Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa - Hà Ngọc Mai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa - Hà Ngọc Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_lap_va_phan_ti.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa - Hà Ngọc Mai
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Hà Ngọc Mai Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Hoàng Thị Ngà HẢI PHÒNG - 2012 Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 1
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƢ Y TẾ THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Hà Ngọc Mai Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Hoàng Thị Ngà HẢI PHÒNG - 2012 Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 2
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Hà Ngọc Mai Mã SV: 120004 Lớp: QT 1205K Ngành: Kế toán - Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 3
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Kế toán là một công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp. Nó có chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Để thực hiện các chức năng đó, kế toán phải thực hiện quá trình “sản xuất thông tin” mà sản phẩm cuối cùng của nó được biểu hiện thành các chỉ tiêu trên BCTC. Thông tin về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng khác nhau. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của người sử dụng những thông tin đó. Do vậy, độ tin cậy của thông tin là vấn đề được cả người sản xuất thông tin và người sử dụng thông tin coi trọng hàng đầu. Để cung cấp được những thông tin về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh có độ tin cậy ngày càng cao, với tư cách là người sản xuất thông tin, kế toán cần thực hiện tốt công tác lập và phân tích BCKQHĐKD của doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa có sự quan tâm hơn tới công tác lập và phân tích BCKQHĐKD song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập (đặc biệt ở công tác phân tích báo cáo). Bênh cạnh đó, cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đề tài này nhưng còn nhiều tranh cãi. Từ thực tiễn đó đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện đề tài này là việc làm cấp thiết hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả xin chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD tại Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa”. Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan về công tác kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD trong doanh nghiệp, đồng thời qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD tại Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa năm 2011 từ đó đưa ra một số kiến Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 4
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD tại Công ty này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD trong doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD năm 2011 tại công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Góp phần làm sáng tỏ lý luận chung về kế toán tiền lập và phân tích BCKQHĐKD trong doanh nghiệp. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD tại Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD trong doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng công tác kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD tại công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa. Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán lập và phân tích BCKQHĐKD tại công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 5
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1.1. Bản chất của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.1.1.1. Khái quát về hệ thống báo cáo tài chính * Khái niệm: BCTC doanh nghiệp là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cũng như tình hình doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, quá trình lưu chuyển các luồng tiền và các thông tin tổng quát khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. * Mục đích: BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luông tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng thông tin trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC phải cung cấp những thông tin của doanh nghiệp về: - Tài sản, nguồn hình thành tài sản; - Doanh thu, thu nhập khác; chi phí kinh doanh và chi phí khác; - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; - Thuế và các khoản nộp Nhà nước; - Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán; - Các luồng tiền. Ngoài ra, BCTC còn cung cấp một số thông tin khác. * Phân loại: Theo chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành ( Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính; được Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 6
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của bộ Tài chính), hệ thống Báo cáo tài chính gồm : Tên gọi Mẫu Số I. Báo cáo tài chính năm 1. Bảng cân đối kế toán B01-DN 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh B02-DN 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ B03-DN 4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính B09-DN II. Báo cáo tài chính giữa niên độ Dạng đầy đủ Dạng tóm lược 1. Bảng cân đối kế toán giữa niên độ B01a-DN B01b-DN 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ B02a-DN B02b-DN 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ B03a-DN B03b-DN 4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ B09a-DN Bảng 1.1.1. Hệ thống BCTC * Quy định về lập và gửi BCTC: - Yêu cầu và nguyên tắc lập: Việc lập và trình bày BCTC phải đáp ứng các yêu cầu và tuân thủ các nguyên tắc về lập và trình bày BCTC quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày BCTC” như sau : Yêu cầu về trình bày BCTC : + Trình bày trung thực , hợp lý tình hình kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng + Trình bày khách quan, không thiên vị + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng + Trình bày đầy đủ mọi khía cạnh trọng yếu Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 7
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng + Báo cáo tài chính phải được trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mự kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành Nguyên tắc lập BCTC : + Nguyên tắc hoạt động liên tục : Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động linh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặt phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Để đánh giá khả năng hoạt động của Doanh nghiệp, giám độc ( người đứng đầu ) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. + Nguyên tắc hoạt động dồn tích : Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ thông tin liên quan đến luồng tiền. Theo nguyên tắc này, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chình của các kỳ kế toán kiên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. + Nguyên tắc nhất quán : Việc trình bày và phân loại các khoản mịc trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toán khác, trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về bản chất hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thau đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch viên và sự kiện. + Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu thì phải đành giá tính chất và quy mô của chùng. Tùy theo các tình huống cụ thế, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 8
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Theo nguyên tắc trọng yêu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chíh của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. + Nguyên tắc bù trừ : Bù trừ tài sản và nợ phải trả : Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày báo cáo tài chính không được bù trừ tài sản và công nợi, mà phải trình bàu riêng biết tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên báo cáo tài chính Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí : Được bù trừ khi quy định tại một chuẩn mực kế toán khác, hoặc một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính + Nguyên tắc so sánh : Theo nghuyên tắc này, các báo cáo tài chình phải trình bày các số liệu để so sánh giữa các kỳ kế toán - Trách nhiệm lập: +Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, Tổng công ty. + Đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 9
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Đối với Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ. + Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”. - Thời hạn lập: + BCTC năm : Kỳ lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là trong 12 tháng sau khi thông báo cho cơ quan thuế Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thau đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không vượt quá 15 tháng. + BCTC giữa niên độ: Ký lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính ( không bao gồm quý IV ) - Thời hạn nộp: + Doanh nghiệp Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý : Đơn vị phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kết oán quý; đối với Tống công ty Nhà nước chậm nhất là 90 ngày. Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công tu Nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho Tổng Công ty theo thời hạn do tổng Công ty quy định. + Doanh nghiệp khác: Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 10
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công tu hợp danh phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đồi với các đơn vị kế toán khác, thời hạnh nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định - Nơi nhận BCTC: Nơi nhận báo cáo Các loại Doanh Kỳ lập báo Cơ quan nghiệp (4) cáo Cơ quan Cơ quan Cơ quan DN cấp đăng ký tài chính thuế (2) thống kê trên(3) kinh doanh DN Nhà nước Quý, năm X (1) X X X X DN có vốn đầu tư Năm X X X X X nước ngoài Các loại DN khác Năm X X X X Bảng 1.1.2. Nơi nhận BCTC + Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp báo cáo tài chính do Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp báo cáo tài chính cho bộ tài chính ( Cục tài chính doanh nghiệp) + Đối với các doanh nghiệp nhà nước như ; Ngân hàng thương mại , công ty sổ xố kiến thiết ,tổ chức tiến dụng , doanh nghiệp bảo hiểm ,công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp báo cáo tài chính cho bộ tài chính (Vụ tài chính ngân hàng). Riêng công ty kinh doanh chứng khoán còn phải nộp báo cáo tài chính cho Uỷ ban chứng khoán nhà nước . + Các doanh ngiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương . Đối với các tổng công ty nhà nước còn phải nộp báo cáo tài chính cho bộ tài chính (tổng cục thuế) . Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 11
