Khóa luận Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng

pdf 117 trang huongle 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách mở cửa hội nhập đã đặt các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, trước những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt đó là quy luật cạnh tranh. Cuộc chiến này không chỉ diễn ra ở những doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực mà còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đứng trước tình thế đó, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới sáng tạo, nhằm hạ thấp chi phí cá biệt so với chi phí xã hội, để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Xét trong phạm vi một doanh nghiệp giá thành sản phẩm thấp là điều kiện để xác định giá bán hợp lý, từ đó không những giúp doanh nghiệp đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ sản phẩm, mà còn tạo điều kiện tái sản xuất giản đơn và mở rộng cho quá trình tái sản xuất. Vì vậy, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp còn phải tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là đối với các nhà sản xuất là phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp mình. Tức là bên cạnh việc chú ý tới chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm thì một trong những biện pháp quan trọng là phải quản lý chặt chẽ tới mọi khoản chi phí hạ thấp được giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình để giúp doanh nghiệp không những tồn tại đứng vững mà còn phát triển trên thị trường. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hạ giá thành sản phẩm, trong các doanh nghiệp sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế, tăng nguồn thu cho quốc gia. Do đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một ví trí vô cùng quan trọng trong công tác hạch toán kinh tế ở mọi doanh nghiệp sản xuất, nó cung cấp các thông tin về chi phí và giá thành cho các nhà quản trị để từ đó có những đối sách hợp lý về chi phí và giá thành sản phẩm. 1
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công tác hạch toán kinh tế ở tất cả các doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài về: "Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng" để làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn trau dồi và củng cố kiến thức về mặt lý luận cũng như học hỏi kinh nghiệm thực tế để hoàn thiện hơn những kiến thức đã học trong trường và phục vụ cho công việc sau này. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu để làm rõ những nhận thức chung về tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. - Làm rõ thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng. - Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu các khoản mục chi phí được tập hợp để tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Các phương pháp kế toán ( phương pháp chứng từ , phương pháp tài khoản, phương pháp tổng hợp cân đối) . -Các phương pháp phân tích kinh doanh ( phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ). - Phương pháp kỹ thuật trình bày : Kết hợp giữa mô tả với phân tích , giữa luận giải với bảng biểu sơ đồ. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa thành tựu đã đật được 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận,khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: 2
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất. Chương2: tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng . Chương 3: hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng. 3
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Khái niệm và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên các quá trình sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Như vậy có thể nói bất kỳ một hoạt động sản xuất nào cũng đều phải có sự kết hợp ba yếu tố cơ bản đó là - Tư liệu lao động: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác - Đối tượng lao động: nguyên, nhiên vật liệu - Sức lao động của con người Các yếu tố đó chính là các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra những lượng sản phẩm vật chất tương ứng. Nhất là trong nền kinh tế thị trường sự hạch toán kinh doanh cũng như các quan hệ trao đổi đều được tiền tệ hoá. Như vậy các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra luôn được tính toán và được đo lường bằng tiền và gắn với một thời gian xác định (tháng, quý, năm).Các chi phí đó chính là bao gồm lao động sống đó là việc hao phí trong việc sử dụng lao động như tiền lương, tiền công. lao động vật hoá đó chính là những lao động quá khứ đã được tích luỹ trong các yếu tố vật chất được sử dụng để sản xuất, như chi phí tài sản cố định, chi phí nguyên, nhiên vật liệu. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng việc tập hợp chi phí và tính chi phí phải phù hợp với từng thời kỳ; hàng tháng, hàng quý, hàng năm.Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 4
  5. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K 1.2 Khái niệm và chức năng của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí, lao động sống. Kết quả thu được là sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đánh giá được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa của doanh nghiệp. Tuy vậy, chúng vẫn có sự khác nhau trên các phương tiện sau: -Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đế khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. -Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan gệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: Tổng giá Chi phí Tổng chi phí Chi phí sản = + - thành sản sản xuất dở sản xuất phát sinh xuất dở dang cuối = + - phẩm dang đầu kỳ trong kỳ kỳ Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay 5
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. 1.3 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất có nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, mục đích, vai trò, vị trí. Trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý hạch toán cũng như nhằm sử dụng tiếp kiệm, hợp lý chi phí thì cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Và cũng xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý thì chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Trên cơ sở đó để tiến hành và tổ chức tốt công tác kế toán. Thì kế toán tiến hành lựa chọn các tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp và chủ yếu sau: 1.3.1 Phân loại theo yếu tố chi phí Căn cứ vào tính chất kinh tế của các chi phí sản xuất khác nhau, để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất, mà không phân biệt công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí. Theo sự phân chia như vậy thì toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố chi phí sau: + Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị NVLchính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất. + Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất. + Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho toàn bộ người lao động. + Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn: Phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí 6
  7. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên. + Yếu tố chi phí khấu haoTSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định ,sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất của doanh nghiệp. + Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ. Cách phân loại chi phí theo yếu tố, có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Đó cũng là căn cứ để tập hợp và lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố cung cấp cho quản trị doanh nghiệp. 1.3.2 Phân loại theo khoản mục chi phí trong tính giá thành sản phẩm. Theo tiêu thức này chi phí sản xuất được chia theo khoản mục với cách phân loại này những chi phí có cùng công dụng kinh tế và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng thì được sắp xếp vào một khoản mục không phân biệt tính chất kinh tế của nó. Số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào đặc điểm tính chất của từng ngành và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ khác nhau. Theo sự phân chia như vậy thì chi phí được chia thành các yếu tố chi phí sau: + Chi phí NVL TT: Phản ánh toàn bộ chi phí về NVL chính, phụ, nhiên liệu. tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Không tính vào mục này nhưng chi phí nguyên, nhiên vật liệu dùng cho mục đích phục vụ sản xuất chung hay những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất. 7
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K + Chi phí NCTT: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh, tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, không tính vào mục đích này các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích tiền lương của nhân viên quản lý, phục vụ phân xưởng, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. + Chi phí SXC: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí NVL TT và chi phí NC TT) là: -> Chi phí nhân viên phân xưởng: Là chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, bảo vệ, phục vụ tại phân xưởng. -> Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về các loại công cụ dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng. -> Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm số giá trị khấu hao tài sản cố định hữu hình, vô hình, thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng. -> Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng. -> Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm những chi phí ngoài các chi phí trên trong chi phí sản xuất chung. + Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị và quản lý hành chính trong doanh nghiệp. Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu chí này (công dụng kinh tế ) có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. 8
