Khóa luận Hoàn thiện tổ chức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang - Lê Thị Huyền Trang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang - Lê Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_th.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang - Lê Thị Huyền Trang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Lê Thị Huyền Trang : Ths. Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÒNG - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG TỔ CHỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÀO QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Lê Thị Huyền Trang : Ths. Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÒNG - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Lê Thị Huyền Trang SV: 1012401092 L : QT1401K N : K – K : tổ chức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. N ) - Nghiên cứu lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Mô tả và phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hào Quang. - Đề xuất m giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hào Quang. 2. iết . - Số liệu về tình hình kinh doanh của công ty TNHH Hào Quang trong 3 năm gần đây. - Số liệu về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hào Quang. 3. : Công ty TNHH Hào Quang.
- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP : : Nguyễn Đức Kiên : ỹ : : - Định hƣớng cách nghiên cứu và giải quyết một đề tài tốt nghiệp cấp cử nhân. - Định hƣớng cách hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Định hƣớng cách mô tả và phân tích thực trang kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hào Quang. - Định hƣớng cách đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện đề tài nghiên cứu. : : : : : 04 năm 2014 30 6 năm 2014 Sinh viên Lê Thị Huyền Trang ThS.Nguyễn Đức Kiên năm 2014 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT
- PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp - Chăm chỉ thu thập tài lệu, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Chịu khó nghiên cứu lý luận và thực tế, mạnh dạn đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp để hoàn thiện đề tài nghiên cứu. - Có thái độ nghiêm túc, khiêm tốn, ham học hỏi trong quá trình viết khóa luận. - Tuân thủ đúng yêu cầu về tiến độ thời gian và nội dung nghiên cứu của đề tài do giáo viên hƣớng dẫn quy định. 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ) - Về mặt lý luận: Tác giả đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về đối tƣợng nghiên cứu. - Về mặt thực tế: Tác giả đã mô tả và phân tích đƣợc thực trạng của đối tƣợng nghiên cứu theo hiện trạng của chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Những giải pháp mà tác giả đề xuất đã gắn với thực tiễn sản xuất – kinh doanh, có giá trị về mặt lý luận và có tính khả thi trong việc kiện toàn công tác kế toán của đơn vị thực tập. - Những số liệu minh họa trong khóa luận đãcó tính logic trong dòng chạy của số liệu kế toán và có độ tin cậy. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Điểm bằng số: . Điểm bằng chữ: Hải Phòng, ngày tháng năm 2014 Cán bộ hƣớng dẫn Ths. Nguyễn Đức Kiên
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất 3 1.2 Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm 4 1.2.1 Bản chất của giá thành 4 1.2.2 Chức năng của giá thành sản phẩm 4 1.3 Phân loại chi phí sản xuất 6 1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi phí) 6 1.3.2 Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí 7 1.3.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng hoạt động (theo cách ứng xử của chi phí) 7 1.4 Phân loại giá thành 8 1.4.1 Phân loại giá thành theo thời điểm xác định giá thành 8 1.4.2 Phân loại giá thành theo nội dung kinh tế cấu thành giá thành 9 1.5 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kì tính giá thành 9 1.5.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 9 1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 10 1.5.3 Kì tính giá thành 10 1.6 Phƣơng pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 11 1.6.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11 1.6.2 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 11 1.7 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm 12 1.7.1 Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) 12 1.7.2 Phương pháp tổng cộng chi phí 13 1.7.3 Phương pháp hệ số 13 1.7.4 Phương pháp tỷ lệ 14 1.7.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 15 1.7.6 Phương pháp đơn đặt hàng 15 1.7.7 Phương pháp phân bước 16
- 1.7.7.1 Tính giá thành phân bước theo phương án không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí song song) 16 1.7.7.2 Tính giá thành phân bước theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự) 17 1.8 Đánh giá sản phẩm dở dang 17 1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18 1.8.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng hoàn thành tương đương 18 1.8.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí định mức (chi phí kế hoạch) 19 1.8.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến 19 1.9 Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 20 1.9.1 Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 20 1.9.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) 20 1.9.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) 21 1.9.1.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) 22 1.9.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất cuối kì 26 1.9.2 Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì 27 1.10 Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 29 1.10.1 Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 29 1.10.1.1 Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được 30 1.10.1.2 Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được 30 1.10.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất 31 1.11 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 33 1.11.2 Hình thức kế toán Nhật kí – Sổ Cái 34 1.11.3 Hình thức kế toán Nhật kí- chứng từ 35 1.11.4 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 36 1.11.5 Hình thức kế toán trên máy tính 37
- CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HÀO QUANG 38 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 38 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hào Quang 38 2.1.2 Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại Công ty TNHH Hào Quang 39 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Hào Quang 40 2.1.4 Đặc điểm tổ chức máy kế toán và chính sách áp dụng tại Công ty TNHH Hào Quang 41 2.2 Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 44 2.2.1 Cách phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hào Quang 44 2.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 44 2.2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 44 2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 44 2.2.3 Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm 45 2.2.4 Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 45 2.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH Hào Quang 45 2.2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH Hào Quang . 59 2.2.4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung tại công ty TNHH Hào Quang 68 2.2.4.4 Hạch toán thiệt hại trong sản xuất tại Công ty TNHH Hào Quang 74 2.2.4.5 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 74 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HÀO QUANG 78 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty TNHH Hào Quang. 78 3.1.1. Ưu điểm 78 3.1.2. Một số hạn chế trong công tác kế toán tại công ty TNHH Hào Quang 79
- 3.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 81 3.3. Yêu cầu và phƣơng hƣớng hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 81 3.4. Nội dung và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 82 3.4.1. Kiến nghị 1: Về việc thay đổi phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho tại Công ty TNHH Hào Quang 82 3.4.2. Kiến nghị 2: Về vấn đề tiền lương và các khoản phụ cấp 83 3.4.3. Kiến nghị 3: Về khoản chi phí thiệt hại trong sản xuất 83 3.4.4. Kiến nghị 4: Về việc áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính tại Công ty TNHH Hào Quang 85 3.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 85 3.5.1. Về phía Nhà nước 85 3.5.2. Về phía doanh nghiệp 86 KẾT LUẬN 87
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 2.1: Định mức vật tƣ. 47 Biểu 2.2: Lệnh sản xuất. 48 Biểu 2.3: Hóa đơn GTGT. 49 Biểu 2.4: Phiếu nhập kho nguyên vật liệu. 50 Biểu 2.5: Sổ chi tiết vật liệu. 51 Biểu 2.6: Phiếu yêu cầu vật tƣ. 52 Biểu 2.7: Phiếu xuất kho. 53 Biểu 2.8: Bảng kê xuất (vải 100% polyester). 54 Biểu 2.9: Bảng kê xuất (tấm Mex 44 inch). 54 Biểu 2.10: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh – CPNVLTT. 56 Biểu 2.11: Sổ nhật kí chung. 57 Biểu 2.12: Sổ cái TK 1541. 58 Biểu 2.13: Bảng chấm công. 61 Biểu 2.14: Bảng thanh toán lƣơng. 62 Biểu 2.15: Bảng trích các khoản theo lƣơng. 63 Biểu 2.16: Bảng tổng hợp lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 64 Biểu 2.17: Bảng phân bổ tiền lƣơng. 65 Biểu 2.18: Sổ nhật kí chung. 66 Biểu 2.19: Sổ cái TK 1542. 67 Biểu 2.20: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. 69 Biểu 2.21: Bảng phân bổ chi phí trả trƣớc dài hạn. 70 Biểu 2.22: Hóa đơn tiền điện GTGT. 71 Biểu 2.23: Sổ nhật kí chung. 72 Biểu 2.24: Sổ cái TK 1543. 73 Biểu 2.25: Bảng phân bổ chi phí sản xuất. 75 Biểu 2.26: Thẻ tính giá thành. 75 Biểu 2.27: Bảng kê phiếu nhập kho. 76 Biểu 2.28: Sổ nhật kí chung. 77
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình tính giá thành theo phƣơng án phân bƣớc không tính giá bán thành phẩm. 16 Sơ đồ 1.2: Quy trình tính giá thành theo phƣơng án có tính giá bán thành phẩm17 Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 21 Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. 22 Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung. 25 Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. 27 Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp kiểm kê định kì. 29 Sơ đồ 1.8: Hạch toán sản phẩm hỏng sửa chữa đƣợc. 30 Sơ đồ 1.9: Hạch toán sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc. 30 Sơ đồ 1.10: Hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. 32 Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí chung. 33 Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí – Sổ cái. 34 Sơ đồ 1.13 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí – Chứng từ. 35 Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. 36 Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế trên máy vi tính. 37 Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang. 40 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lí của Công ty TNHH Hào Quang. 40 Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Hào Quang. 42 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang theo hình thức kế toán Nhật kí chung. 43 Sơ đồ 3.1: Hạch toán sản phẩm hỏng sửa chữa đƣợc. 84 Sơ đồ 3.2: Hạch toán sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc. 84
- DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NVL : Nguyên vật liệu NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT : Nhân công trực tiếp SXC : Sản xuất chung SXKD : Sản xuất kinh doanh K/C : Kết chuyển QLKD : Quản lí kinh doanh CPSX : Chi phí sản xuất CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung TSCĐ : Tài sản cố định KH TSCĐ : Khấu hao tài sản cố định BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn DDĐK : Dở dang đầu kì DDCK : Dở dang cuối kì PXSX : Phân xƣởng sản xuất
- LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến : Các thầy, cô giáo trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng đã cho em nền tảng kiến thức, tận tình chỉ bảo những kinh nghiệm thực tế quý báu, hữu ích để em làm hành trang bƣớc vào đời, vào nghề. Thầy giáo – ThS. Nguyễn Đức Kiên đã hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ em từ khâu chọn đề tài, cách tiếp cận thực tiễn tại đơn vị thực tập cho đến khi hoàn thành bài khóa luận này. Các cô, các bác, các anh chị trong công ty; đặc biệt là các cô, anh, chị trong phòng kế toán đã giúp em hiểu đƣợc tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty. Điều đó đã giúp em vận dụng đƣợc những kiến thức lý thuyết đã học vào bối cảnh thực tế tại công ty. Quá trình thực tập đã đem lại cho em những kinh nghiệm và kỹ năng quý báu, cần thiết của một kế toán viên trong tƣơng lai. Cuối cùng, em xin chúc thầy cô giáo trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng và các cô, bác làm việc tại Công ty TNHH Hào Quang dồi dào sức khoẻ, thành công, hạnh phúc trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Hải phòng, ngày tháng năm Sinh viên Lê Thị Huyền Trang
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, các doanh nghiệp có một môi trƣờng sản xuất và kinh doanh thuận lợi: các doanh nghiệp đƣợc tự do phát triển và cạnh tranh bình đẳng. Gia nhập WTO, thị trƣờng trong nƣớc đƣợc mở cửa giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hợp tác quốc tế, song cũng vấp phải không ít khó khăn từ sự cạnh tranh khốc liệt của sân chơi này. Để vƣợt qua quá trình chọn lọc, đào thải khắt khe của thị trƣờng, các doanh nghiệp phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến việc tổ chức nội bộ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải quản lí chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp để giảm chi phí, tránh lãng phí. Một trong những công cụ hữu hiệu đó là kế toán, trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng và là trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang nói riêng, trong thời gian thực tập tại công ty, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn củng cố, trau dồi về mặt kiến thức không chỉ về lý luận mà còn học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện những kiến thức đƣợc học tại nhà trƣờng và phục vụ cho công việc trong tƣơng lai. 2. Mục tiêu của đề tài: - Hệ thống hóa lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Mô tả và phân tích đƣợc thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang. Lê Thị Huyền Trang Trang 1
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang. - Phạm vi nghiên cứu đề tài: Phân tích số liệu năm 2013 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Các phƣơng pháp kế toán - Phƣơng pháp thống kê và so sánh - Phƣơng pháp chuyên gia - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa thành tựu 5. Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận. khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chƣơng. - Chƣơng 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. - Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang. - Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang. Lê Thị Huyền Trang Trang 2
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Hoạt động sản xuất của cải vật chất gắn liền với sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Trong quá trình phát triển đó, hoạt động sản xuất đi từ phƣơng thức sản xuất giản đơn đến phƣơng thức sản xuất hiện đại. Ngày nay, trong mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí nhƣ nguyên vật liệu, tài sản cố định, lao động, biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh nói trên gọi là chi phí nhƣ: chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công, Trên góc độ kinh tế học, chi phí là khoản phí tổn phải bỏ ra để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa. Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí sản xuất là các khoản phí tổn phải bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho việc tạo ra các sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí đƣợc nhìn nhận nhƣ những khoản phí tổn phát sinh gắn với hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhất định. Chi phí đƣợc xem nhƣ lƣợng tiền phải trả cho những hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa trên cơ sở các chứng từ, tài liệu, các bằng chứng chắc chắn. Từ các quan điểm, ta có thể đƣa ra kết luận tổng quan nhất về chi phí sản xuất nhƣ sau: chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh một cách khách quan, thay đổi theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh và gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình sản xuất kinh doanh. Đối với nhà quản lí thì các chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu đƣợc nhiều hay ít, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của chi phí đã bỏ ra. Bởi vậy, chi phí đƣợc xem nhƣ một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt đƣợc các khoản chi phí này. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh là điều mấu chốt để có thể ghi nhận, đo lƣờng chính xác đầy đủ về chi phí cũng Lê Thị Huyền Trang Trang 3
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp nhƣ quản lí, kiểm soát tốt chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp. 1.2 Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm 1.2.1 Bản chất của giá thành Có nhiều khái niệm về giá thành sản phẩm: Nhà kinh tế Xô Viết A.Vaxin: “giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ giá trị tƣ liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm và một phần giá trị mới sáng tạo ra”. Các tác giả Cộng hòa Dân Chủ Đức: “giá thành là những hao phí bằng tiền về lao động sống (dƣới hình thức tiền lƣơng) và lao động vật hóa cũng nhƣ chi phí bằng tiền khác để chuẩn bị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ của doanh nghiệp”. Từ điển thuật ngữ tài chính – tín dụng của Bộ Tài Chính: “giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao tài sản cố định và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lí kinh doanh, đƣợc tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kì, thƣờng là đến cuối tháng”. Từ những khái niệm trên, ta tổng kết đƣợc giá thành có những đặc trƣng sau: Bản chất của giá thành là chi phí – chi phí, phí tổn về nguồn lực kinh tế có mục đích – đƣợc sắp xếp theo yêu cầu của các nhà quản lí doanh nghiệp. Giá thành thể hiện mối tƣơng quan giữa chi phí với kết quả đạt đƣợc trong từng giai đoạn, từng hoạt động nhất định. Giá thành thể hiện phạm vi giới hạn chi phí trong một đơn vị, một khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Về mặt ý nghĩa kinh tế, giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lƣợng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lí kinh tế tài chính tại doanh nghiệp. 1.2.2 Chức năng của giá thành sản phẩm - Chức năng bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành một khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ và cần đƣợc bù đắp đầy đủ, kịp thời bằng chính số tiền thu đƣợc về tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo yêu cầu hoạt động tái sản xuất. Chỉ tiêu giá thành đƣợc xác định một cách chính xác sẽ đảm bảo đƣợc khả năng bù đắp theo kinh doanh của doanh nghiệp. Lê Thị Huyền Trang Trang 4
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Chức năng lập giá: Giá cả là biểu hiện về mặt giá trị của sản phẩm, trong đó chứa đựng nội dung bù đắp hao phí vật chất dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, việc lấy giá thành làm căn cứ lập giá là một yêu cầu khách quan, vốn có trong việc sản xuất hàng hóa và đƣợc biểu hiện đầy đủ trong nền kinh tế thị trƣờng. - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Hạ giá thành giúp cho tăng lợi nhuận, tạo nên tích lũy để tái sản xuất. Do đó, giá thành trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cƣờng hiệu quả kinh doanh để phù hợp với các nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trƣờng. Tính chất đòn bẩy kinh tế của giá thành đặt ra yêu cầu cho từng bộ phận sản xuất, sao cho sử dụng chi phí một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Nhƣ vậy, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp có vai trò quan trọng trong công tác quản lí hoạt động doanh nghiệp. Do đó, giá thành cần đƣợc xác định một cách chính xác, trung thực nhằm giúp doanh nghiệp đƣa ra các đánh giá và đề xuất biện pháp thích hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì cùng là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa nhƣng lại khác nhau về mặt phạm vi và mặt lƣợng. Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn với một thời kì nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chƣa, còn giá thành đƣợc xác định là lƣợng chi phí sản xuất nhất định tính cho một đại lƣợng kết quả hoàn thành nhất định. Về mặt lƣợng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có sản phẩm dở dang. Sự khác biệt này đƣợc thể hiện qua công thức sau: Giá thành sản Chi phí sản Chi phí sản xuất phát sinh Chi phí sản phẩm hoàn = xuất dở dang + trong kì (đã trừ các khoản - xuất dở dang thành đầu kì thu hồi ghi giảm chi phí) cuối kì Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kì và cuối kì của doanh nghiệp bằng nhau, hoặc trong các ngành nghề sản xuất không có sản phẩm dở dang thì giá thành sản phẩm chính là các chi phí sản xuất phát sinh trong kì. Lê Thị Huyền Trang Trang 5
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nhƣ vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là căn cứ để tính ra giá thành sản phẩm, còn giá thành sản phẩm chính là cơ sở để đánh giá việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, dự toán mức chi phí của doanh nghiệp, từ đó lập các dự toán và định mức chi phí cho kì sản xuất sau. 1.3 Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí là bƣớc đầu tiên phải thực hiện trong công tác hạch toán để phục vụ cho việc tổ chức, theo dõi, tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, cũng nhƣ kiểm soát các chi phí sản xuất phát sinh. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại; mỗi loại lại có nội dung, tính chất và công dụng khác nhau trong sản xuất. Xuất phát từ các mục đích khác nhau trong công tác quản lí, chi phí sản xuất đƣợc phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Xét trên góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất đƣợc phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau: 1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi phí) Cách phân loại này căn cứ vào đặc điểm các chi phí có cùng tính chất kinh tế (nội dung kinh tế) để phân loại, không phân biệt là chi phí đó phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Cách phân loại này cho biết tổng chi phí phát sinh ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát các khoản chi phí theo yếu tố Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí đƣợc chia thành các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu đƣợc sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì. - Chi phí nhân công: là tiền lƣơng chính, lƣơng phụ, các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) và các khoản phải trả khác cho ngƣời lao động trong kì. - Chi phí khấu hao TSCĐ: là phần giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí khác bằng tiền: là những khoản chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền khác chƣa đƣợc phản ánh ở các yếu tố trên. Lê Thị Huyền Trang Trang 6
