Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thương binh Trường Sơn - Nguyễn Ngọc Khánh

pdf 135 trang huongle 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thương binh Trường Sơn - Nguyễn Ngọc Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_tai_san_co_din.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thương binh Trường Sơn - Nguyễn Ngọc Khánh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Nguyễn Ngọc Khánh Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Trần Thị Thanh Thảo HẢI PHÕNG - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG BINH TRƢỜNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Nguyễn Ngọc Khánh Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Trần Thị Thanh Thảo HẢI PHÕNG - 2012
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Ngọc Khánh Mã SV: 120541 Lớp: QT1205K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 02 tháng 04 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 07 tháng 07 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 3 1.1 Những vấn đề cơ bản về TSCĐ và sự cần thiết của TSCĐ trong DN 3 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của TSCĐ và vai trò, ý nghĩa của TSCĐ trong DN 3 1.1.1.1 Khái niệm 3 1.1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ 4 1.1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của TSCĐ trong doanh nghiệp 4 1.1.2 Vai trò, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ trong DN 5 1.1.2.1 Vai trò và yêu cầu quản lý TSCĐ 5 1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 6 1.1.3 Phân loại và đánh giá TSCĐ 6 1.1.3.1 Phân loại TSCĐ 6 a, Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 6 b, Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 7 c, Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu 7 d, Phân loại TSCĐ theo công dụng 8 e, Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng 9 1.1.3.2 Đánh giá TSCĐ 10 -Nguyên tắc đánh giá 10 -Phƣơng pháp đánh giá 10  Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá 10  Đánh giá TSCĐ theo giá trị hao mòn 15  Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại 15 1.1.4 Hao mòn và trích khấu hao TSCĐ 16 1.1.4.1 Khái niệm hao mòn và khấu hao TSCĐ 16 1.1.4.2 Những quy định khi tính khấu hao TSCĐ 16 1.1.4.3 Các phương pháp trích khấu hao cơ bản 17 a, Phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng 17 b, Phƣơpng pháp khấu hao số dƣ giảm dần có điều chỉnh 19 c, Phƣơng pháp khấu hao số lƣợng sản phẩm 20 1.2 Tổ chức hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp 21 1.2.1 Hạch toán chi tiết TSCĐ trong doanh nghiệp 21 1.2.1.1 Tổ chức chứng từ kế toán TSCĐ 21
  8. 1.2.1.2 Các sổ sách sử dụng 22 1.2.1.3 Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ 22 1.2.2 Hạch toán kế toán tổng hợp TSCĐ tại doanh nghiệp 22 1.2.2.1 Sổ sách, chứng từ phục vụ cho việc hạch toán 22 a, Sổ sách sử dụng 22 b, Tài khoản sử dụng 22 1.2.2.2 Hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ 24 1.2.2.3 Kế toán TSCĐ vô hình 25 a, Kế toán tăng TSCĐ vô hình 25 b, Kế toán giảm TSCĐ vô hình 25 1.2.2.4 Kế toán TSCĐ thuê tài chính 26 1.2.2.5 Kế toán hao mòn TSCĐ 28 a, Hạch toán tăng KH TSCĐ 28 b, Hạch toán giảm KH TSCĐ 28 1.2.2.6 Hạch toán sửa chữa TSCĐ 29 a, Sửa chữa nhỏ TSCĐ 29 b, Sửa chữa lớn TSCĐ 29 1.2.2.7 Kế toán đánh giá lại TSCĐ 30 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG BINH TRƢỜNG SƠN 32 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn 32 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 33 2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn và thành tích đạt được của công ty trong những năm gần đây 33 2.1.3.1 Khó khăn 33 2.1.3.2 Thuận lợi và một số thành tích mà doanh nghiệp đã đạt được trong những năm gần đây 34 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP TB Trường Sơn 35 2.1.4.1 Hệ thống văn phòng đại diện 36 2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 37 2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty CP TB Trường Sơn 38 2.1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 38 2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán và hình thức ghi sổ kế toán 40 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty CP TB Trƣờng Sơn 42
  9. 2.2.1 Đặc điểm, phân loại và tính giá TSCĐ tại công ty 42 2.2.1.1 Đặc điểm 42 2.2.1.2 Phân loại 43 2.2.1.3 Tính giá TSCĐ tại công ty 46 2.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty CP TB Trường Sơn 46 2.2.2.1 Kế toán chi tiết về tình hình tăng, giảm TSCĐ 46 2.2.2.2 Kế toán chi tiết khấu hao TSCĐ 70 2.2.2.3 Kế toán chi tiết sửa chữa TSCĐ 74 2.2.3 Kế toán tổng hợp TSCĐ tại công ty CP TB Trường Sơn 81 2.2.3.1 Tài khoản, chứng từ, và sổ sách sử dụng 81 2.2.3.2 Tổ chức hạch toán kế toán tăng TSCĐ 83 2.2.3.3 Tổ chức hạch toán kế toán giảm TSCĐ 87 2.2.3.4 Tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ tại công ty CP TB Trường Sơn 94 a, Phƣơng pháp tính khấu hao TSCĐ tại công ty CP TB Trƣờng Sơn 94 b, Phƣơng pháp hạch toán khấu hao TSCĐ tại công ty CP TB Trƣờng Sơn 94 2.2.3.5 Tổ chức hạch toán sửa chữa TSCĐ tại công ty CP TB Trường Sơn 99 a, Kế toán sử chữa thƣờng xuyên 99 b, Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 101 CHƢƠNG III.MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG BINH TRƢỜNG SƠN 104 3.1 Đánh giá khái quát về tình hình hạch toán TSCĐ tại công ty CP thƣơng binh Trƣờng Sơn 104 3.1.1 Những thành tựu đạt được 105 3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại 107 3.1.3 Nguyên nhân của tồn tại 110 3.2 Một số ý kiến hoàn thiện tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty CP thƣơng binh Trƣờng Sơn 111 3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện 111 3.2.2 Một số ý kiến hoàn thiện tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần thương binh Trường Sơn 112 KẾT LUẬN 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự can thiệp của nhà nƣớc là con đƣờng phát triển đúng đắn. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nƣớc ta đã có nhiều thay đổi tích cực. Theo đó nền kinh tế ngày một phát triển, cùng với đó là sự phát triển tất yếu của các thành phần kinh tế mà cụ thể là từng doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, lợi nhuận trở thành mục tiêu hàng đầu và mang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp. Song song với sự thay đổi về kinh tế, các doanh nghiệp cũng đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý tài chính nhằm đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị trƣờng. Vì vậy, sự hoàn thiện của chế độ kế toán mới mang lại thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng một cơ chế quản lý khoa học và hiệu quả, đồng thời là một bƣớc tiến quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc. Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp thì có thể nói công tác quản lý hạch toán TSCĐ là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp. TSCĐ không chỉ là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà thực chất trong doanh nghiệp TSCĐ thƣờng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp. Giá trị tài sản ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ hiện nay giá trị TSCĐ ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp là vấn đề cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quản lý và sử dụng tốt TSCĐ không chỉ có tác dụng nâng cao chất lƣợng năng lực hoạt động, tiết kiệm vốn mà còn là một biện pháp quan trọng khắc phục những tổn thất do hao mòn TSCĐ gây ra. Mặt khác trong doanh nghiệp TSCĐ còn là thƣớc đo trình độ quản lý của doanh nghiệp, nó khẳng định uy thế, quy mô và tiềm lực vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác kế toán TSCĐ càng thể hiện rõ vai trò của nó. Những lý do trên đặc biệt hợp lý với những doanh nghiệp lớn, trong những ngành kinh tế trọng yếu của đất nƣớc nhƣ ngành xây dựng và vận tải. Là 1
  11. một đơn vị của ngành xây dựng , Công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn là một trong những đơn vị đầu tiên đang áp dụng cách quản lý tài chính khoa học và hợp lý nhất. Với sự phát triển của ngành, cơ cấu tài sản của công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn ngày càng phát triển, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngành trong thời kỳ đổi mới. Hơn thế nữa, thời gian qua, đơn vị đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm tránh lãng phí, thất thoát. Trên cơ sở những kiến thức đã đƣợc học, cùng với sự tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ của cô giáo Th.s Trần Thị Thanh Thảo, và các cô chú, anh chị kế toán tại phòng Kế toán – tài chính công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn, sau một thời gian thực tập tại đơn vị, em xin mạnh dạn chọn đề tài khóa luận: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn Nội dung khóa luận ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm 3 phần chính: Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp Chƣơng II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn Chƣơng III: Một số ý kiến hoàn thiện tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn Mặc dù đã rất cố gắng, song do vốn hiểu biết còn hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực tập không dài, vì vậy khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô cùng các bạn để bài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 2
  12. 1.1 Những vấn đề cơ bản về TSCĐ và sự cần thiết của TSCĐ trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của TSCĐ và vai trò, ý nghĩa của TSCĐ trong doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm - TSCĐ là những tài sản có thể có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể tồn tại dƣới hình thái giá trị đƣợc sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác TSCĐ là những tƣ liệu lao động dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải truyền dẫn .mà có đủ giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐ của Nhà nƣớc. - TSCĐ hữu hình: Là những tƣ liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh nhƣng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải . - TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lƣợng giá trị đã đƣợc đầu tƣ thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh, nhƣ một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả *Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: (Theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC) +, Tƣ liệu lao động là những TSCĐ hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động đƣợc, nếu đồng thời thỏa mãn cả bốn tiêu chuẩn dƣới đây thì đƣợc coi là TSCĐ: - Chắc chắn thu đƣợc lợi ích trong tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Có thời gian sử dụng trên một năm trở lên - Nguyên giá của tài sản phải đƣợc xác định một cách đáng tin cậy 3
  13. - Có giá trị từ 10.000.000đồng (Mƣời triệu đồng) trở lên Trƣờng hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện đƣợc chức năng hoạt động chính của nó nhƣng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ đƣợc coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ đƣợc coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vƣờn cây lâu năm thì từng mảnh vƣờn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ đƣợc coi là một TSCĐ hữu hình. 1.1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ TSCĐ có một số đặc điểm chính sau: -TSCĐ tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh - Giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ bị giảm dần khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh do sự hao mòn và giá trị hao mòn đƣợc chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc bồi đắp mỗi khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ. - Đối với TSCĐ, hình thái vật chất lúc ban đầu giữ nguyên với lúc hƣ hỏng. 1.1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của TSCĐ trong doanh nghiệp TSCĐ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và xây dựng. TSCĐ có ảnh hƣởng lớn trong báo cáo tài chính cũng nhƣ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do TSCĐ có giá trị lớn, đƣợc sử dụng trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm, liên tục chuyển giá trị của tài sản vào trong sản phẩm sản xuất ra. Với những công ty có quy mô và giá trị TSCĐ lớn nhƣ các công ty sản xuất và xây dựng thì chi phí khấu hao tài TSCĐ chiếm phần lớn chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, ảnh hƣởng đến kết quả lãi, lỗ của các công ty. Vì vậy, các công ty đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng không chỉ đầu tƣ mở rộng quy mô mà 4