  9. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K 1.3.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ (ứng xử của chi phí). - Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động (khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ). - Chi phí cố định: (định phí): Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi (khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi). Phân loại chi phí biến đổi và chi phí cố định có tác dụng lớn đối với công tác quản trị phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên thị trường. 1.3.4 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí: - Chi phí trực tiếp: Là chi phí có thể tách biệt phát sinh một cách riêng biệt cho một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp như một sản phẩm ở một phân xưởng sản xuất. - Chi phí gián tiếp: Là chi phí chung hay chi phí kết hợp không có liên quan tới hoạt động cụ thể nào mà liên quan cùng lúc tới nhiều hoạt động, nhiều công việc. Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định các phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý và cũng qua đó cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để có những quyết sách kịp thời và đúng đắn có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giá thành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm. Dựa vào tiêu thức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân chia thành các loại khác nhau. 1.4.1. Phân loại giá thành xét theo thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành chia làm 3 loại như sau: 9
  10. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kế hoạch. Giá thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, nó là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản lao động trong sản xuất. Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức giúp cho việc đánh giá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ, sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2.Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí Theo cách phân loại này, giá thành chia làm 2 loại như sau: - Giá thành sản xuất: Là giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí NVLtrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. 10
  11. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K - Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy giá thành toàn bộ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ Giá thành sản xuất Chi phí Chi phí quản của sản phẩm tiêu = của sản phẩm tiêu + bán + lý doanh thụ thụ hàng nghiệp - Giá thành toàn bộ chỉ được xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. - Nơi phát sinh chi phí như: Các bộ phận sản xuất, các giai đoạn công nghệ. - Nơi chịu chi phí sản phẩm: Nhóm sản phẩm, sản phẩm ,chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng Tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, yêu cầu công tác tính giá thành mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm từng bộ phận sản xuất, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí có tác dụng phục vụ cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời đúng đắn. Việc xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp phải dựa vào các cơ sở sau: * Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. + Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn không chia thành các giai đoạn cụ thể rõ rệt thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất. 11
  12. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K + Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng bộ phận, giai đoạn chế biến *Dựa vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp. + Loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ thì đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm, các đơn đặt hàng riêng biệt. + Loại hình sản xuất đồng loạt với khối lượng lớn: Phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ *Dựa vào vào yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh. + Theo yêu cầu và trình độ quản lý. Nếu yêu cầu quản lý ngày càng cao, trình độ và khả năng của nhân viên quản lý càng tốt thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ngày càng chi tiết và ngược lại. + Theo cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức theo kiểu phân xưởng thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo phân xưởng còn không thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí đúng và phù hợp với đặc điểm của đơn vị và yêu cầu quản lý có nghĩa rất lớn trong việc tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất. Từ việc tổ chức công tác hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản ,sổ chi tiết 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hat đang trên dây chuyền sản xuất. Khi tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ phải căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất mà thực hiện xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất có tính đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Nếu sản xuất chế tạo hàng loạt 12
  13. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ đã hoàn thành. Mặt khác, khi xác định đối tượng tính giá thành còn phải căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. Nếu quy trình sản xuất phức tạp, liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng đã hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp giúp kế toán mở sổ kế toán, các bảng tính giá và giá thành sản phẩm theo từng đối tượng cần quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là điều kiện tiền đề để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất đều là những phạm vi và giới hạn mà chi phí sản xuất phát sinh đã được tập hợp và tính toán. Cụ thể: + Đối tượng tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc là đối tượng chịu chi phí còn đối tượng tính giá thành chỉ là đối tượng chịu chi phí. + Khi quy trình sản xuất sản phẩm dạng đơn thì đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là một. Trong kỳ sản xuất, nếu không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ cũng chính là giá thành sản phẩm. + Khi quy trình công nghệ sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng lại có quy cách và phẩm chất khác nhau thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành. 13
  14. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K + Khi quy trình công nghệ sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng phải trải qua nhiều công đoạn chế tạo gia công liên tục thì một đối tượng tính giá thành lại bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở mỗi công đoạn chế tạo. 1.5.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành một cách hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, kịp thời. Dựa vào đặc điểm sản xuất- chu kỳ sản xuất, sản xuất theo đơn đặt hàng hàng loạt và yêu cầu quản lý mà kỳ tính giá thành là tháng, quý, năm hay khi hoàn thành đơn đặt hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm với chu kỳ ngắn, xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành phù hợp là tháng và vào thời điểm cuối tháng. Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất kéo dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thường là thời điểm mà sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành( trong trường hợp này kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo). 1.6. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. - Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng các phương pháp hạch toán tập hợp chi phí thích hợp - Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất mà các doanh nghiệp thường áp dụng. 14
  15. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K 1.6.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Đây là phương pháp tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao, nó cũng có ý nghĩa lớn đối với kế toán quản trị doanh nghiệp. Thông thường chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp thường áp dụng phương pháp này. 1.6.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. - Xác định hệ số phân bổ: Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng các tiêu thức dùng để phân bổ Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci=Ti x H Ci: Là chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti: là tiêu thức phân bổ cho đối tượng i H: hệ số phân bổ -Tiêu thức phân bổ hợp lý giữ vai trò quan trọng trong khi tập hợp chi phí gián tiếp. Bởi vậy, việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phải tùy thuộc vào loại chi phí sản xuất và các điều kiện cho phép khác nhau: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, sản lượng sản xuất được. Lựa chọn tiêu thức hợp lý là cơ sở để tập hợp chi phí chính xác cho các đối tượng tính giá thành có liên quan. 15
  16. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K 1.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.7.1 Phương pháp trực tiếp (giản đơn) Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước các doanh nghiệp khai thác (quặng,than ) Giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành được thể hiện theo công thức dưới đây: ∑Z = Dđk + C – Dck ∑Z Zđv = Qht Dđk, Dck: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ∑Z, Zđv: Tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng loại Qht: Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.7.2 Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ như trong các doanh nghiệp khai thác ,dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo máy, may mặc. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành thành phẩm = Z1 + Z2 + Z3+.+ Zn Z1, Z2 Zn là giá thành hay tổng chi phí sản xuất của giai đoạn hoặc bộ phận 1, 2,3 n 16
  17. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K 1.7.3 Phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau vậy chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Phương pháp này kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = sản phẩm gốc(Zoi) Tổng số sản phẩm gốc quy đổi(Q0) Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi = x sản phẩm i (Zi ) sản phẩm gốc (Zoi) sản phẩm i (Hi ) n Trong đó Q0 = Qi x Hi i 1 Qi: Là số lượng sản phẩm thứ i chưa quy đổi Tổng giá thành Tổng chi phí Giá tri sản Giá tri sản phẩm sản xuất của các = + Sản xuất phát - phẩm dở dở dang đầu kỳ loại sản phẩm sinh trong kỳ dang cuối kỳ 1.7.4. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng.). Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. 17
