Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng - Lê Thị Hồng Liên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng - Lê Thị Hồng Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_hang_ton_kho_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng - Lê Thị Hồng Liên
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, có nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít những khó khăn thách thức vì vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải có các biện pháp để đối phó kịp thời với mọi tình huống. Hàng tồn kho (HTK) của doanh nghiệp là tài sản lưu động của doanh nghiệp dưới hình thức vật chất. Hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể được mua từ bên ngoài, có thể doanh nghiệp sản xuất ra để dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh hoặc để thực hiện việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp hoặc để bán. Về mặt giá trị hàng tồn kho phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kì, cuối kì của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiên kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì. Hàng tồn kho có thể gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dịch vụ, thành phẩm, hàng hóa Nhận thức được vai trò và vị trí của hàng tồn kho, trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hàng tồn kho tại công ty và đã chọn đề tài làm khóa luận cho mình là: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng”. Cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô Bùi Thị Chung, các cô và anh chị trong phòng tài chính- kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng tiêu thụ sản phẩm của công ty, em đã hoàn thành khóa luận. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 1
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Nội dung của khóa luận: PHẦN I: Vấn đề cơ bản về hàng tồn kho và kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất. PHẦN II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng. PHẦN III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng. Mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng để hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất song do khả năng và thời gian có hạn nên em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá, góp ý của các cô, các anh chị trong phòng kế toán – tài chính, phòng tiêu thụ của Công ty, các thầy cô giáo để em có điều kiện bổ sung, hoàn thiện khóa luận và nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt cho quá trình làm việc thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 2
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng PHẦN I VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG TỒN KHO VÀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNG TỒN KHO(HTK) TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUÂT (DNSX). 1.1.1. Khái niệm về hàng tồn kho trong doanh nghiệp - HTK là toàn bộ số hàng mà DN đang nắm giữ với mục đích kinh doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cho khách hàng. - HTK trong DNSX bao gồm: nguyên vật liệu (Raw materials), công cụ dụng cụ, sản phẩm đang chế tạo (Work in process) và thành phẩm (Finished products). 1.1.2. Đặc điểm hàng tồn kho trong doanh nghiệp. - HTK rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại HTK có đặc tính lí hóa, sinh học riêng, ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng hàng trong quá trình thu mua, vận chuyển dự trữ, HTK luôn thay đổi về chất lượng, mẫu mã, Sự thay đổi này phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. - Sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh của DN thì vốn lưu động lại thay đổi hình thái từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang vốn vật tư hàng hóa và sau cùng lại trở về hình thái ban đầu là hình thái tiền tệ. Như vậy, quá trình vận động của hàng là quá trình vận động của vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh không thể tách rời việc dự trữ và tiêu thụ hàng một cách hiệu quả. 1.1.3. Vai trò của hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, HTK có vai trò như là một tấm nệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau: dự trữ - sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 3
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 1.1.4. Phân loại hàng tồn kho trong các doanh nghiệp. Việc phân loại và xác định những gì thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp ảnh hưởng tới tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Các DNSX thường có ba loại hàng tồn kho ứng với các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đó là hàng tồn kho ở khâu dự trữ (NVL, hàng mua đang đi đường, CCDC, ), hàng tồn kho ở khâu sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang) và hàng tồn kho ở khâu lưu thông (thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán). 1.1.4.1.Nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ . Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm các chủng loại hàng mà doanh nghiệp mua về để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,công cụ dụng cụ đang đi đường hoặc trong kho. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và hoạt động sản xuất. Mặt khác, trước những biến động của thị trường như giá cả vật tư tăng đột ngột hay trở nên khan hiếm mà doanh nghiệp nhanh nhạy dự đoán trước được thì việc lưu giữ lượng hàng tồn kho lớn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp được cung ứng kịp thời 1.1.4.2. Sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang bao gồm tất cả các sản phẩm chưa hoàn thành hiện còn đang nằm tại một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất hoặc sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. Tồn kho sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. Đơn giản vì nó sẽ mang lại cho mỗi công đoạn của quá trình sản xuất một mức độ độc lập nào đó. Bên cạnh đó, sản phẩm dở dang còn giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngừng trệ sản xuất hoặc có thời gian nhàn rỗi. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 4
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 1.1.4.3. Thành phẩm. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến, đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình, đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật quy định, có thể nhập kho hay giao ngay cho khách hàng. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà sản phẩm có thể chia thành nhiều loại với những phẩm cấp khác nhau gọi là chính phẩm, phụ phẩm, hay sản phẩm loại I, II Tồn kho thành phẩm nhằm đáp ứng mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai, mang lại lợi ích cho cả bộ phận sản xuất (tăng số lượng sản phẩm sản xuất, giảm chi phí sản xuất) và bộ phận marketing của doanh nghiệp (tối thiểu hoá thiệt hại do không có hàng giao hoặc chậm trễ trong giao hàng). 1.1.5. Yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng tồn kho. 1.1.5.1. Yêu cầu quản lý hàng tồn kho. HTK trong doanh nghiệp thường gồm nhiều loại, có vai trò, công dụng khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp phải đảm bảo tổ chức quản lý hàng tồn kho một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu: Khâu thu mua, DN cần kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng thu mua hàng trên tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, giá mua, nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời vật tư hàng hoá cho quá trình sản xuất kinh doanh. Khâu bảo quản, DN phải tổ chức tốt hệ thống bến bãi, trang bị các phương tiện kĩ thuật, bảo đảm an toàn cho hàng, tránh bị mất mát, hư hỏng, gây nên sự lãng phí. Khâu dự trữ, để có thể vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho quá trình SX và tiêu dùng của xã hội, đồng thời vừa tránh được sự ứ đọng, DN cần thường xuyên tiến hành kiểm tra số tồn kho để có thể điều chỉnh lại kế hoạch cung ứng, thu mua. Khâu tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải nâng cấp chất lượng sản phẩm, giữ uy tín, áp dụng các chiến lược maketing nhằm thu hút nhiều khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 5
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 1.1.5.2. Nhiệm vụ của kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Để đáp ứng dược yêu cầu quản lý HTK từ khâu thu mua, vận chuyển đến khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng, kế toán HTK thường xuyên phản ánh ghi chép đầy đủ tình hình thu mua, nhập- xuất- tồn, và tình hình dự trữ cho quá trình kinh doanh. Thông qua kế toán HTK,kế toán cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp biết được về chất lượng, giá cả, để từ đó ra quyết định cho phù hợp và đúng đắn. Lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết, phương pháp kế toán tổng hợp, phương pháp tính giá tồn kho khi xuất kho phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý và tiết kiệm nhân công giảm áp lực công việc của phòng kế toán. Kế toán HTK cần tổ chức đánh giá phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp, vì vậy kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiêp sản xuất phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp HTK của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán đúng với chế độ hiện hành, mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết, tạo điều kiện cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phạm vi ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về tình hình nhập- xuất- tồn hàng đầy đủ kịp thời,tính giá thực tế mua, nhập, xuất, tồn. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về mặt số lượng, chất lượng, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho quá trình tiêu thụ. - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ, phát hiện ngăn ngừa và có những biện pháp xử lý những hàng thừa, thiếu Tính toán, xác định số lượng và giá trị hàng thực tế đã xuất kho để kịp thời k/c giá vốn, ghi nhận DTBH. - Tham gia kiểm kê đánh giá hàng hóa theo chế độ Nhà nước quy định, lập các báo cáo phục vụ công tác quản lý và lãnh đạo. Cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết cần thiết về hàng tồn kho kịp thời, phục vụ cho quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 6
