Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí-Giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh - Trần Thị Kim Xoa

pdf 103 trang huongle 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí-Giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh - Trần Thị Kim Xoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_chi_phi_san_xuat_gia_th.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí-Giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh - Trần Thị Kim Xoa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001-2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên : Trần Thị Kim Xoa Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÕNG – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ- GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên : Trần Thị Kim Xoa Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÕNG - 2014
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trần Thị Kim Xoa Mã SV: 1012401405 Lớp: QT1406K Ngành: Kế toán kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
  4. MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ - GIÁ THÀNH 3 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất 3 1.2. Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm 4 1.2.1. Bản chất của giá thành sản phẩm 4 1.2.2. Chức năng của giá thành sản phẩm 4 1.3. Phân loại chi phí sản xuất 5 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí 5 1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí 6 1.3.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 6 1.3.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ 6 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm 8 1.5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành. 9 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 9 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 9 1.5.3. Kỳ tính giá thành 10 1.6. Phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 10 1.6.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 10 1.6.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 10 1.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 11 1.7.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) 11 1.7.2 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 11 1.7.3 Phương pháp hệ số 12 1.7.4 Phương pháp tỷ lệ 12 1.7.5 Phương pháp đơn đặt hàng 13
  5. 1.7.6 Phương pháp phân bước 13 1.7.6.1 Phương pháp phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm 13 1.7.6.2 Phương pháp phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm 14 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang 14 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) 14 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương 15 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất hoặc giá thành định mức 16 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 17 1.9.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17 1.9.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 18 1.9.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 19 1.9.4.Tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hoàn thành 19 1.10. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 21 1.10.1. Hạch toán sản phẩm hỏng 21 1.10.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất 22 1.11. Phân tích chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm 23 1.11.1. Phân tích chi phí sản xuất 23 1.11.2. Phân tích giá thành sản phẩm 24 1.12. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 25 1.12.1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung 26 1.12.2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - sổ cái 27 1.12.3. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ 28 1.12.4. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 29 1.12.5. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính 30 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH 31
  6. 2.1. Đặc điểm chung ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 31 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hàng Kênh 31 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 32 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 33 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 35 2.1.4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 35 2.1.4.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 36 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 38 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất 38 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 38 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm 39 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 39 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 39 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 55 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 63 2.2.4.4. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 69 2.2.4.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính Z sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 69 2.3. Phân tích chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 75 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH 76 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 76 3.1.1. Ưu điểm 77 3.1.2. Hạn chế 78
  7. 3.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 79 3.3. Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 80 3.4. Nội dung và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 81 3.4.1. Kiến nghị 1:. 81 3.4.2. Kiến nghị 2: 84 3.4.3. Kiến nghị 3: 84 3.4.4. Kiến nghị 4: 85 3.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 90 3.5.1. Về phía Nhà nước 90 3.5.2. Về phía Doanh nghiệp. 90 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 18 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 19 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 20 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 21 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được 22 Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí chung 26 Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí – sổ cái 27 Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí – chứng từ 28 Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 29 Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính 30 Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất thảm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh Xí nghiệp thảm. 33 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh Xí nghiệp Thảm Hàng Kênh 34 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 35 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí – chứng từ tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 37
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây 32 Biểu 2.2: Kế hoạch sản xuất thảm tháng 1 40 Biểu 2.3: Hóa đơn GTGT mua NVL 41 Biểu 2.4: Phiếu nhập kho số 003 42 Biểu 2.5: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) 43 Biểu 2.6: Phiếu yêu cầu xuất vật tư 44 Biểu 2.7: Phiếu xuất kho số 0001 45 Biểu 2.8: Bảng kê xuất vật tư len thường tẩy 46 Biểu 2.9: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 621.1 47 Biểu 2.10: Bảng tổng hợp xuất vật tư cho sản xuất 48 Biểu 2.11: Bảng phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng 49 Biểu 2.12: Bảng kê số 4 50 Biểu 2.13: Nhật ký chứng từ số 7 52 Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 621.1 54 Biểu 2.15: Bảng chấm công phân xưởng dệt 57 Biểu 2.16: Bảng thanh toán tiền lương phân xưởng dệt 58 Biểu 2.17: Bảng trích các khoản theo lương tổ 1 phân xưởng dệt. 59 Biểu 2.18: Bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương 60 Biểu 2.19: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 61 Biểu 2.20: Sổ cái tài khoản 622.1 62 Biểu 2.21: Hóa đơn GTGT tiền điện 64 Biểu 2.22: Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn 65 Biểu 2.23: Bảng kê số 6 66 Biểu 2.24: Bảng trích khấu hao TSCĐ 67 Biểu 2.25: Sổ cái tài khoản 627.1 68 Biểu 2.26: Phiếu nhập kho số 013 70 Biểu 2.27: Bảng kê nhập kho thành phẩm 71 Biểu 2.28: Bảng tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất 72 Biểu 2.29: Thẻ tính giá thành sản phẩm – Thảm tự doanh tẩy 73 Biểu 2.30: Sổ cái tài khoản 154.1. 74 Biểu 3.1: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 622.1 82 Biểu 3.2: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627.1 83 Biểu 3.3: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành 85 Biểu 3.4: Bảng phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục 86
  10. Biểu 3.5: Trích báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty 88 Biểu 3.7: Bảng phân tích tình hình hạ giá thành 89 Biểu 3.6: Bảng phân tích giá thành của toàn bộ sản phẩm 88
  11. DANH MỤC VIẾT TẮT Stt Tên kí hiệu Kí hiệu viết tắt 1 GTGT Giá trị gia tăng 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 5 KPCĐ Kinh phí công đoàn 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 TK Tài khoản 8 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 9 NCTT Nhân công trực tiếp 10 SXC Sản xuất chung 11 SC Sửa chữa 12 NVL Nguyên vật liệu 13 CCDC Công cụ dụng cụ 14 TGNH Tiền gửi ngân hàng 15 VNĐ Việt nam đồng 16 TKĐƯ Tài khoản đối ứng