  18. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế đơn vị Tỷ lệ = hoặc định mức x sản phẩm từng loại chi phí đơn vị sản phẩm từng loại Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm Tỷ lệ chi phí = x 100 % Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả sản phẩm 1.7.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được các sản phẩm phụ như các doanh nghiệp mía đường, bia. Để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Tổng giá Giá trị sản Giá tri sản Tổng chi phí Giá trị sản thánh sản xuất chính phẩm chính = + sản xuất phát - phẩm phụ - phẩm dở dang đầu dở dang cuối sinh trong kỳ thu hồi chính kỳ kỳ 1.7.6. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Việc tính giá thành này chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với các chi phí trực tiếp như chi phí NVLtrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc phát sinh. Đối với chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì tập hợp riêng, sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp( tiền lương của công nhân sản xuất,giờ công sản xuất ). Cuối kỳ kế toán, nếu đơn 18
  19. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được cho đơn đặt hàng đó được coi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với đơn đặt hàng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp được cho đơn đặt hàng đó là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. 1.7.7. Tính giá thành theo phương pháp phân bước. Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu sản xuất liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước tiếp theo, cứ như vậy cho đến bước cuối cùng để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh. Do vậy, tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối. Khi thực hiện phương pháp phân bước thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng giai đoạn công nghệ hoặc từng phân xưởng sản xuất riêng biệt,tham gia vào quy trình tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm, cũng có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Chính vì sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên kế toán có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:  Phương án 1: Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm( còn gọi là phương án kết chuyển tuần tự) Phương án này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất mà mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm do bán thành phẩm có giá trị sử dụng độc lập có thể nhập kho đem bán hoặc tiếp tục chế biến. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm của các giai đoạn công nghệ và sản phẩm hoàn thành. Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau được thực hiện tuần tự theo từng khoản mục chi phí. Sau đây là trình tự tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bước: 19
  20. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 1.1: Trình tự tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bước Chi phí sản Giá trị sản Giá thành Giá trị sản xuất phát phẩm dở bán thành phẩm dở dang + - = sinh trong dang cuối phẩm 1 đầu bước 1 bước 1 bước 1 + Chi phí sản Giá trị sản Giá trị sản Giá thành xuất phát phẩm dở phẩm dở dang + - = bán thành sinh trong dang cuối đầu bước 2 phẩm 2 bước 2 bước 2 + . + Giá trị sản phẩm Chi phí sản Giá trị sản phẩm Giá thành dở dang đầu + xuất phát sinh - dở dang cuối = bán thành bước n-1 trong bước n-1 bước n-1 phẩm 1 + Chi phí sản Giá trị sản Giá trị sản Giá thành xuất phát phẩm dở phẩm dở dang + - = bán thành sinh trong dang cuối đầu bước n phẩm n bước n bước n 20
  21. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K  Phương án 2: Tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm( còn gọi là phương án kết chuyển song song) Phương án này được áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp sản xuất kiểu phức tạp chế biến kiểu liên tục không tiệu thụ bán thành phẩm hoặc việc tiêu thụ này có ý nghĩa không lớn. Việc tính giá thành sản phẩm bước cuối cùng được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Trình tự tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bước 1 tính cho thành phẩm Giá thành thành phẩm Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm . Chi phí bước n tính cho thành phẩm 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất gia công, chế biến đang nằm trong các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến những vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định và tính toán phần chi phí sản xuất còn nằm trong phần sản phẩm dở dang cuối kỳ là một trong những yếu tố quyết định tính hợp lý của giá thành sản phẩm sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Các thông tin về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn 21
  22. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K kho trên bảng cân đối mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh khi thành phẩm xuất bán trong kỳ. Tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, cơ cấu chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Vì vậy, đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong kế toán doanh nghiệp. 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu trực tiếp Theo phương pháp này, kế toán giả định trong sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có chi phí nguyên liệu trực tiếp mà không tính đến các chi phí sản xuất khác( như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: Giá trị sản phẩm Chi phí NVL TT phát Giá trị + Số lượng dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ sản phẩm sản phẩm = Số lượng sản x dở dang Số lượng sản phẩm dở dang phẩm hoàn + cuối kỳ dở dang cuối kỳ cuối kỳ thành 1.8.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Theo phương pháp này, kế toán dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành rồi từ đó xác định từng khoản mục chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Đối với chi phí bỏ hết một lần ngày từ đầu vào quy trình sản xuất( thường là chi phí NVL trực tiếp) được phân bổ đều 100% cho cả sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành. Chi phí Chi phí Chi phí NVLdở + NVLphát sinh NVLTT dang đầu kỳ Số lượng sản trong kỳ trong sản = x phẩm dở dang Số lượng sản Số lượng sản phẩm dở cuối kỳ phẩm hoàn + phẩm dở dang dang cuối kỳ thành cuối kỳ 22
  23. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K - Đối với chi phí bỏ dần vào quy trình sản xuất ( thường là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được gọi là chi phí chế biến chỉ được phân bổ cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành. Chi phí chế Chi phí chế Chi phí chế biến biến trong sản biến dở dang + phát sinh trong Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ kỳ phẩm hoàn cuối kỳ = x Số lượng sản Số lượng sản thành tương phẩm hoàn + phẩm hoàn thành đương thành tương đương Số lượng sản phẩm dở Mức độ hoàn Số lượng sản phẩm hoàn = x dang cuối kỳ thành thành tương đương Khi áp dụng phương pháp này kết quả tính toán giá trị sản phẩm dở dang mang tính chính xác cao. Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn nên mất nhiều thời gian. Mặt khác, việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan. Phương án này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí NVLtrực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không quá lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều biến động lớn so với đầu kỳ. 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến. Để đơn giản việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất phương pháp này là một dạng của phương pháp đánh giá dở dang theo sản lượng ước tính tương đương, trong đó chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được giả định luôn hoàn thành 50%. 1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp định mức Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định 23
  24. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị từng sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Giá trị sản Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm dở Mức độ = định mức đơn vị x phẩm dở dang x dang cuối hoàn thành sản phẩm cuối kỳ kỳ Phương pháp này áp dụng thích hợp với doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí hoặc thực hiện phương pháp tính giá thành định mức. 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 1.9.1 Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, 1.9.1.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL TT bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu. được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là loại chi phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp sản xuất. Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thì kế toán tiến hành xác định chi phí NVL trực tiếp trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí tổng hợp theo từng tài khoản sử dụng lập bảng phân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ hạch toán tập hợp chi phí NVL TT. Chi phí NVL TT được căn cứ vào các chứng từ xuất kho, loại các hoá đơn để tính ra giá trị vật liệu xuất dùng. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Để theo dõi các khoản chi phí NVL TT kế toán sử dụng tài khoản 621 "Chi phí NVL trực tiếp" tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. 24
  25. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Kết cấu tài khoản 621: Bên nợ:Tập hợp chi phí nguyên,vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí NVL TT - Tài khoản 621cuối kỳ không có số dư Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLtrực tiếp Vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho TK152 TK 621 TK154 Xuất kho vật liệu cho chế tạo sản phẩm kết chuyển CP NVLTT để tính giá thành TK 111,112,331 Vật liệu mua về đưa thẳng Cho sản xuất sản phẩm TK632 TK 133 phần CP NVLTT vượt trên Thuế GTGT mức bình thường được kết chuyển vào giá thành 1.9.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) Chi phí NCTT là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. 25
  26. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Giống như chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp chung sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp là: chi phí tiền lương định mức( hoặc kế hoạch), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tk 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Kết cấu cơ bản của TK này như sau: Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ Bên Có: + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK632 “ giá vốn hàng bán” 26