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng + DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên . Đối với doanh ngiệp khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị cấp trên theo đơn vị kế toán cấp trên . + Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã được kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên. 1.1.1.2. Khái quát về BCKQHĐKD +) Khái niệm BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của Doanh nghiệp và chi tiết cho hoạt động kinh doanh chính, các hoạt động khác. Nói cách khác Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. +) Mục đích của báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện kết quả của các hoạt động của một doanh nghiệp trong 1 kỳ nhất định. Thông qua số liệu về các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD để kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp các thông tin cho người sử dụng sự đánh giá về hiệu quả của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, giúp cho người sử dụng dự đoán được triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Như vậy Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ ra các hướng và cung cấp các căn cứ để dự đoán mức độ thành công của một doanh nghiệp. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 12
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng +) Lập và gửi BCKQHĐKD Việc lập và gửi BCKQHDDKD tuân thủ các quy định chung về lập và gửi BCTC 1.1.2. Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKQHĐKD của doanh nghiệp trình bày được nội dung cơ bản về doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động của doanh nghiệp: - Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ; - Hoạt động tài chính; - Hoạt động khác. Theo quyết định 15/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có kết cầu gồm 5 cột và 18 chỉ tiêu: - Cột 1 : Các chỉ tiêu báo cáo - Cột 2 : Mã số các chỉ tiêu tương ứng (Dùng để cộng khi lập BCKQHĐKD tổng hợp hoặc BCKQHĐKD hợp nhất ) - Cột 3 : Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Cột 4 : Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm - Cột 5 : Số liệu của năm trước ( Để so sánh ) Kết cấu BCKQHĐKD được thể hiện qua biểu số: B01-DN 1.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Nhiệm vụ kế toán - Kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán, đảm bảo số liệu trên sổ kế toán phản ánh đầy đủ, trung thực hoạt động của đơn vị; tránh ghi trùng, ghi sót, ghi sai số liệu, phản ánh không đúng tình hình hoạt động của đơn vị. - Hoàn tất việc ghi sổ kế toán, thực hiện ghi chuyển số liệu giữa các sổ kế toán liên quan; khóa sổ kế toán; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 13
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Chuẩn bị đầy đủ mẫu biểu, ghi chuyển số liệu từ BCKQHĐKD năm trước sang BCKQHĐKD năm nay. - Căn cứ số liệu trên các sổ kế toán đã được khóa sổ, kiểm tra, đối chiếu đảm bảm khớp đúng để lập các chỉ tiêu tương ứng trên BCKQHĐKD. - Tổ chức cung cấp thông tin trên BCKQHĐKD theo quy định, đồng thời tổ chức phân tích thông tin trên cơ sở BCKQHĐKD theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. 1.2.2. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.2.1. Cơ sở dữ liệu + Căn cứ vào báo các kết quả kinh doanh năm trước + Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 14
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.2.2.2. Trình tự lập BCKQHĐKD KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT BÚT TOÁN KẾT CHUYỂN TRUNG GIAN THỰC HIỆN KHOÁ SỔ KẾ TOÁN KIỂM TRA ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ SỬ LÝ KIỂM KÊ KHÓA SỔ VÀ LẬP BCĐPS SAU KIỂM KÊ LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KD Sơ đồ 1.2.1. Trình tự lập BCKQHĐKD Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 15
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.2.2.3. Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mã số ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập BCKQHĐKD tổng hợp hoặc BCKQHĐKD hợp nhất Số hiệu ghi vào cột 3”thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản thuyết minh BCKQHĐKD năm. Số liệu ghi vào cột 5 “năm trước” của báo cáo kỳ này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4”năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước. - Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “năm nay” như sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 01) Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phảm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 511”doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512” doanh thu bán hàng nội bộ’ trong năm báo cáo trên sổ cái 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (mã số 02) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên nợ TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”, đối ứng với bên có các TK 521” chiết khấu thương mại”, TK 531” Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”, TK 333 “thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trong kỳ báo cáo trên sổ cái Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 16
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 3. Doanh thu thuần (mã số 10): Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu: mã số 10=mã số 01- mã số 02. 4. Giá vốn hàng bán (mã số 11): Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có TK 632"giá vốn hàng bán" trong kỳ báo cáo đối ứng với bên nợ của TK 911”xác định kết quả kinh doanh” trên sổ cái 5. Lợi nhuận gộp (mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20=mã số 10-mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21): Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (tổng doanh thu trừ thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động tài chính) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phát sinh nợ TK 515”doanh thu từ hoạt động tài chính”. Đơn vị đối ứng với phát sinh có TK911 trên sổ cái 7. Chi phí tài chính (mã số 22): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm: tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phát sinh có TK 635”chi phí tài chính”. Đơn vị đối ứng phát sinh nợ TK 911 trên sổ cái. Chi phí lãi vay (mã số 23) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635 ( chi tiết : chi phí lãi vay ) Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 17
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 8. Chi phí bán hàng (mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, dịch vụ, thành phẩm đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh có TK 641"chi phí bán hàng" và đối ứng bên Nợ của TK 911” xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ cái 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (mã số 25): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh có TK 642"chi phí quản lý doanh nghiệp", đối ứng bên nợ của TK 911” xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ cái 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (mã số 30): Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán như sau: Mã số 30= mã số 20+mã số 21-mã số 22- mã số 24- mã số 25 11. Thu nhập khác (mã số 31): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phát sinh nợ TK 711"thu nhập khác”đối ứng với bên có của TK 911”xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ cái 12. Chi phí khác (mã số 32): Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phát sinh có TK 811"chi phí khác” đối ứng bên Nợ của TK 911”xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ cái 13. Lợi nhuận khác (mã số 40): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí của hoạt động khác trong kỳ báo cáo. Mã số 40=mã số 31- mã số 32 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (mã số 50): Mã số 50=mã số30+ mã số40 Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 18
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (mã số 51): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh có Tài khoản 8211”chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng bên nợ TK 911 trên sổ chi tiết TK8211. 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (mã số 52) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên có TK 8212”chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng bên nợ TK 911 trên sổ chi tiết TK8212 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 60): Mã số 60= Mã số50- Mã số 51 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (mã số 70): Chỉ tiêu này được hướng dẫn cách tính toán theo thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán 30 “ Lãi cơ bản trên cổ phiếu “ Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ (tử số) cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ (mẫu số). 1.2.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.3.1. Khái niệm phân tích khái quát BCKQHĐKD Phân tích BCKQHĐKD là việc xem xét, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế trên cơ sở số liệu chủ yếu là BCKQHĐKD của doanh nghiệp. Qua đó, chỉ ra những mặt mạnh cần phát huy và những yếu kém cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cùng nguyên nhân và giải pháp liên quan tới vấn đề được đánh giá. Nếu chỉ dừng lại ở công tác lập BCKQHĐKD thôi là chưa đủ mà cần phải phân tích thông tin trên cơ sở báo cáo này nhàm nâng cao chất lượng thông tin. Đây là một yêu cầu tất yêu khách quan theo xu thế hiện nay do: - Phân tích các hoạt động kinh tế một cách đầy đủ toàn diện mới có thể giúp cho doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của nó Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 19
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Mỗi loại đối tượng kinh tế lại quan tâm đến doanh nghiệp theo những mục tiêu khác nhau nên họ sử dụng tới BCKQHĐKD ở những chỉ tiêu khác nhau để phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế - Trong hệ thống BCTC thì BCKQHĐKD là một trong những báo cáo quan trọng, nó phản ánh khái quát nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích báo cáo này, người sử dụng các kết quả phân tích có thể đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất nói chung và tình hình nói riêng của doanh nghiệp trong kỳ dựa vào các chỉ tiêu báo cáo, chỉ số tính toán để đưa ra các quyết định có lợi cho mình 1.2.3.2. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Để công tác này thực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, cần tổ chức thực hiện nó một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng. Mỗi đối tượng sử dụng thông tin có những mục đích khác nhau, nên việc phân tích với mỗi đối tượng có những nét riêng. Song nói chung, phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thường được tiến hành qua các giai đoạn sau: * Lập kế hoạch phân tích Đây là giai đoạn đầu tiên, là một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 20