  12. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong cơ chế thị trường hội nhập và phát triển như hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và tiếp tục phát triển phải chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi mới. Cho nên vấn đề thông tin đối với mỗi doanh nghiệp không chỉ là thông tin về thị trường, mà hơn hết họ phải biết rõ về bản thân mình, đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới ra được quyết định chính xác, kịp thời, mới quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Thực tế cho thấy để đứng vững, thắng thế trên thị trường, chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp mà một trong những điều kiện tiên quyết đó là quan tâm đặc biệt tới công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nếu như việc tổ chức, huy động các nguồn vốn kịp thời, việc quản lí, phân phối sử dụng các nguồn vốn hợp lí là tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thì việc tập hợp chi phí và tính đúng giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lí chi phí và hạ giá thành sản phẩm, mặt khác còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác kế toán được sử dụng như một công cụ đắc lực với chức năng thông tin kiểm tra và đánh giá. Bởi qua số liệu do kế toán chi phí – giá thành cung cấp, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là viêc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Hàng Kênh đã không ngừng đổi mới hoàn thiện để tồn tại và phát triền trên thị trường. Đặc biệt là công tác kế toán nói chung và kế toán sản xuất tính giá thành nói riêng ngày càng được coi trọng. Chính vì tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp và sự mong muốn được tìm hiểu cách tổ chức cũng như các phương pháp tính giá thành thực tế ở doanh nghiệp nên em chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất. Mô tả và phân tích được thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. + Về thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 31/03/2014 đến ngày 25/06/2014. + Việc phân tích được lấy từ số liệu của năm 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp kế toán. Phương pháp thống kê và so sánh. Phương pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa thành tựu. Phương pháp phân tích so sánh và cân đối. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 3 chương chính: Chƣơng 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất. Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí – giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, để tiến hành sản xuất kinh doanh cần có đủ các yếu tố cơ bản. Tương ứng với các yếu tố cơ bản đó là các chi phí sản xuất kinh doanh gồm: - Chi phí về các loại đối tượng lao động (nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ) - Chi phí về các loại tư liệu lao động (chủ yếu tài sản cố định) - Chi phí về lao động (chi phí nhân công) - Chi phí về các loại dịch vụ mua ngoài - Chi phi khác bằng tiền Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất, tính đa dạng của nó luôn được biểu hiện cụ thể gắn liền với sự đa dạng, phức tạp với các loại hình sản xuất khác nhau, giai đoạn công nghệ sản xuất khác nhau và sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một điều rõ ràng là không phải mọi chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư đều là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm và đạt được mục đích là tạo ra được sản phẩm ở dưới mọi dạng thể có thể có được của nó. Xác định nội dung của chi phí sản xuất để thấy được bản chất của chi phí sản xuất là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quản lí chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp bỏ ra các chi phí nhằm tạo ra những giá trị sử dụng nhất định cho xã hội biểu hiện thành các loại sản phẩm khác nhau. Nguyên tắc hoạt động đầu tiên của các doanh nghiệp này là phải đảm bảo trang trải được các phí tổn đã bỏ ra. Như vậy, khi sản xuất một sản phẩm nào đó thì chi phí đầu tư sản xuất ra nó phải nằm trong giới hạn của sự bù đắp. Nếu vượt quá giới hạn này thì tất yếu doanh nghiệp sẽ bị lỗ vốn (hoặc phá sản). Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.2. Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm 1.2.1. Bản chất của giá thành sản phẩm Trong điều kiện kinh tế thị trường, quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm chỉ là một trong những hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và tương ứng với hoạt động này là các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm cung cấp dịch vụ mà kết quả tiêu dùng của chúng là các loại sản phẩm, công nghệ, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cần phải xác định được giá thành thực tế. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm cấu thành trong những sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, các quyết định, giải pháp quản lí áp dụng trong doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vì mục đích tăng thu nhập đạt lợi nhuận tối đa. Giá thành sản phẩm còn là cơ sở để đánh giá việc thực hiện các định mức, dự toán chi phí, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và làm cơ sở để lập dự toán, định mức chi phí sản xuất cho kì sau Bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chưa có sự chuyển dịch này thì thì không thể nói đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.2.2. Chức năng của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác quản lí của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Vì vậy, nói đến chức năng của giá thành phải kể đến một số chức năng sau: Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Nguyên tắc hoạt động đầu tiên của các doanh nghiệp là phải đảm bảo bù đắp hao phí sản xuất bởi hiệu quả kinh tế được biểu hiện ra trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù lại những gì mình đã bỏ ra hay không. Những phí tổn này cần được bù đắp đầy đủ, kịp thời để đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất. Do vậy, yêu cầu khách quan trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tìm căn cứ xác định mức bù đắp những gì đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm và thực hiện được giá trị của sản phẩm. Đủ bù đắp chi phí sản xuất là khởi điểm của hiệu quả và cũng là yếu tố để xác định hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Chức năng lập giá: Trên thị trường hiện nay, sản phẩm hàng hóa được thực hiện giá trị thông qua giá cả. Hay nói cách khác, giá cả là biểu hiện mặt giá trị của sản phẩm, chứa đựng trong nó nội dung bù đắp hao phí vật chất dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá trình tái sản xuất. Để xây dựng giá thành sản phẩm người ta phải căn cứ vào giá thành bình quân của ngành, của địa phương được sản xuất trong những điều kiện trung bình. Khi được sử dụng làm căn cứ lập giá trị thì giá thành phải là những hao phí được xã hội chấp nhận. Giá thành phải loại bỏ những hao phí bất hợp lí, không liên hệ gì đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, việc đưa ra các định mức hao phí trong giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất tích cực khi sử dụng giá thành làm căn cứ để lập giá. Chức năng đòn bẩy kinh tế: Giá thành sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, giá thành sản phẩm đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh phù hợp với các nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Vì vậy, hạ thấp giá thành sản phẩm được cho là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận, tạo nên tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Tính chất đòn bẩy kinh tế của giá thành đặt ra các yêu cầu cho từng bộ phận sản xuất phải có biện pháp hữu hiệu vừa tiết kiệm chi phí vừa sử dụng chi phí một cách hợp lý nhất đối với từng loại hoạt động, từng khoản chi phí cụ thể. Khi đánh giá tính chất đòn bẩy của giá thành cần gắn theo từng loại giá thành, từng yếu tố chi phí so với tổng thể của nó. 1.3. Phân loại chi phí sản xuất 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Căn cứ theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Với cách phân loại này, doanh nghiệp biết được cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc lập dự toán chi phí sản xuất, xây dựng kế hoạch cung ứng, đảm bảo các yếu tố chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc tính toán thu nhập quốc dân 1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Ngoài ba khoản mục nêu trên, doanh nghiệp có thể chi tiết hóa thành nhiều khoản mục cho phù hợp với đặc điểm phát sinh và hình thành chi phí cũng như yêu cầu kiểm tra, phân tích chi phí tại doanh nghiệp. Với cách phân loại này, doanh nghiệp sẽ xác định được giá thành sản phẩm theo quy định, là căn cứ để phân tích đánh giá tính hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm cũng như tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp. 1.3.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Dựa trên việc phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí sản xuất trực tiếp - Chi phí sản xuất gián tiếp Với cách phân loại này, doanh nghiệp có thể xác định được kỹ thuật, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng một cách hợp lí để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác cao, điều kiện cần thiết cho quản trị doanh nghiệp. 1.3.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ Dựa trên tiêu thức phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí sản xuất cơ bản (những chi phí có mối quan hệ trực tiếp với quy trình công nghệ - kỹ thuật sản xuất sản phẩm) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng - Chi phí sản xuất chung (những chi phí có mối quan hệ gián tiếp với quy trình công nghệ - kỹ thuật sản xuất sản phẩm) - Với cách phân loại này, doanh nghiệp xác định được phương pháp tập hợp hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí một cách đơn giản và hợp lí.  Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng hoạt động, chi phí sản xuất chia thành: - Biến phí (chi phí thay đổi): là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động. - Định phí (chi phí cố định): là những chi phí mà tổng số không thay đổi (ở mức độ tương đối) theo sự thay đổi về khối lượng hoạt động. - Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà nội dung của chúng chứa đựng cả yếu tố định phí lẫn biến phí. Việc phân loại này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng hoạt động và lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn, giảm thấp các chi phí không cần thiết vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận theo đúng đường hướng phát triển của doanh nghiệp đặc biệt là với việc ra các quyết định ngắn hạn  Căn cứ theo thẩm quyền ra quyết định, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí sản xuất kiểm soát được: là những chi phí mà một cấp quản lí nào đó được phân cấp quyền ra quyết định trong việc quản lí và sử dụng chúng. - Chi phí sản xuất không kiểm soát được: là những chi phí mà một cấp quản lí không có quyền ra quyết định trong việc quản lí và sử dụng chúng. Cách phân loại này phục vụ cho việc ra các quyết định về chi phí và kiểm soát chi phí của nhà quản trị doanh nghiệp.  Căn cứ vào việc phục vụ cho việc lựa chọn phương án, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí cơ hội: là những chi phí mà khi ta lựa chọn phương án này thay cho phương án khác sẽ làm lợi ích kinh tế của phương án bị mất đi. - Chi phí chìm: là những chi phí mà doanh nghiệp luôn phải chịu dù lựa chọn phương án nào đi chăng nữa. - Chi phí chênh lệch: là những chi phí không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Việc phân loại này giúp doanh nghiệp nhanh chóng ra các quyết định ngắn hạn, lựa chọn được phương án tối ưu, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm  Ở góc độ kế toán tài chính, giá thành sản phẩm được phân loại theo các tiêu thức sau: Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành. Theo tiêu thức phân loại này, giá thành sản phẩm bao gồm: - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán, xác định trên cơ sở chi phí và sản lượng kế hoạch và được bộ phận kế toán tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng hoàn thành để thực hiện các mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành trung bình tiên tiến và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm nhưng cũng được tính toán xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm như tài sản, vật tư, tiền vốn - Giá thành thực tế: là giá thành được tính toán trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã được tập hợp theo mục đích, công dụng của chi phí và địa điểm phát sinh của chúng cho số sản phẩm công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng như các đối tác liên doanh, liên kết. Phân loại giá thành sản phẩm theo nội dung, phạm vi các chi phí cấu thành: Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành: - Giá thành sản xuất: là giá thành thực tế của sản phẩm bao gồm các chi phí thực tế phát sinh nên sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và sản xuất chung. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp trong kỳ của doanh nghiệp khi sản phẩm được tiêu thụ. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: là giá thành sản xuất cộng với các chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tính cho số sản phẩm đã bán và đã xác định là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lí biết được kết quả kinh doanh là lãi hay lỗ, giá trị lãi (lỗ) là bao nhiêu của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.  Ở góc độ kế toán quản trị: Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí cấu thành. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành: - Giá thành sản xuất theo biến phí: là giá thành sản phẩm chỉ tính theo các biến phí sản xuất không bao gồm chi phí sản xuất chung. - Giá thành sản xuất có phân bổ chi phí hợp lí chi phí cố định: là giá thành sản xuất theo biến phí có phân bổ một phần chi phí hợp lí cố định. - Giá thành sản xuất toàn bộ: là giá thành được tính theo toàn bộ số chi phí thực tế để sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. 1.5. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành. 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất; quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm; đặc điểm tổ chức, yêu cầu trình độ quản lí doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở các loại hình doanh nghiệp có thể là: - Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất - Từng giai đoạn, bước công nghệ của quy trình sản xuất - Từng chi tiết, bộ phận của sản phẩm - Từng loại sản phẩm - Từng đơn đặt hàng, nhóm loại sản phẩm cùng loại 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Dựa trên đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý thì đối tượng tính giá thành có thể là: - Sản phẩm hoàn chỉnh - Bán thành phẩm - Chi tiết sản phẩm Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.5.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm. Kỳ tính giá thành có thể là: kỳ tính theo tháng, quý, năm, theo thời vụ, theo đơn đặt hàng 1.6. Phƣơng pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 1.6.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Ở góc độ chung, các chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo một trong hai phương pháp: Phương pháp trực tiếp: thường được áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp tới việc sản xuất chế tạo một loại sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Phương pháp gián tiếp: chủ yếu áp dụng cho các chi phí sản xuất chung. Nếu mang tính chất kỹ thuật tập hợp các chi phí sản xuất thực tế vào các đối tượng chịu chi phí thì theo chế độ hiện hành việc tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng tiến hành theo một trong hai phương pháp sau tùy thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp đó là: - Phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp kiểm kê định kỳ 1.6.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất Quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo trình tự hợp lí, khoa học là bước cơ bản để tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất, quản lý cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất có những điểm chung, có tính chất căn bản bao gồm các bước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã lựa chọn. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ trợ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho sẽ chi phối tới việc sử dụng các tài khoản kế toán để tập hợp chi phí cũng như việc ghi chép, phản ánh quan hệ đối ứng giữa các tài khoản kế toán khi phát sinh các nghiệp vụ về chi phí sản xuất của doanh nghiệp. 1.7. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm 1.7.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, có đặc điểm là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau. Ví dụ: đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm, nhưng mỗi phân xưởng chỉ sản xuất một sản phẩm. Công thức tính giá thành: Tổng giá Chi phí Chi phí Chi phí thành sản sản xuất sản xuất sản xuất = + - phẩm hoàn dở dang phát sinh dở dang thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị = sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.7.2 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Điều kiện áp dụng: trong cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ. Do vậy, để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ trị giá sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Công thức tính tổng giá thành: Tổng giá Chi phí Chi phí Chi phí thành sản Giá trị sản sản xuất sản xuất sản xuất phẩm chính = + - phẩm phụ - dở dang phát sinh dở dang hoàn thành thu hồi đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ trong kỳ Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.7.3 Phương pháp hệ số Điều kiện áp dụng: cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Công thức tính: Số lượng hoàn thành Hệ số quy đổi Tổng số sản phẩm = của từng loại x của từng loại tiêu chuẩn sản phẩm Giá thành đơn Tổng giá thành của các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ vị sản phẩm = Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn tiêu chuẩn Giá thành đơn vị của Giá thành đơn vị sản Hệ số quy đổi của = x từng loại sản phẩm phẩm tiêu chuẩn từng loại sản phẩm Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 1.7.4 Phương pháp tỷ lệ Điều kiện áp dụng: cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm nhưng giữa các loại sản phẩm không xác lập một hệ số quy đổi. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng quy cách sản phẩm của nhóm sản phẩm cùng loại. Để xác định tỷ lệ có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau như: giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm Thông thường có thể sử dụng giá thành kế hoạch (hoặc giá thành định mức). Công thức tính: Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm Tổng giá thành Giá thành Tỷ lệ thực tế của = kế hoạch của từng x chi phí từng loại sản phẩm loại sản phẩm 1.7.5 Phương pháp đơn đặt hàng Điều kiện áp dụng: sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loại nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp : tính giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng của từng phân xưởng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng. Giá thành của từng đơn đặt hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng (đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thỏa thuận trong hợp đồng sản xuất). 1.7.6 Phương pháp phân bước Điều kiện áp dụng: sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo một thứ tự nhất định để có được sản phẩm hoàn chỉnh. 1.7.6.1 Phương pháp phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh. Trong từng giai đoạn công nghệ chỉ thực hiện việc tập hợp chi phí và sau đó tiến hành kết chuyển về bộ phận tổng hợp theo từng khoản mục cụ thể để xác định giá thành sản phẩm hoàn chỉnh. Công thức tính giá thành được thể hiện qua sơ đồ: Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất giai đoạn 1 giai đoạn 2 giai đoạn n GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.7.6.2 Phương pháp phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ chế biến. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm do từng giai đoạn chế biến ra và sản phẩm hoàn chỉnh. Trong từng giai đoạn công nghệ phải được tổ chức tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để làm căn cứ tính giá thành bán thành phẩm do công nghệ chế biến ra. Công thức tính giá thành được thể hiện qua sơ đồ: Chi phí nguyên Giá thành nửa sản Giá thành nửa sản vật liệu phẩm giai đoạn 2 phẩm giai đoạn (n-1) + + Chi phí chế biến Chi phí chế biến Chi phí chế biến giai giai đoạn 1 giai đoạn 2 đoạn (n-1) + Giá thành nửa thành phẩm Giá thành nửa Giá thành sản phẩm thành phẩm 1 hoàn chỉnh giai đoạn 1 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang nằm trong quá trình gia công chế biến của quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải xác định được số chi phí sản xuất về những sản phẩm dở dang này để tính giá thành sản phẩm. Do vậy, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán giá thành và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Sau đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) Điều kiện vận dụng: phù hợp cho những doanh nghiệp mà trong cấu thành nên giá thành sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Đặc điểm phương pháp: chỉ tính cho sản phẩm dở dang chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính), còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức tính: Chi phí nguyên vật liệu Chi phí sản + trực tiếp (nguyên vật xuất dở dang liệu chính) thực tế Chi phí sản đầu kỳ Số lượng sản sử dụng trong kỳ xuất dở dang = x phẩm dở dang Số lượng sản Số lượng cuối kỳ cuối kỳ phẩm hoàn + sản phẩm thành trong kỳ dở dang cuối kỳ Ưu, nhược điểm của phương pháp: + Ưu điểm: đơn giản, khối lượng tính toán ít nên đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả của kế toán. + Nhược điểm: mức độ chính xác không cao (do chỉ tính khoản chi phí nguyên vật liệu). 