  27. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K * TK622 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tính ra tiền lương và phụ cấp CNSX Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành TK335 Lương phép trích trước thực tế CP NCTT TK632 Phần CPNCTT vượt trên TK338 mức bình thường được kết chuyển vào giá Các khoản trích theo lương vốn hàng bán của CNSX 1.9.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLtrực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp như tiền lương nhân viên phân xưởng, vật liệu dụng cụ dùng cho phân xưởng chi phí khấu hao TSCĐ. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Để theo dõi và tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung" mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên nợ:Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh. Bên có: + Các khoản ghi giảm CPSXC . + Kết chuyển hay phân bổ CPSXC. + Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư. 27
  28. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K - Tài khoản 627 được chi tiết thành 6 điều khoản : + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Ngoài ra theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Từng ngành TK 627 có thể được mở thêm 1 số tiểu khoản khác để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí. 28
  29. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 1.5 : Kế toán chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK627 TK154 Chi phí nhân viên QLPX Kết chuyển CPSXC để tính giá thành TK152,153 TK632 Chi phí vật liệu, dụng cụ CPSXC cố định không Phân bổ TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK331,111,112 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác TK133 Thuế GTGT 29
  30. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 621 TK 154 TK138,152 Kết chuyển CP NVL TT Các khoản ghi giảm chi TK 155 TK622 Giá thành thành phẩm nhập kho Kết chuyển CPNCTT TK157 TK627 Giá thành thành phẩm và gửi bán Kết chuyển CPSXC TK 632 Giá thành thành phẩm xuất bán từ phân xưởng 1.9.2.Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá vật tư hàng Trị giá tồn Trị giá nhập Trị giá tồn = + - hóa xuất kho đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với nhiều quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên( cửa hàng bán lẻ ). Phương pháp này giống với các phương pháp kê khai thường xuyên ở chỗ TK dùng để tập hợp chi phí sản xuất vẫn là TK 621,622,627 vì các tài khoản 30
  31. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K này không liên quan đến hàng tồn kho. Do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK154 chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên TK 631 – giá thành sản xuất.TK 631 cũng được hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí( tổ, đội sản xuất, phân xưởng) và theo loại, nhóm sản phẩm. Trình tự hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sau: Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Kết chuyển CPSXD đầu kỳ TK 611 TK621 TK631 TK154 Xuất kho NVL cho Kết chuyển Kết chuyển CPSXDD sản xuất sản phẩm CPNVLTT cuối kỳ TK 622 Kết chuyển CPNCTT TK 632 Giá thành sản xuất của TK 627 sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc bán thành phẩm Xuất khoNVL dùng cho Kết chuyển Sản xuất chung CPSXC Kết chuyển CPSXC cố định không phân bổ 1.10. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán. Sổ kế toán dùng để ghi chép tập hợp chi phí sản xuất gồm hai hệ thống sổ. - Sổ kế toán tổng hợp: Được mở cho tài khoản tổng hợp, tuỳ theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng mà có các sổ kế toán khác nhau. 31
  32. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K - Sổ kế toán chi tiết: Sổ được mở để phản ánh chi tiết một đối tượng cụ thể. Mẫu sổ chi tiết tuỳ theo đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ của doanh nghiệp mà được mở và thiết kế cho phù hợp cho việc theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Tuỳ theo mô hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý mà kế toán có thể áp dụng một trong các hình thức sau: Hình thức nhật ký chung Hình thức nhật ký sổ cái Hình thức nhật ký chứng từ Hình thức chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức sổ kế toán. Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán chính là hình thức tổ chức các sổ kế toán để hạch toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm. 32
  33. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán CPSX – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ ,thẻ kế toán chi tiết TK 621,622,627,154 Sổ Nhật ký Bảng tính giá thành chung Sổ cái TK 621,622,627,154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 33
  34. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán CPSX- giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái Chứng từ kế toán Sổ ,thẻ kế toán chi tiết TK 621,622,627,154 Bảng tổng hợp Bảng tính giá thành chứng từ kế toán Nhật ký Sổ cái TK 621,622,627,154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 34
  35. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán CPSX- giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ đăng ký Sổ, thẻ kế toán chi chứng từ Chứng từ ghi sổ tiết ghi sổ TK621,622,627,154 Sổ cái TK 621, Bảng tính giá thành 622, 627,154(631) Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 35
  36. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 1.11. Trình tự ghi sổ kế toán CPSX – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ Nhật ký chứng từ Chứng từ kế toán 1,2,5 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, dụng cụ Bảng phân bổ tiền lương và Sổ chi phí sản BHXH xuất Bảng phân bổ khấu hao Bảng kê số 4,5,6 Nhật ký chứng từ số 7 Bảng tính giá thành Sổ cái TK621,622,627,154(631) Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 36
  37. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán CPSX- giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế Bảng(Thẻ) tính giá Chứng từ kế toán toán thành -Sổ chi phí SXKD - Sổ cái TK 621 ,622.627.154(631) Bảng tổng hợp chứng -Báo cáo tài Máy vi tính từ kế toán cùng loại chinh -Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 37
  38. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 TẠI HẢI PHÒNG 2.1.Đặc điểm chung ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng 2.1.1.1 Giới thiệu về Chi nhánh -Tên Doanh nghiệp: Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng. - Trụ sở : xã An Hồng - huyện An Dương – thành phố Hải Phòng. - Cơ quan sáng lập : UBND thành phố Hải Phòng. - Cơ quan chủ quản : Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 - Ngày thành lập : 19/05/1975 - Điện thoại : 031.3749.838 Fax : 031.3971.840 - Tiền thân của “ Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng ” là “ Nhà máy Dụng cụ Hải Phòng ”,cơ quan sáng lập là UBND thành phố Hải Phòng cộng với sự giúp đỡ không hoàn lại của nước Cộng Hoà Ba Lan. Nhà máy được xây dựng với một dây chuyền thiết bị đồng bộ hiện đại, máy móc thiết bị và con người hầu hết được đào tạo qua các trường kỹ thuật. Với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại dụng cụ cầm tay phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Nhà máy được khánh thành vào ngày 19/05/1975, sau 8 tháng sản xuất thử 01/01/1976. Nhà máy chính thức đi vào hoạt động và cùng năm đó Nhà máy xuất sản phẩm của mình sang Cộng hoà Liên Bang Đức, Liên Xô, Mông Cổ Khi mới thành lập Nhà máy có 9 phòng ban và 5 phân xưởng hoàn chỉnh đồng 38
  39. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K thời thành lập phân xưởng phụ . Cho tới năm 1989 giải thể phân xưởng phụ và sắp xếp bộ máy quản lý gồm 5 phòng ban và 4 phân xưởng cho phù hợp với yêu cầu thực tế. - Tiếp theo đó, để phù hợp với tình hình sản xuất mới và được sự đồng ý của UBND thành phố Hải Phòng và Tổng Công Ty Xây Dựng Bạch Đằng, ngày 05 tháng 02 năm 1997 “ Nhà máy Dụng Cụ ” được đổi tên thành Công ty Dụng Cụ Cơ Khí & Xây Dựng. - Ngày 21 tháng 03 năm 2000 , qua xem xét đề nghị của Hội Đồng quản trị Tổng Công ty Xây Dựng Bạch Đằng tại tờ trình số 26/TT – TCT và đề nghị của Vụ trưởng vụ tổ chức lao động , Công ty Dụng cụ Cơ Khí & Xây Dựng được đổi tên thành Công ty Cơ khí & Xây Dựng, trực thuộc Tổng Công ty Xây Dựng Bạch Đằng. - Ngày 29/11/2004 quyết định số 106/QĐ – CT của Ông chủ tịch Hội đồng quản trị về việc thành lập Nhà máy Cơ khí Hải Phòng – Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 . - Ngày 20/08/2008 quyết định số 37/QĐ – CT của Hội đồng quản trị công ty cổ phần Bạch Đằng 10 đổi tên công ty thành “Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng”. Trước đây những mặt hàng chính của Chi nhánh là : Kìm điện, kìm vạn năng, kìm cong hiệu chỉnh, kìm nhổ đinh, kéo cắt tôn,Clê các loại Hiện nay Chi nhánh chuyên sản xuất : thanh gạt, khoá xích, tay xách bình ga. Ngay từ khi sản phẩm ra đời đã là một địa chỉ có uy tín , quen thuộc với khách hàng trong nước . Ngoài những sản phẩm truyền thống trên Chi nhánh còn nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để sản xuất thêm các sản phẩm như : Kéo cắt tôn, kéo tỉa cành, các loại búa từ 100 g đến 5 kg 39
  40. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K b. Những thành tích doanh nghiệp đạt đƣợc trong 3 năm gần đây(từ 2008 2010) Do vẫn còn ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới của năm trước nên Chi nhánh trong năm vừa qua không đạt được thành tích cao nhưng Chi nhánh vẫn cố gắng tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, tình trạng công nhân viên phải nghỉ chờ việc không kéo dài. : STT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 T 10,588,452,201 14,904,832,705 12,811,655,206 2 10,588,452,201 14,904,832,705 12,811,655,206 3 10,255,487,326 14,400,000,727 12,477,534,549 4 332,964,875 504,831,978 334,120,657 5 6,987,294 10,524,268 8,956,571 6 2,541,254 2,616,415 2,711,050 (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 3,536,9 8,956,571 VNĐ. 40
