Khóa luận Hoàn thiện Tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt - Đỗ Thị Hiền

pdf 103 trang huongle 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện Tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt - Đỗ Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_tien_luong_va_cac_khoa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện Tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt - Đỗ Thị Hiền

  1. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên: Giảng viên hƣớng dẫn: ThS HẢI PHÕNG - 2011 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 1 Lớp : QT 1101K
  2. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG Hoàn thiện Tổ chức công tác tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên: n Giảng viên hƣớng dẫn: ThS HẢI PHÕNG - 2011 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 2 Lớp : QT 1101K
  3. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Mã SV: 111302 Lớp: QT1101K Ngành: Kế toán Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện Tổ chức công tác tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 3 Lớp : QT 1101K
  4. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Một trong các biện pháp để tăng lợi nhuận là tìm mọi cách để cắt giảm chi phí sản xuất ở mức có thể chấp nhận được. Là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất doanh nghiệp, chi phí nhân công có vị trí rất quan trọng, không chỉ là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm mà còn là căn cứ để xác định các khoản nộp về BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ. Có thể nói, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Do đó, tiền lương phải đảm bảo bù đắp sức lao động mà họ đã bỏ ra nhằm tái sản xuất sức lao động, đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của họ. Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, lựa chọn hình thức trả lương nào cho phù hợp, nhằm thoả mãn lợi ích người lao động thực sự là đòn bẩy kinh tế, khuyến khích tăng năng xuất lao động và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà tổ chức hạch toán tiền lương cho hợp lý, đảm bảo tính khoa học và thực hiện đúng đắn chế độ tiền lương và quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là phải đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương và các khoản trích nộp theo lương cho người lao động trong doanh nghiệp. Xét trong mối quan hệ với giá thành sản phẩm, tiền lương là một bộ phận quan trọng của chi phí sản xuất. Vì vậy, việc thanh toán, phân bổ hợp lý tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho mọi người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng xuất lao động, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống người lao động. Tiền lương là một trong những “đòn bẩy kinh tế”quan trọng. Xã hội không ngừng phát triển nhu cầu của con người không ngừng tăng lên đòi hỏi chính sách tiền lương cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích nộp theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN nó có liên quan đến mọi người lao động trong doanh nghiệp. Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt với nhiệm vụ phát triển nguồn Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 4 Lớp : QT 1101K
  5. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG vốn chủ quản, đồng thời hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước nên việc tổ chức công tác kế toán tiền lương phù hợp, hạch toán đúng đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội cũng như về mặt chính trị. Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề này em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện Tổ chức công tác tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt ” cho bài khoá luận tốt nghiệp của mình. Bài khoá luận tốt nghiệp của em bao gồm 3 phần: Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt. Chƣơng 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc tổ chức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt. Với kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên em chưa tìm hiểu được nhiều, bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo và các cô chú, anh chị ở Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt để hoàn thiện hơn công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt và thầy giáo hướng dẫn Th.s Phạm Văn Tưởng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 5 Lớp : QT 1101K
  6. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG 1.1. TIỀN LƢƠNG VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƢƠNG 1.1.1 Khái niệm tiền lƣơng Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương là tiền trả cho sức lao động tức là giá cả sức lao động mà người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau theo nguyên tắc cung cầu, giá cả thị trường và pháp luật Nhà nước. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên chức. Ngoài ra, họ còn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian nghỉ việc, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất cùng với các khoản tiền thưởng thi đua, thưởng năng suất lao động, thưởng năng suất. Từ khái niệm trên ta thấy tiền lương và các khoản trích theo lương có đặc điểm sau: - Tiền lương được trả bằng tiền. - Tiền lương được trả sau khi hoàn thành công việc căn cứ vào sản lượng và chất lượng lao động trong đó: + Số lao động được tính bằng ngày công, số lượng sản phẩm hoàn thành. + Chất lượng lao động được thể hiện thông qua năng suất lao động cao hay thấp, sản phẩm đẹp hay xấu Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 6 Lớp : QT 1101K
  7. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 1.1.2. Vai trò và chức năng của tiền lƣơng 1.1.2.1. Vai trò của tiền lƣơng Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động, là yếu tố để đảm bảo tái sản xuất xã hội, là một bộ phận đặc biệt của sản xuất xã hội. Vì vậy tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc phát triển và ổn định kinh tế gia đình. Ở đây, trước hết tiền lương phải đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu của người lao động như ăn, ở, sinh hoạt, đi lại, tức là tiền lương phải duy trì được cuộc sống tối thiểu của người lao động. Chỉ khi có được như vậy tiền lương mới thực sự có vai trò quan trọng kích thích lao động và nâng cao trách nhiệm của người lao động trong sản xuất xã hội và tái sản xuất xã hội. Đồng thời chế độ tiền lương phù hợp với sức lao động đã hao phí sẽ đem lại sự lạc quan tin tưởng vào doanh nghiệp và chế độ họ đang sống. Như vậy tiền lương có vai trò đối với sự sống của con người từ đó là đòn bẩy kinh tế để nó có thể phát huy tối đa nội lực hoàn thành công việc. Khi người lao động được hưởng tiền công xứng đáng với năng lực mà họ bỏ ra thì lúc đó việc gì họ cũng sẽ làm được. Như vậy có thể nói tiền lương đã giúp nhà quản lý điều hành phân phối công việc được dễ dàng và thuận lợi. Trong doanh nghiệp việc sử dụng công cụ tiền lương ngoài mục đích tạo vật chất cho người lao động tiền lương còn có ý nghĩa lớn trong việc theo dõi kiểm tra và giám sát người lao động. Tiền lương được sử dụng như một thước đo hiệu quả công việc, bản thân tiền lương là một bộ phận cấu thành bên chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong doanh nghiệp. Vì vậy nó là yếu tố nằm trong giá thành sản phẩm và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với những vai trò to lớn như trên của tiền lương trong sản xuất và đời sống thì việc lựa chọn hình thức trả lương cho phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp sẽ có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả lao động và hiệu quả sản xuất. Đây luôn là vấn đề nóng bỏng trong tất cả các doanh nghiệp về một chế độ tiền lương Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 7 Lớp : QT 1101K
  8. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG hợp lý đảm bảo được lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động cũng như toàn xã hội. 1.1.2.2. Chức năng của tiền lƣơng + Chức năng kích thích người lao động Tiền lương đảm bảo và góp phần tác động để tạo thành cơ cấu lao động hợp lý, trong toàn bộ nền kinh tế, khuyến khích phát triển ngành và lãnh thổ. Khi người lao động được trả công xứng đáng sẽ tạo niềm say mê tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ gắn trách nhiệm cá nhân với lợi ích tập thể và công việc. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế, là công cụ khuyến khích vật chất và động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy, tiền lương phải được trả theo kết quả của người lao động, mới khuyến khích được người lao động làm việc có hiệu quả và năng suất. + Chức năng giám sát của lao động Người sử dụng lao động thông qua việc trả lương cho người lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem laị kết và hiệu quả cao. Nhà nước giám sát lao động bằng chế độ tiền lương đảm bảo quyền lợi tối thiểu cho người lao động, khi họ hoàn thành công việc. Đặc biệt trong trường hợp người sử dụng lao động vì sức ép, vì lợi nhuận mà tìm mọi cách giảm chi phí trong đó có chi phí tiền lương trả cho người lao động cần phải được khắc phục ngay. Ngoài 2 chức năng vừa nêu còn một số chức năng khác như: chức năng thanh toán, chức năng thước đo giá trị sức lao động, chức năng điều hoà lao động. 1.1.3. Các hình thức trả lƣơng trong doanh nghiệp Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra của cải vật Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 8 Lớp : QT 1101K
  9. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG chất cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội. Hiện nay việc trả lương cho người lao động được tiến hành theo các hình thức: 1.1.3.1. Trả lƣơng theo sản phẩm Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật chất lượng đãc quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó. *Tiền lương sản phẩm trực tiếp (không hạn chế) Công thức: Ltt = Qht * g Trong đó: L : Là tiền lương được lĩnh trong tháng Qht : Là số lượng (khối lượng) công việc sản phẩm hoàn thành g : Là đơn giá tiền lương Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là hụt hay vượt định mức. * Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp Công thức: L = Ltt * Tgt Trong đó: L : Là tiền lương được lĩnh trong tháng Ltt : Là tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp Tgt : Tỉ lệ lương gián tiếp Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 9 Lớp : QT 1101K
  10. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp cũng tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trục tiếp sản xuất và tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị xác định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của lao dộng gián tiếp phục vụ sản xuất. Cách tính này có tác dụng làm cho người phục vụ sản xuất quan tâm tới kết quả hoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích của bản thân họ. * Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thuởng do doanh nghiệp quy định như thưởng chất lượg sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao, thưởng tăng năng suất lao động tiết kiệm nguyên vật liệu Tiền lương theo sản phẩm có thưởng được tính cho từng người lao động hay cho tập thể người lao động. Theo cách tính này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế người lao động còn được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của đơn vị. Cách tính lương này có tác dụng kích thích người lao động không phải chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm làm ra mà còng quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiế kiệm nguyên vật liệu khoản tiền thưởng này trích từ lợi ích kinh tế mang lại do việc tăng tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao, giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được * Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức dộ hoàn thành vượt mức sản xuất sản phẩm. Suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuât sản phẩm do doanh nghiệp quy định. Ví dụ như cứ vượt 10% định mức thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 20%, vượt từ 11% đến 20% thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 40% Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 10 Lớp : QT 1101K
