Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_ph.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng
- MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI HÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3 1.1.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 5 1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6 1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7 1.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 7 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7 1.2.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11 1.2.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 15 1.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 31 1.2.5 Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 36 Chương 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁNTẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG 38 2.1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG 38 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng 38 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng 39 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TẠI XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG 45 2.2.1 Một số đặc điểm chung trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp 45 2.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp 46
- 2.2.3 Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp 60 2.2.4 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung 71 2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 75 2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG 83 2.3.1 Một số đặc điểm chung về tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng: 83 Chương 3 MỘT SỐ Ý KIẾN, BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁCKẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTẠI XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG 93 3.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG 93 3.1.1 Những ưu điểm 93 3.1.2 Những tồn tại 96 3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 98 3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN, BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG 99 3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 99 3.2.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng 99 KẾT LUẬN 112
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Lời mở đầu Trong nhịp sống của nền kinh tế thị trường, nước ta đang từng bước thâm nhập vào nền kinh tế thế giới. Với bước đầu tiên là trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế trên khu vực như ASEM, ASEAN và sự kiện được coi bước đánh dấu đó là năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức kinh tế thế giới (WTO). Cùng với niềm tự hào những gì đã đạt được thì việc làm thế nào để khẳng định vị trí mà mình đã đứng trên, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực cố gắng nâng cao vị thế kinh tế của mình, do đó cạnh tranh trên thị trường là điều tất yếu và là động lực mạnh mẽ nhất. Để cạnh tranh trên thị trường thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới sản phẩm là quan trọng nhưng điều tác động đến người tiêu dùng nhiều hơn cả chính là giá của sản phẩm. Vì vậy, hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu để cạnh tranh trên thị trường. Để có thể hạ giá thành của sản phẩm điều mà các doanh nghiệp quan tâm đó là làm thế nào để tiết kiệm và giảm chi phí sản xuất. Do đó, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác và cung cấp kịp thời cho nhà quản lý để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn cũng như các chiến lược để hạ giá thành sản phẩm một cách hợp lý. Xuất phát từ nhận thức này, qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng, có điều kiện đi sâu tìm hiểu công tác kế toán và hiểu rõ hơn những lý thuyết được truyền đạt trên ghế nhà trường. Vì vậy, em đã tìm hiểu và chọn đề tài " Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng" làm khóa luận tốt nghiệp. Bài khoá luận của em, ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, gồm có ba chương: Chương 1. Lý luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 1
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Chương 2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí bvà tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng. Chương 3. Một số ý kiến, biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng. Mặc dù, đã nỗ lực cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức hiểu biết có hạn nên Bài khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em mong nhận được những nhận xét, đánh giá, góp ý của các thầy cô, các cô chú trong phòng kế toán doanh nghiệp để em có điều kiện bổ sung và nâng cao kiến thức phục vụ tốt cho quá trình công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Thạc sỹ Hoàng Thị Ngà cùng các thầy cô giáo trong bộ môn và các cô chú trong phòng kế toán Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 17 tháng 4 năm 2009 Sinh viên Phạm Minh Nguyệt 2
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: 1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1.1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất: Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần phải có các yếu tố đầu vào như: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tuy nhiên, để có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định và người ta quan niệm đó là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc nhìn và mục đích nghiên cứu của các đối tượng: + Đối với các nhà quản lý tài chính: chí phí là những khoản chi liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: chi phí được coi là toàn bộ các khoản phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất. + Đối với các nhà kế toán thì chi phí là toàn bộ các khoản hy sinh hay bỏ ra để đạt được mục đích nhất định, nó được xem như một khoản tiền phải trả cho các hoạt động của doanh nghiệp trong việc chế tạo ra sản phẩm. Khái quát lại, có thể hiểu: chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành sản xuất trong một kỳ nhất định. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm các chi phí như: tiền lương, tiền công, chi phí về nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, và các khoản chi phí khác như: các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ)), các khoản thuế không được hoàn trả (thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng không được hoàn lại, ), lãi vay ngân hàng, 3
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Các khoản chi phí này phát sinh một cách thường xuyên và gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất mới chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh, chi phí chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai - hiệu quả do nó mang lại, từ quan hệ đó hình thành lên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm hoặc một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ. Giá thành sản phẩm vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Thể hiện tính khách quan, giá thành là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa kết tinh trong một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm. Sự dịch chuyển và kết tinh giá trị tư liệu sản xuất và sức lao động trong sản phẩm là một tất yếu khách quan. Giá thành sản phẩm là biểu hiện tập trung năng lực của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các biện pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó, giá thành mang tính chủ quan và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ chế quản lý, (tác động chủ quan của con người), kỹ thuật sản xuất (được biểu hiện thành quy trình công nghệ), phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí, phương pháp tính giá thành. 1.1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành: Chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, chi phí sản xuất biểu hiện hao phí còn giá thành biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất trong một quá trình, chúng giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, lao động vật hóa và nhiều chi phí cần thiết khác mà doanh 4
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nội dung và phạm vi của chúng có những điểm khác nhau: Thứ nhất, chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với từng khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Thứ hai, chi phí sản xuất bao gồm các chi phí thực tế bỏ ra trong kỳ, bất kể chi phí đó có được tính vào giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ hay không. Còn giá thành không chỉ bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ mà còn cả phần chi phí của kỳ trước chuyển sang và không tính một phần chi phí của kỳ này chuyển sang kỳ sau. Thứ ba, chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm sản xuất trong kỳ mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn giá thành không liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Như vậy: Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí sản phẩm sản = dở dang + phát sinh - dở dang xuất trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt thống nhất của một quá trình, chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. 1.1.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Sự tác động của các quy luật khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, ) trong nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt. Do đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất với mục đích tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. 5
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Để hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải có sự quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Trong quản lý kinh tế, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó kế toán là công cụ quan trọng nhất. Kế toán chi phí sản xuất phải cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đảm bảo tính đầy đủ, tính đúng đắn, giúp phản ánh chính xác tình hình và kết quả thực hiện giá thành của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất trong việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. 1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp sản xuất. Chỉ có tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm mới tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận và tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế. Đứng trên góc độ của nhà quản lý kinh tế, để quản lý tốt chi phí và giá thành họ phải biết được nguồn gốc hình thành chi phí và nội dung cấu thành của giá thành để từ đó tìm ra nguyên nhân cơ bản nào làm tăng, giảm giá thành. Trên cơ sở đó họ mới đề ra được biện pháp thích hợp để loại bỏ, hạn chế các ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực, khai thác và phát huy tối đa khả năng tiềm tàng trong việc quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào để không ngừng hạ giá thành sản phẩm. Để nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý kinh tế cần phải sử dụng hệ thống kế toán và cụ thể là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần phải thực hiện tốt những yêu cầu sau: + Một là, xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. + Hai là, tổ chức kế hoạch tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định và phương pháp tập hợp chi phí phải hợp lý, khoa học. + Ba là, phải áp dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất cho các sản phẩm dở dang một cách phù hợp. 6
