 81 3.2.4. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 84 3.2.5. Trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định 84 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng rõ rệt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên khẳng định vị trí của mình cần phải năng động trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt cần làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho doanh nghiệp, nó là tiền đề đảm bảo cho sự tồn tại, củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Để làm tốt công việc này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định và đúng phương pháp để từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình, nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Do đó việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm nói riêng là một nhu cầu cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng này, sau thời gian học tập tại trường , và thực tập tại Công ty TNHH Lan Phố, với sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Thu, cùng các anh chị phòng kế toán trong Công ty, em đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và chọn đề tài tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố‖. 2. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng những cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào việc nghiên cứu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nói chung SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 1
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP và Công ty TNHH Lan Phố nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Sử dụng tổng hợp các phương pháp quan sát, điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích. - Kỹ thuật trình bày: kết hợp giữa mô tả và phân tích, giữa luận giải với bảng biểu. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương: - Chƣơng 1: Lý luận chung về công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Chƣơng 2: Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố. - Chƣơng 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng kế toán và dưới sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, em đã nắm được phần nào tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Tuy nhiên, do trình độ lý luận và thời gian hoàn thành đề tài còn hạn chế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em mong muốn nhận sự đóng góp ý kiến để bài viết của em cũng như công tác hạch toán chi phí và tính giá thành ở Công ty được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 2
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp tiêu dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩm nhất định. Trong quá trình đó có sự phát sinh thường xuyên, liên tục của các khoản chi phí nhằm tạo ra sản phẩm. Trên phương diện này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được hiểu là: Toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản khác nhau như: chi phí về NVL, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ và các chi phí khác bằng tiền 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại có nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình sản xuất kinh doanh khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. * Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí ( nội dung kinh tế của chi phí) Theo cách phân loại này, những chi phí có cùng một nội dung kinh tế được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và mục đích tác dụng của chi phí đó như thế nào, bao gồm: SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 3
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Chi phí NVL: bao gồm toàn bộ chi phí về NVL chính kể cả nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, phu tùng thay thế, công cụ dụng cụ, nhiên liệu sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí nhân công: Phản ánh tổng số tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh toàn bộ số khấu hao phải tích trong kỳ của tất cả các TSCĐ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ không phân biệt TSCĐ dùng cho quản lý và TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ như chi phí điện, nước - Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố tiêu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng rất lớn trong việc quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí làm cơ sở cho việc lập, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, lao động, tiền vốn. Tuy nhiên cách phân loại này có nhược điểm là trong thực tế, có những khoản mục chi trực tiếp theo từng yếu tố nhưng các yếu tố đó không được tính trực tiếp vào giá thành thực tế của từng sản phẩm do đó không thể xác định được giá bán phù hợp. * Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có cùng công dụng kinh tế được sắp xếp vào cùng khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó như thế nào. Chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau: - Chi phí NVL trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp có SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 4
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tính chất lương và các khoản trước theo lương của cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sản xuất phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm nhưng không được tính cho một đối tượng cụ thể và phát sinh trong phạm vi các phân xưởng như tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương quy định, khấu hao máy móc thiết bị, dịch vụ mua ngoài. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. * Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tƣợng chịu chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành. - Chi phí trực tiếp, là chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng. - Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Cách phân loại này có ý nghĩa thuần tuý đối với kỹ thuật hạch toán, trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ thì phải lựa chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp. Ngoài các cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại thành chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường Mối cách phân loại đều có vai trò, vị trí riêng trong công tác quản trị chi phí trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và điều tiết chi phí. Do đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một hình thức phân loại chi phí sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 5
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nó vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Một số cách phân loại : * Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm để tính giá thành Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia thành 3 loại: - Giá thành thực tế: Là một loại giá thành được tính theo sản lượng thực tế hoàn thành. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp sau khi sản phẩm hoàn thành. Giá thành thực tế phản ánh tình hình phấn đấu của doanh nghiệp trong quá trình quản lý và sử dụng vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp. - Giá thành kế hoạch: Là một loại giá thành được tính trên cơ sở chi phí kế hoạch tính theo sản lượng kế hoạch. Đây là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp được bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp lập trước khi quá trình sản xuất sản phẩm được bắt đầu, là căn cứ để phân tích, so sánh tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Là một loại giá thành được tính toán trên cơ sở định mức chi phí hiện hành cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi quá trình sản xuất sản phẩm tiến hành. Giá thành định mức là cơ sở để xem xét doanh nghiệp có tiết kiệm hay lãng phí các loại tài sản vật tư tiền vốn hay không. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 6
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định nguyên nhân vượt (hụt) định mức một phần trong kỳ hạch toán. * Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí trong giá thành Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành 2 loại: - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là giá thành bao gồm các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm. Là cơ sở để tính lợi nhuận gộp. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ hoặc giá thành đầy đủ): Là giá chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất thể hiện ở chỗ đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Nhưng chúng khác nhau về lượng chi phí sản xuất và giá thành có thể khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang tức là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Như vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phí sản xuất là cơ sở hình thành nên giá thành sản phẩm. Đứng trên góc độ của quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức sau: SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 7
