Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cường Thịnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cường Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_ph.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cường Thịnh
- Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều thời cơ và thách thức mới. Để tận dụng được thời cơ và vượt qua thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải dành được ưu thế vượt trội trong cạnh tranh. Một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm để đạt được mục tiêu đó là phải tìm được các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Công tác kế toán nói chung giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh và đưa ra các kiến nghị tài chính. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, nhờ có thông tin của bộ phận này mà doanh nghiệp có biện pháp kiểm soát chi phí trong kỳ sản xuất hiện tại cũng như lập dự toán cho kỳ kế hoạch. Tính đến nay, để tài “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp” đã được phát triển qua nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn còn những vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Bản thân công ty TNHH Cường Thịnh cũng rất quan tâm đến công tác này, song trên thực tế còn tồn tại một số bất cập chưa được khắc phục. Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Cường Thịnh, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths.Hoàng Thị Ngà, cùng với sự chỉ bảo của các cô chú trong phòng tài chính kế toán của công ty, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cường Thịnh”. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, đồng thời qua nghiên cứu thực trạng vấn đề này tại công ty TNHH Cường Thịnh, khóa luận đề cập một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cường Thịnh. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 1
- Khóa luận tốt nghiệp 3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận trình bày kết quả nghiên cứu về đối tượng nêu trên tại công ty TNHH Cường Thịnh. 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Khóa luận đã góp phần làm rõ hơn bản chất, nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng kết quả nghiên cứu đề tài để nâng cao hiệu quả tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cường Thịnh. Kết quả này còn có thể được ứng dụng trong các đơn vị kế toán có đặc điểm tương tự với đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu. 5.Kết cấu khóa luận Phần nội dung chính của khóa luận được xây dụng gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. - Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cương Thịnh. - Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cường Thịnh. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 2
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1.Khái niệm và phân loại 1.1.1.1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất Khái niệm: Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động để tạo ra giá trị sử dụng mới đó là các loại sản phẩm, lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động (Chi phí vật hóa) và chi phí về sức lao động (Chi phí lao động sống). Trong giai đoạn hiện nay, chi phí sản xuất kinh doanh được hiểu là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất là số tiền mà nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Như vậy, chi phí sản xuất là bộ phận chủ yếu của chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất. Phân loại Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Để tổ chức hạch toán, quản lý và kiểm soát và khai thác thông tin về chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Trong phạm vi của kế toán tài chính, chi phí sản xuất có thể được phân loại theo những tiêu thức nhận diện sau: Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 3
- Khóa luận tốt nghiệp Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và chúng được dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo chế độ kế toán hiện hành, với cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 5 yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự nhận biết yếu tố chi phí nguyên vật liệu giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được tổng giá trị nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trên cơ sở đó các nhà quản trị sẽ hoạch định tổng mức luân chuyển, dự trữ cần thiết của nguyên vật liệu một cách hợp lý, có hiệu quả. Mặt khác đây cũng là cơ sở để hoạch định các mặt hàng thiết yếu để chủ động trong công tác cung ứng vật tư. - Chi phí nhân công: Bao gồm các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí lao động theo tiền lương của người lao động. Sự nhận biết yếu tố chi phí nhân công giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định được tổng quỹ lương của doanh nghiệp, từ đó hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động, chuẩn bị yếu tố lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao của tất cả các TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Việc nhận biết được yếu tố khấu hao TSCĐ giúp cho các nhà quản trị nhận biết được mức chuyển dịch, hao mòn tài sản, từ đây hoạch định tốt hơn chiến lược đầu tư, đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vật chất thích hợp cho tiến trình sản xuất kinh doanh. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ yếu tố chi phí này giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mức dịch Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 4
- Khóa luận tốt nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi, cung ứng với các đơn vị cung cấp tốt hơn. - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Việc nhận biết yếu tố chi phí này góp phần giúp các nhà quản trị hoạch định được lượng tiền mặt chi tiêu, hạn chế tồn đọng tiền mặt - Ngoài ra, tùy theo đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của các doanh nghiệp có thể phân chia chi phí sản xuất thành các yếu tố chi tiết, cụ thể hơn. Phân loại chi phí theo yếu tố có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chi phí sản xuất doanh nghiệp. Số liệu chi phí sản xuất theo yếu tố là cơ sở để xây dựng các dự toán chi phí sản xuất, xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch về lao động, vật tư, tài sản trong doanh nghiệp. Nó còn là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính ( phần chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố), từ đó để tính và tổng hợp thu nhập quốc dân Căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm: toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đươc sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm , lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp,bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Chi phí sản xuất chung, bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động: - Biến phí sản xuất: Là những chi phí xét về tổng số thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động. - Định phí: Là những mục chi phí về tổng số ít thay đổi hoặc không thay Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 5
- Khóa luận tốt nghiệp đổi theo mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp: là những chi phí bao gồm các yếu tố biến phí và định phí pha trộn lẫn nhau. 1.1.1.2.Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Phân loại giá thành sản phẩm - Theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành 3 loại: Giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế. + Giá thành kế hoạch Là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất, trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành sản xuất kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện giá thành của doanh nghiệp. + Giá thành định mức Là giá thành được tính khi bắt đầu sản xuất trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. + Giá thành thực tế Là giá thành được tính sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm, cung ứng lao vụ, dịch vụ trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, công nghệ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm; nó cũng là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 6
- Khóa luận tốt nghiệp - Theo phạm vi chi phí trong giá thành Theo cách phân loại này, giá thàn h sản phẩm được chia thành hai loại: giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng) và giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ, giá thành đầy đủ). + Giá thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được dùng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp. + Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính và chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho số sản phẩm, dịch vụ đó. Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm dịch vụ tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ xác định lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp. 1.1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giá thành CPSX dở CPSX phát sinh CPSX dở dang = + - sản xuât dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mỗi quan hệ mật thiết với nhau nhưng phạm vi và nội dung của chúng có những điểm khác nhau. Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản xuất. Nhưng không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến những chi phí liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Giá thành sản phẩm là giới hạn chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Chi phí sản xuất tính cho một kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất của kỳ khác chuyển sang, chi phí phát sinh kỳ này, chii phí chuyển sang kỳ sau. Chi phí sản xuất không gắn liền với khối lượng, chủng loại sản phẩm hoàn Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 7
- Khóa luận tốt nghiệp thành, trong đó, giá thành sản phẩm lại liên quan đến số lượng, chủng loại đã hoàn thành. 1.1.2.Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm 1.1.2.1.Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn để chi phí được tập hợp theo đó. Thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí, trước hết cần căn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất kinh doanh, sau đó phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, năng lực của kế toán và của nhà quản trị, cũng như yêu cầu quản lý chi phí, yêu cầu tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. 1.1.2.2.Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính gia thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành căn cứ vào: - Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất. - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. - Yêu cầu quản lý và tính chất từng loại sản phẩm Cụ thể: + Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. + Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 8
- Khóa luận tốt nghiệp + Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ. + Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.1.2.3.Mối quan hệ giữa đối tƣợng tập hợp chi phí và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nhiều đối tượng tập hợp chi phí tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều các giai đoạn khác nhau. 1.1.3.Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuât 1.1.3.1.Phƣơng pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí riêng biệt. Do đó, căn cứ trực tiếp vào chứng từ ban đầu để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng đó. Phương pháp này đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện có thể cho phép. 1.1.3.2.Phƣơng pháp tập hợp gián tiếp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó không tổ chức ghi chép ban đầu chi phí phát sinh riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp này, phải tập hợp chi phí gián tiếp theo từng nơi phát sinh chi phí, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí: Chi phí phân bổ Tổng tiêu chí cần phân bổ Tiêu chuẩn phân = cho đối tượng i Tổng chỉ tiêu phân bổ bổ của đối tượng i Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 9