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí giúp ta biết đƣợc những chi phí nào đã đƣợc dùng vào sản xuất và tỷ trọng của từng khoản chi phí đó là bao nhiêu, là cơ sở để phân tích và đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất; làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tƣ, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, xây dựng kế hoạch khấu hao TSCĐ. 1.3.2 Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí Cách phân loại chi phí này căn cứ vào công dụng, chức năng của chi phí đối với quá trình sản xuất để phân loại. Phân loại theo cách này giúp cho kế toán, cũng nhƣ nhà quản lý nhận thức rõ đƣợc vai trò, vị trí của chi phí đối với từng hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, khoản mục chi phí thể hiện trong giá thành sản phẩm gồm 3 khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật liệu khác tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lƣơng, phụ cấp và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ với tiền lƣơng phát sinh của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí phát sinh trong phân xƣởng sản xuất (ngoại trừ chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) nhƣ: chi phí nhân viên phân xƣởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác dùng cho phân xƣởng. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp dễ dàng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, có căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, từ đó lập dự toán chi phí cho kì sản xuất sau. 1.3.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng hoạt động (theo cách ứng xử của chi phí) Cách phân loại căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh để phân loại. Chi phí đƣợc chia thành 3 loại là biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. - Biến phí (Chi phí khả biến): Là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ thuận với khối lƣợng hoạt động của sản xuất kinh doanh nhƣ số lƣợng sản phẩm sản xuất, chi phí vật liệu trực tiếp, Tổng biến phí thay đổi khi sản lƣợng thay đổi nhƣng biến phí đơn vị không thay đổi khi sản lƣợng thay đổi. Lê Thị Huyền Trang Trang 7
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biến phí luôn gắn liền trực tiếp theo từng hoạt động nên thƣờng đƣợc ghi nhận trực tiếp cho từng đối tƣợng, rất dễ nhận định đƣợc tính hữu ích, hiệu quả của nó khi phát sinh. - Định phí (Chi phí bất biến): Là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi hoặc rất ít thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi phù hợp. Tổng định phí không đổi khi sản lƣợng thay đổi trong phạm vi phù hợp và định phí trong một sản phẩm thay đổi khi sản lƣợng thay đổi. - Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thƣờng thể hiện đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vƣợt mức căn bản thì nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó là cơ sở xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí – khối lƣợng hoạt động, để phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn trong sự phát triển của doanh nghiệp. 1.4 Phân loại giá thành 1.4.1 Phân loại giá thành theo thời điểm xác định giá thành Theo tiêu thức phân loại này, giá thành đƣợc chia thành 3 loại: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. - Giá thành kế hoạch: là giá thành đƣợc tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kì kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu doanh nghiệp đƣa ra, là căn cứ để so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành đƣợc tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kì kế hoạch. Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ nhƣ sau: Giá thành kế hoạch = Giá thành định mức * Tổng sản phẩm theo kế hoạch Giá thành định mức theo sản lƣợng thực tế là chỉ tiêu quan trọng để doanh nghiệp làm căn cứ phân tích, kiểm soát chi phí và ra quyết định. - Giá thành thực tế: là giá thành đƣợc xác định sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm, trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh đạt đƣợc. Lê Thị Huyền Trang Trang 8
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.4.2 Phân loại giá thành theo nội dung kinh tế cấu thành giá thành Giá thành sản phẩm đƣợc chia thành 2 loại là: giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. - Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lƣợng công việc, sản phẩm hoàn thành; bao gồm 3 khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ: là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến một khối lƣợng sản phẩm hoàn thành, từ khi bắt đầu sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ đƣợc tính nhƣ sau: Giá thành Giá thành Chi phí ngoài sản xuất = + toàn bộ sản xuất (CPBH, CPQLDN) 1.5 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kì tính giá thành 1.5.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh gắn với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm đƣợc sản xuất. Vì vậy, kế toán cần xác định chính xác đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất, để từ đó tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất (phân xƣởng, bộ phận, quy trình ) và thời kì phát sinh chi phí (kì này hay kì trƣớc) để ghi nhận vào đối tƣợng chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B). Để xác định đúng đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất cần căn cứ vào những yếu tố sau: - Địa điểm sản xuất. - Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm. - Loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức, yêu cầu trình độ quản lí doanh nghiệp. Dựa trên những đặc điểm trên, đối tƣợng để hạch toán chi phí sản xuất có thể là: - Từng giai đoạn sản xuất hay toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. - Từng chi tiết, từng bộ phận của sản phẩm, từng nhóm sản phẩm. - Từng tổ sản xuất, phân xƣởng sản xuất. - Từng đơn đặt hàng. Lê Thị Huyền Trang Trang 9
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trong công tác kế toán, xác định đúng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu liên quan đến chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ kế toán, tổng hợp số liệu, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm là khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tƣợng tính giá thành phải dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, yêu cầu quản lí cũng nhƣ tính chất từng loại sản phẩm cụ thể. Xác định đối tƣợng tính giá thành đúng giúp cho kế toán hạch toán, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm một cách hiệu quả và đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lí của doanh nghiệp. 1.5.3 Kì tính giá thành Kì tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết để bộ phận kế toán của doanh nghiệp tiến hành các công việc tập hợp, tổng hợp chi phí và tính giá thành tổng hợp, giá thành đơn vị cho đối tƣợng cần tính giá thành. Kì tính giá thành có thể tính theo tháng, quý, năm hoặc theo đơn đặt hàng. Nguyên tắc của kì tính giá thành là phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kì sản xuất sản phẩm, cũng nhƣ trình độ quản lí của doanh nghiệp. Do vậy, xác định kì tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp để xác định cho phù hợp. Thông thƣờng, doanh nghiệp sản xuất với khối lƣợng sản phẩm lớn, chu kì sản xuất ngắn và liên tục, thì kì tính giá thành thích hợp nhất là theotháng. Nếu chu kì sản xuất dài thì kì tính là thời điểm mà sản phẩm đó đƣợc hoàn thành. Xác định kì tính giá thành giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, để từ đó thu thập, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính; phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản lí trong từng thời kì. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành đều có bản chất giống nhau, đều phục vụ cho công tác quản lí, phân tích, kiểm tra chi phí và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định hợp lí đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là điều kiện tiên quyết để tính giá thành theo các đối tƣợng tính giá thành trong doanh nghiệp. Lê Thị Huyền Trang Trang 10
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Một đối tƣợng tập hợp chi phí tƣơng ứng với một đối tƣợng tính giá thành sản phẩm trong quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. Một đối tƣợng tập hợp chi phí tƣơng ứng với nhiều đối tƣợng tính giá thành sản phẩm trong quy trình công nghệ sản xuất có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí tƣơng ứng với một đối tƣợng tính giá thành sản phẩm trong quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, gồm nhiều công đoạn khác nhau. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất với đối tƣợng tính giá thành giúp kế toán thiết lập quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; xác lập đƣợc mối tƣơng quan giữa đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất với đối tƣợng tính giá thành nhằm tạo điều kiện tổng hợp, phân tích, phân bổ chính xác chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. 1.6 Phƣơng pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 1.6.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tƣợng hạch toán chi phí. Thông thƣờng, chi phí sản xuất đƣợc tập hợp vào các đối tƣợng tập hợp chi phí theo một trong hai cách sau: phƣơng pháp trực tiếp và phƣơng pháp gián tiếp. - Phƣơng pháp trực tiếp: thƣờng đƣợc áp dụng cho các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm nhƣ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Trong trƣờng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều đối tƣợng chịu chi phí thì phải áp dụng phƣơng pháp hạch toán gián tiếp. - Phƣơng pháp gián tiếp: thƣờng đƣợc áp dụng cho chi phí sản xuất chung, do có liên quan đến nhiều đối tƣợng chịu chi phí khác nhau, do vậy cần tập hợp lại rồi tiến hành phân bổ sau. 1.6.2 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau, phƣơng pháp hạch toán và tính nhập chi phí vào giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Khi phát sinh, trƣớc hết chi phí sản xuất đƣợc biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới đƣợc biểu hiện thành các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh. Lê Thị Huyền Trang Trang 11
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Việc tập hợp chi phí sản xuất phải đƣợc tiến hành theo một trình tự hợp lí, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời đƣợc. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp; vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp; vào trình độ công tác quản lí và hạch toán Tuy nhiên, có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bƣớc sau: Bƣớc 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất đã lựa chọn trƣớc đó. Bƣớc 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phù trợ cho từng đối tƣợng sử dụng, trên cơ sở khối lƣợng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bƣớc 3: Tập hợp và phân bổ các khoản chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Bƣớc 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kì, tính ra tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy theo phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho đƣợc áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung và cách hạch toán chi phí sản xuất có điểm khác nhau. 1.7 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm Phƣơng pháp tính giá thành là một phƣơng pháp hoặc hệ thống phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, mối quan hệ giữa đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành, yêu cầu quản lí về giá thành, kế toán có thể lựa chọn phƣơng pháp tính giá thành thích hợp. Dƣới đây là những phƣơng pháp tính giá thành truyền thống đƣợc sử dụng để tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế. 1.7.1 Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn, số lƣợng mặt hàng ít nhƣng sản xuất với khối lƣợng lớn và chu kì sản xuất ngắn nhƣ các nhà máy điện, nƣớc, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, đá, gỗ ). Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Giá thành đơn vị sản phẩm theo phƣơng pháp này xác định bằng cách lấy tổng giá thành chia cho tổng số lƣợng sản phẩm hoàn thành. Trong đó, tổng giá thành đƣợc tính nhƣ sau: Lê Thị Huyền Trang Trang 12