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng * Tiến hành phân tích Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch. Tiến hành phân tích thường bao gồm các công việc cụ thể sau: - Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu; - Tính toán các chỉ tiêu phân tích; - Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích; - Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của doanh nghiệp; - Rút ra nhận xét về các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. * Kết thúc phân tích Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích. Giai đoạn này cần lập báo cáo phân tích để trình bày kết quả phân tích và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. 1.2.3.3. Nội dung phân tích Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Tài liệu chủ yếu để phân tích nội dung này là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp kết quả từ hai loại hoạt động: hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Trong đó, kết quả từ hoạt động kinh doanh (thể hiện qua chỉ tiêu “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”) là Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 21
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng chủ yếu. Do vậy, sau khi phân tích khái quát các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần tập trung xem xét sự biến động của chỉ tiêu “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”. Trong lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thì bộ phận cấu thành chủ yếu là lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, đây cũng được coi là trọng điểm phân tích. 1.2.3.4. Phƣơng pháp phân tích Khi phân tích hoạt động kinh doanh, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau. Sau đây là các phương pháp cơ bản được sử dụng để phân tích hoạt động kinh doanh. * Phƣơng pháp đánh giá Đây là phương pháp luôn được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh, đồng thời được sử dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình phân tích. Thông thường để đánh giá, người ta sử dụng các phương pháp sau: +) Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý những vấn đề sau: - Điều kiện so sánh : + Phải tồn tại ít nhất hai chỉ tiêu; + Các chỉ tiêu phải đảm bảo tính so sánh được (phải thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, thời gian, đơn vị đo lường, qui mô và điều kiện kinh doanh). Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 22
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Xác định gốc so sánh: Kỳ được dùng làm gốc so sánh được gọi là “kỳ gốc” lấy chỉ số là “0”. Trường hợp kỳ gốc được xác định cụ thể là kỳ kế hoạch thì lấy chỉ số là “k”. Tuỳ thuộc vào mục đích phân tích mà gốc so sánh có thể được xác định tại từng thời điểm hoặc thời kỳ. Cụ thể: + Để đánh giá xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này kỳ gốc được gọi chung là kỳ trước. + Để đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích ở cùng kỳ. Lúc này kỳ gốc được gọi là kỳ kế hoạch. + Để xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh theo tài liệu thực tế cùng kỳ. Kỳ cần được phân tích được gọi là “kỳ phân tích” hay “kỳ thực tế” bởi vì trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ đó là số liệu thực tế, lấy chỉ số là “1”. - Kỹ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: Số biến động tuyệt đối = Số liệu kỳ thực tế - Số liệu kỳ gốc → Kết quả so sánh (thường ký hiệu là ) biểu hiện quy mô biến động. + So sánh bằng số tương đối: Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 23
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Để đánh giá khả năng hoàn thành: Số liệu kỳ thực tế Số biến động tương đối = Số liệu kỳ gốc Để đánh giá khả năng tăng trưởng: Số biến động tuyệt đối Số biến động tương đối = Số liệu kỳ gốc + So sánh bằng số tương đối điều chỉnh (theo hướng qui mô chung): Số biến động Số liệu kỳ Số liệu kỳ Hệ số ( tỷ lệ tương đối điều = - * thực tế gốc ) điều chỉnh chỉnh Hệ số (tỷ lệ) điều chỉnh được xác định tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. +) Phương pháp chi tiết Phương pháp này dùng để chia nhỏ đối tượng phân tích thành những bộ phận khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của các đối tượng trong từng thời kỳ. - Chi tiết theo yếu tố cấu thành : Chỉ tiêu nghiên cứu được chia nhỏ thành các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu đó. Qua đó, các chỉ tiêu nghiên cứu được đánh giá chính xác, cụ thể, đồng thời xác định được nguyên nhân cũng như chỉ ra được trọng tâm, trọng điểm của công tác quản lý. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 24
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Chi tiết theo thời gian : Chỉ tiêu nghiên cứu được chia nhỏ theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển. Chi tiết theo thời gian giúp cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được chính xác và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh. Do vậy, chi tiết theo thời gian có tác dụng xác định được thời điểm mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất. Xác định được tiến độ và nhịp điệu tăng trưởng của hiện tượng kinh tế. - Chi tiết theo không gian : Chỉ tiêu nghiên cứu được chia nhỏ theo địa điểm phát sinh và phát triển. Việc chi tiết theo không gian nhằm đánh giá được những kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ; xác định những đơn vị, cá nhân điển hình; đánh giá sự hợp lý trong việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa các đơn vị hoặc cá nhân. * Phƣơng pháp phân tích theo nhân tố ảnh hƣởng Là phương pháp dùng để thiết lập công thức tính toán các chỉ tiêu kinh tế trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, xác định mức độ ảnh hưởng và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng để lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp: +) Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích, thương hoặc cả tích và thương. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 25
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Các nhân tố ảnh hưởng phải được sắp xếp theo trình tự nhất định: nhân tố số lượng xếp trước nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc chất lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước nhân tố thứ yếu. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành thay thế lần lượt theo trình tự trên từ số liệu kỳ gốc sang số liệu kỳ thực tế, nhân tố nào được thay thế sẽ lấy giá trị kỳ thực tế từ đó; nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc. Sau mỗi lần thay thế phải tính ra kết quả cụ thể, chênh lệch giữa kết quả này với kết quả của bước ngay trước nó là mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích (chênh lệch giữa số liệu kỳ thực tế với số liệu kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích). Ví dụ tổng quát: Chỉ tiêu phân tích M có quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng a, b, c thể hiện qua công thức: M a b c Trong đó: a là nhân tố số lượng chủ yếu b là nhân tố số lượng thứ yếu c là nhân tố chất lượng. Như vậy, các nhân tố đã được sắp xếp theo đúng thứ tự. Khi đó, chỉ tiêu phân tích: + ở kỳ gốc: M 0 a0 b0 c0 ; + ở kỳ thực tế: M1 a1 b1 c1 . Đối tượng phân tích được xác định là: M1 M 0 M a1 b1 c1 a0 b0 c0 . Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 26
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Cụ thể: - Thay thế lần 1 (thay thế nhân tố a) được kết quả là: a1 b0 c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a a1 b0 c0 a0 b0 c0 - Thay thế lần 2 (thay thế nhân tố b) được kết quả là: a1 b1 c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: b a1 b1 c0 a1 b0 c0 - Thay thế lần 3 (thay thế nhân tố c) được kết quả là: a1 b1 c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: c a1 b1 c1 a1 b1 c0 Tổng hợp lại: a b c M Ví dụ tổng quát: Chỉ tiêu phân tích N có quan hệ với các nhân tố ảnh a hưởng a, b, c thể hiện qua công thức: N c b Trong đó: a là nhân tố số lượng chủ yếu b là nhân tố số lượng thứ yếu c là nhân tố chất lượng. Như vậy, các nhân tố đã được sắp xếp theo đúng thứ tự. a0 Khi đó, chỉ tiêu phân tích: ở kỳ gốc là N0 c0 ; ở kỳ thực tế là b0 a1 N1 c1 . b1 a1 a0 Đối tượng phân tích được xác định là: N1 N0 N c1 c0 . b1 b0 Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 27
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Cụ thể: a1 - Thay thế lần 1 (thay thế nhân tố a) được kết quả là: c0 b0 a1 a0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a c0 c0 b0 b0 a1 - Thay thế lần 2 (thay thế nhân tố b) được kết quả là: c0 b1 a1 a1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: b c0 c0 b1 b0 a1 - Thay thế lần 3 (thay thế nhân tố c) được kết quả là: c1 b1 a1 a1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: c c1 c0 b1 b0 Tổng hợp lại: a b c N * Phƣơng pháp số chênh lệch Đây là hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn, áp dụng khi nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích. Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó, lấy chênh lệch giữa kỳ thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy nhân với nhân tố đứng trước ở kỳ thực tế, nhân tố đứng sau ở kỳ gốc trên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố. Ví dụ tổng quát: Cũng chỉ tiêu phân tích M ở ví dụ tổng quát (mục 3.2.1), dùng phương pháp số chênh lệch xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau: - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a (a1 a0 ) b0 c0 Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 28
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: b a1 (b1 b0 ) c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: c a1 b1 (c1 c0 ) Tổng hợp lại: a b c M +) Phương pháp số cân đối Đây là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Theo phương pháp này, để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó người ta tính chênh lệch giữa kỳ thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy. Song, cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích. Ví dụ tổng quát: Chỉ tiêu phân tích P có quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng a, b, c thể hiện qua công thức: P a b c Khi đó: + chỉ tiêu phân tích ở kỳ gốc là P0 a0 b0 c0 + chỉ tiêu phân tích ở kỳ thực tế là P1 a1 b1 c1 . Đối tượng phân tích được xác định là: P1 P0 P a1 b1 c1 a0 b0 c0 . Dùng phương pháp số cân đối xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau: - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a a1 a0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: b b1 b0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: c (c1 c0 ) Tổng hợp lại: a b c P Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 29
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Lưu ý khi sử dụng phương pháp phân tích theo nhân tố ảnh hưởng: Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cần tiến hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Cụ thể, phải chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, đồng thời xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu. * Phương pháp dự đoán Là phương pháp dùng để dự đoán các chỉ tiêu kinh tế gắn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán, song các phương pháp cơ bản gồm: phương pháp hồi quy, phương pháp quy hoạch tuyến tính, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng 1.2.3.5 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh * Chỉ tiêu phân tích: Trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo chế độ kế toán hiện hành, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được xác định như sau: Ln Dt Gv Dtc Ctc Cb Cq Trong đó: Ln : lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (gọi tắt là lợi nhuận thuần) Dt : doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Gv : giá vốn hàng bán Dtc, Ctc : doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính Cb , Cq : chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 30