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Điều kiện vận dụng: phù hợp với doanh nghiệp có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc điểm phương pháp: + Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ gồm đầy đủ các chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất. + Nếu mức tiêu hao của các khoản mục chi phí tương ứng với tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì chỉ cần quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành nói chung để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kì. Công thức tính: Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Chi phí sản Số lượng Chi phí sản xuất Chi phí xuất dở dang + sản phẩm phát sinh trong kỳ sản xuất đầu kỳ dở dang sản phẩm = Số lượng Số lượng sản phẩm x cuối kỳ quy dở dang sản phẩm dở dang cuối kỳ đổi thành + cuối kỳ hoàn thành quy đổi thành sản sản phẩm trong kỳ phẩm hoàn thành hoàn thành Trong đó: Số lượng sản phẩm dở dang Số lượng sản Tỷ lệ hoàn cuối kỳ quy đổi thành = phẩm dở dang x thành được sản phẩm hoàn thành cuối kỳ xác định Ưu, nhược điểm của phương pháp: + Ưu điểm: tính toán, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kì đầy đủ, chính xác. + Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, phức tạp; bắt buộc xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kì. 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất hoặc giá thành định mức Điều kiện vận dụng: phù hợp với doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức. Đặc điểm phương pháp: chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được và tỷ lệ hoàn thành. Công thức tính: Giá trị sản Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm dở = định mức đơn vị x phẩm dở x Mức độ hoàn thành dang cuối kỳ sản phẩm dang cuối kỳ Ưu, nhược điểm của phương pháp: + Ưu điểm: tính toán đơn giản, nhanh chóng. + Nhược điểm: độ chính xác không cao. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 1.9.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ; nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Kết cấu tài khoản 621 Nợ TK 621 Có + Tập hợp chi phí nguyên vật liệu + Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không trực tiếp thực tế phát sinh hết trả lại kho + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 621 không có số dư. Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, Hóa đơn GTGT, bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn, bảng phân bổ nguyên vật liệu Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên) TK 152 TK 621 TK 152 Xuất kho sử dụng Vật liệu sử dụng còn thừa nhập lại kho TK 111, 112, 141 TK 154 Mua về đưa vào dùng ngay Kết chuyển vào tài khoản tính giá thành TK 154 Tự sản xuất Phần chi phí nguyên vật liệu TK 632 xong đưa vào sử dụng vượt trên mức bình thường không được phân bổ vào giá thành  Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Việc tập hợp chi phí được ghi một lần vào cuối kỳ. Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành nhưng không sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” mà thay vào đó là tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. 1.9.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và chi phí theo quy định. Tài khoản sử dụng: 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Nợ TK 622 Có + Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh vào tài khoản tính giá thành Tài khoản 622 không có số dư. Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng thanh toán lương Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương của Kết chuyển vào tài khoản công nhân trực tiếp sản xuất tính giá thành TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp TK 338 TK 632 Trích BHXH, BHYT Phần chi phí nhân công trực tiếp BHTN, KPCĐ vượt trên mức bình thường không được phân bổ TK 111, 141 vào giá thành Các khoản được chi trả trực tiếp bằng tiền Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.9.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lí sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng Tài khoản sử dụng: 627 “Chi phí sản xuất chung”. Nợ TK 627 Có + Tập hợp chi phí sản xuất chung + Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh + Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 627 không có số dư. Chứng từ sử dụng: bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên quản lý Phân bổ và kết chuyển vào phân xưởng tài khoản giá thành TK 152,153 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 632 TK 214 Phần chi phí sản xuất chung Khấu hao TSCĐ vượt trên mức bình thường không được phân bổ TK 331,111,112 vào giá thành Các chi phí khác 1.9.4.Tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hoàn thành  Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Vào cuối kì, kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kết chuyển vào bên nợ TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Kết cấu tài khoản 154: Nợ TK 154 Có + Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh + Các khoản làm giảm chi phí sản xuất + Giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm (Trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên) TK 621 TK 154 TK 152,111 Cuối kỳ kết chuyển chi phí Các khoản làm giảm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp TK 622 TK 155 Cuối kỳ kết chuyển chi phí Giá thành nhân công trực tiếp sản phẩm Nhập kho hoàn thành TK 627 TK 157 Cuối kỳ kết chuyển chi phí Gửi bán sản xuất chung TK 632 Bán thẳng  Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì: Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kì, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất”. Kết cấu TK 631: Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Nợ TK 631 Có + Chi phí sản xuất kinh doanh đầu kì + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được kết chuyển từ TK 154 sang. cuối kì kết chuyển sang TK154. + Tổng hợp chi phí sản xuất kinh + Giá thành sản phẩm, lao vụ sản xuất doanh phát sinh trong kì. hoàn thành. TK 631 cuối kì không có số dư. TK 154 không dùng để tập hợp chi phí sản xuất mà để phản ánh chi phí sản xuất dở dang đầu kì hoặc cuối kì. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm (Trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kì) TK 154 TK 631 TK 154 Chi phí sản xuất dở dang Kết chuyển chi phí sản xuất đầu kì chuyển sang dở dang cuối kỳ TK 621 Kết chuyển chi phí NVLTT TK 632 TK 622 Tổng giá thành sản phẩm Kết chuyển chi phí NCTT hoàn thành trong kì TK 627 Kết chuyển chi phí SXC 1.10. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 1.10.1. Hạch toán sản phẩm hỏng - Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã, quy cách. Nguyên nhân có thể do trình độ tay nghề, chất lượng đầu vào không đảm bảo, tình hình trang bị kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, ý thức người lao động - Tạo ra sản phẩm hỏng có tác động tiêu cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cần phải có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ và xử lí kịp thời, nhanh chóng khi phát hiện ra sản phẩm hỏng. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng - Theo mức độ hư hỏng, sản phẩm hỏng được chia thành sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. + Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được: Chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản chi phí sản xuất phù hợp với nội dung của từng khoản chi phí sửa chữa. Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa đƣợc TK 152 TK 621SC TK 154SC TK 155, 157, 632 Chi phí nguyên vật Kết chuyển liệu dùng để SC Giá trị sản phẩm hỏng đã SC TK 334,338 TK 622SC xong được nhập kho Chi phí nhân công Kết chuyển gửi bán hoặc bán thẳng SC TK 154 TK 627 Giá trị sản phẩm hỏng đã SC Phân bổ chi phí sản xuất chung xong tiếp tục đưa vào công công việc SC đoạn sau của quá trình sản xuất + Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì cần phải xác định trị giá của bản thân sản phẩm hỏng. Không tổ chức theo dõi riêng thiệt hại sản phẩm hỏng, coi như nằm trong giá thành sản phẩm hoàn thành, chỉ ghi giảm chi phí của sản phẩm hoàn thành về khoản phế liệu tận thu được. Tổ chức theo dõi riêng chi phí sản phẩm hỏng trên tài khoản 1381, sau đó căn cứ vào nguyên nhân gây ra để xử lý. 1.10.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất Thời gian ngừng sản xuất là thời gian không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phát sinh các loại chi phí để nhằm bảo vệ tài sản, bảo đảm đời sống cho người lao động, duy trì các hoạt động quản lí Thời gian này có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp do thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiên tai, hỏa hoạn Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Vì vậy, theo nguyên tắc các khoản chi phí này không thể tính trong giá thành sản xuất sản phẩm mà đó là chi phí thời kì phải xử lí ngay trong kì kế toán. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Đối với thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch, ta sử dụng tài khoản 335 để tập hợp chi phí sản xuất. Còn đối với thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch, ta sử dụng tài khoản 142 để tập hợp chi phí sản xuất. 1.11. Phân tích chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm 1.11.1. Phân tích chi phí sản xuất a) Các chỉ tiêu phân tích  Tổng chi phí: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kì nhất định để hoàn thành sản phẩm. - Chỉ tiêu tổng chi phí bao gồm các yếu tố chi phí hoặc các khoản mục chi phí hoặc các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tổng hợp lại. - Công thức tính: CP Trong đó: CP là tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ Cpi là chi phí sản xuất loại i i =( ) : số loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp Chi phí được xác định theo dự toán, theo kế hoạch và theo thực tế căn cứ vào tài liệu dự toán, kế hoạch và kế toán, thống kê để xác định giá trị của chỉ tiêu.  Tỷ trọng chi phí: là chỉ tiêu tương đối phản ánh khoản mục hoặc từng loại chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số chi phí. - Căn cứ vào chỉ tiêu này có thể đánh giá được cơ cấu chi phí của doanh nghiệp có hợp lí không. - Công thức tính di = x 100% trong đó: di là tỷ trọng chi phí loại i CPi là chi phí loại i CP là tổng chi phí của doanh nghiệp b) Phương pháp phân tích Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích được sử dụng. Sử dụng phương pháp cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng của từng loại chi phí. Trong trường hợp xác định được chi phí của doanh nghiệp theo định phí và biến phí thì các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đi sâu vào phân tích cơ cấu Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng chi phí và đòn bẩy tài chính nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản trị chi phí và các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. 