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất thành sản = xuất dở dang + phát sinh trong - dở dang cuối kì phẩm đầu kì kì Tổng giá thành thực tế sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lƣợng sản phẩm hoàn thành 1.7.2 Phương pháp tổng cộng chi phí Phƣơng pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm trải qua ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận sản xuất, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ và đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản phẩm đƣợc xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, các chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + Z3 + + Zn Trong đó: Zn là tổng chi phí của bộ phận sản xuất (giai đoạn sản xuất) n. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp khai thác, chế tạo cơ khí, dệt, nhuộm , may mặc, 1.7.3 Phương pháp hệ số Phƣơng pháp hệ số thƣờng đƣợc áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất cùng sử dụng một lƣợng nguyên liệu và lao động nhƣng kết quả tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau về chất lƣợng, phẩm cấp và những sản phẩm này có kết cấu giá thành có thể quy đổi đƣợc với nhau theo hệ số. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, đối tƣợng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm của quy trình công nghệ sản xuất, đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm. Ví dụ tính giá thành sản phẩm của quy trình chế biến dầu mỏ, sản xuất sắt thép, sản xuất thực phẩm, trình tự tính giá thành theo phƣơng pháp hệ số nhƣ sau: Chi phí sản Tổng giá thành thực Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất = xuất dở dang + - tế nhóm sản phẩm phát sinh trong kì dở dang cuối kì đầu kì Lê Thị Huyền Trang Trang 13
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Tổng sản phẩm Số lƣợng sản phẩm hoàn Hệ số quy đổi = ∑ [ x ] chuẩn (Q0) thành trong kì (Qi) sản phẩm (Hi) Hệ số quy đổi sản Giá thành định mức sản phẩm (i) = phẩm (Hi) Giá thành định mức sản phẩm chuẩn Giá thành thực tế đơn Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm = vị sản phẩm chuẩn Tổng sản phẩm chuẩn (Q0) Giá thành thực tế đơn Giá thành thực tế đơn vị sản Hệ số quy đổi sản = x vị sản phẩm i phẩm chuẩn (Z0) phẩm i (Hi) 1.7.4 Phương pháp tỷ lệ Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng một nguồn lực kinh tế đầu vào nhƣ vật tƣ, lao động, máy móc thiết bị, kết quả tạo ra một nhóm sản phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau và những loại sản phẩm này có kết cấu giá thành không thể quy đổi đƣợc với nhau. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm của quy trình công nghệ sản xuất, đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm. Ví dụ, tính giá thành sản phẩm giày dép, quần áo, sản xuất linh kiện điện tử, đồ gỗ, Phƣơng pháp tỷ lệ đƣợc thực hiện nhƣ sau: Chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Tổng giá thành xuất phát sinh dở dang đầu kì dở dang đầu kì thực tế của = + trong kì của - của nhóm sản của nhóm sản nhóm sản phẩm nhóm sản phẩm phẩm phẩm Tổng giá thành Số lƣợng sản phẩm hoàn Giá thành định mức kế hoạch của = x ∑ [ thành của sản phẩm i của sản phẩm i ] nhóm sản phẩm Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ tính giá thành = Tổng giá thành kế hoạch Giá thành thực tế = Tỷ lệ tính giá thành x Gía thành định mức sản phẩm đơn vị sản phẩm Lê Thị Huyền Trang Trang 14
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.7.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Phƣơng pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ đƣợc áp dụng tính giá thành sản phẩm của những quy trình công nghệ sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính, vừa tạo ra sản phẩm phụ (sản phẩm song song). Phƣơng pháp này cũng tƣơng tự nhƣ các phƣơng pháp giản đơn, phƣơng pháp hệ số, phƣơng pháp tỷ lệ; tuy nhiên, để tính tổng giá thành của một loại sản phẩm hay một nhóm sản phẩm chính phải thực hiện loại trừ đi giá trị của sản phẩm phụ. Giá trị sản phẩm phụ đƣợc tính theo giá ƣớc tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu. Tổng giá thành sản phẩm chính theo phƣơng pháp này đƣợc tính nhƣ sau: Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản Giá trị ƣớc thực tế sản = xuất dở + xuất phát - xuất dở dang - tính sản phẩm chính dang đầu kì sinh trong kì cuối kì phẩm phụ Sau khi tính tổng giá thành thực tế sản phẩm chính, tùy thuộc vào đặc điểm, quy trình sản xuất sản phẩm chính mà áp dụng phƣơng pháp tính giá thành giản đơn, hệ số hay tỷ lệ để xác định giá thành đơn vị từng sản phẩm chính. 1.7.6 Phương pháp đơn đặt hàng Phƣơng pháp đơn đặt hàng đƣợc áp dụng tính giá thành sản phẩm của các hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc thực hiện gia công, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng nhƣ hoạt động xây lắp, gia công, chế biến, dịch vụ Theo phƣơng pháp này, đối tƣợng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tƣợng tính giá thành là thành phẩm của đơn đặt hàng. Trong kì, chi phí sản xuất đƣợc tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Cuối kì, khi hoàn thành công việc bàn giao cho khách hàng, kế toán tiến hành tính giá thành dựa trên toàn bộ chi phí đã tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Nếu cuối kì đơn đặt hàng chƣa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp đƣợc cho đơn đặt hàng đó coi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì chuyển kì sau. Cách tính giá thành theo đơn đặt hàng đƣợc khái quát nhƣ sau: Tổng giá thành thực tế Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn đặt = đơn đặt hàng hàng Giá thành đơn vị sản Tổng giá thành thực tế đơn đặt hàng = phẩm Số lƣợng sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng Lê Thị Huyền Trang Trang 15
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.7.7 Phương pháp phân bước Phƣơng pháp phân bƣớc đƣợc áp dụng tính giá thành sản phẩm của những quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trƣớc (hay còn gọi là bán thành phẩm) là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau nhƣ tính giá thành của quy trình dệt may, quy trình chế tạo các công cụ. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất. Đối tƣợng tính giá thành là thành phẩm hoặc cả bán thành phẩm và thành phẩm tùy thuộc vào phƣơng án tính giá thành đƣợc chọn. 1.7.7.1 Tính giá thành phân bước theo phương án không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí song song) Theo phƣơng án này đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất là từng bƣớc chế biến (giai đoạn chế biến), đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bƣớc cuối cùng (thành phẩm). Do đó các chi phí sản xuất phát sinh trong từng bƣớc đƣợc tính vào giá thành thành phẩm một cách song song nên gọi là phƣơng án kết chuyển song song. Quy trình tính đƣợc khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình tính giá thành theo phƣơng án phân bƣớc không tính giá bán thành phẩm. Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí sản xuất phát Chi phí sản xuất phát Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 sinh ở giai đoạn 2 sinh ở giai đoạn n Chi phí sản xuất giai Chi phí sản xuất giai Chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong thành đoạn 2 trong thành đoạn n trong thành phẩm phẩm phẩm Kết chuyển song song theo từng khoản mục chi phí Giá thành thực tế thành phẩm Lê Thị Huyền Trang Trang 16
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.7.7.2 Tính giá thành phân bước theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự) Theo phƣơng án này, đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất là từng bƣớc của giai đoạn chế biến (giai đoạn công nghệ). Đối tƣợng tính giá thành là bán thành phẩm của các bƣớc chế biến và thành phẩm. Do vậy, giá thành bán thành phẩm của bƣớc này đƣợc chuyển sang bƣớc sau tính theo giá thành thực tế và đƣợc phản ánh theo từng khoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự. Quy trình tính đƣợc khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình tính giá thành theo phƣơng án có tính giá bán thành phẩm. Chi phí NVLTT giai Giá thành bán thành Giá thành bán thành đoạn 1 phẩm giai đoạn 1 phẩm giai đoạn n-1 + + + Chi phí chế biến giai Chi phí chế biến giai Chi phí chế biến giai đoạn 1 đoạn 2 đoạn n Giá thành bán thành Giá thành bán thành Giá thành thành phẩm phẩm giai đoạn 1 phẩm giai đoạn 2 giai đoạn n 1.8 Đánh giá sản phẩm dở dang Trong sản xuất, sản phẩm dở dang là những sản phẩm chƣa hoàn thành về mặt kĩ thuật sản xuất và thủ tục quản lí ở các giai đoạn của quy trình sản xuất. Sản phẩm dở dang có thể là những sản phẩm đang trong quy trình chế biến hoặc là những sản phẩm chƣa hoàn tất thủ tục kiểm tra chất lƣợng, quản lí thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kì. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì có thể tiến hành trƣớc khi tính giá thành hoặc song song với việc tính giá thành. Tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ chi phí sản xuất trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang có thể tiến hành bằng một trong những phƣơng pháp sau: Lê Thị Huyền Trang Trang 17
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phƣơng pháp này, kế toán chỉ tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí còn lại nhƣ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đƣợc tính toàn bộ vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành. Công thức tính: Dđk + Ctk Dck = x Qdd Qht + Qdd Trong đó: - Dck , Dđk là chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kì, đầu kì. - Ctk là chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp trong kì. - Qht , Qdd là số lƣợng sản phẩm hoàn thành và số lƣợng sản phẩm dở dang cuối kì. Phƣơng pháp này đơn giản, khối lƣợng tính toán ít nên đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả của công tác kế toán. Tuy nhiên, do chỉ tính chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm dở dang mà không tính các chi phí sản xuất khác nên độ chính xác không cao. Vì vậy, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng ở những quy trình sản xuất có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và số lƣợng sản phẩm dở dang biến động qua các kì. 1.8.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng hoàn thành tương đương Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo phƣơng pháp này thì tính tất cả chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kì theo mức độ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. Phƣơng pháp này hơi phức tạp nhƣng độ chính xác cao, phù hợp với nguyên tắc giá gốc trong tính giá vốn sản phẩm sản xuất. Vì vậy, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất. Theo phƣơng pháp này, doanh nghiệp phải xác định đƣợc khối lƣợng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kì, sau đó quy đổi số sản phẩm dở dang cuối kì theo mức độ hoàn thành ra số sản phẩm quy đổi (hoàn thành tƣơng đƣơng). Đối với chi phí bỏ hết một lần ngay từ đầu vào quy trình sản xuất (thƣờng là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) đƣợc phân bổ đều 100% cho cả sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành. Lê Thị Huyền Trang Trang 18