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Trong công thức trên, chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí tài chính thường không đáng kể. Do vậy, để phân tích có trọng điểm giả định rằng phần chênh lệch này bằng không. Khi đó chỉ tiêu phân tích được viết gọn lại như sau: Ln Dt Gv Cb Cq n n n Mặt khác: Dt Sl i gi ; Gv Sl i gv i ; Cb Sl i cbi ; i 1 i 1 i 1 n Cq Sl i cqi i 1 n n Ln Sl i (gi gv i cbi cqi ) Sl i lni i 1 i 1 Trong đó: Sli : sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng gi : đơn giá bán của từng mặt hàng gvi : đơn giá vốn của từng mặt hàng cbi : chi phí bán hàng đơn vị của từng mặt hàng cqi : chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị của từng mặt hàng lni gi gv i cbi cqi là lợi nhuận đơn vị của từng mặt hàng * Phƣơng pháp phân tích: - Sử dụng phương pháp so sánh để xác định sự biến động của chỉ tiêu phân ΔLn tích giữa kỳ thực tế với kỳ gốc: ΔLn Ln1 Ln 0 ; %Ln 100% Ln 0 - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 31
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng + Do sản lượng tiêu thụ thay đổi: ΔSl Ln 0 Tc Ln 0 n + Do kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi: Δ KC Sl1i ln0i Ln 0 TC i 1 n + Do lợi nhuận đơn vị sản phẩm thay đổi: Δln Ln1 Sl1i ln0i 1 Trong đó: n Ảnh hưởng do đơn giá bán thay đổi: Δg Sl1i (g1i g0i ) i 1 n Ảnh hưởng đơn giá vốn thay đổi: Δgv Sl1i (gv1i gv 0i ) 1 Ảnh hưởng do chi phí bán hàng đơn vị thay đổi: n ΔCb Sl1i (cb1i cb0i ) 1 Ảnh hưởng do chi phí quản lý đơn vị thay n đổi:ΔCq Sl1i (cq1i cq0i ) 1 * Tính chất ảnh hƣởng của các nhân tố: - Sản lượng tiêu thụ tăng sẽ làm cho lợi nhuận thuần tăng và ngược lại. Vì vậy, có thể nói tăng khối lượng tiêu thụ là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Mỗi mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao thấp khác nhau, cho nên cùng mức doanh thu nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ làm cho lợi nhuận thuần tăng lên và ngược lại. Kết cấu mặt hàng chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu trên thị trường. Mặt khác, việc tăng, giảm tỷ trọng của từng mặt hàng Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 32
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng tiêu thụ còn tuỳ thuộc vào chính sách kích cầu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Lợi nhuận đơn vị là nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều tới chỉ tiêu phân tích. Trong đó, ảnh hưởng của nhân tố này là sự kết hợp ảnh hưởng của một số nhân tố như: đơn giá bán, đơn giá vốn, chi phí bán hàng đơn vị, chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị. Do vậy, cần xem xét cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố này tới chỉ tiêu phân tích: + Giá bán có mối liên hệ trực tiếp với chỉ tiêu phân tích. Khi giá bán tăng sẽ làm lợi nhuận thuần tăng và ngược lại. Giá bán đơn vị thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ví dụ: chất lượng sản phẩm thay đổi, sự phù hợp hay không với thị hiếu tiêu dùng, quan hệ cung cầu có biến động + Giá vốn có mối liên hệ ngược chiều với chỉ tiêu phân tích. Giá vốn thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, mà chủ yếu do sự thay đổi giá thành sản xuất của sản phẩm. Trong công tác quản lý, phấn đấu giảm giá vốn hàng bán là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. + Chi phí bán hàng đơn vị có mối liên hệ ngược chiều với chỉ tiêu phân tích. Chi phí bán hàng thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là đo việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn để đảm bảo cho công tác bán hàng tốt hay không tốt. Chính vì vậy, tổ chức hợp lý công tác tiêu thụ, giảm chi phí bán hàng là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí bán hàng cần duy trì ở mức hợp lý để đảm bảo công tác tiêu thụ được thuận lợi. + Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị có mối liên hệ ngược chiều với chỉ tiêu phân tích. Trên phạm vi toàn doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên cũng giống như chi phí Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 33
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cần duy trì ở mức hợp lý để đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện bình thường và hiệu quả. 1.2.3.6. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng được xác định trên cơ sở nguồn tài liệu chủ yếu là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các tài liệu khác có liên quan, nhằm lột tả sâu sắc hơn hiệu quả sử dụng vốn, mức độ sử dụng các khoản chi phí và cung cấp thêm các chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau: * Chỉ tiêu phân tích: (1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn: - Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: Hiệu suất sử Doanh thu thuần dụng = Vốn kinh doanh bình vốn kinh doanh quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn: Hiệu suất sử Doanh thu thuần dụng = Vốn ngắn hạn bình vốn ngắn hạn quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn ngắn hạn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn: Hiệu suất sử Doanh thu thuần dụng = Vốn dài hạn bình quân vốn dài hạn Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 34
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn dài hạn tham gia quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử Doanh thu thuần dụng = Nguyên giá TSCĐ bình TSCĐ quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. (2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi của vốn: - Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên vốn kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước Lợi nhuận kế toán trước thuế = x 100% thuế trên vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN = 100% trên vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN = 100% trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 35
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. (3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí: - Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Tỷ suất giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán = 100% trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. - Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: Tỷ suất chi phí bán hàng Chi phí bán hàng = 100% trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ảnh để thu được 100 đồng doanh thu thuần cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng, việc kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: Tỷ suất chi phí quản lý doanh Chi phí quản lý doanh nghiệp = 100% nghiệp trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần cần phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 36
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng (4) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh: - Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần: Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh thuần trên doanh thu = doanh 100% thuần Doanh thu thuần Tỷ suất này phản ảnh kết quả của hoạt động kinh doanh thông thường. Nó cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. - Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên doanh thu thuần: Lợi nhuận kế toán trước Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước = thuế 100% thuế trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Tỷ suất này phản ảnh kết quả của các hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Lợi nhuận sau thuế thu nhập Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = DN 100% trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Tỷ suất này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. * Phƣơng pháp phân tích: Sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối để xác định mức độ biến động của từng chỉ tiêu thuộc từng nhóm nêu trên giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Qua đó, đưa ra những đánh giá về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 37
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.2.4. Quy trình kế toán Quy trình kế toán cũng giống như quy trình sản xuất sản phẩm, bao gồm nhiều khâu công việc khác nhau, mỗi khâu công việc được bố trí cán bộ, nhân viên kế toán cùng với các phương tiện kỹ thuật phù hợp, đảm bảo hoạt động của bộ máy kế toán với chi phí thấp nhất nhưng tạo ra được thông tin kế toán – sản phẩm hữu ích cho quản lý. Ra quyết định Đo lương, ghi chép Xủ lý, sắp xếp, Cung cấp thông tin Nghiệp vụ kinh tế Chứng từ TK kế toán, Báo cáo kế tài chính phát sinh ké dữ toán liệu s ổtổ ngkế htoánợp toán Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành có các hình thức kế toán: Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ, Nhật ký sổ cái, hình thức kế toán trên máy vi tính. Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn hình thức ghi sổ khác nhau. Dưới đây là trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, là hình thức phổ biến nhất. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 38
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Chứng từ gốc NHẬT KÝ CHUNG Sổ thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 1.2. Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung * Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 39
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). * Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung Sổ Cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh * Hình thức chứng từ ghi sổ: So với hình thức Nhật ký chung thì hình thức Chứng từ ghi sổ cũng có được những ưu điểm tương tự về thiết kế mẫu sổ, cách ghi sổ và phân công lao động kế toán; do vậy điều kiện áp dụng là giống nhau. Công việc kế toán giữa hai hình thức này hoàn toàn giống nhau ở phần kế toán chi tiết. Tuy nhiên, trong kế toán tổng hợp có những nét khác biệt cơ bản: Ở hình thức Nhật ký chung: căn cứ trực tiếp vào chứng từ gốc để ghi Nhật ký chung, sau đó lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 40
