Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải

pdf 97 trang huongle 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Bùi Thị Thu Thương Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÒNG - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN DỊCH VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Bùi Thị Thu Thương Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÒNG - 2014
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG - NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Mã SV: 1213401074 Lớp: QTL601K Ngành:Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến: Các thầy, cô giáo trường Đại học Dân lập Hải Phòng – những người đã cho em nền tảng kiến thức, tận tình chỉ bảo những kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành thật tốt khóa luận tốt nghiệp và tự tin bước vào nghề. Thầy giáo – ThS. Nguyễn Đức Kiên đã hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ em từ khâu chọn đề tài, cách thức tiếp cận thực tiễn tại đơn vị thực tập cho đến khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ban lãnh đạo, các cô, các bác, các anh, chị trong công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải, đặc biệt các cô,các bác, anh, chị trong phòng Kế toán –Tài chính – Thống kê đã giúp em hiểu được thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nói riêng. Điều đó đã giúp em vận dụng được những kiến thức lý thuyết đã học vào trong bối cảnh thực tế tại công ty, cụ thể là một công ty chế biến thủy sản. Quá trình thực tập đã cung cấp cho em những kinh nghiệm và kỹ năng quý báu, cần thiết của một kế toán trong tương lai. Với niềm tin tưởng vào tương lai, sự nỗ lực hết mình không ngừng học hỏi của bản thân cùng với kiến thức và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Đức Kiên, các thầy cô, các cô, các bác và các anh chị kế toán đi trước, em xin hứa sẽ trở thành một kế toán viên giỏi và có những bước phát triển hơn nữa cho nghề nghiệp mà em đã chọn, để tự hào góp vào bảng thành tích chung của sinh viên ĐH Dân Lập Hải Phòng. Cuối cùng, em chúc thầy cô cùng các cô, bác làm việc tại Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải dồi dào sức khoẻ, thành công, hạnh phúc trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 1.1.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. 3 1.2. Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm. 3 1.2.1. Bản chất của giá thành sản phẩm. 3 1.2.2. Chức năng của giá thành sản phẩm 3 1.2.2.1. Chức năng thước đo bù đắp chi phí 3 1.2.2.2. Chức năng lập giá. 3 1.2.2.3. Chức năng đòn bẩy kinh tế. 4 1.3. Phân loại chi phí sản xuất 4 1.3.1Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí (nội dung kinh tế của chi phí) 4 1.3.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 4 1.3.3 Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 5 1.3.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ (theo cách ứng xử của chi phí). 5 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm. 6 1.4.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở dữ liệu tính giá thành 6 1.4.2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí 6 1.5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành. 7 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 7 1.5.2. Đối tượng tính giá thành 7 1.5.3. Kỳ tính giá thành 8 1.6. Phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 8 1.6.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8 1.6.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 9
  6. 1.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 9 1.7.1. Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp) 9 1.7.2. Phương pháp loại trừ: 9 1.7.3. Phương pháp hệ số 10 1.7.4. Phương pháp tỉ lệ. 10 1.7.5. Phương pháp đơn đặt hàng. 10 1.7.6. Phương pháp phân bước 11 1.7.7. Phương pháp định mức. 13 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang. 13 1.8.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) 13 1.8.2. Phương pháp đánh giá spdd theo ước lượng sản phẩm tương đương. 14 1.8.3. Phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang theo giá thành định mức. 15 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm 15 1.9.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 15 1.9.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 15 1.9.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 17 1.9.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung. 18 1.9.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 20 1.9.2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 21 1.10. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 22 1.10.1. Hạch toán về sản phẩm hỏng 22 1.10.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất. 23 1.11. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 25 1.11.1 Theo hình thức Nhật ký chung 25 1.11.2 Theo hình thức nhật ký sổ cái 25 1.11.3 Theo hình thức nhật ký chứng từ 26 1.11.4 Theo hình thức chứng từ ghi sổ 27 1.11.5 Theo hình thức kế toán máy 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN DỊCH VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI 29
  7. 2.1. Đặc điểm chung ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 29 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 30 2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm 30 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty. 31 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 32 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 33 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 33 Công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. 33 2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 35 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 36 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí 36 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 36 2.2.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 36 2.2.4 Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 37 2.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 44 2.2.4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty 54 2.2.4.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 67 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN DỊCH VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI 74 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 74
  8. 3.1.1. Ưu điểm 74 3.1.2. Hạn chế 76 3.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 77 3.3. Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải 78 3.4. Nội dung và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất- giá thành tại công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 79 3.4.1. Kiến nghị 1: Về phương pháp tính giá xuất kho vật tư. 79 3.4.2. Kiến nghị 2: Về chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng. 80 3.4.3. Kiến nghị 3: Hiện đại hóa công tác kế toán và đội ngũ kế toán 81 3.4.4 Kiến nghị 4: Về tiền lương và các khoản trích theo lương 82 3.4.5 Kiến nghị 5: Tiến hành trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định 82 3.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 83 3.5.1. Về phía nhà nước 83 3.5.2. Về phía doanh nghiệp 84 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất tuần tự để tính giá thành 12 theo phương pháp phân bước có bán thành phẩm 12 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất tuần tự để tính giá thành theo phương pháp phân bước không có bán thành phẩm 13 Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 17 Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. 18 Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung 20 Sơ đồ 1.6: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 21 Sơ đồ 1.7: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 22 Sơ đồ1.8: Kế toán sản phẩm hỏng sửa chữa được: 23 Sơ đồ 1.9: Kế toán sản phẩm hỏng không sửa chữa được 23 Sơ đồ 1. 10: Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch 24 Sơ đồ 1.11: Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch 24 Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức Nhật kí chung 25 Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức Nhật ký- sổ cái. 26 Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức Nhật ký – chứng từ 26 Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức Chứng từ ghi sổ 27 Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức kế toán máy. 28 Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất nước mắm 31 Sơ đồ: 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty 32 Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty 34 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải 35 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng không sửa chữa được. 80 Sơ đồ 3.2: Kế toán sản phẩm hỏng sửa chữa được: 81 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 83
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 2.1: Phiếu xuất kho 38 Biểu 2.2. Bảng kê xuất vật tư 39 Biểu 2.3. Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) 40 Biểu 2.4. Sổ chi tiết các tài khoản 41 Biểu 2.5. Chứng từ ghi sổ 42 Biểu 2.6. Sổ cái TK 154 43 Biểu 2.7. Bảng chấm công công nhân trực tiếp sản xuất 46 Biểu 2.8: Bảng thanh toán lương 47 Biểu số 2.9: Bảng trích các khoản theo lương 48 Biểu 2.10. Bảng tổng hợp lương 49 Biểu 2.11. Bảng phân bổ tiền lương 50 Biểu 2.12. Chứng từ ghi sổ 51 Biểu 2.13. Chứng từ ghi sổ 52 Biểu 2.14. Sổ cái TK 154 53 Biểu 2.15. Phiếu xuất kho 55 Biểu 2.16. Bảng kê xuất vật liệu 56 Biểu 2.17. Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) 57 Biểu 2.18. Chứng từ ghi sổ 58 Biểu 2.19. Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn 59 Biểu 2.20. Chứng từ ghi sổ 60 Biểu 2.21. Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 62 Biểu 2.22. Chứng từ ghi sổ 63 Biểu 2.23. Hóa đơn GTGT (Tiền điện) tháng 10 của PX1 64 Biểu 2.24. Bảng kê chứng từ 65 Biểu 2.25. Chứng từ ghi sổ 65 Biểu 2.26. Sổ cái TK 154 66 Biểu 2.27. Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung 68 Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải 68 Biểu 2.28. Thẻ tính giá thành sản phẩm Mắm cao đạm 69 Biểu 2.29. Phiếu nhập kho 70 Biểu 2.30. Chứng từ ghi sổ 71 Biểu 2.31.Trích Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 72 Biểu 2.32. Sổ cái TK 154 73