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chi phí NVL dở Chi phí NVL phát + Chi phí NVL dang đầu kì sinh trong kì Số lƣợng sản trong sản phẩm = Số lƣợng sản Số lƣợng sản phẩm x phẩm dở dở dang cuối kì + dang cuối kì phẩm hoàn thành dở dang cuối kì Đối với chi phí bỏ dần vào quy trình sản xuất (thƣờng là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) đƣợc gọi là chi phí chế biến chỉ đƣợc phân bổ cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành. Chi phí chế biến Chi phí chế biến phát + dở dang đầu kì sinh trong kì Số lƣợng sản Chi phí chế biến phẩm hoàn trong sản phẩm = Số lƣợng sản phẩm x Số lƣợng sản thành tƣơng dở dang cuối kì + hoàn thành tƣơng phẩm hoàn thành đƣơng đƣơng Trong đó: Số lƣợng sản phẩm hoàn Số lƣợng sản phẩm Mức độ hoàn thành sản = x thành tƣơng đƣơng dở dang cuối kì phẩm dở dang cuối kì 1.8.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí định mức (chi phí kế hoạch) Phƣơng pháp này thực hiện tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng. Tuy nhiên, cần lƣu ý là chi phí sản phẩm dở dang cuối kì đƣợc tính theo chi phí định mức (kế hoạch). Vì vậy, phƣơng pháp này chỉ đƣợc áp dụng khi hệ thống định mức chi phí sản xuất có độ chính xác cao. Công thức tính: Giá trị sản xuất Số lƣợng sản phẩm Mức độ Định mức chi phí = x x dở dang cuối kì dở dang cuối kỳ hoàn thành sản xuất 1.8.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến Phƣơng pháp này tƣơng tự phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lƣợng ƣớc tính tƣơng đƣơng, chỉ khác là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đƣợc giả định hoàn thành 50%. Lê Thị Huyền Trang Trang 19
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.9 Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 1.9.1 Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.9.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) CPNVLTT bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ đƣợc sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tƣợng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tƣợng đó. Trƣờng hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng, thì phải áp dụng phƣơng pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tƣợng có liên quan. Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bên Nợ: - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên Có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 cuối kì không có số dƣ. Lê Thị Huyền Trang Trang 20
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ1.3: Kế toán tổng hợp CPNVLTT TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho NVL dùng cho Cuối kì, kết chuyển chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm, thực hiện sang TK 154 dịch vụ TK 111, 112, 331 TK 152 Mua NVL dùng ngay NVL thừa dùng không hết vào sản xuất sản phẩm nhập kho thực hiện dịch vụ TK 632 TK 133 Thuế GTGT Phần chi phí NVLTT đƣợc khấu trừ vƣợt trên mức bình thƣờng 1.9.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ nhƣ tiền lƣơng chính, lƣơng phụ và các khoản phụ cấp, tiền ăn ca. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và đƣợc tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định tƣơng ứng với số tiền lƣơng phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Trƣờng hợp chi phí nhân công không tập hợp trực tiếp thì chi phí nhân công sẽ đƣợc tập hợp chung sau đó đƣợc phân bổ cho từng đối tƣợng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các tiêu chuẩn dùng để phân bổ thƣờng dùng là: chi phí tiền lƣơng định mức (kế hoạch), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lƣợng sản phẩm sản xuất, Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này đƣợc mở chi tiết theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí. Kết cấu TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp: Lê Thị Huyền Trang Trang 21
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bên Nợ: - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kì không có số dƣ. Sơ đồ1.4: Kế toán tổng hợp CPNCTT TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lƣơng phải trả công nhân Cuối kì, kết chuyển chi phí NCTT trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực sang TK 154 hiện dịch vụ TK 335 Tiền lƣơng nghỉ Trích trƣớc tiền phép phải trả lƣơng nghỉ phép của cho công nhân công nhân sản xuất TK 338 TK 632 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Phần chi phí NCTT cho công nhân sản xuất, thực hiện vƣợt trên mức bình thƣờng dịch vụ 1.9.1.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác để phục vụ sản xuất sản phẩm phát sinh tại các phân xƣởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung bao gồm: lƣơng nhân viên phân xƣởng, chi phí vật liệu dùng cho phân xƣởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xƣởng, chi phí khác bằng tiền, Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xƣởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Khi hạch toán, chi phí sản xuất chung đƣợc chi tiết theo định phí (gồm những chi phí sản xuất gián tiếp, không thay đổi theo số lƣợng sản phẩm hoàn Lê Thị Huyền Trang Trang 22
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thành nhƣ chi phí khấu hao, chi phí bảo dƣỡng máy móc, thiết bị, chi phí quản lý hành chính ở phân xƣởng ) và biến phí (gồm những chi phí còn lại, thay đổi theo số lƣợng sản phẩm hoàn thành). Kết cấu TK 627 - Chi phí sản xuất chung Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 cuối kì không có số dƣ. Ngoài ra, TK 627 đƣợc mở chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2: - TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí về lƣơng, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca phải trả cho nhân viên phân xƣởng và các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp trích theo tỷ lệ với tiền lƣơng phát sinh. - TK 6272 - Chi phí vật liệu: Gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xƣởng sửa chữa, bảo dƣỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa, các chi phí vật liệu cho quản lí phân xƣởng (giấy bút, văn phòng phẩm, ) - TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xƣởng. - TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh khấu hao TSCĐ thuộc các phân xƣởng sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ nhƣ máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho bãi - TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của các phân xƣởng, bộ phận nhƣ chi phí sửa chữa TSCĐ, điện, nƣớc, điện thoại - TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên nhƣ chi phí hội nghị, tiếp khách, phí giao dịch của phân xƣởng, bộ phận sản xuất. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu quản lí của từng doanh nghiệp, TK 627 có thể mở thêm một số tài khoản cấp 2 khác để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ trong phân xƣởng nên cần phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tƣợng Lê Thị Huyền Trang Trang 23
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lƣơng công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất). Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi, kế toán sẽ phân bổ hết cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành theo công thức sau: Tổng biến phí sản xuất chung cần Tổng tiêu Mức biến phí sản phân bổ thức phân bổ xuất chung phân bổ = x của từng đối cho từng đối tƣợng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tƣợng tƣợng Đối với định phí sản xuất chung, trong trƣờng hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất mà cao hơn mức công suất bình thƣờng (mức công suất bình thƣờng là mức sản phẩm đạt đƣợc ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thƣờng) thì định phí sản xuất chung đƣợc phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức: Tổng định phí sản xuất chung Mức định phí sản Tổng tiêu thức cần phân bổ xuất chung phân bổ = x phân bổ của từng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả cho từng đối tƣợng đối tƣợng các đối tƣợng Trong trƣờng hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thƣờng thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thƣờng, trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lƣợng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thƣờng đƣợc tính vào giá vốn hàng tiêu thụ (còn đƣợc gọi là định phí sản xuất chung không phân bổ). Công thức phân bổ nhƣ sau: Tổng tiêu thức phân bổ của mức Mức định phí sản Tổng định phí sản sản phẩm sản xuất thực tế xuất chung phân bổ = x xuất chung cần Tổng tiêu thức phân bổ của sản cho từng đối tƣợng phân bổ phẩm theo công suất bình thƣờng Lê Thị Huyền Trang Trang 24
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ1.5: Kế toán tổng hợp CPSXC TK 334, 338 TK 627 TK 154 Cuối kì, kết chuyển chi phí SXC vào giá Chi phí nhân viên phân xƣởng thành sản phẩm, dịch vụ (lƣơng, BHXH, BHYT, BHTN, (chi phí SXC cố định phân bổ vào giá KPCĐ) thành sản phẩm theo mức công suất bình TK 152, 153, thƣờng) 142, 242 TK 632 Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ Khoản chi phí SXC cố định không phân bổ vào giá thành sản xuất TK 111, 112, đƣợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán 312, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 133 Thuế GTGT TK 111, 112 Chi phí bằng tiền khác TK 111, 112 TK 111, 112, 335, 142, 242 Các khoản thu giảm chi Chi phí đi vay phải trả (nếu đƣợc vốn hóa) Lê Thị Huyền Trang Trang 25
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.9.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất cuối kì Cuối kì, khi đã tập hợp xong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tƣợng trên các TK 621, TK 622, TK 627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tƣợng chịu chi phí; tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ doanh nghiệp đã hoàn thành trong kì. Để tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hoàn thành theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: đƣợc sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, kinh doanh dịch vụ, Ngoài ra tài khoản này còn dùng để hạch toán các hoạt động thuê ngoài gia công chế biến, tự chế vật tƣ. Kết cấu TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Bên Nợ: - Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kì. - Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến. - Chi phí thuê ngoài chế biến. Bên Có: - Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có). - Các khoản giảm chi phí sản xuất trong kì. - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành. Dư Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Chi phí thuê ngoài chế biến hoặc tự chế vật tƣ chƣa hoàn thành Sau khi đã tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì, kế toán doanh nghiệp cần phải tổ chức kiểm kê, đánh giá khối lƣợng sản phẩm dở dang cuối kì theo các phƣơng pháp phù hợp. Lê Thị Huyền Trang Trang 26