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 1.2. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.2.1. Quy đinh chung về hạch toán hàng tồn kho. 1.2.1.1. Yêu cầu đánh giá hàng tồn kho - Yêu cầu về tính chân thực: đòi hỏi việc tính giá HTK tiến hành dựa trên cơ sở tổng hợp đầy đủ, đúng đắn và hợp lý các chi phí thực tế cấu thành lên trị giá vốn của HTK và loại trừ được các chi phí bất hợp lý, giảm chi phí kém hiệu quả. - Yêu cầu tính thống nhất: nội dung và phương pháp tính giữa các niên độ kế toán của đơn vị phải thống nhất, nếu có bất kì thay đổi nào phải giải thích trên thuyết minh báo cáo tài chính. Cách tập hợp chi phí, cách tính toán phân bổ, tiêu thức phân bổ chung để xác định chỉ tiêu về giá vốn hàng tồn kho nhập kho và trị giá vốn xuất kho giữa các kì hạch toán phải nhất quán tránh ảnh hưởng của trị giá vốn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.2. Xác định giá trị nhập- xuất hàng tồn kho. Việc tính giá hàng tồn kho sẽ tạo điều kiện cho kế toán tính toán chính xác và ghi chép kịp thời trị giá của hàng nhập kho, do đó sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin đầy đủ, kịp thời, góp phần quản lý hoạt động thu mua, sản xuất hàng tồn kho có hiệu quả. Thông qua tính giá HTK giúp kế toán ghi nhận, xử lý và cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác về sự biến động, sử dụng hàng của doanh nghiệp, đồng thời chi tiết theo từng chủng loại, làm cơ sở cho việc quản lý dự trữ, sản xuất HTK. Hơn nữa, việc tính giá HTK giúp cho kế toán tính toán được trị giá vốn của HTK, kết hợp với việc ghi nhận doanh thu hàng bán, kế toán sẽ xác định được kết quả tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh của DN giúp cho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Nguyên tắc đánh giá: - Nguyên tắc giá gốc: (Theo chuẩn mực 02 HTK) HTK phải được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của HTK là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được các ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 7
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng + Giá gốc HTK bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến,và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh có được hàng tồn kho ở địa điểm hiện tại. - Nguyên tắc thận trọng: + HTK được đánh giá theo giá gốc, nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. + Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ (-) đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. + Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá HTK, kế toán đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm giá HTK. - Nguyên tắc nhất quán: các phương pháp kế toán sử dụng trong đánh giá hàng tồn kho phải đảm bảo tính nhất quán. Kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó. Trị giá nhập- xuất hàng tồn kho. Ở các DNSX hàng tồn kho gồm NVL, giá trị sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng gửi bán. Giá thực tế từng loại hàng tồn kho được xác định như sau: - NVL, CCDC mua chuẩn bị cho sản xuất: Giá thực tế nhập kho được xác định: + Giá mua theo hóa đơn trừ(-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, giá trị hàng mua bị trả lại. + Các khoản thuế không được Nhà nước hoàn lại ( thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) + Chi phí thu mua có liên quan ( chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, ) Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 8
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng - Với thành phẩm nhập kho: Giá thực tế là giá thành phẩm sản xuất thực tế tức bao gồm ba khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm dở = + - sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dang cuối kỳ Trị giá vốn thực tế xuất kho: theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp đánh giá theo giá thực tế, hàng ngày kế toán dùng giá thực tế để ghi sổ kế toán các nghiệp vụ nhập, xuất hàng tồn kho. Doanh nghiệp áp dụng một trong các phương pháp sau: Phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO), phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO), Phương pháp thực tế đích danh. 1.2.1.3. Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. - HTK cuối kỳ phải được đánh giá theo giá trị thấp nhất giữa giá phí và giá thị trường hiện tại: Trong điều kiện có lạm phát, giá trị HTK phải được báo cáo theo giá phí; Trong điều kiện ngược lại, giá trị HTK phải được báo cáo theo giá thị trường. - HTK cuối kỳ phải được đánh giá theo giá trị thấp nhất giữa giá phí và giá thị trường hiện tại có ý nghĩa tuân thủ được nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp. - Nguyên tắc xác định giá thị trường: giá thị trường hiện tại được hiểu như là giá phí để thay thế một loại HTK tương ứng tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, giá thị trường không được vượt quá giá trị hiện tại thuần của hàng tồn kho - được định nghĩa như giá bán ước tính của hàng tồn kho trong điều kiện kinh doanh bình thường trừ đi chi phí hợp lý để hoàn tất và đem bán. Giá thị trường không được thấp hơn giá trị thuần trừ đi khoản lợi nhuận trung bình tính theo giá bán. 1.2.1.4. Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 9
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng - Đối với hàng mua vào bằng ngoại tệ phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do nhân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho. - Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi do bị hư hỏng, lỗi thời, thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Việc này được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá HTK được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thược hiện được của chúng. 1.2.2. Kế toán chi tiết hàng tồn kho. Hạch toán chi tiết hàng tồn kho là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại, nhóm hàng tồn kho về số lượng và giá trị. 1.2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập xuất hàng tồn kho đều phải lập chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, 1.2.2.2. Các phương pháp hạch toán chi tiết. Phƣơng pháp thẻ song song. - Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại hàng tồn kho. - Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại hàng tồn kho về cả mặt số lượng và giá trị. + Hàng ngày hoặc định kì, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất thủ kho chuyển lên, kế toán phải tiến hành kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 10
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng + Cuối tháng, kế toán lập bảng nhập–xuất–tồn sau đó đối chiếu: Sổ kế toán chi tiết với thẻ kho, số liệu dòng tổng cộng trên bảng Nhập–Xuất–Tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế. - Quy trình luân chuyển chứng từ: Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phƣơng pháp thẻ song song Phiếu nhập Sổ chi Sổ tổng Kế toán Thẻ kho tiết hàng hợp hàng tổng tồn kho tồn kho hợp Phiếu xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu,kiểm tra - Ưu điểm: đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo sự chính xác của thông tin và có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho quản trị hàng tồn kho. Hiện nay phương pháp này áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp. - Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng, do vậy hạn chế chức năng của kế toán. - Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, hàng hóa, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, phát sinh không thường xuyên và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên kế toán chưa cao. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển. - Tại kho: thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật tư, hàng hóa về mặt số lượng. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 11
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng - Tại phòng kế toán: để theo dõi từng loại vật tư, hàng hóa nhập xuất về số lượng và giá trị, kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển. Đặc điểm ghi chép là chỉ ghi chép một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập xuất trong tháng. + Cuối tháng tổng hợp số liệu từ các chứng từ (hoặc từ bảng kê) để ghi sổ “đối chiếu luân chuyển”, cột luân chuyển và tính ra tồn kho cuối tháng. - Quy trình luân chuyển chứng từ: Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết HTK theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển Thẻ kho Phiếu xuất Phiếu nhập Bảng kê xuất Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân chyển Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu,kiểm tra - Ưu điểm: Khối lượng phạm vi ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. - Nhược điểm: việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu hiện vật và phòng kế toán cũng chỉ tiến hành kiểm tra đối chiếu vào cuối tháng do đó hạn chế tác dụng của kiểm tra. - Điều kiện áp dụng: áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có không nhiều nghiệp vụ nhập xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán hàng tồn kho do đó không có điều kiện ghi chép theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 12
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Phƣơng pháp sổ số dƣ. - Tại kho: Thủ kho theo dõi tình hình nhập xuất HTK theo chỉ tiêu hiện vật. - Tại phòng kế toán: theo dõi tình hình nhập xuất hàng tồn kho theo từng nhóm, từng loại theo chỉ tiêu giá trị. Kế toán mở sổ số dư theo từng kho. Sổ dùng cho cả năm để ghi chép tình hình nhập xuất. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng lũy kế nhập, lũy kế xuất, rồi từ các bảng lũy kế lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn theo từng nhóm, từng loại hàng tồn kho theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê lũy kế nhập, xuất để cộng tổng số tiền theo nhóm hàng tồn kho để ghi vào bảng kê nhập–xuất– tồn. Đồng thời, sau khi nhận được sổ số dư do thủ kho chuyển lên, kế toán căn cứ vào cột số dư về số lượng và đơn giá hạch toán của từng loại hàng tồn kho tương ứng để tính ra số tiền ghi vào cột số dư bằng tiền. Sau đó đối chiếu số liệu trên cột số dư bằng tiền của sổ số dư với bảng kê nhập–xuất–tồn, đối chiếu bảng kê nhập–xuất–tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phƣơng pháp sổ số dƣ Thẻ kho Phiếu nhập Phiếu xuất Bảng kê nhập Sổ số dư Bảng kê xuất Bảng lũy kế nhập Bảng lũy kế xuất Bảng tổng hợp nhập-xuất- tồn Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu,kiểm tra Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 13
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng - Ưu điểm: tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép của kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng. - Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi theo mặt giá trị nên muốn biết được số hiện có và tình hình tăng giảm về mặt hiện vật nhiều khi phải xem sổ của thủ kho,mất nhiều thời gian.Việc kiểm tra phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán gặp nhiều khó khăn - ĐK áp dụng: thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ ghi chép nhập xuất nhiều, thường xuyên,trình độ của kế toán đã vững vàng. 1.2.3. Kế toán tổng hợp hàng tồn kho. Kế toán tổng hợp HTK là việc ghi chép sự biến động về mặt giá trị của HTK trên các sổ sách kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp HTK có thể áp dụng một trong hai phương pháp: Phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.2.3.1.Tài khoản sử dụng + TK 151: hàng mua đang đi đường. + TK 155: thành phẩm. + TK 152: nguyên vật kiệu. + TK 156: hàng hóa. + TK 153: công cụ, dụng cụ. + TK 157: hàng gửi bán. + TK 154: chi phí SXKD dở dang. + TK 158: hàng hóa kho bảo thuế. Kết cấu cơ bản của nhóm tài khoản này: Bên Nợ Bên Có + Trị giá vật tư, hàng hóa mua vào + Trị giá hàng xuất kho + Chi phí thu mua + Phân bổ NVL, CCDC + Trị giá hàng thuê ngoài gia công + Chiết khấu thương mại +Trị giá hàng bị trả lại + Khoản giảm giá hàng bán +Trị giá hàng phát hiện thừa khi kiểm kê + Hàng mua trả lại + Trị giá hàng thiếu khi kiểm kê 1.2.3.2. Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho. Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. - Đặc điểm của phương pháp Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 14