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội : BHYT Bảo hiểm y tế : BHTN Bảo hiểm thất nghiệp : KPCĐ Kinh phí công đoàn : NVL Nguyên vật liệu : TSCĐ Tài sản cố định : HĐ GTGT Hóa đơn giá trị gia tăng : PXK Phiếu xuất kho : PNK Phiếu nhập kho : TNHH Trách nhiệm hữu hạn : PX Phân xưởng : PGĐ Phó giám đốc : SXKD Sản xuất kinh doanh : SP Sản phẩm : BTC Bộ Tài chính : KH Khấu hao : QLDN Quản lý doanh nghiệp : QLCL Quản lý chất lượng : NVL Nguyên vật liệu : CBCNV Cán bộ công nhân viên
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của một nền kinh tế mở đã đưa các doanh nghiệp vào một thời đại mới - thời đại của cơ hội nhưng cũng đầy cạnh tranh và thách thức. Cơ chế thị trường đã và đang là một thay đổi lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, năm 2008 Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều này càng đặt ra cho các nhà quản lí nhiều vấn đề cấp bách, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản xuất để tiết kiệm chi phí hạ giá thành nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Khó khăn hơn nữa là cả Thế giới đang trong vòng xoáy của suy thoái kinh kế vì vậy các doanh nghiệp phải hoạt động theo nguyên tắc “lấy thu bù chi và có lãi”. Bởi vậy tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Điều này làm cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa then chốt giúp các nhà quản lý có thể đưa ra các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng phản ánh chính xác kịp thời chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh ở từng bộ phận trong doanh nghiệp; nó đã trở thành công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất. Nhận thức được vấn đề trên, sau thời gian thực tập tại Công ty chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải, được tìm hiểu thực tế tình hình hạch toán cũng như công tác quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty, cùng với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại đây em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Hệ thống hóa những kiến thức chung nhất về công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Mô tả và phân tích được thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 1
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải - Về thời gian: từ 01/04/2014 đến 26/06/2014. - Về dữ liệu nghiên cứu được thu thập vào năm 2013 từ phòng kế toán của Công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 4. Phương pháp nghiên cứu:  Các phương pháp kế toán.  Phương pháp thống kê và so sánh.  Phương pháp nghiên cứu tài liệu kế thừa thành tựu. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu và kết luận, Khóa luận gồm 3 chương: Chương 1 : Những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 2
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa và thực tế doanh nghiệp phải chi ra có liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp. 1.2. Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm. 1.2.1. Bản chất của giá thành sản phẩm. Bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chưa có sự chuyển dịch này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các khoản chi phí vật chất thực tế cần được bù đắp bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm. 1.2.2. Chức năng của giá thành sản phẩm 1.2.2.1. Chức năng thước đo bù đắp chi phí. Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thuh sản phẩm. Những hao phí vật chất này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Như vậy, việc đi tìm căn cứ để xác định mức bù đắp những giá trị của sản phẩm là một yêu cầu khách quan trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác định một cách chính xác các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng bù đắp theo yêu cầu kinh doanh. 1.2.2.2. Chức năng lập giá. Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra là sản phẩm hàng hóa được thực hiện giá trị trên thị trường thông qua giá cả. Giá cả sản phẩm được xây dựng trên cơ sở hao phí lạo động xã hội cần thiết, biểu hiện mặt giá trị sản phẩm. Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả phải có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho các doanh nghiệp, trong điều kiện quá trình tái sản xuất. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 3
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2.3. Chức năng đòn bẩy kinh tế. Cùng với các phạm trù kinh tế khác như giá cả, lãi, chất lượng, thuế giá thành sản phẩm thực tế đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trong thúc đẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh phù hợp với các nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. 1.3. Phân loại chi phí sản xuất 1.3.1 Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí (nội dung kinh tế của chi phí) Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí sản xuất có cùng nội dung kinh tế vào cùng một nhóm, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, mục tiêu và tác dụng của nó ra sao. Theo đó chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định phát sinh trong kỳ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các loại chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền điện, nước, điện thoại - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các yếu tố nêu trên. Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất dùng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ lập bản thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố); cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp phân tích tình thình thực hiện dự toán chi phí, lập dự toán chi phí cho kỳ sau. 1.3.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Theo cách phân loại này những chi phí có cùng mục đích và công dụng kinh tế sẽ được xếp vào một loại gọi là các khoản mục chi phí. Có các khoản mục chi phí sau đây: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 4
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội ngoài hai khoản mục trực tiếp nêu trên. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phi theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. 1.3.3 Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm hay một công việc nhất định. Những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều đối tượng chịu chi phí, nhiều công việc, lao vụ khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. 1.3.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ (theo cách ứng xử của chi phí). Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí cố định (chí phí bất biến): Là những chi phí không thay đổi theo sự thay đổi của mức độ hoạt động trong phạm vi cho phép. - Chi phí biến đổi (chi phí khả biến): Là chi phí thay đổi trực tiếp thay đổi theo sự thay đổi của mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo mức độ hoạt động, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hòa vốn để từ đó có những quyết định đúng đắn trong ngắn hạn. Ngoài ra xác định đúng đắn chi phí bất biến và chi phí khả biến trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý sử dụng chi phí hiệu quả hơn. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 5
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm. 1.4.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở dữ liệu tính giá thành Giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác kết quả sử dụng tài sản; giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Giá thành thực tế: là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. 1.4.2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại: - Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành thực Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản tế sản xuất của = xuất dở dang + xuất phát sinh _ xuất dở dang sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 6
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ được tính toán khi sản phẩm được xác định là tiêu thụ, đồng thời nó là căn cứ để xác định lãi trước thuế của doanh nghiệp, lãi thực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá thành Giá thành sản Chi phí quản Chi phí bán toàn bộ sản = xuất của sản + + lí doanh hàng phẩm tiêu thụ phẩm tiêu thụ nghiệp  Tóm lại: Việc phân loại CPSX và giá thành sản phẩm là cơ sở để tiến hành các biện pháp quản lý chi phí có hiệu quả, vạch rõ nhân tố cụ thể tăng giảm giá thành, là cơ sở đầu tiên cho hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. 1.5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành. 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Là đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất, là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tùy theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt. Tùy quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng sản phẩm, từng bộ phận, cụm chi tiết hoặc chi tiết sản phẩm. 1.5.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành cũng là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 7
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.5.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Dựa vào đặc điểm sản xuất - chu kỳ sản xuất, sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng loạt và yêu cầu quản lý mà kỳ tính giá thành là tháng, quý, năm hay khi hoàn thành đơn đặt hàng. Nếu doanh nghiệp tiến hành sản xuất với chu kỳ ngắn, xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành phù hợp là tháng và vào thời điểm cuối tháng. Nếu doanh nghiệp tiến hành sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất kéo dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thường là thời điểm mà sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành (trong trường hợp này kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo). 1.6. Phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 1.6.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và công tác hạch toán ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. Phương pháp tập hợp gián tiếp: Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất mà không thể trực tiếp tập hợp cho một đối tượng được. Trong trường hợp này các doanh nghiệp phải lựa chọn tiêu chuẩn ( tiêu thức) hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo công thức: + Xác định hệ số phân bổ: Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng các tiêu thức dùng để phân bổ + Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng: Ci = H x Ti Trong đó Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i H: Hệ số phân bổ Ti : Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 8