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ1.6: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 621 TK 154 TK 157 Kết chuyển chi phí NVLTT Sản phẩm hoàn thành đem gửi TK 622 TK 155 Kết chuyển chi phí NCTT Thành phẩm nhập kho TK 627 TK 632 Kết chuyển chi phí SXC Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay không qua kho TK 152 Phế liệu thu hồi nhập kho 1.9.2 Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì Khác với các doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho, các doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp kiểm kê định kì không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho liên tục. Bởi vậy, cuối kì doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê toàn bộ các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xƣởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành và của hàng đã bán. - Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Đối với chi phí TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì phƣơng pháp hạch toán tập hợp chi phí đƣợc ghi một lần vào cuối kì theo định khoản: Nợ 621 Có 611: Mua hàng Lê Thị Huyền Trang Trang 27
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống nhƣ phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. - Hạch toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất chung đƣợc tập hợp vào TK 627 - Chi phí sản xuất chung và đƣợc chi tiết theo các tài khoản cấp 2 tƣơng ứng, tƣơng tự nhƣ các doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. - Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: kế toán sử dụng TK 631 (Giá thành sản xuất) để tập hợp kết chuyển các chi phí sản xuất thực tế phát sinh vào các đối tƣợng chịu chi phí phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Đƣợc hạch toán vào tài khoản 631 - Giá thành sản xuất bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nội dung phản ánh của tài khoản 631 nhƣ sau: Bên Nợ: - Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và các chi phí sản xuất phát sinh trong kì liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tài khoản 631 cuối kì không có số dƣ. Lê Thị Huyền Trang Trang 28
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.7: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp kiểm kê định kì. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì TK 621 TK 631 TK 154 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì TK 622 TK 632 Chi phí nhân công trực tiếp Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp TK 627 Chi phí sản xuất chung k/c hoặc phân bổ cho các đối tƣợng tính giá 1.10 Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 1.10.1 Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhƣng bị sai về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lƣợng, mẫu mã, quy cách. Những sai phạm này có thể do tay nghề lao động, chất liệu vật liệu, tình trạng kỹ thuật, việc chấp hành kỷ luật lao động, sự tác động của điều kiện tự nhiên Sản phẩm hỏng gây ra những tổn thất nhất định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghhiệp và nếu không có biện pháp kiểm soát để sản phẩm hỏng đƣa ra thị trƣờng thì sẽ gây ra tổn thất lớn lao cho doanh nghiệp, liên quan đến uy tín sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên sản phẩm hỏng cũng đƣợc phân biệt làm 2 trƣờng hợp: sản phẩm hỏng trong định mức cho phép và sản phẩm hỏng ngoài định mức (hoặc vƣợt định mức quy định). - Sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm những sản phẩm hỏng nằm trong giới hạn cho phép, xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng nhƣ đặc điểm của sản phẩm. Các khoản thiệt hại liên quan đến sản phẩm hỏng trong định mức đƣợc tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành. Lê Thị Huyền Trang Trang 29
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Sản phẩm hỏng ngoài định mức gồm những sản phẩm hỏng vƣợt qua giới hạn cho phép do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thì các khoản thiệt hại về mặt chi phí liên quan đến nó không đƣợc tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. 1.10.1.1 Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được Chi phí sửa chữa đƣợc hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm phù hợp với nội dung của từng khoản sửa chữa để cuối kì kết chuyển vào giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kì, hoặc theo dõi chi tiết chi phí sửa chữa để tổng hợp toàn bộ chi phí sửa chữa phát sinh rồi kết chuyển vào giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kì. Sơ đồ 1.8 Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng sửa chữa đƣợc TK 154 TK 1388 TK 155 Kết chuyển giá trị sản phẩm hỏng Giá trị sản phẩm hỏng sửa chữa trong sản xuất xong nhập lại kho TK 152, 334, 214 TK 154 Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng Kết chuyển sản phẩm hỏng sửa chữa xong đƣa vào sản xuất 1.10.1.2 Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc TK 154 TK 1388 TK 811, 415 Giá trị sản phẩm hỏng Giá trị thiệt hại thực tế về sản phẩm không sửa chữa đƣợc đƣợc xử lí theo quy định TK 111, 152 Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thƣờng Lê Thị Huyền Trang Trang 30
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.10.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể có những trƣờng hợp phải ngừng sản xuất do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra: thiết bị sản xuất bị hỏng, thiếu nguyên vật liệu, do thiên tai, hỏa hoạn Thời gian ngừng sản xuất là thời gian không tạo ra sản phẩm nhƣng vẫn có chi phí phát sinh: bảo vệ tài sản, bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động, duy trì các hoạt động của bộ máy lãnh đạo Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm nên về nguyên tắc không thể tính vào giá thành sản xuất sản phẩm mà đó là chi phí thời kì phải xử lý ngay trong kì kế toán. Trƣờng hợp ngừng sản xuất trong kế hoạch: doanh nghiệp đã có lập dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất. Kế toán căn cứ vào dự toán để trích trƣớc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622, 627 Có TK 335 Khi phát sinh chi phí thực tế sẽ ghi: Nợ TK 335 Có TK 334, 338, 152, Cuối niên độ phải điều chỉnh số trích trƣớc theo sổ thực tế phát sinh: Nếu số trích trƣớc > số thực tế thì khoản chênh lệch sẽ ghi: Nợ TK 335 Có TK 622, 627 Nếu số trích trƣớc < số thực tế thì khoản chênh lệch đƣợc tính vào chi phí: Nợ TK 622, 627 Có TK 335 Trƣờng hợp ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất sẽ ghi: Nợ TK 811 Có TK 334, 338, 152 Các khoản thu đƣợc do bồi thƣờng thiệt hại sẽ ghi: Nợ TK 111, 112, 1388 Có TK 711 Lê Thị Huyền Trang Trang 31
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.10: Hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch TK 334, 338, 214 TK 1388 TK 811, 415 Chi phí thực tế phát sinh Xử lí thiệt hại ngừng sản xuất TK 111, 152 Giá trị bồi thƣờng Lê Thị Huyền Trang Trang 32
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.11 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 1.11.1 Hình thức kế toán Nhật kí chung Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí chung Chứng từ gốc về chi phí sản xuất Sổ chi tiết các TK 621, (PXK, Bảng thanh toán lƣơng, ) 622, 627, 154 Sổ Nhật ký chung Bảng tính giá thành, phiếu nhập kho thành phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kì Lê Thị Huyền Trang Trang 33
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.11.2 Hình thức kế toán Nhật kí – Sổ Cái Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí - Sổ cái Chứng từ gốc (phiếu xuất kho, Sổ (thẻ) kế toán chi phí TK hóa đơn GTGT, phiếu chi, ) 621, 622, 627, 154 Nhật ký sổ cái (phần sổ cái ghi Bảng (thẻ) tính giá thành sản cho TK 621, 622, 627, 154 ) phẩm, phiếu nhập kho thành phẩm BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kì Lê Thị Huyền Trang Trang 34
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.11.3 Hình thức kế toán Nhật kí- chứng từ Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí - chứng từ Nhật kí - chứng từ Chứng từ gốc (phiếu xuất kho, hóa đơn số 1,2, Sổ chi phí GTGT, ) sản xuất Bảng phân bổ NVL, CC, DC Bảng phân bổ tiền lƣơng, BHXH Bảng phân bổ khấu hao Bảng kê số 4, 5, 6 Bảng tính giá thành sản phẩm, phiếu nhập kho thành phẩm Sổ nhật kí – chứng từ số 7 Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kì Lê Thị Huyền Trang Trang 35
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.11.4 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc về chi phí sản xuất Sổ (thẻ) chi tiết TK 621, (PXK, bảng thanh toán lƣơng, ) 622, 627, 154 Chứng từ ghi sổ Bảng tính giá thành, phiếu nhập kho thành phẩm Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kì Đối chiếu Lê Thị Huyền Trang Trang 36
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.11.5 Hình thức kế toán trên máy tính Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính Chứng từ kế -Sổ CPSX toán -Sổ cái TK 621, PHẦN MỀM 622, 627, 154 -Thẻ tính giá KẾ TOÁN thành Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng MÁY VI TÍNH -Báo cáo tài chính loại -Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kì Đối chiếu Lê Thị Huyền Trang Trang 37
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HÀO QUANG 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hào Quang Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang là doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Công ty đƣợc quyền chủ động trong việc mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, khai thác vật tƣ, kiểm soát nguồn vốn và lao động cũng nhƣ kí các hợp đồng kinh tế. Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang Trụ sở công ty: Thôn Phƣơng Hạ, Xã Chiến Thắng, Huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng Điện thoại: 031.3879126 Fax: 031.3789168 Mã số doanh nghiệp: 0200446698 Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang từ khi thành lập đã trải qua 13 năm trƣởng thành và phát triển, đã dần khẳng định đƣợc tên tuổi và vị trí của mình, tìm đƣợc thị trƣờng riêng với lƣợng khách hàng ổn định. Khi đăng kí kinh doanh, công ty đã đăng kí nhiều ngành nghề khác nhau để tiện cho việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh sau này. Nhƣng hiện nay, trên thực tế công ty chỉ thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu các nguyên vật liệu và sản phẩm may mặc. Ngoài ra, công ty còn nhận gia công sản phẩm cho một số công ty khác. Tình hình nhân sự Tổng nhân sự: 118 ngƣời Công nhân trực tiếp: 86 ngƣời Nhân viên gián tiếp: 32 ngƣời Trình độ: Đại học: 17 ngƣời Cao đẳng: 10 ngƣời Phổ thông: 91 ngƣời Lê Thị Huyền Trang Trang 38
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, với số vốn điều lệ là: 16.666.000.000 đồng. Thành tích đạt đƣợc trong giai đoạn 2011-2013: Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu bán hàng đ 18.148.410.000 14.067.540.800 16.690.361.570 Tổng lợi nhuận kế đ 4.791.273.045 2.254.495.401 3.581.909.967 toán trƣớc thuế Thuế TNDN đ 1.197.818.261 563.623.850 895.477.492 Lợi nhuận sau thuế đ 3.593.454.784 1.690.871.551 2.686.432.475 Thu nhập bình quân đ/ng 2.970.500 3.550.000 3.750.000 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) 2.1.2 Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại Công ty TNHH Hào Quang Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang có hình thức hoạt động là: sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các loại sản phẩm phục vụ chủ yếu cho tang lễ nhƣ: bộ áo váy tang kiểu ngắn kiểu dài, khăn phủ quan tài, giày hoa tang lễ, bộ nơ tang lễ, thẻ tang, Đặc điểm của công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng trên theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thƣờng mang tính hàng loạt, số lƣợng sản phẩm lớn, chu kì sản xuất xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn xử lí liên tục theo một trình tự nhất định là từ cắt – may – ghép – là – đóng gói – đóng hòm – nhập kho. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang là công ty sản xuất, đối tƣợng là vải đƣợc cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau. Lê Thị Huyền Trang Trang 39