  14. còn chú trọng đến chiều sâu về khoa học công nghệ tiên tiến và quản lý chặt chẽ, khai thác tối đa thời gian hữu ích của TSCĐ. 1.1.2 Vai trò, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 1.1.2.1 Vai trò và yêu cầu quản lý TSCĐ Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tƣ nói riêng và vốn sản xuất nói chung. TSCĐ thƣờng chiếm một tỷ trọng lớn so với tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, chúng đƣợc coi là cơ sở vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh. TSCĐ là một bộ phận của tƣ liệu sản xuất, giữ vai trò là công cụ lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất, đƣợc coi là cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ công nghệ, thế mạnh của doanh nghiệp. Trong sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, với trình độ khoa học luôn luôn đổi mới không ngừng việc tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng tốt và giá cả hợp lý thì vấn đề đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình sản xuất là rất cần thiết. Muốn vậy việc quản lý TSCĐ phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu sau: - Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng. TSCĐ phải đƣợc phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, đƣợc theo dõi chi tiết cho từng đối tƣợng ghi TSCĐ và đƣợc phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ - Giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ - Quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc trích và phân bổ khấu hao một cách khoa học và hợp lý để thu hồi vốn đầu tƣ phục vụ cho việc tái đầu tƣ TSCĐ, xác định giá trị còn lại của TSCĐ một cách chính xác giúp doanh nghiệp kịp thời đổi mới trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thƣờng xuyên theo dõi và quản lý TSCĐ để phát hiện sai hỏng kịp thời tiến hành sửa chữa, nâng cấp TSCĐ phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo cung cấp đầy đủ sản phẩm về chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng. 1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ Kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: 5
  15. - Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời về tình hình hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại TSCĐ của toàn doanh nghiệp trên các mặt: Số lƣợng, chất lƣợng, giá trị, cơ cấu đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dƣỡng, nâng cấp và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ. - Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán phù hợp phục vụ cho việc thu nhận, hệ thống hóa, tổng hợp và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và sự biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp. - Tính toán chính xác kịp thời số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổ đúng chi phí khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Phản ánh, kiểm tra chặt chẽ TSCĐ, cũng nhƣ các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ, tham gia lập và tổ chức thực hiện dự toán đầu tƣ XDCB, dự toán sửa chữa lớn TSCĐ. - Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ nhằm đảm bảo việc quản lý sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. - Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và bảo quản các loại TSCĐ. 1.1.3 Phân loại và đánh giá TSCĐ 1.1.3.1Phân loại TSCĐ a, Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện Theo phƣơng pháp phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm 02 loại, đó là: - TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình – TK2111): Là những tƣ liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh nhƣng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải . - TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình – TK2113): Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lƣợng giá trị đã đƣợc đầu tƣ thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh, nhƣ một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả 6
  16. Với cách phân loại này giúp cho nhà quản lý có đƣợc cái nhìn tổng quát về cơ cấu đầu tƣ vào TSCĐ của doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng hoặc tự điều chỉnh phƣơng hƣớng đầu tƣ cho phù hợp với thực tế. Đồng thời các nhà quản lý có thể căn cứ vào tiêu thức phân loại này để đƣa ra biện pháp quản lý tài sản, quản lý vốn và tính khấu hao chính xác và hợp lý. b, Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành Theo cách phân loại này TSCĐ đƣợc phân loại thành: - TSCĐ đƣợc mua sắm do vốn nhà nƣớc cấp - TSCĐ đƣợc mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay - TSCĐ đƣợc mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung - TSCĐ nhận góp vốn, vốn liên doanh bằng hiện vật Với cách phân loại này giúp cho ngƣời sử dụng phân biệt đƣợc quyền – nghĩa vụ của đơn vị trong quản lý TSCĐ, giúp doanh nghiệp ra quyết định sử dụng nguồn vốn khấu hao một cách hợp lý. c, Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu Theo phƣơng pháp này TSCĐ đƣợc chia thành 02 loại, đó là : - TSCĐ tự có: Là những TSCĐ đƣợc mua sắm và đầu tƣ bằng nguồn vốn tự có (ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc trích quỹ đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp) để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, là những TSCĐ của doanh nghiệp đƣợc hình thành do việc doanh nghiệp đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê TSCĐ. TSCĐ thuê ngoài có 02 loại: +, TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty thuê tài chính, theo đó bên cho thuê có quyền chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê, quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. + TSCĐ thuê hoạt động: Là những tài sản thuê không thỏa mãn các quy định về thuê tài chính đều đƣợc coi là TSCĐ thuê hoạt động. Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo quy định trong hợp đồng 7
  17. thuê. Chi phí đi thuê đƣợc hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ. Doanh nghiệp cho thuê với tƣ cách là chủ sở hữu phải theo dõi, quản lý tài sản cho thuê. Với cách phân loại này giúp cho việc tổ chức và hạch toán TSCĐ đƣợc chặt chẽ, chính xác và sử dụng TSCĐ có hiệu quả nhất. d, Phân loại TSCĐ theo công dụng * TSCĐ hữu hình Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có thể đƣợc chia thành các loại nhƣ sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Là những TSCĐ của doanh nghiệp đƣợc hình thành sau quá trình thi công xây dựng nhƣ: Trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nƣớc, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đƣờng xá, cầu cống,đƣờng sắt, đƣờng băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà. - Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ. - Phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn: Là các loại phƣơng tiện vận tải nhƣ phƣơng tiện vận tải đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng bộ, đƣờng không, đƣờng ống và các thiết bị truyền dẫn nhƣ hệ thống thông tin, hệ thống điện, đƣờng ống nƣớc, băng tải. - Thiết bị dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: Máy tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lƣờng, kiểm tra chất lƣợng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt. - Vƣờn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: Là các loại vƣờn cây lâu năm nhƣ vƣờn cà phê, vƣờn chè, vƣờn cao su,vƣờn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh ; Súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò - Các loại TSCĐ khác: Là toàn bộ các loại TSCĐ khác chƣa liệt kê vào 5 loại trên nhƣ tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, 8
  18. *, Tài sản cố định vô hình: - Quyền sử dụng đất; - Quyền phát hành; - Bản quyền,bằng sáng chế phát minh; - Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy tính; - Giấy phép và giấy chuyển nhƣợng; TSCĐ vô hình khác Với cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐ một cách chính xác. e, Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ ngƣời ta chia TSCĐ trong doanh nghiệp ra thành 3 loại. Đó là : - TSCĐ đang đƣợc sử dụng: Đó là những TSCĐ của doanh nghiệp đang đƣợc sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng của doanh nghiệp. - TSCĐ chƣa cần dùng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chƣa cần dùng tới, đang đƣợc dự trữ chờ sử dụng sau này. - TSCĐ không dùng nữa chờ thanh lý, nhƣợng bán: + Là những TSCĐ không cần dùng đến + Tài sản sử dụng không có hiệu quả cần bán đi để tái đầu tƣ +Tài sản bán có lãi nên doanh nghiệp bán để kiếm lời +Tài sản bị hƣ hỏng không thể sử dụng đƣợc +Tài sản sử dụng không có hiệu quả do lạc hậu về kỹ thuật, không còn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Tài sản không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp mà không thể nhƣợng bán thì doanh nghiệp tiến hành thanh lý. Với cách phân loại này nhằm thấy đƣợc mức độ sử dụng hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp trong tƣơng lai. 9
  19. 1.1.3.2 Đánh giá TSCĐ - Nguyên tắc đánh giá Việc đánh giá TSCĐ trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó là điều kiện để hạch toán TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao một cách chính xác, phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC thì TSCĐ đƣợc đánh giá theo các chỉ tiêu sau: +, Nguyên giá TSCĐ +, Giá trị hao mòn lũy kế +, Giá trị còn lại của TSCĐ - Phương pháp đánh giá  Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá * Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình: a. TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nhƣ: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tƣ mua sắm TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trƣớc bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trƣờng hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nhƣ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trƣớc bạ (nếu có). Trƣờng hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đƣa TSCĐ hữu hình vào sử dụng. 10
  20. Trƣờng hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới đƣợc xác định là giá quyết toán công trình đầu tƣ xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ đƣợc xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý TSCĐ. b. TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tƣơng tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, nhƣ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trƣớc bạ (nếu có). Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tƣơng tự, hoặc có thể hình thành do đƣợc bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tƣơng tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. c. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đƣa vào sử dụng. Trƣờng hợp TSCĐ đã đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đƣa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi đƣợc trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý nhƣ vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vƣợt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). d. Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tƣ xây dựng: 11