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.6.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, mối quan hệ trong sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà trình tự hạch toán chi phí sản xuất tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. - Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ và giá thành đơn vị lao vụ. - Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm, dịch vụ liên quan. - Bước 4: Xác định chi phí sản xuất sở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị. 1.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 1.7.1. Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp) Đây là phương pháp hạch toán giá thành theo sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực Đặc điểm của các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang. - Công thức tính giá thành: Tổng giá thành Giá trị sản Chi phí sản xuất Giá trị sản sản phẩm hoàn = phẩm dở + thực tế phát sinh - phẩm dở dang thành dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.7.2. Phương pháp loại trừ: Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp trong cùng 1 quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ trị giá sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 9
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tổng giá thành sp CPSX dở CPSX Giá trị sản CPSX dở chính hoàn thành = dang đầu + phát sinh - phẩm phụ - dang cuối trong kỳ kì trong kì thu hồi kì 1.7.3. Phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và tất nhiên không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Số lượng hoàn Hệ số quy đổi của Tổng số sản phẩm = thành của từng × từng loại sản gốc hoàn thành ∑ loại sản phẩm phẩm Giá thành đơn Tổng giá thành của các loại sp chính hoàn thành trong kỳ = vị sp tiêu chuẩn Tổng số sp tiêu chuẩn Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi của = × sản phẩm i sản phẩm chuẩn sản phẩm thứ i 1.7.4. Phương pháp tỉ lệ. Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có cùng quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng các yếu tố đầu vào, sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau về kích cỡ, quy cách, phẩm chất, nhưng lại không quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn được. Vì những sản phẩm này có giá trị sử dụng khác nhau chẳng hạn như trong doanh nghiệp chế biến đồ gỗ, cơ khí chế tạo, Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại hoặc phân xưởng sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Để tính được giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ khác nhau như giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm. 1.7.5. Phương pháp đơn đặt hàng. Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loại nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 10
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP điểm của phương pháp này là tính giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan riêng chi phí phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo phân xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Thực hiện phương pháp đặt hàng thì đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật được thỏa thuận theo hợp đồng sản xuất. 1.7.6. Phương pháp phân bước  Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác định được giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với chi phí của giai đoạn sau để tính ra giá thành bán thành phẩm của giai đoạn sau, cứ tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng khi tính giá thành thành phẩm. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 11
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất tuần tự để tính giá thành theo phương pháp phân bước có bán thành phẩm Chi phí Chi phí Giá thành nguyên chế biến bán thành + vật liệu bước 1 phẩm chính bước 1 Giá thành Giá thành Chi phí bán thành chế biến bán thành phẩm phẩm + bước 2 bước 2 bước 1 Giá thành Chi phí Tổng giá bán thành chế biến thành + phẩm bước n thành bước (n-1) phẩm Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bưóc có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Tuy nhiên trong thực tế phương pháp này ít được sử dụng do tính phức tạp của nó.  Phương pháp phân bước theo phương pháp hạch toán không có bán thành phẩm (kết chuyển song song ). Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do đó chỉ cần tính toán, xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong sản xuất sản phẩm. Phương pháp này thường áp dụng trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh qua sơ đồ sau: Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 12
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất tuần tự để tính giá thành theo phương pháp phân bước không có bán thành phẩm Chi phí NVL trực tiếp Giá thành Chi phí chế biến bước 1 sản phẩm Chi phí chế biến bước 2 hoàn Chi phí chế biến bước n chỉnh 1.7.7. Phương pháp định mức. Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao vật liệu, lao động cũng như có dự toán về chi phí sản xuất chung (chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra), kế toán xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại là: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong phương pháp này cũng là từng loại sản phẩm, từng phân xưởng hoặc giai đoạn sản xuất. Đối tượng tính giá thành là chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh. Công thức tính giá thành như sau: Giá thành Giá thành Chênh lệch thay Chênh lệch do thực = +/- +/- thực tế định mức đổi định mức hiện định mức 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm làm dở vào cuối kỳ là vấn đề có ý nghía quan trọng trong việc tính toán giá thành và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh trong kỳ. Để đánh giá sản phẩm làm dở, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp: 1.8.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) - Phương pháp này vận dụng phù hợp cho những doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 13
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm làm dở khoản chi phí NVL trực tiếp (hoặc chi phí NVL chính), còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đồng thời coi mức chi phí NVL trực tiếp hoặc NVL chính dung cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau. Công thức tính: Ddk + CPNVL × Qdd Dck = Qht + Qdd Trong đó: Ddk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Dck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Qht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Qdd : Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.8.2. Phương pháp đánh giá spdd theo ước lượng sản phẩm tương đương. - Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các loại doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuât sản phẩm. - Đặc điểm của phương pháp này biểu hiện ở các mặt: + Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất. + Nếu mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương ứng với tỷ kệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì chỉ quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành nói chung để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Ddk + CPPS Dck = × Qtđ Qht + Qtđ Trong đó: Qtđ : Khối lượng sản phẩm dở dang đã được tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành ( h%) Qtđ = Qdd x h% Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 14
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Nếu vật liệu (vật liệu chính) được xuất sử dụng hầu hết ở ngay giai đoạn đầu của quá trình sản xuất thì việc tính chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang được chi thành 2 phần là: Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến. 1.8.3. Phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang theo giá thành định mức. - Phương pháp này vận dụng phù hợp với những doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức. - Đặc điểm của phương pháp này là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang được xác đinh căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được, và tỉ lệ hoàn thành. Nếu sản phẩm được chế tạo không phải qua các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỉ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hoàn thành. Ngoài giá thành định mức như nêu trên, chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cũng có thể được xác định theo giá thành kế hoạch- trường hợp doanh nghiệp không xây dựng giá thành định mức. Công thức tính giá thành như sau: Giá thành Giá thành Chênh lệch thay Chênh lệch do thực = +/- +/- thực tế định mức đổi định mức hiện định mức 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm 1.9.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa đều được phản ánh trên tài khoản kế toán hàng tồn kho. 1.9.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình chế tạo sản phẩm - Nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại mà phải Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 15
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tiến hành phân bổ theo mức tiêu hao, hệ số phân bổ được quy định, tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất Mức phân bổ chi phí về nguyên vật liệu chính dùng cho loại sản phẩm được xác định theo công thức sau: Tổng trị giá nguyên vật liệu Mức phân bổ chi chính thực tế xuất sử dụng. Khối lượng của từng phí nguyên vật = x đối tượng được xác liệu chính cho Tổng số khối lượng của các định theo tiêu thức từng đối tượng đối tượng được xác định theo nhất định một tiêu thức nhất định. - Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu xuất sử dụng cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không thể xác định trực tiếp mức sử dụng cho từng đối tượng. Do đó, để phân bổ chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm xuất ra  TK sử dụng: TK 621 " Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp". Bên Nợ: - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Cuối kỳ TK 621 không có số dư.  Chứng từ kế toán sử dụng Phiếu nhập kho, thẻ kho, hóa đơn GTGT, sổ chi tiết NVL, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, bảng phân bổ NVL  Phương pháp hạch toán : Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 16
