Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái - Nguyễn Thị Hiền
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_to_chuc_ke_toan_thue_gia_tri_g.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái - Nguyễn Thị Hiền
- Trường ĐHDL Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ không ngừng. Sự phát triển này được biểu hiện rất rõ rệt. Các công ty, xí nghiệp mọc lên rất nhiều với đủ kích thước quy mô lớn nhỏ. Điều này cho thấy đất nước ta đang trên đà phát triển sánh vai cùng các nước anh em trên thị trường thế giới cũng như trong khu vực.Vấn đề đặt ra là các công ty xí nghiệp mọc lên rất nhiều nhưng họ còn gặp rất nhiều hạn chế vướng mắc trong công tác quản lý không chỉ ở các doanh nghiệp lớn. Trong thời gian vừa qua , tôi đã được thực tập ở công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái. Tôi nhận thấy rằng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác kế toán thuế GTGT mà công tác kế toán thuế là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi một doanh nghiệp hiện nay. Kế toán thuế góp phần không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của công ty. Đây luôn là đề tài nóng hổi và chiếm được sự quan tâm lớn của các nhà quản trị. Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái nhằm giải quyết những vướng mắc trong công tác kế toán thuế GTGT” làm đề tài nghiên cứu khoa học. Thông qua kết quả nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ góp một phần giúp công ty có thể củng cố lại công tác kế toán thuế GTGT một cách đúng nhất và hiệu quả nhất. Không những thế tôi hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các công ty khác cùng loai và bước đầu sẽ mang lại cho công ty một cách nhìn tổng quan nhất về công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty nói chung đặc biệt là công tác kế toán thuế nói riêng. Đồng thời sẽ rút ra những tồn tại vướng mắc những hạn chế mà công ty còn gặp phải và từ đó nêu lên cách giải quyết. Tôi hy vọng rằng sản phẩm này sẽ mang lại cho công ty những kết quả tốt đẹp trong việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế GTGT. Như ta đã biết thuế đã phát triển thành một hệ thống bao gồm nhiều luật thuế điều tiết hoạt động nhiều lĩnh vực khác nhau tạo nên khoản thu chủ yếu cho ngân sách. Vậy công tác thuế ở doanh nghiệp tốt đảm bảo cho ngân sách Nhà nước, vì nhận rõ tầm quan trọng trong công tác đó em chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái ". Nội dung của đề tài đề cập đến vấn tình hình và phát triển của Công ty, thực tế về Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -1- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng kế toán thuế giá trị gia tăng, nội dung được trình bầy cụ thể như sau: Chương I: Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng. Chương II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái Chương III: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ thuế GTGT tại Công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo Th.s Đồng Thị Nga và các anh chị trong phòng kế toán Công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái, em đã hoàn thành chuyên đề này. Với kiến thức tích luỹ còn hạn chế, phạm vi đề tài rộng và thời gian thực tế chưa nhiều nên bài khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng kế toán Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -2- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT 1. Khái niệm. GTGT là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào sự tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Thuế này do các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ nộp, nhưng người tiêu dùng là đối tượng chịu thuế thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ. Về thực chất đây là một loại thuế đánh vào người tiêu dùng. Thuế GTGT (tiếng anh là Value Added Tax, viết tắt là VAT) là loại thuế ra đời nhằm khắc phục việc đánh thuế trùng lắp của thuế doanh thu, nó chỉ đánh vào giá trị tăng thêm (được thể hiện bằng tiền lương, tiền công, lợi nhuận, lợi tức và các khoản chi phí tài chính khác) của các sản phẩm, dịch vụ tại mỗi công đoạn sản xuất và lưu thông, làm sao để đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thì tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính theo giá bán cho người cuối cùng. Theo nghiên cứu thống kê của ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) thì phần lớn các nước trong đó có Việt Nam sau khi áp dụng thuế GTGT, giá cả của các loại hàng hoá dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỉ lệ không đáng kể và mức sản xuất của doanh nghiệp, mức tiêu dùng của dân chúng không giảm sút, hay chỉ giảm sút tỉ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả trường hợp tăng thuế GTGT đối với một số mặt hàng trong định kì điều chỉnh. Như vậy ta có thể kết luận rằng thuế GTGT không phải là một nhân tố gây lạm phát, gây khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá mà trái lại, việc áp dụng thuế GTGT đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lươ thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu. Thuế GTGT có 3 loại hình lớn đó là thuế GTGT về doanh thu, thuế GTGT về tài sản, thuế GTGT về thu nhập. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -3- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng 2. Vai trò của thuế . Phục vụ định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý (CDCCKT) CDCCKT bắt nguồn trước hết từ các yếu tố của thị trường, cả mặt tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong cơ chế thị trường, cùng với các yếu tố thúc đẩy tính năng động, sáng tạo, tăng năng suất, hạ giá thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đúng chủ trương của Nhà nước, cũng còn những yếu tố tự phát, cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép lẫn nhau, làm cho thị trường mất cân đối, tiềm lực quốc gia không được sử dụng triệt để. Tính tự phát trong cơ chế thị trường đã hạn chế việc xây dựng cơ cấu kinh tế thích hợp. Chính sách thuế với quá trình nghiên cứu, phân tích, xây dựng thận trọng, khoa học, toàn diện sẽ có tác dụng hướng được cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ, từng bước hạn chế khắc phục được tính tự phát, bảo đảm được sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội và nâng dần đời sống nhân dân. Chính sách thuế phải thiết thực, góp phần chuyển được cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu sang cơ cấu kinh tế mới hiện đại, hợp lý và thay đổi được tỷ lệ tương quan giữa các ngành trong GDP, đúng chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Quá trình CDCCKT phụ thuộc một phần rất lớn vào mối quan hệ cung cầu của thị trường. Có nhu cầu tất yếu đòi hỏi phát triển sản xuất, dịch vụ để đủ cung ứng cho nhu cầu và ngược lại. Mục tiêu của CDCCKT là làm tăng tổng cung gắn với kích cầu để quá trình CDCCKT đạt hiệu quả tốt. Tổng cầu tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan, chủ yếu là thu nhập của các tầng lớp dân cư, giá cả từng loại sản phẩm, cơ cấu hàng hoá trên thị trường. Phương pháp sử dụng công cụ thuế hợp lý sẽ phát huy vai trò thúc đẩy CDCCKT qua nhiều lĩnh vực, ngành nghề, quy mô, trình độ công nghệ, phát triển nông lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn mới Với một nước đang phát triển như Việt Nam, thuế phải phát huy tác dụng thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp qua những bước đi thích hợp, đặc biệt quan tâm đến các ngành trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyên môn hoá và liên kết kinh tế giữa các địa phương, xây dựng các trung tâm kinh tế của từng vùng, tạo điều kiện liên kết được công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông thôn. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -4- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Thuế phục vụ định hướng CDCCKT hợp lý, tiến bộ trên cơ sở phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả, bền vững và cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH, phát huy được các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế gắn với nhu cầu thị trường ở trong và ngoài nước, nhu cầu về đời sống nhân dân với an ninh quốc phòng, tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường nước ngoài thông qua chính sách thuế khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu. Bảo đảm nguồn thu không ngừng tăng lên của ngân sách nhà nƣớc Nhu cầu chi tiêu mọi mặt của NSNN ngày càng tăng, trong đó có phần phục vụ yêu cầu về CDCCKT. Nền tài chính quốc gia lành mạnh phải cơ bản dựa trên sự động viên từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, chủ yếu là thuế. Do đó, hệ thống chính sách thuế phải bao quát được hết các nguồn thu cần thiết và có thể bồi thường, khai thác, động viên NSNN từ mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, mọi nguồn thu nhập cao, mọi khoản tài sản lớn, mọi tiêu dùng đặc biệt là tiêu dùng xa xỉ và các khoản thu nhập phát sinh cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Hệ thống chính sách thuế ở ta phải bảo đảm phần lớn tổng số thu NSNN. Qua đó, đáp ứng được mọi nhu cầu chi tiêu thường xuyên, vừa góp phần tích luỹ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và trả nợ, góp phần giảm bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát. Mỗi sắc thuế đảm nhiệm một số chức năng mục đích nhất định, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để có thể phát huy tác dụng toàn diện về kinh tế – xã hội của cả hệ thống chính sách thuế. Trong từng sắc thuế phải có những quy định rõ ràng, cụ thể về đối tượng đánh thuế, đối