  21. Nguyên giá TSCĐ do đầu tƣ xây dựng cơ bản hình thành theo phƣơng thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trƣớc bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trƣờng hợp TSCĐ do đầu tƣ xây dựng đã đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm,vƣờn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vƣờn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đƣa vào khai thác, sử dụng. đ. TSCĐ đƣợc tài trợ, đƣợc biếu, đƣợc tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá TSCĐ hữu hình đƣợc tài trợ, đƣợc biếu, đƣợc tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. e. TSCĐ hữu hình đƣợc cấp; đƣợc điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình đƣợc cấp, đƣợc điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nhƣ chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử g.TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và ngƣời góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và đƣợc các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. - Ý nghĩa đánh giá TSCĐ theo nguyên giá + Thông qua chỉ tiêu nguyên giá, ngƣời sử dụng thông tin đánh giá tổng quát trình độ trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và quy mô của doanh nghiệp. 12
  22. + Nguyên giá TSCĐ còn là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tƣ ban đầu và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ. * Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: a. TSCĐ vô hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đƣa tài sản vào sử dụng. Trƣờng hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phƣơng thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm). b. TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tƣơng tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đƣa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dƣới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tƣơng tự, hoặc có thể hình thành do đƣợc bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tƣơng tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. c. TSCĐ vô hình đƣợc cấp, đƣợc biếu, đƣợc tặng, đƣợc điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ vô hình đƣợc cấp, đƣợc biếu, đƣợc tặng là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đƣa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá TSCĐ đƣợc điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định. d. TSCĐ vô hình đƣợc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Nguyên giá TSCĐ vô hình đƣợc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến 13
  23. khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đƣa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tƣơng tự không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình đƣợc hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. đ. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: - Trƣờng hợp doanh nghiệp đƣợc giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất đƣợc giao đƣợc xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trƣớc bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. - Trƣờng hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất đƣợc tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. Cụ thể: + Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì đƣợc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất. + Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tƣơng ứng số tiền thuê đất trả hàng năm. e. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có đƣợc quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. g. Nguyên giá TSCĐ là các chƣơng trình phần mềm đƣợc xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chƣơng trình phần mềm trong trƣờng hợp chƣơng trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.  Đánh giá TSCĐ theo giá trị hao mòn 14
  24. - Trong quá trình sử dụng, dƣới tác động của môi trƣờng tƣ nhiên và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Giá trị hao mòn đƣợc phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Số khấu hao mỗi kỳ đều đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình cần xem xét các yếu tố sau: + Mức độ sử dụng hữu ích của doanh nghiệp đó + Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản nhƣ: môi trƣờng sử dụng TSCĐ, quá trình sử dụng TSCĐ + Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi mục tiêu thị trƣờng. + Giới hạn có tính hợp lý trong việc sử dụng tài sản nhƣ ngày hết hạn hợp đồng của TSCĐ thuê tài chính. Thời gian sử dụng phải đƣợc xem xét lại theo định kỳ, thƣờng là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng hữu của TSCĐ thì phải điều chỉnh mức khấu hao. - Công thức tính mức khấu hao: Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao  Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại Bên cạnh việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá thì TSCĐ còn đƣợc đánh giá theo giá trị còn lại (GTCL) - Công thức tính: GTCL của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số hao mòn lũy kế TSCĐ Trƣờng hợp TSCĐ hữu hình đƣợc đánh giá lại theo quy định của Nhà nƣớc thì nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại phải đƣợc điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ hữu hình đƣợc xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nƣớc. 1.1.4 Hao mòn và trích khấu hao TSCĐ 1.1.4.1 Khái niệm hao mòn và khấu hao TSCĐ - Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do 15
  25. tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ. - Giá trị hao mòn luỹ kế của tài TSCĐ: là tổng cộng giá trị hao mòn củaTSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. - Số khấu hao lũy kế của TSCĐ: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. - Giá trị còn lại của TSCĐ: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế (giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. 1.1.4.2 Những quy định khi tính khấu hao TSCĐ - Xác định thời gian sử dụng TSCĐ: + Đối với TSCĐ còn mới (chƣa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 203/2009 /TT- BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ. + Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ đƣợc xác định nhƣ sau: Giá trị hợp lý của Thời gian sử dụng của TSCĐ TSCĐ mới cùng loại xác Thời gian sử Giá bán của TSCĐ = x định theo Phụ lục 1 (ban dụng của cùng loại mới 100% hành theo Thông tư TSCĐ (hoặc của TSCĐ tƣơng 203/2009/TT-BTC) đƣơng trên thị trƣờng) Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trƣờng hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá (trong trƣờng hợp đƣợc cho, đƣợc biếu, đƣợc tặng, đƣợc cấp, đƣợc điều chuyển đến ) và các trƣờng hợp khác. - Việc tính khấu hao hay thôi tính khấu hao: Bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phạm vi tính khấu hao: Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: 16
  26. +TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhƣng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. +TSCĐ chƣa khấu hao hết bị mất. +TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính). +TSCĐ không đƣợc quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. +TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ ngƣời lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp nhƣ: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nƣớc sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đƣa đón ngƣời lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho ngƣời lao động do doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng). +TSCĐ là nhà và đất ở trong trƣờng hợp mua lại nhà và đất ở đã đƣợc nhà nƣớc cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao. +TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. +TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất. 1.1.4.3 Các phương pháp trích khấu hao cơ bản a, Phương pháp khấu hao đường thẳng TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng. * Nội dung của phƣơng pháp: TSCĐ trong doanh nghiệp đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng nhƣ sau: - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dƣới đây: Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ trung bình hàng năm = 17
  27. của TSCĐ Thời gian sử dụng - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. * Trƣờng hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (đƣợc xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ. - Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của TSCĐ để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ. - Xác định thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ theo công thức sau: t1 T = T2 ( 1 - ) T1 Trong đó: T: Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ T1: Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC. T2: Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC. t1: Thời gian thực tế đã trích khấu hao của TSCĐ - Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của TSCĐ) nhƣ sau: Mức trích khấu hao Giá trị còn lại của TSCĐ trung bình hàng năm = của TSCĐ Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. * Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ đƣợc xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trƣớc năm cuối cùng của TSCĐ đó. 18
  28. b, Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh Phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh đƣợc áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Là TSCĐ đầu tƣ mới (chƣa qua sử dụng); - Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lƣờng, thí nghiệm. * Nội dung của phƣơng pháp: Mức trích khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần có điều chỉnh đƣợc xác định nhƣ sau: - Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính. - Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dƣới đây: Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ của TSCĐ nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo x Hệ số điều khao nhanh(%) phƣơng pháp đƣờng thẳng chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng xác định nhƣ sau: 1 Tỷ lệ khấu hao TSCĐ = x 100 theo phƣơng pháp đƣờng thẳng (%) Thời gian sử dụng của TSCĐ 19
  29. Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dƣới đây: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao đƣợc tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. - Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. c, Phương pháp khấu hao số lượng sản phẩm TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm; - Xác định đƣợc tổng số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ; - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. * Nội dung của phƣơng pháp: TSCĐ trong doanh nghiệp đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm nhƣ sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lƣợng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. 20