  41. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng. Công nghệ sản xuất của Chi nhánh theo hình thức dây chuyền. Do đó tổ chức quá trình sản xuất sao cho bộ máy Chi nhánh hoạt động nhịp nhàng tạo ra sản phẩm tốt nhất là rất khó khăn cần phải nghiên cứu , khắc phục nhiều mới đưa ra được phương án tối ưu. cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng. Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất thanh gạt Sửa Cắt Khoan nguội phôi lỗ Nhiệt Vuốt Nắn luyện phôi vênh Nhập Uốn Dập Cắt ba kho phom hình via 41
  42. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất khóa xích Cắt Maì Nắn Mài Nhập phôi ba via vênh khe kho Vuốt U Phay R8 Nhiệt phôi mêm luyện Uốn Đột lõ Đục rũa Sửa phom via nguội trong Dập Cắt Chẻ Khoan hình biên guốc lỗ Sơ đồ 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất tay xách bình ga Cắt Hàn Mài Nhập Uốn uốn gá hoàn kho ống ống chỉnh . 2.1.3 Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng a Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng . đó là mô hình trực tuyến chức năng. 42
  43. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K 10 tại Hải Phòng. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phân Phòng tài kỹ kế xưởng bảo vệ chính kế thuật hoạch cơ khí tổ toán chức Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng. - Giám đốc : vừa là người đại diện về mặt Nhà nước vừa là người đại diện cho tập thể cán bộ công nhân viên quản lý điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng , là đại diện toàn quyền của Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh . - Phó giám đốc : Là người trực tiếp giúp việc cho Giám đốc, là người thay Giám đốc điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng , đồng thời cũng là người giúp Giám đốc điều hành các phòng ban . - Phòng tổ chức bảo vệ : Tham mưu cho cấp uỷ - Giám đốc về công tác cán bộ, tổ chức quản lý lao động và tiền lương trong nhà máy. Giúp Giám đốc trong công tác bảo vệ chính trị , bảo vệ kinh tế và xây dựng lực lượng huấn luyện tự vệ . - Phòng tài chính - kế toán : Giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác tài chính, thống kê kế toán , hạch toán sản xuất kinh doanh, nắm vững thông tin kinh tế báo cáo kịp thời đồng thời làm nhiệm vụ kiểm kê kiểm soát về kinh tế tài chính trong sản xuất kinh doanh của Công ty . 43
  44. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K - Phòng kỹ thuật : Giúp Giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật và quản lý bản vẽ kỹ thuật, thiết kế sản phẩm mới cải tiến công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật các cấp . - Phòng kế hoạch vật tư : tham mưu cho Giám đốc trong điều hành bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch và điều độ tác nghiệp kế hoạch sản xuất. Cung ứng mọi nguồn vật tư phục vụ sản xuất , tổ chức quản lý kho hàng, bến bãi . Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hàng hoá và ký kết hợp đồng , hợp tác gia công mua bán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. - Phân xưởng cơ khí : có 2 phân xưởng chính : + Phân xưởng sản xuất chính : Sản xuất các sản phẩm cơ khí của Chi nhánh Quản đốc phân xưởng và công nhân chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng những công việc thực hiện. + Phân xưởng cơ điện : Có nhiệm vụ gia công đồ gá theo thiết kế của phòng kỹ thuật và sửa chữa các sự cố về kỹ thuật trong quá trình sản xuất . 2.1.4 kế toán tại “ Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng ” Sơ đồ 2.5 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng . KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán Kế Kế toán Kế Thủ thanh toán nhập – toán quỹ toán giá xuất theo ,tiền thành nguyên dõi lương và vật liệu công TSCĐ nợ và tiêu thụ sản phẩm 44
  45. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Phòng kế toán có 6 ngƣời đƣợc phân công cụ thể nhƣ sau : - Kế toán trưởng : Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi , kiểm tra các định khoản hạch toán, lập các bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản, lập các báo cáo tài chính, duyệt các chứng từ thu chi. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ phòng kế toán - Kế toán thanh toán : Tổng hợp toàn bộ chứng từ thu chi . Theo dõi tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Hoàn các loại thuế xuất nhập khẩu và thuế VAT và tính lương hàng tháng. - Kế toán giá thành và tài sản cố định : Có nhiệm vụ hàng tháng tập hợp toàn bộ chi phí liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tính giá thành sản phẩm, quản lý và theo dõi tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ. - Kế toán theo dõi công nợ và tiêu thụ sản phẩm : Theo dõi toàn bộ vật tư, tiền, hàng hoá, vay mượn của công ty với các công ty có liên quan. Theo dõi, hạch toán tình hình tiêu thụ sản phẩm. - Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu chi khi đã có chứng từ được Giám đốc và kế toán trưởng duyệt. - . - Kỳ lập báo cáo tài chính : là theo năm. - ti (VNĐ). 45
  46. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K - QĐ15/2006/QĐ – BTC . - . Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng . Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ Nhật ký Sổ, thẻ kế toán chung chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 46
  47. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Sơ đồ 2.7: Quy trình hạch toán chi phí tài chính sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung. Chứng từ kế toán Sổ ,thẻ kế toán chi tiết TK 621,622,627,154 Sổ Nhật ký Bảng tính giá thành chung Sổ cái TK 621,622,627,154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra 47
  48. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K - : - xuyên. - -xuất trước (FIFO). - Số tiền trích khấu hao đưa vào chi phí liên quan. Tại Chi nhánh công ty cổ phần BĐ 10 tại HP khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Cách tính như sau: ( Với n là số năm sử dụng TSCĐ ) NG M KH bình quân năm = n NG MKH tháng = n 12 - . 2.2 Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng . Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất của công ty được phân loại theo các khoản mục chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau: - NVL ,sắt - NVLphụ:Được sử dụng kết hợp với NVL chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm như: dây đai,bu lông,nhựa,cao su non,phôi thanh gạt,sơn . 48
  49. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K  ,BHYT,BHTN,KPCĐ .  . , là c . . 2.2.2.1 Hoạt động sản xuất của Chi nhánh tiến hành ở nhiều phạm vi ,tổ đội sản xuất khác nhau.Ở từng địa điểm sản xuất lại chế biến nhiều sản phẩm, nhiều công việc lao vụ khác nhau ,theo quy trình công nghệ sản xuất khác nhau Do đó chi phí sản xuất của Chi nhánh cũng phát sinh ở nhiều địa điểm,nhiều bộ phận liên quan tới nhiều công việc .Xuất phát từ đặc điểm đó nên Chi nhánh xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Chi nhánh là tập hợp theo từng nhóm sản phẩm,không chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất . 2.2.2.2 m. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm ,công việc ,lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất ,chế tạo và thực hiện cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.Vậy đối tượng tính giá thành là những sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 2.2.3 Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.2.3.1 Kỳ tính giá thành Chi nhánh tính giá thành sản phẩm theo tháng. 49
  50. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K 2.2.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Chi nhánh lựa chọn phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm Tổng giá thành = Giá trị spdd + chi phí phát sinh – Giá trị spdd sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Zđơn vị sản phẩm = Tổng giá thành Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành 2.2.4 Nội dung ,trình tự hạch Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng . 2.2.4.1 Hạch toán chi phí NVLtrực tiếp  Chi phí NVLtrực tiếp gồm: - NVLchính : Sắt, , thép tròn,thép ống ,xà gồ. - NVLphụ :dây đai,bu lông,nhựa,cao su non,phôi thanh gạt,sơn .Do không phân bổ trực tiếp được cho từng loại sản phẩm nên được tập hợp vào chi phí sản xuất chung.  Chứng từ sử dụng : - Biên bản kiểm kê vật tư,công cụ , sản phẩm,hàng hóa - Bảng kê mua hàng - Bảng phân bổ NVL,công cụ,dụng cụ - Phiếu nhập vật tư - Phiếu xuất vật tư - Chứng từ khác liên quan  Tài khoản sử dụng : TK 621.01 Chi phí NVLtrực tiếp dùng để sản xuất thanh gạt . TK 621.02 Chi phí NVLtrực tiếp dùng để sản xuất khóa xích . TK 621.03 Chi phí NVLtrực tiếp dùng để sản xuất tay xách bình ga .  Quy trình tập hợp chi phí NVLtrực tiếp Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng, tuần, ngày của bộ phận kỹ thuật – vật tư, phụ trách xưởng sản xuất sẽ lập lệnh xuất vật tư gồm danh mục vật tư cần lĩnh, lý do sử dụng kho xuất, bộ phận lĩnh, số lượng cần lĩnh. Sau đó được đưa lên bộ 50
  51. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K phận quản lý vật tư để viết phiếu xuất kho. Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất vật tư cho xưởng sản xuất. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: - Liên 1: Lưu tại quyển. - Liên 2: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho sau đó chuyển lại cho kế toán để ghi sổ kế toán. Tại kho, sau khi xem xét tính hợp lệ của phiếu xuất kho và căn cứ vào số lượng hàng còn ở trong kho thủ kho sẽ tiến hành xuất nguyên liệu, ghi số lượng xuất vào phần thực xuất và ký vào phiếu xuất kho. Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn NVL về mặt số lượng. Sau khi ghi thẻ kho, thủ kho chuyển lại phiếu xuất kho cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Kế toán sử dụng sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm theo từng loại vật tư tương ứng với thẻ kho đã được mở ở kho về cả hai mặt giá trị và số lượng. 51