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Ở hình thức Chứng từ ghi sổ: trước khi ghi vào các sổ kế toán tổng hợp cần thực hiện thêm một công đoạn đó là lập Chứng từ ghi sổ. Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (đóng vai trò là Nhật ký), đồng thời ghi vào Sổ cái. * Hình thức nhật ký chứng từ: Ở phần kế toán chi tiết của hình thức Nhật ký chứng từ cũng giống như hình thức Nhật ký chung. Nhưng phần kế toán tổng hợp có những nét khác biệt cơ bản: Ở hình thức Nhật ký chung: căn cứ trực tiếp vào chứng từ gốc để ghi Nhật ký chung, sau đó lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái. Ở hình thức Nhật ký chứng từ: trước khi ghi vào các sổ kế toán tổng hợp kế toán cần ghi sổ Nhật ký chứng từ. Sau đó căn cứ vào Nhật ký chứng từ để ghi vào sổ Cái. Sổ Cái được xây dựng theo mẫu sổ kiểu bàn cờ theo từng TK kế toán tổng hợp được sử dụng cho cả năm để ghi vào cuối tháng các hoạt động kinh tế đã được hệ thống hóa trên các sổ Nhật ký chứng từ theo quan hệ đối ứng. Ngoài ra còn sử dụng các Bảng phân bổ, Bảng kê để tính toán, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa số liệu phục vụ cho việc ghi sổ Nhật ký chứng từ. * Hình thức nhật ký sổ cái: Hình thức Nhật ký sổ cái cũng khác với hình thức Nhật ký chung về phần kế toán tổng hợp. Sổ Nhật ký sổ cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất được sử dụng để ghi các hoạt động kinh tế vừa theo thứ tự thời gian, vừa theo hệ thống. Sổ này được mở cho từng niên kế toán và khóa sổ hàng tháng. * Hình thức kế toán trên máy vi tính: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán được quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 41
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.2.5. Tổ chức công tác kế toán Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý trong Doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán một cách thích ứng với điều kiện quy mô, về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán Doanh nghiệp tring điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của khoa hoạc tổ chức còn phải gắn với đặc thù của hạch toán kế toán vừa là môn khoa học vừa là nghệ thuật ứng dụng để việc tổ chức đảm bảo được tính linh hoạt, hiệu quả và đồng bộ nhằm đạt tới mục tiêu chung là tăng cường được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán bao gồm những nội dung sau: - Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ thể lệ về kế toán được quy định , các quy tắc và chuẩn mực lế toán được thừa nhận: Là vấn đề quan trọng nhằm xác định chính sách về kế toán trong Doanh nghiệp. Chính sách về kế toán của Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung trên cơ sở vận dụng một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của mình như vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, mặt khác nó đề ra những phương pháp cụ thể mà kế toán cần phải thực hiện mọt cách nhất quán trong quá trình cung cấp thông tin. - Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán : Công tác kế toán ở bất kỳ đơn vị bào cũng bao gồm những giai đoạn cơ bản : Lập chứng từ, ghi sổ và lập các báo cáo tài chính và quản trị. Tổ chức hệ thống chứng từ ( có tính chất bắt buộc và hướng dẫn ) phù hợp với tính đa dạng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết để kiểm tra Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 42
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng tính hợp lệ, hợp pháp, tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị có tác dụng quan trọng để phân loại, xử lý và tổng hợp thôgn tin được nhanh chóng, chính xác. Dựa vào số liệu đã phản ánh để lập báo cáo tài chính theo quy định chung cũng như lập các áo cáo phản ánh được toàn diện các mặt hoạt động của đơn vị và đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau là căn cứ để đánh giá chất lượng cong tác kế toán của đơn vị - Tổ chức vận dụng các công việc kế toán để tập hợp, phân loại và xử lý tổng hợp các thông tin cần thiết Để thực hiện được công tác kế toán cần thiết phải sử dụng đồng thời các công việc : Chứng từ kế toán, đối ứng tài khoản, tính giá và cân đối, tổng hợp cân đối. Vận dụng các công việc này vào điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp để hạch toán các nội dung cụ thể phù hợp với chính sách về kế toán doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết. - Tổ chức bộ máy kế toán ( quan trọng nhất) Bộ máy kế toán của một doanh nghiệp là tập hợp những người làm kế toán tại doanh nghiệp cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại doanh nghiệp từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị. Vấn đề nhân sự để thực hiện công tác kế toán có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong tổ chức kế toán của doanh nghiệp. Tổ chức nhân sự như thế nào để từng người phát huy được cao nhất sở trường của mình, đồng thời tác động tích cực đến những bộ phận hoặc người khác có liên quan là mục tiêu của tổ chức bộ máy kế toán. Có 3 hình thức tổ chức bộ máy kế toán là : Hình thức tập trung, hình thức phân tán, hình thức vừa tập trung vừa phân tán Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 43
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng * Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung Hình thức này thường được áp dụng ở các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, phạm vi sản xuất kinh doanh tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định. Có khả năng luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh nhanh chóng, kịp thời. Theo hình thức này chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo , thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán của đơn vị. Các bộ phận trực thuộc chỉ ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc và đơn vị. Hình thức này có ưu điểm là bảo đảm sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp đơi vị kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ, giảm nhẹ biên chế, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các phương tiện tính toán hiện đại có hiệu quả nhưng nhưng nhược điểm là không cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực thuộc trong nội bộ đơn vị nếu địa bàn hoạt động rộng * Hình thức tổ chức kế toán phân tán Đối với những đơn vị có quy mô sản xuất kinh doanh lớn có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động rộng, có các đơn vị phụ thuộc ở xa trung tâm chỉ huy, trong trường hợp này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sản xuất kinh doanh ở cơ sở, mặt khác đảm bảo việc cập nhật sổ sách kế toán trong toàn đơn vị, sự cần thiết khách quan là tại các đơn vị phụ thuộc hình thành tổ chức kế toán cho các đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc. Tức là chứng từ kế toán phát sinh tại cơ sở nào, cơ sở đó tự thanh toán và hạch toán không phải gửi chứng từ về phòng kế toán trung tâm những đơn vị chưa được phân cấp hạch toán kế toán. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 44
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Quan hệ giữa phòng kế toán cấp trên với bộ phận kế toán ở đơn vị sản xuất kinh doanh phục thuộc là quan hệ chỉ đạp nghiệp vị và tiếp nhận thông tin thông qua chế độ báo cáo kế toán do đơn vị quy định. Tùy theo trình độ và điều kiện cụ thé, đơn vị có thể giao vốn cho đơn vị phụ thuộc được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng và ủy quyền cho đơn vị phụ thuộc được vay vốn ngân hàng phục vụ cho công tác kế toán sản xuất kinh doanh. Như vậy, công việc ở phognf kế toán doanh nghiệp chủ yếu là tổng hợp, kiểm tra báo cáo ở các đơn vị phụ thuộc gửi lên và chi trực tiếp thanh toán, hạch toán những chứng từ kế toán của những đơn vị trực thuộc không có tổ chức hạch toán kế toán. Hình thức này có ưu điểm là tạo ra điều kiện cho các đơn vị phụ thuộc nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách chính xác, kịp thời nhưng có những nhược là số lượng nhân viên lớn, bộ máy cồng kềnh. * Hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán Đây là một hình thức kết hợp đặc điểm của hai hình thức trên. Theo hình thức này đoen vị chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm, Nhưng những người quản lý ở các đơn vị trực thuộc thì ngoài việc ghi chép ban đầu còn được giao thêm một số phần việc mang tính chất kế toán . Ví dụ : Hạch toán chi phí tiền lương, chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản ký, phát dinh tại đơn vị trực thuộc. Mức độ phân tán này phụ thuộc vào mức độ phân cấp quản lý, trình độ hạch toán kinh tế của đơn vị - Tổ chức các trang bị phương tiện, thiết bị tính toán : Việc trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán hiện đại giúp cho việc xử lý số liệu của kế toán trở nên nhanh chóng, tiết kiềm được nhiều công sức. Hiện nay việc tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý thông tin và cung cấp thông tin nhanhchongs, thuận lợi mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán một cách đáng kể, tạo cơ sở để tiến hành tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 45
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Tổ chức kiểm tra kế toán ( kiểm toán ): Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp Tổ chức kiểm tra kế toán được thực hiện thông qua hệ thống kiểm toán mà trong đó kiểm toán nội bộ có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng. - Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 46
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƢ Y TẾ THANH HÓA 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƢ Y TẾ THANH HÓA 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Lịch sử thành lập của công ty: Tên công ty: Công ty Cổ phần thiết bị và vật tƣ y tế Thanh Hóa Tên tiếng Anh: Thanh Hoa Medical Materials Equipment Joint Stock Company Địa chỉ: Số 109 Nguyễn Trãi, phường Ba Đình, Tp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa Email: Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa tên giao dịch là THEMCO (tiền thân là “Trạm vật tư và sửa chữa thiết bị y tế Thanh Hóa” thành lập năm 1976), đến năm 1986 được đổi tên là Công ty Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa. Năm 2000 Công ty được cổ phần hóa theo Quyết định số 3136 UB/ĐMDN, ngày 08/12/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Giấy phép kinh doanh số 2603000021 ngày 25/11/2000 của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: - Lĩnh vực kinh doanh của công ty: - Kinh doanh, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng thiết bị vật tư y tế. - Kinh doanh, sản xuất, sửa chữa kính thuốc, kính thời trang, thiết bị về kính. - Kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 47