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Việc phân biệt trên giúp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra, qua mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành, ta thấy để hạ thấp được giá thành sản phẩm thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí, mặt khác phải có biện pháp quản lý sử dụng chi phí hợp lý, nâng cao năng suất lao động tăng cường hiệu quả sản xuất sản phẩm. 1.1.4. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong quản trị doanh nghiệp, chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì đó là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, xuất phát từ mối quan hệ mật thiết giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm nên yêu cầu cần thiết khách quan đặt ra là doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến việc quản lý chi phí sản xuất cũng như tính giá thành sản phẩm. Bởi vì tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với việc tạo lợi thế trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và làm tăng lợi nhuận của đơn vị. Vì vậy, đối với chi phí sản xuất, doanh nghiệp phải lập ra các dự toán về chi phí, đưa ra các định mức rõ ràng cho các yếu tố chi phí. Tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất để xác định các chỉ tiêu về kế hoạch. Đồng thời theo dõi chặt chẽ chi phí phát sinh thông qua hệ thống sổ sách của doanh nghiệp. Các khoản mục chi phí phải được tập hợp và theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán và phải được phản ánh trên sổ chi tiết tính giá thành của đơn vị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, phát hiện những lãng phí, sai phạm để kịp thời xử lý. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 8
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tóm lại, Quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm phải nắm được nguồn gốc phát sinh chi phí, nội dung, tính chất của từng khoản mục chi phí, các định mức chi phí tại doanh nghiệp, các nguyên nhân dẫn đến tăng giảm chi phí tại doanh nghiệp, các nguyên nhân dẫn đến tăng giảm chi phí cũng như tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. 1.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau: - Trước hết cần nhận thức đúng đắn vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương án phù hợp. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 9
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Trên cơ sở mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành để tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp - Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp có sự phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng phần hành kế toán. - Tổ chức chứng từ ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đáp ứng được yêu cầu thu thập - xử lý- hệ thống hoá thông tin về chi phí và giá thành của doanh nghiệp. - Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí và giá thành của bộ phận có liên quan và bộ phận chi phí và giá thành. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được quyết định một cách nhanh chóng, kịp thời, phù hợp quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 1.2.2. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm. 1.2.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ khác. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần biết được chi phí phát sinh đó ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào Vì vậy, kế toán cần xác định được chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ theo một phạm vi, giới hạn nhất định. Đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng cho việc kiểm tra chi phí và tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, đội, trại sản xuất, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ ) và nơi gánh chịu chi phí (sản phẩm, công việc, lao vụ, bộ phận hoặc chi tiết sản phẩm). SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 10
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết ., là cơ sở quan trọng để kiểm tra, kiểm soát chi phí. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận và cung cấp số liệu cho việc tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm. 1.2.2.2. Đối tƣợng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.2.2.3. Mối quan hệ giữa đối tƣợng tập hợp chi phí và đối tƣợng tính giá thành. Qua phân tích hai khái niệm trên cho thấy: Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất, đều là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy vậy, giữa hai khái niệm cũng có những điểm khác nhau nhất định. - Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 11
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. - Trong thực tế, có những trường hợp một đối tượng kế toán chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại. 1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 1.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí NVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan để xác định giá vốn của số nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm (theo phương pháp tính giá vốn nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã lựa chọn). Trên cơ sở đó kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất cũng như từng đối tượng sử dụng trong doanh nghiệp, công việc này thường được thực hiện trong ―Bảng phân bổ nguyên vật liệu‖. * Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, giấy đề nghị lĩnh vật tư, bảng tổng hợp vật tư thực lĩnh * Tài khoản sử dụng. Để kế toán chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Tài khoản này không có số dư. Tài khoản này có thể được mở chi tiết cho từng đối tượng sử dụng như phân xưởng1, phân xưởng 2 hoặc chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí như từng loại sản phẩm (sản phẩm A, sản phẩm B ) * Trình tự kế toán tập hợp chi phí NVLTT Tùy thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng mà có trình tự kế toán riêng. Về cơ bản trình tự tập hợp chi phí NVLTT được khái quát như sau: SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 12
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.1: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên) TK152 TK 621 TK152 Xuất VL dùng trực tiếp cho SXSP Giá trị NVL không dùng hết TK111, 112, 141, 331 TK 154 Mua về sử dụng luôn Cuối kỳ kết chuyển để tính giá thành TK 632 CP NVL vượt mức bình thường Sơ đồ 1.2: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ ) TK 152 TK 611 TK 152 Kết chuyển đầu kỳ K/C cuối kỳ TK 111,112,331 TK 621 TK 631 Mua vào Giá trị NVL xuất dùng Cuối kỳ kết chuyển cho sản xuất CPNVL vào Z 1.2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. * Nội dung chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích, BHXH, BHYT, BHTN, SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 13
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp trả lương theo khoán sản phẩm hay thời gian. Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. Trên cơ sở đó, các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp được tính toán căn cứ vào số tiền lương công nhân sản xuất của từng đối tượng và tỷ lệ trích quy định theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ. Theo quy định của Công văn số 1540/BHXH – PT ban hành ngày 25/12/2009 của BHXH Việt Nam quy định mức đóng bảo hiểm hàng tháng là 28.5%. Trong đó BHXH: 22% (người sử dụng lao động đóng 16%, người lao động đóng 6%), BHYT: 4.5% (người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1.5%), BHTN: 2% (người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1%) và trích 2% KPCĐ trên lương thực tế, tổng mức trích là 30.5%. Tuy nhiên, theo quyết định số 1111/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam quy định mức trích bảo hiểm hàng tháng là 30.5% áp dụng từ ngày 01/01/2012. Trong đó BHXH: 24% (người sử dụng lao động đóng 17%, người lao động đóng 7%), BHYT: 4.5% (người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1.5%),BHTN: 2% (người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1%) và trích 2% KPCĐ trên lương thực tế, tổng mức trích là 32.5%. * Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương *Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622-Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này không có số dư. Tài khoản này có thể được mở trực tiếp cho từng đối tượng chi phí như: Chi tiết cho từng phân xưởng hoặc chi tiết cho từng sản phẩm. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 14
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Trình tự kế toán CPNCTT Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng, thực hiện kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí NCTT TK 622 TK 154, TK334 631 Tiền lương và phụ cấp Kết chuyển CP NCTT lương phải trả vào tài khoản tính giá thành TK 338 Các khoản trích về BHXH TK 632 BHYT, KPCĐ và BHTN TK 335 CP nhân công vượt mức Trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép 1.2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. * Nội dung chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: là khoản phải trả cho nhân viên phân xưởng, bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính cho nhân viên phân xưởng, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng phân xưởng. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 15