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K + Bốn là, phải phân tích tình hình tập hợp chi phí sản xuất, thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những đề xuất cho nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp với thực trạng và sự phát triển của doanh nghiệp. 1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp các thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, nếu biết cách sử dụng nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: + Dựa vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp. + Phải tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. + Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã xác định, theo yếu tố và theo khoản mục giá thành. + Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên thuyết minh Báo cáo Tài chính), định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. + Tổ chức kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý, xác định giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác. 1.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế, mục đích, công dụng, tính chất khác nhau do đó việc phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tùy theo góc độ xem xét 7
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K chi phí sản xuất mà chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số tiêu thức phân loại chủ yếu: Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia làm 5 loại: - Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ. - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả, tiền trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là số trích khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là tiền doanh nghiệp chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: gồm toàn bộ các chi phí khác dùng vào hoạt động sản xuất ngoài các chi phí đã nêu trên. Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố, chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Nó còn là căn cứ quan trọng để lập Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở thuyết minh Báo cáo Tài chính. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí: Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các loại sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích chung và những hoạt động ngoài sản xuất. 8
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí về tiền lương, tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và không tính vào khoản mục này chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của những người không tham gia trực tiếp sản xuất như: nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý và nhân viên khác. - Chi phí sản xuất chung: là các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí sản xuất chung cố định (là các chi phí gián tiếp thường không thay đổi theo sản lượng sản phẩm sản xuất ra.) và chi phí sản xuất chung biến đổi (là những chi phí gián tiếp thường thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất.). Nội dung chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, + Chi phí dụng cụ sản xuất: là chi phí về dụng cụ sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như: dụng cụ bảo hộ lao động, khuôn mẫu, dụng cụ cầm tay, + Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): là khoản trích khấu hao TSCĐ dùng ở xưởng, tổ, đội sản xuất, + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất. + Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất. Cách phân loại này phục vụ cho nhu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Trên đây là hai cách phân loại quan trọng được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn một số cách phân loại như: 9
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K - Phân loại theo mối quan hệ với các khoản mục trên Báo cáo Tài chính: gồm chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ. - Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động: gồm chi phí biến đổi (Chi phí khả biến hay biến phí), chi phí cố định ( chi phí bất biến hay định phí) và các chi phí hỗn hợp. - Phân loại theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí: gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra, phân tích thì các doanh nghiệp có thể chi tiết các khoản mục trên thành nhiều khoản mục cụ thể gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đặc điểm về sự hình thành và phát sinh của các loại chi phí sản xuất. 1.2.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm: Nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý về hạch toán và kế hoạch hóa giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa cần phải tiến hành phân loại giá thành dưới những góc độ và phạm vi khác nhau. Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành gồm 3 loại: + Giá thành kế hoạch: được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành của đơn vị. + Giá thành định mức: việc tính giá thành định mức căn cứ vào định mức, dự toán cho chi phí hiện hành và dự toán cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được so sánh với giá thành thực tế để có những đánh giá đúng đắn về các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện và có các biện pháp phát triển những ưu điểm sản xuất cũng như khắc phục kịp thời các tồn tại. + Giá thành thực tế: được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng thực tế sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện quá trình sản xuất, là cơ sở để xác định giá bán 10
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành thực tế là căn cứ cho việc xây dựng giá thành kế hoạch kỳ sau và đảm bảo cho giá thành có tính sát thực. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí: + Giá thành sản xuất toàn bộ: bao gồm toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành Chi phí NVL Chi phí nhân Chi phí sản sản xuất toàn = + + trực tiếp công trực tiếp xuất chung bộ + Giá thành sản phẩm theo biến phí: đây là loại giá thành mà nội dung chỉ gồm các chi phí biến đổi (cả biến phí trực tiếp và gián tiếp). Giá thành sản Chi phí biến Chi phí biến phẩm (theo = + đổi trực tiếp đổi gián tiếp biến phí) + Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định: bao gồm toàn bộ các biến phí và một phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động hoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn. Giá thành sản Định phí sản xuất (có phân xuất (phân bổ = Chi phí biến đổi + bổ hợp lý chi trên mức hoạt phí cố định) động thực tế) + Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản phẩm cộng thêm chi phí liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm. 1.2.2 Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.2.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là các loại chi phí được thực hiện trong một phạm vi, một giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm. 11
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất phải tập hợp theo đó. Giới hạn, phạm vi đó có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc là nơi gánh chịu chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định là khâu cơ bản đầu tiên trong công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất, góp phần tăng cường quản lý sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản xuất được kịp thời và đúng đắn. Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải căn cứ vào một số đặc điểm chủ yếu sau: + Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. + Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. + Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Đặc điểm của sản phẩm. + Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán nội bộ của doanh nghiệp. + Yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành. + Khả năng, trình độ quản lý và hạch toán. 1.2.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành. Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành: - Đặc điểm tổ chức sản xuất: + Doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, sản phẩm được đặt mua trước khi sản xuất, sản xuất hàng loạt mặt hàng ổn định. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm hoàn thành. 12
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K + Doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt: sản phẩm không được đặt mua trước khi sản xuất, sản xuất hàng loạt, mặt hàng ổn định. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm hoàn thành. - Đặc điểm của sản phẩm: + Nếu bán thành phẩm có thể bán ra thị trường thì tính giá thành cho bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành. + Nếu bán thành phẩm không bán ra thị trường thì tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành. - Đặc điểm quy trình công nghệ: + Với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành. + Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp có thể tính giá thành thành phẩm hoặc cả thành phẩm và bán thành phẩm. - Yêu cầu quản lý và trình độ quản lý: ngay cả trong trường hợp quy trình công nghệ sản xuất phức tạp các bán thành phẩm không bán ra thị trường nhưng theo yêu cầu quản lý ta vẫn có thể xác định đối tượng tính giá thành vừa là bán thành phẩm vừa là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. 1.2.2.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là điều kiện tiền đề để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp. Cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành cũng là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất đã được tập hợp, tính toán phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành. Tuy nhiên, phạm vi của đối tượng tính giá thành hẹp hơn chỉ bao gồm phạm vi chịu chi phí mà không gồm cả phạm vi phát sinh chi phí như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành cũng có quan hệ chặt 13