  30. - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ : Mức trích khấu hao Số lƣợng sản Mức trích khấu hao trong tháng của phẩm sản xuất x bình quân tính cho = TSCĐ trong tháng một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ bình quân tính cho = một đơn vị sản phẩm Sản lƣợng theo công suất thiết kế - Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu Số lƣợng sản Mức trích khấu hao hao năm của = phẩm sản xuất x bình quân tính cho TSCĐ trong năm một đơn vị sản phẩm Trƣờng hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ. 1.2 Tổ chức hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp 1.2.1 Hạch toán chi tiết TSCĐ trong doanh nghiệp 1.2.1.1 Tổ chức chứng từ kế toán TSCĐ - Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, TSCĐ thƣờng xuyên thay đổi, để quản lý tốt TSCĐ làm căn cứ pháp lý cho việc kiểm tra, ghi chép cho việc tăng, giảm TSCĐ đều phải lập chứng từ kế toán. Gồm: a. Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ): - Đƣợc lập riêng cho từng đối tƣợng TSCĐ. Biên bản giao nhận là chứng từ xác nhận TSCĐ đƣợc đƣa vào sử dụng hoặc điều cho đơn vị khác. - Biên bản giao nhận TSCĐ đƣợc lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý nhƣ nhau. b. Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ): - Biên bản thanh lý TSCĐ là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ, làm căn cứ để kế toán ghi giảm TSCĐ và các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động thanh lý nhƣ: Chi phí thanh lý, các khoản thu từ thanh lý. - Biên bản thanh lý do ban thanh lý TSCĐ lập thành 02 bản, 01 bản 21
  31. chuyển cho kế toán, 01 bản chuyển cho bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ. c. Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu 04-TSCĐ) - Là chứng từ kế toán nhằm xác nhận các chỉ tiêu giá trị của TSCĐ theo quy định của Nhà nƣớc. - Là chứng từ ghi sổ kế toán khoản chênh lệch do đánh giá lại d. Các chứng từ kế toán liên quan khác - Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ) - Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03-TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ) 1.2.1.2 Các sổ sách sử dụng - Thẻ TSCĐ - Sổ tài sản cố định 1.2.1.3 Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ a,Thẻ TSCĐ Thẻ TSCĐ do phòng kế toán lập khi TSCĐ bắt đầu xuất hiện tại DN. Thẻ đƣợc lập cho từng loại tài sản và đƣợc lƣu ở phòng kế toán. Căn cứ lập thẻ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, các tài liệu khác b, Sổ TSCĐ: Sổ đƣợc mở để theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình hao mòn theo từng loại tài sản của toàn doanh nghiệp, mỗi tài sản đƣợc ghi riêng một sổ hoặc một số trang của sổ. Căn cứ để ghi sổ là:Thẻ TSCĐ 1.2.2 Hạch toán kế toán tổng hợp TSCĐ tại doanh nghiệp 1.2.2.1 Sổ sách, chứng từ phục vụ cho việc hạch toán a, Sổ sách sử dụng: - Sổ cái TK2111 - Sổ cái TK2113 - Sổ cái TK2112 - Sổ cái TK214 b,Tài khoản sử dụng: - Sử dụng các tài khoản: TK 2111, TK2112, TK 2113, TK214 22
  32. - Tài khoản 2111- TSCĐ hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh nguyên giá TSCĐ HH thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có + Kết cấu tài khoản 2111 Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá Dƣ Nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có tại doanh nghiệp. - Tài khoản 2113- TSCĐ vô hình: Tài khoản này dùng để phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có. +Kết cấu tài khoản 2113: Bên Nợ : Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ vô hình theo nguyên giá; Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ vô hình theo nguyên giá; Số dƣ bên Nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp - Tài khoản 214- Hao mòn TSCĐ: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ, bất động sản đầu tƣ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, bất động sản đầu tƣ vào những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, bất động sản đầu tƣ. +Kết cấu tài khoản 214: Bên Nợ : Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tƣ giảm do TSCĐ, BĐS đầu tƣ thanh lý, nhƣợng bán, điều động cho đơn vị khác, do góp vốn liên doanh Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tƣ tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tƣ. Số dƣ bên Có: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ, BĐS đầu tƣ hiện có trong doanh nghiệp 23
  33. 1.2.2.2 Hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảmTSCĐ hữu hình TK1 11,112,311,341,141 TK2111 TK811 TSCĐ mua ngoài đƣa ngay Nguyên giá GTCL khi thanh lý, vào sử dụng nhƣợng bán, trao đổi TK133 VAT TK331 đầu vào TK214 TSCĐ mua trả chậm GTHM của TSCĐ thanh lý, nhƣợng bán t heo giá mua trả ngay Nguyên giá GTHM của TSCĐ TK133 góp vốn liên doanh VAT đầu vào TK2212,2213 TK242 TSCĐ đi góp vốn Lãi trả chậm liên doanh TK412 TK241 TSCĐ tăng do đầu tƣ XDCB Nếu ĐG Nếu ĐG hoàn thành bàn giao nhỏ hơn lớn hơn TK153 TK153 Tăng do chuyển CCDC thành Giảm do chuyển CCDC thành TSCĐ TSCĐ TK411 TK138 Tăng do đƣợc cấp vốn, đƣợc điều NG TSCĐ phát hiện GTCL chuyển từ đơn vị khác thiếu do kiểm kê TK221 TK214 Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ TK711 GTHM TSCĐ tăng do đƣợc biếu tặng lũy kế Sơ đồ 1.1 Hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảmTSCĐ hữu hình 24
  34. 1.2.2.3 Kế toán TSCĐ vô hình a, Kế toán tăng TSCĐ vô hình Hầu hết các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ vô hình đƣợc hạch toán tƣơng tự nhƣ tăng TSCĐ hữu hình. Ngoài ra, khi doanh nghiệp đƣợc giao quyền sử dụng đất có thời hạn, kế toán ghi: Nợ TK 21131: Nguyên giá quyền sử dụng đất Có TK111,112,331: Số tiền phải trả để có quyền sử dụng đất b, Kế toán giảm TSCĐ vô hình Hầu hết các nghiệp vụ biến động giảm TSCĐ vô hình đƣợc hạch toán tƣơng tự nhƣ giảm TSCĐ hữu hình.Ngoài ra, Trong trƣờng hợp TSCĐ vô hình đã trích khấu hao hết (trích đủ khấu hao) thì phải xóa sổ TSCĐ vô hình theo bút toán: TK2113 TK214(2143) Nguyên giá TSCĐ vô hình Sơ đồ 1.2 Hạch toán tình hình giảm TSCĐ vô hình - Xét thấy TSCĐ vô hình không thu đƣợc lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tiếp theo, hoặc xét thấy không đủ tiêu chuẩn, kế toán ghi giảm TSCĐ vô hình: TK 2113 TK214(2143) Giá trị hao mòn lũy kế TK142,242 TK154,642 Giá trị còn lại lớn Phân bổ dần vào phải phân bổ dần CP SXKD Giá trị còn lại nhỏ đƣợc tính hết vào chi phí SXKD Sơ đồ 1.3 Hạch toán tình hình giảm TSCĐ vô hình 25
  35. 1.2.2.4 Kế toán TSCĐ thuê tài chính Kế toán tại đơn vị đi thuê tài chính a.Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá chưa có thuế GTGT TK111,112 TK142 TK211(2112) Chi phí trả trƣớc Kết chuyển chi phí trực tiếp ngắn hạn Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến tài sản thuê tài chính TK315 TK342 Cuối niên độ kế toán k/c số nợ Nợ gốc phải Giá chƣa có gốc phải trả trong năm sau trả các kỳ sau thuế GTGT Nợ gốc phải trả của kỳ nhận TSCĐ thuê tài chính Sơ đồ 1.4 Hạch toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê tài chính (Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá chưa có thuế GTGT) 26
  36. b. Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá có thuế GTGT TK111,112 TK142 TK211(2112) Chi phí trả trƣớc Kết chuyển chi phí trực tiếp ngắn hạn Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến tài sản thuê tài chính TK315 TK342 Số nợ Cuối niên độ kế toán k/c nợ gốc phải Giá chƣa có gốc đến hạn trả trong năm sau trả các thuế GTGT kỳ sau TK138 Số nợ gốc phải trả kỳ này Số thuế TK133 GTGT K/c số thuế GTGT đƣợc khấu trừ trong kỳ TK632,642 K/c số thuế GTGT kỳ này vào chi phí (Nếu không đƣợc khấu trừ) Sơ đồ 1.5 Hạch toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê tài chính (Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá có thuế GTGT) 27
  37. 1.2.2.5 Kế toán hao mòn TSCĐ a, Hạch toán tăng KH TSCĐ TK214 TK154 Trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất Kinh doanh dở dang trong kỳ TK642 Trích khấu hao tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp TK4313 Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi TK466 Hao mòn TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án Sơ đồ 1.6 Hạch toán tăng khấu hao TSCĐ b, Hạch toán giảm KH TSCĐ TK2111,2112,2113 TK 214 Giá trị hao mòn của TSCĐ giảm do Thanh lý, nhƣợng bán TK1388,334 Phần giá trị còn lại đƣợc quy trách nhiệm bồi thƣờng TK811 Phần giá trị còn lại đƣợc tính vào TK154,642 Chi phí khác Điều chỉnh giảm khấu hao Sơ đồ 1.7 Hạch toán giảm khấu hao TSCĐ 28
  38. 1.2.2.6 Hạch toán sửa chữa TSCĐ a, Sửa chữa nhỏ TSCĐ - Sửa chữa nhỏ là việc sửa chữa lặt vặt, mang tính duy tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên TSCĐ - Khối lƣợng công việc không nhiều, vì vậy chi phí sửa chữa phát sinh đƣợc tính thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu sửa chữa cho TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi thì hạch toán thẳng vào TK 431 TK 111,112,152,331,334 TK 154,642 Chi phí sửa chữa nhỏ phát sinh TK 133 VAT đầu vào (Nếu có) TK 431 Chi phí sửa chữa nhỏ dùng cho hoạt động phúc lợi Sơ đồ 1.8 Hạch toán sửa chữa nhỏ TSCĐ b, Sửa chữa lớn TSCĐ - Là việc cải tạo, thay thế các bộ phận trong TSCĐ, công việc có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phải thuê ngoài, thời gian sửa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngƣng hoạt động, chi phí phát sinh thƣờng lớn nên không thể tính hết vào chi phí của đối tƣợng sử dụng mà phải phân bổ hợp lý vào chi phí sản xuất kinh doanh. 29
  39. * Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ TK111,112,152,334 TK154,642 TK2413 TK142 vào Tự sửa chữa Kết chuyển chi phí SCL Phân bổ dần lớn TSCĐ phân bổ trong 1 năm vào CP SXKD TK242 Kết chuyển chi phí SCL Phân bổ dần phân bổ trên 1 năm vào CP SXKD TK331 TK335 Thuê ngoài sửa chữa TK1331 chữa Trƣờng hợp đã trích Trích trƣớc chi phí trƣớc chi phí SCL TSCĐ SCL theo kế hoạch VAT TK211 Kết chuyển vào nguyên giá (nếu thỏa mãn đk) Sơ đồ 1.9 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ 1.2.2.7 Kế toán đánh giá lại TSCĐ - Đánh giá lại TSCĐ nhằm đảm bảo giá trị của TSCĐ phù hợp với mặt bằng giá do có sự thay đổi lớn do lạm phát gây ra hoặc đánh giá lại TSCĐ nhằm mang đi góp vốn liên doanh. - Doanh nghiệp tiến hành đánh giá lại khi có quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, khi mang TSCĐ đi góp vốn, đánh giá lại trong nội bộ khi tiến hành thanh lý, nhƣợng bán tài sản. - Tài khoản sử dụng: TK 412-Chênh lệch đánh giá lại tài sản Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Chênh lệch giảm do đánh giá lại/Kết chuyển khoản chênh lệch tăng khi có quyết định xử lý 30
  40. Bên Có: Chênh lệch tăng do đánh giá lại/Kết chuyển khoản chênh lệch giảm khi có quyết định xử lý Dƣ bên Nợ: Khoản chênh lệch giảm chƣa đƣợc xử lý Dƣ bên Có: Khoản chênh lệch tăng chƣa đƣợc xử lý Nội dung đánh giá lại TSCĐ a. Khi đánh giá lại làm tăng NG TSCĐ thì khoản chênh lệch tăng thêm ghi: Nợ TK 2111, 2113 Có TK 412 b. Khi đánh giá lại làm giảm NG TSCĐ thì khoản chênh lệch giảm sẽ ghi: Nợ TK 412 Có TK 2111, 2113 c. Khi đánh giá lại có điều chỉnh cả giá trị hao mòn Nếu làm tăng giá trị hao mòn, ghi: Nợ TK 412 Có 214 Nếu làm giảm giá trị hao mòn, ghi: Nợ TK 214 Có 412 Sơ đồ đánh giá lại TSCĐ TK2111,2113 TK412 TK2111,2113 Chênh lệch giảm do đánh Chênh lệch tăng do đánh giá lại TSCĐ khi có quyết giá lại TSCĐ khi có quyết định của cơ quan Nhà định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền nƣớc có thẩm quyền TK214 TK214 Chênh lệch tăng GTHM Chênh lệch giảm GTHM do đánh giá lại TSCĐ khi do đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của cơ quan có quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cơ quan Nhà nƣớc có thẩm (Nếu có) quyền (Nếu có) Sơ đồ 1.10 Hạch toán đánh giá lại TSCĐ 31