tượng chịu thuế, về thuế suất, thuế biểu, về trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, của cơ quan thuế, về chế độ quản lý, nộp thuế, về chế độ miễn giảm, xử lý vi phạm, khắc phục tình trạng hiểu thế nào cũng đúng, làm thế nào cũng được, tạo sơ hở phát sinh tuỳ tiện, tiêu cực. Chính sách động viên về thuế cần có tác dụng bồi dưỡng nguồn thu vững chắc, lâu dài cho NSNN. Cơ cấu thuế suất không quá cao, quá phức tạp, quá khả năng đóng góp, thực hiện của các đối tượng nộp thuế. Trên cơ sở mở rộng diện đánh thuế và diện nộp thuế, giảm nhẹ thuế suất, giảm bớt trường hợp được xét miễn, giảm theo phương châm “góp gió thành bão” trong điều Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -5- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng kiện kinh tế ở ta phổ biến là phân tán, thu nhập xã hội chưa cao sẽ tạo được nguồn thu ngày càng lớn. Nguồn thu của NSNN qua thuế chỉ có thể ổn định và tăng lên lâu dài trên cơ sở nền kinh tế phát triển liên tục, bền vững, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập quốc dân không ngừng tăng lên. Yêu cầu tăng thu ngân sách qua hệ thống chính sách thuế phải dựa trên quá trình CDCCKT hợp lý, tiến bộ theo hướng CNH – HĐH gắn với yêu cầu tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng, tăng cường trang thiết bị hiện đại, khắc phục được tham ô, lãng phí, phô trương hình thức, tinh giản biên chế hợp lý trong bộ máy hành chính. Các Mác đã từng viết: “Thuế khoá nặng nề và bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả là hai khái niệm đồng nghĩa”. Nhân dân có đóng góp nặng nề đến bao nhiêu, mà tham ô, lãng phí xảy ra phổ biến thì cũng chỉ là “gió lùa vào nhà trống”. Phục vụ yêu cầu tài trợ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vai trò tích cực của thuế với quá trình CDCCKT còn có thể được xem xét ở góc độ tài trợ. Đối với các nước đang phát triển. Tài trợ từ thuế được thực hiện bằng phương pháp: trực tiếp hay gián tiếp. Một là, thực hiện các thuế suất đặc biệt, cho miễn giảm thuế nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế có thêm thu nhập để giải quyết yêu cầu CDCCKT theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Hai là, qua nguồn thu tăng nhiều từ thuế, Nhà nước có thêm vốn ban đầu cho các cơ sở, địa phương, vùng lãnh thổ có khó khăn trong việc thực hiện các chương trình CDCCKT hoặc tài trợ cho các trường hợp dạy nghề để người lao động có trình độ thấp đáp ứng được yêu cầu phục vụ các ngành cần trình độ kỹ thuật công nghệ cao được hình thành trong CDCCKT, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hỗ trợ lưu thông nguyên, nhiên, vật liệu, tiêu thụ hàng hoá hay xây dựng các công trình thuỷ lợi ở những vùng thường xảy ra hạn hán nhằm nâng cao được năng suất lao động, bảo đảm được an toàn lương thực trong hoàn cảnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp càng bị thu hẹp trong quá trình đô thị hoá. Thuế góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo ngành, Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -6- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng vùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề kinh tế mũi nhọn, then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần khuyến khích CDCCKT theo bước CNH – HĐH. Thuế gián thu (thuế tiêu dùng, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK ) là những loại thuế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến tiêu dùng xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, thu nhập và quan hệ cung cầu trên thị trường. Thông qua thuế gián thu, Nhà nước có thể chi phối đến việc lựa chọn và quyết định sản xuất “cái gì”, sản xuất “như thế nào”, “sản xuất cho ai ”. Dựa vào công cụ thuế gián thu, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích luỹ, đầu tư và tiêu dùng. Từ chính sách thuế phân biệt theo thuế suất cao, thấp khác nhau đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, đối với từng sản phẩm, dịch vụ, tuỳ thuộc vào sự cần thiết của sản xuất và đời sống xã hội, tự nó đã có tác dụng điều chỉnh việc phân bổ lại nguồn vốn đầu tư trong xã hội. Việc áp dụng các hình thức ưu đãi (thuế suất, thời gian miễn giảm thuế ) đối với hàng hoá, dịch vụ phù hợp với hướng CDCCKT thường sẽ làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ đó giảm xuống. Khi giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên. Để đáp ứng cho sự gia tăng về cầu hàng hoá, các doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn. Ngược lại, khi áp dụng thuế suất cao, giá tăng sẽ có giảm sút về cầu, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tìm lĩnh vực đầu tư mới để CDCCKT với mục đích sản xuất mặt hàng khác có thể tạo lợi nhuận nhiều hơn. Với hệ thống thuế rõ ràng, ổn định, các nhà đầu tư có thể xác định được hiệu quả đầu tư vốn của mình sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Họ sẽ so sánh, tính toán và lựa chọn lĩnh vực đầu tư vào những ngành, những vùng có lợi nhất. Một chính sách thuế nhiều ưu đãi sẽ thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực cần ưu tiên, khuyến khích, như sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ nhu cầu, đầu tư vào những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội không thuận lợi. Việc áp dụng chính sách thuế phân biệt giữa các ngành, các khu vực có tác động mạnh mẽ đến việc phân bổ lại nguồn lực trong nền kinh tế (vốn, lực lượng lao động) song tác động đó chỉ có hiệu lực tốt nhất trong một thời hạn nhất định, thích hợp, vì Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -7- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng trong dài hạn, sự ưu đãi hay hạn chế của thuế với các ngành, các khu vực sẽ bị san sẻ do sự di chuyển nhanh nhạy của vốn và lực lượng lao động trong thị trường. Do đó, để phát huy được tốt vai trò của thuế trong hướng dẫn đầu tư, phải xác định được thời gian ưu đãi, miễn giảm thuế thích hợp nhất. Nếu thời gian ưu đãi quá ngắn, khó thu hút được vốn đầu tư do các dự án chưa đủ thời gian vượt qua những khó khăn phải đối đầu, hoạt động kinh doanh chưa đạt được tình trạng bình thường. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên khó khăn. Ngược lại, nếu thời gian ưu đãi thuế quá dài thì sự linh hoạt trong phân bổ nguồn lực của thị trường sẽ triệt tiêu sự ưu đãi đối với khu vực cần khuyến khích, do ưu đãi đó đã san đều cho các khu vực khác trong nền kinh tế. Phân tích này rất có ý nghĩa trong việc sử dụng các điều khoản ưu đãi thuế, đặc biệt là xác định thời gian miễn giảm thuế thích hợp nhằm thực hiện chính sách điều chỉnh, hướng dẫn, thu hút vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tái phân bổ vốn đầu tư nhằm thúc đẩy CDCCKT. Mỗi sắc thuế sẽ tác động đến lợi ích của các chủ thể đầu tư ở các khía cạnh khác nhau. Do đó, không thể đồng nhất một thời gian miễn giảm thuế như nhau đối với tất cả các sắc thuế, các loại đối tượng khác nhau. Thông thường, các loại thuế trực thu có tác động thiết thực, nhanh, mạnh đến lợi ích của các nhà đầu tư hơn thuế gián thu. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế và định hướng CDCCKT đã xác định, thông qua việc áp dụng các sắc thuế với các mức thuế suất, thời gian ưu đãi thích hợp cùng những quy định giám sát chặt chẽ, cụ thể, thuế luôn là công cụ hữu hiệu trong việc phân bổ và điều chỉnh lại nguồn lực trong nền kinh tế, góp phần thực hiện CDCCKT theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Nói tóm lại, thuế có vai trò quan trọng với quá trình CDCCKT, cả về mặt phục vụ yêu cầu chuyển hướng cơ cấu hợp lý, tiến bộ, hiện đại hạn chế tính cạnh tranh không lành mạnh, tính tự phát, tiêu cực của cơ chế thị trường, cả về mặt thúc đẩy CDCCKT nhanh chóng có lợi cho quốc kế dân sinh, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Từ lý luận đến thực tiễn, chính sách thuế mang tính khả thi, đạt hiệu quả cao với CDCCKT cần được xây dựng qua quá trình phân tích khoa học, toàn diện thực trạng kinh tế xã hội của cả nước và đặc điểm của từng ngành, từng vùng lãnh thổ, đồng thời dự kiến được những diễn biến phức tạp trong quá trình hội nhập cả về thời cơ và thách Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -8- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng thức. Chính sách thuế cũng cần được xây dựng gắn với chương trình CDCCKT trong từng thời kỳ để có thể thiết thực phát huy vai trò quan trọng của thuế trong lĩnh vực này. 3. Vai trò của thuế GTGT trong việc lƣu thông hàng hoá. Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Điều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với tính ưu điểm của thuế GTGT là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Nế như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lươ thông giảm suất, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được thuế chồng lên thuế. 4. Vai trò của thuế GTGT trong quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau: Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước. Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả người Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -9- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng nộp thuế. Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải nộp và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tương đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung được nguồn thu thuế giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế thất thu về thuế. Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu. Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. ở khâu bán lẻ thường xảy ra trốn lậu thuế. Người tiêu dùng không cần đòi hỏi hoá đơn, vì đối với họ không còn xảy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này không nhiều. Thuế giá trị gia tăng thường có ít thuế suất, bảo đảm sự đơn giản, rõ ràng. Với ít thuế suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản không can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khính hay hạn chế sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, theo ngành nghề cụ thể; không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất chênh lệch nhau nhiều. Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -10- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng hoá đơn, chứng từ. Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm. Thuế giá trị gia tăng được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng được coi là phương pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn cuả chính sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập Tuy nhiên, trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và Nhà nước ta đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó tro 5. Cơ chế hoạt động của thuế GTGT. Cơ sở cuả thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm cuả sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế. Nói cách khác, cơ sở cuả thuế giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Do đó cơ chế hoạt động cuả thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: · Một trong những nguyên tắc cơ bản cuả thuế giá trị gia tăng là sản phẩm, hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau. · Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Nói cách khác, thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -11- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. · Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi kết qủa sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. · Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chiụ nhưng không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào ngân sách nhà nước, do trong giá bán hàng hoá (hoặc trong dịch vụ) có cả thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng công đoạn, thuế giá trị gia tăng đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vụ cho nên thuế này được chuyển toàn bộ cho người mua hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng chịu. Ðể áp dụng thuế giá trị gia tăng cho đúng đắn, công bằng, có hiệu quả, đáp ứng được chủ trương “góp phần thúc đẩy sản xuất, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập cuả người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước”, cần phải giải quyết trước hết một số vấn đề sau: · Các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lớn và vừa phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, xác định doanh thu tính thuế và khấu trừ thuế đối với từng cơ sở kinh doanh. · Công tác kế toán doanh nghiệp, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được hướng dẫn thực hiện thật tốt, đảm bảo được giá thành sản phẩm phản ảnh trung thực các chi phí thực tế phát sinh đã cấu tạo ra sản phẩm lưu thông trên thị trường đến tay người tiêu dùng. Hệ thống bán lẻ (các cửa hàng, cửa hiệu, các siêu thị) cũng được hướng dẫn chế độ sổ sách kế toán hợp lệ, thực hiện nghiêm chỉnh và được kiểm tra chặt chẽ. Chỉ số giá cả lên xuống từng thời kỳ phải được quy định rõ để tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ, đảm bảo giá trị tăng thêm hợp lý. · Trình độ cán bộ quản lý thu thuế phải được nâng cao về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán, thông thạo về chế độ quản lý, tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng. Hơn nữa, khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì vai trò cuả người thu thuế đồng thời cũng là người trả thuế (thoái thu) và vai trò cuả người nộp thuế cũng là người thu Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -12- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng thuế (được cơ quan thuế khấu trừ hoặc hoàn lại). Người thu thuế phải có khả năng tính được mức thuế phải thu, mức thuế khấu trừ cho đúng, đủ, kịp thời. Về khả năng thì có thể đào tạo được, nhưng vấn đề quan trọng nhất là người thu thuế nếu kém phẩm chất sẽ có điều kiện để tiêu cực, đó là việc tính mức khấu trừ, mức thoái thu cao hơn mức chính xác, làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc khấu trừ không đủ, hoàn thuế chậm trễ làm thiệt hại cho các chủ thể đã chịu thuế trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Ðối với người nộp thuế, tất nhiên ngoài khả năng tính toán đầy đủ số thuế mình còn phải nộp sau khi được khấu trừ, còn phải có đầy đủ phẩm chất cuả một nhà kinh doanh lương thiện xem việc nộp thuế đầy đủ, kịp thời là một nghĩa vụ hợp lý và công bằng. · Mở rộng diện thanh toán mua bán hàng hoá thông qua các tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện cho việc xác định doanh thu bán hàng, làm căn cứ cho việc tính thuế được chính xác. · Ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế cuả các doanh nghiệp từng bước được nâng lên, gắn liền với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế. · Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và đưa dần việc thực hiện pháp luật vào nề nếp, kỷ cương, cả trong nhận thức tư tưởng và trong hành động thực tế. Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Thuế GTGT không ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế sản phẩm được luân chuyển nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT của tất cả các giai đoạn không thay đổi. Thuế GTGT là thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hoá dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùmg cuối cùng. Thuế GTGT là khoản tiền được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -13- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Thuế GTGT là loại thuế có tính chất luỹ thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Bên cạnh đó, thuế GTGT có thuộc tính lãnh thổ quốc gia. Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Thuế GTGT được quy định phục vụ chính sách phát triển kinh tế và chính sách thuế Việt Nam. Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng được coi là phương pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn cuả chính sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập Tuy nhiên, trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và Nhà nước ta đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng. II Các quy định của thuế giá trị gia tăng 1. Đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT nêu tại Mục II, Phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính. 2. Ngƣời nộp thuế. Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu). 3. Ðối tƣợng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm: Ngày 10-12-2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. Theo nội dung Nghị định, có 28 đối tượng thuộc diện Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -14- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng không chịu thuế GTGT kể từ ngày 1-1-2004. Các đối tượng thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng tập trung vào các loại sản phẩm, dịch vụ: sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, trực tiếp đánh bắt; sản phẩm là giống vật nuôi, cây trồng; sản phẩm muối; thiết bị máy móc phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp ; nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê và chuyển quyền sử dụng đất. Dịch vụ tín dụng và quỹ đầu tư bao gồm: hoạt động cho vay vốn, bảo lãnh cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính của các tổ chức tài chính, tín dụng tại Việt Nam, các hoạt động chuyển nhượng vốn và hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng thuộc diện không chịu thuế GTGT. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Ngoài ra, một số dịch vụ, hoạt động thuộc lĩnh vực y tế, văn hóa - xã hội, thể thao, giáo dục - đào tạo, truyền thông, giao thông vận tải cũng nằm trong diện không chịu thuế GTGT. Đối với hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau thuộc diện không chịu thuế GTGT: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức; quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ, đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng hóa bán cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam Nghị định cũng quy định mức thuế suất thuế GTGT của các loại hàng hóa, dịch vụ, theo đó các loại hàng hóa, dịch vụ được hưởng mức thuế suất 0% là: hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT xuất khẩu; dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ đã được cung cấp trực tiếp cho tổ Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -15- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam; hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa xuất khẩu vào khu chế xuất hoặc hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp chế xuất và trường hợp cụ thể khác được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ. 4. Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế. Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 4.1. Giá tính thuế được quy định như sau: a) Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu; c) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này; d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng; Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng; Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài; đ) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm; e) Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng; g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -16- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị; h) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước; i) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng; k) Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá chưa có thuế giá Giá thanh toán = trị gia tăng 1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%) Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. 