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng + Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế HTK, so sánh, đối chiếu với số liệu HTK trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân. + Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp. . .) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. . . - Công thức tính giá hàng tồn kho. Trị giá Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng hàng tồn = tồn kho đầu + nhập kho trong - xuất bán trong kho cuối kỳ kỳ kỳ kỳ - Các phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho. + Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng , phụ thuộc vào tình hình của DN. Trị giá thực tế hàng tồn kho Trị giá thực tế hàng nhập kho Giá đơn vị + đầu kỳ trong kỳ bình quân cả = kỳ dự trữ Số lượng hàng nhập kho trong Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + kỳ Theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ: Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân: Ưu điểm: khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 15
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Nhược điểm: công tác kế toán dồn vào cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Hơn nữa, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập: Sau mỗi lần nhập hàng, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất: Giá đơn vị bình quân Trị giá thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập sau mỗi lần nhập = Số lượnghàng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Ưu điểm: khắc phục được hạn chế của phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Nhược điểm: tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Chỉ được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít. + Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO). Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được nhập trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Ưu điểm: ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu HTK trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 16
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Nhược điểm: làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. + Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO). Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. Ưu điểm: với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Nhược điểm: trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế. + Phương pháp thực tế đích danh. Theo phương pháp này hàng xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 17
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này. Sơ đồ 1.4: Kế toán NVL, CCDC, HH (theo phƣơng pháp KKTX) 111,112,151,331, 152,153,156 621,623,627,641,6 Nhập kho NVL,CCDC mua ngoài Xuất kho NVL, CCDC dùng cho 42, SXKD,XDCB,sửa chữa lớn TSCĐ Thuế VAT (nếu có) 133 154 Chi phí thu mua, vận chuyển NVL,CCDC xuất thuê ngoài gia công NVL, CCDC mua ngoài 154 133 111,112,331, Nhập kho NVL, CCDC thuê ngoài gia công chế biến xong hoặc nhập kho do tự chế Thuế VAT (nếu có) 3333,3332 Giảm giá NVL, CCDC mua vào Trả lai NVL, CCDC cho người bán, CKTM Thuế nhập khẩu thuế TTĐB NVL, CCDC nhập khẩu phải nộp NSNN 632 33312 NVL, CCDC xuất bán Thuế VAT NVL,CCDC phải nộp NSNN (nếu không được khấu trừ) 142,242 411 NVL, CCDC xuất dùng cho SXKD phải phân bổ dần Được cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh liên kết bằng NVL, CCDC 222,223 621,623,627,641 NVL,CCDC xkho để ĐT vào cty con hoặc , Xuất dung cho SXKD hoặc XDCB, sửa chữa GVốn vào cty lkết hoặc CS KD đồng ksoát lớn TSCĐ không sử dụng hết nhập kho 632 222.223 NVL, CCDC phát hiện thiếu khi kiểm kê Thu hồi vốn góp vào công ty liên kết, cơ sở kinh thuộc hao hụt định mức doanh đồng kiểm soát bằng NVL, CCDC 1381 3381 NVL, CCDC phát hiện thiếu khi kiểm kê NVL, CCDC phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lý chờ xử lý Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 18
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Sơ đồ 1.5: Kế toán thành phẩm (theo phƣơng pháp KKTX) 154 155 632 Nhập kho thành phẩm do đơn vị SX, Xuất kho thành phẩm để bán, trao chế biến hoặc thuê ngoài gia công đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ hoàn thành 632 157 Thành phẩm đã xuất bán bị trả lại Xuất kho thành phẩm gửi cho các đại nhập kho lý,đơn vị nhận hang ký gửi hoặc gửi hàng cho khách hang theo hợp đồng hoặc gửi 222, 223 cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc Thu hồi vốn góp vào công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng 222, 223 thành phẩm nhập kho Xuất kho thành phẩm để góp vốn vào công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng 338 (3381) kiểm soát Thành phẩm phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lý 338 (3381) Thành phẩm phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ: - Đặc điểm của phương pháp. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của hàng trên sổ kế toán tổng hợp Mọi biến động của HTK(Nhập, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của hàng tồn kho nhập kho và xuất kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (TK 611 “Mua hàng”). Công tác kiểm kê hàng tồn kho được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị hàng tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hoá xuất kho trong kỳ (Tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của Tài khoản 611. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 19
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ). Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hoá, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hoá, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ. . .). Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hoá xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi. - Công thức tính trị giá hàng xuất dùng trong kỳ. Trị giá hàng Trị giá hàng Tổng trị giá Trị giá hàng xuất kho trong = tồn kho đầu + hàng nhập - tồn kho cuối kỳ kỳ kho trong kỳ kỳ - Tài khoản sử dụng: TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, TK 611 Kết cấu và nội dung của TK 611: “Mua hàng” Bên Nợ Bên Có + Kết chuyển giá thực tế của hàng tồn + Kết chuyển giá thực tế của hàng tồn kho đầu kỳ. kho cuối kỳ. + Giá thực tế của hàng mua vào trong + Các khoản giảm giá, bớt giá, giá trị kỳ, hàng đã bán bị trả lại hàng mua bị trả lại. + Giá thực tế của hàng xuất kho trong kỳ. + Kết chuyển giá thực tế của hàng gửi bán nhưng chưa tiêu thụ. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 20
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Sơ đồ 1.6: Kế toán hàng tồn kho (theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ) 151, 152, 153, 611 K/c giá trị hàng tồn kho đầu kì 111,112,331, 111,112,331, Giảm giá hàng mua trả lại, CKTM Mua về nhập trong kỳ 133 133 VAT (nếu có) Thuế VAT đầu vào (nếu có) 138,334 3333 Giá trị hàng tồn kho thiếu hụt Thuế nhập khẩu phải nộp NSNN 3332 632 Thuế TTĐB hàng nhập khẩu phải nộp Xuất bán NSNN 33312 621,623,627,641,642 Thuế VAT của hàng nhập khẩu phải nộp NSNN ( Nếu không được khấu trừ) Cuối kỳ xác định và k/c trị giá hàng xuất kho cho sản xuất kinh doanh, XDCB, 3381 sửa cữa lớn TSCĐ Hàng tồn kho thừa khi kiểm kê 151,152,153, 411 Nhận vốn góp liên doanh Kết chuyển hàng tồn kho cuối kỳ 128,222,311 Hàng tồn kho nhập từ các nguồn khác Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 21
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Sơ đồ 1.7: Kế toán hàng mua đang đi đƣờng 111,112,331, 151 152, 153, 155, Trị giá hàng đã mua nhưng cuối tháng Sang tháng sau ghi trị giá hàng mua đang chưa về nhập kho đi đường đã được nhập kho 133 138 (1381) Thuế GTGT (nếu có) Trị giá hàng mua đang đi đường bị mất thiếu hụt chờ xử lý 611 632, 157 Cuối kỳ, k/c trị giá hàng đẫ mua đang đi Trị giá hàng đã mua đang đi đường giao đường cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê thẳng cho khác hàng hoặc gửi thẳng cho định kỳ) khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi không qua nhập kho 611 Đầu kỳ, k/c giá thực tế của hàng mua đang đi đường đầu kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Sơ dồ 1.8: Kế toán chi phí SXKD dở dang 621, 622, 623 154 152, 153, 155, 156 Phân bổ, k/c chi phí NVL trực tiếp, chi phí Vật tư, hàng hóa gia công hoàn thành nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy nhập kho thi công 155 627 Sản phẩm hoàn thàn nhập kho Phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung 632 Sản phẩm hoàn thành tiêu thụ luôn Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 22
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Sơ đồ 1.9: Kế toán hàng gửi bán 155,156 157 632 Khi xuất kho gửi thành phẩm, hàng hóa Khi hàng gửi bán được xác định là cho người mua theo hợp đồng hoặc gửi tiêu thụ nhờ đơn vị nhận đại lý bán hộ hoặc xuất hàng cho đơn vị nội bộ 155,156 154 Dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho Hàng gửi đi bán nhập khách hàng nhưng chưa được xác định là lại kho tiêu thụ, thành phẩm sản xuất xong không nhập kho gửi đi bán 611 151 Đối với Hàng mua đang đi dường được gửi bán hàng hóa Đầu kỳ, k/c trị giá hàng 611 gửi đi bán chưa được coi là tiêu thụ đầu kỳ, giá trị Cuối kỳ, k/c trị giá hàng hóa gửi bán dịch vụ khách hàng chưa chưa được coi là tiêu thụ cuối kỳ (theo được coi là tiêu thụ đầu 632 phương pháp kiểm kê định kỳ) kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) 632 Đối với thành phẩm Cuối kỳ, k/c trị giá thành phẩm gửi đi bán dịch vụ chưa được coi là tiêu thụ cuối kỳ, giá trị dịch vụ cung cấp cho khách hàng chưa được coi là tiêu thụ cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 23
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 1.2.4. Vấn đề kiểm kê và đánh giá lại hàng tồn kho. 1.2.4.1. Khái niệm. Kiểm kê HTK là việc tiến hành kiểm tra trực tiếp tại chỗ hiện có tại thời điểm tiến hành kiểm kê thông qua việc cân, đong, đo, đếm. Được thực hiện bởi ban kiểm kê của doanh nghiệp với sự giám sát và tham gia của phòng kế toán. Mục đích của việc kiểm kê là nhằm đối chiếu số hàng tồn kho hiện có tại kho với số dư trên sổ sách kế toán, xác định số thừa, thiếu. Cũng qua đó kiểm tra chất lượng của hàng tồn kho, kiểm tra việc tôn trọng dự trữ tồn kho để quản lý chặt chẽ có hiệu quả hàng tồn kho, tránh tham ô, lãng phí, mất mát và đảm bảo tính thực tế của số liệu báo cáo về hàng tồn kho. Có biện pháp xử lý kịp thời những hiện tượng tiêu cực. Đánh giá lại hàng tồn kho thường được thực hiện trong trường hợp Nhà nước quy định nhằm bảo toàn vốn kinh doanh khi có sự biến động lớn về giá cả và đem hàng đi góp vốn. 1.2.4.2. Phương pháp hách toán khi kiểm kê. Khi kiểm kê phát hiện hàng tồn kho thừa, thiếu, mất, hư hỏng kế toán phải căn cứ vào nguyên nhân hoặc quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để xử lý. Trường hợp phát hiện thừa: - Chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý ghi: Nợ TK 152,153,155,156 :NVL, CCDC, Thành phẩm, Hàng hóa Có TK 338 (3381, 3388); Phải trả, phải nộp khác - Khi có quết định của cấp có thẩm quyền, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý: Nợ TK 338 (3381): Phải trả, phải nộp khác Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh Có TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB Có TK 338(3388): Phải trả, phải nộp khác Có 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Trường hợp phát hiện thiếu: - Nếu giá trị NVL, CCDC hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép, ghi: Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 24