- Khóa luận tốt nghiệp Với phương pháp phân bổ gián tiếp, mức độ chính xác của chi phí tính cho từng đối tượng chịu chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. 1.1.4.Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang dang dở trên dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là sử dụng các công cụ kế toán ( được thực hiện bằng phương pháp như phương pháp ước lượng tương đương hoặc phương pháp chi phí trực tiếp, ) để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tương ứng với số lượng sản phẩm dở dang. Căn cứ để đánh giá sản phẩm dở dang là chi phí đơn vị sản phẩm, kết quả kiểm kê về khối lượng dở dang và mức độ hoản thành của sản phẩm dở dang. Tùy đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp, kế toán vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. 1.1.4.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nội dung của phương pháp: Theo phương pháp này, trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính theo một khoản mục duy nhất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn được coi là chi phí bỏ vào quy trình công nghệ một lần ngay từ đầu nên trong sản phẩm dở dang nó được coi là đã hoàn thành toàn bộ (m = 100%). Các chi phí còn lại đều tính là chi phí chế biến của sản phẩm hoàn thành, không tham gia chế biến sản phẩm dở dang (m = 0%). *Cách tính: - Cách 1: Theo phương pháp bình quân + Chi phí đơn vị ( c ) Dđk + Cv c = Qht + Qdck Trị giá sản phẩm dở dang (Dck): Dck = Qdck c Trong đó: Dđk :Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 10
- Khóa luận tốt nghiệp Cv : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Qht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Qdck : Khối lượng dở dang cuối kỳ - Cách 2: Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Chi phí đơn vị c1: Cv c1 = Qbht + Qdck Trị giá sản phẩm dở dang: Dck = Qdck c1 Trong đó: Qbht : Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ Qbht = Qht –Qdđk (với Qdđk là khối lượng dở dang đầu kỳ) *Lưu ý: - Nếu chi phí vật liệu phụ trực tiếp chiếm tỷ trọng không đáng kể thì trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có thể chỉ cần đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, khi đó chi phí vật liệu phụ trực tiếp cũng thuộc chi phí chế biến. - Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì trị giá sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau giai đoạn 1 được đánh giá theo giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang. Tùy theo phương án kết chuyển chi phí để đánh giá sản phẩm dở dang theo tổng giá thành bán thành phẩm chuyển sang hay chi tiết theo từng khoản mục trong giá thành bán thành phẩm chuyển sang. *Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng: - Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít. - Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến chi phí chế biến. - Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc vật liệu chính trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, khối lượng dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 11
- Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4.2.Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng *Nội dung của phương pháp: Theo phương pháp này, trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí (tính riêng cho từng khoản mục chi phí). Khi đó, mức độ hoàn thành của các khoản mục chi phí ở sản phẩm dở dang được xác định như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ vào quy trình công nghệ 1 lần ngay từ đầu: m = 100%. - Chi phí chế biến: 0% < m < 100%. Cụ thể là bao nhiêu % tùy thuộc vào sự ước định của doanh nghiệp trên cơ sở kết quả kiểm kê thực tế. * Cách tính (chi tiết theo từng khoản mục): - Cách 1: Theo phương pháp bình quân + Chi phí đơn vị: Dđk + Cv c = Qht + Qdck Trị giá sản phẩm dở dang: Dck = Qdđk mc c - Cách 2: Theo phương pháp nhập trước xuất trước: + Chi phí đơn vị: C c1 = Qdđk (1 – mđ) + Qbht + Qdck mc Trị giá sản phẩm dở dang: Dck = Qdđk mc c1 *Lưu ý: Ở giai đoạn sau của quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, khoản mục chi phí nào gồm các bộ phận chi phí có mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang không bằng nhau thì tính riêng theo tưng bộ phận đó. Thông thường thuộc loại này có chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. *Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng: - Ưu điểm: Kết quả tính toán đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy cao hơn. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 12
- Khóa luận tốt nghiệp - Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan. - Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những sản phẩm có tỷ trọng chi phí chế biến đáng kể trong giá thành sản phẩm, khối lượng dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ. 1.1.4.3.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức *Nội dung của phương pháp: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng dở dang đã kiểm kê, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang (tính chất tương tự ở phương pháp khối lượng hoàn thành tương đương) và định mức khoản mục chi phí để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang chi tiết theo từng khoản mục. Trường hợp quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn chế biến, sản phẩm dở dang ở mỗi công đoạn đều được đánh giá theo công thức trên, sau đó tổng hợp lại. *Cách tính: Dck = Qdck mc cđm (tính chi tiết theo từng khoản mục) Trong đó : cmđ : Chi phí định mức sản xuất * Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng: Phương pháp này tính toán đơn giản, khoa học. Tuy nhiên đòi hỏi công tác xây dựng định mức chi phí ở đơn vị phỉ đạt tới một trình độ tương đối cao. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý. Nó được áp dụng rộng rãi trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức. 1.1.5.Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm 1.1.5.1.Tính giá thành sản phẩm theo công việc (theo đơn đặt hàng) Tính giá thành sản phẩm theo công việc được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ theo đơn đặt hàng (kể cả trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu được giao). Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 13
- Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng hoàn thành. Mỗi một đơn đặt hàng được mở một phiếu tính giá thành theo công việc để phản ánh chi phí sản xuất của từng đơn đặt hàng từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. Với phương pháp này, kỳ tính giá thành thường không phù hợp với kỳ báo cáo. Đến kỳ báo cáo, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trên phiếu tính giá thành là giá trị của sản phẩm dở dang, nếu đơn đặt hàng hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trên phiếu tính giá thành là tổng giá thành sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy tổng giá thành chia cho khối lượng hoàn thành. 1.1.5.2.Tính giá thành theo quá trình sản xuất Tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất được áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, mặt hàng sản xuất ổn định, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có thể là quy trình đơn giản, phức tạp. (1)Quy trình sản xuất giản đơn *Đặc điểm: Quy trình sản xuất giản đơn là quy trình sản xuất liên tục, khép kín, từ khi đưa nguyên vật liệu chính vào sản xuất đến khi có sản phẩm hoàn thành không thể gián đoạn về mặt kỹ thuật. Loại hình doanh nghiệp này, mặt hàng sản xuất ít, khối lượng lớn, ổn định; chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục; sản phẩm dở dang thường không có hoặc có ít, ổn định giữa các kỳ; kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Ví dụ: doanh nghiệp khai thác, doanh nghiệp sản xuất điện, nước, khí nén. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành của quy trình đó. *Phương pháp tính giá thành - Trường hợp kết quả sản xuất là một loại sản phẩm hoặc có thể một số loại sản phẩm nhưng chi phí sản xuất có thể tập hợp riêng theo từng loại sản phẩm thì phương pháp tính giá thành thích hợp là phương pháp cơ bản (còn gọi là phương pháp trực tiếp, phương pháp giản đơn). Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 14
- Khóa luận tốt nghiệp Z = Dđk + C – Dck ; Z Z = Qht Trong đó: Dđk , C, Qht (như trên). Z, z là tổng giá thành và giá thành đơn vị. - Nếu kết quả sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ hoặc sản phẩm hỏng thì phương pháp thích hợp là phương pháp loại trừ chi phí: Z = Dđk + C Dck –Clt Với Clt là chi phí cần loại trừ ra khỏi tổng giá thành. - Nếu kết quả sản xuất thu được một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng khác nhau về quy cách, kích cỡ, phẩm cấp, chủng loại, thì phương pháp tính giá thành thích hợp là phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ. + Phương pháp hệ số . Quy đổi sản phẩm các loại về cùng một loại chuẩn: Sản phẩm hoàn thành: Qht0 = hti Hi Sản phẩm dở dang: Qdck0 = dcki Hi Trong đó: Q0_Khối lượng sản phẩm chuẩn Qhti_ Khối lượng sản phẩm hoàn thành Hi_ Hệ số quy đổi sản phẩm (quy đổi từ loại I về loại chuần) . Tổng giá thành của sản phẩm chuẩn (chính là tổng giá thành của cả nhóm): Z0 = Z = Dđk + C – Dck0 . Giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn: Z z0 = Qht0 Tính giá thành của từng loại sản phẩm: Giá thành đơn vị: zi = z0 Hi Tổng giá thành: Z = Qhti zi + Phương pháp tỷ lệ: . Tính tỷ lệ phân bổ giá thành Tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm: Z = Dđk + C – Dck Tổng tiêu chuẩn phân bổ: T = I = hti z0i Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 15
- Khóa luận tốt nghiệp Trong đó: T_ Tổng tiêu chuẩn phân bổ giá thành Ti_ Tiêu chuẩn phân bổ giá thành của sản phẩm loại i. Qhti_Số lượng hoàn thành thực tế của sản phẩm i. z0i_Giá thành đơn vị kế hoạch (hoặc định mức) của sản phẩm i. . Tỷ lệ phân bổ giá thành của cả nhóm: Tz = 100% . Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm: Tổng giá thành: Zi = Ti Tz Giá thành đơn vị: zi = Zi Qhti Ngoài ra, trong một số trường hợp, để tính giá thành sản phẩm cần phải kết hợp các phương pháp khác nhau hình thành nên phương pháp liên hợp. Phương pháp liên hợp không chỉ được sử dụng đối với quy trình sản xuất giản đơn, mà đối với quy trình sản xuất phức tạp cũng thường được sử dụng. (2)Quy trình sản xuất phức tạp: *Đặc điểm: Quy trình sản xuất phức tạp là quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn hoặc giai đoạn chế biến. Quy trình sản xuất này có các kiểu chế biến sau: - Kiểu chế biến liên tục: Đây là kiểu chế biến mà quy trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn (bước) chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy tạo ra thành phẩm ở bước cuối cùng. Với kiểu chế biến này, mặt hàng sản xuất không nhiều, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, sản phẩm dở dang nhiều và không ổn định. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc cả bán thành phẩm và thành phẩm. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 16