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Kinh doanh, sản xuất, sửa chữa thiết bị dụng cụ thể thao, thiết bị vật tư dân dụng, công nghệ phẩm, đồ gỗ mỹ nghệ, trang trí nội thất. - Kinh doanh, sản xuất, sửa chữa thiết bị thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông và các dịch vụ viễn thông, thiết bị trường học, thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật, thiết bị phân tích, thiết bị phục vụ đào tạo dạy nghề, thiết bị văn phòng. - Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa thiết bị truyền hình, máy ổn áp, máy phát điện, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị điện dân dụng, điện công nghiệp. - Dịch vụ tư vấn, lập dự án trang thiết bị bệnh viện và các đơn vị y tế. - Dịch vụ cho thuê thiết bị, đầu tư và cho thuê tài chính. - Xây lắp, sửa chữa, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, xây dựng hạ tầng các công trình, san lấp mặt bằng, thi công các công trình phòng chống tia X, chống phóng xạ. - Kinh doanh, sửa chữa thiết bị bảo vệ, giám sát, an ninh, thiết bị phòng cháy chữa cháy; ô tô, mô tô và các phụ tùng ô tô, môtô các loại. - Dịch vụ vận chuyển cấp cứu bệnh nhân, vận chuyển hành khách, hàng hóa đường bộ. - Đầu tư tài chính trong các dịch vụ y tế và bệnh viện - Kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm, mỹ phẩm, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm, thực phẩm, thiết bị y tế, thiết bị khoa học kỹ thuật, thiết bị trường học, thiết bị phân tích, thiết bị văn phòng, thiết bị đào tạo dạy nghề, thiết bị điện, điện tử, thiết bị viễn thông, ô tô cứu thương chuyên dụng, ô tô, xe máy các loại . - Tư vấn, kinh doanh, lắp đặt và xây lắp hệ thống xử lý nước thải y tế và công nghiệp. - Tư vấn, kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lò xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng, xử lý môi trường trong ngành y tế, dân dụng và công nghiệp. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 48
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Sản xuất, kinh doanh và cung ứng hệ thống khí nén, hút áp lực, ô xy y tế, CO2, Nitơ hoá lỏng, gas hoá lỏng phục vụ trong ngành y tế và công nghiệp. - Đầu tư tài chính vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo. - Thành lập trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học. - Liên kết đào tạo dạy nghề với các đơn vị có chức năng. - Đầu tư tài chính và thiết bị vào các lĩnh vực hoạt động của các bệnh viện và các cơ sở y tế. - Thành lập bệnh viện đa khoa và chuyên khoa. - Liên doanh, liên kết khám chữa bệnh với các cơ sở khám chữa bệnh và bệnh viện. THEMCO có đội ngũ Thạc sĩ, kỹ sư, Bác sĩ, Dược sĩ, Cử nhân trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu về chất lượng của quý khách trong và ngoài tỉnh. Toàn bộ quá trình hoạt động của THEMCO đều được kiểm soát chặt chẽ bởi Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2011 do tổ chức WQA của Vương quốc Anh giám sát, đánh giá và cấp chứng chỉ. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả về mọi mặt, ngoài việc liên kết với các đối tác trong nước, THEMCO còn hợp tác với gần một trăm công ty, hãng sản xuất trên toàn thế giới. Ngoài ra, THEMCO còn nhiều dự án đầu tư thiết bị y tế công nghệ cao liên doanh với các bệnh viện đa khoa để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 49
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Trung Chi Trung phát tâm kỹ tài QT& kinh tâm nhánh chính triển và thuật sửa QLĐT QLNS doanh kính tại Hà chữa kế toán XNK thuốc Nội TBYT y tế, kính mắt Bảng 2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 50
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Hội đồng quản trị - Ban Giám đốc 1. Ông. Nguyễn Văn Thi - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc công ty 2. Ông. Mỵ Duy Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT - Phó Giám đốc 3. Bà. Lê Thị Mỹ An - Uỷ viên HĐQT - Phó Giám đốc 4. Ông. Đỗ Thế Phong - Phó Giám đốc - Chủ nhiệm Trung tâm kỹ thuật Trưởng các Phòng, Trung tâm 1. Ông. Phạm Ngọc Tâm - Trưởng phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu 2. Bà. Lê Thị Xuân Hƣơng - Trưởng phòng Tài chính - Kế toán- Kế toán trưởng 3. Ông. Hoàng Tuấn - Trưởng phòng Quản trị và quản lý nhân sự 4. Ông. Doãn Tiến Hùng - Trưởng phòng Phát triển & QLĐT 5. Ông. Cao Văn Đại - Chủ nhiệm Trung tâm kính thuốc y tế, kính mắt Thanh Hóa Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 51
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán: - Tổ chức bộ máy kế toán : Công ty Cổ phần thiết vị vật tư y tế Thanh Hóa tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty theo hình thức này được mô tả theo sơ đồ Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT hàng tồn kho, TSCĐ Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt và Kế toán tiêu thụ, xác và theo dõi công theo dõi nợ phải trả định kết quả kinh nợ phải thu doanh và thuế Sơ đồ 2.1.2. Sơ đồ bộ máy kế toán * Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty đối với hoạt động kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng * Công ty chỉ có tổ chức duy nhất một một phòng Kế toán ở trụ sở hoạt động, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Việc phân công nhiệm vụ trong phòng kế toan như sau : - Nhiệm vụ của kế toán trưởng Được phân công chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán. Thiết lập, tổ chức, quản lý bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của toàn công ty Tổ chức kiểm kê tài sản hàng kỳ báo cáo ngay với giám đốc các khoản mất Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 52
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng mát, hao hụt hư hỏng.Hoàn thành các báo cáo tài chính, công nợ, thống kê các quyết toán đúng thời điểm. Đảm bảo nội dung các báo cáo phải trung thực hợp lý tình hình tài chính kết quả hoạt động SXKD. Tổ chức bảo quản các tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu sổ sách kế toán. Chịu trách nhiệm kiểm tra số liệu do kế toán viên ghi chép.Thu thập xử lý ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế tài chính của công ty.Lập báo cáo tài chính theo dõi tình hình vay và trả nợ ngân hàng * Kế toán tổng hợp kiêm theo dõi hàng tồn kho : Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra chính xác lượng hàng hóa nhập vào, xuất ra, tình hình tăng giảm TSCĐ , tổng hợp số liệu kế toán, cuối tháng báo cáo cho kế toán trưởng * Kế toán vốn Ngân hàng và thanh toán với theo dõi công nợ phải thu Thực hiện lập, theo dõi tình hình thu chi tiền gửi NH, theo dõi công nợ phải thu của Công ty. Chịu trách nhiệm về số liệu, chỉ tiêu tài chính, cuối tháng có báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết cho kế toán trưởng. * Kế toán tiền mặt và theo dõi nợ phải trả Thực hiện lập, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, thanh toán với khách hàng, cán bộ CNV về các khoản chi phí quản lý của Công ty, theo dõi công nợ phải trả của Công ty. Chịu trách nhiệm về số liệu, chỉ tiêu tài chính, cuối tháng có báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết cho kế toán trưởng. * Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh : Chịu trách nhiệm theo dõi Doanh thu tiêu thụ toàn Công ty, tập hợp chi phí phát sinh trong tháng, chịu trách nhiệm tập hợp hóa đơn và lập báo cáo thuế GTGT hằng tháng 2.1.4.2. Chế độ kế toán vá hình thức kế toán - Chế độ kế toán : Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ và tính Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 53
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính, công ty áp dụng theo chế độ kế toán ban hành theo quyết đinh 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ tài chính - Hình thức kế toán : Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công tác hạch toán thuận lợi, công ty đã áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung”.( Quy trình ghi sổ của hình thức này ở Công ty được thể hiện qua sơ đồ số 2.3 ) Theo hình thức này, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp từ chứng từ gốc, căn cứ kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ,Thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, quý, năm cộng các số liệu trên sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra việc ghi chép của kế toán tổng hợp; đồng thời, cộng số liệu trên sổ chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết nhằm đối chiếu số liệu giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp ở Tk tương ứng. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các BCTC 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƢ Y TẾ THANH HÓA Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa nói chung và báo cáo Kết quả họat động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa nói riêng đều được lập theo năm. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 54
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.1. Thực trạng công tác kế toán lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Cuối năm tài chính, kế toán tiến hành ghi chuyển số liệu giữa các sổ kế toán liên quan, thực hiện khóa sổ kế toán để chuẩn bị cho việc lập BCTC. Các sổ kế toán làm căn cứ để lập BCKQHĐKD bao gồm: - Sổ cái TK 511 (biểu số 2.2.1) - Sổ cái TK 632 (biểu số 2.2.2) - Sổ cái TK 515 (biểu số 2.2.3) - Sổ cái TK 635 (biểu số 2.2.4) - Sổ cái TK 641 (biểu số 2.2.5) - Sổ cái TK 642 (biểu số 2.2.6) - Sổ cái TK 711 (biểu số 2.2.7) - Sổ cái TK 811 (biểu số 2.2.8) - Sổ cái TK 821 (biểu số 2.2.9) - Sổ cái TK 911 (biểu số 2.2.10) Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 55
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Để kiểm tra tính chính xác của số liệu kế toán trên các sổ cái, sau khi đã khóa sổ, kế toán lấy số liệu là số dư đầu kỳ (với các TK có số dư), lũy kế số phát sinh tăng, lũy kế số phát sinh giảm, số dư cuối kỳ (với TK có số dư) để lập Bảng cân đối tài khoản (còn gọi là Bảng cân đối số phát sinh). Các TK được minh họa ở các biểu từ biểu số đến biểu số là những TK không có số dư, do vậy, số liệu của dòng lũy kế (cộng) phát sinh trên sổ Cái các TK này được kê vào Bảng cân đối tài khoản (biểu số ). Cách kiểm tra số liệu trên Bảng cân đối tài khoản: Sau khi kiểm tra đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán lấy số liệu từ Sổ cái và Sổ chi tiết được dẫn chứng trên đây để lập các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD ( theo mẫu ) 2.2.2. Phƣơng pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 tại Công ty Cổ phần Thiết bị vật tƣ y tế Thanh Hóa ( Trích BCKQHĐKD ) “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp - Số liệu ghi ở cột 3 “ Thuyết minh” của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm. - Số liệu ghi ở cột 5 “ Năm trước” của báo cáo kỳ này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước. - Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ở cột 4 năm nay như sau: (1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (M ã số 01) Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 56
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng vào chỉ tiêu này là luỹ kế phát sinh bên Có của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trên sổ cái Năm 2011 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511) của Công ty là: 404.014.849.321 đồng (2) Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này và luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ “ và TK 512 “ Doanh thu bán hàng nội bộ “đối ứng với bên Có của TK 521 “Chiết khấu thương mại “, TK 531 “ Hàng bán bị trả lại “, TK 532 “ Giảm giá hàng bán”, TK 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước” (TK3331, TK3332, TK3333) trong năm báo cáo trên Sổ Cái Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là: 0 đồng (3) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Mã số 10 = Mã số 01- Mã số 02 Giá trị của của chỉ tiêu này trong năm 2011 là: 404.014.849.321 đồng (4) Giá vốn hàng bán (Mã số 11) Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, chi phí trực tiếp của khối dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tinh vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 632 “ Giá vốn hàng bán “đối ứng với bên nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ Cái Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 57