  41. CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG BINH TRƢỜNG SƠN 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Tên đơn vị: Công ty cổ phần Thƣơng Binh Trƣờng Sơn. - Tên công ty viết tắt: TRUONGSON WAR INVALIDS JOINT STOCK COMPANY. - Địa điểm trụ sở chính: Thôn Thụ Linh – Xã Minh Tân – Huyện Kiến Thụy – Thành phố Hải Phòng. - Fax: 0313.633150. - Số điện thoại: 0313.860493 - Email: thuongbinhtruongson@gmail.com - Mã số thuế: 0200633842 - Tài khoản: 10201-0000217497 tại Ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Ngô Quyền Hải Phòng. - Đơn vị đƣợc thành lập năm 2004. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0203000842 do Sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hải Phòng cấp đăng ký lần đầu ngày 21/05/2004 và đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 06/03/20011. - Ngƣời đại diện theo pháp luật công ty do ông Nguyễn Thanh Đoàn – Chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty. Nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú: Tổ dân phố số 3 – phƣờng Hải Thành – Quận Dƣơng Kinh – Thành phố Hải Phòng. - Tổng số vốn điều lệ của Công ty khi thành lập là trên 8 tỷ đồng. *, Công ty Cổ phần Thương Binh Trường Sơn là: - Hội viên hiệp hội doanh nghiệp thƣơng binh và ngƣời khuyết tật Việt Nam; - Hội viên hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam; - Hội viên hiệp hội doanh nghiệp TBB-CCB thành phố Hải Phòng; - Thành viên liên minh hợp tác xã và ngoài Quốc doanh thành phố Hải Phòng; - Hội viên doanh nghiệp vừa và nhỏ Hải Phòng. 32
  42. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ngành nghề kinh doanh của công ty trên các lĩnh vực: - Kinh doanh vật liệu xây dựng, kim khí, thiết bị, phụ tùng trang trí nội ngoại thất, nuôi trồng chế biến thủy hải sản; - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng, san lấp mặt bằng; - Kinh doanh du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, trang trại và con vật nuôi có giá trị kinh tế cao; - Đào đắp đất dƣới sông, biển; - Vận tải và du lịch vận tải hành khách, hàng hóa thủy bộ; - Kinh doanh dịch vụ kho bến bãi và dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa; Trải qua 8 năm xây dựng và phát triển, tính đến nay tổng số vốn tích lũy của công ty đã lên đến trên 29 tỷ đồng 2.1.3 Những khó khăn, thuận lợi và thành tích đạt được của công ty trong những năm gần đây 2.1.3.1 Khó khăn Trong năm 2011, do tác động của sự suy giảm kinh tế thế giới nên ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp mà đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với các doanh nghiệp chính sách nhƣ Công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn thì khó khăn lại càng nhân lên. Năm qua, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp đó là trong việc huy động vốn để kinh doanh hơn thế nữa là lãi suất vay vốn quá cao, nếu không sáng suốt trong việc sử dụng vốn thì rất có thể doanh nghiệp sẽ không thể trụ vững. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn khác nữa nhƣ sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trƣờng, sự biến động tăng bất thƣờng của giá vật tƣ, nguyên, nhiên liệu, hơn nữa doanh nghiệp còn phải đảm bảo doanh thu cho công ty, đảm bảo việc làm cũng nhƣ thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, đảm bảo mức đóng góp cho xã hội .Để vƣợt qua đƣợc những khó khăn nhƣ thế cần sự nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. 33
  43. 2.1.3.2 Thuận lợi và một số thành tích mà doanh nghiệp đạt được trong những năm gần đây - Với sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan đoàn thể, sự đoàn kết của Ban lãnh đạo công ty và sự nhiệt tình gắn bó của tập thể lao động nên công ty không những trụ vững trƣớc những khó khăn mà còn đạt đƣợc hiệu quả sản xuất rất khả quan. Công ty đã tập trung đầu tƣ mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất nhƣ : Máy xúc, cần cẩu, xe ô tô trọng tải lớn Năm 2011 Công ty mua sắm thêm máy móc thiết bị văn phòng và xây dựng thêm trụ sở văn phòng công ty. - Các hoạt động của công ty luôn giữ “chữ tín” với bạn hàng nên công ty vẫn duy trì tốt các hoạt động của mình, việc làm của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo, doanh số của Công ty vẫn đƣợc giữ vững. - Có đƣợc kết quả đó ngoài việc ban lãnh đạo công ty đã xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ sản xuất mà còn có sự đóng góp quan trọng của việc phát động các phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhằm tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất và có những hình thức động viên kịp thời cho ngƣời lao động. Chính điều đó đã tạo thi đua sôi nổi trong toàn Công ty và đạt đƣợc hiệu quả rõ rệt trong các mặt hoạt động của Công ty trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế. Biểu 2.1 Trích báo cáo thi đua khen thưởng năm 2010 – 2011 Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ Ủng hộ quỹ xóa đói Vốn tích Nghĩa vụ thuế Mức Năm Doanh thu giảm nghèo, các gia lũy các loại lƣơng đình chính sách 2010 28.450 44.000 4.200 190 2,3-4,0 2011 29.680 48.000 4.500 210 2,5-4,5 - Kết quả cụ thể, Năm 2011 tổng thu nhập đạt trên 48 tỷ đồng, hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nƣớc; Thu nhập của ngƣời lao động luôn đảm bảo từ mức 2,5 đến 4,5 triệu đồng/ ngƣời/tháng, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ luôn đƣợc đảm bảo và duy 34
  44. trì tốt. Cho đến nay công ty chƣa để xảy ra tình trạng mất an toàn lao động trong công ty. - Với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể ban lãnh đạo và ngƣời lao động trong năm qua Công ty đã nhiều lần đƣợc UBND huyện Kiến Thụy, UBND quận Dƣơng Kinh, Cục thuế thành phố tặng bằng khen. Đặc biệt trong năm 2009, 2010 doanh nghiệp đƣợc tặng một số danh hiệu, bằng khen, giấy khen đã có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chấp hành tốt các chính sách và quy định của nhà nƣớc cụ thể nhƣ: Hội Cựu chiến binh thành phố Hải Phòng tặng bằng khen (Bằng khen QĐ số: 309/KT-CCB ngày 20/11/2009, bằng khen cựu chiến binh QĐ số: 24 ngày 24/11/2011); UBND thành phố Hải Phòng tặng bằng khen QĐ số: 67/BK ngày 01/02/2010; Giải thƣởng Cúp Sen vàng của Liên Bộ QĐ số: 1341/QĐ-LHH ngày 14/10/2009; Bằng khen của hiệp hội thƣơng binh và ngƣời khuyết tật Việt Nam QĐ số: 88 ngày 22/12/2010; Năm 2010 đƣợc UBND thành phố tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc QĐ số: 94 ngày 16/3/2010.Năm 2011, Tổng Giám đốc doanh nghiệp còn vinh dự nhận giải thƣởng Doanh nhân tiêu biểu của thành phố, doanh nhân Sơn Hà do UBND thành phố trao tặng . Trải qua tám năm thành lập, công ty đã, đang và sẽ ngày một phát triển hơn nữa xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “ Thƣơng binh tàn nhƣng không phế”. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần thương binh Trường Sơn 35
  45. Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Tổng giám đốc Phó tổng giám Các phòng ban Hệ thống văn đốc nghiệp vụ phòng đại diện Phòng Tổ chức Phòng Kế toán Phòng kỹ Phòng Kinh Phòng Kế Phòng điều - hành chính - tài chính thuật doanh – tiếp thị hoạch - vật tƣ hành vận tải Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 2.1.4.1 Hệ thống văn phòng đại diện Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn tƣơng đối rộng nên công ty đã thành lập 04 chi nhánh văn phòng đại diện và các cơ sở sản xuất của công ty trên địa bàn quận, huyện và thành phố Hải Phòng: - Chi nhánh công ty cổ phần Thƣơng binh Trƣờng Sơn tại xã Tú Đôi – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng. +, Điện thoại: 031.657179 - Văn phòng Đại diện công ty Cổ phần thƣờng Binh Trƣờng Sơn tại khu dân cƣ số 3 phƣờng Hải Thành – Quận Dƣơng Kinh – Thành phố Hải phòng. +, Điện thoại: 031.860493 +, Fax: 031.3633150 - Văn phòng Đại diện công ty cổ phần thƣơng Binh Trƣờng Sơn tại số 553 Lê Thánh Tông – Phƣờng Vạn Mỹ - Quận Ngô Quyền. +, Điện thoại: 031.2663293 36
  46. +, Fax: 031.3765490 - Và 01 xƣởng sản xuất mộc nội thất tại Quảng Luận phƣờng Đa Phúc – Quận Dƣơng Kinh – Thành phố Hải Phòng. 2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức quản lý - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc điều hành và những ngƣời quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết hội đồng quản trị quy định. - Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc quyết định tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Các phó tổng giám đốc về phần việc đƣợc phân công chủ động giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc về phần việc đƣợc phân công, chủ động giải quyết các công việc đã đƣợc Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công đúng chế độ chính sách của nhà nƣớc và điều lệ của công ty. - Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mƣu giúp việc cho ban giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của ban giám đốc. Công ty hiện có 06 phòng ban nghiệp vụ với chức năng quy định sau: +, Phòng Tổ chức – Hành chính: Có chức năng xây dựng phƣơng án kiện toàn bộ máy tổ chức trong công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị. +, Phòng Kế toán – Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc. +, Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mƣu cho giám đốc và thực hiện việc lập các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu thi công xây dựng các công trình, chỉ 37
  47. đạo kiểm tra lập các hồ sơ hoàn công, tổ chức giám sát kỹ thuật thi công trên các công trình do công ty nhận thầu thi công xây dựng, tính toán các hạn mức vật tƣ cho các hạng mục . +, Phòng kinh doanh – tiếp thị: Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Hội đồng quản trị đề ra, chủ động tìm kiếm thị trƣờng, kinh doanh các mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, lập đề án kinh doanh khả thi nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty +, Phòng Kế hoạch – Vật tƣ: Tìm kiếm, mua sắm các phụ tùng thay thế xe chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý. Có kế hoạch đăng kiểm xe khi đến hạn, tìm kiếm các đối tác bán nguyên vật liệu đảm bảo về chất lƣợng và giá cả +, Phòng điều hành vận tải: Điều hành xe ô tô chuyên chở hàng hóa cho công ty cũng nhƣ chở thuê cho khách hàng một cách khoa học và hợp lý. Trong phòng điều hành vận tải còn có 01 tổ sửa chữa vận tải luôn theo dõi và tiến hành sửa chữa ô tô kịp thời khi có sai hỏng. Ngoài các phòng ban trên, công ty còn có văn phòng tổng hợp và các văn phòng đại diện của công ty trên thành phố Hải Phòng. 2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần thương binh Trường Sơn 2.1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty đƣợc tổ chức theo mô hình tập chung. Các nghiệp vụ kế toán chính phát sinh đƣợc tập trung tại phòng Kế toán – Tài chính của công ty thuộc dãy nhà văn phòng. Tại đây thực hiện việc tổ chức hƣớng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phƣơng pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lƣợc ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Từ đó tham mƣu cho ban giám đốc đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đƣờng lối phát triển của công ty. 38
  48. Kế toán trƣởng Kế toán tiền lƣơng Kế toán NVL, và TSCĐ CCDC, CPSX và giá Kế toán công nợ Thủ quỹ thành sản phẩm Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức kế toán của công ty CP thương binh Trường Sơn * Tại phòng Kế toán – Tài chính của công ty có 5 nhân viên: - Trƣởng phòng kế toán: Là một kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tuyến với các kế toán viên thành phần, có năng lực điều hành và tổ chức. Kế toán trƣởng tham mƣu cho Ban giám đốc về các chính sách Tài chính – Kế toán của công ty, ký duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trƣơng và chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng về chuyên môn. Các kế toán thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của kế toán trƣởng, trao đổi trực tiếp với kế toán trƣởng về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cũng nhƣ chế độ kế toán, chính sách tài chính của nhà nƣớc. - Kế toán tiền lƣơng và TSCĐ: Là nhân viên kế toán TSCĐ, kế toán dịch vụ vận tải, công nợ phải thu, thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc. Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ tình hình tăng giảm tài sản trong công ty đồng thời tính và trích khấu hao cho TSCĐ.Theo dõi tính công, giờ công, ngày công cho nhân viên thông qua bảng chấm công. Tính toán và hạch toán tiền lƣơng BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản khấu trừ về lƣơng, các khoản thu nhập trợ cấp cho nhân viên công ty. Hàng tháng lập bảng thanh toán lƣơng cho công ty. - Kế toán NVL, CCDC, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu từ các phần hành kế toán khác nhau để theo dõi trên các bảng kê, bảng phân bổ làm cơ sở cho việc phân bổ tính các chi phí và giá thành sản phẩm. Đồng thời kế toán cũng theo dõi cả phần công cụ dụng cụ. - Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm trong việc thanh toán với khách hàng và theo dõi công nợ phải trả. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng 39
