Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng

pdf 123 trang huongle 770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng

  1. HoànHoàn thi thiệnệ nt ổt ổch chứức ck ếk ếtoán toán chi chi phí phí s ảsnả nxu xuấtấ tvà và tính tính giá giá thành thành s ảsnả nph phẩmẩm t ạtiạ icông công tyty C Cổ ổph phầnầ ns ảsnả nxu xuấtấ vàt và xu xuấtấ nht nhậpậ pkh khẩuẩ uH Hảiả Phòngi Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Bùi Thị Dung Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÒNG - 2011 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 1
  2. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Bùi Thị Dung Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÒNG - 2011 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 2
  3. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Bùi Thị Dung Mã SV: 1364010039 Lớp: QTL 301K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 3
  4. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (Về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Nghiên cứu lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. - Mô tả và phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Số liệu về tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng trong 3 năm gần đây. - Số liệu về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp : Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 4
  5. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. 2 5. Kết cấu của khóa luận. 2 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3 1.1. Khái niệm và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. 3 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 3 1.1.2. Nội dung của chi phí sản xuất. 3 1.2. Khái niệm và chức năng của giá thành sản phẩm. 4 1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 4 1.2.2. Chức năng của giá thành sản phẩm. 4 1.3. Phân loại chi phí sản xuất 6 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí. 6 1.3.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí. 7 1.3.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy mô sản xuất. 8 1.3.4. Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.8 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm. 8 1.4.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính giá thành. 9 1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí. 9 1.5. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành. 10 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 10 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 10 1.5.3. Kỳ tính giá thành 11 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 5
  6. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.6. Phƣơng pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 12 1.6.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 12 1.6.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 12 1.7. Phƣơng phá tính giá thành sản phẩm. 13 1.7.1. Phương pháp giản đơn. 14 1.7.2. Phương pháp hệ số. 14 1.7.3. Phương pháp tỷ lệ. 15 1.7.4. Phương pháp đơn đặt hàng. 16 1.7.5. Phương pháp tổng cộng chi phí. 17 1.7.6. Phương pháp phân bước. 17 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang. 20 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. 21 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. 22 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 22 1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. 22 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm. 23 1.9.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 23 1.9.2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 26 1.10. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán. 27 1.10.1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung. 27 1.10.2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật Ký – Sổ Cái. 28 1.10.3. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật Ký – Chứng Từ. 29 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 6
  7. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.10.4. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ. 30 1.10.5. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Trên Máy Vi Tính. 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HẢI PHÒNG. 32 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 32 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 35 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 36 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 39 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. 39 2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty. 41 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 44 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 44 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 45 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 45 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 7
  8. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 46 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 49 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 65 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 74 2.2.4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng.86 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HẢI PHÒNG. 93 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 93 3.1.1. Những ưu điểm. 94 3.1.2. Những mặt hạn chế. 96 3.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí và giá thành sản phẩm nói chung. 97 3.3. Yêu cầu và phƣơng hƣớng hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 99 3.4. Nội dung và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 100 3.4.1. Kiến nghị 1: Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho. 100 3.4.2. Kiến nghị 2: Về các khoản thiệt hại trong sản xuất. 101 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 8
  9. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 3.4.3. Kiến nghị 3: Về ứng dụng tin học vào công tác kế toán. 105 3.4.4. Kiến nghị 4: Về việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp 105 3.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 107 3.5.1. Về phía Nhà Nước. 107 3.5.2. Về phía doanh nghiệp. 107 KẾT LUẬN 108 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 9
  10. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện bài khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị kinh doanh và các cô chú, anh chị trông Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hiểu thêm về lý thuyết kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận, giúp em hiểu rõ về thực tế sản xuất cũng như quá trình hạch toán kế toán của công ty. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Đức Kiên đã hướng dẫn em hoàn thiện bài khóa luận một cách tốt nhất. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đó là những người luôn bên em động viên, ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, tháng 06 năm 2011 Sinh viên Bùi Thị Dung Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 10
  11. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bước. 19 Sơ đồ 1.2: Trình tự tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. 20 Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 24 Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 24 Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí sản xuất chung. 25 Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 25 Sơ đồ 1.7: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 26 Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán nhật ký chung. 27 Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật Ký – Sổ Cái. 28 Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ. 29 Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. 30 Sơ đồ 1.12: Trình tự kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính 31 Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm áo Jaket tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 36 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 37 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 11
  12. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 38 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 40 Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán nhật ký chung tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 43 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng không sửa chữa được. 102 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hạch toán về sản phẩm hỏng sửa chữa được. 103 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất có kế hoạch. 104 Sơ đồ 3.4: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. 104 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 12
  13. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu số 2.1: Kết quả hoạt động của công ty 3 năm gần đây. 36 Biểu số 2.2: Đơn đặt hàng. 47 Biểu số 2.3: Lệnh sản xuất. 48 Biểu số 2.4: Hóa đơn giá trị gia tăng. 51 Biểu số 2.5: Phiếu nhập kho. 52 Biểu số 2.6: Phiếu xuất kho. 54 Biểu số 2.7: Bảng kê xuất nguyên vật liệu 01. 55 Biểu số 2.8: Bảng kê xuất nguyên vật liệu 02. 56 Biểu số 2.9: Bảng kê xuất nguyên vật liệu 03. 57 Biểu số 2.10: Bảng kê xuất nguyên vật liệu 04. 58 Biểu số 2.11: Bảng tổng hợp vật liệu xuất kho. 59 Biểu số 2.12: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa). 60 Biểu số 2.13: Trích sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621. 62 Biểu số 2.14: Trích Nhật ký chung. 63 Biểu số 2.15: Trích Sổ cái TK 621. 64 Biểu số 2.16: Bảng chấm công. 67 Biểu số 2.17: Bảng thanh toán lương. 69 Biểu số 2.18: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. 70 Biểu số 2.19: Trích sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622. 71 Biểu số 2.20: Trích Nhật ký chung. 72 Biểu số 2.21: Trích Sổ cái TK 622. 73 Biểu số 2.22: Bảng kê xuất nguyên vật liệu 05. 75 Biểu số 2.23: Bảng kê xuất nguyên vật liệu 06. 76 Biểu số 2.24: Bảng kê chi tiết công cụ, dụng cụ (loại giá trị nhỏ). 77 Biểu số 2.25: Bảng kê chi tiết xuất công cụ, dụng cụ (loại giá trị lớn) 77 Biểu số 2.26: Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ. 78 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 13