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như công tắc hành trình, dây thăm nhiệt, van hơi - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất, như khấu hao của máy móc thiết bị, khấu hao của nhà xưởng, phương tiện vận tải - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí mua ngoài để phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng như chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí điện, nước, thuê sửa chữa . - Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi tiếp khách, hội nghị ở phân xưởng. Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phân xưởng theo những tiêu thức phân bổ hợp lý. Tổng tiêu thức phân bổ cho Mức chi phí từng đối tượng sản xuất chung Tổng chi phí sản phân bổ cho = X xuất chung cần phân từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất bổ cả các đối tượng * Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương, bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu chi *Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng TK627- Chi phí sản xuất chung để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. TK627 không có số dư cuối kỳ và được mở 06 tài khoản cấp 2 để tập hợp SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 16
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP theo các yếu tố chi phí : - 6271 : chi phí về nhân viên phân xưởng. - 6272 : chi phí về vật liệu. - 6273 : chi phí dụng cụ sản xuất. - 6274 : chi phí khấu hao TSCĐ. - 6277 : chi phí dịch vụ mua ngoài. - 6278 : chi phí khác bằng tiền * Trình tự kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc phát sinh chi phí sản xuất chung từ đó tập hợp chi phí và kết chuyển tính giá thành được thể hiện thông qua sơ đồ sau: SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 17
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí sản xuất chung. TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 138 Lương nhân viên quản lý Các khoản giảmCP SXC và các khoản trích theo lương TK 152, 153, 141, (611) TK 154, 631 Xuất kho NVL, CCDC Kết chuyển CP SXC TK214 TK 632 Chi phí khấu hao TSCĐ CP NVLTT,NC TT,SXC TK 335 vượt định mức Trích trước CP SCL TSCĐ, lương CN nghỉ phép, lãi vay TK111,112,331 CP DV mua ngoài TK133 1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến các sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vì vậy để xác định được chi phí sản xuất trong kỳ tính cho sản phẩm hoàn thành làm căn cứ tính giá thành, kế toán phải xác định chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công việc này gọi là đánh giá sản phẩm dở dang. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 18
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Để đánh giá được sản phẩm dở dang, kế toán cần phải xác định được khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà sản phẩm cuối kỳ được đánh giá theo một trong các phương pháp sau: 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc theo chi phí NVL trực tiếp. Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính, còn các chi phí sản xuất khác tính hết cho thành phẩm trong kỳ. Vì vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính bằng công thức sau: Giá trị sản phẩm Chi phí NVL Giá trị + Số lượng dở dang đầu kỳ chính (trực tiếp) sản phẩm sản phẩm X dở dang cuối = dở dang kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở cuối kỳ + hoàn thành dang cuối kỳ 1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí theo mức độ chế biến hoàn thành. Vì vậy phải căn cứ kết quả chế biến sản phẩm dở dang, xác định mức độ chế biến của sản phẩm dở dang để quy đổi ra khối lượng hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc sau: Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở Mức độ hoàn thành tương đương = dang cuối kỳ X Sau đó tính toán các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: - Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ như CPNVLTT thì chi phí tính cho sản phẩm dở xác định theo công thức đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 19
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất, chế biến như chi phí NCTT thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Giá trị sản phẩm Chi phí phát sinh Giá trị dở dang đầu kỳ + trong kỳ Số lượng sản phẩm sản phẩm dở dang cuối = X tương đương kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm + hoàn thành tương đương 1.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. - Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống định mức và dự toán chi phí cho loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. - Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đ• kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn. Sau đó, tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. 1.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 1.4.1. Kỳ tính giá thành. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tính giá thành sản phẩm theo tháng hoặc theo quý. Đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm làm ra kéo dài rất nhiều năm như các Công ty xây dựng thì kỳ tính giá thành có thể theo năm hay theo thời gian mà sản phẩm hoàn thành. 1.4.2. Các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo các khoản mục giá thành. Tuỳ vào đặc điểm của doanh nghiệp mà áp dụng theo các phương pháp tính giá thành SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 20
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP khác nhau. Cụ thể: * Phƣơng pháp trực tiếp (phƣơng pháp giản đơn). Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ ). Theo phương pháp này, căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng khoản mục chi phí và căn cứ vào giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ để kế toán tính ra tổng giá thành của sản phẩm trong kỳ. Công thức tính tổng giá thành sản phẩm : Tổng giá thành sản phẩm Giá trị sản phẩm Chi phí sản Giá trị sản phẩm = + - hoàn thành dở dang đầu kỳ xuất trong kỳ dở dang cuối kỳ Khi đó giá thành đơn vị được tính như sau: Tổng giá thành Giá thành đơn vị = Số lượng sản phẩm hoàn thành * Phƣơng pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng). Áp dụng trong các doanh nghiệp thực hiện tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là sản phẩm, loạt sản phẩm, công việc theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, loạt sản phẩm và đơn vị sản phẩm trong từng loạt, công việc của từng đơn đặt hàng, từng công việc. Khi bắt đầu sản xuất kế toán giá thành mở cho mỗi nhóm sản phẩm một thẻ giá thành. Và hàng tháng, quý căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được theo nhóm sản phẩmtrong sổ kế toán chi tiết ghi sang thẻ tính giá thành liên quan. Khi nhận phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, kế toán chỉ cần cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được ở thẻ tính giá thành sẽ tính được giá thành của từng đơn đặt hàng. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 21
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm theo giá thành định mức. Áp dụng cho tất cả loại hình sản xuất khác nhau với điều kiện các chi phí sản xuất đã có định mức hợp lý. - Tính giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. - Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức. Số thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ - Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức. Thoát ly định mức = Chi phí thực tế - Chi phí định mức Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế sản phẩm bằng cách: Giá thành Giá thành Chênh lệch chênh lêch so với thực tế = định mức + do + định mức sản phẩm sản phẩm thay đổi định mức bình thường Ngoài 3 phương pháp tính giá thành chủ yếu trên, tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức khác nhau mà các doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp tính giá thành khác như: * Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ. * Phương pháp tính giá thành theo hệ số. * Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ. * Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. * Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. 1.5. Tổ chức sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Để tiến hành ghi chép sổ sách và xác định giá trị vật liệu nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tại doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán. Theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006, các Doanh nghiệp sử dụng một trong các hình thức kế toán sau: Hình thức Nhật kí chung. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 22
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hình thức Nhật kí - sổ cái. Hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức Nhật kí - chứng từ. Hình thức Kế toán trên máy vi tính. 1.5.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. 1.5.1.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt. - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.5.1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, ấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 23