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho vật liệu Kết chuyển chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 151 Hàng đi đường kỳ trước kiểm nhận, Vật liệu dung không hết xuất dùng trực tiếp. nhập kho hay chuyển kỳ sau TK 632 NVLTT vượt trên mức TK 331, 111, 112 bình thường Tổng giá thanh toán của nguyên Giá chưa VAT TK 1331 v ậ t li ệ u s ử d ụ ng Thuế GTGT đầu vào theo phương pháp trực tiếp khấu trừ Mức phân bổ chi phí Tổng số tiền lương công nhân Khối lượng tiền lương của công trực tiếp của các đối tượng. phân bổ = x nhân trực tiếp cho Tổng khối lượng phân bổ theo của từng từng đối tượng. tiêu thức sử dụng đối tượng. 1.9.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định. Chi phí nhân công trực tiếp, chủ yếu là tiền lương công nhân trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên, nếu tiền lương công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp chẳng hạn như: theo định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ được quy định, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn mức phân bổ được xác định như sau:  TK sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: TK này được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm lao vụ (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương ). Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 17
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nội dung và kết cấu của TK 622: Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. TK 622 không có số dư cuối kỳ.  Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương  Phương pháp hạch toán . Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp lương trả cho công nhân Kết chuyển chi phí trực tiếp sản xuất nhân công trực tiếp TK338 Các khoản trích theo tỷ lệ với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. TK 335 Các khoản trích trước của công nhân 1.9.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng  Phân bổ chi phí sản xuất chung: Nếu ở phân xưởng chỉ có một loại sản phẩm được sản xuất thì toàn bộ chi phí sản xuất chung ở phân xưởng phát sinh được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất sản phẩm. Nếu ở phân xưởng sản xuất có từ 2 loại sản phẩm trở lên thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức có thể như: Tỷ lệ lương công nhân sản xuất, tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với số giờ Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 18
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP máy chạy, với nhiên liệu tiêu hao để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí sử dụng công thức: Chi phí sản xuất chung thực tế phát Số đơn vị của Mức phân bổ sinh trong kỳ từng đối tượng chi phí sản xuất = x tính theo tiêu chung cho từng Tổng đơn vị của các đối tượng thức được lựa đối tượng được phân bổ tính theo tiêu thức được lựa chọn. chọn.  TK sử dụng: TK 627 - Chi phí sản xuất chung: TK này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phân sản xuất. Kết cấu TK 627: Bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. Bên Có : Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung. TK 627 cuối kỳ không có số dư. TK 627 được chia thành các tài khoản cấp 2: - TK 6271 " Chi phí nhân viên phân xưởng". - TK 6272 " Chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng". - TK 6273 " Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho quản lý phân xưởng". - TK 6274 " Chi phí khấu hao TSCĐ ". - TK 6277 " Chi phí dịch vụ mua ngoài". - TK 6278 " Chi phí bằng tiền khác".  Chứng từ kế toán sử dụng Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, các chứng từ gốc liên quan đến chi phí mua ngoài sử dụng cho sản xuất chung.  Phương pháp hạch toán . Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 19
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên Các khoản giảm chi phí sản xuất chung cuối kỳ TK 152, 153 TK 154 Chi phí vật liệu, dụng cụ Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 142, 242, 335 Chi phí theo dự đoán TK 331, 111, 112 TK 632 Chi phí sản xuất Chi phí SXC cố định không chung khác được phân bổ giá thành TK 133 Thuế GTGT đầu vào 1.9.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để tập hợp chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối kỳ các chi phí sản xuất được tập hợp vào TK 621, TK 622, TK 627 sẽ được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ. Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo sơ đồ sau: Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 20
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.6: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 TK 154 TK 152 Kết chuyển chi phí NVLTT Phế liệu thu hồi TK 622 TK 138 Kết chuyển chi phí NCTT Bồi thường phải thu do sản phẩm hỏng TK 627 TK155 Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho TK157 Giá thành sản xuất thành phẩm Kết chuyển CPSXC gửi bán TK632 Giá thành thực tế sản hoàn thành bán ngay không nhập kho Chi phí cố định không được tính vào giá thành 1.9.2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kê khai định kỳ là phương pháp kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Tồng trị giá Trị giá hàng xuất Trị giá hàng Trị giá hàng = + hàng nhập kho - kho trong kỳ tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ trong kỳ Cũng tương tự phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các TK 621, TK 622, TK 627. Do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK 154 chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên TK 631- Giá thành sản xuất. Tài khoản 631 cũng được hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ, đội sản xuất ) và theo loại, nhóm sản phẩm Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 21
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Sơ đồ 1.7: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển giá trị sản phẩm Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ TK 621 Chi phí NVL trực tiếp TK 622 TK138 Chi phí nhân công trực tiếp Tiền bồi thường phải thu về sản phẩm hỏng TK627 TK632 Chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.10. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 1.10.1. Hạch toán về sản phẩm hỏng * Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các điều kiện về chất lượng, kỹ thuật quy định cho sản phẩm tốt (màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp ) * Có sản phẩm hỏng có sửa chữa được và không sửa chữa được -Sản phẩm hỏng có sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và chi phí sửa chữa thấp. -Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có sửa chữa được nhưng chi phí sửa chữa cao. * Về mặt quản lý: Có sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức - Sản phẩm hỏng trong định mức là sản phẩm hỏng doanh nghiệp đã dự kiến được là nó sẽ xảy ra không tránh khỏi. Phần thiệt hại này (chi phí sửa chữa, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa đươc) được tính vào giá trị sản phẩm trong kỳ. -Sản phẩm hỏng ngoài định mức là sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của quá trình sản xuất do các nguyên nhân bất thường xãy ra như: mất điện, hỏng máy, thiếu nguyên vật liệu, thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 22
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ1.8: Kế toán sản phẩm hỏng sửa chữa được: TK 154, 155 TK 1388 TK 155 Kết chuyển giá trị sản Giá trị sp hỏng sủa chữa được phẩm hỏng sửa chữa được xong nhập lại kho TK 152, 334, 214 TK 154 Chi phí sửa chữa Giá trị sp hỏng sửa chữa sản phẩm hỏng xong đưa vào sản xuất ở công đoạn sau Sơ đồ 1.9: Kế toán sản phẩm hỏng không sửa chữa được TK 154, 155 TK 138 TK 811, 334 Giá trị sản phẩm hỏng Giá trị thiệt hại thực tế về SP không sửa chữa được được xử lý theo quy định TK 111, 152 Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi dưỡng 1.10.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể xảy ra những khoảng thời gian phải ngừng sản xuất do bị các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra: thiết bị sản xuất hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiên tai, hỏa hoạn Thời gian ngừng sản xuất là thời gian không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phát sinh nhiều loại chi phí để bảo vệ tài sản, đảm bảo đời sống cho người lao động, duy trì các hoạt động quản lý, Các khoản chi phí tạo ra sản phẩm nên về nguyên tắc không thể tính trong giá thành sản xuất sản phẩm mà đó là chi phí thời kỳ phải xử lý ngay trong kỳ kế toán. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 23
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1. 10: Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch TK 334, 338, 214 TK 335 TK 622, 627 Chi phí ngừng sản xuất Trích trước chi phí ngừng thực tế phát sinh sản xuất theo kế hoạch Trích bổ sung số trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh Hoàn nhập số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh - Trường hợp ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: Các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên tài khoản 1381 (chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất) tương tự như hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức nói trên. Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có, do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, vào chi phí khác hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Sơ đồ 1.11: Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch TK 334, 338, 152, 214 TK 1381 TK 632, 415 Tập hợp chi phí chi ra Thiệt hại thực về ngừng trong thời gian sản xuất được xử lý ngừng sản xuất ngoài kế hoạch TK 1388, 111 Giá trị bồi thường của tập thể cá nhân gây ra ngừng sản xuất Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 24
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.11. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 1.11.1 Theo hình thức Nhật ký chung Đặc trưng của hình thức Nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Các doanh nghiệp nhỏ thường áp dụng hình thức kế toán này. Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức Nhật kí chung Sổ cái tài khoản 621, Chứng từ gốc 622, 627, 154 Sổ nhật kí chung Bảng tính giá thành Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: 1.11.2 Theo hình thức nhật ký sổ cái Nhật ký – sổ cái là sổ kế toán dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 25
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức Nhật ký- sổ cái. Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627, Nhật ký sổ cái (phần sổ cái ghi cho TK 621, Bảng tính giá thành 622, 627, 154) BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: 1.11.3 Theo hình thức nhật ký chứng từ Nhật ký chứng từ là hình thức ghi sổ theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế của tài khoản kết hợp với việc phân tích các tài khoản đó theo các tài khoản đối ứng. Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức Nhật ký – chứng từ Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ chi phí sản xuất - Bảng phân bổ NVL, CC, DC Bảng kê 4, 5,6 - Bảng phân bổ tiền lương - Bảng phân bổ khấu hao Nhật ký chứng từ số 7 - Bảng tính giá thành - Phiếu nhập S ổ cái tài khoản 621, kho thành phẩm 622, 627, 154 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 26