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. -Nếu thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK152, 153, 155: NVL, CCDC, Thành phẩm -Thiếu hụt đã xác định được nguyên nhân, căn cứ vàn quyết định ghi: Nợ TK 111: Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường) Nợ TK1388: Phải thu khác Nợ TK 334: Phải trả người lao động (Trừ vào lương của người phạm lỗi) Nợ TK 632: GVHB (Phần thiếu hụt, mất, hư hỏng còn lại phải tính vào GVHB) Có TK 138: Phải thu khác (1381) 1.2.4.3. Đánh giá lại hàng tồn kho Đánh giá lại hàng tồn kho nhằm xác định giá trị phù hợp của hàng tồn kho tại thời điểm đánh giá lại.Đánh giá lại thường được thực hiện: - Khi có quyết định của Nhà nướcvề đánh giá lại tài sản. - Khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. - Các trường hợp khác theo quy định (Khi chuyển đổi hình thức sở hữu DN, ) Khi đánh giá lại hàng tồn kho doanh nghiệp phải thành lập hội đồng hoặc ban đánh giá lại: - Nếu đánh giá lại nhỏ hơn trị giá đã ghi sổ kế toán, phần chênh lệch giảm: Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 152,153,155,156: NVL, CCDC, Thành phẩm, Hàng hóa. - Nếu đánh giá lại lớn hơn trị giá đã ghi sổ kế toán, phần chênh lệch giá tăng: Nợ TK 152,153,155, 156: NVL,CCDC,Thành phẩm, Hàng hóa Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 25
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 1.2.5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1.2.5.1. Khái niệm. Dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do giảm giá hàng tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thực tế thuần túy hàng tồn kho trong doanh ngiệp, nhằm đưa ra một giá trị thực tế về tài sản của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Giá trị thuần của hàng tồn kho được xác định trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là giá trị điều chỉnh giữa trị giá tồn kho thực tế trên sổ kế toán và trị giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ hạch toán. 1.2.5.2. Thời điểm lập Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện ở thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. 1.2.5.3. Điều kiện lập - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào GVHB trong kỳ. - Hàng tồn kho là mặt hàng kinh doanh, thuộc quyền sổ hữu của doanh nghiệp. - Có chứng từ, hóa đơn hợp lý hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. 1.2.5.4.Phương pháp xác định mức dự phòng. Căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của hàng hóa để xác định mức dự phòng. Mức dự phòng Lượng hàng tồn Giá hạch Giá thực giảm giá hàng = kho giảm giá tại * toán trên sổ - tế trên tồn kho cho thời điểm 31/12 kế toán thị trường năm kế hoạch năm báo cáo tại thời điểm 31/12 Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 26
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp bảng kê chi tiết khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho của doanh nghiệp. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.5.5. Kết cấu của tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dƣ bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. 1.2.5.6. Phương pháp hạch toán kế toán. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hoá, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dỡ dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niện độ kế toán tiếp theo: - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng GVHB. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán. Phương pháp hạch toán kế toán: - Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá HTK lần đầu tiên Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 27
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng - Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo: + Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi: Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). 1.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN. Theo quyết định 15/2006 QĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 có 5 hình thức kế toán: - Hình thức nhật ký chung - Hình thức nhật ký – sổ cái - Hình thức nhật ký – chứng từ - Hình thức chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán trên máy 1.3.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi chép vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán các nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 28
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Các loại sổ kế toán chủ yếu: - Sổ nhật ký chung. - Sổ nhật ký đặc biệt. - Sổ cái, các sổ thẻ chi tiết Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết đặc biệt Sổ cái TK Bảng tổ ng hợp chi tiết Bảng CĐ số PS BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 1.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái. Đặc trưng cơ bản là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các ngiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký – sổ cái. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 29
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Tách biệt việc ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi chép kế toán chi tiết vào hai loại sổ khác nhau là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Không cần lập bảng cân đối tài khoản cuối kỳ vì kế toán có thể kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ cái ở dòng cộng cuối kỳ của Nhật ký – sổ cái. Các sổ sử dụng: - Sổ Nhật ký sổ cái - Các sổ thẻ kế toán chi tiết, Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng Sổ quỹ từ kế toán cùng loại Bảng tổng hợp NHẬT KÝ – SỔ CÁI chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.3. Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ. Đặc trưng cơ bản của Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên “ Có” của mỗi tài khoản chỉ tập trung phản ánh trên Nhật ký – chứng từ và từ Nhật ký – chứng từ phải ghi vào sổ cái một lần cuối tháng. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 30
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Các loại sổ sử dụng: - Các Nhật ký chứng từ, bảng kê. - Các sổ, thẻ chi tiết tài khoản. - Các sổ cái Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Sổ, thẻ Bảng kê NHẬT KÝ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ Sổ Cái TK Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.4. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 31
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Các loại sổ sử dụng: - Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ - Các sổ thẻ kế toán chi tiết, Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng Sổ, thẻ kế toán từ kế toán cùng loại chi tiết Sổ đăng ký CHỨNG TỪ GHI SỔ chứng từ ghi sổ Sổ Cái TK Bảng tổng hợp chi tiết Bảng CĐ số PS BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.5. Hình thức kế toán trên máy Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 32
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Các loại sổ sử dụng: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính CHỨNG TỪ SỔ KẾ TOÁN KẾ TOÁN PHẦN MỀM - Sổ tổng hợp KẾ TOÁN - Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG T Ừ KẾ TOÁN - Báo cáo tài chính CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 33
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng PHẦN II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CƠ HẢI PHÒNG 2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CƠ HẢI PHÒNG 2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Điện Cơ Hải Phòng Tên giao dịch: Hai Phong Electrical Mechanical Joint Stock Company. Tên viết tắt: HAPEMCO Trụ sở chính: Số 734 đường Nguyễn Văn Linh-Lê Chân- Hải Phòng Cơ sở 2: Số 20 Đinh Tiên Hoàng – Hồng Bàng – Hải Phòng Điện thoại: 0313.835927 hoặc 0313.783328 Fax: 0313.857393. 2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty. Giai đoạn năm 1961-1985 Những năm đầu của thập niên 60 của thế kỷ XX, khi miền Bắc bước vào giai đoạn cải tạo tư bản tư doanh, chủ trương của Đảng ta lúc này là thành lập một loạt các nhà máy để sản xuất ra tư liệu sản xuất phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Trong tình hình đó Xí nghiệp Hải Phòng Điện Khí được phép thành lập theo Quyết định số 169/QĐ-TCCQ ngày 16/3/1961 của UBND thành phố Hải Phòng. Xí nghiệp được thành lập trên cơ sơ sáp nhập 3 cơ sở tư doanh nhỏ trong nội thành Hải Phòng là: Xưởng Công Tư hợp doanh Khuy Trai, Xưởng loa truyền thanh và Xí nghiệp 19-8. Từ khi thành lập cho đến nay Xí nghiệp đã trả qua nhiều nấc thăng trầm. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 34
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Đây là thời kỳ Xí nghiệp hoạt động mang tính kế hoạch hóa tập trung. Về kết cấu sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp thời kỳ này gồm 3 sản phẩm, sản xuất, phân phối và tiêu thụ theo kế hoạch của Nhà Nước là: Động cơ điện 3 pha từ 0,6 KW đến 10 KW, máy hàn điện 3 pha từ 380V – 21V,quạt điện dân dụng và công nghiệp.Về tổ chức bộ máy quản lý mang đầy đủ đặc điểm của thời kỳ bao cấp.Về lao động: Số lao động trung bình 219 người (lao động gián tiếp 21%, lao động trực tiếp 79 %), trình độ lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Từ năm 1984 Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp Điện Cơ Hải Phòng. Có thể nói đây là thời kỳ vàng son của doanh nghiệp. Từ năm 1984-1987 doanh nghiệp đã nhiều lần giữ lá cờ đầu về sản xuất - kinh doanh của Sở Công Nghiệp Hải Phòng và được thưởng nhiều huân chương và bằng khen. Giai đoạn 1986 – 2003 Từ những năm thập kỷ 80, đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do hàng hóa từ nước ngoài tràn vào lấn át thị trường nội địa, hàng hóa từ các Tỉnh phía Nam tràn ra bán tràn lan với giá rẻ lấn át thị trường quạt điện của Xí nghiệp. Trong khi đó sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất bằng công nghệ đã lạc hậu, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa. Trước tình hình đó, Đảng Ủy và Ban Giám Đốc đã ra quyết định phải nhanh chóng thay đổi công nghệ sản xuất ,đổi mới mẫu mã, Tháng 10/1992 UBND Thành phố ra quyết định số 1208/QĐ – UB ngày 11/10/1992 đối với việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước đối với Xí nghiệp Điện Cơ Hải Phòng. Sản phẩm sản xuất là các loại quạt, lồng quạt, các cỡ để phục vụ cho công nghệ sản xuất liên hoàn của doanh nghiệp và cung cấp linh kiện quạt. Tháng 4/1998 Công ty đã ký kết với tập đoàn Mitsustar của Nhật để sản xuất các linh kiện quạt, công nghệ sản xuất được đầu tư hiện đại. Từ năm 1999 - 2003 sản phẩm quạt Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 35