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K chẽ với nhau. Mối quan hệ đó thể hiện ở việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để xác định giá thành chuyển dịch các yếu tố chi phí sản xuất vào các đối tượng tính giá thành. Trên thực tế một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể tương ứng, phù hợp với một đối tượng tính giá thành hoặc một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm hay một đối tượng tính giá thành lại có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm trong một doanh nghiệp sẽ quyết định việc lựa chon phương pháp giá thành và kỹ thuật tính giá thành ở doanh nghiệp đó. 1.2.2.4 Đơn vị tính giá thành và kỳ tính giá thành: Đơn vị tính giá thành thường phải là các đơn vị được thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất lý, hóa học của các sản phẩm. Đơn vị tính giá thành thực tế phải phù hợp đồng nhất với đơn vị tính đã ghi trong giá thành kế hoạch của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính toán giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành một cách hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học, kịp thời. Dựa vào đặc điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp: + Trong tường hợp doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm với chu kỳ ngắn, xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành phù hợp là tháng và vào thời điểm cuối tháng. + Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sản xuất đơn chiếc, hoặc sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất kéo dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh thì tính giá thành thường là thời 14
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K điểm mà sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành (trong trường hợp này kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo). 1.2.3 Phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 1.2.3.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc một hệ thống các phương pháp được sử dụng nhằm tập hợp hệ thống hóa các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định vào các kỳ kế toán có liên quan và phân chia các chi phí đó theo các yếu tố chi phí, khoản mục chi phí theo đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tùy thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí mà kế toán áp dụng phương pháp nào cho phù hợp. Phương pháp tập hợp trực tiếp: Theo phương pháp này, các chi phí khi phát sinh có liên quan trực tiếp đến các đối tượng kế toán tập hợp chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp này được áp dụng đối với những chi phí có thể tập hợp chi phí trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Việc sử dụng phương pháp trực tiếp có ưu điểm lớn, nó là cách tập hợp chính xác, hiệu quả nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với kế toán quản trị của doanh nghiệp. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp này vì mất nhiều thời gian và công sức. Trên thực tế có nhiều chi phí liên quan đến nhiều đối tượng mà không thể theo dõi riêng biệt được. Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà kế toán không thể tập hợp chi phí trực tiếp cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó, kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức sau: 15
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K C Ci = n x Ti Ti i 1 Trong ®ã: Ci : chi phÝ s¶n xuÊt ®•îc ph©n bæ cho ®èi t•îng i Ti : ®¹i l•îng cña tiªu thøc ph©n bæ thuéc ®èi t•îng i C : tæng chi phÝ ®· tËp hîp cÇn ph©n bæ n Ti : tæng ®¹i l•îng cña tiªu thøc dïng ®Ó ph©n bæ i 1 Đại lượng dùng để phân bổ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn. Đại lượng dùng để phân bổ phải dễ tính, dễ xác định và phải có tính hợp lý, khoa học để đảm bảo độ tin cậy cho thông tin. Chi phí sản xuất chung thường được áp dụng phương pháp này do khó có thể tập hợp trực tiếp chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng. 1.2.3.2 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp: Xét trên góc độ yêu cầu quản lý, phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các chính sách chế độ về quản lý kinh tế tài chính, chế độ kế toán, các doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai phương pháp kế toán tổng hợp là: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Hai phương pháp này khác nhau chủ yếu ở việc mở các tài khoản kế toán, ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu trên các sổ kế toán liên quan đến chi phí có liên tục hay không. Tùy theo điều kiện và yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp kế toán tổng hợp nào cho phù hợp. 1.2.3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX): Phương pháp KKTX là phương pháp kê khai và phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp KKTX, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư hàng 16
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K hóa. Vì vậy, doanh nghiệp luôn quản lý được chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất sản phẩm của mình ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Phương pháp KKTX thường được áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, ) và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn (máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật cao, ). Tài khoản sử dụng: Theo các chế độ kế toán hiện hành các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp vào tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. Ngoài ra, kế toán còn phải sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí theo từng khoản mục trước khi kết chuyển sang tài khoản 154. Các tài khoản này không có số dư cuối kỳ và phải mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tùy thuộc vào yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp. Nội dung và phương pháp hạch toán: a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Nội dung chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất. Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm dịch vụ, chi phí này được xây dựng trong các định mức và tiến hành công tác quản lý chi phí theo định mức chi phí đó. Chi phí NVL trực tiếp được xác định theo công thức sau: 17
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Trị giá NVL Trị giá NVL xuất Chi phí Trị giá NVL còn lại cuối dùng trong kỳ Trị giá NVL trực xuất và đưa = + kỳ trước ở - nhưng đến cuối - phế liệu tiếp trong vào sử dụng địa điểm sản kỳ chưa sử dụng thu hồi kỳ trong kỳ xuất hết - Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp phát sinh thường tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên, nếu phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí mà không tập hợp trực tiếp được thì kế toán phải tiến hành phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ có thể sử dụng là chi phí NVL trực tiếp theo định mức tiêu hao, chi phí NVL kế hoạch, trọng lượng, số sản phẩm, - Chứng từ kế toán sử dụng: Các chứng từ liên quan đến kế toán NVL trực tiếp gồm: phiếu xuất kho (PXK), Bảng phân bổ NVL - CCDC, hóa đơn kiêm PXK, - Phương pháp kế toán: Để tập hợp và phân bổ toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí NVL trực tiếp. Trình tự kế toán chi phí NVL trực tiếp được thực hiện theo sơ đồ sau: 18
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K TK 152 TK 621 TK 152 Trị giá NVL xuất kho Trị giá NVL không sử sử dụng trực tiếp cho dụng hết cho sản phẩm sản xuất sản phẩm cuối kỳ nhập lại kho TK 112,111,331, TK 154 Kết chuyển, phân bổ chi phí NVL trực tiếp theo Trị giá NVL mua sử dụng đối tượng tập hợp chi phí ngay cho sản xuất TK 632 TK 133 Thuế GTGT Chi phí NVL trực tiếp vượt được khấu trừ trên mức bình thường Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): - Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp gồm tất cả các khoản trên liên quan đến sản xuất trong kỳ không phân biệt đã thanh toán cho người lao động hay chưa. - Phương pháp tập hợp: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan đến đối tượng chịu chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Tuy nhiên, nếu chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì 19
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp theo tiêu thức phân bổ hợp lý. Những tiêu thức phân bổ có thể là: số giờ công hoặc ngày công tiêu chuẩn, tiền lương định mức, tiền lương chính, hệ số phân bổ được quy định, Các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp được tính căn cứ vào tổng số tiền lương công nhân trực tiếp và tỷ lệ trích theo quy định hiện hành của từng thời kỳ. - Chứng từ sử dụng: chứng từ thường được sử dụng khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phương pháp kế toán: Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà tài khoản 622 có thể được mở các tài khoản chi tiết cần thiết. Trình tự kế toán nhân công trực tiếp theo sơ đồ sau: 20
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp Kết chuyển chi phí phải trả cho CNTTSX NCTT theo đối tượng tập hợp chi phÝ TK 338 Các khoản trích theo TK 632 lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) CNTT sản xuất phát sinh Chi phí nhân công trực tiếp TK 335 vượt trên mức bình thường Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp c. Kế toán chi phí sản xuất chung (SXC): - Nội dung chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí SXC cố định và chi phí SXC biến đổi. + Chi phí SXC cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm như: khấu hao, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở phân xưởng. + Chi phí SXC biến đổi là những chi phí gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp với số lượng sản phẩm: chi phí NVL gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. - Phương pháp tập hợp: Chi phí SXC được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Một doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất phải mở sổ chi tiết 21
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K để tập hợp chi phí SXC cho từng phân xưởng. Chi phí SXC của phân xưởng nào được kết chuyển vào sản phẩm, công việc của phân xưởng đó. Tuy nhiên, nếu phân xưởng có nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ chi phí SXC cho các sản phẩm, công việc có liên quan theo một tiêu thức phân bổ hợp lý (Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung định mức). - Chứng từ kế toán sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung và các tài khoản cấp II của 627 để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp II phản ánh nội dung chi phí và yếu tố chi phí thích hợp. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được thực hiện theo sơ đồ sau: 22
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152, Chi phí nhân viên Các khoản thu giảm chi TK 152, 153 Chi phí NVL, CCDC TK 632 TK 142, 242, 335 Chi phí SXC cố định không được Chi phí phân bổ dần, tính vào giá thành sản phẩm chi phí trích trước TK 214 TK 154 Chi phí khấu hao TSCĐ Kết chuyển, phân bổ chi phí SXC theo đối tượng tập hợp chi phí TK 111, 112, 141, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác TK 133 (1) (2) (1): Thuế GTGT được khấu trừ (2): Thuế GTGT không được khấu trừ nếu được tính vào chi phí SXC Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 23