  14. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Biểu số 2.27: Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ. 79 Biểu số 2.28: Hóa đơn tiền điện. 80 Biểu số 2.29: Phiếu chi tiền điện. 81 Biểu số 2.30: Bảng phân bổ tiền điện. 82 Biểu số 2.31: Trích sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 627. 83 Biểu số 2.32: Trích Nhật ký chung. 84 Biểu số 2.33: Trích Sổ cái TK 627. 85 Biểu số 2.34: Bảng tính giá thành sản phẩm. 88 Biểu số 2.35: Phiếu kế toán 01. 89 Biểu số 2.36: Phiếu kế toán 02. 90 Biểu số 2.37: Trích Nhật ký chung. 91 Biểu số 2.38: Trích Sổ cái TK 154. 92 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 14
  15. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển và đổi mới, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp không những quyết định sự tồn tại, phồn vinh của nền công nghiệp hiện đại hoá mà còn quyết định vị thế của đất nước lớn mạnh hay yếu kém. Vì vậy cần phải phát triển mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để đạt được điều đó mỗi doanh nghiệp đều không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Nhưng làm thế nào để hạ được giá thành của sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo được vị thế cạnh tranh, đẩy mạnh việc tiêu thụ và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là một điều vô cùng khó khăn. Do đó các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những phần hành quan trọng của tổ chức kế toán, không chỉ có nhiệm vụ phản ánh chính xác kịp thời chi phí sản xuất, chính xác giá thành của sản phẩm mà còn phải tìm cách kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Qua nguồn cung cấp số liệu của kế toán chi phí – giá thành các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án thích hợp giữa việc sản xuất kinh doanh cho đến việc xác định giá bán của sản phẩm được xem là một khâu quan trọng của kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy việc hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Về mặt lý luận: Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 15
  16. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng - Về mặt thực tế: Mô tả và phân tích thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Phạm vi nghiên cứu: Số liệu năm 2010 của phòng Kế toán tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp chung: Bao gồm các phương pháp kế toán (phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, ), các phương pháp phân tích kinh doanh (phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ), ngoài ra còn có phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp cụ thể: Kết hợp giữa mô tả, giải thích với bảng biểu và sơ đồ. 5. Kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương có nội dung như sau: - Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. - Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. - Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 16
  17. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1. Khái niệm và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và quản lý phân xưởng, khấu hao TSCĐ, và chi phí nguyên vật liệu chính là những chi phí cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn một số khoản chi phí khác như (các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản liên quan đến việc thuê tài sản. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất, tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Để phục vụ cho nhu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất của doanh nghiệp luôn luôn được xác định một cách chính xác, cụ thể và tính toán bằng tiền được gắn với một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được xác định phụ thuộc vào hai nhân tố sau: - Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào việc sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định. - Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền lương của một đơn vị lao động đã hao phí. Thực chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của các yếu tố đầu vào và được tập hợp cho từng đối tượng để tính giá thành sản phẩm, lao vụ hay dịch vụ. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 17
  18. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.2. Khái niệm và chức năng của giá thành sản phẩm. 1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm được xác định bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh và những chi phí khác được dùng để hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ cụ thể và chỉ tính toán xác định với số lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành (được gọi là thành phẩm) hay đã hoàn thành một giai đoạn công nghệ sản xuất (được gọi là bán thành phẩm). 1.2.1. Chức năng của giá thành sản phẩm. Bản chất của giá thành sản phẩm là nội dung kinh tế chứa đựng bên trong của chỉ tiêu giá thành. Qua lịch sử về lý luận giá thành có thể thấy bản chất của giá thành được xác định theo các quan điểm sau: - Giá thành là sự hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được dùng để sản xuất một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. - Giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm. - Giá thành sản phẩm là biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa một bên là chi phí sản xuất, một bên là kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định. Từ các quan điểm trên ta có thể rút ra kết luận về bản chất của giá thành như sau: Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ nhất định đã được hành thành. Nếu chưa có sự dịch chuyển này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần thiết được bù đắp, bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 18
  19. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Giá thành sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu sau: chức năng bù đắp chi phí và chức năng lập giá. - Chức năng bù đắp chi phí: Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định phải được bù đắp đúng bằng số tiền thu được và tiêu thụ sản phẩm. - Chức năng lập giá: Giá bán phải có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá trình tái sản xuất. Giá bán của sản phẩm phải được dựa trên cơ sở giá thành để xác định giá thành sản phẩm là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phản ánh kết quả các giải pháp tổ chức, kinh tế kỹ thuật cũng như công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động. Do đó giá thành là căn cứ đánh giá chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp. * Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chi phí là biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành là biểu hiện về mặt kết quả của quá trình sản xuất. Nó được xem là hai mặt thống nhất của một quá trình. Vì thế chúng giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. tuy nhiên chúng vẫn có sự khác biệt đó là: - Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định mà không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 19
  20. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng - Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau. Khi có chi phí sản xuất dở dang sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện ở công thức sau: Z = Dđk + C – Dck Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm Dđk: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ Dck: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 1.3. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về nội dung, tính chất và công dụng. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra cũng như việc đưa ra các quyết định kinh doanh thì chi phí sản xuất cũng phải được phân loại cụ thể và rõ ràng. Tùy theo mục đích quản lý chi phí mà có những tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp. 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí. Để phục vụ cho việc quản lý chi phí theo nội dung kinh tế, địa điểm phát sinh thì chi phí được phân theo yếu tố và được chia thành 5 yếu tố chi phí như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu và các chi phí nguyên vật liệu khác. - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quyết định của người laao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, chế tạo sản phẩm, thực hiện công tác lao vụ dịch vụ trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định trong kỳ: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như điện, nước, điện thoại. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 20
  21. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng - Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Từ cách phân loại này cho biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu và tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất làm căn cứ để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp và lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. 1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí. Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong việc tính giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính toán, dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng, toàn bộ chi phí được tính theo khoản mục. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí về tiền lương phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng tổ đội sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp), chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, . Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này có ý nghĩa đối với công việc xác định phương thức kế toán, tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng đúng đắn, hợp lý, phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức đồng thời là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ tiếp theo. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 21