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng điện Phong Lan của doanh nghiệp dã được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Thị trường của sản phẩm đã được mở rộng ra trong và ngoài nước. Giai đoạn 2004 đến nay. Đây là giai đoạn công ty hoạt động duới hinh thức Công ty cổ phần. Ngày 26/12/2003 Công ty Điện Cơ Hải Phòng đổi tên thành Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng theo Quyết định số 3430/QĐ-UB ngày 26/12/2003 của UBND thành phố Hải Phòng. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng số 0203000691 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hải Phòng cấp ngày 13/01/2004. Vốn Điều Lệ trên Giấy đăng ký kinh doanh là 8,450 tỷ đồng . Trong đó: Vốn Nhà nước : 1,3 tỷ đồng. chiếm 15% Vốn Cổ Đông trong Công ty : 6,266 tỷ , chiếm 74,20% Vốn Cổ Đông ngoài Công ty: 884 triệu , chiếm 10,80% 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Công ty duy trì bộ máy theo kiểu Trực tuyến – tham mưu. Giám đốc Công ty trực tiếp điều hành các phòng ban. Phó Giám đốc giúp Giám đốc phụ trách các bộ phận Kế hoạch – Vật tư và Tiêu thụ sản phẩm và chịu trách nhiệm về các lĩnh vực mình phụ trách . Các phòng ban chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong quá trình ra quyết định. Các Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng được giao toàn quyền quản lý, bố trí lao động điều hành các công việc cụ thể trong phạm vi quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. Trưởng các bộ phận có thể giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho cấp phó một số công việc hoặc quyền hạn nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc phân công và ủy quyền trên . Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 36
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH SẢN XUẤT Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Tài Tổ kế Kỹ tiêu Kế chính chức hoạch thuật thụ sản hoạch, Kế Hành sản KCS phẩm Vật tư toán chính xuất Cửa Phân xưởng Cơ khí hàng trưng Phân xưởng Ép nhựa bày sản Phân xưởng Lắp ráp ph ẩ m Tổng số Cán Bộ - CNV, lao động trong Công ty : 240 người Trong đó : Hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên : 175 người ( có hưởng BHXH) Tổ chức Đảng : Chi bộ trực thuộc Quận Ủy Lê Chân _ Hải Phòng Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban : + Phòng kế hoạch – vật tư : (16 người) Cung ứng vật tư, cấp phát vật tư, quyết toán vật tư. Xây dựng kế hoạch năm, tháng và tiến độ sản xuất. Thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư. + Phòng tài chính – kế toán: (4 người) Hạch toán kế toán. Quyết toán tài chính hàng năm, phân chia các quỹ. + Phòng kỹ thuật : (4 người) Công tác kỹ thuật Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 37
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng + Phòng KCS: (10 người) Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công tác bảo hành sản phẩm. + Phòng tiêu thụ sản phẩm: (19 người) Bán hàng, bán linh kiện, vật tư. Công tác thị trường, phát triển thị trường + Phòng tổ chức – hành chính: (21 người) Tham mưu Ban GĐ về tổ chức bộ máy quản lý. Quản lý nhân sự, đào tạo. + Phân xưởng cơ khí : (59 người) Sản xuất các chi tiết cơ khí quạt điện. Sản xuất lồng quạt để bán hàng. Sơn tĩnh điện các chi tiết quạt và nhận sơn gia công + Phân xưởng Nhựa: (13 người) Quản lý, khai thác hệ thống máy ép phun nhựa và khuôn mẫu các loại. + Phân xưởng lắp ráp:( 39 người) Quấn, hạ động cơ quạt điện các loại. Thực hiện lắp ráp hoàn thành quạt điện, đóng gói nhập kho thành phẩm Công ty. + Lao động hợp đồng của Công ty: gồm 55 người 2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Nghành nghề kinh doanh - Sản xuất các loại quạt điện, linh kiện quạt, các đồ điện gia dụng khác. - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, vật tư. Kho bãi và lưu giữ hàng hoá. - Bán buôn, bán lẻ các loại sắt thép, đồ điện gia dụng và đồ điện công nghiệp. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Điện Cơ Hải Phòng là doanh nghiệp đầu tiên tại Hải Phòng sản xuất ra các loại quạt điện. Sản phẩm của doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt và sản xuất. Trong quá trình phát triển, sản phẩm đã có nhiều thay đổi, nhờ áp dụng tiến bộ KHKT Công ty không ngừng đưa ra thị trường những sản phẩm với chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng cao. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 38
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Bảng danh mục các sản phẩm quạt điện của Công ty STT Tên sản phẩm 1 Quạt bàn các loại :B300,B400 2 Quạt treo các loại: T400 có đèn, T400 Không đèn, T400J. Quạt treo điều khiển KDK, KDK-3MS, Quạt treo T450, Quạt treo công nghiệp. 3 Quạt rut các loại : R400D, R400-03, 400J 4 Quạt tản gió các loại: QH300,QH350. 5 Quạt đứng : Đứng 450, HD1476, Đ400E, Đ400N, đứng khiển L23-KĐK. 6 Quạt trần: PL3, PL3 không hộp số. 7 Quạt hút : HT- 200,HT-250. 8 Quạt mát hơi nứơc. 9 Quạt sưởi bàn HSM-01 10 Quạt nóng lạnh HSM-02 11 Quạt công nghiệp : 650P,750P 12 Quạt thông gió tròn các loại : 400,450,500,550,600,650. 13 Quạt thông gió vuông 14 Quạt đảo trần ( Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của phòng kế hoạch – vật tư) Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 39
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm . Quy trình sản xuất quạt là quy trình tổng hợp, khép kín bao gồm các bộ phận sau: Tạo phôi Cắt gọt và sản xuất Ép nhựa L ắ p ráp hoàn ch ỉ nh KCS- Kiểm tra chất lượng sản phẩm Đóng gói nhập kho thành phẩm Tạo phôi: - Đột dập các chi tiết cơ khí, sản xuất các khối tôn từ. - Quấn hạ dây động cơ quạt điện. Cắt gọt: - Gia công cơ khí các chi tiết động cơ quạt. - Sản xuất lồng quạt. Ép nhựa: Sản xuất các chi tiết kết cấu quạt như than , cánh, vỏ nhựa quạt. Lắp ráp quạ: Là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất quạt điện. Bán thành phẩm từ các khâu trên được đưa đến phân xưởng lắp ráp để tiến hành lắp ráp quạt thành phẩm . Sản phẩm đạt tiêu chuẩn được đưa sang bộ phận đóng gói nhập kho. Ngoài các chi tiết sản xuất tại chỗ để lắp ráp thành quạt thì Công ty còn nhập một số chi tiết như: Bộ điều khiển, hạt nhựa ABS, Sbin Kết quả sản xuất – kinh doanh Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 40
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng BÁO CÁO TỔNG HỢP CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2010 Số CHỈ TIÊU Đơn vị KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Tỷ lệ TT tính (%) I GIÁ TRỊ SLHHTH 70.867.682.458 III SẢN PHẨM CHÍNH CÁC LOẠI Cái 1 Tổng quạt các loại 212.732 Quạt bàn các loại - 17.500 Quạt rút các loại - 34.003 Quạt đứng các loại - 50.317 Quạt treo các loại - 58.771 Quạt hút + Quạt hộp + Quạt tản - 20.459 Quạt trần - 6.150 Quạt công nghiệp các loại - 25.532 2 Lồng quạt các loại Bộ 1.460.692 IV LAO ĐỘNG TIỀN LƢƠNG -Lao động toàn đơn vị Người 240 -Tổng quỹ lương Đồng 8.882.391.735 -Năng suất lao động -Lương bình quân Đồng 3.084.164 -Tổng thu nhập bình quân Đồng V CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - Tài sản cố định Đồng 31.665.450.122 -Tổng số khấu hao TSCĐ lũy kế - (13.465.839.059) -Vốn cổ đông doanh nghiệp - 14.967.500.000 -Vốn cổ đông ngoài doanh nghiệp - 1.932.500.000 -Thặng dư vốn - 4.439.500.000 -Các quỹ - 3.046.984.177 -Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.224.475.591 Trong đó: Vốn cố định Đồng 9.098.224.973 Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 41
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Vốn lưu động - 19.512.734.795 -Tài sản lưu động dự trữ thực tế - 35.712.220.760 + Khâu dự trữ - 12.748.610.719 + Khâu sản xuất - 580.875.315 + Khâu lưu thông - 22.382.734.726 -Khấu hao cơ bản trích - 2.120.610.170 -Doanh thu - 140.685.202.417 -Thuế VAT đã khấu trừ - 12.646.929.093 -Thuế tiêu thụ đặc biệt trích -Lợi nhuận sau thuế - 6.406565.266 -Nộp ngân sách - 5.144.540.424 Trong đó: + Thuế VAT - 1.402.423.012 + Thuế đất - 241.281.800 + Thuế nhập khẩu - 2.445.237.040 + Thuế thu nhập doanh nghiệp - 1.052.598.572 + Nộp khác: Môn bài - 3.000.000 -Vốn vay ngân hàng - 33.821.363.542 Trong đó: + Vay dài hạn - 4.501.743.242 + Vay ngắn hạn - 29.319.620.300 -Vay ngoại tệ -Lãi trả ngân hàng - 2.908.057.036 Trong đó: Lãi trả do nợ quá hạn - Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc đơn vị Trịnh Lan Phƣơng Lê Thị Bích Huệ Trần Văn Long Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 42
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 2.1.5. Những thành tích của công ty. Trong những năm qua Công ty Điện Cơ Hải Phòng luôn khắc phục những khó khăn, tích cực nghiên cứu, hợp tác, áp dụng nhiều công nghệ mới hiện đại vào trong công việc, đảm bảo chất lượng và tiến độ, đời sống của cán bộ công nhân viên luôn được nâng cao.Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Công tác Đảng, Đoàn thể Quán triệt phương châm của Đảng trong tình hình hiện nay “ Lấy phát triển Kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt” Công ty luôn gắn nhiệm vụ Chính trị hàng đầu là ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, đồng thời xây dựng tổ chức Đảng ở việt Nam cũng được củng cố với Hội đồng quản trị và ban giám đốc và các tổ chức quần chúng. Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng Đảng viên năm 2010: 100% ( 27 đồng chí) đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ, trong đó 4 đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 19 đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chi bộ đề nghị Quận ủy Lê Chân công nhận là chi bộ “ trong sạch vững mạnh”. Tổ chức Công đoàn luôn chăm lo đời sống cho người lao động (việc làm – thu nhập), kết hợp cùng Ban Giám đốc giải quyết đầy đủ mọi quyền lợi chính đáng cho người lao động như: Các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, chế độ nâng lương nâng bậc, các chế đọ tiền lương, tiền thưởng, tiền phép hàng năm đều được giải quyết kịp thời và đúng quy định. Công tác ATVSLĐ, Phòng chống cháy nổ Sau khi có công văn hướng dẫn Sở Công Thương về việc thực hiện Chỉ thị 09/CT – BTC, Công ty đã triển khai các công việc về công tác An toàn - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ như: Lập phương an PCCC, bảo dưỡng các hệ thống bình PCCN, các biển báo, nội quy sử dụng máy móc thiết bị đảm bảo được an toàn. Kiện toàn, phân công, qui định trách nhiệm đối với Hội đồng BHLĐ, cán bộ làm công tác an toàn, Cán bộ quản lý, các phòng ban, phân xưởng. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 43