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối kỳ các chi phí sản xuất đã được tập hợp vào tài khoản 621, 622, 627 sẽ được kết chuyển sang 154 để tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ sản xuất. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu theo sơ đồ sau: 24
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K TK 621 TK 154 TK 138, 152, 811 Tập hợp chi phí Kết chiuyển, phân bổ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không NVLTT chi phí NVL trực tiếp sửa chữa được TK 155 TK 622 Tập hợp chi phí Kết chuyển, phân bổ Giá trị thực tế sản phẩm NCTT chi phí NC trực tiếp hoàn thành nhập kho TK 157 TK 627 Giá trị thực tế hàng gửi đi bán không qua kho Tập hợp Kết chuyển, phân chi phí bổ chi phí SXC SXC TK 632 Giá trị thực tế sản phẩm hoàn thành bán ngay Chi phí SXC cố định không được phân bổ Sơ đồ 1.4 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp 25
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K 1.2.3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất đối với những doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK): Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất dùng theo công thức sau: Trị giá hàng xuất Trị giá hàng Tổng giá trị Trị giá hàng = kho trong kỳ tồn kho đầu + hàng nhập kho - tồn kho cuối kỳ trong kỳ kỳ Phương pháp KKĐK thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (Cửa hàng bán lẻ, ) Cũng tương tự như phương pháp KKTX, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản 621, 622, 627. Do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK, tài khoản 154 chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên tài khoản 631 - Giá thành sản xuất. Tài khoản 631 cũng được hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí (Phân xưởng, tổ, đội sản xuất) và cũng theo loại, nhóm sản phẩm. Trình tự hạch toán theo phương pháp KKĐK như sơ đồ sau: 26
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K TK 154 TK 631 TK 154 K/c chi phí sản xuất dở K/c chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ dang cuối kỳ TK 621 K/c chi phí sản NVL trực tiếp TK 622 TK 155 (632) K/c chi phí sản NC Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trực tiếp nhập kho (hoặc xuất bán thẳng) TK 627 K/c chi phí SXC K/c chi phí SXC cố định không phân bổ Sơ đồ 1.5 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp theo phƣơng pháp KKĐK 27
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K 1.2.3.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm dở dang cuối kỳ trong các doanh nghiệp sản xuất là khối lượng sản phẩm đang trong quá trình sản xuất chế biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình cơ bản nhưng phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải gánh chịu. Việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang một cách chính xác là cực kỳ khó khăn và mang tính chủ quan, phụ thuộc vào việc kiểm kê, đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở cũng như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp lựa chọn. Đánh giá sản phẩm dở dang một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất cấu thành chi phí sản xuất, trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Sau đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường áp dụng: 1.2.3.3.1 Đánh giá chi phí dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Nguyên vật liệu chính trực tiếp): Theo phương pháp này, chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính trực tiếp) còn các chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Công thức tính: Dđk + Cvl Dck = * Sd Sht + Sd Trong đó: Dđk, Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Cvl : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ Sht : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Sd : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 28
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang của giai đoạn đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn chi phí dở dang ở các giai đoạn sau phải tính theo chi phí bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng công việc ít tuy nhiên độ chính xác lại không cao vì chỉ tính một khoản chi phí nguyên vật liệu mà không tính đến các chi phí chế biến. Vì vậy, phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng dở dang ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ. 1.2.3.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Để đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này, trước hết kế toán phải căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc: + Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ sản xuất như: chi phí NVL trực tiếp hay chi phí NVL chính trực tiếp thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Dđk + Cvl Dck = x Sd Sht + Sd + Đối với chi phí sản xuất bỏ dần trong quá trình sản xuất như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Dđk + C ' Dck = x Sd ' Sht + Sd 29
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Trong đó: C : được tính theo khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ ' Sd : khối lượng sản phẩm dở dang đã được tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (%HT) ' Sd = Sd x %HT Phương pháp này cho kết quả có độ chính xác cao và hợp lý hơn phương pháp đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp vì được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí. Nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất khá phức tạp. Do vậy, phương pháp này thích hợp với các sản phẩm có tỷ trọng chi phí NVL trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và biến động lớn so với đầu kỳ. Đối với những khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây truyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể vận dụng tỷ lệ hoàn thành chung của sản phẩm dở dang là 50% để giảm bớt khối lượng công việc xác định mức độ hoàn thành ở các công đoạn. Phương pháp này còn gọi là phương pháp tính 50%. 1.2.3.3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức: Với phương pháp này, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định trên cơ sở khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm, từ đó tính ra chi phí sản xuất sản phẩm dở dang trong kỳ theo định mức: Công thức tính: Cdi = Sdi * Đmi Trong đó: Cdi : Chi phí tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm i Sdi : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm i Đmi: Chi phí định mức của sản phẩm i Phương pháp này có ưu điểm là tính toán nhanh nhờ có các bảng tính sẵn nhưng độ chính xác không cao và việc xác định định mức chi phí rất phức tạp. Do 30
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K đó, phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp cho những sản phẩm đã xác định được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. 1.2.4 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp kỹ thuật sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, công việc hoàn thành theo đối tượng giá thành đã xác định. Việc tính toán xác định giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có quyết định kịp thời mở rộng hay thu hẹp sản xuất. Lựa chọn được một phương pháp tính giá thành phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp với từng đối tượng tính giá thành. Hiện nay, để tính giá thành các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp sau: 1.2.4.1 Phương pháp tính giá thành theo công việc (theo đơn đặt hàng): Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm của phương pháp này là tính giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết hóa theo đơn đặt hàng. Chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan, chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên theo dõi theo từng phân xưởng, cuối tháng tiên hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng. Thực hiện phương pháp này, đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể. 31
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thỏa thuận theo hợp đồng sản xuất. Nếu có đơn đặt hàng nào mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng. 1.2.4.2 Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất: 1.2.4.2.1 Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất giản đơn: * Phương pháp tính giá thành cơ bản ( Phương pháp trực tiếp hay phương pháp giản đơn): Đây là phương pháp hạch toán giá thành theo sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực, Đặc điểm của loại hình sản xuất giản đơn là do 1 phân xưởng hoặc một bộ phận sản xuất hoàn thành một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang. Trường hợp số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng nhiều, không ổn định giữa các kỳ thì phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Căn cứ trực tiếp vào phương pháp sản xuất đã tập hợp được cho từng phân xưởng tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm một cách trực tiếp, theo công thức: Z = Dđ + C - Dc Z z = Sht Trong đó: Z, z : tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm Dđ, Dc: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Sht : số lượng sản phẩm hoàn thành 32
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Trường hợp không có sản phẩm dở dang cuối tháng hoặc khối lượng sản phẩm dở dang cuối tháng rất ít thì tổng chi phí tập hợp được trong kỳ đồng thời là tổng giá thành sản phẩm (Z = C). Xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm nêu trong phương pháp giản đơn còn phải thực hiện một số biện pháp kỹ thuật tính toán để xác định giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm cụ thể. Những biện pháp kỹ thuật này chỉ là những phương pháp tính toán gắn liền với những quy ước nhất định. * Phương pháp hệ số: Sử dụng trong trường hợp một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và không thể theo dõi chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm (đối tượng tập hợp chi phí là cả một quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là các sản phẩm chính). Để tính giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi tất cả các sản phẩm về một sản phẩm duy nhất (sản phẩm tiêu chuẩn) theo hệ số quy đổi được xác định sẵn, sản phẩm có hệ số 1 là sản phẩm tiêu chuẩn (phải quy đổi cả sản phẩm dở dang). Tổng sản phẩm quy Số lượng thực tế Hệ số phân bổ giá x đổi theo hệ số = của sản phẩm i thành cho sản phẩm i * Phương pháp tỷ lệ: Vận dụng cho các doanh nghiệp có đối tượng hạch toán chi phí là từng nhóm sản phẩm cùng loại và đối tượng tính giá thành là từng quy cách trong nhóm sản phẩm. Căn cứ vào tiêu chuẩn như: giá thành kế hoạch, giá thành định mức để xác định tỷ lệ phân bổ giá thành nhóm sản phẩm cùng loại. Sau đó căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được, tỷ lệ phân bổ giá thành và tiêu thức đã chọn để phân bổ giá thành và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị cho từng quy cách. 33