  22. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.3.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy mô sản xuất. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành hai loại: - Chi phí biến đổi (Biến phí): là những chi phí có sự thay đổi trực tiếp về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ hay quy mô sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí điện nước. - Chi phí cố định (Định phí): là những chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như: chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân, chi phí tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên quản lý, chi phí thuê tài sản, thuê văn phòng. 1.3.4. Phân loại chi phí theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Theo lĩnh vực kinh dooanh các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân thành: - Chi phí sản xuất: gồm chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện những công việc dịch vụ trong phạm vi phân xưởng. - Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. - Chi phí quản lý: gồm các chi phí phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí phục vụ sản xuất chung phát sinh ở doanh nghiệp. - Chi phí tài chính: gồm các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, liên doanh, liên kết, cho vay, cho thuê tài sản . - Chi phí khác: gồm các chi phí liên quan đến các hoạt động khác chưa được kể đến ở trên. 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu về quản lý, hạch toán và kế hoạch cho việc tính giá thành cũng như yêu cầu xác định giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 22
  23. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.4.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính giá thành. Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại như sau: - Giá thành kế hoạch: Được xác đinh trên cơ sở giá thành thực thực tế của kỳ trước và có định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch được bộ phận kế hoạch tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch thì giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xác định dựa trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tiên của tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch. - Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt định mức hay hụt định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hay định mức chi phí sao cho phù hợp. 1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí. Theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành được chia thành 2 loại: - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Giá thành sản xuất sản phẩm là căn cứ xác định giá trị thành phẩm nhập kho, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp khi sản phẩm đó được tiêu thụ. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 23
  24. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng - Giá thành toàn bộ (còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành tiêu thụ): Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi hay lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này mang ý nghĩa học thuật tương đối. 1.5. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành và kỳ tính giá thành. 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng hạch toán của chi phí sản xuất là các chi phí được hạch toán trong một thời gian giới hạn nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, phân tích, quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đây là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán bắt đầu cho đến việc mở các tài khoản, các sổ chi tiết và tổng hợp số liệu. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Để xác định được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào các yếu tố sau: Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý tổ chức kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất hay từng giai đoạn, từng phân xưởng, từng đội sản xuất. Cũng có thể là từng nhóm sản phẩm, từng công trình xây dựng, từng đơn đặt hàng, từng chi tiết sản phẩm. 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ dịch vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 24
  25. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Đối tượng tính giá thành được xác định dựa vào loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Do đó đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nhưng phải là những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm, sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ hay bán thành phẩm, đơn đặt hàng hay hạng mục công trình. Việc xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với các điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. 1.5.3. Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ dịch vụ không thể tính vào bất kỳ thời điểm nào mà phải phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất dài hạn hay ngắn hạn và đặc điểm của việc sản xuất ra sản phẩm trong các doanh nghiệp để xác định kỳ tính giá thành sao cho phù hợp. Kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm hay có thể là khi hoàn thành xong đơn đặt hàng hoặc hoàn thành xong các hạng mục công trình. * Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau về bản chất vì đều là phạm vi, giới hạn nhất định để hạch toán chi phí sản xuất và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành sản phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác định hợp lý đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác biệt đó là: Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 25
  26. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng - Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. Trong thực tế tùy thuộc vào đặc điểm của tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất có những trường hợp một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là một đối tượng tính giá thành hay là một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính và kỹ thuật tính giá thành của doanh nghiệp đó. 1.6. Phƣơng pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 1.6.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Trên cơ sở hạch toán chi phí sản xuất, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thích hợp. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để hạch toán và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng hay theo nhóm sản phẩm. Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại hoặc đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần hạch toán và phân loại chi phí. 1.6.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 26
  27. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Tiến hành hạch toán chi phí sản xuất theo trình tự hợp lý, khoa học là bước cơ bản để tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất quản lý cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm rất đa dạng. Tuy nhiên nếu xét một cách tổng quát thì quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất có những điểm chung, có tính chất căn bản bao gồm các bước sau: - B1: Hạch toán các chi phí có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã lựa chọn. - B2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ trợ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành lao vụ. - B3: Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - B4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy theo phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách hạch toán chi phí sản xuất có nhiều điểm khác nhau. 1.7. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã hạch toán được và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành với phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. Lựa chọn đún đắn phương pháp tính giá thành sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 27
  28. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.7.1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp). Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác quặng, than, gỗ, . Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công thức sau: Chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản Tổng giá thành sản = xuất dở dang + thực tế phát sinh - xuất dở dang phẩm hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.7.2. Phương pháp hệ số. Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên liệu thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau, các sản phẩm này có thể quy đổi về sản phẩm gốc và chi phí không tập hợp riêngđược cho từng loại sản phẩm. Ở những doanh nghiệp này đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Để tính giá thành cho từng loại sản phẩm, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy tất cả các loại sản phẩm khác nhau về sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu chuẩn). Hệ số quy đổi được xây dựng trên cơ sở đặc điểm kinh tế hoặc tính chất của sản phẩm, trong đó sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu mang hệ số 1. Sau đó áp dụng công thức tính giá thành đơn vị cho sản phẩm gốc. Cuối cùng căn cứ vào hệ số quy đổi và giá thành đơn vị chuẩn ở trên để tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm cụ thể. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 28