1.11.2. Phân tích giá thành sản phẩm a) Phân tích chung giá thành của toàn bộ sản phẩm Chỉ tiêu phân tích Kế hoạch: Tổng giá thành kế hoạch tính theo sản lượng sản xuất thực tế (Zk) Zk = Thực tế: Tổng giá thành thực tế (Zt) Zt = Trong đó: Sti là số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành thực tế của sản phẩm i Zki, Zti là giá thành sản xuất đơn vị kế hoạch, thực tế của sản phẩm i Phương pháp phân tích: So sánh chỉ tiêu phân tích thực tế với kế hoạch của toàn bộ cũng như của từng loại sản phẩm nhằm xác định định mức và tỷ lệ biến động. Qua đó, đánh giá chung công tác quản lí giá thành sản xuất của toàn doanh nghiệp, xác định trọng điểm quản lí, các nguyên nhân khách quan hay chủ quan ảnh hưởng tới tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, đề xuất các biện pháp cần thiết để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. b) Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm chủ yếu Sản phẩm chủ yếu là những sản phẩm truyền thống, gắn với thương hiệu của doanh nghiệp. Kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm chủ yếu: là kế hoạch do doanh nghiệp đặt ra đối với các sản phẩm chủ yếu nhằm phấn đấu hạ thấp hơn nữa giá thành đơn vị sản phẩm so với giá thành thực tế của từng đơn vị sản phẩm ngay kì trước khi lập kế hoạch, trên cơ sở cải tiến mẫu mã, chất lượng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí, đơn giá lương tạo tiền đề để doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh thông qua hạ giá bán sản phẩm hoặc tăng tích lũy thông qua hạ giá thành sản phẩm và tăng quy mô tiêu thụ. Chỉ tiêu phân tích: + Kế hoạch: Mức hạ giá thành toàn bộ (Mk) Mk = – = Tỷ lệ hạ giá thành bình quân ( ): = * 100 + Thực hiện: Mức hạ giá thành toàn bộ thực hiện (Mt) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Mt = – = Tỷ lệ hạ giá thành bình quân thực hiện ( ): = * 100 Trong đó: Ski, Sti là số lượng sản phẩm i sản xuất hoàn thành kế hoạch, thực hiện. Zki, Zti, Zoi lần lượt là giá thành đơn vị sản phẩm i kế hoạch, thực hiện, thực tế kì trước. mki, mti là mức hạ giá thành đơn vị sản phẩm i kế hoạch, thực hiện. Phương pháp phân tích: So sánh giữa thực hiện với kế hoạch của từng chỉ tiêu phân tích nhằm đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm chủ yếu. 1.12. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, loại hình và quy mô doanh nghiệp, yêu cầu quản lí và trình độ kế toán mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình một trong các hình thức kế toán phù hợp. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.12.1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí chung Chứng từ kế toán (phiếu xuất nhập kho, hóa đơn GTGT ) Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627, 154 (631) Sổ nhật kí chung - Bảng tính giá thành - Phiếu nhập kho thành phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kì Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.12.2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - sổ cái Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí – sổ cái Chứng từ kế toán (phiếu xuất nhập kho, hóa đơn GTGT ) Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp TK 621, 622, 627, 154 chứng từ cùng loại (631) NHẬT KÍ SỔ CÁI (phần ghi cho TK 621, 622, 627, 154 Bảng tính giá thành sản phẩm (631)) Phiếu nhập kho thành phẩm BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kì Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.12.3. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí – chứng từ Chứng từ gốc (Phiếu xuất kho, Nhật ký chứng từ số 1,2,5 Hóa đơn GTGT ) Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng phân bổ NVL,CCDC TK 621, 622, 627, 154 Bảng phân bổ tiền lương (631) Bảng phân bổ khấu hao Bảng kê số 4, 5 ,6 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Bảng tính giá thành SỔ CÁI TK 621,622,627,154 (631) BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kì Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.12.4. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán (phiếu xuất nhập kho, hóa đơn GTGT ) Bảng tổng hợp Sổ, thẻ kế toán chứng từ cùng loại chi tiết TK 621, 622, 627, 154 (631) Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tính giá thành Phiếu nhập kho Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631) Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kì Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.12.5. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính CHỨNG TỪ Sổ tổng hợp KẾ TOÁN Sổ chi tiết PHẦN MỀM Bảng tính giá KẾ TOÁN thành sản phẩm BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ MÁY VI TÍNH - Báo cáo tài chính KẾ TOÁN CÙNG - Báo cáo kế toán LOẠI quản trị Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kì Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ - GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hàng Kênh Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Tên tiếng anh: HANG KENH CORPORATION Tên giao dịch: HAKO Trụ sở chính: 124 Nguyễn Đức Cảnh – Lê Chân – Hải Phòng Số điện thoại: +84-031-3700509 Fax: +84-031-3700440 Mã số thuế: 020010 2626 Tài khoản: *050.4.000000.148 Ngân hàng VID PUBLIC-Hải Phòng Email: tapishangkenh@hn.vnn.vn Website: hangkenh.com.vn Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Hoàng Mạnh Thế. Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Công ty cổ phần Hàng Kênh có lịch sử phát triển lâu dài, trải qua hơn 80 năm phát triển với các mốc quan trọng sau đây: Năm 1929: Tiền thân của Công ty Cổ phần Hàng Kênh ngày nay là Nhà máy thảm len Tapis Hàng Kênh ra đời. Năm 1961: Xí nghiệp thảm len Hàng Kênh được thành lập. Năm 1992: Công ty Thảm Hàng Kênh được thành lập lại theo Quyết định số 1466/QĐ-TCCQ của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Ngày 12/12/2005: Công ty Thảm Hàng Kênh chuyển thành Công ty cổ phần Hàng Kênh theo quyết định số 2865/QĐ-UBND thành phố Hải Phòng. Hình thức sở hữu vốn: Công ty Cổ phần Hàng Kênh là công ty cổ phần hóa, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh: các loại thảm, hàng dệt may, giầy dép Kinh doanh, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, than mỏ. Kinh doanh máy móc thiết bị, phụ tùng, vật tư nguyên liệu và phụ liệu phục vụ sản xuất thảm Xây dựng các công trình hạ tầng Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: Biểu 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu về bán 1 hàng và cung cấp 93.914.895.460 132.150.651.508 193.501.544.130 dịch vụ Doanh thu thuần về 2 bán hàng và cung 93.914.895.460 132.150.651.508 193.501.544.130 cấp dịch vụ 3 Giá vốn hàng bán 79.008.645.394 112.603.068.350 161.283.789.355 4 Lợi nhuận thuần 1.629.604.256 21.523.124.923 28.213.389.382 Tổng lợi nhuận kế 5 17.586.697.283 22.478.636.751 29.404.952.916 toán trước thuế Thuế và các khoản 6 4.396.674.321 5.619.659.188 7.351.238.229 phải nộp Nhà nước Thu nhập bình quân 7 2.965.665 3. 177.441 3.265.063 1 lao động/tháng Vốn kinh doanh 8 35.272.637.238 35.982.236.517 37.412.163.918 bình quân Căn cứ vào biểu 2.1 ta thấy doanh thu tăng, lợi nhuận trước thuế tăng, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân đầu người năm sau đều tăng so với năm trước. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả và cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong tương lai. 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. a) Đặc điểm sản phẩm sản xuất tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Công ty Cổ phần Hàng Kênh tham gia sản xuất với 4 mặt hàng chính: giầy, giấy, thảm, xây dựng. Với mỗi mặt hàng, chủng loại cũng rất đa dạng: - Mặt hàng thảm: Có thảm dệt máy và thảm dệt thủ công cao cấp bao gồm: thảm trải sàn, thảm trang trí. Đặc biệt, thảm tẩy bóng được tạo ra bởi công nghệ duy nhất có tại Việt Nam. Mặt hàng thảm len có nguyên liệu là sợi lông cừu 100% nhập từ nước ngoài, mẫu mã đa dạng, thiết kế tinh xảo đáp ứng mọi yêu cầu đặt Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng hàng. Bên cạnh thảm dệt tay còn có những loại thảm được nhập từ các nước: Indonexia, Malaysia, Bỉ, Đài Loan, Mỹ, Hà Lan và hàng sản xuất trong nước. - Mặt hàng giầy: Có hai mặt hàng chính là giầy thể thao và giầy vải. Đây là hai mặt hàng được ưa chuộng, chủ yếu xuất ra thị trường nước ngoài. - Mặt hàng giấy đế: Cuối năm 2004, xí nghiệp giấy đế được đưa vào hoạt động, chuyên sản xuất mặt hàng giấy vàng mã xuất khẩu cho thị trường Đài Loan. - Xí nghiệp xây dựng: được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2008 cho đến nay, bước đầu cho kết quả tốt. b) Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Dựa trên những bản vẽ, mẫu mã hay ý tưởng sơ khai của khách hàng, đội ngũ họa sĩ, kĩ sư của công ty có thể thiết kế, triển khai thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất thảm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh Xí nghiệp thảm. Nguyên vật liệu, công cụ Nhuộm len Dệt thảm (len, sợi, màu nhuộm ) Nhập kho Kiểm tra, Tỉa thảm Tẩy bóng đánh giá 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh Là một doanh nghiệp có quy mô lớn cả về cơ sở vật chất kĩ thuật, kho bãi, nhà cửa, công nhân viên, Công ty Cổ phần Hàng Kênh áp dụng mô hình quản lý trực tuyến - chức năng. Quy chế quản lý này giúp thống nhất mệnh lệnh, tránh sự rối loạn, gắn trách nhiệm với một người cụ thể, cung cấp và truyền đạt thông tin rõ ràng, có hiệu quả trong tổ chức, đạt kết quả cao trong các công việc. Các phòng ban trong công ty gồm có: Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp bộ máy nhân sự, quản lý và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của người lao động và các cổ đông, xây dựng và tham mưu về các tiêu chuẩn lương, thưởng, bảo hiểm, điều hành bộ máy nhân sự. Phòng thống kê - kế toán: có nhiệm vụ hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh trong kì, thống kê, lưu trữ, cung cấp các số liệu, thông tin chính xác, kịp Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng thời, đầy đủ tình hình sản xuất kinh doanh sử dụng vốn của công ty trong mọi thời điểm cho Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và các bộ phận có liên quan nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành. Thông qua đó giúp ban quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn, hợp lý. Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: Công việc của phòng là tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, giữ vững và hoàn chỉnh, phát triển thị trường cả về chiều rộng và chiều sâu. Xây dựng các chương trình nghiên cứu, thăm dò thị trường, khuyếch trương quảng cáo nhằm tìm thị trường mới. Từ đó đưa ra các quyết định về sản xuất, cung ứng, giá cả . Ban quản lý công trình: Ban quản lý có trách nhiệm liên hệ, tìm kiếm đối tác, dự án trong lĩnh vưc xây dựng, đồng thời lập kế hoạch, kiểm tra kiểm soát quá trình thi công đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao cho khách hàng. Phòng bảo vệ: Phòng bảo vệ phụ trách bảo vệ mọi tài sản thuộc phạm vi quản lý của công ty, kiểm soát số lượng người ra vào đề phòng kẻ gian đột nhập, kiểm tra hàng hoá - vật tư xuất ra mua vào có đầy đủ giấy tờ theo quy định hay không, đảm bảo an ninh trật tự trong toàn công ty. Tại Xí nghiệp thảm, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí được thể hiện như sau: Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh Xí nghiệp Thảm Hàng Kênh Giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Thiết kế Điều hành Thống kê Bảo vệ sản xuất Kế toán Phân xưởng Phân Tơ - Nhuộm xưởng Kho Dệt-Tỉa Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 2.1.4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh Công tác kế toán của công ty cổ phần Hàng Kênh được tập trung tại phòng Thống kê – Kế toán, được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng gồm có 7 thành viên, đứng đầu là trưởng phòng, tiếp theo là phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, 4 kế toán viên và thủ quỹ. Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.3. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Kế toán tiền Kế toán tiêu tiền mặt và TGNH và lương và thụ và xác Thủ quỹ giá thành TSCĐ vật tư định kết quả kinh doanh Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán: - Trưởng phòng kế toán: phụ trách chung mọi hoạt động của phòng kế toán, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động của công ty, theo dõi giám sát công việc của các kế toán viên và quản lý tài chính tại các phân xưởng sản xuất. Đồng thời giải thích các sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính và tham mưu cho các nhà quản lý về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng: có nhiệm vụ tập hợp thông tin từ các nhân viên kế toán phần hành để lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo cuối kỳ. - Kế toán tiền mặt kiêm giá thành: có nhiệm vụ theo dõi các khoản phát sinh liên quan đến tiền mặt và tập hợp toàn bộ các chi phí để tính giá thành sản phẩm. Đồng thời theo dõi tình hình giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, xem xét giá thành của một số mặt hàng mới, định kì lập báo cáo chi phí giá thành cho các khoản mục yếu tố. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng - Kế toán TGNH và TSCĐ: theo dõi các nghiệp vụ liên quan tới TGNH (chi tiết từng ngân hàng) và theo dõi các nghiệp vụ liên quan tới TSCĐ toàn công ty. - Kế toán tiền lương và vật tư: có trách nhiệm tính lương, thưởng, các khoản trích theo lương theo đúng chế độ chính sách cho công nhân trong từng xí nghiệp, bộ phận và theo dõi các nghiệp vụ liên quan tới việc xuất – nhập, tính giá vật tư đồng thời phải thường xuyên đối chiếu với thủ kho. - Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: quản lý việc tiêu thụ sản phẩm, xác định chi phí bán hàng và thực hiện xác định kết quả kinh doanh của công ty. - Thủ quỹ: quản lý thu - chi tiền mặt của công ty và phải thường xuyên đối chiếu với kế toán tiền mặt để đảm bảo sự chính xác, minh bạch. 2.1.4.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Niên độ kế toán: công ty chọn niên độ kế toán trùng với năm tài chính bắt đầu từ 01/01 dương lịch và kết thúc vào ngày 31/12 của năm. - Kỳ kế toán của công ty theo tháng. - Hình thức kế toán: Nhật kí – Chứng từ - Đơn vị tiền tệ được doanh nghiệp lựa chọn hạch toán là VNĐ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: bình quân gia quyền cả kì - Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật kí – chứng từ tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh Nhật ký chứng từ số 1,2,5 Chứng từ gốc (Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT ) Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng phân bổ NVL,CCDC Bảng phân bổ tiền lương TK 621, 622, 627, 154 Bảng phân bổ khấu hao Bảng kê số 4,6 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Bảng tính giá thành SỔ CÁI TK 621, 622, 627, 154 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kì Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất Do đặc điểm của sản phẩm cũng như quá trình sản xuất mà chi phí sản xuất của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc xác định giá thành sản phẩm cũng như việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Hàng Kênh Xí nghiệp thảm được phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính (len, sợi), nguyên vật liệu phụ (thuốc nhuộm, hóa chất ), nhiên liệu động lực (xăng, dầu diezel ). Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp trợ cấp phải trả (ăn trưa, trợ cấp độc hại ) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí bằng tiền khác liên quan đến hoạt động sản xuất 2.2.2. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm a) Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Công ty Cổ phần Hàng Kênh là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có quy mô lớn cả về cơ sở vật chất kĩ thuật, kho bãi, nhà xưởng, mặt bằng, công nhân viên. Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Hàng Kênh đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng xí nghiệp. b) Đối tượng tính giá thành sản phẩm Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. Các chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng xí nghiệp nêu trên là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm sản xuất và yêu cầu quản lí, Công ty Cổ phần Hàng Kênh đã xác định đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn chỉnh. Tại xí nghiệp giầy: giầy dép (chủ yếu là giầy thể thao và giầy vải) Tại xí nghiệp thảm: thảm Tại xí nghiệp giấy: giấy vàng mã Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm a) Kỳ tính giá thành Công ty xác định kỳ tính giá thành theo tháng. Vào cuối tháng, kế toán tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. b) Phương pháp tính giá thành sản phẩm Với việc xác định định đối tượng tập hợp chi phí là từng xí nghiệp và đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm theo xí nghiệp đó thì phương pháp tính giá thành được công ty áp dụng là phương pháp đơn đặt hàng. 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Để mô tả cho dòng chạy số liệu kế toán, bài viết tập trung chủ yếu vào việc thu thập, mô tả số liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của thảm tự doanh tẩy tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. * Các nguyên vật liệu mà xí nghiệp sử dụng để sản xuất thảm là: - Nguyên vật liệu chính như: sợi, len (len Tây đức, len thường, len thường tẩy, len Tân Tây lan), tơ. - Nguyên vật liệu phụ như: hóa chất (bột nhẹ CaCO3, xà phòng trung tính, nến, axit Foocmics, Albegal set, Irganol PS, Mityl BC, H2SO4, H2O2 ) và các loại thuốc nhuộm (Isolan orange SKL 01, Isolan bordeaux 200%, Isolan green Isolan blue 2S - GL01, Isolan yellow, ) - Nhiên liệu chủ yếu là than, xăng. * Chứng từ sử dụng - Phiếu lĩnh vật tư - Phiếu xuất kho - Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng. - Bảng phân bổ vật tư xuất dùng * Tài khoản sử dụng TK 621_Chi phí NVLTT được chi tiết cho từng Xí nghiệp TK 621.1_Chi phí NVLTT Xí nghiệp thảm TK 152.1_Nguyên vật liệu chính TK 152.2_Nguyên vật liệu phụ TK 152.3_Nhiên liệu Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng * Sổ sách sử dụng - Sổ chi tiết TK 621.1 - Sổ cái TK 621.1 - Bảng kê số 4 - Nhật kí chứng từ số 7 * Nội dung hạch toán chi phí NVLTT tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất, phòng điều hành sản xuất tại xí nghiệp sẽ tính toán số lượng, loại NVL cần thiết, lập bản đề nghị mua NVL và trình giám đốc phê duyệt. Sau khi được sự đồng ý của giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp sẽ trực tiếp liên lạc tới nhà cung cấp. Công ty chủ yếu mua vật liệu của những nhà cung cấp quen thuộc, có thương hiệu, giá khá ổn định, đảm bảo về chất lượng, số lượng và thời gian. Đầu tháng, phòng điều hành sản xuất lập ra kế hoạch sản xuất thảm. Biểu 2.2: Kế hoạch sản xuất thảm tháng 1 tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh Xí nghiệp thảm Đơn vị tính: m2 Thảm tây đức 737,098 Thảm tự doanh tẩy 152,457 Thảm tự doanh mộc 571,648 Thảm mặt ghế mộc 34,209 Cộng 1.488,74 Ví dụ: Ngày 02 tháng 01 năm 2013, Hoàng Thị Huế mua len thường tẩy, sợi của Công ty TNHH Mai Trang số tiền chưa thuế là: 29.964.808 đồng, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho khách hàng. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu 2.3: Hóa đơn GTGT mua NVL. HOÁ ĐƠN Mẫu số 01 GTKT- 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG AA/11P Liên 2: Giao khách hàng 0008965 Ngày 02 tháng 01 năm 2013 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Mai Trang Địa chỉ: Hải Phòng TK: 01021990000 Điện thoại: MS: 00200156389 Họ tên người mua hàng: Hoàng Thị Huế Tên đơn vị: Công ty Cổ Phần Hàng Kênh Địa chỉ: 124 Nguyễn Đức Cảnh, Lê Chân, Hải Phòng TK: 021119900000 Hình thức thanh toán: TM MS: 0200102626 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Len thường tẩy Kg 213,21 110.848 23.633.902 2 Sợi Kg 203 31.186,73 6.330.906 Cộng tiền hàng: 29.964.808 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 2.996.481 Tổng cộng tiền thanh toán: 32.961.289 Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi hai triệu chín trăm sáu mươi một nghìn hai trăm tám mươi chín đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0008965, kế toán lập phiếu nhập kho số 003 như biểu số 2.4. Biểu 2.4: Phiếu nhập kho số 003 CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số 01 -VT Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO PN003 Ngày 02 tháng 01 năm 2013 Nợ 152 Có 331 Họ tên người giao hàng: Hoàng Thị Huế Theo hóa đơn GTGT số 0008965 ngày 02 tháng 01 năm 2013 của công ty TNHH Mai Trang Nhập tại kho số 01 Tên nhãn hiệu, quy cách Số lượng STT phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Theo chứng Đơn giá Thành tiền Thực nhập (sản phẩm, hàng hoá) từ A B C D 1 2 3 4 1 Len thường tẩy LTT Kg 213,21 213,21 110.848 23.633.902 2 Sợi S Kg 203 203 31.186,73 6.330.906 Cộng 416,21 416,21 29.964.808 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi chín triệu chín trăm sáu mươi bốn nghìn tám trăm linh tám đồng. Nhập, ngày 02 tháng 01 năm 2013 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào các phiếu nhập kho, kế toán tiến hành lập sổ chi tiết vật liệu như biểu số 2.5. Biểu 2.5: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số: S10- DN Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ- BTC ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 1 năm 2013 Tài khoản: 152.1 Tên kho: Kho số 1 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa): Len thƣờng tẩy Đơn vị tính: kg Chứng từ Nhập Xuất Tồn TK Ngày Diễn giải Đơn giá Số Số Số Số