  52. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Để mô tả thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Sau đây là số liệu minh họa cho chi phí NVL TT dùng để tính giá thành sản phẩm thanh gạt tháng 12. Ngày 01 tháng 12 nhập thép tròn 28 của công ty Vạn Lợi,khi nhập hàng về kho thủ kho sẽ kiểm hàng và quản lý vật tư viết phiếu nhập kho.(Biểu 2.1) (Biểu 2.1) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : 01-VT Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC Số 04/12 PHIẾU NHẬP KHO Nợ Có Ngày 01 tháng 12 năm 2010 Họ và tên người giao hàng : Công ty CP thép Vạn Lợi 152 112 Xuất tại kho : 2 Stt Tên vật tƣ Mã ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền số Yêu cầu Thực nhập 1 Thép tròn 28 TT28 Kg 6000 6000 14,500 87,000,000 Cộng 6000 6000 87,000,000 Số tiền bằng chữ : Tám mươi bảy triệu đồng chẵn . Ngày 01 tháng 12 năm 2010 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng P.T cung tiêu Ngƣời nhận Thủ kho (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 52
  53. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Ngày 05/12/2010 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của bộ phận kỹ thuật – vật tư, xưởng sản xuất nhận kế hoạch sản xuất lập lệnh xuất thép tròn 28 và phôi thanh gạt để sản xuất thanh gạt. (Biểu 2.2) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : 02-VT Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC LỆNH XUẤT VẬT TƢ Ngày 05 tháng12 năm 2010 Họ và tên người nhận hàng : Dương Quang Thu Lý do xuất : Phục vụ sản xuất thanh gạt Xuất tại kho : 2 STT Mã vật tƣ Tên vật tƣ Đơn vị tính Số lƣợng 1 TT 28 Thép tròn 28 Kg 1530 2 PH Phôi thanh gạt Kg 170 Ngày 05 tháng 12 năm 2010 Ngƣời lập phiếu Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 53
  54. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Căn cứ vào lệnh xuất vật tư quản lý vật tư viết phiếu xuất kho.Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất vật tư cho xưởng sản xuất. .(Biểu 2.3) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : 02-VT Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC Số 09/12 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 tháng 12 năm 2010 Họ và tên người nhận hàng : Dương Quang Thu Nợ Có Địa chỉ : Phân xưởng cơ khí 621 152 Lý do xuất : Phục vụ sản xuất thanh gạt Xuất tại kho : 2 Stt Tên vật tƣ Mã ĐVT Số lƣợng Đơn Thành Ghi số Yêu cầu Thực xuất giá tiền chú 1 Thép tròn 28 TT28 Kg 1530 1530 22,185,000 14,500 2 Phôi thanh gạt PH Kg 127,5 127,5 10,476 1,335,690 Cộng 1657,5 1657,5 23,520,690 Số tiền bằng chữ : Hai mươi ba triệu năm trăm hai mươi nghìn sáu trăm chín mươi đồng. Ngày 05 tháng 12 năm 2010 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng P.T cung tiêu Ngƣời nhận Thủ kho (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 54
  55. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn NVLvề mặt số lượng. (Biểu 2.4) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : 01 - VT Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ : 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC Quyển số 19 THẺ KHO Ngày lập thẻ:01/12/2010 - Tên ,nhãn hiệu,quy cách vật tư:Thép tròn 28 - Đơn vị tính : Kg - Mã số : TT28 Ngày Số hiệu chứng từ Ngày Số lƣợng STT Diễn giải Ký tháng Nhập Xuất N-X Nhập Xuất Tồn Tồn đầu kỳ 685 1 01/12 PX01/12 Xuất thép tròn 28 01/12 685 175 2 01/12 PN04/12 Mua thép tròn 28 01/12 6000 6175 3 02/12 PX05/12 Xuất thép tròn 28 02/12 1534 4641 4 05/12 PX09/12 Xuất thép tròn 28 05/12 1530 3111 5 09/12 PX15/12 Xuất thép tròn 28 09/12 1526 1585 6 12/12 PX19/12 Xuất thép tròn 28 12/12 1534 51 7 17/12 PN11/12 Mua thép tròn 28 17/12 7000 7051 8 17/12 PX22/12 Xuất thép tròn 28 17/12 1532 5519 9 20/12 PX25/12 Xuất thép tròn 28 20/12 1524 3995 10 24/12 PX30/12 Xuất thép tròn 28 24/12 1531 2464 11 29/12 PX36/12 Xuất thép tròn 28 29/12 1209 1255 Cộng 13000 12430 Tồn cuối kỳ 1255 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Thủ kho (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 55
  56. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Hàng ngày sau khi nhận được phiếu nhập kho – xuất kho liên quan đến sản xuất thanh gạt, kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) mở thép tròn 28(Biểu 2.5) . Sau đó mở sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho thanh gạt. (Biểu 2.6) 56
  57. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số S10-DN Bạch Đằng 10 tại HP Theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC Địa chỉ : An Hồng - An Dƣơng - HP ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU,DỤNG CỤ (Biểu 2.5) Tháng 12 năm 2010 Tài khoản : TK 152.01 Tên kho: số 02 Tên vật liệu : Thép tròn 28 Đơn vị tính : Kg Chứng từ Nhập Xuất Tồn Ngày, Diễn giải TKĐU Đơn giá Số Thành Số Số hiệu Số lƣợng Thành tiền Thành tiền tháng lƣợng tiền lƣợng Số dƣ đầu kỳ 14,480 685 9,918,800 Phát sinh trong kỳ PX01/12 01/12 Xuất thép tròn 28 621 14,480 510 7,384,800 175 2,534,000 PN04/12 01/12 Mua thép tròn 28 112 14,500 6000 87,000,000 6175 89,534,000 PX05/12 02/12 Xuất thép tròn 28 621 14,480 175 2,534,000 6000 87,000,000 PX05/12 02/12 Xuất thép tròn 28 621 14,500 1359 19,705,500 4641 67,294,500 PX09/12 05/12 Xuất thép tròn 28 621 14,500 1530 22,185,000 3111 45,109,500 PX15/12 09/12 Xuất thép tròn 28 621 14,500 1526 22,127,000 1585 22,982,500 PX19/12 12/12 Xuất thép tròn 28 621 14,500 1534 22,243,000 51 739,500 PN11/12 17/12 Mua thép tròn 28 111 14,500 7000 101,500,000 7051 102,239,500 PX22/12 17/12 Xuất thép tròn 28 621 14,500 1532 22,214,000 5519 80,025,500 PX25/12 20/12 Xuất thép tròn 28 621 14,500 1524 22,098,000 3995 57,927,500 PX30/12 24/12 Xuất thép tròn 28 621 14,500 1531 22,199,500 2464 35,728,000 PX36/12 29/12 Xuất thép tròn 28 621 14,500 1209 17,530,500 1255 18,197,500 Cộng phát sinh 13000 188,500,000 12430 180,221,300 Dƣ cuối kỳ 1255 18,197,500 Ngƣời lập sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 57
  58. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Mẫu số : S36-DN Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC TRÍCH SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH (Biểu 2.6) Tài khoản: Chi phí NVLtrực tiếp TK :621.01 Nhóm sản phẩm thanh gạt Tháng 12 năm 2010 Ngày tháng TK Tổng tiền Vật liệu chính Vật liệu phụ ghi sổ ĐƢ Nợ Có TT28 SD PHOI Số dƣ đầu kỳ 31/12 PX01/12 01/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 152 7,384,800 7,384,800 . 31/12 PX05/12 02/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 152 22,239,500 22,239,500 Xuất thép tròn 28 sx thanh 31/12 PX09/12 05/12 152 22,185,000 22,185,000 gạt 31/12 PX09/12 05/12 Xuất phôi thanh gạt phục vụ 152 1,780,920 1,780,920 sản xuất thanh gạt . 31/12 PX15/12 12/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 152 22,243,000 22,243,000 31/12 PX21/12 17/12 152 2,023,000 2,023,000 Xuất sơn đen cho pxsx 31/12 PX22/12 17/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 152 22,214,000 22,214,000 31/12 31/12 K/c CP NVL TT để tính Z. 280,235,660 Cộng phát sinh 280,235,660 280,235,660 180,221,300 2,023,000 10,842,660 Số dƣ cuối kỳ (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 58
  59. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán ghi sổ Nhật ký chung phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. (Biểu 2.7) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : S03a-DN Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC TRÍCH NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Đơn vị tính : VNĐ Ngày, Chứng từ Số phát sinh tháng Ngày, Diễn giải TKĐƢ Số hiệu Nợ Có ghi sổ tháng 621 7,384,800 01/12 PX01/12 01/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 152 7,384,800 152 87,000,000 01/12 PN04/12 01/12 Mua thép tròn 28 1331 8,700,000 111 95,700,000 621 22,185,000 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 05/12 PX09/12 05/12 152 22,185,000 Xuất phôi thanh gạt để phục vụ 621 1,780,920 05/12 PX09/12 05/12 sản xuất thanh gạt 152 1,780,920 Xuất than cục để phục vụ sản 627 2,384,000 05/12 PX10/12 05/12 xuất 152 2,384,000 621 2,023,000 17/12 PX21/12 17/12 Xuất sơn đen cho pxsx 152 2,023,000 621 22,214,000 17/12 PX22/12 17/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 152 22,214,000 Cộng phát sinh tháng 12 4,296,306,422 4,296,306,422 Cộng lũy kế phát sinh 51,556,677,064 51,556,677,064 Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 59
  60. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Căn cứ vào sổ nhật ký chung, kế toán ghi sổ cái TK 621(Biểu 2.8) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : S03b-DN Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC TRÍCH SỔ CÁI Năm 2010 Tên TK : Nguyên liệu, vật liệu (sản xuất) Số hiệu TK : TK621 ĐVT: VNĐ Chứng từ Số phát sinh Ngày, tháng Ngày, Diễn giải TKĐƢ Số hiệu Nợ Có ghi sổ tháng Số dƣ đầu tháng 12 Số phát sinh tháng 12 31/12 PX01/12 01/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 1521 7,384,800 31/12 PX02/12 01/12 Xuất sắt tròn 40sx khóa xích 1521 3,570,270 1521 31/12 PX09/12 05/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 1521 22,185,000 Xuất phôi thanh gạt phục vụ sản 1522 1,780,920 05/12 PX09/12 05/12 xuất thanh gạt . 31/12 PX15/12 09/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 1521 22,127,000 31/12 PX16/12 09/12 Xuất thép 5XHM vuông 250 1521 22,522,720 1521 31/12 PX20/12 12/12 Xuất sắt tròn 36sx khóa xích 1521 21,518,420 17/12 PX21/12 17/12 Xuất sơn đen cho pxsx 1522 2,023,000 31/12 PX22/12 17/12 Xuất thép tròn 28 sx thanh gạt 1521 22,214,000 31/12 PX23/12 17/12 Xuất sắt tròn 40sx khóa xích 1521 21,515,850 . Kết chuyển chi phí để tính giá 31/12 31/12 154 542,193,547 thành . Cộng phát sinh tháng 12 542,193,547 542,193,547 Số dƣ cuối tháng 12 Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 60
  61. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K 2.2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ( NC TT) Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí phải trả ,phải thanh toán cho Chi nhánh trực tiếp sản xuất ,bao gồm ; lương và các khoản trích theo lương  Tài khoản sử dụng : Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – “CPNCTT”. - TK 622.01: Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm thanh gạt. - TK 622.02: Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm khóa xích . - TK 622.03: Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm tay xách bình ga. Chứng từ sử dụng : - Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành. - Bảng tổng hợp lương sản phẩm - Bảng chấm công,chấm công làm thêm giờ. - Bảng lương công nhân viên - Bảng thanh toán lương,thưởng,làm thêm giờ - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội . Chi nhánh sử dụng hai hình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.  Hình thức lương thời gian - Đối với bộ phận văn phòng công ty trên cơ sở đã thông qua Ban giám đốc chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian. Hình thức tiền lương theo thời gian là số tiền lương doanh nghiệp phải trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương theo thời gian có thể tính theo giờ, theo ngày, theo tháng hoặc theo khung thời gian khác do doanh nghiệp thoả thuận với người lao động. 61