  29. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Σ số sản phẩm Số lượng từng loại sản Hệ số quy = x gốc hoàn thành Σ phẩm hoàn thành đổicủa từng loại Giá thành đơn Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = vị sản phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc Giá thành đơn vị của Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi = x từng loại sản phẩm sản phẩm gốc của từng loại 1.7.3. Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có cùng quá trình, công nghệ sản xuất, cùng sử dụng các yếu tố đầu vào, sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau về cỡ số, quy cách, phẩm chất nhưng lại không quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn được. Vì những sản phẩm này có giá trị sử dụng khác nhau ví dụ như trong doanh nghiệp chế biến đồ gỗ, cơ khí chế tạo. Theo phương pháp này đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại hoặc phân xưởng sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Để tính được giá thành sản phẩm kế toán sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau như giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm . Thông thường có thể sử dụng giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức để tính tỷ lệ chi phí và dựa vào đó tính toán ra giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm. Σ giá thành kế Số lượng từng loại Giá thành kế hoạch hoạch (định = sản phẩm hoàn x (định mức) đơn vị mức) các loại Σ thành thực tế sản phẩm từng loại sản phẩm Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 29
  30. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Σ Giá thành Chi phí sản Tổng chi phí Chi phí sản thực tế các loại = phẩm dở + sản xuất phát - phẩm dở sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm Tỷ lệ chi phí = Σ Giá thành kế hoạch (định mức) của các loại sản phẩm Σ Giá thành thực tế Tổng giá thành kế hoạch (định mức) Tỷ lệ = x từng loại sản phẩm từng loại sản phẩm chi phí 1.7.4. Phương pháp đơn đặt hàng. Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn hàng. Theo phương pháp này chi phí nào liên quan trực tiếp đến từng đơn đặt hàng thì sẽ được hạch toán trực tiếp cho đơn hàng đó. Những chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng khác nhau thì tập hợp riêng sau đó phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức hợp lý. Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thông thường không trùng với kỳ hạch toán. Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất = + hoàn thành của đơn hàng dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Giá thành thực tế Σ Giá thành sản phẩm hoàn thành = đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành của đơn hàng Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 30
  31. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Nếu trong đơn đặt hàng có nhiều sản phẩm thì có thể kết hợp với phương pháp giản đơn, phương pháp hệ số . 1.7.5. Phương pháp tổng cộng chi phí. Áp dụng với các doanh nghiệp mà sản phẩm hoàn thành trong quy trình công nghệ bao gồm nhiều chi tiết, nhiều bộ phận cấu thành. Quá trình sản xuất được thực hện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ để lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay là giai đoạn, bộ phận sản xuất. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản xuất được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng các chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tao nên thành phẩm: Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + + Zn 1.7.6. Phương pháp phân bước. Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu sản xuất liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước tiếp theo, cứ như vậy cho đến bước cuối cùng để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do vậy tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất theo loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạnvà thành phẩm ở giai đoạn cuối. Khi thực hiện phương pháp phân bước thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng giai đoạn công nghệ hay từng phân xưởng sản xuất riêng biệt tham gia vào quá trình tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm, cũng có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Chính vì sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên kế toán có thể lựa chọn một trong hai cách sau: Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 31
  32. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng a) Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (còn gọi là phương án kết chuyển tuần tự). Phương án này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình mà mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm do bán thành phẩm có giá trị sử dụng độc lập có thể nhập kho, đem bán hoặc tiếp tục chế biến. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm của các giai đoạn công nghệ và sản phẩm hoàn thành. Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau được thực hiện tuần tự theo từng khoản mục chi phí. Sau đây là trình tự tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bước. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 32
  33. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sơ đồ 1.1: Trình tự tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bước. Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản Giá thành phẩm dở dang + xuất phát sinh - phẩm dở dang = bán thành đầu bước 1 trong bước 1 cuối bước 1 phẩm 1 + Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản Giá thành phẩm dở dang + xuất phát sinh - phẩm dở dang = bán thành đầu bước 2 trong bước 2 cuối bước 2 phẩm 2 + . + Giá trị sản Chi phí sản xuất Giá trị sản Giá thành phẩm dở dang + phát sinh trong - phẩm dở dang = bán thành đầu bước n-1 bước n-1 cuối bước n-1 phẩm n-1 + Giá trị sản Chi phí sản xuất Giá trị sản Giá thành phẩm dở dang + phát sinh trong - phẩm dở dang = bán thành đầu bước n bước n cuối bước n phẩm n b) Tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm (còn gọi là phản ánh kết chuyển song song). Phương pháp này được áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp sản xuất kiểu phức tạp, chế biến kiểu liên tục không tiêu thụ bán thành phẩm hoặc việc tiêu thụ này có ý nghĩa không lớn. Việc tính giá thành sản phẩm bước cuối cùng được thể hiện trên sơ đồ sau: Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 33
  34. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sơ đồ 1.2: Trình tự tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bước 1 tính cho thành phẩm Giá thành Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành thành phẩm phẩm Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến còn đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trong trường hợp này chi phí sản xuất đã tập trung trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang. Việc đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp khó có thể chính xác tuyệt đối. Phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất cấu thành chi phí sản xuất, trình độ quản lý doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Dưới đây là các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà các doanh nghiệp thường áp dụng. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 34
  35. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Theo phương pháp này kế toán dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành rồi từ đó xác định từng khoản mục chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Đối với chi phí bỏ hết một lần ngay từ đầu vào quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) được phân bổ đều 100% cho cả sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành. Chi phí NVL Chi phí NVL trong sản Chi phí NVL phát Sản lượng + trong sản phẩm dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ sản phẩm = x phẩm dở Sản lượng sản phẩm Sản lượng sản phẩm dở dang + dang cuối kỳ hoàn thành dở dang cuối kỳ cuối kỳ Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất (thường là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được gọi là chi phí chế biến chỉ được phân bổ cho sản phẩm dở dang theo định mức hoàn thành. Chi phí chế Chi phí chế biến dở Chi phí chế biến Sản lượng + biến trong sản dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ sản phẩm = x phẩm dở dang Sản lượng sản phẩm Sản lượng hoàn hoàn thành + cuối kỳ hoàn thành thành tương đương tương đương Số lượng sản phẩm hoàn Số lượng sản phẩm Mức độ hoàn = x thành tương đương dở dang cuối kỳ thành Khi áp dụng phương pháp này kết quả tính toán giá trị sản phẩm dở dang mang tính chất cao. Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn nên mất nhiều thời gian. Mặt khác việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan. Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 35