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Tổng giá thành thực tế của Tỷ lệ phân bổ giá các nhóm sản phẩm thành = Tổng giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế của nhóm sản phẩm Tổng giá thành Tổng giá thành kế hoạch tính Tỷ lệ thực tế của từng = theo sản lượng thực tế của từng x phân bổ loại sản phẩm nhóm sản phẩm giá thành Ngoài ra còn có một số phương pháp tính giá thành sản phẩm cho quy trình sản xuất giản đơn khác như: - Phương pháp loại trừ: Phương pháp này áp dụng khi cùng một quy trình sản xuất, cùng một loại nguyên vật liệu sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa tạo ra sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính cần phải loại giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Zc = Dđ + C - Dc - P Trong đó: Zc : tổng giá thành sản phẩm chính Dđ : chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ C : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Dc : chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ P : chi phí cho sản phẩm phụ - Phương pháp liên hệ: Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra nhiều sản phẩm chính và có cả sản phẩm phụ nên phải kết hợp phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ với phương pháp loại trừ mới xác định được giá thành của từng loại sản phẩm chính. 12.4.2.2 Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất phức tạp: Đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp có 3 kiểu sản xuất chủ yếu là kiểu liên tục, kiểu song song và kiểu hỗn hợp. Trong 3 kiểu sản xuất nêu 34
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K trên ta thường gặp kiểu sản xuất liên tục và các doanh nghiệp này sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước: Phương pháp này thích hợp áp dụng đối với những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, chế biến liên tiếp theo một quy trình nhất định. Đối tượng tập hợp chi phí thường là tất cả các giai đoạn công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm, lao vụ, hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ hoặc hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành: Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm và phương pháp phân bước không tính bán thành phẩm. - Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển tuần tự): Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn sản xuất cuối cùng và bán thành phẩm ở giai đoạn trước đó. Để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị bán thành phẩm của giai đoạn trước và kết chuyển tuần tự sang giai đoạn kế tiếp để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của bán thành phẩm của giai đoạn kế tiếp. Tiếp tục thực hiện như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng và tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm nhập kho theo khoản mục, bán thành phẩm giữa các bước chuyển cho nhau, vừa phản ánh hiện vật và giá trị giúp quản lý tốt sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sản xuất. Tuy nhiên phương pháp này tính toán phức tạp, khối lượng nhiều, nếu doanh nghiệp có nhiều giai đoạn sản xuất và nhiều loại sản phẩm thì tính toán rất khó khăn. 35
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K - Phương pháp phân bước không tính bán thành phẩm (kết chuyển song song): Điều kiện áp dụng: quy trình sản xuất phức tạp, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp cho từng phân xưởng, từng bước kế toán xác định phần chi phí ở bước đó tính vào giá thành thành phẩm ở bước cuối cùng rồi tổng cộng lại tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo khoản mục. 1.2.4.3 Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức: Phương pháp này chỉ áp dụng cho các đơn vị đã xác định được định mức khoa học hợp lý, sản phẩm sản xuất tương đối ổn định, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành có nghiệp vụ vững vàng. Để xác định được giá thành thực tế của sản phẩm, kế toán phải tổ chức xác định giá thành định mức vào đầu kỳ trên cơ sở các định mức hiện hành, đồng thời phải theo dõi chi tiết những biến động của chi phí thực tế so với định mức trong trường hợp thay đổi định mức và thực hiện định mức tiết kiệm hoặc lãng phí so với định mức trong quá trình sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Chênh lệch Giá thành Giá thành định Chênh lệch do thực thực tế của mức của sản = +(-) do thay đổi +(-) hiện định sản phẩm phẩm định mức mức 1.2.5 Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tùy thuộc hình thức kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn mà mỗi doanh nghiệp có tổ chức hệ thống sổ kế toán khác nhau. Hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức sổ kế toán. Bao gồm các sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết, các bảng phân bổ, Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán, trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán, thu thập xử lý thông tin mà lựa chọn hình thức kế toán phù hợp. 36
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức kế toán để các doanh nghiệp lựa chọn. Mỗi hình thức lại có hình thức sổ sách kế toán để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm khác nhau, cụ thể là: + Hình thức Nhật ký chung: Nhật ký chung, Sổ cái, Thẻ kho, Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, + Hình thức Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái (theo hình thức chứng từ ghi sổ), Sổ chi phí sản xuất, Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ, + Hình thức Nhật ký chứng từ: Sổ cái tài khoản 154, 621, 622, 627, Nhật ký chứng từ số 7, Bảng kê số 3, 4, 6; Các sổ chi tiết, + Hình thức Nhật ký sổ cái: Nhật ký sổ cái, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, Thẻ kho, Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ, Ngoài hệ thống sổ trên, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn phải lập các Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành định kỳ theo quy định để phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 37
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Mã số thuế : 0200421319 Địa chỉ trụ sở : Khu 2 - Đ.Vĩnh Niệm - Q.Lê Chân - Tp. Hải Phòng Điện thoại : 031.3624814 Fax : 031.3624814 Email : ckhungthang@gmail.com Số tài khoản : 5411000589 Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hải Phòng. 2.1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng: Được thành lập vào đầu năm 2000, Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng chỉ với sáu người công nhân, hai máy tiện, một máy khoan và những dụng cụ, máy móc giản đơn, vì vậy ban đầu Xí nghiệp chỉ là một xưởng gia công cơ khí nhỏ với những đơn đặt hàng rất nhỏ lẻ. Nhưng với sự lỗ lực của toàn thể công nhân viên chức doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và từng bước trưởng thành hơn, vững vàng hơn, có thể sánh bước cùng các doanh nghiệp khác trên thị trường cơ kim khí Hải Phòng cũng như một số tỉnh lân cận khác. Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp đã từng bước hoàn thiện, củng cố, phát triển không ngừng, mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Hoạt động được hơn tám năm và đã thực sự có chỗ đứng trong thị trường gia công và chế tạo cơ kim khí, với hơn 500 công nhân Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng, đúng như tên gọi của mình, tinh thần lao động tập thể và an toàn lao động được đưa lên hàng đầu. Tuy chưa có giải thưởng nào về cơ khí nhưng những 38
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K gì đã đạt được thực sự đánh giá một phần không nhỏ thành quả lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên. Những lời nhận xét chân thành của các khách hàng là niềm tự hào và mục đích phấn đấu không ngừng của từng thành viên trong doanh nghiệp. Cũng như hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, doanh nghiệp đang từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, nhạy bén hơn nữa trong các thay đổi không ngừng của nền kinh tế mở cửa này. Các cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp ngày càng trau dồi những kỹ năng nhằm nghề nghiệp hoàn thiện và nâng cao tay nghề. 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng: 2.1.2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh: Các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: - Sản xuất các sản phẩm từ kim loại; - Sản xuất các sản phẩm từ Plastic; - Sản xuất máy móc thiết bị; - Sản xuất máy móc, thiết bị điện; - Tái chế, gia công các chi tiết máy móc thiết bị; - Dịch vụ vận tải hàng hóa; - Dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu. Nhận các đơn đặt hàng theo yêu cầu kỹ thuật khắt khe một phần nhằm mang đến sự rèn luyện, cọ sát và nâng cao tay nghề của các công nhân trực tiếp sản xuất. 2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp: Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng sản xuất các sản phẩm theo các đơn đặt hàng và các sản phẩm cũng được sản xuất theo những quy trình sản xuất khác nhau. Chủ yếu các sản phẩm thường được qua 3 giai đoạn sản xuất: Tiện, Taro và đánh bóng (hoặc mạ). 39
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Tiện Tiện thô (Phôi) Tiện tinh (ren) Taro (ren) Đánh bóng (mạ) Đóng gói sản phẩm hoàn thành Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất của Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất: Giám đốc PGĐ. Kinh doanh PGĐ.Kỹ thuật P.Kế PX. P. P. P.Kỹ PX. PX. PX. PX. hoạnh- Nguyên Kế TC- thuật sản sản sản sản kinh liệu toán - LĐ - xuất xuất xuất xuất doanh Thống KCS I II III IV kê Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng 40
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K a. Ban giám đốc: - Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm quản lý chung toàn doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước tập thể công nhân viên chức của doanh nghiệp. - Phó giám đốc kinh doanh: chỉ đạo việc nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp, tìm đối tác và bạn hàng cho sản xuất cũng như cho nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các đơn đặt hàng của doanh nghiệp. - Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mọi mặt về kỹ thuật và quản lý việc sản xuất của các phân xưởng. b. Các phòng ban chức năng: - Phòng kế toán : tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo Chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các số liệu để ban giám đốc có hướng điều hành doanh nghiệp. - Phòng Tổ chức - Lao động: có chức năng theo dõi tình hình lao động, tổ chức tuyển dụng lao động và thực hiện công tác xét duyệt thi đua khen thưởng, xử phạt do vi phạm lao động. - Phòng Kỹ thuật - KCS: có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, kiểm tra các thông số, tỷ lệ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu. - Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: thực hiện công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, xây dựng kế hoạch về chi phí nguyên vật liệu và ký kết hợp đồng tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. c. Các phân xưởng sản xuất: mỗi phân xưởng có nhiệm vụ hoàn thành các kế hoạch mà cấp trên giao phó để đạt mục tiêu chung. 41