4.2. Thuế suất . 4.2.1. Mức thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này. 4.2.2. Mức thuế suất 5%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây: a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -17- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; k) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu; l) Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; n) Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này; p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -18- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng 4.2.3. Mức thuế suất 10% : Hàng hoá dịch vụ thông thường còn lại III, Phƣơng pháp tính thuế Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. 1. Phƣơng pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 1.1. Phƣơng pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng đƣợc quy định nhƣ sau: a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng; b) Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. 1.2. Đối tƣợng áp dụng: a) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; b) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý để áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. 1.3. Xác định thuế GTGT phải nộp Vừa qua, Tổng cục Thuế nhận được phản ánh của một số đơn vị (kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ) về việc cơ quan Thuế ra Quyết định truy thu thuế GTGT đối với cả trường hợp số thuế GTGT phải nộp (sau kiểm tra) là số âm (tức số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào). Cụ thể như sau: Số liệu của biên bản thanh tra quyết toán năm của cơ quan thuế tại doanh nghiệp X: Theo biên bản kiểm tra, cục thuế đã xử lý truy thu 349.116.429đ. Tại thời điểm Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -19- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng kiểm tra đơn vị chưa được giải quyết hoàn thuế GTGT là 588.800.226đ (theo số báo cáo). Số báo cáo của Số kiểm tra của Chênh lệch doanh nghiệp cơ quan thuế - Thuế GTGT đầu ra 4.841.236.068đ 4.841.236.068đ - Thuế GTGT đầu vào kỳ này 5.430.036.294đ 5.080.219.865đ -349.816.429đ - Thuế GTGT phải nộp -588.800.226đ -238.983.797đ +349.816.429đ Theo biên bản kiểm tra, cục thuế đã xử lý truy thu 349.816.429đ tại thời điểm kiểm tra đơn vị chưa được giải quyết hoàn thuế GTGT 588.800.226đ. Căn cứ quy định tại Luật thuế GTGT và các văn bản pháp quy hiện hành, thì: cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế chỉ phải nộp thuế GTGT khi thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế đầu vào. Để thực hiện thống nhất, việc xác định số thuế GTGT phải nộp tăng thêm (truy thu), số thuế GTGT được khấu trừ, Tổng cục Thuế hướng dẫn cục thể như sau: - Trƣờng hợp 1: Nếu tại thời điểm thanh tra, kiểm tra đơn vị chưa được xử lý cho hoàn thuế thì cơ quan thuế chỉ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp mà không truy thu theo số chênh lệch giữa số thuế GTGT phải nộp theo cột số kiểm tra (theo ví dụ trên không truy thu 349.816.429đ). Cột số kiểm tra thuế GTGT phải nộp (-238.938.797đ) sẽ được chuyển sang kỳ sau khấu trừ tiếp. - Trƣờng hợp 2: Nếu tại thời điểm thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế doanh nghiệp đã được cơ quan Thuế giải quyết hoàn thuế, thì cơ quan Thuế thực hiện truy thu số thuế GTGT kê khai chưa đúng. Số thuế GTGT phải truy thu bằng số thuế GTGT phải nộp (cột kiểm tra) trừ đi cột báo cáo (theo ví dụ trên, số truy thu sẽ là 349.816.429đ). - Trƣờng hợp 3: Giả định số GTGT phải nộp sau kiểm tra của cơ quan Thuế là số dương: 100.000.000đ, số báo cáo của doanh nghiệp là số âm: -588.800.226đ, số thuế GTGT bị truy thu là số kiểm tra của cơ quan Thuế: 100.000.000đ. Đồng thời, cơ quan Thuế phải thực hiện xử phạt theo quy định hiện hành. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -20- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ đó. a) Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng. Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau: - Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau: Giá vốn hàng bán ra bằng (=) Doanh số tồn đầu kỳ, cộng (+) doanh số mua trong kỳ, trừ (-) doanh số tồn cuối kỳ. - Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình. - Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải. - Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống. - Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -21- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra. - Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng. Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ. - Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng. b) Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng được quy định như sau: - Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hoá): 10%. - Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50%. - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 30%. c) Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ Tài chính quy định. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -22- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng 2. Phƣơng pháp khấu trừ thuế 2.1. Phƣơng pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đƣợc quy định nhƣ sau: a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ; b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng; c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu. 2.2. Đối tƣợng áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. 2.3 Công thức xác định : Thuế phải nộp = Thuế đầu ra - thuế đầu vào được khấu trừ a.Số thuế giá trị gia tăng đầu ra Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại điểm 1.10 mục II phần này. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -23- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và hướng dẫn tại Mục IV, Phần B Thông tư này. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. b. Thuế đầu vào được khấu trừ Chỉ khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá dịch vụ mua vào dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ mua vào dùng cho cả sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng => chỉ được khấu trừ số thế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ thì được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, hỏng hóc do thiên tai, hoả hoạn nếu xác định được người phải bồi thường thì thuế giá trị gia tăng đầu vào của số hàng hoá này được tính vào giá trị hàng hoá tổn thất phải bồi thường, không được khấu trừ. Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn trong kho. Trong trường hợp chưa kịp kê khai trong tháng thì được khai khấu trừ vào các tháng tiếp theo, tối đa là 6 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh. Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá (gồm cả mua ngoài và doanh nghiệp tự sản Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -24- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng xuất ra) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Không khấu trừ VAT đầu vào khi hoá đơn GTGT không đúng quy định (không ghi thuế GTGT, ghi sai tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn ghi không đúng giá trị thực của HHDV mua bán, trao đổi). Nếu hàng hoá dịch vụ mua vào sử dụng đồng thời cho cả hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được xử lý như sau : - Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh hạch toán riêng được thì chỉ khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng . - Nếu không hạch toán riêng được thì số thuế đầu vào được khấu trừ xác định theo tỷ lệ khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào : Tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT đầu vào = Doanh thu chịu thuế GTGT / Tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ Số thuế GTGT = Tổng số thuế GTGT x Tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT 2.3. Điều kiện khấu trừ thuế : * Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123 về điều kiện khấu trừ thuế GTGT: a) Có hoá đơn giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -25- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ. Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị trên 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu - Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; - Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; đối với hàng hoá xuất khẩu phải có tờ khai hải quan. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán dưới hình thức bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước thì cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng. IV Thủ tục kê khai thuế, nộp thuế 1, Kê khai thuế: - Cơ sở kinh doanh tự tính và kê khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu tờ khai do Bộ Tài Chính ban hành. - CSKD không phải gửi các bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT. - Thời hạn nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế là ngày 25 của tháng tiếp theo. Ngày nộp tờ khai được xác định là ngày bưu điện đóng dấu gửi đi (đối với trường hợp Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -26- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng gửi tờ khai qua bưu điện) hoặc là ngày cơ sở kinh doanh nộp tờ khai trực tiếp tại cơ quan thuế. 2, Nộp thuế: - Hàng tháng, cơ sở kinh doanh nộp tiền thuế GTGT vào ngân sách nhà nước theo số đã kê khai. Thời hạn nộp thuế GTGT chậm nhất không quá thời hạn nộp tờ khai thuế của tháng kê khai (ngày 25 của tháng tiếp theo). Đối với những CSKD nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng ký nhận trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; đối với CSKD nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày cơ quan kho bạc nhận tiền thuế. 3. Hoàn thuế Theo Luật thuế GTGT thì các cơ sở sản xuất kinh doanh, người nhập khẩu được hoàn thuế GTGT trong các trượng hợp sau: a. Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế trong các trường hợp sau: - Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng trở lên có luỹ kế số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. - Các cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu, nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì sẽ được xét hoàn thuế theo từng tháng. b. Các cơ sở kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng chưa có doanh thu bán hàng, chưa có thuế GTGT đầu ra để khấu trừ với thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, vật tư, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì sẽ được xem xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ, vật tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì sẽ được xét hoàn thuế theo từng quí. c. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, giải thể, chia tách có số thuế GTGT nộp thừa thì có quyền đề nghị hoàn thuế . d. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -27- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng e. Tổ chức cá nhân ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá dịch vụ tại Việt Nam. V.Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán thuế 1. Yêu cầu quản lý thuế GTGT Thuế GTGT là một phần quan trọng và không ngừng vận động cùng với quá trình vận động của đồng vốn kinh doanh, do vậy việc quản lý thuế GTGT yêu cầu phải toàn diện trên các mặt sau: - Quản lý thuế GTGT đầu ra: Đây là số tiền mà doanh nghiệp thu từ người tiêu dùng khi bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, số thuế này sẽ được khấu trừ với thuế GTGT đầu vào, nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì phần lớn hơn đó sẽ phải nộp vào Ngân sách. Do đó, khoản thuế này cũng phải được quản lý chặt chẽ để tránh trường hợp kê thiếu, kê sai nhằm trốn thuế gây thất thoát cho ngân sách. - Quản lý thuế GTGT đầu vào: Đây là số tiền mà doanh nghiệp trả thay cho người tiêu dùng,sẽ được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra khi bán hàng hoá, dịch vụ. Nếu đủ tiêu chuẩn hoàn thuế theo qui định thì khoản thuế GTGT đầu vào này sẽ được Nhà Nước hoàn lại, do vậy phải quản lý chặt chẽ khoản thuế này để tránh thất thoát, thiệt hại cho doanh nghiệp. - Quản lý số thuế GTGT được hoàn lại: Đây là số tiền mà Nhà Nước hoàn lại cho doanh nghiệp trong một số trường hợp như đã nêu ở phần I, trên thực tế thì đây là một vấn đề rất đáng nói, việc hoàn thuế theo qui định hiện nay đôi khi là một kẽ hở để một số doanh nghiệp lợi dụng, bòn rút Ngân sách. Vì vậy yêu cầu quản lý khoản thuế này là vô cùng cần thiết và đòi hỏi phải được theo dõi thường xuyên, chặt chẽ và phải thực sự khách quan. - Quản lý số thuế GTGT phải nộp Ngân sách: Đây là nguồn thu thường xuyên của Ngân sách cho nên việc quản lý nguồn thu này là đương nhiên và hết sức cần thiết. 2. Nhiệm vụ kế toán thuế giá trị gia tăng 2.1.Mô tả công việc nhân viên kế toán thuế nói chung : a. Trách nhiệm - Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -28- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng - Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất ( nhóm thuế suất, đơn vị cơ sở ). - Kiểm tra hoá đơn đầu vào ( sử dụng đèn cực tím ) đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát hiện loại hoá đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan. - Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở, toàn Công ty. - Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn thế để báo cáo Cục thuế. - Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hoá đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển không để hư hỏng thất thoát. - Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh. - Kiểm tra đối chiếu hoá đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở. - Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu. - Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Công ty, phân loại theo thuế suất. - Hàn tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ. - Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của Công ty. - Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán. - Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh. - Kiểm tra đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh. - Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để cơ sở biệt thực hiện. - Lập kế hoặch thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách. - Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật. - Cập nhật theo dõi việc giao nhận hoá đơn ( mở sổ giao và ký nhận ). Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -29- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng - Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở. - Hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn trong kỳ. - Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở. b .Quyền hạn : - Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hoá đơn cần điều chỉnh, hoặc thanh huỷ theo quy định của Luật thuế hiện hành. - Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán. - Hướng dẫn kế toán cơ sở thực hiện việc kê khai báo cáo thuế theo đúng quy định khác có liên quan đến thuế. c. Mối liên hệ công tác : - Trực thuộc Phòng kế toán Công ty : nhận sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của phụ trách phòng. - Khi cung cấp số liệu liên quan đến nghiệp vụ do mình phụ trách đều phải có sự đồng ý của Ban giám đốc hoặc Kế toán trưởng. - Quan hệ với các Đơn vị nội bộ thuộc Công ty trong phạm vi trách nhiệm của mình đảm nhiệm để hoàn thành tốt công tác. - Nhận hoặc trao đổi thông tin với kế toán cơ sở nội bộ. 2.2 Nhiệm vụ của kế toán thuế giá trị gia tăng nói riêng : Theo dõi thuế GTGT đầu vào và đầu ra phát sinh trong tháng.Việc theo dõi 2 khoản thuế này đều phải căn cứ vào hoá đơn GTGT. Lập bảng kê thuế hàng tháng, bao gồm: + Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào + Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra. Căn cứ để lập các bảng kê trên là hoá đơn GTGT Kê khai thuế phải nộp hàng tháng. Hàng tháng, kế toán tổng hợp số thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc chưa được khấu trừ, trên cơ sở đó lập tờ khai thuế GTGT, kèm với bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra để nộp cho cơ quan thuế. Vào sổ kế toán và lập báo cáo thuế. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -30- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kê toán căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra và các chứng từ gốc khác như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có để vào các sổ chi tiết tài khoản 133 và 3331, đến cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên các sổ chi tiết để lên sổ cái tài khoản 133 và sổ cái tài khoản 3331 hoặc tổng hợp số liệu trên sổ tổng hợp rồi lên sổ cái. Số liệu trên sổ cái được sử dụng để lên báo cáo thuế hàng năm. VI Phƣơng pháp kế toán thuế giá trị gia tăng. 1. Chứng từ kế toán Các chứng từ được sử dụng trong kế toán thuế GTGT gồm có: Hoá đơn GTGT Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra Tờ khai thuế GTGT Quyết toán thuế GTGT . Các hoá đơn chứng từ trên đều có mẫu thống nhất của Bộ Tài Chính, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể đăng ký với cơ quan thuế để tự in hoá đơn theo mẫu của riêng mình cho phù hợp với hoạt động của đơn vị, các hoá đơn mà doanh nghiệp tự in gọi là hoá đơn đặc thù, không một doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. 2. Tài khoản kế toán Kế toán thuế GTGT được phản ánh trên tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” và tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp” kết cấu của 2 tài khoản này như sau: 2.1 Tài khoản 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ. * Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên Hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -31- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phí nước ngoài theo quy định của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kết cấu : Nợ TK133 Có SPS tăng: Số thuế GTGT SPS giảm: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng đầu vào được khấu trừ trong kỳ. giảm trong kỳ: - Khấu trừ thuế GTGT - Hoàn thuế GTGT - Phân bổ thuế GTGT SDCK:- Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ đến cuối kỳ. * Nguyên tắc hạch toán a. Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. b. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào Tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -32- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau. c. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, hoặc thực hiện dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, khen thưởng được trang trải bằng quỹ phúc lợi, khen thưởng của doanh nghiệp thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào Tài khoản 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào. d. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vận tải,. . .) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì doanh nghiệp được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế GTGT để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ . e. Đối với cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp xuất khẩu sản phẩm do mình trực tiếp nuôi, trồng, đánh bắt khai thác, thì chỉ được khấu trừ thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng trực tiếp cho giai đoạn khai thác. f. Hàng hoá mua vào bị thồ thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này được tính vào giá trị hàng hoá tổn thất phải bồi thường, không được tính vào số thuế GTGT đầu và được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp. g. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -33- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo quy định của Luật thuế GTGT. Trường hợp Hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua và phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau theo quy định của Luật thuế GTGT. h. Văn phòng Tổng công ty không trực tiếp hoạt động kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Trường hợp Văn phòng Tổng công ty có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này. i. Đối với doanh nghiệp kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phuơng pháp khấu trừ thuế, được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua và trước tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào. j. Theo luật thuế GTGT thì căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên Hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài theo quy định. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào không có Hóa đơn GTGT hoặc có Hóa đơn GTGT nhưng không đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp Hoá đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng Hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; hoá đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hoá đơn bị tẩy xoá, hoá đơn khống (không bán hàng hoá, dịch vụ); hoá đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán thì doanh nghiệp không đuợc khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -34- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. - Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư. * Nguyên tắc hạch toán: - TK 133 chỉ được sử dụng cho đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Vật tư, hàng hoá, tài sản mua vào sử dụng đồng thời cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào TK133 đối với vật tư, hàng hoá mua vào để sử dụng cho hoạt động chịu thuế GTGT. Trong hợp không bóc tách được giá trị vật tư hàng hoá sử dụng cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế thì toàn bộ thuế GTGT đầu vào vẫn được phản ánh vào TK133, cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh thu chịu thuế GTGT trên tổng doanh thu bán hàng. Phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được phân bổ vào giá vốn bán hàng (nếu sản phẩm đã được tiêu thụ hết) hoặc phản ảnh vào TK1421 “chi phí trả trước”. - Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu trừ với thuế GTGT đầu ra của tháng đó, nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra phải nộp thì khấu trừ theo số nhỏ hơn, số còn lại được khấu trừ tiếp ở kỳ sau. Nếu sau 3 kỳ liên tiếp không khấu trừ hết thì Ngân sách sẽ hoàn thuế. - Nếu mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn GTGT theo qui định hoặc có hoá đơn nhưng không ghi rõ thuế GTGT hoặc hoá đơn không hợp lệ thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -35- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2 Tài khoản 3331- Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm. Kết cấu : Nợ TK 3331 Có SPS giảm: Khấu trừ thuế GTGT SPS tăng: Số thuế GTGT - Thuế GTGT được miễn giảm phải nộp tăng trong kỳ - Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN. - Số thuế GTGT SDCK: Số thuế GTGT đã nộp SDCK: Số thuế GTGT còn phải thừa vào Ngân sách nộp đến cuối kỳ TK 3331 có 2 TK cấp III: - TK 33311- Thuế giá trị gia tăng đầu ra của hàng hóa, dịch vụ: Dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ, đã nộp và còn phải nộp của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. - TK 33312 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách. * Nguyên tắc hạch toán: Doanh nghiệp chủ động tính thuế, kê khai thuế phải nộp hàng tháng và nộp thuế đúng thời gian qui định theo thông báo của cơ quan thuế 3. Trình tự kế toán 3.1 Đối với đơn vị nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ: 3.1.1.Kế toán thuế GTGT đầu vào: a. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -36- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng mua bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi,. . . từ nơi mua về đến nơi doanh nghiệp theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào và phản ánh thuế GTGT được khấu trừ, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156 - Hàng hoá Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tư Nợ TK 611 - Mua hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332) Có các TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán). b. Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ tính vào chi phí theo giá mua chưa có thuế GTGT, và phản ánh thuế GTGT đầu vào, ghi: Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 142, 242,. . . (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán). c. Khi mua hàng hoá giao bán ngay (Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) cho khách hàng (Không qua nhập kho), ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán) d. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (Theo tỷ giá giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -37- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế), thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu) Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu) Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3332, 3333) Có TK 111, 112, 331,. . . Riêng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh như sau: - Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312). - Nếu hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi. . . được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc quỹ khen thưởng, phúc lợi thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu) Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu) Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312). e. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại cho người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ghi: Nợ TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán) Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -38- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá) Có các TK 152, 153, 156, 211,. . . (Giá mua chưa có thuế GTGT). f. Đối với vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: * Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi: Nợ TK các 152, 153, 156, 211, 213 (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào) Có TK 111, 112, 331,. . . * Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ sẽ phản ánh như sau: + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331). + Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ có giá trị lớn được tính vào giá vốn hàng bán ra của các kỳ kế toán sau, kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331). Định kỳ, khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 142, 242,. . . g. Khi mua TSCĐ có Hoá đơn GTGT dùng chung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -39- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được phản ánh vào bên Nợ TK 133 để cuối kỳ kế toán tính và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi: Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332). - Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các tài khoản tập hợp chi phí có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ: + Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn phải phân bổ dần, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332). + Định kỳ, khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi phí, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . . Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu phân bổ dài hạn). + Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . . Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332). h. Vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp: - Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -40- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332). - Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi: Nợ các TK 111, 334,. . . (Số thu bồi thường) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Nếu được tính vào chi phí) Có TK 138 - Phải thu khác (1381) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay). i. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào để xuất khẩu được khấu trừ, hoặc thuế GTGT đầu vào khi đảm bảo có đủ điều kiện, thủ tục và hồ sơ để khấu trừ hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định hiện hành: - Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ, hoàn thuế theo chế độ quy định được kế toán như trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ trong nước (Xem hướng dẫn ở mục 1, 2, 3). - Khi hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (nếu có), ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331). ị. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. k. Đối với doanh nghiệp thuộc đối lượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT theo quy định của luật thuế. Khi nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332). Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -41- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng 3.1.2.Kế toán thuế GTGT phải nộp. Kế toán thuế GTGT đầu ra ( TK 33311) Quá trình hạch toán thuế GTGT đầu ra được thể hiện trên sơ đồ sau: 511, 512, 338 (7) 111, 112, 131 (1) 711, 515 (2) (4) 3331( 133 1) (5) (3) (6) (7) Ghi chú: (1) Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. (2) Thu nhập khác, doanh thu hoạt động tài chính. (3) Thuế GTGT đầu ra. (4) Tổng giá thanh toán. (5) Khấu trừ thuế GTGT. (6) Thuế GTGT giảm trừ đã hoàn trả. (7) Nộp thuế GTGT vào ngân sách. Kế toán thuế GTGT đƣợc khấu trừ Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ: - Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra , ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -42- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. - Số thuế GTGT thực nộp vào NSNN, khi nộp ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có các TK 111, 112,. . . Kế toán thuế GTGT đƣợc giảm,trừ a. Nếu số thuế GTGT được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 711 - Thu nhập khác. b. Nếu số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả lại bằng tiền, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 711 - Thu nhập khác. 3.1.2 Đối với đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp: Quá trình hạch toán vẫn thực hiện như đối với phương pháp thuế trừ thuế nhưng trong quá trình hạch toán không xuất hiện TK 133 và TK 33311 do đó giá trị hàng hóa phản ánh trên các tài khoản 156, 151, 157, 511, 512, 515, 711 là giá đã có thuế GTGT. Cuối kỳ sau khi xác định số thuế phải nộp, kế toán hạch toán theo sơ đồ : 111,112 3331 511 Nộp thuế GTGT vào Thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà nước đối với hoạt động SXKD 515 Thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động tài chính 711 Thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động khác Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -43- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng 4. Tổ chức sổ kế toán: Theo mỗi hình thức kế toán khác nhau, sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán thuế giá trị gia tăng cũng khác nhau. Qui trình ghi sổ diễn ra như sau: HĐGTGT B¶ng kª NhËt ký Sổ chi tiết TK chøng tõ 133, 3331 Sæ c¸i B¶ng tæng hîp B¸o c¸o tµi chÝnh Ghi chó: Ghi hµng ngµy Ghi cuèi th¸ng §èi chiÕu, kiÓm tra Tùy theo quy mô của từng doanh nghiệp cũng như tính phức tạp trong công tác kế toán, doanh nghiệp có thể mở thêm các sổ chi tiết liên quan đến kế toán thuế GTGT như sổ chi tiết theo dõi thuế đầu vào, sổ chi tiết theo dõi thuế đầu ra, sổ theo dõi thuế GTGT phải nộp, được khấu trừ Tuy nhiên phải đảm bảo sự thống nhất và hợp lý trong tổ chức sổ kế toán để nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức bộ máy kế toán và để công việc hạch toán kế toán thực sự là một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập hiện nay. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -44- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN HỒNG THÁI I.Khái quát về Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái. 1.Giới thiệu về công ty : Thùc hiÖn nghÞ ®Þnh sè 563/TTG ngµy 10 th¸ng 10 n¨m 1994 cña Thñ t•íng chÝnh phñ thµnh lËp Tæng c«ng ty than vµ nghÞ ®Þnh sè 27/CP ngµy 6 th¸ng 5 n¨m 1996 cña ChÝnh phñ phª chuÈn §iÒu lÖ tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña Tæng C«ng ty. C¨n cø vµo nghÞ quyÕt sè 42/NQ-H§QT ngµy 1 th¸ng 10 n¨m 2001 cña H§QT Tæng c«ng ty ®· quyÕt ®Þnh ®æi tªn Má than Hång Th¸i - Doanh nghiÖp h¹ch to¸n phô thuéc C«ng ty than U«ng BÝ thµnh XÝ nghiÖp than Hång Th¸i kÓ tõ ngµy 16 th¸ng 10 n¨m 2001. §Õn ngµy 15 th¸ng 5 n¨m 2006 Má than Hång Th¸i ®•îc ®æi tªn thµnh C«ng ty than Hång Th¸i. C«ng ty than Hång Th¸i lµ ®¬n vÞ kinh tÕ cã t• c¸ch ph¸p nh©n ®Çy ®ñ, h¹ch to¸n ®éc lËp, cã tµi kho¶n riªng vµ m· sè thuÕ riªng t¹i ng©n hµng C«ng th•¬ng U«ng bÝ. Qua 40 n¨m h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn, tr¶i qua bao khã kh¨n th¨ng trÇm trong nÒn kinh tÕ thÞ tr•êng C«ng ty than Hång Th¸i ®· dÇn chiÕm ®•îc chç ®øng trªn thÞ tr•êng. 2. Vài nét tóm tắt về công ty : Tªn Doanh nghiÖp : C«ng tyTNHH MTV Than Hång Th¸i - TKV §Þa chØ : X· Ph•¬ng §«ng – U«ng BÝ – Qu¶ng Ninh §iÖn tho¹i : 0333.854490 – FAX : 0333.854314 C«ng ty TNHH 1 thµnh viªn than Hång Th¸i – Trô së chÝnh n»m c¹nh ®•êng Quèc lé sè 18 kho¶ng 800 m vÒ phÝa b¾c, c¹nh khu du lÞch Hå Yªn Trung. 3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty : C«ng ty Than Hång Th¸I lµ ®¬n vÞ thµnh viªn h¹ch to¸n ®éc lËp cña C«ng ty Than U«ng BÝ, trùc thuéc TËp ®oµn C«ng nghiÖp Than vµ kho¸ng s¶n ViÖt Nam. C«ng ty cã nhiÖm vô chñ yÕu lµ khai th¸c than hÇm lß, cung cÊp s¶n phÈm cho nÒn kinh tÕ quèc d©n, qu¶n lý tèt tµi nguyªn, ranh giíi C«ng ty ®•îc giao, b¶o vÖ m«I sinh, m«i tr•êng khai th¸c. 4. Tæ chøc nh©n sù: Víi sè l•îng hiÖn cã trong danh s¸ch cña C«ng ty lµ 2556 ng•êi.ChÊt l•îng Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -45- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng c«ng nh©n kü thuËt t•¬ng ®èi ®¶m b¶o,c«ng nh©n cã tay nghÒ t•¬ng ®èi ®«ng.Tuæi ®êi tõ 35 trë l¹i chiÕm tû träng lín. 5. Tổ chức bộ máy quản lý : Bé m¸y qu¶n lý cña C«ng ty ®•îc tæ chøc theo m« h×nh trùc tuyÕn - chøc n¨ng, tøc lµ tæ chøc qu¶n lý theo mét cÊp, thÓ hiÖn ë c¸c nhµ m¸y kh«ng h¹ch to¸n kinh tÕ, chØ thùc hiÖn viÖc ghi chÐp ban ®Çu, mäi c«ng viÖc h¹ch to¸n ®Òu do phßng kÕ to¸n ®¶m nhËn. Bé m¸y cña C«ng ty gåm : 01 Gi¸m ®èc C«ng ty 05 Phã Gi¸m ®èc Trong ®ã: 01 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch s¶n xuÊt 01 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch kü thuËt 01 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch an toµn 01 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch ®êi sèng 01 phã gi¸m ®èc phô tr¸ch C¬ ®iÖn 13 Phßng ban chuyªn m«n 14 Ph©n x•ëng s¶n xuÊt chÝnh vµ phô trî. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -46- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng S¬ ®å bé m¸y qu¶n lý cña c«ng ty Chñ tÞch c«ng ty Gi¸m ®èc c«ng ty P. Gi¸m ®èc P. Gi¸m ®èc P. Gi¸m ®èc Phßng P. Gi¸m ®èc P. Gi¸m ®èc KÕ to¸n s¶n xuÊt Kü thuËt An toµn TCL§ - TL ®êi sèng c¬ ®iÖn tr•ëng ®Çu t• C¸c ®¬n vÞ: C¸c ®¬n vÞ: C¸c ®¬n vÞ: Phô tr¸ch hÖ C¸c ®¬n vÞ: C¸c ®¬n vÞ: Phô tr¸ch toµn - Khai th¸c 1 - Kü thuËt - P. An toµn thèng tæ chøc - P. KCS TT - P. c¬ ®iÖn bé hÖ thèng - Khai th¸c 1 c«ng nghÖ - P. Th«ng giã lao ®éng vµ - P. BVQS - PX c¬ ®iÖn kÕ to¸n vµ - Khai th¸c 3 - §TXDCB ®Þnh møc cña - P. y tÕ - PX « t« l•¬ng cña - Khai th¸c 4 - T§- §C c«ng ty. - PX PV§S - PX c¬ khÝ c«ng ty. - Khai th¸c 5 - Khai th¸c 6 - Khai th¸c 7 - Khai th¸c 8 - §µo lß 1 - §µo lß 2 - §µo lß 3 - §µo lß 4 - VËn t¶i lß 1 - VËn t¶i lß 2 * Gi¸m ®èc C«ng ty: Phô tr¸ch chung mäi ho¹t ®éng s¶n xuÊt - kinh doanh cña C«ng ty, chÞu tr¸ch nhiÖm tr•íc C«ng ty than U«ng BÝ vµ Nhµ n•íc vÒ mäi ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty , trùc tiÕp phô tr¸ch c¸c c«ng t¸c sau: §èi néi, ®èi ngo¹i, ®Çu t• vµ ph¸t triÓn C«ng ty; KÕ ho¹ch vËt t•, hîp ®ång kinh tÕ, Chñ tÞch héi ®ång gi¸, héi ®ång tuyÓn dông lao ®éng, héi ®ång xÐt n©ng l•¬ng, héi ®ång xÐt khen th•ëng, kû luËt cÊp tr•ëng c¸c ®¬n vÞ * Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch kü thuËt: Trùc tiÕp phô tr¸ch c¸c ®¬n vÞ: Phßng §Çu t• x©y dùng c¬ b¶n ; Phßng kü thuËt c«ng nghÖ * Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch ®iÒu hµnh s¶n xuÊt: Gióp gi¸m ®èc C«ng ty qu¶n lý vµ chØ ®¹o c¸c c«ng t¸c sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -47- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng S¶n xuÊt than, ®µo lß, tËn thu than t¹i c¸c khai tr•êng; NghiÖm thu s¶n phÈm hµng th¸ng c¸c ®¬n vÞ Trùc tiÕp phô tr¸ch c¸c ®¬n vÞ: C¸c ph©n x•ëng ®µo lß vµ khai th¸c than; Ph©n x•ëng vËn t¶i ; Ph©n x•ëng x©y dùng * Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch An toµn Trùc tiÕp phô tr¸ch c¸c ®¬n vÞ: Phßng kü thuËt An toµn; Bé phËn §o khÝ thuéc ph©n x•ëng Th«ng giã §o khÝ. * Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch ®êi sèng -Tiªu thô Gióp viÖc gi¸m ®èc C«ng ty Trùc tiÕp phô tr¸ch c¸c ®¬n vÞ: Ph©n x•ëng phôc vô ®êi sèng; Phßng tiªu thô - KCS * Phã Gi¸m ®èc C¬ ®iÖn Gióp Gi¸m ®èc C«ng ty chØ ®¹o c¸c c«ng t¸c sau : Chñ tr× C«ng t¸c c¬ ®iÖn ë phßng C¬ ®iÖn vµ c¸c ph©n x•ëng; Qu¶n lý, s÷a ch÷a, xe m¸y thiÕt bÞ Trùc tiÕp phô tr¸ch: Phßng c¬ ®iÖn; Ph©n x•ëng C¬ khÝ; Ph©n x•ëng « t« * KÕ to¸n tr•ëng C«ng ty. - Gióp gi¸m ®èc C«ng ty ®iÒu hµnh c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty, tham m•u gióp gi¸m ®èc C«ng ty vµ chÞu tr¸ch nhiÖm tr•íc gi¸m ®èc C«ng ty vÒ c¸c c«ng viÖc thuéc lÜnh vùc kÕ to¸n tr•ëng qu¶n lý, gåm: c«ng t¸c Thèng kª, KÕ to¸n, Tµi chÝnh, Thùc hiÖn ®Çy ®ñ ph¸p lÖnh kÕ to¸n tr•ëng, ph¸p lÖnh thèng kª vµ chøc n¨ng gi¸m s¸t nhµ n•íc t¹i C«ng ty đồng thời gióp gi¸m ®èc C«ng ty c«ng t¸c qu¶n trÞ chi phÝ và trùc tiÕp phô tr¸ch phßngTµi chÝnh – kÕ to¸n – Thèng kª. *C¸c phßng: + Phßng kü thuËt c«ng nghÖ: Víi chøc n¨ng vµ nhiÖm vô chÝnh lµ chÞu tr¸ch nhiÖm lËp c¸c thiÕt kÕ kü thuËt, thiÕt kÕ thi c«ng, biÖn ph¸p thi c«ng c¸c h¹ng môc c«ng tr×nh + Phßng tr¾c ®Þa - ®Þa chÊt: Víi chøc n¨ng vµ nhiÖm vô chÝnh lµ chÞu tr¸ch nhiÖm dÉn h•íng vµ cËp nhËt c¸c ®•êng lß, c¸c diÖn s¶n xuÊt cña C«ng ty, qu¶n lý tµi nguyªn, m«i tr•êng, danh giíi má. + Phßng §Çu t• x©y dùng c¬ b¶n: Víi chøc n¨ng vµ nhiÖm vô chÝnh lµ chÞu tr¸ch nhiÖm