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang May Là May thân Ngâm vải May tay Tẩy Đóng gói NVL Trải vải May chi kiểm tra (vải) Đặt mẫu tiết Đính Cắt phá Bao bì Ráp trang trí đóng kiện Dựng Cắt gọt Thêu thành sản khung Đánh số phẩm Nhập kho Đồng bộ (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Hào Quang Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng tổ Phòng Phòng kỹ thuật sản xuất chức kế toán kinh hành doanh chính (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 40
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Giám đốc: là ngƣời có quyền hành cao nhất công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trƣớc nhà nƣớc, pháp luật, trƣớc các đối tác và công nhân viên công ty; trực tiếp kí các hợp đồng kinh tế. Phó giám đốc: hỗ trợ giám đốc quản lí công ty, chịu trách nhiệm điều hành và giải quyết các vấn đề nội bộ trong công ty. Công ty có 5 phòng ban. Đứng đầu mỗi phòng là các trƣởng phòng. Mỗi phòng phụ trách một mảng chuyên môn nghiệp vụ riêng, hỗ trợ giám đốc trong việc đƣa ra các quyết định. Phòng kỹ thuật: kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, nghiên cứu, quản lí, giải quyết khiếu nại và tổ chức theo dõi chất lƣợng sản phẩm. Phòng kỹ thuật có: tổ theo dõi sản phẩm, tổ bảo trì máy móc. Phòng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm, phòng gồm có: Kho nguyên liệu: tổ xuống NVL (tổ bốc vác). Kho thành phẩm: tổ lên hàng (lên thành phẩm). Kho bao bì. Phòng tổ chức hành chính: quản lí hồ sơ, tổ chức hội họp, tiếp khách; tổ chức tuyển nhân viên theo kế hoạch đề ra; giải quyết chính sách, chế độ quyền lợi cho nhân viên, Phòng kế toán: chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về các vấn đề tài chính của công ty, đƣợc quyền phân công chỉ đạo trực tiếp các phòng ban khác trong công ty. Phòng kinh doanh: giúp giám đốc trong việc kinh doanh hàng hóa và khai thác dịch vụ; phải nắm bắt đƣợc tình hình thị trƣờng, khai thác khách hàng, 2.1.4 Đặc điểm tổ chức máy kế toán và chính sách áp dụng tại Công ty TNHH Hào Quang - Kỳ kế toán: Bắt đầu từ 01-01, kết thúc 31-12. - Đơn vị tiền tệ để ghi chép sổ kế toán : Đồng Việt Nam. - Chế độ kế toán công ty áp dụng: theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính, đƣợc sửa đổi bổ sung theo Thông tƣ số 138/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tài Chính). - Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. - Công ty tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế. - Công ty sử dụng phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng cho tài sản cố định. - Công ty áp dụng mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung. Lê Thị Huyền Trang Trang 41
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Hào Quang Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp Kế toán hàng tồn Kế toán tiền Thủ quỹ kho lƣơng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Nhiệm vụ của phòng kế toán là hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập xử lí các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản lí tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính. Đồng thời, cung cấp thông tin về tình hình tài chính công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời; từ đó tham mƣu cho ban giám đốc để đề ra các biện pháp và chính sách phát triển công ty. Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của công ty, phòng kế toán gồm 5 ngƣời. Đứng đầu là kế toán trƣởng: chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán tài chính trong công ty . Kế toán tổng hợp: kiểm tra công việc của kế toán viên, tính giá thành sản phẩm. Kế toán hàng tồn kho: theo dõi, kiểm tra tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu; lập và quản lí chứng từ liên quan về hàng tồn kho. Kế toán tiền lƣơng: thực hiện việc tính toán lƣơng, thƣởng, các khoản bảo hiểm hƣởng theo chế độ của ngƣời lao động. Thủ quỹ: quản lí quỹ, các khoản thu chi tiền mặt. Lê Thị Huyền Trang Trang 42
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ gốc về chi phí sản Sổ chi tiết các TK 1541, xuất (PNK, bảng thanh toán lƣơng, bảng trích khấu hao, ) 1542, 1543, 154 Sổ nhật ký chung Bảng tính giá thành, PNK Sổ cái TK 1541, 1542, 1543 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kì Lê Thị Huyền Trang Trang 43
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2 Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 2.2.1 Cách phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hào Quang Để đáp ứng yêu cầu quản lí của công ty và những quy định của nhà nƣớc, công ty đã phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục sau: -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ nhƣ chi phí mua vải, chỉ may, giấy lót, mex, -Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ nhƣ chi phí tiền lƣơng cho bộ phận may, lƣơng bộ phận ráp thành phẩm, -Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xƣởng, bộ phân sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xƣởng, chi phí vật liệu dùng cho phân xƣởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xƣởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền nhƣ chi phí tiền điện, nƣớc, 2.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang 2.2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Xác định đúng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là nhiệm vụ đầu tiên của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Việc này ảnh hƣởng đến tính chính xác và kịp thời của thông tin kế toán từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với tình hình tổ chức sản xuất, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, có ý nghĩa quan trọng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang đƣợc dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và yêu cầu quản lí. Do vậy, đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là phân xƣởng sản xuất. 2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tƣợng tính giá thành là đối tƣợng hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã đƣợc kết tinh trong đó nhằm định lƣợng hao phí vật chất cần bù đắp cũng nhƣ tính toán đƣợc kết quả sản xuất kinh doanh. Lê Thị Huyền Trang Trang 44
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Để xác định đối tƣợng tính giá thành sản phẩm thích hợp, bộ phận kế toán chi phí – giá thành phải căn cứ vào quy trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm sản xuất. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất công ty đã xác định đối tƣợng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm. 2.2.3 Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, công ty đã thực hiện xác định kì tính giá thành là theo từng tháng. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất liên tục, khối lƣợng sản phẩm lớn, chu kì sản xuất ngắn nên công ty áp dụng phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp giản đơn. Tổng chi phí sản xuất phát sinh = CPNVLTT sp(i) + CPNCTT sp(i) + CPSXC sp(i) trong kỳ của loại sản phẩm i Tổng giá thành sản Chi phí SXKD dở Tổng chi phí SXKD Chi phí SXKD dở phẩm hoàn thành của = dang đầu kì của + phát sinh trong kì x dang cuối kì của loại sản phẩm i (∑Zi) loại sản phẩm i của loại sản phẩm i loại sản phẩm i Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành của loại sản phẩm i = thành của loại sản phẩm i (Z ) đơn vị Số lƣợng sản phẩm hoàn thành của loại sản phẩm i 2.2.4 Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hào Quang Để minh họa cho dòng chạy số liệu, bài viết trích dẫn số liệu của sản phẩm Áo váy tang Hàn Quốc/H0102-GP2 vào tháng 3 năm 2013 làm ví dụ minh họa. 2.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH Hào Quang Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng kê xuất, hóa đơn GTGT. Tài khoản sử dụng: TK 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sổ sách sử dụng: Sổ nhật ký chung Sổ cái TK 1541 Sổ chi tiết TK 1541 mở cho từng sản phẩm. Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Lê Thị Huyền Trang Trang 45
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CPNVLTT dùng trong quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang gồm nhiều loại đƣợc chia thành nhiều loại nhƣng đƣợc chia thành 2 nhóm chính: nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu chính gồm: vải 100% cotton, vải 100% polyester, mex, bìa giấy các loại Nguyên vật liệu phụ gồm: băng keo dán, chỉ may các loại, cúc bấm, cúc dập các loại, dây chun, hoa trang trí Để đảm bảo việc sử dụng vật tƣ đúng mức, phòng thu mua căn cứ vào dự toán sản xuất, đơn đặt hàng, tình hình sử dụng vật tƣ, để kịp thời đƣa ra kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho việc sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào dự toán đƣợc lập, đơn đặt hàng, tình hình sử dụng vật tƣ cụ thể ở từng phân xƣởng, nhân viên phòng sản xuất sẽ mua vật tƣ và lấy hoá đơn GTGT. Kế toán, thủ kho, nhân viên kĩ thuật kiểm nghiệm chất lƣợng, số lƣợng vật tƣ, sau đó thủ kho lập phiếu nhập kho. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT, phiếu nhập, và một số chứng từ khác có liên quan (phiếu chi, giấy báo nợ), kế toán tiến hành việc ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu mở riêng cho từng sản phẩm. Ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang, nguyên liệu mua về đƣợc nhập kho, kế toán lập phiếu nhập kho dựa trên hóa đơn và biên bản kiểm kê nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc phản ánh khi xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Công ty xác định giá trị vật liệu xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kì. Đơn giá NVL Giá trị NVL tồn đầu kì + Giá trị NVL nhập trong kì thực tế bình quân = Số lƣợng NVL tồn đầu kì + Số lƣợng NVL nhập trong kì xuất dùng Giá trị thực tế của Số lƣợng NVL NVL xuất dùng = x Đơn giá cả kì bình quân xuất trong kì trong kì Nguyên vật liệu đƣợc quản lí ở các kho, việc nhập xuất vật tƣ đƣợc cán bộ quản lí kho theo dõi chặt chẽ thông qua định mức tiêu hao. Nguyên vật liệu sẽ đƣợc xuất dùng dần trong kì sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ tính toán số lƣợng nguyên vật liệu cần sử dụng cho sản xuất, sau đó làm Lê Thị Huyền Trang Trang 46
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp một bản đề nghị xuất vật tƣ cần dùng gửi cho kế toán vật tƣ. Kế toán vật tƣ căn cứ vào bản đề nghị lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho đƣợc lập thành 2 liên: 1 liên lƣu gốc ở nơi lập phiếu, 1 liên thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán. Đơn giá ghi trên phiếu xuất kho là giá tính theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kì. Ví dụ: Ngày 27/2/2013, công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang nhận đƣợc 1 đơn đặt hàng sản xuất bao gồm 1.200 bộ váy tang Hàn Quốc/H0102-GP2, 5.000 đôi giày hoa tang lễ H0118-K2. Sau khi nhận đƣợc yêu cầu sản xuất, bộ phận kỹ thuật căn cứ vào định mức sử dụng vật tƣ và số lƣợng sản phẩm sản xuất để tính số lƣợng vật liệu cần để sản xuất cho đơn hàng. Biểu 2.1: Định mức vật tƣ Định mức vật tƣ Mã sản phẩm: Váy tang Hàn Quốc H0102 - GP2 Định mức Số NVL xuất STT Tên vật liệu ĐVT Định mức Tỉ lệ Định mức lƣợng dùng sử dụng hao kể cả hao sản xuất NVL hụt hụt 1 Vải 100% polyester M2 3,97653 3 4,095826 1.200 4.915 Giấy lót, giấy chống ẩm 2 M2 0,397764 3 0,409697 1.200 492 các loại 3 Nhãn giấy các loại Chiếc 1 0 1 1.200 1.200 4 Ghim cài nhựa Chiếc 3 3 3,09 1.200 3.708 5 Dựng/Mex/Phip M2 1 3 1,03 1.200 1.236 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 47