- Khóa luận tốt nghiệp - Kiểu chế biến song song: Đây là kiểu chế biến mà sản phẩm gồm nhiều chi tiết, bộ phận khác nhau; mỗi chi tiết, bộ phận sản phẩm có quy trình công nghệ riêng, sử dụng một loại nguyên vật liệu riêng và được tiến hành ở các bộ phận sản xuất khác nhau, sau đó lắp ráp theo tỷ lệ nhất định để tạo ra thành phẩm. Với kiểu chế biến này, tổ chức sản xuất thường là đơn chiếc hoặc hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài, khối lượng sản phẩm làm dở nhiều và biến động lớn. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là tưng phân xưởng hoặc công đoạn sản xuất, đối tượng tính giá thành có thể là từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hàng loạt hàng hoặc từng đơn đặt hàng. - Kiểu chế biến hỗn hợp: Kết hợp giữa hai kiểu chế biến liên tục và song song. *Phương pháp tính giá thành: Những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, phương pháp tính giá thành thường được sử dụng là phương pháp phân bước. Ngoài ra, các phương pháp khác như phương pháp cộng chi phí, phương pháp liên hợp, cũng có thể được sử dụng trong những trường hợp cụ thể. Với phương pháp phân bước, tùy thuộc vào yêu cầu của công tác quản lý giá thành cần thông tin về giá thành của bán thành phẩm hay chỉ cần thông tịn về giá thành của thành phẩm để lựa chọn một trong hai phương án phân bước: - Phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm Phương án này còn được gọi là phương án kết chuyển chi phí tuần tự, có thẻ kết chuyển chi phí tuần tự tổng hợp hoặc kết chuyển chi phí tuần tự từng khoản mục. Nếu kết chuyển chi phí tuần tự tổng hợp thì giá thành bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang được coi là một khoản mục chi phí. Nếu kết chuyển chi phí tuần tự từng khoản mục thì giá thành bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang cần được tách theo từng khoản mục và kết chuyển vào sản phẩm cùng với chi phí phát sinh trong kỳ của từng khoản mục đó. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 17
- Khóa luận tốt nghiệp Z Công thức tính: Zi = Dđki Zi-1 Ci – Dcki ; i zi = Qhti (Với i là giai đoạn sản xuất cần tính giá thành) *Lưu ý: - Ở bước 1 không có “Zi-1” - Trường hợp kết chuyển chi phí tuần tự tổng hợp, bảng tính giá thành ở các giai đoạn sau tương tự bảng tính giá thành ở giai đoạn 1. Khi đó, Zi-1 đóng vai trò là một khoản mục chi phí. * Sơ đồ: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí nguyên vật Giá thành nửa thành Giá thảnh nửa thành liệu chính phẩm ở giai đoạn 1 phẩm ở giai đoạn n-1 chuyển sang + + + Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất khác Chi phí sản xuất khác khác ở giai đoạn 1 ở giai đoạn 2 ở giai đoạn n Tổng giá thành và Tổng giá thành và giá Tổng giá thành và giá giá thành đơn vị nửa thành đơn vị nửa thành thành đơn vị của thành thành phẩm ở giai phẩm ở giai đoạn 2 phẩm đoạn 1 (Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm) - Phương án phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Phương án này còn được gọi là kết chuyển chi phí song song. Công thức tính: Ztp = iTP ; Ztp zTP = Qtp Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 18
- Khóa luận tốt nghiệp Trong đó, CiTP là chi phí sản xuất của bước I kết tinh trong thành phẩm. Dđk + Ci CiTP = QTP Hi Qhti +Qdcki mci Hi chỉ xuất hiện ở những bước chưa phải là bước cuối cùng, nó được dùng để quy đổi thành phẩm về bán thành phẩm bước i. Do vậy, Hi được gọi là hệ số quy đổi sản phẩm. Cách xác định Hi như sau: Qhti Hi = Qhti+1 + Qdcki +1 Trong đó: Qhti : Khối lượng hoàn thành ở bước i QTP : Khối lượng hoàn thành ở bước cuối cùng (thành phẩm). *Sơ đồ Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí sản xuất ở Chi phí sản xuất ở Chi phí sản xuất ở giai đoạn 1 giai đoạn 2 giai đoạn n Chi phí sản xuất của Chi phí sản xuất của Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong giai đoạn 2 trong giai đoạn n trong thành phẩm thành phẩm thành phẩm Giá thành sản phẩm (Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá thành nửathànhphẩm) 1.2.Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1.Nhiệm vụ kế toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp có Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 19
- Khóa luận tốt nghiệp nhiệm vụ sau: Căn cứ vào đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp. Tổ chức phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng các phương pháp thích hợp. Thường xuyên kiểm tra đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, các dự toán chi phí đối với chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Định kỳ lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và thời hạn. Tổ chức kiêm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. 1.2.2.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất *Chứng từ kế toán: Phiếu xuất kho; Hóa đơn kiêm PXK; Bảng phân bổ vật liệu, CCDC; Bảng chấm công; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Bảng kê chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ; các chứng từ liên quan khác. *Sổ kế toán: - Sổ kế toán tổng hợp + Với hình thức kế toán nhật ký chung, số liệu từ các chứng từ nêu trên được sử dụng để ghi sổ nhật ký chung, sau đó vào sổ cái TK 621, 622, 627. Cuối kỳ kết chuyển số liệu sang TK 154 hoặc TK631. + Với hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái,số liệu trên các chứng từ nêu trên được ghi vào Nhật ký – sổ cái các TK 621,622,627. Cuối kỳ kết chuyển số liệu sang TK 154 hoặc 631. + Với hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, số liệu từ các chứng từ nêu trên được sử dụng để tập hợp và các chứng từ ghi sổ cùng loại, sau đó lập các chứng Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 20
- Khóa luận tốt nghiệp từ ghi sổ TK 621, 622, 627. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái tài khoản 621,622,627. Cuối kỳ, kết chuyển số liệu sang TK154 hoặc TK 631. + Với hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ, số liệu từ các chứng từ kế toán nêu trên được tập hợp và phân loại trong các Bảng phân bổ, sau đó lấy kết quả của các Bảng phân bổ ghi vào Nhật ký chứng từ số 7. Trường hợp doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa có thể hạch toán trực tiếp vào TK154 (hoặc TK631) không qua các TK621, TK622, TK627. - Sổ kế toán chi tiết: + Với các hình thức kế toán Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ cái, kế toán lấy số liệu từ các chứng từ nêu trên để ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh (Mẫu S36-DN). + Với hình thức kế toán nhật ký chứng từ, từ các chứng từ nêu trên, kế toán lấy số liệu để ghi Bảng kê số 4 (Mẫu S04b4-DN), nhật ký chứng từ số 7 (Mẫu S047a-DN). - Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết để lấy căn cứ lập các Báo cáo tài chính. *Báo cáo kế toán: Từ số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết, kế toán lập chỉ tiêu hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm gias trị nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho việc sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm ( cả nửa thành phẩm mua ngoài). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp quy định. Chi phí Trị giá Trị giá NVL Trị giá Trị giá NVL trực nguyên vật trực tiếp NVL trực phế liệu tiếp thực = liệu trực + xuất dùng - tiếp còn lại - thu hồi tế trong tiếp còn lại trong kỳ cuối kỳ (nều có) kỳ đầu kỳ Để kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 21
- Khóa luận tốt nghiệp TK621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu TK621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có: - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ vào tài khoản 154 hoặc 631 và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK632. - Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK111,112,331 TK152(611) TK621(chi tiết) TK152 (611) Xuất vật tư cho Nhập lại vật tư Mua ngoài nhập sản xuất dùng không hết Kho vật tư TK133 TK338 Thuế GTGT tiền bồi thường phải thu lại TK154(631) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cuối kỳ theo mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất đối tượng tập hợp chi phí TK632 Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 22
- Khóa luận tốt nghiệp Chi phí NVL vượt trên mức bình thường Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Để kế toán chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Kết cấu TK622: Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK154 “ chi phí sản xuất kinhh doanh dở dang” hoặc bên nợ TK631 “ Giá thành sản xuất”. - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK632. TK622 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp: TK334 TK622 TK154(631) Tiền lương, tiền công, phụ cuối kỳ kết chuyển (phân bổ) cấp trả cho công nhân sản xuất chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí TK335 TK632 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường TK338 Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 23
- Khóa luận tốt nghiệp Các khoản về BHXH,BHYT,KPCĐ Kế toán chi phí sản xuất chung: Kế toán sử dụng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ và được mở 06 TK cấp 2 đê tập hợp theo yếu tố chi phí. - TK6274 – Chi phí khấu hao tài sản - TK6271 - Chi phí nhân viên cố định phân xưởng - TK6277 – Chi phs dịch vụ mua - TK6272 - Chi phí vật liệu ngoài - TK6273 - Chi phí dụng cụ - TK6278 – Chi phí khác bằng tiền sản xuất Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung TK334,338 TK627 TK154(621) Chi phí nhân viên chi phí sản xuất chung phân bổ TK152 vào chi phí chế biến trong kỳ Chi phí vật liệu TK153(142,242) Chi phí CCDC TK632 Chi phí sản xuất chung dưới TK214 mức công suất bình thường Chi phí khấu hao TSCĐ không được phân bổ vào TK111,112,141,331 giá thành Chi phí dịch vụ mua ngoài hoặc chi phí khác bằng tiền Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 24
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2.3.Kế toán tính giá thành sản phẩm *Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành * Sổ kế toán: - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK154, TK155, TK621, TK622, TK627. - Sổ kế toán chi tiết: Bảng tính giá thành 1.2.4.Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK621 TK154 TK632 Tập DĐK:xxx Hợp Kết chuyển chi phí Nếu không nhập kho đem Chi phí NVL trực tiếp bán ngay NVL TK155 Trực Nhập kho xuất bán tiếp thành phẩm TK622 TK157 Tập Kết chuyển chi phí nhân Giá thành sản Hợp công trực tiếp phẩm gửi bán chi phí TK138,811,152 nhân Các khoản làm công trực giảm giá tiếp TK627 Tập Hợp Kết chuyển chi phí Chi phí Sản sản xuất chung Xuất Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 25
- Khóa luận tốt nghiệp Chung DCK:xxx Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ TK154 TK631 KC chi phí sản xuất KC chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ TK111,611,138 TK611 TK621 Các khoản làm KC chi phí NVL KC hoặc phân bổ chi phí giảm giá thành trực tiếp cuối kỳ NVL trực tiếp cuối kỳ TK334,338 TK622 TK632 Tập hợp chi phí KC hoặc phân bổ chi phí KC giá thành Nhân công trực tiếp nhân công trực tiếp thực tế SP sản xuất cuối kỳ hoàn thành trong kỳ TK111,214,152 TK627 Tập hợp chi phí KC chi phí SX chung sản xuất chung được phân bổ Chi phí sản xuất chung không được phân bổ Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp: QT1102K 26