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Công tác từ thiện. Với mức thu nhập của Công nhân viên chức lao động trong công ty còn hạn chế, đời sống vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng mọi người đều thể hiện tốt tình cảm tương thân tương ái, tích cực tham gia hoạt động từ thiện do công ty,Thành phố phát động. Những năm qua CNVCLĐ trong công ty đã đống góp cho các quỹ : Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt miền trung, và nhiều đợt trợ giúp khác. 2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty. Thuận lợi: Đội ngũ Cán bộ công nhân viên chức, Lao động trong công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Sản xuất –kinh doanh quạt điện. Sự kết hợp có tính năng động cao trong các vấn đề quan trọng của công ty được Chi bộ Đảng và Hội đồng quản trị giải quyết triệt để, kịp thời nhằm phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh. Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất luôn được lãnh đạo công ty quan tâm và đầu tư có hiệu quả để tăng năng suất lao động tiết kiệm vật tư đảm bảo chất lượng của sản phẩm quạt điện. Khó khăn Trong nền kinh tế thị trường hiện nay còn chịu sự ảnh hưởng cạnh tranh rất gay gắt, chịu tác động trực tiếp khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như trong nước đối với Doanh nghiệp. Cạnh tranh hàng hóa ngoại nhập lẫn cạnh tranh rất gay gắt hàng hóa trong nước với nhiều thành phần Kinh tế khác nhau. Thị trường tiêu thụ và thị hiếu tiêu dùng thay đổi rất khó nắm bắt. Khó khăn về tính chất thời vụ của sản phẩm luôn gây áp lực về việc giải quyết lao động trái vụ và hiệu quả sử dụng đồng vốn. Khó khăn về năng lực công nghệ sản xuất ở mức trung bình thấp ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh và phát triển. Khó khăn về thực lực lao động vốn chủ sở hữu còn rất nhỏ, chủ yếu sử dụng đồng vốn thương mại là chính. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 44
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Đặc biệt về tình hình nhân lực trong Công ty. Lực lượng cán bộ quản lí được đào tạo cơ bản còn thiếu và yếu. Thợ lành nghề mai một, đào tạo mới rất khó khăn. Khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất kinh doanh tiên tiến còn thấp. 2.1.7.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng . Công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng được cụ thể hóa thành các phần hành cụ thể như sau : - Kế toán tổng hợp - Kế toán vốn bằng tiền - Kế toán bán hàng - Kế toán tiền lương - Kế toán vật tư, mua hàng. - Kế toán tài sản cố định Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty : KẾ TOÁN TRƯỞNG (kế toán tổng hợp, kế toánTSCĐ) PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN (kế toán tiền mặt) Kế toán Kế toán Kế toán Thủ vật tư tiền bán quỹ mua hàng lương hàng Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán : - Kế toán trưởng: Tổng hợp các phần hành kế toán trong công ty. Tiến hành tổ chức, điều hành hệ thống kế toán và tham mưu cho Giám đốc về hoạt động SXKD.Đồng thời theo dõi, hạch toán kế toán TSCĐ. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 45
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng - Phó phòng kế toán: phụ trách kế toán tiền mặt, thực hiện quyết toán thuế với nhà nước, giao dịch với ngân hàng, vấn đề liên quan nhập khẩu hàng. - Kế toán vật tư: phụ trách tình hình nhập kho, xuất kho, tồn kho, tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thực hiện báo cáo kịp thời. - Kế toán bán hàng: theo dõi tinh hình bán hàng hóa, thành phẩm , bán thành phẩm, đồng thời theo dõi công nợ phải thu của khách hàng trên tài khoản 131. - Kế toán tiền lương: Thực hiện kế toán tiền lương, quản lý quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. - Thủ quỹ: cùng với kế toán vốn bằng tiền quản lý việc thu, chi tiền mặt trong doanh nghiệp, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày. 2.1.7.2. Hình thức kế toán tại doanh nghiệp - Hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm kế toán ASIA, hệ thống sổ sách kế toán của công ty được lựa chọn theo hình thức Nhật ký – Chứng từ. Lập báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị. - Hệ thống sổ sách sử dụng bao gồm: Nhật ký chứng từ, bảng kê, Sổ cái, Sổ chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết, - Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006 QD-BTC được ban hành vào ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Bộ trửơng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Chứng từ trên máy tính CHỨNG TỪ SỔ KẾ TOÁN KẾ TOÁN PHẦN MỀM - Sổ tổng hợp KẾ TOÁN - Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG - Báo cáo tài chính TỪ KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán CÙNG LOẠI quản trị Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 46
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng,hoặc định kì Đối chiếu ,kiểm tra Hàng ngày, kế toán dựa vào các chứng từ thực tế phát sinh để tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán máy. Từ số liệu được lập hàng ngày máy sẽ tự động chạy vào sổ như bảng kê, nhật ký chứng từ có liên quan, sổ chi tiết tài khoản. Từ các sổ này đến cuối tháng máy sẽ tự động chạy số liệu và tính ra số liệu ở các sổ tổng hợp như: Sổ cái tài khoản,bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu số liệu giữa các sổ thì kế toán tiến hành đặt lệnh để máy tính tiến hành tính toán số liệu trong báo cáo tài chính. - Căn cứ điều 30 khoản 2 Luật Kế toán: các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị mà doanh nghiệp sử dụng là 1. Bảng cân đối kế toán 4. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2. Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản 5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính - Năm kế toán được xác định theo năm dương lịch bắt đầu từ 01/01 đến 31/12. - Phương pháp xác định giá trị sản xuất kinh doanh dở dang : tính theo chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm. - Phương pháp kế toán tài sản cố định: Phương pháp khấu hao áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng theo QĐ số 206/2033/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 cua Bộ Tài chính. - Đơn vị tiền tệ sử dụng, nguyên tắc quy đổi sang đồng tiền khác. + Sử dụng đồng Việt Nam trong ghi chép và hạch toán. + Khi quy đổi sang đồng tiền khác thì căn cứ vào tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng Nhà nước công bố vào thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT : phương pháp khấu trừ. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 47
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Thực hiện trên phần mềm kế toán máy: Bước 1: Khởi động phần mềm kế toán Asia Accounting: Nháy đúp vào biểu tượng ASIA trên màn hình máy tính. Xuất hiện giao diện chính của phần mềm kế toán ASIA, đánh tên đăng nhập, mật khẩu: - Sau đó hiện ra màn hình hệ thống: Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 48
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Bước 2: Quy trình nhập dữ liệu: Nháy đúp vào phần hành kế toán định làm: tổng hợp, tiền, bán hàng, mua hàng,hàng tồn kho, quản trị. Xuất hiện màn hình nhập dữ liệu, chọn chứng từ cần nhập dữ liệu Bước 3: Xem, in: Khi muốn xem hoặc in bất cứ một chứng từ nào: mở mục cần in và bấm lệnh in. Để in và quay ra excel ấn F7, báo cáo nhanh, ấn excel . 2.2.THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CƠ HẢI PHÒNG. 2.2.1.Đặc điểm kế toán hàng tồn kho tại Công ty. Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng thực hiện kế toán hàng tồn kho theo Chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho theo quyết định số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. - Phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm: Theo giá bình quân gia quyền. Đơn giá bình Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ = quân cả kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kiểm kê định kì. - Kế toán chi tiết hàng tồn kho: theo phương pháp thẻ song song. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: T heo chứng từ 2.2.1.1. Phân loại hàng tồn kho tại Công ty Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng là doanh nghiệp sản xuất nên hàng tồn kho của công ty thường gồm: - Nguyên vật liệu: do NVL của Công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã nên NVL được chia thành nhiều loại khác nhau, việc phân chia dựa trên nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu đối với phân xưởng sản xuất. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 49
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng + Nguyên vật liệu chính: Đồng, nhôm, sắt, thép, + Nguyên vật liệu phụ: hạt nhựa, dây điện, vít, + Nhiên liệu: xăng dầu, đảm bảo cho máy móc hoạt động + Phụ tùng thay thế: ống phi nhựa, vật tư sửa chữa xe, - Công cụ, dụng cụ: khuôn, máy hàn, - Sản phẩm dở dang - Thành phẩm: Quạt bàn, quạt treo tường,quạt trần, 2.2.1.2. Tính giá hàng tôn kho tại Công ty. Giá thực tế hàng nhập trong kỳ: - Đối với hàng nhập khẩu Căn cứ vào hợp đồng kinh tế các hóa đơn cước phí nhập khẩu hàng kế toán tính giá thực tế của hàng nhập khẩu theo công thức: Giá thực tế = Giá mua + Chi phí vận + Thuế - Các khoản hàng nhập ghi trên chuyển lưu nhập giảm trừ khẩu hóa đơn kho bãi khẩu - Đối với hàng mua trong nước Giá thực tế hàng = Giá mua ghi trên hóa + Chi phí thu mua - Các khoản mua trong nước đơn (chưa có VAT) liên quan giảm trừ - Đối với hàng luân chuyển trong nội bộ giữa các công ty giá nhập kho là giá thực tế xuất kho của hàng tồn kho ở các công ty khác chuyển sang, cuối kỳ thanh toán bù trừ lẫn nhau. - Đối với hàng nhận gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài thì giá thực tế nhập kho là giá thỏa thuận của hai bên. - Đối với phế liệu thu hồi : giá thực tế nhập kho là giá ước tính có thể sử dụng. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 50
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Giá thực tế hàng xuất kho. Tại công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để tính giá vốn thực tế hàng xuất kho. Theo phương pháp này trị giá thực tế hàng xuất kho được tính trên cơ sở số lượng xuất kho và đơn giá bình quân của hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Trị giá thực tế hàng = Số lượng hàng xuất * Đơn giá bình quân gia xuất kho kho quyền Phần mềm kế toán máy sẽ tự động tính đơn giá bình quân này cho từng loại hàng tồn kho khi kế toán nhập đầy đủ số lượng xuất. Còn trị giá thực tế xuất kho là do máy tính tự động tính vào thời điểm cuối kỳ. 2.2.2. Tổ chức kế toán chi tiết hàng tồn kho tại Công ty. 2.2.2.1. Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng tồn kho và phân công quản lý. Trước khi hàng đưa vào nhập kho đều phải qua sự kiểm tra tỉ mỉ và chính xác của bên kiểm tra vật tư phòng kế hoạch - vật tư. Hàng sau khi kiểm tra xong sẽ được lập biên bản kiểm nghiệm về số lượng và chất lượng, sau đó nhập kho. Để quản lý hàng tồn kho có hiệu quả, hàng tồn kho được chia ra như sau : - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất : do phòng kế hoạch vật tư quản lý. - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hành chính : do phòng tổ chức hành chính quản lý. - Thành phẩm do phòng tiêu thụ sản phẩm quản lý. 2.2.4.2. Thủ tục nhập – xuất kho. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá thủ kho viết phiếu nhập kho, phiếu nhập kho gồm 3 liên: Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 51