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng: Kế toán trưởng KT KT KT KT KT KT Kế TSCĐ thành tập bán tiền NVL toán và phẩm hợp hàng lương vốn nguồn & xác chi phí và và các bằng vốn định và tính thanh khoản tiền kết giá toán trích quả thành với theo kinh sản người lương doanh phẩm mua Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Phòng kế toán của công ty có 7 thành viên, mỗi thành viên có một chức năng riêng: Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra các việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, báo cáo kết toán theo quy định, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm pháp lý trước giám đốc và nhà nước về mặt quản lý tài chính. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán tổng hợp: kế toán này có nhiệm vụ tổ chức tập hợp, phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất của toàn công ty và tính giá thành sản phẩm hàng tháng. Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, phản ánh tăng , giảm, tính khấu hao, phân bổ các tài khoản nguồn vốn các quỹ Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. 42
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Kế toán bán hàng và thanh toán với ngưòi mua: nhiệm vụ theo dõi việc bán hàng và thanh quyết toán với khách hàng, thu hồi công nợ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: căn cứ vào kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng tháng để tính lương phải trả cho cán bộ công nhân viên đồng thời tính toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) Kế toán vốn bằng tiền: + Kế toán toán tiền gửi: theo dõi tình hình thanh toán với các nhà cung cấp, theo dõi số dư và sự biến động của các khoản tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng. + Kế toán quỹ: cùng với thủ quỹ mở sổ theo dõi quỹ tiền mặt của công ty, thông qua việc thu chi tiền mặt theo chứng từ, cuối ngày lập báo cáo quỹ và nộp cho kế toán tiền mặt toàn bộ chứng từ đã nhận trong ngày, kế toán và thủ quỹ cùng cùng nhau đối chiếu và khớp số dư. * Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng: Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác kế toán, Xí nghiệp đã sử dụng hình thức kế toán Chứng từ - ghi sổ. Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ: 43
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ, thẻ kế kế toán chứng từ toán chi cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng 44
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TẠI XÍ NGHIỆP TẬP THỂ HÙNG THẮNG: 2.2.1 Một số đặc điểm chung trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp: 2.2.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ của Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng là quy trình công nghệ giản đơn theo từng đơn đặt hàng cụ thể. Vì vậy để thuận tiện cho công tác kế toán cũng như quản lý chi phí. Doanh nghiệp thực hiện kế toán theo dõi chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng cụ thể ở từng phân xưởng sản xuất. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng là từng đơn đặt hàng. 2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều loại chi phí khác nhau như: chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, tiền lương, các khoản trích theo lương, khấu hao tài sản cố định, Để thuận lợi và đảm bảo sự nhất quán trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, doanh nghiệp tiến hành phân loại sản xuất theo các khoản mục chi phí trong giá thành. Toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành 3 khoản mục sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về NVL trực tiếp sản xuất: phôi sắt thép, thép ống các loại, thép hộp các loại, + Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT và KPCĐ phải trả cho tất cả công nhân viên trực tiếp sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, khấu hao TSCĐ, tiền sửa chữa TSCĐ thường xuyên, chi phí NVL phục vụ quản lý phân xưởng, tiền điện, tiền điện thoại, 2.2.1.3 Hệ thống sổ kế toán sử dụng cho việc hạch toán tập hợp chi phí sản xuất: Tài khoản kế toán sử dụng: 621 - Chi phí NVL trực tiếp 622 - Chi phí nhân công trực tiếp 627 - Chi phí sản xuất chung 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 45
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Sổ kế toán sử dụng: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái (theo hình thức chứng từ ghi sổ), 2.2.2 Phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Nguyên vật liệu là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng số chi phí sản xuất cũng như trong giá trị sản phẩm. Do đó, việc quản lý chi phí NVL có ý nghĩa rất lớn trong tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ kim khí, sản xuất theo đơn đặt hàng nên NVL trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chủ yếu là NVL chính. Ngoài ra , nhiên liệu (xăng, dầu, ) và vật liệu phụ (sơn, ) cũng được coi là NVL chủ yếu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 - Chi phí NVL trực tiếp. Tài khoản 621 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2: + TK 6211: chi phí NVL chính + TK 6212: Chi phí VL phụ + TK 6213: Chi phí nhiên liệu (NL) Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành 4 tài khoản cấp 2: + TK 1521: Nguyên vật liệu chính + TK 1522: Nguyên vật liệu phụ + TK 1523: Phụ tùng + TK 1524: Nhiên liệu + TK 1525: Phế liệu thu hồi Việc xuất dùng NVL được quản lý chặt chẽ và phải tuân thủ theo nguyên tắc: tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào kế hạch do phòng Kế hạch lập, khi có nhu cầu phát sinh cán bộ phân xưởng xuống kho lĩnh vật tư theo phiếu yêu cầu do Phòng kỹ thuật - KCS lập. Cán bộ quản lý kho căn cứ vào số lượng trên phiếu yêu cầu để viết phiếu xuất 46
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K kho và giao cho thủ kho xuất kho NVL. Trên phiếu xuất kho có ghi rõ tên quy cách vật tư, tên kho và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng giá thành. Kế toán chi tiết hàng tồn kho của doanh nghiệp sử dụng phương pháp sổ số dư để kiểm tra, đối chiếu giữa thủ kho và kế toán. Trong tháng, khi phát sinh nghiệp vụ xuất NVL phục vụ sản xuất, thủ kho chỉ hạch toán về mặt số lượng trên phiếu xuất kho. Cuối tháng, kế toán kho mới tính toán ra giá xuất kho cho từng loại NVL và hạch toán về mặt giá trị. Khi theo dõi NVL xuất kho, kế toán tính đơn giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ: Trị giá NVL i tồn kho Trị giá NVL i nhập + đầu tháng kho trong tháng Đơn giá bình quân của NVL i = xuất dùng Số lượng NVL i tồn Số lượng NVL i nhập + kho đầu tháng kho trong tháng Ví dụ: Tài liệu tháng 12/2008 . Phiếu xuất kho NVL phục vụ sản xuất ở phân xưởng I. 47
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.1 Phiếu xuất kho Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 12 năm 2008 Nợ: 6211 Số: 0068356 Có: 1521 Họ tên người nhận hàng: Đặng Đức Khoa Bộ phận: Phân xưởng I Lý do xuất kho: xuất nguyên vật liệu cho kế hoạch sản xuất tháng 12 Xuất tại kho: Trần Văn Hợp - Kho phôi sắt thép Số lượng Tên, quy cách, phẩm Đơn vị STT Yêu Đơn giá Ghi chú chất vật tư tính Thực xuất cầu 1 Thép hộp 20*20 Cây 45 45 2 Thép hộp 10*10 Cây 35 35 3 Tôn tấm 56*128 m 22.5 22.5 4 Inox đã đục lỗ m 3.75 3.75 Cộng thành tiền (Viết bằng chữ): Người lập phiếu Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 48
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.2 Phiếu xuất kho Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng PHIẾU XUẤT KHO Ngày 28 tháng 12 năm 2008 Nợ: 6212 Số: 0068378 Có: 1522 Họ và tên người nhận hàng: Trần Văn Hiệp Bộ phận: Phân xưởng sản xuất I Lý do xuất: xuất vật liệu phụ cho sản xuất tháng 12 Xuất tại kho: Nguyễn Đức Chung - Kho sơn và các vật liệu phụ Số lượng Tên, quy cách, phẩm Đơn vị STT Yêu Đơn giá Ghi chú chất vật tư tính Thực xuất cầu 1 Sơn chống gỉ Lít 2 2 2 Sơn ghi Lít 4 4 3 Que hàn HV - J421 Kg 3.75 3.75 Cộng thành tiền (Bằng chữ): Người lập phiếu Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 49
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Từ phiếu xuất kho (Biểu 2.1 và Biểu 2.2), kế toán ghi vào Bảng kê sử dụng vật tư (Biểu 2.3) sau đó từ Bảng kê sử dụng vật tư kế toán ghi Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.5, Biểu 2.6) và Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ(Biểu 2.7). Tiếp theo kế toán vào Sổ cái tài khoản 152, 621 theo dõi cho từng phân xưởng. Biểu 2.3 Bảng kê xuất sử dụng vật tư Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng BẢNG KÊ XUẤT SỬ DỤNG VẬT TƢ Kho hàng: Tất cả Tháng 12 năm 2008 Chứng từ Số TK Diễn giải ĐVT Đơn giá Thành tiền Ngày Số lƣợng nợ 01 - Phân xƣởng sản xuất 1 15/12/2008 PXK0068225 Thép hộp 20*20 cây 45 6211 182.929 8.231.805 15/12/2008 PXK0068225 Thép hộp 10*10 cây 35 6211 154.238 5.398.330 15/12/2008 PXK0068225 Tôn tấm 56*128 m 22.5 6211 228.898 5.150.205 15/12/2008 PXK0068225 Inox đã đục lỗ m 3.75 6211 235.624 883.590 21/12/2008 PXK0068231 Thép hộp 50*50 cây 15 6211 251.454 3.771.810 21/12/2008 PXK0068231 Thép ống 20 cây 2 6211 189.236 378.472 21/12/2008 PXK0068231 Thép hộp 10*20 cây 1 6211 92.646 92.646 50
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K 21/12/2008 PXK0068231 Thép hộp 25*50 cây 2.5 6211 139.564 348.910 Tổng cộng NVL chính 8.160.803.730 25/12/2008 PXK0068235 Xăng A92 Lít 5 6213 14.535 72.675 Tổng cộng nhiên liệu 544.053.582 25/12/2008 PXK0068235 Sơn chống gỉ Lít 8 6212 35.632 285.056 25/12/2008 PXK0068235 Que hàn HV - J421 Kg 5 6212 98.567 492.835 28/12/2008 PXK0068238 Sơn chống gỉ Lít 2 6212 35.632 71.264 28/12/2008 PXK0068238 Sơn ghi Lít 4 6212 27.985 111.940 28/12/2008 PXK0068238 Que hàn HV - J421 Kg 3.75 6212 98.567 369.626 Tổng cộng NVL phụ 2.176.214.328 Tổng số 10.987 10.881.071.649 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 51
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Đồng thời, từ Phiếu xuất kho và Bảng kê xuất sử dụng vật tư kế toán định khoản tổng hợp và đưa vào Bảng phân bổ NVL (Biểu 2.4) cho các phân xưởng sản xuất. Biểu 2.4 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU,CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tài khoản 1521,1522,1523, 1525,153 Tháng 12 năm 2008 TK ghi có Mã 1521 1522 1523 1524 1525 153 Tổng cộng TK ghi nợ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 6211 Chi phí NVL TT 4.828.596.487 3.053.944.989 4.754.184 2.770.229.401 198.091 - 10.657.723.152 01 Phân xưởng SX I 1.907.295.612 1.206.308.271 1.877.903 108.715.613 78.246 - 3.224.275.645 02 Phân xưởng SX II 762.918.245 482.523.308 751.161 43.486.245 31.298 - 1.289.710.258 03 Phân xưởng SX III 1.255.435.087 794.025.697 1.236.088 71.559.644 51.504 - 2.122.308.019 04 Phân xưởng SX IV 902.947.543 571.087.713 889.032 51.467.898 37.043 - 1.526.429.229 6271 Chi phí SXC 415.398.747 302.038.515 200.000 288.916.856 1.006.554.118 01 Phân xưởng SX I 124.619.624 90.611.555 60.000 86.675.057 301.966.235 02 Phân xưởng SX II 103.849.687 75.509.629 50.000 72.229.214 251.638.530 03 Phân xưởng SX III 166.159.499 120.815.406 80.000 115.566.742 402.621.647 04 Phân xưởng SX IV 20.769.937 15.101.926 10.000 14.445.843 50.327.706 52