  36. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không quá lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều biến động lớn so với đầu kỳ. 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Để đơn giản hóa việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất phương pháp này là một dạng của phương pháp đánh giá dở dang theo sản lượng ước tính tương đương, trong đó chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chungđược giả định luôn hoàn thành 50%. 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này kế toán giả định trong sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà không tính đến các chi phí sản xuất khác (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức. Giá trị sản phẩm dở Chi phí NVL trực tiếp Giá trị sản + Số lượng sản dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ phẩm dở dang = x phẩm dở Số lượng sản phẩm Số lượng dở dang cuối kỳ + dang cuối kỳ hoàn thành cuối kỳ 1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí hoặc thực hiện phương pháp tính giá thành định mức. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí cho từng giai đoạn sản xuất để tính ra giá trị từng sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Giá trị sản phẩm Chi phí sản xuất định Số lượng sản phẩm Mức độ = x x dở dang cuối kỳ mức đơn vị sản phẩm dở dang cuối kỳ hoàn thành Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 36
  37. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm. 1.9.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ở những doanh nghiệp này các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho: việc nhập kho, xuất kho, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được theo dõi thường xuyên trong sổ kế toán. Các chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Đối với các chi phí liên quan chung đến nhiều đối tượng chịu chi phí mà không tách riêng được thì đến cuối kỳ kế toán phải hạch toán lại rồi tiến hành phân bổ cho từng đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp. Chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản sau: - Tài khoản 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. - Tài khoản 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp”. - Tài khoản 627: “ Chi phí sản xuất chung”. Sau khi hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tổng hợp lại để tính giá thành sản phẩm. Theo phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên được phản ánh như sau: Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 37
  38. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vật liệu không dùng hết nhập lại kho TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho vật liệu cho Kết chuyển chi phí sản xuất sản phẩm nguyên vật liệu trực tiếp TK 111, 112, 331 TK 632 Vật liệu mua về xuất thẳng Kết chuyển giá vốn hàng bán cho sản xuất sản phẩm vượt trên mức bình thường Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và trích lương Kết chuyển chi phí công nhân sản xuất nhân công trực tiếp TK 335 Lương phép Trích trước lương thực tế của CNTT sản xuất TK 338 TK 632 Các khoản trích theo lương của Phần chi phí NCTT vượt công nhân trực tiếp sản xuất trên mức bình thường Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 38
  39. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí sản xuất chung. TK 334, 338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên quản lý Chi phí sản xuất chung được phân xưởng phân bổ vào giá thành TK 152, 153 Chi phí nguyên vật liệu TK 632 công cụ dụng cụ Chi phí sản xuất chung cố định TK 214, 111, 112 không được phân bổ vào Chi phí khấu hao TSCĐ, tổng giá thành dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 621 TK 154 TK 157 Kết chuyển chi phí Sản phẩm hoàn thành NVL trực tiếp và gửi bán TK 622 TK 155 Kết chuyển chi phí Thành phẩm nhập kho nhân công trực tiếp TK 627 TK 152 Kết chuyển chi phí Phế liệu thu hồi nhập kho sản xuất chung TK 632 Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay không qua kho Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 39
  40. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.9.2. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Trong những doanh nghiệp này các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho được ghi sổ liên tục. Các TK621, 622, 627 vẫn được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất nhưng TK154 chỉ được sử dụng để phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành kế toán sử dụng TK631 - "Giá thành sản phẩm" Trình tự hạch toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ được phản ánh qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.7: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ TK154 TK611 TK 631 TK 111, 138 Kết chuyển CPSX Phế liệu thu hồi dở dang đầu kỳ TK 621 Giá trị NVL xuất dùng Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 632 TK 627 Giá trị NVL xuất dùng Kết chuyển chi phí Kết chuyển giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất chung trong kỳ Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 40
  41. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.10. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán. 1.10.1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán nhật ký chung. Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán nhật ký chung. Chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết TK 621, 622, 627, 154 (631) Nhật Ký Chung Bảng tính giá thành Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631) Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 41
  42. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.10.2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật Ký – Sổ Cái. Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật Ký – Sổ Cái. Chứng từ gốc (Phiếu xuất kho, Sổ (thẻ) kế toán chi tiết TK HĐ GTGT, phiếu chi ) 621, 622, 627, 154 (631) Nhật ký sổ cái (phần ghi cho Bảng tính giá thành TK 621, 622, 627, 154 (631)) Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 42
  43. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.10.3. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật Ký – Chứng Từ. Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ. Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Sổ chi phí sản xuất số 1, 2, 5 của TK 621, 622, 627, 154 (631) Bảng phân bổ NVL, CC, DC Bảng phân bổ tiền lương, BHXH Bảng phân bổ khấu hao Bảng tính giá thành Bảng kê số 4, 5, 6 sản phẩm Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK621, 622, 627, 154 (631) Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi Hàng ngày Ghi định kỳ Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 43
  44. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.10.4. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Sổ (thẻ) chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Chứng từ ghi sổ Bảng tính giá thành Sổ đăng ký Sổ cái chứng từ TK621, Ghi chú: Ghi hàng ngày ghi sổ 622, 627, Ghi định kỳ 154 (631) Quan hệ đối chiếu Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 44
  45. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 1.10.5. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính Sơ đồ 1.12: Trình tự kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính. - Sổ chi phí sản xuất Chứng từ - Sổ cái TK621, 622, 627, kế toán 154 (631) - Bảng (thẻ) tính giá thành PHẦN MỀM KẾ TOÁN Bảng tổng hợp - Báo cáo tài chính chứng từ kế toán - Báo cáo kế toán quản trị cùng loại Máy vi tính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 45
  46. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HẢI PHÒNG 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Trước đây trong thời bao cấp, chỉ có cửa hàng bách hóa mậu dịch của Nhà nước nhằm phân phối lương thực - thực phẩm và mọi nhu yếu phẩm khác cho nhân dân. Trải qua nhiều năm bao cấp khiến nền kinh tế nước ta càng thêm lạc hậu, cuộc sống người dân càng thêm khó khăn. Đứng trước tình hình đó, Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp để nhân dân được hưởng đúng những gì mình bỏ công sức ra làm. Do đó cửa hàng thủ công nghiệp của huyện An Dương được chuyển thành công ty sản xuất và kinh doanh thủ công nghiệp – tiểu công nghiệp theo quyết định số 105 QĐ-UB của UBND thành phố Hải Phòng ngày 22/12/1986. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, ngày 18/4/1994 theo Quyết định số 631/QĐ-UB-ĐMDN đã đổi tên và thêm chức năng, nhiệm vụ mới cho công ty là công ty sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Hải Phòng. Cuối thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ 90 khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan vỡ, nơi mà trước đó là thị trường chính của công ty đã khiến công ty đứng trước hàng loạt khó khăn như: việc làm, thị trường, sự giao động của cán bộ công nhân viên đã làm cho công ty ngày càng khó khăn hơn. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 46
  47. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Song với tinh thần lao động sáng tạo, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bộ, công ty đã tìm ra được thị trường mới, đầu tư sản xuất thêm nhiều ngành nghề, đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất. Đất nước ngày càng mở rộng hội nhập với Thế Giới, Việt Nam chủ trương làm bạn với các nước trên Thế Giới. Sau này chúng ta bình thường hóa quan hệ với Mĩ, mở rộng làm ăn với liên minh EU, xúc tiến việc gia nhập WTO. Do đòi hỏi của việc hội nhập WTO Nhà nước đã có quyết định cổ phần hóa các công ty của Nhà nước để các công ty này phải tự kinh doanh có lãi, cạnh tranh lành mạnh, công bằng với các công ty tư nhân. Cùng với xu thế chung đó ngày 17/09/2004 công ty đã chuyển thành Công ty Cổ Phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng theo quyết định số 2231/QĐ – UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Sau khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, công ty đã đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp. Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn trước sự thay đổi chung của nền kinh tế Thế Giới và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng nhưng trước tiên nó đã đem lại được những kết quả khả quan như: sản xuất phát triển nhanh đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay: -Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HẢI PHÕNG - Tên Tiếng Anh: ANPROTEX - Tên viết tắt: APT - Trụ sở chính của công ty tại: Km 10 đường 5 cũ Quán Toan – Hồng Bàng – Hải Phòng. - Điện thoại: 0313.749778 - Fax: 84.31.749777 - MST: 0200152930 Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 47