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là: 338.445.328.679 đồng (5) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo Mã số 20 = Mã sô 10 – Mã số 11 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là: 65.569.520.624 đồng (6) Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) Chỉ tiêu này phản ánh chủ yếu số tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng phát sinh tại Công ty. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 511 “ Doanh thu hoạt động tài chính “đối ứng với bên Có của TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh “ trong năm báo các trên Sổ cái Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 của Công ty là: 788.621.011đồng (7) Chi phí hoạt động tài chính (Mã số 22) Chỉ tiêu này phản ánh chủ yếu tiền lãi vay phải trả phát sinh tại Công ty. Số liệu để ghi vaò chi tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên Sổ Cái. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 của Công ty là: 6.495.091.357 đồng (8) Chi phí bán hàng (Mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu được ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 641 “Chi phí bán hàng’ đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ Cái. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 58
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là: 23.833.106.359 đồng (9) Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ Cái Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là: 16.158.333.225 đồng (10) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) Chỉ tiêu này Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22 - Mã số 24 - Mã số 25 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là: 19.821.610.694 đồng (11) Thu nhập khác (Mã số 31) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (Sau khi đã trừ đi thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh Nợ TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ Cái. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là: 458.836.658 đồng (12) Chi phí khác (Mã số 32) Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 “Chi phí khác” đối ứng bên Nợ TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ Cái. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 59
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là : 1.538.062.653 đồng (13) Lợi nhuận khác (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ đi thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 Trong năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là: -1.079.225.995 đồng (14) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt độnh kinh doanh, dịch vụ, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 30 + Mã số 40 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là: 18.742.384.699 đồng (15) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc làm căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trên Sổ cái trong kỳ báo cáo Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là: 3.304.281.647 đồng (16) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52) Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là : 0 đồng Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 60
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng (17) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp. Mã số 60 = Mã số 50 - (Mã số 51 + Mã số 52) Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là: 16.976.165.705 đồng (18) Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70) Năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là: 0 đồng 2.2.3. Thực trạng công tác kế toán phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thiết bị vật tƣ y tế Thanh Hóa năm 2011 2.2.3.1. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả kinh doanh của Công ty - Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của Công ty trên thương trường kinh doanh. Hoàn thành vượt mức kế hoạch hay không hoàn thành kế hoạch công ty đều phải xem xét đánh giá, phân tích nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty. - Một số kế hoạch kinh doanh cho dù là khoa học và chặt chẽ nhưng so với thực tế đã đang và sẽ diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tế kiểm nghiệm sẽ có nhiều điều cần bổ sung hoàn thiện để lập kế hoạch cho năm tiếp theo. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh còn giúp lãnh đạo Công ty có được những thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định sửa chữa, điều hành kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy Công ty rất chú trọng công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 61
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.3.2. Các bƣớc thực hiện phân tích, đánh giá tình hình thực hiện tài chính trong năm 2011 của Công ty - Thu thập các thông tin, số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp. - So sánh doanh thu, lợi nhuận thực hiện được với kế hoạch hoặc với năm trước, qua đó đánh giá tổng quát tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận có đạt mức kế hoạch, hay năm trước hay không? - So sánh các tỷ suất sinh lợi giữa thực hiện với kế hoạch hoặc với năm trước - Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình tài chính của năm trước hoặc kế hoạch đã đề ra. - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới của Công ty cho ban lãnh đạo và bộ phận quản lý. Sau đây là tình hình phân tích tình hình tài chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa do phòng kế toán chịu trách nhiệm lập Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 62
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NĂM 2011 SO VỚI NĂM 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2010 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản - Tài sản lưu động/ Tổng số tài sản % 77.13 77.08 - Tài sản cố định/ Tổng số tài sản % 22.87 22.92 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 75.53 73.7 - Nguốn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 28.47 26.3 2. Khả năng thanh toán 2.1. Khả năng thanh toán tổng quát( Tổng tài sản/ Nợ phải trả) Lần 1.4 1.36 2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( Tổng tài sản/ Nợ ngắn hạn ) Lần 1.19 1.25 2.3. Khả năng thanh toán nhanh ( Tiền hiện có/ Nợ ngắn hạn ) Lần 0.12 0.16 2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần 3. Tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất lợ nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu % 4.6 4.12 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 3.79 3.09 3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 11.72 11.42 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 9.66 8.55 3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu % 33.92 32.50 Nguồn : Mục VI- Bảng thuyết minh BCTC Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 63
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƢ Y TẾ THANH HÓA 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƢ Y TẾ THANH HÓA 3.1.1. Những mặt ƣu điểm - Bộ máy kế toán của công ty hiện nay được tổ chức theo mô hình tập trung. Mọi nhân viên trong phòng kế toán đều chịu sự chỉ đạo thống nhất, tập trung của kế toán trưởng. Mỗi kế toán viên được phân công phụ trách từng phần hành kế toán cụ thể đảm bảo nguyên tắc phân công đúng người, đúng việc, phát huy được trình độ, năng lực của mỗi người. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên kế toán tại Công ty lại là những người có kinh nghiệm, thông thạo chuyên môn, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc. - Kế toán công ty thực hiện nghiêm túc các bước trong công tác lập BCKQHĐKD. CỤ thể, trước khi lập BCKQHDDKD, kế toán Công ty tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu trên các sổ chi tiết, sổ và bảng tổng hợp trước để đảm bảo độ chính xác về nội dung, số liệu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Công ty đã bước đầu thực hiện công tác phân tích BCKQHĐKD thông qua việc tính toán và đánh giá một số chỉ tiêu giúp cho người sử dụng thông tin kế toán của Công ty, trước hết là ban Giám đốc Công ty, hiểu rõ hơn về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 64
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 3.1.2. Những mặt hạn chế +) Về công tác lập BCKQHĐKD - Công ty vẫn chưa áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác kế toán do chưa áp dụng phần mềm kế toán vào công tác quản lý giúp cho công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, công tác kế toán vẫn còn hạch toán theo lối thủ công truyền thống, chưa giảm bớt được thời gian trong khâu lập sổ sách cũng như báo cáo kế toán - Trước khi lập BCKQHĐKD , kế toán công ty đã tiến hành kiểm tra đối chiếu lại số liệu trên các sổ chi tiết, sổ và bảng tổng hợp. Tuy nhiên do công tác kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục làm cho công tác tác lập BCKQHĐKD của công ty không đảm bảo tính chính xác, mất nhiều thời gian trong việc lập BCKQHĐKD - Việc lập bảng BCKQHĐKD tại Công ty chưa được đổi mới theo Thông tư và Quyết định mới nhất của Bộ tài chính. Cụ thể, hiện nay Công ty đang lập BCKQHĐKD theo Quyết định số 15 ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính tuy nhiên bảng BCKQHĐKD của công ty còn chưa đúng so với mẫu B02-DN. - Công tác phân tích BCKQHĐKD của công ty chưa được quan tâm đúng mức. Công ty mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, so sánh một số chỉ tiêu, chưa đưa ra được nguyên nhân và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Bảng phân tích KQHĐKD còn được lập quá sơ sài. Không đầy đủ các nhóm chỉ tiêu để phân tích., cũng như chưa đưa ra được nhận xét cụ thể. Như vậy, công tác lập BCKQHĐKD của Công ty về cơ bản đã được kiện toàn, chỉ còn một số vấn đề tồn tại nhỏ như đánh giá nêu trên mà Công ty hoàn toàn có thể khắc phục được. Song, công tác phân tích BCKQHĐKD của Công ty còn Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 65