hiệu ĐƯ Thành tiền Thành tiền Thành tiền tháng lượng lượng lượng A B C D 1 2 3=1*2 4 5=1*4 6 7=1*6 Số dƣ đầu kì 115.624 19,42 2.245.411 PN003 3/1 Nhập kho len thường tẩy 112.1 213,21 23.633.902 232,86 Xuất len thường tẩy cho sản xuất thảm PX0001 3/1 621.1 205,29 27,57 tự doanh tẩy Xuất len thường tẩy cho sản xuất thảm PX0007 8/1 tự doanh tẩy 621.1 17,98 9,59 BKX01 31/1 Cộng 115.610 380,7 44.012.462 343,9 39.758.390 Số dƣ cuối kì 56,22 6.499.483 Ngày 31 tháng 1 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, bộ phận sản xuất tiến hành lập phiếu yêu cầu xuất vật tư cho sản xuất như biểu số 2.6. Biểu 2.6: Phiếu yêu cầu xuất vật tƣ Công ty Cổ phần Hàng Kênh MST: 020010 2626 PHIẾU YÊU CẦU XUẤT VẬT TƢ Số: 001/01 Đơn vị yêu cầu: Phân xưởng dệt Mục đích sử dụng: Sản xuất thảm tự doanh tẩy Mã sản phẩm: TTDT Tên nhãn hiệu, Đơn vị Số lƣợng Stt Mã số quy cách vật tƣ tính Dự toán Yêu cầu Duyệt 1 Len tây tân lan LTL Kg 4,653 4,653 2 Len thường LT Kg 0,495 0,495 3 Len thường tẩy LTT Kg 205,29 205,29 4 Tơ T Kg 0,297 0,297 5 Sợi chung SC Kg 159,39 159,39 Tổng cộng có: 5 loại vật tƣ yêu cầu. Ngày 02 tháng 01 năm 2013 Thủ trưởng đơn vị Phòng kế toán Giám đốc Người nhận phiếu yêu cầu chuyên ngành duyệt xuất vật tư Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư, kế toán tiến hành viết phiếu xuất kho như biểu 2.7. Biểu 2.7: Phiếu xuất kho số 0001 CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số 02-VT Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng (QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 01 năm 2013 PXK0001 Nợ 621.1 Có 152.1 Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Minh Quân Lý do xuất kho: Xuất kho cho sản xuất thảm tự doanh tẩy Xuất tại kho Số 01 Tên nhãn hiệu, Đơn Số lượng Mã Đơn Thành STT quy cách vật tư vị Yêu Thực số giá tiền (sản phẩm, hàng hoá) tính cầu xuất A B C D 1 2 3 4 1 Len tây tân lan LTL Kg 4,653 4,653 - - 2 Len thường LT Kg 0,495 0,495 - - 3 Len thường tẩy LTT Kg 205,29 205,29 - - 4 Tơ ST Kg 0,297 0,297 - - 5 Sợi chung SC Kg 159,39 159,39 - - Tổng số tiền: Ngày 02 tháng 01 năm 2013 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Cuối tháng, từ các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết vật liệu như biểu 2.5 và bảng kê xuất vật tư len thường tẩy như biểu số 2.8. Biểu 2.8: Bảng kê xuất vật tƣ len thƣờng tẩy CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng Xí nghiệp thảm BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƢ Số: BKX 01 Loại vật tƣ: Len thƣờng tẩy Nội dung: Xuất cho sản xuất thảm tự doanh tẩy Tháng 1 năm 2013 Chứng từ Stt Nội dung Số lƣợng xuất gốc Xuất len thường tẩy cho sản xuất 1 PXK0001 205,29 thảm tự doanh tẩy Xuất len thường tẩy cho sản xuất 2 PXK0007 17,98 thảm tự doanh tẩy Xuất len thường tẩy cho sản xuất 3 PXK0009 24,74 thảm tự doanh tẩy Xuất len thường tẩy cho sản xuất 4 PXK00014 12,67 thảm tự doanh tẩy Cộng lƣợng xuất 343,9 Đơn giá 115.610 Thành tiền 39.758.390 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người lập phiếu Kế toán trưởng (kí, họ tên) (kí, họ tên) Căn cứ vào dòng cộng và thành tiền của bảng kê để hoàn thiện sổ chi tiết tài khoản 152.1 đối tượng thảm tự doanh tẩy như biểu số 2.5. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào các bảng kê xuất, kế toán tiến hành ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 621.1 như biểu số 2.9. Biểu 2.9: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 621.1_Chi phí NVLTT Xí nghiệp thảm CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số S36-DN Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Xí nghiệp thảm ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 621.1_Chi phí NVLTT Xí nghiệp thảm Tháng 1 năm 2013 Chứng từ Ghi nợ TK 621.1 Ngày TK Chia ra tháng Ngày Diễn giải Tổng số Số hiệu ĐƯ Len thường Len Tân ghi sổ tháng tiền Len thường Tơ tẩy Tây lan Số dƣ đầu kì Số phát sinh 31/1 BKX 01 31/1 Xuất len thường tẩy 152.1 39.758.390 39.758.390 31/1 BKX 02 31/1 Xuất len thường 152.1 61.653.859 61.653.859 Cộng số phát sinh 384.961.070 39.758.390 61.653.859 Cộng có TK 621.1 154.1 384.961.070 Số dƣ cuối kì Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người ghi sổ (Kí, họ tên) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Cuối tháng, từ các bảng kê xuất vật tư, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp xuất vật tư cho sản xuất như biểu 2.10. Biểu 2.10: Bảng tổng hợp xuất vật tƣ cho sản xuất CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng Xí nghiệp thảm BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT TƢ CHO SẢN XUẤT Nội dung: Xuất vật tƣ cho sản xuất sản phẩm Tháng 1 năm 2013 Số hiệu Ngày tháng Nội dung Số tiền I. NVLC BKX 01 31/01 1. Xuất len thường tẩy 39.758.390 BKX 02 31/01 2. Xuất len Tây đức 61.653.859 Cộng I 262.655.024 II. NVL phụ BKX 05 31/01 1. Hóa chất 28.672.546 BKX 06 31/01 2. Thuốc nhuộm 16.195.500 Cộng II 44.868.046 III. Nhiên liệu BKX 07 31/01 1. Xăng 21.089.000 BKX 08 31/01 2. Dầu 56.349.000 Cộng III 77.438.000 Tổng cộng (I + II + III) 384.961.070 Vì công ty tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền cả kì, cuối tháng, kế toán tính ra đơn giá xuất kho cho các vật tư. Cách tính đơn giá xuất kho của len thường tẩy: Trong kỳ, doanh nghiệp nhập thêm 380,7 kg len thường tẩy với trị giá nhập là 44.012.462 đồng. Tồn đầu kì của len thường tẩy là 19,42 kg trị giá 2.245.411 đồng. Đơn giá bình quân cả kỳ len thường tẩy bằng: 2.245.4 11 + 44.0 1 2.462 = 115.610 đồng. 19,42 + 380,7 Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào bảng tổng hợp xuất vật tư cho sản xuất, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng như biểu 2.11. Biểu 2.11: Bảng phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng Đơn vị: Xí nghiệp thảm BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT DÙNG Tháng 1 năm 2013 Có 152.1 152.2 152.3 Tổng cộng Nợ TK 621.1 262.655.024 44.868.046 77.438.000 384.961.070 Cộng 262.655.024 44.868.046 77.438.000 384.961.070 Ngày 31 tháng 1 năm 2013 Người lập biểu Kế toán trưởng (Kí, họ tên) (Kí, họ tên, đóng dấu) Nguồn: Phòng thống kê – kế toán tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng (như biểu 2.11), kế toán ghi sổ bảng kê số 4 như biểu 2.12. Biểu 2.12: Bảng kê số 4 CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số S04b4 -DN Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Xí nghiệp thảm ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KÊ SỐ 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo xí nghiệp Dùng cho các tài khoản: 154, 621, 622, 623, 627 Tháng 1 năm 2013 TK ghi Nợ Stt 214.1 334.1 338 621.1 622.1 627.1 TK ghi Có 1 TK 154.1 384.961.070 1.104.243.677 176.289.027 2 TK 621.1 384.961.070 3 TK 622.1 897.759.087 206.484.590 4 TK 627.1 44.747.043 Cộng 44.747.043 905.117.768 199.125.909 384.961.070 1.104.243.677 176.289.027 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu 2.12: Bảng kê số 4 (tiếp) CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số S04b4 -DN Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Xí nghiệp thảm ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KÊ SỐ 4 (tiếp) Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xƣởng Dùng cho các tài khoản: 154, 621, 622, 623, 627 Tháng 1 năm 2013 TK ghi Nợ Các TK phản ánh ở các NKCT khác Cộng chi phí Stt 152.1 152.2 152.3 thực tế trong NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 tháng TK ghi Có 1 TK 154.1 1.665.493.774 2 TK 621.1 262.655.024 44.868.046 77.438.000 384.961.070 3 TK 622.1 1.104.243.677 4 TK 627.1 20.248.972 39.761.225 19.858.650 124.615.890 Cộng 262.655.024 44.868.046 77.438.000 20.248.972 39.761.225 19.858.650 3.279.314.411 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 51
  63. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào bảng kê số 4 (biểu 2.12), kế toán ghi sổ vào nhật kí chứng từ số 7 như biểu số 2.13. Biểu 2.13: Nhật ký chứng từ số 7 CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số: S04a7- DN Số 124 Nguyễn Đức Cảnh- Lê Chân- Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ- BTC Xí nghiệp thảm ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Tháng 1 năm 2013 TK Có STT 152.1 152.2 152.3 242 154.1 214.1 334.1 338.2 338.3 TK Nợ A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 01 TK 154.1 02 TK 621.1 262.655.024 44.868.046 77.438.000 03 TK 622.1 897.759.087 17.955.182 152.619.045 04 TK 627.1 51.673.137 44.747.043 Cộng A 262.655.024 44.868.046 77.438.000 51.673.137 44.747.043 897.759.087 17.955.182 152.619.045 TK 155 1.783.958.983 Cộng B 1.783.958.983 Tổng cộng 262.655.024 44.868.046 77.438.000 51.673.137 1.783.958.983 44.747.043 897.759.087 17.955.182 152.619.045 (A + B) Ngày 31 tháng 1 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 52
  64. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu 2.13: Nhật ký chứng từ số 7 (tiếp) CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số: S04a7- DN Số 124 Nguyễn Đức Cảnh- Lê Chân- Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ- BTC Xí nghiệp thảm ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (tiếp) Tháng 1 năm 2013 TK Có NKCT NKCT NKCT Tổng cộng stt 338.4 338.9 621.1 622.1 627.1 Số 1 Số 2 Số 5 chi phí TK Nợ A B 10 11 12 13 14 15 16 17 C 1 TK 154.1 384.961.070 1.104.243.677 176.289.027 1.665.493.774 2 TK 621.1 384.961.070 3 TK 622.1 26.932.772 8.977.591 1.104.243.677 4 TK 627.1 20.248.972 39.761.225 19.858.650 176.289.027 Cộng A 26.932.772 8.977.591 384.961.070 1.104.243.677 176.289.027 20.248.972 39.761.225 19.858.650 3.330.987.548 TK 155.1 1.783.958.983 Cộng B 1.783.958.983 Tổng cộng 26.932.772 8.977.591 384.961.070 1.104.243.677 176.289.027 20.248.972 39.761.225 19.858.650 5.114.946.531 (A + B) Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 53
  65. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Từ nhật kí chứng từ số 7, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản 621.1 như biểu số 2.14. Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 621.1_Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp thảm CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số S05 -DN Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI NĂM 2013 TÀI KHOẢN 621.1_CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP XÍ NGHIỆP THẢM SỐ DƢ ĐẦU NĂM NỢ CÓ Ghi có các TK, đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng 152.1 262.655.024 152.2 44.868.046 152.3 77.438.000 Cộng phát sinh nợ 384.961.070 Cộng phát sinh có 384.961.070 Dƣ cuối kì 0 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 54