  11. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến cũng được tính cho từng người lao động hay cho tập thể người lao động ở những bộ phận sản xuất cần phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất. Nó khuyến khích người lao động luôn phát huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao dộng đảm bảo cho đơn vị thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm một cách đồng bộ và toàn diện. Tuy nhiên, khi áp dụng tính lương theo sản phẩm lũy tiến doanh nghiệp cần chú ý khi xây dựng tiền thưởng lũy tiến nhằm hạn chế hai trường hợp có thể xảy ra đó là: người lao động phải tăng cường độ lao động không đảm bảo cho sức khỏe lao động sản xuất lâu dài và tốc độ tăng năng suất lao động. * Tiền lương khoán Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho đến khi hoàn thành công việc, sản phẩm cuối cùng. Hình thức này được áp dụng cho bộ phận sản xuất. Khi thực hiện cách tính lương này cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc khi hoàn thành. * Tiền lương sản phẩm tập thể Chế độ trả lương này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện như: lắp ráp thiết bị sản xuất ở bộ phận làm việc thep dây chuyền, công tác xếp dỡ hàng hoá ở cảng. Tiền lương của cả tổ, nhóm được tính theo công thức Ltổ = ĐG * Qtổ Trong đó: Qtổ: mức sản lượng của cả tổ. ĐG: Đơn giá lương theo sản phẩm tập thể. Ltổ: Tiền lương sản phẩm của cả tổ. Việc chia lương có thể áp dụng hai phương pháp dùng hệ số điều chỉnh hoặc dùng hệ số giờ. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 11 Lớp : QT 1101K
  12. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG * Ƣu nhuợc điểm Ưu điểm: - Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động làm cho người lao động quan tâm tới số lượng và chất lượng lao động của mình. - Phát huy đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích cho sản xuất phát triển thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. Muốn cho hình thức trả lương phát huy đầy đủ tác dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao khi tiến hành trả lương theo sản phẩm cần có những điều kiện sau: - Phải xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học, điều này tạo căn cứ khoa học để tính toán đơn giá trả lương chính xác. - Tổ chức phục vụ nơi làm việc, hạn chế tối đa tổn thất về thời gian lao động sẽ tạo điều kiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng. - Thực hiện tốt công tác thống kê kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra trong từng ca và trong từng ngày. - Làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho người lao động để họ nhận thức rõ trách nhiệm hưởng lương theo sản phẩm tránh khuynh hướng chỉ chú ý đến số lượng sản phẩm không chú ý đến việc sử dụng nguyên vật liệu, máy móc và giữ vững chất lượng sản phẩm. Nhược điểm: Tính toán phức tạp đòi hỏi phải theo dõi chính xác kết quả lao động của công nhân viên. 1.1.3.2. Trả lƣơng theo thời gian Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương theo cấp bậc và thời gian thực tế làm việc. Trả lương theo hình thức này chủ yếu áp dụng cho những người lao động thuộc bộ phận quản lý hành chính, quản lý kinh tế và những công việc chưa xây dựng được định mức công việc và giá lương theo sản phẩm. Các hình thức trả lƣơng thời gian: * Tiền lƣơng thời gian giản đơn: là hình thức lương thời gian và đơn giá tiền lương cố định. Nó có thể được tính theo tháng, tuần, ngày, giờ: Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 12 Lớp : QT 1101K
  13. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG + Trả lương tháng: là số tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các tháng lương hoặc đã được trả cố định hàng tháng trên cơ sở các hợp đồng. Trường hợp này được áp dụng để trả lương cho CNV làm công tác quản lý hành chính, quản lý kỹ thuật. + Trả lương ngày: là tiền lương được tính trên cơ sở số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lương ngày. Hình thức này thường được áp dụng cho người lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian học tập, hội họp hay làm các nhiệm vụ khác hoặc cho người lao động theo hợp đồng ngắn hạn. + Trả lương giờ: là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mức lương giờ và số giờ làm việc thực tế trong đó mức lương giờ được tính trên cơ sở mức lương ngày và số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Thường được áp dụng cho các lao động trực tiếp, không hưởng lương theo sản phẩm hoặc dùng làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. Cách tính: Lƣơng tháng = Ltt*(Hcb+Hpc) Trong đó: Ltt: Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định Hcb: Hệ số thang bậc lương của từng người Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp *Tiền lƣơng công nhật: Là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức tiền lương ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang, bậc lương. Mức tiền lương công nhật do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau. * Hình thức tiền lƣơng thời gian có thƣởng: là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với các chế độ thưởng. Tiền thưởng là khoản tiền có tính chất thường xuyên được tính vào chi phí kinh doanh như: thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, phát minh sáng kến và các khoản tiền thưởng khác có tính chất thường xuyên. Tiền lƣơng thời gian có = Tiền lƣơng thời gian giản + Tiền thƣởng có tính thƣởng đơn chất lƣợng Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 13 Lớp : QT 1101K
  14. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Hình thức này chỉ áp dụng trong các trường hợp chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá lương sản phẩm và định mức cho các bộ phận lao động gián tiếp. - Ưu điểm :Tính toán đơn giản và chính xác .Phù hợp với công việc không có định mức hoặc không nên định mức. - Nhược điểm Đòi hỏi thống kê chính xác số giờ làm việc của công nhân, trả lương theo ngày kém chính xác hơn, trả lương theo tháng kém chính xác nhất, không khuyến khích công nhân sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc vì thời gian càng kéo dài tiền lương càng cao. 1.1.4. Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lƣơng Để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý, đòi hỏi hạch toán lao động và tiền lương phải quán triệt các nguyên tắc: * Phải phân loại lao động hợp lý Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Thông thường, lao động được phân thành các tiêu thức sau: + Phân theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, trong danh sách (gồm cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn) và lao động tạm thời, mang tính thời vụ. Các phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với nhà nước được chính xác. + Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất Dựa vào mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, lao động của doanh nghiệp chia thành hai loại: Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 14 Lớp : QT 1101K
  15. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại này thường bao gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất sản phẩm (kể cả cán bộ trực tiếp sử dụng), những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu trong nội bộ, sơ chế nguyên vật liệu trước khi đưa vào dây chuyền ). Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỹ thuật (trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật), nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc, cán bộ phòng ban kế toán, thống kê, cung tiêu ), nhân viên quản lý hành chính (những người làm công tác tổ chức, nhân sự, văn thư, quản trị ). Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động. Từ đó, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giảm bộ máy gián tiếp. + Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách này toàn bộ lao động trong doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. * Phân loại tiền lương một cách phù hợp Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 15 Lớp : QT 1101K
  16. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối tượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại tiền lương như: - Phân loại tiền lương theo cách thức trả lương: Lương sản phẩm, lương thời gian. - Phân loại tiền lương theo đối tượng trả lương: Lương trực tiếp, lương gián tiếp. - Phân theo chức năng tiền lương: Lương sản xuất, lương bán hàng, lương quản lý Mỗi cách phân loại đều có những tác dụng nhất định trong quản lý. - Về mặt hạch toán, tiền lương được chia làm 2 loại là tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính: Là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. + Tiền lương phụ: Là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết, ngừng sản xuất Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phí tiền lương chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương. 1.1.5. Quỹ lƣơng, quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ KPCĐ, quỹ BHTN 1.1.5.1. Quỹ lƣơng Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng bao gồm các khoản sau: - Tiền lương tính theo thời gian - Tiền lương tính theo sản phẩm - Tiền lương công nhật, tiền lương khoán - Tiền lương cho người lao động chế tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi quy định Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 16 Lớp : QT 1101K
  17. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan. - Tiền lương trả cho người lao động trong quá trình điều động công tác, đi làm nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động khi nghỉ phép, đi học theo ch ế độ. - Tiền nhuận bút, giảng bài - Tiền thưởng có tính chất thường xuyên - Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, tăng ca - Phụ cấp dạy nghề - Phụ cấp công tác lưu động - Phụ cấp khu vực, thâm niên - Phụ cấp trách nhiệm - Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng - Phụ cấp học nghề - Trợ cấp thôi việc - Tiền ăn giữa ca của người lao động 1.1.5.2. Quỹ BHXH Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp các quỹ trong các trường hợp bị suy giảm khả năng lao động như ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động Quỹ BHXH do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp. BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp được một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải biến cố làm suy giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Ở Việt Nam hiện nay mọi người lao động có tham gia đóng góp BHXH đều có quyền hưởng BHXH. Đóng BHXH là tự nguyện hay bắt buộc là tuỳ thuộc vào loại đối tượng và để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 17 Lớp : QT 1101K
  18. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG thích hợp. Phương thức đóng BHXH dựa trên cơ sở mức lương quy định để đóng BHXH đối với người lao động. Theo quy định hiện hành của Nhà nước, BHXH được hình thành bằng cách trích 22% trên lương cơ bản và các khoản phụ cấp thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán trong đó: - 16% do người sử dụng lao động đóng và khoản này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - 6% do người lao động đóng và khoản này trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp: Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, quỹ này do cơ quan BHXH quản lý. 1.1.5.3. Quỹ BHYT Quỹ BHXH là quỹ dùng để đài thọ cho người lao động có tham gia đóng góp các quỹ trong hoạt động khám chữa bệnh, được hình thành bằng cách trích 4,5 % trên tổng quỹ lương cấp bậc. Trong đó: - 3% do người sử dụng lao động đóng và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - 1,5% do người lao động đóng góp và khấu trừ vào tiền lương. Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn (thường dưới hình thức mua BHYT) để bảo vệ chăm sóc sức khoẻ công nhân viên. Quỹ BHYT được chi cho người lao động thông qua mạng lưới y tế, khi người lao động ốm đau thì mọi chi phí về khám chữa bênh đều được cơ quan BHYT chi trả thông qua dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế chứ không chi trả trực tiếp cho bệnh nhân (người lao động). 1.1.5.4. Quỹ KPCĐ Là khoản tiền do chủ doanh nghiệp đóng để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn. Quỹ KPCĐ được tính bằng 2% trên lương thực tế của người lao động, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 18 Lớp : QT 1101K