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả mà công tác này mang lại cho Công ty chưa đáng kể. 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN THIẾT BỊ VẬT TƢ Y TẾ THANH HÓA 3.2.1. Cơ sở và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khi nền kinh tế phát triển, các hối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Điều đó đòi hỏi việc thu thập và xử lý thông tin ngày càng nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Do tình hình tài hính của doanh nghiệp luôn có sự biến đổi, các thông tin, dữ liệu tài chính không bị giới hạn mà có thêm dữ liệu kinh tế và thị trường chứng khoán. - Sự thay đổi và các ràng buộc của chính sách tín dụng, lãi suất càng làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên khó nắm bắt - Thành tự khoa học tiên tiến, hiện đại: Phần mềm máy tính giúp cho việc sử dụng dễ dàng các phương pháp tính toán tài chính được nhanh chóng, chính xác - Hiện nay việc phân tích báo cáo tài chính tại hầu hết các DN Việt Nam đều chưa được chú trọng đúng mức mà nhu cầu sử dụng tình toán trên báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng ngày càng nhiều. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQHĐKD là một vấn đề thực sự cần thiết. Tuy nhiên việc hoàn thiện phải phù hợp với đặc Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 66
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với chế độ kế toán và cơ chế quản lý của Nhà nước đông thời phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm. 3.2.2. Nhóm kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Công ty nên áp dụng phần mềm kế toán máy vào công tác hạch toán kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công tác kế toán tại Công ty. - Thực hiện công tác kiểm tra đối chiếu số kiệu trên các sổ tổng hợp với các sổ chi tiết thường xuyên, liên tục để công tác lập BCKQHĐKD được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác. - Bảng BCKQHĐKD phải áp dụng đúng biểu mẫu theo quyết định 15 ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. ( Cụ thể theo mẫu- B02-DN- kèm bảng) 3.2.3. Nhóm kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư Thanh Hóa hiện nay được kiểm nghiệm bởi bộ phần tài chính kế toán. Nhân viên phân tích tài chính là người liên quan đến việc thu thập và phân tích những thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo kinh tế. Tuy nhiên tại Công ty và các Doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đều coi nhẹ việc này Công việc phân tích của nhân viên tài chính vô cùng quan trọng vì các đề xuất của họ hỗ trợ trong việc đưa ra quết định. Điều đó đòi hỏi nhân viên phân tích phải nghiên cứu tìm hiểu mới có thể nắm bắt được các thông tin liên quan., các vấn đề pháp luật, biến động thị trường Vì vậy, với tình hình hiện nay, Công ty nên chú trọng những vấn đề như:: - Cần có sự lựa chọn nhân viên có trình độ về tài chính và có kinh nghiệm thâm niên trong công tác tài chính của Công ty Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 67
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Không ngừng đào tạo các bộ phận chuyện trách thông qua các khóa tập huấn của Bộ tài chính để kịp thời tiếp cận những thay đổi của chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới Để phân tích chính xác, kịp thời công tu nên áp dụng các bước phân tích sau * Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dựa vào số liệu trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh ta tiến hành lập bảng phân tích khái quát kể quả hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 68
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Chênnh lệch Số tuyệt đối Số tương đối 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 404,014,849,321 352,762,473,572 51,252,375,749 15% 2. Các khoản giảm trừ 2,688,000 -2,688,000 -100% 3. Doanh thu thuần về BH và c/c DV 404,014,849,321 352,759,785,572 51,255,063,749 15% 4. Giá vốn hàng bán 338,445,328,697 291,713,039,537 46,732,289,160 16% 5. Lợi nhuận gộp về BH và c/c DV 65,569,520,624 61,046,746,035 4,522,774,589 7% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 788,621,011 1,100,719,291 -312,098,280 -28% 7. Chi phí tài chính 6,495,091,357 8,310,636,776 -1,815,545,419 -22% - Trong đó: Chi phí lãi vay 3,224,286,747 3,018,525,301 205,761,446 7% 8. Chi phí bán hàng 23,883,106,359 12,121,194,031 11,761,912,328 97% 9. Chi phí quảnlý doanh nghiệp 16,158,333,225 27,074,158,857 -10,915,825,632 -40% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 19,821,610,694 14,641,475,662 5,180,135,032 35% 11. Thu nhập khác 458,836,658 252,916,156 205,920,502 81% 12. Chi phí khác 1,538 ,062,653 350,705,288 1,187,357,365 339% 13. Lợi nhuận khác -1,079,225,995 -97,789,132 -981,436,863 1004% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 18,742,384,699 14,543,686,530 4,198,698,169 29% 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,304,281,647 3,655,475,162 -351,193,515 -10% 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 15,438,103,052 10,888,211,368 4,549,891,684 42% Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 69
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Nhận xét: Bảng phân tích cho thấy, kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) năm nay tăng 4,549,891,684 đ so với năm trước, tương ứng với tỷ lệ tăng là 42% nhìn chung là một kết quả tốt. Kết quả này một mặt do tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng lên, mặt khác do chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi. Bảng phân tích cũng cho thấy các chỉ tiêu lợi nhuận đều tăng, cụ thể: tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 4,198,698,169 đ, với tỷ lệ tăng 29%, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (bộ phận chủ yếu) tăng 5,180,135,032 đ, với tỷ lệ tăng 35%; lợi nhuận khác giảm. 981,436,863 đ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4,522,774,589đ, với tỷ lệ tăng 7%. Đây là những kết quả rất đáng mừng. Khi chưa bù đắp các chi phí thời kỳ (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) và tạm thời bỏ qua kết quả hoạt động tài chính (vì hoạt động này chiếm tỷ trọng không đáng kể) thì kết quả hoạt động của Doanh nghiệp thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Qua một năm, chỉ tiêu này tăng thêm 4,522,774,589, với tỷ lệ tăng 7%. Kết quả này là một minh chứng rằng Ban lãnh đạo và người lao động trong Doanh nghiệp nói chung đã quan tâm và coi trọng tới hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp (một hoạt động cơ bản nhất của doanh nghiệp); đã chuyên tâm và hết sức nỗ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này. Đây là một hướng đi đúng đắn. * Phân tích tình hình biến động giá của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Đánh giá sơ bộ kết cấu chi phí và kết quả thông qua các loại hoạt động ( hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh khác ). Qua đó để thấy được hoạt động nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất để từ đó công ty đầu tư vào lĩnh vực nào, phân bổ ra sao để đem lại lợi nhuận cao nhất Sau đây e xin đưa ra bảng đánh giá sơ bộ kết cấu chi phí của Công ty trong năm 2011 Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 70
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CHI PHÍ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Giá vốn hàng bán 291,713,039,537 338,445,328,697 16% Chi phí bán hàng 12,121,194,031 23,883,106,359 97% Chi phí QLDN 27,074,158,857 16,158,333,225 -40% Doanh thu thuần 352,759,785,572 404,014,849,321 15% Giá vốn/ Doanh thu thuần 83% 84% 1% CPBH/ Doanh thu thuần 3% 6% 3% CPQLDN/ Doanh thu thuần 8% 4% -4% Qua bảng phân tích ta thấy: - Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu là 84% tăng 1% so với năm 2010. Năm 2011 giá vốn hàng bán tăng 16% so với năm 2010 nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 công ty đã trúng thầu cung cấp dịch vụ cho một số trung tâm y tế tuyến huyện như Trung tâm y tế huyện Thạch Thành, huyện Yên Định . Mặt khác do năm 2011 giá xăng tăng cao có thời điểm lên trên 23.000đ/ lít đẩy các chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa lên cao. Tỷ trọng giá vốn trên doanh thu vẫn còn cao, tốc độ tăng giá vốn còn cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Vì vậy trong những năm tới Công ty nên tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu góp phần tăng lợi nhuận của công ty. Đồng thời Công ty nên có chính sách đúng đắn, quản lý chặt chẽ hơn nữa trong việc giảm chi phí. - Chi phí bán hàng năm 2011 so với năm 2010 tăng 97% trong khi tốc độ tăng doanh thu thuần chỉ là 15%. Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu thuần tăng 3% so với năm 2010. Chi phí bán hàng tăng chủ yếu là do chi trả cho công việc sửa chữa các thiết bị cao, sửa chữa trung tâm kính thuốc và các quầy , chi phí tiền lương nhân viên bán hàng tăng, doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo. Công ty vẫn chưa khắc phục được tình trạng lãng phí chi phí. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 71
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Trong năm 2011 tỷ trọng chi phí trên doanh thu là 4% giảm 4% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tốc đội tăng chi phí QLDM giảm 40% trong khi tốc độ của doanh thu là 15%. Nguyên nhân giảm chi phí QLDN là do trong năn công ty đã hạn chế chi phí đi công tác, chi phí hội họp, chi phí đào tạo nhân viên. Trong các năm tới, Công ty nên cố gắng giảm chi phí QLDN hơn nữa để góp phần gia tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp * Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Hiệu suất dử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng chi phí = Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Chênh Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 lệch Tổng chi phí SXKD trong 13% kỳ 327,448,540,458 368,519,922,291 Doanh thu tuần 352,759,785,572 404,014,849,321 15% Hiệu suất sử dụng chi phí 1.08 1.10 0.02 Qua bảng phân tích ta thấy hiệu suất sử dụng chi phí năm 2011 so với năm 2010 tăng lên. Năm 2011 cứ 1 đồng chi phí đem lại 1.10 đồng doanh thu tăng 0.02 đồng so với năm 2010. Điều đó chứng tỏ Công ty sử dụng chi phí hiệu quả hơn góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 72
- Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng * Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ suất lợi nhuận thuần trên 4.91% 4,15% 0.76% doanh thu Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước 4.64% 4,12% 0.52% thuế trên doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên 3.82% 3.09% 0.73% doanh thu thuần Như vậy năm 2010 bình quân trong 100 đồng doanh thu thuần có 4.15 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, 4.12 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, 3.09 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Sang năm 2011, bình quân trong 100 đồng doanh thu thuần có 4.91 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, 4.64 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, 3.82 đồng lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả này chưa thực sự tốt vì các chỉ tiêu tăng không đáng kể. Sang năm tới doanh nghiệp cần chú ý đẩy mạnh tốc độ gia tăng các khoản thu đặc bệt là doanh thu thuần và hạn chế tốc độ gia tăng của các khoản chi, đặc biệt là giá vốn hàng bán để góp phần nâng cao tỷ suất này. Biện pháp có thể tự hiện như tiết kiệm chi phí thu mua để hạ giá thành sản phẩm, mặt khác đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường quảng bá hình ảnh của daonh nghiệp bằng nhiều hình thức Sinh viên: Hà Ngọc Mai - Lớp QT 1205K 73