  48. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng - Email: ANPROTEX@YAHOO.COM Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng là phấp nhân theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo Điều lệ của công ty và Luật doanh nghiệp, được hưởng các ưu đãi đối với công ty Nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước. Lĩnh vực kinh doanh của công ty: - Sản xuất và gia công các sản phẩm quần, áo và giầy. - Nhập khẩu: Một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất giầy và áo Jacket. - Xuất khẩu: Các sản phẩm do công ty làm ra. Sau đây là một số chỉ tiêu chính của công ty trong 3 năm gần đây: Biểu số 2.1:Kết quả hoạt động của công ty 3 năm gần đây. STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Tổng doanh thu 12.356.985.126 14.242.110.387 16.740.339.886 2 Tổng doanh thu thuần 12.356.985.126 14.242.110.387 16.740.339.886 3 Tổng giá vốn hàng bán 9.358.554.578 10.385.339.698 12.054.889.900 4 Tổng lợi nhuận gộp 2.998.430.542 3.856.770.690 4.685.449.980 5 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.080.772.890 2.876.007.668 3.629.886.550 6 Thu nhập bình quân 1 lao 1.390.000 1.580.000 1.755.000 động/ tháng 7 Thuế và các khoản nộp 520.193.223 719.001.917 907.471.638 NSNN 8 Vốn kinh doanh bình quân 7.024.228.996 8.482.776.534 9.218.926.002 (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán - Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 48
  49. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. * Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Sản phẩm chính của công ty là các mặt hàng chủ yếu là quần, áo, giầy, dép gồm nhiều chủng loại được sản xuất dưới một đội ngũ công nhân có kinh nghiệm. Hầu hết các sản phẩm này được công ty sản xuất và gia công hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng. Hầu hết các sản phẩm của công ty được sản xuất theo các đơn đặt hàng và nhận gia công cho một số công ty. Việc sản xuất của công ty được tiến hành dưới 2 phân xưởng. - Phân xưởng may: Là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất và gia công các loại quần, áo. Đây là phân xưởng quan trọng có quy mô lớn nhất, sản xuất ra các sản phẩm chủ đạo cho công ty và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty. - Phân xưởng giầy: Có nhiệm vụ sản xuất và gia công các loại giầy phục vụ cho việc xuất khẩu. * Quy trình công nghệ tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng . Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại . Mỗi sản phẩm đều có những quy trình sản xuất khác nhau. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất áo Jacket bao gồm các bước sau: - Chuẩn bị: Trước mỗi ca sản xuất, tất cả các công đoạn trong quy trình công nghệ đều được thực hiện công tác chuẩn bị về con người, trang thiết bị, nguyên nhiên liệu. - Kẻ phấn: Là việc tạo ra các khuôn mẫu cho chiếc áo. - Cắt vải: Là công đoạn được xem là khá quan trọng trước khi tạo ra được một chiếc áo hoàn chỉnh. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 49
  50. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng - Tra, máy: Được xem là công đoạn cẩn thận và rất quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm hoàn hảo về chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm. - Làm khuy, đơm cúc: Là giai đoạn gần như hoàn thành sản phẩm. - Là hơi: Là giai đoạn cuối cùng cho một chu trình sản xuất ra một chiếc áo. - Đóng gói: Hoàn tất. Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm áo Jaket tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Máy các giằng Chuẩn bị Lộn lót vai, nách, túi Máy chặn Kẻ phấn Máy lót vào đường lót vỏ chính Cắt vải Trần , tra bông Làm khuy, đơm cúc Tra vai, tra nách Tra cổ áo vào thân, tra khóa Là hơi Máy măng séc, Máy gấu, nẹp máy cổ áo Đóng gói 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Với mục đích điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao thì bộ máy quản lý hợp lý, gọn nhẹ góp phần làm giảm chi phí, nâng cao năng suất. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng bao gồm: Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 50
  51. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Hội đồng quản trị Tổng giám đốc PGĐ hành PGĐ xuất PGĐ kỹ Kế toán chính nhập khẩu thuật trưởng Phòng Phòng Phòng kỹ Phòng kế TC - HC XNK thuật toán Phân Phân Đội dịch Trường xư ởng xưởng vụ - vận đào tạo May Giầy tải nghề Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. Đứng đầu công ty chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là chủ tịch hội đồng quản trị. - Tổng giám đốc công ty: Nguyễn Minh Châu. Để hỗ trợ cho tổng giám đốc công ty có 3 phó tổng giám đốc: + Phó tổng giám đốc hành chính: Trịnh Đức Thuận. + Phó tổng giám đốc xuất nhập khẩu: Nguyễn Thị Hoa Anh. + Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Đinh Văn Năng. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 51
  52. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Các phòng ban chức năng của công ty cũng được đơn giản hóa rất nhiều. Phòng TC - HC: giải quyết các vấn đề về chế độ chính sách, tuyển dụng công nhân lao động, theo dõi chấm công Phòng XNK: là bộ phận chính của công ty, chuyên làm thủ tục cho bên đặt hàng và bên đặt gia công đưa sang và làm thủ tục để xuất hàng sang các thị trường do bên đặt hàng và bên đặt gia công chỉ định. Phòng kỹ thuật: theo dõi, giám sát kỹ thuật trong xưởng may theo đúng quy định của bên đặt hàng yêu cầu. Phòng kế toán: theo dõi tập hợp đầy đủ các chứng từ thu chi làm lương thự phụ cấp theo quy định cho cán bộ công nhân viên trong công ty, quyết toán cân đối lãi - lỗ theo tháng quý năm, tình hình thực hiện Ngân sách nhà nước (nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản khác): tính toán chia cổ phần hàng năm cho các cổ đông Các phân xưởng trực thuộc công ty: Phân xƣởng May: Đây là phân xưởng chính của công ty, chuyên sản xuất các loại quần áo theo đơn đặt hàng và bên đặt gia công yêu cầu theo đơn đặt hàng của các đối tác đặt hàng, đây cũng là phân xưởng quan trọng và có quy mô lớn nhất, sản xuất ra các sản phẩm chủ đạo cho công ty và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Phân xưởng May có hơn 100 công nhân chia làm 8 tổ may còn lại là tổ hoàn chỉnh sản phẩm (tổ là ủi, đóng gói sản phẩm ), tổ nhặt chỉ, công nhân ăn lương theo sản phẩm, được hưởng quyền lợi chế độ theo đúng quy định của Luật lao động. Phân xƣởng Giầy: Có nhiệm vụ sản xuất và gia công các loại giầy, dép theo bên gia công yêu cầu, nhưng không phải là sản phẩm chính của công ty. Phân xưởng gồm 35 công nhân. Tại mỗi phân xưởng đều có quản đốc, phó quản đốc và các tổ trưởng giám sát, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn kịp thời từng khâu trong quá trình sản xuất. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 52
  53. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Đội dịch vụ vận tải: Bao gồm 10 công nhân. Có nhiệm vụ chuyên chở hàng cho bên gia công và khách hàng đặt hàng yêu cầu sau khi đã hoàn thành sản phẩm. Trƣờng đào tạo nghề: Tuyển sinh dạy nghề may công nghiệp, thợ hàn, thợ điện sau khóa học được cấp chứng chỉ học nghề và được ưu tiên vào làm việc tại công ty nếu có nguyện vọng. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty Cổ Phần Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Hải Phòng. 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ Phần Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Hải Phòng. Để đảm bảo cho bộ máy kế toán của công ty hoạt động có hiệu quả phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Công ty không có các kế toán viên tại mỗi phân xưởng mà chỉ có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán để kế toán viên hạch toán vào sổ sách. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ bao gồm: - Kế toán trưởng. - Kế toán vốn bằng tiền và công nợ. - Kế toán lương và TSCĐ. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Thủ quỹ. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 53
  54. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Kế toán trưởng KT vốn bằng tiền KT Lương và KT giá thành Thủ quỹ và công nợ TSCĐ Chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận kế toán. Kế toán trƣởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế độ hạch toán kế toán, quản lý vốn, kí các chứng từ kế toán định khoản trên sổ sách hồ sơ toàn công ty lưu trữ, tổng hợp quyết toán toàn công ty, lập báo cáo tài chính. - Công tác quản lý tài chính, tổ chức kế toán toàn công ty thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, luật thuế cũng như các quy định của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Thực hiện chức năng kiểm soát viên tài chính của công ty. - Tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra tài chính thường xuyên và theo quý, sáu tháng, cả năm cho tất cả các đơn vị nội bộ. Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cấp trêncũng như các cơ quản lý của nhà nước. - Là người đề xuất, soạn thảo, điều chỉnh các quy chế tài chính nội bộ để giám đốc duyệt. Kế toán vốn bằng tiền và công nợ: Kiểm duyệt chứng từ, tài liệu và viết phiếu thu, chi những vụ việc phát sinh thanh toán trong công ty và các đơn vị trực thuộc. Kế toán lƣơng và TSCĐ: Quản lý lao động về mặt số lượng, dựa vào bảng chấm công của từng phân xưởng, tổ sản xuất, theo dõi và tính các khoản trích Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 54