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2.5.Hình thức tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp * Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung Theo loại hình này thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại một phòng kế toán của đơn vị, ở các đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ và gửi về phòng kế toán trung tâm. Ở đơn vị chính có phòng kế toán trung tâm tiến hành nhận chứng từ của đơn vị phụ thuộc gửi về để ghi sổ kế toán. * Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán Mô hình một phòng kế toán trung tâm và các phòng kế toán ở các đơn vị trực thuộc. Công tác kế toán không chỉ được thực hiện ở phòng kế toán đơn vị mà còn được tiến hành ở các bộ phận đơn vị phụ thuộc. - Ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng, làm nhiệm vụ từ khâu hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán đến lập Báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm ở đơn vị chính. - Ở đơn vị chính có phòng kế toán trung tâm làm nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ở văn phòng đơn vị chính và liên quan chung đến toàn đơn vị, tổng hợp số liệu từ các báo cáo của các đơn vị phụ thuộc gửi về để lập báo cáo kế toán toàn đơn vị. Ngoài ra, tiến hành hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán toàn đơn vị. * Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của đơn vị và một số bộ phận, đơn vị phụ thuộc còn một số bộ phận phụ thuộc không tiến hành công tác kế toán. - Ở đơn vị phụ thuộc có một số đơn vị có tổ chức kế toán riêng sẽ tiến hành hạch toán theo hình thức phân tán, còn một số đơn vị phụ thuộc khác không có tổ chức kế toán riêng sẽ tiến hành hạch toán báo sổ theo hình thức tập trung. - Ở đơn vị chính có phòng kế toán trung tâm làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra kế toán toàn đơn vị, nhận báo cáo kế toán của các đơn vị phụ thuộc Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 27
- Khóa luận tốt nghiệp hạch toán phân tán, tập hợp số liệu để hạch toán kế toán toàn đơn vị. Hình thức tổ chức kế toán có tính ưu việt nhất trong xu thế hiện nay là hình thức kế toán tập trung vì đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất công tác kế toán, thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán, dễ phân công công tác, kiểm tra, xử lý thông tin kịp thời. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 28
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CƢỜNG THỊNH 2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Cƣờng Thịnh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triền Công ty TNHH Cường Thịnh thành lập ngày 01/06/1994. Là công ty TNHH 3 thành viên chuyên sản xuất vật liệu xây dựng: Xi măng PC 30, xi măng bền sunphat PCS40. Trụ sở giao dịch: Lỗ Sơn – Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dương. Đây là một địa điểm rất có lợi trong ngành sản xuất xi măng. Cụ thể với trữ lượng núi đá rất lớn trong khu vực, lại gần các mỏ than Quảng Ninh nên việc cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào trở nên hết sức thuận lợi. Tên viết tắt là Cuong Thinh.CO,LLO. Điện thoại giao dịch: 0320.821115 – 0320.820066. Vốn điều lệ là 30.000.000.000VND Sau gần 20 năm hoạt động, công ty TNHH Cường Thịnh đã từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm và khẳng định vị thế của mình trên thị trường xi măng khu vực, xứng đáng là một cơ sở đi đầu trong hệ thống các công ty xi măng tư nhân trong khu vực. Một số thành tựu quan trọng nhất của công ty TNHH Cường Thịnh sau gần 20 năm hoạt động: - Từ khi thành lập chỉ với 50 công nhân, cho đến nay, công ty TNHH Cường Thịnh đã có trên 400 công nhân lao động với việc làm và thu nhập ổn định. - Đầu năm 2009, công ty đã ký hợp đồng nhập một thiết bị lọc bụi khói lò đứng ghi quay có chất lượng vào bậc nhất bấy giờ, đồng thời đệ trình lên UBNN tỉnh Hải Dương bản kế hoạch xây dựng và lắp đặt một công nghệ lò quay hiện đại góp phần thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ về việc quy hoạch và phát triển ngành sản xuất xi măng Việt Nam. - Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH Cường Thịnh đã không ngừng Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 29
- Khóa luận tốt nghiệp cố gắng tăng chất lượng sản phẩm, đạt doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Mỗi năm, công ty đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng, góp phần làm tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh và quy trình công nghệ *Ngành nghề kinh doanh Sản phẩm chính của công ty TNHH Cường Thịnh là xi măng PC30. Sản phẩm xi măng này có một số đặc điểm sau: - Là sản phẩm phục vụ ngành xây dựng nên yêu cầu chất lượng cũng như số lượng phụ thuộc vào các yêu cầu kỹ thuật - công nghệ sản xuất xi măng, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chính sản xuất xi măng của mỗi nhà máy xi măng (các mỏ đá vôi và đất sét, 2 nguồn nguyên liệu chính sản xuất xi măng có thành phần CaO,SiO2,Al2O3 khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý) - Ngành công nghiệp sản xuất xi măng phục vụ cho ngành xây dựng nên nó mang tính mùa vụ.Thời điểm tiêu thụ nhiều nhất là tháng 1,4,5 và mấy tháng cuối năm như tháng 11, tháng 12. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 30
- Khóa luận tốt nghiệp *Quy trình công nghệ: S¬ ®å 2.1: Sơ đồ quy tr×nh s¶n xuÊt Đá vôi Đất sét Than Đập đá Đất thạch cao Đập búa Sấy Sấy Kho chứa Cân hỗn hợp Máy nghiền liệu Vê viên Than cám Lò nung clinke Kho ủ Máy nghiền xi măng Phụ gia Máy đóng bao Kho XM - Đá vôi được gia công được vận chuyển vào kho đá vôi bằng băng tải. Đất sét vận chuyển về Công ty được gia công qua máy cán hai trục có răng được vận chuyển bằng băng tài về kho đất sét. - Pau xít, pyrít, than được tiếp nhận và đồng nhất sơ bộ trong các kho chứa Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 31
- Khóa luận tốt nghiệp than, pau xít và pyrít. - Thạch cao, phụ gia cho xi măng được tiếp nhận với kích thước cục 300mm đổ vào bãi chứa thạch cao và phụ gia. Sử dụng máy đập hàm đập thạch cao và phụ gia đạt cỡ hạt <25mm và được gầu năng vận chuyển vào bunke của nhà nghiền xi măng. - Từ các kho chứa các nguyên liệu: Đá vôi, đất sét, bau xít, py rít được chuyển đến nhà định lượng nghiền liệu bằng các băng tải và được định lượng và nghiền trong máy nghiền bi. - Hệ thồng lò nung hoạt động nung Clinke có buồng phân hủy, nhiên liệu đốt sử dụng hoàn toàn bằng than cám 3cc HG. Clike được làm nguội bằng thiết bị làm nguội Clinke kiểu ghi 2 bậc. Sau khi làm nguội, Clinke được chứa trong một silô với sức chứa 10.000 tấn, dự trữ cho 10 ngày sản xuất. - Hệ thống nghiền xi măng sử dụng máy nghiền bi hoạt động chu trình kín với hệ thống phân li hiệu suất cao có năng suất 60 tấn/h đảm bảo sản phẩm làm ra đạt độ mịn 3200cm2/gam. - Hệ thống đóng bao bì xi măng sử dụng một máy đóng bao 8 vòi với năng suất 90-100 tấn /h. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Cƣờng Thịnh Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý Ban Giám Đốc Phòng Phòng Phòng kinh Phòng kế Phòng kỹ Phòng chiế n lược hành doanh toán thuật Marketing chính tổng hợp Mỗi phòng ban đều có các phó phòng, trưởng phòng giúp việc cho giám đốc, phụ trách ngạch chuyên môn của mình. - Phòng hành chính tổng hợp Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 32
- Khóa luận tốt nghiệp - Phòng kinh doanh: tiếp cận thì trường, tìm hiểu thị trường giúp cho phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ký hợp đồng với các khách hàng. Đồng thời phụ trách các vấn đề tiêu thụ sản phẩm. - Phòng chiến lược: xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất với ban giám đốc. - Phòng tài chính kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức triển khai sử dụng vốn, kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán 2.1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán - Để phù hợp với đặc điểm và quy mô kinh doanh, công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung ( mô hình một phòng kế toán trung tâm). Theo mô hình này thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại một phòng kế toán của đơn vị, ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ và gửi về phòng kế toán trung tâm. - Ở đơn vị chính có phòng kế toán trung tâm tiến hành nhận chứng từ của các đơn vị phụ thuộc gửi về để ghi sổ kế toán. 2.1.4.2. Chế độ kế toán và hình thức kế toán - Công ty tuân thủ các quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ/BTC – ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC. - Công ty chọn niên độ kế toán trùng với năm dương lịch, tức là bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được công ty sử dụng trong công tác hạch toán là Đồng Việt Nam, các đồng ngoại tệ sẽ được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán quy định của Tổng công ty. Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Đối với hàng tồn kho, công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán, tính trị giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. - Ngoài ra, để phù hợp với đặc điểm của công ty về quy mô tổ chức, lĩnh Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 33
- Khóa luận tốt nghiệp vực hoạt động, trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán, công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. 2.1.4.2. Bộ máy kế toán tại công ty TNHH Cƣờng Thịnh Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế Kế Kế toán Thủ thanh toán toán TSCĐ& quỹ toán ngân tiền VL hàng lương thuế Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: Là người đứng đầu và trực tiếp phụ trách phòng kế toán – tài vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp lý, tài chính cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính, công tác kế toán của công ty; có nhiệm vụ quản lý tổ chức và điều hành toàn bộ công tác kế toán tài chính theo hoạt động chức năng chuyên môn; kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thống kê do nhân viên kế toán thực hiện; tham mưu cho lãnh đạo công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh về công tác quản lý tài chính kinh tế như sử dụng vật tư, tiền vốn của công ty theo đúng chế độ, chính sách quy định tài chính mà nhà nước ban hành. - Kế toán tổng hợp: Đối chiếu và tổng hợp các số liệu kế toán do các bộ phận kế toán khác chuyển sang để ghi vào sổ cái tổng hợp cho các phần hành; thực hiện các bút toán kết chuyển khóa sổ kế toán cuối kỳ; tổng hợp chi phí giá thành cho các tổ, đội, công trình; giám sát và kiểm tra công tác hạch toán của Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 34