  49. từ gốc kế toán công nợ viết phiếu thu, chi (đối với tiền mặt), séc, ủy nhiệm chi (đối với tiền gửi ngân hàng) hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối với sổ quỹ, sổ phụ ngân hàng, quản lý các TK 111,112,131,331 và các tài khoản chi tiết của nó. Đồng thời theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả trong công ty, giữa công ty với khách hàng. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, chi tiền mặt để xuất, nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng hợp đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan. Ngoài ra còn có thủ kho thực hiện nhập kho và xuất kho thông qua phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Theo định kỳ tổng hợp và báo cáo lên phòng kế toán của công ty về tình hình tồn và nhập trong kỳ. 2.1.5.2 Tổ chức công tác kế toán và hình thức ghi sổ kế toán a. Giới thiệu chung về chuẩn mực kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần thương binh Trường Sơn - Niên độ kế toán đƣợc xác định theo năm. - Đơn vị tiền tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ) - Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Quyết định số 48/2006/ QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính ). - Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Hình thức kế toán nhật ký chung. - Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ của công ty bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. TSCĐ đƣợc tính theo nguyên giá và khấu hao lũy kế, khấu hao TSCĐ đƣợc tính theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc, giá hàng xuất kho và hàng tồn kho đƣợc tính theo phƣơng pháp tính giá nhập trƣớc – xuất trƣớc, hàng tồn kho đƣợc hạch toán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. - Phƣơng pháp tính thuế GTGT: Phƣơng pháp khấu trừ, vào ngày 20 hàng tháng công ty phải nộp tờ khai thuế cho chi cục thuế huyện Kiến Thụy. 40
  50. b. Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp cho cả năm, chi tiết cho từng tháng trong đó gồm số dƣ đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dƣ cuối kỳ. - Sổ nhật ký chung - Bảng phân bổ: Dùng cho những tài khoản chi phí phát sinh thƣờng xuyên, có liên quan đến nhiều đối tƣợng phải phân bổ (tiền lƣơng, khấu hao, chi phí trả trƣớc ngắn hạn, chi phí trả trƣớc dài hạn). - Sổ chi tiết các tài khoản: Dùng để theo dõi các đối tƣợng hạch toán cần hạch toán chi tiết. c. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của các nghiệp vụ đó vào Nhật ký chung. Căn cứ số liệu ghi trên Nhật ký chung, kế toán phản ánh các số liệu đó vào sổ cái tài khoản có liên quan. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc ghi vào các sổ chi tiết tài khoản. Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng số liệu trên sổ cái. Cuối kỳ, sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (Đƣợc lập từ các sổ chi tiết) kế toán cân đối tài khoản làm căn cứ để làm báo cáo tài chính. Nguyên tắc ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung đó là: tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và phát sinh có trên sổ Nhật ký chung. 41
  51. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký chung Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi Sổ Cái tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn 2.2.1 Đặc điểm, phân loại và tính giá TSCĐ tại công ty 2.2.1.1 Đặc điểm Trong những năm qua, công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn đã và đang không ngừng lớn mạnh, khẳng định là một đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng nói riêng và trong tổng thể nền kinh tế nói chung. Cơ sở vật chất của công ty không ngừng đổi mới và nâng cao. Trong đó, số 42
  52. lƣợng TSCĐ chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng tài sản của công ty, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Để đảm bảo chất lƣợng thông tin kế toán trong quá trình hình thành, sử dụng và đổi mới TSCĐ, công ty luôn chú trọng tăng cƣờng công tác quản lý, đảm bảo giữ gìn tài sản. Với đặc thù kinh doanh của mình là ngành kinh doanh xây dựng, vận tải, nuôi trồng thủy hải sản thì tài sản quan trọng đó chính là: xe ô tô tải, máy cẩu, máy xúc bánh lốp, đầm nuôi trồng thủy sản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, TSCĐ của công ty hiện nay bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, công ty không có TSCĐ thuê tài chính. Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ của công ty là khi các tài sản thỏa mãn điều kiện ghi nhận là TSCĐ theo chuẩn mực 03 về TSCĐ. TSCĐ đƣợc phản ánh theo nguyên tắc giá gốc. Nguyên giá của TSCĐ bao gồm: Giá mua, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Khấu hao TSCĐ đƣợc tính theo phƣơng pháp đƣờng thẳng, căn cứ trên thời gian sử dụng ƣớc tính của TSCĐ phù hợp với Thông tư 203/2009/TT-BTC: Loại TSCĐ Năm khấu hao Nhà cửa, vật kiến trúc 20 năm - 50 năm Máy móc, thiết bị 3 năm - 12 năm Phƣơng tiện vận tải 10 năm TSCĐ khác 5 năm - lâu dài 2.2.1.2 Phân loại TSCĐ của công ty gồm nhiều loại, mỗi loại có một đặc điểm khác nhau về tính chất kỹ thuật cũng nhƣ kiểu cách công dụng, thời gian sử dụng của nó. Xét về tình hình đặc điểm và điều kiện trong sản xuất kinh doanh để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ đƣợc tốt, công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn phân loại TSCĐ theo tính chất tài sản hay theo đặc trƣng kỹ thuật. Căn cứ vào tính chất tài sản hay theo đặc trƣng kỹ thuật của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn đƣợc phân loại nhƣ sau: 43
  53. Biểu 2.2 Trích bảng sắp xếp nhóm TSCĐ năm 2011 CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG BINH TRƢỜNG SƠN BẢNG SẮP XẾP NHÓM TÀI SẢN Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngày Thời gian sử STT Tên tài sản ĐVT Nguyên giá tháng dụng I Nhà cửa, vật kiến trúc 1 31/12/11 Nhà văn phòng chợ Hòa Nghĩa mới VNĐ 250.000.000 20 năm 2 31/12/11 Nhà để xe và xƣởng sửa chữa VNĐ 2.531.508.670 Lâu dài Cộng 2.781.508.670 II Máy móc thiết bị 1 31/12/11 Đầm cóc VNĐ 13.300.000 40 tháng 2 31/12/11 Máy tính xách tay VNĐ 11.514.286 5 năm 2 31/12/11 Máy tính văn phòng VNĐ 11.730.909 5 năm 3 31/12/11 Máy xúc VNĐ 185.000.000 8 năm 4 31/12/11 Phà VNĐ 1.034.730.000 10 năm 5 31/12/11 Máy xúc bánh lốp VNĐ 670.090.908 10 năm 6 31/12/11 Máy phát điện VNĐ 12.727.272 5 năm 7 31/12/11 Máy phát điện HuynDai DHY6000SE VNĐ 33.454.545 5 năm 8 31/12/11 Tủ lạnh VNĐ 15.445.455 5 năm Cộng 1.987.993.375 III Tài sản khác Đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Đồng 1 31/12/11 VNĐ 16.698.555.405 Lâu dài Rui, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh 2 31/12/11 Khu neo đậu tàu thuyền bến bãi cống C2 VNĐ 2.630.817.727 Lâu dài Đầm nuôi trồng thủy sản tại p. Tân 3 31/12/11 VNĐ 13.113.110.000 Lâu dài Thành q. Dƣơng Kinh Đất trang trại tại p. Hải Thành quận 4 31/12/11 VNĐ 1.000.000.000 Lâu dài Dƣơng Kinh 5 31/12/11 Téc đựng dầu Diezel VNĐ 15.714.286 5 năm 6 31/12/11 Ti vi VNĐ 16.354.545 5 năm 7 31/12/11 Xe máy YAMAHA VNĐ 22.730.455 10 năm 8 31/12/11 Ti vi VNĐ 17.077.273 5 năm 9 31/12/11 Xe gắn máy VNĐ 69.490.000 8 năm 44
  54. 10 31/12/11 Ô tô 7 chỗ ngồi VNĐ Đã bán 3/2011 11 31/12/11 Đất nhà xe VNĐ 4.000.000.000 Lâu dài Đất và tài sản trên đất mua của bà Vũ 12 31/12/11 VNĐ 3.900.000.000 Lâu dài Thị Vinh và anh Nguyễn Văn Bính 13 31/12/11 Trang trại sinh thái đầm Tân Thành VNĐ 5.064.981.235 Lâu dài Cộng 46.548.830.926 IV Phƣơng tiện vận tải Xe ô tô tải tự đổ HUAZHONG 15C: 1 31/12/11 VNĐ 10 năm 1554 650.363.637 Xe ô tô tải tự đổ HUAZHONG 15C: 2 31/12/11 VNĐ 10 năm 1557 557.454.546 Xe ô tô tải tự đổ HUAZHONG 15C: 3 31/12/11 VNĐ 10 năm 1560 557.454.546 Xe ô tô tải tự đổ HUAZHONG 15C: 4 31/12/11 VNĐ 10 năm 1561 650.363.637 Xe ô tô tải tự đổ HUAZHONG 15C: 5 31/12/11 VNĐ 10 năm 1562 650.363.637 Xe ô tô tải tự đổ HUAZHONG 15C: 6 31/12/11 VNĐ 10 năm 1563 557.454.546 7 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16L 5726 VNĐ 583.863.571 10 năm 8 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16L 5734 VNĐ 583.863.571 10 năm 9 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16M 3841 VNĐ 598.120.000 10 năm 10 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16M 4231 VNĐ 459.747.000 10 năm 11 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16M 5640 VNĐ 807.076.000 10 năm 12 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16M 5500 VNĐ 807.076.000 10 năm 13 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16M 6115 VNĐ 807.076.000 10 năm 14 31/12/11 Xe ô tô tải nhỏ ( Ngoan) VNĐ 94.940.952 10 năm 15 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16N 4778 VNĐ 823.809.524 10 năm 16 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16N 4795 VNĐ 823.809.524 10 năm 17 31/12/11 Xe ô tô tải tự đổ HOW BKS 16N 4784 VNĐ 823.809.524 10 năm Cộng 10.836.646.215 Tổng cộng 62.154.979.186 Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Công ty CP Thƣơng Binh Trƣờng Sơn (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) 45
  55. 2.2.1.3 Tính giá TSCĐ tại công ty cổ phần thương binh Trường Sơn Để xác định chính xác giá của TSCĐ, công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đƣa vào sử dụng. Tùy theo từng loại TSCĐ mà công ty có cách đánh giá thích hợp. Việc đánh giá tại công ty đƣợc thực hiện nhƣ sau: *Đối với TSCĐ tăng do mua sắm: Nguyên giá = Giá mua TSCĐ + Chi phí vận chuyểnlắp + Thuế nhập khẩu, TSCĐ theo hóa đơn đặt chạy thử TTĐB(nếu có) Việc tính giá TSCĐ tại công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn đƣợc thực hiện trên các hóa đơn GTGT , các chứng từ liên quan đến làm tăng nguyên giá TSCĐ. *Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tƣ xây dựng cơ bản theo phƣơng thức giao thầu: TSCĐ hình thành theo phƣơng thức giao thầu là giá quyết toán công trình theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trƣớc bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. *Đối với TSCĐ hình thành do đầu tƣ xây dựng cơ bản do doanh nghiệp tƣ làm: Là tập hợp chi phí cho đến khi TSCĐ đƣa vào sử dụng.Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần vào giá trị sản phẩm, TSCĐ bị hƣ hỏng dần tạo ra giá trị hao mòn. Do đó trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ bên cạnh việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá, công ty còn xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Để xác định giá trị còn lại của TSCĐ, công ty sử dụng công thức: Giá trị còn lại của Nguyên giá của Giá trị hao mòn của = - TSCĐ TSCĐ TSCĐ 2.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty cổ phần thương binh Trường Sơn 2.2.2.1 Kế toán chi tiết về tình hình tăng, giảm TSCĐ tại công ty Trong quá trình hoạt động, TSCĐ của công ty luôn có sự biến động. Để phản ánh chính xác và chặt chẽ hoạt động của TSCĐ, chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, hóa đơn GTGT, biên lai lệ phí trƣớc bạ Các chứng từ khác nhƣ lệnh chi, phiếu chi, phiếu thu 46