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 1 liên: lưu tại kho 1 liên: Giao cho người giao hàng 1 liên : Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho, rồi chuyển cho kế toán để ghi sổ. Căn cứ vào tình hình sản xuất và nhu cầu của khách hàng, kế toán căn cứ vàogiấy đề nghị cấp vật tư và hoá đơn bán hàng để lập Phiếu xuất kho, gồm 3 liên: 1 liên: Lưu tại phòng kế toán 1 liên: Giao cho thủ kho 1 liên :Giao cho ngưòi nhận hàng. 2.2.4.3. Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho tại Công ty. Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song, thực hiện kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trong việc quản lý hàng tồn kho. -Tại kho: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất thủ kho thực hiện nhập xuất vật tư và ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho của vật tư tương ứng. Cuối ngày, thủ kho tính ra số tồn kho của từng loại vật tư và ghi vào cột tồn của thẻ kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán. - Tại phòng kế toán: Kế toán phải theo dõi tình hình nhập xuất hàng tồn kho trên cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Hàng ngày kế toán tập hợp các chứng từ nhập xuất và tiến hành nhập từng nghiệp vụ vào máy tính. Kế toán chi tiết hàng nhập kho . Tại màn hình giao diện chính, chọn mục hàng tồn kho xuất hiện các chứng từ có liên quan đến phần hành hàng tồn kho. Kế toán chọn phiếu nhập. Kế toán tiến hành điền các thông tin cần thiết. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 52
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.1: Giao diện hàng tồn kho (Phiếu nhập) Ví dụ 1: Ngày 24/12/2010 Công ty nhập kho dây Emay 0,15 mm + 0,17 mm mua của Công ty TNHH Đồng Kỹ thuật KOREA Việt Nam theo hóa đơn số 77641 ngày18/12/2010. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 53
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT số 77641( Dây Emay) HÓA ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG PU/2010B Liên 2: Giao khách hàng 0077641 Ngày 18 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Đồng Kỹ thuật KOREA Việt Nam. Địa chỉ : Khu CN Đồng Văn – Huyện Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam Số tài khoản : 0 7 0 0 2 5 0 7 9 9 Điện thoại : 0351. 3577001 MST: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị : Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Địa chỉ : 734 Nguyễn Văn Linh – Niệm Nghĩa – Lê Chân – Hải Phòng Số tài khoản: 0 2 0 0 5 8 0 1 1 8 Hình thức thanh toán : CK MST: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 * 2 1 Dây Emay 0,17 mm Kg 1.504,9 192.508,9999 289.706.794 2 Dây Emay 0,15 mm Kg 1.896,64 194.576,9999 369.042.521 Cộng tiền hàng : 658.749.315 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 65.874.932 Tổng cộng tiền thanh toán: 724.624.247 Số tiền viết bằng chữ: (Bảy trăm hai mươi bốn triệu, sáu trăm hai mươi tư nghìn, hai trăm bốn mươi bảy đồng chẵn ) Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 54
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.3: Phiếu nhập kho Dây EMAY Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu số 01 – VT 734 Nguyễn Văn Linh - Niệm Nghĩa – Lê Chân - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Số: 432 Ngáy 24 tháng 12 năm 2010 Họ và tên người giao hàng: Cty TNHH Đồng Kỹ thuật KOREA VN Nợ Có Theo HĐ 77641 ngày 18/12/2010 1521 331 Nhập tại kho: KVT . STT Tên nhãn hiệu, quy ĐVT Số Đơn giá Thành tiền Ghi cách sản phẩm, vật tƣ, lƣợng chú hàng hóa 1 Dây Emay 0,17 mm Kg 1504,9 192.508,9999 289.706.794 2 Dây Emay 0,15 mm Kg 1896,64 194.576,9999 369.042.521 Cộng 3401,54 658.749.315 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu trăm năm mươi tám triệu, bảy trăm bốn mươi chin nghìn, ba trăm mười lăm đồng. Nhập, ngày 24 tháng 12 năm 2010 Thủ trƣởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Ngƣời giao hàng Thủ kho ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ví dụ 2: Ngày 31/12/2010 Công ty nhập kho 174 ống QTG thường 600 Thô, 3.925 lõi quấn dây điện do Công ty tự chế tạo. Phòng kế hoạch – vật tư tiến hành kiểm nghịêm vật tư, sau đó thủ kho căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm rồi viết phiếu nhập kho. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 55
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.4: Phiếu nhập kho ống QTG thƣờng 600 Thô Ví dụ 3 : Ngày 23/12/2010 Công ty mua cửa cuốn đồng bộ của Công ty TNHH Đồng Lực với giá 21.808.660 (chưa có thuế GTGT).Công ty chưa thanh toán. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 56
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.5: Hoá đơn GTGT số 8315( Cửa cuốn ) HÓA ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG QH/2010B Liên 2: Giao khách hàng 0008315 Ngày 23 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Đồng Lực Địa chỉ : Số 185 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng Số tài khoản : Điện thoại : 0313.735.034. MST: 0 2 0 0 4 0 6 7 0 8 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị : Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Địa chỉ : 734 Nguyễn Văn Linh – Niệm Nghĩa – Lê Chân – Hải Phòng Số tài khoản: Hình thức thanh toán : Chuyển khoản MST: 0 2 0 0 5 8 0 1 1 8 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 * 2 1 Cưa cuôn đồng bộ (19.912m2 + Bộ 1 21.808.660 21.808.660 mô tơ + khóa gang) Cộng tiền hàng : 21.808.660 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.180.866 Tổng cộng tiền thanh toán: 23.989.536 Số tiền viết bằng chữ: (Hai mươi ba triệu chin trăm tám chin nghìn năm trăm ba mươi sáu đồng) Ngày 08/12/2010 hàng được chuyển tới công ty, sau khi kiểm tra số lượng, chất lượng, thì tiến hành nhập kho. Đồng thời lập phiếu nhập kho. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 57
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.6: Biên bản kiểm nghiệm cửa cuốn Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu số 03 – VT 734 Nguyễn Văn Linh- Niệm Nghĩa- Lê Chân- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƢ, CCDC,SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Ngày 23 tháng 12 năm 2010 Số: 4124 Căn cứ hóa đơn GTGT số 8315 ngày 23/12/2010 giữa Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng và Công ty TNHH Đồng Lực. Biên bản kiểm nghiệm gồm: Ông: Hoàng Thanh Hải (Phòng kế hoạch – vật tư : Trưởng ban) Bà: Nguyễn Thị Lan (Phòng tài chính – kế toán : Uỷ viên) Bà: Trần Ngọc Phương (Thủ kho : Uỷ viên) STT Tên mặt hàng,quy ĐVT Số lƣợng Nhận cách xét Theo Thực Đúng quy chứng từ nhập cách 1 Cửa cuốn đồng bộ Bộ 1 1 1 (19.912m2 + mô tơ + khóa gang) Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Hàng mua đạt tiêu chuẩn kĩ thuật. Đại diện Thủ kho Trƣởng ban (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, Họ tên) Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 58
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.7: Phiếu nhập kho cửa cuốn Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu số 01 – VT 734 Nguyễn Văn Linh - Niệm Nghĩa – Lê Chân - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Số: 429 Ngáy 23 tháng 12 năm 2010 Họ và tên người giao hàng: Công ty TNHH Đồng Lực Nợ Có Theo HĐ 8315 ngày 23/12/2010 153 331 Nhập tại kho: KVT . STT Tên nhãn hiệu, quy ĐVT Số Đơn giá Thành tiền Ghi cách sản phẩm, vật tƣ, lƣợng chú hàng hóa 1 Cửa cuốn đồng bộ Bộ 1 21.808.660 21.808.660 (19.912m2 + mô tơ + khóa gang) Cộng 1 21.808.660 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi mốt triệu tám trăm linh tám nghìn sáu trăm sáu mươi đồng Nhập, ngày 23 tháng 12 năm 2010 Thủ trƣởng đơn vị Phụ trách cung Ngƣời giao hàng Thủ kho tiêu ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ví dụ 4: Ngày 31/12/2010 nhập kho thành phẩm từ tổ lắp ráp 1(Tổ Toàn) để tính lương tháng 12/2010. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 59
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Trước khi thành phẩm được nhập kho thì phải được phòng kỹ thuật KCS kiểm tra chất lượng. Căn cứ vào phiếu nghiệm thu sản phẩm thù kho viết phiếu nhập kho sau đó chuyển lên phòng kế toán để vào phần mềm. Biểu 2.8: Phiếu nghiệm thu sản phẩm Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng PHIẾU NGHIỆM THU SẢN PHẨM (Nội bộ) Tổ: Lắp ráp I – Phân xƣởng lắp ráp STT TÊN SẢN PHẨM ĐƠN VỊ SỐ GHI CHÚ LƢỢNG 1 Quạt treo 450 Cái 2.000 Đ/cơ px (k/tuốc năng, k/tụ) 2 Quạt đứng 450 Cái 1.000 Đ/cơ px (có tuốc năng, k/tụ) 3 Quạt rút 400ĐJ Cái 1.000 Đ/cơ px (k/tuốc năng, k/tụ) Cộng 4.000 Hải Phòng ngày 31 tháng 12 năm 2010 QUẢN ĐỐC PX LẮP RÁP PHÒNG KCS Vũ Duy Anh Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 60
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.9: Phiếu nhập kho số 29M Kế toán chi tiết hàng xuất kho. Tại màn hình giao diện chính, chọn mục hàng tồn kho xuất hiện các chứng từ có liên quan đến phần hành hàng tồn kho. Kế toán chọn phiếu xuất. Kế toán tiến hành điền các thông tin cần thiết. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 61
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.10: Giao diện hàng tồn kho (phiếu xuất) Ví dụ 5: Ngày 03/12/2010 xuất kho 100 vòng bi 6023 cho anh Phòng ở tổ lắp ráp theo giấy đề nghi cấp vật tư. Căn cứ vào yêu cầu vật tư cần thiết để sản xuất, tổ lắp ráp gửi giấy đề nghị cấp vật tư lên phòng vật tư. Sau khi phòng kế hoạch - vật tư xem xét và duyệt y, kế toán căn cứ vào giấy đề nghị cấp vât tư xuất vật tư theo yêu cầu. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 62
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.11: Giấy đề nghị cấp vật tƣ (Vòng bi 62030) Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 734 Nguyễn Văn Linh - Niệm Nghĩa – Lê Chân - HP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƢ Bộ phận yêu cầu: Tổ lắp ráp Số phiếu:156 Bộ phận nhận yêu cầu: Phòng Kế hoạch – Vật tƣ Lần yêu cầu: Ngày 03 tháng 12 năm 2010 STT Tên, quy cách vật tƣ Đơn vị tính Số lƣợng Ghi chú 1 Vòng bi 6203 Vòng 100 Ngƣời đề nghị Kế toán Ngƣời duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.12: Phiếu xuất kho vòng bi 6203 số 77588 Ví dụ 6: Ngày 14/12/2010 Công ty xuất bán 2400 lõi quấn dây điện từ loại to (PT 25) cho Công ty TNHH Đồng Kỹ thuật KOREA Việt Nam. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 63
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu số 2.13: Hoá đơn GTGT số 24730 HÓA ĐƠN Mẫu số 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG QH/2010B Liên 1: Lưu 0024730 Ngày 14 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Địa chỉ : 734 Nguyễn Văn Linh – Niệm Nghĩa - Lê Chân – Hải Phòng Số tài khoản : 0 2 0 0 5 8 0 1 1 8 Điện thoại : 0313. 783.328 MST: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị : Công ty TNHH Đồng Kỹ Thuật KOREA Việt Nam Địa chỉ : KCN Đồng Văn – Huyện Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam Số tài khoản: 0 7 0 0 2 5 0 7 9 9 Hình thức thanh toán : MST: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền tính A B C 1 2 3 = 1 * 2 1 Lõi quấn dây điện từ loại to Cái 2400 23.000 55.200.000 (P25) Cộng tiền hàng : 55.200.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 5.520.000 Tổng cộng tiền thanh toán:60.720.000 Số tiền viết bằng chữ: (Sáu mươi triệu, bảy trăm hai mươi nghìn đồng chẵn ) Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 64