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (Hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 24
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: Chứng từ kế toán (HĐGTGT, PXK ) Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 621, 622, TK 621, 622, 627, 154 627,154 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu: 1.5.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Sổ cái. 1.5.2.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký -Sổ cái Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký –Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký – Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 25
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.5.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký -Sổ cái Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần nhật ký và phần sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập ) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng Sổ Nhật ký – Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào sổ phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ cái. Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tổng số tiền của cột ―Phát sinh‖ ở phần Nhật ký bằng Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản bằng Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản. - Tổng số dư Nợ các tài khoản bằng tổng số dư Có các tài khoản. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoa sổ của các đối tượng lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký – Sổ cái. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 26
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Số liệu trên Nhật ký –Sổ cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. 1.5.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ. 1.5.3.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là ―Chứng từ ghi sổ‖. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kém, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.5.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 27
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bảng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 1.5.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - chứng từ. 1.5.4.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. 1.5.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có kiên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Đối với Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 28
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký -Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó để lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số sổ chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. 1.5.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính. 1.5.5.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mền kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiêt kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. 1.5.5.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được cập nhật trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 29
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LAN PHỐ 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty . 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty . Công ty TNHH Lan Phố - Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Lan Phố - Địa điểm: Thôn Bắc – Xã Lưu Kiếm- Huyện Thuỷ Nguyên- TP Hải Phòng. - Điện thoại: 0313.915.277 - Fax: 0313.915.955 - Giám đốc Công ty : Lê Thị Phố - Mã số thuế: 0200738041 - Giấy CNĐKKD số: 0200738041 Quyết định thành lập Công ty . Công ty TNHH Lan Phố được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200738041 cấp ngày 24 tháng 04 năm 2007 Vốn điều lệ: 72.000.000.000 đồng (Bảy mươi hai tỷ đồng chẵn) Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất vật liệu từ đất sét, sản xuất sản phẩm nhựa từ plastic, sản xuất sợi, đồ gỗ xây dựng. - Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng công trình giao thông, công trình điện chiếu sáng, viễn thông; phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng. - Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp-thoát nước,lò sưởi và điều hoà không khí. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 30
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Bán buôn, bán lẻ than đá và các nhiên liệu rắn khác; bán buôn, bán lẻ gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; bán lẻ than nhiên liệu dùng trong gia đình và các cửa hàng chuyên doanh. - Kinh doanh, vận tải hàng hóa bằng thủy bộ, vận tải hàng hoá thuỷ nội địa - Kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Các giai đoạn phát triển của Công ty Công ty TNHH Lan Phố là một Công ty mới,được thành lập vào ngày 24/04/2007 theo giấy phép số 0200738041 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp và chính thức đi vào hoạt động tháng 5/2007. Ban đầu trụ sở Công ty đặt tại Thôn 5 - xã Tân Dương - huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng. Ngày 12/05/2009 Công ty chuyển trụ sở về thôn Bắc – xã Lưu Kiếm – huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng để thuận tiện cho công tác quản lý vì đây là nơi đặt toàn bộ nhà xưởng, máy móc, thiết bị của Công ty. Tuy là một doanh nghiệp mới được thành lập nhưng Công ty có một hệ thống nhà xưởng máy móc hiện đại, các cấp quản lý có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo có bài bản, chính quy, tiếp thu nhanh những kiến thức mới, các sản phẩm của Công ty ngày càng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, khu vực và thế giới. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Công ty TNHH Lan Phố là một đơn vị sản xuất các sản phẩm gạch nung tuynel. Vì vậy để sản xuất các loại sản phẩm trên Công ty đã bố trí cơ cấu dây truyền hợp lý, chuyên môn hoá sản xuất để năng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Lan Phố có đặc biệt nổi bật là sản xuất các loại gạch khác nhau nhưng có chung quy trình công nghệ sản xuất. Cụ thể, sơ đồ quy trình sản xuất: SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 31
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất gạch tuynel Đất sét Thùng cấp liệu Máy cán thô Máy cán mịn Than cám Máy đùn Máy nhào Sân chứa mộc để phơi khô Lò sấy khô Lò nung gạch GẠCH THÀNH PHẨM Chú giải: Gạch nung là sản phẩm từ đất sét, than cám để tạo ra được thành phẩm phải trải qua nhiều khâu, bao gồm các bước sau: Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy định từ trại chứa được xúc đổ vào thùng tiếp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế. Công đoạn sơ chế lần lượt gồm: Tiếp liệu —> Tách đá —> Nghiền thô —> Nghiền tinh. Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn 2 trục để trộn với than cám nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch mộc. Sản phẩm gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại phơi để phơi tự nhiên hoặc sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến khi sản phẩm đạt độ khô thích hợp. Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng (đối với lò nung tuynel) xông – sấy trong lò nung trong một khoản thời gian nhất định, sau đó chuyển sang lò SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 32
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nung để nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau đó sản phẩm được làm nguội ngay trong lò cho ra thành phẩm. Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứa thành phẩm. * Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường Công ty TNHH Lan Phố luôn duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng và các đối tác để đảm bảo được thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, mặt khác cũng tìm kiếm và mở rộng phạm vi kinh doanh ra thị trường. Trải qua một quá trình nỗ lực phấn đấu, Công ty đã có những bước phát triển đáng kể. Trong kế hoạch mở rộng quy mô cả về số lượng và chất lượng, Công ty đã đề ra các biện pháp. Biện pháp chủ yếu của Công ty là tập trung cho công tác tiếp thị ổn định thị trường hiện tại, mở mang thêm thị trường mới, đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tăng cường nhập thiết bị nguyên liệu phục vụ sản xuất, từ tích luỹ của Công ty từng bước bổ sung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể nhìn rõ hơn tình hình phát triển của Công ty , sau đây là một số chỉ tiêu của Công ty đã đạt được trong những năm gần đây: Chênh lệch Thông tin tài chính Năm 2009 Năm 2010 Số tuyệt đối Số tương đối 1.Tổng tài sản 34.268.125.289 37.296.415.023 3.028.289.734 9% 2.Tổng nợ phải trả 26.236.892.230 28.744.481.939 2.507.589.709 10% 3.Nguồn vốn CSH 8.031.233.059 8.551.933.084 520.700.025 6% 4.Doanh thu 18.562.486.051 23.146.252.125 4.583.766.074 25% 5.Lợi nhuận trước thuế 2.223.895.320 2.905.174.672 681.279.352 31% 6.Lợi nhuận sau thuế 1.601.204.630 2.178.881.004 577.676.374 36% Qua số liệu trên ta thấy: Năm 2010, các chỉ tiêu tài chính tăng mạnh so với năm 2009. Đặc biệt là doanh thu năm 2010 tăng 25% so với năm 2009, lợi nhuận SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 33