  56. a,Khi phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ như: * Với TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc (theo phương thức giao thầu) Đơn vị có nhu cầu lập tờ trình gửi ban Tổng giám đốc. Ban Tổng giám đốc gửi tờ trình cho hội đồng quản trị. Nếu đƣợc hội đồng quản trị phê duyệt, tiếp tục lập hợp đồng với cơ quan tƣ vấn thiết kế, khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình duyệt thẩm định và quyết định phê duyệt lại báo cáo nghiên cứu khả thi của Hội đồng quản trị. Sau khi báo cáo đƣợc duyệt, hợp đồng với cơ quan tƣ vấn thiết kế lập dự toán thiết kế kỹ thuật trình cấp hội đồng quản trị phê duyệt. Hợp đồng với cơ quan tƣ vấn thiết kế lập kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu trình Hội đồng quản trị phê duyệt.Tổ chức đấu thầu, xét thầu, trình hội đồng quản trị phê duyệt kết quả đấu thầu. Ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Bàn giao mặt bằng, hồ sơ thiết kế cho nhà thầu. Nghiệm thu các hạng mục, bộ phận công trình và nghiệm thu toàn bộ công trình đƣa vào sử dụng.Tạm ứng thanh, quyết toán và thực hiện bảo hành công trình. Bên xây dựng cơ bản chuyển một bộ hồ sơ cho phòng Kế toán – Tài chính. *Với TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc (Doanh nghiệp tự xây dựng) Đơn vị có nhu cầu lập tờ trình gửi ban Tổng giám đốc. Ban Tổng giám đốc gửi tờ trình cho Hội đồng quản trị, nếu đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt, tiếp tục lập hợp đồng với cơ quan tƣ vấn thiết kế, khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình duyệt thẩm định và quyết định phê duyệt lại báo cáo nghiên cứu khả thi của Hội đồng quản trị. Sau khi báo cáo đƣợc duyệt, hợp đồng với cơ quan tƣ vấn thiết kế lập dự toán thiết kế kỹ thuật trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Công ty tự mua Nguyên vật liệu, thuê nhân công và tiến hành xây dựng, khi xây dựng cơ bản hoàn thành, công ty tự tiến hành tập hợp chi phí xây dựng cơ bản. * Với TSCĐ tăng do mua sắm: - Căn cứ vào nhu cầu sử dụng TSCĐ làm đề nghị trình tổng giám đốc duyệt, sau đó Phòng Kế hoạch - vật tƣ tìm hiểu thị trƣờng khảo sát giá tài sản cần mua dựa trên bảng báo giá sau đó làm đề nghị trình Ban Tổng giám đốc, Tổng giám đốc đại diện cho Ban Tổng giám đốc ký hợp đồng đặt mua tài sản 47
  57. dựa trên bảng báo giá của công ty bán tài sản phù hợp với nhu cầu và điều kiện của công ty mình. - Thủ tục mua: Đơn vị mua ký hợp đồng với đơn vị bán hàng gồm các nội dung: Tên mặt hàng, chủng loại, số lƣợng, xuất xứ, số lƣợng, chất lƣợng, đơn giá, thành tiền, hình thức, điều kiện thanh toán. +) Khi đơn vị nhận TSCĐ tiến hành các thủ tục : - Biên bản giao nhận TSCĐ, Hóa đơn GTGT, Biên lai thu lệ phí trƣớc bạ, Biên bản nghiệm thu, bàn giao, Biên bản thanh lý hợp đồng với bên bán - Phòng Kế toán – tài chính lƣu toàn bộ hồ sơ của TSCĐ đó Ví dụ 1: Ngày 15/5/2011 công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn tiến hành ký hợp đồng mua mới 06 xe ô tô tải tự đổ loại vừa của công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam bao gồm 03 xe loại xe 4,95T và 03 xe loại 4,95T1 với giá mua cả thuế GTGT của xe loại 4,95T là 600.000.000đồng/chiếc; loại 4,95T1 là 700.000.000đồng/chiếc. Ngày 13/6/2011 công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam tiến hành bàn giao xe và các giấy tờ có liên quan cho công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn. Chứng từ sử dụng: Phiếu báo giá, Hợp đồng kinh tế số 98/2011/HĐKT, lệnh chi, Biên bản bàn giao xe ô tô, Giấy chứng nhận chất lƣợng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng ô tô sản xuất lắp ráp, Hóa đơn GTGT liên 2, Tờ khai lệ phí trƣớc bạ, biên lai thu lệ phí trƣớc bạ, phiếu chi 48
  58. Biểu 2.3 Trích phiếu báo giá CÔNG TY TNHH Ô TÔ HUAZHONG VIỆT NAM Địa chỉ: Lô đất số L1.1, L1.2, L1.3, L1.4, L1.19, L1.20, L1.21, L1.22 Khu công nghiệp Đồ Sơn Hải Phòng, thành phố Hải Phòng Số điện thoại: 0313.867991/0313.867998. Fax: 0313.867998 BÁO GIÁ Kính gửi: công ty cổ phần thương binh Trường Sơn Công ty chúng tôi xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng bảng báo giá xe ô tô tải tự đổ nhƣ sau: Giá giao hàng Số tại Hải Phòng STT Mô tả hàng hóa lƣợng (VNĐ) đã bao (Chiếc) gồm VAT Xe ô tô tải tự đổ 6*4 HOWO SINOTRUCK, Model: ZZ3257N3647B, Động cơ: 336(EURO II), Lốp: 1200R20, Thùng: 5600x2300x1500mm, Đáy: 10mm, 1 cạnh 8mm, Màu:Vàng, xanh, Hệ thống nâng: Ben giữa, 01 1.200.000.000 Thùng vuông, mới 100%, sx năm 2011, Các tiêu chuẩn khác theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất Xe ô tô tải tự đổ 4*2 nhãn hiệu Huazhong, Model: 4,95T1-TD, Động cơ: YC6J210 – 20, Lốp: 1200-20, Công suất: 210HP, Kích thƣớc lòng thùng: 2 4685x2140x800mm, Màu: Vàng, xanh, Hệ thống nâng: 01 700.000.000 Ben giữa, Thùng vuông, mới 100%, sản xuất năm 2011, Các tiêu chuẩn khác theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất Xe ô tô tải tự đổ 4*2 nhãn hiệu Huazhong, Model: 4,95T, Động cơ: YC4D130-20, Lốp: 1200-20, Thùng: 3 4070x2210x1010mm, Đáy: 10mm, cạnh 8mm, Màu: 01 600.000.000 Vàng, đỏ, Hệ thống nâng: Ben giữa, Thùng vuông, mới 100%, sản xuất năm 2011, Các tiêu chuẩn khác theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất Ghi chú: 1.Địa điểm giao hàng: Khu công nghiệp Đồ Sơn – Hải Phòng 2.Hiệu lực báo giá: Trong vòng 07 ngày, kể từ ngày báo giá. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng, xin trân trọng cảm ơn! Hải Phòng, ngày 14 tháng 05 năm 2011 Công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam 49
  59. Biểu 2.4 Trích hợp đồng kinh tế CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số: 98/2011/HĐKT Căn cứ luật dân sự số 33/2005/QH ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 27/06/2005; Căn cứ Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ngày 27 tháng 06 năm 2005 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI; Căn cứ vào nhu cầu của công ty cổ phần thương binh Trường Sơn và khả năng của công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam. Hôm nay, ngày 15 tháng 05 năm 2011,tại văn phòng công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam, chúng tôi gồm có: BÊN A (BÊN BÁN): CÔNG TY TNHH Ô TÔ HUAZHONG VIỆT NAM Địa chỉ: Lô đất số L1.1, L1.2, L1.3, L1.4, L1.19, L1.20, L1.21, L1.22 Khu công nghiệp Đồ Sơn Hải Phòng, thành phố Hải Phòng Số điện thoại: 0313.867991/0313.867998. Fax: 0313.867998 TK: 160314851003745 tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩuViệt Nam chi nhánh Hải Phòng. MST: 0200711138 Đại diện: Ông Liu Fu Ben Chức vụ: Phó tổng Giám đốc BÊN B (BÊN MUA): CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG BINH TRƢỜNG SƠN Địa chỉ: Thôn Thụ Linh, xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng Số điện thoại: 0313.860493. Fax: 0313.633150 TK: 102010000217497 tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Ngô Quyền – Hải Phòng. MST: 0200633842 Đại diện: Ông Nguyễn Thanh Đoàn Chức vụ: Tổng Giám đốc Hai bên thống nhất thỏa thuận các điều khoản mua bán xe ô tô tải tự đổ Huazhong nhƣ sau: Điều 1: Bên mua nhất trí mua ô tô của bên bán với nội dung cụ thể nhƣ sau: 1.1 Loại xe: Xe ô tô tải tự đổ (Xe ben) nhãn hiệu Huazhong do Trung Quốc sản xuất năm 2011 gồm 02 loại TD 4,95T và TD 4,95T1với thông số kỹ thuật chung đƣợc ghi tại điều 1.2 dƣới đây. 50
  60. 1.2 Thông số kỹ thuật của hàng hóa STT Thông số Giá trị/mô tả 1 Năm sản xuất 2011(xe sản xuất mới tháng 5/2011) Công ty TNHH tập đoàn xe tải nặng quốc gia Huazhong 2 Nhà sản xuất Trung Quốc, lắp ráp và phân phối tại Việt Nam bởi công ty TNHH Huazhong Việt Nam 3 Công thức bánh xe 4x2 4 Buồng lái HW Cabin có giƣờng nằm phía trƣớc bằng thủy lực, có điều hòa Nhà sản xuất CNHTC/ Liên doanh CNHTC – STEYR (Áo-Trung Quốc). 5 động cơ Tiêu chuẩn khí xả EURO2 6 Ký hiệu động cơ YC6J210-20/YC4D130-20 Công suất động 7 336 HP (247KW) cơ Dẫn ống côn và Côn dẫn động thủy lực có trợ lực hơi. Đƣờng kính lá côn: 8 đƣờng kính lá côn 420mm 9 Hộp số 9 số tiến, 1 số lùi. Có đồng tốc cho các số 10 Loại hộp số HW9 Trung Quốc 11 Cầu xe Cầu trƣớc 7 tấn, giảm xóc. Cầu sau 2x13 tấn.Tỷ số truyền 5,73 12 Nhà sản xuất cầu CNHTC (Trung Quốc). Liên doanh STEYR(Áo)-Trung Quốc 13 Hệ thống treo Nhíp trƣớc 9 lá, nhíp sau 12 lá. Có 4 bu lông quang nhíp/1 vế 14 Khung xe (Sát xi) Khung xe 2 lớp (8+8)mm, Giƣờng ben dầy 8mm 15 Hệ thống phanh Phanh hơi hai mạch kép, có phanh động cơ bằng khí xả động cơ 16 Thùng nhiên liệu Thùng nhiên liệu làm bằng hợp kim có khóa nắp thùng Thể tích thùng 17 200 lít nhiên liệu Diezel 18 Hệ thống lái Có trợ lực lái bằng thủy lực 19 Loại bót lái Bót lái: Trung Quốc 20 Hệ thống điện 24V, 2 ắc quy mỗi cái 15 Ah 21 Lốp và bánh xe 1200-20. lốp có săm 18 lớp bố nylon 22 Hệ thống ben Ben nằm dạng chữ T. Đƣờng kính xilanh ben:220mm Nhà sản xuất hệ 23 100% Trung Quốc thống ben Kích thƣớc trong 24 (4.685x2.140x800)mm/(4.070x2.210x1.010)mm và thể tích thùng xe 25 Hình dáng và Thùng vuông có nắp sau và khóa an toàn. Đáy dầy: 12mm, chiều dầy thùng xe thành bên dầy:8mm 1.3 Màu sắc của hàng hóa: Cabin và thùng xe màu vàng 1.4 Chất lƣợng xe: Xe mới 100% đƣợc nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và phân phối tại Việt Nam của nhà sản xuất công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam 1.5 Phụ tùng kèm theo xe: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, phụ tùng kèm theo là 01 bộ đồ nghề theo tiêu chuẩn của nhà xản xuất 51
  61. Điều 2: Số lƣợng xe, giá cả và giá trị hợp đồng 2.1 Đơn giá: Đơn giá giao tại thành phố Hải Phòng là đơn giá đã có thuế nhập khẩu và thuế GTGT Số Thành tiền Loại xe Đơn giá Thuế VAT lƣợng (VNĐ) Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu 03 545.454.546 54.545.454 1.800.000.000 Huazhong loại TD 4,95T Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu 03 636.363.636 63.636.364 2.100.000.000 Huazhong loại TD 4,95T1 Tổng cộng 06 3.900.000.000 2.2 Tổng giá trị hợp đồng: 3.900.000.000đồng (Bằng chữ: Ba tỷ chín trăm triệu đồng chẵn./.) Điều 3: Phƣơng thức thanh toán: Thanh toán bằng phƣơng thức chuyển khoản tiền Việt Nam đồng, chia làm 03 đợt: Đợt 1: Ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực, Bên B chuyển cho bên A số tiền đặt cọc là 10% của giá trị hợp đồng. Đợt 2: Sau khi nhận đủ 06 xe, bên B chuyển tiếp cho bên A số tiền là 70% giá trị của hợp đồng. Đợt 3: Số tiền còn lại bên B chuyển trả hết cho bên A chậm nhất là sau 20 ngày kể từ ngày giao xe cho bên B. Điều 4: Hồ sơ hàng hóa STT Loại hồ sơ Số lƣợng 1 Hóa đơn GTGT 01 bản gốc và 02 bản sao y của bên bán 2 Tờ khai nguồn gốc linh kiện xe nhập khẩu 01 bản gốc 3 Đăng kiểm xe 01 bản gốc Giấy chứng nhận chất lƣợng, an toàn kỹ thuật 4 01 bản gốc, 02 bản sao và bảo vệ môi trƣờng xe ô tô sản xuất, lắp ráp Điều 5: Phƣơng thức giao hàng: 5.1 Thời gian giao hàng: 30 ngày kể từ ngày hai bên ký kết hợp đồng và bên bán nhận đƣợc tiền đặt cọc 5.2 Địa điểm: Tại công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam Điều 6: Bảo hành, bảo dƣỡng Bên bán chịu trách nhiệm bảo hành đối với động cơ, hộp số, cầu xe, thời gian đƣợc bảo hành là 06 tháng kể từ ngày bàn giao hàng hoặc 30.000km đầu tiên tùy theo điều kiện nào đến trƣớc, theo đúng nhƣ nội quy ghi trong sổ tay hƣớng dẫn bảo dƣỡng do bên bán cung cấp tại trung tâm dịch vụ và sửa chữa ô 52