  19. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Quỹ KPCĐ được phân cấp quản lý và chỉ tiêu theo chế độ quy định: 1% nộp lên cấp trên, 1% chi cho hoạt động công đoàn cơ sở. Việc chi tiêu quỹ KPCĐ phải chấp hành theo đúng quy định, tổ chức công đoàn các cấp có trách nhiệm quản lý việc sử dụng quỹ này đúng mục đích Tăng cường quản lý lao động, cải thiện và hoàn thiện việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được xem là phương pháp hữu hiệu để kích thích người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng suất lao động. 1.1.5.5. Quỹ BHTN BHTN là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời cho người lao động mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu của luật định. Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với NLĐ tham gia BHTN. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: - Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng. - Nhà nước hỗ trợ 1 % trên quỹ tiền lương, tiền công tháng. Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng - 36 tháng với người sử dụng lao động có từ 10 lao động trở lên. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 19 Lớp : QT 1101K
  20. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Bảng tổng hợp các khoản trích theo lƣơng Quỹ Chủ DN Ngƣời lao động( Nhà nƣớc Tổng ( % ) % ) ( % ) ( % ) Quỹ BHXH 16 6 22 Quỹ BHYT 3 1,5 4,5 Quỹ BHTN 1 1 1 3 Quỹ KPCĐ 2 2 Cộng 22 8,5 1 31,5 1.1.6 Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất Hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của doanh nghiệp được nghỉ phép mà vẫn hưởng đủ lương. Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng tới giá thành của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất( như tiền lương chính), nếu doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm và để đảm bảo cho giá thành không bị tăng đột biến thì tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ điều chỉnh số tiền trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn tiền lương nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương chính phải trả Tỷ lệ Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của = công nhân sản xuất trong * trích công nhân sản xuất theo kế hoạch (theo tháng) tháng trước Trong đó: Tổng số tiền lương nghỉ phép KH năm của CNTTSX Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương chính theo KH măm của CNTTSX 1.2. Tổ chức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 1.2.1. Tổ chức chứng từ và tài khoản 1.2.1.1. Chứng từ kế toán Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 20 Lớp : QT 1101K
  21. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Bảng chấm công - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành - Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội - Bảng thanh toán lương - Bảng thanh toán tiền thưởng - Bảng phân bổ lương - Bảng thanh toán tiền bảo hiểm xã hội 1.2.1.2. Tài khoản sử dụng * Tài khoản 334: Phải trả người lao động Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán lương cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Nợ TK 334 Có SDĐK: Tiền lương,tiền công, BHXH và các khoản khác còn phải trả người lao động - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác đã trả, tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản đã chi, đã ứng trước cho người lao động. khác phải trả, phải chi cho người lao động. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương của người lao động. SDCK: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 có thể có số dư bên NỢ. Số dư bên Nợ TK 334 rất cá biệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả người lao động lớn hơn số tiền phải trả người lao dộng về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 21 Lớp : QT 1101K
  22. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG * Tài khoản 338: Phải trả phải nộp khác Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, nộp ngoài nội dung phản ánh ở các tài khoản khác (Từ TK 331 đến TK 336) tài khoản này còn phản ánh các khoản thu nhập trước và cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Nợ TK 338( 3382,3383,3384,3389 ) Có SDĐK: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc KPCĐ được để lại cho đơn vị chi chưa hết. - BHXH phải trả cho CNV - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào - KPCĐ chi tại đơn vị chi phí sản xuất kinh doanh. - Số BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã nộp cho cơ - BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương CNV quan Nhà nước. - KPCĐ vượt chi được cấp bù - Số BHXH đã chi trả CNV khi được cơ quan BH thanh toán. SDCK: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc KPCĐ được để lại cho đơn vị chi chưa hết. Tài khoản 338 cũng có thể có số dư NỢ. Số dư bên Nợ phản ánh số BHXH đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan: * Tài khoản 335: Chi phí phải trả Nội dung phản ánh của TK 335 liên quan đến hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là các khoản chi phí phải trả trước về tiền lương nghỉ phép của CNTTSX. * Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp Dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm bao gồm chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất và những khoản trích theo chế độ. Tài khoản này được chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. * Tài khoản 627: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng dùng để tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 22 Lớp : QT 1101K
  23. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG * Tài khoản 641: Chi phí nhân viên bán hàng, dùng để tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng. * Tài khoản 642: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp dùng để tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý. 1.2.2. Phƣơng pháp kê toán 1.2.2.1. Kế toán chi tiết tiền lƣơng Tính lương và trợ cấp BHXH Nguyên tắc tính lương: Phải tính lương cho từng người lao động. Việc tính lương, tính BHXH và các khoản phải trả khác được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Căn cứ vào các chứng từ như Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền BHXH. Trong các trường hợp công nhân viên đã tham gia đóng BHXH mà ốm đau, thai sản, tai nạn lao động thì được trợ cấp BHXH. Số ngày nghỉ tính Lƣơng cấp bậc Tỷ lệ tính Số BHXH phải trả = * * BHXH bình quân/ ngày BHXH Trường hợp ốm đau tỷ lệ trích là 75% tiền lương tham gia đóng BHXH. Trường hợp thai sản, tai nạn lao động tỷ lệ trích là 100% tiền lương tham gia đóng BHXH. + Căn cứ vào các chứng từ: Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Phiếu điều tra tai nạn lao động, Kế toán tính ra trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên và phản ánh vào Bảng thanh toán BHXH. + Đối với các khoản tiền thưởng của công nhân viên kế toán cần tính toán và lập bảng thanh toán tiền thưởng để theo dõi và chi trả theo chế độ quy định. Căn cứ vào Bảng thanh toán lương của từng bộ phận để chi trả và thanh toán lương cho công nhân viên đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả cho từng đối tượng sử dụng lao động và tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ quy định. Kết quả tổng hợp được phản ánh trong “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương”. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 23 Lớp : QT 1101K
  24. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Nếu doanh nghiệp trả lương cho công nhân viên thành 2 kỳ thì số tiền lương trả kỳ 1 ( thường là giữa tháng ) gọi là tiền lương tạm ứng, số tiền lương phải trả kỳ 2 tính như sau: Các khoản khấu Số tiền phải trả cho Tổng thu nhập Số tiền tạm ứng = - + trừ vào thu nhập CNV của CNV lƣơng kỳ 1 của CNV Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 24 Lớp : QT 1101K
  25. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 1.2.2.2. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng TK 333,141,138 TK 334 TK 622, 627,641, 642 (5) (1) TK 111, 112 (6a) TK 353 (2) TK 512 (6b) TK 335 TK 3331 (3) (Nếu có) TK 338 ( 7) (4) Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 25 Lớp : QT 1101K
  26. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Giải thích sơ đồ 1. Phản ánh các khoản tiền lương, chi phí tiền lương nghỉ phép phát sinh trong kỳ (không trích trước) phải trả cho CNV. 2. Phản ánh các khoản tiền thưởng phải trả cho CNV có tính chất đột xuất lấy từ quỹ khen thưởng phúc lợi. 3. Phản ánh các khoản tiền lương đã trích trước của công nhân sản xuất nghỉ phép phát sinh trong kỳ (trích trong kỳ trước). 4. Phản ánh các khoản BHXH phải trả cho CNV trong kỳ. 5. Phản ánh các khấu trừ vào tiền lương CNV tạm ứng chi không hết. BHXH, BHYT, trừ vào thu nhập CNV, thuế CNV phải nộp. 6a. Thanh toán hoặc tạm ứng lương cho công nhân viên 6b. Doanh nghiệp trả lương cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá. 7. Phản ánh các khoản tiền lương mà CNV đi vắng chưa lĩnh. 1.2.3 Tổ chức kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN * Nhiệm vụ của tổ chức kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN + Tính chính xác số BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được trích theo tỷ lệ quy định. + Kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình chi trên các khoản này + Thanh toán kịp thời BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho người lao động cũng như cùng với các cơ quan quản lý cấp trên. * Hạch toán chi tiết Căn cứ vào chế độ tính các khoản trích theo tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích 22% vào chi phí, 8,5% vào lương. Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ. - BHXH: Trích 16% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí và 6% khấu trừ vào lương của người lao động. - BHYT: Trích 3% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí và 1,5% khấu trừ vào lương của người lao động. - KPCĐ: Trích 2% trên lương thực tế tính vào chi phí. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 26 Lớp : QT 1101K
  27. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - BHTN: Trích 1% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí, 1% khấu trừ vào lương. * Hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ Trình tự kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ,theo sơ đồ 2 sau: TK 111, 112 TK 3382, 3383, 3384,3389 TK 334 Nộp BHXH, BHYT, Trích BHXH(6%),BHYT(1,5%) BHTN,KPCĐ (29,5%) BHTN(1%) tính trừ vào lương TK 622, 627, 641 TK 3383 Chi tiêu cho hoạt động Trích BHXH (16%) BHYT (3%),BHTN (1%),KPCĐ(2%) công đoàn tại DN KPCĐ (2%) BHXH phải trả CNV Sơ đồ 2: Kế toán các khoản trích theo lƣơng Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 27 Lớp : QT 1101K
  28. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt là một trong những doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực dệt may. Công ty được thành lập ngày 04 tháng 09 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200760424. Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn May Thời trang Tân Việt Trụ sở chính : 186 Đường 208 - An Đồng - An Dương - Hải Phòng Điện thoại: 0313.913.285 Email: Tanvietadmin@gmail.com Fax: 0313.913.286 Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng Người đại diện theo pháp luật của công ty: Họ và tên: Phan Thanh Quang Chức năng: Giám đốc Sinh ngày: 14/12/1981 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam CMTND: 031083993 Cấp ngày: 17/08/2005 Nơi cấp: Công an Hải Phòng Hộ khẩu thường trú: Số 14 A/21 Hoàng Quý, Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng. Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt là một doanh nghiệp trẻ. Thành lập chưa đựơc bao lâu công ty đã chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, số lượng các đơn hàng chưa nhiều nên công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo, nhiệt tình trong công việc nên những khó khăn ban đầu đã bị đẩy lùi. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 28 Lớp : QT 1101K