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: 1.11.4 Theo hình thức chứng từ ghi sổ Đặc trưng của loại hình thức Chứng từ ghi sổ là phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế để ghi sổ. Việc ghi sổ tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ cái chi tiết tài khoản 621, 622, 627, 154 Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ - Bảng tính giá thành - Phiếu nhập kho thành Sổ cái tài khoản 621, phẩm 622, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu kiểm tra: 1.11.5 Theo hình thức kế toán máy Đây là hình thức kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán trên. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 27
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất- giá thành theo hình thức kế toán máy. CHỨNG TỪ SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp KẾ TOÁN - Sổ chi tiết TK 621, 622, 627 BẢNG TỔNG - Báo cáo tài chính HỢP CHỨNG - Báo cáo kế toán TỪ KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH CÙNG LOẠI quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu kiểm tra In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 28
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN DỊCH VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI 2.1. Đặc điểm chung ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Từ giữa năm 1959 tới hết năm 1960 công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh diễn ra rất sối nổi. Huyện ủy, ủy ban hành chính huyện Cát Hải tổ chức học tập, giáo dục chính trị và đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng đối với các nhà tư bản, tiểu chủ sản xuất nước mắm, vận động họ góp vốn, công sức vào sản xuất tập thế. Xí nghiệp công tư hợp danh nước mắm Cát Hải ra đời từ đó. Ngày 23-19- 1959 Ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng ra quyết định số 357/QĐ-UB thành lập xí nghiệp công tư hợp danh nước mắm Cát Hải. Cuối năm 1995, Ủy ban nhân dân thành phố đã chấp nhận đề nghị của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp thành phố, Giám đốc sở thủy sản Hải Phòng ra quyết định số 1835/QĐ- Đổi mới doanh nghiệp ngày 7-11-1995 đổi tên xí nghiệp thành Công ty chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Ngày 11-7-2001 Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra quyết định số 1477/QĐ-UB thành lập công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. * Tổng quan về công ty: Tên công ty: Công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. * Địa chỉ: Thị Trấn Cát Hải – Huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng Số ĐKKD: 0203000088 cấp ngày 24/7/2001 Vốn điều lệ: 5.300.000.000 VNĐ Điện thoại: 031. 3886258 Fax: 031. 3886396 Email: cathai-jac@vnn.vn * Số tài khoản: 2103211000002 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn AGRIBANK. * Mã số thuế: 0200432014 * Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua của Công ty như sau: Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 29
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng doanh thu 75.397.143.007 95.366.926.582 119.464.696.952 Tổng doanh thu thuần 75.397.143.007 95.366.926.582 119.464.696.952 Tổng GVHB 48.378.081.195 63.067.930.500 87.159.762.000 Tổng lợi nhuận gộp 27.019.061.812 32.298.996.082 32.304.934.952 Tổng lợi nhuận trước thuế 10.171.874.170 12.529.565.366 11.358.735.043 Thu nhập bình quân 1 lao 2.900.000 3.200.000 3.350.000 động/tháng Thuế và các khoản nộp NSNN 453.369.845 922.699.328 971.424.510 (Nguồn trích từ báo cáo tổng kết năm 2013 của Công ty) 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm Số công TT Loại sản phẩm Số tiêu chuẩn Số chứng nhận sản phẩm bố 1 Nước mắm Đặc Biệt 01/CH TCVN5107-2003 301/2006/YTHP-CNTC 2 Nước mắm Thượng Hạng 02/CH TCVN5107-2003 301/2006/YTHP-CNTC 3 Nước mắm Hạng 1 03/CH TCVN5107-2003 299/2006/YTHP-CNTC 4 Nước mắm Hạng 2 04/CH TCVN5107-2003 305/2006/YTHP-CNTC 5 Nước mắm Vị Hương 01 01/2006(TCCS) 296/2006/YTHP-CNTC 6 Nước mắm Cao Đạm 02 02/2006(TCCS) 303/2006/YTHP-CNTC 7 Nước mắm Cốt cá nhâm 03 03/2006(TCCS) 302/2006/YTHP-CNTC 8 Nước mắm Cá Quẩn 02 05/2006(TCCS) 306/2006/YTHP-CNTC 9 Nước Mắm Cá Mực 06 06/2006(TCCS) 310/2006/YTHP-CNTC 10 Nước Mắm Hạng 1B 07 07/2006(TCCS) 304/2006/YTHP-CNTC 11 Cốt Mắm Tôm 08 08/2006(TCCS) 307/2006/YTHP-CNTC 12 Nước mắm loại 22 đạm 09 08/2006(TCCS) 308/2006/YTHP-CNTC 13 Nước mắm loại 18 đạm 10 10/2006(TCCS) 309/2006/YTHP-CNTC 14 Mắm tôm Cát Hải 11 01/2006(TCCS) 295/2006/YTHP-CNTC Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 30
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Số công TT Loại sản phẩm Số tiêu chuẩn Số chứng nhận sản phẩm bố Nước mắm Hạng 1B - 15 04 04/2006/CH 6130/2006/YT-CNTC Bổ sung Sắt Nước mắm Thượng hạng 16 12 14/2006/CH 624/2007/YT-CNTC - bổ sung sắt 17 Bột canh thường 01 01/2004/BC 530/2004/BCTC-YTHP 18 Bột canh Iốt 02 02/2005/CH 602/2005/CBTC-YTHP Nước mắm hạng I bổ 19 12 TCCS 12:2007/CH 2333/2008/YT-CNTC sung vi chất sắt. 20 Nước mắm cao đạm 13 TCCS 13:2008 688/2008/YTHP-CNTC Giải thích các chữ viết tắt : - TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam - TCCS : Tiêu chuẩn cơ sở - CH : Cát Hải - YTHP : Ytế Hải phòng - YT : Y tế - CNTC : Chứng nhận tiêu chuẩn - CBTC : Công bố Tiêu chuẩn 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty. C«ng ty chÕ biÕn dÞch vô thuû s¶n C¸t H¶i sản xuất nhiều loại nước mắm khác nhau quy trình công nghệ qua nhiều giai đoạn sản xuất. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục, khép kín, quá trình này có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất nước mắm Cá biển Chế biến Lọc – Thành phẩm Mắm nước Nấu cô Đóng gói Thành phẩm đóng gói sẵn Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 31
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Sơ đồ: 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẢNG ỦY CÔNG TY BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC CÔNG TY CÔNG ĐOÀN CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC ĐOÀN THANH NIÊN Phòng Xí Trung Kế Tổ Phòng Xí Phân Phòng bảo vệ nghiệp tâm hoạch chức kinh nghiệp xưởng kỹ cung tiêu kế hành doanh chế đóng thuật ứng vật thụ toán chính thị biến gói QLC tư sản trường nước sản L sản phẩm mắm phẩm phẩm Máy Chai Đội tàu vật tư Cửa hàng KD Các đại lý Chỉ dẫn: Mũi tên chỉ dẫn: chỉ huy tuyến tính trong sản xuất Mối quan hệ lãnh đạo và quản lý (Nguồn dữ liệu từ phòng hành chính) * Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Chủ tich hội đồng quản trị là người đại diện pháp lý trước pháp luật của công ty. Tổ chức lãnh đạo cũng như định hướng và kiểm soát toàn công ty. * Ban Giám đốc công ty: Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc Giám đốc: là người điều hành hoạt động sản xuất hàng ngày của Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 32
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Phó giám đốc 1: phụ trách thu mua Phó giám đốc 2: Phụ trách tiêu thụ * Phòng hành chính: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác quy hoạch cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh đề ra. Xây dựng cơ chế trả lương hợp lý cho cán bộ công nhân viên với mục đích khuyến khích người lao động và quản lý kiểm tra xử lý những trường hợp bất hợp lý. * Phòng kế hoạch kế toán: Chịu trách nhiệm về mặt tài chính kế toán và lập kế hoạch cho các sản phẩm của công ty. Tổ chức quản lí các nguồn vốn, xác định số tài sản vật tư, tiền vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết toán các khoản tiền lương, BHXH đúng hạn cho CBCNV toàn công ty, tính toán và trích lập đủ đúng hạn các khoản phải nộp NSNN, các quỹ để cấp lại , cấp trên. * Phòng kinh doanh thị trường: Có chức năng khảo sát thị trường để lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, có định hướng bán hàng cho từng khu vực, đại lí. * Phòng kĩ thuật quản lý chất lượng sản phẩm: Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các công đoạn của quy trình công nghệ. Quản lí các loại thiết bị trong sản xuất, lập kế hoạch bảo trì sửa chữa toàn bộ, lập hồ sơ theo dõi thiết bị và tình trạng của thiết bị để đảm bảo sản xuất liên tục, ổn định, Thiết kế sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến công tác sáng kiến sáng tạo hợp lí hóa sản xuất. * Xí nghiệp chế biến nước mắm: nơi sản xuất ra các loại mắm. *Phân xưởng đóng gói sản phẩm: Có nhiệm vụ đóng gói sản phẩm *Cửa hàng kinh doanh, đại lý: Là nơi phân phối sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu sản phẩm mới của công ty ra với người tiêu dùng. *Đội tàu vật tư: Chịu trách nhiệm thu mua và vận chuyển nguyên liệu, chuyên chở nước mắm đến với các đại lí, trung tâm tiêu thụ sản phẩm. *Xí nghiệp cung ứng vật tư: Chịu trách nhiệm mua vật tư. *Trung tâm tiêu thụ sản phẩm Máy Chai: Là nơi tiêu thụ sản phẩm chính của công ty ở Hải Phòng. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 33
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN KÊ TOÁN KÊ TOÁN THỦ QUỸ VẬT TƯ, THANH TỔNG HỢP TIỀN CCDC, TSCĐ TOÁN LƯƠNG Các nhân viên kế toán tại các của hàng, đại lý Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp - Kế toán trưởng (trưởng phòng kế hoạch): Là người điều hành mọi công việc của phòng kế toán, trực tiếp kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ký duyệt chứng từ. Báo cáo trước khi trình Giám đốc, đồng thời phải duyệt quyết toán quý, năm theo đúng chế độ. - Kế toán vật tư, Công cụ dụng cu, TSCĐ: Chịu trách nhiệm cập nhật, theo dõi và quản lí xuất nhập tồn kho nguyên liệu, bán thành phẩm và CCDC dựa trên các chứng từ, số liệu của các phòng ban, bộ phận trong công ty. Theo dõi tập hợp các chi phí phát sinh về vật tư bao bì đóng gói sản phẩm và chi phí xây dựng, sửa chữa TSCĐ. Chịu trách nhiệm theo dõi tài khoản 152, 153,1422, 241. - Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thu - chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, giao dịch với ngân hàng về các khoản vay- nợ, các khoản tiền gửi, chuyển tiền. - Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm tính, thanh toán tiền lương và các khoản khác cho người lao động. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tính hình xuất, nhập quỹ tiền mặt theo phiếu chi, phiếu thu - Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tập hợp chi phí đê tính giá thành và có phụ trách tập hợp tất cả số liệu của các phần hành khác nhau. - Kế toán tại các cửa hàng: Chịu trách nhiệm lập chứng từ và tập hợp chứng từ cuối tháng chuyển về phòng kế hoạch- kế toán của Công ty. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 34