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP `sau thuế năm 2010 tăng 36% so với năm 2009. Tất cả các bước đi trên đã mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho toàn Công ty trong năm 2010. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc Phó giám đốc P. kinh doanh P. tổ chức sản P. kỹ thuật P. kế hoạch P. hành chính P. kế toán xuất tổng hợp Xưởng 1 Xưởng 2 Xưởng 3 Đặc điểm: Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu giúp việc, theo dõi, nghiên cứu đề xuất, tư vấn cho cấp trên trực tuyến nhưng lại không có quyền giao mệnh lệnh cho các bộ phận sản xuất. Các xưởng chỉ nhận mệnh lệnh sản xuất từ lãnh đạo cấp trên, các ý kiến của những phòng ban quản lý chỉ mang tính tư vấn nghiệp vụ. - Ưu điểm cơ cấu trực tuyến-chức năng: + Ưu: Có sự chuyên môn hóa cao ở các phòng ban, nhân viên tập trung vào chuyên môn. Không đòi hỏi quá nhiều kiến thức ở người lãnh đạo.Dễ lựa chọn, tuyển dụng được nhân viên mới theo yêu cầu công việc. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 34
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Nhược: Chế độ trách nhiệm có phần chưa rõ ràng, đôi khi dễ xảy ra mâu thuấn trong công việc. Sơ lược chức năng từng phòng ban: - Giám đốc: Điều hành chung,chỉ đạo toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . - Phó giám đốc: + Thay mặt giám đốc điều hành các công việc thường ngày khi giám đốc đi vắng. Giúp giám đốc Công ty trong công tác quản trị điều hành, kịp thời báo cáo phát sinh bất thường tại Công ty . + Trực tiếp phụ trách các vấn đề liên quan tới sản xuất, kinh doanh của Công ty . + Thực hiện công tác đối nội trong nội bộ Công ty , các quan hệ liên quan đến chính quyền và các ban ngành tại địa phương - Phòng kế hoạch tổng hợp: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của Công ty, theo dõi và chỉ đạo chung quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, báo cáo phân tích kết quả sản xuất và hiệu quả, chỉ đạo và hướng dẫn công tác sản xuất, kinh doanh. Giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các xưởng, tổ đội sản xuất. - Phòng kinh doanh: Tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan tới mua bán các máy móc, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa thuộc Công ty phụ trách. - Phòng kỹ thuật: Lập, thiết kế, kiểm tra quy cách kỹ thuật của các bản vẽ mẫu bao bì. Nghiên cứu, cập nhật các vấn đề liên quan tới kỹ thuật, áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới vào Công ty. Chỉ đạo, giám sát công việc theo đúng công nghệ - kỹ thuật, kiểm tra phát hiện các sai sót, hạn chế của quá trình sản xuất; hướng dẫn điều chỉnh, cải tiến kịp thời các máy móc, thiết bị trong quá trình thực hiện. Tổ chức thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị. Tổng hợp, báo cáo về hệ thống trang thiết bị, máy móc của Công ty và đề xuất mua sắm, sửa chữa. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 35
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Phòng kế toán: Quản lý công tác thu- chi dòng tiền của Công ty .Theo dõi, tính toán đảm bảo tính chính xác về nguồn vốn, công nợ. Hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty theo thời gian. - Phòng hành chính: Thực hiện việc quản lý các chính sách về nguồn nhân sự, theo dõi ý thức, thái độ, lương thưởng, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thực hiện công việc của công nhân viên, khuyến khích, động viên nhắc nhở, đề xuất khen thưởng hay kỷ luật và các vấn đề liên quan tới tâm lý đời sống công nhân viên trong Công ty . - Phòng tổ chức sản xuất: Điều hành hoạt động sản xuất của Công ty theo nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Cân đối năng lực sản xuất của Công ty , chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao hệ số khai thác, sử dụng máy móc và nguồn nhân lực của Công ty. Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng. Phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ tại các tổ sản xuất, đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả các nguy cơ mất an toàn lao động có thể xảy ra. 2.1.4. Đặc điểm Công tác tổ chứckế toán của Công ty . Sơ đồ2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế Kế toán Kế Thủ toán vật toán quỹ TSCĐ tư,hàng tổng và tiền hóa hợp lương Kế toán trưởng SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 36
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Là người phụ trách công tác kế toán cho Công ty, tham mưu cho giám đốc đề xuất các biện pháp tài chính hiệu quả. Bên cạnh đó kế toán trưởng phải theo dõi các nghĩa vụ với nhà nước và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về số liệu kế toán của Công ty . Kế toán TSCĐ và tiền lương Phụ trách công việc tính lương cho cán bộ công nhân vên trong Công ty, trích các khoản theo quy định đối với từng các bộ công nhân viên. Theo dõi TSCĐ của Công ty, trích khấu hao và xác định giá trị còn lại của từng tài sản. Kế toán tổng hợp Bao quát tất cả các số liệu về giá thành, tiền mặt, NVL, doanh thu để có thể cung cấp các số liệu cho kế toán trưởng chính xác và kịp thời. Thủ quỹ Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu chi, giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng và lập báo cáo quỹ tiền mặt theo quy định Kế toán vật tư hàng hoá: Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng kê toán về việc theo dõi, hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá tài khoản sử dụng 152, 153, 156, 155. Cuối tháng kiểm kê đối chiếu giữa sổ sách và thực tế. Khi có phát hiện thừa thiếu thì báo cáo lãnh đạo để có phương pháp giải quyết kịp thời. Tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản Công ty áp dụng theo quy định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tổ chức sổ kế toán của Công ty Công ty hạch toán sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung, áp dụng quản lý trên phần mềm kế toán ITSOFT-ERP Tổ chức báo cáo kế toán tại Công ty . Niên độ kế toán tại Công ty bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc ngày 31/12/N. Để cung cấp thông tin tình hình tài chính của Công ty trong 1 niên độ kế toán Công ty sử dụng các báo cáo kế toán sau: SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 37
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DN -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 - DN -Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức kế toán máy. Chứng từ kế toán Sổ kế toán Sổ tổng hợp Sổ chi tiết PHẦN MỀM KẾ TOÁN Bảng tổng hợp chi tiết kế toán Báo cáo tài chính cùng loại BC kế toán quản trị Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu Trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vẫn theo đúng trình tự hình thức Nhật ký chung. Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán có sẵn hoặc tiến hành lập theo phần hành kế toán đã được phân loại vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ, chọn mã TK sử dụng và phần mềm tự động chạy đến các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Giao diện chính của phần mềm ITSOFT-ERP như giao diện dưới đây SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 38
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.1: Giao diện phần mềm kế toán ITSOFT-ERP Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Tùy thuộc vào từng phần hành của mọi người mà có quyền nhập liệu, xem các báo cáo, tìm kiếm dữ liệu . theo sự phân quyền của Kế toán trưởng khi người đó bắt đầu tiếp quản công việc cũng như phần hành kế toán của mình. Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán trong Công ty là một bước phát triển thể hiện Công ty đã nhanh chóng tiếp cận kịp thời xu hướng mới, những ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác quản lý của mình. 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lan Phố 2.2.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm 2.2.1.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin kế toán. Nhận biết được tầm quan trọng này, Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 39