  29. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Qua nhiều sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của toàn bộ công ty đã đạt được những bước tiến nhảy vọt và đạt được những kết quả đáng kể. Công ty ngày càng nhiều đơn đặt hàng và chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại mẫu mã và đạt được uy tín với khách hàng. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp trẻ nên phải chịu sự cạnh tranh bởi nhiều doanh nghiệp lớn, lâu đời và đã có thương hiệu trên thị trường song không phải vì thế mà doanh nghiệp lùi bước. Công ty ngày một lớn mạnh và phát triển. Công ty được chứng nhận là thành viên của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp. Là một công ty TNHH gồm 2 thành viên nên bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả. Giám đốc công ty: Là người trực tiếp điều hành quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động điều hành công ty. Các phòng ban nghiệp vụ: có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp điêù hành theo chức năng chuyên môn và sự chỉ đạo của Giám đốc. 2.1.2.1. Sơ đồ Bộ máy quản lý: Sơ đồ 3 : Sơ đồ bộ máy quản lý Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 29 Lớp : QT 1101K
  30. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Giám đốc Giám đốc là người trực tiếp điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành của công ty. Đồng thời Giám đốc là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc đóng vai trò quan trọng trong công ty bởi người lãnh đạo có giỏi thì mới có thể phát triển được công ty. Bên cạnh đó Giám đốc cũng cần phải động viên phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các bộ phận để cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. - Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh giữ vai trò là các giao dịch viên. Bộ phận này xây dựng thương hiệu và hình ảnh của công ty,tìm kiếm thêm các mối làm ăn mới cho công ty. Họ là độ ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo và có khả năng làm việc theo nhóm. - Phòng sản xuất + Bộ phận vật tư Bao gồm kho chứa nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất. Nhân viên phòng vật tư phải quản lý và đảm bảo vật tư cẩn thận. Khi có các nghiệp vụ liên quan đến vấn đề nhập và xuất vật tư phải viết phiếunhập kho, xuất kho kịp thời. + Bộ phận cắt: Cắt hoàn thiện các mẫu và tổ chức cắt hàng loạt. + Bộ phận may: Các công nhân có tay nghề cao tiến hành tổ chức may từng bộ phận riêng biệt sau đó hoàn chỉnh lại sản phẩm. + Bộ phận đóng gói: Tiến hành đóng các sản phẩm và đóng vào thùng theo đúng quy cách để chuẩn bị cho việc xuất bán. - Phòng kế toán +Bộ phận nhân sự Làm công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, nhận hồ sơ, công tác đoàn, trích tiền bảo hiểm cho nhân viên. + Bộ phận Kế toán Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 30 Lớp : QT 1101K
  31. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Có chức năng trong lĩnh vực kế toán tài chính, đầu tư, kế hoạch, tổ chức hệ thống kế toán. Nhiệm vụ của bộ phận này là xây dựng hoàn thiện các quy chế, quy trình về quản lý tài chính, hạch toán kế toán cho phù hợp với quy trình hiện hành của nhà nước và các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam. Theo dõi thu chi tài chính, hạch toán lãi lỗ, phân phối doanh thu, lợi nhuận, báo cáo với Giám đốc. Ngoài ra Bộ phận kế toán còn phải phân tích hoạt động kinh tế nhằm tham mưu cho Giám đốc nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh và đề ra các biện pháp xử lý kịp thời. 2.1.3. Nhiệm vụ, chức năng của công ty 2.1.3.1. Nhiệm vụ Công ty chuyên may trang phục( trừ trang phục từ da lông thú ) Sản xuất hàng may sẵn Hoạt động thiết kế chuyên dụng: thiết kế thời trang Với Công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến ( máy may Yuki, ) và đội ngũ công nhân lành nghề, có ý thức trách nhiệm trong công việc có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh nhất. Mới thành lập chưa đầy 5 năm nhưng công ty đã được đối tác đánh giá cao, bước đầu tạo dựng được uy tín với khách hàng. 2.1.3.2. Chức năng Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty có quy trình sản xuất liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn cấu thành với hai hình thức kinh doanh chủ yếu là Sản xuất theo đơn đặt hàng và Mua nguyên liệu tự sản xuất để bán. Trong trường hợp Sản xuất theo đơn đặt hàng thì quy trình công nghệ theo 2 bước: Bước 1: Công ty thiết kế mẫu và may sản phẩm mẫu sau đó gửi cho khách hàng duyệt. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 31 Lớp : QT 1101K
  32. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Sơ đồ khái quát Công ty thiết Khách hàng Nhận nguyên kế và may sản duyệt mẫu và vật liệu từ phẩm mẫu gửi đặt hàng cho khách hàng khách hàng công ty Bước 2: Sau khi khách hàng chấp nhận mẫu sản phẩm đưa ra công ty tiến hành đưa xuống phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm. Quá trình sản xuất được khép kín trong phân xưởng sản xuất Sơ đồ khái quát Kho nguyên liệu Kỹ thuật ra sơ đồ cắt Tổ cắt Kỹ thuật hướng dẫn Tổ may Kho phụ liệu Là hơi sản phẩm KCS kiểm tra Đóng gói Sơ đồ 4: Khái quát quá trình sản xuất Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 32 Lớp : QT 1101K
  33. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Trong trường hợp tự mua nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm bán thì công ty tự thiết kế mẫu hoặc theo mẫu mà khách hàng đặt hàng. Phòng kĩ thuật sẽ thiết kế mẫu và gửi cho bộ phận cắt, may.Sản phẩm trong trường hợp này chủ yếu được tiêu thụ trong thị trường nội địa và quy trình công nghệ như trường hợp đơn hàng. 2.1.4. Cơ sở vật chất - Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt trang bị chủ yếu là máy may công nghiệp được nhập khẩu từ nước ngoài. - Hệ thống camera quan sát - Máy dập thẻ để quản lý công nhân - Và những trang thiết bị cơ bản khác 2.1.5. Thành tích công ty Các mặt hàng của công ty được khách hàng yêu thích và lựa chọn nhiều, đặc biệt là thị trường Châu Âu. Tốc độ tăng trưởng của công ty thể hiện thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của công ty trong những năm gần đây: Biểu 2.1: Tốc độ tăng trƣởng của công ty trong những năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu thuần 2.172.618.728 2.198.747.850 Lợi nhuận từ HĐKD 250.870.072 239.230.163 Lợi nhuận sau thuế 180.626.452 179.422.623 Không những kinh doanh mang lại hiệu quả mà doanh nghiệp còn đảm bảo được đời sống cho cán bộ công nhân viên. Công ty thực hiện đầy đủ các điều khoản về lao động, đóng bảo hiểm cho công nhân. Ngoài ra công ty còn quan tâm tới đời sống nhân viên như hỗ trợ tiền xăng xe, thuê nhà, tổ chức các chuyến thăm Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 33 Lớp : QT 1101K
  34. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG quan du lịch cho cán bộ công nhân viên, tặng quà nhân ngày sinh nhật của công nhân viên. 2.1.6. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 2.1.6.1. Phƣơng thức tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Các nghiệp vụ phát sinh của công ty được tập trung tại bộ phận kế toán của công ty.Tại đây thực hiên việc tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện viêc thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý theo đúng quy định của Bộ Tài chính cung cấp một cách kịp thời và đầy đủ toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Từ đó tham mưu cho Giám đốc để đề ra các biện pháp thích hợp, kịp thời với đường lối phát triển của công ty. 2.1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Sơ đồ 5: Bộ máy kế toán của công ty TNHH May Thời trang Tân Việt * Trƣởng phòng kế toán: Là một kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tuyến với các kế toán viên, có năng lực điều hành và tổ chức. Kế toán trưởng có liên hệ chặt chẽ với Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc về các chính sách Tài chính kế toán của công ty và ký duyệt các tài liệu kế toán phổ biến và chỉ đạo các chủ trương về chuyên môn đồng Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 34 Lớp : QT 1101K
  35. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác cùng phối hợp thực hiện các công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng. Các Kế toán viên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Kế toán trưởng, trao đổi trực tiếp với Kế toán trưởng về những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cũng như các chế độ kế toán, chính sách tài chính của Nhà nước. * Kế toán viên 1 Chịu trách nhiệm về kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền lương. Là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết về tiền mặt, vào sổ chi tiết tiền mặt các nghiệp vụ có liên quan, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ tài liệu và viết phiếu thu chi cho những nghiệp vụ tiền mặt thanh toán trong Công ty, đồng thời kê khai nộp thuế hàng tháng và quyết toán thuế với Chi cục thuế và trực tiếp thực hiện việc giao dịch với ngân hàng, thông qua việc theo dõi tiền gửi, tiền vay, tiền đang chuyển. Tính toán và hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản thu nhập, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của từng phân xưởng và đơn giá lương của công ty, kế toán tổng hợp số liệu để lập bảng thanh toán lương các bộ phận và của toàn công ty và lập bảng phân bổ. Đồng thời kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, chính xác của các số liệu có đầy đủ chữ ký của các trương bộ phận liên quan. Tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt để đảm bảo tính hiệu quả và quản lý, tiết kiệm chi phí cho công ty thì kế toán trưởng kiêm luôn thủ quỹ. * Thủ quỹ Là người chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, ghi sổ tiền mặt kịp thời theo quy định, nhận và phát lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty. * Kế toán viên 2 Chịu trách nhiệm về kế toán TSCĐ - CCDC - NVL. Cập nhật tình hình nhập xuất tồn về số lượng, giá trị các loại TSCĐ. Cuối tháng tính khấu hao TSCĐ, đố chiếu số liệu với kế toán tổng hợp. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 35 Lớp : QT 1101K
  36. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Cập nhật tình hình nhập xuất tồn về số lượng giá trị của các loại NVL - CCDC. Cuối tháng lập bảng phân bổ NVL - CCDC đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp. Hàng ngày căn cứ yêu cầu vật tư của các bộ phận trong công ty, đáp ứng vật tư, đảm bảo thờig gian, số lượng, giá cả. Thường xuyên theo dõi tình hình nhập xuất tồn và giá trị các loại NVL, xuống kho tại các phân xưởng để kiểm tra kiểm soát chất lượng 2.1.6.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán - Sơ đồ luân chuyển chứng từ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Sổ nhật ký đặc SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán biệt chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 6: Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức kế toán Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 36 Lớp : QT 1101K
  37. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG * Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán Hiện nay Công ty TNHH may và Thời trang Tân Việt áp dụng các chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng là Đồng Việt Nam( VND ) Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên số năm sử dụng ước tính. Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Trong năm các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên trị truờng ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho đựoc tính theo giá gốc, giá hàng tồn kho và xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền tháng, hàng tồn kho đựơc hách toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán Công ty vận dụng hệ thống chứng từ kế toán trong doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và một số văn bản luật khác. Hệ thống chứng từ mà công ty áp dụng bao gồm: - Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, Giấy báo nợ, giấy báo có, biên lai thu tiền. - Chứng từ về TSCĐ: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. - Các chứng từ khác: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, hoá đơn GTGT, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Bảng kê thu mua hàng hoá vào không có hoá đơn. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 37 Lớp : QT 1101K