- Khóa luận tốt nghiệp các nhân viên kế toán khác, lập các báo cáo tài chính của công ty. - Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu – chi sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty; theo dõi tình hình thanh toán công nợ của công ty với các đối tượng: khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ công ty. - Kế toán ngân hàng và thuế: Là người trực tiếp quan hệ với các cơ quan có liên quan bên ngoài công ty như : Ngân hàng, cục thuế. Nhiệm vụ của kế toán viên này là theo dõi tài khoản của công ty trong ngân hàng; thường xuyên đối chiếu với ngân hàng các khoản tiền gửi, tiền vay để báo cho lãnh đạo cấp trên; thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với nhà nước hàng tháng; tập hợp hóa đơn kê khai thuế đầu vào và căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành tiêu thụ thực hiện tính doanh thu kê khai thuế đầu ra với cục thuế để từ đó tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. - Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ dựa vào bảng chấm công và bảng tính lương phải trả hạch toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ và các khoản khác cho cán bộ công nhân viên trong công ty; ghi sổ chi tiết và sổ cái tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương chuyển lên kế toán tổng hợp. - Kế toán tài sản cố định và vật liệu: Có nhiệm vụ làm các phần hành về tài sản cố định như: Ghi thẻ tài sản; theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định từ đó tổ chức ghi chép, phản ánh và lập báo cáo kế toán về hiện trạng, giá trị, tình hình phát triển, đi xuống thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; tính và phân bổ tài sản cố định và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ; cuối kỳ đối chiếu giữa tài sản cố định trên sổ sách với sổ thực tế kiểm kê. Hạch toán nguyên vật liệu, CCDC phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị xuất – nhập – tồn; tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, CCDC vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm bảo quản tiền mặt, thực hiện thu – chi đối với các chứng từ thanh toán đã được cấp trên phê duyệt. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số liệu trên sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt, ghi sổ kế toán chi tiết tiền mặt. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 35
- Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán: Chứng từ kế toán Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi cuối tháng: Ghi cuối quý: Quan hệ đối chiếu: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, công số liệu trên sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 36
- Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.5: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ tiền lương, Sổ chi phí sản xuất Nhật ký chung TK1541,1542,1543,154 Sổ cái TK154 Bảng tính giá thành Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cƣờng Thịnh 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí * Một số đặc điểm chung trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. + Nguyên tắc hạch toán: Đối với các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tính giá thành thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Đối với các chi phí chung liên quan đến nhiều đối tượng mà không tách ngay được thì phải tổng hợp lại rồi phân bổ cho từng đối tượng. + Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH Cường Thịnh là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Vì vậy, để thuận tiện cho công tác kế toán cũng như quản lý chi phí, công ty thực hiện kế toán theo dõi chi phí sản xuất ở từng giai đoạn sản phẩm. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là từng phân xưởng sản xuất Clin ke và chi phí sản xuất xi măng. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 37
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tạo ra sản phẩm xi măng bao gồm những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liêu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Nguyên liệu chính dùng vào sản xuất: đá xanh, quặng sắt, đất sét Vật liệu phụ dùng vào sản xuất: gạch chịu lửa, giấy kiện, silicats, phụ tùng thay thế. Nhiên liệu dùng cho sản xuất: than cám, thanh bốc cháy, dầu FO Năng lượng dùng cho sản xuất: điện * TK sử dụng: Công ty sử dụng TK 1541_ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu tài khoản 1541: Bên Nợ: Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Bên Có: +Trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. +Kết chuyển tính giá thành sản phẩm *Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng: - Phiếu xuất kho, thẻ kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi - Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, Nhật ký chung, Sổ Cái TK 154. Ví dụ minh họa: 1.Ngày 01/10/2010, xuất vật tư cho sản xuất Klinke trị giá 266.764.398đ (trong đó: 366,89 tấn than cám, 40,87 tấn đất nhiễm sắt, 624,5 m3 đất đồi, 321m3 quặng si lic. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 38
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.1: Phiếu yêu cầu xuất vật tƣ Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng PHIẾU YÊU CẦU XUẤT VẬT TƢ Đơn vị yêu cầu: Phân xưởng Clinke Mục đích sử dụng: Dùng cho sản xuất Clinke Mã công trình sử dụng: STT Mã vật tư Tên Đơn vị Số lượng Duyệt 366,89 1 152101 Than cám Tấn 366,89 40,87 2 152102 Đất nhiễm sắt Tấn 40,87 3 152103 Đất đồi m3 624,5 624,5 4 152104 Quặng si lic m3 321 321 Tổng cộng có: 4 loại vật tư yêu cầu Hải Dương, ngày 01 tháng 10 năm 2010 Giám đốc Kế toán vật tƣ Trƣởng phòng vật tƣ (đã ký) (đã ký) (đã ký) Kế toán căn cứ vào số liệu trên phiếu yêu cầu xuất vật tư viết phiếu xuất kho và giao cho thủ kho xuất kho nguyên vật liệu. Trên phiếu xuất kho ghi rõ tên, quy cách vật tư, lý do xuất kho. Thủ kho chỉ hạch toán về mặt số lượng trên thẻ kho và ghi số lượng thực xuất vào cột thực xuất rồi ký vào phiếu xuất kho. Cuối tháng, kế toán mới tính giá xuất kho cho từng nguyên vật liệu và hạch toán về mặt giá trị trên phiếu xuật kho và các số sách có liên quan. Ngày 01/10/2010, căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư của bộ phận sản xuất Clinke, kế toán viết phiếu xuất kho: Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 39
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.2: Phiếu xuất vật tƣ Tên đơn vị:Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số 02—VT Địa chỉ: Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ48/2006 /QĐ-BTC MST: 0800098298 ngày 14/ 09 / 2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 10 năm 2010 Nợ: 154101 Số : PX/02 Có: 1521 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Mạnh Địa chỉ (Bộ phận) Lý do xuất kho: Xuất vật tư cho sản xuất Clinke Xuất tại kho: Kho vật tư sản xuất Mã số KH: Tên KH: Tên nhãn hiệu, Số lượng quy cách, phẩm Đơn S chất vật tư, Mã số vị Yêu Thực xuất Đơn giá Thành tiền TT dụng cụ,sản tính cầu phẩm, hàng hóa 1 Than cám 152101 Tấn 366,89 2 Đất nhiếm sắt 152102 Tấn 40,87 3 Đất đồi 152103 m3 624,5 4 Quặng si lic 152104 m3 321 Cộng Tiền thuế GTGT: Tổng giá trị: 266.764.398 Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai trăm sáu mươi sáu triệu bẩy trăm sáu mươi bốn nghìn ba trăm chín mươi tám. Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣờng Giám đốc (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 40
- Khóa luận tốt nghiệp Kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ theo công thức: Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Giá đơn vị Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá nhập kho trong bình quân kỳ cả kỳ dự trữ = Số lượng vật tư, SP,hàng hoá tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư, SP, hàng hoá nhập trong kỳ Ví dụ: Kế toán tính đơn giá xuất kho trong tháng 10 của đất đồi. Số lượng tồn kho đầu kỳ: 514,286 m2, thành tiền 18.000.000đ Số lượng nhập kho trong kỳ: 5.003,9 m2, thành tiền 175.136.532đ Giá đơn vị bình 18.000.000 + 232.494.500 quân = = 35.000.000đ đất đồi 514,286 + 6.642,7 Tổng số lượng xuất kho trong tháng 5.033,9 m2 Tổng trị giá xuất kho trong tháng: 5.033,9 35.000.000 = 175.136.532đ Tổng trị giá tồn kho cuối tháng: 18.000.000 + 232.494.500 175.136.532 = 75.357.968đ Sau khi tính được nguyên giá nguyên vật liệu xuất kho, kế toán điền vào phiếu xuất kho và tính trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 41
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.3: Phiếu xuất kho Tên đơn vị:Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số 02—VT Địa chỉ: Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ48/2006 /QĐ-BTC MST: 0800098298 ngày 14/ 09 / 2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 10 năm 2010 Nợ: 154101 Số : PX/002 Có: 1521 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Mạnh Địa chỉ (Bộ phận) Lý do xuất kho: Xuất vật tư cho sản xuất Clinke Xuất tại kho: Kho vật tư sản xuất Mã số KH: Tên KH: Tên nhãn hiệu, Số lượng quy cách, phẩm Đơn S chất vật tư, Mã số vị Yêu Thực xuất Đơn giá Thành tiền TT dụng cụ,sản tính cầu phẩm, hàng hóa 1 Than cám 152101 Tấn 366,89 622.727,27 228.472.408 2 Đất nhiếm sắt 152102 Tấn 40,87 163.640 6.687.967 3 Đất đồi 152103 m3 624,5 35.000 21.857.500 4 Quặng si lic 152104 m3 321 30.363 9.746.523 Cộng 266.764.398 Tiền thuế GTGT: Tổng giá trị: 266.764.398 Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai trăm sáu mươi sáu triệu bẩy trăm sáu mươi bốn nghìn ba trăm chín mươi tám. Ngƣời lập Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán Giám đốc phiếu trƣờng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 42
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.4: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số 07-VT Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành kèm theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Tháng 10/2010 Số: TK Nợ TK152 TK153 STT TK Có 1521 1523 TK1524 Cộng TK152 A B 1 2 4 5 1 1541- Chi phí NVLTT 1.004.186.497 28.572.800 11.104.010 1.043.863.307 Clinke 682.404.707 16.950.000 6.263.385 705.618.092 Xi măng nghiền 319.677.798 11.622.800 4.840.625 338.245.215 2 1543- Chi phí SXC 142.851.848 Clinke 74.342.972 Xi măng nghiền 68.508.876 Cộng 1.004.186.497 28.572.800 11.104.010 1.043.863.307 142.851.848 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 43
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu số2.5: Sổ Nhật ký chung Công ty TNHH Cường Thịnh Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ48/2006 /QĐ-BTC Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dương ngày 14 / 9 / 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Ngày, Chứng từ Đã Số phát sinh STT SH TK tháng Ngày Diễn giải ghi sổ Số hiệu dòng đối ứng Nợ Có ghi sổ tháng cái 01/10 PX/002 01/10 Xuất vật tư cho sản xuất Clinke 154101 266.764.398 266.764.398 1521 03/10 PX/005 03/10 Xuất vật tư cho sản xuất Clinke 154101 69.290.000 1521 69.290.000 05/10 PX/16 05/10 Xuất vật tư cho sản xuất xi măng 154102 159.047.232 1521 159.047.232 05/10 PX/18 05/10 Xuất phụ gia sản xuất xi măng 154102 43.630.245 1521 43.630.245 Cộng 5.135.279.584 5.135.279.584 Ngày 31tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 44
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.6a: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK154101 Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số: S36-DNN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: 154101 Tên phân xưởng: Phân xưởng Clinke Chứng từ TKĐ Tổng số tiền Chia ra Diễn giải SH NT Ư Nợ Có Đá vôi Đất nhiễm sắt Đất đồi Quặng si lic Than cám Số dư đầu kỳ 33.178.800 7.952.800 5.856.000 2.780.600 8.254.400 8.335.000 PX/002 01/10 Xuất vật tư 1521 266.764.398 6.687.967 21.857.500 9.746.523 228.472.408 PX/005 03/10 Xuất vật tư 1521 69.290.000 34.223.200 PX/16 05/10 Xuất vật tư 1521 96.642.000 34.165.800 28.760.000 33.716.200 PN/10 31/10 Ghi có TK154 155 705.618.092 Cộng phát sinh 705.618.092 705.618.092 189.563.220 20.445.000 175.136.532 32.000.932 228.472.408 Dư cuối kỳ Ngày mở sổ: 01/10/2010 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 45