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phí sản xuất trên cơ sở đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm. Công ty TNHH Lan Phố là Công ty chuyên sản xuất các loại gạch xây dựng với nhiều sản phẩm khác nhau. Quy trình sản xuất có tính đồng nhất cao. Dựa trên đặc điểm đặc thù này mà Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm. 2.2.1.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp trực tiếp: áp dụng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp gián tiếp: áp dụng để tập hợp chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. 2.2.1.3. Đối tƣợng và kỳ tính giá thành Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, Công ty TNHH Lan Phố sản xuất nhiều loại gạch khác nhau, tập hợp chi phí sản xuất riêng cho từng sản phẩm nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của mỗi loại. Để xác định kỳ tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành thì phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và chu kỳ sản xuất sản phẩm cua Công ty. Sản phẩm của Công ty có chu kỳ rất ngắn, số lượng sản phẩm hoàn thành hàng ngày lớn nên Công ty chọn kỳ tính giá là tháng. Việc này giúp cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm được cập nhật kịp thời, nhất là khi giá cả thị trường biến động như thời gian gần đây. 2.2.1.4. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Lan Phố được xác định theo phương pháp giản đơn, công thức như sau: Chi phí sản Tổng giá thành Chi phí Các khoản Chi phí xuất phát sản phẩm hoàn = SXDD + - giảm trừ chi - SPDD sinh trong thành trong kỳ đầu kỳ phí cuối kỳ kỳ Giá thành Tổng giá thành gạch loại i hoàn thành trong kỳ đơn vị của = gạch loại i Số lượng gạch loại i hoàn thành trong kỳ SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 40
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong giới hạn phạm vi đề tài, em chỉ tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của gạch mộc 2 lỗ. 2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong số những yếu tố đầu vào của sản xuất.Tại Công ty TNHH Lan Phố, nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do vậy, đòi hỏi việc cập nhật thường xuyên thông tin về nhập, xuất nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: than cám, đất sét. Công ty sử dụng TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm TK 621.0018: Tài khoản chi phí NVL trực tiếp của gạch mộc 2 lỗ TK 621.0027: Tài khoản chi phí NVL trực tiếp của gạch mộc 4 lỗ TK 621.0036: Tài khoản chi phí NVL trực tiếp của gạch mộc 6 lỗ TK 621.0045: Tài khoản chi phí NVL trực tiếp của gạch mộc 8 lỗ TK 621.0066: Tài khoản chi phí NVL trực tiếp của gạch đặc. Hàng ngày, theo kế hoạch sản xuất của phòng Kế hoạch tổng hợp tính ra nhu cầu nguyên vật liệu dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng sản phẩm và lập phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu. Thủ kho nguyên vật liệu căn cứ vào số lượng và chủng loại ghi trên phiếu đã được phê duyệt để tiến hành xuất nguyên vật liệu và ghi thẻ kho. Cuối tháng, kế toán nguyên vật liệu dựa vào các phiếu đề nghị xuất kho và số thực tế đã xuất để lập Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho là chứng từ để ghi sổ kế toán, được lập thành 2 liên - Liên 1: Kế toán nguyên vật liệu giữ để tiến hành đối chiếu cuối kỳ. - Liên 2: Được giao cho nhân viên phân xưởng (đơn vị sử dụng) để cuối tháng làm báo cáo quyết toán vật tư sử dụng trong kỳ. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 41
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hiện nay, Công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, giá trị nguyên vật liệu xuất kho được xác định như sau: Giá trị NVL Số lượng NVL Đơn giá bình quân = X xuất kho xuất kho cả kỳ dự trữ Trị giá NVL i tồn kho Tổng trị giá thực tế NVL i Đơn giá bình + đầu tháng nhập kho trong tháng quân của NVL i = Số lượng NVL i tồn Số lượng NVL i nhập kho xuất dùng + kho đầu tháng trong tháng VD: Dựa vào Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm hàng hóa theo dõi cho đất sét có các số liệu sau: 3 - Số lượng tồn kho đầu tháng: 182.295 m với trị giá 11.041.795.091 đ 3 - Tổng lượng nhập trong tháng: 0 m với trị giá 0 đ Đơn giá bình quân 11.041.795.091 = của đất sét 182.280 = 60.574 (đ/m3) Tương tự, đơn giá xuất kho của nguyên vật liệu than cám : 511.733 (đ/tấn) Ngày 02/9/2011, xuất kho than cám, đất sét sản xuất gạch mộc 2 lỗ. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 42
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đơn vị : Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ : Thôn Bắc-Xã Lưu Kiếm-Huyện Thủy Nguyên-HP PHIẾU XUẤT KHO Số : 1109/001 Ngày 02 tháng 09 năm 2011 Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Văn Trường Địa chỉ (bộ phận) : Phân xưởng sản xuất Lý do xuất kho : Xuất dùng cho sản xuất gạch mộc 2 lỗ Xuất tại kho 006 – kho Công ty Đơn Số lượng S Đơn Tên vật tư Mã số vị Yêu Thực Thành tiền tt giá tính cầu xuất 1 Than Cám TC Tấn 664 663.17 2 Đất sét DC M3 4800 4790.45 Cộng Tổng số tiền (viết bằng chữ) : Xuất, ngày 02 tháng 9 năm 2011 Người lập Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng Từ Phiếu xuất kho, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, phần mềm kế toán xử lý dữ liệu, tự động ghi vào sổ chi tiết TK 152, TK 621.0018; Sổ Nhật ký chung; Sổ cái TK 621. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 43
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2: Xuất NVL sản xuất gạch mộc 2 lỗ Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 44
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.3: Trích sổ nhật ký chung Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ : Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên – HP NHẬT KÝ CHUNG Tháng 9 năm 2011 Ngày chứng từ Số phát sinh tháng ghi Diễn giải TK đối ứng sổ Số hiệu Ngày Nợ Có 621.0018 629.544.561 30/09 PX1109/001 02/09 Xuất kho NVL sản xuất gạch mộc 2 lỗ 152 629.544.561 642 16.681.818 03/09 PC1109/003 03/09 Thanh toán tiền mua bánh trung thu 133 1.668.182 111 18.350.000 112 20.000.000 04/09 GBC115 04/09 Công ty Nam Hưng thanh toán tiền hàng 131 20.000.000 Cộng chuyển sang trang sau 11.440.202.779 11.440.202.779 Nguồn : Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 45
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.4: Sổ chi tiết vật tư – Đất sét Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 46
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 621.0018 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 47
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.6 : Sổ cái tài khoản Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ : Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên – HP SỔ CÁI Tháng 9 năm 2011 Tên TK : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu : 621 Ngày Chứng từ Tk đối Số tiền Diễn giải ghi sổ Số Ngày ứng Nợ Có 629.544.561 30/09 PX1109/001 02/09 Sản xuất gạch mộc 2 lỗ 152 30/09 PX1109/002 03/09 Sản xuất gạch mộc 6 lỗ 152 191.568.200 30/09 PX1109/005 12/09 Sản xuất gạch mộc 4 lỗ 152 313.251.000 30/09 PKC1109/001 30/9 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 3.478.379.490 Cộng số phát sinh 3.478.379.490 3.478.379.490 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 48
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Do đặc điểm sản xuất tại Công ty TNHH Lan Phố, các loại gạch khác nhau đều được sản xuất bởi một quy trình công nghệ đồng nhất nên đều sử dụng chung một lượng lao động sống như nhau. Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty được tập hợp chung cho toàn bộ ba phân xưởng sản xuất. Sau đó được phân bổ đều cho số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Biểu 2.7:Bảng kê số lƣợng sản phẩm hoàn thành Công ty TNHH Lan Phố Thôn Bắc – Xã Lưu Kiếm – Huyện Thủy Nguyên -HP BẢNG KÊ SỐ LƢỢNG SẢN PHẨM GẠCH MỘC HOÀN THÀNH Tháng 9 năm 2011 STT Sản phẩm Số lƣợng 1 Gạch đặc 2.245.123 2 Gạch mộc 2 lỗ 2.943.556 5 Gạch mộc 8 lỗ 1.598.265 Cộng 9.594.256 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Công ty sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất và nhân viên quản lý ba phân xưởng sản xuất rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo số lượng sản phẩm hoàn thành. TK 622.0018: Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp của gạch mộc 2 lỗ TK 622.0027: Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp của gạch mộc 4 lỗ TK 622.0036: Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp của gạch mộc 6 lỗ TK 622.0045: Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp của gạch mộc 8 lỗ TK 622.0066: Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp của gạch đặc. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 49
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lƣơng công nhân sản xuất: Công ty TNHH Lan Phố sử dụng hình thức tiền lương thời gian để trả lương công nhân sản xuất Như vậy, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: - Tiền lương trả theo thời gian - Phụ cấp trách nhiệm Lương trả theo thời gian được xác định: Đơn giá tiền lương theo ngày công = Mức lương / 26 x Ngày công Mức lương tối thiểu Công ty đang áp dụng: 830.000đồng/tháng Tiền phụ cấp trách nhiệm: Công ty trả phụ cấp trách nhiệm cho mỗi quản đốc ở từng phân xưởng là 250.000đ/người/tháng, tổ trưởng ở tất cả các bộ phận thuộc phân xưởng là 200.000 đ/người/tháng. Công nhân tại 3 phân xưởng do quản đốc từng phân xưởng phụ trách. Mỗi phân xưởng chia thành các tổ do tổ trưởng quản lý, chịu trách nhiệm trươc quản đốc về công việc của tổ mình. Hàng ngày, tổ trưởng theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ và chấm công. Cuối tháng, các tổ trưởng tổng hợp bảng chấm công, phiếu báo ốm,báo nghỉ gửi cho quản đốc phân xưởng duyệt. Quản đốc phân xưởng gửi lên phòng Kế hoạch tổng hợp duyệt,sau đó chuyển sang phòng Kế toán. Trên cơ sở đó, kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương. Các khoản trích theo lƣơng: Công ty TNHH Lan Phố trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định hiện hành với tỷ lệ trích đưa vào chi phí nhân công trực tiếp đối với công nhân trong toàn Công ty như sau: BHXH 16%, BHYT 3% , BHTN 1% tính trên tiền lương cơ bản,KPCĐ 2% tính trên tổng quỹ lương. Các khoản khấu trừ lƣơng: Các khoản khấu trừ lương là các khoản BHXH, BHYT, BHTN mà người lao động phải chịu tính trên tổng tiền lương cơ bản. Cụ thể như sau: BHXH 6%, BHYT 1,5%, BHTN 1%. Theo đó, kế toán tập hợp tất cả các Bảng thanh toán tiền lương của các tổ sản xuất, tính ra được tổng lương phải trả trong tháng 9 năm 2011 cho toàn bộ bộ SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 50