  38. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG * Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế Công ty đã áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, đặc biệt có nhiều thuận lợi khi ứng dụng máy tính trong việc xử lý các thông tin kế toán. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: - Số lượng sổ sách của hình thức bao gồm: Sổ nhật ký chung, Sổ cái, các sổ chi tiết cần thiết, thẻ kho, sổ quỹ tiền mặt, bảng tổng hợp chi tiết. - Kết cấu của mỗi loại sổ trong hình thức này như sau: Sổ Nhật ký chung: Quản lý toàn bộ số liệu kế toán của đơn vị trong một niên độ kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phân biệt theo đối tượng nào theo thứ tự thời gian. Nhật ký chung có đặc điểm: + Nhật ký chung là sổ quyển không sử dụng tờ rời. + Nhật ký chung mở chung cho tất cả các đối tượng. + Chức năng của nhật ký chung là hệ thống hoá tất cả các số liệukế toán theo thứ tự phát sinh các nghiệp vụ. + Cơ sở của Nhật ký chung là các chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Sổ cái: được mở để ghi tiếp số liệu kế toán từ Sổ Nhật ký, đây là sổ tổng hợp dùng để hệt hống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản mở cho mỗi đối tượng hạch toán. Đặc điểm: + Được ghi ngay sau sổ Nhật ký + Ghi theo từng đối tượng ứng với mỗi tài khoản cần mở. + Cơ sở ghi vào sổ cái là sổ Nhật ký chung. + Cách ghi Sổ cái: là nhặt số liệu theo đối tượng trên sổ Nhật ký để ghi vào sổ cái của đối tượng đó. Sổ chi tiết: từ hoá đơn chứng từ ( phiếu thu, phiếu chi, Phiếu xuất, phiếu nhập ) kế toán vào sổ chi tiết NVL - CCDC - Sản phẩm hàng hoá, sổ chi tiết thanh toán với nguời mua ( người bán). Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 38 Lớp : QT 1101K
  39. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Bảng cân đối tài khoản: là bước kiểm tra số liệu ghi từ nhật ký vào sổ cái trước khi lập báo cáo tài chính. * Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính của công ty được lập tuân thủ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 về chế độ báo cáo tài chính. Các báo cáo được lập theo năm do Phòng Kế toán lập dưới sự chỉ đạo của Kế toán trưởng, bao gồm: - Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-DN ) - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( Mẫu B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( Mẫu B03 - DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09- DN) 2.2. KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT. 2.2.1. Hạch toán lao động Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhiều lao động hoặc do đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp nên một số công nhân xin thôi việc nên thường xuyên phải tuyển dụng lao động mới. Tuy nhiên công ty đã đổi chính sách dành cho người lao động, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho người lao động làm việc làm cho người lao động gắn bó với công ty hơn. Công ty bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp. Tính đến thời gian 31/12/2010 công ty có tất cả 62 lao động. Cơ cấu lao động và chất lượng lao động được thể hiện qua bảng sau: Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 39 Lớp : QT 1101K
  40. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.2: Cơ cấu lao động Tổng Tính chất Chỉ số Giới tính Độ tuổi Trình độ công việc tiêu lao Trên Đại Cao Trung Phổ Trực Gián động Nam Nữ 18- ≥30 đại học đẳng cấp thông tiếp tiếp 30 học Số 62 9 53 50 12 3 6 - 4 49 49 13 ngƣời Tỉ trọng 100 14,5 85,5 80,6 19,4 4,8 9,7 - 6,5 79 79 21 (%) * Cơ cấu về giới Lao động nữ chiếm đa số có 53 người chiếm 85,5 %. Tỷ lệ này là hợp lý vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ. Lao động nam có 9 người chiếm 14,5 % chủ yếu là công nhân cắt, máy và kĩ thuật. * Cơ cấu về độ tuổi Lực lượng lao động trong công ty chủ yếu là lao động trẻ độ tuổi từ 18-30 chiếm 80,6 %. Đây là lực lượng lao động có sức khỏe tốt, khả năng ứng dụng và đổi mới nhanh nhậy và linh hoạt trong công việc Tuy nhiên đa số lao động nữ trong độ tuổi lập gia đình nên có bất lợi về khoảng thời gian lập gia đình và sinh con nên khoảng thời gian có thể gây biến động cho sản xuất cho nên công ty cần phải lập kế hoạch tổ chức lao động cho phù hợp. Lao động trong độ tuổi ≥ 30 chiếm tỷ trọng 19,4 %, đây là lực lượng lao động ổn định, sức lao động dẻo dai và nhiều kinh nghiệm. *Cơ cấu về trình độ Trình độ lao động của công nói chung là chưa cao nhưng phù hợp với doanh nghiệp. Lao động có trình độ trên đại học chiếm 4,8%, đại học chiếm 9,7 %, lực lượng này chủ yếu làm công việc văn phòng và quản lý. Lao động có trình độ trung cấp chiếm 6,5 % chủ yếu làm dưới phân xưởng và nhà kho. Còn lại là lao động Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 40 Lớp : QT 1101K
  41. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG phổ thông chiếm tỷ lệ lớn nhất 79% chủ yếu là công nhân tham gia sản xuất trực tiếp. * Cơ cấu lao động theo tính chất công việc Lao động trực tiếp chiếm phần lớn trong tổng số lao động của công ty có 49 lao động tham gia lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ 79 %. Lao động gián tiếp có 13 lao động chiếm tỷ trọng 21 %. Đây là một kết cấu lao động hợp lý đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. 2.2.2. Thực trạng kế toán tiền lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt 2.2.2.1. Phƣơng pháp xây dựng quỹ lƣơng của công ty Quỹ lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương. Hiện nay quỹ lương của công ty bao gồm: * Lương cơ bản - Mức lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên được quy định riêng cho từng người tùy thuộc vào năng lực làm việc và thời gian mà người lao động gắn bó với công ty. Hiện tại mức lương cơ bản thấp nhất tại công ty là 1.050.000 đồng/ tháng. - Tại thời điểm tháng 11/ 2010 mức lương cơ bản trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty là 1.297.321 đồng / tháng. * Phụ cấp Bao gồm phụ cấp trách nhiệm áp dụng cho nhân viên quản lý sản xuất, tùy vào chức vụ cũng như mức độ trách nhiệm của từng người mà mức độ phụ cấp dao đọng từ 500.000 đến 2.500.000 đồng cho một nhân viên. Ngoài ra còn phụ cấp tiền xăng xe, nhà trọ, tiền ăn trưa. * Tiền thưởng - Tiền thưởng thường xuyên: Theo quy định của công ty TNHH May Thời trang Tân Việt thì công nhân viên cứ đi làm đầy đủ các ngày theo quy định, không nghỉ tự do thì nhận được tiền thưởng là 200.000 đồng/ tháng. Nếu công nhân viên Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 41 Lớp : QT 1101K
  42. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG nghỉ một ngày tự do thì sẽ không nhận được khoản tiền thưởng này. Ngoài ra còn khoản tiền khuyến khích cho người lao động đạt năng suất cao như: Nếu công nhân đạt 2.500.000 đồng/tháng thì được thưởng 1 ngày công nhật, đạt từ 3.000.000 đồng tháng thì được thưởng 2 ngày công nhật, đạt từ 4.000.000 đồng/ tháng thì được thưởng 4 ngày công nhật. - Tiền thưởng định kỳ: Ngoài chế độ thưởng thường xuyên công ty còn thực hiện chế độ thưởng định kỳ cho người lao động như vào ngày 2/9, 1/5 hay việc thưởng tháng lương thứ 13 cho người lao động. Phần tiền thưởng này được lấy từ quỹ khen thưởng phúc lợi. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 42 Lớp : QT 1101K
  43. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.2.2. Các hình thức trả lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt. Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Thẻ chấm công Bảng chấm công,bảng tổng hợp công, bảng sản phẩm khoán Bảng thanh toán lƣơng các bộ phận Bảng kê các Nhật ký chung khoản trích theo lƣơng Sổ cái TK 334, TK 338 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt áp dụng 2 hình thức trả lương cho công nhân viên bao gồm: Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 43 Lớp : QT 1101K
  44. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Trả lương công nhật - Trả lương công khoán 2.2.2.2.1. Trả lƣơng công nhật Tiền lương công nhật thực lĩnh trong tháng của công nhân viên được tính theo công thức sau: Tiền lương Lương cơ bản Tiền tăng ca Các khoản thực lĩnh = được hưởng + hoặc làm đêm + Phụ cấp _ khấu trừ vào (Nếu có) lương Trong đó: * Lương cơ bản được hưởng Lương cơ bản của người lao động được tính dựa vào mức lương cơ bản, ngày công thực tế của người lao động trong tháng và ngày công theo quy định của công ty. Nếu người lao động đi làm đầy đủ số ngày theo quy định của công ty thì phần lương bằng với mức lương cơ bản của người ấy. Nếu người lao động đi làm không đủ số ngày theo quy định của công ty thì lương cơ bản được tính theo công thức sau: Lương cơ bản được Mức lương cơ bản theo quy định tháng Số ngày công hưởng = Số ngày công theo quy định của công ty * thực tế Mức lương cơ bản cho công nhân viên được quy định riêng đối với từng người lao động tùy thuộc vào năng lực làm việc và thời gian mà người lao động gắn bó với công ty. Tại thời điểm tháng 11 năm 2010 mức lương cơ bản trung bình của người lao động trong công ty là 1.297.321 đồng/1 tháng. Ngày công trong công ty được hiểu như sau: trong một tháng người lao động được nghỉ tất cả các ngày chủ nhật, ngày lễ theo quy định của Nhà nước. Vì vậy số ngày công theo quy định của công ty giữa các tháng là không giống nhau. Ví dụ: Tháng 11/2010 ngày công theo quy định tại công ty là 26 ngày nhưng trong tháng 12/2010 thì lại là 27 ngày. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 44 Lớp : QT 1101K
  45. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG * Tiền tăng ca hoặc làm đêm Đối với việc tính lương cho người lao động trong việc tăng ca vào các ngày lễ, chủ nhật, làm đêm được công ty áp dụng đúng theo quy định của luật lao động cụ thể như sau: - Nếu người lao động làm thêm vào ngày lễ tết như 30/4, 1/5 thì trả lương thời gian bằng 300% lương cơ bản. - Nếu người lao động tăng ca vào ngày thường thì trả lương thời gian bằng 150% lương cơ bản. - Nếu người lao động làm thêm vào ngày nghỉ, chủ nhật thì tiền lương tính bằng 200% lương cơ bản. Cứ như vậy kế toán căn cứ vào mức lương cơ bản, phụ cấp, số ngày làm việc thực tế, tiền thưởng của từng nhân viên để tính ra lương hàng tháng của công nhân viên. * Một số ví dụ: VD1: Tính tiền lương cho chị Đỗ Thị Khánh Hòa nhân viên phòng kế toán. Với các thông tin như sau: - Ngày công theo quy định của công ty trong tháng 11/2010 là 26 ngày. - Ngày công thực tế là 26 ngày. - Mức lương cơ bản là 2.000.000 đồng/tháng. - Tiền phụ cấp trách nhiệm được hưởng là 700.000 đồng/tháng. - Tiền phụ cấp đi lại hoặc nhà trọ được hưởng là 100.000 đồng/ tháng. - Tiền bữa ăn là: 26 bữa * 10.000 đồng/bữa = 260.000 đồng/tháng. Vậy ta tính được lương của chị Hòa như sau: - Lương cơ bản được hưởng là 2.000.000 đồng/tháng. - Tiền bữa ăn trưa: 26bữa * 10.000đồng/ bữa = 260.000 - Tiền khấu trừ vào lương là : 942.000 * 8,5 % = 80.070 đồng/ tháng. → Tiền lƣơng thực lĩnh của chị Hòa là: 2.000.000 + 700.000 + 100.000 + 260.000 -80.070 - 260.000 = 2.719.930 đồng/tháng. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 45 Lớp : QT 1101K
  46. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG VD2: Tính tiền lương cho anh Phạm Đình Thìn làm quản lý phân xưởng của công ty: - Ngày công theo quy định của công ty trong tháng 11/2010 là 26 ngày. - Ngày công thực tế là : 23,5 ngày. - Mức lương cơ bản là : 3.750.000 - Tiền phụ cấp trách nhiệm là: 3.750.000 * 70% = 2.625.000 đồng/ tháng - Tiền thâm niên: 20.000 - Tiền phụ cấp đi lại hoặc nhà trọ: 100.000 đồng/ tháng - Tiền phụ cấp chức vụ: 3.750.000 * 30% = 1.125.000 đồng/ tháng. - Tiền ăn trưa: 260.000 Vậy ta tính được tiền lương của anh Thìn như sau: - Lương cơ bản được hưởng: 3.750.000/ 26 ngày * 23,5 = 3.389.423 - Tiền phụ cấp trách nhiệm 2.625.000/26 ngày *23,5 = 2.372.596 - Tiền thâm niên 20.000 - Tiền phụ cấp đi lại hoặc nhà trọ 100.000/26 * 23,5 = 90.385 - Tiền phụ cấp :1.125.000/26 * 23.5 = 1.016.827 - Tiến ăn trưa: 24 bữa * 10.000 đồng/bữa = 240.000 đồng - Tiền nghỉ phép 1 ngày: 3.750.000/26 = 144.231 - Tiền làm thêm giờ : 81.130 - Tiền bảo hiểm khấu trừ vào lương: 942.000 * 8,5% = 80.0700 → Tiền lƣơng thực lĩnh là: 3.389.423 + 2.372.596 + 20.000 + 90.385 + 1.016.827 + 240.000 + 144.231 + 81.130 - 80.070 - 240.000 = 7.034.521 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 46 Lớp : QT 1101K