  62. tô Huazhong Việt Nam. Bảo dƣỡng: Kiểm tra miễn phí trƣớc khi giao xe. Kiểm tra, bảo dƣỡng miễn phí khi xe chạy đƣợc 1.000km – 5.000km đúng theo quy định của nhà sản xuất. Điều 7: Bất khả kháng Trƣờng hợp bất khả kháng do thiên tai nhƣ đông đất, lũ, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và các thảm họa khác chƣa lƣờng hết đƣợc, bên bị ảnh hƣởng sẽ cố gắng hạn chế tổn thất đến mức tối đa và báo cho bên kia về tình hình bất khả kháng trong vòng 03 ngày kể từ ngày xảy ra bất khả kháng. Sau đó hai bên sẽ cùng nhau thƣơng thảo để xác định và điều chỉnh Hợp đồng (nếu cần) cho phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 8: Điều khoản chung và hiệu lực hợp đồng 8.1 Điều khoản chung: Hai bên cam kết tôn trọng thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng, không hủy ngang hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng này có tranh chấp, phát sinh sẽ đƣợc giải quyết trên cơ sở thƣơng lƣợng giữa hai bên. Trƣờng hợp không thỏa thuận, giải quyết đƣợc thì đƣa ra tòa án kinh tế Hải Phòng giải quyết theo thẩm quyền. Phán quyết của tòa án Kinh tế Hải Phòng là phán quyết cuối cùng, bên nào gây ra lỗi thì bên đó phải chịu mọi phí tổn. Mọi bổ sung, sửa đổi của hợp đồng chỉ có giá trị khi có sự nhất trí bằng văn bản của hai bên. 8.2 Hiệu lực hợp đồng: Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Nếu qua thời hạn thanh toán nhƣ đã quy định tại Điều 3 của hợp đồng mà bên mua vẫn chƣa thanh toán đầy đủ cho bên bán thì bên bán sẽ gửi công văn thông báo cho bên mua (không quá 20 ngày kể từ ngày hết hạn). Sau thời hạn trên, bên mua vẫn chƣa thanh toán hết cho bên bán thì bên bán sẽ chấm dứt hợp đồng và phát mại số xe trên. Mọi chi phí phát sinh do bên mua chịu. Hợp đồng đƣợc lập thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản, có giá trị pháp lý nhƣ nhau. ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN MUA (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên, đóng dấu) 53
  63. Biểu 2.5 Trích lệnh chi số 79 Công Thƣơng Việt Nam Vietinbank Lệnh chi Payment Order Số No 79 Ngày 31/05/2011 Liên 2 Copy 2 Tên đơn vị trả tiền Payer: Công ty CP thƣơng binh Trƣờng Sơn Tài khoản Nợ Debit A/C: 102010000217497 Tại ngân hàng With Bank: Công Thƣơng Ngô Quyền Số tiền bằng số Amount in figures Số tiền bằng chữ Amuont in words: Ba trăm chín mƣơi triệu đồng chẵn./. 390.000.000 VND Tên đơn vị nhận tiền Payee: Công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam Tài khoản Có Credit A/C: 160314851003745 Tại ngân hàng With Bank: TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hải Phòng Nội dung Barks: Nộp tiền đặt cọc mua ô tô Ngày hạch toán Accouting date 31/05/2011 Giao dịch viên Đơn vị trả tiền Payer Chủ tài khoản A/C holder Teller Kiểm soát viên Supervisor Acoutant 54
  64. Biểu 2.6 Trích biên bản bàn giao xe ô tô Công ty Huazhong Việt Nam CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ===*=== BIÊN BẢN BÀN GIAO XE Ô TÔ - Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số: 98/2011/HĐKT giữa công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam và công ty cổ phần thương binh Trường Sơn ký ngày 15 tháng 05 năm 2011 - Căn cứ vào thực trạng thực tế của xe ô tô Hôm nay, ngày 13 tháng 06 năm 2011, tại bãi xe của công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam, chúng tôi gồm: BÊN A (BÊN GIAO): CÔNG TY HUAZONG VIỆT NAM Đại diện: Ông Liu Fu Ben Chức vụ: Phó tổng Giám đốc BÊN B (BÊN NHẬN) CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG BINH TRƢỜNG SƠN Đại diện: Ông Nguyễn Thanh Đoàn Chức vụ: Tổng giám đốc Đã tiến hành bàn giao 06 xe ô tô đời mới do Trung Quốc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nhƣ sau: I.Tên, nhãn hiệu hàng hóa Nƣớc STT Tên xe Số khung- Số máy Màu sơn-Năm sx sản xuất Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu Trung Số khung: RLZTD51D4BC00022 Màu vàng 01 Huazhong BKS 15C: 01554 Quốc Số máy: YC4D130-20*D0824A00011 SX năm 2011 Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu Trung Số khung: RLZ TD51D6AC00004 Màu vàng 02 Huazhong BKS 15C: 01557 Quốc Số máy: YC 6J210-20*J42A1701193 SX năm 2011 Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu Trung Số khung: RLZ TD51.D4BCB00024 Màu vàng 03 Huazhong BKS 15C: 01560 Quốc Số máy: YC 4D130-20*D0824A00006 SX năm 2011 Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu Trung Số khung RLZTD51D6AC000010 Màu vàng 04 Huazhong BKS 15C: 01561 Quốc Số máy: YC6J210-20*J42A1701195 SX năm 2011 Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu Trung Số khung: RLZTD51D6AC000008 Màu vàng 05 Huazhong BKS 15C: 01562 Quốc Số máy: YC6J210-20*J42A1701237 SX năm 2011 Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu Trung Số khung: RLZ TD51.D4BCB00026 Màu vàng 06 Huazhong BKS 15C: 01563 Quốc Số máy: YC 4D130-20*D0824A00034 SX năm 2011 II.Tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị và giấy tờ đi kèm 1.Tình trạng kỹ thuật - Xe ô tô nhập khẩu thiết bị, lắp ráp tại Việt Nam, còn mới 100% với các thông số kỹ thuật đúng, đủ nhƣ trong Hợp đồng số 98/2011/HĐKT 2. Giấy tờ đi kèm - 06 Hóa đơn GTGT; 06 giấy chứng nhận chất lƣợng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng xe cơ giới; 01 bản kê chi tiết số khung, số máy cho 06 xe; 03 bản hợp đồng kinh tế, sổ đăng kiểm, sổ tay dƣớng dẫn cho chủ xe. Biên bản đã đƣợc thông qua. Bên B đã nhận đầy đủ xe, máy, tình trạng kỹ thuật đúng nhƣ trong biên bản bàn giao. Hai bên đều nhất trí ký tên. Biên bản đƣợc lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý nhƣ nhau. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu) 55
  65. Biểu 2.7 Trích hóa đơn GTGT số 0000008 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu(Serial):AA/11P Liên 2: Giao người mua (To buyer) Số (Number):0000008 Ngày 13 tháng 06 năm 2011 Đơn vị bán hàng (Sale company): CÔNG TY TNHH Ô TÔ HUAZHONG VIỆT NAM Mã số thuế (Tax code): 0200711138 Địa chỉ (Address): Lô đất số L1.1,L1.2,L1.3,L1.4,L1.19,L1.20,L1.21,L1.22 Khu công nghiệp Đồ Sơn, TP Hải Phòng Điện thoại (Tel): 031.3867991/2 Fax: 031.3867998 Số tài khoản (Account code): 160314851003745 Tại (At): Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam chi nhánh HP Họ tên ngƣời mua hàng (Customer's name): Tên đơn vị (Organization): Công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn Mã số thuế (Tax code): 0200633842 Địa chỉ (Address): Thôn Thụ Linh, xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng Điện thoại: 031.3860493 Hình thức thanh toán (Kind of Payment): CK Số tài khoản (Account code): STT ĐV Số Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn giá Thành tiền (ITEM) tính lƣợng Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu Huazhong, loại TD 4,95T, màu vàng, mới 100%, số 01 Chiếc 01 545.454.546 545.454.546 khung:RLZTD51.D4BCB00024, số máy: YC4D130 - 20*D0824A00006 Cộng tiền hàng (Total): 545.454.546 Thuế suất GTGT (VAT rate): 10% Tiền thuế GTGT (VAT amount): 54.545.454 Tổng cộng tiền thanh toán (Grand total): 600.000.000 Số tiền viết bằng chữ (In words): Sáu trăm triệu đồng chẵn./. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Seller/Signature, full (Buyer/Signature, full name) (Chief officeer/Signature, seal, Full name) name) 56
  66. Biểu 2.8 Trích tờ khai lệ phí trước bạ Mẫu số: 02LPTB (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỜ KHAI LỆ PHÍ TRƢỚC BẠ (Áp dụng với tài sản là xe ô tô, xe máy, tàu, thuyền, súng săn, súng thể thao) A.PHẦN NGƢỜI NỘP THUẾ TỰ KHAI [01] Ngƣời nộp thuế: Công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn [02] Mã số thuế: 0200633842 [03] Địa chỉ: Thôn Thụ Linh, xã Minh Tân [04] Quận/ Huyện: Kiến Thụy [05] Tỉnh/Thành phố: Hải Phòng [06] Điện thoại:031.3860493 [07] Fax: 031.633150 [08] Email: Thuongbinhtruongson@gmail.com I, ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN 1.Loại tài sản (Ô tô, xe máy, tàu, thuyền): Ô tô tải 2. Tên hiệu tài sản: CNHTC Huazhong 3. Nƣớc sản xuất: Trung Quốc 4. Năm sản xuất: 2011 5. Dung tích xi lanh: 4.214cm3 6. Trọng tải: 4.950 kg 7. Số chỗ ngồi, kể cả chỗ ngƣời lái (đối với phƣơng tiện chở khách): 8. Chất lƣợng tài sản: Mới 100% 9. Số máy: YC4D130-20*D082A00006 10. Số khung: RLZTD51D4BCB00024 11. Biển kiểm soát: 12. Số đăng ký: 13. Trị giá tài sản: 600.000.000đồng (Viết bằng chữ: Sáu trăm triệu đồng chẵn./.) II. NGUỒN GỐC TÀI SẢN 1.Tổ chức, cá nhân giao tài sản: công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam 2. Địa chỉ: Lô đất số L1.1,L1.2,L1.3,L1.4,L1.19,L1.20,L1.21,L1.22 Khu CN Đồ Sơn, TP Hải Phòng 3. Thời điểm làm giấy tờ chuyển dịch tài sản: 13/06/2011 III. TÀI SẢN THUỘC DIỆN KHÔNG PHẢI NỘP LỆ PHÍ TRƢỚC BẠ (Lý do): IV GIẤY TỜ CÓ LIÊN QUAN GỒM: 01 HĐ GTGT; 01 Tờ khai nguồn gốc linh kiện nhập khẩu. Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về số liệu đã khai./. Kiến Thụy, ngày 13 tháng 06 năm 2011 NGƢỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ Nguyễn Thanh Đoàn 57
  67. Biểu 2.9 Trích biên lai thu lệ phí trước bạ số 0031788 BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu CTT 06 TỔNG CỤC THUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ký hiệu: BA/2008 Chi cục thuế huyện Kiến Thụy 0031788 BIÊN LAI THU LỆ PHÍ TRƢỚC BẠ (Liên 2: Giao cho ngƣời nộp tiền) Ngƣời nộp: Công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn Ở số nhà: Phố(Thôn/Xóm): Thụ Linh Phƣờng (Xã): Minh Tân Quận (Huyện): Kiến Thụy Tỉnh (Thành phố): Hải Phòng Số Giá Trị giá tài sản Tỷ lệ Số lệ phí phải nộp Loại tài sản Ký hiệu lƣợng đơn vị tính lệ phí thu phí ngân sách HUAZHONG Ô tô tải 01 SK: 00024; 600.000.000 2% 12.000.000 SM: 000006 Tổng cộng: 01 tài sản 12.000.000 Tổng số lệ phí phải nộp ngân sách (Bằng chữ): Mƣời hai triệu đồng chẵn./. Ngày 13 tháng 06 năm 2011 Ngƣời thu tiền (Ghi rõ họ tên ký và đóng dấu) Trần Văn Thắng Biểu 2.10 Trích phiếu chi số 237 Đơn vị: Cty CP Thƣơng Quyển số: Mẫu số: 01-TT binh Trƣờng Sơn PHIẾU CHI Số: 237 Ban hành theo QĐ số:48/2006/QĐ-BTC Ngày 13 tháng 06 năm 2011 Nợ: 211 ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC Có: 1111 Họ và tên ngƣời nhận tiền: Lƣu Quang Tiến Địa chỉ: Công ty Cổ Phần Thƣơng Binh Trƣờng Sơn Lý do chi: Thanh toán tiền lệ phí trƣớc bạ xe ô tô tải tự đổ số khung: RLZTD51.D4BCB00024, số máy: YC4D130 - 20*D0824A00006 Số tiền: 12.000.000đồng (Viết bằng chữ ): Mười hai triệu đồng chẵn./. Kèm theo: 01Biên lai thu lệ phí trƣớc bạ số 0031788 Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Mười hai triệu đồng chẵn./. Ngày 13 tháng 06 năm 2011 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng Ngƣời lập biểu Ngƣời nhận tiền Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Giang Long Phạm Thị Oanh Lƣu Quang Tiến Ng Thị Thu Loan 58
  68. Biểu 2.11 Trích hóa đơn GTGT số 0000009 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu(Serial):AA/11P Liên 2: Giao người mua (To buyer) Số (Number):0000009 Ngày 13 tháng 06 năm 2011 Đơn vị bán hàng (Sale company): CÔNG TY TNHH Ô TÔ HUAZHONG VIỆT NAM Mã số thuế (Tax code): 0200711138 Địa chỉ (Address): Lô đất số L1.1,L1.2,L1.3,L1.4,L1.19,L1.20,L1.21,L1.22 Khu công nghiệp Đồ Sơn, TP Hải Phòng Điện thoại (Tel): 031.3867991/2 Fax: 031.3867998 Số tài khoản (Account code): 160314851003745 Tại (At): Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam chi nhánh HP Họ tên ngƣời mua hàng (Customer's name): Tên đơn vị (Organization): Công ty cổ phần thƣơng binh Trƣờng Sơn Mã số thuế (Tax code): 0200633842 Địa chỉ (Address): Thôn Thụ Linh, xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng Điện thoại: 031.3860493 Hình thức thanh toán (Kind of Payment): CK Số tài khoản (Account code): STT ĐV Số Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn giá Thành tiền (ITEM) tính lƣợng Xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu Huazhong, loại TD 4,95T, màu vàng, mới 100%, số 01 Chiếc 01 636.363.637 636.363.637 khung: RLZTD51.D6AC000010, số máy: YC6J210-20*J42A1701195 Cộng tiền hàng (Total): 636.363.637 Thuế suất GTGT (VAT rate): 10% Tiền thuế GTGT (VAT amount): 63.636.363 Tổng cộng tiền thanh toán (Grand total): 700.000.000 Số tiền viết bằng chữ (In words): Bảy trăm triệu đồng chẵn./. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Buyer/Signature, full name) (Seller/Signature, full name) (Chief officeer/Signature, seal, Full name) 59