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phận sản xuất là: 1.075.506.390 (đ) trong đó, lương cơ bản là: 1.068.756.390 (đ). Các khoản trích theo lương tính vào chi phí : 235.261.406 (đ) BHXH : 171.001.022 (đ) KPCĐ : 21.510.128 (đ) BHTN : 10.687.564 (đ) BHYT : 32.062.692 (đ) Cuối tháng, phần mềm phân bổ chi phí nhân công cho các loại gạch trong tháng. Công thức như sau: Chi phí Số thành phẩm của gạch loại i Tổng CP nhân công nhân công = x của toàn bộ của gạch loại i Tổng số thành phẩm bộ phận sản xuất Căn cứ vào số gạch sản xuất được trong kỳ, chi phí nhân công trực tiếp của gạch mộc 2 lỗ trong kỳ như sau: Chi phí 2.943.556 nhân công = x 1.075.506.390 của mộc 2 lỗ 9.594.256 = 329.969.859 (đ) Các khoản trích theo lương tính vào chi phí phân bổ cho gạch mộc 2 lỗ : 2.943.556 BHXH = x 171.001.022 9.594.256 = 52.463.817 (đ) 2.943.556 BHYT = x 32.062.692 9.594.256 = 9.836.966 (đ) SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 51
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.943.556 KPCĐ = x 21.510.128 9.594.256 = 6.599.397( đ) 2.943.556 BHTN = x 10.687.564 9.594.256 = 3.278.989 (đ) SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 52
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.8: Bảng chấm công Đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ: Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên - HP BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Tổ Goòng Tháng 9 năm 2011 Chức Các ngày công trong tháng Tổng số TT Họ và tên vụ 1 2 9 10 11 12 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 công 1 Trần Văn An TTSX + + + + + + + + + + + + + 26 2 Đồng Văn Bình CN + + + + + + + + + + + + + 26 3 Đồng Xuân Đức CN + + + + + + + + + + + + + 26 4 Đào Quang Vinh CN + + + + + + + + + + + + + 26 5 Trần Văn Dũng CN + + + + + + + + + + + + + 26 6 Phạm Đức Tám CN + + + + + + + + + + + + + 26 7 Nguyễn Văn Hậu CN + + + + + + + + + + + + + 26 8 Đoàn Văn Quân CN + + + + + + + + + + + + + 26 Nguồn: Phòng kế toán công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 53
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.9: Bảng thanh toán tiền lƣơng Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ: Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm-Thủy Nguyên-HP BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tháng 9 năm 2011 Phụ cấp Các khoản giảm trừ Chức Lƣơng Phụ cấp STT Họ và tên HS Lƣơng cơ bản trách Thu nhập BHXH BHYT BHTN Cộng Còn lĩnh vụ tối thiểu chức vụ nhiệm (6%) (1,5%) (1%) (8,5%) I Bộ phận QLDN 1 Lê Thị Phố GĐ 830.000 3.99 3.311.700 400.000 3.711.700 198.702 49.676 33.117 281.495 3.430.205 Cộng lƣơng QLDN 30.552.053 4.700.000 35.252.053 1.833.123 458.281 305.520 2.596.924 32.655.129 II Lƣơng PX1 15 Trần Văn An QĐ 830.000 2.67 2.216.100 250.000 2.466.100 132.966 33.242 22.161 188.369 2.277.731 Cộng lƣơng PX1 350.250.159 2.250.000 352.500.159 21.015.009 5.253.752 3.502.502 29.771.263 322.788.896 III Lƣơng PX2 201 Phan Mạnh Bình CN 830.000 2.22 1.842.600 1.842.600 110.556 27.639 18.426 156.621 1.685.979 Cộng lƣơng PX2 382.748.012 2.250.000 384.998.012 22.964.881 5.741.220 3.827.480 32.533.581 352.464.431 IV Lƣơng PX3 551 Phạm Thị Hoa TT 830.000 2.4 1.992.000 200.000 2.192.000 119.520 29.880 19.920 169.320 2.022.680 552 Cộng lƣơng PX3 335.758.219 2.250.000 338.008.219 20.145.493 5.036.373 3.357.582 28.539.448 309.468.771 Cộng lƣơng 3 PX 1.068.756.390 6.750.000 1.075.506.390 64.125.383 16.031.346 10.687.564 90.844.293 984.662.097 TỔNG CỘNG 1.099.308.443 4.700.000 6.750.000 1.110.758.443 65.958.507 16.489.627 10.993.084 93.441.218 1.017.317.225 Nguồn: Phòng kế toán công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 54
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.10: Bảng phân bổ lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ: Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm-Thủy Nguyên-HP TRÍCH BẢNG PHÂN BỔ LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 9 năm 2011 Ghi có TK Ghi có TK Ghi có TK Ghi có TK Ghi có TK STT Ghi Nợ 334 3382(2%) 3383(16%) 3384(3%) 3389(1%) Tổng cộng 1 TK 622 - Gạch mộc 2 lỗ 329.969.859 6.599.397 52.463.817 9.836.966 3.278.989 402.149.028 Cộng TK 622 1.075.506.390 21.510.128 171.001.022 32.062.692 10.687.564 1.310.767.796 2 TK 642 35.252.053 705.041 4.888.328 916.562 305.520 42.067.504 Tổng cộng 1.110.758.443 22.215.169 176.641.350 33.120.254 11.040.084 1.353.775.300 Nguồn: Phòng kế toán công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 55
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.11: Trích sổ nhật ký chung Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ : Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên - HP NHẬT KÝ CHUNG Tháng 9 năm 2011 Ngày chứng từ Số phát sinh TK đối tháng Diễn giải Số hiệu Ngày ứng Nợ Có ghi sổ 622 1.075.506.390 Lương phải trả CB-CNV tháng 9 642 35.252.053 334 1.110.758.443 30/09 BPBTL09/11 30/09 Khấu trừ lương 622 235.261.406 642 6.815.451 334 93.441.218 338 335.518.075 334 1.017.317.225 30/09 PC1109/032 30/09 Thanh toán tiền lương 111 1.017.317.225 Cộng chuyển sang trang sau 37.016.779.805 37.016.779.805 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 56
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.12:Sổ chi tiết tài khoản Công ty TNHH Lan Phố Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm-Thủy Nguyên-HP SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 9 năm 2011 Tên tài khoản :Chi phí nhân công gạch mộc 2 lỗ Số hiệu tài khoản : 622.0018 Tên sản phẩm :Gạch mộc 2 lỗ Chứng từ Số phát sinh TK đối Diễn giải SH NT ứng Nợ Có Số phát sinh trong kỳ BPBTL 30/9 Phân bổ tiền lương 334 329.969.859 BPBTL 30/9 Trích KPCĐ 3382 6.599.397 BPBTL 30/9 Trích BHXH 3383 52.463.817 BPBTL 30/9 Trích BHYT 3384 9.836.966 BPBTL 30/9 Trích BHTN 3389 3.278.989 PPB1109/ Phân bổ chi phí 30/9 154.0018 402.149.028 002 nhân công trực tiếp Cộng số phát sinh 402.149.028 402.149.028 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 57
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.13: Sổ cái tài khoản Công ty TNHH Lan Phố Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm-Thủy Nguyên-HP SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 9 năm 2011 Tên tài khoản :Chi phí nhân công Số hiệu TK: 622 Chứng từ TK Số phát sinh NT Diễn giải đối GS SH NT Nợ Có ứng Số phát sinh trong kỳ 30/9 BTTTL 30/9 Tiền lương công nhân 334 1.075.506.390 30/9 BTTTL 30/9 Trích KPCĐ 3382 21.510.128 30/9 BTTTL 30/9 Trích BHXH 3383 171.001.022 30/9 BTTTL 30/9 Trích BHYT 3384 32.062.692 30/9 BTTTL 30/9 Trích BHTN 3389 10.687.564 PKC1109/ Kết chuyển chi phí 30/9 30/9 154 1.310.767.796 002 nhân công Cộng số phát sinh 1.310.767.796 1.310.767.796 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí bỏ ra để phục vụ sản xuất cho toàn bộ bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tất cả các phân xưởng, tổ đội sản xuất bao gồm chi phí CCDC, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài Tại Công ty TNHH Lan Phố, để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- chi phí sản xuất chung, chi tiết theo TK cấp 2: - TK 6274:Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277:Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí vật liệu, chi phí công SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 58
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cụ dụng cụ, chi phí điện sản xuất. Công ty theo dõi chi phí nhân viên quản lý phân xưởng ở TK 622 TK 627.0018: Tài khoản chi phí sản xuất chung của gạch mộc 2 lỗ TK 627.0027: Tài khoản chi phí sản xuất chung của gạch mộc 4 lỗ TK 627.0036: Tài khoản chi phí sản xuất chung của gạch mộc 6 lỗ TK 627.0045: Tài khoản chi phí sản xuất chung của gạch mộc 8 lỗ TK 627.0066:Tài khoản chi phí sản xuất chung của gạch đặc Dựa vào các bút toán kế toán nhập liệu, phần mềm tự động tổng hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh tại ba phân xưởng và các tổ, đội phụ trợ. Cuối tháng, căn cứ vào tổng số gạch hoàn thành và số gạch thành phẩm của từng loại để phân bổ các khoản chi phí sản xuất chung cho từng loại gạch theo công thức như sau: Số gạch thành phẩm loại i Tổng chi phí SXC Chi phí sản xuất chung của toàn bộ bộ của gạch loại i = x phận sản xuất Tổng số gạch thành phẩm trong kỳ Trong tháng 9 năm 2011, tổng chi phí sản xuất chung của toàn bộ bộ phận sản xuất = 2.269.115.738 đ Như vậy: 2.943.556 Chi phí sản xuất chung của gạch mộc 2 lỗ = x 2.269.115.738 9.594.256 = 696.173.576 Cụ thể như sau: Chi phí khấu hao TSCĐ Công ty TNHH Lan Phố tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, công thức như sau: Nguyên giá Mức khấu hao = hàng tháng Số năm sử dụng x 12 SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 59