  47. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.3: Bảng chấm công cho văn phòng Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 11 năm 2010 Đơn vị: Văn phòng công ty STT Họ và tên Ngày trong tháng Công hưởng lương Tổng A B 1 2 3 4 . 30 C D 1 Vũ Thị Bích Diệp x x x x x 26 26 2 Đỗ Thị Khánh Hòa x x x x x 26 26 3 Nguyến Thu Huyền x x x x x 26 26 Hoàng Thị Thu 4 Hương x x x x x 26 26 Nguyễn Thị Thu 5 Hương x x x x x 26 26 6 Ký hiệu chấm công: - Lương sản phẩm: SP - Thai sản: TS - Nghỉ bù: NB - Lương thời gian: + - Tai nạn: T - Nghỉ không lương: KL - Ốm điều dưỡng: Ô - Nghỉ phép: P - Ngừng việc: N - Con ốm: CÔ - Hội nghị, học tập: H - Lao động nghĩavụ: LĐ Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 47 Lớp : QT 1101K
  48. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.4: Bảng thanh toán lương nhân viên văn phòng CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 11 NĂM 2010 Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP Bộ phận: Văn phòng Lƣơng CB Phụ cấp Thƣởng Trích lƣơng Đi lại Bữa ăn STT Họ và tên Lƣơng CB Ngày Tổng Thêm Trách Phụ hoặc Chuyên Thâm Tổng Nộp Khác Tổng Thực lĩnh công giờ nhiệm cấp nhà trọ Ngày Tổng cần niên BHXH, BHYT, BHTN 1 Vũ Thi Bích 2.800.000 26 2.800.000 1.000.000 200.000 100.000 26 260.000 30.000 4.390.000 96.600 96.600 4.033.400 Diệp 2 Đỗ Thị 2.000.000 26 2.000.000 700.000 100.000 26 260.000 3.060.000 80.070 80.070 2.719.930 Khánh Hòa 3 Nguyễn Thu 2.000.000 26 2.000.000 700.000 100.000 26 260.000 3.060.000 80.070 80.070 2.719.930 Huyền 4 Hoàng Thị 26 3.276.923 100.000 26 208.000 3.584.923 3.376.923 Thu Hương 5 Nguyến Thị 1.400.000 26 1.400.000 600.000 100.000 26 208.000 2.308.000 2.100.000 Thu Hương 6 Phan Lương 1.400.000 29 1.450.000 100.000 310.714 350.000 100.000 200.000 30.000 2.540.714 2.540.714 Mực Cộng 12.000.000 265 19.741.209 192.308 4.275.000 740.000 885.714 177 1.666.000 400.000 60.000 29.960.231 256.740 600.000 856.740 24.437.491 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 48 Lớp : QT 1101K
  49. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.5 Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý xưởng, kỹ thuật, QC CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 11 NĂM 2010 Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP Bộ phận: Quản lý xƣởng, kỹ thuật, QC Lƣơng CB Phụ cấp Thƣởng Trích lƣơng Bữa ăn Nộp Đi lại BHXH, Họ và Lƣơng cơ Ngày Thêm Trách hoặc Chuyên Thâm BHYT, Thực STT tên bản công Tổng giờ nhiệm Phụ cấp nhà trọ Ngày Tổng cần niên Phép Tổng BHTN Khác Tổng lĩnh Quản lý xƣởng Phạm Đình 7,034,52 1 Thìn 3,750,000 23,5 3,389,423 81,130 2,372,596 1,016,827 90,385 24 240,000 20,000 144,231 7,354,591 80,070 80,070 1 Phan Thị 2,882,84 2 Hồng 1,700,000 26 1,700,000 91,947 700,000 300,000 100,000 26 260,000 200,000 30,000 3,381,947 239,100 239,100 7 9,917,36 Cộng 5,450,000 50 5,089,423 173,077 3,072,596 1,316,827 190,385 50 500,000 200,000 50,000 144,231 10,736,538 319,170 319,179 8 Kỹ thuật, kho, PVSX Nguyễn Thị 2,367,33 1 Châm 1,500,000 24 1,384,615 108,173 646,154 230,769 24 240,000 20,000 57,692 2,687,404 80,070 80,070 4 Nguyễn 2,434,83 2 Thị Mai 1,500,000 26 1,500,000 604,904 500,000 250,000 26 260,000 200,000 2,774,904 80,070 80,070 4 Nguyễn 1,573,30 3 Thị Tám 1,050,000 22,5 908,654 83,293 519,231 86,538 23 230,000 10,000 40,385 1,878,101 74,800 74,800 1 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 49 Lớp : QT 1101K
  50. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 6,375,46 Cộng 4,050,000 73 3,793,269 256,370 1,146,154 519,231 567,308 73 730,000 200,000 30,000 98,077 7,340,409 234,940 234,940 9 Bộ phận QC, máy Vũ Tuyết Hạnh- 1,888,84 1 QC 1,500,000 19,5 1,125,000 16,226 375,000 300,000 75,000 20 200,000 20,000 57,692 2,168,918 80,070 80,070 8 Mai Thu Trang- 2,588,60 2 QC 1,500,000 26 1,500,000 48,678 500,000 300,000 100,000 26 260,000 200,000 20,000 2,928,578 80,070 80,070 8 Nguyễn Duy 1,700,00 3 Ngọc 1,200,000 1,200,000 500,000 1,700,000 0 6,177,45 Cộng 4,200,000 46 3,825,000 64,904 1,375,000 600,000 175,000 45 460,000 200,000 40,000 57,692 6,797,596 160,140 160,140 6 Tổng 22,470,2 cộng 13,700,000 169 12,707,692 494,351 5,593,750 2,436,058 932,693 168 1,690,000 600,000 120,000 300,000 24,874,543 714,250 714,259 93 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 50 Lớp : QT 1101K
  51. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.2.2.2. Trả lƣơng công khoán Đối với công nhân trực tiếp sản xuất doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương khoán theo sản phẩm. Lƣơng công khoán = Lƣơng thời gian + Lƣơng sản phẩm Trong đó: Lương thời gian được tính như đối với trả lương công nhật Lương khoán theo sản phẩm đựoc tính như sau: Số lƣợng sản phẩm sản xuất Đơn giá tính trên 1 đơn Lƣơng sản phẩm = đƣợc * vị sản phẩm Đối với mỗi một sản phẩm cụ thể công ty đưa ra một bảng giá sản phẩm cho mỗi một bộ phận cụ thể. Một công nhân có thể làm nhiều công đoạn khác nhau cho nên đơn giá tính trong bảng lương của họ cũng khác nhau. Kế toán căn cứ vào bảng sản phẩm khoán của công nhân, thẻ chấm công và bảng tổng hợp công để tính ra lương phải trả cho công nhân viên. * Một số ví dụ: Ví dụ 1: Tính lương cho công nhân Lê Lan Phương tháng 11/2010. Ta có thông tin như sau: - Lương cơ bản: 1.050.000 - Ngày hưởng lương thời gian: 3 ngày - Số công khoán thực tế 23 công: 1.235.191 - Phụ cấp đi lại và nhà trọ: 250.000 đồng/tháng - Bữa ăn : 26 bữa* 10.000 đồng/bữa = 260.000 đồng/tháng - Chuyên cần: 200.000 đồng/tháng → Lƣơng của Chị Phƣơng đƣợc hƣởng: - Lương thời gian: 1.050.000/27 * 3 = 116. 667 - Lương khoán theo sản phẩm: 1.235.191 - Phụ cấp đi lại và nhà trọ: 250.000 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 51 Lớp : QT 1101K
  52. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Chuyên cần: 200.000 - Bữa ăn : 260.000 - Thêm giờ công khoán: 4,5h * 2.000đ/h = 9.000 - Lương hỗ trợ :( 80.000 * 3) + (3 * 15.000) - 116.667 = 167.333 - Các khoản trừ vào lương: 942.000 * 8,5% = 80.070 → Lƣơng thực lĩnh: 116.667 +| 1.235.191 + 250.000 + 200.000 + 260.000 + 9.000 + 167.333 - 260.000 - 80.070= 1.979.191 Ví dụ 2: Tính lương cho công nhân Phan Thị Hà tháng 11/2010. Ta có thông tin như sau: - Lương cơ bản 1.100.000 - Số ngày hưởng lương thời gian là 0 ngày - Số công khoán thực tế 26 công: 2.507.350 - Phụ cấp đi lại và nhà trọ : 250.000 - Bữa ăn trưa 26 bữa * 10.000 đồng/ bữa = 260.000 - Chuyên cần : 200.000 → Lƣơng chị Hà đƣợc hƣởng: - Lương thời gian: 0 - Lương công khoán: 2.507.350 - Phụ cấp đi lại và nhà trọ: 250.000 - Bữa ăn : 260.000 - Chuyên cần: 200.000 - Thêm giờ công khoán: 16,5 h * 2.000đ/h = 33.000 - Thưởng năng suất: 1.100.000/ 26 * 2 = 84.615 → Lƣơng thực lĩnh: 2.507.350 + 250.000 + 260.000 + 200.000 + 33.000 + 84.615 - 260.000 = 3.074.965 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 52 Lớp : QT 1101K
  53. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.6: Thẻ chấm công THẺ CHẤM CÔNG Tháng 11 năm 2010 Bộ phận: Chuyền may Họ và tên: Vũ Thị Biên Ngày tháng Sáng Chiều Giờ đến Giờ về Giờ đến Giờ về Tăng ca 01/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ 02/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ + 03/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ 04/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ 05/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ 06/11 07/11 08/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ + 09/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ 10/11 11/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ 12/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ + 13/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ 14/11 15/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ + 16/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ 17/11 18/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ 30/11 7h 30’ 11h 30’ 12h 30’ 4h 30’ Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 53 Lớp : QT 1101K
  54. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.7. Bảng tổng hợp công của tổ may tháng 11 năm 2010 CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT BẢNG TỔNG HỢP CÔNG CỦA TỔ MAY THÁNG 11 Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP Bộ phận: Chuyền may Quy ra công STT Họ và tên Số công Số công hƣởng lƣơng Số công hƣởng Số công Thêm giờ sản phẩm lƣơng thời gian hƣởng BHXH 1 Vũ Thi Biên 20 19,5 5,5 h 2 Đào Thị Hợi 26 26 7,5h 3 Lê Lan Phƣơng 26 23 3 4,5h 4 Đào Kim Diễn 6 5,5 9h 5 Đỗ Thị Tuyết Mai 20 20 5,5h 6 Ngô Thu Hà 26 26 10h 43 Nguyễn Thị Lan 300 26 25,5 4,5h Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 51 Lớp : QT 1101K
  55. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.8. Sản phẩm khoán của tổ may CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT SẢN PHẦM KHOÁN CỦA TỔ MAY Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP Tháng 11 năm 2011 Sản phẩm STT Số thẻ Họ và tên Số lƣợng Mã sản phẩm Công đoạn Đơn giá Thành tiền Ký nhận 1 Đào Kim Diễn 360 TV009 Viền cổ total 190 68,400 Đào Kim Diễn 1,060 TV028 May gấu total 159 168,540 Đào Kim Diễn 1,973 TV028 Trần chun Total 205 404,465 2 Đào Thị Hương 216 TV085 Chắp sườn + Đặt tem total 153 33,048 Đào Thị Hương 150 TV085 Nhặt chỉ total 176 26,400 Đào Thị Hương 216 TV085 Tra tay total 129 27,864 Đào Thị Hương 216 TV085 Vắt sổ đáp cổ total 106 22,896 Đào Thị Hương 216 TV085 Vắt sổ tà total 47 10,152 Đào Thị Hương 216 TV085 Vắt vai con hoàn chỉnh total 106 22,896 . . 43 Vũ Thị Nữ 50 TV009 Chắp sườn + Đặt tem total 177 8,850 50 TV009 Tra tay total 152 7,600 50 TV009 Vắt sổ tà total 56 2,800 50 TV009 Vắt vai trái total 63 3,150 380 TV013 Vắt sổ lót túi total 171 64,980 30 TV028 Luồn dây total 205 6,150 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 52 Lớp : QT 1101K
  56. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 30 TV028 Nhặt chỉ hc total 250 7,500 2,725 TV028 Vắt sổ đũng sau total 89 242,525 2,725 TV028 Vắt sổ đũng trước total 77 209,825 2,725 TV028 Vắt sổ giàng total 143 389,675 2,799 TV028 Vắt sổ lót túi total 171 478,629 864 TV085 Chắp sườn + Đặt tem total 153 132,192 260 TV085 Nhặt chỉ total 176 45,760 864 TV085 Tra tay total 129 111,456 864 TV085 Vắt sổ đáp cổ total 106 91,584 864 TV085 Vắt sổ tà total 47 40,608 864 TV085 Vắt vai con hoàn chỉnh total 106 91,584 Tổng 375,144 46,656,509 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu) Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 53 Lớp : QT 1101K
  57. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.9. Bảng thanh toán lương của bộ phận chuyền may CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 11 NĂM 2010 Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP Bộ phận: Chuyền may STT Họ và tên Lƣơng cơ Lƣơng CB Số Lƣơng sản phẩm Tổng Phụ cấp Thƣởng Trích lƣơng Lƣơng Thực lĩnh Tổng bản Ngày Tổng Thêm giờ công Thêm lƣơng thời Đi lại Bữa ăn Nộp hỗ trợ lƣơng Lƣơng sản Trách Phụ Chuyên Năng Thâm Phép Tổng công công nhật khoán giờ công gian+ hoặc nhà BHXH,BHYT, Khác Tổng thời gian phẩm nhiệm cấp Ngày Tổng cần suất niên thực tế khoán lƣơng SP trọ BHTN 1 Vũ Thị Biên 1,200,000 1,502,787 19,5 1,266,857 11,000 1,277,857 75,000 20 195,000 200,000 30,000 1,777,857 80,070 80,070 2 Đào Thị Hợi 1,200,000 1,737,294 26 1,477,364 15,000 1,487,364 100,000 26 260,000 200,000 30,000 2,077,364 80,070 80,070 3 Lê Lan Phương 1,050,000 3 116,667 168,333 1,979,191 116,667 23 1,235,191 9,000 1,360,858 250,000 26 260,000 200,000 2,070,858 4 Đào Kim Diễn 1,200,000 676,643 5,5 641,405 18,000 659,405 21,154 6 66,000 30,000 46,154 822,713 80,070 80,070 5 Đỗ Thị Tuyết Mai 1,200,000 1,597,662 20 1,513,655 11,000 1,524,655 76,923 20 240,000 30,000 46,154 1,917,732 80,070 80,070 6 Ngô Thu hà 1,050,000 2,155,162 26 1,879,962 20,000 1,899,962 100,000 26 260,000 200,000 30,000 2,489,962 74,800 74,800 43 Nguyễn Thị Lan 1,050,000 1,729,765 25,5 1,422,688 9,000 1,431,688 98,077 26 255,000 200,000 1,984,765 Cộng 46,950,000 164 6,431,481 6,907,749 74,906,090 114,123 6,545,604 742 50,630,946 484,003 57,660,553 1,100,000 4,867,308 9,187,000 5,400,000 84,615 500,000 265,385 79,064,861 1,879,520 1,879,520 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 54 Lớp : QT 1101K