  62. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Lương thời gian = Hệ số lương x mức lương tối thiểu x ngày công 26  Hình thức lương sản phẩm - Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất trả thì được trả lương theo sản phẩm Hình thức tiền lương này công ty áp dụng tính cho bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao số lượng, chất lượng, năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống người lao động. Là số tiền lương tính phải trả cho người lao động tính căn cứ vào sản phẩm sản xuất ra trong kỳ và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Hình thức tiền lương sản phẩm được áp dụng đối với các phân xưởng sản xuất - đối với người lao động trực tiếp. Tuỳ theo từng sản phẩm thì có 1 đơn giá tiền lương khác nhau.Theo hình thức này việc tính lương tại công ty được tiến hành trên căn cứ khối lượng công việc sản phẩm đã hoàn thành nhập kho của nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đây là hình thức trả lương cơ bản của công ty cùng với việc trả lương theo thời gian. Ở công ty tiền lương của mỗi công nhân được tính theo số lượng sản phẩm mà công nhân đó làm ra TL = Qi x Đg Trong đó : Qi : Khối lượng của từng loại sản phẩm sản xuất được trong kỳ Đg : Đơn giá của từng loại sản phẩm. Qi : Được xác định vào cuối tháng, quản lý phân xưởng của chi nhánh tiến hành thu thập phiếu xác nhận sản phẩm( công việc )hoàn thành của từng công nhân trong chi nhánh để xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ để làm cơ sở tính lương . 62
  63. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Đg : Được xác định căn cứ vào mức lao động và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành do công ty xây dựng và thông qua ban giám đốc nhất trí chi nhánh xác định đơn giá cụ thể cho từng loại sản phẩm. Sơ đồ2.8:Hạch toán tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất Bảng chấm công, Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành Sổ Nhật ký chung Bảng thanh toán tiền lương Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết TK622 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra - Hàng ngày ,nhân viên quản lý phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất ,chấm công cho từng công nhân trong ngày ghi vào ngày tương ứng trong cột theo các ký hiệu quy định của bảng chấm công ,đồng thời theo dõi kết quả lao động trong phân xưởng thông qua phiếu phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành . - Cuối tháng ,nhân viên quản lý phân xưởng gửi bảng chấm công , phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng lên phòng kế toán. 63
  64. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K - Căn cứ vào bảng chấm công ,bậc lương thời gian trả cho Chi nhánh viên phân xưởng tính tiền lương sản phẩm theo tiền lương tháng của phân xưởng.Khi tính toán xong được tiền lương sản phẩm vào bảng thanh toán lương .Các phân xưởng gửi lên phòng kế toán để kế toán tiền lương hoàn thiện bảng thanh toán lương .  Các khoản trích theo lƣơng : Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên lương cơ bản để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ vào tiền lương công nhân. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 22% trong đó : tính vào sản xuất kinh doanh là 16% và công nhân phải chịu 6% và bù trừ vào lương tháng. Quỹ bảo hiểm xã hội chi tiêu cho các trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức hay tử tuất sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên lương cơ bản , tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5% trên lương phải thanh toán cho công nhân trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 3% khấu trừ vào tiền lương công nhân là 1,5%. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi không có việc làm. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên lương cơ bản, tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp hiện hành là 2% trên lương phải trả cho công nhân viên trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 1% và khấu trừ vào tiền lương công nhân là 1%. Ngoài ra, để phục vụ cho tổ chức Công đoàn được thành lập theo luật Công đoàn, doanh nghiệp phải trích lập kinh phí công đoàn. Quỹ kinh phí công đoàn được hình thành 64
  65. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả và được tính vào chí phí kinh doanh sản xuất trong kỳ. Theo chế độ BHXH các khoản trợ cấp BHXH người lao động được hưởng khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là:  Mức trợ cấp ốm đau = HSL x mức lương tối thiểu x số công nghỉ chế độ x 75%.  Mức trợ cấp thai sản = HSL x mức lương tối thiểu x số công nghỉ chế độ x 100%. 65
  66. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Kế toán lập một bảng đơn giá của tùng sản phẩm,công việc hoàn thành. (Biểu 2.9) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : 03-VT Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC BẢNG KÊ ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM,CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH (Kê theo công đoạn sản phẩm hoàn thành) STT Tên sản phẩm Công đoạn Thao tác công đoạn Đơn giá 1 Thanh gạt Mã TG TG1 Cắt phôi,vuốt phôi,uốn phom 2,600 TG2 Dập hình,cắt ba via 2,200 TG3 Nắn vênh,khoan lỗ,sửa nguội 3,800 TG4 Nhiệt luyện 4,600 2 Khóa xích Mã KX KX1 Cắt phôi,vuốt phôi,uốn phom 2,600 KX2 Dập hình,cắt biên 2,200 KX3 Đột lõ,u mêm,mài bavia 2,200 KX4 Nắn vênh,phay R8,đục rũa via trong 3,800 KX5 Chẻ guốc,mài khe,sửa nguội 3,800 KX6 Nhiệt luyện 4,600 3 Tay xách bình ga Mã BG BG1 Uốn ống,cắt uốn ống 2,600 BG2 Hàn gá 4,600 BG3 Mài hoàn chỉnh 2,200 Ngƣời duyệt Thủ trƣởng đơn vị (Đã ký ) (Đã ký ) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 66
  67. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Ví dụ minh họa: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành ngày 9/12/2010 của công nhân Lê Văn Công (Biểu 2.10) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : 05-VT Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Ngày 09 tháng 12 năm 2010 Họ và tên : Lê Văn Công Số thẻ:189 Bộ phận : Tổ sản xuất thanh gạt Công đoạn :TG2 STT Mã Tên thao tác công đoạn Đơn vị tính Số lƣợng Ghi chú 1 TG2 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 Cộng 42 Quản lý phân xƣởng Ngƣời nhận việc (Đã ký ) (Đã ký ) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) Cuối tháng nhân viên quản lý phân xưởng tập hợp phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành một tháng của từng công nhân (Biểu 2.11) và phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành một tháng của cả tổ (Biểu 2.12),sau đó chuyển cho bộ phận kế toán để tính lương. 67
  68. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K (Biểu 2.11) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : 05-VT Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC BẢNG XÁC NHẬN TỔNG SẢN PHẨM , CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Tháng 12 năm 2010 Họ và tên : Lê Văn Công Số thẻ:189 Bộ phận : Tổ sản xuất thanh gạt Công đoạn :2,Mã TG2 STT Ngày tháng Tên thao tác công đoạn Đơn vị tính Số lƣợng Ghi chú 1 01/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 44 2 02/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 3 03/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 4 04/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 44 5 05/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 43 6 06/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 44 7 08/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 44 8 09/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 9 10/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 44 10 11/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 11 12/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 41 12 15/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 41 13 16/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 14 17/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 43 15 19/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 45 16 20/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 44 17 22/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 18 23/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 19 24/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 20 25/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 21 26/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 45 22 29/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 42 23 30/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 44 24 31/12 Dập hình,cắt ba via Thanh 46 Cộng cuối tháng 1032 Quản lý phân xƣởng Ngƣời nhận việc (Đã ký ) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 68
  69. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K (Biểu 2.12) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : 05-VT Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC BẢNG XÁC NHẬN TỔNG SẢN PHẨM , CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Tháng 12 năm 2010 Bộ phận : Tổ sản xuất thanh gạt Số lƣợng dở Số lƣợng hoàn thành STT Họ và tên Đơn vị tính dang 1 Chu Văn Quyết Thanh 1,036 4 2 Dương AnhTuấn Thanh 895 6 3 Đặng văn Bé Thanh 1,124 4 4 Đỗ Thị Linh Thanh 999 3 5 Hà Văn Cừ Thanh 1,074 4 6 Lê văn Công Thanh 1,032 5 7 Trần Đình Quy Thanh 999 4 8 Trần Văn Thọ Thanh 1,124 4 9 Trần Thị Tú Thanh 924 3 10 Nguyễn Văn Lợi Thanh 999 4 Cộng 10,206 41 Số lƣợng dở dang trong kho 11 Số lƣợng dở dang cuối kỳ 52 Quản lý phân xƣởng Đơn vị thủ trƣởng (Đã ký ) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 69