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tổng chi phí khấu hao của toàn bộ bộ phận sản xuất là 1.124.732.206. Chi phí khấu hao của gạch mộc 2 lỗ được tính như sau: Chi phí khấu 2.943.556 hao TSCĐ của = x 1.124.732.206 gạch mộc 2 lỗ 9.594.256 = 345.072.326 (đ) Hiện nay, Công ty không tiến hành trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định mặc dù số lượng và giá trị tài sản cố định tại Công ty khá lớn. SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 60
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.14: Bảng tổng hợp trích và phân bổ KHTSCĐ Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ : Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên – HP BẢNG TỔNG HỢP TRÍCH VÀ PHÂN BỔ KHTSCĐ Tháng 9 năm 2011 Ngày Thời Trích khấu hao tháng 9 GTHMLK tháng hạn sử STT Tên TSCĐ Nguyên giá đến cuối Giá trị còn lại bàn dụng 642 627 Cộng tháng 8/11 giao (năm) 005 01/09/09 Nhà xưởng SX 20 3.159.122.000 355.401.225 13.163.008 13.163.008 2.790.557.767 010 01/12/09 Máy vi tính 10 131.128.200 26.225.640 764.915 327.820 1.092.735 103.809.825 Máy ủi bánh 075 01/9/11 8 420.000.000 4.375.000 4.375.000 415.625.000 xích CỘNG 62.486.365.120 29.236.656.236 109.589.365 1.124.732.206 1.234.321.571 32.015.387.313 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 61
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí vật liệu, chi phi công cụ dụng cụ, chi phí tiền điện sử dụng chung cho toàn bộ bộ phận sản xuất và một số chi phí thường xuyên khác thuộc khoản mục này. Các chi phí này cũng được tập hợp chung cho các phân xưởng tổ đội. Cuối kỳ, phần mềm phân bổ cho từng sản phẩm. Trong tháng 9 năm 2011, tổng chi phí dịch vụ mua ngoài là 1.144.383.532 đ, phân bổ cho gạch mộc 2 lỗ là: Chi phí dịch vụ 2.943.556 mua ngoài phân bổ = X x 1.144.383.532 cho gạch mộc 2 lỗ 9.594.256 = 351.101.431 đ SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 62
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.15: Trích sổ nhật ký chung Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ : Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên - HP NHẬT KÝ CHUNG Tháng 9 năm 2011 Ngày tháng chứng từ TK đối Số phát sinh Diễn giải ghi sổ Số hiệu Ngày ứng Nợ Có 627 898.000 01/09 PC1109/003 01/09 Mua băng tải cao su HD00121 133 89.800 111 987.800 627 17.500.000 06/09 PC1109/008 06/09 Thanh toán tiền mua máy hơi 5.5HP 133 1.750.000 111 19.250.000 627 49.253.600 23/09 GBN1109/010 23/09 Thanh toán tiền mua sàn cấp liệu 133 4.925.360 112 54.178.960 627 1.124.732.206 30/09 BPBKH 30/09 Khấu hao tài sản cố định bộ phận sản xuất 1.124.732.206 214 154 2.269.115.738 30/09 PKC1109/003 30/09 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627 2.269.115.738 Cộng chuyển sang trang sau 37.016.779.805 37.016.779.805 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 63
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.16:Sổ chi tiết tài khoản Công ty TNHH Lan Phố Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm-Thủy Nguyên-HP SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 9 năm 2011 Tên tài khoản :Chi phí sản xuất chung gạch mộc 2 lỗ Số hiệu tài khoản : 627.0018 Tên sản phẩm :Gạch mộc 2 lỗ Chứng từ TK đối Số phát sinh Diễn giải SH NT ứng Nợ Có Số phát sinh trong kỳ PC1109/002 01/09 Mua dầu HD 002795 111 1.589.000 PC1109/005 01/09 Mua khí ga + oxy HD 000759 111 2.299.986 PX1109/003 02/09 Xuất dầu sản xuất 152 119.460.552 KT1109/002 30/09 Phân bổ điện sản xuất 331 79.244.284 PPB1109/006 30/09 Phân bổ CP khấu hao TSCĐ 214 345.072.326 Phân bổ chi phí SXC 154. PPB1109/003 30/09 696.173.576 0018 Cộng số phát sinh 696.173.576 696.173.576 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 64
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.17:Sổ cái tài khoản Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ : Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên - HP SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 9 năm 2011 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu tài khoản :627 NT Chứng từ SH Số phát sinh Diễn giải GS SH NT TK Nợ Có Số phát sinh trong kỳ 01/09 PC1109/003 01/09 Mua băng tải cao su HD00121 111 898.000 06/09 PC1109/008 06/09 Thanh toán tiền mua máy hơi 5.5HP 111 17.500.000 23/09 GBN1109/010 23/09 Thanh toán tiền mua sàn cấp liệu 112 49.253.600 30/9 BPBKH 30/09 Khấu hao tài sản cố định bộ phận sản xuất 214 1.124.732.206 30/09 PKC1109/003 30/09 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 154 2.269.115.738 Cộng phát sinh 2.269.115.738 2.269.115.738 Số dƣ cuối kỳ Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 65
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.5.Tổng hợp chi phí sản xuất Công ty sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp tất cả chi phí sản xuất. TK 154 được chi tiết cho từng sản phẩm, cụ thể: TK 154.0018 là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của gạch mộc 2 lỗ TK 154.0027 là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của gạch mộc 4 lỗ TK 154.0036 là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của gạch mộc 6 lỗ TK 154.0045 là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của gạch mộc 8 lỗ TK 154.0066 là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của gạch đặc. Cuối tháng, kế toán thực hiện thao tác chạy các bút toán kết chuyển các TK chi phí sản xuất.Từ giao diện chính, vào kế toán tổng hợp/ cập nhật số liệu/ bút toán kết chuyển tự động. Sau đó, lần lượt thực hiện các bút toán kết chuyển tự động. Ấn phím F4 ở mỗi bút toán để phần mềm nhận lệnh, tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 154.0018, sổ cái TK 154. Biểu 2.18: Bút toán kết chuyển chi phí NVL Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 66
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.19: Bút toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 67
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.20: Bút toán kết chuyển chi phí SXC Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 68
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.21: Trích sổ nhật ký chung Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ : Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên - HP NHẬT KÝ CHUNG Tháng 9 năm 2011 Ngày chứng từ Số phát sinh tháng ghi Diễn giải TK đối sổ Số hiệu Ngày ứng Nợ Có 154 3.478.379.490 30/09 PKC1109/001 30/09 Kết chuyển CPNVL trực tiếp 621 3.478.379.490 154 1.310.767.796 30/09 PKC1109/002 30/09 Kết chuyển CPNC trực tiếp 622 1.310.767.796 Kết chuyển CP sản xuất 154 2.269.115.738 30/09 PKC1109/003 30/09 chung 627 2.269.115.738 154 7.067.401.654 30/09 PNK1109/001 30/09 Nhập kho thành phẩm 155 7.067.401.654 Cộng chuyển sang trang sau 37.016.779.805 37.016.779.805 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 69
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.22:Sổ chi tiết tài khoản Công ty TNHH Lan Phố Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm-Thủy Nguyên-HP SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 9 năm 2011 Tên tài khoản :Chi phí sản xuất KDDD gạch mộc 2 lỗ Số hiệu tài khoản : 154.0018 Tên sản phẩm :Gạch mộc 2 lỗ NT Chứng từ TK đối Số phát sinh GS SH NT Diễn giải ứng Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 12.025.468 Số phát sinh trong kỳ 30/09 PKC1109/001 30/09 KC CP NVLTT 621.0018 sang 154.0018 621.0018 629.544.561 30/09 PPB1109/2 30/09 Phân bổ CP NCTT 622.0018 402.149.028 30/09 PPB1109/7 30/09 Phân bổ CP SXC 627.0018 696.173.576 30/09 NK1109/001 30/09 Nhập kho gạch mộc 2lỗ tháng 9 155 1.730.214.374 Cộng số phát sinh 1.727.867.165 1.730.214.374 Số dƣ cuối kỳ 9.678.259 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 70
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.23: Sổ cái tài khoản Tên đơn vị: Công ty TNHH Lan Phố Địa chỉ : Thôn Bắc- Xã Lưu Kiếm - Thuỷ Nguyên - HP SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 9 năm 2011 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu tài khoản: 154 NT Ch ứng t ừ Số phát sinh GS Số hi ệu NT Diễn giải SH TK Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 40.684.045 Số phát sinh trong kỳ PKC1109/001 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 621 3.478.379.490 30/9 30/9 PKC1109/002 Kết chuyển chi phí nhân công 30/9 30/9 622 1.310.767.796 PKC1109/003 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 39/9 39/9 627 2.269.115.738 30/9 PNK1109/001 30/9 Nhập kho thành phẩm 155 7.067.401.654 Cộng số phát sinh 7.058.263.024 7.067.401.654 Số dƣ cuối kỳ 31.545.415 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty SV NGÔ THỊ THẮM – LỚP QT1206K 71