  58. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.10. Bảng thanh toán lương toàn công ty CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT TỔNG HỢP BẢNG THANH TOÁN LƢONG TOÀN CỔNG TY Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP Tháng 11 năm 2010 Trích lƣơng Thêm Nộp giờ BHXH,BHTY, Bộ Mức lƣơng Lƣơng thời Thêm giờ Luơng sản công BHTN Lƣơng hỗ phận cơ bản gian công nhật phẩm khoán Phụ cấp Thƣởng Phép Tổng Khác Tổng trợ Thực lĩnh Văn phòng 12,000,000 19,741,209 192,308 7,566,714 460,000 27,960,231 256,740 600,000 856,740 25,437,491 Quản lý xƣởng 5,450,000 5,089,423 173,077 5,079,808 250,000 144,231 10,736,538 319,170 319,170 9,917,368 Kỹ thuật 4,050,000 3,793,269 256,370 2,962,693 230,000 98,077 7,340,409 234,940 234,940 6,375,469 Máy, QC 4,200,000 3,825,000 64,904 2,610,000 240,000 57,692 6,797,596 160,140 160,140 6,177,456 May 46,950,000 6,431,481 114,123 50,630,946 484,003 15,154,308 5,984,615 265,385 79,064,861 1,879,520 1,979,520 6,907,749 74,906,090 Hoàn chỉnh 3,150,000 2,575,995 33,000 436,923 939,261 40,385 5,482,840 224,400 224,400 1,187,307 5,308,440 Cắt 4,300,000 786,538 368,990 10,018,526 172,000 1,353,462 1,209,769 13,990,286 378,000 378,000 12,672,286 Cộng 80,100,000 39,666,920 1,169,772 63,225,467 689,003 35,163,908 9,313,645 605,770 151,372,761 3,452,910 600,000 4,152,910 8,095,056 140,794,600 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 55 Lớp : QT 1101K
  59. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.3. Thực trạng các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt. Tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt tiến hành trích lập các khoản trích theo lương không dựa trên mức lương cơ bản mà dựa trên mức lương là 940.000đ/tháng hoặc 880.000đ/tháng. Việc này làm cho hầu hết cán bộ công nhân viên trong công ty đều trích chung một khoản trích theo lương như nhau có chênh lệch nhưng không đáng kể. Biểu 2.11. Bảng tổng hợp tỷ lệ trích theo lương tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Quỹ Doanh Ngƣời lao Nhà nƣớc Tổng nghiệp(%) động(%) (%) (%) BHXH 16 6 - 22 BHYT 3 1,5 - 4,5 KPCĐ - - - - BHTN 1 1 1 3 Cộng 20 8,5 1 29,5 Trong năm 2010 Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt tiến hành hạch toán các khoản trích theo lương với tỷ lệ trích là 28,5%. Trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là 20 %, khấu trừ vào lương công nhân viên 8,5% cụ thể trích vào các quỹ như sau: 2.2.3.1. Quỹ BHXH Quỹ BHXH dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Theo quy định hiện hành công ty tính BHXH là 22%. Trong đó 16 % tính vào chí phí sản xuất kinh doanh và 6% trừ vào lương cán bộ công nhân viên. Công ty không trích BHXH dựa trên mức Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 56 Lớp : QT 1101K
  60. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG lương cơ bản mà dựa trên mức lương là 942.000đ/ tháng và 880.000 đ/ tháng. Công ty nộp hết 22% này cho cơ quan bảo hiểm. Trong tháng 11/2010 tổng mức lương trích BHXH của các công nhân viên tham gia đóng BHXH là 37.692.000 Vậy tổng số tiền BHXH phải nộp cho cơ quan Bảo hiểm là: 37.692.000 * 22% = 8.292.240 Trong đó: - Số tiền tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty: 37.692.000 * 16 % = 6.030.720 Ví dụ: Tính BHXH của chị Đỗ Thị Khánh Hoà với mức lương cơ bản là 2.000.000 đồng/tháng, mức lương đóng BHXh là 942.000 đồng/ tháng. Vậy tổng số tiền BHXH Của chị Hoà là: 942.000 * 22 % = 207.240 Trong đó: - Số tiền BH mà công ty nộp cho chị là: 942.000 * 16 % = 150.720 2.2.3.2. Quỹ BHYT Quỹ BHYT dùng để chi trả tiền khám chữa bệnh, thuốc men khi người lao động có tham gia đóng BHXH bị ốm . Theo quy định hiện hành cũng như của công ty thì BHYT trích là 4,5 % trên mức lương của những người tham gia bảo hiểm trong công ty. Trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 3 %, trừ vào lương của công nhân viên là 1,5 % . Vậy tổng số tiền BHYT Phải nộp cho cơ quan BHYT trong tháng 11/2010 là: 37.692.000 * 4,5 % = 1.696.140 Trong đó: - Số tiền tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty: 37.692.000 * 3% = 1.130.760 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 57 Lớp : QT 1101K
  61. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Ví dụ: Tính BHYT phải nộp của chị Hoà: Tổng số tiền phải nộp: 942.000 * 4,5 % = 42.390 Trong đó công ty nộp cho chị là: 942.000 * 3 % = 28.600 2.2.3.3. Quỹ BHTN BHTN là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời cho người lao động mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu của luật định. Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với người lao động tham gia BHTN. Theo quy định cũng như tại công ty thì BHTN trích là 2 % trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 1% còn lại trừ vào lương người lao động. Vậy tổng số tiền BHTN mà công ty phải nộp là: 37.692.000 * 2 % = 753.840 Trong đó số tiền BHTN tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 37.692.000 * 1% = 376.920 Ví dụ: Tính BHTN cho chị Hoà 942.000 * 2 % = 18.840 Trong đó công ty nộp cho chị là: 942.000 * 1% = 9.420 * Tổng các khoản công ty khấu trừ vào lương Công ty không tính riêng biệt các khoản trừ vào lương của công nhân viên mà tính gộp cả là 8,5 %. Tháng 11/2010 công ty khấu trừ vào lương của công nhân viên là 3.452.910 đồng. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 58 Lớp : QT 1101K
  62. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.3.4. Quỹ KPCĐ Tại thời điểm tháng 11/2010 Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt chưa có tổ chức công đoàn nên không tiến hành trích lập quỹ KPCĐ. 2.2.4.Thủ tục tính BHXH phải trả cho công nhân viên Theo Nghị định 12/CP người lao động hưởng BHXH trong các trường hợp sau: - Trợ cấp ốm đau kế hoạch hoá gia đình: Ngày được nghỉ (trừ ngày lễ, chủ nhật) người làm công tác tính BHXH sẽ tính cho người lao động hưởng 75% LCB. - Chế độ trợ cấp thai sản: Nữ công nhân viên sinh con thứ nhất, thư hai được nghỉ theo chế độ 4 tháng, được hưởng 4 tháng lương theo hệ số cấp bậc. Trợ cấp một lần bằng 2 tháng LCB tháng đóng BHXH. Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con, nuôi con hoặc nuôi con nuôi bằng tiền lương đóng BHXH tháng trước khi nghỉ. Mức trợ cấp nghỉ việc thai sản, khám thai, nạo sảy thai thì được hưởng 100% LCB. - Trợ cấp tai nạn lao động: Trong thời gian nghỉ việc chữa bệnh, người lao động được hưởng đủ lương và chi phí khám chữa bệnh từ khi sơ cứu đến khi điều trị xong, chi phí này do doanh nghiệp trả sau khi điều trị xong người lao động được hưởng mức trợ cấp sau: + Nếu suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp 1 lần từ 4 đến 12 tháng lương tối thiểu. + Nếu mức suy giảm từ 31% đến 100% khả năng lao động thì được hưởng từ 0,4% đến 1,6% lương tối thiểu. Để có thể hưởng trợ cấp BHXH thì người lao động phải nộp cho kế toán tiền lương các chứng từ theo quy định như: sổ khám chữa bệnh, biên lai thu viện phí, giấy khai sinh, giấy nghỉ hưởng BHXH có chữ ký của y bác sỹ, dấu của bệnh viện thì mới được làm chế độ chi trả BHXH. Kế toán sẽ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ nếu thấy tất cả hợp lệ, căn cứ vào các chứng từ kế toán lập "Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH" cho cán bộ công nhân viên đồng thời phản ánh số ngày nghỉ chế độ trên bảng chấm công. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 59 Lớp : QT 1101K
  63. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Công thức tính: Trợ cấp BHXH = TLn * Sn * %H Trong đó: TLn : Là tiền lương ngày của công nhân viên đó Sn : Là số ngày nghỉ hưởng BHXH % H: Là tỷ lệ hưởng BHXH Ví dụ: Tính trợ cấp BHXH cho chị Nguyễn Thị Hảo nghỉ việc do bị cảm cúm. Mức lương cơ bản của chị Hảo là 1.200.000, mức lương đóng BHXH của chị Hảo là 942.000 đồng/tháng. Biểu 2.12. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƢỞNG BHXH Quyển số : 6 Họ và tên: Nguyễn Thị Hảo Tuổi : 28 Đơn vị : Phân xưởng may- Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Lý do nghỉ: Cảm cúm Số ngày nghỉ: 03 Từ ngày : 8/11/2010 đến ngày 10/11/2010 Ngày 10 tháng 11 năm 2010 Xác nhận của đơn vị phụ trách Y bác sỹ khám chữa bệnh Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 60 Lớp : QT 1101K
  64. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.13. Phiếu BHXH PHIẾU BHXH Họ và tên: Nguyễn Thị Hảo Số ngày nghỉ thực tế: 03 ngày Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ: 03 ngày Lương tháng đóng BHXH: 942.000 Lương bình quân ngày: 36.231 Tỷ lệ hưởng BHXH: 75% Số tiền hưởng BHXH: 3 * 36.231 * 75% = 81.520 Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Cán bộ cơ quan bảo hiểm ( Ký tên, đóng dấu) Sau khi tập hợp các phiếu thanh toán trợ cấp BHXH trong một quý kế toán lập bảng thanh toán trợ cấp BHXH cho toàn công ty và gửi đến phòng BHXH thành phố Hải Phòng làm thủ tục nhận tiền về chi trả bảo hiểm cho người lao động. Biểu 2.14. Bảng thanh toán BHXH BẢNG THANH TOÁN BHXH Quý IV năm 2010 STT Họ và tên Đơn vị Năm sinh Lý do Số Số tiền trợ cấp Ký nghỉ ngày nhận nghỉ 1 Nguyễn Thị Hảo Chuyền may 1982 Ốm 03 81.520 2 Phan Văn Thuyết Chuyền may 1987 Ốm 03 81.520 Cộng tháng 11 163.040 Ngày 20 tháng 01 năm 2011 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 61 Lớp : QT 1101K
  65. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.15. Bảng kê các khoản trích theo lương bộ phận văn phòng, quản lý xưởng, kỹ thuật, QC CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT BẢNG KÊ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP Bộ phận: Văn phòng, quản lý xƣởng, kỹ thuật, QC Khấu trừ vào lƣơng nhân viên Trích vào chi phí SXKD BHXH, BHYT, Mức lƣơng Mức lƣơng BHTN STT Họ và tên CB trích BH (8,5%) Khác Tổng BHXH(16%) BHYT(3%) BHTN(1%) Tổng 1 2 3 4 5 6 7=5+6 8=4*16% 9=4*3% 10=4*1% 11=8+9+10 1 Vũ Thị Bích Diệp 2,800,000 942,000 96,600 96,600 150,720 28,260 9,420 188,400 2 Đỗ Thị Khánh Hoà 2,000,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 3 Nguyễn Thu Huyền 2,000,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 4 Phạm Đình Thìn 3,750,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 5 Phan Thị Hồng 1,700,000 942,000 239,100 239,100 150,720 28,260 9,420 188,400 6 Nguyễn Thị Châm 1,500,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 7 Nguyễn Thị Mai 1,500,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 8 Nguyễn Thị Tám 1,050,000 880,000 74,800 74,800 140,800 26,400 8,800 176,000 9 Vũ Tuyết Hạnh-QC 1,500,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 10 Mai Thu Trang-QC 1,500,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 Cộng 19,300,000 9,358,000 970,990 970,990 1,497,280 280,740 93,580 1,871,600 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 62 Lớp : QT 1101K
  66. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.16. Bảng kê các khoản trích theo lương bộ phận sản xuất CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT BẢNG KÊ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP Bộ phận: Chuyền may Khấu trừ vào lƣơng nhân viên Trích vào chi phí SXKD BHXH, BHTY, Mức lƣơng Mức lƣơng BHTN BHXH BHYT BHTN STT Họ và tên CB trích BH (8,5%) Khác Tổng (16%) (3%) (1%) Tổng 1 2 3 4 5 6 7=5+6 8=4*16% 9=4*3% 10=4*1% 11=8+9+10 1 Vũ thị Biên 1,200,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 2 Đào Thị Hợi 1,200,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 3 Đào Kim Diễn 1,200,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 4 Đỗ Thị Tuyết Mai 1,200,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 5 Ngô Thu hà 1,050,000 880,000 74,800 74,800 140,800 26,400 8,800 176,000 6 Đỗ Thị Thanh A 1,200,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 7 Đỗ Thị Thanh B 1,200,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 8 Dương Thị Thuý 1,200,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 9 Bùi Thị Tuyết 1,200,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 10 Nguyễn Thị Vui 1,200,000 942,000 80,070 80,070 150,720 28,260 9,420 188,400 Cộng 24,000,000 22,112,000 1,879,520 1,879,520 3,537,920 663,360 221,120 4,422,400 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 63 Lớp : QT 1101K