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. - Niêm độ kế toán: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm N - Phương pháp tính thuế GTGT: áp dụng theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: bình quân gia quyền cả kỳ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng. - Kế toán tổng hợp vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là VNĐ - Chế độ kế toán áp dụng theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” Sơ đồ 2.4. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Chứng từ gốc (phiếu xuất kho, HĐ GTGT) Số thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ Chứng từ ghi sổ TK 154 ghi sổ Sổ cái TK 154 Bảng tính giá thành, PNK Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu kiểm tra Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 35
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao đông vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Chi phí sản xuất tại Công ty bao gồm: + Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất nước mắm như chượp, than, muối, bao bì + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân viên và các khoản trích theo lương. + Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc sản xuất nước mắm, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải.  Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải với đặc điểm sản xuất nhiều loại sản phẩm theo từng phân xưởng. Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công theo phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng nào thì được tập hợp cho phân xưởng đó, sau đó sẽ được phân bổ cho số sản phẩm hoàn thành trong kỳ vào cuối tháng.  Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là đối tượng hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra đê sản xuất đã được bù đắp cũng như tính toán được kết quả sản xuất kinh doanh. Để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm thích hợp, bộ phận kế toán chi phí – giá thành phải căn cứ vào quy trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm sản xuất. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất công ty đã xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm hoàn thành. 2.2.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm.  Kỳ tính giá thành: Là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá thành. Kỳ tính giá thành của Công ty là vào cuối mỗi tháng.  Phương pháp tính giá thành: Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 36
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tổng giá thành Chi phí SXKD Tổng chi phí Chi phí SXKD sản phẩm hoàn = dở dang đầu sản xuất phát - dở dang cuối + thành kỳ sinh trong kỳ kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành 2.2.4 Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Để minh họa cho dòng chạy số liệu, đề tài lấy số liệu liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mắm cao đạm trong tháng 10 năm 2013 tại Công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. 2.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Hệ thống chứng từ: Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT (Đối với trường hợp mua xuất thẳng cho phân xưởng sản xuất), bảng kê mua hàng hoá (Đối với trường hợp mua lẻ không có hoá đơn), bảng phân bổ nguyên vật liệu * Tài khoản sử dụng: 1541 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên liệu trực tiếp được phản ánh khí xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Công ty cổ phẩn chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải xác định giá trị vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Giá trị NVL Giá trị NVL Đơn giá NVL thực tế tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ = bình quân xuất dùng Số lượng NVL Số lượng NVL tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Giá trị thực tế của Số lượng NVL Đơn giá thực tế = x NVL xuất dùng xuất trong kỳ bình quân Ví dụ: Ngày 20/10/2013 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải xuất 3700kg cá Quẩn và phục vụ cho công tác sản xuất sản phẩm. Kế toán căn cứ vào số lượng trên giấy đề nghị xuất vật tư, viết phiếu xuất kho và giao cho thủ kho xuất kho nguyên vật liệu. Trên phiếu xuất kho ghi rõ tên, quy cách vật tư, lý do xuất kho, Thủ kho chỉ hạch toán về mặt lượng trên thẻ kho và ghi số lượng thực xuất vào cột thực xuất rồi ký vào phiếu xuất kho. Cuối Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 37
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tháng kế toán mới tính giá xuất kho cho từng nguyên vật liệu và hạch toán về mặt giá trị trên phiếu xuất kho và các sổ sách có liên quan. Căn cứ vào giấy đề nghị vật tư với sự nhất trí của phòng kỹ thuật và sự ký duyệt của giám đốc, kế toán viết phiếu xuất kho. Biểu 2.1: Phiếu xuất kho C.TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN DỊCH Mẫu số: 02-VT VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải –TP Hải Phòng ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 07 tháng 10 năm 2013 Nợ TK: 154 Có TK: 152 Số: PX333 H ọ và tên người giao: Vũ Văn Chương Đ ịa chỉ: PX Sản xuất Xu ất tại kho: Vật liệu địa điểm: . S Đơn Số lượng Tên vật tư, sản Mã Thành T vị Yêu Thực Đơn giá phẩm, hàng hóa số tiền T tính cầu xuất A B C D 1 2 3 4 1 Cá Quẩn Kg 2.700 2.700 Cộng Ngày 07 tháng 10 năm 2013 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn trích từ phòng Kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 38
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào Phiếu xuất kho (Biểu 2.1) kế toán ghi Bảng kê xuất vật tư cho loại vật liệu Cá Quẩn (Biểu 2.2). Biểu 2.2. Bảng kê xuất vật tư Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Thị trấn Cát Hải- Huyện Cát Hải- Thành phố Hải Phòng BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ Số : BKX07- T10 Nợ 154 Tên vật liệu: Cá Quẩn Có 152 Nội dung: Xuất kho vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm Tháng 10/2013 Phiếu xuất kho Ngày xuất Diễn giải Đơn vị Số lượng Số Ngày 333 07/10/2013 07/10/2013 Cá Quẩn Kg 2700 335 09/10/2013 09/10/2013 Cá Quẩn Kg 1000 Cộng 3700 Đơn giá 10.971 Trị giá xuất 40.592.700 (Nguồn trích từ phòng Kế toán Công ty) - Kế toán xác định đơn giá xuất Cá Quẩn theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ như sau: + Đầu kỳ tồn 4.350Kg - trị giá 47.875.000đ + Nhập trong kỳ 5.100Kg – trị giá 55.800.000đ + Xuất trong kỳ 3.700Kg 47.875.000 + 55.800.000 Đơn giá xuất kho thực tế BQ = = 10.971đ/kg 4.350 + 5100 Trị giá thực tế xuất kho của cá Quẩn = 3.700 x 10.971 = 40.592.700đ Trị giá tồn cuối kỳ = 47.875.000 + 55.800.000 – 40.592.700= 63.082.300đ Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 39
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Từ các Bảng kê xuất kho vật tư (Biểu 2.2). kế toán tiến hành ghi Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cho nguyên liệu Cá Quẩn Biểu 2.3. Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Mẫu số S07-DNN Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 10 năm: 2013 Tài khoản: 152 Tên kho: Nguyên vật liệu Tên nguyên vật liệu: Cá Quẩn Đơn vị tính: Kg CT Đơn Nhập Xuất Tồn Ghi Diễn giải TKĐƯ SH NT giá SL TT SL TT SL TT chú A B C D 1 2 3=1×2 4 5=1×4 6 7=1×6 8 Số dư đầu tháng 10/2013 11.006 4.350 47.875.000 PN45 02/10 Mua Cá Quẩn 331 10.941 5.100 55.800.000 BKX07- XK Cá Quẩn để sx mắm 31/10 154 10.971 3.700 40.592.700 T10 cao đạm Cộng tháng 10/2013 5.100 55.800.000 3.700 40.592.700 Số dư cuối tháng 10/2013 5.750 63.082.300 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn trích từ phòng Kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 40
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Từ bảng kê xuất vật tư, kế toán lập sổ chi tiết tài khoản 1541 (Biểu 2.4) Biểu 2.4. Sổ chi tiết các tài khoản Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Mẫu số S020-DNN Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tên TK: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 1541 Đối tượng: Mắm cao đạm NT Chứng từ TK Số phát sinh Số dư ghi Diễn giải ĐƯ sổ SH NT Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 80.426.000 Số phát sinh trong tháng 10/2013 31/1 BKX07 31/10 XK Cá Quẩn để sx mắm cao đạm 152 40.592.700 90.453.800 0 -T10 31/1 BKX08 31/10 XK muối sản xuất mắm cao đạm 152 980.000 91.433.800 0 -T10 Cộng phát sinh 103.560.000 103.560.000 Số dư cuối kỳ 50.780.000 Ngày 31 tháng10 năm 2013 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 41
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Từ bảng kê xuất kho vật tư (Biểu 2.2) kế toán lập Chứng từ ghi sổ Biểu 2.5. Chứng từ ghi sổ Mẫu số:S02a-DNN CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC DỊCH VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI Ngày 14/09/2006) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:13 Ngày 31/10/2013 Tên tài khoản Stt Trích yếu Số tiền Nợ Có Xuất kho vật tư sản 1541 152 40.592.700 xuất sản phẩm Tổng cộng 40.592.700 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI VÀO SỔ NGƯỜI LẬP CHỨNG TỪ (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 42
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.5) ) kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như Biểu 2.31 và ghi Sổ cái TK 154 (Biểu 2.6) Biểu 2.6. Sổ cái TK 154 C.TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN DỊCH Mẫu số S03b - DNN VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải –TP Hải Phòng 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 1541 Tháng 10 năm 2013 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ TK Số tiền tháng ghi sổ Diễn giải đối ghi Số Ngày ứng Nợ Có sổ hiệu A B C D E 1 2 Số dư đầu kì(đầu 896.872.800 tháng 10/2013) Xuất kho vật liệu 31/10 13 31/10 152 40.592.700 sản xuất sản phẩm Xuất kho vật liệu 31/10 14 31/10 152 22.850.000 sản xuất sản phẩm Cộng phát sinh 2.255.600.000 2.255.600.000 Số dư cuối kì 227.038.876 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 43