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Phòng kỹ thuật chuyển dự toán đã đƣợc lập cho bộ phận sản xuất. Sau khi xem xét, bộ phận sản xuất lập lệnh sản xuất và lệnh xuất vật tƣ. Kế toán căn cứ vào số lƣợng vật liệu trên lệnh xuất để viết phiếu xuất kho và giao cho thủ kho để xuất nguyên vật liệu. Thủ kho ghi số lƣợng xuất vào cột thực xuất trên thẻ kho rồi ký vào phiếu xuất kho. Cuối tháng kế toán mới tính giá xuất kho cho từng nguyên vật liệu và hạch toán về mặt giá trị trên phiếu xuất kho và các sổ sách có liên quan. Biểu 2.2: Lệnh sản xuất Phòng kỹ thuật LỆNH SẢN XUẤT Tên sản phẩm: Váy tang Hàn Quốc H0102 - GP2 Đơn vị đặt hàng: MS Trading Company LTD Bộ phận thực hiện: Phân xƣởng Vật tƣ STT Tên sản phẩm Số lƣợng Tên vật tƣ ĐVT Số lƣợng 1 Váy tang Hàn Quốc 1.200 Vải 100% polyester M2 4.915 Dựng/Mex/Phip M2 1.236 Ghim cài nhựa Chiếc 3.708 Giấy lót, giấy chống M2 492 ẩm các loại Nhãn giấy các loại Chiếc 1.200 Ngày 1 tháng 3 năm 2013 Phòng kỹ thuật Giám đốc (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Ngày 1/3/2013, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang mua 2.660 m2 vải 100% polyester của Công ty TNHH Trang Anh với đơn giá 3.365 đồng/ m2 để phục vụ sản xuất sản phẩm váy tang Hàn Quốc. Tổng giá thanh toán là 9.845.990 đồng (VAT 10%), đã trả bằng chuyển khoản theo hóa đơn GTGT số 38441 ở biểu 2.3. Lê Thị Huyền Trang Trang 48
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.3: Hóa đơn GTGT HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số: 01GTKT3/001 Liên 2: Giao ngƣời mua Ký hiệu: AA/12P Ngày 1 tháng 03 năm 2013 Số: 0038441 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Trang Anh Địa chỉ: Số 56 Ngô Quyền, An Lão, Hải Phòng Mã số thuế: 0100236754 Điện thoại:031.3879034 Fax: Số tài khoản: Ngân hàng: Họ tên ngƣời mua hàng: Đỗ Văn Hùng Tên đơn vị: Công ty TNHH Hào Quang Địa chỉ: Xã Chiến Thắng, Huyện An Lão, Hải PHòng. Số tài khoản: Ngân hàng: Hình thức thanh toán: TM Mã số thuế: 0200446698 TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4x5 01 Vải 100% polyester M2 2.660 3.365 8.950.900 Cộng tiền hàng: 8.950.900 Thuế suất GTGT:10% Tiền thuế GTGT: 895.090 Tổng cộng tiền thanh toán: 9.845.990 Số tiền viết bằng chữ: Chín triệu, tám trăm bốn mƣơi năm nghìn, chín trăm chín mƣơi chín đồng./. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 49
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Ngày 4/3/2013, nguyên liệu về đến Công ty, kế toán cùng nhân viên mua hàng của phòng sản xuất và thủ kho tiến hành kiểm tra chất lƣợng và số lƣợng nguyên liệu (đối chiếu khớp đúng với hóa đơn GTGT) rồi tiến hành lập phiếu nhập kho nhƣ biểu 2.4. Biểu 2.4: Phiếu nhập kho nguyên vật liệu CÔNG TY THHH HÀO QUANG Mẫu số: 01-VT Thôn Phƣơng Hạ, xã Chiến Thắng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 0200 446 698 ngày 14/9/2006 của Bộ trƣởng BTC) Phiếu nhập kho Ngày 4 tháng 3 năm 2013 Nợ: 152 Số: PNK12 Có: 1111 Họ tên ngƣời giao: Trần Trung Đức Theo HĐ số 38441 ngày 21 tháng 2 năm 2013 Nhập tại kho: Nguyên vật liệu Mã Đơn STT Tên vật liệu Số lƣợng Đơn giá Thành tiền số vị tính A B C D 1 2 3 1 Vải 100% polyester M2 2.660 3.365 8.950.900 Cộng 8.950.900 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Tám triệu, chín trăm lăm mƣơi nghìn, chín trăm đồng . Kèm theo: 01 chứng từ gốc Ngày .4 tháng .3 năm 2013 Ngƣời lập Ngƣời giao hàng Thủ kho Thủ trƣởng đơn vị (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 50
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Từ phiếu nhập kho, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết vật liệu nhƣ biểu 2.5. Biểu 2.5: Sổ chi tiết vật liệu. CÔNG TY THHH HÀO QUANG Mẫu số: S07-DNN Thôn Phƣơng Hạ, xã Chiến Thắng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày Mã số thuế: 0200 446 698 14/9/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Tháng 3 năm 2013 Tài khoản: 152 - Vải 100% polyster Chứng từ Nhập Xuất Tồn SHTK Diễn giải Đơn giá ĐƢ SH NT SL TT SL TT SL TT SDĐK 2.258 7.090.120 PN12 4/3 Nhập kho NVL 111 3.365 2.660 8.950.900 PX17 4/3 Xuất kho cho sản xuất 1541 3.365,57 4.000 13.462.280 PX18 5/3 Xuất kho cho sản xuất 1541 3.365,57 915 3.079.496 Cộng tháng x x 8.070 27.669.500 4.915 16.541.776 SDCK 5.413 18.217.844 Ngày 30 tháng 3 năm 2013 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 51
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Ngày 4/3/2013, căn cứ vào kế hoạch sản xuất do bộ phận kỹ thuật lập ra, bộ phận sản xuất lập Phiếu yêu cầu vật tƣ để yêu cầu thủ kho xuất kho nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất nhƣ biểu 2.6 sau. Biểu 2.6: Phiếu yêu cầu vật tƣ CÔNG TY THHH HÀO QUANG Thôn Phƣơng Hạ, xã Chiến Thắng PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƢ Đơn vị yêu cầu: phân xƣởng sản xuất Mục đích sử dụng: sản xuất váy tang Hàn Quốc Mã sản phẩm: H0102-GP2 Tên nhãn hiệu, quy Số lƣợng STT Mã số ĐVT cách vật tƣ Dự toán Yêu cầu Duyệt 1 Vải 100% polyester P24 M2 4.915 4.915 4.915 2 Dựng/Mex/Phip P10 M2 1.236 1.236 1.236 3 Giấy lót, giấy chống ẩm P13 M2 492 492 492 4 Nhãn giấy P03 Chiếc 1.200 1.200 1.200 5 Ghim cài nhựa P12 Chiếc 3.708 3.708 3.708 Tổng cộng: có.10 loại vật tƣ yêu cầu Ngày 4 tháng 3 năm 2013 Thủ trƣởng Phòng kế toán Giám đốc Ngƣời nhận phiếu (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 52
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Ngày 4/3/2013, căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tƣ của bộ phận sản xuất, kế toán viết phiếu xuất kho: Biểu 2.7: Phiếu xuất kho CÔNG TY THHH HÀO QUANG Mẫu số: 02-VT Thôn Phƣơng Hạ, xã Chiến Thắng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 0200 446 698 ngày 14/9/2006 của Bộ trƣởng BTC) Phiếu xuất kho Ngày 4 tháng 3 năm 2013 Nợ: 1541 Số: PXK17 Có: 152 Họ tên ngƣời nhận: Nguyễn Văn Cảnh Địa chỉ (bộ phận): phân xƣởng may Lí do xuất: Xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Xuất tại kho: Kho 1 Địa điểm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang ĐVT: VNĐ Đơn Số lƣợng Đơn Thành STT Tên vật liệu Mã số vị tính Chứng từ Thực xuất giá tiền A B C D 1 2 3 4 1 Vải 100% polyester P24 M2 4.915 4.000 Giấy lót, giấy chống 2 P13 M2 492 492 ẩm các loại 3 Dựng/Mex/Phip P10 M2 1.236 1.000 4 Nhãn giấy P03 Chiếc 1.200 1.000 5 Ghim cài nhựa P12 Chiếc 3.708 3.000 Cộng Ngày .4 tháng 3. năm 2013 Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) , dụ . (m 152 nhƣ 2.5 ). Để ất nguyên vật liệu trong kì, kho. Lê Thị Huyền Trang Trang 53
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.8: Bảng kê xuất (Vải 100% polyester) CÔNG TY THHH HÀO QUANG Thôn Phƣơng Hạ, xã Chiến Thắng Mã số thuế: 0200 446 698 Trích: BẢNG KÊ XUẤT Số: BKX01/T3 Sản phẩm: H0102-GP2 Nguyên vật liệu: Vải 100% polyster Số phiếu xuất Ngày Số lƣợng Diễn giải (PX) xuất (M2) PX17 4/3 Xuất kho nguyên liệu chính cho phân xƣởng sản xuất 4.000 PX18 5/3 Xuất kho nguyên liệu chính cho phân xƣởng sản xuất 915 Cộng 4.915 Đơn giá 3.365,57 Trị giá xuất tháng 16.541.776 Ngày 30 tháng 3 năm 2013 Kế toán Thủ kho Giám đốc (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Biểu 2.9: Bảng kê xuất (Tấm Mex 44 inch) CÔNG TY THHH HÀO QUANG Thôn Phƣơng Hạ, xã Chiến Thắng Mã số thuế: 0200 446 698 Trích: BẢNG KÊ XUẤT Số: BKX02/T3 Sản phẩm: H0102-GP2 Nguyên vật liệu: Tấm Mex 44 inch Số phiếu xuất Ngày Số lƣợng Diễn giải (PX) xuất (M2) PX17 4/3 Xuất kho nguyên liệu chính cho phân xƣởng sản xuất 1.000 PX18 5/3 Xuất kho nguyên liệu chính cho phân xƣởng sản xuất 236 Cộng 1.236 Đơn giá 4.102 Trị giá xuất tháng 5.070.072 Ngày 30 tháng 3 năm 2013 Kế toán Thủ kho Giám đốc (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 54
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Kế toán xác định đơn giá xuất nguyên vật liệu theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kì nhƣ sau: Tính giá xuất kho cho nguyên liệu: Vải 100% polyester tháng 3/2013 Tồn đầu kì: SL: 2.258 mét2 Trị giá: 7.090.120 đồng Nhập trong kì: SL lần 1: 2.660 m2 Đơn giá: 3.365 đồng/ m2 SL lần 2: 5.410 m2 Đơn giá: 3.460 đồng/ m2 Đơn giá 7.090.120 + 8.950.900 + 18.718.600 = = 3.365,57 đồng/m2 bình quân 2.258 + 2.660 + 5.410 Tính giá xuất kho cho nguyên liệu: Tấm Mex 44 inch Tồn đầu kì: SL: 15.763 m2 Trị giá: 64.659.826 đồng Nhập trong kì: Không nhập trong kì Đơn giá 64.659.826 = = 4.102 đồng/m2 bình quân 15.763 Lê Thị Huyền Trang Trang 55
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Căn cứ vào dòng cộng ở bảng kê xuất, kế toán tiến hành ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK1541 vào cuối tháng. Biểu 2.10: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh - CPNVLTT CÔNG TY THHH HÀO QUANG Mẫu số: S18-DNN Thôn Phƣơng Hạ, xã Chiến Thắng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 Mã số thuế: 0200 446 698 của Bộ trƣởng BTC) TRÍCH: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH – CPNVLTT Tài khoản: 1541 Tên sản phẩm: Váy tang Hàn Quốc/H0102-GP2 Chứng từ Tổng số tiền Chia ra Diễn giải TKĐƢ Gim cài SH NT Nợ Có Vải 100% Polyster Dựng/Mex/Phip nhựa SDĐK 8.372.921 BKX01 30/3 Xuất vải 100% Polyster cho sản xuất 152 16.541.776 16.541.776 BKX02 30/3 Xuất tấm Mex 44 inch cho sản xuất 152 5.070.072 5.070.072 BKX03 30/3 Xuất ghim cài nhựa cho sản xuất 152 292.932 292.932 30/3 Nhập kho thành phẩm 155 20.740.676 Cộng số phát sinh tháng 26.194.873 20.740.676 16.310.870 5.070.072 292.932 SDCK 13.827.118 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 56
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Dựa trên bảng kê xuất, kế toán vào sổ Nhật kí chung. Biểu 2.11: Sổ nhật kí chung CÔNG TY THHH HÀO QUANG Mẫu số: S03a-DNN Thôn Phƣơng Hạ, xã Chiến Thắng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 0200 446 698 ngày 14/9/2006 của Bộ trƣởng BTC) TRÍCH: SỔ NHẬT KÍ CHUNG Năm 2013 Đơn vị tính: VNĐ NTG Chứng từ TK Số phát sinh Diễn giải S SH NT ĐƢ Nợ Có A B C D H 1 2 Số trang trƣớc chuyển sang 30/3 PNK12 4/3 Nhập kho vải 100% polyester 152 8.950.900 133 895.090 331 9.845.990 Xuất kho vải 100% polyester 30/3 BKX1 30/3 1541 16.541.776 cho sản xuất sản phẩm 152 16.541.776 Xuất kho tấm Mex 44 inch 30/3 BKX2 30/3 1541 5.070.072 cho sản xuất sản phẩm 152 5.070.072 Cộng lũy kế ps tháng 3/2013 2.820.344.085 2.820.344.085 Lúy kế phát sinh từ đầu năm 5.027.722.487 5.027.722.487 Sổ này có 79 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 79. Ngày mở sổ: 1/1/2013 Ngày 30 tháng 3 năm 2013 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (kí, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 57
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Từ sổ nhật kí chung, kế toán vào sổ cái TK 1541 – Chi phí NVLTT. Biểu 2.12: Sổ cái TK 1541. CÔNG TY THHH HÀO QUANG Mẫu số: S03b-DNN Thôn Phƣơng Hạ, xã Chiến Thắng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 0200 446 698 ngày 14/9/2006 của Bộ trƣởng BTC) TRÍCH: SỔ CÁI Tháng 3 năm 2013 TK: 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chứng từ Số tiền Diễn giải TKĐƢ SH NT Nợ Có SDĐK 28.372.921 Xuất kho vải 100% BKX1 30/3 polyester để sản xuất 152 16.541.776 sản phẩm H0102-GP2 Xuất kho tấm Mex BKX2 30/3 44 inch để sản xuất 152 5.070.072 sản phẩm H0102-GP2 Xuất kho vải cotton để BKX11 30/3 sản xuất sản phẩm 152 11.732.447 H0118-K2 Cộng số phát sinh 416.829.544 387.560.287 SDCK 57.642.178 Ngày .30 tháng .3 năm 2013 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (kí tên) (kí tên) (kí tên) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty trách nhiệm hữu hạn Hào Quang) Lê Thị Huyền Trang Trang 58