  67. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.17. Bảng kê các khoản trích theo lương bộ phận cắt, hoàn chỉnh CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT BẢNG KÊ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP Bộ phận: Cắt, hoàn chỉnh Khấu trừ vào lƣơng nhân viên Trích vào chi phí SXKD BHXH, BHTY, Mức lƣơng Mức lƣơng BHTN BHXH BHYT BHTN STT Họ và tên CB trích BH (8,5%) Khác Tổng (16%) (3%) (1%) Tổng 1 2 3 4 5 6 7=5+6 8=4*16% 9=4*3% 10=4*1% 11=8+9+10 1 Lê Văn Thuỷ 1,050,000 880,000 74,800 74,800 140,800 26,400 8,800 176,000 Nguyễn Thị Khánh 2 Ly 1,050,000 880,000 74,800 74,800 140,800 26,400 8,800 176,000 3 Trần Khánh Ngọc 1,050,000 942,000 153,600 153,600 150,720 28,260 9,420 188,400 4 Nguyễn Thị Thuỷ 1,050,000 880,000 74,800 74,800 140,800 26,400 8,800 176,000 5 Dương Thị Mai 1,050,000 880,000 74,800 74,800 140,800 26,400 8,800 176,000 6 Nguyễn Thị Liên 1,050,000 880,000 74,800 74,800 140,800 26,400 8,800 176,000 7 Trần Thị Nết 1,050,000 880,000 74,800 74,800 140,800 26,400 8,800 176,000 Cộng 7,350,000 880,000 602,400 602,400 995,520 186,660 62,220 1,244,400 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 64 Lớp : QT 1101K
  68. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.18. Bảng kê các khoản trích theo lương toàn công ty CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT BẢNG KÊ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Đƣờng 208 An Đồng, An Dƣơng, HP TOÀN CÔNG TY Khấu trừ vào lƣơng nhân viên Trích vào chi phí SXKD BHXH, BHTY, Mức lƣơng Mức lƣơng BHTN BHXH BHYT BHTN Họ và tên CB trích BH (8,5%) Khác Tổng (16%) (3%) (1%) Tổng 1 2 3 4 5 6=4+5 7=3*16% 8=3*3% 9= 3*1% 10= 8+9+10 VP, Quản lý xưởng, Kỹ thuật, QC 19,300,000 9,358,000 970,990 970,990 1,497,280 280,740 93,580 1,871,600 May 24,000,000 22,112,000 1,879,520 1,879,520 3,537,920 663,360 221,120 4,422,400 Cắt, hoàn chỉnh 7,350,000 6,222,000 602,400 602,400 995,520 186,660 62,220 1,244,400 Cộng 50,650,000 37,692,000 3,452,910 3,452,910 6,030,720 1,130,760 376,920 7,538,400 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 65 Lớp : QT 1101K
  69. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.5. Hình thức thanh toán lƣơng Hàng tháng Công ty tiến hành trả lương vào một kỳ duy nhất đó là vào ngày 10 hàng tháng, nếu ngày 10 trùng vào ngày nghỉ thì việc trả lương cho công nhân viên sẽ thực hiện vào ngày đi làm đầu tiên sau đó. Công ty tiến hành trả lương cho công nhân viên bằng tiền mặt. Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán lập phiếu thanh toán và phiếu chi xin đầy đủ chữ ký rồi tiến hành chi trả lương. Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 66 Lớp : QT 1101K
  70. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.19. Giấy đề nghị thanh toán Công ty TNHH May và Thời trang Tân Việt Đường 208 An Đồng, An Dương, HP GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Kính gửi: Giám đốc công ty TNHH May và thời trang Tân Việt Kế toán trưởng công ty Họ tên người đề nghị thanh toán: Nguyễn Thị Thu Hương Bộ phận( hoặc địa chỉ ) Kế toán Nội dung thanh toán: Chi trả tiền lương tháng 11/2010 Số tiền: 140.794.600 Bằng chữ:Một trăm bốn mươi triệu bảy trăm chín mươi tư nghìn sáu trăm đồng chẵn. (Kèm theo .Chứng từ gốc) Người đề nghị Kế toán trưởng Giám đốc (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 67 Lớp : QT 1101K
  71. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.20. Phiếu chi CÔNG TY TNHH Mẫu số:02-TT MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT (Ban hành theo QĐ15/2006-QĐ,BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) Quyển số: Số: 176 Nợ: Có: PHIẾU CHI Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Thu Hương Đơn vị: Kế toán Lý do chi: Chi trả tiền lương cho công nhân viên tháng 11/2010 Số tiền: 140.794.600 Viết bằng chữ: Một trăm bốn mươi triệu bảy trăm chín mươi tư nghìn sáu trăm đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ gốc Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập Người nhận Thủ quỹ (Đã ký, đóng dấu) (Đã ký,họ tên) (Đã ký,họ tên) (Đã ký,họ tên) (Đã ký,họ tên) Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 68 Lớp : QT 1101K
  72. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.6. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt 1)Ngày 1/12 kế toán tính tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng Nợ TK 622 : 88.866.065 Nợ TK 627 : 24.154.544 Nợ TK 642 : 27.500.231 Có TK 334 : 140.520.840 2) Tiền thưởng của người lao động tháng 11 Nợ TK 431 : 11.130.921 Có TK 334 : 11.130.921 3) Ngày 2/12 tính các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622 : 5.666.800 Nợ TK 627 : 1.306.400 Nợ TK 642 : 565.200 Có TK 338 : 7.538.400 4) Tiền ăn của công nhân viên tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622 : 10.437.000 Nợ TK 627 : 1.690.000 Nợ TK 642 : 1.666.000 5) Ngày 2/12 khấu trừ vào lương của người lao động Nợ TK 334 : 3.452.910 Có TK 338 : 3.452.910 6) Trừ vào lương khoản tạm ứng của công nhân viên Nợ TK 334 : 600.000 Có TK 141 : 600.000 7) Tiền BHXH trả thay lương Nợ TK 3383 : 163.040 Có TK 334 : 163.040 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 69 Lớp : QT 1101K
  73. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 8) Ngày 10/12 chi tiền mặt trả lương cho người lao động Nợ TK 334 : 140.794.600 Có TK 111 : 140.794.600 19) Ngày 12/12 chuyển khoản nộp cho cơ quan Bảo hiểm Nợ TK 338 : 10.991.310 Có TK 112 : 10.991.310 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 70 Lớp : QT 1101K
  74. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.21. Trích sổ nhật ký chung Tên đơn vị: Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Đường 208 An Đồng, An Dương, HP TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 11 năm 2010 Ngày Chứng từ Diễn giải SH TK Số tiền ghi sổ Số Ngày Nợ Có Nợ Có 1/12 BL11 1/12 Lương công nhân sản 622 88.866.065 xuất Lương QLSX 627 24.154.544 Lương VP 642 27.500.231 Lương tháng 11 334 140.520.840 1/12 BL11 1/12 Tiền thưởng trả 431 11.130.921 Cho người lao động 334 11.130.921 2/12 BH11 2/12 BH của CNSX 622 5.666.800 BHcủa QLSX 627 1.306.400 BH của VP 642 565.200 Bảo hiểm tháng 11 338 7.538.400 2/12 BL11 2/12 Tiền ăn của CNSX 622 40.437.000 QLSX 627 1.690.000 Văn phòng 642 1.666.000 334 13.793.000 2/12 BL11 2/12 Trừ vào lương 334 600.0000 tạm ứng của CNV 141 600.000 2/12 BL11 2/12 Khấu trừ vào lương 334 3.452.910 BH 338 3.452.910 2/12 PBH11 2/12 BHXH trả thay 3383 163.040 lương 334 163.040 10/12 PC176 10/10 Trả lương 334 140.794.600 bằng TM 111 140.794.600 12/12 GBN19 12/10 Chuyển 338 10.991.310 khoản nộp BH 112 10.991.310 Cộng PS 328.705.111 328.705.111 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 71 Lớp : QT 1101K
  75. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.22. Sổ cái TK 334 Đơn vị: Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Đường 208, An Đồng, An Dương, HP SỔ CÁI Năm 2010 Tên TK : Phải trả người lao động Số hiệu TK: 334 Ngày ghi Chứng từ Diễn giải TK đối Số tiền sổ Số ngày ứng Nợ Có Số dƣ đầu kỳ - PS trong kỳ 1/12 BL11 1/12 Tính lương CNSX 622 88.866.065 Lương QLPX 627 24.154.544 Lương VP 642 27.500.231 1/12 BL11 1/12 Tiền thưởng của 431 11.130.921 người lao động 2/12 BL11 2/12 Khấu trừ lương BH 338 3.452.910 2/12 BL11 2/12 Lương hỗ trợ CNSX 431 6.907.749 2/12 BL11 2/12 Tạm ứng cho CNV 141 600.000 2/12 BL11 2/12 Tiền cơm của CNSX 622 10.437.000 QLSX 627 1.690.000 Văn phòng 642 1.666.000 2/12 PBH11 2/12 BHXH trả thay 3383 163.040 lương 10/12 PC176 10/12 Chi TM trả lương 111 140.794.600 Cộng PS 158.640.510 158.803.550 Dƣ cuối kỳ 163.040 Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 72 Lớp : QT 1101K
  76. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.23. Sổ cái TK 338 Tên đơn vị: Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Đường 208 An Đồng, An Dương, HP SỔ CÁI Năm 2010 Tên TK: Phải trả phải nộp khác Số hiệu TK: 338 Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số tiền ghi sổ ĐƯ Số Ngày Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 11.538.910 PS trong kỳ 2/12 BL11 2/12 Tiền BH Tính vào chi phí 622 5.666.800 SXKD CNSX BH của QLPX 627 1.306.400 BH của VP 642 565.200 2/12 BL11 2/12 Trừ vào lương BH 334 3.452.910 2/12 PBH11 2812 BHXH trả thay lương 334 163.040 12/12 GBN 19 12/12 Chuyển khoản nộp BH 112 10.991.310 Cộng PS 11.154.350 10.991.310 Số dƣ cuối kỳ 11.375.870 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu) Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 73 Lớp : QT 1101K
  77. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG CHƢƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KÊ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG TÂN VIỆT 3.1. Nhận xét chung về kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt Tiền lương là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để thu hút và giữ chân người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc thì cần phải có những người lao động có tay nghề cao đồng thời tiền lương cũng là một bộ phận cấu thành lên giá trị của sản phẩm. Vì vậy việc quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ lương và trả lương cho người lao động một cách xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Thời trang Tân Việt, dựa trên những lý luận cơ bản về hạch toán kế toán đã được học tại nhà trường em xin đưa ra một số nhận xét về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng tại công ty như sau. 3.1.1. Những ƣu điểm 3.1.1.1. Đội ngũ kế toán năng động, nhiệt tình Đội ngũ kế toán tại công ty là những người trẻ tuổi, có năng lực chuyên môn, năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm và sáng tạo trong công việc, luôn chấp hành tốt quy định tại công ty. Bên cạnh đó họ cũng luôn chịu khó học hỏi, cập nhật và bổ sung những thay đổi mới của chế độ để áp dụng vào công ty cho kịp thời. Các nhân viên trong bộ máy kế toán cũng phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với nhau và hoạt động có hiệu quả. 3.1.1.2. Hình thức kế toán phù hợp Công ty TNHH May Thời trang Tân Việt là loại hình doanh nghiệp nhỏ nên việc lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung là phù hợp với mô hình của Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 74 Lớp : QT 1101K
  78. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG công ty. Đây là hình thức kế toán rất thuận tiện cho việc phận công lao động kế toán tại công ty, đơn giản trong việc ghi chép, giàm khối lương công việc đáng kể, giảm khối lượng sổ sách dễ dàng trong việc đối chiếu sự khớp đúng về số liệu trong việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3.1.1.3. Hình thức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng đơn giản, dễ tính toán Công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty được tiến hành một cách đơn giản, dễ dàng tính toán nhưng khá chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm quản lý của công ty. Việc theo dõi thời gian lao động và chấm công được bộ phận nhân sự tiến hành thông qua việc quẹt thẻ chấm công vào máy quẹt thẻ. Cuối tháng bộ phận nhân sự tập hợp thể chấm công đếm số công của công nhân viên sau đó chuyển cho kế toán. Kế toán lập bảng chấm công, tiến hành tính lương, tính thưởng, phụ cấp, nghỉ phép cho người lao động, lập bảng thanh toán lương, bảng kê các khoản trích theo lương và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ liên quan. Đối với bộ phận ăn lương sản phẩm thì hàng ngày công nhân ghi chép và báo cáo sản lượng làm được trong ngày sau đó kế toán tập hợp lại và ghi chép vào bảng sản phẩm khoán, tiến hành tính lương sản phẩm cho công nhân. Sau đó tập hợp vào bảng thanh toán lương cho công nhân. 3.1.1.4. Thực hiện quy chế tiền lƣơng đúng quy định của Nhà nƣớc Công ty đã xây dựng quy chế về lao động tiền lương theo đúng chế độ của Nhà nước. Quy chế này thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với chế độ mới ban hành và tiến trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tiền lương và các khoản thu nhập khác của người lao động luôn được tiến hành kịp thời đúng chế độ và chi trả lương đúng thời hạn. Về hạch toán tiền lương kế toán hạch toán chính xác, đầy đủ, rõ ràng chi tiết theo từng khoản mục chi phí cụ thể trên TK 334, theo đúng nguyên tắc hạch toán kế toán tại công ty và quy định của Nhà nước đã ban hành. Đồng thời các Sinh viên: Đỗ Thị Hiền 75 Lớp : QT 1101K