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Giá vốn vật tƣ 6321 18.761.739 8.040.745 26.802.484 nhƣợng Giá vốn vật tƣ phế 6322 3.216.298 3.216.298 liệu thu hồi Chi phí quản lý 642 18.184.865 3.886.399 4.205.431 2.726.280 29.002.974 doanh nghiệp Tổng cộng 6.495.558.460 4.142.530.096 11.266.327 3.596.976 355.367.733 14.415.701.755 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 53
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.5 Chứng từ ghi sổ Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:0068225 Ngày 15 tháng 12 năm 2008 Số hiệu tài khoản Ghi Trích yếu Số tiền chú Nợ Có Xuất NVL chính cho anh Đặng Đức 6211 1521 19.663.930 Khoa thực hiện sản xuất tháng 12 Cộng 19.663.930 Ngày 15 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 54
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.6 Chứng từ ghi sổ Xí nghiệp Tập Thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 0068238 Ngày 28 tháng 12 năm 2008 Số hiệu tài khoản Ghi Trích yếu Số tiền chú Nợ Có Xuất NVL phụ cho anh Trần Văn 6212 1522 553.830 Hiệp cho sản xuất tháng 12 Cộng 553.830 Ngày 28 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 55
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.7 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm 2008 Chứng từ ghi sổ Số tiền Ngày Số hiệu tháng 0068225 15/12/2008 19.663.930 0068238 28/12/2008 552.830 0068270 30/12/2008 5.210.254 Cộng 502.909.597.128 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 56
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K + Chi phí NVL trực tiếp tháng 12/2008 của Phân xưởng sản xuất I Nợ TK 6211-01: 3.224.275.645 Có TK 1521: 1.907.295.612 Có TK 1522: 1.206.308.271 Có TK 1523: 1.877.903 Có TK 1524: 108.715.613 Có TK 1525: 78.246 Cuối tháng kế toán lập Sổ cái TK 152 (Biểu 2.8) để quản lý chung nguyên vật liệu: 57
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.8 Sổ cái tài khoản 152 Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng SỔ CÁI Năm: 2008 Tên tài khoản: Nguyên liệu, vật liệu Số hiệu: 152 Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tài tháng ghi Ngày, khoản Ghi sổ Số hiệu tháng Diễn giải đối ứng Số tiền chú Số dƣ đầu năm 42.936.452 Số dƣ đầu tháng 12.523.568 Số phát sinh trong kỳ Xuất nguyên vật liệu chính cho sxsp 15/12/2008 0068225 15/12/2008 6211 19.663.930 tại phân xưởng sản xuất I Nhập kho nguyên vật liệu mua về 20/12/2008 0068230 20/12/2008 111 đã thanh toán bằng TM 12.540.000 Xuất nguyên vật liệu cho sxsp tại 21/12/2008 0068231 21/12/2008 6211 1.222.567 phân xưởng sản xuất I 25/12/2008 0068235 25/12/2008 Xuất nhiên liệu và nguyên vật liệu 6212 72.675 58
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K phụ cho sxsp tại phân xưởng sản xuất I 6213 777.891 Xuất nguyên vật liệu cho sxsp tại 28/12/2008 0068238 28/12/2008 6211 552.830 phân xưởng sản xuất I Tổng số phát sinh trong tháng 10.898.964.550 10.881.071.649 Số dƣ cuối tháng 30.416.478 Cộng lũy kế phát sinh 53.404.610.525 53.260.219.420 Số dƣ cuối năm 157.327.552 Ngày tháng năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 59
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K 2.2.3 Phƣơng pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đó là khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), Tại Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng, do đặc điểm sản xuất là theo từng đơn đặt hàng cụ thể nên doanh nghiệp áp dụng hai hình thức tiền lương cho hai bộ phận: + Hình thức tiền lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. + Hình thức tiền lương theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho bộ phận gián tiếp. Đối với bộ phận lao động trực tiếp, trả lương theo sản phẩm tập thể tùy thuộc vào kết quả lao động của cả phân xưởng. Tùy vào tính chất công việc, yêu cầu cụ thể của từng đơn đặt hàng , các phân xưởng bố trí lao động một cách hợp lý và phân chia thành những tổ sản xuất có tổ trưởng sản xuất và chịu trách nhiệm trước phân xưởng về công việc của mình thực hiện. Dựa vào khối lượng công việc được giao, tổ trưởng đôn đốc công nhân trong tổ, đội, phân xưởng thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật , đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân để lập báo cáo sau ca, làm căn cứ cho nhân viên thống kê phân xưởng lập bảng chấm công của từng tổ gửi lên phòng Lao động tiền lương (LĐTL) và tập hợp các phiếu báo nghỉ gửi lên phòng Kế toán. Hình thức trả lương này nâng cao tinh thần tự giác, tự chủ trong lao động của người công nhân. Căn cứ vào khối lượng thi công và yêu cầu kỹ thuật cụ thể của từng đơn đặt hàng, từng loại sản phẩm, cán bộ phòng LĐTL tính ra mức hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Từ đó xác định được định mức tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm. Cuối tháng, các phòng nghiệp vụ và phòng kỹ thuật tổ chức nghiệm thu khối lượng công việc của từng đơn vị. Khi tính tiền lương, phòng LĐTL lấy khối lượng sản phẩm sản xuất ra của một phân xưởng nhân với định mức tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm đã được duyệt để tính tổng quỹ lương của phân xưởng đó. 60
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Định mức tiền lương Khối lượng sản phẩm sản QL = * cho một sản phẩm đã xuất ra của 1 phân xưởng được duyệt (QL: Tổng quỹ tiền lương của phân xưởng) Ví dụ: Tổng quỹ lương của Phân xưởng SX I (Tháng 12/2008) làm đơn đặt hàng của Công ty TNHH Vina - Bingo được tính như sau: Biểu 2.9 Đơn giá lương sản phẩm đơn đặt hàng Công ty TNHH VINA - BINGO Đơn Đơn giá STT Tên sản phẩm Số lƣợng Thành tiền vị tính (Lƣơng/SP) 1 Ổ đỡ vòng bi(F41401B) chiếc 100 42.359 4.235.900 2 Bulông (AM - CO2 -3006) chiếc 72 18.568 1.336.896 3 Bulông (AMX037 - 3001B-6) chiếc 70 28.482 1.993.740 4 Bulông (AMX037-3001B-1) chiếc 31 31.554 978.174 5 Bulông (AMX037-3002A-5) chiếc 39 24.985 974.415 6 Bulông (AMX037-1005-1) chiếc 37 21.898 810.226 7 Con trượt (AMX037-2003) chiếc 76 56.108 4.264.208 8 Bulông (AM-CO2-3023A) chiếc 29 38.006 1.102.174 9 Bulông (AMX-K01-2002) chiếc 100 26.255 2.625.500 10 Bulông (AMX-K01-2001) chiếc 56 10.596 593.376 Quỹ lƣơng sản phẩm Đồng 18.914.609 (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) HiÖn nay, l•¬ng cña c«ng nh©n trùc tiÕp s¶n xuÊt ë xí nghiệp dùa trªn ph•¬ng ph¸p b×nh c«ng chÊm ®iÓm. Tõ b¸o c¸o sau ca cña tõng tæ s¶n xuÊt lªn ®•îc B¶ng chÊm c«ng ®Ó tÝnh ®iÓm cho tõng ng•êi. Gäi A lµ tæng ®iÓm t•¬ng øng víi khèi l•îng s¶n phÈm cña ph©n x•ëng th× gi¸ trÞ 1 ®iÓm lµ: Ql g = A Nh• vËy, l•¬ng cña tõng c«ng nh©n s¶n xuÊt sÏ ®•îc tÝnh b»ng: Ln = g x Sè ®iÓm cña x HÖ sè cÊp bËc + Phô cÊp tõng ng•êi tõng ng•êi 61
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K VÝ dô: Tæng điÓm A cña ph©n x•ëng sx I th¸ng 12/2008 lµ: 2195 ®iÓm. Do ®ã, gi¸ trÞ 1 ®iÓm t•¬ng øng lµ: g = 8.617,1 ® Lương sản phẩm của tổ đóng gói hàng: 8.697,1 x 185 = 1.594.164 đ Đối với nhân viên bộ phận quản lý phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc, tổ trưởng tổ sản xuất, ) cũng được tính theo sản phẩm tương tự như của công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản trích theo lương của doanh nghiệp áp dụng như sau: + BHXH: trích 20% tiền lương công nhân sản xuất, trong đó hạch toán vào chi phí 15%, 5% trừ vào lương của người lao động. + BHYT: trích 3% tiền lương công nhân sản xuất, trong đó 2% tính vào chi phí, 1% người lao động đóng góp. +KPCĐ: trích 2% tiền lương công nhân sản xuất, cả 2% đều được tính vào chi phí. Cuối tháng kế toán căn cứ vào Bảng chấm công, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Hợp đồng giao khoán, và quỹ lương sản phẩm lao động của phòng Tổ chức-Lao động tính ra tiền lương, BHXH phải trả công nhân viên. Lập Bảng phân bổ lương và BHXH toàn công ty (Biểu 2.10) từ đó lập Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.11,2.12,2.13, 2.14), Số đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu 2.15). Kế toán vào Sổ cái tài khoản 622 (Biểu 2.16) theo định khoản: Nợ tk 622- 01 :1.560.007.116 Có tk 3341 :1.548.569.781 Có tk 3383: 9.029.475 Có tk 3384: 1.203.930 Có tk 3382: 1.203.930 Đồng thời căn cứ vào sổ cái tài khoản 622 để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phục vụ tính giá thành sản phẩm trong tháng. 62
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.10 Bảng phân bổ lương và Bảo hiểm xã hội Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 12 năm 2008 Ghi có TK TK 334 - Phải trả ngƣời lao động TK 338 - Phải trả, phải nộp khác STT Đối tƣợng sử dụng (Ghi Cộng có TK BHYT KPCĐ Cộng có tk Tổng cộng Lƣơng BHXH (3383) nợ TK) 334 (3384) (3382) 338 TK 622 - Chi phí NC 1 3.403.450.069 3.403.450.069 19.845.000 2.646.000 2.646.000 25.137.000 3.428.587.069 trực tiếp 01 Phân xưởng sản xuất I 1.548.569.781 1.548.569.781 9.029.475 1.203.930 1.203.930 11.437.335 1.560.007.116 02 Phân xưởng sản xuất II 867.879.768 867.879.768 5.060.475 674.730 674.730 6.409.935 874.289.703 03 Phân xưởng sản xuất III 425.431.259 425.431.259 2.480.625 330.750 330.750 3.142.125 428.573.384 04 Phân xưởng sản xuất IV 561.569.261 561.569.261 3.274.425 436.590 436.590 4.147.605 565.716.866 TK 627 - Chi phí sản 3 530.392.567 530.392.567 8.100.000 1.080.000 1.080.000 10.260.000 540.652.567 xuất chung 01 Phân xưởng sản xuất I 241.328.618 241.328.618 3.685.500 491.400 491.400 4.668.300 245.996.918 02 Phân xưởng sản xuất II 135.250.105 135.250.105 2.065.500 275.400 275.400 2.616.300 137.866.405 03 Phân xưởng sản xuất III 66.299.071 66.299.071 1.012.500 135.000 135.000 1.282.500 67.581.571 04 Phân xưởng sản xuất IV 87.514.774 87.514.774 1.336.500 178.200 178.200 1.692.900 89.207.674 TK 642 - Chi phí quản lý 5 92.809.517 92.809.517 2.106.000 280.800 280.800 2.667.600 95.477.117 doanh nghiệp Tổng cộng 4.831.982.584 4.831.982.584 36.061.200 4.808.160 4.808.160 45.677.520 4.877.660.104 (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 63
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.11 Chứng từ ghi sổ Xí nghiệp Tập thể hùng Thắng Khu 2 -Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 0068488 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Số hiệu tài khoản Ghi Trích yếu Số tiền chú Nợ Có Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng 622-01 334 1.548.567.781 sản xuất I Cộng 1,548,567,781 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 64