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp * Nội dung hạch toán nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng. Tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương của công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương. - Đối với các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPC§) của công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải gồm: + BHXH được tính bằng 24% tổng lương cơ bản, trong đó 17% tính vào chi phí và 7% trừ vào thu nhập của người lao động. + BHYT được tính bằng 4.5% tổng lương cơ bản, trong đó 3% tính vào chi phí và 1,5% trừ vào thu nhập của công nhân viên. + BHTN được tính bằng 2% tổng lương cơ bản, trong đó 1% tính vào chi phí và 1% trừ vào thu nhập công nhân viên. + KPCĐ được tính bằng 2% lương thực tế của công nhân viên trong đó Công ty tính vào chi phí cả 2%. Tóm lại 23% các khoản trích theo lương Công ty tính vào chi phí nhân công trực tiếp còn 9,5% con lại trừ vào thu nhập của người lao động. * Tài khoản sử dụng: TK 1542 * Chứng từ kế toán sử dụng của công ty: - Bảng chấm công. - Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương. - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Tiền lương của công nhân phân xưởng được tính theo lương hợp đồng là lương đã xác định trong hợp đồng lao động. Công thức tính lương công nhân sản xuất như sau: Lương hợp đồng × Ngày công Lương tháng = 26 Lương chính = lương hợp đồng + Lương trách nhiệm/thâm niên Các khoản phụ cấp Các khoản Lương thực tế = Lương chính + - lương thưởng giảm trừ Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 44
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong đó: Lương trách nhiệm/ thâm niên: Công nhân làm việc tại nhà máy đủ 2 năm thì bắt đầu được tính hệ số thâm niên. Hệ số Trách nhiệm thâm niên sẽ tăng sau mỗi 6 tháng. Lương trách Hệ số trách = Lương tháng × nhiệm/thâm niên nhiệm/thâm niên Các khoản phụ cấp bao gồm: Phụ cấp ăn trưa 18.000đ/1 bữa. Tiền chuyên cần: Công nhân đi làm đủ ngày quy định được nhận 200.000đ chuyên cần mỗi tháng, công nhân nghỉ có phép 1 ngày nhận được 150.000đ, nghỉ 2 ngày nhận 100.000đ, nghỉ không phép sẽ bị phạt 150.000 đ/ngày. Các khoản giảm trừ là các khoản tiền phạt và các khoản trích theo lương trừ vào thu nhập của người lao động. VD: Anh Ngô Văn Tuấn là 1 công nhân đóng gói, trong tháng nghỉ 1 ngày có phép. Lương hợp đồng của anh là 3.350.000 đ, hệ số thâm niên là 0.1. Tính lương phải trả cho công nhân Ngô Văn Tuấn: 3.350.000 Lương Tháng = 3.350.000 - x 1 = 3.221.153 26 Lương trách nhiệm = 3.221.153 × 0.1 = 322.115 đ Lương chính = 3.350.000 + 322.115 = 3.672.115 đ Tiền chuyên cần = 150.000 đ Phụ cấp cơm trưa = 26ng × 18.000 = 468.000 đ Tổng thu nhập = 3.672.115 + 150.000 + 468.000 = 4.290.115 đ Các khoản trích BH = 2.514.500 × 9,5% = 238.878 đ  Lương thực lĩnh = 4.290.115 – 238.878 = 4.051.237 đ Các khoản trích lương và lương thực lĩnh của các công nhân khác tính tương tự. Ví dụ: Tháng 10 năm 2013 Công ty tiến hành tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Hàng ngày tổ trưởng ở mỗi phân xưởng có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi thời gian làm việc thực tế và chấm công cho từng công nhân trong ngày để ghi vào Bảng chấm công. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 45
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.7. Bảng chấm công công nhân trực tiếp sản xuất Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Mẫu số 01a-LĐTL Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 10 năm 2013 Bộ phận: Phân xưởng sản xuất số 1 Ngày trong tháng STT Họ tên Chức danh Số công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 31 1 Phạm Văn Hùng Tổ trưởng × × × × × CN × × × × 27 2 Tô Thị Hạnh Công nhân × × × × × CN × × × × 27 3 Ngô Văn Tuấn Công nhân × × × × × CN × P × × 26 4 Phạm Thế Công Công nhân × × × × × CN × × × × 27 5 Trần Văn Trịnh Công nhân × Ô Ô × × CN × × × × 25 . . . . . . . . . . . . . . . Cộng 358 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Ký hiệu chấm công: Con ốm: C Nghỉ bù: NB Ngưng việc: N Nghỉ phép: P Ốm, điều dưỡng: Ô Nghỉ không lương: KL Thai sản: TS Tai nạn: T (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 46
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Từ bảng chấm công (Biểu 2.7) kế toán lập bảng lương bộ phận phân xưởng 1 Biểu 2.8: Bảng thanh toán lương Mẫu số 01a- LĐTL Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Phân xưởng số 1 Tháng 10 năm 2013 Phụ cấp Trừ Chức Lương hợp Lương PC ăn trưa Tổng thu Cộng (9,5%) STT Họ tên NC Tiền thuế Thực lĩnh vụ đồng trách nhiệm (18.000đ/1 nhập chuyên cần TNCN bữa) A B C 1 2 3 4 5=1×18.000 6=2+3+4+5 7 8 9=6-7-8 1 Phạm Văn Hùng TT 27 3.550.000 355.000 200.000 468.000 4.573.000 238.878 - 4.334.122 2 Tô Thị Hạnh CN 27 2.950.000 200.000 468.000 3.618.000 238.878 - 3.379.122 3 Ngô Văn Tuấn CN 26 3.350.000 322.115 150.000 468.000 4.290.115 238.878 - 4.051.237 4 Phạm Thế Công CN 27 3.350.000 200.000 468.000 4.018.000 238.878 - 3.779.122 Tổng 50.251.600 3.618.020 2.110.000 2.924.000 58.477.620 3.097.710 - 48.511.741 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 47
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào Bảng thanh toán lương (biểu số 2.8), kế toán tiến hành lập bảng trích các khoản theo lương tháng10/2013 cho PX1 Biểu số 2.9: Bảng trích các khoản theo lương Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng BẢNG TRÍCH CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG Số hiệu : BPBTL - Tháng 10/2013 Bộ phận: Phân xưởng 1 Các khoản trích tính vào chi phí Các khoản trích tính vào lương Lương Cộng STT Họ và tên đóng bảo BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng BHXH BHYT BHTN Cộng 32,5% hiểm 9,5% 17% 3% 1% 2% 23% 7% 1,5% 1% 1 Phạm Văn Hùng 2.514.500 42.747 75.435 25.145 50.290 578.335 176.015 37.718 25.145 238.878 817.213 2 Tô Thị Hạnh 2.514.500 42.747 75.435 25.145 50.290 578.335 176.015 37.718 25.145 238.878 817.213 3 Ngô Văn Tuấn 2.514.500 42.747 75.435 25.145 50.290 578.335 176.015 37.718 25.145 238.878 817.213 4 Phạm Thế Công 2.514.500 42.747 75.435 25.145 50.290 578.335 176.015 37.718 25.145 238.878 817.213 Cộng 32.618.000 5.545.060 978.540 326.180 652.360 7.502.140 2.283.260 489.270 326.180 3.097.710 10.600.850 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 48
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán tổng hợp các bảng lương của từng phân xưởng và bộ phận văn phòng để lập bảng tổng hợp lương toàn công ty. Biểu 2.10. Bảng tổng hợp lương Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Mẫu số 01a- LĐTL Thị trấn Cát Hải – Huyện Cát Hải – Thành phố Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG Tháng 10 năm 2013 Các khoản trích tính vào chi phí Các khoản trích BH trừ vào thu nhập Tổng thu STT Họ tên BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng BHXH BHYT BHTN Cộng Thực lĩnh nhập 17% 3% 1% 2% 23% (7%) (1.5%) (1%) (9,5%) Bộ phận quản I 149.592.250 17.961.275 5.640.225 1.567.075 2.760.150 27.928.725 9.282.018 1.989.004 1.567.075 12.597.024 136.995.226 lí DN II BP bán hàng 42.283.500 5.984.510 1.056.090 352.030 704.060 8.096.690 2.553.285 547.133 352.030 3.465.173 38.818.328 Bộ phận sản III 83.625.120 9.157.835 1.616.088 756.741 1.672.502 13.203.166 4.991.845 842.043 756.741 7.590.629 69.625.223 xuất Phân xưởng 1 58.477.620 5.545.060 978.540 326.180 652.360 7.502.140 2.283.260 489.270 326.180 3.097.710 48.511.741 . . IV Quản lý PX 60.541.500 8.274.650 1.554.350 551.450 1.102.900 11.483.350 3.550.785 760.883 551.450 4.818.923 55.722.578 Tổng 336.042.370 46.923.330 9.796.293 3.704.764 6.891.972 60.707.931 25.933.346 5.557.146 3.704.764 35.195.255 397.847.115 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 49
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Từ bảng Tổng hợp lương toàn công ty (Biểu 2.9), kế toán lập Bảng phân bổ lương toàn công ty. Biểu 2.11. Bảng phân bổ tiền lương Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2013 Ghi có TK 338 STT Cộng có Có TK 334 KPCĐ BHXH BHYT BHTN Ghi nợ TK 338 1 TK 1542 83.625.120 1.672.502 9.157.835 1.616.088 756.741 13.203.166 2 TK 1543 60.541.500 1.102.900 8.274.650 1.554.350 551.450 11.483.350 3 TK 6421 42.283.500 704.060 5.984.510 1.056.090 352.030 8.096.690 4 TK 6422 149.592.250 2.760.150 17.961.275 5.640.225 1.567.075 27.928.725 5 TK 334 25.933.346 5.557.146 3.704.764 35.195.255 Tổng 336.042.370 6.720.847 66.263.594 13.767.272 6.659.518 95.907.186 (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 50
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương (Biểu 2.11) kế toán lập các chứng từ ghi sổ Biểu 2.12. Chứng từ ghi sổ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN Mẫu số:S02a-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC DỊCH VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI Ngày 14/09/2006) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:23 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Tên tài khoản Stt Trích Yếu Số tiền Nợ Có Chi phí tiền lương 1 phải trả công nhân 1542 334 83.625.120 sản xuất 2 Trả lương cán bộ 1543 334 60.541.500 quản lý phân xưởng 3 Trả lương bộ phận 6421 334 42.283.500 bán hàng 4 Trả lương bộ phận 6422 334 149.592.250 văn phòng Tổng cộng 336.042.370 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI VÀO SỔ NGƯỜI LẬP CHỨNG TỪ (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 51
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.13. Chứng từ ghi sổ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN Mẫu số:S02a-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC DỊCH VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI Ngày 14/09/2006) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:24 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Tên tài khoản Stt Trích Yếu Số tiền Nợ Có Trích các khoản theo 1 lương phải trả công 1542 338 13.203.166 nhân sản xuất 2 Trích các khoản theo lương của bộ phận 1543 338 11.483.350 phân xưởng 3 Trích các khoản theo lương của bộ phận 6421 338 8.096.690 bán hàng 4 Trích các khoản theo lương của bộ phận 6422 338 27.928.725 văn phòng 5 Trích các khoản theo lương trừ vào lương 334 338 35.195.255 toàn công ty Tổng cộng 95.907.186 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI VÀO SỔ NGƯỜI LẬP CHỨNG TỪ (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 52