  70. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Cuối tháng căn cứ váo sản phẩm hoàn thành của từng tổ kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán lươngcủa từng tổ(Biểu 2.13).Từ bảng thanh toán lương của từng tổ kế toán sẽ lập bảng tổng hợp tiền lương của toàn công ty theo từng bộ phận. (Biểu 2.14)  Sau đây em xin trình bày cách tính lương của Lê Văn Công : - Dựa vào bảng xác nhận tổng sản phẩm và công việc hoàn thành trong tháng 12 là : 1032 (thanh) - Kế toán đối chiếu số thẻ,bộ phận sản xuất và công đoạn thao tác bằng mã công đoạn :TG2 - Kế toán đối chiếu với bảng kê đơn giá là : 2,200 (đồng/1 thanh) - Lương sản phẩm tháng 12 của Lê Văn Công = 1032 x 2,200 = 2,270,400(VNĐ) - Lương cơ bản tháng 12 của Lê Văn Công = 730,000 x 3.16 = 2,306,800 (VNĐ) - Đóng BH theo quy định hàng tháng =2,306,800 x 8.5% =196,078 (VNĐ) Vậy thực lĩnh tháng 12 là =2,270,400 - 196,078=2,074,322(VNĐ) 70
  71. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : 02-LĐTL Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG (Biểu 2.13) Tổ sản xuất thanh gạt Tháng 12 năm 2010 Các khoản khấu trừ Lƣơng thời gian Lƣơng sản phẩm BHXH BHYT BHTN Hệ Lƣơng cơ Ngày Thành Số Thành Ký Stt Họ và tên số bản công tiền lƣợng tiền 6% 1,5% 1% Cộng Thực lĩnh nhận Chu Văn Quyết 1 3.34 2,438,200 1,036 2,693,600 146,292 36,573 24,382 207,247 2,486,353 ĐK ĐK 2 Dương AnhTuấn 3.88 2,832,400 895 4,117,000 169,944 42,486 28,324 240,754 3,876,246 ĐK 3 Đặng văn Bé 3.52 2,569,600 1,124 2,922,400 154,176 38,544 25,696 218,416 2,703,984 ĐK 4 Đỗ Thị Linh 3.70 2,701,000 999 3,796,200 162,060 40,515 27,010 229,585 3,566,615 ĐK 5 Hà Văn Cừ 2.98 2,175,400 1,074 2,362,800 130,524 32,631 21,754 184,909 2,177,891 ĐK 6 Lê văn Công 3.16 2,306,800 1,032 2,270,400 138,408 34,602 23,068 196,078 2,074,322 ĐK 7 Trần Đình Quy 3.70 2,701,000 999 3,796,200 162,060 40,515 27,010 229,585 3,566,615 ĐK 8 Trần Văn Thọ 3.52 2,569,600 1,124 2,922,400 154,176 38,544 25,696 218,416 2,703,984 ĐK 9 Trần Thị Tú 3.88 2,832,400 924 4,250,400 169,944 42,486 28,324 240,754 4,009,646 ĐK 10 Nguyễn Văn Lợi 3.70 2,701,000 999 3,796,200 162,060 40,515 27,010 229,585 3,566,615 Cộng 25,827,400 10,206 32,927,600 1,549,644 387,411 258,274 2,195,329 30,732,271 Hải Phòng,ngày 31 tháng 12 năm 2010 Kế toán Thủ trƣởng đơn vị (Đã ký) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 71
  72. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Địa chỉ : An Hồng - An Dƣơng - Hải Phòng BẢNG TỔNG HỢP LƢƠNG (Biểu số 2.14) Tháng 12 năm 2010 Các khoản khấu trừ BHXH BHYT BHTN ST Lƣơng cơ Lƣơng thời Lƣơng sản Cộng T Phòng ban bản gian phẩm Tổng tiền 6% 1.5% 1% Thực lĩnh 1 Hành chính nhân sự 14,716,800 14,934,115 14,934,115 883,008 220,752 147,168 1,250,928 13,683,187 2 Quản lý phân xưởng 12,923,600 13,564,432 13,564,432 775,416 193,854 129,236 1,098,506 12,465,926 3 Kỹ thuật, sửa chữa 6,599,200 7,288,450 7,288,450 395,952 98,988 65,992 560,932 6,727,518 4 Bộ phận kế toán 18,274,500 21,574,355 21,574,355 1,096,470 274,118 182,745 1,553,333 20,021,023 5 Bộ phận kho 4,650,100 5,414,521 5,414,521 279,006 69,752 46,501 395,259 5,019,263 Tổ sản xuất thanh 6 gạt 25,827,400 32,927,600 32,927,600 1,549,644 387,411 258,274 2,195,329 30,732,271 7 Tổ sản xuất khóa xích 47,858,800 52,366,545 52,366,545 2,871,528 717,882 478,588 4,067,998 48,298,547 Tổ sản xuất tay xách 8 bình ga 11,227,400 17,580,200 17,580,200 673,644 168,411 112,274 954,329 16,625,871 9 Tổ bảo vệ 4,838,900 4,988,621 4,988,621 290,334 72,584 48,389 411,307 4,577,315 Tổng cộng 146,916,700 67,764,494 102,874,345 170,638,839 8,815,002 2,203,752 1,469,167 12,487,921 158,150,921 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Đã ký ) (Đã ký ) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 72
  73. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Từ bảng tổng hợp lương toàn công ty kế toán sẽ lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo quy định. (Biểu 2.15) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Địa chỉ : An Hồng - An Dƣơng - Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 12 năm 2010 Ghi có TK TK 334 –Phải trả ngƣời lao động TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Lƣơng cơ Các BHXH BHYT BHTN KPCĐ STT Cộng có Cộng có bản Lƣơng khoản Đối tƣợng sử dụng TK 334 TK 338 khác 16% 3% 1% 2% Ghi nợ các TK 1 TK 622 84,913,600 102,874,345 - 102,874,345 13,586,176 2,547,408 849,136 2,057,487 19,040,207 Thanh gạt 25,827,400 32,927,600 - 32,927,600 4,132,384 774,822 258,274 658,552 5,824,032 Khóa xích 47,858,800 52,366,545 - 52,366,545 7,657,408 1,435,764 478,588 1,047,331 10,619,091 Tay xách bình ga 11,227,400 17,580,200 - 17,580,200 1,796,384 336,822 112,274 351,604 2,597,084 2 TK 627 24,172,900 26,267,403 - 26,267,403 3,867,664 725,187 241,729 525,348 5,359,928 Bộ phận kho 4,650,100 5,414,521 - 5,414,521 744,016 139,503 46,501 108,290 1,038,310 Bộ phận quản lý phân xưởng 12,923,600 13,564,432 - 13,564,432 2,067,776 387,708 129,236 271,289 2,856,009 Kỹ thuật sửa chữa 6,599,200 7,288,450 - 7,288,450 1,055,872 197,976 65,992 145,769 1,465,609 3 TK 642 37,830,200 41,497,091 - 41,497,091 6,052,832 1,134,906 378,302 829,942 8,395,982 Kế toán 18,274,500 21,574,355 - 21,574,355 2,923,920 548,235 182,745 431,487 4,086,387 Hành chính nhân sự 14,716,800 14,934,115 - 14,934,115 2,354,688 441,504 147,168 298,682 3,242,042 Tổ bảo vệ 4,838,900 4,988,621 - 4,988,621 774,224 145,167 48,389 99,772 1,067,552 Cộng 146,916,700 170,638,839 - 170,638,839 23,506,672 4,407,501 1,469,167 3,412,777 32,796,117 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc ( Đã ký ) ( Đã ký ) ( Đã ký ) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 73
  74. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh – TK 622 (Biểu số 2.16). Tên công ty:Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Mẫu số S36-DN Địa chỉ:An Hồng-An Dương – Hải Phòng. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp – TK 622.01 Mở chi tiết cho sản xuất thanh gạt Tháng 12 năm 2010 Ngày Chứng từ Tổng số tiền Chia ra tháng Diễn giải TKĐƯ ghi BHXH BHYT BHTN KPCĐ SH NT Nợ Có Lương sổ 16% 3% 1% 2% Số dƣ đầu tháng Tính ra lương 31/12 BPBL/12 31/12 phải trả CN sx 334 32,927,600 32,927,600 thanh gạt Trích BHXH, 31/12 BPBL/12 31/12 BHYT, 338 5,824,032 4,132,384 774,822 258,274 658,552 BHTN,KPCĐ K/c CPNCTT 31/12 31/12 154.01 38,751,632 tính Z. Cộng phát sinh 38,751,632 38,751,632 32,927,600 4,132,384 774,822 258,274 658,552 Số dƣ cuối kỳ Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng). 74
  75. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Đồng thời căn cứ căn cứ vào bảng thanh toán và phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi vào sổ Nhật Ký chung (Biểu 2.17) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : S03a-DN Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC TRÍCH NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Đơn vị tính : VNĐ Chứng từ Số phát sinh NT Số hiệu Ngày, Diễn giải ghi sổ Số hiệu TKĐƢ Nợ Có tháng Nộp tiền BHYT, BHTN, 338 12,656,701 04/12 PC 31/12 04/12 BHXH T11/2010 111 12,656,701 622 102,874,345 6271 26,267,403 31/12 BPBL/12 31/12 Tiền lương T12/2010 6421 41,497,091 334 170,638,839 622 19,040,207 Trích 6271 31/12 BPBL/12 31/12 BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ 5,359,928 T12/2010 6421 8,395,982 338 32,796,117 Trích 334 12,487,921 31/12 BPBL/12 31/12 BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ T12/2010 338 12,487,921 31/12 31/12 154 121,914,552 Kết chuyển chi phí NCTT 622 121,914,552 Cộng phát sinh tháng 12 4,296,306,422 4,296,306,422 Cộng lũy kế phát sinh 51,556,677,064 51,556,677,064 Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 75
  76. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Căn cứ vào số liệu ghi trên NKC, kế toán ghi vào sổ cái TK 622 (Biểu 2.18) Đơn vị : Chi nhánh công ty cổ phần Mẫu số : S03b-DN Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng Theo QĐ: 15/2006/QĐ – BTC Địa chỉ : An Hồng – An Dƣơng – HP Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC TRÍCH SỔ CÁI Tháng 12 Năm 2010 Tên TK 622: Nhân công trực tiếp sản xuất NT Chứng từ TK Số tiền Diễn giải ghi sổ SH NT ĐU Nợ Có Số dƣ đầu tháng 12 Số phát sinh tháng 12 31/12 BPBL/12 31/12 Chi phí lương tháng 12 334 102,874,345 BPBL/12 31/12 31/12 Các khoản trích theo lương 338 19,040,207 31/12 31/12 Tập hợp chi phí 154 121,914,552 Cộng phát sinh tháng 12 121,914,552 121,914,552 Số dƣ cuối tháng 12 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng) 76
  77. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K 2.2.4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác Để theo dõi các khoản chi phí này kế toán mở TK 627 – chi phí sản xuất chung và để tiện theo dõi kế toán sử dụng các tiểu khoản : - TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6272 : Chi phí vật liệu - TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác  Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xƣởng - Phản ánh chi phí tiền lương ,các khoản phụ cấp lương ,các khoản trích BHXH ,BHYT,KPCĐ,BHTN cho nhân viên phân xưởng như ; Quản đốc phân xưởng ,thống kê,thủ kho phân xưởng - Tiền lương của nhân viên phân xưởng được tính theo lương thời gian. - Căn cứ bảng thanh toán tiền lương của nhân viên phân xưởng ,kế toán lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. :     Chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xƣởng gồm: Vật liệu dùng cho sửa chữa ,bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý , sử dụng.Vật liệu dùng cho văn phòng ,phân xưởng và NVLphụ,công cụ ,dụng cụ dùng sản xuất sản phẩm. 77
  78. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Sinh viên : Mai Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTL 301 K Công cụ ,dụng cụ dùng cho công tác quản lý phân xưởng như :Quần áo bảo hộ lao động ,giày ba ta,găng tay ,kính chắn hàn Công cụ ,dụng cụ dùng sản xuất sản phẩm như :Que hàn ,dây hàn ,than các loại,dầu công nghiệp,nhựa Ta có bảng phân bổ NVL,công cụ,dụng cụ,ngoài ra còn sử dụng các phiếu chi,các hợp đồng vận chuyển liên quan đến chi phí quản lý phân xưởng để vào sổ nhật ký chung và vào sổ cái . * Đối với chi phí KHTSCĐ Bao gồm khấu khao của tất cả TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất như khấu hao của máy móc thiết bị ,khấu hao của nhà xưởng ,phương tiện vận tải Hàng tháng phòng kế toán nhận được báo cáo kiểm kê tăng giảm TSCĐ do Công ty lập. (Biểu 2.19) (Biểu 2.16) 78