  55. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng theo lương theo chế độ hiện hành. Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tính và trích khấu hao. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Theo dõi, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. Thủ quỹ: Theo dõi công nợ với ngân hàng, khách hàng, viết phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. 2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty tại công ty Cổ Phần Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Hải Phòng. - Kỳ kế toán: Áp dụng theo năm. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. - Kỳ hạch toán: Áp dụng theo tháng. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam. - Chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng: Thực hiện hạch toán căn cứ vào “chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 55
  56. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng CĐPS Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi đối chiếu kiểm tra Ghi định kỳ Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 56
  57. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán nhật ký chung tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Sổ kế toán chi phí TK Chứng từ gốc 621, 622, 627, 154 Nhật ký chung Bảng tính giá thành Sổ Cái Bảng CĐPS Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Áp dụng phương pháp khấu trừ. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 57
  58. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của công ty là biểu hiện bằng tiền về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng và các chi phí khác trong kỳ hạch toán của công ty phục vụ cho quá trình sản xuất. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất của công ty được phân loại theo các khoản mục chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất ra sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, . - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): bao gồm tiền lương, các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, các tổ sản xuất: chi phí dụng cụ sản xuất, khấu hao, điện, nước, . Theo mô hình này chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được căn cứ vào các phiếu xuất kho NVL, bảng chấm công, bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương, để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng kế toán cho từng đơn đặt hàng. Đối với chi phí sản xuất chung trong trường hợp mỗi phân xưởng chỉ sản xuất một đơn hàng thì chi phí sản xuất chung tập hợp cho từng đơn hàng. Trường hợp phân xưởng sản xuất nhiều đơn hàng thì chi phí sản xuất chung tập hợp cho từng phân xưởng sau đó phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu chuẩn quy định. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 58
  59. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. * Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được xác định là từng phân xưởng sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện đơn hàng đến khi giao hàng cho khách hàng. Mỗi đơn hàng có thể là một sản phẩm hay một loại sản phẩm. * Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là đối tượng hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí vật chất cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả sản xuất kinh doanh. Để phù hợp với đặc điểm của tổ chức sản xuất, công ty xác định đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng. 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. * Kỳ tính giá thành: Giá thành sản phẩm không phải tính bất cứ vào thời điểm nào mà phải dựa vào khả năng xác định về số lượng cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Kỳ tính giá thành là một thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá thành. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và đặc thù của sản phẩm nên kỳ tính giá thành sản phẩm tại công ty là theo từng đơn hàng được sản xuất hoàn thành. * Phương pháp tính giá thành sản phẩm: - Kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng với kỳ tính giá thành là khi đơn đặt hàng sản xuất hoàn thành. - Phiếu tính giá thành theo phân xưởng phải mở chi tiết cho từng đơn đặt hàng khi lệnh sản xuất được ban hành. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 59
  60. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng - Phiếu tính giá thành được cập nhật và lưu trữ khi đang tiến hành sản xuất, nó có tác dụng như báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh cho từng đơn đặt hàng. Công thức tính như sau: Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát = + hoàn thành của đơn hàng dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ Giá thành thực tế đơn ∑ Giá thành sản phẩm hoàn thành = vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành của đơn hàng 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Trong tháng 09/2010 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hải Phòng nhận được đơn đặt hàng của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Á với nội dung như sau (Biểu số 2.2). Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 60
  61. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Biểu số 2.2: CÔNG TY CP XNK VIỆT Á ĐƠN ĐẶT HÀNG Số XK 06-02 Kính gửi: Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Căn cứ vào hợp đồng số 62/2010 để phục vụ nhu cầu xuất khẩu hàng của công ty. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Á cần đặt một loại hàng như sau: STT Tên sản phẩm Mã sản phẩm Size Số lượng Ngày giao 1 Áo Jacket JKX M 1.100 31/12 Cộng 1.100 Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2010 CÔNG TY CP XNK VIỆT Á GIÁM ĐỐC (Nguồn dữ liệu: Phòng kỹ thuật – Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Căn cứ vào đơn đặt hàng giám đốc ra quyết định sản xuất đơn hàng này bắt đầu từ ngày 01/12/2010. Có quyết định sản xuất của giám đốc, công ty sẽ tiến hành nhập xuất nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng. Sau đó sẽ xuất nguyên vật liệu dựa trên số liệu đã được tính toán trên lệnh sản xuất. Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 61
  62. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Biểu số 2.3: PHÒNG KỸ THUẬT SỐ 30 LỆNH SẢN XUẤT Tên sản phẩm: Áo Jacket Đơn vị đặt hàng: Công ty Cổ phần XNK Việt Á Bộ phận thực hiện: Phân xưởng May Vật tư Tiền lương STT Tên và kích cỡ sản phẩm Số lượng Tên vật tư ĐVT Số lượng Bộ phận Số công 1 Áo Jacket-M 1.100 Vải chính giả da hàng Jack mét 3.300 Trực tiếp SX 1.900 Vải lót lưới hàng Jack mét 2.200 Quản lý 500 Bông mét 1.650 Khóa Chiếc 1.110 Ngày giao hàng 31 tháng 12 năm 2010 Địa điểm giao hàng Hải Phòng, ngày 01 tháng 12 năm 2010 Phòng kỹ thuật Công ty CP SX và XNK Hải Phòng Giám đốc duyệt (Nguồn dữ liệu: Phòng kỹ thuật – Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 62
  63. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì vậy cần phải tính toán và cân nhắc số lượng nguyên vật liệu cần dùng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Thành phần chính tạo lên sản phẩm bao gồm vải chính giả da, vải lót lưới, . Trong kỳ kế toán, kế toán viên tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển chi phí vào các tài khoản liên quan để phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm trong kỳ kế toán. * Hệ thống chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho. * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 – “CPNVLTT”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Nợ TK 621 Có Trị giá thực tế nguyên vật - Kết chuyển trị giá nguyên liệu xuất dùng trực tiếp cho vật liệu thực hoạt động sản xuất hoặc tế sử dụng cho sản xuất sản thực hiện dịch vụ trong kỳ phẩm. hạch toán. - Phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu dùng không hết nhập lại kho. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt trên mức bình thường. Cộng phát sinh Cộng phát sinh Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 63
  64. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng đơn hàng và phân xưởng sản xuất. - TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xưởng May. - TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xưởng Giầy. * Sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK 621, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621. * Nội dung hạch toán CP NVLTT tại Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Tại công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định việc tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và phải đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: - Nguyên vật liệu chính (TK 1521): Là thành phần cơ bản cấu thành lên sản phẩm như: vải chính, vải lót, bông. - Nguyên vật liệu phụ (TK 1522): Được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm như: khóa, . Tại công ty hiện nay có 4 kho: Nguyên vật liệu được quản lý ở kho 1 và kho 2, còn kho 3 và kho 4 là kho thành phẩm. Trước khi tiến hành sản xuất, phòng tổ chức tiến hành lập kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh. Căn cứ theo đơn đặt hàng, lượng hàng nhận gia công và định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Phòng kỹ thuật sẽ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu để phục vụ cho việc sản xuất. Ví dụ: Ngày 02/12 nhập kho 1000m vải chính giả da hàng Jack trị giá 77.680.000 chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Căn cứ vào HĐGTGT kế toán viết phiếu nhập 02. (Biểu số 2.4). Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 64