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.12Chứng từ ghi sổ Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 0068489 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Số hiệu tài khoản Ghi Trích yếu Số tiền chú Nợ Có BHXH phải nộp cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng 622-01 3383 9.029.475 sản xuuất I tính vào chi phí Cộng 9.029.475 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 65
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.13 Chứng từ ghi sổ Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 0068490 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Số hiệu tài khoản Ghi Trích yếu Số tiền chú Nợ Có BHYT phải nộp cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng 622-01 3384 1.203.930 sản xuuất I tính vào chi phí Cộng 1.203.930 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 66
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.14 Chứng từ ghi sổ Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 0068491 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Số hiệu tài khoản Ghi Trích yếu Số tiền chú Nợ Có KPCĐ phải nộp cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng 622-01 3382 1.203.930 sản xuuất I tính vào chi phí Cộng 1.203.930 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 67
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.15 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm 2008 Chứng từ ghi sổ Ngày Số tiền Số hiệu tháng 0068255 15/12/2008 190.120.500 0068238 28/12/2008 2.402.500 0068270 30/12/2008 52.102.548 0068488 31/12/2008 1.548.569.781 0068489 31/12/2008 9.029.475 0068490 31/12/2008 1.203.930 0068491 31/12/2008 1.203.930 Cộng 502.909.597.128 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 68
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.16 Sổ cái tài khoản 622 Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng SỔ CÁI Năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu tài khoản: 622 Chứng từ ghi sổ Số hiệu tài Ngày khoản tháng ghi Ngày, đối Ghi sổ Số hiệu tháng Diễn giải ứng Số tiền chú Số dƣ đầu năm Số dƣ đầu tháng Số phát sinh trong kỳ Tiền lương phải trả công nhân 31/12/2008 0068488 31/12/2008 trực tiếp sản xuất tại Phân 3341 1.548.569.781 xưởng sản xuất I BHXH tính vào chi phí nhân 31/12/2008 0068489 31/12/2008 3382 công tại Phân xưởng sản xuất I 9.029.475 BHYT tính vào chi phí nhân 31/12/2008 0068490 31/12/2008 3383 1.203.930 công tại Phân xưởng sản xuất I KPCĐ tính vào chi phí nhân 31/12/2008 0068491 31/12/2008 3384 1.203.930 công tại Phân xưởng sản xuất I 69
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Tiền lương phải trả công nhân 31/12/2008 0068492 31/12/2008 trực tiếp sản xuất tại Phân 3341 867.879.768 xưởng sản xuất II BHXH tính vào chi phí nhân 31/12/2008 006893 31/12/2008 3383 5.060.475 công tại phân xưởng sản xuất II BHYT tính vào chi phí nhân 31/12/2008 006894 31/12/2008 3384 674.730 công tại phân xưởng sản xuất II KPCĐ tính vào chi phí nhân 31/12/2008 006895 31/12/2008 3382 674.730 công tại phân xưởng sản xuất II Tổng số phát sinh trong tháng 4.877.660.104 4.877.660.104 Số dƣ cuối tháng Cộng lũy kế phát sinh 25.761.924.692 25.761.924.692 Số dƣ cuối năm (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 70
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K 2.2.4 Phƣơng pháp kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, CCDC phục vụ sản xuất, chi phí mua ngoài khác, 2.2.4.1 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Nhân viên phân xưởng gồm quản đốc, phó quản đốc, thủ kho, kỹ thuật viên, nhân viên thống kê phân xưởng, tổ trưởng tổ sản xuất, chi phí này bao gồm lương chính, lương phụ (Khoản phụ cấp trách nhiệm, các khoản trích theo lương, thưởng theo năng suất lao động, ) Căn cứ vào Bảng chấm công, mức độ hoàn thành công việc, trình độ chuyên môn của mỗi người, kế toán tính tiền lương phải trả cho mỗi người, lập Bảng lương cho từng tổ, từng phân xưởng sản xuất. Ví dụ: Tại Phân xưởng sản xuất I, căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội (Biểu 2.10), kế toán phản ánh nghiệp vụ trên các sổ kế toán: Nợ tk 627-01 : 245.996.918 Có tk 334: 241.328.618 Có tk 338: 4.668.300 2.2.4.2 Chi phí khấu hao TSCĐ: Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng là một doanh nghiệp sản xuất cơ kim khí nên tài sản cố định cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong đó chủ yếu là tài sản hữu hình. Những TSCĐ hữu hình chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc: văn phòng, nhà xưởng. Máy móc, thiết bị: máy khoan, máy cắt, máy tiện, Phương tiện vận tải: ô tô, TSCĐ khác 71
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Việc xác định phương pháp khấu hao phù hợp với hiệu quả kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp, số khấu hao của từng thời kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đó, tại doanh nghiệp thực hiện khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, tính khấu hao từng ngày theo quyết định 206/2003/QĐ - BTC của Bộ Tài chính. Nguyên giá TSCĐ Mức trích khấu hao TSCĐ trung bình = hàng năm Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao 1 năm Mức trích khấu hao = TSCĐ hàng tháng 12 tháng Tại doanh nghiệp, việc tính và trích khấu hao TSCĐ do bộ phận kế toán TSCĐ thực hiện và theo dõi tổng hợp khấu hao TSCĐ theo từng phân xưởng sản xuất và theo từng nhóm, từng loại TSCĐ căn cứ vào số lượng tài sản được sử dụng ở mỗi phân xưởng. Cuối tháng căn cứ vào sổ theo dõi, trích khấu hao TSCĐ lập Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu 2.17), làm căn cứ để kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do đặc điểm sản xuất nên các TSCĐ của doanh nghiệp phải sửa chữa lớn ít nên doanh nghiệp quyết định trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch sửa chữa hàng năm do các phân xưởng lập kế hoạch. 72
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.17 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 12 năm 2008 Khấu hao cơ bản Trích trƣớc chi phí STT Đơn vị Tổng cộng TSCĐ SC lớn I TK 627 - Chi phí sản xuất chung 4.118.115.902 1.235.434.771 5.353.550.673 01 Phân xưởng sản xuất I 1.873.742.735 562.122.821 2.435.865.556 02 Phân xưởng sản xuất II 1.050.119.555 315.035.867 1.365.155.422 03 Phân xưởng sản xuất III 514.764.488 154.429.346 669.193.834 04 Phân xưởng sản xuất IV 679.489.124 203.846.737 883.335.861 III TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.855.154 8.956.546 38.811.700 Tổng cộng toàn công ty 4.147.971.056 1.244.391.317 5.392.362.373 (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 73
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K 2.2.4.3 Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ: Tại doanh nghiệp, khi xuất kho NVL đã ghi rõ đối tượng sử dụng do đó cuối tháng kế toán chỉ cần tổng hợp lại và tính ra giá của vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng như đối với NVL trực tiếp. Chi phí này cũng được tập hợp và phân bổ cho các phân xưởng sản xuất trên Bảng phân bổ NVL và CCDC. Ví dụ: Chi phí NVL phục vụ quản lý tính vào chi phí sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất I được phản ánh trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tháng 12 năm 2008 (Biểu 2.4) được kế toán hạch toán như sau: Nợ tk 627 - 01: 301.996.235 Có tk 1521: 124.619.624 Có tk 1522: 90.611.555 Có tk 1523: 60.000 Có tk 153 : 86.675.057 2.2.4.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào nội dung trên chứng từ gốc đã được phản ánh trên các chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài cho các đối tượng tập hợp chi phí. Chi phí dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp thường là các chi phí về tiền điện, tiền điện thoại, tiền sửa chữa TSCĐ thường xuyên. 2.2.4.5 Chi phí sản xuất chung khác: Căn cứ vào nội dung phản ánh trên sổ quỹ, sổ tiền gửi ngân hàng và các sổ kế toán khác kế toán tập hợp các chi phí sản xuất hung khác ngoài các chi phí trên như: tiền độc hại, Tất cả các chi phí sản xuất chung đã được tập hợp sẽ được phân bổ cho các đối tượng chi phí theo Bảng phân bổ chi phí chung (Biểu 2.18): 74
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.18 Bảng phân bổ chi phí chung Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG Tháng 12 năm 2008 TK ghi có Mã 627 Tổng cộng TK ghi nợ 1111 Tiền Việt Nam 578.400 578.400 13623 Trung tâm y tế 350.000 350.000 1541 Chi phí SXKD DD 31.525.000 31.525.000 01 Phân xưởng sản xuất I 14.343.875 14.343.875 02 Phân xưởng sản xuất II 8.038.875 8.038.875 03 Phân xưởng sản xuất III 3.940.625 3.940.625 04 Phân xưởng sản xuất IV 5.201.625 5.201.625 Lƣơng và các khoản trích theo 33411 625.863.229 625.863.229 lƣơng 63232 Giá vốn hàng bán 2.124.638.382 2.124.638.382 6324 Giá vốn khác 27.137.515 27.137.515 Tổng cộng 6.991.192.952 6.991.192.952 (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Các phần trên đã nghiên cứu cách hạch toán các loại chi phí sản xuất sản phẩm. Các loại chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm được kế toán tập hợp trên tk 621, 622, 627, vào Sổ cái (tài khoản 621, 622, 627) để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm của toàn doanh nghiệp, cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ các chi phí trên vào bên Nợ của tk 154 - Chi phí kinh doanh dở dang cuối kỳ. Cuối tháng căn cứ vào các Bảng phân bổ NVL - CCDC, Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội , Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, các Sổ cái tài khoản có liên quan, Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái của các tài khoản 621 (Biểu 2.19), 622 (Biểu 2.16 đã nêu trong phần hạch toán kế toán chi phí nhân công trực tiếp) , 627( Biểu 2.20) và Sổ cái tài khoản 154 phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 75
- Khãa luËn tèt nghiÖp Hä vµ tªn: Ph¹m Minh NguyÖt Líp: QT902K Biểu 2.19 Sổ cái tài khoản 621 Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng Khu 2 - Vĩnh Niệm - Lê Chân - Hải Phòng SỔ CÁI Tài khoản: 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Năm 2008 Ngày Chứng từ ghi sổ TK Số phát sinh tháng ghi Ngày Diễn giải đối Ghi chú Số hiệu Nợ Có sổ tháng ứng Số dư đầu năm Số dư đầu tháng Số phát sinh trong kỳ 31/12/2008 0068285 31/12/2008 Nguyên vật liệu chính 1521 9.904.550 31/12/2008 0068286 31/12/2008 Nhiên liệu 1522 4.952.275 31/12/2008 0068289 31/12/2008 Phụ tùng 1523 4.754.184 31/12/2008 0068290 31/12/2008 Phế liệu thu hồi 1525 198.091 Tổng số phát sinh trong tháng 5.504.588.015 5.504.588.015 Số dư cuối tháng Cộng lũy kế phát sinh 51.947.278.589 51.947.278.589 Số dư cuối năm (Trích số liệu Xí nghiệp Tập thể Hùng Thắng tháng 12/2008) 76