  66. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh. * Chứng từ sử dụng Bảng chấm công, bảng tính lương Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Bảng thanh toán lương và BHXH * Tài khoản sử dụng TK 622_Chi phí NCTT chi tiết cho từng xí nghiệp TK 622.1: Chi phí NCTT xí nghiệp thảm * Sổ sách sử dụng Bảng kê số 4 Nhật kí – chứng từ số 7 Sổ cái TK 622.1 Tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh, công tác hạch toán tiền lương do một kế toán viên đảm nhiệm. Thông tin về lao động được quản lý tại hai nơi: Phòng kế toán và Phòng tổ chức hành chính. Hàng ngày, phòng tổ chức chịu trách nhiệm theo dõi sự biến động số lao động. Cuối tháng lập “Danh sách tăng, giảm công nhân viên” chi tiết từng thông tin về số lượng, bậc lương, các chế độ cụ thể bộ phận làm việc, đồng thời tính toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ), các khoản phụ cấp như thai sản, học nghề, thâm niên Dựa vào thông tin Phòng tổ chức đưa tới, kết hợp với số liệu ghi nhận tại phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tính ra số tiền lương của từng đối tượng lao động cụ thể cho từng phân xưởng, bộ phận, xí nghiệp. Qui định quản lý công tác tiền lương tại công ty cổ phần Hàng Kênh: Các khoản trích theo lương được trích theo lương tối thiểu vùng được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tính từ 01/01/2013, lương tối thiểu vùng bằng: 2.350.000 + 2.350.000 x 7% = 2.514.500 Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 55
  67. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Khoản mục Doanh nghiệp Ngƣời lao động Tổng cộng BHXH 17% 7% 24% BHYT 3% 1,5% 4,5% KPCĐ 2% 2% BHTN 1% 1% 2% Tổng cộng 23% 9,5% 32,5% * Nội dung hạch toán chi phí NCTT tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 56
  68. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Nhân công trực tiếp sản xuất thảm được theo dõi thông qua bảng chấm công. Biểu 2.15: Bảng chấm công phân xƣởng dệt CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số: 01A- LĐTL Xí nghiệp thảm (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Phân xưởng dệt ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 1 năm 2013 Chức Ngày trong tháng Quy ra công STT Họ và tên danh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đi làm Chế độ A Tổ 1 1 Ngô Thị Hằng CND L CN KL CN 25 2 Phạm Tuyết Nhung CND L CN CN 25 3 Phạm T Thanh Vân CND L CN CN 26 4 Hoàng Thị Hoa CND L CN Cô Ô CN 23 5 Nguyễn Thu Trang CND L CN CN 26 Cộng 125 CN: Chủ nhật L: Ngày lễ TS: thai sản KL: nghỉ không lương Ô: ốm, điều dưỡng T : tai nạn Cô: con ốm P: nghỉ phép N : nghừng việc Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người lập Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 57
  69. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính ra lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như biểu 2.16. Biểu 2.16: Bảng thanh toán tiền lƣơng phân xƣởng dệt CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số: 02 - LĐTL Xí nghiệp thảm (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Phân xƣởng dệt ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tổ 1 Tháng 1 năm 2013 Chức Lƣơng tối Trừ các khoản Stt Họ và tên Lƣơng phải trả Thực lĩnh vụ thiểu vùng BH A B 1 5 4 8 9 1 Ngô Thị Hằng CND 3.500.000 2.514.500 238.878 3.261.122 2 Phạm Tuyết Nhung CND 3.500.000 2.514.500 238.878 3.261.122 3 Phạm T Thanh Vân CND 3.640.000 2.514.500 238.878 3.401.122 4 Hoàng Thị Hoa CND 3.220.000 2.514.500 238.878 2.981.122 5 Nguyễn Thu Trang CND 3.640.000 2.514.500 238.878 3.261.122 Cộng 17.500.000 12.572.500 1.194.390 9.643.366 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người lập biểu Trưởng đơn vị Trưởng phòng nhân sự Giám đốc (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 58
  70. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Từ bảng tính lương, kế toán tính các khoản trích theo lương như biểu 2.17. Biểu 2.17: Bảng trích các khoản theo lƣơng tổ 1 phân xƣởng dệt. CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số: 10 - LĐTL Xí nghiệp thảm (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Phân xƣởng dệt ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TRÍCH CÁC KHOẢN THEO LƢƠNG Tổ 1 Tháng 1 năm 2013 Ngƣời lao động nộp (9,5%) Tính vào chi phí (23%) Chức Lƣơng tối stt Họ và tên BHXH BHYT BHTN BHXH BHYT KPCĐ BHTN vụ thiểu vùng Tổng Tổng (7%) (1,5%) (1%) (17%) (3%) (2%) (1%) A B 1 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Ngô Thị Hằng CND 2.514.500 176.015 37.718 25.145 125.725 427.465 75.435 50.290 25.145 578.335 2 Phạm Tuyết Nhung CND 2.514.500 176.015 37.718 25.145 125.725 427.465 75.435 50.290 25.145 578.335 3 Phạm T Thanh Vân CND 2.514.500 176.015 37.718 25.145 125.725 427.465 75.435 50.290 25.145 578.335 4 Hoàng Thị Hoa CND 2.514.500 176.015 37.718 25.145 125.725 427.465 75.435 50.290 25.145 578.335 5 Nguyễn Thu Trang CND 2.514.500 176.015 37.718 25.145 125.725 427.465 75.435 50.290 25.145 578.335 Cộng 12.572.500 880.075 188.590 125.725 628.625 2.137.325 377.175 251.450 125.725 2.891.675 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người lập biểu Trưởng đơn vị Trưởng phòng nhân sự Giám đốc (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 59
  71. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Từ bảng lương và các khoản trích theo lương của các bộ phận, kế toán tiến hành tổng hợp lương phải trả và các khoản trích theo lương như biểu số 2.18. Biểu 2.18: Bảng tổng hợp lƣơng và các khoản trích theo lƣơng CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng Xí nghiệp thảm BẢNG TỔNG HỢP LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 1 năm 2013 Khấu trừ vào lƣơng (9,5%) Tính vào chi phí (23%) Số Tổng lƣơng Stt Bộ phận BHXH BHYT BHTN Thực lĩnh BHXH BHYT KPCĐ BHTN lƣợng phải trả Tổng Tổng (7%) (1,5%) (1%) (17%) (3%) (2%) (1%) A B 1 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 I BP QLDN Phòng 1 8 19.145.900 1.408.120 301.740 201.160 1.911.020 17.234.880 3.419.720 603.480 402.320 201.160 4.626.680 ĐHSX Phòng thiết 2 5 14.482.500 880.075 188.588 125.725 1.194.388 13.288.112 2.137.325 377.175 251.450 125.725 2.891.675 kế Cộng I 20 52.697.900 3.520.300 754.350 502.900 4.777.550 47.920.350 8.549.300 1.508.700 1.005.800 502.900 11.566.700 II BP SX 1 PX dệt 142 483.462.875 24.994.130 5.355.885 3.570.590 33.920.605 449.542.270 60.700.030 10.711.770 7.141.180 3.570.590 82.123.570 Tổ 1 5 17.500.000 880.075 188.590 125.725 628.625 9.643.366 2.137.325 377.175 251.450 125.725 2.891.675 Cộng II 276 944.623.217 48.580.140 10.410.030 6.940.020 65.930.190 878.693.027 117.980.340 20.820.060 13.880.040 6.940.020 159.620.460 Tổng 296 997.321.117 52.100.440 11.164.380 7.442.920 70.707.740 926.613.377 126.529.640 22.328.760 14.885.840 7.442.920 171.187.160 (I + II) Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người lập biểu Trưởng đơn vị Trưởng phòng nhân sự Giám đốc (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 60
  72. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương, từ đó kế toán tiến hành phân bổ lương và các khoản trích theo lương như biểu 2.19. Biểu 2.19: Bảng phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tháng 1 CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số: 11 - LĐTL Bộ phận: Xí nghiệp thảm (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 1 năm 2013 Ghi Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác TK 334 các TK Stt Phải trả ngƣời Tổng cộng Ghi Nợ KPCĐ BHXH BHYT BHTN Cộng có TK lao động các TK (338.2) (338.3) (338.4) (338.9) 338 A B 1 2 3 4 5 6 7 1 TK 622 944.623.217 13.880.040 117.980.340 20.820.060 6.940.020 159.620.460 1.104.243.677 2 TK 642 52.697.900 1.005.800 8.549.300 1.508.700 502.900 11.566.700 64.818.417 Cộng 997.321.117 14.885.840 126.529.640 22.328.760 7.442.920 171.187.160 1.169.062.094 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 61
  73. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán ghi vào bảng kê số 4 (như biểu số 2.12), nhật kí chứng từ số 7 (như biểu số 2.13), sau đó ghi vào sổ cái tài khoản 622.1 (như biểu 2.20). Biểu 2.20: Sổ cái tài khoản 622.1_Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp thảm CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH Mẫu số: S05 - DN Số 124 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Xí nghiệp thảm ngày 20/ 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI NĂM 2013 TÀI KHOẢN 622.1_CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP XÍ NGHIỆP THẢM SỐ DƢ ĐẦU NĂM NỢ CÓ Ghi có các TK, đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng 334.1 944.623.217 338.2 13.880.040 338.3 117.980.340 338.4 20.820.060 338.9 6.940.020 Cộng phát sinh nợ 1.104.243.677 Cộng phát sinh có 1.104.243.677 Dƣ cuối kì 0 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 62
  74. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh * Chứng từ sử dụng Bảng trích khấu hao TSCĐ Bảng phân bổ CCDC Hóa đơn GTGT điện, nước * Tài khoản sử dụng TK 627_Chi phí sản xuất chung chi tiết cho từng xí nghiệp TK 627.1: Chi phí sản xuất chung Xí nghiệp thảm * Sổ sách sử dụng Bảng kê số 4, 6 Nhật kí – chứng từ số 7 Sổ cái TK 627.1 * Nội dung hạch toán chi phí SXC tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh a) Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: Hóa đơn tiền điện, nước được tính riêng cho từng bộ phận sản xuất. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 63
  75. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu 2.21: Hóa đơn GTGT tiền điện HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN GTGT Mẫu số:01GTKT2/001 Ký hiệu: UH/14T (Liên 2: Giao người mua) : 0063548 Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng Kỳ: 1 Từ ngày 16/12/2013 đến ngày 15/01/2014 Số Điện lực: Kiến An MST: 0200340211 - 007 Địa chỉ: Số 568 Nguyễn Lương Bằng - Q. Kiến An Điện thoại: 0313. 790.681 Tài khoản: 0751000502002 NH TMCP ViettinBank Tên & địa chỉ khách hàng : Công ty Cổ phần Hàng Kênh – Số 124 Nguyễn Đức Cảnh – Lê Chân - Hải Phòng MSTKH: 020010 2626 MKH: Số công tơ: 030028 Chỉ số mới Chỉ số cũ Hệ số nhân Điện TT Đơn giá Thành tiền 4627 4548 120 9.480 Ngày: Trong đó 9.480 1.277 12.105.960 Giám đốc Cộng 12.105.960 Thuế suất GTGT: 10% Thuế GTGT 1.210.596 Tổng cộng tiền thanh toán 13.316.556 Số tiền viết bằng chữ: Mười ba triệu ba trăm mười sáu nghìn năm trăm năm mươi sáu đồng. Hóa đơn tiền điện được thanh toán qua chuyển khoản, sau kế toán ghi vào sổ nhật kí chứng từ số 2. Hóa đơn tiền nước được trả trực tiếp và được kế toán ghi vào sổ nhật kí chứng từ số 1. Từ nhật kí chứng từ số 1, 2 kế toán ghi vào sổ nhật kí chứng từ số 7 như biểu số 2.13. Sinh viên: TRẦN THỊ KIM XOA_QT1406K Page 64