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.6b: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK154102 Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số: S36-DNN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: 154102 Tên phân xưởng: Phân xưởng xi măng nghiền Chứng từ Tổng số tiền Chia ra Diễn giải TKĐƯ SH NT Nợ Có Clinke Xỷ nhiệt điện Ba zan Đá phiến silic Số dư đầu kỳ 25.864.740 PX/16 05/10 Xuất Clinke 1521 159.047.232 159.047.232 PX/18 05/10 Xuất phụ gia 1521 43.630.245 19.976.000 16.363.637 7.290.608 PX/25 12/10 Xuất phụ gia 1521 26.356.200 8.925.750 9.363.636 9.066.814 PN/10 31/10 Ghi có TK154102 155 338.245.215 Cộng phát sinh 338.245.215 338.245.215 219.677.798 36.642.000 53.763.570 28.161.847 Dư cuối kỳ Ngày mở sổ: 01/10/2010 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 46
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.7: Sổ cái TK154 Tên đơn vị:Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số S03b-DN Địa chỉ: Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ48/2006 /QĐ-BTC MST: 0800098298 ngày 14 / 09 / 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản: 154_ Chi phí sản xuât kinh doanh dở dang Tháng 10 năm 2010 Ngày, Chứng từ Nhật ký chung Số tiền SH tháng Số Ngày Diễn giải Trang STT TK ĐƯ Nợ ghi sổ hiệu tháng sổ Dòng Có A B C D E G H 1 2 Số dư đầu kỳ 776.335.385 Phát sinh trong kỳ 01/10 PX/002 10/10 Xuất vật tư cho sản xuất Clinke 1521 266.764.398 03/10 PX/005 03/10 Xuất vật tư cho sản xuất Clinke 1521 69.290.000 05/10 PX/16 15/10 Xuất Clinke sản xuất xi măng 1521 159.047.232 05/10 PX/18 15/10 Xuất phụ gia sản xuất xi măng 1521 43.630.245 31/10 PN/48 31/10 Nhập kho Clinke 1551 1.750.993.634 31/10 PN/50 31/10 Nhập kho xi măng nghiền 1552 1.154.616.850 Cộng phát sinh 1.628.564.835 2.905.610.484 Dư cuối kỳ 500.710.264 Ngày 31tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 47
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp * Chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. * Tại công ty TNHH Cường Thịnh,do đặc điểm sản xuất và tính chất công việc nên công ty áp dụng hai hình thức tiền lương cho hai bộ phận: - Hình thức tiền lƣơng theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất trực tiếp: Là hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể tùy thuộc kết quả lao động của cả phân xưởng. Tùy vào tính chất công việc, các phân xưởng bố trí lao động một cách hợp lý, có bầu tổ trưởng phụ trách và chịu trách nhiệm trước phân xưởng về các công việc mà mình thực hiện. Dựa vào khối lượng được giao, tổ trưởng đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện sản xuất đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình lao động của tổ sản xuất để lập báo cáo làm căn cứ cho cho nhân viên thống kê phân xưởng lập Bảng chấm công của từng tổ gửi lên phòng kế toán tổng hợp. Hình thức trả lương này nâng cao tinh thần tự giác, tự chủ của người lao động. Căn cứ vào biện pháp kỹ thuật và khối lượng thi công của từng loại công việc, từng sản phẩm, cán bộ phòng lao động tiền lương tính ra mức hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm . từ đó xác định được định mức tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. cuối tháng, các phòng nghiệp vụ và kỹ thuật tổ chức nghiệm thu khối lượng công việc của từng đơn vị. Khi tính tiền lương, kế toán tiền lương lấy khối lượng sản phẩm sản xuất ra của một phân xưởng sản xuất nhân với định mức tiền lương cho một đơn vị sản phẩm đã được duyệt để tính tổng quỹ lương của phân xưởng đó. Khối lượng sản Định mức tiền lương Tổng quỹ lương = phẩm sản xuất ra x cho một sản phẩm đã của phân xưởng của phân xưởng được duyệt Hiện nay, lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở công ty dựa trên phương pháp bình quân chấm điểm. Từ báo cáo sau ca của từng tổ sản xuất lên được bảng chấm công để tính điểm cho từng người. Gọi X là tổng điểm tương ứng với khối lượng sản phẩm của phân xưởng thì Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 48
- Khóa luận tốt nghiệp giá trị một điểm là: g Như vậy, lương của từng công nhân sản xuất trực tiếp sẽ được tính bằng: Số điểm từng Lương = Giá trị một điểm + Phụ cấp người Ví dụ: Tổng điểm của phân xưởng nguyên liệu tháng 10/2010 là 50.866 điểm. Tổng quỹ lương sản phẩm của phân xưởng là 62.227.038 đồng. Do đó, giá trị một điểm là: g = 1.223,35đồng/điểm. Lương của anh Phạm Văn Thành – Phân xưởng lò nung tháng 10/2010 như sau: (2.035 x 1.223,35) +560.000 = 3.050.000 đồng. - Hình thức tiền lƣơng theo thời gian (bộ phân gián tiếp): Là hình thức trả lương cho người lao động làm việc theo ngành nghề, trình độ thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật. Đơn vị để tính tiền lương là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ. Công ty TNHH Cường Thịnh trả lương bộ phận gián tiếp theo thời gian nhưng mang tính chất khoán theo sản phẩm (tức là lương bộ phận gián tiếp cũng được quy ra điểm). Như vậy sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty. Lương = (Số điểm x Số ngày công thực tế) x Đơn giá tiền lương * Các khoản trích theo lƣơng công ty áp dụng: - BHXH: Trích 22% trên tổng quỹ lương công nhân sản xuất, trong đó hạch toán vào chi phí 16%, và 6% trừ vào lương của người lao động. - BHYT: Trích tiền 4,5% trên tổng quỹ lương công nhân sản xuất, trong đó 3% tính vào chi phí và 1,5% trừ vào lương của người lao động. - KPCĐ : Trích 2% trên tổng quỹ lương công nhân sản xuất, trừ hết vào chi phí. - BHTN: Trích 2% trên tổng quỹ lương công nhân sản xuất trong đó tính vào chi phí 1% và 1% trừ vào lương của người lao động. * TK sử dụng: Công ty sử dụng TK 1542: Chi phí nhân công trực tiếp để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Tk 1542 chi tiết đến hai tài khoản cấp 2: Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 49
- Khóa luận tốt nghiệp - 154201 – Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Clinke - 154202 – chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng nghiền Kết cấu TK1542: - Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương. - Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sản phẩm - Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Sổ cái TK154, TK334,TK338 Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 50
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.8: Bảng thanh toán tiền lƣơng Mẫu số: 03-LĐTL Công ty TNHH Cƣờng Thịnh (Ban hành theo QĐ số 48 ngày 14/09/2006/QĐ-BTC của Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tháng 10/2010 Bộ phận: Sản xuất T Họ và tên Lương sản phẩm Các khoản khẩu trừ T Ký Phụ cấp Tổng cộng Số được lĩnh Phân xưởng liệu Số điểm Đơn giá Thành tiền BHXH BHYT BHTN nhận (6%) (1.5%) (1%) 1 Nguyễn Văn 2.035 1223,35 2.489.517 560.000 3.050.000 149.371 37.342 24.895 2.838.392 Thành 2 Đoàn Thế Luyn 3.035 1223,35 3.712.867 560.000 4.272.867 222.772 55.693 37.128 3.957.274 3 Vũ Xuân Trung 3.542 1223,35 3.325.800 560.000 3.885.800 199.548 50.000 33.258 3.602.994 . . Cộng 50.866 1223,35 51.027.038 11.200.000 62.227.038 3.061.622 459.243 510.270 58.195.903 Phân xưởng lò nung 1 Nguyễn Văn Minh 2.025 1556.25 3.151.406 580.000 3.731.406 189.087 47.272 31.515 3.463.532 2 Lê Văn Bách 2.575 1556.25 4.007.343 580.000 4.587.343 240.441 60.110 40.073 4.246.719 Cộng 63.418 1556.25 98.694.075 25.760.000 124.454.075 5.921.645 1.480.411 986.940 116.065.079 Phân xưởng thành phẩm 1 Phạm Văn Chiến 3.450 1175,85 4.056.683 540.000 4.596.683 243.400 60.850 40.566 4.251.867 2 Nguyễn Văn 3.025 1175,85 3.556.946 540.000 4.096.946 213.417 53.354 35.569 3.794.606 Trung . . Cộng 70.638 1175,85 83.060.287 34.500.000 117.560.287 4.983.617 1.245.904 830.602 110.500.164 Tổng cộng 184.922 232.781.400 71.460.000 304.241.400 13.966.884 209.503 232.781 289.832.232 Kinh Môn, ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (ký tên) (ký tên) (ký tên) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 51
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.9: Bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH Mẫu số: 11-LĐTL Công ty TNHH Cƣờng Thịnh (Ban hành theo QĐ số 48 ngày 14/09/2006/QĐ-BTC của Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 10/2010 TK338 STT TK334 Cộng Có 338 Tổng cộng KPCĐ(2%) BHXH(16%) BHYT (3%) BHTN (1%) TK1542-Chi phí nhân công trực 1 tiếp 304.241.400 6.084.828 37.245.024 6.983.442 2.327.814 52.641.108 356.882.508 PX.Nguyên liệu 62.227.038 1.244.541 8.164.326 1.530.811 510.270 11.449.948 73.676.986 PX.Lò nung 124.454.075 2.489.082 15.791.052 2.960.822 986.940 22.227.896 146.681.971 PX.Thành phẩm 117.560.287 2.351.206 13.289.645 2.491.809 830.603 18.963.263 136.523.550 2 TK6411- Chi phí bán hàng 4.768.740 95.375 762.998 143.062 47.687 1.049.123 5.817.863 TK6412-Chi phí quản lý doanh 3 nghiệp 23.137.220 462.744 3.701.955 694.117 231.372 5.090.188 28.227.408 Cộng 332.147.360 6.642.947 41.709.977 7.820.621 2.606.873 58.780.419 390.927.779 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (đã ký) (đã ký) (đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 52
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.10: Sổ nhật ký chung Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số S03a-DN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ48/2006 /QĐ-BTC ngày 14 / 9 / 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Ngày, Chứng từ Số phát sinh Đã ghi STT tháng Ngày Diễn giải SHTK ĐƯ Số hiệu sổ cái dòng Nợ Có ghi sổ tháng 31/10 TL10 31/10 Tính lương phải trả cho 154201 186.681.113 -CNTTSX Clinke 154102 117.560.287 -CNTTSX xi măng 3341 304.241.400 31/10 BHXH1 31/10 Trích16% BHXH vào chi phí sản xuất T10: 154201 23.95.378 0 - CNSXClinke 154202 13.289.645 - CNSX xi măng 3384 37.245.023 31/10 BHYT 31/10 Trích 3% BHYT vào chi phí sản xuất T10 154201 4.491.633 10 - CNSXClinke 154202 2.491.809 - CNSX xi măng 3383 7.433.442 31/10 KPCĐ 31/10 Trích 2% KPCĐ vào chi phí sản xuất T10 154201 3.733.622 10 - CNSXClinke 154202 2.351.206 - CNSX xi măng 3382 5.084.828 Cộng 5.135.279.584 5.135.279.584 Ngày 31tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 53
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.11a: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK154201 Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số: S36-DNN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/03/2006 của BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: 154201 Tên phân xưởng: Phân xưởng Clinke Chứng từ TKĐ Tổng số tiền Chia ra Diễn giải SH NT Ư Nợ Có Lương BHXH BHYT KPCĐ BHTN Số dư đầu kỳ TL10 31/10 Tính lương phải trả T10 334 186.681.113 186.681.113 BHXH10 31/10 Trích BHXH theo lương 3383 23.955.378 23.955.378 BHYT10 31/10 Trích BHYT theo lương 3384 4.491.633 4.491.633 KPCĐ10 31/10 Trích KPCĐ theo lương 3382 3.733.622 3.733.622 31/10 Trích BHTN theo lương 3385 1.497.210 1.497.210 Ghi có TK154201 155 220.358.95 7 Cộng phát sinh 220.358.957 220.358.95 186.681.113 23.955.378 4.491.633 3.733.622 1.497.210 7 Dư cuối kỳ - - Ngày mở sổ: 01/10/2010 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 54
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.11b: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK154202 Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số: S36-DNN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/03/2006 của BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: 154202 Tên phân xưởng: Phân xưởng thành phẩm (xi măng nghiền) Chứng từ TKĐ Tổng số tiền Chia ra Diễn giải SH NT Ư Nợ Có Lương BHXH BHYT KPCĐ BHTN Số dư đầu kỳ TL10 31/10 Tính lương phải trả T10 334 117.560.287 117.560.287 BHXH10 31/10 Trích BHXH theo lương 3383 13.289.645 13.289.645 BHYT10 31/10 Trích BHYT theo lương 3384 2.491.809 2.491.809 KPCĐ10 31/10 Trích KPCĐ theo lương 3382 2.351.206 2.351.206 31/10 Trích BHTN theo lương 3385 830.603 830.603 Ghi có TK 154202 155 136.523.550 Cộng phát sinh 136.523.550 136.523.550 117.560.287 13.289.645 2.491.809 2.351.206 830.603 Dư cuối kỳ - - Ngày mở sổ: 01/10/2010 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 55