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.14: Phiếu xuất kho số 216 Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 734 Nguyễn Văn Linh,Niệm Nghĩa,Lê Chân,HP PHIẾU XUẤT KHO Số Ctừ: 216 Ngày14 tháng 12 năm 2010 Liên 1 Người giao dịch: Nguyễn Thị Lan Xuất tại kho: KVT Đơn vị( Bộ phận ): Cty TNHH Đồng Kỹ Thuật Dạng nhập: giá vốn - 632 KOREA Việt Nam Số HĐ: Ngày 14/12/2010 Diễn giải: Xuất P25 Theo HĐ24730 Ngày 14/12/2010 TK Mã Số Tên vật tƣ Đvt Đơn giá Thành tiền vtƣ vtƣ lƣợng Lõi quấn dây điện tử loại to 1522 P25 Cái 2400 16.646,55719 39.951.737 Cộng 2400 39.951.737 Xuất, ngày 14 tháng 12 năm 2010 THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN NGƢỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng, các phân xưởng sản xuất lập “Giấy đề nghị cấp vật tư”. Giấy này ghi rõ bộ phận lĩnh,chi tiết loại vật tư,hàng hoá, số lượng. Sau khi đã thông qua phòng kế hoạch – vật tư xét thấy nhu cầu hợp lý, thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho theo yêu cầu của phân xưởng. Ví dụ 7: Ngày 31/12/2010 xuất CCDC cho tổ rút thép của phân xưởng cơ khí theo giấy đề nghị vật tư hàng tháng của từng phân xưởng. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 65
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.15: GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƢ Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 734 Nguyễn Văn Linh - Niệm Nghĩa – Lê Chân - Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HP GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƢ Bộ phận yêu cầu: Tổ rút thép Số phiếu: 120 Bộ phận nhận yêu cầu: Phòng Kế hoạch – Vật tƣ Lần yêu cầu: Ngày 31 tháng 12 năm 2010 STT Tên, quy cách vật tư Đơn vị tính Số lượng Ghi chú 1 Công cụ dụng cụ chung Cái 1 2 Kìm các loại Cái 1 3 Dũa các loại Cái 1 4 Găng tay Đôi 5 5 Ngƣời đề nghị Kế toán Ngƣời duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 66
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.16: Phiếu xuất kho số 227KVT Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 734 Nguyễn Văn Linh,Niệm Nghĩa,Lê Chân,HP PHIẾU XUẤT KHO Số Ctừ: 227KVT Ngày31 tháng 12 năm 2010 Liên 1 Người giao dịch:Hoàng Văn Hải Xuất tại kho: KVT Đơn vị( Bộ phận ): Tổ rút thép Dạng nhập: chi phí SXC- 6273 Số HĐ: Ngày 31/12/2010 Diễn giải: Xuất CCDC Theo giấy đề nghị cấp vật tư Ngày 31/12/2010 TK Số Tên vật tƣ Mã vtƣ Đvt Đơn giá Thành tiền vtƣ lƣợng Công cụ dụng cụ chung 153 CCDC00 Cái 1 12.555 12.555 Kìm các loại 153 CCDC12 Cái 1 49.674 49.674 Dũa các loại 153 CCDC08 Cái 1 16.762 16.732 Gang tay 153 CDBL43 Đôi 5 4.071 20.357 Cộng 8 99.348 Xuất, ngày 31 tháng 12 năm 2010 THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN NGƢỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ví dụ 8: Ngày 05/12/2010 xuất quạt treo công nghiệp 450 và quạt đứng công nghiệp 450 cho cửa hàng 20 Đinh Tiên Hoàng. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 67
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Tại màn hình giao diện chính, vào phân hệ Bán hàng sẽ xuất hiện các chứng từ liên quan đến phần bán hàng. Kế toán chọn mục Số liệu/ Hóa đơn bán hàng, ấn mới tạo một chứng từ mới. Kế toán tiến hành điền các thông tin. Sau đó thủ kho căn cứ vào hoá đơn xuất hàng.tại phần mềm hoá đơn bán hàng chính là hoá đơn GTGT.Phòng tiêu thụ sản phẩm viết hoá đơn GTGT, liên 2 giao cho khách hàng, đồng thời nhập các số liệu vào hoá đơn bán hàng trong phần mềm. Biểu 2.17: Hóa đơn bán hàng số 6372 Từ các phiếu nhập, phiếu xuất thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Đồng thời tại phòng kế toán máy tính sẽ tự động vào sổ chi tiết 152, 153,154, 155, bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, Từ phân hệ hàng tồn kho chọn danh mục/thẻ kho (sổ chi tiết một vật tƣ). Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 68
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.18: Giao diện thẻ kho Căn cứ vào phiếu nhập kho số 12 và phiếu xuấu kho số 216 thủ kho viết thẻ kho cho lõi quấn dây điện tử loại to. Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 69
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.19: Thẻ kho PT25 Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu số S12 – DN Tên kho: KVT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/12/2010. Mã số: PT450 Tên hiệu quy cách vật tư, hàng hoá: Lõi quấn dây điện từ loại to Đơn vị tính: Cái Ngày Mã Số_c Mã_kh Tên khách hàng Diễn giải Mã_ Gía SL_ nhập Tiền_ nhập SL_ xuất Tiền_xuất Mã_ Mã_ct _ct _ct t NX vv Tồn đầu kỳ 1.301 23.270.125 Nhập trong kỳ 8.884 146.275.060 Xuất trong kỳ 10.185 169.545.185 Cuối kỳ 0 0 14/12 PX 216 CTKOREA Cty TNHH Đồng KT Korea VN Xuất bán theo HD 24730 632 16.646,557 2400 39.951.737 PXF 18/12 PX 231 CTKOREA Cty TNHH Đồng KT Korea VN Xuất bán theo HD 24746 632 16.646.557 2590 43.114.583 PXF 31/12 PN 12 NVD Nguyễn Việt Dũng Nhập kho TT luơng T12 154 16.465 3.925 64.625.125 PNF . Ngƣời lập Kế toán trƣỏng Giám đốc Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 70
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Căn cứ vào hoá đơn bán hàng số 6372 vào thẻ kho quạt treo CN 450, quạt đứng CN 450 Biểu 2.20: Thẻ kho QT450 Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu số S12 – DN Tên kho: CH01 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/12/2010. Mã số: QT450 Tên hiệu quy cách vật tư, hàng hoá: Quạt treo công nghiệp 450 Đơn vị tính: Cái Ngày_ Mã Số_ct Mã_kh Tên khách hàng Diễn giải Mã_NX Gía SL_ nhập Tiền_ nhập SL_ xuất Tiền_xuất Mã_vv Mã_ct ct _ct Tồn đầu kỳ 621 115.742.734 Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ 602 113.281.305 Cuối kỳ 19 2.461.469 01/12 HD 06368 20DTH Cửa hàng 20 ĐTH Mua quạt 131 188.174,923 10 1.881.749 CH01 HDB 01/12 HD 06370 20DTH Cửa hàng 20 ĐTH Mua quạt 131 188.174,923 5 940.875 CH01 HDB 05/12 HD 06372 20DTH Cửa hàng 20 ĐTH Mua quạt 131 188.174,923 21 3.951.673 CH01 HDB Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 71
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.21: Thẻ kho QD450 Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu số S12 – DN Tên kho: CH01 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/12/2010. Mã số: QD450 Tên hiệu quy cách vật tư, hàng hoá: Quạt treo công nghiệp 450 Đơn vị tính: Cái Ngày Mã_ct Số_ct Mã_kh Tên khách hàng Diễn giải Mã_NX Gía SL_ nhập Tiền_ nhập SL_ xuất Tiền_xuất Mã_vv Mã_ct _ct Tồn đầu kỳ 385 87.913.783 Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ 356 82.014.548 Cuối kỳ 29 5.899.235 05/12 HD 06372 20DTH Cửa hàng 20 ĐTH Mua quạt 131 230.377,944 10 2.303.779 CH01 HDB 05/12 HD 06373 20DTH Cửa hàng 20 ĐTH Mua quạt 131 230.377,944 8 1.843.024 CH01 HDB 15/12 HD 24753 20DTH Cửa hàng 20 ĐTH Mua quạt 131 230.377,944 10 2.303.779 CH01 HDB 18/12 HD 24756 20DTH Cửa hàng 20 ĐTH Mua quạt 131 230.377,944 1 230.378 CH01 HDB Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 72
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Căn cứ phiếu nhập số 429, vào thẻ kho Biểu 2.22: Thẻ kho CUACUON Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu số S12 – DN Tên kho: KVT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/12/2010. Mã số: CUACUÔN Tên hiệu quy cách vật tư, hàng hoá: Cửa cuốn Đơn vị tính: Cái Ngày_ Mã Số_ct Mã_kh Tên khách hàng Diễn giải Mã_N Gía SL_ nhập Tiền_ nhập SL_ Tiền_ Mã_ Mã_ct ct _ct X xuất xuất vv Tồn đầu kỳ 65,98 53.327.000 Nhập trong kỳ 1 21.808.660 Xuất trong kỳ Cuối kỳ 66,98 75.135.660 23/12 PN 429 CTDL Cty TNHH Đồng Mua theo hoá đơn 8315 331 21.808.660 1 21.808.660 PNF Lực Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 73
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.23: Sổ chi tiết TK 1521 Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu S10 – DN 734 Nguyễn Văn Linh- Niệm Nghĩa- Lê Chân- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU,DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tài khoản:1521 (Trích từ 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010) Ngày_ Mã_ Số_ct Mã_kh Tên khách hàng Diễn giải TK_ PS_nợ PS_có Số _dƣ Mã Mã_ Mã_ Mã_ct ct ct dƣ _vv phí spct Dƣ đầu 3.162.373.716 Tổng phát sinh 5.200.906.987 7.925.766.149 Dƣ cuối 437.514.554 03/12 PX 77588 CTCPDCHP Cty CP Điện Cơ Hải 621 0 480.050 3.161.893.666 PXA Phòng 24/12 PN 432 CTKOREA Cty TNHH Đồng kỹ Mua dây Emay 0,15mm 331 658.749.315 0 5.293.513.015 PNA thuật KOREA VN +0,17mm theo HĐ 77641 27/12 PN 434 DNBC DNTN Bảo Châu Mua thép D8 LD thép1 ly, thép 331 24.436.371 0 5.317.949.386 PNA D10-D18 LD theo HĐ 74070 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 74
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.24: Sổ chi tiết 1522. Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu S10 – DN 734 Nguyễn Văn Linh- Niệm Nghĩa- Lê Chân- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU,DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tài khoản:1522 (Trích từ 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010) Ngày_ Mã_ Số_ct Mã_kh Tên khách hàng Diễn giải TK_ PS_nợ PS_có Số _dƣ Mã_ Mã_ Mã_ Mã_ct ct ct dƣ vv phí spct Dƣ đầu 9.526.770.695 0 Tổng phát sinh 11.103.039.579 8.756.682,690 Dƣ cuối 11.873.127.584 0 14/12 Cty TNHH MTV HD 24729 CTQD Quang điện-Điện tử 632 0 35.050.409 9.796.898.048 CT HDT 14/12 Cty TNHH Đồng KT PX 216 CTKOREA KOREA VN PT 25 632 0 39.951.737 9.756.946.311 CT PXF 31/12 PN 12 NVD Nguyễn Việt Dũng Nhập TT lƣong T12/2010 154 248.580.390 0 16.295.692.396 PND 31/12 PN 01QT CTCPDCHP Cty CP Điện Cơ HP Nhập lượng bán theo bộ LKQH 154 2.486.727.305 0 18.782.419.701 PND Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 75
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.25: Sổ chi tiết TK153 Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu S10 – DN 734 Nguyễn Văn Linh- Niệm Nghĩa- Lê Chân- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU,DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tài khoản:153 ( Trích từ 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010) Ngày_ Mã Số_ct Mã_kh Tên khách hàng Diễn giải TK_dƣ PS_nợ PS_có Số _dƣ Mã_ Mã_ Mã_spct Mã_ct ct _ct vv phí Dƣ đầu 336.012.127 Tổng phát sinh 50.431.910 21.173.223 Dƣ cuối 365.270.814 08/12 PN 408 PXCK2 Phân xưởng cơ Gia công chế tạo khuôn dập theo BB 3341 1.500.000 0 337.512.127 PNA khí nghiệm thu+ GĐNTT 6/12 23/12 PN 429 CTDL Cty TNHH Mua cửa cuốn đồng bộ theo HĐ8315 331 21.808.660 0 359.320.787 PNA Đồng Lực ngày 23/12 31/12 PX 227KVT TRT Tổ rút thép Lĩnh vật tƣ T12/2010 Tổ rút thép 6273 0 99.348 368.347.050 PXA 31/12 PX 228KVT PKD Phòng tiêu thụ Lĩnh vật tư T12/2010 phòng tiêu thụ 6273 0 247.114 368.099.936 PXA Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 76
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Biểu 2.26: Sổ chi tiết TK 155 Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng Mẫu S10 – DN 734 Nguyễn Văn Linh- Niệm Nghĩa- Lê Chân- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU,DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tài khoản:155 ( Trích từ 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010) Ngày_ Mã Số_ct Mã_kh Tên khách Diễn giải TK_dƣ PS_nợ PS_có Số _dƣ Mã_vv Mã_ Mã_ Mã_ct ct _ct hàng phí spct Dƣ đầu 21.805.918.271 0 Tổng phát sinh 7.466.147.263 6.889.330.808 Dƣ cuối 22.382.734.726 0 05/12 Cửa hàng 20 HD 06372 20DTH ĐTH Mua quạt 632 0 6.255.452 21.438.975.328 CH01 HDB 05/12 Cửa hàng 20 HD 06373 20DTH ĐTH Mua quạt 632 0 1.843.024 21.437.132.304 CH01 HDB 31/12 Cty CP Điện Nhập TP quạt CN theo lượng PN 08QT CTCPDCHP Cơ HP bán – Xuất LK QCN 154 2.872.085.003 0 23.913.284.477 PND 31/12 Tổ lắp ráp(Tổ Tổ LRI(Ông Toàn) nhập ăn PN 29 M LR1 Toàn) lương T12 154 783.305.000 0 24.696.589.477 PND . Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Lê Thị Hồng Liên – Lớp QTL301K – ĐHDL Hải Phòng 77