lËp c¸c kÕ ho¹ch ®Çu t• c¸c dù ¸n ng¾n vµ dµi h¹n cña C«ng ty, lËp dù to¸n Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -48- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng chi tiÕt c¸c c«ng tr×nh hÇm lß, mÆt b»ng theo h¹ng môc c¸c c«ng tr×nh ®Çu t• + Phßng Th«ng Giã : Víi chøc n¨ng tham m•u gióp Gi¸m ®èc C«ng ty trong c«ng t¸c qu¶n lý th«ng giã má ®¶m b¶o vi khÝ hËu má cho ho¹t ®éng s¶n xuÊt c¶u tÊt c¶ c¸c ph©n x•ëng hÇm lß theo ®óng quy ph¹m an toµn, quy ®Þnh cña TËp ®oµn than – Kho¸ng s¶n ViÖt Nam, c¸c quy ®Þnh cña C«ng ty than U«ng BÝ vµ cña C«ng ty ®Ó thùc hiÖn s¶n xuÊt an toµn vµ hiÖu qu¶. + Phßng c¬ ®iÖn : Tham m•u gióp gi¸m ®èc trong c«ng t¸c qu¶n lý vµ vËn hµnh c¸c thiÕt bÞ vµ c¬ ®iÖn. + Phßng ChØ ®¹o s¶n xuÊt: Cã chøc n¨ng thõa lÖnh gi¸m ®èc chØ ®¹o ®iÒu hµnh c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt trong toµn C«ng ty ®¶m b¶o tiÕn ®é thùc hiÖn theo kÕ ho¹ch cña cÊp trªn giao vµ kÕ ho¹ch ®iÒu hµnh cña C«ng ty. + Phßng an toµn: Cã nhiÖm vô gióp gi¸m ®èc C«ng ty kiÓm tra gi¸m s¸t viÖc thùc hiÖn c¸c chÕ ®é vÒ vÖ sinh vµ an toµn trong lao ®éng vµ phßng chèng ch¸y næ, tham m•u cho gi¸m ®èc c¸c gi¶i ph¸p kü thuËt ®Ó ®¶m b¶o vÒ mÆt an toµn, b¶o hé lao ®éng cho ng•êi c«ng nh©n, h•íng dÉn thùc hiÖn c¸c quy tr×nh quy ph¹m ®Ó phßng tr¸nh vµ c¶ khi s¶y ra sù cè. + Phßng Tiªu thô - KCS: Phô tr¸ch c«ng t¸c kiÓm tra chÊt l•îng s¶n phÈm, cïng víi phßng ®iÒu hµnh chØ ®¹o viÖc tiªu thô s¶n phÈm cña C«ng ty theo ®óng kÕ ho¹ch tiªu thô cña C«ng ty ®¶m b¶o ®óng sè l•îng vµ chÊt l•îng hµng theo yªu cÇu. + Phßng kÕ ho¹ch vËt t•: Cã nhiÖm vô tæng hîp vµ x©y dùng kÕ ho¹ch s¶n xuÊt, tiªu thô tõng th¸ng tõng quý, LËp c¸c kÕ ho¹ch mua s¾m vËt t• trang thiÕt bÞ, phèi hîp cïng c¸c phßng chøc n¨ng tiÕn hµnh x©y dùng kÕ ho¹ch gi¸ thµnh tõng th¸ng tõng quý vµ c¶ n¨m, vµ tham m•u víi gi¸m ®èc x©y dùng quy chÕ kho¸n chi phÝ s¶n xuÊt cho tõng ®¬n vÞ môc ®Ých t¨ng s¶n l•îng, tiÕt kiÖm chi phÝ, gi¶m gi¸ thµnh s¶n phÈm vµ Cïng víi c¸c phßng ban tæ chøc nghiÖm thu s¶n phÇm hµng th¸ng cña c¸c ®¬n vÞ trong toµn C«ng ty. + Phßng Tµi chÝnh -KÕ to¸n -Thèng kª: ChÞu tr¸ch nhiÖm vÒ mäi mÆt ho¹t ®éng tµi chÝnh, c«ng t¸c h¹ch to¸n kÕ to¸n thèng kª trong toµn C«ng ty theo ®óng ph¸p lÖnh kÕ to¸n thèng kª cña nhµ n•íc, tham m•u gióp Gi¸m ®èc C«ng ty vÒ c¸c vÊn ®Ò tµi chÝnh nh• : §Çu t•, vay, c¸c kho¶n c«ng nî ph¶i thu, ph¶i tr¶, kiÓm kª tµi s¶n, kÕ ho¹ch vÒ s¶n l•îng, doanh thu, tiÒn l•¬ng + V¨n phßng gi¸m ®èc : Qu¶n lý vµ ®iÒu hµnh c¸c c«ng viÖc cña v¨n phßng, Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -49- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng ®¶m b¶o liªn tôc c¸c th«ng tin ®a chiÒu vµ c¸c lo¹i c«ng v¨n giÊy tê ®Õn tËn c¸c Phßng ban, Ph©n x•ëng. 6. Đặc điểm tổ chức của bộ máy kế toán S¬ ®å tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n c«ng ty TNHH mét thµnh viªn Than Hång Th¸i KÕ to¸n tr•ëng phã phßng phã phßng Phô tr¸ch c«ng t¸c Phô tr¸ch c«ng t¸c thèng kª kÕ to¸n tµi chÝnh (Kiªm thèng kª tæng hîp) (Kiªm kÕ to¸n tæng hîp) Bé phËn thèng kª Thñ quü Bé phËn kÕ to¸n (gåm 18 thèng kª ph©n x•ëng) (gåm 08 kÕ to¸n viªn) - 01 Thèng kª PX khai th¸c 1 - 01 KÕ to¸n c«ng nî 331, - 01 Thèng kª PX khai th¸c 2 131, 336, 335 - 01 Thèng kª PX khai th¸c 3 - 01 KÕ to¸n c«ng nî 338, - 01 Thèng kª PX khai th¸c 4 138 - 01 Thèng kª PX khai th¸c 5 - 01 KÕ to¸n TK111, 141 - 01 Thèng kª PX khai th¸c 6 - 01 KÕ to¸n 112,341,311 - 01 Thèng kª PX khai th¸c 7 - 01 KÕ to¸n TK211 - 01 Thèng kª PX khai th¸c 8 - 01 KÕ to¸n 152, 153 - 01 Thèng kª PX §µo lß 1 - 01 KÕ to¸n TK333 - 01 Thèng kª PX §µo lß 2 - 01 KÕ to¸n TK 334 - 01 Thèng kª PX ®µo lß 3 - 01 Thèng kª PX ®µo lß 4 - 01 Thèng kª PX vËn t¶i lß 1 - 01 Thèng kª PX vËn t¶i lß 2 - 01 Thèng kª PX x©y dùng - 01 Thèng kª PX c¬ khÝ - 01 Thèng kª PX c¬ ®iÖn lß - 01 Thèng kª PX m«i tr•êng * Chøc n¨ng, nhiÖm vô cña tõng phÇn hµnh: Thèng kª - KÕ to¸n: a KÕ to¸n tr•ëng: ChÞu tr¸ch nhiÖm chØ ®¹o chung c«ng t¸c tµi chÝnh, kÕ to¸n, thèng kª theo chøc n¨ng, nhiÖm vô ®•îc Gi¸m ®èc C«ng ty giao vµ theo sù chØ ®¹o vÒ mÆt chuyªn m«n nghiÖp vô cña KÕ to¸n tr•ëng C«ng ty vµ LuËt kÕ to¸n, LuËt thèng kÕ vµ c¸c quy ®Þnh liªn quan ®Õn kÕ to¸n, tµi chÝnh, thèng kª. Trùc tiÕp phô tr¸ch c«ng t¸c tµi chÝnh. b. Phã phßng phô tr¸ch c«ng t¸c kÕ to¸n: Gióp KÕ to¸n tr•ëng chØ ®¹o trùc tiÕp c«ng t¸c kÕ to¸n, trùc tiÕp lµm c¸c c«ng viÖc chñ yÕu sau: KÕ to¸n tæng hîp chi phÝ, gi¸ thµnh, x¸c ®Þnh kÕt qu¶ kinh doanh, kÕ Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -50- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng to¸n thu nhËp kh¸c, kÕ to¸n doanh thu + KÕ to¸n c¸c quü cña XÝ nghiÖp, kÕ to¸n c«ng nî ph¶i tr¶ cho ng•êi b¸n, trùc tiÕp lµm kÕ to¸n thuÕ ,trùc tiÕp ký phiÕu xuÊt kho vËt t• hµng ngµy cho c¸c ph©n x•ëng. c. Phã phßng phô tr¸ch c«ng t¸c thèng kª : ChÞu tr¸ch nhiÖm c«ng t¸c thèng kª tæng hîp vµ chØ ®¹o toµn bé tæ thèng kª d.KÕ to¸n tæng hîp vËt liÖu vµ c«ng cô dông cô Trùc tiÕp lµm kÕ to¸n nguyªn vËt liÖu, nhiªn liÖu, c«ng cô lao ®éng 152, e.KÕ to¸n thanh to¸n, kÕ to¸n ng©n hµng : - ChÞu tr¸ch nhiÖm phô tr¸ch toµn bé phÇn hµnh liªn quan ®Õn, tiÒn vay ng¾n h¹n , vay dµi h¹n ng©n hµng f.KÕ to¸n Tµi s¶n cè ®Þnh : ChÞu tr¸ch nhiÖm theo dâi ®Çu t• XDCB, quyÕt to¸n §TXDCB, söa ch÷a lín tµi s¶n cè ®Þnh g.KÕ to¸n C«ng nî : - ChÞu tr¸ch nhiÖm theo dâi nh÷ng nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh liªn quan ®Õn ,KÕ to¸n b¶o hiÓm x· héi, b¶o hiÓm y tÕ, kinh phÝ c«ng ®oµn, c¸c kho¶n ph¶i tr¶ kh¸c ; kÕ to¸n c«ng nî ph¶i thu - Theo dâi viÖc thanh quyÕt to¸n c¸c chÕ ®é mua b¸n víi c¸c kh¸ch hµng h.KÕ to¸n l•¬ng - Trùc tiÕp lËp b¶ng thanh to¸n l•¬ng, sæ l•¬ng doanh nghiÖp khèi phßng ban. - Trùc tiÕp lËp b¶ng thanh to¸n c¸c chÕ ®é: èm ®au, thai s¶n, hµng th¸ng tr×nh c¬ quan b¶o hiÓm x· héi. i. Thñ quü. - Lµm c«ng t¸c v¨n th• cña phßng. C¸c kÕ to¸n chÞu tr¸ch nhiÖm l•u gi÷ toµn bé chøng tõ, sæ s¸ch, b¸o c¸o kÕ to¸n liªn quan ®Õn nhiÖm vô ®•îc giao. j.Thèng kª c¸c ph©n x•ëng. ChÞu tr¸ch nhiÖm theo dâi toµn bé c«ng viÖc cña c¸c ®¬n vÞ s¶n xuÊt, hµng th¸ng tiÕn hµnh ®i nghiÖm thu khèi l•îng s¶n phÈm cña tõng ®¬n vÞ. 7. §Æc ®iÓm vÒ h×nh thøc kÕ to¸n - H×nh thøc kÕ to¸n mµ doanh nghiÖp ¸p dông lµ h×nh thøc NhËt ký chøng tõ - ChuÈn mùc vµ chÕ ®é kÕ to¸n ¸p dông: C«ng ty ¸p dông chÕ ®é kÕ to¸n doanh Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -51- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng nghiÖp ban hµnh theo QuyÕt ®Þnh sè: 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña Bé Tµi ChÝnh. - Niªn ®é kÕ to¸n: B¾t ®Çu tõ ngµy 01/01 vµ kÕt thóc vµo ngµy 31/12 hµng n¨m. - §¬n vÞ tiÒn tÖ sö dông: §ång ViÖt Nam - Ph•¬ng ph¸p tÝnh thuÕ GTGT theo ph•¬ng ph¸p khÊu trõ Tr×nh tù ghi sæ theo h×nh thøc NhËt ký chøng tõ ®•îc ghi theo tr×nh tù nh• s¬ ®å sau: Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n Chøng tõ gèc vµ c¸c b¶ng ph©n bæ B¶ng kª NhËt ký ThÎ vµ sæ chøng tõ kÕ to¸n chi tiÕt Sæ c¸i B¶ng tæng hîp B¸o c¸o tµi chÝnh Ghi chó: Ghi hµng ngµy Ghi cuèi th¸ng §èi chiÕu, kiÓm tra - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán và các bảng phân bổ để kế toán vào các bảng kê và nhật kí chứng từ, đông thời lập sổ và thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật kí- Chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các Nhật kí – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của Nhật kí - Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. - Đồng thời, tại thời điểm cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu từ Nhật kí chứng từ để vào sổ cái tài khoản, tổng hợp số liệu từ sổ và thẻ kế toán chi tiết để vào bảng Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -52- Lớp: QT1101K
- Trường ĐHDL Hải Phòng tổng hợp chi tiết. - Để đảm bảo tính chính xác của số liệu, kế toán còn tiến hành đối chiếu, kiểm tra giữa sổ cái tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết. - Cuối quý, tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu trong Nhật kí - Chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. II. Tình hình thực hiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái. 1. Các mức thuế suất đƣợc áp dụng: Công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái hiện đang áp dụng mức thuế 10 % Đối với hàng hoá mua vào như: gỗ, máng cào, xe goòng, cáp thép, lưới thép, cặp trục bánh răng, băng tải, bu lông, đinh, dầu nhớt Các dịch vụ như: dịch vụ bưu điện, bưu chính viễn thông và Internet, các dịch vụ tư vấn. Đối với hàng hoá bán ra như: Than nguyên khai, sắt thép các loại 2. Hạch toán ban đầu. Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ do vậy Công ty thực hiện đầy đủ hoá đơn chứng từ theo quy định của Nhà nước. - Hoá đơn GTGT mẫu số 01 GTKT. - Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01 GTGT. - Bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra theo mẫu quy định của Bộ tài chính và các chứng từ hoá đơn đặc thù khác. Dưới đây là một số chứng từ phản ánh một số nghiệp vụ chủ yếu của Công ty liên quan đến thuế GTGT. 2.1.Chứng từ đầu vào : - Ngày 18/12/2010 : Hoá đơn GTGT 0064326 do Công ty CP sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI cấp. Nội dung hoá đơn là bán lưới thép đen 0 2,2 mm KT lưới 50 x 50 mm, KT tấm 1.3 x5 .5 cho công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái, với giá trị chưa thuế là 175.694.805 đồng, thuế suất 10%. - Ngày 24/12/2010: Hóa đơn GTGT số 0054633 do công ty CP xuất nhập khẩu than Vinacomin cấp. Nội dung hóa đơn là bán băng tải B500 cho công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền -53- Lớp: QT1101K