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.12: Sổ Cái TK154 (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số: S03b-DNN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/03/2006 của BTC) SỔ CÁI Tài khoản: 154_ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 10 năm 2010 Ngày, Chứng từ Nhật ký chung Số tiền SH tháng Số Ngày Diễn giải Trang STT TK ghi Nợ Có hiệu tháng sổ Dòng ĐƯ sổ A B C D E G H 1 2 Số dư đầu kỳ 776.335.385 Phát sinh trong kỳ 31/10 TL10 31/10 Tính lương phải trả cho: -CNTTSX Clinke 3341 186.681.113 -CNTTSX xi măng 3341 117.560.287 31/10 BHXH 31/10 Trích16% BHXH vào chi phí sản xuất T10 : - CNSXClinke 3384 23.95.378 10 - CNSX xi măng 3384 13.289.645 31/10 BHYT 31/10 Trích 3% BHYT vào chi phí sản xuất T10 -CNTTSX Clinke 3383 4.491.633 10 -CNTTSX xi măng 3383 2.491.809 31/10 KPCĐ 31/10 Trích 2% KPCĐ vào chi phí sản xuất T10:- CNTTSX Clinke 3382 3.733.622 10 -CNTTSX xi măng 3382 2.351.206 2.905.610.48 Cộng phát sinh 1.628.564.835 4 Dư cuối kỳ 500.710.264 Ngày 31tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 56
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung tại công ty TNHH Cường Thịnh bao gồm chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất; chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. * Trình tự hạch toán: Tập hợp chi phí sản xuất chung: Căn cứ vào Sổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ nhật ký chung, cuối tháng vào sổ cái TK627. * TK sử dụng: TK1543_ CPSXC Kết cấu TK1543 Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm nhập kho * Chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng như thước thép, máy mài đá, Tại nhà máy, khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã ghi rõ đối tượng sử dụng do đó cuối tháng, kế toán chỉ cần tổng hợp lại và tính giá của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng và dùng trực tiếp cho sản xuất. Ví dụ: ngày 01/10/2010, xuất dầu vào máy nén khí trục vít. Số lượng 15l, t hành tiền 517.110đ. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 57
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.13: Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ Tên đơn vị:Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số 02—VT Địa chỉ: Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (BanhànhtheoQĐ48/2006/QBTC MST: 0800098298 ngày 14/ 09 / 2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 10 năm 2010 Nợ: 1543 Số : PX/001 Có: 153 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Mạnh Địa chỉ (Bộ phận) Lý do xuất kho: xuất dầu vào máy nén khí trục vít (SP01) Xuất tại kho: Kho vật tư cơ khí Mã số KH: Tên KH: Tên nhãn hiệu, Số lượng quy cách, phẩm Đơn S chất vật tư, Mã số vị Yêu Thực xuất Đơn giá Thành tiền TT dụng cụ,sản tính cầu phẩm, hàng hóa 1 Dầu CS68 1530615 Lít 15 15 34.474 517.110 Cộng 15 15 517.110 Tiền thuế GTGT: Tổng giá trị: 517.110 Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai trăm sáu mươi sáu triệu bẩy trăm sáu mươi bốn nghìn ba trăm chín mươi tám. Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣờng Giám đốc (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 58
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.14: Bảng tổng hợp chi tiết công cụ dụng cụ Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số S11-DNN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾTVẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Tài khoản: 153 Tháng 10 năm 2010 STT Tên, quy cách vật liệu, dụng cụ, sản Số tiền phẩm, hàng hóa Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ A B 1 2 3 4 1 Dầu CS68 220.642.800 15.794.870 38.964.545 202.473.125 2 Xi lanh 25*35 540.262.714 4.587.600 52.964.500 591.885.814 3 Thước thép 56.870.900 2.042.000 18.160.000 40.752.900 4 Túi lọc bụi 16.364.000 1.462.000 1.594.362 16.231.638 5 Máy sàng 7.980.000 - 2.375.000 5.605.000 . Cộng 1.642.390.917 46.957.000 142.851.848 1546.496.069 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 59
- Khóa luận tốt nghiệp * Chi phí khấu hao TSCĐ + Những TSCĐ hữu hình của nhà máy bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Nhà hành chính, nhà ăn, nhà bảo vệ, nhà để xe, đường giao thông nội bộ, sân bãi, cổn tường rào, hệ thống cấp thoát nước - Máy móc, thiết bị: Hệ thống máy nghiền than, máy sấy kho, máy nén khí trục vít, máy cắt, máy khoan, máy nghiền xi măng, máy kẹp hàm - Phương tiện vận tài: Xe nâng hàng, máy ủi, xe công nông, máy xúc đào - Thiết bị văn phòng, dụng cụ quản lý: Máy in màu, máy vi tính, máy photocopy, máy fax + Những TSCĐ vô hình của nhà máy bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhãn hiệu vỏ bao xi măng Việc xác định phương pháp khấu hao phù hợp với lợi ích kinh tế mà TSCĐ đem lại cho công ty, số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đó, tại công ty, kế toán thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tính khấu hao từng ngày theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính, cụ thể như sau: Loại tài sản Năm khấu hao Nhà cửa, vật kiến trúc 20 – 30 Máy móc, thiết bi 05 – 08 Phương tiện vận tải đường bộ 05 – 10 Kho tàng, bến cảng 05 – 30 Kế toán căn cứ vào nguyên giá TSCĐ từng loại, căn cứ vào mức khấu hao của nhà máy đã đăng ký cho từng loại tài sản cụ thể, chi tiết tùy theo mức độ sử dụng của các loại TSCĐ để định mức khấu hao theo tháng trong năm. Mức khấu hao TSCĐ hàng năm Tại nhà máy, việc tính khấu hao TSCĐ do kế toán TSCĐ thực hiện và theo dõi tổng hợp khấu hao TSCĐ theo từng phân xưởng chi tiết theo từng nhóm, Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 60
- Khóa luận tốt nghiệp từng loại tài sản căn cứ số lượng tài sản được sử dụng ở mỗi phân xưởng. Ví dụ: Khấu hao tháng 10/2010 của máy nghiền xi 14 tấn số 1, năm đưa vào sử dụng 2004, số năm khấu hao 10 năm, nguyên giá 2.145.002.382 như sau: Số khấu hao Cuối tháng, căn cứ vào sổ theo dõi, trích khấu hao TSCĐ, lập bảng tính khấu hao (Biểu số 2.15) làm căn cứ để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 61
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.15. Công ty TNHH Cường Thịnh Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dương SỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 10 năm 2010 Số Tài sản Năm Năm Mức KH TK Đối tƣợng quản lý năm Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại SX SD tháng chi phí Tên Số hiệu KH Tài sản cố định hữu hình 2111 50.694.851.530 22.661.202.625 28.033.648.905 398.574.579 Nhà cửa, vật kiến trúc 21111 8.466.340.042 502.884.433 3.580.439.707 4.885.900.335 Nhà khung xưởng thép thành p 211111-01 2001 2001 Phân xưởng Thành p 8 263.009.681 263.009.681 154302 Xi lô chứa Clinke dây chuyền 1 211111-02 2005 2006 Phân xưởng SX 8 Clinke 699.699.843 289.112.088 410.587.755 7.288.540 154301 Máy móc thiết bị 21112 39.886.324.277 17.709.849.701 22.176.474.576 368.356.927 Trạm biến áp 950KVA 211121-01 2003 2004 Phân xưởng SX 10 Clinke 1.046.866.956 558.329.063 488.537.893 8.723.891 154301 Máy nghiền xi 6t/h 211122-01 1992 2001 Phân xưởng Thành p 1.012.460.926 1.012.460.926 154302 Phƣơng tiện vận tải truyền dẫn 21113 1.558.157.825 704.779.123 853.378.702 14.800.768 Hệ thống cấp điện máy liệu 7t 211133-01 2004 2005 Phân xưởng SX 8 Clinke 347.852.674 172.718.501 175.134.173 3.623.465 154301 Hệ thống cấp thoát nước sx 211133-02 2008 2008 Phân xưởng Thành p 6 46.457.000 14.195.192 32.261.808 645.236 154302 Thiết bị, dụng cụ quản lý 21114 784.029.386 666.134.094 117.895.292 7.236.358 Máy tính số 1, máy in kim 211141-01 2001 2002 Phòng kế toán 28.739.993 28.739.993 Tổng cộng 50.694.851.530 22.661.202.625 28.033.648.905 398.574.579 Tổng số tài sản: 90 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 62
- Khóa luận tốt nghiệp * Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà máy thường là chi phí tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền sửa chữa TSCĐ thường xuyên, tiền vận chuyển, bốc xếp Ví dụ:.Ngày 29/10/2010, tiền điện công ty phải nộp 586.136.53đ, (trong đó VAT 10%).Trong đó, theo quy định của Công ty, tiền điện phân bổ cho bộ phận sản xuất Clinke là 355.234.262đ, chi phí sản xuất xi măng là 117.617.131đ * Chi phí khác bằng tiền Tất cả chi phí sản xuất chung đã được tập hợp sẽ được phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí theo Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung (Biểu 2.14). Từ đó, kế toán vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 63
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.16: Hóa đơn tiền điện HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN GTGT (Liên 2: Giao khách hàng) Ký hiệu: AA/2010 EVN 003.679.690.830 Số: 0572752 Công ty điện lực Hải Dương Kỳ: 1 Từ ngày: 29/9 đến ngày: 29/10/2010 Điện lực: CN Kinh Môn MST: 0800098230 Phiên:1 Địa chỉ: Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dương Số GCS: KM 275 – 50 Số hộ: Điện thoại: Tài khoản Tên & điạ chỉ khách hàng: Công ty TNHH Cường Thịnh – Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dương MST KH: 0800098298 Mã KH: 00071850051 Số CT: 023402 Chỉ số cũ Chỉ số mới Hệ số nhân Điện TT Đơn giá Thành tiền 10.669.775 14.339.550 120 440.373.052 1210 532.851.393 Trong đó Cộng 440.373.052 532.851.393 Ngày: 29 tháng 10 năm 2010 Thuê suất thuế GTGT 10%. Thuế GTGT 53.285.139 Giám đốc: Nguyễn Minh Thành Tổng cộng tiền thanh toán 586.136.532 Số tiền viết bằng chữ: năm trăm tám mươi sáu triệu một trăm ba mươi sáu nghìn năm trăm ba hai đồng Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 64
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.17: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 10 năm 2010 STT TK Nội dung Chi phí trực Chi phí phân Tổng cộng tiếp bổ 1 1543 CCDC 142.851.848 142.851.848 PX Liệu 32.183.684 PX Lò 42.159.288 PX Thành phẩm 68.508.876 2 1543 Khấu hao TSCĐ 398.574.579 398.574.579 PX Liệu 102.083.777 93.735.150 PX Lò 204.167.554 186.401.828 PX Thành phẩm 92.323.248 92.323.248 3 1543 Tiền điện 532.851.393 532.851.393 PX Liệu 236.822.841 PX Lò 118.411.420 PX Thành phẩm 117.617.131 117.617.131 4 1543 CF vận chuyển, bốc xúc 109.377.455 109.377.455 PX Liệu 24.306.100 PX Lò 48.612.200 PX Thành phẩm 36.459.150 5 1543 Chi phí bằng tiền khác 17.756.000 17.756.000 PX Liệu 3.945.778 PX Lò 7.891.555 PX Thành phẩm 5.918.667 Tổng cộng 1.141.411.269 1.141.411.269 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣờng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 65
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.18: Sổ nhật ký chung Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số S03a-DN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ48/2006 /QĐ-BTC ngày 14 / 9 / 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Ngày, Chứng từ Số phát sinh Đã ghi STT SH TK tháng Ngày Diễn giải Số hiệu sổ cái dòng đối ứng Nợ Có ghi sổ tháng 02/10 PX/07 02/10 1543 2.042.000 Xuất dầu cho sửa chữa băng tải vê viên 153 2.042.000 22/10 PC22 22/10 Ông Chiến thanh toán tiền ăn ca ba và trợ giá 1543 17.756.000 tiền ăn tháng 10 1111 17.756.000 29/10 LC12 29/10 1543 532.851.393 Chuyển trả tiền điện tháng 10 133111 53.285.139 1121 586.136.532 . 31/10 HĐ 31/10 1543 48.570.500 0032747 Tổng cước máy súc phải trả 133111 4.857.050 3311 53.427.550 31/10 TKH10 31/10 1543 398.574.579 Trích KHTSCĐ vào CPSX tháng 10 2141 398.574.579 Cộng 5.135.279.584 5.135.279.584 Ngày 31tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 66