  65. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Biểu số 2.4: HOÁ ĐƠN Mấu số: 01 GTKT – 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG BT/ 2010B Liên 2: Giao khách hàng 0046250 Ngày 02 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Tiến Vinh Địa chỉ: 40/361 Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: MST: 0 1 0 1 9 1 4 9 3 4 Họ tên người mua hàng: Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Địa chỉ: Km 10 đƣờng 5 cũ Quán Toan – Hồng Bàng – Hải Phòng. Điện thoại: MST: 0 2 0 0 1 5 2 9 3 0 Hình thức thanh toán: Đơn vị Số STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn giá Thành tiền tính lƣợng A B C 1 2 3= 1 * 2 1 Vải chính giả da hàng Jack M 1000 77.680 77.680.000 Cộng tiền hàng: 77.680.000 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 7.768.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 85.360.000 Số tiền bằng chữ: Tám mươi lăm triệu ba trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 65
  66. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Từ hóa đơn GTGT kế toán viết phiếu nhập kho (Biểu số 2.5). Biểu số 2.5: Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng Mẫu số 02 – AT Địa chỉ: Quán Toan – Hồng Bàng – Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Quyển số: 04 Ngày 02 tháng 12 năm 2010 Số: PN 02/12 Nợ TK 152: 77.680.000 Nợ TK 133: 7.768.000 Có TK 331: 85.360.000 Họ tên người giao hàng: Phạm Văn Thành Theo HĐ GTGT ngày: 02/12/2010 Nhập tại kho: Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng. Đ Số lượng STT Tên vật tư Mã số V Theo Thực Đơn giá Thành tiền T chứng từ nhập A B C D 1 2 3 4 1 Vải chính giả da hàng Jack VCGS-Jack M 1000 1000 77.680 77.680.000 2 3 4 Cộng 77.680.000 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Bảy mươi bảy triệu sáu trăm tám mươi ngàn đồng chẵn. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giámđốc (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Hàng ngày căn cứ vào nhu cầu thực tế sản xuất, các tổ sản xuất đối chiếu giữa mức nguyên liệu cần thiết và lượng nguyên liệu còn tồn ở phân xưởng để Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 66
  67. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng lập phiếu yêu cầu lĩnh nguyên liệu, phiếu lĩnh nguyên liệu sau khi có xác nhận của quản đốc phân xưởng, phòng kỹ thuật và phó tổng giám đốc thì được chuyển xuống phòng kế toán để viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: - Liên 1: Lưu tại quyển. - Liên 2: Giao cho người nhận hàng. - Liên 3: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho sau đó chuyển lại cho kế toán để ghi sổ kế toán. Tại kho, sau khi xem xét tính hợp lệ của phiếu xuất kho và căn cứ vào số lượng hàng còn ở trong kho thủ kho sẽ tiến hành xuất nguyên liệu, ghi số lượng xuất vào phần thực xuất và ký vào phiếu xuất kho. Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu về mặt số lượng. Sau khi ghi thẻ kho, thủ kho chuyển lại phiếu xuất kho cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Kế toán sử dụng sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm theo từng loại vật tư tương ứng với thẻ kho đã được mở ở kho về cả hai mặt giá trị và số lượng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh khi xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ để xác định giá trị vật liệu xuất kho. Giá đơn vị bình Trị giá thực tế NVL tồn đầu tháng + Trị giá thực tế NVL nhập trong tháng = quân cả kỳ Số lượng thực tế NVL tồn đầu tháng + Số lượng thực tế NVL nhập trong tháng Trị giá NVL Số lượng NVL = x Giá đơn vị bình quân cả kỳ xuất dùng xuất dùng Ví dụ: Ngày 20/12/2010 nhận được quyết định của phó giám đốc kỹ thuật xuất kho vật liệu phục vụ sản xuất áo Jacket. Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư đã được phòng kỹ thuật và phó tổng giám đốc ký duyệt, kế toán viết Phiếu xuất kho số 22 (Biểu số 2.6). Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 67
  68. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Biểu số 2.6: Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng Mẫu số 02-VT Địa chỉ: Quán Toan – Hồng Bàng – Hải Phòng. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Quyển số: 04 Ngày 20 tháng 12 năm 2010 Số : PX 16/12 Nợ TK 621: Có TK 152: Họ tên người nhận hàng: Lê Minh Phương Địa chỉ: Xưởng May. Lý do xuất: Xuất vật tư để phục vụ sản xuất áo Jacket. Xuất tại kho: Kho 1 Mã số Số lƣợng ST Tên, nhãn hiệu quy cách ĐVT Yêu Thực Đơn giá Thành tiền T phẩm chất vật tƣ cầu xuất A B C D 1 2 3 4 1 Vải chính giả da hàng Jack VCGS-Jack M 300 300 2 Vải lót lưới hàng Jack VLL-Jack M 220 220 3 Bông các loại BONG M 182 182 Cộng Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Ngày 20 tháng 12 năm 2010 Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận hàng Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán – Công ty Cổ Phần SX và XNK Hải Phòng). Để biết được tình hình xuất nguyên vật liệu trong kỳ ta có các bảng kê xuất nguyên vật liệu sau (Biểu số 2.7, 2.8, 2.9, 2.10). Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 68
  69. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Biểu số 2.7: Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng Địa chỉ: Quán Toan – Hồng Bàng – Hải Phòng BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Bộ phận sử dụng: Phân xƣởng May. Đối tượng tập hợp chi phí: Đơn hàng số 30 Loại hàng: Áo Jacket Loại vật liệu: Vật liệu chính Tên vật liệu: Vải chính giả da hàng Jack Mã vật tư: VCGS - Jack Số: BKX 01 Tháng 12 năm 2010 Xuất trong kỳ Ngày STT Tên nguyên vật liệu ĐVT Đơn giá Số tháng Thành tiền lƣợng 1 01/12 Vải chính giả da hàng Jack M - 500 - 2 04/12 Vải chính giả da hàng Jack M - 800 - 3 10/12 Vải chính giả da hàng Jack M - 600 - 4 15/12 Vải chính giả da hàng Jack M - 900 - 5 20/12 Vải chính giả da hàng Jack M - 300 - 6 24/12 Vải chính giả da hàng Jack M - 200 - Cộng 79.226,8 3.300 261.448.440 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời lập biểu Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 69
  70. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Biểu số 2.8: Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng Địa chỉ: Quán Toan – Hồng Bàng – Hải Phòng BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Bộ phận sử dụng: Phân xƣởng May. Đối tượng tập hợp chi phí: Đơn hàng số 30 Loại hàng: Áo Jacket Loại vật liệu: Vật liệu chính Tên vật liệu: Vải lót lưới hàng Jack Mã vật tư: VLL - Jack Số: BKX 02 Tháng 12 năm 2010 Xuất trong kỳ Ngày STT Tên nguyên vật liệu ĐVT Đơn giá Số tháng Thành tiền lƣợng 1 02/12 Vải lót lưới hàng Jack M - 600 - 2 07/12 Vải lót lưới hàng Jack M - 680 - 3 12/12 Vải lót lưới hàng Jack M - 500 - 4 20/12 Vải lót lưới hàng Jack M - 220 - 5 24/12 Vải lót lưới hàng Jack M - 200 - Cộng 48.790 2.200 107.338.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời lập biểu Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 70
  71. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Biểu số 2.9: Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng Địa chỉ: Quán Toan – Hồng Bàng – Hải Phòng BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Bộ phận sử dụng: Phân xƣởng May. Đối tượng tập hợp chi phí: Đơn hàng số 30 Loại hàng: Áo Jacket Loại vật liệu: Vật liệu chính Tên vật liệu: Bông Mã vật tư: BONG Số: BKX 03 Tháng 12 năm 2010 Xuất trong kỳ Ngày STT Tên nguyên vật liệu ĐVT Đơn giá Số tháng Thành tiền lƣợng 1 03/12 Bông M - 300 - 2 08/12 Bông M - 400 - 3 12/12 Bông M - 500 - 4 20/12 Bông M - 182 - 5 25/12 Bông M - 268 - Cộng 28.360 1.650 46.794.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời lập biểu Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 71
  72. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Biểu số 2.10: Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng Địa chỉ: Quán Toan – Hồng Bàng – Hải Phòng BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Bộ phận sử dụng: Phân xƣởng May. Đối tượng tập hợp chi phí: Đơn hàng số 30 Loại hàng: Áo Jacket Loại vật liệu: Vật liệu phụ Tên vật liệu: Khóa Mã vật tư: KH - Jack Số: BKX 04 Tháng 12 năm 2010 Xuất trong kỳ Ngày STT Tên nguyên vật liệu ĐVT Đơn giá Số tháng Thành tiền lƣợng 1 05/12 Khóa Chiếc - 700 - 2 16/12 Khóa Chiếc - 410 - Cộng 22.550 1.110 25.030.500 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời lập biểu Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 72
  73. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Hải Phòng Từ những bảng kê xuất nguyên vật liệu trên ta có bảng tổng hợp vật liệu xuất kho sau (Biểu số 2.11). Biểu số 2.11: Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng Địa chỉ: Quán Toan – Hồng Bàng – Hải Phòng. BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU XUẤT KHO Đơn hàng số: 30 Loại hàng: Áo Jacket Tháng 12 năm 2010 Bảng kê xuất Số lượng Đơn giá Thành tiền Số Ngày 01 31/12 3.300 79.226,8 261.448.440 02 31/12 2.200 48.790 107.338.000 03 31/12 1.650 28.360 46.794.000 04 31/12 1.110 22.550 25.030.500 Cộng 440.610.940 (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần SX và XNK Hải Phòng) Đơn giá xuất kho của từng loại vật liệu ghi trên phiếu xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Việc tính giá bình quân cả kỳ được thực hiện một lần vào cuối tháng. Kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết vật liệu, để tính ra đơn giá bình quân cả kỳ của từng loại hàng. Sau đây em xin trình bày cách tính đơn giá xuất kho của vải chính giả da hàng Jack. Hàng ngày sau khi nhận được phiếu nhập kho – xuất kho liên quan đến vải chính giả da hàng Jack, kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) mở cho vải chính giả da hàng Jack (Biểu số 2.12). Sinh viên: Bùi Thị Dung – Lớp QTL301K 73