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.12, Biểu 2.13), kế toán ghi vào Sổ đăng ký chứng từ như Biểu 2.31 và Sổ cái TK 1542. Biểu 2.14. Sổ cái TK 154 C.TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN DỊCH Mẫu số S03b - DNN VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải –TP Hải Phòng 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 1542 Tháng 10 năm 2013 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ ghi TK Số tiền tháng sổ Diễn giải đối ghi Số Ngày ứng Nợ Có sổ hiệu A B C D E 1 2 Số dư đầu kì (đầu tháng 10/2013) Lương phải trả cho 31/10 23 31/10 334 83.625.120 công nhân sản xuất Trích các khoản 31/10 24 31/10 theo lương tính vào 338 13.203.166 chi phí Cộng phát sinh 2.108.979.161 2.108.979.161 Số dư cuối kỳ (cuối tháng 10/2013) Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 53
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty * Hệ thống chứng từ: - Bảng thanh toán lương - Phiếu xuất kho - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Hóa đơn GTGT mua vào * Tài khoản sử dụng: - TK 1543- Chi phí sản xuất chung, * Sổ sách kế toán sử dụng: - Sổ cái TK 1543 - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung.  Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung: 1, Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhân công được tính vào chi phí sản xuất chung là tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân phục vụ sản xuất, công nhân ở các tổ, đội phụ trợ (đội xe nâng, tổ cơ điện, tổ vận chuyển bốc xếp ). Việc hạch toán giống với hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán lấy số liệu từ Bảng thanh toán lương tiến hành định khoản, tập hợp chi phí và phân bổ cho từng thành phẩm các loại vào cuối kỳ. Căn cứ vào bảng chấm công, trình độ chuyên môn kế toán tính tiền lương cho mỗi người, lập Bảng tổng hợp lương (Biểu 2.10 ), Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu 2.11 ), từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH lập Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.12, biểu 2.13) 2, Chi phí vật liệu, bao bì Chi phí vật liệu gồm các vật liệu, nhiên liệu phục vụ gián tiếp cho quá trình sản xuất như dầu máy, xăng xe Chi phí bao bì là chi phí vỏ chai đóng gói thành phẩm. Mỗi loại mắm được đóng chai với khối lượng và loại chai phù hợp. Ví dụ: Ngày 13 tháng 12 nhân viên phân xưởng số 1 kiến nghị bổ sung bao bì và chai thủy tinh để đóng gói cho sản xuất. Kế toán công ty xuất bao bì, vỏ chai thủy tinh, đồng thời ghi phiếu xuất kho. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 54
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.15. Phiếu xuất kho C.TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN DỊCH Mẫu số: 02-VT VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Thị trấn Cát Hải- huyện Cát Hải –TP Hải Phòng ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 07 tháng 10 năm 2013 Nợ TK: 1543 Có TK: 152 Số: PX338 H ọ và tên người giao: Vũ Văn Chương Lý do xuất: Xuất bao bì cho sản xuất sản phẩm mắm cao đạm ở Phân xưởng số 1 Xu ất tại kho: Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Tên, nhãn hiệu, Số lượng S quy cách phẩm M Đơn Yêu Thực Thành T chất vật tư, dụng ã vị cầu xuất Đơn giá tiền T cụ sản phẩm, hàng số tính hóa A B C D 1 2 3 4 1 bao bì Cái 2.000 2.000 2 vỏ chai thủy tinh Chai 5.600 5.600 Cộng Ngày 07 tháng 10 năm 2013 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 55
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào phiếu xuất kho (Biểu 2.15) Kế toán ghi Bảng kê xuất bao bì Biểu 2.16. Bảng kê xuất vật liệu Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Thị trấn Cát Hải- Huyện Cát Hải- Thành phố Hải Phòng BẢNG KÊ XUẤT CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Số: BKX10- T10 Nợ TK 1543 Tên vật liệu: bao bì Có 152 Nội dung: Xuất kho bao bì phục vụ phân xưởng sản xuất Phiếu xuất kho Ngày xuất Diễn giải Đơn vị Số lượng Số Ngày 338 07/10 07/10/2013 Bao bì Cái 2.000 340 15/10 15/10/2013 Bao bì Cái 800 Cộng 2.800 Đơn giá 2.700 Trị giá xuất 7.560.000 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) * Kế toán xác định đơn giá xuất bao bì theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ như sau: - Đầu kỳ tồn: 5.680 cái trị giá 15.336.000 - Không nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ 2.800 cái 15.336.000 Đơn giá xuất thực tế bình quân = = 2.700 (đ/cái) 5.680 Trị giá thực tế xuất kho của bao bì = 2.800 x 2.700= 7.560.000đ Trị giá tồn cuối kỳ= 15.336.000 - 7.560.000= 7.776.000đ Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 56
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.17. Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Mẫu số S07-DNN Thị trấn Cát Hải- Huyện Cát Hải- Thành phố Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 10 năm: 2013 Tài khoản: 152 Tên kho: Nguyên vật liệu Tên nguyên vật liệu: Bao bì Đơn vị tính: Cái CT TK Đơn Nhập Xuất Tồn Ghi Diễn giải SH NT ĐƯ giá SL TT SL TT SL TT chú 3=1 A B C D 1 2 4 5=1×4 6 7=1×6 8 ×2 Số dư đầu tháng 10/2013 5.680 5.680 15.336.000 Xuất bao bì đóng gói cho sản BKX10-T10 31/10 154 2.700 2.800 7.560.000 2.880 7.776.000 xuất Cộng tháng 10/2013 2.800 7.560.000 Số dư cuối tháng 10/2013 2.880 7.776.000 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn trích từ phòng Kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 57
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào bảng kê xuất vật tư (Biểu 2.16) kế toán lập chứng từ ghi sổ (Biểu 2.18) sau đó tiến hành ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như Biểu 2.31 Biểu 2.18. Chứng từ ghi sổ Mẫu số:S02a-DNN CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC DỊCH VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI Ngày 14/09/2006) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:30 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Tên tài khoản Stt Trích yếu Số tiền Nợ Có Xuất bao bì phục vụ 1 1543 152 7.560.000 sản xuất Tổng cộng 7.560.000 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI VÀO SỔ NGƯỜI LẬP CHỨNG TỪ (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) 3. Chi phí công cụ dụng cụ Những công cụ có giá trị lớn cần phân bổ nhiều lần thì được hạch toán vào tài khoản 242 và được phần bổ dần vào chi phí trong tháng. Công ty tiến hành phân bổ qua bảng phân bổ chi phí tài khoản 242. Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 58
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.19. Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Thị trấn Cát Hải - Huyện Cát Hải- Thành phố Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN (TK242) Tháng 10 năm 2013 Thời S Giá trị Số tiền Đối tượng phân bổ gian Giá trị T Tên vật tư BPSD SL ĐG Thành tiền còn lại kỳ phân bổ phân còn lại T trước kỳ này 6421 6422 1543 bổ A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Xe đẩy BPSX 11 4.175.000 45.925.000 24 28.703.125 1.913.542 1.913.542 26.789.583 Giá xếp kim loại BPSX 18 258.000 4.644.000 24 2.902.500 193.500 193.500 2.709.000 Cân điện tử BPSX 3 3.250.000 9.750.000 36 5.281.250 406.250 406.250 4.875.000 Giá xếp gỗ BPSX 27 112.000 3.024.000 24 1.512.000 126.000 126.000 1.386.000 Bàn gỗ 1,5 m BPQL 4 580.000 2.320.000 24 1.450.000 96.667 96.667 1.353.333 Bàn 1,2 m BPSX 2 690.000 1.380.000 24 862.500 57.500 57.500 805.000 Ghế gấp BPBH 6 110.000 660.000 24 412.500 27.500 27.500 385.000 Ghế nhựa BPSX 24 65.000 1.560.000 24 975.000 65.000 65.000 910.000 Tổng cộng 82.780.450 11.994.455 5.015.245 2.050.260 4.928.950 70.785.995 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 59
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn (Biểu 2.19) kế toán lập chứng từ ghi sổ sau đó tiến hành ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như Biểu 2.31 Biểu 2.20. Chứng từ ghi sổ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN Mẫu số:S02a-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC DỊCH VỤ THỦY SẢN CÁT HẢI Ngày 14/09/2006) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:31 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Tên tài khoản Stt Trích Yếu Số tiền Nợ Có 1 Phân bổ chi phí trả trước cho bộ phận sản 1543 242 4.928.950 xuất 2 Phân bổ chi phí trả trước cho bộ phận bán 6421 242 5.015.245 hàng 3 Phân bổ chi phí trả trước cho bộ phận 6422 242 2.050.260 quản lý doanh nghiệp Tổng cộng 11.994.455 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI VÀO SỔ NGƯỜI LẬP CHỨNG TỪ (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) 4, Chi phí khấu hao TSCĐ TSCĐ của Công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình, bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc: nhà văn phòng, Phân xưởng sản xuất, - Phương tiện vận tải: Ôtô con, ôtô tải chở hàng, - Máy móc thiết bị: dây chuyền sản xuất Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 60
  72. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tài sản cố định được tính theo lượng giá trị của TSCĐ ở thời điểm bắt đầu đưa vào sử dụng. Giá này gọi là nguyên giá, nguyên giá TSCĐ mua sắm (mới hoặc cũ) được xác định như sau: Chi phí lắp Nguyên giá Giá mua Chi phí thu = thực tế + mua + đặt chạy thử Nguyên giá Mức trích khấu hao hàng năm = Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao năm Mức trích khấu hao hàng tháng = 12 Ví dụ: Công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải ngày 1-10- 2013 Mua máy trộn ngang HW- 100, nguyên giá là 68.985.250đ Kế toán tiến hành tính khấu hao TSCĐ này: 68.985.250 Mức khấu hao tháng 12 = = 574.877đ 10 x 12 Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 61
  73. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.21. Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải Mẫu số S06-TSCĐ Thị trấn Cát Hải- Huyện Cát Hải- Thành phố Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 10/2013 Đơn vị tính: đồng Số năm Toàn doanh nghiệp Đối tượng Chỉ tiêu sử dụng Nguyên giá Mức KH 1543 6421 6422 I, Số KH trích tháng 9 18.354.975.000 48.082.484 32.284.499 5.068.437 10.729.548 II, Số KH tăng trong tháng 10 671.079.000 4.492.325 2.292.325 - 2.200.000 Mua ôtô tải Hyundai H100 thùng lửng 15 396.000.000 2.200.000 - - 2.200.000 Mua máy trộn ngang HW-100 10 68.985.250 574.877 574.877 III, Số KH giảm trong tháng 10 184.125.000 1.164.496 303.385 - 861.111 Thanh lí ôtô chuyển hàng 10 155.000.000 861.111 - - 861.111 IV, Số KH trích trong tháng 10 18.841.929.000 51.410.313 34.273.439 5.068.437 12.068.437 Ngày 31 tháng 10 năm 2013 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Nguồn trích từ phòng kế toán Công ty) Sinh viên: Bùi Thị Thu Thương Lớp: QTL601K 62