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.19a: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK154301 Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số: S36-DNN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/03/2006 của BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tháng 10 năm 2010 Tài khoản: 154301 Tên phân xưởng: Phân xưởng Clinke Chứng từ Tổng số tiền Chia ra TK Diễn giải Khấu hao Vận Dịch vụ mua SH NT ĐƯ Nợ Có CCDC Chi phí khác TSCĐ chuyển ngoài Số dư đầu kỳ 02/10 PX/07 Xuất dầu cho sửa chữa đĩa vê viên 153 1.032.000 1.032.000 . . PC22 22/10 Thanh toán tiền ăn ca ba tháng 10 1111 11.837.333 11.837.333 . . LC12 29/10 Chuyển trả tiền điện tháng 10 1121 355.234.262 355.234.261 HĐ 31/10 3311 32.380.333 32.380.333 Tổng cước máy súc phải trả 0032747 TKH10 31/10 Trích KHTSCĐ vào CPSX T10 306.251.331 306.251.331 Ghi có TK 154301 820.584.197 Cộng phát sinh 820.584.197 820.584.197 74.342.972 306.251.331 72.918.300 355.234.261 11.837.333 Dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 67
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.19b: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK154302 Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số: S36-DNN Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/03/2006 của BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tháng 10 năm 2010 Tài khoản: 154302 Tên phân xưởng: Phân xưởng thành phẩm (xi măng nghiền) Chứng từ Tổng số tiền Chia ra TKĐ Diễn giải Khấu hao Dịch vụ mua Chi phí SH NT Ư Nợ Có CCDC Vận chuyển TSCĐ ngoài khác Số dƣ đầu kỳ 02/10 PX/07 Xuất dầu cho sửa chữa đĩa vê viên 153 1.010.000 1.010.000 . . PC22 22/10 Thanh toán tiền ăn ca ba tháng 10 1111 5.918.667 5.918.667 . . LC12 29/10 Chuyển trả tiền điện tháng 10 1121 117.617.131 117.617.131 HĐ 31/10 3311 16.190.167 16.190.167 Tổng cước máy súc phải trả 0032747 TKH10 31/10 Trích KHTSCĐ vào CPSX T10 92.323.248 92.323.248 Ghi có TK 154301 320.827.072 Cộng phát sinh 320.827.072 320.827.072 68.508.876 92.323.248 36.459.150 117.617.131 5.918.667 Dƣ cuối kỳ Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 68
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.20: Sổ Cái TK154 Tên đơn vị:Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Mẫu số S03b-DN Địa chỉ: Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ48/2006 /QĐ-BTC ngày 14 / 09 / 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản: 154_ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 10 năm 2010 Chứng từ Nhật ký chung Số tiền Ngày, SH tháng Số Ngày Diễn giải Trang STT TK đối Nợ Có ghisổ hiệu Tháng sổ dòng ứng A B C D E G H 1 2 Số dư đầu kỳ 776.335.385 Phát sinh trong kỳ 02/10 PX/07 02/10 Xuất dầu cho sửa chữa băng tải vê viên 153 2.042.000 22/10 PC22 22/10 Ông Chiến thanh toán tiền ăn ca ba và trợ giá tiền ănT10 1111 17.756.000 29/10 LC12 29/10 Chuyển trả tiền điện tháng 10 1121 532.851.393 31/10 HĐ0032747 31/10 Tổng cước máy súc phải trả 3311 48.570.500 31/10 TKH10 31/10 Trích KHTSCĐ vào CPSX tháng 10 2141 398.574.579 Cộng phát sinh 1.628.564.835 2.905.610.484 Dư cuối kỳ 500.710.264 Ngày 31tháng 10 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 69
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Tại nhà máy, sản phẩm dở dang gồm bột liệu và Clinke đã được sản xuất không nhập kho mà chưa chuyển sang công đoạn sau. Căn cứ vào đặc điểm công nghệ và tính chất sản xuất sản phẩm xi măng có chu kỳ sản xuất ngắn, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, công ty áp dụng phương pháp tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công thức: + Chi phí đơn vị: Dđk + Cv c = Qht + Qdck Trị giá sản phẩm dở dang: Dck = Qdđk mc c Ví dụ: Cuối tháng 10/2010, số lượng sản phẩm hoàn thành là 4.454.22 tấn Clinke, số sản phẩm dở dang là 1.621,5 tấn Clinke (theo biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang), chi phí NVLTT phát sinh trong tháng 705.618.092đ Chi phí đơn vị Clinke dở dang cuối tháng = 179.616 (đ/tấn) Trị giá sản phẩm dở dang 1.621,5 179.616 = 291.247.453 đ Cuối tháng 10/2010, số lượng sản phẩm xi măng hoàn thành là 2.227,36 tấn, chi phí dở dang chủ yếu là Clinke xuất dùng chưa sử dụng hết. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 70
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.21: Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng BIÊN BẢN KIỂM KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG Thời điểm kiểm kê: 31/10/2010 Ban kiểm kê gồm: STT Họ và tên Đơn vị Chức vụ 1 Nguyễn Thị Minh Phòng tổ chức hành chính Trưởng ban 2 Lê Thu Minh Phòng kế toán Thành viên 3 Nguyễn Viết Mạnh Phó quản đốc phân xưởng Thành viên 4 Nguyễn Hồng Vân Thống kê phân xưởng Thành viên Ban kiểm kê đã cùng nhau tiến hành kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang ở công ty TNHH Cường Thịnh tại ngày 31/10/2010 như sau: STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Thành tiền 1 Clinke Tấn 1.621,5 2 Xi măng Tấn 201,84 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 P.TCHC P.kế toán QĐ.PX Thống kê PX (ký , họ tên) (ký , họ tên) (ký , họ tên) (ký , họ tên) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 71
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.22: Bảng tính giá trị sản phẩm dở dang Công ty TNHH Cƣờng Thịnh Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dƣơng BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG Ngày 31 tháng 10 năm 2010 STT Tên sản phẩm ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1 Bột liệu quy về NVL 291.247.453 Đá mạt m3 1.672.3 44.000 73.581.006 Đất đồi m3 1.472,704 35.000 51.544.654 Đất nhiễm sắt tấn 284,968 163.640 46.632.320 Than cám tấn 209,168 622.727,27 130.254.755 Quặng silic m3 797,142 30.363 24.203.633 2 Clinke tấn 303,2 119.193.812 119.193.812 Cộng 332.744.030 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 72
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Một số đặc điểm chung về tính giá thành sản phẩm tại công ty + Đối tƣợng tính giá thành: Do đặc điểm quy trình công nghệ của nhà máy xi măng là quy trình công nghệ khá phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn này là nguyên liệu cho giai đoạn sau. Do đó, đối tượng tính giá thành của nhà máy là Clinke và xi măng nghiền. + Phân loại giá thành sản phẩm: Để quản lý tốt công tác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nhà máy lập kế hoạch giá thành trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế toán. Cuối kỳ sẽ tính giá thành thực tế và so sánh với giá thành kế hoạch để có biện pháp điều chình và quản lý chi phí, giá thành tốt hơn. Do đó, giá thành ở nhà máy dược chia thành 2 loại: - Giá thành kế hoạch: Được xác định trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và dự toán chi phí kỳ này. - Giá thành thực tế: Được xác định trên cơ sở những chi phí thực tế phát sinh, nó là chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả phấn đấu của nhà máy trong việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, các biện pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Theo phạm vi chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức sau: Giá thành toàn = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý + Chi phí bộ của sản phẩm của sản phẩm doanh nghiệp bán hàng Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 73
- Khóa luận tốt nghiệp + Kỳ tính giá thành Căn cứ vào kỳ tính giá thành thực tế về đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm, sản phẩm hoàn thành và nhập kho liên tục nên nhà máy tổ chức tính giá thành định kỳ vào cuối tháng. Do sản phẩm của nhà máy là Clinke và xi măng nghiền nên đơn vị tính giá thành áp dụng tại nhà máy là tấn. + Phƣơng pháp tính giá thành tại công ty TNHH Cƣờng Thịnh Quy trình sản xuất của công ty được thực hiện qua nhiều công đoạn, song do quy trình sản xuất ngắn nên công ty sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Giá thành Chi phí dở dang Chi phí phát Chi phí dở = + - sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ - Tại công đoạn sản xuất bột liệu: Kế toán không tính giá thành bột liệu. - Tại công đoạn sản xuất Clinke: Kế toán tính giá thành Clinke - Tại công đoạn sản xuất xi măng nghiền PC30: Kế toán tính giá thành xi măng nghiền. Căn cứ vào Sổ chi phí sản xuất, sổ cái 154 và các sổ kế toán liên quan, căn cứ vào sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, kế toán tính ra giá thành Clinke,xi măng nghiền và giá thành đơn vị Clinke và xi măng nghiền (Biểu 2.23 và 2.24). Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 74
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.23: Bảng tính giá thành Clinke Công ty TNHH Cường Thịnh Phú Thứ - Kinh Môn – Hải Dương BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CLINKE Tháng 10/2010 DD đầu kỳ PS trong kỳ DD cuối kỳ STT Yếu tố chi phí ĐVT Tổng Z Z đơn vị SL TT SL TT SL TT Giá thành tiêu - 1.789.378.936 1.789.378.936 401.726,66 thụ Giá thành sản 385.678.840 1.746.831.246 381.516.452 1.750.993.634 393.108,92 xuất I CPNVLTT 385.678.840 705.618.092 291.247.453 800.049.479 179.611,067 1541 Đá m3 1.957,8 86.143.200 4.308,25 189.563.220 1672,3 73.581.066 202.125.354 45.378,39 1541 Đất đồi m3 514,286 18.000.000 5.003,9 175.136.532 1.472,704 51.544.654 141.591.878 31.788,25 1541 Đá nhiễm tấn 942.83 154.285.139 124,94 20.445.000 284,968 46.632.320 128.097.819 28.758,75 1541 Quặng si lic m3 1.932,93 58.689.480 1.053,94 32.000.932 797,142 24.203.633 66.468.779 14.922,65 1541 Than cám tấn 320,75 199.738.859 463,24 288.472.408 209,618 130.294.775 357.916.492 80.354,47 II CPNCTT - 220.358.957 - 220.358.957 49.471,952 1542 Tổng lương - 186.681.113 - 186.681.113 41.911,07 1542 CF nhân công - 33.677.843 - 33.677.843 7.560,885 khác 3383 BHXH(16%) - 23.955.378 - 23.955.378 2.815,727 Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 75
- Khóa luận tốt nghiệp DD đầu kỳ PS trong kỳ DD cuối kỳ STT Yếu tố chi phí ĐVT Tổng Z Z đơn vị SL TT SL TT SL TT 3384 BHYT(3%) - 4.491.633 - 4.491.633 1008,399 3385 BHTN(1%) - 1.497.210 - 1.497.210 336,133 3382 KPCĐ(2%) - 3.733.622 - 3.733.622 871.120 III CPSXC - 820.584.197 - 820.584.197 184226,238 (PX liệu + Lò) 6273 CCDC - 74.342.972 74.342.972 16.690,458 6274 Khấu hao TSCĐ - 306.251.331 - 306.251.331 68.755,322 6277 Chi phí mua ngoài - 428.152.562 - 428.152.562 96.122,904 Tiền điện - 355.234.262 - 355.234.262 79.752,294 Vc, bốc xúc - 72.918.300 - 72.918.300 16.370,61 6278 CF bằng tiền khác - 11.837.333 - 11.837.333 2.657,555 Tiền ăn ca ba - 11.837.333 - 11.837.333 2.657,555 IV Chi phí lãi vay - 110.467.335 110.467.335 24.800,6 V Chi phí bán hàng - 10.188.434 - 10.188.434 2.287,36 VI Chi phí quản lý DN - 32.359.256 - 32.359.256 7.264,85 Cộng 385.678.840 1.789.378.936 381.516.452 1.789.378.936 401.726,66 Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (đã ký) (đã ký) (đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH Cường Thịnh) Tháng 10 năm 2010, công ty TNHH Cường Thịnh sản xuất được 4.454,22 tấn Clinke, trong đó xuất bán được 3.802,22 tấn và đưa vào nghiền xi măng là 652tấn. Sinh viên: Ngô Thị Thu_ Lớp QT1102K 76